Vết lăn vết lăn trầm,

Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 3 Mùa Vọng năm C 13/12/2015

 “Vết lăn vết lăn trầm”,

Hằn trên phiến đá nâu thêm ưu phiền
Như có lần chim muông hằn dấu chân
Người đi phiêu du từ đó chưa thấy về quê nhà
Rộng đôi cánh tay chờ mong

Người chợt nhớ mình như đá.”

(Trịnh Công Sơn – Vế Lăn Trầm)

(Galát 3: 10-14)

Trần Ngọc Mười Hai

            Hát bài “Vết lăn tầm”, mà lại hát lên ca-từ đầy khó hiểu như câu “hằn trên phiến đá nâu, thêm ưu-phiền”, thì thật là: hết biết! Hết, không còn biết, cả khi bạn và tôi, ta cứ hỏi: phải chăng   phiến đá ấy là cả một đời người sống ở nhà Đạo, nay rối bời nhiều lời chúc lành/dữ?

Hỏi, là hỏi thế chứ bần đạo đây đã có câu trả lời dù câu ấy không mấy phù hợp với thể-loại thơ/nhạc của những “vết lăn trầm” đầy rêu phong những ưu-phiền như câu hát tiếp:

“Đá lăn vết lăn buồn.

Từ hoang xưa dấu thân anh dã cầm.

Ôi vết hằn ghi trên cồn đá hoang.

Chờ ta da du một chuyến.

Ôi môi hồng xin đừng kể lại tích xưa buồn hơn.

Đợi chờ năm làm gió qua truông thiên đàng”.

(Trịnh Công Sơn – bđd)

Nghệ-sĩ viết nhạc hôm nay, sao cứ hát những câu như “truông thiên-đường”, “cồn đá hoang” đầy kể lể những “tích xưa buồn” che giấu “thân đau rã mòn…” rồi lại hát:

“Thôi ngủ yên đi con

ngủ đời yên đi con

Che dấu thân đau rã mòn

Ngủ đời yên đi con

như vết thương đau ngủ buồn

Như trùng dương đêm mắt thâm

còn nghe ngóng.

 Đá lăn vết lăn trầm
Từ cơn đau ấy lưu thân mỏi mòn
Ôm mắt thầm van xin lời thánh đêm
Bài ca dao trên cồn đá
Trên ngai vàng quê nhà
Một thời ngủ yên tuổi xanh
Rồi một hôm chợt thấy hoang vu quanh mình …”

(Trịnh Công Sơn- bđd)

 Chao ôi, toàn là những “vết lăn (rất) trầm” với “cơn đau lúc thân mỏi mòn” “ôm mắt thầm van xin lời thánh đêm”. Thế nhưng, cả khi mình lại vẫn quyết hát thêm đôi giòng chảy đầy ca-từ buồn bã đến độ “chợt thấy hoang-vu quanh mình”, như sau:

Ấy đấy. Một đời nghệ sĩ có “vết lăn” rất trầm và cũng buồn. Còn đây, là nghệ-nhân khoa tin-học lại cũng có những “vết lăn” tuy không “trầm” nhưng vẫn buồn như đoạn văn tự-sự ở bên dưới:

Tôi đã đạt đến đỉnh cao của sự thành công trong thế giới kinh doanh. Trong mắt của mọi người , cuộc sống của tôi có lẽ là một mẫu mực của sự thành công. Có lẽ ai cũng nghĩ tôi là một người hạnh phúc!

Tuy nhiên, ngoài công việc ra, tôi chẳng có nhiều niềm vui. Cuối cùng, sự giàu sang chỉ là một thực tế mà tôi phải làm quen với nó và nó cuốn tôi vào dòng chảy của nó, thật đáng buồn khi mình làm nô lệ cho nó!

Tại thời điểm này, nằm trên giường bệnh và nhìn lại toàn bộ cuộc đời, tôi nhận ra rằng tất cả sự công nhận của xã hội và sự giàu sang mà tôi có được đã làm tôi mất đi rất nhiều năm tháng của tuổi trẻ và nó đang dần trở nên vô nghĩa khi tôi đang đối mặt với cái chết sắp cận kề.

Trong bóng tối, tôi nhìn vào ánh sáng màu xanh lá cây từ các máy hỗ trợ cho sự sống và nghe những âm thanh rào rào của hệ thống tiếp oxy đang chạy, tôi có thể cảm thấy hơi thở của thần chết đang về gần hơn …

Bây giờ tôi mới nhận ra rằng, khi chúng ta đã có một công việc, đã tích lũy đuợc một giá trị tài sản nào đó thì chúng ta nên theo đuổi những vấn đề khác mà không liên quan đến tiền bạc …

Nên làm cái gì đó quan trọng hơn: Có lẽ là gia đình, duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống, bạn bè, có thể là nghệ thuật, hoặc là tiếp tục theo đuổi một ước mơ nào đó từ ngày còn trẻ ta chưa thực hiện được …

Không ngừng theo đuổi để làm giàu sẽ biến cuộc đời bạn thành 1 vòng xoáy hỗn độn, giống như tôi.

Chúa đã cho chúng ta các giác quan để cho chúng ta cảm nhận được tình yêu trong trái tim của tất cả mọi người, không nên ảo tưởng rằng tiền bạc sẽ đem lại điều đó.

Bây giờ tôi thật xót xa khi nhận ra rằng thú vui làm giàu đã chiến thắng  tôi, nhưng giờ đây những gì tôi đạt được chẳng thể mang  được nó xuống mồ.

Những gì tôi có thể mang lại chỉ là những kỷ niệm đọng lại bởi tình yêu. Cho nên đến giờ phút này tôi chỉ khuyên bạn một điều là sự giàu có không mang lại đầy đủ hạnh phúc cho con người, chỉ có tình yêu mới  đem lại hạnh phúc, nó  sẽ theo bạn, đi cùng bạn, cho bạn sức mạnh và ánh sáng để vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống và đem lại hạnh phúc thực sự cho bạn.

Cuộc sống có giới hạn, nhưng tình yêu thì không vô hạn và chính nó sẽ tạo cho bạn niềm tin và sức manh để vượt qua vạn dặm, đưa bạn đi đến nơi bạn muốn, giúp bạn vươn tới mọi độ cao. Đó là tất cả những gì có trong trái tim của bạn và trong tay của bạn.

Giường đắt nhất trên thế giới là gì? – Đó là “GIƯỜNG BỆNH” … Bạn có thể sử dụng một người lái xe cho bạn, ai đó giúp bạn cùng kiếm tiền , nhưng bạn không thể có một người nào đó chịu bệnh tật giúp cho bạn được.

Vật chất bị mất đi có thể  làm lại được. Nhưng có một điều mà không bao giờ bạn có thể làm lại được khi nó bị mất đi -đó là “CUỘC ĐỜI BẠN”.

Khi một người đi vào phòng mổ, anh ta sẽ nhận ra rằng có một cuốn sách mà anh ta vẫn chưa hoàn thành việc đọc -“CUỐN SÁCH SỨC KHỎE” mà cuộc sống đã ban cho.

Cho dù trong từng giai đoạn của cuộc đời chúng ta có những lúc rất huy hoàng, nhưng với sự tàn phá của thời gian, chúng ta sẽ phải đối mặt với những ngày đi xuống.

Hãy trân trọng tình yêu cho gia đình bạn, tình yêu dành cho người bạn đời, con cái của bạn, tình yêu cho bạn bè …Hãy đối xử tốt với mình. Trân trọng người khác.” (Nguyễn Hoàng Hải dịch)

            Thoạt nghe những lời tự sự kể thế rồi, nghệ-nhân đây lại còn nhủ-khuyên tôi/khuyên bạn hãy thế này/thế nọ, khiến bần đạo nhớ lại lời “trần tình” của lớp người trẻ ở “miệt dưới” xứ Úc Đại Lợi cũng có “vết lăn trầm” nhận-định về cái-gọi-là “ơn lành đầy phúc-hạnh” do Đấng Bề Trên ban cho. Hẳn nhiên, ta cũng nên cân/đo phúc lành ấy; để rồi, lại sẽ thấy: mọi chúc lành từ Chúa gửi đến đều có giá-trị với cá-nhân người nhận ơn.

Dông dài lời ở trên, là để thuật lại những gì gần đây bần đạo vừa nhận ra tâm-tình đạo-hạnh của nhóm người trẻ nọ ở Sydney đã tỏ-lộ trong một lần gặp mặt rất ngắn, vào cuối tuần.

Tình thực mà nói: ở Sydney ngàn năm văn vật, lại vẫn thấy người Úc tuy ít muốn đến nhà thờ/nhà thánh để làm gì nhưng vẫn tỏ-bày đặc-trưng đạo-hạnh trong cuộc sống. Quả là, nhiều lúc “không đi nhà thờ” không có nghĩa: chẳng còn tin vào Chúa/Mẹ, nhưng các người em bé bỏng ở Úc đây vẫn suy-tư chuyện đạo-hạnh, tốt lành rất “phúc thay!”

Có lần, một số bạn trẻ người Úc tự kiểm, thấy mình không làm gì đáng trách dù ít khi bỏ giờ ra mà bàn-bạc về bất cứ đề-tài nào về Đạo. Nhưng, mỗi lần gặp nhau ở đâu đó, nơi trường lớp hoặc hội-đường nhiều loại, họ vẫn bảo nhau tìm về nhận-định của đấng bậc cao siêu nhà Đạo.

Và, người trẻ hôm ấy, đã nghe theo lời đề-nghị của bạn-bè bèn cân đong đo đếm “ơn lành phúc hạnh” qua giòng chảy suy-tư theo kiểu rất lạ sau đây:

“Tôi hay đòi hỏi quá nhiều thứ, nhiều sự.

Cả khi soi gương, thấy hình-hài mình sao đó bèn nói rất đẹp!

Và đôi lúc cũng tỏ cho mọi người biết tình thương mình cần có.

Nhưng, khi dừng chân đứng lại chừng đôi phút

Mình lại cũng đã nhận ra, đó là:

tất cả đồ-đạc chất trong tủ

vẫn còn dư đủ để mình sống rất khá.

Từ quần áo, cả đến thức ăn đặt ở trên bàn

Tôi đây đều nhận-lãnh từ ai đó

Nhưng, tôi chỉ chú-trọng đến nhãn-hiệu và hãng sản-xuất thôi

Mà mình vẫn cứ đòi hỏi như thế, thật quá sức.

Có lẽ, nếu so-sánh mình với chán vạn người khác

Họ còn thua xa hèn kém hơn mình biết bao.

Thế rồi, bỗng dưng tôi tự hỏi lòng mình:

Sao mình vẫn cứ tuyệt vọng, đến là như thế?

Dù có đủ mọi thứ ở trên đời này,

Giàu sang, phú quý, tiền của khá dồi dào

Trong lúc người chung quanh lại không được như thế?

Bất chợt, tôi nắm chặt bàn tay và co những ngón cong vòng

để làm công việc mà nhiều người gọi đó là nhón bắt,

nhưng vẫn không là những thứ mình tìm, mình thích.

Và, những gì chính mình có thể làm ra

hoặc nếu làm được những điều tốt lành

thì chắc chắn rồi ra tôi cũng được chúc phúc.

Không cần biết hình dạng tôi nay thế nào

hoặc tôi đã sở-hữu được những gì?

mà là: đã cho người khác được nhiêu thứ?     

Giả như tôi cân đong phúc lành mình lĩnh-nhận

nhưng lại quên mất cuộc đời mình phải sống,  

hoặc giả tôi chỉ thích người đời luôn cảm tạ tôi

hơn chọn thái-độ sống rất phúc/hạnh,

rồi quên đi niềm tự-hào của bạn bè hoặc ai đó

thì xin gửi đến Chúa khi Ngài xét đoán bạn và tôi

khi ấy, tôi và bạn sẽ thấy cửa phúc-hạnh nay rộng mở…” 

(X. Roxanne Moussalem, From Attitude to Gratitude, Australian Catholics Xuân 2015, tr. 6)

             Xem thế thì, phúc hạnh hoặc lời chúc phúc sẽ là và luôn là: điều mình lĩnh-nhận một khi mình cho đi. Cho thật nhiều, cả những của cải vậtchất lẫn tinh-thần. Cho hết và cho hết. Rồi ra, ta và người sẽ thấy mìnhđầy phúc-hạnh để còn sống.

Hãy cứ cho đi. Cho thật nhiều, những gì mình trân-trọng, để rồi sẽ nhận ra điều mà bậc thánh-nhân hiền-lành khi xưa từng tỏ-bày, thấy rất rõ:

             “Thật thế, những ai dựa vào những việc Luật dạy phải làm

thì đều chuốc lấy lời nguyền rủa,

vì Kinh Thánh viết: Đáng nguyền rủa thay

mọi kẻ không bền chí thi-hành tất cả những gì chép trong sách Luật!

Vả lại, không ai được nên công-chính trước mặt Chúa nhờ Lề Luật,

đó là điều hiển nhiên.

Vì người công-chính nhờ đức tin sẽ được sống.

Thế mà, Lề Luật không lệ thuộc đức tin,

nhưng ai thực-hành điều Luật dạy,

thì nhờ đó sẽ được sống.

Đức Kitô đã chuộc ta cho khỏi bị nguyền-rủa vì Lề Luật,

khi, vì chúng ta, chính Ngài đã trở nên đồ bị nguyền rủa,

vì có lời chép: Đáng nguyền rủa thay, kẻ bị treo trên cây gỗ!

Như thế là: nhờ Đức Giêsu Kitô,

dân ngoại cũng được hưởng phúc-lành dành cho ông Abram,

và nhờ đức tin, ta nhận được ơn Chúa hứa, tức là Thần Khí.”

(Thư Galát 3: 10-14)

Xem thế thì, Thần-Khí Chúa là: ơn lành phúc-hạnh Chúa phú ban cho ta, và mọi người. Xem thế thì, cuộc đời người đầy những phúc hạnh, như nhiều người từng cảm-nghiệm trong đời mình.

Xem thế thì, người trẻ cũng như già, đều đã hiểu được điều đó, tức: những phúc hạnh mình nhận-lãnh là do Thần-Khí Chúa ở với ta.

Thế nghĩa là: không chỉ mỗi mình ta, chỉ mỗi người Công-giáo hoặc Chính-thống-giáo, Tin Lành mới là người hưởng “ơn mưa-móc” phúc-hạnh, vào mọi lúc. Mà, cả những người sống “ngoài luồng”, ngoài Đạo, đều được thế.

Bàn về phúc lành hoặc còn gọi là sự chúc-phúc, có thày tư-tế Do-thái nọ sống ở Sydney, lại đã bàn bạc về những mà đồng-đạo của ông từng tin-tưởng về “phúc lành của Chúa” và từ Chúa, như sau:

“Các tư tế bên Do-thái-giáo như chúng tôi đây không có thói quen ban phép lành hoặc chúc phúc cho ai hết. Đúng hơn, chúng tôi có thể nói: chỉ mỗi Thiên-Chúa là Đấng ban phúc lành hoặc chúc phúc cho mọi người, mà thôi. Tuy nhiên, Do-thái-giáo chúng tôi cũng có một câu kinh hoặc loại chúc lành bằng công-thức đọc lên như sau: ‘Chúng con ca ngợi Đức-Chúa vĩnh-hằng. Là, Khởi-Nguyên của vũ-trụ vạn-vật Đấng dựng nên thiên-nhiên cùng là Đấng tạo ánh sáng từ lửa cháy, Đấng từng mang cơm bánh lấy từ trái đất đến mọi loài và là Đấng tạo cây tráo từ vườn nho.’

Quả là,  Đạo chúng tôi cũng có nói đến sự chúc phúc, nhưng chúng tôi không là người phú-ban mọi chúc lành cho người khác. Mà, chúng tôi nhận-biết có Đức Chúa trong cuộc sống của chúng tôi. Thay vì xin Đức Chúa can-thiệp, lời kinh Do-thái-giáo giúp nhận ra rằng chúng ta đều có trách-nhiệm về mọi công-việc của Đức Chúa.

 Chúng tôi coi mình chỉ là công-cụ của Đức Chúa để Ngài thực-hiện mọi việc trong mọi người trên thế-giới. Nói thế theo nghĩa Ngài chữa-lành người ốm đau/tật bệnh, giải-phóng tù-nhân hoặc cứu-vớt người tỵ-nạn từ thuyền, công-việc chúng tôi làm là dùng chính-trị, truyền-thông báo chí tàu cứu-hộ hoặc làm mọi việc để biến thế-giới này trở nên tốt đẹp hơn, thôi. Nói chung thì, chúng tôi là bàn tay để Đức Chúa sử-dụng trong mọi việc…” (Xem Angelique Milevski, Asking God’s Blessing, Australian Catholics số Xuân 2015 tr. 16-17).

Thế thì, không cần biết, ai nói hay làm đẹp hơn ai. Chỉ cần hỏi bạn và hỏi tôi đôi điều rằng: ta đã làm và từng làm được những gì cho người khác, hoặc cho thế-giời này, nên đẹp đẽ.

Không cần hỏi bất cứ ai, hoặc mọi người rằng: anh hoặc chị đã cho ai, cho những gì, để làm gì mà là cho cách “nhưng-không”, tức không cần biết người nhận là ai, ở đâu bao giờ chứ?

Không cần xin bạn hoặc tôi, cứ tiếp tục “ban phép lành” hoặc chúc phúc cho nhau, cho mọi người. Mà, chỉ cần khích-lệ mình/khích-lệ người đừng quên nhau, đừng quên giây phút phút đầy phúc-lành người khác tặng.

Người khác đây, có thể là người bạn trăm năm mình thương mến, nhưng đã quên. Cũng có thể, là ai đó, trong một lần giận hờn hoặc sao đó, như truyện-kể-để-minh-hoạ rằng: có những phúc hạnh mình đang có nhưng vẫn quên, như sau:

“Truyện rằng:

Ngày vợ anh đồng ý rời khỏi nhà. Công ty phải giải quyết một vài vấn đề, anh bảo cô đợi ở nhà,trưa về anh sẽ giúp cô chuyển nhà,chuyển đến căn hộ chung cư anh mua cho. Đồng nghĩa với việc cuộc hôn nhân kéo dài 20 năm sẽ kết thúc tại đây.

Buổi sáng ngồi trong phòng làm việc, anh bồn chồn,thấp thỏm. Đến trưa, anh vội vã về nhà. Căn nhà được dọn dẹp sạch sẽ, vợ anh đã đi mất rồi. Trên bàn đặt chiếc chìa khóa nhà anh mua cho cô , sổ tiết kiệm 500 triệu đồng và một bức thư cô viết cho anh.

Đây là bức thư đầu tiên mà cô viết cho anh:

“Em đi đây, em về nhà mẹ. Chăn em giặt phơi khô rồi đấy, cất ở ngăn cuối cùng bên trái tủ quần áo. Trời lạnh anh nhớ lấy ra đắp. Giày da tất cả em đều đánh xi rồi nhé, nếu anh không tự mình đánh được thì mang đến tiệm ông Tư đầu ngõ ấy. Sơ mi treo ở phía trên, vớ, thắt lưng ở trong ngăn kéo phía dưới tủ. Mua gạo nhớ mua gạo tám thơm của Thái Lan, anh nhớ vào siêu thị mua nhé, mua bên ngoài anh không thạo người ta bán hàng giả cho đấy. Dì Hai mỗi tuần đều đến dọn dẹp nhà cửa một lần, cuối tháng anh nhớ gửi tiền cho dì ấy. Còn nữa, đồ cũ cứ cho ông Tư đầu ngõ nhé, ông ấy gửi về quê cho bọn trẻ con,chắc chúng nó sẽ vui lắm.

Dạ dày anh không tốt, em đi rồi anh nhớ uống thuốc đều đặn. Thuốc em nhờ người ta mùa từ Quảng Bình, có lẽ cũng đủ dùng nửa năm. Anh ra ngoài thường quên mang theo chìa khóa nhà, em gửi một chùm ở chỗ bảo vệ, lần sau nếu quên thì đến đấy lấy nhé. Buổi sáng đi ra ngoài anh nhớ đóng cửa sổ, mưa tạt vào sẽ làm ướt nhà đấy. Canh cá lóc, là món mà anh thích, thì em để trong tủ lạnh. Anh về nhớ hâm lại rồi hãy ăn nhé.

Gửi anh,

người em yêu nhất ”

 Những dòng chữ xiêu vẹo nhưng tại sao nó cứ như những viên đạn bắn vào trái tim anh, mỗi viên đều mang theo tấm chân tình xuyên thẳng vào ngực – đau nhói.

Anh từ từ đi vào nhà bếp. Mỗi đồ vật ở đây đều lưu giữ dấu tay, hơi thở của cô. Anh chợt nhớ về 20 năm trước, anh làm ở công trường xây dựng dầm mưa dãi nắng. Những ngày tháng bần hàn của cuộc đời đều có cô bên cạnh. Nhớ lại bát canh cá lóc nóng hổi đã sưởi ấm trái tim anh trong những ngày mùa đông lạnh cắt da cắt thịt, nhớ lại giây phút anh đã từng hứa với lòng mình nhất định sẽ mang lại hạnh phúc suốt đời cho cô.

Anh quay người , nhanh chóng khởi động xe. Nửa tiếng sau, cuối cùng anh cũng tìm thấy cô đang đợi tàu trở về quê. Anh giận dữ nói: “Em muốn đi đâu? Anh làm việc mệt mỏi cả ngày, về đến nhà, đến cơm nóng cũng không có mà ăn. Em làm vợ như vậy à? Về nhà với anh ngay”

Anh trông rất hung dữ và thô lỗ. Đôi mắt cô ướt nhòe, cô đứng lên, ngoan ngoãn theosau anh đi về nhà. Giọt nước mắt xen lẫn niềm vui ……Cô không biết rằng, lúc này đi trước cô, anh đang dằn lòng cố kìm nén những giọt nước mắt …Suốt quãng đường từ nhà đến đây, anh thực sự rất sợ, sợ không tìm thấy cô, sợ từ đây sẽ mất cô mãi mãi.

Anh tự trách mình sao lại ngu ngốc đến vậy, hóa ra đánh mất cô ấy cũng giống như anh đánh gãy xương sườn của mình…Hai mươi năm đồng cam cộng khổ, hai người đã buộc chặt cuộc đời mình vào nhau, mãi mãi không thể tách rời.

Tại thời điểm sai lầm, địa điểm sai lầm, chỉ cần gặp được đúng người, tất thảy mọi thứ đều sẽ đúng. Giàu có thực sự không phải số tiền trong thẻ ngân hàng, mà là nụ cười hạnh phúc trên khuôn mặt bạn. Tiền nhiều hay ít không quan trọng,quan trọng là tìm được một người toàn tâm toàn ý yêu thương bạn.

Trên thế giới này , hạnh phúc nhất là 3 từ “ta yêu nhau”. Hiểu được bản thân mình muốn gì, thế giới mới có thể hiểu được bạn.”(truyện do ST sưu tầm)

Nghe kể rồi, giờ đây mời bạn và cũng mời tôi, ta cứ thế hát nhạc buồn của người viết có tên họ là Trịnh, vẫn cứ vui như chưa từng thấy “vết lăn trầm” cuộc đời mình, là thế. Nên, đã hát rằng:

“Vết lăn vết lăn trầm,
Hằn trên phiến đá nâu thêm ưu phiền
Như có lần chim muông hằn dấu chân
Người đi phiêu du từ đó chưa thấy về quê nhà
Rộng đôi cánh tay chờ mong

Người chợt nhớ mình như đá.

Đá lăn vết lăn buồn.

Từ hoang xưa dấu thân anh dã cầm.

Ôi vết hằn ghi trên cồn đá hoang.

Chờ ta da du một chuyến.

Ôi môi hồng xin đừng kể lại tích xưa buồn hơn.

Đợi chờ năm làm gió qua truông thiên đàng”.

(Trịnh Công Sơn – bđd)

 Vâng. “Truông Thiên-Đàng” vẫn còn đó, nỗi buồn. Buồn, chỉ vì mình không nhìn ra nó, mà chỉ thấy những là “vết lăn trầm” rất cuộc đời. Mà thôi.

Trần Ngọc Mười Hai

Cũng từng lăn theo

Vết lăn trầm cuộc đời

Rất nhiều ngày.    

Niềm vui bất tận, ở nơi đây

Tin Mừng (Lc 3: 10-18)

 Bấy giờ dân chúng lũ lượt đến xin ông Gioan làm phép rửa, họ hỏi ông rằng:

“Chúng tôi phải làm gì đây?

Ông trả lời:

Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.” Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông:

“Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?” Ông bảo họ: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.” Binh lính cũng hỏi ông: “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?” Ông bảo họ: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình.”

Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gioan lại chẳng là Đấng Mêsia! Ông Gioan trả lời mọi người rằng:

“Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa. Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.”

Ngoài ra, ông còn khuyên dân nhiều điều khác nữa, mà loan báo Tin Mừng cho họ.

*     *     *

 “Niềm vui bất tận, ở nơi đây”

Mai Tá lược dịch.

Anh chị em, có bao giờ về thăm nông trại nào đó vào một mùa hè nóng bỏng không? Nếu có, chắc anh chị em cũng có kinh nghiệm không ít về chuyện khan hiếm nước, như thế nào. Bản thân tôi, có nhiều dịp từng về quê thăm nông trại của ông chú ruột.

Lúc ấy, chúng tôi gồm chừng 6, 7 người anh em họ, phần đông sống ở thị thành, về đây lưu lại sống trọn kỳ nghỉ. Một lần về là một lần thấy vui. Duy có điều mà chúng tôi cứ nhắc nhau mãi: phải cẩn trọng, khi sử dụng nước!

Dường như, chúng ta quen sử dụng lượng nước tắm gội bao giờ cũng gấp đôi dung lượng của người anh em sống ở vùng sâu vùng xa, nơi thôn xóm.

            Tôi nhớ mùa hè năm ấy ở miệt dưới, bà con chúng ta đã phải trông chờ hầu như suốt chín tháng trời ròng rã vẫn không thấy một giọt rơi vãi những nước mưa. Mãi về sau, vào buổi bóng xế hôn hoàng hôm đó, chúng tôi mới thấy cảnh “thuở trời đất nổi cơn gió bụi”.

Và, từng đám mây vần vũ từ đâu đến. Chốn thiên đàng như rộng mở. Và sau đó, từng khối và từng khối nước ào ào trút xuống đến độ chúng tôi không biết lấy gì để hứng. Tựa như một hoạt cảnh, anh em chúng tôi vụt dậy chạy nhanh ra đứng ngồi nơi lộ thiên, quyết vui hưởng ơn mưa móc tràn đầy những nước, và nước.

Chẳng một ai muốn cất nên lời. Anh em chúng tôi, đứng đó tận hưởng những giọt vắn giọt dài, đầy ân sủng. Mình mẩy chúng tôi ai nấy đều ướt sũng như chuột trong hang ngập nước, nhưng vẫn cứ đứng mà đón nhận ơn mưa móc. Vạn vật, chừng như chỉ mong mỗi một điều là được triền miên tắm gội, toàn bằng nước .

Trong thư thánh Giacôbê hôm nay, hình ảnh mong chờ cơn nước lũ đổ xuống trên ta, được coi như ví dụ để hiểu rõ thế nào là sự chờ đợi ngày Đức Kitô đến lại. Đây, là hình ảnh sắc nét nhất, về Mùa Vọng.

Mỗi năm, vào mùa này, ta đều liên tưởng đến cảnh trí, qua đó nhân loại ao ước chờ mong dấu hiệu về cuộc sống mới, nơi Yêsu Đức Chúa. Nhiều thế hệ cứ thế trôi qua, nhưng dân con nhà Đạo vẫn ngước nhìn lên bầu trời rộng mở, ngong ngóng kỳ vọng có được dấu hiệu nào đó cho thấy: hôm nay là ngày ơn cứu độ của Đức Chúa đổ tràn hồng ân, cho muôn dân.

Thế rồi, vào buổi tối trời hôm ấy, theo cách thức không ai có thể mường tượng được; không kèn không trống, một Hài Nhi đã lao vụt về với thế giới gian trần, để lập nên triều đại cuối cùng, cho tình yêu của Đức Chúa.

Mùa Vọng không là thời gian, qua đó chúng ta giả tảng cho rằng Giêsu Đức Chúa vẫn chưa vội đến với thế giới gian trần. Và, chúng ta là những người đầu thực hiện ngày Chúa đến, dịp Giáng sinh. Mùa Vọng ở đây, phong phú hơn thế nhiều.

Đây, là lúc ta nhớ đến những gì đã xẩy ra, cả vào lúc trước ngày Ngài ngự đến. Và, liên tưởng kỹ lưỡng hơn, ta sẽ thấy mình cần Đức Chúa cứ thế lại đến. Ngài cứ đến, đến hoài đến mãi, trong cuộc sống thường nhật của mỗi người.

Bài đọc thứ nhất và bài Tin Mừng hôm nay, cho thấy rõ các nông gia mục đồng, chẳng bao giờ bỏ qua hoặc để lỡ cơ hội thiếu cẩn trọng, vì mùa mưa chợt đến. Chúng ta được bảo là, nhờ sũng ướt với tình thương yêu của Đức Chúa, nên ta được kêu mời làm bất cứ điều gì có thể được, ngõ hầu nhớ đến những người anh người chị trong thế giới đang què quặt, đui mù, hoặc điếc lãng.

Những người phong người cùi, đói nghèo, hoặc khốn khổ. Những người bị giam hãm bỏ rơi, cho đến chết.

Mùa Vọng còn nhắc ta rằng: qua nghênh đón Đức Kitô đến lại, ta có trọng trách chăm lo cho đàn con của Ngài nữa. Chúng ta nên tỏ ra hết mực độ lượng với mọi người. Bởi, Đức Chúa, Đấng đang hiện diện nơi Đức Kitô, đã đối xử rất nhân từ độ lượng với tất cả mọi người, trong chúng ta.

Và, lòng nhân từ khoan dung của ta với mọi người, sẽ tồn tại mãi như tín hiệu thật sắc nét. Ngõ hầu, chứng tỏ rằng: ơn cứu độ của Chúa đã biểu lộ cho mọi người. Ơn Ngài, biểu lộ không bằng lời, nhưng chính bằng hành vi, xử sự.

Tham dự cử hành ngày Cha Giáng Hạ, chúng ta cầu mong  lĩnh hội từ nơi Đức Kitô, lòng quảng đại rộng lượng để thấy được, là: chốn hoang vu sa mạc chính là nơi hoa quả tình thương nở rộ nơi mọi người, vào mọi thời. Hoa quả nở rộ, để không chỉ một số người được may mắn sống trong vũng lầy đầy nước; nhưng tất cả đều đầy tràn ơn sung mãn. Ơn Chúa gửi đến hết mọi người, mọi thời.

Ta sẽ sống lạc quan, đại độ với mọi người vì Giêsu Đức Chúa vẫn lạc quan ở tốt với ta. Và, vì sự tốt lành của ta sẽ là dấu chỉ cho sự cứu rỗi của Thiên Cha, sẽ được mọi người nhận thấy nơi hành vi của ta. Hành vi, chứ khơng phải nơi lời nói.

Cầu và mong sao, ngày Cha đến mọi người có được niềm vui bất tận. Niềm vui Cha ban, không kể sang/hèn, giàu nghèo. Không cần chức tước phẩm trật, dân con nhà Đạo, hay người dưng/khách lạ. Tất cả đều chung mái ấm gia đình nhà Chúa rất thân thương, và êm ấm.

 Lm Richard Leonard sj biên soạn

Mai Tá lược dịch.

MÙA VỌNG: MÙA TRÔNG ĐỢI TRỜI MỚI ĐẤT MỚI…

MÙA VỌNG: MÙA TRÔNG ĐỢI TRỜI MỚI ĐẤT MỚI…

LM Anphong Trần Đức Phương

 “Ta sẽ tạo dựng một Trời Mới Đất Mới; những gì đã qua sẽ không còn được nhớ đến nữa, sẽ không còn ở trong tâm trí ai nữa…  Trời Mới Đất Mới được tạo dựng sẽ tồn tại trước nhan Ta như thế nào, dòng dõi các con và tên các con cũng sẽ tồn tại như vậy” (Isaia 65, 17; 66, 22).

“Bây giờ tôi thấy một Trời Mới và Đất Mới; vì trời cũ và đất cũ đã qua đi…  Sẽ không còn sự chết nữa; cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa; vì những điều cũ đã qua đi” (Khải Huyền 21, 1-4).

Mua Vong

“Ngày của Chúa đến như kẻ trộm.  Ngày đó các tầng trời sẽ ầm ầm sụp đổ, ngũ hành bốc cháy tiêu tan, mặt đất và các công trình trên đó sẽ bị tiêu hủy… Nhưng theo lời Thiên Chúa hứa, chúng ta đang mong đợi một Trời Mới Đất Mới, nơi công lý ngự trị.  Trong khi mong chờ ngày đó, anh em hãy cố gắng hết sức để sống làm sao cho tinh tuyền, không vết nhơ tội lỗi và an bình trước mặt Chúa! (II Phêrô 3-9).

Chúng ta bắt đầu Năm Mới theo Lịch Phụng Vụ Giáo Hội từ Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng.  Mùa Vọng, ngày xưa thường gọi là “Mùa Áp” (theo tiếng Latinh là Adventus, ra tiếng Anh là Advent; từ động từ Advenire, có nghĩa là “đến gần”).  Trong lịch Phụng Vụ của Giáo Hội Việt Nam bây giờ gọi là “Mùa Vọng”, với ý nghĩa là Mùa “trông đợi”, “mong chờ”.

Vậy chúng ta trông đợi, mong chờ điều gì?

Thực tế, Mùa Vọng là mùa để chúng ta chuẩn bị tâm hồn xứng đáng trong niềm mong chờ mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới.  Tuy nhiên, phụng vụ Mùa Vọng cũng nói với chúng ta, qua các Bài Đọc Sách Thánh trong các Thánh Lễ, hãy chuẩn bị tâm hồn trong sự chờ đợi Chúa đến viếng thăm mỗi người chúng ta vào lúc chúng ta “qua khỏi đời nầy (qua đời) và đó là lúc “chúng ta không ngờ.”  Như trong bài Phúc Âm Chúa Nhật I Mùa Vọng (Năm B), Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Chúng con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì chúng con không biết lúc đó là lúc nào” (Matcô 13, 33).  Và trong Bài Đọc II (Côrintô 1, 3-9), Thánh Phaolô cũng nói với chúng ta: “Chúng ta mong chờ Chúa Kitô, Chúa chúng ta, tỏ mình ra…” và mong rằng “chúng ta bền vững đến cùng, không có gì đáng trách trong ngày Chúa Kitô, Chúa chúng ta ngự đến…”

Xa hơn nữa, Phụng vụ Mùa Vọng cũng chuẩn bị tâm hồn chúng ta để đón chờ ngày “cuối cùng của thế giới nầy, ngày “tận thế!” ngày đó cũng là ngày “không ngờ”, ngày mà “các tầng trời rung chuyển”, ngày mà “Con Người sẽ ngự đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả!”  (Bài Phúc Âm, Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm C).  Tuy nhiên đối với những ai có lòng tin nơi Đấng Cứu Thế, và sống theo Phúc Âm của Ngài, thì ngày đó, không đáng kinh khiếp, nhưng lại là “Ngày Giải Thoát” để bước vào miền hạnh phúc viên mãn của cuộc sống “trường sinh, vinh hiển”, một “Trời Mới Đất Mới” (Xin xem Isaia 65, 17; 66, 22 và sách Khải Huyền 21, 1-4).

Mùa Vọng cũng là Mùa để chúng ta sống lại lịch sử ơn cứu độ, đặc biệt qua các Bài Đọc Cựu Ước, thường trích ra từ Sách Tiên Tri Isaia, một vị Tiên tri lớn trong Cựu ước, sống vào khoảng hậu bán thế kỷ VIII trước Chúa Giáng Sinh.  Tiên tri đã được linh ứng và tuyên sấm về ngày Đấng Cứu Thế đến, mặc thân xác loài người và sống giữa nhân loại như một con người để chia sẻ thân phận con người như chúng ta, rao giảng Tin Mừng tình thương và Ơn Cứu Độ, chịu bao khổ hình, và chết trên Thập Gíá để đền tội và cứu chuộc nhân loại tội lỗi; rồi Ngài đã sống lại và lên Trời vinh hiển để mở đường cứu rỗi cho mọi người tin theo và sống theo tinh thần Tin Mừng mà Ngài đã rao giảng.  Ngài được sinh ra từ lòng một Trinh Nữ và được gọi là Emmanuel, có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta.”  Tiên tri Isaia đã loan báo trước: “Này một Trinh Nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai….”  (Bài đọc I, Chúa Nhật IV Mùa Vọng, Năm A).

Tiên tri Asaia cũng nói đến Đấng Cứu thế như một “Hoàng Tử Hòa Bình” và triều đại của Ngài là một thời đại Thanh bình: “Người ta sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cầy, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm.   Nước này sẽ không còn tuốt gươm để chống nước kia” (Bài đọc I, Chúa Nhật I Mùa Vọng, Năm A).  Đó cũng là thời đại của tình yêu thương, hòa hợp: Sói sống chung với chiên con; beo nằm chung với dê; bò con, sư tử và chiên sẽ sống chung với nhau; các trẻ thơ sẽ chăn dắt đoàn thú vật; bò con và gấu ăn chung một nơi…” (Bài Đọc I, Chúa Nhật II Mùa Vọng, Năm A).

Nhưng để có thể đi vào Thời đại của Đấng Cứu Thế trong một “Trời Mới Đất Mới”, mỗi người phải sửa đổi cuộc sống cho ngay thẳng, lương thiện, sống công chính và yêu thương.  Tiên tri Isaia đã hô hào: “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa chúng ta trong hoang địa cho ngay thẳng, hãy lấp các hố sâu và bạt mọi núi đồi.  Con đường cong queo, hãy sửa cho ngay thẳng, con đường gồ ghề, hãy san cho bằng; rồi vinh hiển của Chúa sẽ xuất hiện; mọi người sẽ thấy vinh quang của Thiên Chúa …” (Bài đọc I, Chúa Nhật II, Mùa Vọng).  Thánh Gioan Tiền Hô cũng nhắc lại lời này để kêu gọi mỗi người chuẩn bị tâm hồn đón Đấng Cứu Thế: “Hãy ăn năn thống hối, vì nước Trời đã gần đến.  Chính Người là Đấng Tiên Tri Isaia đã loan báo: Có tiếng kêu trong hoang địa: hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường Chúa cho ngay thẳng…” (Phúc Âm Chúa Nhật II, Mùa Vọng, Năm A, B, C).  Đó cũng là tinh thần chúng ta đọc thấy trong thư II Phêrô 3-9: “Thiên Chúa kiên nhẫn đối với anh em; vì Ngài không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn mỗi người đi đến chỗ ăn năn hối cải…”

Vậy trong tinh thần “dọn đường Chúa đến…”, chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau để mỗi người cùng biết nhìn nhận chính mình là con người yếu đuối, dễ sa ngã phạm tội, sống khiêm tốn, hòa hợp yêu thương để Nước Bình An của Chúa có thể đến trong tâm hồn mỗi người, mỗi gia đình và lan tỏa ra trên tòan thế giới chúng ta.  Để đến ngày mừng Chúa Gíáng Sinh, chúng ta có thể cùng với các Thiên Thấn ca hát:

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời,
Bình an dưới thế cho loài người được Chúa Yêu thương” (Luca 2, 14).


L
M Anphong Trần Đức Phương

Anh vất áo choàng, đứng phắt dậy

Anh vất áo choàng, đứng phắt dậy

danchuahiepthong

Chỉ trong niềm tin vào Chúa, người ta mới tìm được niềm vui và ơn giải thoát thực sự…

Bà Jo Scaggs, giáo sĩ thuộc một giáo phái Tin lành, được mời đến dự lễ Giáng sinh được tổ chức ngoài trời tại Grace Camp, một trung tâm điều trị bệnh cùi ở Nigeria. Đó là lần đầu tiên bà thấy được một số rất đông người cùi. Nhìn đâu cũng thấy người cùi, rất nhiều người bị bệnh cùi gặm nhấm và hủy hoại thân thể, nhưng khuôn mặt ai cũng bày tỏ niềm vui, mắt họ sáng lên khi hát thánh ca.

Đến phần công bố Lời Chúa, một người cùi không còn ngón tay nào lên đọc Sách Thánh. Ông phải lật các trang sách bằng một cái que buộc vào cổ tay. Sau bài giảng, vị mục sư mời mọi người chia sẻ về các ân phúc Chúa ban cho mình. Người không còn ngón tay đứng lên nói rằng: “Tôi muốn cảm tạ Chúa vì Ngài đã cho tôi bị cùi”.

Trước sự ngạc nhiên của bà Jo Scaggs, anh giải thích thêm: “Nếu tôi không bị cùi, có thể tôi đã không bao giờ biết Chúa Giêsu, không bao giờ cảm nghiệm được tình yêu của Chúa dành cho tôi sâu xa đến thế. Còn thực tế là bây giờ tôi đang bị bệnh cùi, có thể tôi sẽ không bao giờ được chữa lành, nhưng tôi lại cảm nghiệm được tình yêu của Chúa luôn đổ tràn trên tôi qua biết bao người đang săn sóc cho tôi…”

Bước vào cuộc đời, ai cũng phải đối diện với nhiều đau khổ từ thân xác đến tâm hồn. Đau khổ dường như không buông tha cho ai, cả người tin vào Chúa: “Lạy Chúa, Ngài quên con mãi tới bao giờ? Tới bao giờ còn ngoảnh mặt làm ngơ? Tới bao giờ hồn con vẫn còn lo lắng và lòng con ủ rũ đêm ngày? Tới bao giờ kẻ thù con thắng mãi” (Tv 12,2-3)?

Nhưng chỉ trong niềm tin vào Chúa, người ta mới tìm được niềm vui và ơn giải thoát thực sự, “Vì Đức Chúa phán thế này: Reo vui lên mừng Gia-cóp, hãy hoan hô dân đứng đầu chư dân! Nào loan tin, ca ngợi và công bố: “Đức Chúa đã cứu dân Người, số còn sót lại của Ít-ra-en!” Này Ta sẽ đưa chúng từ đất Bắc trở về, quy tụ chúng lại từ tận cùng cõi đất. Trong chúng, có kẻ đui, người què, kẻ mang thai, người ở cữ: tất cả cùng nhau trở về, cả một đại hội đông đảo” (Gr 31,7-8).

Tin Mừng Đấng Cứu Thế đem đến cho nhân loại chỉ đơn giản là rao giảng tình yêu muôn đời Thiên Chúa đã dành cho họ: “Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương” (Gr 31,3). Tình yêu đó nối kết nhân loại với Thiên Chúa trong mối tình thân mật của một người cha dành cho con mình: “Ta sẽ an ủi và dẫn đưa chúng, dẫn đưa tới dòng nước, qua con đường thẳng băng, trên đó chúng không còn vấp ngã. Vì đối với Ít-ra-en, Ta là một người Cha, còn đối với Ta, Ép-ra-im chính là con trưởng” (Gr 31,9).

Vâng, Ngôi Lời đã làm người, sống giữa nhân loại, để “chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa. (…) Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội. Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần” (Dt 4,14-16).

Tin Mừng cho nhân loại là được mạnh dạn đến gần Chúa, vì chính Người đã gọi, đã đến với sự cùng cực của mỗi người: “Người ta gọi anh mù và bảo: “ Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy” (Mc 10,49).

Vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giêsu là dấu chỉ của một niềm tin mạnh mẽ. Niềm tin của anh đã cứu anh, anh nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi.

Đó là niềm tin đem ơn cứu độ đến cho nhân loại hôm nay, niềm tin đó làm cho mỗi người nhìn thấy và phân định được điều thực sự có giá trị trong dòng đời để vất bỏ ngay, vất bỏ dứt khoát và mạnh mẽ những gì thế gian coi trọng để đi theo Đức Kitô trên con đường Người đi.

Dọc miền sông Rhine, một trong những con sông dài và quan trọng nhất Âu châu, truyện xưa kể lại chuyện một thanh niên đói lử, quần áo mong manh, cực nhọc, suốt ngày làm việc trên những con đường lổn nhổn, gồ ghề. Đêm đó, mắt anh nhìn thấy cánh cửa sáng ngời của toà lâu đài gần đó, tai anh lắng nghe âm thanh lễ hội với những dòng nhạc từ đó phát ra như cảnh thiên đàng đối với cuộc đời lao khổ của anh.

Anh bỏ nhà ra đi từ khi còn trẻ, và từ nhiều năm đã không còn nghe biết gì về nhà của mình nên không biết rằng lâu đài lộng lẫy đó là của cha anh mà anh là người thừa kế.

Anh đánh liều đến hỏi xin cho được trú qua đêm. Ở cổng, anh gặp lão giúp việc. Lão nhận ra anh ngay và dẫn anh vào buổi liên hoan. Tại đó, anh được mặc áo người thừa kế với một di sản lớn lao. Cuộc đời anh thay đổi, bóng tối khép lại sau lưng!

Còn lớn lao hơn thế là gia sản quí báu và hạnh phúc vĩnh cửu của tôi. Không có niềm tin, tôi không thấy gì cả.

Sao tôi không vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giêsu để được nhìn thấy?

Lm. HK

“LUNG LINH, LUNG LINH, HAI TIẾNG GIA ĐÌNH…”

“LUNG LINH, LUNG LINH, HAI TIẾNG GIA ĐÌNH…”

 Lm. VĨNH SANG, DCCT,

Trích EPHATA 669

 Giáo Hội Việt Nam cử hành lễ kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào ngày 24 tháng 11

hàng năm, sở dĩ ngày 24 tháng 11 được chọn vì đó là ngày thành lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam, tuy nhiên những ngày này trùng vào những ngày cuối cùng của Năm Phụng Vụ nên việc

kính nhớ các Thánh Tử Đạo Việt Nam mang sắc thái Việt Nam một cách đặc biệt.

Người Việt Nam trong những ngày cuối năm là những ngày lo thu vén, tổng kết những

công việc cả năm để chuẩn bị mừng năm mới. Trong các việc không bao giờ được bỏ qua đó

là kính nhớ ông bà tổ tiên, những người cuối năm người ta sẽ ra mộ thắp những nén nhang

tưởng nhớ ông bà cha mẹ, dọn dẹp mộ phần sạch sẽ gọn ghẽ như sẽ dọn nhà cửa đón mừng năm mới, dọn bàn thờ tổ tiên, thay hoa, bày biện them hoa trái, xin lễ cầu nguyện cho ông bà, thậm chí còn tổ chức họp mặt gia đình để làm giỗ kỵ, chưa kể ngày mồng hai Tết sẽ là ngày đặc biệt cho việc thiêng liêng này.

Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được xem là tổ tiên của các Kitô hữu Việt Nam, chính các ngài đã làm khai sinh ra Giáo Hội Việt Nam bằng chính những giọt máu đào làm chứng cho Đức Tin của các ngài. Những ngày cuối Năm Phụng Vụ là cơ hội tốt để chúng ta tưởng nhớ, cầu nguyện, tạ ơn Chúa và vinh danh các ngài.

Khi chúng ta kính nhớ ông bà tổ tiên, chúng ta không chỉ thực hành một hành vi thiêng liêng,

nhưng còn thi hành một công việc mang tính xã hội và giáo dục. Ngày kính nhớ ông bà là ngày con cháu quy tụ, hội họp và chia sẻ với nhau, ngày kính nhớ ông bà tổ tiên cũng là ngày chúng ta nhắc nhau về công ơn và gương lành của các vị, từ đó chúng ta soi rọi đời sống của từng thành viên trong gia đình cũng như toàn gia đình và điều chỉnh cách sống sao cho xứng đáng với công ơn và gương sáng của các vị để lại.

Ngày lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam không nằm ngoài những suy tư và sinh hoạt như một ngày kính nhớ tổ tiên của người Việt, nhưng còn hơn thế nữa vì được Lời Chúa chiếu sáng và dẫn đường cho chúng ta điều chỉnh cuộc sống của chúng ta. Bài đọc 1 trích trong sách Macabê quyển thứ hai ( 2Mcb 7, 1.20-23.27b-29 ) kể lại câu chuyện một bà mẹ và 7 người con trai chịu chết vì đạo trong cùng một ngày.

Sách Macabê chỉ cho chúng ta nghe câu chuyện nhưng không nói rõ bà mẹ tên gì và những con trai của bà tên gì, phải chăng Kinh Thánh muốn đưa ra cho chúng ta một chứng tá điển hình của một cuộc làm chứng, mà gia đình là nền tảng của Đức Tin và sự hy sinh.

Trước hết chúng ta thấy thật là khủng khiếp khi trong môt gia đình, tai họa ấp đến trong vòng

một ngày cho cả mẹ và 7 con trai, chắc chắn họ phải dựa vào sức mạnh thần linh để chấp nhận và sẵn sàng chết một cách can đảm, sức con người không thể vượt qua. Vì thế ơn chịu chết vì đạo là một ơn mà chúng ta phải khẩn cầu, nếu không có ơn chịu chết vì đạo, con người mỏng dòn của chúng ta không thể đảm đương.

Từ suy nghĩ này có lẽ chúng ta cần có cái nhìn cảm thông hơn cho sợ nhát hèn của những con

người khi đứng trước thử thách đã không thể bước qua. Cuộc tàn sát đạo ở Việt Nam trải dài ba thế kỷ danh sách của Giáo Hội có bao nhiêu Kitô hữu nhưng chỉ có hơn 300.000 người chịu chết và chỉ có 117 vị được tuyên phong !

Đó là con số nhỏ, rất nhỏ so với dân số Công Giáo, vì không phải ai cũng được gọi, và khi gọi rồi không phải ai cũng được chọn. Con số nhỏ bé này trong Kinh Thánh đã từng được nhắc đi nhắc lại với danh xưng “số sót của Israel”. Đã là số nhỏ thì chắc chắn là không đươc ủng hộ rồi, thậm chí còn bị bỏ rơi và kết án nữa, càng làm cho thêm giống Thầy Chí Thánh.

Trong chuyến công du đang thực hiện ở Phi Châu, Đức Thánh Cha có nói với các Linh Mục rằng

đừng đi tìm công danh, giàu sang, phú quý. Chọn Chúa sẽ mất tất cả, có chấp nhận đánh đổi không ?

Điều khác chúng ta dễ nhận ra đó là vai trò của người mẹ trong câu chuyện xưa của sách

Macabê. Là phụ nữ, đứng trước mất mát lớn lao như vậy bà đã không hoảng loạn, đã không xử sự theo cảm tính, nhưng rất bình tĩnh, bản lĩnh và khôn ngoan trong ngôn ngữ của mình để dẫn cuộc chịu chết vì đạo của cả gia đình mình đến nơi đến chốn.

Một chi tiết thú vị trong câu chuyện đó là bà dùng tiếng mẹ đẻ mà nói chuyện với các con của

mình. Đức Tin của Thiên Chúa ban cho mọi dân tộc, không cho riêng một dân tộc nào, Thiên Chúa làm người để Đức Tin Ngài ban nẩy nở sinh hoa kết trái trong từng dân tộc. “Ngôn ngữ” của dân tộc là phương thức tuyệt hảo mà Thiên Chúa dùng để ngỏ với từng người, từng dân tộc, Thiên Chúa cũng muốn lắng nghe từng dân tộc cất lời ngợi ca Ngài bằng chính ngôn ngữ của dân tộc ấy. “Ngàn dân ơi nào hát lên ca tụng Thiên Chúa. Muôn dân tộc tiến vào chầu…” Vay mượn và say mê ngôn ngữ ngoại lai trong phụng tự có làm cho Thiên Chúa hài lòng chăng ?

Một điều nữa chúng ta nhận ra đó là mối tương quan trong cuộc tử đạo này. Chính người mẹ đã

ươm trồng Đức Tin cho con mình, “chín tháng cưu mang, ba năm bú mớm”, giờ đây bà nâng đỡ Đức Tin ấy và mạnh mẽ củng cố Đức Tin ấy bằng những lời lẽ mang đầy tính tình cảm gia đình thân thương.

Trong thư của Thánh Phaolô, chúng ta nhận ra đầy dấu vết Đức Tin ban đầu được loan truyền từ

“kênh” gia đình, Thánh Phaolô nhắc gia đình này gởi lời thăm gia đình kia… Giáo Hội Việt Nam chúng ta cũng bắt đầu từ những gia đình đón tiếp, giúp đỡ và che chở các Thừa Sai như vậy. Và lịch sử Giáo Hội Việt Nam đã được viết tiếp, âm thầm nhưng bền bỉ, cũng bằng những hạt mầm được ươm từ mảnh đất gia đình. Có thể nói: từ đơn vị gia đình nhỏ bé mà dần dần hình thành Giáo Điểm, rồi từ Giáo Điểm mà vun đắp nên Giáo Xứ, Giáo Phận, Giáo Hội…

Chúng tôi có lần đã được nghe một Linh Mục trẻ bộc bạch tâm sự rằng: rất sẵn sàng, rất khao

khát, rất hứng khởi khi có dịp được dâng Lễ Cưới và Lễ Tang, đặc biệt là những nố chuẩn hôn nhân khác đạo, bởi chính trong những dịp Lễ mang tính gia đình như thế, ngoài chiều kích dọc hướng lên Thiên Chúa, thì chiều kích ngang được tràn ra cho phần đông quần chúng rất ít khi hoặc chưa bao giờ bước qua ngưỡng cửa Nhà Thờ. Linh Mục qua bài giảng Tin Mừng có thể gây được ý thức rất thấm thía xúc động cho người trong đạo là đương nhiên, mà còn cho cả những anh chị em vô thần hoặc khác đạo có mặt trong những Lễ như thế. Và sau đó, từ khởi điểm ấy, những thành viên Công Giáo, có thể rất ít,

rất yếu trong các gia đình ấy sẽ làm tiếp nhiệm vụ lan tỏa Tin Mừng cho chính những người thân không phải là Công Giáo của mình…

Ngày hôm nay, khái niệm “tử đạo” còn được mở ra thành… “sinh đạo”. Chết cho đạo, cho Tin

Mừng của Chúa Giêsu là một ơn lớn lao. Thế nhưng, để “sinh đạo”, sống cho đạo, cũng là một

cách “tử đạo”, chết cho đạo từng ngày, từng tháng, từng năm, trong từng chọn lựa, từng quyết định, từng xác quyết theo sát Tin Mừng giữa một xã hội đang bị duy vật hóa, vô thần hóa của chúng ta hiện tại, thiết nghĩ, lại là một ơn lâu dài, bền bỉ và luôn luôn, vì lằn ranh giữa Tin Mừng và Sự Dữ bây giờ quá mong manh, sảy một ly đi một dặm ngay. Và trách nhiệm để gìn giữ cho “sinh đạo” ấy xin đừng dồn hết cho Nhà Thờ, cho các cha, các dì phước, nhưng chính là của gia đình, từ gia đình.

Gia đình còn giữ được Lửa Tin Mừng thì Giáo Hội sẽ còn có thể tiếp tục tiến bước, chậm nhưng

chắc. Xin các Thánh đã chết vì đạo ngày xưa cầu bầu cùng Chúa những ơn cần thiết cho chúng con là những… Thánh đang sống cho đạo hôm nay. Amen.

 Lm. VĨNH SANG, DCCT,

24.11.2015

( Tựa đề lấy theo một câu trong bài hát của Phương Thảo – Ngọc Lễ )

Đời lạnh lùng trôi theo giòng nước mắt,

Chuyện Phiếm đọc trong tuần thứ 2 mùa Vọng Năm C 6/12/2015

 “Đời lạnh lùng trôi theo giòng nước mắt”,

Với bao tiếng tơ xót thương người.

Vì cuôc tình đã chết một đêm nao

Lúc trăng hãy còn thơ ấu.”

(Phạm Duy – Tiếng Đàn Tôi)

2Côrinthô 6: 13-15)

 Tiếng đàn tôi, ư? Tiếng đàn đây, là đàn gì mà sao anh/chị lại hát những câu nghe thảm-thiết thế? Nào là: “đời lạnh lùng”, “giòng nước mắt”, rồi lại: “vì cuộc tình đã chết một đêm nào”. Ôi chao! Cuộc tình nào lại thảm-thiết đến như vậy?

Cũng may là, bậc anh bậc chị còn hát những ca-từ rất yêu đời, như sau:

“Dù đời tàn trên cánh nhac chơi vơi.

Vẫn còn mong nhớ khúc yêu đời.

Lúc bao nhiêu tiếng cười.

Rộn ràng chảy về xuôi.”

(Phạm Duy – bđd)

 Vâng. Chính là thế. Hễ có tiếng cười ở đâu đó rồi thì tình/huống/sự việc lại cũng “chảy về xuôi thôi.”

Vâng. Chuyện đời người, thường vẫn như vậy. Chuyện Đạo trong đời lại cũng không hẳn như thế đâu. Đây, nào bạn hãy cùng tôi, ta cứ xem xét cuộc đời người ở ngoài đời, được kể như thế nào để mình còn đi vào nhà Đạo mà tìm hiểu tiếp.

Chuyện đời người, cũng tựa như chuyện nhà văn nọ ở xứ Đài từng hồi tưởng về ngày thơ ấu, khi ông còn là học trò nhỏ, rất như sau:

“Nhà văn Đài Loan – Lâm Thanh Huyền hồi còn là học sinh cấp hai, học lực và hạnh kiểm của ông đều là xếp loại kém, còn nhớ ông có hai lần mắc lỗi nghiêm trọng và hai lần lỗi nhẹ, cho nên đã bị lưu ban, thậm chí còn bị đuổi ra khỏi ký túc xá của trường.

 Rất nhiều thầy/cô đã không còn hi vọng gì vào ông, nhưng thầy giáo dạy văn Vương Vũ Thương lại không hề ghét bỏ ông, thường hay đưa ông về nhà ăn cơm, khi thầy bận việc phải nghỉ, còn bảo Lâm Thanh Huyền mang bài lên lớp cho các bạn.

Thầy giáo Vương nói với Lâm Thanh Huyền rằng:

 “Thầy đã dạy học 50 năm, liếc mắt đã nhận thấy con là một học sinh có tài năng”.

Những lời nói này đã khiến cho Lâm Thanh Huyền vô cùng cảm động và bị chấn động sâu sắc trong lòng. Để không phụ lòng nỗi khổ tâm của thầy giáo, ông từ đó về sau nỗ lực cố gắng, quyết tâm làm một người có ích cho xã hội.

 Quả nhiên, mấy năm sau, Lâm Thanh Huyền đã trở thành một phóng viên, trong một bài báo viết về tên tội phạm trộm cắp, ông cảm thấy tên trộm này có một tư duy rất tinh tế, thủ pháp gây án rất tinh vi tỉ mỉ, sau cùng không kìm được lòng mình ông đã viết ra rằng:

 “Một tên trộm với tư duy tinh tường, thủ pháp khéo léo

và một tác phong đặc biệt như vậy,

 nếu hắn làm bất luận việc gì cũng sẽ thành công”.

 Khi viết những câu này hẳn ông cũng không nghĩ rằng lại ảnh hưởng đến cuộc đời của một thanh niên. Hai mươi năm sau, tên trộm năm đó đã lột xác, hắn đã làm lại từ đầu, trở thành một vị chủ doanh nghiệp có chút tiếng tăm.

 Trong một lần bất ngờ gặp Lâm Thanh Huyền, ông chủ doanh nghiệp này đã chân thành nói:

 “Bài viết đặc biệt của Lâm tiên sinh ngày đó đã thắp lên điểm sáng trong cuộc đời tôi, nó khiến tôi nghĩ rằng, ngoài việc làm tên trộm ra, tôi còn có thể làm được việc đúng đắn”.

 Người kể, hôm nay, lại dùng câu truyện cũng khá thường-tình, để rồi đi đến kết luận như thế này:

Khi đối mặt với một người đang lầm lỗi, đang bị những lời nói cay độc vây quanh, một câu nói chứa đựng sự quan tâm, yêu thương che chở và khích lệ sẽ tựa như một ngọn lửa bùng cháy… nó đem lại cho người ta sự ấm áp, và nhen nhóm lên trong sâu thẳm nội tâm người ta một ngọn lửa của sự tự tin và tự tôn. Nó khiến người ta được tái sinh mà cố gắng hăm hở, tích cực hướng lên.

 Khi một người bị rơi vào cảnh tuyệt vọng, xung quanh mờ mịt không rõ phương hướng, một câu nói chỉ bảo, thăm hỏi an ủi và tán thưởng. Giống như một ngọn đèn soi đường, giúp cho họ từ trong bóng tối mà nhìn được ánh sáng của con đường phía trước, vì thế mà phá tan được màn đêm sương mù dày đặc mà bước ra thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn.

 Kinh nghiệm của Lâm Thanh Huyền cho chúng ta biết:Một lời nói có thể trở thành ánh mặt trời sưởi ấm cuộc đời người khác,  có thể đem lại cho họ một cuộc đời ấm áp và rực sáng.” (trích truyện kể trên mạng, cứ kể hoài, kể mãi rất dài dài).

             Ấy đấy. Kinh-nghiệm của một người từng kể chuyện đời là thế đấy. Thế nhưng, với nghệ-sĩ ngoài đời là những vị ít khi kể về kinh-nghiệm của riêng mình hoặc ai khác, nhưng lại cứ nói về kinh-nghiệm sống của người nghệ-sĩ qua thi-ca/âm nhạc, đại để như sau:

“Mênh mông lả ơi, thuyền về tới bến mơ rồi.

Khoan khoan hò ơi dặt dìu trong tiếng đàn tôi.

Mêng mông lả ơi thuyền về bát ngát hương trời.

Khoan khoan hò ơi nhịp sầu xa vắng mà thôi!

 Buồm về dội nắng trên khơi.

Bao nhiêu hoàng hôn đên cho yên vui người ơi!

Có tiếng hát theo đàn tôi.

Như ru như thương linh hồn đắm đuối.

 Mêng mông lả ơi, thuyền chờ mong gió lên trời

Mang theo đàn tôi chảy về đậu bến ngày mai.”

(Phạm Duy – bđd)

Thi-ca/âm-nhạc và truyện kể, bao giờ cũng đặm thêm chút mắm muối, mặn nồng đầy “hư-cấu”. Bởi, nếu không, thì người người lại cứ vào giòng thơ hay âm-nhạc mà sống đời mộng-ảo khá lạ đời, thì hỏng hết.

Với nhà Đạo, cả Đạo Chúa lẫn đạo Phật, lại vẫn có những luận-điểm mà nhiều bậc vị vọng từng có kinh-nghiệm sống, lại nhận-định khác hẳn những người ngoài cuộc, hoặc cả đến người trong Đạo nhưng không sống theo tôn-chỉ của Đạo, nên mới lạ.

Còn nhớ, thoạt vào lúc khởi-đầu thiên-niên-kỷ thứ ba có thiền-sư đạo Bụt sống ở hải-ngoại nhưng nhận-định về cuộc sống Đạo/đời, giản-dị như sau:

“Thử nhìn vào tổ chức Giáo-hội Phật-giáo hợp-pháp duy-nhất tại quê nhà mà người ta thường gọi bông đùa là Giáo-hội nhà nước. Nhìn vào đó, ta thấy những yếu-tố đã tạo ra nó, tích-cực và tiêu-cực. Trong số những yếu-tố ấy, ta thấy sự có mặt của Giáo-hội Việt nam Thống-nhất mà đại-diện phía chiều nổi đã tranh-đấu ráo-riết cho nên các thày trong Giáo-hội nhà nước mới được nhà nước cho phép dịch sách, in kinh…

 Các thày bên phía Giáo-hội thống-nhất càng tranh-đấu, càng vào tù/ra khám chừng nào, thì các thày bên phía Giáo-hội nhà nước càng có thêm không-gian để làm việc chừng nấy. Vậy, là các thày bên Giáo-hội thống-nhất là những vị đã và đang yểm-trợ Giáo-hội nhà nước một cách tích-cực nhất.” (Thích Nhất Hạnh, trích “Kẻ Thù Ta..” tr.1)

 Thiền-sư Thích Nhất Hạnh, nhiều lúc, cũng thấy “bực” vì cứ bị người đồng Đạo trách-móc điều tiêu-cực, ít thực-tế, nên lại đã thanh-minh bằng lời-lẽ sau đây:

“Ba chục năm nay, có một số người trong nước cũng như ngoài nước cứ trách cứ tôi là quá thân với người “Cơ đốc” và người Cộng sản. Họ chỉ muốn tôi thân với người Phật tử và người chống Cộng mà thôi.

 Tôi đã cố gắng nhắc cho họ nhớ là tôi chỉ có thể hành động trên cơ bản nhận thức: “kẻ thù ta không phải là con người” tôi muốn tất cả đều có cơ hội để sống và có quyền sống hạnh phúc-  nhưng không phải ai cũng đã chấp nhận được dễ dàng điều đó cho tôi” (Thích Nhất Hạnh – sđd , tr.2)

Hôm nay, nhớ lại giòng tư-tưởng của thiền-sư, bần-đạo đây thấy mình không nên bước vào cuộc tranh-cãi với một ai. Mà, chỉ muốn trưng ra ở đây, đôi lời dẫn-nhập cho một suy-tư về cuộc sống có đổi thay với nhân-sinh-quan/lập-trường khác biệt tùy vào giao-dịch với thực-tế ở đời.

            Và hôm nay, thực-tế cuộc đời mà bần đạo bắt gặp, lại là giòng chảy thời-sự xảy ra ở Đạo Chúa, đã được giới truyền-thông đặt tên cho là “vụ wikileak 2”, tức: vụ trộm tài-liệu mật của Toà Thánh Vaticăng qua hai cuốn sách mới xuất-bản ở Ý.

Đặc-biệt hơn, là phản-ứng của Đấng Chủ-quản chốn chóp bu nhà Đạo, tức Đức Phanxicô, đã có lời như sau:

“Anh chị em thân mến,

 Tôi biết rằng nhiều người trong anh chị em đang hoang mang vì những tin vừa truyền đi trong những ngày qua liên quan đến các tài-liệu mật của Tòa Thánh bị lấy cắp.

 Vì thế, tôi muốn với anh chị em rằng: trước hết việc lấy cắp tài liệu này là tội phạm. Đó là hành-vi đáng trách, chẳng giúp ích gì. Chính tôi đã yêu cầu thực hiện cuộc khảo sát này, và cả tôi cũng như các cộng sự viên của tôi đều biết rõ nội dung tài liệu ấy, và các biện pháp được đề ra và chúng đã bắt đầu mang lại thành quả, nhận thấy rất rõ.

 Do đó, tôi muốn khẳng-định lại một lần nữa, với anh chị em rằng: sự việc đau buồn này chắc chắn không ngăn cản tôi thực hiện những cải tổ đang tiến hành với cố vấn của tôi có sự hỗ-trợ của tất cả anh chị em. Đúng vậy, bằng vào hỗ trợ của toàn Giáo Hội, vì Giáo Hội được canh-tân bằng lời cầu và sự thánh thiện của mỗi tín hữu.

 Vì thế, tôi cám ơn anh chị em và xin anh chị em tiếp tục cầu nguyện cho tôi và cho Giáo Hội, đừng để mình bị hoang mang, xáo trộn nhưng tiến bước trong niềm tín thác và hy vọng.” (X. Lm G. Trần Đức Anh, O.P dịch từ tin Vatican trên VietCatholic 08/11/2015)

Lâu lắm mới thấy Đức Phanxicô phát-biểu về chuyện “công-bình” và công-chính ở trên đời. Quả là, sống ở đời, nhiều lúc thấy có vị đã quên bẵng đi điều đó.

Bần đạo còn nhớ ở đâu đó, trong những ngày đầu năm 1975, đã thấy có hiện-tượng nhà chức-trách từng lôi kẻ cắp/ăn trộm ra hiện-trường đường phố có đông-đảo bà con chứng-giám mà chặt ngón tay hoặc bàn tay của thủ-phạm vừa mắc lỗi, để răn đe hoặc làm trò tuân-giữ luật-lệ thật khắc khe.

Ăn cắp/ăn trộm tài-sản vật-chất của người khác, thì bị thế. Thề còn, ăn trộm tài-sản trí-tuệ của một đạo-giáo có số người đi Đạo lên đến gần cả tỷ, thì ta chặt gì đây? Đức Giáo-chủ nhà mình có dám ra lệnh như thế không, đó mới là vấn-đề.

Nay, đưa ra câu hỏi gọn/nhẹ này cốt chỉ để đề-nghị với các bạn đang đọc những giòng phiếm-luận này, có chút thì giờ để ta cùng nhau suy tư/nghĩ-ngợi về hiện-tượng công-bình/chính-trực và lòng yêu-thương trong Đạo, hoặc ngoài đời.

Nhưng, trước khi đi vào chuyện đứng-đắn có chủ-đề, nay mời bạn và mời tôi, ta đi vào giòng chảy lời vàng có những lời lẽ rất “để đời”, như sau:

“Thật thế,

làm sao sự công chính lại liên kết được với sự bất chính?

Làm sao ánh sáng lại dung hoà được với bóng tối?

Làm sao Đức Kitô lại hoà hợp được với Bêlia?

Làm sao người tin

lại chung phần được với người không tin?”

(2 Côrinthô 6: 13-15)

 Công-bình/chính-trực, bắt đầu bằng những ưu-tư/quan-ngại về các nhu-cầu và khát-vọng của con người. Và rồi, nỗi-niềm ưu-tư ấy diễn rộng để giúp ta biết đến nhu-cầu và khác-vọng của người khác cũng như toàn-thể xã-hội, theo tổng-thể.

Tổng-thể hơn cả, là gia-đình ruột thịt của mỗi người trong đó các thành-viên lại đã yêu-thương lẫn nhau cách đậm sâu. Thế nhưng, thực-tế ở đời vẫn có trường-hợp: anh nọ, chị kia lại hợp ý, hợp khẩu-vị với người em nào đó trong gia-đình, hơn em khác. Nhất thứ, là gia-đình đông-đúc như ở Đạo Chúa.

Cả đến bậc mẹ/cha cũng thế. Nhiều lúc, lắm khi cha hoặc mẹ lại thích yêu riêng bé này/em nọ hơn ai khác; chỉ vì bé biết ý của mẹ/cha nên đã nghe lời, hoặc tuân lệnh răm-rắp.

Trong sống đời thực-tế, có nhiều thứ còn quan-trọng và đáng kể hơn chuyện công-bình/chính-trực. Công-bình và chính-trực, đặt căn-bản trên việc tôn-trọng kẻ khác, người khác. Nhưng, cũng không vì thế mà, để đổi lại, mình bắt-buộc người khác tôn-trọng mình.

Tôn-trọng người khác, không chỉ mỗi bậc ngang hàng tức: những ngươi có cùng một nhu-cầu và ham muốn giống nhau. Mà, cả đến bậc trên của mình, tức: những người mà mình cứ tưởng, là: có quyền và có lực trên mình và người ngang hàng mình, kể cả các giới-chức có quyền và lực trên cả hai, hoặc mọi người.

Về phía Đạo, có đạo-hữu lại cứ nghĩ rằng: Đấng Bề Trên là Thượng-Đế , Chúa Trời đôi lúc xử-sự cũng không được công-minh cho lắm. Nhất thứ, là về trường-hợp: tiền/của, sức khoẻ/bệnh tật hoặc tài-nguyên nhân/vật/lực.

Người đi Đạo luôn tin vào Đức Chúa là Đấng thương-yêu mỗi người trên đời cách say mê, nên đã phú-ban cho mọi người sự tự do để họ vui-hưởng cuộc đời hầu dựng-xây thế-giới/xã-hội cách đại-độ, để mọi người sống vui, sống mạnh, sống đạo-hạnh với Chúa và cho Chúa.

Thật ra thì, cuộc sống có nhau và với nhau, hoặc với Chúa là sống trong tương-quan chặt-chẽ với nhau. Những gì xấu-xa/tồi-tệ xảy ra với người này không phải là đã và sẽ không xảy đến với người khác. Thành thử, khi có ai phàn-nàn về chuyện xấu sao cứ xảy ra với người tồt lành mà không phải người khác?

Công-bình/chính-trực, phải được quan-niệm như thể trong tương-quan giữa ta với người khác. Ta như mắc nợ một số điều nơi người khác. Công-bình và chính-trực, chỉ có nghĩa là khi người khác và ta đều hành-xử rất ngang bằng/đồng đều, có tôn-trọng lẫn nhau.

Công-bình và chính-trực, thực-sự diễn ra cách rộng rãi hơn là giữa hai người thôi. Nhưng, giữa nhiều người, nhiều nhóm người trong cộng-đồng nhân-loại.

Công-bình, tuỳ-thuộc vào hệ-thống tôn-trọng và sự chính-trực với cả cộng-đồng xã-hội nữa. Nếu ta muốn có một xã-hội công-bình, thì chính mình phải sống sao cho công-bình trước đã. Và cứ thế, mỗi người và mọi người đều làm giống như thế, tự khắc toàn xã-hội cũng sẽ làm như thế.

Hơn nữa, công-bình sẽ không là yếu-tố độc-nhất trong đời người. Đời con người, có nhiều thứ và nhiều sự còn quan-trọng hơn. Trong đó, phải kể đến tình thương-yêu mở rộng ra cho mọi người và với mỗi người. Xã-hội nào có được sự yêu-thương rộng-lượng, tự khắc sẽ có công-bình/chính-trực.

Cuối cùng thì, có thể nói: trong cuộc đời người, cũng có những chuyện tuy không thiết-yếu như công-bình/chính-trực, trong đối xử vì đời là một chuỗi ngày rất muôn hình vạn dạng. Trong đó, có chuyện quan-yếu hoặc lý-tưởng khiến mọi người cần để ý.

Thế nhưng, đời người còn được điểm-tô bằng các sắc mầu khác-biệt để giúp người đời sống vui, sống mạnh sống thoải mái, rất dễ chịu. Trong số đó, có truyện kể để cười vui cho qua ngày đoạn tháng, thế thôi. Tựa như truyện kể nhẹ ở bên dưới:

“Truyện rằng:

Hai người bạn thân ở chung một phòng trong lúc rảnh-rỗi ngồi nói chuyện với nhau, như sau:

-Hôm qua, tao vừa rủ người em bé nhỏ đi chơi mà trong túi không có được đồng xu teng nào hết, thế có sợ không cơ chứ. Nhưng, tao vẫn quyết-định cứ rủ nó đi.

 Người bạn kia, hứng chí vỗ vào đùi rồi bảo:

-Ông thật là can-đảm!

Chẳng mấy chốc, người này lại được kể tiếp câu chuyện hơi lạ, rằng:

-Cũng chẳng can-đảm gì đâu. Chả là, khi tới nơi, tao mới biết là trong túi quần mình mặc lại có một đống tiền, thế là hai đứa bọn tao tha hồ xài cho hết số tiền ấy, chẳng thắc mắc, bận-tâm gì hết.

-Thế đấy. Ông Trời thường vẫn không phụ lòng người tốt bụng, ấy mà.

-Chưa hết. Khi về đến nhà, mới phát-giác ra rằng: tao lỡ mặc nhầm quần của mày đấy. Thế có chết không?”

             Chẳng chết thằng Tây còn Đầm nào hết. Truyện kể ở trên chỉ là chuyện hư cấu thuộc loại “nghe qua rồi bỏ”, cho vui đời mà thôi. Nhưng, thực-tế cuộc đời người, nhiều lúc cũng thấy xảy ra đôi ba chuyện thuộc loại “tréo cẳng ngỗng”, mà người trong cuộc nhiều lúc chẳng thấy vui.

Thôi thì, ta cứ coi đây là truyện hư-cấu chỉ để vui thoáng chốc. Vui rồi, nay xin bạn và tôi, ta về lại với nhạc-bản trích-dẫn ở trên để cùng hát chung đôi câu cho rộn rã, dù chỉ vài ba giây phút phù-du đọng lại trong đời mình. Vậy, bạn và tôi ta cứ hát, những lời rằng:

“Dù đời tàn trên cánh nhac chơi vơi.

Vẫn còn mong nhớ khúc yêu đời.

Lúc bao nhiêu tiếng cười.

Rộn ràng chảy về xuôi.

 Mênh mông lả ơi, thuyền về tới bến mơ rồi.

Khoan khoan hò ơi dặt dìu trong tiếng đàn tôi.

Mêng mông lả ơi thuyền về bát ngát hương trời.

Khoan khoan hò ơi nhịp sầu xa vắng mà thôi!

 Buồm về dội nắng trên khơi.

Bao nhiêu hoàng hôn đên cho yên vui người ơi!

Có tiếng hát theo đàn tôi.

Như ru như thương linh hồn đắm đuối.

 Mêng mông lả ơi, thuyền chờ mong gió lên trời.

Mang theo đàn tôi chảy về đậu bến ngày mai.”

(Phạm Duy – bđd)

 Ngày mai hay hôm nay, ta cứ thế mà rộn ràng để con thuyền “chờ mong gió lên trời”, chẳng về bến mơ hay cõi mộng rất mai ngày, trọn kiếp người.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn cứ mong và cứ chờ

Thuyền mình không lái

Chảy về bến mơ.

Thế nhân ơi, trần-gian vẫn cuộc đời.

Suy Tư Tin Mừng tuần thứ 2 Mùa Vọng năm C 06/12/2015

 Tin Mừng (Lc 3: 1-6)

Hôm ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng:”Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét. Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển. Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.28 Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.”

“Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em, vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất. Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.”

Ban ngày, Đức Giêsu giảng dạy trong Đền Thờ; nhưng đến tối, Người đi ra và qua đêm tại núi gọi là núi Ô-liu. Sáng sớm, toàn dân đến với Người trong Đền Thờ để nghe Người giảng dạy.

*    *    *

 “Thế nhân ơi, trần-gian vẫn cuộc đời”

Và miên viễn, giòng đời trôi bất-diệt.”

(Dẫn từ thơ Ti-gôn)

Mai Tá lược dịch.

Vâng. Giòng đời vẫn cứ trôi. Vẫn miên-viễn làm sao dám tru-diệt. Chí ít, là giòng tìm-kiếm, của người đang mong đợi, thuở ban đầu. Từ ban đầu, cộng-đoàn dân Chúa vẫn luôn chờ và cứ đợi. Chờ và đợi, nay Tin Mừng kể lại chuyện thánh Gioan Tẩy Giả đã khích-lệ đoàn người lũ-lượt theo chân thánh-nhân: hãy bình-tĩnh nhẫn-nại, vì thời-gian chờ đón Đấng Cứu-Độ, đến rất mau.

Ngược giòng lịch-sử, ta thấy rõ: người Do-thái vẫn muốn chính mình có mặt vào ngày giờ Đấng Thiên-Sai hiện đến thêm lần nữa. Từ đó đến nay, từng thế-hệ và từng thế-hệ vẫn nối-tiếp trong mong chờ và cứ đợi. Mang hy-vọng nhờ nguyện cầu sốt-sắng, dân con nhà Chúa lại sẽ diện-kiến Đấng Thiên-Sai. Ngài sẽ đến như Người Con vinh-hiển, đã xức dầu.

Thật ra, người Do-thái vẫn mang hy-vọng hãnh-tiến, rất miên-trường. Họ cầu Chúa tái-lâm vào ngày nào đó, để còn hy-vọng sẽ lại thấy Ngài. Rõ ràng là, Đức Kitô vẫn chưa quang-lâm thực đúng ngày giờ mà mọi người chờ mong.

Trong chờ ngày Chúa đến lại, có người lại cứ liên-tưởng đến biến-cố bi-ai, rất nhẫn-nhục. Họ cứ nghĩ: nếu biết nhẫn-nhục và hy-sinh, chịu khó, ắt sẽ được giáp mặt Ngài, chẳng chờ lâu.

Liên-tưởng ngày “N” đầy kịch-tính, dân con của Chúa cùng thế-giới như chùng lại, đi vào giây phút tận-tuyệt, khó hình-dung. Có người còn tô đậm nhiều tưởng-tượng, quyết đoán rằng: Đức Chúa hẳn sẽ xuất-hiện trong vinh-quang sáng-láng giống vua/quan lãnh chúa đến tức thì. Dón chờ Ngài, chắc chắn có lễ-hội đình-đám, no say tự hồ đón-nhận lãnh-tụ/chính-trị-gia vừa thắng lớn, quyết ra tay xoá bàn cờ, dựng lại.

Đọc Tin Mừng, hẳn ai cũng nhớ lại tình-huống qua đó thánh Luca từng nhấn mạnh sự-kiện tín-hữu thời đầu vẫn chờ/mong Đức Kitô đến lại, chẳng nguôi ngoai. Bậc thánh-hiền khi ấy, vẫn ước ao được diện-kiến Đấng Thiên-Sai thêm lần nữa. Nhưng, họ lại để luột mất cơ-hội, bởi cứ dựa vào những dấu-hiệu không rõ rệt.

Thực-tế hơn, thánh Gioan Tẩy Giả là người đầu tiên gặp mặt Chúa bằng xương bằng thịt. Thánh-nhân có được diễm-phúc diện-kiến Ngài từ đầu, vào lúc Ngài gia-nhập thế-giới nhân-trần đầy êm-ả.

Thánh-nhân còn ý-thức được rằng: Đức Kitô, vốn yêu-thương thế-giới loài người rất mực, nên đã khoả-lấp hố sâu ngăn-cách người với người. Khi Ngài đến, núi đồi nào cản-ngăn sự hiệp-thông/kết-nối, đều bị Ngài san bằng cách-biệt.

Bằng vào tình thương-yêu/đùm bọc, Ngài gỡ bỏ mọi tăm-tối ở lòng giận hờn, ghét-ghen, tị nạnh. Bằng phong-cách rất nhân-hiền, Ngài vạt-phẳng mọi hố sâu chia-lìa xuất tự đố-kỵ mà người người vẫn hành-xử đối với nhau, hết mọi ngày.

Bằng lòng mến vô bờ luôn tỏ-lộ, Ngài biến-cải mọi thành-trì dù kiên-cố của những chán-ngán, lạnh căm. Để rồi, Ngài lại sẽ đưa vào chốn Nước Trời đầy sức sống cho con dân của Ngài được vui hưởng hết mọi sự. Từ nay, tâm-can con người rày sẽ trở nên con suối hiền êm ả, thẳng tắp.

Hướng vào ngày Ngài tái-lâm, chắn chắn đó là phong cách rất đặc thù của những người đang trong tâm-trạng chờ mong, mong chờ. Nhưng, Mùa Vọng không là lễ-hội phàm-trần để ta thản-nhiên mà tuyến-bố: mình không hề biết vì lễ hội trần-tục, con người sẽ cứ dửng-dưng trước ý-nghĩa của ngày Chúa tái-lâm.

Dù sao đi nữa, hướng về ngày Chúa Giáng-trần còn là mùa lễ giúp ta suy-tư, nghĩ-ngợi nhiều về tính kiên-nhẫn biết nói lời “Xin Vâng” với Chúa, với Cha. Mùa này, mỗi năm, ta vẫn cùng nhau thinh-lặng trầm-bình bước vào nguyện-đường, nhắc nhở chính mình rằng: Ơn Cứu-Chuộc Chúa ban đã kởi-đầu từ nhân-vật bé bỏng, Chúa Hài-Nhi.

Hy-vọng và hướng về ngày Chúa quang-lâm, còn là mùa lễ để ta thấy được niềm tin của những người còn chờ mong được thấy những gì ta đang thấy. Nhận-thức được điều ta đang sống có ý-thức, tin-tưởng vào những gì ta đang tin-tưởng. Hy-vọng và hướng mình vào ngày Chúa đến lại, cũng là mùa giúp ta tăng-trưởng lòng kiên-nhẫn, cố lấp đầy những hố sâu cay-đắng nơi cuộc đời cần khoả-lấp.

Ở tư-thế ngóng chờ ngày CHúa đến lại, sẽ giúp ta hiểu rằng: vẫn còn nhiều đồi núi/cách ngăn đang chờ chực ta san-bằng. Và, Mùa Vọng còn là thời-gian quí-giá để ta tưởng nhớ lại quãng đời bĩ-cực/khổ-đau khi trước. Vào lúc ta những nghĩ rằng: Ngài bỏ rơi ta, chẳng đoái-hoài; nhưng hy-vọng và hướng nhìn về quá-khứ trong chốc lát, ta lại đã nhận ra rằng: Ngài luôn kề-cận, hiện-diện bên ta suốt hành-trình gian-nan/khổ-ải , nơi trần-thế.

Chờ ngày Chúa quang-lâm giáng hạ thêm lần nữa, ta cũng nên nhớ lại lời “Xin vâng!” qua tâm-tình đáp trả tình-tự thương-yêu đang dâng-trào bằng thứ tình tư-riêng, đầy mến mộ.

Chờ và mong ngày Chúa quang-lâm giáng-hạ, còn là nói lên lời đồng-thuận sẽ vui nhận Vương Quốc Nước Trời đang diễn-biến ở chốn gian-trần, do Ngài gửi. Và như thế, ta lại sẽ thực-thi công-lý và hoà-bình, cho dân nước.

An vui ngày lễ vọng, là nói lời “Xin vâng!” đồng-thuận khi biết rõ Ngài vẫn là bạn đồng-hành với ta trong mọi lúc, ở mọi nơi. Ngài vẫn cận-kề ta trong hành-trình tin-yêu mến một đầy trắc-trở. Ta sẽ hiên-ngang nói lời “Xin Vâng!” vui nhận, cả vào lúc thất-vọng rất tràn-trề. Cả vào khi niềm thất-vọng đã chợt đến, chợt đi, thật bất ngờ.

Hãy bắt chước nhà thơ John Bell, người Tô Cách Lan từng diễn-tả tình-tự thân-thương Mùa Vọng bằng nha74ng vần thơ, tình-tứ rất như sau:

“Anh sáng cúi gập mình nhìn tăm tối rồi vội nói:

Ta phải đi, nhất-định không để thế

Hoà-bình ghé lại, thấy chiến-tranh, liền bầy-tỏ:

 Ta đi đây, quyết tái-tạo an-hoà,

Tình yêu để mắt, thấy hận-thù bèn nhất-quyết:

Ta lên đường, dù phải đợi, phải chờ.

 Tựa hồ như thế, Đức Chúa sự sáng

Là hoàng-tử An-Bình

Là Vua Cha của Tình thương yêu

Đã ghé bến nhân-trần, lưu lại cận-kề với ta mãi.”

 Vâng. Có Chúa cận kề, hẳn dân con đi Đạo sẽ hân hoan vui sướng biết bao. Hân hoan, vì đã chờ đợi biết bao năm, không mệt mỏi. Dù, kinh qua mọi khổ ải, nhiều đau thương. Vẫn cứ vui, mà đợi chờ, không quản-ngại vì biết rằng Ngài sẽ lại đến trong vinh-quang mai ngày như đã hứa. Và, Lời Ngài dặn còn đó những Mùa Vọng. Mùa, của chờ mong, yêu thương, rất nhung nhớ.

Lm Richard Leonard sj biên doạn

Mai Tá lược dịch.

SỐNG TỈNH THỨC

SỐNG TỈNH THỨC

 LM Jos Tạ Duy Tuyền

Có ba xác chết đều có bộ mặt đang mỉm cười được đặt tại Trung tâm điều tra hình sự.  Ông quản lý đang trả lời nhà báo về nguyên nhân của những cái chết.

Song Tinh Thuc

– Đây là ông A.  Ông ta chết ngay sau khi biết tin mình trúng xổ số 10 tờ độc đắc.

Ông ta bước đến xác thứ hai:

– Đây là Bo.  Ông ta chết khi nghe tin toà án cho ly dị vợ mà không phải chia gia sản được hưởng toàn bộ.

Đến cái xác thứ ba:

– Đây là Tom.  Ông ta chết vì bị sét đánh.

– Hai người trước thì có thể hiểu được nụ cười, còn ông này cười cái gì?

– Ồ, ông này say rượu, khi thấy tia sáng của sét đánh xuống mà ông ta cứ ngỡ mình đang được chụp hình nên vẫn cứ cười !

Chết có muôn ngàn kiểu.  Vui quá cũng chết.  Buồn quá cũng chết.  Không hẳn già mới chết mà có khi mới sinh cũng chết.  Không hẳn bệnh mới chết mà có khi đang khỏe mạnh cũng lăn ra chết.  Chết cũng không quy định nơi chốn.  Có người chết ở nhà và cũng có người chết đang đi đường . Có người đang nằm viện nhưng cũng có người đang trên công trường.  Nơi chốn và cách thức chết xem ra chẳng có một quy định nào dành cho con người.

Thế nhưng, có một điều chung cho con người là ai cũng phải chết.  Cái chết là quy luật tất yếu của đời người.  Sinh – lão – bệnh – tử.  Có người còn cho rằng con người sinh ra để tiến về cái chết. Mỗi một ngày sống là tiến về cái chết gần hơn.

Hôm nay, Chúa Giê-su còn nói đến ngày cánh chung của toàn thể nhân loại và vũ trụ.  Vũ trụ có khởi đầu thì cũng có ngày kết thúc.  Sự sống con người tồn tại trong vũ trụ cũng kết thúc cùng với ngày cánh chung của vũ trụ.  Ngày ấy sẽ đến với những dấu chỉ kinh thiên động địa.  Ngày ấy sẽ san bằng mọi công trình do con người làm ra.  Ngày ấy sẽ san bằng mọi giai cấp, chủng tộc.  Ngày ấy là sự kết thúc cuộc sống hữu hình để bước qua một trang sử mới trong sự sống siêu nhiên.  Con người sẽ bước qua một cuộc sống thần linh.  Sự sống của linh hồn bất diệt.  Sự sống đời đời ấy với hai thái cực. Một là sống lại để hưởng hạnh phúc đời đời bên Chúa.  Hai là sống lại để bị trầm luân hỏa ngục đời đời.

Song le, thưởng hay phạt đều tùy thuộc vào cách sống của chúng ta hôm nay.  Chúng ta biết đi con đường hẹp, con đường hy sinh từ bỏ những niềm vui bất chính, những thú vui tội lỗi để sống có trách nhiệm với bổn phận thì đời sau sẽ là thiên đàng, là hạnh phúc viên mãn.  Ngược lại, sẽ chịu hình phạt đời đời khi ta cố tình sống buông thả tội lỗi, sống thiếu trách nhiệm và gây đau khổ cho tha nhân.

Thế nên, hôm nay Chúa mời gọi chúng ta hãy tỉnh thức đừng để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời mà hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa.  Hãy sống công chính trước mặt Chúa.  Sống trong ơn nghĩa của Ngài.  Sống trung thành với giáo huấn của Ngài.  Sống tự chủ bản thân mình đừng chiều theo tính xác thịt mà làm trái với luân thường đạo lý.

Xin Chúa giúp chúng ta luôn ý thức thân phận mỏng dòn của mình để trông cậy vào ơn Chúa. Xin cho chúng ta đừng bao giờ sa ngã trong những đam mê tội lỗi nhưng luôn sống trong ơn nghĩa Chúa. Amen

 LM Jos Tạ Duy Tuyền

Đức Thánh Cha: ”Đừng đi tu vì tham vọng và lợi lộc”

Đức Thánh Cha: ”Đừng đi tu vì tham vọng và lợi lộc”


NAIROBI. Trong cuộc gặp gỡ các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh Kenya, ĐTC Phanxicô nhắn nhủ: đừng theo Chúa Kitô vì tham vọng, tiền bạc hoặc tư lợi.

Cuộc gặp gỡ diễn ra lúc quá 3 giờ chiều ngày 26-11-2015 tại khuôn viên trường Công Giáo St. Mary ở thủ đô Nairobi với sự tham dự của hơn 1 ngàn LM, tu sĩ nam nữ và chủng sinh.

ĐTC đã bỏ qua bài huấn dụ dọn sẵn và ứng khẩu bằng tiếng Tây Ban Nha:

”Khi theo Chúa Giêsu Kitô, trong đời linh mục cũng như trong đời thánh hiến, hãy đi qua cửa chính là Chúa Kitô! Có một số người muốn đi vào qua cửa sổ.. nhưng làm như vậy không ích gì. Xin anh chị em, nếu có người đồng hành nào, nam hoặc nữ, đi vào qua cửa sổ, hãy ôm lấy họ, chào đón và giải thích cho họ rằng tốt hơn hãy đi nơi khác, và phụng sự Chúa ở nơi khác, vì đi vào qua cửa sổ như vậy, họ sẽ không bao giờ chu toàn được công trình mà chính Chúa Giêsu đã khởi sự”.

ĐTC nhận xét rằng ”có một số người muốn theo Chúa vì một lợi lộc nào đó. Đó là cám dỗ theo Chúa vì tham vọng: tham vọng tiền bạc, tham vọng quyền bính. Đó là một cám dỗ được gieo vào tâm hồn và nó lớn lên như cỏ dại. Trong đời sống theo Chúa Giêsu, không có chỗ cho tham vọng riêng, cũng chẳng có chỗ cho giàu sang, hoặc trở thành một người quan trọng trong thế giới.”

ĐTC cũng giải thích rằng sở dĩ như vậy vì ”Giáo hội không phải là một xí nghiệp, không phải là một ONG (tổ chức phi chính phủ), nhưng là một mầu nhiệm: mầu nhiệm cái nhìn của Chúa Giêsu trên mỗi người chúng ta và nói: ”Hãy đến! Hãy theo Thầy!”.

ĐTC cũng nhấn mạnh đức tính cảm thương mà linh mục tu sĩ phải có, đó là ”biết khóc”. Ngài nói: ”Vì thế, điều rõ ràng là: Đấng kêu gọi chúng ta là Chúa Giêsu, những người mà Chúa gọi, thì phải đi vào qua cửa chứ không phải qua cửa sổ! Rồi phải theo con đường của Chúa Giêsu.. Dĩ nhiên khi Chúa Giêsu chọn chúng ta, Ngài không phong thánh cho chúng ta.. Tất cả chúng ta đều là người tội lỗi, từ Giáo Hoàng trở xuống… Đừng bao giờ ngưng khóc. Khi một linh mục, một tu sĩ nam nữ khô nước mắt, thì có một cái gì đó không ổn. Khóc vì những bất trung của mình, khóc vì sự đau khổ của thế giới, khóc vì những người bị gạt bỏ, những người già bị bỏ rơi, các trẻ em bị sát hại, vì những điều mà chúng ta không hiểu; khóc khi chúng ta tự hỏi tại sao.. Không ai trong chúng ta có mọi câu trả lời”.

ĐTC không quên nhắn nhủ các LM, tu sĩ và chủng sinh đừng lơ là đời sống cầu nguyện, tương quan với Chúa Giêsu. ”Nếu một LM, tu sĩ quên Chúa Kitô, thì họ sa vào một tội rất xấu xa.”

Ngài cũng nói: ”Thưa cha, nhiều khi con thấy chán cầu nguyện quá.. Con mệt mỏi và ngủ trong giờ cầu nguyện!”. ”Không sao, cứ ngủ đi, ngủ trước Chúa, đó cũng là một cách cầu nguyện. Nhưng hãy ở lại đó, trước Chúa! Anh chị em hãy cầu nguyện, đừng bỏ cầu nguyện! Nếu một người thánh hiến bỏ cầu nguyện, thì linh hồn sẽ khô cằn, như những cành cây khô, trông thật xấu xa. Linh hồn của một nữ tu, một nam tu, một linh mục không cầu nguyệt là một linh mục xấu xa!”

ĐTC khuyến khích họ hãy bớt giờ trước máy truyền hình hoặc bớt ngủ, chứ đừng bớt giờ cầu nguyện.

Cuộc gặp gỡ của ĐTC với các LM, tu sĩ và chủng sinh, diễn ra sau buổi phụng vụ Lời Chúa: trước tiên là lời chào mừng của Đức Cha Anthony Ireri Mukobo, Chủ tịch Ủy ban GM Kenya về giáo sĩ, tu sĩ. Rồi đến chứng từ của Cha Felix Phiri, Chủ tịch Hội đồng các nam Bề trên và nữ tu Michael Marie Rottinghous, chủ tịch Hội đồng các nữ tu Kenya.

Kenya có 1.830 linh mục giáo phận, 914 linh mục dòng, 800 tu huynh, 1463 chủng sinh, 5.500 nữ tu. (SD 26-11-2015)

  1. Trần Đức Anh OP/ Vietvaticanradio

THỨC MÀ KHÔNG TỈNH – TỈNH MÀ KHÔNG THỨC

THỨC MÀ KHÔNG TỈNH – TỈNH MÀ KHÔNG THỨC

LM Minh Anh (Gp. Huế)

“Lạy Chúa, con nâng hồn lên tới Chúa.
Lạy Chúa, con nâng hồn lên tới Ngài”.

HAY SAN SANG

Các bạn trẻ thân mến,

Thánh Vịnh đáp ca của Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay là một lời cầu nguyện khẩn thiết, cũng là tâm tình đúng đắn để chúng ta đi vào Mùa Vọng, khởi đầu một năm phụng vụ mới.  Bởi lẽ, là những người đang sống trên đất, dường như chúng ta đang quá lo lắng những chuyện ngang đất.  Đi giữa ban ngày, nhưng lắm lúc chúng ta đang lần khần trong đêm tối; trừng trừng mắt mở, nhưng không ít lần chúng ta lại hoá đang ngủ mê.  Ấy thế, khởi đầu Mùa Vọng, Lời Chúa hôm nay nói với chúng ta: “Hãy tỉnh thức, hãy cầu nguyện.”

Và thật ý nghĩa, theo Tin Mừng Luca, khi “Hãy tỉnh thức, hãy cầu nguyện” chính là câu nói cuối cùng trong Diễn Từ Chung Luận của Chúa Giêsu trước khi Ngài ra đi chịu chết.  Vậy thì tại sao “lời cuối cho nhau” lại là tỉnh thức và cầu nguyện mà không là một lời nào khác?

Phải chăng, bởi Chúa Giêsu biết có nhiều người thức mà không tỉnh; hay ngược lại, nhiều người tỉnh mà không thức?

Thức mà không tỉnh nghĩa là mê.  Ở đây không nói đến mê ngủ nhưng nói đến mê lầm, mê muội, mê đắm: tức là mê danh, mê tiền, mê việc, mê đất, mê người… mê đến nỗi quên tất cả, quên cả Chúa, quên cả người, quên cả bà con ruột rà anh em và nhất là quên cả nhân cách, quên luôn cả linh hồn mình.  Thức mà không tỉnh là vậy!

Còn tỉnh mà không thức là thấy điều lành nhưng lại không ao ước, mà có ao ước cũng không dám thực hiện.  Vì lẽ, thực hiện thì phải cố gắng, cố gắng lại phải hy sinh, hy sinh hẳn phải bỏ mình.  Bởi thế, sẽ không ngạc nhiên khi có người định nghĩa: “Hoả ngục là nơi được lát bằng những thiện chí.”  Tỉnh mà không thức là thế!

Kho tàng ngụ ngôn Ấn Độ kể rằng:  Cụ già kia có cô cháu ngoại 12 tuổi với khuôn mặt thật xinh xắn, đôn hậu; nhưng rủi thay, cô bé bị mù từ thuở mới sinh.  Bởi thế, ngày ngày cô thầm khóc vì tủi thân và nét mặt bao giờ cũng trầm buồn.  Cho đến một hôm, cụ già gọi cô lại và bảo: “Cháu ơi, trên đời này người ta khổ vì mê, người ta bất hạnh vì lầm.  Vì mê, nên người ta so; vì lầm, nên người ta sánh.  Phần cháu, cháu không mê, cũng không lầm; cháu không so, cũng không sánh nên thật hạnh phúc.”

Cô bé xem ra không hiểu nên ngoại em nói tiếp: “Người ta so sánh cái này với cái kia, người này với người nọ.  Chính cái hơn thua làm cho người ta đau khổ, chính cái đua đòi làm cho người ta u mê, để rồi họ miên man chạy theo danh, hụt hơi tìm theo lợi, rong ruổi theo cái phù hoa, bất chấp phải xâu xé, không ngại phải dẫm đạp…  Thế mà đang khi đó, mấy ai nhớ rằng, tất cả mọi sự đang qua đi, tất cả mọi sự đang tan chảy; có cái tan nhanh như bọt nước, có cái tan chậm như địa cầu.  Mỗi người quên rằng, chính thân xác họ đang tan, cuộc đời họ cũng đang chảy.  Sống thêm một ngày là một ngày bước tới gần bên huyệt mộ của mình”.

Nghe xong lời giải thích, cô cháu lặng người, những giọt lệ từ đôi mắt mù loà lăn dài trên đôi má; nhưng cũng từ đó, khuôn mặt cô bắt đầu rạng rỡ.  Cô cảm nhận mình đang thật hạnh phúc.

Các bạn thân mến,

Khởi đầu Mùa Vọng, là những lữ khách trên chốn trần ai, chúng ta không được đề nghị hãy quên những chuyện dưới thấp để sống lỏng bỏng hỏng chân cho những chuyện trên trời, nhưng mỗi người đang được mời gọi hướng lên cao đang khi chu toàn những công việc dưới thấp, mỗi người được mời gọi làm những việc bình thường một cách phi thường, nghĩa là được mời gọi nâng tâm hồn lên tới Chúa.

Mỗi người hãy ao ước thưa lên: “Lạy Chúa, con nâng hồn con lên tới Chúa, con nâng hồn con lên tới Ngài.”  Muốn được vậy, chớ gì chúng ta cũng biết tỉnh thức và cầu nguyện luôn để không phải là người lừng khừng đi giữa ban ngày mà thực tế, đang lầm lũi trong đêm; để không là những người quá quen với bóng tối đến nỗi không biết ở bên kia vẫn còn sự hiện diện của ánh sáng.

Vậy mà, tự sức chúng ta, tỉnh thức và cầu nguyện lại không dễ chút nào.  Hãy đến với Chúa Giêsu mỗi ngày trong phép Thánh Thể, vì Thánh Thể không chỉ là của ăn linh hồn nhưng còn là mặt trời cho mỗi ngày sống của chúng ta.

Càng đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, chúng ta càng được mạnh sức; càng đến với Ngài, chúng ta càng được khôn ngoan, tỉnh táo.  Tâm có tỉnh, trí mới khôn; lòng có cầu, ý mới nguyện.  Tỉnh thức và cầu nguyện là vậy, là ước ao nên tốt hơn mỗi ngày, là biết sống như những người con sẵn sàng đứng thẳng và ngẩng đầu lên một khi ra trước mặt Chúa.

Mỗi người chúng ta có thể cầu nguyện: “Lạy Chúa, dù làm việc, dù học hành…, mỗi chúng con cũng đang bôn tẩu ngược xuôi giữa chợ đời.  Xin hãy dừng bước chân con, xin hãy dừng bước chân con… để con cũng có thể nâng hồn lên tới Chúa; cho tim con đang trĩu nặng được thư thái, cho trí xôn xao của con được lặng yên, cho thần kinh căng thẳng của con được dịu lại, cho gân cốt mệt nhoài được ngơi nghỉ.  Cho con thật tỉnh thức và chuyên chăm nguyện cầu.

Giữa bao công việc thường ngày, xin dạy con biết dừng lại năm mười phút, trầm sâu xuống lòng mình để nghe cho được tiếng Chúa, tiếng tha nhân và cả tiếng lòng con.

Xin cho con mỗi tuần, ít nữa ngày Chúa Nhật, biết dành thời giờ cho Chúa, cho linh hồn con nhiều hơn.  Từ đó, con có thể rút ra nguồn sáng mới, sức mạnh mới và lòng dũng cảm mới.  Và lạy Chúa, cho dẫu trời có sập xuống, đất có vỡ đôi khi mà mọi người phải hồn xiêu phách lạc, thì phần con, lạy Chúa, Chúa có thể gọi con bất cứ lúc nào vì con đang tỉnh thức và cầu nguyện để luôn sẵn sàng; sẵn sàng khi thức, sẵn sàng cả lúc ngủ, nhất là giấc ngủ không bao giờ chỗi dậy, giấc ngủ sau cùng, Amen”.

LM Minh Anh (Gp. Huế)

TỬ ĐẠO – ĐỨC TIN

TỬ ĐẠO – ĐỨC TIN

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên –

Kính Trọng thể Các thánh tử đạo Việt Nam

Mt 10, 17-22

Tác giả:  Lm. Vinh Sơn, scj

“Tử Đạo” theo nguyên ngữ là “Martyr” có nghĩa là “làm chứng”, chết vì Chúa Kitô đạt được niềm hạnh phúc như Chúa Giêsu đã khẳng định: “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em trên trời thật lớn lao” (Mt 5,10-12; Lc 6,22).

Suốt ba thế kỷ trong nhiều thời kỳ bách đạo khác nhau, Giáo Hội Việt Nam đã sinh ra trên 100.000 ngàn vị anh hùng tử đạo, trong số đó có 117 vị được phong thánh, một Vị Chân phước tử đạo đầu tiên cho Giáo hội Việt Nam là thầy giảng Anrê Phú Yên. Hiện nay cũng có mười vị được tôn kính như là bậc “Đáng kính” và 1.000 vị được đứng vào bậc “tôi tớ Chúa”. Các tín hữu còn sót lại trong các cuộc bách hại cũng bị nhà tan cửa nát, trốn tránh vào những nơi rừng thiêng nước độc để giữ niềm tin, như các giáo dân chạy vào vùng La Vang, Quảng Trị, giống như xưa các Kitô hữu tiên khởi đã phải trốn vào sinh sống các hang toại đạo được đào sâu trong lòng đất ở ngoại ô Rôma.

Các ngài thuộc đủ mọi thành phần Dân Chúa: Giám mục, linh mục, thầy giảng, chủng sinh, giáo lý viên, trùm họ, chánh trương và anh chị em tín hữu. Về xã hội các ngài cũng thuộc mọi thành phần: Quan trong triều đình, chánh tổng, quan án, lý trưởng… quân nhân các cấp bậc, thương gia, nông dân, ngư dân hay nội trợ… Địa vị và chức nghiệp của các ngài không hề là trở ngại hay là lý do phân cách các ngài trong sứ mệnh làm chứng cho Đức Tin vào Đức Kitô, tất cả vì lòng tin và yêu mến Thiên Chúa và Đức Kitô.

Chiêm ngưỡng cha ông tử đạo để thể hiện tình yêu với Chúa Kitô, chúng ta – con cháu Rồng – Tiên biểu lộ tử đạo qua cuộc sống hằng ngày dù rằng chúng ta còn bất toàn và yếu đuối. Các ngài cũng như chúng ta cũng từng có những yếu đuối sa ngã của con người, như Thánh Luca Phạm Trọng Thìn, khi làm Chánh Tổng đã có một thời gian dan díu tình cảm với cô Trung, người làng Trà Lũ; hay như thánh Mátthêu Lê Văn Gẫm, một thương gia giàu có, đã từng yếu lòng đèo bồng thêm một cô vợ bé… Nhưng sau khi vị Linh hướng hay gia đình khuyên bảo nhắc nhở, các ngài ý thức được sự yếu đuối sai sót của mình và hết lòng ăn năn hối cải, quyết tâm đổi mới lại cuộc đời, sống tình bác ái Tin mừng theo gương Chúa Giêsu, trở nên gương sáng cho người khác, hết sức phục vụ Giáo Hội. Là con người bất toàn, dù yếu đuối, nhưng khiêm tốn, phó thác Thiên Chúa đã ban ân sủng, các ngài trở nên mạnh mẽ, trung kiên, can đảm nhận cái chết để làm chứng cho Đức Kitô.

Dịp mừng kính các vị anh hùng tử đạo cha ông, là thời gian và cơ hội quý báu giúp chúng ta – thế hệ con cháu, dù thuộc bất cứ thành phần nào cũng có thể nhìn vào các ngài soi chiếu để duyệt lại lại đức tin của chúng ta như Giáo Hội mời gọi: Đức tin can đảm, Tin vào Chúa là tất cả, Đức tin sống động được thể hiện qua lời nói việc làm như thánh Giacôbê xác tín “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2,17). Khi duyệt lại đời sống đức tin chúng ta, gần gũi và sống động nhất theo gương của các vị tiền bối mà tiến bước. Nhìn đức tin dưới ba khía cạnh cần duyệt lại, các anh hùng tử đạo nói chung và các anh hùng tử đạo Việt Nam đã làm chứng đức tin khi đổ máu đào tuyên xưng Đức Kitô:

  • Các chứng nhân Tử đạo mạnh mẽ đồng nhất từ tâm can đến cách hành xử can đảm chấp nhận gian nan và đi vào cái chết vì Chúa Kitô như chính Chúa Kitô đã chết cho các ngài. Tử đạo là chết vì Chúa Kitô, trong đơn thuần và tinh khiết, trong sáng và huyền diệu, can trường và khiêm nhu…
  • Với anh hùng tử đạo, các ngài nhìn nhận Chúa Kitô là tất cả sự chọn lựa. Không có sức mạnh nào ngay cả cái chết có thể tách rời sự kết hợp lòng yêu mến Chúa, các ngài mặc tâm tình như Thánh Phaolô đã khẳng định: “Ai có thế tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Đức Kitô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo?”. Trong gian nguy nhưng sẽ chiến thắng như thánh Tông đồ đã xác tín: “Trong mọi thử thách, chúng ta sẽ toàn thắng nhờ Đấng đã yêu mến chúng ta” Và Ngài kết luận: “Tôi tin chắc rằng: cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, chiều cao hay vực thẳm hay bất cứ một loài thụ tạo nào khác, không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa được thể hiện nơi Đức Kitô Chúa chúng ta” (Rm 8, 35-39).
  • Các anh hùng tử đạo đã tuyên xưng đức mạnh mẽ bằng cái chết , dù trước sức mạnh của bạo quyền trong các nhục hình: Xử trảm (chặt đầu), bị xử giảo (thắt cổ), bị tra tấn và chết rũ tù, bị thiêu sống, bị lăng trì (phân thây bằng sức mạnh của dã thú), bá đao (hay còn gọi là tùng xẻo, mỗi tiếng trống cắt một miếng thịt làm đủ một trăm nhát), không thể làm các Ngài tách ra khỏi niềm tin, xa cách tình yêu Thiên Chúa mà trái lại các ngài luôn thể hiện niềm xác tín và tình yêu vào Đấng mà các ngài tin thờ.

Khi duyệt lại đời sống đức tin và “tái khám phá hành trình Đức Tin để luôn làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say mới của việc gặp gỡ Đức Kitô” đồng thời, “khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng Đức Tin trong sự toàn vẹn và với niềm xác tín được đổi mới, trong niềm tín thác và hy vọng” (Tự sắc Porta Fidei, số 2 và 9),

Thật thế, chúng ta con cháu noi gương đức tin của cha ông – các anh hùng Tử Đạo sống theo lời dạy của Thánh Phaolô:

“Hãy bén rễ sâu trong Đức Kitô, xây dựng trên nền tảng Đức Kitô và được củng cố trong đức tin” (Cl 2, 7).

Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn 14/11/2015

Nụ hôn của Đức Giáo Hoàng đã giúp teo u não bé gái 1 tuổi

Nụ hôn của Đức Giáo Hoàng đã giúp teo u não bé gái 1 tuổi

Bé gái Gianna ở Pennsylvania (Mỹ) có một khối u não ở vị trí không thể phẫu thuật được. Sau khi Giáo Hoàng Phanxico hôn lên đầu bé, kì diệu thay khối u đã teo nhỏ đi trông thấy.

 

Bấm xem Video Thánh Ca

Giáo Hoàng Francis hôn lên đầu bé gái Gianna 1 tuổi hồi tháng 9 vừa qua, trong chuyến thăm của ông tới vùng Philadelphia. Chị Kristen Masciantonio, mẹ bé trả lời trên truyền hình địa phương: “Con bé đang khỏe lên và khá hơn trước. Nó đã biết hôn gió và chỉ trỏ vào các đồ vật”.

Joey và Kristen Masciantonio nói rằng nụ hôn của Giáo hoàng thực sự là “một phép màu”. So sánh phim chụp khối u giữa tháng 8 và tháng 11 cho thấy một sự chuyển biến rõ rệt. Nhà Masciantonio coi đây là một “sự can thiệp thần thánh”.

 Kết quả giữa tháng 8 và tháng 11 phim chụp não cho thấy kết quả khác biệt hoàn toàn.

Anh Joey Masciantonio trả lời trên truyền hình: “Năm ngoái thực sự là ác mộng của con bé. Tôi tin rằng phép màu này là do Chúa ban phước. Tôi chắc chắn Giáo hoàng là một sứ giả của Chúa trời”.

Theo Quang Minh – Daily Mail (danviet.vn)

httpv://www.youtube.com/watch?v=RiXWkF02sh8

Kinh Hòa Bình – Lm.JB.Nguyễn Sang