TÍCH LŨY CỦA CẢI

TÍCH LŨY CỦA CẢI

(Lc 12:13-21)

Hương Vĩnh chuyển ngữ

Một cách khác thường, Chúa Giêsu đã gọi người đàn ông trong dụ ngôn nầy là “người dại dột” (Lc 12, 20), không phải vì ông ta giàu có – giàu có không phải là một cái tội – nhưng vì thái độ sai lầm của ông đối với của cải.

Một phi công đang bay trên không trung với ba hành khách trong máy bay: một hướng đạo sinh, một vị linh mục và một khoa học gia về không gian.  Viên phi công quay về phía ba hành khách và đưa tin buồn một cách nhẫn tâm: “Máy bay đang rơi xuống!  Chúng ta có bốn người nhưng chỉ có ba cái dù.  Tôi có vợ và ba con đang cần đến tôi.”  Anh ta chộp lấy một cái dù và nhảy ra khỏi máy bay.  Nhà khoa học nói lớn tiếng: “Tôi là người khôn lanh nhất trần gian.  Thật là một đại họa cho nhân loại nếu tôi phải chết.”  Ông liền chộp lấy chiếc dù thứ hai và nhảy ra khỏi máy bay.

Còn lại vị linh mục và em hướng đạo sinh.  Vị linh mục quay sang em đó và nói: “Con ơi, cha không có gia đình.  Cha đã sống một cuộc sống lâu dài và hạnh phúc rồi, nay cha sẵn sàng trực diện với Đấng Tạo Hóa.  Con đang còn trẻ.  Cả một cuộc sống dài lâu đang trải ra trước mặt con.  Con hãy cầm lấy chiếc dù nầy đi.” Thật là một linh mục đáng khâm phục.  (Bạn có thể tin tưởng tôi khi tôi tuyên dương vị linh mục đó là anh hùng!)

Em hướng đạo sinh trả lời: “Xin cám ơn Cha, nhưng điều đó không cần thiết.  Cả cha và con đều có dù hết.  Cha có biết không, cái ông khôn lanh nhất trên đời đó đã nhảy ra khỏi máy bay, mang theo cái ba-lô của con!  Ông ta không khôn lanh như ông ta tưởng.”

Tôi thiết tưởng đó là phần chính của sứ điệp Tin Mừng hôm nay.

Linh đạo phá sản

Chúng ta không luôn luôn khôn lanh như chúng ta thường nghĩ tưởng.  Phần nhiều những gì chúng ta làm, quyết định hay chọn lựa không có ý nghĩa thật sự, sau khi chúng ta xem xét kỹ càng.  Chúng ta cảm thấy mình ngu đần.  Người đàn ông giàu có trong đoạn Phúc Âm nầy là một trường hợp điển hình.

Không có chỗ nào trong đoạn Phúc Âm nầy cho thấy ông là một con người xấu xa.  Có thể ông là một người tốt, một người tao nhã nữa.  Chắc chắn ông là một người làm việc đầu tắt mặt tối.  Đúng thế, những người làm việc khó nhọc đôi khi có những quyết định tồi tệ.  Người đàn ông trong đoạn Phúc Âm nầy đã lập kế hoạch đời mình căn cứ trên cuộc sống ở trần gian nầy mà thôi.

Cụm từ duy nhất mà ông biết đến là phải “có nhiều hơn nữa.”  Ông ta bị thôi miên bởi cụm từ “thêm nữa” mà không bao giờ có thể nắm bắt được.  Ông không bao giờ đi quá xa hơn cụm từ đó.  Ông càng có thêm, ông càng muốn thêm hơn.  Một người tham lam không bao giờ được thỏa mãn.  Đủ không bao giờ là đủ hết.

Bỗng chốc quả bong bóng nổ tung.  Chúa gọi ông ta và ông phải ra đi, để lại đằng sau tất cả của cải cho một người khác.  Ông không thể mang theo một thứ gì với mình.  Ông đứng trước mặt Chúa với tay không và trần trụi.  Ông không có một lời nào để thốt lên.  Sự trống rỗng của ông đã nói lên tất cả.  Cả Chúa cũng không có một lời nào để ngỏ với ông.

Tới lúc đó, ông mới biết mình chưa bao giờ làm gì hết.  Đám tang của ông cũng rầm rộ như đám tang của một tên trùm Mafia, với khối bông hoa và mộ bia bóng nhoáng.  Cuối cùng, tên trùm Mafia là người giàu có nhất trong nghĩa địa, nhưng được công bố là bị phá sản về mặt tinh thần.

Như vậy, những ưu tiên của chúng ta là gì?  Chúng ta đã sống cho lý tưởng nào?  Tất cả cuộc sống chúng ta dùng để làm gì?  Con tim chúng ta hướng về đâu?  Điều gì chúng ta đã mong muốn nhiều nhất?  Đó là những vấn nạn lớn lao.  Tất cả đều tùy thuộc vào câu trả lời.

Sự sống sau khi chết

            Số phận của người đàn ông trong dụ ngôn nầy đưa chúng ta đến một câu hỏi sâu xa hơn nữa: Điều gì xảy ra sau khi chết?  Có phải chúng ta sẽ được kết thúc dưới ba tấc đất hay trong lò hỏa thiêu? Có phải chỉ thế thôi sao?

Thánh Augustinô đã la lên: “Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng chúng con cho Chúa và con tim chúng con bồi hồi xao xuyến cho tới khi được nghỉ an trong Chúa!”  Chúng ta có kinh nghiệm về sự bồi hồi thổn thức đó ở trong chúng ta hay không?  Có một khoảng trống trong con tim và một sự nhức nhối trong tâm hồn mà chỉ Thiên Chúa mới khoả lấp được không?  Lại một lần nữa, đó chính là những vấn đề quan trọng trong cuộc sống.

Sự sống trước khi chết

Có một vấn nạn khác chúng ta cần phải nêu lên: “Có một cuộc sống trước khi chết không?” Điều đó xem ra là một câu hỏi quái đản đang đập vào đầu óc bạn.  Eric Fromm là một tâm lý học gia nổi tiếng đã viết:“Điều đáng thương hại trong cuộc sống ngày nay là phần đông chúng ta chết trước khi sống trọn vẹn.”  Nhà tâm lý học nầy đã quan tâm đến những người chỉ “hiện hữu” chứ không “sống” thật sự.

Tối chắc chắn nếu nhà tâm lý học Fromm có mặt ở Waterford vào ngày hội gọi là “Spraoi” vào thượng tuần tháng tám, ông ta sẽ lấy làm sung sướng thấy rất đông người đang vui hưởng cuộc sống mà không chút ngượng ngùng.  Thiết tưởng ngay cả Chúa nữa cũng sẽ hết lòng tán thưởng.  Tôi tưởng tượng Chúa đang nhìn xuống, mỉm cười và nói: “Cuộc thí nghiệm lớn lao của Ta với sự sống đã được chứng minh.”  

Tôi đã đọc đâu đó một câu chuyện nói về những người khóc than lớn tiếng trên giường bệnh, sắp chết, là những người chưa bao giờ biết sống.  Họ chỉ là những quan sát viên đối với cuộc sống, những người ngoại cuộc, những khán giả thụ động.  Thần học lớn lao của Kitô giáo cho biết vinh quang của Thiên Chúa chính là con người biết sống một cách trọn vẹn.

Giả thiết

Thử tưởng tượng một chút là Chúa hiện ra và nói đôi điều với chúng ta cũng như Ngài đã nói với người đàn ông giàu có trong đoạn Phúc Âm nầy: “Thời giờ của con đã điểm.  Bây giờ là lúc con phải ra đi.  Con còn sống vài giờ nữa thôi để sắp đặt cuộc sống cho ổn định.  Bây giờ quá trễ để thay đổi được gì, ngoại trừ việc con nói lời giã biệt.  Không cần phải sửa soạn hành lý.  Tất cả những gì con mang theo với mình là những kỷ niệm của con.”

Những kỷ niệm gì bạn sẽ mang theo?  Những kỷ niệm gì sẽ khiến bạn nói lên: “Tôi sung sướng vì đã biết sống.  Tôi sung sướng vì đã cưới người phối ngẫu của tôi.  Tôi đã được lớn lên trong gia đình tôi, yêu thương cha mẹ tôi, đối xử với mọi người với lòng kính trọng và đầy nhân phẩm, làm cho nhiều người cười thay vì khóc, làm cho nhiều người cảm thấy được thoải mái, biến cuộc sống trở thành hòa nhã hơn, ân cần hơn và chan chứa nhiều kinh nghiệm tốt đối với kẻ khác?”

Những ưu tiên

Nếu bạn chỉ còn sống thêm ít giờ nữa thôi, bạn có còn quan tâm đến sự thành công, đến trương mục ngân hàng, danh thơm tiếng tốt, chơi gôn thật giỏi hoặc bất cứ điều gì mà bạn thích thú trong cuộc sống?  Tôi thiết tưởng tôi biết điều bạn muốn làm trong những giờ còn lại của bạn.  Tôi ức đoán ra ngay bây giờ đây!

Bạn sẽ nói với càng nhiều người càng tốt về một trong ba điều sau đây – có thể hai điều hay cả ba điều.  Có người bạn sẽ nói: “Tôi rất lấy làm buồn!”  Với người khác, bạn lại nói: “Tôi tha thứ!”  Và người khác nữa, bạn sẽ nói: “Tôi rất yêu thương!”  Đó là những gì bạn sẽ nói, bởi vì rõ ràng cuộc sống là như thế đó.

Cuối cùng, cuộc sống có tương quan đến Thiên Chúa và đến tha nhân.  Và như thế, người giàu có trong dụ ngôn nầy đã đánh mất điều đó ở đâu?  Những ưu tiên của ông ta đã sai lầm.  Ông đã săn đuổi hũ vàng cho tới khi cầu vồng biến mất và khi đến cuối cuộc đời, ông bàng hoàng khám phá ra rằng đó chỉ là ảo ảnh.

Phúc Âm đưa chúng ta về với thực tại.  Sống là sống trong thực tại, chứ không phải bằng trí tưởng tượng.  Trí tưởng tượng cũng tốt, bao lâu không làm cho thực tại trở nên nhầm lẫn.  Phúc Âm đưa chúng ta trở về với những gì là quan trọng và những gì không quan trọng.

Lòng hào hiệp và sự chiếm hữu 

Trong vài giờ ngắn ngủi sau cùng đó, sự kiện trở nên giàu có hay nổi tiếng, trở thành vĩ đại và quyền thế, kho lẫm đầy thóc hay bất cứ chiến công, chiến tích nào mà chúng ta đã tích luỹ… không có điều gì trong những thứ đó sẽ trang trí cho khung ảnh cuộc đời.

Điều quan trọng ở đây là lòng hào hiệp ở bên trong, chứ không phải sự chiếm hữu ở bên ngoài. Và nếu chúng ta chân nhận như thế, chúng ta sẽ không ngớ ngẩn sai phạm khi chộp lấy cái ba-lô mà tưởng là cái dù.  Mong bạn hiểu điều tôi muốn nói!

Phúc Âm đã dạy: “Thật vậy, một chút gian truân tạm thời trong hiện tại sẽ mang lại cho chúng ta cả một khối vinh quang vô tận, tuyệt vời.  Vì thế, chúng ta mới không chú tâm đến những sự vật hữu hình, nhưng đến những thực tại vô hình.  Quả vậy, những sự vật hữu hình thì tạm thời, còn những thực tại vô hình mới tồn tại vĩnh viễn.” (2 Cr, 4 17-18)

Nguyên Tác In Step With God

LM Vincent Travers, OP

Hương Vĩnh chuyển ngữ

From: langthangchieutim.

6 dấu chỉ thời cánh chung

6 dấu chỉ thời cánh chung

7/9/2016 4:19:04 PM

[Đăng báo ĐMHCG, số 359, tháng 7-2016, Dòng Chúa Cứu Thế xuất bản tại Hoa Kỳ]

dauchi.jpg

Chúng ta nghe nói nhiều tới thời cánh chung, tận thế hoặc Chúa Giêsu giáng lâm. Nhưng rồi nghe mãi hóa nhàm nên chúng ta lại cho là bình thường. Đó là động thái nguy hại cho chính cuộc đời chúng ta. Hãy cảnh giác! Và liệu Kinh Thánh có cảnh báo chúng ta?

Thần học gia Jeff Kinley, tác giả cuốn “As It Was In The Days of Noah: Warnings from Bible Prophecy About the Coming Global Storm” cũng nghĩ vậy. Kinley nói: “Kinh Thánh cho biết rằng Thiên Chúa sẽ có lúc tái lâm để xét xử nhân loại. Nhưng khác với Đại Hồng Thủy, ngày đó sẽ là một sự kiện đơn giản, có thể là một loạt sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Đại Hồng Thủy cho thấy rằng Thiên Chúa kiên nhẫn, nhưng Ngài đặt ra giới hạn chịu đựng. Mặc dù hình phạt hủy hoại dữ dội, nhưng Ngài vẫn xét xử công bình và cho nơi trú ẩn”.

Đối với những người nghi ngờ tính hữu hiệu của Kinh Thánh hoặc không muốn nhìn nhận văn hóa ngày nay, Kinley chia sẻ 6 dấu chỉ và những gợi ý cho thấy thế giới đang đi đến ngày phán xét…

1. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

Qua các phương tiện truyền thông, chúng ta biết nhiều về vấn đề này. Đó là chủ đề nóng về tình trạng kinh tế. Trái khoản quốc gia Hoa Kỳ tiếp tục tăng vọt. Trên khắp thế giới, các nước lớn và nhỏ đều không thỏa mãn nhu cầu nên lún sâu vào hố nợ nần. Cũng như thời ông Nô-ê, người ta phải nhờ vào các nước khác để sinh tồn, và họ phải trở về với Thiên Chúa. Kinh Thánh cho biết: “Nếu dân Ta, dân vốn kêu cầu Danh Ta, mà biết hạ mình xuống khẩn nguyện và tìm kiếm Nhan Ta, từ bỏ những con đường xấu xa mà trở lại, thì Ta, từ trời, Ta sẽ nghe và thứ tha tội lỗi nó và sẽ phục hưng xứ sở của nó” (2 Sbn 7:14).

2. BẠO LỰC và ÁN MẠNG

Kinley nói rằng có một bệnh dịch không thể kiểm soát là thù hận và bạo lực trong thế giới chúng ta, đó là điều hiển nhiên trong các loại tội phạm khủng bố vì thù hận, trong các nhóm tôn giáo, giết người có động lực thúc đẩy, giết những người vô tội và trẻ em trên khắp thế giới – điển hình là những người bị tàn sát dã man tại I-rắc trong những ngày vừa qua (tháng 8-2014). Năm 2011, hơn 1,2 triệu vụ phạm pháp dữ tợn đã xảy ra tại Hoa Kỳ – mỗi năm có 15.000 vụ giết người. Chúa Giêsu đã nói trước: “Thời ông Nô-ê thế nào thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy” (Mt 24:37). Thời ông Nô-ê dầy bạo lực và sự xét xử của Thiên Chúa. Còn hơn là khuyến khích sợ hãi và lo lắng, Kinley động viên các Kitô hữu tìm hiểu các cách thể hiện tiên tri ngày nay và sống đức tin viên mãn là chia sẻ Đức Giêsu Kitô với người khác.

3. TRỘM CƯỚP

Ngày nay, thông tin cá nhân và tài chính không còn an toàn vì các hacker (kẻ cắp dữ liệu). Mối quan ngại này bao gồm cả mật khẩu của điện thư (email passwords), hình ảnh webcam và điện đàm. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng kẻ trộm cắp không làm gì khác hơn là giết người và cướp của. Chúng ta hiểu thời đại chúng ta theo nghĩa đen, nhưng qua con mắt của Kinh Thánh, kẻ thù đang cố gắng ăn cắp tính đồng nhất hoặc sự nhân dạng của chúng ta (giống như trộm cướp thẻ căn cước). Kinley khuyên các Kitô hữu “sống khôn ngoan và cứu lấy thời đại của chúng ta”.

4. VÔ LUÂN

Thế hệ này mê tình dục quá độ và coi thường tâm linh. Biên độ luân lý hầu như không còn trong văn hóa tự do tình dục, thoải mái chia sẻ các hình ảnh “đen”, kể cả âm thanh và văn bản. Các phương tiện di động (điện thoại, ipod, ipad, iphone,…) và mạng lưới xã hội (facebook, twitter, youtube,…) đầy những thứ độc hại. Kinley nhận xét: “Như trong thời ông Nô-ê, thời đại chúng ta là thế giới ưa tình dục, và ngày nay người ta dùng để bán đủ thứ – từ chiếc kẹo cao-su tới xe hơi. Tình dục xuất hiện khắp nơi”.

5. BÁCH HẠI KITÔ GIÁO

Năm 2011, gần 100 triệu Kitô hữu bị bách hại trên khắp thế giới. Năm 2012, con số này tăng gần gấp đôi. Kinley shares that the Bible reaffirms this as Chúa Giêsu nói: “Bấy giờ, người ta sẽ nộp anh em, khiến anh em phải khốn quẫn, và người ta sẽ giết anh em; anh em sẽ bị mọi dân tộc thù ghétvì danh Thầy. Bấy giờ sẽ có nhiều người vấp ngã. Người ta sẽ nộp nhau và thù ghét nhau. Sẽ có nhiều ngôn sứ giả xuất hiện và lừa gạt được nhiều người. Vì tội ác gia tăng, nên lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội đi. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát” (Mt 24:9-13).

6. ĐỨC TIN GIẢM SÚT

Thánh Phaolô nói: “Vào những thời cuối cùng, một số người sẽ bỏ đức tin mà theo những thần khí lừa dối và những giáo huấn của ma quỷ; đó là vì trò giả hình của những tên nói dối mà lương tâm như bị thích dấu sắt nung” (1 Tm 4:1-2). Thời đại chúng ta có nhiều niềm tin sai lạc, các triết lý thời đại mới, và các bậc thầy tâm linh. Khi đến ngày tận thế, sẽ có nhiều các tiên tri giả, họ tự xưng là Đức Kitô. Kinley tin rằng việc phục hưng trong Giáo hội là cách mới và không được đề cập trong Kinh Thánh.

VĨ NGÔN: “ĐỪNG SỢ, THIÊN CHÚA LUÔN CHE CHỞ BẠN”

Tác giả Kinley nhắc nhở chúng ta rằng trong thời ông Nô-ê cũng như ngày nay, sự công chính và thánh thiện của Thiên Chúa luôn đứn vững. Khi các Kitô hữu biết trước sự trở lại của Đức Kitô, thì họ cũng phải như ông Nô-ê là biết sống sao cho người khác thấy mà trở về với ơn cứu độ. Hãy sẵn sàng chiến đấu và can đảm như lời Chúa nói với Áp-ram trước khi trở thành Tổ phụ Áp-ra-ham: “Ta là Thiên Chúa Toàn Năng. Ngươi hãy bước đi trước mặt Ta và hãy sống hoàn hảo. Ta sẽ đặt giao ước của Ta giữa Ta với ngươi, và Ta sẽ cho ngươi trở nên đông, thật đông. Ông Áp-ram cúi rạp xuống” (St 17:1-2).

JANA DUCKETT
TRẦM THIÊN THU 
(Chuyển ngữ từ Beliefnet.com)

Linh Muc Việt Nam đầu tiên làm viện trưởng Viện Thần Học Giáo Hội Công Giáo La Mã

 Linh Muc Việt Nam đầu tiên làm viện trưởng Viện Thần Học Giáo Hội Công Giáo La Mã

Baoconggiao.com

Linh Muc Việt Nam đầu tiên làm viện trưởng Viện Thần Học Giáo Hội Công Giáo La Mã

Sự kiện thứ hai là lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo La Mã có một phụ nữ được chỉ định làm hiệu trưởng trường đại học Pontifical University Antonianum, nữ giáo sư Mary Melone của dòng Franciscan Sisters Angeline.


Linh mục Đinh Anh Nhuệ Nguyễn (Ảnh: heraldmalaysia.com)

Theo heraldmalaysia.com, có 3 sự kiện lớn vừa diễn ra tại Rome trong thời gian qua.

Thứ nhất là sự xuất hiện của Đức Giáo Hoàng người châu Mỹ La tinh đầu tiên.

Sự kiện thứ hai là lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo La Mã có một phụ nữ được chỉ định làm hiệu trưởng trường đại học Pontifical University Antonianum, nữ giáo sư Mary Melone của dòng Franciscan Sisters Angeline.

Sự kiện thứ ba là cha Đinh Anh Nhuệ Nguyễn, người Việt Nam đầu tiên được chỉ định làm viện trưởng Viện Thần Học Giáo hoàng St. Bonaventure – Seraphicum tại Rome.

Vị linh mục 46 tuổi này thuộc dòng Phanxico Viện tu, OFMConv., và từng là kỹ sư điện.

Ông cũng từng là giáo sư của trường đại học Thần Học tại Melbourne, Australia, và hiện nay là giáo sư của trường đại học Pontifical Urbaniana University.

Cha Đinh Anh Nhuệ Nguyễn đã nhận được nhiều giải thưởng, và năm 2014 đã được vinh danh và trao giải Martini International Award, nhờ cuộc nghiên cứu về chủ đề “Thánh Kinh Và Nền Văn Hoá”.

Tác phẩm giúp ông đoạt giải mang tên Thánh Kinh và các nền Văn Hoá Á Châu: Đọc Lời Chúa trong bối cảnh văn hoá của nó và ngữ cảnh Việt nam (The Bible and Asian cultures. Reading the Word of God in Its cultural background and in the Vietnamese context).

Công trình này khảo sát những câu châm ngôn Kinh Thánh trong tiếng Việt; hình ảnh Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa trong Tân Ước và trong truyền thống Việt nam; và ngôn ngữ tình yêutrong Diễm Tình Ca cũng giống chữ tình trong văn chương tiếng Việt.

Cha Đinh Anh Nhuệ Nguyễn đã vượt qua chặng đường dài từ Nga, đến Ba Lan, và rồi đến Italy để hoàn tất cuộc nghiên cứu về thần học. Theo ông, Thiên Chúa luôn luôn kêu gọi và chuẩn bị cho tất cả mọi người đến với con đường phụng sự Giáo Hội ở mọi thời đại, mọi nơi chốn và mọi quốc gia.

Song Châu / SBTN
https://zenit.org/articles/interview-a

Vị lãnh đạo hội thánh Tin Lành của “nhà thờ khổng lồ” trở lại Đạo Công Giáo‏

Vị lãnh đạo hội thánh Tin Lành của “nhà thờ khổng lồ” trở lại Đạo Công Giáo‏

baoconggiao.com

Vị lãnh đạo hội thánh Tin Lành của “nhà thờ khổng lồ” trở lại Đạo Công Giáo‏

 

Mục sư của “nhà thờ khổng lồ” giáo phái Phúc âm kể câu chuyện trở lại vang lừng của mình

Mục sư người Bắc Âu Ulf Ekman thổ lộ với đồng hương người Thụy Điển Henrik Lindell của mình.

Từ ba mươi năm nay, mục sư Ekman là người rao giảng phúc âm nổi tiếng nhất, ông sáng lập “nhà thờ khổng lồ” Livets Ord (Lời Sự sống). Trước hết là từ mạng của các cộng đồng quy tụ hơn 250 000 tín hữu ở Bắc Âu, nước Nga và vùng Caucase, ông cũng là một trong những người biểu tình chống cuộc viếng thăm của Đức Gioan-Phaolô II tháng 6 năm 1989 ở Stockholm, thủ đô Thụy Điển. Và bây giờ, ông được Đức Phanxicô ban phép lành ở Quảng trường Thánh Phêrô, ông tuyên bố: “Tôi muốn tất cả tín hữu kitô giáo trở lại đạo công giáo”!

Sững sờ, chướng tai, chất vấn…

Việc mục sư Ulf Ekman trở lại đạo công giáo đã gây kinh ngạc, tai tiếng nơi người Tin Lành, nhưng cũng tạo chất vấn nơi người công giáo, những người nghĩ rằng tinh thần đại kết là đời đời kiếp kiếp “ad vitam aeternam”, ai ở nhà đó. Ký giả báo Sự sống (La Vie) Henrik Lindell hiếu kỳ muốn biết tại sao có sự trở lại này, ông đã “tra hỏi” rất lâu dài đồng hương Ulf Ekman của mình để biết tiến trình này. Kết quả thật lôi cuốn. Sự quan tâm này không phải chỉ do bối cảnh trở lại của ông và vợ ông là bà Birgitta, nhưng còn do lập luận sáng rõ của mục sư về đại kết, về uy quyền của Đức Giáo hoàng, về đơn vị hợp nhất của Giáo hội, về vị trí của Đức Mẹ, về các Sách Thánh, các bí tích, cũng như các chủ đề chính yếu mang yếu tố quyết định đến cho chọn lựa của mục sư Ekman và ngoài ra cũng còn nhờ ơn sủng giúp đỡ.

Theo bước chân của Hồng y Newman

Tiến trình trở lại của mục sư không thể nào không liên tưởng đến tiến trình của Hồng y John Henry Newman, một nhà rao giảng Tin Lành nổi tiếng, tinh hoa của đại học Oxford, mà sự trở lại đạo công giáo năm 1845 của Hồng y đã làm cho Giáo hội Anh giáo và cả nước Anh sững sờ chấn động. Chúa nhật 9 tháng 3 năm 2014, ở Thụy Điển cũng có một cơn sốc không kém, khi từ trên bục giảng của nhà thờ do chính tay mình xây dựng ở thành phố đại học Upsal, mục sư Ulf Ekman loan báo tin mình sẽ trở lại đạo công giáo. Đài truyền thanh, truyền hình loan tin này ngay, tin chấn động vì liên quan đến một Giáo hội xưa cổ Luther, một Giáo hội để cho chủ thuyết tự do và chủ thuyết tương đối thắng thế (Ulf Ekman chống mãnh liệt các việc phá thai, phong chức cho phụ nữ, cũng như ban phép lành cho các cặp đồng tính). Cũng như người tạo cảm hứng cho mục sư một thế kỷ rưỡi trước đây, mục sư Newman, ông Ulf Ekman muốn quay về với các nền tảng đức tin và mang lại sức sống cho sứ vụ truyền giáo, nhưng không vì vậy mà ông làm lợi cho những người “thần phục giáo hoàng”. Lòng kính mến Đức Mẹ, lòng sốt sắng và sự ngay thẳng sâu đậm về mặt trí tuệ đã đem ông đến một nơi mà ông không nghĩ là mình sẽ đến: Thần Khí chờ ông ở điểm ngoặc…

“Biết bản chất tự nhiên của Giáo hội”

Chính đây là điểm ngoặc hay đúng hơn là sự quay về mà ông mô tả và giải thích cho ký giả Henrik Lindell. Ký giả Lindell theo dõi ông và vợ ông là bà Birgitta trên con đường hành hương thiêng liêng, vừa trí thức mà cũng vừa thể lý vì ông đưa họ đến Đất Thánh sống ba năm. Bà Birgitta vợ ông là người phụ nữ có trực giác, bà thường đi trước như các phụ nữ thánh đã đi trước các thánh tông đồ. Tại Đất Thánh, bước đầu họ tìm hiểu thế nào là đối thoại đại kết, bằng cách hỏ hết các thành kiến về các giáo hội bạn, nhất là Giáo hội công giáo. Những buổi cầu nguyện chung với những người công giáo có “đặc sủng”, những buổi tĩnh tâm thiêng liêng đã làm  thuận lợi cho sự xích lại gần. Nhưng cũng giống như Hồng y Newman ngày xưa, người kiên nhẫn và nghiêm nhặt tìm hiểu về mặt thần học, bám rễ sâu xa trong Lịch sử và trong các bài viết của các Tổ phụ để “hiểu bản chất thật của Giáo hội”, hai vợ chồng mục sư Ekman cũng đã tìm hiểu từ nhiều năm nay. Đối với mục sư Ulf và vợ là bà Birgitta, đây không đơn giản chỉ quan tâm đến tự biện nhưng là cả một khẩn cấp trong công việc truyền giáo, đáp trả lại lời kêu gọi tối thượng của Chúa Kitô: “Để tất cả nên một, như vậy thế gian sẽ tin” (Ga 17, 21).

Sự thẳng thắn và nghiêm nhặt không nhân nhượng của mục sư Ulf Ekman, người không che niềm vui chứng tá của mình, đã làm cho cuộc phỏng vấn với ký giả Henrik Lindell đích thực là một nguồn vui thiêng liêng. Một quyển sách nên đọc lui đọc tới, nên chiêm niệm để đến lượt chúng ta, chúng ta bỏ hết các thành kiến về Giáo hội công giáo và truyền thống của nó và để chúng ta tìm lại lòng “sốt sắng đầu tiên” này mà các Giáo hội Phương Tây cần biết bao.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch, phanxico
aleteia.org, Philippe Oswald,

Người bị mạo nhận

Người bị mạo nhận

Trải qua nhiều thế kỷ, thánh nữ Maria Madalena bị mạo nhận là người đàn bà tội lỗi. Nhưng thiết nghĩ: Thánh nữ chỉ mỉm cười và xác quyết rằng: “Sự mạo nhận này cũng không có gì là quá đáng, vì chúng ta tất cả là những người tội lỗi, cần thống hối ăn năn và cần ơn tha thứ của Thiên Chúa.

Ngoại trừ Mẹ Của Chúa Giêsu, trong các Phúc Âm ít có phụ nữ nào được viét đến nhiều và với đầy sự tôn kính bằng thánh nữ Maria Madalena mà Giáo Hội mừng lễ hôm nay.

Tuy nhiên, người ta có thể gọi Maria Madalena là thánh nữ của sự vu oan vì tuy các Phúc Âm nói đến ba phụ nữ cùng mang tên Maria, nhưng truyền thống trong Giáo hội Tây phương đồng hóa cả ba thành một người phụ nữ duy nhất. Bởi lẽ đó, Maria Madalena cũng được cho là người phụ nữ tội lỗi không được nêu tên trong đoạn 7 của Phúc Âm thánh Luca, người đã bất chợt đem bình dầu thơm xức chân Chúa Giêsu rồi lấy tóc lau và sau đó được Chúa Giêsu tha thứ mọi tội lỗi, vì bà đã yêu mến nhiều.

Ngày nay, người ta phân biệt ba thánh nữ mang cùng một tên Maria, mà từ lâu lịch phụng vụ của Giáo Hội Hy Lạp đã kính riêng rẽ. Ðó là Maria làng Batania, chị bà Martha và ông Lazarô. Rồi người phụ nữ đã được tha nhiều vì yêu mến nhiều và sau cùng là bà Maria Madalena, hoặc Maria làng Madala, người được Chúa chữa khỏi “7 quỷ dữ”. Cách nói “7 quỷ dữ” này không thể hiểu là Maria Madalena đã sống một cuộc đời vô luân, nhưng chỉ có nghĩa là bà bị quỷ ám nặng nề.

Ðoạn 8 của Phúc Âm thánh Luca thuật lại hoạt động của thánh nữ Maria Madalena và một ít phụ nữ khác như sau: “Sau đó, Chúa rảo qua các thành, các làng mà rao giảng… Có nhóm Mười Hai đi với Ngài và ít phụ nữ đã được chữa lành khỏi quỷ dữ cùng bệnh hoạn: Maria gọi là người Madala, đã được đuổi khỏi 7 quỷ dữ và Gioanna… cùng nhiều bà khác: Họ đã lấy của cải mình mà trợ giúp Ngài”.

Và con đường nối gót theo thầy Giêsu đã dẫn Maria Madalena từ Galilêa đến Giuđêa, cho tới chân thập giá và chính Marian Madalena cũng là người trước tiên tìm đến mộ Thầy, vào sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, để được thấy Chúa Giêsu Phục Sinh và được trao cho nhiệm vụ đi báo cho các tông đồ: “Hãy đi gặp anh em Ta và nói với họ: Ta lên cùng Cha ta và cũng là Cha anh em, Thiên Chúa của ta và Thiên Chúa của anh em”.

Theo truyền thống Hy Lạp, sau này Maria Madalena đến sống tại Êphêsô cho đến khi qua đời.

Trải qua nhiều thế kỷ, thánh nữ Maria Madalena bị mạo nhận là người đàn bà tội lỗi. Nhưng thiết nghĩ: Thánh nữ chỉ mỉm cười và xác quyết rằng: “Sự mạo nhận này cũng không có gì là quá đáng, vì chúng ta tất cả là những người tội lỗi, cần thống hối ăn năn và cần ơn tha thứ của Thiên Chúa. Nhưng quan trọng hơn là chúng ta hãy chấp nhận sứ mệnh rao truyền Tin Mừng Phục Sinh qua cuộc sống chứng tá của chúng ta”.

Nguồn: R.Veritas

Ta sống mãi với muôn xuân đầm ấm,

Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 17 thường niên năm C 24/7/2016

               Tin Mừng (Lc 11: 1-13)

Một hôm, Đức Giêsu cầu nguyện ở nơi kia. Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gio-an đã dạy môn đệ của ông.” Người bảo các ông: “Khi cầu nguyện, anh em hãy nói:

Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,

Triều Đại Cha mau đến,

                       xin Cha cho chúng con

ngày nào có lương thực ngày ấy;

xin tha tội cho chúng con,

vì chính chúng con cũng tha

cho mọi người mắc lỗi với chúng con,

và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.”

Người còn nói với các ông: “Ai trong anh em có một người bạn, và nửa đêm đến nhà người bạn ấy mà nói: “Bạn ơi, cho tôi vay ba cái bánh, vì tôi có anh bạn lỡ đường ghé lại nhà, và tôi không có gì dọn cho anh ta ăn cả“; mà người kia từ trong nhà lại đáp: “Xin anh đừng quấy rầy tôi: cửa đã đóng rồi, các cháu lại ngủ cùng giường với tôi, tôi không thể dậy lấy bánh cho anh được.? Thầy nói cho anh em biết: dẫu người kia không dậy để cho người này vì tình bạn, thì cũng sẽ dậy để cho người này tất cả những gì anh ta cần, vì anh ta cứ lì ra đó. “Thế nên Thầy bảo anh em: anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Vì hễ ai xin thì nhận được, ai tìm thì thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi Cha trên trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao? “

* * * *

“Ta sống mãi với muôn xuân đầm ấm,”

Trong mây kinh và trong gió nguyện-cầu.

Nào trân-châu, nào thanh-sắc cho mau,

Dâng hết cả, thanh-âm dường tu khí.

Hồn ta đây bất-diệt với Hà sa.”

(Dẫn từ thơ Hàn Mặc Tử)

 Mai Tá lược dịch.

Xuân đầm ấm – Gió nguyện-cầu – Thanh-âm dường tu-khí, tất cả khiến hồn người thành bất-diệt. Hồn bất-diệt, để sống mãi với muôn Xuân. Có gió, có mây, có lời kinh nguyện-cầu như Lời Chúa dạy rất hôm nay.

Trình thuật, nay Chúa dạy dân con nhà Đạo khi dấn bước theo Ngài, phải biết cách nguyện cầu với Cha. Nguyện những gì? Cầu ra sao? Mong ngóng điều gì cho mai sau, khi đã nguyện, và đã cầu? Vì thế, môn đệ đã  hỏi Ngài: nên cầu nguyện thế nào cho phải cách? Nói những gì trong lời kinh? Và từ đó, ta có lời kinh “Lạy Cha”, rất hợp ý.

Lời kinh hợp ý, thánh Luca ghi, thường gọn ngắn, chỉ 38 chữ. Ít hơn nội dung trình thuật thánh Mátthêu. Ta hẳn biết, hai bản văn của thánh Luca và Mat-thêu về nguyện cầu, cùng xuất từ một bản gốc.

Nhưng, mỗi thánh sử diễn tả “lời cầu hợp ý Cha”, theo cung cách khác nhau mà vẫn đáp ứng nhu cầu của cộng đoàn mình rao giảng. Tựu trung, văn bản thánh Luca ghi vẫn sớm hơn và sâu sát hơn với thời Chúa sống.

Từ đó đến nay, dân con nhà Đạo vẫn cứ nguyện cầu theo lời dặn của Đức Chúa, vào thánh lễ. Cả vào khi lần chuỗi Mân Côi. Tuy nhiên, điều Chúa dạy hôm nay, không đặt nặng nơi lời kinh; mà, vào thực tế của lời cầu.

Lời cầu “Lạy Cha”, nay không là lời thưa gửi ta có với Chúa. Với Thầy. Hoặc, với vị chánh án, ngồi ở toà. Cũng không là bái lạy/bẩm thưa dâng lên Đấng Hóa Công. Mà, là lời gửi đến người Cha mà ta được phép gọi là “Abba”, Tức, Ba hay Bố. Nguyện cầu đây, là lời trần tình đệ trình lên Cha, như tâm tình của đàn con yêu dấu ngỏ lời cùng đấng bậc sinh thành không chỉ thuộc riêng ai, nhưng hết mọi người. Tức, những người con cùng chung một cha, một bố. Để kêu lên: “Lạy Cha chúng con”, như thế.

Với người Do Thái, tên gọi mỗi người không chỉ đơn thuần nói lên căn cước/lý lịch của một người, thôi; mà là, toàn bộ nhân vị của người ấy, nữa. Ngày xưa, khi trò chuyện thưa gửi với Giavê Thiên Chúa, Môsê đã gạn hỏi danh xưng/tên gọi của Chúa để biết “Người là ai”? Hôm nay cũng thế, khi ghi lại trình thuật thật rõ nét, các thánh sử muốn xác định tính thần thiêng linh thánh của Chúa, nơi Đức Kitô.

Xin cho Triều Đại của Cha mau đến”, là muốn cho Vương Quốc của Chúa mau trở thành hiện thực đối với mọi người. Mong, niềm tin vào Chúa đặt nền tảng trên chân lý. Trên tình thương yêu, đùm bọc, công lý, lẫn tự do. Chú trọng đến phẩm giá, bình an và hài hoà. Cầu, là cầu cho Vương Quốc Nước Trời mau thể hiện. Cầu, là muốn cho thế giới biết cách mà sẻ san sự sống. Sống, cho trung thực. Sống, hợp tác sao cho yêu cầu của mọi người thành hiện thực.

Xin cho Triều Đại Cha mau đến”, là mau thực hiện nơi cộng đoàn. Nhưng, các khiếm khuyết vẫn còn xảy đến với nhiều cộng đoàn yếu kém. Thành thử, nguyện cầu là để “Nước Chúa” đi vào hiện thực nơi cuộc sống của tất cả cộng đoàn, dân nước. Không chỉ một vài cộng đoàn, rất ít oi.

Xin cho chúng con lương thực hằng ngày”, là lời cầu mong được Chúa phú ban “vừa đủ” mọi thứ vật chất, ta cần có hằng ngày. Vật chất ta xin, từ nhu cầu cơm – bánh, cho chí thực phẩm nuôi sống bản thân, rất cần thiết. Lời cầu như thế tuy mang tính vật chất, nhưng là để ta “quẳng gánh lo đi” mà đặt ưu tư cho tương lai mai ngày, ở với Chúa. Để rồi, sẽ đạt trọn “mùa xuân đầm ấm”, sống ngày mai.

Nguyện cầu như thế, là đặt tương lai trong tay Chúa. Là, dành mọi chuyện để Chúa lo liệu. Nguyện cầu, còn là chấp nhận mọi thử thách gửi đến. Thử thách hàm ngụ một nhắn nhủ: hãy cứ lo cho ngày hôm nay, thôi. Tương lai, để Chúa lo.

“Xin thứ tha mọi lỗi lầm của chúng con”, ý là mong được Cha xóa bỏ mọi hệ lụy, quanh lỗi phạm mọi người mắc phải, thời đã qua. Nguyện cầu, là lời cầu rất đích thật, nhưng kết quả chỉ đạt, nếu người người biết thứ tha mọi lầm lỡ mà người khác đã trót phạm, với mình. Lầm lỡ, không chỉ ở những điều mà ta làm cho người khác phiền lòng, mà thôi.

“Xin chớ để chúng con sa cơn cám dỗ”, là cầu cùng Chúa biện hộ cho ta vào giờ xét xử, lúc về sau. Tức, những hệ lụy làm ta ngã gục hoặc trệch ý hướng, tức: không dấn bước theo chân Chúa được.

Khi dạy dân con đồ đệ biết cách mà nguyện cầu cho đích đáng, Đức Kitô nhắc mọi người, một chân lý. Chân lý ấy, tóm gọn nơi lời khuyên: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho.” Và: “Ai trong anh em là người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó ư?” (Lc 9-10)

Thoạt nghe, ta tưởng chừng như có nghịch lý, khác thường ở lời Ngài. Nếu Cha trên trời đã chăm lo cho ta đủ mọi điều, thì sao ta lại cứ phải liên tục xin xỏ mãi như thế? Cầu nguyện, như Đức Kitô dạy, không phải là cứ lải nhải như người ở ngoài. Hẳn mọi người đều nắm chắc: Cha chỉ phú ban những gì ta cần, chứ không phải những gì ta muốn hoặc ưa thích. Bởi, điều mọi người ưa thích chỉ là vật chất tạm bợ, chỉ tập trung cho riêng mình, mà thôi.

Cách hay nhất để nguyện cầu, là: hãy tìm hiểu xem mình đang ở vị trí nào trong tương quan với Chúa. Với mọi người. Với thế giới quanh ta. Liên lỉ nguyện cầu -nhưng không phải cứ ê a sớm tối, mà là giúp ta định ra được những gì mình cần xin và cần làm gì.

Và, liên lỉ nguyện cầu, còn giúp ta biết lọc lựa, cả lời kinh. Nguyện cầu, giúp ta làm sáng tỏ giá trị nội tại cũng như hy vọng mình đang có. Có nguyện cầu như thế, ta mới chú tâm đến những gì mình thực cần thiết, để được cứu rỗi. Nguyện cầu, là mong Chúa thực hiện điều mà Ngài muốn ta làm. Làm, đúng theo ý Ngài.

Nói tóm lại, mục đích tối hậu của nguyện cầu, là biết đầm mình trong tương quan với Chúa. Với mọi người quanh ta. Vào với tiệc lòng mến hôm nay, ta sẽ cùng với người anh/người chị trong Hội thánh chung vai sát cánh mà nguyện cầu cho mọi người sẽ mãi mãi ở lại trong tương quan với Cha. Để rồi, cùng với Đức Kitô, ta sẽ thực hiện thánh ý Cha trong mọi hoàn cảnh của đời thường.

Trong tinh-thần ấy, ta hân-hoan bày-tỏ lòng vui sướng hiệp-thông với mọi người anh, người chị trong cộng-đồng dân Chúa, thật phấn-chấn những hát rằng:

 “Hỡi những người thân yêu ơi!

Đây mùa xuân đầm ấm chờ mong một đời.

Cố níu lại ngày yên vui,

Cho nụ cười mặn mà tươi thắm trên môi.

Ta đã có mùa xuân ta chờ đợi.

Muôn tấm lòng rộn vui như nắng mai,

Từ bao năm ta nghe trong diệu-vợi,

Ôi ngờ đâu xuân đã đến hôm nay.”

(Trầm Tử Thiêng & Nhật Ngân – Ta Đã Gặp Mùa Xuân)

Quả là xuân đầm ấm, đang ở trước mắt. Hãy cứ vui. Đã có Xuân Bất Diệt đang ở với ta. Và, “ta sống mãi với muôn Xuân đầm ấm”, xuân miên-trường. Hoan lạc. Xuân nguyện-cầu và thương yêu.

 Lm Richard Leonard sj biên-soạn  – Mai Tá lược dịch.

Cứ Xin Thì Sẽ Được, Cứ Tìm Thì Sẽ Thấy, Cứ Gõ Thì Cửa Sẽ Mở!

Cứ Xin Thì Sẽ Được, Cứ Tìm Thì Sẽ Thấy, Cứ Gõ Thì Cửa Sẽ Mở!

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 

… Joseph là thanh niên bất toại, tuổi hơn 30. Anh đi bằng hai đầu gối và rất nghèo. Tuy Joseph nghèo của cải nhưng không nghèo niềm tin, lòng hy vọng và nhất là tình yêu thương. Niềm hạnh phúc duy nhất và tràn trề của anh là dành trọn thời giờ để giúp đỡ tha nhân.

Joseph sinh trưởng trong gia đình ở làng nhỏ tại Auvergne (Trung Pháp). Tuổi thơ Joseph trôi qua trong bình lặng nơi khung cảnh gia đình nghèo. Sau khi học xong tiểu học, cậu bé bắt đầu làm việc giúp đỡ cha mẹ.

Không bao lâu sau cảnh thiếu ăn gây ảnh hưởng mạnh trên thân xác gầy còm của cậu bé. Joseph mất dần sức mạnh nơi hai cánh tay: không cầm nổi các vật dụng để làm việc. Cậu cũng không đứng vững nữa. Đến năm 20 tuổi thì Joseph hoàn toàn không sử dụng được đôi chân. Chàng phải bò lết hoặc đi bằng hai đầu gối.

Tàn tật vào lúc 20 tuổi, quả là thử thách nặng nề! Joseph cảm thấy đau đớn khi phải sống nương tựa vào gia đình, trong khi gia đình lại nghèo thật nghèo, cần chàng giúp đỡ một tay. May mắn Joseph là tín hữu Công Giáo nhiệt thành. Chàng sống thật niềm tin của mình. Chàng đặt trọn cuộc đời trong bàn tay Quan Phòng của THIÊN CHÚA. Thêm vào đó, Joseph rất có lòng sùng kính Đức Mẹ MARIA. Và đây là phương thuốc hiệu nghiệm cứu chàng thoát mọi chán nản thất vọng. Chàng lần hột Mân Côi hàng ngày và tìm cách giúp đỡ tha nhân thay vì sống co rút vào nỗi khổ vào cái bất hạnh của chính mình. Chàng cố gắng làm những gì có thể hầu giúp người khác và đỡ gánh nặng cho gia đình. Chàng tự sáng chế hai ống gỗ bao đầu gối và dùng đầu gối đi lại. Nhiều khi chàng đi bằng đầu gối những quãng đường dài đến 8 hay 10 cây số.

Sau đó, chàng ghi tên làm người canh gác đền thờ Đức Mẹ Orcival. Nhờ công việc này, Joseph nhận rất nhiều an ủi. Nhất là chàng hãnh diện vì được phục vụ Đức Trinh Nữ MARIA, Hiền Mẫu thiên quốc. Đền thánh này hàng năm có nhiều tín hữu hành hương đến khẩn cầu cùng Đức Mẹ MARIA. Nhưng rồi dần dần có người đến gặp Joseph, nhờ anh an ủi hoặc chỉ dạy nhiều điều họ cần biết.

Để giúp đỡ tha nhân cách đắc lực hơn, Joseph dọn đến ở với anh rể và xin đặt điện thoại riêng cho mình. Như thế, anh có thể liên lạc thẳng với các bàn giấy, dịch vụ chuyên môn hầu chỉ dẫn lại cho người khác. Anh nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề liên quan đến trợ cấp xã hội, bảo hiểm v.v. Anh trở thành nhân vật quan trọng. Mỗi ngày, số người đến gặp anh đông hơn đến gặp ông trưởng phòng tòa thị trưởng thành phố.

Anh lắng nghe tâm sự, khó khăn của người khác, rồi anh tìm cách khuyên lơn, an ủi, khiến ai ai cũng cảm thấy thỏa lòng mát dạ. Tất cả những gì người ta mang đến dâng biếu, cảm tạ anh, anh phân phát lại cho người nghèo. Nhưng thường thì anh tiếp khách vào ban chiều, và đôi khi kéo dài đến nửa đêm hoặc hai giờ sáng. Nếu có ai tỏ dấu lo ngại cho sức khỏe, anh chỉ mỉm cười trả lời:

– Nếu như đó là tiếng Chúa gọi tôi thì sao?

Kinh nguyện và nhất là lòng sùng kính Đức Mẹ MARIA gìn giữ bảo trợ Joseph luôn luôn trong trạng thái vui vẻ và tin tưởng phó thác. Anh thật hạnh phúc. Và niềm hạnh phúc này anh thông truyền sang những ai có dịp tiếp xúc, tỏ bày tâm sự với anh. Anh giải thích lý do niềm vui nội tâm sâu xa:

– Không biết tôi sẽ ra sao, nếu tôi không bị tàn tật? Quả thật tàn tật trở thành kho tàng, suối nguồn hạnh phúc. Không bị tàn tật, có lẽ tôi sẽ khốn khổ. Trong khi nhờ tàn tật tôi sống tình trạng nghèo khó, thiếu thốn nhưng bù lại, tôi hạnh phúc và có thể trao hạnh phúc cho người khác.

… “Thế nên Thầy bảo anh em: Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho. Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó? Hoặc nó xin trứng lại cho nó bò cạp? Vậy nếu anh em vốn là những kẻ xấu mà còn biết cho con cái mình của tốt của lành, phương chi CHA trên Trời lại không ban Thánh Thần cho những kẻ kêu xin Người sao?” (Luca 11,9-13).

(Albert Pfleger, “FIORETTI de la Vierge Marie”, Mambre Editeur-Diffuseur, 1990, trang 92-94)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt, 11/9/2014

Anh chị Thụ & Mai gởi

MARIA MAĐALÊNA, BÀ LÀ AI?

MARIA MAĐALÊNA, BÀ LÀ AI?

Mary Ann Getty

MADALENA
Maria Mađalêna có một ảnh hưởng bền bĩ lâu dài, gợi hứng cho nhiều nghệ sĩ, tội nhân lẫn các thánh và cả những môn đệ của Đức Kitô qua nhiều thời đại.  Tiếng tăm này không thể dễ dàng giải thích dựa vào các thông tin về bà trong Kinh Thánh.  Điều Tân Ước nói về bà thật ít ỏi và gây thất vọng, đơn giản chỉ gọi bà là Maria Mađalêna hay Maria thành Magđala, nhưng có một chi tiết nhỏ thật có ý nghĩa và thách đố.  Cả bốn Tin Mừng đều khẳng định bà là môn đệ gương mẫu cho mọi thời đại.
Có điều gì đó bí ẩn và hấp dẫn về người phụ nữ này trong các Tin Mừng.  Một người phụ nữ mà tên riêng không đi kèm với tên một người đàn ông nào khác ngay trong Tân Ước thì đó là điều thật có ý nghĩa.  Khi xếp bà riêng ra thì hoặc bà là một nhân vật ngoại thường hoặc có vấn đề gì ở đây.  Có lẽ chính vì thế mà óc tưởng tượng bình dân đã “điền vào chỗ trống” và gán ghép bà với những phụ nữ khác trong Tân Ước, tạo nên một khối tù mù.  Trước khi xem các Tin Mừng nói gì thì chúng ta hãy xem thử những gì mà các Tin Mừng không hề nói.

Bà không phải là ai 
      Thỉnh thoảng Maria Mađalêna bị đồng hóa cách sai lầm với người phụ nữ xức dầu thơm lên chân Chúa Giêsu.  Sự đồng hóa này lại càng thêm phức tạp bởi vì người ta thường nhầm lẫn câu chuyện xức dầu với một người phụ nữ tội lỗi, một cô điếm.  Và góp phần khiến vấn đề trở nên tệ hại hơn là hình ảnh của Maria Mađalêna và một người phụ nữ bị cáo buộc ngoại tình trong Tin Mừng Thánh Gioan lại nhập nhằng với nhau.
Trong câu chuyện Khổ Nạn, dầu mục đích sử dụng câu chuyện khác nhau, cả bốn Tin Mừng đều nói về một phụ nữ xức dầu thơm chân Chúa Giêsu (Mc 14, 3-9; Mt 26, 6-13), Thánh Marcô và Matthêu đưa trình thuật nói về một phụ nữ vô danh xức dầu cho Chúa Giêsu có ý nói về cuộc mai táng của Ngài.  Lúc ấy Chúa Giêsu đang ở nhà của ông Simon người phung hủi, ở Bêthania gần Giêrusalem.  Thánh Gioan cũng thuật lại câu chuyện xức dầu chân Chúa Giêsu không lâu trước cái chết của Ngài, xác định người phụ nữ là Maria thành Bêthania, bà làm thế để tỏ lòng biết ơn Chúa Giêsu đã làm cho em bà là Lazarô sống lại.  Maria là một tên gọi rất thông dụng và có lẽ chính vì thế mà hai bà tên Maria đã bị hòa lẫn vào nhau trong truyền thống Kitô giáo sau đó.
Thánh Luca kể về một phụ nữ vô danh đã xức dầu chân Chúa Giêsu khi Ngài đang ngồi bàn ăn trong khi đang thực hiện sứ vụ (Lc 7, 36-50) chứ không phải lúc cuối đời.  Lúc ấy Chúa Giêsu đang dùng bữa tối tại nhà ông Simon người Pharisiêu.  Có lẽ Maria Mađalêna đã bị nhầm lẫn với người phụ nữ này bởi vì Maria Mađalêna lần đầu tiên được gọi đích danh trong câu chuyện tiếp liền ngay sau trình thuật xức dầu của Thánh Luca (Lc 8, 2).  Góp phần để tạo thêm nhầm lẫn là người phụ nữ này đôi khi được miêu tả là người tội lỗi công khai (một cái tên thanh tao để gọi nghề làm điếm), người đã đổ nước mắt vì thống hối và hành động vì lòng hối hận.  Thế nhưng người phụ nữ xức dầu chân Chúa Giêsu là một phụ nữ vô danh trong Tin Mừng Thánh Luca, và nếu bà được ghi nhớ chỉ vì “tội lỗi” của mình hơn là tình yêu đưa dẫn đến hành động xức dầu chân Chúa, thì điều đó vừa trái với ý nghĩa của dụ ngôn mà Chúa Giêsu vừa mới nói đến trong dịp này lại vừa không phải là mục đích của Thánh Luca khi kể lại câu chuyện.
Vấn đề càng thêm phức tạp khi có một vài thủ bản Tin Mừng Thánh Gioan (7, 53 – 8, 11) nói về người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình và gán ghép chị này với Maria Mađalêna.  Một truyền thống lâu đời trong văn chương và nghệ thuật Kitô giáo đã vẽ nên một Maria Mađalêna là người tội lỗi ăn năn, sau khi gặp được Chúa Giêsu thì bà đã trải hết phần đời còn lại để khóc than tội lỗi mình.  Thế nhưng các Tin Mừng không hề gán ghép Maria Mađalêna với người phụ nữ tội lỗi, hoặc tệ hơn nữa là một cô điếm.

Các Tin Mừng nói gì
Trong các Tin Mừng Matthêu, Marcô và Luca, bà được gọi là Maria Mađalêna hay “Maria Magđala” (xem Mt 27, 56.61; 28, 1; Mc 15, 40.47; 16, 1,9; Lc 8, 2; 24, 10).  Thánh Gioan gọi bà là “Maria thành Magđala”, một thành phố vô danh trong Kinh Thánh (xem Ga 19, 25; 20, 1.18).  Vài người cho rằng đó là thành phố Magađan (xem Mt 15, 39; Mc 8, 10), một thành phố nằm bên bờ Tây của Biển hồ Galilê, giữa Tiberia và Capharnaum.

Maria thành Magđala được ghép với một địa danh chứ không phải với tên của bất kỳ người đàn ông nào bên cạnh Chúa Giêsu.  Trong thế giới Tân Ước, người phụ nữ thường gắn liền với chồng, cha, con trai hoặc anh em của họ.  Như vậy, người phụ nữ vô danh đã theo Chúa Giêsu và hiện diện dưới thập giá đơn giản chỉ được gọi là “bà mẹ của các con trai ông Zêbêđê.”  Tên gọi Zêbêđê xuất hiện ở đây không phải vì ông hiện diện dưới chân thập giá cùng với vợ con ông, những người đã theo Chúa Giêsu từ Galilê cho đến Giêrusalem.  Song chính ông được nêu tên chứ không phải bà vợ đầy lòng tin của ông.

Maria thành Nazareth, Maria và Martha thành Bêthania được gắn liền với thành phố quê hương của họ nhưng đồng thời cũng được gắn liền với người đàn ông:  Maria với Giuse, Maria và Martha với Lazarô.  Còn Maria Mađalêna chính là môn đệ và tông đồ của Chúa Giêsu.  Không có hàng chữ nào nói lên vai trò này của bà trong Tân Ước.  Đúng ra, các Tin Mừng chỉ phác họa Chúa Giêsu là người thâu nhận “những người học việc” (“môn đệ”).  Sau thời gian học tập với vị Tôn Sư, các môn đệ này được “sai đi” (ý nghĩa của từ “tông đồ”) để rao giảng và hành động với thẩm quyền của Chúa Giêsu.  Từ các Tin Mừng, chúng ta biết rằng các môn đệ được kêu gọi. Chúa Giêsu dạy các môn đệ rằng họ phải làm nhân chứng, tiếp tục sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã khởi đầu.  Các môn đệ được đòi hỏi phải theo Chúa Giêsu và kiên trì cho đến chết.  Họ đã tin và rao giảng sự phục sinh.

Ơn gọi của Maria
Có vài môn đệ được kêu gọi từ bỏ cuộc sống đang đà thuận lợi.  Thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan đã “bỏ mọi sự” mà theo Chúa Giêsu (Mc 1, 18).  Lêvi (hay Matthêu) là người thu thuế đã lập tức đứng dậy đi theo Chúa Giêsu (Mc 2, 13-14; Mt 9, 9).  Những người khác đã bỏ lại bệnh tật và khiếm khuyết của mình và “ơn gọi” của họ thật sự là một phép lạ đúng nghĩa.  Người mù gặp được Chúa Giêsu và được chữa lành.  Kể từ đấy ông đã “đi theo Người trên con đường người đi” (xem Mc 10, 52).  Tương tự như vậy, Maria Mađalêna sau khi được trừ “bảy quỷ,” đã đi theo Chúa Giêsu (xem Lc 8, 2; Mc 16, 9).  Thánh Luca kê tên bà trong số mấy phụ nữ được trừ quỷ và chữa lành bệnh tật đã đi theo Chúa Giêsu từ Galilê đến Giêrusalem, chăm sóc cho Ngài.

Các chứng nhân làm chứng cho điều họ thấy và nghe.  Các môn đệ được kêu gọi làm chứng cho Nước Trời đã đến trong lời nói và hành động của Chúa Giêsu.  Họ được trao ban nhiệm vụ (xem Mt 10; Lc 9 – 10) và được sai đi để làm điều Chúa Giêsu đã làm (Lc 10, 1.3.9).  Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải trở nên đất tốt để “khi nghe Lời Chúa với tấm lòng cao thượng và quảng đại, họ nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả” (Lc 8, 15).  Lời dạy này phù hợp với những miêu tả về Maria Mađalêna, sau khi được trừ quỷ, đã kiên trì và trung thành theo Chúa Giêsu cho đến khi Ngài chết trên thập giá, ngoài ra còn lấy nguồn lợi tức của riêng mình để chăm sóc cho Ngài và các môn đệ khác với tình chân thật và lòng quảng đại.

Theo Thánh Marcô, lời dạy cuối cùng của Chúa Giêsu với các môn đệ trước cuộc Khổ Nạn là “Hãy tỉnh thức!” (Mc 13, 36).  Họ đã chứng kiến sự đau khổ và cái chết của Chúa Giêsu và cuối cùng là sự phục sinh của Ngài.  Thế nhưng các tác giả Tin Mừng nhìn nhận rằng các đấng môn đệ nam nhi đã không thể “tỉnh thức” với Chúa Giêsu dầu chỉ một thời gian ngắn ngủi trong Vườn Cây Dầu.  Vậy mà bà Maria Mađalêna và vài phụ nữ khác đã “tỉnh thức” để trông xem cuộc đóng đinh và rồi nán lại để “nhìn xem” xác Ngài được đặt ở đâu.  Thánh Matthêu nói rằng Maria Mađalêna và vài phụ nữ khác đã ra mộ từ sáng sớm ngày Phục Sinh để “trông chừng” ở đấy (xem Mt 27, 55-56.61; 28, 1.8-10).  Họ đã “xem thấy” ngôi mộ trống.  Cuối cùng, theo ba Tin Mừng Nhất Lãm, những phụ nữ này đã nghe sứ điệp phục sinh và về thuật lại cho những người khác.  Họ đã được “sai đi” làm sứ giả hay tông đồ cho các môn đệ khác.

   Chứng nhân và sứ giả
Marcô đã xếp đặt bà Maria Mađalêna và những phụ nữ khác đứng dưới chân thập (Mc 15, 40-41).  Sử dụng Tin Mừng Marcô, Thánh Luca đã đặt ngay tâm điểm sứ vụ của Chúa Giêsu đoạn văn nói về những phụ nữ đi theo Ngài từ Galilê cho đến Giêrusalem để nói lên đức tin và sự kiên trì của họ (Lc 8, 1-3).  Còn theo Thánh Luca, tại Bữa Ăn Tối Cuối Cùng, Chúa Giêsu nhắc đến các môn đệ như là những người cùng đứng với Ngài trong cơn thử thách, “một lòng gắn bó với Thầy giữa lúc gian nan” (Lc 22, 28).  Maria Mađalêna chắc chắn là một trong số người đó.
Bất kỳ khi nào được nêu tên (ngoại trừ Ga 19, 25-27), Maria Mađalêna đứng đầu danh sách những phụ nữ đi theo và hầu hạ Chúa Giêsu.  Trong Tin Mừng Thánh Gioan, các phụ nữ này đã rời bỏ tuyến hậu phương để xuất hiện dưới chân thập giá.  Chỉ trong Tin Mừng Thánh Gioan thì nhóm phụ nữ này gồm có cả “thân mẫu Chúa Giêsu,” cùng với chị của thân mẫu Chúa Giêsu là bà Maria vợ ông Clopas, và Maria Magđala” (Ga 19, 25).  Được sự ttháp tùng của các phụ nữ này cũng như người Môn đệ Chúa yêu (theo chứng từ của Tin Mừng thứ tư), “thân mẫu Chúa Giêsu” đến sát cây thập giá đủ gần để nghe Chúa Giêsu trăn trối mình cho người môn đệ ấy chăm sóc.  Maria Mađalêna cũng đứng gần đấy, chứng kiến cái chết và lắng nghe Ngài như bà đã từng làm trong suốt cuộc đời mình.

Trái hẳn với các môn đệ nam nhi đã bỏ Chúa Giêsu mà chạy trốn, Maria Mađalêna cùng những người đồng hành phụ nữ không chỉ chứng kiến cái chết của Chúa Giêsu mà còn nán lại để xác minh nơi chôn cất.  Và các bà đã quay trở lại ngôi mộ để xức dầu thơm xác Ngài vào lúc sáng sớm sau ngày Sabbath.  Sau khi được Chúa Giêsu hiện ra, Tin Mừng Nhất Lãm nói rằng bà Maria Mađalêna đã đi và nói cho các môn đệ khác biết sự việc đã xảy ra thế nhưng họ không tin phụ nữ (Mc 16, 20; Lc 23, 49).  Dường như các môn đệ không tin vì họ xưa nay vốn chẳng tin chuyện phụ nữ.
Trong Tin Mừng Gioan, Maria Magđala đi ra mồ “từ lúc sáng sớm khi trời còn tối.”  Thấy tảng đá che cửa mồ đã lăn sang một bên, bà chạy đi báo cho Simon Phêrô và Người môn đệ Chúa yêu (Ga 20, 1-2).  Cả ba chạy trở lại ngôi mộ rồi các môn đệ trở về (Ga 20, 9).  Maria vẫn ở lại, khóc lóc (Ga 20, 11).  Cuối cùng, Chúa Giêsu hiện ra và nói chuyện với bà (20, 11-18).  Bà đã về và báo cho các môn đệ rằng: “Tôi đã thấy Chúa” và kể lại những gì Ngài nói với bà (Ga 20, 18).  Trong Tin Mừng Thánh Gioan, không thấy có ám chỉ nào nói rằng Phêrô và những môn đệ khác không tin Maria hoặc bà là một chứng nhân không đáng tin vì là phụ nữ.  Gioan chỉ nói rằng Phêrô và Môn đệ Chúa yêu đã chạy ra mộ đ
nhìn tận mắt, và người môn đệ Chúa yêu đã tin.  Gioan dường như bóng gió rằng Phêrô không tin ngay lập tức.  Maria Mađalên đã thấy chính Chúa Giêsu và lòng tin của bà được khẳng định trong nhiệm vụ được giao là nói cho những người khác biết về sự phục sinh của Chúa.

Vài kết luận 
Các Tin Mừng đã phản ảnh một tranh luận trong xã hội ở thế kỷ đầu tiên về giá trị chứng từ của những người phụ nữ.  Sự chắc chắn và nhất quán của các Tin Mừng về tính đáng tin cậy của những phụ nữ và đặc biệt của Maria Mađalêna cho thấy rằng các cộng đoàn tín hữu của Chúa Giêsu đã có một nhãn quan mới về phụ nữ và chỗ đứng của họ trong một xã hội mới và trong Giáo Hội.  Một cách rất có ý nghĩa, các Tin Mừng đã ghi lại sự thất bại thảm hại của các đấng môn đệ nam nhi trong “giờ khắc” gay cấn nhất, rồi tiếp theo đó là họ đã không tin Maria Mađalêna cùng những phụ nữ khác đã vội vã chạy về loan tin Chúa Giêsu phục sinh cho họ.

         Kinh Thánh thoát thai trong một nền văn hóa gia trưởng phụ quyền.  Trong nền văn hóa như vậy, người ta nói về phụ nữ không mấy tích cực. Để vượt qua bối cảnh này, cần phải thẳng thắn khi nói về các đấng môn đệ nam nhi cư xử như thế nào vào thời khắc cao điểm trong cuộc tự hiến của Đức Giêsu và giải thích vai trò cần thiết của các phụ nữ cũng trong thời điểm ấy. Trong suốt Tân Ước, đặc biệt là các Tin Mừng, hình ảnh tích cực của các phụ nữ vẫn còn là một tiếng nói muốn được giải thích và trả lại tính xác thực.

Maria Mađalêna đã bị đánh giá sai thậm chí bị khinh khi, qua nhiều thế kỷ chúng ta đã đánh mất hoặc bỏ qua vai trò của bà như là người tông đồ đầu tiên.  Mặc dầu các bình luận về bà vẫn còn dè dặt để chỉ nói điều ít nhất, cả bốn Tin Mừng đều đồng ý rằng bà Maria Mađalêna đã ở dưới chân thập giá, nơi ngôi mộ trống và là một trong những chứng nhân đầu tiên về sự phục sinh của Chúa Giêsu.  Bà đã trở thành người mà phụng vụ mùa Phục Sinh gọi là “Apostola Apostolorum” (Tông đồ của các Tông đồ).

Mary Ann Getty

LM Phaolô Nguyễn Minh Chính chuyển ngữ

From: KittyThiênKim

TÂM TƯ CỦA MỘT LINH MỤC TRƯỚC THỜI SỰ CỦA GIÁO HỘI

TÂM TƯ CỦA MỘT LINH MỤC TRƯỚC THỜI SỰ CỦA GIÁO HỘI

Lời người dịch: Đọc trong tập san S.J.M. tôi thấy bài của một linh mục viết về thời sự Giáo hội rất thiết thực và sâu sắc, rất đáng cho các Kitô hữu dù là giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân cùng suy tư. Xin chia sẻ với độc giả.  

Linh mục Antôn Nguyễn Mạnh Đồng Nhà Hưu Dưỡng linh mục Cần Tho

 

  1. Người ta thích dán nhãn hiệu. 

1.1 Cho Chúa Kitô.

Ôi Chúa Kitô, Chúa đẹp nhất trong con cái loài người, con yêu Chúa!

Ôi Chúa Kitô, Chúa là nạn nhân đến nỗi không còn hình tượng là người nữa và mình đầy thương tích, con yêu Chúa, ôi, con càng yêu hơn biết bao!

1.2 Cho Giáo hội.

Ôi Giáo hội trong sạch và vô nhiễm tội, Giáo hội là Hiền thê của Con chiên không tì vết, con yêu Giáo hội.

Ôi Giáo hội bị chia rẽ và bệnh tật, Giáo hội là Hiền thê của Đấng vô tội bị xé xác, con yêu Giáo hội, ôi, con càng yêu hơn biết bao!

1.3 Cho linh mục.

  • Người ta thấy tôi mặc áo dòng vải thô và họ thường hỏi tôi: Cha là người bảo thủ (toàn vẹn) phải không? Hoặc đơn giản họ nghĩ như thế.
  • Người ta biết tôi có viết trong tập san “Lửa và ánh sáng” và họ hỏi tôi: Cha là người nhóm đặc sủng phải không? Hoặc đơn giản họ nghĩ như thế.
  • Người ta biết tôi làm việc trong các khu ổ chuột ở Mỹ Latinh và ở đó họ hỏi tôi: cha là nhà thần học giải phóng phải không? Hoặc đơn giản họ nghĩ như thế. Còn tôi chỉ có một câu đáp: “Tôi cố gắng là người công giáo!” Và đó là tham vọng duy nhất của tôi.
  • Người ta tìm cách dán nhãn hiệu cho tôi, đó là họ giới hạn tôi, nhốt tôi lại, xếp loại tôi. Và dán cho cả nhiều người khác nữa với tôi.
  • Người ta đặt tôi vào một cái hộp, điều này làm đau lòng Chúa, và khi họ đặt tôi vào một cái hộp là họ đặt Thiên Chúa vào một cái hộp và họ xếp cái hộp trong tủ nếu gặp nguy khó, gặp chiến tranh, hoặc phải đói kém.
  • Thiên Chúa của tôi không phải để được bỏ vào các hộp, không phải để được dán cho các nhãn hiệu, không phải để được xây những bức tường, không phải để được xếp loại, không phải để được giới hạn!
  • Thiên Chúa của Phúc Âm mà tôi yêu là Thiên Chúa không nhãn hiệu, không tường, không giới hạn.
  • Thiên Chúa của Phúc Âm mà tôi yêu, là Thiên Chúa của tự do, Thiên Chúa sai truyền tôi luôn đi xa hơn, nâng tôi luôn lên cao hơn, yêu tôi luôn nhiều hơn.
  • Người ta mất biết bao thời giờ để nghi kị, để xét đoán, để loại trừ.

Ôi đúng vậy! đã mất đi bao thời giờ, lạy Chúa!

  1. “Những điều trông thấy …”

2.1 Ngoài kia có bao nhiều kẻ trần truồng….

  • Những bức tường của Giáo hội chúng ta có phải là những bức tường sẽ sụp xuống sau cùng không? (tường Bá Linh đã sụp năm 1989)

“Lạy cha, Con van xin Cha để chúng nên một, như Cha và Con là một …”

  • Cái áo đỏ của Chúa tôi ở đâu? Người ta đã làm cho nó thành cái áo vá chằng vá đụp!
  • Cái áo dệt liền từ trên xuống dưới của Chúa tôi ở đâu? Đó là một cái áo rách bươm, đầy những miếng vá chằng chịt!
  • Với cái tên của tôi, người ta nói với tôi: “Cha sẽ là linh mục của giới không muốn lệ thuộc!” Không đâu! Tôi muốn là linh mục của tất cả những ai muốn lệ thuộc vào Chúa Kitô.
  • Với cấp bằng của tôi, người ta nói với tôi: “Cha sẽ là linh mục của giới trí thức!” Không đâu! Tôi muốn là linh mục của Chúa Giêsu Kitô, muốn hiến thân cho mọi người!

2.2 Ngoài kia mọi người đang đói!

Tất cả anh em hãy cầm lấy mà ăn!

Tất cả anh em hãy cầm lấy mà uống!

  • Lúc bình minh, Tôi là Giêsu thích đến lối vào các công xưởng và nói với các bạn thợ: “Các bạn có biết Cha tôi luôn luôn làm việc không? Có biết Cha tôi đang làm việc với các bạn không?”
  • Buổi sáng, Tôi thích ra chợ và nói với các phụ nữ: “Các chị có biết một thứ lương thực không hư nát, một thứ lương thực ban sự sống và sự sống đời đời không?”
  • Buổi chiều, Tôi thích đến các nhà tù và nói với các tù nhân: “Các bạn có biết rằng các bạn có tự do không? Tình yêu của tôi đã đến đem các bạn ra khỏi tù đấy!”
  • Buổi chiều, Tôi còn thích đến các trường học, ở đó có các cháu gái đi dép hài và mặc áo dễ thương và Tôi nói với chúng: “Ôi, các bé gái mà Thiên Chúa yêu thương, các con có biết hạnh phúc thật là cho đi tất cả và cho đi chính bản thân không?”
  • Đêm đến, Tôi thích đi đó đây trong các điểm khiêu vũ và nói với người đến ngồi bàn với Tôi: “Bạn có biết, có gì còn hay hơn nhạc rock không? Bạn có biết rằng trái tim và thân xác được tạo dựng cho một cuộc khiêu vũ khác không?”

2.3 Ngoài kia có những trái tim đang chết.

A! Tôi yêu Giáo hội có muôn ngàn gương mặt biết chừng nào, Giáo hội là mẹ tôi có muôn mặt! Tôi yêu Giáo hội được xây móng trên Phêrô và nghiêng mình trên Gioan. Tôi yêu Giáo hội chú mắt vào Đức Maria như ánh sao và nhận ra mình rất đúng nơi Tôma.

  • Tôi nghe nói rằng giám mục của tôi theo truyền thống và giám mục giáo phận bên cạnh thuộc loại tiên tiến. Thật là kỳ cục: Tôi tưởng rằng cả hai đều là những đấng kế vị các tông đồ! Mọi điều khác còn lại chỉ có lợi cho chia rẽ.
  • Tôi nghe nói rằng báo chí Kitô giáo kích động những căng thẳng và những chia cắt. Thật là kỳ cục: tôi tin rằng một tờ báo Kitô giáo là để làm cho hiệp nhất, giống như cây thánh giá hợp nhất chiều đứng với chiều ngang.
  • Tôi nghe nói rằng có những chồi còn rất non bị đè bẹp vì nó mọc nghiêng. Thật là kỳ cục: Phải chăng chỉ cần một cọc đỡ thẳng cũng đủ? Nếu không, từ lâu vườn của tôi sẽ là sa mạc. Không còn một cây liễu, không còn một cây cẩm chướng, không còn một cây hoa hồng. Dường như các cây già cảm thấy bị đe dọa bởi các cây mới được trồng. Trong Phúc Âm của tôi, người ta gọi là sự tàn sát các trẻ con vô tội.

“Chúa sẽ không bẻ gẫy cây sậy bị giập, Chúa sẽ không dập tắt tim đèn còn leo lét, mà sẽ xét xử trong tất cả sự trung trực”.

  • Tôi nghe nói rằng các cộng đoàn tu dòng lấy trộm ơn gọi ở các giáo phận. Tôi nghe nói rằng có các giáo phận quay hướng các ơn gọi tu dòng cho lợi ích giáo phận. Tôi nghe nói rằng có những cộng đoàn lấy trộm ơn gọi của nhau và các giáo phận cũng lấy trộm ơn gọi của nhau. Thật là kỳ cục: Tôi tưởng rằng tất cả mọi người đều làm cho cùng một vườn nho!
  • Tôi nghe nói về Giáo hội của người nghèo và Giáo hội của người giàu, Giáo hội của thợ thuyền và Giáo hội của chủ nhân. Thật là kỳ cục: tôi tưởng rằng Giáo hội là cái gì khác với một nghiệp đoàn. Tôi tưởng rằng Giáo hội là nơi duy nhất mà tiền bạc không phải là một tiêu chuẩn để đánh giá, Giáo hội là nơi mà mọi người có thể nhận ra mình là anh em.
  • A! Người ta dán vào mình những nhãn hiệu….

Đó là trò chơi độc ác đối với những ai khám phá rằng cuộc sống không phải là một trò chơi! Tốt hơn là người ta xóa bỏ những cách gọi tên không được kiểm tra. Và ban đêm, người ta xây tường – Ô, đúng vậy, đúng là việc làm của ban đêm! – Đáng lẽ là khắp nơi người ta phải xây các cây cầu.

2.4 Ngoài kia có những người đang chết đuối.

  • Người ta bảo tôi: “Giáo hội phải lo cho người nghèo!” Trúng lắm: tôi khám phá rằng mọi người đều nghèo – mà tôi là người nghèo nhất.
  • Người ta bảo tôi: “Ưu tiên cho những ai khóc!” Trúng lắm: Tôi khám phá ra rằng mọi trái tim đều khóc!
  • Người ta bảo tôi: “Đừng quên những kẻ làm điều xấu!” Trúng lắm: mọi người đều là tội nhân – mà tôi là tội nhân số một.

Chúa chẳng cho mưa xuống trên người lành và trên cả người dữ sao?

  1. Tâm tư của tôi đối với Giáo hội.

3.1 Tôi yêu Giáo hội không có các giai cấp và không có các nhãn hiệu. Nhưng tôi cũng yêu Giáo hội như Giáo hội hiện đang là: có các bức tường và các nhãn hiệu. Phải chăng đó là cách tốt nhất để chữa lành Giáo hội?

3.2 Tôi yêu Giáo hội cởi mở toàn vẹn, không đe dọa, không ngờ vực, không lãnh đạm. Nhưng tôi yêu Giáo hội như Giáo hội hiện đang là: với những mánh lới và loại bỏ những sợ hãi và những chuyện gây hiếu kỳ. Phải chăng đó là cách tốt nhất để làm cho Giáo hội đẹp hơn?

3.3 Tôi yêu Giáo hội biết cảm thương đang đứng dưới chân mọi người bị đóng đinh vào thập giá. Nhưng tôi cũng yêu Giáo hội còn cứng cỏi, Giáo hội loại trừ mà không lắng nghe và không còn biết khóc với kẻ khóc nữa. Phải chăng đó là cách tốt nhất để làm cho Giáo hội mềm mỏng hơn?

Tóm lại, tôi không yêu một người mẹ mà tôi mơ, tôi mơ một người mẹ mà tôi yêu.

From: vongtaysongnguyen

PHẢI CHĂNG LÒNG THƯƠNG XÓT TRONG TÔI ĐÃ CHẾT?

PHẢI CHĂNG LÒNG THƯƠNG XÓT TRONG TÔI ĐÃ CHẾT?

EYMARD An Mai Đỗ, O.Cist.    

LONG TH XOT

 

 

 

 

 

 

 

Triết gia J.P. Sartre đã khẳng định: “Tha nhân là hỏa ngục.” Dường như lời phát biểu này được thốt ra trên môi miệng của một người đang trong cơn bấn loạn và mất bình an.  Ông đã phóng chiếu cái nhìn nội tâm lên ánh mắt của tha nhân để rồi ông chỉ nhận ra tha nhân coi mình như một sự vật chẳng hơn chẳng kém.  Có thể nói, tư tưởng này phần nào đã dẫn lối cho những chủ trương sống phóng túng và bất cần sự hiện hữu của tha nhân.  Và như thế, tha nhân đang phải đối diện trong tình trạng dở sống dở chết chẳng làm tôi mủi lòng.  Phải chăng lòng thương xót trong tôi đã chết?

Chúng ta đang sống trong một xã hội đề cao duy vật hưởng thụ, “chân lý bằng với chân giò”, “nhân phẩm chỉ ngang giá thực phẩm” thì đâu là bậc thang giá trị để định hướng con người thăng tiến?  Gặp một người bị nạn giữa đường, tôi dừng lại và cúi xuống ra tay thi thố lòng thương xót, nào ngờ lại bị chính nạn nhân trở mặt cướp của giữa ban ngày, hay đứng trước một cuộc ẩu đả, người này vô tay, người khác lấy máy quay phim chụp hình, mặc cho nạn nhân bị đe dọa đến tính mạng…  Đứng trước những tình cảnh bi đát đại loại như thế, Đức Phanxicô phải kêu gào nhân loại: Hãy tránh tình trạng toàn cầu hóa sự dửng dưng.  Phải chăng lòng thương xót trong tôi đã chết?

Tôi đã rảo quanh trên khắp nẻo đường dương thế để tìm những tâm hồn có lòng thương xót.  Tôi đã thấy một gã xe ôm gầy nhom đang chở một ả mua hương bán phấn trên đường X.  Bỗng thình lình gặp một chàng thiếu niên bị tai nạn dọc đường, họ quyết định cứu giúp nạn nhân.  Họ cho lên xe chở vào bệnh viện gần đó để cấp cứu.  Vì máu ra quá nhiều, người phụ nữ này đã cởi áo mình ra để băng bó vết thương nạn nhân.  Nàng đã cứu người bất chấp thân thể lõa lồ của mình.  Đến bệnh viện, y tá nghi ngờ đây là một ca “có vấn đề”, cô chần chừ và e ngại.  Một lát sau, cô đòi tiền tạm ứng để nhập viện, cả ông xe ôm và cô điếm móc tiền trong túi ra nhưng không đủ, buộc ông này phải đi cầm chiếc xe cũ kỹ tại một tiệm cầm đồ.  Ông đã cứu người bất chấp sự an toàn là chiếc xe làm phương tiện nuôi sống bản thân và gia đình.  Cả hai đang chờ tin tức mới thì được báo tin: Nạn nhân cần tiếp máu trực tiếp vì máu ra quá nhiều.  Một lần nữa cả hai lại xung phong xét nghiệm máu để có thể cứu sống nạn nhân.  Họ bất chấp mọi nguy hiểm bản thân để cứu sống người khác…  Tôi đã tìm thấy lòng cảm thương giữa một xã hội đua chen đi tìm thú vui hưởng thụ.  Phải chăng chỉ có những con người bị xã hội coi thường vì làm những việc tay chân thấp kém, hay bị xã hội sỉ nhục vì bán thân nuôi mình, những con người bị tổn thương ấy lại có một tấm lòng quảng đại?  Họ là niềm hy vọng cho những người thiện chí vì họ đã bất chấp thân thể, bất chấp sự nguy hiểm bản thân để thực thi lòng thương xót.

Thật vậy, lòng thương xót là hoa trái của tình yêu mà Thiên Chúa đặt để trong lòng con người, không thể chết.  Nó như một lớp than hồng đang tạm thời bị bao phủ bởi một lớp tro nào đó; lớp tro của nền văn hóa hưởng thụ, văn hóa sự chết hay một ý thức hệ nào đó…

Lòng thương xót là mầm thiện mà Thiên Chúa đã gieo vào lòng người; nó chỉ chết khi nào con người không còn tồn tại trên thế gian này.  Tất cả chúng ta đều được mời gọi làm cho mầm sống ấy đơm hoa kết trái trong cuộc đời để nỗi đau được vơi đi và niềm vui tăng trưởng mãi.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng để làm gì em biết không? – để gió cuốn đi…  Chúng ta cần để gió cuốn đi những lớp tro vị kỷ và để cho lòng thương xót như lớp than hồng sưởi ấm tấm lòng con người.  Nhờ đó, sự lạnh lùng băng giá, sự thờ ơ lãnh đạm, toàn cầu hóa sự dửng dưng… không còn cản bước tiến của chúng ta trên đường hành thiện, thực thi lòng thương xót.

Nếu đã xác quyết: tư tưởng dẫn đến hành động, chúng ta sẽ không để cho tư tưởng: tha nhân là hỏa ngục tồn tại trong tâm trí mình.  Mặc dù, có đôi khi nó là tiếng nói nội tâm của ta trong một quãng đời đen tối nào đó; nó cũng không được quyền làm ta ngã quỵ mà thỏa hiệp với những chủ trương thế tục.  Con người sẽ sống ra sao nếu không còn lòng thương xót?  Tha nhân không là hỏa ngục nhưng một thế giới vắng bóng lòng thương xót là hỏa ngục trần gian.  Đúng thế, Tha nhân là nạn nhân đang chờ ta thi thố lòng xót thương.

Cục than hồng của lòng thương xót có thể sưởi ấm một con tim giá lạnh và thắp sáng một cõi lòng u mê. Nhưng nó cũng có thể làm tổn thương cho ai đụng chạm vào nó.  Lòng thương xót khả dĩ chữa lành nhiều vết thương, đồng thời, có nguy cơ làm tổn thương hơn những tâm hồn tế nhị.

Lòng thương xót là quà tặng mà Thiên Chúa đã trao cho mỗi người, đòi buộc ta phải trao ban.  Tuy nhiên, trao ban cách nào là cả một nghệ thuật nếu không, chúng ta dễ ảo tưởng mình là một kẻ trên cao có quyền ban phát: đó là lòng thương hại.  Có thể nói, thi thố lòng thương xót là một nghệ thuật phát xuất từ con tim, nghĩa là nó không những đòi hỏi một thái độ thấu cảm mà còn phải hiểu lý lẽ của con tim mình mà đến với tha nhân; một người đã từng bị tổn thương dễ dàng tìm cách để băng bó những tấm lòng tan nát.  Người ấy đáng được Chúa chúc phúc: Phúc thay ai xót thương người vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương.

EYMARD An Mai Đỗ, O.Cist.    

NHỮNG MẪU GƯƠNG SÁNG NGỜI

NHỮNG MẪU GƯƠNG SÁNG NGỜI

Ba bài đọc của Chúa Nhật hôm nay cho thấy những tấm gương sống Lời Chúa trong những hoàn cảnh khác nhau: Abraham, Maria và Phaolô.

Chọn điều tốt nhất

Đức Giêsu trên đường rao giảng, ghé vào một gia đình rất quý mến Ngài.  Đó là gia đình của Martha, Maria và Lazarô.  Cô Martha lo làm đồ ăn đãi khách.  Có lẽ có cả các tông đồ cùng ở với Đức Giêsu, vì thế Martha một mình làm bếp cho mười sáu người ăn.  Với gia đình này, Đức Giêsu và các tông đồ là những vị khách quý, nên có thể đây là bữa tiệc.  Biết bao việc phải làm, thế mà Maria vẫn ngồi bên chân Đức Giêsu và nghe Ngài giảng dạy.  Chắc Martha đã ra hiệu hoặc nói với Maria giúp mình, nhưng Maria vẫn giữ lập trường: Ngồi tiếp chuyện Đức Giêsu, ngồi nghe Ngài giảng dạy.  Không thể chịu nổi nữa, Martha đã xin Đức Giêsu can thiệp: “Em con để một mình con với bao nhiêu việc, xin thầy bảo nó giúp con một tay.”

MARTHA

Theo nhiều người, Martha hoàn toàn có lý.  Cả Maria lẫn Đức Giêsu đều không được tế nhị lắm. Có lẽ Martha không chỉ trách Maria, mà trách cả Đức Giêsu như thể Đức Giêsu vô tình không để ý đến vất vả của Martha.

“Martha, chị lo lắng về nhiều chuyện quá.  Chỉ cần một điều thôi.  Maria đã chọn phần tốt nhất và không ai cướp đi được.”  Trên đời có nhiều điều có thể làm, phải chọn điều nào quan trọng và cần thiết để làm.  Trong trường hợp này, không cần phải làm nhiều món để đãi Đức Giêsu và các môn đệ của Ngài.  Không cần phải vất vả như vậy.  Tại sao lại phải làm nhiều món, và điều đó lại là không quan trọng (đối với Đức Giêsu), để rồi phải càm ràm oán trách người khác.  Maria đã chọn nghe Lời Chúa, và cũng sẵn sàng chấp nhận bị chị càm ràm, và cả người đời càm ràm chê trách, như thể là người lười, như thể là người không tế nhị và không biết giúp đỡ chị nữa.

Không có một bản lĩnh và một chọn lựa dứt khoát, không thể hành xử như Maria được.  Trong cuộc sống, tôi đã chọn điều gì là quan trọng?

Niềm nở ân cần tiếp đón tha nhân

“Đang ngồi hóng mát, nhìn lên Abraham thấy “ba vị” đang đứng gần.  Abraham chạy lại, cúi mình chào các vị, mời các vị khách rửa chân cho thoải mái trong một môi trường nóng bức, và dùng bữa.”  Với Abraham, đây không phải là những người quen thường gặp, thế nhưng Abraham đã tiếp đón rất ân cần tử tế.  Thái độ hiếu khách của Abraham đã làm tương quan giữa Abraham và khách trở nên rất tốt, đến độ các vị khách đã “tỏ mình” cho Abraham.

Thái độ hiếu khách của Abraham đặt vấn đề cho con người ngày nay.  Thái độ sống của tôi đối với những người tôi gặp gỡ như thế nào?  Abraham đã đón tiếp tha nhân, và cuộc đón tiếp này đã trở thành cuộc đón tiếp Thiên Chúa.  Đức Giêsu cũng đã đồng hóa mình với những người nghèo, đến độ ai đón tiếp người nghèo là đón tiếp Chúa, ai cho người nghèo ăn là cho Chúa ăn, ai đi thăm và giúp đỡ người nghèo là đi thăm và đón tiếp Chúa (Mt.25, 31tt).  Đối xử với con người, là đối xử với Thiên Chúa.

Rao giảng Tin Mừng Đức Giêsu Kitô

Cả cuộc sống của Phaolô sau khi trở lại, là rao giảng, phục vụ Tin Mừng.  Ngài được gọi để được sai đi rao giảng, và Ngài đã thực hiện sứ mạng của Ngài trong mọi hoàn cảnh, bất chấp những khó khăn và nguy hiểm.  Ngài rao giảng cả khi ở trong tù, cho cả người Do Thái lẫn người ngoại, cho người đời bình thường cũng như cho những người có địa vị và thế lực.  Ngài vui ngay cả trong những khổ đau, và Ngài muốn “hoàn tất” những gì còn thiếu trong thân thể Giáo Hội.  Với Phaolô, Ngài “học no học đói,” Ngài làm tất cả để Chúa được tôn vinh hơn.

Với Phaolô, Đức Giêsu là Tin Mừng.  Đức Giêsu là mầu nhiệm được giữ kín từ muôn thuở, nay được mặc khải cho con người.  Đức Giêsu Kitô là tất cả đối với Phaolô, Ngài sẵn sàng bỏ tất cả để được Đức Giêsu Kitô.

Phaolô trở thành con người tuyệt vời, nhờ thi hành sứ mạng rao giảng Tin Mừng.  Ước gì mỗi người không mắc cỡ nhưng can đảm tuyên xưng Đức Giêsu Kitô là Tin Mừng.  Chính nhờ Đức Giêsu Kitô mà mỗi người Kitô hữu trở thành người tuyệt vời.

LM Phạm Thanh Liêm

Anh chị Thụ & Mai gởi