MẸ LÊN TRỜI

MẸ LÊN TRỜI

 GM GB Bùi Tuần

ME LEN TROI
Ngày 1.11.1950 Đức Thánh cha Piô XII đã long trọng công bố tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời như sau: “Thánh Mẫu Thiên Chúa là Đức Maria Vô nhiêm trọn đời đồng trinh, sau khi đã đi trọn cuộc đời trần thế, được triệu vời cả hồn lẫn xác trong vinh quang thiên quốc.”   Đặc ân hồn xác lên trời vừa như hoa trái vinh quang của trọn vẹn cuộc đời hoàn toàn thuộc về Chúa, vừa là kết thúc và bao gồm mọi đặc ân Thiên Chúa đã ban cho Mẹ Maria.  Khi tuyên dương công trạng đầy tràn của Mẹ Maria bằng việc triệu vời Mẹ về trời, Thiên Chúa đã biểu dương chính hồng ân Chúa ban cho Mẹ.  Và như vậy Thiên Chúa muốn đề cao Mẹ Maria như thành quả tuyệt vời có một không hai của ân sủng, để mọi người ở mọi thời ngợi khen Mẹ diễm phúc, và nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, chí thánh chí tôn đã làm cho Mẹ biết bao điều cao cả.

  1.  “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?”

Bà Êlisabét được đầy tràn Thánh Thần đã lớn tiếng tuyên xưng thiên chức Thánh Mẫu của Mẹ Maria.  Thiên chức Thánh Mẫu cao cả giờ đây đang bày tỏ ra nơi chính con người thiếu nữ Maria bằng xương bằng thịt, bình thường, giản dị và khiêm nhường thẳm sâu.  Chỉ bằng việc có mặt khi đến thăm, và chỉ bằng một lời chào đơn sơ của Đức Maria, bà Êlisabét lại nhận ra thiên chức Thánh Mẫu của Mẹ.  Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa bằng cả hồn cả xác của mình.

1.1.Mẹ Thiên Chúa bằng tâm hồn

Trong khi Chúa Giêsu đang giảng thì có một người phụ nữ đã lên tiếng nói với Chúa:“Phúc thay người mẹ đã cưu mang và cho Thầy bú mớm (Lc 11, 27).  Thuộc giới phụ nữ và trong tư cách làm mẹ, người phụ nữ ở đây cảm phục và yêu mến Chúa Giêsu bao nhiêu, thì lại muốn đề cao và hết lòng ca ngợi hồng phúc của người mẹ đã sinh ra Chúa bấy nhiêu.  Đó là cái nhìn thường tình.  Nhưng Chúa Giêsu cho thấy cần phải vượt lên trên quan niệm tự nhiên mới có thể đánh giá được hồng phúc làm Mẹ của Đức Maria, và hồng phúc đó trước hết và cốt yếu là ở trong tâm hồn: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.”

Một lần kia Mẹ Maria và anh em họ hàng đến thăm Chúa Giêsu và khi nghe biết thế, Chúa Giêsu đã đề cao Mẹ Maria trong chiều sâu thẳm của thiên chức Thánh Mẫu: “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8, 2).  Như vậy căn bản thiên chức Thánh Mẫu của Đức Maria, không chỉ do ngài được làm Mẹ Đức Giêsu – Thiên Chúa làm người – tại tâm hồn của Mẹ đã hoàn toàn mở ra cho lời Chúa, và lời Chúa thành sự sống và lẽ sống của Mẹ.  Mẹ Maria đã cưu mang lời Chúa trong tâm hồn trước khi cưu mang Lời trong thân xác.  Thánh Augustinô còn nhận định tư cách môn đệ nơi Đức Maria (Mẹ trong tâm hồn) trổi vượt hơn tư cách làm mẹ nơi Đức Maria (Mẹ trong thân xác).

1.2. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa

Khi Lời Thiên Chúa đã đi vào và thấm nhuần trọn vẹn tâm hồn Đức Maria tới mức sung mãn, thì Lời Thiên Chúa đi vào trong thân xác vô nhiễm của Đức Maria.  Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa theo một nghĩa trọn vẹn (cả hồn xác).  “Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria, và đã làm người.”   Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa bằng con người toàn diện, cả hồn lẫn xác.  Có nghĩa là hồn xác Mẹ vốn đã thuộc về Chúa, dành riêng cho một mình Chúa.  Và như vậy thân xác Mẹ không phải hư nát là dấu thuộc về trần gian cát bụi.  Mẹ xứng đáng lên trời cả hồn xác.  Đó là điều đã được tiền định do ý định khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa khi tuyển chọn Mẹ làm Mẹ của Ngôi Lời Nhập Thể.

  1. “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới”

Trong ngày Truyền tin, Đức Maria đã thưa lời xin vâng với Thiên Chúa, một lời xin vâng toàn vẹn và tuyệt hảo, bao gồm cả quá khứ, hiện tại, và tương lai.  Mẹ đã không ngừng “Xin vâng” với mọi lời Thiên Chúa đến với Mẹ từ trước đến nay.  Và giờ đây tiếng xin vâng thốt ra ngoài miệng là âm vang và kết quả của tâm hồn Mẹ đã hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa.  “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa” là một lời xác định rằng: từ trước đến nay và mãi mãi sau này, tôi là nữ tỳ của Chúa, hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa.  Hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa cả hồn xác trong mọi lúc, là một cách giải thích đặc ân Vô nhiễm nguyên tội và trọn đời đồng trinh của Mẹ Maria.
2.1. Mẹ Maria Vô Nhiễm nguyên tội

Vô nhiễm nguyên tội là không mắc tội nguyên tổ.  Có nghĩa là ngay từ giây phút đầu tiên thụ thai trong lòng thân mẫu, con người (hồn xác) của Mẹ hoàn toàn đóng kín, không một kẻ hở nào cho tội lỗi và cho tất cả những gì thuộc trần gian đã bị tội lỗi làm hư thối.  Mẹ cũng hoàn toàn đóng kín với chính bản thân của mình, cái “tôi” của mình.  Đóng kín với tất cả, để Mẹ có thể trọn vẹn mở ra cho Thiên Chúa, và chỉ một mình Thiên Chúa mà thôi.  Đó là đặc ân Vô Nhiễm của Mẹ Maria.  Với đặc ân này, Mẹ Maria dù vẫn sống cuộc đời trần thế của một con người, Mẹ có thể qui hướng tất cả, và trọn vẹn từng chi tiết của bản thân và từng giây phút của đời sống về cho Chúa.  Nói cách khác, đặc ân Vô Nhiễm ban cho Mẹ Maria có khả năng không ngừng thuộc về Chúa cả hồn lẫn xác.  Mẹ xứng đáng lên trời cả hồn xác để mãi mãi thuộc về Chúa.

2.2. Mẹ Maria trọn đời đồng trinh

Hội Thánh tuyên xưng Mẹ Maria trọn đời đồng trinh trước khi, đang khi, và sau khi sinh Chúa Giêsu.  Và Phụng Vụ đã giải thích như sau: “Khi Người giáng sinh, đức đồng trinh của Thánh Mẫu đã không vì thế mà bị tổn thương, nhưng đã được thánh hiến” (Lời nguyện tiến lễ, lễ chung Đức Mẹ).  Đức đồng trinh của Mẹ rất thánh không thể được nhìn theo thường tình mà phải được nhìn theo đức tin, nghĩa là như ý định nhiệm mầu và khôn ngoan của Thiên Chúa.  Thiên Chúa ban cho Mẹ ơn đồng trinh trọn đời có mục đích là để con người toàn vẹn của Mẹ, cả hồn cả xác, hoàn toàn thuộc về Chúa, không sứt mẻ, không biến chất, trái tại luôn luôn nguyên tuyền và mãi mãi toàn vẹn.  Do đó khi Con Một Thiên Chúa được thụ thai và được sinh ra bởi Mẹ, thì không những không làm tổn thương hồn xác nguyên tuyền của Mẹ, mà trái tại còn làm cho hồn xác thuộc về Chúa hơn nữa.  Thuộc về Chúa trọn vẹn hồn xác nguyên tuyền, và suốt cả cuộc đời từng giây từng phút như vậy, nên việc Mẹ được Chúa đưa lên trời cả hồn cả xác là kết quả đương nhiên và hợp tình hợp lý.

Kết luận

Con đường Thánh Mẫu Maria Vô Nhiễm trọn đời đồng trinh đã đi để được lên trời cả hồn cả xác, là con đường Tin Mừng đã ghi tại: “Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi nghĩ lại trong lòng” và “Riêng Mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 2, 9-5).  Mẹ hằng đón nhận Lời Chúa, ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng, cho tới khi Lời Chúa thành máu thịt, thành hơi thở, thành sự sống cho mình.  Và lúc đó hồn xác Mẹ được thánh hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa, thuộc về Chúa từ trong ra ngoài, từ đầu đến chân.
Con đường đưa lên trời cả hồn cả xác của Mẹ Maria được mở ra cho mọi người như Tin Mừng đã ghi tại.  Tất cả mọi tín hữu đều được mời gọi đi con đường Mẹ Maria đã đi, để đến nơi Mẹ đã đến.

GM GB Bùi Tuần

Trời reo nắng thì chim reo tiếng sang

Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 20 thường niên năm C 14/8/2016

                        Tin Mừng (Lc12: 49-53)

Hôm ấy Đức Giêsu nói với các môn đồ rằng: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!

 Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao?

Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba.53 Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng.”

* * * * * *

 “Trời reo nắng thì chim reo tiếng sang”

Xuân có hồng thì tôi có tình tôi.

Tiếc nhau chi, mai mốt đã xa rồi.

Xa là chết, hãy tặng tình lúc sống.

Chớ chia rẽ, dễ gì ta gặp mộng,

Những giòng đời muôn kiếp đã chia trôi.”

(Dẫn từ thơ Xuân Diệu)

Nói giống nhà thơ: xa là chết. Chết về tinh-thần. Chết, cả về thể xác. Nhưng, dẫu có chết như thế nào đi nữa, tình mình đâu đã hết. Tình chỉ hết, khi người mình cứ thế rẽ chia như nghịch lý/nghịch thường Chúa vẫn nói, mãi lâu nay.

Lời Chúa nói hôm nay, thoạt nghe như có vẻ mâu-thuẫn, khó khăn. Khó, nhưng nên nhớ trình-thuật Tin Mừng luôn được thần-hứng như kinh-nghiệm sống của cộng-đoàn các kẻ tin. Cụ-thể hơn, nội-dung Lời Chúa hôm nay nói về việc vẫn có rẽ chia trong cộng đoàn dân Chúa. Chí ít, là cộng-đoàn gia-đình tình-thương, vẫn vui sống. Tin Mừng Lời Chúa cũng nói đến Lửa mà Chúa đem đến cho trái đất. Lửa đây, nên hiểu như yếu-tố rẽ chia chăng?

Lửa ở đây, trước tiên không phải là thứ lửa của dịch hành đốt phá rừng nhiệt-đới, mỗi mùa khô. Lửa đây, là sức nóng bừng bừng; là, ánh sáng và là yếu-tố gột rửa những thanh-thoát. Lửa gột tẩy Chúa gửi đến, vẫn cháy bừng nơi bụi rậm xưa Môsê đã nhìn thấy, và là lửa gột tẩy cháy nóng từng cột và từng cột vốn tháp-tùng chúng dân  chốn sa-mạc lưu-đày. Lửa, mà Chúa nói còn mang hình lưỡi với khí thế bừng bừng ngày Thánh Thần đến, rất tâm-giao.

Và, Lửa lại là tình-yêu nóng cháy Chúa đến với môn-đệ, với Hội-thánh, với tất cả mỗi người chúng ta. Lửa của Ngài, dù không ở dạng đốt phá hoặc mang hình-hài tẩy xoá, vẫn là lửa ngọn lung-linh đưa dẫn con người về với đổi thay, giải-thoát.

Tin Mừng hôm nay, nhắc lại sự rẽ chia ngày Chúa đến. Đây, là khẳng-định dễ kích-động tranh-luận, làm sống lại các xung-đột bên trong tôn-giáo cùng tin vào một Chúa, vào thần-linh. Như, Do-thái-giáo và đạo Hồi ở Trung Đông; như Công giáo, Chính thống-giáo lẫn đạo Hồi ở Nam Tư; hoặc tệ hơn nữa, như Ấn giáo Hồi giáo và Thiên Chúa giáo ở Ấn-Độ.

Thoạt nhìn, tưởng chừng như Tin Mừng nhắc là những gì đi ngược lại điều Chúa nói trong Bài Giảng Trên Núi; hoặc, buổi Tiệc Tạ Từ trước ngày Ngài chịu nạn, và khác hẳn bức thư tâm-tình thánh Phao-lô gửi giáo-đoàn Ê-phê-sô. Xét cho cùng, đây không là sấm Trạng hoặc mặc-khải nào đó tỏ-bày ý-định của Chúa ở trên cao. Mà, chỉ là văn-phong miêu-tả kinh-nghiệm rất thực mà Giáo-hội thời xưa sống. Thánh Luca hôm nay chỉ muốn viết lại Lời Ngài nói ngay từ đầu, áp-dụng cho hôm nay.

Hiện nay, ở nhiều nước trên thế-giới, nhiều cá-nhân riêng rẽ cũng như các cộng-đoàn theo chân Chúa vẫn bị coi là mối đe-doạ lớn đối với các chính-quyền trần-gian như nhiều nhóm quyền-lực ở trần-gian cũng như tôn-giáo khác đã hành-xử như thế. Cụ-thể như, vào thế-kỷ thứ 20, có những chế-độ độc-tài vẫn muốn chia-rẽ, bách-hại khối Công-giáo, chỉ vì những người anh em này cứ đoàn-kết chung lưng thành một lực-lượng để giúp nhau sống niềm tin của mình.

Với các chính-phủ này, dân con Đạo Chúa vẫn là bè nhóm đáng ngờ vực gây nhiều hãi sợ. Cụ thể hơn, có lần Stalin dám nhạo bang hỏi Đức Giáo Hoàng thời đó: “Phía các ông được bao nhiêu sư-đoàn?” Kể ra thì, họ hãi sợ người Công-giáo thật cũng phải. Bởi, con dân nhà Đạo dù chẳng dùng đến sung đạn chỉ cậy vào niềm tin thôi cũng đã làm sụp đổ cả khối chính-trị ở Đông Âu.

Ngược giòng lịch-sử đạo-giáo, người người đều thấy có quá nhiều tín-hữu Đức Kitô và gia-đình họ chịu khổ-hình chỉ vì quyết tuân theo đường-lối hy-sinh bác ái Chúa dạy. Bằng chứng là, biết bao vị thánh đã hy-sinh tánh-mạng để bảo-vệ đức tin. Từ đó, sống Đạo theo đúng Tin Mừng dạy còn khó hơn nhiều. Và vì thế, con số các vị tử-đạo ngày nay có thể còn nhiều hơn các thế-kỷ trước.

Dù có tử vì đạo hay không, sứ-điệp mà tín-hữu Đức Kitô đưa ra, luôn là chủ-trương bất bạo-động. Tín-hữu Đức Kitô quyết một lòng mang tình yêu, lòng thương xót, niềm an-ủi hài-hoà đến với hết mọi người, bất kể họ là Do-thái hay Hy-Lạp, nô-lệ hay tự-do, nam hoặc nữ, và bản-chất người Kitô-hữu luôn luôn bất bạo-động. Sứ-điệp làm nhân-chứng cho Tình-yêu Chúa vẫn luôn thách-thức đánh thẳng vào những bất-công tham ô, kỳ-thị, lạm-dụng, bất lương. Và, vào cả những ai xúc phạm đến phẩm-giá con người nữa.

Và, vai-trò của người rao-truyền Lời Chúa, vẫn luôn là “làm hoà với những người khốn-khổ gây khó với những người chỉ biết ăn chơi, hưởng-lạc. Khi Hội-thánh Chúa đã quyết-tâm rao-giảng và sống đúng như Tin Mừng Ngài dạy, thì mọi tranh-chấp rẽ chia vẫn là chuyện khó tránh. Hội-thánh chẳng bao giờ muốn có tranh-chấp, rẽ chia. Và, dân con nhà Đạo chẳng bao giờ có ý-định phân-ly rẽ đám một ai.

Nói cho cùng, tôn-giáo không chia rẽ. Chỉ có phe nhóm giả-dạng tôn-giáo hoặc giáo-phái tà-đạo mới tính chuyện phân rẽ. Các tôn-giáo này luôn đề-cập đến trang-thái “nó và ta” hoặc lúc nào cũng nghĩ “phe ta và phe nó”. Đạo đích-thật, không khi nào chia rẽ cũng chẳng tạo khổ đau cho bất cứ ai. Chỉ những người tự cho là giáo-dân ngoan đạo hoặc giáo-phái “chính-thống” có lẽ là người gây chia rẽ. Vì, chính họ luôn vỗ ngực tự-hào là mình chính quy, đạo-đức. Mình giữ đầy-đủ luật-lệ, và chỉ mình mình mới là người làm đúng. Còn lại, mọi người khác đều đi trật đường rầy, đều lạc đạo, cấp-tiến. Và cuối cùng, những kẻ chủ-trương chia rẽ chính là ngư ông hưởng lợi.

Tóm lại, Đạo của Chúa không chia rẽ, nhưng luôn bảo-vệ sự thật. Luôn rao truyền sự công-chính. Lúc nào cũng quyết bảo-vệ phảm-giá và sự tự-do của con người. Chủ-trương ấy, đường-lối kia dĩ nhiên sẽ kéo theo nhiều đối-kháng, tị nạnh. Chính vì thế, mới có quả-quyết của Chúa nơi hiến-chương được ban-bố khi Ngài khởi-đầu cuộc đời rao-giảng : “Phúc cho ai bị bách-hại vì Tin Mừng.” Hiến-chương tuy hơi lạ nhưng là hiến-pháp luôn có sự thật song-hành.

Chung vui Tiệc Thánh hôm nay,ta cảm tạ và biết ơn các vị thánh đã xả-thân để bảo-vệ sự sống. Bảo-vệ lối sống có niềm tin và yêu thương. Cảm-tạ và biết ơn các đấng bậc đã chiến-đấu cho sự thật. Cho, công-bằng và lẽ phải. Các ngài chiến-đấu để duy-trì phẩm-giá con người và bảo-tồn tự-do làm con cái Chúa. Đó, là quyền của họ. Và, cũng là bổn-phận làm nhân-chứng cho Tình Yêu của Chúa.

Thành thử, với gương lành Đức Kitô, Đấng từng là đối-tượng của nhiều khích-bác, bạo-động, ta được khích-lệ duy-trì bảo vệ sự đoàn-kết và an-bình nội-tâm. Một an-bình chỉ có Đức Ki-tô và đường-lối Ngài dạy mới giúp ta vững tâm tiến-bước.

Trong hân-hoan tiến bước theo chân Chúa, ta hãy cùng bầu bạn hãy hát vang bài ca bừng sáng thuở nào cho thêm nhựa sống mới. Bừng sáng lên, để không ai phải hãi-sợ lửa ngọn rẽ chia, nhưng vui mừng tiếp đón ngọn Lửa tin yêu kết-đoàn mà Chúa sáng soi, cho hết mọi người. Với lửa ấm cúng ngọt ngào ấy ta sẽ biết “tặng tình lúc còn sống”, dù “Giòng đời muôn kiếp chia trôi”.

Lm Richard Leonard sj biên-soạn  –

Mai Tá lược dịch.

“Chiều hôm qua lang thang trên đường,

Chiều hôm qua lang thang trên đường,

Hoàng hôn xuống chiều thắm muôn hương.

Chiều hôm qua mình tôi bâng khuân,

Có mùa thu về tơ vàng vương vương.”

Video Thu vàng – Thanh Lan   HTTPS://www.youtube.com/watch?v=S-GYqew9WH8

Có ngâm thơ và hát nhạc, cũng chỉ để nói lên rằng: “Xuân có hồng, thì tôi có tình tôi” không chia rẽ, cũng chẳng xa vời nhiều kiếp. Dù có lang thang trên đường đời muôn lối rất “bâng khuâng” “vương vương nhiều tơ vàng” nhiều mùa thu.

Thế đó, là tình-tự xin được gửi đến người anh, người chị ở Nước Trời Hội thánh, rất hôm nay.

Mai Tá

từ Sydney luôn hướng về Hội thánh ở đây, hôm nay.

www.giadinhanphong.com

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 20 mùa thường niên C 14/8/2016

Chiều hôm qua lang thang trên đường,

Hoàng hôn xuống chiều thắm muôn hương.

Chiều hôm qua mình tôi bang khuân,

Có mùa thu về tơ vàng vương vương.”

(Cung Tiến – Thu Vàng)

(1Cor 2: 1-3)

 Trần Ngọc Mười Hai

 Thu vàng – Lá vàng – Hoàng hôn xuống! Chao ôi, là ảnh-hình của AI đó có hôn-hoàng một cuộc đời, đầy mùa thu. Lang thang – Bâng khuâng – Vẫn một mình! Ối chà, là cảnh-tình của tôi đây vẫn một mình “có mùa thu về, tơ vang hiu hắt, rất vương vương”.

Vâng. Thu Vàng, với trời thơ là như thế.

Vâng. Tơ vàng, với đời nhà Đạo, đôi lúc cũng như vậy. Như thế và như vậy, cũng “bâng khuâng”, “hiu-hắt”, rất “não-nề” một đường đời. Đời, của đấng bậc ở trên cao tít có những chiều nghe lá vàng não nề rơi như thế không?

Câu hỏi đại-loại như thế và như vậy, vẫn được gióng lên với dân con Đão Chúa sống đời này, khắp muôn nơi. Hỏi thì hỏi, chứ câu trả lời đâu nào giống ý/lời nhạc-bản mà người nghệ-sĩ còn hát tiếp! Nay, xin bạn và xin tôi, at lại nghe tiếp những lời nhè nhẹ ở câu ca được các nghệ-sĩ “cây nhà lá vườn” hát ở quán nhạc “Hát Cho Nhau Nghe” hôm 2/7/2016 kỷ-niệm 10 năm Ra mắt, vẫn hát rằng:

“Mùa Thu vàng tới, là mùa lá vang rơi.

Và, lá vang rơi, khi tình Thu vừa khơi.

Nhặt là vang rơi xem mùa lá còn tươi.

Nghe chừng như đây màu tê-tái.”

(Cung Tiến – bđd)

Vâng. Cứ như thế và như vậy, lại là tình-tự của bần-đạo bầy tôi đây khi “lang thang trên đường” lại cứ nhớ đến những tình-huống ở Đạo Chúa có nhiều sự-kiện bắt mọi người phải suy-tư. Suy và xét trong chốn riêng-tư, bầy tôi đây đã bắt chụp được một vài tư-tưởng nảy-sinh từ đâu đó chốn nhà Đạo và ngoài đời cũng rất “thơ” nhưng không “mộng”. Thơ mộng chăng, chỉ thấy trên giấy bút, có giòng thơ và nét nhạc còn hát mãi, những lời tình buồn như sau:

“Chiều hôm qua lang thang trên đường,

Nhớ, nhớ buồn buồn với chán-chường.

Chiều hôm nay, trời nhiều mây vương,

Có mùa Thu vang bao nhiêu là thương.”

(Cung Tiến – bđd)

Vâng. Suy và xét trong chốn riêng-tư hạn hẹp hay ngoài đời rộng khắp, cứ dẫn đưa người đọc như bần đạo đây vào chốn miền trầm-lắng có tiếng giọng hoặc going chảy đầy ắp những tư-tưởng để at tha hồ mà xem xét cùng tư-lự như sau:

Suy và xét, là xét những điều được đấng bậc vị vọng chốn cao tít, vừa tâm-tình ở nhà Đạo hôm rồi, với những lời dầy đặc một âm-hưởng, mà rằng:

“Cha đau lòng khi thấy trong giáo xứ có một lịch trình làm việc để rồi sau giờ làm việc quy định, thì không còn linh mục, không phó tế, không giáo dân …’

 Khi thốt lên những lời này trong buổi Toàn xá cho Phó tế, Đức Giáo hoàng Phanxicô chắc chắn không nói đến những cơ cấu làm việc hiệu quả có thể bảo đảm phục vụ ‘không ngừng’ cho mọi tín hữu. Ngài cũng không hẳn mong muốn một thế hệ linh mục biến đổi gene, có thể không ăn không ngủ để làm việc mục vụ mọi giờ cả ngày lẫn đêm, hay nói cách khác là 24/7. Đặc biệt ở phương Tây, tuổi trung bình của các linh mục Công giáo đang ngày càng tăng, con số cũng ít hơn, và càng khó để duy trì số lượng giáo xứ như hiện thời.

 Điều mà Giám mục thành Roma muốn nhắc nhở chúng ta là, làm giám mục, linh mục và phó tế, không phải là một nghề nghiệp hay một công việc với lịch trình làm việc cố định. Mà làm linh mục, phải là sứ mạng và phục vụ, dâng về Thiên Chúa bằng cách phục vụ dân Ngài. Sống giữa dân Chúa.

 Đây là lý do vì sao Đức Phanxicô nhắc nhở các mục tử phải học cách tách mình khỏi những lịch trình, họ phải sẵn sàng để phá ngang sự nghỉ ngơi mà họ xứng đáng có được, bỏ qua một phút thư thái hay đọc một quyển sách, để gặp người đang gõ cửa nhà xứ, người đến để xin giúp đỡ, tìm sự an ủi, tìm lời khuyên. Bởi chính sự chào đón này, sự gặp gỡ, sự sẵn sàng lắng nghe, phục vụ những người tìm đến ngoài giờ, làm cho người mục tử trở nên độc nhất vô nhị, khác biệt hẳn với bất kỳ cái gọi là nghề nghiệp nào.

 Do đó, những ai nghĩ rằng Đức Phanxicô mong muốn đua nở những sáng kiến hay hoạt động tự phát trong giáo hội để làm tiếp thị cho đạo, thì họ hoàn toàn lầm to rồi. Không cần phải thêm bất kỳ hoạt động mới nào, cũng như không cần những chiến lược tiếp thị để gặp được những người đang túng thiếu về vật chất lẫn tinh thần.

 Vài ngày trước đó, nói chuyện với các giám mục Ý, Đức Phanxicô đã nói rằng, ‘với nhiều hy-vọng và an ủi …hãy trở nên người lân cận với từng người, chia sẻ với sự hắt hủi và đau khổ của họ. Từ bỏ những tự quyết của mình, không còn một lịch trình cần phải bám chặt, nhưng mỗi sáng ký thác thời gian cho Chúa để tự do gặp gỡ và để mọi người gặp gỡ mình. Như thế, các linh mục của chúng ta không quan liêu cũng không phải là một viên chức giấu mặt trong hệ thống, linh mục không được thánh hiến để làm điều hành, cũng không phải làm việc với động lực một tiêu chuẩn hữu hiệu.

 Mà là một người nô bộc của sự sống, người bước đi cùng với tâm hồn và nhịp đập của người nghèo, đồng thời được phong phú hóa nhờ họ. Con người của hòa bình và hòa giải, một dấu chỉ và khí cụ của sự ân cần của Thiên Chúa, chăm chú lan truyền sự tốt lành với lòng nhiệt tâm. Một con người không chỉ dễ tìm, mà còn biết cách tìm thấy những người đang cần mình.” (Andrea Tornielli, Vatican Insider, J.B. Thái Hòa chuyển dịch)

Giòng tin tức ở trên đã chính-thức đi vào một nhận-định, đại để thì như thế. Giòng chảy phản-hồi riêng-tư nhiều ứng-xử, có lẽ rồi ra cũng không giống nhiều như vậy. Giống như thế và không giống nhiều như vậy, vẫn là hai mặt của cùng một sự thật ở đời và trong đời. Sự thật, như thể bầy tôi đây đang suy-tư hoặc chỉ tư-lự về nhiều tình-huống có những câu hỏi hoặc giòng chảy đầy khúc-mắc về chuyện đạo, chuyện đời đã khiến bạn đạo cùng tôi phải lao mình vào chốn truyền-thông/báo đài để lùng tìm câu đáp trả.

Và lời nhắn-nhủ của Đức Phanxicô phải chăng chỉ để nhắc-nhở các đấng bậc mục-tử nhớ ba lời khấn-hứa lúc thụ-phong chức-vụ hoặc sống đời sĩ-tử của Dòng tu, là: Khó-nghèo, khiết-tịnh và tuân-phục. Lời nhắc-nhở đây có thể cũng là lời nhắn với tất cả con dân trong Đạo, cả đến tín-hữu và giáo-dân nói chung, cốt để mọi người đừng quên cố-lõi của Đạo luôn nhắc nhở về Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu, vẫn rất mực. Nhắc và nhở, mọi người đừng quên lý-tưởng sống đúng chức-năng/ơn gọi của mọi người dù ở vai-trò nào đi nữa.

Nhắc và nhở, của đấng bậc ở chốn trên cao tít-mù-tắp của nhà Đạo, còn làm bạn và tôi, ta nhớ và nghĩ đến đấng bậc khác cũng có vai-trò mục-tử chuyên chăn dắt người dấn bước theo chân mình sống đạo làm người, nhưng khác Đạo, bằng những lời vàng sau đây:

Trên đời này, 
+ Có 2 thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa.
+ Có 2 thứ bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt.
+ Có 2 thứ bạn phải thay đổi, đó là bản thân và nhận thức.
+ Có 2 thứ bạn phải giữ gìn, đó là niềm tin và nhân cách.
+ Có 2 thứ bạn phải trân trọng, đó là gia đình và hiện tại.
+ Có 2 thứ bạn phải tự mình thực hiện, đó là lao động và chịu trách nhiệm về việc mình làm.
+ Có 2 thứ bạn phải lãng quên, đó là đau thương và hận thù.
+ Có 2 thứ bạn phải khắc ghi, là công ơn Mẹ Cha và sự giúp đỡ của người khác.
+ Có 2 thứ bạn buộc phải có để là người thành công, đó là đam mê và lòng kiên trì.
+ Có 2 thứ bạn không được làm, đó là hãm hại người khác và phản bội lòng tin.
+ Có 2 thứ bạn phải bảo vệ, đó là danh tín và lẽ phải.
+ Có 2 thứ bạn phải chấp nhận, là cái chết và sự khác biệt.
+ Có 2 thứ bạn phải kiểm soát, đó là bản năng và cảm xúc.
+ Có 2 thứ bạn phải tránh xa, đó là cám dỗ và sự ích kỷ.
+ Có 2 thứ bạn luôn phải xử dụng mà đừng hà tiện, là tiền bạc và kinh nghiệm.
+ Có 2 thứ bạn không được sợ sệt, là cái ác và sống thật.
+ Có 2 thứ bạn phải nuôi dưỡng, là tình yêu và sự bao dung.
+ Có 2 thứ mà bạn cần phải đạt được trong cuộc sống, đó là thành đạt và hạnh phúc.
+ Có 2 thứ bạn phải luôn sẵn sàng, đó là khó khăn và ngày mai.
Và, có 2 thứ mình nên ghi nhớ, là thực hiện những điều trên cho thật tốt trong cuộc sống hàng ngày.

Làm gì thì làm. Sống sao thì sống. Có sống theo cung cách cùa giáo-dân bình-thường ở dưới trướng hoặc sống chức-năng phục-vụ cộng-đoàn của mình qua tư-cách một mục-tử, vẫn là sống như lời căn dặn của mục-tử ngoài Đạo rất đạo-hạnh, rất như thế.

Sống sao thì sống. Sống có chất-lượng của người đạo-hạnh, trong đời vẫn có rất nhiều thứ cần gìn giữ, nhưng còn tuỳ. Tuỳ bạn, tuỳ tôi, ta cần sống sao để mọi người còn biết mà nhớ cùng bắt chước.

Thế đó, còn là đề-nghị thân thương của người viết họ Nguyễn tên thị Bích nay kể lể, ở bên dưới:

“Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng! 

Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết:

-Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.

Bà biết Quang đã đặt mua vé máy bay hơn hai tuần trước nên chuyện mưa bão hoàn toàn là do “ý trời”. Hôm Quang gọi điện thoại báo tin sẽ sang thăm và ở chơi gần một tuần lễ, bà thật vui mừng và không tin vào tai mình, nhưng vẫn thấy lo lo trong lòng nên đã hỏi lại:

-Lần này con qua thăm má lâu vậy mà sao lại đi có một mình vậy con?

Quang hiểu ý má nên nói ngay để bà yên tâm:

-Hè này ba má vợ con từ Việt Nam sang thăm và ở chơi với tụi con trong vòng ba tháng.

Họ đã ở nhà con được sáu tuần rồi, giờ đây muốn đi thăm bà con ở những tiểu bang khác. Nhân tiện mấy đứa nhỏ được nghỉ hè nên vợ con sẽ dắt chúng đi chơi cùng ông bà Ngoại. Con nghĩ đây là dịp hay nhất để sang “hủ hỉ” với má ít hôm để má đỡ buồn!

Bà có tất cả ba người con. Quang là anh cả và cũng là đứa quan tâm đến bà nhất nhưng ông trời cũng khá trớ trêu nên hai mẹ con gần như lúc nào cũng sống xa nhau. Hồi nó mới 13 tuổi đã phải theo ba xuống tàu vượt biên. Gần mười năm sau hai má con mới gặp lại thì nó đã trưởng thành và thường xuyên phải đi công tác xa nhà hai người cũng ít có dịp sống cạnh nhau. Nó là đứa vất vả với gia đình nhiều nhất và cũng là đứa có hiếu nhất trong mấy anh em. Ngay từ những ngày mới đặt chân lên nước Mỹ nó đã đi bỏ báo, chạy bàn làm đủ thứ việc để kiếm tiền phụ giúp ba lo cho má và hai em còn kẹt ở lại Việt Nam . 

Rồi đến khi xong lớp mười hai thay vì vào Đại Học thì nó lại quyết định theo khóa đào tạo chuyên viên kỷ thuật hai năm để sớm ra trường kiếm việc làm phụ giúp ba bảo lãnh một nữa gia đình sang Mỹ đoàn tụ. Phải chờ đến khi nhà cửa đã ổn định, các em đã vào đại học hết nó mới chịu quay lại trường để lấy bằng Kỹ-Sư Xây-Dựng.

Hai đứa em nó thì may mắn hơn thằng anh rất nhiều vì không phải nếm mùi “vượt biên” và lúc nào cũng có mẹ bên cạnh chăm sóc. Có lẻ chính vì thế mà tụi nó không có những đức tính chịu thương, chịu khó như anh của chúng. Con gái lớn của bà sau khi xong trung học thì vào Y Khoa rồi tốt nghiệp Bác Sĩ một cách khá dễ dàng, nó ra trường hai năm sau thì kết hôn với anh chàng Mỹ trắng lớn hơn vài tuổi và cùng học chuyên ngành Giải-Phẫu. Cuộc sống của hai vợ chồng nó cũng khá hạnh phúc. Bà mừng cho con gái của mình.

Riêng thằng Út sau khi xong Đại Học ngành Tài Chính đã về đầu quân cho một hãng xe hơi khá nổi tiếng trong vùng. Làm được vài năm thì nó kết hôn với một cô Việt Nam vốn thuộc dòng danh gia quý tộc từ trước năm 1975 tại Sàigòn. Vợ chồng nó cũng khá đầm ấm. Bà cũng mừng cho thằng Út của mình.

Tuy nhiên, điều lo lắng nhất của vợ chồng bà là Quang đã ngoài ba mươi tuổi mà vẫn chưa chịu cưới vợ. Thấy ba má cứ hối thúc chuyện vợ con thì nó bảo:

-Má ơi! Mấy cô Việt Nam lớn lên bên này nhìn cao lắm con với không tới nổi đâu, còn mấy nàng người Mỹ thì lại không phù hợp với tính cách của con. Chắc ba má còn lâu lắm mới có “cháu Nội đích tôn” để ẵm bồng!

Ấy vậy mà chỉ vài năm sau đó khi nhà máy chuyển sang làm việc ở Florida thì Quang tình cờ quen với một cô du học sinh Việt Nam mới ra trường và đang đến hãng nó xin việc. Hai đứa quen nhau, yêu nhau và tiến đến hôn nhân như là một duyên phận được sắp xếp từ kiếp nào! Bà cũng mừng cho tụi nó quá!

Có thể nói đây là khoảng thời gian viên mãn nhất của gia đình bà khi con cái đã lớn, đều thành đạt và có cuộc sống khá ổn định. Sau những chia cắt, mất mát, hy sinh giờ đây vợ chồng bà đã có thể mỉm cười khi thấy thành quả của mình gieo trồng bấy lâu nay đã sinh quả ngọt. 

Nhưng rồi tai ương hoạn nạn bỗng đổ xuống cho gia đình bà một cách bất thình lình! 

Mười năm trước chồng bà được phát hiện có khối u trong trong não. Bệnh trạng của ông biến chuyển quá nhanh và ông đã ra đi chỉ trong vòng vài tháng sau đó. Ông mất quá bất ngờ khiến cho bà thật sự bị hụt-hẫng, biết bao dự tính mà hai vợ chồng bà đã phát thảo cho tuổi già của hai người đành phải bỏ dở dang. Năm đó bà mới 62, vẫn còn đi làm part-time nhưng vì tinh thần và sức khỏe quá suy sụp nên các con đã khuyên thôi má hãy về hưu sớm đi, tụi con đủ khả năng lo cho má mà. Bà cũng không thể nào làm khác hơn vì thấy sức khỏe của mình ngày càng xuống dốc trầm trọng!

Khi chồng mất rồi bà mới cảm nhận hết nổi trơ trọi trên đời. Bốn mươi hai năm cùng sánh bước bên nhau, tuy có một khoảng thời gian chia cắt nhưng họ vẫn luôn tin tưởng sẽ có ngày trùng phùng.

Giờ đây chỉ còn lại một mình bà lủi thủi ra vào trong căn nhà trống, bà bắt đầu thấy sợ bóng đêm, sợ một mình, sợ ngày dài và sợ cả đêm thâu. Bác sĩ cho biết bà đang bị trầm cảm nặng, trước mắt cần phải thay đổi môi trường sống thì mới mong thuyên giảm.

Ba đứa con họp lại bàn với nhau sẽ đưa má về ở với ai? Trước tiên vợ chồng Quang có mời bà sang ở với tụi nó, bà cũng muốn lắm nhưng ngặt một nổi nó cứ đi công tác xa nhà luôn nên bà ở lại Cali vẫn hay hơn. Dẫu sao bên này bà vẫn còn hai đứa con và đám cháu Nội, Ngoại. Nhưng giữa đứa con gái và thằng Út bà sẽ chọn ai? Nhất định bà không muốn sẽ trở thành người-nước-ngoài khi sống trong gia đình của con gái mình, tụi nó nói toàn tiếng Mỹ, làm sao bà có thể hoà nhập được. Cuối cùng bà quyết định về ở với thằng Út, vợ nó đang mang bầu đứa thứ hai bà nghĩ mình sẽ có thể “hụ hợ” chúng trông chừng đám cháu nội sau này.

Nghĩ như thế nên bà quyết định bán căn nhà bốn phòng ngủ của mình để đưa tiền cho thằng Út mượn-vốn-làm-ăn. Với số tiền của bà cộng thêm tiền của ba má vợ, tiền vay ngân hàng và tiền dành dụm của hai vợ chồng nó bấy lâu nay cũng tạm đủ cho thằng Út “ra riêng” mở một đại lý bán xe khá khang trang. Đồng thời từ ngôi nhà nhỏ ba phòng ngủ hai vợ chồng nó đã mua một căn nhà trên núi thật tráng lệ.

Lúc còn sống trong căn nhà nhỏ mỗi ngày bà còn thấy thằng Út, nhưng từ khi dọn sang nhà mới bà hầu như không thấy mặt con mình đâu nữa cả. Nó đang bơi trong cả núi công việc nên làm sao có thời gian dành cho bà! Thêm vào đó căn nhà rộng lớn thênh thang quá, nó dường như kéo tình mẹ con của bà ngày càng xa thêm. Khi thằng Út đi làm về thì bà đã an giấc, vào buổi sáng lúc bà đang lui cui lo điểm tâm sáng cho cả nhà thì nó từ trên lầu đi xuống tai vẫn áp vào cái điện thoại, nó đưa tay vẫy vẫy như chào bà rồi đi thẳng vào garage lấy xe đến chỗ làm.

Chỉ vào dịp cuối tuần thì thằng Út mới nghỉ trọn vẹn ở nhà vào ngày Chúa Nhật. Đây là lúc nó dành thời gian cho vợ con của nó! Thường gia đình nó hay đi chơi cả ngày, khi về đến nhà thì vợ chồng con cái kéo nhau lên lầu, sau khi hỏi thăm bà vài câu xã giao lấy lệ. Mùa hè gia đình nó đi chơi xa có khi một hay hai tuần mới về.

Bà ở nhà bơ vơ, buồn tủi, đơn độc. Lúc đó bà chỉ biết khóc thầm một mình với mây trời, hoa lá và chim chóc trong vườn.Còn đứa con gái của bà thì cũng không khá hơn em nó chút nào. Từ ngày bà dọn về sống với thằng Út nó chỉ ghé thăm bà “năm khi, mười họa” lấy cớ bây giờ má ở xa quá và cao quá con phải lái xe cả tiếng đồng hồ mới đến nơi. Nó luôn than thở rằng lúc này con phải vừa đi dạy, vừa làm việc trong bệnh viện nên bận lắm má à! Bà chỉ biết cười buồn mà chẳng nói được lời nào!

Khoảng thời gian này niềm vui hiếm hoi nhất của bà là mỗi lần Quang về thăm. Đó là dịp duy nhất mà gia đình cùng sum họp bên nhau. Trong một lần cả nhà đang quây quần bên bàn ăn thì bà buông đũa nhìn từng đứa con của mình rồi chậm rãi nói:

-Má xin các con hãy giúp má thực hiện ước nguyện cuối cùng của đời mình.

Mọi người bỗng im lặng và đổ dồn ánh mắt về phía bà. Quang hỏi bà với giọng khá ôn tồn:

-Chuyện gì vậy má. Má hãy nói cho mấy anh em tụi con biết ngay đi.

Bà cười buồn và chậm rãi nói:

-Má muốn vào Nursing Home ở con à! Má nghĩ trong đó sẽ tốt cho má và tốt cho cả … các con nữa. Từ nay các con không phải lo lắng nhiều cho má như trước!

Quang im lặng suy nghĩ vài giây rồi ngẩng lên nhìn hai đứa em. Chúng nó đang cuối mặt lẫn tránh ánh mắt của anh. Quang đã hiểu ra tất cả rồi và bằng giọng khá điềm tĩnh, anh nói:

-Ngày mai chúng con sẽ chở má đi chọn Viện Dưỡng Lão. Nếu má thấy ưng ý cái nào nhất thì tụi con sẽ thu xếp cho má vào ở ngay trước khi gia đình con về lại Florida . Con hứa trong thời gian tới sẽ bay qua thăm má thường xuyên hơn.

Sáng hôm sau thằng Út lấy cớ có hẹn với khách hàng và cô con gái của bà bảo phải trực bệnh viện nên cả hai không thể đi cùng. Chỉ có vợ chồng Quang dẫn bà đi chọn Nursing Home. Mặc cho Quang nài nỉ khuyên bà hãy chọn một nơi “cao cấp” chút để ở nhưng bà nhất định từ chối. Cuối cùng bà đã vào sống trong Viện Dưỡng Lão này vì thấy không khí và cách phục vụ của mọi người khá chu đáo, thân thiện. Nhưng điều quan trọng nhất khiến bà đưa ra quyết định này là vì nó nằm ở khoảng giữa và không xa nhà của hai đứa con là bao, cũng tiện đường cho tụi nó có đi đâu thì dễ dàng tấp vô thăm bà.

Những suy tính của bà tưởng sẽ khả thi nhưng suốt thời gian hơn ba năm bà sống trong Viện Dưỡng Lão cho đến nay thằng Út chỉ đến thăm bà đếm chưa đủ trên mười đầu ngón tay. Lý do nó đưa ra chính đáng quá mà, má ơi dạo này con mới mở thêm một cái chi nhánh bán xe nữa ở tiểu bang khác nên phải bay đi bay về như con thoi. Mỗi lần nó đến thăm bà chừng độ nữa tiếng là tối đa nhưng nó nói chuyện với bà thì ít mà nói với cái điện thoại của nó thì nhiều. Bà đâm ra mang mặc cảm làm phiền nó, nên có lần bà đã bảo:

-Chừng nào con có thời gian rãnh rỗi thì thu xếp vô thăm má. Má ở trong này cũng tốt lắm, các Bác Sĩ, Y Tá và nhân viên đều rất tận tình, chu đáo. Con cứ yên tâm mà lo công việc của mình.

Thế là sau này nó chỉ nhắn tin “thăm” bà trên điện thoại là chủ yếu. Vậy cũng tốt cho nó và cả cho bà. Bà khỏi phải mong ngóng và chờ đợi những lần nó đến thăm và nếu vì lý do gì đó nó không đến được thì bà sẽ không phải buồn suốt mấy ngày liền. Thêm một điều nữa là từ ngày dọn vào đây sống bà không hề thấy bóng dáng của con dâu và ba đứa cháu Nội đâu cả. Bà nhớ ba đứa cháu của mình nhiều lắm vì bà cũng đã từng gần gũi, chăm sóc chúng suốt năm năm trời rồi còn gì. Sau này bà mới biết rằng hai vợ chồng thằng Út không muốn dẫn con vô đây thăm bà Nội vì sợ môi trường sống của người già sẽ dễ lây bệnh cho tụi nhỏ!

Con gái của bà thì cũng không hơn gì em nó. Lúc trước nó hay tạt vô thăm bà trên đường đi làm về nhưng cũng chỉ là vài tháng một lần, mà lần nào nó cũng đều than rằng lúc này con bận dữ lắm vì sắp tới Mark và Ben sẽ vào Đại Học, tụi con đang cật lực kiếm tiền để chuẩn bị cho hai anh em nó vào Harvard hay Yale. Tính sơ sơ chi phí của hai đứa sau bốn năm cũng cỡ nữa triệu đô la là ít. Đây cũng là một lý do chính đáng nó đưa ra khi không thể vào thăm bà thường-xuyên-như-trước. Bà chỉ nuốt nước mắt vào lòng.

Nhớ mới ngày nào lúc ba mẹ con còn ở lại Việt Nam, khi chồng và con trai còn ở đảo, mỗi ngày bà phải đi buôn bán nên thường gửi con cho hàng xóm ngó chừng dùm. Chiều nào về tới nhà cũng thấy hai chị em nó mếu máo đứng chờ; hôm nào bà nghỉ bán thì tụi nó mừng lắm, xúm-xít bên má không rời nữa bước. Giờ đây mọi việc đã khác xưa rồi! Các con nay đã lớn. Bà thì đã già. Tụi nó cần gì ở bà nữa chứ!

Càng nghĩ bà càng thương cho thằng Quang. Cứ mỗi buổi chiều sau khi ra khỏi hãng là nó gọi nói chuyện với bà suốt đoạn đường lái xe về nhà. Rồi thì cách vài tháng là nó bay sang thăm bà một lần, nếu là dịp lễ thì nó đi với vợ con, thường thì nó bay sang một mình ở chơi với bà từ chiều Thứ Sáu đến chiều Chúa Nhật thì về, để sáng thứ hai đi làm sớm. Hai mẹ con tuy xa nhưng cũng thật gần. Nó là niềm an ủi duy nhất mà bà có được ở tuồi gần đất xa trời này.

Vào sống trong Viện Dưỡng Lão lâu ngày bà càng thấy thương cho những người đồng cảnh ngộ như mình. Cho dù họ là Trắng, Đen, Vàng hay… “pha trộn” thì họ và bà cũng đều có chung một nổi buồn của tuổi già như nhau.

Ở trong này, mỗi khi ai đó có con cái sắp sửa vô thăm là dễ biết lắm. Họ sẽ chộn rộn chàng ràng suốt từ mấy hôm trước. Họ nói năng huyên thuyên, cười đùa luôn miệng. Đó là dịp cho họ lôi những bộ cánh lâu ngày được cất kỷ trong tủ ra mặc thử, đi tới đi lui ngắm nhìn mình trong gương, như sắp chuẩn bị đi dự giải Oscar. Thiết nghĩ vào thời điểm 50 hay 60 năm trước thì buổi hẹn hò đầu tiên của họ chắc cũng chỉ hân hoan và hạnh phúc đến thế là cùng!

Có lần một bà Mỹ Trắng sống cạnh phòng bà sang khoe rằng ngày mai con trai của bà ấy sẽ đến thăm và chở đi xem phim vì là Sinh Nhật 80 tuổi của bà. Nhiều người đã đến chúc mừng cho bà mẹ hạnh phúc này. Tới ngày hẹn, bà mẹ đó đã dậy thật sớm, ngồi trang điểm hàng giờ thật cẩn thận trước gương và thay bộ đầm mới nhất chưa một lần mặc qua rồi chờ con trai đến đón. Thời gian chậm rãi trôi qua một giờ, hai giờ… cho đến bốn, năm giờ đồng hồ sau bà vẫn không thấy bóng dáng con mình đâu cả. Bà sốt ruột gọi cho nó nhưng điện thoại đã tắt mất rồi!

Cuối cùng, một nhân viên của Nursing Home với vẻ mặt đầy ái ngại đã mang đến trao cho bà một bó hoa thật lớn, thật đẹp và một tấm thiệp với biết bao lời lẽ thật hoa mỹ. Lý do con bà không đến được vì có công việc đột xuất vào giờ chót và anh ta hứa sẽ đến thăm mẹ vào một-dịp-khác.

Bà mẹ đáng thương kia đã ôm bó hoa và chết lặng trong lòng. Không ai dám bước đến để an ủi bà một lời nào cả. Bà lẳng lặng ôm bó hoa vô phòng mình, lẳng lặng đặt nó lên giường và sáng hôm sau bà đã lẳng lặng ra đi với chiếc áo đầm mới tinh còn mặc trên người.

Người mẹ tội nghiệp kia cũng mang một chứng bệnh tim như bà, cũng có một đứa con bận rộn như hai đứa con của bà. Tuy nhiên, sức chịu đựng của bà xem chừng tốt hơn người mẹ kia vì con gái và thằng Út cũng đã từng thất hứa với bà khá nhiều lần!!! Cũng từ sau cái chết của bà-hàng-xóm mọi người đã cảnh báo với nhau rằng không được tin bất kỳ lời hứa hão nào cả, dù cho đó là lời hứa của núm ruột mà mình đã đẻ ra! 

Mải lo suy nghĩ miên man mà bà quên khuấy rằng mưa ngoài trời đã tạnh từ bao giờ. Ngó nhìn đồng hồ. Ôi chao trễ quá rồi! Quang có nói khoảng ba giờ máy bay sẽ đáp xuống, con đi hành lý rất gọn nhẹ nên sẽ ra mướn xe liền; chắc trễ lắm là năm giờ con sẽ đến chỗ của má. Bây giờ đã gần tám giờ tối rồi nhưng vì mùa hè nên trời vẫn còn sáng, bà nghĩ chuyến bay của con mình chắc đã tạm hoãn ở đâu đó và có lẽ nó cũng sắp đến rồi. Bà nhìn ra cửa sổ lần nữa, những tia nắng yếu ớt bắt đầu chiếu xuyên qua các đám mây đen còn lãng đãng trên cao. Từng mảng bầu trời trong xanh dần xuất hiện sau gần một ngày lẫn trốn biệt tăm.

Trong niềm vui mừng khôn tả bà lục trong ngăn kéo lấy thỏi son đã lâu ngày không dùng tới, bà cầm nó lên định tô phớt hồng đôi môi của mình thì mắt bà bỗng vô tình dừng lại ở cái TV đang treo trên tường. Tiếng cô xướng ngôn viên đang thông báo trong mục Breaking News cho hay chiếc máy bay mang số 707 của hãng hàng không XXX đến từ Florida đã gặp tai nạn khi đáp xuống đường băng tại phi trường Los Angeles vào lúc 3:10pm chiều hôm nay do thời tiết quá xấu. Một nhân viên của phi hành đoàn và vài hành khách đã bị thương nặng, những nạn nhân đã được đưa vào bệnh viện hiện trong tình trạng khá nguy kịch. Mọi chi tiết sẽ được thông báo sau.

Thỏi son trong tay bà rơi ngay xuống đất. Bà thấy như mọi thứ đều tối sầm lại. Ngay khi lúc đó bà nghe ngực mình đau khủng khiếp như không còn đủ hơi sức để thở. Bà cũng không còn kiểm soát được tứ chi của mình nữa nên đành để nó đổ quỵ xuống sàn nhà. Trong giây phút giữa đôi bờ sanh tử bà bỗng nghe tiếng con trai của mình gào lên thản thốt: “Má ơi! Con đây nè má!” Bà cố nhướng mắt lên nhìn gương mặt thân yêu của con mình lần sau cuối, mỉm môi cười đầy mãn nguyện với nó, rồi thanh thản từ từ khép mắt lại.

Một chiều mưa bão trong Nursing Home có một người mẹ đã vĩnh viễn ra đi và có một đứa con đã vĩnh viễn mất mẹ!

Chuyện bình thường cũng như bao chuyện bình thường khác đã xảy ra trên thế gian! Người ta đến cuộc đời này với những hạnh phúc, những khổ đau rất riêng và cũng rất chung để rồi lần lượt ra đi sớm hay muộn, trước hay sau … không trừ một ai! Kiếp người vốn dĩ chỉ là duyên hợp. Chỉ là vô thường!” (Nguyễn Bích Thủy, Một Kiếp Phù sinh)

Nói gì thì nói. Sống sao thì sống. Sống, nhưng vẫn nói và làm thật đúng “đạo làm người” và “Đạo” của người có niềm tin vào Đạo Chúa, cùng đạo làm người, hãy nghe lời đấng thánh hiền-lành từng khuyên nhủ:

“Khi tôi đến với anh chị em,

tôi đã không dùng lời lẽ hùng hồn hoặc triết lý cao siêu

mà loan báo mầu nhiệm của Thiên Chúa.

Vì hồi còn ở giữa anh chị em,

tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô,

mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá.

Vì thế, khi đến với anh chị em,

tôi thấy mình yếu kém, sợ sệt và run rẩy.

Tôi nói, tôi giảng mà chẳng có dùng lời lẽ khôn khéo hấp dẫn,

nhưng chỉ dựa vào bằng chứng xác thực của Thần Khí và quyền năng Thiên Chúa.

Có vậy, đức tin của anh chị em

mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm,

nhưng dựa vào quyền năng của Thiên-Chúa.”

(1 Cor 2: 1-5)

Cũng rất đúng. Nếu cứ cậy vào quyền-năng hoặc phù-phép do mình tạo ra, chắc cũng chẳng có ai còn nghĩ tới Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu hằng đùm bọc giùm-giúp hết mọi người, mời được thế.

Thế đó, là trọng-tâm của giòng phiếm rất hôm nay, xin được gửi đến với bạn và với tôi, trong cõi này.

 Trần Ngọc Mười Hai

Và những tháng ngày

Thường suy-nghĩ rất lung

Là như thế.

NHÌN LÊN TRỜI, ĐỂ BIẾT SỐNG CUỘC ĐỜI TRẦN THẾ

NHÌN LÊN TRỜI, ĐỂ BIẾT SỐNG CUỘC ĐỜI TRẦN THẾ

Gm. Gioan B Bùi Tuần

  1. Từ rất nhỏ, tôi đã hay nhìn lên Trời. Mẹ tôi dạy tôi hãy nhìn lên đó. Đức tin của tôi lôi kéo tôi hãy nhìn lên đó.

Nhìn lên Trời, để cầu nguyện với Chúa.

Cho đến hôm nay, việc nhìn lên Trời để cầu nguyện với Chúa, đã trở thành như hơi thở của tôi.

Tôi thở để sống thế nào, thì tôi cầu nguyện với Chúa trên trời cũng được tôi coi là cần thiết để tôi sống tốt đời tôi như thế.

  1. Nhìn lên Trời để cầu nguyện, đó là một chặng đường dài của đời tôi. Trên chặng đường dài đó, tôi đã được giáo dục, được tập luyện, được dạy dỗ, được dắt dìu từng bước nhỏ. Chặng đường nào cũng có dấu  ấn của Chúa Thánh Thần.

Dấu  ấn của Chúa Thánh Thần trong chặng đường hôm nay nơi tôi là: Cùng với Đức Mẹ Maria, mà nhìn lên Trời.

  1. Trong tinh thần hiệp thông, tôi xin được phép chia sẻ đôi chút về con đường tôi đang đi, mà trên đó tôi đang cảm nhận được sâu sắc  sự bình an, vui mừng, hy vọng và hạnh phúc.
  2. Trước hết, tôi nhìn lên Trời cùng với Đức Mẹ Maria.

Cùng với Mẹ, nghĩa là tôi đã không chọn số đông, mà chỉ chọn số ít.  Số ít mà Chúa đã chọn, là Mẹ Maria.

  1. Cùng với Mẹ, để nhìn lên Trời, tôi đang làm gì? thưa tôi ca ngợi chúc tụng Chúa, như Mẹ đã làm qua kinh  “Linh hồn tôi tung hô Chúa” (Lc 1,46-55).
  2. Tôi ca tụng Chúa, vì đời tôi cũng chỉ tóm gọn vào hai chữ “xin vâng”, như Đức Mẹ đã nói xưa (x. Lc 1,38).
  3. Xin vâng cùng với Đức Mẹ, là tôi luôn hết  lòng vâng theo ý Chúa Cha. Luôn theo ý Chúa, đừng bao giờ theo ý tôi (x. Lc 1,38).
  4. Xin vâng cùng với Đức Mẹ là tôi luôn kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu. Như cành nho với thân cây nho(x. Ga 15,5).
  5. Xin vâng cùng với Đức Mẹ là tôi luôn để Chúa Thánh Thần hướng dẫn.“Thánh Thần xuống ngự trên Bà”(Lc 1,35).
  6. Xin vâng cùng với Đức Mẹ là tôi luôn cùng với Đức Maria đi làm chứng nhân cho Chúa bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào(x. Cv 1,8).
  7. Cùng với Mẹ, tôi làm chứng cho Chúabằng việc rao giảng Lời Chúa, thực thi công bằng bác ái.
  8. Cùng với Mẹ, tôi làm chứng cho Chúa bằng cuộc sống khiêm nhường, khó nghèo, phục vụ.
  9. Thú thức là mấy điều tôi vừa chia sẻ trên đây đều có thể đọc được ở nhiều tài liệu đạo đức. Tôi cũng đã thấy như vậy. Nhưng chỉ khi nhìn lên trời bằng cầu nguyện, tôi mới thực sự gặp được chính Đức Mẹ, để cùng với Đức Mẹ,tôi được Chúa biến đổi tôi nên kẻ xin vâng thực sự.
  10. Tôi vừa được may mắn đọc cuốn sách mới nhất của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Sách xuất bản đầu năm 2016 này. Sách mang tựa đề: “Linh hồn của cầu nguyện”.

Nội dung cuốn sách này dạy tôi rất nhiều về cầu nguyện.

Sùng kính Đức Mẹ, là hãy học với Đức Mẹ, để trở nên người cầu nguyện, và để cộng đoàn đức tin biết cầu nguyện. Đó là ý kiến của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đáng kính của chúng ta gởi cho Hội Thánh.

Ý kiến trên đây của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cho tôi thấy thao thức của Ngài hiện nay chính là sự cần thiết phải biết cầu nguyện.

  1. Cuốn sách 360 trang chữ nhỏ nói về sự cầu nguyện, do Đức Thánh Cha về hưu viết đang chứng tỏ sự xác tín của Ngài về con đường cứu độ rất cần cho thời nay.Con đường đó là cầu  nguyện.

Cầu nguyện là ơn Chúa ban. Nhưng cầu nguyện cũng là việc mỗi người chúng ta cần phải phấn đấu để cộng tác vào ơn Chúa.

  1. Như thế, nhìn lên Trời là việc không đơn giản.

Tôi rất mừng là hiện nay, việc nhìn lên Trời, tuy không đơn giản, nhưng đang được thực hiện nơi rất nhiều  tâm hồn.

Tôi có cảm tưởng họ thuộc về một đoàn chiên, mà Chúa Giêsu đã gọi là “đoàn chiên bé nhỏ” (Lc 12,32).

  1. Đoàn chiên bé nhỏ này không đặt cho mình mục tiêu phải làm sao tăng số người theo đạo Chúa lên cho thực đông, nhưng hay tự hỏi mình xem phải làm gì để mình là thiểu số, mà vẫn làm chứng được cho Chúa bằng sự nghèo khó và khiêm nhường  xin vâng,  như Đức Mẹ. Đó là vấn đề và cũng là cơ may đặt ra cho chính tôi lúc này. Thiết tưởng cũng là vấn  đề và cơ may cho Hội Thánh tại Việt Nam hôm nay.
  2. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI dạy:

Để cầu nguyện, con người phải biết  hồi tâm, sống  thinh lặng, để lắng nghe Chúa và gẫm suy Lời Chúa,  nhất là phải có một tâm tình mật thiết thường xuyên hướng về Chúa và phó thác mình cho Chúa.

Lời dạy trên đây của Đức Bênêđictô XVI đang giúp tôi rất nhiều, để tôi là kẻ tội lỗi hèn mọn, biết nhìn lên Trời với niềm vui và hy vọng.

  1. Riêng tôi, tôi có cảm tưởng là ở trên trời, Chúa dành cho những người đang sống dưới đất,  mỗi người một cuốn sổ. Trong đó ghi tất cả lịch sử của mỗi người. Từ tư tưởng, lời nói, việc làm, thái độ và những gì là thiếu sót. Chính cuốn sổ đó sẽ phân định số phận mỗi người ở đời sau.

Khi cùng với Đức Mẹ mà nhìn lên Trời, tôi được đọc thoáng qua cuốn  sổ đang viết về tôi, tôi  hết  lòng cảm tạ Chúa, vì tôi thấy tôi là kẻ tội lỗi đang được cùng với Mẹ và nhờ Mẹ mà về với Cha trên trời.

Giờ đây, tôi nhìn lên Trời, chính là để biết  sống tốt  cuộc đời trần  thế của tôi đang càng ngày càng già yếu. Hôm nay của tôi đang bắt  đầu cho cuộc sống  vĩnh cửu đời đời vô cùng vô tận của tôi.

Long Xuyên, ngày 9.8.2016 

Gm. Gioan B Bùi Tuần

From:vongtaysongnguyen

Bí quyết đón nhận dồi dào ân sủng Thiên Chúa

Bí quyết đón nhận dồi dào ân sủng Thiên Chúa

 

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

(Suy niệm Tin Mừng Luca (1,39-56) trích đọc trong Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời)

Có hai người Mẹ đứng đầu trong lịch sử nhân loại: Một là Mẹ E-và, hai là Mẹ Maria.

Hai người Mẹ, hai tính cách

Mẹ E-và là làm nên lịch sử vì bà là tổ mẫu của nhân loại. Mọi người trên khắp thế gian đều là con, cháu, miêu duệ của bà.

Đức Maria là người Mẹ vĩ đại vì đã hợp tác với Thiên Chúa để sinh ra một nhân loại mới, gồm những người thuộc về gia đình Thiên Chúa, thuộc về Đức Ki-tô.

Nhưng giữa hai con người lịch sử nầy có một sự khác biệt lớn lao: Mẹ E-và là người bị chúc dữ, phải xa lìa Thiên Chúa và đã lôi kéo con cháu vào kiếp sống tội lỗi lầm than; còn Mẹ Maria là Đấng-đầy-ơn-phúc, luôn được Thiên Chúa ở cùng và đã hướng dẫn muôn người bước đi theo đường lối Chúa tiến vào chốn hồng phúc.

Vì đâu có sự khác biệt nầy?

Thiên Chúa là Cha nhân lành, đối xử công bằng với mọi người và không chê bỏ bất kỳ ai. Thế nhưng có những người nhận được dồi dào ân sủng của Thiên Chúa như Mẹ Maria, còn những người khác thì chẳng được ơn nào.

Tại sao như thế?

Ơn sủng Thiên Chúa như mưa tuôn xuống cho mọi người không phân biệt, thế nhưng nơi những ngọn núi cao thì nước mưa chảy tuôn đi hết chẳng còn đọng lại; còn nơi biển sâu thì vì trũng thấp nên tất cả mọi nguồn nước đều tích tụ về.

Xưa kia, Mẹ E-và không vâng phục Thiên Chúa, muốn tự định đoạt đời mình bất chấp lệnh truyền của Thiên Chúa, muốn nâng mình lên như một ngọn núi cao, nên ân sủng Thiên Chúa, dù được ban xuống như mưa, nhưng không thể tồn đọng lại. Nước mưa không thể tích tụ trên đỉnh non cao.

Còn Mẹ Maria thì luôn sống hạ mình, luôn vâng phục Thiên Chúa, vui lòng chấp nhận làm tớ nữ thấp hèn của Chúa với lòng khiêm nhượng thẳm sâu; Mẹ hạ mình như thung lũng thấp, nên ơn Chúa tuôn ban tích tụ nơi Mẹ thật dồi dào.   

Biển cả là mẹ của các dòng sông

“Biển cả là mẹ của các sông suối vì biển hạ mình thấp hơn tất cả mọi sông suối.”

Vì biển hạ mình thấp nhất, nên tất cả mọi nguồn nước từ các con sông lớn nhỏ trên địa cầu đều tuôn về với nó, nó tiếp nhận hết, thu nạp hết, rồi nó lại để cho nước bốc lên thành mây, mưa xuống trên các sông ngòi khe suối khắp mặt đất, nhờ thế mà sông suối không bị cạn dòng.

Lời tán tụng ca của Mẹ Maria nói lên chân lý đó :

“Phận nữ tỳ hèn mọn,

Người đoái thương nhìn tới;

từ nay, hết mọi đời

sẽ khen tôi diễm phúc.”

Mẹ cho rằng sở dĩ Thiên Chúa  đã chọn Mẹ giữa hàng triệu phụ nữ trên thế gian chỉ vì Mẹ sống như một người tôi tớ hèn mọn của Chúa.

Mẹ hạ mình thật thấp nên tình thương và ân sủng của Thiên Chúa đổ dồn về cho  Mẹ như nước của muôn triệu sông suối đều tuôn về biển sâu.

 

Càng vươn cao càng dễ đổ

Sau những cơn bão tố cuồng phong, bao nhiêu cây cổ thụ cao lớn sum suê bị gảy cành, trốc gốc, còn những cây lau sậy mềm yếu vẫn nhởn nhơ, vì nó mềm mại.

Bài học nầy được diễn tả qua Tin Mừng hôm nay:

“Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh,
dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.
Chúa hạ bệ những ai quyền thế,
Người nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.”
Bài tán tụng ca của Mẹ Maria trong Tin mừng hôm nay minh chứng cho bài học nầy.

Đối với những ai muốn làm “núi cao”, muốn trở nên những cây “đại thụ” như kiểu E-và, thì họ sẽ bị triệt hạ.

Còn đối với người khiêm tốn như “biển sâu”, như lau sậy yếu mềm, tiêu biểu là Mẹ Maria, thì được Chúa thông ban phúc lộc dư đầy

 

Muốn được nhiều hồng phúc, ta phải biết hạ mình

Qua Tin mừng hôm nay, Mẹ Maria truyền đạt cho chúng ta một bí quyết thần diệu để có thể tiếp nhận thật nhiều phúc lộc của Thiên Chúa, là hãy trở thành “lũng sâu” như Mẹ Maria, nghĩa là biết phận mình vốn thấp hèn yếu đuối, tự sức riêng chẳng làm được gì để rồi đặt mình làm tôi tớ hèn mọn của Thiên Chúa như Mẹ… và khi đó,  muôn vàn ân phúc của Thiên Chúa sẽ tuôn đổ dồi dào cho chúng ta.

Trái lại, phương cách hiệu quả nhất để đánh mất ơn Chúa là cậy dựa sức mình và bất cần đến Chúa, là tự phụ mình giỏi, mình hay. Làm như thế là trở nên “núi cao” như kiểu bà E-và xưa. Do đó, ân sủng của Thiên Chúa, dù tuôn xuống như mưa, cũng không thể tồn đọng trong tâm hồn và trong cuộc đời những con người như thế.

Lạy Mẹ Maria, xin giúp chúng con sống khiêm nhường như Mẹ, để ân sủng Thiên Chúa lưu lại mãi trong cuộc đời chúng con và biến đổi chúng con ngày càng nên giống Mẹ hơn.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

Cha Jacques Hamel bị giết ở Pháp là chứng nhân của phục vụ và tình huynh đệ

Cha Jacques Hamel bị giết ở Pháp là chứng nhân của phục vụ và tình huynh đệ

Sáng hôm qua (26/7/2016), một tin tức khủng khiếp đã truyền đi khắp thế giới. Đó là 2 người Hồi giáo cực đoan mang theo dao đã vào một nhà thờ ở Saint-Etienne du Rouvray, thuộc Giáo phận Rouen, miền Bắc nước Pháp, cắt cổ vị Linh mục đang dâng Thánh lễ và làm bị thương một người khác. Khi tin tức về vụ sát hại loan truyền, nhiều người đã bày tỏ lòng đau đớn và lên án sự dã man của nó.

Vị Linh mục bị giết là cha Jacques Hamel, 86 tuổi, thụ phong Linh mục vào năm 1958. Cha Hamel rất được các giáo dân yêu quý và ngày cả các người Hồi giáo sống ở Saint-Etienne du Rouvray cũng yêu quý cha. Vài giáo dân đã chia sẻ: “Đó là một Linh mục lớn tuổi, nhưng mà luôn sẵn sàng với bất cứ ai cần đến cha”; “cha sẵn sàng phục vụ”; “đó là một Linh mục giỏi và đã thực thi sứ vụ của mình cho đến giây phút cuối cùng”. Nữ tu Danielle, người đã hiện diện trong giây phút cha Hamel bị sát hai đã khăng định: đây là một Linh mục vĩ đại, một Linh mục phi thường.
Cha Hamel đã phục vụ trong giáo xứ này từ 10 năm nay nhưng không phải là cha xứ, mà chỉ như một Linh mục đơn giản, vì cha đã nghỉ hưu và cha cảm thấy thoải mái trong vai trò phục vụ và còn mong muốn có ích cho cộng đoàn. Dù cho tuổi tác đã cao, nhưng cha luôn tích cực trong các cử hành Thánh lễ và các bí tích.
Cha đã chọn di chuyển đến cộng đoàn nhỏ này, nơi có đông người Hồi giáo sinh sống để loan truyền sứ điệp của tình huynh đệ. Ý nguyện của cha Hamel thể hiện cả trong những dòng chữ viết cuối cùng của cha được đăng trong bản tin giáo xứ vào đầu mùa hè và nay đã trở thành chúc thư tinh thần của ngài. Cha viết: “Chúng ta có thể lắng nghe trong thời gian này lời mời gọi của Thiên Chúa chăm sóc cho thế giới để làm cho thế giới nơi chúng ta đang sống thêm ấm áp, thêm nhân đạo và tình anh em. Một thời gian (cha đề nghị) dành cho việc gặp gỡ những người khác. Một thời gian chia sẻ, gần gũi các trẻ em và những người cô đơn. Cũng có một thời gian cầu nguyện: để ý đến những gì xảy ra trong thế giới chúng ta”.
Cha mời gọi mọi người cầu nguyện cho những ai cần lời cầu nguyện., cho hòa bình, cho một sự chung sống tốt hơn. Cha kết luận: “năm nay là năm lòng thương xót, chúng ta hãy thực hiện trong cách thức mà con tim chúng ta hướng đến những điều tốt đẹp và đến người khác. Ước mong kỳ nghỉ hè giúp chúng ta có tràn đầy niềm vui và tình bạn. Và bây giờ chúng ta có thể chuẩn bị và tiếp tục lên đường với nhau”. (RV 26/7/2016)

Hồng Thủy Op

LM PHAP

NGƯỜI KHÔNG NHÌN LẠI

NGƯỜI KHÔNG NHÌN LẠI

Cha Mark Link, S.J.

Chủ đề: “Bí quyết để không nhìn lại là hướng về Đức Giêsu”

Vào năm 1924, ông Eric Liddell là lực sĩ chạy bộ 100 thước nhanh nhất nước Anh. Ai ai cũng tin rằng ông sẽ giựt huy chương vàng Thế Vận Hội ở Balê vào năm đó. Nhưng đột nhiên có vấn đề làm xôn xao dư luận.

Khi chương trình Thế Vận Hội được quảng bá, cuộc chạy đua 100 thước lại xảy ra vào ngày Chúa Nhật. Với ông Eric, giới răn “giữ ngày Chúa Nhật thánh thiện” có nghĩa ông không được chạy đua vào ngày Chúa Nhật. Ông thật buồn.Vào năm 1924, ông Eric Liddell là lực sĩ chạy bộ 100 thước nhanh nhất nước Anh. Ai ai cũng tin rằng ông sẽ giựt huy chương vàng Thế Vận Hội ở Balê vào năm đó. Nhưng đột nhiên có vấn đề làm xôn xao dư luận.

Khi tin đồn khắp nơi là ông Eric sẽ không dự cuộc đua 100 thước, bao nhiêu áp lực đổ lên ông. Ngay cả Hoàng Tử xứ Wales cũng cố can thiệp vào lương tâm của ông. Khi ông quyết định từ chối tham dự cuộc đua, báo chí Anh quốc gọi ông là kẻ phản quốc. Nhưng ông Eric vẫn từ chối không muốn đi ngược với điều ông tin tưởng.

Ông gặp các huấn luyện viên và đề nghị một toán lực sĩ sẽ thay ông chạy đua 100 thước. Còn ông sẽ tham dự cuộc đua 400 thước, dù rằng chưa bao giờ trong đời ông tham dự loại này.

Để rút ngắn câu chuyện, không những ông Eric đã đoạt huy chương vàng cuộc đua 400 thước mà toàn đội của ông cũng đoạt huy chương vàng cuộc đua 100 thước. Thay vì chỉ được một huy chương vàng, các lực sĩ chạy đua của nước Anh đã đoạt được hai huy chương vàng.

Một vài năm sau Thế Vận Hội, ông Erich làm thế giới ngạc nhiên khi ông tình nguyện sang Trung Quốc truyền giáo. Sau đó, người yêu của ông cùng tham gia với ông. Họ kết hôn và có được ba người con xinh đẹp.

Sau đó Thế Chiến II xảy ra, khi nước Nhật tham dự cuộc chiến, ông Eric đưa gia đình sang Gia Nã Đại. Sau đó không lâu, Nhật xâm lăng Trung Quốc. Ông Eric bị bắt và bị đưa vào trại tập trung của Nhật. Ở đây ông tiếp tục sứ vụ, làm việc với các tù binh khác.

Một vài năm sau, ông từ trần một cách anh hùng trong trại tù.

Sau cái chết của ông, vợ ông nhận được rất nhiều lá thư nói về cử chỉ anh hùng của ông Eric khi ở trong trại. Trong các thư khác, có hai người viết là nhờ ông Eric mà họ đã không tự tử.

Vào năm 1980 có người muốn thực hiện cuốn phim về ông Eric và Thế Vận Hội 1924. Khi vợ ông nghe được, lúc ấy bà đang sống ở Toronto, bà nói, “Có ai để ý đến một biến cố xảy ra đã quá lâu về một người không muốn chạy đua vào ngày Chúa Nhật chỉ vì đức tin Kitô Giáo?”

Kết quả không ngờ là cả hàng triệu người muốn lưu ý. Cuốn phim, được gọi làChariots of Fire, không chỉ phá kỷ lục số vé bán mà còn chiếm Giải Academy năm 1982.

Câu chuyện của ông Eric Liddell cho thấy khía cạnh tích cực của lời Chúa Giêsu trong bài phúc âm hôm nay. Chúa Giêsu nói:

Ai bắt đầu cầy cấy mà còn nhìn lại thì không phục vụ cho Nước Trời.”

Ông Eric Liddel không bao giờ nhìn lại. Một khi ông đã quyết định theo Chúa Giêsu, ông luôn nhìn tới trước. Ông không bao giờ nhìn lại, ngay cả khi phải đương đầu với áp lực của quần chúng. Ông không bao giờ nhìn lại ngay cả khi bị gọi là kẻ phản quốc.

Bí quyết nào giúp ông Eric can đảm không bao giờ nhìn lại?

Bí quyết nào giúp ông trung thành với Chúa Giêsu, ngay cả khi phải đương đầu với sự chống đối trùm lấp?

Bí quyết này nằm trong sự nhận xét của bà quả phụ Eric khi được tờ Toronto Star phỏng vấn. Nói về ông Erich, bà cho biết, “Ông ta luôn luôn dùng giờ phút đầu tiên, thật sớm của một ngày để đọc Kinh Thánh, cầu nguyện và hoạch định chương trình trong ngày.”

Đó, chúng ta đã có bí quyết đằng sau sự can đảm của ông Eric. Đó, chúng ta đã có bí quyết đằng sau sự trung thành của ông đối với Chúa Giêsu. Ông Erich Liddell là một người siêng cầu nguyện. Ông đã có thể luôn cầm lấy cái cầy và không nhìn lại đằng sau vì mỗi sáng ông đều gặp Chúa Giêsu trong sự cầu nguyện.

Vào năm 1982, cùng năm cuốn phim Chariots of Fire được Giải Academy, có một bài báo đăng trong tờ Reader’s Digest. Bài này nói về một giám đốc quảng cáo người Công Giáo, dù rất thành công, bà vẫn cảm thấy cuộc đời trống rỗng.

Một sáng kia, trong cuộc họp với ông cố vấn về tiếp thị, bà đề cập đến sự trống rỗng này.

Ông cố vấn hỏi, “Bà có muốn lấp đầy nó không?” “Dĩ nhiên là có,” bà trả lời. Ông nhìn thẳng vào mắt bà và nói, “Hãy bắt đầu mỗi ngày với một giờ cầu nguyện.”

Bà nhìn ông và nói, “Này ông Don, ông không đùa đấy chứ. Nếu tôi làm như vậy thì còn thời giờ đâu để nghỉ ngơi.” Ông mỉm cười và nói, “Đó cũng là điều mà tôi đã nói cách đây 20 năm.” Sau đó ông nói thêm vài điều khiến bà phải suy nghĩ. Ông nói, “Bà chỉ muốn Thiên Chúa phải phù hợp với chương trình của bà. Thật ra, bà phải thay đổi cuộc đời bà theo chương trình của Thiên Chúa.”

Bà rời cuộc họp trong sự bối rối. Mỗi sáng bắt đầu bằng sự cầu nguyện sao? Mỗi sáng bắt đầu bằng một giờ đồng hồ cầu nguyện sao? Tuyệt đối không thắc mắc!

Dù vậy, vào sáng hôm sau bà đã thi hành đúng như vậy. Và kể từ đó trở đi bà luôn luôn cầu nguyện vào sáng sớm.

Bà thú nhận là lúc đầu điều đó không dễ. Có những sáng bà cảm thấy bình an và vui sướng. Nhưng cũng có những sáng bà chẳng thấy gì ngoài sự buồn chán. Và chính những sáng mệt mỏi này bà nhớ lại những điều mà ông cố vấn tiếp thị đã nói: “Có những lần khi tâm trí bà không muốn đi vào cung thánh của Thiên Chúa. Đó là khi bà phí một giờ đồng hồ trong phòng chờ đợi Thiên Chúa. Tuy nhiên, bà vẫn cố ở đó, và Thiên Chúa quý trọng sự cố gắng của bà. Điều quan trọng là lời hứa.”

Câu chuyện của ông Eric Liddell và bà giám đốc quảng cáo đã thách đố chúng ta. Chúng ta không thể chỉ nghe qua những câu chuyện này và không cảm thấy một tiếng nói bên trong mời gọi chúng ta thi hành điều gì đó tương tự trong đời sống chúng ta.

Nếu chúng ta có khó khăn khi phải để ý đến Chúa Giêsu, nếu chúng ta có khó khăn nắm chặt cái cầy và đừng nhìn lại đằng sau, nếu chúng ta cảm thấy cuộc đời trống rỗng, có lẽ chúng ta phải nghĩ đến lời hứa hằng ngày với Chúa Giêsu.

Lời hứa đó phải là gì? Không ai có thể trả lời câu hỏi đó cho chúng ta. Chúng ta phải tự trả lời. Nhưng chúng ta phải thi hành điều gì đó. Như ông cố vấn tiếp thị đã nói, “Điều quan trọng là lời hứa.”

Hãy kết thúc bằng lời cầu nguyện:

Lạy Chúa, xin dạy con biết quảng đại.
Xin dạy con biết phục vụ Chúa cách xứng đáng;
biết cho đi mà không quan tâm đến giá cả;
biết tranh đấu mà không để ý đến thương tích;
biết cần cù mà không tìm sự an nhàn;
biết lao nhọc và không tìm phần thưởng,
ngoại trừ được biết là con đang thi hành thánh ý Chúa
.”

Ma Quỷ Thích Đánh Phá Các Gia Đình

Ma Quỷ Thích Đánh Phá Các Gia Đình

Nguồn: angelus.com

Một nhà trừ quỷ là LM Cesar Truqui, đã từng tham gia những khóa học trừ quỷ ở Roma vào năm 2015 đã tuyên bố rằng có một loại quỷ chuyên tấn công các gia đình. Cha Truqui cảnh cáo rằng ma quỷ tìm mọi cách làm hại các gia đình. Nếu gia đình có sự ly dị thì làm cho ma quỷ hài lòng.

Khi cha Truqui nói với tuần báo tiếng Ý là báo Tempi vào năm 2015, cha cho biết:

“Có một loại quỷ chuyên tấn công các gia đình, giống như con quỷ đã tấn công cô Sarah trong sách Tobias, Thánh Kinh Cựu Ước và tên của con quỷ ấy là ‘Asmodeus.’ ”

“Trong Thánh Kinh Cựu Ước thì con quỷ đã giết 7 người chồng của cô Sarah, và sau đó, hắn bị Tổng lãnh Thiên Thần Rafael xiềng xích trong sa mạc. Con quỷ ấy “đang hiện diện“ trong nhiều cuộc trừ quỷ.”

“Tôi đã đối diện với con quỷ ấy trong các cuộc trừ quỷ mà linh mục Gabriele Amorth và linh mục Francisco Bamonte đã thực hiện với sự trợ giúp của tôi.”

Vị linh mục 90 tuổi là cha Amorth là một linh mục nổi tiếng ở Roma, ngài đã thực hiện khoảng 70,000 vụ trừ quỷ trong thời gian 29 năm dài. Việc trừ quỷ đòi hỏi phải thực hiện nhiều lần và mỗi lần mà các linh mục thực hiện nghi thức trừ quỷ thì kể là một lần. Cha Truqui kể tiếp:

“Tôi nhớ có một cặp tình nhân trẻ rất hợp nhau và họ muốn lập gia đình với nhau. Tuy nhiên, người phụ nữ ấy phải trải qua một cuộc trừ quỷ để được giải thoát. Trong cuộc trừ quỷ ấy, con quỷ rất tức giận và đe dọa cha Amorth để nhằm ngăn chận đám cưới của hai người trẻ này. Hắn nói nếu cứ làm đám cưới thì quỷ sẽ giết người phụ nữ ấy. Dĩ nhiên đó chỉ là một sự đe dọa từ một kẻ nói dối nên sự ấy không xẩy ra.”

“Ngoài việc tấn công các gia đình, ma quỷ còn tấn công về mặt lý tưởng, cách sống và lối suy nghĩ của con người vì hắn muốn làm cho người ta ly dị nhau. Vì thế người ta nghĩ: ‘Nếu tôi không thích vợ (hay chồng) tôi, thì tôi nên ly dị người ấy.’ nhưng người ta quên hậu quả xấu xẩy ra cho các con và xã hội. Não trạng này chống lại các gia đình nhưng làm cho ma quỷ hài lòng. Tôi biết một người đàn ông ở một mình mà bị ma quỷ làm chủ và khống chế ông nên ông ta không ổn định tinh thần.”

“Ngày nay, tôi được 50 tuổi và tôi chứng kiến cha mẹ tôi vẫn yêu thương nhau hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy an ủi, can đảm và bình an. Trái lại nhưng con cái của các gia đình đổ vỡ thì không vuỉ vẻ và không bình an.”

Năm 2014 tại  Roma, Đức Giáo Hoàng Phanxico tuyên bố tại Sân Vận Động Olympic, trước 52,000 người rằng:

“Ma quỷ tìm cách phá hoại các gia đình bởi vì gia đình là nơi Chúa Giêsu được nuôi dưỡng giữa tình yêu của cha mẹ và trong cuộc sống của các con cái của gia đình. Chúa Giêsu lớn mạnh trong tình yêu của vợ chồng và trong cuộc sống của trẻ thơ, và đó là lý do mà kẻ thù tấn công các gia đình nhiều vì hắn không thích tình yêu của gia đình. Hắn tìm cách phá hoại gia đình để loại trừ tình yêu trong gia đình. Gia đình là những giáo hội nhỏ. Các bậc vợ chồng là những người tội lỗi giống như những người khác nhưng họ muốn đức tin triển nở, và hoa quả Chúa ban cho họ là các con và đức tin của các con.”

Đức Giáo Hoàng đã xin Chúa chúc phúc cho các gia đình và làm cho các gia đình mạnh mẽ nhưng ma quỷ lại chỉ muốn phá hoại các gia đình mà thôi.

Kim Hà
27/5/2016

http://memaria.org/default.aspx?LangID=38&ArticleID=98400

From: Kim Pham

Ta yêu em lầm lỡ!

 “Ta yêu em lầm lỡ!”

Bây giờ đường nào đi!”
Em yêu ma quỷ dữ,

Đã đến gieo sầu bi
Em là cây cỏ úa,

Em đến gieo buồn thương!

(Trịnh Công Sơn – Ta Yêu Em Lầm Lỡ)

Video Ta Yêu Em Lầm Lỡ:

httpv://www.youtube.com/watch?v=s-wjz3LclA0

(Công Vụ 20: 7)

 Trần Ngọc Mười Hai

Đã yêu Em, sao còn nói chữ “lầm lỡ”? Đã lỡ-lầm, sao còn thấy mình vẫn cứ yêu? Yêu hay không, vẫn là nét diễm-kiều tràn đầy do tình-thương đem đến. Dù, tình đó có là tình người, tình bạn hoặc tình nhân-thế, rất dễ yêu.

Yêu lầm lỡ”, lại vẫn được nghệ-sĩ hát lên bằng cả hơi thở có những lời lẽ rất như sau:

“Ta cho em tất cả.
Hỡi nụ hôn tình đầu!
Bây giờ tình tan vỡ.
Ta còn lại thương đau.

Ta yêu em lầm lỡ.
Ôm vòng tay dại khờ.
Em là loài hoang thú
Ta vất vả tinh khôn.
(Trịnh Công Sơn – bđd)

Yêu lầm lỡ, cũng có thể lầm và lỡ thế nào đi nữa, hãy cùng nhau hát tiếp ca-từ tuyệt-vời, như sau:

“Loài phù hoa mắt mờ.
Bạc vàng phấn son mơ.
Nơi mộ hoang lạc thú.
Em bước hỏng lửng lơ.

Ôi! chông gai đầy lối,
Cất bước đi về đâu?
Một lần ta lầm lỡ,
Trăm đường còn sầu đau!
(Trịnh Công Sơn – bđd)

Ôi! Chông gai đầy lối, đó là tình-tự của người đời, ở với đời. Và, tình người đi Đạo có bao giờ “lầm lỡ” với Đức Chúa-là-Tình-Yêu theo kiểu-cách của nhà Đạo chứ? Và, một trong các kiểu cách mà người nhà Đạo vẫn diễn-tả bằng hình-thức/phong-cách được đấng bậc đưa ra, qua hỏi/đáp sau đây:

Thưa Cha, con không hiểu tại sao các Chủ-nhật là ngày của Chúa, mà lại được Giáo-hội cử-hành/mừng kính long-trọng vào Chủ-nhật, thay vì thứ Bẩy tức ngày Sabát, của người Do-thái vậy? Xin Cha cho con một giải-thích thoả-đáng để con còn biết được mà trả lời của bạn bè của con ở các nơi cứ hỏi hoài hỏi mãi mà chẳng biết nói làm sao, đây. Cảm ơn cha rất nhiều.”

 Thế đó, là câu hỏi của nữ giáo-dân mộ-đạo chuyên-chăm chuyện nhà thờ/nhà thánh, mới hỏi han những điều như thế. Chứ, người thường làm gì có thì-giờ mà hỏi-han/vấn nạn, mất thời-gian.

Thế nhưng, có là thắc-mắc hay vấn-nạn từ đâu đó, ngắn gọn hay dài giòng, nay vẫn cứ mời bạn/mời tôi, ta đi vào giòng diễn-giải có lời lẽ đạo mạo và đạo-đức như sau:

“Câu hỏi anh/chị đưa ra, hẳn đã qui về điều thứ 3 trong 10 điều răn có ghi rõ ở sách Xuất-hành, cứ nói rằng:

 Trong sáu ngày,

người ta sẽ làm việc,

nhưng ngày thứ bảy là một ngày sabát,

một ngày nghỉ hoàn toàn, dâng Đức Chúa:

kẻ nào làm việc trong ngày sabát

sẽ bị xử tử.”

(Xh 31: 15)

 Điều thứ 3 lại đã ghi: “Nhớ tuân-giữ các ngày lễ buộc!” như đã dặn. Với người Do-thái-giáo, thì: ngày Sabát là ngày thứ bẩy trong tuần, tức: ngày dành riêng để ta nghỉ-ngơi, tĩnh-dưỡng như Giavê Thiên-Chúa đã giải thích rõ ở Cựu Ước.

 Ngõ hầu nắm rõ lý-do của việc này, ta cũng nên trở về với công-cuộc tạo-dựng trời đất có ghi ở sách Sáng Thế Ký, như sau:

 Ngày thứ bảy,

Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm.

Khi làm xong mọi công việc của Ngài,

ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi.

Thiên Chúa ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó,

vì ngày đó Ngài đã nghỉ,

ngưng làm mọi công việc sáng tạo của Ngài.”

(Sáng Thế Ký 2: 2-3)

 Về câu hỏi: kể từ lúc nào Đạo Chúa của ta dời một ngày để nghỉ-ngơi phụng thờ Thiên-Chúa vào Chủ nhật, thế? Sự việc này, xảy ra gần như tức khắc, cách tự phát. Sách Công Vụ Tông Đồ được viết vào thập-niên 70 thế-kỷ đầu, có nói rõ, là:

 “Ngày thứ nhất trong tuần,

chúng tôi họp nhau để bẻ bánh.

Ông Phaolô thảo-luận với các anh em,

và vì hôm sau ông ra đi,

nên ông đã kéo dài cuộc nói chuyện đến nửa đêm.”

(Cv 20: 7)

 Nói cho cùng, thì: với thời xưa, ngày đầu tuần chính là ngày Chủ-nhật và việc cử-hành nghi-thức bẻ bánh, hay Tiệc Thánh-Thể hoặc lễ Misa, cũng đều thế. Sách Điđakê xuất-hiện khoảng cuối thế-kỷ thứ nhất, cũng có nói: “Vào các ngày của Chúa, hãy tụ-tập nhau lại mà bẻ bánh và cảm-tạ Chúa.” (Didache 14: 1a). Đó, là lần đầu tiên Giáo-hội dùng cụm từ “Ngày của Chúa” để chỉ về ngày Chúa-nhật.         

 Kitô-hữu thời tiên-khởi, cũng đã tụ-tập vào các ngày Chúa-nhật để cử-hành Tiệc Thánh như thế. Nhưng lúc đầu, nhiều vị trong Giáo-hội cũng vẫn tiếp-tục đến với hội-đường Do-thái-giáo vào ngày thứ Bẩy như dạo trước. Tông-thư “Dies Domini” (tức: “Ngày của Chúa”) viết năm 1998, rõ rang thánh Gioan Phaolô đệ Nhị có nói: “Các thánh tông-đồ và đặc-biệt là thánh Phaolô lúc đầu cũng tiếp-tục đến hội-đường để rao-giảng Tin Mừng Đức Giêsu Kitô bằng và bàn-luận ‘lời các ngôn-sứ đọc vào ngày Sabát’ (Cv 13: 27).

 Một số cộng-đoàn khi trước cũng giữ ngày Sabát cùng với việc cử-hành thánh-lễ Chúa nhật. Tuy nhiên, không lâu sau đó, một số vị đã tách-bạch hai ngày này rõ ràng hơn, phần lớn là để phản-ứng với Kitô-hữu khi trước theo Do-thái-giáo, vẫn nhất-định duy-trì việc giữ luật buộc ở thời trước.” (Điđakê đoạn 23)

Lý-do chính khiến ta tụ-tập ngày Chúa-nhật và gọi đó là “Ngày của Chúa”, là vì: ngày ấy, Đức Kitô đã trỗi dậy từ cõi chết vào đầu tuần (Ga 20: 1). Cũng hệt thế, lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào ngày Ngũ Tuần lại cũng được mừng kính vào Chúa-nhật, rất trọng-thể. Tuy nhiên, tín-hữu thời tiên-khởi còn đi xa hơn bằng cách kết-hợp ngày đầu tuần vào với ngày thứ nhất khi Thiên-Chúa tạo dựng trời đất muôn vật.

 Thánh Gioan Phaolô đệ Nhị lại cũng bảo: “Suy-nghĩ của Kitô hữu chúng ta luôn nối-kết cách hài-hoà với Phục Sinh xảy đến vào đầu tuần”, cùng với ngày thứ nhất trong chuỗi ngày Chúa tạo-dựng trời đất. (Stk 1: 2 – 2:4). Nối kết này, giúp ta hiểu Phục Sinh như một khởi-đầu tạo-dựng xem đó như hoa quả đầu mùa là Đức Kitô quang-vinh mà thánh Phaolô tông-đồ gọi Ngài là “Trưởng-tử sinh trước mọi loài thọ-tạo” (Côlôsê 1: 15) và “Trưởng tử trong số những người từ cõi chết sống lại” (Côlôsê 1: 18; Điđakê 24). Điều đáng kể, là như thể ánh-sáng được tạo-thành ngay từ ngày đầu, và Đức Kitô là “ánh-sáng thế-gian” (Gioan 8: 12)…

Vào giữa thế-kỷ thứ hai, thánh Justinô đã sử-dụng chủ-đề này để luận-bình về ý-nghĩa ngày đầu trong tuần được định-danh theo sau mặt trời ở tiếng La-tinh, khi bảo rằng: “Chúng ta tụ-tập nơi đây vào ngày mặt trời, bởi lẽ đó là ngày đầu-tiên [tiếp theo sau ngày Sa-bát ở Do-thái-giáo, nhưng đây cũng là ngày đầu-tiên] khi ấy Giavê Thiên-Chúa phân-định sự vật khỏi tối-tăm bao trùm, tạo-thành vũ-trụ vạn-vật; và cũng vào ngày này Đức Giêsu Kitô Đấng Cứu-Chuộc chúng ta khỏi cõi chết” (1 Apol. #67).

Tín-hữu thời tiên-khởi qui về Đức Kitô là “mặt trời công-chính” và vì thế mới ăn-khớp với những điều mà các vị ấy muốn vinh-danh Ngài vào ngày này hơn việc phụng-thờ mặt trời như dân ngoại vẫn làm.

 Thế nhưng, Chúa-nhật lại cũng là ngày thứ tám và ta gọi được thế là để nhắc đến ngày tháng không có kết-thúc, tức cuộc sống miên-trường ở chốn vĩnh-cửu nghỉ-ngơi mãi với Chúa. Thánh Âu-tinh viết trong cuốn “Lời xưng-thú” có xin Chúa ban cho chúng ta “sự an-bình lặng-thinh, tức sự hài-hoà của ngày Sa-bát, một hài-hoà không có chiều tà nào hết” (Lời Xưng thú đoạn 13, câu 50).

 Thánh Gioan Phaolô đệ Nhị trích lời thánh Basil có giải-thích rằng: “Chúa-nhật quả thật tượng-trưng cho ngày độc-nhất vốn dĩ theo sau thời hiện-tại, là ngày không có kết-đoạn cũng chẳng có buổi sáng hoặc buổi chiều gì hết, là thời bất-tử không bịết đến già-nua, lãi hoá bao giờ. Chúa-nhật là ngày báo trước không ngừng sự sống không có đoạn-kết vốn dĩ canh-tân niềm hy-vọng của các tín-hữu đi theo Đức Kitô và khích-lệ họ trên đường họ vẫn đang đi. (x. On the Holy Spirit đoạn 27 câu 66, Điđakê #26)     

        Xem thế thì, Chúa-nhật là ngày ta cử-hành mừng-kính Phục-sinh vào mỗi tuần, tức “Ngày của mọi ngày” và như thế mới có ý-nghĩa quan-trọng với sự sống của mọi người.” (Lm John Flader, Why is the Lord’s Day celebrated on Sunday instead of Saturday, The Catholic Weekly 17/4/2016, Question Time, tr. 18)                     

   Nói gì thì nói, tham-dự Tiệc Thánh Lòng Mến ngày Sabát hay đầu tuần, tức Chủ-nhật, được nhiều người hiểu: đây là thời-gian đẹp nhất để ta và mọi người cùng nhau nguyện-cầu cùng Chúa Cha. Bởi, Tiệc thánh Lòng Mến có nghi-thức để ta và người cùng đọc câu kinh “Lạy Cha” đầy ý-nghĩa do Đức Giêsu dạy.

Nguyện cầu ở Tiệc thánh, còn là và vẫn là cách nguyện và cầu như nhận-định của đấng bậc từng nói ở bài giảng bên dưới:

“Khi dạy dân con đồ đệ biết cách mà nguyện cầu cho đích đáng, Đức Kitô nhắc mọi người, một chân lý. Chân lý ấy, tóm gọn nơi lời khuyên: “Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho.” Và: “Ai trong anh em là người cha, mà khi con xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó ư?” (Lc 9-10)

 Thoạt nghe, tưởng chừng như có nghịch lý, khác thường ở lời Ngài. Nếu Thiên Chúa Cha trên trời chăm lo cho ta đủ mọi điều, thì tại sao ta lại cứ liên tục xin-xỏ mãi như thế? Cầu nguyện, như Đức Kitô dạy, không phải cứ lải-nhải như dân ngoại. Hẳn mọi người đều nắm vững được rằng: Cha chỉ phú-ban những gì ta cần, chứ không phải những gì ta muốn hoặc ưa-thích. Bởi, những gì mọi người ưa thích, chỉ là ưa và thích những là vật-chất tạm bợ, gồm tóm cho riêng mình, thôi.

 Cách hay nhất để nguyện cầu, là: hãy tìm-hiểu xem mình đang ở vị-trí nào trong tương-quan với Chúa. Với mọi người và với thế-giới ở quanh ta. Liên lỉ nguyện cầu -nhưng không phải là cứ ê a sớm tối-  nhưng là giúp ta định ra được những gì mình cần có và cần làm.

 Và, liên lỉ nguyện cầu, còn giúp ta biết lọc-lựa, cả lời kinh. Việc nguyện cầu, giúp ta làm sang-tỏ giá-trị nội-tại cũng như niềm hy-vọng mình đang có. Có nguyện-cầu như thế, ta mới chú-tâm đến những gì mình thật cần, để được cứu. Nguyện-cầu, là cầu và mong Chúa thực-hiện điều Ngài muốn ta làm theo ý Ngài.

 Nói tóm lại, mục-đích tối-hậu của việc nguyện-cầu, là biết đầm mình trong tương-quan với Chúa, với mọi người quanh ta. Đi vào với tiệc long-mến hôm nay, ta sẽ cùng với người anh/người chị trong Hội thánh, cứ chung-vai sát-cánh mà nguyện-cầu cho mọi người sẽ mãi mãi ở lại trong tương-quan với Cha. Để rồi, cùng với Đức Kitô, ta sẽ thực-hiện thánh-ý Cha trong mọi hoàn-cảnh của đời thường.” (X. Lm Richard Leonard sj, Suy Tư Tin Mừng tuần thứ 17 thường niên năm c,www.suyniemloingai.blogspot.com 17/7/2016)

Nói gì thì nói, có tham-dự phụng-vụ Tiệc Thánh ngày Sabát hoặc ngày-của-Chúa tức Chủ-nhật, cũng là để cùng nhau tôn-dương cảm-tạ Thiên-Chúa-là-Tình-Yêuqua và bằng hành-động cụ-thể biến yêu-thương thành hiện-thực.

Nói gì thì nói, nói chuyện tu-đức hoặc giáo-lý niềm-tin là nói như thế. Nói, về tình-thương-yêu đùm bọc trên thực-tế cuộc đời, còn là và mãi mãi là: nói theo truyện kể để dễ nhớ. Nói, như kể cho nhau nghe đôi ba câu truyện đại để cũng dễ nhớ, mà người kể truyện đã đặt tiêu-đề là “Không nên so-sánh”, như sau:

“Trong cuộc sống không nên so sánh, một người lái chiếc xe Mercedes-Benz giá 4 tỷ, nhưng họ có thể vay ngân hàng tới 20 tỷ, cuộc sống của họ thực sự đang rất khốn đốn.

 Một người đi chiếc xe Volkswagen 500 triệu, nhưng họ có thể đang nợ ngân hàng tới 2 tỷ đồng, cũng đang ở trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng.

 Một người đi chiếc xe đạp điện 6 triệu, nhưng họ vẫn có 60 triệu gửi ngân hàng. Họ sống một cuộc sống an nhàn.

 Lúc 3 người gặp nhau ở trên đường, người đi xe đạp điện ngưỡng mộ người lái xe Volkswagen, người lái xe Volkswagen ngưỡng mộ người lái xe Mercedes-Benz, người lái xe Mercedes-Benz lại mong muốn có được cuộc sống như người đi xe đạp điện.

 Đây chính là thực tại trong xã hội, ai cũng có thể trở thành nô lệ của đồng tiền, nô lệ của cuộc sống!

Mèo thích ăn cá, nhưng mèo lại không biết bơi. Cá thích ăn giun, nhưng cá lại không thể lên bờ. Thượng đế mang đến cho bạn rất nhiều thứ hấp dẫn, nhưng lại không cho bạn dễ dàng đạt được nó.

 Nhưng, cũng không thể cứ đổ máu thì kêu đau, sợ tối thì bật điện, nhớ nhung thì liên lạc, ngày hôm nay với bạn là chuyện lớn, nhưng có thể ngày hôm sau lại là chuyện nhỏ. Cuộc đời giống như cây bồ công anh, nhìn có vẻ tự do, nhưng kỳ thực lại là thân bất do kỷ.

Có những chuyện không phải là không thèm lưu tâm, mà là có lưu tâm cũng chẳng làm được gì. Chỉ biết dốc toàn lực của mình để ứng phó là được, cuộc đời không có nếu, chỉ có hậu quả và kết quả …

Đời là bể khổ, bây giờ bạn không khổ, sau này sẽ càng khổ!

Vạn sự tương sinh tương khắc, không có lên thì không có xuống, không có thấp thì không có cao, không có đắng thì không có ngọt.

Chỉ khi biết thế nào là mệt mỏi, thì mới cảm nhận được thế nào là an nhàn; nếm qua cay đắng thì mới biết thế nào là ngọt bùi. Nhân lúc đang còn trẻ, dũng cảm bước đi, nghênh đón phong sương gió mưa, tôi luyện bản thân, có thể độ lượng, có thể nhìn xa trông rộng, thì hạnh phúc mới đến.

Trên thế giới này ngoại trừ bạn ra, thì không có ai có thể thực sự giúp đỡ bạn, nếu có giúp thì cũng chỉ là tạm thời. Rất nhiều người đã từng nếm thử “trứng luộc trong nước trà”, vỏ trứng nứt càng nhiều, thì trứng ăn càng ngon miệng.

 Tương tự như vậy, trong cuộc sống trải nhiệm càng nhiều, trắc trở càng nhiều thì sẽ càng có hương vị. Trứng gà bị vỡ do tác động từ bên ngoài là đồ ăn, bị vỡ do tác động từ bên trong thì chính là sinh mệnh. Cuộc sống cũng vậy, làm vỡ từ bên ngoài là áp lực, làm vỡ từ bên trong chính là trưởng thành.

Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh.

Nhìn thấy con bướm đang giãy-giụa muốn thoát ra khỏi cái kén, có người hảo-tâm giúp nó thoát ra. Nhưng không ngờ rằng, sau khi con bướm thoát ra ngoài, nó lại không thể duỗi đôi cánh ra được, và cuối cùng thiệt-mạng.

Giãy-giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng-thành, lúc đó bạn giúp nó thoải-mái, nhưng sau này nó sẽ không có đủ sức mạnh để đối mặt với những thử-thách sẽ phải gặp trong cuộc đời.

Nếu bạn muốn hóa-thân thành con bướm, thì bạn phải chịu-đựng được nỗi khổ của quá-trình giãy-giụa ở trong kén, vậy thì mới có thể dang cánh bay cao được.

Trong cả cuộc đời, bạn phải tôn-trọng bao nhiêu người, thì sẽ có bấy nhiêu người tôn-trọng bạn.
Bạn tin-tưởng bao nhiêu người thì sẽ có bấy nhiêu người tin-tưởng bạn.

 Bạn có thể giúp bao nhiêu người thành-công, thì sẽ có bấy nhiêu người giúp bạn thành-công!
Trên thế-giới này, người giàu có nhất, thường là người vấp ngã nhiều nhất. Người có thể thành-công là người mỗi lần vấp ngã, không chỉ có thể đứng dậy, mà vẫn có thể kiên-trì tiếp-tục bước đi. 
(Nguồn: Sưu tầm)

Truyện kể trên, có thể không xứng với chủ-đề bạn và tôi, ta bàn chuyện nhà Đạo ở nhiều nơi dù nhiều người không đồng ý như thế. Nhưng, đã là truyện kể không để minh-hoạ cho điều mình cố ý nêu ra, đôi khi chỉ là cơ-hội để ta nhìn vào cuộc sống có nhiều ý-nghĩa; của những suy-tư vớ-vẩn chẳng ăn-nhập chuyện gì, nhưng dễ nhớ và dễ hiểu hơn chuyện nhà Đạo.

Nói gì thì nói, nói mọi chuyện bằng truyện kể và thơ/văn-âm/nhạc vẫn thích hơn là nói bằng những biện-luận có mở đề, phản-đề và tổng-đề, như một triết-thuyết không-kịp-sống thực trước đã, mà chỉ kịp nói lý và luận bàn cùng minh-định như thế rồi, nay ta cùng nhau quay về lại với nhạc-bản ở trên, mà hát những câu thêm-thắt, rất như sau:

Ta yêu em vất vả,
Ôi! lần cuối lần đầu.
Em là cành gai sắc,
Cho thịt nát xương đau.

Yêu em nên mất cả,
Vỡ nụ hôn tình đầu.
Yêu là sầu chất-chứa,
Yêu còn được là bao?

Người ngoảnh lưng giấu mặt,
Cuộc đời mới đi xây.
Đi van xin hạnh phúc,
Nô lệ nào rủi may.

Ta thương em nhỏ bé,
Với giấc mơ bạc vàng.
Em là cây cỏ úa,
Ta là loài ma hoang.”

(Trịnh Công Sơn – bđd)

Nói gì thì nói, nói bằng thi-ca/âm-nhạc hoặc bằng luận-lý/biện-luận chi bằng ta đi vào vườn hoa Lời Vàng có những dặn dò như sau:

Có một lần Đức Giêsu cầu nguyện ở nơi kia.

Ngài cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm môn đệ nói với Ngài:

‘Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu-nguyện,

cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của ông.’

Ngài bảo các ông:

‘Khi cầu nguyện, anh em hãy nói:
‘Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
Triều Đại Cha mau đến…”
(Lc 11: 1-4)

Và tiếp theo đó, Ngài còn dặn thêm:

“Thế nên Thầy bảo anh em:

anh em cứ xin thì sẽ được,

cứ tìm thì sẽ thấy,

cứ gõ cửa thì sẽ mở cho.

Vì hễ ai xin thì nhận được,

ai tìm thì thấy,

ai gõ cửa thì sẽ mở cho.”

(Lc 11: 9-10)

Xem thế thì, có cầu-nguyện hay cầu xin điều gì đi nữa, cũng hãy cùng nhau làm việc ấy trong yêu-thương giùm giúp, hết mọi người.

Trần Ngọc Mười Hai

Nhiều lúc vẫn nhủ lòng mình

luôn phải như thế để còn thương.

Thương người, thương ta,

thương cả-và-thế-gian

hết mọi người.

NIỀM TIN CỦA CON ĐÃ CỨU CON

NIỀM TIN CỦA CON ĐÃ CỨU CON

Tác giả:  Huệ Minh

Trang Tin Mừng hôm nay cho ta thấy tiến trình niềm tin của Mácta. Từ việc coi Đức Giêsu như một ngôn sứ đến việc tuyên xưng Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa.

Qua việc cho Ladarô sống lại, Chúa Giêsu dẫn đưa Mácta tiến sâu vào con đường đức tin, giúp cho cô vững tin Ngài chính “là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến thế gian” (c.27). Đối với Mácta, niềm vui này còn lớn hơn niềm vui tìm lại được người em đã chết, bởi vì niềm tin ấy đưa cô đến sự sống đời đời: “Ai tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết” (c.26).

Tin vào con người Đức Kitô thì cũng đồng thời là tin vào Lời của Ngài, bởi vì Ngài chính là Ngôi Lời (Ga 1, 1), và Lời Ngài là Lời hằng sống, Lời đem lại sự sống đời đời (Ga 6, 68). Và ta thấy Chúa Giêsu mạc khải chính Ngài là mục tử đem lại sự sống dồi dào cho dân. Điều kiện để đón nhận là ai sống và tin vào Thầy.

Sau khi mạc khải Ngài là sự sống lại và là sự sống. Chúa Giêsu hỏi Mácta có xác tín vào điều đó không. Mácta với câu trả lời rất xác quyết: “con vẫn tin”. “Con vẫn tin” nghĩa là trước đây con đã tin, hiện giờ con luôn tin và sau này lòng tin của con vào Thầy vẫn không thay đổi.

Giữa cơn thử thách lớn lao, Mácta đã gặp Đức Kitô, và lời Ngài đã vực chị dậy để chị đứng vững trong niềm tin. Ta đã làm gì khi gặp thử thách trong đời sống, trong đức tin?

Thật vậy, khi gặp thử thách mới thấy niềm tin của mình như thế nào! Ta hãy cùng bạn bè, người thân chia sẻ kinh nghiệm cá nhân khi đối diện thử thách, dựa vào  gương của Mácta trong câu truyện Tin Mừng hôm nay, và hãy khích lệ nhau vững tin vào Chúa hơn.

Quả thật Mácta biết Chúa, tin Chúa và yêu Chúa bằng tất cả tấm lòng yêu mến hết tình, tin tưởng và phó thác trọn vẹn. Cả trong những lúc buồn bã nhất như tình cảnh vừa mất một người thân, thì Mácta vẫn biết, vẫn tin và vẫn một lòng yêu mến tín thác vào tình thương của Thầy Giêsu. Cuộc đối thoại rất thân tình chứng tỏ mối liên hệ giữa Chúa Giêsu và gia đình Bêtania rất keo sơn. Cuộc sống thường ngày của chúng ta, chúng ta đã gắn bó với Chúa ở mức độ nào ?

Khi người em là Ladarô chết, Mácta và Maria buồn sầu báo tin cho Chúa Giêsu. Giữa những đau khổ thử thách đó, Mácta vẫn giữ được bình tĩnh. Mácta đã thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, con biết Thầy xin gì cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy”. Dù rằng em cô là Ladarô đã chết, Mácta vẫn tuyên xưng niềm tin vào Chúa Giêsu cách tuyệt đối: “Thưa Thầy: vâng, con đã tin Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian”. (Ga 11, 27).

Ta biết mục đích chính và là cùng đích ơn cứu độ Chúa Giêsu thực hiện cho loài người, là Ngài làm cho ai tin theo và kết hợp nên một với Ngài, thì dù họ có chết cách nào, chết bao lâu, Ngài cũng làm cho người ấy được sống lại vinh hiển trong Ngài. Thế mà suốt đời phục vụ của Chúa Giêsu, rất nhiều người chứng kiến những phép lạ Ngài làm, nhưng dưới ngòi bút của thánh sử Gioan, chưa từng có ai tuyên xưng Đức Tin vào Đức Giêsu như chị Mácta : “Con biết em con sẽ sống lại, khi kẻ chết sống lại trong ngày sau hết”. Vì vậy “nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết” (Ga 11, 24.32). Và Chúa Giêsu đã từng nói : “Đức Tin của con đã cứu con”  (Mc 5,34 ; Lc 7,50).

Thật thế, “người công chính sống bởi Đức Tin” (Rm 1,17), và “đức Mến làm cho con người tồn tại” (1Cr 13,13c). Anh Laladô được sống lại là nêu giá trị Tín Điều Các Thánh Cùng Thông Công.

Không phải chỉ thông công với Đức Tin và lòng Mến của các thánh, mà nhất là còn được thông công với lòng Mến của Thiên Chúa. Thánh Gioan nói về tình yêu của Thiên Chúa như thế này : “Tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta được biểu lộ như thế này: Thiên Chúa đã sai Con Một đến thế gian để nhờ Con Một của Người mà chúng ta được sống. Tình yêu cốt ở điều này: không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta. Thiên Chúa chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ.

Nếu ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong ta, và tình yêu của Người nơi ta mới nên hoàn hảo.

Phần chúng tôi, chúng tôi đã chiêm ngưỡng và làm chứng rằng: Chúa Cha đã sai Con của Người đến làm Đấng cứu độ thế gian. Hễ ai tuyên xưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa, thì Thiên Chúa ở lại trong người ấy và người ấy ở lại trong Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình yêu: ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa,và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1Ga 4, 7-16).

Vậy chính nhờ Đức Tin của chị Mácta mà Chúa Giêsu đã làm cho Ladarô, em chị được sống lại.

Chúa là sự sống lại và là sự sống, Ngài luôn hiện diện bên cạnh chúng ta. Ngài mong ước trao ban cho ta sự sống và tình yêu của Ngài. Để mỗi người chúng ta được sống và sống dồi dào. Thử hỏi ta có tin và sẵn sàng đón nhận ? Để sự sống của Ngài được lớn mãi trong ta và tình yêu của Ngài được lan tỏa đến tha nhân.

Với niềm tin của Mácta, Chúa Giêsu đã làm phép lạ cho Lagiarô sống lại sau khi chôn cất trong mồ đã bốn ngày.

Mừng lễ thánh nữ Mácta hôm nay, theo gương thánh nữ Mácta, ta sống đức tin mạnh mẽ giữa những cơn thử thách của cuộc sống. Nhờ đó, ta cố gắng vượt qua những thử thách hiện tại và hướng đến sự phục sinh vinh quang với Chúa Kitô.

Tác giả:  Huệ Minh

GIA TÀI

GIA TÀI

 LM Giuse Trần Việt Hùng

 

GIA TAI

 

Người ta kể rằng ở miền rừng núi, dân Thượng có một lối bẫy khỉ rất đơn giản.  Họ làm một cái lồng có nhiều lỗ nhỏ vừa tay con khỉ.  Rồi họ buộc lồng vào một gốc cây và bỏ vào đó ít hạt bắp rang.  Các chú khỉ ngửi mùi bắp thơm thì thò cả hai tay vào bốc.  Lúc đó người bẫy khỉ ngồi xa xa cứ việc tiến lại bắt chú khỉ.  Con khỉ cuống cuồng muốn thoát chạy nhưng không rút tay ra được.  Lý do đơn giản là hai tay còn nắm chặt hai nắm hạt bắp.

Tác giả sách Giảng Viên đã suy gẫm sự đời một cách rất sâu lắng.  Phản ánh một triết lý sống. Thực ra cuộc sống con người rất phức tạp và đa diện.  Chúng ta nên quan sát và suy gẫm rất cẩn thận để tìm một hướng đi thích hợp.  Trước khi chúng ta được mở mắt chào đời, vũ trụ và muôn loài đã có đó.  Khi chúng ta nhắm mắt xuôi tay, muôn sự vẫn cứ tiếp tục hiện hữu.  Cuộc đời của mỗi người xuất hiện đó, rồi biến mất.  Không có gì tồn tại mãi ở trần gian này.  Giảng Viên đã dạy rằng: Hư không trên các sự hư không, hư không trên các sự hư không và mọi sự đều hư không (Gv 1:2).  Hư không diễn tả một khía cạnh vô thường của cuộc sống này.  Có nghĩa là mọi sự hiện hữu như gió thoảng mây bay.  Giảng Viên chia sẻ kinh nghiệm sinh hoạt cuộc sống hằng ngày và gẫm suy: Vì kẻ này làm việc vất vả trong sự khôn ngoan, hiểu biết và lo lắng, rồi phải để sự nghiệp lại cho người ở nhưng không, thì thật là hư không và tai hại lớn lao (Gv 2:21).

Chúng ta không nhìn cuộc sống một cách bi quan hay tiêu cực.  Vì sự sống là một hồng ân. Chuỗi ngày sống là một chuỗi ân sủng nối tiếp.  Sống là hiện hữu.  Mọi sự hiện hữu đều hữu ích.  Sự sống cần được sinh hoa kết trái.  Thể xác con người cần được lớn lên và phát triển mỗi ngày.  Đời sống tâm linh cũng được bồi dưỡng để tiến tới sự hoàn hảo hơn.  Sinh ra là khởi đầu.  Bắt đầu bước vào một cuộc lữ hành trần thế.  Cuộc lữ hành cần có hướng đi và cùng đích.  Trong các loài thụ tạo, sứ mệnh của con người thật cao quí.  Vì con người được tạo dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa.  Thiên Chúa trao ban cho con người có ý chí, lý trí và tự do.  Với những khả năng ưu việt, con người có bổn phận và trách nhiệm xây dựng một xã hội giầu mạnh, thịnh đạt và an bình.  Với khối óc và bàn tay lao động, con người góp phần làm cho thế giới ngày tốt đẹp hơn.

Con người được trao quyền làm chủ trái đất và cai quản mọi loài.  Làm chủ chứ không làm nô lệ cho của cải vật chất.  Của cải trần thế là phương tiện thiết yếu giúp con người đạt tới cứu cánh.  Con người dùng những sản phẩm do mình tạo ra để phục vụ đời sống.  Con người không thể lệ thuộc làm tôi tớ cho của cải vật chất.  Chúng ta không thể vừa làm tôi Thiên Chúa và vừa làm tôi tiền của.  Chúa Giêsu nhắc nhở: “Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu” (Lc 12:15). Tất cả vũ trụ đều đang thay đổi, nay còn mai mất.  Của cải không thể bảo đảm kéo dài đời sống hạnh phúc.  Các phương tiện vật chất chỉ giúp cho cuộc sống con người được thanh thản, thoải mái và tiện lợi hơn.  Biết rằng ai cũng cần có tiền bạc của cải để nâng cao mức sống và đáp ứng những nhu cầu cần thiết.

Câu truyện Phúc âm, Chúa Giêsu giúp chúng ta nhận rõ về giá trị về việc tìm kiếm và sử dụng của cải trần đời.  Cần có thái độ chọn lựa đối với vật chất phù vân.  Chúng ta còn có gia sản tinh thần quí báu hơn.  Hãy dùng của cải hay hư nát để mua Nước Trời.  Hãy dùng tiền bạc thế gian để đổi lấy bạn hữu.  Hãy dùng của giả để đổi lấy của thật.  Hãy tráo đổi giá trị trần thế để mua gia sản nước trời.  Đổi tiền giả ra tiền thật.  Đó là dùng tiền bạc hay của cải để bố thí hoặc làm việc bác ái, chúng ta sẽ tích trữ được khó báu trên trời.  Chúa Giêsu đã dậy: Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi vĩnh cửu (Lc 16:9).

Điều quan trọng là chúng ta phải đặt đúng giá trị của sự việc.  Tiền bạc của cải không thể trở thành chủ nhân ông.  Đừng qúa tham lam thu tích của cải phù hoa thế trần, nhưng luôn ý thức hướng tới mục đích sau cùng.  Chúa Giêsu cảnh báo: “Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai? (Lc 12:20).  Người đời nghĩ rằng phải cố gắng làm việc để trở nên giầu có và có của ăn của để, phòng khi hữu sự.  Điều này thật phải lẽ!  Đối với các tín hữu, chúng ta được mời gọi không chỉ làm giầu gia sản vật chất nhưng quan trọng hơn là làm giầu trước mặt Chúa.  Chúa Giêsu nói tiếp: Vì kẻ tích trữ của cải cho mình mà không làm giàu trước mặt Chúa thì cũng vậy” (Lc 12:21).  Khi lao động làm việc hay kiếm sống bằng mồ hôi nước mắt, các thành quả đều có giá trị giúp thăng hoa cuộc sống.  Chúng ta không chỉ tích trữ gom góp tiền bạc để thụ hưởng riêng mình, nhưng sử dụng của cải để sinh hoa quả cho tha nhân và xã hội.  Biến đổi giá trị vật chất phàm hèn tới giá trị tinh thần cao siêu trước mặt Chúa.

Những lời huấn dụ trong Kinh Thánh xem ra khó áp dụng cuộc sống đời thường.  Vì chúng ta thấy ai ai cũng đang mải mê lao động kiếm kế sinh nhai và vun đắp gia sản vật chất.  Chúng ta nêu đủ lý do để biện minh cho sự tham lam và tích trữ của cải.  Nói rằng nếu không cực lực lao động, lấy gì mà trả bills và các món nợ chồng chất.  Chúng ta đầu tư mọi vốn liếng và khả năng để lo làm giầu mỗi ngày.  Lòng tham vô đáy.  Chúng ta chắt chiu từng đồng và thấy vẫn cần thiếu một xu.  Chúng ta dần bị chìm đắm trong sự ham mê của cải vật chất.  Thế là cuộc sống lôi kéo vào sự kiếm tìm không ngừng nghỉ.  Biết rằng lao động kiếm sống là tốt.  Dành dụm tiền bạc để tiêu xài cũng tốt.  Nhưng điều quan trọng hơn là chúng ta hãy biết làm giầu trước mặt Thiên Chúa qua việc sử dụng tiền bạc của cải đúng cách để sinh hoa kết trái đời này và đời sau.

Truyện kể có người giầu có kia chết, chôn chưa được ba ngày, một tên đạo tặc giữa đêm lén đào mả lên, lột hết vàng bạc trong mình kẻ chết, rồi lại vác búa đập bể đầu, bể miệng.  Sao lại thù hằn dữ vậy?  Không, chỉ vì khi chôn, người ta cho ông ngậm viên ngọc quí đó thôi.  Giầu có sống không yên, chết cũng chẳng yên.

 Lợi lộc gì chứ khi chúng ta chỉ biết cắm đầu lo làm giầu sở hữu của cải vật chất.  Hãy ngước nhìn lên và nhắm hướng về cùng đích.  Cuộc đời của chúng ta có những gia trị cao quí hơn nhiều.  Vì sự sống của chúng ta được chuộc lại bởi giá Máu châu báu của Chúa Giêsu.  Thánh Phaolô diễn tả: Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa (Col 3:1).  Quê hương đích thực của chúng ta là trời cao.  Tại sao chúng ta xả thân miệt mài thu tích của cải dưới đất nơi mối mọt rúc rỉa?  Hãy tìm kiếm những sự cao siêu hơn: Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất (Col 3:2).

Thánh Phaolô đã từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa.  Ngài đã trở thành con người mới hoàn toàn.  Sống phó thác và tin tưởng vào Đấng tạo thành vũ trụ.  Phaolô lên tiếng: Anh em chớ nói dối với nhau; anh em hãy lột bỏ người cũ cùng các việc làm của nó, và mặc lấy người mới, con người được đổi mới theo hình ảnh của Đấng đã tạo thành nó (Col 3:9-10).  Theo gương thánh Phaolô, tuy chúng ta còn khoảng cách rất xa trên con đường trọn lành.  Mỗi người chúng ta có thể khởi đầu từ hôm nay để chọn lựa một thái độ và thực hành sống lời Chúa cách tích cực hơn.

Lạy Chúa, chúng con xin chọn Chúa làm gia nghiệp đời chúng con.  Tiên vàn chúng ta hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và mọi sự Chúa sẽ ban thêm.  Có Chúa, chúng con sẽ có tất cả.

 LM Giuse Trần Việt Hùng