Đam mê của thánh Phanxicô Assisi

Đam mê của thánh Phanxicô Assisi

 Dongten.net

thanh-fanxico

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi nói đến thánh Phanxicô, chúng ta nghĩ ngay đến Kinh Hòa Bình và Bài Ca Tạo Vật. Có thể nói, từ những tư tưởng này, ngài được mệnh danh là Sứ giả hòa bình bởi vì chúng là điểm qui chiếu cho đời sống an hòa nơi ngài.

Thiên thời, địa lợi và nhân hòa, cả ba chiều kích này được thánh nhân sống rất triệt để. Chính thái độ sống hòa đồng và hòa điệu với mọi chiều kích mà thánh nhân đáng được gọi là Sứ giả hòa bình.

Năm 1979, ĐGH Gioan Phaolô II đã công bố: Thánh Phanxicô là quan thầy của những người bảo vệ môi sinh. Chắc hẳn, đây không phải là một quyết định dựa trên tình cảm nhất thời, nhưng dựa vào đời sống của ngài được thể hiện cụ thể trong Bài ca Tạo Vật. Trong đó, chim trời mây nước và cả vũ trụ này đều có chỗ đứng và giá trị nào đó trong cuộc đời của ngài; tất cả nên chị nên anh, cả đến cái chết như là sự dữ tuyệt đối cũng được ngài gọi bằng một tên thân thương: chị chết. Như thế, không một thực tại nào mang màu sắc u tối, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thánh nhân. Chính sự huyền đồng này (hòa điệu một cách huyền nhiệm) đã giúp ngài chinh phục cả những kẻ thù giết hại. Xin đơn cử giai thoại kể về cuộc gặp gỡ giữa ngài và con chó sói hung bạo tại Agodio Gubio.

Khi thánh nhân cư ngụ tại Agodio thì có một con chó sói hung dữ đã xuất hiện, nó quấy nhiễu và gieo rắc tại họa cho mọi người. Mỗi lần đi ra ngoài, ai ai cũng trang bị khí giới sẵn sàng chuẩn bị giao chiến với con thú dữ; có người sợ đến nỗi không dám ra khỏi nhà. Thấy vậy, ngày nọ ngài quyết định đến chạm trán với con thú, ngài làm dấu Thánh giá, đặt tất cả tin tưởng vào Chúa, rồi tiến thẳng đến trước mặt con vật. Vừa thấy thánh nhân, con vật nhe răng và chuẩn bị tấn công, nhưng ngài không lùi bước, ngài tiến lại gần, làm dấu Thánh giá và gọi nó lại. Ngài nói cùng nó với tất cả sự trân trọng vì nó cũng là một tạo vật của Chúa: “Này anh sói, anh lại đây, nhân danh Chúa Kitô, tôi truyền cho anh đừng hãm hại ai nữa”. Như một phép lạ, con chó sói hung dữ giờ đây ngoan ngoãn khép miệng lại và quấn quýt bên ngài, ngài lại tiếp tục nói như sau: “Này anh sói, anh đã gây không biết bao nhiêu thiệt hại cho vùng này, anh giết hại những tạo vật của Chúa mà không có phép Ngài. Anh không những sát hại súc vật mà còn giết hại cả loài người là hình ảnh Thiên Chúa nữa; anh đáng phạt vì những tội ấy… Nhưng tôi muốn giàn hòa giữa anh và họ để anh không còn hãm hại ai nữa”.

Thánh nhân vừa nói xong những lời đó thì con chó sói vặn mình ra điều biết lỗi và chấp nhận đề nghị của ngài. Ngài nói tiếp: “Này anh sói, hẳn anh thích làm hoà với mọi người, tôi hứa rằng: bao lâu còn sống, anh sẽ không bị đói khát nữa, anh có hứa với tôi là sẽ không hãm hại bất cứ người và vật nào nữa không ?”. Con vật cúi đầu như đoan hứa, thánh nhân đặt tay trên nó và đại diện cho thị dân Agodio long trọng cam kết những lời ngài vừa hứa với con sói. Giai thoại kể tiếp rằng: con vật tiếp tục sống hai năm tại đó, ngày ngày ra vào bất cứ nhà nào cũng như chính nhà của nó. Nó không làm hại ai và cũng không ai hãm hại nó, cuối cùng, con vật chết đi giữa tiếng khóc của dân làng.

Theo thánh nhân, chúng ta cần tỏ ra bất bạo động với thiên nhiên, với chim trời núi rừng, với không khí nước non. Chỉ với một tâm hồn thanh thản và hài hoà như thế, con người mới có thể xây dựng hoà bình trên thế giới.

Sự hoà giải này không dừng lại với tương quan thú vật nhưng còn mở ra với người khác. Chính ý hướng ngay lành này góp phần hoán cải các tâm hồn đối nghịch. Chúng ta thấy nỗi đam mê hoà giải không chỉ được phát huy lúc thời trai trẻ mà ngay cả lúc trên giường bệnh ngài vẫn dấn thân phục vụ hoà bình vì ích chung.

Điều này được cha Nguyễn Hồng Giáo [1] biên soạn khi ghi lại lịch sử cuộc đời thánh nhân: Năm 1226, vào những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh, thánh nhân rất đau lòng khi nghe tin Đức giám mục và ông trị trưởng ở Assisi kình địch nhau. Vị Giám mục thì ra vạ tuyệt thông cho ông thị trưởng, còn ông này thì cấm không cho ai được mua bán và ký kết khế ước gì với Đức Cha.

Thánh nhân nói với anh em trong dòng: “Thật xấu hổ cho chúng ta, những người làm tôi Chúa, vị Giám mục và ông thị trưởng thù ghét nhau như thế mà chẳng ai đứng ra hoà giải”.

Chúng ta cũng có thể hỏi: thế bản thân ngài làm được gì khi mắt đã gần mù và thân xác kiệt quệ phải nằm một chỗ ? Có chứ ! Thánh nhân đã làm một việc quá sức tưởng tượng của mọi người, và có thể nói “rất Phanxicô”, đó là thêm vào Bài ca tạo vật mà ngài đã sáng tác trước đó ít lâu, một phiên khúc ca ngợi hoà bình và tha thứ, rồi cử anh em đi mời ông thị trưởng tới Tòa Giám mục. Khi ông tới nơi và hai người gặp nhau, các môn đệ nhân danh ngài, cất tiếng hát Bài ca tạo vật cùng với phiên khúc mới. Khi tiếng hát vừa dứt, hai người nắm tay nhau nói lời hoà giải và ôm hôn tỏ tình thân mật.

Chắc hẳn, thánh nhân không bao giờ tự coi mình có khả năng hoà giải nhưng luôn là khí cụ bình an của Chúa. Điều này được chứng thực trong lời Kinh Hoà Bình.

Lạy Chúa, xin hãy dùng con

Như khí cụ bình an của Chúa

Để con đem yêu thương vào nơi oán thù

Đem thứ tha vào nơi lăng nhục

Đem tin kính vào nơi nguy nan

Đem trông cậy vào nơi thất vọng

Dọi ánh sáng vào nơi tối tăm

Đem niềm vui đến chốn ưu sầu.

Lạy Chúa, xin hãy dạy con

Tìm an ủi người hơn được người ủi an

Tìm hiểu biết người hơn được người hiểu biết

Tìm yêu mến người hơn được người mến yêu

Vì hiến thân chính là nhận lãnh

Tha thứ cho người chính là được thứ tha

Cam lòng chịu chết là được sống muôn đời.

Thật ra, nhiều nhà chuyên môn nhìn nhận rằng kinh này không do thánh nhân trước tác nhưng được gán cho ngài vì tinh thần hoà bình của tác giả theo chủ trương của thánh nhân vào thời bấy giờ. Nhưng dù sao, chúng ta cũng có thể rút ra một kết luận tác giả đã khôn khéo khi truyền đạt điểm giáo lý này với một văn phong hết sức đạo đức trong bầu khí cầu nguyện. Thật vậy, tác giả ý thức hoà bình không phải là hoa trái của riêng nỗ lực cá nhân người nào mà có được nhưng phát xuất ơn hoán cải tâm hồn đến từ Thiên Chúa. Như thế, bầu khí cầu nguyện của lời kinh giúp mọi người ý thức sự yếu đuối của bản thân, từ đó, trông chờ ơn Chúa giúp. Ở đây chúng ta cảm nhận một thái độ sống đam mê xây dựng hoà bình, nhờ ơn Chúa và khởi đi từ chính bản thân sẽ mang lại hoa trái tốt đẹp cho các linh hồn. Khi chúng ta đặt lời kinh này trong bối cảnh thời ấy, mới nhận ra sự tranh chấp quyền lợi, tranh giành quyền bính… đã huỷ hoại bầu khí hoà bình; đồng thời, xác định tầm quan trọng về sự hiện diện của thánh nhân và sự quan phòng tốt đẹp của Chúa nhằm tái lập tinh thần Kitô giáo trong thời Trung cổ.

Ở đây, chúng ta cần xác tín lại điều đã khẳng định từ trước, môi trường là một trong những yếu tố làm phát sinh đam mê. Cụ thể hơn, chính môi trường rối loạn tranh chấp, bất hoà làm phát sinh niềm đam mê xây dựng hoà bình nơi thánh nhân và những người thiện chí đương thời. Bài ca tạo vật và Kinh hoà bình là những bằng chứng sống động cho một thời đen tối trong xã hội và Giáo hội.

Chúng ta vừa bàn qua tương quan giữa thánh nhân với thiên nhiên và tha nhân, xét cho cùng, hai chiều kích này chỉ là hệ quả tất yếu, hoa trái của một thực tại cao sâu hơn. Thiết nghĩ, chính tương quan giữa ngài với Thiên Chúa mới tạo nên nhựa sống trào tràn nuôi dưỡng cây sinh trái là hoà bình.

ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận kể lại giai thoại về thánh Phanxicô rằng[2]: Vào dịp thánh nhân qua Toà thánh để xin phê chuẩn luật dòng anh em hèn mọn, ĐTC thân mật hỏi ngài:

– Con có bao giờ thấy Chúa chưa?

+ Con vừa thấy đêm qua.

– Người có nói gì với con không?

+ Người và con bên nhau suốt đêm không nói gì. Tuy nhiên, cứ mỗi lúc con nói “Cha” với Người thì Người trả lời lại với con: “Con của Ta”. Cứ thế, chẳng có gì hơn cho đến lúc trời sáng.

Qua đó, chúng ta thấy thánh nhân có những khoảnh khắc nên Một với Chúa; thao thức của Chúa cũng là thao thức của ngài, đam mê của Chúa cũng là đam mê của ngài. Chúa đã chịu đóng đinh và chịu chết khả dĩ giao hoà nhân loại với Thiên Chúa. Qua thánh nhân, Chúa tiếp tục thân hành lên đường tìm kiếm những con chiên lạc để đưa về ràn. Có thể nói, qua thánh nhân, Chúa tiếp tục chịu đóng đinh và chết cho con người. Sự chia rẽ của con người cách nào đó in đậm 5 dấu thánh trên thân thể ngài. 5 dấu thánh là dấu chỉ sống động cụ thể thay cho lời mời gọi nhân loại: Hãy sống và xây dựng hoà bình, hãy sống và đam mê hoà bình vì bạn sẽ được gọi là con Thiên Chúa.

EYMARD An Mai Đỗ, O.Cist.

(Bài viết được tác giả gửi đến dongten.net)

[1] X. Nguyệt san Công giáo và dân tộc, số 58.

[2] X. ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Những người lữ hành trên đường Hy vọng, tr.44.

Chết chưa chắc là hết .

Chết chưa chắc là hết.

Nhiều ý kiến lại cho rằng, chết là hết, mọi thứ sẽ trở về với “cát bụi”…Mọi thắc mắc sẽ chỉ được giải đáp khi con người chết đi và tự mình “trải nghiệm”. Song, vẫn có những người trở về từ cõi chết, và họ đã kể lại cho người trên “trần gian” nghe những câu chuyện ly kỳ, mang chút màu sắc huyền bí và đáng sợ.

1. Thoát xác, hồn lìa khỏi xác

hon-lia-khoi-xac

 

“Tôi chợt tỉnh dậy sau giấc ngủ dài, bỗng thấy cơ thể thật nhẹ nhàng như có thể bay lên bất cứ lúc nào. 

Nhưng nhìn lại dưới chân mình, một ai đó giống mình quá đỗi, nằm bất động, mắt nhắm nghiền, mặc cho mọi người than khóc xung quanh…Cho đến lúc ấy, tôi mới biết mình đã chết.” – Lời kể của một người trở  về từ cõi chết.

  1. Vẫn nhìn thấy được mọi người xung quanh và nghe thấy những gì họ nói

van-nhin-thay-moi-nguoi

 

Nhiều người kể lại rằng, họ vẫn có thể nhìn thấy, nghe thấy người thân đang than khóc vì họ, gọi họ tỉnh dậy, nhưng chính bản thân họ lại vô cùng tỉnh táo và cố gắng tương tác, gọi những người thân, nhưng mọi nỗ lực đều vô ích. “Tinh thần vô hình ấy” dần dần được cuốn đi theo chiều gió.

  1. Về thăm mẹ của mình

ve-tham-me-minh

Giờ đây trước mắt họ là hình ảnh của người mẹ thân yêu, văng vẳng bên tai là tiếng ru hời, “con yêu ngủ ngoan nhé”,  cho đến ánh mắt buồn rầu, lo lắng của người mẹ chăm sóc con nhỏ bên giường bệnh…tất cả ký ức về mẹ dần hiện về.Một người kể lại: “Tôi đã đến bên phần mộ của mẹ tôi, và ẩn sâu dưới lòng đất kia, tôi nhìn thấy mẹ đang mĩm cười, bà ấy còn vẫy tay gọi tôi.”

  1. Tiếp tục nhìn thấy tổ tiên, ông bà, những người thân quá cố

ong-ba-to-tien

Ai cũng có gia đình, thậm chí là một đại gia đình, và tổ tiên, ông bà đã sẵn sàng đợi bạn ở thế giới bên kia. Nhiều người thậm chí còn không biết rõ mặt của ông bà của mình, nhưng trong khoảnh khắc ấy một cảm giác thân thiết kỳ lạ, cùng những bàn tay vẫy gọi vô hình đã kéo bạn đến để cùng đoàn tụ.

  1. Hoài niệm lại cuộc sống trần gian

hoai-niem-cuoc-song-tran-gian

 

Toàn bộ cuộc sống mấy mươi năm trên thế gian sẽ được “trình chiếu” trước mắt bạn thêm một lần nữa. Một kỉ niệm vui, buồn trong cuộc sống, nhất là những khoảnh khắc in sâu trong tâm khảm của bạn nhất sẽ được dừng lại lâu thêm một chút ít.

  1. Bay trong cảm giác êm dịu, bình yên vô cùng

bay-trong-em-diu

Nhiều người kể lại, sau khi biết mình đã chết, họ nhận thấy mình biết bay, và bay một cách hết sức nhẹ nhàng, họ vươn mình vút lên tận 9 tầng mây xanh, thấy mọi thứ xung quanh thật mầu nhiệm, họ ngập trong cảm giác êm dịu và bình yên đến tận cùng.

  1. Bất giác tiến về phía ánh sáng mờ ảo cuối đường hầm

duong-ham

 

Bạn bất giác nhìn thấy một luồng ánh sáng mờ ảo phía cuối đường hầm, và bạn cứ đi, đi mãi theo luồng ánh sáng đó…

  1. Được dẫn dắt bởi những vị thần giám hộ.

than-giam-ho

 

Khi đến cuối đường hầm đố, nơi luồng ánh sáng mạnh mẽ nhất, bạn sẽ nhìn thấy những vị thần giám hộ, đó có thể là một thiên thần với đôi cánh cùng vòng tròn hào quang trên đỉnh đầu, có thể là vị thần Chết đầy quyền năng với tấm áo choàng đen, và cũng có thể là Hắc Bạch Vô Thường – Tay sai của Diêm Vương sẽ dẫn bạn đến một nơi xa xăm nào đó….Và lẽ dĩ nhiên, những người sống sót, trở về từ cõi chết kể lại rằng họ đã được giải thoát khỏi những vị thần giám hộ, sau đó đi ngược trở lại đường hầm, nhảy vút lên rồi nhẹ nhàng hạ cánh xuống cơ thể chính mình, có nhiều trường hợp, thi hài chính họ đã liệm yên trong chiếc quan tài tối tăm.

chet-khong-phai-la-het

Chết là hết?

From:  Kimtrong Lam
Chết là hết?

Liệu bạn có thật sự sợ chết không? Khoa học chứng minh linh hồn con người sẽ luôn tồn tại trong thế giới này

Có phải chúng ta vẫn lầm tưởng rằng chết là hết.

Gần đây, giáo sư Lanza tại trường đại học Wake Forest University tại North Carolina, đã đưa ra một kết luận gây sốc rằng: “Con người không thực sự chết đi!”

Khi một người chết đi, cái mất đi chỉ là cơ thể bên ngoài bằng da bằng thịt, còn ý thức của họ vẫn tiếp tục tồn tại! Kết luận của ông được đưa ra đứng từ quan điểm của vật lý lượng tử, đồng thời tuyên bố ông đã có đủ bằng chứng để chứng minh điều đó.

Khi người chết, ý thức của con người sẽ không vì thế mà biến mất. Con người còn có tồn tại “ tín tức lượng tử” siêu việt khỏi thân xác thịt, nó cũng chính là cái mà người thường chúng ta hay gọi: “Linh hồn”.

Vị giáo sư này cho biết, có rất nhiều bằng chứng trong cơ học lượng tử chứng minh “con người không thực sự chết đi”. Đứng từ quan điểm “Luận thuyết trung tâm của sinh học phân tử” mà xét, vũ trụ được cấu thành từ những sinh mệnh có ý thức tạo thành, không gian và thời gian chỉ là công cụ ý thức của con người. Nhưng ý thức của con người cũng là một chủng vật chất.

Ông cũng phát hiện rằng, khi máu của người ngừng chảy, trái tim ngừng đập, cơ thể sẽ tiến nhập vào trạng thái tạm dừng nhưng ý thức của con người thì không ngừng vận động. Cái chết chỉ là một hiện tượng biểu hiện mà ý thức của con người cảm nhận được, nó cũng có thể được gọi là sự tưởng tượng.

Giáo sư Lanza nói, luận thuyết trung tâm của sinh học phân tử và các vũ trụ song song có một chút tương đồng, điều đó cũng nói mỗi sự việc phát sinh xung quanh chúng ta sẽ đồng thời diễn ra trong một vũ trụ song song. Khi chúng ta nghĩ về thời gian và vấn đề ý thức, trong một không gian khác ý thức của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Khi các cơ năng thân thể xác thịt của chúng ta ngừng hoạt động, nó sẽ bắt đầu trở lại trong một thời gian và không gian song song.

Cơ học lượng tử được hình thành vào nửa đầu thế kỷ 20 do Max Planck, Albert Einstein, và một số người khác tạo nên. Các nhà khoa học thường sử dụng nó để quan sát thế giới vật chất vi quan, đồng thời dùng lượng tử tính toán để giải thích những gì chúng ta không thể trực tiếp nhìn thấy.

Từ những kết luận của giáo sư này có thể rút ra một kết luận: Con người không thật sự chết đi, khi cơ thể xác thịt của con người chết, họ sẽ đến với một thời không song song (gồm cả không gian và thời gian) và lại tiếp tục cuộc sống này. Điều này quả là một phát hiện gây sốc, nhưng nó cũng mang lại một ý nghĩa tuyệt vời. Nó khiến cho người ta cảm thấy cái chết không còn là một điều gì đáng sợ nữa.

Vậy nếu chết không phải là hết thì những điều tốt hay không tốt mà chúng ta đã làm liệu có đi theo chúng ta sang thế giới bên kia không? Dù câu trả lời là thế nào thì việc chúng ta nên làm đó là sống một cuộc sống thật tốt đẹp, luôn luôn từ bi, lương thiện, giúp đỡ mọi người để tích phúc đức cho chính chúng ta và con cháu, đó là điều chúng ta nên làm và hướng tới. Bạn sẽ không bao giờ bị mất thứ gì khi làm những điều tốt như vậy, thậm chí cái bạn nhận được còn nhiều hơn những gì bạn mong đợi nhiều. Vì vậy nhất định phải sống một cuộc sống vui vẻ, hoà ái nhé.

Image may contain: one or more people

Đức Mẹ Nhắn Nhủ Tôi Về Ngày 13 Tháng 10 Năm Nay

 Đức Mẹ Nhắn Nhủ Tôi Về Ngày 13 Tháng 10 Năm Nay

Gm. GB Bùi Tuần

Lần đầu Đức Mẹ hiện ra ở Fatima là ngày 13 tháng 5 năm 1917. Liên tiếp các tháng sau, cứ ngày 13, Đức Mẹ lại hiện ra ở đó. Ngày 13 tháng 10 cũng năm 1917, Đức Maria hiện ra, xưng mình là “Đức Mẹ Mân Côi”.

  1. Ngày 13 tháng 10 năm 2016này là kỷ niệm 99 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima lần cuối.

Lần đầu Đức Mẹ hiện ra ở Fatima là ngày 13 tháng 5 năm 1917. Liên tiếp các tháng sau, cứ ngày 13, Đức Mẹ lại hiện ra ở đó. Ngày 13 tháng 10 cũng năm 1917, Đức Maria hiện ra, xưng mình là “Đức Mẹ Mân Côi”.

  1. Ba trẻ được Đức Mẹ hiện ra là Lucia, Franciscô và Jacinta. Ba trẻ đã qua đời rồi. Sự kiện Đức Mẹ hiện ra ở Fatima cũng đã qua rồi.

Nhưng mấy ngày nay, tôi nghe Đức Mẹ thôi thúc tôi hãy coi những gì Đức Mẹ đã nhắn nhủ ba trẻ ở Fatima cũng chính là những điều Đức Mẹ muốn nhắn nhủ tôi và chúng ta. Để rồi, ngày 13 tháng 10 năm nay, Đức Mẹ cũng gởi sứ điệp của Mẹ cho lịch sử hôm nay đầy những phức tạp và nguy hiểm.

Tôi xin vắn gọn.

  1. Đức Mẹ cảnh báo là:

Nhân loại đang bị lôi cuốn vào đàng tội một cách khủng khiếp. Quá nhiều xúc phạm tới Chúa. Nhiều kẻ tội lỗi không ăn năn sẽ phải sa hoả ngục.

Hoả ngục là ngục tù rất kinh khiếp. Những ai bị đốt trong đó sẽ rất đau đớn, kêu la và tuyệt vọng.

Và trước đó, sẽ có chiến tranh và đói khát. Hội Thánh sẽ bị bắt bớ. Chết chóc tàn khốc sẽ xảy ra nhiều nơi.

  1. Đức Mẹ khuyên nhủ là:

Hãy hối cải, đền tội.
Hãy cầu nguyện và hy sinh để cứu các linh hồn khỏi tội.
Hãy lần chuỗi Mân Côi.
Hãy tôn sùng Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ.

 Tôi thấy những gì Đức Mẹ cảnh báo về tình hình lúc đó, thì cũng đang rất đúng cho tình hình hiện nay.

  1. Tôi thấy cảnh xúc phạm đến Chúa hiện nay đang như một nhu cầu điên dại của nhiều người như đã mất tính người. 
  1. Tôi thấy cảnh hoả ngục không phải biển lửa còn xa, mà là rất gần, có thể là đang trong chính cuộc sống.

– Lửa hoả ngục là lửa kiêu căng,
– lửa ghen tương,
– lửa dâm ô,
– lửa ham hưởng thụ,
– lửa vị kỷ, lửa tham lam,
– lửa gian dối.

Các thứ lửa đó thiêu đốt tâm hồn con người, để rồi hoả ngục là trong chính mình, hoả ngục là trong gia đình, hoả ngục là trong cộng đoàn. Con người bị thiêu trong các thứ hoả ngục đó sẽ rất khổ ngay ở đời này. 

  1. Ra khỏi các thứ hoả ngục đó không là việc dễ.

Tôi có cảm tưởng này về tôi, đó là nếu tôi không được Hội Thánh và nhiều người cầu nguyện cho, chắc chắn tôi cũng sẽ rơi vào các thứ hoả ngục hãi hùng đó, và một khi đã rơi vào đó rồi, thì càng cần đến sự cầu nguyện và hy sinh của nhiều người, tôi mới được cứu thoát.

 Nhận thức trên đây giúp tôi đón nhận những gì Đức Mẹ khuyên nhủ ởFatima. Đó là hối cải, đền tội, lần chuỗi Mân Côi, tôn sùng Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ, và cầu nguyện cho kẻ có tội được ơn ăn năn trở về với Chúa. 

  1. Tôi đón nhận, thì việc đầu tiên của đón nhận là khiêm nhường, xin Mẹ thương giúp tôi thực thi lời Mẹ dạy, từng bước, từng giây phút, từng hoàn cảnh.

Hiện giờ, tôi quá yếu về sức khoẻ thân xác. Đang ngồi mà muốn đứng dậy, tôi phải cố gắng lắm, rất nhiều khi phải nhờ người đỡ vực. Cũng vậy, bước một bước là cả một công trình phải nhờ người khác dắt đi một cách tế nhị.

Kinh nghiệm đó cho tôi thấy việc tôi đứng lên được và bước đi được trên đường đạo đức, không thể là chuyện của ý chí, mà chính là chuyện của ơn thánh. 

  1. Đón nhận ơn thánh và cộng tác vào ơn thánh là những việc của trái tim cầu nguyện. Trái tim cầu nguyện là trái tim hướng về Chúa, trong thái độ kết hợp lòng mình với Chúa Giêsu mà gặp gỡ Chúa Cha. Lúc đó Chúa Thánh Thần sẽ cho tôi phải cầu xin sự gì, cho hợp với ý Chúa Cha. 
  1. Ở Fatima, Đức Mẹ khuyên các con cái Mẹ hãy năng cầu nguyện kinh Mân Côi.

Tôi đã làm như Mẹ dạy. Và đây là một kinh nghiệm của tôi. Tôi đọc kinh Mân Côi như Mẹ dạy, và tôi đọc kinh Mân Côi theo cách, cũng do Mẹ dạy tôi.

Khi tôi đọc kinh Mân Côi, tôi dâng lên Mẹ những thánh giá của tôi, và tôi tin Mẹ hiện diện, Mẹ nghe và Mẹ thương tôi.

Khi tôi đọc kinh Mân Côi, tôi cũng dâng lên Mẹ những khổ đau của Hội Thánh, của đất nước, của đồng bào, và tôi tin Mẹ sẽ xin Chúa ban cho họ những ủi an cần thiết và ơn cứu độ.

Cách, mà Mẹ dạy tôi đọc kinh Mân Côi, như thế chính là một cách Mẹ đào tạo tôi, để tôi biết mến Chúa yêu người, theo gương của Mẹ, nhất là tôi được đào tạo về đức tin. 

  1. Ở Fatima, Đức Mẹ khuyên các con cái Mẹ hãy tôn sùng Trái tim vẹn sạch Đức Mẹ.

Tôi đã làm như Mẹ dạy: Khi tôn sùng Trái tim vẹn sạch Mẹ, tôi được Mẹ dạy là trong mọi thử thách, Mẹ luôn luôn kết hợp với Chúa Giêsu, để trong đau khổ vẫn có ủi an, trong thất vọng vẫn có hy vọng, trong cô đơn vẫn có khích lệ, trong yếu đuối vẫn có sức mạnh, trong thánh giá vẫn có phục sinh. Tất cả đều nhờ có Chúa Giêsu ở cùng. 

  1. Như vậy, Mẹ dạy tôi là tôi được trở nên đẹp ý Chúa, không phải vì tôi là người tốt, nhưng chính vì Chúa là Đấng tốt lành. 
  1. Những gì Mẹ Maria đang gợi ý cho tôi về ngày 13 tháng 10 năm ấy và năm nay là một món quà quý, Mẹ ban cho tôi, đứa con bé nhỏ của Mẹ. Xin hết lòng cảm tạ Mẹ.

Với món quà này, tôi nhìn những biến chuyển của thời sự trên đất nước và Hội Thánh dấu yêu một cách tin tưởng. Ơn cứu độ sẽ đến từ trên cao. Trái tim Mẹ sẽ thắng. Sự thắng thế của Trái tim người mẹ sẽ rất lạ lùng.

Với món quà này, tôi cũng được Mẹ dạy là phải hết sức tỉnh thức, nhất là tỉnh thức trước mưu kế của quỷ dữ satan. Thánh Phêrô quả quyết:

“Satan là thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi căn xé” (1Pr 5,5).

Những con cái Đức Mẹ sẽ bị satan như thú dữ mưu hại. Nhưng Mẹ Maria sẽ thắng nó (Kh 12,17).

Tôi tin chắc như vậy.

Long Xuyên, ngày 20.9.2016.

– –

Gm. GB Bùi Tuần

VÒNG TAY SONG NGUYỀN

Thông tin nối kết phục vụ các gia đình

Chương Trình Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình

Email: [email protected]

CHỨNG NHÂN KYTÔ HỮU

CHỨNG NHÂN KYTÔ HỮU

Bùi Ngọc Thắng.

Tôi vào chùa tu học Từ khi còn bé tôi đã thắc mắc tại sao linh hồn người chết có thể về ăn đồ cúng? Tại sao khi sống thì người ta bất lực nhưng sau khi chết thì linh thiêng và có thể phù hộ hoặc gieo họa cho bà con thân quyến? Những thắc mắc này thúc đẩy tôi vào chùa tu học. Trong chùa có bàn thờ một vị Bồ tát có nét mặt dữ tợn, cái lưỡi của ông dài hơn lưỡi rắn. Tên ông là Tiêu Diện Đại Sĩ. Theo giáo lý nhà chùa thì đây là vị thần cai trị các linh hồn vất vưởng đói rách không được ai cúng thức ăn. Mỗi buổi chiều nhà chùa cúng một bát cháo lỏng đặt ngay bàn thờ ông Tiêu Diện và tụng bài kinh Thí thực. Niềm tin này rất thich hợp với người bình dân Việt Nam. Tôi đã học giáo lý đạo Phật để tìm giải đáp, nhưng càng học càng có thêm những thắc mắc khó giải thích hơn. Ví dụ có chùa chuyên làm bùa Quang Minh và bùa Hải hội, để giải oan cho những linh hồn nghiệp nặng, chết nhầm vào ngày xấu. Ngày nay nhiều chùa bói toán xin quẻ. Là một tu sĩ tôi phải học nhiều giới cấm. Càng nhiều giới cấm người ta càng dễ phạm giới, vì thế có một giới cấm đặc biệt là tu sĩ cấp dưới không được tò mò giới luật của tu sĩ cấp trên. Mỗi sáng thức dậy, ai quên đọc câu thần chú trước khi đặt chân xuống đất là mắc tội sát sanh, vì vô ý đạp chết côn trùng trong ngày đó. Hoặc quên đọc câu thần chú uống nước, là mắc tội ăn thịt 8 vạn bốn ngàn con vi khuẩn trong một ly nước. Cạo đầu mà không đọc thần chú cũng có tội. Ở chùa ăn nhiều rau, lắm lần tôi thấy sâu chết trong rau muống luộc. Luộc những nồi rau to tướng như thế là giết rât nhiều sinh vật, thế nhưng không ai học câu thần chú luộc rau cả.

Ngày xưa Đức Phật cấm nam tu sĩ đứng tiển tiện, nhưng sau đó dân chúng tưởng rằng tất cả đệ tử của Phật là phụ nữ, Đức Phật phải hủy giới cấm ấy để tránh hiểu lầm. Vì giới luật nhà tu qúa chi li, nên không ai giữ được trọn vẹn một giới luật nào cả. Chẳng ai muốn tiết lộ sự phạm giới của mình. Đáng tiếc là đạo Phật không nhìn nhận một cách minh bạch về vấn đề tội lỗi. Để phá chấp người tu sĩ câp cao, học về ý nghĩa của sự phi giới và cao hơn nữa là vô phi giới. Mỗi khi ăn cơm, người tu hành đọc ba câu thề nguyện mà không một ai tin mình làm được. Thậm chí người ta đọc quen đến nỗi không cần một ý niệm tha thiết chân thành.

Một là từ bỏ tât cả việc ác (nguyện đoạn nhât thiết ác) .

Hai là làm trọn tât cả việc lành (nguyện tu nhât thiêt thiện).

Ba là hóa độ tât cả chúng sanh (thề độ nhât thiết chúng sanh). Khi học đến giáo lý cao siêu, tôi được dạy rằng không có tội lỗi, không ai tha tội cho ai, không có địa ngục, không có niết bàn, không ai dựng nên vũ trụ vạn vật mà chỉ do tâm con người tạo ra. Giáo lý nhà Phật không tin vào Đấng Tạo Hóa, không tin nguyên nhân khởi đầu, mà chỉ tin vào lý nhân duyên điệp trùng tiếp nối, khiến vạn vật lưu chuyển như là đang hiện hữu. Vạn vật vốn là vô thủy vô chung, không có cái gì vĩnh cửu (vô thường). Tâm con người chấp vào đâu thì có vào đó, chứ thật ra chẳng có cái gì hiện hữu thật sự. Ngay cả tôi đây cũng không phải là tôi. Phần đông tín đồ Phật giáo không hiểu giáo lý của Phật, mà chỉ nghe theo các vị tu sĩ. Đạo Phật cho rằng đời là bể khổ.

Có tám nguyên nhân chính gây ra đau khổ. Sinh khổ. Lão khổ. Bịnh khổ. Tử khổ. Thương yêu mà không được gần nhau là khổ (ái biệt ly khổ). Ghét nhau mà phải gần nhau là khổ (oán tăng hội khổ). Ước muốn không thành là khổ (cầu bất đắc khổ). Thân thể và tâm hồn mất thăng bằng là khổ (ngủ ấm thạnh khổ).  Giáo lý quan trọng đầu tiên của đạo Phật là Chân Lý Của Sự Đau Khổ. Muốn diệt đau khổ thì phải diệt sanh sản (diệt dục), diệt gìa nua (diệt lão), diệt bịnh tật, diệt sự chết. Nhưng chưa đủ, còn phải diệt thương yêu (ái nghiệp), diệt ham muốn (tham), diệt giận hờn (sân si). Muốn diệt khổ tuyệt đối thì phải diệt luôn cả ý muốn thành Phật (vì ai muốn thành Phật là còn tham). Đạo Phật tin vào luật quả báo thiện ác, nhưng không chấp nhận ai là đấng tạo ra luật quả báo thiện ác công minh, cũng không giải thích luật nhân quả công minh này từ đâu mà ra. Tôi cần mẫn học từng bậc, đến khi tốt nghiệp trường đào tạo tăng tài Phật Học Viện Nha Trang, tôi tự cảm thấy mình đi tu như thế vẫn không tiêu diệt bớt tội lỗi trong tôi. Chưa kịp tiêu diệt tội cũ, tội mới ló mặt ra trong tôi. Nếu có địa ngục, chắc tôi phải vào trước nhất. Làm một ông thầy tu phải biết che dấu tội lỗi để được các đệ tử thờ lạy khi mình còn sống. Người tu hành sau khi đã lên đến bực Đại Đức, thì khó hoàn tục vì được sự kính trọng quá cao và hưởng nhiều ưu đãi quá lớn. Tôi cởi áo nhà tu. Tự xét lấy mình tôi đã từng thất vọng trong con đường tu. Đã có khi tôi cảm thấy cần tìm một cái chết, để giảỉ quyết ngõ bí trong tâm hồn mình. Nhưng sau bao năm quen sống trong chiêc áo tu hành, tôi trở thành người thanh niên khờ khạo, vụng về, không thăng bằng và thất bại.. Ý nghĩ tự tử càng dễ xuất hiện trong tôi.Một cuộc đời rắc rối đầy rủi ro và thât bại như thế thì chẳng có gì đáng sống nếu theo con mắt phàm tục.

Lúc đầu tôi không có thiện cảm với Kinh Thánh, nhưng lạ thay, càng đọc Kinh Thánh, tôi càng thấy lời dạy của Chúa là rõ ràng và thực tế hơn giáo lý nhà Phật. Kinh Thánh nói về sự sáng tạo vũ trụ và Đấng Sáng Tạo, trong khi đạo Phật dạy rằng không ai dựng nên vũ trụ mênh mông vô lượng này cả, mà chỉ do tâm con người châp có nên mới có. Kinh Thánh dạy rằng Chúa là tình yêu, trong khi đạo Phật dạy rằng yêu là một sự cảm thọ, là ái nghiệp. Chúa dạy về tội lỗi, nguồn gốc của tội lỗi, quyền năng tha tội và cách giải quyết vấn đề tội lỗi tận gốc để chiến thắng điều ác. Nhưng đạo Phật dạy rằng tội bổn tánh không (tội lỗi vốn là không), không ai tha tội cho ai, con người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi. Chúa dạy phải hiếu kính cha mẹ khi họ còn sống với mình, còn đạo Phật dạy cắt ái từ sở thân (lìa bỏ tình thương cha mẹ) như Đức Thích Ca đã lìa bỏ cha mẹ vợ con, nhưng lại thờ cúng cha mẹ sau khi họ đã qua đời. Chúa dạy chúng ta lấy thân thể mình làm đền thờ Ngài, nhưng Phật giáo dạy sự thờ phụng hình tượng trên bàn thờ gỗ, đá, xi măng. Chúa dạy con người dâng lời cầu nguyện để mở lòng tương giao với Chúa, nhưng Phật giáo dạy dâng nhang đèn, trầm hương lễ vật lên hình tượng, để bày tỏ lòng thành.

Chúa mặc khải ơn cứu rỗi để giải phóng con người ra khỏi bản tính tội lỗi trước, rồi sẽ học làm điều lành sau; nhưng Phật giáo dạy rằng con người phải giữ giới cấm, để tự làm cho mình trở nên toàn thiện, không cần ơn thiên thượng. Trên thực tế, con người dễ làm ác khó làm điều lành. Có những tu sĩ thật tâm tu niệm, họ tự cấm khẩu hàng tháng trời, cũng có vị tự nhập thất giam mình hàng tháng trong phòng kín để ngồi thiền hoặc tụng kinh. Nhưng bản chất của tội lỗi trong con người không thể xóa sạch bằng hành vi hãm mình khổ hạnh. Lắm khi vì hãm mình khổ hạnh, người tu sĩ vấp phải những tội lỗi kỳ cục hơn người ngoài. Trong giới tu sĩ Phật giáo có nhiều người tốt, nhưng người tốt chưa hẳn là người chiến thắng tội lỗi của mình. Thậm chí có người biết mình tu không được, đã từng đốt từng ngón tay để thề nguyện, quyết tâm tu; hoặc tự chặt đứt bộ phận kín của mình, nhưng sau đó vẫn phạm giới rất thê thảm. Chỉ có người quyết chí đi tu mới phải đau lòng khi thấy mình không làm sao tu được. Nhưng đa số tu sĩ khó rời chiêc áo, vỉ quyền lợi của một bậc tu hành trong Phật giáo qúa lớn. Người Phật tử phải thờ ba ngôi Tam bảo : Phật Bảo (tất cả các Đức Phật), Pháp Bảo (tất cả giáo lý nhà Phật), Tăng Bảo (hàng ngũ tu sĩ). Hồi đó tôi sợ nhất là mình được xêp vào hàng ngũ đáng tôn thờ, vì tôi nghĩ đây là lý do khiến tôi dễ vào địa ngục nhất. Khi ngồi trên cao cho hằng trăm người khác lạy, làm sao người ta thể hiện đức khiêm nhường và vô ngã trong thâm tâm?

Cầu nguyện Chúa có kết quả, tôi phải tin . Khi đọc Kinh Thánh, tôi thấy lời Chúa dạy rõ ràng và đơn giản. Nếu mình thật lòng thực hành là có thể thấy kết quả đúng hay sai. Lúc đầu tôi chỉ làm thử; nếu đúng tôi tin, nếu sai tôi bỏ Kinh Thánh. Sau khi tôi đã thử cầu nguyện âm thầm một mình, theo lời dạy của Chúa trong sách Gioan: 3:16. Chúa đã ban cho tôi những phép lạ thật kỳ diệu và thật là cụ thể. Bước đầu tiên tôi không dám tin lắm, nhưng nhiều lần cầu nguyện có kết quả tôi phải tin.

Ngày nay tôi sống trong Đức Tin của Chúa, sự cầu nguyện và kết quả của sự cầu nguyện chẳng khác gì mình thụ hưởng thức ăn điều độ và hít thở khí trời trong lành, ắt phải có sức khỏe tốt cho mình mà thôi. Sau khi trở về trong Chúa, tôi được Chúa thay đổi bản tính tội lỗi, để được mặc vào bản tính mới: tự do, nhẹ nhàng, khoan khoái thật là tuyệt vời. Chúa cho tôi đắc thắng tội lỗi mà không kiêu ngạo và Chúa cũng cho tôi thấy cái vực thẳm giữa sự thanh khiết và tội lỗi là rât mong manh, nhưng hai thế giới ấy cách xa nhau lắm. Mỗi ngày sống trong Chúa quả thật là qúy báu.

Dù bị thế gian hiểu lầm, bị xuyên tạc, tôi vẫn là một người hạnh phúc và yêu qúy mọi người. Không thất vọng, không nghi ngờ, tôi vui thỏa từng giờ, từng ngày. Đó là sự bình an, sự yên nghỉ mà Chúa hứa ban cho bât cứ ai muốn đi theo Ngài.

Tôi tiếp tục sống với Lời Chúa và nhận được những kết quả vô cùng lớn lao. Khi cầu nguyện linh hồn tôi bình tĩnh, tỉnh táo, nhẹ nhàng, khiêm hạ và thực tế chứ không mù mờ như khi ngồi thiền trước đây. Bản tánh nhân từ thánh khiết của Chúa, được bồi đắp thêm trong con người mới của tôi mỗi ngày rất cụ thể.

Đây là những kết quả qúy báu, để làm bằng chứng về nước Thiên đàng mai sau như lời Chúa hứa. Đối chiếu Phật Học và Kinh Thánh, nhất là kinh nghiệm tu hành theo đạo Phật với kết quả kỳ diệu trong Đức Tin Chúa ban cho tôi, tôi nhận thấy rằng Thái tử Tất Đạt Đa là một người thiết tha tìm con đường giải thoát, sau bốn lần ra khỏi cung vua để nhìn thấy cuộc đời toàn là đau khổ. Với bản tính một người Ấn Độ, thái tử đã suy niệm sâu xa về sự huấn tập đức tánh xấu trong con người, nhưng thái tử chưa thấu đạt nguyên nhân của sự huấn tập ấy, là tội lỗi của con người như Kinh Thánh đã nói rõ. Vì thế thái tử cho là nghiệp lực thay vì là tội lỗi. Tiếc thay thời đó Kinh Thánh Cựu Ước chưa được truyền qua Ấn Độ, mặc dù thái tử đã học nhiều tôn giáo khác nhau. Là một người thông minh vượt bực, lại có lương tâm nhạy bén, thái tử Tât Đạt Đa không thỏa mãn với những luồng tư tưởng và tôn giáo nặng thần bí theo văn hóa Ấn Độ. Sáu năm đầu sau khi từ bỏ hoàng cung để quyết chí tu học, thái tử đã thất bại với pháp môn khổ hạnh đầu đà. Rốt cuộc thái tử Tất Đạt Đa cương quyêt ngồi thiền bên bờ sông Ni Liên. Ngài thề rằng : Nếu ta không tìm ra chân lý thà chết chứ không đứng dậy khỏi chổ này. Khi ngồi thiền, thái tử đã thấy những hiện tượng nội tại như ngày nay nhiều người ngồi thiền cũng đã thấy. Từ đó Ngài nghĩ rằng mình đã thành Phật. (Ngày nay nhiều người ngồi thiền cũng đã tự xưng mình đã thành Phật). Giáo lý của Ngài đã bị các thế hệ sau thêm thắt qúa nhiều, khiến cho mâu thuẫn và bị mê tín hóa. Ví dụ Phật giaó Việt Nam có nhiều điều không bà con gì với Phật giáo Ấn độ. Các bộ kinh của Phật chỉ được truyền khẩu qua nhiều thế kỷ, trước khi được ghi lại bằng trí nhớ của môn đệ. Đó là lý do khiến kinh Phật bị thất bản và bị thêm thắt thành thiên kinh vạn quyển, khiến nhiều người học đạo đã lạc đường rồi mà vẫn chưa hay biết gì cả, hoặc có biêt phần nào cũng cam chịu nhắm mắt đưa chân. Phần đông người ta không đủ can đảm để tự hỏi đâu là chân lý ngoài các nghi thức cố châp và triêt lý mơ hồ. Vì không có chân lý, những mâu thuẫn sờ sờ cũng không ai màng che đậy. Ví dụ nghi thức quy y thì có ba câu thề nguyện, câu đầu là Qui y Phật, tôi thề sẽ không quy y, trời, thần, quỷ vật, nhưng câu nói đầu tiên ở cửa miệng người ta là Cầu Trời, khẩn Phật. Nghĩa là cầu Trời trước, khẩn Phật sau. Còn thờ lạy thì thờ lạy đủ các loại thần mà họ không biết, kể cả thần Quan Công, thần Hộ Pháp, thần chú, thần hoàng thổ địa, thần cô hồn các đảng.  Kinh nghiệm theo Chúa của tôi .

Sau khi tin Chúa, mọi thắc mắc của tôi đã được Kinh Thánh giải đáp cả ba mặt: thân thể, tâm trí và tâm linh. Tôi đã nhận được nhiều phép lạ lớn lao. Bản thân tôi được Ngài chữa lành bịnh. Những thói hư tật xấu của tôi được loại bỏ, để được thay thế vào những đức tánh mới mẻ, nhân từ, thánh khiết từ Chúa mà tôi không cần phải khổ công tu luyện như trước đây.

Giải đáp lớn nhất đối với tôi là sự hiện diện của Chúa Thánh thần trong con người vốn tầm thường yếu đuối của tôi, để làm cho tôi nên mạnh mẽ. Chúa đã cho tôi kinh nghiệm sống để biết Kinh Thánh là Lời sống trong năng quyền của Đức Thánh Thần chứ không phải là lý thuyết suông. Để mạc khải ơn tha thứ, trước hết Ngài đã tha tội cho tôi. Để mạc khải tình yêu thiêng liêng, trước hết Ngài đã yêu tôi và gánh chịu tội lỗi cho tôi trên thập gía. Tình yêu của Chúa là một bản tính thực tế đầy hiệu năng trong cuộc sống thường nhật, chứ không chỉ là một sự diễn tả bằng lời nói hay chữ viêt. Với những bằng chứng thực tế này, tôi quả quyết tiêp tục vui mừng và tin cậy Chúa như những gì Ngài dạy trong Kinh Thánh, dù hôm nay tôi chưa nhìn thấy hết. Chúng ta có thể tu và sửa cái phong cách bề ngoài cho tốt đẹp, nhưng bản tính tội lỗi bên trong thì không thể nào tự sửa chữa được.

Vì thế Ngài ban Con Một của Ngài đến thế gian để gánh cái ách tội lỗi cho chúng ta. Điều đáng tiếc là còn nhiều người đang khước từ ơn cứu rỗi của Chúa. Ai muốn giải quyết nguồn gốc tội lỗi thì phải quay về với Đấng dựng nên chúng ta. Ngài có quyền xét đoán chúng ta và cũng có quyền tha thứ cho chúng ta. Ngài ban cho chúng ta Ảnh Tượng của Ngài, nhưng chúng ta phạm tội nên đã đánh mât Ảnh Tượng thiêng liêng của Ngài.

Tôi thành tâm tha thiết kêu gọi anh chị em từ mọi tôn giáo, văn hóa và dân tộc nên mạnh dạn trở về trong Chúa để nhận ơn tha tội, để được tái sinh, để được sống đời đời và được nhận lại bản tính nhân lành của Cha thiêng thượng.

Bùi Ngọc Thắng.

21226 Somerset Park Ln

Katy, TX 77450.

(713) 820 – 1470

Anh chị Thụ & Mai gởi

XIN THÊM NIỀM TIN CHO CHÚNG CON

XIN THÊM NIỀM TIN CHO CHÚNG CON

 Lm. Giuse Nguyễn An Khang

“Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con.”  Đây là lần duy nhất, các tông đồ xin Đức Giêsu một điều như thế.  Tại sao các Tông đồ không xin quyền cao chức trọng, giàu có mà lại xin đức tin?  Đối với các Tông đồ, đức tin là điều quan trọng nhất, không có đức tin, các ông không thể là tông đồ, không hoàn thành sứ mạng.  Bởi lẽ, sứ mạng của các tông đồ là rao truyền cho mọi người biết: Giêsu Nagiaret bị đóng đinh, chết, đã sống lại vì Người là Thiên Chúa.  Điều đó ngược với trí khôn của con người không bao giờ xảy ra trong lịch sử, muốn chấp nhận thì phải có Đức tin.  Đức tin là ân ban của Thiên Chúa.  Dĩ nhiên cũng cần có sự cộng tác của con người.  Tựa như muốn có ánh sáng vào nhà, bạn phải mở cửa, muốn có Đức tin, bạn phải mở cửa lòng mình.  Ơn Chúa được ban nhưng không, nhưng phải cầu xin.  Lời cầu nguyện là cánh cửa của đức tin, phải được mở ra để đón nhận ơn Thiên Chúa.
xin-niem-tin

Để nói về đức tin, Đức Giêsu dùng một kiểu nói của người Palestin, kiểu nói nghịch lý.  Hạt cải là loại nhỏ nhất trong các loại hạt, nó chỉ bằng mũi đinh ghim.  Cây dâu là cây đại cổ thụ sống tới 600 năm, rất khó bật rễ.  Thế mà, Đức Giêsu bảo: “Chỉ cần có đức tin bằng hạt cải, có thể bảo cây dâu bật rễ mọc dưới biển.”

Dĩ nhiên, Đức Giêsu không khuyên ta cầu xin những phép lạ lẫy lừng.  Người không bao giờ dời cây dâu xuống biển.  Nhiều lần Người đã từ chối các dấu chỉ kỳ diệu người Do Thái yêu cầu.  Nhưng bằng hình ảnh hạt cải và cây dâu, cũng như hình ảnh con lạc đà chui qua lỗ kim, Đức Giêsu mạnh mẽ nói với ta, điều con người không thể, đức tin mở cho ta thấy lại dễ dàng với Thiên Chúa.

Chỉ cần một đức tin nhỏ xíu, ta có thể làm được những việc lớn lao cả thể, con người không làm được, bởi ta được tham dự vào sức mạnh của Thiên Chúa.  Thật vậy, ta hãy nhìn xem, chỉ một chút đức tin, bà Sara già nua 90 tuổi, bỗng sinh con hồng hào khỏe mạnh.  Chỉ một chút đức tin, Đavít thắng Gôliát. Chỉ một chút đức tin, Maria một trinh nữ, sinh con.

  1. Bessière kể: Tôi biết một người nhờ ngọn cỏ mà sống.  Một cô gái đã bị tai ương hoạn nạn đè bẹp cô.  Trước mặt cô chỉ là một tương lai xám xịt, dễ chịu nhất đối với cô là được ra đi cho rảnh nợ đời.  Những bước chân vô hồn vô định trên hè phố, đã tình cờ dẫn cô đến một cọng cỏ.  Cọng cỏ xanh non đang cố trổi lên khỏi kẽ nứt bê tông để vươn lên ánh sáng.  Sự sống nhỏ nhoi yếu ớt nhưng xanh tươi có vẻ mạnh hơn cả tấm xi măng nặng nề, đã cho cô một dấu chỉ.  Cô lấy lại can đảm, để đương đầu với những năm tháng lê thê đầy khó khăn.  Hỏi rằng trong số nhan nhản những người qua đường, có bao nhiêu người đã trông thấy cọng cỏ ấy.  Chắc hẳn chỉ có cô là người duy nhất nhận ra từ cọng cỏ ấy một sứ điệp.  Cọng cỏ đã cứu sống cô.

Trong các nhân đức đối thần: Đức tin, đức cậy, đức mến, Thánh Phaolô dậy: đức mến là cao trọng hơn cả, bởi lẽ về thiên đàng, không có đức tin và đức cậy chỉ còn đức mến.  Nhưng trong cuộc sống trần thế, đức tin lại cần thiết, bởi không có đức tin thì không có đức cậy và đức mến.  Đức tin khai mở cho người ta được lãnh các bí tích, là căn cước để vào được Thiên đàng.  Bởi thế, khi ban bí tích rửa tội, linh mục chủ sự hỏi người dự tòng: “Con xin sự gì cùng Hội thánh?”  Người dự tòng thưa: “Con xin đức tin.”  Linh mục hỏi tiếp: “Đức tin sinh ơn ích gì cho con?”  Người dự tòng đáp: “Thưa đức tin đem lại cho con sự sống đời đời.”

Thật may mắn cho ta, được sinh ra trong đức tin từ nhỏ.  Đức tin không phải là tĩnh tại, đức tin cần phát triển.  Để lớn mạnh trong đức tin, người tín hữu cần phải nuôi dưỡng, bằng việc làm, cầu nguyện, học hỏi lời Chúa, đặc biệt với người trí thức trình độ văn hóa và giáo lý phải cân xứng.  Họ phải có khả năng biện bạch đức tin của mình cho người khác, cũng như cho chính mình.  Họ cũng cần có khả năng đó khi mỗi ngày phải chạm trán nhiều hơn với thuyết vô thần và thái độ dửng dưng đối với tôn giáo. Họ buộc lòng phải lý giải niềm tin đối với Thiên Chúa của mình.
Bởi thế, đức tin không chỉ được khẳng định suông, nó đòi lý lẽ.  Đức tin có lý lẽ là một đức tin vững mạnh.  Đức tin đó giúp ta giải đáp những vấn nạn sâu xa nhất của cuộc sống, nó cho ta thấy mọi sự trở thành có ý nghĩa, kể cả đau khổ và cái chết, nó cũng đem lại niềm mơ ước.  Cuộc sống không có mơ ước, khác nào đêm tối không có trăng sao.  Cuộc sống cần hy vọng, ta cần có hy vọng, như cần thức ăn.  Nhưng không thể có hy vọng nếu ta không có niềm tin.  Niềm tin dẫn đến niềm vui.  Phúc cho những ai khám phá ra niềm vui trong niềm tin.  Niềm vui sướng mê li của lòng tin vào Thiên Chúa, sự ngất ngây hướng theo lời mời gọi và nắm chặt bàn tay của Chúa chìa ra khi nhắm mắt lìa đời.

Tuy nhiên, ta đừng mong rằng, đức tin làm sáng tỏ mọi điều.  Ta sống trong một thế giới có biết bao cuộc tìm kiếm hão huyền, nhằm tìm ra mọi lời giải đáp.  Ta có đức tin, không có nghĩa ta hiểu biết mọi điều.  Mà ta cũng không cần biết mọi lời giải đáp.  Một điều cần, ta phải vững niềm tin.  Và như các Tông đồ đã xin: “Lạy Chúa, xin thêm lòng tin cho chúng con!”

Lm. Giuse Nguyễn An Khang

Thư gửi Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu!

Thư gửi Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu!

thanh-teresa-hai-dong-giesu

Hẳn là nhiều người chúng con đã quá quen thuộc với cuộc đời thánh thiện, lòng nhiệt thành yêu mến Chúa Giêsu của ngài. Tại Việt Nam, ngài cũng là vị thánh nổi tiếng vì ai cũng muốn bắt chước con đường nhỏ bé của ngài, để mỗi ngày người Công giáo thêm mến yêu Chúa Giêsu nhiều hơn. Mỗi khi mừng lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu (1-10) , chúng con có dịp nhìn lại cuộc đời của ngài với cả một vườn hồng của tình yêu hạnh phúc.

Ngài ơi, tiếc thay xã hội chúng con hôm nay còn nhiều người không để tâm đến đời sống tôn giáo, phất lờ lối sống nhân bản. Nhiều khi chính chúng con cảm thấy mình đắm chìm trong niềm vui vô bổ, lạc hướng trong xã hội vô thần và hoang mang trong lối sống suy đồi. Lắm lúc chúng con không chọn Chúa Giêsu là niềm vui đích thực, ngại ngùng với sinh hoạt đạo đức. Không ít người thấy cuộc sống thánh thiện là điều gì quá xa lạ mơ hồ. Bởi thế chúng con thiếu vắng bình an, không nhiều hạnh phúc.

Mỗi khi chiêm ngắm cuộc đời thánh Têrêsa, chúng con được mời gọi để nên thánh ngay trong cuộc sống đời thường. Là trẻ thơ trong vòng tay Chúa giàu lòng thương xót, thánh Têrêsa Hài Đồng đã làm từng điều nho nhỏ với tình yêu nồng nàn. Tuy hành trình nên thánh của ngài lắm chông gai, nhiều thử thách, nhưng lúc nào ngài cũng dành trọn trái tim cho Thiên Chúa. Ngài may mắn có được một gia đình thánh thiện. Cha mẹ ngài lúc nào cũng để tâm đến Thầy Giêsu. Từ nền tảng vững chắc đó, cha mẹ ngài là hai thánh: Martin và Guérin, đã hun đúc cho con cái một tình yêu mãnh liệt nơi Thiên Chúa. Nhờ vậy, thánh nhân có được cảm thức yêu mến và nguyện trót đời dâng mình cho Thiên Chúa từ rất sớm.

Còn nhớ cung cách ngài cầu nguyện luôn là một sự trào dâng của con tim. Với thánh nhân, cầu nguyện đơn giản là một cái nhìn hướng về trời, là một tiếng kêu nhận biết và yêu thương, ôm lấy cả thử thách lẫn niềm vui. Điều này cần thiết cho chúng con là những người muốn nối tương quan với Thầy Giêsu bằng con đường cầu nguyện. Chúng em nhớ hoài lời chia sẻ của ngài: “Đừng sợ nói với Đức Giêsu rằng bạn yêu thương Người; cho dù không cảm thấy gì, đó là cách để buộc Người giúp đỡ bạn, và bồng lấy bạn như một em nhỏ quá yếu không thể bước đi.” Ngài quả đúng như lời nhận xét của nhiều người: “Đằng sau những việc nhỏ bé của con người thấp hèn ấy lại ẩn chứa một tình yêu cao cả”.

Với tình yêu ấy, thánh nhân đã sống 15 năm hạnh phúc trong gia đình thánh thiện, 9 năm thắm nghĩa vẹn tình với Thầy Chí Thánh trong Dòng kín Carmel. Rồi ngày 30 tháng 9 năm 1897, sau 18 tháng cuối đời chiến đấu với bệnh lao phổi nặng, thánh Têrêsa được đưa về Thiên đàng. Trên Thiên quốc, thánh nhân hằng gieo rắc muôn đóa hồng xuống trần gian. Nhờ ân huệ ấy, chúng con ước mong bắt chước thánh nhân để dâng về Chúa những đóa hồng của đời sống thường ngày. Mỗi hoa hồng là những hy sinh bé nhỏ, mỗi cái nhìn, mỗi lời nói và thực hiện mọi việc làm bé nhỏ với tình yêu thật lớn!

Hôm nay đây, chúng con tin rằng cả gia đình thánh nhân cũng tỏa ngát hương hoa hồng xuống từng người chúng con, từng gia đình dưới thế. Chúng con nài xin gia đình thánh nhân nơi Thiên quốc cầu bầu cùng Chúa cho mỗi gia đình chúng con trở nên thiên đường hạnh phúc, nên mái nhà yêu thương và nên tổ ấm thánh thiện!

Mừng lễ Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu!

01-10-2016

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

Phuợng ở Mỹ Châu, Phượng sầu hoa tím,

Saigon Niềm Nhớ Không Tên – Nguyễn Đình Toàn -Khánh Ly -NNS(Super HD)

httpv://www.youtube.com/watch?v=Ivif0313uQ4

Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 26 thường niên năm C 25/9/2016

Tin Mừng (Lc 16: 19-31)

Khi ấy, Đức Giêsu nói với “Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là Ladarô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Abraham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn.

“Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Abraham ở tận đàng xa, và thấy anh Ladarô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: “Lạy tổ phụ Abraham, xin thương xót con, và sai anh Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!

Ông Abraham đáp: “Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Ladarô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.

“Ông nhà giàu nói: “Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh Ladarô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này! Ông Abraham đáp: “Chúng đã có Môsê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó. Ông nhà giàu nói: “Thưa tổ phụ Abraham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối. Ông Abraham đáp: “Môsê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin.

&  &  &

“Phuợng ở Mỹ Châu, Phượng sầu hoa tím,”

“trống vắng lòng xe, trống vắng hiên che.”

(dẫn từ thơ Nguyễn Nam An)

Mai Tá lược dịch

Phượng ở ngoài đời, vẫn âu sầu nhân thế. Người ở trong Đạo, có như thế khộng? Câu hỏi đây, trình thuật vẫn cứ hỏi cả vào khi người đọc truyện Lazarô, rất khôn nguôi.

Trình thuật thánh Luca, nay không hỏi mà chỉ ghi lại tình tiết rất thơ văn để người đọc lĩnh hội tư tưởng của thánh-nhân, như truyện ông Lazarô tốt lành. Phải chăng đây là chuyện hạnh đạo về ông Lazarô ở trình thuật? Trình thuật trọn Tin Mừng hai lần được nhắc đến; một: ở trình thuật về Lazarô tốt lành như hôm nay. Truyện kia, do thánh Gioan kể về cái chết và hồi sinh ở làng Bêtania xưa, mà thánh-sử đưa vào Sách Tân Ước, trước khi kể về nỗi thống khổ và cái chết tủi nhục của Đức Chúa.

Truyện Lazarô, người duy nhất được Tân Ước tặng cho cái tên rất nổi cộm, Lazarô, bên tiếng Aram có nghĩa như “Eleazar” tiếng Híp-ri, tức: “Thiên Chúa chuyên giùm giúp”. Tiếng Hy Lạp gọi “Lazaros”, tên cũng dễ nghe nên tiếng Latinh và Anh/Pháp đều duy trì, sử dụng.Lazarô gốc chữ, là: người hành khất, rất tật bệnh bị ngược đãi như người phung cùi mà chỉ mỗi chú chó làm bạn đường, thôi. Ông bị mọi người lơ là, chẳng dòm ngó; may, nhờ quan tâm đến chuyện vĩnh cửu nên biến thành người tốt lành khác.

Theo trình-thuật thánh Gioan, thì: Lazarô thành Bêthania chết đã 4 ngày rồi mới có có cơ may được Chúa gọi hồn trở về với thế gian sống thêm vài năm nữa. Có người nghe truyện, lại đã hỏi: Không biết, là khi trở lại với thế giới dương trần, ông ta có nói điều gì? như thể bảo:

“Tôi là Lazarô vừa về từ cõi chết, sẽ kể cho bà con nghe biết mọi chuyện…” Và, như tác giả T.S Eliot từng hỏi: đây như bài ca yêu thương của J. Alfred Prufrock, không? Nếu đúng, thì bà con hẳn cũng biết được một số điều về thế giới ở bên đó?

Duy có điều, là: theo lập trường chú giải thánh kinh ở đâu đó, thì 2 truyện kể ở Tin Mừng thật rất khác. Khác, từ chủ đích của người viết. Khác, cả cung cách lẫn thể loại rất hình-thức. Dù sao đi nữa, nhiều tín-hữu Đạo Chúa cũng đã kết-hợp hai truyện kể về Lazarô nhưng nội dung ở lời nguyện đọc vào lễ mồ, trong đó có câu như: “Xin thần-sứ Chúa dẫn đưa người quá cố đây về nơi thiên-quốc có ông Lazarô từng là kẻ khó nghèo được Chúa gọi, đến tháp tùng…”

Người giàu óc tưởng tượng, có thể còn nghĩ ra cảnh tình trong đó Lazarô có thể không chỉ nghèo khó mà thôi, nhưng còn bị chứng tật gì đó rất ngặt nghèo, khó chữa. Và, chỉ mỗi Đức Giêsu là bạn thân thiết với ông mới cảm thông mà ra tay chữa lành. Giàu óc tưởng tượng hơn, có thể có người còn nghĩ ra kiểu tật bệnh ngặt nghèo nào khác mà Chúa, nếu muốn chữa lành cho họ, thì Ngài phải chấp nhận lân la, gần gũi họ. Như bệnh hủi hoặc bệnh tật nào khác như nữ phụ nọ dám tin tưởng là chỉ mỗi mình Ngài mới chữa cho khỏi, nên tìm đến rờ vào gấu áo của Ngài, đã khỏi ngay (Lc 8).

Trình thuật nào cũng vậy. Lại cũng kể rằng: Chúa là Đấng chữa lành hết mọi người, dù có bệnh ngặt nghèo hay cấp tính, ác tính và Chúa đâu muốn kết than, gần gũi họ. Gần gũi với đủ mọi hạng người trên thế giới. Gần gũi đến độ Chúa còn đính kết với hết mọi người, khi xưa là đám người cùi phong, ghẻ lở, trộm cắp, đĩ điếm hoặc tội phạm đủ mọi kiểu.

Ngày nay, rất có thể là : nếu Ngài còn sống cũng sẽ gần gũi và gắn liền với cả những người ho lao, sốt rét thậm chí còn bị chứng/tật quái ác như HIV/AIDS dù Ngài chẳng bao giờ hành xử như họ. Hoặc giả, còn có cả mầm mống từ chính mình. Chẳng thế mà, khi nói với Saul (tức tên tục của thánh Phaolô) trên đường đi Đamát, sau trở thành thánh-nhân trụ cột của thánh Giáo hội, rằng: Ta là Giêsu mà anh đang ruồng bắt.”

Bằng ngôn từ ngày thời hôm nay, có thể Ngài sẽ bảo:Tôi là Giêsu, giống như những người mà quí vị đang ruồng bỏ, tẩy chay, tránh né.” Suy cho kỹ, thời nay lớp người nào đang bị xã hội né tránh và ruồng bỏ nhất, thì Chúa lại càng gần gũi, đính kết với họ.

Và, thánh Phaolô có lẽ sẽ lập lại những lời tương tự như xưa: “Tôi đây, nào thấy xấu hổ hoặc ngại ngần gì thập giá nữa là!”  Và, nếu còn sống đến ngày hôm nay, có thể là vị thánh cột-trụ của Giáo hội, cũng sẽ bảo: “Thập giá kia, tôi còn không ngại thì xá gì tật bệnh dù khó chữa, như: phung cùi, sốt rét, cả đến AIDS, cũng thế.”

Cũng thế, ông Lazarô có thể cũng đã nói với Đức Giêsu, Đấng chữa lành cho ông, như từng bảo: “Tôi đây bệnh tình nghiệt ngã là thế, mà Ngài chẳng nề hà lại chẳng sợ gần gũi, thật quá sức!”

Cũng vậy, bắt chước thánh Phaolô, các Lazarô thời đại hoặc người bệnh mắc chứng ho lao, phong cùi hoặc tệ hơn, chứng HIV/AIDS sẽ lại nói: “Tôi vui mừng được chịu khổ nhục vì anh em… Tôi xin mặc lấy vào thân mình, vì lợi ích cho thân mình Ngài là Hội thánh Chúa.” ( Col 1: 24) Và khi ấy, cũng có thể Chúa sẽ hỏi:“Anh/chị có sợ không nếu tôi lại là thành-viên của Hội-thánh đang bệnh hoạn.”        

Thật ra thì, gần gũi những người bệnh ngặt nghèo như Đức Chúa từng gần cận đâu có nghĩa là mình cũng ngặt cũng nghèo, để phải né tránh, hắt hủi như một số “vị” ở trên cao xưa nay vẫn xử sự. Nếu tự nhận là thành viên của Hội thánh hoặc là thành phần thân thể của Giáo hội là Đức Kitô tưởng rằng cũng không có gì phải sợ sệt, tức: sợ nhiều thứ nên không dám nhận họ, dù họ hàng là người thân của ta đang mắc tật/bệnh, tật nguyền.

Bởi thế nên, nếu có ai –dù có là chi thể của hội thánh hay không-  đang chết dần mòn ở bệnh viện, người ấy lại cũng sẽ, một lần nữa, làm như Đức Kitô đã làm trên thập giá đầy khổ ải, là: đang về cùng Cha. Về với Cha. Về, trong tư thế của người Con, dù bệnh tật.

Trong tâm tư đầy cảm nghiệm như thế, ta lại sẽ ngâm tiếp lời thơ rằng:

“Phượng ở Mỹ Châu, Phượng sầu hoa tím,

Trống vắng lòng xe, trống vắng hiên che.

Tháng sáu tôi thề khi đêm ra biển

Dầu sẽ như ve hết kiếp không về.”

(Nguyễn Nam An – Phượng)

Cảm nghiệm của hoa Phượng, mầu đỏ hay mầu tím, vẫn là cảm nghiệm về nỗi chết rất tật bệnh. Tật hay bệnh, vẫn thấy lòng trống vắng nếu không có Chúa gần gũi, chữa lành và yêu thương. Chính đó, là ý tưởng của cả nhà thơ lẫn nhà Đạo, rất văn thơ.

Lm Kevin O’Shea, CSsR biên-soạn

Mai Tá lược dịch

Cầu nguyện cho những người đang khổ đau

 Cầu nguyện cho những người đang khổ đau

Dongten.net

Có ai khổ như tôi không? Trời ơi, ai có thấu! Đó là những lời thường thốt ra ngoài miệng hoặc gặm nhấm tâm hồn người đang đau khổ. Khi buồn khi khổ, thời gian là những chuỗi dường như vô tận. Người ta muốn thoát ra mà không biết cách nào và khi nào có thể. Thế mà, người Kitô hữu lại đi tôn thờ một Đấng bị treo trên thập giá. Thế mà, Hội Thánh lại đi suy tôn Thánh giá. Hình như có cái gì đó sai sai ở đây!

cau-nguyen

Có những người đang đau khổ vì chiến tranh loạn lạc. Họ phải rời bỏ quê hương, đơn giản vì nếu không thì sẽ chết. Họ phải bỏ lại đằng sau tất cả những gì là truyền thống, gia đình, người thân. Họ sống trong tình trạng người còn người mất, trong một tương lai vô định.

Có những người đang đau khổ vì chưa có đủ nước uống, cơm ăn, áo mặc; vì bệnh tật, vì không được học hành. Họ sống cùng cực trong cuộc đời chật vật với kế sinh nhai.

Có những người đang đau khổ vì bị gạt ra bên lề xã hội, vì bị người thân coi như người dưng nước lã, vì bị tổn thương đến độ không dám tin ai.

Có những người đang đau khổ vì dù có tất cả của cải tài năng mà lại sống trong tình trạng trống rỗng mất hết ý nghĩa.

Có những người đang đau khổ mà không biết mình đang đau khổ. Đó là những kẻ khủng bố, tự hào về những chiến tích giết người và phá huỷ.

Lại có những con người sẵn lòng chịu khổ để toả cho đời hương thơm dịu ngọt. Họ kín múc sức mạnh từ nơi Thầy Giêsu chí thánh. Thay vì tự gặm nhấm nỗi đau, thay vì lây lất với câu hỏi: ai làm cho tôi đau khổ; thì họ tìm thấy lời đáp cho một lời mời: tôi có thể giúp ai bớt khổ. Khi không lấy mình là tâm điểm cuộc sống, khi bắt đầu biết nhìn người và biết thương người, người ta có một lối khác để thấy nỗi đau.

Giêsu vào đời vì tình yêu mến và đón nhận những đau khổ của phận người. Suy cho kỹ, hiếm có ai khổ bằng Giêsu. Ngẫm cho sâu, khó có ai vui như Giêsu. Có lẽ Giêsu là người hùng lý tưởng mà người ta kỳ vọng! Khi thấy Thầy Giêsu nổi tiếng trong lời nói và việc làm, người ta từng nghĩ như thế. Ít ai chú ý rằng, Giêsu ấy đã sống âm thầm suốt 30 năm. Ít có ai muốn nghe Thầy nói về cuộc khổ nạn. Lại càng ít người nhớ được rằng, Thầy đã nói về sự phục sinh và Thầy sẽ phục sinh. Chẳng thế, mà đến chân thập giá, người ta đều chạy trốn.

Nhiều người vào đời với tình yêu mến, nhưng tình yêu ấy rất bé nhỏ và mong manh. Người Việt thường nói, quá tam ba bận. Phêrô thì hỏi Thầy: phải tha đến mấy lần, đến 7 lần không. Phêrô không thể hiểu được cái kiểu tha đến 70 lần 7 của Thầy. Trên đường vác thập giá, người ta thì chạy trốn, có mấy chị em đạo đức vẫn đi theo Thầy, họ khóc thương cho một người Thầy đáng kính mà lại bị xử bất công. Cũng vì tình thương mến ấy, mà các chị em đi viếng mộ Thầy, để thăm xác của người Thầy đã khuất. Nhưng trong tình người, dường như cái chết là chấm dứt tất cả. Chẳng thế, mà hai môn đệ Emmau đã trở về quê sau khi Thầy của họ chết. Vì với họ, thế là hết. Bao nhiêu lý tưởng và kỳ vọng vào người Thầy này đã tiêu tan. Giờ chẳng còn gì.

Tình yêu mến của Giêsu không dừng lại ở cái chết, mà vượt qua cái chết để tới phục sinh. Tình yêu ấy hoá giải khổ đau thành niềm vui tinh tuyền. Cái khó chấp nhận lại là then chốt, đó là đón nhận Thập giá như là Thánh giá. Người ta mãi đau khổ vì người ta muốn nhanh hạnh phúc. Làm ăn chân chính thì lâu giàu, làm ăn bất chính thì giàu nhanh mà chết cũng nhanh. Ăn chơi thì nhanh vui mà khổ thì không ai đỡ được.

Đứng dưới chân Thập giá, Gioan đã giải nghĩa được thập giá nhờ ngắm nhìn Thầy, nhờ lời Thầy đã nói, nhờ những kỷ niệm sống cùng Thầy. Mẹ Maria đã đứng vững trong niềm hy vọng lớn lao cho dù dường như là chẳng còn gì hy vọng.

Con đường Giêsu khó hiểu và khó sống, vì người được gọi thì nhiều mà người được chọn thì ít, người theo đến cùng lại càng ít hơn. Cái khó nằm nơi con người chứ không nơi Thiên Chúa. Ngày nay, nhiều người thích đọc lướt, xem qua, nghe thử, trải nghiệm cho biết… Phong cách ấy là một phần của cuộc sống tươi đẹp, nhưng nếu phong cách ấy bao trùm toàn bộ cuộc sống, thì sẽ chẳng còn chỗ dành cho tha nhân và Thiên Chúa, vì tình thân với Giêsu và tình người có giá trị vô lượng chứ không hề là kiểu xã giao thoáng qua.

Lạy Chúa, Chúa thấu biết sự cùng khổ của con. Xin đồng hành cùng con, xin ban cho con sức mạnh, để con thấy cuộc đời này không chỉ toàn đau khổ mà còn có nhiều niềm vui, để con đồng cam cộng khổ với anh chị em con, để con sống niềm vui phục sinh của Chúa ngay trong những thử thách khổ đau của cuộc đời.

Tứ Quyết SJ

Đau khổ trong tương quan với Thiên Chúa

 Đau khổ trong tương quan với Thiên Chúa

Dongten.net

where-is-god-suffering

Một lần nếm trải đau khổ là một lần chúng ta được vững vàng hơn, và một lần vượt qua được đau khổ là một lần chúng ta thấy được giá trị đích thực của đau khổ. Đau khổ là cách mà Thiên Chúa vẫn dùng để dạy dỗ và tôi luyện chúng ta, bởi con đường chật hẹp luôn là con đường đi tới vinh quang. Thế nên, đừng vì lo sợ mà né tránh đau khổ, nhưng hãy xem đau khổ như là món quà Thiên Chúa trao ban để chúng ta được thông phần với Ngài.

Nói đến đau khổ thì ai trong chúng ta cũng ngán ngẩm và mong ước chúng đừng bao giờ đến với mình. Đau khổ vật chất làm cho chúng ta thường quy hướng về sự no thỏa, còn đau khổ tinh thần thì làm cho tâm hồn chúng ta luôn tha thiết đến sự bình an. Dù là đau khổ kiểu gì, chúng ta vẫn luôn sống trong sự khao khát được lấp đầy những điều thiếu thốn; và chính cái khao khát đó mới làm cho con người chúng ta luôn phải tìm kiếm. Giá trị của những đau khổ không phải là sự chứng tỏ khả năng của mỗi con người khi đương đầu với đau khổ, và tìm mọi cách để vượt qua; nhưng là một sự khám phá ra Thiên Chúa trong nhiều chiều kích khác nhau.

Nếu nhìn đau khổ như một tai ương phải đón nhận vì hệ quả của việc chúng ta đã làm, thì trong suy nghĩ của chúng ta luôn mang nặng tư tưởng của một sự trừng phạt. Tâm trí của chúng ta sẽ không bao giờ thanh thoát bởi sự giằng co giữa cái thiện và cái ác; việc thiện hay việc ác chúng ta làm không còn mang những giá trị vĩnh cửu nữa, mà chỉ vì hệ quả của chúng mà thôi. Như thế, đau khổ hoàn toàn là sự tiêu cực và vô ích đối với con người.

Nếu nhìn đau khổ như một hành trình huấn luyện cần phải có, chúng ta sẽ từng bước khám phá những điều thật tuyệt vời nơi Thiên Chúa. Chẳng bao giờ Thiên Chúa lại gởi đến cho chúng ta sự đau khổ để đòi hỏi chúng ta phải chịu đựng trong đau đớn. Chúng ta đau khổ thì chính Ngài còn đau khổ gấp bội và chúng ta đau đớn vì chịu đựng thì chính Ngài còn đau đớn hơn nhiều. Trong mỗi đau khổ, hình ảnh của Thiên Chúa chẳng khác gì những bóng râm phủ trên đỉnh đầu, để chúng ta nhận ra sự che chở của Ngài; hay những cơn mưa rào đẩy lui sự oi bức, để chúng ta được tắm gội trong tình Ngài. Bóng râm và mưa rào là những cách mà Thiên Chúa làm dịu bớt những căng thẳng và những thiêu đốt trong lòng chúng ta khi phải đối diện với đau khổ. Có khi đó chỉ là một niềm vui nho nhỏ bất chợt ập đến, xóa đi những phiền muộn của chúng ta; cũng có khi chỉ là một cử chỉ bác ái của tha nhân làm cho lòng chúng ta được thanh thản. Để rồi từ đó, chính Thiên Chúa dạy dỗ chúng ta nơi đau khổ ấy. Khám phá ra được điều Thiên Chúa muốn nói với chúng ta nơi đau khổ là một hành trình thú vị mà Thiên Chúa rất thích chúng ta thực hiện.

Khởi đi từ sự thinh lặng là điều hết sức cần thiết! Thinh lặng ở đây không có nghĩa là chúng ta không buồn nói chuyện với ai, hay không quan tâm đến ai; nhưng là dành những giờ phút đối diện với Thiên Chúa trong thinh lặng. Chính những giờ phút này giúp chúng ta nhìn lại mọi sự trong tương quan với Thiên Chúa, và cách thức Ngài dẫn chúng ta đi. Nếu chúng ta càng ngỡ ngàng bao nhiêu trước sự hướng dẫn của Ngài, thì chúng ta càng phải dành nhiều thời gian hơn để được sáng tỏ ý Ngài. Đau khổ luôn luôn để lại trong chúng ta những dấu ấn. Nếu chúng ta gắng sức giải quyết đau khổ bằng khả năng của riêng mình; thì những dấu ấn ấy thường nghiêng về chiều hướng hận thù, ghen ghét và thậm chí mất hết niềm tin. Ngược lại, nếu chúng ta để Thiên Chúa hướng dẫn chúng ta, thì tâm hồn chúng ta lại được khắc nét bởi chính dấu ấn tình yêu của Ngài.

Đau khổ sẽ còn tiếp diễn trong hành trình sống của mỗi người chúng ta nơi trần gian này. Thiên Chúa mong muốn chúng ta đón nhận đau khổ như những món quà bổ dưỡng trên con đường về quê trời. Vì thế, chúng ta hãy biết giang rộng đôi tay để đón nhận và sẵn sàng tuân theo sự hướng dẫn của Thiên Chúa. Đó là cách để chúng ta sống niềm vui thật trong đau khổ, và đón nhận đau khổ trong niềm tin vững bền.

Therese Trần Thị Kim Thoa

“Đời no ấm nghĩ càng xấu hổ,”

 Video Em Đi Rồi_Ngọc Lan (Lam Phương)

httpv://www.youtube.com/watch?v=5f9y4KCcg-c

Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 25 thường niên năm C 18/9/2016

Tin Mừng (Lc 16: 1-13)

Khi ấy, Đức Giêsu còn nói với các môn đệ rằng: “Một nhà phú hộ kia có một người quản gia. Người ta tố cáo với ông là anh này đã phung phí của cải nhà ông. Ông mới gọi anh ta đến mà bảo:“Tôi nghe người ta nói gì về anh đó? Công việc quản lý của anh, anh tính sổ đi, vì từ nay anh không được làm quản gia nữa! Người quản gia liền nghĩ bụng: “Mình sẽ làm gì đây? Vì ông chủ đã cất chức quản gia của mình rồi. Cuốc đất thì không nổi, ăn mày thì hổ ngươi. Mình biết phải làm gì rồi, để sau khi mất chức quản gia, sẽ có người đón rước mình về nhà họ!

 “Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: “Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: “Một trăm thùng dầu ô-liu. Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi. Rồi anh ta hỏi người khác: “Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy? Người ấy đáp: “Một ngàn giạ lúa. Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi.

 “Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại. “Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu. Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn.

 Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng Tiền Của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em? Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em? “Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được.”

 Đời no ấm nghĩ càng xấu hổ,”

Vắt đâu ra giọt nước mắt thầm.

Sống vật chất làm đời ô uế

Biết bao giờ gột sạch tâm-linh,

Ta chỉ biết làm thơ thương tiếc.

Đọc lên nghe hằn học với mình.”

(Dẫn từ thơ Bắc Phong)

Mai Tá lược dịch.

Ấm no – vật chất, đâu có làm thi sĩ thêm hạnh-phúc. Vì, thi-sĩ cứ “làm thơ thương tiếc”, nên mới “đọc lên nghe hằn học với mình”. “Hằn học”, “thương tiếc”, là những gì được nói đến hôm nay. Trình-thuật hôm nay, kể về đời ngạo-nghễ của nhà kinh bang tế thế biết tính toan, bươn chải. Khôn ngoan – bươn chải Chúa khen, là sự khôn khéo của con cái thế-gian, ta thường thấy.

Vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, tiên tri Amos đến vương quốc Israel, thấy xứ sở này giàu có thật. Nhưng, ở sau hậu trường chính trị và cuộc sống linh đạo, tiên tri công nhận thế giới đầy những bất công, bóc lột người nghèo. Tố giác của tiên tri, đem áp dụng với thế giới hôm nay, thật cũng không ngoa. Vẫn cân đo, đong đếm bằng cân bàn/vi tính, nhưng chuyên gian lận. Cũng hàng hóa chất chồng, nhưng mọi giá trị căn bản đều giảm sút. Hết thảy đều để mua chuộc/khai thác người nghèo bằng tiền của và công lao, không công chính.

Sau hơn hai ngàn năm văn vật, mọi sự đâu đã đổi thay. Hệ thống an sinh mang đến phúc lợi thật, nhưng người nghèo vẫn hoàn nghèo. Phúc lợi trần gian chỉ là kết cuộc của những chia chác mất cân bằng, trong xã hội. Ngày nay, người người hầu như sơ cứng/bất động trước cảnh đời đầy cướp bóc, chém giết ở ngoài đường. Và, cả ở trong trường học, nữa. Người nghèo vô tội có đói, có chết tràn đồng, thì lớp giàu “thành thị” vẫn cứ dửng dưng, ăn trên đầu trên cổ những người này. Và, lối sống xa hoa/phù phiếm càng quyến rũ người người mải miết, quyết làm ăn.

Đọc những tố giác của tiên tri, chắc có người sẽ bảo: làm giàu một cách chân chính đâu có gì là phạm tệ, sao phản đối. Dĩ nhiên, người Công giáo ta có quyền sống giàu sống mạnh, sống thoải mái mà chẳng ai đụng chạm đến mình. Nhưng, định nghĩa cho đúng, không ai có thể trở nên giàu có nếu như không có người nghèo để chịu đựng cảnh dồn ép/khai thác hoặc bỏ rơi nơi tăm tối. Định nghĩa cho đúng, chỉ gọi được là giàu, những ai nhiều tiền/nhiều của hơn giới bình thường bậc trung, thôi. Và, nếu không có người nghèo để cung phụng, thì làm sao có thể giàu, được?

Lại có người biện luận: Hội thánh ta nên có thái độ nào với xã hội và đám kinh tế cầm quyền? Có người hỏi thêm: Giáo hội ta có nên làm ăn/kinh doanh kiếm chác thêm để nuôi dưỡng hệ cấp giáo triều, không? Hoặc: Giáo hội mình cũng đang làm ăn đấy chứ?, vv… Nếu đặt câu hỏi này với tiên tri Amos, ta sẽ biết thế nào là phải/trái. Và, nếu thưa với Đức Kitô, ta sẽ nhận được câu trả lời, đại loại như: “Người giàu vào Nước Trời còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim.”

Khó, không phải chỉ vì anh giàu. Bởi, muốn giàu và có, anh phải thu vén của cải nơi kho lẫm, để tích trữ. Và, tiền anh có, là do anh ăn ở bất công với người khác. Chí ít, với người nghèo hơn anh. Bất công với người khác, tức chối bỏ tình yêu thương giùm giúp những người còn túng thiếu, thua thiệt. Và, khi đã bất công, không thể nói được là anh yêu Chúa, rất nhiều. Yêu Chúa nhiều, mà sao anh quên người anh em, nghèo và đói hơn anh? Những người như anh, có lẽ bị từ chối ngay trước cửa Nhà Chúa, từ lâu.

Và ở đây, thánh Giacôbê còn nhắc nhở thêm trong thư hôm trước: ta không thể đơn giản nói “Tôi thực lòng thấy tội nghiệp cho anh/chị về những khó khăn anh/chị gặp, nhưng tôi không biết làm gì hơn là cầu nguyện cho chị/cho anh vào tiệc thánh, sắp tới.”

Ngày nay, kinh tế-tài chánh, doanh thương cạnh tranh, đã va chạm làm xáo trộn đời sống đạo đức của người nhà Đạo, từ lâu rồi. Xáo trộn và va chạm, đã lật đổ các giá trị và trật tự ngàn xưa. Xáo trộn và va chạm, làm chao đảo phẩm giá con người. Chao đảo quyền căn bản của con người, quyền làm người. Xáo trộn và va chạm làm chao đảo đến độ, ta nay chối bỏ lòng yêu thương giùm giúp, hết mọi người. Sống trong xã hội trọng tiền tài vật chất hôm nay, người người dường như chấp nhận có ăn có thua. Thậm chí, có người còn chụp mũ, bảo: “vận may thế kỷ” đó!

Đáng buồn thay, hôm nay nhiều người vẫn coi việc bất công, bóc lột người nghèo như chuyện “bình thường”, cứ xảy ra. Thậm chí, có tín hữu Đức Kitô cũng có mặt trong số những người luôn ngoảnh mặt làm trước cảnh anh em trong/ngoài giáo hội, đang túng thiếu. “Bình thường” sao được, khi người anh người chị của ta cứ phải sống trong các khu nhà “ổ chuột”, thiếu tiện nghi. “Bình thường” là sao, khi các em các cháu trong/ngoài nhà Đạo cứ hộc mật lao động suốt không được ngơi nghỉ/ăn học. Và làm, chỉ kiếm được đồng lương rách mướp, rẻ mạt?

Có “bình thường” không, khi ta cứ chễm chệ ăn trên ngồi chốc, trên đầu trên cổ những người anh em còn nghèo và đói. Nhất thứ, là khi tiền bạc người giàu lấy được là do khai thác/bóc lột sức lao động của những người con/người em còn yếu/kém, thiếu điều kiện để ngoi đầu. Tín hữu Đạo công bằng tình thương của Chúa không thể ở yên ngồi đó, làm ngơ trước cảnh sống thiếu cân bằng, trong xã hội. Có vị thậm chí, không chỉ ngoảnh mặt làm ngơ thôi, nhưng còn trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần làm cho tình trạng mất quân bình trong xã hội, thêm trầm trọng.

Vấn đề đặt ra là: không phải cứ ngồi đó mà tranh đấu bằng võ mồm cho công bằng xã hội, mà thôi. Hoặc, chẳng bao giờ ra tay hành động tích cực để xóa bỏ tình trạng bất công, không đồng đều. Lại nữa, về phẩm giá và quyền hạn của con người, không ai được phép tự cho mình cái quyền đặt mình ăn trên ngồi chốc, hơn hẳn những người nghèo đói khác. Và, bất cứ người nào có hành động nhằm làm suy giảm phẩm giá con người, đều không được chấp nhận, dù ở đâu. Nhất thứ, đó lại là tín hữu Đức Kitô, nơi nhà Chúa.

Dĩ nhiên Phúc Âm đề cập, có người được phú ban nhiều tài năng hơn người khác. Dù là thế, quà tặng Chúa ban vẫn phải được sử dụng đồng đều. Quà Ngài tặng, không phải để ta kiếm chác nhiều hơn thêm. Nhưng, giúp ta cống hiến nhiều hơn để rồi ta cùng nhau dựng xây Cộng đoàn tình thương Nước Trời. Quà tặng ta nhận càng lớn, trách nhiệm ta san sẻ càng nhiều. Bởi, san sẻ, là chia sớt cho những người có ít hơn ta. Ý tưởng “hãy nhớ mà san sẻ”, còn được thánh Phao-lô khẳng định ở bài đọc thứ hai, khi thánh nhân khuyên đồng nghiệp Timôtê hãy nguyện cầu cho tất cả mọi người. Mọi người ở đây, gồm có cả “vua quan lãnh chúa và người cầm quyền, để sống đạo đức, nghiêm chỉnh.”(1Tm 2: 2).

Phúc Âm hôm nay, cũng đề cập đến quyền hạn của người quản gia. Anh là người có trọng trách cai quản tiền bạc – tài sản của chủ. Quản gia trong trình thuật, là người bị tố giác phung phí của cải, nhà chủ. Kể dụ ngôn, Đức Kitô không chủ tâm khuyến khích tính bất lương của người làm công. Nhưng, Ngài muốn kéo chú ý về tính lo xa của “con cái đời này”, luôn khôn khéo. Với con cái ánh sáng, lời cuối của Chúa trong trình thuật, là: “Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng Tiền Của bất chính mà tạo bạn bè.” (Lc 16: 9). Qua khuyên nhủ, Đức Kitô nhắc nhở mọi người: ta chỉ là quản gia chứ không là chủ nhân ông tiền bạc/tài sản ta đang có. Xem như thế, không thể như con cái đời này, nói: “Tôi dùng tiền của tôi làm chuyện gì, thì mặc kệ tôi chứ!”. Con cái ánh sáng không thể có những lời lẽ như thế. Bởi, như thế là trái công bằng. Như thế, là trái nghịch lời dạy của Chúa.

Cuối cùng ra, vấn đề là: ta quyết tạo cuộc sống thoải mái/hạnh phúc, có đạt được hay không, không phải ở nơi câu hỏi: ‘Tôi giàu cỡ nào?’ mà là: ‘Tôi có sử dụng nó để tạo bạn bè, như Chúa dạy, không? Xác tín với lời khuyên của Người Bạn Rất Thân là Thầy Chí Thánh, ta quyết hân hoan “đi mà làm như thế”.

 Lm Richard Leonard sj biên-soạn –

Mai Tá lược dịch.

“TRÁI TIM MẸ SẼ THẮNG…”

“TRÁI TIM MẸ SẼ THẮNG…”

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

duc-me

Cách đây đã gần 30 năm, người dân đi rừng ở thôn Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kontum, phát hiện ra một pho tượng Đức Mẹ bị cụt đầu và gãy tay, rồi những người dân nghèo đến với pho tượng đau thương này cầu nguyện, họ được ơn nên tin tức loan dần ra. Ngày một đông người đến viếng và xin ơn, Đức Cha Giáo Phận cùng các Linh Mục vào cuộc, giúp cho những người hành hương các Bí Tích cần thiết khi họ đến với pho tượng được gọi tên là Đức Mẹ Măng Đen kỳ lạ này. Lịch sử bản thân pho tượng đã là một chuyện kỳ thú, mà diễn tiến việc khám phá ra cũng như nỗ lực bảo vệ pho tượng lại càng nhiều tình tiết hấp dẫn. Khi nào có dịp chúng ta sẽ trở lại với những kỳ thú này…

Khi tổ chức các buổi lễ kính viếng Đức Mẹ Măng Đen, những ngưới có trách nhiệm lắp chiếc đầu bị cụt của tượng Đức Mẹ vào và lắp cả hai cánh tay bị gãy vào nữa, thậm chí còn sơn tượng cho tương đối đẹp và hoàn chỉnh. Nhưng có nhiều luồng ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược, có người chỉ đồng ý lắp đầu của tượng thôi, còn tay cứ để gãy như vậy, ngay cả việc sơn lại tượng cũng bị phản đối.

Một cuộc thăm dò dư luận được thực hiện, ngày hành hương đến, người ta bày hai loại hình, một bên là hình tượng Đức Mẹ được lắp đầu vào, không có tay và không sơn mới, một bên là tượng Đức Mẹ đã được lắp lại hết các phần bị gãy và sơn lại cho tương đối dễ coi. Kết quả bất ngờ: dân chúng, đa phần là anh em các dân tộc trong Giáo Phận đã chọn hình tượng chỉ có đầu, không có tay và không sơn mới. Anh em cho biết: “Đây mới chính là Mẹ của chúng tôi !” Họ là những người nghèo, những người không son không phấn, không quần áo bảnh bao, không lành lặn cơ thể vì tật nguyền, không mạnh khỏe vì bệnh tật, không ngẩng cao đầu được vì bị loại trừ khinh chê, họ cùi, họ lở, họ đói và họ khát…

Măng Đen ngày một đông người kéo đến, dĩ nhiên là đủ mọi loại khách, nhưng đông nhất vẫn là những đoàn người anh em dân tộc lầm lũi gánh gùi đến với Mẹ, nhìn cái cách họ đi, cách họ ăn mặc và cả bữa cơm bọc lá chuối chấm với muối hột cả nhà quây quần cùng ăn, chúng ta nhận ra ngay tại sao họ lại chọn hình ảnh bức tượng gãy tay và không sơn mới lại. Họ nhận ra Mẹ ở với họ, chia sẻ với họ, giang tay đón nhận họ, gần gũi thân quen với họ, có thể nói họ nhận ra họ trong hình tượng Mẹ như thế. Người anh em dân tộc không lý luận quanh co, không “chẻ sợi tóc ra làm tư”, nhưng sống theo cảm xúc, chân thật và trong suốt. “Mẹ của chúng tôi”.

Những nhận xét và suy tư trên đây cho chúng ta thấy, Đức Maria đươc ban cho nhân loại với tư cách là Mẹ của nhân loại, làm Mẹ của nhân loại, nên Mẹ thuộc về nhân loại, gắn bó với nhân loại, sống chết với nhân loại này.

Cách đây tròn một thế kỷ, năm 1917, Mẹ hiện ra ở Fatima với thông điệp: Ăn năn sám hối quay trở về với Chúa – Tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ – Siêng năng lần hạt Mai Khôi, với lời hứa “Trái Tim Mẹ sẽ thắng và nước Nga sẽ trở lại”. Bầu khi chiến tranh dạo ấy bao trùm và nổ ra khắp nơi trên thế giới, thế chiến thứ nhất và thứ hai lần lượt nối tiếp nhau giết hại nhân loại, rồi sau đó là chiến tranh lạnh đối đầu giữa hai khối tư bản và cộng sản…

Bọn trẻ chúng tôi được giáo dục cầu nguyện theo “mệnh lệnh Fatima”, không chỉ tiếng kinh cầu râm ran khắp các Xóm Đạo, nhưng những thực hành hãm mình hy sinh, những cuộc sám hối thật sự được thường xuyên nhắc nhở và thực hiện. Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước Việt Nam chia đôi, tiếng bom đạn thường xuyên vọng về qua các xóm làng, phố phường, từng lớp thanh niên lên đường cùng với từng chuyến xe tang lẳng lặng đi xuyên thành phố. Và rồi nước Nga đã trở lại thật, khối cộng sản Đông Âu tan vỡ hoàn toàn, các nước trong liên bang Xôviết được độc lập và theo đuổi chủ nghĩa phát triển.

duc-me-mang-den

 

 

 

 

 

 

 

 

Còn chúng ta thì sao, chúng ta có thao thức với hiện tình đất nước chúng ta không ? Tại sao chúng ta không tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh hơn nữa việc cầu nguyện và thực hành các “mệnh lệnh Fatima”, chúng ta có tin “Trái Tim Mẹ sẽ thắng” không ? Tại sao chúng ta không cầu nguyện cho những người cộng sản, những người vô thần được ơn trở lại ? Thứ Sáu Tuần Thánh, chiêm ngắm Chúa Giệsu trên thập giá, Hội Thánh chẳng cầu nguyện cho họ đó sao ? Tại sao chúng ta không tiếp tục một cách nhiệt thành lời cầu nguyện ấy trong đời sống hàng ngày của chúng ta ? Thiết tưởng đã đến lúc cần phải nhắc lại sứ điệp Fatima một cách cụ thể, hội nhập và thời sự, đã đến lúc phải nhắc nhau thực hành sứ điệp ấy.

Năm 2017, đúng 100 năm sứ điệp Fatima được ban hành. Mẹ của chúng ta không thờ ơ, không đứng xa, không vô cảm với chúng ta, với thời cuộc, Mẹ đang chờ và mong muốn chúng ta thực hiện để “Trái Tin Mẹ sẽ thắng – anh em vô thần sẽ trở lại”. Hãy thực hành ngay “mệnh lệnh Fatima”.

Lm. VĨNH SANG, DCCT,

ngày Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, 15.9.2016