TUYỆT ĐỈNH YÊU THƯƠNG

TUYỆT ĐỈNH YÊU THƯƠNG

Một lần kia, các tu sĩ trong miền dẫn tới Đức Giám Mục Amôna một thiếu nữ mang bầu xin ngài ra hình phạt. Nhưng Đức Cha đã ban phép lành cho thai nhi, rồi ra lệnh cho cô sáu tấm vải bằng lanh mịn. Những kẻ tố cáo lại nói:

– Tại sao Đức Cha làm như thế? Xin ra cho nó một hình phạt.

Ngài ôn tồn bảo:

– Anh em thử nghĩ xem, cô ta đã đau khổ muốn chết được; tôi phải làm gì hơn nữa?

Nói thế rồi ngài cho cô ta về. Từ đấy không tu sĩ nào còn dám tố cáo ai nữa.

***

Cũng như các tu sĩ trong câu chuyện trên, nhóm Pharisêu và các kinh sư thường lên án những người tội lỗi, nên khi Đức Giêsu tiếp đón những hạng người này thì họ lẩm bẩm kêu trách Người. Thấy vậy, Đức Giêsu đã trả lời bằng ba dụ ngôn: Con Chiên Lạc Mất, Đồng Bạc Đánh Rơi, và Đứa Con Hoang Đàng để tỏ bày lòng nhân hậu và niềm vui của Thiên Chúa dành cho người tội lỗi hối cải ăn năn.

Còn gì vui bằng khi cái đã mất lại tìm thấy được; còn gì sướng hơn khi cái tìm thấy lại là vật qúi. Tìm kiếm chính là mục đích của Con Thiên Chúa khi xuống trần gian: “Con Người đến tìm kiếm những gì đã mất”. Con người là đối tượng duy nhất mà Thiên Chúa muốn kiếm tìm. Con người thật vô cùng quí giá trước mặt Người. Thiên Chúa lao đao vất vả đi tìm kiếm con người. Người không muốn để mất một ai trên trái đất này.

Thiên Chúa yêu thương người tội lỗi, như người mục tử tốt lành sẵn sàng để chín mươi chín con chiên lại, đi tìm cho bằng được con chiên lạc mất. Khi tìm thấy rồi mừng rỡ khoác chiên trên vai. Thiên Chúa yêu thương kẻ lầm lỡ, như người đàn bà cần mẫn, đốt đèn kiếm cho được đồng bạc bị đánh rơi. Khi thấy rồi tíu tít chia vui với mọi người. Thiên Chúa yêu thương tội nhân, như người cha già nhân hậu, ngày ngày ra ngõ tìm con. Khi thấy con rồi ông vui mừng chạy lại ôm choàng lấy nó.

Thật vậy, “lỗi lầm là của con người và tha thứ là của Thiên Chúa” (A. Pope). Thiên Chúa yêu thưong con người và yêu thương đến cùng. Tuyệt đỉnh của yêu thương chính là tha thứ, vì thế dù phải chịu hấp hối lâu dài và đau đớn khôn tả, phải chịu khinh miệt và chối bỏ, nhưng Người vẫn cầu nguyện tha thiết: “Lạy Cha, xin tha thứ cho họ”. Đây chính là lời rõ ràng và trang trọng nhất nói lên tâm hồn cao thượng và tấm lòng nhân hậu của Thiên Chúa qua Đức Giêsu.

Thiên Chúa luôn sẵn sàng tha thứ cho chúng ta, những con người lầm lỗi; nhưng Người chỉ có thể thứ tha khi chúng ta thật lòng sám hối. Người trộm lành suốt một đời lầm lỡ, thế mà chỉ trong giây phút cuối cùng, tỏ lòng sám hối ăn năn đủ trở nên một vị thánh. Ông trở nên thánh không phải vì ông là người tội lỗi, nhưng vì ông nhận biết mình là kẻ có tội. Đứa con hoang đàng được người cha tha thứ cũng vì anh đã biết nhận ra lỗi lầm, trở về sám hối ăn năn. Người cha không chỉ tha thứ mà còn phục hồi chức vị làm con. Một chiếc nhẫn mới, một đôi giầy mới, một bữa tiệc linh đình, vinh dự còn lớn hơn cả trước khi ra đi.

Nếu Thiên Chúa đã tỏ lòng nhân hậu và tha thứ cho chúng ta, thì Người muốn chúng ta cũng hãy tha thứ cho nhau như người cha nhân hậu xin ông anh cả tha thứ cho đứa em lầm lỗi.

Người ta chỉ có thể dễ dàng tha thứ cho kẻ khác khi ý thức thân phận mỏng dòn yếu đuối của mình. Có nhận ra mình hay lầm lỗi, con người mới dễ cảm thông tha thứ cho những lỗi lầm của anh em. Đừng bắt người có tội phải bị trừng phạt mới hả dạ, đừng đòi hỏi cho được sự công bằng mới thôi, vì Maritn Luther King có viết: “Nếu cứ áp dụng luật “mắt đền mắt” thì mọi người đều trở nên mù lòa”.

***

Lạy Chúa, nếu Chúa không tha thứ cho các tội nhân thì thiên đàng sẽ trống rỗng, và thế giới này chẳng có thánh nhân. Xin cho chúng con mỗi lần được Chúa tha thứ lại thấy mình nên giống Chúa hơn, vì đã biết tha thứ cho anh em. Amen!

Thiên Phúc

Anh chị Thụ & Mai gởi

GIỮ LINH HỒN

GIỮ LINH HỒN

giu-linh-hon

“Các con cứ bền đỗ, các con sẽ giữ được linh hồn các con.”

Vào khoảng năm 538 trước Công nguyên, sau khi được Hoàng đế Ba tư là Kyrô ban sắc chỉ ân xá, con cái Israen rời đất lưu đày Balylon, tiến về thánh điện, khởi công tái thiết quê hương xứ sở giữa muôn vàn gian nan khốn khó.

Đứng trước cảnh đổ nát hoang tàn của đền thờ, đất đai bị ngoại bang lấn chiếm, tinh thần của dân Do thái hồi hương không khỏi lao đao.  May nhờ có sự hổ trợ của Ezra và Nêhêmia là hai người giàu có, thế lực dưới triều vua Artaxerxes, dân Israen đã xây lại được một phần nhỏ đền thờ Giêrusalem và thánh hiến nó vào koảng năm 516 trước Công nguyên (BC).

Thế nhưng, chưa hưởng trọn niềm vui tự trị và tự do, người Do thái lại bị các quốc gia hùng mạnh như Ai cập và Hy lạp quấy phá.  Đến năm 169 BC, người Xyria do vua Anticô II dẫn đầu, đã tiến vào đánh chiếm cướp phá đền thờ.  Một lần nữa đền thánh Giêrusalem lại rơi vào cảnh hoang tàn đổ nát.

Mãi đến năm 63 trước Công nguyên, sau khi người Rôma chiếm đóng Palestine và đặt Hêrôđê làm quan tổng trấn cai trị vùng đất Giuđê, đền thờ mới được tái thiết nguy nga và được thánh hiến vào năm 19 BC.

Biết bao cẩm thạch, vàng bạc, gỗ quí, và công sức được đổ ra cho việc xây cất một đền thờ lộng lẫy, làm nên niềm tự hào và sức sống của cả dân tộc Israen.  Trong cuốn sách “Những Cuộc Chiến của Người Do Thái”, sử gia Josephus đã mô tả về “niềm tự hào” đó như sau: “Mặt tiền của Đền thờ đủ làm choáng ngợp tâm trí và đôi mắt người ta.  Nó được bọc bằng những miếng vàng lớn.  Khi ánh thiều dương vừa tỏa sáng ở chân trời, thì cả đền thờ rực lên bởi những tia sáng phản chiếu, khiến những ai muốn nhìn thẳng vào đó cũng bị lóa mắt, đến nỗi họ phải quay đi.  Đối với khách lạ, thì từ đàng xa, Đền thờ nổi bật lên như một núi tuyết trắng xóa.  Không có phần nào mà không được chạm trổ hay bọc vàng.”

Đứng trên núi Cây Dầu nhìn xuống đền thờ rực rỡ trong ánh nắng huy hoàng, các môn đệ không khỏi buông lời trầm trồ khen ngợi.  Nhưng, thay vì hòa điệu với những rung cảm trước vẻ hoa lệ của Đền thờ, Đức Giêsu lại tiên báo về một sự sụp đổ không tránh khỏi.  Những gì thế gian cho là vững chắc và xinh đẹp chỉ là những thứ mỏng dòn và tạm bợ.  Tất cả sẽ bị tàn phá.  Ngay như công trình và “niềm tự hào” của Israen đây cũng sẽ bị sụp đổ, “không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào” (Lc 21:6).  Đức Giêsu đã tiên báo như thế.

Và sự gì đã xảy ra?

Năm 70 sau khi Chúa Giêsu sinh ra, tướng Titô đem đại quân Rôma đến vây hãm thành Giêrusalem.  Dân chúng bị đói khát đến nỗi phải ăn thịt lẫn nhau.  Kẻ nào tìm cách trốn khỏi vòng vây đều bị giết chết.  Tính ra số người bỏ mạng lên đến 1.100.000, và số người bị bắt sau khi thành thất thủ là 97.000.  Đền thờ bị lính Rôma phóng hỏa tan tành.  Tướng Titô chỉ cho chừa lại một mảng tường thành để sau này con cháu Israen đến đó mà than khóc.  Như thế, lời tiên báo của Chúa Giêsu đã ứng nghiệm.

Nhưng sự sụp đổ của thànnh Giêrusalem chỉ là hình bóng của ngày thế tận.  Rồi đây, sẽ chẳng còn thứ gì tồn tại.  Thời gian sẽ hủy diệt tất cả.  Sự sống, sắc đẹp, sức lực, sung sướng…  của cuộc đời này đều mỏng dòn và ngắn ngủi.  Mọi sự đều tiến về cái chết, dù nhanh hay chậm.

Vì thế, thánh Anphong từng nhắc đi nhắc lại: “Chỉ có một việc ta phải lo là việc rỗi linh hồn, vì mỗi người chỉ có một linh hồn mà thôi.” Thánh Phanxicô Saviê cũng nói: “Mỗi người chỉ có một linh hồn.  Nếu được rỗi thì được hưởng thiên đàng, nếu bị mất thì phải sa hỏa ngục.”  Xưa Vua Đavít suy về điều này mà thốt lên lời nguyện cầu: “Tôi chỉ ước trông một điều, đêm ngày tôi khấn xin, là cho tôi được vui sống trong nhà Chúa trọn đời” (Tv 26:4)

Nhưng để được ở trong nhà Chúa, tức là để chiếm được Nước Trời, người ta phải nỗ lực chiến đấu.  Chính Đức Giêsu đã nói: “Nước Trời ở dưới sức cường bạo, và những kẻ cường bạo chiếm đoạt lấy” (Mt 11:12).  Không gắng công chống trả ba thù, thiếu quyết tâm đi vào cửa hẹp, làm sao có thể tìm được thiên đàng đích thực.

Lạy Chúa, xin trợ lực chúng con chống trả ba thù, kiên vững niềm tin, hầu mai kia được hưởng niềm vui trường sinh trong Nước Chúa.  Amen.

Lm.  Bùi quang Tuấn

Thời kỳ đã đến gần hay Chúa đã đến từ khuya rồi

Thời kỳ đã đến gần hay Chúa đã đến từ khuya rồi                                                 

 Khổng Nhuận

Trích Tin Mừng Luca 21 : 5 – 11, 19

Nhân có mấy người nói về Đền Thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giê-su bảo :

“Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết,

không còn tảng đá nào trên tảng đá nào.”

Họ hỏi Người : “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước ?”

Đức Giê-su đáp : “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng :

‘Chính ta đây’, và : ‘Thời kỳ đã đến gần’ ; anh em chớ có theo họ.

Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu”. 

10 Rồi Người nói tiếp : “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. 

11 Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém ; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện.

19 Có kiên trì, anh em mới giữ được mạng sống mình.

Vấn đề Thời kỳ đã đến gần’ 

Chuyện ‘Thời kỳ đã đến gần’  đã xưa lắm rồi. Theo Tân Ước,  có lẽ thánh Phaolo là người đi tiên phong, qua thư thứ nhất gởi giáo đoàn Thexalonica 4:15-18, ngài đã vẽ ra một cảnh tượng tuyệt vời…làm nức lòng các tín hữu.

15 Dựa vào lời của Chúa, chúng tôi nói với anh em điều này, là chúng tanhững người đang sống,những người còn lại vào ngày Chúa quang lâm, chúng ta sẽ chẳng đi trước những người đã an giấc ngàn thu đâu. 
16 Vì khi hiệu lệnh ban ra, khi tiếng tổng lãnh thiên thần và tiếng kèn của Thiên Chúa vang lên, thì chính Chúa sẽ từ trời ngự xuống, và những người đã chết trong Đức Ki-tô sẽ sống lại trước tiên ; 
17 rồi đến chúng ta, là những người đang sốngnhững người còn lại, chúng ta sẽ được đem đi trên đám mâycùng với họ, để nghênh đón Chúa trên không trung. Như thế, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi mãi. 
18 Vậy anh em hãy dùng những lời ấy mà an ủi nhau.

Thực đáng tiếc, gần 2 ngàn năm trôi qua rồi…mà tiếng kèn của Thiên Chúa vẫn chưa chịu vang lên..

Nhưng âm hưởng tư tưởng những người còn lại vẫn còn được nhiều nhóm tận dụng với ý nghĩa:

Sau biết bao nhiêu tai ương : như động đất, sóng thần, thậm chí chiến tranh nguyên tử, chiến tranh sinh học có thể tiêu diệt hàng triệu người trong nháy mắt…..

thế nhưng,  những người trong nhóm ta, trong phong trào ta, trong cộng đoàn ta..trong giáo phái ta…được Chúa gìn giữ…. sẽ vẫn còn sống qua những cơn nguy biến chết người và chúng ta được mệnh danh là những người còn sót lại 

Vớ vẩn, Chúa hơi đâu làm những chuyện ruồi bu ấy. Bởi vì, chết trong chiến tranh loạn lạc hay êm thắm trên giường bệnh có gì là ăn thua gì đâu.!!!

Vấn đề quan trọng là tôi có khám phá ra Chúa trong lòng tôi và kiên trì tập sống.. tập sống… tập sống… tập sống… với Chúa ngay trong đời thường hằng ngày của mình..

Không có vấn đề Chúa gọi…mà chỉ có vấn đề :Dù chết vì bất cứ lý do gì..

Sự chết cũng chỉ là cánh cửa để mở ra một cuộc sống thuần túy tâm linh trọn vẹn trong Chúa…không còn bị vướng bận thân xác nữa…

Chính vì thế tôi mới hiểu được Chúa đã đến từ khuya rồi

Chúa đến mỗi khi tôi rước Chúa..chứ không phải rước lễ hình thức.

Chúa đến mỗi khi tôi đọc Kinh Thánh.

Chúa đến mỗi khi tôi tâm sự với Chúa bất cứ lúc nào.

Chúa đến mỗi khi tôi lắng nghe sức sống Thần Linh của Chúa lan tỏa khắp châu thân.

Thực đáng tiếc, tôi còn quá nhỏ… không thể ý thức rằng:

Chúa đến khi tôi chịu phép Thêm sức

Chúa đến khi tôi chịu phép Rửa

Đặc biệt là mãi 35 tuổi tôi mới nhận ra rằng

Chúa đã đến với tôi ngay khi tôi còn trong lòng mẹ

để thánh hiến tôi và sai tôi làm ngôn sứ cho muôn dân…(Gr 1:5)

Quả thực, Chúa đã đến từ khuya rồi.

Tóm lại, Thời kỳ đến gần không quan trọng chút nào

Đừng hù ma thiên hạ với những cảnh báo long trời lở đất…dựng tóc gáy !!!!

Chúa đến gần mình mới quan trọng

Cuối cùng, Chúa sống trong tâm hồn mình

mới thực là quan trọng nhất…trong tất cả mọi sự trên trần gian này.

Kinh Mân Côi Cầu Cho Các Đẳng Linh Hồn

Kinh Mân Côi Cầu Cho Các Đẳng Linh Hồn

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt .

kinhmancoi

 

Vào thời kỳ Thánh Đaminh (1170-1221) còn sống, có một phụ nữ nổi tiếng trắc-nết sống tại thủ đô Roma. Nàng tên Caterina. Nếp sa đọa của nàng gây ra không biết bao gương mù gương xấu và kéo theo không biết bao nhiêu đàn ông nghiêng ngả vì nàng. Nhưng nhờ nghe lời giảng thuyết của thánh Đaminh và nhất là nhờ vào lòng từ bi vô biên của THIÊN CHÚA, Caterina quyết định từ bỏ lối sống lăng-loàn. Rồi từ thái-cực sự dữ chuyển sang thái-cực sự lành. Caterina trở thành người say mê yêu mến Đức Chúa GIÊSU KITÔ. Cùng lúc, trái tim nồng cháy tình yêu của nàng giờ đây dành cho Tràng Chuỗi Mân Côi và các Linh Hồn trong Lửa Luyện Hình.

Để cứu giúp các Đẳng Linh Hồn, mỗi ngày Caterina lần không biết bao nhiêu Tràng Chuỗi Mân Côi. Chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ đã muốn tỏ lộ ơn lành bao la mà tràng chuỗi Mân Côi có thể mang đến cho các Linh Hồn trong Lửa Luyện Ngục.

Một ngày trong khi Caterina đang lần hạt cầu cho các đẳng Linh Hồn đến phần thứ ba của Tràng Chuỗi Mân Côi 150, thì Đức Chúa GIÊSU hiện ra với thánh Đaminh dưới hình dáng một Thiếu Nhi vô cùng khôi ngô. Từ thân mình tuyệt đẹp của Thiếu Nhi phát ra những tia sáng tương đương với 50 Kinh Ave Maria của phần thứ ba của Tràng Hạt Mân Côi. Các tia sáng là tia nước bắn thẳng xuống Luyện Ngục làm dịu mát đau đớn các Linh Hồn đang chịu vì bị các ngọn lửa thiêu đốt. Khi nhận trận mưa hồng phúc này, các Linh Hồn vô cùng sướng và bày tỏ lòng tri ân đối với vị ân nhân đang cứu giúp mình. Các Linh Hồn nói lớn tiếng:

– Cám Ơn! Cám Ơn Caterina nhiều lắm! Vì việc lành làm cho chúng tôi qua tràng hạt Mân Côi, xin THIÊN CHÚA trả công bội hậu bằng ân thưởng nước Thiên Đàng!

… Lời cầu nguyện cho các Đẳng Linh Hồn được các ngài trả ơn và bảo vệ gìn giữ.

Một buổi tối, một chủ tiệm vàng đóng cửa để về nhà. Nhưng vì sợ kẻ trộm lẻn vào ban đêm nên ông quyết định mang về những đồ trang sức quí báu đáng giá nhất. Nỗi lo âu vẫn chưa chấm dứt. Trên đường về, sợ rằng có kẻ gian theo dõi để cướp mất của quí, người chủ tiệm liền khẩn cầu sự trợ giúp của các Đẳng Linh Hồn. Ông sốt sắng lần tràng chuỗi 100 kinh Requiem cầu cho kẻ qua đời.

Đến nửa đêm khi đi vào góc đường dẫn vào nhà, ông chủ tiệm vàng bỗng kinh hãi nhận ra là xa xa có mấy tên gian phi đang đi theo mình. Ông không biết làm gì hơn là tha thiết khẩn cầu sự trợ giúp của các Đẳng Linh Hồn nơi Lửa Luyện Hình. Chính lúc ấy ông trông thấy từ ngôi thánh đường nho nhỏ ở đầu góc đường, lần lượt tiến ra một đoàn rước gồm các tu sĩ mặc áo dòng màu trắng. Các ngài vừa đi vừa hát thánh vịnh giống như đi đưa đám tang một tu huynh quá cố. Người chủ tiệm vàng tức tốc nhập đoàn với các tu sĩ và như thế, ông có thể đi tiếp chặng đường về nhà cách an toàn.

Trong khi đó, người vợ ở nhà lo âu trông ngóng chồng. Vì trời đã khuya mà không thấy bóng dáng chồng đâu nên bà mở cửa sổ ra để nhìn.

Vừa lúc đó thì ông chủ tiệm cũng về đến nhà. Ông vui mừng kể lại cho vợ nghe câu chuyện may mắn ông vừa thoát tay các tên gian phi. Ông nói rằng THIÊN CHÚA Quan Phòng lo liệu cho ông gặp đoàn ngũ các tu sĩ đưa người quá cố đi chôn nên ông nhập đoàn để về nhà. Bà vợ ngạc nhiên cho biết là từ cửa sổ bà chỉ trông thấy ông chứ không hề thấy đoàn thầy dòng đưa đám tang đâu cả! Vã lại, bà vợ nhận xét: đâu có đám tang nào lại tổ chức ban đêm!

Bà vợ nói xong thì cả hai vợ chồng cùng vỡ lẽ ra rằng:

– Đoàn thầy dòng đưa đám tang bí nhiệm ấy chắc hẳn là các Linh Hồn Luyện Ngục đáp lời khẩn cầu kêu xin cứu giúp. Các ngài đích thân tháp tùng ông về nhà bằng an.

Đó cũng là cử chỉ Các Linh Hồn bày tỏ lòng tri ân đối với những ai đọc kinh cầu cho các ngài.

… ”Lạy THIÊN CHÚA, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm. Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài. Như vậy, Ngài thật công bình khi tuyên án, liêm chính khi xét xử. Ngài thấy cho: lúc chào đời con đã vương lầm lỗi, đã mang tội khi mẹ mới hoài thai. Nhưng Ngài yêu thích tâm hồn chân thật, dạy con thấu triệt lẽ khôn ngoan. Xin dùng cành hương thảo rảy nước thanh tẩy con, con sẽ được tinh tuyền; xin rửa con cho sạch, con sẽ trắng hơn tuyết” (Thánh Vịnh 51(50) 3-9).

(”La Mia Messa”, 1 Ottobre 2010 – 31 Dicembre 2010, Anno IV/C, vol.IV, Casa Mariana Editrice, trang 211-212+247-248)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Anh chị Thụ & Mai gởi

Sức mạnh của lòng tin

 Sức mạnh của lòng tin

“Khi ấy, các Tông Đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con.” Chúa đáp : “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này : ‘Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc’, nó cũng sẽ vâng lời anh em.”

Thứ Hai tuần thứ 32 Thường Niên: Lc 17, 1-6.
Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con
Tác giả Luca không nói rõ cho chúng ta biết điều gì đã khiến các Tông Đồ phải xin Chúa gia tăng lòng tin cho họ. Hình như họ đang phải đối diện với một nhiệm vụ gì khó khăn và quan trọng lắm, đòi hỏi họ phải hoàn toàn tin tưởng vào Thiên Chúa chứ không cậy dựa vào sức riêng mình.

Trong thực tế, trực tiếp ngay trước lời xin này này là lời của Chúa Giêsu yêu cầu các đồ đệ của Ngài phải tha thứ không giới hạn cho anh em mình (Lc 17,3-4). Quả thực, nhiệm vụ tha thứ này là vô cùng khó khăn, đòi hỏi sự kiên nhẫn, tình yêu, lòng bao dung và lòng tin mạnh mẽ. Các Tông Đồ ý thức về tính cách khó khăn, quan trọng và nghiêm túc của việc thực hiện yêu sách đó của Chúa Giêsu. Các ông ý thức về sự yếu đuối và thiếu lòng tin của mình.

Trong hoàn cảnh đó, thay vì thoái lui trước những yêu sách của Chúa Giêsu, các ông cầu xin Đức Chúa ban thêm lòng tin cho họ. Và quả thực, chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể ban sức mạnh cho chúng ta để chúng ta có thể sống đúng Tin Mừng của Chúa Giêsu.

Như thế, các Tông Đồ trong bài Tin Mừng hôm nay đã nêu cho chúng ta một gương mẫu rất tốt lành. Hơn một lần chúng ta cảm thấy những nhiệm vụ mà chúng ta phải đảm nhiệm (trong gia đình, trong cộng đoàn, trong Hội Thánh và trong xã hội), những yêu sách của đời sống Kitô hữu, những đòi hỏi của Tin Mừng… là những điều vượt quá sức chúng ta. Hơn ai hết, chúng ta biết mình yếu đuối và giới hạn. Gương của các Tông Đồ trong bài Tin Mừng mời gọi chúng ta đừng buông xuôi hay thoái lui. Hãy chạy đến với Đức Chúa và khiêm hạ xin Ngài ban thêm lòng tin cho chúng ta. Đó là thái độ đúng đắn nhất.

Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải

Đáp lại lời xin của các Tông Đồ, Chúa Giêsu nói: “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (c.6). Cây dâu được nói đến ở đây là một loại cây lớn (có thể sống đến 600 năm) và có một bộ rễ cắm rất sâu dưới đất, nên không dễ gì bật rễ lên mà xuống mọc dưới biển được. Nói cách khác, sự đối nghịch quá lớn giữa hình ảnh một hạt cải rất nhỏ bé và hình ảnh cây dâu bật rễ mà xuống mọc dưới biển, cho thấy rất rõ tính cách vĩ đại của hiệu quả mà lòng tin có thể đem lại.

Điều Chúa Giêsu muốn nói đến ở đây không phải là sự cần thiết phải có một lòng tin mạnh đủ để có thể làm được những sự lạ cả thể mà mọi người có thể thấy được. Nhưng Ngài muốn nhấn mạnh rằng lòng tin có thể giúp các đồ đệ thực hiện được những điều tưởng như không thể, hay nói cách khác, Ngài muốn các Tông đồ hiểu rằng không có gì là bất khả đối với lòng tin. Chúa Giêsu không muốn đòi hỏi các đồ đệ của ngài phải làm được những điều phi thường, nhưng Ngài muốn họ biết rằng một lòng tin cho dù vô cùng nhỏ bé, dẫu chỉ như hạt cải, miễn là lòng tin đích thực, sẽ luôn luôn có thể làm nên những điều tưởng như là không thể xảy ra.

Vậy, điều quan trọng không phải là độ lớn của lòng tin (điều mà các Tông Đồ đang bận tâm khi xin Chúa tăng thêm lòng tin cho họ) mà là phẩm chất chân thực của lòng tin đó. Lòng tin chân thật sẽ cho phép người ta hoàn toàn mở ra cho Thiên Chúa và để cho quyền năng của Thiên Chúa hoạt động nơi mình.

Sức mạnh và tính hữu hiệu của đời sống các Tông Đồ là thực tại đến từ chính Thiên Chúa và quyền năng của Người.

Đức tin có sức mạnh vô cùng to lớn và có thể giúp chúng ta thực hiện được những điều vốn bình thường là không thể xảy ra. Tại sao? Thưa: bởi lẽ khi tin, chúng ta đặt tất cả sức mạnh của mình nơi Thiên Chúa, hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa và vào sức mạnh, quyền năng… của Người.

Vậy vấn đề không phải là lòng tin lớn đến đâu, mà là sức mạnh và quyền năng của Thiên Chúa được thực thi nơi người có lòng tin. Mà với Thiên Chúa thì không điều gì là bất khả.

Điều quan trọng là sự chân thực và thuần khiết của lòng tin. Miễn đó là lòng tin đích thực, thì cho dù chỉ lớn bằng hạt cải nhỏ bé, lòng tin đó vẫn có thể làm nên được những điều kỳ diệu, hay nói cho chính xác hơn, Thiên Chúa vẫn có thể thực hiện những kỳ công lớn lao không ngờ được nơi những con người có lòng tin chân thực đó.

Lm Giuse Nguyễn Thể Hiện CSsR

SỰ THÔNG CÔNG GIỮA CÁC THÁNH, CÁC LINH HỒN, VÀ LOÀI NGƯỜI Ở TRẦN GIAN

SỰ THÔNG CÔNG GIỮA CÁC THÁNH, CÁC LINH HỒN, VÀ LOÀI NGƯỜI Ở TRẦN GIAN

linh-hon-luyen-nguc
Sự hiệp thông giữa các thánh gồm có tất cả những ai sống trên trái đất, các thánh trên Thiên Đàng và các linh hồn dưới luyện ngục.  Ba Hội Thánh Chiến Đấu, Khải Hoàn, và Đau Khổ kết hợp thành một gia đình lớn, và hiệp thông với nhau một cách đặc biệt.  Vì thế, sự thống khổ và niềm vui của một người cũng là của tất cả mọi người.  Sự khải hoàn của các thánh, sự đau khổ của các linh hồn và sự thử thách của các người còn sống trên thế gian là điều kinh nghiệm của mọi người.  Khi chúng ta ở thế gian vui mừng khi nghĩ về các thánh, và buồn cho các linh hồn ở luyện ngục, thì các ngài, dù ở trên Trời hay còn ở luyện tội, cũng đều lo lắng cho số phận của chúng ta trên trần thế.  Các ngài thấy và biết rõ các nguy hiểm mà chúng ta đang sống.

Các linh hồn ở Luyện ngục tham dự vào niềm vui huynh đệ với các thánh trên Thiên Đàng, và họ cảm ơn các việc lành thánh mà chúng ta làm để dâng hiến cho họ được sớm giải thoát.  Họ xem chúng ta là những ân nhân của họ.  Khi từ lửa luyện ngục, họ nhìn lên Thiên Đàng và thấy các thánh đang hạnh phúc, thì họ nghĩ rằng một ngày nào đó, họ cũng sẽ được hạnh phúc như thế.  Các linh hồn ở Luyện ngục cũng biết rằng họ có các bạn hữu trên Thiên Đàng đang cầu bầu cho họ trước Ngai Tòa của Chúa.  Do đó, sự liên hệ đặc biệt giữa các linh hồn ở Luyện ngục, với nhân loại trên trần gian, và với các thánh nơi Thiên Đàng, không bị quên lãng.

Chúng ta đừng quên các Thiên Thần, vì dĩ nhiên, các ngài rất chăm sóc cho các linh hồn ở Luyện ngục.  Nhiều linh hồn phú thác cho các Thiên Thần của Chúa.  Các Thiên Thần cho rằng sứ mệnh của họ chưa chấm dứt cho đến khi nào họ đem được các linh hồn lên Thiên Đàng.  Toàn thể các Thiên Thần luôn chú ý đến những linh hồn khi còn sống mà biết tôn kính các ngài.

Nghi lễ cho ngày lễ kính Thánh Micae cho ta biết rằng ngài đã được Chúa chỉ định cho việc nhận các linh hồn vào Thiên Đàng, khi họ rời Luyện ngục.  Do đó, Thánh Micae như là một vị Hoàng tử của vương quốc thống khổ.  Ngài có lòng trắc ẩn với các linh hồn này, và Ngài tiếp tục cầu bầu cho các linh hồn ấy.

Thánh Frances thành Roma rất vui thích khi nói đến các Thiên Thần chăm lo cho mọi người trong suốt đời sống của họ.  Bà nói rằng: “Khi một người chết, tùy theo mức độ công trạng của họ, vị Thiên thần Bản mệnh dẫn đưa người ấy tới phần sâu của Luyện ngục, và ở lại bên phía tay phải của người ấy, trong khi ma quỷ ở phía tay trái người ấy.  Thiên Thần dâng lên Chúa Giêsu các lời cầu nguyện để cầu bầu cho linh hồn ấy được giảm bớt sự đau đớn.  Trong khi ấy, ma quỷ thì chịu sự điều khiển của Lucifer, nên bị hành hạ một cách đặc biệt vì không thể dụ dỗ linh hồn ấy vào Hỏa ngục.  Khi giờ đền tội của một linh hồn đã hoàn tất, người ấy được chuyển qua một nơi chốn cao hơn, và ma quỷ rời linh hồn ấy để trở về với đồng bọn của hắn, những tên ma quỷ khác sẽ chỉ trích hắn vì hắn đã thất bại trong việc dụ dỗ linh hồn ấy.

Như vậy, các Thiên Thần Bản Mệnh thăm viếng các linh hồn nơi Luyện ngục và cầu bầu cho họ trước Tòa Chúa.

Trong chuyến thăm viếng Luyện nguc dài 2 tiếng đồng hồ của Thánh Nữ Mary Magdalen Dei Pazzi, bà thánh đến thăm một nhà tù mà người ta phạm tội vì sự ngu dốt hay yếu kém, và bà thấy các Thiên Thần Bản Mệnh của các linh hồn ấy ở ngay bên cạnh họ để an ủi.
Thánh Nữ Margaret Mary Alacoque cũng vậy, trong khi bà bị bịnh, Thiên Thần Bản Mệnh của bà mời bà đến thăm Luyện ngục với Ngài.  Ngài đưa bà đến một nơi rộng lớn đầy những lửa và than đá.  Tại đó, Ngài cho bà thánh thấy rất nhiều linh hồn trong hình dáng con người, đang giơ tay ra để cầu xin lòng thương xót, và bên cạnh họ là các Thiên Thần Bản Mệnh đang an ủi họ với những lời yêu thương.
Các mặc khải trên đây đúng theo lời giảng dạy về Thần Học và hợp với đại đa số các Tiến sĩ Hội Thánh.  Các ngài nói rằng các Thiên Thần Bản Mệnh đưa các linh hồn vào Luyện ngục, và để cho họ liên lạc với chúng ta, linh hứng để ta cầu nguyện cho các linh hồn ấy, và rồi báo tin cho các linh hồn xem ai là người cầu bầu cho họ.  Khi thời kỳ đền tội đã hoàn tất, các Thiên thần đưa họ lên Thiên Đàng và đến với chúng ta để báo cho ta biết về sự giải phóng của họ.  Chúng ta đoan chắc rằng các Thiên Thần hành động như người trung gian giữa Luyện ngục và Trần gian.

Ngoài ra, các Thiên Thần còn là người trung gian giữa Luyện ngục và Thiên Đàng.  Chúng ta đã nhắc đến việc họ dâng lên Chúa các lời nguyện và sự hy sinh mà chúng ta dâng lên để cầu cho các linh hồn ở Luyện ngục, và các ngài đem những an ủi mà Chúa ban đến cho các linh hồn.

Mỗi khi Chúa hay Đức Mẹ Maria ngự xuống Luyện ngục thì đều có các Thiên thần bao quanh, sự huy hoàng và sáng láng của các Ngài đem lại nhiều an ủi và niềm vui cho các linh hồn ấy.  Nếu các Thiên Thần đã chăm sóc cho các linh hồn ấy khi ở trần gian, tại sao lại không chăm lo cho họ trong thời gian họ ở trong Luyện ngục chứ?

Để kết luận, và để hiểu rõ sự lưu tâm của các Thiên thần ở trong Luyện ngục, chúng tôi kể một câu chuyện do nhà văn Rossignoli kể trong tác phẩm của ông:

“Trong tu viện của Thánh Catherine ở vùng Naples, các tu sĩ có thói quen đạo đức là đọc kinh chiều cho các linh hồn vào mỗi buổi tối, trước khi đi ngủ.  Như vậy, trước khi nghỉ ngơi, người tu sĩ có thể đem lại chút ủi an cho các linh hồn.  Một tối kia, các nữ tu vì quá mỏi mệt vì lao động mệt nhoài, nên họ không đọc kinh chiều cầu cho các linh hồn.  Do đó, một ca đoàn Thiên Thần từ Thiên Đàng đi xuống và bắt đầu đọc kinh chiều cho các linh hồn trong cung ca đoàn của tu viện.  Nhờ vậy, các linh hồn không lo buồn vì sự thiếu kinh nguyện.  Như vậy chúng ta có cần thêm chứng từ nữa không?”

Vậy chúng ta hãy luôn nhớ rằng niềm vui và hạnh phúc của các thánh, sự đau đớn và thống khổ của các linh hồn ở Luyện ngục và các thử thách và phiền muộn của các người đang sống ở thế gian đều hợp thông với nhau.  Các thánh ở trên Thiên Đàng rất cảm động khi nhìn thấy sự nguy hiểm mà loài người trên trần gian phải đi qua, và các ngài nhìn xuống Luyện ngục với lòng thương xót và trắc ẩn.  Họ cầu bầu cho các anh chị em của họ sớm hưởng hạnh phúc trên Thiên Đàng.  Còn các linh hồn thì cảm ơn các ân nhân ở trần gian, và ngước mắt lên trời để chiêm ngắm các thánh đang hưởng hạnh phúc vĩnh cửu.  Họ vui mừng và đầy hy vọng khi biết rằng lời cầu bầu của các anh chị em trên trời cũng như trên thế gian sẽ giúp rút ngắn thời gian thống khổ.  Thật là một tương quan đẹp đẽ và thân thiện giữa Luyện ngục, Thiên Đàng và Trần gian, và đó chính là di sản quý báu và đẹp đẽ của Giáo hội Công giáo.

Trích trong tác phẩm The Holy Souls, của Lm Alessio Parente
Kim Hà dịch thuật

Anh chị Thụ & Mai gởi

Cầu nguyện cho các Linh Hồn

 Cầu nguyện cho các Linh Hồn

Dòng Tên Việt Nam

Man Mourning at Graveyard

Nhớ đến các linh hồn, cầu nguyện cho họ và cầu nguyện với họ giúp mình nhớ về nhiều điều.

– …nhớ về thân phận của mình. Ai trong chúng ta rồi cũng sẽ đến lúc trở về cát bụi và đến với Chúa. Mình sống tiếp phận người của mình ra sao đây?
– …nhớ về những người thân yêu, thân quen đã qua đi…nhớ lại những kỷ niệm thật đẹp với họ. Cuộc sống mình là chuỗi những tình thương yêu mình nhận lãnh từ họ. Mình làm cho tình thương yêu đó tiếp nối trong cuộc đời mình thế nào đây?
– …nhớ về những người đã khuất nhưng vẫn còn đó nỗi buồn hay đổ vỡ mà mình chưa hàn gắn được. Mình cũng đã góp phần làm ra những đổ vỡ đó, mình hàn gắn lại thế nào và không lập lại kinh nghiệm đó trong cuộc sống hiện tại ra sao?
-…và sâu nhất là nhớ về Tình Yêu Chúa đang dành cho mỗi người. Hỏa ngục không phải do Chúa làm ra, vì Chúa là Sự Sống sao lại muốn con người phải chết. Luyện ngục không phải là hình phạt của Chúa, vì Chúa là Sự Sống luôn tạo cơ hội để mỗi người có được sự sống của Chúa; nên khi các linh hồn chưa chia sẻ trọn vẹn sự sống của Chúa như các Thánh thì họ có cơ hội Chúa ban nơi thanh luyện. Chúa yêu mỗi chúng ta thế đó.

Chúng ta cầu nguyện cho các linh hồn không phải để thay đổi Chúa theo ý mình mong. Chúng ta cùng cầu nguyện với và cho các linh hồn để mỗi chúng ta và các linh hồn nơi thanh luyện tiếp tục mở lòng nhận tình yêu của Chúa để thay đổi.
Ước mong bạn và tôi được thanh luyện mỗi ngày trong tình yêu của Chúa, và nhớ hiệp ý cầu nguyện cho/với các linh hồn trong tháng 11 này.

Sĩ Nghị, SJ

Tôi tưởng như mình vừa sống lại,

 Suy Tư Tin Mừng Tuần thứ 32 thường niên năm C 06/11/2016

 Tin Mừng (Lc 20: 27-38)

Có mấy người thuộc nhóm Xađốc đến gặp Đức Giêsu. Nhóm này chủ trương không có sự sống lại. Mấy người ấy hỏi Đức Giêsu: “Thưa Thầy, ông Mô-sê có viết cho chúng ta điều luật này: Nếu anh hay em của người nào chết đi, đã có vợ mà không có con, thì người ấy phải lấy nàng, để sinh con nối dòng cho anh hay em mình. Vậy nhà kia có bảy anh em trai. Người anh cả lấy vợ, nhưng chưa có con thì đã chết. Người thứ hai, rồi người thứ ba đã lấy người vợ goá ấy. Cứ như vậy, bảy anh em đều chết đi mà không để lại đứa con nào. Cuối cùng, người đàn bà ấy cũng chết. Vậy trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ? “

Đức Giêsu đáp: “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng, chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại. Còn về vấn đề kẻ chết trỗi dậy, thì chính ông Môsê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Abraham,Thiên Chúa của tổ phụ Isaác, và Thiên Chúa của tổ phụ Giacóp. Mà Ngài không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Ngài, tất cả đều đang sống.”

 Tôi tưởng như mình vừa sống lại”,

“tự nghìn kiếp trước nỗi oan-khiên.

Oằn lưng gánh lấy hồn sông núi,

Hiu-hắt trong lòng, đóm lửa thiêng”

(Dẫn từ thơ Sông Nhị)

Mai Tá lược-dịch

Với nhà thơ Song Nhị hôm nay, loài người như đã đổi lốt. Vừa đổi lốt, sống lại tự nghìn kiếp. Với nhà Đạo xưa rày, Người từ cõi chết đã sống lại, rất yêu thương. Tất cả, đều đáp-ứng lời dạy của Đức Chúa. Thiên-Chúa của tình-yêu. Thiên-Chúa của sự sống, diễn-bày nơi sự-kiện Cung Hiến Thánh Đường Thân Mình Ngài, rất hôm nay.

Hôm nay, nhiều người thường hay tỏ bày nỗi ngạc nhiên rất mực, khi khám phá ra rằng Đền thánh Phêrô không phải là Nhà Thờ Chánh Toà của Giáo phận La Mã. Thậm chí, có khách hành hương còn đến đây, để tìm cho ra ngai triều của Đức Giáo Hoàng, tức Giám Mục thành Rôma, vẫn không thấy.

Có người lại cứ tưởng chiếc ghế chạm trổ công phu của thánh Phêrô đặt sau bàn thờ trên cao là ngai triều chính hiệu của ngài, nhưng vẫn lầm. Có người lại nghĩ rằng chiếc ghế di động mà Đức Giáo Hoàng vẫn ngồi, là chính ngai triều. Nhưng, vẫn  không đúng.

Thánh đường Latêranô đích thị là Vương Cung Thánh Đường, của La Mã. Ở nơi đây, có đặt ngai triều của Đức Giám Mục thành Rôma, rất đích thật. Từ thế kỷ IV, Giáo hội dùng nơi này để cung hiến thành chốn thánh dâng Chúa. Ở nơi đây, mỗi năm Đức Giáo Hoàng thường thân hành đến chủ sự các nghi lễ phụng tự, rất long trọng. Và chính ở thánh đường này, ngài uy nghi ngồi trên ngai toà mình để ban huấn từ, giãi bày nhiều điều, cho dân Chúa.

Trong cuộc sống của Giáo hội, nhiều giáo hội ở địa phương cũng đã dùng kỷ niệm cung hiến thánh thiêng trong giáo phận mình, như lễ trọng. Việc cung hiến thánh đường Latêranô, chính là lễ hội toàn cầu, nhằm để nhắc ta nhớ mà hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, trên cương vị ngài là Giám Mục thành La Mã. Qua cử chỉ này, ta chứng tỏ rằng giáo hội mình là Giáo hội của chung, tức Hội thánh Công giáo.

Điều đáng buồn, là: đôi khi ta thấy có nhiều người nghĩ họ được phép chọn lựa giữa Giám mục địa phận của mình với Giám mục La Mã. Điều này cũng có ý nghĩa, nhưng không phải tính cách chung, Công giáo.

Nói cho cùng, dù ta có lòng mến mộ Đức Giáo Hoàng riêng biệt nào đi nữa, thì tình cảm riêng tư của ta vẫn không dẫn đến kết quả như một hiệp thông với ngài. Bởi, chỉ có thể hiệp thông với Đức Giáo Hoàng khi có được sự thông hiệp ngang qua Giám mục sở tại của mình, mà thôi. Và, Đức Giám mục địa phận sở tại của ta cũng chủ sự cùng một tiệc Thánh Thể như và với Đức Giám Mục, thành La Mã là Đức Giáo Hoàng.

Trong cuộc sống thường ngày, nhiều người cũng mắc phải những sai lầm như thế, cũng dễ hiểu thôi. Nhiều năm qua, Hội thánh vẫn tập trung vào vai trò của Đức Giáo Hoàng mạnh đến độ chúng ta có thể được tha thứ nếu nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng chỉ là Cán bộ Cấp Cao của Giáo triều, và Đức Giám Mục sở tại là Giám đốc hay Thủ trưởng, một chi nhánh. Cho nên, khi Đức Giáo Hoàng ra lệnh “nhảy lên”, thì ta lại hỏi: “Thưa, cao cỡ nào cơ?”. Vấn đề này xem ra hơi giống thái độ của những người bảo hoàng hơn vua, có lịch sử của Hội thánh, tương tự như thế.

Chính vì thế, Công Đồng Vatican II đã làm sáng tỏ vai trò của Đức Giáo Hoàng trong việc cai quản, giáo huấn và thi hành luật pháp, trong Giáo hội. Minh định của Công Đồng đã thận trọng nhằm hồi phục chức năng đúng đắn khi xưa về cương vị lãnh đạo của Đức Giáo Hoàng. Công Đồng cho thấy, việc cai quản, giáo huấn và thi hành giáo luật luôn chứa đựng một bối cảnh, có từ trước.

Công Đồng dạy rằng Đức Giáo Hoàng thực thi cương vị lãnh đạo như vị thủ lĩnh tối cao trong số các Giám mục. Ngài là vị mục tử mang tính toàn cầu. Là, dấu chỉ của sự hiệp nhất trong Hội thánh.

Và, là người có trọng trách giáo huấn, duy trì và bảo vệ niềm tin của toàn thể Hội thánh, ngang qua phương cách mà ngài xác nhận với những người anh em Giám mục có cùng một trọng trách trong giáo hội địa phương của các ngài. Chính từ đó, nguồn cội của cụm từ “vâng phục” có ý nghĩa của sự việc “lắng nghe một cách cẩn trọng”.

Vì thế nên, trong tiệc thánh hôm nay ta cử hành sự hiệp nhất trong đa dạng, khi ta tập trung nhấn mạnh đến Mẹ thánh Giáo hội đối với các giáo hội Công giáo La Mã, ở địa phương. Cầu mong sao, từ đó ta lĩnh hội được điều tốt đẹp để có quyết tâm với Đức Giám Mục sở tại nơi ta sống. Bởi, ngài cũng là đấng kế vị của các thánh tông đồ. Và, ngài cũng đáp ứng với lời kêu gọi của Đức đương kim Giáo Hoàng giúp ngài nghĩ ra các phương cách khả dĩ thực hiện công việc phục vụ Hội thánh. Đó, sẽ là dấu chỉ lớn lao hơn cho sự hiệp nhất Kitô giáo đối với thế giới nhân trần, trong lai thời.

Cũng cầu mong, cho mỗi người chúng ta nhớ được rằng tinh thần mà Tin Mừng hôm nay muốn tỏ bày chính là sự việc Giáo hội được dựng xây bằng gạch hồ thật đấy; nhưng, Thân Mình Rất Hiển Vinh của Đức Kitô được đúc kết bằng những người con biết sống thực tình yêu thương cứu độ Ngài ban cho thế giới, rất hôm nay.

 Lm Richard Leonard sj biên-soạn

Mai Tá lược-dịch

Ôi ơn đời chói vói,

“Ôi ơn đời chói vói”,
Nhớ khi thân tròn ôm gối
Ba trăm ngày trong gói
Ngóng trông ra đời góp mối chung vui
Ôi ơn đời mãi mãi
Thoát thai theo đời vun xới
Bao nhân tình thế giới
Lớn lên trong vườn ân ái muôn đời.”

(Phạm Duy – Tạ Ơn Đời)

(Ga 1: 14)

Trần Ngọc Mười Hai 

Đành rằng “Ơn đời (bao giờ) cũng chói vói”. Đó là chuyện đương nhiên, không cần cãi vã làm chi cho tốn “calôri”. Thế còn, “Ơn Người” thì sao? “Ơn Người” có kể rõ ra là: ta chỉ có mỗi “300 ngày ôm gối” mà thôi không? Đó, mới là vấn-đề mà nhiều người và tôi, hôm nay từng lên tiếng hỏi. Hỏi hết mọi người, cả những người trong Đạo/ngoài đời, đại loại những lời như thế.

Bần đạo bầy tôi hôm nay, có đưa ra đôi ba câu hỏi tương-tự cũng chỉ vì mới được đọc lại đoạn trích-dẫn ở cuốn sách bàn về “Niềm tin, nỗi niềm xuất tự con tim”, nên mới hỏi. Hỏi, là hỏi rằng: Thiên-Chúa đã ban nhiều ân-huệ cho bạn và cho tôi, Ngài có dựa vào công-lênh, tài-cáng gì của tôi hoặc của bạn không? Và, câu trả lời lại đã do cha giáo Kevin O’Shea CSsR từng giảng dạy ở bài giáo-án ngày hôm ấy, vẫn bảo rằng:

“Thiên-Chúa phú ban chính mình Ngài, chẳng vì ta có được cung-lòng hoàn-hảo để đón tiếp Ngài vào nơi đó mà ngự đâu. Bởi, chẳng ai có được khả-năng đón-nhận Ngài hết. Bản thân ta, chẳng khi nào có được cung lòng tốt lành để làm như thế. 

 Thiên-Chúa, Ngài ban chính Mình Ngài bằng vào thân-phận chưa từng có ai đón tiếp cái quyền-hạn được ở lại nơi đó cho đến khi ta chấp-nhận sự việc ấy mà thôi. Và, nếu có ai ngạc-nhiên sửng-sốt về chuyện này thì cũng tựa hồ như ta đây luôn có mặt ở nơi đó, kể từ ngày mình sinh ra và Chúa lại cũng ban cho ta ân-huệ tuyệt-vời, theo qui-cách vào nơi này/lúc ấy, thôi.

 Tôi vẫn muốn thêm thắt ở đây đôi điều, để nói lên rằng: có lẽ ta sẽ nói với nhiều người tốt lành/hạnh đạo là: ta vẫn muốn kiếm tìm Chúa. Nhất thứ, là khi ta lại cứ coi như mình lâu nay tìm kiếm một Đức Chúa mà chẳng bao giờ thấy được Ngài. 

 Thay vào đó, tôi đề nghị: ta hãy thay thế chuyện ấy bằng việc nhận ra rằng: chính Chúa mới là Người hằng đi tìm ta, đã thấy ta và rồi Ngài lại đã công-nhận ta là dân/con của Ngài. Thế nên, ta lại cũng hiểu rằng: việc này có thể chiếu rọi một vài lằn sáng lên nhiều sự việc.

 Nền thần-học của ta có nguyên-tắc căn-bản được mọi người gọi đó là tính ưu-việt của ân-huệ. Chính ra, ta phải gọi đó là tính ưu-việt của ân-huệ Ngài từng ban cho ta, mới đúng. Bởi, ân-huệ sẽ là chuyện trừu-tượng không thể có, nếu nó không được ban/tặng, riêng mình ta. Nỗi kinh-ngạc về chuyện này nằm ở điểm: Ân-huệ ấy “đã” được ban cho ta từ lâu rồi. 

 Thành thử, sống trong trời đất, chẳng có gì gọi là bản-chất vô-huệ, hết. Tự thân, ta chẳng có được tính chất khả-thi vốn dĩ là của Chúa. Nhưng thật ra, ta không có khả-năng đến với Chúa  -và như thế, ta cần được Ngài ban thêm huệ-lộc cộng thêm vào với những gì hiện giờ ta không có. Nếu sự thể là như thế, thì huệ và lộc Trời ban, lại sẽ là “tư-duy” ta có sau này về phần riêng của Thiên-Chúa, mà thôi. 

 Nói cách khác, có lẽ Chúa cũng chẳng tạo nên ta một cách đúng-đắn, ngay từ đầu. Ân và huệ theo sử-tính, cũng chẳng là món quà và là thứ tặng-dữ Ngài ban cho ta, mãi về sau; mà Thiên-Chúa đã cưu-mang ta ngay trong ân và huệ của Ngài, ngay từ đầu rồi. Rõ ràng là thế.

 Ân và huệ, không là thứ gì đó tuyệt-đối ta không ngờ từ trước. Tất cả, chẳng phải vì Ngài đã có món nợ đó đối với ta, mà về phần mình, ta chẳng xứng-đáng được như thế. Và có lẽ, ân và huệ cũng chẳng ban cho một số đấng bậc của ta, nơi ta sau này, nếu như ta chứng-tỏ được mình là kẻ tốt lành/hạnh đạo. Nhưng, ân và huệ, tự nó, vẫn có đó nằm sẵn trong bản-thể của ta là con người bằng xương bằng thịt, ở đời.

 Bản-chất con người, lúc nào/bao giờ cũng gồm tóm ân và huệ, rất tự-thân. Và, ta được tặng ban, hoặc có được khả năng “thấy” Chúa, ngay từ đầu. Thật ra thì, không thể có cái-gọi-là “nhân-loại bình thường” vô ân-huệ. Bản-chất “người”, theo định-nghĩa, bao gồm ân và huệ cũng như khả-năng thực-thụ được phép “thấy” Chúa. Những gì vừa nói ở trên, không phải là thi-ca/thi-ảnh, mà là cung-cách Chúa tạo-dựng nên ta, con người của chính ta. 

 Tính-chất “người” là ân và huệ. Đó là theo định-nghĩa Thiên-Chúa tỏ-bày/mặc-khải cho ta biết như thế. Ta được cưu-mang một cách không tì-vết ngay trong tâm-tưởng của Chúa. Thiên-Chúa, Ngài đã thẩm-thấu vào bên trong con người của ta ngay trước khi ta hiện-hữu, nữa. Chất “người” là sự hội-nhập và thẩm-thấu tính-chất rất “Thiên-Chúa”.

 Nói cách khác, ta không bắt đầu sự việc như thế một cách tách-biệt và tự-lập hoặc tự mình có thể tìm kiếm Chúa. Và, cả vào khi kiếm-tìm Ngài đi nữa, đôi lúc ta cũng ở trong tình-trạng đã có ân và huệ và đôi khi, cũng lại không thế. Ta đã bắt đầu sự sống có ân và huệ, đã ở trong ân và huệ rồi. Chính Thiên-Chúa đã công-nhận và sở-hữu ta ngay từ lúc đầu mà ta chẳng biết, đấy thôi.. 

 Ngay từ đầu, Ngài đã thương-yêu ta. Chính vì lý-do này, mà bản-chất của vật tạo-thành (nói theo ngôn-ngữ tạo-dựng là hành-động của Thiên-Chúa) không chỉ là hiện-hữu hoặc sự việc đang kiếm tìm, nhưng là: “đã ở trong Chúa”. Nói như thế, tức bảo rằng: ta đã được Chúa gặp ta và thấy ta ngay trong bản-chất Ngài, rồi. Thiên-Chúa và tạo-vật, lúc nào cũng ở trong nhau, quyện lẫn vào nhau. Ta có mặt ở đây, không phải để “kiếm tìm” một Thiên-Chúa-đã-có-đó, nhưng là để cảm-tạ Chúa vì ngay từ đầu, Ngài đã đi tìm ta và thấy ta, trong tạo-dựng. 

Có thể nói: Thiên-Chúa là Người đầu-tiên kiếm-tìm và gặp-gỡ ta, từ ngàn đời rồi. Mỗi thế thôi.” (X. Lm Kevin O’Shea CSsR, Niềm Tin, Nỗi Niềm Xuất Tự Con Tim”, www.giadinhanphong.com” nxb Hồng Đức 2016-2017)

Vậy thì, theo tác-giả đây, ta có mặt ở thế-gian này là để cảm tạ Thiên-Chúa chứ không để kiếm/tìm Ngài. Bởi, Ngài đã tìm và gặp ta và ở trong ta ngay vào lúc tạo-dựng nên ta rồi.

Nghe dạy/bảo như thế, bần đạo bầy tôi đây, bèn thấy mình nên quay về lại với nhạc-bản của nghệ-sĩ họ Phạm từng hát về “Ơn đời”, như sau:

“Tim vang còn giây lát.
Hơi run còn thơm ngát.
Dương gian còn trong mắt.
Nghe tiếng hát chưa nhạt tan.
Bao nhiêu là thương mến.

Bao nhiêu là quyến luyến.
Với bao nhiêu niềm xao xuyến.
Đời vắng xa như mẹ hiền.

Ôi một lần nương náu.
Đi trên đời chẳng lâu.
Trong trăm mùa xuân héo.
Tay hái biết bao niềm yêu.
Dăm em sèo nhân thế.

Chưa phai lòng say mê.
Với đôi ba lần gian dối.
Đời vẫn ban cho ngọt bùi.
(Phạm Duy – bđd)

Ơn đời, thì như thế. Ơn Người, sẽ ra sao? Thôi thì, ngay lúc này đây, ta hãy đi vào vườn thượng-uyển có ý/lực của bậc thánh-hiền vẫn từng giảng-dạy và nhủ-khuyên, như sau:

“Chúng tôi đã được nhìn thấy 

vinh quang của Ngài,
vinh quang mà Chúa Cha ban cho Ngài,
là Con Một 

đầy tràn Ân-sủng và sự thật.”

(Ga 1: 14)

Ân và huệ Ngài ban, bao giờ cũng tràn-đầy sự thật. Cái sự rất thật, lại được nghệ-sĩ ở ngoài đời trau-chuốt bằng lời thơ/tiếng nhạc, rất như sau:

“Ôi ơn đời chói vói.
Nhớ khi thân tròn ôm gối.
Ba trăm ngày trong gói.
Ngóng trông ra đời góp mối chung vu.
Ôi ơn đời mãi mãi.

Thoát thai theo đời vun xới.
Bao nhân tình thế giới.
Lớn lên trong vườn ân ái muôn đời.

 Mang ơn đời chăn vỗ.
Dâng cho người yêu goá.
Dâng cây đàn bơ vơ.
Dâng biết bao ân tình xưa.
Mang ơn đời nâng đỡ.

Dâng nấm mồ thô sơ.
Với dâng hương hồn thương nhớ.
Còn vấn vương trong chiều tà.

(Phạm Duy – bđd)

Ân và huệ, vẫn là thứ gì rất quí-báu đáng vấn-vương trong đời. Một đời, có rất nhiều chuyện. Từ, chuyện tình-yêu, hạnh-phúc đến chuyện khổ đau/sầu buồn, đầy-đủ cả. Mỗi chuyện, đều mang ý-nghĩa nào đó cũng sắc bén. Mỗi sự việc xảy đến, như ân và huệ từ trên ban tặng. Có khi, là một cảnh báo. Có lúc, là một phản-hồi khi câu chuyện đà xảy đến.

Để xác-chứng và minh-hoạ những ý/tứ và ý/từ ở trên, thiết tưởng không gì bằng ta hãy mời nhau đi vào vùng trời truyện kể, với ý/lời tưởng chừng như trách-móc, khiếu-nại vì đời mình không như đời người.

Nhưng cuối cùng, có lẽ cũng phải công-nhận với ai đó rằng: “Tất cả là ân-huệ”dù ân đó/huệ đây mang dáng-vẻ của tủi-nhục, hờn đau, cần cố-gắng hơn nữa, để vượt qua.

Cuối cùng, ta cũng phải nhận-chân rằng: ân đâu/huệ đó, có chăng chỉ là ảnh-hình về một đặc-trưng/đặc-thù của huệ/của ân ấy, rất như sau:

“Truyện kể về một bệnh SID xảy ra với một em bé không thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, vẫn được mọi người chung quanh tận tình giúp đỡ đến khi chết.

 “Có lẽ trong suốt cuộc đời làm phiên-dịch của mình, gần 20 năm, chưa lần nào tôi thấy khó như lần này và cũng chưa bao giờ tôi không thể dịch được, mặc dù tôi hiểu hết ý bác sỹ nói gì. Một ca hóc-búa. Hôm nay, là ngày ra đi của bé Lam. Tôi chưa một lần được biết cháu, nhưng tôi có duyên may được đưa-tiễn cháu về phía “chân mây cuối trời”. Cuộc đời cháu quá ngắn-ngủi, chỉ 4 tháng, nhưng cháu đã mang đến biết bao cảm-xúc, nỗi-niềm và cháu đã nối biết bao người xa lạ lại với nhau và vào nhau.

 Bé Lam là một ca tôi khó quên. 

 Tôi đang ngồi làm việc thì chuông điện-thoại reo. Một ca cấp-cứu cần tôi phải đến bệnh-viện ngay lập-tức. Lúc đó là 8 giờ tối. Hình như có vụ gì đó liên-quan đến cảnh-sát nên không thể dịch qua điện-thoại như tôi vẫn làm khi có chuyện xảy ra đột-ngột, hoặc vào ban đêm. 

 Tôi nghĩ, chắc là đánh nhau, hoặc các tội phạm đâm chém nhau đây. Thói-quen nghề-nghiệp của tôi là: đi cho nhanh để kịp giờ, không mảy may lo sợ. Thấy tôi, cô y-tá trực đêm vui mừng kéo tôi ra một góc báo trước sự việc.

 Một cháu bé 4 tháng tuổi đã tắt thở, tim ngừng đập, được chuyển từ bệnh-viện địa-phương bằng máy bay trực-thăng lên Bệnh-viện Nhi-Đồng Boston, Massachusetts. Cháu được các bác-sĩ hồi-sức cấp-cứu cho tim đập trở lại, nhưng đang ở trạng-thái nguy-kịch, khả-năng tử-vong rất cao. Tôi được đưa vào phòng bệnh-nhân. 

 Bác-sĩ trực-tiếp cấp-cứu cháu, với gương mặt mệt-mỏi, buồn-phiền báo cho tôi biết có nhiều khả-năng cháu mắc bệnh đột-tử ở trẻ sơ sinh (Sudden Infant Death- viết tắt là SID), hiện nay y-học chưa tìm ra nguyên-nhân căn bệnh này. Bác sĩ đang cố gắng tìm tiếp khả năng khác, liệu có thể cứu-chữa cháu được không. Nhưng kết-luận của ông gần như 99% là cháu không thể qua khỏi.

 Bên giường bệnh, người mẹ trẻ khóc-lóc, lo-âu và hy-vọng. Câu hỏi duy-nhất ba mẹ cháu hỏi trong tiếng nghẹn-ngào là: “Hy vọng được bao nhiêu, thưa bác-sĩ?” Câu trả lời của bác-sĩ: “Cháu khó lòng qua khỏi, tôi chưa thấy được tương-lai của cháu trong lúc này”. Dù vậy, hai y-tá vẫn miệt-mài làm việc, bốn màn hình máy tính treo bốn góc theo-dõi toàn-bộ hoạt-động cơ-thể của cháu bé. Mỗi tiếng “tít, tít” kêu lên, là họ lại liên-tục thao-tác hoạt-động theo chuyên-môn để giữ nhịp tim và nhịp thở của cháu bé. 

 Trên đầu cháu, là các loại dây nhợ, dày đặc các ống dẫn bằng nhựa/mủ, tiếng máy chạy ào ào. Tôi căng hết cả cái đầu mình ra để nghe bác-sĩ nói rồi dịch. Tiếp theo đó, bác-sĩ trực đêm đến hỏi thăm tin-tức hồ-sơ bệnh-án của cháu. Về sau tôi mới biết, họ đã biết kết-cục nhưng vẫn cứ hỏi để cho cha mẹ được yên-tâm về mặt tâm-lý.

 Nhằm giúp-đỡ cha mẹ trong hoàn-cảnh đó, “nhân-viên xã-hội” đến thăm-hỏi, động-viên gia-đình bệnh-nhân. Nhiệm-vụ của họ, là chăm-sóc cả vật-chất lẫn tinh-thần cho gia-đình, chí ít là trong hoàn-cảnh bệnh-nhân đang trong cơn nguy-cấp, hiểm nghèo. Họ cung-cấp phiếu ăn miễn-phí, lo chỗ ngủ cho người nhà của con bệnh. Lúc đó đã 10 giờ đêm, nhà ăn bệnh-viện đã đóng cửa, nên họ cử y-tá ra phố mua đồ ăn về cho bố mẹ cháu bé. Họ hỏi rất kỹ là quí vị thích ăn món gì và họ tận-tình đi mua rồi mang đến.

 Gần 1 giờ sáng, hai cô y-tá mắt đỏ ngầu, vẫn luôn chân/luôn tay chăm-sóc toàn-bộ hệ-thống máy móc đảm-bảo cho cháu bé thở được, theo-dõi nhịp tim. Ba xét-nghiệm não (chụp cắt lớp, đo điện não đồ và chụp MRI toàn-thân người bệnh) liên-tục được tiến-hành. Kết-luận thật đáng buồn: cháu bé mắc chứng đột-tử ở trẻ sơ-sinh, y-khoa thế-giới lâu nay đành bó tay, chưa tìm ra nguyên-nhân của căn-bệnh.

 Cuộc họp đầu-tiên với bố mẹ để chuẩn-bị tâm-lý rằng: tình-thế hết sức nguy-kịch. Nhóm y/bác-sĩ mắt đỏ hoe, đầy cảm-thông, ngồi im lặng lắng nghe một người nói nhỏ nhưng dứt khoát: “Chúng tôi rất tiếc phải thông-báo rằng: tình-trạng của cháu ngày càng xấu, nhưng chúng tôi không đầu hàng, chúng tôi vẫn chiến-đấu để giành giật sự sống cho cháu. Cháu cũng là một “chiến-binh dũng cảm” đang đồng-hành với chúng tôi”. 

 Họ lặng lẽ mang giấy lau nước mắt cho người mẹ. Họ cảm-thông chia-sẻ bằng sự im-lặng và sự tận-tụy với công việc. Họp xong, họ trở lại chăm-sóc cháu bé, với hàng nắm dây nhợ, máy móc quanh đầu, quanh người cháu. Lúc đó là 2 giờ sáng.

 Cuộc họp thứ hai vào sáng hôm sau, gồm bác-sĩ trưởng Khoa Cấp cứu, bác-sĩ chuyên về não-khoa, bác-sĩ và y-tá trực-tiếp điều-trị cho cháu. Cuộc họp này thật khó-khăn. Sau khi giải-thích tình-trạng của cháu bé, nguyên-nhân không xác-định, bác-sĩ nói: “Mặc dù cháu nằm đó, tim còn đập, nhưng cháu không còn nữa. Khả-năng cứu-chữa cho cháu là vô vọng. Bệnh-viện đề-xuất chuyện rút máy trợ thở. Tiếp đó, cháu sẽ hoàn toàn ra đi.” Người mẹ bật lên tiếng nức nở. Họ lại ngồi yên-lặng, cùng bật lên một câu: “Chúng tôi xin chia-sẻ với gia-đình”.

 Cuộc họp cuối cùng sau đó 24 giờ đồng hồ. Vẫn một thông-tin giống như trước. Bác-sĩ chỉ trên màn hình hoành-đồ của não trông gần như một đường thẳng cho thấy: não-bộ đã hoàn-toàn tê-liệt. Bác sĩ giảng giải kỹ lưỡng về căn bệnh SID và đi đến kết luận: hy vọng chỉ là zero. Tiếp theo là ý-kiến gia-đình có chấp-nhận rút máy trợ thở hay không? Nếu có, thì giờ nào sẽ rút máy cho cháu để cháu ra đi được thanh-thản.

 Y-tá đã tìm-hiểu biết được là gia-đình theo Đạo Phật, và họ tìm đọc trên mạng về Đạo Phật, nghi-lễ chôn-cất, hoặc mời thày tới làm lễ ngay tại bệnh-viện. Rồi bàn về qui-trình rút máy trợ thở, bác-sĩ sẽ trao cháu bé cho bố mẹ, cháu sẽ thở hắt ra, hoặc ho lên, rồi tắt ngụm hẳn, da sẽ chuyển sang màu tím tái. Có gia-đình không muốn chứng-kiến cảnh-tượng này, thường đợi bác-sĩ làm xong rồi nhận cháu bé với thân-xác đã bọc kín. 

 Y-tá còn đề-xuất nếu bố mẹ muốn được nằm cạnh con, họ sẽ tìm cho một cái giường, để có thể nằm ôm cháu. Nghe đến đó, thông-dịch đến đó, tôi nghẹn-ngào, vì chỉ mới 4 tháng trước, mẹ cháu cũng đón cháu từ tay bác-sĩ, nhưng là lúc cháu chào-đời. Còn nay, bác-sĩ đưa cháu để bố mẹ được ôm cháu vào những giây phút cuối. Bố mẹ cháu đã từ-chối vì không thể chịu nổi.

 Bác-sĩ dành cho gia-đình mọi sự ưu ái. Khi nào gia-đình sẵn-sàng thì rút máy, cần hỏi gì thì bác-sĩ ở xung quanh sẵn-sàng trả-lời mọi câu hỏi. Việc rút máy trợ thở có thể tiến-hành trong buổi chiều hoặc đêm, hoặc sáng hôm sau. Gia-đình có nhiều thời-gian để bàn tính và định-liệu.

 Cuối cùng, giờ tốt đã chọn, thầy chùa cũng được mời tới. Thời-gian chỉ tình bằng phút và bằng giây thôi. Tôi ra về, khi mọi việc đã bàn-định xong xuôi. 

 Tôi nhìn cháu bé lần cuối, nói với cháu rằng: “Lam ơi, cháu sống ở trên đời này quá ngắn, nhưng cháu đã làm được một sứ-mạng lớn-lao là gắn kết mọi người lại với nhau, cháu làm tôi yêu quý cuộc sống này, cháu là lý-do để tôi nhìn thấy những điều tốt-đẹp còn hiển-hiện quanh tôi, để tôi thấy rõ tính chuyên-nghiệp trong công việc, tính nhân-văn trong lời nói và cách ứng-xử của các bác-sĩ, y-tá và tình người tồn-tại trong mỗi chúng ta. Cám ơn cháu, cầu mong cháu được siêu-thoát. Cháu hãy phù-hộ cho bố mẹ cháu và người thân của cháu nhé”.

 Tôi bị ám ảnh bởi bao nhiêu phức-cảm: đau-thương, ưu-phiền, lành-thánh, tình người và phong-cách làm việc chuẩn-mực và chuyên-nghiệp đến mức khó tin của tập-thể y/bác-sĩ trong một bệnh-viện có lẽ tốt nhất thế-giới. Tôi cứ suy ngẫm làm sao họ có thể có được cách ứng-xử như thế đối với người đồng-loại. Tôi cứ tần-ngần nghĩ đến những lần đi bệnh-viện ở Việt Nam, bị bác sĩ, y-tá đối-xử thiếu tôn-trọng. Tôi băn-khoăn không biết bao giờ xã-hội Việt Nam mình, nhất là những nơi cung-cấp dịch-vụ giáo-dục và y-tế, có được tính-chất chuyên-nghiệp như thế này.

 Ba tháng sau, bệnh viện gọi điện cho tôi, nhờ tôi dịch qua điện-thoại cho họ với cha của bé Lam. Họ thăm hỏi, chia buồn một lần nữa và thông báo là gia đình được miễn hoàn-toàn viện phí và bệnh-viện cũng hỗ-trợ tiền mai-táng cho cháu. Họ cầu chúc cháu an-nghỉ và chia buồn cùng cha mẹ cháu.”  (Le Phan theo vietbf.com)

Vâng. Tình người hoặc cung-cách cảm-tạ ân-huệ Chúa ban đã thể-hiện qua nhóm bác-sĩ đã săn-sóc bé Lam rồi. Vâng. Có rất nhiều dấu-hiệu nêu rõ ân và huệ trong đời người. Một đời có nhiều thứ để nhớ, nhưng vẫn quên. Và đời người, vào hôm trước lẫn ngày nay, vẫn còn rất nhiều thứ lại cứ hay quên cả những điều hệ-trong trong đời, vẫn rất ân và rất huệ.

Ân và huệ, là những thứ tạo nên cốt-cách cuộc đời, cho con người. Cho cả tôi lẫn bạn, suốt một đời. Trong cõi nghìn thu, mãi mãi vẫn cứ trôi.

Trần Ngọc Mười Hai 

Có nhiều thứ rất hay quên,

nhưng sẽ cố không quên 

những ân và huệ

mà bạn từng làm cho tôi 

cho mọi người.

Ở đời này.