Đôi mắt anh đã trở thành tinh tú.

Chuyện phiếm đọc trong tuần sau lễ Thánh Gia Năm A 30/12/2016

“Đôi mắt anh đã trở thành tinh tú.” 
Đứng thật xa canh chừng giấc ngủ ngon.
Anh canh chừng con thuyền lạ đi ngang.
Sẽ chở em về quê hương thần thoại.”

(Nhạc: Anh Bằng/Thơ: Nguyên Sa – Kỳ Diệu)

(1Corintho6 2: 6-9)

 Trần Ngọc Mười Hai

 “Mắt anh đã trở thành tinh-tú”! Đó chính là điều kỳ-diệu nơi không-gian và thời-gian một đời người.

“Thuyền lạ đi ngang sẽ chở em về quê-hương thần-thoại”! Đây, lại là điều “diệu kỳ” của nhà Đạo chốn dân-gian/trần-thế, rất khó quên.

Điều khó quên hơn, lại vẫn là những câu ca ta hát tiếp, như sau:

“Khi áng mây cao dừng trên nếp trán.
Anh chợt nghe tình vỗ cánh bay.
Trái tim anh hờn dỗi trên vai.
Đêm hạnh phúc như hạt sương gầy

Bỗng mùa xuân về trên năm ngón.
Trên bàn tay lộc biếc lá non.
Anh đứng nghe âu yếm gọi tên em.
Khi em đến nằm ngoan trên cỏ biếc

Có bỡ ngỡ là mặt trời bỡ ngỡ.
Có xôn xao là sỏi đá xôn xao.
Cánh tay anh, anh đã dặn nằm im.
Để người yêu thả trôi suối tóc mềm.”

(Anh Bằng/Nguyên Sa – bđd)

“Mặt trời bỡ ngỡ”, “Sỏi đá xôn-xao”, vẫn là những “ngỡ ngàng” còn thấy được ở đâu đó, chốn thân-thương nhà Đạo, được tác-giả Bart D. Ehrman tỏ-bày ở bên dưới:

“Kinh thánh, cuốn sách được nhều người mua về đọc và sung-kính cách sâu-sắc hơn bất cứ cuốn nào hết trong lịch-sử văn-minh phương Tây. Nói theo giọng điệu dễ tranh-cãi, thì đây lại là cuốn sách ít được hiểu thấu-đáo, đặc-biệt là quần-chúng dân-gian rất giáo dân. 

Hơn 200 năm qua, các học-giả Kinh thánh đã tạo nhiều tiến-bộ đáng kể trong hiểu-biết Sách này, nhờ các khám-phá khảo-cổ vừa mới đây, đã tạo nhiều bước tiến khá đáng kể trong việc hiểu biết ngôn-ngữ cổ/xưa của Do-thái và Hy-Lạp, là tiếng mà Kinh Sách được viết ra ngay thời đầu; và từ đó, đi sâu vào địa-hạt phân-tách văn-chương lịch-sử cũng như nội-dung văn-bản. Đây là thành-tựu rất không nhỏ.

 Thành thật mà nói, dân-gian quần-chúng nói chung, hầu như không biết gì nhiều về Kinh thánh. Phần lớn là vì nhiều người trong chúng ta dù đã bỏ ra cả một đời người để chuyên-chăm học-hỏi về Kinh-thánh lại không hoàn-thành công việc này cho tốt đẹp, tức: không thông-chuyển cho quần-chúng nói chung những gì cần chuyển cho đúng. Và, cũng vì phần đông các linh-mục/mục-tử từng học-hỏi những điều này ở chủng-viện, vì nhiều lý-do khác nhau, lại không san-sẻ điều mình học hỏi với giáo-dân khi leo lên được chức vụ chánh-xứ hoặc quản-nhiệm xứ/họ ở địa phương.

 Dĩ nhiên, Giáo-xứ là nơi chính-thức để giáo-huấn/bàn-thảo về Kinh thánh         

 (Xem Bart D.Ehrman, Jesus, Interrupted Revealing the Hidden Contradictions in the Bible and Why We Don’t Know About Them, HarperOne 2009, tr.1-5)

Theo tác-giả Bart D Ehrman nói ở trên, thì: lâu nay giáo-dân Công-giáo (nhất là người Việt) tham-dự thánh-lễ ở bất cứ nơi đâu, cũng đều ngồi bất-động mà nghe vị Linh-mục cứ “băm xẻ” Lời của Chúa, chứ chẳng cho ai “chia sẻ” hết.

Gọi chữ “băm xẻ” là vì đấng bậc vị vọng trên toà giảng-giải có bao giờ chịu để cho dân con ngồi ở dưới được phép có ý-kiến gì đâu mà chia với sẻ. Với lại, nhiều vị chỉ biết “băm” Lời Chúa thành nhiều mảnh làm cho Tin Mừng càng khó hiểu thêm chứ nào có sẻ với san Lời của Chúa đâu mà giành.

Thành thử, càng nghe giảng-giải nhiều, giáo-dân/người nghe nếu không ngủ gật thì cũng rối trí, có bóp đầu bóp trán cũng chẳng biết cha/cố hôm ấy nói gì. Chi bằng ta cứ đọc những câu thưa cách gọn nhẹ, như: “Tạ ơn Chúa”, hoặc “Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa” tựa hồ như câu Amen, cho xong việc.

Dù gì đi nữa, lời giảng-giải cho giáo-dân nghe về Kinh Sách cũng giản-đơn và dễ hiểu như giảng và giải về tình thương-yêu giữa hai người hoặc mọi người. Tình thương và yêu tuyệt-diệu ấy đã nằm trong Kinh Sách từ thuở đầu đời xa xưa ấy, kh con người vừa chập-chững đã biết yêu là gì rồi.

Tình thương-yêu hoặc yêu-thương được kể nhiều ở Kinh Sách, rất có thể chỉ là thứ tình được diễn-tả ở nhiều nơi, trong cuộc đời, tự như câu truyện về tình chị em hay tình của người em đối với người chị ghi bên dưới, gọi là Câu chuyện hai chị em” vẫn êm nhẹ như sau:

 “Truyện rằng:

Tôi sinh ra tại một vùng quê hẻo lánh. Ngày qua ngày, cha mẹ tôi phải ra sức cày cấy trên mảnh ruộng khô cằn để nuôi hai chị em tôi ăn học.

 Một ngày kia tôi lén ăn cắp 15 đồng trong ngăn kéo của cha để mua một chiếc khăn tay mà những đứa con gái trong làng đều có. Cha tôi phát hiện, ông lấy chiếc roi tre treo trên vách xuống, bắt hai chị em tôi quỳ trước mặt và hỏi rằng ai đã lấy cắp.

 Vì sợ hãi, tôi đã không dám đứng lên nhận lỗi. Cha tức giận định đánh cả hai chị em, ông đưa chiếc roi lên. Em níu tay cha lại và nói:

-Thưa cha, con trót dại…

 Em nói loanh quanh, không giải thích được đã dùng số tiền ấy vào việc gì. Cha giận đến tái mặt nghĩ rằng em đã ăn chơi lêu lổng và quất liên hồi chiếc roi dài vào lưng em cho đến khi cha gần như không thở được nữa.

 Đêm ấy, mẹ và tôi đã dỗ dành em. Nhìn thân thể đầy những lằn roi của em, tôi oà khóc. Em vội vàng nói:

-Chị ơi đừng khóc, kẻo cha nghe thấy cha sẽ đánh đòn chị đấy!

Năm ấy em vừa lên 8 và tôi 11 tuổi.

 Năm em tôi được tuyển thẳng vào trường trung học thì tôi cũng trúng tuyển vào đại học. Chưa kịp vui với niềm mơ ước được chạm vào cánh cửa đại học thì tôi đã đối diện với nỗi lo lắng về học phí. Cha mẹ tôi không đủ tiền để cho hai chị em ăn học cùng một lúc.

 Em tôi quyết định bỏ học nhưng cha mẹ và cả tôi đều không đồng ý. Tôi nói:

-Em cần phải tiếp tục đi học để tìm cách thoát ra khỏi cảnh nghèo khó sau này. Chính chị mới là người không nên tiếp tục vào đại học.

 Nhưng em đã bỏ nhà ra đi với vài bộ quần áo cũ và một ít muối mè trong chiếc túi sách nhỏ. Em đã lén đến bên giường tôi và để lại một mảnh giấy bên gối tôi với lời nhắn nhủ: 

-Chị ơi, được vào đại học không phải là điều dễ dàng. Em sẽ tìm việc làm để gởi tiền về cho chị.

Tôi trào nước mắt, chẳng nói lên lời. Năm ấy em mới 17 và tôi tròn 20.

 Với số tiền ba tôi vay được trong làng cộng với số tiền gởi về của em, cuối cùng tôi cũng học xong năm thứ 3 đại học.

 Một hôm đang ngồi học trong phòng, một đứa bạn chạy vào gọi tôi và nói: 

-Có người cùng làng đợi cậu ngoài kia.

Tôi chạy ra và thấy em đứng từ xa, quần áo lấm lem dầu nhớt. Tôi hỏi em:

-Sao em không nói với bạn của chị, em là em trai chị chứ?

Em cười đáp lại: 

-Em sợ mọi người sẽ cười chị khi nhìn thấy bộ dạng nhếch nhác của em.

Tôi lặng người, nước mắt tuôn trào.

Em mỉm cười, đôi mắt ánh lên lấp lánh. Em đưa tay vào túi áo lấy ra một chiếc kẹp tóc hình con bướm và nói:

-Em thấy mọi cô gái đều cài nó trên tóc, vì thế em mua tặng chị!

Tôi không kềm được niềm xúc động, ôm chầm lấy em nức nở.

Năm ấy tôi đã 23 và em mới 20.

 Lần đầu, khi tôi đưa bạn trai về nhà ra mắt cha mẹ, mọi thứ trong nhà đều rất sạch sẽ và ngăn nắp, ngay cả miếng cửa sổ bị bể cũng đã được lắp lại. Mẹ cho tôi biết trong khi dọn dẹp và thay khung cửa sổ, em đã bị miếng kính đâm vào tay chảy máu. Tôi chạy vào tìm em. Nhìn vết thương trên tay em, tôi cảm thấy như có hàng ngàn mũi kim đâm vào tim mình. Tôi lấy thuốc và bông băng để băng lại vết thương cho em. Em cười rồi nói: 

-Em không muốn anh ấy chê nhà mình nghèo khổ!

Năm ấy em 23 và tôi 26.

 Sau khi lập gia đình, tôi về sống với chồng ở thành phố. Vài năm sau, chồng tôi trở thành giám đốc của một xí nghiệp. Vợ chồng tôi muốn đưa em vào làm nhưng em từ chối vì sợ mọi người sẽ xì xầm bàn tán những lời không hay về chồng tôi. 30 tuổi, em lập gia đình với một cô gái trong thôn.

 Năm tôi 40, cuộc hôn nhân tưởng chừng như mĩ mãn của tôi bị đỏ vỡ vì sự xuất hiện của một người phụ nữ khác. Em vứt hết chuyện gia đình đến chăm lo cho các con tôi, vực tôi dậy sau những đắng cay nghiệt ngã.

 Rồi một ngày cả hai chúng tôi đều già nua, tóc bạc gần hết mái đầu. Em ngồi bên tôi nhắc lại chuyện xưa. Ngày ấy, chị em tôi mỗi ngày phải lội bộ hơn hai tiếng mới có thể đến trường. Một hôm, em làm mất chiếc giày. Một phần sợ cha đánh em, một phần biết mẹ không có tiền mua giày mới, tôi đã nhường cho em đôi giày của mình.

 Và cứ thế, mỗi ngày hơn bốn tiếng đi rồi về, chân tôi phồng rộp lên và rướm máu vì những viên đá nhọn trên mặt đường nóng bỏng. Từ đó em hứa với lòng phải chăm sóc và đối xử với tôi thật tốt. Nước mắt tôi chợt ứa ra vì hạnh phúc. Năm ấy em chỉ vừa lên 5! Tóm lại, mọi thứ trên đời đều có thể mất đi, duy chỉ có tình yêu thương là mãi mãi! (Sưu tầm)

 Đọc truyện kể ở trên tiếp theo những điều được biết đến về Kinh Sách, còn để hiểu và biết những lời vang được đấng thánh-hiền trong Đạo vẫn từng bảo:

“Điều chúng tôi giảng dạy cho các tín hữu trưởng thành

cũng là một lẽ khôn ngoan,

nhưng không phải là lẽ khôn ngoan của thế gian,

cũng không phải của các thủ lãnh thế gian này,

là những kẻ sớm muộn gì cũng phải diệt vong.

Trái lại, chúng tôi giảng dạy lẽ khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa

đã được giữ bí mật,

lẽ khôn ngoan mà Thiên Chúa đã tiền định từ trước muôn đời,

cho chúng ta được vinh hiển.

Không một ai trong các thủ lãnh thế gian này

đã được biết lẽ khôn ngoan ấy,

vì nếu biết,

họ đã chẳng đóng đinh Đức Chúa hiển vinh vào thập giá.

Nhưng, như đã chép:

Điều mắt chẳng hề thấy,

tai chẳng hề nghe,

lòng người không hề nghĩ tới,

đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn

cho những ai mến yêu Ngài.”

(1Cor 2: 6-9)

Giảng và giải lẽ khôn-ngoan tức tình thương-yêu “mà Thiên-Chúa đã tiền-định từ trước muôn đời”, với đấng thánh-hiền nhà Đạo thì như thế. Với người đời, nói lên nét đẹp của tình thương-yêu trong đời theo cung cách của thi-ca/âm-nhạc, là như người nghệ-sĩ vẫn hát rằng:

“Đôi mắt anh đã trở thành tinh tú.
Đứng thật xa canh chừng giấc ngủ ngon.
Anh canh chừng con thuyền lạ đi ngang.
Sẽ chở em về quê hương thần thoại

Khi áng mây cao dừng trên nếp trán.
Anh chợt nghe tình vỗ cánh bay.
Trái tim anh hờn dỗi trên vai.
Đêm hạnh phúc như hạt sương gầy

Bỗng mùa xuân về trên năm ngón.
Trên bàn tay lộc biếc lá non.
Anh đứng nghe âu yếm gọi tên em.
Khi em đến nằm ngoan trên cỏ biếc

Có bỡ ngỡ là mặt trời bỡ ngỡ.
Có xôn xao là sỏi đá xôn xao.
Cánh tay anh, anh đã dặn nằm im.
Để người yêu thả trôi suối tóc mềm.”

(Anh Bằng/Nguyên Sa – bđd)

 Đề cao tình thương-yêu ở đời đến như thế rồi, nay mời bạn/mời tôi ta cứ thế mà hướng về phía trước, quyết đi sâu vào cuộc đời người, để rồi sẽ còn đề-cao/tôn-dương tình yêu-thương, hơn thế nữa. Vì đó là Tình-Yêu, ảnh-hình của Thiên-Chúa. Vì đó là đời người, sản-phẩm đến từ tình-yêu, cũng rất người.

Trần Ngọc Mười Hai

Vẫn mong được tâm-niệm

và tôn-dương Tình-Yêu 

đến như thế

suốt cuộc đời.

Sức mạnh của sự tha thứ

Sức mạnh của sự tha thứ

TRẦM THIÊN THU 

Một trong các khía cạnh tuyệt vời nhất của sự tha thứ là hệ quả tẩy rửa và cao quý, tạo nên tính cách của người tha thứ. Rõ ràng, người ta không chịu tha thứ vì chưa hiểu giá trị cao quý của lòng tha thứ. Người ta ít khi đạt tới đỉnh cao của sức mạnh và sự cao thượng nên khó loại bỏ cơn oán giận, khó tha thứ sai lầm của người khác.

Chắc chắn sự trả thù không thể chấp nhận khi giải quyết xung khắc. Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu đưa ra phương pháp tốt nhất mà không cần phải trả thù: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương” (Mt 5:7).

Thánh Phaolô cũng khuyên: “Hãy chúc lành cho những người bắt bớ anh em, chúc lành chứ đừng nguyền rủa: vui với người vui, khóc với người khóc. Hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng tự cao tự đại, nhưng ham thích những gì hèn mọn. Anh em đừng cho mình là khôn ngoan, đừng lấy ác báo ác, hãy chú tâm vào những điều mọi người cho là tốt. Hãy làm tất cả những gì anh em có thể làm được, để sống hoà thuận với mọi người.

 Anh em thân mến, đừng tự mình báo oán, nhưng hãy để cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa làm việc đó, vì có lời chép: Đức Chúa phán: Chính Ta sẽ báo oán, chính Ta sẽ đáp trả. Trái lại, kẻ thù ngươi có đói, hãy cho nó ăn; có khát, hãy cho nó uống; làm như vậy, ngươi sẽ chất than hồng lên đầu nó. Đừng để cho sự ác thắng được mình, nhưng hãy lấy thiện mà thắng ác” (Rm 12:14-21). Thế nhưng nhiều người lại cho rằng đời sống thực tế phức tạp hơn nhiều, khó có thể yêu thương và tha thứ cho mọi người.

Tuy nhiên, hãy cân nhắc các vụ khủng bố thường xuyên xảy ra và giết người bừa bãi ngày nay, đó là hậu quả của các cuộ xung đột giữa các quốc gia, sự tha thứ là khí cụ rất cần thiết để chữa lành các vết thương của thế giới đầy những thứ rắc rối này. Tha thứ là thách đố lớn vì hòa bình thế giới, tha thứ là điều cấp bách và không thể coi thường. Xã hội luôn cần có hòa bình và tha thứ. Các gia đình, các giáo xứ, các cộng đoàn tu trì, các hội đoàn, các nhóm, các tổ chức, các quốc gia, và cả cộng đồng quốc tế luôn rất cần sự tha thứ để phục hồi các hệ lụy đã bị rạn nứt hoặc bị tách rời.

Cựu Ước giới thiệu Thiên Chúa là Đấng “có lòng thương xót và hay tha thứ” (Đn 9:9). Đức Chúa là Thiên Chúa của ân sủng, thương xót không ngừng, và sẵn sàng tha thứ, mặc dù chúng ta “cứng đầu cứng cổ không vâng lệnh Chúa truyền, giả điếc làm ngơ, cũng chẳng thèm ghi nhớ những kỳ công Chúa làm” (Nkm 9:16). Trong Tân Ước, lòng tha thứ được thể hiện bởi Thánh Stêphanô và Thánh Phaolô, nhưng đỉnh cao và kiểu mẫu của sự tha thứ được diễn tả nơi Đức Giêsu Kitô. Trái tim tha thứ là biểu tượng của sự vĩ đại. Chúng ta có mẫu gương về sự chịu đựng, sự tử tế, lòng bác ái và lòng tha thứ mà Thiên Chúa đã tạo ra hoàn hảo nơi Chúa Giêsu, và chúng ta phải nỗ lực noi gương.

Chúa Giêsu bị hành hạ, bị sỉ nhục, bị đội vòng gai, bị mỉa mai,… Nhưng Ngài vẫn chịu đựng mọi nhục hình mà con người áp đặt. Khi bị treo trên Thập Giá, Ngài đã nhìn những người lính Rôma bằng ánh mắt nhân từ và bênh vực họ trước mặt Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23:34).

Chúa Giêsu đã tha thứ cho chúng ta đến giọt máu cuối cùng, vô điều kiện, thế thì chúng ta không thể không thương xót và không tha thứ cho nhau!

TRẦM THIÊN THU 

 (Viết theo DivineMercy.org)

Anh chị Thụ & Mai gởi

NOEL! NGÀY LỄ HÒA BÌNH

NOEL!  NGÀY LỄ HÒA BÌNH

Ở thế chiến thứ hai, trên một mặt trận giữa hai nước Pháp và Đức, quân của hai bên giành nhau từng chiến hào; gây cấn đến độ vô phúc cho người nào sơ ý ló đầu ra khỏi chỗ núp là nát đầu ngay.  Đó là tình hình vào những ngày 21, 22, 23 tháng12, 1943.  Các sĩ quan hữu trách của cả hai bên đều đề phòng cấm ngặt binh sĩ của họ không được lơ là bỏ vị trí chiến đấu kể cả ngày Noel.  Đến chiều 24 tháng 12, vẫn là bầu khí ngột ngạt của tử thần.  Không có hưu chiến.  Đó là lệnh cấp trên truyền xuống.

noel

Đêm về, trong bầu khí yên lặng căng thẳng đó, bỗng một tiếng hát vọng lên từ một thông hào: “Đêm thanh bình, đêm ơn lành!” (Silent Night), rồi nhiều tiếng hát vọng theo, rồi người ta nghe cả hai phía Pháp Đức đều vang dậy tiếng hát Giáng Sinh; không ai bảo ai, bất chấp quân lệnh, binh sĩ của cả hai bên đều bật dậy, bỏ vị trí chạy lại bên nhau, ôm nhau cười nói, chúc lễ Giáng Sinh cho nhau.  Họ trao cho nhau đồ dùng, cùng ăn uống với nhau như thể là những người bạn thân lâu ngày hội ngộ.  Trước cảnh đó, các vị chỉ huy đều đồng ý hưu chiến đến hết ngày hôm sau.

Ngày 25-12 năm 1943 là một ngày đáng ghi nhớ cho những người ở trận tuyến đó.  Hai bên Đức, Pháp cách đó mấy giờ là tử thù của nhau, bây giờ họ cùng chụp hình, trao kỷ niệm, chơi bóng, ăn chung với nhau như những người anh em rất yêu quí.  Noel, ngày lễ Hoà bình.

******************

Giáng Sinh là lễ của Hòa Bình.  Hàng năm, cứ vào lễ Giáng Sinh, dù chiến trận có sôi sục đến đâu, người ta cũng thường dàn xếp để hai bên có được thời gian mừng lễ.  Đó gọi là ngày hưu chiến.  Sở dĩ có hưu chiến trong ngày lễ Giáng Sinh vì Ngôi Hai đã xuống thế làm người để giao hòa giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và loài người.  Giao ước cứu chuộc sẽ được ký kết bằng máu của Ngôi Hai là Thiên Chúa và cũng là người thật.  Đó là niềm vui vô cùng lớn lao của cả loài người được ơn cứu độ.  Từ nay, tội tổ tông đã được tẩy xoá nhờ máu thánh của Con Thiên Chúa.  Con người không còn vương vấn tội nhơ thì an bình sẽ ngự trị trong tâm hồn: “Bình an dưới thế cho người thiện tâm.”

******************

Lạy Chúa, tâm hồn bình an thì không còn hận thù, đố kỵ, ganh ghét, nhưng luôn tin yêu, hy vọng, vui sống. Xin ban cho con sự bình an của Chúa để con luôn là sứ giả của an bình.  Chúa đã hứa: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con.”  Xin cho cầu nguyện cảm nếm được sự ngọt ngào của an bình trong tâm hồn và như thế là đủ cho con rồi.  Vì có Chúa là đời con bình an.  Amen!

Thiên Phúc

Đêm hôm nay, lạnh lẽo Giáng Sinh nghèo

Video Tâm Sự Gửi Về Đâu. Tuấn Ngọc, Phạm Duy – SS: Trần Ngọc

httpv://www.youtube.com/watch?v=YsCnWFna6UU

Suy Tư Tin Mừng Tuần Giáng Sinh năm A 25/12/2016

Tin Mừng: (Lc 2: 1-4)

 Thời ấy, hoàng đế Augustô ra chiếu-chỉ, truyền kiểm-tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Quiriniô làm tổng trấn xứ Xyria. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi.

 Bởi thế, ông Giuse từ thành Nazarét, miền Galilê lên thành vua Đavít tức là Bêlem, miền Giuđê, vì ông thuộc gia đình giòng tộc vua Đavít.

     *      *      *       * 

Đêm hôm nay, lạnh lẽo Giáng Sinh nghèo

Xin Thượng Đế cho tâm tư giải toả

Thời gian nào con được biết mơ say,

Con được biết tình yêu như biển cả,

Phương trời nào hạnh phúc ở tầm tay.

( Dẫn  nhập từ thơ Đào Tiến Luyện)

            “Tâm tư giải toả”- “hạnh phúc ở tầm tay”. Đó, chính là ý nghĩa của sự kiện Giáng sinh, rất hôm rày. Giáng sinh hôm nay, biểu tỏ tình yêu, như biển cả. Như mơ say, hạnh phúc Chúa gửi đến với dân nghèo khắp nơi nơi.

Trình thuật Giáng sinh, thánh Luca ghi rõ về một Đại lễ có ánh sáng, có niềm vui khi xưa, ơn giải thoát, rất đong đầy. Niềm vui khi xưa, dân thành La Mã đã mừng kính Lễ hội này như Ngày Hội Mặt Trời, khó chinh phục. Ngày hội Mặt Trời, không chinh phục nổi- bên tiếng La tinh gọi là solis invicti- tức Định Tinh nóng cháy khó lòng khuất phục. Lễ Hội Mặt Trời ở đây  là ngày lễ có Mùa Xuân chợt bừng sáng. Có niềm vui trỗi dậy, sau nhiều tháng ngủ vùi, giữa mùa Đông.

Các bài đọc Lễ Đêm hôm nay, nói đến Ánh sáng nơi Chúa Hài Đồng trong máng cỏ. Chúa Hài Đồng, là Nguồn Ánh Sáng cho thế giới gian trần. Ánh lực huy hoàng rực sáng từng bao bọc các nông dân, mục đồng. Có đạo binh thiên quốc đồng loạt cất tiếng ngợi khen :“Vinh danh Thiên Chúa nơi trời cao thẳm, bình an dưới thế cho kẻ được Người đoái thương!”. (Lc 2:14)

Đồng loạt với ánh sáng diệu kỳ , là niềm vui thiên thần. Niềm vui mục đồng và thần sứ, vây quanh Đấng Hài Nhi. Và niềm vui đây là niềm vui giải thoát Đức Giê –su mang đến với mọi người. là, niềm riêng Vua An Bình hạ giáng đến với đám dân nghèo, thân phận hẩm hiu.

Phúc Âm hôm nay, còn tô đậm sắc thái đặc thù qua lối sống của Đức Giê-su. Sắc thái đặc thù, là mục đích Ngài nắm tới. Đặc thù, nhưng không lao xao tình huống mà dân con ngoại Đaọ vẫn thêu dệt cho vua quan lãnh chúa. Đặc thù ngày Chúa đến, không nằm nơi xa hoa đèn đóm, rất phí phạm. Cũng chẳng thấy tiếng pháo nổ xum xuê, đầy lãng phí. Đặc thù ngày Chúa đến, mang màu sắc khác biệt nơi những ẩn náu trốn chạy biện pháp kiểm tra do vua quan, lúc đó. Đặc thù ngày Chúa đến, theo nhãn giới của người thời đại sẽ như thế nào?

Trả lời thắc mắc này, nhà thần học tu đức từng viết:

“Đến với đồ đệ hôm nay, chắc Chúa sẽ phải hoá trang ghê lắm mới mong đem tình yêu thương cứu độ của Cha đến với mọi người? Đến với người đương thời, Ngài xử sự ra sao, khi dân con- trong Đaọ ngoài đời-đang chết dần mòn vì các căn bệnh quái ác như SIDA? Ngài có ra tay phụ giúp, khi hàng triệu nguời không công ăn việc làm? Hàng triệu người không cón phẩm cách, tác phong con cái Chúa? Khi đàn con bé bỏng, mềm yếu cứ bị xách nhiễu về tình dục? Khi người nữ phụ vẫn bị coi như thuộc giới thấp kém, người dưới cơ? Ngài sẽ làm gì, khi hiện tượng diệt chủng vẫn xảy đến ở đâu đây?” (Lm David N Power, the Furrow 10/1998).

 Chúa đến, mang sắc mầu đặc thù thời hiện tại. Chắc chắn là như thế. Nhưng,Ngài đâu rồi có hiện hữu với con người hôm nay?

 Để trả lời , nhà văn sư huynh Thomsa Merton, đã ghi lại:

“Về với thế giới gian trần, Chúa không tìm được chốn trú chân, đành trở thành vị khách không được mời. Nhưng Ngài vẫn cứ đến. Ngài đến và cảm thấy đó như là nhà mình. Vì không nơi trú ngụ, Ngài đành ở lại với đám người nghèo hèn, cơ cực. Ngài đến, là để ở với những người không thuộc về Ngài. Những người bị giới quyền bính chối bỏ. Ngài đến, cũng bị coi như kẻ yếu đuối, thấp hèn giống như ai. Ngài đến, là đến với những kẻ không nhân vị, bị ngươì khác khinh chê tư cách làm người. Là kẻ bị bách hại, bị cắt đứt mọi hiệp thông. Những người yếu hèn như thế, nay không chỗ trú chân. Ngài là Đức Chúa ở trần gian, đang có mặt với thế giới hôm nay.” (Trích từ The Tablet, 26-12-1998)

           Cách đây không lâu, nhà văn người Brazil, Paolo Freire, người viết cuốn “sư phạm dành cho người bị áp bức”. Trong sách, tác giả đề nghị phương cách giáo dục người nghèo mù chữ, như sau: “khi học chữ, người không biết đọc, không biết viết nên học để biết là mình đang nghèo. Và đang hèn. Học để biết hỏi tại sao mình nghèo. Làm cách nào ra khỏi cảnh nghèo? Và theo tác giả, giải đáp cho bài toán ‘nghèo và hèn’, nằm trong của chính họ.

Đáng tiếc thay, ngày Chúa đến hôm nay vẫn thấy mọi hình thức bạo lực nơi thế giới hiện tai. Bạo lực, vì nhiều người mất kiên nhẫn, không áp dụng phương thức hiền hoà, bất bạo động trong cuộc sống. Bạo lực, vì nhiều người vẫn chủ trương khủng bố, làm đảo lộn chốn sống yên ổn, ôn hoà. Nhiều người vẫn kiếm tìm thoải mái nơi tiền tài,lợi nhuận ở khắp chốn. Chốn doanh thương, quyền bính, lẫn binh đao. Những người luôn chủ trương duy trì giàu sang, phú quý cho riêng mình.

Chúa đến, Ngài mặc lấy hình hài của vị Vua An Bình, thanh thoát,rất chân phương, Ngài đến, mang thông điệp thanh nhàn, Hài Nhi rất đáng yêu. Nhưng rủi thay, thông điệp yêu thương hài hoà Ngài mang đến vẫn không ngăn được con người bạo động gây chết chóc. Bạo động chết chóc, cả ở phần đất của những người lâu nay vẫn chối bỏ Ngài. Những người từng trả lời với Ngài, bằng cách này hay cách khác, tương tự như: “Rất tiếc! Không còn chỗ cho Ngài trú ngụ.”

Âm vang của tình trạng đáng tiếc còn hiện rõ nơi truyện Chúa Giáng trần, vào mỗi năm. Ở nơi đây, có linh mục,tu  sĩ và giáo dân đã và đang dần mòn chết, trong cách sống xa hoa trần tục. Trong lúc đó muôn ngàn người nghèo đói, túng bấn, đang kêu gào ở nhiều nơi.

Giáng Sinh hôm nay, không là lễ hội đình đám chỉ một đêm. Giáng Sinh, không là ngày lễ để ta vui hưởng với thịt ngỗng gà quay, hay bánh ngọt. Giáng Sinh cũng không là tiệc rượu đình đám, ăn nhậu, tiêu phí, rất xa hoa.

Giáng Sinh phải chính là dịp để ta nhớ mà cử hành mừng kính việc Chúa đến với người nghèo khổ, không nhà. Những người chiụ cảnh hẩm hiu, lép vế thiệt thòi đủ mọi thứ. Chúa đến, Ngài mang tín thư Hy Vọng giải thoát đến với người chịu thiệt thòi trong thế giới, đem yêu thương vào nơi bất hoà. Cử hành mừng lễ, là chấp nhận gia nhập tiến trình giải thoát cứu độ mà Chúa kêu mời. Cử hành mừng lễ, là gột bỏ đi mọi tàng tích, âm hưởng của kiếp nghèo sa đọa. Của những bóc lột và kỳ thị đang hiện hữu torng môi trường xa hoa, phung phí.

Tham dự tiệc thánh hôm nay, ta cử hành mừng ngày Chúa Giáng hạ, nhưng không quên mục đích mình mừng kính, không quên thông điệp còn đó, đằng sau bầu khí phàm tục, mọi ngày lễ. Tham dự tiệc, để rồi ta cầu mong cho thông diệp ngày Chúa Giáng trần giúp mọi người nhớ lại trọng trách của người tín hữu Đức Kitô. Trọng trách về với người nghèo hèn, thiếu thốn để đỡ nâng, như Chúa hằng giao phó. Cho ta. Cho mọi người.

Trong ý thức trách nhiệm ấy, ta hân hoan cất lên lời kinh xưa, hát rằng:

           “Và bây giờ, ngày buồn đã qua

mọi lỗi lầm cũng được thứ tha

Tình yêu đã đến trong ánh nắng mai

Xoá tan màn đêm u tối

Cho tôi biến đổi tâm hồn

Thành một người mới…”

(Đức Huy- Và con tim đã vui trở lại)

 Chúa đến, mọi màn đêm u tối được xoá tan. Xoá tan trong tâm hồn. Nơi thể xác, của mỗi người. Ngài đến, biến đổi mọi tâm hồn thành người mới. Người tuy nghèo, nhưng đã vui. Vui với niềm vui ngày Chúa mặc lấy cùng số phận. Vui vì Ngài vẫn vui như ta. Với ta.

 Lm Frank Doyle sj biên-soạn –

Mai Tá lược dịch

Không Nhà Không Cửa

Không Nhà Không Cửa

Hiện nay trên thế giới có khoảng một trăm triệu người không có nhà để ở. Riêng tại Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 20 triệu trẻ em đang ngủ đầu đường xó chợ. Nhìn chung, có một tỷ người trên thế giới không có được một nơi ở tươm tất.

Trên đây là kết quả của một cuộc điều tra dựa trên những con số do các Hội Ðồng Giám Mục và các Giáo Hội Công Giáo địa phương cung cấp. Cuộc điều tra này do Ủy ban công lý và hòa bình của tòa thánh thực hiện và ấn hành thành lập một tập tài liệu vào dịp cuối năm quốc tế những người không nhà không cửa do Liên Hiệp Quốc khởi xướng năm 1988 vừa qua.

Theo tập tài liệu này thì vấn đề nhà ở chắc chắn là một trong những vấn đề trầm trọng nhất của thế giới ngày nay. Tài liệu cho thấy những kẻ không nhà là những người nghèo nhất trong số những người nghèo và tố cáo những người chủ nhà chỉ vì tính toán thủ lợi mà thà bỏ trống những căn nhà hơn là hạ giá để nâng đỡ những kẻ không nhà.

Chúa Giêsu đã chào đời như một con người không nhà không cửa.

Ngài đến là để cho con người được sống và sống một cách sung mãn. Tiếng kêu khóc chào đời của Ngài giữa khung cảnh cùng cực của hang lừa máng cỏ, là tiếng kêu than của hàng triệu triệu trẻ em đang bị tước đoạt quyền sống, đang bị từ chối những điều kiện cơ bản nhất để được sống như con người.

Máng cỏ mà chúng ta đang chuẩn bị ở nhà thờ hay trong gia đình phải là một nhắc nhở cho chúng ta về sự hiện diện và tiếng van xin của không biết bao nhiêu người không nhà, không cửa xung quanh chúng ta. Hơn ai hết, người Việt Nam chúng ta đang nhìn thấy tận, mắt thế nào là cảnh lang thang đầu đường xó chợ.

Chúng ta chuẩn bị một trú ngụ cho Hài Nhi Giêsu, chúng ta có nghĩ đến những người cùng khổ xung quanh chúng ta không?

Chúng ta có biết rằng khi chúng ta nhắm mắt làm ngơ trước đau khổ của người anh em chúng ta là chính lúc chúng ta khước từ Chúa Giêsu không?

Chúng ta có biết rằng ngày Giáng Sinh của Chúa Giêsu cũng là ngày Giáng Sinh của những con người cùng khổ nhất không?

Chắc chắn Chúa Giêsu sẽ không bao giờ đến trong máng cỏ hào nhoáng của chúng ta, nếu chúng ta xua đuổi những người khốn khổ xung quanh chúng ta.

Trích sách Lẽ Sống

From: hnkimnga & Anh chị Thụ Mai gởi

ÁNH SÁNG RẠNG NGỜI

 ÁNH SÁNG RẠNG NGỜI

Thiên Phúc

Vào một đêm kia, nhà văn Anh John Ruskin nhìn thấy những người thợ thắp đèn đường trong thành phố (lúc đó chưa có điện đường).  Họ phải cầm một ngọn đuốc làm đèn chiếu dọc theo các con đường.

 Trong đêm tối, Ruskin không thấy được người thắp đèn, ông chỉ nhìn thấy bó đuốc của người ấy và một vệt dài ánh sáng người ấy để lại đàng sau mình.  Qua hình ảnh đó, cụ già Ruskin đưa ra một nhận định hết sức thâm thúy: “Đây là một minh họa tuyệt đẹp về người Kitô hữu.  Có thể người ta chẳng bao giờ nhận biết người ấy, cũng chẳng bao giờ gặp anh, nhưng họ đều biết anh ta đã đi qua thế giới của họ nhờ vào chuỗi ánh sáng anh để lại phía sau mình.”

****************************** **

giang-sinh

Giáng sinh là một biến cố vô cùng trọng đại, một trang sử mới của nhân loại, đầy huyền nhiệm và linh thánh, nối kết giữa trời và đất, giao hòa giữa Thiên Chúa và loài người.  Vì Hài Nhi Giêsu chính là ánh sáng rạng ngời, đã chiếu soi trần gian trong đêm u tối, nguồn ánh sáng của tình yêu, chân lý, và sự sống.  Thánh Gioan đã viết: “Ngôi Lời là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian và chiếu soi mọi người” (Ga 1,9).

Ánh sáng tình yêu 

Thiên Chúa là đấng quyền năng vô hạn, con người là phận hèn mọn.  Thiên Chúa là đấng sáng tạo muôn loài, con người là vật thụ tạo nhỏ nhoi.  Trớ trêu thay, loài hay chết lại liều mình xúc phạm đến Đấng cao cả, phận tôi đòi lại cả gan dám ngạo mạn.  Đấng Thánh vô cùng đã vượt lằn ranh vô biên, đích thân xuống với con người, để tha thứ, cứu chuộc và yêu thương họ còn hơn cả trước khi con người phạm tội.  Đứng trước đại hồng ân cao cả ấy, trí khôn con người chỉ còn biết bàng hoàng sửng sốt.  Vâng, chính tình yêu đã làm nên những điều kỳ diệu.  Thánh Gioan viết: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một để những ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).  Hài Nhi Giêsu chính là ánh sáng tình yêu từ trời xuống, đã thắp sáng màn đêm tăm tối của trần gian bằng tình yêu cứu thế.  Đúng như lời ngôn sứ Isaia:“Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi” (Is 9,1).

Ánh sáng chân lý 

Mang thân phận tội lỗi, con người chao đảo trong biển đời u mê lầm lạc, không biết đâu là bến bờ, nói chi đến hiểu biết về Thiên Chúa cao siêu thiện hảo.  Chỉ có Hài Nhi Giêsu, Ánh sáng rạng ngời chân lý, mới có thể chiếu tỏa ánh sáng thần linh của Người vào tâm trí con người để họ nhận biết Thiên Chúa là Cha đầy yêu thương.  Đó chính là mục đích hàng đầu của Đức Giêsu khi xuống trần gian.  Thánh Gioan quả quyết: “Không ai thấy Thiên Chúa bao giờ; nhưng Con Một là Thiên Chúa, và là đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết”(Ga 1,18).

Ánh sáng ban nguồn sống.

 Từ nguyên thủy, Ngôi Lời đã sống trong tương quan độc nhất với con người.  Thật vậy, Người không chỉ là nguồn gốc của muôn loài, mà sự hiện diện của Người giữa chúng sinh còn tạo nên sự hiệp thông trong sự sống thần linh.

Ánh sáng của Hài Nhi Giêsu khi đem xuống trần gian không chỉ xóa tan bóng tối của trí khôn, mà còn chiếu tỏa vào linh hồn con người ánh sáng trọn hảo nhất là chính Thiên Chúa.  Người phán: “Tôi là ánh sáng thế gian, ai theo tôi, sẽ không phải đi trong bóng tối, nhưng sẽ nhận được ánh sáng ban sự sống” (Ga 8,12).

Mừng lễ Giáng Sinh chính là cảm tạ Hài Nhi Giêsu đã đem ánh sáng huy hoàng của Người đến trong trần gian, trong tâm hồn chúng ta, và trong lòng mọi người.

Mừng lễ Giáng Sinh chính là bắt chước Gioan, làm chứng cho Ánh Sáng: là chiếc đèn soi đường cho thế gian, là ngọn đuốc chỉ lối cho mọi người đến cùng Thiên Chúa.

Mừng lễ Giáng Sinh chính là thực thi những điều thiện hảo, vì “ai làm điều ác thì ghét ánh sáng và không đến cùng ánh sáng, để các việc họ làm khỏi bị chê trách” (Ga 3,20).

****************************** **

Lạy Hài Nhi Giêsu, Ánh sáng rạng ngời.  Xin cho chúng con luôn trở nên ngọn đèn rọi sáng giữa đêm đen.  Xin dậy chúng con biết tích cực lan tỏa ánh sáng đến các tâm hồn, để Ánh sáng rạng ngời của Chúa luôn luôn tỏa sáng.  Amen.

Thiên Phúc

(Trích “Như Thầy Đã Yêu”)

Langthangchieutim gởi

Em-ma-nu-en, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta

Em-ma-nu-en, Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta    

(Suy niệm Tin Mừng thánh Mat-thêu (Mt 1, 18-25) trích đọc vào Chúa nhật thứ tư mùa Vọng năm A)

Việc đặt tên cho đứa con là việc quan trọng đối với các đôi vợ chồng. Khi có con sắp chào đời, hai vợ chồng bàn bạc với nhau để chọn cho con mình một cái tên thật ý nghĩa, thật đẹp, thật hay.

Qua việc đặt tên, cha mẹ gửi gắm ước vọng của mình vào đó. Tỷ như khi đặt tên cho con là Phúc, Đức, Tài, Lộc… cha mẹ cầu mong cho con mình sau nầy đạt được những điều tốt đẹp y như tên gọi của các em.

 Danh hiệu của Thiên Chúa làm người

Trích đoạn Tin mừng trong Chúa nhật nầy đề cập đến tên gọi mà Thiên Chúa Cha đã chọn cho Ngôi Hai Thiên Chúa khi Ngài đầu thai trong lòng Mẹ Maria. Tên gọi nầy đã được ngôn sứ I-sai-a tiên báo từ hơn bảy trăm năm trước: “Này đây, Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta”  (Mt 18,23).

Đây là một tên gọi thật ý nghĩa; tên gọi nầy nói lên ước vọng của Thiên Chúa muốn ở mãi với loài người khắp mọi nơi, suốt mọi thời cho đến tận cùng thời gian.

Liên quan đến ý tưởng nầy, Đức cha Gaillot có nhận định rất chí lý. Ngài viết:

“Sống rộng lượng là tốt, nhưng sống-với thì tốt hơn; công việc từ thiện là cần thiết, nhưng hiện-diện-bên-cạnh thì cần thiết hơn.”

Đúng thế, dù chúng ta có rộng lượng với người nghèo khổ bao nhiêu cũng không bằng đến sống-với họ, chia sẻ buồn vui cay đắng với họ. Dù chúng ta có làm bao nhiêu việc từ thiện để giúp cho người đau khổ cũng không bằng đến hiện-diện-bêncạnh họ trong những lúc đau thương.

 Thiên Chúa mong muốn ở với loài người

Vì yêu thương loài người quá đỗi nên Thiên Chúa muốn sống-với con người, muốn hiện-diện-bên-cạnh con người mọi lúc mọi nơi. Danh hiệu Em-ma-mu-en gói trọn ước vọng của Thiên Chúa muốn ở mãi với loài người.

Ước vọng nầy cũng được Chúa Giê-su khẳng định lại khi Ngài sắp từ giã các môn đệ:

“Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.”  (Mt 28, 20)

Tâm tình này cũng đã được Chúa Giê-su bày tỏ qua lời cầu nguyện với Chúa Cha: “Lạy Cha, những kẻ Cha ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu, chúng cũng ở đấy với Con…” (Ga 17,24).

 Thiên Chúa ở với loài người cách nào?

Để thực hiện ước muốn ở với loài người, Ngôi Hai Thiên Chúa đã vượt qua khoảng cách gần như vô tận giữa trời và đất để chấp nhận sinh ra làm người, chia sẻ thân phận đau thương của kiếp người để ở với mọi người.

Ngay cả khi Chúa Giê-su được vinh thăng trên các tầng trời, chấm dứt sự hiện diện hữu hình trên mặt đất, thì Ngài vẫn tiếp tục hiện diện cách thiêng liêng trong tâm hồn của các tín hữu và trong Hội thánh.

Chúa Giê-su tiếp tục hiện diện với chúng ta qua Lời của Ngài: chính Ngài ngỏ lời với ta khi Giáo Hội công bố Lời Chúa.

Chúa Giê-su tiếp tục ở với chúng ta khi chúng ta họp nhau nhân danh Ngài như Ngài từng nói: “Khi có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, Thầy sẽ ở giữa những người đó” (Mt 18,20).

Chúa Giê-su cùng với Chúa Cha và Thánh Thần thường xuyên cư ngụ trong lòng những kẻ yêu mến và tuân giữ Lời Ngài: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy.Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy ” (Gioan 14, 23).

Thế nhưng bấy nhiêu cũng chưa thoả lòng yêu thương nên Chúa Giê-su còn lập nên bí tích Thánh thể, hiện diện thực sự dưới hình bánh rượu để cho chúng ta được rước Chúa vào lòng, để chúng ta được trở nên đồng huyết nhục với Chúa, được sống trong Chúa và Chúa sống trong chúng ta.

Nguyện vọng tha thiết nhất của Thiên Chúa là ở với loài người mọi ngày cho đến tận thế. Và điều đau lòng nhất của Thiên Chúa là bị nhân loại từ khước như thánh Gioan nhận định trong Tin mừng thứ tư : “Ngài ở giữa thế gian và thế gian đã nhờ Ngài mà có, nhưng lại không nhận biết Ngài. Ngài đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Gioan 1, 10-11).

Lạy Chúa Giê-su,

Để thể hiện ước vọng muốn sống với chúng con, hiện diện bên cạnh chúng con, mỗi ngày Chúa đều đến với chúng con qua nhiều hạng người mà chúng con gặp gỡ.

Tiếc thay, chúng con thường lãng quên những người đó là hiện thân của Chúa nên đã có thái độ lạnh lùng, xa cách. Xin cho chúng con biết mở rộng trái tim để đón tiếp mọi người và dành cho họ một chỗ đứng quan trọng trong lòng chúng con, vì khi tiếp đón họ là chúng con đang tiếp rước Chúa.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

Mt 1, 18-25

18 Chúa Ki-tô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: bà Ma-ri-a, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giu-se. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần.   19Ông Giu-se, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. 20Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: “Này ông Giu-se, con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần.  21Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ.”  22Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: 23Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là “Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta.”   24Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà. 25Ông không ăn ở với bà, cho đến khi bà sinh một con trai, và ông đặt tên cho con trẻ là Giê-su.

MÙA VỌNG: MÙA TRONG VEO

MÙA VỌNG: MÙA TRONG VEO

ĐGM Vũ Duy Thống 

Trên chuyến xe xuôi miền lục tỉnh, người ta chuyển đến tôi một cuốn truyện cũ đã mất bìa để đọc cho quên đường dài.  Truyện kể lại mối tình giữa một chàng trai là con sĩ quan học tập và một cô gái là con cán bộ chức quyền.  Họ thương nhau và muốn kết hôn với nhau, nhưng khi công khai ý định ấy, họ đã gặp phải những lực cản từ hai phía gia đình.  Đã có nhiều nghi ngờ từ phía cha chàng trai và cũng có lắm nghi ngại từ phía cha cô gái.  Giải pháp phải chọn là chia xa đôi lứa.

Đành lòng làm thế, nhưng họ vẫn âm thầm chờ đợi nhau, cho đến khi cha chàng trai mãn hạn học tập về nhà và cha cô gái đã đến tuổi về hưu.  Hai người cha có dịp gần gũi cảm thông làm chất keo thân ái cho tình yêu đôi trẻ có điều kiện gắn hàn.  Kết truyện là đám cưới.

Truyện có hậu và có nét hấp dẫn riêng của thể loại, nhưng điều hấp dẫn hơn hết đối với tôi không phải là cốt truyện cho bằng chính tựa đề “Tình yêu trong veo”: trong veo giữa hai người cha biết xoá tan ngờ vực để thêm gần gũi; trong veo giữa hai bạn trẻ biết vượt qua thử thách để giữ vững tình yêu.  Xin mượn tựa đề “Tình yêu trong veo” ấy để gọi tên Mùa Vọng là mùa trong veo một tình yêu.

1) Bằng tình yêu trong veo, Thiên Chúa trao thân cho con người.

 Trong khi người Do Thái còn đang mải miết với một vì Chúa ở trên cao và dường như say sưa về một Đấng ở xa con người, đến nỗi trong quan hệ nguyện cầu, thay vì xin những biểu tỏ gần gũi để dễ dàng nắm bắt, họ lại chỉ dám xin một dấu lạ điềm thiêng mãi tận trời cao vượt quá tầm nhìn; và trong niềm mong chờ Đấng Cứu Thế, vốn là mạch sống hy vọng cho cả dân tộc, họ những tưởng nghĩ rằng Người sẽ đến, nhưng là đến trong cung cách của một vị Chúa oai phong lẫm liệt, cho muôn dân nếu không phải cúi đầu sợ hãi thì cũng phải bái phục tôn thờ.  Có ngờ đâu, khi Chúa đến, Người lại chọn cho mình một cách đến rất khác lạ.

Người đến thật gần: trong thân phận của một con người để làm người giữa muôn người trần thế.  Người đến thật thấp: thấp đến nỗi chọn cho mình cách sống của một người cùng khổ dưới đáy xã hội. Người yêu thương con người để sẵn sàng trao thân cho họ, chấp nhận phải điều đình, chấp nhận được cưu mang, chấp nhận được sinh hạ, chấp nhận được làm người: “Ngôi Lời đã làm người và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14).

Phải chăng khi trao thân cho con người như thế, Thiên Chúa sẽ được thêm vinh quang?  Phải chăng nếu không trao thân cho nhân loại, Thiên Chúa vẫn là Chúa, nhưng là một vị Chúa không được ai biết đến hay là một vị Chúa bị kết án phải cô đơn?  Thưa không phải thế.  Chính khi trao thân cho con người trong mầu nhiệm Nhập Thể, Thiên Chúa không còn úp mở như trong thời Cựu Ước nữa, Người đã dứt khoát cho thấy mình là Đấng giải cứu con người và sẵn sàng làm hết cách để thực hiện bằng được chương trình của Người mà không đợi chờ mảy may vinh quang nào ngoài lợi ích cứu độ cho người trần gian.  Để độ thế, Thiên Chúa đã nhập thể; để cứu người, Thiên Chúa đã làm người.

Chính hai Danh xưng được nêu lên trong phần Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay đã nói lên tất cả.  Danh xưng Emmanuel khẳng định “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, Danh xưng Giêsu bộc lộ “Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ” (Mt 1,23-25).  Nối kết hai Danh xưng ấy nơi Đấng Cứu Thế, ta sẽ thấy một tình yêu trong veo Thiên Chúa dành cho con người: Người là Thiên Chúa ở cùng ta để cho ta ơn cứu rỗi, và Người là Thiên Chúa cứu độ ta bằng cách ở cùng ta.

2) Bằng tình yêu trong veo, con người gửi phận cho Thiên Chúa.

Nếu bằng tình yêu trong veo cứu độ, Thiên Chúa trao thân cho con người, thì Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng cho thấy những nhân vật gần gũi với mầu nhiệm Giáng Sinh nhất là Đức Maria và thánh Giuse đã bằng tình yêu trong veo tự nhiên gửi phận mình cho Thiên Chúa.

doi-voi

Đối với Đức Maria, tình yêu trong veo đã rõ qua tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội, mà Phụng Vụ hữu ý mừng kính ở đầu Mùa Vọng.  Tình yêu ấy đã rõ trong việc Mẹ dâng mình vào Đền Thánh, nhưng tình yêu ấy còn rõ ràng hơn khi tiếp cận với mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa.  Ngày Truyền Tin, mới gặp sứ thần, Đức Maria đã bối rối, thứ bối rối của một tình yêu trong sạch buổi đầu gặp gỡ.  Rồi, lúc được đề xuất làm Mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria đã băn khoăn, thứ băn khoăn của một tình yêu trong sáng muốn được giải thích đôi câu.  Và chính lúc thưa “Xin vâng” (Lc 1,38) là cả một tình yêu trong veo như chưa bao giờ trong đến thế, Đức Maria đã gửi trọn phận mình vào tay Thiên Chúa, bất chấp đó là một mạo hiểm chết người: trinh nữ mà lại mang thai, phải ăn nói ra sao với thánh Giuse? Mới đính hôn thôi mà sắp thành mẹ, phải dàn xếp thế nào cho hợp luật pháp?

Còn thánh Giuse, con người lặng thầm nhất của Mùa Vọng, đã được đặt vào một tình huống khó xử đến độ ray rứt, nhất là trong những ngày trước lúc Đấng Cứu Thế giáng sinh như Phúc Âm hôm nay mô tả.  Nhưng chính ở đây ông đã chứng minh bằng những nét đẹp kín đáo hào hùng về một tình yêu trong veo từ lâu đã dệt nên đời sống qua những lựa chọn xé lòng.  Là người công chính, dù ghi nhận ít nhiều dấu hiệu chuyển biến nơi Đức Maria, ông cũng chẳng dám nghi ngờ mà chỉ một thoáng băn khoăn, để rồi định chọn cho mình giải pháp âm thầm rút lui.  “Đào vi thượng sách” là giải pháp an toàn nhất.  Nhưng chính lúc ấy, được tỏ nguồn cơn, ông đã tiếp nhận ý Chúa và tiếp đón Đức Maria về nhà mình bằng một tình yêu trong veo, mà người trần mắt thịt dẫu có bản lĩnh cách mấy cũng khó mà dám xâm mình mạo hiểm (Mt 1,24).

Nhìn như thế, tình yêu trong veo đã liên kết Đức Maria và thánh Giuse, để mái nhà chung sống không chỉ là nơi che nắng trú mưa cho qua ngày đoạn tháng, mà đã trở thành một mái ấm của những tấm lòng biết mở ra cưu mang Con Thiên Chúa và sẵn sàng để sinh Người ra cho dương thế, cho dẫu tình yêu trong veo ấy trên đường cứu độ như một bản trường ca sẽ không thiếu những quãng nghịch, mà việc khó xử hôm nay trong Phúc Âm mới chỉ là những nốt nhạc mở đầu.

3) Cũng bằng tình yêu trong veo, ta đón mừng lễ Giáng Sinh.

 Hiểu như trên, Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng rõ ràng là một tình yêu hai chiều trao gửi: Thiên Chúa trao thân cho con người để con người biết gửi phận mình cho Thiên Chúa.  Đồng thời cũng là Chúa Nhật trong veo của những tấm lòng biết gửi trao tấm lòng trong ơn cứu độ.

Trên nền tảng ấy, tình yêu trong veo đã trở nên tinh thần phải có để đón Chúa Giáng Sinh.  Trong những ngày này, đi ra phố xá, đã nghe vang lên những bài ca Giáng Sinh quen thuộc; ngang qua nhà thờ, đã thấy trưng bày những bộ Noel với hang đá, cây thông, đèn sao đẹp mắt; và đi tới chỗ nào cũng thấy thấp thoáng Giáng Sinh với muôn màu lấp lánh.  Nhưng có một màu được xem là không thể quên hay không bao giờ quên đối với mọi tín hữu mừng lễ Giáng Sinh, màu đó không ở trên áo quần giầy dép, môi mép tóc tai, hoa cài áo khoác, mà là ở trong tấm lòng kìa!  Đó là màu trong veo của những tâm hồn trinh trong biết cưu mang ý Chúa và biết sinh hoa kết trái trong cuộc sống công minh chính trực của mình.

Nếu ngày xưa trong khúc hát quan họ Sion, câu xướng “Ai được lên Núi Chúa?” đã nhận được lời đáp “Chỉ những người thật thà ngay chính tay sạch lòng thanh mới được bước tới Thánh Cung” (Tv 23,3-4), thì hôm nay cũng thế, trong bài ca cuộc sống ai cũng nôn nao xôn xao ồn ào huyên náo tiếp cận lễ Giáng Sinh cả, kẻ tiếp thị, người tiếp tân; nhưng chỉ có những tấm lòng trinh trong mới xứng đáng trở nên Hang đá tiếp đón Chúa sinh vào.  Chúa chỉ một lần đến sinh ra trên trần thế là đủ để cứu chuộc muôn người, nhưng giả như Người có đến sinh ra nhiều lần hơn nữa cũng vẫn thiếu, nếu lòng người chưa sẵn sàng một tình yêu trong veo mở ra đón nhận.  Liệu ta hôm nay đã sẵn có một tâm hồn như thế trước lễ Giáng Sinh?

Hơn nữa, tình yêu trong veo cũng là tiếng nói cuối cùng của Mùa Vọng thúc đẩy ta đến với những người xung quanh.  Không thể có Mùa Vọng đầy đủ nếu bỏ quên chiều kích tha nhân trong tình yêu của mình, và cũng chẳng tiếp đón Chúa cho đủ nếu từ chối tiếp nhận anh chị em gần gũi với mình trong những sinh hoạt hằng ngày.

Trong Phúc Âm, Giuse biết tiếp nhận ý Chúa “qua giấc mơ”, để rồi sau đó “tỉnh dậy” ông mau mắn đón Đức Maria nên bạn đường bạn đời của mình, cho dẫu hậu thế có kẻ điều ong tiếng ve xem ông như kẻ “vô tư”.  Nhưng đó lại là bước đột phá của một tình yêu trong veo biết nhận ra rằng: Thiên Chúa đã ân cần trao thân cho mình qua mầu nhiệm Nhập Thể, thì mình cũng tín thác gửi phận mình trong mầu nhiệm quan phòng của Thiên Chúa.  Đó là hai chiều gặp gỡ của tình yêu Giáng Sinh.

Tóm lại, tình yêu trong veo là động lực khiến Chúa đến với con người và là nguồn lực thúc đẩy con người tiếp đón Chúa, để trong cuộc sống cụ thể trở thành nỗ lực của mọi tín hữu đón lễ Giáng Sinh. Trong khi còn chuẩn bị và chưa thực sự được tiếp đón Chúa, hãy bắt đầu bằng cách thực tập tiếp đón những hình ảnh sống động của Chúa là những người ta gặp hoặc những người gặp ta bằng một tình yêu trong veo luôn thăng tiến.  “Nếu không gặp Ngài trong nghèo khổ, sẽ chẳng gặp Ngài giữa cao sang. Nếu không gặp Ngài ở dưới đất, sẽ chẳng gặp Ngài chốn Thiên Đàng” (thơ Xuân Ly Băng).

Đến đây, xin được khép lại những chia sẻ Mùa Vọng năm nay.  Xin cám ơn Mùa Vọng đã đem đến những ý nghĩ đẹp màu.  Xin cám ơn cộng đoàn đã vui lòng lắng nghe.  Hy vọng những tâm tình chia sẻ cũng cung cấp chút ý tưởng giúp mỗi người hình thành được Máng Cỏ tâm hồn.  Và cám ơn đứa cháu nhỏ đã tình cờ viết lộn chữ Mùa Vọng thành chữ “Màu Vọng” để có được bốn sắc màu chia sẻ nơi đây. Qua xanh đến tím gặp hồng, dìu ta đón Chúa với lòng trong veo.

ĐGM Vũ Duy Thống

 Langthangchieutim goi

Thế Nào Là Cầu Nguyện?

Thế Nào Là Cầu Nguyện?

Một chàng thanh niên nọ khao khát sống đời tận hiến và cầu nguyện, đến nỗi anh đã xa lánh tất cả mọi người và mọi sự, để đến gõ cửa một đan viện nọ… Anh được vị tu viện trưởng chấp nhận tức khắc.

Trong những ngày đầu, anh quan sát cách sống của các tu sĩ: Sau những giờ cầu nguyện lâu dài, tất cả mọi người đều bắt tay vào công việc: người thì cày cuốc, người thì gặt hái, người thì miệt mài trong công tác dịch thuật. Thấy thế, chàng thanh niên đâm ra thất vọng. Anh đến trình bày ý nghĩ của mình với đan viện phụ như sau: “Thưa cha bề trên, con cứ tưởng ở đây chúng ta chỉ có một sinh hoạt duy nhất đó là cầu nguyện. Ðằng này, con lại thấy các thầy phải vất vả lo cho những nhu cầu vật chất quá nhiều”. Vị tu viện trưởng mỉm cười gật đầu và nói với anh: “Có lẽ con có lý… Nếu con cảm thấy việc làm tay chân không cần thiết, thì con cứ vào phòng đóng cửa lại và tiếp tục cầu nguyện”.

Nghe thế, chàng thanh niên hớn hở trở về phòng đóng cửa lại và cầu nguyện. Chỉ sau vài giờ cầu nguyện, anh cảm thấy mệt mỏi, bụng anh cũng cảm thấy cồn cào vì đã đến giờ ăn trưa. Nhưng chờ mãi mà vẫn không thấy ai đến gọi anh vào nhà cơm, người thanh niên mới đến hỏi vị đan viện phụ: “Thưa bề trên, hình như hôm nay các thầy không dùng bữa?”. Cha bề trên mỉm cười đáp: “Các thầy đã ăn cả rồi”. “Thế sao không ai đến gọi con đi ăn cả?”, người thanh niên hỏi. Cha bề trên mới trả lời: “Sáng nay con đã chẳng đến nói với cha là chúng ta chỉ có một sinh hoạt duy nhất là cầu nguyện đó sao? Cha nghĩ rằng các thầy khác lao động nhiều cho nên cần phải có ăn uống, ngủ nghỉ. Còn con, con muốn sống như các thiên thần, nghĩa là không làm việc, không ăn uống mà chỉ biết suốt ngày cầu nguyện, cho nên cha đã dặn các thầy là đừng đến gọi con dùng bữa”.

Nghe thế, người thanh niên chợt hiểu được thế nào là sống tận hiến, thế nào là cầu nguyện. Con người không chỉ cầu nguyện bằng nhữg giây phút ưu biệt dành cho Chúa, mà còn bằng cả những sinh hoạt từng ngày như làm việc, ăn uống, ngủ nghỉ, giải trí… Cầu nguyện chính là tìm thấy Thánh ý Chúa và Nước Ngài trong cuộc sống mỗi ngày.

Mùa Vọng là mùa thức tỉnh.

Chúng ta cảm thấy được thôi thúc để dành nhiều thì giờ cho việc cầu nguyện hơn. Thánh Kinh nói: Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày, ngày thứ 7, Ngài nghỉ ngơi: đó cũng là hình ảnh của đời người. Cuộc sống là một chuỗi làm việc xen lẫn với nghỉ ngơi. Có một thì giờ cho tất cả mọi sự, có một thì giờ để ngủ nghỉ… Có những giây phút ưu biệt trong ngày dành cho việc cầu nguyện, có những thời gian ưu biệt trong năm dành cho việc cầu nguyện. Thời gian ưu biệt ấy không có mục đích nào khác hơn là để giúp cho con người được tỉnh thức hơn, được sẵn sàng hơn, được tươi mát hơn để gặp gỡ Chúa trong từng phút giây của cuộc sống, trong mọi sinh hoạt hằng ngày.

Cuộc sống cần có tổ chức, cần có những ngăn kéo, nhưng những ngăn kéo ấy phải được thông thương với nhau. Ngăn kéo của sự cầu nguyện phải được liên kết với ngăn kéo của những sinh hoạt hằng ngày. Ngăn kéo của những sinh hoạt hằng ngày phải được nối liền với ngăn kéo của sự cầu nguyện.

Tổ chức cuộc sống như thế tức là biến tất cả cuộc sống thành một lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện triền miên ấy có những phách mạnh dành cho những giây phút thân mật chuyện vãn với Chúa, nhưng những phách mạnh ấy chỉ được làm nổi bật nhờ những âm thầm gặp gỡ Ngài trong từng sinh hoạt, trong từng biến cố của cuộc sống.

Trích sách Lẽ Sống

From: hnkimnga & Anh chị Thụ Mai gởi.

NGƯỜI KHÔNG VẤP NGÃ

  NGƯỜI KHÔNG VẤP NGÃ

“Ông Gio-an lúc ấy đang ngồi tù, nghe biết những việc Đức Ki-tô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng:3 “Thưa Thầy, Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác? “4 Đức Giê-su trả lời: “Các anh cứ về thuật lại cho ông Gio-an những điều mắt thấy tai nghe:5 Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng,6 và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi.” (Mt 11, 1-6)

Nỗi hoài nghi của Gioan Tẩy Giả về Đức Giêsu đã lóe lên trong tâm trí tôi một nhân vật khá nổi tiếng trong thời đại ngày nay: Sir [ngài, tước danh giá ở Anh quốc] Alec Guinness là một trong những diễn viên danh giá nhất của thế kỷ XX. Dù xuất hiện trong nhiều phim suốt bao nhiêu năm và nhận nhiều giải thưởng, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là vai Obi Wan Kenobi trong phim “Chiến tranh giữa các vì sao” [Star Wars]

Sir Alec Guinness sinh năm 1914 tại Luân Đôn, trong một gia đình tan vỡ. Ông chưa bao giờ biết mặt cha mình và lớn lên trong cảnh nghèo. Dù được nhận phép thêm sức trong đức tin Anh giáo ở tuổi 16, nhưng ông vẫn không thực sự chắc về niềm tin của mình nơi đạo. Qua những năm về sau, ông đi quanh khắp từ Giáo hội Trưởng lão, chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa Marx, Phật giáo, và thậm chí còn dự vài buổi hội của phái Quaker. Nhưng là một công dân Anh mẫu mực của những năm đầu thế kỷ XX, ông không màng đến Công giáo. Khi ông đang tập vai trong vở Hamlet, một linh mục Anh giáo đến gần giải thích với ông rằng ông đang lầm đường, và chỉ cho ông con đường đúng đắn. Cuộc gặp gỡ này có một tác động trên tâm hồn ông, và ông lấy lại được lòng ham thích nơi Anh giáo. Ông còn đi xa hơn trong đức tin Anh giáo, giữa cuộc biến loạn của Thế chiến II. Nhưng đến năm 1945, ở tuổi 40, ông có một cảm nghiệm khác mở ông ra với Công giáo.

Lúc đó ông đang ở Pháp để quay bộ phim Cha Brown, tác phẩm dựa trên nhân vật linh mục có tài phá án của G. K. Chesterton. Ông đang đóng một vai phụ, và ăn mặc như một linh mục Công giáo. Khi bước ra đường trong bộ áo linh mục, một em bé thấy ông và tưởng nhầm ông là linh mục Công giáo thiệt. Bé chạy đến, nắm lấy tay ông đầy tin tưởng, và đi với ông hết đoạn đường. Sự tin tưởng và tình cảm của đứa trẻ dành cho vị linh mục Công giáo, đã có tác động sâu sắc nơi ông, và khiến ông bắt đầu nghiêm túc nghĩ đến Công giáo. Về sau ông giải thích: ‘Cứ tiếp tục đi, tôi suy ngẫm rằng một Giáo hội có thể khiến cho một đứa trẻ tin tưởng đến thế, có thể tạo ra các linh mục dù chưa quen biết nhưng dễ gần đến thế, thì hẳn không phải là một giáo hội mưu đồ như người ta thường nói. Và tôi bắt đầu đánh sập dần dần những định kiến mà tôi đã được dạy, đã được hấp thụ từ lâu nay.’ (phanxico.vn)

Có lẽ ngày hôm nay Chúa cũng không trả lời trực tiếp mỗi khi chúng ta chất vấn về sự hiện diện của Người. Tại sao con vẫn đi lễ, vẫn đọc kinh hằng ngày, vẫn giữ luật của Chúa, vẫn yêu thương người cùng khổ mà sao con vẫn gặp bao sóng gió vùi dập trong khi những kẻ sống gian lận, gian xảo thì vẫn cứ giầu có, phây phây sung sướng…? Chúa có phải là Chúa mà con vẫn tin tưởng cầu xin hay không? Chúa có hiện diện nữa hay không mà sao không thấy Chúa ra tay cứu giúp giải thoát? Chúa làm cho con hoài nghi và rồi tự an ủi mình bằng cách tìm đến với một Đấng linh thiêng nào khác?

nhan-chung-song-1

Cũng chính vì sự hoài nghi này mà Sir Alec Guinness đã đi quanh khắp từ Giáo hội Trưởng lão, chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa Marx, Phật giáo, và thậm chí còn dự vài buổi hội của phái Quaker. Điều này cũng vẫn thường xẩy ra với nhiều tin hữu khi cầu xin hoài mà vẫn không được đáp ứng theo nhu cầu, đành tìm đến với vị thần khác nơi chùa chiền hoặc những địa danh linh thiêng khác. Nhưng rất mừng là ông Alec Guinness đã không vấp ngã vì niềm tin trong tâm hồn của ông nhờ vào một nhân chứng rất đơn sơ của một cậu bé. Và ông bắt đầu đánh sập dần dần những định kiến mà ông đã được dạy, đã được hấp thụ từ lâu nay. Như vậy Chúa biểu lộ quyền năng ngang qua sự nhỏ bé và yếu đuối của hài nhi nằm trong máng cỏ và ngang qua cái chết trần trụi của một kẻ tử tội là những điều mà không một ai chờ đợi và muốn đón nhận, Thế nhưng, nơi đó lại có sức mạnh để giải thoát con người khỏi sự thống trị của sự dữ, của tội lỗi và của cái chết.

gioantay-gia

Lạy Chúa, đôi lần con đã ngờ vực về tình yêu của Chúa khi gặp sóng gió, khó khăn trong cuộc sống như thánh Gioan Tẩy Giả đã trải qua, khi phải ở trong lao tù. Nhưng con tin rằng một khi cảm nghiệm được cũng như lắng nghe được tiếng Chúa mời gọi qua những trao ban thầm lặng, những tha thứ cảm thông yêu thương giữa con người với nhau, chắc rằng con sẽ không bao giờ vấp ngã vì chính niềm trông đợi của mình như Sir Alec Guinness đã cảm nghiệm được trong đời sống của chính mình. Amen.

Peter Vũ văn Quí gởi

Anh vuốt tóc em, anh vuốt tóc em,

Một Lần Cuối – Khánh Ly

httpv://www.youtube.com/watch?v=Oq7LWMIM_kA

Chuyện phiếm đọc trong tuần thứ 3 mùa Vọng Năm A 11/12/2016

 “Anh vuốt tóc em, anh vuốt tóc em,”

một lần cuối, một lần cuối cùng, rồi thôi….
Anh hốt trăng thanh, trên áo em xanh,

một lần cuối, như những lần đó xa xôi….
Anh nắm tay em,

anh nắm tay em,

một lần cuối, một lần cuối,

một lần cuối cùng,

để còn thấy đời êm lần cuối.
Một lần cuối cùng, thôi em ơi!”

(Hoàng Thi Thơ – Một Lần Cuối!)

 (1Cor 14: 14-16)

 Trần Ngọc Mười Hai

Vuốt tóc em, chỉ một hay nhiều lần, thì đã sao! Hà cớ gì, anh lại cứ phải bảo đấy “lần cuối, lần cuối cùng thôi em ơi” để làm gì? Thôi thì, anh muốn bảo: lần đó là lần thứ mấy cũng được, miễn là anh đừng hù doạ như các “ông thần/bà thánh” ở nhà Đạo cứ giở Tin Vui/Tin Mừng ngày của Chúa ra mà doạ đám “trẻ người non dạ”, nay không còn hợp thời nữa.

Không tin ư? Thì đây, mời bạn nghe tiếp lời bàn của đấng bậc Đức Thày “lờ mờ” ở Sydney hẳn sẽ rõ. Nhưng, trước khi nghe lời “đức ngài” phán, ta hãy nghe thêm câu ca rất “héo hắt” như sau:

“Thế là héo hắt cho nhau!
Thế là nước mắt đêm thâu!
Thế là mãi mãi, và mãi mãi tình sầu
Thế là tiếng khóc thiên thâu!
Thế là mãi mãi thương đau!
Thế là mãi mãi, và mãi mãi xa nhau

Anh hát cho em nghe, anh hát cho em nghe,

một lần cuối, một lần cuối cùng, rồi thôi.
Anh chết trong mắt em!
Anh chết trong mắt em, một lần cuối! như những lần đó … xa xôi.
Anh khóc trên vai em, anh khóc trên vai em, một lần cuối,

một lần cuối, một lần cuối cùng, để còn thấy lòng run lần cuối.

Một lần cuối cùng thôi, em ơi !

Anh khóc trên vai em, anh khóc trên vai em,

một lần cuối, một lần cuối, một lần cuối cùng,

để nhìn thấy tình yêu lần cuối.
Một lần cuối cùng thôi, em ơi
Một lần cuối cùng thôi, em ơi !
Một lần cuối cùng thôi, em ơi !
Một lần cuối cùng thôi, em ơi !

(Hoàng Thi Thơ ­- bđd)

Đấy thấy chưa, hỡi bạn và tôi là các cụ thân thương, trìu mến! Người ngoài đời có hát gì thì cứ việc hát, nhưng sao lại ỷ ôi, mềm ngọt như đấng bậc nhà Đạo cứ rao-truyền những câu hỏi/đáp rất “phán bảo” ở bên dưới:

“Thưa Cha. Con đây vẫn luôn thắc mắc chuyện của Giáo-hội thời tiên-khởi lần đầu tiên thiết-lập luật Đạo buộc con dân phải đến nhà thờ dự thánh-lễ mỗi ngày Chúa Nhật. Câu hỏi của con hôm nay, là: có chuyện ấy vào năm tháng ngày giờ ở thế-kỷ đầu-tiên không?”

 Lại một câu hỏi về giáo-luật và giáo-sử, được chuyển đến Tuần Báo Công giáo Sydney , đã có lời đáp như sau:

“Đây là câu hỏi rất hay khiến tôi phải trả lời ngay rằng: Không! Hội thánh Chúa khi xưa chưa có luật buộc đi lễ nhà thờ vào mỗi Chúa Nhật, ở các thế kỷ đầu có bao giờ cần như thế hết. Kitô-hữu thời đầu từng coi Thánh lễ ngày Chúa Nhật là việc hệ-trọng, nên họ vẫn quyết-tâm tham-dự dù đôi lúc cũng kéo theo nhiều hiểm-nguy, hệ-luỵ.

 Tưởng cũng nên nhớ rằng: vào các thế-kỷ đầu đời, ngày Chúa Nhật ở đế quốc La Mã không hề là ngày nghỉ ngơi bao giờ, thế nên các Kitô-hữu vào thế kỷ đầu đã phải dậy thật rất sớm, để đi Lễ.

 Ta biết được điều này là nhờ bức thư của Pliny Người Trẻ Tuổi là viên thống-đốc người La Mã đã trị vì vùng Pontus-Bithynia, viết vào năm 112 cho hoàng đế Trajan xin ý-kiến về việc bách-hại người theo Đạo Chúa. Ông viết thư bảo rằng: người đi Đạo thường gặp nhau vào một ngày nhất-định trước khi mặt trời mọc…”

 Ông còn nói: sau khi tụ tập gặp nhau vào sáng sớm, những người đi Đạo nói ở đây đã tản mác ngay lập tức, sau đó mới quay trở lại cùng san sẻ hưởng thụ phần thức ăn bình thường trong ngày”, có lẽ ông đề-cập đến Tiệc Lòng Mến Agapè, là bữa ăn thân-thiện được mọi tín-hữu thời đó san-sẻ cho nhau vào thế kỷ đầu.

 Dù có bị theo dõi, bách-hại đến thế nào đi nữa, các Kitô-hữu lúc ấy vẫn gia-tăng lòng đạo và con số các vị này cũng tăng đều. Thống-đốc Pliny Người Trẻ Tuổi còn viết thêm, rằng: “dân-chúng thuộc đủ mọi thành-phần, mọi lứa tuổi, trai hoặc gái đều đã và sẽ can dự vào cuộc lùng bắt rất cần-thiết. Bởi lẽ, lối dị-đoan mê tín này rất lây lan không chỉ tại các thành-phố lớn mà thôi, nhưng còn lan rộng sang các làng mạc và quận huyện ở vùng quê nữa…”

 Lời chứng về lòng tin và việc hiến-tế hy-sinh của các tín-hữu quyết tham-dự thánh lễ Ngày Chúa Nhật xảy đến trong cuộc bách-hại do hoàng-đế Diocletian lập vào năm 303. Tại Abitene thuộc Tunisia khi ấy có một nhóm tín-hữu gồm 49 người đã tụ tập tại nhà riêng của người trong nhóm vào mỗi Chúa Nhật để dự thánh-lễ cho đến một ngày kia họ bị bắt giữ và giải cho vị Phó Lãnh Sự là người La Mã.

 Khi một trong các vị này hỏi các vị này rằng: tại sao họ để cho tín-hữu Đạo Chúa đến nhà mình để dự thánh-lễ, thì ông trả lời: “Chúng tôi không thể sống, mà không có thánh-lễ.” Sách Công vụ Các Thánh Tử Đạo có viết:

 “Ôi khùng điên, ôi khờ dại là những câu hỏi của quan án! Cứ như thể tín-hữu Đức Kitô lại có thể sống mà không có Thánh-lễ ngày Chúa Nhật được sao? Hoặc, thánh lễ Chúa Nhật mà lại không có giáo-dân tham-dự sao có thể cử-hành được. Kìa Satan loài quỷ dữ, người không biết rằng: chính thánh-lễ Ngày Chúa Nhật làm nên Kitô-hữu và Kitô-hữu là những người làm nên thánh-lễ sao? Bởi thế nên, người ta không thể sống được mà lại không có thánh-lễ ngày của Chúa, được.”

Hội thánh không ra luật lệ bắt buộc mọi người phải tham-dự thánh-lễ vào thời đó. Đó là thành-phần cuộc sống của tín-hữu Đức Kitô mặc dù họ bị nguy-cơ sống chết gì cũng không sợ.

Trong Tông-thư Dies Domini (Ngày của Chúa), Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II có bình-luận: “Hội-thánh ta, dù thời-gian đầu không coi việc này là cần-thiết đi nữa, Hội-thánh vẫn không ngừng xác-nhận rằng đây là sự bó buộc của lương-tâm dấy lên từ nhu-cầu nội-tâm của các tín-hữu vào các thế-kỷ đầu tiên, là như thế.

 Mãi sau này, khi thấy tín-hữu của ta bắt đầu lơ-là hoặc ít hăng-say như trước, Hội-thánh mới nói rõ bổn phận phải tham-dự thánh lễ Chúa Nhật. Thường thì, đây là sự khích-lệ hơn là bắt buộc; nhưng, vào những lúc khiến Hội-thánh phải tiến đến các lý-lẽ mang tính cách giáo-luật đặc-biệt.

 Đây là trường-hợp của các công-hội địa phương có từ thế kỷ thứ tư  trở về sau. Đặc biệt là Công-hội Elvira vào năm 300 khi đó có nói đến luật buộc dự lễ nhưng không đề-cập đến việc đền tội sau khi bỏ lễ những ba lần.

 Đặc biệt hơn cả, là từ thế-kỷ thứ 6 trở đi (như ở Công-hội Agde vào năm 506) quyết-định của các Công-hội như thế đã dẫn đến việc thực-hành trên toàn thế-giới, và tính bó buộc đã trở-thành chuyện bình thường mà thôi.” (X. Dies Domini đoạn 47)

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã giải-thích rằng: trong Điều luật trong Giáo-luật năm 1917 có nói là Hội-thánh lần đầu tiên ban hành việc bó buộc dự lễ ngày Chúa Nhật theo hình-thức một điều luật. Và Giáo luật hiện-hành đã ban hành từ năm 1983 lặp lại cũng một luật buộc như thế vẫn bảo rằng: Vào ngày Chúa Nhật và và các ngày lễ khác, mọi tín-hữu đều được yêu-cầu đến dự thánh-lễ như một luật buộc.” (Giáo luật số 1247 và Tông Thư Dies Domini đoạn 47)

Hỏi rằng mọi tín-hữu ngày nay có được lòng tin như các Kitô-hữu thời tiên-khởi và có tham-dự thánh-lễ ngày Chúa Nhật do động-lực của tình thương-yêu thúc đẩy hay không, đôi khi còn kèm theo một vài sự hy-sinh nữa không đấy? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi người và mọi người chúng ta.” (X. Lm John Flader, Did the early Church have a law about Mass on Sunday? The Catholic Weekley 08/5/2016 tr. 22)

Thật ra, “Đức ngài” có phán và có bảo cũng vẫn là những lời bảo ban và chuyện phán bảo “xưa rồi Diễm” ở giáo-triều nhiều triết-học, triết-lý rất nhân duyên.

Quả thật, anh cứ “vuốt tóc em” rồi em lại “vuốt tóc anh” như thế mãi rồi lại hỏi những câu/những điều như thế về thánh-lễ rất “Misa”, nghe cũng hơi lạ. Lạ hơn nữa, là khi đức thày còn bảo rằng: chuyện lễ lạy nhà thờ vẫn có luật và lệ đấy chứ!

Thật ra thì, luật và lệ là những điều/những chuyện làm nức lòng người nghe và chịu đi lễ để khỏi thắc mắc những tháng ngày còn lại trong đời, rất rối bời chuyện đạo đức.

Thật ra thì, suy tư đến thế nào đi nữa, giờ đây vẫn xin mời bạn/mời tôi, ta tiến lên thêm bước nữa vào chốn dân-gian Lời Vàng có những điều vẫn được đấng thánh-hiền nhắc nhở rằng:

“Thật vậy, nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ

thì lòng tôi cầu nguyện,

nhưng trí tôi chẳng thu được kết quả gì.

Vậy, phải làm sao?

Tôi sẽ cầu nguyện với tấm lòng,

nhưng cũng cầu nguyện với trí khôn nữa.

Tôi sẽ ca hát với tấm lòng,

nhưng cũng ca hát với trí khôn nữa.

Quả thế, nếu bạn chỉ chúc tụng với tấm lòng thôi,

thì làm sao hạng người ngoài cuộc có thể thưa “A-men”

lúc bạn dâng lời tạ ơn,

vì người đó không biết bạn nói gì?”

(1Cor 14: 14-16)

Thật sự, thì nếu suy tư/tụng niệm nhiều hơn nữa về thánh-lễ Misa hay Tiệc Lòng Mến  ở nhà Đạo, ta cũng thấy nảy ra nhiều ý-tưởng từng nghe biết từ các đấng bậc khác, rất như sau:

“Những ai cho rằng mình là kẻ bước theo chân Chúa, vẫn tham dự đều Tiệc Thánh, một cách năng động hay thụ động, mà lại không tha thiết làm thành viên cộng đoàn tình thương của Chúa, ắt chỉ hưởng lợi ích của Bí tích Thánh Thể, rất ít.

 Tham dự Tiệc Thánh, còn là hành vi cảm tạ. Bởi, nếu tầm nguyên ngôn ngữ, ta sẽ thấy cụm từ “Thánh Thể” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, mang ý nghĩa của một cảm tạ. Nên nhớ là, trong mọi việc, Thiên Chúa thể hiện tình thương cho ta qua sự sống của Đức Giê-su, và Lời Ngài dạy. Qua nỗi đau, cái chết và sự sống lại của Ngài, mà thôi.

 Bởi thế nên, khi tham dự Tiệc Thánh, ta nhớ đến Đức Chúa của Tình Yêu. Nhớ, để cảm tạ. Nhớ, để yêu thương. Cảm tạ, vì ta đã được Tình yêu Chúa đánh động, và đi vào cuộc sống của ta. Đánh động, qua kinh nghiệm bản thân, của mỗi người. Dự Tiệc Thánh, là đi vào với chiêm ngắm và cảm tạ mọi phúc lành, Ngài ban cho sự sống.

 Dự Tiệc Thánh, còn là cử hành sự kiện mình trở nên thành viên đích thực của cộng đoàn. Vì thế, ta sẽ cử hành trong vui tươi, đậm nét thân thương tình bằng hữu. Vui tươi, vì Tiệc Thánh Thể, tự bản chất, không tạo ra cộng đoàn.

 Nhưng, khi dự Tiệc Thánh, ta biết rõ ràng cộng đoàn có mặt ở đó, đang quây quần tề tựu, rất tươi và rất vui. Tham dự Tiệc Thánh, không chỉ có nghĩa là “xem lễ”, bước đến nhà thờ để “đi lễ”, rất cá thể. Dự Tiệc Thánh, cũng chẳng cốt để giữ điều răn Hội thánh, là: “Hãy giữ ngày Chúa Nhật”.  Dự Tiệc Thánh, hay giữ ngày Chúa Nhật, không thể là như đi xem hát/diễn kịch, để giải trí. Không phải để ta lãnh nhận điều gì có lợi, dù vật chất hay tinh thần. Nhưng tham dự Tiệc, là cho đi. Cho rất nhiều. Cho toàn bộ con người mình, hầu liên kết hiệp thông.

 Tiệc Thánh là một Bí tích, điều này có ý nghĩa còn lớn hơn cả ý nghĩa đến dự chỉ để dâng lên đồ cúng kiến, tế thần. Tiệc Thánh, là thước đo chất lượng của tình bằng hữu, nơi cộng đoàn. Đo, là đo cả bản chất và tình trạng của cộng đoàn, nữa. Cộng đoàn nào sinh động, ắt không thể cử hành Tiệc Thánh theo cách lê thê, đáng chán. Nơi nào, không có tinh thần cộng đoàn theo đúng cách thì nơi ấy không thể có Tiệc theo đúng nghĩa. Dù nguyện đường có hoành tráng. Phẩm phục có uy nghi. Ban hợp xướng có tiếng hát thanh trong thiên thần đi nữa, thì Tiệc Thánh ta dự vẫn không mang ý nghĩa đích thực được.

 Có giáo-dân nọ đến dự Tiệc Thánh rất thường nhưng vẫn tự hỏi: sao ta cứ phải “đi lễ”, mà không thể cầu-nguyện ở nhà được nhỉ? Đúng thế. Ai cũng có thể ở tại nhà, mà nguyện cầu. Nhiều khi, nhà là chốn ấm nguyện cầu, rất tốt.

 Nhưng, Tiệc Thánh đâu chỉ là thời gian để nguyện cầu. Thánh lễ chính là Bữa Tiệc. Là, mảng thời gian để ta vui mừng với cộng đoàn thân thương, ta lui tới. Và tiệc vui thánh, không thể thực hiện một cách riêng lẻ, ở tại nhà. Mà, chỉ có thể thực hiện trong chung vui, với nhau. Chung cộng đoàn. Cùng cộng đoàn…”(X. Lm Frank Doyle, Suy Niệm Lời Ngài Chúa Nhật Lễ Mình Máu Chúa, nxb Tôn Giáo 2013 tr. 107-108)

Thật ra thì, nhiều người-đi-Đạo sống trong đời, đôi lúc vẫn lẫn lộn sự Đạo với chuyện đời đến độ họ-và-tôi không nắm bắt được cốt cách cùng ý chính việc tham-dự Tiệc Lòng Mến/Thánh Thể còn mang nặng ý-nghĩa chính-yếu của những tương-quan mật thiết giữa người với người, như đấng bậc ở trên còn nói tiếp:

“Bởi thế, những gì ta cử hành khi tham dự Tiệc Thánh, vẫn nói lên kinh nghiệm sẻ san, cùng đem cho nhau tư cách vui tươi, của cộng đoàn. Và khi bắt đầu phần rước Chúa vào lòng, cộng đoàn ta cùng nhau dâng lên lời nguyện cầu mà Đức Giê-su đã chỉ dạy. Đó chính là lúc, ta ngỏ lời với vị Cha Chung của ta ở trên cao, chứ không phải với người cha riêng của một ai. Qua ngỏ lời, ta cầu Chúa ban cho mọi người có đủ cơm bánh hằng ngày.

 Cầu mong cho nhau, được ơn tha thứ, biết làm hoà. Làm hoà, bằng cử chỉ tay trong tay nắm thành vòng. Và làm hoà, bằng lời chúc bình an cho nhau. Tức, cử chỉ của sự thân thương tình bằng hữu. Của tình an hoà biết thứ tha hết mọi người, trước khi bước lên bàn thánh đón Chúa vào ngự trong cung lòng của chúng ta.     

 Thực hiện động tác an bình hài hoà, tất cả chúng ta sẽ nhớ lại Lời Ngài ở Núi thánh: “Vậy, khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ người anh em đang có chuyện bất bình với anh, hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh/em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. (Mt 5: 23-24).

 Nói cho cùng, nếu không chuẩn bị, ta không thể có được tình an hoà bằng hữu, khi đến với cộng đoàn, ở nhà thờ. Đến dự Tiệc, là ta đã sẵn sàng mang niềm vui tặng trao mọi người. Giáo xứ nào, nếu chỉ lo tổ chức thánh lễ rềnh rang cho có mà chẳng thiết tha gì chuyện buồn/vui xảy đến, với người xứ mình.

 Thì nơi ấy, sẽ trở thành giáo xứ khô cằn, rẫy chết. Tiệc Thánh lúc đó, chỉ là thói quen nhàm chán, đáng từ bỏ. Tiệc Thánh, phải là Tiệc sinh động của cộng đoàn. Cho cộng đoàn. Và do cộng đoàn thực hiện.

 Giáo xứ năng động, không chỉ là toà kiến trúc, nguy nga có thánh lễ, có bài giảng và có đàn hát, rất hăng say. Nhưng, là cộng đoàn tươi vui, biết dựng xây tình yêu thương con cái Chúa, trong hiệp nhất.

 Và, Tiệc Thánh, là dấu chỉ của cộng đoàn vui tươi sinh động, ở giáo xứ . Ở nơi đây, Đức Kitô đang hiện diện sống động trong mọi người. Qua mọi người. Ngài hiện diện, như một tổng thể có Thân Mình rất Thánh, hiệp thông. Liên kết. Hiểu được ý nghĩa đích thực của Tiệc, ta sẽ nhận ra Lời Ngài vẫn chờ và vẫn đợi mọi người. Cả vào lễ Mình Máu Chúa, rất hôm nay.” (X. Lm Frank Doyle, sj sđd tr. 109)

 Thế mới biết, nhiều lúc bầy tôi đây hay bạn bè đó vẫn hay quên sót hoặc hiều lầm ý-nghĩa của Bữa Tiệc Lòng Mến của nhà Đạo, đến độ cứ “đi và làm” như cỗ máy. Chứ, chẳng hiểu rõ mục đích của “đi-và-làm” theo hiệu-lệnh của Đức-Chúa-Tình-Yêu của tôi và của bạn, muôn đời là thế.

Thế mới hiểu, rằng: nhà thơ nọ bị tiếng là “ngớ-ngẩn” hoặc “lẩn-thẩn” sao đó, nhưng vẫn có những nhận-định rất ư là “trải-nghiệm đời” về nhiều thứ như bài thơ “Đừng Tưởng” sau đây:

“Đừng tưởng cứ núi là cao.. Cứ sông là chảy, cứ ao là tù,

Đừng tưởng cứ dưới là ngu.. Cứ trên là sáng cứ tu là hiền,

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên.. Cứ nhiều là được cứ tiền là xong,

Đừng tưởng không nói là câm.. Không nghe là điếc không trông là mù.

Đừng tưởng cứ trọc là sư.. Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của đã sang.. Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây
Đừng tưởng cứ uống là say.. Cứ chân là bước cứ tay là sờ
Đừng tưởng cứ đợi là chờ.. Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần.

Đừng tưởng cứ mới là tân.. Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh.. Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to
Đừng tưởng cứ quyết là nên.. Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua
Đừng tưởng cứ lớn là khôn… Cứ bé là dại, cứ hôn… là chồng

Đừng tưởng giàu hết cô đơn.. Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo
Đừng tưởng cứ gió là mưa.. Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè
Đừng tưởng cứ hạ là ve.. Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn…
Đừng tưởng thu lá sẽ tuôn.. Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu.

Đừng tưởng cứ thích là yêu.. Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay
Đừng tưởng vua là anh minh.. Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than.
Đừng tưởng đời mãi êm đềm.. Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân.
Đừng tưởng cười nói ân cần.. Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương.

Đừng tưởng trong lưỡi có đường.. Nói lời ngon ngọt mười phương chết người
Đừng tưởng cứ chọc là cười.. Nhiều khi nói móc biết cười làm sao
Đừng tưởng khó nhọc gian lao.. Vượt qua thử thách tự hào lắm thay
Đừng tưởng cứ giỏi là hay.. Nhiều khi thất bại đắng cay muôn phần

Đừng tưởng nắng gió êm đềm.. Là đời tươi sáng hóa ra đường cùng
Đừng tưởng góp sức là chung.. Chỉ là lợi dụng lòng tin của người
Đừng tưởng cứ tiến là lên.. Cứ lui là xuống, cứ yên là nằm
Đừng tưởng rằm sẽ có trăng.. Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu

Đừng tưởng cứ khóc là sầu.. Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng
Đừng tưởng cứ nghèo là hèn.. Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong.
Đừng tưởng quan chức là rồng
Đừng tưởng dân chúng là không biết gì.

Đời người lúc thịnh, lúc suy
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng.
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.

 Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền.
Ai ơi nhớ lấy đừng quên…!”

(Thơ Đừng Tưởng của Bùi Giáng nhận được từ điện-thư vi-tính, mới vừa đây)

Đừng tưởng” hay “cứ tưởng rằng ” cuộc đời có tương-quan giữa người người, là như thế. Đừng tưởng rằng: đời người đi Đạo đôi khi cũng như thế. Như thế, tức mãi mãi tưởng lầm chuyện nhà thờ/nhà thánh chỉ là chuyên-chăm kinh-kệ, mới đáng sống.

Đời người có đáng sống hay không, đâu chỉ vì chuyện “Đừng tưởng” của nhà thơ mà làm mục-tiêu ta của sự sống đi tới. Mục tiêu sự sống hay mục đích của cuộc-đời-người, vẫn là kiếm tìm một hạnh-phúc cũng rất cần nhưng hay tưởng lầm, như nhận định của ai đó đã phóng đi được bầy tôi đây dùng làm kết-đoạn cho câu chuyện phiếm sau đây:

“Đến hôm nay, khi đã thành đạt, vợ đẹp, con ngoan. Cuộc sống hối hả, vô thường vô tận. Nó cũng chẳng bao giờ đóai hoài đến cái đầu, hay miếng xương con cá. Vì những thứ đó đã được vợ nó bỏ đi, chỉ mang phần thịt lên mâm cơm.

Cha mẹ nó lớn tuổi mới cưới nhau. Hồi đó, gia đình nghèo khó. Mẹ mất sớm, cha tần tảo nuôi 3 anh em nó nên người. Nhà gần sông, nhưng cha đau yếu, ít khi có được con cá mà ăn, mà có được bữa cá đã là thịnh soạn lắm với anh em nó rồi. Nó còn nhớ, mỗi lúc ăn cá, cha thường bảo: -Để tao ăn đầu và xương.

Nó nhanh nhẩu hỏi:

-Tại sao thế hả cha?

Cha nó nói vẻ mặt nghiêm nghị, kiểu răn dạy:

-Vì cha già rồi, hay đau đầu, nên ăn đầu thì nó sẽ bớt đau – cái này gọi là ăn óc bổ óc, hiểu không? Xương yếu, ăn xương thì sẽ cứng cáp hơn. Có vậy mà cũng không hiểu hả?”

Tâm hồn trẻ con, nó và hai đứa em đinh ninh là cha nói thật. Mỗi lúc đến bữa ăn, nó còn nhanh nhẩu sẻ ra từng phần. Bỏ đầu và xương qua cho cha nó. Ba anh em tranh nhau phần thịt. Có những lúc nó cũng phân vân, những khi như thế, cha nó lại bảo: “Hồi nhỏ, ông bà nội cho tao ăn thịt suốt, giờ nhìn thịt là cha thấy ớn quá, sau này lớn các con cũng như cha thôi.”

Thấm thoắt thoi đưa, anh em nó lớn lên, và cha nó già đi. Sau này, khi nó đủ hiểu biết mới nhận ra những lời cha nó nói trước đây là nói dối, thì cũng là lúc đời sống của gia đình nó khấm khá hơn. Anh em nó có thể thay cha đi đò, đi sông, mò cua, thả cá.

 Vì thế mà cha nó cũng thỉnh thoảng ăn thịt, hay ăn thường xuyên nó cũng chẳng nhớ. Vì tuổi trẻ bồng bột, không dám – không ngẫm nghĩ nhiều về yêu thương, hay vì cha nó cố tìm cách cho “lời nói dối” được anh em nó chấp nhận hơn, nó cũng chẳng còn nhớ.

Để đến hôm nay, khi đã thành đạt, vợ đẹp, con ngoan. Cuộc sống hối hả, vô thường vô tận. Nó cũng chẳng bao giờ đóai hoài đến cái đầu, hay miếng xương con cá. Vì những thứ đó đã được vợ nó bỏ đi, chỉ mang phần thịt lên mâm cơm.

Hôm nay là ngày giỗ lần thứ 10 của cha nó. Nhìn di ảnh ba gầy còm, nhưng nở một nụ cười tươi sáng. Nhìn con cá chiên to đùng, lấp lánh mỡ mà vợ đặt lên bàn thờ, nó chợt bất giác rơi lệ. Một cơn đau từ đâu hiện về nhói lòng vô tận. Nó phải quay mặt đi để lau hàng lệ, để giấu vợ con. Nhưng nó không thể xóa đi được hình dáng cha già còm cõi, xiêu vẹo bước đi bên sông, “cha đi thả cá mùa nước nổi”.

 Rồi sau đó là những trận thương hàn triền miên hành hạ ông. Nó không thể xóa đi được cái ý nghĩ “nếu cha ăn nhiều thịt hơn, thì đã không già yếu như thế”. Vừa khấn vái, nó lại bất giác kêu lên những tiếng “cha” từ trong cổ họng.

Đến lúc ra bàn ăn. Nhìn vợ đang xẻ thịt con cá, để bỏ đi phần đầu và xương. Nó giữ tay vợ lại: -Em, để anh ăn đầu, đừng bỏ đi”.

Vợ hiểu. Vợ nó bỏ đầu cá qua cho chồng. Chỉ có cô con gái nhỏ là thắc mắc:

-Sao hôm nay ba lại ăn đầu, nó lắm xương, nó sẽ làm đau ba đấy?

Nó xoa đầu con gái, nuốt tiếng nấc đang chầu chực nơi cổ họng vào trong, rồi bảo:

-Dạo này ba hay đau đầu, nên ăn đầu sẽ hết đau con gái à, cái này gọi là ăn đầu bổ đầu đấy con yêu”.

 Nó vừa ăn vừa cố cho những giọt nước mắt không tràn xuống bát cơm.” (truyện ngắn do Cù Lú kể)

 Nghe kể rồi, nay mời bạn và mời tôi, ta cứ hãnh tiến hước về phía trước mà ra đi miệng ngâm nga những lời hát “vuốt tóc em” tuy buồn bã nhưng vẫn cứ hát “một lần cuối”, rằng:

“Anh hát cho em nghe,

anh hát cho em nghe,

một lần cuối, một lần cuối cùng, rồi thôi.
Anh chết trong mắt em!
Anh chết trong mắt em,

một lần cuối! như những lần đó … xa xôi.

Anh khóc trên vai em,

anh khóc trên vai em, một lần cuối,

một lần cuối, một lần cuối cùng,

để còn thấy lòng run lần cuối.

Một lần cuối cùng thôi, em ơi !

Anh khóc trên vai em,

anh khóc trên vai em,

một lần cuối, một lần cuối,

một lần cuối cùng,

để nhìn thấy tình yêu lần cuối.
Một lần cuối cùng thôi, em ơi
Một lần cuối cùng thôi, em ơi !
Một lần cuối cùng thôi, em ơi !
Một lần cuối cùng thôi, em ơi !

(Hoàng Thi Thơ ­- bđd)

Cứ hát và cứ khóc “trên vai em” một lần cuối đến như thế, anh và em rồi sẽ “nhìn thấy tình-yêu lần cuối”, dù Tình-yêu ấy, dù người đời ở đây, hôm nay vẫn cảm-nghiệm một cuộc đời cũng rất “người”, nơi mọi người. Ở muôn nơi.

Trần Ngọc Mười Hai

Cũng là người

như mọi người

Nên không thể không có

những cảm xúc

đến như thế.