Lễ Các Thánh- Cha Phạm Quang Hồng
httpv://www.youtube.com/watch?v=JMf7gbJA6pU
Lễ Các Thánh-Kiên Cường Chuyển Đổi Trần Hoàn, Trung Trinh Tỏa Chiếu Thiên Quang Muôn Đời-Cha Hồng
CHÚNG TA CÓ NÊN THÁNH ĐƯỢC KHÔNG?
CHÚNG TA CÓ NÊN THÁNH ĐƯỢC KHÔNG?
Tu sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển
Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội mừng trọng thể lễ các thánh nam nữ. Qua thánh lễ hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy biểu lộ niềm vui mừng, hãnh diện và hy vọng vào ơn cứu độ của Thiên Chúa dành cho chúng ta là những người cùng chung niềm tin vào Chúa như các thánh.
Tuy nhiên, hẳn mỗi người chúng ta nhiều khi tưởng tượng ra sự xuất sắc của các thánh như là những vĩ nhân, những người siêu quần bạt chúng, hay các ngài như là những người có một cuộc sống đặc biệt, khác thường nên mới trở nên những vị thánh! Còn chúng ta, những người tầm thường, có lẽ niềm hy vọng nên thánh là điều khó có thể xảy ra!
Suy nghĩ như thế có đúng hay sai? Và chúng ta có trở nên thánh trong thời đại hôm nay được hay không? Giờ đây, chúng ta cùng nhau suy niệm về cuộc đời của các thánh, và từ đó, rút ra một giải đáp cho thắc mắc trên. Trước tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem: các thánh là ai? Và các ngài đã sống như thế nào?
- Các thánh là ai?
Khi đặt câu hỏi như thế, chúng ta có thể trả lời ngay rằng: các ngài là những Giáo hoàng, Hồng y, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân. Các ngài là những người tri thức, nhưng cũng không thiếu những đấng bình dân học vụ. Các ngài là những người có địa vị trong Giáo Hội và xã hội, nhưng cũng không thiếu những đấng thường dân. Các ngài là những người được sinh ra nơi thành phố phồn hoa đô hội, nhưng cũng có vị hiện hữu nơi cuộc đời này trong cảnh màn trời chiếu đất, nơi thôn quê hẻo lánh… Các ngài là những bác sĩ, kỹ sư, là những người giàu, nhưng cũng rất nhiều đấng suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, là những người nghèo, cảnh mẹ góa con côi… Các ngài cũng là những người thánh thiện, tốt lành ngay từ nhỏ, nhưng cũng không thiếu đấng trước đó là kẻ rối đạo, chối đạo, sống cuộc đời bê tha và trác táng, nhưng chỉ được ơn sám hối, canh tân, tin tưởng, phó thác nơi Chúa trước khi nhắm mắt rời bỏ thế gian mà thôi…
Như vậy, các thánh thật đông đảo và các ngài từ mọi nơi, mọi miền và đủ mọi thành phần. Chính thánh Gioan khi được thị kiến đã thốt lên: “… kìa một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ” (Kh 7, 9); và: “Một trăm bốn mươi bốn ngàn người được đóng ấn, thuộc mọi chi tộc con cái Itraen” (Kh 7, 4); các ngài “… là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7,14).
Nói chung, thế giới của các thánh gồm đủ mọi thành phần, và số lượng các thánh không ai đếm xuể. Công việc của các ngài là tôn vinh, thờ phượng, cảm tạ Thiên Chúa và cầu thay nguyện giúp cho chúng ta. Các ngài đang được sống một sự sống hạnh phúc nơi quê thật là Nước Trời.
Việc chúng ta ngưỡng mộ tài cao đức rộng, cuộc sống phi thường của các thánh hẳn không sai, nhưng không phải là tuyệt đối đúng, vì thực tế, trong số các thánh, nhiều đấng cũng không hơn gì chúng ta. Có khi các ngài cũng là nhưng người tội lỗi một thời như Maria Mađalêna, Phêrô, người trộm lành, Phaolô, Augustinô…
Điều đáng nói ở đây chính là: các ngài thuộc những người đã trải qua kinh nghiệm về yếu đuối, sa ngã và tội lỗi, nhưng các ngài đã sám hối, ăn năm, canh tân đời sống theo ánh sáng Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô. Các ngài là những người 99 lần ngã, nhưng lần thứ 100 thì đứng dậy và đứng luôn trong ân sủng.
Thật vậy, sau khi sa ngã, các ngài đã nhận được ân sủng và tình thương lớn lao của Thiên Chúa dành cho mình, nên các ngài đã tin tưởng, phó thác và yêu mến Thiên Chúa hết lòng, yêu thương anh chị em tha thiết. Như thế, có thể nói: các thánh đều là những người đã nếm mùi đau khổ thử thách ở trần gian như chúng ta, xong, các ngài vẫn giữ được lòng trung thành với Thiên Chúa và kiên trì tuân giữ Giới Luật của Người cũng như thi hành xuất sắc Tám Mối Phúc Thật.
Cuộc đời hy sinh, đòn vọt, bắt bớ vì Chúa và tâm tình sám hối, canh tân để trở nên ngày càng đồng hình đồng dạng với Đức Kitô nơi các thánh được ví như một cuộc thanh luyện và cố gắng liên lỷ.
- Các thánh là những người trung thành với Hiến Chương Nước Trời
Tất cả các thánh, không ai là người sống ngoài bản Hiến Chương Nước Trời mà Tin Mừng hôm này thuật lại. Các ngài luôn coi bản Hiến Chương Nước Trời như là khuôn vàng thước ngọc cho cuộc đời mình. Qua bản Hiến Chương này, các ngài đã sống tinh thần nghèo khó, không bị lệ thuộc vào vật chất, sống hiền lành và bao dung, quảng đại, tha thứ. Cuộc đời các ngài luôn khao khát sự sống công chính, mong muốn sống trong sạch, yêu thương, chăm sóc những người đau khổ, luôn kiến tạo hòa bình và khước từ hận thù, xây dựng tình huynh đệ, hiệp nhất, yêu thương. Các thánh còn là những người vì yêu mến Chúa trên hết mọi sự, nên chấp nhận mọi sự hiểu lầm, đòn vọt, bắt bớ, gươm đao và ngay cả cái chết để được mối lợi tuyệt đối là Đức Kitô, vì người, các ngài đành mất hết (x. Pl 3, 8). Các ngài được ví như những người lái buôn, đã đánh đổi tất cả một khi đã tìm được Kho Tàng, Viên Ngọc Quý. Vì thế, đối với các ngài: “…sống là Ðức Kitô, và chết là một mối lợi” (Pl 1, 21), nên không có gì tách các ngài ra khỏi tình yêu của Đức Kitô.
Mừng lễ các thánh nam nữ hôm nay, chúng ta có niềm an ủi thật lớn lao, đó là: các thánh không phải là người xa lạ với chúng ta. Các ngài là những người có cùng niềm tin, là tổ tiên, là cha ông, là những người thân của chúng ta.
Có những vị thánh nổi tiếng, nhưng cũng không thiếu những vị thánh bình thường, vô danh. Đường lối nên thánh cũng không phải chỉ có một con đường độc điệu, mà là nhiều con đường khác nhau…
Như thế, các thánh là những người rất gần gũi với cuộc sống thực tế của chúng ta. Bởi vậy, mỗi người đều có quyền hy vọng rằng: “Ông nọ bà kia nên thánh được, còn tôi, tại sao không?” (Thánh Augustino).
- Hãy trở nên thánh vì ta là Đấng Thánh
Lời mời gọi nên thánh vẫn luôn là một điều gì đó mới mẻ và hấp dẫn đối với chúng ta. Tuy nhiên, để sống được lời mời gọi này, chúng ta phải lội ngược dòng, phải lột xác và chấp nhận sự nghịch lý của Tin Mừng, bởi lẽ, chúng ta đang sống trong một xã hội thực dụng, thỏa mãn xác thịt, ham muốn điều bất chính, gây bất hòa, chia rẽ, vô cảm, dửng dưng với đau khổ của anh chị em, gây nên những bạo lực, đau khổ, sống dối trá, giả hình, bóc lột, bất công…! Trong khi đó, Lời Chúa và những giá trị của Chân Lý luôn nhắc nhở và mời gọi chúng ta ý thức rằng: hạnh phúc đích thực của chúng ta ở nơi Thiên Chúa và quê hương chúng ta ở Trên Trời, chứ không phải ở những thứ chóng tàn, mau qua sớm hết nơi trần gian này… Vì thế, muốn đạt được Nước Trời làm gia nghiệp, chúng ta phải chiến đấu liên lỷ để biện phân và lựa chọn giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác, giữa cuộc sống tạm bợ và cuộc sống vĩnh cửu. Chấp nhận đi theo con đường hẹp của Tin Mừng. Được hạnh phúc hay bất hạnh là do sự lựa chọn của chúng ta.
Mừng kính lễ các thánh nam nữ hôm nay, chúng ta cùng nhau tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội những gương sáng ngang qua cuộc đời của các thánh, từ đó trở thành động lực cho mỗi chúng ta phấn đấu trên con đường nên thánh. Đồng thời, mỗi khi mừng kính các thánh, chúng ta cũng tạ ơn Chúa đã ban nhiều ơn thánh trợ giúp, để: con cháu, anh chị em, cha mẹ, ông bà, tổ tiên… chúng ta đã thành công trên con đường tiến đức và nay đang diện kiến tôn nhan Chúa.
Mặt khác, qua việc mừng lễ này, sứ điệp Lời Chúa và Giáo huấn của Giáo Hội mời gọi chúng ta tái khám phá và làm mới lại sự quyết tâm trong việc: nghĩ thánh, hành động thánh và sống thánh trong cuộc sống thực tại hôm nay.
Lạy các thánh nam nữ trên trời, xin chuyển cầu cùng Chúa cho chúng con. Amen.
Tu sĩ Jos. Vinc. Ngọc Biển
From: Langthangchieutim
Khi Ngờ Vực Len Vào Trí Não, Ví Độc Dược Lẻn Vào Tâm Can-Cha Micae Phạm Quang Hồng
httpv://www.youtube.com/watch?v=UHMF0Thvs0k
Khi Ngờ Vực Len Vào Trí Não, Ví Độc Dược Lẻn Vào Tâm Can-Cha Micae Phạm Quang Hồng
Tự Tôn-Như Đá Chèn Ngang Lối, Khiêm Nhu-Chìa Khóa Mở Cửa Lòng-
httpv://www.youtube.com/watch?v=7cVxfd9uN9k
Tự Tôn-Như Đá Chèn Ngang Lối, Khiêm Nhu-Chìa Khóa Mở Cửa Lòng-Cha Micae Phạm Quang Hồng
httpv://www.youtube.com/watch?v=nmVozFr3LYE
Tiêu Hóa Bởi Tâm Linh-Bài giảng -Lm. Michael Phạm Quang Hồng.
Giáo xứ Nghệ An Hà Tĩnh thắp nến cầu nguyện cho 39 nạn nhân đều là người Việt
Nan Y Thân Vướng Bởi Hận Thù – An Lành Tâm Giải Với Vị Tha-Cha Micae Phạm Quang Hồng
httpv://www.youtube.com/watch?v=v127dyKK7Qk
Nan Y Thân Vướng Bởi Hận Thù – An Lành Tâm Giải Với Vị Tha-Cha Micae Phạm Quang Hồng
MỘT TRÁI TIM BẰNG THỊT
MỘT TRÁI TIM BẰNG THỊT
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương, OP
Lòng trắc ẩn của Chúa Giêsu đã biến đổi trái tim tê liệt của tôi trong một nhà nguyện của bệnh viện.
Một bảng hiệu đơn sơ với tên gọi là “Nhà thờ Thánh Thể” được dán trên một cánh cửa gỗ ngay hành lang bệnh viện nơi tôi làm việc như là trợ lý bác sĩ. Mặc dù tôi là một người Công giáo chính thống, nhưng tôi không hề chú ý tới nó trong nhiều tháng trời.
Tôi làm việc ở Khoa Cấp cứu, và tôi có thói quen đi làm sớm, uống một ly cà phê trước khi bắt đầu công việc. Tôi không cố tình tránh bước vào nhà nguyện, nhưng sâu bên trong tôi sợ bị người khác nhìn thấy tôi đang cầu nguyện trong một nơi không thánh thiêng. Tôi sợ phải giải thích và có thể phải bảo vệ niềm tin tôn giáo của mình. Tôi đã không quan tâm đến việc làm chứng cho Chúa Kitô, và với lý do đó cho phép tôi phớt lờ bước vào nhà nguyện, thay vào đó đi thẳng tới nơi uống cà phê.
Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian, tôi cảm thấy khó chịu về sự tê liệt ngày càng tăng mà tôi cảm thấy. Bệnh nhân của tôi đã trải qua những thảm kịch như ung thư, sẩy thai hoặc lạm dụng thể chất, nhưng tôi không thể khiến bản thân cảm thấy phiền muộn cho họ. Một ngày nọ, tôi đi xưng tội và nói với vị linh mục về việc này. Nhẹ nhàng nhưng chắc chắn, ngài nói với tôi rằng có lẽ tôi đã được gọi là Chúa Kitô cho các bệnh nhân của tôi theo một cách âm thầm nào đó. Tôi tự nghĩ: Chắc chắn, Chúa Kitô sẽ cảm nhận nỗi đau của mỗi người và cố gắng làm giảm bớt nỗi đau ấy – về mặt thể lý cũng như cảm xúc.
Chúa Giêsu với Người Bệnh. Trong vài tuần kế tiếp, tôi cầu nguyện về cách Chúa Giêsu đáp ứng với bệnh tật, sự buồn bã và bạo lực. Trong mắt tôi, tôi thấy Người đang đi trên đường phố với những đám đông đang quây quần xung quanh Người. Người biết những gì đang xảy ra trong lòng mỗi người, tốt và xấu. Người biết tội lỗi của họ và Người biết rằng chính Người một ngày nào đó sẽ vượt qua họ. Cách tôi hình dung ra điều đó, có một biển vô tận của bệnh tật và thương tích tất cả xung quanh Chúa Giêsu. Vô số người bệnh gọi Người. Chúa Giêsu biết không có cách nào tốt hơn là đi vào trái tim của ai đó hơn là qua sự chữa lành thể xác. Vì vậy, Người đã đặt tay trên họ, cầu nguyện cho họ, chữa lành thể xác họ và tha thứ tội lỗi cho họ. Người ban cho họ được cảm nếm trước sự phục sinh thể xác của họ và cho họ thấy rằng Người muốn họ được bình an và được chữa lành trong mọi chiều kích của cuộc đời họ.
Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói, “Tôi thấy Giáo Hội như một bệnh viện dã chiến sau trận chiến. Thật vô dụng khi hỏi một người bị thương nặng không biết anh ta có bị cholesterol cao… Bạn phải chữa lành vết thương của anh ta. Sau đó chúng ta có thể nói về mọi thứ khác”.
Ngay cả khi tôi thực hiện những kết nối này trong lời cầu nguyện, tôi vẫn không cảm thấy có nhiều thay đổi trong công việc. Sự hỗn loạn của “trận chiến” hàng ngày tại bệnh viện khiến tôi khó tập trung vào những vết thương của bất kỳ cá nhân nào. Tất cả những gì tôi có thể thấy là sự chiến đấu xung quanh tôi.
Phía Sau Cánh Cửa Gỗ. Rồi một ngày, tôi đến nhận ca sớm và không có gì để làm. Khi tôi đi qua cánh cửa gỗ ở hành lang, dấu hiệu nhà nguyện thu hút sự chú ý của tôi. Có lẽ do Chúa Thánh Thần thúc đẩy, tôi quyết định đi vào bên trong. Tôi mở cửa và thấy một nhà tạm vàng trên một chiếc bàn nhỏ. Bên cạnh đó là bức ảnh Chúa Thương Xót với những lời “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa” và một tấm ảnh của Đức Mẹ. Một cây nến điện chạy bằng pin cho thấy sự hiện diện của Chúa chúng ta vì ngọn lửa thật bị cấm trong bệnh viện.
Khi tôi ngồi và bắt đầu cầu nguyện với Kinh Mân Côi, tôi nghĩ về việc căn phòng nhỏ này đã được biến thành một nhà nguyện. Bị che khuất trong một hành lang bệnh viện, nó biểu lộ sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu Kitô, Vua của các vị vua, Chúa trời và đất. Và tôi là người duy nhất ở trong phòng với Người!
Trước khi tôi đến đó, Chúa Giêsu ở trong phòng một mình – một vị Vua cầm quyền trên một ngai vàng mà không có ai trong tòa. Bên ngoài cửa tôi nghe mọi người thảo luận về kế hoạch cuối tuần và những rắc rối với đồng nghiệp. Tôi nghe tiếng còi xe cứu thương và tiếng rít của xe lăn điện. Hành lang rất bận rộn, và những người trong đó bận rộn với cuộc sống của chính họ.
Vị “Vua bị Quên lãng”. Tôi bắt đầu dừng lại trong nhà nguyện để cầu nguyện trước và sau mỗi ca làm việc. Một lần, một người đàn ông mở cửa, thấy mình lầm phòng, anh ta nhanh chóng rời đi. Tôi không thấy ai khác cố tình vào. Tôi bắt đầu tự hỏi tại sao. Trong một bệnh viện đầy bệnh tật thể xác và tâm thần, nghiện ngập, những ảnh hưởng lâu dài của chiến tranh và bạo lực, vô gia cư và bị bỏ rơi, tại sao tôi — hoặc bất kỳ ai khác — không đến thăm Chúa chúng ta? Cứ như thể Chúa là một vị Vua bị lãng quên, cầm quyền trên một ngai vàng bị bỏ qua.
Hôm nay, cũng giống như khi đi vòng quanh Galilee, Chúa Giêsu đang được người ta cần đến rất nhiều. Hai nghìn năm trước, mọi người đã xô đẩy Chúa trên đường phố với hy vọng Chúa ban cho phép lạ. Tôi thường nghĩ về người phụ nữ bị bệnh xuất huyết chỉ muốn chạm vào Chúa. Bà biết bằng cách nào đó Người sẽ chữa lành cho bà. Bà đã mất niềm tin vào y học hiện đại trong thời của bà, nhưng bà vẫn tin vào sự chữa lành thần thánh. Ở đây trong bệnh viện này, nó không khác nhiều lắm. Có rất nhiều phiền não mà y học hiện đại tốt nhất không thể chữa lành được. Nhưng Đức Kitô vẫn còn ở đây, sẵn sàng tặng ban nhưng không lòng thương xót có sức chữa lành. Người chỉ đang đợi chúng ta đến với Người.
Trở Nên Giống Chúa Giêsu. Khi tôi đến với Chúa Giêsu trong nhà nguyện, Người bắt đầu chữa lành trái tim tôi khỏi sự tê liệt đã bọc nó lâu nay. Thời gian của tôi ở đó đã bắt đầu thay đổi cách tôi nhìn vai trò của mình như một nhà cung cấp dịch vụ y tế. Thay vì chỉ làm giảm bớt các đau đớn về thể lý, tôi muốn cho bệnh nhân cảm nhận được sự hiện diện của Chúa Kitô.
Điều này xảy ra theo những cách đơn giản: đặt ra cho một bức ảnh với một cậu bé có vết mổ mà tôi đã khâu và nghe những từ “cháu rất vui vì bác ở đây”; vui mừng với một người phụ nữ biết rằng cô đang mang thai – không chỉ bệnh tật – sau mười năm cố gắng thụ thai; nói với một người đàn ông lớn tuổi rằng chứng ho của bác ấy thực sự là do một khối u phổi ác tính, nhưng làm như vậy với lòng tốt dịu dàng.
Tôi đã nhận ra rằng cách tốt nhất để trở thành một sự hiện diện giống như Chúa Kitô là phải dành thời gian với Chúa Kitô trong việc cầu nguyện và trong sự Tôn Thờ. Một khi tôi thực sự biết Chúa Giêsu, tôi thấy dễ dàng hơn để cho tình yêu của Người tỏa sáng qua tôi.
Alexander Lee, Washington DC.
Theo the Word Among us – The Issue June 2018
Chuyển ngữ: Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương, OP
From: Langthangchieutim
Tư Tưởng Của Ta Là Mấu Chốt Kết Quả Ta Làm. Hãy Canh Chừng Cẩn Thận_Lm Michael Phạm Quang Hồng
httpv://www.youtube.com/watch?v=o0Gvh7mpcm0&fbclid=IwAR3qO0K8SouwkLXyEUv-lH0vK5kMZm-msqe-iWCOK8XT5i_he0-mSKRFnE0
Tư Tưởng Của Ta Là Mấu Chốt Kết Quả Ta Làm. Hãy Canh Chừng Cẩn Thận_Lm Michael Phạm Quang Hồng
MỘT NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN: SỰ CẦU NGUYỆN
MỘT NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN: SỰ CẦU NGUYỆN
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Sau khi lên các phương kế để dụ Tư Mã ý vào hang động Thượng Phương, Khổng Minh đã sai quân sĩ bịt kín cửa hang rồi dùng hoả công để tiêu diệt viên tướng tài của nước Nguỵ. Đang nắm chắc kết quả, một kết quả có thể xoay đổi tình hình thế sự thời tam quốc phân tranh lúc bấy giờ, hầu đưa nhà Thục thống nhất đất nước, thì bỗng một cơn mưa bất chợt đổ xuống dập tắt đòn hoả công của Khổng Minh và cứu sống Tư mã Ý. Khi ấy Khổng Minh đã than rằng: “Mưu sự tại nhân. Thành sự tại thiên.” Hai từ “trời định” mà dân gian thường dùng nói lên quan niệm về ý định của trời xanh đã chi phối cuộc nhân sinh một cách nào đó.
Niềm tin Kitô giáo cũng có cái nhìn về thiên mệnh nhưng hoàn toàn không theo kiểu thụ động, yếm thế. Chúng ta tin nhận thánh ý của Thiên Chúa, nhưng sự tin nhận này không loại bỏ vai trò của sự tự do mà Thiên Chúa tặng ban cho con người. Thiên Chúa không phải là một vị thần chuyên chế quyết định mọi chuyện thành bại hay được thua của con người. Cách riêng những sự tốt xấu theo chiều kích luân lý thì đều có sự tham gia của sự tự do của chính con người. Giáo lý Công giáo dạy rằng chỉ có hành vi nhân linh nghĩa là những hành vi bao hàm sự hiểu biết và tự do thì mới có giá trị luân lý. Tuy nhiên để đạt được những điều tốt đẹp, Kitô hữu tin rằng phải cần đến ân sủng của Thiên Chúa, Đấng là cội nguồn của mọi sự thiện hảo. Chúa Kitô đề cập đến chân lý này qua hình ảnh cây nho, cành nho và Người đã khẳng định: “Không có Thầy anh em chăng làm gì được” (Ga 15,5).
Sách Xuất hành tường thuật cuộc chiến giữa quân Israel và quân Amalếch. Trong khi tướng Giosuê đem quân đi giao chiến thì Môsê lên núi cầu nguyện. “Khi nào ông Môsê giơ tay lên, thì dân Israel thắng thế; còn khi ông hạ tay xuống, thì Amalếch thắng thế” (Xh 17,11). Dữ kiện này muốn nói rằng sự thắng thua của dân Israel là do bởi Thiên Chúa mà thôi. Chính vì thế nhất thiết cần phải gắn bó với Thiên Chúa, đặc biệt bằng sự cầu nguyện.
“Luật của cầu nguyện là luật của niềm tin” (lex orandi, lex credendi). Câu ngạn ngữ trên đã nói lên mối tương quan mật thiết giữa niềm tin với việc cầu nguyện, cầu nguyện riêng tư hay cầu nguyện công khai chính qua các cử hành Phụng Vụ. Dĩ nhiên nếu hiểu văn phong dụ ngôn thì chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa chính của câu chuyện dụ ngôn Chúa Giêsu kể về “ông quan toà chẳng sợ Thiên Chúa mà phải chào thua sự lì lợm của một bà goá” (x. Lc 18,1-8). Ý nghĩa của câu chuyện dụ ngôn đã được thánh sử Luca nói ngay đầu đoạn tin mừng đó là “để dạy các môn đệ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” và cái lý do được nêu lên ở câu cuối đó là lòng tin.
Một vấn nạn: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8). Câu than thở của Chúa Kitô khiến chúng ta phải giật mình và cảnh tỉnh. Khi nhân loại ngày càng văn minh tiến bộ, khi nền công nghệ ngày càng tinh xảo và tân kỳ, thì dường như sự tự cao tự đại đang ngày càng xuất hiện dưới nhiều hình thức. Dù nhiều người với cái thói kiêu căng cho rằng ‘bàn tay ta làm nên tất cả…” đã từng “trắng mắt ra” khi đối diện với những nghịch cảnh vượt quá sức mình, thế nhưng vẫn còn đó những hình thái ngông nghênh cao ngạo bằng sự độc tôn, độc đoán, độc quyền, chuyên chế… Những hình thức tự tôn vinh, thần thánh hoá bản thân hay tập thể của mình lên hàng muôn năm hay bất diệt vẫn còn nhan nhản đó đây. Một khi sự tự tin đã biến thành sự tự tôn thì lòng tin vào Đấng Tối cao sẽ suy giảm và rồi sẽ biến mất. Khi con người đã không còn tin vào Đấng Tối cao thì chắc chắn sẽ làm được sự gì tốt đẹp đúng nghĩa. Như thế, lòng tin hay đức tin, nói theo ngôn ngữ Kitô giáo, chính là nền tảng của mọi thành quả tốt đẹp mà con người đạt được.
Kitô giáo luôn khẳng định rằng tin là đón nhận Thánh ý Thiên Chúa và dấn thân hết mình để sống theo thánh Ý đã lãnh nhận. Hai mẫu gương lớn của lòng tin thường được giáo hội nói đến đó là Tổ phụ Abraham và Mẹ Maria. Đang là người sinh sống bằng nghề chăn nuôi súc vật thế mà Abraham đã can đảm vâng nghe lời Thiên Chúa mời gọi lên đường đi đến nơi chưa từng biết. Nếu nơi ấy là nơi thiếu cỏ hay thiếu nước thì việc chăn nuôi sẽ phá sản. Tuổi đã cao, người phối ngẫu đã qua thời sinh nở thế mà Abraham vẫn vâng lệnh Thiên Chúa để hiến tế người con trai duy nhất, kẻ sẽ nối dõi tông đường, người sẽ giúp ông tránh được sự bất hiếu với tổ tiên. Khi đón nhận và “xin vâng” như lời sứ thần truyền thì Mẹ Maria đã chấp nhận sự hiểu lầm của người bạn đời, Giuse và chấp nhận cả cái án hình bị ném đá theo luật bấy giờ.
Làm sao có thể đón nhận và thực thi Thánh ý Chúa nếu chúng ta không gặp gỡ và lắng nghe Người phán dạy? Và làm sao chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa nếu không chuyên chăm cầu nguyện? Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên, gặp gỡ Thiên Chúa, kết hiệp với Người, lắng nghe Người phán dạy để rồi can đảm thực thi. Cầu nguyện là cách thế biểu lộ niềm tin và cũng là phương thế củng cố niềm tin. Vì chúng ta tin nên chúng ta cầu nguyện. Nhờ chúng ta cầu nguyện nên niềm tin của chúng ta được củng cố.
Ai có thể tự hào rằng mình đã vững vàng trong đức tin? Ai có thể tự nhận rằng mình sẵn sàng hy sinh mạng sống để thực thi giới luật yêu thương Chúa Kitô truyền dạy? Ngoại trừ các thánh nhân, có thể nói chúng ta, từ người giáo dân hèn mọn đến vị mục tử trọng chức, thảy đều non kém đức tin, chưa dám xả thân, hiến mình để sống yêu thương đến cùng. Chính vì thế việc chuyên chăm cầu nguyện là điều như tất yếu. Tuy nhiên cần khẳng định rằng cầu nguyện không phải là để bắt Chúa thực hiện ý muốn của chúng ta, nhưng là để chúng ta biết cách thực thi thánh ý Chúa, nghĩa là để sống đức tin. Và xin đừng quên đức tin chính là chìa khoá dẫn chúng ta đến sự sống đời đời.
Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Phúc Thay Còn Sống Trên Đời… & Dũng Tâm Nhận Từ Trong Khiêm Hạ…
httpv://www.youtube.com/watch?v=Oa1R4hr5Ejc
Phúc Thay Còn Sống Trên Đời, Cơ May Làm Lại Nắm Thời Đừng Buông-Cha Micae Phạm Quang Hồng
httpv://www.youtube.com/watch?v=0tX6zaTHF90
Dũng Tâm Nhận Từ Trong Khiêm Hạ, Can Cường Trao Đến Chốn Yêu Thương-Cha Micae Phạm Quang Hồng
Bền Tâm Gieo, Dưỡng Nơi Màu Mỡ-Rồi Sẽ Sinh, Trưởng Chớ Nghi Ngờ-Cha Micae Phạm Quang Hồng
httpv://www.youtube.com/watch?v=Hx37s713Eqs
Bền Tâm Gieo, Dưỡng Nơi Màu Mỡ-Rồi Sẽ Sinh, Trưởng Chớ Nghi Ngờ-Cha Micae Phạm Quang Hồng