THÁNG 10 CÙNG NHAU DÂNG KINH MÂN CÔI LÊN ĐỨC MARIA MẸ CHÚNG TA

THÁNG 10 CÙNG NHAU DÂNG KINH

MÂN CÔI LÊN ĐỨC MARIA MẸ CHÚNG TA

Tuyết Mai

Đức Mẹ Maria đã mở chiến dịch đọc kinh Mân Côi bắt đầu từ làng Fatima, qua 3 trẻ nhỏ vì thế giới ngày càng tội lỗi, càng làm cho Thiên Chúa nổi giận. Lẽ đương nhiên người con nào làm lỗi thì phải chuẩn bị tinh thần và thái độ để bước vào tòa Giải Tội, để xin Chúa tha thứ tội.

**

Cảm tạ Đức Mẹ Maria Ngài đã tìm ra phương cách hơn cả tuyệt vời giúp cho con cái Mẹ trên toàn cầu có thể xoa dịu, làm vơi đi cơn giận của Thiên Chúa. Đó là Mẹ ban cho con cái trần gian của Mẹ tràng chuỗi Mân Côi – Như một bửu bối giữ trong người có thể chống trả mọi sự dữ, mọi cạm bẫy và mọi thử thách ở mọi lúc, mọi nơi vì chúng quỷ chúng luôn là rình rập, giăng bẫy cả ngày lẫn đêm.

**

Trong thời buổi của ngày hôm nay chúng ta ai cũng khao khát có được cuộc sống hòa bình, tự do, no ấm; chấm dứt dịch bệnh Covid-19 thì con người mới có thể bình yên mà sống cuộc sống bình thường . Mới có thể phục hưng và tái tạo một quốc gia hay một thế giới hưng thịnh hơn để không còn ai phải bị sống trong cảnh đói nghèo. Có được tự do tôn giáo và người người sống tôn trọng lẫn nhau; trong lẽ công bằng, trong tinh thần xây dựng; yêu thương, quan tâm và lo lắng cho nhau.

**

Muốn được thế thì Đức Mẹ Maria luôn thiết tha kêu gọi hết thảy con cái của Mẹ hãy siêng năng lần chuỗi, đọc kinh Mân Côi cả ngày lẫn đêm. Để giúp chúng ta tránh xa được mọi sự cám dỗ, mọi dịp tội bắt nguồn tự sự suy nghĩ tội lỗi do 2 con mắt mà ra. Lũ quỷ chúng làm việc siêng năng lắm; nghĩ ra đủ mưu kế để tạo cơ hội gieo rắc, cấy mầm tội lỗi vào đầu của chúng ta.

**

Chúng ta hãy cùng động viên nhau thêm lòng hăng say làm chiến dịch đọc kinh Mân Côi ở từng nhà, từng giáo họ và từng giáo xứ trong suốt tháng 10 này nhé! Riêng đối với Thiên Chúa Cha khi nghe lời kinh Mân Côi cất lên thì chắc hẳn làm cho Người thêm ấm lòng, mãn nguyện và cảm thấy yêu thương chúng ta hơn. Amen.

Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

2 tháng 10, 2020

———————————————-

Xin bấm vào mã số dưới đây để cùng hát:

(Hay giúp cho các bệnh nhân nằm trên giường bệnh không thể tự đọc kinh được)

Kinh Lậy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh

CON ĐƯỜNG NHỎ

CON ĐƯỜNG NHỎ

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

Hầu hết trong chúng ta, ai cũng đã từng nghe nói về Thánh Têrêxa Hài Đồng, nhà thần nghiệm người Pháp qua đời năm 1897 ở tuổi 24 và có lẽ đây là vị thánh nổi tiếng nhất trong hai thế kỷ qua.  Thánh Têrêxa nổi tiếng vì nhiều chuyện, nhất là về con đường tâm linh được gọi là “con đường nhỏ” của ngài.  “Con đường nhỏ” là gì?

Suy nghĩ chung thường nhìn Thánh Têrêxa và “con đường nhỏ” của ngài là lòng mộ đạo đơn sơ không phải là công lý so với chiều sâu con người hay tâm linh của ngài.  Thường thường “con đường nhỏ” được đơn giản hiểu là, vì danh Chúa Giêsu, chúng ta làm những việc bác ái nhỏ bé, ẩn giấu, khiêm nhường cho người khác mà không mong đợi được đáp trả lại.  Trong cách giải thích phổ biến này, chúng ta đã gọt rửa, tẩy sạch các vết nhơ và tươi cười với những người khó chịu để làm vui lòng Chúa.  Chắc chắn ở một vài khía cạnh, điều này là đúng; nhưng “con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa cần được hiểu sâu rộng hơn.

Đúng, “con đường nhỏ” khuyên chúng ta nên làm những việc nhỏ, dễ thương với nhau nhân danh Chúa Giêsu, nhưng con đường này có những chiều kích sâu đậm hơn.  “Con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa dẫn đến sự thánh thiện dựa trên ba chuyện: nhỏ bé, ẩn danh và có động lực riêng.

Nhỏ bé: Đối với Thánh Têrêxa, “nhỏ bé” trước hết không phải là nhỏ bé trong các hành động chúng ta làm, rửa chén, gọt khoai hay tươi cười với người khó chịu.  Nhỏ bé trước hết là nói đến tình trạng thấp hèn của chính mình, tình trạng khó nghèo tận cùng của mình trước mặt Chúa.  Đứng trước Thiên Chúa, chúng ta nhỏ bé.  Chấp nhận mình nhỏ bé, hành động trong tinh thần nhỏ bé là khiêm nhường.  Chúng ta đến với người khác, đến với Chúa trên “con đường nhỏ” khi chúng ta làm các việc bác ái nhỏ cho người khác, chứ không bằng sức mạnh và đức tính mà chúng ta cảm nhận lúc đó, nhưng đúng hơn là qua cảm nhận mình khó nghèo, mình bất lực, mình trống rỗng để ân sủng Chúa làm việc qua chúng ta, để những gì chúng ta đang làm sẽ lôi kéo người khác đến với Chúa chứ không phải đến với mình.

Hơn nữa sự thấp bé của chúng ta làm cho chúng ta nghĩ, đa số chúng ta, chúng ta không làm chuyện gì lớn để thay đổi lịch sử nhân loại.  Nhưng chúng ta có thể thay đổi thế giới qua các việc thấp bé của mình, chúng ta gieo đây đó hạt mầm ẩn giấu, như một loại kháng sinh tiềm ẩn cho sức khỏe tâm hồn, phân chia nguyên tử tình yêu trong chính con người mình.  Và như thế, “con đường nhỏ” là làm những chuyện khiêm tốn, ẩn giấu.

Ẩn danh: “Con đường nhỏ” của Thánh Têrêxa là con đường ẩn giấu, để những gì Cha thấy trong ẩn giấu sẽ được đền đáp trong ẩn giấu.  Và những gì ẩn giấu không phải là việc làm bác ái của chúng ta, nhưng là chính chúng ta, những người đang làm việc này.  Trong “con đường nhỏ”, các hành động bác ái nhỏ của chúng ta đa phần không được chú ý, dường như không có một tác động nào thực sự trên lịch sử nhân loại và nó cũng không mang lại cho chúng ta một lòng biết ơn nào.  Nó vẫn ẩn giấu, không ai biết nhưng bên trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, những gì ẩn giấu, không vụ lợi, không ai biết, những gì bị xóa mờ, những gì không đáng kể, không quan trọng chính là chiếc xe quan trọng nhất của tất cả để ân sủng ở một mức độ sâu đậm nhất.  Giống như Chúa Giêsu, Chúa không cứu chúng ta bằng các phép lạ giật gân và các hành động đáng kể, nhưng Ngài cứu chúng ta qua sự vâng phục không điều kiện với Chúa Cha và qua sự tử đạo thầm lặng, các việc làm của chúng ta cũng vẫn là những việc làm không ai biết, để cái chết và tinh thần chúng ta để lại mới làm cho chúng ta thực sự nên ơn ích.

Động lực riêng: Cuối cùng, “con đường nhỏ” dựa trên một động lực đặc biệt.  Chúng ta được mời gọi để hành động khởi đi từ sự thấp bé và ẩn danh của mình, làm các hành động yêu thương nhỏ, phục vụ người khác vì một lý do đặc biệt, theo nghĩa bóng, đó là lau gương mặt đang đau khổ của Chúa Kitô.  Bằng cách nào?

Thánh Têrêxa Lisiơ là người cực kỳ được ân phúc và có biệt tài.  Dù từ đầu đời, ngài đã trải qua nhiều đau khổ, nhưng như ngài công nhận và theo chứng từ của nhiều người, Thánh Têrêxa được yêu thương một cách thuần khiết, sâu đậm và tuyệt vời đến nỗi làm cho nhiều người phải ao ước.  Ngài cũng là em bé rất dễ thương, được bao quanh bởi yêu thương và an toàn của một đại gia đình mà mỗi nụ cười, mỗi giọt nước mắt đều được chú ý, đều được yêu mến (và thường được chụp hình).  Nhưng khi ngài lớn lên, ngài nhanh chóng nhận ra, những gì có thật trong đời sống của mình không phải ai cũng có.  Nụ cười và nước mắt của họ không ai chú ý và cũng không được ai yêu mến.  Như thế “con đường nhỏ” của ngài xây dựng trên một động lực đặc biệt.  Và đây là lời của Thánh Têrêxa:

“Một ngày chúa nhật nọ, khi nhìn hình Chúa Giêsu trên thập giá, hình ảnh máu chảy ra từ bàn tay cực thánh của Ngài đã làm cho tôi xúc động mãnh liệt.  Tôi cảm thấy đau đớn tột cùng khi nghĩ, giọt máu này rơi xuống đặt mà không ai vội đến thấm.  Tôi quyết tâm giữ tinh thần mình luôn ở dưới chân thập giá và nhận sương rơi của Ngài… Ôi, tôi không muốn giọt máu này bị mất.  Tôi sẽ dành cả đời để lau thấm nó vì lợi ích cho các linh hồn.  Sống cho tình yêu, đó là lau khô khuôn mặt của bạn.”

Sống “con đường nhỏ” là để ý và yêu mến các giọt nước mắt không ai chú ý rơi từ khuôn mặt của những người đau khổ.

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

Teresa HDGS.jpg

From: Langthangchieutim

HÃY TÌM VỀ BÊN CHÚA ĐỂ ĐƯỢC SỐNG ĐỜI BÌNH AN

HÃY TÌM VỀ BÊN CHÚA ĐỂ ĐƯỢC SỐNG ĐỜI BÌNH AN

Tuyết Mai

Trần gian là nơi luôn sống trong sự tranh đấu. Phải đấu trí từng ngày để có miếng ăn, có áo mặc và để có nơi ngủ nghỉ sau một ngày dài làm việc cực nhọc và tinh thần bị suy nhược. Chỉ lo cho gia đình thôi cũng là một công việc mà đòi hỏi trách nhiệm cùng bổn phận không nhẹ nhàng tí nào (nhất là gia đình nào có đông con). Trừ khi chúng ta chấp nhận nó và phó thác tất cả cho Thiên Chúa để xin Người bổ sức thêm cho.

**

Vì chỉ có Thiên Chúa duy nhất Người mới thấu hiểu chúng ta cần gì và thiếu gì cho từng ngày sống, qua lại qua. Chỉ có Người mới hiểu rõ mục đích của chúng ta ở nơi Trần Gian này là để làm gì mưu ích cho phần rỗi linh hồn của chúng ta. Làm gì để đẹp lòng Thiên Chúa và cho anh chị em?. Nên ngoài Thiên Chúa ra thì chắc chắn cuộc đời của từng người chúng ta cảm thấy rất vô vị và rất vô dụng. Là thành phần ăn bám xã hội, bon chen và rất tội lỗi.

**

Bởi thế mà Đức Mẹ Maria của chúng ta thường xuyên khóc ra máu vì con người ngày càng cố tình làm tổn thương Chúa Con Giêsu của Mẹ cách trầm trọng. Vì con người sống trong tội lỗi thường bẻ cong Lời của Chúa. Biện minh cho mọi tội lỗi của mình làm ra. Làm gương mù gương xấu cho thế hệ non trẻ. Trái tim ra chai đá trước những mảnh đời bất hạnh. Sanh ra bệnh vô cảm có nghĩa ai chết mặc ai miễn mình được sống. Toàn thân ra nhơ nhuốc do có đầu óc bệnh hoạn!?. Đã không ăn năn chừa tội mà lại cố tình tiếp tục phạm tội dù chúng ta biết chắc cái chết rất có thể ngay liền khi phạm tội.

**

Ôi lạy Thiên Chúa, Chúa chúng con! Xin thương cho hết thảy chúng con là phường tội lỗi được Chúa đến ngự trị trong căn nhà tâm hồn của chúng con vì chúng con là giống loài yếu đuối không có khả năng tự kiềm hãm tội lỗi của chính mình. Lại xem thế gian là tất cả để chúng con luôn thèm khát, muốn có tất cả nhưng vẫn không cảm nhận được hạnh phúc là đích thực. Bởi sự thật thì chúng chỉ mang lại cho chúng con cảm giác nhất thời như chích thuốc phiện cho một chút sống ảo vì thật sao được khi tỉnh dậy thì mọi chuyện buồn, chán nản, tang thương, mất mát, cô đơn kia nó vẫn còn y nguyên đó. Có buồn cho gia đình lắm không vì có nhiều người rất thành công trên đời nhưng vẫn đi tìm cái chết vì họ cảm thấy cuộc đời không đáng sống.

**

Có phải Trần Gian trải qua bao nhiêu thế kỷ qua vẫn luôn có đầy dẫy những con người bị mù về tâm linh; căn nhà tâm hồn thì chứa đầy những côn trùng nguy hại nhưng họ vẫn cứ sống dửng dưng, vui vẻ không cần dọn sạch, không có một sự chuẩn bị nào cho cái ngày Tận Thế của riêng họ?. Mà người lãnh đạo của những người mù này không ai xa lạ là lũ quỷ vô cùng xảo quyệt và gian ác. Vì chúng biết rất rõ con người thèm muốn gì nhất … Thế là chỉ cần một miếng mồi nho nhỏ thì chúng quỷ cũng dễ dàng móc lên từng linh hồn của người tham lam xuống hố sâu của Hỏa Ngục muôn đời. Amen.

Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

25 tháng 9, 2020

——

Xin bấm vào mã số dưới đây để cùng hát:

 Tìm Về Bên Chúa

KINH NGHIỆM TRONG CĂN PHÒNG KHÁCH SẠN

KINH NGHIỆM TRONG CĂN PHÒNG KHÁCH SẠN

 LmMark Link

Chủ đề: Hối cải là một tiến trình, là một cuộc du hành liên tục chỉ kết thúc vào lúc chết.

 Thomas Merton mồ côi cha mẹ năm 16 tuổi.  Cậu gia nhập Đảng Cộng sản năm 20 tuổi và gặp được Đức Kitô năm 23 tuổi.  Đến năm 24 tuổi chàng trở thành phóng viên tờ Nữu Ước thời báo (New York Times).  Năm 26 tuổi, chàng thu gom toàn bộ tài sản vào một chiếc túi vải rồi đến sống ở Kentucky và trở thành một thầy dòng chiêm niệm Trappist (Anh em hèn mọn).  Trong quyển sách tự thuật về cuộc sống tâm linh rất ăn khách nhan đề “The seven storey Mountain” (Ngọn núi bảy tầng), Thomas Merton mô tả lại bước đầu tiên trong tiến trình hối cải của chàng.  Ngay khi vừa tốt nghiệp Trung học, Thomas đã đi du lịch một mình qua Âu Châu và sống một cuộc sống hơi buông thả.  Một đêm nọ, chính trong căn phòng chàngThomas bỗng nhiên ý thức được tội lỗi của mình, chàng viết: “Toàn bộ sự việc xảy ra nhanh như chớp.  Bỗng dưng một nhận thức sâu xa về nỗi bất hạnh và sự hư hỏng của linh hồn mình xâm chiếm hoàn toàn thân tôi.  Tôi vô cùng ghê tởm những gì tôi trông thấy… và linh hồn tôi ao ước trốn thoát khỏi tất cả điều ấy một cách mãnh liệt và cấp bách mà trước đó tôi chưa hề bao giờ cảm thấy như thế.”

Merton nói rằng đó là lần đầu tiên chàng đã cầu nguyện, cầu nguyện thực sự.  Chàng cầu xin Chúa, Đấng mà trước đó chàng chưa hề biết, xin Ngài tự trời ngự xuống giải thoát chàng khỏi quyền lực xấu xa đã cầm giữ tâm hồn chàng trong vòng nô lệ.

Câu chuyện về Thomas Merton minh họa về sự hối cải của người con thứ trong câu chuyện Phúc Âm hôm nay.  Đồng thời nó cũng minh họa cho sự hối cải mà tiên tri Êdekien nhắc đến trong bài đọc thứ nhất hôm nay.

Điều gì đã khiến cho người ta hối cải giống như trường hợp của đứa con thứ trong Phúc Âm hôm nay, hay giống như Thomas Merton trong câu chuyện trên?

Cách đây nhiều năm, các lý thuyết gia chính trị thường phác thảo những bước cần thiết cho một cuộc cách mạng trong một nước.

Bước thứ nhất là tạo ra tâm lý bất mãn tận căn nơi dân.  Bởi vì thiên hạ chỉ nghĩ đến việc đổi thay nếu họ cực kỳ bất mãn với tình cảnh hiện tại của họ.  Điều này cũng đúng xét về bình diện từng cá nhân.  Người ta chỉ lưu tâm thay đổi cuộc sống riêng khi nào họ bất mãn với hiện trạng cuốc sống ấy.  Chúng ta thấy rõ điều này trong trường hợp của Thomas Merton.  Chàng đã bất mãn sâu xa với cuộc sống mình.  Nói cách khác, bước đầu tiên trong tiến trình cải tà là bất mãn với cuộc sống của chính mình.

Bước thứ hai là “Bước nảy lửa” trong đời Thomas Merton chính là điều chàng kinh nghiệm được trong căn phòng khách sạn của chàng.  Nói theo ngôn ngữ thần học, đó là lúc ân sủng Chúa tuôn xuống.

Bước thứ ba là thực hiện một điều cụ thể đầu tiên hướng về một cuộc sống mới.  Chúng ta cũng thấy điều này nơi cuộc đời Thomas Merton.  Ngay sáng hôm sau, sau khi có được cái kinh nghiệm đã xảy ra trong căn phòng khách sạn, Thomas Merton đã đi bộ ra ngoài ánh nắng ban mai.  Tâm hồn ngài tan nát vì đau đớn và ăn năn.  Nhưng đây là một cảm giác tốt đẹp, giống như cái nhọt được bác sĩ dùng dao giải phẫu.

Dù chưa phải là người Công giáo, Merton vẫn đi đến một nhà thờ quì gối xuống và chậm rãi đọc kinh Lạy Cha với tất cả niềm tin của mình.  Sau khi cầu nguyện xong, Merton trở lại dưới ánh nắng mặt trời. Chàng cảm thấy như được tái sinh.  Trông thấy một bức tường thấp bằng đá, Merton liền ngồi xuống trên đó lòng hân hoan trong niềm an bình tâm hồn mới tìm gặp được.  Trước đây chưa bao giờ Merton có được sự an bình như thế.

Merton vẫn còn quãng đường dài phải bước trước khi hoàn tất cuộc hối cải của chàng.  Tuy nhiên chàng đã bắt tay làm một việc đầu tiên cực kỳ quan trọng là hướng về một cuộc sống mới.  Cần phải ghi nhớ rằng tất cả chúng ta vẫn còn lữ hành trên đường hướng về sự hối cải trọn vẹn.  Chẳng hạn, trong chúng ta có một số người cần phải chiến đấu để từ những Kitô hữu bình thường trở thành Kitô hữu tốt, một số khác cần phải cố gắng từ những Kitô hữu tốt trở thành những Kitô hữu xuất sắc.  Và số khác nữa thì cố gắng từ những Kitô hữu xuất sắc trở thành kitô hữu gương mẫu.

Khi bình luận về cuộc du hành bất tận của người Kitô hữu hướng về sự hối cải trọn vẹn, một thần học gia thế kỷ 19 người Đan Mạch tên là Soren Kierkegaard đã nói: “Không hề có tình trạng đã thành một Kitô hữu mà chỉ có tình trạng đang trở thành một Kitô hữu.”

Như thế, sự hối cải là một tiến trình, là một cuộc du hành đang tiếp diễn và chỉ chấm dứt khi nào chúng ta chết.

Bước thứ nhất trong cuộc du hành này là sự bất mãn tận căn với nếp sống hiện tại của chúng ta.  Hãy nhớ lại Merton đã bất mãn với cuộc sống mình như thế nào.

Bước thứ hai là bước tia lửa làm thành ngọn lửa thúc giục chúng ta phải làm một điều gì đó cho cuộc đời mình.  Hãy nhớ lại cảm nghiệm trong căn phòng khách sạn của Merton.

Bước cuối cùng là thực hiện việc làm đầu tiên cực kỳ quan trọng là hướng về một cuộc sống mới.  Hãy nhớ lại Merton đã tới nhà thờ để cầu nguyện ngay sáng hôm sau khi xảy ra cảm nghiệm trong căn phòng khách sạn.

Các bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta khám phá ra cuộc sống của mình.  Chúng ta có cảm thấy bất mãn về mối tương giao hiện tại giữa mình và Chúa Giêsu không?  Chúng ta có ao ước thân tình sâu sắc hơn với Chúa không?  Chúng ta có muốn yêu thương gia đình láng giềng chúng ta nhiều hơn giống như Chúa Giêsu yêu thương họ không?

Nếu có thì các bài đọc hôm nay có thể ví như tia lửa bật ra để biến thành ngọn lửa mà chúng ta cần thiết phải có để làm nên một điều gì cụ thể cho các mối tương giao nêu trên.

Có lẽ việc làm đầu tiên cực kỳ quan trọng hướng về cuộc sống mới là ra trình diện để được chữa lành trong Bí tích Hòa giải; là bắt đầu bỏ giờ ra nhiều hơn cho việc cầu nguyện, là lưu tâm đến một số vấn đề gia đình, chẳng hạn như tính hay nóng nảy với con cái, đồng thời cầu xin Chúa Giêsu giúp chúng ta làm một điều gì đó cụ thể ngay tức khắc để lướt thắng khó khăn ấy.

Đây là lời mời gọi hướng đến đức tin mà chúa ngỏ với mỗi người chúng ta đang hiện dịên nơi đây qua các bài đọc hôm nay.

Để kết thúc, chúng ta hãy cầu nguyện:

Ôi giọng nói của Chúa Giêsu,

Xin hãy kêu gọi chúng tôi,

Khi chúng tôi lạc bước quá xa Ngài.

Ôi đôi mắt Chúa Giêsu,

Xin hãy mỉm cười nhìn chúng tôi

Khi chúng tôi cần Ngài khích lệ

Ôi đôi tay Chúa Giêsu,

Xin hãy xức dầu cho chúng tôi

Khi chúng tôi yếu đuối mệt mỏi.

Ôi cánh tay Chúa Giêsu,

Xin hãy nâng đỡ chúng tôi

Khi chúng tôi vấp ngã.

Ôi trái tim Chúa Giêsu,

Xin hãy giúp đỡ chúng tôi yêu thương nhau

Như chính Ngài đã yêu thương chúng tôi.

LmMark Link

From: Langthangchieutim

VỊ KHÁCH CÓ ẢNH HƯỞNG

VỊ KHÁCH CÓ ẢNH HƯỞNG

Lm. Mark Link, S.J.

Cách đây không lâu có một bà viết một bài báo thật hay về việc trang hoàng nhà cửa của bà.  Mọi sự đều xuông xẻ cho đến khi chồng bà bỏ đi các đồ trang hoàng nội thất và treo một hình Chúa Giêsu thật lớn ngay chính giữa căn nhà.

Bà tìm cách thuyết phục chồng nghĩ lại, nhưng ông nhất định từ chối.  Sau đó, trong một cuộc thảo luận với ông, bà nhớ lại những lời của Chúa Giêsu: “Nếu ai công khai tuyên bố họ thuộc về Thầy, Thầy cũng sẽ tuyên bố nhận họ như thế trước mặt Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 10:32).  Câu nói ấy đã giải quyết vấn đề.  Chồng bà thắng.

Bây giờ bà nói bà vui mừng khi chồng bà thắng, vì bà nghĩ rằng tấm hình của Chúa Giêsu ấy đã có một ảnh hưởng đáng kể trên gia đình bà – và cả những người đến thăm.

Thí dụ, ngày kia có một người lạ nhìn đến tấm hình ấy, họ quay sang bà và nói, “Bà biết không, Đức Giêsu không nhìn vào bà; Người nhìn thấu qua bà.”  Và một tối kia, người bạn của bà nhìn đến tấm hình này và nói, “Tôi cảm được sự bình an trong nhà của bà.”  Tuy nhiên, ảnh hưởng đáng kể nhất của tấm hình này là sự đối thoại, bà cho biết như thế.  Tấm hình đưa họ vào một mức độ đối thoại cao hơn, sâu đậm hơn.

Bà kết thúc bài viết rằng bà biết sẽ có người mỉm cười khi đọc những nhận xét này và ngay cả chế nhạo bà, nhưng bà không lưu tâm.  Bà nói, “Điều tôi biết rất rõ là khi bạn mời Chúa Giêsu vào nhà bạn, bạn sẽ không bao giờ giống như trước.”

Đôi tân hôn trong bài phúc âm phép lạ tiệc cưới Cana chắc chắn sẽ đồng ý với bà.  Họ đã mời Chúa Giêsu đến nhà của họ, và Người đã làm phép lạ đầu tiên ở đó.  Và họ không bao giờ giống như trước nữa.  Có lẽ không phải tình cờ khi phép lạ đầu tiên của Chúa Giêsu, biến nước thành rượu, đã tiên báo phép lạ sau cùng của Người, biến rượu thành chính máu của Người.

Có lẽ cũng không phải tình cờ khi Chúa Giêsu làm phép lạ trong một căn nhà, nhà của Máccô. (Mc 14:12-15; Công Vụ 12:12).  Và cũng như đôi tân hôn ở Cana, Máccô và gia đình ông không bao giờ giống như trước nữa.

Một sự kiện ít người để ý là Chúa Giêsu thường làm phép lạ ở trong nhà của người khác.

Thí dụ, khi ông Phêrô lần đầu tiên mời Đức Giêsu đến nhà ông, điều đầu tiên Người làm là chữa cho mẹ vợ của ông được khỏi bệnh (Mc 1:31).  Và khi ông Giairút, viên trưởng hội đường, mời Đức Giêsu đến nhà ông, điều đầu tiên Người làm là phục hồi sự sống cho con gái của ông Giairút, nó vừa mới chết (Mc 5:41).  Gia đình ông Phêrô cũng như gia đình ông Giairút không bao giờ giống như trước nữa.

Sau đó có một thủ lãnh Biệt Phái, ông mời Đức Giêsu đến nhà dùng cơm tối, và một trong những điều đầu tiên Đức Giêsu làm là chữa lành cho một người bệnh ở nhà của ông này (Lc 14:4).  Và ai có thể quên được ông Giakêu, người thu thuế cắt cổ ở Giêrikhô?  Ông cũng được đón tiếp Đức Giêsu vào nhà của ông.  Sau khi trò chuyện, ông Giakêu đã cho đi một nửa gia tài cho người nghèo, và đền bù cho những người bị ông lừa gạt đến bốn lần nhiều hơn số tiền ông lấy của họ (Lc 19:8).

Và sau cùng, một câu chuyện cảm động ở Emmau vào tối Phục Sinh.  Hai người mời Đức Giêsu ở lại dùng bữa tối, tuy lúc bấy giờ họ không biết đó là Người.  Kết quả là Đức Giêsu đã cử hành tiệc Thánh Thể đầu tiên sau bữa Tiệc Ly (Lc 24:30).

Đây chỉ là một vài thí dụ về việc người ta mời Chúa Giêsu vào nhà của mình và không bao giờ họ giống như trước nữa.

Những thí dụ này làm chúng ta tự hỏi, “Có bao giờ chúng ta ý thức mời Chúa Giêsu vào nhà của mình, trong một phương cách thực tiễn chưa?”  Thí dụ, nếu một chuyên gia trang hoàng nội thất vào nhà của chúng ta, họ có thấy trên các vách tường một chứng cớ nào là gia đình chúng ta theo Chúa Giêsu không?  Hoặc chuyên gia ấy sẽ nói rằng, “Tôi thấy con cái ông bà muốn trở thành các siêu sao nổi tiếng như Michael Jackson hay Bruce Springteen”, v.v.

Hoặc giả sử rằng con trai bạn đưa về nhà một người bạn của nó ở đại học, liệu người ấy khi trở về trường có nói với con trai bạn rằng: “Gia đình bạn thực sự là Kitô Hữu.  Tôi không nhớ có lần cầu nguyện nào giống như việc cầu nguyện trước bữa ăn ở nhà của bạn.  Và tôi chưa bao giờ cảm được tình cảm thắm thiết như ở nhà của bạn.  Tôi cũng không thấy gia đình bạn nói xấu về bất cứ ai.”   Người sinh viên ấy sẽ không bao giờ giống như trước, vì họ đã được gặp Chúa Giêsu trong căn nhà của bạn.

Mời Chúa Giêsu vào nhà của mình, có lẽ đó là điều quan trọng nhất chúng ta phải làm.

Và cách chúng ta thi hành điều đó có thể trong nhiều phương cách, từ sự hiện diện của Chúa Giêsu qua tượng chịu nạn hoặc các hình ảnh cho đến việc thành khẩn cầu nguyện trước các bữa ăn.  Hoặc có thể là cách đối xử với nhau với tình yêu đích thực và không bao giờ nói xấu người khác.  Một khi chúng ta mời Chúa Giêsu vào nhà, chúng ta có thể mong đợi một điều gì đó rất đặc biệt.  Chúa Giêsu không bao giờ đến một căn nhà mà không làm điều gì đặc biệt.

Đây là một trong những thông điệp của bài phúc âm phép lạ tiệc cưới Cana.  Đó là thông điệp chúng ta cần được nghe.  Đó là thông điệp chúng ta cần trân quý.  Đó là thông điệp có thể thay đổi nếp sống của gia đình chúng ta.  Theo những lời của bà đã viết bài báo: “Điều tôi biết rất rõ là khi bạn mời Chúa Giêsu vào nhà của bạn, bạn sẽ không bao giờ giống như trước.”

Chính Chúa Giêsu đã hứa với các gia đình trong sách Khải Huyền:

Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta.” (Kh 3:20).

Chúng ta hãy kết thúc với lời cầu nguyện:

Lậy Chúa Giêsu, xin hãy đến căn nhà của chúng con và chúc lành cho nó.

Xin Chúa chúc lành cho các cánh cửa để nó có thể mở ra tiếp đón người khách lạ và cô đơn.  Xin Chúa chúc lành cho các căn phòng trong căn nhà chúng con để được tràn đầy sự hiện diện của Chúa.  Nhất là, xin Chúa chúc lành cho mọi phần tử trong gia đình của chúng con.  Cầu mong sao tâm trí họ mở ra đón nhận lời Chúa.  Cầu mong sao đôi tay họ giang rộng cho những ai có nhu cầu.  Và cầu mong sao tâm hồn họ luôn hướng về Chúa.

Lm. Mark Link, S.J.

From: Langthangchieutim

ban-tho-cong-giao trong nha.jpg

RỒI NGÀY MAI ĐÂY AI SẼ CÒN Ở LẠI?

RỒI NGÀY MAI ĐÂY AI SẼ CÒN Ở LẠI?

Tuyết Mai

Tôi trông đợi gì ở ngày mai?

Một ngày mai có thể sẽ không tới

Thế tôi chờ đợi gì?

Chờ đợi một biến cố thay đổi cuộc đời tôi?

Ngày mai đây ai sẽ còn ở lại?

Trong cuộc đời đầy lọc lừa, đầy dối gian

Ai sẽ cho tôi lòng tin tưởng?

Để cuối chân trời còn thấy hạnh phúc

Của buổi hòang hôn.

**

Ai sẽ với tôi cùng sánh bước?

Khi hai mái đầu tóc đã điểm sương

Ai sẽ cùng tôi một đời chung thủy?

Cùng một con đường đi tới cùng đích của Yêu thương

Có phải ngày mai là những gì ta tiếp thu

Ta tạo được trong hiện tại?

Tôi ơi… Đừng quá mơ mộng

Đừng tìm về quá khứ.

**

Vì quá khứ đã là sự muộn màng

Và tương lai là những bóng mờ

Là ảo tưởng, không cho thực tế

Hãy cố lên tôi ơi…

Cố gắng sống một đời cho lý tưởng

Cho mục đích cao cả là hướng lên Trời

Sống cả đời còn lại trong Yêu thương

Hy Sinh và Phục Vụ

Để làm cho Tâm Hồn được an vui

Được thoải mái, lương thiện

Cho tốt đẹp cả đạo và đời.

**

Để cố gắng luôn sống làm người tử tế

Tử tế hôm nay, tử tế ngày mai

Và suốt một đời làm người

Vì không gì vui sướng cho bằng

Chờ đến ngày mai ta gặt hái

Tất cả những trái thơm ngon

Nặng trĩu cành

Sẽ cho ta cùng gia đình những tháng ngày êm ấm, bình an và hạnh phúc

Vì được nghỉ ngơi… được dưỡng sức

Để bù đắp những tháng ngày nhọc nhằn.

**

Ấy cuộc đời trần gian của con người

Giống như bánh xe lăn

Lăn mãi, lăn hoài không ngừng nghỉ

Chỉ nghỉ lăn khi nó bị hao mòn, bị gãy

Thôi thì sống ở trên đời chúng ta

Chỉ cần biết thờ phượng một Thiên Chúa

Biết cậy trông và tín thác

Để Người sẽ ban cho chúng ta

Ơn Khôn Ngoan biết thế nào là đủ

Để chấp nhận hiểu biết sức người có hạn

Để sống không hối hận ở ngày mai

Để không tiếc nuối trong quá khứ

Để không phải thốt lên hai chữ “Giá mà…”.

……..

Sống có Chúa con cái luôn có hạnh phúc

Vì chẳng ai phải thiếu thốn chi

Vì có Chúa tất cả đều biết giá trị

Giá trị phần hồn, giá trị phần xác

Ai thiết tha của cải trần gian sẽ bị hư mất

Ai thiết tha cuộc sống Nước Trời

Sẽ được Thiên Chúa ban cho no thỏa

Từ đời này và ở cả đời sau. Amen.

Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

21 tháng 9, 2020

CẦN CẢM NHẬN ĐỂ CẢM TẠ THIÊN CHÚA MUÔN ƠN LÀNH CHÚA BAN CHO TA

CẦN CẢM NHẬN ĐỂ CẢM TẠ THIÊN CHÚA

MUÔN ƠN LÀNH CHÚA BAN CHO TA

 Tuyết Mai

Tình Yêu của Thiên Chúa thì thật cả vũ trụ, mọi tạo vật và con người đều hiểu vì đó là sự hiển nhiên hiện hữu trước mắt chúng ta. Nhưng bởi vì con người có tánh vô cảm và bội ơn; không bao giờ muốn nhớ ơn của ai đã làm cho mình mà luôn kiêu ngạo nghĩ rằng tất cả mọi thứ chúng ta có và sở hữu là do tài năng của chúng ta đã tạo ra chúng.

**

Nên điều mà chúng ta hay làm nhất là muốn chứng minh cái Tôi của mình bằng cách đối xử tệ bạc với người trong gia đình nhất là luôn coi mình là nhân vật quan trọng, đem tiền về nhà và chu chấp đầy đủ cho tất cả mọi người. Và hẳn nhiên là chúng ta cảm thấy nếu thiếu mình thì chắc mọi người chết đói hết; do cách nghĩ như thế nên gia đình luôn là nơi để cho chúng ta xả stress cách rất bình thường. Bạo hành người trong gia đình từ lời nói cho tới hành động làm tổn thương mọi người (cả đời). Luôn gây xào xáo, bất bình trong những chuyện rất nhỏ; luôn tỏ ra bất mãn và sau cùng là đưa đến chuyện bỏ nhau.

**

Nhưng trên hết mọi sự thì chúng ta cần để Thiên Chúa làm chủ cuộc đời và căn nhà tâm hồn của chúng ta. Chúng ta cần nên minh bạch và cần cẩn trọng tới những căn phòng chứa những thứ đồ gian dối, lấy của người làm của mình thì chẳng khác nào chúng ta nuôi quỷ trong nhà và để chúng điều khiển; thì lâu dần chúng ta khó đuổi chúng ra khỏi nhà được lắm!? Sự cẩn trọng là cần thiết như Chúa Giêsu luôn khuyên con cái Chúa là hãy luôn “Tỉnh thức” kẻo khi để trộm vào nhà thì chúng ta cũng sẽ phải chết thôi.

**

Có khổ không khi chúng ta hy sinh quá nhiều thời giờ và long óc để mang cho được những thứ vô bổ, vô ích chất chứa vào nhà. Để cho mọi con mắt của người xấu luôn dòm ngó, rình rập và tính toán cái ngày chúng sẽ tìm cách đột nhập vào trong; có lẽ chúng cũng cần thời gian dài để xem xét giờ đi, giờ về của mọi người trong nhà … Rồi đến một ngày không ngờ nhất thì cả gia đình cũng sẽ phải đối đầu với chúng và hậu quả thì có thể nhiều người bị mất mạng!?

**

Đối với cuộc sống nơi trần gian này thì chúng ta hằng ngày phải đối đầu với sự dữ, với những đam mê, nghiện ngập khó tránh khỏi… Duy chỉ có Thiên Chúa, có Mẹ Maria mới có thể giúp chúng ta tai qua nạn khỏi mà thôi và dần nhờ ơn trợ giúp của Chúa Thánh Thần chúng ta có thể cảm nhận được Ơn của Chúa xuống từng ngày sống mà không cần đòi hỏi phải có nhiều tiền đâu. Cũng giống như chúng ta cảm nhận được tình bằng hữu biết trân quý nó, trân trọng giá trị của nhau thì cũng gần giống vậy.

**

Chỉ có khác là một người thì phải luôn có trước mặt chúng ta để nhìn thấy, nghe và chia sẻ buồn vui với. Còn Thiên Chúa của chúng ta thì Người luôn Có Đó ngay sát bên chỉ cần trong sự thinh lặng ta cũng có thể nghe được Người. Hơi thở nhẹ nhàng của Người như cơn gió nhè nhẹ thổi qua mái tóc hoặc nụ hôn phớt trên má cho ta cảm thấy ấm lòng.

**

Hạnh Phúc thay cho hết thảy chúng ta vì có Người để yêu thương và là Thiên Chúa rất quyền năng. Người là Khiên Thuẫn và là Thành Trì Kiên Cố để chúng ta ẩn náu. Có Người, ta không sợ một ai hiếp đáp. Người chẳng bao giờ xa ta nửa bước. Khi ta buồn thì Người ngồi đó để cùng cảm và cùng khóc với ta. Người cũng biết khi con người quá đau khổ thì chỉ biết trách móc Người thôi; nhưng người chẳng những không giận mà luôn tha thứ cho ta.

**

Khi ta đứng trước bờ vực thẳm thì cũng chính Người lôi kéo ta trở về cùng Người để Người an ủi và Lắng Nghe. Còn giá trị tinh thần nào cho bằng là Thiên Chúa vô cùng Yêu Thương chúng ta. Còn an toàn nào cho bằng khi ta sống luôn bội bạc với Người mà Người vẫn không mảy may ngoảnh mặt mà chối bỏ chúng ta. Đường đời thì ai cũng giỏi cũng dầy dạn những kinh nghiệm vì ngay cả một đứa con nít khôn ranh chúng cũng hiểu đời là bội bạc ở tuổi rất sớm cơ mà. Nhưng Tình Yêu Thiên Chúa thì mãi muôn đời vẫn không đổi thay.

**

Thế thì do đâu mà trần gian thiếu những tấm gương sáng sống chung quanh mà chỉ thấy những Pharisêu, những thành phần đạo đức giả của mọi thời đại – luôn sống ngược lại với những gì Thiên Chúa răn dạy? Do đó mà Lời Chúa thì luôn là kim chỉ nam; là đường, là sự thật và là sự sống. Nên con cái Chúa sẽ được chỉ dạy cho thấy ngay đâu là điều lành cần làm và đâu là điều dữ cần phải tránh xa (thành phần xấu xa).

**

Hy vọng tất cả chúng ta hằng ngày dành chút thời giờ cho Chúa như khi chúng ta thường xuyên đi bộ hàng giờ để tập thể dục vậy. Không gì hạnh phúc cho bằng chúng ta đem mọi thứ, mọi điều và mọi chuyện để than thở, tâm sự và giải bày cùng Chúa và nhờ Người giúp cho. Rồi thì phó mặc tất cả gánh nặng ngoài khả năng cho Chúa. Bảo đảm dần chúng ta sẽ cảm nhận được Bình An và Tình Yêu của Chúa trong tâm hồn và trong trái tim ta là Hồng Ân không thể thiếu. Amen.

Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

19 tháng 9, 2020

KỶ NIỆM 18 NĂM NGÀY ĐỨC CỐ HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN VỀ NHÀ CHA

KỶ NIỆM 18 NĂM NGÀY ĐỨC CỐ HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN VỀ NHÀ CHA

Thứ Tư (16/9/2020), tại giáo xứ Giang Xá, Đức Tổng Giám Mục (TGM) Giuse Vũ Văn Thiên đã chủ sự Thánh lễ kỷ niệm 18 năm ngày về quê trời của Đức Hồng Y (ĐHY) Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.

Hiệp dâng trong Thánh lễ có Đức cha Lôrensô Chu Văn Minh, Cha Tổng đại diện Antôn Nguyễn Văn Thắng, quý Cha đồng tế, quý Tu sĩ nam nữ và đông đảo tín hữu – những người yêu mến Đấng Đáng Kính.

Lúc 9h30, cộng đoàn hành hương có dịp gặp gỡ các nhân chứng đã từng sống gần gũi với Đức cố Hồng Y. Mọi người có mặt đều rất cảm kích về gương sống chứng tá sáng ngời.

Giang Xá là Giáo xứ được Chúa thương cách đặc biệt khi được ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận hiện diện trong thời gian 4 năm 5 tháng 12 ngày. Ngỏ lời trước Thánh lễ, Đức Tổng Giuse nhấn mạnh đây là hồng ân trọng đại Thiên Chúa ban mà mỗi giáo dân nơi đây, chúng ta phải không ngừng tạ ơn.

Trong phần chia sẻ Lời Chúa, Đức TGM Giuse mời gọi các giáo hữu noi theo các nhân đức của Đấng Đáng Kính. Ngài đã sống hy vọng cách trọn hảo qua 13 năm ngục tù. Niềm hy vọng ấy được gìn giữ bằng đời sống cầu nguyện, kết hiệp mật thiết với Hy tế Thánh Thể và với Mẹ Maria trong niềm xác tín “Sống trọn vẹn từng giây phút và làm cho nó đầy tình thương”.

Sau Thánh lễ, cộng đoàn cùng hành hương trở về cầu nguyện nơi ngôi nhà Đức cố Hồng Y đã ở năm xưa, nơi lưu lại biết bao kỷ vật của ngài. Dấu ấn tình yêu và phục vụ của ngài còn ghi đậm trong mỗi người.

“Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp.

Sống mỗi phút cho tốt đời sẽ thánh.

Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng.

Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng.”

18 năm qua, hương thơm nhân đức và đời sống thánh thiện của ĐHY Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận không ngừng được tỏa lan. Ước mong sao khi đến với ngài, mỗi người biết để cho niềm Hy Vọng ấy trở nên xương nên thịt của mình, để hết những ai chúng ta gặp gỡ cũng được gieo vào lòng niềm Hy Vọng đời đời.

https://tonggiaophanhanoi.org/tin-tuc/tin-giao-phan/18532-ky-niem-18-nam-ngay-duc-co-hong-y-phanxico-xavie-nguyen-van-thuan-ve-nha-cha.html

BTT Giáo xứ Giang Xá.

MỘT NỖI BUỒN THÁNH, MỘT NỖI BUỒN THIÊN ĐÀNG

MỘT NỖI BUỒN THÁNH, MỘT NỖI BUỒN THIÊN ĐÀNG

 Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Về phần Bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn Bà, để tâm tư nhiều tâm hồn được biểu lộ.”

Kính thưa Anh Chị em,

Ngay sau lễ Suy Tôn Thánh Giá, Giáo Hội cử hành lễ Mẹ Sầu Bi, một lễ sâu sắc với nhiều ý nghĩa và rất thực.  Cùng với Đức Mẹ, hôm nay, chúng ta đi vào nỗi buồn sâu xa của trái tim ngài, để hiểu ngài, để yêu ngài; từ đó, cũng để cho tâm tư của tâm hồn mình được biểu lộ.

Với các mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng, Sáng, của chuỗi Mân Côi, đã bao lần, chúng ta ngắm nhìn Đức Mẹ qua những tâm tình của ngài; thế nhưng, chưa bao giờ chúng ta nghe nói đến việc Đức Mẹ buồn.  Thế mà những gì cụ già trong đền thờ tiên báo về Chúa Giêsu, “mục tiêu cho người ta chống đối” là một thực tế rất buồn.  Thực tế này được Đức Mẹ ghi đậm trong lòng một cách sâu sắc; và hẳn trên bước đường rao giảng của Con, Mẹ đã chứng kiến sự chống đối người ta dành cho Ngài thế nào và đỉnh điểm là cái chết của Con trên thập giá.  Vì thế, đã yêu con, Đức Mẹ càng yêu Con nhiều hơn; Mẹ yêu Chúa Giêsu bằng tình yêu trọn vẹn của một người mẹ, và thật thú vị, chính tình yêu trọn vẹn này lại trở nên nguồn gốc của một nỗi đau tâm hồn, và một nỗi buồn linh thánh sâu thẳm.  Tình yêu của Mẹ đã kéo Mẹ hiện diện can trường với Con trong những khổ đau cùng tột dưới chân thập giá và vì lý do đó, như Con đã chịu đựng bao nhiêu, Mẹ cũng phải chịu đựng bấy nhiêu.

Thư Do Thái hôm nay viết, “Dẫu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu.”  Chúa Giêsu đã vâng phục để làm con của Mẹ; Mẹ vâng phục để làm Mẹ của Giêsu.  Vì thế, nỗi đau của Chúa là nỗi đau của Mẹ, lưỡi gươm đâm thấu tim Chúa cũng là lưỡi gươm đâm thâu tim Mẹ; Mẹ đã học vâng phục đến cùng khi được hiệp thông với sự vâng phục của Con.

Vậy mà nỗi đau của Mẹ Maria không phải là nỗi đau của tuyệt vọng, nhưng là nỗi đau của tình yêu, nỗi đau của hiệp thông cứu độ; nỗi buồn của Mẹ Maria không phải là một nỗi buồn nhân thế, nhưng là một nỗi buồn thánh, nỗi buồn của thiên đàng.  Không như bao nỗi buồn khác, nỗi buồn của Mẹ, đúng hơn, là một sự chia sẻ sâu sắc về tất cả những gì Con mình phải chịu.  Trái tim Mẹ đã hoàn toàn hiệp nhất với trái tim của Con, do đó, Mẹ đã chịu đựng tất cả những gì Con chịu đựng và điều Chúa Con chịu đựng lớn lao nhất chính là tội lỗi của nhân loại, đây là sự chịu đựng của một tình yêu đích thực ở một mức độ sâu sắc nhất, đẹp đẽ nhất.

Hôm nay, khi kính nhớ Mẹ Sầu Bi, chúng ta được mời gọi sống hiệp nhất với nỗi buồn của Mẹ và của Chúa Giêsu, nỗi buồn do tội lỗi thế giới gây ra.  Những tội lỗi đó bao hàm tội lỗi của chúng ta, là những gì đã đóng đinh Con chí ái của Mẹ vào thập giá.  Chúng ta đau buồn vì tội lỗi; trước hết, tội lỗi của chính mình; sau đó, tội lỗi của người khác.  Nhưng một điều quan trọng cần biết là, nỗi buồn chúng ta trải qua vì tội lỗi cũng là nỗi buồn của tình yêu; một nỗi buồn thánh, mà cuối cùng, thúc đẩy và nhem lên nơi chúng ta một sự cảm thương, một lòng trắc ẩn cũng như một ước muốn hiệp nhất sâu sắc hơn với những anh chị em chung quanh mình, đặc biệt với những người đang thương tổn, những người đang vướng vào tội lỗi.  Nỗi buồn đó cũng thúc đẩy chúng ta từ bỏ tội lỗi của chính mình và đó là sự biểu lộ tâm tư đẹp đẽ nhất, đúng đắn nhất và đáng ước mong nhất.

Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Thuận nói, “Con trào trào nước mắt, đến với Mẹ, ‘Đức Bà an ủi kẻ âu lo’; con đau khổ ê chề, đến với Mẹ, ‘Đức Bà phù hộ các giáo hữu”; con tội lỗi ngã sa, đến với Mẹ, ‘Đức Bà bầu chữa kẻ có tội’ và chính con, sẽ trở thành một Maria khác, để đón tiếp mọi người đến trú ẩn và cũng như Mẹ, con sẽ là ‘nguồn sức sống, nguồn an vui, nguồn hy vọng’ của anh em con”.

Anh Chị em,

Chiêm ngắm nỗi buồn thánh nơi Đức Mẹ, chúng ta ước ao một nỗi buồn thánh trong lòng mình; nỗi buồn do tội của mình, tội của anh em.  Đó là điều Chúa muốn tâm tư mỗi người được tỏ lộ.  Hiệp thông với nỗi buồn thánh của Mẹ, chúng ta được mời gọi dâng hy tế đời mình mỗi ngày cùng với Đức Kitô trong thánh lễ; nhờ Ngài, dâng lên Thiên Chúa Cha hiến lễ tạ ơn thay cho nhân loại.

 Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con cảm nhận được một nỗi buồn thánh như nỗi buồn của Đức Mẹ; nhờ đó, con biết run sợ cho linh hồn con trước tội lỗi và từ đó, lòng trắc ẩn và thương cảm của con đối với anh chị em con ngày càng trở nên sâu sắc hơn”, Amen.

 Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

20 - Mary of Sorrows 3.jpg

Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha. (Hc 28:7)

Chúc bạn và gia đình ngày Chúa Nhật bình an và hạnh phúc nhé. Hãy cầu nguyện cho nhau.

Cha Vương

CN: 13/09/20

TIN MỪNG: Hãy bỏ qua điều sai trái cho kẻ khác, thì khi bạn cầu khẩn, tội lỗi bạn sẽ được tha. (Hc 28:7)

SUY NIỆM: Thánh Augustinô đã từng nói, “Hãy tha thứ thì bạn sẽ được thứ tha. Hãy cho đi thì bạn sẽ lãnh nhận. Đây là đôi cánh của việc cầu nguyện nó sẽ giúp bạn bay đến Chúa.” Đã là con người thì dù có thánh thiện đến đâu cũng không tránh khỏi những khuyết điểm, dù có ác đến đâu cũng có những điểm tốt, nếu bạn nhìn thật kỹ. Cuộc sống là một đồng tiền có hai mặt, thiện và ác, tốt và xấu, bạn không thể nào tránh khỏi những xích mích là tổn thương đến nhau. Bạn phải là gì khi bạn bị tổn thương? Ôm ấp oán thù là con người, tha thứ là một sự lựa chọn—bạn ôm ấp oán thù hay chọn tha thứ? Là một người Ki-tô hữu Công Giáo, sống theo các giới răn của Chúa không phải là một điều dễ, nhưng nếu bạn bày tỏ lòng thương xót và tha thứ cho người khác trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, thì bạn cũng được Thiên Chúa đảm bảo cho bạn những điều đó. “Anh em đong đấu nào, thì Thiên Chúa cũng sẽ đong đấu ấy cho anh em.” (Mt 7:2) Khi bạn chủ động chọn tha thứ là bạn đã thực sự cho đi, cho đi để được tự do, được bình an. Nếu như bạn nhường chỗ cho những oán hờn thì bạn sẽ bị nô lệ của sự oán hờn đó. Chúa không muốn bạn làm như vậy đâu. Thánh Phao-lô nói, “Chúa là Thần Khí, và ở đâu có Thần Khí của Chúa, thì ở đó có tự do. Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí. (2 Cr 3:17-18)

LẮNG NGHE: Thầy không bảo là [phải tha thứ] đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy. (Mt 18:22)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin ban cho con đôi cánh biết bay để con bay đến Chúa, cái cánh của “tha thứ”, cái cánh của “cho đi” và xin cho con niềm tin vững mạnh vào lòng khoan dung của Chúa, để con dám đến với Chúa mỗi khi yếu đuối lỗi lầm.

THỰC HÀNH: Ai là người mà bạn đang giận hờn và thù oán? Xin bạn hãy tìm ra một điểm tốt nơi họ và dâng lên Chúa lời nguyện xin ơn tha thứ.

httpv://www.youtube.com/watch?v=Yvm-NjQd3s8&feature=youtu.be&fbclid=IwAR2nv8dhPVxQPA61vZTc-V2sz1pWDtjZK-h_4J5-urnse5XiB77nS0P9aw4

Thánh Ca Hiền Thục | Hãy Thứ Tha

ĐỨC TIN CẦN CÓ VIỆC LÀM ĐỂ ĐỨC TIN ẤY LUÔN ĐƯỢC SỐNG MÃI

 ĐỨC TIN CẦN CÓ VIỆC LÀM ĐỂ ĐỨC TIN ẤY LUÔN ĐƯỢC SỐNG MÃI

Tuyết Mai

** Anh em thân mến, nếu ai nói mình có đức tin, mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích gì? Đức tin như thế có thể cứu được nó ư? Nếu có anh chị em nào không cơm ăn áo mặc, mà có kẻ trong anh em lại bảo họ rằng: “Chúc anh chị em đi bình an, và ăn no mặc ấm”, mà anh em lại không cho họ những gì cần dùng cho thân xác, thì nào có ích gì?. Về đức tin cũng vậy, nếu không có việc làm, là đức tin chết tận gốc rễ. Nhưng có người sẽ nói: “Anh, anh có đức tin; còn tôi, tôi có việc làm”. Anh hãy tỏ cho tôi thấy đức tin không việc làm của anh, và tôi sẽ lấy việc làm mà chỉ cho anh thấy đức tin của tôi. (Gc 2, 14-18).

** Chúng ta không dễ để hiểu được Đức Tin Sống hay Đức Tin Chết là như thế nào nếu trong chúng ta không hề có Ơn Chúa. Mà muốn có được Ơn Chúa thì bước đầu tiên của chúng ta là luôn có lòng sốt mến; yêu kính Chúa hết lòng, hết trí khôn và hết cả tâm trí của chúng ta. Khi nói đến Đức Tin có phải chúng ta cần sống sao cho trọn đạo với Chúa và với tha nhân?

** Chứ nói là sống cho Chúa mà chúng ta lại quá thiết tha, quá bận rộn với những sự việc nơi trần gian này để trở thành một con người sống vô cảm, vô tâm, vô ơn; đối xử thờ ơ, lạnh nhạt với người thân thiết trong gia đình đã từng ngày hy sinh vì chúng ta. Riêng đối với Thiên Chúa thì chúng ta càng tệ bạc hơn nữa là hằng ngày chúng ta liên tục tiếp nhận dưỡng khí là hơi thở thiết yếu cho sự sống của chính mình, do Chúa ban cho rất nhưng không nhưng không có đến một lời cảm tạ hay biết ơn Người gì cả.

** Sống có Đức Tin có phải chúng ta cần làm mọi sự việc như người đang thật sự sống là kết hiệp, quan tâm đến tất cả những người chung quanh; trước nhất là người trong gia đình rồi kế đến là những người bất hạnh sống gần bên. Có thế thì Đức Tin mới nhận dồi dào, triển nở như tất cả mọi tế bào trong thân xác đang và sẽ được thay đổi mới rất đều đặn từng phút, từng giờ trong ta bởi nhờ Ơn Thiên Chúa.

** Có nghĩa chúng ta sống sao cho trọn vẹn theo Thánh Ý Chúa, sống hữu ích và thương yêu nhau. Có người sống chạy theo những của thế gian mà cảm thấy một ngày 24 giờ là không đủ, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người sống xả Thân cho Chúa, cho anh chị em từng ngày cũng cảm thấy 24 giờ một ngày là không đủ. Do đó Thiên Chúa của chúng ta đã phân chia ngày và đêm để chúng ta có giờ làm việc và giờ nghỉ ngơi. Quả thật Thiên Chúa Người thiện hảo đến nhường bao!

 ** Nói về cuộc sống Đức Tin chúng ta cũng cần biết tỏ lòng cảm ơn ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì … Đã sống làm gương tốt lành thánh thiện cho con cháu là những thế hệ tương lai sau này. Chúng ta cũng không quên cảm ơn tất cả các Linh Mục, các Sơ cùng các tu sĩ nam nữ luôn là những tấm gương sáng ngời cho tất cả giáo dân và lương dân noi theo.

** Nói chung là cảm ơn tất cả các Tông Đồ thánh thiện và rất khiêm nhường của Chúa vì chính cuộc sống của các ngài luôn sống quên mình xả thân vì Danh Đức Chúa và vì tha nhân. Còn ai sống như đức tin Chết thì như lời của Thánh Giacobe nói trên: “Đức Tin không có việc làm là Đức Tin Chết”. Chết có nghĩa tuy dù chúng ta đang thở mà không khác nào như đã chết vậy. Giống như chúng ta đang sống tàng hình vậy. Chúng ta tưởng tượng sự sống như chết ấy có tầm ảnh hưởng như thế nào trong một gia đình hay ngoài xã hội? Nhất là những người đóng vai trò rất lớn, rất quan trọng trên sự dạy dỗ cho chúng thế hệ trẻ đặc biệt trong ngành Giáo Dục.

** Lạy Thiên Chúa nhân lành của chúng con! Xin giúp chúng con biết sống như một con người có sức sống mãnh liệt và đúng đắn. Biết dùng khả năng cá biệt Chúa ban cho để đem lại lợi ích chung cho linh hồn của chính mình và của anh chị em. Là ngày nào còn sống là cần tạo công đức càng nhiều càng tốt như cây đèn dầu luôn đổ đầy để mang Ánh Sáng Đức Tin tỏa lan đến cho mọi người.

** Trong thời buổi càng văn minh hiện đại thì chúng thế hệ trẻ càng cần học rất nhiều những gương tốt lành và thánh thiện ngay từ trong gia đình và tại học đường nhưng đại họa thay là chúng lại học những điều ích kỷ, mọi thứ phải vơ vét về cho mình như lấy của người làm của mình. Trong gia đình thì chúng không học biết thế nào là công bằng, là chia sẻ; là quan tâm và là yêu thương mà chỉ có đồng tiền và vật chất là quan trọng trên hết. Bởi chúng nhìn thấy cha mẹ bận rộn ngày đêm để có thêm của cải, vật chất, danh lợi cùng quyền hành mà bỏ bê chúng cho người lạ trông coi.

** Lời Chúa thì một chữ chúng cũng không học biết. Trong gia đình thì sống đạo rất khô khan, rất thiếu hình ảnh Thiên Chúa và tiếng kinh đọc. Cha mẹ không làm gương tốt cho các con mà chỉ biết sống ích kỷ cho riêng mình. Do đó cha mẹ làm sao thì chúng con cái học theo làm vậy. Chúng sống hoàn toàn vô nghĩa và vô dụng nên mới có tình trạng con cái chúng bị trầm cảm và tự tử ngày càng nhiều. Gia đình ngày càng có người chết vì con cái đánh cha mẹ già và cha mẹ hành hung con trẻ, v.v…

** Xin Thiên Chúa mở rộng tấm lòng cho các bậc cha mẹ và thày cô giáo, biết dạy cho các con và học trò nhỏ của mình điều tốt đẹp để làm gương cho chúng. Thì tương Lai mới có thể trong sáng hơn, có hy vọng hơn. Để hết thảy Linh Hồn con người mới có cơ hội để được Nhập Tiệc Nước Trời. Amen.

Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

 12 tháng 9, 2020

———–

Xin bấm vào mã số dưới đây để cùng hát:

(Xin Chúa Thay Đổi Tim Con)