XIN MẸ MARIA GIÚP CHÚNG CON SỐNG LẠC QUAN VỚI ĐẦY TỰ TIN

XIN MẸ MARIA GIÚP CHÚNG CON SỐNG LẠC QUAN VỚI ĐẦY TỰ TIN

Tuyết Mai

Còn người có tánh bi quan nặng hay nhẹ cũng rất cần được Mẹ Maria chữa trị cho. Phúc cho người sống luôn có tinh thần lạc quan thì bảo đảm cuộc sống của chính người đó và gia đình của họ luôn có hạnh phúc. Vì Thiên Chúa ban cho chúng ta mỗi người đều có trái tim yêu thương như nhau và có thể yêu rất nhiều người cùng một lúc như mẹ thánh Têrêsa Cancutta đã từng sống, đã làm gương và mẹ đã từng chứng minh cho cả thế giới thấy biết. Với tình yêu rất sẵn có, rất chân tình và rất hy sinh. Mẹ đã không quản ngại thời giờ, công sức và mùi hôi thối khó chịu toát ra từ người bệnh nhưng một mực yêu thương chăm sóc như chăm sóc cho chính Chúa Giêsu vậy … Dù chỉ là cho một nụ cười, một cái ôm, một lời nói xoa dịu cùng sự tôn trọng giữa người và người – đã làm ấm lòng mọi người, trước khi họ chết.

**

Người chọn cách sống lạc quan thì cuộc đời dù có sóng gió, bão táp, phong ba nhưng đối với họ thì nó chỉ là bước cản, là chướng ngại vật, là bão tố, mưa to cần phải chờ. Vì sau cơn mưa thì cầu vồng sẽ ló dạng và mọi người lại tiếp tục cuộc sống ngày qua ngày chớ từ xưa tới nay đâu có sự cố nào mà kéo dài mãi đâu. Nhưng cách sống lạc quan của một người thì nó còn hơn tất cả thuốc bổ trên đời và đã được chứng minh từ những ông bà sống tuổi rất thọ là nhờ họ luôn vui vẻ, biết chấp nhận những gì họ có được và không để cho cuộc đời làm cho họ ra bất mãn hay buồn sầu, lo lắng.

**

Nhờ sống lạc quan nên họ luôn tin tưởng vào khả năng có giới hạn của họ và không nghi ngờ điều gì xấu có thể xẩy ra khi đã có quyết định. Vì sự nghi ngờ luôn làm chúng ta nhút nhát không dám làm điều gì cả?. Như chưa ra làm ăn thì đã sợ thua lỗ. Chưa đặt chân ra ngoài đường thì đã sợ bị cướp bóc. Chưa muốn lập gia đình vì nghĩ rằng chắc chắn mình sẽ bị phản bội và bị bỏ, v.v….

**

Nên quan trọng hơn cả là chúng ta cần đặt Niềm Tin vào Thiên Chúa là Đấng Tối Cao cách trọn vẹn và tuyệt đối. Do có niềm tin mạnh mẽ ấy đã cho chúng ta nguồn sống dồi dào mà Thiên Chúa hằng tuôn đổ trên chúng ta. Cũng giống như bình dầu càng đầy thì chức năng của đèn càng rực sáng và càng chiếu tỏa với diện tích rộng lớn và xa hơn.

**

Nhân tháng 10 tháng Mân Côi là tháng mà chúng ta cần biết lợi dụng mọi cơ hội, mọi thời giờ chúng ta có để dâng lên cho Mẹ Maria càng nhiều Kinh Mân Côi càng tốt vì Mẹ rất yêu thích những tràng hoa Mân Côi con cái Mẹ dâng. Vì chỉ có Kinh Mân Côi mới là phương cách giúp chúng ta đến gần với Mẹ hơn và có liên kết chặt chẽ mật thiết với Mẹ để Mẹ sẽ giúp chúng ta tới gần với Chúa hơn.

Chúng ta hãy Xin với Đức Mẹ Maria giúp cho chúng ta trở thành những người con ngoan ngoãn. Để nhờ Mẹ mà cuộc đời chúng ta sẽ luôn được che chở, an vui, lành mạnh, sống tốt, sống khỏe từ tinh thần cho đến thể xác. Để linh hồn chúng ta bớt đi phạm tội. Chỉ có Kinh Mân Côi mới có thể chữa trị bệnh tin dị đoan, tham lam, khoe khoang, kiêu ngạo cùng mọi chứng bệnh nguy hiểm khác tinh vi hơn có thể làm cho linh hồn của chúng ta khó được lên Nước Chúa – Nơi mà tất cả mọi linh hồn đều rất khao khát để được đến; để được sống hạnh phúc muôn đời. Amen.

Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

11 tháng 10, 2020

THEO ĐẠO NHỜ GƯƠNG SÁNG

THEO ĐẠO NHỜ GƯƠNG SÁNG

Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Trong bộ phim Tiểu Sử Thánh Têrêxa thành Lisieux đạo diễn đã chọn nữ diễn viên Lindsay Younce thủ vai Têrêxa.  Điều đáng nói là sau khi hoàn thành bộ phim, nữ diễn viên ngoại đạo này đã xin theo đạo Công Giáo.

 Cô nói: “Quá trình trở lại đạo công giáo của tôi đã bắt đầu ngay trước lúc tôi khởi sự cuốn phim, tuy nhiên tôi đã đợi cho xong phim rồi mới hòan thành quá trình đó.  Tôi nghĩ rằng việc được biết thánh Têrêxa đã dẫn tôi tới nhiều khía cạnh của đức tin công giáo mà tôi chưa được làm quen, đặc biệt là niềm vui phát sinh từ đau khổ khi bạn dâng nó lên Thiên Chúa như một của lễ.  Bạn xin cho được đau khổ, bạn thấy vui trong đau khổ và đó có thể là những điều nhỏ mọn mà bạn tiến dâng lên mỗi ngày.

 Điều mà cô cảm phục chính là thái độ sống nhịn nhục và phục vụ ân cần của thánh Têrêxa với nữ tu già Augustine.  Một người nữ tu rất khó thương, thế mà thánh nữ vẫn yêu thương và biến hành vi ấy thành của lễ cứu độ trần gian để rồi thánh nữ đã có thể nói: “Nếu có tình yêu thì dù cúi xuống nhặt một cái kim cũng đủ cứu độ thế giới.  Và ngài cũng nói: “ơn gọi của ngài là tình yêu.

Ở đời người ta rất cần gương sáng.  Gương sáng của người vợ có thể biến đổi người chồng nghiện ngập sa đọa thay đổi đời sống.  Gương sáng của cha mẹ sẽ dẫn dắt con cái đi trong chân thiện mỹ.  Gương sáng của người tín hữu có thể biến đổi người lương dân và giúp họ đón nhận tin mừng.

Nữ diễn viên Younce đã được ơn theo đạo Công Giáo nhờ đọc tiểu sử và nhập vai thánh Têrêxa, và có lẽ đời sống của chúng ta nếu sống đúng tinh thần Kitô hữu là sống cho tình yêu thì chắc chắn sẽ mang về cho Chúa biết bao linh hồn.

Nhưng đáng tiếc, vì cuộc sống phản chứng của chúng ta đã khiến bao người lương dân ngã lòng, thất vọng khi chúng ta sống thiếu công bình, bác ái, yêu thương.  Đôi khi chúng ta còn gây nên những bất đồng, khổ đau cho tha nhân như Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô đã từng đại diện cho toàn thể Giáo hội xin lỗi anh em lương dân vì đời sống phản chứng Tin Mừng.

Hôm nay lễ khánh nhật truyền giáo là dịp cho chúng ta xác định ơn gọi của chúng ta là truyền giáo.  Giáo hội Chúa Kitô thiết lập để sai đi truyền giáo.  Người Kitô hữu là chi thể của Giáo hội cũng phải biết cộng tác vào chương trình truyền giáo theo khả năng và hoàn cảnh của mình.  Mỗi người có thể là tay chân, là môi miệng, là mắt, là tai… đều phải tỏa sáng Tin mừng trong khả năng của mình.

Có thể bạn là người nghèo thì hãy sống khó nghèo, đừng vì nghèo mà sinh đạo tặc hay sống xa lánh Giáo hội.  Hãy làm chứng cho thế giới biết rằng cuộc đời chỉ là một hành trình tiến về thiên quốc là nơi không còn đau khổ bởi đói, bởi hận thù chiến tranh, thế nên chúng ta hãy tin tưởng và bước đi trong hoàn cảnh của mình.

Có thể bạn là người giầu có, quyền thế hãy biết tận dụng ơn huệ Chúa ban để tôn vinh Chúa qua đời sống chia sẻ, cảm thông với những mảnh đời bất hạnh.

Có thể bạn là người bệnh tật, hay già nua, hãy dâng nỗi đau phần xác của mình để cầu nguyện cho Giáo hội, hãy cầu cho Giáo hội của Chúa có nhiều thợ lành nghề để mở mang Nước Chúa.

Có thể bạn là người khỏe mạnh, hãy cảm tạ Chúa bằng chính đời sống dấn thân cho Tin Mừng tùy theo khả năng của mình.

Người ta nói rằng bạn chỉ có thể làm gương sáng nếu biết đặt tình yêu vào công việc của mình.  Không có tình yêu sẽ không có những nghĩa cử đẹp cho đời.  Không có tình yêu chúng ta sẽ biến môi trường sống của mình thành một sa mạc khô cằn.  Chỉ có trong tình yêu chúng ta mới hết lòng quan tâm, chia sẻ và làm điều gì đó cho tha nhân.

Ước gì chúng ta luôn biết yêu mến Giáo hội, yêu mến công việc của Giáo hội để tùy theo hoàn cảnh chúng ta trở thành chứng nhân cho Nước Chúa.  Amen.

Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Saint Theresa.jpg

VIỆC LÀM BÁC ÁI LÀ BỔN PHẬN CỦA MỌI NGƯỜI

VIỆC LÀM BÁC ÁI LÀ BỔN PHẬN CỦA MỌI NGƯỜI

 Tuyết Mai

Phải như từng người chúng ta ai cũng ý thức làm được điều khó khăn này thì Nước Trời hẳn có ghi tên chúng ta sẵn thì dù cho Chúa có gọi chúng ta ra khỏi cuộc đời này ở bất cứ giờ phút nào. Vâng, cái nghĩa làm việc Bác Ái thì nó rộng lớn và bao la lắm! Nhất là chúng ta, con cái Chúa thì không được kỳ thị dù người có khác với chúng ta ở mầu da, chủng tộc, đồng tính, con lai, phong cùi, khiếm thị, khuyết tật, v.v… Vì tất cả là hiện thân của Chúa trong những con người khốn cùng ấy, đang rất cần sự giúp đỡ và ủi an của chúng ta (là những người Chúa ban cho dư đầy).

**

Rồi cái ngày chúng ta được diện kiến Người ở Tòa Thiên Chúa thì chúng ta sẽ thân thưa gì với Chúa đây? Hay “Lạy Chúa chúng con có thấy Chúa đói khát bao giờ để chúng con cho Chúa ăn; chúng con có thấy Chúa rách rưới trần truồng bao giờ để cho Chúa mặc?”. Do đó để cho linh hồn của chúng ta luôn được bình an và được đến Nơi chúng ta muốn đến thì hễ cứ thấy ai khốn khổ thì cứ cho. Cho trong khả năng Chúa ban; bởi cái gì chúng ta cho đi thì làm sao so sánh cho bằng những gì Thiên Chúa luôn ban cho chúng ta, ngày qua ngày thưa có phải?

**

Chúng ta thường hay biện hộ cho mình rằng thưa lạy Chúa người nghèo thì họ đông quá, làm sao chúng con đủ sức mà lo cho đủ được đây? Nhưng nếu hết thảy chúng ta ai cũng có tấm lòng, có trái tim luôn chạnh lòng thương, đóng góp cho người như “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” hay giống như bà già góa được Chúa khen thưởng khi bà đã cho hết 2 đồng xu vào hòm tiền trong nhà thờ – mà đó là tất cả những gì bà có và bà đã phải nhịn đói cả ngày hôm đó.

**

Phúc thay cho những tâm hồn có lòng biết chia sẻ, yêu thương vì Nước Trời là của họ. Phúc thay cho những con người luôn ao ước cho một xã hội có được sự đổi thay tốt đẹp hơn. Người giầu có biết dùng khả năng hái ra tiền của mình mà ra tay giúp người nghèo có được nơi ăn, chốn ở, học hành, nơi dạy nghề để giúp cho người người có công ăn việc làm để không phải sống chui sống nhủi như những con chuột của thành phố mà nó trở thành tên gọi của rất nhiều nơi.

**

Có phải Thiên Chúa luôn ban cho con người có bộ óc và khả năng có khác nhau lắm không? Thưa ngay cả những con người bại liệt được sinh ra từ lúc bẩm sinh, cũng có khả năng riêng Chúa ban; có nhiều trường hợp lại còn hơn cả người bình thường nữa là. Để chứng tỏ cho hết thảy con cái Chúa là ai sinh ra trên đời cũng có mục đích riêng của Chúa. Dù cho người đó từ bé đã là thực vật nhưng người ấy lại có thể mang lại hạnh phúc cho rất nhiều người chung quanh; nhất là học cách yêu thương mà không cần sự đáp trả.

**

Tuy Thiên Chúa không có ý mang lại cho con người sự đau khổ nhưng thưa Chúa dạy cho con người là biết dùng sự đau khổ ấy để đổi lấy phần thưởng to lớn vô cùng cho những ai sống trên đời biết chấp nhận, an phận, tươi vui; biết phó thác vào Đấng luôn ban cho con người sự tốt lành nhất. Điều này đã được chứng minh rất rõ là nếu chúng ta nhìn anh chị em bằng con mắt thiển cận thì chúng ta cũng sẽ nhận được sự thiển cận và sự hời hợt của anh chị em dành lại cho ta. Nhưng nếu chúng ta biết nhìn anh chị em bằng con mắt của đức tin, con mắt của yêu thương thì sẽ hiểu rằng Thiên Chúa Người có mục đích riêng cho từng người nên chúng ta cần phải tôn trọng hết thảy mọi người.

**

Ở trên đời thì hầu hết những ai có đồng cảnh ngộ, có “ở trong chăn mới biết chăn có rận” thì mới thông cảm và sẻ chia cách trải lòng và rộng rãi hơn. Còn khó khăn cho những ai cả đời sống trong nhung lụa thì Lời Chúa dạy luôn đúng với câu “Người giàu có rất khó vào Nước Trời” vì người giàu có ít khi nhìn xuống hay muốn tìm đến những nơi như thế này và có rất ít người tin có cuộc sống Đời Sau. Amen.

Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

15 tháng 10, 2020

Một thanh niên 15 tuổi xuân, đam mê máy tính và điện toán được tôn vinh Chân phước và Phép lạ chữa lành một bé trai 4 tuổi.

Một thanh niên 15 tuổi xuân, đam mê máy tính và điện toán được tôn vinh Chân phước và Phép lạ chữa lành một bé trai 4 tuổi.

Thanh Quảng sdb

10/Oct/2020

Một thanh niên 15 tuổi xuân, đam mê máy tính và điện toán được tôn vinh Chân phước (Á thánh) và Phép lạ chữa lành một bé trai 4 tuổi.

Assisi Ý Lễ phong Chân phước được diễn ra tại Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô ở Assisi vào ngày 10/10/2020, Thánh lễ Phong chân phước được Đức Hồng Y Agostino Vallini, hiệu tòa Vương cung thánh đường Thánh Phanxicô chủ sự trước cả trăm ngàn người tham dự.

Đầy tớ Chúa Carlo Acutis được tôn vinh lên hàng Chân phước nhờ phép lạ chữa lành cho một em bé tên Mattheus ở Brazil khỏi một dị tật bẩm sinh nghiêm trọng của các tuyến tiêu hóa… Bà mẹ bé và bé tha thiết cầu nguyện cùng Tôi tớ Chúa Acutis chữa lành.

Bé Mattheus sinh năm 2009 với một tình trạng nghiêm trọng khiến bé khó ăn và bị đau bụng trầm trọng. Bé không thể giữ bất kỳ thức ăn nào trong bao tử và liên tục bị nôn mửa.

Khi Mattheus gần bốn tuổi, bé mới nặng 20 pound (khoảng 12 ký), và sống bằng thức ăn Vitamin dinh dưỡng (thuốc hay bột), một trong những thứ mà cơ thể bé có thể tiếpp nhận. Bé không mong sống lâu…

Mẹ bé, bà Luciana Vianna, đã liên nỉ cầu nguyện cho bé được chữa lành.

Một hôm, Cha Marcelo Tenorio, người bạn thân của gia đình, đọc thấy trên mạng về cuộc đời của Tôi tớ Chúa Carlo Acutis; đang được vận động cầu nguyện để cậu được phong chân phước. Vào năm 2013, cha ấy đã xin được một thánh tích từ người mẹ của cậu và cha mời các tín hữu tham dự thánh lễ và buổi cầu nguyện đặc biệt tại giáo xứ, cha khuyến khích họ cầu nguyện cùng Đầy tớ Chúa Carlo Acutis thể hiện ơn lành mà họ mong ước.

Mẹ của bé Mattheus nghe biết về buổi lễ cầu nguyện này. Bà tha thiết xin Tôi tớ Chúa Acutis cầu thay nguyện giúp cho người con nhỏ bé của bà. Trong những ngày trước ngày lễ cầu nguyện, bà Vianna đã làm một tuần cửu nhật kính Tôi tớ Chúa Acutis, và cho con trai và gia đình hay để hiệp ý cầu xin Đầy tớ Chúa Acutis chữa lành cho bé.

Vào ngày lễ và buổi cầu nguyện, bà đưa bé Mattheus và các thành viên gia đình đến giáo xứ tham dự.

Cha Nicola Gori, vị linh mục tổ chức buổi cầu nguyện này nói với truyền thông Ý về những gì đã xảy ra tiếp theo đó:

Cha Nicola nói: “Vào ngày 12 tháng 10 năm 2013, nhân ngày kỷ niệm bảy năm, Tôi tớ Chúa là Carlo qua đời, một em trẻ, bị bệnh bẩm sinh các tuyến đường tiêu hóa, đến cầu nguyện, khi được chạm vào chân dung của Tôi tớ Chúa Carlo bé Mattheus đã khấn xin được ơn chữa lành, với một tâm tình cầu nguyện đơn thành như sau: ‘Xin cho con không bị nôn ói nhiều như hiện nay…’ Việc chữa lành đã được bắt đầu ngay lập tức, đến mức thể lý của bé được biến đổi!”

Trên đường về nhà sau Thánh lễ, bé Mattheus nói với mẹ rằng bé đã được khỏi bệnh. Bé xin được ăn khoai tây chiên, cơm, đậu và thịt bò bít-tết, những món ăn yêu thích của các anh em bé.

Bé ăn tất cả mọi đồ ăn trong đĩa của mình, mà không bị nôn ói nữa. Bé bắt đầu ăn uống bình thường vào ngày hôm sau, và các ngày kế tiếp. Bà Vianna đưa bé Mattheus đi các bác sĩ chuyên khoa đã và đang theo dõi bệnh tình của bé, tất cả đều sửng sốt trước sự chữa lành này của bé.

Mẹ của bé Mattheus nói với truyền thông Brazil rằng bà biết đây là một phép lạ Chúa thực hiện để tôn vinh Tôi tớ Carlo Acutis của Chúa.

Bà nói với các phóng viên rằng: “Trước đây, tôi không sử dụng điện thoại di động, tôi không ưa công nghệ điện toán! Tôi tớ Chúa Carlo đã thay đổi lối suy nghĩ của tôi, vì chính Tôi tớ Chúa đã xử dụng nó để loan báo về Chúa Giêsu Thánh Thể, và tôi mong ước lời chứng của tôi sẽ là một lời cổ súy, mang lại niềm hy vọng cho các gia đình khác. Hôm nay tôi mới ý thức rằng mọi phát minh mới đều tốt, nếu chúng ta biết sử dụng chúng cách tốt đẹp!”

  Trong họa có phúc, trong phúc có họa…

  Trong họa có phúc, trong phúc có họa…

 Người gác cửa muốn chia sẻ nỗi vất vả với Chúa Jesus, nhưng quả thực những điều mắt thấy tai nghe lại không phải như những gì mà anh ta nghĩ. Có một câu chuyện kể rằng: Trong một giáo đường, có một bức tượng Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá, kích cỡ gần bằng người bình thường. Nơi đây được mọi người cho là “cầu được ước thấy”, rất linh thiêng, người khắp nơi tấp nập đến cầu nguyện, lễ bái, dòng người đông như trẩy hội

Trong giáo đường có một người gác cửa, mỗi ngày nhìn thấy Chúa Jesus trên thập tự giá, đều phải lắng nghe lời cầu nguyện của nhiều người như vậy, cảm thấy không đành lòng, nên hy vọng có thể chia sẻ nỗi vất vả với chúa Jesus. Một hôm, ông ta hướng đến Chúa Jesus bày tỏ tâm nguyện này.

Thật bất ngờ, ông nghe được một giọng nói: “Tốt lắm! Ta sẽ xuống dưới canh cửa cho anh, còn anh thì sẽ lên thập tự giá thay ta. Nhưng mà, có một điều kiện, bất luận anh thấy cái gì, nghe được điều gì, đều không được nói câu nào”. Người đàn ông này cảm thấy có thể làm được, thấy yêu cầu này thật đơn giản.

Vì thế Chúa Jesus xuống dưới, còn người đàn ông gác cửa thì thay thế vị trí của Chúa Jesus. Bởi vì kích cỡ của bức tượng cũng tương đương với người thật, nhìn cũng không thấy sai biệt nhiều lắm, vậy nên những người đến cầu nguyện cũng không nghi ngờ gì. Và người đàn ông này cũng như đã hứa, đóng giả Chúa Jesus, im lặng không nói gì.

Dòng người lui tới nối liền không dứt, bọn họ khẩn cầu, có điều hợp lý, có điều không hợp lý. Nhưng bất kể như thế nào, người gác cửa đóng giả Chúa Jesus đều cố nén không nói gì, bởi vì nhủ lòng mình phải tuân thủ lời hứa.

Đến một ngày, có một vị thương nhân giàu có đi tới, sau khi cầu nguyện xong thì quên mất không mang theo túi của mình. Người gác cửa nhìn thấy, muốn gọi vị thương nhân kia quay lại, nhưng mà cuối cùng phải nhịn lại không thể nói. 

 Tiếp sau đó, có một người nghèo khổ rách rưới đi đến, cầu nguyện Chúa Jesus giúp anh vượt qua cuộc sống khó khăn này. Khi chuẩn bị rời đi thì phát hiện một cái túi to, bèn mở ra thì thấy bên trong có rất nhiều tiền. Anh ta mừng rỡ, nói rằng Chúa Jesus thật linh nghiệm, cầu được ước thấy, phủ phục cảm tạ rồi rời đi.

Trên thập tự giá, người gác cửa chứng kiến tất cả chuyện này, muốn mở miệng nói túi tiền kia không phải của anh. Nhưng mà vì ước định lúc trước, nên đành phải nhịn lại không thể nói. Kế tiếp có một người thanh niên trẻ tuổi bước vào, anh này chuẩn bị lên thuyền ra biển, nên đến cầu khẩn Chúa Jesus cho mình được may mắn bình an.

Đang lúc chuẩn bị rời đi thì vị thương nhân lúc trước đột nhiên xông tới, túm lấy vạt áo người thanh niên trẻ tuổi này, yêu cầu trả lại túi tiền. Người thanh niên không hiểu chuyện gì, vậy là hai người cãi cọ ầm ĩ cả lên. Lúc này, trên thập tự giá, người gác cửa đóng giả Chúa Jesus rốt cuộc nhịn không được, đành phải mở miệng nói. Chuyện được nói ra rõ ràng, vị thương nhân liền đi tìm người nghèo khổ kia để đòi lại tiền, còn người thanh niên trẻ tuổi cũng vội vã rời đi để kịp giờ lên thuyền ra biển.

Lúc này Chúa Jesus thật mới bước ra, chỉ tay lên thập tự giá nói: “Anh xuống đây đi! Vị trí kia anh không thể đảm trách được”. 

 Người gác cửa nói: “Tôi đem sự thật nói ra, bảo vệ lẽ phải, chẳng lẽ không đúng sao?”.

Chúa Jesus nói: “Anh biết được gì chứ? Vị thương nhân kia cũng không thiếu tiền, cái túi tiền kia bất quá chỉ là dùng để ăn chơi trác táng, nhưng đối với người nghèo kia lại có thể là sinh kế cứu sống cả nhà; đáng thương nhất chính là người thanh niên trẻ tuổi, nếu vị thương nhân cứ gây sự với cậu ta, dây dưa làm lỡ thời gian của cậu ấy, thì may ra có thể bảo toàn tính mạng, còn bây giờ cậu ta đã lên thuyền, đã bị đắm chìm trong biển nước rồi”.

Nghe vậy người gác cổng lặng người….

Câu chuyện ngắn này đã cho chúng ta thấy được nhiều điều ý nghĩa. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường kỳ vọng những điều tốt nhất, và khi hễ không được như ý nguyện, thì vội than thân trách phận, thậm chí than trách ông trời bất công đối với mình.


Tuy nhiên, những điều chúng ta nhìn thấy và cho là đúng nhưng chưa hẳn đã đúng, điều cho là không tốt, lại chưa hẳn đã không tốt. Người xưa cũng thường nói, trong cái rủi có cái may, trong họa lại có phúc. Vậy nên, chúng ta nên tin tưởng rằng, những điều xảy ra trước mắt, cho dù là thuận cảnh hay nghịch cảnh, thì tất thảy đều là những an bài tốt nhất đối với mình. Bởi vậy, mới có câu nói rằng, thuận theo tự nhiên cũng là một loại phúc.

Và còn một điều nữa, con người cũng chỉ là con người, dùng lối suy nghĩ của con người để “tưởng tưởng” các vị Phật, Đạo, Thần, Chúa rằng các Ngài chắc hẳn cũng có lối nghĩ giống mình, nhưng họ không hiểu được một điều rằng… con người quá nhỏ bé, trí tuệ thì nông cạn, lại còn mang theo các quan niệm ích kỷ, vị tư khác nhau, thì làm sao mà có thể giống như các vị ấy được? 

 Những vị thần có trí tuệ vô biên, một trái tim bao la chứ không phải một trái tim nhỏ nhoi, nhìn thấu được bản chất của sự vật, bản chất của vật chất, nhìn thấu hết thảy, những sinh mệnh cao cấp này điều hành vũ trụ theo đúng quy luật tự nhiên vốn có của nó! 

 Vậy nên, chỉ có đặt niềm tin vô điều kiện vào các thế lực siêu nhiên, với một trái tim chân thật và thiện lương, thì loài người mới cảm thấy được sự từ bi và bao dung rộng lớn của các ngài, mới có được một cuộc sống hạnh phúc đúng nghĩa!

 nguồn trên mạng

 From: TU-PHUNG

ĐỨC MẸ MARIA MUÔN ĐỜI DẤU ÁI TUYỆT VỜI HẰNG YÊU THƯƠNG CON CÁI MẸ

ĐỨC MẸ MARIA MUÔN ĐỜI DẤU ÁI TUYỆT VỜI HẰNG YÊU THƯƠNG CON CÁI MẸ

Tuyết Mai

Đàn con dại khờ chúng con có thể làm được tích sự gì nếu không có Mẹ Maria trong đời? Con cái Mẹ thì đông như kiến trên mặt đất. Hằng ngày thường xẩy ra những chuyện chửi bới nhau, đánh nhau, ẩu đả và chém giết nhau như cơm bữa chỉ vì luôn phải tranh giành nhau miếng ăn, miếng uống, miếng lợi riêng mà ra tệ hại như thế.

—–

Nhưng Mẹ có thể nhìn nhận ra từng người con của Mẹ là những đứa con yếu đuối, thấp cổ bé miệng, tật nguyền và nhiều chứng bệnh lạ (sau này) luôn cầu cứu đến Mẹ để được Mẹ bênh vực, ủi an; để cuộc đời chúng con ngày qua ngày bớt đói khổ cực, nhục nhã và đáng sống. Chưa kể những sự dữ, những sự tối tăm chúng trồi lên từ Hỏa Ngục đến cám dỗ chúng con từng giây phút và từng ngày một, thưa Mẹ!

**

Mẹ Maria thì không như mẹ trần gian là đẻ con cho đông nuôi không nổi rồi để chúng tự lo (đứa lớn lo cho đứa bé), cả bắt làm việc nặng ở tuổi rất còn thơ dại. Hay khờ khạo vì bị trai dụ dỗ cách ngon ngọt rồi mang bầu thì sau đó đang tâm giết con mình khi còn nằm trong bụng mẹ: vì sợ cha mẹ từ bỏ, mang tiếng xấu cho gia đình; bị người đời cười chê và rồi sợ không ai (môn đăng hộ đối) thèm lấy cho, v.v…

—–

Vâng, thưa Mẹ Maria chúng con là những thành phần được sinh ra đời trong bất hạnh, là thành phần bị cha mẹ ruồng bỏ, xã hội khinh chê và bị kỳ thị chỉ vì chúng con nghèo khổ và khác thường … Mà bị thiên hạ xa lánh, không khác người cùi hủi thưa Mẹ!

Nhưng chẳng phải cuộc đời này là để ngày ngày chúng con ngồi than thân trách phận mãi vì chúng con còn phải sống và may mắn hơn cả là chúng con còn có Mẹ Maria muôn đời rất dấu ái nữa chi.

**

Mẹ Maria là người Mẹ luôn yêu thương, nâng đỡ và bảo bọc chúng con cho đến hết cuộc đời này và cả khi chúng con còn đang ở Luyện Ngục nữa. Nên cần thiết lắm thay là chúng con cần cảm tạ Mẹ thật thật nhiều từng ngày trong cuộc sống với bao khó khăn. Nhưng vì Mẹ Maria đã ban cho chúng con một bửu bối duy nhất, chắc chắn nhất là sẽ đem lại cho chúng con có được sự bình an mà thế gian không có. Vì qua kinh Mân Côi Mẹ dạy, chúng con siêng năng đọc hằng ngày sẽ luôn được Mẹ cho nối kết với Thiên Chúa; với các Thiên Thần, các Thánh cùng tất cả anh chị em trên Trời.

**

Nhờ siêng năng đọc kinh Mân Côi mà Mẹ Maria sẽ mở lòng, mở trí cho hết thảy chúng con nhận biết rằng những gì thuộc về thế gian thì chỉ là tạm bợ, là bợn nhơ so với Nước Thiên Chúa thì sao có thể sánh ví cho bằng? Xin Mẹ giúp chúng con sống sao cho xứng đáng để được Thiên Chúa thưởng ban cho có được một chỗ nhỏ bé trên Nước Trời ấy.

—–

Nơi mà hết thảy chúng con những người trần thế với mắt thịt chưa từng được thấy và tai thịt chưa từng được nghe bao giờ. Nên hết thảy chúng con dưới trần cùng nhau cất lên những kinh Mân Côi râm ran, rộn ràng để biến những lời kinh thành những bông hoa tươi thơm ngát dâng lên ba ngôi Thiên Chúa trên Trời được mãn nguyện mà nhân nhượng, kiên nhẫn chờ đợi cho chúng con có thời giờ ăn năn, hối cải và chừa hẳn phạm tội mất lòng Chúa. Amen.

Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

13 tháng 10, 2020

Suy Ngẫm

Thầy Bạch: Với tôi, câu suy niệm này rất giúp cho tôi, nên cứ vậy mà tiến:

“Nếu bạn đang hoài nghi về sự hiện diện của Thiên Chúa, hay đang phân vân trước một lựa chọn, đừng đòi hỏi một dấu chỉ, nhưng hãy hướng lòng về dấu chỉ này, đó là: cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê-su – dấu chỉ trung tâm của mầu nhiệm đức tin Ki-tô giáo.

 Đó là nơi mọi câu hỏi được trả lời và cũng là nguồn mạch của mọi ân ban. Chúng ta không còn cần điều gì khác hơn thế nữa.”

ßà çố gần 100 tuổi có 4 người con trai làɱ liηh ɱục, 2 ηữ Ϯu.

 

ßà çố gần 100 tuổi có 4 người con trai làɱ liηh ɱục, 2 ηữ Ϯu.

————

Gia đìпɦ có một пgười coп тậп ɦiếп ᵭσ̛̀ι mìпɦ cɦo Cɦúa đã là quý, đàпg пày… gia đìпɦ có 7 mà lại ɦiếп dâпg đếп 6. Ρɦảι cɦăпg đó là quà tặпg, là âп ɦuệ lớп lao mà Tɦiêп Cɦúa baп cɦo gia đìпɦ ôпg bà çố Liêm – Mẫп.

Tɦiêп Cɦúa vẽ đườпg тɦẳпg bằпg compa để rồi mối тìпɦ giữa cɦàпg líпɦ пɦà qᴜαп gốc ɦuế lại gặp cô tɦôп пữ ɦiềп làпɦ đạo đức ở mảпɦ đất Quảпg пgãi dấu ყêυ.

Ѕιпɦ ra troпg gia đìпɦ qᴜαп Pɦáƿ làm về пgàпɦ đườпg ᵴắt cũпg có vai vế troпg xã ɦội tɦời bấy giờ và vì côпg việc пêп gia đìпɦ của aпɦ cɦàпg Pɦêrô Trươпg Đìпɦ Mẫп (ᵴιпɦ пăm 1920) tiếп vào Quãпg пgãi. Cɦả ɦiểu ᵴao пơi mảпɦ đất Quảпg пgãi lại ᵴe duyêп cɦo cɦị MaƬta пguyễп Tɦị Liêm (ᵴιпɦ пăm 1921). Ơп Cɦúa đã ƙết пối ɦai aпɦ cɦị và rồi ɦoa quả ᵴιпɦ ra cɦo gia đìпɦ ɦai ɦọ Trươпg – пguyễп được tất cả 7 пgười coп.

пɦư đã пói, пgɦèo пɦυ̛пg ᵴạcɦ, rácɦ пɦυ̛пg tɦơm và пɦất là tɦụ ɦưởпg тừ truyềп tɦốпg đạo đức gia đìпɦ để rồi ᵴau kɦi lập gia đìпɦ, cô пàпg Liêm tɦời bấy giờ vẫп cɦu toàп bổп pɦậп của một пgười vợ, một пgười mẹ và tɦêm vào đó trọпg trácɦ của пgười пấu cơm cɦo cɦa ✘ứ ɦọ Trà Câu. Lối ᵴốпg đạo đức cứ ảпɦ ɦưởпg và ăп dầп vào ᵭσ̛̀ι ᵴốпg của пɦữпg đứa coп tự kɦi пào кɦôпg biết để rồi пgười coп cả là пữ тυ MaƬta пguyễп Tɦị Đức тậп ɦiếп ᵭσ̛̀ι mìпɦ troпg ɗòпg Mếп Tɧáղɧ Ꮆiá Quy пɦơп.

“Cɦị mìпɦ đi тυ cɧả lẽ mìпɦ кɦôпg тυ ᵴao ?” Tɦế là Pɧêrô Trươпg Đìпɦ Тυ và Ꮆiuᵴe Trươпg Đìпɦ ɦiềп пgày ấγ là ɦai cậu Lễ ᵴιпɦ của ɦọ đạo Trà Câu – Đức Pɦổ (Quảпg пgãi) đã đi тυ và ᵴốпg tɦật ɦiềп làпɦ với 2 cάι têп mà cɦa mẹ của 2 cậu đặt cɦo. Тυ và ɦiềп đã vào Cɦủпg ʋιệп Quy пɦơп тυ và ᵴốпg tɦật ɦiềп cɦo đếп пgày пay dẫu đảɱ trácɧ cɧức ʋυ̣ cɧáпɦ ✘ứ, quảп ɦạt và пɦư cɦa ɦiềп ɦιệп пay là Tổпg Đại ɗiệп Ꮆiáo pɦậп Quy пɦơп. Ai пào đó tiếp xúc với Cɦa ɦiềп ᵴẽ пɦậп ra đúпg là ɦiềп với cάι têп mà ôпg bà çố đã cɦọп.

пgười em út G.B. Trươпg Đìпɦ ɦà пăm пay cũпg đã пgót пgɦét 57 tuổi đaпg làm cɦíпɦ ✘ứ Tɦủ Lựu của Ꮆiáo pɦậп Bà Rịa tɦâп ᴛʜươɴɡ. Trêп cɦa ɦà là пgười aпɦ ϯɾầм tíпɦ пɦυ̛пg кɦôпg kéɱ pɦầп ɦài ɦước là Tôma Trươпg Đìпɦ ᵴơп.

Ai пào đó đã gặp Cɦa ᵴơп ắt ɦẳп ᵴẽ được пgɦe пɦiềᴜ câu cɦuyệп tục пɦυ̛пg lại tɦaпɦ để góp vui cɦo ᵭσ̛̀ι. Cɦắc có lẽ Cɦa Trươпg Đìпɦ ᵴơп пɦιễm мáᶙ của Cɦa già çố Ꮆiuᵴe Trầп ɦữu Tɦaпɦ (ɗCCT – đã về пɦà Cɦa пăm 2007 tại DCCT Tʜái ɦà) để rồi тɦᴜ tɦập пɦữпg câu cɦuyệп ɦài gửi gấɱ góp cɦút пiềm vui.

Có lẽ, пếu пɦắc đếп Cɦa Toɱa ᵴơп mà кɦôпg пɦắc đếп ɦὰпɦ trìпɦ gầп 10 пăm dấп tɦâп truyềп Ꮆiáo ở mảпɦ đất đầy giaп кɦó ɦaiti.

Ѕιпɦ пăm 1959, ɦọc đếп lớp 6 trườпg làпg, cɦú Tôɱa kɦăп gói quả ɱướp tìm ɦiểu ơп gọi tại ɗCCT ɦuế пɦữпg пăm 1970. Mùa ɦè đổ ℓửα 1972 đã đưa cɦú ᵴơп vào DCCT Tɦủ Đức cɦo đếп пgày ⱮấƬ пɦà ⱮấƬ đất.

Đườпg тυ dù dài dù кɦó пɦυ̛пg cɦú ᵴơп vẫп tiếp tục tɦeo ɦọc Đại ɦọc ᵴư Ρɦα̣м пgàпɦ Pɦáƿ văп và vẫп gιữ vữпg đườпg тυ. ᵴau пɦữпg пăm tɦáпg кɦó kɦăп, cɦú ᵴơп về giúp Ꮆiáo ✘ứ Xuâп Tɦịпɦ (Vườп пgô) пɦữпg 5 пăm. Tɦời điểm пày, Cɦa ᵴơп cũпg đã ɦướпg dẫп, đào tạo пɦiềᴜ ơп gọi và пay có một mầm ơп gọi đã trổ ɦoa là Cɦa Ꮆiêrôпimô пguyễп Đìпɦ Tɦuật đaпg pɦục ʋυ̣ cɦo aпɦ cɦị em tɦiểu ᵴố ở ɦà Bầu – Gia Lαι.

10 пăm âɱ tɦầɱ ᵴốпg ở Pɦú ɗòпg, ᵴau đó lãηɦ ᵴứ ʋυ̣ liпɦ ɱục và lêп đườпg truyềп Ꮆiáo. ᵴau пɦữпg пgày tɦáпg bôп ba giữa пɦữпg кɦó kɦăп của ƈᴜộƈ ᵴốпg, ɦιệп tại Cɦa Tôɱa ᵴốпg ᵭσ̛̀ι ɱục тυ̛̉ пɦỏ bé âm tɦầm bằпg cácɦ giúp cάƈ xóm Ꮆiáo mà пɦà ɗòпg coi ᵴóc ở Kỳ Đồпg.

Pɦầп ôпg bà çố, ᵴau пɦữпg пăm tɦáпg cɦiếп trɑɴҺ kɦốc lιệт, ôпg bà ɗắt ɗíu пɦɑᴜ tạɱ cư ở vùпg Bàu Cá Trảпg Bom.

5 пgười dấп tɦâп vào ᵭσ̛̀ι ᵴốпg ơп gọi, có một пgười coп gάι là cɦị Mađalêпa Trươпg Tɦị пɦư lập gia đìпɦ và cɦị có 7 пgười coп.

пếu пɦư kể về gia đìпɦ đặc biệt пày пgoài пgười đặc biệt là ôпg bà çố và 5 пgười coп đi тυ và cɦị пɦư mà кɦôпg kể đếп cɦị Trươпg Tɦị Triпɦ quả là điều tɦiếu ᵴót tɦật lớп. Giảп đơп là cɦị Triпɦ vì cɦữ ɦiếu, vì cɦa mẹ và vì cάƈ cɦị và em пêп cɦị ᵴốпg пɦư vậy cɦo đếп bây giờ để tɦay мặт пɦữпg пgười đi тυ lo cɦo cɦa mẹ già.

Ai ai cũпg biết rằпg пuôi пgười già cɦả kɦάƈ gì пuôi một đứa trẻ lêп 5 lêп 3. Cάι tuổi già là cάι tuổi ƈựƈ cɦướпg của ƈᴜộƈ ᵭσ̛̀ι. Có kɦi cɦo ăп rồi lại đi rêu rao rằпg вị ɓỏ đói, có kɦi тɦυốc uốпg mấy cử пɦυ̛пg cứ bảo “cɦúпg пó quêп tui rồi”. Và пɦư vậy, để cɦăɱ bẵɱ cɦo пɦữпg “em bé có quyềп đòi ɦỏi” quả tɦật là điều пaп giải.

Ƙiղɧ пgɦiệɱ troпg gia đìпɦ ai ai cũпg biết пɦữпg “em bé có quyềп đòi ɦỏi” пày кɦó tíпɦ пɦư tɦế пào. Tɦà cɦăm trẻ coп tɦì mìпɦ còп có quyềп trêп пó пɦυ̛пg cɦăm cɦa mẹ già tɦì mìпɦ vừa cɦăm, vừa ƈựƈ пɦυ̛пg lại ɦoàп toàп вị tước quyềп côпg dâп trước пɦữпg vị пày. Cɦíпɦ vì tɦế, cɦị Triпɦ, có lẽ là пgười được Ꮆiáo ɦội gɦi côпg và пɦắc đếп vì ѕυ̛̣ ɦy ᵴιпɦ rất lớп của cɦị.

Trước áпɦ ᵴáпg lấp lá пɦ của một cɦị pɦụ trácɦ cộηg đoàп пɦư cɦị пữ тυ MaƬta пguyễп Tɦị Đức ɦay rực rỡ troпg пɦữпg пgày kỷ пiệm пgâп Kɦá пɦ – Kiɱ Kɦáпɦ tɦì lại lóe lêп ɦὶпɦ ảпɦ của пgười em têп Triпɦ tɦay cɦị lo cɦo cɦa mẹ già.

Trước vẻ đẹp lυ̛пg liпɦ của 4 aпɦ em làm liпɦ ɱục và có cɦa ɦiềп làm Tổпg Đại ɗiệп của một Ꮆiáo pɦậп tɦì đàпg ᵴau đó lại lóe lêп ɦὶпɦ ảпɦ của пgười cɦị gάι tầп tảo lo cɦo cɦa mẹ già.

Cɦúa gọi ôпg çố về với Cɦúa пăm 1998 kɦi ôпg çố tɦọ 78 tuổi. Và, bà çố could mắп ɦơп ôпg, pɦầп pɦúc ɦơп ôпg là ɦιệп giờ Bà còп miпɦ mẫп ở cάι tuổi mà kɦối ĸẻ moпg, vạп пgười muốп là gầп 100 tuổi mà vẫп пɦìп tɦấy coп mìпɦ ᵴốпg trọп vẹп troпg ᵭσ̛̀ι тậп ɦiếп.

Ta ɦãy cùпg tạ ơп Cɦúa với gia đìпɦ ôпg bà çố Mẫп – Liêm, với 5 aпɦ cɦị em của gia đìпɦ пày và với пɦiềᴜ gia đìпɦ kɦάƈ пữa đã тậп тìпɦ và ɦết lòпg ɗâпg ɦiếп cɦo Cɦúa 4, 3, 2 пgười coп. Và đặc biệt, có cả gia đìпɦ ɦιệп ở Ꮆiáo ✘ứ Dốc Mơ ɗâпg cɦo Cɦúa 2 пgười coп trαi troпg một ɦội ɗòпg và coi пɦư cɦả có ĸẻ пối dõi tôпg đườпg. пɦữпg tấm lòпg тậп ɦiếп пɦư vậy quả là ɦoa quả tuyệt vời dâпg lêп cùпg Cɦúa.

Χιп Cɦúa gìп gιữ bà çố Liêm, quý ôпg bà çố, quý gia đìпɦ đã quảпg đại ɗâпg cɦo Cɦúa пɦữпg пgười coп để pɦục ʋυ̣ troпg cáпɦ đồпg truyềп Ꮆiáo. Χιп Cɦúa cɦo ɦội Tɧáղɧ пgày càпg có tɦêm пɦiềᴜ tɦợ gặt để gặt lúa về пɦư lòпg Cɦúa moпg muốп

NHỜ CHUỖI MÂN CÔI MẸ MARIA SẼ GIÚP CHÚNG TA VÀO ĐỜI VÀ VÀO NƯỚC TRỜI

NHỜ CHUỖI MÂN CÔI MẸ MARIA SẼ GIÚP CHÚNG TA VÀO ĐỜI VÀ VÀO NƯỚC TRỜI

Tuyết Mai

Xin cho hỏi trong số những con cái thành đạt và thành công thì đã có bao nhiêu người con thực sự cảm nhận được tình yêu và sự hy sinh của mẹ đẻ đã suốt đời dành phần tốt nhất cho con mình được sống trong ấm no? Có phải tình mẹ thì luôn là yêu thương con cái của mình trong cách (the best) mà các ngài biết vì đâu có phải các ngài ai cũng đều có kiến thức để mà biết nuôi con hay có kiến thức để dạy con học!? Nhưng chắc chắn một điều rằng các ngài chẳng nề nắng mưa dãi dầu, chẳng sợ người đời cười chê vì mình thất học (một chữ cắn đôi cũng không biết).

**

Nói thế để chúng ta cần hiểu rằng: “Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng; con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày” thì Đức Mẹ Maria rất dấu yêu của chúng ta cũng thế, cũng nằm chung trong số phận hẩm hiu ấy. Chúng ta đâu có biết rằng Mẹ Maria đã luôn giúp cho con cái Mẹ tránh được những hiểm họa xẩy ra trong cuộc sống, ngày qua ngày. Nhưng thật là vô tình và vô ơn thay là con cái của Mẹ luôn sống dửng dưng và luôn trách móc. Vì chúng ta chỉ mong ước được thỏa mãn xác thịt mà không biết rằng chúng ta đang mắc vào bẫy của chúng quỷ!?

**

Thật sự chúng ta có được hạnh phúc “lớn” mà chúng ta không biết để cảm nhận và đó là sự thiếu sót vô cùng trong cuộc đời của chúng ta là được làm con cái Thiên Chúa. Được lãnh nhận bao nhiêu hồng ân của Người qua các phép Bí Tích từ Bí Tích Rửa Tội, Xưng Tội Rước Lễ và Thêm Sức. Bởi thường thì con người luôn thích được dựa dẫm vào những người giàu có quyền thế, nhưng sao có thể sánh ví cho bằng tình yêu thương của Thiên Chúa và hiền mẫu vô cùng của chúng ta là Đức Mẹ Maria?

**

Người giàu có quyền thế khi hết muốn xài chúng ta thì họ đá chúng ta ra khỏi cuộc đời của họ cách không thương tiếc và có nhục nhã hay không khi họ coi ta chẳng ra gì vì ta chỉ là đám thuộc hạ, là gia công của họ mà thôi. Mà đó là những chứng minh rõ ràng và thực tế nhất vì thường con người đối xử với nhau cách rất tính toán; đôi bên phải có lợi. Có khi chỉ vì chút lợi lộc nhỏ mà chúng ta đã bán rẻ lương tâm, bán cả vợ con; đem cả tánh mạng của mình cùng người thân thương trong gia đình để đánh đổi. Để có chút tận hưởng của dục vọng và lạc thú.

**

Ai là con cái Thiên Chúa mà chẳng từng có kinh nghiệm sống đời, từng trải qua những khó khăn trong cuộc sống mà tưởng chừng như sẽ ngã gục vì không thể tự mình mà vực dậy cho được nhưng là nhờ Đức Mẹ Maria đã luôn yêu thương con cái Mẹ cách đặc biệt. Mẹ lo cho chúng ta suốt quãng thời thơ ấu cho đến ngày hôm nay và tiếp đến ngày mai; nhất là phần hồn của chúng ta. Vì nhờ có Mẹ mà chúng ta biết sống trong yêu thương và muốn chia sẻ hạnh phúc ấy với mọi người. Vì tình yêu thì cần phải cho lan tỏa khắp nơi để tất cả mọi người được sống và sống dồi dào trong ơn nghĩa Chúa.

**

Đối với con người chúng ta thường ươm cái xấu, cái họa hơn là ươm sự tốt lành, thánh thiện. Vì sự thánh thiện thì luôn đi ngược lại với sự dữ (là ma quỷ và ma chước của chúng). Chúng ta nghĩ thử xem bao lâu nữa chúng ta muốn kéo dài cuộc sống để hưởng thụ tất cả những gì mà trần gian có thể trao ban mà không nhìn ra, nhận ra cái đại họa dần dẫn đến cái chết mất linh hồn? Sao chúng ta không biết chạy đến Thiên Chúa Người có quyền năng nhất trên hoàn vũ này? Chỉ có Đấng ấy mới có quyền ban cho chúng ta sự sống muôn đời trong sung mãn và trong hạnh phúc vĩnh cửu.

**

Sự khôn ngoan nhất của con người là luôn biết chạy đến cùng Mẹ Maria rất dấu ái. Hãy chạy đến Mẹ với tâm tình con thảo vì có Mẹ mới biết thân thưa gì với Người Cha đang trong cơn thịnh nộ vì con cái quá hư hỏng cách trầm trọng? Chỉ có Mẹ Maria mới biết dùng lời mà Người Cha cần được nghe.

**

Vâng, xin Mẹ Maria giúp chúng con biết dùng chuỗi Mân Côi rất thường trong đời sống thường nhật là chìa khóa, là xích sắt nối chúng con lại Mẹ. Là con đường vững chắc nhất để Mẹ dắt chúng con về Sống với Mẹ muôn đời bên ba ngôi Thiên Chúa. Amen.

Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

5 tháng 10, 2020

THÁNH NỮ MARIA FAUSTINA KOWALSKA

THÁNH NỮ MARIA FAUSTINA KOWALSKA

Thánh Nữ Maria Faustina Kowalska ngày nay được khắp thế giới biết đến với tước hiệu “Tông Đồ Lòng Thương Xót Chúa” là một vị thánh được các nhà thần học kể vào số những nhà thần bí trỗi vượt trong Giáo Hội.

Chị là người thứ ba trong số mười người con của một gia đình nông dân nghèo khó nhưng đạo đức tại Glogow Iec, một làng quê nằm giữa đất nước Ba Lan.  Khi được rửa tội tại nhà thờ giáo xứ Swinice Warckie lân cận, chị đã được nhận tên “Helena.”  Ngày từ thời thơ ấu, Helena đã nổi bật với đời sống đạo hạnh, yêu thích cầu nguyện, chăm chỉ, vâng lời, và hết lòng thương cảm trước nỗi khổ đau của tha nhân.  Helena được đi học trong thời gian chưa đầy ba năm, và đến năm 14 tuổi, chị đã phải rời bỏ mái ấm gia đình để mưu kế sinh nhai, giúp đỡ cha mẹ bằng công việc phụ giúp việc nhà tại thành phố Aleksandrow và Lodz kế cận.

Khi mới lên bảy tuổi (hai năm trước khi rước lễ lần đầu), Helena đã cảm nhận trong tâm hồn lời mời gọi theo đuổi đời sống tu trì.  Sau đó, chị đã ngỏ ý muốn với cha mẹ, nhưng hai vị đều dứt khoát không đồng ý cho chị vào sống trong tu viện.  Trước hoàn cảnh như thế, Helena đã cố bóp nghẹt lời mời gọi trong tâm hồn.  Tuy nhiên, quá xao xuyến vì một thị kiến về Chúa Kitô tử nạn và những lời trách cứ của Người: “Cha còn phải chịu đựng con cho đến bao giờ, con còn phụ rẫy Cha cho đến bao giờ nữa đây?” (NK9 – Nhật Ký 9), Helena bắt đầu tìm cách để xin vào một tu viện.  Chị đã gõ cửa không ít tu viện, nhưng không được nơi nào đón nhận.  Cuối cùng, vào ngày 1 tháng 8 năm 1925, Helena đã được bước qua ngưỡng cửa của dòng Đức Mẹ Nhân Lành ở phố Zytnia tại Warsaw.  Trong Nhật ký, chị có viết: “Dường như tôi đã bước vào cuộc sống thiên đàng.  Một lời kinh đã trào dâng từ tâm hồn tôi, một lời kinh tạ ơn.” (NK17).

Tuy nhiên, vài tuần lễ sau đó, chị bị cám dỗ mãnh liệt, muốn chuyển sang một dòng khác để có nhiều thời giờ hơn cho việc cầu nguyện.  Chính lúc ấy, Chúa Giêsu đã tỏ cho chị thấy các thương tích và thánh nhan tử nạn của Người và phán: “Chính con gây cho Cha nỗi đau đớn này nếu như con rời bỏ tu viện.  Đây là nơi Cha đã gọi con, chứ không phải một nơi nào khác; và Cha đã dọn sẵn nhiều ơn thánh cho con” (NK19).

Khi vào dòng, Helena được nhận tên Maria Faustina.  Chị đã sống thời kỳ năm tập trại Cracow, và cũng tại đây, trước sự chứng kiến của đức giám mục Stanislaus Rospond, chị đã tuyên lời khấn tạm lần đầu, và năm năm sau, tuyên giữ trọn đời ba lời khấn thanh tịnh, khó nghèo và vâng phục.  Chị được cắt cử làm một số công tác tại các tu viện của dòng; hầu hết thời gian là ở Cracow, Plock, và Vilnius, với các công tác làm bếp, làm vườn, và coi cổng.

Tất cả những cái vẻ bên ngoài ấy không làm hiện lộ một cuộc sống thần hiệp phong phú ngoại thường nơi chị dòng Faustina.  Chị sốt sắng chu toàn các phận sự, trung thành giữ trọn luật dòng, sống đời sống nội tâm và giữ thinh lặng, trong khi đó vẫn sống trong sự tự nhiên, vui tươi, đầy nhân ái và yêu thương người chung quanh một cách vô vị lợi.

Chúa Giêsu đã uỷ thác cho chị nữ tu đơn sơ, kém học, nhưng can trường và tín thác vô hạn này một sứ mạng cao cả là rao truyền sứ điệp Lòng Thương Xót của Chúa cho thế giới, Người đã phán với chị, “Cha sai con đem tình thương của Cha đến cho toàn thế giới.  Cha không muốn đoán phạt, nhưng muốn chữa lành và ghì chặt nhân loại đau thương vào Trái Tim lân tuất của Cha.” (NK 1588).  “Con là thư ký của Lòng Thương Xót Cha.  Cha đã tuyển dụng con làm nhiệm vụ ấy trên đời này và ở đời sau” (NK 1605) … “Nhiệm vụ và công tác suốt đời con là tiếp tục làm cho các linh hồn được biết về Lòng Thương Xót lớn lao của Cha dành cho họ, và kêu gọi họ hãy tín thác vào Lòng Thương Xót vô tận của Cha.” (NK 1567).

Sứ Mạng Của Thánh Nữ Faustina

Sứ mạng chính yếu của chị thánh là nhắc nhở cho chúng ta về những chân lý đức tin ngàn đời nhưng dường như đã bị lãng quên về tình yêu thương xót của Thiên Chúa đối với nhân loại, và truyền đạt cho chúng ta những hình thức mới mẻ của việc tôn sùng Lòng Thương Xót, ngõ hầu làm hồi sinh cuộc sống thiêng liêng trong tinh thần tin tưởng và nhân ái của Kitô giáo.

Bức Hình Chúa Giêsu Thương Xót.  Kiểu dáng bức hình được tỏ ra trong cuộc thị kiến của chị Faustina, ngày 22 tháng 2 năm 1931, trong phòng tư của chị tại tu viện Plock.  Chị ghi lại lời Chúa truyền trong Nhật ký, “Hãy vẽ một bức hình theo như mẫu con nhìn thấy, với hàng chữ: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa” (NK47).  “Cha muốn bức hình này, bức hình được con vẽ bằng một cây cọ, sẽ được làm phép trọng thể vào Chúa Nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh; Chúa Nhật đó sẽ là ngày lễ kính Lòng Thương Xót của Cha” (NK 49).

Hai luồng sáng là nét nổi bật trong bức hình Chúa Kitô.  Chính Chúa Giêsu khi được hỏi về ý nghĩa bức ảnh đã giải thích: “Luồng sáng màu lam nhạt tượng trưng Nước làm cho linh hồn nên công chính.  Luồng sáng màu đỏ tượng trưng Máu là sức sống của các linh hồn… Phúc cho linh hồn nào cư ngụ trong nơi nương náu của họ” (NK 299).  Bí tích Thánh Tẩy và bí tích Hòa Giải thanh tẩy linh hồn, còn bí tích Thánh Thể làm cho linh hồn được nên giàu có sung túc.  Như vậy, hai luồng sáng tượng trưng cho các bí tích thánh thiện ấy và tất cả những ân sủng của Chúa Thánh Thần, Đấng trong Thánh kinh được biểu thị bằng nước, cũng như giao ước mới giữa Thiên Chúa và nhân loại trong bửu huyết Chúa Kitô.  Theo ý Chúa Kitô, bức hình phải mang dòng chữ “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác nơi Chúa.”  Người còn tuyên bố, “Đó sẽ là một vật nhắc nhở về các yêu sách của Lòng Thương Xót Cha, bởi vì dù mạnh mẽ đến mấy, đức tin cũng chẳng ích gì nếu thiếu việc làm kèm theo” (NK 742)

Lễ Kính Lòng Thương Xót Chúa.  Lễ này được đặt cao nhất trong tất cả những yếu tố của việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa được mạc khải cho thánh nữ Faustina.  Chúa Giêsu đã yêu cầu thiết lập lễ này lần đầu tiên tại Plock vào năm 1931, khi Người tỏ ý muốn về việc vẽ bức hình: “Cha ước ao có một lễ kính thờ Lòng Thương Xót của Cha.  Cha muốn bức hình này, bức hình được con vẽ bằng một cây cọ, sẽ được làm phép trọng thể vào Chúa Nhật đầu tiên sau lễ Phục Sinh, Chúa Nhật đó sẽ là ngày lễ kính Lòng Thương Xót của Cha” (NK 49).

Tầm mức cao quý của ngày lễ này được đo lường bằng mức độ những lời hứa trọng đại mà Chúa đã gắn liền với dịp lễ: Chúa Giêsu đã phán, “…bất kỳ ai đến với Nguồn Mạch Sự Sống sẽ hoàn toàn được xóa sạch tội lỗi và hình phạt” (NK 300), và “Trong ngày hôm ấy, lượng thương xót dịu hiền thẳm sâu của Cha sẽ được khai mở.  Cha trào đổ cả một đại dương ân sủng xuống cho các linh hồn tìm đến với nguồn mạch xót thương của Cha.  Người nào xưng tội và chịu lễ sẽ được lãnh nhận hồng ân thứ tha mọi tội lỗi và hình phạt.  Ngày hôm ấy, mọi chốt ngăn những nguồn thác ân sủng đều được tháo mở.  Đừng linh hồn nào sợ đến bên Cha, cho dù tội lỗi họ có đỏ thắm như điều” (NK 699).

Chuỗi Kinh Lòng Thương Xót Chúa.  Chuỗi kinh này Chúa Giêsu đã dạy cho Thánh Faustina tại Vilnius vào các ngày 13 và 14 tháng 9 năm 1935, như một lời kinh đền tạ hầu làm nguôi cơn nghĩa nộ của Thiên Chúa (NK 474-476). 

Những ai đọc chuỗi kinh này sẽ dâng lên Thiên Chúa Cha “Mình và Máu Thánh, linh hồn và thần tính” của Chúa Giêsu Kitô để đền vì tội lỗi của mình, của người thân, và của toàn thế giới.  Bằng việc liên kết với hy tế của Chúa Giêsu, họ kêu nài tình yêu vô cùng của Thiên Chúa Cha trên trời dành cho Con Một, và trong Người, dành cho toàn thể nhân loại. 

Không chỉ những người đọc chuỗi kinh này, mà cả những người hấp hối cũng được lãnh nhận các ơn này, khi có người khác đọc kinh nguyện này bên giường của họ.  Chúa đã hứa: “Khi chuỗi kinh này được đọc bên giường người hấp hối, cơn nghĩa nộ Thiên Chúa sẽ dịu xuống, lượng nhân từ vô biên sẽ bao phủ linh hồn ấy” (NK 811).  Lời hứa tổng quát là: “Cha vui lòng ban mọi điều họ nài xin Cha bằng việc lần chuỗi kinh ấy” (NK 1541). “…nếu những điều con xin phù hợp với thánh ý Cha” (NK 1731).

Trong một dịp khác, Chúa Giêsu đã phán: “…bằng việc đọc chuỗi kinh, con sẽ đem nhân loại đến gần Cha hơn” (NK 929) và: “Linh hồn nào đọc chuỗi kinh này sẽ được Lòng Thương Xót Cha ấp ủ trong suốt cuộc sống, và nhất là trong giờ chết’ (NK 754).

Giờ Thương Xót Vô Biên.  Trong những hoàn cảnh không được ghi lại đầy đủ trong Nhật ký, vào tháng 10 năm 1937, tại Cracow, Chúa Giêsu đã mời chị thánh hãy tôn vinh giờ chết của Người: “…mỗi khi nghe đồng hồ điểm ba giờ, con hãy dìm mình hoàn toàn trong Lòng Thương Xót của Cha để thờ lạy và tôn vinh; con hãy kêu nài quyền toàn năng Lòng Thương Xót Cha cho toàn thế giới, nhất là cho các tội nhân đáng thương; vì vào giờ phút ấy, lượng tình thương được mở ra cho mọi linh hồn” (NK 1572).

Chúa Giêsu cũng xác định những lời nguyện này rất phù hợp với hình thức tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa: “… con hãy cố gắng hết sức – miễn là bổn phận cho phép – để suy ngắm Đàng Thánh Giá trong giờ ấy; nếu không thể suy ngắm Đàng Thánh Giá, ít là con hãy vào nhà nguyện một lúc để thờ lạy Thánh Thể, Trái Tim đầu lân tuất của Cha; và giả như cũng không thể vào nhà nguyện, con hãy dìm mình vào sự cầu nguyện ở bất cứ nơi đâu trong một lúc ngắn ngủi” (NK 1572).

Linh mục Giáo sư Rozycki đã liệt kê ba điều kiện để lời cầu nguyện được dâng lên trong giờ phút ấy được Chúa nhậm lời:

1.Phải thưa lên với Chúa Giêsu

2.Phải được đọc vào lúc 3 giờ chiều.

3.Phải cậy nhờ đến giá trị và những công nghiệp cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu.

Chúa Giêsu đã hứa: “Trong giờ ấy, con xin được mọi sự cho chính con và những linh hồn được con cầu nguyện: đó là giờ ân sủng cho toàn thế giới – Lòng Thương Xót vinh thắng phép công thẳng” (NK 1572).

Truyền bá việc tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa.  Khi bàn đến những yếu tố thiết yếu của việc tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa, cha Rozycki cũng coi việc truyền bá là một trong các yếu tố việc tôn sùng ấy, vì Chúa Kitô đã dành một số lời hứa cho việc này: “Linh hồn nào truyền bá việc sùng kính Lòng Thương Xót Cha, Cha sẽ bảo bọc họ suốt đời như mẹ hiền đối với con thơ, và đến giờ lâm tử của họ, Cha không phải là thẩm phán, nhưng là Đấng Cứu Chuộc đầy lân tuất với họ” (NK 1075).  Chúa Kitô muốn những ai thờ phượng Người hãy thực hiện mỗi ngày ít nhất một hành vi đức ái với người lân cận.

Việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa hướng đến mục tiêu canh tân đời sống đạo đức trong Giáo hội trong tinh thần tín thác và nhân ái của Kitô Giáo.  Sứ mạng của thánh nữ Faustina có một nền tảng vững chắc trong Thánh Kinh và giáo huấn Giáo hội; nhất là phù hợp một cách tuyệt vời với tông huấn Dives in misericordia (Thiên Chúa Giàu Lòng Xót Thương) của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II.

Cracow, tháng 12 năm 1991

Nữ tu M. Elizabeth Siepak, ZMBM

Nữ tu M. Elizabeth Siepak, ZMBM

Divine Mercy 9.jpg

THI HÀI VỊ TÂN CHÂN PHÚC- CARLO ACUTIS, LẬP TRÌNH VIÊN VI TÍNH- KHÔNG HỀ BỊ PHÂN HỦY

THI HÀI VỊ TÂN CHÂN PHÚC- CARLO ACUTIS, LẬP TRÌNH VIÊN VI TÍNH- KHÔNG HỀ BỊ PHÂN HỦY

Anh Carlo Acutis, người Ý, sắp được Giáo hội tôn vinh lên bậc Chân Phúc. Sinh thời anh là một “lập trình viên vi tính”, những người yêu mến ngành công nghệ điện toán đã chọn anh làm Đấng Bảo Trợ. Ngày 1/10 vừa qua ngôi mộ của anh đã được khai mở, đó là một thủ tục trước khi diễn ra việc tuyên phong Chân Phúc hoặc Hiển Thánh cho một vị trong Giáo Hội.

Các tín hữu tham dự nghi thức mở huyệt mộ đã hết sức ngỡ ngàng trước điều họ chứng kiến: thi thể của vị thánh trẻ không hề bị phân hủy.

Ông Carlos Acácio Gonçalves Ferreira, người quản lý khu mộ của thánh Carlo, nói rằng thi thể của anh hầu như “hoàn toàn nguyên vẹn”. Ông cũng nói thêm. “Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta sẽ thấy một vị thánh mặc quần jean, giày thể thao và áo thun. Đây là một thông điệp tuyệt vời cho chúng ta; chúng ta có thể cảm thấy sự thánh thiện không phải là một điều xa vời như các vị tu sĩ trong Tu viện mà là một thanh niên ngoài đời như bao thanh niên khác. Sự thánh thiện có thể nằm trong tầm tay của mọi người vì Thiên Chúa là Chúa của mọi người chúng ta.”

Đức Giám mục Giáo phận Assisi, Đức cha Domenico Sorrentino của đã cử hành thánh lễ mở cửa mộ, nói rằng “hôm nay anh Carlo trở nên hữu hình một lần nữa, vẻ đẹp của sự hiện diện của anh ấy giữa các thiên thần và các thánh. Anh Carlo giúp chúng ta noi theo tấm gương của anh để bước theo Đức Kitô.

Anh Acutis chào đời tại London (Anh) vào ngày 3.5.1991, trong chuyến công tác của cha mẹ là ông bà Andrea và Antonia. Đến tháng 9, họ quay về Milan (Ý). “Con của bà thật đặc biệt!”, mẹ của cậu bé, bà Antonia, thường xuyên nghe được những lời nhận xét như thế từ cha xứ, thầy cô giáo, bạn bè cùng lớp, thậm chí cả người gác cổng tòa nhà nơi họ cư ngụ từ năm 1994 tại Via Ariosto. Hai vị không biết rằng, dù gia đình không thường xuyên đi nhà thờ, con của họ lại một lòng hướng về Chúa Giêsu, nguồn gốc giúp hình thành những phẩm chất vượt trội của đứa trẻ.

Bà Antonia nhớ lại đứa con nhỏ của mình không bao giờ đi ngang cổng một nhà thờ mà không yêu cầu được vào bên trong để viếng Chúa. Bà ngạc nhiên khi phát hiện con trai đọc tiểu sử các vị thánh cũng như Kinh Thánh, và thậm chí còn bất ngờ hơn nữa khi cậu bé bắt đầu đặt ra các câu hỏi mà bà chẳng thể nào trả lời được. Và trong vô thức, người mẹ theo bước chân của con quay về với đức tin. “Tôi không hiểu được sức mạnh đằng sau lòng mộ đạo của con trai. Đứa con vẫn còn quá nhỏ bé nhưng hết sức kiên định về điều mà con muốn”, theo lời người mẹ. Khi 7 tuổi, cậu bé được rước lễ lần đầu. Từ dạo đó trở về sau, dù tuổi còn nhỏ, Acutis chẳng bao giờ quên dự thánh lễ và lần chuỗi mỗi ngày.

Trong quá trình đi học, cậu luôn đạt được những thành tích học tập xuất sắc ở cấp trung học và hoàn thành mọi công việc liên quan đến công tác thiện nguyện, Acutis vẫn có thời gian luyện saxophone, chơi đá bóng, thiết kế các chương trình máy tính, và cũng giống như bất kỳ thanh thiếu niên cùng tuổi khác, cậu thích chơi game. Cậu có thiên hướng về khoa học máy tính và được các kỹ sư thực tập ngợi khen trong quá trình tiếp xúc vì vô cùng sáng dạ. Acutis quan tâm rất nhiều lĩnh vực, từ lập trình, chỉnh sửa phim đến lập website và viết tạp chí định kỳ. Cậu luôn giúp đỡ bạn bè cùng lớp yếu hơn mình và luôn tạo được sự gần gũi đối với mọi người xung quanh.

Acutis đã tạo ra một số website nổi tiếng, để để lan toản Tin Mừng cho mọi người như một nhà truyền giáo thực sự. Thông qua những website của mình, nhà lập trình trẻ đã tìm được cách kết nối với càng nhiều người càng tốt, từ đó lan truyền đức tin.

Đến đầu tháng 10.2006, Acutis ngã bệnh. Gia đình nhanh chóng nhận được kết quả chẩn đoán của bác sĩ: bệnh bạch cầu cấp tính. Acutis biết mình sắp chết và cậu đã nói: “xin hiến dâng những đau khổ mà mình phải chịu cho Đức Giáo Hoàng và Giáo hội, để bỏ qua cõi luyện ngục và đi thẳng lên thiên đàng”. Ngày 12.10, cậu qua đời lúc mới 15 tuổi. Theo ý nguyện của người cậu, gia đình chôn cậu tại Assisi, thành phố của thánh Phanxicô.

Gx. Cần Giờ – DCCT

CỐ GẮNG LÀM CON CÁI HIỀN LÀNH CỦA CHÚA

CỐ GẮNG LÀM CON CÁI HIỀN LÀNH CỦA CHÚA

 Tuyết Mai

Ở tuổi từng trải đời thì chúng ta nghiệm ra một điều là khuyên người trẻ tuổi cố gắng tập suy nghĩ chậm lại một tí, nói chậm lại tí và làm mọi việc chậm lại thì sẽ tốt đẹp hơn thay và sẽ có ít nhà bị đốt cháy hơn. Có thế thì sự dữ nếu có cũng sẽ đến chậm hơn vì phần lớn là do lỗi ở chúng ta ứng xử nhanh quá mà người mình có câu “Giận quá mất khôn”, “Dục tốc bất đạt”.

**

Quả cuộc đời thì cho đến tuổi già gần đất xa trời nhưng chúng ta cũng không ngừng học hỏi; lý do đơn giản chỉ là để tìm bình an cho chính mình và cho gia đình cùng mọi người chung quanh. Người hiền lành thì dễ dàng thành công hơn ở đời. Lại luôn được mọi người quý mến và nếu gặp người khôn ngoan thì đỡ cực hơn.

**

Vả người luôn kiểm soát được sự giận dữ của mình thì luôn làm cho gia đình hạnh phúc. Vợ chồng thuận hòa; con cái chúng sẽ luôn tìm đến cha mẹ để hỏi ý kiến, nghe lời cố vấn khôn ngoan; giúp cho chúng có được quyết định đúng đắn hơn để sống đời bình an vì tin tưởng các ngài có nhiều kinh nghiệm. Nhưng hạnh phúc hơn cả vẫn là chúng có cha mẹ biết thông cảm và dễ dàng để nói chuyện với. Người có tánh hiền lành cũng thường là người giảng hòa cho người khác, giúp cho mọi người có được sự thoải mái, cảm thông khi ở gần và sống cùng.

Một người biết tánh của mình xấu hay dễ nổi giận thì cần biết để phục thiện, càng sớm càng tốt. Cố gắng sửa đổi để mọi người trong nhà luôn có được bình an và vui vẻ. Ai sống ở trên đời mà không có mối lắng lo, có nỗi buồn phiền, trách nhiệm và bổn phận để gánh vác và phải chu toàn.

**

Chứng minh rất rõ ràng là hầu như sau mọi sự việc la ó, cãi vả, to tiếng với nhau, đập bể đổ đồ đạc trong nhà, với bộ mặt đầy sát khí làm cho mọi người hoảng sợ đứng tim. Vợ thì sợ phát run ôm mặt khóc; còn các con thì đứa lớn ôm đứa bé hơn chúng cũng không dám khóc thành tiếng. Nhưng rồi lần nào cũng như lần nào thì ít giờ sau đó chúng ta hối hận một cách rất khó chịu tâm can và ước gì mình hành xử chậm lại một tí sẽ không có xẩy ra cớ sự; sẽ không để lại ấn tượng xấu xa thêm trong đầu óc của con cái. Mà biết chắc rằng cách hành xử dữ tợn, hung bạo, thiếu kiểm soát của chúng ta đã gây ra biết bao nhiêu đau thương, tan vỡ hạnh phúc gia đình nếu vẫn cố tình không sửa đổi.

**

Thường những người luôn cho mình là quan trọng, là cái rốn của vũ trụ từ trong nhà cho đến ngoài xã hội là thành phần con cưng trong gia đình giàu có mà suốt từ tuổi ấu thơ được cha mẹ cưng chiều, đã làm lơ những tánh hư, tật xấu của con mình mà không hề sửa dạy. Nên lớn lên đã quá quen với chủ nghĩa sống cá nhân, ích kỷ và ngang bướng. Mà cả đời sống như thế thì thật sẽ là cô đơn biết bao nhiêu; phí cả công trình mà Thiên Chúa đã tác tạo nên ta cho có hình hài giống Chúa nhưng lại thiếu trái tim nhân hậu.

**

Buồn thay cho con người ở mọi thời đại luôn vẫn có những cỏ lùng sống chung với lúa tốt. Người ngoại giáo họ có câu mà chúng ta không đồng ý vì nó là lời biện hộ cho cái nết xấu của người mà thôi đó là “Khẩu xà mà tâm phật”. Ý chỉ người luôn miệng chửi bới người ta nhưng tâm thì hiền lành như ông Phật. Cuộc đời trần gian này quả là ngắn ngủi nên khuyên hết thảy mọi người cố gắng sống trong sự tử tế, tốt lành, yêu người và yêu đời- trước là cho sức khoẻ của chính mình sau gia đình được hưởng hạnh phúc lây. Như “cây tốt sẽ cho trái tốt” là điều chắc chắn.

**

Sống tốt để làm gương cho con cái, cháu chắt chúng học bắt chước theo và rồi những mảnh đời bất hạnh sống ngoài chợ đời cũng được hưởng lây nhờ vào tấm chân tình, có trái tim luôn mở rộng để chia sẻ, để yêu thương. Amen.

Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

2 tháng 10, 2020

—————————————

Xin bấm vào mã số để cùng hát:

Cuộc Đời Ngắn Ngủi