LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN

LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN

 Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Trong những năm gần đây, báo chí thường chạy những bài phóng sự về cảnh tượng xô bồ nơi các đền chùa trong những dịp lễ hội đầu năm: nào là chen lấn xô đẩy để lĩnh ấn Đền Trần, nào là buôn bán chặt chém khách hành hương Chùa Hương, nào là hỗn loạn xin lộc đền bà Chúa Kho, v.v…  Mục đích đi chùa chiền là để cầu an, hay cầu tài, cầu lộc.  Nhưng nhiều khi tài lộc đâu không thấy mà thấy mất tiền vì bị kẻ gian móc túi, hay bị những người bán hàng chặt chém.  An bình đâu không thấy chỉ thấy bất an vì bị chen lấn, xô đẩy, bị văng tục khi không mua hàng của người mời, hay mua cho người này mà không mua cho người kia, v.v…  Thế mới thấy rằng chính não trạng vụ lợi muốn biến thần thánh thành công cụ phục vụ lòng ham muốn của mình đã mở đường cho việc thương mại hóa những giá trị cao quý linh thiêng của văn hóa và tín ngưỡng.

Cũng với não trạng ấy, người Do Thái xưa kia đã biến sân Đền Thờ Giêrusalem, một nơi thánh thiêng, thành một nơi bát nháo để trao đổi buôn bán, nhằm trục lợi.  Là Con Thiên Chúa và là Đấng Thánh, Chúa Giêsu không chấp nhận để Đền Thờ, “nhà của Cha Ngài,” bị tục hoá, giải thiêng, và làm cho trở nên ô uế.  Ngài đã hành động thẳng thắn để trả lại ý nghĩa đích thực của nó; đồng thời Ngài muốn mạc khải một đền thờ sống động hơn, đó chính là Thân thể của Ngài.

Đọc lại lịch sử dân thánh, ta có thể thấy Đền Thờ Giêrusalem mang ba ý nghĩa rất quan trọng sau đây:

  1. Trước hết, Giêrusalem là địa chỉ của sự gặp gỡ nối kết

 Từ xa xưa, người Do thái vẫn xem đền thờ Giêrusalem là dấu chỉ sự hiện diện hữu hình của Thiên Chúa ở giữa dân Người.  Nói cách khác, Đền Thờ là nơi Thiên Chúa hiện diện và gặp gỡ con người; đồng thời cũng là nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa và gặp gỡ nhau.  Gặp gỡ để thờ phượng, cảm tạ, chúc tụng, tôn vinh Thiên Chúa, đặc biệt là vào các ngày Sabát và các ngày đại lễ.

Thế nhưng, một số người đã biến nó thành nơi nhếch nhác của những kẻ tụ tập buôn bán và đổi chác.  Chúa Giêsu xua đuổi những kẻ lạm dụng này ra khỏi Đền Thờ là để trả lại chỗ đứng của Đền Thờ, vốn là “Nhà cầu nguyện”, nhà của sự gặp gỡ và nối kết giữa Thiên Chúa và con người.

  1. Thứ đến, Giêrusalem còn là dấu chứng của tình yêu và hiệp nhất

 Quả không sai khi nói rằng Đền Thờ Giêrusalem là nơi biểu lộ rõ nét nhất tình yêu của Giavê Thiên Chúa đối với dân Người, đồng thời cũng là nơi hiệp nhất muôn dân nước.  Thánh Vịnh Lên Đền 122 đã nói lên ý nghĩa này: “Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi: “Ta cùng trẩy lên Đền thánh Chúa!”  Và giờ đây, Giêrusalem hỡi, cửa nội thành, ta đã dừng chân.”

Thế mà các giới chức Do Thái đã biến thành nơi cạnh tranh, kèn cựa, xô bồ và phận biệt đối xử (phụ nữ, dân ngoại, kẻ tội lỗi…).  Chúa Giêsu đã lật nhào, xô đổ tất cả nhằm thanh tẩy Đền thờ khỏi những điều bất xứng, cách riêng là khu vực dân ngoại.  Từ nay, mọi người không phân biệt sắc tộc, tôn giáo … đều được tôn trọng và đón nhận.  Tắt một lời, Đền Thờ phải là nơi dành cho tất cả mọi người.

  1. Sau nữa, Giêrusalem còn là biểu tượng của sự thánh thiêng tinh tuyền

 Khi nói đến sự thánh thiêng, người Do thái thường nói đến Đền Thờ.  Vì đối với họ, không có nơi nào khác ngoài Đền Thờ, con người có thể tìm được tất cả những gì là thiêng thánh và siêu việt của cõi thiên giới.  Bởi đó ta không ngạc nhiên khi thấy người Do Thái khi phải thề thốt một điều gì quan trọng, họ thường lấy Đền Thờ Giêrusalem mà thề.

Tuy nhiên, Đền Thờ ấy đã bị làm cho ô uế bằng đủ mọi thứ dối gian, trở thành nơi trục lợi, chỗ mua danh, chốn lạm quyền, v.v…  Trước thực trạng đó, Chúa Giêsu đã xua đuổi tất cả những kẻ làm cho Đền Thờ bị ô nhơ, nhằm trả lại sự thánh thiêng cho Đền Thờ.  Đồng thời, qua hành động và lời nói mạnh mẽ của mình, Chúa Giêsu muốn mạc khải một đền thờ sống động hơn, đó chính là Thân Thể của Ngài.

Quả vậy, Đức Kitô chính là Đền thờ sống động, nơi Ngài chúng ta tìm được ba ý nghĩa trên một cách tròn đầy nhất.

– Trong Đức Kitô, chúng ta được gặp gỡ Thiên Chúa là Cha và được nối kết với mọi người là anh em.  Trong Đức Kitô, chúng ta có thể thưa lên “Aba” – lạy Cha, và đối xử với nhau như anh chị em con cùng một Cha trên trời.

– Trong Đức Kitô, chúng ta nhận được tình yêu tràn đầy mà Thiên Chúa dành cho nhân loại và hiệp nhất nên một với nhau, như lời Vinh Tụng Ca mà chúng ta thường nghe đọc: “Chính nhờ Người, với Người và trong Người, mà mọi chúc tụng và vinh quang đều qui về Chúa là Cha toàn năng trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời.”

– Trong Đức Kitô, chúng ta cũng tìm lại được sự thánh thiện nguyên thuỷ dư đầy của mình vốn là hình ảnh của Thiên Chúa, mà Ađam và Evà đã đánh mất khi phạm tội vì bất phục tùng.

Hãy nhớ rằng trong Đức Kitô, chính chúng ta cũng đã trở nên đền thờ sống động đã được thánh hiến ngày chúng ta lãnh nhận phép Thánh Tẩy.  Thánh Phaolô đã minh định điều này với giáo đoàn Côrintô: “Anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Thánh Thần Thiên Chúa ngự trong đền thờ ấy.”  Đó là một hồng ân cao cả mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta qua Con Một yêu dấu của Ngài là Đức Giêsu Kitô.  Thiên Chúa yêu thích ngự nơi đền thờ tâm hồn chúng ta hơn là đền thờ bằng gỗ đá, dù là gỗ thơm đá quý.  Bởi lẽ đền thờ bằng gỗ đá, dẫu có nguy nga đồ sộ như Đền thờ Giêrusalem đi chăng nữa, cũng đã tiêu tan.  Chỉ có Thân thể Chúa Kitô và tâm hồn chúng ta mới là đền thờ bền vững thiên thu.  Thế nhưng hằng ngày chúng ta đã thực sự sống xứng đáng là đền thờ Thiên Chúa ngự chưa?  Hay chúng ta đang làm cho đền thờ tâm hồn mình ra nhơ uế bởi những tính toan ích kỷ, bởi lòng ghen tị, óc thành kiến hẹp hòi, và bao nhiêu thói hư tật xấu khác?

Mùa Chay là thời gian thuận tiện để ta làm mới lại tâm hồn của mình.  Xin Chúa Giêsu tiếp tục yêu thương thanh tẩy tâm hồn chúng ta mỗi ngày.  Xin Ngài tiếp tục xua đuổi và lật nhào những gì làm cho tâm hồn chúng ta ra ô nhơ để trả lại cho Chúa Thánh Thần một nơi xứng hợp để Ngài ngự vào.  Amen!

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

From: Langthangchieutim

CÁM DỖ CUỐI CÙNG

CÁM DỖ CUỐI CÙNG

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

Cám dỗ cuối cùng là cám dỗ phản bội lớn nhất:

Làm điều đúng nhưng với lý do sai.

Nhà thơ người Mỹ Thomas Stearns Eliot (1888-1965) đã viết câu trên để nói lên khó khăn biết bao khi loại bỏ các lý do xấu trong hành động tốt của chúng ta, bỏ tính ích kỷ để cuối cùng đừng làm các việc chính nghĩa chỉ vì mình.

Nhân vật chính trong vở Giết người ở Nhà thờ chính tòa (Murder in the Cathedral) của T. S. Eliot là Thomas Becket, Tổng giám mục giáo phận Canterbury, người đã tử vì đạo vì đức tin của mình.  Từ mọi hình thức bên ngoài, Becket là vị thánh, vị tha, hành động do đức tin và tình yêu thúc đẩy.  Nhưng như Eliot trêu chọc trong tác phẩm Giết người ở nhà thờ chính tòa, chuyện bên ngoài không nói lên chuyện bên trong sâu sắc hơn, không cho thấy hậu quả tận căn hơn.  Không phải vì Thomas Becket không phải là vị thánh hoặc không trung thực trong động lực làm điều tốt; nhưng đúng hơn đây là “cám dỗ cuối cùng” ông cần vượt lên để trở thành một vị thánh hoàn hảo.  Bên dưới bề mặt, luôn có một trận đấu tranh đạo đức sâu đậm hơn, tinh tế và vô hình hơn, một “cám dỗ cuối cùng” cần vượt lên.  Cám dỗ cuối cùng đó là cám dỗ gì?

Đó là cám dỗ được ngụy trang như một ơn và cám dỗ chúng ta theo cách: không vụ lợi, trung thành, làm điều tốt, không bao giờ thỏa hiệp với sự thật, quan tâm đến người khác, đưa cô đơn của mình lên một mức độ cao, vượt lên trên sự tầm thường của đám đông, là người có đạo đức xuất chúng, chấp nhận tử đạo nếu được yêu cầu.  Nhưng tại sao?  Vì lý do gì?

Có nhiều lý do để giải thích vì sao chúng ta muốn trở thành người tốt, nhưng động cơ ngụy trang như một ơn thực sự là một cám dỗ tiêu cực chính là điều này: hãy tốt vì được kính trọng, được ngưỡng mộ, bạn sẽ có danh tiếng mãi mãi vì điều này sẽ mang đến cho bạn.  Đây là cám dỗ mà người tốt phải đối diện.  Muốn có danh thơm không phải là một chuyện xấu, nhưng cuối cùng nó vẫn thuộc về chúng ta.

Trong những lúc suy nghĩ sâu xa, tôi bị ám ảnh về chuyện này và nó làm cho tôi nghi ngờ về mình.  Những gì tôi làm thực sự tôi làm cho Chúa Giêsu, cho người khác, cho thế giới hay tôi làm cho danh thơm của tôi, và tôi hài lòng về việc này như thế nào?  Tôi làm cho người khác để họ có thể có cuộc sống trọn vẹn hơn, ít sợ hãi hơn hay tôi làm vì được tôn trọng?  Khi tôi đi dạy, có phải động lực chính là làm cho người khác yêu Chúa hay để tôi được ngưỡng mộ vì tư tưởng của tôi?  Khi tôi viết sách báo, tôi thực sự cố gắng truyền khôn ngoan hay tôi muốn cho thấy tôi khôn ngoan đến như thế nào?  Đó là cho Chúa hay cho tôi?

Có lẽ chúng ta không bao giờ thực sự có thể có câu trả lời vì động lực của chúng ta luôn lẫn lộn và không thể phân loại chính xác.  Tuy nhiên, chúng ta còn nợ người khác và chính mình về điều này, xem xét kỹ lưỡng về cầu nguyện, về lương tâm trong việc hướng dẫn thiêng liêng, khi thảo luận với người khác.  Làm thế nào để chúng ta vượt qua “cám dỗ cuối cùng” đó, để làm những điều đúng đắn và không làm chỉ vì chúng ta?

Cuộc đấu tranh để vượt lên tính ích kỷ và động lực bản thân bằng tấm lòng vị tha trong sáng, trung thực có thể là một trận chiến không thể phân thắng bại.  Theo kinh điển, chúng ta có bảy mối tội đầu (kiêu ngạo, hà tiện, dâm dục, giận dữ, tham ăn, tham lam, lười biếng) gắn liền với bản chất của chúng ta và với chúng, chúng ta sẽ phải đấu tranh suốt đời.  Vấn đề là chúng ta tưởng mình đã vượt lên được, thì chúng ta lại ngụy trang dưới hình thức tế nhị hơn trong cuộc sống của mình.  Chẳng hạn, Chúa Giêsu khuyên không nên tự cao tìm chỗ cao nhất trong bàn ăn, sau đó phải xấu hổ khi bị mời xuống chỗ thấp hơn, nhưng khiêm nhường ngồi ở chỗ thấp nhất để sau đó được mời lên chỗ cao.  Rõ ràng, đây là lời khuyên thiết thực, nhưng nó cũng có thể tạo ra một kiểu tự hào để chúng ta có thể thực sự được tự hào.  Một khi chúng ta tỏ ra mình khiêm tốn và chúng ta được công chúng công nhận, chúng ta còn cảm thấy tự hào thực sự cao hơn là sự khiêm tốn của mình!  Với các mối tội đầu khác cũng vậy.  Khi chúng ta thành công để không nhường bước trước các cám dỗ khó khăn hơn, chúng sẽ bắt rễ lại trong các hình thức tinh vi hơn trong lòng chúng ta.

Chúng ta chỉ công khai và vụng về làm các lỗi lầm của mình khi chúng ta chưa trưởng thành, và thường nó không còn khi chúng ta đã trưởng thành.  Đơn giản chúng có hình thức tinh tế hơn.  Chẳng hạn khi tôi chưa trưởng thành, tôi còn bị cuốn hút trong đời sống riêng và tham vọng của mình, có thể tôi chưa nghĩ nhiều đến việc giúp đỡ người nghèo.  Nhưng khi tôi lớn tuổi hơn, chín chắn hơn và được học thần học nhiều hơn, tôi sẽ viết các bài báo công khai thú nhận chúng ta cần phải làm nhiều hơn cho người nghèo.  Vậy mà, thách thức người khác và chính mình quan tâm đến người nghèo là một điều tốt… và mặc dù điều này có thể sẽ không giúp được gì nhiều cho người nghèo, nhưng chắc chắn sẽ giúp tôi cảm thấy tốt hơn cho chính tôi.

Làm thế nào để chúng ta có thể vượt lên điều này, vượt lên cám dỗ cuối cùng này, để làm điều đúng nhưng với lý do sai?

Rev. Ron Rolheiser, OMI

TẠI SAO NGƯỜI CÔNG GIÁO PHẢI ĂN CHAY?

TẠI SAO NGƯỜI CÔNG GIÁO PHẢI ĂN CHAY?

  Jos. Lê Công Thượng 

Chúng tôi đã trải qua một cuối tuần ướt át lê thê ở giữa rừng.  Và bây giờ, buổi sáng Chúa nhật, người lớn báo cho biết bữa sáng sẽ được hoãn lại để những người Công giáo có thể giữ chay rước Lễ.  Cậu ấy là một trong các trại viên với nét mặt không được vui lắm.

Thắc mắc của cậu ta hiện lên trong trí khi Mùa Chay lại bắt đầu, vì ăn chay là việc thực hành đặc trưng nhất của mùa này.  Trong hai ngày Mùa Chay, Thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, người Công giáo hạn chế việc ăn uống để không ăn no và kiêng thịt.  Vào tất cả các ngày Thứ Sáu trong Mùa Chay họ kiêng thịt.

Tại sao người Công giáo ăn chay?  Các lý do có nền tảng chắc chắn trong Kinh Thánh không?

Khi ăn chay, ta noi theo tấm gương thánh thiện.  Môsê và Êlia đã ăn chay bốn mươi ngày trước khi đến trước nhan Thánh Chúa (Xh 34:28, 1 V 19: 8).  Bà tiên tri Anna đã ăn chay để dọn mình đón Đấng Mêsi đến (Lc 2:37).  Tất cả họ đều muốn nhìn thấy Thiên Chúa và xem việc ăn chay là một điều kiện tiên quyết cơ bản.  Chúng ta cũng muốn Chúa hiện diện, vì vậy chúng ta ăn chay.

Chúa Giêsu đã ăn chay (Mt 4: 2).  Vì Ngài không cần phải thanh tịnh, nên chắc chắn Ngài đã làm điều này cốt để làm gương cho chúng ta.  Thật vậy, Ngài cho rằng tất cả các Kitô hữu sẽ theo gương mình.  Ngài nói: “Còn khi ăn chay, anh em chớ làm bộ rầu rĩ như bọn đạo đức giả: chúng làm cho ra vẻ thiểu não, để thiên hạ thấy là chúng ăn chay” (Mt 6:16).  Lưu ý Ngài đã không nói “NẾU anh em ăn chay”, nhưng “khi.”

Và KHI bây giờ, vào Mùa Chay, Giáo Hội mở rộng ý tưởng của việc ăn chay, ngoài việc nhỏ bỏ qua các bữa ăn đến một chương trình vươn xa hơn là tự bỏ chính mình.  Chúa Giêsu nói: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9:23).  Vì vậy, ta “bỏ” điều gì đó mà ta thường ưa thích: kẹo, nước ngọt, một chương trình truyền hình yêu thích hoặc ngủ nướng thêm.

Ăn chay có lợi cho sức khỏe, nhưng không giống như ăn kiêng.  Ăn chay là điều gì đó thiêng liêng và tích cực hơn nhiều.  Ăn chay là một bữa tiệc thiêng liêng.  Chay tịnh cần cho linh hồn giống như thể xác cần có của ăn.

Kinh Thánh giải thích rõ ràng những lợi ích tinh thần cụ thể của việc ăn chay.  Chay tịnh mang lại sự khiêm nhường (Tv 69:10).  Chay tịnh tỏ lộ sự đau buồn vì tội lỗi của ta (1 Sm 7: 6).  Chay tịnh dọn đường đến với Chúa (Đn 9: 3).  Chay tịnh là phương thế để nhận biết ý Chúa (Er 8:21) và là một phương pháp cầu nguyện rất hữu hiệu (08:23).  Đó là dấu chỉ sự hoán cải đích thực (Ge 2:12).

Ăn chay giúp ta dứt bỏ những gì thuộc trần gian này.  Chúng ta ăn chay không phải vì những thứ trần tục xấu xa, nhưng chính vì chúng tốt đẹp.  Chúng là quà tặng của Thiên Chúa ban cho chúng ta.  Nhưng chúng tốt đẹp đến độ đôi khi ta thích những món quà này hơn cả Đấng đã ban cho.  Ta hóa ra đam mê lạc thú hơn là từ bỏ chính mình.  Ta thường hay ăn uống đến độ quên cả Chúa.  Những đam mê như vậy thực ra là một hình thức sung bái ngẫu tượng.  Điều mà Thánh Phaolô có ý khi ngài nói, “Chúa họ thờ là cái bụng… những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian” (Pl 3:19).

Làm sao chúng ta có thể hưởng những ân ban của Thiên Chúa mà không quên Đấng ban cho?  Ăn chay là cách bắt đầu thích hợp.  Thân xác muốn nhiều hơn nó cần, vì vậy chúng ta nên cho nó ít hơn nó muốn.

Thánh Gioan Thánh Giá nói rằng chúng ta không thể nâng tâm hồn lên với Chúa, nếu ta bị ràng buộc vào những thứ thuộc trần gian này.  Vì vậy, chúng ta bỏ những thứ thoải mái, dễ chịu và dần dần chúng ta không còn bị phụ thuộc nhiều vào chúng, không còn thấy quá cần thiết nữa.

Tất cả điều này là một phần chuẩn bị của chúng ta cho Nước Trời.  Vì dù sao ta cũng phải đi đến chỗ mất những thứ tốt đẹp ở trần gian.  Thời gian, tuổi tác, bệnh tật và “các chỉ định của bác sĩ” có thể không cho thưởng thức mùi vị của kẹo sôcôla, ly bia lạnh, và thậm chí cả những vòng tay thân mật từ người thân yêu của mình nữa.  Nếu ta không kiêng bớt các ước muốn của mình thì những mất mát này sẽ để cho ta những cay đắng và xa cách Thiên Chúa.  Nhưng nếu chúng ta theo Chúa Giêsu từ bỏ chính mình, chúng ta sẽ tìm được sự yên ủi thường xuyên hơn trong sự tốt lành tối hậu – là chính Thiên Chúa.

Làm sao mà một số người vẫn có thể thanh thản và tươi vui trong bối cảnh hết sức đau khổ và cả khi phải đối mặt với cái chết sắp xảy ra?  Điều ấy không phải chỉ là vấn đề của tính tình.  Họ đã chuẩn bị bản thân cho lúc phải bỏ những thứ của trần gian này, mỗi lần một chút.  Họ đã quen dần với sự hy sinh nhỏ bé để rồi sự hy sinh lớn không còn quá sức nữa.

Không ai nói ăn chay là dễ.  Thực vậy, Cha Thomas Acklin dòng Biển Đức, tác giả quyển The Passion of the Lamb: God’s Love Poured Out in Jesus, nói: “Ăn chay dường như là rất khó, và có vẻ như nếu không ăn tôi sẽ thành suy nhược, sẽ không làm việc được nữa, hoặc không thể cầu nguyện hay làm bất cứ điều gì khác.”

Ngài nói thêm: “Tuy nhiên, có khoảnh khắc tuyệt diệu, khi sau một ít giờ trôi qua, dạ dày của tôi không còn cồn cào và thậm chí tôi quên đi những gì mình đã bỏ qua, khi ấy có cảm giác nhẹ nhàng, tự do, sáng tỏ, thái độ và cảm nhận minh mẫn, một sự gần gũi với Chúa không thể so sánh được.”

Mùa Chay là một dịp đặc biệt, nhưng Chúa muốn bốn mươi ngày ấy có một ảnh hưởng lâu dài trong cuộc sống chúng ta.  Vì vậy, trong một nghĩa nào đó, ăn chay cần được giữ mãi.  Cha Rene Schatteman, một tuyên úy của Opus Dei ở Pittsburgh, nói rằng ngài đã tiếp thu được bài học này trực tiếp từ một vị thánh. “Tôi đã học được từ Thánh Josemaria Escriva, người mà đích thân tôi có vinh dự được biết, một người đã thực hiện các hy sinh nhỏ bé ở mỗi bữa ăn, luôn luôn như vậy, không chỉ trong Mùa Chay.”

Cha Schatteman nhấn mạnh tầm quan trọng của những điều nhỏ nhặt, và ảnh hưởng lớn mà chúng có thể mang lại: “Tất cả chúng ta nên cảm thấy cần phải giúp Chúa Kitô cứu chuộc thế giới bằng việc thực hành từ bỏ chính mình mỗi ngày, việc ăn uống bình thường… để bỏ đi một chút, hoặc một chút ít thứ chúng ta thích nhất, tránh ăn giữa các bữa, bỏ qua bữa ăn nhẹ hoặc món tráng miệng, v.v… mà không làm cho nó lớn chuyện.”

Một doanh nhân ở Pittsburgh (yêu cầu giấu tên) nói với tôi về việc thực hành ăn chay của ông vào các ngày thứ Sáu trong thời gian dài, “nhịn ăn 12 – 15 giờ, chỉ uống nước.”  Ông nói, tuy nhiên, điều này có thể khó thực hiện, không phải vì đói, nhưng vì nó có thể gây trở ngại cho cuộc sống gia đình.  “Thật khó để ngồi vào bàn ăn ở gia đình mà không ăn.  Chuyện cưỡng lại sự cám dỗ của món ăn không thành vấn đề lắm.  Tôi luôn cảm thấy như mình đang bị mất đi những giây phút gần gũi thân tình.  Việc ăn chay của tôi thực sự làm mình cảm thấy ích kỷ, như tôi đang lấy đi cái gì đó khỏi thời gian gia đình mình giữa những bữa ăn gần gũi với nhau.”

Từ khi ấy ông đã sửa đổi việc ăn chay của mình, “không thực hiện vào bữa tối của gia đình.”

Tại sao người Công giáo ăn chay?  Doanh nhân giấu tên ấy diễn tả điều này thật hay: “Nó là phương thuốc cho vấn đề lớn nhất của tôi là ích kỷ và thiếu tự chủ.  Để buộc bản thân mình kiềm chế thèm ăn, chứ không phải để thỏa mãn mong muốn của mình ngay cả chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, đấy là cách giữ chay tốt lành.  Để dâng một chút hy sinh cho Chúa, cho gia đình mình, cho những người đang đói mà không có sự lựa chọn nào cho riêng họ, điều này tôi nghĩ cũng có ích.”

Ba dấu chỉ đặc trưng của Mùa Chay: Cầu nguyện, ăn chay và làm việc bác ái.

Jos. Lê Công Thượng 

(chuyển ngữ từ catholiceducation.org)

 From: langthangchieutim

MỘT TÍN HỮU ĐẾN CẦU NGUYỆN VÀ CHẾT NGAY TRƯỚC BÀN THỜ

MỘT TÍN HỮU ĐẾN CẦU NGUYỆN VÀ CHẾT NGAY TRƯỚC BÀN THỜ

Người dân của Thành phố Mexico đã rất xúc động trước câu chuyện của ông Juan, khoảng 60 tuổi bước vào nhà thờ để cầu nguyện và đã chết ngay trước bàn thờ. Cùng chiều hôm đó, cha xứ cử hành thánh lễ an táng cho ông với sự tham dự của một số giáo dân.

Thông tin chính thức cho biết ông Juan bước vào nhà thớ giáo xứ Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Tlalpan vào trưa ngày Chúa nhật 21 tháng Hai. Ông quỳ trước bàn thờ cầu nguyện và khoảng 45 phút sau, ông ngã ra chết. Đó là Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Chay thánh 2021.

Người coi sóc nhà thờ đã báo cho Cha chánh xứ Sajid Lozano, và ngài đã gọi xe cấp cứu đến, nhưng “có một số dấu hiệu cho thấy rằng chúng tôi không thể làm gì được nữa, vì ông ấy đã chết”, cha xứ nói.

Cha Lozano cho biết thêm rằng “Ông Juan đã chết thật đẹp. Cái chết của người đang cầu nguyện trước Chúa. Một cái chết không chịu đau đớn”.

Cha chánh xứ cho biết thêm, rất ít người biết đến ông Juan, nhưng họ cảm động với câu chuyện này và họ đến dự lễ an táng dù trong thời kỳ đại dịch.

Cảnh sát và nhân viên y tế cho biết: “Ông chết do một cơn nhồi máu cơ tim và không có dấu hiệu của bạo lực”. Cha chánh xứ cũng đã nhờ đến chính quyền báo cho thân nhân của ông Juan về cái chết của ông. Chính quyền đã tìm ra được tung tích của ông và họ đã báo cho gia đình ông được biết. Ông có một người con trai, anh đã rất “sốc” trước cái chết đột ngột của cha nhưng sau khi bình tâm anh đã tạ ơn Chúa đã đón cha mình đi trong bình an và anh sốt sắng dự lễ an táng ông ngay chiều hôm đó.

Cha anh được phủ một tấm khăn trắng như một dấu hiệu của sự tôn trọng. Thánh lễ có thể được tổ chức với sự cho phép của cảnh sát.

Cha Lozano chia sẻ thêm rằng “cái chết vẫn là một sự kiện đau đớn và bất ngờ”, nhưng “chỉ nhờ đức tin mới cho chúng ta hy vọng rằng đó không phải là sự kết thúc của mọi thứ, mà là sự khởi đầu của cuộc sống vĩnh cửu”.

Cha cho biết thêm ngay vào Chúa Nhật I Mùa chay một cái chết bất ngờ nhưng cũng rất đẹp nhắc cho chúng ta về thân phận bụi tro mong manh của kiếp người để sám hối và trở về cùng Chúa.

Gx. Cần Giờ – DCCT

HAI KHUÔN MẶT MỘT TÌNH YÊU

HAI KHUÔN MẶT MỘT TÌNH YÊU

 Tại nước Mêhicô, người ta thường tổ chức những cuộc đấu võ rất ác liệt.  Đó là một loại võ tự do, nên các võ sĩ có thể phục sức tùy sở thích và có thể mang cả mặt nạ trong khi đấu võ.

 Một linh mục tên là Gaêtanô đang làm công tác xã hội để giúp nuôi các trẻ em nghèo và mồ côi.  Để có thêm tiền cho mục đích này, cha Gaêtanô liền nghĩ đến chuyện ghi danh tham dự các trận đấu.

 Với một thân mình to lớn, thông thạo võ thuật và đầy lòng dũng cảm, mỗi khi lên võ đài, cha Gaêtanô mang một chiếc mặt nạ màu vàng để che dấu tung tích của mình.  Ngài thường đấu với những đối thủ hung hãn nhất.  Tất cả tiền thưởng hoặc thù lao nhận được, cha đều dành cho quĩ cứu trợ các trẻ em nghèo và mồi côi.  Từ đó, chiếc mặt nạ vàng trở thành biểu tượng cho tấm lòng vàng của cha Gaêtanô.

 Thưa anh chị em,

Hai khuôn mặt, một tình yêu: Trên võ đài cha Gaêtanô là một võ sĩ mang mặt nạ vàng, ở giữa đàn con cô nhi của cha, cha là một linh mục sống hoàn toàn cho người khác, phản ảnh tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu cho đi mà không tính toán, không so đo, không sợ thương tích.

 Hai khuôn mặt, một tình yêu: Trên núi Tabo, khuôn mặt Chúa Giêsu bừng sáng ánh hào quang của một Thiên Chúa.  Ở giữa loài người, Con Thiên Chúa vẫn mang khuôn mặt bình thường như chúng ta.  Ba môn đệ đã quá quen với khuôn mặt Thầy Giêsu, khuôn mặt dãi dầu mưa nắng vì sứ vụ, khuôn mặt chan chứa mọi thứ tình cảm con người.  Rồi đây, ba môn đệ này còn phải làm quen với khuôn mặt khổ đau trong Vườn Cây Dầu và khuôn mặt đẫm máu trên Thập giá của Thầy Giêsu.  Biến hình chỉ là một hào quang phục sinh sắp đến.  Thân xác Chúa Giêsu sẽ được vào vinh quang viên mãn khi thân xác ấy chịu lăng nhục vào đóng đinh vì yêu Cha và yêu con người đến tột cùng.

 Ở bài đọc 1 hôm nay, sách Sáng thế đã cho ta thấy: Thiên Chúa đã dung tha cho Abraham khỏi sát tế Isaac, người con duy nhất của lời Hứa.  Nhưng Thiên Chúa đã không dung tha chính Con Một yêu quí của Ngài.  Như lời Thánh Phaolô: “Thiên Chúa đã không dung tha chính Con Một mình, nhưng lại phó nộp vì tất cả chúng ta, há Ngài lại chẳng ban cho chúng ta mọi sự cùng với Con của Ngài sao?  (Rm 8,32).  Nếu Thiên Chuá đã ban cho chúng ta Người Con duy nhất của Ngài thì Ngài còn tiếc gì với chúng ta nữa?  Abraham là hình ảnh của Cha trên trời, không ngại dẫn con mình đến thật giá trên núi Sọ.  Hơn nữa, hình ảnh của Isaac vác củi đi theo cha và bằng lòng để cho sát tế, cũng hướng chúng ta về cuộc Thương Khó: Chúa Giêsu vác lấy Thập giá rồi tự biến mình trên Thập giá theo ý Chúa Cha.

 Trong cuộc biến hình huy hoàng rực rỡ của Chúa Giêsu trên núi Tabo, chính Chúa Cha đã xác quyết một lần nữa: “Chúa Giêsu chính là Người Con yêu quý của Thiên Chúa.”  Người con trong thực tế rực rỡ vinh quang của Thiên Chúa, nhưng đã ẩn che vinh quang đó để đi vào con đường vâng phục cho đến chết và chết trên Thập giá, để dẫn đưa nhân loại đi qua cùng một con đường Thập giá đến vinh quang phục sinh.  Cảnh tượng huy hoàng của núi Tabo hôm nay sẽ củng cố lòng tin của chúng ta khi đứng trước cảnh tượng tang thương trên Núi Golgôtha, đồng thời nhắn nhủ chúng ta phải biết tìm ra sức sống phong phú bên kia cái chết với Chúa để sống lại vinh quang với Ngài, đó là định luật căn bản của Kitô giáo.  Abraham, “người Cha của mọi kẻ có lòng tin” đã lấy chính cuộc đời mình làm sáng tỏ định luật căn bản đó.  Và cuộc biến hình trên núi Tabo cũng nhằm chứng minh định luật tất yếu chết để sống cuộc đời Chúa Kitô cũng như của chúng ta trên đường về cõi sống.

 Chúng ta cũng được biến hình, được bừng sáng, nếu chúng ta dám yêu thương, dám từ bỏ cái tôi ích kỷ, để cái tôi đích thực được lộ ra, trong sáng.  Thế giới hôm nay không thấy Chúa biến hình sáng láng, nhưng họ có thể cảm nghiệm được phần nào, khi thấy các Kitô hữu có khuôn mặt vui tươi, chan chứa niềm tin, tình thương và hy vọng, như khuôn mặt mang mặt nạ vàng của Cha Gaêtanô trên võ đài, tượng trưng tấm lòng vàng của Cha đối với các em nghèo và mồ côi.

 Thưa anh chị em,

Chúa Giêsu, “Người Con Một yêu quý của Cha, người đẹp lòng Cha”, đã chấp nhận tạm gác bỏ, dấu kín vinh quang Ngài vốn có từ thuở nơi Chúa Cha, để hoá thân làm người hầu cứu rỗi chúng ta, Ngài còn hy sinh đến cùng độ, hy sinh chính mạng sống mình theo ý Chúa Cha nữa.  Vì thế, Ngài đã được Chúa Cha tôn vinh trên hết mọi loài, sau khi cho Ngài được Phục Sinh từ cõi chết.

 Mầu nhiệm này đã được thực hiện trọn vẹn một lần trong lịch sử, nhưng hằng ngày, đặc biệt trong thánh lễ, mầu nhiệm ấy còn được tưởng niệm, tái hiện trên bàn thờ.  Tham dự Thánh Thể, dấu hiệu và bằng chứng tình yêu của Chúa Kitô, chúng ta bày tỏ lòng yêu mến Chúa, biết ơn Chúa và cố gằng đổi mới đời sống hằng ngày của chúng ta, góp phần làm cho thế giới này biến hình đổi dạng trở nên Trời Mới Đất Mới trong ngày Chúa Giêsu Kitô trở lại trong vinh quang.

 Trích trong Niềm Vui Chia Sẻ

From: Langthangchieutim

BÀI HỌC TỪ TỘI CỦA PHÊRÔ VÀ GIUĐA

BÀI HỌC TỪ TỘI CỦA PHÊRÔ VÀ GIUĐA

 Trầm Thiên Thu

Trình thuật Lc 22:54-62 (≈ Mt 26:57, 69-75; Mc 14:53-54, 66-72; Ga 18:12-18, 25-27) cho biết: Họ bắt Đức Giêsu, điệu Người đến nhà vị thượng tế.  Còn ông Phê-rô thì theo xa xa.  Họ đốt lửa giữa sân và đang ngồi quây quần với nhau, thì ông Phêrô đến ngồi giữa họ.  Thấy ông ngồi bên ánh lửa, một người tớ gái nhìn ông chòng chọc và nói: “Cả bác này cũng đã ở với ông ấy đấy!”  Ông liền chối: “Tôi có biết ông ấy đâu, chị!”

Một lát sau, có người khác thấy ông, liền nói: “Cả bác nữa, bác cũng thuộc bọn chúng!”  Nhưng ông Phêrô đáp lại: “Này anh, không phải đâu!”  Chừng một giờ sau, có người khác lại quả quyết: “Đúng là bác này cũng đã ở với ông ấy, vì bác ta cũng là người Galilê.”  Nhưng ông Phêrô trả lời: “Này anh, tôi không biết anh nói gì!”  Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy.  Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: “Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.”  Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.

Có lẽ ba lần ông Simôn Phêrô chối Thầy là lúc đáng tiếc nhất trong đời ông.  Biết rõ Thầy mình là Đức Giêsu Kitô, là sư phụ, là bạn hữu, và Chúa, thế mà ông vẫn chối phăng.  Thật khiêm nhường khi Phêrô chia sẻ chuyện buồn đó với Giáo Hội sơ khai, và thật tuyệt vời vì Chúa Thánh Thần linh hứng để câu chuyện đó được ghi chép lại trong các Phúc Âm.  Ông Simôn Phêrô cho chúng ta biết rằng người sa ngã có thể đứng dậy, người lang thang có thể trở về, các tội nhân đều có thể được tha thứ, dù cho người đó phạm tội nặng thế nào cũng có thể trở nên các vị đại thánh.

Chúa Giêsu phục hồi chức vụ cho Phêrô sau khi Ngài sống lại, lúc đó có đống lửa ở bờ biển Galilê.  Như phản ánh ba lần Phêrô chối Thầy, Chúa Giêsu cũng hỏi ông ba lần: “Này anh Simôn, con ông Gioan, anh có mến Thầy không?”  Simôn Phêrô thưa: “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy.”   Chúa Giêsu bảo ông chăm sóc chiên con và chiên mẹ.  Bí tích Hòa Giải (xưng tội) là cách gặp gỡ Chúa Giêsu khi chúng ta tuyên xưng tình yêu của mình dành cho Thiên Chúa và lãnh nhận ơn tha thứ qua thừa tác viên linh mục.

Mặc dù tội của Simôn Phêrô đã được tha nhưng vẫn không phải là không mất mát và các cơ hội bị lãng phí.  Trong khi Chúa Giêsu chịu khổ nạn, người ta thấy Ngài kiệt sức nên bắt ông Simôn người Kyrênê vác đỡ thập giá.  Nếu Simôn Phêrô không phạm tội chối Thầy đêm trước thì có lẽ ông có mặt lúc đó để giúp đỡ Thầy mình bằng cách vác thập giá mà đi với Thầy.  Thế thì tuyệt vời biết bao!  Nhưng cơ hội lại dành cho ông Simôn khác.

Tạ ơn Chúa, Thánh Phêrô đã sám hối.  Ông không thất vọng như Giuđa Iscariot.  Khi Giuđa thấy Chúa Giêsu bị kết án tử và bị dẫn đi hành hình, ông cũng rất hối hận về việc làm sai trái của mình.  Có người cho rằng lý do Giuđa bán Thầy vì muốn đối chất với các nhà lãnh đạo Israel về việc bắt Chúa Giêsu phải dùng quyền năng của Ngài và lên ngôi.  Giuđa đã trả lại 30 đồng bạc cho các thượng tế và kỳ mục rồi thú nhận: “Tôi đã phạm tội nộp người vô tội, khiến Người phải chết oan” (Mt 27:4a).  Nhưng họ thản nhiên trả lời: “Can gì đến chúng tôi.  Mặc kệ anh!” (Mt 27:4b).  Chính tay Giuđa đã ném trả số bạc đó vô Đền Thờ rồi đi thắt cổ.

Nếu như chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, Giuđa chạy ngay lên Can-vê thì sao?  Nếu ông sụp lạy dưới chân thập giá đang treo Đức Kitô và xin Ngài tha thứ thì sao?  Chúa Giêsu đã nói gì và làm gì?  Có lẽ ai cũng biết câu trả lời, hoặc là cũng đoán được kết quả.  Chắc hẳn là Chúa Giêsu đã tha thứ cho Giuđa.

Hãy đến với Chúa Giêsu qua Bí tích Hòa Giải, không bao giờ muộn.  Tội gì cũng có thể được tha thứ, chúng ta biết rằng mọi tội lỗi hoặc trì hoãn thú tội đều kéo theo hệ lụy mất mát, và cơ hội bị bỏ lỡ.

Lm Victor Feltes

Trầm Thiên Thu

(chuyển ngữ từ parishableitems.wordpress.com)

THÂN CON LÀ BỤI ĐẤT – Giang Ân & KIẾP TRO BỤI – LM JB NGUYỄN SANG

httpv://www.youtube.com/watch?v=cYjigpLChHQ

THÂN CON LÀ BỤI ĐẤT – Giang Ân

ĐK1: Thân con là bụi đất, là bụi đất, nay con trở về, về bụi tro.

ĐK2: Vì Chúa thương con nên Ngài tạo tác. Vì Chúa thương con nên Ngài gọi về với Ngài thôi.

  1. Lạy Chúa, bao năm qua con hằng lo kiếm sống, thế mà giờ đây có gì đâu, chỉ là cát bụi bể dâu.
  2. Lạy Chúa, xin tha cho bao lần con yếu đuối, lỗi lầm còn nung nấu hồn con, xin Ngài an ủi hồn con.
  3. Lạy Chúa, trên dương gian con tìm nương bóng Chúa, mỗi lần đời con thấy quạnh hiu, chính Ngài xoa dịu đời con.
  4. Lạy Chúa, xin cho con luôn cậy trông phó thác, kiếm tìm tình yêu Chúa mà thôi, Chúa là suối nguồn tình yêu.

Kết: Về với Ngài thôi, với Ngài thôi, con về với Ngài mà thôi.

httpv://www.youtube.com/watch?v=WiZNfzO8d-s

KIẾP TRO BỤI – LM JB NGUYỄN SANG

  1. Con sinh ra trong kiếp tro bụi, rồi trở về bụi đất với tro. Con sinh ra trong chốn trần gian, bao bão bùng phủ vây lấy thân con. Giữa dòng đời con dường như kiệt sức. Ngước trông lên Ngài con nguyện Chúa thương con.

ĐK. Lạy Chúa đời con là kiếp thân tro bụi, cũng tàn rụi theo thời gian năm tháng. Như hoa kia khoe màu tươi sắc thắm, cũng rụi tàn khi buổi chiều hoàng hôn.

  1. Khi sinh ra bao kẻ vui mừng, ngày lìa trần kẻ khóc nhớ thương. Xin cho con đang chốn trần gian, luôn hướng nhìn về sự chết đau thương. Để hằng ngày con làm việc đạo đức. Biết trông chờ ngày con về với Cha thôi.

DÂNG HY SINH VÀ ĐAU KHỔ

DÂNG HY SINH VÀ ĐAU KHỔ

 Trầm Thiên Thu chuyển ngữ

Cuộc đời ngắn ngủi của chúng ta trên trái đất có giá trị vô hạn.  Chúng ta có cả phẩm giá cao cả và số phận vĩnh cửu.  Phẩm giá của chúng ta là gì?  Chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa qua Bí tích Thánh Tẩy.  Định mệnh của chúng ta là gì?  Tất cả chúng ta đều là khách lữ hành trên đường về quê hương vĩnh hằng là Thiên Đàng.

Sự đau khổ có giá trị vô cùng đối với con người trước mắt Thiên Chúa.  Tuy nhiên, nếu tách khỏi phương diện siêu nhiên thì tự bản chất đau khổ không có giá trị đích thực.  Nếu bạn thích: đau khổ làm chúng ta tốt lành hơn hoặc cay đắng hơn.

  1. THIÊN THẦN NHÌN CON NGƯỜI

Trong Nhật Ký, Thánh Faustina nói rằng các thiên thần nhìn con người với “lòng ghen tỵ” thánh thiện vì hai lý do.  Thứ nhất, con người nhận được Quà Tặng tuyệt diệu là Thánh Thể – Mình, Máu, Linh Hồn và Thần Tính của Chúa Giêsu – khi rước lễ.  Các thiên thần trên Thiên Đàng không bao giờ có đặc ân phi thường đó, và cũng không thể đau khổ.  Các thiên thần hiểu rằng nếu được nhìn nhận và chấp nhận một cách đúng đắn, đau khổ có giá trị vô hạn, và có thể làm đẹp lòng Thiên Chúa nhất.  Thật vậy, Chúa Giêsu – Ngôi Lời Nhập Thể – đã chọn con đường đau khổ làm phương tiện để hoàn thành việc cứu độ thế gian.

  1. SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC MẸ FATIMA

Đức Mẹ Fatima bảo ba em Luxia, Phanxicô, và Giaxinta cầu nguyện và dâng hy sinh để cầu cho các tội nhân.  Đức Mẹ tỏ vẻ buồn cho biết rằng nhiều linh hồn bị hư mất vì không đủ những linh hồn quảng đại cầu nguyện và hy sinh để cứu rỗi các tội nhân đáng thương.  Một tên gọi khác của sự hy sinh là sẵn sàng chấp nhận một số hình thức đau khổ.  Sứ điệp này của Đức Mẹ Fatima có thể được áp dụng cho chính chúng ta trong tình trạng cụ thể của cuộc sống và những đau khổ của chính chúng ta.  Không ai trên thế gian này có thể tránh khỏi đau khổ.

III. DÂNG ĐAU KHỔ

Ba từ ngắn gọn này tóm tắt toàn bộ sứ điệp: dâng đau khổ.  Khi Thiên Chúa, trong sự khôn ngoan vô hạn của Ngài, đến thăm bạn với dạng đau khổ nào đó, điều vô cùng quan trọng là chấp nhận những đau khổ được ban cho từ Bàn Tay yêu thương quan phòng của Thiên Chúa và dâng lên cho Ngài.  Hãy nhớ rằng, đau khổ có thể làm cho chúng ta tốt lành hơn hoặc cay đắng hơn.  Đau khổ có thể cứu linh hồn hoặc lãng phí!

Làm thế nào để giảm đau khổ?  Khi đau khổ, chúng ta hãy cố gắng kết hợp đau khổ của chúng ta với Thập Giá – với Cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu.  Chúng ta gọi đó là Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.  Kết hiệp với Chúa Giêsu trong cuộc sống, hành động, và đặc biệt là những đau khổ của chúng ta, có giá trị vô hạn.

  1. KẾT HIỆP VỚI THÁNH LỄ

Chúa Giêsu đã chết một lần trên Thập Giá tại Canvê hơn 2000 năm trước.  Ngài không chết nữa.  Tuy nhiên, mỗi khi linh mục cử hành Thánh Lễ, tái diễn những gì đã xảy ra trên Canvê xưa.  Trong mỗi Thánh Lễ, Chúa Giêsu thực sự hiến dâng chính Ngài như một Nạn Nhân không tì vết cho Chúa Cha để cứu rỗi thế giới.  Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho biết thêm rằng trong mọi Thánh Lễ, cũng như trên Canvê, Đức Mẹ hiện diện một cách thần bí nhưng rất thực tế.

Vì vậy, chúng ta đừng lãng phí những cơ hội ngàn vàng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta khi chúng ta trải qua bất kỳ hình thức đau khổ nào, và bắt đầu kết hiệp đau khổ của chúng ta với đau khổ của Chúa Giêsu trên Thập Giá.  Tốt hơn hết, khi kết hiệp với Mẹ Maria, hãy đặt đau khổ của bạn vào tay Mẹ Maria và Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ.  Sau đó, xin Mẹ ký thác những đau khổ này trên bàn thờ, nơi cử hành Thánh Lễ, để được kết hiệp với đau khổ của Chúa Kitô.  Sống theo cách sống này sẽ biến những đau khổ, dù là nhỏ nhất, của bạn thành một kho tàng ân sủng dồi dào vô hạn.

  1. DÂNG ĐAU KHỔ CHO CHÚA GIÊSU

 Khi được các em hỏi nên dâng gì cho Chúa, Đức Mẹ Fatima đã trả lời là “dâng tất cả.”  Hãy biến cuộc sống của bạn thành lễ hy sinh sống động để chuộc tội, đền đáp và ngợi khen.  Đây là vài gợi ý cụ thể về những gì chúng ta có thể dâng lên Thiên Chúa qua Trái Tim Đức Mẹ:

  1. 1. Thời Tiết Khắc Nghiệt

Tất cả chúng ta đều thích những ngày nắng đẹp với những giai điệu chim hót líu lo và hương thơm ngát của hoa nở rộ.  Nhưng không phải là luôn như vậy.  Cái lạnh buốt, mưa to và gió mạnh là đặc điểm của dự báo thời tiết thực tế trong nhiều ngày.  Thay vì phàn nàn về thời tiết thì hãy chấp nhận, sau đó tạ ơn Chúa và kết hiệp với Chúa Giêsu trên Thập Giá.

  1. Tình Trạng Sức Khỏe

Hậu quả của Nguyên Tội là tất cả nhân loại đều bị suy yếu về sức khỏe, ốm đau, đôi khi bệnh tật, cũng như lây nhiễm vi trùng.  Điều này không thể tránh khỏi!  Tại sao không kết hiệp tình trạng sức khỏe thể lý đau khổ của bạn với Chúa Giêsu trên Thập Giá?  Giá trị của tặng phẩm này là vô hạn!

  1. Đại Dịch

Đại dịch toàn thế giới như vậy là duy nhất trong lịch sử thế giới.  Thay vì lãng phí sự đau khổ hoàn vũ này, hãy kết hiệp với Thập Giá của Chúa Giêsu trên Canvê qua Hy Tế của Thánh lễ dâng lên Chúa Cha Vĩnh Hằng.  Ước gì đau khổ là của lễ đẹp lòng Thiên Chúa để cứu rỗi các linh hồn và chính mình!

  1. Đau Khổ Gia Đình

Nhiều cha mẹ nhiệt thành cầu nguyện đã đau đớn tột cùng khi nhìn thấy những đứa trẻ mà họ nuôi dạy là người Công giáo và lãnh nhận các bí tích, đã không may lạc lối và từ bỏ đức tin.  Bất chấp những lời mời gọi, khuyên bảo và những giọt nước mắt cay đắng của cha mẹ, những đứa trẻ vẫn sống không biết gì về Chúa, như thể Ngài không hiện hữu.  Trong trường hợp này, hơn bao giờ hết, cha mẹ không nên chán nản, tuyệt vọng, phải cố gắng hơn nhiều.

Ngược lại, cha mẹ nên đặt những đau khổ của họ và những đứa con lên bàn thờ của Thánh Lễ, nơi Chúa Giêsu dâng những vết thương của Ngài cho Chúa Cha Hằng Hữu, và Cha vui lòng.  Thánh Monica đã kiên trì cầu nguyện cho con trai Augustinô, và con trai đã hoán cải khi 31 tuổi.

  1. Khô Khan Tâm Linh

Bất cứ ai coi trọng đời sống tâm linh thì rồi sẽ gặp phải sự khô khan, cụ thể nhất là trong đời sống cầu nguyện.  Đây được gọi là trải nghiệm sa mạc khô hạn.  Thay vì từ bỏ đấu tranh, hãy cố gắng thinh lặng và cầu nguyện.  Điều này có thể dẫn đến sự đau khổ lớn lao, nhưng dâng đau khổ tâm linh rất hiệu quả và đẹp lòng Thiên Chúa.

Hãy kết hiệp tình trạng khô khan tâm linh của bạn với Chúa Giêsu trong cơn hấp hối nơi Vườn Dầu, và đặt nó lên bàn thờ của Hy Lễ Thánh.  Chúa Giêsu đã trải nghiệm sự cô độc.  Tuy nhiên, Ngài càng cầu nguyện càng mạnh mẽ và nhiệt thành hơn.  Ngài là mẫu gương của chúng ta.

  1. Cái Chết Của Thân Nhân

Khi đối mặt với cái chết của người thân, niềm tin và hy vọng của chúng ta có thể bị lung lay.  Trong thời điểm quan trọng này, việc đặt những người thân yêu của chúng ta – những người đã qua đời, lên bàn thờ và trên Thập Giá qua Thánh Lễ, là điều vô cùng quan trọng, và cầu xin cho họ được cứu rỗi đời đời.  Trong sách Gương Chúa Giêsu, tác giả Thomas Kempis nói: “Điều quan trọng không phải là sống lâu, mà là sống thánh thiện.”

Chấp nhận và tuân theo Thánh Ý quan phòng của Thiên Chúa là giải pháp chắc chắn duy nhất, chúng ta không nên đặt câu hỏi tại sao Chúa lại lấy mạng họ, nhưng chúng ta có thể làm điều gì đó trong hiện tại cho linh hồn họ, cũng như cho chính chúng ta.

  1. Đảo Ngược Kế Hoạch

Không ai trong chúng ta vui mừng vì những con người và hoàn cảnh làm gián đoạn lịch trình, kế hoạch và các dự án của chúng ta.  Tuy nhiên, dù muốn hay không, các kế hoạch và dự án của chúng ta sẽ thường xuyên bị gián đoạn.  Thay vì mất bình tĩnh và điềm tĩnh, tại sao không đơn giản chấp nhận những mâu thuẫn và kết hiệp với Thập Giá của Chúa Giêsu?  Hãy đặt những gián đoạn lên Thập Giá trên Canvê qua Thánh Lễ.  Làm vậy để công việc mà bạn không thể hoàn thành có thể cứu các linh hồn.

  1. KẾT LUẬN

Tóm lại, đau khổ là một thực tại của con người mà không ai có thể tránh khỏi.  Cho dù chúng ta là tín nhân hay vô tín ngưỡng, theo đạo Công giáo hay vô thần, nhà thần bí chiêm niệm vĩ đại hay nhà duy vật cốt lõi, đau khổ vẫn là một phần trong thân phận con người.  Nhưng hãy nhớ câu châm ngôn ngắn gọn này: “Đau khổ làm cho bạn tốt hơn hoặc cay đắng.”  Nếu một người đau khổ chỉ vì đau khổ thì thật là cay đắng!  Chỉ khi nào đau khổ của chúng ta được kết hiệp với đau khổ của Chúa Giêsu trên Thập Giá qua Thánh Lễ thì chúng ta mới được thánh hóa và tăng trưởng trong sự thánh thiện.

Do đó, bắt đầu từ hôm nay, hãy nhớ đến những đau khổ trong cuộc sống của bạn.  Hãy đặt những viên ngọc quý này trong tay và trái tim của Mẹ Maria.  Chính Đức Mẹ sẽ đặt chúng lên bàn thờ Thập Giá tại Canvê.  Sự đau khổ của bạn kết hiệp với sự đau khổ của Chúa Giêsu và Đức Mẹ sẽ thực sự có giá trị vô hạn đối với sự cứu rỗi các linh hồn kịp thời và vĩnh viễn!

Lm. Ed Broom, Omv

Trầm Thiên Thu 

(chuyển ngữ từ CatholicExchange.com) – Mùa Chay – 2021

NIỀM VUI BÊN TRONG

NIỀM VUI BÊN TRONG

Lm. Minh Anh, Tgp. Huế

“Khi ngươi kêu cầu, Chúa sẽ trả lời; ngươi la lên, Chúa sẽ nói, ‘Này Ta đây!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

Mỗi khi nói đến chay tịnh, chúng ta nghĩ ngay đến khổ chế, ép xác; một cái gì đó đòi hỏi một sự cố gắng bên ngoài bằng những hy sinh, kiêng khem. Vậy mà ngạc nhiên thay! Lời Chúa hôm nay còn cho thấy, chay tịnh có thể tặng trao những niềm vui, ‘niềm vui bên trong’.

Bài đọc Isaia chỉ ra cách thức chay tịnh Thiên Chúa muốn, “Nào ăn chay như Ta mong muốn không phải như thế này sao, là huỷ bỏ xiềng xích bất công, tháo gỡ ách nặng, trả tự do cho kẻ bị áp bức; chia cơm bánh cho kẻ đói, tiếp rước kẻ phiêu bạt không nhà; gặp người trần truồng, cho họ áo mặc”. Ai giữ chay như thế, sẽ được Thiên Chúa ở cùng và chiếu sáng, “Như thế, sự sáng của ngươi sẽ tỏ rạng như hừng đông, các vết thương ngươi sẽ chóng lành… Khi ngươi kêu cầu, Chúa sẽ trả lời; ngươi la lên, Chúa sẽ nói, ‘Này Ta đây!’”. Ai chay tịnh như thế, chắc chắn sẽ cảm nhận sâu sắc một ‘niềm vui bên trong’ của một Đấng ngự bên trong, cũng là Đấng tác thành cái bên trong; Đấng hoán cải con tim để linh hồn có thể hoà nhập vào quỹ đạo xót thương của Người.

Cũng thế, Tin Mừng hôm nay xác định ‘niềm vui bên trong’ là niềm vui có Chúa Giêsu ở cùng. Những người ‘đạo đức’ xầm xì việc Ngài và các môn đệ nhỡn nhơ ăn uống. Chúa Giêsu cho biết, sự hiện diện của Ngài đủ cho các môn đệ không cần phải ăn chay; Ngài ví mình như chàng rể giữa tiệc cưới. Rồi đây, khi Thầy họ bước vào thương khó, các môn đệ sẽ trải qua những ngày u buồn và chay tịnh. Sự thèm thuồng và ham muốn xác thịt có thể dễ dàng làm lu mờ những suy nghĩ, ngăn cản con người khát khao Thiên Chúa; vì thế, để hạn chế cảm giác thèm muốn và những xung năng lăng loàn, con người cần phải hành xác bằng những hành động từ chối bản thân. Thế nhưng, đang ở bên Chúa Giêsu, các môn đệ không cần làm điều đó; vì lẽ, sự hiện diện thân mật với Ngài đủ cho họ kiềm chế bất cứ tình cảm rối loạn và cảm giác thèm thuồng nào.

Sẽ đến ngày Chúa Giêsu được đưa khỏi các môn đệ bằng cuộc thương khó và cái chết của Ngài; bấy giờ, mối quan hệ giữa Ngài với các môn đệ cũng phải đổi thay. Khi ấy, sự hiện diện sẽ mang một chiều kích mới vốn phù hợp với cuộc khổ nạn của Ngài; các môn đệ giờ đây được kêu gọi noi gương Thầy bằng cách hướng con mắt đức tin vào Ngài từ bên trong lẫn bên ngoài và vì lý do đó, họ cần kiểm soát những đam mê và ham muốn xác thịt.

Mỗi chúng ta được kêu gọi không chỉ để trở thành môn đệ nhưng còn để trở nên tông đồ. Và nếu hoàn thành tốt vai trò này, những ham muốn xác thịt ngổn ngang bên trong dù có đó, vẫn không thể cản trở chúng ta tiến bước. Hãy để Thánh Thần thiêu đốt và dẫn dắt mọi việc; bấy giờ, ăn chay và tất cả các hình thức hành xác khác sẽ giúp chúng ta tập trung vào Chúa, vào tinh thần, hơn là vào những yếu đuối và cám dỗ xác thịt. Như thế, chay tịnh có nghĩa là dọn lòng bên ngoài để Chúa Giêsu có thể chiếm chỗ nhất bên trong. Và một khi Chúa Giêsu đã thật sự đầy tràn ở đó; đúng hơn, con người được Thiên Chúa chiếm cứ, thì chính Thiên Chúa sẽ đưa linh hồn vào quỹ đạo xót thương của Người. Được như thế, chúng ta mới thật sự tận hưởng một “niềm vui bên trong”.

Clive Staples Lewis nhận định, “Thiên Chúa thấy ước muốn của chúng ta không quá mạnh; trái lại, quá yếu. Là ‘những sinh vật’ nửa vời, chúng ta bị lừa dối bởi đồ uống, tình dục và tham vọng, đang khi niềm vui vô hạn được tặng trao thì chúng ta lại từ chối. Khác nào một đứa trẻ ngu ngốc, chúng ta chỉ muốn tiếp tục nướng những chiếc bánh bùn trong khu ổ chuột vì nó không thể tưởng tượng được ý nghĩa của lời đề nghị một kỳ nghỉ bên cha nó ở một khu du lịch biển. Chúng ta quá dễ dãi hài lòng với những gì mình có, để rồi, đánh mất một niềm vui lớn hơn, ‘niềm vui bên trong’.

Anh Chị em,

Chúng ta dễ bị lừa phỉnh bởi vô vàn mời mọc của bản năng để cảm thấy hài lòng với ‘những chiếc bánh bùn’. Vậy mà chính những điều ‘tưởng chừng như vô hại’ đó lại thiêu rụi ước muốn quy hướng về Chúa. Mùa Chay, mùa điều chỉnh thái độ, không dễ dãi hài lòng với những ‘niềm vui bên ngoài’; Mùa Chay, mùa ‘ăn chay, nghĩ chay, làm chay, nói chay’, mùa khát khao Thiên Chúa, mùa chiến đấu với bản thân để Thiên Chúa là mối bận tâm duy nhất và Người luôn là chọn lựa số một của linh hồn. Nhờ đó, chúng ta mới có thể trải nghiệm một ‘niềm vui bên trong’ viên mãn.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, chính ân sủng Chúa mới làm cho ‘niềm vui bên trong’ của con lớn lên; xin đừng để con bị mê hoặc bởi ‘những chiếc bánh bùn’ rẻ tiền”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

From: ngocnga_12 & NguyenNThu

TRỞ VỀ VỚI BẢN THÂN – VỚI CHÚA – VỚI THA NHÂN

TRỞ VỀ VỚI BẢN THÂN – VỚI CHÚA – VỚI THA NHÂN

 Tgm. Giuse Vũ Văn Thiên

Mùa Chay đã về. Sắc tím của phẩm phục phụng vụ, cung điệu của các bài thánh ca cũng như các lời kinh cầu nguyện tạo cho ta một cảm giác trầm buồn, sâu lắng. Trong nghi lễ khai mạc Mùa Chay, khi khiêm tốn đón nhận một chút tro bụi trên đầu, lời thánh ca gọi ta về với thực tại của thân phận con người:

“Hỡi người hãy nhớ, mình là bụi tro,
Một mai người sẽ trở về bụi tro.

Những bài thánh ca cùng chung một tâm trạng, vừa thống thiết than van vừa quyết tâm mãnh liệt: Con nay trở về, trở về cùng Chúa Chúa ơi!

Sự trở về dựa trên lòng thương xót vô bờ của Thiên Chúa: Ngài là Thiên Chúa, rất nhân hậu và hay tha thứ.

Khi nhìn lên thánh giá, chúng ta tưởng niệm một sự kiện lịch sử đã xảy ra cách đây hai ngàn năm, qua lời kinh cầu nguyện thống thiết:

–  Chúa Giêsu chịu các quan lấy hết áo chia nhau

–  Chúa Giêsu còn trên thánh giá chịu thiên hạ nhạo cười (Kinh cầu Chịu nạn).

Cảm nhận thân phận tội lỗi, con người thấy cần được ơn thứ tha. Mùa Chay là mùa sám hối, là mùa trở về để được sống trong tình thân nghĩa với Chúa và với anh chị em mình.

Khi phạm tội, con người hối hận và dằn vặt khôn nguôi, vì tội không chỉ là xúc phạm đến đồng loại mà còn xúc phạm đến Chúa. Người phạm tội chạy trốn chính bản thân mình, đi đâu cũng không thể tìm được nơi ẩn nấp. Tội ác luôn bám sát và ám ảnh tội nhân. Chỉ có tâm tình sám hối và khiêm nhường xưng thú tội lỗi qua bí tích Hòa giải mới có thể đem lại cho họ sự thanh thản, bình an. Cùng với vua Đavít trong Thánh vịnh 50, chúng ta thú tội với Chúa qua lời kinh sám hối đẫm lệ, được thốt lên với tâm trạng hối hận day dứt:

“Vâng, con biết tội mình đã phạm,
Lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm.
Con đắc tội với Chúa, với một mình Chúa,
Dám làm điều dữ trái mắt Ngài” (Tv 50, 5-6).

Những tâm tình được trải nghiệm trên đây giúp chúng ta trở về với Chúa. Tuy vậy, trước khi trở về với Chúa, chúng ta cần phải hồi tâm cảnh tỉnh, phải trở về với chính mình, nhìn nhận thân phận con người còn vương nhiều lầm lỗi cần được thương xót thứ tha. Trong cuộc sống bon chen quay cuồng, con người có nguy cơ quên mất chính bản thân, thậm chí đánh mất chính mình. Vì không ý thức mình là ai nên người ta dễ kiêu ngạo. Vì cho mình là chuẩn mực nên người ta dễ phủ nhận và loại trừ người khác. Trở về với chính mình để xem xét lại hành vi cử chỉ đã làm, để canh tân sửa đổi, nên con người tốt hơn. Trở về với chính mình còn là việc nhận ra những điểm tốt nơi anh chị em, cảm thông những khiếm khuyết của họ, xây tình liên đới để nâng đỡ và bổ túc cho nhau. Chỉ sau khi đã hồi tâm cảnh tỉnh, chúng ta mới có thể trở về với Chúa, tôn nhận Ngài là chủ đích của đời sống chúng ta và chuyên tâm tuân giữ lời Ngài dạy. Thiên Chúa như người Cha luôn chờ đợi chúng ta trở về.

Một điều kiện căn bản để chứng minh chúng ta có lòng sám hối thật, đó là chúng ta trở về với anh chị em mình. Trở về để nhận ra những người xung quanh là anh chị em con cùng một Cha trên trời, là khiêm tốn nhìn nhận nhiều lần mình đã làm tổn thương họ. Sám hối ăn năn mà không làm hòa với đồng loại, thì chỉ là sám hối giả tạo bề ngoài. Kêu van: Lạy Chúa! Lạy Chúa! mà không thực thi lời Ngài dạy, thì chỉ là những tiếng kêu suông mà thôi. Mùa Chay như điểm dừng của người lữ khách để nhìn lại quãng đường đã đi. Mùa Chay còn là cơ hội để rũ bỏ mọi lỗi lầm bất xứng. Lòng sám hối giúp ta lấy lại nghị lực và niềm tin để tiếp bước lên đường trong sự thanh thản và bình an.

Nghi thức khai mạc Mùa Chay là lời kêu gọi sám hối trở về. Qua nghi thức lãnh nhận tro trên đầu, chúng ta cảm nhận nguồn cội của mình. Qua việc tưởng niệm Chúa chịu chết, chúng ta tuyên xưng tình Chúa yêu thương. Những thực hành truyền thống trong Mùa Chay như ăn chay, cầu nguyện và chia sẻ, phải hướng chúng ta đến canh tân hối cải, nếu không, sẽ giống như diễn kịch hay trò chơi giải trí hay những hình thức giả tạo bề ngoài (x. Tin Mừng Lễ Tro).

Như người con thứ hoang đàng nhận ra mình lầm lỗi, chúng ta hãy xin Chúa thương tha thứ và ban cho chúng ta niềm vui được sống trong tình Chúa và tình người.

Con người là sa ngã, nhưng thiên thần thì chỗi dậy (Thánh Mary Euphrasia Pelletier)

Tgm. Giuse Vũ Văn Thiên

CHIẾN THẮNG CÁM DỖ VỚI CHÚA GIÊSU

CHIẾN THẮNG CÁM DỖ VỚI CHÚA GIÊSU

Lm Trần Ngà

Người Eskimo nghĩ ra một cách bẫy chó sói rất độc đáo để lấy da chúng làm y phục.

Người ta dùng một con dao cực bén và nhúng lưỡi dao ấy vào máu súc vật, rồi đem dao ra ngoài trời tuyết lạnh cho máu đông lại chung quanh.  Họ lặp lại động tác đó nhiều lần cho đến khi con dao được bọc quanh bằng khối máu lớn như quả xoài.

Đợi đến khi trời tối, thợ săn đem con dao bọc máu đó ra cắm giữa đồng hoang.  Với tài đánh hơi bén nhạy, loài sói sẽ phát hiện rất nhanh mùi máu tươi và sẽ chạy đến liếm tới tấp vào cục máu đông đó cho đến khi lưỡi dao lộ ra cứa đứt lưỡi chúng.  Một khi lưỡi bị cứa đứt nhiều đường, máu từ lưỡi ứa ra và chúng tiếp tục liếm cách điên cuồng hơn chính dòng máu của mình mà không hay biết.  Càng liếm hăng, lưỡi càng bị cứa sâu hơn và nhiều hơn khiến máu chảy thành dòng kết thúc cuộc đời lũ sói tham ăn.

Cám dỗ trong đời người

Có thể nói: con người là con vật phải đương đầu với nhiều cơn cám dỗ nhất.  Cám dỗ của miếng ăn, cám dỗ của thức uống (rượu, bia), của thuốc lá, ma tuý, cần sa, cám dỗ của thú vui nhục dục, của tiền bạc, của địa vị, công danh và vô vàn hình thức cám dỗ khác.

Người ta bị thu hút, bị lôi cuốn vào các cơn cám dỗ như con sói tham lam lao vào liếm cục máu bọc lưỡi dao, như những con thiêu thân lao vào lửa và hậu quả là con người trở nên mềm yếu, bạc nhược, bị lôi cuốn vào dòng thác dục vọng như cánh bèo nhỏ bé bị cuốn phăng phăng giữa dòng nước lũ hung tàn.

Không rõ con sói một khi biết có lưỡi dao bén ẩn dấu trong cục máu đông có còn dám tiếp tục liếm cục máu đó nữa không, nhưng đối với nhiều người thì dù biết chắc chắn rằng đằng sau những lạc thú có ẩn dấu lưỡi dao thần chết thì họ vẫn cứ tiếp tục hưởng thụ những thứ đó đến cùng rồi mượn lời thơ Xuân Diệu để tự biện minh rằng: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm” (Xuân Diệu)

Chúa Giêsu cũng bị cám dỗ như chúng ta

“Đức Giêsu Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa… nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân (Philip 2, 6-7).  Vì trở nên người phàm như chúng ta, “Chúa Giêsu đã từng chịu thử thách về mọi phương diện như chúng ta’ (Do-thái 4,15).

Qua đoạn Tin Mừng được trích đọc trong thánh lễ hôm nay, thánh sử Mác-cô cho biết Chúa Giêsu đã vào hoang địa bốn mươi ngày và Người đã thực sự bị Xa-tan cám dỗ (Mác-cô 1, 12-13).  Điều đặc biệt là dù phải bị cám dỗ trăm bề về mọi phương diện như chúng ta, Chúa Giêsu không bao giờ thua cuộc, không bao giờ sa chước cám dỗ.  Người đã chiến thắng vẻ vang trước mọi cơn cám dỗ và luôn trung thành đi theo đường lối của Thiên Chúa Cha cho đến cùng.

Cùng chiến đấu chống lại cám dỗ với Chúa Giêsu

Trâu bò tuy to khoẻ nhưng dễ dàng bị chế ngự bởi một đứa bé cỏn con khi người ta xỏ mũi được chúng.  Con người dù có hùng mạnh đến đâu, nhưng một khi bị “xỏ mũi” bởi các đam mê tội lỗi, thì cũng phải ngoan ngoãn lội xuống bùn, sa xuống vực vì sức kéo của những đam mê và dục vọng xấu xa đen tối.

Mỗi người có một tử huyệt, một chỗ hiểm riêng.  Nơi người nầy là lỗ miệng tham ăn tham uống, nơi người khác là bệnh háo sắc hay thói tham danh hám lợi, nơi người khác nữa có thể là lòng ích kỷ, hận thù, ghen ghét, kiêu căng…

Người đi câu luôn biết lựa mồi hợp sở thích của cá; cũng vậy ma quỷ có thừa khôn ngoan để chọn những mồi bả phù hợp “khẩu vị” của từng người, và nhắm tấn công vào đúng tử huyệt của chúng ta.

Trong mùa chay, Chúa Giêsu và Giáo Hội kêu mời chúng ta đi vào cõi thinh lặng của tâm hồn để nhìn lại lòng mình, rà soát tâm tư mình, xét xem những đam mê nào, những xu hướng tội lỗi nào đang chi phối đời ta mạnh nhất (đó là những tử huyệt cần canh phòng che chắn).  Chính những đam mê và xu hướng đó là động cơ xô đẩy con sói tham ăn lao vào chỗ chết; và cũng chính những động cơ đó đã huỷ hoại cuộc đời ta, làm mất thanh danh phẩm giá cũng như giá trị cao đẹp của đời ta.

Nguyện xin Chúa Giêsu cùng chiến đấu với chúng con trong mặt trận nguy khó nầy và ban ơn giúp sức để chúng con không bao giờ lùi bước trước bất kỳ cơn cám dỗ nào, nhưng kiên cường chiến đấu để khỏi làm nô lệ cho tội lỗi và những đam mê xấu xa đồng thời lập được nhiều chiến công vẻ vang như Chúa.

Lm Trần Ngà

(trích trong “Cùng Đọc Tin Mừng”)

From: NguyenNThu

Cầu nguyện

Khi chịu đói nơi thân xác, chúng ta sẽ thấy tim mình đói khát Thiên Chúa, và mong Ngài đến với ta để làm ta mãn nguyện. Nhưng ăn chay cũng giúp ta mở mắt trước tình cảnh thiếu thốn của tha nhân. Nhờ ăn chay,  chúng ta không còn sống cho chính mình nữa, nhưng biết sống cho Chúa và tha nhân. Ăn chay giúp ta chế ngự được tính ích kỷ làm ta co lại, nhờ đó ta có thể mở lòng ra trước nhu cầu của anh chị em mình, và chia sẻ cho họ điều mình đã tiết kiệm được từ ăn chạy. Ngay cả một người có hai áo cũng có thể chia sẻ được cho người trần truị. Người chỉ còn vài lon gạo cũng có thể chia cho người đang đói…Chúng ta đã bắt đầu cuộc hành trình 40 ngày Mùa Chay. Không phải chỉ là ăn chay mà là sống chay. Chay tịnh phải là một thái độ thấm vào cuộc sống. Khi bớt nuông chiều những đòi hỏi ngày càng nhiều của thân xác, chúng ta sẽ thắng được những cám dỗ của thèm muốn vô độ.

Cầu nguyện:

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con trở nên đơn sơ bé nhỏ, nhờ đó con dễ nghe được tiếng Chúa nói, dễ thấy Chúa hiện diện và hoạt động trong đời con.

Sống giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa, xin cho con đừng trở nên cứng cỏi, khép kín và nghi ngờ. Xin dạy con sự hiền hậu để con biết cảm thông và bao dung với tha nhân. Xin dạy con sự khiêm nhu, để con dám buông đời con cho Chúa. Cuối cùng, xin cho con sự bình an sâu thẳm vui tươi đi trên con đường hẹp với Ngài, hạnh phúc vì được cùng Ngài chịu khổ đau. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.

Thánh Lễ Thứ Tư Lễ Tro

và kinh Thanh Cả Giuse.

Anh chị Thụ & Mai gởi