AI SẼ LĂN TẢNG ĐÁ?

AI SẼ LĂN TẢNG ĐÁ?

  Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Tin Mừng Chúa Nhật Phục Sinh nói đến tảng đá lấp cửa mộ đã bị bật tung và mở toang.  Sự kiện khởi đi buổi “sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần”, Maria Mađalêna đi thăm mộ và “thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ”, bà liền kết luận “người ta đã đem Chúa đi khỏi mồ, và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”  Phêrô thinh lặng.  Gioan “đã thấy và đã tin.”

Mađalêna đau khổ thất vọng nên chỉ thấy tảng đá là sự kết thúc.  Bà chưa hiểu phía sau tảng đá được lăn ra kia ẩn chứa một mầu nhiệm siêu phàm.

Tông đồ Phêrô, quan sát kỹ lưỡng từ tảng đá cho đến ngôi mộ trống và tất cả những gì đã xảy ra nơi đây, nhưng ngài không nói gì, không bày tỏ thái độ mà chỉ thinh lặng.  Vì sao vậy?  Lý do có thể Phêrô là lãnh đạo tinh thần của nhóm tông đồ nên sự im lặng là cần thiết?  Băn khoăn, không biết nghĩ thế nào hay phải ăn nói làm sao!  Tuy nhiên, căn cứ vào những gì Tin mừng trình bày, sự im lặng của Phêrô có nguyên nhân từ sự chưa hiểu thấu mầu nhiệm Phục sinh: “Trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: Theo Kinh thánh, Đức Giêsu phải chỗi dậy từ cõi chết” (x. Ga 20,9).  Thật thế, cho đến mãi sau này, khi đã được gặp Đấng Phục Sinh và đón nhận Thánh Thần, Phêrô mới hiểu vì sao ngôi mộ trống và tâm hồn ông lúc ấy mới bừng sáng để hiểu điều mà Kinh thánh từng loan báo.  Phêrô là một người chân chất đơn sơ.  Điều gì chưa biết thì im lặng và chờ đợi chứ không nhiều lời, không suy diễn.

“Khi từ mộ trở về, các bà Maria Macđala, bà Gioanna và bà Maria, mẹ ông Giacôbê và các bà khác cùng đi với mấy bà này.  Các bà kể cho Nhóm Mười Một và mọi người khác biết tất cả những sự việc ấy.  Nhưng các ông cho là chuyện vớ vẩn, nên chẳng tin” (Lc 24,11).  Tảng đá nghi ngờ đang che mờ đôi mắt đức tin của họ.

Các thượng tế và kỳ mục thì lo âu sợ hãi trước hiện tượng mồ trống.  Vì thế, các ông mới cho lính canh số tiền hậu hĩ và bảo những người này phao tin là các môn đệ của ông Giêsu đã đến lấy trộm xác: “các anh hãy nói như thế này: ban đêm đang lúc chúng tôi ngủ, các môn đệ đã đến lấy trộm xác” (Mt 28,13).  Tảng đá ghen ghét đã bịt lối nhìn lối nghĩ của họ.

Cuối cùng chỉ có một người tin.  Đó là Tông đồ Gioan.  Nhưng Gioan tin không phải vì hiện tượng mồ trống mà vì những gì đã thấy.  Gioan thấy gì?  Ông thấy những băng vải và khăn che đầu không xếp lộn với nhau, nhưng để riêng ra một nơi.  Cảnh tượng này làm Gioan nhớ lại lời Kinh Thánh nói rằng Đức Kitô phải chịu đau khổ, phải chết rồi mới chỗi dậy mà vào chốn vinh quang (Lc 24,26).  Gioan đã chứng kiến dấu lạ Chúa Giêsu cho Ladarô sống lại.  Ladarô ngồi dậy, nhưng thân mình còn quấn chặt các thứ khăn liệm, còn ở đây, mọi thứ được xếp gọn gàng.  Gioan nhớ lại lời nói của Chúa Giêsu sau khi đuổi phường buôn bán ra khỏi đền thờ: “Hãy phá đền thờ này đi, và trong ba ngày Ta sẽ xây dựng lại” (Ga 2,19).  Gioan còn nhớ điềm lạ của Giona với lời khẳng định của Chúa Giêsu: “Như Giona ở trong bụng cá ba ngày ba đêm thế nào, thì Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày đêm như vậy” (Mt 12,40).  Gioan vẫn nhớ như in, trên núi Tabor, Chúa hiển dung và căn dặn các ông không được nói lại với ai về chuyện đó, cho đến khi Ngài sống lại từ cõi chết (Mc 9,9).  Gioan luôn nhớ, trước lúc lên đường về Giêrusalem để dự lễ Vượt qua, Thầy cũng đã nói với 12 môn đệ thân tín: “Này, chúng ta lên Giêrusalem và sẽ hoàn tất cho Con Người mọi điều các tiên tri đã viết.  Vì chưng Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo báng, hành hạ, khạc nhổ, và sau khi đã đánh đòn Ngài, người ta sẽ giết Ngài, nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại” (Lc 18,31-33).  Gioan ghi tạc vào lòng lời tâm sự của Thầy trong buổi tiệc ly: “Hết thảy các ngươi sẽ vấp ngã vì Ta trong đêm nay…  Nhưng sau khi Ta sống lại, Ta sẽ đi trước các ngươi tới Galilê” (Mt 26,31-32) …  Những lời đó làm Gioan tin chứ không phải thấy Đấng Phục Sinh.  Gioan không thấy Đấng Phục Sinh nhưng ông tin Đấng mà ông yêu mến đã sống lại.  Ngay từ giây phút đầu tiên khi thấy những vết tích còn để lại trong mồ trống, Gioan đã tin cách tuyệt đối.  Tuy không thấy xác nhưng những vải liệm kia chính là những dấu chỉ có giá trị đối với ông.  Nói như J.P Duplantier, “ngôi mộ không trống cũng chẳng đầy, nhưng nó đã trở nên một ngôn ngữ.”  Nhờ việc chú ý đến thứ ngôn ngữ ấy, người môn đệ Chúa yêu đã khám phá và hiểu rằng Chúa Kitô đã toàn thắng sự chết, điều mà lúc bấy giờ ngoài ông ra, các môn đệ khác còn chưa hiểu nổi.  Rõ ràng, thấy là nền tảng và bằng chứng cho lòng tin.  Nhưng thấy ở đây không phải là thấy những sự kiện bên ngoài mà là thấy ý nghĩa bên trong gắn liền với sự kiện.  Tông đồ Gioan thấy sự kiện những băng vải và khăn che đầu, nhưng vì nhớ lời Kinh Thánh mà tin.  Thấy rồi mới tin là chuyện bình thường.  Còn không thấy mà tin mới là phúc như lời Chúa Giêsu nói với tông đồ Tôma: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20,28).

Sáng sớm ngày thứ nhất đầu tuần mới, tảng đá lấp cửa mồ đã mở toang.  Nấm mồ lạnh lẽo, chật hẹp, tối tăm đã mở tung ra như cánh hoa hồng hay đôi môi thắm tươi của nụ cười thiếu nữ, đầy sức sống và bình an.  Tảng đá lấp mộ làm sao niêm giữ được Đấng Phục Sinh!  Nấm mồ chỉ là giai đoạn chuyển tiếp.  Nó giống như lối đi ngầm dưới mặt đất, sẽ mở lên một vòm trời vinh quang.  Chúa Giêsu dùng nó như cánh cửa mở vào miền đất tử thần và từ đó biến nó thành ngõ mở vào cõi sống trường sinh.

Có những hòn đá ta bước qua rất dễ.  Có những tảng đá phải tốn thời giờ công sức mới dịch chuyển nó sang một bên để có đường đi.  Nhưng cũng có những tảng đá to chắn bít lối đi, che khuất tầm nhìn nên không thể bước tiến.  Trong đời sống thường nhật, có biết bao tảng đá vô hình mà nặng nề, cần phải được tháo bỏ.  Giuđa bán Thầy với giá 30 đồng bạc, cả một tảng đá tham lam đè nặng tâm hồn.  Phêrô chối Thầy đến 3 lần, ấy là vì tảng đá sợ hãi che kín.  Các môn đệ bỏ trốn, vì tảng đá nhát đảm sợ liên luỵ đang vây bủa.  Mỗi người chúng ta có thể cũng đang bị một tảng đá vô hình nào đó đè nặng tâm hồn.  Tảng đá đam mê nết xấu.  Tảng đá ghen ghét, chia rẽ.  Tảng đá đam mê dục vọng…  Ai sẽ giúp chúng ta lăn những tảng đó ra?…  Xin thưa là chính Chúa Giêsu Phục Sinh.  Ngài sẽ giúp ta lăn tảng đá đó ra khỏi đời mình và làm cho tâm hồn ta được phục sinh để sống bình an.

Tảng đá to đã niêm phong cửa mồ, các Thượng tế và những người Pharisiêu xin Tổng trấn Philatô cắt đặt một tiểu đội binh sĩ đến canh ngôi mồ (Mt 27,62), và “Thế là họ ra đi canh giữ mồ, niêm phong tảng đá, rồi cắt lính canh mồ” (Mt 27,66).  Tảng đá đó thể hiện sức mạnh quyền lực của sự dữ và sự thống trị của con người.  Cận vệ đền thờ nghĩ rằng dấu niêm phong của lãnh đạo Do thái có khả năng thách thức được quyền phép Thiên Chúa sao?  Đấng Phục Sinh đã bật tung tảng đá niêm phong, từ cõi chết, Người sống lại vinh quang, mở lối vào sự sống mới.

Chúa Giêsu sống lại, chân lý đã chiến thắng, tình yêu vượt trên hận thù và sự sống mạnh hơn sự chết.  Phục Sinh là niềm tin và hy vọng cho người Kitô hữu vào sự sống mai sau: “Nếu chúng ta đã chết với Đức Kitô, chúng ta sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta” (Rm 6,8).

Phục Sinh là niềm vui của những người được Chúa Kitô đẩy tảng đá ra khỏi cuộc đời họ, làm cho tâm hồn họ được bình an.  Như Giakêu, như Lêvi đã được Chúa Giêsu giải thoát khỏi tảng đá của tội lỗi nên họ cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng thanh thản và bước theo Chúa.  Và còn biết bao tấm gương khác đã được giải thoát khỏi những tảng đá vô hình, và từ đó hân hoan bước theo Chúa Giêsu.

Chúa đã Phục Sinh.  Tin vui làm ấm áp cõi lòng đang buồn phiền vì mất mát đắng cay.  Tin mừng đã lau khô đôi mắt ngấn lệ khóc than tiếc thương của các môn đệ.  Mầu nhiệm sự sống qua cái chết mà Thầy từng rao giảng thực sự được khai trương.  Chúa đã chỗi dậy từ chính nơi đã được mai táng.  Ánh sáng tràn ngập.  Niềm hy vọng lớn lao đã được bắt đầu từ chính nơi hôm qua còn đầy đau thương tuyệt vọng.  Chúa Phục Sinh đã đẩy mọi tảng đá nặng nề ra khỏi tâm hồn các môn đệ.  Từ đây các môn sinh bắt đầu một hành trình mới, loan báo Tin mừng Phục sinh.

Chúa đã sống lại thật!  Allêluia!  Đó là niềm vui và tuyên tín của các Tông đồ.  Niềm vui và tuyên tín đó đã được loan truyền cho tới ngày nay và mãi cho tới ngày tận cùng của nhân loại.  Nhìn lại đời sống mình, chúng ta sẽ nhận thấy vô vàn sự phục sinh.  Khi một tình bạn, một tình yêu bị tan vỡ, chúng ta biết hàn gắn lại bằng yêu thương thì đó không phải là sự phục sinh sao?  Khi mà chúng ta có kinh nghiệm về sự tha thứ, dẹp tan lòng thù hận, oán ghét thì đó là cuộc vượt qua phi thường…  Tảng đá vô hình đè nặng được lăn ra khỏi tâm hồn chính là phục sinh.  Tin vào Đấng Phục Sinh là thắp lên ánh sáng mới, là đón nhận tình yêu mới cho mùa xuân tâm hồn.

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

SUY NIỆM CHÚA GIÊSU CHỊU KHỔ NẠN VÌ AI?

 

Van Pham  is with  Pham Thi Kim Hải

 SUY NIỆM CHÚA GIÊSU CHỊU KHỔ NẠN VÌ AI?

Làm thế nào để biết ai thương yêu và sằn sàng hy sinh vì mình?

Ở một ngôi làng kia có ông phú hô giàu có sống đầm ấm với vợ con. Một hôm ông chợt nghĩ không biết vợ ông và những đứa con ai là người thương yêu ông nhất và sẵng sàng hy sinh vì ông vô điều kiện?

Câu hỏi từ đó cứ ám ảnh ông mãi không thôi vì với người vợ ông cảm thấy nàng vẫn chu toàn bổ phận và không có điều gì đáng phiền trách. Với những đứa con đều ngoan ngoãn và vâng phục những điều ông răn dạy.

Cách nơi ông ở một ngày đường, ông nghe nói có một vị cao tăng tu luyện trong sơn cốc có pháp thuật và tài đoàn vận mệnh “quá khứ vị lai”. Thế là ông lên đường đến tìm vị cao tăng nọ.

Khi đến nơi, ông liền trình bày những băn khoăn khắc khoải của mình. Vị sư cho biết có cách để ông phú hộ biết ai sẽ là người thương yêu và hy sinh vì ông. Đó là sẽ làm phép cho ông phú hộ chết bất đắc kỳ tử trong vòng 2 ngày (chết gỉa).

Về nhà ông phú hộ nói với đứa con trai trưởng là nếu ông có chết thì đến mời nhà sư nêu trên, vì chỉ có vị cao tăng này là có thể cứu ông sống lại được mà thôi.

Rồi bỗng một hôm sau khi ăn cơm xong, ông lên võng nằm và đi luôn. Vợ con ông khóc than, thương tiếc vang trời. Rồi người con trai nhờ lời cha dặn bèn phóng ngựa và đưa kiệu đến mời vị cao tăng đến để cứu người cha.

Khi vị cao tăng đến nơi, ông nói: “Ông bố sẽ được sống lại, nhưng với điều kiện duy nhất, là trong số vợ con hiện diện phải có 1 người hy sinh chịu chết, lúc đó ông bố mới có thể sống lại…”

Nghe thế, người vợ, con trai và con gái lớn rồi đến các đứa em tất cả đều đưa ra mọi lý do để khước từ. Không ai muốn chết thay để người cha được sống lại.

Nằm bất động trong quan tài, nhưng ông bố nghe được mọi chuyện. ông qúa thất vọng vì cứ tưởng vợ con ông ai cũng sẽ sẵn lòng hy sinh tính mạng để cứu ông vì thương yêu ông thật lòng.

Sau khi tỉnh lại, phú ông rũ bỏ tất cả tài sản và mọi lưu luyến trần thế và lên đường tìm chốn nương thân nơi thiền môn….

***

Qua câu chuyện này, chúng ta thử nhìn lại chính mình xem, trong chúng ta có ai sẵn sàng hy sinh tính mạng để cứu chồng, cứu vợ và cứu cha mẹ của mình không?

Thế nhưng, hôm nay chúng ta chứng kiến con một Thiên Chúa đã hy sinh tính mạng mình để cứu chuộc nhân loại thoát khỏi cơn thịnh nộ của Chúa Cha.

Chúng ta đã sống xứng đáng là con cái Thiên Chúa để đáp lại lòng thương yêu vô bờ bến cùa Ngài?

Chúng ta đã làm vui lòng Thiên Chúa bằng cách san sẻ thương yêu đến với mọi người, nhất là những thân phận thấp kém, nghèo hèn hơn chúng ta chưa?

Và…….tự mỗi người đặt câu hỏi và tự trả lời.

May be an image of sky and text that says 'MERCY, PEACE ANDLOVE MAY THE GRACE AND LORD SURROUND AND BE WITH YOU ON GOOD FRIDAY."'

TÌM HIỂU Ý NGHĨA NHỮNG NGHI THỨC TRONG LỄ PHỤC SINH

 

TÌM HIỂU Ý NGHĨA NHỮNG NGHI THỨC TRONG LỄ PHỤC SINH

***

NGUỒN GỐC LỄ PHỤC SINH:

Theo phong tục và dân tộc tính ở các nước Trung Âu Châu (Đức, Pháp, Áo, Hòa Lan, Bỉ, Lục Xâm Bảo, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha.. ) sau mùa đông giá lạnh, xuân về có ánh nắng mặt trời ấm áp làm đời sống vui tươi hơn. Mùa phục sinh bắt đầu vào ngày rằm tháng đầu của mùa xuân.

Ngày lễ nầy bắt nguồn từ ngày Chuá Jesus bị đóng đinh trên thánh giá (Karfreitag / Good Friday) và sống lại (Auferstehung/ resurrection) biểu tượng cho sự sống (Leben/ live) và sự phì nhiêu phong phú (Fruchtbarkeit/ fertility) thời xa xưa người ta gọi lễ hội mùa xuân (Frühlingsfest / spring festival) hay „Ostarum“ người Đức gọi là „Ostara“ và danh từ „Ostern/ Easter“ nguồn gốc từ chữ „Ost/ East“ hướng về phương đông mùa xuân mặt trời sắp lên, người Do Thái gọi ngày lễ nầy là „Paschafest“ Người Ai Cập (Ägypter) gọi là „Osterlamm/ paschal lamb)“ cũng nhằm ngày rằm đầu tiên mùa xuân họ giết cừu ăn mừng được giải phóng khỏi sự đàn áp, thoát khỏi thân phận nô lệ

Hội nghị về Tôn giáo ở Niazäa năm 325 công nhận lễ hội mùa xuân, là ngày lễ phục sinh sau khi Chúa sống lại cho đến năm 1094 Oster Fest vui chơi 4 ngày rồi sau đó 3 ngày, nhưng đến nay chỉ còn lại 2 ngày. Lễ phục sinh năm nay vào ngày thứ Sáu 02 và thứ Hai ngày 05 tháng 4.

Hằng năm vào ngày thứ Sáu lễ phục sinh Osterfeiertagen Đức Giáo Hoàng làm lễ tại Petersdom ở Roma gọi là „Urbi et orbi“ ở Đức theo phong tục vào Chúa nhật phục sinh (Ostersonntag/ Easter Sunday) cha mẹ hay ông bà thường đưa trẻ con đi tìm trứng „Ostereier suchen“ ở nơi nào đó mà các Hiệp hội tổ chức giấu trứng gà chín tô nhiều màu trong các bụi cây bờ cỏ.. đây cũng là một thú vui đi dạo thưởng thức nắng ấm đầu mùa.

Nhiều gia đình dành sự ngạc nhiên cho các cháu nhỏ, cha mẹ thường mua rổ đan bằng mây hay tre lót những sợi giấy màu xanh làm cỏ để trứng và các con thỏ làm bằng chocolate giấu trong vườn hay nhà các cháu đi tìm. Những buổi tiệc vui gia đình Đức thường ăn thịt cừu nướng „Osterlamm“

********

LỬA PHỤC SINH (Osterfeuer/ Easterfire):

Người ở vùng quê sống đời nông nghiệp vui mừng mùa đông giá lạnh đi qua, xuân đến bắt đầu gieo trồng rồi gặt hái, nguồn gốc lửa phục sinh ngày xưa được đốt lên từ những cánh đồng trong đêm đầu tiên phục sinh, từ đó sẽ thắp lên ánh nến phục sinh. Ngọn lửa sưởi ấm mùa đông dài lạnh lẽo vì thời xa xưa không đủ tiện nghi như ngày nay có lò sưởi điện.

Người Ai Cập từng tôn thờ thần mặt trời xem ánh lửa như thần thiêng. miền bắc Na Uy không có mặt trời, mặt trời tái xuất hiện vào cuối tháng giêng khoảng 4 phút, học sinh ở Trombo nghỉ học một ngày để chào mừng ánh mặt trời, ngược lại mùa hè đêm 23 tháng 7 thì mặt trời không hề lặn, không có mặt trời thì trên trái đất nầy sẽ không có sự sống, vì thế ánh lửa phục sinh cũng là nguồn sống của con người, lửa phục sinh tượng trưng cho ánh sáng mới mà Chúa đã mang đến cho chúng ta.

Từ năm 750 ở Pháp đã có phong tục đốt lửa phục sinh, thời sơ khai người ta dùng hai hòn đá đánh cho xẹt ra lửa, rồi từ từ biết dùng khí đốt. Đến thế kỷ thứ 11 ở Đức đã dùng ánh lửa như một sự dâng hiến trong các nghi lễ về tôn giáo.

*******

NẾN PHỤC SINH (Osterkerze/ Eastercandle):

Các Tôn giáo đều sử dụng nến (đèn cầy) đốt sáng trên bàn thờ, ánh sáng nến có thể đem vào nơi tối tăm, năm 384 lần đầu tiên ở Piacenca thánh Hieronymus (347- 419) viết trong thư tông đồ về ý nghiã biểu tượng của nến phục sinh là sự sống .đến năm 417 Giáo Hoàng Zosimus cùng công nhận biểu tượng đó là sự chết và sống lại của Chúa Jesus.

Từ thế kỷ thứ 7 thánh điạ La Mã công nhận và sử dụng nến phục sinh cho đến thế kỷ thứ 10 được các quốc gia theo Thiên chúa sử dụng cho đến thế giới ngày nay.

Nến Phục sinh được đốt lên từ đống lửa trước nhà thờ trong đêm phục sinh được thánh hóa theo phong tục lâu đời. Nến đốt sáng được rước vào nhà thờ, tín đồ sẽ thắp nến của mình từ cây nến phục sinh cả nhà thờ được rực sáng bởi ánh nến là dấu hiệu của sự sống, chiến thắng được tội lỗi và sự chết. Mọi người reo mừng “Christus ist das Licht- Gott sei ewig Dank” Ngày phục sinh cây nến có ghi hình thánh giá hay khắc tia ánh sáng mặt trời hay dòng nước.

Trên nến có cắm 5 dấu đinh, phía trên ghi mẫu tự Alpha và bên dưới mẫu tự Omega với ý nghiã đầu tiên và cuối cùng của tiếng Hy Lạp, tượng trưng cho chúa Jesu là khởi đầu và cuối cùng, chung quanh cây nến ghi năm để nói lên, Chúa Jesus là Đấng cứu độ từ khởi đầu, hôm nay và mãi mãi. Trong các lễ rửa tội, hay lễ an táng nến phục sinh được đốt sáng.

*******

TRỨNG (Ostereier/ Easter egg):

Từ thế kỷ thứ 12, Thứ bảy phục sinh Ostersamstag người ta nấu trứng gà chín và sơn màu sắc sặc sở với những ý nghiã đẹp : màu đỏ tượng trưng cho may mắn, màu xanh cho hy vọng, trẻ trung vô tội, màu vàng cho sự khôn ngoan, màu trắng cho thanh bạch màu cam cho sức mạnh … bỏ trứng trong giỏ với những thức ăn khác mang đến nhà thờ.

Trứng còn biểu tượng cho sự khởi nguyên của sự sống, bởi vậy theo truyền thuyết người chết được tẩm liệm người ta để trong quan tài một cái trứng biểu tượng cho cứu chuộc và sự sống đời sau, trên quan tài người chết thường cúng cơm có trứng gà.

Người ta quan niệm con gà con tự mổ vỏ trứng chui ra, Chúa Jesu bị hành hạ đánh đập qua những đoạn đường dài khổ cực vác thánh giá rồi bị đóng đinh chết an táng trong ngôi mộ đá đã đập vỡ cửa mồ và sống lại.

********

THỎ PHỤC SINH (Osterhase/ Easter bunny):

Các chuyện thần thoại hay trong dân gian đều có chuyện vui giúp đời như con thỏ là con vật hiền lành không làm hại sinh vật nào.Thỏ không có khả năng tấn công hoặc gây nguy hại cho các loài động vật khác, nhưng lại thường xuyên bị những con như sói, báo, chim ưng, cú… uy hiếp. Chính vì vậy, thỏ thường xuyên phải vểnh tai để chú ý xem bốn phía chung quanh có động tĩnh gì không, nhằm đề phòng bất trắc. Trong hoàn cảnh khắp nơi là kẻ địch như vậy, nên đôi tai của thỏ đặc biệt to dài nghe rất thính để chạy trốn khi nghe tìếng động trước sự tấn công.

Nữ thần ái tình Hy Lạp „Liebesgöttin Aphrodite“ cho đến NữThổ Thần Nhật nhĩ Nam „Erdgöttin Holda“ đều yêu chuộng thỏ. Ở Byzanz Tây Ban Nha các nhà biểu tượng học xem biểu tượng con thỏ là một Thiên sứ. Mãi cho đến thế kỷ thứ 16 nhiều điạ phương đã quan niệm các con thú khác như cáo, gà, cò chim cu, hạt, cú đã mang trứng đi giấu ..

Thỏ sống cách đây 55 triệu năm bộ xương thỏ vừa được khai quật ở Mông Cổ. Gomphos elkema, tên của con vật, là thành viên cổ nhất trong họ nhà thỏ từng được tìm thấy. Phân tích Gomphos đã cho thấy, thỏ hiện đại, cùng với các loài thú khác, đã xuất hiện sau thời kỳ khủng long.

Các nhà sinh vật học cho biết thỏ sinh sản nhiều, nhưng chú thỏ phục sinh xuất hiện từ năm 1678 do một giáo sư y khoa Von Georg Franck ở Franckenau dạy đại học Heidelberg công nhận thỏ là biểu tượng của sự sinh nở phong phú, một con thỏ mẹ hàng năm có thể đẻ 20 thỏ con, mùa xuân với cỏ non làm thực phẩm cho các chú thỏ con vừa chào đời, vào tận trong vườn để tìm thức ăn.

Trứng phục sinh được sơn nhiều màu, người lớn đã cắt nghiã do các chú thỏ mang tới, từ đó có thỏ và trứng. Từ thành phố Zurich Thuỵ Sĩ là nơi phát họa ra chú thỏ và cái trứng trong mùa phục sinh. Sau đó các hãng sản xuất kẹo bánh, không bỏ cơ hội buôn bán từ năm 1875 sản xuất những chú thỏ bằng schololate làm bằng tay, mãi cho đến đầu thế kỷ 20 mới sản xuất bằng máy theo ky~ nghệ

*******

HOA PHỤC SINH:

Người Đức thường dùng cành cây tươi, treo những cái vỏ trứng gà, sơn nhiều màu và những con thỏ nhỏ bằng schocolat cho trẻ em, và các loại hoa thường dùng như Thủy tiên Osterglocken/daffodil; Uất kim cương Tulpen/Tulip; Phong tín tử Hyazinthen/hyacinth; Cúc đồng Gaenebluemchen/ dasiy; Bồ công anh Loewenzahn/ dandetion; Mao cấn Hahnenfuss/ buttercup…

Mùa phục sinh bên quê nhà thì nắng ấm, năm nay nhiều nơi hạn hán không đủ nước cho các vụ mùa, thời tiết mỗi lục địa khác nhau, nhưng những mùa lễ Giáng Sinh, Phục sinh đều giống nhau. Trước 1975 Việt Nam Nam Bắc chia đôi, sinh hoạt đời sống về an sinh bị khó khăn, những ngày lễ cũng bị ảnh hưởng chiến tranh.

Hy vọng đời sống phát triển về kinh tế dân trí và dân quyền cũng phát triển theo, để quê hương chúng ta bớt nghèo đói và lạc hậu. Các nước Tây phương vật chất đầy đủ, sau lễ Giáng Sinh Tết, ngày tình yêu… lễ hội hoá trang, tiếp đến lễ Phục sinh các siêu thị lớn, nhỏ đều bày bán những con thỏ bằng Chocolat, trứng sơn đủ màu và những thiệp

Chúc Mừng

Phục Sinh. Frohe Ostern / Happy Easter.

Chúa sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của Chúa Cha, thì chúng ta cũng được sống một đời sống mới” (Rm 6: 3- 4) để an ủi và đem hy vọng cho những ai buồn sầu vì số phận sẽ phải chết hay đau khổ, khi có người thân yêu vừa mất. Theo luật tạo hoá con người phải chết. Nhưng nhân loại hy vọng được sống lại như Chúa sau khi phải trải qua cái chết của thân xác…

TAM NHẬT THÁNH

TAM NHẬT THÁNH

ĐGH Beneeddictô XVI

Anh chị em thân mến chúng ta đang đứng trước Tam Nhật Vượt Qua, cũng gọi là Tam Nhật Thánh.  Ba ngày sắp tới thường được gọi là “thánh” vì chúng khiến cho chúng ta sống trở lại biến cố chính của ơn cứu độ; thật thế chúng dẫn đưa chúng ta vào trong cốt lõi của đức tin Kitô: là cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô.  Đó là những ngày mà chúng ta có thể coi như một ngày duy nhất: vì chúng là trọng tâm của toàn năm phụng vụ cũng như của đời sống Giáo Hội.  Kết thúc con đường Mùa Chay chúng ta cũng chuẩn bị bước vào chính bầu khí mà Chúa Giêsu đã sống khi xưa tại Giêrusalem.  Chúng ta muốn khơi dậy ký ức sống động các khổ đau mà Chúa đã chịu vì chúng ta và chuẩn bị cử hành Chúa Nhật tới đây với niềm vui lễ Vượt Qua đích thực, mà Máu Chúa Kitô đã bao phủ bằng vinh quang, lễ Vượt Qua trong đó Giáo Hội cử hành Lễ “nguồn gốc của mọi lễ”, như khẳng định trong Kinh Tiền Tụng ngày lễ Phục Sinh theo nghi thức thánh Ambrosio.

Trước hết là Thứ Năm kỷ niệm biến cố Chúa Giêsu thành lập bí tích Thánh Thể và chức Linh Mục thừa tác.  Trong đêm đó Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta một điều răn mới là điều răn của tình yêu thương huynh đệ.  Trước khi bước vào Tam Nhật Thánh, sáng thứ năm cộng đoàn giáo phận cử hành lễ làm phép dầu, trong đó vị Giám Mục và các linh mục giáo phận canh tân các lời hứa ngày thụ phong. 

Cũng có lễ nghi làm phép Dầu: dầu tân tòng, dầu bệnh nhân và dầu thêm sức.  Đó là thời điểm quan trọng đối với cuộc sống của mọi cộng đoàn giáo phận, quây quần chung quanh vị chủ chăn của mình để củng cố sự hiệp nhất và lòng trung thành với Chúa Kitô, Thượng Tế đời đời duy nhất.  Vào ban chiều Giáo Hội cử hành Bữa Tiệc Ly của Chúa, trong đó Chúa Kitô tự hiến mình cho chúng ta như lương thực cứu độ, như thần dược của sự bất tử: đó là mầu nhiệm Thánh Thể, suối nguồn và tuyệt đỉnh của cuộc sống Kitô.  Trong Bí tích cứu độ này Chúa cống hiến và hiện thực cho tất cả những ai tin nơi Người sự hiệp thông thân tình nhất có thể có giữa cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của Người.  Với cử chỉ khiêm tốn và ý nghĩa của lễ nghi rửa chân chúng ta được mời gọi nhớ lại điều Chúa đã làm cho các Tông Đồ: khi rửa chân cho các vị Người tuyên bố một cách cụ thể quyền tối thượng của tình yêu thương, tình yêu thương biến thành sự phục vụ và trao ban chính mình, qua đó Chúa diễn tả trước hy lễ tuyệt đỉnh của cuộc sống mình, hao mòn đi ngày hôm sau đó trên núi Sọ.  Theo một truyền thống rất đẹp, tín hữu kết thúc Thứ Năm Thánh với một buổi canh thức cầu nguyện và chầu Thánh Thể để sống trở lại một cách thân tình hơn cuộc hấp hối của Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu.

Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày tưởng niệm cuộc khổ nạn đóng đanh và cái chết của Chúa Giêsu.  Trong ngày này phụng vụ Giáo Hội không cử hành thánh lễ, nhưng cộng đoàn Kitô tụ tập nhau để suy niệm về mầu nhiệm sự dữ và tội lỗi đàn áp nhân loại, và để bước theo các khổ đau của Chúa đền bù sự dữ đó, dưới ánh sáng Lời Chúa và các cử chỉ phụng vụ.  Sau khi nghe trình thuật cuộc khổ nạn của Chúa Kitô cộng đoàn cầu nguyện cho tất cả mọi nhu cầu của Giáo Hội và của thế giới, thờ lậy Thánh Giá và rước Mình Thánh Chúa đã được giữ lại trong thánh lễ chiều Thứ Năm.

Như là lời mời gọi sau cùng suy tư về cuộc khổ nạn và cái chết của Đấng Cứu Chuộc và để diễn tả tình yêu thương và việc tham dự của tín hữu vào các nỗi khổ đau của Chúa Kitô, truyền thống Kitô đã làm nảy sinh ra nhiều hình thái đạo đức bình dân, như các cuộc rước kiệu và diễn tuồng thương khó, nhằm ngày càng ghi đậm dấu trong tâm hồn tín hữu các tâm tình tham dự thực sự vào hy tế cứu độ của Chúa Kitô.  Trong số các thói quen đạo đức ấy có việc đi đàng Thánh Giá.  Theo dòng thời gian thói quen này có thêm nhiều kiểu diễn tả tinh thần và nghệ thuật phong phú gắn liền với các nền văn hóa khác nhau.  Vì thế tại nhiều nước nảy sinh ra các đền thánh gọi là Núi Sọ, có đường đi lên dốc dác nhắc nhớ lại con đường đớn đau của cuộc Khổ Nạn, và giúp tín hữu tham dự vào cuộc đi lên Núi Thập Giá Chúa, Núi Tình Yêu Thương cho đến tột cùng.

Ngày Thứ Bẩy Thánh ghi đậm dấu của sự thinh lặng sâu thẳm.  Các nhà thờ trống trơn và không có các lễ nghi phụng vụ đặc biệt.  Trong khi chờ đợi biến cố Phục Sinh, các tín hữu kiên trì cùng Mẹ Maria cầu nguyện và suy niệm.  Thật thế, cần phải có một ngày thinh lặng để suy tư về thực tại cuộc sống con người, về sức mạnh của sự dữ và sức mạnh của sự thiện nảy sinh từ cuộc Khổ Nạn và sự Phục Sinh của Chúa.  Trong ngày này tín hữu đi lãnh nhận bí tích hòa giải để thanh tẩy tâm lòng và chuẩn bị cử hành lễ Phục Sinh.  Ít nhất một năm một lần chúng ta cần đến sự thanh tẩy nội tâm này để canh tân chính mình.

Ngày Thứ Bẩy của thinh lặng, suy niệm, tha thứ và hòa giải này kết thúc với Buổi Canh thức vọng Phục Sinh, dẫn đưa vào Chúa Nhật quan trọng nhất của lịch sử, là Chúa Nhật Phục Sinh của Chúa Kitô.  Giáo Hội canh thức bên lửa mới làm phép và suy niệm về lời hứa vĩ đại trong Cựu Ước và Tân Ước lời hứa giải phóng con người vĩnh viễn khỏi sự nô lệ tội lỗi và cái chết.  Trong đêm tối nến phục sinh, biểu tượng cho Chúa Kitô sống lại khải hoàn được thắp lên từ lửa mới.  Chúa Kitô ánh sáng của nhân loại đánh tan tối tăm của tâm lòng và trí khôn và soi sáng mọi người vào trần gian.

Bên cạnh nến phục sinh vang lên trong Giáo Hội lời loan báo phục sinh: Chúa Kitô đã thực sự sống lại, cái chết không còn quyền lực nào trên Người nữa.  Với cái chết của mình Người đã vĩnh viễn đánh bại sự dữ và trao ban chính sự sống của Thiên Chúa cho tất cả mọi người.  Do truyền thống cổ xưa trong lễ Vọng Phục Sinh các tân tòng lãnh nhận bí tích Rửa Tội để nêu bật sự tham dự của Kitô hữu vào mầu nhiệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô.  Từ đêm Phục Sinh rạng ngời niềm vui ánh sáng và hòa bình của Chúa Kitô tỏa lan trong cuộc sống của tín hữu mọi cộng đoàn và đến với mọi điểm của không gian và thời gian.

Trong các ngày đặc biệt này chúng ta hãy lập lại hai tiếng xin vâng với thánh ý Chúa như Chúa Giêsu đã nói với hy lễ thập giá.  Các lễ nghi của Tam Nhật Vượt Qua và buổi Vọng Phục Sinh cống hiến cho chúng ta cơ may đào sâu ý nghĩa và giá trị của ơn gọi Kitô, nảy sinh từ Mầu Nhiệm Phục Sinh và cụ thể hóa nó trong việc theo Chúa Kitô trong mọi trạng huống cuộc đời, cho đến hy sinh mạng sống chúng ta như Người đã hy sinh.

Kỷ niệm các mầu nhiệm của Chúa Kitô cũng có nghĩa là sống gắn bó liên đới sâu đậm với ngày hôm nay của lịch sử, vì xác tín rằng những gì chúng ta cử hành là thực tại sống động và thời sự.  Vì thế chúng ta hãy đem vào trong lời cầu nguyện của chúng ta các sự kiện và tình hình thê thảm trong các ngày này đang gây khổ đau cho biết bao nhiêu anh chị em của chúng ta khắp nơi trên thế giới.  Chúng ta biết rằng sự thù hận, các chia rẽ, bạo lực đã không bao giờ có tiếng nói cuối cùng trong các biến cố lịch sử.  Trong những ngày này chúng ta hãy làm sống dậy nơi mình niềm hy vọng: Chúa Kitô chịu đóng đanh đã sống lại và chiến thắng trần gian.  Tình yêu thương mạnh hơn thù hận.  Nó đã chiến thắng và chúng ta cũng phải liên kết với tình yêu thương.  Chúng ta phải tái khởi hành từ Chúa Kitô và làm việc với Người trong sự hiệp thông để tạo dựng một thế giới xây dựng trên hòa bình, công lý và tình yêu thương.

ĐGH Beneeddictô XVI

Source:  Libreria Editrice VaticanaGENERAL AUDIENCE Paul VI Audience Hall Wednesday, 19 March 2008

From: Langthangchieutim

VƯỜN CÂY DẦU

VƯỜN CÂY DẦU

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

 Cách đây vài năm, diễn viên Mel Gibson đạo diễn và sản xuất một bộ phim được công chúng đặc biệt hưởng ứng.  Với tựa đề, Cuộc Thương khó của Chúa Kitô, bộ phim khắc họa lại cuộc vượt qua của Chúa Giêsu, từ vườn Cây Dầu cho đến cái chết trên Núi Sọ, tác giả nhấn mạnh đến các đau đớn thể xác của Ngài.  Bộ phim thể hiện sống động từng chi tiết các đau đớn mà một người bị đóng đinh thập giá phải chịu, khi bị đánh, bị tra tấn, và bị sỉ nhục.

      Trong khi hầu hết các phái trong Giáo hội tán thưởng bộ phim, cho rằng cuối cùng thì cũng có người làm một bộ phim khắc họa thật về những đau đớn của Chúa Giêsu, thì nhiều học giả Kinh thánh và nhiều ngòi bút thiêng liêng khác lại lên tiếng chỉ trích.  Tại sao lại thế?  Có gì sai khi chiếu một bộ phim dài với chi tiết sống động, những máu me của việc đóng đinh thập giá, vốn thực sự rất hãi hùng? 

     Có gì sai (hay nhẹ hơn là không hợp) khi đây chính là những gì mà Kinh thánh đã không ghi lại về cái chết của Chúa Giêsu.  Tất cả bốn Tin mừng đều cố gắng không tập trung vào đau đớn thể xác của Chúa Giêsu.  Các mô tả trong Tin Mừng về những đau đớn thể xác của Ngài đều hết sức ngắn gọn: “Họ treo ngài giữa hai phạm nhân.”  Philatô cho “đánh đòn Đức Giêsu rồi giao ngài cho người ta đem đi đóng đinh.”  Tại sao lại rút gọn như thế?  Tại sao không mô tả chi tiết?

     Lý do mà các tác giả tin mừng không tập trung vào những đau đớn thể xác của Chúa Giêsu là họ muốn chúng ta tập trung vào một điều khác, cụ thể là những đau đớn trong cảm xúc và tinh thần của Ngài. Cuộc thương khó của Chúa Giêsu, xét theo chiều sâu thực sự, là một tấn kịch tinh thần, chứ không phải tấn kịch thể lý, là đau khổ của một người đang yêu, chứ không phải đau đớn của một vận động viên.

    Do đó, chúng ta thấy khi Chúa Giêsu tiên liệu cuộc khổ nạn của mình, những gì Ngài lo lắng không phải là đòn roi hay mũi đinh đóng vào tay mình.  Mà Ngài đau đớn và lo lắng cho sự cô độc mình sẽ phải đối diện, cho kết cuộc bị những người đã nói yêu mến Ngài phản bội và bỏ rơi, và cho tình cảnh, theo cách diễn đạt của Gil Bailie là, “bị tất cả loại bỏ.”

    Như thế cuộc thương khó của Chúa Giêsu rõ ràng là một tấn kịch tình yêu.  Nó bắt đầu với mồ hôi máu đổ ra trong vườn Cây Dầu, và kết thúc với việc mai táng Ngài trong vườn.  Chúa Giêsu đang đổ mồ hôi máu trong vườn, chứ không phải trên đấu trường.  Vậy, việc ở trong vườn, có gì đặc biệt?

     Về mặt tượng hình, vườn không phải là nơi trồng rau và dĩ nhiên cũng không phải là nơi trồng hoa.  Vườn là nơi của những người yêu nhau, là nơi cảm nhận hạnh phúc, nơi uống rượu, nơi Adong và Evà đã trần truồng mà chẳng biết, nơi người ta yêu nhau.

    Và các tác giả Phúc Âm đặt khởi đầu và kết thúc cuộc thương khó của Chúa Giêsu trong vườn để nhấn mạnh rằng, Chúa Giêsu, một người đang yêu (chứ không phải Chúa Giêsu Vua, Pháp sư, hay Ngôn sứ), đang trải qua tấn kịch này.  Và chính xác tấn kịch này là gì?  Khi Chúa Giêsu đổ mồ hôi máu trong vườn và van xin Chúa Cha đừng bắt Ngài “uống chén này,”thì lựa chọn thực sự của Ngài không phải là: Ta sẽ để mình phải chết hay sẽ dùng đến sức mạnh thần thiêng để cứu mạng mình?  Nhưng đúng hơn, lựa chọn của Ngài là: “Ta sẽ chết cách nào?  Ta sẽ chết trong giận dữ, cay đắng, và không tha thứ, hay Ta sẽ chết với một tấm lòng nồng ấm thứ tha?”

    Tất nhiên, chúng ta biết Chúa Giêsu đã đi qua tấn kịch này như thế nào, Ngài đã chọn lấy lòng bao dung và tha thứ cho những người hành hình mình, và trong toàn bộ những u ám đó, Ngài vẫn giữ vững những gì Ngài đã giảng dạy trong suốt đời rao giảng, chính là tình yêu, tình thương, và tha thứ sẽ tuyệt đối chiến thắng.

     Hơn nữa, những gì Chúa Giêsu đã làm trong tấn kịch tâm hồn này là những gì chúng ta phải noi theo hơn là đơn thuần ngưỡng mộ, vì tấn kịch này cũng hoàn toàn là tấn kịch tình thương trong đời chúng ta với vô vàn cách thể hiện khác nhau.  Cụ thể là:

 Đến cuối đời, chúng ta sẽ chết thế nào đây?  Lòng chúng ta sẽ giận dữ, bám víu, bất dung, và cay đắng vì sự bất công của cuộc đời?  Hay, lòng chúng ta sẽ khoan dung, biết ơn, cảm thông, nồng ấm, như tấm lòng Chúa Giêsu khi Ngài thưa với Chúa Cha là xin theo ý Cha đừng theo ý Con?

    Hơn nữa, đây không phải là chọn lựa cốt yếu và duy nhất mà chúng ta phải đối diện trong giờ chết, nhưng là chọn lựa chúng ta phải đối diện hằng ngày, nhiều lần mỗi ngày.  Biết bao lần khi va chạm hàng ngày với người khác, với gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, và cả xã hội nói chung, chúng ta đã phải chịu những lạnh lùng, hiểu lầm, bất công, và cả bạo hành chủ ý nữa.  Từ sự lãnh đạm của một thành viên trong gia đình trước lòng tốt của chúng ta, cho đến một lời bình luận ác ý chủ tâm làm tổn thương chúng ta, đến một sự bất công hết sức ở nơi làm việc, đến việc bị thành kiến và xúc phạm, và bàn ăn, nơi làm việc, phòng họp, và cả trên đường, tất cả đều là những nơi chúng ta cảm nghiệm hàng ngày, ít hay nhiều, những gì Chúa Giêsu đã trải qua trong vườn Cây Dầu, cảm giác, bị tất cả loại trừ.  Trong bóng đêm đó chúng ta có đi theo ánh sáng của mình?  Đối diện với những thù ghét đó, chúng ta có theo tiếng gọi của tình yêu hay không?

 Đó đích thực là tấn kịch trong Cuộc Thương khó của Chúa Kitô, và ở đó những đòn roi, đinh nhọn không phải là tâm điểm.

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

From: KittyThiênKim & KimBang Nguyen

 

ĐỪNG CẬY DỰA QUÁ VÀO TIỀN CỦA MÀ HÃY CẬY DỰA VÀO THIÊN CHÚA

ĐỪNG CẬY DỰA QUÁ VÀO TIỀN CỦA MÀ HÃY CẬY DỰA VÀO THIÊN CHÚA

(Tâm Tình Mùa Chay)

 Tuyết Mai

** Nói chung thì có tiền mới cho gia đình cuộc sống thoải mái và cho chúng ta những thứ cần thiết trong đời sống rất căn bản ngày qua ngày – như có chỗ ăn, chỗ ở và chỗ nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả.

Thiếu “Tiền” là chuyện mà không ai biết rành hơn bằng người homeless cả và họ cũng đông vô số kể nhưng Thiên Chúa của chúng ta hẳn đâu có muốn họ ra như thế nhưng vì cuộc đời Chúa đã tác thành cho từng người và ban cho tất cả có cuộc sống tự do – nên hậu quả không tốt là do chính họ đã để cho sự dữ dẫn đi sai đường mà Thiên Chúa không ngăn cản được.

** Nhưng nếu chúng ta cứ mãi sống trong hốt hoảng, lo âu và phát bệnh vì cứ lo sợ rằng ngày mai chúng ta sẽ thiếu tiền hay hết tiền xài thì là điều quá đáng vì chúng ta thiếu tin tưởng vào tình yêu của Thiên Chúa. Đấng luôn yêu thương, luôn trao ban cho con người cuộc sống dư đầy và sung mãn.

Và Thiên Chúa đã chứng minh điều đó qua cái chết nhục hình mà Chúa Giêsu (Con duy nhất của Chúa Cha) đã phải gánh chịu để chứng minh tình yêu trọn vẹn là gánh thay mọi tội lỗi của con người. Để rồi con người sau khi lìa đời cũng sẽ được lên Trời sống hạnh phúc bên ba ngôi Thiên Chúa, Chúa chúng ta.

** Giả như ngày hôm nay Chúa gọi ta ra khỏi đời này mà về với Chúa thì chúng ta sẽ trả lời sao với Chúa đây?. Hay rằng thưa: “con chưa muốn đi vì con chưa kịp sống”. Hay rằng con chưa thỏa mãn vì chưa đủ giàu; chưa tậu đủ những thứ con ao ước muốn có, chưa có được vợ đẹp con khôn hoặc con chưa trả thù được mối thù của những người đã hại con, v.v.v…

** Nếu sự trả lời của chúng ta là một trong những điều tương tự giống như ở trên hoặc hơn nữa thì đã chứng minh cho thấy chúng ta là con người ích kỷ và đã sống quá trật với con đường mà Thiên Chúa đã dạy cho chúng ta cách rồi đó không? Đó là con đường yêu thương, những tưởng ai cũng làm được nhưng thực sự thì rất khó cho những ai sống trong ích kỷ.

Vì con đường mà Thiên Chúa muốn Nơi ta đến không cần mang theo bao bị hay ba-lô gì cả như khi Chúa sanh ta ra đời trần truồng thế nào thì khi ta ra đi ta trần truồng thế ấy, để trở về cùng cát bụi.

** Nơi ta đi không cần phải có ba-lô chất cho thật nặng, thật đầy những lượng vàng trong đó. Chỉ sợ rằng ba-lô càng nặng, càng đầy thì sức nặng của nó chỉ kéo chúng ta xuống Hỏa Ngục nhanh hơn chúng ta có thể ngờ được. Chúng ta cần hiểu rằng tiền, tài, danh vọng và mọi thứ quý giá nhất trên trần gian này đối với Thiên Chúa chúng chỉ là những phân bớn dơ bẩn mà thôi.

Do đó sự khôn ngoan nhất của người Kitô hữu là luôn sống trong sự chuẩn bị; chọn cách sống sao để bất cứ giờ phút nào Chúa đến gọi ta ra khỏi cuộc đời này… Thì sẽ là điều vui mừng khấp khởi mà thân thưa cùng Chúa rằng: “Lạy Chúa, con sẵn sàng và xin vâng để được về với Chúa ngay liền giây phút này đây”.

** Nếu chúng ta không biết cách sống sao cho nên tốt thì khuyên nên tìm đọc những gương tốt lành của các thánh khi các ngài còn sống để giúp chúng ta sống được bình an trong tâm trí và trong tâm hồn. Học cách dùng đồng tiền để sinh mưu ích, để được có lợi ích cho linh hồn của chính mình và của nhiều linh hồn khác nữa.

Nếu chúng ta biết để mọi việc và mọi sắp xếp cho Chúa cùng đem Lời Chúa ra thực hành. Vì nếu không thì ai có thể đảm bảo được linh hồn sống đời của chúng ta sẽ không bị quỷ dữ chúng khống chế, lấy cắp và đem theo xuống Hỏa Ngục muôn đời.

** Ở đời thì ai cũng học biết sự Căng Thẳng về tiền bạc nó giết người cách im lặng nhất, nhanh nhất và độc hại nhất vì không có dấu hiệu báo trước. Một là cho ta đứt mạch máu não. Hai là bị nhồi máu cơ tim. Đối với chúng ta thì điều nào cũng là khủng khiếp và không ai muốn cho ngày đó xảy ra cả!

Ấy vậy mà khi xẩy ra thì là do chính chúng ta gây ra và rồi phải tự một mình gánh chịu. Thưa có thực tế lắm không vì nếu chúng ta có còn sống đi chăng nữa thì cũng chẳng còn một người thân để ở đó chăm sóc, hầu hạ cho chúng ta ngày đêm, khi thân xác sống như loài thực vật.

Hóa ra thì tiền chúng ta làm ra dành dụm, cất giấu bấy lâu; bao nhiêu cơ đồ chúng ta cố công gầy dựng… ai đâu đó sẽ hưởng dùng hay phá đổ mà chúng ta không còn làm gì được.

** Lạy Thiên Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, trong Mùa Chay Thánh này xin Chúa mở rộng lượng từ bi giúp cho đôi mắt đức tin của chúng con được sáng hơn. Đổi mới trái tim để biết rung cảm trước tình người hơn và sưởi ấm tấm lòng của chúng con để chúng con sống bác ái hơn. Nhất là hiểu rằng con người thì luôn cần có Chúa hơn hết cả thảy, hơn cả bất cứ kho tàng quý giá nào trên trần gian này. Vì khi chết là chấm dứt tất cả. Amen.

** Y tá con của Chúa,

Tuyết Mai

28 tháng 3, 2021

***

Xin bấm vào mã số dưới đây để cùng hát:

http://www.youtube.com/watch?v=1g-kjKGbEZI

(Hãy Tìm Chúa Vì Kiếp Người Sống Là Bao)

CON ĐƯỜNG TÌNH YÊU

CON ĐƯỜNG TÌNH YÊU

Lm. Kiều Công Tùng

Nghi thức tuần thánh khởi đầu bằng một cuộc kiệu Lá để tưởng niệm việc Chúa Giêsu vào thành Giê-ru-sa-lem.  Một cuộc kiệu tưng bừng tiếng tung hô: “Hoan hô thái tử nhà Đa-vít!  Chúc tụng Vua Ít-ra-en,” nhưng lại nhuốm buồn vì liền ngay sau đó chúng ta được nghe trình thuật về cuộc thương khó của Chúa.  Trong suốt Tuần Thánh này, có ba cuộc kiệu như thế.  Hai cuộc kiệu còn lại vào chiều thứ Năm tuần thánh – kiệu Mình Thánh Chúa, và Đêm Vọng Phục Sinh – kiệu Nến Phục Sinh.  Những cuộc kiệu trong khung cảnh cuộc thương khó vừa mở ra trước mặt chúng ta một con đường, vừa như là một nhắc nhớ: đằng sau buồn thương có niềm vui cứu độ, qua khổ nạn sẽ là Phục Sinh.

Đường đưa tới vinh quang

 Bài thương khó theo thánh Mát-thêu đã gợi lên những hình ảnh xem ra hoàn toàn trái ngược với cuộc khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem.  Thật vậy, việc Chúa được dân chúng tung hô đón rước khi Ngài vào thành thánh chỉ là hình ảnh báo trước vinh quang đích thực Ngài sẽ nhận được khi Chúa Cha cho Ngài sống lại từ cõi chết.  Nhưng để được vinh quang ấy, Đức Giêsu phải đi vào con đường khổ nạn, phải tự hiến mình làm hy lễ dâng lên đẹp lòng Cha.

Rất nhiều lần chiêm ngắm bức ảnh Chúa hấp hối, chúng ta thấy được gì phía sau hình ảnh một Chúa Giêsu đẹp đẽ uy nghi quì gối bên một phiến đá dưới ánh trăng vàng đầy thơ mộng?  Chúng ta có nhận thấy một Đức Kitô đang gập mình xuống đất, oằn oại trong cơn khủng hoảng vượt quá sức mình?  Chúng ta có hiểu được lời Ngài thổ lộ với các môn đệ: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được” (Mt 26, 38) và cả tiếng kêu thống thiết trên thập giá: “Lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?” (Mt 27, 46).

Nỗi đắng cay như vây kín và xiết chặt lấy Ngài, đắng cay của người bị bạn mình phản bội, của Thầy bị môn đệ chối từ và bỏ rơi, của Đấng cứu tinh bị dân mình loại trừ.  Tất cả đều do sự ích kỷ, lòng kiêu căng và nỗi tham vọng của con người.  Thân xác Chúa khổ sầu đến nỗi mồ hôi máu đổ ra và tâm hồn Ngài gần như tan nát không phải vì những roi đòn và nhục mạ, nhưng chính là gánh nặng của tội lỗi nhân loại. “Người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta” (Is 53, 4).

Qua khổ nạn mới đến Phục Sinh.  Đó chính là chương trình mầu nhiệm của Thiên Chúa, nhờ đó Chúa Cha và Chúa Con được tôn vinh.  Còn trong thực tế cuộc sống, có nhiều người lại muốn đạt đến vinh quang bằng những con đường ngắn nhất và dễ nhất.  Cuối cùng, những gì mà họ có được chỉ là hư ảo, tầm thường nhất và cũng mau qua nhất.

Đường nở hoa tình yêu

 Đức Giêsu chịu chết khổ hình nhằm cứu chuộc nhân loại và cũng để tôn vinh Thiên Chúa Cha.  Nhiều khi ta tự hỏi: có cần phải như thế với một Thiên Chúa quyền năng?  Hẳn rằng điều làm cho Hiến Lễ Thập Giá của Đức Giêsu trở nên có giá trị và đem lại ơn Cứu Độ không phải là đau khổ hay sự chết, mà là tâm tình vâng phục trong yêu mến đối với Chúa Cha; nhưng chính đau khổ và Thập Giá lại là cách thế diễn tả tâm tình đó thật tuyệt vời.

Sự vâng phục yêu mến của Đức Giêsu đã được I-sai-a báo trước qua hình ảnh người tôi trung: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã mở tai tôi, còn tôi, tôi không cưỡng lại, cũng chẳng tháo lui” (Is 50, 5).  Còn thánh Phao-lô đã ca ngợi: “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2, 7 – 8).  Lời cầu nguyện của Đức Giêsu thưa với Chúa Cha trong vườn cây Dầu đã nói lên tất cả sự vâng phục yêu mến: “Lạy Cha, nếu con cứ phải uống chén này mà không sao tránh khỏi, thì xin vâng ý Cha” (Mt 26, 42).

Con Thiên Chúa đâu có lạ gì với những đau khổ của phận người khi bước vào trần gian.  Đứng trước con đường khổ nạn, Ngài không hỏi tại sao cũng chẳng buông lời nguyền rủa, nhưng Ngài đã bước đi và đi tới cùng với tất cả tình yêu, tình yêu thật lớn lao dành cho Cha và nhân loại, và lập tức bao nhiêu đau khổ kia trở nên ý nghĩa.  Con đường Thập Giá bỗng nở hoa rộn ràng.  Cây Thánh Giá đã trở nên lộng lẫy với vương miện tình yêu.  Qua đó, Đức Giêsu cũng dạy cho con người một bí quyết để sống hạnh phúc, để có hòa bình: Tình yêu và tha thứ.

Như thế, con đường mà Phụng Vụ Tuần Thánh đang mở ra cho chúng ta chẳng phải là “con đường có lá me bay, chiều chiều ta lại cầm tay nhau về,” nhưng là con đường đã in dấu chân, đã thấm mồ hôi và đã mang cả trái tim của Thầy Giêsu – Con Đường Thập Giá.

Cùng Chúa ta lên đường

 Lời Chúa hôm nay muốn đưa chúng ta vào mầu nhiệm thánh giá của Đức Giêsu không phải để gợi lên trong ta niềm thương cảm đau xót, nhưng là muốn mời gọi chúng ta hãy can đảm bước theo Đức Giêsu trên con đường thập giá.  Rước lá đi theo Chúa trong vài giờ là điều dễ.  Theo Chúa giữa lúc Ngài được tung hô, chẳng khó khăn gì.  Nhưng tiếp tục theo Ngài và ở lại khi Ngài bị mọi người bỏ rơi, điều đó khó hơn nhiều.

Pascal đã nói: “Chúa Giêsu sẽ còn hấp hối đến tận thế.”  Mỗi năm có hàng triệu thai nhi bị loại khỏi lòng mẹ một cách bất công.  Và còn bao nhiêu người đang ở trong điều kiện sống chẳng xứng với phẩm giá của mình.  Đó chính là Đức Kitô đang hấp hối giữa thế giới hiện đại.  Chúng ta vẫn gặp những Kitô hữu đang bị lo lắng, buồn rầu, ấm ức… dày vò nghiền nát.  Đó chính là Đức Kitô đang hấp hối trong nhiệm thể Ngài.  Và chính đời sống chúng ta nhiều khi cũng nhuốm phiền muộn, bất an, lo sợ, nghi ngại và xáo trộn.  Nếu ta biết đón nhận với lòng khiêm tốn và tình yêu để cứu rỗi thế gian thì trong ta, Đức Kitô cũng đang tiếp tục hấp hối và thân thưa với Chúa Cha rằng: “Xin đừng theo ý con, nhưng xin vâng ý Cha hoàn toàn.”

Đã hơn 2000 năm rồi, tất cả những gì đã xảy ra dường như vẫn đang còn diễn lại.  Chúng ta vẫn đang cùng Đức Giêsu đi vào đời và ở trong đời với lý tưởng cứu thế.  Chớ gì lời Đức Giêsu mời gọi: “Hãy vác thập giá mình hằng ngày” (Lc 9, 23) luôn vang vọng bên tai chúng ta mỗi khi phải đối mặt với thử thách hay khi bị lăng nhục nhạo cười…  Sau khi đã hiểu thấu ý nghĩa cuộc khổ nạn của Chúa, hẳn chúng ta sẽ thấy yêu Thánh Giá của Chúa hơn, và cũng mến Thánh Giá của mình hơn, đồng thời biết kính trọng Thánh Giá của người khác nữa.

Chiêm ngắm Đức Giêsu chịu Thương Khó, có lẽ mỗi người chúng ta đều rất sốt sắng với lời hát: “Ôi bởi con mà Chúa mang thảm hình…  Xin giúp con đường thiêng liêng theo lối…”  Chớ gì chúng ta luôn có được tâm tình của Đức Giêsu hôm nay, để hân hoan tiến bước vào đời tiếp tục con đường nên Thánh và cứu thế của Ngài, Con Đường Tình Yêu dẫn tới Giê-ru-sa-lem Thiên Quốc.

Lm. Kiều Công Tùng

From: Langthangchieutim

Đức Giêsu, Ngài là ai?

Đức Giêsu, Ngài là ai?

Một vị võ sư Vovinam Việt Võ Đạo, Một Phật Tử thuần thành có thắc mắc và hỏi Lạc Việt hai câu hỏi:

1– Ông Giêsu là Ai? Ông có phải là người chống bất công, bênh vực lẽ công đạo không?

2– Tại sao Ông Giêsu bị đóng đinh và chết trên cây Thập Tự?

Để việc chia sẻ hai câu hỏi, Lạc Việt cần duyệt qua bối cảnh của nhiều sự kiện liên quan đến 2 câu hỏi trên để việc trả lời dễ hiểu và dễ cảm thông hơn.

1– Sách Cựu Ước và Sách Tân Ước

Cựu Ước là bộ Lịch Sử quan trọng của Người Do Thái (Jews) liên tục ghi lại chiều dài lịch sử suốt hơn 5000 năm từ thời tạo thiên lập địa cho đến thế kỷ thứ I thời Chúa Giêsu.

Tân Ước từ thời Chúa Giêsu cho đến hết thời của các Tông Đồ.

Trong suốt 20 thế kỷ vừa qua, Cựu Ước và Tân Ước chính là bộ sách Lịch Sử Ơn Cứu Độ Cho Nhân Loại. Cũng nhờ bộ sách lịch sử này mà 2000 năm bị lưu lạc trên toàn cầu do bại trận trong các cuộc chinh phạt của các đế quốc, người Do Thái vẫn không quên nguồn cội của mình cho đến năm 1947 Israel tái lập quốc trên chính Quê Hương cũ của mình.

2– Dân Do Thái (Jews-Israel) là dân tộc đặc biệt

Thượng Đế chọn để Chúa Giêsu ra đời Cứu Nhân Độ Thế – đem lại giao hòa giữa Đất Trời và đem lại quyền “Làm Con Thượng Đế” trở lại cho Nhân Loại.

3– Chúa Giêsu là nhân vật, là người thật trong lịch sử.

Nhân thân của Ngài là con Ông Giuse và bà Maria dòng dõi 14 đời của vua David, một vị vua nổi tiếng của người Do Thái. Chúa Giêsu sinh ra tại một chuồng chiên bò tại thị trấn Bethlehem ngoại ô thủ đô Jeruselem thời vua Herode của Do Thái, và nước Do Thái lúc bấy giờ đang bị cai trị bởi Đế Quốc Roma (La Mã).

Gia đình thực sự sinh sống tại làng Nazareth gần biển hồ Galile thuộc miền Bắc nước Do Thái (Israel) hiện nay. Năm 30 tuổi Ngài bắt đầu đi giảng đạo và quy tụ 12 môn đồ.  3 năm sau, Ngài bị kết án tử hình và bị đóng đinh trên cây thập tự đau đớn cho đến chết. Đây là hình phạt hết sức dã man và ô nhục dành cho các “tội nhân” không có quốc tịch Roma.

Sau này, để có cái nhìn tổng quan về lịch sử nhân loại, một thầy dòng có lẽ vào thế kỷ 6 sau công nguyên dày công nghiên cứu lịch sử thế giới đã định năm Chúa Giesu sinh ra làm mốc thời gian là 0 khởi đầu Đệ I Công Nguyên. Trước Chúa Giêsu sinh ra gọi là Trước Công Nguyên (BC-Before Christ). Sau Chúa Giesu sinh ra là Sau Công Nguyên (AD-Anio Domini-Năm của Chúa).

Vậy theo cách tính này, Chúa Giêsu chịu chết vào năm 33 AD hay +33. Trưng Đại Đế (Trưng Nữ Vương) lên ngôi năm 40 AD giải phóng toàn bộ Đất Bách Việt khỏi sự cai trị tàn bạo của nhà Đông Hán. Chúa Giêsu sinh ra tại vùng Cận Đông và Trưng Đại Đế sinh ra tại vùng Viễn Đông thuộc thế kỷ thứ I sau Công Nguyên. Chúa Giesu chịu án tử hình năm +33 tại vùng Cận Đông, sau đó 10 năm, Trưng Đại Đế tuẫn tiết năm +43 tại vùng Viễn Đông.  Như vậy Chúa Giêsu và Trưng Đại Đế (Trưng Nữ Vương) sinh cùng thời và cùng tại vùng Đông Á.

4– Chúa Giesu dạy dỗ nhân loại điều gì ?

Dõi theo 2 bộ lịch sử Cựu Ước và Tân Ước chúng ta rút được 2 điều

Điều thứ nhất: Đối nhân xử thế trong Cựu Ước là Công Bằng, thể hiện trong 10 Giới Răn. Tổng quan của Luật là Công Bằng cũng có nghĩa là Mắt thế Mắt, Răng thế Răng. Nó đánh Anh, Anh có quyền đánh lại.

Điều thứ hai: Đối nhân xử thế trong Tân Ước là Bác Ái vì Chúa Giêsu-Con Thượng Đế đã dùng cái chết của mình đề giao hòa Đất Trời, đã dùng cái chết của mình để trả lại Công Bình cho Thiên Chúa Cha, làm của Lễ Giao Hòa giữa Thiên Chúa và Con Người. Con người đã được trả lại quyền Làm Con Thượng Đế, nên Con Người với Con Người trở thành Anh Em cùng Một Cha. Vậy Anh Em với nhau không chỉ giữ lẽ Công Bình mà còn phải giữ Bác Ái với mọi người và yêu thương nhau như Anh Em cùng một Cha trên Trời.

Công Bình và Bác Ái đã thấm nhuần trong mọi ngóc ngách của Luật Pháp trong các hiến pháp của các nước Văn Minh – Cộng Hòa Dân Chủ Pháp Trị trên toàn cầu. Nói vắn tắt các quốc gia ấy đã thấm nhuần nền Văn Minh Kitô Giáo. (chế độ welfare, chế độ săn sóc người gìa, chế độ săn sóc người dị tật, Các Trại Cô Nhi, Các Trại Cùi, Rất nhiều Nhà Trương miễn phí … điển hình của Công Bình Bác Ái là một ví dụ).

Trả Lời 2 Câu Hỏi

1– Đức Giêsu có chống Bất Công và Bảo Vệ lẽ Công Đạo không?

Công  Bằng Bác Ái là những Lời Giảng Dạy Nhất Quán của Ngài nên mỗi sự kiện xảy ra chung quanh, Ngài luôn dùng chúng để dạy dỗ mọi người:

* Chuyện bà Góa nghèo khổ vào đền thờ cúng dường 1 xu, và ông Đại Gia nghênh ngang tự mãn cúng dường 10% Income. Chúa bảo môn đồ: bà Góa này được Chúa nhận của Lễ còn Ông Đại Gia thì không vì bà ta có Lòng Thành mà cúng dường tất cả những gì bà ấy có…

** Chuyện Người Cùng Khổ: Một người kia đi đường xa bị quân cướp cướp ngựa, lấy hết tài sản và đánh cho bầm dập rồi bỏ đi. Có vị quan rất giầu làm việc cho chính quyền bảo hộ Rome đi ngang qua, thấy vậy ngó qua rồi bỏ đi. Sau đó lại có vị chức cao trong Giáo Quyền Do Thái, thấy vậy cũng ngó qua rồi bỏ đi.

Sau cùng có một người dân thường đi ngang qua, thấy nạn nhân trong tình cảnh đáng thương bèn cúi xuống giúp đỡ, đỡ nạn nhân lên lưng lừa, đưa nạn nhân đến hàng quán gần nhất để chữa trị. Chúa Giesu hỏi các môn đồ, Ai là “anh em” của nạn nhân, Ai là người thực hiện Lẽ Công Đạo?

*** Chuyện đứa con hoang đàng đòi người Cha chia tài sản rồi ra đi xài cạn túi với bọn đĩ điếm, nhưng khi nó biết hối cải trở về thì Người Cha lại mừng rỡ tiếp nhận nó: “Vì nó chết nay nó đã sống lại…”

**** Chúa Giesu bị gài vào chuyện “phản loạn”: Có một vị quan chức trong giáo quyền Do Thái hỏi gài Chúa Giêsu: “Chúng ta có phải đóng thuế cho Roma không?”

Rome đang cai trị Israel, nếu Chúa Giesu trả lời Yes thì họ sẽ kết án Ngài là theo chân Đế Quốc, trả  lời No thì chúng sẽ tâu với quan quyền Roma: Ông Giesu này phản loạn chủ trương không nôp thuế cho Sesar. Biết vậy  Chúa bảo ông Thầy Do Thái: “hãy đưa ta xem đồng tiền”. Chúa hỏi ông ta: “Tiền này mang hình ai?” – Hình Cesar. Chúa bảo: “của Cesar trả cho Cesar, của Chúa trả cho Chúa”.

Ngày nay ta hiểu rộng hơn: Quyền Dân trả cho Dân, các quyền sống căn bản của Dân do Thượng Đế ban hãy trả lại cho Dân và đây chính là Nội Dung căn bản của Hiến Chương Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và cũng là nền tảng Hiến Pháp của các nước Tự Do Cộng Hòa trên Thế Giới.

***Chúa Giêsu mắng bọn Quan Quyền Giả Hình

Thời Chúa Giêsu, Quan Quyền Do Thái cả Đạo lẫn Đời đều rất thích khoe khoang, tự mãn và cho mình cái quyền “Ra Luật” và “Giải Thích Luật”. Coi mình là giai cấp Thượng Lưu khinh thường Dân Đen Bần Hàn.

Chúa đã dùng những lời “Mắng” nặng nề đối với những kẻ quyền uy hợm hĩnh, bọn Quan Quyền luôn muốn chất lên lưng người bần hàn hàng triệu luật lắt nhắt, sẵn sàng kết án người khác nhưng chính bọn họ không phải mang.

Chúa bảo họ, bọn quan quyền hợm hĩnh: “các ngươi  nhìn thấy cả cọng rác nhỏ trong mắt người khác, còn cái xà trong con mắt các ngươi thì lại  không nhìn thấy!”

Lúc khác ngài lại “mắng” bọn họ: “Các ngươi như những mồ mả, bên ngoài sơn vôi rất đẹp, nhưng bên trong toàn dòi bọ…”

Có lúc nhìn bọn họ khoe khoang giả hình khi dậy dỗ thiên hạ, Chúa “ngứa tai” (bức xúc) nói với mọi người: “Đừng nghe những gì chúng nói mà hãy nhìn kỹ việc chúng làm”. Câu này TT Nguyễn văn Thiệu lập lại lời của Chúa trong thánh kinh và áp dụng cho bọn Cộng Sản.

2–Tại Sao Chúa Giêsu phải bị chết treo trên cây Thập Tự

Có một số điều cần biết trước khi trả lời câu hỏi này:

* Đóng đinh và chết trên cây Thập Tự

Đây là hình phạt tội Tử Hình tàn ác nhất của Đế Quốc Roma thời đó. Tất cả những nạn nhân không phải là công dân của Đế Quốc Roma, án tử hình đều phải chịu như vậy, nạn nhân bị đóng đinh trên cây Thập Tự dãy dụa đau đớn cho đến khi tắt thở.  Riêng nạn nhân có quyền công dân Roma, thì án tử hình là chém đầu, chết nhanh chóng và bớt đau đớn hơn.

Tông đồ trưởng Phêrô người Do Thái không có quyền công dân Rome nên đã bị tử hình như chúa Giesu ngay tại thủ đô Roma (Công Trường Thánh Phero tại Roma – Ý  hiện nay). Phaolô, người Do Thái có quốc tịch Rome, là Giáo Sư Đại Học Trường Luật của Đế Quốc Roma,  người bạn đồng hành truyền đạo với Phero cũng chịu án tử hình và bị chém  đầu tại Roma (Đền Thờ Phaolô nằm ở Ngoại Thành Roma-Ý hiện nay).

** Án tử hình lúc đó không do vua Herode-Do Thái quyết định vì Ông chỉ  là Vua bù nhìn bản địa. Quyền kết án tử hình phải do Philato-quan Tổng Trấn xứ Judea của Đế Quốc Roma ra lệnh (Judea bao gồm Israel và Syria ngày nay).

*** Chúa Giesu chịu chết vì sự ganh tỵ của Quan Quyền người Do Thái

Chúa Giesu xuất hiện rao giảng một cách công khai trong ba năm. Lời Rao Giảng của Ngài như đã nói trong phần Thánh Kinh là Ngài công bố Tin Mừng Ơn Cứu Độ để Nhân Loại được trở về làm Con Thiên Chúa – Đấng Từ Bi và Nhân Hậu.

Ngài nói: “Ta đến không phải để phá bỏ Luật Moisen (luật Công Bình) mà là để hoàn thiện nó (luật Bác Ái)”. “Các ngươi hãy thương yêu nhau như Cha trên trời đã yêu mến các ngươi”.

Trước những đau khổ của Con Người thấp cổ bé miệng mà Ngài đã gặp trong 3 năm Rao Giảng Tin Mừng Ơn Cứu Độ, Chúa Giesu đã chữa lành bao nhiêu kẻ tàn tật: mù được thấy, què được đi, chết được sống lại, Kẻ có tội được tha.

Danh tiếng Ngài lồng lộng làm cho các quan chức thế quyền và giáo quyền đâm ra ganh tỵ. Họ kháo nhau:”Kìa xem chúng nó đang đi theo tên Giesu cả rồi” và tìm cách gài bẫy hãm hại Ngài.

(Ngày nay, nhiều vị trong Giáo Quyền và Công Quyền cũng thường kháo nhau: “Kìa xem, dân chúng theo tên …cả rồi!” và dè bỉu dèm pha dựng chuyện vì ai đó dám hơn mình).

*** Gài bẫy giết Chúa Giêsu (nhiều bẫy, nhưng chỉ nêu vài bẫy điển hình)

Bẫy 1: Có nên trả thuế cho Sesar không? một câu hỏi gài bẫy chính trị, Chúa thoát khi trả lời khôn ngoan và cũng vì Giờ chết của Ngài chưa đến – “Của Sesar trả cho Sesar”

Bẫy 2: Ông có phải là Vua Dân Do Thái không? Quan Tổng Trấn Philato hỏi Chúa trên công đường. Lúc đó Chúa đã bị quan quyền người Do Thái giao nộp cho quan Tổng Trấn với lý do họ tố cáo: “Ông Giesu tự xưng là vua Dân Do Thái”. Quan hỏi, Chúa Giesu không trả lời – Quan Philato có ý muốn tha Chúa Giesu vì biết Ông Giesu chẳng có tội gì, họ vu cáo gian chỉ vì ganh tỵ.

Gạn hỏi mãi, Chúa Giesu mới trả lời quan Philato: “Đúng như Ngài nói, Ta là Vua, nhưng nước ta không thuộc thế gian này… Ta đến để làm chứng cho “Sư Thật”. Philato liền hỏi: “Sự Thật” là gì ? Không đợi Chúa Giesu trả lời mà Ông quày quả đi vào trong. Có lẽ Bà Philato muốn rỉ tai Ông điều gì. Vì sự kiện này nên cho tới tận ngày nay các nhà triết học hoàn vũ vẫn còn loay hoay tìm câu trả lời cho câu hỏi của Philato: “Sự Thật Là Gì ? ”

 

Philato  trở ra với thông tin do vợ ông rỉ tai, Ông nói ý mình muốn tha Giesu trước Công Đường, Ông liền bị quan quyền Do Thái xách động quần chúng la ó: “Tên Giesu tự xưng làm vua, nếu quan tha sẽ đắc tội với Cesar”. Philato nghe điều này đổ mồ hôi hột…nghĩ rằng vì Công đạo mà tha thì mạng mình cũng dễ mất như chơi.

(Đây là vụ án điển hình Công Lý bị trù dập thành “Công Lý Mù Lòa” như hình biểu tượng của Trường Luật, hoặc một loại “Tòa Án Nhân Dân” trong “Cải Cách Ruộng Đất” của HCM).

Và Chúa Giesu đã bị Philato miễn cưỡng kết án tử hình bằng cách đóng đinh và treo trên cây Thập Tự cho vừa lòng quan quyền Do Thái… và các sinh viên trường Luật Toàn Cầu phải học qua vụ án do Philato xét xử này.

Và Chúa Giesu đã chịu chết ô nhục trên cây Thập Tự trên ngọn đồi Golgotha, ngoại ô nhưng khá gần thành thánh Gierusalem hiện nay. 

Ngài đã được chôn vội vã (vì hôm sau là ngày Sabbath lễ nghỉ) trong một Mộ Đá của một ông thuộc Giáo Quyền Do Thái tặng.

(Ông này ngấm ngầm tin theo Chúa Giêsu do vì sợ người Do Thái tẩy chay mình. 

Sau 3 ngày, Ngài đã sống lại vào ngày Lễ kỷ niệm biến cố Vượt Qua Biển Đỏ của Người Do Thái)

Chúa chịu chết có 2 nguyên nhân hay nói đúng hơn là hai ý nghĩa

1– Ý nghĩa siêu nhiên và thần học: Chúa chết là theo Thiên Ý của Thượng Đế

Vì Yêu Thương Con Người nên Chúa đã dựng nên hai Ông Bà Nguyên Tổ Adam và Eve và đưa vào sinh sống trong Vườn Địa Đàng đầy Bình An và Hạnh Phúc. (location Đia Đàng hiện nay thuộc vùng Iran Iraq, lúc đó không hoang mạc như bây giờ) và truyền lệnh hãy sinh sôi nảy nở cho đầy mặt đất và được quyền làm chủ vũ trụ…

Hai Ông Bà sau đó bị quỷ cám dỗ ăn trái cấm phản bội Thượng Đế “Bất tuân Thượng cấp”.

Hai Ông Bà bị đẩy ra khỏi vườn địa đàng, chịu hậu quả khắc nghiệt. Nam: phải bới đất kiếm sống. Nữ: mang nặng đẻ đau. Quan trọng nhất: mất quyền làm Con Thiên Chúa tức mất quyền “Thừa Tự”.

Thượng Đế không muốn bỏ rơi Con Người, mặc dù bị Con Người phản bội. Đức Giesu Con Thiên Chúa đã giáng trần làm người – chịu mọi sự tủi nhục và khổ đau của Con Người – cuối cùng chịu chết ô nhục trên thập tự để trả lẽ “Công Bằng” cho Thượng Đế và lấy lại quyền Thừa Kế cho Con Người và ngày nay Nhân Loại đã có cơ hội để giao hòa cùng Thiên Chúa và quyền làm Con Thiên Chúa như Đức Giêsu.

(Thiên Chúa của Kitô Giáo khác hẳn với Thượng Đế của Hồi Giáo – Đức Allah không ban quyền làm Con Thượng Đế cho bất cứ ai)

2– Ý nghĩa trần thế

Suốt cuộc sống, Đức Giesu đã đề cao Đạo Yêu Thương – sống Công Bình Bác Ái.

Thiên duyên tiền định, Ông Pherô và Ông Phaolô

Ông Phero nhà quê làm nghề đánh cá ở Biển Hồ Galile – Bắc Do Thái. Ông Phaolo giáo sư Đại Học Luật Khoa Roma (một ông nhà quê, một ông trí thức) sánh vai nhau truyền đạo tại Roma, trung tâm đế quốc Roma lúc bấy giờ.

Khi rao giảng, hẳn nhiên 2 ông phải đề cập đến Cựu Ước, về việc Thiên Chúa là Cha Nhân Từ đã sáng tạo nên Vũ Trụ cho Con Người và vì Con Người: Bầu Trời có ngọn đèn to là Mặt Trời để soi ban ngày và ngọn đèn nhỏ là Mặt Trăng để soi ban đêm.

Điều giảng dậy này được xem là khích bác và coi thường niềm tin và văn hóa của Đế Quốc Roma lúc bất giờ khi Đế Quốc đang thờ các thần của Vũ Trụ như thần Sun (Mặt Trời), thần Moon  (Mặt Trăng), thần Venus (Sao Kim), thần Mars (Sao Hỏa) etc… (Tên ngày tháng mà chúng ta đang xử dụng hiện nay đều là tên các vị Thần của nền văn minh và văn hóa La Hy (La Mã – Hi Lạp) Và hai Ông đã bị đế quốc Roma kết án tử hình vì dám so sánh hai vị thần của đế quốc là hai ngọn đèn – tội đáng trảm.

Tuy vậy một số năm lúc chưa bị cầm tù, hai vị tiên phong đã rao giảng được cho nhiều người đa số thuộc dân nô lệ (tức dân tứ xứ bị bắt làm nô lệ sau các cuộc chinh phạt mở rộng đế quốc) và các người nữ (nữ ít bị ràng buộc trong guồng máy chính quyền).

Sau khi hai vị tiên phong tử đạo, các người theo đạo cũng bị ruồng bắt và nhiều người cũng bị giết trong đó đa số là Nữ. Trong suốt 300 năm bách đạo sau đó, họ phải sống trong các hang được đào sâu dưới các nghĩa địa – họ sống giữa các kẻ chết. Hang này gọi là hang “Toại Đạo” rất sâu dưới lòng đất và chằng chịt dài khoảng 25 km (nay đã được mở cửa cho khách hành hương đến Roma tham quan).

Đến thế kỷ thứ 3 sau công nguyên, sau 300 năm Đế Quốc Roma cấm đạo, lúc đó Bà Mẹ của vua Constantin đã âm thầm theo Đạo từ trước mới mạnh dạn nói với Vua là nên ra sắc chỉ “giải tỏa việc cấm đạo Kito Giáo”.

Vua nghe lời Mẹ ra sắc chỉ “Tự Do Tôn Giáo” trên toàn lãnh thổ Đế Quốc Roma. Đây là “Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo” đầu tiên của Nhân Loại. Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo chung như vậy vì đế quốc Roma lúc đó bao gồm nhiều chủng tộc và tôn giáo khác nhau, ông không muốn mang tiếng thiên vị Kito Giáo. (Hoa Kỳ có Tu Chính Án “Tự  Do Tôn Giáo và Niềm Tin).

Chính từ Đạo Luật này đã tạo cơ hội bằng vàng cho Kito Giáo, và từ trung tâm Đế Quốc Roma đầy quyền lực này, các nhà Truyền Giáo đã “trỗi dậy” từ “cõi chết” từ trong hang Toại Đạo đã tỏa ra Toàn Đế Quốc Roma, gần như “Toàn Cầu” lúc đó để truyền đạo.

Các nhà Truyền Giáo rất khôn ngoan, biết nắm bắt được thứ “Quyền Lực Mềm – Soft Power” của Đế Quốc Roma là Luật Lệ, Hiến Pháp, Ý Niệm Cộng Hòa và Quản Trị Công Quyền để phát triển các Giáo Đoàn và Giáo Phận trên Toàn Cầu.

(Cứ theo dõi cuộc tuyển chọn Giáo Hoàng Roma và cách tổ chức các Giáo Đoàn toàn cầu để thấy khái niệm “Cộng Hòa – Kết Tinh của nền Văn Minh và Văn Hóa La Hy đã được triển khai “tuyệt đỉnh” như thế nào).

Ngày nay, các nước Dân Chủ, Tự Do, Cộng Hòa trên thế giới, song song với cơ chế Chính Quyền thì đều có cơ chế Giáo Quyền. Có lẽ chữ Công Giáo để gọi Kito Giáo Roma có nguồn cội sâu xa từ yếu tố này.

Giám Mục bản chất là một trách vụ, nhưng để tương đương với Công Quyền thì đó là một chức vụ như Giám Mục Phát Diệm, Giám Mục Bùi Chu…mỗi giáo phận của Giám Mục tương đương với một Nước Nhỏ, hay một Thành Phố trong nền Cộng Hòa của Đế Quốc Roma xưa hay như địa bàn của một vài tỉnh của Việt Nam hiện nay.

(Địa Phận của một vị Giám Mục tương đương với một State của Hoa Kỳ hay một Tỉnh Bang của Canada. Ngài Giám Mục Địa Phận tương đương như một Governor).

Điển hình nước Mỹ, các nhà Lập Quốc Mỹ đã tiếp thu khá đầy đủ “Hệ Thống Quyền Lực Mềm” của thời Ông Moisen trong Cựu Ước, Quyền lực mềm của Đế Quốc Rome, Quyền lực mềm của nền văn minh Kito Giáo để xây dựng nên Hiến Pháp Hoa Kỳ và nền Quản Trị Công Quyền Hoa Kỳ. Ngay cả các loại Quyền Lực Mềm đó cũng đã là nền tảng cho Hiến Chương Nhân Quyền và các quyền chính trị của Liên Hiệp Quốc.

Đôi Điều Đúc Kết

1–Bọn Giả Hình Do Thái mà Chúa Giesu “mắng “  họ thậm tệ ngày xưa, thì ngày nay lại đông hơn nhiều và đa dạng hơn nhiều. Chúng luôn hợm mình là người “công chính” để mạt sát người khác và dìm họ xuống bùn bằng những vu chụp vu vơ không cần kiểm chứng.

Giả hình muôn hình vạn trạng đã làm cho “Thủ Đô Tỵ Nạn, Thủ Đô Chính Trị Vỡ Trận”. Giả hình muôn hình vạn trạng đã làm cho “Liên Hội Người Việt Canada vỡ trận”.

2– VC thì hơn hẳn một bực khi ngay câu đầu  của Hiến Pháp, VC tuyên ngôn rằng: Nhà Nước tôn trọng quyền tự do và bình đẳng của mọi người công dân. 70 năm qua mọi người Dân đã hiểu và biết chúng tôn trọng ra sao.

3– VC công bố trong Hiến Pháp: Đất đai thuộc sở hữu Toàn Dân, nhà Nước quản lý. 70 năm sau thì đất đai thuộc về ai mọi người đã rõ.

4- VC công bố rỉ rả trên loa suốt 70 năm qua: Đảng CS là đội ngũ tiên phong do dân và vì dân. Luôn tâm niệm Yêu Tổ Quốc Yêu Đồng Bào. Thực tế là đảng CS rất độc ác đang nắm quyền toàn trị trên mọi người Dân bằng súng đạn và nhà tù; đang tâm đưa dân tộc VN vào tròng Nô Lệ ngàn năm Bắc Thuộc như Mãn Hồi Mông Tạng hiện nay.

“Đừng nghe những gì chúng nói, mà hãy nhìn kỹ việc chúng làm” Chúa Giêsu phán trong Tân Ước.

“Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ việc CS làm” TT Thiệu lập lại.

Đừng nghe Đảng CS Tàu nói: Virus COVID-19 do “Lính Mỹ” phát tán, mà hãy nhìn kỹ “China Virus” xuất phát từ Vũ Hán China, TT Trump nói.

Lạc Việt

Mùa Chay & Mùa Phục Sinh

March & April 2021

From: Nguyen TThuy & KimBang Nguyen

ƠN CỨU CHUỘC NGANG QUA SỰ VÂNG PHỤC

ƠN CỨU CHUỘC NGANG QUA SỰ VÂNG PHỤC

 Jos. Vinc. Ngọc Biển

Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội hân hoan mừng trọng thể lễ Truyền Tin Thiên Chúa nhập thể.  Nói cách khác, hôm nay, chúng ta long trọng mừng biến cố Thiên Chúa chính thức thực hiện lời hứa cứu độ với nhân loại khi trao ban Con của Người xuống thế và nhập thể trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria.

Qua biến cố vĩ đại này, tinh thần phụng vụ hướng chúng ta về hai mẫu gương vâng phục của Đức Giêsu và Mẹ Maria, đồng thời cũng mời gọi mỗi người chúng ta noi gương Đức Giêsu và Mẹ Maria để sống sự vâng phục trong cuộc sống đạo hôm nay.

  1. Vâng phục để cứu độ

Khi nói đến sự vâng phục, chúng ta nhớ ngay đến đoạn Kinh Thánh mà thánh Phaolô đã viết trong thư gửi tín hữu Philípphê, ngài viết: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2, 6-7).

Sự vâng phục này là khởi đầu của nguồn ơn cứu độ, vì nếu Đức Giêsu không vâng phục Thiên Chúa để trở thành Đấng Emmanuen, nhằm cứu chuộc nhân loại tội lỗi, thì chắc chắn Thiên Chúa sẽ phải chọn con đường khác.  Tuy nhiên, con đường tự hủy mà Đức Giêsu đã chọn là con đường tuyệt vời nhất, bởi vì nó diễn tả trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa.  Điều này đã được thánh Gioan nhắc đến, ngài nói: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3, 16).

Sự vâng lời của Đức Giêsu hoàn toàn được diễn ra trong tự do và tự nguyện, vì thế, Ngài đã nói: “Lạy Chúa, này con xin đến để thi hành thánh ý Chúa” (Tv 39, 8a – 9a); hay: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Ga 4, 34).  Chính nhờ sự vâng phục tuyệt đối trong tự do này, mà Đức Giêsu trở thành nguồn ơn cứu độ đến muôn ngàn đời.  Tại sao vậy?  Thưa!  Bởi vì Ngài đã vâng lời và vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập tự và đã chấp nhận đổ máu mình ra nhằm cứu chuộc con người.

Chính vì sự vâng phục này, mà nhân loại đón nhận được ơn cứu chuộc của Thiên Chúa ngang qua Đức Giêsu, Đấng vừa là Thiên Chúa thật, vừa là người thật.

  1. Vâng phục để đồng công cứu chuộc

Khi nói đến sự vâng phục của Đức Giêsu, chúng ta không thể không nói đến sự vâng phục của Đức Maria.  Mặc dù phụng vụ canh tân ngày nay không còn tập trung nơi Đức Maria như trước kia vào thời Trung Cổ.  Tuy nhiên, khi nói đến ơn cứu chuộc của Đức Giêsu nhờ sự vâng phục mà có, thì Giáo Hội cũng luôn đề cao sự cộng tác của Mẹ Maria trong công cuộc ấy cũng bằng chính sự vâng phục nơi Mẹ.

 Sự vâng phục của Mẹ Maria được đánh giá rất cao trọng, bởi vì khi Mẹ vâng phục thánh ý Thiên Chúa, kế hoạch riêng tư của Mẹ hoàn toàn sang trang và chuyển hướng khác, để nhường cho chương trình và ý định của Thiên Chúa trên toàn thể nhân loại.

Nói như thế, là vì Đức Mẹ ngay từ khi còn nhỏ đã khấn giữ mình đồng trinh để thuộc trọn về Chúa và phụng sự Người.  Tuy nhiên, Thiên Chúa lại có chương trình riêng cho người thiếu nữ Sion này, đó là muốn Mẹ nhận lời và cưu mang Con Thiên Chúa làm người để cứu chuộc nhân loại.

Biết được ý định ngàn đời của Thiên Chúa, nên sau khi đã nghe lời giải thích của sứ thần: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng tối cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1, 35), Mẹ Maria đã mau mắn trong tự do để thưa lên với Thiên Chúa ngang qua sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38).  Nhờ hai tiếng xin vâng của Mẹ, nhân loại tràn đầy niềm hân hoan, vì từ nay, Con Thiên Chúa đã đến và ở với loài người.

Khi chọn Mẹ Maria, người thiếu nữ Sion để cộng tác với Thiên Chúa trong công trình cứu chuộc, Thiên Chúa đã khai mở một kỷ nguyên mới, thiết lập một dân tộc mới thay thế cho dân cũ đã bị cái chết bao phủ do tội bất tuân của Evà.  Từ nay, muôn đời sẽ khen Mẹ diễm phúc, vì từ cung lòng Mẹ đã cưu mang Đấng là Nguồn Ơn Cứu Độ, Nguồn Mạch Sự Sống.

Cũng chính lời xin vâng này, mà cuộc đời của Mẹ đã kết hiệp mật thiết với Đức Giêsu trọn vẹn.  Mẹ đã trở thành Đấng đồng công cứu chuộc với Con Chí Ái của mình.

  1. Người Kitô hữu sống tinh thần vâng phục

Sứ điệp Lời Chúa và tinh thần phụng vụ ngày lễ hôm nay mời gọi chúng ta hướng về Đức Giêsu và Mẹ Maria như là mẫu gương tuyệt hảo cho sự vâng phục trong đời sống đức tin hằng ngày của mỗi người. 

Nếu trước kia, nơi Đức Giêsu, Ngài đã tự nguyện trút bỏ vinh quang để vâng phục Thiên Chúa Cha qua việc đến trần gian trong thân phận là một con người nhằm cứu chuộc nhân loại; và nếu Mẹ Maria khi vâng lời Thiên Chúa và sẵn sàng để cho thánh ý của Người được thực hiện, thì đến lượt chúng ta, nếu muốn trở nên người môn đệ đích thực của Chúa trong lòng Giáo Hội hôm nay, thiết nghĩ con đường tự khiêm tự hạ và vâng phục trong lòng mến của Đức Giêsu và Mẹ Maria chính là lựa chọn của chúng ta.

Tuy nhiên, với sự yếu đuối của con người và với những trào lưu hiện sinh của nhân loại ngày nay, chúng ta rất khó có thể vâng phục, nhất là sự vâng phục của đức tin!

Nhiều khi chúng ta biện hộ cho việc bất tuân của mình bằng những chuyện như: vâng phục là mất tự do; vâng phục làm cho con người bị lệ thuộc.  Hiểu theo nghĩa tâm lý hay triết học thì thật đúng như vậy.  Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa đức tin dưới ánh sang Lời Chúa thì không phải vậy, bởi vì: “Tự do đạt tới mức hoàn hảo khi quy hướng về Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc của chúng ta.  Chỉ có tự do đích thực khi con người phục vụ cho điều thiện và công bằng.  Khi bất tuân ý Chúa và chọn điều ác, con người lạm dụng tự do và trở nên “nô lệ tội lỗi” (SGLHTCG. Số 1733).

Thực tế cho thấy, những ai trung thành với Chúa, người đó đạt tới đích trong sự viên mãn.  Những ai biết gắn bó cuộc đời của mình với Thiên Chúa trong sự vâng phục, cuộc sống của người ấy vui tươi bình an và hạnh phúc. 

Lạy Thiên Chúa toàn năng, chúng con tạ ơn Cha đã ban cho chúng con chính người Con Một duy nhất của Cha đến trần gian qua cung lòng Mẹ Maria, để chúng con được hưởng dồi dào ơn cứu chuộc của Đấng vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật.  Xin Cha ban cho chúng con biết noi gương Con Một Cha và Đức Trinh Nữ Maria để sẵn sàng hiến dâng cuộc đời của mình trong sự vâng phục nhằm cộng tác vào công trình cứu chuộc mà Thiên Chúa đang thực hiện trong thế giới hôm nay.  Amen!
 

Jos. Vinc. Ngọc Biển

NHỤC HÌNH CỦA THẬP GIÁ

NHỤC HÌNH CỦA THẬP GIÁ

 Rev. Ron Rolheiser, OMI

Khi Chúa Giêsu chảy mồ hôi máu ở vườn Giết-sê-ma-ni, Ngài đã xin Chúa Cha cất chén đắng này, chủ yếu Người không chùn bước trước viễn cảnh đau đớn thể xác tàn bạo.  Người chùn bước trước viễn cảnh một kiểu đau đớn cụ thể mà thông thường đa số sợ hơn là nỗi đau thể xác.  Khi Người hỏi Chúa Cha liệu có nhất thiết phải chết theo cách đó hay không, là Người không ám chỉ đến án tử hình.

Hình phạt đóng đinh trên thập giá do người La Mã chế ra có thêm một ý định khác.  Nó ấn định một án tử hình, giết một tội phạm, nhưng ngoài ra nó còn mục đích làm một số điều khác nữa.

Hình phạt đóng đinh trên thập giá nhằm gây ra nỗi đau thể xác cùng cực.  Vì vậy, người ta cố tình kéo dài quá trình này trong nhiều giờ đồng hồ và họ tính toán cẩn thận để cường độ đau đớn tăng dần nhưng không làm cho tội phạm bất tỉnh để dịu cơn đau khi bị đóng đinh.  Thực tế, đôi khi họ còn cho tội nhân uống rượu vang có trộn moóc-phin, không phải để làm dịu cơn đau, mà để không ngất xỉu vì quá đau, và như vậy họ phải tiếp tục chịu đựng cơn đau đớn đó lâu hơn.

Nhưng hình phạt đóng đinh trên thập giá còn có một ý định khác nữa, thậm chí còn ác độc hơn.  Đó là nhằm sỉ nhục tội nhân.  Ngoài những chuyện khác, tội nhân còn bị lột truồng trước khi bị treo lên thập giá, để bộ phận sinh dục phơi ra trước dân chúng.  Còn nữa, vào giây phút lìa đời, ruột gan của họ sẽ bung ra.  Rõ ràng hình phạt đóng đinh trên thập giá nhằm hạ nhục.

Chúng ta xưa nay có xu hướng xem nhẹ khía cạnh này, cả trong giáo huấn lẫn trong nghệ thuật.  Như Jurgens Moltmann nói, chúng ta đã trang trí cây thập giá với toàn hoa hồng, toàn những tấm khăn choàng thẩm mỹ và vô trùng.  Nhưng trường hợp của chúa Giê-su không phải như vậy.  Người bị lột truồng trước công chúng, thân thể người bị hạ nhục trước dân chúng.  Điều đó, bên cạnh những điều khác, là lý do hình phạt đóng đinh trên thập giá đã giáng một đòn chí mạng đối với các môn đệ và là lý do tại sao đa số các môn đệ bỏ Chúa Giêsu và phân tán khắp nơi sau sự kiện Chúa bị đóng đinh trên thập giá.  Đơn giản các môn đệ này không thấy có mối liên hệ nào giữa kiểu hạ nhục này với vinh quang, thần thánh và chiến thắng.

Một điểm thú vị là có một tương đồng rõ rệt giữa hình phạt đóng đinh trên thập giá gây ra cho cơ thể và những gì mà bản chất tự nhiên làm đối với cơ thể qua tuổi tác, bệnh ung thư, bệnh mất trí nhớ, AIDS, những căn bệnh như Parkinson, Lou Gehrig, Huntington, và những chứng bệnh khác làm hạ thấp con người trước khi cơ thể chết.  Chúng phơi bày ra trước mắt mọi người những gì dễ tổn thương nhất bên trong con người.  Chúng hạ nhục thân thể.

Tại sao vậy?  Đâu là mối liên hệ giữa loại đau đớn này và vinh quang ngày Chuá nhật Phục Sinh?  Tại sao, như Phúc âm nói, “trước hết phải chịu đau đớn mới vào vinh quang?”

Bởi vì, điều trớ trêu là, phải chịu bị nhục sâu thẳm nào đó tâm hồn mới có một tầm mức sâu sắc.  Bằng cách nào, và tại sao như vậy?  Không dễ dàng gì để biện giải một cách duy lý, nhưng chúng ta có thể hiểu được điều này thông qua trải nghiệm:

Hãy dũng cảm và trung thực tự đặt cho mình câu hỏi này: Những trải nghiệm nào trong cuộc đời đã làm cho tôi thành chín chắn?  Tôi dám nói rằng, trong hầu hết mọi trường hợp, những trải nghiệm làm bạn trở nên sâu sắc sẽ là những sự cố bạn cảm thấy bị nhục khi phải chấp nhận nó, một bất lực mà bạn không tự bảo vệ mình, một phỉ báng mà bạn không thể tự bào chữa, một lệch lạc của cơ thể hay trí óc đã khiến bạn bị tổn thương, một vụ việc tủi hổ từng xảy đến với bạn, hay một lỗi lầm nào đó bạn đã phạm và bị phơi bày ra trước mắt mọi người các mặt yếu của bạn.  Tất cả chúng ta, giống như chúa Giê-su, cách này cách khác, đều đã từng bị treo lên thập giá và bị hạ nhục trước công chúng.  Và bị hạ nhục ở mức độ nào thì chúng ta trở nên sâu sắc chính ở mức độ ấy.

Nhưng sự sâu sắc của tâm hồn lại theo nhiều cách khác nhau.  Sự sỉ nhục làm chúng ta sâu sắc, nhưng chúng ta có thể sâu sắc hơn về tính cách, về hiểu biết, về lòng độ lượng, vị tha, hay chúng ta cũng có thể phẫn uất, cay đắng, tìm cách trả thù và sát hại sâu sắc hơn.  Hình phạt đóng đinh trên thập giá của Chúa Giê-su đã làm trái tim của Chúa giãn nở hơn nhưng giãn nở trong niềm thương cảm, rộng lượng và vị tha.  Không phải ai cũng vậy.  Nhiều trong số những kẻ sát nhân hàng loạt cũng từng chịu sỉ nhục sâu sắc và điều đó cũng làm cho trái tim họ giãn nở ra nhưng trừ một điều là trong trường hợp của họ, sự sỉ nhục đã khiến họ sâu sắc hơn trong nỗi cay đắng, độc ác, và sát nhân.

Cách đây vài năm, tôi tham dự một khóa hội thảo hè ở Viện Đại học Notre Dame, nơi cộng đoàn Thánh Giá họp lại để làm lễ phong thánh cho vị sáng lập dòng.  Suy tư về linh đạo của người sáng lập, một thành viên của cộng đoàn Thánh Giá đã đưa ra thách thức này cho cộng đoàn của anh: Nếu anh sống trong bất kỳ một gia đình nào, sau bất kỳ một khoảng thời gian nào, đến một lúc nào đó, gia đình đó sẽ làm anh tổn thương, và làm anh tổn thương sâu sắc.  Nhưng, đây chính là điều quan trọng, cái cách mà anh xử sự với vết thương đó, một cách cay đắng hay với lòng vị tha, nó sẽ quyết định suốt cả phần đời sau đó của anh!

Khi bị phạt đóng đinh trên thập giá, Chúa Giê-su bị hạ nhục, bị phỉ báng, bị đối xử tàn nhẫn.  Nỗi đau này đã làm giãn trái tim Người ra một chiều sâu lớn lao.  Nhưng khoảng không gian mới giãn ra đó không chứa nỗi cay đắng và phẫn uất.  Nó chứa đầy lòng thương cảm và vị tha sâu sắc mà chúng ta vẫn chưa thể nào hiểu được trọn vẹn.

Rev. Ron Rolheiser, OMI

From: Langthangchieutim