YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA 

YÊU NGƯỜI NHƯ CHÚA 

Bài đọc I và bài Tin Mừng hôm nay đều nói về sự tha thứ.  Nhưng ở mức độ khác nhau.

Bài đọc I tường thuật sự tha thứ của Đa-vít.  Đa-vít làm ơn mà mắc oán.  Sau khi chiến thắng Gô-li-át, giải phóng dân Do thái khỏi tay người Phi-li-stinh, ông được dân chúng ca ngợi.  Sự ngưỡng mộ của dân chúng đối với Đa-vít khiến vua Sa-un ghen tỵ.  Sa-un tìm bắt Đa-vít để giết đi.  Hôm nay, sau một cuộc săn lùng mệt mỏi, Sa-un ngủ thiếp đi trong hang đá.  Đa-vít đến mà không ai hay biết.  Có thể giết Sa-un, nhưng Đa-vít đã không làm.  Trong Đa-vít có cái mà ta gọi là bao dung, độ lượng, cao thượng.  Tuy nhiên sự tha thứ của Đa-vít vẫn chưa hoàn toàn tự phát.  Ông không dám giết Sa-un một phần vì sợ xúc phạm đến “người được Thiên chúa xức dầu”.

Trong quan hệ giữa người với người, nếu tha thứ bạn sẽ được tiếng là độ lượng, còn người được tha thứ bị coi là thua kém bạn.  Bạn được lợi còn người kia bị thiệt.

Trong bài Tin mừng, Đức Giêsu đòi hỏi người môn đệ phải vượt qua cái thường tình.  Người muốn môn đệ vươn đến sự tha thứ hoàn hảo.  Sự tha thứ hoàn hảo của Tin Mừng phải biểu lộ bằng hành động cụ thể: “Ai vả anh em má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa.  Ai đoạt áo ngoài của anh em, thì cũng đừng cản họ lấy áo trong.  Ai xin thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh em, thì đừng đòi lại.”

Không chỉ dừng lại ở hành động bên ngoài, sự tha thứ hoàn hảo phải thấm sâu vào lý trí, không lấy ác báo ác, nhưng cũng không nghĩ xấu về người khác: “Anh em đừng xét đoán, thì sẽ khỏi bị Thiên chúa xét đoán.  Anh em đừng lên án, thì sẽ khỏi bị Thiên chúa lên án.”

Thấm vào lý trí đã là một bước tiến dài nhưng vẫn chưa đủ, sự tha thứ còn phải lan đến tận trái tim là trung tâm của tình yêu.  Khi đã chiếm lĩnh được trái tim, sự tha thứ trở nên một sức mạnh kỳ diệu dẫn đến những hành động tích cực, lấy đức báo oán, đem yêu thương xoá bỏ hận thù.  Khi ấy ta mới có thể thực hành Lời Chúa dạy: “Anh em phải yêu thương kẻ thù và làm ơn cho kẻ oán ghét mình, phải chúc lành cho kẻ nguyền rủa mình và cầu nguyện cho kẻ nhục mạ mình.”

Với những lời dạy dỗ trên, Đức Giêsu muốn cho môn đệ của Người tha thứ và yêu thương không phải như người thường nhưng như Thiên Chúa “Người nhân hậu cả với những phường vô ân, với những quân độc ác.”  Người muốn cho các môn đệ của Người “từ bi như Cha trên trời là Đấng từ bi.”

Với những lời dạy dỗ trên, Đức Giêsu muốn thanh tẩy thế giới sạch mọi oán thù.  Không phải chỉ sạch oán thù ngoài mặt nhưng sạch từ trong thâm tâm mỗi người.  Không phải chỉ bằng mặt mà còn phải bằng lòng.  Sào huyệt vững chắc nhất của oán thù không phải ở nơi người khác nhưng ở trong lòng ta.  Muốn thế giới hết oán thù, chính bản thân ta phải từ bỏ oán thù trước.  Muốn thế giới sống trong yêu thương, chính ta phải yêu thương trước.  Yêu thương giống như ngọn lửa thắp lên rồi sẽ cháy lan mạnh mẽ.  Yêu thương giống như bầu khí toả ra sẽ lan tới từng buồng phổi, sẽ thấm vào từng mạch máu.  Yêu thương chính là sức mạnh biến đổi thế giới sâu xa nhất.  Yêu thương là cuộc cách mạng bền vững nhất.

Đức Giêsu không chỉ nói suông.  Chính Người đã thực hành những điều Người nhắn nhủ các môn đệ.  Người để cho quân lính bắt đi như con chiên hiền lành đứng trước người thợ xén lông.  Người chữa lành tai cho kẻ đến bắt Người.  Người không nói một lời nào trách móc những kẻ làm điều ác cho Người.  Sau cùng, lúc bị treo trên thánh giá, Người còn cầu nguyện cho những kẻ giết Người.  Người đã minh chứng một tình yêu nguyên tuyền không bợn chút oán thù.  Người đã minh chứng một tình yêu mãnh liệt vượt qua mọi ghen ghét.

Hạt giống yêu thương Người đã gieo xuống.  Người mong ta tiếp tục vun tưới cho cây yêu thương kết trái đơm hoa.  Ngọn lửa yêu thương Người đã thắp lên.  Người mong ta hãy đem lửa ấy chiếu soi khắp thế giới.

Lạy Trái Tim Chúa Giêsu hiền lành và khiêm nhường trong lòng, xin uốn lòng con nên giống Trái Tim Chúa.

ĐTGM Giuse Ngô quang Kiệt

CHỚ NGỒI ĐÓ NGUYỀN RỦA MỌI NGƯỜI MÀ KHÔNG CẢM TẠ THIÊN CHÚA CHO TẤT CẢ

CHỚ NGỒI ĐÓ NGUYỀN RỦA MỌI NGƯỜI MÀ KHÔNG CẢM TẠ THIÊN CHÚA CHO TẤT CẢ

(Hạnh Phúc của người tuổi cao niên)

Tuyết Mai

Cho đến mãi bây giờ ở tuổi xế chiều chúng tôi mới hiểu rằng mọi sự chung quanh nó chỉ là chuyện nhỏ thôi mà chuyện quan trọng nhất cho chính bản thân mình là sức khỏe, là bình an và là có cuộc sống sung túc trong Ơn Nghĩa Chúa … Chớ không phải là sự sung túc trong tiền bạc hay của cải VÌ mọi sự rồi sẽ để lại cho người khác dùng cách không đổ giọt mồ hôi nào, thưa có phải?.

Sáng nay vì ngoài trời mưa lớn nên vợ chồng chúng tôi không có thể đi đâu được đành ngồi nhà nói về chuyện mình, chuyện người và chuyện đời. Chuyện thực tế trước mắt là cần phải tốn tiền lo cho cái xe cũ duy nhất của hai vợ chồng (đời 2002) nó bị chảy dầu nhớt đã lâu và cũng đã được mang đi sửa 2 lần rồi, nay vẫn còn chảy tiếp nhiều y như lúc chưa đem đi sửa. Rồi chúng tôi nói về chuyện bảo hiểm sức khỏe mà năm nay vợ chồng chúng tôi phải mua đắt hơn năm ngoái gấp 5, 6 lần cộng tiền nộp thuế lại cho chính phủ. Cho năm ngoái là $0 nhưng năm nay phải trả lại gần $1,300 vì có nhiều thứ thuế thay đổi.

Rồi ông xã tôi buột miệng hỏi: “Tui hỏi thiệt bà là bà cần trả lời thành thật cho tui biết là có phải bà ganh tị với 2 bà chị của bà không vì họ có xe ngon xịn hơn của mình?”. Thật lòng thì tôi trả lời với ổng rằng từ khi có Chúa trở lại trong cuộc đời của tôi từ năm 2001 đến giờ thì tôi đã được Thiên Chúa ban cho một kho tàng vô cùng lớn mà cả thế gian cũng không thể mua cho được. Đó là tình yêu hải hà vô biên của Người; đó là bình an mà thế gian không có; đó là ông nhà tôi cuối cùng đã chịu theo học đạo và nhận phép Rửa Tội cũng được 6 năm rồi; đó là hũ bột mà Thiên Chúa ban cho gia đình chúng tôi không bao giờ vơi.

Gia đình của chúng tôi sống rất khác với mọi gia đình sống ở trên đất Mỹ này. Là thông thường cả hai vợ chồng cùng đi làm thì tiền bạc của mỗi người đều có một ngân quỹ cất giấu riêng ở trương mục riêng. Người vợ thì viện cớ nếu như chồng bỏ thì còn có tiền để dành mà nuôi con. Rồi tiền gởi về cho thân nhân ở VN hàng tháng hay hàng năm thì tùy khả năng của mỗi bên. Nhờ chồng có tài biết lo cho ngân sách gia đình nhưng nhờ nhiều nhất là có Ơn Chúa ban NÊN không bị thiếu hụt bao giờ mà lại còn có dư chút đỉnh để gửi vào quỹ IRA; khi về hưu thì có tiền mà xài như hiện giờ.

Nói chung ai đang ở tuổi về hưu thì rất nên quẳng gánh lo đi để mà sống vui, sống khỏe, sống có chuẩn bị cho linh hồn của mình được đến nơi mình muốn đến vì cuộc đời trần gian chỉ là cõi tạm, chỉ là phù vân … Biết thế, hiểu thế nhưng sao trong chúng ta vẫn cứ hay sống ganh tị, so sánh, nói xấu để hại nhau và miệng thì luôn nguyền rủa mọi người thay vì cần thiết là biết mở rộng trái tim yêu thương, thông cảm, chia sẻ và tha thứ cho nhau. Để CHA của chúng ta ở trên Trời cũng sẽ tha thứ mọi tội lỗi cho chúng ta đã phạm. Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

13 tháng 2, 2019

—————————————————————–

https://www.youtube.com/watch?v=fsDuwtjHnK4

Có Chúa Sẽ Sống Đời Bình An

*** Để cảm tạ, ngợi khen, và tôn vinh Thiên Chúa là Cha chung của tất cả chúng ta, tôi chân thành mời anh chị em hãy dùng những bài hát của tôi để hát, đem đến tận phương trời xa, để làm Sáng Danh Thiên Chúa.

PHÚC HỌA

PHÚC HỌA

Đoạn Tin Mừng là phần mở đầu một bài giảng rất quan trọng của Chúa Giêsu, bài giảng đầu tiên, bài giảng khai mạc chương trình truyền giảng của Chúa.  Chúng ta thấy bốn lần Chúa nói “Phúc cho” và bốn lần Chúa nói “Khốn cho”, nên thường được gọi là bốn mối phúc và bốn mối họa, đối chiếu nhau gần như hoàn toàn: nghèo khó đối lại với giàu có, đói khát đối lại với no đầy, khóc lóc đối lại với vui cười, bị ghét bỏ đối lại với được ca tụng.

Chúng ta thấy ba mối phúc đầu và ba mối họa đầu đi với nhau, nghĩa là nghèo, đói và khóc lóc là bộ ba không thể tách rời.  Đối lại, giàu, no và cười là bộ ba ngược lại.  Bởi vì đói và khóc là hậu quả của nghèo, là biểu hiệu cụ thể nhất của cái nghèo.  Trái lại, no và cười là biểu hiệu của sự giàu có.  Chúng ta thấy hai hình ảnh nổi bật lên trong một thế tương phản rõ rệt: người nghèo, đói và khóc – người giàu, no và cười.  Còn mối phúc thứ tư là những người bị ghét bỏ, loại trừ và bách hại vì Chúa, là những môn đệ của Chúa, họ chung số phận với các ngôn sứ.  Ngược lại, mối họa thứ tư là những người được thế gian trọng vọng, là giới kinh sư, Pharisêu.  Họ giống như những ngôn sứ giả trong lịch sử dân Chúa.

Qui chiếu lại như thế chúng ta thấy đoạn Tin Mừng này chỉ nêu lên hai đối tượng của phúc và hai đối tượng của họa: người nghèo và người bị ghét bỏ vì Chúa, đó là đối tượng của phúc.  Người giàu và người được thế gian ca tụng, đó là đối tượng của họa.  Giàu và nghèo, đó là những đề tài lớn, muốn hiểu được nội dung của phúc và họa, về người giàu và người nghèo, chúng ta phải tìm hiểu thật nhiều và thật sâu sát, ở đây chỉ xin gợi ý một vài điều thôi.

Giàu và nghèo, phúc ở đâu và họa ở đâu?  Trước hết, chúng ta phải xác định cho rõ ràng: đừng hiểu rằng giàu có ở đời này là không được hạnh phúc ở đời sau, và ngược lại, nghèo khó ở đời này tất nhiên được hạnh phúc đời sau.  Nếu như vậy thì chúng ta không được giàu có, không nên giàu có, vì giàu có là một điều xấu, làm chúng ta không được hạnh phúc đời sau.  Trái lại, chúng ta hãy chịu nghèo ở đời này, hãy sẵn sàng chịu khổ, để đời sau được hạnh phúc.  Không phải như vậy, chúng ta phải hiểu rằng: giàu có cũng là một cái phúc, nếu đó là thành quả do chúng ta cố gắng chuyên cần mà xây dựng được, tức là do công sức lao động mà chúng ta đã tạo được một cách chân chính.  Đối lại, nghèo khó tự nó chẳng bao giờ là cái phúc cả.  Cái phúc của người nghèo không phải là chính sự nghèo, nhưng là tinh thần của họ.  Họ có một tấm lòng phó thác, không phàn nàn, không kêu trách, không bất mãn.

Như vậy, cái họa của người giàu là khi họ tự mãn, tự kiêu, tự đắc về tài sức của mình mà quên mất Thiên Chúa, là Đấng đã ban cho họ được giàu có.  Hoặc cái họa cho người giàu là họ ích kỷ, keo kiệt, không biết dùng của cải chia sẻ cho người nghèo hay không biết dùng sự giàu có của mình mà mua sắm của cải nước trời.  Cũng thế, cái họa của người nghèo là nghèo tiền, nghèo của nhưng không nghèo dục vọng, không nghèo tham sân si, thì đó lại là thứ giàu có giả hiệu… họ không được gì ở đời này mà cũng chẳng được gì ở đời sau.

Cũng thế, nếu chúng ta may mắn có tiền có của, giàu có hơn người, chúng ta phải biết sử dụng cho nên cái giàu của mình.  Phải biết cảm tạ Chúa, phải biết chia sẻ cho người túng thiếu, phải biết đóng góp vào những việc chung, tức là giàu của và cũng giàu lòng nữa, chứ đừng giàu của mà nghèo lòng, đó là nguy cơ mất hạnh phúc nước trời.  Ngược lại, nếu chúng ta nghèo khó, chúng ta cũng phải biết lợi dụng kiếp nghèo để leo về trời.  Đừng vì nghèo mà ghen tương, đố kỵ, tham lam.  Và dù nghèo cũng không bao giờ lỗi đức công bằng… đó là cơ may giúp chúng ta đạt hạnh phúc nước trời.

Chúng ta hãy nhớ: Phúc hay họa cho người giàu cũng như người nghèo, không phải là chính sự giàu có hay nghèo khổ của họ, nhưng là tinh thần của họ biết đánh giá đúng và hành động đúng với cái giàu hay cái nghèo của mình.  Câu chuyện sau đây minh họa để chúng ta hiểu thêm điều đó.  Linh mục Hattinggơ, một hôm đi dạo trên một cánh đồng, ngài gặp một em bé đi học.  Ngài vừa đi với em vừa đặt nhiều câu hỏi để xem em có biết gì về giáo lý không.  Ngài hỏi: “Những người giàu có được vào nước trời không?”  Em bé trả lời: “Được, nếu họ biết giúp đỡ những người nghèo.”  Ngài lại hỏi: “Vậy những người nghèo có được vào nước trời không?”  Em bé trả lời: “Được, nếu họ biết nhẫn nại chịu đựng.”  Cha Hattinggơ thích nhắc lại những câu trả lời của em bé ấy, và ngài thêm rằng: “Những lời đó chứa đựng một triết lý, triết lý của Tin Mừng Phúc âm.”

Chúng ta hãy nhớ: đời này được nối tiếp bằng đời sau, và chỉ có một con đường duy nhất cho mỗi người: người giàu thì đi theo con đường của mình, người nghèo cũng đi theo con đường của mình.  Cả hai cùng phải đi, cùng phải biết dùng cái giàu, cái nghèo của mình để đạt được hạnh phúc nước trời.  Xin Chúa cho tất cả chúng ta đều hiểu rõ lời Chúa dạy để rồi dù giàu hay nghèo tất cả chúng ta cùng gặp nhau trong nước trời.

Sưu tầm

From: Langthangchieutim

ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

Lộ Đức là một thành phố nhỏ thuộc miền tây nam nước Pháp, ngày nay được nhiều người trên thế giới biết đến là nhờ cuộc hiện ra của Đức Mẹ Chúa Trời với một em nhỏ cách đây 150 năm vào năm 1858.
 
1.  Sự Tích Hiện Ra:

Hôm đó là ngày 11 tháng 2 năm 1858, trời mùa Đông ở miền núi, lạnh kinh khủng.  Bernadette Soubirous cùng với 2 bạn khác ra phía rừng cạnh bờ sông Gave để nhặt củi.  Bernadette lúc đó 15 tuổi mà chưa biết đọc biết viết, vì nhà nghèo, em phải làm việc để phụ vào với gia đình.
 
Sau khi vào tu Dòng, Benadette được học và cô tả lại trong lá thư trình bề trên như sau: “Hôm ấy tôi đi kiếm củi với hai đứa bạn ở bờ sông Gave.  (Khi ra tới bờ sông, hai em kia đi xa hơn, còn Benađette tìm củi quanh hang Massabiel.)  Bất ngờ tôi nghe có tiếng động.  Tôi ngoái nhìn về phía đồng cỏ.  Không thấy cây cối rung động gì cả.  Tôi ngẩng đầu nhìn lên hang.  Tôi thấy một Bà mặc áo trắng (bà còn trẻ lắm, chừng 16, 17 tuổi, mặc áo dài trắng, thắt dây lưng xanh da trời, hai tay chắp lại, đeo tràng hạt trên cánh tay phải.  Bà đẹp vời Benadette tiến lại gần hơn và mỉm cười với em).  Áo bà trắng nhưng thắt lưng lại xanh, và mỗi bên bàn chân có một bông hồng vàng.  Mầu chuỗi hạt của Bà cũng vàng nữa.
 
Khi thấy như vậy, tôi vội chùi mắt vì tưởng mình lầm.  Rồi thọc tay vào áo, tôi thấy có chuỗi hạt.  Tôi muốn giơ tay làm dấu thánh giá, nhưng không đưa nổi tay lên trán.  Tay tôi rớt xuống.  Còn hình Bà kia thì lại làm dấu thánh giá.  Tay tôi run quá.  Tôi thử làm dấu lại và làm được.  Tôi bắt đầu lần chuỗi.  Hình kia cũng lần chuỗi của Bà, nhưng không hề máy môi.  Tôi lần chuỗi xong thì hình kia cũng biến mất tức thì.
 
(Khi gặp lại hai đứa bạn kia ) Tôi hỏi hai đứa không thấy gì sao?  Chúng bảo không.  Và chúng hỏi tôi thấy gì vậy, và buộc tôi phải nói cho chúng nghe.  Tôi kể rằng tôi đã thấy một Bà mặc áo trắng, nhưng tôi không biết Bà đó là ai, và không cho chúng được kể lại với ai.  Chúng bảo tôi không nên trở lại đó nữa.  Tôi bảo không.  Đến ngày Chúa nhật, tôi trở lại đó lần thứ hai vì cảm thấy bị thúc đẩy ở trong lòng.
 
Đến lần thứ ba, Bà kia mới nói với tôi.  Bà hỏi tôi có bằng lòng trở lại đây trong 15 ngày liên tiếp không.  Tôi bằng lòng.  Bà bảo tôi phải về nói với các linh mục xây một nhà thờ tại chỗ này.  Rồi Bà bảo tôi phải đi uống nước ở suối.  Tôi không thấy có suối nào cả, nên tôi ra đi uống nước ở sông Gave.  Bà bảo tôi không phải ở đó, và Bà lấy ngón tay chỉ cho tôi chỗ suối nước.  Tôi đến, nhưng chỉ thấy một chút nước dơ.  Tôi thò tay xuống nhưng không múc được.  Tôi liền cào đất ra, và tôi đã múc được nước, nhưng tôi lại hất đi ba lần, đến lần thứ bốn tôi mới dám uống.  Thế rồi hình kia biến đi và tôi cũng ra về.
 
Trong 15 ngày liên tiếp, tôi đã trở lại nơi đó.  Ngày nào tôi cũng thấy hình kia hiện ra, trừ ngày thứ Hai và thứ Sáu.  Bà nói đi nói lại với tôi rằng: “Tôi phải thưa các linh mục xây cho Bà một đền thờ tại đây.  Tôi phải đến rửa ở suối nước, và tôi phải cầu nguyện cho tội nhân trở lại.”
 
Nhiều lần tôi đã hỏi Bà là ai?  Nhưng Bà chỉ cười.  Rồi bỏ tay thõng xuống, Bà ngước mắt lên trời và bảo tôi Bà là Đấng đầu thai Vô nhiễm.
 
Trong khoảng thời gian 15 ngày đó, Bà nói với tôi 3 điều bí mật, nhưng bắt tôi giữ kín, không được nói với ai, và cho đến nay tôi vẫn trung thành giữ như vậy.”
 
2.  Sứ Điêp Đức Mẹ Muốn Nhắn Nhủ Con Cái Người :
“Hãy cầu nguyện cho kẻ có tội”
“Hãy nói với các linh mục xây nhà thờ kính Mẹ ở đây, và để dân chúng đến đây rước kiệu.”

 
3.  Ta Là Đấng Vô Nhiễm:
Khi linh mục xứ muốn biết tên Bà, Bernadette đã hỏi thì ngày 25 tháng 3 năm 1858, Đức Mẹ xưng mình là: “Ta là Đấng Vô nhiễm Nguyên tội.”  Nhưng Bernadette không hiểu.  Khi cô nói lại với cha xứ ngài mới nhận ra bà lạ đó là Đức Mẹ hiện ra.
 
Để chứng tỏ Mẹ hiện ra thật, Mẹ bảo Bernadette bới đất chỗ cô qùy để có một giòng nước vọt ra cho cô uống và sau đó chữa mọi thứ bệnh.
 
Sau này, ĐGM giáo phận đã gửi Bernadette đi tu tại Nevers cách xa Lộ đức cả nửa ngày đường xe.  Bernadette sống rất khiêm tốn ở đây.  Cô bị nhiều xỉ nhục nơi các chị em dòng, bị nhiều bệnh đau đớn cho tới chết, nhưng lúc nào Tràng hạt Mân côi cũng là niềm an ủi của cô.  Chính kinh Mân côi đã là đường lối nên thánh của cô.  (Riêng Bernadette Đức Mẹ đã nói: ” Mẹ không hứa cho con hạnh phúc đời này, nhưng là hạnh phúc đời sau.)
 
4.  Lộ Đức Ngày Nay:
Đã trở nên một trung tâm hành hương lớn nhất thế giới.  Hàng năm có tới 4 triệu người đến kính viếng và xin ơn Đức Mẹ.  Giáo hội đã đặt lễ kính Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức vào ngày 11 tháng 2 hàng năm.  Từ năm 1992, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chỉ định ngày lễ Đức Mẹ Lộ Đức là Ngày Thế giới cầu cho các bệnh nhân.
  
5.  Đức Thánh Cha Với Lộ Đức:
Ngày 14 và 15 tháng 8 năm 2004, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viếng Đức Mẹ Lộ Đức.  Đây là chuyến đi để kỷ niệm 150 năm Giáo hội Công giáo tuyên bố tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, là chuyến đi thứ 104 ra ngoài Vatican của Đức Thánh Cha, là lần thứ 7 Người tới nước Pháp.  Lần trước Người tới Lộ Đức vào tháng 8 năm 1997 để dự Ngày Giới Trẻ Thế Giới.  Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chủ ý viếng nơi Đức Mẹ đã hiện ra với cô thôn nữ Bernadette, và ngày 25 tháng 3 năm 1858, Đức Mẹ xưng mình: “Ta là Đấng Vô nhiễm Nguyên tội”, bốn năm sau khi Đức Thánh Cha Piô IX công bố tín điều Đức Mẹ Vô nhiễm (1954).  Ngày lễ kính Đức Mẹ Lên Trời, Đức Thánh Cha dâng lễ lúc 10 giờ sáng tại đền thánh.  Sau trưa, Người cầu nguyện âm thầm trước hang đá nơi Đức Mẹ hiện ra.
 
Sáng 15-9-2008, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cử hành thánh lễ cho 100 ngàn tín hữu, trong đó có đông đảo các bệnh nhân, tại quảng trường trước Vương cung thánh đường Đức Mẹ Mân Côi ở Lộ Đức.
 
Đây là thánh lễ lộ thiên thứ 3 và cũng là thánh lễ cuối cùng trong 4 ngày viếng thăm của nước Pháp.
 
Dưới bầu trời nắng đẹp, các bệnh nhân và người tàn tật, phần lớn ngồi trên xe lăn, ở khu vực trước bàn thờ.  Đồng tế với Đức Thánh Cha còn có hàng trăm Giám mục Pháp và nước ngoài.  
 
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha đã giải thích ý nghĩa ngày lễ Đức Mẹ sầu bi, mừng kính ngày 15-9-2009.  Ngài nhận định rằng “ngày nay, Mẹ Maria đang ở trong niềm vui và vinh quang Phục Sinh.  Những giọt lệ của Mẹ dưới chân Thánh Giá đã biến thành một nụ cười mà không gì xóa bỏ được, trong khi lòng từ bi hiền mẫu của Mẹ đối với chúng ta vẫn nguyên vẹn.  Mẹ Maria yêu thương mỗi người con của Mẹ, Mẹ đặc biệt quan tâm đến những người, giống như Con của Mẹ trong giờ Khổ Nạn, đang phải chịu đau khổ; Mẹ yêu thương họ chỉ vì họ là con cái của Mẹ, theo ý muốn của Chúa Kitô trên Thánh Giá.”
 
Đức Thánh Cha đặc biệt giải thích câu 13 của thánh vịnh 44 trong bài đáp ca của ngày lễ nói tiên tri về Mẹ Maria “Những người giàu có nhất trong dân… sẽ tìm kiếm nụ cười của bà” (TV 44,13).  Ngài nói: “Nụ cười của Mẹ Maria là cho tất cả mọi người chúng ta, và đặc biệt cho những người đau khổ, để họ có thể tìm được qua đó sự an ủi và giảm bớt đau khổ.  Tìm kiếm nụ cười của Mẹ Maria không phải là một điều sùng mộ theo tình cảm hoặc lỗi thời, nhưng đúng hơn đó là một sự diễn tả đúng đắn quan hệ sinh động và có đặc tính nhân bản sâu xa liên kết chúng ta với Đấng mà Chúa Kitô đặt làm Mẹ chúng ta”.
 
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng “Mỗi lần đọc kinh Magnificat là chúng ta được trở thành chứng nhân về nụ cười của Mẹ Maria.  Tại Lộ Đức này, trong cuộc hiện ra của Đức Mẹ ngày thứ tư, 3-3-1858, thánh nữ Bernadette đặc biệt chiêm ngắm nụ cười của Mẹ Maria.  Nụ cười này là câu trả lời đầu tiên mà Bà Đẹp gửi tới Bernadette khi cô bé muốn hỏi danh tánh của Bà”.
 
Cũng trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói về sự trợ giúp của Mẹ Maria dành cho các bệnh nhân và những người đau khổ, và nói rằng:
 
“Có những cuộc chiến đấu mà con người không thể một mình đương đầu được, nếu không có ơn Chúa.  Khi lời nói không tìm được những từ thích hợp, ta cần có một sự hiện diện yêu thương: khi ấy chúng ta tìm kiếm sự gần gũi không những của những người ruột thịt và bạn hữu, nhưng của những người gần gũi chúng ta qua liên hệ đức tin.  Ai có thể gần gũi thiêng liêng với chúng ta hơn là Chúa Kitô và Đức Mẹ Vô Nhiễm, Người Mẹ thánh thiện của Ngài?  Hơn ai hết, các Ngài có thể hiểu chúng ta và thấy rõ cuộc chiến đấu cam go chống lại bất hạnh và đau khổ…  Ngoài ra, nơi Mẹ Maria chúng ta cũng được ơn thánh để chấp nhận rời bỏ trần thế này vào thời điểm Chúa muốn mà không chút sợ hãi hay cay đắng.”
 
Sau cùng, Đức Thánh Cha giải thích về ý nghĩa bí tích xức dầu bệnh nhân và nói rằng: “Ơn thánh thiêng của bí tích này hệ tại đón nhận vào mình Chúa Kitô Y Sĩ.  Nhưng Chúa Kitô không phải là y sĩ theo kiểu thế gian này.  Để chữa lành chúng ta, Chúa không ở bên ngoài đau khổ người ta phải chịu; để thoa dịu đau khổ, Chúa đến ở trong tâm hồn người bị bệnh tật, để cùng chịu và sống đau khổ ấy với họ.  Con người không còn chịu thử thách một mình, nhưng họ trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô Đấng tự hiến dâng cho Chúa Cha; trong tư cách là chi thể của Chúa Kitô chịu đau khổ, người bệnh tham gia vào việc sinh ra thụ tạo mới trong Chúa Kitô”.
 
“Nếu không có ơn phù trợ của Chúa, cái ách bệnh tật và đau khổ sẽ nặng nề kinh khủng.  Khi lãnh nhận bí tích bệnh nhân, chúng ta không mong muốn mang ách nào khác ngoài ách của Chúa Kitô, trong niềm tin tưởng mạnh mẽ nơi lời hứa của Ngài cho chúng ta, theo đó ách của ngài dễ mang và gánh của ngài nhẹ nhàng (cf Mt 11,30).  Tôi mời gọi tất cả những người sẽ lãnh nhận bí tích bệnh nhân trong thánh lễ này hãy tiến vào niềm hy vọng như vậy.”

Nguyễn Thế Bài

Giáo hoàng Phanxicô thân yêu, con là con mồ côi, có phải đó là lỗi của con không?

Giáo hoàng Phanxicô thân yêu, con là con mồ côi, có phải đó là lỗi của con không?

fr.aleteia.org, Isabelle Cousturié, 2018-02-20

Ngày 4 tháng 1 năm 2018, Đức Phanxicô tiếp các em bé mồ côi Rumania, Vatican đăng các câu hỏi và câu trả lời cảm động của Đức Phanxicô.

Các câu hỏi của trẻ con luôn làm nhói lòng. Đức Phanxicô cho biết, “các câu hỏi này đã làm cho tôi khóc”. Sau đây là một số câu hỏi mà khi Đức Phanxicô trả lời ngài đã không giấu được xúc động của mình: 

Vì sao đời sống khó khăn như vậy và chúng con, giữa bạn bè với nhau, chúng con gây nhau hoài? Các cha là linh mục, các cha nói chúng con phải đi nhà thờ, nhưng vừa ở nhà thờ ra là chúng con phạm tội liền. Vì sao con phải đi nhà thờ? Vì sao quan trọng phải đi nhà thờ?

Đức Phanxicô: Các “tại sao” của con có một câu trả lời: vì tội, vì tính ích kỷ của con người (…) vì vậy chúng ta cãi nhau hoài, chúng ta làm cho nhau đau, chúng ta mù quáng. Con cũng nhận thấy, dù mình đi nhà thờ, mình cũng cãi nhau, mình vẫn là người có tội. Và con hỏi rất đúng: vậy thì đi nhà thờ làm gì? Đi nhà thờ là mình đặt mình trước mặt Chúa con người thật của mình, mình không giả dối. Để nói, “Lạy Chúa, con đây, con là kẻ có tội, xin Chúa tha tội cho con. xin Chúa thương xót con”. Nếu mình đi nhà thờ để làm ra vẻ mình là người tốt thì chẳng ích gì. Nếu mình đi nhà thờ vì mình thích nghe nhạc hoặc mình cảm thấy tốt, cũng chẳng ích gì. Đi nhà thờ chỉ có ích khi vào nhà thờ mình xin: “Con đây lạy Chúa, con là kẻ có tội và con xin Chúa tha tội cho con. Xin Chúa thương xót con”. Chúa Giêsu nói cho chúng ta biết, nếu chúng ta làm như vậy, chúng ta sẽ được tha thứ khi ra về. Chúng ta được Chúa yêu thương vỗ về với tình yêu này. như thế, Chúa biến đổi tâm hồn chúng ta với lòng thương xót của Ngài, và như thế Ngài biến đổi đời sống chúng ta. Chúng ta không còn là người cũ mà là người được “tạo thành”, như đất sét trong tay người thợ gốm; và tình yêu sẽ thế chỗ cho tính ích kỷ. Đó là vì sao quan trọng phải đi nhà thờ: không chỉ để nhìn Chúa, nhưng còn để Chúa nhìn mình. Đó là những gì cha nghĩ”.

Vì sao cha mẹ thương con cái khi chúng khỏe mạnh mà không thương khi chúng đau hay có vấn đề?

Đức Phanxicô: “Câu hỏi của con về thái độ của cha mẹ trước con cái lành mạnh và con cái bệnh tật. Cha sẽ nói như sau: đứng trước sự mong manh của người khác như bệnh tật chẳng hạn, có những người lớn yếu đuối hơn, họ không đủ mạnh để chịu đựng được sự mong manh. Bởi vì chính họ cũng là người mong manh. Nếu cha có một hòn đá to, cha không thể đặt hòn đá này trên hộp giấy vì nó sẽ đè bẹp cái hộp. Có những cha mẹ rất mong manh. Họ có những giới hạn, có các tội, có các mong manh trong người họ. Có thể khi còn nhỏ họ đã không được giúp đỡ. Và họ đi trên đường đời với các mong manh này, vì họ không được giúp đỡ như chúng ta được may mắn có người giúp đỡ, có người cầm tay để dạy chúng ta lớn lên, để trở thành người mạnh chống lại các mong manh này. Thay vì trách cứ cuộc đời đã cho mình các cha mẹ mong manh, trong khi mình không mong manh, vì sao mình không thay đổi sự việc, cám ơn Chúa, cám ơn cuộc đời vì mình có thể giúp cha mẹ trong sự yếu đuối mong manh của họ và làm sao để cục đá không đè bẹp cái hộp giấy. Con đồng ý chứ?”.

Năm ngoái một trong các người bạn ở trại mồ côi với con qua đời. Đó là vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Một linh mục chính thống giáo nói bạn ấy chết như người có tội và vì thế sẽ không lên thiên đàng. Con không tin như vậy.

Đức Phanxicô: “Có thể linh mục này không biết những gì ông nói. Có thể ngày hôm đó ông không được khỏe, có thể có một cái gì đó trong tâm hồn ông đã làm cho ông nói như vậy. Không ai trong chúng ta có thể nói người này, người kia không lên thiên đàng. Cha có thể nói một chuyện làm con sẽ ngạc nhiên: ngay cả với ông Giuđa, mình cũng không được nói như vậy. Con nói bạn con chết vào một ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Cha lấy làm lạ con nghe linh mục đó nói như vậy, cần phải hiểu hơn, có thể mình không hiểu rõ linh mục đó nói… Dù sao, cha nói với con là Chúa muốn đưa tất cả chúng ta lên thiên đàng, không trừ một ai, và đó là những gì chúng ta dâng trong tuần thánh: sự Thương Khó của Chúa Giêsu, Chúa Chiên Lành, người hiến mạng sống mình cho đàn chiên là chúng ta. Như Phúc Âm cho chúng ta thấy, Chúa không ngồi yên, Ngài đi: Ngài luôn lên đường đi tìm con chiên lạc, Ngài không hốt hoảng khi tìm thấy chúng ta dù chúng ta rất yếu đuối, chúng ta bị hư thối vì tội, chúng ta bị mọi người bỏ rơi, bị cuộc đời bỏ rơi, Ngài ôm chúng ta vào lòng, yêu thương chúng ta. Ngài có thể không đến, nhưng Ngài đến với chúng ta, Chúa Chiên Lành. Và nếu một con chên đi lạc, khi Ngài tìm thấy, Ngài đặt nó lên vai và hân hoan đem nó về nhà. Cha có thể nói với con một chuyện: cha chắc chắn, đó là điều Chúa Giêsu làm với bạn của con trong tuần thánh hôm đó”.

Vì sao chúng con mồ côi? Vì sao? Đâu là ý nghĩa của việc này?

Đức Phanxicô: “Con biết có những câu hỏi ‘tại sao’ không có câu trả lời. Chẳng hạn câu: tại sao trẻ con đau khổ? Ai có thể trả lời câu này? Không ai. Câu ‘tại sao’ của con là câu loài người không có câu trả lời, chỉ có Chúa mới có. Cha không biết vì sao con có ‘số phận này’. Chúng ta biết ‘tại sao’ trong nghĩa đó là lý do. Tôi đã làm gì sai để có số phận này? Chúng ta không biết. Nhưng chúng ta biết ‘vì sao’ trong nghĩa ‘mục đích’ mà Chúa muốn cho số phận của con, và mục đích này là chữa lành – Chúa luôn chữa lành – chữa lành và sự sống. Chúa Giêsu đã nói trong Phúc Âm khi Ngài gặp một người bị mù từ khi sinh ra. Ông hỏi: ‘Vì sao tôi sinh ra đã mù?’ Các môn đệ hỏi Chúa Giêsu: ‘Vì sao như vậy, vì lỗi của người này hay của cha mẹ?’. Chúa Giêsu đã trả lời: ‘Không phải anh ta, cũng không phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để mọi người nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh’ (Ga 9,1-3). Điều này muốn nói, đứng trước các hoàn cảnh tiêu cực mà chúng ta bị từ khi còn nhỏ, Ngài muốn chữa lành, Ngài muốn mang đến sự sống nơi không có sự sống. Đó là điều Chúa Giêsu làm và các tín hữu đi theo Chúa Giêsu làm. Các con đã chứng nghiệm. Câu hỏi ‘tại sao’ là cuộc gặp gỡ chữa lành đau khổ, bệnh tật, đau đớn và mang đến dấu ấn của sự chữa lành. Nhưng, ‘tại sao’ lúc sau thì chúng ta có câu trả lời, ‘tại sao’ lúc đầu thì chúng ta không có câu trả lời. Cha không biết ‘tại sao’ này, cha cũng không hình dung được; cha biết các ‘tại sao’ này không có câu trả lời. Nhưng nếu các con thật sự sống cuộc gặp gỡ với Chúa, với Chúa Giêsu chữa lành, Đấng chữa lành với vòng ôm, với tình yêu, với lòng dịu dàng, sau tất cả những đau khổ con đã chịu thì cuối cùng con sẽ tìm được. Và đó là ‘vì sao’”.

Có lúc con cảm thấy mình đơn độc và con không biết ý nghĩa nào cho đời sống của con. Đứa con gái nhỏ của con ở trong một gia đình tiếp nhận, một vài người chê trách con, nói con là một bà mẹ không tốt. Con nghĩ con gái của con sẽ tốt và con đã có quyết định đúng, bởi vì người ta thường thấy như vậy.

Đức Phanxicô: “Cha đồng ý với con, nhiều khi gia đình tiếp nhận là tốt trong các hoàn cảnh khó khăn. Quan trọng là mọi sự phải được làm trong tình thương, với sự săn sóc, với sự tôn trọng. Cha hiểu con thường thấy đơn độc. Cha khuyên con đừng khép kín, con nên tìm bạn trong cộng đoàn kitô: Chúa Giêsu đến để lập một gia đình mới, gia đình của con, nơi không ai cô quạnh, nơi mọi người là anh em, là con cùng một Cha, một Mẹ trên trời, Mẹ Maria mà Chúa Giêsu đã trao ban cho chúng ta. Và trong gia đình Giáo hội, chúng ta tìm thấy nhau, chữa lành các vết thương của mình, vượt lên nỗi trống vắng tình thương. Chính con cũng thấy, con gái của con sẽ được tốt trong gia đình tiếp nhận, vì con biết, họ săn sóc con của con và cả con nữa. Và con nói ‘người ta thường thấy như vậy’. Thường cộng đoàn anh em tín hữu kitô thương chúng ta như vậy. Chúng ta dựa lên nhau. Không phải chỉ trẻ con mới dựa. Khi chúng ta có một cái gì cần thổ lộ với bạn bè, khi được thổ lộ thì nỗi đau được giảm. Dựa trên tình anh em với nhau, đó là chuyện rất đẹp và đó là điều Chúa Giêsu đã dạy chúng ta”.

Khi con mới hai tháng, mẹ con đã bỏ con trong viện mồ côi. Năm con 21 tuổi, con đi tìm mẹ và con ở hai tuần với bà, nhưng bà đối xử không tốt và con ra đi. Cha của con đã qua đời. Có phải lỗi của con mà mẹ không thích con không? Tại sao mẹ không chấp nhận con? 

Đức Phanxicô: “ … Cha muốn chân thành với con. Khi cha đọc câu hỏi của con, trước khi cha chỉ dẫn để làm bài diễn văn, cha đã khóc. Với nước mắt của cha, cha gần với con. Tại sao? Cha không biết, con đã mang đến cho cha rất nhiều; các người khác cũng vậy, nhưng có thể cha đang yếu khi cha đọc câu hỏi của con. Khi mình nói về người mẹ, lúc nào cũng có một cái gì đó… và lúc đó con làm cho cha khóc. Câu ‘tại sao’ của con giống như câu hỏi thứ nhì về cha mẹ. Đây không phải là vấn đề lỗi, đây là vấn đề cực kỳ mong manh yếu đuối của người lớn, trong trường hợp của con là do bao nhiêu là khốn cùng, bất công xã hội đã đè bẹp các người bé nhỏ, các người nghèo, mà cũng do nghèo nàn về mặt thiêng liêng. Đúng, nghèo nàn thiêng liêng làm chai cứng tâm hồn và tạo nên điều dường như không thể có được, một bà mẹ bỏ con mình: Đó là kết quả của sự nghèo nàn vật chất và thiêng liêng, kết quả của một xã hội sai lầm, vô nhân, làm chai cứng tâm hồn, làm phạm các sai lầm, để chúng ta không tìm được con đường đúng. Nhưng con biết đó, điều này sẽ đòi hỏi thời gian: con đã tìm một chuyện sâu đậm nhất trong quả tim con. Mẹ con yêu con nhưng không biết làm thế nào, không biết cách nào để diễn tả. Bà không thể làm được vì đời sống của bà quá gay go, quá bất công. Và tình yêu này nhốt chặt trong quả tim bà, bà không biết cách nào để nói ra, để vuốt ve âu yếm con. Cha hứa sẽ cầu nguyện cho con để có ngày mẹ con cho con thấy tình yêu này. Con hãy giữ hy vọng và đừng bi quan.”

Marta An Nguyễn dịch

Với ân sủng của Chúa điều gì cũng mang lại những hiệu quả tốt đẹp.

Với ân sủng của Chúa, điều gì cũng mang lại những hiệu quả tốt đẹp.

Bài đọc một cho thấy tiên tri ISAIA đã nhờ ân sủng của chúa và trở nên MỘT tiên tri cao cả trong Cứu Ứơc. “Vì tôi là một người môi miệng ô uế, tôi ở giữa một dân môi miệng ô uế, thế mà mắt tôi đã thấy Đức Vua là Đức Chúa các đạo binh!” 7 Người đưa hòn than ấy chạm vào miệng tôi và nói: “Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi, ngươi đã được tha lỗi và xá tội.”
Bài đọc hai cho thấy thánh Phaolô đã nhờ ân sủng của chúa mà trở nên một vị tông đồ tuyệt vời cho muôn thế hệ: “Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. 10 Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi.”

Thầy Bạch gởi

CHÚNG TA SỐNG HẠNH PHÚC NHỜ VIỆC RAO GIẢNG TIN MỪNG CỦA CHÚA QUA CÁCH RIÊNG CHÚA BAN

CHÚNG TA SỐNG HẠNH PHÚC NHỜ VIỆC RAO GIẢNG TIN MỪNG CỦA CHÚA QUA CÁCH RIÊNG CHÚA BAN

(CN TN V, Năm C)

Tuyết Mai

Anh em thân mến, tôi xin nhắc lại cho anh em Tin Mừng mà tôi đã rao giảng cho anh em, và anh em đã lãnh nhận và đang tin theo, nhờ đó anh em được cứu độ, nếu anh em tuân giữ lời lẽ tôi đã rao giảng cho anh em, bằng không anh em đã tin cách vô ích … Tôi vốn là kẻ hèn mọn nhất trong các tông đồ, và không xứng đáng được gọi là tông đồ, vì tôi đã bắt bớ Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng nay tôi là người thế nào, là nhờ ơn của Thiên Chúa, và ơn của Người không vô ích nơi tôi, nhưng tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn tất cả các Đấng: song không phải tôi, nhưng là ơn của Thiên Chúa ở với tôi. (1 Cr 15, 1-11).

————————————————————

Ngày nay giáo hội Công Giáo đã kêu gọi tất cả mọi người giáo dân cùng đem khả năng riêng Chúa ban cho để đóng góp bàn tay, để góp phần làm cho giáo hội Chúa trên toàn thế giới được mọi người nhận biết Thiên Chúa là nguồn Tình Yêu vô biên, hải hà qua những tông đồ nhiệt thành của Chúa. Đã, đang và hiện tại sống thực thi Lời của Chúa, qua việc làm thiện nguyện phát xuất từ tâm yêu thương chớ không phải cốt để trục lợi. Họ là những tấm gương sống phục vụ theo chân Chúa Giêsu với mục đích làm sáng Danh Thiên Chúa và tìm Nước Trời ở đời sau.

Theo kinh nghiệm trải đời với một hành trình đức tin bị cắt quãng vì nhiều lý do như mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không người thân thương dạy bảo cho biết Chúa, không thường xuyên đi nhà thờ, chỉ biết Chúa ở trong nhà thờ; còn ngoài nhà thờ thì là cả một xã hội tranh dành nhau mà sống còn. Đi làm việc thì luôn phải dòm chừng đồng nghiệp hại nhau, ghen ghét nhau. Như xưa chúng tôi đã từng chứng kiến tận mắt một hệ thống gian lận bảo hiểm xe cộ và bảo hiểm sức khỏe.

Bị thương một người thì khai thêm 3, 4 người trong xe. Giàn dựng chuyện đụng nhau để cả 2 phía tìm đến luật sư hưởng tiền bồi hoàn. Vì cả 2 bên luật sư họ ăn chia nhau. Bên bác sĩ thì làm giấy thông báo bệnh tật từ cái chẳng ai bị hề hấn gì cho đến cần phải đi gặp bác sĩ trị liệu cốt chỉ để lấy về tiền bồi hoàn của bảo hiểm xe ở mức tối đa. Rồi tất cả họ là luật sự và bác sĩ cùng ăn chia nhau trên số tiền bảo hiểm xe được bồi hoàn. Người giới thiệu khách đến cũng được luật sư & bác sĩ chia tiền như tiền làm môi giới vậy.

Cùng thời điểm thì các bác sĩ giải phẫu thẩm mỹ cũng gian lận tiền bảo hiểm sức khỏe mà chúng tôi cũng đã từng biết vì vô tình lại nằm trong hệ thống của họ. Có nghĩa các bác sĩ đã dụ bệnh nhân dùng bảo hiểm sức khỏe của hãng đi sửa sắc đẹp như cắt mí mắt, sửa mũi, nâng ngực, cắt mỡ bụng, v.v… mà bệnh nhân chỉ phải trả một lệ phí rất là phải chăng thôi. Bác sĩ họ lấy những lý do để khai bảo hiểm mà ngay cả bệnh nhân họ cũng chẳng hề biết. Và người môi giới cũng được bác sĩ trả tiền cho từng phẫu thuật một.

Do đó các bác sĩ, các luật sư mà chúng tôi làm việc cho họ một số thì trốn biệt, một số thì bị đi tù và bị rút bằng hành nghề vĩnh viễn.

Nhưng Thiên Chúa thì luôn yêu thương con cái của Người. Chúa biết hết tất cả mọi sự chúng ta làm gì và chúng ta là ai? Là thành phần chủ chốt hay chỉ hàng tép riêu vô tình không biết mình đang nằm trong một hệ thống buôn lậu, gian lận bảo hiểm, hay bất cứ một sự gian lận nào ảnh hưởng đến cho cả gia đình NÊN Thiên Chúa sẽ Ra Tay cứu vớt người thoát khỏi tù tội. Để rồi chúng ta là những nạn nhân hiểu thấu đáo, tỏ tường là Thiên Chúa đã đến cứu giúp chúng ta ở đúng thời điểm.

Chẳng những thế mà Thiên Chúa lại còn ban thêm cho ân sủng là có khả năng cá biệt để đóng góp một phần nào đó trong chương trình của Chúa trên trần gian này. Là cách riêng đem Lời Chúa đến cùng mọi người. Dù tội lỗi của chúng ta đã cố tình, vô ý hay lấy cớ là bị ảnh hưởng từ ngoài vào hay tự trong mà ra thì cũng là do sự quyết định của chính mình.

Chúng tôi rất ưng ý với câu ngắn ở phần cuối này của thánh Phaolô là: “… Nhưng nay tôi là người thế nào, là nhờ ơn của Thiên Chúa, và ơn của Người không vô ích nơi tôi … ” (1 Cr 15, 1-11). Amen.

Y Tá của Chúa,

Tuyết Mai

10 tháng 2, 2019

KHI CHA GIÁM ĐỐC ƠN GỌI GIÁO PHẬN ĐI LÀM MỤC VỤ LÒNGTHƯƠNG XÓT CHÚA

CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI  (phần bốn).

KHI CHA GIÁM ĐỐC ƠN GỌI GIÁO PHẬN ĐI LÀM MỤC VỤ LÒNGTHƯƠNG XÓT CHÚA

Tác giả: Phan Sinh Trần

*****

Có những lúc cần thiết phải giáo dục đức tin cho con em mình, Bạn sẽ phân vân tự hỏi rằng, trong nước Mỹ này, nơi đâu có một Giáo xứ lý tưởng cho con em sinh hoạt, nơi tiêu biểu cho sự thờ phượng Chúa một cách sống động theo chân lý Tin Mừng?

Trong thời đại này, Chúa có còn ban ơn, để linh mục, tu sĩ và giáo dân tạo nên những Giáo xứ lý tưởng giống như cộng đoàn Arc của Cha Thánh Gioan Vianne ngày xưa không?

Có nơi nào trên nước Mỹ thường xuyên sùng kính Lòng Thương Xót Chúa và làm việc từ thiện Lòng Thương Xót gần giống như Giáo Điểm Tin Mừng cúa Cha Trần Đình Long ở Nhà Bè, Việt Nam?

Dịp Mùa Xuân Kỷ Hợi này, mời bạn ghé thăm một vùng đất đang trổ hoa trong Giáo Hội Hoa Kỳ.

Mời bạn đến thăm giáo xứ St. Faustina, ở một thành phố bé nhỏ có tên là FulShear, tiểu bang Texas để chứng kiến sự kỳ diệu của Lòng Thương Xót Chúa, nơi có sức mạnh của Tin Mừng thực hành, nơi mà con dân làm theo Lời Chúa khả dĩ đươm kết nên một thành quả lớn, vượt hơn mong ước. Trường hợp của Giáo Xứ Faustina, khởi đi từ con số không về nhân lực, tài lực, nơi mà Cha xứ đi lưu cư vì không có đến cả một nhỏm đất nhỏ để cắm dùi, không có một nơi cố định để sinh hoạt thờ phượng, đi từ những con số không đến sự hình thành nên một Giáo Xứ sầm uất nhất nhì nước Mỹ trong vòng 2 năm ngắn ngủi.

2014, sau 7 năm, hoàn tất nhiều nhiệm kỳ làm giám đốc văn phòng ơn gọi tại tổng giáo phận Galveston Houston, sau khi đã mang về cho Tổng Giáo Phận nhiều chủng sinh, Cha Hoàng văn Đạt nhận được bài sai của Đức Hông Y De Nidarno đi thành lập một Giáo Xứ mới, Đức Hông Y tin tưởng và biết là người con thân yêu, tốt lành của Ngài rất được ơn Chúa, giúp vượt qua những hoàn cảnh khó. Điều quan trọng nhất, đó là, Giáo phận nhận định rằng vùng đang phát triển Fulshear sẽ có rất đông di dân từ các nơi đổ dồn về, Fulshear từ một vùng quê nhỏ sẽ phát triển thành khu thị tứ sầm uất và trù phú, bao gồm chung quanh là các khu dân cư mới đẹp, tiện nghi. Giáo Phận cần có một Linh Mục tài giỏi để làm nên một Giáo Xứ mới từ con số không?

Tuy nhiên, sự thể là Cha Đạt, nay bổng nhiên, trở thành một người homeless vô gia cư, cha không có một giáo xứ để sinh hoạt, không có một ngôi nhà bé nhỏ để làm chốn dung thân, không có tài chánh dùng cho việc xây dựng giáo xứ mới, không tài sản riêng để sinh sống. Cha cảm thấy rất bối rối trong hoàn cảnh thử thách mới. Còn đâu những ngày tháng nhiệt thành nóng bỏng khi Cha làm mục vụ ơn gọi, khi mà ai nhìn thấy Cha cũng có cảm tình với ơn gọi như lời một bạn trẻ có tên là Gia cô bê Farfaglia, sau trỏ thành một linh mục chánh xứ hăng say, chính Ngài đã kể “Khi gặp Cha Đạt tôi liền bị niềm hạnh phúc (thánh thiện) và nhiệt tình của Cha thu phục… Các ngài thuộc thế hệ linh mục của đức Gioan Phaolo đệ nhị, có lòng nhiệt thành, có hạnh phúc và là những người khỏe mạnh trẻ trung với ước vọng ra đi phục vụ như những  linh mục công giáo”

Cha Đạt vốn có kinh nghiệm 4 năm làm phó xứ, phục vụ tại Giáo xứ Thánh Danh Chúa ở trung tâm thành phố Houston và ở họ đạo Maria Madalena, thuộc ngoại ô thành phố Humble. Nhưng việc lớn lao, khó khăn như là công trình thành lập một Giáo Xứ từ con số không thì Cha chưa từng làm bao giờ. Ngài lâm vào ngõ cụt không biết sẽ phải khởi đầu từ đâu, hoàn toàn bế tắc về nguồn nhân sự, tài chánh, trong giới hạn eo hẹp theo khả năng của con người. Cuối cùng, lực bất tòng tâm, Cha chỉ còn một cách duy nhất đó là hỏi Chúa và đặt hết tâm sự trước nhan thánh Chúa. Cha kể, “một đêm nọ, quá mêt mỏi, lòng đầy ưu tư, khắc khoải khi nhìn đến tương lai, tôi đến trước nhà tạm, tôi nằm phủ phục trước Mình Thánh Chúa và tôi hỏi Chúa rằng không lẽ nhiệt tình phục vụ và ước mong được làm việc cho Chúa tàn tạ, chấm hết ở đây, con phó thác mọi sự trong tay Chúa”.

Chúa có trả lời cho Ngài không? Thưa có! Điều đã xảy ra, là có một sự an ủi, có cảm giác bằng an, thanh bình tuyệt vời dâng lên trong lòng Cha Đạt, theo như lời kể lại của Ngài. Rồi Chúa làm cho Cha thức tỉnh, nhận ra rằng Ngài vẫn còn đồng hành và sẽ tiếp tục đồng hành với mình trong sứ vụ; Còn hơn thế nữa, Cha Đạt cảm nhận rằng Chúa sẽ dùng Cha làm sáng tỏ Lòng Thương Xót vô bờ bến của Chúa, Ngài sẽ đáp lại lòng ước ao của Cha, muốn được truyền bá việc tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa ở Hoa Kỳ …

Ngay ngày hôm sau, Cha Đạt hăng hái bắt tay vào việc, Cha đi tìm, mượn chỗ dâng lễ trong một nhà kho, Cha đi mời từng bạn bè, người thân quen gần thị trấn nhỏ Rosenberg và FulShear đến dự lễ, nhóm nhỏ vỏn vẹn chưa được dăm ba chục người tham dự, Cha không nản lòng vì biết có Chúa đồng hành, rồi sẽ có một ngày đẹp tươi, Chúa sẽ làm cho mọi sự đâu vào đấy.

                                                                                     

Hàng tuần mỗi thứ bẩy cha đi khiêng từng chiếc ghế sắp xếp và chuẩn bị cho thánh lễ. Mệt mỏi, khó khăn không làm Ngài suy giảm niềm tin nơi Lòng Thương Xót Chúa, rồi sẽ đến thời kỳ hưng thịnh của cộng đoàn mới. Quả đúng như vậy, một thời gian sau, thánh lễ Nhóm đã biến thành thánh lễ của giáo điểm, con số tín hữu tham dự Thánh Lễ đông dần, từ năm mươi người tham dự, con số tăng lên bẩy chục, một trăm, môt trăm năm chục, rồi lên đến vài trăm người. Cha Đạt phải dời địa điểm dâng lễ đến trường Joe Hubenak, coi như điểm gặp gỡ ban đầu của một Giáo Xứ mới.

 Ngôi trường tiểu học, Joe A. Hubenak, nơi cử hành thánh lễ đầu tiên của Giáo Xứ Faustina vào ngày thứ bẩy 16  tháng 8, 2014

 Sau mươi tháng, nhu cầu tạo mãi trở nên cấp bách vì giáo dân mới đến dự lễ đông quá, tuy nhiên, đến thời điểm này thì việc xây dựng Giáo xứ đã khá dễ dàng, việc tạo mãi đất, xây dựng công trình, diễn ra êm ả giống như trong một giấc mơ vì cha có một tập đoàn giáo dân vừa nhiệt thành vừa hăng say dâng cúng, ngay trong năm đầu số tiền đóng góp lên đến một triệu năm trăm ngàn đô la. Cha để cho hội đồng mục vụ và tài chánh mới thành lập được có nhiều sáng kiến và toàn quyền tư vấn cho Cha trong việc mua đất, xây dựng, trang bị cho giáo xứ mới.

Một cộng đoàn Giáo Xứ mới được thành hình ngay trong năm 2015 với con số khởi đầu bao gồm trên 1300 nóc gia, con số thanh thiếu niên tham gia các lớp giáo lý bồi dưỡng đức tin trong năm đầu tiên là 715 em, số tham dự tiếp tục gia tăng trung bình mỗi năm 30%

https://www.youtube.com/watch?v=Z9rG95q-cQM

Ngày 8, tháng 11 năm 2015, khởi công xây dựng khu quần thể Hội Trường mới có  sức chứa  khoảng 1600 người, bao quanh là 27 phòng học giáo lý và phòng làm việc với ngân khoản chi phí trên tám triệu mỹ kim,  nơi sẽ được tạm sử dựng cho việc dâng Thánh lễ. Trước sự hiện diện của Đức Hồng Y Dinardo, Cha Đạt nói “Chúng con cảm thấy thật lý thú trên chặng hành trình và trông chờ đến ngày được chứng kiến sự kỳ diệu Chúa làm cho cộng đoàn”. Cha mời mọi người nhìn ra chung quanh vùng đất còn hoang sơ để ôm ấp kinh nghiệm về ơn phúc mà Chúa sẽ ban, “Con biết rằng sẽ đến ngày mà tại địa điểm này, ở ngay chính nơi đây sẽ có nhiều linh hồn tìm được chỗ trú ẩn trong đại dương của Lòng Thương Xót Chúa Ki tô, nơi đây, có nhiều trái tim tan vỡ sẽ được chữa lành. Nhiều người được ơn quay về bên Chúa. Cũng chính ở nơi đây, quy tụ nhiều lời cầu nguyện làm cho thành phố này được nâng lên, để khu vực này của thé giới được biến đổi. Vì Giáo xứ chúng con được mang tên thánh nữ Fostina, vị tông đồ của Lòng Thương Xót và nhiệm vụ của chúng con, làm ngọn hải đăng chiếu soi cho mọi người ở chung quanh chúng con tìm về Lòng Thương Xót”.

Chưng kiến sự lớn mạnh của giáo xứ Fostina đức Hồng Y Dinardo, bề trên Tổng Giáo Phận Houston-Galveston nhận xét, “Nếu con có Đức Tin Công Giáo, thì mọi sự khác rồi ra sẽ ăn nhập đâu vào đấy”.

 

  

                                                                                         
                                                                                      
 
 Từ bãi đất trống thành khu Hội Trường, Khu học Giáo Lý trong vòng chưa đầy hai năm  

Khi bạn vừa bước chân vào giáo xứ, ở tiền sảnh,  mắt bạn sẽ diện kiến ngay khẩu hiệu dùng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Giáo Xứ, “ Hội thánh Công Giáo Fostina là một cộng đoàn nơi mà Lòng Thương Xót sâu thẳm của Chúa được sống động, trải nghiệm và chia sẻ.”

Thực vậy, Cha chánh xứ Fostina và Cộng Đoàn không chỉ nói về Lòng Thương Xót Chúa, nhưng họ đã suy tôn Lòng Thương Xót, làm cho lời hứa của Chúa với thánh nữ Fostina “Ta đổ tràn trên họ những dòng thác ân sủng.”  thành hiện thực. Suy tôn Lòng Thương Xót Chúa không chỉ bằng kinh nguyện nhưng quan trọng hơn, đẹp lòng Chúa hơn đó là suy tôn Lòng Thương Xót bằng việc bác ái và sống theo Tin Mừng. Ngoài việc lần chuỗi Lòng Thương Xót trước giờ thánh lễ Chúa Nhật, chầu Mình Thánh Chúa mỗi thứ năm trong tuần, thánh lễ xức dầu cho bệnh nhân mỗi thư Sáu đầu tháng, Cộng Đoàn Fostina còn suy tôn bằng cách sống Lòng Thương Xót Chúa, họ có chương trình hằng ngày hay hằng tuần đi thăm viếng người bệnh, người nghèo, ở nhà riêng, ở bệnh viện, họ đi thăm tặng chăn đã được làm phép cho bệnh nhân, tặng áo đức bà cho người đang hoạn nạn đau khổ, chương trình thực phẩm cho người nghèo, chương trình sửa chữa nhà ở cho các cụ cao niên, góa phụ, mẹ con đơn côi…

Vào dịp hè năm 2017,2018 ngoài việc cho các em thanh thiếu niên học hỏi trong các lớp Kinh Thánh hè, cắm trại, tĩnh tâm, Cha xứ còn tổ chưc cho nhóm 100 em thanh niên đi các nơi xa xôi, xây nhà cho người nghèo trong thời gian hai tuần lễ theo chuong trình Habitat.

            

                     Các Em Thanh Niên cùng Phụ Huynh họp chuẩn bị lên đương xây nhà cho người không nhà theo chương trình Habitat

Mỗi năm vào tháng giêng, có nhóm các em Thanh nữ bước lên chuyến xe buýt do Giáo Xứ thuê bao để đến tận thủ phủ Texas ở thành phố Austin tham gia phong trào tuần hành phò sự sống, chống phá thai. Họ muốn bênh vực cho trên sáu mươi triệu thai nhi đã bị giết hại oan uổng một cách công khai qua các vụ phá thai hợp pháp ở Hoa Kỳ.

    
   
  

   Về phần người lớn, Giáo xứ có chương trình huấn luyện hàng tuần nhằm giúp người đang thất nghiệp tìm hướng chuyển đổi nghề nghiệp, giúp kỹ năng kiếm việc mới, giúp liên lạc vói người đang tuyển dụng…

Sau cơn bão Harvey ở Houston, cả nhà thờ chia làm nhiều toán đến các gia đình lương giáo có nhu cầu cần dọn dẹp, họ tháo gỡ tường giấy bị thấm nước, ẩm mốc, người thì hì hục gỡ nền gạch bông bị dộp, kẻ lo xịt nước tẩy rửa, khiêng vác đồ hư vất ra bãi rác.  Cha con, mỗi người mang một thùng với các dụng cụ chùi rửa, hơn một tháng trời cần mẫn làm việc để lại trong lòng nạn nhân bão Harvey một hình ảnh đẹp, về tình yêu của con Chúa.

     

  
    

Tinh thần đi trước vật chất tính sau, Cộng Đoàn lo phục vụ dấn thân trước rồi xây nhà thờ sau.

Ưu tiên số một của Giáo Xứ là hình thành và bồi dưỡng đức tin cho mọi người nhất là các em thanh thiếu niên. Đền thờ tâm hồn quan trong hơn hẳn đền thờ bằng gach đá bên ngoài, nên phần lớn nhất của ngân quỹ được dành cho mục vụ bồi dưỡng đưc tin ngay cả vào thời điểm Giáo Xứ chưa có Thánh đường, chưa có nhà xứ.

Giáo xứ tặng hoặc bán giá tượng trưng các quyển sách hay, thuộc loại sách đức tin Công Giáo, sống đạo thực hành, nhất là các tựa sách có doanh số bán chạy nhất trên danh mục của NewYork Time, USA Today, giới thiệu cho mọi người nhất là thanh niên tìm hiểu, tiêu biểu là cuốn “Tái khám phá Chúa Gie Su”, “Tái khám phá đạo Công Giáo”, “Lời lừa dối lớn nhất trong đời tín hữu”, ngoài ra còn có sách tu đức của nhà xuất bản Ignatio, thuộc Dòng Tên.

Đến hôm nay, tháng một năm 2019, con số  giáo dân ghi danh gia nhập tăng lên trên 11.000 người, bao  gồm trên ba ngàn gia đình, Chúa cho giáo xứ phát triển 250% trong giai đoạn những năm 2015-2018.

Tôi thích ngắm nhìn sự sốt sắng, cung kính của các bạn Thanh niên, Thanh nữ giáo xứ Fostina lên rước Chúa Thánh Thể mỗi sáng Chúa Nhật, lòng yêu mến Chúa Thánh Thể là bằng chưng cụ thể về ơn lành từ Lòng Thương Xót Chúa, vì thời buổi này, làm sao tìm được nhiều bạn trẻ da trắng đến vói Chúa Thánh Thể cách sốt sắng, thân mật và cung kính như vậy. Tôi cũng cảm thấy sự thánh thiện thực sư có tính hay lây, khi mục kích sự đơn sơ và nhiệt thành của giáo dân Fostina. Chỉ tính riêng một đợt tĩnh tâm ba ngày đi xa nhà dành cho gia trưởng, có đến gần một trăm người trẻ, trung niên tham gia, chưa kể đến các đợt tĩnh tâm nhiều ngày cho Các Bà Mẹ, tĩnh tâm thăng tiến gia đình, tĩnh tâm Coursilo, tĩnh tâm cho giới trẻ, … được tổ chức thường xuyên mỗi năm.

Tôi có những lúc sốt mến, khi được tham dự thánh lễ Chúa Nhật và nghe ca đoàn hát các bài nhac trẻ rất trữ tình, quá yêu kính Chúa của Hill Song, hồn tôi ngây ngất, có niềm vui nhẹ nhàng ở trong tâm, tôi cảm biết như đang có sự hiện diện của Chúa trong lời ca ngợi. Chính Cha Xứ có lần thốt lên: “Vinh quang của Chúa đang tỏ lộ mạnh mẽ trong từng nơi chốn của ngôi đền thờ này”.

Thu hút các gia đình trẻ, các em thanh niên, thanh nữ là các bài giảng bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha lưu loát như giọng chuẩn Mỹ, Mễ chính gốc của Cha Đạt, thí dụ như bài cha chia xẻ về hoàn cảnh chật vật của một cậu bé thuyền nhân tên Đạt bị hải tặc cướp hết lương thực, trôi giạt vào đảo nhỏ ở Thái Lan, đói khủng khiếp, cậu bé đi xin ăn về nuôi gia đình, cậu lấm lét ăn cơm thí dưới nền đất, từ nhà của một bà già có lòng từ tâm đổ xuống gáo dừa hay chậu nhựa để ở sân dành cho em. (Chính Quyền địa phương ngăn cấm tiếp tế cho thuyền nhân vì sợ làn sóng tị nạn) bị con chó của chủ nhà giành giật phần ăn, rồi đến những ngày tháng ở Hoa Kỳ, năm 1990, em bé chật vật học tiếng Anh cách khổ sở từng chữ một, cho đến khi nói lưu loát và thông thạo Anh Ngữ giống như người bản xứ, sau đó là những ngày tháng thanh bần , nghèo nhưng đầy ắp lý tưởng của đời tu, đến tình yêu nổng nàn theo ơn gọi và cảm thấy không có chọn lựa nào tốt hơn dành riêng cho trường hợp của mình. Cha làm cho cử tọa tự nhận thấy rằng “Ai bảo đi tu là khổ, đi tu sướng lắm chứ!!!” Các bài giảng hùng hồn, da diết của Cha đều bắt đầu bằng các câu chuyện minh họa có thực, các truyện danh ngôn rồi dẫn đến thực hành Lời Chúa trong hiện thực của đời sống.

Nghèo khó trong vòng người giàu có, Chân thành đơn sơ trong đám đông giáo dân trẻ trung, hiểu biết và năng động như thế, nhưng Cha Xứ không bị công đoàn bao gồm người Mỹ trắng, Mỹ đen, người Mễ, người Phi và dân Á Đông coi thường, trái lại họ càng yêu mến Cha như một người thân yêu trong đại gia đình Faustina. Giống như Cha Thánh Gioan Viany, tình yêu Chúa của Cha Đạt cũng lây truyền sang cho Giáo Dân, nhất là các bạn trẻ.

Đặc điểm nổi bật của “Cha Xứ Arc” trong thời đại mới là chăm sóc mục vụ cho giáo dân, mục tiêu này  được ưu tiên nhất, cao hơn  hết mọi ưu tiên khác, Cha làm phiếu thăm dò các nhu cầu, ước vọng của từng giáo dân trong vòng ba tháng trường, rồi cùng với các ban nghành lên kế hoạch mục vụ cho nhiều năm liên tiếp… Cha cũng để cho hội đồng mục vụ, tài chánh được rộng rãi quyền hạn để hoạt động theo kiến thức chuyên môn của họ. Chúa gia ân cho các hoạt động của Giáo Xứ nảy sinh hoa trái đạo đức tốt lành, xum xuê.

                                     Chén thánh trên đây,  được mỗi gia đình thay nhau rước về nhà hàng tuần để cầu nguyện cho ơn gọi và nhắc nhở các bạn trẻ về giá trị của ơn gọi

Chúa ban thêm ơn về vật chất cho cộng đoàn Fostina, sau hơn hai năm hoàn thành hội trường, Cộng Đoàn đã trả được phần lớn nợ nần và đang sẵn sàng cho giai đoạn hai, xây dựng Thánh Đường và nhà xứ. Hàng tuần tiền dâng cúng được khoảng trên dưới năm mươi ngàn mỹ kim (tương đương khoảng 1,2 tỷ đồng VN), đó là chưa tính đến các ngày lễ trọng, của lễ dâng hiến gia tăng nhiều hơn.

Xin Chúa ban cho chúng con nhiều linh mục Gioan Vianey mới, nhiều họ đạo Arc mới để khuôn mặt Giáo Hội hoàn toàn đổi mới, đẹp như hoa xuân trong mùa xuân phục hưng của Giáo Hội.

     … Quả thật, Ta bảo các ngươi: nếu các ngươi có lòng tin bằng hạt cải, thì các ngươi có bảo núi này: Hãy bỏ đây qua đó! Nó cũng sẽ chuyển qua, và các ngươi sẽ không bất lực trước một điều gì. (Mattheu 17:20)

Phan Sinh Trần

Cầu nguyện:

Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
ai trong chúng con cũng thích tự do,
nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ.Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra.
Xin giúp chúng con được tự do thực sự :
tự do trước những đòi hỏi của thân xác,
tự do trước đam mê của trái tim, tự do trước những thành kiến của trí tuệ.Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích kỷ, để dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa, để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh em.Lạy Chúa Giêsu,
xin cho chúng con được tự do như Chúa.
Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi,khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi và chữa bệnh ngày Sabát.
Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm đe,khi Chúa không ngần ngại nói sự thật.Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết,
vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng.
Xin cho chúng con đôi cánh của tình yêu hiến dâng, để chúng con được tự do bay cao.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J

“Người gieo hạt đi gieo hạt giống”.

“Người gieo hạt đi gieo hạt giống”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

 PHÚC ÂM: Mc 4, 1-20

Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu giảng dạy ở bờ biển và có đám đông dân chúng tụ lại gần Người, nên Người xuống ngồi trong một chiếc thuyền trên mặt biển, tất cả đám đông thì ở trên đất theo dọc bờ biển. Người dùng dụ ngôn mà dạy họ nhiều điều, và khi giảng, Người nói với họ rằng: “Các ngươi hãy nghe! Này người gieo hạt đi gieo hạt giống. Khi gieo, một phần hạt rơi xuống vệ đường và chim trời đến ăn hết. Phần khác rơi trên đất sỏi, nơi không có nhiều đất. Hạt giống đã mọc lên ngay, vì lớp đất không sâu. Nhưng khi mặt trời mọc lên, hạt giống bị nắng đốt và vì không rễ, nên bị chết khô. Một phần khác rơi vào bụi gai, và gai mọc lên làm hạt giống chết và không sinh hoa trái được. Phần hạt khác rơi vào đất tốt, mọc lên, nẩy nở và sinh quả, hạt thì sinh được ba mươi, hạt được sáu mươi, hạt được một trăm”. Và Người phán rằng: “Ai có tai để nghe thì hãy nghe”.

Khi Người còn lại một mình, thì mười hai ông là những kẻ luôn ở với Người, hỏi Người về ý nghĩa dụ ngôn, Người liền bảo các ông: “Các con được ơn biết mầu nhiệm về nước Thiên Chúa, còn những kẻ khác ở ngoài thì mọi sự được giảng dạy bằng dụ ngôn, vì chúng nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu, kẻo chúng trở lại mà được tha tội”.

Người nói với các ông: “Các con không hiểu dụ ngôn đó sao? Vậy thì hiểu sao được tất cả những dụ ngôn khác? Người gieo hạt là gieo lời Chúa. Vệ đường mà lời Chúa được gieo vào, là những kẻ vừa nghe xong, thì Satan đến và cất lấy lời Chúa gieo trong tâm hồn họ. Và cũng thế, những hạt giống rơi trên đất sỏi là những kẻ khi nghe lời Chúa thì đón nhận vui vẻ, nhưng chúng không đâm rễ bên trong và là những người hay thay đổi: sau đó gặp phải cơ cực hay bắt bớ vì lời Chúa, thì họ sa ngã liền. Lại có những hạt giống rơi trong bụi gai. Đây là những kẻ nghe lời Chúa, nhưng những lo lắng trần tục, sự quyến rũ của giàu sang và những đam mê khác xâm chiếm họ, bóp nghẹt lời Chúa, khiến không thể sinh hoa trái được. Còn những hạt giống gieo trong đất tốt: đó là những người nghe lời Chúa, biết giữ lấy và làm sinh lợi, hạt ba mươi, hạt sáu mươi, và hạt một trăm”.

SỰ GIÀU CÓ CỦA THIÊN CHÚA LÀ LỜI MỜI GỌI CHO LÒNG QUẢNG ĐẠI 

SỰ GIÀU CÓ CỦA THIÊN CHÚA LÀ LỜI MỜI GỌI CHO LÒNG QUẢNG ĐẠI 

Rev. Ron Rolheiser, OMI

Mặt trời hào phóng một cách lạ thường, không giây phút nào là nó không chiếu sáng nhất.

Các nhà khoa học cho biết, bên trong mặt trời, cứ mỗi giây có một tỉ lệ tương đương với bốn triệu con voi được chuyển hóa thành ánh sáng, một thứ quà tặng chỉ biết cho đi, không bao giờ biết nhận lại.  Mặt trời vẫn tiếp tục đốt cháy nó.  Nếu sự hào phóng này ngừng lại, đương nhiên tất cả năng lượng sẽ mất nguồn cung cấp, mọi sự sẽ chết và bất động.  Chúng ta, và mọi vật trên hành tinh này, sống được là nhờ sự hào phóng của mặt trời.

Trong sự hào phóng này, mặt trời phản ánh sự giàu có của Thiên Chúa, một sự hào phóng mời gọi chúng ta cũng trở nên hào phóng theo, mở rộng quả tim, dấn thân nhiều hơn để tận hiến bản thân mình trong công việc hy sinh, để làm chứng nhân cho sự giàu có của Thiên Chúa.

Nhưng điều này không dễ.  Một cách bản năng, chúng ta có khuynh hướng tự nhiên là tích trữ và để dành để cho cuộc sống được an toàn.  Bản chất chúng ta là sợ và sống chùm với nhau.  Vì vậy, dù nghèo hay không, chúng ta đều có cảm nhận thiếu thốn, luôn luôn sợ mình không có đủ, và vì không có đủ, chúng ta phải cẩn thận khi cho, chúng ta không thể quá hào phóng được.

Nhưng Thiên Chúa làm ngược lại với điều tự nhiên trên.  Thiên Chúa rộng rãi, giàu có, quảng đại, và hào phóng vượt ra ngoài những lo sợ và tưởng tượng nhỏ nhoi của chúng ta.  Vũ trụ của Thiên Chúa quá phong phú và phi thường.  Kích thước của vũ trụ, chỉ tính riêng về những gì con người đã khám phá, cũng đã là không tưởng tượng nổi.  Quá dồi dào và hào phóng là đặc nét của Thiên Chúa.

Chúng ta thấy điều này qua dụ ngôn Người gieo giống trong Kinh Thánh: Người gieo giống, đại diện cho Thiên Chúa, người mà Đức Giê-su mô tả, không phải là người  tính toán, gieo cẩn thận và chỉ gieo ở những mảnh đất màu mỡ.  Người gieo giống này gieo không phân biệt nơi gieo: bên vệ đường, trong bụi gai, trên đá, nơi mảnh đất cằn cỗi, cũng như nơi tốt tươi.  Hình như ông quá dư hạt giống nên có thể nói cách gieo giống của ông xuất phát từ tính hào phóng của sự dồi dào hơn là tính thận trọng của sự thiếu thốn.  Chúng ta cũng thấy sự giàu có này trong dụ ngôn người làm công vườn nho, gia chủ, đại diện cho Thiên Chúa, trả công đồng đều cho tất cả người làm công, không phân biệt ai trước ai sau.  Thiên Chúa, như chúng ta biết, giàu có vô hạn và không bao giờ tính toán chi ly trong việc ban phát.

Thiên Chúa cũng rộng rãi và quảng đại khi tha thứ, như chúng ta thấy trong các phúc âm.  Trong dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu, người cha tha cho người con hoang đàng, ông cho vượt lên sự giàu có của ông, nhiều khi sự giàu có này làm cho nhân phẩm bị mất vì quá tính toán cho mình.  Chúng ta cũng thấy sự rộng rãi này nơi Đức Giê-su khi Người tha thứ cho kẻ hành hình cũng như tất cả những ai bỏ Người trong cuộc thương khó.  Qua những gì chúng ta thấy, Thiên Chúa quá giàu tình yêu, quá giàu lòng thương xót nên Ngài mới phung phí, quá quảng đại, không tính toán, không kỳ thị, dám nhận bất trắc, và có quả tim rộng lượng vượt quá trí tưởng tượng chúng ta.

Và đó là lời mời gọi: Để có được một khái niệm về sự giàu có của Thiên Chúa, một giàu có dám nhận bất trắc, chúng ta cần có một quả tim luôn rộng mở và một lòng quảng đại vượt lên trên bản năng sợ hãi, bản năng làm chúng ta nghĩ rằng, chỉ vì chúng ta không có đủ nên cần tính toán chi ly nhiều hơn. 

Trong tất cả các phúc âm, phúc âm thánh Lu-ca chứa đựng một trong những sứ điệp mạnh mẽ nhất về đức công bình (cứ sáu hàng là có một thách thức trực tiếp với đức công bình đối với người nghèo) nhưng tuy thế, trong phúc âm thánh Lu-ca, Đức Giê-su vẫn nhắc nhở về mối hiểm nguy của giàu có, Ngài không bao giờ lên án sự giàu có hay người giàu có.  Hơn thế Người phân biệt sự giàu có quảng đại và giàu có bủn xỉn.  Người giàu có quảng đại tốt lành vì họ tỏa ra và hiện thân cho sự giàu có và lòng quảng đại của Thiên Chúa trong khi người giàu có bủn xỉn không tốt bởi vì họ đưa ra một hình ảnh sai lầm về sự giàu có, quảng đại, và quả tim rộng lớn của Thiên Chúa.

Đức Giêsu bảo đảm với chúng ta rằng chúng ta đong đấu nào sẽ nhận lại đấu đó.  Điểm chính là nói lên rằng không khí chúng ta thở ra là không khí chúng ta hít vào.  Điều đó không chỉ đúng về mặt sinh thái học mà nó còn đúng cho mọi khía cạnh chung của cuộc sống.  Nếu chúng ta thở ra sự bủn xỉn, chúng ta sẽ hít vào sự bủn xỉn; nếu chúng ta thở ra tính nhỏ nhen, chúng ta sẽ hít vào tính nhỏ nhen; nếu chúng ta thở ra sự gắt gỏng cay chua, chúng ta cũng sẽ hít vào sự gắt gỏng cay chua đó; và nếu chúng ta thở ra sự thiếu thốn khiến chúng ta tính toán và dè dặt, thì sự toán tính và dè dặt đó sẽ là không khí chúng ta hít vào.  Nhưng, nếu nhận thức được sự giàu có của Thiên Chúa, chúng ta sẽ thở ra lòng quảng đại và bao dung, và khi đó chúng ta sẽ hít không khí quảng đại và bao dung vào.  Chúng ta hít vào những gì chúng ta thở ra.

Tôi chưa bao giờ gặp ai thật sự có lòng quảng đại mà họ lại không nói rằng, lúc nào họ cũng nhận được nhiều hơn cho.  Và tôi cũng chưa bao giờ gặp một ai thật sự có quả tim rộng rãi mà lại sống trong cảm nhận mình thiếu thốn.  Để có lòng quảng đại và quả tim rộng mở thì trước hết chúng ta phải tin vào sự giàu có và lòng quảng đại của Thiên Chúa.

Nhờ sự giàu có của Thiên Chúa mà chúng ta nhận được ánh sáng mặt trời, một vũ trụ lớn lao hào phóng vượt sức tưởng tượng của loài người.  Đó không phải chỉ là thử thách cho tinh thần và trí tưởng tượng, nhưng đặc biệt là thử thách cho quả tim, để nó trở nên giàu có và quảng đại hơn. 

Rev. Ron Rolheiser, OMI

NĂM CÁCH THỨC ĐƠN GIẢN ĐỂ ĐEM CẦU NGUYỆN VÀO TRONG NGÀY SỐNG

NĂM CÁCH THỨC ĐƠN GIẢN ĐỂ ĐEM CẦU NGUYỆN VÀO TRONG NGÀY SỐNG

Young boy’s bedtime prayer.

Bạn quá bận và không có giờ để cầu nguyện? Dưới đây là năm cách đơn giản giúp bạn có thể thực hiện giờ cầu nguyện ngắn trong ngày.

1/ Xét mình trước giờ ăn trưa, ăn tối hay trước khi đi ngủ. Bạn dừng lại đôi chút để tạ ơn Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban trong buổi sáng, trong ngày hôm nay, và duyệt xét lại xem Thiên Chúa đã hiện diện với bạn ở đâu, vào thời khắc nào trong ngày. Thái độ biết ơn là thái độ cốt lõi của cầu nguyện.

2/ Thong dong. Bạn đang có một cuộc hẹn? Thay vì vội vã, bạn hãy thong thả hơn và chú ý vào những ơn thường hằng: cây cối, bầu trời, con người và tất cả những gì đang diễn ra xung quanh bạn. Đối với những nơi gần, bạn có thể đi bộ thay vì đi xe. Thiên Chúa đang gặp gỡ bạn ở đâu trên con đường ấy? Nơi công việc, nơi sự thay đổi của từng người mà bạn quan sát giống như bạn nhận ra sự thay đổi của các mùa và sự thay đổi của những tia sáng xuyên qua những cành lá.

3/ Thức dậy sớm hơn mười phút. Ngồi lại với Chúa trong thinh lặng trước khi ngày mới bắt đầu. Sự thinh lặng giúp chúng ta nghe tiếng Chúa rõ ràng hơn; đồng thời, sự thinh lặng tự nó cũng “nói” với cõi lòng chúng ta bằng sự giao tiếp vượt trên ngôn từ.

4/ Tập trung vào hơi thở. Mặc dù có những kỹ thuật tuyệt vời giúp tập trung cầu nguyện, nhưng bạn hãy thử áp dụng cách thức đơn giản này: khi hít vào, hãy tưởng tượng bạn đang hít tình yêu và sự săn sóc của Thiên Chúa; khi thở ra, bạn đang trao dâng tình yêu lại cho Ngài. Bạn hãy thử làm như vậy trong khoảng năm phút hoặc lâu hơn.

5/ Lắng nghe. Thiên Chúa hiện diện ở trong các mối tương quan của chúng ta với những người khác. Vì vậy, thông thường chúng ta cần phải chú ý những gì chúng ta muốn nói, nhưng một cách đơn giản hơn, việc chăm chú lắng nghe những gì người khác nói cũng có thể giúp chúng ta nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện diện ở đâu trong tư tưởng, hy vọng hay lòng khao khát của những người chúng ta đang trò chuyện?

Ta cần một khoảng thời gian dài thinh lặng cầu nguyện trước khi bắt đầu ngày mới. Không có khoảng thời gian như vậy, thật khó để ta là chính mình. Tuy vậy, điều này không phải lúc nào cũng khả thi, ví dụ khi bạn đang chăm con nhỏ. Nhưng ngay cả khi có nhiều thời gian hơn, những cách cầu nguyện nhỏ này sẽ giúp bạn đụng chạm đến một Thiên Chúa sống động như bạn đã gặp gỡ Ngài trong ngày sống. Dù chúng ta có ít hay nhiều thời gian, Thiên Chúa vẫn luôn mời gọi chúng ta đi vào trong tương quan thân tình với Ngài trong từng giây phút của ngày sống.

Chuyển ngữ: Pr. Nguyễn Văn Đương, (S.J dongten.net)