“Bệnh tật” được hiểu như thế nào trong Cựu ước?

Leprosy Stock Photos, Pictures & Royalty-Free Images - iStock

Ước mong bạn cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi biến cố trong ngày hôm nay nhé!

Cha Vương 

 Thứ 3: 03/10/2023

GIÁO LÝ: “Bệnh tật” được hiểu như thế nào trong Cựu ước?Trong Cựu ước, bệnh tật thường được coi như thử thách lớn lao khiến người ta phải nổi loạn, nhưng trong bệnh tật người ta có thể nhận ra bàn tay của Chúa. Các ngôn sứ cũng coi bệnh tật không nhất thiết là lời nguyền rủa, cũng không luôn là kết quả do tội cá nhân. Tuy nhiên người chịu đau khổ của mình cách kiên nhẫn cũng có thể giúp người khác kiên nhẫn như vậy. (YouCat, số 240)

SUY NIỆM: Với những thành tựu của khoa học hiện đại, bệnh tật vẫn chưa và sẽ không bao giờ được giải quyết hay khuất phục một cách hoàn toàn. Nó là một phần của thân phận con người. Sinh bệnh lão tử vẫn là quy luật tất yếu của con người. Khoa học dù có phát triển đến mức nào đi chăng nữa, cũng không thể xóa bỏ được quy luật này.

Trước khi Đức Kitô đến, bệnh tật được coi là sự liên hệ chặt chẽ với tội lỗi. Nói cách khác, con người đã tin chắc rằng bệnh tật là hậu quả của một số tội riêng mà một người đã phạm nên nó phải bị Thiên Chúa phạt bằng chính hậu quả bệnh tật.

Nhưng khi Chúa Giêsu đến và dựa vào những phép lạ của Người làm, ý nghĩa đau khổ đã thay đổi rất nhiều: “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8:17). Trên thập giá, Người đã mang lại ý nghĩa cho đau khổ của con người, bao gồm cả bệnh tật: Bệnh tật không còn là một hình phạt nữa, nhưng là sự cứu chuộc. Bệnh tật liên kết bạn nên một với Người; bệnh tật thánh hóa, thanh luyện tâm hồn, chuẩn bị cho bạn đón nhận một ngày mà Thiên Chúa sẽ lau khô mọi nước mắt và lúc đó sẽ không còn bệnh tật, khóc than và đau khổ nữa. Trong cặp mắt của Thiên Chúa, một giờ chịu đau khổ, được đón nhận và chịu đựng với sự kiên nhẫn và lòng yêu mến Chúa, có thể xứng đáng hơn nhiều những hoạt động khác. Vậy bạn hãy đón nhận những đau khổ do bệnh tật gây ra như là một cơ hội để yêu mến Chúa và hy sinh cầu nguyện cho các linh hồn. “Tất cả vì tình yêu Chúa!”—Tôi tớ Chúa Bertilla Antoniazzi

Mẹ Teresa nói: “Nỗi đau đớn và đau khổ đã đến với cuộc đời bạn, nhưng hãy nhớ rằng nỗi đau, nỗi buồn, sự đau khổ chỉ là nụ hôn của Chúa Giêsu – một dấu hiệu cho thấy bạn đã đến gần Ngài đến nỗi Ngài có thể hôn bạn”.

LẮNG NGHE: Cần phải được ứng nghiệm lời tiên tri Isaia: Người đã mang lấy các tật nguyền của ta và gánh lấy các bệnh hoạn của ta. (Mt 8:17)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, đau khổ về tinh thần và thể xác đang dằn vặt tâm hồn con, xin Chúa khơi dậy trong con niềm khao khát Chúa để con có đủ sức mạnh làm chứng cho Tình Yêu Thiên Chúa được thể hiện trong đau khổ.

 THỰC HÀNH: Hãy nhìn lên Thập Tự Giá coi Chúa đang muốn nói với bạn điều gì trong giây phút này nhé.

From: Do Dzung

https://www.youtube.com/watch?v=Loi_WcwT_uc

KHỔ ĐAU PHẬN NGƯỜI-Angelo Band | sáng tác : Sr Hiền Hòa 

Lễ Thiên Thần Bản Mệnh

Lễ Thiên Thần Bản Mệnh

Cha Vương

Thứ 2: 02/10/2023

Chúc bình an! Mừng Lễ Thiên Thần Bản Mệnh nhé.

Này Ta sai thiên sứ đi trước ngươi, để giữ gìn ngươi khi đi đường, và đưa ngươi vào nơi Ta đã dọn sẵn. (Xuất Hành 23:20)

Giáo Hội Công Giáo dành ngày 02/10 hằng năm để mừng kính các Thiên thần Bản mệnh. Vào năm 1670, Đức Giáo Hoàng Clêmentê X đã thiết lập lễ này cho toàn thể Giáo Hội để tôn kính các đấng vô hình luôn ngày ngày bảo vệ chúng ta. Trong khi đa số chúng ta chỉ chú ý đến các Thiên thần Bản mệnh cá nhân, truyền thống Giáo Hội (được các nhà thần học như Thánh Tôma Aquinô giảng dạy) cho biết rằng các quốc gia, các thành phố, các giáo phận, các giáo xứ đều có Thiên thần Bản mệnh riêng, có những người, những nơi còn có nhiều vị Bản mệnh. Các ngài là những thụ tạo đẹp đẽ của Thiên Chúa, được ẩn giấu trong một mầu nhiệm kỳ vĩ. Báo chí nhiều khi tường thuật chuyện có một người huyền bí xuất hiện để giúp đỡ trong các vụ tai nạn rồi sau đó không bao giờ xuất hiện lại nữa. Chúng ta mắc nợ Thiên thần Bản mệnh của chúng ta rất nhiều, người hằng bảo vệ, chỉ dẫn chúng ta mà chúng ta không biết. Các ngài can thiệp vào đời sống chúng ta cách âm thầm, hoàn thành tác vụ của mình cách khiêm tốn nhất có thể. [Sau đây là] 5 sự thật về Thiên thần Bản mệnh:

  1. Mỗi một người trên thế giới đều có một Thiên thần Bản mệnh (dù là Kitô hữu hay không)
  2. Thiên thần Bản mệnh được ban ngay từ đầu đời
  3. Thiên thần Bản mệnh có tên, và chỉ mình Thiên Chúa biết tên của các vị
  4. Chúng ta sẽ không trở thành Thiên thần sau khi chết
  5. Thiên thần Bản mệnh luôn ở đây để giúp đỡ chúng ta

Mike Aquilina, một nhà giáo sử nổi tiếng, viết về những kinh nghiệm của bạn ông liên quan đến thiên thần giúp đỡ như sau: “Một người bạn của tôi, một nhà triết học nổi tiếng từng học ở Harvard, là người vô thần từ trẻ. Một hôm, khi anh ta đang bơi ngoài biển thì bị sóng cuốn ra khơi. Anh ta biết mình đang chìm xuống, không hy vọng được ai cứu nữa. Đột nhiên, một cánh tay mạnh mẽ nắm lấy anh và kéo vào bờ. Người nắm lấy anh là một chàng trai vạm vỡ. Anh bạn vừa chết hụt định cám ơn người thanh niên kia thì anh thanh niên cười và biến mất. Từ lúc đó, anh bạn của tôi bắt đầu con đường quay trở về đức tin.”

Giáo lý gọi các Thiên thần Hộ thủ là các mục tử luôn muốn bảo vệ và dẫn dắt con người vào sự sống đời đời. Công tác duy nhất của các vị là giúp chúng ta vào Thiên đàng, nên chúng ta hãy cầu nguyện cùng các vị mỗi ngày, xin các vị giúp đỡ chúng ta trong mọi vấn đề của cuộc sống. (Nguồn: Công Giáo Infor-Gioakim Nguyễn dịch)

Mời Bạn đọc Kinh Thiên thần Bản Mệnh mỗi ngày với hết lòng tin tưởng để xin Thiên thần Bản Mệnh luôn luôn gìn giữ Bạn: “Lạy Thiên thần Chúa là Thiên thần Bản mệnh yêu dấu của con. Nơi ngài Chúa ban tình yêu của Người cho con. Mỗi ngày, xin ngài hãy ở cạnh bên con để soi sáng và canh giữ, để điều khiển và hướng dẫn con. Amen.”

Dành thời gian để trò chuyện với Thiên Thần Bản Mệnh của bạn hôm nay nhé.

From: Do Dzung

Hiệu quả tích cực của bí tích Giải tội là gì?

Nguyện xin sự bình an của Chúa ngự trị trong lòng bạn hôm nay và mãi mãi.

Cha Vương

Thứ 5: 28/09/2023

GIÁO LÝ: Hiệu quả tích cực của bí tích Giải tội là gì? Bí tích Giải tội cho tội nhân làm hòa với Thiên Chúa và Hội thánh, được trở lại làm con Chúa và lại được Chúa yêu thương. (YouCat, số 239) 

SUY NIỆM: Giây phút sau khi ban phép tha tội giống như nước từ hoa sen tưới xuống sau khi thể thao, như luồng gió mát sau cơn bão mùa hè, như được thức dậy dưới tia sáng mặt trời, như người lặn không bị trọng lực hút… Hòa giải với Chúa là lại được làm con Chúa, được yêu mến, được đón nhận vào tình yêu Người, được hòa thuận lại với Người. (YouCat, số 239 t.t.)

❦ Cứ yêu mến Chúa Giêsu, đừng sợ, dù bạn có phạm mọi tội trên đời. Chúa Giêsu sẽ lặp lại lời này cho bạn: “Tội con nhiều, nhưng đã được tha, vì con yêu mến nhiều”. (Thánh Padre Piô, 1887-1968)

 LẮNG NGHE: Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần. (Dt 4:16)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa đứng trước lòng xót thương, cảm thông, tha thứ của Chúa, xin giúp con biết đáp trả lại tấm lòng bao la yêu thương của Chúa để khỏi sống trong hận thù, sống trong hờn căm.

THỰC HÀNH: Trở về với Chúa và cố gắng hết sức xin ơn Chúa làm hoà với nhau.

From: Do Dzung

Xin Lỗi Chúa – Hiền Thục  

Thánh Vinh-sơn Phaolô

Hôm nay 27/09 Giáo Hội mừng kính Thánh Vinh-sơn Phaolô, (St. Vincent de Paul), nguyện xin thánh nhân chuyển cầu cho Bạn và gia đình nhé.

 

Cha Vương

Thứ 4:27/09/23

The Catholic Reader: Saint Vincent de Paul Quotes

Thánh nhân sinh năm 1581 tại Gát-côn, nước Pháp. Người làm linh mục rồi đi Pa-ri phục vụ một giáo xứ. Người sáng lập tu hội Thừa Sai để giúp đào tạo các giáo sĩ và nâng đỡ những người nghèo. Được thánh nữ Lu-y Ma-ri-lắc cộng tác, người đã lập tu hội Nữ Tử Bác Ái. Người là gương mẫu hoàn hảo về việc sống đức bác ái như Chúa Ki-tô dạy, luôn sẵn sàng cứu giúp những người cùng khốn. Người nhận ra khuôn mặt của Chúa Ki-tô nơi bất cứ ai đang gặp đau khổ. Người qua đời tại Pa-ri năm 1660.

Saint Vincent Archabbey Vocation Blog: Saint Vincent de Paul, Our Patron

Khi gần chết, ngài đã thốt lên: “Lạy Chúa, con đã làm những việc theo lệnh Chúa, nay xin Chúa ban cho con những gì Chúa đã hứa.” Ngài đã an nghỉ trong Chúa vào ngày 27 tháng 9 năm 1660, lúc 80 tuổi.

Đức Giáo Hoàng Lêô 13 tôn thánh Vincent làm bổn mạng các hội Từ thiện Công Giáo. Ngày nay trên thế giới , hội Bác ái Vinh sơn đã lan tràn rất nhiều nơi.

Sau đây là những câu nói để đời của Thánh Nhân, Bạn hãy bỏ ra mấy phút để đọc và lắng nghe coi thánh nhân đang muốn nhắn nhủ Bạn điều gì mà đến gần với Chúa hơn.

Câu nào đánh động bạn nhất? Đối với mình thì câu (3) và (4)


 

(1) Anh em hãy nhớ rằng cuộc sống Kitô hữu là một cuộc sống hoạt động; chứ không phải chỉ là lời nói và mộng mơ.

(2) Vũ khí mạnh nhất để chống lại ma quỷ là đức khiêm nhường. Bởi vì, như ma quỷ không có bất cứ một ý niệm nào về sự “khiêm nhường” thì ma quỷ cũng không biết làm thế nào để rũ bỏ sự “khiêm nhường”.

(3) Chúng ta nên đơn giản trong tình cảm, ý tưởng, hành vi và ngôn từ, chúng ta nên làm những gì chúng ta thấy không có sự giả tạo hoặc lừa lọc trong đó.

(4) Tôi ước muốn từng giây phút quá khứ, hiện tại và tương lai đều được tôi cũng như mọi người sử dụng một cách tốt nhất.

(4) Trên thiên đàng chúng ta sẽ nghỉ ngơi.

(5) Một người càng tấn tới trong việc yêu mến Thiên Chúa thì nhất định càng yêu thích đau khổ, chịu bị khinh thường, đó chính là dấu hiệu của lửa tình ái, những thứ khác đều là mây khói.

 

Đỗ Dzũng sưu tầm

Linh mục, sau khi giải tội có được nói ra điều mình biết trong tòa Giải tội không?

Chúc bạn và gia quyến tràn đầy ơn phúc lành của Chúa.

Cha Vương

Thứ 2: 25/09/2023

GIÁO LÝ: Linh mục, sau khi giải tội có được nói ra điều mình biết trong tòa Giải tội không? Không bao giờ, dù bất cứ trường hợp nào, linh mục phải tuyệt đối giữ sự bí mật của tòa Giải tội. Bất cứ Linh mục nào nói ra cho người khác điều gì mình đã nghe biết trong tòa Giải tội sẽ tức khắc bị vạ tuyệt thông. Dù cảnh sát, công an hỏi, linh mục cũng không được nói hoặc làm dấu hiệu gì. (YouCat, số 238)

 SUY NIỆM: Hầu như không có linh mục nào mà không coi trọng việc giữ bí mật tòa giải tội. Có những linh mục liều chết hoặc chấp nhận bị hành hạ để giữ lòng trung thành. Vì thế ta có thể nói cởi mở và không phải dè dặt với một linh mục, ta cứ tin ở ngài cách an toàn, vì nhiệm vụ của ngài lúc giải tội là hoàn toàn làm “cái tai của Thiên Chúa”. (YouCat, số 238 t.t.)

Sau đây là câu chuyện về sự trung thành của ấn toà giải tội.

Thánh Mateo Correa Magallane là một vị tử đạo khác của ấn tòa giải tội. Ngài bị bắn ở Mexico trong cuộc nội chiến Cristero vì đã từ chối tiết lộ những lời thú tội của các tù nhân chống lại chính phủ Mexico. Ngài sinh ra tại Tepechitlán, Zacateca ngày 22/7/1866 và được thụ phong linh mục vào năm 1893. Cha đã phục vụ như cha tuyên úy ở nhiều thị trấn và giáo xứ khác nhau và cũng là thành viên của Hiệp sĩ đoàn Columbus. Vào năm 1927, dưới thời General Eulogio Ortiz, ngài bị quân đội Mexico bắt giữ. Vài ngày sau đó, một vị tướng đã cử ngài đến giải tội cho những người sắp bị bắn. Sau khi ngài giải tội cho họ xong, vị tướng này đã yêu cầu ngài tiết lộ những gì lời thú tội mà ngài mới nghe nơi tòa giải tội. Cha Mateo trả lời bằng một câu “không” vang dội và đã bị hành quyết. Hiện nay, xác của ngài được tôn kính tại Nhà thờ Durango.

Ngày 22/11/1992, ngài được phong chân phước và ngày 21/05/2000, ngài được Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phao lô II phong thánh.

LẮNG NGHE: Đứa ngồi lê đôi mách sẽ tiết lộ điều bí mật, còn người tín cẩn giữ kín chuyện riêng tư. (Cn 11:13)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, vị Linh mục là người đại diện Chúa, ngồi tòa ban ơn xá giải, xin cho các ngài luôn trung thành với nhiệm vụ như một người Cha Nhân Từ đón tiếp con lầm đường, hối lỗi trở về.

THỰC HÀNH: Cầu nguyện cho các linh mục của Chúa.

From: Do Dzung

Đuốc sáng tâm linh – Nguyễn Hồng Ân Ft. Lm. Pet. Thanh Liêm

Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta – sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. (Is 55:8)

Một ngày đẹp như ý Chúa nhé.

Cha Vương

CN: 24/09/2023

TIN MỪNG: Thật vậy, tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta – sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. (Is 55:8)

SUY NIỆM: Đời sống con người được hình thành từ vô số những hành động và chọn lựa nhỏ bé tuy chẳng quan trọng gì trước mặt người khác, nhưng Thiên Chúa hoàn toàn thỏa mãn với những điều ấy nếu bạn tuân theo thánh ý của Ngài. Hạnh phúc trong cuộc sống thực sự là như vậy đó bạn. “Tuân theo thánh ý Ngài, còn vui sướng hơn là được tiền rừng bạc bể (Tv 119:14). Chúa chỉ thực hiện quyền năng trong những tâm hồn biết phó thác hoàn toàn cho Ngài. Một khi bạn đón nhận ý Chúa trong mọi hoàn cảnh một cách đơn sơ, thành tâm, thì hiệu quả thánh thiện nảy sinh, tạo nên một sức sống mới cho tâm hồn. Bản tính của con người là yếu đuối, tầm thường và giới hạn. Nếu con người cứ khăng khăng làm theo ý riêng mình thì hiệu quả cuối cùng chỉ đưa con người vào nhiều điều bế tắc.

Ngược lại trong tư tưởng của Chúa là linh thiêng, huyền diệu, cao thượng mọi sự đều có đề án riêng, và trong đó mỗi người đã được dự định để trở thành theo khuôn mẫu mà Chúa đã nắn đúc nên. Khám phá ra điều đó không phải nhờ sự tinh tế của cái đầu, nhờ kỹ năng hay trí thông minh, nhưng nhờ sự vâng phục của bản thân ta cho ý muốn của Thiên Chúa, phó mình như đất nặn trong tay người thợ gốm (Hc 33:13); như kim loại được đổ vào khuôn, hay như tảng đá và khúc gỗ trong tay nhà điêu khắc.

Hãy để cho Chúa được tự do làm cho bạn điều Ngài mong muốn. Ngoài ý của Chúa, mọi sự đều trống rỗng và hư ảo cho dù nó cao trọng trước mặt người đời: “… bởi vì điều cao trọng đối với người đời lại là điều ghê tởm trước mặt Thiên Chúa” (Lc 16:15) 

LẮNG NGHE: CHÚA phán: “Ta là Đấng cứu độ dân Ta, trong mọi cơn gian nan thử thách, nếu chúng kêu cầu Ta, Ta sẽ thương nhận lời, và cho đến muôn đời muôn thuở, Ta sẽ là CHÚA Trời của chúng.” (Am 8:4-7)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa là đấng con tôn thờ, con không muốn tìm kiếm điều gì khác ngoài một mình Chúa, và chỉ một mình Chúa thôi.

THỰC HÀNH: Hãy coi những điều đang xảy ra như là một cơ hội để Chúa nhằm nuôi lớn, tẩy rửa và tinh luyện bạn.

From: Do Dzung

Vâng Theo Ý Cha – Angelo Band

Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc 1:34)

Mến chúc bạn ngày mới đầy tràn ân phúc nhé.

Cha Vương

Thứ 7: 23/09/2023

TIN MỪNG: Bà Ma-ri-a thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” (Lc 1:34)

SUY NIỆM: Trọng đức khiết trinh: Sứ thần đưa tin cho Đức Mẹ làm Mẹ Thiên Chúa, mà chưa cắt nghĩa cho Mẹ hiểu ơn trọng ấy có thể hòa hợp với việc Người đã khấn giữ đồng trinh nên hình như Đức Mẹ không đang tâm, vì Người muốn nổi vượt trên các tạo vật về công giữ đức khiết trinh hơn được phẩm trọng quyền cao.

Song Sứ thần trấn tĩnh Đức Mẹ: Maria đừng lo sợ. (Lc 1:30) Mẹ quý trọng đức đồng trinh nên đáng Chúa Cứu Thế ngự vào lòng: Vì Chúa chỉ muốn sinh ra do một Nữ Đồng Trinh. Sau khi Đức Mẹ hiểu biết lời Sứ thần đưa tin cho Người làm Mẹ Thiên Chúa, mà không mất Đức khiết trinh Người vâng lời ngay.

Nhân đức tối trọng đáng ta yêu chuộng biết bao! Vì đức khiết trinh đã sản xuất được Chúa Cứu Thế, vì thánh nữ đồng trinh đã ham yêu Đức ấy hơn chức Mẹ Chúa Trời. Vì đức khiết trinh mà Chúa Giêsu đã ban đặc ơn cho môn đệ yêu dấu. Phúc cho những linh hồn có lòng thanh sạch trên mặt đất này vì trên trời họ sẽ được theo dõi con chiên đi khắp nơi. (Kh 14:4) (x. Sách Gương Đức Mẹ, Q1:9:1)

 LẮNG NGHE: Phaolô viết: “Đêm sắp tàn, ngày gần đến. Vậy chúng ta hãy loại bỏ những việc làm đen tối và cầm lấy vũ khí của sự sáng để chiến đấu. Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13:12-14)

 CẦU NGUYỆN: Lạy Mẹ Maria, xin giúp con sống một đời đoan chính, đoan chính trong tương quan với chính mình, tức là sống trong sạch, và trong tương quan với người khác, tức là sống bác ái.

 THỰC HÀNH: Noi gương Mẹ Maria sống thanh sạch hơn mỗi ngày nhé.

From: Đỗ Dzũng

Khiết Tâm Mẹ Maria – Nguyễn Hồng Ân | Tác giả: Phạm Đức Huyến

Có tội nào nặng đến nỗi Linh mục bình thường không tha được không?

Thứ 6 rồi bạn ơi! Thư dãn, chia sẻ, yêu thương và tha thứ cho nhiều nhé.

Cha Vương

Thứ 6: 22/09/2023

GIÁO LÝ: Có tội nào nặng đến nỗi Linh mục bình thường không tha được không? Có những tội mà con người hoàn toàn quay lưng lại với Chúa vì mức độ nặng nề của nó thì họ mắc vạ “tuyệt thông”. Để chứng tỏ mức độ nặng nề đó, chỉ có giám mục tha vạ này. Trong ít trường hợp, chỉ độc nhất Đức Giáo hoàng tha vạ tuyệt thông. Tuy nhiên trong trường hợp nguy tử (vì phần rỗi linh hồn), bất cứ linh mục nào cũng được tha mọi tội và vạ tuyệt thông. (Người công giáo trực tiếp phá thai thì mắc vạ tuyệt thông). (YouCat, số 237)

SUY NIỆM: Vạ tuyệt thông là biện pháp chú trọng đến phần tâm linh của người tín hữu, chứ không mang hiệu quả của hình phạt theo luật đời. Đây là cách thế giúp người tín hữu suy nghĩ về hậu quả do tội mình phạm. Ý nghĩa căn bản của vạ tuyệt thông là người đã vi phạm trầm trọng những điều luật chính yếu trong điều răn Chúa truyền dạy thì khó có thể nghĩ rằng đương sự vẫn còn được chung hưởng nguồn ơn cứu độ vì: “Ai không lưu lại trong Ta, thì bị quăng ra ngoài như nhánh nho và khô đi ; người ta sẽ lượm chúng quăng vào lửa và chúng sẽ bị thiêu.” (Ga 15:6)

LẮNG NGHE: Bất cứ ai nói phạm đến Con Người, thì còn được tha; nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần, thì sẽ chẳng được tha. (Lc 12:10)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin giúp con biết tôn trọng và xử dụng ý muốn tự do (free will) cho đúng để tránh những tội nghịch cùng Chúa mà mất đi phần rỗi linh hồn.

THỰC HÀNH: Bằng mọi hình thức bạn hãy lên án và chống đối nền “văn hoá của sự chết” và cổ võ cầu nguyện cho nền “văn hoá sự sống” ngay trong môi trường sống của bạn nhé

From: Đỗ Dzũng

Nguyễn Hồng Ân – Nếu chỉ còn một ngày để sống

Thánh Mát-thêu

Hôm nay 21/09, Giáo hội mừng kính Thánh Mát-thêu. Mừng bổn mạng đến những ai chọn Ngài làm quan thầy nhé. Hãy thêm lời cầu nguyện cho những ai đang bị ảnh hưởng bởi tai ương, chiến tranh, bệnh tật khắp nơi.

Cha Vương

Thứ 5: 21/09/2023

“Bỏ nơi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một người tên là Mát-thêu đang ngồi tại trạm. Người bảo ông: “Anh hãy theo tôi! Ông đứng dậy đi theo Người.”

Câu văn ngắn ngủi trên cho chúng ta biết về người môn đệ tên là Mát-thêu, Thánh sử. Có phải thật Mát-thêu là người thu thuế như Thánh Marcô và Luca đã viết trong Tin Mừng không? Nếu đúng như vậy thì Mát-thêu chắc chắn bị những người Do thái khinh bỉ và ghét bỏ vì là người cộng tác với quân La Mã. Những người thu thuế là kẻ thù của nhân dân và là người tội lỗi mà họ oán trách Chúa Giêsu đã đi lại và dùng bữa với họ.

Dù sao đi nữa thì Mát-thêu đã bỏ dĩ vãng lại trong quá khứ mà đi theo Chúa Giêsu. Nhiều học giả nghi ngờ là sách Tin Mừng Mát-thêu có thể là do một trong những môn đồ của Chúa Giêsu vào cuối thế kỷ đầu tiên vì dường như là sách Tin Mừng Mát-thêu được viết bởi một Kitô hữu Do thái thông thạo tiếng Hy lạp và quả quyết Chúa Giêsu là Đấng Messiah, Đấng đã hoàn tất những tiên báo trong Cựu Ước mang đến một luật lệ và một kỷ nguyên mới.

Đường như thánh Mát-thêu viết sách Tin Mừng dành nhiều cho người Do Thái và người giàu có. Phúc  Âm thánh Mát-thêu ca ngợi sự nghèo khó và thuyết phục người đọc là ơn cứu độ tùy thuộc nhiều vào lòng thương xót những kẻ nghèo khó. Điều này nói lên lòng ăn năn hối cải của người thu thuế. Mát-thêu kể lại những lời giảng dạy của Chúa Kitô và tóm tắt điều căn bản trong Bài giảng trên Núi về các Mối Phúc Thật.

Mát-thêu ghi lại dụ nguôn về cuộc Phán Xét Cuối Cùng khi “Đức Chúa Con trở lại trong vinh quang” để tách ra “chiên và dê”. Chúa phán với những người được Chúa ân thưởng: “Vì khi Ta đói các người đã cho ăn, Ta Khát các ngươi đã cho uống, Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước, Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc, Ta đau ốm các ngươi dã thăm viếng, Ta ngồi tù các ngươi đã hỏi han.” Họ bèn hỏi: “Chúng tôi đã làm những việc ấy lúc nào? Chúa bèn phán: “Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy.”

Thánh Mát-thêu là đấng phù trợ các sứ vụ của Giáo Hội. Được ơn gọi đi theo Chúa Giêsu, thánh Mát-thêu kết thúc Tin Mừng lời thúc dục người theo Chúa như sau: “Vậy anh em hãy ra đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, “và lời cuối cùng cho chúng ta và cho mọi thời đại: “Và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”

(Nguồn: ViệtCatholic)

Xin bạn hãy tự trả lời những câu hỏi gợi ý suy niệm hôm nay, nếu được thì hãy chia sẻ với một người nào đó:

❦  Hôm nay, Thiên Chúa sai tôi đến với ai?

❦  Tôi đã và đang làm gì để mang Tin Mừng vào trong môi trường sống của tôi?

❦  Đâu là những lĩnh vực trong đời sống mà tôi có thể tận hiến cho Thiên Chúa?

From: Đỗ Dzũng

CD Tình Ngài Gọi Con Vol.6 || TÂM SỰ NGƯỜI THU THUẾ | Lm. Xuân Đường

Thánh Andrê Kim Taegon & Thánh Paul Chong Hasang và các Bạn tử đạo người Ðại Hàn

Chúc bình an đến bạn và gia đình nhé. Hôm nay Giáo Hội mừng kính Thánh Andrê Kim Taegon & Thánh Paul Chong Hasang và các Bạn tử đạo người Ðại Hàn.

Cha Vương

Thứ 4: 20/09/2023

Anrê Kim Taegon là linh mục Ðại Hàn đầu tiên và là con của một người trở lại đạo. Cha của ngài, ông Ignatius Kim, được tử đạo trong thời cấm đạo năm 1839 và được phong thánh năm 1925. Sau khi được rửa tội vào lúc 15 tuổi, Anrê phải trải qua một hành trình dài 1,300 dặm để gia nhập chủng viện ở Macao, Trung Cộng.

Sáu năm sau, ngài xoay sở để trở về quê hương qua ngả Mãn Châu. Cùng năm ấy ngài vượt qua eo biển Hoàng Sa đến Thượng Hải và thụ phong linh mục. Khi trở về quê, ngài có nhiệm vụ thu xếp cho các vị thừa sai vào Ðại Hàn qua ngã đường biển, nhằm tránh né sự kiểm soát biên phòng. Ngài bị bắt, bị tra tấn và sau cùng bị chặt đầu ở sông Han gần thủ đô Hán Thành.

Thánh Phaolô Chong Hasang là một chủng sinh, 45 tuổi. Kitô Giáo được du nhập vào Ðại Hàn khi Nhật xâm lăng quốc gia này vào năm 1592, lúc ấy có một số người Ðại Hàn được rửa tội, có lẽ bởi các binh sĩ Công Giáo người Nhật. Việc truyền giáo rất khó khăn vì Ðại Hàn chủ trương bế quan tỏa cảng, ngoại trừ những hành trình đến Bắc Kinh để trả thuế.

Một trong những chuyến đi này, khoảng năm 1777, sách vở tài liệu Công Giáo của các cha dòng Tên ở Trung Cộng được lén lút đem về để dạy bảo người Kitô Giáo Ðại Hàn. Giáo Hội tại gia bắt đầu thành hình. Khoảng mười năm sau đó, khi một linh mục Trung Hoa lén lút đến Ðại Hàn, ngài thấy có đến 4,000 người Công Giáo mà chưa có ai được gặp một vị linh mục. Bảy năm sau, số người Công Giáo ấy lên đến khoảng 10,000 người. Sau cùng, tự do tôn giáo được ban hành vào năm 1883.

Khi Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đến Nam Hàn ngày 06 tháng 5 năm 1984 để phong thánh, ngoài hai Thánh Anrê Kim Taegon và Phaolô Chong Hasang, còn 98 người Ðại Hàn và ba vị thừa sai người Pháp, tất cả đều tử đạo trong khoảng 1839 và 1867. Trong số 103 Thánh tử đạo có các giám mục và linh mục, số còn lại  là giáo dân: 47 phụ nữ, 45 quý ông.

Trong những người tử đạo năm 1839 là Columba Kim, một phụ nữ 26 tuổi. Ngài bị cầm tù, bị tra tấn bằng vật dụng bằng sắt nung nóng và than. Ngài và người em là Agnes bị lột quần áo và bị giam chung với những tù nhân hình sự, nhưng họ không bị làm nhục. Sau khi Columba phàn nàn về sự sỉ nhục này, từ đó về sau không một phụ nữ nào bị nhục nhã như vậy nữa. Hai người bị chém đầu. Một em trai 13 tuổi, Peter Ryou, bị tra tấn dã man đến độ em có thể lấy da thịt của mình mà ném vào quan toà. Em bị xiết cổ cho đến chết. Protase Chong, một người quý tộc 41 tuổi, sau khi bị tra tấn ông đã chối đạo và được thả tự do. Sau đó, ông  trở lại, tuyên xưng đức tin và bị tra tấn cho đến chết.

LỜI TRÍCH: “Giáo Hội Ðại Hàn thì độc đáo vì được thành lập hoàn toàn bởi giáo dân. Giáo Hội còn non yếu, thật trẻ trung nhưng thật vững mạnh trong đức tin, và đã đứng vững sau những đợt sóng bách hại mãnh liệt. Do đó, chỉ trong vòng một thế kỷ, Giáo Hội đã kiêu hãnh với 10,000 vị tử đạo. Cái chết của các vị tử đạo này trở thành men cho Giáo Hội và đưa đến sự triển nở huy hoàng của Giáo Hội Ðại Hàn ngày nay. Ngay cả bây giờ, tinh thần bất khuất ấy vẫn còn trợ giúp cho người tín hữu của Giáo Hội thầm lặng ở miền bắc bên kia vĩ tuyến” (ÐGH Gioan Phaolô II, bài giảng trong lễ phong thánh).

(Nguồn: Người Tín Hữu Online) 

Theo Dấu Chân Ngài (Sáng tác: Sr. Trinh Nguyên) – Sr. Hạ Phương 

Tại sao chỉ có Linh mục mới được tha tội?

Ngày bình yên trong yêu thương và thương cảm nhé.

Cha Vương

Thứ 3: 19/09/2023

GIÁO LÝ: Tại sao chỉ có Linh mục mới được tha tội? Không ai có thể tha tội, nếu Thiên Chúa không ban quyền và năng lực để tha tội nhân danh Người. Giám mục là người ưu tiên được chỉ định để tha tội. Còn linh mục là người cộng tác với giám mục trong việc tha tội này. (YouCat, số 236)

SUY NIỆM: Sự thật thà mà ta chứng tỏ với một người anh em không liên quan gì tới chuyện xưng tội. Việc xưng tội được thực hiện đối với Chúa trên trời, và ở dưới đất đối với một người đã nhận được một sứ mệnh. (Thầy Roger Schutz)

Có người nói rằng: tôi cứ trực tiếp với Chúa không cần linh mục. Nhưng Chúa lại muốn khác. Chúa biết rõ ta, vì ta thường lấy những lý lẽ tốt để biện minh cho mình, và chúng ta dễ bỏ qua tội của mình coi như chỉ là chuyện lỗ lã mà thôi. Vì thế Chúa muốn ta phải nói với Chúa về tội của ta, và xưng thú ra trước mặt Chúa. Nên Chúa trao quyền này cho linh mục: “Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ.”

LẮNG NGHE: Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.” (Ga 20:22-23)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin tha thứ cho con vì con đã xúc phạm đến Chúa.

THỰC HÀNH: Có bao giờ bạn nghi ngờ ơn tha thứ của Chúa trong toà giải tội chưa? Nếu không có bí tích hoà giải thì không có sự tha thứ. Nếu không có sự tha thứ thì cuộc sống chẳng khác như là một nhà tù.

From: Đỗ Dzũng

Xót Thương Người