Tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô – Cha Vương

Happy July 4th đến bạn và gia đình nhé. Tạ ơn Chúa, cảm ơn U.S.A.!

Cha Vương

Thứ 6: 04/07/2025 -5-24

TIN MỪNG: Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh. (2 Cr 12:10)

SUY NIỆM: Trên đời nay không ai muốn tự cho mình là yếu cả, thế mà Thánh Phao-lô dám tuyên bố rằng: tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối… Khi tôi yếu là lúc tôi mạnh! Điều bí ẩn gì mà Thánh Phao-lô muốn nói với bạn hôm nay? Ý ngài muốn giúp bạn khám phá ra về lợi ích thiêng liêng trong sự yếu đuối của mình. Để chấp nhận những giới hạn và yếu đuối của mình một cách dễ dàng, bạn cần phải có đức khiêm nhường, qua đó bạn mới đến với Chúa trong sự yếu đuối mỏng giòn của mình được. Khiêm nhường là mở lòng để đón nhận ý Chúa, mở lòng để sống theo ý Chúa. Như bạn cũng đã biết nước Hoa Kỳ được liệt kê là một cường quốc. Thế mà trong bản tuyên ngôn độc lập có viết một câu đã trở thành niềm kiêu hãnh và sự công nhận quyền bình đẳng, quyền tự do cho mỗi công dân Hoa Kỳ trong đó có bạn nữa: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng Đấng Tạo Hoá đã ban cho họ những quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có Quyền Sống, Quyền Được Tự Do và Mưu Cầu Hạnh Phúc.” Vì cả guồng máy chính trị được đặt trên nền tảng bất cả xâm phạm này mà nước Hoa Kỳ được trở nên hùng mạnh. Họ hùng mạnh không phải vì họ có những loại vũ khí tối tân nhất thế giới nhưng mà là do họ biết đặt Đấng Tạo Hoá (Thiên Chúa) lên hàng đầu. Đúng là họ đã hiểu được lời thánh Gioan nói: “vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (x Ga 15:5b) Vậy hôm nay trong bầu không khí mừng Lễ Độc Lập, mời bạn hãy dành thời gian để cầu nguyện cách riêng cho đất nước Hoa Kỳ, xin Chúa luôn bảo vệ mảnh đất tự do mà Chúa đã ban để mọi người công dân được “có Quyền Sống, Quyền Được Tự Do và Mưu Cầu Hạnh Phúc”.

LẮNG NGHE: ĐỨC CHÚA phán với ông Áp-ram: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lẫy lừng, và ngươi sẽ là một mối phúc lành. ( St 12:1,2)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa là Đấng hiền lành khiêm nhường, thật diễm phúc cho con được gọi là con của Chúa, xin đoái nhìn đến phận yếu hèn của con, xin đừng để con đi ra khỏi con đường Chúa đã vạch ra cho con, và xin cho con luôn bước theo Chúa để được hạnh phúc muôn đời.

THỰC HÀNH: Đọc 10 Kinh Kính Mừng để dâng đất nước Hoa Kỳ cho Mẹ Maria. 

From: Do Dzung

https://www.youtube.com/watch?v=MfJ78D-zUZY

 Tất Cả Là Hồng Ân || St Lm. Huy Hoàng || Tb Sr Hoàng Phương

Thánh Tô-ma tông đồ- Cha Vương

Hôm nay 03/07 Giáo hội mừng kính Thánh Tô-ma tông đồ, ông Thánh Hồ nghi,  mừng lễ bổn mạng đến những ai chọn Ngài làm quan thầy nhé.

Cha Vương

Thứ 5: 03/07/2025 -2-24

Thánh Thomas Tông Đồ được mô tả như một con người sáng suốt, thực tế và quả cảm theo Phúc  m của Gioan. Ông có biệt danh là Didymô nghĩa là song sanh. Thomas đoán chắc những việc lớn lao sẽ diễn ra ở Jérusalem dịp lễ Vượt Qua “Chúng ta hãy cùng đi để chết với Người” (Gn 11, 6)

   Thật tội nghiệp cho Thánh Tôma! Chỉ có một câu nói của ngài mà bị gán cho cái tên “Tôma Hồ Nghi” trong suốt 20 thế kỷ. Nhưng nếu ngài nghi ngờ thì ngài cũng đã tin. Lời ngài tuyên xưng đã trở thành một phát biểu đức tin trong Tân Ước: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” (x. Gioan 20:24-28), và lời ấy đã trở thành lời cầu nguyện được đọc cho đến tận thế. Cũng nhờ ngài mà Kitô Hữu chúng ta có được lời nhận định của Ðức Giêsu: “Anh tin là vì anh đã thấy Thầy. Phúc cho những người không thấy mà tin” (Gioan 20:29).

   Thánh Tôma cũng nổi tiếng vì sự can đảm của ngài. Có thể điều ngài nói là do bốc đồng—vì ngài cũng bỏ chạy như các tông đồ khác khi Ðức Giêsu bị bắt bớ— nhưng chắc chắn ngài đã không giả dối khi nói lên ý muốn cùng chết với Ðức Giêsu. Ðó là khi Ðức Giêsu đề nghị đến Bêtania sau khi Lagiarô từ trần. Vì Bêtania rất gần với Giêrusalem, điều đó có nghĩa phải đi bộ ngang qua phần đất của kẻ thù và rất có thể sẽ bị giết chết. Nhận biết sự kiện này, Thánh Tôma nói với các tông đồ khác, “Chúng ta hãy cùng đi để chết với Thầy” (Gioan 11:16b).

   Thánh Tôma còn được nhắc đến khi Ðức Giêsu hiện ra sau Phục Sinh, tại Hồ Tibêria khi bắt được nhiều cá một cách lạ lùng. Truyền thống nói rằng, sau biến cố Hiện Xuống trong ngày lễ Ngũ Tuần, các Tông Ðồ đi rao giảng khắp nơi, và Thánh Tôma đã loan truyền Tin Mừng cho người Parthia, Medes  và Persia (Ba Tư); sau cùng ngài đến Ấn Ðộ, đem Ðức Tin cho dân chúng ở vùng ven biển Malaba, mà giáo đoàn đông đảo ấy tự nhận họ là “Kitô Hữu của Thánh Tôma” theo lễ điển Malabar còn làm chứng tá cho tương truyền ấy. Ngài đã chấm dứt cuộc đời qua sự đổ máu cho Thầy mình, đã bị đâm bằng giáo cho đến chết năm 72 ở nơi gọi là Calamine.

   Trong các hình của thánh nhân tay cầm một cây thước thợ nề mà theo tương truyền thánh nhân đã xây cung điện cho vua Guduphara ở Ấn Độ. Lễ kính thánh nhân ngày 03 tháng 7 là ngày chuyển dời thánh tích của thánh nhân về Edessa ở Mesopotamia. (Nguồn: “Điển Ngữ Các Thánh” của cố linh mục Hồng Phúc, CSsR)

❦  Trong ngày hôm nay hay mỗi khi Bạn cảm thấy mệt mỏi và bất lực về một vấn đề nào đó, mời Bạn, nếu có thể, hãy nhắm mắt lại và thốt lên lời tuyên xưng đức tin của Thánh Tô-ma: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!” Bạn có thể coi câu này như là lời chân thật từ đáy lòng của mình và lập đi lập lại nhiều lần để đón nhận sự bình an của Chúa. 

From: Do Dzung

https://www.youtube.com/watch?v=2v7Bm7G1r70

Thánh Ca | Tôi Tin


 

Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh. (2 Cr 12:10) – Cha Vương

Chúc bạn những ngày nghỉ dài “July 4th” (Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ) thật hạnh phúc bên bạn bè và gia đình. Đừng quên cầu nguyện cho những người đã hy sinh cho nền độc lập, tự do, và hoà bình trên đất nước Hoa Kỳ nhé.

Cha Vương

Thứ 3: 01/07/2025 (5-4-24)

TIN MỪNG: Vì vậy, tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối, khi bị sỉ nhục, hoạn nạn, bắt bớ, ngặt nghèo vì Đức Ki-tô. Vì khi tôi yếu, chính là lúc tôi mạnh. (2 Cr 12:10)

SUY NIỆM: Trên đời nay không ai muốn tự cho mình là yếu cả, thế mà Thánh Phao-lô dám tuyên bố rằng: tôi cảm thấy vui sướng khi mình yếu đuối… Khi tôi yếu là lúc tôi mạnh! Điều bí ẩn gì mà Thánh Phao-lô muốn nói với bạn hôm nay? Ý ngài muốn giúp bạn khám phá ra về lợi ích thiêng liêng trong sự yếu đuối của mình. Để chấp nhận những giới hạn và yếu đuối của mình một cách dễ dàng, bạn cần phải có đức khiêm nhường, qua đó bạn mới đến với Chúa trong sự yếu đuối mỏng giòn của mình được. Khiêm nhường là mở lòng để đón nhận ý Chúa, mở lòng để sống theo ý Chúa. Như bạn cũng đã biết nước Hoa Kỳ được liệt kê là một cường quốc. Thế mà trong bản tuyên ngôn độc lập có viết một câu đã trở thành niềm kiêu hãnh và sự công nhận quyền bình đẳng, quyền tự do cho mỗi công dân Hoa Kỳ trong đó có bạn nữa: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng Đấng Tạo Hoá đã ban cho họ những quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có Quyền Sống, Quyền Được Tự Do và Mưu Cầu Hạnh Phúc.” Vì cả guồng máy chính trị được đặt trên nền tảng bất cả xâm phạm này mà nước Hoa Kỳ được trở nên hùng mạnh. Họ hùng mạnh không phải vì họ có những loại vũ khí tối tân nhất thế giới nhưng mà là do họ biết đặt Đấng Tạo Hoá (Thiên Chúa) lên hàng đầu. Đúng là họ đã hiểu được lời thánh Gioan nói: “vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được.” (x Ga 15:5b) Vậy hôm nay trong bầu không khí mừng Lễ Độc Lập, mời bạn hãy dành thời gian để cầu nguyện cách riêng cho đất nước Hoa Kỳ, xin Chúa luôn bảo vệ mảnh đất tự do mà Chúa đã ban để mọi người công dân được “có Quyền Sống, Quyền Được Tự Do và Mưu Cầu Hạnh Phúc”.

LẮNG NGHE: ĐỨC CHÚA phán với ông Áp-ram: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lẫy lừng, và ngươi sẽ là một mối phúc lành. ( St 12:1,2)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa là Đấng hiền lành khiêm nhường, thật diễm phúc cho con được gọi là con của Chúa, xin đoái nhìn đến phận yếu hèn của con, xin đừng để con đi ra khỏi con đường Chúa đã vạch ra cho con, và xin cho con luôn bước theo Chúa để được hạnh phúc muôn đời.

THỰC HÀNH: Đọc 10 Kinh Kính Mừng để dâng đất nước Hoa Kỳ cho Mẹ Maria

From: Do Dzung

https://www.youtube.com/watch?v=MfJ78D-zUZY

Everything Is God’s Grace || Composed by priest Huy Hoang || Presenting Sour Hoang Phuong 

Chính vì sự đố kỵ và ghen ghét…-Cha Vương

Mến chúc bạn và gia đình ngày cuối cùng của Tháng 6 tràn đầy bình an và ân sủng trong Chúa Ki-tô nhé.

Cha Vương

Thứ 2: 30/6/2025

Nhiều năm sau khi Ðức Giêsu về trời, chỉ có khoảng một chục người Kitô Giáo ở Rôma, dù rằng họ không phải là những người tòng giáo của “vị tông đồ Dân Ngoại” (Rom 15:20). Khi Thánh Phaolô viết lá thư ấy vào khoảng 57-58 A.D. thì ngài chưa đến thăm họ.

    Ở Rôma có nhiều người Do Thái. Có lẽ vì sự tranh chấp giữa người Do Thái Giáo và Do Thái Kitô Giáo mà Hoàng Ðế Claudius đã trục xuất tất cả người Do Thái ra khỏi Rôma trong những năm 49-50 A.D. Sử gia Suetonius nói rằng việc trục xuất là vì những xáo trộn trong thành phố “gây nên bởi một vài Kitô Hữu.” Có lẽ sau khi Claudius từ trần, nhiều người đã trở lại đây vào năm 54, vì lá thư của Thánh Phaolô dường như viết cho một giáo đoàn Dân Ngoại rộng lớn.

    Vào tháng Bảy năm 64, hơn một nửa thành phố Rôma bị tiêu hủy vì hỏa hoạn. Người ta đồn rằng chính Hoàng Ðế Nero đã gây ra thảm kịch này vì muốn nới rộng cung điện của ông. Nero đã mưu mô chuyển hướng bằng cách kết tội người Kitô Giáo. Theo sử gia Tacitus, một “số đông” Kitô Hữu đã bị chết vì “sự thù hận của con người.” Thánh Phêrô và Thánh Phaolô có lẽ cùng chung số phận với những người này.

    Có những vị bị đem ra làm mồi để thú vật xâu xé, những vị khác bị treo trên thập giá cho đến chết, cũng có những vị bị tẩm dầu vào thân xác rồi đốt như một ngọn đuốc cháy sáng mỗi khi đêm xuống. Tất cả những vị đó đều là môn đệ của các thánh tông đồ, các ngài đã được hiến dâng cho Chúa như của lễ đầu mùa, như hạt giống đức tin gieo vào lòng lương dân để từ đó nảy sinh những hoa trái tốt tươi cho các thế hệ kế tiếp.

Lời Trích: Ðức Giáo Hoàng Clêmentê I, người kế vị Thánh Phêrô đã viết: “Chính vì sự đố kỵ và ghen ghét mà các trụ cột vĩ đại và chính trực của Giáo Hội đã bị bách hại và đã chiến đấu cho tới chết… 

Trước nhất, Thánh Phêrô, vì sự ghen tương vô lý ngài phải đau khổ không chỉ một hoặc hai lần nhưng nhiều lần, và như thế ngài đã hy sinh làm chứng, đã đến nơi vinh hiển mà ngài đáng được. 

Vì sự đố kỵ và tranh chấp, Thánh Phaolô đã cho thấy cái giá của sự kiên trì. Ngài bị xiềng xích bảy lần, bị lưu đầy, và bị ném đá; là một sứ giả từ đông sang tây, ngài đáng được kính phục vì đức tin của ngài…

    “Chung quanh các đấng ấy là một đám đông những người được tuyển chọn, mặc dù là nạn nhân của sự ghen ghét, họ đã đem cho chúng ta gương mẫu cao quý nhất về sự chịu đựng khi bị tra tấn và sỉ nhục. Vì sự đố kỵ mà các phụ nữ phải đau khổ, như bà Dirce hoặc các con gái của Danaus, họ phải đau đớn khủng khiếp vì các hành động thô bạo. Nhưng họ đã can đảm chu toàn đức tin bất kể sự yếu đuối của thân xác và đã chiếm được phần thưởng cao quý. 

(Nguồn: Người Tín Hữu Online)

Nhìn vào gương kiên trì của cá bạn tử đạo tiên khởi, bạn đã và đang làm gì để là chứng nhân của Tin Mừng trong đời sống hằng ngày? 

From: Do Dzung

************************

THIÊN TRINH | XIN BÊN CON CHÚA ƠI

2 thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô – Cha Vương

Hôm nay Giáo hội mừng kính trọng thể 2 thánh Tông Đồ Phê-rô và Phao-lô, mừng lễ bổn mạng đến những ai chọn Phê-rô và Phao-lô làm quan thầy nhé. Chúc mừng, chúc mừng!

Cha Vương

CN: 29/06/2025 – 24 Th 5

Sơ lược tiểu sử Thánh Phê-rô:

. Sinh tại Bethsaida, xứ Galilê, làm nghề đánh cá

. Thánh Phêrô là tông đồ trưởng trong số mười hai thánh tông đồ của Chúa Giêsu.

. Luôn có mặt trong những biến cố quan trọng trong đời Chúa Giêsu

. Thánh Phêrô được Chúa trao cho quyền cai quản Hội Thánh.

. Tử đạo tại Rôma năm 64 dưới thời Hoàng Đế Nêron (chịu đóng đinh ngược)

. Ngôi mộ Ngài theo truyền thống ngự dưới chân tòa thánh Vatican

Sơ lược tiểu sử Thánh Phao-lô:

. Sinh vào thập niên đầu của công nguyên, tức là cùng thời với Chúa Giêsu. 

. Thánh Phaolô có tên là Saolô, tuy là người Do thái, thuộc chi họ Benjamin, nhưng Saolô sinh ra và lớn lên ở Tarsus, thủ phủ của tỉnh Cicilia, nay là miền nam Thổ nhĩ kỳ. 

. Ngài vóc dáng thấp bé, nhưng thông minh vượt xa những người cùng lứa tuổi. Lúc nhỏ được giáo dục ở Tarsus là một trung tâm nổi tiếng về văn hoá và triết học. Lớn lên, Saolô được gởi lên Giêrusalem, học với Thầy Gamaliel Cả, theo những tiêu chuẩn khắt khe nhất của nhóm Biệt phái. 

. Saolô là một người lỗi lạc trong lãnh vực văn chương và triết học của cả ba nền văn hóa chính thời đó là Hy lạp, La tinh và Do thái. Ngài thuộc lòng Kinh Thánh của người Do thái, tức là bộ Cựu Ước. Saolô hết sức nhiệt thành đối với truyền thống của cha ông.

. Tuy là biệt phái, xét theo lề luật, nhưng ngài đã trở lại đạo khoảng 33/35. 

. Sau khi bị cầm tù lần thứ hai tại Rôma, có lẽ ngài đã bị chém đầu vào khoảng năm 67 tại Aquas Salvias, (theo truyền thống—độ 5km về hướng nam Rôma, ba năm sau khi Thánh Phê-rô tử đạo), và được mai táng trên đường Ostia, nơi đây, người ta xây vương cung thánh đường thánh Phaolô-ngoại thành.

   “Phê-rô và Phao-lô là hai tông đồ khác nhau như nước với lửa: Phê-rô là dân đánh cá ít học, Phao-lô thuộc tầng lớp trí thức; Phê-rô theo Chúa ngay từ đầu, còn Phao-lô là ‘đứa con đẻ non’ (x. 1Cr 15,8) mãi sau này mới theo Chúa; Phê-rô gắn bó với Ki-tô hữu gốc Do Thái, còn Phao-lô rao giảng cho dân ngoại. Khác nhau về gốc gác, về quan điểm truyền giáo, thế nhưng, trong Đức Giê-su, cùng với Đức Giê-su và vì Đức Giê-su, Đấng cả hai quý mến hơn mọi sự trên đời, Phê-rô và Phao-lô hiệp nhất trong một công trình chung: xây dựng Hội thánh của Đức Giê-su bằng lòng nhiệt thành hăng say rao giảng, bất chấp đòn vọt, tù đày, như thánh Phao-lô đã thốt lên: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1Cr 9,16). Hai vị còn giống nhau trong cái chết hy sinh mạng sống cho Đấng mình yêu: Phê-rô bị đóng đinh ngược đầu xuống đất, Phao-lô bị chém đầu.

   Nhớ rằng Hội thánh chủ ý mừng hai vị tông đồ trong một ngày lễ chính là để nêu cao tinh thần hiệp nhất trong công cuộc xây dựng Hội thánh. Bạn có quyết gạt bỏ những bất đồng để cùng hiệp nhất xây dựng gia đình, cộng đoàn, giáo xứ, đoàn thể… không?”

 (Trích: 5 phút suy niệm)

   Lạy Chúa, hai Thánh Phê-rô và Phao-lô đã theo Chúa đến cùng và sống trong tinh thần hiệp nhất để xây dựng Hội thánh của Chúa, xin cho con biết gạt bỏ hận thù, kỳ thị, tranh chấp, nghi kị, kết án lẫn nhau… để cộng tác với Chúa xây dựng gia đình, cộng đoàn, giáo xứ… mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

From: Do Dzung

***************************

T. Phêrô & Phaolô (29-6) – Thánh Vịnh 33 – ĐÁP CA – Ca sĩ: Công Minh

Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ – Cha Vương

Hôm nay Giáo Hội mừng Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ, xin Mẹ mãi mãi đồng hành với bạn và gia đình nhé.

Cha Vương

Thư 7: 28/06/2025

TIN MỪNG: Con ơi, sao con lại làm cho cha mẹ như thế? Con thấy không, cha con và mẹ đây đang phải cực lòng tìm con! (Lc 2:48)

SUY NIỆM: Thật là một đặc ân khi Mẹ Ma-ria được Thiên Chúa ban cho vô nhiễm nguyên tội. Nơi trái tim Mẹ chan chứa một tình yêu trong trắng và mãnh liệt vì Mẹ hằng ghi nhớ Lời Thiên Chúa trong lòng. Tình yêu ấy làm cho Mẹ phản ứng trước sự việc xảy ra ngoài ý muốn một cách dịu hiền đối với con mình: “Con ơi, sao con lại làm cho cha mẹ như thế? Con thấy không, cha con và mẹ đây đang phải cực lòng tìm con!” Sự điềm tĩnh của Mẹ biểu lộ một sức mạnh nội tâm vượt bực, Mẹ không la mắng, không gắt gỏng khi gặp lại con sau ba ngày lo âu bồn chồn và vất vả tìm con. Có bao giờ bạn lên dọng, hầm hực trong lòng khi gặp phải một chuyện gì không vừa ý chưa? Bạn hãy học lấy tấm lòng từ bi, nhân ái vô biên của Mẹ đi. Sống gần Mẹ lòng bạn sẽ được hoan lạc thảnh thơi và cuộc sống của bạn sẽ được biến đổi. 

LẮNG NGHE: Đức Trinh Nữ Ma-ri-a thật diễm phúc, vì Mẹ hằng ghi nhớ Lời THIÊN CHÚA, và suy đi nghĩ lại trong lòng.  (Lc 2:19)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, Chúa đã ban cho Mẹ Ma-ri-a đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cho con biết năng chạy đến trái tim cực sạch Đức Mẹ, để qua Mẹ, con đón nhận dồi dào ơn Chúa, nhờ đó con sống xứng đáng là người con của Chúa và con của Đức Mẹ.

THỰC HÀNH: Cố gắng đến với Mẹ qua Kinh Mân Côi. 

From: Do Dzung

************************

Sống Gần Mẹ – Sáng Tác: Hoài Chiên & Nguyễn Khắc Xuyên – Thể Hiện: Phương Loan

Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su – Cha Vương

Hôm nay Giáo Hội mừng kính trọng thể Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su, chúc bạn và gia đình tràn đầy tình yêu dịu ngọt của Chúa nhé.

Cha Vương

Thứ 6: 27/6/2025

TIN MỪNG: Vậy, tôi nói cho các ông hay: trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn.” (Lc 15:7)

SUY NIỆM: Lễ Thánh Tâm Chúa nhấn mạnh đến tình yêu bao la dịu ngọt của Thiên Chúa: “Thánh Tâm đã thương yêu loài người quá bội”.  Người luôn luôn ao ước tìm kiếm những con chiên lạc và đưa chúng trở về đàn chiên của Người.

Thiên Chúa đang tích cực tìm kiếm những người, vì một lý do nào đó đang bị tách ra khỏi đàn chiên của Người và vui mừng đón nhận họ trở về. Hôm nay mời bạn hãy suy ngẫm về tình yêu ngọn ngào và êm dịu mà Chúa dành cho bạn. Ngài đang chờ bạn và mở rộng vòng tay để ôm chặt lấy con người tầm thường yếu đuối mỏng dòn của bạn đó. Hãy đến với Ngài đi!

LẮNG NGHE: Đời nọ tới đời kia, Thánh Tâm CHÚA vẫn hằng nuôi dưỡng ý định cứu dân Người khỏi tay thần chết và nuôi sống trong buổi cơ hàn. (Tv 33:11,19)

CẦU NGUYỆN: Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, nguồn êm ái dịu dàng, con thành tâm xin lỗi Ngài vì con đã thường xuyên quên Ngài, xin giúp con nhận biết Chúa và nhận biết chính con, nhờ đó con có thể yêu mến Ngài trọn vẹn. Xin tha thứ cho những thiếu sót của con.

THỰC HÀNH: Làm một hy sinh nho nhỏ để cầu nguyện cho người tội lỗi trở về với Chúa. 

From: Do Dzung

************************

Chờ Con Chúa Nhé Karaoke

Ai được lãnh bí tích Thêm sức? – Cha Vương

 Ước mong bạn cảm nhận được Chúa là nguồn nước mát lòng giữa trời nắng nóng. Đừng quên cầu nguyện cho nhau nhé.

Cha Vương

Thứ 5: 26/6/2025 -22/23

GIÁO LÝ: Ai được lãnh bí tích Thêm sức? Họ phải chuẩn bị thế nào? Những ai là Kitô hữu (đã lãnh bí tích Rửa tội), có ơn nghĩa Chúa, đều được nhận lãnh bí tích Thêm sức. (YouCat, số 206)

SUY NIỆM: “Có ơn nghĩa Chúa” là không phạm tội nặng. Phạm tội nặng là rời khỏi Chúa, và chỉ có thể làm hòa với Chúa nhờ bí tích Giao hòa. Một bạn trẻ Kitô hữu sửa soạn lãnh bí tích Thêm sức là bước vào một giai đoạn trong những giai đoạn quan trọng nhất của cuộc đời mình. Bạn sẽ phải làm mọi sự để hiểu đức tin bằng cả tâm hồn và trí lực mình, bạn phải cầu nguyện Chúa Thánh thần, một mình và với người khác, phải làm hòa với bản thân, với người thân cận, và với Chúa, nhờ việc xưng tội cũng giúp bạn gần gũi với Chúa khi bạn không phạm tội nặng. (YouCat, số 206 t.t.)

❦  Điều quan trọng đó là bắt đầu một cách quyết tâm.—Thánh Têrêsa Avila

LẮNG NGHE: Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi Tiền Của được. (Mt 6:24)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa Thánh Thần, mỗi ngày trôi qua sẽ mãi mãi không quay trở lại, vì vậy ngay từ bây giờ, xin giúp con làm hòa với bản thân, với người thân cận, và với Chúa để sống vui vẻ trong ơn nghĩa Chúa mỗi ngày.

THỰC HÀNH: Ngày hôm nay tôi sẽ quyết tâm sống bác ái yêu thương hơn. 

From: Do Dzung

**************************

HỒNG ÂN CHÚA NHƯ MƯA

Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sống đời đời – Cha Vương

Nguyện xin hồng ân Chúa như mưa như mưa, rơi xuống bạn và gia quyến hôm nay nhé.

Cha Vương

Thứ 4: 25/6/2025

GIÁO LÝ:Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sống đời đời”? Chúa Giêsu nói: “Nếu anh muốn vào sự sống, hãy giữ các điều răn” (Mt 19,17). Rồi Người nói thêm: “Hãy đi theo tôi” (Mt 19, 21). (YouCat, số 348)

SUY NIỆM: Là Kitô hữu phải sống hơn là chỉ giữ đúng các điều răn. Là Kitô hữu là duy trì mối quan hệ sống động với Chúa Giêsu. Một Kitô hữu nối kết sâu xa bằng cả bản thân mình với Chúa của mình, và cùng với Người đi theo con đường dẫn tới sự sống thật. Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em, vì có lời Kinh Thánh chép. Hãy sống thánh thiện vì Ta là Đấng Thánh. (1 Pr 1,15-16) (YouCat, số 348 t.t.)

❦ Chúa Kitô không muốn có những người hâm mộ, nhưng muốn có những người “sống theo”. (Soren Kierkegaard)

LẮNG NGHE: Lời kết luận cho tất cả mọi điều bạn đã nghe ở trên đây là: hãy kính sợ Thiên Chúa và tuân giữ các mệnh lệnh Người truyền, đó là tất cả đạo làm người, vì Thiên Chúa sẽ đưa ra xét xử tất cả mọi hành vi, kể cả những điều tiềm ẩn, tốt cũng như xấu. (Gv 12:13-14)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin giúp con biết sống thánh thiện, thành tâm và tin tưởng để được sống đời đời với Chúa.  

THỰC HÀNH: Cố gắng sống trung thành, thẳng thắn trong những giao tế với mọi người. 

From: Do Dzung

*************************

Đường Con Theo Chúa – Anna Loan Phạm

 Thánh Gioan Tẩy Giả (Gioan Baotixita) – Cha Vương

 Chúc bình an! Hôm nay 24/06, Giáo Hội mừng kính trọng thể Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả (Gioan Baotixita). Ngài là con của bà Elizabeth và tiên tri Zacharia, đấng tiền hô, đấng đã làm phép rửa cho Chúa Kitô, đấng tử đạo đầu tiên khi Tin Mừng được rao giảng. Thánh Gioan Baotixita có hai ngày lễ kính trong lịch phụng vụ, ngày 24 tháng 6 là ngày sinh nhật và ngày 29 tháng 8 là ngày tử đạo. Chúng ta cùng hát Chúc Mừng Sinh Nhật Ngài đi nào!

Cha Vương

Thứ 3: : 24/6/2025 

Thứ 7/06/2023

Ðức Giêsu gọi Gioan là người cao trọng nhất trong tất cả mọi người và là người đến trước Ngài: “Ta nói với các ngươi, trong những người sinh ra bởi phụ nữ, không ai cao trọng hơn Gioan…” Nhưng có lẽ Thánh Gioan sẽ hoàn toàn đồng ý với điều Ðức Giêsu nói thêm sau đó: “Tuy nhiên, người nhỏ nhất trong nước Thiên Chúa còn cao trọng hơn ông ta” (Luca 7:28).

    Có một thời gian Thánh Gioan sống trong sa mạc, là vị ẩn tu. Ngài loan báo nước trời đã gần đến, và mời gọi mọi người hoán cải đời sống.

    Mục đích của ngài là chuẩn bị con đường cho Ðức Giêsu. Ngài nói, phép rửa của ngài là để ăn năn sám hối. Nhưng Ðấng sắp đến sẽ rửa với Thần Khí và lửa. Gioan không xứng đáng để xách dép cho Người. Thái độ của Thánh Gioan đối với Ðức Giêsu là: “Ngài phải gia tăng; tôi phải nhỏ đi” (Gioan 3:30).

    Trong khi thanh tẩy những kẻ tội lỗi, Thánh Gioan đã khiêm tốn nhận ra Ðấng Thiên Sai và nói: “Tôi cần được thanh tẩy bởi Ngài” (Mt 3:14b). Nhưng Ðức Giêsu nhất định, “Hãy tiếp tục thi hành, vì như vậy chúng ta mới giữ trọn đức công chính” (Mt 3:15b). Ðức Giêsu, một con người đích thực và khiêm tốn cũng là Thiên Chúa hằng hữu, đã sẵn sàng thi hành bổn phận của bất cứ người Do Thái tốt lành nào. Thánh Gioan như vậy đã công khai đi vào tập thể của những người đang chờ đợi Ðấng Thiên Sai. Nhưng khi tự trở nên một phần tử của cộng đồng đó, ngài quả thực thuộc về Ðấng Cứu Tinh.

    Sự cao trọng của Thánh Gioan, một địa vị then chốt trong lịch sử cứu chuộc, được nhận thấy qua tường thuật của Thánh Luca về sự sinh hạ và các biến cố sau đó của Thánh Gioan – cả hai yếu tố này đều xảy ra song song với cuộc đời của Ðức Giêsu. Thánh Gioan thu hút được rất nhiều người đến bờ sông Giođan, và một số người đã coi ngài như Ðấng Thiên Sai. Nhưng ngài luôn luôn chỉ đến Ðức Giêsu, ngay cả một số môn đệ của ngài cũng được sai đến để trở thành các môn đệ đầu tiên của Ðức Giêsu.

    Có lẽ Thánh Gioan không nghĩ là Nước Trời được hoàn tất một cách tuyệt hảo trong sứ vụ rao giảng của Ðức Giêsu. Vì bất cứ lý do gì, (trong khi ở tù) ngài đã sai các môn đệ đến hỏi Ðức Giêsu xem có phải Người là Ðấng Thiên Sai hay không. Câu trả lời của Ðức Giêsu cho thấy Ðấng Thiên Sai mang hình ảnh Người Tôi Tớ Ðau Khổ trong sách tiên tri Isaia. Chính Thánh Gioan cũng đã chia sẻ trong sự đau khổ của Ðấng Cứu Tinh, ngài đã chết vì sự trả thù của Herodias. 

(Trích Gương Thánh Nhân – 

ns Người Tín Hữu online) 

Bạn rút ra bài học gì cho mình khi đọc qua tiểu sử của thánh nhân? Hãy áp dụng vào cuộc sống hằng ngày nhé.

From: Do Dzung

*************************

Nuns playing HAPPY BIRTHDAY on Piano

Tại sao Kitô hữu “sống đạo đức nước đôi (hai mặt)” lại là điều thiếu sót nặng?- Cha Vương

Ngày đầu tuần tràn đầy sức sống của Chúa Thánh Thần nhé.

Cha Vương

Thứ 2: 23/6/2025

GIÁO LÝ: Tại sao Kitô hữu “sống đạo đức nước đôi (hai mặt)” lại là điều thiếu sót nặng? Điều kiện trước hết để loan báo Tin Mừng là sống đúng với Tin Mừng. Không thực hành điều mình tuyên xưng là giả mạo, phản lại bổn phận của Kitô hữu là “muối ướp đời” và là “ánh sáng thế gian”.(YouCat, số 347)

SUY NIỆM: Thánh Phaolô nhắc nhớ cho giáo đoàn Côrintô rằng: “Anh em là bức thư của Chúa Kitô được giao cho chúng tôi chăm sóc, không phải viết bằng mực đen, nhưng bằng Thần Khí của Thiên Chúa hằng sống, không phải ghi trên những tấm bia bằng đá, nhưng trên những tấm bia bằng thịt tức là lòng người”(2 Cr 3,3). Các Kitô hữu là bức thư khuyên bảo của Chúa Kitô cho thế giới bằng chính cuộc sống của mình hơn là bằng lời nói. Như thế những tác hại của những phản chứng càng thêm phá hoại hơn, khi lại do các linh mục và nữ tu gây ra cho trẻ em. Họ không chỉ phạm tội vô số kể trên các nạn nhân của họ. Họ còn làm cho nhiều người nghi ngờ về lòng trông cậy nơi Chúa và làm tắt đi ánh sáng đức tin nơi nhiều người.

Luân lý nước đôi có ý chỉ một thứ luân lý ở nơi công cộng hay ở nơi riêng tư được người ta thực hành cách khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Bên ngoài người đó bảo vệ những mục tiêu và những thái độ phù hợp với các giá trị. Chỗ riêng tư thì họ không tôn trọng nữa. “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thành và bằng việc làm.”—1 Ga 3,18 (YouCat, số 347 t.t.)

LẮNG NGHE: Đức Giê-su đáp: “Anh em hãy coi chừng, đừng để ai lừa gạt anh em, vì sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính Ta đây là Đấng Ki-tô”, và họ sẽ lừa gạt được nhiều người. (Mt 24:4-5)

CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, xin đừng để con trở nên ù lì và chai đá trong lời nói và hành động nhưng xin giúp con biết sống thật với con người mà Chúa mời gọi con.

THỰC HÀNH: Tự xét mình coi bạn có “nước đôi” với Chúa không mà thay đổi lựa chọn của mình nhé.

From Do Dzung

***************************

Ánh Sáng Và Bóng Tối (Sáng tác: Lm.Quang Uy – Sr.Thùy Trang ) -Lm. Vũ Đức Tin

Thánh Luy Gonzaga  (1568 – 1591)-Cha Vương

Hôm nay 21/06 Giáo hội mừng kính thánh Luy Gonzaga, quan thầy của giới trẻ và các sinh viên. Chúc mừng chúc mừng những ai có tâm hồn trẻ trung nhé!

Cha Vương

Thứ 7: 21/06/2025

Luy Gonzaga sinh ngày 9 tháng 3 năm 1568, là con trưởng của hầu tước xứ Castiglione, miền bắc nước Ý. Kỳ vọng của hầu tước được đặt cả vào Luy. Ông muốn cậu là người kế nghiệp. Nhưng khi thấy tận mắt những suy đồi về đạo đức ở chốn cung đình, Luy khấn hứa sẽ giữ mình trong sạch.

Trong một chuyến đi với gia đình đến Tây Ban Nha, Luy gặp một cha giải tội Dòng Tên ở Madrid, từ đó cậu nhen nhóm ước muốn dâng mình cho Chúa. Ngày 15 tháng 8 năm 1583, đang khi cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ trong nhà thờ, Luy cảm thấy mình được Chúa mời gọi sống đời tu trong Dòng Tên, một dòng mới được thành lập mấy chục năm trước. Và Luy quyết theo đuổi đến cùng ơn gọi của mình khi mới 15 tuổi. Tin này đến tai vị hầu tước, lập tức ông nổi trận lôi đình khiển trách Luy nặng lời và tìm đủ mọi cách ngăn cản với hy vọng anh đổi ý, nhưng vô hiệu. Luy xin nhường mọi chức tước cho người em trai, để vào Nhà Tập Dòng Tên ở Rôma lúc 17 tuổi. Ông hầu tước đành phải để Luy ra đi, dù ông coi Luy là “kho tàng quý báu nhất trên cõi đời này”.

    Khi vào nhà Tập, Luy tâm niệm rằng: “Tôi là thanh sắt cong, phải vào nhà Dòng để được uốn lại cho thẳng”. Anh từ bỏ chính mình để tuân thủ cách tỉ mỉ tiến trình đào luyện trở thành một tu sĩ. Anh tập làm những việc nhỏ nhặt trong nhà như rửa chén, lau nhà, quét mạng nhện… những việc mà trước đây anh chưa từng đụng đến. Sau hai năm nhà Tập, thầy Luy tuyên khấn lần đầu ngày 25 tháng 11 năm 1587 và được chuyển đến Đại học Rôma để bắt đầu học triết.

Đầu năm 1591, Rôma bị nạn dịch hoành hành khiến thành phố mất đi một nửa dân số. Cùng với các anh em khác, Luy đi quyên góp thực phẩm, quần áo và giúp những bệnh nhân. Thầy thường đi thu gom những bệnh nhân hấp hối ngoài đường phố và đưa tới bệnh viện. Nơi đây họ được tắm rửa sạch sẽ và họ được chuẩn bị lãnh nhận các bí tích. Có lần Luy nói với Cha linh hướng Robertô Bellarminô rằng: “Con tin rằng mình chẳng sống thêm bao lâu nữa. Con cảm thấy nơi mình một khao khát mãnh liệt muốn làm việc và phục vụ Chúa nơi các bệnh nhân. Con nghĩ rằng Chúa đã cho con cơ hội này vì muốn đưa con về với Ngài”.

    Một hôm, Luy bồng bế và chăm sóc một người ở bệnh viện. Về nhà anh ngã bệnh và nằm liệt giường từ ngày 3 tháng 3 năm 1591. Trong hơn ba tháng, Luy đón nhận cơn đau bệnh với niềm phó thác. Qua cầu nguyện, anh được biết mình sẽ về với Chúa vào ngày cuối của tuần bát nhật kính Mình Thánh Chúa. Đến ngày 21 tháng 6 năm 1591, Luy xin được lãnh các bí tích sau cùng. Vào khoảng 11 giờ, tay nắm chặt thánh giá, mắt nhìn thẳng vào Chúa Giêsu chịu đóng đinh và miệng cố kêu Danh Thánh Giêsu lần cuối, Luy ra đi trong bình an khi mới 23 tuổi, lúc đang học thần học để chịu chức linh mục.

    Thầy Luy được Giáo Hội phong thánh vào năm 1726. Đến năm 1729, Đức Thánh Cha Benedictô XIII chọn thánh Luy Gonzaga làm bổn mạng giới trẻ. Đức Thánh Cha Piô XI chọn ngài làm bổn mạng cho sinh viên năm 1926. Năm 1991, Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đặt ngài làm đấng bảo trợ cho những bệnh nhân AIDS.

Xin thánh Luy cầu bầu cho chúng con đặc biệt là cho giới trẻ thời đại này.

From: Do Dzung

***************************

 Têrêxa một tâm hồn, một con đường – Trình bày: Đình Trinh