SÁU LÝ DO GIÚP CHẾ ĐỘ CS TỒN TẠI

Hoa Kim Ngo and Thuy Nhien Nguyen shared a post.
Image may contain: food

Chính Luận Trần Trung Đạo

SÁU LÝ DO GIÚP CHẾ ĐỘ CS TỒN TẠI

Hôm đó là ngày 11 tháng 9, 1987 và Mikhail Gorbachev đang nghỉ ngơi trong một biệt thự ở Hắc Hải. Một phụ tá trình lên ông lá thư từ chức Ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Liên Xô của Boris Yeltsin . Gorbachev đọc lá thư mà không tin đó là sự thật. Trong lịch sử đảng CSLX đây là lần đầu một lãnh tụ CS cấp trung ương từ chức. Đấu tranh nội bộ dù sâu sắc như giữa Leon Trotsky và Stalin mấy chục năm trước cũng không có chuyện từ chức. Việc tự ý rời nhiệm sở là việc chưa từng có và cũng không được phép. Leon Trotsky bị tước đoạt mọi chức vụ, loại trừ ra khỏi đảng năm 1927 và cuối cùng bị ám sát ở Mexico năm 1940.

Theo lời Gorbachev, ông gọi về Moscow và ra lịnh cho các phụ tá đến khẩn thiết với Yeltsin đừng tiết lộ nội dung lá thư ra ngoài vì quần chúng và thế giới sẽ biết sự rạn nứt trong nội bộ đảng CSLX.

Hơn một tháng sau đó, trong phiên họp của ban chấp hành trung ương đảng CSLX, Boris Yeltsin chính thức từ chức.

Tuy phiên họp được tổ chức trong vòng bí mật, các tin tức về Boris Yeltsin từ chức cũng đã nhanh chóng lọt ra ngoài. Mảnh vỡ đó đã dẫn tới tự tan vỡ từ trung tâm đảng CSLX, một tổ chức chính trị bí mật, sắt máu và chặt chẽ nhất từ trước đến nay.

Đặc điểm bí mật và sắt máu đã giúp cho cơ chế CS tồn tại với một kỷ lục 74 năm tại Liên Xô so với Đảng Cách Mạng Thể Chế Mexico (Mexico’s Institutional Revolutionary Party) cầm quyền được 71 năm.

Nhưng đó không phải là lý do duy nhất.

Người viết xin tổng kết các lý do chính để những ai, nhất là những người nghĩ mình đang đấu tranh cho dân chủ Việt Nam, hy vọng sự rạn nứt giữa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản và tốt đẹp cho đất nước thì cũng đừng mơ mộng và kỳ vọng nữa.

Việc mong đợi đảng CS tự thay đổi chẳng những làm nhụt ý chí đấu tranh, chứng tỏ sự yếu kém của mình mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến các phong trào dân chủ đang cố gắng vươn lên.

Những thư kiến nghị, thỉnh cầu lần nữa “đem đàn gảy tai trâu” như bao nhiêu lần trước. Với Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, quyền lợi của đảng bao giờ cũng được đặt lên trên quyền lợi cá nhân.

Rồi mai đây, sóng gió trong nội bộ đảng sẽ qua, Nguyễn Tấn Dũng mất quyền nhưng không mất lợi, chỉ có đất nước là bị xâm thực dần cho đến khi mất hẳn vào tay Trung Cộng.

Dưới đây là sáu lý do :

1. Đảng CS kiểm soát toàn bộ cơ cấu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội bằng tuyên truyền và khủng bố

Lý do này rất hiển nhiên và dễ hiểu. Tuyên truyền kết hợp với khủng bố tạo thành cột xương sống của chế độ độc tài CS. Ngoài nhà tù và sân bắn, đảng CS áp dụng một chính sách tuyên truyền tàn độc nhất trong lịch sử loài người. Tinh vi đến mức người bị tẩy não hoàn toàn không biết mình bị tẩy não mà cho CS là một lý tưởng của đời người và hiến thân cho đến chết.

Sau cách mạng CS Nga, 1917, công việc đầu tiên Lenin phải làm ngay là thành lập cơ quan tuyên truyền Agitprop và trong giai đoạn đầu còn do chính Lenin đích thân lãnh đạo. Tại Trung Cộng cũng vậy, trong đại hội đảng CS Trung Quốc lần đầu vào năm 1921 chỉ bầu ra vỏn vẹn ba ủy viên trung ương nhưng một trong ba ủy viên đó chịu trách nhiệm tuyên truyền.

Cơ quan tuyên truyền tẩy não trung ương đảng kiểm soát từng chi tiết các sinh hoạt tri thức, thông tin, truyền thanh, truyền hình, báo chí. Hệ thống kiểm duyệt trong chế độ Cộng Sản không chỉ ở trung ương mà theo nhiều tầng lớp. Ngay cả khi các tác giả viết bài cũng đã thực thi tự kiểm duyệt vì họ biết những gì nên viết và những gì không được viết trước khi nạp bản thảo cho cơ quan kiểm duyệt nhà nước. Các tác phẩm phim ảnh được duyệt nhiều lần để bảo đảm khi đến người dân không có một tình tiết nào đi ngược với đường lối của đảng.

Để tồn tại sau những đãi lọc của văn minh nhân loại, phương pháp và mục đích tuyên truyền CS cũng thay đổi theo thời gian.

Chẳng hạn, trước năm 1990 nền giáo dục CS đặt nặng lên học thuyết Marx-Lenin nhưng sau này thêm vào một cái đuôi tư tưởng dân tộc như tư tưởng Mao tại Trung Cộng và tư tưởng Hồ Chí Minh tại Việt Nam.

2. Đấu tranh nội bộ nhưng có cùng một mục tiêu và bị chi phối bởi một kỷ luật đảng

Lịch sử phong trào CS thế giới từ Liên Xô đến Trung Cộng hay như vừa diễn ra tại Việt Nam cho thấy dù có đấu tranh nội bộ, các lãnh tụ CS luôn đặt mục tiêu chung của đảng lên hàng đầu.

Các lãnh đạo đảng chọn hy sinh quyền lợi cá nhân vì sự sống còn của đảng. Tất cả đảng viên CS bị chi phối bởi một cương lĩnh duy nhất là cương lĩnh đảng CS.

Để duy trì tính thống nhất, đảng CS áp dụng một kỷ luật sắt trong nội bộ đảng.

Ngoại trừ trường hợp Khrushchev tố Stalin trong đại hội lần thứ XX của đảng CS Liên Xô, ít khi nào một lãnh đạo Cộng Sản đứng lên thẳng thắn vạch trần tội lỗi của lớp lãnh đạo trước. Làm như thế là phản đảng vì đã tạo chỗ hở cho kẻ thù tấn công vào đảng. Không ai tiên đoán được số phận của Boris Yeltsin ra sao nếu ông ta từ chức, đừng nói chi dưới thời Stalin mà chỉ 10 năm trước đó.

Đời tư các lãnh tụ CS là tài sản bí mật của đảng.

Các lãnh tụ độc tài dù tự sát như Adolf Hitler, bị giết như Benito Mussolini hay bị treo cổ như Hideki Tojo, tội ác của họ cũng đều được phanh phui sau Thế Chiến thứ Hai. Các thế hệ lãnh tụ CS thì khác. Tội ác của các lãnh tụ CS được che giấu kỹ. Vai trò của Kim Nhật Thành trong chiến tranh chống Nhật, Hồ Chí Minh trong chiến tranh chống Pháp, Fidel Castro trong chiến tranh chống độc tài Batista, Stalin trong chiến tranh chống Đức, Mao Trạch Đông trong chiến tranh chống Nhật được đề cao đến độ làm như nếu không có họ có thể toàn dân tộc đã bị xóa tên khỏi lịch sử loài người.

Hình ảnh Mao Trạch Đông chính thức tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hình ảnh Hồ Chí Minh đọc “tuyên ngôn độc lập” đã được đánh bóng sáng đến mức mọi tội ác tày trời khác của họ đã trở thành tội ăn cắp, tội trộm vặt.

3. Bảo vệ tính kế tục cai trị của đảng

Chế độ CS là một chế độ phong kiến đỏ và do đó, đặc điểm kế tục cai trị CS vô cùng quan trọng.

Trường hợp Đặng Tiểu Bình đối với Mao Trạch Đông là một ví dụ điển hình.

Đặng Tiểu Bình là một trong những người chịu đựng sự hành hạ và mất mát lớn lao về nhân mạng trong thời Cách mạng văn hóa. Bản thân Đặng Tiểu Bình bị chính Mao thanh trừng nhiều lần và con trai của họ Đặng trọng thương khi bị ném từ cửa sổ xuống đường. Chuyện đời tư của Mao, từ bản chất độc tài, nghi kỵ cho đến cá tính trăng hoa dâm dật, Đặng Tiểu Bình biết hơn ai hết, nhưng khi lên nắm quyền hành, ông ta vẫn tiếp tục sơn son thiếp vàng lên một hình tượng mà cá nhân ông vô cùng căm hận.

Trên đồng nhân dân tệ từ đơn vị một đồng cho đến một trăm đồng vẫn in khuôn mặt mỉm cười của một trong những kẻ từng điều khiển bộ máy giết người tập thể khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại.

Là một trong số rất ít lãnh đạo Cộng Sản lão thành còn sót lại từ thời Vạn lý trường chinh và cũng quá thuộc sử Tàu, Đặng Tiểu Bình biết, giống như các triều đại phong kiến Trung Hoa, đặc tính kế thừa của một quyền lực trung tâm là một yếu tố sinh tử của chế độ Cộng Sản.

Họ Đặng biết rằng điểm trung tâm vỡ toàn bộ hệ thống cai trị sẽ vỡ theo.

Đặc điểm kế tục còn được thể hiện qua tầng lớp “Thái tử đảng,” con cháu của các cựu lãnh đạo đảng, tiếp tục vai trò lãnh đạo như trường hợp Ôn Gia Bảo, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình tại Trung Cộng. Tại Việt Nam, thành phần “Thái tử đảng” cũng đang “nối bước cha anh.”

4. Sử dụng “thành phần xăng nhớt” cho bộ máy toàn trị

Thành phần trung thành và cuồng tín do chính sách tẩy não nặn ra đa số là những kẻ dốt nát, ngu ngốc, phát biểu những câu chỉ làm trò cười cho thiên hạ và không thể điều hành bộ máy nhà nước.

Bộ máy độc tài toàn trị CS chạy được nhờ vào một thành phần khác có trình độ kỹ thuật chuyên môn cao thuộc các lãnh vực của đời sống mà người viết tạm gọi là “thành phần xăng nhớt.”

Khá đông trong “thành phần xăng nhớt” này là những người có học, có kiến thức về kinh tế chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, biết được lẽ đúng sai nhưng thỏa hiệp với tập đoàn cai trị để đổi lấy một cuộc sống an nhàn, vinh hoa cho bản thân và gia đình.

Thành phần này chấp nhận là xăng nhớt cho bộ máy độc tài tiếp tục cày xéo lên đất nước. Nhiều trong số họ được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng thế giới, học và hiểu tường tận các nguyên tắc để xây dựng một xã hội dân chủ nhưng khi về nước họ đã bán thân cho đảng CS.

Một khi lớp xăng nhớt này trở thành cặn bã lại có một lớp khác lên thay.

Như người viết đã phân tích trong bài “Bàn về tẩy não”, lbert D. Biderman trong bản tin của Viện Hàn Lâm Y Khoa New York gọi thành phần này là những người “cho thấy việc chống lại chỉ là hành động vô ích”, từ đó “phát triển một thói quen tuân phục,” và cuối cùng “đầu hàng có điều kiện” trước đảng CS.

5. Các lãnh tụ CS chỉ giết nhân dân nước họ nên thế giới ít quan tâm

Không giống chế độ độc tài Đức Quốc Xã tàn sát dân Do Thái, lãnh đạo Cộng Sản các nước thường giết chính đồng bào cùng máu mủ, cùng tổ tiên, cùng đất nước với họ.

Ngay từ sau 1975, dư luận thế giới đã biết đến tội ác của chế độ Pol Pot. Năm 1976, tạp chí Time còn đăng cả bức hình một tội nhân đang bị đánh vào đầu bằng cuốc, tuy nhiên, ngoài Việt Nam tấn công chế độ bằng một lý do riêng vào tháng Giêng, 1978, không một quốc gia nào có hành động cụ thể để ngăn chặn tội ác của Pol Pot.

Theo Black Book of Communism do Harvard University Press xuất bản, gần một trăm triệu người bị giết dưới chế độ CS nhưng không phải do nước ngoài xâm lược mà do chính các lãnh tụ CS giết nhân dân nước họ như trường hợp Mao giết 65 triệu, Lenin và Stalin giết 20 triệu, Pol Pot giết 2 triệu, Hồ Chí Minh giết 1 triệu (không tính nhiều triệu người Việt vô tội của cả hai miền trong chiến tranh xích hóa Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975).

6. Lãnh đạo Cộng Sản thường tận dụng ảnh hưởng của kẻ thù đã chết

Những lãnh tụ Cộng Sản thường tận diệt kẻ thù còn sống nhưng ca tụng kẻ thù đã chết. Stalin ca tụng Lenin, Fidel Castro ca tụng Ernesto “Che” Guevara, Đặng Tiểu Bình ca tụng Mao Trạch Đông.

Lấy trường hợp Che làm ví dụ.

Nếu Ernesto “Che” Guevara không làm cách mạng phiêu lưu Nam Mỹ mà tiếp tục ở lại Cu Ba, thật khó tưởng tượng ông ta có thể sống sót dưới bàn tay của Fidel Castro. Một rừng không có hai cọp, một nước không có hai vua, đừng nói chi là quan hệ giữa Che và Fidel Castro rạn nứt trước khi Che tạm biệt vợ con lần cuối và lên đường đi Bolivia cuối năm 1966. Che chủ trương kỹ nghệ hóa đất nước, trong khi Fidel Castro chủ trương củng cố quyền lực trung ương.

Sự khác biệt của Che và Fidel Castro khá giống trường hợp của Lưu Thiếu Kỳ và Mao Trạch Đông. Nhưng hôm nay, nếu ai đến Havana, sẽ gặp hình ảnh Che trên khắp ngả đường. Xác chết không nghe được lời ca tụng, không nếm được mỹ vị cao lương, không sống trong các biệt thự có kẻ hầu người hạ, chỉ có đám độc tài đang thống trị đất nước mới thật sự là những kẻ hưởng thụ quyền lực.

Chủ nghĩa Cộng Sản đã tàn rụi ở châu Âu nhưng trong năm nước còn sót lại sự khổ đau, chịu đựng vẫn còn đến hôm nay và không biết đến bao giờ mới hết.

Chiến tranh Lạnh đã tàn. Các nước tư bản tự do vì lý do kinh tế đã không còn giương cao ngọn cờ dân chủ như trước nữa. Họ mặc nhiên chấp nhận chế độ Cộng Sản như là một thực tế của mỗi quốc gia hơn là một phong trào quốc tế. Nhân dân Bắc Hàn, Cu Ba, Việt Nam, Lào, Trung Hoa vì thế sẽ tiếp tục là những dân tộc chịu đựng trong cô đơn.

Trần Trung Đạo

KINH NGẠC ! BÀI PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG ĐÀI LOAN

Hoang Le Thanh

FB Nghệ sĩ Kim Chi

Toàn văn bài phát biểu của Bà Thái Anh Văn – Tổng thống Đài Loan – tại Đại học Columbia ở New York ngày 12/7/2019.

Được lời mời tới phát biểu ở đây, nơi tiền phong về tự do ngôn luận và sự đa dạng quả là vinh hạnh lớn lao.

Tôi tốt nghiệp trường Luật Cornell năm 1980, hôm nay trở lại môi trường đại học ở New York làm sống lại bao kỷ niệm. Đời sống ở New York những năm 1980 quả là đã mở mắt cho người sinh viên trẻ đến từ Đài Loan hồi đó chẳng thể nào dám coi là cái nôi của dân chủ. New York lúc đó với chuẩn mực về sự đa dạng cùng với các quan điểm khác nhau cùng tồn tại và hôm nay đứng đây tôi vui sướng thấy rằng điều này ở New York vẫn trường tồn và không hề thay đổi.

Câu chuyện về ‘sự thay đổi’ chính là điều tôi muốn nói hôm nay. Đó là câu chuyện Đài Loan. Đó là câu chuyện về một hành trình của hòn đảo không xa Trung Hoa lục địa đã tìm ra cho mình con đường dân chủ hoá và đã nêu tấm gương cho thế giới về bước đi lên tới nền dân chủ.

Trong thời kỳ đầu của sự quá độ về mặt chính trị, người ta bảo có dân chủ nào tồn tại được dưới cái bóng của Trung Quốc? Vậy mà Đài Loan hôm nay là biểu hiện của một xã hội dân chủ rộng rãi và hệ thống chính trị vững mạnh.

Người ta còn bảo hòn đảo tài nguyên hạn hẹp với số dân có 23 triệu người thì làm được trò trống gì trong nền kinh tế toàn cầu. Vậy mà nay chúng tôi đã trở thành đối tác kinh tế đứng thứ 11 trong số các đối tác lớn nhất của Hoa Kỳ.

Người ta còn nói các giá trị tiến bộ là sao mà bén rễ được ở xã hội Đông Á. Nhưng hôm nay tôi đứng đây là người phụ nữ đầu tiên làm Tổng thống Đài Loan, và chúng tôi là quốc gia đầu tiên ở châu Á thực hiện hợp pháp hoá hôn nhân đồng tính.

Câu chuyện Đài Loan có vẻ như là không thể nào thành công. Người ta còn bảo chúng tôi là thể hiện sự kỳ diệu của dân chủ, nhưng bản thân tôi không bao giờ tin rằng trên đời này có ‘sự kỳ diệu’ nào cả. Mà tôi tin vào ý chí của người dân, tôi đặt niềm tin vào tầm nhìn của nhân dân về một thế giới tốt đẹp hơn.

Cũng như nước Mỹ, con đường tiến lên dân chủ của chúng tôi cũng thật gian nan, cũng có máu đổ, cũng thật khó nhọc với bao mồ hôi và nước mắt của tiền nhân. Giờ đây thế hệ chúng tôi phải gánh vác trọng trách và tiếp tục gương cao bó đuốc soi sáng con đường cho các quốc gia vẫn đang trên hành trình hướng tới dân chủ.

Trọng trách trên vai chúng tôi thật nặng nề, và con đường đang đi đâu phải dễ dàng. Bởi những thử thách ở trước Đài Loan hôm nay lại hoàn toàn khác với những thử thách mà chúng tôi đã vượt qua trong những thập kỷ trước. Những thử thách ấy cũng là điều mà tất cả quốc gia dân chủ của thế giới trong thế kỷ 21 phải đương đầu. Vì sao như vậy? Bởi vì nền tự do trên thế giới hiện đang đứng trước sự đe doạ chưa từng có trong lịch sử.

Chúng ta thấy sự đe doạ đó đang diễn ra tại Hồng Kông. Vì không có phương tiện nào khác để lên tiếng, giới trẻ đã xuống đường để đấu tranh đòi tự do trong một xã hội dân chủ. Nhân dân Đài Loan chúng tôi sát cánh với những thanh niên dũng cảm ấy.

Kinh nghiệm của Hồng Kông với cái gọi là “một quốc gia, hai thể chế” là bài học cho thế giới thấy rõ hơn bao giờ hết rằng độc tài không thể nào cùng tồn tại với dân chủ. Khi có dịp là thể chế độc tài sẽ bóp chết dân chủ, chỉ cần một tia sáng yếu ớt hé lên ánh dân chủ thôi thì cũng đã bị dập cho phải tắt. Hành trình dân chủ có thể từ từ như giọt nước thấm vào đất, chỉ nhẹ như làn gió và dường như người ta không cảm thấy điều đó đang diễn ra.

Thử tưởng tượng: Bộ máy độc tài càng ngày càng làm cho đời sống con người bị bó chặt. Bỗng nhiên một ngày quán sách bị đóng cửa vì bán sách cấm. Bỗng nhiên người ta bị đưa đi thẩm vấn vì đã đăng bài trên mạng xã hội phê phán chính sách gì đó của nhà nước. Quý vị đang yên đang lành, bỗng dưng lại cảm thấy như bị một thế lực vô hình kiểm soát từng bước đi. Vậy là quý vị bắt đầu phải ngẫm lại để tự kiểm duyệt lời nói và cách tư duy của mình. Quý vị không dám bàn thế sự với bạn bè như trước vì sợ lời nói của mình sẽ bị ai đó nghe. Quý vị phải dành bao thời gian cảnh giác trước sau để được an toàn thì còn đâu thời gian để suy nghĩ về tương lai chi nữa.

Từ giảng đường Đại học Columbia đây, điều tôi đang nói có vẻ như lạ lùng lắm, như xa xôi lắm. Nhưng trên thực tế, tình cảnh ấy đang diễn ra ngay trước mắt. Bởi vậy chính lúc này đây, câu chuyện của chúng tôi, câu chuyện Đài Loan cần phải được thế giới nghe thấy. Đó là câu chuyện về sự kiên trì hướng tới dân chủ, là câu chuyện về lòng quyết tâm với mục tiêu dân chủ sẵn sàng vượt qua mọi trở lực. Câu chuyện của chúng tôi là câu chuyện tại sao các giá trị vẫn phải là nền tảng bền vững. Vực sâu ngăn cách sự khác biệt về chính trị và văn hoá nơi eo biển Đài Loan mỗi ngày mỗi sâu hơn. Mỗi ngày Đài Loan chọn cho mình tự do ngôn luận, quyền cho con người và nền pháp trị là mỗi ngày chúng tôi trôi ra xa hơn khỏi cái vòng ảnh hưởng của độc tài toàn trị.

Câu chuyện của chúng tôi, sự tồn tại của chúng tôi chính là điều đánh thức thế giới rằng dân chủ là tài sản quý báu nhất của chúng ta. Chúng ta phải bảo vệ dân chủ bằng mọi giá. Từng ngày từng ngày, Đài Loan đứng vững trên tiền tuyến của dân chủ, đương đầu với các thử thách mới đầy cam go, đầy khác biệt chỉ có ở kỷ nguyên công nghệ thông tin.

Nhưng chúng tôi không đơn độc. Thực tế là các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, trên thế giới đều đang phải trong trận chiến chống lại sự xâm nhập trong cuộc chiến tranh kiểu mới về nhận thức từng ngày. Các chính phủ độc tài toàn trị muốn khai thác sự tự do ngôn luận đặc thù của xã hội dân chủ để gieo mầm chia rẽ chúng ta, những mong sẽ làm cho chúng ta phải nghĩ lại về hệ thống chính trị của mình và chúng ta sẽ mất đi niềm tin vào dân chủ. Đài Loan đã ở nơi tiền tuyến của cuộc chiến ấy ròng rã bao nhiêu năm rồi, nhờ đó mà chúng tôi cũng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm để chia sẻ với thế giới.

Ở kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin sai sự thật có thể được biến hoá thành sự thật chỉ trong vài giờ đồng hồ. Nhưng thử thách lớn nhất để chống lại sự đe doạ này là chúng ta phải tìm được sự cân bằng giữa một bên là an ninh quốc gia và một bên là tự do ngôn luận. Ở Đài Loan, chúng tôi đã thực hiện các bước đầu tiên coi vấn đề này là chính sách ưu tiên.

Chúng tôi đã củng cố sức mạnh của hệ thống pháp lý nhằm xác định và ngăn cản sự lan toả của thông tin sai sự thật. Chúng tôi đang đi sâu vào vấn đề chống rò rỉ tin tình báo bởi các thế lực bên ngoài. Cùng với hệ thống chia sẻ tin tình báo mạnh mẽ hơn với các quốc gia khác, chúng tôi sẽ nâng cao được năng lực làm việc tốt hơn nhằm ngăn chặn các đe doạ loại này.

Nhưng dân chủ cũng phải đương đầu với các thử thách khác nữa, nhất là trong vấn đề lấy đòn bẩy kinh tế treo theo các điều kiện ngầm. Nhiều quốc gia trên thế giới đang bị người ta đặt vào vị thế phải chọn một bên là dân chủ, một bên là phát triển kinh tế và vấn đề lựa chọn thế nào là đúng lại càng ngày càng trở nên mù mờ hơn.

Nhưng khi nào tôi còn ở cương vị Tổng thống, thì Đài Loan sẽ còn tiếp tục chứng minh cho thế giới thấy rằng dân chủ và tăng trưởng kinh tế không chỉ có lợi cả hai mặt và là hai vấn đề thực sự gắn chặt với nhau. Nền kinh tế của chúng tôi đã từng rơi vào tình trạng bị lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc làm cho sự chủ động của chúng tôi bị giới hạn trong các vấn đề song phương. Trung Quốc đã triệt để khai thác sự lệ thuộc này, lấy đó làm phương tiện xâm nhập xã hội chúng tôi, nhằm tạo cơ sở làm con bài để mặc cả đòi chúng tôi phải lấy nền dân chủ của mình ra để đánh đổi. Nhưng Đài Loan đã quyết tâm theo đuổi con đường khác để phát triển kinh tế. Nền dân chủ sẽ ý nghĩa gì nếu để mất đi mảnh đất gieo mầm cho sự sáng tạo và nuôi dưỡng ý tưởng mới được trở thành hiện thực?

Chúng tôi đã dấn bước cải cách nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho việc đầu tư dễ dàng nhờ đó đã đạt được con số kỷ lục các công ty Đài Loan trở về. Cũng nhờ thế mà các công ty nước ngoài, nhất là các công ty lớn cũng mở rộng đầu tư và hoạt động tại Đài Loan. Chỉ trong năm nay, các công ty này đã đầu tư hàng tỷ đô la Mỹ vào nền kinh tế của chúng tôi và tạo ra hàng vạn việc làm. Dòng chảy đầu tư sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm trước mắt.

Chúng tôi đã làm việc không mệt mỏi để đóng vai trò tích cực xây dựng trât tự thương mại khu vực dựa trên các quy định pháp luật và xây dựng mối quan hệ thương mại vững mạnh hơn với các thị trường ở vùng Nam Á và Đông Nam Á. Chính sách mới của chúng tôi hướng về phía Nam đã mang lại mức tăng trưởng vượt bậc ở khu vực trong ba năm qua và điều quan trọng hơn nữa đó là sự tăng trưởng thực sự bền vững.

Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới bị rơi vào hoàn cảnh là nạn nhân của cái bẫy vốn vay, chúng tôi trụ vững với chính sách nhấn mạnh sự hợp tác phải là sự phát triển bền vững cho cả đôi bên, và các quốc gia đối tác của chúng tôi ở Nam Á và Đông Nam Á là minh chứng cho sự có lợi của cả hai bên trên cơ sở đó.

Trong khi Trung Quốc tập trung vào thủ đoạn cướp giật đồng minh của chúng tôi nhằm cô lập chúng tôi, chúng tôi vẫn kiên quyết thực hiện các dự án với mục tiêu làm sao cho cả hai bên đối tác đều phải trở thành các quốc gia tốt hơn cho đời sống con người. Chúng tôi cũng đang giúp cho các quốc gia trên thế giới xây dựng năng lực kinh tế và năng lực dân chủ nhằm tạo dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho thế kỷ 21 với hệ thống hạ tầng rõ ràng về cấu trúc cơ bản và công nghệ số.

Một lần nữa, Đài Loan mang tới cho thế giới một hình mẫu về sự phát triển tích cực và phát triển tiến bộ. Chúng tôi từ chối bị thao túng bởi các hành vi đe doạ nhằm nuốt sống chúng tôi, và chúng tôi vẫn từng bước chứng minh rằng sự hợp tác thành thực và công khai sẽ mang lại kết quả thật sự và lâu dài.

Chúng tôi đã thành công trong lĩnh vực điều chỉnh để thích ứng với các thử thách đặt ra bởi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, không phải vì chúng tôi bất chấp dân chủ mà chính vì chúng tôi có dân chủ nên mới thành công. Hệ thống dân chủ của chúng tôi đã làm cho chúng tôi trở thành quốc gia thân thiện với các các ý tưởng đa dạng và các phát kiến có đất dụng võ, tạo cho quốc gia có sự linh hoạt để phá đi những khuôn mẫu mòn mỏi nay đã lỗi thời.

Nhân câu hỏi quý vị đặt ra rằng làm thế nào để lựa chọn giữa dân chủ và tăng trưởng kinh tế, tôi xin đáp rằng sự lựa chọn đã rõ ràng: dân chủ và tăng trưởng kinh tế là hai mặt không thể tách rời.

Lịch sử đã cho chúng ta bài học rằng các quốc gia dân chủ có sức mạnh nhất khi thống nhất hành động và yếu nhất khi bị chia rẽ. Nếu không có Đài Loan, liên minh quốc tế giữa các quốc gia đồng chí hướng sẽ mất đi sự nối kết mấu chốt trong nỗ lực đảm bảo các giá trị của chúng ta sẽ được truyền lại cho các thế hệ tương lai.

Đài Loan hiên ngang là một minh chứng hiếm có về một quốc gia vừa đã từng nếm mùi độc tài chuyên chế nay lại là quốc gia tiên phong cho dân chủ trong thời hiện đại. Chính vì lẽ đó điều càng quan trọng hơn bao giờ hết là cộng đồng quốc tế hãy ủng hộ một Đài Loan tự do và dân chủ. Sự sống còn của Đài Loan không phải chỉ là trong mối quan hệ xuyên eo biển. Đài Loan là ngọn hải đăng của nền dân chủ ở vùng Ấn Độ -Thái bình dương, và cả thế giới đang theo dõi chặt chẽ những tiền lệ chúng tôi đặt ra cho tương lai của nền dân chủ.

Là một thành viên của cộng đồng thế giới các quốc gia đồng chí hướng, chúng tôi biết rằng chúng tôi không đứng một mình. Xin nhắc lại lời của Herbert Hoover “Tự do là cánh cửa mở ra đón ánh sáng của tinh thần nhân văn và nhân phẩm của con người”. Thử thách ở phía trước quả là không dễ dàng, nhưng cộng đồng quốc tế sát cánh với chúng tôi. Đài Loan luôn đứng vững với quyết tâm của mình. Cùng nhau, chúng ta sẽ làm cho ánh sáng của tinh thần ấy chiếu lên mọi nơi trên thế gian, chỉ cần rằng chúng ta chọn cách mở cánh cửa và trực diện với tương lai đang chờ phía trước.

Nguyên văn tiếng Anh tại đây ạ
https://english.president.gov.tw/News/5776

Nguồn: Nghệ sĩ Kim Chi
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=10219854659904814&id=1469982780

Image may contain: 1 person, stripes

Quy luật ‘3,5%’: Làm sao một thiểu số nhỏ có thể thay đổi thế giới

Quy luật ‘3,5%’: Làm sao một thiểu số nhỏ có thể thay đổi thế giới

Các cuộc biểu tình bất bạo động có khả năng thành công cao gấp đôi so với các cuộc xung đột vũ trang – và những người tham gia ở ngưỡng 3,5% dân số chưa bao giờ thất bại trong việc mang lại sự thay đổi.

Năm 1986, hàng triệu người Philippines đã xuống đường ở Manila phản đối trong ôn hòa và cầu nguyện của phong trào Sức Mạnh Nhân Dân. Chế độ Marcos đã kết thúc sau 4 ngày.

Năm 2003, người dân Georgia đã lật đổ ông Eduard Shevardnadze thông qua cuộc Cách Mạng Hoa Hồng không đổ máu, trong đó những người biểu tình đã xông vào tòa nhà quốc hội, cầm hoa trên tay.

Đầu năm nay, cả hai tổng thống Sudan và Algeria đều tuyên bố sẽ nhường quyền sau nhiều thập kỷ tại vị, nhờ các chiến dịch kháng cự trong hòa bình.

Trong mỗi trường hợp, sự phản kháng dân sự của công chúng đã thắng giới chóp bu chính trị để đạt được sự thay đổi căn bản.

Tất nhiên, có nhiều lý do đạo đức để sử dụng các chiến lược bất bạo động. Nhưng nghiên cứu thuyết phục của Erica Chenoweth, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Harvard, xác nhận sự bất tuân dân sự không chỉ là lựa chọn đạo đức; nó cũng là cách mạnh mẽ nhất để định hình chính trị thế giới – một cách lâu dài.

Khi nhìn vào hàng trăm chiến dịch trong thế kỷ qua, Chenoweth nhận thấy các chiến dịch bất bạo độngcó khả năng lớn gấp đôi để đạt được mục tiêu so với các chiến dịch bạo động. Và mặc dù các động lực chính xác sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bà đã cho thấy phải cần khoảng 3,5% dân số tham gia tích cực vào các cuộc biểu tình để đảm bảo thay đổi quan trọng về chính trị.

 

BBC.COM
Các cuộc biểu tình bất bạo động có khả năng thành công cao gấp đôi so với các cuộc xung đột vũ trang ?

COI CHỪNG KHÔNG CÒN ĐƯỜNG NÀO ĐỂ CHẠY

COI CHỪNG KHÔNG CÒN ĐƯỜNG NÀO ĐỂ CHẠY

Huỳnh Quốc Bình

“Nếu có ai muốn từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ một cách chính thức để có thể gia nhập quốc tịch các nước độc tài cộng sản hay những nơi quá khích về tôn giáo… Thì tôi sẵn sàng giúp điền đơn hay giúp đóng tiền lệ phí nộp đơn, một cách hợp pháp…”

Người viết thường tự nhắc nhở chính mình và dạy con cái trong nhà phải ý thức rằng, chúng ta không thể xem đất nước Hoa Kỳ như chỗ để mình lợi dụng sống qua ngày, để chỉ ăn bám mà không đóng góp, hoặc chỉ để hưởng thụ vật chất mà lại không góp phần bảo vệ, vun bồi cho tốt hơn, giống như căn nhà của riêng mình.

Để làm sáng tỏ ý niệm đó, tôi xin phép thu gọn đất nước Hoa Kỳ nhỏ lại như căn nhà của một gia đình, để mạo muội nêu ra một câu hỏi rằng: Nếu chúng ta từng hoan nghênh ai đó vào tá túc trong nhà của mình lâu dài, nhưng họ chẳng bao giờ quan tâm đến nhà cửa của chúng ta. Trái lại họ chỉ lợi dụng để lén lút bòn rút tài sản của chúng ta hầu chuyển đi hay gởi về một nơi nào khác. Khi họ cần giúp đỡ thì nhờ cậy chúng ta, nhưng cứ xem chúng ta như người xa lạ hay kẻ thù của họ… Đối với loại người như thế thì chúng ta sẽ nghĩ về họ như thế nào? Người Việt Nam gọi đó là những kẻ “ăn cháo đá bát”, người Mỹ gọi đó là “cắn luôn bàn tay người đút thức ăn cho mình” (bite the hand that feeds you).

Nếu có ai nghĩ rằng Hoa Kỳ không xứng đáng là nơi để họ có thể sinh sống, thì tại sao họ không quay về cái nơi họ từng bỏ ra đi? Ngoài ra, họ cũng có thể xin “tỵ nạn Hoa Kỳ” tại các nước độc tài cộng sản như Bắc Hàn, Trung Cộng, Cu Ba và Việt Nam… hoặc những nơi quá khích về tôn giáo. Dĩ nhiên ra khỏi nước Mỹ thì rất dễ dàng, tuy nhiên nếu có ai muốn từ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ một cách chính thức để có thể gia nhập quốc tịch của những nơi vừa nêu… Thì tôi sẵn sàng giúp điền đơn hay giúp đóng tiền lệ phí nộp đơn một cách hợp pháp. Tôi nói thật, không đùa. Xin giữ bài viết này của tôi để làm bằng chứng.

Chúng tôi thường xuyên nhắc nhở những thành viên trong gia đình mình rằng:
1 Một công dân Hoa Kỳ lương thiện và khôn ngoan, sẽ không ngại phê bình hay lên án những sai quấy của Tổng Thống hay chính phủ Mỹ, nhưng chúng ta sẽ không ngu xuẩn đến độ đứng ở vị trí cùa kẻ thù nước Mỹ để vô cớ hay điên cuồng lên án Tổng Thống và chính phủ của mình.
2 Một công dân Hoa Kỳ lương thiện và khôn ngoan, không thể xúc phạm quốc kỳ Hoa Kỳ, bằng cách xé, đốt hay giẫm đạp dưới chân, để bày tỏ sự tức giận Tổng Thống hay chính phủ. Thái độ đó là sự xúc phạm đối với những người đã và đang hy sinh để bảo vệ nước Mỹ. Cho dù quốc kỳ chỉ là một miếng vải vô tri, nhưng là biểu tượng thiêng liêng của nước Mỹ. Tôi không tin có ai mất dạy đến độ mang hình ông bà cha mẹ mình ra xé, đốt hay giẫm đạp dưới chân, chỉ vì tức giận anh chị em mình. Hãy để kẻ thù nước Mỹ làm điều đó nếu họ muốn, còn chúng ta là công dân Mỹ thì chớ nên dại dột làm như thế.
Chúng ta được Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ sự tự do bày tỏ chính kiến, sự bất mãn nào đó, ngay cả những “bất mãn” không chính đáng… Nhưng chúng ta không thể đập phá nhà cửa, hành hung những người không cùng suy nghĩ như mình. Luật pháp và chính sách để vận hành nước Mỹ, phải được bàn luận, hình thành trong tự do dân chủ và trong sáng tại Quốc Hội, chứ không thể giải quyết ngoài đường phố. Các nước cộng sản hay độc tài mới đáng nhận lãnh sự phẩn nộ của người dân giống như thế, chứ nước Mỹ tự do, dân chủ, thì không thể giải quyết những bất đồng bằng các loại bạo động.
3 Một công dân Hòa Kỳ lương thiện và khôn ngoan, nếu muốn chứng tỏ mình biết tôn trong quyền lợi của người khác thì cũng phải biết xem trọng quyền lợi đất nước mình. Một Tổng Thống hay chính phủ biết đặt quyền lợi tối thượng cho đất nước mà mình được cử tri giao trách nhiệm lãnh đạo, thì có gì sai? Không ai cấm chúng ta bày tỏ lòng nhân đạo với những người đến từ quốc gia khác, nhưng điều đó phải hợp pháp, hợp lý và có trật tự, giống như cựu Tổng Thống Clinton và Obama từng khẳng định:

Hoa Kỳ không phải là cái chợ trời để ai muốn vào thì cứ xé rào hay phá cổng mà vào. Người khôn ngoan sẽ không ngu xuẩn đến độ rước giặc vào nhà bằng cách mở toang cửa biên giới, hầu hy vọng đạt được danh vọng cá nhân, quyền lợi của đảng phái mà bất chấp quyền lợi hay sự an nguy của đất nước mình. Một công dân Hoa Kỳ lương thiện và khôn ngoan, sẽ không xem bất kỳ một cá nhân nào như thể thần thánh, như thể họ có quyền ngồi xổm trên luật pháp, hoặc điên cuồng ủng hộ một đảng đảng phái mà mình có bằng chứng là họ chỉ xem quyền lợi của đảng họ trọng, còn đất nước Hoa Kỳ là thứ yếu. Chúng ta sẽ không im lặng đứng nhìn những kẻ xem thường sự sống còn của nước Mỹ. Chúng ta phải can đảm chống đối và dùng lá phiểu để tẩy chay những kẻ cố tình san bằng những gì đã được hiến pháp Hoa Kỳ vạch rõ, mà những nhiệm kỳ của các Tổng Thống hay chính phủ vì dân đã bảo vệ mấy trăm năm qua.
4 Một công dân Hoa Kỳ lương thiện và khôn ngoan, sẽ không ủng hộ hay a tòng với những kẻ tìm cách loại bỏ những giá trị căn bản của nước Mỹ. Ai nhận mình là Cơ Đốc Nhân tuyệt đối không ủng hộ những giới dân cử nào cố tình cho những kẻ vô thần, hay những tôn giáo quá khích được cơ hội tràn vào đất nước mình, để rồi cùng tìm cách sửa đổi luật, cấm mọi người cầu nguyện với Thiên Chúa ở trường học và các nơi công cộng. Chúng ta không thể dễ dãi đến độ ngu khờ khi họ bày tỏ đức tin của họ thì được, còn chúng ta thì lại mất cái quyền thiêng liêng đó. Tại sao chúng ta có thể im lặng trước những kẻ tìm cách ngăn cản chúng ta bày tỏ đức tin với Thiên Chúa? Tại sao chúng ta lại bày ra hay tham dự vào những vụ bỏ phiếu để loại trừ ý niệm “one Nation under God” qua lời bày tỏ sự trung thành với Hoa Kỳ được ghi trong bản “The Pledge of Allegiance to the Flag”. Có phải chúng ta đã trở thành những kẻ dại khờ, chỉ vì muốn chìu ý những kẻ muốn triệt hạ nước Mỹ để mình khỏi bị mang tiếng là kỳ thị đức tin của người ta?
Trong tiếng Anh có câu nói đáng cho chúng ta suy nghĩ: “Người ta sẽ không bao giờ thật sự hiểu thấu một vấn đề éo le nào đó, cho đến khi chuyện ấy xảy ra với chính họ”. (People will never truly understand something until it happens to them).
Người viết tin rằng không một dân tộc nào trên thế giới có thể thấm thía về đời sống tha phương nơi xứ người cho bằng những dân tộc từng bị mất nước, trong đó có dân tộc Việt Nam.

Trong thời chiến tranh Việt Nam, một số người dân Hoa Kỳ với chiêu bài phản chiến đã biểu tình đòi hỏi chính phủ phải chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Họ đòi hỏi như thế cũng là dễ hiểu, bởi vì qua những sự tường trình về hình ảnh chiến đấu can trường của binh sĩ Hoa Kỳ và chiến sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị bóp méo. Những cơ quan truyền thông thiếu lương thiện đã làm những điều có lợi cho bọn VC và khối cộng sản quốc tế. Kết quả sự hy sinh của trên dưới 58 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã trở nên vô nghĩa dưới con mắt của những người Mỹ “chống chiến tranh Việt Nam”. Hoa Kỳ “thua” một cuộc chiến, còn người Việt Nam phải mất trọn đất nước vào tay quân cộng sản kể từ ngày tan thương đó và bao nhiêu chia ly, tang tóc, liên tục xảy ra cho đến ngày nay.

Nhân dân Hoa Kỳ thật có phước vì họ được hưởng sự tự do đích thực mà khó có quốc gia nào có được. Cho nên cái câu “People will never truly understand something until it happens to them.”, có thể áp dụng cho người Mỹ với tình hình chính trị tại Hoa Kỳ hiện nay. Những người sinh ra và lớn lên tại nước Mỹ chưa có kinh nghiệm chạm trán với thực tế của những chia ly, tang tóc như người Việt Nam, cho nên nếu họ có ” take freedom for granted” là điều cũng dễ hiểu. Tiếc là trong hàng ngũ người Việt tỵ nạn có người đã chóng quên. Họ không còn ý thức vì sao họ có mặt tại Hoa Kỳ ngày hôm nay, và họ lại giống những người chuyên “take freedom for granted” tại xứ tự do này.

Tôi không ngại để nói rằng, bất cứ ai được sanh ra và trưởng thành tại quốc gia này hay được chính phủ Hoa Kỳ đón nhận vào đây sinh sống hợp pháp, thì những người đó thật sự may mắn và hạnh phúc, nếu không muốn nói họ là những người vô cùng có phước. Tại Hoa Kỳ người dân có nhiều sự tự do. Quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do bày tỏ quan điểm chính trị và nhất là quyền tự do lập đảng đối lập với chính quyền. Tiếc là nhiều người không biết trân quý những thứ tự do đó và dường như họ đang đi tìm một “thế giới đại đồng”, một loại “xã hội chủ nghĩa” thiếu thực tế, là chiêu bài của kẻ cướp, mà nhiều nước từng kinh qua và đã quăng nó vào sọt rác lâu rồi.
Cựu Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan từng nói: “Tin tưởng nhưng phải kiểm chứng và đừng e ngại nhìn nhận sự thật…” (Trust but verify; watch closely and don’t be afraid to see what you see)

Nếu chúng ta cứ tin vào một điều gì đó mà không kiểm chứng, hoặc không dám nhìn nhận một sự thật hiển nhiên, hoặc cứ cúi đầu tin vào màn ảnh TV hay các loại tin tức một chiều, và nếu chẳng may đất nước Hoa Kỳ lọt vào tay kẻ thù của nước Mỹ, thì mọi người nên coi chừng, chúng ta sẽ không còn đường nào để chạy, kể cả những kẻ hay những cơ quan truyền thông từng làm lợi cho kẻ thù nước Mỹ.

Huỳnh Quốc Bình

Image may contain: sky, tree and outdoor

2019: lịch sử đang trở lại!

2019: lịch sử đang trở lại!

Đoàn Thi

Nhà văn Mỹ đã từng đoạt giải Nobel Văn Chương là ông Eugene Gladstone O’Neill (1888-1953) có để lại một câu nói nổi tiếng: “There is no present or future, only the past happening over and over again” (không có hiện tại hay tương lai, mà chỉ có quá khứ cứ lập đi lập lại không ngừng). 

Nếu nhìn vào những gì đang diễn ra trên thế giới trong năm 2019 này, người ta sẽ thấy lời tiên tri của nhà văn O’Neill đang trở thành hiện thực.

Bóng ma của những cuộc chiến tranh khủng khiếp trong quá khứ như đang nhập thể trở lại. Hãy nhìn vào mối đe dọa của Bắc Hàn. Quốc gia Cộng sản này hiện đang có trong tay một kho vũ khí hạt nhân đủ để nhận chìm một phần thế giới vào biển lửa. Hỏa tiễn của nước này có đủ khả năng để bay tới Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi. Sau cuộc họp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, một cuộc gặp gỡ vốn được 2 bên rêu rao như một biến cố lịch sử chưa từng có, Bắc Hàn không những giữ nguyên kho vũ khí hạt nhân của mình, mà còn tiếp tục phát triển những vũ khí mới kèm theo những lời đe dọa đáng sợ hơn.

Nhưng có lẽ mối đe dọa của quốc gia cộng sản côn đồ Bắc Hàn vẫn không đáng sợ cho bằng cuộc chạy đua vũ trang hiện nay của hai siêu cường nguyên tử là Nga và Hoa Kỳ: một cuộc chiến tranh lạnh mới đã thực sự bắt đầu!

Thế giới đang bị đe dọa không chỉ vì cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Nga và Mỹ hay kho vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn. Tình hình thế giới cũng bấp bênh không kém vì mối căng thẳng giữa một số nước đang có vũ khí hạt nhân ở Á Châu. Năm 2017 vừa qua, hai nước cựu thù là Ấn Độ và Trung Cộng, 2 quốc gia có đông dân số nhất thế giới, đã từng lăm le tấn công nhau vì xích mích tại một biên giới ở Bhutan. Không riêng với Trung Cộng, mối quan hệ của Ấn Độ và Pakistan, một quốc gia láng giềng hiện cũng đang có trong tay vũ khí hạt nhân, cũng căng thẳng không kém.

Tại Trung Đông, cuộc chiến ở Syria vẫn đang tiếp diễn. Viễn ảnh hòa bình xem ra ngày càng mờ mịt. Các trại tỵ nạn đã không còn chỗ để chứa người di tản. Cũng như người Việt Nam đã trốn chạy chế độ cộng sản sau năm 1975, người dân Syria cũng liều mạng trèo lên những chiếc thuyền mong manh để vượt biển khơi với hy vọng tìm được an toàn ở bất cứ bến bờ nào họ trôi dạt tới.

Cuộc xung đột tại Syria ngày càng tồi tệ, nhưng cuộc chiến tại Yemen lại càng thê thảm hơn. Bị xâu xé giữa hai cường quốc Hồi giáo là Iran và Á Rập Saudi, Yemen đã biến thành một bãi chiến trường dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, trong 3 năm vừa qua, đã có khoảng 85.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị chết đói! Hình ảnh của những đứa trẻ chỉ còn da bọc xương không thể không gợi lại nạn đói khủng khiếp tại Ethiopia hồi thập niên 1980. Ngày đó, cả thế giới đã rúng động trước những hình ảnh khủng khiếp của nạn đói. Các ca sĩ thượng thặng của thế giới đã góp giọng để kêu gào và đánh động trái tim của nhân loại. Các chính phủ đã bắt tay nhau và quyết tâm không để cho một thảm kịch như thế tiếp diễn.

Nhưng lịch sử cứ lập lại một cách tàn nhẫn. Ngay lúc này đây, Liên Hiệp Quốc khẳng định rằng Yemen hiện đang phải đối diện với thảm họa nhân đạo lớn nhất của Thế kỷ 21: 14 triệu người đang có nguy cơ chết đói!

Bên cạnh nạn đói do chiến tranh tạo ra, thế giới lại còn phải đương đầu với một cuộc chiến khác dường như không bao giờ kết thúc là cuộc chiến chống khủng bố. Đã hơn 18 năm kể từ cuộc khủng bố tại Hoa Kỳ ngày 11 tháng Chín năm 2001, nay cuộc chiến chống khủng bố như chỉ mới bắt đầu. Chẳng còn nơi nào trên thế giới này được xem là an toàn. Từ London, Brussels, Paris…đến Nairobi ở Phi Châu, Jakarta ở Nam Dương và Sydney ở Úc Đại Lợi,  nơi nào cũng đều có thể là điểm nhắm của các tổ chức khủng bố.

Không bị khủng bố trực tiếp đe dọa, nhưng Ukraine cũng không ở yên trước sự đe dọa trắng trợn của Nga. Thế giới tự do đã tỏ ra hoàn toàn bất lực trước những hành động ngang tàng và bạo ngược của Nga.

Đệ nhứt Thế chiến đã chấm dứt cách đây vừa đúng 100 năm và Đệ nhị Thế chiến cũng đã kết thúc hơn 70 năm qua. Nếu tính từ Đệ nhị Thế chiến đến nay, mặc dù có chiến tranh lạnh và cuộc chiến đẫm máu có diễn ra tại một vài nơi trên thế giới,  nhưng có lẽ chưa bao giờ nhân loại hưởng được một nền hòa bình lâu dài như thế. Nhưng nay dường như lịch sử đang trở lại. Bóng dáng của chiến tranh đang lấp ló ở đâu đó.

Với cuộc chạy đua vũ trang hiện nay, Hoa Kỳ và Nga đang đi vào một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng nỗi lo sợ lớn nhất hiện nay vẫn là một cuộc chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào giữa hai siêu cường kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Cộng. Bất cứ một cuộc đụng độ nào giữa 2 siêu cường này cũng đều là một đại họa cho toàn thế giới. Mặc dù hai bên đều tuyên bố sẽ bằng mọi cách tránh chiến tranh, nhưng trong thực tế hiện nay cả hai bên đều chuẩn bị tư thế sẵn sàng ứng chiến.

Hồi năm 2015, tổ chức phi lợi nhuận “The Rand Corporation”, chuyên nghiên cứu về chiến lược toàn cầu, đã gởi cho Quân đội Mỹ một bản phúc trình có tựa đề “War with China. Thinking Through the Unthinkable” (Chiến tranh với Trung Cộng. Suy nghĩ về điều không thể ngờ được). Bản phúc trình kết luận rằng nếu chiến tranh xảy ra chắc chắn Trung Cộng sẽ chịu nhiều thiệt hại hơn Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bản phúc trình lại cảnh cáo rằng với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng và cải tiến, Trung Cộng có thể tạo ra một cuộc chiến hủy hoại lâu dài.

Ngày nay, ai cũng nhận thấy rằng nếu chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng có xảy ra thì bãi chiến trường chính chỉ có thể là Biển Đông.

Kể từ năm 1974 đến nay, sau khi đã ngang nhiên chiếm lấy Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Cộng áp đặt chủ quyền của mình lên toàn bộ Biển Đông và xem đây như ao nhà của mình. Nhiều đảo trong vùng biển này, vốn trước đây đã từng là vùng tranh chấp giữa nhiều nước Đông Nam Á, nay đã bị Trung Cộng quân sự hóa. Nhiều phi đạo dành cho Không lực của Trung Cộng đã được thiết lập. Các loa phóng thanh được bắt dày đặc trên các đảo này lúc nào cũng phóng ra những lời cảnh cáo đối với các tàu bè nước ngoài nào đi gần những hòn đảo đã được quân sự hóa ấy.

Trong năm 2018 vừa qua, đã có lúc thế giới gần như đứng tim khi tàu chiến của Hoa Kỳ và Trung Cộng tiến đến tư thế gần như muốn đụng độ nhau trên Biển Đông.

Trung Cộng hiện đang củng cố sức mạnh quân sự của họ. Ngân sách dành cho quốc phòng của Trung Cộng đứng hàng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Hiện quốc gia cộng sản khổng lồ này đang phát triển phi cơ chiến đấu có khả năng tấn công các tiềm thủy đĩnh và  hỏa tiễn liên lục địa. Trung Cộng cũng đang cho thiết lập điều mà họ gọi là “Vạn lý Trường thành dưới biển”.

Chuyên gia phân tách lão thành của Học viên Chính sách Chiến lược của Úc là ông Malcolm Davis khẳng định rằng với những tiến bộ khoa học và kỹ thuật hiện nay, Trung Cộng “khiến cho quân lực của Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn mỗi khi muốn can thiệp vào một cuộc khủng hoảng trong Biển Đông”.

Chuyên gia này cảnh cáo rằng về khả năng quân sự, Trung Cộng có thể “cỡi lên lưng Hoa Kỳ”. Hoa Kỳ đã nhận ra mối đe dọa ấy. Năm ngoái, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã cập nhật chiến lược quốc phòng và nêu đích danh Trung Cộng và Nga là hai mối đe dọa lớn nhất cho quyền lợi của Hoa Kỳ. Bộ Quốc Phòng Mỹ khẳng định: “Ngày càng có nhiều dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung Cộng và Nga muốn hình thành một thế giới phù hợp với mô hình độc tài của họ”. Với chiến lược mới, Bộ Quốc Phòng Mỹ kêu gọi thay vì chú tâm vào cuộc chiến chống khủng bố, hãy dồn mọi nỗ lực vào việc đối đầu với mối đe dọa của Trung Cộng và Nga. Tướng Jim Mattis, người vừa đệ đơn từ chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã từng kêu gọi phải “cấp tốc thay đổi” chiến lược để sẵn sàng ứng chiến.

Chủ tịch Tập Cận Bình đang cai trị Trung Cộng chẳng khác nào một hoàng đế. Sau Mao Trạch Đông, họ Tập được xem là người quyền thế nhất tại Trung Cộng. Thật ra, Tập Cận Bình còn tỏ ra nhiều quyền lực hơn cả Mao Trạch Đông, bởi vì ông hiện đang lãnh đạo một quốc gia, theo một số thước đo nào đó, có thể là nền kinh tế mạnh nhất thế giới.

Là con của một đảng viên Cộng sản, họ Tập luôn đặt Đảng lên trên mọi sự. Ông đàn áp mọi nhà bất đồng chính kiến, giam tù các đối thủ chính trị, bịt miệng mọi cơ quan truyền thông và các nhà tranh đấu cũng như tìm cách tiêu diệt sắc tộc Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Năm vừa qua, với lời hứa hẹn sẽ hoàn thành “Giấc mơ Trung hoa”,  ông đã tự phong cho mình làm chủ tịch mãn đời. Trong lịch sử nhân loại, có lẽ chưa có nhà độc tài nào đáng sợ cho bằng Tập Cận Bình.

Nhìn vào các diễn tiến trên thế giới hiện nay, có lẽ cũng như nhà văn Eugene O’Neill, các sử gia đều cho rằng quá khứ đang trở lại. 

Vào năm 1914, có ai nghĩ rằng Đệ nhứt Thế chiến sẽ xảy ra. Đức và Anh đang là những đối tác thương mại quan trọng. Quốc vương Anh và Thủ tướng Đức là anh em cô cậu hay chú bác với nhau. Có ai ngờ rằng chiến tranh sẽ xảy ra. Nhìn lại Đệ nhứt Thế chiến, sử gia Úc Sir Christopher Clarke đã gọi các lãnh tụ của thời đó là “Những Kẻ Mộng Du”. Chỉ vì cái chết của một hoàng tử kế vị trên ngai vàng Áo-Hung mà “cuộc chiến để chấm dứt mọi cuộc chiến” đã bùng nổ, sát hại cả 50 triệu người trên thế giới.

Ngày nay, với tham vọng không đáy của một Tập Cận Bình, với sự hung hãn của một Putin, với thái độ côn đồ của một Kim Jong-un và dĩ nhiên với sự bốc đồng và không lường trước được của một Donald Trump, chuyện gì cũng có thể xảy ra cho thế giới. Biển Đông hiện đang là nơi dậy sóng với một bên là Trung Cộng và bên kia là Hoa Kỳ, các nước còn lại bị buộc phải theo bên này hay bên kia.

Kịch bản cho cục diện thế giới có lẽ đã được kịch tác gia Hy Lạp Thucydides viết ra năm 400  trước Công nguyên. Đây là thời điểm xảy ra cuộc chiến giữa Athens và Sparta. Ngày nay rất nhiều nhà chiến lược quân sự cảnh cáo về điều mà họ gọi là “Chiếc Bẫy sập của Thucydides”: một cường quốc đang lên muốn đối đầu với sức mạnh của một cường quốc đang đi xuống và sẵn sàng gây chiến để làm bá chủ. Sự vươn lên của một Athens đã tạo ra nỗi lo sợ cho Sparta. Và đó chính là điều khiến cho chiến tranh không thể tránh được.

Năm 1989, tức cách đây 30 năm, khi chứng kiến sự sụp đổ của các chế độ cộng sản tại Đông Âu và kế đó là sự cáo chung của chủ nghĩa cộng sản tại cái nôi của nó là Nga, một nhà chính trị học Mỹ nổi tiếng là ông Francis Fukuyama đã viết một cuốn sách với tựa đề “The End of History and the Last Man” (Lịch sử đã kết thúc và Người cuối cùng). Trong tác phẩm, ông Fukuyama biện luận rằng các chế độ độc tài đã bị đánh bại, nền dân chủ tự do, chủ nghĩa tự bản và kinh tế thị trường là điểm đến tất yếu trong sự tiến hóa văn hóa xã hội của nhân loại. Theo ông, “Lịch sử đã kết thúc”, “chiến tranh” sẽ chỉ còn là một phạm trù của quá khứ.

Nhưng liệu những gì đang diễn ra trong năm 2019 có cho phép thế giới chia sẻ niềm lạc quan của ông Fukuyama không? Phải chăng lịch sử đã không kết thúc, mà đang trở lại với bộ mặt còn đẫm máu hơn?

From: Do Tan Hung & Nguyen Kim Bang

BẢN CHẤT THỂ CHẾ

BẢN CHẤT THỂ CHẾ

Nguyễn Thiện Nhân có vẻ bề ngoài là người ăn nói chừng mực, là người khoa bảng bậc nhất của ĐCS. Nhớ ngày trước khi có thông tin Tòng Thị Phóng về nắm bí thư Sài Gòn, dân Sài Thành phản ứng dữ dội. Nhưng sau đó có tin chính thức Nguyễn Thiện Nhân về thì dân Sài Gòn hài lòng hơn. Có lẽ người ta quá xem trọng bề ngoài của ông Nhân. Thực chất ông ấy chỉ ngồi ở ghế cầm lái nhưng chẳng bẻ lái được gì vì cái cơ cấu cứng nhắc của bộ máy.

2 năm qua, ông Nhân chẳng làm được dấu ấn gì cả. Vụ Thủ Thiêm đã lo không xong còn lừa gạt nhân dân, chứng tỏ ông ta có nỗ lực nhưng lại bất lực. Ngày 29/10/2018 ông ta nói “tháng 11 xử lý cán bộ sai phạm Thủ Thiêm”, và nay đã hết tháng, ông ta vẫn không xử lý được bất kỳ cá nhân nào. Trong thể chế này, công lí không thể thực thi dù có tốn rất nhiều thời gian và huy động rất cả những người quyền lực nhất. Phóng hay Nhân cũng thế thôi, đều bất lực cả.

Trần Bắc Hà một tên anh chị lưu manh cậy thế. Hắn đội trên đạp dưới leo cao và coi trời bằng vung. Khi nằm trong group Nguyễn Tấn Dũng, hắn tự do phá hoại mà không một ai có thể cản nổi. 8 năm tại vị chức vụ chu tịch HĐQT BIDV hắn tự tung tự tác. Hắn chỉ bị bắt khi người chủ của hắn đã thua trong cuộc đấu đá ở thượng tầng. Cũng cơ chế đó, kẻ mới thay Trần Bắc Hà thì dại gì không xơi đậm như Hà?

Trong thể chế này, không một kẻ nào có thể thực thi công lý, vì sao? Vì nếu trả lại công lý cho dân thì chắc chắn xâm phạm đến quyền lợi một group chính trị. Nếu group ấy còn mạnh thì mọi việc bế tắc. Ở đất nước này, muốn xử lý được cá nhân nào, phải chờ cho group chính trị đó thất thế trong cuộc đấu đá nội bộ. Nhờ đó, ngọn cờ “chống tham nhũng” mới được giương lên, vì nó là chiêu bài chính.

Nói cho cùng, bị tóm như Đinh La Thăng, Trần Bắc Hà thì bởi vì xui rủi cho bọn họ là 3 Dũng thua. Nếu các thế lực chính trị ở thế giằng co thì chẳng có cá nhân nào bị sờ gáy cả. Trong thể chế này, chỉ có nói sự thật là nguy hiểm thường trực, còn tham nhũng ăn bạo lộng quyền vẫn là những kẻ an toàn nhất. Đó là bản chất của thể chế.

Thấy gì về tư duy cộng sản khi ông Trọng dẫn đầu đoàn cán bộ cấp cao tưởng niệm tượng đài Lenin?

Thấy gì về tư duy cộng sản khi ông Trọng dẫn đầu đoàn cán bộ cấp cao tưởng niệm tượng đài Lenin?

Con đường mà những đệ tử của Marx như Lenin… tìm cách đến với xã hội chỉ có trong mơ đó thì lại đầy rẫy sai lầm. Kết quả của những phép thử về mặt tư tưởng này là một thế giới bị cày xới bởi những biến động xã hội sâu sắc. Có nhiều triệu sinh mạng đã phải trả giá trong những cuộc chiến đẫm máu, nhiều quốc gia chìm vào vài chục thập niên trong bóng tối để đến lúc nhận ra thì đất nước đã phải trả giá nặng nề và họ lại phải bắt đầu lại từ vạch xuất phát như một nửa châu Âu, trong khi phần còn lại của thế giới đã có những bước tiến quá xa trong lộ trình hướng tới văn minh.

Thời hoàng kim của những lý thuyết cộng sản là những năm 1960. Khi đó người ta thống kê được trên dưới 100 quốc gia áp dụng theo hoặc mô phỏng theo các mô hình tổ chức xã hội mang sắc thái cộng sản. Sự đào thải của thực tế là một phép thử rất đắt giá. 

Ngày nay chỉ còn năm quốc gia tự nhận là hậu duệ của những nhà cách mạng cộng sản, gồm Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Lào và CuBa. Toàn bộ các chế độ cộng sản còn lại đều đã bị lịch sử đào thải.

Với 5 chế độ cộng sản còn đang thoi thóp, họ cũng chẳng còn chút bóng dáng nào của những mô hình xã hội mà họ tuyên bố kế thừa. Cốt lõi lý luận của họ đều đã bị chính họ đào thải về mặt thực tiễn, phần còn lại chỉ là một xã hội lai căng quái đản giữa thể chế cai trị độc tài và nền kinh tế thị trường vay mượn từ các nước phương tây 

Sự phát triển của Trung Quốc thường được các tay tuyên huấn cộng sản tuyên truyền như một khởi đầu mới của các lý thuyết cộng sản. Trên thực tế, chính bản thân những nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc và Việt Nam cũng hiểu rất rõ họ đang đối mặt với sự sụp đổ từ bên trong, và thời gian tồn tại của nền cái trị độc tài cộng sản ở quốc gia này là một chiếc đồng hồ đếm ngược.

Toàn bộ nền tảng lý luận của họ đã bị thực tế phủ nhận và lộ rõ tính ảo tưởng, những đảng viên từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất lâm vào sự khủng hoảng khi không còn lý tưởng soi đường. Trong khi đó, quyền lực độc tài và những món lợi kinh tế được tạo ra từ sự cấu kết giữa quyền lực chính trị và các hoạt động kinh tế tư bản rừng rú đã khiến bộ máy cai trị của họ tha hoá nhanh chóng đến tận gốc rễ. 

Trên thực tế, tất cả các đảng viên từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất tại Trung Quốc và Việt Nam đều không sống bằng những nguồn thu nhập công khai, họ vơ vét tiền và làm giàu nhanh chóng từ những lợi thế quyền lực và thông tin mà chế độ ban phát cho họ. 

Hầu như giới trí thức hiểu biết về chính trị không còn ai tại Trung Quốc và Việt Nam còn tin rằng chế độ cai trị có thể trường tồn. Câu cửa miệng của các quan chức Trung Quốc khi gửi vợ con và các tài sản vơ vét được ra nước ngoài là: “Cũng chẳng còn được lâu nữa đâu”. Trên thực tế các xã hội như Trung Quốc và Việt Nam từ lâu đã biến thành những xã hội phân biệt đẳng cấp sâu sắc. Nếu có những thống kê thực tế về tài sản của các Đảng viên Đảng cộng sản cỡ trung cao cấp và toàn bộ phần còn lại của đất nước thì chắc chắn rằng hầu hết các tài sản và nguồn lực kinh tế của những quốc gia này đều nằm dưới sự chi phối, sở hữu và thao túng của các hậu duệ cộng sản. 

Khởi nguồn từ những cuộc đấu tranh giai cấp, nhưng hiện nay chính họ lại là một giai cấp mới, sở hữu hầu kết các nguồn lực kinh tế và sở hữu tuyệt đối về quyền lực chính trị. Tất nhiên, kiểu tồn tại của họ sẽ không thể lâu dài, vì tự thân nó là nguyên nhân của sự diệt vong. 

Vậy nhưng các nhà nước cộng sản tại Trung Quốc và Việt Nam vẫn đang tồn tại và cố tìm mọi cách níu kéo quyền lực của mình.

Bằng cách tận diệt tài nguyên và đánh đổi các giá trị môi trường, Tuy nhiên, đó là sự phát triển không có ngày mai vì đó là sự vay mượn tận diệt từ tương lai để đốt hết cho hiện tại.

Mặc dù biết chắc phía trước là vực thẳm, nhưng đội ngũ lãnh đạo chóp bu ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều tin rằng họ có thể trì hoãn được thời gian. Những nỗ lực của họ không phải để hướng tới tương lai mà là để kéo dài cái chết. Điểm kết cuối cùng là những tay cộng sản nặng túi sẽ tìm cách đào thoát khỏi con tàu sắp đắm. Còn những gì diễn ra sau lưng thì có lẽ đúng với câu ngạn ngữ cổ xưa: “Khi trẫm đã thôi trị vì thì dẫu có nạn hồng thủy trên vương quốc cũng mặc”. Có những cách thức để họ có thể thay đổi và trì hoãn ngày tàn, và đó cũng chính là thứ mà các tay lý luận cộng sản cố gắng tìm kiếm.

Image may contain: 5 people, people smiling, people standing and outdoor
Image may contain: one or more people

Khi người dân sợ chính phủ, khi đó có bạo quyền

Image may contain: 1 person, text
Trần Bang

Quốc hội Mỹ gồm Thượng viện và Hạ viện nắm mọi Quyền Lập pháp. Nhưng QH Mỹ không là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất như Hiến pháp 2013 của VN. Quyền Lập pháp của Quốc hội Mỹ bị khống chế bởi Tu chính án số 1 đến số 10 ( chính là 10 Điều của Tuyên ngôn nhân quyền Mỹ) trong Hiến pháp Mỹ có hiệu lực từ 1789 đến nay. Nhân dân dân Mỹ mới nắm Quyền lực nhà nước cao nhất, điều đó mới phản ánh đúng nhà nước dân (làm) chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Thượng nghị sĩ (Thượng viện), Nghị sĩ Hạ viện còn gọi là dân biểu Mỹ không được cùng lúc nằm trong chính phủ (không là viên chức, tướng lĩnh…) và không nằm trong Hệ thống tư pháp (không là Thẩm phán, Công tố viên…). Nhằm đảm bảo nguyên tắc tản quyền (tam quyền phân lập), chống tập trung quyền lực (vì tập trung quyền lực thì tha hóa quyền lực càng mạnh), chống độc tài, chống tham nhũng…

TNS hay Dân biểu là các ứng viên trúng cử trong các cuộc bầu cử 2 năm một lần như cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ (Tổng thống) 6-11-2018 vừa qua.

Ứng cử viên TNS và Dân biểu là người tự nguyện ứng cử tự do, hoặc tự nguyện ứng cử với sự đồng ý đề cử của một đảng chính trị, hoặc của đảng và cử tri ủng hộ đảng đó thông qua cuộc bầu cử sơ bộ, trực tiếp. 
( Xem kỹ hơn ở trang 264, 265 “Chính trị bình dân” tái bản lần 2 của Pham Doan Trang )

“* Hạ Viện 

Hạ viện gồm tổng cộng 435 nghị sĩ và được bầu lại 2 năm một lần. Số nghị sĩ đại diện mỗi bang tương xứng với dân số của bang đó. Hiện California có số đại biểu đông nhất trong Hạ viện với 53 người.

Cũng giống Thượng viện, Hạ viện có quyền đề xuất các dự luật mới hay các sửa đổi luật. Thành viên ở hai viện này đều được bổ nhiệm vào các ủy ban phụ trách các lĩnh vực khác nhau như ngân sách, tư pháp.

Hạ viện có quyền lực đặc biệt: quyền đưa ra các đạo luật về thu nhập, phế truất các quan chức chính phủ, và bầu tổng thống nếu như đại cử tri đoàn không quyết định được ai thắng cử.

*Thượng viện

Thượng viện thường được coi là có thanh thế hơn một phần là bởi số thượng nghị sĩ ít hơn nhiều so với số hạ nghị sĩ ở Hạ viện. Ngoài ra Hiến pháp Mỹ cũng trao cho cơ quan này những thẩm quyền đặc biệt. Thượng viện có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ, mỗi bang có 2 thượng nghị sĩ đại diện với nhiệm kỳ 6 năm.

Thượng viện và Hạ viện, cơ quan nào quyền lực hơn?

Mặc dù Thượng viện và Hạ viện có vai trò giống nhau là giám sát hoạt động của chính phủ, nhưng những người lập quốc ở Mỹ cũng trao cho họ những thẩm quyền riêng, Ross Baker, một giáo sư về chính trị Mỹ tại Đại học Rutgers cho biết.

“Họ có những vai trò riêng biệt. Ở Thượng viện, đó là về việc bổ nhiệm và về các hiệp ước, còn ở Hạ viện là về thuế và chi tiêu ngân sách”, ông Baker nói. Do vậy, việc phân định bên nào quyền lực hơn không hề dễ dàng.

Với việc giành lại quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ, đảng Dân chủ có thể chuẩn bị cho các phiên điều trần, các cuộc điều tra gần như tất cả các ngóc ngách của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất – kế hoạch luận tội tổng thống – thì dường như không thay đổi. Với việc đảng Cộng hòa vẫn nắm quyền kiểm soát Thượng viện, ít khả năng đảng Dân chủ sẽ tìm cách luận tội Tổng thống Donald Trump. Điều này bởi việc luận tội sẽ khó qua ải Thượng viện.

Minh Phương

Theo New York Times” (Trích từ Dân trí )

Tam quyền phân lập là gì?

Ngày Phán Xét and Mike Dang shared a post.
No automatic alt text available.

Tuong DangFollow

Trong mấy ngày qua , cộng đồng mạng xôn xao về việc bầu cử giữa nhiệm kỳ Mỹ 

Cũng không có gì lạ , vì 80% quốc gia trên thế giới theo mô hình này . VNCH đã có mô hình này từ 1955 lận

Những quốc gia theo mô hình này hầu hết giàu có , dân chủ và văn minh

Muốn VN trở lại mô hình này như thời VNCH thì toàn dân chúng phải đứng lên lật đổ cs thôi !

Động cơ chính trị thâm độc nhằm đánh tráo khái niệm và đồng hóa 4 triệu người Việt hải ngoại với “Tộc Kinh” của Tàu cộng

Image may contain: 3 people, text
Image may contain: 3 people
Image may contain: one or more people and text
Image may contain: 3 people, text
Image may contain: 3 people, text
+11

Võ Hồng Ly is with Võ Hồng Ly.

31.10.2018

Động cơ chính trị thâm độc nhằm đánh tráo khái niệm và đồng hóa 4 triệu người Việt hải ngoại với “Tộc Kinh” của Tàu cộng đang là tâm điểm của đại dự án “Kinh” tại vùng Bussy Saint- Georges gây phẫn nộ trong cộng đồng người Việt ở khắp nơi tại Pháp cũng như trên toàn thế giới ! Điều đáng nói là đằng sau bàn tay thâu tóm gớm ghiếc của Trung cộng đỏ còn có sự hỗ trợ đắc lực của những người Việt đã bán linh hồn cho quỷ đỏ trong dự án đã được ấp ủ từ 10 năm nay!
———.
Dưới đây là những ảnh chụp màn hình được cắt trực tiếp từ video của buổi trao cờ. Xem toàn bộ video tại đây : https://youtu.be/MY9qFC9cvnw

Trung Cộng đang chao đảo trước cơn bão mang tên Donald Trump

Trung Cộng đang chao đảo trước cơn bão mang tên Donald Trump

Photo Credit: equiti

Lúc này, cả thế giới, đổ dồn về phía Trung Quốc, đang chao đảo, trước cơn bão mang tên Donald Trump..

Cội nguồn cơn bão:

Donald Trump độc, lạ, nhưng cũng học kế sách của Ronald Reagan, trước đó. Reagan đắc cử TT (1/1981), với khẩu hiệu: “Làm cho nước Mỹ mạnh trở lại”. Mới đây, Donald Trump đắc cử (1/2017), cũng với khẩu hiệu: “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”.

Để đạt mục đích, cả hai cùng mưu lược: Một tay nâng nước Mỹ, một tay dìm đối thủ (gây nguy hại nhất cho nước Mỹ). Đối thủ của Mỹ thời Reagan là Liên Xô, còn đối thủ của Mỹ thời Trump là Trung quốc.

Khởi sự cuộc chiến của Reagan, là khi ông đứng tại bức tường Berlin (12/6/1987) kêu gọi: “Tổng Bí thư Gorbachev, nếu ông muốn mưu cầu hoà bình, thịnh vượng, cho Liên Xô và Đông Âu… hãy đến cổng thành này, hãy mở cánh cổng này. Gorbachev, hãy phá đổ bức tường này!”. Và sau đó, bằng những diệu kế, 2 năm sau (1989) là các nước Đông Âu và 3 năm sau (1991) là Liên Xô sụp đổ, tan rã…

Lúc bấy giờ, trong nước Mỹ, lạm phát từ thời Jimmy Carter bình quân 12,5%, đã giảm xuống còn 4,4%, thất nghiệp lao động 7,5%… nước Mỹ đã mạnh trở lại, Reagan vững vàng 2 nhiệm kỳ TT.

Còn hiện tại, để hủy diệt đối thủ, ngày 25/9/2018, tại kỳ họp 73 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Donald Trump chỉ trích CNXH, thực chất là chỉ trích TQ, rằng: “Gần như nơi nào mà CNXH hay CNCS được thử nghiệm, chúng cũng gây ra đau khổ, tham nhũng và mục nát”. Và kêu gọi: “Tất cả các quốc gia trên thế giới, cần chống lại CNXH”. Donald Trump lấy cớ ý thức hệ để tuyên chiến với TQ.

Trước đó, Trump đã “thập diện mai phục” (như tên một bộ phim của TQ, công chiếu năm ngoái), với những khởi động, mà nhiều người mắt ngắn, cạn nghĩ, cho là rồ dại… Đến giữa năm nay, khi cổ máy quốc nội đã tạm êm bánh xích, Trump bắt đầu trút bão, vùi dập đối thủ.

* CƠN BÃO “thập diện”:

  • VỀ KINH TẾ:

Trump kết tội TQ là: “Nền kinh tế phi thị trường”, “Làm biến dạng thị trường”. Không thể tương tác với nền KT Hoa Kỳ và hoà hợp với KT thế giới…

Trump mở màn tấn công, bằng việc đánh thuế 25% lên 50 tỉ, rồi 10% lên 200 tỉ đô la (13/9) và bây giờ là 567 tỉ, hàng hoá vào Mỹ. Đồng thời, khoá chặt cửa vào bắc Mỹ của TQ, với việc huỷ bỏ hiệp định NAFTA (1994) đã ký với Canda và Mexico, thay bằng hiệp định mới USMCA (1/10) với nội dung tiên quyết: Cấm các nước giao thương với “nền KT phi thị trường” TQ.

Cùng lúc, Mỹ xúc tiến thành lập liên minh chống TQ, bao gồm các nước có nền KT mạnh như EU, Nhật, Úc, Canada, Ấn Độ… Và tiến tới có thể cấm vận TQ, như đã cấm vận Triều Tiên…

Xoáy lốc hơn, Mỹ chặn mạch máu dầu của TQ. Hàng năm, TQ nhập khẩu 70% xăng dầu, cho nền KT. Hiện tại, Mỹ đã ngưng cung cấp 1/5 trong số đó. Và đang bao vây, cấm vận Venezuela, Iran, hai dòng dầu chính chảy về TQ. Trump cũng lộ ý đồ tháo dỡ tổ chức OPEC, để ngăn chặn từ nguồn.
Một cơn lốc gió độc khác, sớm muộn sẽ quần đảo TQ: Trump đang mưu tính đẩy TQ ra khỏi WTO- gạt bỏ ra khỏi cuộc làm ăn toàn cầu, cách ly với thế giới văn minh…

  • VỀ CHÍNH TRỊ:

Trump chỉ trích CNXH (thực chất là chĩa vào TQ): Tàn bạo, tham nhũng, mục nát, đem lại bần cùng, khổ nạn cho người dân. Mục đích của Trump là cô lập TQ trước cộng đồng quốc tế, đẩy khỏi sân chơi toàn cầu.

Mặt khác, Trump vỗ mặt TQ với việc doạ đuổi như bầy gà, hơn một triệu người TQ, ra khỏi nước Mỹ (bao gồm 7.000 quan chức chui lủi tại Mỹ 1,180 triệu người liên quan và 330.000 SV), kể cả đóng băng tài khoản.

Độc hiểm hơn, Trump đang tính cuộc cờ: Xoá sổ Liên Hợp Quốc, để tạo lập một LHQ mới, lấy cớ đẩy TQ ra khỏi HĐBA (gồm có Mỹ, Anh, Pháp, Nga, TQ), để không có cơ hội cản trở Mỹ, trong các cuộc bỏ phiếu.

  • VỀ QUÂN SỰ:

Mỹ đã trừng phạt TQ việc mua vũ khí Nga (tiêm kích và tên lửa), với lý do vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ, nhằm hạn chế tiềm lực của TQ.

Tiếp đến (30/9), Mỹ điều tàu khu trục hạm USS Decatur, tuần tra khu vực đảo Ga Ven, Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Cùng lúc, thoả thuận bán cho Đài Loan 1 tỷ USD vũ khí và tuyên bố tháng 11, sẽ tập trận “cấp toàn cầu” ở eo biển Đài Loan và Biển Đông, thách thức TQ.

Giật cấp hơn nữa, Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật NDAA (Đạo luật uỷ quyền Quốc phòng), trị giá 716 tỉ đô la, dùng để:

– Ngăn chặn hoạt động xâm chiếm đất đai, biển đảo của TQ trong vùng biển Đông Nam Á (cắt đứt đường lưỡi bò),
– Ngăn chặn các hoạt động gián điệp của TQ chống Hoa Kỳ và thế giới.
– Ngăn chặn các kế hoạch của TQ làm suy yếu Hoa Kỳ…

* Bão mười phương, tám hướng, đang quần xéo TQ, ngày càng giật cấp, khó lường. Hậu quả, bước đầu, đã rõ: Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ sụt 8%, chỉ số thị trường chứng khoán giảm 21% so với năm ngoái và liên tục đỏ sàn, tuột dốc từng ngày.

Giới não trí TQ, đã bừng tỉnh, ngộ ra: Không phải Trump đánh thuế, gây chiến thương trường, mà Trump đang quần xéo TQ từ mọi hướng, với ý đồ huỷ diệt cái Chủ Nghĩa Xã Hội Lưu Manh Ăn Cắp, Được gọi là CNXH Trung Quốc tiến bộ.

Liệu binh pháp Tôn Tử và ngài “Hoàng đế trọn đời” họ Tập, có giúp TQ, vượt thoát được cơn bão độc Donald Trump?

Nguyễn Quang Cương (FB Nguyễn Quang Cương)

From: ntchaudl &NguyenNThu

CHUYỆN XƯA CHUYỆN NAY

Đỗ Ngà
CHUYỆN XƯA CHUYỆN NAY

Sau khi Tào Tháo chết, Tào Phi kế vị ngôi Ngụy Vương của cha mình. Ngôi vương là một loại ngôi vị do Tào Tháo tự lập, danh nghĩa là dưới vua, nhưng thực tế là nắm hết quyền hành của triều đình. Tào Tháo có trong tay thực quyền là đủ, không cần lấy ngôi vua làm gì. Nhưng Tào Phi không phải thế, Phi tham vọng hơn nhiều, muốn lấy luôn ngôi vua để vừa có thực quyền vừa có chính danh. Vì thế, hắn bắt Hán Hiếu đế phải nhường ngôi. Nhẫn tâm hơn, hắn còn hành hạ nhà vua phải nhiều lần viết thư nhường ngôi đọc cho hắn nghe, đến khi nào hắn đồng ý thì mới được đọc trước lễ. Cuối cùng, lễ nhường ngôi cũng diễn ra với lá thư thống thiết của Hán Hiếu đế, rằng Hiếu Đế và các bá quan văn võ nhà Hán tha thiết muốn nhường ngôi chứ không phải do hắn có dã tâm đoạt ngôi. Trong buổi lễ diễn kịch ấy, Tào Phi vênh mặt tiếp nhận như kẻ rất được lòng dân chúng và các quần thần.

Hám danh, có thực quyền chưa thoả còn chiếm ngôi. Lập mưu kế bài bản để đoạt ngôi, nhưng hắn lại không muốn ngồi vào ngai vàng liền mà phải dựng thêm vở diễn, rằng do đó là nguyện vọng của mọi người. Tào Phi lên ngôi hoàng đế không được bao năm rồi cũng chết yểu. Và đặt biệt triều đại của họ Tào cũng lụi tàn nhanh chóng.

Hôm nay nước Vệ cũng lộn xộn, Vệ vương có thực quyền nhưng thiếu chính danh. Hắn ta lập mưu một cách công phu giết hại vua Vệ chiếm ngôi. Thế nhưng hắn không chịu ngồi vào ngôi báu ngay mà phải dựng nên vở kịch lòng dân, rằng hắn lên ngôi là do lịch sử chọn, là do nhân dân đã chọn, và do 100% bá quan văn võ đồng lòng bầu chứ hắn nào có dã tâm. Sau vở kịch lòng dân ấy hắn cũng sẽ lên ngôi hoàng đế trong sự tung hô của đám nịnh thần. Vở kịch “được dân tin yêu” đấy cũng chẳng che mắt được ai. Thái độ cúi đầu làm tay sai cho giặc cũng sẽ làm dân phẫn uất thêm. Và nếu cứ bất chấp nguyện vong dân mãi, triều đình Sản Vệ cũng có ngày phải trả giá.

Thiết nghĩ, triều đại nào đã xảy ra cảnh tương tàn đoạt ngôi trong triều đình mà vững bền bao giờ? Giết nhau tranh giành ngôi báu là dấu hiệu của thời kì suy yếu của một triều đại. Khốn nạn, hách dịch, nhét chữ vào mồm dân để tự tung hô mình là một việc làm vô sỉ gây ức chế trong nhân dân. Đến lúc hết thời, những tên vua này khó mà thoát khỏi sự giận giữ của nhân dân. Cũng thế mà Nicolae Ceaucescu chết thảm, nhớ đấy ông “hoàng đế vĩ đại”.