Người Việt, chính trị dân tuý và truyền thông thời ‘hậu sự thật’

Người Việt, chính trị dân tuý và truyền thông thời ‘hậu sự thật’

14 tháng 12 2020

Thousands of New Yorkers joined members of the Protect the Results, taking the streets of Manhattan to celebrate the Biden-Harris ticket victory after winning the majority of the Electoral College votes

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

BBC News Tiếng Việt phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Đức An, phó giáo sư chuyên ngành báo chí tại ĐH Bournemouth (Anh), chung quanh cuộc công kích báo chí phương Tây trong các cộng đồng Việt trên mạng xã hội.

Về việc trên mạng xã hội tiếng Việt, từ bầu cử Mỹ tới nay đã có nhiều luồng dư luận cáo buộc và chỉ trích báo chí quốc tế là ‘thiên tả’, thậm chí dùng từ ngữ miệt thị là ‘thổ tả’, vì cho là họ hợp lực nhau chống lại Tổng thống Donald Trump, “người thắng cuộc”, Tiến sĩ Nguyễn Đức An đánh giá:

Trump từ chối chủng ngừa sớm cho Nhà Trắng

Con tàu nước Mỹ chênh vênh trong bốn năm tới

Người Việt và Hoa cùng đọc Đại Kỷ Nguyên và ủng hộ TT Trump đến cùng?

TS Nguyễn Đức An: Tôi đề nghị trong cuộc trò chuyện này, chúng ta nhìn vấn đề từ góc độ cả đối tượng bị công kích và đối tượng công kích.

Đúng như BBC nói, cả hệ thống báo chí phương Tây đồ sộ được gầy dựng mấy trăm năm gần đây bỗng dưng trở thành “thổ tả”, ác tâm, bất lương, đạo đức giả trong mắt nhiều cư dân mạng Việt.

Không chỉ có báo chí chủ lưu mà các mạng xã hội như Facebook và Twitter cũng bị tấn công, vì các nền tảng này – sau nhiều năm thả cho Tổng thống Donald Trump tung hoành với các ngữ điệu chia rẽ, thông tin tưởng tượng, ngược sự thật – gần đây phải ra tay ngăn chặn bớt do áp lực từ cả công chúng và giới lập pháp.

Dòng lũ công kích báo chí – truyền thông đó được tiếp năng lượng bởi không chỉ các thông tin loạn xạ do bạn bè chuyền nhau trên mạng mà cả vài tờ báo tiếng Anh gây nhiều tranh cãi ở Mỹ (Newsmax, Breitbart, Fox News…) và một số trang tiếng Việt chuyên trà trộn thông tin hoặc nêu chuyện huyễn hoặc, hoặc “nửa hư, nửa thật”, như Đại Kỷ Nguyên mà trang BBC News Tiếng Việt đề cập tuần trước.

Nó cũng đã tràn từ mạng xã hội vào ngay lòng vài tờ báo đáng kính trong nước, qua các bài phân tích ngây ngô, nguỵ biện hay lập lờ, đôi lúc đậm màu “thuyết âm mưu” – đại loại như “Báo chí Mỹ đang ‘chơi tất tay’ để loại ông Trump?”

BBC News Tiếng Việt: Theo quan sát của Tiến sĩ thì vì sao lại có sự “sụp đổ” chóng mặt trong niềm tin vào truyền thông như thế?

TS Nguyễn Đức An: Tôi nghĩ chúng ta cần nhìn chuyện này từ sự lung lay, nếu không nói là đảo lộn, hệ thống giá trị phổ quát mà đường lối chính trị chia rẽ của ông Trump đang gây ra.

Ông Trump xây thành luỹ chính trị bằng các thông điệp “chúng ta/chúng nó” (us/them) không khoan nhượng: bạn chỉ có thể hoặc là “phe ta” hoặc “phe địch”. Theo Trump là “chúng ta”, không theo là “chúng nó”, không có không gian để hai bên gặp nhau tìm sự hoà hợp.

Không chỉ báo chí chủ lưu mà các thành phần tinh hoa khác trong xã hội phương Tây – từ giới khoa học, học giả đến các nghệ sĩ lớn và các chính trị gia đáng kính lịch sử – cũng được gắn nhãn thiên tả hay “thổ tả”, chỉ vì họ đụng chạm ông Trump.

A small group of activists rally in support of U.S. President Donald Trump across the street from Trump Tower on 5th Avenue, June 18, 2019 in New York City

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ đứng đầu nỗ lực chống Covid-19 của Mỹ, trở thành tâm điểm cho sự nhục mạ, quấy rối và đe doạ vì ông chỉ chịu nói theo khoa học, chứ không theo ý tổng thống.

Bill Gates – nhà tỉ phú chi rất nhiều tiền của, thời gian và năng lượng cho các mục tiêu y tế nhân đạo, nhất là tiêm chủng – trở thành “tội đồ” trung tâm trong những thuyết âm mưu quái gở vì ông lớn tiếng phê phán Trump.

Sự lung lay giá trị cũng thể hiện trong các chuẩn mực đạo đức và quy tắc ứng xử xã hội.

Từ ngày có ông Trump, nhiều thứ mà ta dị ứng lâu nay – như bổ nhiệm con cái, họ hàng, bạn bè không kinh nghiệm vào chính quyền, phỉ báng và khinh miệt phụ nữ, mắng chửi và hạ nhục cấp dưới trước bàn dân thiên hạ, hay nói láo và vu khống – đều trở nên chấp nhận được.

Một lần trà dư tửu hậu, người bạn doanh nhân ở VN “mắng yêu” là tôi dại, không biết tận dụng quan hệ “vàng” với nhiều người. Tôi nhớ mãi lời anh: “Cậu ngó qua Mỹ kìa, Trump vô Nhà Trắng là lập tức cho đám con cái, dâu rể và đệ tử vào bộ sậu mà có sao đâu?”

Ngay cả “thiên tả” thì có gì là xấu như những người phò Trump hàm ý?

Có gì là xấu khi đi theo các giá trị cấp tiến và tư tưởng hoà đồng, hướng đến lợi ích và an sinh cho các thành phần thấp cổ bé họng, dễ bị xã hội và thị trường bỏ rơi?

Có gì xấu khi tập trung giải quyết các vấn đề nhân văn toàn cầu, tương lai môi trường – sinh thái, nhất là biến đổi khí hậu?

Phần lớn giới hàn lâm – nơi khởi nguồn nhiều phát minh, sáng kiến và tư tưởng làm nền tảng cho thế giới – không ít thì nhiều đều “thiên tả” như thế.

Tất cả sự lung lay giá trị trên lại đang diễn ra vào thời điểm lịch sử mà người Việt cần được khai phóng để tiếp nhận, sàng lọc các giá trị tiến bộ để nhập vào quỹ đạo toàn cầu hơn bao giờ hết.

BBC News Tiếng Việt: Nhưng liệu có thể nói truyền thông bị phê phán oan? Nhiều người sẽ có lý khi nhận định các cơ quan truyền thông gạo cội rõ ràng là ‘nghiêng về phía tả’, thẳng tay chống và bài trừ ông Trump, đi ngược phong trào bình dân?

TS Nguyễn Đức An:Trước hết, tôi nói ngay rằng không phải cái gì về truyền thông phương Tây, nhất là báo chí Anh-Mỹ, đều tốt đẹp cả. Nó cũng mang trong mình rất nhiều căn bệnh kinh niên, vết thương trầm kha, độc tố cặn bã mà giới quan sát và nghiên cứu chúng tôi luôn theo dõi, nghiên. Các môn học tôi dạy đều mang một hàm lượng phê phán báo chí rất lớn, vì đó là cách rèn luyện tư duy phản biện nghề cho nhà báo tương lai.

Nhưng chúng tôi phê phán báo chí có hệ thống, trên tinh thần cầu thị vì một tương lai tốt đẹp hơn cho xã hội, chứ không phải để vu báo chí thành “tin giả” hay “kẻ thù của nhân dân” vì mục tiêu chính trị mị dân.

Không phải như một số nhà báo, vì niềm tin, ý thức hệ chính trị hay sùng bái cá nhân, tìm moi vài lỗi nghiệp vụ nhỏ nhoi kiểu “ghét nhau cau bảy xé ra làm mười” – rồi “vơ đũa cả nắm” báo Tây Mỹ nó “thổ tả”, “thương hàn” này kia.

Tôi muốn nói kiểu làm báo mà những người theo ông Trump gọi là “thổ tả” đó thực ra là một thứ báo chí không khoan nhượng với sự đặt điều và dối trá, lấy sự thật làm mục tiêu tối thượng – và nó đang cần kíp hơn bao giờ hết trong thời đại “hậu sự thật” (post-truth) mà làn sóng chính trị dân tuý và mạng xã hội đang tạo ra.

The Epoch Times

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

The Epoch Times

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà tín điều (beliefs) đang trở thành thành luỹ cho cảm xúc, trí tưởng tượng và đủ kiểu tin giả tung hoành, khiến nhiều người mất dần năng lực tiếp nhận, xâu chuỗi thông tin, dữ kiện. Trong môi trường thông tin nhiễu loạn giữa sự thật và tín điều, giữa dữ kiện khách quan và sự hư cấu, giữa lý trí và cảm xúc, xã hội cần báo chí đàng hoàng hơn bao giờ hết.

Đó chính là lý do vì sao mà từ ngày ông Trump tham gia chính trường, những “tội đồ tin giả” đứng đầu trong đám “kẻ thù của nhân dân” đó – như New York Times, Washington Post và CNN – lại thành công vượt trội.

Sau gần hai thập kỷ loay hoay tìm phương thức kinh doanh trong thế giới số, NYT tăng lượng thuê bao số (trả tiền) từ dưới một triệu vào đầu 2015 lên kỷ lục này đến kỷ lục khác, để vượt ngưỡng bảy triệu vào tháng rồi.

Trong thời vào mạng đọc tin tức miễn phí được coi là hiển nhiên, NYT làm nên kỳ tích hiếm hoi đó nhờ họ theo đuổi triết lý làm báo “thổ tả” kia.

Tôi không phủ nhận rằng đại đa số báo đài Mỹ thiên về “nắn gân” ông Trump. Nhưng họ làm thế với mọi tổng thống tả, hữu nắm quyền – Obama, Bush con, Clinton, Bush cha, Reagan, … đều bị chĩa mũi dùi khi đang tại vị – bởi vì họ tồn tại để theo dõi, giám sát quyền lực.

Với Trump, tần suất tấn công có lẽ cao hơn, mặc dù tôi biết ông cũng có những nỗ lực và chính sách hiệu quả. Nhưng trước khi gọi đó là thiên tả hay “thổ tả”, hãy hỏi vì sao, để nhớ rằng khói chỉ bốc lên từ lửa.

Ở mức nào đó, Trump thành công trong chiến thuật đổ lỗi hết cho truyền thông ngay từ khi lên cầm quyền đó vì ông đánh trúng tâm lý chán ngán và uất hận “hệ thống cũ”, kể cả báo chí, trong một bộ phận công chúng không nhỏ.

Hàng chục triệu người Mỹ hiện bỏ ngoài tai, thậm chí phỉ nhổ báo chí, để chỉ lắng nghe ông mà thôi, bất kể trắng đen, phải trái. Họ nhanh chóng và kính cẩn tin Tổng thống Trump hào hiệp không nhận lương, và cảm thấy bị khiêu khích, xúc phạm khi báo chí phanh phui rằng tỉ phú Trump lách đủ đường để chỉ đóng đúng 750 đô la thuế vào ngân sách liên bang trong một năm.

Covid-19 giết hơn hai trăm ngàn người Mỹ và khiến cả thế giới tê liệt, nhưng về mặt dư luận, những người kiên trì theo tổng thống và những người đồng hội để tin rằng Covid chỉ là tưởng tượng hay chẳng có gì đáng sợ. Có những người Mỹ tin yêu ông Trump gần lìa đời vì Covid mà vẫn phủ nhận nó không tồn tại… Dư luận là vậy, còn đây cũng là thách thức với giới làm báo.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Ông Trump trong cuộc họp báo về vaccine Covid-19, diễn ra hôm 8/12 tại Washington DC

Nếu là một nhà báo Mỹ, bạn sẽ làm gì khi không ngày nào mà tổng thống không đưa ra phát ngôn hay dòng tweet xuyên tạc sự thật, bịa đặt hoặc vu khống?

Bạn sẽ làm gì khi tổng thống, giữa bao nhiêu tang thương và mất mác vì Covid, vẫn lớn tiếng kêu gọi bàn dân “đừng sợ” và cứ sống như bình thường?

Bạn sẽ làm gì khi tổng thống – vì “nước Mỹ trên hết” – phủ nhận cả sự tồn tại của biến đổi khí hậu, dù khoa học đã chứng minh rành rành?

Bạn sẽ làm gì khi tổng thống, sau thất bại bầu cử rõ ràng, cứ khăng khăng gieo rắc niềm tin trong đám đông ủng hộ rằng cuộc bầu cử gian lận và bị đánh cắp, dù không đưa ra được chứng cứ nào và liên tục bị toà án các cấp bác bỏ?

BBC News Tiếng Việt: Làn sóng dân tuý và xã hội “hậu sự thật” xảy ra trong lòng nền dân chủ Phương Tây, vậy tại sao nó lại lan sang Việt Nam, nơi không có thể chế tương tự?

TS Nguyễn Đức An:Thực ra chính trị dân tuý không chỉ có ở Phương Tây. Chúng ta có thể tìm thấy dáng dấp Trump trong Jair Bolsonaro ở Brazil hay Narendra Modi ở Ấn Độ.

Nền chính trị nào cũng đều cõ nhu cầu lôi kéo quần chúng, ổn định dư luận hay củng cố quyền lực. Chính trị dân tuý vẫn có thể nảy sinh ngay trong lòng các thể chế không có cạnh tranh dân chủ.

Tập Cận Bình được nhiều người xem là một lãnh đạo dân tuý, vẽ nên “Giấc mộng Trung Hoa” với vòm trời trong xanh và bầu không khí sạch để kiểm soát dư luận.

Ở Việt Nam, tôi nghĩ cũng có hiện tượng này ở quy mô nhỏ hơn và dạng thức “thô sơ” hơn, qua tung hô hay “sùng bái” vài chính trị gia muốn nổi lên bằng những phát ngôn, cử chỉ, hành vi “khác thường”, giải quyết mọi việc “nhanh gọn”, “hốt hết”, như các ông Nguyễn Bá Thanh hay Đinh La Thăng.

Nhớ hồi năm 2015, khi ở Đà Nẵng đúng vào dịp ông Thanh qua đời, tôi bị vài người thân, bạn bè phẫn nộ ra mặt khi tỏ ý kiến hơi khác về ông và về những đoàn người đổ về đám tang ông.

Getty Images

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 cuốn hút sự theo dõi, cũng làm phân rẽ sâu sắc giữa nhiều người Việt cà ở Việt Nam và nước ngoài

Còn về chuyện người Việt sùng Trump, tôi nghĩ phải nghiên cứu thật nhiều để tìm ra các nguyên nhân sâu xa từ lịch sử, văn hóa và tâm thức Việt.

Nhưng có lẽ một lý do dễ thấy là sự đối đầu không khoan nhượng ông Trump với Trung Quốc khiến nhiều người “sướng ngây”.

Nó đánh đúng vào nỗi sợ muôn đời và tâm lý bài Trung trong người Việt năm châu. Có niềm tin (tôi cho là ngây thơ) rằng Trung Quốc sẽ suy yếu và thậm chí sụp đổ dưới tay Trump một ngày gần đây thôi, và nhờ đó thì mọi thứ sẽ xảy ra tốt đẹp cho Việt Nam. Xảy ra thế nào, khi nào thì không ai nói.

Như nhiều cử tri Mỹ, họ đã “mê” rồi thì ông Trump nói gì cũng sáng đẹp, ngay cả khi họ biết ông ta nói sai sự thật.

Nhiều trí thức, lẽ ra làm người giữ cửa, cảnh báo dư luận thì lại hùa theo đám đông. Nhìn một hai vị giáo sư hải ngoại vào Facebook lên án báo chí và hàn lâm Mỹ “thiên tả, thiếu lương thiện”, bằng các khái niệm lập lờ, dữ liệu chọn lọc và quan điểm hàm hồ, tôi thấy “hậu sự thật” đã đi xa đến mức nào. Rất buồn.

Ông Trump rồi sẽ ra khỏi Nhà Trắng và báo chí Mỹ-Anh sẽ tiếp tục làm công việc “thổ tả” họ làm từ mấy thế kỷ rồi.

Nhưng vết thương chia rẽ trong cộng đồng Việt chung quanh họ sẽ không dễ nguôi nhanh.

Môi trường dễ kích động như Facebook sẽ không giúp người Việt hiểu nhau hơn trong các vấn đề liên quan đến Trump.

Tôi chỉ mong các bên – thiên tả hay thiêu hữu, yêu Trump hay ghét Trump – ngưng lại một tí, để mâu thuẫn không bị khoét sâu thêm nữa, để chúng ta tăng sức đề kháng với trận dịch thông tin trên mạng xã hội. Đất nước còn rất nhiều việc quan trọng khác cần sự chung tay từ hai bên.

CÁC QUỐC GIA CÓ LÃNH TỤ SÁT HẠI NGƯỜI NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI

  • CÁC QUỐC GIA CÓ LÃNH TỤ SÁT HẠI NGƯỜI NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI:
  • CaoSon HD
  • 1/ Mao Trạch Đông – kẻ đứng đầu nhà nước Trung Quốc XHCN cũng là kẻ đứng đầu thế giới về số lượng người chết và bị giết trong thời cai trị của ông ta. Để xây dựng CNXH khoảng 60 triệu người dân Trung Quốc hoặc đã bị giết, hoặc đã bị chết đói dưới bàn tay của ông ta.
  • 2/ Adolf Hitler – Người đứng đầu Đảng Công nhân nhà nước Đức Quốc gia XHCN thường gọi là Đức Quốc Xã (https://vi.m.wikipedia.org/…/%C4%90%E1%BA%A3ng_C%C3…).
  • Trong thời gian lãnh đạo Hitler đã hạ lệnh giết chết 6 triệu người Do Thái, 5 triệu người khác cũng bị chết trong các cuộc tàn sát do hắn chủ mưu. Tổng cộng khoảng 11 triệu người trên thế giới đã bị hắn tàn sát.
  • 3/ Stalin – lãnh đạo tối cao của nhà nước Liên Xô XHCN từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953. Ước chừng 2,8 triệu người Liên Xô đối lập đã bị giết chết dưới bàn tay của ông ta để xây dựng nhà nước XHCN. Theo Putin sau này đánh giá thì hầu hết những người bị giết này này đều là những đảng viên, những nhà khoa học, nghệ sĩ ưu tú nhất của quốc gia.
  • 4/ Polpot – kẻ đứng đầu nhà nước Campuchia, tay sai của Bắc Kinh. Kể từ năm 1975 đến 1979 nghe theo lệnh của Bắc Kinh, Tập đoàn Polpot đã thực hiện thí nghiệm mô hình nhà nước XHCN theo kiểu công xã. Tất cả là của chung, xóa bỏ tư hữu tư nhân. Coi trí thức là kẻ thù (đúng tinh thần của Mao Trạch Đông – Trí thức chỉ là cục phân), xoá bỏ các trường đại học, lùa giáo sư, sinh viên, trí thức về nông thôn làm ruộng và ăn ở, sinh hoạt theo mô hình công xã XHCN. Trong thời gian đó khoảng 2,3 triệu người đã bị giết, bị đầy đoạ hoặc ốm đau, đói khát mà chết vì mô hình quái gở, phi nhân đạo, phi nhân tính này.
  • 5/ Kim Nhật Thành – Kẻ đứng đầu nhà nước Triều Tiên XHCN. Trong suốt thời gian cầm quyền đã thực thi chế độ mất nhân quyền hà khắc nhất trong lịch sử loài người. Nhà nước khủng bố người dân này từ năm 1953 đến năm 1995 đã áp bức, tù đầy và xử tử hơn 1,5 triệu người, chưa kể đến nhiều triệu người bị chết đói vì chế độ điên rồ, phản nhân loại này. Đến nay chế độ độc tài tàn bạo này càng ngày càng có xu hướng gia đình trị và dân tộc chủ nghĩa. Cả 3 đời họ nhà Kim vẫn đang tiếp tục đày đoạ dân tộc Triều Tiên trong sự tăm tối và cùng khổ của nhân loại.
  • Nếu so sánh các nước theo mô hình nhà nước XHCN thì Triều tiên là quốc gia áp dụng mô hình nhà nước này đầy đủ và triệt để nhất.
  • KẾT LUẬN:
  • Tất cả các quốc gia có lãnh tụ sát hại người nhiều nhất thế giới đều đi theo mô hình nhà nước XHCN trong đó Triều Tiên là áp dụng triệt để và đầy đủ nhất.

MUGABE: ĐỘC TÀI NÀO CŨNG TAN HOANG ĐẤT NƯỚC

Image may contain: 8 people, people standing
 
 MUGABE: ĐỘC TÀI NÀO CŨNG TAN HOANG ĐẤT NƯỚC

(Vũ Thạch – 2017)

Tin tức từ đất nước Zimbabwe vẫn còn khá lùng bùng. Quân đội đưa xe tăng chận các ngã đường chính tại thủ đô, và cô lập Tổng thống Mugabe tại nhà riêng, nhưng vẫn tuyên bố trên đài truyền hình “đây không phải là cuộc đảo chính”. Tuy nhiên, ít nhà phân tích nào còn tin ông Mugabe sẽ trở lại nắm quyền.

Robert Mugabe là một nhà độc tài khét tiếng Phi Châu. Năm nay 93 tuổi, ông đã cai trị đất nước này 37 năm, nhân danh công trạng lãnh đạo kháng chiến chống Thực dân Anh, giải phóng đất nước vào cuối thập niên 1970 của thế kỷ trước.

Kể từ đó, phần đất nổi tiếng giàu đẹp Rhodesia được đổi tên thành nước Zimbabwe, được cai trị bởi độc đảng Zanu-PF đứng đầu là ông Mugabe, và tiến nhanh xuống hàng chót trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới. Nhà nước Zimbabwe cũng xóa sạch hệ thống nông trại nhân danh đánh tư sản da trắng, phân chia bổng lộc cho hệ thống cán bộ trung thành, và chuyên khai thác tài nguyên đem bán. Họ nổi tiếng thế giới vào năm 2008 khi mức lạm phát lên đến 231 triệu phần trăm (tức áp dụng tối đa công thức “cần tiền thì cứ in ra mà dùng” của cụ Lê Duẫn).

Ông Mugabe cũng sử dụng nhuần nhuyễn bạo lực cách mạng dựa trên quân đội và công an. Đặc biệt ông mời các “thầy” Bắc Hàn vào dạy cho các lữ đoàn hung thần chuyên trấn áp quần chúng. Cứ mỗi lần cho bầu cử mà ông có vẻ thua phiếu, hàng chục ngàn người dân tại những vùng ủng hộ ứng viên đối lập lại bị thảm sát mặc cho thế giới lên án. Và thế là các ứng viên đối lập lại trân trọng nhượng ghế tổng thống cho ông Mugabe rồi khép mình vào ghế phó tổng thống hoặc chạy ra nước ngoài.

Lần này, quân đội ra tay vì mới tuần trước Tổng thống Mugabe hạ bệ Phó tổng thống Mnangagwa để chuẩn bị nhường ngôi cho bà vợ trẻ Grace Mugabe (thua ông 40 tuổi). Lỗi lầm của bà Mugabe là chưa lên tổng thống đã công khai chê bai quân đội.

Zimbabwe với Robert Mugabe một lần nữa tô đậm bài học: Độc tài, toàn trị, hay chuyên chính đều làm tan hoang đất nước, dù được bọc trong lá cờ Phát-xít, Cộng Sản, hay Giải Phóng.

Tại sao vậy?

Lịch sử cận đại của nhân loại đã cung cấp những câu trả lời rõ đến độ hiển nhiên:

– Điều hiển nhiên thứ nhất: Chế độ độc tài không tận dụng được sức lực và trí tuệ của toàn dân.

Chẳng ai dại gì đổ sức ra làm chỉ để cán bộ “nhân danh nhân dân” độc quyền hưởng thụ. Những người có lòng với đất nước cũng không dám đề xuất sáng kiến vì có thể bị trừng phạt nặng nề nếu không hợp ý lãnh đạo. Đặc biệt những trường hợp mới hôm nay “có công”, ngày mai đã trở thành “có tội” vì quan điểm của Đảng đã thay đổi.

– Điều hiển nhiên thứ nhì: Chế độ độc tài là ổ sinh bệnh hoạn.

Quyền lực cá nhân tuyệt đối và dành riêng cho hệ thống cán bộ trung thành, tức tương đương hệ thống vua và chư hầu, không thể không dẫn đến các loại bệnh hoạn ăn sâu vào xương tủy Đảng và làm hấp hối cả xã hội:

– Bệnh tham nhũng tràn lan như một loại thuế phí bất thành văn.

– Bệnh hoang phí trong các cung điện giữa một đất nước cạn kiệt.

– Bệnh lừa dối, bịp bợm nhau hàng ngày và được xem là qui luật tự nhiên.

– Bệnh bạo hành như giải pháp nhanh gọn cho mọi vấn đề.

– …

– Điều hiển nhiên thứ ba: Chế độ độc tài không có khả năng chữa bệnh hay đổi đường đi.

Khi cả tập thể cán bộ đang sống “an lạc: với cơ chế đó, ai nghĩ đến kế hoạch chữa bệnh thường bị loại trừ ngay bởi chính đồng đội của họ. Lãnh đạo, do đó, chỉ NÓI về các căn bệnh mà thôi.

Chế độ độc tài cũng không có khả năng đổi đường đi dù biết sẽ chết nếu tiếp tục kéo dài các căn bệnh. Lý do đơn giản là vì các lãnh tụ sau lên nắm quyền đều dựa trên “công đức” của lãnh tụ khai sáng. Họ KHÔNG dám phê bình con đường do lãnh tụ khai sáng đã chọn, đặc biệt vì con đường ấy biện minh cho chiếc ghế cai trị độc tài họ đang ngồi. Hệ quả là họ chỉ dám điều chỉnh đôi chút nhưng giữ cốt lõi nguyên thủy theo tinh thần “hoà hợp chứ không hoà tan”, “đổi mới chứ không đổi màu”.

– Điều hiển nhiên thứ tư: Chế độ độc tài luôn có sóng ngầm bất ổn rất lớn.

Khi cả 3 ngành hành pháp, lập pháp, và tư pháp đều do 1 đảng nắm chặt để chỉ phục vụ kẻ cầm quyền, xã hội không có nơi thực sự giải quyết cho những nạn nhân từ các căn bệnh của cán bộ. Bức xúc chỉ có thể tích tụ ngày một cao.

Cùng lúc với việc không rút củi bức xúc ra khỏi đáy nồi đó, nắp nồi còn bị niềng ngày một chặt hơn bằng hệ thống công an, an ninh, trật tự, dân phòng, đảng ủy cơ quan, tổ dân phố theo nỗi lo của lãnh đạo. Trái bom uất ức, do đó, chỉ chờ ngày nổ chứ không có con đường nào khác.

Và đóng góp không nhỏ vào các cuộn sóng ngầm bất ổn là nạn giành quyền đến mức sinh tử giữa các phe cánh trong đảng, đặc biệt vào mỗi chu kỳ chia lại ghế.

Trong xã hội bất ổn đó (mà chỉ người sống bên trong mới biết) chẳng ai muốn làm gì lâu dài. Mọi người chỉ vừa làm vừa ngó dáo dác; cứ có lợi ngắn hạn trước mắt là chụp ngay bất kể các tai hại lâu dài; và có được bao nhiêu của cải là đem cất kỹ bên ngoài đất nước.

oOo

Một xã hội luôn bị đè bởi bằng đó tảng đá thì thở được bình thường đã là phép lạ, chứ đừng nói gì đến “cất cánh” hay “sánh vai thế giới”.

Nhiều dân tộc đã không chấp nhận cái chết từ từ vì nghẹt thở và chọn đứng lên hất các khối đá xuống. Chẳng phải vì họ anh hùng mà vì đường nào cũng chết. Nếu đứng lên, ít nhất, họ được chết và con cháu họ được sống NHƯ NHỮNG CON NGƯỜI.

TRANH CHẤP PHIẾU BẦU VÀ CÁI HAY CỦA NỀN DÂN CHỦ MỸ

Đỗ Ngà TRANH CHẤP PHIẾU BẦU VÀ CÁI HAY CỦA NỀN DÂN CHỦ MỸ

Đỗ Ngà

Bầu cử Mỹ năm 2016 khi mà cuộc chạy đua giữa bà Hillary Clinton và Donald Trump đã có cách biệt quá xa về phiếu đại cử tri, bà Hillary Clinton đã sớm chấp nhận thua cuộc thì rõ ràng không có chuyện tranh chấp xảy ra. Còn hôm nay theo dõi bầu cử chúng ta thấy, thắng thua hay không là ở bang Arizona. Phiếu phổ thông bang này nếu ngã về ai thì người đó sẽ làm tổng thống. Với Joe Biden nếu thắng ở bang Arizona thì xem như ông ta sẽ có 270 phiếu vừa đủ để đánh bại Trump. Với cách biệt khít khao, chỉ cần một thay đổi nhỏ thì lập tức kết quả đảo chiều, với cơ hội như vậy thì không ai đang ở thế thua mà không quyết kiện để hy vọng đảo chiều. Nếu ông Biden mà ở vào hoàn cảnh của ông Trump thì ông cũng làm vậy chứ không thể ngồi im chịu thua đâu.

Việc tranh chấp phiếu trong tình thế khít khao như vậy cách đây 20 năm cũng đã diễn ra. Khi đó bang Florida là điểm nóng. Nơi đây phiếu phổ thông của ứng cử viên Al Gore và George W. Bush cứ liên tục rượt đuổi nhau, và chỉ cần kết quả ngã về người nào thì người đó sẽ thành tổng thống. Lúc rạng sáng ngày 08-11 – 2000 Bush dẫn Al Gore 100 ngàn phiếu, thế nhưng càng về sau phiếu của Al Gore tăng dần và đến 4 giờ 30 sáng thì khoảng cách chênh lệch chỉ còn 2000 phiếu và cuối cùng khi kết thúc cuộc kiểm phiếu thì Al Gore rút ngắn khoảng cách với Bush chỉ còn 200 phiếu, rất sát. Một chiến thắng như thế dành cho Bush làm phe Al Gore không cam lòng, chính vì vậy mà phía Al Gore kiện đòi kiểm phiếu lại ở 61 ngàn phiếu bầu được cho là bị bỏ sót trên khắp bang Florida. Tòa án tối cao bang Florida chấp thuận cho kiểm lại. Kết quả cách biệt giữa Bush và Al Gore bị nới rộng lên gần 300 phiếu chứ không còn 200 phiếu như ban đầu. Kết quả này vẫn không làm Al Gore hài lòng và ông ta tiếp tục kiện lên tòa án Florida yêu cầu kiểm lại toàn bộ 6 triệu phiếu của bang Florida, đơn kiện này được tòa án tối cao Florida đồng ý, thế sau đó nhưng tòa án tối cao Liên Bang thì bác bỏ. Đây là cuộc chiến pháp lý, nếu Al Gore kiện tòa án bang thì Bush cũng kiện lên tòa án liên bang để bảo vệ kết quả của mình. Lúc đó Al Gore là đương kiêm phó tổng thống thì ông ta cũng vác đơn đi kiện lên tòa án như thường dân chứ chẳng có gì khác cả. Sau khi cuộc chiến pháp lý ngã ngũ Al Gore chấp nhận thua Bush một cách tâm phục khẩu phục.

Ghế tổng thống là ghế quyền lực nhất thế giới, nó quan trọng với bất kỳ ứng cử viên tổng thống nào. Vì vậy khi 2 đối thủ mà chiến thắng quá sít sao thì thế nào cũng xảy ra tranh chấp, điều đó khó tránh khỏi. Tuy nhiên qua vụ lùm xùm như thế này mới làm cho chúng ta thấy rõ một điều, dù là người quyền lực nhất thế giới thì cuối cùng tổng thống Trump cũng vác đơn thưa kiện để tìm kiếm cơ hội chiến thắng cho mình như mọi người chứ quyền hành pháp to lớn trong tay của ông cũng chẳng can thiệp được gì. Đó là cái hay của tam quyền phân lập, cái hay của một thể chế dân chủ kiểu mẫu mà thế giới phải học hỏi. Bộ phận kiểm phiếu có sai sót hả? Bộ phận kiểm phiểu gian lận hả? Ừ, nếu xảy ra thì tư pháp sẽ khắc phục, thế thôi và cuối cùng sai sẽ trở về với giá trị đúng. Đó là cái hay của tam quyền phân lập đúng nghĩa, nó sẽ chữa lỗi cho bộ máy nếu chẳng may xảy ra lỗi, thế thôi. Lùm xùm chuyện bầu cử rồi đây cũng lắng xuống, và bộ máy nhà nước tự sửa lỗi của Mỹ thì vẫn còn đó. Nó chính là nền tảng vững chắc để những tổng thống thay nhau làm cho nước Mỹ mạnh lên. Đã bao tổng thống bị đánh giá là yếu kém trong lịch sử nước Mỹ, nhưng cuối cùng thì sao? Nước Mỹ vẫn hùng mạnh vô đối đấy thôi? Cái thể chế tốt, nó là nền tảng lớn nhất cho một đất nước chứ không phải tổng thống giỏi. Theo tôi là vậy.

-Đỗ Ngà-  

BAO GIỜ VIỆT NAM MỚI XÂY NÊN THÀNH TRÌ DÂN CHỦ?

BAO GIỜ VIỆT NAM MỚI XÂY NÊN THÀNH TRÌ DÂN CHỦ?

Đỗ Ngà

Một nền dân chủ hoàn chỉnh thì phải đạt được 4 điều sau: thứ nhất là thể chế chính trị đa đảng; thứ nhì là một nền kinh tế tự do; thứ ba văn hóa đa nguyên trong tranh luận; và thứ tư đạo đức xã hội ở mức cao. Đấy là một nền dân chủ hoàn chỉnh. Còn đấu tranh cho dân chủ thì chúng ta không thể áp đặt một thể chế chính trị đa đảng vì chúng ta không nắm nhà nước. Chúng ta cũng không thể áp dụng một nền kinh tế tự do đúng nghĩa cho đất nước được vì quyền lực chính trị chúng ta không có. Và chúng ta cũng không thể xây dựng đạo đức xã hội được vì chúng ta không thể tác động làm thay đổi hệ thống giáo dục và hệ thống luật pháp. Như vậy đối với người đấu tranh cho dân chủ tiến bộ thì cần thiết nhất là phải biết sửa mình thành con người có đạo đức và biết tôn trọng văn hóa đa nguyên.

Không có văn hóa đa nguyên nghĩa là không dung nạp được ý kiến trái chiều. Chúng ta thấy rằng, từ bao năm nay CS luôn xem những người có tư tưởng chính trị khác họ đều là kẻ thù họ thì với tư cách là người đấu tranh cho một xã hội dân chủ tiến bộ, chúng ta đã vứt bỏ điều đó chưa? Tôi không dung nạp được văn hóa đa nguyên thì điều đó có nghĩa là tôi đã tự định vị mình là một loại gạch chuyên dùng để xây nên một xã hội độc tài. Ván ép thì chỉ chuyên làm nội thất trong nhà, nếu bạn dùng nó đóng thành bộ bàn ghế đặt ngoài trời thay cho bộ bàn ghế ghế bằng đá thì thế nào nó cũng hỏng. Khi tôi chỉ là loại gạch chuyên dụng cho việc xây nên xã hội độc tài mà tôi lại dấn thân đấu tranh cho dân chủ tiến bộ thì theo bạn, nền dân chủ đó có hình thành được không? Chắc chắn không bao giờ hình thành được.

Văn hóa đa nguyên và đạo đức xã hội nó có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Đa nguyên là tôn trọng sự khác biệt, mà biết tôn trọng người khác ngay cả khi họ có quan điểm chính trị nghịch với ta thì chỉ có người có đạo đức, có nhân cách mới thực hiện được. Hãy tưởng tượng xem, khi chúng ta phát hiện một người xa lạ ủng hộ một trường phái chính trị khác chúng ta, thay vì tôn trọng họ thì chúng ta lại dồn hết trí lực cho việc tấn công cá nhân, rồi mạt sát, thóa mạ đủ kiểu miễn sao thõa mãn cái tôi thì liệu rằng với cách hành xử như vậy thì chúng ta có có phải là những con người có đạo đức không? Hãy nhìn sang các nước dân chủ phát triển ở trình độ cao như Úc, Canada, hay các nước Bắc Âu thì chúng ta thấy gì? Ở đó con người biết tôn trọng ý kiến khác nhau, tôn trọng quan điểm chính trị khác nhau. Và hãy nhìn vào đạo đức xã hội nơi đó thế nào? Là cao hay thấp?

Hãy nhìn vào xã hội Việt Nam, nơi mà chúng ta đang sống xem sao? ĐCS không dung nạp sự đa nguyên chính trị, và trong mỗi con người bị trị trong xã hội này đa phần cũng không muốn dung nạp ý kiến trái chiều, đó là thực tế mà ai cũng nhận ra. Và hãy nhìn tiếp vào mặt đạo đức xã hội của Việt Nam chúng ta đang ở mức nào? Là cao hay thấp? Hãy nhìn sự phân hóa của người Việt xoay quanh chuyện chống Trump và bảo vệ Trump chúng ta thấy gì? Chúng ta thấy đấy là một nền tảng vững chắc cho một xã hội độc tài tồn tại và phát triển chứ không hề thấy một kẽ hở nào cho hạt mầm dân chủ mọc lên được. Đó là điều đáng buồn.

Yêu Trump, và ghét Trung là bình thường còn cuồng Trump và cuồng chống Trump là chuyện khác. Mỗi người có quyền yêu hay ghét một biểu tượng chính trị nào đó, tuy nhiên nếu yêu Trump mà vẫn tôn trọng những ý kiến của người ghét Trump thì người đó vẫn là viên gạch cho nền dân chủ. Hay bạn yêu Trump nhưng vẫn chấp nhận sự thất bại của Trump và biết tôn trọng kẻ thắng cuộc Joe Biden thì bạn vẫn là viên gạch cho một nền dân chủ. Thật sự viên gạch cho nền dân chủ ở Việt Nam quá ít, không đủ để xây nên cây cột chứ đừng nói xây lên một thành trì dân chủ cho đất nước. Dân chủ cho Việt Nam thất bại là từ đấy mà ra.

-Đỗ Ngà-

Image may contain: text that says 'NEVER MIND DEMOCRACY CRACY'

THẾ GIỚI ĐANG ĐỨNG “TRƯỚC NGƯỠNG “THẾ CHIẾN III?…

Hữu Kim Thạch
THẾ GIỚI ĐANG ĐỨNG “TRƯỚC NGƯỠNG “THẾ CHIẾN III?…

• Gần đây, nỗi sợ hãi một cuộc thế chiến thật sự được khơi dậy lần nữa, trong bối cảnh Trung Quốc đàm phán một thỏa thuận kinh tế-quân sự “khổng lồ” với Iran; và mối quan hệ Mỹ-Trung leo thang thành cuộc chiến “ý thức hệ”, chiến tranh tiền tệ, căng thẳng Biển Đông… Phải chăng thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của Thế chiến thứ III?

Tổng thống Nixon đã từng nói ông sợ rằng mình đã tạo ra một ác quỷ “Frankenstein”, bằng cách mở cửa nền kinh tế thế giới cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đáng tiếc là sự lo sợ của Nixon đã thành hiện thực…

Đã gần 4 thập niên kể từ khi Tổng thống Nixon đến Bắc Kinh vào năm 1972 và Hoa Kỳ thiết lập bang giao với Trung Quốc, mối quan hệ Mỹ-Trung hiện nay đã vào giai đoạn “đối đầu toàn diện”. Với “cú hích” dịch viêm phổi Vũ Hán và việc che giấu tình hình dịch bệnh của Bắc Kinh, đã biến chính quyền này thành “kẻ tội đồ” của toàn nhân loại.

Học thuyết Thucydides từ thời Hy Lạp cổ đại đã chỉ ra quy luật này: khi một thế lực quốc gia nổi lên muốn sắp đặt lại trật tự thế giới thì chiến tranh lớn sẽ nổ ra. Lịch sử về các cuộc thế chiến đẫm máu đã nói lên tính chính xác của điều này. Những gì ĐCSTQ đã làm trong suốt thời gian giành được chính quyền với tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” hoàn toàn bị thúc đẩy bởi động lực của quy luật chiến tranh nói trên.

Sự chuẩn bị của Trung Quốc cho Thế chiến thứ III- Một chiến lược dài hạn cho ‘giấc mộng Trung Hoa’ ám ảnh toàn cầu

Nếu nghĩ rằng Chiến tranh trong thế kỷ 21 này sẽ giống như hai cuộc Thế chiến trước kia, thì có lẽ chúng ta đã nhầm. Chiến tranh hiện đại có thể là chiến tranh kinh tế, công nghệ, ý thức hệ, quân sự, và cả chiến tranh sinh – hóa học. Các “trụ cột” này được tích hợp lại đến mức mặc dù là các thực thể riêng biệt, chúng giao thoa và bổ sung cho nhau thường xuyên.

Trung Quốc đã sớm chuẩn bị cho cuộc chiến này với 4 giai đoạn chính: Giăng bẫy – rải độc, lôi kéo đồng minh, tạo sự hỗn loạn và cuối cùng là đánh bại.

* Giai đoạn 1 ‘giăng bẫy – rải độc’:

Đây chính là giai đoạn ĐCSTQ ẩn mình chờ thời, thu góp tài chính, tài nguyên công nghệ đồng thời “rải độc” ra khắp thế giới với các chiến thuật được che giấu bài bản, kỹ lưỡng dưới công cụ hợp tác kinh tế, phát triển công nghệ, sản xuất hàng giá rẻ…

-Trung Quốc lên kế hoạch cho ‘dã tâm cưỡng đoạt công nghệ thế giới’

Bắt đầu từ khi gia nhập WTO từ năm 2001, Trung Quốc đã lên kế hoạch cho “dã tâm cưỡng đoạt công nghệ thế giới” của mình một cách rất bài bản, có chiến lược, chiến thuật cụ thể.

CNN cho biết Trung Quốc buộc các công ty trao các bí mật thương mại, công nghệ để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường “mồi nhử” 1,4 tỷ dân của họ, cuối cùng các công ty Trung Quốc từng bước nắm trong tay công nghệ của các đối tác nước ngoài, nhờ các thủ đoạn kinh tế thông qua hệ thống toàn cầu hóa.

Tiếp đó, vào năm 2008, chính quyền này lại “sáng tạo” ra Kế hoạch Nghìn nhân tài (TTP), một chương trình thu hút những học giả Trung Quốc “trở về”, cũng như chiêu mộ những nhà nghiên cứu nước ngoài dưới danh nghĩa tham gia vào các dự án nghiên cứu học thuật. Thực chất, đây chính là một hoạt động đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ. Năm 2012, quốc gia này đã chi 1,98% tổng sản phẩm quốc nội cho kế hoạch này và khoản chi này tăng khoảng 20% ​​mỗi năm, theo KChester LLC.

Các sinh viên và nhà khoa học Trung Quốc đã tràn ngập các trường đại học Mỹ và các tổ chức nghiên cứu để thực hiện mục tiêu ăn cắp bí mật thương mại, bí mật quân sự và tài liệu nghiên cứu của Mỹ. Điều này giúp Trung Quốc có được những công nghệ mới nhất trên thế giới mà không phải tốn nhiều phí nghiên cứu.

Tờ Clearance Jobs cho biết, TTP đã thu hút hơn 70.000 chuyên gia “chia sẻ” kiến ​​thức và chuyên môn của họ với Trung Quốc.

Ngoài ra, các “chiến binh” như Huawei, Tiktok từng bước nắm giữ thị trường công nghệ thông tin thế giới, cung cấp cho ĐCSTQ những phần mềm gián điệp hữu dụng nhất để chinh phục thế giới. Tới cuối năm 2018, Huawei có 21 trung tâm nghiên cứu và phát triển R&D trên toàn thế giới với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 15 tỷ USD.

Ngoại trưởng Pompeo cho biết: “Cho dù là TikTok hay WeChat, còn có vô số công ty khác nữa đang báo cáo trực tiếp dữ liệu với ĐCSTQ và các cơ quan an ninh quốc gia của họ”.

Ông Robert Spalding, một thiếu tướng quân đội Không quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, nhận định rằng dữ liệu cũng giống như là tài nguyên chiến lược của thế kỷ 21, với một cuộc đua xảy ra giữa các công ty và chính phủ nhằm làm chủ việc thu thập và phân tích dữ liệu.

Không những thế, ngày 1/10/2016 – được mệnh danh là ngày “Mỹ ném Internet cho bầy sói”, bởi vì ngay khi Barack Obama đã chuyển quyền kiểm soát Internet của Mỹ cho ICANN, Trung Quốc đã “chạm đến” được Hoa Kỳ. ICANN không chỉ đơn giản là một tập đoàn phi lợi nhuận có trụ sở tại Los Angeles (bang California), mà tập đoàn này còn có một văn phòng đặt tại Bắc Kinh, có hơn 30.000 nhân viên Trung Quốc đang làm việc trong bộ máy An ninh mạng của ĐCSTQ.

Điều “thú vị” là, đồng sở hữu ICANN gồm những “gương mặt” cộm cán như Nga, Iran, Cuba, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Saudi, Venezuela, và đặc biệt là Trung Quốc – những quốc gia nổi tiếng bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận của công dân nước họ.

-ĐCSTQ phát tán ‘ý thức hệ độc hại’ thông qua kiểm soát truyền thông phương Tây và mạng lưới ‘Viện Khổng Tử’

Từ năm 2004, ĐCSTQ cho thành lập cái gọi là “Viện Khổng Tử”, liên kết với các địa phương và các trường đại học trên toàn thế giới. Từ đó đến nay, đã có hơn 500 Học viện Khổng Tử được “tạo dựng” trong khuôn viên của các trường đại học nước ngoài, được sử dụng một cách hiệu quả để tiếp tục truyền bá quan điểm chính trị của ĐCSTQ ra xã hội phương Tây và cộng động người Trung Quốc ở nước ngoài.

Tiến thêm một bước, vào năm 2016, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã mở chi nhánh tại London. Bắt đầu từ đây, ĐCSTQ bắt đầu “bung chân rết” của mình, tờ báo tiếng Anh của ĐCSTQ là China Daily đã ký hợp đồng với ít nhất 30 tờ báo tên tuổi của Mỹ và Anh, nổi bật trong đó là tờ New York Times, Wall Street Journal, Washington Post và UK Telegraph. ĐCSTQ đã “trả tiền” cho các bài tuyên truyền của họ xuất hiện trong hàng chục ấn phẩm quốc tế.

Nhiệm vụ này được hỗ trợ thêm bởi một nhóm gồm hơn 2 triệu tin tặc và đội quân “50 xu” hỗ trợ việc lan truyền tin tức. Họ “bắn phá” các quốc gia đối thủ bằng những thông tin sai lệch và video giả mạo.

Trang CSIC đã trích dẫn từ báo cáo của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc, cho thấy ông Tập tiếp tục xác định Trung Quốc là “nền kinh tế số hai trên thế giới”, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong tham vọng thống trị của Đảng cầm quyền, góp phần “đại trùng tu Trung Quốc”. Ông Tập còn lập luận rằng ĐCSTQ là “hình mẫu”, là một “ngọn lửa mới” soi đường cho các nước đang phát triển khác đang tìm cách hiện đại hóa và bảo vệ chủ quyền của họ.

Hệ tư tưởng “Chủ nghĩa tư bản sẽ tiêu vong, chủ nghĩa xã hội sẽ chiến thắng” của ĐCSTQ làm giới chức Hoa Kỳ đi đến kết luận rằng chính quyền này sẽ không từ bỏ chính sách đối đầu, và đặc biệt nhắm vào Hoa Kỳ. Một sự đối lập “ý thức hệ” về căn bản giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới đã lộ diện rõ ràng, liệu có phải đây là phần mở màn cho một cuộc thế chiến?

-Chuẩn bị cho chiến tranh sinh-hóa học toàn cầu

Những gì mà thế giới lo ngại cũng là điều chúng ta thường thấy trong các bộ phim viễn tưởng, giờ đã hiện diện thành sự thật: chiến tranh sinh – hoá học trong Thế chiến thứ III.

Những gì không được phép sử dụng như bom hoá học đã được sử dụng tại Seria và hàng trăm đứa trẻ đã chết. Nhưng ít ai biết rằng trong sự hỗn loạn của Trung Đông, có sự “góp sức” của Trung Quốc. Các phần tử hồi giáo cực đoan của Trung Đông được hậu thuẫn, đào tạo, hoặc có mối liên hệ mật thiết ĐCSTQ.

Theo nguồn tin tình báo do các chính trị gia phương Tây tiết lộ rằng, hơn 80 – 90% vũ khí của các chính quyền độc tài, nhóm khủng bố Trung đông được cung cấp bởi Trung Quốc theo các con đường tiểu ngạch. Năm 2018, Viện Royal United Services cho biết Trung Quốc là nhà cung cấp máy bay không người lái quân sự quan trọng cho các nước Trung Đông.

Luận cương “tiến tới thế giới đại đồng” của các phần tử khủng bố có lẽ cũng chính từ quá trình “rải độc” hệ tư tưởng của ĐCSTQ mà được hình thành.

Hơn nữa, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị chu đáo về việc nghiên cứu virus làm vũ khí khủng bố sinh học. Năm 2005, sau đại dịch SARS, Viện Virus học Vũ Hán được thành lập, tạo “thế đối trọng” trong nghiên cứu vũ khí sinh học với Hoa Kỳ.

Trong bài viết “Virus Corona Vũ Hán – con quái vật làm thay đổi thế giới”, Giáo sư Joseph Tritto – bác sĩ phẫu thuật vi mô, chuyên gia về công nghệ sinh học và công nghệ nano và là chủ tịch của Học viện Khoa học và Công nghệ Y sinh Thế giới, cho biết: “Shi (người đứng đầu Viện Virus học Vũ Hán) muốn nghiên cứu một loại virus mạnh hơn để tạo ra một loại một thuốc chủng mạnh hơn: kết hợp virus dơi với virus tê-tê trong ống nghiệm, và năm 2017 đã công bố kết quả của những nghiên cứu này trong một số bài báo khoa học. Nghiên cứu của Shi thu hút sự quan tâm của ngành quân sự và y tế-sinh học Trung Quốc, liên quan đến vũ khí sinh học được sử dụng như một biện pháp phòng thủ và tấn công”.

Và giờ đây, cả thế giới đang đối mặt với cuộc chiến virus Corona Vũ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc, chỉ có điều ít ai ngờ rằng ĐCSTQ đã lên kế hoạch cho điều này từ lâu.

-Hàng giá rẻ thao túng phương Tây, và dùng ‘bẫy nợ’ cưỡng đoạt lợi ích kinh tế, khống chế các nước nghèo

Nếu trước đây khái niệm “nghệ thuật chiến tranh” chỉ có thể được hình dung trong bối cảnh một trận chiến vũ trang, thì bây giờ Trung Quốc vươn tới mục tiêu này bằng các công cụ tài chính, từ những cách cơ bản nhất như hối lộ đến những cách tinh vi hơn như đầu tư, trợ cấp và cho vay. Tờ Eurasian Times cho rằng ĐCSTQ đã chuẩn bị cho một cuộc chiến công phu hơn, và vũ khí chính là TIỀN.

Trong hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành nước cho vay lớn nhất trên toàn cầu, với mức cho vay vượt quá 5% GDP toàn cầu. Tổng cộng, Chính phủ Trung Quốc và các công ty của họ đã cung cấp 1,5 nghìn tỷ USD cho các khoản vay trực tiếp và tín dụng thương mại cho hơn 150 quốc gia.

Chính quyền này xuất khẩu nền kinh tế tham nhũng qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) để giăng “bẫy nợ”, tiếp tục củng cố vị thế của mình bằng cách “rải độc” cho vay các cơ sở hạ tầng và các dự án khác cho các nước “cả tin”, nhằm chiếm đoạt đất đai, tài nguyên và khống chế các quốc gia “con nợ” tuân thủ theo “hệ ý thức của ĐCSTQ”.

Ngoại trưởng Libya Musa Kusa từng phát biểu: “Khi chúng ta trở về với thực tại, chúng ta thấy cái gì đó giống như Trung Quốc đang xâm lược lục địa châu Phi”.

Báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết, BRI đã “tung ra” hơn 730 tỷ USD vào các dự án đầu tư và xây dựng ở nước ngoài tại hơn 112 quốc gia. Nhiều quốc gia đã nợ Trung Quốc ít nhất 20% GDP danh nghĩa của họ (Djibouti, Tonga, Maldives, Congo, Kyrgyzstan, Campuchia, Niger, Lào, Zambia, Samoa, Vanuatu và Mông Cổ).

Bằng cách thiết lập mối quan hệ “thực dân” khắp châu Phi, châu Á, và cả “sân sau” của nước Mỹ là châu Mỹ Latinh, Trung Quốc đang ngày càng lấy nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới ra khỏi thị trường toàn cầu và giữ làm của riêng. Điều này “tạo điều kiện” cho Trung Quốc mua lại các cảng, sân bay và các công ty nhà nước… của các quốc gia vỡ nợ với giá hời. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã có được “sự ủng hộ” vững chắc cho những phiếu bầu vào tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) ở những vùng đất xa xôi này.

Do đó, đến năm 2019, các quan chức Trung Quốc đang nắm giữ hàng loạt vị trí lãnh đạo quan trọng trong các cơ quan và tổ chức của thế giới. Cụ thể là, trong số 15 cơ quan chuyên môn của LHQ thì [có đến] 4 cơ quan là thuộc sự lãnh đạo của Trung Quốc, và đây chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”.

Ngoài ra, chiến lược giăng bẫy của ĐCSTQ đã phát huy tác dụng khi vào thời điểm cuối năm 2019, các công ty nước ngoài không ngừng rót thêm tiền đầu tư vào Trung Quốc vì không thể bỏ qua “một thị trường trị giá 600 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ”.

Để rồi khi các công ty nước này từng bước nắm trong tay công nghệ của các đối tác nước ngoài, Trung Quốc có được cơ sở để xây dựng một thị trường hàng nhái giá “cực rẻ” tràn lan khắp trong nước và thế giới, làm công cụ mặc cả với các nước phương Tây khống chế nền kinh tế toàn cầu.

Có thể nói, trong giai đoạn 1 này, Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch “giăng bẫy và rải độc” theo một cách rất bài bản, chiến thuật được toan tính lâu dài, sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới.

*Giai đoạn 2: Lôi kéo đồng minh và thực hiện giấc mơ ‘bá chủ thế giới’
Cuộc giao tranh giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở vùng biên giới 2 nước dưới chân dãy Himalaya có thể chỉ là chiến tranh vùng, chưa loang ra thế chiến. Nhưng đó là một trong những dấu hiệu ban đầu cho thấy mưu đồ bá quyền của ĐCSTQ.

Sau khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 năm 2018, Tehran đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh trừng phạt của Mỹ, bao gồm phần lớn thương mại nước ngoài. Trong khi cựu nhà ngoại giao Iran Fereydoun Majlesi cho biết rằng “mọi con đường đều đóng lại với Iran”, Trung Quốc nghiễm nhiên trở thành đồng minh duy nhất với một thỏa thuận gần đây giữa hai bên trị giá lên đến 400 tỷ USD.

Theo tờ Express cho biết, nhiều nguồn tin nội bộ tiết lộ rằng Bắc Kinh và Tehran sẽ thỏa thuận hợp tác quân sự, bao gồm phát triển vũ khí, kết hợp đào tạo và chia sẻ thông tin tình báo để chống khủng bố và buôn bán ma túy và con người. Đây được xem là bước “lôi kéo đồng minh’ vô cùng thiết yếu của ĐCSTQ.

Ali Gholizadeh, một nhà nghiên cứu người Iran tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc tại Bắc Kinh, cho biết: “Cả Iran và Trung Quốc đều coi thỏa thuận này là một quan hệ đối tác chiến lược, không chỉ mở rộng lợi ích kinh tế của họ mà còn nhằm đối đầu với Hoa Kỳ”.

Liệu còn những ai là “đồng minh” của Trung Quốc, nếu thế chiến nổ ra? Một vài năm trước, nhiều người nghĩ rằng đây có thể là câu hỏi cho những năm về sau của thập kỷ. Nhưng đây rõ ràng là câu hỏi của hiện tại.

BRI là một chiến lược phát triển toàn cầu được Trung Quốc thông qua vào năm 2013, dự kiến ​​phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư vào ít nhất 70 quốc gia và tổ chức quốc tế ở châu Á, châu Âu. Một số nhà quan sát coi đó là sự thống trị của Trung Quốc trong các vấn đề toàn cầu bằng cách khai thác mạng lưới thương mại của các nước này.

Mahbubani – nhà ngoại giao hàng đầu của Singapore tại Liên Hợp Quốc, cho rằng các nước châu Á coi Trung Quốc là một “thực tế ngay trước cửa nhà” và rằng việc đối đầu với Trung Quốc đặt họ vào “sự tự sát” về kinh tế, họ trở thành “đồng minh bất đắc dĩ” của Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc đã ký các thỏa thuận hợp tác liên quan đến BRI với 138 quốc gia và 30 tổ chức quốc tế. Mục đích xa hơn thế nữa, chính quyền này nhận thức rõ ràng về lâu dài, rằng cần phải “đóng quân” càng nhiều công dân của mình càng tốt tại các lãnh thổ khác nhau.

Nghị sĩ Ai Cập Mustafa al-Gindi đã nói rằng: “Dù họ nói gì đi nữa, có một sự thật là người Trung Quốc đến châu Phi không chỉ với các kỹ sư và nhà khoa học. Họ đang đến với cả các nông dân. Đó là chủ nghĩa thực dân mới. Không đạo đức, không giá trị”.

Tương tự như vậy, khi Namibia bị phá sản với hàng tỷ USD nợ vay của Trung Quốc, Bắc Kinh đã đòi nợ bằng cách thương lượng cho hàng ngàn gia đình Trung Quốc tới Namibia.

Đây là tình huống bị “thuộc địa hóa” đáng tiếc nhất của mảnh đất Sudan mà các tác giả cuốn sách “China Safari” viết: “Nơi đây người Trung Quốc khoan dầu và bơm nó vào các đường ống của Trung Quốc, được bảo vệ bởi vệ sĩ Trung Quốc, đưa tới một bến cảng cũng được xây dựng bởi người Trung Quốc, nơi mà dầu sẽ được bơm lên những tàu chở dầu Trung Quốc để chở về Trung Quốc. Những người lao động Trung Quốc xây dựng đường xá, cầu cống và một đập nước khổng lồ, giải tỏa các mảnh đất nhỏ của hàng chục ngàn tiểu nông địa phương; người Trung Quốc trồng trọt lương thực Trung Quốc để cho người Trung Quốc chỉ ăn rau cũng của Trung Quốc với ngũ cốc nhập khẩu cũng từ Trung Quốc; người Trung Quốc vũ trang cho một chính phủ phạm tội ác chống lại loài người; và người Trung Quốc bảo vệ chính phủ đó và bênh vực nó trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.

Trong một thập kỷ qua, 750 ngàn người Trung Quốc đã định cư tại châu Phi. Các chuyên gia cho rằng Trung quốc dự tính sẽ gửi 300 triệu người tới châu Phi trong giai đoạn tiếp theo của chủ nghĩa bành trướng. Như vậy, càng có nhiều người Trung Quốc ở một vùng lãnh thổ cụ thể, thì cơ quan mật vụ Trung Quốc càng có quyền tự do hành động ở đó. Những quốc gia này bất đắc dĩ trở thành đồng minh của Trung Quốc.

Một nhóm “đồng minh” khác của Trung Quốc có thể kể đến là Mỹ Latinh, khu vực “sân sau của Mỹ” này đã nhanh chóng trở thành “sân trước” của Trung Quốc. Theo The Guardian, từ năm 2018, dự án BRI của Trung Quốc đã “nuốt trọn” 14 trong số 20 quốc gia thuộc khu vực này.

Chile – nền kinh tế thị trường tự do nhất trên lục địa, coi Trung Quốc là đối tác thương mại chính của mình cả về nhập khẩu và xuất khẩu; 1/3 số nợ của Ecuador trị giá 18,4 đô la bn (15 tỷ bảng) – đang nợ các ngân hàng chính sách của Trung Quốc; Mexico, Venezuela và Bolivia cũng có liên kết thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc.

Từ năm 2017, Panama, Cộng hòa Dominica và El Salvador “ngoan ngoãn” nghe theo Trung Quốc để đổi lấy sự đảm bảo tài chính và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Giai đoạn 3: tạo sự hỗn loạn nhằm thực hiện mưu đồ “Thế chiến” – sắp đặt lại trật tự thế giới

Các “độc dược ” của giai đoạn 1 và “mưu đồ” ở giai đoạn 2 bắt đầu phát huy tác dụng trong giai đoạn 3 này, giai đoạn mà ĐCSTQ tạo ra sự hỗn loạn.

Vào năm 2016, Chủ tịch ĐCSTQ Tập Cận Bình đã chỉ ra Trung Quốc sẵn sàng chuyển sang giai đoạn mới khi tuyên bố rằng: “Trung Quốc đã trở thành một nhân tố quan trọng trong việc thay đổi nền chính trị và kinh tế thế giới. Chúng ta cần nỗ lực hơn nữa để biến sức mạnh tiền tệ của mình thành một thể chế quốc tế”.

Liệu có phải chính quyền này đang toan tính thực hiện nguyên tắc: Trao đổi vai trò của “Chủ – Khách” với Hoa Kỳ?

Tuy nhiên, vào tháng 9/2019, chính quyền Trump đã bắt đầu cuộc chiến thuế quan Mỹ-Trung, tăng thuế lên những hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ mức 10% lên tới 25%, 50%. Như vậy, chỉ tới tháng 12/2019, gần như toàn bộ 6.000 mặt hàng xuất khẩu trị giá 540 tỷ USD của Trung Quốc sang Hoa Kỳ phải chịu thuế.

Kể từ khi Hoa Kỳ tuyên bố thương chiến, chính sách cho giai đoạn 3 này đã thay đổi, các nhân tố như phần tử khủng bố Trung Đông, Antifa, vũ khí virus, hóa học… được ĐCSTQ đồng loạt kích hoạt khi chính quyền này nhận thấy rằng không thể che giấu dã tâm của mình và không thay đổi được cục diện địa chính trị toàn cầu.

Có lẽ Trung Quốc vẫn đang “ẩn mình” để củng cố nền tảng vững chắc, nhưng đòn thương chiến của ông Trump đã khiến ĐCSTQ “hiện nguyên hình”, thế cuộc hiện tại buộc ĐCSTQ phải “lộ mình” sớm hơn.

Do đó, chính quyền này tung ra “chiêu” hiểm độc hơn: phát tán virus Corona Vũ Hán “có tính toán”.

Theo Blackwill & Tellis (2015): “Trong nhiều thập kỷ, tốc độ tăng trưởng cao GDP chính là căn cứ tồn tại hợp pháp của chính quyền Trung Quốc. Nhưng bây giờ là thời điểm mà Trung Quốc không còn năng lực duy trì ‘căn cứ tồn tại hợp pháp của mình”. Vì thế, nếu có thể khiến cả thế giới lao dốc vì virus Corona Vũ Hán và nhân cơ hội đó trục lợi, thì Trung Quốc có cơ hội thắng lớn trong trò chơi sinh – tử này.

Để biến đổi gen, trong tự nhiên sinh vật cần đến thời gian hàng ngàn năm. Nhưng hiện nay virus Corona Vũ Hán có rất nhiều chủng biến đổi gen và biến đổi gen nhanh một cách khó hiểu. Vấn đề là, nguồn gốc của tai hoạ đến từ Trung Quốc, và sự hỗn loạn cũng từ đó mà ra.

Về truyền thông, từ “bàn đạp” là vào năm 2009 Trung Quốc tuyên bố chi 6,6 tỷ USD để tăng cường sự hiện diện truyền thông trên toàn cầu. Đến năm 2020, sau khi “tung” virus Corona Vũ Hán ra khắp thế giới, ĐCSTQ đã bắt đầu chiến dịch “bóp méo sự thật”, tuyên truyền rằng đó là virus… Mỹ. Những bài báo bôi nhọ Tổng thống Trump cũng từ đó mà ra, đơn giản vì ông Trump là vị tổng thống Mỹ duy nhất dám mạnh mẽ đối đầu và trừng phạt ĐCSTQ.

Ngoài ra, ngay khi tổ chức khủng bố Antifa gây bạo loạn ngay trong lòng nước Mỹ, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ thừa cơ “dồn hết mã lực” để kích động ngôn luận chống Mỹ. Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Barr cho biết: ”Một số cuộc biểu tình bị tổ chức cánh tả cực đoan kiểm soát, họ có mục đích khác”.

Chín mươi năm về trước, Liên Xô cũ đã tạo ra khái niệm ”chống phát xít” với mục đích tuyên truyền. Đảng Cộng sản Liên Xô khi ấy cần triển khai một thông điệp nhằm xoa dịu các nền dân chủ phương Tây “ngây thơ dễ tin”, và cũng nhằm “đánh lạc hướng” để họ không coi chủ nghĩa Bôn-sê-vích là một mối đe dọa.

Thực tế, những cuộc bạo loạn của nhóm Antifa, Black Lives Matter… chính là một phần trong kế hoạch kháng Mỹ, chống Trump, và là nỗ lực trong chuỗi mục tiêu cuối cùng của những kẻ theo chủ nghĩa Marxist mới sùng bái Satan: Phá hủy Đức tin Kitô giáo ở Mỹ.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi suy ra rằng Antifa là một tổ chức “thân ĐCSTQ”. Nhiều nghi vấn được đặt ra rằng: “Antifa” hợp tác với các chỉ thị của ĐCSTQ, mượn đề tài người Mỹ gốc Phi bị cảnh sát giết làm cớ để tạo ra hỗn loạn.

Quan trọng hơn cả, virus Corona vẫn đang “tung hoành” khắp thế giới, nhiều quốc gia vẫn đang trong trạng thái phong tỏa đất nước, nền kinh tế thế giới đã bị “chà đạp” một cách thảm hại và hàng triệu sinh mệnh đã bị “tước đoạt” bởi virus này.

Tờ zeenews nhận định rằng, thế giới hầu như không nhận thức được thực tế rằng Thế chiến thứ III đã bắt đầu, kể từ khi Trung Quốc “phát tán” virus Corona Vũ Hán ra toàn thế giới. Trong khi nền kinh tế thế giới “quỳ gối” trước sự bùng nổ của dịch bệnh, Trung Quốc gần như đã phát động Thế chiến thông qua sức mạnh tài chính của mình nhằm cố gắng lật đổ các cường quốc toàn cầu như Hoa Kỳ và các nước châu Âu khác.

Trong khi các quốc gia đang tìm cách “tự vực dậy”, Trung Quốc bắt đầu chiến dịch bành trướng ở Biển Đông. Theo The Times of India, ước tính thương mại toàn cầu đi qua Biển Đông hàng năm trị giá lên đến 3,37 nghìn tỷ USD, chiếm 1/3 thương mại hàng hải toàn cầu; 80% lượng nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc và 39,5% tổng lượng thương mại của Trung Quốc đi qua Biển Đông.

Vì điều này mà Trung Quốc đã không ngại ngần “xô xát” với các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Philippines, Nhật Bản và Việt Nam, hòng “chiếm đoạt” khu vực Biển Đông.

Và khi mà thế giới quá thực đã rơi vào trạng thái hỗn loạn cực độ. Đây cũng là lúc Trung Quốc tung ra “ngón đòn” cuối cùng…

*Giai đoạn cuối: đánh bại – hay sẽ là sự thất bại, sụp đổ thảm hại?

Nếu chỉ có Trung Quốc và Mỹ thì ko thể gọi là thế chiến. Nhưng chính quyền Trump đã xây dựng, liên kết được lượng đồng minh hùng hậu trong khi “phe Tập Cận Bình” có nhiều phần tử cực đoan ở Trung Đông, nhiều “đồng minh” là các quốc gia mắc nợ ở Châu Phi, có Antifa ở trong lòng nước Mỹ, có ít nhất 5 tổ chức chuyên môn quan trọng nhất trong lòng Liên Hợp Quốc, có mạng lưới truyền thông phủ 99% nước Mỹ và toàn cầu…

Với sức mạnh mang tính toàn cầu của Mỹ và Trung Quốc, có vẻ như thế giới chúng ta đang nằm trong (chứ không phải trên ngưỡng cửa) của Thế chiến thứ III. Điều khủng khiếp là thế giới không phải chỉ đối mặt với các hệ lụy của cuộc chiến thương mại, tiền tệ, mà đó còn có thể là cuộc chiến “sinh tử” sinh – hoá học, nơi mạng người sẽ thành như cỏ rác…

Cuốn “Nhật hoàng Hirohito và công cuộc kiến thiết nước Nhật hiện đại” mô tả quan điểm phổ biến của Nhật thời đó không khác gì của ĐCSTQ hiện nay, đó là cho rằng luật pháp quốc tế chỉ là những sản phẩm của phương Tây phục vụ cho lợi ích của phương Tây. Hitler, Stalin cũng đã từng phổ biến những quan điểm như vậy. Tất cả họ đều cho rằng phải lật đổ trật tự cũ và thiết lập nên một trật tự thế giới mới “đạo đức hơn, cao cả hơn”.

Nhật hoàng được giới quân phiệt dựng nên như một biểu tượng đạo đức sáng ngời để ban phát sự nhân từ của mình cho mọi dân tộc trong “Đại đông Á”. Chính quyền Nhật thời Hirohito trước Thế chiến II chưa bao giờ thiếu những lời lẽ chân thành, cả lúc chuẩn bị gây chiến lẫn lúc đã tàn sát hàng loạt người vô tội.

Nếu các lực lượng và xu hướng dân chủ không đảo ngược được tình thế này thì việc ĐCSTQ đưa cả dân tộc Trung Hoa vào chiến tranh là điều không thể tránh khỏi, bất chấp những tuyên bố vì hòa bình rất “chân thành” của chính quyền này hiện nay. Sự trỗi dậy hung hăng của ĐCSTQ là một dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy điều này và chứng minh nguy cơ bùng nổ của Thế chiến thứ III.

Thế nhưng, liệu mưu đồ của chính quyền tà ác này có thành công không, và “gã khổng lồ” Hoa Kỳ cùng “Liên minh thế giới” sẽ làm gì để đưa ĐCSTQ vào thế “thập diện mai phục”, vẫn sẽ là một bài toán đầy thú vị và nan giải!

(Tâm An- Theo ntdvn)

Image may contain: fire and night
Image may contain: 1 person, suit
Image may contain: 2 people, people standing
No photo description available.
Image may contain: 1 person
+4

BÀN TAY THƯỢNG ĐẾ

BÀN TAY THƯỢNG ĐẾ

Đỗ Ngà

Bệnh CoVid-19 xuất hiện đến nay đã 8 tháng, làm gần 16 triệu người nhiễm và hơn 600 ngàn người chết. Ban đầu là Trung Cộng sau đó Âu Châu, rồi đến Châu Mỹ. Điều đáng nói là ổ dịch sau luôn vượt rất xa những ổ dịch trước đó. Như ta biết, trong thời gian dài Ấn Độ dùng biện pháp cách ly rất quyết liệt, họ cho cảnh sát đánh roi người dân nào vi phạm. Ấy vậy mà bây giờ quốc gia này lại trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới vượt 1 triệu ca nhiễm. Điều đáng nói là ấn độ bùng phát thành ổ dịch khi mà thế giới đã ngưng giao thông qua lại giữa các quốc gia.

Cũng giống Việt Nam, Ấn Độ là quốc gia láng giềng với Trung Cộng nhưng quốc gia này không bùng phát thành ổ dịch từ sớm mà lại bị khi mà cơn đại dịch này đã “đi du lịch” đến Châu Âu, và Châu Mỹ chán chê rồi quay lại Á Châu. Đây là một cảnh báo cho Việt Nam rằng chớ chủ quan, cơn đại dịch này có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Thực tế cho thấy, bệnh dịch này nó thẳng theo một quy luật nào cả, nó chẳng giống với suy đoán thông thường của mọi người.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lần này nó không giống với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trước đây. Bởi đơn giản, khủng hoảng nầy không xuất phát từ nguyên nhân kinh tế mà là do dịch bệnh. Như ta biết, các cuộc khủng hoảng do nguyên nhân kinh tế thì các nhà nước luôn có chính sách đối phó. Tăng chi tiêu chính phủ là một phương pháp trong chính sách tài khóa nhằm kích cầu cho nền kinh tế. Cách ứng phó này là bài học kinh nghiệm từ các lần khủng hoảng trước. Tương tự vậy, chính sách tiền tệ nới lỏng thường được các ngân hàng trung ương áp dụng khi mà nền kinh tế đang gặp khủng hoảng vì đói vốn. Chính sách này nó được hình thành cũng từ những bài học khủng hoảng trong quá khứ. Và từ nhiều năm nay, nó đã được nhiều quốc gia dùng như những là liều thuốc đặc trị cho căn bệnh khủng hoảng kinh tế đất nước.

Hiện nay, từ Châu Mỹ sang Châu Âu, Châu Phi, Châu Á đến Châu Úc thì các chính phủ vẫn cứ dùng chính sách tài khóa kích cầu nên kinh tế, song song với chính phủ là các ngân hàng trung ương dùng chính sách tiền tệ để bơm tiền kích cầu. Ngoài 2 cách này ra, họ không còn cách nào hay hơn. Giải pháp kinh tế sao chữa được căn bệnh có nguồn gốc từ dịch bệnh được? Mỹ bơm hàng ngàng tỷ USD, EU bơm hàng ngàn tỷ EURO, Anh quốc thì bơm hàng trăm tỷ Bảng, Nhật bơm hàng ngàn tỷ Yen vv.. nhưng nếu bơm rồi mà dịch bệnh không được kiểm soát thì khủng hoảng vẫn hoàn khủng hoảng mà thôi. Không chữa được.

CoVid – 19 làm cho hệ thống giao thông thế giới tê liệt. Chuỗi cung ứng toàn cầu bị cắt rời từng mảnh. Nền kinh tế của từng quốc gia gần như bị cô lập với thế giới. Như vậy, nhiều quốc gia hiện nay chẳng khác nào “gấu ngủ đông”, nghĩa là mỗi quốc gia trên thế giới chủ yếu sử dụng nội lực của mình để mà tự nuôi sống mình là chính. Được biết, năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ chỉ chiếm 19,3% GDP, Trung Cộng thì chiếm 33% GDP, còn Việt Nam thì chiếm đến 197% GDP. Tỷ lệ càng thấp thì chứng tỏ nền kinh tế đó càng ít phụ thuộc vào thế giới bên ngoài. Nhìn vào tỉ trọng ấy, chúng ta thấy nội lực nước Mỹ rất mạnh, kế đến là Tàu, và tất nhiên nền kinh Việt Nam có nội lực rất yếu, có thể nói là cực yếu. Vậy thì nếu CoVid-19 kéo dài, thế giới bị cô lập lâu thì nền kinh tế nào rụng trước? Việt Nam rụng trước rồi mới đến Tàu và cuối cùng mới tới lượt Mỹ.

Như đã nói, cuộc khủng hoảng kinh tế kỳ này là do dịch bệnh nên các giải pháp kinh tế của các nhà nước không thể vực dậy nền kinh tế được nếu chưa tìm ra Vaccine. Như vậy qua đây chúng ta thấy gì? Đó là vận mệnh cả thế gới này vẫn không thể nằm trong tay con người được, mà nó vẫn còn nằm trong tay … “ông trời”. Nếu như dịch bệnh hoành hành đến 5 năm hay 10 năm thì thế giới này sẽ đi về đâu? Khó mà tưởng tượng.

Như ta biết, trong bức tranh toàn cầu hóa thì hiện nay, Trung Cộng đang là một mắc xích lớn nhất trong chuỗi cung ứng. Xưa nay Trung Cộng vẫn cứ tung gián điệp ăn cắp công nghệ của Mỹ và Phương Tây để dùng làm bàn đạp rút ngắn khoảng cách trình độ công nghệ với những siêu cường này. Mỹ và Phương Tây đã biết điều này và rất cay ông Tàu, nhưng họ vẫn nhịn, vì sao? Vì nếu đánh Tàu thì thì chẳng khác nào các quốc gia này tự đánh vào mình. Nói về quan hệ Mỹ -Tàu thì rõ ràng, bên ngoài hai cường quốc này có là sự gắn kết quyền lợi rất lớn với nhau bằng bức tranh toàn cầu hóa. Thế nhưng bên trong thì khác. Bên trong hai mối quan hệ giữa hai cường quốc là sự mâu thuẫn ngày một sâu sắc bởi cách chơi bẩn của ông Tàu. Mối quan hệ này chẳng khác một bình ga là mấy, bên ngoài là vỏ thép nhưng bên trong là khí ga có áp lực rất lớn. Nếu vỏ bị xé thì hơi nén bên trong sẽ bung mạnh, đó là điều chắc chắn.

Như ta biết, nếu khủng hoảng kinh tế toàn cầu bởi nguyên nhân kinh tế thì nó không thể nào cắt vụn bức tranh toàn cầu hóa được. Bức tranh toàn cầu hóa tưởng như không thể bị cắt, nhưng với con CoVid-19 thì chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng, búc tranh này đã bị cắt vụn. Khi vỏ vị vỡ thì rõ ràng mâu thuẫn Mỹ-Tàu bao lâu nay sẽ được giải phóng. Và đó là lý do tại sao sự mâu thuẫn hiện nay đang leo thang, giờ nó không còn gói gọn ở “chiến tranh thương mại” mà đã lan sang lĩnh vực chính trị. Rồi không biết mọi việc sẽ leo thang đến đâu. Chỉ biết, nếu đấu nhau thì chắc chắn Tàu sẽ đuối sức trước. Và biết đâu, lúc đó thế giới sẽ có đổi thay?!

Tất cả, những mâu thuẫn Mỹ – Tàu hôm nay đang ngày càng leo thang đều bắt nguồn từ Covid-19. Thế mới thấy, thế giới thật khó lường. Không ai có thể đoán định được, kể cả người nắm quyền lực lớn nhất thế giới-Tổng Thống Mỹ. Vì sao? Vì đơn giản, số phận thế giới này đang nằm trong tay… thượng đế mà hôm nay chúng ta đang thấy, con người cố gắng vãn hồi nhưng vẫn chưa được. Vậy nên, trên đồng tiền mạnh nhất thế giới vẫn còn đó câu “In God We Trust” mà không bao giờ lỗi thời.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://coronavirus.jhu.edu/map.html

https://www.statista.com/…/total-value-of-us-trade-in-good…/

https://en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_the_United_States

https://wits.worldbank.org/CountryProfile/en/CHN

https://en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_China

http://vneconomy.vn/xuat-sieu-99-ty-usd-nam-2019-cao-nhat-t…

No photo description available.

Những chuyện lạ nhất từ xưa đến nay ở VN và thế giới

Image may contain: one or more people, people on stage, people walking and outdoor
Image may contain: ocean, outdoor and water

Thiên Đức is with Ngoc Diep Nguyen Thi and Nga Nguyen.

Những chuyện lạ nhất từ xưa đến nay ở VN và thế giới:

Ở Việt Nam:

-năm 1954 Cộng sản từ hang Pắc Bó tràn về Hà Nội thì dân miền Bắc bỏ của chạy lấy người tràn vào Miền Nam lánh nạn cả triệu người.

-Trong chiến tranh Nam-Bắc, nơi nào có chiến sự thì người dân cũng gánh gồng, bỏ của chạy lấy người về hướng VNCH, về hướng có quân đội Mỹ.

-những tháng đầu năm 1975 đến tháng 4/1975 cộng sản từ Bắc tràn vào Miền Nam, từ rừng xuống phố thì dân Miền Nam từ trẻ nít đến cụ già đều bỏ chạy về hướng Nam, về hướng Sài Gòn và cuối cùng là liều chết bỏ thiên đường cộng sản mà chạy thục mạng lên rừng, đường bộ qua Miên, qua Thái, ra biển vượt biên ra xứ khác mặc dù thân trần, tay trắng và cái chết luôn cận kề, đối diện thảm họa bị hải tặc, sơn tặc hiếp giết … miễn sao tránh xa cộng sản.

-Vượt biên không may bị Việt cộng bắt, bắn giết, bị tù…nếu còn sống sót, hoặc ra tù cũng bằng mọi cách vượt biên tiếp mặc dù 10 phần hết 5 phần chết/5 may ra sống cũng đi . Nhiều người vượt biên 5 lần 7 lượt mà thất bại nếu còn sống vẫn đi cho đến khi nào thành công.

– Cs Bắc Việt tuyên truyền người dân miền Nam bị Mỹ-ngụy kềm kẹp, bóc lột đói rách nhưng sao khi tràn vào nam không ai mang một thứ gì gọi là cứu đói, cứu khổ cho người anh em “Miền Nam ruột thịt” mà hoàn toàn 100% cộng sản Bắc kỳ đều “vào vơ vét về”. Lừa gạt chiếm đoạt mọi thứ, “Miền Nam nhận họ miền Bắc nhận hàng…”.

Trên thế giới:

– chưa có một người dân Tây Đức, hay ngoại kiều sống ở Tây Đức mà vượt tường Bá Linh để sang thiên đường cộng sản Đông Đức cả! Sau khi bức tường ô nhục sụp đổ đầu thập niên 90 thế kỷ 20 thì dân Đông Đức tràn về Tây Đức trong đó có cả người Việt Nam!

-chưa có một người dân Nam Hàn nào vượt biên sang thiên đường Bắc Hàn cả mà toàn là dân thiên đường cộng sản Bắc Hàn bất kể tính mạng bằng mọi phương tiện, bằng mọi cách, mọi hướng vượt biên vào Nam Hàn và ra các nước khác dù chạy dưới lằng tên mũi đạn miễn sao tránh xa được cộng sản.

– tại sao người dân Nam Hàn lạc hậu và nghèo đói…(cộng sản Bắc Hàn tuyên truyền như thế) mà luôn và rất nhiều lần thả gạo, lương thực và cả những đồng Dollars Mỹ bay lên trời, trôi dưới biển về hướng Bắc Hàn nhằm cứu đói phần nhỏ nào cho người đồng bào anh em miền Bắc! Thiên đường sao lạ quá nhỉ!

– tất cả các lãnh tụ các nước cộng sản khi chết thì mạng lưới đảng cs đều bắt buộc người dân lên đồng khóc tập thể ngày đêm dưới mọi hình thức dù là giả dối, đóng kịch…nhưng nếu không tuân theo thì sẽ bị bắt bỏ tù, thủ tiêu là điều chắc chắn.

-con em, người thân và cả bản thân các cán bộ đảng viên cộng sản Trung Quốc, csVN đều bằng mọi cách chuyển tiền tham ô sang mua sắm bất động sản, học tập, định cư ở Mỹ mà không chịu ở lại thiên đường của chúng nhỉ ?

-các cán bộ cộng sản trên thế giới, các đại gia tư bản đỏ cộng sản khi mắc bệnh nan y sao không ở lại thiên đường, đỉnh cao trí tuệ loài người để chữa trị mà bằng mọi cách phải qua Mỹ chữa trị là sao?

Nhiều chuyện lạ quá tôi không thể kể hết được.

Thiên Đức

Bình luận về đảng cộng sản Trung quốc – 9 bài.

Bình luận về đảng cộng sản Trung quốc – 9 bài.

Ban biên tập The Epoch Times
Thời báo Đại Kỷ Nguyên DAJIYUAN.COM.

Ngày 18 tháng 11 năm 2004

Tác giả: Cửu Bình

0 – Dẫn nhập |
1 – Đảng cộng sản là gì? |
2 – Đảng cộng sản Trung Quốc xuất sinh như thế nào? |
3 – Chính quyền bạo lực của Đảng cộng sản Trung Quốc. |
4 – Đảng cộng sản, một lực lượng phản vũ trụ. |
5 – Giang Trạch Dân và Đảng cộng sản Trung Quốc lợi dụng lẫn nhau để đàn áp Pháp Luân Công. |
6 – Đảng cộng sản Trung Quốc phá hoại văn hoá dân tộc. |
7 – Lịch sử giết chóc của Đảng cộng sản Trung Quốc. |
8 – Bản chất tà giáo của Đảng cộng sản Trung Quốc. |
9 – Bản tính lưu manh của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Ảnh 1: Logo giới thiệu bài viết “Chín bài bình luận về ĐCSTQ” của The Epoch Times
Thời báo Đại Kỷ Nguyên DAJIYUAN.COM

 đăng tải “Chín bài bình luận về ĐCSTQ”.

Ảnh 2: Logo giới thiệu bài viết – bản tiếng Trung:
Trước khi Đảng cộng sản Trung quốc hoàn toàn sụp đổ, chúng ta cần phải phản ánh đầy đủ và vạch trần tổ chức giáo phái lớn nhất này, một tập hợp các tệ nạn cổ xưa và hiện đại của Trung Quốc và nước ngoài, để mọi người vẫn bị chế độ cộng sản lừa dối có thể nhận ra bản chất độc ác của Đảng cộng sản Trung quốc.

*

Trong hơn một thập kỷ kể từ khi ‘anh cả’ Liên Xô cùng hệ thống Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, Chủ nghĩa Cộng sản thế giới cũng dần dần tàn lụi. Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chắc chắn không tránh khỏi diệt vong. Chỉ là vấn đề ‘khi nào’ mà thôi.

Tuy nhiên, trước khi sụp đổ triệt để, Đảng cộng sản Trung Quốc đang gắng tìm mọi cách để gắn chặt vận mệnh của bản thân mình với vận mệnh của dân tộc Trung Hoa — một dân tộc với 5000 năm lịch sử — đây là nỗi bất hạnh lớn nhất của đại cộng đồng người Hoa chúng ta. Nhìn nhận và đối xử thế nào với đảng cộng sản, chuyển tiếp ra sao sang một xã hội mới không có đảng, khôi phục và duy trì truyền thống của dân tộc như thế nào, tất cả những điều ấy là vấn đề trước mắt mà dân tộc Trung Hoa cần có lời giải đáp. Hơn nữa, câu trả lời ấy sẽ không chỉ quan trọng đối với đại cộng đồng người Hoa chúng ta, mà cũng mang ý nghĩa to lớn đối với nhân dân toàn thế giới.

Thời báo Đại Kỷ Nguyên chúng tôi sẽ đăng một loạt chín bài của Ban biên tập với tựa đề “Chín bài bình luận về đảng cộng sản”, qua đó, trước khi hòn đất cuối cùng đắp lên nấm mồ Cộng sản, chúng tôi mong muốn truyền đạt một cái nhìn cuối cùng về ĐCSTQ cũng như Chủ nghĩa Cộng sản Quốc tế, một trong những tai hoạ của người dân thế giới trong hơn một thế kỷ qua.

*

Trong suốt hơn 80 năm tồn tại của mình, đảng cộng sản Trung quốc đã không ngừng bôi lên mọi thứ bằng vu khống, chiến tranh, lừa dối, độc tài, giết chóc và khủng bố. Bằng bạo lực, đảng triệt phá truyền thống và tín ngưỡng, tiêu diệt quan niệm luân lý và cấu trúc xã hội. Yêu thương và hoà bình trong công chúng được đảng thay bằng thù hận và đấu tranh. Thuận Trời thuận Đất thuận Tự nhiên được đảng thay bằng tự cao tự đại ‘đấu trời đấu đất’. Nhân tố đạo đức xã hội cũng như các nhân tố sinh thái đã vì thế mà bị đảng phá sạch, dẫn đến khủng hoảng trầm trọng cho dân tộc Trung Hoa cũng như nhân loại hôm nay. Tất cả đại tai nạn ấy đều do đảng cộng sản hoạch định, tổ chức, khống chế mà sinh ra.

Như một câu thơ cổ, “Hoa tàn hoa rụng biết làm sao”, chính quyền cộng sản đã thấy ngày tàn của mình, và đang cầm cự mong cầu kéo dài thêm từng phút giây sống sót. Trước khi lịch sử đặt dấu chấm hết cho đảng, chúng tôi, Thời báo Đại Kỷ Nguyên, thấy rằng đã đến lúc cần vạch trần bản chất của tổ chức tà giáo đại gian đại ác tự cổ chí kim này. Mục đích là để những người dân lương thiện vốn bị chính quyền cộng sản bưng bít, lừa đảo và đầu độc có thể nhận rõ ra bản chất tà ác của nó, từ đó tẩy sạch ảnh hưởng độc hại về tư tưởng, bứt khỏi khống chế về tinh thần, rũ sạch gông xiềng bạo lực, và phá tan vòng ảo mộng do đảng cưỡng chế lên bấy lâu nay.

Thời đảng cộng sản Trung quốc cai trị là thời đen tối nhất và lố bịch nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trong đó cuộc đàn áp Pháp Luân Công là tà ác nhất. Chống phá “Chân Thiện Nhẫn”, Giang Trạch Dân đã đóng chiếc đinh cuối cùng lên nắp quan tài của đảng cộng sản Trung quốc. Chúng tôi trộm nghĩ rằng, nếu người dân hiểu rõ lai lịch của đảng cộng sản Trung quốc thì đại tai hoạ ấy đã được ngăn chặn kịp thời. Đồng thời, mỗi cá nhân đều có thể qua Chín bài bình luận này mà tự xem xét thế giới nội tâm của mình, có đúng chăng, rằng rất nhiều bi kịch phát sinh cũng là do bản thân mình quá nhu nhược và thoả hiệp cầu toàn mà gây nên hay không.

*

Chúng tôi sẽ đăng Chín bài bình luận về đảng cộng sản như sau:

1 – Đảng cộng sản là gì?

Nhìn lại lịch sử Trung Quốc trong suốt 160 năm qua, để thấy được cuộc vận động cộng sản và ĐCSTQ đã nảy sinh rồi ảnh hưởng đến dân tộc Trung Hoa như thế nào: Gần 100 triệu người chết do những nguyên nhân không tự nhiên, và hầu như toàn bộ văn hoá truyền thống Trung Hoa đã bị huỷ diệt. ĐCSTQ có phải là do nhân dân Trung Quốc lựa chọn — như nó vẫn tuyên truyền — hay đó là một thực thể ngoại lai được đưa vào Trung Quốc?

2 – Đảng cộng sản Trung Quốc xuất sinh như thế nào?

Tại sao Đảng cộng sản Trung quốc xuất hiện và giành chính quyền bằng bạo lực cách mạng rồi thống trị Trung Quốc? Nhân dân đã chọn đảng? Hay đó là một nhóm kéo bè kéo đảng mà thành, rồi cưỡng bức nhân dân phải thừa nhận? Đảng cộng sản Trung quốc đã tự đặt mình cao trên hết thảy, đè bẹp mọi thứ cản con đường của nó, và mang đến Trung Quốc biết bao đại nạn.

3 – Chính quyền bạo lực của đảng cộng sản Trung Quốc.

Chính sách bạo chúa của đảng cộng sản Trung quốc hôm nay đã tinh vi và thâm độc hơn bao giờ hết. Sự bạo tàn của đảng cộng sản Trung quốc vượt xa thời Tần Thuỷ Hoàng trong lịch sử. Với thứ triết học “đấu tranh”, cộng với hàng loạt những cuộc vận động — đấu tranh giai cấp, đấu tranh đường lối, đấu tranh tư tưởng, … — Đảng cộng sản Trung quốc đã gây dựng nên bộ máy “bạo chính” của mình như thế nào.

4 – Đảng cộng sản, một lực lượng phản vũ trụ.

Hơn một thế kỷ qua, bóng ma tà linh cộng sản đã trở thành một thế lực chống đối tất cả, dẫn tới vô vàn bi kịch và tai ương cho nhân loại. Nó cũng đưa nền văn minh đến bờ huỷ diệt. Nó thực sự là một thế lực phản vũ trụ.

5 – Giang Trạch Dân và đảng cộng sản Trung quốc lợi dụng lẫn nhau để đàn áp Pháp Luân Công.

Tại sao Pháp Luân Công, một môn tập thiền đang phổ biến ở hơn 60 quốc gia trên thế giới, gồm những người tin theo đạo lý Chân Thiện Nhẫn, lại đang bị đàn áp ở Trung Quốc chứ không phải ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới? Trong cuộc đàn áp dã man ấy, mối quan hệ giữa đảng cộng sản Trung quốc và Giang Trạch Dân là như thế nào?

6 – Đảng cộng sản Trung quốc phá hoại văn hoá dân tộc.

Đảng cộng sản Trung quốc dốc tất cả nguồn lực của quốc gia để huỷ diệt một nền văn hoá truyền thống với chiều dày 5000 năm lịch sử của Trung quốc. Sự huỷ diệt văn hoá truyền thống ấy là một sự huỷ diệt có tính toán, có tổ chức, có hệ thống và dựa trên bạo lực chuyên chính của nhà nước trong tay đảng cộng sản Trung quốc. Kể từ ngày giành được chính quyền, đảng cộng sản Trung quốc chưa hề ngừng cuộc “cách mạng” nhắm vào văn hoá truyền thống, từng bước huỷ diệt linh hồn của dân tộc.

7 – Lịch sử giết chóc của đảng cộng sản Trung quốc.

Lịch sử 55 năm cầm quyền của đảng cộng sản Trung quốc là một lịch sử được viết bằng máu và giả dối. Những sự kiện đằng sau lịch sử đẫm máu ấy, là những câu chuyện không chỉ là vô nhân đạo, mà còn là những gì được bưng bít nên rất ít được biết. Trong thời gian cầm quyền, khoảng 60 đến 80 triệu người dân Trung Quốc vô tội đã bị giết chết, bỏ lại những gia đình tan vỡ và những thảm kịch khác trong xã hội.

8 – Bản chất tà giáo của đảng cộng sản Trung quốc.

Cộng sản chính là một tà giáo theo đúng nghĩa và đang làm tổn hại nhân loại. Mặc dù cộng sản không tự nhận mình là một tôn giáo, nhưng nó chính là một tà giáo với đầy đủ mọi khía cạnh tà ác nhất. Ngay từ ngày đầu kiến lập, nó đã tự tôn thờ chủ nghĩa Mác-xít như một thứ triết thuyết tuyệt đối. Nó xúi bẩy con người vắt kiệt nguồn lực và sinh mạng để chiến đấu cho “thiên đường cộng sản” mà nó vẽ ra.

9 – Bản tính lưu manh của đảng cộng sản Trung quốc.

Một trong những gì khủng khiếp nhất của ĐCSTQ là nó đang gắng hết sức phá hoại nền tảng đạo đức của toàn dân tộc, ngõ hầu biến dân tộc Trung Hoa trở thành những con người bại hoại ở mọi tầng lớp xã hội, bởi vì môi trường thích hợp cho sự phát triển của ĐCSTQ là môi trường gồm những kẻ lưu manh. Cần phải chỉ rõ ra rằng ĐCSTQ luôn mang trong nó lối hành xử vô lại và đó chính là một bản tính của nó.

Ban biên tập The Epoch Times
Thời báo Đại Kỷ Nguyên DAJIYUAN.COM.

Ngày 18 tháng 11 năm 2004

Copyright © 2004 DAJIYUAN.COM

, thời báo Đại Kỷ Nguyên

*

Nguồn: The Epoch Times.
https://8binh.com/9b/binh0.html

(Chú ý: Thay số 8 trong 8binh.com

 thành số 9) để tránh Fb ngăn chặn bài đăng.

Tài liệu gốc – Bản tiếng Trung: http://dajiyuan.com/gb/4/11/19/n722351.htm

*

Fb ngăn chặn, không cho đăng bài nầy.

Thưa Ban Quản trị Fb. Việt Nam.

Bài viết “Chín bài bình luận về Đảng cộng sản” đã đăng trên The Epoch Times.

Nội dung bài viết không liên quan đến đất nước Việt Nam

Bài nầy hoàn toàn không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng như Ban Quản Trị FB quyết đoán.

Xin cảm ơn.
Hoang Le Thanh 

Mời xem thêm:

Cửu Bình

HOA KỲ: Cuộc bầu cử năm 2020 tất cả sẽ tập trung vào vấn đề Trung Quốc.

Một bài báo tuyệt vời, mời các bạn dành thời gian đọc chậm và suy nghĩ.

*

HOA KỲ: Cuộc bầu cử năm 2020 tất cả sẽ tập trung vào vấn đề Trung Quốc.

Steve Bannon nói với báo ASIA TIMES

DAVID P. GOLDMAN – 12/06/2020
David P. Goldman
Phó Tổng biên tập Thời báo châu Á
(Asia Times)

Lược dịch: Trần Vũ

Steve Bannon, cựu chiến lược gia cấp cao của Nhà Trắng và là Giám đốc điều hành trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016 giành thắng lợi của Donald Trump, ông tin rằng Trung Quốc sẽ là trung tâm trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới.

Điểm thăm dò của Ông Trump đã bị xuống thấp so với đối thủ Dân chủ Hillary Clinton khi Bannon bắt đầu tham gia cuộc tranh cử vào tháng 8 năm 2016.

Là cựu chủ ngân hàng đầu tư được tín nhiệm rộng rãi với việc thiết kế chủ nghĩa dân túy về kinh tế thành công của ông Trump và tấn công vào cáo buộc tham nhũng của bà Clinton trong ba tháng.

Hôm nay, ông Bannon phủ nhận tin đồn ông sẽ đóng vai trò chính thức trong chiến dịch tái tranh cử năm 2020 của TT Trump, nhưng ông mạnh mẽ khuyên tổng thống tập trung vào Trung Quốc – đặc biệt là những gì ông gọi là cuộc tấn công của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhắm vào Hoa Kỳ, và về việc Ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden từng có liên hệ với Trung Quốc.

Ông lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch Covid-19 và hậu quả kinh tế của nó, ông chủ trương không có chỗ cho sự thỏa hiệp với siêu cường đang trỗi dậy này. Bannon nói ông muốn giúp người dân Trung Quốc lật đổ Đảng Cộng sản TQ và tư vấn cho một chính phủ tự lập có tên Liên bang tân Trung Quốc.

Bannon đã nói chuyện với Phó Tổng biên tập của
Asia Times (Thời báo châu Á) David P Goldman qua điện thoại từ Washington, DC. Bài này được điều chỉnh chút ít về ngữ pháp nhưng được giữ lại nguyên văn.

****

Asia Times: Steve Bannon, bạn là chiến lược gia chủ chốt của Tổng thống Trump năm 2016. Tôi muốn hỏi bạn thấy cuộc bầu cử năm 2020 sẽ như thế nào? Câu hỏi tiếp theo, bạn sẽ đưa ra lời khuyên gì cho Tổng thống Trump lần này để tiến hành chiến dịch của mình?

Bannon: Tôi trở thành giám đốc tranh cử vào giữa tháng 8, điểm thăm dò (của ông Trump) thấp từ tám, 10, 12, 14 điểm, tùy thuộc vào cuộc thăm dò vào thời điểm đó. Nhưng, tôi đã nói với ông ấy về hai con số quan trọng.

Tình hình lúc đó, hai phần ba dân Mỹ nghĩ rằng đất nước đã đi sai hướng. Cuộc nghiên cứu khác rất quan trọng của Pat Caddell có tên là Dự án Smith cho thấy đa số người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu và lao động lần đầu tiên trong lịch sử cảm thấy đất nước đang suy tàn và giới tinh hoa thì lại không quan tâm.

Ông Trump đã làm việc về việc này, chỉ cần tập trung một chút thôi. Ông phải quay lại và tập trung việc chống lại Hillary Clinton là một người “toàn cầu hóa”, là việc quản lý đất nước tốt nhất trong bốn năm.

Kể từ lâu, Ông Trump đã hoạt động ở Hoa Thịnh Đốn (DC) chống lại sự suy thoái dất nước do việc quản lý kém. Tôi nghĩ rằng điều này sẽ được định hình trở thành một cuộc chiến giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa toàn cầu hóa.

Tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ là trung tâm trong cuộc bầu cử. Đảng Dân chủ không thể chọn một ứng cử viên nào khác tồi tệ hơn để bàn thảo với người dân Mỹ như Joe Biden. Vì vậy, tôi nghĩ năm 2020 thực sự là sự tiếp nối gần như của năm 2016. Chúng ta vẫn chưa giải quyết được những vấn đề thời đó. Hãy nhớ rằng, khẩu hiệu của chiến dịch tranh cử là “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”.

Tôi đã nói rằng đó sẽ là một cuộc tranh đấu của thế hệ. Bạn sẽ không thể là cây đũa thần. Tôi nghĩ rằng năm 2020 sẽ hình thành trong vòng 150 ngày tới để trở thành sự đối chọi kinh điển của “chủ nghĩa toàn cầu” của Joe Biden cùng Phố Wall (Wall Street*) của Đảng Dân chủ và với chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy về kinh tế của Trump và có thể là một phần của Bernie [Sanders].

Asia Times: Bây giờ, đã có sự sụt giảm rõ rệt về sự ủng hộ của Trump trong các cuộc thăm dò vài tuần qua kể từ khi cuộc nổi dậy về cái chết của George Floyd. Bạn có suy nghĩ gì về sự bất ổn dân sự và các cuộc biểu tình sẽ gây ảnh hưởng đến cử tri trong khoảng thời gian từ nay đến tháng 11 không?

Bannon: Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rất vinh dự khi được phỏng vấn trên Thời báo Châu Á, là tiếng nói và nền tảng quan trọng ở Châu Á. Tôi tin rằng thế kỷ 21 là thế kỷ châu Á, thế kỷ Thái Bình Dương. Và đó là lý do tại sao, khi còn trẻ, tôi tham gia hạm đội Thái Bình Dương. Tôi đã có một mối quan hệ tuyệt vời với Thái Bình Dương, với Châu Á. Và bây giờ là thời điểm của Á Châu.

Tôi thực sự nghĩ rằng những sự sụt giảm các con số đã trực tiếp gắn liền với Trung Quốc ngay cả trước khi ông Floyd bị sát hại… Tôi nghĩ trước hết là do đại dịch, sau đó đại dịch đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế. Đó đã thiệt hại gấp đôi.

Một là sự sụt giảm các nhu cầu. Điều khác là chuỗi cung ứng, về y tế và sản xuất cơ bản. Điều đó đã gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính. Hãy nhớ rằng, cách duy nhất chúng ta vượt qua – về cơ bản chúng ta đã kết nối điều này với một gói trị giá 6 nghìn tỷ đô la của Cục Dự trữ Liên bang chưa từng thấy trong lịch sử Hoa Kỳ.

Đã bắt đầu có vấn đề về sự tập trung của cải xảy ra sau giải pháp của Tổng thống [Barack] Obama cho cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Chúng ta có thể đã có sự gia tăng áp lực trong [tình huống] này. Vì vậy, vấn đề xảy ra trước cái chết của ông Floyd.

Và tôi thực sự cũng sẽ lập luận có nhiều khía cạnh trong cái chết của ông Floyd cũng do ĐCSTQ tạo ra. Hãy suy nghĩ về nó. Ông Floyd đã bị cảnh sát sát hại. Tuy nhiên, bây giờ chúng tôi biết từ cuộc khám nghiệm tử thi thấy anh ta có Covid-19 đến từ ĐCSTQ. Nó đến từ phòng thí nghiệm hoặc của chương trình vũ khí sinh học, đó không phải là điểm tôi muốn nói.

Chúng ta biết họ (TQ) đã không có hành động đáng lẽ họ nên làm vào tháng 12 khi biết về điều đó (Covid-19). Vì vậy, ông Floyd đã mắc Covid-19. Ông cũng có thuốc fentanyl trong người. Fentanyl là loại thuốc gây nghiện mà ĐCSTQ đang cung cấp cho các băng đảng ở vùng Trung Tây, nơi các công việc sản xuất đều biến mất. Ông Floyd chưa bao giờ làm các công việc sản xuất.

Điều cuối cùng là khi cảnh sát được gọi đến ông Floyd dường như vô tình sử dụng tiền giả 20 đô la. Nếu nó được chứng minh đến từ ĐCSTQ, thì hồi tháng 1 tại biên giới Canada đã bắt được 900.000 tiền đô la giả.

Vì vậy, tập hợp những vấn đề từ châu Á dẫn đến tình trạng hiện tại của ông Floyd, ông ta đã mắc bệnh covid-19, có ma túy trong cơ thể, ông ta đã không làm việc, và ông ta đã dùng tiền giả. Tất cả bốn điểm đó đều đến từ Bắc Kinh, về cơ bản.

Cuộc đối đầu với Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi tin rằng, sẽ là khía cạnh xác định duy nhất của năm 2020. Và tôi nghĩ đến Tổng thống Trump, bởi vì bây giờ ông ấy có những bước tiến vững chắc. Ông đang tập trung vào khía cạnh luật pháp và trật tự, ông ấy đã im lặng trong tuần đầu tiên, giống như các con số thăm dò ý kiến.

Không ai có thể phủ nhận điểm thăm dò ý kiến của ông không lớn. Theo Detroit Free Press, Joe Biden tăng 14 điểm ở Michigan. CNN đã đưa 14 điểm tăng toàn quốc. CNN có mức thăm dò của Biden cao nhất mọi thời kỳ ở mức 60%.

Đây là những con số lớn. Đây sẽ là một cuộc chiến thực sự. Ngay bây giờ, những số bất thường chống lại ông ta, bởi vì đó chỉ là do nơi các con số. Không ai có thể phủ nhận điều đó. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng cuộc chiến kinh tế cho Hoa Kỳ sẽ trở thành trung tâm tuyệt đối trong chiến dịch tranh cử năm 2020 này.

Asia Times: Tôi hỏi bạn câu hỏi kép. Đầu tiên, bạn sẽ khuyên Tổng thống Trump làm gì? Và vì chúng ta đang ở trong một tờ báo ở châu Á được đọc bởi các chính phủ châu Á, bạn sẽ khuyên chính phủ Trung Quốc làm gì?

Bannon: Chà, tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc là một nhóm xã hội đen. Tôi nghĩ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc hoàn toàn bất hợp pháp. Tôi nghĩ rằng họ là một nhóm xã hội đen. Tôi nghĩ rằng những gì họ đã làm cho người dân Trung Quốc là khủng khiếp.

Tôi nghĩ rằng những gì họ đã làm khi tước đi quyền tự do của người dân Trung Quốc, những gì họ đã làm với người Duy Ngô Nhĩ, với Phật Giáo Tây Tạng, với giáo hội “ngầm” của Tin Lành và Công giáo, với Pháp Luân Công và phong trào dân chủ là thái quá .

Và họ đã đối nghịch với mọi chính phủ – chính phủ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore đến Việt Nam. Mọi chính phủ ở châu Á về cơ bản đều hiểu rằng họ phải dè chừng những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc dự định làm.

Mà luôn luôn là không tốt. Ngay tại Biển Đông nơi họ đã quân sự hóa và họ đang tiến tới một cuộc đối đầu bằng hành động. Bạn thấy trên biên giới Ấn Độ nơi họ có 10.000 lính chiến đấu.

Đối với tôi, Đảng Cộng sản Trung Quốc là vấn đề còn dang dở của thế kỷ 20. Tôi có lời khuyên nào cho Tổng thống Trump bây giờ? Tôi sẽ khuyên ông nên tăng cường điều đó ngay bây giờ. ĐCSTQ đang thực hiện một cuộc chiến tranh thông tin và an ninh mạng, và một cuộc chiến kinh tế nóng chống lại Hoa Kỳ. Và họ ở trong tình trạng đó đã lâu.

Tổng thống Trump là tổng thống duy nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đã đứng lên đối kháng Đảng Cộng sản Trung Quốc. Và tôi nghĩ bây giờ là lúc để đưa lên tầm cao mới. Tôi nghĩ rằng bạn đang nhìn thấy điều này đang xảy ra trong chính phủ Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng bạn đang nhìn thấy toàn bộ cách tiếp cận của chính phủ do những người như Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo lãnh đạo. Bạn có thể thấy tại Quốc hội đã có những người ở Thượng viện, Marco Rubio, Tom Cotton, Josh Hawley.

Chính phủ Mỹ và người dân Mỹ hiện đang ở trong cuộc đối đầu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chống lại Hoa Kỳ. Và tôi nghĩ đối với Tổng thống Trump, đề nghị của tôi sẽ là: Ông đã làm một công việc tuyệt vời cho đến nay. Ông đã đứng lên chống lại ĐCSTQ. Họ không lùi bước, mặc dù tôi nói họ là một nhóm tội phạm, nhưng tôi chưa bao giờ nói họ không thông minh. Và họ rất cứng rắn. Vì vậy tôi có thể nói Hồng Kông là nước Áo năm 1938. (Đức Quốc Xã đã sát nhập nước Áo vào Đức bằng võ lực năm 1938, gây ra chiến tranh thế giới thứ 2 – Lnd).

Và nếu bạn không đứng lên trước những chế độ độc tài này, chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng không bao giờ dừng lại, không bao giờ chớp mắt (chịu thua). Vì vậy, đó là lý do tại sao Hồng Kông đang ở trong một tình huống đặc biệt biến động như vậy. Và tôi tin rằng Hoa Kỳ ngay bây giờ và Tổng thống Trump nên rút các hiệp định thương mại cơ bản, những gì cho phép bất kỳ loại thương mại công bằng nào, để trừng phạt các công ty làm ăn với ĐCSTQ ở Hồng Kông.

Và tôi nghĩ bạn nên trừng phạt các ngân hàng. Tôi nghĩ bạn nên làm cho Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể sử dụng Hồng Kông như một thị trường vốn, điều mà họ đã có trong nhiều thập kỷ.

Asia Times: Nói cách khác, ông đang nói rằng hệ thống tài chính của Hoa Kỳ nên xử phạt Hồng Kông ở mức độ như ở Iran.

Bannon: Có thể nhiều hơn vậy, tôi nghĩ. Tôi không nghĩ rằng chúng ta đã làm một công việc đủ tốt. Chúng ta đã dung dưỡng cho họ rất nhiều. Tôi không nghĩ rằng chúng ta đã thực hiện kiểu trừng phạt thứ cấp trong một cuộc chiến tranh để có thể bóp nghẹt mullahs (Giáo sĩ Hồi Giáo Iran) ngay lập tức. Hãy đối đầu với chúng, Iran, Trung Quốc, ĐCSTQ là những đồng minh.

Và đó là một trong những lý do ĐCSTQ đã giúp bao phủ màn đen khắp Trung Đông và đặc biệt chống lại đồng minh của chúng ta, là Israel. Iran là một kẻ thù không đội trời chung của người dân Israel. Iran, Giáo sĩ Hồi Giáo (mullahs), đang hợp tác với ĐCSTQ.

ĐCSTQ giúp họ qua các khoản mua dầu và các khoản vay. Đó là những việc làm tiếp huyết cho các giáo sĩ Hồi Giáo. Và tôi nghĩ rằng các biện pháp trừng phạt của chúng ta ở Hồng Kông thậm chí còn khó khăn hơn. Chúng tôi đã có các biện pháp trừng phạt thứ cấp có thể chận đứng hệ thống tài chính.

Đề nghị của tôi khá đơn giản. Đảng Cộng sản Trung Quốc phải bị cắt đứt khỏi tất cả các hệ thống tài chánh và công nghệ phương Tây.

Đây là lý do. Vào tháng 5 năm 2020, một năm trước, Đảng Cộng sản Trung Quốc sau hội nghị “Một vành đai Một con đường”, đã quyết định tách rời khỏi phương Tây về mặt công nghệ. Họ đã quyết định theo tiêu chuẩn công nghệ của riêng họ gần như cùng một lúc.

Họ cho Phó Thủ tướng Trung Quốc là Liu He [Lưu Hạc] nói với Đại diện thương mại đặc biệt Hoa Kỳ Robert Lighthizer rằng chúng ta (TQ) không thể ký thỏa thuận với Lighthizer khi mà Lighthizer làm việc dưới thời Tổng thống Trump trong 18 tháng. Thỏa thuận đó sẽ tích hợp hoàn toàn hệ thống Trung Quốc vào hệ thống kinh tế thế giới. Họ đã đưa ra một quyết định có chủ ý để tách rời khỏi phương Tây.

Vào mùa xuân năm 2019, thỏa thuận tiếp theo mà họ cắt giảm là thỏa thuận thương mại, chỉ là một thỏa thuận bảo đảm rằng họ có quyền truy cập vào các sản phẩm nông nghiệp và thực hiện một số nội dung cải cách IP [sở hữu trí tuệ].

Sau khi thấy One Belt One Road [Một vành đai Một cong đường] thành công như thế nào, họ đã ra mắt 5G, về điện toán lượng tử, dưới thời Huawei. Và sau khi thấy họ đã chiến thắng như thế nào trên Made in China 2025, sự hội tụ của thiết kế chip tiên tiến về robot, trí tuệ nhân tạo và thậm chí có thể là công nghệ sinh học. Họ tin rằng họ đã có thể chiến thắng trong năm 2019 nhưng Donald Trump là trở ngại duy nhất.

Họ sẽ không mang lại cho Trump chiến thắng lớn và về cơ bản đã ký kết những gì họ coi là một hiệp ước từ thế kỷ 19 với phương Tây. Nó không còn là phương Tây nữa, nhưng họ đã đưa ra quyết định tách rời kể từ thời điểm đó. Họ tin rằng họ đã tham gia vào cuộc chiến thông tin và kinh tế chống lại phương Tây.

Toàn bộ trọng tâm của họ sẽ là kiểm soát vùng đất Á-Âu với các đối tác Pakistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Và một khi họ đã làm điều đó, họ đẩy phương Tây, đẩy Hoa Kỳ ra khỏi lục địa Á-Âu vào Thái Bình Dương ít nhất là một ngàn dặm tới đảo Guam.

Vào thời điểm đó, họ bắt đầu tập trung vào châu Âu, châu Phi cận Sahara và ở Tây bán cầu để trở thành bá chủ toàn cầu. Họ sẽ củng cố vùng đất Á-Âu trước tiên. Và tôi nghĩ họ đang cố gắng thực hiện điều này.

Cách duy nhất để ngăn họ lại tôi nghĩ rằng bạn đang nhìn thấy một liên minh non trẻ với Nhật Bản, với Úc, với Ấn Độ, với Việt Nam, với các quốc gia nhỏ bé tại Biển Đông và Eo biển Malacca. Và tôi nghĩ rằng liên minh đó sẽ loại Trung Quốc ra.

Asia Times: Đại diện thương mại đặc biệt Lighthizer đã phát biểu gần đây trước Câu lạc bộ kinh tế New York. Ông ta nói rằng ông cảm thấy thoải mái với thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 và ca ngợi người Trung Quốc vì đã đạt được tiến bộ về cải cách cơ cấu. Âm điệu chúng ta nghe từ Mr Lighthizer khá khác biệt. Đó là hòa giải hơn. Vậy tình hình trong chính quyền Mỹ ra sao?

Bannon: Tổng thống Trump đang cố gắng hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc, cố gắng thực hiện một cuộc đối đầu dẫn đến tình trạng phù hợp cho cả hai. Lighthizer là một người tốt, là một đại diện thương mại tuyệt vời và thực sự là cộng tác viên tốt nhất của Tổng thống Trump.

Ông và [cố vấn kinh tế] Peter Navarro đang hoàn thành công việc này. Và tôi nghĩ ở mức độ mà ông ấy cảm thấy thoải mái khi nói chuyện trước công chúng bởi vì ông ấy đang làm việc với nhóm cải cách TQ được lãnh đạo bởi Liu He [Lưu Hạc], cố gắng thực hiện một số thay đổi cấu trúc nhỏ. Điều đó xuất phát từ mối quan tâm IP (?) và mua nông sản số lượng lớn.

Nhưng chúng ta sẽ phải chờ xem. Bạn biết đấy, tạp chí Forbes hôm nay báo cáo rằng có vẻ như Trung Quốc sẽ không tuân theo các điều khoản của thỏa thuận thương mại, không theo các giao dịch mua nông sản vì họ không có tài chính hoặc họ không có nhu cầu hoặc họ sẽ không làm điều đó. Chúng tôi chưa biết. Nhưng tôi nghĩ Lighthizer, một người tuyệt vời, ông đang hành động tốt nhất.

Thực tế là ông đã đàm phán một thỏa thuận cực kỳ quan trọng trong 18 tháng liên tục với nhóm cải cách do Liu He lãnh đạo, ông đã giải quyết bảy điều sai quấy của kinh tế Trung Quốc, bao gồm tài trợ các ngành công nghiệp quốc doanh, xuất khẩu giảm phát [xuất siêu?] và công suất dư thừa trên toàn thế giới và buộc chuyển giao công nghệ từ các công ty.

Tất cả bảy việc đó đã được giải quyết. Ông đã có cả hai viễn kiến, đã có trách nhiệm, và đã thi hành có hiệu lực. Vì vậy, họ đã thành hình chiếc kiềng ba chân tạo ra một hiệp ước thực sự hiệu quả. Và tôi nghĩ đây là lý do tại sao những người cứng rắn, những con diều hâu ở Trung Quốc quyết định tách rời công nghệ vì họ không muốn giống như ZTE hoặc Huawei mà phương Tây đang đối xử.

Họ lìa bỏ những cải cách kinh tế của Trung Quốc. Bob Lighthizer biết rằng đây là những gì người Trung Quốc đã bỏ đi. Thỏa thuận chúng ta có ngày hôm nay không đang ở gần. Hãy nhớ rằng, Tổng thống Trump là người bị sốc nhất về những gì mà ông Tập đã làm.

Ông ta (Tập) đã gửi một toán để ký một hiệp ước vào ngày 12, 13, 14 tháng 1. Vào thời điểm đó, họ biết đã có một dịch bệnh ở tỉnh Hồ Bắc và đã dẫn đến một đại dịch. Vì vậy, tôi nghĩ rằng ông ấy đã rất thất vọng. Tôi nghĩ Bob Lighthizer đang có hành động tốt nhất những gì ông ấy cần làm.

Asia Times: Vì vậy, từ quan điểm của chúng tôi, có thể quay lại tình huống mà chúng ta đã có trước tháng 1, một số cải cách nhất định được biết sẽ diễn ra.

Bannon: Hãy đợi, hãy đợi, hãy đợi. Hãy để tôi không đồng ý với một cái gì đó. Tôi không nghĩ Lighthizer hay bất cứ ai nghĩ rằng có khả năng quay lại đó.

Tôi có thể nói đó là ngày 3 tháng 5 năm 2019 khi họ tuyên bố đơn phương họ sẽ không ký. Tôi không nghĩ Lighthizer, Navarro, bất cứ ai, [Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia Larry] Kudlow, [Bộ trưởng Tài chính Steven] Mnuchin, bất kỳ ai trong chính phủ Hoa Kỳ đều nghĩ rằng có bất kỳ cơ hội nào để chúng tôi quay lại thỏa thuận tháng 5 năm 2019.

Thành thật mà nói. Đó là thỏa thuận duy nhất có thể hoạt động tốt. Nếu bạn không đưa Trung Quốc hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới và bạn không làm điều đó với tầm nhìn về những gì đang diễn ra, trách nhiệm và khả năng thực thi, thì nó sẽ không bao giờ có thể vận hành. Và nếu bạn không thể quay lại thỏa thuận đó, chúng ta có thể thông qua một số biện pháp nửa vời. Và nhìn xem, đó là một nỗ lực rất cao mà Lighthizer đang làm. Tôi đề cập đến Bob Lighthizer như là nhân vật của câu chuyện lịch sử, bởi vì ông đã làm mọi thứ và có một thỏa thuận mà tôi nghĩ sẽ dẫn đến sự thịnh vượng và hòa bình toàn cầu.

Và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có quyết định với chủ ý để từ chối thỏa thuận đó. Khi làm như vậy, họ tách rời công nghệ từ phương Tây với bộ tiêu chuẩn của riêng họ được đưa ra trong vài năm tới, về cơ bản họ đã nói rằng họ sẽ đi theo con đường của riêng họ và họ quyết tâm trở thành bá chủ ở châu Á và sau đó trở thành bá chủ toàn cầu.

Asia Times: Lời khuyên của bạn là gì? Nếu bạn muốn đưa ra lời khuyên cho chính phủ Trung Quốc, đang lắng nghe bạn ở đây, chúng tôi sẽ nghe thấy: Hãy quay trở lại nơi bạn đã ở vào tháng Năm.

Bannon: Lời khuyên của tôi cho chính phủ [của Trung Quốc] khá đơn giản. Hãy tự giải tán. Tuyên bố ngay lập tức rằng bạn sẽ tiến tới thể chế dân chủ và một hình thức chính phủ dân chủ – cải cách ruộng đất ngay lập tức, cải cách tài sản cá nhân ngay lập tức. Phá bỏ tường lửa. Cho phép người dân Trung Quốc vĩ đại và cao quý cuối cùng được tự do.

Thật là kỳ quặc trong thế kỷ 21 khi bắt đầu thập kỷ thứ ba của thế kỷ 21, người dân Trung Quốc cũng giống như tất cả mọi người trên trái đất, không có quyền truy cập Internet miễn phí mà không bị cản trở, không có cải cách ruộng đất, không có quyền sở hữu cá nhân, không có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tôn giáo.

Nó là sự kỳ quặc quá sức. Hàng trăm năm nữa khi họ nhìn lại vào thời điểm này, khi người dân Trung Quốc cuối cùng có được tự do, họ sẽ sững sờ rằng tại sao giới tinh hoa toàn cầu trên thế giới, đảng của Davos, trí thức, văn hóa, tài chính và giới tinh hoa kinh doanh lại cho phép điều này xảy ra và đồng ý sự nô lệ của người dân Trung Quốc. Mọi người sẽ choáng váng, giống như con cái của bạn, khi chúng nhìn ngược thời gian và tự hỏi: làm thế nào loài người lại có nô lệ?

Ối chà, ở đây người dân Trung Quốc về cơ bản đang sống dưới chế độ độc tài cuối cùng của thế kỷ 20. Và giới tinh hoa toàn cầu là những người đã là cộng tác kinh doanh với họ. Và với tôi, nó thật ấn tượng. Vì vậy, lời khuyên của tôi cho Trung Quốc có thể rất đơn giản. (ĐCS) Giải tán ngay lập tức, biến thành một nước Trung Quốc dân chủ. Hãy để mọi người bầu cử, mỗi người một là phiếu. Hãy phá bỏ bức tường lửa và để [cho người dân] có quyền con người cơ bản mà người khác có.

Tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tôn giáo. Hãy để họ yên, và Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia thịnh vượng, lành mạnh và hạnh phúc đáng kinh ngạc trong những thập kỷ tới.

Asia Times: Hoa Kỳ đã ban hành một chiến lược an ninh quốc gia vào tháng trước, trong đó họ nói rằng Hoa Kỳ vẫn tuân thủ chính sách của một Trung Quốc và đặc biệt nói rằng Hoa Kỳ không tìm kiếm sự thay đổi chế độ ở Trung Quốc. Vì vậy, bạn đang đề nghị rằng chúng ta nên thay đổi chính sách đó và chính sách chính thức của chúng ta nên thay đổi chế độ?

Bannon: Trên thực tế, tôi là cố vấn cho chính phủ mới vừa được thành lập, chính phủ Liên bang mới của Trung Quốc, là một tập hợp các cá nhân và các nhân vật văn hóa và thể thao có phẩm cách cao trên khắp thế giới, những người nước ngoài ủng hộ việc hạ bệ ĐCSTQ. Rõ ràng là Đảng Cộng sản Trung Quốc đang gây ra chiến tranh với người dân của họ, họ mở cuộc chiến với Hoa Kỳ, như chúng ta biết từ cuộc chiến không giới hạn.

Quan điểm của họ về chiến tranh rất tinh vi. Nó giao dịch trong các giao dịch thông tin, không gian mạng, kinh tế và xung lực. Chắc chắn không phải là chiến tranh động lực. Nhưng quan trọng hơn, họ đang tiến hành một cuộc chiến tranh nóng thông tin, và kinh tế. Đó không phải là Hoa Kỳ đã buộc họ hoặc yêu cầu. Nhưng tôi không nghĩ rằng người dân Trung Quốc có thể thịnh vượng và tự do, châu Á có thể tự do, cho đến khi chúng ta thay đổi chế độ ở Bắc Kinh. Và tôi là một người ủng hộ tuyệt đối điều đó.

Asia Times: Chà, này ông Steve, như một vấn đề thực tế, cắt đứt thương mại Trung Quốc sẽ gây ra hậu quả khá nghiêm trọng đối với một số nơi ở châu Á. Khoảng 60% thương mại châu Á nằm trong khu vực châu Á. Hàn Quốc – Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của họ, xuất khẩu gấp đôi so với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Làm thế nào để chúng ta biết rằng người châu Á sẽ không gắn bó với đối tác thương mại lớn nhất của mình, cụ thể là Trung Quốc?

Bannon: Một thực tế đơn giản là họ (các nước châu Á) hiểu rằng nếu họ muốn nằm trong ảnh hưởng của ĐCSTQ, cuối cùng các quyền tự do của họ sẽ biến mất. Họ sẽ là một quốc gia chư hầu. Và tôi không tin rằng ngay cả với sự gia tăng kinh tế một hoặc hai lần, bất cứ quốc gia tự do nào và cả các khu vực châu Á đều có ý thức quyết định như vậy.

Từ Việt Nam đến Hàn Quốc đến Nhật Bản, Philippines, đến Ấn Độ, Úc, New Zealand, Indonesia – tất cả đều hiểu rằng đó có thể là một mối quan hệ kinh tế tốt hơn, nhưng nếu họ thực hiện thỏa thuận đó, thì cuối cùng họ sẽ trở thành là một chi nhánh của ĐCSTQ ngay lập tức và cuối cùng các quyền tự do của họ sẽ biến mất. Tôi không nghĩ có một quốc gia nào trong những quốc gia đó sẽ làm như vậy với người dân của họ.

Asia Times: Chắc chắn không một quốc gia châu Á nào muốn đưa ra lựa chọn đó. Tôi nghĩ rằng hầu hết trong số họ có thể sẽ thích hiện trạng.

Bannon: Hiện trạng không bền vững vì ĐCSTQ không cho phép nó được bền vững. ĐCSTQ là kẻ xâm lược, không phải phương Tây và chắc chắn không phải là các quốc gia tự do ở châu Á. Chính ĐCSTQ là kẻ xâm lược.

Asia Times: Chúng ta hãy quay trở lại cuộc bầu cử Hoa Kỳ trong một giây. Đây có phải là một thông điệp mà Tổng thống Trump có thể giải thích cho người dân Mỹ? Và đó sẽ là một thông điệp chiến thắng cho tháng mười một cho ông ấy?

Bannon: Tôi nghĩ chắc chắn đó là một thông điệp chiến thắng. Tôi nghĩ rằng bất cứ ai thuyết phục người dân Mỹ rằng họ có thể đối đầu với Đảng Cộng sản Trung Quốc bây giờ và ngăn chặn hành động của họ sẽ là người chiến thắng. Và tôi nghĩ đó là lý do Joe Biden rất yếu.

Hãy thẳng thắn hơn. Chính Tổng thống Obama đã nói chính sách đối ngoại của ông sẽ là xoay trục về Châu Á. Đúng. Ông ấy đã làm việc đó. Hãy nhớ rằng, Tổng thống Obama đã tranh cử với tư cách là một ứng cử viên dân túy chống chiến tranh trong các cuộc bầu cử sơ bộ ở Iowa, New Hampshire. Đó là một trong những lý do khiến ông đánh bại Hillary Clinton và phe Phố Wall kiểm soát Đảng Dân chủ.

Họ không nghĩ Obama có đủ kinh nghiệm quốc tế. Đó là lý do Joe Biden được điền vào. Ông Biden từng đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, trong 20, 25 năm, với mọi thất bại chưa từng có, mọi hiệp ước khủng khiếp chưa từng có.

Ông Biden là người phụ tá của Obama lo việc xoay trục về Châu Á. Đây là một tai họa hoàn toàn. Ông Tập đã đến và ký thỏa thuận này trong chuyến viếng thăm chính thức (tại vườn HồngTòa Bạch Ốc ngày 25/9/2015, Lnd), ông ta nói sẽ không xâm nhập mạng và không quân sự hóa Biển Đông – tất cả đều là giả dối. Đã có nhiều cuộc xâm nhập mạng hơn sáu tháng sau đó so với trước đây. Cuối cùng, việc quân sự hóa Biển Đông tiếp tục không suy giảm.

Joe Biden đã hại Obama và làm hại đất nước trong mỗi bước quan hệ đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc. Một trong những lý do khiến chúng ta gặp khó khăn ngày hôm nay là Tổng thống Trump đã thừa hưởng sự thất bại từ chính quyền Obama.

Hãy nhớ toàn bộ bộ máy nước Mỹ – tôi không gọi nó là thế lực ngầm vì nó hiện ra ở ngoài mặt – tập trung vào Trung Đông. Đã có nỗ lực anh dũng tuyệt vời của Trump với đội ngũ này. Ông đã đưa người như Navarro đến Pompeo và chuyển toàn bộ chính phủ sang đối đầu với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Vì vậy, Biden đã trở thành một thảm họa kể từ khi ông ủng hộ Trung Quốc vào WTO [Tổ chức Thương mại Thế giới], công nhận là quốc gia được ưu đãi (most favoured nation status) và tất cả các thỏa thuận thương mại, những thỏa thuận thương mại khủng khiếp, phá hủy ngành sản xuất ở vùng Trung Tây. Joe Biden sẽ không giành chiến thắng vì vào mùa thu năm 2020, người dân Mỹ sẽ không bỏ phiếu cho những ai ủng hộ ĐCSTQ và theo đuổi chủ nghĩa toàn cầu hóa (globalist).

Tôi nhấn mạnh điểm này giống như tôi đã ủng hộ nên nhắc đến sự tham nhũng và bất tài của Hillary Clinton mà cuối cùng bà ta đã thất bại. Tổng thống Trump đã đưa chủ đề này trong 90 ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử, và đã làm cho bà thất bại trong lịch sử chính trị lớn nhất của nước Mỹ.

Tôi nghĩ điều tương tự sẽ xảy ra. Người dân Mỹ không biết hồ sơ của ông Joe Biden. Trong 150 ngày cuối của cuộc bầu cử này, họ sẽ biết rõ từng chương từng câu. Hồ sơ của ông ta thật kinh hoàng. Và tôi không muốn bao gồm sự tham nhũng của gia đình ông ta và số tiền đã kiếm được với ĐCSTQ, số tiền họ đã kiếm được bằng vốn tư nhân với Đảng Cộng sản Trung Quốc, những công ty mà họ đã đầu tư vào.

Ông ta, và người con trai, công ty thầu Bidens, đã tham nhũng và không đủ năng lực. Họ đã bán đất nước này. Ông ta là người bạn đồng hành chạy theo đuôi Đảng Cộng sản Trung Quốc [He’s a fellow traveler running dog for the Chinese Communist Party.] Tôi dự tính sẽ dành 150 ngày còn lại để nói với người dân Mỹ chính xác ông ta là ai và ông ta đang làm gì.

Asia Times: Đã có một số suy diễn rằng bạn có thể chính thức tham gia vào cuộc bầu cử 2020. Bạn có thấy bất kỳ khả năng nào về vai trò chính thức cho mình không?

Bannon: Không. Tôi có rất nhiều hoạt động ở ngoài. Tôi đã có cộng tác viên của mình, Jason Miller, đối tác của tôi trong chương trình phát thanh, anh ta vừa giữ một vị trí cao trong chiến dịch. Tôi có nhiều, rất nhiều bạn bè và đồng nghiệp, tôi nghĩ họ sẽ quay trở lại và đóng vai trò tích cực hơn.

Tôi nghĩ rằng Tổng thống Trump sẽ có được một đội ngũ nhiều khả năng xung quanh ông. Một trăm hai mươi phần trăm thời gian của tôi ngay bây giờ được dành cho việc hạ bệ Đảng Cộng sản Trung Quốc, với Ủy ban Nguy cơ Hiện tại (Committee on the Present Danger). Tổ Chức Pháp Quyền (the Rule of Law Society), nay là chính phủ Liên bang mới Trung Quốc. Tôi có một mối quan hệ tuyệt vời với người dân Trung Quốc. Tôi dành lòng yêu mến lớn cho Trung Quốc. Đó là công việc của cuộc đời tôi bây giờ. Tổng thống Trump, tôi mến ông.

Tôi ủng hộ ông ấy mỗi ngày. Tôi ủng hộ công việc của ông ấy. Tôi làm mọi thứ ở bên ngoài. Tôi có một chương trình truyền hình dài hai giờ đi khắp mọi nơi. Tôi nghĩ rằng ông TT đã có một đội ngũ tốt, mang lại đúng người. Và tôi sẽ ở bên ngoài. Thật lòng mà nói, tôi nghĩ tôi có thể đem lại nhiều hiệu quả hơn với công việc đặc biệt săn đuổi Joe Biden ở ngoài hơn là nằm ở trong chiến dịch (tranh cử).

Vì vậy, tôi nghĩ rằng ông ấy là người giỏi. Tôi nghĩ họ đi rất đúng hướng. Tôi nghĩ đây là một sự định hình chính xác cuộc tranh đua mà ông ấy muốn. Đó là tất cả những gì họ phải làm và nên tiếp tục.

Asia Times: Steve Bannon, bạn đã vô cùng rộng rãi với thời gian của mình. Tôi có câu hỏi cuối cùng. Bạn đã nói trước về tiến bộ ấn tượng mà Trung Quốc đã đạt được về Một vành đai Một con đường, về công nghệ viễn thông và nhiều lĩnh vực khác mà họ đã đầu tư.

Như bạn đã biết, Đại hội Nhân dân vừa qua đã cho phép đầu tư 2,2 nghìn tỷ đô la vào R & D công nghệ cao. Hoa Kỳ, như bạn đã chỉ ra, đang chi 6 nghìn tỷ đô la để ổn định thị trường tài chính. Nhưng tôi chưa thấy cuộc thảo luận nào về cách tiếp cận tương tự của Mỹ trong việc thúc đẩy công nghệ cao để cạnh tranh với Trung Quốc. Mất bao lâu chúng ta phải phí sức để cố gắng ngăn chặn Trung Quốc mà không xây dựng năng lực của chính mình?

Bannon: Hãy xem, tôi không nghĩ rằng chúng ta phí sức. Tôi đã nói đây là lý do tại sao Asia Times rất quan trọng, bởi vì nó là một trong những nền tảng truyền thông quan trọng nhất đối với người dân tự do ở châu Á. Tôi nghĩ rằng những gì Hoa Kỳ đang làm là cố gắng tập trung và đặt trọng tâm chính sách đối ngoại và các mối quan hệ quốc tế, Thái Bình Dương và Châu Á.

Tôi biết điều này vào năm 1977 khi lần đầu tiên tôi đến Trung Quốc qua Biển Đông và đến Hồng Kông với tư cách một chiến binh Hải quân và đây là nơi cần đến. Thật là thú vị. Họ là những người tuyệt vời. Khắp châu Á nơi tôi đã đi. Đây là thế kỷ châu Á. Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương.

Vì vậy tôi nghĩ Tổng thống Trump, những gì ông làm được, đã chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại từ Đại Tây Dương, một thế giới cũ xưa, sang thế giới mới. Tôi nghĩ nó rất năng động. Thật tuyệt vời.

Hãy nhớ rằng, tôi đã nói ĐCSTQ là xấu xa. Tôi chưa bao giờ nói họ không thông minh, họ rất mạnh bạo. Họ rất thông minh. Trung thực mà nói – không có quốc gia nào trên trái đất từng thực hiện chiến lược địa chính trị như họ đã làm. Họ đã đưa ra ba lý thuyết địa chính trị vĩ đại của thế kỷ 20 và họ là quốc gia duy nhất trên trái đất đang cố gắng thực hiện tất cả cùng một lúc.

Họ đang thực hiện [Halford] quyền kiểm soát MacKinder, vùng đất Á-Âu, Một vành đai Một con đường. Họ đang thực hiện [Alfred Thayer] Chiến lược hải quân của Mahan là Hải quân Hoàng gia và Đế quốc Anh và người Mỹ được thừa hưởng bằng cách cắt đứt, kiểm soát tất cả các điểm yết hầu hải quân, tất cả các điểm trọng yếu trên biển khắp thế giới. Và họ còn đang thực hiện chiến lược vòng đai [Nicholas John Spykman] bằng cách buộc phương Tây, các quốc gia dân chủ, ra cách xa một ngàn dặm ngoài khơi của châu Á.

Và tôi nghĩ vấn đề đó cho bạn thấy bộ não địa chiến lược của họ. Họ ác độc. Họ là ác quỷ. Họ thực sự là một đế chế độc ác, giống như Đức quốc xã, giống như phát xít, giống như Liên Xô mà không có sự khác biệt. Và đây là lý do: họ là một chế độ độc tài toàn trị. Họ không nghĩ gì về người dân Trung Quốc.

Bạn có thể kết luận như thế từ những gì họ đã làm trong đại dịch. Bạn có quan tâm không nếu 50 triệu người dân ở tỉnh Hồ Bắc chết? Nhưng họ luôn luôn chỉ quan tâm cho chế độ của họ, dành tất cả cho sức mạnh của chế độ. Do đó, họ không phải là không thông minh.

Và họ sử dụng tài chánh rất thông minh, tôi nghĩ vậy. Tôi là một người theo chủ nghĩa dân tộc về kinh tế. Tôi ủng hộ [cựu nhân viên Hội đồng Bảo an Quốc gia] General Spalding, khi anh ấy nảy ra ý tưởng quốc hữu hóa hệ thống 5G của quốc gia. Tôi là người ủng hộ hàng đầu. Tôi là người ủng hộ hàng đầu việc phá vỡ kỹ nghệ lớn biến chúng thành các tiện ích công cộng.

Tôi là một người ủng hộ đầu tư công cộng nhiều hơn vào công nghệ. Vì vậy, tôi nghĩ rằng những gì người Trung Quốc đã làm là khá thông minh. Một trong những lợi thế chiến lược lớn của phương Tây là những thị trường vốn. ĐCSTQ không có lý do là vì mọi người không tin vào sự tôn trọng luật pháp của Trung Quốc. Hồng Kông là ví dụ tốt nhất về nó.

Hiệp ước quan trọng nhất mà họ ký kết cho sự tồn tại của họ là doanh thu (lợi nhuận) của Hồng Kông. Tại sao? Bởi vì không có thỏa thuận về vũ khí, không giải quyết các công cụ vật chất. Nó không giao dịch trong thương mại. Nó chỉ đối phó về con người. Về cơ bản, đó là sự tin tưởng, đó là sáu triệu sinh linh (con người sống), hỗ trợ họ trong 50 năm với “một quốc gia, hai hệ thống.” Và họ hoàn toàn dối trá về điều đó. Họ vừa chứng minh cho thế giới. Đây là lý do tại sao nói giống như nước Áo vào năm 1938.

Họ chứng minh với thế giới rằng ĐCSTQ không làm gì tốt và không đại diện cho ai ngoại trừ chế độ của chính họ. Và 100% họ hoàn toàn chống lại những người tự do, chống lại thế giới. Đối với người dân châu Á có được vị trí như ngày nay, việc trao họ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, sẽ là một trong những sự phẫn nộ lớn trong lịch sử.

Và vì vậy tôi nghĩ rằng những người yêu tự do, người dân Hoa Kỳ, muốn đối đầu với Đảng Cộng sản Trung Quốc và muốn giúp đỡ người dân Trung Quốc, bởi vì chỉ người dân Trung Quốc mới có thể lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Không ai khác có thể làm điều đó, những người có thiện tâm trên khắp thế giới có thể được hỗ trợ họ.

Và đó là lý do tại sao bây giờ tôi đang sống và làm việc theo chủ đề đó.

Asia Times: Steve Bannon, chúng tôi cảm ơn bạn vì cuộc trò chuyện này.

David P. Goldman
Phó Tổng biên tập của Thời báo châu Á
(Asia Times Financial)

Nguồn:
https://basamnguyenhuuvinh.wordpress.com/…/719-steve-banno…/

Image may contain: 10 people, including Kimtrong Lam, text that says 'INTERVIEW Bannon tells Asia Times: US election is all about China'
Image may contain: 1 person, text
Image may contain: 1 person
Image may contain: 2 people, text
Image may contain: 1 person
+3

Dân chủ Pháp trị ở Mỹ

Dân chủ Pháp trị ở Mỹ

Bởi  AdminTD

06/06/2020

Lê Minh Nguyên

Nga là một đất nước, được cấu tạo bởi các yếu tố như dân tộc, lãnh thổ, chính quyền.

Liên Xô là một quốc gia ý thức hệ, nó trừu tượng, được cấu tạo bởi chủ nghĩa cộng sản, tức một quốc gia hiện hữu bằng niềm tin vào một hệ tư tưởng. Khi người ta không còn tin vào hệ tư tưởng này nữa thì nó sụp đổ.

Mỹ là một quốc gia được xây dựng bằng Hiến Pháp. Không có Hiến Pháp sẽ không có nước Mỹ, mà có thể có đến vài chục nước khác nhau cho một vùng Bắc Mỹ đa chủng tộc.

Hiến Pháp là nơi gom góp các giá trị cao đẹp của con người để thể chế hoá thành Dân Chủ Pháp Trị (Democracy and The Rule OF Law). Thể chế này gồm có hai yếu tố cốt lõi là Dân Chủ và Pháp Trị. Nếu một trong hai yếu tố này, hoặc cả hai yếu tố cùng bị sứt mẻ thì chất liệu xã hội (social fabrics) của quốc gia “hợp chủng quốc” sẽ bị rạn nứt, dễ trở thành bán độc tài hay độc tài hoặc vỡ nhỏ ra.

Yếu tố Dân Chủ mà nét chính yếu là niềm tin vào sự bầu cử tự do, trong sáng và công bằng. Nếu niềm tin này bị sứt mẻ, như có sự gian lận, có sự can thiệp của ngoại bang, hay có sự tìm cách hạn chế cơ hội bỏ phiếu của công dân (voters supression)… thì niềm tin vào trụ cột này sẽ bị lung lay, luật chơi bị vi phạm, và thay vào bằng sức mạnh cùng thủ đoạn bẩn dơ, theo đó là sự xuất hiện của những chính khách độc tài.

Yếu tố Pháp Trị mà nét chính yếu là niềm tin vào một xã hội có công lý (social justice), vào nữ thần công lý bịt mắt cầm cân, nam-nữ, mạnh-yếu, nghèo-giàu, sang-hèn đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu niềm tin này bị thiếu vắng hay bị xiêu vẹo như sự kỳ thị chủng tộc có hệ thống (systemic racism), sự phân bổ tài sản quốc gia (taxation) không đồng đều, tạo nên khoảng cách chênh lệch giàu-nghèo quá lớn… thì chất liệu xã hội (social fabrics) bị mục rữa, nguy cơ chia rẽ đất nước và các bất ổn dễ xảy ra.

Trong cuốn sách nổi tiếng Trại Súc Vật (Animal Farm) của ông George Orwell mà trong đó các loài thú khác nhau nổi dậy chống người chủ độc tài, với hy vọng xảy dựng một xã hội bình đẳng, tự do và hạnh phúc. Những tưởng là thành công, nhưng mục đích đẹp đẽ này đã bị phản bội, trại bị rơi trở lại vào độc tài bởi heo Napoleon.

Để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, các con thú cùng nhau làm ra một hệ thống giá trị gồm 7 điều răn của Thú Cầm Chủ Nghĩa:

  1. Bất cứ thứ gì đi bằng hai chân là kẻ thù.
    2. Bất cứ thứ gì đi bằng bốn chân, hoặc có cánh, là bạn.
    3. Không thú nào được mặc quần áo.
    4. Không thú nào được ngủ trên giường.
    5. Không thú nào được uống rượu.
    6. Không thú nào được giết thú nào.
    7. Tất cả các con thú đều bình đẳng.

Nhưng sau đó, heo Napoleon muốn làm độc tài nên thay đổi điều răn số 7 thành “Tất cả các con thú đều bình đẳng, nhưng có một số thú bình đẳng hơn những con thú khác”. Còn cái khẩu hiệu “Bốn chân tốt, hai chân xấu” cũng được đổi thành “Bốn chân tốt, hai chân tốt hơn” để heo Napoleon liên minh với người.

Ông Orwell ở Anh là người chỉ trích sự độc tài của ông Stalin và quyển sách này ông muốn châm biếm Stalin.

Ảnh minh họa. Nguồn: Politics In Pink

Nước Mỹ, tất cả các viên chức làm việc cho chính quyền, dù là dân sự hay quân sự đều phải thề trung thành và bảo vệ Hiến Pháp, chứ không phải trung thành và bảo vệ lãnh đạo. Với cấp trên, nhất là trong quân đội mà cấp trên cao nhất là tổng tư lệnh tức tổng thống, họ thề tuân thượng lệnh (hợp pháp). Nếu lệnh bất hợp pháp mà họ vẫn thi hành thì họ phải chịu trách nhiệm cá nhân và có thể bị toà án buộc tội phải ngồi tù.

Dân Chủ Pháp Trị ở Mỹ đòi hỏi người làm việc trong chinh quyền trung thành với một hệ thống giá trị chứ không phải với một cá nhân nào dù người đó ở địa vị cao đến đâu, và không để hệ thống giá trị này bị tương nhượng. Tất cả đều phải đứng dưới Hiến Pháp và Luật Pháp.

Ở Việt Nam, giai cấp đảng viên đứng trên hiến pháp và luật pháp, chỉ khi nào bị khai trừ thì luật pháp mới đụng tới được. Luật pháp họ làm ra là để áp dụng cho dân chứ không phải cho họ. Luật pháp của họ là công cụ để cai trị và họ đặt cho nó một cái tên mỹ miều là Nhà Nước Pháp Quyền (Rule BY Law).

Với 244 năm từ ngày lập quốc, nước Mỹ đã trải qua rất nhiều thử thách cho thể chế Dân Chủ Pháp Trị. Trong thời gian qua đã có khá nhiều dư luận phê bình chế độ tổng thống của Mỹ, thậm chí còn tiên đoán rằng nó sẽ sụp đổ. Nhưng lửa không nóng không thử được vàng. Chỉ có những thử thách lớn mới làm cho Dân Chủ Pháp Trị Mỹ được vững chắc hơn và hoàn hảo hơn. Bởi vì Dân Chủ Pháp Trị nó tạo ra một nền văn hoá chính trị thấm sâu vào máu huyết của toàn dân. Nó trở thành một lề lối sống.

Sóng gió rồi cũng sẽ qua, một chương lịch sử sẽ đóng lại, nhưng quyển sách Dân Chủ Pháp Trị có nguồn cảm hứng từ Hiến Pháp sẽ tiếp tục được viết mãi theo dòng thời gian cùng các thế hệ nối tiếp mở ra về phía trước, vẫn là những trang giấy trắng đợi chờ những nét tinh hoa và những chở chuyên đầy sáng tạo.

Nước Mỹ vẫn là thành phố trên đỉnh đồi, Dân Chủ Pháp Trị vẫn là thể chế tốt nhất cho con người để mưu cầu hạnh phúc.

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN THÂN HỮU

Thuc Tran posted in 2 groups.
Image may contain: 1 person, eyeglasses
Thang Le

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN THÂN HỮU

Nguyen Nguyen : “Người viết bài này sinh năm 1955 tại Thanh Chương, Nghệ An. Ông là con đầu một gia đình 8 người con, có bố là giáo viên dạy văn, mẹ là nhân viên phục vụ của trường Y tế.

– Là học sinh chuyên Văn tỉnh Nghệ An, thi đạt điểm tuyệt đối vào Khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được Nhà nước đưa đi học tại Liên xô, chuyên ngành tiếng Anh.

– Là sinh viên xuất sắc và giữ lại làm nghiên cứu sinh về Giáo dục học.

– Sáu năm là Giám đốc Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học của Văn phòng Quốc hội

– Là Tiến sĩ, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội của nước CHXHCN Việt Nam trong nhiều năm.

Nói thế để biết rằng, ông ấy là người có học vấn tốt, là đảng viên cộng sản gộc, là người có chức quyền cao và nằm trong tấm chăn mang tên Nhà nước… chứ không phải là loại bị bạc đãi hoặc đám lăng nhăng, phát biểu cảm tính, lung tung đâu ạ”.

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN THÂN HỮU

Nguyễn Sĩ Dũng Nguyen Si Dung

Chủ nghĩa tư bản thân hữu là thuật ngữ được dùng để mô tả một nền kinh tế mà trong đó thành quả kinh doanh phụ thuộc vào các mối quan hệ thân thiết giữa các doanh nhân và các quan chức chính quyền. Nó được biểu hiện bằng cách cư xử thiên vị của chính quyền cho các doanh nghiệp thân hữu trong việc cung cấp tài chính, giấy phép, các khoản miễn giảm thuế và các hình thức can thiệp khác.

Thế thì tình hình của chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Việt Nam chúng ta như thế nào? Dưới đây, không phải là sự khám phá ra Châu Mỹ, mà chỉ là những biểu hiện cụ thể ai ai cũng biết.

Trước hết, xây dựng mối quan hệ với các quan chức là rất quan trọng để có thể làm ăn dễ dàng. Rất nhiều doanh nghiệp coi đây không chỉ là một sự cần thiết, mà còn là một cách đầu tư sinh lợi dễ dàng và hiệu quả. Dự án đầu tư vào các quan chức bắt đầu từ việc tài trợ cho chuyện chạy chức, chạy quyền. Theo dư luận, một số doanh nghiệp thậm chí còn trực tiếp đứng ra vận động và mua phiếu cho không ít các quan chức. Đây là mối quan hệ hai chiều: các doanh nghiệp có thể xin phép được tài trợ, mà các quan chức cũng có thể kêu gọi tài trợ. Nói thẳng ra hay không nói thẳng ra thì cả hai bên đều hiểu cam kết bất thành văn ở đây: “Bọn em giúp anh lên thì sau này anh hỗ trợ cho bọn em”; “Các chú giúp anh lên, thì sau này anh tạo điều kiện cho các chú”. Nhiều nơi sự việc nghiêm trọng đến mức nếu không được các doanh nghiệp ủng hộ thì ít ai có thể chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh. Đây, có lẽ, đang là cách phổ biến nhất hình thành lên hệ thống các doanh nghiệp sân sau, doanh nghiệp thân hữu.

Một cách khác để xây dựng quan hệ với các quan chức là chăm lo hết lòng cho các thủ trưởng và vợ con của họ. Được coi là dự án đầu tư, nên các doanh nghiệp rất chịu khó và rất tinh tế ở đây. Họ tìm hiểu không chỉ gu thời trang, món khoái khẩu của các ông anh, bà chị, các cậu ấm, cô chiêu, mà còn tất tần tật về ngày sinh nhật, ngày giỗ chạp, về lễ kỷ niệm ngày cưới, ngày khánh thành nhà… Không cần phải gợi ý, chỉ cần có cơ hội hoặc chỉ cần đoán ra ông anh, bà chị thích gì là họ khuân đến nhà ngay hoặc tìm cách đáp ứng ngay. Sự tận tụy được đáp lại bằng mối quan hệ thân hữu. Không chỉ người dân, mà nhiều khi các quan chức cấp dưới gặp được thủ trưởng còn khó. Thế nhưng cậu em/cô em bên doanh nghiệp X, Y Z… gọi điện là anh bắt máy liền; mời đến là anh đến liền.

Quan hệ thân hữu còn được hình thành lên theo một cách tự nhiên hơn. Đó là hiện tượng người nhà của các quan chức đứng ra thành lập doanh nghiệp. Khi có cha, anh làm quan to, thì vợ con, em út lập tức đứng ra thành lập doanh nghiệp. Họ kinh doanh rất nhàn hạ và giàu có lên một cách nhanh chóng nhờ mối quan hệ thân hữu không cần phải đầu tư mà vẫn có sẵn của mình. Những doanh nghiệp kiểu này chẳng cần vốn, mà cũng chẳng cần có kiến thức, kỹ năng kinh doanh, họ chỉ cần đón lõng và cắt phần trăm đối viới tất cả các dự án mà người nhà của họ có quyền quyết định.

Với những biểu hiện cụ thể như vậy, nền kinh tế của chúng ta có phải là chủ nghĩa tư bản thân hữu không? Xin để điều này cho bạn đọc tự suy xét.

Tuy nhiên, cách làm ăn dựa vào quan hệ thân hữu đang để lại những hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước.

Trước hết, nó làm cho môi trường kinh doanh bị hủy hoại nghiêm trọng. Thời gian qua, Chính phủ đã cố gắng rất nhiều trong việc thúc đẩy cải cách hành chính để cải thiện môi trường kinh doanh. Thế nhưng cải cách hành chính sẽ làm được gì, nếu muốn làm ăn dễ dàng cứ phải đầu tư cho quan hệ? Không có quan hệ, có vẻ như mọi cơ hội đều đóng lại đối với các doanh nghiệp hoặc chi phí kinh doanh của họ bị đội lên đến mức không sớm thì muộn họ cũng sẽ bị phá sản. Ở một số địa phương, việc gia nhập thị trường là gần như là không thể đối với các doanh nghiệp không nằm trong nhóm thân hữu hoặc ở địa phương khác đến. Các doanh nghiệp không hiểu điều này sẽ được các cơ quan công quyền hoặc thậm chí xã hội đen “dạy dỗ” đến nơi đến chốn ngay.

Thứ hai, cạnh tranh lành mạnh như là một động lực thúc đẩy phát triển hoàn toàn bị triệt tiêu. Chất lượng cao ư? Giá rẻ ư? Chẳng quan trọng! Quan trọng là phải có quan hệ thân hữu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao các doanh nghiệp ở Việt Nam ít đầu tư vào khoa học-công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh. Hệ quả tiếp theo là năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế cũng rất thấp.

Thứ ba, bất công và bất bình xã hội đang bị tích tụ lại ngày một nhiều hơn. Nếu mọi cơ hội đều do nhóm thân hữu tận hưởng hết, thì cái gì sẽ còn lại cho những người dân? Không ai không nhìn thấy nhiều doanh nghiệp đang giàu lên nhanh chóng nhờ được hưởng chênh lệch địa tô, được ưu tiên, ưu đãi trong việc tiếp cận các nguồn lực của đất nước, tiếp cận hợp đồng, tiếp cận thương quyền; các quan chức cũng giàu lên nhanh chóng nhờ được doanh nghiệp lại quả và cung phụng. Điều này quả thực đi ngược lại với những giá trị về bình đẳng và công bằng xã hội mà chúng ta đã đổ máu xương ra gìn giữ.

Thứ tư, chủ nghĩa tư bản thân hữu dẫn đến tham nhũng. Tham nhũng là gì nếu chẳng phải là lạm dụng quyền lực công vì lợi ích tư. Nhiều quan chức đã sử dụng quyền lực được nhân dân trao cho để ưu tiên, ưu đãi cho nhóm thân hữu và hưởng lợi từ sự lại quả của nhóm này. Chính vì vậy, chủ nghĩa tư bản thân hữu tràn lan cũng đang làm cho tham nhũng xảy ra tràn lan.

Cuối cùng, cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản thân hữu là rất quan trọng đối với sự tồn vong của chế độ. Chính chủ nghĩa tư bản thân hữu đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 làm cho xã hội ở Thái Lan bị mất ổn định nghiêm trọng, còn chính quyền ở In-đô-nê-xia thì bị sụp đổ. Với mô hình thể chế chỉ có một Đảng lãnh đạo như ở ta, cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tư bản thân hữu có rất nhiều khó khăn, nhưng không phải là không có những thuận lợi. Khó khăn là vì không có lực lượng đối lập thì cơ chế giám sát từ bên ngoài là rất yếu, nhưng thuận lợi là vì khi đã quyết tâm thì không có một thế lực nào khác có đủ sức mạnh ngăn cản. Vấn đề là chế độ có thật sự quyết tâm chống lại chủ nghĩa tư bản thân hữu vì sự tồn vong của chính mình hay không.