TẠI SAO NÓI TẤT CẢ MỌI DÂN TỘC ĐỀU XỨNG ĐÁNG VỚI MỌI CHÍNH QUYỀN MÀ HỌ ĐANG CÓ TRONG HIỆN TẠI?

 

TẠI SAO NÓI TẤT CẢ MỌI DÂN TỘC ĐỀU XỨNG ĐÁNG VỚI MỌI CHÍNH QUYỀN MÀ HỌ ĐANG CÓ TRONG HIỆN TẠI?

Đây là nhận định sâu sắc nhất về nguồn gốc, bản chất của chính trị. Nó sẽ chỉ ra nguyên nhân gốc trong mọi nguyên nhân dẫn đến tai họa. Và cũng cho biết nên bắt đầu từ đâu.

Thông thường trước một thảm họa mất nước, bất công đa số người dân đều đổ lỗi cho chính quyền.

Nhưng các chính trị gia dân chủ thế giới trong “thế kỷ ánh sáng” đã đưa ra một nguyên lý là dân có quyền thay thế chính quyền.

Nói nôm na dễ hiểu là anh thấy kẻ ngồi trên đầu anh không tốt anh có thể kéo nó xuống và thay kẻ khác lên.

Nhưng có 2 trường hợp xảy ra:

– Kẻ ngồi trên đầu không chịu xuống.

– Kẻ ngồi trên đầu tuân lệnh lá phiếu của anh.

Trong 2 trường hợp này đẻ ra 2 thể chế chính trị khác nhau :

– Độc tài.

– Dân chủ.

Trong trường hợp đầu tiên sở dĩ một nước để cho chính quyền độc tài đè đầu mình là vì họ không thông minh và can đảm tạo ra đối lập. Họ bị chính quyền lừa bằng tuyên truyền dối trá, dùng công an, quân đội đè đầu và luật pháp do chúng đặt ra để trói buộc. Và chính trị thế giới chỉ ra rằng bằng mọi cách người dân phải thoát ra khỏi tình trạng này. Đừng bao giờ đổ thừa hoàn cảnh vì những kẻ ngồi trên đầu anh sẽ không bao giờ buông cái gọng kìm mà chúng đã siết vào đầu anh.

Trong trường hợp thứ hai khi đã có dân chủ bằng lá phiếu rồi anh cũng không được chủ quan buông xuôi mà phải luôn dùng biểu tình để dạy dỗ chính quyền, dùng báo chí, đối lập để hướng chính quyền tuân thủ hiến pháp. Sau đó hễ thấy chính quyền nào không tốt anh phải thay thế ngay sau mỗi nhiệm kỳ 4 năm.

Nhân dân Việt Nam quen nếp suy nghĩ nô lệ 4000 năm nên sẽ không bao giờ hiểu điều này. Họ luôn cho rằng ai ngồi trên đầu mình là do số phận an bài. Nó anh minh thì mình được nhờ, nó thối nát thì mình ráng chịu. Do đó họ chỉ tập trung vào chửi chính quyền để mong nó thay đổi chứ không hề nảy sinh tư duy làm cách mạng để thay thế chính quyền đưa mình lên ngai vàng.

Chính quyền tốt hay xấu đều do dân. Đó là nguyên lý.

Người được chọn kế nhiệm Thủ tướng Singapore tự rút để nhường cho lớp trẻ dù chỉ mới 60 tuổi

 

Người được chọn kế nhiệm Thủ tướng Singapore tự rút để nhường cho lớp trẻ dù chỉ mới 60 tuổi

Phó Thủ tướng Singapore Heng Swee Keat sẽ từ chức với tư cách là người kế nhiệm được chỉ định của Thủ tướng đương nhiệm Lý Hiển Long, để nhường cho lớp lãnh đạo trẻ hơn trong một quyết định bất ngờ hôm 8-4.

“Chúng tôi cần một nhà lãnh đạo không chỉ xây dựng lại Singapore sau COVID-19 mà còn dẫn dắt giai đoạn tiếp theo của nỗ lực xây dựng quốc gia của chúng ta”, ông Heng cho biết trong một bức thư được công bố hôm thứ Năm.

“Vì cuộc khủng hoảng sẽ còn kéo dài, tôi sẽ gần đến khoảng 60 tuổi rưỡi khi cuộc khủng hoảng kết thúc.

Nhưng tôi cũng xem xét độ tuổi mà ba Thủ tướng đầu tiên của chúng ta đảm nhận công việc, tôi sẽ có ‘đường băng’ quá ngắn nếu tôi trở thành thủ tướng tiếp theo”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Heng cho hay.

Ông Heng sẽ bước sang tuổi 60 năm nay, sẽ từ bỏ tư cách bộ trưởng tài chính trong cuộc cải tổ nội các tiếp theo dự kiến ​​trong khoảng hai tuần.

Việc kế vị của thành phố giàu có ở Đông Nam Á – do Đảng Hành động Nhân dân (PAP) điều hành kể từ khi giành được độc lập vào năm 1965 – thường là một việc được lên kế hoạch cẩn thận.

Trong khi đó ở Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, 76 tuổi, tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba trong 5 năm trên cương vị đảng trưởng đảng Cộng sản Việt Nam và chỉ vừa mới bị miễn nhiệm chức Chủ tịch nước.

#RFAVietnamese #Maidaubactranghienngang #GanhSonhanangtriuhaivai

May be an image of 1 person, standing and text that says 'AP ĐÀIÁCHÂUTỰ DO ĐÀI ÁCHÂUTU DO Người được chọn kế nhiệm Thủ tướng Singapore tự rút để nhường cho lớp trẻ dù chỉ mới 60 tuổi'

Trung Quốc lớn mạnh, nền dân chủ ở Đông Nam Á đang chết dần

 Trung Quốc lớn mạnh, nền dân chủ ở Đông Nam Á đang chết dần

Phan Trọng Hoà

Chỉ 5 năm trước, nhiều người lạc quan rằng Đông Nam Á cuối cùng đã đạt được bước ngoặt trên con đường đi tới dân chủ. Vào thời điểm đó, quân đội Myanmar cuối cùng đã nới lỏng quyền lực kéo dài hàng thập kỷ của mình khi đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015.

Ba năm sau, đảng đối lập của Malaysia đã loại bỏ quyền lực của đảng Mặt trận Dân tộc (BN), liên minh chính trị cầm quyền lâu năm, đánh dấu sự thay đổi chế độ đầu tiên ở Malaysia kể từ khi độc lập năm 1957. Đây là những thay đổi chính trị mang tính địa chấn. Quan trọng hơn, cả hai lần thay đổi quyền lực đều diễn ra sau các cuộc bầu cử tự do, mặc dù không hoàn toàn công bằng nhưng không có đổ máu.

Thụt lùi dân chủ từ Manila đến Naypyidaw

Ngày hôm nay, sự lạc quan đó đã không còn nữa. Thế giới đã đổ dồn chú ý vào sự sụp đổ của Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự hồi đầu tháng 2/2021, dẫn đến các cuộc bạo loạn gây thương vong và mất tích. Tuy nhiên, không chỉ ở Myanmar, tiến trình dân chủ đã có những bước thụt lùi trên khắp khu vực.

Ở Thái Lan, chúng ta đang chứng kiến sự quay trở lại chế độ quân chủ-quân sự với vị vua mới, Maha Vajiralongkorn, người đã yêu cầu thay đổi hiến pháp để giành thêm quyền hành pháp cho chính nhà vua và kiểm soát trực tiếp Cục Quản lý Tài sản Hoàng gia. Hiện ông đã trở thành một trong những quốc vương giàu nhất thế giới với khối tài sản ước tính khoảng 60-70 tỷ USD.

Các vụ đàn áp theo luật “lese-majeste” khét tiếng của Thái Lan (còn được gọi là luật về tội khi quân) ngày càng gia tăng. Luật này thường nhắm tới những người viết bài đăng trên mạng xã hội có nội dung chống chế độ quân chủ. Năm 2020, chính phủ Thái Lan đã khởi kiện Facebook và Twitter vì phớt lờ yêu cầu xóa nội dung bị coi là vi phạm pháp luật. Đáng lo ngại hơn, một số nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Thái Lan cũng đã chết một cách bí ẩn ở các nước láng giềng.

Tại Philippines, ông Rodrigo Duterte lên nắm quyền Tổng thống vào tháng 6/2016 và phát động một chiến dịch trấn áp tội phạm ma túy khiến khoảng 12.000 người nước này thiệt mạng. Ông Duterte cũng đã chỉ trích các phương tiện truyền thông đưa tin về các vụ xét xử tội phạm ma túy này. Trong đó, một nhân vật “có tiếng” chỉ trích chính phủ Philippines đã bị kết tội phỉ báng vào năm 2020. Mạng truyền hình lớn nhất của đất nước, ABS-CBN, cũng đã bị đình chỉ hoạt động dưới áp lực của các đồng minh của ông Duterte trong quốc hội.

Sự lạc quan về “Mùa Xuân Malaysia” đã hoàn toàn biến mất. Hồi năm 2020, chính phủ Pakatan Harapan theo chủ nghĩa cải cách sụp đổ và một liên minh Hồi giáo-Mã Lai mới lên nắm quyền. Với xã hội đa sắc tộc và đa tôn giáo ở Malaysia, việc thành lập Đảng PN không phải là một dấu hiệu tích cực cho nền dân chủ.

Sau đó, hồi tháng 2 vừa qua, chính phủ Malaysia đã ban bố tình trạng khẩn cấp và ngừng họp quốc hội trong 6 tháng. Nhiều ý kiến cho rằng động thái này nhằm ngăn cản phe đối lập thách thức chính phủ mới.

Singapore, quốc gia giàu có nhất trong khu vực, vẫn nằm trong sự kìm kẹp của Đảng Hành động Nhân dân (PAP), đảng vừa chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi năm 2020. PAP đã liên tục nắm quyền kể từ năm 1959.

Điểm sáng duy nhất trong khu vực xuất hiện là Indonesia. Thế nhưng, những đám mây đen đã xuất hiện ở phía chân trời. Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) dường như đang quay lưng lại với các cải cách và “nương tay” với các phần tử Hồi giáo, những người đang muốn biến Indonesia thành một quốc gia Hồi giáo.

Kể từ sau năm 1975, khi Đảng cộng sản thành công trong việc nắm quyền cai trị đất nước, Việt Nam luôn là nước bị phương Tây đánh giá là đất nước thiếu dân chủ vì toàn bộ các thể chế Nhà nước đều do Đảng cộng sản kiểm soát và chi phối.

Đảng Cộng sản Việt Nam mới tổ chức đại hội lần thứ 13 vào hồi cuối tháng 1 và đầu tháng 2 năm nay. Phải hai tháng sau, nhân sự chủ chốt trong hệ thống chính trị Việt Nam hay còn gọi là “Tứ trụ” thì ngoại trừ chức vụ Tổng Bí thư đã công bố khi kết thúc đại hội, còn lại 3 chức vụ Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội vừa mới được công bố cách đây không lâu, với lý do để Quốc hội họp và bầu ra. Tuy nhiên, các thông tin rò rỉ từ hồi trước Tết Nguyên đán đã cho biết chính xác từng người sẽ giữ các vị trí còn lại. Điều đó cho thấy sự sắp xếp và dàn dựng các màn bỏ phiếu, như diễn một “vở kịch dân chủ” vậy.

Các nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ trước Trump đều quan tâm đến vấn đề dân chủ ở Việt Nam, nên Chính phủ Việt Nam cũng e dè trong việc kết tội những người bất đồng chính kiến, tuy nhiên dưới thời Trump làm Tổng thống, Mỹ không đặt nặng vấn đề dân chủ, nên chính quyền Việt Nam đã mạnh tay bắt bớ và kết án tù nặng nề rất nhiều những người bất đồng chính kiến, cho dù họ chỉ nói lên tiếng nói của mình, không có một tấc sắt trong tay để chống lại chính quyền.

Cho dù nhà nước Việt Nam luôn tuyên bố Quốc hội là cơ quan dân cử và là cơ quan quyền lực cao nhất, đồng thời người dân được tự do ứng cử, nhưng trong thực tế thì tất cả đều ngược lại. Quốc hội Việt Nam chỉ được quyền phát biểu về những vấn đề Đảng cho phép, cũng không có cơ chế để Quốc hội có thể cách chức những người vi phạm, mà quyền đó sẽ do các cơ quan Đảng phụ trách. Những người dân nào tự ứng cử mà Đảng không cho phép thì sẽ bị bắt giữ, như trường hợp ông Trần Quốc Khánh, Lê Trọng Hùng mới đây.

Tại sao dân chủ lại mong manh ở Đông Nam Á?

Tất cả những động thái trên đang diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc quyết tâm khẳng định vị thế cường quốc thống trị ở Đông Nam Á.

Bắc Kinh đã gửi một thông điệp rõ ràng rằng họ không thực sự quan tâm đến những chế độ hay hệ thống chính trị nào đang điều hành các nước Đông Nam Á, miễn là các nước này thừa nhận Trung Quốc là cường quốc khu vực không thể tranh cãi và không đặt câu hỏi về chủ quyền của nước này trên Biển Đông. Điều này đã gián tiếp củng cố bàn tay của các lực lượng phản dân chủ trong khu vực, với một số người công khai ngưỡng mộ hệ thống “nhà nước mạnh” của Trung Quốc.

2019-08-06T055224Z_1623793915_RC1BFB2540B0_RTRMADP_3_VIETNAM-CHINA-SOUTHCHINASEA.JPG

Biểu tình phản đối Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội hôm 6/8/2019. Reuters

Trong khi đó, phe ủng hộ dân chủ phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan khá nghiêm trọng. Một mặt, những người ủng hộ đã hy vọng có thêm sự giúp đỡ từ phương Tây, chủ yếu là Mỹ và Australia, để thúc đẩy nền dân chủ trong khu vực. Mặt khác, họ lo lắng họ có thể bị cáo buộc là điệp viên phương Tây, khiến người dân rơi vào tay những kẻ chuyên quyền ủng hộ chủ nghĩa dân tộc dân túy.

Một thách thức khác là sự đa dạng của Đông Nam Á. Không có một khuôn mẫu hay mô hình lịch sử duy nhất nào cho một hệ thống chính trị ổn định và dân chủ trong khu vực. Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á là thuộc địa của các cường quốc châu Âu, những nước đã áp đặt các ý tưởng chính trị khác nhau của họ lên các xã hội mà họ kiểm soát. Một điều mà các nhà cai trị thuộc địa đã không làm là thúc đẩy dân chủ. Họ chỉ làm điều này sau khi các thuộc địa cũ của họ giành được độc lập.

Theo tiêu chuẩn toàn cầu, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á còn tương đối trẻ. Hầu hết các nước hình thành sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Ranh giới và hệ thống chính trị của các quốc gia này phần lớn được quyết định bởi những ông chủ thuộc địa. Điều này có nghĩa là quá trình xây dựng quốc gia vẫn đang diễn ra và phương Tây không nên giả định rằng các quốc gia này tự nhiên sẽ hướng tới xây dựng các nền dân chủ tự do.

Ở nhiều nước Đông Nam Á này, quyền lực truyền thống, thường là chuyên quyền, phong kiến và chuyên chế, vẫn rất mạnh. Trên thực tế, nhiều tầng lớp tinh hoa ở các nước này có thái độ khác nhau đối với nền dân chủ tự do. Mặc dù họ chấp nhận khái niệm bầu cử phổ thông để chọn các nhà lãnh đạo chính trị, song họ cũng tin vào khái niệm “lãnh đạo được định hướng” (guided leadership) để bầu ra nhà lãnh đạo “đúng đắn”.

Ví dụ, Sukarno, nhà lãnh đạo đầu tiên của Indonesia sau khi giành được độc lập, nổi tiếng vì thực hành một “nền dân chủ có định hướng”, trong đó, chính phủ cần phải có sự đồng thuận chính trị và đảm bảo tận dụng các cuộc bầu cử để hợp pháp hóa các nhà lãnh đạo do chế độ lựa chọn.

Đây là lý do tại sao gian lận, mua phiếu bầu và gian lận thùng phiếu là những đặc điểm phổ biến trong các cuộc bầu cử Đông Nam Á. Đây là những cuộc bầu cử mà đôi khi được biện minh là cách thức để có được nhà lãnh đạo “phù hợp”.

Không có câu trả lời dễ dàng nào cho việc thúc đẩy nền dân chủ thực sự ở Đông Nam Á. Đơn giản là chúng ta có thể phải đợi một sự thay đổi thế hệ trước khi điều này bén rễ trong khu vực. Những người trẻ tuổi khao khát dân chủ thực sự, nhưng hiện tại, họ không là lực lượng then chốt trong quân đội hoặc không có quyền hành trong quốc hội.

– Hình minh hoạ. Những người biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar cầm cờ Trung Quốc chuẩn bị đốt ở Yangon hôm 5/4/2021

Reuters

– Biểu tình phản đối Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ở Manila hôm 4/4/2020. Reuters

– Biểu tình phản đối Trung Quốc trước đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội hôm 6/8/2019. Reuters

Nước Mỹ sau Donald Trump

Nước Mỹ sau Donald Trump

Nguyễn Gia Kiểng

Cho đến nay Mỹ vẫn được coi là chế độ tổng thống duy nhất đã thành công, không bị lâm vào ách độc tài hoặc xung đột bế tắc giữa lập pháp và hành pháp. Ngoại lệ đó bây giờ đã chấm dứt và Mỹ phải đối diện với thực tế. Mỹ sẽ không đương đầu được với những thách thức nghiêm trọng đang đe dọa nền dân chủ và hòa bình xã hội với chế độ tổng thống như hiện nay, ngay cả với một tổng thống đầy thiện chí và kinh nghiệm như Joe Biden.

Hôm 06/01/2021, Thượng Viện Mỹ đã biểu quyết tha bổng Donald Trump sau khi ông bị Hạ Viện buộc tội xúi giục bạo loạn. 

Thượng Viện Mỹ đã biểu quyết tha bổng Donald Trump sau khi ông bị Hạ Viện buộc tội xúi giục bạo loạn. Tuy vậy đây không phải là một thắng lợi của Donald Trump như một số người tận tình ủng hộ ông có thể nghĩ. Trái lại đây là một thất bại của Trump. Điều cần được nhìn rõ là chân dung của nước Mỹ hiện nay qua sự kiện này.

Một điều rất kỳ cục và rất sai của chế độ dân chủ Mỹ

Donald Trump đã thua vì một đa số mạnh, 57 trên tổng số 100 nghị sĩ, đã biểu quyết là ông ta có tội. Hơn nữa một số đông đảo trong số 43 nghị sĩ bỏ phiếu tha tội cho ông ta cũng tuyên bố là thực ra ông ta có tội, họ chỉ bỏ phiếu tha tội vì lý do khác.

Lý do đó là một điều rất kỳ cục và rất sai của Hiến pháp Mỹ, theo đó việc xét xử để cách chức các nhân vật cao cấp trong chính quyền Mỹ là độc quyền của Thượng Viện (Senate). Trong những trường hợp này Thượng Viện biến thành một tòa án với các nghị sĩ bỗng nhiên trở thành các bồi thẩm (Jurors). Thật là quá vô lý vì Thượng Viện không có thể xét xử tổng thống một cách đúng đắn. Các thẩm phán phải có khả năng chuyên môn cao về luật và phải hoàn toàn vô tư, không thể chịu một áp lực nào, để chỉ xét xử theo luật pháp và lương tâm. Ở đây các nghị sĩ không phải là các thẩm phán chuyên nghiệp cũng không xét xử theo luật pháp và lương tâm mà theo thẻ đảng và chỗ đứng cá nhân. Hậu quả nghịch thường là trong số những người nghị sĩ bỗng nhiên trở thành bồi thẩm này có hai người đáng lẽ cũng phải bị coi là có tội và bị đem xét xử cùng với Donald Trump. Đó là Josh Hawley và Ted Cruz. Cả hai đều đã hùa với Trump hô hào cuộc bạo loạn này. Chúng ta có thể biết trước họ sẽ biểu quyết như thế nào. Tại đa số các nước dân chủ thường có một tòa án gọi là Tòa án Hiến pháp (Cour Constitutionnel, Constitutional Court) để xét xử các nhân vật quan trọng. Thẩm phán của các tòa án này là những thẩm phán chuyên nghiệp được chọn trong số những người có uy tín nhất. Họ tuyệt đối không chịu một áp lực nào và vì thế chỉ xét xử theo hiến pháp, luật pháp và lương tâm. Mỹ cũng cần một tòa án như vậy. Đây là một dịp thêm nữa cho thấy nước Mỹ cần xét lại thể chế chính trị của mình, đặc biệt là vai trò của Thượng Viện.

Thể diện của nước Mỹ

Tuy không bình thường nhưng vụ xét xử này rất quan trọng để gỡ thể diện cho nước Mỹ và nền dân chủ Mỹ. Tội của Donald Trump quá lớn và cách hành xử của ông ta quá tệ.

Nhiều người vẫn chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng của biến cố 06/01/2021. Không thể so sánh cuộc bạo loạn đập phá điện Capitol này với những hành động của vài phần tử lưu manh lợi dụng các cuộc biểu tình của phong trào Black Lives Matter để đập cửa kính, cướp vài đôi giầy hay vài quần Jean, cũng như không thể nói con voi bằng con chuột.

Cuộc bạo loạn 06/01 là một hành động có chuẩn bị để tấn công điện Capitol, thánh đường của nền dân chủ Mỹ, với ý đồ phá tan cuộc họp của lưỡng viện quốc hội Mỹ để long trọng tuyên bố kết quả cuộc bầu cử tổng thống 03/11/2020, một trong những cuộc bầu cử quan trọng nhất của nước Mỹ. Các tổ chức cuồng Trump –Proud Boys, Oath Keepers, Southern Plains Patriots v.v. – chủ động cuộc bạo loạn này cũng sẵn sàng giết người. Họ đã dựng một giá treo cổ để hành quyết Phó tổng thống Mike Pence, Chủ tịch hạ viện Nancy Polesi và nhiều dân biểu, nghị sĩ khác. Hậu quả đã có thể rất nghiêm trọng, đưa nước Mỹ vào khủng hoảng và nội chiến. Rất may là đã chỉ có 5 người chết và hai người tự tử sau đó.

Một lý do rất quan trọng khác nằm ở trong triết lý chính trị mà nhiều người chưa ý thức được. Nền tảng của mọi nền dân chủ là sự chấp nhận kết quả các cuộc bầu cử và chuyển giao quyền hành một cách hòa nhã. Donald Trump đã không như thế. Vài tháng trước cuộc bầu cử ông ta đã nói rằng nếu ông ta không thắng thì cuộc bầu cử chỉ có thể là gian lận. Sau khi thất bại ông ta đã khởi kiện hơn 60 vụ, tất cả đều bị các tòa án bác bỏ vì không có bằng chứng và lập luận xác đáng. Các luật sư của ông không hề phản đối các phán quyết này. Bộ trưởng tư pháp Bill Barr, Phó tổng thống Mike Pence, lãnh tụ Cộng hòa tại Thượng Viện Mitch McConnell đều nhìn nhận là không có gian lận. Còn cần gì thêm nữa để Trump nhìn nhận kết quả cuộc bầu cử ? Tuy vậy ông ta vẫn ngoan có nói bừa là đã có gian lận lớn và hô hào bạo loạn, kể cả tấn công và trụ sở Quốc hội ngày 06/01. Đây là một xúc phạm trắng trợn tới ngay nền tảng của chính quyền Mỹ.

Trump phải bị xét xử để Mỹ còn là một nước dân chủ, để nước Mỹ còn là nước Mỹ.

Lập luận của hai bên là gì ? Đúng sai ra sao ?

Điều đáng chú ý là Trump, các luật sư của Trump và những người người ủng hộ ông nhấn mạnh nhất vào vấn đề thủ tục thay vì vào nội dung. Họ nói rằng vụ án này không hợp hợp hiến pháp vì Trump không còn tại chức nữa. Như vậy một cách mặc nhiên họ đã nhìn nhận Trump có tội. Nhưng lập luận thủ tục này cũng không có giá trị vì chính Thượng Viện -định chế có thẩm quyền để phán quyết vụ xét xử này có hợp hiến hay không- đã biểu quyết đúng theo quy định là cuộc xét xử này hợp hiến. Về nội dung, họ chỉ viện dẫn được một câu nói của Trump trong bài diễn văn trước Nhà Trắng với đám đông trước khi họ tiến về điện Capitol là “hãy tiến tới một cách hòa bình và yêu nước” (going on peacefully and patriotically). Nhưng ngay trong bài diễn văn này ông ta cũng kích động bạo lực bằng những câu nói hung bạo như “Hãy chiến đấu chết bỏ” (We’ll fight like hell) ; “Nếu yếu nhược chúng ta sẽ không giành lại được đất nước” (We won’t take back our country with weakness). “Giành lại đất nước” có nghĩa là coi những người không cùng phe với ông là quân cướp nước ? Còn gì hung bạo hơn ? Trump cũng kích động căm thù cả với Phó tổng thống Mike Pence chỉ vì ông này muốn tuân thủ hiến pháp, nghĩa là không nghe theo lời ông để lợi dụng vai trò chủ tịch Thượng Viện –dành cho phó tổng thống, một trong những điều quái gở khác của hiến pháp Mỹ- để tuyên bố rằng cuộc bầu cử là gian lận và do đó Joe Biden không đắc cử. Điều này chứng tỏ Donald Trump hoặc điên hoặc không hiểu gì về Hiến pháp Mỹ. Cuộc bầu cử đã xong, các đại cử tri đã bỏ phiếu, phó tổng thống chỉ có vai trò nghi lễ là long trọng tuyên bố Joe Biden chính thức đắc cử tổng thống mà thôi. Trước đó Trump cũng đã gửi cả ngàn Tweet kích thích bạo loạn. Kể cả kêu gọi những người ủng hộ ông phải man rợ (will be WILD). Điều đặc biệt nghiêm trọng là, theo các cộng sự viên thân cận của ông, Trump theo dõi trực tiếp cuộc bạo hành tại Capitol trên truyền hình nhưng không hề can thiệp, cụ thể như kêu gọi đồng đảng chấm dứt bạo loạn hay ra lệnh cho Vệ Binh Quốc Gia cứu nguy cho Quốc hội mặc dù đã được các cộng sự viên, kể cả cựu chánh văn phòng Nhà Trắng khẩn khoản yêu cầu. Nói chung là những lập luận bênh vực Trump không có gì có trọng lượng. Các công tố, chính xác là các dân biểu Dân chủ đảm nhiệm vai trò công tố, trưng những hình ảnh của cuộc bạo loạn, những tuyên bố của Trump và đồng đảng. Họ có đầy đủ bằng cớ. Họ cũng đã biện luận rất thuyết phục và cảm động. Thực ra họ cũng không cần phải biện luận. Tất cả các nghị sĩ đều có mặt tại điện Capitol hôm đó và đều suýt là nạn nhân nếu không chạy kịp. Phòng họp của Thượng Viện, bây giờ là tòa án xét xử Trump, đồng thời cũng chính là hiện trường của cuộc bạo loạn. Tất cả các nghị sĩ đều biết Trump có tội. Tuy vậy đã chỉ có 7 nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu cùng với 50 nghị sĩ Dân chủ để kết tội Trump, một ngoại lệ chưa từng có trong lịch sử Mỹ và chứng tỏ Trump đã thất bại, bởi vì trong những vụ xử trước đây chưa bao giờ một nghị sĩ nào biểu quyết kết án một tổng thống cùng đảng với mình. 43 nghị sĩ Cộng hòa khác đã biểu quyết theo thẻ đảng. Và Trump được tha bổng.

Lãnh tụ Cộng hòa tại Thượng Viện Mitch McConnell nhìn nhận cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 03/11/2020 là không có gian lận.

Kết quả và hậu quả của vụ xử án này sẽ ra sao ?

Kết quả này không làm ai ngạc nhiên nhưng hậu quả vụ này rất quan trọng. Trước hết, nó báo động về sự băng hoại của chính trị Mỹ. Băng hoại đến nỗi một con người thô lỗ và trơ trẽn, sơ sài về kiến thức, thấp kém về nhân cách, vô đạo đức và vô trách nhiệm như Donald Trump mà đã có thể trở thành tổng thống Mỹ và hơn thế nữa vẫn còn được gần một nửa dân chúng tín nhiệm sau bốn năm tác hại khiến đoàn kết dân tộc và uy tín nước Mỹ tiêu tan. Hàng trăm ngàn người cũng đã không bị thiệt mạng nếu dịch Covid-19 được xử lý một cách nghiêm túc hơn.

Vụ xử án Trump đồng thời cũng là một vụ xử án Đảng Cộng Hòa. Câu hỏi thực sự đặt ra là Đảng Cộng Hòa liệu có thể còn tồn tại được không và còn xứng đáng tồn tại nữa không ? Trong rất nhiều năm Đảng Cộng Hòa đã là nơi trú ẩn của khối người da trắng ít học kỳ thị mầu da và cuối cùng đã tạo ra hiện tượng Donald Trump. Trump không làm băng hoại bản chất của Đảng Cộng Hòa như nhiều người nghĩ. Chính sự xuống cấp cả về trí tuệ lẫn đạo đức của Đảng Cộng Hòa đã thai nghén ra Trump.

Những người có tư cách và liêm sỉ trong Đảng Cộng Hòa có đủ can đảm và sức mạnh để loại bỏ Trump để cứu Đảng Cộng Hòa không ? Không dễ.

Nếu loại bỏ Trump họ có nguy cơ sẽ mất trước mắt gần phân nửa số cử tri và cần một cố gắng hồi phục rất lớn mà chưa chắc gì họ có được. Đó hình như đang là chọn lựa của Mitch McConnell, lãnh tụ Công hòa tại Thượng Viện, và những người ủng hộ ông, kể cả lãnh tụ Cộng hòa tại Hạ Viện Kevin McCarthy. McConnell dù bỏ phiếu tha tội Trump đã lên án Trump một cách đặc biệt gay gắt. Cuộc chiến giữa Trump và McConnell đã công khai.

Nếu không dám đoạn tuyệt với Trump họ sẽ còn thảm bại hơn. Sức mạnh chính của Trump là đã phản ánh trung thực sự xuống cấp của chính trị Mỹ, thể hiện qua sự mạnh lên của những nhóm với lập trường lạc hậu như kỳ thị chủng tộc, tinh thần dân tộc hẹp hòi, chống toàn cầu hóa v.v. Nhưng giờ đây, sau khi chúng bùng phát, nước Mỹ và thế giới đã được cảnh giác về sự sai lầm của những thành kiến này. Sức mạnh của Trump cũng là sức thu hút của một diễn viên màn ảnh đã hoạt náo thành công những chương trình giải trí bình dân, nhưng Trump đã già đi và không còn khả năng giải trí nữa. Trump cũng đã gây thất vọng sau khi bỏ rơi những người bị giải tòa vì tham gia cuộc bạo loạn 6/01. Nói chung, sức thu hút của Trump đang sút giảm. Chưa kể là nhiều phiên tòa hình sự với những thẩm phán chuyên nghiệp chỉ xét xử theo luật pháp đang chờ đợi Trump và khả năng Trump có thể bị đi tù không nhỏ. Đảng Cộng Hòa nếu dại dột cố bám lấy Trump cũng không khác một người sắp chết đuối cố bám lấy một chiếc phao đang chìm. Nhưng một số khuôn mặt nổi của Đảng Cộng Hòa, như Ted Cruz và Lindsey Graham đang chọn giải pháp thiển cận này.

Sau cùng cũng có những người, như các nghị sĩ và dân biểu đã bó phiếu lên án Trump, không chấp nhận cả Trump lẫn McConnell. Họ muốn một Đảng Cộng Hòa lành mạnh và xứng đáng.

Đảng Cộng Hòa sẽ trải qua một giai đoạn tranh chấp nội bộ gay go và có nguy cơ bể thành hai đảng, thậm chí thành ba đảng nhỏ.

Chế độ lưỡng đảng của Mỹ có nhiều triển vọng sẽ chấm dứt nhường chỗ cho một giai đoạn đầy ẩn số. Đảng Dân Chủ có thể có đa số vuợt trội sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ hai năm tới đây và trong một thời gian sau đó nhưng không có gì bảo đảm là tình trạng này sẽ kéo dài. Đảng Dân Chủ cũng có thể sẽ bị vỡ thành hai, với một đảng dân chủ trung hữu và một đảng xã hội, bởi vì chính nó cũng không còn đồng thuận trên một tư tưởng chính trị chung. Có gì chung giữa Bernie Sanders và Joe Biden?

Không phải chỉ riêng Đảng Cộng Hòa có vấn đề mà Đảng Dân Chủ cũng có bởi vì chính chế độ dân chủ Mỹ đang lung lay.

Không phải chỉ riêng Đảng Cộng Hòa có vấn đề mà Đảng Dân Chủ cũng có bởi vì chính chế độ dân chủ Mỹ đang lung lay.

Dân chủ đã khiến Mỹ từ một vùng đất hoang vu với dân cư thưa thớt trở thành siêu cường vượt trội của thế giới, nhưng rồi vì đã quá tự mãn với thành công của mình Mỹ đã không chịu xét lại mô hình dân chủ của mình và dần dần tích lũy những tật bệnh nghiêm trọng. Nền dân chủ Mỹ không vững mạnh như nhiều người nghĩ. Đã có rất nhiều tác phẩm giá trị trình bày tình trạng xuống cấp báo động của nền dân chủ Mỹ. Tóm tắt rất sơ lược những báo động này cũng đòi hỏi cả một bài viết công phu. Ổ đây chỉ xin liệt những nét chính liên quan đến bầu cử.

Thứ nhất là chính quyền Mỹ không còn thực sự đại diện cho người Mỹ. Do mê mải chạy theo chủ nghĩa kinh tế phóng khoáng (liberalism), tài chính sau cùng đã chế ngự kinh tế và chính trị. Chi phí tranh cử tốn kém và không được ngân sách quốc gia tài trợ đã khiến các ứng cử viên vào các chức vụ công cử như dân biểu, nghị sĩ, thống đốc phải được những người giầu có nhất tài trợ và muốn như thế phải được họ chọn lựa để phục vụ họ. Một nghiên cứu của giáo sư Lawrence Lessig cho thấy là trên thực tế quyền chỉ định những người lãnh đạo Mỹ -tổng thống, thống đốc, dân biểu, nghị sĩ v.v.- thực ra chỉ nằm trong tay 0,02% -hay khoảng 60.000 người- giầu nhất. Không ai có thể đắc cử nếu không có sự bảo trợ của họ. 99,98% cử tri Mỹ chỉ được bầu trong số ứng cử viên đã được họ chọn trước. Cũng tương tự như các chế độ “đảng cử dân bầu” dù các quyền tự do cá nhân được tôn trọng (1).

Sau đó, trong đa số các trường hợp lá phiếu của người dân cũng không có tác dụng nào do hậu quả của thủ thuật mà tiếng Mỹ gọi là Gerrymandering, tạm dịch là “chắp vá đơn vị bầu cử”, trong đó các đơn vị bầu cử không phải là những cộng đồng gần gũi mà chủ yếu được sắp xếp để gần như chắc chắn sẽ bầu cho ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa, hay Đảng Dân Chủ. Cả hai đảng đều thi đua chắp vá cho nên cuối cùng bản đồ bầu cử là cả một sự xúc phạm đối với địa lý. Có những đơn vị bầu cử với hình thù quái đản, đôi khi giống như những con giun quằn quại. Trong một nghiên cứu đăng trên báo Washington Post, nhà báo Christopher Ingraham cho biết vì thủ thuật chắp vá này kết quả bầu cử dân biểu tại 345 trên tổng số 435 đơn vị đã được biết trước, bầu cử chỉ diễn ra trong 90 đơn vị.

Với thủ thuật Gerrymandering, cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ đều thi đua chắp vá cho nên cuối cùng bản đồ bầu cử là cả một sự xúc phạm đối với địa lý. (Ảnh Christopher Ingraham, The Washington Post, 15/05/2014)

Tóm lại, cử tri Mỹ chỉ được bầu trong số những ứng cử viên đã được một thiểu số rất nhỏ chọn trước và sau đó trong đa số trường hợp lá phiếu của họ cũng không có tác dụng gì. Nền dân chủ Mỹ còn giá trị gì?

Và không phải chỉ có thế. Chênh lệch giầu nghèo và bất công xã hội quá đáng, hậu quả của chủ nghĩa phóng khoáng không kiểm soát, còn tạo ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Trong các nước dan chủ phát triển Mỹ là nước có chỉ số hạnh phúc thấp nhất, tuổi thọ trung bình thấp nhất, tỷ lệ tốt nghiệp đại học thấp nhất, tỷ lệ người mắc bệnh tâm thần và tỷ lệ tội phạm cao nhất v.v. Tất cả những vấn đề đó đều rất khó giải quyết vì đã tích lũy quá lâu. Nhưng tại sao Mỹ đã không thể giải quyết các vấn đề ngay khi chúng lộ diện?

Cho đến nay Mỹ vẫn được coi là chế độ tổng thống duy nhất đã thành công, không bị lâm vào ách độc tài hoặc xung đột bế tắc giữa lập pháp và hành pháp. Ngoại lệ đó bây giờ đã chấm dứt và Mỹ phải đối diện với thực tế. Mỹ sẽ không đương đầu được với những thách thức nghiêm trọng đang đe dọa nền dân chủ và hòa bình xã hội với chế độ tổng thống như hiện nay, ngay cả với một tổng thống đầy thiện chí và kinh nghiệm như Joe Biden. Lý do là vì những cải tổ lớn đòi hỏi một đồng thuận lớn trong khi chế độ tổng thống có đặc tính là làm yếu đi các chính đảng và do đó làm xuống cấp dân trí. Một đặc tính khác của chế độ tổng thống là nó tự nhiên dẫn tới chế độ dân túy và sau đó độc tài. Donald Trump vừa là một báo động. Mỹ sẽ chỉ giải quyết được những thử thách nếu thoát ra khỏi chế độ tổng thống, bằng một cố gắng liên tục giảm dần quyền hạn của tổng thống, gia tăng quyền của Hạ Viện đề cuối cùng tiến tới chế độ đại nghị với một tổng thống do Hạ Viện bầu ra và chịu trách nhiệm trước Hạ Viện. Quyền lực của Thượng Viện được giới hạn trong quan tâm bảo vệ quyền lợi của các bang nhỏ. Nền dân chủ Mỹ rất yếu bệnh và sẽ đòi hỏi một thời gian dài để bình phục, nếu có thể bình phục.

Dân chủ và nhân quyền không còn tùy thuộc vào Mỹ mà đã trở thành nguyện ước và khuynh hướng của toàn thế giới. Ảnh minh họa : Biểu tình tại Myanmar đòi chấm dứt chế độ độc tài quân phiệt Miến

Lời cuối cùng thay cho kết luận:

Có phải lo âu cho phong trào dân chủ thế giới và các dân tộc đang chật vật để có dân chủ như Việt Nam không ? Dĩ nhiên là có khi Mỹ, nước dân chủ mạnh nhất và cho tới nay được coi là trung tâm dân chủ của thế giới, đang bị chao đảo và phải lo cho chính mình.

Tin mừng là dân chủ và nhân quyền không còn tùy thuộc vào Mỹ mà đã trở thành nguyện ước và khuynh hướng của toàn thế giới. Dân chủ chưa bao giờ mạnh bằng lúc này. Các chế độ độc tài không còn dưỡng khí để thở và sẽ tắt thở.

Nguyễn Gia Kiểng

(26/02/2021)

———————

(1) Nguyễn Gia Kiểng, “Vũ khí của Donald Trump“, thongluan-rdp.org, 26/01/2021

TIN VỀ NHỮNG HỆ LỤY CỦA CUỘC BẦU CỬ 03-11 VÀ TRUMP

+2

TIN VỀ NHỮNG HỆ LỤY CỦA CUỘC BẦU CỬ 03-11 VÀ TRUMP

– Georgia đòi Trump trả phí kiện tụng.

– Georgia trừng phạt loạt nghị sĩ ủng hộ Trump ‘lật kèo’ bầu cử

– Lãnh đạo Cộng hòa bất đồng việc Trump dự hội nghị bảo thủ

***

Georgia đòi Trump trả phí kiện tụng.

Hai hạt ở Georgia yêu cầu Trump trả gần 20.000 USD phí luật sư sau khi cựu tổng thống kiện họ gian lận bầu cử nhưng không có chứng cứ.

Trong hồ sơ trình lên tòa án hôm 23/2, hai hạt DeKalb và Cobb ở Georgia đã yêu cầu cựu tổng thống Mỹ Donald Trump cùng Chủ tịch đảng Cộng hòa Georgia David Shafer bồi thường chi phí pháp lý liên quan vụ kiện hồi tháng 12/2020 của Trump và các đồng minh.

Trong các vụ kiện này, Trump và các đồng minh cáo buộc 15 người giám sát bầu cử cấp hạt, Tổng thư ký Brad Raffensperger và hội đồng bầu cử bang Georgia liên quan gian lận bầu cử. Tuy nhiên, đơn kiện bị tòa án liên bang bác bỏ do các luật sư của Trump không trình được chứng cứ thuyết phục.

“Các nguyên đơn khi ấy rõ ràng tin chắc rằng họ có thể nộp đơn kiện thiếu căn cứ và thiếu hợp pháp mà không phải chịu bất cứ hậu quả nào, bất chấp tổn hại mà vụ kiện gây ra với ngân sách Georgia và nền dân chủ nước Mỹ”, Daniel White và Janine Eveler, hai quan chức bầu cử hạt Cobb, nơi đòi Trump bồi thường chi phí pháp lý 10.875 USD, cho biết.

Trong khi đó, Erica Hamilton, giám đốc cơ quan đăng ký cử tri và bầu cử hạt DeKalb, cáo buộc cựu tổng thống Trump và lãnh đạo đảng Cộng hòa ở Georgia Shafer theo đuổi vụ kiện gian lận bầu cử mà không có bất kỳ chứng cứ pháp lý nào, ngay cả khi kết quả bầu cử đã rõ ràng. Hạt DeKalb yêu cầu khoản bồi thường 6.105 USD từ phía Trump.

White cho biết hiện chỉ có hạt DeKalb và Cobb yêu cầu cựu tổng thống Trump và các đồng minh bồi thường về những vụ kiện gian lận bầu cử, song các hội đồng bầu cử địa phương khác cũng đang xem xét thực hiện động thái tương tự.

Hiện văn phòng của cựu tổng thống Trump và lãnh đạo đảng Cộng hòa ở Georgia chưa bình luận về thông tin.

Trump trước đó liên tục cáo buộc gian lận bầu cử ở Georgia, nơi Joe Biden trở thành ứng viên tổng thống đảng Dân chủ đầu tiên giành chiến thắng kể từ năm 1990. Sau nhiều lần kiểm lại phiếu, Georgia vẫn xác nhận 16 phiếu đại cử tri của bang đã thuộc về Biden.

– Nhân viên tại một trung tâm kiểm phiếu ở Atlanta, Georgia, ngày 4/11. Ảnh: Reuters.

Georgia Counties Ask Trump For Nearly $17,000 In Legal Fees As GOP Election Lawyers Face Consequences – theo Forbes.

Georgia counties seek legal fees from Trump over voter fraud lawsuit – theo the Hill.

***

Georgia trừng phạt loạt nghị sĩ ủng hộ Trump ‘lật kèo’ bầu cử

Ba thượng nghị sĩ Cộng hòa bang Georgia, từng ủng hộ nỗ lực “lật kèo” bầu cử của Trump, bị giáng xuống chức vụ thấp hơn tại nghị viện bang.

Geoff Duncan, phó thống đốc bang Georgia, ngày 12/1 quyết định trừng phạt Brandon Beach, Matt Brass và Burt Jones, ba thượng nghị sĩ cùng thuộc đảng Cộng hòa với mình, khi nghị viện bang nối lại kỳ họp mùa đông.

Theo đó, thượng nghị sĩ Brandon không còn giữ chức Chủ tịch Ủy ban Giao thông, thượng nghị sĩ Jones bị miễn nhiệm chức Chủ tịch Ủy ban Bảo hiểm và Lao động trong nghị viện bang Georgia. Thượng nghị sĩ Brass trong khi đó được cử làm giám sát một ủy ban ngân hàng, thấp hơn vị trí trước đây của ông.

Đây là động thái được dự đoán từ trước, bởi ba thượng nghị sĩ bang này từng ủng hộ nhiệt thành cho nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử của Tổng thống Donald Trump tại bang Georgia. Tuy nhiên, không phải tất cả các quan chức từng ủng hộ nỗ lực “lật kèo” của Trump đều phải đối mặt hình phạt.

Georgia là một trong những bang chiến trường chịu nhiều thách thức pháp lý nhất từ chiến dịch tái tranh cử của Trump và các đồng minh. Tuy nhiên, các vụ kiện bầu cử ở bang này đều không thành công.

Tổng thống Trump thậm chí từng gọi điện cho Tổng thư ký Georgia Brad Raffensperger, yêu cầu ông “tìm phiếu” để thay đổi kết quả. Ông chủ Nhà Trắng cũng bị tố ép Tổng chưởng lý Georgia Byung J. Pak từ chức.

Trước sức ép của Trump trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái, Georgia đã tiến hành kiểm phiếu lại nhiều lần, song đều tuyên bố Joe Biden là người chiến thắng. Nhiều đảng viên Cộng hòa đã tỏ ra khó chịu với Trump khi ông luôn hoài nghi về kết quả bầu cử ở Georgia. Các quan chức bang cũng chỉ trích những cáo buộc gian lận bầu cử của Tổng thống, cho rằng chúng có thể kích động bạo lực.

Nhiều đảng viên Cộng hòa cho rằng nỗ lực cáo buộc gian lận bầu cử của Trump là một trong những nguyên nhân khiến hai ứng viên thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa thất bại trong cuộc bầu cử vòng hai tại Georgia. Với kết quả này, đảng Cộng hòa đánh mất quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ.

Chiến thắng của Tổng thống đắc cử Biden cùng hai thượng nghị sĩ Dân chủ đã lần đầu khiến Georgia “ngả xanh” kể từ năm 1992 và giúp đảng Dân chủ chiếm đa số tại Thượng viện. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số cử tri Georgia hài lòng với các cuộc bầu cử của bang.

– Các nhân viên kiểm phiếu lại bằng tay hôm 15/11 tại thành phố Marietta, bang Georgia. Ảnh: AP.

3 Georgia State Senators Lose Committee Posts Over Calls to Overturn Presidential Election – theo NY Times & CNN

***

Lãnh đạo Cộng hòa bất đồng việc Trump dự hội nghị bảo thủ

Hai lãnh đạo đảng Cộng hòa có ý kiến trái ngược ngay trong cuộc họp báo về việc Trump phát biểu tại hội nghị chính trị bảo thủ.

Tại cuộc họp báo của các lãnh đạo đảng Cộng hòa ở thủ đô Washington hôm 24/2, phóng viên đặt câu hỏi liệu cựu tổng thống Donald Trump có nên phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ (CPAC) thường niên diễn ra cuối tuần này hay không. Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy, một đồng minh của Trump, nhanh chóng khẳng định: “Có chứ, ông ấy nên phát biểu”.

Khoảnh khắc McCarthy và Cheney bất đồng về sự xuất hiện của Trump tại hội nghị bảo thủ trong cuộc họp báo hôm 24/2. Video: Recount.

Tuy nhiên, Chủ tịch Hội nghị đảng Cộng hòa tại Hạ viện Liz Cheney, đứng ngay sau McCarthy, trả lời bà đã nêu rõ quan điểm chủ nghĩa Trump không nên dẫn dắt tương lai của đảng Cộng hòa. Cheney là một trong 10 thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện bỏ phiếu luận tội Trump với cáo buộc kích động bạo loạn tại tòa nhà quốc hội hôm 6/1.

“Điều đó tùy thuộc vào CPAC. Tôi đã nói rõ quan điểm của mình về tổng thống Trump và sau những gì diễn ra ngày 6/1, tôi không nghĩ ông ấy nên đóng vai trò nào đó trong tương lai của đảng”, Cheney nói.

McCarthy sau đó kết thúc cuộc họp báo bằng giọng tếu táo: “Thế là hết rồi đấy, cảm ơn nhiều”, trong khi các phóng viên bật cười.

Những lời chỉ trích của Cheney đối với Trump trước đó cũng bị phe cực hữu đảng Cộng hòa phản đối. Một nhóm bảo thủ cố lật đổ bà khỏi vị trí lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện đầu tháng này, nhưng không thành công. Những người chỉ trích cho rằng quan điểm của bà không đại diện cho đa số đảng viên Cộng hòa.

Trong khi đó, các đồng minh của Cheney bảo vệ bà, cho rằng đây là tiếng nói phê phán trong đảng. Họ lập luận quan điểm của bà chứng minh đảng Cộng hòa là một đảng lớn với nhiều ý kiến trái chiều.

CPAC bắt đầu từ 25/2 tại thành phố Orlando, bang Florida. Trump sẽ phát biểu tại hội nghị vào ngày 28/2, với nội dung được cho là công kích Tổng thống Joe Biden về chính sách nhập cư, lập trường với Trung Quốc, cùng những vấn đề khác.

McCarthy dự kiến xuất hiện cùng Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu đảng Cộng hòa Jim Banks tại CPAC vào 27/2 để thảo luận về con đường giành lại đa số ở Thượng viện và Hạ viện của đảng, cũng như trao đổi và phối hợp với những ứng viên tổng thống triển vọng năm 2024.

“Jim Banks đang đóng vai trò chủ trì hội nghị hơn là Liz Cheney, người hoàn toàn không xuất hiện tại sự kiện”, một nguồn tin cấp cao trong đảng Cộng hòa cho hay.

GOP leaders clash over Trump presence at CPAC – theo the Hill.

McCarthy, Cheney disagree on Trump CPAC appearance …

oleantimesherald com

Khi những người trẻ thổi bùng ngọn gió thay đổi xã hội

Khi những người trẻ thổi bùng ngọn gió thay đổi xã hội

Những gương mặt trẻ tuổi đang dẫn đầu các phong trào đấu tranh dân chủ ở khắp nơi.

On  23/02/2021

By  TRƯƠNG MINH VŨ

Benjamaporn Nivas, Joshua Wong và Mya Thwet Thwet Khine, những người trẻ làm thức tỉnh xã hội tại Thái Lan, Hong Kong và Myanmar. Ảnh: AFP, Reuters, Getty Images.

 Tôi biết đến Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) lần đầu tiên qua các bản tin quốc tế khi Phong trào Dù vàng (Umbrella Movement) diễn ra tại Hong Kong vào năm 2014. Lúc đó, tôi là sinh viên năm hai của một trường đại học ở trong nước.

Khi thấy dáng dấp nhỏ thó cùng đôi kính cận của Joshua giữa hàng vạn người đổ ra đường hô vang khẩu hiệu, mà trong đó không thiếu khuôn mặt của những bạn sinh viên bằng tuổi, thậm chí của những bạn học sinh cấp hai nhỏ hơn nhiều, tôi đã có nhiều suy nghĩ lẫn lộn.

Phản ứng đầu tiên của tôi là thắc mắc, tại sao họ lại đi biểu tình, sau đến tò mò, các bạn ấy biểu tình cho cái gì, và cuối cùng là tự chất vấn, vì sao mình không được phép làm điều tương tự?

Phong trào Dù vàng tại Hong Kong năm ấy đã mở cánh cửa đưa tôi đến một thế giới rộng mở. Trong thế giới lạ lẫm đó, các bạn trẻ như Joshua Wong, Agnes Chow, hay Nathan Law dường như đang sống trong một thực tại rất khác so với đất nước tôi đang sống. Tại đó, họ được tự do tham gia các hoạt động chính trị, tự do biểu tình, hay lên tiếng về không gian tự do học thuật Hong Kong đang ngày càng bị Bắc Kinh bóp nghẹt.

Tôi học được nhiều điều hơn về thế giới mới mẻ của các bạn trẻ này qua “Unfree speech”, quyển sách tiếng Anh đầu tay của Joshua Wong, xuất bản vào năm 2020.

Làm chuyện lớn, nhưng vẫn là những đứa trẻ

Cuốn sách có tên đầy đủ là “Unfree speech: The threat to global democracy and why we must act, now” (Tiếng nói không tự do: Mối đe dọa đối với nền dân chủ toàn cầu và vì sao chúng ta phải hành động, ngay bây giờ).

Bìa quyển sách “Unfree speech”. Nguồn: Amazon.

Tựa đề “hoành tráng” và “ghê gớm” như vậy, nhưng phần lớn quyển sách là những tự sự rất bình dị và gần gũi của một cậu thanh niên mới lớn. Vào thời điểm bị bắt đi tù lần đầu tiên, tháng 8/2017, Joshua vẫn chưa tròn 20 tuổi.

Cuốn sách được Joshua thai nghén và thực hiện từ những ngày bị giam đó. Những lá thư viết trong trại giam được đưa vào trong sách. Các ghi chép chia sẻ về bối cảnh của gia đình và bản thân cậu, đặt trong lịch sử đầy biến động của Hong Kong, giúp người đọc cảm nhận được suy nghĩ của những đứa trẻ thuộc thế hệ của Joshua. Hành trình đấu tranh, từ những hoạt động đầu tiên khi vẫn còn ngồi ghế trường cấp hai, cho đến việc bỗng nhiên trở thành gương mặt được cả thế giới quan tâm, cũng được tái hiện sinh động trong sách.

“Unfree speech” không phải là một cuốn sách rêu rao rằng nền dân chủ tốt thế nào, hay chúng ta phải đi biểu tình ra làm sao. Thay vào đó, nó chứa đựng những tâm tư của một nhà hoạt động trẻ trong suốt quá trình đấu tranh nhằm đòi quyền tự chủ cho người Hong Kong.

Khác với tưởng tượng của nhiều người về một nhà hoạt động, tôi tìm thấy hình ảnh bình dị về Joshua qua các trang sách. Trong thời gian ở trung tâm cải huấn, Joshua Wong nói rằng cậu nhớ các món ăn mẹ nấu. Cậu còn lên danh sách những quán ăn yêu thích nhất định sẽ đi cùng bạn bè một khi được trả tự do. Vào thời gian rỗi, Joshua thích đọc manga và chơi điện tử trên máy Nintendo của mình.

Là một đứa trẻ làm những chuyện “động trời” mà nhiều người lớn chung quanh cả đời không dám nghĩ tới, Joshua phải đối mặt với không ít cái nhìn méo mó thiếu thiện cảm.

Giống như nhiều người đấu tranh dân chủ khác, cậu cũng thường xuyên bị chụp cho chiếc mũ “tay sai của ngoại bang”. Một trong những câu hỏi mà Joshua nghe được nhiều nhất là “người ta trả cậu bao nhiêu tiền để đi biểu tình?”.

Đáp lại những lời kích động chụp mũ đó, Joshua chỉ cười và trả lời, “ước gì tôi được trả tiền để làm những chuyện này”.

Là những đứa trẻ, nhưng vẫn quyết tâm làm chuyện lớn

Chương “Những người lớn đâu rồi?” (Where are the adults?) có lẽ là phần gần gũi nhất với người đọc Việt Nam, nhất là vào thời điểm hiện tại.

Đây là phần nói về Phong trào Dù vàng, mà từ đó những bạn trẻ như Joshua được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.

Phong trào Dù vàng tại Hong Kong vào năm 2014. Ảnh: Pasu Au Yeung/ Flickr.

Cuộc biểu tình lớn này ban đầu được các nhà hoạt động lão làng của Hong Kong lên kế hoạch, nhằm đáp trả việc Bắc Kinh lật mặt, không giữ lời hứa cho người Hong Kong tự bầu ra lãnh đạo chính quyền đặc khu. Trong khi những người lớn vẫn còn loay hoay với việc lên kế hoạch và tập dượt, các bạn trẻ như Joshua đã tập trung lại và dẫn đầu phong trào.

Họ tuần hành ôn hòa suốt nhiều tuần lễ trên các tuyến phố chính, sau đó chiếm lấy các địa điểm này để cắm trại bày tỏ sự phản đối. Khi cảnh sát dùng vũ lực trấn áp những bạn trẻ trong tay chỉ có chiếc dù vàng chống đỡ, người Hong Kong nhất loạt đứng ra tiếp sức.

Phong trào Dù vàng không chỉ gây ra tiếng vang với thế giới. Nó còn là lần đầu tiên người Hong Kong chứng kiến một phong trào đấu tranh dân chủ với sự tham gia của tất cả mọi giới.

Già trẻ lớn bé đều ra mặt. Nhân viên công sở tranh thủ giờ nghỉ trưa xuất hiện để đóng góp tiền ủng hộ. Các phụ huynh và người lớn tuổi thay phiên nhau trông coi các điểm tập trung nhu yếu phẩm quyên góp. Những lớp học và thư viện dã chiến được dựng lên ngoài đường. Các bạn trẻ cấp hai vẫn còn mặc đồng phục và đeo ba lô làm bài tập dưới sự hướng dẫn của những giảng viên tình nguyện. Nhà vệ sinh nữ công cộng, theo lời của Agnes Chow kể lại cho Joshua, “có mỹ phẩm và đồ chăm sóc da nhiều hơn cả trong siêu thị, và lại còn miễn phí!”.

Mọi thứ bắt đầu khi những người trẻ, trong số đó không ít gương mặt vẫn còn búng ra sữa, quyết tâm làm những việc mà nhiều người lớn không chịu làm.

Khi những người trẻ thổi bùng sự thay đổi, cả xã hội như được truyền cảm hứng và gắn kết lại thành một khối.

Chúng ta có thể thấy điều này xuất hiện ở các cuộc biểu tình của Thái Lan, hay đặc biệt là Myanmar những tuần lễ vừa qua.

Sau vụ đảo chính của quân đội phế truất chính quyền dân sự, sinh viên học sinh của Myanmar là một trong những lực lượng đầu tiên đứng ra tổ chức biểu tình phản kháng.

Phong trào phản đối đến nay đã kéo dài gần ba tuần liên tục, bất kể việc quân đội ngày càng tăng cường đàn áp, cắt đứt mạng Internet, thậm chí dùng vũ lực giết hại một người biểu tình mới chỉ 20 tuổi.

Những người Myanmar cầm theo ảnh tưởng niệm Mya Thwet Thwet Khine, cô gái bị bắn trúng đầu vào ngày 9/2/2021 khi tham gia biểu tình chống hành động đảo chính của quân đội. Cô qua đời hơn mười ngày sau đó, khi vừa tròn 20 tuổi. Ảnh: AP.

Sinh viên học sinh, bác sĩ y tá, viên chức, công nhân, doanh nhân, diễn viên, ca sĩ, người mẫu, cầu thủ bóng đá, các bà nội trợ… tất cả đều đồng hành lên tiếng phản đối hành động cướp chính quyền của quân đội. Phong trào thậm chí còn gắn kết những người thuộc giới LGBT và cả người sắc tộc thiểu số Rohingya, vốn là các thành phần bị coi là ngoài rìa xã hội tại đất nước này.

Như một công thức được chứng minh trên thực tế, ở bất kỳ nơi nào có bất công áp bức, một khi những người trẻ tuổi dám đứng ra làm chuyện lớn, chống lại các bất công đó, cả xã hội đều được thức tỉnh và tiếp thêm sức mạnh.

Để làm những công dân dân chủ

Bạn đọc Việt Nam có thể sẽ tặc lưỡi chép miệng, đó là chuyện nhà người ta, và những việc như vậy sẽ không bao giờ xảy ra ở đất nước này.

Đúng là mỗi nhà mỗi cảnh, và sẽ không có công thức đấu tranh chung cho mọi nơi. Nhưng tinh thần chống lại bất công, chống lại cái sai, chống lại cái ác thì có ở mọi chốn và tồn tại trong mỗi người.

Trên thực tế, mọi đứa trẻ sinh ra đều có sẵn những thứ đó, cho đến khi chúng lớn lên và “được” những người lớn dạy “khôn” – đừng lên tiếng chống lại bất công áp bức, chỉ chuốc thiệt vào người.

Những bạn trẻ Hong Kong như Joshua, những học sinh sinh viên ở Thái Lan, và những người dũng cảm ở Myanmar đã không bị “dạy khôn” như vậy.

Trong phần cuối của quyển sách, Joshua chia sẻ niềm tin rằng vận mệnh của mỗi quốc gia đều nằm trong tay của mỗi người dân, rằng mọi thay đổi thực chất đều phải do bản thân những công dân trong nước thực hiện, thay vì trông chờ vào sự giúp sức của ngoại bang.

Điều đó càng đúng hơn vào thời điểm hiện tại, khi thế giới ngày càng phân cực.

Người dân sống tại những quốc gia độc tài như Trung Quốc khó có thể hy vọng sự giúp đỡ từ bên ngoài, khi các nước dân chủ phương Tây đang phải đối mặt với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy cùng các nhóm chính trị cực hữu.

Joshua Wong xuất hiện tại Quốc hội Mỹ trong một phiên điều trần về tình hình Hong Kong, tháng 9/2019. Ảnh: AFP.

Những thay đổi tích cực chỉ xuất hiện khi mỗi người quan tâm đến các giá trị dân chủ, tích cực tham gia vào các hoạt động dân sự. Bằng cách đó, mỗi công dân không chỉ có thể góp phần đấu tranh cho dân chủ tại nơi mình sống mà còn chung tay bảo vệ các giá trị dân chủ trên khắp thế giới.

Nhà hoạt động trẻ tuổi Joshua Wong chia sẻ những việc cơ bản nhất mà các công dân dân chủ có thể thực hiện:

  1. Theo sát tin tức để nhận ra những dấu hiệu cảnh báo ở nơi bạn đang sống, chẳng hạn như tình trạng phân cực trong xã hội, việc chính quyền kiểm soát người dân, sự thao túng của các nhóm lợi ích, hay việc cảnh sát sử dụng bạo lực đối với các cuộc biểu tình ôn hòa.
  2. Lên tiếng về những vấn đề bằng cách chia sẻ suy nghĩ trên mạng xã hội, tham gia các tổ chức xã hội dân sự có cùng mối quan tâm đến vấn đề. Khẩu hiệu quan trọng nhất cần ghi nhớ là “thấy chuyện không hay xảy ra, hãy nói ra”.
  3. Học cách phát hiện thông tin sai sự thật trên mạng xã hội và trên các trang tin tức. Thường xuyên vào các trang chuyên kiểm chứng thông tin, trao đổi với bạn bè để cùng tập luyện kỹ năng phân biệt tin thật và giả.
  4. Tình nguyện tham gia vào một chiến dịch tranh cử để trực tiếp hiểu rõ về thể chế dân chủ tại nơi mình sống. Đối với người Việt Nam, đây là điều không khả thi vào thời điểm hiện tại. Tuy vậy, bạn vẫn có thể tìm hiểu các vấn đề thể chế của đất nước mình, đặc biệt là qua các kỳ bầu cửđại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân.
  5. Tổ chức hoạt động nhỏ về vấn đề mà bạn quan tâm. Hoạt động đó có thể là một cuộc diễu hành nhỏ – chỉ cần có một người tham gia, một khẩu hiệu, một truyền đơn là đủ để bắt đầu. Nó cũng có thể là bất kỳ hoạt động nào chia sẻ trao đổi thảo luận với những cá nhân có cùng mối bận tâm như bạn.

Dĩ nhiên, những điều Joshua Wong chia sẻ không phải là một công thức chung có thể áp dụng thành công ở mọi nơi trên thế giới.

Nhưng một khi đã thấy áp bức bất công và không muốn nhắm mắt chịu đựng, cho dù sống ở đâu và có khác biệt như thế nào, mỗi người đều có thể tìm ra các con đường riêng để thay đổi.

Thay đổi không phải là việc riêng của các nhà hoạt động như Joshua Wong, mà là của tất cả những người như tôi, hay bạn. Ngọn gió thay đổi không dừng lại khi một ai đó bị cầm tù, hay mất đi. Những ngọn đuốc đã đốt lên cần phải được tiếp tục thắp sáng.

Cộng sản chỉ thành công ở Việt Nam, chứ không phải ở Miến Điện hay Đông Nam Á

Cộng sản chỉ thành công ở Việt Nam, chứ không phải ở Miến Điện hay Đông Nam Á

Bởi  AdminTD

Jackhammer Nguyễn

19-2-2021

 

Hàng chục ngàn người dân biểu tình ở Yangon, Miến Điện, ngày 17/2/2021, phản đối vụ đảo chính của quân đội Miến. Nguồn: AP

Cuộc đảo chính ở Miến Điện bắt đầu ngày 1/2/2021, khi quân đội nước này bắt giam Tổng thống Win Myint, lãnh đạo Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo của đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ, xóa bỏ chính quyền dân chủ vừa được dân bầu lên. Các cuộc biểu tình của đủ mọi thành phần, mọi giới trong xã hội, nổ ra tại các thành phố lớn, thách thức quân đội nước này.

Báo chí nhà nước Việt Nam dựa vào các nguồn phương Tây đưa tin, có chừng mực, dù chuyện xảy ra tại một nước láng giềng ASEAN.

Giới chỉ trích tại Việt Nam cũng như tại cộng đồng người Việt hải ngoại, có nhiều bài viết nhận định về Miến Điện nhiều hơn. Tựu chung, các bài viết này so sánh Miến Điện và Việt Nam, kết luận rằng, dù cùng là nước Đông Nam Á, cùng tình trạng mất dân chủ như nhau, nhưng cuộc đấu tranh vì dân chủ tại xứ Miến mạnh mẽ hơn ở Việt Nam rất nhiều.

Ngày 16/2/2021, tác giả Lê Quang có bài: “Miến Điện là một tình huống cực đoan hóa của nền móng Chủ Nghĩa Xã Hội”, nói về ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác tại Đông Nam Á. Trong bài, tác giả so sánh sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác đối với các nước Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Miến Điện, và kết luận rằng, “nói thẳng ra thì chủ nghĩa Mác của Đông Nam Á cần được nhìn nhận rằng nó đã là chủ nghĩa Mác của Trung Quốc…”

Ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản đối với Việt Nam và Miến Điện

Về mặt chủng tộc, có thể người Việt và người Miến có nguồn gốc khá gần nhau. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ chủng tộc, thì cả hai đều liên quan đến nhóm người Mon-Khmer ở Đông Nam Á từ rất xưa.

Lịch sử của hai quốc gia đi theo hai hướng rất khác nhau trong cả ngàn năm. Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc, người Miến thì thuần thục văn hóa Ấn Độ. Phật giáo là quốc giáo của Miến, trong khi Việt Nam chịu Bắc thuộc cả ngàn năm, trong đó có giai đoạn Phật giáo bị nhà Minh tàn phá rất khốc liệt. Người Tàu chưa bao giờ cai trị Miến Điện, mà đất nước này chỉ có một giai đoạn ngắn bị các đội quân Mông Cổ tấn công.

Trong các nước Đông Nam Á, ngoài đảo quốc Singapore, có lẽ Việt Nam là nước ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa nặng nề nhất.

Với sự khác biệt giữa Việt Nam và Đông Nam Á nói chung, Việt Nam và Miến Điện nói riêng, sự tiếp xúc với chủ nghĩa Mác sẽ đưa đến những kết quả khác nhau. Có lẽ tác giả Lê Quang đã đúng khi nói chủ nghĩa Mác ở Miến, khác với chủ nghĩa Mác ở Lào hay ở Việt Nam, nhưng lại kết luận Đông Nam Á có thứ chủ nghĩa Mác kiểu Trung Quốc, là một kết luận mâu thuẫn, tôi không cho là đúng.

Nếu ông Lê Quang bàn về ảnh hưởng triết học Mác ở Đông Nam Á thì đúng phần nào, nhưng bài viết dễ gây cho người đọc hiểu lầm là bàn về mô hình nhà nước cộng sản.

Theo tôi thì chủ nghĩa cộng sản chưa bao giờ bén rễ ở Đông Nam Á, ngoại trừ Việt Nam, và trường hợp cực đoan Khmer đỏ của Cambodia, mà thật ra cộng sản Khmer cũng xuất thân từ đảng Cộng sản Đông Dương mà ra.

Việt Nam, cũng như Bắc Triều Tiên, hai quốc gia nằm trong vòng ảnh hưởng rất mạnh của Khổng giáo, là hai nơi rất thành công của chủ nghĩa cộng sản châu Á, cộng với Trung Quốc, trên thực tế đã biến phần lớn không gian Đông Á trở thành một phiên bản cộng sản. Ảnh hưởng của cộng sản ở khu vực Đông Á còn mạnh hơn ở Đông Âu, nơi mà nếu không có Hồng quân sau thế chiến thứ 2, thì chưa chắc đã có chủ nghĩa cộng sản.

Gốc gác trật tự Khổng giáo hủ nho, là một mảnh đất màu mỡ để chủ nghĩa cộng sản cắm rễ mạnh mẽ lại Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam. Các quốc gia còn lại ở Đông Nam Á, ảnh hưởng Phật giáo, bị cộng sản ảnh hưởng rất yếu ớt.

Ngay cả như nước Lào hiện nay, dù là do đảng cộng sản lãnh đạo, nhưng xã hội Lào vẫn dễ chịu và phóng khoáng hơn xã hội cộng sản Việt Nam. Ở Việt Nam, các vùng đất có lịch sử ít nhiều “Đông Nam Á” hơn, từ đèo Hải Vân trở vào, tính chất toàn trị cũng nhẹ hơn, đặc biệt là vùng Nam bộ, đất xưa của Phù Nam, bị ảnh hưởng bởi văn hóa Champa.

Các đảng cộng sản Đông Nam Á, phần đông có quan hệ với cộng đồng người Hoa nhập cư, như các đảng ở Indonesia, Malaysia, hay là được sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, như trường hợp Thái Lan, đều thất bại.

Tại Miến Điện, tên gọi quốc gia một thời là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Miến Điện, đúng là có hơi hướng rất cộng sản, nhưng thật ra chế độ cộng sản toàn trị chưa bao giờ cắm rễ ở Miến. Sự cầm quyền của giới quân nhân Miến giống với sự cầm quyền của giới quân nhân ở Indonesia, Thái Lan, Philippines, hay thậm chí là miền Nam Việt Nam trước kia. Trong thời kỳ cực thịnh của các quốc gia cộng sản toàn cầu, sau năm 1975, trong sách giáo khoa của họ liệt kê 13 nước cộng sản, trong đó có ba nước Đông Dương, chứ không có Miến Điện.

Tại Miến, người ta không thấy có hệ thống chi bộ lan tỏa vững chắc như trong 13 quốc gia cộng sản kể trên.

Xã hội Miến dù bị nhóm quân phiệt cai trị, nhưng chưa bao giờ chìm vào hệ thống chi bộ như những vòi bạch tuộc ở 13 quốc gia cộng sản. Hệ thống chi bộ này chính là mô hình nhà nước cộng sản hiện đại, thí nghiệm có được hình ảnh nhất của chủ nghĩa Mác. Mô hình này đã thất bại ở châu Âu và Nga, nhưng vẫn còn mạnh ở châu Á, nhưng mà là châu Á Khổng giáo, chứ không phải Đông Nam Á.

Vì thế, mặc dù hiện nay Miến Điện đang chìm vào một cuộc khủng hoảng có nguy cơ ảnh hưởng đến một nền dân chủ vừa mới manh nha hình thành, nhưng tôi cho rằng đất nước này, với lịch sử chưa từng bị hệ thống toàn trị chi bộ đè nén, sẽ có dân chủ hóa hơn Việt Nam bị cộng sản cai trị.

Sự cai trị của các chế độ độc tài quân phiệt, dù cũng tàn ác, nhưng không phá hoại cơ sở hạ tầng xã hội bình thường của con người như các chế độ toàn trị cộng sản.

McConnell đối đầu với Trump

Bình luận của nhà Báo Ngô Nhân Dụng tương đối hợp lý, nhưng khá dè dặt vì có vẻ đi nước đôi để có thể thắng hoặc hòa vốn nếu sự việc không diễn biến đúng như dự đoán.

Theo tôi, McConnell sẽ nhân cơ hội nào đó sẽ loại trừ Trump để diệt hậu họa lôi kéo và thao túng ảnh hưởng trong đảng. Vì con cờ Trump đã hết nước đi…. Trong khi chờ đợi McConnell sẽ lợi dụng Trump để loại bớt những kẻ phản bội đang bám theo Trump…

********

McConnell đối đầu với Trump

Ngô Nhân Dụng

Sau khi Tổng thống Donald Trump từ giã Tòa Bạch Ốc, Nghị sĩ Mitch McConnell trở thành “người cầm cờ” của đảng Cộng Hòa. Trong một thập niên từ 2008, ông đã đóng vai trò đó, là một cột trụ giữ cho đảng vững vàng.

Vai trò của ông McConnell nổi bật khi Tổng thống Barak Obama nhậm chức. Nước Mỹ bắt đầu sống với vị tổng thống da đen đầu tiên, họ còn chưa quen. McConnell thành lãnh tụ đảng đối lập.

Phải công nhận, Mitch McConnell đầy kinh nghiệm và không thiếu gì thủ đoạn. Thủ đoạn được nhiều người nhắc nhở nhất là vào năm 2016, ông đã không đưa ra bàn vụ Tổng thống Obama đề cử Thẩm phán Merrick Garland vào một ghế trống trong Tối cao pháp viện. Ông McConnell, lúc đó là trưởng khối đa số, nêu lý do trì hoãn: Tám tháng nữa dân Mỹ sẽ bầu tổng thống; hãy để dân quyết định.

Lúc đó ông Trump chưa nổi bật nhưng ông McConnell đoán đảng Cộng Hòa có hy vọng. Tám năm trong thời Obama, nhiều người da trắng không cảm thấy thoải mái, chưa thể chấp nhận dễ dàng một vị tổng thống da đen. Ông Donald Trump đắc cử, có cơ hội đưa thêm hai thẩm phán trẻ vào Tối cao pháp viện: Neil M. Gorsuch, Brett M. Kavanaugh; nhờ công của McConnell.

Đến tháng Tám năm 2020, lại có một ghế trống. Tổng thống Trump hãy cử ngay người điền khuyết. Và sau đó 52 nghị sĩ Cộng Hòa đã phong bà Amy Coney Barrett làm Thẩm phán Tối cao.

Nhiều người công kích ông McConnell tại sao không đợi, chỉ trong ba tháng, cho dân bỏ phiếu bầu tổng thống mới? Ông trả lời: Năm nay khác năm 2016!

Có thể nói McConnell đã khôn khéo giúp đảng Cộng Hòa thực hiện được các chính sách cố hữu. Vì ông đã dùng địa vị trưởng khối đa số để thúc đẩy việc phong nhậm rất nhiều thẩm phán có khuynh hướng bảo thủ, từ Tối cao pháp viện xuống đến cấp phúc thẩm và sơ thẩm, trong bốn năm qua. Ngược lại, trong thời ông Obama, việc thảo luận và phong nhậm diễn ra cứ từ từ, chậm chạp không bao giờ vội vã.

Trên mặt lập pháp, McConnell cũng thành công ngay trong năm đầu thời ông Obama.

Hai chương trình lập pháp quan trọng nhất của Tổng thống Obama là một ngân sách tái thiết kinh tế sau cơn khủng hoảng 2007, 08; và dự luật cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế. Năm 2009, đảng Cộng Hòa chỉ có 40 nghị sĩ, 58 thuộc Dân chủ liên kết với 2 người độc lập. Trong hoàn cảnh đó, McConnell đã đứng ra kêu gọi hai đảng phải đoàn kết và hợp tác với nhau.

Để thi hành chủ trương hợp tác, các nghị sĩ Cộng Hòa hứa hẹn sẽ thỏa hiệp về bảo hiểm y tế. Ngược lại, họ công kích bản dự thảo ngân sách, yêu cầu cắt giảm bớt nhiều khoản chi tiêu. Năm đó, kinh tế Mỹ mới rớt xuống vực vì cuộc khủng hoảng địa ốc. Cuối cùng quốc hội chấp thuận ngân sách Hồi phục và Tái Đầu tư chỉ có $787 tỷ đô la, mặc dù đảng Dân chủ biết cần phải chi tiêu nhiều hơn để kích thích kinh tế lên.

Sang năm 2010, vì dân chúng thấy kinh tế chưa có dấu hiệu hồi phục, đảng Cộng Hòa đã chiếm đa số ở Quốc hội. Thắng trận đấu ngân sách rồi, các nghị sĩ Cộng Hòa cũng từ chối không thỏa hiệp với dự luật bảo hiểm y tế nữa! Năm nay, chính quyền Joe Biden đã rút kinh nghiệm cũ, không bàn chuyện thỏa hiệp về ngân sách phục hồi kinh tế gần 2 ngàn tỷ đô la nữa!

Mitch McConnell, cùng với nghị sĩ Charles Grassley, Iowa là những kiến trúc sư bầy ra mưu giúp đảng Cộng Hòa kiểm soát quốc hội từ năm 2010, cho đến năm 2021 mới bị mất quyền vì thua ở Tiểu bang Georgia. Từ khi Tổng thống Trump đắc cử, ông McConnell đã ủng hộ ông Trump trên mọi mặt, để đạt được những mục tiêu lâu dài của đảng Cộng Hòa: Cắt giảm thuế cho các công ty và bổ nhiệm các thẩm phán bảo thủ.

Nhưng năm nay đảng Cộng Hòa không còn giống như trước nữa. Hai khuynh hướng đối nghịch đã xuất hiện! Sáu tháng trước đây, không ai có thể tưởng tượng hai ông Mitch McConnell và Donald Trump lại công khai chỉ trích nhau nặng nề như bây giờ.

Sau khi bỏ phiếu không buộc tội ông Trump, ông McConnell đã viết một bài trên Nhật báo Wall Street Journal. Ông giải thích rằng ông chỉ theo hiến pháp Mỹ. Mục đích đàn hạch là để truất quyền. Cho nên không thể xét xử một người đã mãn nhiệm.

Nhưng ông McConnell vẫn coi ông Trump “chịu trách nhiệm tinh thần và thực tế” về cuộc bạo loạn tấn công quốc hội ngày 6 tháng 1, 2021. Ông kể tội ông Trump đã kích thích những kẻ quá khích, liên tục nói những điều hoàn toàn sai sự thật về bầu cử gian lận. Khi cuộc bạo loạn diễn ra ông Trump vẫn chỉ lo kết tội phó Tổng thống Mike Pence, và sau đó còn khen ngợi các kẻ phạm tội. Sau những lời buộc tội này, ông Trump quyết định chặt cầu!

Cựu tổng thống Trump đã trả đòn. Ông Trump không tiếc dùng những lời miệt thị, “Mitch là tên chính trị gia nhăn nhó, rầu rĩ, không biết cười.” Ông nói thẳng điều ông ân hận nhất là năm ngoái đã giúp McConnell tái đắc cử ở Kentucky: “McConnell đã lạy van xin tôi ủng hộ… Nếu không được tôi giúp thì ông ta đã thua và thua đậm.” Nói vậy cũng khó tin, vì tỷ số phiếu thắng của ông McConnell quá cao, tới 20%, nếu không có ông Trump thì McConnel cũng đắc cử lại.

Ông Trump còn vẽ một đường ranh giới. Ông đưa ra một lựa chọn cho các đại biểu quốc hội: Hoặc theo Trump, sẽ được ủng hộ và được tái cử; hoặc theo McConnell, sẽ bị trừng phạt, loại ngay từ vòng bầu sơ bộ trong đảng. “Những nghị sĩ Cộng Hòa nào còn đi theo Mitch thì sẽ không bao giờ đắc cử nữa.”

Ông Mitch McConnell tỏ ra vẫn chỉ lo cho tương lai đảng Cộng Hòa. Ông lo rằng nếu đảng của Cộng Hòa biến thành một “Đảng Trump” thì sẽ khó khôi phục lại địa vị cũ. Năm 2016 đảng Cộng Hòa đã chiếm đa số ở hai viện Quốc hội, và làm chủ Tòa Bạch Ốc. Năm 2018, đảng mất Hạ viện. Năm 2020, vì dân Mỹ thất vọng với ông Trump, đảng đã mất cả ba. Khi ông Trump nhiệt liệt ủng hộ bà Marjorie Taylor Greene, dân biểu Georgia, thì ông McConnell gọi bà này là một cái bướu ung thư trong đảng, với những điều dối trá mà bà tin tưởng.

Ngày Thứ Ba, Cựu tổng thống Trump đổ tội cho McConnell, nói rằng vì ông ta mà đảng Cộng Hòa mất hai ghế nghị sĩ ở Tiểu bang Georgia. Nhưng nhiều người nghĩ lỗi là do ông Trump. Trước ngày dân bỏ phiếu ông đã liên tục đả kích giới lãnh đạo Cộng Hòa ở tiểu bang, khi họ từ chối không “tìm” thêm phiếu giúp cho ông thắng. Ông Trump cũng đả kích ông McConnell về những mối làm ăn với Trung Cộng. Bà vợ ông nghị sĩ là một người gốc Hoa, bà đã làm bộ trưởng trong thời các Tổng thống Bush và Trump. Nhưng chính cô Ivanka Trump cũng tính làm ăn ở Trung Quốc; năm 2017 Tập Cận Bình đã công nhận ngay 30 nhãn hiệu hàng hóa cô tính bán, sau khi ông bố đắc cử.

McConnell chỉ chú trọng đến mục tiêu, là làm sao năm tới đảng Cộng Hòa sẽ chiếm lại thế đa số ở Quốc hội. Muốn vậy, phải đưa ra những ứng cử viên “có thể đắc cử.” McConnell hứa sẽ ủng hộ ứng cử viên nào của ông Trump mà năm 2022 có hy vọng thắng. Điều quan trọng là các ứng cử viên đó có thể thắng hay không. Tất nhiên, McConnell và Trump sẽ không đồng ý 100% ai là người có hy vọng thắng. Vì thế, hai người sẽ còn xung khắc ít nhất cho tới tháng 11 năm 2022.

Từ nay đến ngày đó, Tổng thống Trump sẽ củng cố uy tín với những người ủng hộ ông vô điều kiện. Họ là một “nền tảng” vẫn theo đảng Cộng Hòa từ bao năm qua, không thể thiếu được. Ông McConnell sẽ phải “đi dây” – một mặt chống các thành phần quá khích đang theo ông Trump, mặt khác lại không được gạt bỏ những người thuộc “nền tảng” của đảng dù họ chỉ trung thành với cựu tổng thống.

Chúng ta có thể đoán được, trong những ngày sắp tới ông Trump có thể tiếp tục tấn công ông McConnell cho hả giận. McConnell sẽ tránh đòn; chờ ông Trump phải nghỉ mệt vì còn bị rắc rối vì những vụ kiện khác. McConnell sẽ chĩa mũi dùi vào đối thủ chính, tấn công các chính sách của chính quyền Joe Biden, từ kinh tế, xã hội cho đến vấn đề di dân. Đó là một cách giúp cho dư luận bớt chú ý đến cảnh chia rẽ trong đảng mình.

Người Mỹ gọi Mitch McConnell là “chiến thuật gia chính trị” tinh xảo. Năm 2026 chắc ông sẽ không ra tranh cử nữa, vì tuổi đã gần 90. Người Việt Nam có thể gọi ông là một “cáo già” chính trị, hai chữ “cáo già” không có nghĩa phỉ báng. Geoffrey Kabaservice, một giám đốc Viện Nghiên cứu Chính trị Niskanen Center, ở Washington, nói giản dị: “Chưa thấy ai đánh cá ngược với Mitch McConnell mà ăn tiền cả.” Chờ coi ông Trump có thể đánh McConnell mà vẫn “ăn” hay không!

– Hình chụp năm 2019, TT Donald Trump (đang nói), và nghị sĩ Mitch McConnell (bìa phải).

May be an image of 6 people and people standing

 Miến Điện: Biểu tình chống đảo chính trên internet

 Miến Điện: Biểu tình chống đảo chính trên internet

Đăng ngày: 18/02/2021  

Một người biểu tình giương cao biểu ngữ phản đối đảo chính, tại Naypyitaw, Miến Điện, ngày 18/02/2021

Một người biểu tình giương cao biểu ngữ phản đối đảo chính, tại Naypyitaw, Miến Điện, ngày 18/02/2021 REUTERS –

Anh Vũ

Song song với các cuộc biểu tình liên tiếp từ 14 ngày qua tại các thành phố lớn trên khắp đất nước Miến Điện, cuộc đấu tranh phản đối đảo chính còn diễn ra trên mạng internet. Chính quyền quân sự cắt internet, những người phản kháng đáp trả bằng cách tấn công vào các trang mạng của chính phủ.

Hôm nay, 18/02/2021, các tin tặc đã tấn công vào các trang internet của chính phủ do giới quân nhân quản lý. Trong số đó có các trang của Ngân hàng Trung ương, trang tuyên truyền của quân đối, kênh truyền hình Nhà nước MRTV và nhiều cơ quan quản lý của chính phủ khác.

Trên Facebook, một nhóm tin tặc thề “chiến đấu vì công lý cho Miến Điện” và coi hành động của họ là cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự trên mạng bên cạnh các cuộc xuống đường của hàng trăm nghìn người dân.

Những ngày qua nỗi phẫn nộ của người dân Miến Điện quay sang Trung Quốc, tố cáo nước này đã giúp chính quyền quân sự cắt mạng internet. Qua kênh ngoại giao, Bắc Kinh đã phủ nhận hoàn toàn không can dự vào cuộc chính biến tại Miến Điện.

Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh Zhifan Liu tường trình:

Các cáo buộc liên quan đến việc Bắc Kinh can dự vào cuộc đảo chính quân sự là hoàn toàn vô nghĩa và không có căn cứ, theo đại sứ Trung Quốc tại Miến Điện. Ông Trần Hải (Cheng Hai) quả quyết rằng Trung Quốc đã duy trì mối quan hệ thân thiện với quân đội cũng như với chính phủ dân sự trước đây.

Đại diện ngoại giao Trung Quốc lên tiếng sau khi có những tin đồn tố cáo chế độ Cộng Sản Bắc Kinh đã đứng sau vụ lật đổ chính phủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Phong trào bất tuân dân sự cũng tố cáo Bắc Kinh giúp quân đội Miến Điện cắt internet trong nước. Tuần qua đã có nhiều người biểu tình phản đối trước đại sứ quán Trung Quốc ở Rangoon.

Sau hôm đảo chính quân sự 01/02, truyền thông Trung Quốc đã đồng thanh nói rằng đó là cuộc cải tổ chính phủ quan trọng. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình từng có mối quan hệ tốt với bà Aung San Suu Kyi, người đã chấp nhận tham gia vào dự án hạ tầng cơ sở do chủ tịch Trung Quốc khởi xướng “Con đường tơ lụa mới”.

Trong lúc hình ảnh của Trung Quốc đang xấu đi nhiều trên trường quốc tế với các tranh cãi xung quanh cuộc khủng hoảng y tế, vấn đề dân chủ Hồng Kông hay nhân quyền ở Tân Cương, Bắc Kinh giờ đây đang cố gắng giữ khoảng cách với chế độ độc tài quân sự Miến Điện. 

Trump tuyên chiến với McConnell trong tuyên bố tấn công nảy lửa

Trump tuyên chiến với McConnell trong tuyên bố tấn công nảy lửa

Drew Angerer/Getty Images

(Politico) – Cựu Tổng thống Donald Trump vào thứ Ba tuyên chiến với Lãnh tụ Thiểu số Thượng viện Mitch McConnell trong tuyên bố mang tính cá nhân, chống lại lãnh đạo Cộng hoà vì đã không hậu thuẫn nỗ lực làm suy yếu bầu cử 2020 của ông ta.

“Mitch là kẻ tấn công chính trị cố chấp, ủ rũ và thiếu sinh khí, và nếu các Thượng nghị sĩ Cộng hòa đang đứng về phía ông ta thì họ sẽ không thắng lần nữa,” Trump ghi trong tuyên bố được tổ chức hành động chính trị của ông ta gởi ra. “Ông ta sẽ không bao giờ làm những gì cần làm, hoặc làm những gì đúng đắn cho quốc gia chúng ta. Lúc cần thiết và phù hợp, tôi sẽ ủng hộ những đối thủ vòng sơ bộ, những người ủng hộ Tạo dựng Nước Mỹ Vĩ đại lại, và chính sách Nước Mỹ trên hết của chúng ta. Chúng ta muốn một lãnh đạo xuất sắc, mạnh mẽ, thấu đáo, và biết quan tâm.” Ông Trump khẳng định, sự yếu kém của Thượng nghị sĩ Cộng hoà từ Kentucky đã góp phần làm cho Cộng hoà mất thế đa số tại Thượng viện. “Sự cống hiến của McConnell vào công việc như thường lệ, những chính sách nguyên trạng, đã nhanh chóng khiến ông ta từ Lãnh tụ Đa số rớt xuống thành Lãnh tụ Thiểu số, và việc này sẽ càng ngày trở nên tồi tệ hơn.”

McConnell công khai lên án cựu Tổng thống sau vụ bạo động diễn ra tại Capitol vào ngày 6 tháng 1, bỏ lại 4 năm ủng hộ từ lãnh đạo Thượng viện Cộng hoà. Mặc dù bỏ phiếu chống lại truy tố ông Trump sau phiên xét xử luận tội, McConnell trên sàn Thượng viện lại tuyên bố, Trump chịu trách nhiệm về mặt thực tế và mặt đạo đức đối với vụ bạo loạn khiến 5 người bị thiệt mạng.

McConnell lập luận, Thượng viện không thể xét xử và truy tố một cựu tổng thống vì việc này vi hiến. Nhưng ông lại chia sẻ với đồng nghiệp rằng, ông Trump có thể đối mặt với truy tố hình sự.

McConnell vào Chủ nhật có bài xã luận đăng trên tờ Wall Street Journal nhằm bảo vệ quyết định của mình, và bài báo đã làm ông Trump nổi giận, theo một nguồn tin thông thạo sự việc. Nguồn tin này cho hay, đích thân ông Trump đọc cho nhân viên viết tuyên bố chỉ trích McConnell. Và tuyên bố được công bố đã phần nào bớt giọng điệu giận dữ sau khi cố vấn hàng đầu của ông Trump, Jason Miller, viết lại.

Nguồn tin xác nhận, tuyên bố có thể tồi tệ hơn rất nhiều. Bản thảo tử cựu Tổng thống chế nhạo McConnell có nhiều nọng, nhưng ông Trump được các cố vấn thuyết phục bỏ đoạn này ra. “Có nhiều thứ được lặp đi lặp lại, và chắc chắn nói về ông ấy có nhiều nọng, và không đủ khôn ngoan,” nguồn tin nói.

Văn phòng Lãnh tụ Thiểu số Thượng viện hiện chưa đưa ra lời bình luận, nhưng trong một cuộc phỏng vấn với Politico vào tối thứ Bảy vừa qua, McConnell cho hay, ông sẽ không cho phép Trump đứng ngán đường Cộng hòa giành lại đa số Thượng viện vào năm 2022. McConnell chia sẻ, ông sẵn sàng tham gia vào vòng sơ bộ của Cộng hoà nếu cựu Tổng thống hậu thuẫn một ứng cử viên khó có khả năng giành chiến thắng tổng tuyển cử.

“Mục tiêu của tôi trong mọi cách là có được những ứng cử viên đảng Cộng hoà có thể thắng vào tháng 11,” McConnell nói. “Một số họ có thể là người được cựu Tổng thống ưa thích, một số họ có thể không. Điều duy nhất mà tôi quan tâm là thắng cử.”

Tuyên bố của ông Trump hầu như chắc chắn gia tăng cuộc chiến trong nội bộ Cộng hoà về tương lai của Đảng sau nhiệm kỳ của ông Trump. Trong khi những đồng minh khác của cựu Tổng thống như Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (Cộng hoà – South Carolina) nói rõ sẽ vẫn gắn bó mật thiết với ông Trump, thì hầu hết Thượng nghị sĩ Cộng hoà đã theo sự lãnh đạo của McConnell trong phiên xét xử luận tội. Mặc dù chỉ có 7 Thượng nghị sĩ Cộng hoà bỏ phiếu truy tố cựu Tổng thống, nhưng đa số các nhà lập pháp Cộng hoà tại Thượng viện không bênh vực hành vi của ông Trump, thay vào đó tập trung vào những lập luận pháp lý chống lại việc truy tố.

Trump thường xuyên tấn công các nhà lập pháp Cộng hoà nào từ chối hậu thuẫn những tuyên bố gian lận bầu cử vô căn cứ. Sau khi Thống đốc và Chánh Thư ký Cộng hoà của tiểu bang Georgia phản đối nỗ lực không chấp nhận chiến thắng của Tổng thống Joe Biden, ông Trump đã đe doạ chống lại hai người này trong vòng thách thức sơ bộ.

Và khi cựu Phó Tổng thống Mike Pence từ chối phản đối kết quả bầu cử trong thời gian làm chủ toạ kiểm phiếu cử tri đoàn tại Quốc hội, ông Trump đã lên Twitter chỉ trích, chế giễu cựu Phó Tổng thống, vô hình dung đã thúc đẩy những kẻ bạo loạn truy tìm và đòi “treo cổ Mike Pence” khi bọn họ xông vào Điện Capitol.

Cựu Tổng thống chỉ trích McConnell đã “không làm gì cả và sẽ không làm gì cả để bảo đảm một hệ thống bầu cử công bằng trong tương lai.”

– Thượng nghị sĩ Mitch McConnell phát biểu tại Phòng phía Đông của Nhà Trắng vào ngày 6 tháng 11 năm 2019. | Hình ảnh Drew Angerer / Getty

https://www.politico.com/…/trump-attacks-mcconnell-in…  

Giới trí thức chống bạo quyền…

 Van Pham

Giới trí thức chống bạo quyền….

Ngô Nhân Dụng

Anastasia Vasilyeva biết đám công an của ông Putin sẽ đến bắt mình. Vì Alexei Navalny và nhiều nhà đối lập chống Putin bị bắt cả rồi. Bà Vasilyeva, chủ tịch Nghiệp đoàn Y sĩ, đã sẵn sàng.

Không biết khi biết mình sắp bị công an đến gõ cửa, các cô Lê Thị Công Nhân, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vi, Phạm Đoan Trang, ở nước ta, đã chuẩn bị như thế nào? Rất nhiều người sống dưới chế độ cộng sản luôn lo sẵn khăn gói, lương khô, áo quần, vân vân, chỉ chờ công an đến là lên đường vào tù!

Anastasia Vasilyeva không chuẩn bị theo lối cổ điển như vậy. Theo bản tin Reuters, bà đang ngồi trước cây đàn piano màu trắng, dạo bản đàn rất phổ thông, “Tặng Elise” (Für Elise) của Beethoven lúc 9 giờ sáng ngày 27 tháng Giêng 2021. Mật vụ ập vào, một cô công an trịnh trọng cầm đọc bản án lệnh. Anastasia vẫn tiếp tục đàn. Cho đến lúc hết bài, đứng dậy, bà nói với đám công an đến bắt mình: “Vỗ tay đi chớ?”

Dĩ nhiên, không ai biết vỗ tay…..

Đoạn video dài mấy phút được đưa lên mạng, hàng triệu người khắp thế giới hoan nghênh – và vỗ tay. Anastasia Vasilyeva may mắn sống trong thời đại tin học. Nhờ internet, mạng xã hội và điện thoại di động có thể chụp hình, quay phim, giới đấu tranh ở Nga bây giờ không bị cô lập tuyệt đối như Anna Akhmatova, Osip Mandelstam trong thời Stalin; Andrei Sakharov và Aleksandr Solzhenitsyn thời Khrushchev, Brezhnev; hay như Nhà văn Lưu Hiểu Ba, Luật sư Trần Quang Thành ở bên Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình.

Giới trí thức thường thay miệng người dân lên tiếng chống bạo quyền. Đặc biệt là ở nước Nga. Chữ “intelligentsia,” giới trí thức, được dùng trong nhiều ngôn ngữ Âu châu, gốc tiếng Nga. Hoàng đế Đỏ Stalin kiêng nể giới trí tức, không như đám bạo chúa Á châu. Mao Trạch Đông thì nói thẳng rằng giới trí thức không ích lợi bằng cục phân. Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng vẫn học tập tư tưởng Mao Chủ tịch từ thời đó.

Dân Nga tiếp xúc với Âu châu nhiều thế kỷ, các hoàng đế vẫn mời các triết gia, các nhà khoa học Tây Âu làm quốc khách, rất trọng vọng. Có lẽ vì thế người dân cũng kính trọng các thi sĩ, các nhạc sĩ, các nhà khoa học.

Năm 1934, thi sĩ Osip Mandelstam viết một bài thơ chế nhạo Stalin, chỉ đọc trong các cuộc gặp gỡ bạn bè, đọc thuộc lòng, không ai chép ra. Nhưng cuối cùng mật vụ cũng có một bản. Bị hỏi cung, vì danh dự thi sĩ nhận mình là tác giả. Thay vì tìm cách lên án tử hình Mandelstam, Stalin đã gọi điện thoại cho Boris Pasternak, hỏi ông có mặt khi Mandelstam đọc bài thơ đó không. Pasternak lảng tránh không trả lời. Stalin lại hỏi Mandelstam có phải một thi sĩ lớn hay không. Pasternak chỉ nói mình với Mandelstam làm thơ khác nhau, các chuyện khác không quan trọng. Cuối cùng, Stalin dằn mặt: “Nếu anh muốn cứu bạn anh thì anh đã không nói như thế!” Pasternak sau đó đã đi vận động với nhiều người trong Bộ Chính Trị xin cứu Mandelstam. Nhà thơ không bị giết, chỉ bị đưa đi đầy, 4 năm sau mới chết.

Ngay cả ông Hoàng đế Đỏ cũng nổi lòng ganh tỵ khi thấy các nhà thơ được hoan hô. Trong thời Đại chiến Thứ Hai nữ sĩ Anna Akhmatova và Boris Pasternek được mời tới trình diễn trong một nhà máy. Các công nhân chăm chú nghe họ đọc thơ. Có lúc họ cất tiếng đọc cùng thi sĩ, những bài thơ mà nhiều người Nga đã thuộc lòng! Cuối cùng tất cả đứng dậy vỗ tay. Ngày hôm sau, Stalin hỏi một cận thần: “Đứa nào bày ra cái trò đứng dậy vỗ tay thế?” Có lẽ vì thời niên thiếu Stalin cũng từng là một thi sĩ đang lên, viết bằng tiếng Georgia, thơ đã được in trong nhiều tạp chí có giá trị– nhưng sau này ông ta tuyệt đối không muốn nhắc tới tiếng mẹ đẻ.

Nhạc sĩ Dmitri Shostakovich đã từng là một nạn nhân của Stalin. Ông nổi tiếng trong âm nhạc không khác gì Pasternak trong thi ca. Ông đã viết các bản giao hưởng ca ngợi cách mạng, nhưng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị phê bình là có khuynh hướng văn nghệ tự sản, xa rời quần chúng.

Tai nạn đã giáng xuống năm 1936 khi Stalin mang cả Bộ Chính Trị đến coi vở nhạc kịch Lady Macbeth của Shostakovich, đang được khắp nơi hoan hô. Nửa chừng, Stalin đứng dậy ra về. Ngày hôm sau, nhật báo đảng Pravda đăng một bài đả kích kịch liệt vở opera, coi như không phải là âm nhạc nữa. Các báo khác, cả tờ báo của hội nhạc sĩ cũng chỉ trích, bạn bè bắt dầu xa lánh nhạc sĩ. Lợi tức của ông bị giảm ba phần tư!

Shostakovich biết rằng mình sẽ bị trừng phạt. Khác với Anastasia Vasilyeva năm nay, năm 1937 Shostakovich chuẩn bị sẵn sàng chờ công an đến bắt đưa lên Siberia, như thi sĩ Osip Mandelstam đã chết ở đó. Ông được mời tới trụ sở Mật vụ NKVD (tiền thân của KGB). Sau khi “làm việc” cả ngày, ông được viên công an thẩm vấn cho về, hẹn một tháng sau tới hỏi cung tiếp. Ông sợ đến nỗi đêm ra ngủ một mình ở gầm cầu thang. Người em của vợ ông, nhà vật lý học Vsevolod Frederik, bà mẹ vợ, cùng vài người bạn nhạc sĩ đã bị bắt đi trại cải tạo.

Đúng ngày hẹn, Shostakovich đến trụ sở NKVD, mang theo cái va ly chứa đủ quần áo, khăn tắm, bàn chải và thuốc đánh răng, đứng xếp hàng chờ đến lượt mình được hỏi cung. Ông nói với viên thư ký mình đã có hẹn, đọc tên họ viên chức mật vụ đang đợi mình. Người thư ký mở sổ ra coi, rồi bảo: Đồng chí đó hôm nay bận việc. Anh về đi. Chúng tôi sẽ cho gọi anh sau.

Nhưng Shostakovich không bao giờ bị gọi lại. Về sau ông dò hỏi những người quen trong guồng máy công an, họ bảo cái anh công an mật vụ hỏi cung ông đã bị bắt trước ngày ông tới hẹn lần thứ nhì. Sau đó Shostakovich lại tiếp tục soạn những bài ngợi ca các cuộc chiến thắng của Hồng quân và được yên thân. Sau khi Stalin chết năm 1953, không khí dễ thở hơn. Năm 1957 ông viết Giao Hưởng Khúc số 11, đặt tên là “Cách Mạng 1905,” cuộc cách mạng chống Nga hoàng thất bại năm đó. Nhưng ông nói riêng với bạn bè rằng ông thai nghén bản nhạc đó sau cuộc cách mạng Budapest cuối năm 1956, khi dân Hungary nổi lên đòi độc lập tự do rồi bị quân Nga tàn sát đẫm máu.

Khi Stalin đang tính toán cách trừng phạt Osip Mandelstam, một nhân viên đã báo trước với bạo chúa rằng, “Lịch sử bao giờ cũng đứng về phía các thi sĩ. Họ lúc nào cũng nói sự thật.”

Các thi sĩ sẽ sống mãi mãi, sau khi các chế độ đàn áp họ tàn lụi.

Alexei Navalny, nhà tranh đấu chống tham nhũng của chế độ Vladimir Putin cũng nói tương tự khi bị bắt giam. Ông tuyên bố, “Các ông không thể nào làm cho hàng chục triệu người sợ hãi, những người đã bị chính quyền của các ông ăn cướp. Các ông nắm được quyền hành để còng tay tôi, nhưng cái quyền đó không thể kéo dài mãi mãi.”

Ông Navalny, 44 tuổi, đã trở thành người lãnh đạo phong trào đòi dân chủ tự do ở Nga. Ông bị ngộ độc ngày 20 tháng Tám năm ngoái, được đưa qua Berlin chữa trị. Các phòng thí nghiệm ở Đức, Pháp và Thụy Điển xác nhận ông bị đầu độc bằng chất Novichok, thứ độc dược KGB vẫn sử dụng để thủ tiêu những người đối lập. Ông được chữa trị, quyết định bay về nước ngày 17 tháng Giêng, rồi bị bắt. Ông bị đem ra tòa án xử, hàng ngàn người biểu tình phản đối ở nhiều thành phố khắp nước Nga.

Sau khi Navalny bị bắt, các tổ chức tranh đấu ở Nga đã truyền trên YouTube một video dài hai tiếng, mô tả một biệt thự bên bờ Hắc Hải, được giới thiệu là xây dựng làm nơi nghỉ ngơi cho Vladimir Putin. Trong biệt thự sang trọng này có những phòng khiêu vũ, “phòng nghe nhạc với nước” (aqua-discotheque) và cả sòng bài. Hàng trăm triệu người đã chuyển đoạn phim cho mọi người cùng coi với những lời bình phẩm cay đắng.

Chế độ Putin không mạnh bằng thời Stalin, vì các phương tiện truyền thông hiện đại tạo thêm sức mạnh cho lớp người thấp cổ bé miệng. Giới trí thức Nga vẫn tồn tại, Họ không sợ hãi như trong thế kỷ trước. Hàng ngàn nhà tranh đấu vẫn chứng tỏ tư cách chững chạc, như Bác sĩ Anastasia Vasilyeva tiếp tục bản đàn của Beethoven trong khi chờ bị bắt.

Dưới chế độ Nguyễn Phú Trọng ở nước ta, các nhà trí thức vẫn không ngừng tranh đấu. Những giáo sư, học giả, nghệ sĩ tập họp trong các nhà xuất bản, trên mạng internet tiếp tục lên tiếng đòi tự do ngôn luận, tự do hội họp. Một Phạm Đoan Trang này bị bắt thì sẽ có nhiều Phạm Đoan Trang khác đứng lên. Họ sẽ cho tất cả mọi người thấy tư cách dũng cảm của người trí thức. Giới trí thức lấy nhân cách của mình làm tấm gương cho cả xã hội. Đó là niềm hy vọng của dân tộc.

Trong một bài viết về “Văn Nghệ và Chính trị,” nhà phê bình Lê Ngọc Trà nhận xét, “Trong xã hội ta, có… chỗ đứng trong tổ chức, đoàn thể, không khó bằng có nhân cách. Điều đó ai cũng thấy rõ và càng ngày càng rõ.” Bài này in trong cuốn Lý Luận và Văn Học xuất bản năm 1990. “Không khó bằng có nhân cách!” Nhận xét đó, đến bây giờ vẫn đúng!

– Biểu tình tại Moscow sau khi Navalny bị bắt, 2 tháng Hai, 2021.