Nỗi sợ hãi của Đảng Cộng sản Việt Nam

From facebơk :  Inna Lyna shared Kèn Ấu‘s post.

“Họ không muốn có chính trị đa đảng vì họ sợ là nếu có những đảng phái độc lập thì đảng cộng sản sẽ thua. Họ không có dũng cảm để tham gia vào một cuộc bầu cử tự do với các đảng phái độc lập khác.”
——————————–

Ông Brad Adams, Giám đốc Phân ban Á Châu của tổ chức Human Rights Watch, nhận định chính xác về nỗi sợ hãi của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:
“Họ không muốn có chính trị đa đảng vì họ sợ là nếu có những đảng phái độc lập thì đảng cộng sản sẽ thua. Họ không có dũng cảm để tham gia vào một cuộc bầu cử tự do với các đảng phái độc lập khác.”
Nếu xét từ cuộc bầu cử tự do đầu tiên và duy nhất vào năm 1946, có thể thấy nỗi sợ này bộc lộ qua hai khía cạnh, mà giới trẻ ngày nay cần phải biết:
Thứ nhất, trong những năm sau khi giành chính quyền, đảng cộng sản đã che giấu thân phận mình và nấp dưới danh nghĩa mặt trận quốc gia giành độc lập là Mặt trận Việt Minh. Điều này được thừa nhận trong các giáo trình về lịch sử đảng cộng sản, nhưng với lý do đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, như cụ Trần Trọng Kim, vị Thủ tướng Việt Nam đầu tiên, đã nhận định trong quyển hồi ký “Một cơn gió bụi”, họ phải che đậy bản chất cộng sản để thu hút phiếu bầu, vì giới bình dân không ai biết cộng sản là gì, còn giới trí thức thì hiểu quá rõ đấy là ai.
Thứ hai, trong khoảng thời gian ngắn từ 19/8/1945 đến cuối năm 1946 khi chạy lên Việt Bắc, họ đã liên tục bí mật tổ chức các cuộc ám sát và đánh đập những thủ lĩnh và nhân vật có ảnh hưởng của các đảng phái khác, khiến tất cả mọi người – như cựu Đại sứ VNCH tại Mỹ Bùi Diễm mô tả trong quyển hồi ký “Trong gọng kiềm lịch sử” – không ai dám trú ngụ trong cùng một đêm tại một nơi, vì người ta phải di chuyển liên tục để tránh bị phát hiện và ám hại.
Lê Công Định

Thư gửi con gái của một người tị nạn Việt Nam

Thư gửi con gái của một người tị nạn Việt Nam

Xin Cám Ơn Một Nước Mỹ Vĩ Đại

T. Vấn

13-11-2016

Ảnh chụp màn hình. Nguồn: CNBC

Con gái của Bố!

Đã một tuần lễ trôi qua, kể từ đêm hai bố con mình hầu như thức trắng, mỗi người ở một nơi mà khoảng cách không gian tính ra dài gần một ngàn dặm đường. Qua trung gian đường dây điện thoại, bố cảm được nỗi tuyệt vọng của con khi nhìn những con số nhảy múa trên mặt màn hình máy tính. Ở căn nhà cũ của chúng ta, nơi con sinh ra và trưởng thành, rồi bay ra khỏi tổ ấm đi xây dựng đời mình, bố cũng ngồi lặng lẽ trước máy tính, cũng cùng một cảm xúc như con. Vì những con số đang nhẩy múa ấy, đã không như bố và con mong đợi.

Sự không mong đợi ấy, với bố, tuy là một ngạc nhiên thật khó chịu, nhưng không đến nỗi khiến bố bị mất thăng bằng tâm lý. Sống đến từng tuổi này, bố đã nhiều phen trải qua những bất ngờ bi thảm hơn thế, tệ hại hơn thế. Thí dụ như cái kết bất ngờ của cuộc chiến tranh Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, lúc ấy con còn đang ở lơ lửng đâu đâu trong vũ trụ mênh mông này.

Với con, bố biết, đó là một biến cố sẽ ghi dấu trong tâm hồn non trẻ của con như là một trong những sự kiện khó quên của một đời người. Giọng nói sũng nước, ngắt quãng của con qua điện thoại, vào lúc 2 giờ sáng, với một câu đơn giản “Bố chưa đi ngủ hả bố?” đã đủ để bố hiểu hết những gì đang diễn ra trong đầu con lúc ấy.

Cuộc chạy đua vào chức vụ quyền lực nhất hành tinh đã kết thúc. Có một kẻ thắng. Và tất nhiên, bên cạnh đó có một người thua.

Bố biết, cùng với hàng triệu người, hàng chục triệu người, hàng trăm triệu người (Mỹ và không phải Mỹ trên thế giới) đêm hôm đó con đã khóc. Không phải vì kẻ thua. Bố biết điều đó. Nếu nước mắt đổ ra vì một kẻ thua trên đấu trường chính trị, thì chẳng có gì nhiều để nói. Và hẳn là bố sẽ không có động lực để ngồi viết lá thư này cho con. Cho cả những người trẻ đã ôm nhau khóc, hay lặng lẽ ôm mặt tức tưởi một mình như con, đêm hôm đó.

Bố hiểu, nước mắt của con, của những người trẻ cùng trang lứa, đã đổ ra vì kẻ thắng. Hay nói đúng hơn, vì những lá phiếu của gần 60 triệu cử tri Mỹ đã bỏ cho ông ta.

Con khóc cho một niềm tin vào sự tốt đẹp của con người, mà nước Mỹ là nơi sản sinh ra những biểu tượng tốt đẹp nhất, là thành trì kiên cố nhất để bảo vệ, để xiển dương, nay dường như đã không còn là nước Mỹ mà cả thế giới hướng về như một vị cứu tinh mỗi khi hoạn nạn.

Có thể con đang tự hỏi con: Tại sao thế?

Bố cũng đang tự hỏi mình: Một anh trọc phú gặp vận may, cuối đời muốn kiếm thêm một danh vị cho xứng với sự giàu có (?) của mình, thì có gì mà phải bi thảm hóa vấn đề như thế?

Rà soát lại tất cả những gì xẩy ra từ hơn một năm nay, bố trả lời con – và cả với chính bố rằng: Đấy chính là vấn đề. Vì chỉ muốn kiếm thêm một chút danh vọng cuối đời, ông ta đã bất chấp tất cả những chuẩn mực đạo đức tối thiểu của một con người bình thường: dối trá, bịa đặt, mị dân, khơi dậy những phần u tối nhất vồn tiềm ẩn trong mỗi con người để họ tưởng rằng ông ta chính là vị cứu tinh thời đại, chính là sứ thần đến từ trời, và bằng phép lạ trời trao, ông ta sẽ biến đất nước này thành vĩ đại như nó đã từng vĩ đại (trong trí tưởng tượng của ông ta và của phần u tối nhất trong mỗi con người).

 I am the only one who can fix our problems! (Nghĩa là: Tôi là người duy nhất có thể sửa lại những vấn đề tệ hại của nước Mỹ).

Con có còn nhớ trong một buổi nói chuyện với cử tri, sau khi chỉ ra những vấn đề có thật và không có thật của nước Mỹ hiện tại, ông ta đã hùng hồn tự tuyên xưng như thế. I am the only one who can fix our problems!

Thời buổi nhiễu nhương thường hay xuất hiện những kẻ giả hình. Như ở Phi Luật Tân. Như ở nước Anh. Như ở Thổ Nhĩ Kỳ. Và chúng đã thành công trong sứ mạng tiêu diệt những gì tốt đẹp nhất của nhân loại theo lệnh của quỷ dữ, theo lệnh của những ước vọng tội lỗi ngàn đời mà mỗi con người chúng ta, chẳng may, cưu mang từ lúc mở mắt chào đời. Những ước vọng tội lỗi ấy, vốn đã bị trói tay trói chân nhờ những chuẩn mực luân lý, nhờ niềm tin tôn giáo, nhờ những luật pháp được đặt ra để ngăn ngừa, để trừng trị nếu một người nào đó để cho phần thú tính trong mình ngóc đầu dậy làm tổn hại xã hội chung quanh.

Thế nên, cái ý nghĩa biểu tượng đáng sợ nhất của kẻ giành được phần thắng trong cuộc đua nhơ nhuốc, bẩn thỉu chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chính trị Mỹ, chính là đã khơi mào cho niềm hy vọng phục sinh những gì u tối nhất trong phần thú của con người bấy lâu nay bị sự công chính, điều thánh thiện thể hiện qua luân lý, qua tôn giáo, qua luật pháp đè bẹp.

Con biết không! Những người tị nạn Việt Nam mình, mấy chục năm trước đặt chân lên đất Mỹ, nhiều người may mắn chỉ gặp những người Mỹ đầy lòng hảo tâm, đầy lòng trắc ẩn sẵn sàng mở rộng vòng tay chào đón những kẻ hoạn nạn phải lìa bỏ quê hương xứ sở của mình đến đây nương thân, lập nghiệp.

Nhưng vẫn có những người tị nạn Việt Nam khác, chẳng may gặp phải những ánh mắt rẻ rúng, khinh miệt, thậm chí có những cử chỉ xua đuổi, dọa nạt nơi một số người bản xứ hẹp hòi, ích kỷ. Sở dĩ họ không dám làm điều gì tệ hại hơn là vì xứ sở này có luật pháp. Mà nếu họ vi phạm luật pháp thì chắc chắn sẽ phải gánh chịu hậu quả không hay. Nhờ vậy, chúng ta được sống an ổn, được có cơ hội vươn lên nơi mảnh đất hợp chủng này.

Con thử tưởng tượng chúng ta là những kẻ chân ướt chân ráo nhập cư nước Mỹ khi kẻ vừa thắng cuộc tranh cử đang chuẩn bị cầm quyền, khi những luận điệu dối trá mị dân của ông ta còn tươi rói bên tai những kẻ ủng hộ cho ông ta, khi mà cảm thức “phục hồi lại một nước Mỹ vĩ đại” đang thừa thắng xông lên trong mọi ngõ ngách của đời sống thường nhật: công ăn việc làm, sinh hoạt văn hóa xã hội . . . thì liệu cơ hội cho những kẻ “khốn cùng” này có được bao nhiêu phần may mắn như chúng ta đã từng may mắn mấy chục năm trước?

Dường như trong những kẻ tị nạn Việt Nam năm xưa, có người chỉ nhìn thấy phần “Rambo” siêu nhân, sức mạnh nước Mỹ trong những lời “huyên hoang”, “nói cho sướng miệng” của tay trọc phú, với hy vọng nhìn thấy ông ta “bóp nát” bọn Trung quốc láo xược, trừng phạt thẳng tay nhà nước độc tài vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng, nếu bình tâm lại, người ta sẽ thấy chính sách đối ngoại của nước Mỹ được đặt ra không phải chỉ bởi vị tổng thống đương nhiệm, mà còn bởi quốc hội, bởi những tổ chức lợi ích dấu mặt đằng sau sân khấu chính trị, và luôn luôn với mục tiêu vì quyền lợi nước Mỹ trên hết. Hiếu chiến hay ôn hòa, mạnh tay hay hòa hoãn, trước hết phải xem nó có đem lại lợi ích cho nước Mỹ hay không trước đã.

Thế nên, mong đợi điều tốt lành xẩy ra cho đất nước mình bằng cách ủng hộ một vị tồng thống Mỹ “Rambo”, siêu nhân là một ảo tưởng tội nghiệp.

Để rồi quên đi, hay không nhìn thấy, những hệ quả đáng sợ của một quan niệm (không phải chính sách, vì sẽ không bao giờ có cơ hội trở thành chính sách) có tính kỳ thị chủng tộc, màu da, tôn giáo của kẻ đang chuẩn bị nắm quyền ở nước Mỹ. Gần 60 triệu cử tri bỏ phiếu cho ông ta là những người đã, đang và sẽ sở hữu vũ khí (giết người) trong tay với chỗ dựa, niềm tin, lý do biện minh là Hiến Pháp nước Mỹ cho phép họ sở hữu chúng, rằng người giữ chức vụ cao nhất của chính quyền nước Mỹ muốn họ sở hữu chúng. Điều gì sẽ xẩy ra – khi một kẻ điên, kẻ cuồng tín, kẻ ganh ăn tức ở, kẻ nhìn người khác chủng tộc đến đây như là để giành mất công việc béo bở lương cao, chiếm mất chỗ ở được thiên nhiên ưu đãi khí hậu hiền hòa, lái những chiếc xe sang trọng sản xuất từ ở những nơi không phải nước Mỹ, là những kẻ làm cho nước Mỹ không còn vĩ đại như xưa nữa – lúc nào cũng có sẵn cây súng trên tay.

Trong số 60 triệu người ấy, chỉ cần một tỉ lệ rất nhỏ có tâm trạng bất ổn như thế  cũng đã đủ để đe dọa sự an toàn của 300 triệu người còn lại, trong đó có con cái những kẻ tị nạn người Việt, những sản phẩm thượng hạng của sự cần cù, cầu tiến, quyết tâm vươn lên, quyết tâm chăm chỉ học hành và hiện đang may mắn có được những công ăn việc làm tốt đẹp, làm chủ những căn nhà đắt tiền, những chiếc xe tiện nghi, những cơ sở kinh doanh, dịch vụ phát đạt khắp nơi trên đất Mỹ.

Thành quả ấy không đến từ sự may mắn từ trời rơi xuống. Và chắc chắn, không đến từ kẻ huyênh hoang tự tuyên xưng “I am the only one who can fix it!”. Trong một xã hội cạnh tranh công bằng, kẻ nào chăm chỉ, kẻ nào thông minh, kẻ ấy sẽ thành công.

Trên thế giới này, không có chủng tộc nào thông minh hơn, tài giỏi hơn chủng tộc nào. Chỉ có những môi trường lành mạnh thích hợp cho những bộ óc lỗi lạc phát triển tài năng của mình. Xã hội Mỹ hiện nay đang chứng tỏ là một môi trường lành mạnh, là nơi mọi tài năng bất kể chủng tộc, màu da, tôn giáo, đức tin – đều có cơ hội chứng tỏ chính mình. Chính vì thế, nó thu hút những bộ óc lỗi lạc đến từ khắp nơi trên thế giới.

Đây mới chính là sự vĩ đại của nước Mỹ, mà không quốc gia nào trên thế giới có thể cạnh tranh được với nó. Nó vĩ đại vì nó đã giúp cho những con người vĩ đại trở nên vĩ đại, vì những con người này không thể có được những thành tựu vĩ đại nếu họ không sinh sống ở nước Mỹ.Một thanh niên Việt Nam mới 18 tuổi đã trở thành giáo sư phụ tá giảng dạy môn Toán Học ở một trường đại học lừng danh ở tiểu bang Oklahoma, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ đạt được thành tựu đó nếu em sinh sống ở Việt Nam, ở trên quê hương cha sinh mẹ đẻ của mình. Và sự thành công ấy đến từ nước Mỹ, của nước Mỹ, chứ không phải Việt Nam. Vinh dự ấy là dành cho nước Mỹ, chứ không phải “vinh danh tổ quốc Việt Nam” như báo chí trong nước một dạo làm ầm ĩ về sự kiện này.

Theo bố, khẩu hiệu mị dân “Make America Great Again” chỉ làm cho nước Mỹ kém đi phần vĩ đại như nó hiện đang được thế giới tôn xưng là vĩ đại. Một căn nhà, một đất nước làm sao có thể trở thành vĩ đại nếu như nó không thể dung chứa được thế giới trong căn nhà, trong mảnh đất của mình?

Con hiện làm việc trong lãnh vực phần mềm máy tính, máy điện thoại thông minh. Bạn bè, thầy cô của con có nguồn gốc từ hầu như khắp nơi trên thế giới. Vì thế, thành phần tôn giáo những người này cũng rất đa dạng. Nhưng, như con đã kể với bố, họ đều có cùng một mẫu số chung: niềm đam mê với công việc họ đang làm, đam mê với những phát minh có thể làm lợi cho toàn thế giới, biến những mã số vô tri vô giác thành công cụ xiển dương tình yêu, sự bình đẳng, sự sống chung hòa bình của những dị biệt trong mọi lãnh vực đời sống. Thêm một cái chung nữa: với những người trẻ đa chủng tộc, đa tôn giáo này, nước Mỹ là điểm tập họp, là nơi dung chứa, là mảnh đất màu mỡ nuôi nấng niềm đam mê của họ, giúp họ ngày một điêu luyện hơn trong kỹ năng mài dũa công cụ kỹ thuật đem con người trên thế giới đến gần nhau hơn trên một mặt phẳng toàn cầu.

Con gái của bố!

Bố hiểu rằng, suốt một tuần lễ nay, con và những người bạn trẻ của con sống trong một nỗi sợ hãi mơ hồ về sự bất an, về sự nhục mạ có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Tin tức về những sự kiện người ta hành hung, đe dọa, phỉ báng lẫn nhau với lý do chủng tộc, tôn giáo, đồng tính xẩy ra dồn dập song hành cùng với những cuộc biểu tình xuống đường của những người không đồng ý với kết quả bầu cử ở khắp các thành phố lớn ở nước Mỹ hẳn sẽ khiến con càng thêm cảm thấy bất an hơn nữa. Con phải nhớ rằng nước Mỹ là nơi ai cũng được quyền nói lên ý kiến của mình. Và dù thế nào, vẫn còn đó một nền pháp luật nghiêm chỉnh. Và cho dù những kẻ từ trước tới nay vẫn không hề dấu diếm sự kỳ thị của mình đối với người da màu, đối với người khác chủng tộc, đã ngang nhiên lái những chiếc xe tải chạy thẳng vào đám đông người biểu tình cũng không hề có nghĩa là pháp luật hiện nay của nước Mỹ sẽ nhắm mắt để mặc họ muốn làm gì thì làm. Họ sẽ bị trừng trị, bất kể vị tổng thống vừa đắc cử là người đã “gây hứng khởi” (inspired) cho những hành động phạm pháp của họ.

Nước Mỹ không phải chỉ của gần 60 triệu người đã bỏ phiếu cho ngài trọc phú. 60 triệu 300 ngàn người khác đã chính thức bỏ phiếu ngược lại, trong đó có hai bố con mình. Và đừng quên gần 200 triệu người khác đã không bỏ phiếu, hay chưa được quyền bỏ phiếu, hay chưa đến tuổi được bỏ phiếu. Đó là bố không tính đến dư luận của những người công chính sống ngoài ranh giới nước Mỹ. Con số này lớn hơn rất nhiều.

Love trumps hate. Con thừa biết rồi đấy. Tình yêu luôn luôn chiến thắng hận thù. Lẽ phải luôn thuộc về đám đông. Con là một người trong đám đông ấy. Và con, cùng với các bạn của con, sẽ là những người chiến thắng, dù nhất thời các con cảm thấy mình bị hụt hẫng vì những gì hiện đang xẩy ra.

Cùng với hàng trăm triệu người Mỹ, con hãy tiếp tục chứng minh với những người muốn “Make America Great Again” rằng, nước Mỹ hiện nay đang vĩ đại vì những điều nó đang làm, vì nó đã dung chứa được những người như con, con cháu những kẻ khốn cùng năm xưa, những người như bạn bè thầy cô giáo của con, những kẻ có nước da đen vàng nâu xám nhưng máu trong tim vẫn mang một màu đỏ như bao người khác, và vì thế, cùng mang một ước vọng lớn nhất là giữ cho nước Mỹ luôn là mảnh đất mà cả thế giới hướng về, mỗi khi hoạn nạn.

Làm được điều đó, là con đã tìm lại được sự bình an, không chỉ trong tâm hồn nhạy cảm của con, mà còn cả trong cuộc sống xã hội của con trên mảnh đất mà, nếu bố không có cơ duyên đến đây, chưa chắc con được ra đời, nói gì đến những kết quả của bao nỗ lực bố con mình đã cùng nhau chia sẻ 24 năm nay mà hiện con đang thụ hưởng.

Cùng nhau, con với bố, mình cám ơn nước Mỹ, cám ơn cả anh trọc phú vừa đắc cử vì nhờ anh ta, bố con mình mới nhìn ra được nước Mỹ vĩ đại biết là chừng nào.

T. Vấn

Tân Đại Việt tưởng niệm GS Nguyễn Ngọc Huy và hội thảo chính trị

 Tân Đại Việt tưởng niệm GS Nguyễn Ngọc Huy và hội thảo chính trị

July 24, 2016

Nguoi-viet.com  

Bàn thờ Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy trong một buổi lễ tưởng niệm. (Hình: Ban tổ chức cung cấp)

Bàn thờ Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy trong một buổi lễ tưởng niệm. (Hình: Ban tổ chức cung cấp)

Linh Nguyễn/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Đảng Tân Đại Việt sẽ tổ chức lễ tưởng niệm cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và hội thảo chính trị về “Những Bài Học Rút Ra Từ Cộng Sản và Hậu Cộng Sản Ở Nga và Ukraine,” từ 12 giờ 30 trưa đến 4 giờ 30 chiều Chủ Nhật, 31 Tháng Bảy, tại Trung Tâm Cộng Đồng Westminster, 8200 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683.

Nhà báo David Satter tại một buổi hội thảo. (Hình: Ban tổ chức cung cấp)

Nhà báo David Satter tại một buổi hội thảo. (Hình: Ban tổ chức cung cấp)

“Đây là năm thứ 26 chúng tôi tổ chức lễ tưởng niệm cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, nhưng đặc biệt năm nay chúng tôi còn nhắm vào sự tham gia hội thảo chính trị của các bạn trẻ,” ông Hoàng Đình Khuê, trưởng ban tổ chức, nói với nhật báo Người Việt.

“Vì thế, chúng tôi mời một vài khuôn mặt trẻ hiện đang sinh hoạt trong cộng đồng, như cô Nancy Nguyễn, người bị Cộng Sản Việt Nam bắt giữ, vì tranh đấu cho dân chủ trong thời gian Tổng Thống Obama sang thăm Việt Nam mới đây,” ông Khuê nói.

“Với đề tài hội thảo lần này, Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên, phó chủ tịch Đảng Tân Đại Việt, và tôi, trưởng ban tổ chức, sẽ phối hợp ý kiến của các tham dự viên trẻ, cùng nhà báo Mỹ David Satter, để rút tỉa những bài học từ chế độ cộng sản và hậu cộng sản tại Nga và Ukraine,” trưởng ban tổ chức nói thêm.

“Sở dĩ chúng tôi mời nhà báo Mỹ này, vì ông David Satter được coi là một chuyên gia về chế độ cộng sản tại hai nơi này, và là ký giả duy nhất bị Tổng Thống Putin tống xuất trong thời hậu cộng sản,” ông Khuê nói.

Theo ban tồ chức, người ký giả Mỹ từng sống tại Nga và là tác giả nhiều cuốn sách viết về chế độ cộng sản. Cuốn sách gần nhất của ông vừa được xuất bản, mang tên “The Less You Know, The Better You Sleep.”

Anh Nguyễn Kim Bình, một người trẻ, sẽ tham dự hội thảo với tư cách cá nhân, cho biết: “Tôi đã đọc vài tác phẩm của nhà báo Satter và gặp ông vài lần khi tham dự lễ tưởng niệm Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy trong những năm trước, nên lần này tôi muốn tham gia, đóng góp ý kiến. Mới đây mà Liên Xô sụp đổ đã 25 năm rồi.”

Ban tổ chức cho biết: “Nga từ cộng sản chuyển sang chế độ đạo tặc (kleptocracy). Ukraine từ cộng sản chuyển sang chế độ đạo tặc rồi sang dân chủ. Các bài học nào chúng ta cần rút ra từ hai quốc gia này. Thảo luận sẽ dùng cả hai ngôn ngữ Anh và Việt.”

Buổi sinh hoạt sẽ được ban tổ chức trực tiếp truyền qua Facebook, Paltalk, Internet, và YouTube.

“Sự quan tâm và tham dự của đồng hương sẽ củng cố tinh thần, tạo sự phấn khởi cho những nhà dân chủ đang tranh đấu, và chúng ta sẽ cùng nhau học hỏi để tránh sai lầm cho đất nước Việt Nam,” trưởng ban tổ chức kêu gọi.

Theo trang web của Đảng Tân Đại Việt, cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy sanh ngày 2 Tháng Mười Một, 1924 tại Chợ Lớn, nhưng quê chánh thuộc làng Mỹ Lộc, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Ông tốt nghiệp tiến sĩ chính trị học năm 1963 Đại Học Luật Khoa và Khoa Học Kinh Tế thuộc Viện Đại Học Paris. Ông từng là phụ khảo tại Đại Học Luật Khoa (Viện Đại Học Havard) từ năm 1976. Trước năm 1975, khi còn ở Việt Nam, ông từng giảng dạy tại các viện đại học dân sự và quân sự; và đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trong chính quyền miền Nam Việt Nam.

Về chính trị, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy từng là hội viên Ủy Ban Danh Dự của Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do (1986) và Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương Liên Minh Dân Chủ Việt Nam từ năm 1981. Ông là đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng từ năm 1945 đến 1964.

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời 9 giờ 30 tối, ngày 28 Tháng Bảy, 1990 tại Paris, Pháp.

Mọi chi tiết, xin liên lạc (714) 655-0585 hay (714) 414-8640, hoặc Lê Minh Nguyên (714) 719-5220 [email protected]. Trang web: www.tandaiviet.org.

Tại sao người ta khom lưng?

Tại sao người ta khom lưng?
Nguoi-viet.com

Ngô Nhân Dụng

Sau khi Tổng Thống Mỹ Barack Obama rời Việt Nam, trên mạng Internet có người đem hai bức hình ra so sánh. Bức hình thứ nhất chụp ngày 25 Tháng Năm, một ông “quan nhỏ bước ra khỏi xe hơi, trong lúc mặt đường ngập lụt. Một anh quân hầu vội vác chiếc ghế tới cửa xe cho quan bước lên, rồi một anh khác khom lưng cõng ông vào bậc thềm, cách cửa xe hai mét. Bức hình thứ hai chụp trước đó, cảnh ông Obama đang ở Việt Nam, tay cầm dù che cho hai nhân viên cùng bước với mình sau khi xuống máy bay gặp trận mưa lớn.

Một công dân mạng bình phẩm: “Không cần phải nói nhiều, hai tấm hình này cũng đủ nói lên bản chất của hai chế độ.”

Không sống dưới chế độ độc tài thì không thể hiểu tại sao anh quân hầu lại sẵn sàng khom lưng cõng ông “quan nhà báo.” Tại sao ông quan làm báo lại sẵn sàng cưỡi lên lưng người ta để bảo vệ đôi giầy của mình? Tại sao người ta cư xử với nhau với những phản ứng tự nhiên như vậy? Ðây chắc phải là một cảnh bình thường, trong đời sống hàng ngày. Cậu lính hầu thấy quan đang lo sợ ướt giầy, ướt gấu quần, thì đưa lưng ra cõng. Phản ứng tự nhiên, vì xưa nay cậu đã quen hầu các quan rồi. Ông quan thấy có đứa đưa lưng ra cõng thì ung dung cưỡi lên lưng người ta, không thắc mắc gì cả. Sau này ông kể, “sự việc diễn ra khá nhanh, lúc đó tôi cũng không nghĩ gì...” Ðúng ra, việc diễn ra nhanh hay chậm thì chắc ông cũng không thấy cần phải nghĩ gì cả. Ông cử động theo thói quen hàng ngày. Dù sao ông cũng biết xấu hổ khi bức hình lan truyền trên mạng, nên tìm cách giải thích, rằng vì ông già cả nên được anh quân hầu trẻ tuổi cõng. Chưa đầy 60 tuổi đã thấy mình già, nhưng nếu ông không quyền, không chức, thì có anh chị nào xin cõng hay không?

Chúng ta không cần nêu danh tính, in chân dung của ông quan và anh quân hầu trong câu chuyện này. Vì thực ra họ đều “ngay tình,” chỉ “phản ứng tự nhiên.” Họ không suy nghĩ gì khi khom lưng xuống hoặc cưỡi lên lưng đồng loại. Họ không cảm thấy hành động của mình có ý nghĩa nào về đạo đức cá nhân hay đạo đức xã hội. Cuộc sống trong chế độ Cộng Sản đã tạo ra kiểu hành vi, thái độ này, người trên thì vênh vang hưởng thụ, thằng dưới thì khúm núm xun xoe. Nền văn minh xã hội chủ nghĩa sản xuất ra các hoạt cảnh bình thường như thế, bởi vì người ta sống như thế từ lâu, đã thành tập quán rồi. Thằng dưới phải khúm núm, sợ hãi thằng trên. Thằng trên coi thằng dưới như “gia nhân, đầy tớ.”

Những chữ “gia nhân, đầy tớ” tôi mới thấy trong cuốn “Lời Ai Ðiếu,” hồi ký của nhà báo Lê Phú Khải, Người Việt xuất bản. Ông Khải đã làm việc nhiều năm cho các đài truyền hình của Cộng Sản. Trong một đoạn, ông thuật lại mấy câu chuyện nghe cô em họ nói; cô đã từng phục vụ các quan Bộ Chính Trị trong các buổi họp. Cô kể rằng, “Khi họp Bộ Chính Trị, Bác Lê Duẩn nói thì các bác Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp cứ cắm đầu xuống mà nghe, không ai dám ngẩng đầu lên, không ai dám nói nửa lời.” Và ông Lê Duẩn, tổng bí thư đảng Cộng Sản, “mắng mỏ người khác như mắng gia nhân, đầy tớ.” Ông Lê Phú Khải lại kể một lần Võ Nguyên Giáp mặc trào phục oai nghi, đi xe hơi có tài xế lái, đến dự một buổi họp quan trọng. Lê Duẩn trông thấy, bảo, “Anh không được dự.” Thế là ông đại tướng quay đầu lủi thủi lên xe ra về.

Cung cách cư xử từ trên đã như vậy, xuống dưới không thay đổi, mức sợ hãi có thể còn tăng cường độ. Bác Sĩ Tôn Thất Tùng được coi là y sĩ có uy tín nhất miền Bắc. Một vị tướng cảnh sát, từng làm thứ trưởng Bộ Công An, đã chứng kiến cảnh ông bác sĩ “quá lo sợ, mồ hôi vã ra như tắm.” Chỉ vì ông phải ra làm chứng trong một vụ nghi án. Hai phe Bộ Công An đánh nhau, bên nói nạn nhân bị giết, các thủ phạm đã bị đưa ra tòa, kết án, còn bên kia cố chứng minh người đó tự tử. Bác Sĩ Tôn Thất Tùng biết rằng nếu phát biểu ý kiến trái với phe công an mạnh thì không biết sự nghiệp và cả cuộc đời của mình sẽ ra sao! Là người ngoài, ông đâu biết phe nào mạnh hơn? Ông Tùng rút khăn trong túi ra lau mồ hôi, rút theo mấy gói bột ngọt, đánh rơi cả xuống đất. Thấy ông Tùng run quá, vị tướng cảnh sát cúi nhặt mấy gói “mì chính,” để lại trong túi cho ông, để ông còn cho vào tô khi đi ăn phở. Ông cho biết, Bác Sĩ Tùng phải thuộc hạng sang lắm (trong chế độ xã hội chủ nghĩa) mới có thứ bột ngọt này cất trong túi. Ông Tùng run, nhưng đủ bình tĩnh, khôn ngoan, không cho ý kiến nào cả. Chắc ông đã quyết định theo kế thoát thân đó trước khi dự buổi thẩm tra, vậy mà vẫn còn sợ, run, toát mồ hôi. Mà Bác Sĩ Tùng không thuộc hàng dân thấp cổ bé họng.

Thói quen sợ hãi người có quyền, có thế đã lan tràn. Xuống dưới nữa thì chúng ta mới thấy, cảnh anh quân hầu khom lưng cõng ông tổng biên tập một tạp chí của hội nhà báo. Làm chức tổng biên tập mà oai quyền đến thế sao? Người sống tự do quen không thể nào hiểu nổi lý do nào khiến con người khom lưng cõng nhau như vậy!

Thời tôi sống ở Montréal, Canada, một bữa tôi đến trường đứa con út học, ngồi chờ để gặp các thầy, cô giáo; ngày hôm đó các thầy cô phải tiếp các phụ huynh. Ðang ngồi đọc báo chờ, thấy một người đến ngồi cùng băng ghế, tôi ngẩng lên, rồi vội cười chào. Ông ta lễ phép chào lại. Phụ huynh mới tới đó là Luật Sư Pierre Trudeau, người làm thủ tướng nước Canada mấy lần. Năm đó hình như đảng ông mới thất cử, nhưng vài năm sau ông lại trở về ngồi ghế thủ tướng.

Tại sao trong một nước tự do dân chủ thì ông thủ tướng hay anh dân thường đều tự coi họ bình đẳng như nhau? Tại sao trong xã hội Cộng Sản thì thói đội trên đạp dưới trở thành căn bệnh kinh niên, nặng nề như vậy?

Tất cả là do môi trường tạo ra. Trong chế độ độc tài đảng trị, thì các quan trên, dù chỉ đứng hạng nhì, hạng ba trong một hội nhà báo, khi được đảng Cộng Sản tin dùng là đủ thấy mình có quyền thế, coi những kẻ dưới mình như gia nhân, tôi tớ. Trong chế độ dân chủ, muốn làm thủ tướng hay tổng thống thì phải được dân bỏ phiếu, được dân ủy quyền. Cho nên có người nhận xét về hai bức hình, hình người cõng người và hình ông Obama che dù cho nhân viên, “Chúng cho thấy sự khác biệt: Một bên là đảng cử, một bên do dân bầu.”

Chính guồng máy dân chủ làm cho mọi người sống bình đẳng, một cách tự nhiên. Cái guồng máy đó chạy trong đời sống xã hội, thế là ai cũng cư xử, hành động theo quy luật dân chủ. Cứ như thế, sau một thế hệ, cùng lắm là hai thế hệ, ai cũng thấy mình không thua kém những kẻ có chức có quyền. Và những kẻ có quyền chức cũng thấy mình chẳng hơn gì đám dân ngoài phố. Nhất là các nhà chính trị. Họ phải chật vật đi xin phiếu của dân, xin dân bỏ phiếu cho mình. Họ phải tìm mọi cách chứng tỏ là mình gần với dân, thông cảm dân, vì mình không khác gì những người đi bỏ phiếu.

Người Việt Nam ở Mỹ nhìn cảnh ông tổng thống của họ đi ăn bún chả, ngồi trên cái ghế đẩu, xắn tay áo cầm chai bia mà tu, không ai ngạc nhiên cả. Ông ta đứng trú mưa dưới mái nhà tôn cái quán chông chênh bên đường ở huyện Từ Liêm, lại mời cô chủ và các khách hàng ra chụp hình với mình. Cũng không người Mỹ nào coi là chuyện lạ lùng. Nhiều người còn hỏi: Ủa cái ông Obama này, ổng tính tranh cử lần nữa hay sao? Bà con mình ở Hà Nội hay Sài Gòn đâu có quyền đi bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ?

Những gì ông Obama đã quen làm ở Mỹ, cách ông ta cư xử với dân Mỹ, ông ta chỉ làm giống hệt như vậy khi tới nước Việt Nam. Một là coi mình với người khác đều ngang hàng, bình đẳng. Hai là có cơ hội là bày tỏ tình thân thiện với mọi người. Nghĩ một cách tự nhiên, làm cũng tự nhiên như thế. Thái độ và hành vi này đã trở thành loại “bản năng thứ hai” của những người làm chính trị trong các xã hội dân chủ tự do. Họ được huân tập trong guồng máy dân chủ.

Vì vậy, sau khi ông Obama đi rồi, một người ở Sài Gòn viết trên mạng “những ấn tượng ông để lại trên mảnh đất chữ S này thì mãi mãi còn.” Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh, 24 tuổi, nói với nhà báo: “Tôi muốn nước tôi có một người lãnh đạo như ông Obama.” Ông Nguyễn Quang Chơn viết trên blog của mình: “Ông Obama. Tôi kính mến, quí trọng và muốn được học tập ông… đối với người dân Việt, cái mà ông Obama đem đến chính là phong cách của ông, con người của ông…” Phải nói, mọi người dân Việt Nam đều khao khát những người cầm quyền ở nước mình cũng biết cư xử với dân như một ông tổng thống Mỹ.

Ông Obama có biệt tài khi nói trước đám đông mà khiến cho mọi người đều cảm thấy ông ta nói với chính mình. Ông đã trổ tài này khi nhắc đến Lý Thường Kiệt, rồi kết luận với “của tin, chút này” của Nguyễn Du. Ông ta có thói quen thổ lộ những kinh nghiệm và tâm tình mà người khác có thể chia sẻ ngay lập tức. Ngày hôm qua, tới Hirosima, nơi bom nguyên tử Mỹ đã giết 140 ngàn người Nhật, ông đã làm nhiều người rơi lệ khi nhắc đến những đứa trẻ lúc chết còn sững sờ không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nghĩ đến những em bé chết oan vì tội lỗi của người lớn, ai cũng nhận được bản thông điệp hòa bình này.

Giống như vậy, tôi đã từng đọc bài thi sĩ Hữu Loan kể cha mẹ vợ ông bị đấu tố trong cải cách ruộng đất. Các cụ bị chôn sống đứng, nhô đầu trên mặt đất, rồi người ta cho kéo cầy đi qua. Nghĩ đến cảnh đó đủ rợn người. Nhưng gần đây tôi còn rùng mình hơn, khi đọc một đoạn hồi ký về cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Trung Cộng; nhân năm nay là 50 năm kỷ niệm thảm họa đó. Một nhân chứng kể ở tỉnh Sơn Tây người ta đem chôn sống một bà già và đứa cháu. Nhân chứng kể nghe thấy tiếng đứa bé kêu khóc: “Bà ơi, cát chui vào mắt con đau quá!” Rồi nghe tiếng bà trả lời: “Lát nữa sẽ hết đau, con ạ.”

Tại sao con người có thể tàn ác với nhau như thế? Chế độ Cộng Sản đã thay đổi con người, tạo ra những hành vi chúng ta không hiểu nổi. Tàn ác cực độ. Hoặc hèn hạ kinh khủng.

Muốn cứu con người, phải chấm dứt chế độ đó.

Điểm giới hạn khiến những kẻ độc tài sụp đổ

 Điểm giới hạn khiến những kẻ độc tài sụp đổ

Gaddafi từng làm do người dân Libya xem ông ta như thần thánh, như cha mẹ, làm cho tất cả mọi người tin sự thống trị của ông Thiếu tá này quả vô cùng từ bi, chỉ cần ông ta còn sống thì việc thống trị thêm tám hay mười năm nữa cũng không thành vấn đề. (Ảnh: Wiki)

Gaddafi từng làm do người dân Libya xem ông ta như thần thánh, như cha mẹ, làm cho tất cả mọi người tin sự thống trị của ông Thiếu tá này quả vô cùng từ bi, chỉ cần ông ta còn sống thì việc thống trị thêm tám hay mười năm nữa cũng không thành vấn đề. (Ảnh: Wiki)

   Gaddafi từng khốn khổ vật lộn hơn 6 tháng, có không ít người vẫn tin ông ta có thể vực dậy được, nhưng chỉ trong một đêm khi thủ đô Tripoli bị phe phản đối đánh chiếm, vậy là Gaddafi bốc hơi khỏi thế gian, chính quyền của ông ta tan rã.

Sự việc khiến các chuyên gia phân tích chính trị phải kinh ngạc:

Tại sao không thể có một cuộc chiến kéo dài?
Tại sao không thể có trận chiến oanh liệt trên đường phố?
Tại sao không thấy sử dụng vũ khí bí mật?
Các đội quân tinh nhuệ đâu rồi?
Đám lính đánh thuê mỗi ngày lĩnh hơn 1000 đô la và những nữ vệ sĩ xinh đẹp võ nghệ cao cường tại sao không thấy?

Cuộc chiến tại Iraq vào 8 năm trước, người ta cũng bàng hoàng như không dám tin vào việc chính quyền Saddam sụp đổ quá nhanh. Một số những chuyên gia chính trị xưa nay quen đồng tình và ngưỡng mộ kẻ độc tài, vì thế mà hụt hẫng vì dự đoán sai lầm liên tục của họ. Nguyên do vì họ không hiểu rằng sự thống trị độc tài thường có vẻ bề ngoài gợi cảm giác mạnh mẽ, nhưng nó có điểm giới hạn của nó, khi điểm giới hạn này đến thì hệ thống sẽ tự tan rã mà không gì có thể cứu vãn được, có khi chỉ trong một đêm ngắn ngủi.

Như vậy, điểm giới hạn để chế độ độc tài tan rã là gì? Làm rõ vấn đề này chúng ta sẽ hiểu thủ đoạn mà độc tài duy trì thống trị là gì? Thực ra điều này rất đơn giản. Từ cổ chí kim, những kẻ độc tài có thể duy trì được quyền lực đều nhờ vào hai cách: một là khủng bố, hai là dối trá.

Khi người dân không còn sợ hãi và không còn tin vào những lời dối trá, đó chính là điểm giới hạn báo hiệu chế độ độc tài chuẩn bị tan rã.

Từ sự tan rã của Liên Xô cũ hùng mạnh cho đến Ben Ali, Mubarak hay Gaddafi đều chung kết cục như thế. Saddam tàn bạo của Iraq 8 năm trước cũng khiến vô số người dân Iraq run rẩy, nhưng khi mọi người không còn khiếp sợ, họ lập tức ra phố kéo đổ tượng của ông ta. Các nơi khác như Tunisia, Ai Cập, Libya, Syria cũng tương tự. Tuy người dân những quốc gia này biết sự tàn nhẫn của chế độ độc tài, tuy hiểu rõ việc lật đổ những ‘bạo chúa’ này phải đổ nhiều máu, nhưng trước khát vọng tự do họ quên hết sợ hãi, khi hiểu được sự thật và nhận rõ bộ mặt của kẻ độc tài, đó chính là lúc điểm giới hạn của độc tài và ngày tàn của ‘bạo chúa’ đang đến gần.

Thế nhưng, cho dù điểm giới hạn đến thì cũng không có nghĩa thống trị của kẻ độc tài sẽ ngay lập tức kết thúc, điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố chủ và khách quan như: mức tàn nhẫn của kẻ độc tài, độ giác ngộ của nhân dân, độ mạnh yếu của lực lượng.

Ví dụ Tunisia, sau 30 ngày nhân dân ra đường thì Ben Ali phải bỏ trốn; còn Ai Cập thì sau 18 ngày, ông Mubarak phải từ chức; Gaddafi chống chọi được hơn 6 tháng khiến nhiều người bất ngờ. Vì mọi người đánh giá không đúng mức độ tàn bạo của Gaddafi, không nghĩ đến ông ta lại gian ác như thế, vì bảo vệ quyền lực mà không ngần ngại bắt tổ quốc phải hủy diệt cùng ông ta. Về điểm này ông ta không thua gì Hitler.

Khi Hitler sắp chết đã bắt cả những đứa trẻ mới hơn mười tuổi lên tiền tuyến; còn Gaddafi bắt tất cả phụ nữ phải cầm vũ khí bảo vệ cho ông ta. Những kẻ bệnh hoạn và ác quỷ này đã mất hoàn toàn nhân tính, dù cho chống đỡ được một thời gian, nhưng số phận của họ còn ô nhục và thê thảm hơn nhiều so với những tên độc tài đầu hàng sớm.

Nhưng cho dù kẻ độc tài tàn nhẫn thế nào, vùng vẫy thế nào, chỉ cần điểm giới hạn sụp đổ đến gần: lúc mọi người không còn sợ hãi, không còn tin vào những lời dối trá, đó là lúc ấn định sự sụp đổ của kẻ độc tài. Điều khác nhau chỉ là những tháng ngày sống lây lất với chút hơi tàn của họ dài hay ngắn mà thôi.

Một số chuyên gia của chúng ta luôn dự đoán sai lầm, không phải vì họ thiếu tri thức chuyên môn chuyên nghiệp mà là thiếu lương tri, họ bị mê tín vào sức mạnh của kẻ độc tài, xem nhẹ sức mạnh của chính nghĩa và nhân dân. Và có thể trong khi dự đoán, về cơ bản họ không chú ý đoán kết quả. Kỳ thực, vận mệnh sụp đổ của những kẻ độc tài này, như một hệ quả tất yếu, đã được an bài, cho dù có xảy ra chiến sự ác liệt trên đường phố cũng chỉ là sự vật vã hấp hối trước lúc chết mà thôi.

Khi có một tên độc tài nối gót sụp đổ, có người lại hỏi: Tại sao những tên độc tài này không giác ngộ từ sớm? Nếu biết buông đao đồ tể sớm một chút, trả lại quyền cho dân, số phận của chúng đâu đến nỗi thê thảm như thế?

Phải hiểu rằng, tất cả những tên độc tài đều có một điểm chung, đó là xem quyền lực như tính mạng của mình. Đối với họ thì quyền lực là tất cả, mất quyền lực tức là mất tất cả. Đặc biệt, vì những tên độc tài phạm tội ác nghiêm trọng với nhân dân, nếu họ để mất quyền lực là lập tức sẽ bị xét xử, bị tính sổ, vì thế để giữ quyền lực họ sẽ không từ thủ đoạn, chuyện tày đình nào chúng cũng có thể nghĩ ra. Gaddafi thề sống chết với quyền lực, cho dù phải biến tổ quốc thành biển lửa ông ta cũng bất chấp.

Thực tế chỉ ra rằng, không thể hy vọng những kẻ độc tài của các quốc gia này vì trông thấy tình cảnh thê thảm của những tên độc tài kia mà chủ động thuận theo xu thế thời đại, chấm dứt nền thống trị độc tài. Ngược lại, chúng luôn rút ra bài học từ những thất bại của kẻ độc tài trước: Chẳng phải vì nhân dân không còn sợ hãi kẻ độc tài nên nổi dậy chống lại hay sao? Chẳng phải vì nhân dân hiểu sự thật nên không còn tin vào những lời dối trá hay sao? Được thôi, vậy ta sẽ làm cho nhân dân phải khiếp sợ hơn nữa, sẽ làm cho nhân dân mãi mãi ngu muội vô tri. Biện pháp là phải dùng công cụ bạo lực mạnh hơn nữa, một là phải khống chế quân đội, hai là phải kiểm soát thông tin dư luận, tăng cường độ tẩy não nhân dân để những lời dối trá mãi mãi không bị vạch ra. Nhưng chúng không biết rằng, mất lòng dân tức là mất lòng quân, lòng dân ủng hộ hay phản đối sẽ quyết định lòng quân như thế. Khi kẻ thống trị mất hết lòng dân thì liệu có tồn tại một quân đội mãi mãi trung thành với chúng không? Quân đội mà không được nhân dân ủng hộ thì có thể đánh thắng trận được không?

Mubarak từng trông chờ quân đội của ông ta sẽ giúp ông ta trấn áp nhân dân, thế nhưng tại quảng trường quân đội không những không nổ súng mà còn tung hô khẩu hiệu hòa cùng quần chúng nhân dân. Đội cảnh vệ nước Cộng hòa từng nhất mực trung thành với Saddam, nhưng rồi cũng lột quân trang, ném vũ khí và bỏ đi mất tích trước khi quân Mỹ đánh vào Baghdad. Khi Saddam bị lôi từ dưới hầm lên, không một binh sĩ nào ở bên cạnh bảo vệ cho ông ta. Ông Gaddafi dùng đô la Mỹ, vàng thỏi để chiêu mộ lính đánh thuê, nhưng khi Gaddafi không còn khả năng cung cấp tiền và vàng cho chúng, chỉ trong một đêm là chúng bay đi mất. Vì thế, nhìn vào lịch sử xưa nay, một chính quyền dựa vào quân đội và bạo lực để tồn tại thì không thể nào lâu dài, vì thiên chức của quân đội không phải để bảo vệ ‘bạo chúa’ mà là để bảo vệ nhân dân, khi một ‘bạo chúa’ muốn dùng quân đội để trấn áp nhân dân của mình, nghĩa là tên ‘bạo chúa’ này đang muốn tiến gần đến sự diệt vong.

Còn dựa vào dối trá lừa gạt để duy trì thống trị thì càng không thể tồn tại được lâu, vì khoảng cách giữa dối trá và sự thật là rất mỏng manh, cây kim trong bọc lâu ngày sẽ lộ ra, bất kỳ lời dối trá nào cũng sẽ đến lúc bị lột trần. Thế nhưng kẻ độc tài lại mê muội với sự dối trá và bạo lực. Thực tế, dường như một tên độc tài không chỉ bản thân hắn là cao thủ dối trá mà còn đào tạo thêm hàng loạt chuyên gia dối trá.

Ví dụ như Đức Quốc xã có Goebbels, Iraq có Al-Sahaf, Libya có Ibrahim, còn loại tướng quân như “Trương Cáp Phu” ở Trung Quốc thì rất nhiều. Những tên độc tài và chuyên gia dối trá của họ ngoài có da mặt dày ra thì còn có đặc điểm chung là đã đạt đến cảnh giới là chính bản thân họ cũng bị mình lừa dối: như Goebbels cùng với giấc mộng hão huyền được dệt bằng sự dối trá của lãnh tụ bị thất bại khiến ông ta phải tự sát mà chết. Cho đến chết ông ta vẫn không tin một người được thần linh bảo vệ như Hitler tại sao có thể thất bại? Gaddafi thì dùng Sách xanh để lừa bịp nhân dân, nhưng quyển sách này cũng lừa chính bản thân ông ta, cho đến khi phải sống lưu vong nhưng ông ta vẫn tin người dân Libya vô cùng yêu quý mình. Còn chuyên gia của Trung Quốc khi không được chứng kiến cuộc trường kỳ kháng chiến trên đường phố, họ vẫn tin Libya đang áp dụng chiến tranh du kích, sẽ có cuộc chiến lâu dài.

Sau khi quen với nói lời dối trá thì chính bản thân kẻ nói dối không chỉ mất năng lực tư duy mà còn vô cùng khó khăn trong nhận diện sự thật.

Nhưng trong thời đại công nghệ thông tin và thế giới mạng ngày nay, kẻ thống trị ngày càng khó nói dối. Chúng có thể lừa chính bản thân mình và một thiểu số người ngây ngô, nhưng muốn lừa tất cả mọi người trong một thời gian dài thì không thể làm được. Nếu vào thập niên 50 hoặc cách đây 10 năm, Gaddafi làm cho người dân Libya xem ông ta như thần thánh, như cha mẹ, làm cho tất cả mọi người tin sự thống trị của ông Thiếu tá này quả vô cùng từ bi, chỉ cần ông ta còn sống thì việc thống trị thêm tám hay mười năm nữa cũng không thành vấn đề. Nhưng thời thế đã khác, thời đại dựa vào một cuốn Sách xanh để lừa nhân dân trong hơn cả thập niên một đi không trở lại. Vì thế dù ông ta cố gắng kêu gọi người dân Libya ra phố nhưng không ai còn tin, mọi người chỉ ra phố để phá hủy tượng của ông ta, họ lùng bắt ông ta giống như lùng bắt một con chuột.

Khi ông Gaddafi về với đất, nhân dân toàn thế giới có thể hỏi: Kẻ xui xẻo tiếp theo sẽ là ai? Trong lịch sử phát triển nhân loại cho đến ngày nay, tất cả những kẻ độc tài đều nhanh chóng đi đến bờ vực của sự sụp đổ, những kẻ càng độc tài tàn bạo, càng đi đến bờ vực này với tốc độ nhanh hơn, không ai có thể thoát khỏi.

Theo secretchina
Tinh Vệ biên dịch

Tố cáo hành vi đấu tố người tự ứng cử tại khu vực cử tri Lâm Đồng

Tố cáo hành vi đấu tố người tự ứng cử tại khu vực cử tri Lâm Đồng

FB Sương Quỳnh

Bùi Minh Quốc

3-4-2016

Tác giả Bùi Minh Quốc. Nguồn: internet

21 giờ ngày 01/04/2016, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành hội nghị cử tri nhận xét và tín mhiệm các ứng cử viên Quốc hội khoá 14 và HĐND các cấp tại tổ dân phố Yết Kiêu. Số cử tri trong tổ được mời khoảng trên 700. Số người tham dự khoảng trên 100.

Sau phần thủ tục, một thư ký hội nghị lên đọc tiểu sử tóm tắt của tôi, Bùi Minh Quốc, người tự ứng cử vào Quốc hội khoá 14, rồi người chủ trì hội nghị yêu cầu các cử tri có mặt phát biểu ý kiến. Ý kiến đầu tiên của ông Đinh Hoàng Dũng nói: Ông Bùi Minh Quốc đòi bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng, đòi xoá bỏ sự lãnh đạo của đảng CSVN thì không xứng đáng để ứng cử vào Quốc hội.

Các ý kiến tiếp theo (khoảng 7 – 8 người) đều có nội dung tương tự và thêm một số ý khác như: ông Bùi Minh Quốc ít dự họp tổ dân phố, ít quan hệ với bà con. Ông Vũ Xuân Quảng tổ trưởng tổ dân phố Yết Kiêu dự cuộc họp này với tư cách ứng cử viên HĐND phường 5 phê phán: ông Bùi Minh Quốc thiếu đạo đức vì từ chối nhận giấy mời của công an, thiếu tình hàng xóm láng giềng vì đã kiện ông Hồ Phúc ở sát bên ông Quốc khiến UBND phường ra quyết định buộc ông Phúc phải tháo dỡ phần ông Phúc cơi nới trái phép trên đất mà nhà nước qui hoạch làm lối đi chung. Ông Chiến gợi ý: ông Bùi Minh Quốc nên rút quyết định ứng cử cũng chưa muộn…

Sau mỗi ý kiến trên, phần lớn hội trường rầm rộ vỗ tay hưởng ứng. Tiếp đó, đến phần tôi phát biểu. Trước hết, tôi trả lời về việc đòi bỏ điều 4 của Hiến pháp. Nội dung trả lời như sau:

– Tôi đòi bỏ điều 4 của Hiến pháp là thực hiện quyền côngdân có quyền góp ý, sửa đổi Hiến pháp. Tôi đòi bỏ điều 4 của Hiến pháp vì mấy lẽ:

– Suốt bao năm chiến tranh cực kỳ gian khổ ác liệt chưa có điều 4 trong Hiến pháp thì nhân dân rất tin đảng, đa số đảng viên đều gương mẫu. Nhưng từ khi có điều 4 thì đảng ngày càng hư hỏng, ngày càng mất uy tín với nhân dân; điều 4 đã làm hại đảng, làm uổng phí bao xươngmáu của đảng viên và nhân dân đã đưa đảng lên cầm quyền, đó là một sự thật hiển nhiên không thể chối cãi.

– Tôi yêu cầu trong khi chưa bỏ điều 4 thì phải có ngay Luật về đảng cầm quyền, nếu cầm quyền đưa đất nước phát triển tốt và nhân dân có tự do hạnh phúc thì được ghi công, nếu cầm quyền gây hại cho đất nước và khiến nhân dân không có tự do hạnh phúc thì đảng phải ra toà.

Quan điểm này tôi đã công khai nêu lên từ năm 1993, nay đang rộ lên trên công luận và ngay cả tại Quốc hội.

Tôi phát biểu chưa hết nội dung trên thì chủ toạ ngắt lời với lập luận rằng, ứng cử viên chỉ được nói lời tiếp thu ý kiến của cử tri chứ không được nói khác. Một số cử tri nhao nhao hưởng ứng không cho tôi nói, với lập luận rằng họ đến đây không phải để nghe tôi tuyên truyền chống đảng.

Tôi nói: tôi đã nghiêm túc ngồi lắng nghe ý kiến các quý vị đả kích tôi, nhưng tôi vừa trả lời một ý kiến, đang nói dở dang mà không cho tôi nói nữa thì thật không công bằng, tôi yêu cầu phải để tôi nói hết ý kiến mình. Chủ toạ hỏi cử tri: có đồng ý để ông Bùi Minh Quốc nói tiếp không? Nhiều tiếng nhao nhao: không!

Tôi nói to: Tôi tuyên bố tất cả những gì vừa diễn ra là một cuộc đấu tố, vì thế tôi quyết định rời khỏi nơi này. Nói xong, tôi lập tức ra về. Nếu UBMTTQ tỉnh Lâm Đồng trong hội nghị hiệp thương lần 3 dựa vào ý kiến của trên 100 cử tri trong tổng số trên 5.700 cử tri tổ dân phố Yết Kiêu để loại tôi ra khỏi danh sách ứng cử viên thì chỉ càng chứng tỏ những gì diễn ra như tôi vừa tường thuật là có sự chỉ đạo từ “trên” nhằm thủ tiêu quyền ứng cử của công dân.

Tôi yêu cầu chính quyền Lâm Đồng phải phải đảm bảo thực hiện quyền dân chủ tự ứng cử, không được dùng thủ đoạn và tiểu xảo để loại những người tự ứng cử có tinh thần yêu nước.

Tôi yêu cầu UBMTTQ và chính quyền Lâm Đồng cần lắng nghe ý kiến nhiều đại biểu quốc hội ủng hộ quyền tự ứng cử, tự ứng cử thể hiện dân chủ ở Việt Nam và cho rằng cơ quan chức năng không có quyền xâm phạm đối với những người tự ứng cử; đặc biệt cần biết đến một sự kiện quan trọng sau đây: Đúng vào ngày 15/3 khi xuất hiện tin về “tổ chức phản động đứng phía sau một số người tựứng cử”, một quan chức cao cấp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ông Vũ Trọng Kim đã trả lời phỏng vấn báo Pháp luật TP.HCM với quan điểm “Tôi hoan nghênh tất cả người tự ứng cử. Nếu những tên tuổi được người dân lựa chọn, bằng lòng dựa vào những công việc cụ thể họ đã làm có hiệu quả cụ thể thì rất tốt…”

Tôi nghĩ, cần phải có số lượng người tự ứng cử nhiều hơn và tỉ lệ người tự ứng cử đi đến “chung cuộc” phải nhiều hơn. Không có rào cản gì đối với những người tự ứng cử. Chỉ có những định kiến hẹp hòi mới ngăn cản người tự ứng cử. Điều này phụ thuộc vào lãnh đạo của từng đơn vị, địa phương nào đó.

Ba Lan dỡ bỏ 500 di tích tượng đài thời Xô viết

Ba Lan dỡ bỏ 500 di tích tượng đài thời Xô viết

Ba Lan do bo 500 di tich tuong dai thoi Xo viet - Anh 1

Dự án dỡ bỏ tượng đài ở Ba Lan thời Xô viết sẽ được chuyển tới các chính quyền địa phương trong vài tuần tới.

Những tượng đài Liên Xô tượng trưng cho “uy quyền của hệ thống cộng sản ở Ba Lan” phải được dỡ bỏ và đưa vào bảo tàng, người đứng đầu Viện Ký ức quốc gia Ba Lan, Lukasz Kaminski tuyên bố.

Theo cổng thông tin Onet.pl., quyết định đề cập tới hơn 500 di tích được dựng ở những địa điểm công cộng “bày tỏ sự biết ơn đối với Liên Xô”.

“Công việc hiện nay là thống kê các vị trí có di tích tượng đài Xô viết. Cho đến tháng 6, chúng tôi sẽ đề xuất một chương trình giúp chính quyền địa phương thực hiện việc dỡ bỏ trước khi pháp luật phù hợp được ban hành,” ông Kaminski nói.

Sau khi dỡ bỏ, các di tích sẽ được đưa tới viện bảo tàng và trở thành “bằng chứng của thời kỳ khó khăn”.

Các di tích tượng đài đặt ở nghĩa trang những người lính Xô viết sẽ được giữ nguyên. Theo Viện Ký ức quốc gia, chính phủ Ba Lan sẽ chăm nom những di tích này.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga đã kêu gọi Ba Lan “chấm dứt cuộc chiến với các tượng đài”.

Theo Sputnik

Làm gì có… mà đợi với chờ!

Làm gì có… mà đợi với chờ!

Trần Hồng Tâm

Tác giả gửi tới Dân Luận

Khi tôi viết những dòng này thì Đại hội XII đã bắt đầu. Tôi lướt qua những trang báo quốc doanh và cả quốc lậu. Đâu đâu cũng thấy người đang trông đợi một đấng minh quân, một cuộc cải cách.

Tôi thở dài xót thương cho những người nhẹ dạ cả tin. Làm gì có minh quân trong cái Đảng này mà đợi. Làm gì có đổi mới hay cải cách mà chờ. Nhìn vào chiến dịch huy động 5500 quân nhân đặc biệt tinh nhuệ, trang bi hiện đại, tập luyện trong mọi tình huống, để bảo vệ Đại hội XII, bạn có suy nghĩ gì không?

Bao nhiêu người thắc mắc. Có ai phá phách gì đâu mà Đảng phải làm ghê rợn thế. Còn tôi nhìn thấy ở Đảng vẫn giữ nguyên não trạng của một kẻ gian. Bởi vì, mình luôn gian lận, nên cho rằng người khác cũng như mình, phải ra đòn phủ đầu. Một người bạn làm ngành Y bảo: Đảng mang đầy đủ mọi dấu hiệu của chứng tâm thần phân liệt thể hoang tưởng bị hại, luôn luôn cho rằng có người ta đang rình mò phá hoại mình.

Tuần báo Time của Mỹ, phát hành khoảng 3.3 triệu bản mỗi tuần, số ra đầu tuần này nhận định về Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam rằng chính trị của Đảng này là không có đất sống cho những người có cá tính, chớ đừng nói gì đến chuyện đột phá hay cải cách.

Người nước ngoài không hiểu Đảng Cộng sản Việt Nam bằng dân Việt, nhưng nhận xét của họ khá tinh vi. Có hằng hà những bằng chứng để chứng minh, nhưng sợ mất thì giờ của bạn, cho tôi nêu lên chỉ vài thí dụ.

Lê Duẩn chết tháng Bảy năm 1986. Cả nước reo vui. Có người sung sướng phải thốt lên “đất nước này giờ sống được rồi đây”. Cả Hà thành đổ ra đường, không phải vì thương xót anh Ba, mà vừa muốn thấy mặt bà Tư, bà Năm của anh Ba trẻ đẹp cỡ nào, vừa để mừng một con khủng long đã chết, một chướng ngại vật của lịch sử đã được tạo hóa gỡ bỏ.

Công cuộc “Đổi Mới” bắt đầu từ đó. Đại hội VI bầu ra Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Ông Linh ném ra vài khẩu hiệu: “Cởi trói”, “Nói và làm”, “Những việc cần làm ngay”, “Chống im lặng đáng sợ”. Giới trí thức Bắc Hà tung hô ông chẳng tiếc lời, ví ông như Đấng Cứu Thế.

Lê Duẩn phá tan xiềng xích Trung Hoa, chết chửa xong tang. Ông Linh lén lút qua Tầu làm đĩ đực. (Ấy chết, xin bạn đừng bảo tôi là tục tĩu. Cụm từ “những thằng đĩ đực” là của ông Linh gọi Lê Giản và Trần Văn Trà – Đèn Cù, Chương 21). Ông Linh đập đầu khấn vái với Giang Trạch Dân rằng Lê Duẩn chống Trung Quốc là sai. Ông hứa sửa sai. Rồi ông tâm sự: Ngay từ nhỏ ông đã thần tượng và học tập Mao, nay thề trung thành với Mao.

Tàu nắm được huyệt hiểm, mang quân chiếm đảo Gạc Ma vào tháng Ba 1988. Tàu bắn chết 64 lính hải quân Việt Nam trong khi phía Việt Nam không được phép nổ súng. Tàu chiếm không đảo Gạc Ma, không sứt cái móng tay.

Đấy cũng là một dạng của đổi mới. Nhưng đổi mới theo kiểu của ông Linh. Đánh đổi chủ quyền một hòn đảo và 64 nhân mạng để có đồng minh chống lại phe Lê Duẩn – Lê Đức Thọ đang đe dọa đến sự an toàn cho chiếc ghế của ông. Đó là chưa kể tới cuộc mật đàm ở Thành Đồ vào tháng 9/1990.

Ông Linh là Tổng bí thư của đổi mới nhưng tại sao lại loại bỏ tất cả những nhân vật có tư tưởng đổi mới: Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt ra khỏi ban lãnh đạo. Rồi ông chọn Đỗ Mười, một người vừa bảo thủ vừa có tiền sử tâm thần, văn hóa thấp, để làm Thủ tướng và Tổng Bí thư kế nhiệm.

Hôm nay, nhiều người lại đặt hy vọng vào 200 Ủy viên Trung ương, hay 1510 Đại biểu dự Đại hội có thể xoay chuyển được tình hình. Thưa bạn! Đó chỉ là bầy cừu không hơn không kém. Họ gặm cỏ tuyên huấn, uống nước tuyên giáo, và được chăn dắt bởi tuyên truyền, được nhốt trong cái chuồng Mác – Lê – Mao. Cộng thêm là cái ghế quyền lực và xấp đô-la đã làm cho họ hôn mê sâu, không còn tri giác, mất khả năng tư duy.

Xin bạn đừng bảo tôi là ngoa ngôn. Nếu họ biết tư duy sao họ lại bầu ra những nhân vật Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, và Nguyễn Phú Trọng làm Tổng bí thư trong suốt năm kỳ đại hội, trải dài trong ba thập kỷ. Bạn hãy chỉ ra những con người trên ai là người đổi mới. Hẳn bạn có câu trả lời.

Bữa qua, tờ New York Time có trích đăng ý kiến của Luật sư Nhân quyền nổi tiếng Lê Công Định, đang bị quản thúc tại gia, về Đại hội XII. Anh Định bảo: “hoàn toàn thờ ơ” (totally indifferent) với sự kiện này. Anh coi đó chỉ là trò thay nhau giữ ghế và giữ vững nồi cơm.

Một blogger đưa ra một nhận xét thú vị. Đại hội nào Đảng cũng bảo là một “bước ngoặt quan trọng”, “bước ngoặt lịch sử” … Cứ ngoặt mãi, ngoặt mãi thì Đảng đưa dân tộc đi đâu?

Trần Đĩnh, tác giả của cuốn Đèn Cù viết “Hy vọng không trọng lượng nhưng đã đè sập bao đời người”.

Bạn còn trông mong gì ở cái Đảng này mà đợi mà chờ, mà hy vọng. Hơn năm thế hệ người Việt Nam đã bị Đảng đè sập. Thế hệ của con bạn cũng bị đè sập nốt sao?

Thôi về đi. Không có đổi mới đâu mà đợi. Chẳng có minh chủ nào mà chờ. Đã 72 tuổi, tài năng lơ mơ, ăn nói lờ mờ, muốn ở lại thêm khóa nữa, nhưng miệng lại rao giảng không “tham vọng quyền lực”… Bạn có dám gởi gắm niềm tin vào con người đó không?

January 22, 2016
Trần Hồng Tâm

Đọc chuyện Tàu để hiểu chuyện Việt Nam

Đọc chuyện Tàu để hiểu chuyện Việt Nam

GS Nguyễn Văn Tuấn

Tôi (và chắc nhiều bạn khác) vẫn hay nghĩ rằng chỉ cần tìm hiểu tình hình bên Tàu cộng là chúng ta có thể hiểu và biết tình hình Việt Nam, kể cả những bất cập và sự kiện man rợ xảy ra trong quá khứ. Thật vậy, các bạn hãy đọc bài dịch dưới đây, các bạn sẽ thấy VN đã áp dụng một cách rập khuôn các thủ đoạn dã man của Mao Trạch Đông vào VN như thế nào.

Bài này cho rằng Mao Trạch Đông đã cho triển khai triệt để một số thủ đoạn để triệt tiêu đường sống (hay nôm na là bóp bao tử) của công chúng và buộc công chúng phải phục tùng ông. Có 5 thủ đoạn chính:

• chế độ hộ khẩu;
• chế độ tem phiếu;
• chế độ lí lịch;
• chế độ cải tạo; và
• chế độ cơ quan đơn vị.

Đọc qua 5 thủ đoạn này, có lẽ các bạn thuộc thế hệ của tôi sẽ kêu lên kinh ngạc: sao mà giống VN thế! Thực sự thì cũng không ngạc nhiên, vì VN chỉ rập khuôn theo Tàu mà thôi. VN không có cách mạng văn hoá, nhưng cũng có những chiến dịch tương tự ở qui mô nhỏ hơn. VN cũng có chế độ hộ khẩu, và cho đến bây giờ vẫn còn duy trì chế độ này dù không dã man như trước đây. May phước là chế độ tem phiếu đã đi vào dĩ vãng, nhưng cũng đủ để lại những di chứng kinh hoàng. Chế độ cải tạo đã gây biết bao kinh hoàng của người miền Nam sau 1975, và một số người miền Bắc trước đó.

Nhiều người nói rằng VN không còn chế độ lí lịch, nhưng sao khi tiếp xúc với bà con, bạn bè, đồng nghiệp, tôi thấy chế độ này vẫn còn tồn tại nhưng dưới hình thức khác. Rõ ràng là việc bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng vẫn dựa vào màu đỏ của lí lịch. Người công giáo không được phục vụ trong ngành công an (?) Còn Việt kiều, thì tôi nghe nói (chứ chưa có chứng cứ cụ thể) là Nhà nước phân biệt 2-3 nhóm. Nhóm miền Nam đi vượt biên là xấu nhất; nhóm miền nam đi du học trước 1975 là xấu chút chút; còn nhóm miền Bắc đi du học hay lao động nước ngoài là tốt. Như vậy là vẫn có sự kì thị có hệ thống và có tổ chức, chứ chủ nghĩa lí lịch chưa hết ở VN. VN sẽ chẳng bao giờ khá nổi với chủ nghĩa lí lịch chỉ dành ưu tiên cho đảng viên — tôi có thể tiên lượng khẳng định như thế.

Chế độ quản lí cấp vi mô như cơ quan đơn vị, theo tôi thấy, vẫn còn được duy trì. Chẳng hạn như sinh viên hay nhân viên tham gia biểu tình chống Tàu cộng là bị “hỏi thăm” ngay tại trường đại học hay cơ quan. Trường hợp tiêu biểu là Nguyễn Phương Uyên, em ấy chẳng bị bị đuổi học mà còn bị triệt tiêu đường học. Chưa thấy nước nào đối xử với công dân man rợ như thế. Có khi quan chức cấp trung tham gia kí các thỉnh nguyện thư chống Tàu bị cơ quan cô lập ngay. Do đó, các thủ đoạn mang nặng “Mao tính” này vẫn còn tồn tại ở VN, dù dưới hình thức khác và cường độ dã man có phần giảm chút so với trước đây.

Sự việc xảy ra trong quá khứ thì chúng ta chẳng muốn khơi dậy làm gì, nhưng không được quên (vì đó là một phần lịch sử). Tôi nghĩ những ai đang ra sức lấy điểm bằng cách áp dụng 5 thủ đoạn trên để đàn áp người dân yêu nước, đàn áp sinh viên, đàn áp đồng nghiệp, v.v. nên đọc bài dưới đây, và suy nghĩ lại việc làm của mình. Những ai đã sống đủ thời gian và trải qua những thời gian đau khổ sẽ chứng nghiệm một qui luật rằng: những kẻ làm những việc ác ôn trong quá khứ thì trong tương lai gần họ hoặc gia đình họ sẽ chịu những hình phạt nặng nề như những gì họ gây ra cho người khác, y như câu mà người phương Tây hay nói what goes around comes around (có lẽ dịch là “gieo nhân nào thì gặt quả đó”).

____

Nghiên cứu Lịch sử

06-11-2013

Cách mạng văn hóa là tội của ai?

Hidematsu Hiyoshi [1]

(trao đổi với giáo sư Mao Vu Thức)

Trong thời đại Mao Trạch Đông, dân chúng không có quyền tự do ngôn luận, tự do theo đuổi nghề nghiệp, tự do cư trú và tự do đổi nơi cư trú. Điều mà người dân có thể làm chỉ là sự phục tùng. Bởi vì “kẻ không phục tùng không có cơm ăn”, ai không phục tùng thì phải “đói mà chết dần”. Tất cả bi kịch cũng như mọi chuyện hoang đường xuất hiện trong thời Cách mạng Văn hóa không phải là trách nhiệm và lỗi lầm của nhân dân Trung Quốc (trong đó có giáo sư Mao Vu Thức[2]). Tạp chí Minh Kính số tháng 8 đăng bài “Kỉ niệm một vị nữ thánh” của Ngô Giá Tường.[3] Trong bài có nhắc đến chuyện kinh tế gia Mao Vu Thức phát biểu trong lễ kỉ niệm tròn 90 năm ngày sinh Vương Bối Anh[4] rằng “Bi kịch Cách mạng Văn hóa dù do lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông đích thân đạo diễn, cộng thêm nhóm tứ nhân bang cùng những kẻ tay sai trợ ác cùng lắm cũng chỉ mấy trăm người. Vậy mà cả nước sáu bảy trăm triệu người điên cuồng vào cuộc. Có một nửa trách nhiệm ở người dân.

Nếu Mao Trạch Đông và lũ bốn tên sang Hoa Kì làm việc đó thì khẳng định là làm không nổi”.[5] Giáo sư Mao có dũng khí phản tỉnh như vậy thực đáng ca ngợi. Vậy mà người viết bài này quả thật không dám đồng ý với phát biểu cho rằng nhân dân phải gánh một nửa tránh nhiệm về bi kịch Cách mạng Văn hóa và nếu như là ở Mĩ thì không thể tiến hành được cuộc cách mạng đó. Chúng tôi cho rằng quan điểm đó có vấn đề về logic rất đáng được trao đổi thêm.

“Kẻ không phục tùng không có cơm ăn”

Cách mạng Văn hóa sở dĩ có thể phát động và lôi cuốn dân chúng – việc này hoàn toàn có quan hệ với thể chế chính trị Trung Quốc. Dưới thời Mao, dân không chỉ mất quyền tự do ngôn luận. Đến quyền tự do chọn nghề nghiệp, tự do cư trú và di chuyển cũng chả có. Mỗi một người đều trở thành “chiếc đinh ốc” trong cỗ máy quốc gia. Còn Nhà nước thì trở thành người chủ nhân công duy nhất, người kinh doanh của tất cả các xí nghiệp. L.Trotsky nói từ 1937: “Trong những nước mà Nhà nước là người thuê nhân công duy nhất, phản kháng đồng nghĩa với việc “từ từ chết đói”. Nguyên tắc xưa cũ “kẻ không lao động không được ăn” đã bị thay thế bởi nguyên tắc mới “kẻ không phục tùng không được ăn”[6] (sách “Đường đến nô dịch”). Trong một xã hội như thế, việc mà dân chúng có thể làm chỉ có thể là phục tùng và phục tùng. Bởi vì “kẻ không phục tùng không được ăn”, kẻ không phục tùng thì sẽ đối diện với uy hiếp của cái chết phải “từ từ chết đói”.

Ta hãy xem tình cảnh xã hội Trung Quốc thời Mao. Chính quyền mới được thành lập sau 1949. Trong thập niên những năm 50 hàng loạt các cuộc vận động chính trị và trấn áp phản cách mạng do Mao phát động đã tiêu diệt triệt để giai cấp trí thức thân hào trong xã hội Trung Quốc truyền thống.
Những chức năng có tính truyền thống của xã hội Trung Quốc theo đó cũng tiêu vong. Trên một cơ sở như thế Mao đã sử dụng năm thủ đoạn kể sau để khống chế chặt chẽ xã hội dưới tay mình.

Thủ đoạn thứ nhất – Chế độ hộ khẩu

Chế độ hộ khẩu kiểu Trung Quốc phân tách thành thị và nông thôn. Nông dân suốt đời bị cầm cố ở nông thôn, các hộ dân quê không có cách nào để dời lên thành phố. Không có hộ khẩu thành phố thì không có chỗ làm, không có hộ khẩu thành phố thì không có phân phối lương thực, không có hộ khẩu thành phố không những không làm được bất cứ việc gì mà chính ra là không thể sinh tồn. Dân thành phố cũng bị cầm cố tại chính nơi cư trú của mình.

Việc chuyển chỗ ở giữa các thành phố cũng vì chế độ hộ khẩu mà chịu sự khống chế hoàn toàn. Chế độ hộ khẩu đó dẫn đến vấn đề bất bình đẳng về mức sống, việc làm, đi học giữa nông thôn và thành phố. Vậy nhưng chỗ giống nhau về quyền lợi chính trị mà dân nông thôn và dân thành phố được hưởng đều là “không có gì”.

Chế độ hộ khẩu Trung Quốc còn có một công năng khác, đó là thông qua hộ khẩu cưỡng chế những ai không phục tùng hay có kiến giải độc lập về nông thôn tiếp thu giáo dục lao động cải tạo. Sự khác biệt giữa thành phố và nông thôn kiểu như thế hoàn toàn là do con người tạo nên. Những ai có hiểu biết về thời kì lịch sử đó đều thấy rõ như thế

Thủ đoạn thứ hai – Chế độ tem phiếu phân phối

Mao Trạch Đông dùng chế độ phân phối tem phiếu để nắm chặt trong tay mình nguồn nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân sinh. Bất cứ một số lượng tiêu dùng nhu yếu phẩm nào cần thiết cho sinh hoạt đều được phân phối, người dân không thể tự do có được các nhu yếu phẩm đó. Khi mua lương thực không những cần có sổ mà còn cần cả tem phiếu, có tiền cũng không mua được định mức quy định theo tháng. Điều cần phải chỉ rõ là, phiếu lương thực còn chia thành loại phiếu thông dụng toàn quốc, loại phiếu dùng ở địa phương các tỉnh và loại phiếu dùng cho các thành phố. Trừ loại phiếu lương thực thông dụng toàn quốc ra, hai loại sau chỉ có thể dùng trong phạm vi các tỉnh các thành phố.

Người ta không thể xoay trở được nếu như không có phiếu lương thực. Chỉ riêng với chế độ phiếu lương thực đã có thể khống chế được quyền tự do hành động của dân chúng. Nhưng chế độ phân phối của Mao gồm một nội dung hết sức rộng rãi. Tất cả đều được phân phối theo phiếu – có phiếu dầu ăn, phiếu vải, phiếu trứng, phiếu đường, phiếu thịt, phiếu máy khâu, phiếu xe đạp,… Đến tết có phiếu hàng tết.Đủ loại tem phiếu quán xuyến toàn bộ đời sống người dân Trung Quốc.

Thủ đoạn thứ ba – Chế độ hồ sơ lí lịch

Chế độ hồ sơ lí lịch không xa lạ đối với mỗi người dân Trung Quốc. Cho dù anh học ở trường, công tác ở các đơn vị cơ quan hay về hưu ở nhà (về hưu hồ sơ lí lịch được chuyển về khối phố hoặc công xã nơi đương sự sinh sống). Hồ sơ lí lịch theo liền với từng người cho đến hết đời. Chức năng của chế độ hồ sơ lí lịch không thua kém gì một sự theo dõi ngầm của cơ quan công an. Trường học và cơ quan sẽ ghi vào hồ sơ nếu đương sự bị kỉ luật.

Những nhận xét hay giới thiệu mà chính đương sự không được đọc thấy hay không được chính đương sự xác nhận cũng được phê viết vào hồ sơ lí lịch. Tính cách tiêu cực hay tích cực của những lời phê đó ảnh hưởng đến đến cuộc sống giữa xã hội của chủ nhân bộ hồ sơ. Những ai có dũng cảm phàn nàn, nêu ý kiến hay phát ngôn trái lạ đều bị ghi vào trong hồ sơ lí lịch. Còn như việc sẽ chịu xử lí như thế nào thì chỉ còn trông chờ vào may rủi. Chế độ hồ sơ lí lịch phi nhân tính đó trên thực tế đã tước đi quyền tự do ngôn luận.

Thủ đoạn thứ tư – Chế độ giáo dục lao động cải tạo

Giáo dục lao động cải tạo được nói là một loại xử phạt hành chính nhưng trên thực tế rất gống với xử phạt hình sự. Chế độ giáo dục lao động có tính tùy tiện, nó có thể do một đơn vị cơ quan quyết định. Như thế chế độ giáo dục lao động khiến cho các cơ quan đơn vị trở nên rất gần với một cấp tư pháp nhưng tùy tiện và vô pháp luật. Mặc dù nói là xử phạt hành chính và được gọi là “trị bệnh cứu người” nhưng những người bị bắt đi lao động không những mất quyền tự do nhân thân đồng thời họ cũng trở thành “tiện dân” của xã hội và chịu sự kì thị.

Nghiêm trọng hơn là khi mãn hạn lao-giáo rồi người ta vẫn có thể cưỡng chế người bị giáo dục bằng lao động đó ở làm việc tại chỗ. Trên thực tế đó là một thứ tù không kì hạn, suốt đời bị giam thân cảnh tù, mất hẳn tự do. Việc có thể tùy ý thực hiện chế độ lao-giáo đối với dân chúng là biểu hiện của sự khủng bố chính trị thời Mao.

Thủ đoạn thứ năm – Chế độ cơ quan đơn vị

Dưới thời Mao, “cơ quan/đơn vị” trên thực tế chính là chỗ để khống chế cá nhân. Quyền tự do theo đuổi nghề nghiệp bị tước bỏ, tất cả mọi người đều nhận công tác theo sự sắp xếp của nhà nước. Người ta không có quyền chọn công việc và cũng không có quyền từ chối công việc được phân công. Nhà nước không cho phép tùy ý từ chức hay đổi công tác. Mỗi một người suốt đời làm việc ở những vị trí công tác đã được phân công.

Tiền lương do nhà nước quy định. Tình trạng đi làm cả đời không có tăng lương là rất nổi bật. Một khi anh rời khỏi đơn vị hoặc bị đơn vị khai trừ đồng nghĩa với việc hoặc là anh đã ra khỏi cái xã hội mà Mao đang khống chế hoặc là anh bị cái xã hội đó khai trừ. Anh sẽ lâm cảnh đường cùng, mất hết nền tảng sinh hoạt. Trong cái chế độ cơ quan-đơn vị đó, để sinh tồn kiếm sống nuôi gia đình anh chỉ có thể phục tùng và phục tùng.

Nhân dân Trung Quốc không có tội và cũng không có trách nhiệm về Cách mạng Văn hóa.Thời đại Mao Trạch Đông chính là dùng những thủ đoạn như thế để khống chế toàn bộ xã hội Trung Quốc. Cộng thêm vào đó là hết cuộc vận động chính trị trị này đến cuộc vận động chính trị kia. Tất cả khiến cho nhân dân Trung Quốc thực không có lấy một cơ hội nào để thở lấy hơi nữa. Cách mạng Văn hóa trong suốt quá trình của nó xem ra rất là hỗn loạn nhưng cả xã hội vẫn được khống chế chặt trong tay Mao. Mà Cách mạng Văn hóa là một cuộc vận động chính trị nhằm giải quyết chuyện người thừa kế quyền lực.

Nói cách khác Mao phát động Cách mạng văn hóa là nhằm mục đích biến giang sơn của một đảng thành giang sơn của một nhà, chuẩn bị cho Giang Thanh tiếp nối quyền hành[7] (Xem Lưu Thông, “Mục đích của Cách mạng Văn hóa – Xác lập người thừa kế quyền hành”). Trong Cách mạng Văn hóa, từ trên xuống dưới, từ trong đảng đến người ngoài đảng tất cả đều bị cuốn vào trong đó. Người bị cuốn vào không biết nguyên do sự việc nhưng kẻ phát động thì từng bước hướng cuộc vận động đi đến mục tiêu đã dự định trước.

Nhiều lãnh đạo cấp cao bị cuốn vào mà không sao hiểu được nguyên do, họ lại còn đứng đó hô hào học tập. Họ cảm thấy chuyện dường như là “cách mạng gặp phải vấn đề mới”. Nhiều lãnh đạo bị lôi ra phê đấu bắt đầu công việc tự kiểm thảo đi kiểm thảo lại. Mao Trạch Đông bày đặt mê hồn trận, khiến cho đám đông những là “đối tượng của cách mạng” từ to đến nhỏ không biết phải như thế nào cho phải, suốt này hoảng hốt giữa rầm trời tiếng hô khẩu hiệu và tiếng hô đả đảo. Trong một không khí khủng bố chính trị như thế, quần chúng dân đen không chút quyền hành sống khác gì chết. Họ đến nói năng cũng phải giữ mồm, không cẩn thận là bị hàng xóm thậm chí chính vợ (chồng) con cái mình phản ánh, tố giác.

Trong thời buổi Cách Văn hóa, ai cũng run sợ cho bản thân, ngay cả người thân cũng không được tin. Lúc bấy giờ, “tin tưởng” đã trở thành từ đồng nghĩa của từ “nguy hiểm”. Bạn bè tri âm trở thành người cáo giác, người dám nói thẳng chẳng khác gì đang đào huyệt cho mình. Cả nước từ trên xuống dưới chỉ mỗi Mao là người hưởng quyền “tự do ngôn luận” ghi trong hiến pháp. Mọi công dân của cộng hòa quốc này đều đã bị tước bỏ quyền phát ngôn. Mọi hành động đều chờ chỉ huy của Mao, vạn vật sinh trưởng cũng nhờ sự tưới tắm của “lời dạy của chủ tịch” (ngữ lục).

Trong những năm tháng gọi là “cách mạng” đó, mở miệng là “muôn năm”, kiểm thảo ngày nào cũng có, tự sát trở thành ước mơ. Tất cả là để làm gì? Vận động quần chúng là để chặn đánh tâm lí phản nghịch của quần chúng. Vận động lãnh đạo cao cấp là để chống lại “lửa bất bình” nơi họ, làm cho họ cụp tai cúi đầu cam nô lệ. Mao gây bao án oan, bức đồng chí không ngừng tự kiểm thảo. Mao muốn tinh thần “tội tổ tông” thấm sâu vào thần dân. Chỉ như thế thì mới có thể khiến cho dự trù chính trị của mình thực hiện thông suốt. Ham sống sợ chết là thiên tính của con người.

Trong một xã hội mà không khí khủng bố nhuốm mùi tanh của máu, dân chúng xô dạt theo dòng lớn là chuyện không khó hiểu cả về tình lẫn về lí. Hẵng xem một người tài năng tót vời như Quách Mạt Nhược đã phải sống một cuộc sống run rẩy kinh hãi ra sao là đủ biết quần chúng thường dân vì sao lại phải “ngây cuồng”. Hẵng xem biết bao nhà văn nổi tiếng bỗng chốc tất cả cùng im lặng tập thể, gác bút tập thể là đủ thấy Mao Trạch Đông đã không chế thành công xã hội Trung Quốc đến mức nào. Cũng đủ để thấy dân chúng vì sao phải “ba phải a dua”. Bởi vì họ chỉ mỗi việc phải phục tùng, “ngây cuồng” hay “ba phải vào hùa” là kết quả của việc phải phục tùng. Không thế thì sẽ “dần dần chết đói”.

Dám chắc giáo sư Mao Vu Thức cũng ở trong đội ngũ đó. Đó quyết không phải là tội lỗi và trách nhiệm của nhân dân Trung Quốc (gồm cả giáo sư trong đó). Quả đúng như giáo sư đã nói: “Nếu Mao Trạch Đông và lũ bốn tên sang Hoa Kì làm Cách mạng Văn hóa thì khẳng định là làm không nổi”. Sở dĩ những việc tương tự Cách mạng Văn hóa không thể phát động nổi ở Mĩ là bởi vì chế độ chính trị quốc gia này không cho phép các nhà chính trị muốn làm gì thì làm. Điều còn quan trọng là, các nhân vật chính trị ở Mĩ là do dân chúng bỏ phiếu chọn ra.

Tất cả những người đó (bao gồm cả tổng thống) đều phải chịu trách nhiệm trước dân chúng. Thế nên chính trị gia tại Mĩ không thể hành động khinh suất hay tùy ý trái phản ý dân. Ai cũng biết chính trị Trung Quốc thời Mao và chính trị Hoa Kì không giống nhau. Vậy đương nhiên là ngón nghề của Mao làm sao mà thi hành được ở Hoa Kì! Bản thân Mao cũng biết rõ điều đó. Sau lúc Liên Xô hạ bệ Stalin, chính Mao từng nói nếu như ở các nước phương Tây thì đã không có chuyện kiểu Stalin.[8]

Thế nhưng Mao hoàn toàn không rút ra bài học gì cả. Sau vụ Watergate, Richard Nixon bị điều trần. Bill Clinton vì chuyện quan hệ ngoài hôn nhân mà bị quốc hội điều tra và ông đã buộc phải xin lỗi dân Mĩ.

Ngược lại Mao chưahề có một lời xin lỗi nào về những việc sai lầm của mình. Bành Đức Hoài[9] dũng cảm vì dân cuối cùng cũng chỉ là “Tôi không uống thuốc của Mao Trạch Đông” “Tôi không ăn cơm của Mao Trạch Đông”.[10] Một nguyên soái chiến công hiển hách cũng chỉ biết dùng cách đó để phản kháng thì còn yêu cầu được người dân phải làm thế nào?

Một chế độ tốt đẹp có thể khiến một người xấu không dám làm việc hư, một chế độ bất lương có thể khiến người tốt làm việc xấu.

Đây là lí do vì sao người ta yêu cầu phải cải cách thể chế. Giả sử, nếu xưa kia các bậc tiên hiền buổi đầu nước Mĩ kiến quốc không dựng nên chế độ dân chủ, nếu G.Washington sau 8 năm làm tổng thống không sáng suốt và dứt khoát rút lui khỏi đời sống chính trị, nếu không có việc những người kế thừa Washington thể chế hóa hành động của ông, nếu Washington thực hiện triệt để chế độ chính trị kiểu Mao thì hoàn toàn có thể khẳng định – việc xuất hiện thảm cảnh Cách mạng Văn hóa hay việc nảy sinh bi kịch tương tự bi kịch của những Trương Chí Tân[11], Vương Bối Anh là hoàn toàn có thể.

Vì vậy, tất cả những bi kịch hay những chuyện hoang đường xuất hiện trong Cách mạng Văn hóa chỉ có thể là trách nhiệm của kẻ phát minh Mao Trạch Đông. Nếu không sẽ là không công bằng đối với lịch sử và cũng là một điều sỉ nhục đối với người dân Trung Quốc – những kẻ không có chút quyền kinh tế và quyền chính trị nào trong tay.

Lê Thời Tân dịch từ nguyên bản tiếng Trung
(Nguồn: tạp chí Thế giới mới số 14-2013 (1031) ngày 22-4-2013)
đăng lại từ trang khoavanhoc-ngonngu.edu.vn
________________________________________
[1]Học giả Nhật gốc Hoa. Bài đăng trên 《明鏡月刊》nhan đề “文革”究竟誰之罪:與茅于軾先生商榷” (xin xem city.mirrorbooks.com).

[2]茅于軾 (Mao Yushi 1929- ), nhà kinh tế học Trung Quốc đương đại. Năm 1958 bị quy “phái hữu” đình chỉ công tác. Trong Cách mạng Văn hóa bị khám nhà và đấu tố rồi bắt đi lao động. Nhận Giải thưởng kinh tế học Milton FriedmanLiberty Prize của Mĩ năm 2012.

[3] 吳稼祥(Wu Jiaxiang 1955 – ), nhà nghiên cứu kinh tế học, từng thỉnh giảng tại Đại học Harvard. Sau sự kiện mùa xuân Thiên An Môn bị bắt giam. Mãn hạn tù năm 1992. Ngô là một trong những học giả đề xuất sớm nhất ý hướng cải cách xí nghiệp quốc doanh và thực hiện chế độ cổ phần ở Trung Quốc.

[4] 王佩英(Wang Peiying 1915-1970), nguyên là một nữ nhân viên ngành đường sắt, do phản đối Mao Trạch Đông mà bị bắt vào viện chữa bệnh tâm thần. Trong Cách mạng Văn hóa bị gán tội phản cách mạng, nhét gạch vụn vào mồm và giong phố đấu tố. Sau đó bị phán quyết “lập tức tử hình”. Cuộc xử bắn ngày 27/1/1970 được truyền hình làm gương. Năm 1980 sửa án sai, kết luận bị bệnh nhân tâm thần không nên kết án hình sự. Năm 2011 kết luận lại Vương vô tội và rút lại lời kết luận Vương mắc bệnh tâm thần.

[5] Xem Ngô Giá Tường, 《雖億萬人,吾往矣 – 紀念一位聖女》đăng trên《明镜月刊》số tháng 8/2010 (kì 6), tr.78.

[6] Xem Vương Minh Nghị dịch, 《通向奴役之路》, Trung Quốc Xã hội Khoa học Xuất bản xã, 1997, tr.116 (The Road to Serfdom của Friedrich August von Hayek có bản dịch tiếng Việt Đường về nô lệ của Phạm Nguyên Trường, Hà Nội, Nxb Tri thức –ND).

[7]Xem劉松,《文化大革命的目的-確立繼承人》introng日本大學大學院國際關係研究科《大學院論集》, kì 11, 2001, tr.61~85. Hoặc xem 關心 dịch,《毛澤東最後的革命》, Thinker Publishing (HK) Limited xuất bản, 2009, tr.328 (tức cuốn Mao’s Last Revolution của Mac Farquhar và Roderick – ND)

[8] Xem《鄧小平文選》, quyển 2, tr.333

[9] Bành Đức Hoài (1898-1974), nguyên soái, từng là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Chống lại chính sách Đại nhảy vọt của Mao từ Hội nghị Lư Sơn (1959). Bị quy tội phản đảng cách chức và kỉ luật. Trong Cách mạng Văn hóa bị đấu tố đánh đập rồi quy tội gián điệp. Bị thầm vấn hàng trăn lần. Mắc bệnh không được chạy chữa, chết ngày 29/11/1974. Trước lúc chết xin được gặp vợ đã li hôn đang lao động cải tạo ngoại ô Bắc Kinh nhưng bị vợ từ chối. Bình đựng tro cốt ghi thành họ tên khác. Được khôi phục danh dự năm 1978. Ghi chép trong tù xuất bản thành sách nhan đề “Bành Đức Hoài tự thuật” (ND).

[10] Xem 馬輅,佩璞,馬秦泉,《彭德懷廬山起禍》(Bành Đức Hoài – Tội khởi từ Hội nghị Lư Sơn), Nhã Lâm xuất bản xã, 1990, tr.36.

[11] Trương Chí Tân (1930-1975), đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc. Bị bắt tù từ 1969 cho đến 1975 vì dám phê phán sùng bái cá nhân và bệnh tả khuynh. Khác biệt giữa hai người phụ nữ Trương Chí Tân và Vương Bối Anh ở chỗ Trương trước sau không phủ nhận tư cách đảng viên của mình, trong lúc Vương sớm xin ra khỏi đảng. Trương trước lúc đem ra tử hình đã bị tra tấn đến phát điên nhưng vẫn bị cho là giả vờ trong lúc Vương khi đưa ra bắn bị xem là điên. Vương bị siết cổ khi đem ra pháp trường còn Trương bị cắt yết hầu trước khi xử tử. Năm 1978 Trương được khôi phục danh dự, năm 1979 công nhận liệt sĩ (ND).

Truyền thông dưới các chế độ độc tài

Truyền thông dưới các chế độ độc tài

Blog Nguyễn Hưng Quốc

Nguyễn Hưng Quốc

Có hai mục tiêu chính mà tất cả các chế độ độc tài và độc tài toàn trị nhắm tới là: nhồi sọ và lừa dối. Nguyên tắc ở đây là, nói theo Hitler, cứ nói dối, nói dối đi nói dối lại mãi, một cách thật giản dị, đến lúc nào đó, người ta sẽ tin là thật…

Một trong những khác biệt lớn nhất giữa dân chủ và độc tài là ở phương diện truyền thông. Nói một cách vắn tắt, khác với các chế độ dân chủ, dưới các chế độ độc tài, truyền thông có hai đặc điểm chính: độc quyền và kiểm duyệt. Mức độ độc quyền và kiểm duyệt tuỳ thuộc vào mức độ độc tài. Tất cả các chế độ độc tài đều áp dụng, dưới những hình thức khác nhau, chính sách kiểm duyệt đối với các phương tiện truyền thông đại chúng. Nhưng chỉ có các chế độ độc tài toàn trị (totalitarianism) mới áp dụng chính sách độc quyền một cách triệt để.

Việt Nam là một chế độ độc tài toàn trị như thế: Với truyền thông, họ áp dụng cả phương thức độc quyền lẫn phương thức kiểm duyệt.

Ở miền Bắc, trong những năm đầu sau Hiệp định Geneva, ngoài báo chí nhà nước còn có báo chí tư nhân. Nhờ sự tồn tại của báo chí và nhà xuất bản tư nhân ấy, phong trào Nhân Văn Giải Phẩm mới được hình thành. Nhưng khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị đánh, tất cả các tờ báo và nhà xuất bản tư nhân đều bị bóp chết. Từ đó về sau, nhà nước hoàn toàn độc quyền trong lãnh vực truyền thông. Đến giữa thập niên 1980, với phong trào đổi mới, nhà nước cho phép tư nhân hoá kinh tế, nhưng cho đến tận bây giờ, họ vẫn từ khước việc tư nhân hoá báo chí và xuất bản. Tất cả các tờ báo, các đài phát thanh và truyền hình, cũng như tất cả các nhà xuất bản tại Việt Nam hiện nay đều hoàn toàn nằm trong tay nhà nước.

Độc quyền báo chí và xuất bản, giới lãnh đạo vẫn chưa an tâm. Cả báo chí lẫn xuất bản đều bị kiểm duyệt ngặt nghèo. Mọi bài báo cũng như mọi cuốn sách đều được dò xét từng câu từng chữ. Nhưng kiểm duyệt không vẫn chưa đủ. Bên cạnh việc kiểm duyệt chính thức, ở Việt Nam cũng như ở dưới mọi chế độ độc tài khác, đều có hai hình thức kiểm duyệt khác: hậu kiểm duyệt và tự kiểm duyệt. Hậu kiểm duyệt là hình thức kiểm duyệt sau khi tờ báo hay cuốn sách đã được in và được phát hành. Khi phát hiện ra một chi tiết có vấn đề về chính trị, người ta áp dụng biện pháp thu hồi ấn phẩm và trừng phạt tác giả. Ghê sợ trước những biện pháp trừng phạt như thế, hầu hết các tác giả đều tự đặt mình ở thế tự kiểm duyệt, nghĩa là tự mình cắt bỏ những chỗ gai góc, có thể bị xem như có vấn đề trong quá trình sáng tác. Trong bài “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ” viết năm 1987, nhà văn Nguyễn Minh Châu có nói đến cái thảm cảnh tự kiểm duyệt ấy: lúc nào cũng giấu giếm, cũng rào đón, cũng che chắn, vừa viết một câu trung đã phải vội vã chêm ngay vào một câu nịnh cho… an toàn dù phải trả giá bằng chính tác phẩm của mình, những tác phẩm chỉ có giá trị minh hoạ nhất thời.

Nhưng độc quyền và kiểm duyệt như vậy để làm gì?

Có hai mục tiêu chính mà tất cả các chế độ độc tài và độc tài toàn trị nhắm tới là: nhồi sọ và lừa dối. Nguyên tắc ở đây là, nói theo Hitler, cứ nói dối, nói dối đi nói dối lại mãi, một cách thật giản dị, đến lúc nào đó, người ta sẽ tin là thật. Và khi đã tin rồi thì mọi người dần dần trở thành những con chó của Ivan Pavlov: Cả tư tưởng lẫn cảm xúc, hành vi và mọi phản ứng của họ đều bị điều kiện hoá. Trong bài “Authoritarian regimes retool their media-control strategy”, Robert Orttung và Christopher Walker cho trong cái gọi là “mọi người” ở đây, có bốn đối tượng chính: Một là những thành phần “ưu tú” trong chế độ, tức các đảng viên và cán bộ các cấp trong hệ thống cầm quyền, để họ tiếp tục trung thành với chế độ. Hai là dân chúng nói chung để họ vừa kính trọng lại vừa sợ hãi, không dám chống lại chế độ. Ba là các thành phần đối lập cũng như các tổ chức dân sự: Với cả hai, hệ thống truyền thông độc quyền của nhà nước luôn luôn tìm cách bôi nhọ và cô lập, để dưới mắt dân chúng, họ hiện hình như những thế lực đen tối đe doạ đến sự ổn định và phát triển kinh tế. Bốn là với những người thường xuyên sử dụng internet, chính quyền sẽ sử dụng nhiều cách khác nhau để hoặc dựng tường lửa và/hoặc kiểm duyệt để không phải ai cũng có thể tiếp cận được với những thông tin bất lợi cho chế độ.

Tuy nhiên, ngoài mục tiêu lừa dối và nhồi sọ, bất cứ hệ thống truyền thông nào của các chế độ độc tài cũng đều nhắm tới một mục tiêu khác nữa: định hướng dư luận. Công việc định hướng này bao gồm hai khía cạnh chính: Một là “giáo hoá” và hai là làm lạc hướng.

Tạo nên những con người sùng bái một cách mê tín đối với giới lãnh đạo cũng như đảng lãnh đạo cũng là một cách “giáo hoá”. Tuy nhiên, đối với dân chúng nói chung, hình thức “giáo hoá” phổ biến nhất, nói theo Robert Orttung và Christopher Walker trong bài dẫn trên, là làm cho mọi người trở thành thụ động và vô cảm, không quan tâm đến chính trị cũng như đến số phận của đất nước nói chung: “Để duy trì quyền lực, các chế độ độc tài đều giữ đại đa số quần chúng ở ngoài chính trị.”

Một khía cạnh khác của truyền thông dưới các chế độ độc tài mà người ta dễ quên lãng là đánh lạc hướng sự quan tâm của quần chúng. Áp dụng cách thức này, khi chính quyền gặp vấn đề rắc rối, người ta bèn tung ra một sự kiện hay một tin đồn vu vơ nào đó nhằm khêu gợi sự tò mò của mọi người khiến mọi người đuổi theo sự kiện hoặc tin đồn ấy mà quên bẵng đi vấn đề chính của chính quyền.

Nhớ, cách đây mấy năm, khi kinh tế gặp khó khăn với hiện tượng nhiều đại công ty nhà nước, nổi bật nhất là tập đoàn doanh nghiệp Vinashin, bị phá sản để lại những món nợ khổng lồ, dẫn đến các cuộc tranh luận gay gắt về vấn đề trách nhiệm không những của cá nhân mà còn của các cơ quan nhà nước. Mấy tháng sau, khi không khí vẫn còn nóng hổi, các cơ quan truyền thông xúm vào loan tải tin tức về bệnh tình của “cụ” rùa ở hồ Hoàn Kiếm. Chính quyền lập “khu điều dưỡng” cho rùa. Các nhà “rùa học” ở Hà Nội liên tục lên ti vi nói chuyện về rùa. Dân chúng rình rập quanh hồ Hoàn Kiếm để cố chụp hình rùa. Mọi người đều quan tâm đến rùa và quên phắt đi chuyện kinh tế của đất nước.

Những chuyện như thế chắc đã, đang và sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần…

Việt Nam thất bại toàn diện trong việc bảo vệ chủ quyền

Việt Nam thất bại toàn diện trong việc bảo vệ chủ quyền

Người Buôn Gió

03-08-2015

Trong suốt khoảng 10 năm trở lại đây, mỗi lần Trung Quốc gia tăng xây dựng trên các quần đảo chiếm được ở Biển Đông. Việt Nam lập đi lập lại một phương thức ứng phó là lên án và đối thoại.

Việc lên án gần như là độc diễn, Việt Nam nói cho người dân Việt Nam nghe.

Trong những hội nghị, hội thảo liên quan đến biển Đông như môi trường, dầu khí, hàng hải mà các quốc gia khác tổ chức. Người Trung Quốc luôn có mặt và đưa bằng mọi cách họ khéo léo lái đến việc khẳng định chủ quyền của họ tại biển Đông, qua những bằng chứng họ đưa. Thậm chí họ dịch công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng thành nhiều thứ tiếng theo quốc gia có hội thảo, hội nghị để phân phát cho khách tham dự.

Ở cấp độ lớn hơn, trong các dịp quan hệ ngoại giao với các nước ở tầm quốc gia, chính khách Trung Quốc luôn thò việc Biển Đông vào bàn nghị sự. Họ luôn trình bày họ đang ở thế bị hại, họ yêu chuộng hoà bình quá đỗi cho nên bị các nước khu vực xung quanh biển Đông lấn chiếm biển đảo của họ. Thâm hiểm hơn, họ cho rằng việc lấn chiếm ấy của các nước , đặc biệt có Việt Nam, là nhằm đánh bắt trộm tài nguyên, hút trộm dầu khí của họ.

Người Trung Quốc đưa ra những hình ảnh, clip, bản nhận tội của dân Việt Nam bị bắt giữ, những biên bản xử lý phạt tiền và những biên lai do ngư dân Việt Nam nộp phạt, những lời thú tội của ngư dân Việt Nam cho các chính khách quốc tế xem.

Vì lý do nào đó, như chủ quan coi thường, hoặc vì quan hệ chính trị trao đổi, nhà nước Việt Nam không để ý đến những việc làm này của Trung Quốc.

Thế nhưng mưa dần thấm lâu, một hình ảnh Việt Nam khuất tất, cơ hội, trộm cắp vặt đã hình thành trong đầu những chính khách quốc tế. Nhất là ở châu Âu. Trong một thống kê của toà án Đức thì có 5000 vụ trộm cắp do người Việt gây ra trong tổng số một trăm nghìn người Việt tại Đức. Chả quốc gia nào ở Châu Âu lạ lẫm với việc người Việt trồng cần sa, buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, làm lậu, trộm cắp, thịt chó, thịt mèo, buôn người, làm giấy tờ giả nhận con, kết hôn giả…

Phần đa số người Việt phạm tội này nằm trong nhóm Việt Kiều ra đi từ phía Bắc của vĩ tuyến 17 sau năm 1975.

Với những chứng cứ dàn dựng của Trung Quốc và những lời than thở của họ, thêm những hiện thực về các con số toà án sở tại đưa ra. Việc một chính khách không có nợ nần , tình cảm gì với Việt Nam. Ông ta có nghĩ rằng chuyện Việt Nam đánh cá trộm, hút dầu trộm của Trung Quốc là hoàn toàn có thể. Do đó hành động kêu ca của nhà nước Việt Nam về chủ quyền biển đảo thực ra là nhằm che đậy mục đích trôm cắp mà thôi.

Điều đó dẫn đến khi giàn khoan 981 của Trung Quốc xâm nhập vào lãnh hải Việt Nam. Một số tờ báo Châu Âu gọi đó là cuộc cãi vã do tranh nhau khai thác dầu khí.

Các bạn có tin không, chẳng có quốc gia nào đứng ra nói rằng Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam cả. Các bạn cứ thử tìm xem có phát ngôn chính thức của quốc gia nào khẳng định điều ấy. May lắm là sự lên án Trung Quốc có hành vi gây căng thẳng, xây dựng này nọ trong khu vực tranh chấp, số lên án đó không là bao nhiêu so với hàng trăm quốc gia trên thế giới.

Nhà nước Việt Nam đưa ra giải pháp đối thoại với Trung Quốc để giữ chủ quyền. Lặp đi lặp lại cụm từ ” giải pháp đối thoai ” từ năm này sang năm khác,  trưng ra hình ảnh cuộc gặp gỡ này nọ, hai bên thống nhất giữ tinh thần nọ kia để giải quyết. Thực ra là nhà nước Việt Nam lừa dân Việt Nam. Trung Quốc đã nói rất rõ ràng, họ không bao giờ thoả hiệp với lợi ích cốt lõi.

“Trong một bài viết khác, PLA Daily dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn cho biết quân đội nước này cam kết trở thành một lực lượng vì hòa bình, nhưng không bao giờ thỏa hiệp đối với các nguyên tắc cốt lõi.”

Ai cũng biết cái gọi là ”lợi ích cốt lõi ” mà Trung Quốc gọi ở đây là yêu sách chủ quyền của họ tại Biển Đông. Và họ không nhân nhương nào trong vấn đề này, họ  nói không có mâu thuẫn gì với Việt Nam về chủ quyền ở đây để mà đàm phán chuyện này Chỉ có đàm phán về việc xử lý đánh bắt cá trộm, cứu thương, an ninh biển…những vấn đề nhân đạo, an ninh mà bất cứ nước nào thông thường có biển giáp nhau đều bàn.

Vậy là chẳng có chuyện đối thoại, đàm phán giữ chủ quyền giữa Việt Nam với Trung Quốc cả. Bấy lâu nay Việt Nam vẫn che giấu sự thật này, đem những đàm phán tào lao về tuần tra chung, an ninh, cứu trợ ra để lừa dân là đang có tiến triển tốt trong việc đàm phán với Trung Quốc về chủ quyền.  Đây là lý giải cho những thắc mắc của người dân Việt tại sao lãnh đạo hai nước Việt Trung thống nhất xử lý mâu thuẫn biển Đông, mà Trung Quốc vẫn gia tăng xây dựng căn cứ quân sự, gia tăng bắt bớ ngư dân Việt Nam.

Cái gọi là ” tranh thủ sự ủng hộ quốc tế ” của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam đã thất bại bởi nhiều nguyên nhân. Bởi sự gian manh, vặt vãnh từ người dân Việt Nam khi sinh sống ở nước ngoài, đến sự tráo trở, gian lận của nhà nước Việt Nam trong các cam kết về tôn giáo, nhân quyền, pháp luật. Bạn cứ đặt vj trí mình là một chính khách của Đức, Ba Lan, Tiệp, Anh khi đọc hồ sơ về người Việt tại Châu Âu và những nỗi buồn khi làm việc với nhà nước Việt Nam, bạn sẽ hiểu họ nghĩ gì về con người, chế độ Việt Nam ngày nay. Nếu họ có hoài nghi việc Việt Nam gào hét là bị xâm phạm chủ quyền để che đậy hành vi hút dầu trộm, đánh cá trộm có gì là ngạc nhiên.

Cái gọi là tự cường, phát triển kinh tế để tăng sức mạnh quốc phòng cũng thất bại hoàn toàn. Từ khi có cái ý này đến hôm nay, hàng loạt tập đoàn nhà nước nợ đầm đìa, phá sản, giải thể. Tham nhũng, quan liêu, gây thiệt hại, lãng phí tràn lan. Nợ nần ngày càng chồng chất.

Cái gọi là đoàn kết nội bộ để giữ chủ quyền cũng thất bại nốt. Hãy nhìn những cuộc thanh trừng nội bộ hay những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược của người dân trong nước bị đàn áp, những người lên án Trung Quốc bị bắt tù những năm qua thì thấy rõ sự đoàn kết nội bộ của thể chế này có hay không.

Hãy nhìn lại toàn bộ giải pháp giữ chủ quyền mà nhà nước Việt Nam đưa ra từ trước, đến nay rõ ràng đã thất bại hoàn toàn.