Liều Thuốc Dành Cho Kẻ Chán Ðời

 
Liều Thuốc Dành Cho Kẻ Chán Ðời

Một người đàn ông chán đời nọ đang đứng nhìn dòng nước từ một chiếc cầu cao. Ông đốt một điếu thuốc cuối cùng trước khi kết liễu cuộc đời.

Ông không còn lối thoát nào khác hơn nữa. Ông đã làm đủ mọi cách để lấp đầy nỗi chán chường trong tâm hồn. Ông đã đi đây đi đó, ông đã tìm lạc thú trong các cuộc vui trác táng, ông đã chạy đến với mọi thứ hơi men và khói thuốc. Nhưng chán chường vẫn cứ chán chường. Ông thử thời vận lần cuối cùng bằng một cuộc hôn nhân, nhưng không có một người đàn bà nào có thể ở bên cạnh ông được vài tháng, bởi vì ông đòi hỏi quá nhiều, nhưng lại không biết nghĩ đến người khác. Ông nhận ra rằng ông đã chán chường mà cũng không ai được hạnh phúc bên cạnh ông. Chỉ có dòng sông may ra mới mang lại cho ông sự thanh thản.

Người đàn ông chưa hút xong điếu thuốc thì cũng có một người hành khất cũng đi qua chiếc cầu. Con người rách rưới đó dừng lại nhìn người đàn ông và chìa tay xin giúp đỡ. Người đàn ông chán chường không ngần ngại rút cả ví tiền và trao cho người hành khất. Ông giải thích rằng bên kia thế giới ông không cần tiền bạc nữa. Người hành khất cầm lấy chiếc ví một lúc rồi trao lại cho khổ chủ. Ông ta nhìn thẳng vào đôi mắt của kẻ chán đời và nói: “Thưa ông, tôi không cần một số tiền lớn như thế. Tuy là một người hành khất, nhưng tôi không là một kẻ hèn nhát. Ông hãy giữ lại tiền của ông và đem qua bên kia thế giới của ông”. Nói xong, người hành khất ném cả ví tiền xuống dòng sông rồi lặng lẽ bước đi, bỏ mặc kẻ chán đời tiếp tục gặm nhấm nỗi đắng cay chua xót của ông.

Ðã hút xong điếu thuốc, nhưng kẻ chán đời vẫn muốn chưa kết liễu cuộc đời. Ông nhìn theo người hành khất đang khuất xa dần. Tự nhiên, ông không muốn chết nữa, mà chỉ muốn nhặt lại chiếc ví để trao tặng cho người hành khất. Chưa một lần trong đời, ông biết mở ví trao tặng cho bất cứ người nào. Giờ phút này. ông muốn mở rộng tâm hồn, mở rộng đôi tay để trao tặng và muốn tiếp tục sống. Nghĩ như thế, kẻ chán đời đứng thẳng lên, rời bỏ cây cầu và tiếp tục đuổi theo cho kỳ được người hành khất.

Không gì buồn chán cho bằng sống không có định hướng, không có lẽ sống. Sống mà không biết tại sao mình sống, mình sẽ đi về đâu là điều làm cho con người chán chường và đau khổ nhất.

Ai cũng khao khát hạnh phúc, ai cũng đi tìm hạnh phúc nhưng lắm khi người ta chỉ chạy theo ảo ảnh của hạnh phúc. Ai cũng biết rằng tiền tài, danh vọng và lạc thú trong cuộc sống tự nó không phải là hạnh phúc và lắm khi chúng cũng không mang lại hạnh phúc cho con người.

Hạnh phúc không phải là một nơi để đi đến, hạnh phúc là một hướng đi. Có đi theo hướng đó, con người mới cảm thấy được hạnh phúc. Vậy hướng đi của chúng ta là gì?

Chúa Giêsu, Ðấng là Ðường, là Sự Thật và là Sự Sống, đã vạch ra cho chúng ta hướng đi ấy. Và hướng đi Ngài đã vạch ra chính là Sống cho tha nhân. Ai càng tích trữ và chiếm giữ cho mình, người đó càng nghèo nàn và khốn khổ. Ai càng đóng kín quả tim và khép chặt bàn tay, người đó sẽ không được nhận lãnh. Hạnh phúc đích thực chính là trao ban, bởi vì như Thánh Phaolô đã ghi lại lời của Chúa Giêsu: “Cho thì có hạnh phúc hơn nhận lãnh”.

Cho là liều thuốc chữa trị được căn bệnh trầm trọng nhất trong tâm hồn chúng ta: đó là sự chán sống. Cho cũng là liều thuốc xoa dịu được mọi khổ đau trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta đang đau khổ vì bị phản bội, vì thất chí, vì bệnh tật hay vì bất cứ một nguyên do nào: chúng ta hãy thử mở rộng tâm hồn để trao ban, để san sẻ. Chúng ta sẽ cảm thấy được xoa dịu trong tâm hồn

    Trích sách Lẽ Sống

Anh chị Thụ Mai gởi

CHUYỆN CỦA TÔI… MƯU SINH .

From facebook:  Nguyen Thi Kim Hong
CHUYỆN CỦA TÔI… MƯU SINH .

NGUYEN KIM HONG

Vậy là , sau 3 năm vất vả chăn nuôi , trồng tỉa chính tại khu vườn thơ mộng của mình thuở nhỏ , tôi đành chào thua quay lưng trở về SG , quay lưng với những con người khô cứng , vênh váo đến phát bực mỗi khi có dịp lại gần , những cái đầu ấu trỉ mà cứ cho là mình tài giỏi .

Tháng 12 .1979 , lúc nầy SG vẫn còn nhộn nhịp chuyện mua bán đồ cũ . Ông xã vừa phụ tôi bán cà phê , vừa bán đồ điện tử cho Bộ Đội . Lần nọ , hai anh Bộ Đội còn khá trẻ , vừa mua đồ vừa lấm lét đưa ra một gói nhỏ , mở ra thấy một cục đen xì , anh ta bảo vàng đấy ạ , anh giúp bán hộ . Ông xã nói được rồi , một người ở nhà còn một người theo tôi . Anh ấy chở ra chợ Bến Thành , sau khi thử cân xong bán được số tiền lớn , anh ta trả công cho ông xã hậu hỉ rồi về Bắc . Bộ Đội năm đó ai đi Campuchia về đều giàu hết . Họ mua thật nhiều đồ , cả xe gắn máy và xe đạp nữa .

Trước năm 1975 , nơi tàu anh ấy neo đậu , phía trên là một chành chứa hàng hóa , chủ nhà có một người con trai , sau ngày giải phóng thì bặt tin nhau , cho mãi đến năm 1979 mới gặp lại . Người nầy mừng lắm vì biết ông xã tôi rành rẻ đường biển dọc dài đất nước . Năm 1980 , vào khoảng tháng 10 khi trời bắt đầu vào mùa mưa bão , người nầy gặp ông xã bàn chuyện ra đi , anh xuống bến đò Cầu Dầu Mỹ Tho , tới địa điểm nầy sẽ có người đưa anh ra ghe nhỏ . Trời mưa , anh đưa 3 mẹ con tới điểm đã hẹn . Tới nhà người lạ , tôi hơi lo trong bụng vì trời đã tối lại mưa . Chờ một lúc lâu , có người tới nói nhỏ với chủ nhà điều gì đó , họ cho biết chuyện không thành vì ghe dầu không tới chỗ hẹn được . Chúng tôi quày quả trở lại SG thì trời đã khuya . Hôm sau mới biết do ghe dầu bị theo dõi , sợ bị bể nên không tới điểm hẹn được . Cuối năm 1980 , Ba tôi qua thưa chuyện với nhà chồng , cho hai vợ chồng về nhà tôi ở . Cha Mẹ chồng đồng ý , vậy là tôi được trở về mái nhà xưa của mình .

Về lại nhà của mình , tôi thấy yên ổn trong lòng hơn . Anh lại tiếp tục bán hàng điện tử , còn tôi ; tính không thích ngồi không từ nhỏ , tôi nói với anh , hay là em sẽ làm bánh bông lan bán nha anh , chỉ cần anh giúp em đánh trứng , và làm cho em hai khuôn điện trở thôi . Tôi thử làm chậu bánh đầu tiên , 1 ký rưởi trứng gà , anh đánh bằng tay đổ mồ hôi hột , nướng bằng khuôn điện trở bánh nở đẹp , tôi đi chào hàng ngoài Chợ Lớn , có cặp vợ chồng người Hoa ăn thử thấy ngon , giá lại phải chăng nữa , anh ta bảo làm được bao nhiêu , anh ta sẽ mua hết . Tôi mừng vô cùng , tội nghiệp anh tôi ham quá nên làm hết ” công suất ” , tôi dậy từ 5 giờ sáng đi Chợ Lớn mua nguyên liệu bột , chợ Xóm Củi mua trứng gà , 6 giờ sáng là anh bắt đầu đánh trứng cho tôi , mỗi chậu 1 ký rưởi trứng , anh đánh như vậy tổng cộng 7 chậu trứng mỗi ngày . Tôi đổ hai khuôn một lần , từ sáng suốt đến 10 giờ đêm , hai bàn chân sưng to như chân voi , anh nóng ruột nói làm ít thôi em , tôi nói không được , mình còn trẻ phải chóp lấy cơ hội thôi anh à . Hơn 6000 cái bánh mỗi ngày , đều đặn như vậy vẫn không đủ cung cấp cho anh người Hoa nầy . Tôi không thể làm hơn được vì… hết sức !

Với số lời kiếm được từ việc làm bánh , anh mở rộng thêm chuyện của mình ; thời gian trống là anh đi tìm mua TV , tủ lạnh , cả xe gắn máy về đăng lên báo Sài Gòn Giải Phóng bán . Cuộc sống dần khá hơn , anh nói thôi em nghỉ làm bánh đi , em cực quá vừa lo cho chồng con vừa làm bánh , hai bàn chân em sưng to quá , anh sợ lắm . Vậy là tôi nghỉ ngang , không làm bánh nữa , anh người Hoa la làng , nhưng ông xã nói sức khỏe vợ tôi yếu quá , anh thông cảm .

Tôi bắt đầu chuyển qua theo ông xã , anh có nhiều thời gian ra ngoài săn lùng hàng về bán hơn . Tôi ở nhà vừa chăm con , vừa đứng ra bán hàng . Cũng ngộ là tôi hình như có số mua bán hay sao , cứ đăng xong là bán được ngay . Cuộc sống đang yên lành , thì một ngày nọ ; người đàn ông năm trước tới nhỏ to với ông xã tôi , lại ra đi lần nữa . Lần nầy , điểm đón là dưới dạ cầu Hiệp Ân , tối đó , hai vợ chồng cùng hai đứa con tới dưới dạ cầu Hiệp Ân , thấy người lạ mấy con chó sủa rân trời . Thằng con trai lớn không biết do sợ hay sao , tự nhiên lên cơn sốt , người nóng hổi , Ba ơi con đái hỏng ra ; tôi nói không được đâu anh , con như vầy lở ra biển có chuyện gì thì làm sao , phải đưa con về thôi . Lại một lần nữa ra đi không thành , anh có vẻ buồn , tôi nói hay là anh đi một mình , em và con ở lại từ từ rồi sẽ tính . Anh nói không thể bỏ em và con ở lại được , em sẽ vất vả lắm , em đâu thì anh đó . Thôi rồi , thương anh làm sao , vì tình yêu vợ con anh đành tiếp tục cuộc sống khổ cực . Anh nói rằng rồi sẽ có ngày mình sẽ có cuộc sống tốt hơn bây giờ….

Tôi và anh lại tiếp tục nung nấu một cuộc ra đi khác , tiếp tục tranh đua với cuộc đời vốn dĩ chẳng mấy bình yên…..

Tân Phú 10.02.2017

Một câu chuyện hay có thật

Một câu chuyện hay có thật

MX Mai Văn Tấn

Nhớ mãi một câu chuyện tôi cứ nghĩ không bao giờ xẩy ra trong đời người. Nhưng nó đã xẩy ra một cách hết sức bất ngờ trong những ngày lao tù dưới chế độ CS ở miền Bắc Việt Nam. Hình như một sự mầu nhiệm nào đó để ngăn cản những người CS bớt làm điều ác để mọi người bớt nguyền rủa và chính bản thân cũng như gia đình họ gặp những điều an lành hơn. Câu chuyện khó có thể tin và ngoài sức tưởng tượng của con người.

Những ngày tháng ở trại tù cải tạo (trại 2 liên trại 2) Hoàng Liên Sơn, gần bản Mường Côi thuộc huyện Nghiã lộ. Ngày ngày đoàn tù lao động như lấy gỗ, chặt giang, nứa, củi… hoặc đi nhận thực phẩm ở Phù Yên đều đi ngang qua các nhà của dân chúng ở hai bên đường. Họ là thành phần bị chỉ định cư trú mà CS gọi là “Khu Kinh Tế Mới“. Có những người từng làm việc hoặc ở trong quân đội của chính phủ Pháp. Những người sống dưới chế dộ cộng sản nhưng không đúng đường lối hoặc quan điểm. Tóm lại những người mà chế độ cho là nguy hiểm, xét lại hay có hại đối với chế độ, thêm vào đó là người dân bản xứ.

Ðặc biệt mỗi lần ngang qua nhà anh Trung (anh bị thương ở tay cử động khó khăn, VC gọi là Trung Khều làm nghề thợ may), quản giáo và vệ binh (danh từ VC) hay ghé lại nhà anh ngồi nghỉ, uống nước chè hút thuốc lào và tán gẫu. Nhân tiện những người tù cũng ngồi la liệt hai bên đường trước cửa nhà anh để nghỉ. Anh hay đem thuốc lào và nước để anh em dùng. Thời gian này anh em nghiện thuốc lào bất đắc dĩ vì không có thuốc lá. Mặc dầu trong bụng lúc nào cũng cồn cào vì cái đói triền miên, nhưng thuốc lào hình như cần thiết hơn. Thấy sự đối xử anh Trung rất khác biệt với những người khác. Ðó là điều hiếm hoi trong một chế độ lấy lừa dối làm chính, xem mạng người như cỏ rác và đầy hận thù. Các con của anh cũng khác xa với “cháu ngoan bác hồ” [mất dạy không chỗ nào nói nổi], không bao giờ gọi chúng tôi là “thằng tù”.

Một lần chúng tôi ngồi nghỉ trước nhà anh trên lề đường để uống nước và hút thuốc lào do con anh mang đến. Nội quy cấm không được tiếp xúc với dân, nếu vi phạm sẽ bị cùm trong nhà kỷ luật vì vậy mọi sự tiếp xúc phải lén lút đừng để bọn cán bộ bắt gặp. Nhân tiện tôi hỏi cháu sao không gọi các chú là “thằng tù“ giống như các đứa trẻ khác. Cháu trả lời “Bố cháu dạy các bác các chú là thành phần học thức miền Nam, vì vận nước phải đi tù chứ không có tội tình gì cả. Các con phải đối xử lễ độ với họ và tôn trọng họ“. Thấy sự việc càng ngày xẩy ra không đơn giản, phải có nguyên do sâu xa nào đó mà tôi chưa biết. Trong đầu tôi tự hỏi mãi “tại sao”, mà chính tôi chưa bao giờ trả lời được. Lúc bấy giờ trong trại khoảng 300 tù nhân chỉ có 2 người là TQLC, tôi và anh Nguyễn Văn Ðốc. Nhưng anh Ðốc làm thợ rèn không bao giờ ra khỏi trại, chỉ một mình tôi TQLC lao động ngoài trại (Anh Ðốc đã mất vài năm nay tại Houston.)

Mãi đến ngày gần Tết năm 78, tôi được trại giao công tác lấy lá dong mang về trại để gói bánh chưng cho bộ đội lẫn tù nhân. Tôi đi ngang qua nhà anh, thấy anh ra hiệu tôi xuống suối trước cửa nhà anh, rồi anh đi theo xuống gặp tôi và lại ngồi gần tôi. Một lúc rất lâu anh không nói năng gì cả. Tôi thấy anh ngồi trầm tư và suy nghĩ, đôi mắt nhìn tôi chăm chú. Tôi ngồi im lặng tôn trọng sự suy nghĩ cuả anh. Một lúc sau anh bắt đầu kể với giọng trầm buồn.

– “Năm 73 sau ngày ngưng chiến, một buổi sáng nhiều sương mù, tôi đi theo bờ biển để tìm cua, ốc tại thôn Gia Ðẳng. Vì không kiểm soát được nên tôi lọt qua phòng tuyến của anh và bị các anh bắt được. Tôi rất lo ngại là sẽ bị các anh đánh đập, nhưng ngoài sức tưởng tượng của tôi, các anh đã đưa thuốc cho tôì hút và tử tế đưa tôi về BCH của các anh. Tôi được một anh lính Thủy đánh bộ mang quân hàm Thượng úy hay Ðại úy gì đó, tôi không biết chắc chắn lắm, dẫn tôi ra Huế để ăn uống và xem chiếu bóng bằng xe ôtô con. Thú thật anh, trong lòng tôi vô cùng cảm xúc cách đối xử tử tế của các anh. Nhưng tôi không thể ở lại với các anh mặc dù tôi rất muốn, vì các anh cũng biết tôi còn gia đình hiện đang sống bên kia và sẽ bị trù dập nếu tôi là hàng binh. Sau một ngày đi chơi rất thoải mái tôi được các anh trả về đơn vị tôi. Từ đơn vị của các anh tôi chạy về đơn vị tôi. Thú thật tôi không ngờ các anh không bắn theo tôi mà thực sự có ý định thả tôi. Tôi về phải làm tờ kiểm điểm và phải nói lên sự đối xử tàn ác của các anh. Thú thật anh lương tâm tôi rất xẩu hổ nhưng không viết như vậy không được.

Rồi đến ngày “Giải phóng miền Nam“, tôi bị phục viên và được chỉ định đem gia đình về đây sinh sống. Tôi nghĩ chế độ nào dù bạo tàn hay nhân đạo theo thời gian cũng phải thay đổi, con người dù sống một thế kỷ rồi cũng mai một đi. Chỉ có tình người là trường tồn vĩnh cửu, mặc dầu chế độ và xã hội hiện tại rất hiếm hoi. “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng“. Ngày hôm nay tôi đối xử tử tế với các anh là vì tôi nhớ mãi sự tử tế của các anh đối xử với tôi, mà trong tư tưởng tôi luôn luôn bị nhồi nhét các anh là thành phần ăn gan uống máu đồng loại. Tôi nghe bộ đội nói tên anh và cho tôi biết anh là “Lính Thủy đánh bộ“ trốn trại vừa bị bắt lại còn đang kỷ luật.

Ngày hôm nay tôi kể cho anh nghe câu chuyện này mà tôi đã giấu kín từ lâu. Tôi biết anh là lính thủy đánh bộ nên thổ lộ cảm nghĩ của tôi vì tôi tin anh cùng đơn vị đã bắt tôi cũng đã biết hoặc đã nghe chuyện này. Tôi muốn nói với anh lời cuối, anh nên giữ gìn sức khoẻ, đừng có trốn trại mà sẽ không bao giờ thoát được mà chỉ thiệt thân, hãy chờ đợi ngày về với gia đình. Tôi không biết thời gian nào nhưng tôi nghĩ rằng sẽ lâu lắm. Ðiều tiên quyết là anh phải còn sống mới về sum họp với gia đình, anh nên nhớ điều hết sức quan trọng này.”

Sau khi nói xong anh đưa tôi gói xôi và trở lại nhà, và nói “Anh ăn đi tôi không có gì hơn để giúp anh.” Trong khi vừa ăn xôi vừa nghĩ lại những lời tâm sự của anh.

Ðúng là năm 73 sau khi có lệnh ngưng chiến tại chỗ đơn vị của Thiếu Tá Trần Quang Duật, Tiểu Ðoàn Phó TÐ1/TQLC có bắt được 1 tù binh đi lạc vào tuyến phòng thủ của TÐ1 ở thôn Gia Ðẳng. Sau khi giải giao về BCH/LÐ/258 đang đóng ở Hội yên. Lữ đoàn Trưởng Ðại Tá Ngô Văn Ðịnh đã xin lệnh cấp trên để đưa anh ra thị xã Huế ăn uống vui chơi mong tìm hiểu thêm tin tức và mong anh ta hồi chánh. Tôi được cấp xe, tiền để đưa anh ra Huế ăn uống và xem chiếu bóng. Tôi không hỏi tên anh vì tôi nghĩ anh sẽ nói tên giả. Ðầu tiên ăn phở anh ăn ngon lành như chưa từng được ăn ngon như thế, được uống cà phê, hút thuốc lá và đi xem chiếu bóng. Trước khi về tôi đưa anh ra quán chè ở cồn Hến để anh giải lao và nhìn đồng bào ta nhộn nhịp qua lại. Anh đăm chiêu và tận hưởng những gì được ưu đãi, chắc anh nghĩ trong đời anh khó có dịp được hưởng lần nữa. Một lúc anh nói với tôi: “Các anh tử tế lắm, ăn uống rất ngon và thành phố tấp nập. Tôi thích lắm, nhưng tôi không ở lại với các anh được vì tôi còn gia đình đang sống bên kia”.  Trên đường trở về tôi được lệnh trả anh về cho TÐ1/TQLC để đơn vị này thả anh tại nơi bắt anh để anh trở về đơn vị.

Biết rõ và nhớ rất rõ từng chi tiết theo lời tâm sự của anh. Nhưng suốt thời gian nghe anh tâm sự, ngồi lặng yên tôi lắng nghe. Không xác nhận cũng như không nói lời nào cả. Ở tù với CS một thời gian tôi thấm thiá sự gian trá lừa lọc và tàn ác của họ. Năm 1979 khoảng tháng 7 trời rất là nóng bức từng cơn gió Lào làm cháy da thịt. Tôi xuống suối để rửa mặt cho đỡ nóng bức. Anh xuống theo và gặp tôi. Anh Trung đưa cho tôi 2 củ khoai lang đã chín, vài viên kẹo, một nắm thuốc lào và nói: “Tôi chỉ có thể giúp anh bấy nhiêu, anh cũng biết là mọi người rất nghèo, không dư dả như miền Nam của các anh. Tôi nghe 5 người trốn trại sẽ được di chuyển đến trại khác vào ngày mai. Tôi chúc anh may mắn, và tôi nghĩ chúng ta khó có ngày gặp lại. Mong anh giữ gìn sức khoẻ”.

Tôi suy nghĩ sự chuyển trại là một tin không bao giờ cho tù nhân biết, nếu tiết lộ sẽ có biện pháp kỷ luật ngay. Chắc là anh tin tôi mới cho tôi biết. Tôi bèn nói nhanh với anh vì ngập ngừng thì tôi sẽ không bao giờ dám nói: “Người Lính Thủy Ðánh Bộ mà anh kể chính là tôi”. Nói xong tôi chào anh và quay lưng lên đường nhập chung với đội.  Ðúng ngày mai, 5 người chúng tôi chuyển về liên trại nhập chung với những người trốn trại ở các trại khác di chuyển về trại Phú Sơn 4 Bắc Thái để công an quản lý. Tôi nhớ mãi hành động cũng như cách cư xử thân thiết và tử tế của anh. Tôi nguyện trong lòng một ngày nào đó, nếu còn sống sót để trở về với gia đình tôi sẽ tìm gia đình anh để thăm.

Mãi đến cuối năm 87 tôi mới được thả ra khỏi trại cải tạo về với gia đình. Về đến nhà bao nhiêu chuyện phải lo: lo ăn, lo mặc, lo chỗ ở, lo kiếm tiền để sinh sống cho chính mình và gia đình mình. Sau đó phải lo giấy tờ hồ sơ để xuất cảnh. Bao nhiêu chuyện phải gánh vác không còn thì giờ nghĩ đến gia đình anh Trung cho đến khi gia đình tương đối ổn định sau khi được định cư ở Hoa Kỳ.

Năm 1994, nhân một chuyến làm ăn ở Kuala Lumpur (Malaysia) với 1 người Hoa quốc tịch Mã Lai. Trong khi chờ đợi hợp đồng với 1 xưởng mộc, anh ta hỏi tôi có muốn về thăm viếng VN hay không. Tôi không có ý định về VN vì chế độ CS còn tồn tại, cha mẹ tôi đã qua đời, hơn nữa tôi mới rời đất nước một thời gian ngắn khoảng 4 năm, không có lý do để về VN. Bỗng tôi nghĩ đến anh Trung tôi đổi ý muốn về VN một chuyến. Sau vài ngày ở Saigon, tôi tìm cách đi ra miền Bắc đến tỉnh Hoàng Liên Sơn tìm gia đình anh Trung. Ðáng tiếc cảnh vật cũng như người đã thay đổi, không có cách gì tìm lại được gia đình anh. Tôi trở lại Saigon trong lòng vô cùng hối tiếc và ân hận. Nhưng tôi nghĩ mọi việc đều được thượng đế an bài, tôi cố công đi tìm nhưng không gặp được cũng là do ý trời. Lý luận như thế để lường gạt lương tâm được yên ổn không còn bứt rứt nữa.

Vài ngày sau đó không có chuyện gì để làm, hơn nữa Saigon nóng bức và chật chội, tôi có ý định về miền Tây chơi. Tôi ra bến xe Tân cảng Phú lâm mua vé xe về Cần thơ.

Trong khi chờ đợi xe khởi hành, tôi ngồi quán uống nước nhìn người qua lại tấp nập và vội vã hình như thời gian không đủ đối với họ. Bỗng nghe 2 anh khuân vác giành mối gây nhau bằng giọng Bắc mà theo kinh nghiệm xương máu của tôi đúng là giọng Bắc Kỳ năm 75.

Hai anh cãi nhau nhiều, nhưng chỉ một câu làm tôi chú ý và ngạc nhiên. “Mày, con Trung Khều, bố con mày là thành phần phản động phải sống ở vùng núi, không được sống vùng đồng bằng như gia đình tao, tao không xem mày ra gì c…” Câu nói này làm trong đầu óc tôi hiện lên hình ảnh quen thuộc xa xưa, nhưng không biết chắc đúng hay không.

Ðợi 2 anh cãi xong lại gần anh bị anh kia mắng, tôi hỏi: “Anh quê ở đâu mà vào Nam làm nghề khuân vác”. Anh nhìn tôi ngỡ ngàng và đôi chút ngạc nhiên. Tôi bèn mời anh lại chỗ tôi ngồi và gọi nước cho anh.

Một lúc sau anh ta tâm sự, “Gia đình tôi trước ở Mường Côi tỉnh Hoàng Liên Sơn. Sau đó cả gia đình di chuyển về Phủ Lý tỉnh Nam Ðịnh để sinh sống. Nhưng cuộc sống quá khổ thiếu thốn đủ thứ, gia đình quá nghèo nên tôi định vào Saigon để kiếm tiền giúp gia đình.”

Tôi bèn hỏi “Hồi nẫy tôi nghe anh kia nói bố anh là Trung Khều phải không?”

Anh nhìn tôi và nói: “Bố tôi là bộ đội phục viên, tay bị thương nên mang tật”.

Tôi bèn nói bố anh làm nghề thợ may phải không?

Anh ngạc nhiên hỏi vì sao tôi biết. Anh nhìn tôi chăm chú và nói “Bác là Việt kiều ở nước ngoài về phải không?”

Tôi hỏi tại sao anh lại đoán chắc như thế. Anh bèn chỉ đôi giầy tôi đang mang và nói “Ða số người ta chỉ mang dép mà bác lại mang giầy Adidas”.

Tôi mỉm cười nói với anh ta “Tôi cũng ở Mường Côi Hoàng Liên Sơn 3 năm”.

Anh cười nói “Bác nói giọng Nam rặt sao lại ở Hoàng Liên Sơn?”.

Tôi bèn nói tôi ở tù cải tạo ở đó. Anh ta mừng rỡ nói, “Bác ở trại tù 9 căn bị cháy hết đó phải không?” Tôi nói phải, anh nhớ dai lắm.

Anh ta nói thêm: “Các bác các chú ở trong trại đó lao động ngang qua nhà cháu, hay nghỉ hai bên đường trước cửa nhà để uống nước và hút thuốc lào”.

Tôi liền nghĩ: “Khổ công lặn lội đi tìm không được, tình cờ lại gặp cố nhân”. Tôi bèn hỏi thăm bố mẹ anh ta. Anh ta kể: “Bố cháu bây giờ yếu lắm, di chuyển đi lại khó khăn, không làm gì cả. Chỉ có mẹ cháu buôn bán ngoài chợ Phủ Lý nhưng không đủ ăn. Không có vốn làm sao kiếm tiền được. Gia đình cháu rất vất vả và nghèo khổ.”

Tôi lấy 200 đồng (Dollars) để giúp anh và gia đình anh và gửi lời hỏi thăm bố mẹ anh… Tôi nói tên tôi cho anh biết và nghĩ rằng bố anh có lẽ còn nhớ. Tôi viết địa chỉ cho anh để sau này anh có thể liên lạc được với tôi.

Sau 7 ngày lang thang ở VN, tôi trở lại Malaysia để tiếp tục công việc làm ăn… Trong lòng tôi thực sự thơ thới, hân hoan cũng như tràn đầy hạnh phúc, như vừa trút bỏ gánh nặng ngàn cân trên vai và đã thực hiện được điều tâm nguyện của mình. Mọi việc lặng lờ trôi vào quá khứ và tôi quên bẵng đi một thời gian.

Năm 1995 khoảng tháng 5, tôi nhận được một lá thư. Lời lẽ trong thư là lời lẽ của một anh bộ đội miền Bắc đã phục viên. Tôi muốn gìn giữ từ ngữ của anh dùng để người đọc có ý niệm rõ chứ tôi không có ý dùng từ ngữ VC…..

“Tôi được con tôi kể lại, anh tặng cho nó và gia đình tôi một số tiền quá lớn đối với trí tưởng tượng của tôi. Tôi nghĩ trong chế độ xã hội hiện nay rất thiếu tình người, không ai cho tôi một số tiền lớn lao như thế và đối xử tử tế như anh vậy. Nhờ đó vợ tôi có số vốn buôn bán, cuộc sống đỡ hơn trước nhiều lắm. Thật sự bây giờ tôi không thể nào hình dung được hình ảnh của anh, hình như thời gian đã làm cho tôi quên mất. Nhưng việc làm của anh đã giúp cho tôi “một ấn tượng bức xúc” không bao giờ tôi quên được. Tôi rất mừng cho anh và gia đình anh đã thoát khỏi sự cùng cực đau khổ. Là nạn nhân của một chế độ bất nhân, tàn bạo và hận thù nhưng mọi người trên thế giới mở rộng vòng tay giúp đỡ. Chế độ đó, tôi đã phục vụ cả cuộc đời tôi và hy sinh xương máu để bảo vệ.

Cuối cùng tôi xin nói với anh rằng. Thuyết nhân quả của nhà Phật đã đánh tan bức tường vô thần trong đầu óc tôi. Bây giờ sự suy nghĩ của tôi vào giờ phút còn lại của cuộc đời hoàn toàn thay đổi hẳn. Tôi tin tưởng hoàn toàn vào câu nói của nhà Phật “Gieo nhân nào hưởng quả nấy”

Tôi thành thật cảm ơn anh. Sự tử tế của anh đã làm biến đổi con người tôi thành người tốt như hiện nay, theo ý tôi nghĩ…….

Phan Cao Tri

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

CHUYỆN CỦA TÔI… THỬ THÁCH

From facebook:   Nguyen Thi Kim Hong
CHUYỆN CỦA TÔI… THỬ THÁCH

………………………………………………..

NGUYEN KIM HONG

Mười chín tuổi , vẫn còn ngu khờ trước mọi biến cố , như lời của nhà thơ Xuân Diệu ( tôi khờ khạo quá , ngu ngơ quá…., chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì…. ) , nói cho đúng hơn là vì thời cuộc lúc đó , Ba tôi thấy bộ đội cứ tới nhà dòm ngó con gái hoài , ông sợ cái mặt xanh màu xanh rừng núi , sớ lỡ nó bắt con gái mình đi thì sao , phải cho cưới thôi. Hồi đó muốn tổ chức hơi đông người , là phải lên phường làm đơn xác nhận , không phải đăng ký kết hôn đâu . Ba làm đơn , mấy ông trên phường nói sao không cho em nó ra làm việc , Ba nói thôi con gái như hủ mắm treo giàn bếp , gả cho rồi . Kỳ thật mấy ông đó ký xác nhận cho tổ chức Ba mừng lắm …

Năm 1976 , sau khi nghe lời Ba hồi hương về quê , lại ra phường làm giấy và cắt hộ khẩu . Sài Gòn – Mỹ Tho mà như xa lắm trong lòng tôi , không hiểu sao về quê mà tôi khóc , đừng khóc em có anh mà , anh hứa không để em buồn đau đâu !!!

Vườn nhà ông Ngoại cũng khá rộng , một mẫu đất hình như hơi lớn cho hai vợ chồng . Vì đất trắng do bị khai quang , anh phải cuốc lật đất lên phơi trồng hoa màu phụ như ớt , đậu xanh , mía Trà Nho …, bắt đầu trồng lại cam quýt , mãng cầu…

Tất cả đều bắt đầu trồng mới , chưa thu nhập được bao nhiêu , cứ bán dần số vàng cha mẹ hai bên cho khi cưới cho tới…hết . Tôi nói với anh cho tôi đi buôn thử xem sao , con trai lúc đó cũng cứng cáp rồi . Anh không chịu , tôi năn nỉ riết anh xiêu lòng . Tôi bắt đầu chuyến đầu tiên , mua gạo lên Xa Cảng Miền Tây bán , qua trạm kiểm soát Tân Hương trót lọt , kiếm được đồng tiền ít ỏi đầu tiên tôi mừng lắm . Tôi đi tiếp , đi đêm có ngày gặp ma , Xã tôi cách Xã bên một cây cầu , lần đó tôi mua gạo còn kèm thêm ít thịt heo hòng mong sẽ kiếm được khá hơn . Xui xẻo , du kích Xã kiểm tra xe lôi trước lúc qua cầu , vậy là tôi bị bắt lên Xã với tội danh buôn lậu ! Về nhà tôi khóc như mưa vì tức và cũng vì …tiếc của nữa , anh ôm tôi nói thôi bỏ đi em đừng đi nữa .

Lúc đó về quê không hiểu sao ông xã tôi cũng bị cấm đi khỏi nơi ở , tối nào cũng bị rình rập vì nghi ngờ do anh có dính tới lính chế độ cũ . Không cam lòng để anh một mình cực nhọc , tôi bắt đầu tham gia trồng tỉa . Khi có đứa con thứ hai , chúng tôi bàn nhau đất rộng quá , thôi mình xuống ruộng bớt kiếm lúa ăn . Nói là làm , xuống được đám ruộng sau nhà gần dòng nước của con xẽo nhỏ , hằng ngày hai đứa tát nước lên ruộng , nhưng không giữ nước được lâu . Tôi nhỏ con hơn anh nhiều nên khi tát gàu dai ( còn gọi là gàu sòng ), anh phải nương cho tôi nếu không tôi sẽ té xuống mương nước , tội thiệt luôn . Rồi những hạt lúa đầu tiên cũng chín , nồi cơm đầu tiên do hạt gạo mình làm ra ; tôi đã khóc vì không hiểu sao mình làm được . Rồi tôi nuôi gà , vịt và một con heo để kiếm thêm thu nhập .

Năm 1978 miền Tây có đợt lũ cao , chỗ tôi ở bị ngập mênh mông , bầy vịt đi ăn bị lạc không biết ở đâu , tối đến nghe tiếng kêu ngoài sân , tôi mừng đến chảy nước mắt . Cũng năm nầy anh lên Xã trình báo , xin cho được về thành phố thăm nhà , kỳ thật là lên Sài Gòn tập tành bán hàng cho Bộ Đội , lúc đó Bộ Đội đi Campuchia về ai cũng có vàng nhiều , họ đua nhau đi sắm đồ như Radio , Cassette , Tivi , Akai… đem về Bắc . Ở Sài Gòn lúc đó có nhiều người nhanh nhẹn , thu gom đồ điện tử cũ về bán . Vài ba ngày anh về thăm vợ con một lần , tôi ở nhà hằng ngày tưới đậu xanh , mía bằng thùng basa một mình…

Thời gian sau , nhờ tiết kiệm hai đứa xây lại túp lều lý tưởng của mình khang trang hơn . Khi con trai đầu được 3 tuổi , một tối nó đòi đi vệ sinh ; cũng hơi nghịch ngợm giống mẹ , đòi cầm cho bằng được cây đèn dầu , chạy lon ton ra sau nhà , đi ngang qua đám dừa trái rắm cho lên cây con để trồng , nó la lên Ba ơi con gì cắn con đau quá , điếng hồn anh ẳm con trên tay chạy băng vườn hơn một cây số , tới nhà ông Thầy thuốc rắn , Thầy nói may quá nếu trể hơn thì nguy . Đêm đó thằng nhỏ đau khóc với bàn chân trái sưng to , tôi cũng nước mắt ngắn nước mắt dài…

Hôm sau anh bảo tôi , anh quyết định rồi em à , bỏ hết lên Sài Gòn , anh không chịu được nếu em và con có chuyện gì . Vậy là với quyết định của anh , chúng tôi về lại Sài Gòn , tôi mở quán trước cửa nhà bên chồng bán cà phê …. , năm 1981 , vợ chồng tôi được nhập hộ khẩu trở lại Sài Gòn theo chỉ thị 81

Về lại Sài Gòn lúc đó như vừa thoát ra khỏi nơi tăm tối , anh nói lúc ở dưới quê nhìn em như tàu lá chuối , anh thương lắm mà không biết làm sao . Vì sợ chế độ mới do gia đình có lý lịch không được tốt , chỗ tôi ở lại có những con người ngu dốt ra nắm quyền hành , anh như co cụm lại hở một bước cũng có người hỏi han . Tôi trở về Sài Gòn với hai bàn tay trắng , tất cả bỏ lại vô nhà cửa , vườn tược dưới quê , tôi dậy từ rất sớm để lo công việc của nàng dâu , đám em chồng toàn con trai nên tôi cáng đáng hết mọi chuyện ….Ngẫm lại tôi thấy mình cũng hay thiệt , từ một cô gái ngây thơ , nhờ trui luyện trong một chế độ cứng rắn , tôi tự nhiên giỏi ngang….

Giờ đây , nhiều khi ngồi một mình , tôi rùng mình nhớ lại quảng thời gian 3 năm ở dưới quê , cô gái nhỏ nhắn càng thêm nhỏ trước mọi thử thách . Chỉ có trái tim yêu thương là không nhỏ mà thôi….

Tân Phú 05.01.2017

DÒNG THỜI GIAN

From facebook:  Nguyen Thi Kim Hong
DÒNG THỜI GIAN

NGUYEN KIM HONG

Sớm mai thức dậy , một chút gió lạnh nhè nhẹ thoáng qua thềm , xa xa , sau màn sương mờ mờ là một góc phố tĩnh lặng bình yên . Một chút bình yên quí giá để bắt đầu một ngày mới đầy lo toan , hối hả . Đưa tay lên vuốt nhẹ mái tóc vương mấy sợi bạc , lòng thầm nghĩ thời gian sao nhanh quá , mới hôm nào áo trắng thướt tha , tóc dài bay trong nắng , tiếng guốc khua cùng tiếng nói cười rộn rã , lòng vô tư không chút ưu phiền .
Ngày đó , Thầy Cô là những tấm gương thật sự mà cho mãi đến bây giờ , vẫn còn là thần tượng trong lòng , mỗi khi nói đến chữ học sinh trường Lương Văn Can .

Ngày đó , bạn bè là niềm vui vô bờ với những san sẻ trong học tập , những lời thì thầm tâm sự , và cả những ồn ào dễ thương của tuổi học trò . Đôi khi , lòng mình thấy chùng xuống khi nhìn về phía trước , suy ngẫm thật nhiều về kiếp người , về qui luật của cuộc đời . Một vòng tròn lẩn quẩn cứ cuốn trôi mọi thứ vào trong đó . Trẻ rồi già , vui rồi buồn , thất bại rồi thành công , đau khổ rồi hạnh phúc , và qui trình ngược lại của chính những điều đó … nó làm ta điên đảo , choáng váng , được và mất , hạnh phúc và khổ đau , tất cả đều làm cho mỗi một con người có cuộc hành trình vạn dặm , đi mà không biết chắc rằng mình sẽ được đến đâu , trong cái vô biên của cuộc đời .
Nếu nói rằng hạnh phúc là có một gia đình , mà con cái thành nhân , không vướng bận vào bất cứ một tệ nạn nào , thì đó là điều mơ ước và đó là hạnh phúc . Cám ơn trời đã cho mình có được cái hạnh phúc đó.

Những tháng ngày cuối năm , là khoảng thời gian lắng đọng của buồn vui , suy nghĩ . Trong lòng mình chợt nhớ về quá khứ , nhớ về đoạn đường đã đi qua , về những chông chênh của cuộc đời , về sự chịu đựng vượt khó , mà bây giờ ngẫm lại mình tự hỏi , làm sao mà mình có thể vượt qua được như vậy . Rồi mình lại thấy lo khi nghĩ đến các con , những đứa con luôn bé bỏng trong mắt mình , và thật sự bé nhỏ trong cuộc đời nầy . Liệu rồi các con có vượt qua được thác ghềnh , của xã hội đầy bất trắc hôm nay hay không . Và mình cầu xin ơn trên cho các con mình , có được sự an lành trong gia đình nhỏ tương lai .

Khi người ta già đi , mình nghĩ rằng người ta có khuynh hướng lo sợ mất mát , sợ mất đi những gì thân thương nhất . Mà Cha Mẹ và vợ chồng là hai nỗi lo căn bản đầu tiên ! , dẫu biết rằng không ai ngăn được qui luật tự nhiên của Trời Đất , nhưng khi nghĩ đến điều nầy lòng mình chợt thấy nhói đau . Sẽ buồn biết bao nhiêu nếu một hôm nào đó, bất chợt mình mất đi một trong những người thân thương nầy . Ôi , cuộc đời là gì nhỉ, khi mà người ta vẫn thấy nỗi khổ hiện diện đâu đó bên mình , dù lúc đó người ta đang sống trong hạnh phúc

Lại một năm nữa sắp qua đi , đồng nghĩa với việc mỗi người càng bước gần hơn đến cõi hư vô , mình thấy yêu quí tất cả mọi thứ quanh mình . Mình muốn ôm hết vào lòng để được ấp yêu nó , yêu hết cả niềm vui , nổi buồn vô tình đến , vô tình đi , như dòng sông trước mặt , bình yên lặng lờ trôi ….
Cầu xin Đất Trời cho mọi thứ đươc bình yên ….!!!

Quận Tám 02.2007

Bài nầy tôi viết trong quyển Bản Tin Lương Văn Can số 12 . Chiều nay ngồi một mình buồn buồn bên ly cà phê , xem lại ; thấy sao lại hợp với tâm trạng hiện giờ . Rồi lại nghĩ , không lẽ người ta có thể tình cờ nói trước được tương lai . Tôi cũng đã xa ngôi nhà trên đường Bến Bình Đông Quận 8 ngót nghét 10 năm rồi còn gì , tôi vẫn thương vô bờ dòng sông cũ , dù rằng đến bây giờ nó đã không còn mang hình dáng ngày xưa….

Tân Phú 03.02.2017

“CHUẨN BỊ ĐÓN TẾT TẠI NHÀ MỘT CHIẾN SĨ CÔNG AN.

Facebook:  Trần Bang shared Loc Duong‘s post.

Chuyện ngắn vào loại hay nhất dịp Tết con vịt, (à quên con gà, cứ nhầm sang chuyện của Lm Nguyễn Duy Tân )!

“CHUẨN BỊ ĐÓN TẾT TẠI NHÀ MỘT CHIẾN SĨ CÔNG AN.

Thượng Úy Tòng hết giờ làm, về nhà, mang theo một cái đầu lân. Thằng con trai nhảy cẩng lên vì có được món quà Tết bất ngờ. Bà vợ âu yếm đưa mắt nhìn chồng chờ đợi, không thấy chồng có động tác gì thêm, bà bắt đầu nổi cáu:
– Thế không có xèng à?
– Không, hôm nay cơ quan cắt đi dọn dẹp lòng lề đường, làm gì ra tiền?
– Không tiền lại còn vẽ chuyện đi mua đầu lân…
– Mua gì? Tịch thu của bọn bán hàng rong đấy. Hôm nay thu gớm lắm. Về chia nhau. Thằng thượng sĩ Hải gặp may, bắt thăm trúng ngay được dàn loa thu được của mấy đứa bán kẹo kéo…Buồn cười nhất là Đại Úy tổ trưởng nhà mình, ngoài đường hò hét làm dữ lắm, về bắt thăm trúng ngay nồi bún riêu còn đâu được mấy tô. Anh em mới cười bảo rằng, thôi thế cũng đủ cho Thủ trưởng dâng lên bàn thờ cúng ông bà ba ngày Tết….hà hà..hà…hì..hì..hì..
-Thế mà cũng ngoác miệng ra cười được. Ông xem cái nhà anh Phúc kìa, hôm nào cũng đem tiền về cho vợ sắm tết, chồng con người ta thế chứ đâu như nhà này, chỉ khỏe ăn hiếp dân. Rồi có ngày dân nó tức, nó đập vào mặt cho chứ.
– Này, đừng có giở cái giọng hổn ra nghe chưa. Thằng Phúc nó làm bên giao thông, ăn bẫm ra là đúng rồi. Thế bà có tiền chạy cho tôi chuyển qua cảnh sát giao thông không?
– Nói chuyện ngu như chó ấy. Không tiền thì tự mình phải biết phấn đấu, luồn lách xin chuyển nghành chứ ?
– Phấn đấu cái đầu buồi ông đây này. Thời buổi này còn đi nói chuyện phấn đấu. Có làm ngữa ngực ra mà không có tiền chạy chọt chi cho cấp trên thì cứ gọi là ngồi đó đi. Từ thằng lớn tới thằng bé, cứ đớp tới tới, mà nói ra toàn đạo đức cách mạng, tao còn lạ gì chúng nó nữa.
– Này ông, bé bé cái lổ miệng lại một tí. Người ngoài mà nghe được thì cả nhà mất ăn tết bây giờ…/.

Tình Mù Việt Mỹ !

Tình Mù Việt Mỹ !

Vietbao.com

Tác giả: Lệ Hoa Willson
Bài số 5007-18-30707-vb7123116

Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Ông bà có văn phòng Di Trú-Thuế Vụ tại Long Beach.
* * *

blank

Phương Lan, áo đỏ, tóc ngắn, làm cho Thư Viện sách nói.

Có lần khi trở về từ Việt Nam sau một chuyến đi từ thiện, tôi bỗng có một ý nghĩ điên khùng là muốn thử trải nghiệm cảm nghĩ của những con người bạc phước mà tôi đã gặp gở trong chuyến đi.

Thế là một buổi sáng nọ, tôi lấy cái khăn choàng cột lên mắt, cẩn thận lần từng bước ra vườn để tưới cây. Tôi mò mẫm vặn nước lên, cầm cái vòi nước quơ qua quơ lại. Sau ba phút, tôi nghe một tiếng bộp và kế đó là tiếng bể loảng xoảng. Tôi hoảng hồn giựt tay lên và sau một phút lại nghe tiếng bà hàng xóm Mỹ la lên: Oh My God! Of My God!… Please help me…

Tôi vội vàng lột khăn ra khỏi mắt, leo lên cái thang nhỏ ngó qua nhà kế bên. Bà hàng xóm, Elizabeth, đang nằm ngoài vườn phơi nắng và vòi nước của tôi hăng hái rót ngay lên bụng bà khiến bà tưởng sunami tấn công đất liền nên bật dậy chấp tay cầu nguyện thượng đế. Nhưng khi bà nhìn lên thì hiểu ra rằng tai họa không đến từ thiên nhiên mà đến từ bà hàng xóm Á đông.

Bà la lên: Le, Le, what are you doing ? Tôi bẽn lẽn kể cho bà nghe ý nghĩ của tôi và may mắn thay bà là một người đạo Chúa thuần thành, lòng đầy yêu thương, bác ái nên thông cảm với cái human experience, bà nói, của tôi.

Vậy thì bạn sẽ có cảm nghĩ gì khi ánh sáng, màu sắc và hình ảnh vĩnh viễn rời xa bạn?


blank

Vợ chồng George-Phương Lan trước bàn thờ tổ tiên ngày cưới tại VN.

  1. Việt Nam: Chiêu Nguyễn Phương Lan

    Em sanh năm 1974 tại Cam Ranh dưới cái tên trữ tình và có một chút hơi hám cung đình là Chiêu Nguyễn Phương Lan. Nhưng cái tên đẹp đẽ kiakhông cải tạo được số mạng nghiệt ngã của em. Hai tháng sau mẹ em cảm thấy có gì là lạ nơi mắt em. Bà đem em đi khám bác sĩ và kết quả đã làm cho tim bà tan nát. Mắt em bị một chứng bịnh lạ lùng và đang từ từ mất đi hoàn toàn thị giác. Đau khổ hơn nữa là đám virus ác nghiệt sẽ từ tròng mắt tấn công lên não bộ và để bảo tồn mạng sống cho em, bác sĩ phải mổ lấy ra một con mắt và hai năm sau con mắt thứ hai. Hai lỗ mắt trống hoắc và mí mắt sụp xuống che lại bầu trời có thiên địa huy hoàng, có bông hoa rực rỡ, có sông dài xanh ngát, có núi xám trời cao. Tất cả chỉ còn là bóng tối…

    Một người mù hỏi thánh Anthony:

    “Có thể còn có điều nào khổ hơn là bị mù không?”

    Thánh Anthony trả lời:

    “ Có! lúc người bị mất định hướng !”.

    May mắn thay, em không mất định hướng. Trẻ em nhảy giây, em nhảy giây dù vấp té không biết bao lần. Tụi nhỏ hát, em hát. Tụi nhỏ vỗ tay cười giỡn, em vỗ tay cười giởn. Tụi nhỏ học đờn tranh, em học đờn tranh. Và vì không bận nhìn ngang ngó dọc, em tập trung tất cả thời gian vào thực hành nên em đờn hay hơn tất cả bạn bè, em học giỏi hơn tất cả bạn bè.

    Năm em lên 7 tuổi, mẹ dẫn em xin vào học trường Nguyễn Đình Chiểu ở đường Nguyễn Chí Thanh nhưng bị từ chối vì em là… con của ngụy! (Ba em là cựu chiến sĩ VNCH và trong chiến đấu đã bị mất nguyên một bàn chân). Mẹ em đã lạy lục đầu trên xóm dưới, năn nỉ cùng trời cuối đất và sau cùng em được nhận vào học ăn ở nội trú một tuần năm ngày, tự giặt quần áo, tự tắm rửa v.v. và khi lớn lên một chút thì em học thêm nghề bó chổi, đan chiếu.

    Ba năm cuối của trung học em được nhận vào trường phổ thông cơ sở quận Bình Thạnh.

    Khi chấm dứt trung học, em thi vào trường Văn Hóa Nghệ Thuật chuyên ngành âm nhạc. Ba năm sau em thi vào trường Cao Đẳng Sư Phạm và năm 1998 em ra trường với danh dự thủ khoa ban Anh Văn, môn phụ Nhật Văn chỉ với một cái máy thu băng cũ kỷ để thâu lời giảng dạy và một cái máy đọc chữ Braill để làm bài tập.

    Khi ra trường, em tuy hiểu Anh văn nhưng không nói được. Để tập nói, hai mẹ con dẫn nhau ra hồ Con Rùa hoặc bến Bạch Đằng, mẹ em đưa tay ra khều những người ngoại quốc. Có người xoay lại và vội vàng xua tay đuổi bà mẹ đi vì tưởng là bà xin tiền. Sau cùng bà phải nắm tay em để sát cạnh bà, khi người ngoại quốc xoay lại, em vội vàng trình bày ngọng nghịu là “tôi là người khiếm thị, tôi học Anh văn nhưng không nói được, tôi muốn nói chuyện với ông, bà để thực tập. Tôi không phải là người ăn xin”.

    Bạn có đồng ý với tôi là chúng ta nên cúi đầu khâm phục trước lòng nhẫn nại và ý chí học hỏi của người thiếu nữ khiếm thị nầy không ?

    Em lần lượt dạy nhạc ở câu lạc bộ lao động quận 1, nhân viên của thư viện sách nói quận 3, và cuối cùng dạy cấp 1 cho hội Người Khiếm Thị thành phố.

    Năm 1999 một phái đoàn Nhật tới Việt Nam tìm kiếm những người có khả năng nói được tiếng Nhật để đưa qua Nhật học ngành châm cứu và massage. Sau khi thành công sẽ để họ trở về VN dạy lại các người khiếm thị khác để những người tật nguyền nầy có được một nghề tự nuôi thân.

    Em là người được chọn và sau một khóa học ba tháng tiếng Nhựt, em thi đậu và được theo học trường Đông Du tại thành phố để hoàn chỉnh khả năng Nhật-Anh, Anh-Nhật.

    Tháng 10 năm 2000 em xuất ngoại du học tại Okinawa và một số tỉnh thành khác. Sau bốn năm tận tụy học hỏi môn châm cứu và massage trị bệnh của người Nhật, một lần nữa em ra trường với danh dự thủ khoa!

    Trở về VN, từ năm 2004 tới 2009, em dạy cho các thanh thiếu niên khiếm thị tại Saigon một nghề mưu sinh. Phước đức vô lượng!

    Trong thời gian du học, người Nhật nhân đạo đã bỏ tiền ra cho em đi bác sĩ lấp vào hai mắt nhân tạo để em nhìn bình thường và duyên dáng hơn.

blank

Phương Lan ngày ra trường sư phạm. Phương Lan (áo xanh, ngồi giữa) trình diễn đàn tranh.

  1. Mỹ: George Kasperitis:

    Anh sanh năm 1964 tại Pennsylvania, Mỹ. Là một thanh niên có dòng máu Đông Âu, anh cao lớn, khỏe mạnh, đẹp trai, chơi đàn piano, guitar, trống và là một ước mơ của các nữ sinh trunghọc.

    Ra trường Pennsbury High School năm 1983, không theo lên cấp bậc đại học mà anh lại chọn Natural Medicin, chuyên ngành massage và phòng bệnh thiên nhiên. Tuy được cấp bằng tốt nghiệp, anh lại không theo nghề mà trở về trang trại của ông nội để giúp ông trồng trọt và chăn nuôi vì ông nội đã già và cần thân nhân. Ai nói người Mỹ không có tình cảm gia đình và không biết hiếu thảo?

    Sau khi ông nội mất năm 1988, anh ra đời, mở một cơ sở chuyên trị cho các lực sĩ thể thao với hot rock và đặc biệt là hot bamboo. Anh giải thích là độ nửa tiếng trước khi khách hẹn đến, anh bỏ vào một nồi lớn 4 ống tre dài khoảng 2 feet, đường kính khoảng 3 inches, mỗi ống có độ 3 đến 4 mắt tre. Anh thêm vào lá basil, dill, mint, cinnamon v..v.. và dầu almond. Anh đã chà xát cho các mắt tre mất sự bén nhọn nhưng các phần lồi lõm vẫn giữ nguyên. Anh lăn ống tre nóng tẩm các khoáng chất tiết ra từ lá và dầu lên lưng, cổ, khuỷu tay chân của khách hàng. Chúng sẽ kích thích các huyệt đạo nở lớn ra làm huyết mạch lưu thông thuận lợi, do đó cơ thể sẽ tiếp nhận nhiều linh khí trong trời đất hơn, con người sẽ khỏe mạnh hơn, sự thành tựu về thể xác sẽ tăng tiến hơn.

    Chắc là lăn ống tre nhiều quá mỏi tay nên sau vài năm anh bỏ nghề và mở tiệm ăn. Dẹp tiệm ăn anh đi làm cho công ty JC Penny rồi nổi lên máu giang hồ anh gia nhập vào Peace Corp, trước hết phục vụ tại Paris, Pháp và sau đó là Ghana, Africa.

    Nơi đây các thiện nguyện viên xây cất bồn nước, lắp đặt các hệ thống lọc để dân địa phương có nước sạch mà dùng. Mỗi tuần hai lần cả phái đoàn đi hiến máu. Máu được bỏ vào ống nghiệm, xoay tròn cho chất plasma trong máu phân chia và lắng riêng ra. Sau đó máu lại được chích trả lại cho người hiến máu, còn chất plasma thì được để dành trị bệnh cho người dân địa phương.

    Trong những tối giữa núi rừng hiu quạnh, anh lên mạng và tìm kiếm người nói chuyện trên mục Pen Pal. Nơi đó anh đọc hàng chữ: “thiếu nữ Việt Nam, 30 tuổi, độc thân, thích âm nhạc, hiện đang học ngành massage và bấm huyệt trị bệnh tại Nhật….”.

    Ôi em ơi, hợp quá, anh cũng thích âm nhạc, anh cũng thích nghề massage trị liệu. À mà em chơi nhạc cụ gì? Anh thì đàn piano, guitar và đánh trống. Em đàn tranh anh à. Đàn tranh là cái gì vậy em? Là một loại đàn đặc biệt cho âm nhạc Việt Nam. Nó không cao sang, rầm rộ, cao vút như dương cầm mà nó thắm thiết, đậm đà, từng âm thanh sẽ đi vào tim người, từng nốt nhạc sẽ làm người ngẩn ngơ thương tiếc… Wow, ước gì anh có thể nghe em đàn… Que sera, sera… Sẽ có một ngày nếu chúng mình gặp nhau.

    Và những dòng tâm sự đổi trao, những xẻ chia, những cởi mở cho tới một ngày anh đọc những dòng chữ: “Em là một cô gái khiếm thị, em rất buồn là sẽ không bao giờ “thấy” anh dù cho chúng ta có khi nào gặp nhau”…

    Em ơi không phải em đang nói giỡn đó chớ? Khiếm thị? khiếm thị từ lúc nào? Từ lúc mới sanh ra? Ông trời ơi, em chưa bao giờ biết được màu sắc của hoa hồng à? chưa bao giờ thấy được ánh mặt trời chói chang trên đỉnh núi à? Chưa bao giờ thấy được hoàng hôn mênh mông trên biển cả à? Ác nghiệt, định mệnh ác nghiệt ! Em hỏi anh có thay đổi cảm nghĩ của anh về em không khi anh biết em, người con gái mà anh nâng niu tâm sự bấy lâu nay, lại là một kẻ mù lòa ?

    Câu trả lời là có, có rất nhiều. Làm sao anh không thay đổi tình cảm trước một sự thật phũ phàng như vậy! Trước hết là anh giận ông trời tàn nhẫn đã buộc cái chứng bịnh độc ác kia vào đôi mắt em. Anh sẽ không ngần ngại đối diện với ngài để hỏi cho ra lý do ngài chọn em làm nạn nhân, anh sẽ không sợ sệt mà sẽ cương quyết chất vấn ngài tới cùng. Nhưng trời ở đâu không thấy vậy thì anh chỉ có thể quay về thế gian nầy để đối mặt với em.

    Phương Lan, sau nữa là anh sẽ không quay lưng lại với em. Anh sẽ cùng em tiến bước dù cho bây giờ ngoài cái bổn phận làm chồng (trong tương lai) anh lại có thêm một bổn phận nữa là làm đôi mắt của em. Anh sẽ làm cho em cảm nhận được màu vàng óng ánh của cành mai trong dịp tết, sẽ thấy vô vàn hoa dại trên cánh đồng cỏ xanh tươi, sẽ vẽ ra được những chiếc lá thu vàng úa hắt hiu, sẽ nắm bắt được những tảng băng tuyết chói lọi dưới ánh mặt trời.

    Ở mấy ngàn dặm xa xôi kia, người bạn vừa đọc email cho Phương Lan vừa khóc. Phương Lan vừa nghe email vừa khóc. Cám ơn anh, George. Cám ơn tình yêu của anh dành cho em. Nhưng em không tin rằng trên đời lại có người đàn ông nào có thể yêu thương một cô gái mù lòa thắm thiết như vậy.

    Kiếp sau anh nhé. Ở một kiếp mà em có thể thấy nắng vàng tỏa sáng trên tóc anh, biển xanh gợn sóng trong mắt anh, nụ cười rạng rỡ trên môi anh. Ở một kiếp mà chúng ta có thể tay cầm tay, mắt nhìn mắt, đối diện nhau nói lời thề nguyện thủy chung. Còn kiếp nầy, em xin lỗi…thật là xin lỗi.

    Ra trường, Phương Lan trở về Việt Nam, ký giao ước làm việc từ 2004 tới 2009, trở thành giảng viên massage cho các em khiếm thị.

    George ngẩn ngơ vì mất liên lạc nhưng anh không bỏ cuộc. Anh lần mò lên facebook, internet v.v.. bất cứ cái gì có thể để tìm kiếm Phương Lan. Sau sáu tháng dài tìm tòi anh kiếm ra người con gái khiếm thị đó. Phương Lan đã bỏ địa chỉ email bên Nhật và đổi lại địa chỉ Việt Nam. Tình mù Việt Mỹ lại tiếp tục.

    Năm 2005, lần đầu tiên anh về Việt Nam để mặt đối mặt với người yêu. George không phải là một văn sĩ. Anh không biết diễn tả như thế nào cảm nghĩ của anh khi anh bước chân ra khỏi phi trường và nhìn thấy Phương Lan. Em đứng đó tay cầm chùm bong bóng, khắc khoải nhìn về phía trước nhưng không biết lúc nào thì người đó sẽ tới, sẽ cầm tay mình, sẽ kêu lên hai tiếng Phương Lan. Trái tim em run rẩy, chân tay em run rẩy và ngay cả linh hồn em cũng run rẩy. Mẹ em đứng cạnh bên. Mẹ ơi, mẹ sẽ thành thật cho con biết là anh ấy …như thế nào nghe mẹ.

    Phương Lan ơi, anh đến với em đây. Em đứng đó bồn chồn, lo sợ. Sự sợ hãi tỏa ra chung quanh em làm tim anh tê tái. Em không tin rằng anh sẽ đến phải không? Em nghĩ rằng anh sẽ chạy theo những cô gái quần là áo lụa, những cô gái mắt nâu tóc vàng… chớ làm sao anh lại lặn lội mười ngàn dặm xa xôi để đến gặp một cô gái Việt Nam giản dị, bình thường lại mất đi ánh sáng… Nếu anh đã từng giận hờn ông trời cay nghiệt đã sắp đặt cho cuộc đời em gặp quá nhiều cảnh trái ngang thì ngày hôm nay, nhìn em đứng bơ vơ cách biệt giữa dòng đời rộn rả, anh lại cám ơn ngài đã sắp đặt cho cuộc đời hai đứa mình trộn lẫn vào nhau, để anh có thể đem đến cho em tình yêu, tin cậy và nương tựa.

  2. blank

Phương Lan với bằng cấp ra trường tại Nhật.
Anh đưa thẳng cánh tay mặt ra phía trước cho Phương Lan vịn vào và cứ như vậy họ ra xe, về nhà, dạo phố, du lịch và có thể là đi trọn đường đời. Giờ đây nghĩ lại, anh cười hắc hắc thú nhận cùng tôi: “Lúc đó cháu không dám nắm tay Lan để cùng đi vì cháu biết phong tục Việt Nam rất bảo thủ. Cháu thấy trong các phim ảnh, người dẫn đường cho người khiếm thị luôn luôn đưa thẳng cánh tay ra phía trước nên cháu cũng làm y như vậy, đi đến đâu ai thấy cũng cười, vậy mà cháu hãnh diện quá vì đã là cây gậy và đôi mắt cho Lan!”

Giọng hát đâu đó vẳng tới “Ôi tình yêu! Tình yêu là gì mà suốt đời ai đã một lần qua!”

Anh trở lại VN lần thứ hai năm 2006 để làm đám cưới.

Gần như tất cả khu phố nơi gia đình Phương Lan ở đều tham dự đám cưới, hoặc là khách mời, hoặc là nhập vào đám đông tò mò coi ông Mỹ cưới bà mù!.

Phương Lan mời tất cả các bạn khiếm thị. Họ sờ mặt chú rể và hít hà khen đẹp trai quá? (chắc là rờ thấy cái mũi cao), nhưng khi sờ tới cánh tay có lông hơi nhiều và hơi dài (hơn người VN) thì cả đám liền hét lên trời ơi giống con khỉ quá!. Cả bọn phá ra cười, chú rể cũng hiểu sơ sơ danh từ con khỉ nên cũng chỉ biết đau khổ mà cười.

Ai nói cưới hỏi phải môn đăng hộ đối? Ai nói chọn vợ lựa chồng phải thấy mặt nhau? Ngày hôm nay hai đứa chúng con quì trước bàn thờ tổ tiên, tuy không nhìn thấy nhau, nhưng nguyện cùng nhìn về một hướng. Chúng con không có tiền tài để cho nhau, nhưng nguyện cho nhau cả cuộc đời dù ấm no dù đói lạnh. Chúng con không có nhà cao cửa rộng để cho nhau, nhưng chúng con nguyện cho nhau hai tấm chân tình mênh mang như biển rộng trời cao.

Lạy thứ nhứt chúng con cám ơn nước Mỹ và nước Việt Nam đã cho chúng con một nơi gọi là tổ quốc. Lạy thứ hai chúng con cám ơn dòng họ hai bên đã nuôi dưỡng chúng con thành người. Lạy thứ ba chúng ta cùng cám ơn nhau nhé và cùng hứa hẹn:

Nhĩ ngã tương ước định bách niên.
Thùy nhược cửu thập thất tuế tử.
Nại hà kiều thượng đẳng tam niên
(Chúng ta ước hẹn sống trăm năm.
Nếu lỡ ai chết năm chín bảy
Cầu nại hà chờ đợi thêm ba năm)

Sau ngày cưới, George trở về Mỹ lo giấy tờ bảo lãnh nhưng Phương Lan không chịu đi sớm vì em nghĩ là nước Nhật đã tốn tiền để đào tạo em với mục đích là em sẽ truyền dạy lại cho những người khiếm thị bạc phước khác một nghề nghiệp để nuôi thân. Nếu em bỏ đi thì phụ công ơn nước Nhât và bạc nghĩa với những người đồng cảnh ngộ. Giọt nước dòng sông. Nhận ơn nghĩa bằng một giọt nước, nguyện trả lại bằng một dòng sông. Chúng mình xa nhau ba năm nhưng lại có hàng trăm người có nghề nghiệp nuôi thân suốt cả đời, rất đáng phải không anh? Vì thế em cương quyết ở lại VN tới năm 2009 khi khế ước dạy học mãn hạn em mới đi đoàn tụ cùng George.

Hiện giờ hai vợ chồng sống tại California, tình yêu vẫn đậm đà nhưng số phận nghiệt ngã vẫn một lòng theo đuổi. Tôi sẽ trở lại khi có dịp.

Những bài học về tình yêu, về tình người, về tiền tài, về số phận, về bản ngã, về cách đối xử v.v.. của George và Phương Lan làm tôi chới với nhìn lại bản thân tôi, nhìn sâu vào trái tim tôi, quay lại từng đoạn đời tôi đã đi qua, từng tao ngộ tôi đã gặp phải, từng đối xử tôi đã chọn lựa. Đồng ý. Phản đối. Cảm động. Giận dữ. Biết ơn. Oán trách. Tôi chưa hoàn toàn thẩm thấu được tất cả.

Bạn thì sao ?

Lệ Hoa Wilson

Di chúc của nhà tỷ phú

Di chúc của nhà tỷ phú

Bất ngờ với di chúc của nhà tỷ phú và bài học nhận được từ cô bé nghèo
Một cô bé nghèo đói, mồ côi cha mẹ nhưng lại khiến một nhà tỷ phú rút ra được bài học đáng quý.

30 năm trước, vào một đêm đông lạnh, người vợ của một doanh nhân trong lúc sơ ý đã làm rơi ví ở bệnh viện. Vị doanh nhân đó vô cùng lo lắng liền đi tìm ngay trong đêm, bởi trong ví không chỉ có 10 triệu đô la Mỹ mà còn có thông tin cơ mật về thị trường vô cùng quan trọng.

Lúc chạy đến bệnh viện, ông nhìn thấy một cô bé gầy gò ốm yếu run run ngồi dựa vào sát tường ngoài hành lang yên tĩnh và đang ôm chặt cái ví mà chính vợ ông đã đánh rơi.

di-chuc-ty-phu-1

Cô bé có tên là Linh Linh, cô đến đây để chăm sóc mẹ đang bị bệnh, nhà chỉ có hai mẹ con nương tựa vào nhau, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn: thứ gì cần bán thì đều đã bán hết, số tiền gom góp lại cũng chỉ đủ tiền thuốc trong một đêm. Ngày mai, nếu không có tiền điều trị, mẹ con họ sẽ bị đuổi ra khỏi bệnh viện.

Mỗi tối, cô bé đi đi lại lại ngoài hành lang cầu nguyện, luôn mong có vị thượng đế phái một người tốt nào đó xuống để cứu giúp mẹ.
Đang đứng có một người phụ nữ đi qua hành lang và đánh rơi chiếc ví mà bà ấy không hề hay biết. Lúc đó, ngoài hành lang chỉ có một mình Linh Linh, cô bé vội vàng chạy lại nhặt chiếc ví rồi đuổi theo ra ngoài cổng nhưng không kịp, người phụ nữ đó đã lên xe và đi mất.

Cô bé quay về phòng mẹ, lúc cô mở chiếc ví ra, hai mẹ con đều kinh ngạc bởi những thứ có trong ví.

Cả hai mẹ con họ đều biết rằng với số tiền này có thể đủ thanh toán tiền viện phí cho mẹ cô bé nhưng người mẹ lại bảo cô bé mang chiếc ví quay lại hành lang rồi đợi người mất ví đến nhận.

Mẹ cô bảo rằng, người mất tiền nhất định đang rất lo lắng, việc nên làm ở đời người đó là giúp đỡ người khác, lo cho sự lo lắng của người khác; việc không nên làm đó chính là ham tiền của bất chính, nhìn thấy tiền mà quên tình nghĩa.

Mặc dù nhà tỷ phú đã cố gắng hết sức giúp đỡ nhưng mẹ cô bé vẫn không qua khỏi được. Hai mẹ con họ không chỉ giúp vị doanh nhân tìm lại 10 triệu Đô la Mỹ mà quan trọng hơn đó là tìm lại được thông tin thị trường quan trọng đó, giúp cho việc kinh doanh của ông ta thành công mỹ mãn, không lâu sau thì trở thành tỷ phú.

ty-phu-2

Sau đó, cô bé được ông nhận nuôi, cô hoàn thành chương trình học Đại học và quay về giúp đỡ ông xử lý việc kinh doanh.
Mặc dù nhà tỷ phú không giao cho cô bất cứ trọng trách cụ thể nào nhưng trong thời gian học hỏi và rèn luyện, mọi kỹ năng kinh nghiệm cũng như trí tuệ của ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến cô, giúp cô trở thành một nhân tài kinh doanh thành thục.
Lúc về già, làm bất cứ việc gì ông đều tham khảo ý kiến của cô.

Trước lúc qua đời, ông có để lại một bức di chúc khiến mọi người đều kinh ngạc: “Trước khi quen hai mẹ con Linh Linh, tôi đã là một người có rất nhiều tiền. Nhưng khi gặp con bé và đứng trước giường bệnh của mẹ cô bé, tôi nhận ra rằng hai mẹ con họ là người giàu có nhất, bởi tấm lòng của họ đã đạt đến tiêu chuẩn làm người mà không ai với tới được, đó chính là cái mà người doanh nhân như tôi còn thiếu sót nhiều nhất. Họ giúp tôi tỉnh ngộ rằng tài sản lớn nhất của con người chính là nhân phẩm.

ty-phu-3

Tôi nhận nuôi Linh Linh không phải là để báo đáp ơn huệ, cũng không phải là tôi đồng cảm với họ mà là vì muốn mời một hình mẫu về cách làm người. Có nó bên cạnh, việc kinh doanh trên thị trường tôi có thể nắm bắt nhanh chóng, những việc gì nên làm, những việc gì không nên làm, tiền gì nên và tiền gì không nên kiếm.

Đó chính là nguyên nhân chủ chốt giúp sự nghiệp của tôi đạt đến sự hưng thịnh sau này, và tôi đã trở thành một nhà tỷ phú. Sau khi tôi đi, toàn bộ gia sản sẽ do Linh Linh kế thừa, như vậy, sự nghiệp của tôi sẽ tiếp tục hưng thịnh, ngày càng đạt đến đỉnh cao thành công. Tôi đặc biệt tin tưởng rằng, đứa con trai thông minh của tôi sẽ hiểu được nỗi lòng của bố nó”.

Khi con trai của ông từ nước ngoài trở về, anh ta liền đọc kỹ di chúc của bố rồi không một chút do dự liền ký tên vào tờ hiệp ước kế thừa tài sản: “Tôi đồng ý việc Linh Linh kế thừa toàn bộ gia sản của bố tôi, tôi chỉ có một yêu cầu là Linh Linh hãy làm vợ của tôi”.

Sau khi nhìn thấy con trai của bố nuôi ký tên, cô cũng cầm bút ký: “Tôi tiếp nhận toàn bộ tài sản của bố nuôi để lại, bao gồm cả con trai của ông”.
Đọc xong câu chuyện, bạn rút ra được điều gì không?

Nếu bạn lạnh nhạt với người khác, họ cũng sẽ lạnh nhạt với bạn như vậy; nếu bạn thường xuyên phê bình người khác, bạn cũng sẽ nhận được nhiều sự phê bình như thế; nếu bạn thường ra ngoài với bộ mặt cau mày, nhăn nhó thì đương nhiên, người khác cũng sẽ không tươi cười với bạn; tất cả đều có luật nhân quả.

Chỉ cần bạn luôn nỗ lực làm người tốt, bạn nhất định sẽ được báo đáp. Những việc bạn cố gắng làm cho người khác thì cũng chính là làm cho bản thân mình, vì thế, bạn luôn mong muốn bản thân có được, trước tiên bạn nên làm cho người xung quanh bạn có được.
Nếu bạn luôn mong muốn có được những người bạn tốt thì trước tiên bạn phải hết lòng với bạn bè. Nếu bạn mong mình luôn được vui vẻ thì trước tiên hãy mang niềm vui ban phát cho người khác.

Giúp đỡ người khác chính là mở ra cho bản thân một con đường, cho bản thân thêm một cơ hội và cũng chính là cho người khác thêm một cơ hội. Sống trong đời nên bớt ích kỷ đi một chút, quan tâm đến người khác nhiều hơn, như vậy thế giới của chúng ta mới tràn đầy ánh sáng, tràn đầy niềm vui được.

Theo Thu Hương (MTG)

Qùa Giáng Sinh

Qùa Giáng Sinh

Ở các nước Phương Tây, Giáng Sinh là dịp người ta nghĩ đến quà. Cha mẹ tặng quà cho con cái, con cái tính đến việc biếu quà cho các bậc sinh thành. Những người đang yêu hay đã nên vợ, nên chồng nghĩ đến những món quà cho “một nửa kia của mình”. Bạn bè, đồng nghiệp cũng tính đến quà Giáng Sinh cho những người mình quý mến. Ngay cả những người hảo tâm cũng quan tâm đến những người bất hạnh để an ủi họ bằng những món quà mang ý nghĩa từ thiện.

qua-giang-sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

Cứ  đến Giáng Sinh tôi lại nhớ đến truyện ngắn của O. Henry [*], một trong những người viết truyện ngắn nổi tiếng của Hoa Kỳ và cũng là nhà văn lừng danh thế giới. Tôi muốn nói đến truyện “The Gift of the Magi” mà ngày xưa hồi còn ở Trung học đã có dịp được đọc. Có nhiều bản dịch tiếng Việt với các tựa đề mang tên khác nhau như “Món quà Giáng Sinh”, “Món quà của nhà thông thái” hay “Món quà của các đạo sĩ”.

Nhân vật chính trong truyện là một cặp vợ chồng trẻ, James và Della, được O. Henry viết và in lần đầu tiên ngày 10/4/1906. Truyện xảy ra một ngày trước lễ Giáng Sinh và cũng như bao nhiêu người khác, James và Della phải tính đến việc mua quà tặng cho nhau. Có điều cặp vợ chồng này rất nghèo nên phải chắt chiu từng đồng để mua những món quà mà đối với họ có ý nghĩa nhất.

Chỉ một ngày trước lễ Giáng Sinh, Della vét hết trong túi và thấy cô chỉ có vỏn vẹn 1 đô-la và 87 xu nhưng cô  lại ao ước mua một sợi dây cho chiếc đồng hồ bỏ túi quý giá của James. Chiếc đồng hồ vàng này là tài sản duy nhất của gia đình truyền lại nhưng chưa bao giờ James có đủ tiền để mua sợi dây.

Đối với James, mái tóc nâu dài, thướt tha, óng mượt của Della là cả gia tài mà anh hãnh diện. Mái tóc đó lâu nay thiếu một bộ kẹp tóc mà James chắc Della thầm ao ước. James quyết định, với bất cứ giá nào anh sẽ mua tặng Della bộ kẹp tóc trong dịp Giáng Sinh.

qua-g-s-2

  1. Henry dẫn người đọc truyện đến những tình tiết éo le, đầy bất ngờ vào đêm Giáng sinh khi James về nhà. Người kể chuyện viết:

“Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy và cần có một cái áo khoác mới. Jim nhìn chằm chằm vào Della. Cô không thể hiểu được anh đang nghĩ gì, cô sợ. Anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên. Anh đứng đó, nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ. Della chạy đến bên Jim òa khóc: “Đừng nhìn em như thế, anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh một món quà. Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói “Giáng sinh Vui vẻ”, em có một món quà rất hay cho anh này!”

“Em đã cắt mất tóc rồi à?” Jim hỏi.

“Đúng thế, em đã cắt và bán rồi, vì vậy mà anh không còn yêu em nữa ư? Em vẫn là em mà!” Della nói.

Thì ra Della đã đến tiệm làm tóc giả để bán tóc của mình với giá 20 đô-la. Cộng thêm 1 đô-la trong túi, Della mua sợi dây cho chiếc đồng hồ bỏ túi cho James và về nhà với 87 xu còn lại.

James sững sờ nhìn vợ với mái tóc ngắn cũn cỡn. Lại một bất ngờ kế tiếp: James vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn. Anh nói:

“Anh yêu em, Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái này ra em, sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy.”

Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung suớng, nhưng liền sau đó những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống trên má nàng. Quà Giáng Sinh cho Della là một bộ kẹp tóc, những chiếc kẹp dành cho mái tóc dài, óng ả của Della. Cô đã mơ ước có đuợc nó khi trông thấy lần đầu tiên qua cửa kính của một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹp và rất đắt tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc cô thì không còn đủ dài để kẹp nữa!

Della nâng niu món quà trong tay, mắt tràn đầy hạnh phúc. “Tóc em sẽ chóng dài ra thôi, Jim”, nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng tặng Jim và chạy đi lấy. Khi Della đưa chiếc dây đồng hồ cho James. Nàng nói:

“Đẹp không anh? Em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải thích thú nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi. Nhanh lên, đưa đồng hồ cho em, Jim, hãy nhìn nó với sợi dây mới này.”

Người đọc chuyện đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi James không làm theo lời Della. Ngược lại, anh ngồi xuống mỉm cuời nói: “Della, hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu. Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp tóc cho em. Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu bữa ăn tối được rồi em yêu”.

Đó là một câu chuyện thật cảm động về tình yêu của hai bạn trẻ đã hết lòng dành cho nhau. Cái cách họ đối phó với những thách thức của việc mua quà tặng Giáng sinh với số tiền ít ỏi mà họ có.

Cốt truyện và tình huống trớ trêu của cuối truyện là một câu chuyện tình cảm động với một bài học về cách tặng quà và trở thành một câu chuyện phổ biến để thích ứng với những tình huống trớ trêu và biểu lộ tình cảm cho nhau trong những dịp đặc biệt, nhất là trong mùa Giáng sinh.

O.Henry tâm sự: “Tôi đã vụng về kể cho bạn nghe một câu chuyện không có hậu về hai cô cậu khờ dại trong một căn hộ nghèo nàn, đã hy sinh những tài sản quý giá của mình một cách không khôn ngoan chút nào. Nhưng lời cuối cùng để nói với những người khôn ngoan thời buổi này là trong những người tặng quà, hai người này là khôn ngoan nhất. Và tất cả những ai trao quà theo cách của họ, kể cả người cho và người nhận, ở bất cứ nơi đâu, đều là khôn ngoan nhất. Họ chính là những nhà thông thái thật sự”.

 qua-giang-sinh-4

“The Gift of the Magi” là câu chuyện Giáng Sinh của năm 1906. Bây giờ đã là thế kỷ thứ 21 và chúng ta có thêm một câu chuyện về quà tặng Giáng Sinh vào năm nay, 2014. Chuyện quà Giáng Sinh của năm 1906 xảy ra tại thành phố hoa lệ New York nhưng chuyện năm 2014 lại xảy ra tại Kansas City, thành phố lớn nhất tiểu bang Missouri.

Kansas City có diện tích 820  km² bao gồm các quận Jackson, Clay, Cass và Platte với dân số ước tính khoảng trên hai triệu người. Tại đây, trong suốt hơn 10 năm qua, cứ vào dịp Giáng Sinh một  thương gia ẩn danh dành ra một trăm ngàn đô la tiền mặt, toàn là giấy 100, để tặng cho người nghèo trong thành phố. Người ta gọi ông là “Ông Già Noel Bí Mật” (Secret Santa).

Một cư dân Kansas City tên Jen Behrend cho biết: “Ông Già Noel Bí Mật” của Kansas  đã có năm ông ấy đến trạm xăng QuikTrip và trả tiền xăng cho mọi xe đến đây hoặc khiến mọi người tại trạm xăng phải ngạc nhiên khi tặng mỗi người tờ 100 đô-la. Ông ấy dấu tên nhưng tôi hy vọng ông ấy biết là những người sống ở Kansas City đều ái mộ ông vì tấm lòng hảo tâm”.

Năm 2014 “Ông Già Noel Bí Mật” đã thay đổi cách tặng quà. Thay vì tự tay phát những tờ 100 đô-la, ông nhờ Cảnh sát quận Jackson làm việc đó. Nhiệm vụ của họ là chạy trên xa lộ, tìm những xe xấu xí nhất như bị móp méo, sơn xe bị trầy sướt hoặc kính bị nứt bể…

chiec-xe-gs

Cảnh sát chặn những chiếc xe này lại không phải vì vi phạm luật giao thông. Thay vào đó, cảnh sát mở đầu với lời chúc “Merry Chirstmas” và tặng chủ xe mỗi người một tờ 100 đô-la làm quà Giáng Sinh.

nha-tu-thien

Nhà từ thiện dấu tên & dấu mặt hội ý với cảnh sát

… Và phân phát cho cảnh sát mỗi người 10 tờ giấy 100 đô-la để thay mặt ông tặng quà cho những người nghèo:

tang-qua

Phản ứng đầu tiên của những người bị cảnh sát chặn xe trên xa lộ là sự lo lắng. Họ lo sốt vó vì đã nghèo mà lại gặp eo.

su-lo-lang-bien-mat

Nhưng không, sự lo lắng biến mất khi cảnh sát chúc họ “Merry Christmas” và chìa ra món quà 100 đô-la.

niem-vui-vo-oa

Và niềm vui vỡ òa khi một món quà Giáng Sinh… từ trên trời rơi xuống.

Cảnh sát còn hào phóng tặng 200 đô-la nếu trên xe có hai người. Thế là niềm vui được nhân đôi.

tang-200-do-la

Ngoài việc tặng quà Giáng sinh cho những người lái xe “cà tàng” trên xa lộ, “Ông Già Noel Bí Mật”còn nhờ cảnh sát vào siêu thị tặng những tờ 100 đô-la cho các bà nội trợ, những kẻ vô gia cư trong dịp mua sắm cuối năm.

mua-sam-cuoi-nam

Đã có gần 50 triệu lượt người trên thế giới vào xem clip. Bạn cũng có thể vào xem tại:

https://www.facebook.com/video.php?v=10153003404704073&set=vb.340093714072&type=2&theatersas***

Chú thích:

[*] O’Henry (1862 – 1910) là nhà văn nổi tiếng người Mỹ, tên thật là William Sydney Porter. Truyện ngắn của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ một cách khéo léo.

Năm 1894, ông thành lập tờ tuần san hài hước “The Rolling Stone” và làm chủ bút. Tờ báo này không mấy thành công nên chết yểu sau một năm. Ông cũng làm phóng viên cho báo khác và thỉnh thoảng đóng góp vẽ hí họa.

Cuộc đời của O. Henry chỉ gặp toàn chuyện trắc trở. Ông qua đời trong nghèo khổ tại thành phố New York ngày 5/6/1910 vì bệnh lao phổi cộng thêm chứng xơ gan. Năm 1919, Hội Nghệ thuật và Khoa học (Society of Arts and Sciences) thiết lập “Giải thưởng Tưởng niệm O. Henry” (O. Henry Memorial Awards), hàng năm trao cho những truyện ngắn xuất sắc.

Tại Việt Nam đã có nhiều bản dịch một số truyện ngắn của O. Henry. Truyện ngắn “The Gift of the Magi” (Quà Giáng Sinh) và  “The Last Leaf” (Chiếc lá cuối cùng) đã được đưa vào chương trình quốc văn trước năm 1975.

Anh chị Thụ Mai gởi

Hơi Ấm Của Tình Người

Hơi Ấm Của Tình Người

Một vị linh đạo Ấn Giáo và các môn sinh ngồi quây quần bên một bếp lửa hồng. Sức nóng của than hồng và hơi nóng của từng người làm cho căn phòng ấm hẳn ra… Nhưng bỗng chốc, vị linh đạo già run lập cập, môi ông bập bẹ không nói ra lời. Các môn sinh lo lắng cho sức khỏe của thầy: “Thưa thầy, chắc thầy yếu trong người, chúng con xin phép được cho thêm củi vào lò sưởi”.

Trong cơn thổn thức, vị linh đạo già cố gắng nói từng tiếng: “Lửa và sức nóng trong căn phòng này quá đủ cho ta… Ta cảm thấy lạnh là bởi vì bên ngoài có một người hành khất đang run lập cập”.

Quả thật, đúng như lời của vị thầy, các môn sinh đã mở cửa nhìn ra ngoài, và họ đã tìm thấy một người hành khất đang rét run vì đói và lạnh… Họ đưa người đó vào trong căn phòng, săn sóc cho anh và từ giây phút ấy, vị linh đạo già cũng trút bớt được nỗi rét run của mình.

Câu chuyện được trích từ kho tàng khôn ngoan của người Ấn Ðộ trên đây có lẽ gợi lại cho chúng ta lời của thánh Giacôbê tông đồ: “Ðức Tin không có việc làm là một Ðức Tin chết”. Vị linh đạo già trên đây đã cảm thấy rét run là bởi vì sự ấm áp của thầy trò đang có với nhau chưa được chia sẻ cho người khác. Ông chỉ cảm thấy thật sự ấm lòng, khi hơi ấm của sự quây quần ấy được san sẻ cho người khác.

Vị linh đạo này là hình ảnh của đời sống Ðức Tin của chúng ta. Dù có sốt sắng bao nhiêu trong việc cầu nguyện, trong các nghi thức phụng tự, nếu tâm hồn chúng ta không được nuôi dưỡng bằng lòng mến đối với tha nhân, thì hơi ấm của lòng đạo đức nơi chúng ta chỉ là một thứ hơi ấm giả hiệu… Một Ðức Tin nhiệt thành, một Ðức Tin có hơi ấm thật sự cần phải được nuôi dướng bằng lòng mến.

Trích sách Lẽ Sống 

Anh chị Thụ & Mai gởi

GIAI THOẠI VỀ CÔ BÉ BÁN DIÊM

GIAI THOẠI VỀ CÔ BÉ BÁN DIÊM

Truyện Cô Bé Bán Diêm của văn hào người Đan Mạch – Andersen được rất nhiều người biết đến.  Song ít người biết rằng cô bé ấy thật sự đã có mặt trên đời này và đã từng đi qua cuộc đời Andersen.

Vào một buổi tối mùa thu, tại một khu phố thuộc thành phố Copenhagne – Danmark.

co-be

– Chú ơi, mua hộ cháu bao diêm!

Một tiếng nói khàn khàn, mệt mỏi chợt vọng đến tai Andersen.  Đằng kia, trước mặt chàng hơn mươi bước là một người đang ngồi co ro trên thềm của một ngôi nhà cao ráo.

Ánh sáng đèn từ trong nhà chiếu ra cho chàng thấy đó chỉ là một đứa bé con.

Hẳn nó đã phát ra những lời vừa rồi.

– Tối lắm rồi sao cháu còn chưa về nhà ngủ?

Andersen bước đến, ái ngại.  Đấy là một cô bé khoảng hơn 10 tuổi, run rẩy trong bộ quần áo vá víu bẩn thỉu.

Vai áo rách để lộ đôi vai gày còm.  Nhìn gương mặt hốc hác của nó, có thể đoán nó đang chịu cảnh thiếu ăn, thiếu uống từ lâu.

– Chú ơi, mua hộ cháu bao diêm!

– Tay cầm bao diêm, cô bé chỉ vào chiếc túi con căng phồng bên cạnh, khẩn nài – Cả ngày cháu chẳng bán được gì, cũng chẳng ai bố thí cho cháu đồng nào.

Cô bé rơm rớm nước mắt.  Thân hình tiều tụy ốm yếu của em run lên khi gió lạnh thổi qua.

– Thế sao?  Andersen động lòng.

Chàng khẽ vuốt mái tóc dài xoăn thành từng búp trên lưng cô bé.

– Gia đình cháu đâu cả rồi?  Không ai lo cho cháu sao?

Cô bé buồn bã lắc đầu.  Em bùi ngùi kể lại những năm xưa khi còn sống trong ngôi nhà xinh đẹp với những dây trường xuân leo quanh.

Từ khi bà em qua đời, gia sản lụn bại, gia đình em phải lìa bỏ mái nhà thân yêu đó để chui rúc trong một xó xỉnh lụp xụp, tối tăm.

– Không có tiền cháu đâu dám về nhà vì bố sẽ đánh chết thôi!

Cô bé nhìn Andersen, đôi mắt cầu khẩn.

Thực vậy, em có một người cha ác nghiệt.  Hơn nữa về nhà cũng chẳng hơn gì.

Hai cha con chen với nhau trên một gác xếp tồi tàn, gió rét vẫn lùa vào được dù đã bít kín những lỗ thủng trên vách.

Lúc này, đôi chân cô bé đã lạnh cóng, em mang đôi giầy vải mòn cũ do mẹ em để lại.

– Cháu đừng lo!

Andersen cho tay vào túi lấy ra một số tiền đặt vào bàn tay bé bỏng của em

– Còn bấy nhiêu chú cho cháu cả.  Cháu về nhà mau kẻo chết cóng mất.  Ôi, lạy Chúa!

Vẻ đầy mừng rỡ, cô bé hôn tíu tít lên tay chàng – Từ ngày bà cháu mất đi, chú là người thương cháu nhất trên đời này.  Với món tiền này, bố con cháu sẽ được nhiều bữa no.

Nhưng… cô bé bỗng đăm chiêu… Nếu chú cho cháu hết thì tiền đâu chú sống, hở chú?

– Sao cháu khéo lo thế?

Chàng mỉm cười, nụ cười đầy hiền dịu – Chú sẽ còn cho cháu nhiều thứ nữa.  Chú sắp đi xa, đầu năm tới mới trở lại nơi này, khi ấy chú sẽ tặng cháu một món quà đặc biệt.

Ồ, thích quá!  Còn cháu, cháu cũng sẽ tặng chú một món quà.  Mà chú tên gì nhỉ ?

– Chú là Andersen

– Chàng âu yếm nắm đôi vai gầy của cô bé – Có bao giờ cháu nghe đến tên ấy chưa?

– Tên chú nghe quen lắm – Cô bé nhìn đăm đăm gương mặt trầm tư có chiếc mũi khoằm của chàng

– Chú có phải là thợ mộc không?

– Không phải!  Andersen mỉm cười lắc đầu.

– Thợ may?

– Cũng không.

– Hay chú là bác sĩ?

– Ồ, không phải đâu.  Thế này này…

Chàng đưa ngón tay trỏ viết viêt vào không khí, vẻ hơi đùa cợt.

A!  Cô bé reo lên.

– Cháu hiểu rồi, chú làm nghề bán bút!

Andersen chỉ tủm tỉm cười.  Chàng thấy yêu cô bé quá.  Em khiến chàng, một nhà văn thề suốt đời gắn bó với tuổi thơ, nhớ đến thời thơ ấu của mình và thành phố Odense cổ kính, nơi tuổi thơ của chàng êm ả trôi qua.

Là con một trong gia đình nên dù cha chỉ là một bác thợ giày nghèo, cậu bé Andersen hầu như chẳng phải mó tay đến bất cứ một việc gì ngoài mỗi việc là mơ mộng liên miên.

Cậu bé lắm khi chỉ thích bầu bạn với chiếc cối xay già nua đứng run rẩy trên bờ sông hiền lành của thành phố quê hương. …

Sau đó Andersen đi du lịch đâu đó… và chàng đã quên luôn lời hứa với cô bé bán diêm.

Khi về thăm lại khu phố năm nào, chàng tự trách mình đã quá mải mê với chuyến viễn du đến nỗi quên khuấy đi lời hứa với cô bé bất hạnh mà giờ này hẳn đang lang thang đâu đó với chiếc túi đựng đầy diêm.

Phải mua ngay cho em một chiếc áo len, một chiếc áo lông cừu dày và thật ấm để em qua được cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông…

Và Andersen sau những lần dò hỏi tin tức của em bé bán diêm, được ông chủ hiệu quần áo cho biết:

– Con bé chết rồi còn đâu.  Ngày đầu năm mới người ta nhìn thấy em bé chết cóng tự lúc nào ở một góc đường giữa hai ngôi nhà.

Cái chết cứng đờ của nó ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn.

Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm.  Có điều lạ là hai mà nó vẫn hồng và miệng nó như đang mỉm cười.

– À này, ông ta tiếp tục trước khuôn mặt chết lặng của Andersen, khi mang xác nó đi người ta thấy trong túi nó rơi ra vật gì giống như một chiếc quản bút làm bằng những bao diêm.

Hẳn nó để dành tặng ai, vì trên chiếc quản bút có ghi dòng chữ: tặng chú Andersen.

Andersen quên khuấy món quà ông định tặng cho cô bé bán diêm.  Nhưng cô bé, cô bé vẫn nhớ tới lời hứa của mình với vị khách tốt bụng của buổi tối mùa thu.

Hơn nửa thế kỷ qua, hàng triệu con người trên trái đất đã nghe tim mình thổn thức mỗi khi đọc câu chuyện về cô bé đáng thương của văn hào Đan Mạch.

Phải chăng Andersen đã viết câu chuyện ấy như một món quà để tặng hương hồn cô bé bán diêm?

Hans Andersen

Langthangchieutim gởi