Cậu bé hàng xóm của tổng thống Mỹ và câu chuyện thức tỉnh thế giới

Cậu bé hàng xóm của tổng thống Mỹ và câu chuyện thức tỉnh thế giới

 Trên mạng Wechat ngày 11 tháng 10 có đăng tải một bài viết với tiêu đề  “Câu chuyện chân thực của một cậu bé người Mỹ và một bà mẹ người Mỹ: Xem xong sẽ làm bạn mất ngủ cả đêm.” 

Lăng mộ hàng xóm của Tổng thống Grant

Bên bờ sông Hudson ở New York, cách lăng mộ của vị Tống thống đời thứ 18 của nước Mỹ Ulysses S. Grant chưa tới 100 mét, có một ngôi mộ của một cậu bé. Bên cạnh ngôi mộ có một tấm biển bằng gỗ, ghi lại một câu chuyện như sau:

Ngày 15 tháng 7 năm 1797, có một cậu bé 5 tuổi bất hạnh bị rơi xuống vách núi và tử vong. Cha mẹ cậu bé vì quá đau thương, tuyệt vọng nên đã xây một ngôi mộ ngay ở cạnh nơi cậu bé đã qua đời.

Sau đó vì tình hình kinh tế gia đình khó khăn, cha cậu bé đã bất đắc dĩ phải chuyển nhượng mảnh đất này, tuy nhiên, bản hợp đồng có kèm theo một yêu cầu đặc biệt cho người chủ mới: hãy vĩnh viễn lưu giữ lại phần đất nơi đặt ngôi mộ của cậu bé.

Người chủ nhân mới đồng ý với điều kiện này và viết nó vào trong điều khoản hợp đồng. 100 năm qua đi, mảnh đất này chuyển đổi bán cho rất nhiều người, nhưng phần mộ của cậu bé vẫn được giữ nguyên ở đó.

Năm 1897, mảnh đất được lựa chọn để đặt làm lăng mộ yên nghỉ của Tổng thống Ulysses S. Grant, nhưng điều khiến nhiều người xúc động hơn nữa là mộ phần của cậu bé vẫn được giữ lại ở đó và trở thành lăng mộ hàng xóm của Tổng thống Grant.

Lại 100 năm nữa qua đi, đến tháng 7 năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 100 năm nhân ngày xây dựng lăng mộ của Tổng thống Grant, thị trưởng thành phố New York đã tới đây để tưởng nhớ ông đồng thời cho tu sửa lại phần mộ của cậu bé. Chưa dừng lại ở đó, ông còn đích thân tự tay viết câu chuyện này lên phần mộ của cậu bé để nó có thể lưu truyền lại đời đời cho hậu thế.

Một hợp đồng kéo dài 200 năm đã cho chúng ta thấy một đạo lý làm người rất đơn giản: Khi đã hứa, nhất định phải giữ lời.

————————————————

Câu chuyện về một bà lão

Mùa đông năm 1935 là khoảng thời gian mà nền kinh tế của nước Mỹ tiêu điều nhất. Không khí ảm đạm bao trùm toàn bộ thành phố New York…

Vào một đêm lạnh giá giữa tháng 1/1935, một phiên tòa được tổ chức trong khu phố nghèo nhất New York. Đứng ở vị trí thẩm phán là ngài thị trưởng đáng kính của thành phố, ông Fiorello LaGuardia, và bên dưới bục là một bà lão đã gần 60 tuổi, áo quần cũ rách cùng với dáng vẻ sầu não. Gương mặt tiều tụy của bà hiện lên vẻ xấu hổ, bà đã bị buộc tội vì lỡ ăn cắp một ổ bánh mì.

Fiorello LaGuardia hỏi bà: “Bị cáo, bà bị tố là đã lấy trộm bánh mì, có đúng vậy không?”

Bà lão cúi đầu, ngập ngừng trả lời: “Vâng, thưa quý tòa, thực sự tôi có ăn cắp.”

Thẩm phán lại hỏi: “Động cơ để bà ăn cắp bánh mì là gì, là vì đói quá à?”

“Dạ vâng.” Bà lão ngẩng đầu lên, hai mắt nhìn vào vị quan tòa rồi nói: “Nhưng nếu chỉ vì đói thì tôi đã không làm như vậy, tôi cần bánh mì để nuôi ba đứa cháu đã mất cha mẹ của mình, đã mấy ngày nay chúng chưa được ăn gì. Chúng thực sự rất đói… Tôi không thể đứng nhìn chúng chết đói được…” Nói đến đây bà bật khóc.

Sau khi nghe xong những lời thú tội của bà lão, đám đông trong phòng xử án bắt đầu rì rào bàn luận. Ngài thẩm phán gõ chiếc dùi xuống bàn, nói một cách nghiêm khắc: “Yên lặng, sau đây tòa tuyên án.”

Thẩm phán quay sang bà cụ: “Bị cáo, chúng tôi cần làm việc một cách công bằng, chấp hành theo pháp luật. Bà có hai sự chọn lựa: hoặc là bị phạt 10 USD hoặc là chịu 10 ngày tạm giam. Bà chọn cái nào?

Bà lão với vẻ mặt đầy đau khổ và hối hận: “Thưa ngài thẩm phán, tôi phạm tội, tôi chấp nhận chịu phạt. Nếu tôi có 10 USD thì tôi đã không đi ăn cắp bánh mì. Tôi chấp nhận bị tạm giam 10 ngày, nhưng ba đứa cháu nhỏ kia của tôi thì ai sẽ chăm sóc chúng đây?”

Ngài thị trưởng khẽ mỉm cười. Ông rút trong túi ra 10 đô-la và bỏ vào chiếc mũ nổi tiếng của mình.

Đây là 10 đô-la tiền phạt, bà đã được tự do!” Nói xong, ông hướng cặp mắt về phía những người đang tham dự phiên tòa: “Và bây giờ, xin mỗi người hãy nộp 50 cent tiền phạt, đây là tiền phạt cho sự lạnh lùng của chúng ta, phạt vì chúng ta đã sống ra sao mà để cho một cụ già đáng tuổi cha tuổi mẹ mình phải đi ăn cắp bánh mì để nuôi cháu.”

Tất cả mọi người trong phiên tòa đều kinh ngạc, tròn mắt nhìn thị trưởng LaGuardia. Cả phiên tòa bỗng nhiên yên lặng lạ thường, cảm giác như có một chiếc kim rơi xuống đất cũng có thể được nghe thấy. Một lát sau, tất cả những người tham dự đều lặng lẽ đứng dậy, móc trong túi ra 50 cent và để vào mũ của ngài thị trưởng.

Về lý mà nói, việc một bà cụ già nghèo bị phạt vì tội ăn cắp bánh mì, có liên quan gì tới những người ngoài khác? LaGuardia đã nói rất rõ ràng – là chi phí phải trả cho sự lạnh lùng của chúng ta.

Con người ta không phải là một sinh mệnh cá thể độc lập mà còn có sự tương tác với nhau và phải tự giác tuân theo những quy ước nhất định thì mới có thể sinh sống một cách hài hòa. Người biết trân trọng thỏa thuận đó mới là người cao quý, và người biết trả phụ phí cho sự lạnh nhạt thờ ơ của mình mới là người sáng suốt. Thế nhưng con người trong xã hội hiện nay thật sự quá lạnh lùng tàn nhẫn, và có lẽ đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ phải trả giá cho sự tự tư đó của mình…

Kiên Định biên dịch

Người đi trên đống tro tàn

Người đi trên đống tro tàn

(Đọc rồi đọc lại vẫn thấy…buồn muôn thuở!).

HINH 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh K thương mến,

Những năm trước khi nghe anh nói năm nay anh cũng chưa về VN được, em rất buồn. Hơn 20 năm rồi còn gì. Nhưng năm nay thì em lại nghĩ khác. Anh không về hóa ra lại hay. Hãy để VN biến thành tro bụi trong ký ức. Nhưng anh không về mà cứ muốn em kể chuyện VN cho anh nghe. Em sẽ kể nhưng anh đừng khóc đấy nhé.
Em sẽ bắt đầu từ đâu nhỉ?

À. Huyện lỵ của mình bây giờ được gọi là thị xã. Nếu về anh sẽ không nhận ra đâu là đâu. Ngôi trường bé nhỏ dưới mấy gốc bàng nơi anh và em học lớp vỡ lòng, đã bị đập bỏ để xây một cung thiếu nhi nguy nga. Hai hàng tre bên sông Dinh đã được thay bằng bờ kè bằng đá. Đường sá cũng được mở rộng thay cho những con đường làng nhỏ mà thuở bé anh hay đạp xe chở em về thăm quê nội hay rong chơi đây đó. Xem ra thì đướng sá cầu cống, dinh thự, trường học có khang trang hơn xưa nhưng đó là hàng mã. Tất cả đều chỉ đẹp đẽ trong ngày khánh thành, còn sau đó nó hư hỏng nhanh chóng là điều bình thường ở xứ sở này. Trên những con đường ở đất nước gọi là thanh bình này mỗi năm có hàng chục ngàn người chết vì tai nạn xe cộ. Người chết vì tai nạn giao thông mấy mươi năm nay còn hơn số người chết trong cuộc chiến vừa qua. Không có ở nước nào mà người dân phải tự di chuyển bằng xe gắn máy. Không có ở đâu mà xe gắn máy chạy chung với xe tải, xe khách, xe chở container. Người mình chết nhiều đã đành. Cứ mỗi lần đọc báo có tin một chuyên viên nước ngoài đến VN làm việc bị xe tông chết thì em vừa xấu hổ vừa thương cho họ. Đáng lẽ họ không nên đến đây, một đất nước mà mạng người chỉ là cỏ rác.

Trong thư anh thường nói phong cảnh ở VN là đẹp nhất. Núi đẹp, rừng đẹp, những ngôi nhà nho nhỏ giữa những thửa ruộng xinh tươi.

“Chiều ơi, lúc chiều về là lúc yên vui

Trâu bò về dục mõ xa xôi …ơi chiều” (*)
Anh ơi, làng quê thì vẫn còn màu xanh như cũ nhưng nó không còn là chốn yên lành. Rượu, phim bạo lực, phim sex, thất nghiệp đã làm dậy lên men say cuồng sát và cảnh chém giết nhau anh cũng đã biết rồi trên các báo online. Anh cũng sẽ không còn tìm ra những nàng thôn nữ:

“gánh gánh, gánh, gánh thóc về gánh về gánh về” (*)
Không còn nữa nụ cười e ấp dưới vành nón che nghiêng.
Tìm đâu thấy chiếc áo bà ba quen thuộc của bà, của mẹ.

Hàng Trung Quốc bây giờ vừa rẻ vừa model đã biến cả các phụ nữ nông thôn thành những con rối hồn nhiên háo hức với “quần bò” hở rún, áo hai dây hoặc không có dây nào.
Trước đây người dân được dạy cho biết lao động là vinh quang và mọi người mọi nhà phải tăng gia sản xuất. Lúc đó cây khoai mì đã trở nên một biểu tượng được tôn sùng của đất nước. Nhưng sau đó họ sực tỉnh ra rằng những cây gỗ trăm năm, ngàn năm bạt ngàn trên rừng Trường Sơn mới là triệu triệu dollars. Và thế là một cuộc thảm sát long trời lỡ đất chưa từng có đã biến cho đất nước mình thảm hại như một con đại bàng bị vặt trụi lông.

HINH 2

 

 

 

 

 

 

 

 

Anh sẽ khóc khi nhìn thấy Dalat mất gần hết rừng thông, anh sẽ thất vọng khi Dalat không còn cái lạnh đáng yêu của một châu Âu giữa lòng một đất nước chỉ có hai mùa mưa nắng. Và anh sẽ phì cười khi thấy đã có tiệm bán quạt máy ở Dalat.

Người Việt dẫu sao cũng dễ thích nghi với mọi hoàn cảnh. Em thương nhất, đau lòng nhất khi nhìn vào đôi mắt buồn vời vợi của những người thiểu số khi họ bị bứt khỏi núi rừng.
Núi rừng là quê hương của họ, là ngôi nhà kỳ vỹ của họ. Thật nhẫn tâm khi để chiếm núi rừng, người ta lùa họ ra sống ở những ngôi nhà gạch, mái tôn xây vội. Nhìn họ uể oải nhảy múa, đánh cồng, đánh chiêng phục vụ cho ngành du lịch thấy mà đắng lòng.

Anh đã từng nhìn thấy voi khóc chưa? Mỗi lần nhìn vào mắt của những con voi chở khách du lịch em chắc chắn rằng chúng đang khóc. Những con voi cuối cùng ở buôn Đôn ấy đã lần lượt ngã gục sau một đời nô lệ, xiềng xích, đói khát.
Dalat không còn hoang sơ, bí ẩn, thơ mộng như thuở nào.
Rồi đây cáp treo sẽ đưa người lên Phan Xi Pang, lên Langbian. Những rùa, nhím, trút, chồn hương, nai hoẳng sẽ bị tận diệt cho những cái bao tử phàm phu khốn nạn.

Người ta cũng phát hiện ra rằng ngoài rừng, biển cũng là triệu triệu dollars. Không biết vua Duy Tân có lỗi gì với dân tộc mà sau năm 1975 con đường tuyệt đẹp mang tên ông trải dọc biển Nha Trang đã đổi thành đường Trần Phú. Và cũng từ đó biển Nha Trang dân dần bị biến dạng. Song song với cuộc tàn sát rừng, biển cũng bị xâm lấn nặng nề. Nếu anh về thăm biển Nha Trang anh sẽ thấy biển không còn gây cho anh cảm giác mênh mông, anh sẽ không còn cái thú được thấy mình như “con ốc bơ vơ nằm trên cát” (*). Biển Nha Trang bây giờ bị bao vây bởi một rừng khách sạn khổng lồ ngạo nghễ nhìn ra biển. Nằm dưới chân những gã khổng lồ khách sạn, biển Nha Trang đã biến thành một cái ao làng với rất nhiều bao ny lông nhớt nhát trôi vật vờ. Nha Trang bây giờ không còn thênh thang gió biển, .

Còn đâu nữa:

“Phố chiều bao tà áo trắng,

Lượn quanh hè phố nắng

Những cô nàng xinh đang tròn trăng”

(Hoàng Thi Thơ)

HINH 3

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhưng điều đau buồn nhất là một thế hệ con cháu chúng ta đã lớn lên như những con gà công nghiệp trong một chiếc lồng chật chội.
Làm sao trách chúng được khi chúng lớn lên trong một không gian mù mờ về lịch sử..
Chúng được dạy dỗ rằng chúng đang sống rất hạnh phúc trong một đất nước đã được giải phóng và chúng phải biết ơn Bác, biết ơn Đảng.
Mà hạnh phúc thật đấy. Một diễn viên nổi tiếng của Hollywood tổ chức đám cưới chỉ mời không đến vài chục khách trong khi bà Hai bán phở, ông Chín nhân viên thuế vụ, chị Năm y tá làm đám cưới cho con mời bốn, năm trăm khách. Trong đám cưới, thật ngỡ ngàng khi có ông cựu binh sĩ VNCH hào hứng lên sân khấu hát bài “Năm Anh Em Trên Một Chiếc Xe Tăng” !!!

Nếu anh về đi thăm bà con, anh sẽ chạnh lòng khi nghe thím Hai khoe con thím đi làm ở Bưu Điện được cử đi học lớp cảm tình đảng. Điều đó có nghĩa nó có hy vọng vào đảng và lên chức. Buổi tối về nhà anh sẽ nghe mấy đứa cháu anh ê a học “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào…”

Không thể trách được. Dù là gà công nghiệp, gà cũng thèm mổ gạo, cũng thèm sống.

HINH 4

 

 

 

 

 

 

 

 

Làm sao trách được người dân Việt khi trong sân bóng đá họ chỉ có một lựa chọn duy nhất là lá cờ đỏ sao vàng để cuồng nhiệt phất lên mừng đội nhà chiến thắng.
Sau năm 1955 chúng ta có một cuốn phim với một tên gọi rất hay “Chúng Tôi Muốn Sống”, Sau 1975 em rất thích phim “Phải Sống” của Trương Nghệ Mưu.
Phải sống thôi..
Người dân quê mình không còn hơi sức đâu mà buồn mà lo lắng, suy nghĩ.

Thời gian để sống dường như càng ngày càng vội vã mà gông cùm thì siết quá chặt.

HINH 5

 

 

 

 

 

 

 

 

Phải chi có anh vào những ngày cuối năm này em sẽ dẫn anh đi thăm một nơi mà em rất thích vì nó yên tỉnh, đẹp và buồn.
Đó là nghĩa trang nơi có mộ ba, má, mộ cậu Sáu, dì Bốn, mộ ông Ba Cà, bà Tám Hương, ông Mười Cảnh… Những người hàng xóm thân thiết của chúng ta đều có mặt ở đây. Đến đây anh sẽ nhớ lại những ngày thơ ấu tươi vui của chúng mình những đứa trẻ nghèo, thiếu thốn nhưng được tự do bay nhảy trong khu rừng nguyên sinh bát ngát tuyệt đẹp của một đất nước tên gọi Việt  Nam .

Em thích nhất là được ngắm nhìn những rặng núi xanh thẳm buồn buồn, được nghe tiếng những hàng cây rủ rỉ trong gió chiều tịch mịch.
“Me có hay chăng con về

Chiều nay thời gian đứng yên để nghe”.
Nói vậy nhưng em vẫn tin rằng anh sẽ về. Anh nhé.

Em gái

Huyền  Chiêu

Nguyễn Thành

Chiều muộn.

From facebook: Hoang Le Thanh
Hoang Le Thanh xin giới thiệu bài viết:

Trái tim, thần chết và sự vô cảm.

@Võ Hồng Ly – 22.02.2017

Chiều muộn.

Tôi tự thưởng cho mình một tiếng đồng hồ trong lúc chờ cuộc họp kế tiếp. Dù thường ngày tôi chỉ uống trà, nhưng có lẽ 1 ly café đen ít đá sẽ là một ý tưởng không tồi để giúp tôi đủ tỉnh táo cho cuộc họp dự kiến sẽ kéo dài ít nhất là trong hai giờ đồng hồ.

Nhâm nhi ly café đắng bên vỉa hè và nhìn dòng người xuôi ngược mỗi người mỗi vẻ luôn là những khỏanh khắc làm cho tôi cảm thấy thú vị. Đôi khi, chỉ cần nhìn đời, nhìn người thôi cũng đủ để tôi có được niềm vui cho riêng mình.

Một giờ đồng hồ ấy đối với tôi thực sự là khỏang thời gian quý giá mà đã lâu lắm rồi tôi mới có được chỉ để ngồi chiêm nghiệm và nghĩ về dòng đời, về nhân tình thế thái.

Đó là một khoảng lặng thực sự là cần thiết để tôi nhìn lại mình trong những ngày vừa qua. Đi nhanh và đi quá sức mình chưa bao giờ là điều tôi mong muốn. Tôi biết những điểm mạnh mình cần phát huy, tôi biết những điểm yếu mình cần phải khắc phục và học hỏi. Tôi biết càng gần đến đích thì những cung đường cuối cùng lại càng trở nên thách thức hơn và cam go hơn như một sự cố ý để thử thách những con người can trường nhất.

Chính những lúc tưởng chừng như đơn độc nhất, yếu đuối nhất và muốn quỵ ngã nhất ấy, yêu thương lại tìm về và đưa bàn tay cho tôi nắm lấy, dù vẫn chỉ là vô hình, nhưng cảm giác nhận được vẫn luôn thật trọn vẹn, như một làn gió mát trong lành đánh thức tâm trí và ve vuốt bước chân độc hành.

Tôi hiểu rằng vì tôi đã luôn gieo hạt yêu thương trên con đường tôi đi nên khi cần yêu thương lại trở về bên tôi nguyên vẹn và đủ đầy. Tôi còn cần gì hơn thế nữa !

Được sống, được cống hiến và được theo đuổi đúng lý tưởng của mình chẳng phải đã là một hạnh phúc rồi sao ? Vì không có gì hòan hảo nên những cái còn lại chỉ cần khéo kê cho bằng và cho êm là được đúng không ?

Giành giật sinh mạng trẻ thơ trước nanh vuốt thần chết.

22h30 phút tôi có mặt tại một bệnh viện trong khu trung tâm để thăm mấy em bệnh nhi như đã hứa. Khoa cấp cứu của bệnh viện thì luôn sáng đèn và chẳng bao giờ có khái niệm ngày hay đêm bởi sự di chuyển gấp gáp của đội ngũ nhân viên bệnh viện, bởi tiếng kêu gào hoảng lọan của người thân bên cạnh những cơ thể nhỏ bé đang nằm thoi thóp im lìm. Những cánh tay nhỏ xíu xiu mà đã phải chịu sự chằng chịt của dây dợ, ống ven, bên cạnh những bình ô xy và máy trợ thở đang tích cực họat động.

Một cánh cửa mở tung thô bạo đã kéo bật luôn cái dây điện của máy trợ thở đang được cắm trong một ổ điện sau cánh cửa ! Người mẹ đã ngủ gục mệt mỏi bên dưới gầm giường của con mình.

Không ai để ý đến những gì vừa diễn ra. Đầu em bé bắt đầu giật giật. Tôi hoảng hốt thật sự ! Một mặt tôi la hét gọi bác sỹ và y tá, một mặt tôi tìm cách leo lên cắm lại cái dây của máy trợ thở ở trên cao.

Người đàn ông vừa mở cửa thô bạo đó nhìn tôi gườm gườm nhưng cũng không chịu rời giường của người nhà anh ta, mà ra giúp đỡ. Người mẹ đã bị tiếng hét của tôi đánh thức và nhảy chồm vào ôm con gào khóc.

Nhiều người đang chăm người nhà tại đó cũng chỉ đến để chỉ trỏ và bình luận vài câu vô thưởng vô phạt nhưng chẳng ai có ý định giúp đỡ chúng tôi thật sự cả.

Tôi nói để tôi chạy đi tìm bác sỹ nhưng người mẹ đã ra dấu cho tôi ngồi bên con chị. Một cách dứt khóat và tỉnh táo, chị đứng lên và bước ngay về phòng của nhân viên trực ca. Bóng chị hút nhanh nhưng tôi chỉ kịp thấy chị vừa đi vừa rút một cái phong bì và nhét vội vài tờ tiền vào trong.

Nhân viên y tế đã có mặt ngay sau đó, và hô hào người nhà bệnh nhân đang nằm ngủ la liệt dưới gầm giường và nằm đầy trên lối đi hành lang vào khu cấp cứu đứng dậy để họ có lối di chuyển cái cáng cứu thương … Ơn trời, em bé đã bình yên sau gần ba tiếng hồi sức tích cực và thổi bong bóng !

2h00 sáng, lại lầm lũi độc hành quay về nhà ! Nhớ lại những gì đã diễn ra trong một buổi tối ngắn ngủi, nhớ về khỏang lặng hiếm hoi của cuối buổi chiều, tôi hiểu rằng mình cần phải bước tiếp. Đất nước này còn quá nhiều việc phải làm và những gì đã thấy chỉ là mặt nổi nhỏ bé của tảng băng trôi.

Vâng, đó là tảng băng của tình con người khi đứng trước sự đau khổ đến hỏang lọan của người khác, dù chứng kiến ranh giới nhỏ nhoi giữa sự sống và cái chết cũng không khiến họ mảy may xúc động.

Tôi bỗng nhiên thấy mình hạnh phúc và may mắn hơn những con người đáng thương kia bởi ít nhất tôi vẫn còn một trái tim biết xúc động và biết đau đớn trước nỗi đau của người khác.

Tăng tay ga để tận hưởng không khí mát trong lành đến kỳ lạ của đêm Sài Gòn mà hiếm khi tôi có cơ hội có được, tôi thấy lòng mình thanh thản đến lạ thường. Có lẽ vì khi ta gieo mầm thiện, nó sẽ nở hoa, kết trái vào lúc nào đó trong cuộc đời để ta lại tiếp tục đem yêu thương mà chia sẻ với người khác chăng ?

Nếu đó là số mệnh, thì tôi xin tự nguyện làm kẻ gieo mầm và hy vọng những hạt mầm tình yêu ấy có thể lan tỏa và sẽ đủ để trăm hoa lại đua nở trên quê hương yêu dấu của chúng ta, thêm một lần nữa !

@Võ Hồng Ly

No automatic alt text available.

Giàu.

Giàu.

Một người đàn ông tên Bubba, sống ở Texas đang  cần vay một khoản tiền nên đã đến một Ngân hàng ở New-York. Ông nói với nhân viên Ngân hàng là mình sẽ đến Paris trong vòng 2 tuần lễ để dự hội thảo nên cần vay số tiền là $5,000.00. Nhân viên NH cho biết, Bubba cần có tài sản thế chấp để được vay. Vì vậy Bubba đã giao chiếc chìa khóa xe Ferrari còn khá mới cho Ngân hàng.
Sau khi kiểm tra xe, NH đã đồng ý giữ chiếc xe nầy, như vật thế chấp và tính lãi suất cho khoản vay của Bubba.

Sự việc nầy khiến cho nhân viên NH cảm thấy khôi hài, vì chiếc xe của người đàn ông nầy trị giá đến $250,000.00. Và ông ta đã dùng một chiếc xe siêu đắt như vậy để chỉ vay có …$5,000.00.

Hai tuần sau người đàn ông trở lạ, trả $5,000.00 với lãi suất $23.07. Nhân viên NH đã nói : “Thưa ông, chúng tôi rất vui được làm việc với ông, nhưng chúng tôi có chút thắc mắc. Khi ông rời đi, chúng tôi đã tìm hiểu về ông, và được biết ông là một Tỷ phú, một nhà đầu tư trong lãnh vực bất động sản. Chúng tôi thắc mắc là tại sao ông chỉ vay 5 ngàn và cầm thế một chiết xe rất đáng giá ?

Người đàn ông tên Bubba mỉm cười, và đưa ra câu hỏi thật bất ngờ :”Xin ông vui lòng chỉ cho tôi, tôi có thể đậu xe bất cứ nơi nào trong TP New-York nầy trong hai tuần, mà chỉ trả có $23.07 ở một nơi giữ xe thật an toàn và kín đáo như NH quý ông không ?”

Bài học được rút ra : Người giàu có luôn có những ý tưởng đi trước thời đại. Họ biết cách để tiết kiệm tiền bạc một cách tối đa. Đôi khi cuộc sống như những trò chơi cờ và phải biết những sáng kiến cho những bước tiếp theo.

Đừng hỏi vì sao họ giàu ?

Anh chi Thu & Mai Goi

Tử Tế, Lương Thiện và Tình Người !!

Tử Tế, Lương Thiện và Tình Người !!

Đẹp như đóa Hoa Hồng của họ !

hoa-hong-1
(Ảnh: Internet)

Trong cuộc sống, mỗi người đều có những lúc bị vấp ngã, và khi gặp phải khó khăn, chúng ta đều khao khát kì tích sẽ xuất hiện. Nếu có thể thì liệu bạn có đồng ý làm người tạo nên ky tích đó hay không?

Vào đầu thế kỷ 20, một gia đình người Nhật di cư đến San Francisco (Hoa Kỳ) và làm nghề trồng hoa hồng ở đó.

Hàng xóm của họ đến từ Scotland cũng trồng và bán hoa hồng, cả hai gia đình đều thành công dựa vào sự lao động cần cù và uy tín, hoa hồng của họ rất được yêu thích ở San Francisco.
HOA HONG 2
(Ảnh minh họa/Internet)

Tất nhiên họ luôn là đối thủ cạnh tranh về kinh doanh. Và vào ngày 7/12/1941, nổ ra sự kiện Trân Châu Cảng, cuộc tập kích bất ngờ của Nhật Bản nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ đã bị trừng phạt mạnh mẽ.

Khi đó, đa số thành viên trong gia đình người Nhật này đã là người Mỹ rồi, nhưng cha của họ vẫn giữ quốc tịch Nhật; trong tình hình hỗn loạn này, cả gia đình họ bị bắt giữ.

Trước khi đi, gia đình người Nhật nói với nhà hàng xóm người Scotland rằng: “Các bạn có thể chăm sóc vườn hoa của chúng tôi được không?”. Những người hàng xóm đã đồng ý, nhưng gia đình Nhật này hoàn toàn không có hy vọng vào tương lai được nhìn lại vườn hoa hồng của nhà mình.

Họ bị lưu đày đến Colorado, xung quanh đầy dây kẽm gai và binh lính vũ trang.

Một năm trôi qua, không hề có bất cứ sự thay đổi nào. Năm thứ hai, thứ ba rồi thứ tư, đến khi chiến tranh kết thúc, gia đình người Nhật này mới được thả ra, họ đi xe lửa quay về San Francisco.

Điều khiến người ta cảm thấy rất ngạc nhiên đó là gia đình đình người Nhật này đã gặp nhà hàng xóm người Scotland của họ ở nhà ga xe lửa. Thì ra là gia đình hàng xóm cố ý đến để đón họ.

Khi họ quay về căn nhà xa cách đã lâu, họ thật sự không tin vào quang cảnh trước mắt mình. Vườn hoa hồng của họ vẫn gọn gàng, tươi tốt như xưa, sinh sôi nảy nở dưới ánh nắng mặt trời, nhà của họ cũng được quét dọn sạch sẽ, ngăn nắp như thể họ chưa từng rời khỏi.

Trên chiếc bàn trong phòng khách có đặt một quyển sổ tiết kiệm ngân hàng, trong đó ghi rõ số tiền của mỗi hợp đồng bán hoa hồng mấy năm qua.

Trên bàn còn có một cành chồi hồng đỏ tươi đang hé nụ, đây là món quà gặp mặt mà những người hàng xóm tặng cho họ…

***

“Tặng gai cho người, chính tay ta sẽ bị chảy máu – Tặng hoa hồng cho người, tay ta sẽ lưu lại dư hương. Người trong lòng có một đóa hoa hồng, cuộc đời người đó sẽ là một biển hoa”.

Liều Thuốc Dành Cho Kẻ Chán Ðời

 
Liều Thuốc Dành Cho Kẻ Chán Ðời

Một người đàn ông chán đời nọ đang đứng nhìn dòng nước từ một chiếc cầu cao. Ông đốt một điếu thuốc cuối cùng trước khi kết liễu cuộc đời.

Ông không còn lối thoát nào khác hơn nữa. Ông đã làm đủ mọi cách để lấp đầy nỗi chán chường trong tâm hồn. Ông đã đi đây đi đó, ông đã tìm lạc thú trong các cuộc vui trác táng, ông đã chạy đến với mọi thứ hơi men và khói thuốc. Nhưng chán chường vẫn cứ chán chường. Ông thử thời vận lần cuối cùng bằng một cuộc hôn nhân, nhưng không có một người đàn bà nào có thể ở bên cạnh ông được vài tháng, bởi vì ông đòi hỏi quá nhiều, nhưng lại không biết nghĩ đến người khác. Ông nhận ra rằng ông đã chán chường mà cũng không ai được hạnh phúc bên cạnh ông. Chỉ có dòng sông may ra mới mang lại cho ông sự thanh thản.

Người đàn ông chưa hút xong điếu thuốc thì cũng có một người hành khất cũng đi qua chiếc cầu. Con người rách rưới đó dừng lại nhìn người đàn ông và chìa tay xin giúp đỡ. Người đàn ông chán chường không ngần ngại rút cả ví tiền và trao cho người hành khất. Ông giải thích rằng bên kia thế giới ông không cần tiền bạc nữa. Người hành khất cầm lấy chiếc ví một lúc rồi trao lại cho khổ chủ. Ông ta nhìn thẳng vào đôi mắt của kẻ chán đời và nói: “Thưa ông, tôi không cần một số tiền lớn như thế. Tuy là một người hành khất, nhưng tôi không là một kẻ hèn nhát. Ông hãy giữ lại tiền của ông và đem qua bên kia thế giới của ông”. Nói xong, người hành khất ném cả ví tiền xuống dòng sông rồi lặng lẽ bước đi, bỏ mặc kẻ chán đời tiếp tục gặm nhấm nỗi đắng cay chua xót của ông.

Ðã hút xong điếu thuốc, nhưng kẻ chán đời vẫn muốn chưa kết liễu cuộc đời. Ông nhìn theo người hành khất đang khuất xa dần. Tự nhiên, ông không muốn chết nữa, mà chỉ muốn nhặt lại chiếc ví để trao tặng cho người hành khất. Chưa một lần trong đời, ông biết mở ví trao tặng cho bất cứ người nào. Giờ phút này. ông muốn mở rộng tâm hồn, mở rộng đôi tay để trao tặng và muốn tiếp tục sống. Nghĩ như thế, kẻ chán đời đứng thẳng lên, rời bỏ cây cầu và tiếp tục đuổi theo cho kỳ được người hành khất.

Không gì buồn chán cho bằng sống không có định hướng, không có lẽ sống. Sống mà không biết tại sao mình sống, mình sẽ đi về đâu là điều làm cho con người chán chường và đau khổ nhất.

Ai cũng khao khát hạnh phúc, ai cũng đi tìm hạnh phúc nhưng lắm khi người ta chỉ chạy theo ảo ảnh của hạnh phúc. Ai cũng biết rằng tiền tài, danh vọng và lạc thú trong cuộc sống tự nó không phải là hạnh phúc và lắm khi chúng cũng không mang lại hạnh phúc cho con người.

Hạnh phúc không phải là một nơi để đi đến, hạnh phúc là một hướng đi. Có đi theo hướng đó, con người mới cảm thấy được hạnh phúc. Vậy hướng đi của chúng ta là gì?

Chúa Giêsu, Ðấng là Ðường, là Sự Thật và là Sự Sống, đã vạch ra cho chúng ta hướng đi ấy. Và hướng đi Ngài đã vạch ra chính là Sống cho tha nhân. Ai càng tích trữ và chiếm giữ cho mình, người đó càng nghèo nàn và khốn khổ. Ai càng đóng kín quả tim và khép chặt bàn tay, người đó sẽ không được nhận lãnh. Hạnh phúc đích thực chính là trao ban, bởi vì như Thánh Phaolô đã ghi lại lời của Chúa Giêsu: “Cho thì có hạnh phúc hơn nhận lãnh”.

Cho là liều thuốc chữa trị được căn bệnh trầm trọng nhất trong tâm hồn chúng ta: đó là sự chán sống. Cho cũng là liều thuốc xoa dịu được mọi khổ đau trong tâm hồn chúng ta. Chúng ta đang đau khổ vì bị phản bội, vì thất chí, vì bệnh tật hay vì bất cứ một nguyên do nào: chúng ta hãy thử mở rộng tâm hồn để trao ban, để san sẻ. Chúng ta sẽ cảm thấy được xoa dịu trong tâm hồn

    Trích sách Lẽ Sống

Anh chị Thụ Mai gởi

CHUYỆN CỦA TÔI… MƯU SINH .

From facebook:  Nguyen Thi Kim Hong
CHUYỆN CỦA TÔI… MƯU SINH .

NGUYEN KIM HONG

Vậy là , sau 3 năm vất vả chăn nuôi , trồng tỉa chính tại khu vườn thơ mộng của mình thuở nhỏ , tôi đành chào thua quay lưng trở về SG , quay lưng với những con người khô cứng , vênh váo đến phát bực mỗi khi có dịp lại gần , những cái đầu ấu trỉ mà cứ cho là mình tài giỏi .

Tháng 12 .1979 , lúc nầy SG vẫn còn nhộn nhịp chuyện mua bán đồ cũ . Ông xã vừa phụ tôi bán cà phê , vừa bán đồ điện tử cho Bộ Đội . Lần nọ , hai anh Bộ Đội còn khá trẻ , vừa mua đồ vừa lấm lét đưa ra một gói nhỏ , mở ra thấy một cục đen xì , anh ta bảo vàng đấy ạ , anh giúp bán hộ . Ông xã nói được rồi , một người ở nhà còn một người theo tôi . Anh ấy chở ra chợ Bến Thành , sau khi thử cân xong bán được số tiền lớn , anh ta trả công cho ông xã hậu hỉ rồi về Bắc . Bộ Đội năm đó ai đi Campuchia về đều giàu hết . Họ mua thật nhiều đồ , cả xe gắn máy và xe đạp nữa .

Trước năm 1975 , nơi tàu anh ấy neo đậu , phía trên là một chành chứa hàng hóa , chủ nhà có một người con trai , sau ngày giải phóng thì bặt tin nhau , cho mãi đến năm 1979 mới gặp lại . Người nầy mừng lắm vì biết ông xã tôi rành rẻ đường biển dọc dài đất nước . Năm 1980 , vào khoảng tháng 10 khi trời bắt đầu vào mùa mưa bão , người nầy gặp ông xã bàn chuyện ra đi , anh xuống bến đò Cầu Dầu Mỹ Tho , tới địa điểm nầy sẽ có người đưa anh ra ghe nhỏ . Trời mưa , anh đưa 3 mẹ con tới điểm đã hẹn . Tới nhà người lạ , tôi hơi lo trong bụng vì trời đã tối lại mưa . Chờ một lúc lâu , có người tới nói nhỏ với chủ nhà điều gì đó , họ cho biết chuyện không thành vì ghe dầu không tới chỗ hẹn được . Chúng tôi quày quả trở lại SG thì trời đã khuya . Hôm sau mới biết do ghe dầu bị theo dõi , sợ bị bể nên không tới điểm hẹn được . Cuối năm 1980 , Ba tôi qua thưa chuyện với nhà chồng , cho hai vợ chồng về nhà tôi ở . Cha Mẹ chồng đồng ý , vậy là tôi được trở về mái nhà xưa của mình .

Về lại nhà của mình , tôi thấy yên ổn trong lòng hơn . Anh lại tiếp tục bán hàng điện tử , còn tôi ; tính không thích ngồi không từ nhỏ , tôi nói với anh , hay là em sẽ làm bánh bông lan bán nha anh , chỉ cần anh giúp em đánh trứng , và làm cho em hai khuôn điện trở thôi . Tôi thử làm chậu bánh đầu tiên , 1 ký rưởi trứng gà , anh đánh bằng tay đổ mồ hôi hột , nướng bằng khuôn điện trở bánh nở đẹp , tôi đi chào hàng ngoài Chợ Lớn , có cặp vợ chồng người Hoa ăn thử thấy ngon , giá lại phải chăng nữa , anh ta bảo làm được bao nhiêu , anh ta sẽ mua hết . Tôi mừng vô cùng , tội nghiệp anh tôi ham quá nên làm hết ” công suất ” , tôi dậy từ 5 giờ sáng đi Chợ Lớn mua nguyên liệu bột , chợ Xóm Củi mua trứng gà , 6 giờ sáng là anh bắt đầu đánh trứng cho tôi , mỗi chậu 1 ký rưởi trứng , anh đánh như vậy tổng cộng 7 chậu trứng mỗi ngày . Tôi đổ hai khuôn một lần , từ sáng suốt đến 10 giờ đêm , hai bàn chân sưng to như chân voi , anh nóng ruột nói làm ít thôi em , tôi nói không được , mình còn trẻ phải chóp lấy cơ hội thôi anh à . Hơn 6000 cái bánh mỗi ngày , đều đặn như vậy vẫn không đủ cung cấp cho anh người Hoa nầy . Tôi không thể làm hơn được vì… hết sức !

Với số lời kiếm được từ việc làm bánh , anh mở rộng thêm chuyện của mình ; thời gian trống là anh đi tìm mua TV , tủ lạnh , cả xe gắn máy về đăng lên báo Sài Gòn Giải Phóng bán . Cuộc sống dần khá hơn , anh nói thôi em nghỉ làm bánh đi , em cực quá vừa lo cho chồng con vừa làm bánh , hai bàn chân em sưng to quá , anh sợ lắm . Vậy là tôi nghỉ ngang , không làm bánh nữa , anh người Hoa la làng , nhưng ông xã nói sức khỏe vợ tôi yếu quá , anh thông cảm .

Tôi bắt đầu chuyển qua theo ông xã , anh có nhiều thời gian ra ngoài săn lùng hàng về bán hơn . Tôi ở nhà vừa chăm con , vừa đứng ra bán hàng . Cũng ngộ là tôi hình như có số mua bán hay sao , cứ đăng xong là bán được ngay . Cuộc sống đang yên lành , thì một ngày nọ ; người đàn ông năm trước tới nhỏ to với ông xã tôi , lại ra đi lần nữa . Lần nầy , điểm đón là dưới dạ cầu Hiệp Ân , tối đó , hai vợ chồng cùng hai đứa con tới dưới dạ cầu Hiệp Ân , thấy người lạ mấy con chó sủa rân trời . Thằng con trai lớn không biết do sợ hay sao , tự nhiên lên cơn sốt , người nóng hổi , Ba ơi con đái hỏng ra ; tôi nói không được đâu anh , con như vầy lở ra biển có chuyện gì thì làm sao , phải đưa con về thôi . Lại một lần nữa ra đi không thành , anh có vẻ buồn , tôi nói hay là anh đi một mình , em và con ở lại từ từ rồi sẽ tính . Anh nói không thể bỏ em và con ở lại được , em sẽ vất vả lắm , em đâu thì anh đó . Thôi rồi , thương anh làm sao , vì tình yêu vợ con anh đành tiếp tục cuộc sống khổ cực . Anh nói rằng rồi sẽ có ngày mình sẽ có cuộc sống tốt hơn bây giờ….

Tôi và anh lại tiếp tục nung nấu một cuộc ra đi khác , tiếp tục tranh đua với cuộc đời vốn dĩ chẳng mấy bình yên…..

Tân Phú 10.02.2017

Một câu chuyện hay có thật

Một câu chuyện hay có thật

MX Mai Văn Tấn

Nhớ mãi một câu chuyện tôi cứ nghĩ không bao giờ xẩy ra trong đời người. Nhưng nó đã xẩy ra một cách hết sức bất ngờ trong những ngày lao tù dưới chế độ CS ở miền Bắc Việt Nam. Hình như một sự mầu nhiệm nào đó để ngăn cản những người CS bớt làm điều ác để mọi người bớt nguyền rủa và chính bản thân cũng như gia đình họ gặp những điều an lành hơn. Câu chuyện khó có thể tin và ngoài sức tưởng tượng của con người.

Những ngày tháng ở trại tù cải tạo (trại 2 liên trại 2) Hoàng Liên Sơn, gần bản Mường Côi thuộc huyện Nghiã lộ. Ngày ngày đoàn tù lao động như lấy gỗ, chặt giang, nứa, củi… hoặc đi nhận thực phẩm ở Phù Yên đều đi ngang qua các nhà của dân chúng ở hai bên đường. Họ là thành phần bị chỉ định cư trú mà CS gọi là “Khu Kinh Tế Mới“. Có những người từng làm việc hoặc ở trong quân đội của chính phủ Pháp. Những người sống dưới chế dộ cộng sản nhưng không đúng đường lối hoặc quan điểm. Tóm lại những người mà chế độ cho là nguy hiểm, xét lại hay có hại đối với chế độ, thêm vào đó là người dân bản xứ.

Ðặc biệt mỗi lần ngang qua nhà anh Trung (anh bị thương ở tay cử động khó khăn, VC gọi là Trung Khều làm nghề thợ may), quản giáo và vệ binh (danh từ VC) hay ghé lại nhà anh ngồi nghỉ, uống nước chè hút thuốc lào và tán gẫu. Nhân tiện những người tù cũng ngồi la liệt hai bên đường trước cửa nhà anh để nghỉ. Anh hay đem thuốc lào và nước để anh em dùng. Thời gian này anh em nghiện thuốc lào bất đắc dĩ vì không có thuốc lá. Mặc dầu trong bụng lúc nào cũng cồn cào vì cái đói triền miên, nhưng thuốc lào hình như cần thiết hơn. Thấy sự đối xử anh Trung rất khác biệt với những người khác. Ðó là điều hiếm hoi trong một chế độ lấy lừa dối làm chính, xem mạng người như cỏ rác và đầy hận thù. Các con của anh cũng khác xa với “cháu ngoan bác hồ” [mất dạy không chỗ nào nói nổi], không bao giờ gọi chúng tôi là “thằng tù”.

Một lần chúng tôi ngồi nghỉ trước nhà anh trên lề đường để uống nước và hút thuốc lào do con anh mang đến. Nội quy cấm không được tiếp xúc với dân, nếu vi phạm sẽ bị cùm trong nhà kỷ luật vì vậy mọi sự tiếp xúc phải lén lút đừng để bọn cán bộ bắt gặp. Nhân tiện tôi hỏi cháu sao không gọi các chú là “thằng tù“ giống như các đứa trẻ khác. Cháu trả lời “Bố cháu dạy các bác các chú là thành phần học thức miền Nam, vì vận nước phải đi tù chứ không có tội tình gì cả. Các con phải đối xử lễ độ với họ và tôn trọng họ“. Thấy sự việc càng ngày xẩy ra không đơn giản, phải có nguyên do sâu xa nào đó mà tôi chưa biết. Trong đầu tôi tự hỏi mãi “tại sao”, mà chính tôi chưa bao giờ trả lời được. Lúc bấy giờ trong trại khoảng 300 tù nhân chỉ có 2 người là TQLC, tôi và anh Nguyễn Văn Ðốc. Nhưng anh Ðốc làm thợ rèn không bao giờ ra khỏi trại, chỉ một mình tôi TQLC lao động ngoài trại (Anh Ðốc đã mất vài năm nay tại Houston.)

Mãi đến ngày gần Tết năm 78, tôi được trại giao công tác lấy lá dong mang về trại để gói bánh chưng cho bộ đội lẫn tù nhân. Tôi đi ngang qua nhà anh, thấy anh ra hiệu tôi xuống suối trước cửa nhà anh, rồi anh đi theo xuống gặp tôi và lại ngồi gần tôi. Một lúc rất lâu anh không nói năng gì cả. Tôi thấy anh ngồi trầm tư và suy nghĩ, đôi mắt nhìn tôi chăm chú. Tôi ngồi im lặng tôn trọng sự suy nghĩ cuả anh. Một lúc sau anh bắt đầu kể với giọng trầm buồn.

– “Năm 73 sau ngày ngưng chiến, một buổi sáng nhiều sương mù, tôi đi theo bờ biển để tìm cua, ốc tại thôn Gia Ðẳng. Vì không kiểm soát được nên tôi lọt qua phòng tuyến của anh và bị các anh bắt được. Tôi rất lo ngại là sẽ bị các anh đánh đập, nhưng ngoài sức tưởng tượng của tôi, các anh đã đưa thuốc cho tôì hút và tử tế đưa tôi về BCH của các anh. Tôi được một anh lính Thủy đánh bộ mang quân hàm Thượng úy hay Ðại úy gì đó, tôi không biết chắc chắn lắm, dẫn tôi ra Huế để ăn uống và xem chiếu bóng bằng xe ôtô con. Thú thật anh, trong lòng tôi vô cùng cảm xúc cách đối xử tử tế của các anh. Nhưng tôi không thể ở lại với các anh mặc dù tôi rất muốn, vì các anh cũng biết tôi còn gia đình hiện đang sống bên kia và sẽ bị trù dập nếu tôi là hàng binh. Sau một ngày đi chơi rất thoải mái tôi được các anh trả về đơn vị tôi. Từ đơn vị của các anh tôi chạy về đơn vị tôi. Thú thật tôi không ngờ các anh không bắn theo tôi mà thực sự có ý định thả tôi. Tôi về phải làm tờ kiểm điểm và phải nói lên sự đối xử tàn ác của các anh. Thú thật anh lương tâm tôi rất xẩu hổ nhưng không viết như vậy không được.

Rồi đến ngày “Giải phóng miền Nam“, tôi bị phục viên và được chỉ định đem gia đình về đây sinh sống. Tôi nghĩ chế độ nào dù bạo tàn hay nhân đạo theo thời gian cũng phải thay đổi, con người dù sống một thế kỷ rồi cũng mai một đi. Chỉ có tình người là trường tồn vĩnh cửu, mặc dầu chế độ và xã hội hiện tại rất hiếm hoi. “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng“. Ngày hôm nay tôi đối xử tử tế với các anh là vì tôi nhớ mãi sự tử tế của các anh đối xử với tôi, mà trong tư tưởng tôi luôn luôn bị nhồi nhét các anh là thành phần ăn gan uống máu đồng loại. Tôi nghe bộ đội nói tên anh và cho tôi biết anh là “Lính Thủy đánh bộ“ trốn trại vừa bị bắt lại còn đang kỷ luật.

Ngày hôm nay tôi kể cho anh nghe câu chuyện này mà tôi đã giấu kín từ lâu. Tôi biết anh là lính thủy đánh bộ nên thổ lộ cảm nghĩ của tôi vì tôi tin anh cùng đơn vị đã bắt tôi cũng đã biết hoặc đã nghe chuyện này. Tôi muốn nói với anh lời cuối, anh nên giữ gìn sức khoẻ, đừng có trốn trại mà sẽ không bao giờ thoát được mà chỉ thiệt thân, hãy chờ đợi ngày về với gia đình. Tôi không biết thời gian nào nhưng tôi nghĩ rằng sẽ lâu lắm. Ðiều tiên quyết là anh phải còn sống mới về sum họp với gia đình, anh nên nhớ điều hết sức quan trọng này.”

Sau khi nói xong anh đưa tôi gói xôi và trở lại nhà, và nói “Anh ăn đi tôi không có gì hơn để giúp anh.” Trong khi vừa ăn xôi vừa nghĩ lại những lời tâm sự của anh.

Ðúng là năm 73 sau khi có lệnh ngưng chiến tại chỗ đơn vị của Thiếu Tá Trần Quang Duật, Tiểu Ðoàn Phó TÐ1/TQLC có bắt được 1 tù binh đi lạc vào tuyến phòng thủ của TÐ1 ở thôn Gia Ðẳng. Sau khi giải giao về BCH/LÐ/258 đang đóng ở Hội yên. Lữ đoàn Trưởng Ðại Tá Ngô Văn Ðịnh đã xin lệnh cấp trên để đưa anh ra thị xã Huế ăn uống vui chơi mong tìm hiểu thêm tin tức và mong anh ta hồi chánh. Tôi được cấp xe, tiền để đưa anh ra Huế ăn uống và xem chiếu bóng. Tôi không hỏi tên anh vì tôi nghĩ anh sẽ nói tên giả. Ðầu tiên ăn phở anh ăn ngon lành như chưa từng được ăn ngon như thế, được uống cà phê, hút thuốc lá và đi xem chiếu bóng. Trước khi về tôi đưa anh ra quán chè ở cồn Hến để anh giải lao và nhìn đồng bào ta nhộn nhịp qua lại. Anh đăm chiêu và tận hưởng những gì được ưu đãi, chắc anh nghĩ trong đời anh khó có dịp được hưởng lần nữa. Một lúc anh nói với tôi: “Các anh tử tế lắm, ăn uống rất ngon và thành phố tấp nập. Tôi thích lắm, nhưng tôi không ở lại với các anh được vì tôi còn gia đình đang sống bên kia”.  Trên đường trở về tôi được lệnh trả anh về cho TÐ1/TQLC để đơn vị này thả anh tại nơi bắt anh để anh trở về đơn vị.

Biết rõ và nhớ rất rõ từng chi tiết theo lời tâm sự của anh. Nhưng suốt thời gian nghe anh tâm sự, ngồi lặng yên tôi lắng nghe. Không xác nhận cũng như không nói lời nào cả. Ở tù với CS một thời gian tôi thấm thiá sự gian trá lừa lọc và tàn ác của họ. Năm 1979 khoảng tháng 7 trời rất là nóng bức từng cơn gió Lào làm cháy da thịt. Tôi xuống suối để rửa mặt cho đỡ nóng bức. Anh xuống theo và gặp tôi. Anh Trung đưa cho tôi 2 củ khoai lang đã chín, vài viên kẹo, một nắm thuốc lào và nói: “Tôi chỉ có thể giúp anh bấy nhiêu, anh cũng biết là mọi người rất nghèo, không dư dả như miền Nam của các anh. Tôi nghe 5 người trốn trại sẽ được di chuyển đến trại khác vào ngày mai. Tôi chúc anh may mắn, và tôi nghĩ chúng ta khó có ngày gặp lại. Mong anh giữ gìn sức khoẻ”.

Tôi suy nghĩ sự chuyển trại là một tin không bao giờ cho tù nhân biết, nếu tiết lộ sẽ có biện pháp kỷ luật ngay. Chắc là anh tin tôi mới cho tôi biết. Tôi bèn nói nhanh với anh vì ngập ngừng thì tôi sẽ không bao giờ dám nói: “Người Lính Thủy Ðánh Bộ mà anh kể chính là tôi”. Nói xong tôi chào anh và quay lưng lên đường nhập chung với đội.  Ðúng ngày mai, 5 người chúng tôi chuyển về liên trại nhập chung với những người trốn trại ở các trại khác di chuyển về trại Phú Sơn 4 Bắc Thái để công an quản lý. Tôi nhớ mãi hành động cũng như cách cư xử thân thiết và tử tế của anh. Tôi nguyện trong lòng một ngày nào đó, nếu còn sống sót để trở về với gia đình tôi sẽ tìm gia đình anh để thăm.

Mãi đến cuối năm 87 tôi mới được thả ra khỏi trại cải tạo về với gia đình. Về đến nhà bao nhiêu chuyện phải lo: lo ăn, lo mặc, lo chỗ ở, lo kiếm tiền để sinh sống cho chính mình và gia đình mình. Sau đó phải lo giấy tờ hồ sơ để xuất cảnh. Bao nhiêu chuyện phải gánh vác không còn thì giờ nghĩ đến gia đình anh Trung cho đến khi gia đình tương đối ổn định sau khi được định cư ở Hoa Kỳ.

Năm 1994, nhân một chuyến làm ăn ở Kuala Lumpur (Malaysia) với 1 người Hoa quốc tịch Mã Lai. Trong khi chờ đợi hợp đồng với 1 xưởng mộc, anh ta hỏi tôi có muốn về thăm viếng VN hay không. Tôi không có ý định về VN vì chế độ CS còn tồn tại, cha mẹ tôi đã qua đời, hơn nữa tôi mới rời đất nước một thời gian ngắn khoảng 4 năm, không có lý do để về VN. Bỗng tôi nghĩ đến anh Trung tôi đổi ý muốn về VN một chuyến. Sau vài ngày ở Saigon, tôi tìm cách đi ra miền Bắc đến tỉnh Hoàng Liên Sơn tìm gia đình anh Trung. Ðáng tiếc cảnh vật cũng như người đã thay đổi, không có cách gì tìm lại được gia đình anh. Tôi trở lại Saigon trong lòng vô cùng hối tiếc và ân hận. Nhưng tôi nghĩ mọi việc đều được thượng đế an bài, tôi cố công đi tìm nhưng không gặp được cũng là do ý trời. Lý luận như thế để lường gạt lương tâm được yên ổn không còn bứt rứt nữa.

Vài ngày sau đó không có chuyện gì để làm, hơn nữa Saigon nóng bức và chật chội, tôi có ý định về miền Tây chơi. Tôi ra bến xe Tân cảng Phú lâm mua vé xe về Cần thơ.

Trong khi chờ đợi xe khởi hành, tôi ngồi quán uống nước nhìn người qua lại tấp nập và vội vã hình như thời gian không đủ đối với họ. Bỗng nghe 2 anh khuân vác giành mối gây nhau bằng giọng Bắc mà theo kinh nghiệm xương máu của tôi đúng là giọng Bắc Kỳ năm 75.

Hai anh cãi nhau nhiều, nhưng chỉ một câu làm tôi chú ý và ngạc nhiên. “Mày, con Trung Khều, bố con mày là thành phần phản động phải sống ở vùng núi, không được sống vùng đồng bằng như gia đình tao, tao không xem mày ra gì c…” Câu nói này làm trong đầu óc tôi hiện lên hình ảnh quen thuộc xa xưa, nhưng không biết chắc đúng hay không.

Ðợi 2 anh cãi xong lại gần anh bị anh kia mắng, tôi hỏi: “Anh quê ở đâu mà vào Nam làm nghề khuân vác”. Anh nhìn tôi ngỡ ngàng và đôi chút ngạc nhiên. Tôi bèn mời anh lại chỗ tôi ngồi và gọi nước cho anh.

Một lúc sau anh ta tâm sự, “Gia đình tôi trước ở Mường Côi tỉnh Hoàng Liên Sơn. Sau đó cả gia đình di chuyển về Phủ Lý tỉnh Nam Ðịnh để sinh sống. Nhưng cuộc sống quá khổ thiếu thốn đủ thứ, gia đình quá nghèo nên tôi định vào Saigon để kiếm tiền giúp gia đình.”

Tôi bèn hỏi “Hồi nẫy tôi nghe anh kia nói bố anh là Trung Khều phải không?”

Anh nhìn tôi và nói: “Bố tôi là bộ đội phục viên, tay bị thương nên mang tật”.

Tôi bèn nói bố anh làm nghề thợ may phải không?

Anh ngạc nhiên hỏi vì sao tôi biết. Anh nhìn tôi chăm chú và nói “Bác là Việt kiều ở nước ngoài về phải không?”

Tôi hỏi tại sao anh lại đoán chắc như thế. Anh bèn chỉ đôi giầy tôi đang mang và nói “Ða số người ta chỉ mang dép mà bác lại mang giầy Adidas”.

Tôi mỉm cười nói với anh ta “Tôi cũng ở Mường Côi Hoàng Liên Sơn 3 năm”.

Anh cười nói “Bác nói giọng Nam rặt sao lại ở Hoàng Liên Sơn?”.

Tôi bèn nói tôi ở tù cải tạo ở đó. Anh ta mừng rỡ nói, “Bác ở trại tù 9 căn bị cháy hết đó phải không?” Tôi nói phải, anh nhớ dai lắm.

Anh ta nói thêm: “Các bác các chú ở trong trại đó lao động ngang qua nhà cháu, hay nghỉ hai bên đường trước cửa nhà để uống nước và hút thuốc lào”.

Tôi liền nghĩ: “Khổ công lặn lội đi tìm không được, tình cờ lại gặp cố nhân”. Tôi bèn hỏi thăm bố mẹ anh ta. Anh ta kể: “Bố cháu bây giờ yếu lắm, di chuyển đi lại khó khăn, không làm gì cả. Chỉ có mẹ cháu buôn bán ngoài chợ Phủ Lý nhưng không đủ ăn. Không có vốn làm sao kiếm tiền được. Gia đình cháu rất vất vả và nghèo khổ.”

Tôi lấy 200 đồng (Dollars) để giúp anh và gia đình anh và gửi lời hỏi thăm bố mẹ anh… Tôi nói tên tôi cho anh biết và nghĩ rằng bố anh có lẽ còn nhớ. Tôi viết địa chỉ cho anh để sau này anh có thể liên lạc được với tôi.

Sau 7 ngày lang thang ở VN, tôi trở lại Malaysia để tiếp tục công việc làm ăn… Trong lòng tôi thực sự thơ thới, hân hoan cũng như tràn đầy hạnh phúc, như vừa trút bỏ gánh nặng ngàn cân trên vai và đã thực hiện được điều tâm nguyện của mình. Mọi việc lặng lờ trôi vào quá khứ và tôi quên bẵng đi một thời gian.

Năm 1995 khoảng tháng 5, tôi nhận được một lá thư. Lời lẽ trong thư là lời lẽ của một anh bộ đội miền Bắc đã phục viên. Tôi muốn gìn giữ từ ngữ của anh dùng để người đọc có ý niệm rõ chứ tôi không có ý dùng từ ngữ VC…..

“Tôi được con tôi kể lại, anh tặng cho nó và gia đình tôi một số tiền quá lớn đối với trí tưởng tượng của tôi. Tôi nghĩ trong chế độ xã hội hiện nay rất thiếu tình người, không ai cho tôi một số tiền lớn lao như thế và đối xử tử tế như anh vậy. Nhờ đó vợ tôi có số vốn buôn bán, cuộc sống đỡ hơn trước nhiều lắm. Thật sự bây giờ tôi không thể nào hình dung được hình ảnh của anh, hình như thời gian đã làm cho tôi quên mất. Nhưng việc làm của anh đã giúp cho tôi “một ấn tượng bức xúc” không bao giờ tôi quên được. Tôi rất mừng cho anh và gia đình anh đã thoát khỏi sự cùng cực đau khổ. Là nạn nhân của một chế độ bất nhân, tàn bạo và hận thù nhưng mọi người trên thế giới mở rộng vòng tay giúp đỡ. Chế độ đó, tôi đã phục vụ cả cuộc đời tôi và hy sinh xương máu để bảo vệ.

Cuối cùng tôi xin nói với anh rằng. Thuyết nhân quả của nhà Phật đã đánh tan bức tường vô thần trong đầu óc tôi. Bây giờ sự suy nghĩ của tôi vào giờ phút còn lại của cuộc đời hoàn toàn thay đổi hẳn. Tôi tin tưởng hoàn toàn vào câu nói của nhà Phật “Gieo nhân nào hưởng quả nấy”

Tôi thành thật cảm ơn anh. Sự tử tế của anh đã làm biến đổi con người tôi thành người tốt như hiện nay, theo ý tôi nghĩ…….

Phan Cao Tri

Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

CHUYỆN CỦA TÔI… THỬ THÁCH

From facebook:   Nguyen Thi Kim Hong
CHUYỆN CỦA TÔI… THỬ THÁCH

………………………………………………..

NGUYEN KIM HONG

Mười chín tuổi , vẫn còn ngu khờ trước mọi biến cố , như lời của nhà thơ Xuân Diệu ( tôi khờ khạo quá , ngu ngơ quá…., chỉ biết yêu thôi chẳng biết gì…. ) , nói cho đúng hơn là vì thời cuộc lúc đó , Ba tôi thấy bộ đội cứ tới nhà dòm ngó con gái hoài , ông sợ cái mặt xanh màu xanh rừng núi , sớ lỡ nó bắt con gái mình đi thì sao , phải cho cưới thôi. Hồi đó muốn tổ chức hơi đông người , là phải lên phường làm đơn xác nhận , không phải đăng ký kết hôn đâu . Ba làm đơn , mấy ông trên phường nói sao không cho em nó ra làm việc , Ba nói thôi con gái như hủ mắm treo giàn bếp , gả cho rồi . Kỳ thật mấy ông đó ký xác nhận cho tổ chức Ba mừng lắm …

Năm 1976 , sau khi nghe lời Ba hồi hương về quê , lại ra phường làm giấy và cắt hộ khẩu . Sài Gòn – Mỹ Tho mà như xa lắm trong lòng tôi , không hiểu sao về quê mà tôi khóc , đừng khóc em có anh mà , anh hứa không để em buồn đau đâu !!!

Vườn nhà ông Ngoại cũng khá rộng , một mẫu đất hình như hơi lớn cho hai vợ chồng . Vì đất trắng do bị khai quang , anh phải cuốc lật đất lên phơi trồng hoa màu phụ như ớt , đậu xanh , mía Trà Nho …, bắt đầu trồng lại cam quýt , mãng cầu…

Tất cả đều bắt đầu trồng mới , chưa thu nhập được bao nhiêu , cứ bán dần số vàng cha mẹ hai bên cho khi cưới cho tới…hết . Tôi nói với anh cho tôi đi buôn thử xem sao , con trai lúc đó cũng cứng cáp rồi . Anh không chịu , tôi năn nỉ riết anh xiêu lòng . Tôi bắt đầu chuyến đầu tiên , mua gạo lên Xa Cảng Miền Tây bán , qua trạm kiểm soát Tân Hương trót lọt , kiếm được đồng tiền ít ỏi đầu tiên tôi mừng lắm . Tôi đi tiếp , đi đêm có ngày gặp ma , Xã tôi cách Xã bên một cây cầu , lần đó tôi mua gạo còn kèm thêm ít thịt heo hòng mong sẽ kiếm được khá hơn . Xui xẻo , du kích Xã kiểm tra xe lôi trước lúc qua cầu , vậy là tôi bị bắt lên Xã với tội danh buôn lậu ! Về nhà tôi khóc như mưa vì tức và cũng vì …tiếc của nữa , anh ôm tôi nói thôi bỏ đi em đừng đi nữa .

Lúc đó về quê không hiểu sao ông xã tôi cũng bị cấm đi khỏi nơi ở , tối nào cũng bị rình rập vì nghi ngờ do anh có dính tới lính chế độ cũ . Không cam lòng để anh một mình cực nhọc , tôi bắt đầu tham gia trồng tỉa . Khi có đứa con thứ hai , chúng tôi bàn nhau đất rộng quá , thôi mình xuống ruộng bớt kiếm lúa ăn . Nói là làm , xuống được đám ruộng sau nhà gần dòng nước của con xẽo nhỏ , hằng ngày hai đứa tát nước lên ruộng , nhưng không giữ nước được lâu . Tôi nhỏ con hơn anh nhiều nên khi tát gàu dai ( còn gọi là gàu sòng ), anh phải nương cho tôi nếu không tôi sẽ té xuống mương nước , tội thiệt luôn . Rồi những hạt lúa đầu tiên cũng chín , nồi cơm đầu tiên do hạt gạo mình làm ra ; tôi đã khóc vì không hiểu sao mình làm được . Rồi tôi nuôi gà , vịt và một con heo để kiếm thêm thu nhập .

Năm 1978 miền Tây có đợt lũ cao , chỗ tôi ở bị ngập mênh mông , bầy vịt đi ăn bị lạc không biết ở đâu , tối đến nghe tiếng kêu ngoài sân , tôi mừng đến chảy nước mắt . Cũng năm nầy anh lên Xã trình báo , xin cho được về thành phố thăm nhà , kỳ thật là lên Sài Gòn tập tành bán hàng cho Bộ Đội , lúc đó Bộ Đội đi Campuchia về ai cũng có vàng nhiều , họ đua nhau đi sắm đồ như Radio , Cassette , Tivi , Akai… đem về Bắc . Ở Sài Gòn lúc đó có nhiều người nhanh nhẹn , thu gom đồ điện tử cũ về bán . Vài ba ngày anh về thăm vợ con một lần , tôi ở nhà hằng ngày tưới đậu xanh , mía bằng thùng basa một mình…

Thời gian sau , nhờ tiết kiệm hai đứa xây lại túp lều lý tưởng của mình khang trang hơn . Khi con trai đầu được 3 tuổi , một tối nó đòi đi vệ sinh ; cũng hơi nghịch ngợm giống mẹ , đòi cầm cho bằng được cây đèn dầu , chạy lon ton ra sau nhà , đi ngang qua đám dừa trái rắm cho lên cây con để trồng , nó la lên Ba ơi con gì cắn con đau quá , điếng hồn anh ẳm con trên tay chạy băng vườn hơn một cây số , tới nhà ông Thầy thuốc rắn , Thầy nói may quá nếu trể hơn thì nguy . Đêm đó thằng nhỏ đau khóc với bàn chân trái sưng to , tôi cũng nước mắt ngắn nước mắt dài…

Hôm sau anh bảo tôi , anh quyết định rồi em à , bỏ hết lên Sài Gòn , anh không chịu được nếu em và con có chuyện gì . Vậy là với quyết định của anh , chúng tôi về lại Sài Gòn , tôi mở quán trước cửa nhà bên chồng bán cà phê …. , năm 1981 , vợ chồng tôi được nhập hộ khẩu trở lại Sài Gòn theo chỉ thị 81

Về lại Sài Gòn lúc đó như vừa thoát ra khỏi nơi tăm tối , anh nói lúc ở dưới quê nhìn em như tàu lá chuối , anh thương lắm mà không biết làm sao . Vì sợ chế độ mới do gia đình có lý lịch không được tốt , chỗ tôi ở lại có những con người ngu dốt ra nắm quyền hành , anh như co cụm lại hở một bước cũng có người hỏi han . Tôi trở về Sài Gòn với hai bàn tay trắng , tất cả bỏ lại vô nhà cửa , vườn tược dưới quê , tôi dậy từ rất sớm để lo công việc của nàng dâu , đám em chồng toàn con trai nên tôi cáng đáng hết mọi chuyện ….Ngẫm lại tôi thấy mình cũng hay thiệt , từ một cô gái ngây thơ , nhờ trui luyện trong một chế độ cứng rắn , tôi tự nhiên giỏi ngang….

Giờ đây , nhiều khi ngồi một mình , tôi rùng mình nhớ lại quảng thời gian 3 năm ở dưới quê , cô gái nhỏ nhắn càng thêm nhỏ trước mọi thử thách . Chỉ có trái tim yêu thương là không nhỏ mà thôi….

Tân Phú 05.01.2017

DÒNG THỜI GIAN

From facebook:  Nguyen Thi Kim Hong
DÒNG THỜI GIAN

NGUYEN KIM HONG

Sớm mai thức dậy , một chút gió lạnh nhè nhẹ thoáng qua thềm , xa xa , sau màn sương mờ mờ là một góc phố tĩnh lặng bình yên . Một chút bình yên quí giá để bắt đầu một ngày mới đầy lo toan , hối hả . Đưa tay lên vuốt nhẹ mái tóc vương mấy sợi bạc , lòng thầm nghĩ thời gian sao nhanh quá , mới hôm nào áo trắng thướt tha , tóc dài bay trong nắng , tiếng guốc khua cùng tiếng nói cười rộn rã , lòng vô tư không chút ưu phiền .
Ngày đó , Thầy Cô là những tấm gương thật sự mà cho mãi đến bây giờ , vẫn còn là thần tượng trong lòng , mỗi khi nói đến chữ học sinh trường Lương Văn Can .

Ngày đó , bạn bè là niềm vui vô bờ với những san sẻ trong học tập , những lời thì thầm tâm sự , và cả những ồn ào dễ thương của tuổi học trò . Đôi khi , lòng mình thấy chùng xuống khi nhìn về phía trước , suy ngẫm thật nhiều về kiếp người , về qui luật của cuộc đời . Một vòng tròn lẩn quẩn cứ cuốn trôi mọi thứ vào trong đó . Trẻ rồi già , vui rồi buồn , thất bại rồi thành công , đau khổ rồi hạnh phúc , và qui trình ngược lại của chính những điều đó … nó làm ta điên đảo , choáng váng , được và mất , hạnh phúc và khổ đau , tất cả đều làm cho mỗi một con người có cuộc hành trình vạn dặm , đi mà không biết chắc rằng mình sẽ được đến đâu , trong cái vô biên của cuộc đời .
Nếu nói rằng hạnh phúc là có một gia đình , mà con cái thành nhân , không vướng bận vào bất cứ một tệ nạn nào , thì đó là điều mơ ước và đó là hạnh phúc . Cám ơn trời đã cho mình có được cái hạnh phúc đó.

Những tháng ngày cuối năm , là khoảng thời gian lắng đọng của buồn vui , suy nghĩ . Trong lòng mình chợt nhớ về quá khứ , nhớ về đoạn đường đã đi qua , về những chông chênh của cuộc đời , về sự chịu đựng vượt khó , mà bây giờ ngẫm lại mình tự hỏi , làm sao mà mình có thể vượt qua được như vậy . Rồi mình lại thấy lo khi nghĩ đến các con , những đứa con luôn bé bỏng trong mắt mình , và thật sự bé nhỏ trong cuộc đời nầy . Liệu rồi các con có vượt qua được thác ghềnh , của xã hội đầy bất trắc hôm nay hay không . Và mình cầu xin ơn trên cho các con mình , có được sự an lành trong gia đình nhỏ tương lai .

Khi người ta già đi , mình nghĩ rằng người ta có khuynh hướng lo sợ mất mát , sợ mất đi những gì thân thương nhất . Mà Cha Mẹ và vợ chồng là hai nỗi lo căn bản đầu tiên ! , dẫu biết rằng không ai ngăn được qui luật tự nhiên của Trời Đất , nhưng khi nghĩ đến điều nầy lòng mình chợt thấy nhói đau . Sẽ buồn biết bao nhiêu nếu một hôm nào đó, bất chợt mình mất đi một trong những người thân thương nầy . Ôi , cuộc đời là gì nhỉ, khi mà người ta vẫn thấy nỗi khổ hiện diện đâu đó bên mình , dù lúc đó người ta đang sống trong hạnh phúc

Lại một năm nữa sắp qua đi , đồng nghĩa với việc mỗi người càng bước gần hơn đến cõi hư vô , mình thấy yêu quí tất cả mọi thứ quanh mình . Mình muốn ôm hết vào lòng để được ấp yêu nó , yêu hết cả niềm vui , nổi buồn vô tình đến , vô tình đi , như dòng sông trước mặt , bình yên lặng lờ trôi ….
Cầu xin Đất Trời cho mọi thứ đươc bình yên ….!!!

Quận Tám 02.2007

Bài nầy tôi viết trong quyển Bản Tin Lương Văn Can số 12 . Chiều nay ngồi một mình buồn buồn bên ly cà phê , xem lại ; thấy sao lại hợp với tâm trạng hiện giờ . Rồi lại nghĩ , không lẽ người ta có thể tình cờ nói trước được tương lai . Tôi cũng đã xa ngôi nhà trên đường Bến Bình Đông Quận 8 ngót nghét 10 năm rồi còn gì , tôi vẫn thương vô bờ dòng sông cũ , dù rằng đến bây giờ nó đã không còn mang hình dáng ngày xưa….

Tân Phú 03.02.2017

“CHUẨN BỊ ĐÓN TẾT TẠI NHÀ MỘT CHIẾN SĨ CÔNG AN.

Facebook:  Trần Bang shared Loc Duong‘s post.

Chuyện ngắn vào loại hay nhất dịp Tết con vịt, (à quên con gà, cứ nhầm sang chuyện của Lm Nguyễn Duy Tân )!

“CHUẨN BỊ ĐÓN TẾT TẠI NHÀ MỘT CHIẾN SĨ CÔNG AN.

Thượng Úy Tòng hết giờ làm, về nhà, mang theo một cái đầu lân. Thằng con trai nhảy cẩng lên vì có được món quà Tết bất ngờ. Bà vợ âu yếm đưa mắt nhìn chồng chờ đợi, không thấy chồng có động tác gì thêm, bà bắt đầu nổi cáu:
– Thế không có xèng à?
– Không, hôm nay cơ quan cắt đi dọn dẹp lòng lề đường, làm gì ra tiền?
– Không tiền lại còn vẽ chuyện đi mua đầu lân…
– Mua gì? Tịch thu của bọn bán hàng rong đấy. Hôm nay thu gớm lắm. Về chia nhau. Thằng thượng sĩ Hải gặp may, bắt thăm trúng ngay được dàn loa thu được của mấy đứa bán kẹo kéo…Buồn cười nhất là Đại Úy tổ trưởng nhà mình, ngoài đường hò hét làm dữ lắm, về bắt thăm trúng ngay nồi bún riêu còn đâu được mấy tô. Anh em mới cười bảo rằng, thôi thế cũng đủ cho Thủ trưởng dâng lên bàn thờ cúng ông bà ba ngày Tết….hà hà..hà…hì..hì..hì..
-Thế mà cũng ngoác miệng ra cười được. Ông xem cái nhà anh Phúc kìa, hôm nào cũng đem tiền về cho vợ sắm tết, chồng con người ta thế chứ đâu như nhà này, chỉ khỏe ăn hiếp dân. Rồi có ngày dân nó tức, nó đập vào mặt cho chứ.
– Này, đừng có giở cái giọng hổn ra nghe chưa. Thằng Phúc nó làm bên giao thông, ăn bẫm ra là đúng rồi. Thế bà có tiền chạy cho tôi chuyển qua cảnh sát giao thông không?
– Nói chuyện ngu như chó ấy. Không tiền thì tự mình phải biết phấn đấu, luồn lách xin chuyển nghành chứ ?
– Phấn đấu cái đầu buồi ông đây này. Thời buổi này còn đi nói chuyện phấn đấu. Có làm ngữa ngực ra mà không có tiền chạy chọt chi cho cấp trên thì cứ gọi là ngồi đó đi. Từ thằng lớn tới thằng bé, cứ đớp tới tới, mà nói ra toàn đạo đức cách mạng, tao còn lạ gì chúng nó nữa.
– Này ông, bé bé cái lổ miệng lại một tí. Người ngoài mà nghe được thì cả nhà mất ăn tết bây giờ…/.