TÌNH YÊU VÀ NGOẠI HÌNH

  

 TÌNH YÊU VÀ NGOẠI HÌNH

Chàng trai của Thiên Chúa đã đính hôn với người phụ nữ mắc về bệnh da không thể chữa được lay động hàng triệu người.

Cặp đôi này cho chúng ta thấy ý nghĩa thực sự của tình yêu đích thực và vẻ đẹp!

Ngày nay, chúng ta phải thừa nhận rằng , ngoại hình là một vấn đề lớn đối với mọi người. Có lẽ đó là bản năng của con người để đánh giá giá trị của một người bằng những gì họ nhìn thấy bằng mắt thường. Ngay cả trong Cựu Ước, Vua David không được cha của Ngài coi là vua vì vóc dáng nhỏ bé của Ngài .

“Nhưng Đức Chúa phán với Sa-mu-en,“ Đừng xét theo hình dáng và vóc người cao lớn của nó ,vì Ta đã gạt bỏ nó .Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm : người phàm chỉ thấy điều mắt thấy ,còn Đức Chúa thì thấy tận đáy lòng .” (1 Sm 16, 7).

Lời của Thiên Chúa dẫn chúng ta đến sự thật rằng mặc dù thế giới nhìn vào ngoại hình của một người, chúng ta nên học cách nhìn thấy giá trị của một người bằng cách nhìn sâu vào trái tim họ. Và chắc chắn, chàng trai của Thiên Chúa, Edmilson Alcântara, đến từ Ceará ở Brazil đã hiểu được Lời của Thiên Chúa là rất tốt.

Gần đây, Edmilson 23 tuổi , đã đính hôn với bạn gái Karine de Souza 28 tuổi . Điều đáng ngạc nhiên hơn dù đã biết rõ bệnh tình Karine, nhưng anh đã không do dự khi được hứa hôn với cô.

Karine có một căn bệnh ngoài da hiếm gặp gọi là “Xeroderma Pigmentosum”. Do cực kỳ nhạy cảm với tia cực tím (UV), ánh sáng mặt trời khi chiếu vào da của cô, nó gây ra sự tổn thương cho da. Theo nghiên cứu, bệnh này không có cách chữa trị. Vì bệnh tình của Karine, nó đã gây ra các vết thương khắp cơ thể của cô , điều đó làm cho cô tự ti và tránh tiếp xúc với người khác.

Tuy nhiên, điều đó đã không ngăn cô ấy sống một cuộc đời bình thường như bao người khác bởi vì niềm tin của cô vào Thiên Chúa. Cô nhận thức rõ rằng sự ái ngại của mọi người dành cho bằng ngoại hình của cô ấy, nhưng cô luôn đặt niềm tin vào Thiên Chúa của mình. Đây là điều đã khiến Edmilson yêu cô, vượt ra ngoài những gì mắt người đời có thể nhìn thấy.

Nhận xét của Linh mục nhà văn Daniel Panisson Fotografias trên trang cá nhân của ông : “Bạn đã bao giờ cảm thấy yêu chưa? Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ một tình yêu tuyệt vời? Bạn đã bao giờ quan tâm đến ngoại hình và quên lo lắng về cảm giác của bạn ? Sau đây, tôi mời bạn cảm nhận và sống câu chuyện của Karine và Edmilson. Một câu chuyện rất đẹp và đầy cảm hứng sẽ đánh thức trong cảm giác cuộc sống đẹp nhất trong bạn.

Trong một thế giới mà sự bề ngoài quan trọng hơn tâm hồn, họ gặp được tình yêu không phải do ngẫu nhiên, mà đó là một cuộc gặp gỡ của linh hồn, một cuộc gặp gỡ đã giúp cho tình yêu phát sinh khi linh hồn họ gặp nhau và hôm nay họ là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người không tự tin vào bản thân mình , không tự tin trong cuộc sống của mình và đặc biệt là trong tình yêu.

Cô Karine De Souza, 28 tuổi, đến từ Fortaleza, được chẩn đoán là mắc bệnh ‘xeroderma pigmentosum’, một căn bệnh hiếm gặp, di truyền, không lây nhiễm và không có phương pháp chữa trị. Bệnh này gây ra vết thương trên da tích khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời . Nhưng đối với Edmilson, 23 tuổi, đến từ Ceará căn bệnh này không ngăn được tình yêu của anh dành cho cô .

Và tôi có thể nói tình yêu của cặp đôi này đã mang lại cho tôi sự bình an và rất nhiều cảm hứng cho tâm hồn. Sự chấp nhận, sự bảo vệ và tất cả tình cảm giữa hai người họ, đã khiến tôi thấy rằng tình yêu vẫn tồn tại .

Sự chấp nhận của căn bệnh Karine khiến tôi thấy chúng ta đã vô dụng khi cứ phàn nàn về cuộc sống của mình . Tôi chỉ muốn nói một điều , hãy Tạ ơn Chúa mỗi ngày vì bạn còn tồn tại . Đừng phàn nàn vì những yếu điểm của bạn vì bạn là bạn . Hãy yêu quý cuộc sống, và chấp nhận nó . Tôi cảm ơn vì bạn đã dạy tôi rất nhiều. Các bạn thật tuyệt vời. Bạn là hy vọng đang bị thiếu đi trong rất nhiều người. Cảm ơn bạn vì cái ôm mạnh mẽ các bạn dành cho nhau , và cho một ngày tuyệt vời hai bạn sống cùng nhau. Tôi sẽ nhớ mãi nụ cười của anh. ”

Nguồn : https://godtv.com

Dịch Nguồn : Anna Trang

TÔI XIN ĐƯA EM, ĐẾN HẾT CUỘC ĐỜI

 TÔI XIN ĐƯA EM, ĐẾN HẾT CUỘC ĐỜI

“1 câu chuyện nghẹn lòng”

Khi gả về nhà anh, chị mười sáu, anh lên năm tuổi. Anh là con độc đinh, cha mẹ quý hơn vàng, chỉ tiếc anh quá nhiều bệnh tật.

  1. Cảnh nghèo

Ông nội ở ngoài buôn bán nhỏ, gom được tí tiền. Bà nội tin Phật, một lòng thành kính, một lần bà nội xin được một quẻ xăm giữa miếu ngụt khói hương, nói phải cưới một cô vợ hơn tuổi cho thằng cháu đích tôn thì nó mới qua được vận hạn.

Bà nội đương nhiên tin vào lời Phật dạy chúng sinh nơi khói hương vòng quanh chuông chùa ngân nga, bởi thế ông bà nội bàn tính, đưa lễ hậu, kháo tin quanh vùng tìm mối nhân duyên cho anh.

Nhà chị năm miệng ăn, trông vào mấy sào ruộng bạc màu, chỉ đủ miếng cháo, mùa đông, cha chị vì muốn kiếm thêm ít đồng ra đồng vào, theo người ta lên núi đập đá, tiền chưa kiếm được, nhưng bị đá vỡ dập lưng, tiêu hết cả gia sản, bán sạch cả lương thực, bệnh không khỏi.

Hằng ngày cha chị chỉ có thể nằm trên giường, muốn chết mà chẳng chết cho. Hai đứa em trai còn chưa đủ tuổi lớn. Nỗi khổ sở của gia đình, nỗi ai oán của mẹ, làm những năm thời con gái của chị mang một gánh nặng tâm tư.

Vì thế bà mối đến, réo rắt: “Gả cô nhà đi, tiền thì để dưỡng bệnh cho cha, còn đỡ đần được tiền tiêu trong nhà”.

Mẹ chị lắc đầu, nào có ai muốn đẩy đứa con gái thơ dại của mình vào lò lửa? Nhưng chị xin: “Mẹ, cho con đi nhé, chỗ tiền ấy có lẽ chữa khỏi cho cha!”.

Tiếng kèn đón dâu thổi váng đầu ngõ trước ngôi nhà nhỏ của chị. Bố chị nằm trên giường tự đấm ngực mình; Con gái phải đem đổi tuổi thanh xuân, chấp nhận lấy một người chả xứng với mình chỉ vì cứu tôi và cứu gia đình này thôi ư!

Mẹ chị chảy nước mắt, tự tay mình cài lên tóc con gái cây trâm gài. Chị mặc áo đỏ đi giày thêu cúi lạy cha mình , tự buông tấm khăn đỏ che đầu mình, nước mắt lúc đó mới chảy ra, trộn phấn má hồng.

Từ đó, số phận cuộc đời chị và hôn nhân giao cả về tay một đứa con nít vô tri.

………………………………..

  1. Cười xót xa

Bà mẹ chồng trẻ tuổi không phải là người khắt khe khó tính, bố chồng ở xa cũng chẳng cần chị tam khấu cửu bái, lạy chào dạ vâng. Anh vâng lời mẹ gọi chị là chị gái.

Hằng ngày, chị ngoài việc giúp mẹ chồng chăm ruộng rau và làm xong việc nhà, thì cắt thuốc cho chồng, sắc thuốc, may áo cho chồng, giặt giũ, cho chồng chơi, cho chồng ngủ, có lúc, anh ho suốt đêm, sốt cao, chị thức cả đêm chườm khăn hạ sốt, cho anh uống nước, uống thuốc.

Trong tim chị, chị coi anh như một đứa em trai.

Hàng xóm láng giềng gặp chị, chị thường cúi đầu lặng lẽ, không nói, vội vã đi qua. Không biết là ứng với quẻ xăm của Phật, hay nhờ chính sức mình mà anh vượt qua được bệnh tật, dưới sự chăm chút của chị, anh lần lượt chiến thắng mọi cơn bệnh tật lớn nhỏ: Ho gà, viêm màng não, lở loét v.v…

Dần dà, những tình cảm anh dành cho chị vượt quá tình cảm dành cho mẹ mình. Giữa những kẽ hở lúc bận rộn, hoặc khi anh đã ngủ say, chị thường khóc nước mắt nóng rồi thờ thẫn tự hỏi mình: “Đây là hôn nhân của mình ư, đây là chồng của mình ư?”.

Đến tuổi đi học, chị may cho anh một chiếc túi xách, dắt tay anh đến lớp. Những đứa trẻ trong và ngoài thôn thường vây lấy chị hát to: “Cô con dâu, cô con dâu, làm cái gì? Tắt đèn, thổi nến, lên giường…”

Chị không biết trong lòng mình là nỗi đau hay nỗi buồn, cúi gằm xuống, mặt đỏ lên rồi trắng bệch, trắng rồi đỏ. Một buổi tối, anh nằm trong chăn nói:

“Chị ơi, em yêu chị!”.

Chị lại là vợ. Vợ lại là chị. Chị nhìn gương mặt ngây thơ non nớt của anh, im lặng. Lần đầu tiên chị cười đau khổ.

………………………………….

  1. An ủi nhỏ nhoi

Cha anh ở ngoài buôn bán nhiễm phải thói cờ bạc, chỉ vài ngày mà thua sạch bách bao gia sản tích cóp khổ sở lâu nay.

Sau khi bố mẹ chồng chửi bới cãi vã ầm trời, bố chồng chị dứt áo bỏ nhà ra đi, từ đó không ai gặp lại ông nữa, nghe người ta nói khi đó ông bị lính bắt đi làm phu. Lúc đó trên người mẹ chồng chị còn vài thứ trang sức, cầm đi đổi lấy vài đồng tiền.

Mẹ chồng và chị bàn nhau mua lấy ba mẫu đất. Không thể mượn người làm nữa rồi, mẹ chồng con dâu xoay ra xắn ống quần lên lội ruộng, ngày còn ở nhà chị từ nhỏ đã giúp cha mẹ làm ruộng, khổ sở gì chị cũng đã nếm trải qua. Chỉ khổ cho bà mẹ chồng chị xưa nay chưa từng phải trồng lúa bao giờ.

Một nhà vốn giàu có bỗng chốc hóa bần cùng, đàn ông bỏ đi không tăm tích, bà mẹ chồng vừa đau vừa hận, lại thêm việc làm ruộng nặng nhọc, làm bà kiệt quệ, ốm rồi không dậy nổi. Trước lúc lâm chung, bà kéo tay chị, gần như van vỉ nói:

“Nó hãy còn nhỏ dại, xin cô chăm sóc nó, nếu cô muốn ra đi, xin hãy đợi lúc nó trưởng thành”.

Chị nắm chặt tay anh. Từ đó, số mệnh của anh lại bị chị dắt đi.

Chị là người phụ nữ trọng tình nghĩa, chưa từng hứa gì, nhưng chị vẫn cùng anh như cũ. Từ đó về sau, ngay cả chính chị cũng không nhận ra mình rốt cuộc là vợ, là chị hay là mẹ của anh?

Chị quần quật không ngày không đêm, làm việc để anh tiếp tục đi học. Cuộc sống của họ trôi qua khổ nhọc nhưng bình lặng giữa tình chị em sâu nặng, tình yêu bao la như tình mẫu tử bền chặt.

Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học Sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường.

Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa.

Nhưng anh vẫn nói: “Chị, chờ tôi quay về nhé!”.

Tim chị đập nhẹ một nhịp, nhưng mặt vẫn bình thường, có điều khóe miệng ẩn một nụ cười hân hoan rất nhẹ mà người khác khó nhìn thấy. Khóe cười ấy không phải vì câu nói của anh, mà vì những gì chị bỏ ra, đã được đáp đền lần đầu.

……………………………………..

  1. Kiếp này

Chị vẫn làm ruộng như trước, nhịn ăn nhịn mặc dành tiền gửi đi.

Hai năm đầu, nghỉ hè và nghỉ Tết anh đều về quê giúp chị làm việc. Nhưng năm thứ ba đại học, anh viết thư về nói: Chị đừng gửi tiền nữa. Và kỳ nghỉ tôi cũng không về nữa đâu. Tôi muốn ra ngoài kiếm việc làm thêm, đỡ gánh nặng cho chị.

Lúc đó chị đã 29 tuổi.

Ở quê, người như chị đã là mẹ của mấy đứa con. Người trong làng đều bảo, chị nuôi anh lớn khôn, lại còn cho anh thoát li đi học, thế coi như là đã quá tốt với anh rồi, chị già hơn anh mười một tuổi, thôi đừng chờ chồng nữa.

Bây giờ anh đã đi xa, ở ngoài thế giới bao nhiêu xanh đỏ tím vàng, biết chồng mình có về nữa hay là không về nữa!

Chị cũng không biết trong lòng mình là đang thủ tiết, giữ đạo phu thê: Dù sao thì mười mấy năm trước chị cũng là một cô dâu gả cưới đàng hoàng về nhà anh; hay là mình đang vì câu nói trước ngày anh lên đường đi xa: “Chị, chờ tôi quay về nhé!”; hay là chị đang lo âu như người mẹ không yên tâm về đứa con nhỏ của mình đang ở xa; chị cứ chờ.

Chị cứ giữ sự yên tĩnh và ít lời như mấy chục năm nay đã từng.

Cuối cùng cũng đã đến lúc anh tốt nghiệp. Anh quay về. Anh đã là một người đàn ông trưởng thành có phong cách và khí chất, dáng dấp một người đàn ông nho nhã hiểu biết.

Còn chị, dãi nắng dầm sương, gương mặt nhọc nhằn lao khổ đã sớm bay hết những nét đẹp thời trẻ, là một người đàn bà nhà quê đích thực.

Trong lòng chị chỉ còn coi anh là một đứa em trai thân yêu. Chị không dám ngờ anh đã nói với chị: “Chị, tôi đã trưởng thành, giờ chúng ta có thể thành thân!”.

Chị nhìn anh, như đang nằm mơ, chị sợ mình đang nghe nhầm. Anh cũng là một người đàn ông trọng tình trọng nghĩa như chị?

Chị cười, tự đáy lòng dâng lên miệng cười rạng rỡ, cũng để rơi xuống những giọt nước mắt đẹp đẽ nhất đời người.

…………………………………….

  1. Xin lỗi

Anh ở lại thị trấn dạy học, chị ở nhà làm ruộng. Họ có với nhau một con trai một con gái.

Sau này, anh đến khu mỏ dầu dạy học, lên chức hiệu trưởng một trường Trung học nhờ vào bằng cấp và kinh nghiệm dạy học của mình. Vì hộ khẩu, con cái vẫn để ở nhà cho chị nuôi nấng. Sau khi nhập được hộ khẩu, anh về quê đưa vợ con lên trường.

Các giáo viên trong trường đến giúp hiệu trưởng dọn nhà. Có một giáo viên bộc tuệch chạy ra nói:

“Hiệu trưởng, sao anh đón mẹ và em trai lên ở mà không đón cả chị nhà và các cháu luôn?”.

Một sự im lặng bao trùm, mọi người đều ngoái đầu nhìn chị. Lúc ấy, mặt chị sượng trân trân, không biết nên nói gì, chị cười méo mó, nhìn anh biết lỗi. Anh ngoái đầu nhìn chị, nói với tất cả mọi người với giọng chắc nịch:

“Chị các chú đây. Có cô ấy mới có tôi ngày hôm nay, thậm chí cả tính mạng tôi”.

Chị nghe anh nói, mắt chị dâng lên toàn là nước mắt.

…………………………………..

  1. Năm tháng như bài ca, tình yêu như ngọn lửa

Bây giờ chị đã bảy mươi hai, vì làm việc nặng nhọc quá nhiều, sức khoẻ kém, bệnh phong thấp làm chị đi tập tễnh. Anh sáu mươi mốt, đã về hưu từ lâu.

Hai năm nay họ dọn về khu nhà này ở, nếu hôm nào trời không mưa gió, hoặc ngày quá lạnh, đều có thể gặp bóng dáng họ ở khu sân chơi, bồn hoa; chị nắm gậy chống, anh đỡ một bên, đi chậm chạp từng bước một về phía trước, như đang dìu một đứa trẻ tập đi, chăm sóc như thế, ân cần như thế.

Những người biết chuyện của họ đều nhìn theo, cảm động bởi mối tình sâu nặng và bền chặt của anh và chị, mang nghĩa đủ tình đầy đi dọc một kiếp người. Anh nói:

“Cô ấy mang cho tôi sinh mệnh, cho mẹ tôi sự ấm áp, cho tôi một mái nhà, bây giờ, tôi dành nửa cuối đời tôi chăm sóc cô ấy”.

Anh dắt tay chị, như ngày đó chị dắt tay đứa bé năm tuổi, họ cùng mỉm cười, đẹp như nét mây chiều êm ái nơi chân trời mùa hạ

Bài sưu tầm

Theo cha hay theo mẹ?

Image may contain: 1 person, sleeping and closeup

Theo cha hay theo mẹ?.

Người chồng sau khi kiếm được tiền trở về nhà lại muốn ly hôn với vợ, cho rằng cậu con trai sẽ chọn sống cùng mẹ, thật không ngờ điều xảy ra khiến người mẹ vô cùng bất ngờ.

Người chồng lên thành phố lớn kiếm tiền với lý do để vợ và con có được cuộc sống sung sướng hơn. Người vợ đã bằng lòng, cô cùng cậu con trai của mình tiếp tục sinh sống ở quê.

Sau thời gian dài người chồng đi làm xa, người vợ ở nhà nhớ nhung và luôn ngóng trông ngày chồng mình sớm trở về.

Thời gian đầu, người chồng thường gửi một chút tiền cho gia đình và cũng hay gọi điện về thăm hỏi. Về sau, người chồng không những không gọi điện mà đến tiền cũng không gửi nữa, dường như anh đã quên mất vợ và con trai ở nhà.

Người vợ ngày càng sốt ruột và lo lắng, hàng ngày nghe ngóng hỏi han tin tức của chồng khắp nơi, nhưng vẫn biệt vô âm tín. Không có cách nào khác, cô đành mở một sạp bán trái cây, hàng ngày đều đi sớm về muộn nhưng tiền kiếm được cũng không nhiều.

Ba năm trôi qua, thật không ngờ, người chồng đột nhiên trở về nhà… Người vợ không thể ngờ rằng, người chồng trở về để… Ly hôn! Anh chồng lái một chiếc ô tô con trở về, tất cả mọi người đều cho rằng nỗi vất vả của người vợ từ đây sẽ kết thúc và những tháng ngày chờ mong thật không uổng phí.

Thế nhưng, đêm hôm đó, người chồng nói với vợ là anh trở về để ly hôn, vì anh đã có người con gái khác.

Anh chồng thừa nhận thẳng với vợ, hai người họ đã sống chung với nhau trong nhiều năm, và bây giờ anh không còn tình cảm với cô nữa. Những lời nói ấy như sét đánh ngang tai, cô hỏi chồng:

– “Anh thực sự không còn tình cảm với em sao? Anh có biết rằng, bao năm qua ngày nào em cũng mong chờ anh trở về không?”

Người chồng nói với vợ, anh không muốn cô ấy phải chờ đợi. Anh còn nói, ngay bây giờ hai vợ chồng sẽ ký đơn ly hôn. Anh còn nói mình đã kiếm được một chút tiền nên sẽ đưa cho vợ, xem như để đền bù tổn thất mà cô ấy phải chịu. Người chồng xem ra kiên quyết đòi ly hôn và người vợ cũng hiểu ra chồng mình đã thay lòng đổi dạ, sau khi suy ngẫm và đồng ý, cô nói: –

– “Vậy con của chúng ta phải làm sao đây? Em không muốn làm tổn thương con”.

Người chồng nói:

– “Cứ thuận theo ý nó, nó muốn ở cùng với ai thì ở”.

Cô nghĩ, con trai nhất định sẽ chọn ở cùng cô, bởi cô và con trai đã luôn ở bên nhau từ trước tới giờ. Hơn nữa, người chồng đã đi xa nhiều năm như vậy, con không gần gũi bố, nên không thể có khả năng con sẽ chọn ở cùng bố. Người vợ tin chắc con trai sẽ chọn ở cùng mình, nhưng không ngờ…

Ngày ly hôn, quan tòa hỏi cậu bé muốn ở cùng với mẹ hay ở cùng với bố? Không ngờ, cậu bé trả lời:

– ‘Con muốn ở cùng với bố!”.

Câu trả lời của cậu bé, khiến mọi người đều chấn động, quan tòa hỏi cậu:

– “Vì sao cháu muốn ở cùng với bố?”

Cậu bé cười và nói:

– “Vì bố cháu có nhiều tiền!”

Lời nói của cậu bé rất thật, đúng là bố cậu có tiền, vì thế nên anh sẽ có thể mua được cho con trai rất nhiều đồ ăn nó thích, và còn có thể mua cho con trai nhiều đồ chơi nữa.

Ngược lại, khi ở với mẹ, nó đã trải qua một cuộc sống nghèo khổ, mẹ không bao giờ cho nó tiền tiêu vặt, cũng không được mua đồ ăn mà nó muốn, càng không bao giờ được mua một món đồ chơi yêu thích. Thậm chí khi nó muốn ăn một loại quả nào đó, thì mẹ cũng không tùy tiện cho nó ăn. Đôi lúc vì sự nghịch ngợm của nó, người mẹ lại mắng và đánh nó, chắc chắn trong lòng, mẹ rất là đáng ghét, cho nên nó chọn ở cùng bố là điều đương nhiên.

Thế nhưng mà, người mẹ lại không chấp nhận được điều này, cô hỏi con trai:

-“Con trai, tại sao con lại không lựa chọn sống cùng với mẹ chứ? Ở cùng với mẹ, từ nay về sau, mẹ có thể mua cho con đồ ăn vặt, cũng có thể mua cho con đồ chơi nữa..

Nhưng đứa bé lắc đầu nói:

– “Con không sống cùng mẹ”.

Người chồng nghe xong, cười đắc ý, xem ra, hai ngày trước anh ta mua cho nó đồ chơi, đồ ăn, là việc làm thật đúng đắn! Hai ngày trước, anh ta đã cố gắng thiết lập mối quan hệ với cậu con trai, là vì anh ta nghĩ đến con trai, người vợ hiện tại của anh ta không muốn sinh con, mà anh ta thì lại mong muốn có một đứa con.

Hôm đó, người vợ ở ngay trước mặt mọi người mà nước mắt lưng tròng, ruột gan cô như đứt ra từng khúc, vì cô không thể ngờ, người con mà cô luôn quan tâm và chăm sóc lại có thể nói rằng

– “Con không thích mẹ”.

Vào lúc quan trọng nhất, đứa con thân yêu lại có thể từ bỏ cô, giờ khắc đó, cô vô cùng tuyệt vọng và chỉ nghĩ đến cái chết.

Thế nhưng, khi ngẫm nghĩ lại, mình phải sống tốt, không chừng một ngày nào đó con trai cô sẽ không thể chịu được sự ngược đãi của mẹ kế mà quay trở về bên cô.

Lúc cậu con trai đi, cô đã mua đồ ăn vặt và đồ chơi cho con, nhưng người mẹ lại một lần nữa không thể ngờ được, cậu con trai lại có thể đem tất cả những món đồ đó ném xuống dưới xe. Thậm chí, cậu còn nói với bố mau chóng lái xe đi vì không muốn nhìn thấy mẹ nữa. _Người vợ nhìn theo chiếc xe rời xa mà khóc nức nở.

Kể từ đó, cô phải sống lẻ loi một mình. Hàng ngày, cô vẫn đi sớm về muộn và bày bán sạp hoa quả, có điều việc làm ăn buôn bán của cô kém đi so với trước đây rất nhiều, bởi vì cô luôn luôn không yên lòng, trong lòng cô lúc nào cũng nhớ đến con trai mình, cô không biết nó sống có tốt hay không ?

Rất nhiều lần, người vợ đột nhiên đẩy sạp trái cây quay về nhà, chuẩn bị đi lên tỉnh tìm con trai, thế nhưng khi đi đến nhà ga, cô lại tự đắn đo, bởi vì cái tỉnh thành này to như vậy, cô lại không biết phải đi đâu mới có thể tìm được con trai. Có thể con trai cô khả năng không còn ở trong tỉnh này nữa, cho dù cô có đi tìm thì cũng chỉ phí công vô ích

Một hôm, cô nhận được tờ biên lai chuyển 15 triệu, nó được gửi đến từ tỉnh thành, người gửi tiền chỉ ghi: “I Love You”khiến cô không sao hiểu nổi. Cô không biết được ai là người đã gửi tiền cho mình nên không dám đi rút tiền. Không ngờ, một tháng sau, người vợ lại được nhận thêm tờ biên lai gửi tiền như lần trước.

Điều này giống như có người đang viện trợ cho cô, nên cô đã đi rút tiền. Trong lòng thầm nghĩ, đợi đến sau này khi đã biết ai là người gửi tiền cho mình thì sẽ đem tiền này trả lại cho người đó.

Từ đó về sau, cứ cách một tháng, cô lại nhận được một tờ biên lai gửi tiền 15 triệu, hơn nữa người gửi tiền mỗi lần đều ghi: “I Love You”.

Cô rất muốn biết người gửi tiền cho mình là ai, nhưng địa chỉ của người gửi chỉ có tên đường phố mà không có số nhà, khiến cho cô đành bó tay.

Đến Tết cổ truyền, cô lại nhận được một lá thư với nội dung :

– “Mẹ kính yêu! Mẹ có khỏe không? Con biết rõ mẹ rất yêu rất yêu con, con đã rời xa khỏi mẹ, khiến mẹ không quen và rất nhớ rất nhớ con.

Mẹ của con! Thực ra, con cũng rất yêu, rất yêu mẹ, rời xa mẹ, con cũng rất không quen, cũng nhớ mẹ rất nhiều! Mẹ ơi! Con cũng biết rõ trong lòng mẹ rất khó chịu vì lúc trước con đã chọn sống cùng với bố.

Mẹ có biết không? Lúc đầu, sở dĩ con lựa chọn sống cùng với bố là vì muốn được giảm bớt gánh nặng cho mẹ, đồng thời, con ở bên cạnh bố thì sẽ có thể xin tiền của bố, sau đó gửi tất cả cho mẹ, như vậy, mẹ sẽ không cần phải đi sớm về muộn mà bán hoa quả nữa!

Mẹ ơi! Mẹ hãy sống tốt nhé, đừng lo lắng cho con, sau này con sẽ trở về với mẹ. Mẹ vĩnh viễn là người mẹ tốt nhất của con, con vĩnh viễn cũng sẽ không rời xa mẹ, mẹ hãy đợi con lớn lên, con sẽ đón mẹ đến ở cùng với con, chúng ta sẽ sống hạnh phúc bên nhau mẹ nhé!”.

Cầm lá thư trong tay, người mẹ nước mắt giàn giụa, hóa ra con trai cô chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ rời bỏ cô, hóa ra, trên đời này có một kiểu rời bỏ, mà lại không phải thật sự là rời bỏ, mà là để được gần nhau hơn, cho ta nhiều yêu thương hơn…

Sưu tầm.

LÁ THƯ CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI LÁI XE TẢI

LÁ THƯ CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI LÁI XE TẢI

Một lần trên xa lộ, tôi thấy một nhóm cảnh sát hoàng gia Canada và vài người công nhân đang tháo gỡ phần còn lại của một chiếc xe tải bị mắc kẹt bên vách đá.  Tôi đậu xe lại, nhập vào nhóm tài xế xe tải đang lặng lẽ quan sát đội công nhân.

Một cảnh sát bước lại chỗ chúng tôi chậm rãi nói: “Rất tiếc, người tài xế đã chết khi chúng tôi phát hiện ra anh ta.  Có lẽ anh ấy bị lạc tay lái trong lúc trời có bão tuyết hai ngày trước đây.  Thật khó để nhận ra người bị nạn nếu chúng tôi không may mắn thấy ánh nắng phản chiếu từ kính chiếu hậu”.  Viên cảnh sát lắc đầu buồn bã, rút trong túi áo khoác một lá thư: “Đây này, các anh nên đọc cái này. Tôi đoán anh ấy đã sống được khoảng hai giờ trước khi chết vì lạnh”.

Tôi chưa bao giờ thấy cảnh sát khóc.  Tôi nghĩ họ đã thấy quá nhiều cái chết và chứng kiến nhiều cảnh tượng hãi hùng nên họ không còn cảm giác gì trước những việc tương tự.  Nhưng viên cảnh sát ấy đã lau nước mắt và đưa tôi lá thư.  Đọc thư, tôi cũng như những người tài xế khác, không nói lời nào, chỉ lặng lẽ giấu những giọt nước mắt, trở về xe của mình.

Những từ ngữ trong thư như nung cháy tôi.  Và sau nhiều năm, nó vẫn còn khắc sâu trong trí nhớ, như thể tôi đang cầm nó trước mặt.  Tôi muốn chia sẻ lá thư đó với bạn, bạn bè của bạn và gia đình của họ.

Thư của Bill, tháng 12 năm 2000

“Vợ yêu quý của anh,Đây là lá thư mà không người đàn ông nào muốn viết.  Nhưng anh cũng đủ may mắn khi có một ít thời gian nói lên những gì anh đã quên nói nhiều lần trước đây.

Anh yêu em, em yêu ạ.  Em đã từng nói đùa rằng anh yêu chiếc xe tải còn hơn cả yêu em bởi vì anh dành nhiều thời gian cho nó quá!  Anh yêu cái khối sắt này vì nó cần cho chúng ta.  Nó chứng kiến anh vượt qua những nơi khó khăn, những giờ khó nhọc.  Anh đã có thể luôn kỳ vọng vào nó trên những chuyến hàng xa và nó luôn mau chóng giúp anh hoàn thành công việc.  Nó không bao giờ làm anh thất vọng.  Nhưng em có biết rằng anh yêu em cũng bởi những lý do đó.  Em cũng đã chứng kiến anh vượt qua những thời khắc khó khăn.

Anh nhớ anh đã than phiền về chiếc xe cũ kỹ vậy mà anh không nhớ em cũng từng than thở khi mệt mỏi trở về nhà.  Anh quá lo nghĩ đến những rắc rối của mình đến nỗi không nghĩ gì đến em.  Anh nghĩ về những thứ em đã phải từ bỏ vì anh: quần áo, du lịch, tiệc tùng, bạn bè…  Em đã không bao giờ trách móc và vì lý do nào đó anh đã không bao giờ nhớ cám ơn em.  Khi anh ngồi uống cà phê với bạn bè, anh luôn nói về chiếc xe và những khoảng tiền sửa chữa nó.  Anh nghĩ anh đã quên mất em là người bạn đời của anh.

Sự hy sinh và phấn đấu của em cũng nhiều như việc anh cố gắng để có được một chiếc xe mới.  Anh rất hãnh diện về chiếc xe này và anh cũng rất hãnh diện về em.  Nhưng anh chưa bao giờ nói với em điều đó.  Anh cho đó là điều dĩ nhiên em đã biết.  Nhưng nếu anh dành nhiều thời gian với em thay vì để chùi rửa, lau bóng chiếc xe thì anh đã có thể nói những lời thật lòng mình với em.

Nhiều năm tháng qua, trong những lần rong ruổi trên đường, anh biết những lời cầu nguyện của em luôn theo anh.  Nhưng lần này những lời đó không đủ.  Anh đang đau quá.  Anh đang trên chặng đường cuối cùng.  Và anh muốn nói lên những điều mà lẽ ra anh phải nói nhiều lần trước đây.  Những điều bị lãng quên vì anh quá quan tâm đến chiếc xe và công việc.

Anh đang nghĩ đến những ngày kỷ niệm của hai đứa hay ngày sinh nhật đã bỏ lỡ, cả những vở kịch, những trận đấu hockey của các con mà em phải tham dự một mình vì anh đang đâu đó trên đường.  Anh đang nghĩ về những đêm em cô đơn và nghĩ đến anh đang ở đâu, công việc như thế nào.  Anh đang nghĩ về những lúc anh muốn gọi cho em chỉ để nói lời chúc ngủ ngon nhưng vì lý do gì đó lại tiếp tục chạy xe.  Anh nghĩ về những giây phút thanh thản, yên lành khi nghĩ đến em cùng các con.  Những bữa cơm gia đình em dành nhiều thời gian để chuẩn bị và tìm nhiều lý do để giải thích với các con vì sao anh không ăn cùng. (Vì anh đang bận thay dầu cho xe, anh đang bận sửa xe, anh đang ngủ vì buổi sáng anh phải đi sớm,…).  Luôn luôn có một lý do nào đó!  Khi chúng ta lấy nhau, em không biết thay bóng đèn, nhưng chỉ hai năm sau em đã có thể sửa lò sưởi những khi trời bão trong khi anh đang chờ dỡ hàng ở Florida.

Anh đã phạm nhiều sai lầm trong đời nhưng nếu nói anh chỉ có một lần quyết định đúng, anh nghĩ đó là khi anh hỏi cưới em.

Cơ thể anh đang đau.  Nhưng tim anh thì đau hơn nhiều.  Em không có mặt lúc anh ra đi, lần đầu tiên từ khi chúng ta có nhau.  Anh thật sự thấy cô đơn và sợ hãi.  Anh cần em nhiều lắm và anh biết đã quá trễ rồi.  Anh nghĩ thật là tức cười, bây giờ tình yêu của anh thì đang ở xa anh ngàn dặm còn khối sắt vô tri đã sai khiến cuộc sống của anh nhiều năm nay thì đang ở đây.  Nhưng anh cảm thấy em đang ở cạnh.  Anh có thể cảm nhận tình yêu của em, trông thấy khuôn mặt em.  Em đẹp lắm, có biết không? Anh nghĩ gần đây anh không nói với em điều đó dù em vẫn rất xinh đẹp.

Hãy nói với các con rằng anh yêu chúng rất nhiều . Anh sợ phải ra đi quá nhưng giờ phút đó đã đến rồi em yêu ạ. Anh yêu em rất nhiều.  Hãy nhớ chăm sóc bản thân và luôn nhớ rằng anh đã yêu em nhiều hơn bất cứ cái gì trên đời.  Anh chỉ quên không nói với em điều đó mà thôi.

Anh yêu em!

Bill.”

“…Nếu bạn đang chờ đến ngày mai, tại sao lại không thực hiện mọi thứ ngay trong ngày hôm nay?  Bởi nếu ngày mai không bao giờ tới, bạn sẽ phải hối tiếc rất nhiều vì đã không dành những giây phút hiếm hoi còn lại để sẻ chia một nụ cười, một cái ôm…

…Hãy giữ những người mà bạn thật sự yêu thương trong vòng tay của mình, thì thầm vào tai họ, nói với họ rằng bạn yêu thương họ nhiều như thế nào…”

Thụy Khanh dịch
(Theo Chicken Soup Daily).

From: Ngọc Nga & Kim Bang Nguyen

Bữa ăn cảm động của 2 bố con nhà nghèo tại cửa hàng McDonald

Bữa ăn cảm động của 2 bố con nhà nghèo tại cửa hàng McDonald

  • Gần nhà tôi mới mở một cửa hàng McDonald. Bảng hiệu chữ M sáng chói lập tức trở nên rất bắt mắt, dù là tài xế trong xe hay người đi ngoài đường nhìn vào thì đều bị thu hút, dạ dày nhiều người kêu óc ách khi đi ngang qua.

Còn tôi, vì luôn đi học xa nên chưa có cơ hội vào cửa hàng ăn vặt cấp quốc tế McDonald chỉ cách nhà 100 mét này.

Bữa ăn cảm động của 2 bố con nhà nghèo tại cửa hàng McDonald - Trí Thức VN
M.TRITHUCVN.ORG

(Ảnh: Solomon203, Wikicommons)

Cho đến ngày hôm đó, cái ngày mà tôi về nhà, đúng lúc mẹ đi về Bành Hồ (Đài Loan) rồi, chị thì đi dự tiệc cưới của bạn ở Đài Nam, nhà bếp luôn thơm phức khi đó trống trơn. Cả một căn nhà lớn chỉ còn lại một mình tôi. Thế là tôi quyết định vào cửa hàng McDonald gần nhà.

Đẩy cửa vào, bên trong gọn gàng ngăn nắp khiến người ta cảm thấy thoải mái, nhân viên McDonald chào đón tôi bằng nụ cười thân thiện. Và tôi đã gọi một phần ăn, rất vui vẻ tìm một chỗ ngồi bên cạnh cửa sổ, ăn cái hamburger ngon lành và suy ngẫm vì sao McDonald lại nổi tiếng khắp Đài Loan.

Có lẽ bởi vì chiến lược kinh doanh của McDonald là nhắm vào “trẻ em”, cho nên không có mong muốn nào vĩ đại hơn là nụ cười mãn nguyện của trẻ nhỏ.

Đột nhiên tôi nhìn thấy 2 người bước vào, trong nháy mắt họ đã thu hút sự chú ý của tôi, bởi vì nhìn họ chẳng hợp chút nào với nơi gọn gàng sạch sẽ này cả. Một ông bố và một đứa trẻ.

Người bố mặc chiếc áo sơ mi ố vàng rách chỗ này chỗ kia, thấm đầy thứ dầu mà không biết là xăng hay dầu hắc. Khuôn mặt người này khá gầy, đặc biệt là làn da rám nắng càng cho thấy rõ sự dãi dầu sương gió của anh. Nếu tôi không lầm, hẳn anh là một công nhân. Còn đứa trẻ thì không tính là quá gầy nếu so với bố mình, nhưng nếu ở trong không gian của cửa hàng McDonald này, so với một đứa trẻ cầm máy bay trong tay chạy tới chạy lui thì cậu bé này thật sự là quá bé, quá đen đúa.

Hai người từ từ đi vào cửa hàng, từ bước đi thận trọng và thái độ nhìn ngó xung quanh của họ, tôi có thể đoán được hẳn đây là lần đầu tiên họ vào cửa hàng ăn nhanh kiểu này.

(Ảnh: Borbomeyla,wikicommons)

Người bố lắp bắp nói: “Chúng tôi muốn một phần khoai tây chiên, một ly Coca và hai cái hamburger thịt heo…”

Nhân viên cửa hàng vẫn giữ nụ cười thương hiệu của McDonald trên môi và nói: “Tổng cộng 150 đồng ạ.”

“150 đồng à? Được…. Được….”. Người bố cúi đầu, không ngừng lục lọi trong túi áo bằng bàn tay vừa đen vừa bẩn. Leng keng, cả một túi tiền xu đổ đầy trên quầy gọi món.

Người bố từ từ đếm số tiền xu. “10 đồng, 20 đồng, 30 đồng, 40 đồng, 50 đồng, 55 đồng, 56 đồng….”. Người nhân viên còn kiềm chế được tốt, vẫn mỉm cười đợi khách đếm xong số tiền lẻ trên tay, nhưng tôi thì thấy một vài thanh viên xếp hàng phía sau họ đã bắt đầu tỏ ra mất kiên nhẫn.

Đột nhiên cậu bé vốn đang im lặng kéo chiếc áo vừa bẩn vừa rách của bố mình, nói “Bố ơi, con muốn cái xe kia, muốn cái xe kia….”. “Xe đồ chơi à?”. Người bố nheo mắt nhìn món đồ chơi đó, rồi quay lại hỏi nhân viên: “Cho tôi hỏi, món đồ chơi đó phải thêm bao nhiêu tiền?” – “Thêm 50 đồng ạ”. Người nhân viên hơi cao giọng như nhắc nhở anh này rằng số tiền lẻ trên tay anh có thể không đủ trả.

Người bố không nói gì, chỉ tỏ ra khá khó xử. Cái trán rám nắng của anh nhăn lại, miệng thì cười gượng. Biểu cảm như thế này rất rõ ràng khiến tôi không chịu được muốn buông cái hamburger của mình xuống, lấy 50 đồng trong túi ra. Nhưng cuối cùng tôi lại không làm gì cả, bởi vì tôi muốn biết sự lựa chọn của người bố.

“Cái đó… cô ơi, xin lỗi, tôi không lấy cái hamburger đó nữa, một cái là đủ rồi”. Người nhân viên hơi ngập ngừng, rồi nhanh chóng ấn nút sửa, một cái hamburger có thể là lần đầu tiên người bố này được ăn trong đời đổi thành một chiếc xe hơi đồ chơi nhỏ.

Cũng vào lúc này, người bố đã đếm xong số tiền, anh gom lại hai ba đồng tiền lẻ còn trên bàn, một tay khiêng cái khay gỗ, một tay dắt cậu nhóc, từ từ đi về chỗ ngồi của họ. Giây phút đó, tôi đã nhìn thấy sự tự hào của một người bố. Dáng người vốn xiêu vẹo của anh bỗng trở nên thẳng tắp. Cậu con trai anh thì rất thích thú, không ngừng vừa nhảy vừa cười, miệng giả tiếng của xe hơi, vui vẻ chơi món đồ chơi mới.

Tôi mở to mắt lén nhìn họ. Người bố không ăn gì cả, chỉ mỉm cười vô cùng mãn nguyện nhìn cậu bé đang hết sức thích thú, vừa chơi đồ chơi, vừa ăn khoai tây chiên, thưởng thức món ăn ngon khó mà có được này.

(Ảnh: BrokenSphere, Wikicommons)

Tôi lặng lẽ nhìn, đột nhiên tôi nhớ ra là mình phải tìm một chỗ, một cây bút hoặc lên mạng để ghi lại biểu cảm lúc đó của người bố kia. Anh ấy nheo mắt nhìn con trai một cách vô cùng yêu chiều, nếp nhăn lại hiện rõ trên trán của anh, chỉ là lần này, anh ấy thật sự đang cười chứ không còn là cười khổ nữa, mà là một nụ cười cực kỳ mãn nguyện.

Tôi như cảm nhận được sự mạn nguyện đó của anh ấy, tôi cúi đầu vui vẻ ăn hết cái bánh hamburger của mình.

Ăn xong, cuối cùng tôi lấy 50 đồng trong túi của mình rồi bước đến quầy. “Cho tôi một cái hamburger nữa…”. Tôi chỉ mới nói được nửa câu thì nhận ra cô nhân viên trẻ đã lấy cái hamburger nóng hổi từ trong lò ra, mỉm cười với tôi rồi rời khỏi quầy, đi về bàn của hai bố con.

Khi đi ngang qua tôi, cô ấy còn không quên nháy mắt nói: “Cái hamburger này đã có người đặt rồi ạ.”

Ngọc Trúc (sưu tầm và biên dịch)

Cuối cùng thì Linda Birtish đã hiến tặng toàn bộ cơ thể mình

Cuối cùng thì Linda Birtish đã hiến tặng toàn bộ cơ thể mình. Linda là một giáo viên rất nổi bật, cô nghĩ nếu có thời gian rảnh rỗi, cô sẽ năng vẽ những bức tranh tuyệt đẹp và sáng tác những bài thơ thật hay. Nhưng đến năm 28 tuổi, cô bắt đầu bị hành hạ bởi những cơn đau đầu dữ dội. Rồi một ngày nọ, bác sĩ phát hiện một khối u rất to ở trong não của cô. Họ bảo rằng cơ hội sống sót sau khi phẫu thuật chỉ khoảng hai phần trăm. Vì vậy, thay vì phải tiến hành phẫu thuật ngay, các bác sĩ quyết định trì hoãn thêm sáu tháng nữa.

Hơn ai hết, cô biết rõ mình có năng khiếu thiên bẩm về hội họa. Vì thế, trong thời gian sáu tháng chờ đợi cơ hội chiến thắng tử thần, cô lao vào làm thơ và vẽ tranh không mệt mỏi. Tất cả những bài thơ của cô, trừ duy nhất một bài, đều được đăng trên các tạp chí nổi tiếng. Tất cả các bức tranh của cô, trừ duy nhất một bức, đều được đem triển lãm và bán cho rất nhiều người tại một số phòng tranh danh tiếng. Cô gửi gắm vào những bức tranh gam màu tươi sáng của mình một khát vọng sống mãnh liệt, và gieo vào những vần thơ một cách nhìn lạc quan, cho dù số phận có quay lưng lại với cô.

Sau sáu tháng dài chờ đợi, Linda cuối cùng cũng được phẫu thuật. Đêm trước ngày định mệnh ấy, cô quyết định sẽ cho đi tất cả những gì thuộc về mình. Cô viết một bản “di chúc” rằng nếu chết đi, cô xin được hiến tặng toàn bộ các bộ phận trên cơ thể mình cho bất kỳ ai đang cần chúng hơn cô.

Rủi thay, cuộc phẫu thuật thất bại. Thế là đôi mắt của cô được chuyển đến một ngân hàng mắt ở Bethesda, Maryland, và từ đó chuyển đến cấy ghép cho một bệnh nhân sống ở tận vùng phía Nam Carolina. Và một chàng thanh niên hai mươi tám tuổi mù lòa đã có thể nhìn thấy được. Người thanh niên và cả gia đình anh ấy đều rất đỗi vui mừng, anh gởi đến ngân hàng mắt một lá thư cảm ơn vì đã giúp anh được sáng mắt trở lại. Đó chỉ là lá thư cảm ơn thứ hai mà ngân hàng mắt nhận được sau khi đã cho đi hơn 30.000 đôi mắt!

Hơn thế nữa, chàng thanh niên nọ cũng muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình của người đã hiến tặng anh đôi mắt. Anh nghĩ rằng họ phải là những người vĩ đại lắm mới có được người con sẵn sàng cho đi đôi mắt của mình. Các bác sĩ cho anh địa chỉ của gia đình Linda và anh quyết định bay ngay sang Stalen Island để gặp mặt bằng được những người đã ban ơn cho mình. Không hề báo trước cho gia đình Linda, anh dò tìm được địa chỉ của ngôi nhà, đến trước cửa và bấm chuông. Sau khi nghe anh thanh niên giới thiệu về mình và mục đích của anh trong chuyến đi này, bà Birtish xúc động dang đôi tay ôm chầm lấy anh thanh niên nọ và nói:

“Này chàng trai trẻ, nếu con chưa tìm thấy chỗ nào để nghỉ, vợ chồng ta rất vui mời con ở lại chơi cùng chúng ta vào dịp cuối tuần này, con nhé?”

Anh thanh niên rất vui được ở lại cùng gia đình họ. Khi bà Birtish dẫn anh tham quan căn phòng của Linda ngày trước, anh thấy một cuốn sách của triết gia Plato trên kệ sách của Linda. Anh cũng đọc Plato bằng chữ Braille (chữ nổi dành cho người khiếm thị). Rồi anh nhận ra cô gái ấy rất thích đọc Hegel và một lần nữa, anh cũng từng đọc Hegel bằng chữ Braille.

Buổi sáng hôm sau, bà Birtish nhìn anh thanh niên với vẻ dịu dàng và nói:

“Con trai ạ, ta chắc chắn là đã gặp con ở đâu đó trước đây rồi, nhưng ta lại không tài nào nhớ được.”

Rồi bà chợt nhớ ra điều gì đó. Bà chạy vội lên lầu và lấy ra bức tranh cuối cùng cũng là bức duy nhất mà Linda không bao giờ chịu bán đi khi cô ấy còn sống. Đấy chính là bức chân dung người đàn ông lý tưởng mà cô đã gặp trong những giấc mơ của mình.

Thật ngạc nhiên, khuôn mặt trong bức họa kia giống hệt với khuôn mặt người thanh niên đã nhận đôi mắt của Linda.

Sau đó, người mẹ của Linda đọc cho anh nghe một đoạn trong bài thơ cuối cùng mà cô đã viết trên giường bệnh:

trong giấc mơ, có hai trái tim vô tình gặp gỡ

họ yêu nhau…

nhưng mãi mãi trong cõi thực, họ sẽ không gặp nhau bao giờ…

Cống hiến cuối cùng – Jack Canfield và Mark Victor Hansen

(st)

Từ fb Le Van Quy

Image may contain: 1 person, sitting, hat and indoor

Thượng đế rất công bằng, ngài không cho ai quá nhiều thứ bao giờ

Thượng đế rất công bằng, ngài không cho ai quá nhiều thứ bao giờ - Trí Thức VN

M.TRITHUCVN.ORG

Thượng đế rất công bằng, ngài không cho ai quá nhiều thứ bao giờ – Trí Thức VN

“Trước tiên, tôi xin cảm ơn những lời ngợi khen của mọi người dành cho tôi và những người trong gia đình tôi. Tôi hy vọng có thể chia sẻ niềm vui này với mọi người. Nhưng các bạn chỉ nhìn thấy một số mặt trong cuộc sống của tôi, còn những mặt các bạn vẫn chưa nhìn thấy. Cậu con trai của tôi mà mọi người khen là kháu khỉnh, đáng yêu, thật bất hạnh, nó là một đứa trẻ bị câm. Ngoài ra, nó còn có một người chị tâm thần và thường xuyên bị nhốt ở nhà”.

Cái dáng rất buồn

Cái dáng rất buồn

Tôi có hai người bạn cũng bị bịnh lú lẫn, hai người bạn này đã chết. Tình trạng của anh giống như bài viết này.  

Trần Mộng Tú

Anh bước vào giai đoạn lú lẫn (Alzheimer) ở cuối đời. Mấy năm nay anh đã thay đổi rất nhiều. Bắt đầu anh quên quên nhớ nhớ, tiếp đến là anh dễ xúc động, anh hay khóc. Mấy năm trước, nghe cô bạn đọc Thơ của anh, anh cười, anh nhớ lại, đọc tiếp theo, chỉ độ một năm sau đó, anh không đọc theo nữa, anh chỉ nghiêng đầu lắng nghe, rồi bật khóc.. Hình như anh biết được người kia vừa nói ra những câu gì rất thân yêu, rất thân thuộc với mình, và điều đó làm anh xúc động, anh khóc rưng rức. Chị lại nhỏ nhẹ dỗ anh:

– Nín đi, nín đi, Thơ của anh, cô ấy nhớ đấy mà, phải vui chứ.

Anh nghe chị, ngoan như em bé, lau nước mắt, bằng mấy ngón tay, rồi cười, một nụ cười rất thơ trẻ.

Những năm kế tiếp, anh bắt đầu quên mặt họ hàng, quên mặt những người bạn thân, anh chỉ nhớ có chị thôi. Anh 85 tuổi, chị 80 tuổi. Hai vợ chồng già sống với nhau, con trai, con gái đều có gia đình. Đứa ở xa, đứa ở gần cũng vậy thôi. Một năm tụ họp gia đình đôi ba lần vào dịp Lễ, Tết.

Khi anh mới bắt đầu lãng quên, sức khỏe anh vẫn còn tốt, sáng sáng chị chở anh tới Gym. Chị bơi lội, anh ngồi ngoài nắng hóng mặt trời. Chị đi chợ, đi tới nhà bạn họp mặt luôn luôn có anh đi theo. Mỗi ngày anh một chậm hơn và quên nhiều hơn nhưng anh vẫn tự lo được vệ sinh cho mình, chị chỉ cần nhắc.

Rồi bỗng một ngày anh không làm gì một mình được nữa, chị phải phụ anh. Cơ thể chị nhỏ quá so với anh, chị không thể khênh vác, tắm gội cho anh được. Anh bắt đầu ngu ngơ như một đứa trẻ còn mặc tã, mà anh đang mặc tã thật, chị không thể nào khênh, đỡ anh làm những việc vệ sinh cá nhân cho anh. Chị gọi con, con trai chị từ tiểu bang xa về tìm Home Care để gửi Bố vào.

Tìm mãi mới được một nơi gần nhà, Mẹ chỉ lái xe có 8 phút là thăm được Bố. Số tiền hơi cao, nhưng để con lo.

Con ở lại thêm vài ngày nữa yên tâm có chỗ tốt cho Bố mà Mẹ không phải đi xa, muốn thăm Bố lúc nào cũng được. Chị ngậm ngùi:

– Ừ thôi con về nhà với vợ, con đi.

Mấy hôm có con, chị yên tâm.. Con đi rồi, chị một mình trống trải, thấy căn nhà của mình sao nó rộng mênh mông thế này, căn nhà không có anh bỗng tự nhiên thành xa lạ, giống như chính chị cũng vừa dọn vào một ngôi nhà mới, chị buồn trống cả hồn. Buổi tối đi ngủ chị nghĩ tới anh ở nhà mới với những người xa lạ chắc anh còn buồn hơn chị bây giờ. Thương anh quá, chị mong sao cho đến sáng để vào thăm anh.

Anh đã ở nhà mới được hai tuần, mỗi ngày chị tới thăm, người ta không cho chị vào hẳn phòng anh, ngay cả phòng khách cũng chưa được vào (vì đang thời Đại Dịch), họ đưa anh ra ngoài hàng hiên, nơi đó có sẵn mấy cái ghế cho anh chị ngồi gặp nhau. Chị thấy anh sạch sẽ, tươm tất chị cũng mừng, nhưng mỗi lần thấy anh hiền lành như một đứa trẻ ngoan, chị lại mủi lòng.

Sao anh thay đổi nhanh thế! Gặp chị anh không vui, chị đứng lên về anh không buồn, trên nét mặt anh chị không thấy một cảm xúc nào, anh nhìn chị như nhìn cái cây hay bức tường trước mặt, ánh mắt anh không vui, không buồn. Con chim sẻ sà xuống sân cỏ trước mặt hai người, chị cầm tay anh lay lay, chỉ anh, anh nhìn mà như không nhìn, ánh mắt anh không biểu lộ một cảm xúc nào.

Khi tới thăm anh, chị cứ đinh ninh là khi anh bước ra, thấy chị, ánh mắt anh sẽ sáng lên, miệng anh sẽ mỉm cười và khi chị bịn rịn chia tay về, ánh mắt anh sẽ buồn buồn, tay anh sẽ nắm chặt tay chị. Nhưng không, anh thản nhiên đứng lên đi vào, không hề quay đầu lại.

Chị không thấy anh khổ, không thấy anh buồn hay vui. Hình như anh không còn cảm giác buồn vui nữa. Sao anh thay đổi nhanh thế!

Chị nghĩ tới ba tháng mùa Đông sắp tới, người ta đã cho chị biết là sẽ không có thăm viếng vì trời lạnh người già yếu không thể ra ngoài hiên được và thân nhân vẫn chưa được quyền vào bên trong, nếu đại dịch vẫn còn.

Chị nghĩ tới nét mặt vô cảm xúc của anh, nghĩ tới hình ảnh anh đi vào không hề quay đầu lại và chị đứng ứa nước mắt nhìn theo dáng cái lưng im lặng của anh khuất sau cánh cửa.

Trời ơi trong 3 tháng mùa Đông, ngay cả cái lưng im lặng, cái dáng rất buồn đó, chị cũng không được nhìn thấy, mặc dù nó vẫn hiện hữu.

Bất giác chị ôm mặt mình nấc lên.

Trần Mộng Tú

Tháng 9-18-2020

From: TU-PHUNG

BÁC CẢ HÀ ĐÔNG

 

BÁC CẢ HÀ ĐÔNG

Phố Nhà Rượu là nơi gia đình tôi ở lâu nhất. Từ nhà 27 Bis chúng tôi dọn tới nhà 65 cùng phố. Nhà 65 là ngôi nhà thứ ba trong cuộc sống không yên chỗ. Nó lớn hơn ngôi nhà thứ hai, có nhiều phòng hơn. Gia đình đã lớn thêm với ba em tôi lần lượt ra đời.

Thay vào chị Nhài Hiên là chị Tường ở quê lên. Chị xấp xỉ tuổi cha mẹ tôi, gọi cha mẹ tôi bằng cậu mợ xưng em, còn chúng tôi gọi chị bằng chị. Cách xưng hô này được giữ mãi. Vì sao lại như thế thì khi tôi về quê được bà chị cả của cha tôi là cô Gái dẫn tích tôi mới hiểu. Duyên do chị Tường là một đứa bé mới đẻ bị mẹ vứt ở bụi tre đầu ngõ, ông nội tôi dậy sớm nghe tiếng trẻ khóc, mới lần ra xem rồi thương tình ông bồng về cho bà nội nuôi.

Chị lớn lên, trở thành người nhà. Cô Gái không giải thích vì sao chị không được coi là con nuôi. Chắc vì gia đình đã đông con cái nên không coi chị là đứa con thêm. Thấp, đậm người, cục mịch, mặt mũi xấu xí, lúc nào cũng cau có, chúng tôi không yêu chị Tường. Không giống chị Nhài Hiên dịu dàng, chị Tường luôn quát nạt, bắt chúng tôi vào khuôn vào phép.

Tôi biết bác Cả Hà Đông năm tôi lên mười.

Một hôm cha tôi trở về, mặt đăm chiêu. Ông nói nhỏ với mẹ tôi:

– Anh Sao Đỏ đã vượt ngục!

– Anh ấy hiện ở đâu? – mẹ tôi lo lắng.

– Đang đợi xem sao. Tụi nó lùng dữ lắm. Treo giải thưởng một vạn đồng Đông Dương cho cái đầu Sao Đỏ.

– Đã có chỗ trốn cho anh ấy chưa?

– Mình phải lo cho anh ấy thôi!

Mẹ tôi nói không nên để Sao Đỏ ở nơi nào khác, mọi chỗ đều không an toàn, đều nguy hiểm, tốt nhất là đưa về nhà mình. Đó mới là chỗ mật thám ít ngờ nhất – Nguyễn Lương Bằng không thể mạo hiểm trốn ở nhà bạn tù vừa được tha.

Hôm sau cha tôi mang về tờ Tin Mới với dòng nhắn tin trong mục Rao vặt: “Ông Cả Hà Đông đang ở đâu, về ngay, cả nhà đợi ông”.

Về khuya hai hôm sau, một người đàn ông gày còm, mặt quắt, vận áo the thâm, quần cháo lòng, một tay cầm cái ô cụp, tay kia xách gói vải trong có một viên ngói tây, gõ cửa vào nhà tôi.

Cha tôi hé cửa cho ông vào nhà. Hai người ôm chầm lấy nhau, cười ra nước mắt.

Trước khi vào nhà tôi, ông ngó nghiêng đống ngói ở nhà bên rồi vờ vào hỏi mua. Người đàn ông ra tiếp ông nhà quê là ông Trần Trọng Kim, về sau làm thủ tướng chính phủ Việt Nam khi Nhật hất cẳng Pháp, độc chiếm Đông Dương.

Năm 2003, nhân trò chuyện với ông Bùi Diễm, cựu đại sứ Việt Nam Cộng hoà ở Hoa Kỳ, ông cho hay ông từng ở chính ngôi nhà số 65 của chúng tôi vào thời gian cuộc chiến Việt-Pháp 1946-1954. Trong cuộc đời không thiếu những tình cờ hi hữu.

Căn phòng nhỏ của chị Tường được dành riêng cho ông Sao Đỏ. Ông ở yên trong đó, không bước chân ra ngoài. Chúng tôi được bố mẹ dặn đi dặn lại rằng nếu bất ngờ có ai hỏi thì nói rằng chỉ có một người đến chơi tên là Bác Cả Hà Đông. Chị Tường ngoan đạo đã được cha mẹ tôi huấn luyện để biết cách bảo vệ cán bộ cách mạng.

Bí danh Ông Cả Hà Đông có từ ngày đó. Nếu nó có trước chắc cha tôi đã không dùng nó để viết trong mục Rao Vặt.

Mẹ tôi bận bịu suốt dưới bếp lo nấu nướng những món tẩm bổ : chim câu tần hạt sen, chân giò hầm thuốc bắc… mang vào tận giường cho bác Cả Hà Đông. Chúng tôi chưa bao giờ được biết đến những món ăn ngon như thế. Khi mẹ tôi nấu nhiều, ông ăn không hết, chúng tôi mới được nếm náp chút ít.

Bận bịu lo kinh tế cho Đảng, cho các đồng chí đang trốn tránh, mẹ tôi mặc chị Tường lo cơm nước. Tôi nhớ rất lâu món rau muống sống chấm bỗng rượu, Rau muống ăn sống thường được chẻ nhỏ, nhưng chị Tường chỉ vặn cọng rau làm đôi làm ba rồi đập vào lòng bàn tay cho giập. Bỗng rượu là đồ cho lợn, được nhà máy rượu thải ra qua những lỗ ở bức tường bao quanh cho những xe bò quây cót chở đi, muốn xin bao nhiêu cũng được.

Trong bảo tàng nhà ngục Sơn La cho đến nay vẫn còn bức ảnh cha tôi và bác Cả Hà Đông chụp chung. Trong ảnh, hai người mặc quần trắng áo trắng có in số tù trên ngực.

Thời Tây đô hộ, chế độ giam cầm xem ra dễ dãi. Người tù được phép chụp ảnh kỷ niệm. Cha tôi kể: bức ảnh do một ông thợ ngoài phố được phép vào trong nhà tù chụp cho tù.

Số phận bức ảnh hai người tù khá long đong. Khi cha tôi bị bắt, nó lập tức bị hạ xuống, bị tiêu huỷ. Nghe nói rồi sau người ta vất vả mới tìm lại được để bổ sung vào số hiện vật cho bảo tàng nhà ngục Sơn La.

Tôi thường ngờ vực nhìn những đồ vật được trưng bày ở các bảo tàng, các nhà lưu niệm – không thể nào biết chúng là đồ thật hay đồ giả. Cây đào Tô Hiệu nổi tiếng trong các hồi ký cách mạng là một cây đào khác được trồng ở chỗ khác. Nếu là trí nhớ của một người thì có thể nhầm. Nhưng đàng này các ông Đặng Kim Giang, Trần Huy Liệu, Lưu Động và cha tôi là bạn tù của Tô Hiệu nhận xét thế thì rõ ràng người ta đã bịa ra một hiện vật. Đến cái máy chữ Hermes Baby trong ảnh cụ Hồ làm việc tại chiến khu Việt Bắc do nhiếp ảnh gia Đinh Đăng Định chụp được trưng bày trong bảo tàng cũng không phải chính nó. Cái máy chữ cũ ấy cha tôi xin cụ Hồ mang về cho tôi, rồi một người bạn mượn không trả. Chắc người ta đã mua một cái Hermes Baby ở chợ giời thay vào.

Chuyện không tôn trọng cái thật, hồn nhiên làm cái giả, không phải chỉ trong lĩnh vực bảo tàng. Ngành làm phim ở các nước xã hội chủ nghĩa cũng thuần thục trong việc chế tạo cảnh giả. Trong phim Việt Nam Chiến Đấu (tên Việt: Việt Nam Trên Đường Thắng Lợi) nhiều cảnh của bậc thầy phim tài liệu Liên Xô Roman Karmen quay cũng là cảnh giả, bố trí để quay, chứ không phải cảnh được quay tại trận. Cũng trong phim ấy, cảnh con hổ Việt Nam đi lại trong rừng, xuống suối uống nước, chính tôi quay bằng máy Eymo 35 ly, cũng là cảnh giả. Người ta phải bẫy con hổ rồi mang cái cũi lim nhốt nó tới một nơi rộng rãi được rào san sát bằng tre gộc. Nói cho công bằng, phim này phải làm cấp tốc để hoàn thành vào năm 1954, những người làm phim không có cả thời gian lẫn thiết bị tốt mà các nhà quay phim thế giới động vật bây giờ có.

Kể từ năm 1954 khi tôn ti trật tự mới do tổng bí thư Trường Chinh kiên trì thiết lập thì trong số bạn bè thời hoạt động bí mật chỉ có bác Cả Hà Đông là người còn thỉnh thoảng lui tới gia đình tôi. Những nhà cách mạng thường xuyên lui tới, trú ngụ trong nhà tôi, nay trở thành “lãnh tụ” hoặc quan chức lớn thì biến mất như bốc hơi.

Bác Cả Hà Đông giàu tình cảm, sống xuề xoà, bình dân, là có thực, kể cả khi ông đã trở thành quan lớn. Bác đến chơi là đến chơi, vậy thôi, hàn huyên với cha mẹ tôi, thăm chúng tôi, những đứa cháu, chứ chẳng có mục đích nào khác.

Thế mà rồi việc bạn bè bình thường đến thăm nhau trong những thời gian sau khi cách mạng đã có chính quyền cũng bị công an theo dõi, mới lạ. Tôi không biết người ta

theo dõi quan hệ giữa cha tôi và ông Nguyễn Lương Bằng từ khi nào.

Sau này tôi đọc nhiều hồi ký mới biết ở nước cộng sản nào cũng vậy, sự theo dõi nhau giữa những người trong đảng, đặc biệt giữa những người có địa vị trong nhóm cầm quyền, là chuyện không hề lạ. Theo dõi và tố cáo được khuyến khích trong toàn xã hội trở thành một thói thường. Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ người dân Cộng hòa Dân chủ Đức mới sững sờ trước những chồng hồ sơ cao ngất: con báo cáo cha mẹ, vợ báo cáo chồng, bè bạn thân thiết báo cáo nhau… ngồn ngộn trong kho lưu trữ của cơ quan an ninh STASI.

Những người trong ban lãnh đạo đảng tất nhiên biết Nguyễn Lương Bằng thân với cha mẹ tôi. Mà tính ngang ngạnh của cha tôi không phải là điều khó thấy. Những câu nói như “Vớ vẩn, xưng vì nhân dân quên mình là ngoa ngôn, là bịp bợm. Chúa Giê Su kêu gọi: “Hãy thương yêu người ta như mình vậy” hai nghìn năm rồi mà loài người chưa theo được, làm gì có chuyện quên mình vì dân”. Hoặc “Dạy học trò phải yêu nước vì nước ta giàu và đẹp là bậy. Thế nếu nước nghèo và xấu thì không yêu nó à?” vv… được đưa vào hồ sơ theo dõi, khi tôi vào tù mới biết. Chuyện người cách mạng cũ nay có chính quyền theo dõi nhau là chuyện bình thường, nhưng từ khi có sự rạn nứt trong đảng về quan điểm cách mạng bạo lực thì sự theo dõi ấy mới được đặc biệt tăng cường.

Ở Hỏa Lò Hà Nội, Huỳnh Ngự, cục phó Cục Chấp pháp, tra hỏi tôi rất nhiều về Nguyễn Lương Bằng, y vặn vẹo đủ đường, cứ như thể ông cũng là một nghi can trong vụ án. Trong khi đó thì ở bên ngoài Hỏa Lò Nguyễn Lương Bằng vẫn đường đường là Chủ nhiệm Ban kiểm tra Trung ương Đảng, người cầm thanh kiếm bảo vệ đảng. Còn hơn thế: ông là một người trong những người chủ trương vụ bắt bớ những đảng viên bất đồng với đường lối chung của đảng.

Thời gian tôi học điện ảnh ở Moskva những năm 50 thế kỷ trước, ông Nguyễn Lương Bằng là đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Liên Xô. Thỉnh thoảng ông gọi tôi đến ăn cơm với ông.

Một hôm đang ăn ông bảo tôi:

– Bác nói điều này, cháu nhớ lấy nhá: “Đàn bà một người thì đoàn kết, hai người thì chia rẽ. Đừng có quên”!

Ông đang buồn phiền vì cuộc cãi vã giữa vợ ông, cũng là một nhân viên sứ quán, với mấy bà khác cùng cơ quan. Nhớ lại câu nói của ông, tôi cứ buồn cười mãi. Có những tình tiết không quan trọng chút nào nhưng chúng lại đọng rất lâu trong trí nhớ.

Tôi rất yêu bác Cả Hà Đông những ngày ấy.

Nhưng tôi đã mất ông, ông bác tôi từng yêu quý.

Vào năm tù thứ ba hay thứ tư tôi không nhớ, tôi phải rất vất vả mới viết được một bức thư để gửi ông. Trong những nhà tù tôi trải qua, người bị giam không có quyền được đọc, thậm chí một mảnh giấy báo bọc đồ tiếp tế cũng bị lột ra, đừng nói tới viết. Tôi phải lấy nhựa thuốc lào đọng trong cái điếu tự tạo làm mực, lấy cật bương làm bút để viết trên mặt sau vỏ bao thuốc lá.

Tôi viết thế này:

“Thưa bác. Cháu đề nghị bác, với tư cách người cầm thanh kiếm bảo vệ sự trong sáng của Đảng, tự mình xem xét vụ án này. Cháu là đứa cháu được bác và bố mẹ giáo dục tinh thần trung thành với sự nghiệp cách mạng. Nếu sau khi kiểm tra bác thấy cháu phản cách mạng thật thì cứ mang ra bắn, nhưng nếu không phải là như thế thì bác phải đưa bọn lạm dụng chức quyền đàn áp những người cách mạng trung thực ra xử. “

Không còn tin gì nữa, không còn trông đợi gì nữa ở cái đảng cộng sản đã bỏ tôi vào tù, tôi hằng tin vẫn còn đâu đó những người đã từng chịu đựng gian nan, tù ngục cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sẽ không chịu cúi đầu làm tay sai cho những tên cơ hội tiếm quyền.

Tôi lầm. Như cách người ta thường nói: tôi ngu lâu.

Bức thư đã được bí mật chuyển ra ngoài nhân một lần tôi được gặp gia đình. Tôi bế con gái lớn lên, nhân lúc mấy người công an giám sát không để ý, tôi nhét nó vào túi áo của con. My Lan khi ấy mới lên bảy, nhưng sáng dạ, biết tôi vội vã nhét vào đấy một cái gì đó, nhưng không rút ra hỏi bố, mà tảng lờ như không có chuyện gì.

Mẹ tôi đã tới gặp Nguyễn Lương Bằng, đưa bức thư ấy cho ông . Ông lẳng lặng đọc, rồi lảng sang chuyện khác. Nhìn thái độ nhớn nhác của ông, mẹ tôi hiểu: ông sợ những con “rệp” được gài trong phòng khách. Khi tiễn mẹ tôi ra cổng, ông mới dám ghé vào tai mẹ tôi thì thào: “Chị ơi, tập thể đã quyết định, tôi đau lòng lắm, nhưng không làm gì được”.

Nguyễn Lương Bằng không làm gì được là phải.

Được Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cho vào Ban Chuyên án vụ trấn áp, ông ký cả hai tay. Không thể viện lẽ tổ chức phân công thì ông phải theo. Nếu ông muốn bảo vệ những đồng chí cùng hoạt động với mình trong thời kỳ bí mật mà mình tin tưởng thì ai cấm được ông nói tiếng nói của mình. Là đảng viên, ông vẫn có quyền có ý kiến với công việc được giao. Chưa kể cái quyền lớn nhất mà người đảng viên nào cũng có là thôi không làm đảng viên nữa. Trong chuyện này ông không vô can. Là thành viên Ban Chuyên án, chính ông cũng là một trong những kẻ tống tôi vào tù. Có chân trong Ban Chuyên án ông trở thành người đi bắt để được bảo đảm không bị bắt.

Khi cuộc trấn áp nổ ra, tuân lệnh Lê Đức Thọ ông còn gửi cho cha tôi trong xà lim cấm cố viết một bức thư sặc mùi cán bộ chấp pháp. May mà nay còn có văn bản, ông có muốn chối cũng không được. Ông viết:

“Trước đây, khi biết anh có quan điểm bất đồng với Đảng, tôi đã lấy tình đồng chí và tình đảng viên để khuyên can, nhưng vì một lẽ nào đó, những lời chí tình của tôi không được anh chấp nhận. Trái lại, những tư tưởng và hành động của anh ngày càng đi sâu vào con đường đầy tội lỗi đối với Đảng”.

Tất nhiên, đọc mấy dòng trong bức thư đánh máy đó ắt cha tôi hiểu không phải chính Nguyễn Lương Bằng viết. Hai người cùng hoạt động với nhau nhiều năm, ông thừa biết trình độ học vấn của bạn mình. Nó hoàn toàn không giống với cách viết của con người ít học Nguyễn Lương Bằng. Người ta viết, bảo ông ký thì ông ký.

Dù sao mặc lòng, ông đã đọc, đã ký, chữ ký của ông dưới bức thư là thực. Nó xác nhận một ông Cả Hà Đông ngày xưa đã thành người thế nào trong những ngày ấy.

Kẻ tạo ra sản phẩm bị chính cái sản phẩm do mình tạo ra ấy nhào nặn thành cái mà nó muốn.

Khi Nguyễn Lương Bằng vượt ngục Sơn La năm 1943, ông được một thanh niên người Thái trắng dẫn đường. Trở về nhà anh bị Pháp bắt đem chặt đầu. Tôi đã tới bản Giảng, cách nhà tù Sơn La vài cây số vào mùa thu năm 1965 với tư cách nhà báo để thăm gia đình anh thanh niên nọ. Trong ngôi nhà sàn xiêu vẹo chỉ còn lại mẹ anh, một bà lão lẩm cẩm, điếc lác, hỏi năm câu mới trả lời được một, câu trả lời lại chẳng ăn nhập gì với câu hỏi.

Sau hai mươi hai năm, tính đến chuyến đi của tôi, người tù vượt ngục dẫn tới cái chết của người thanh niên nọ đã không một lần trở lại bản Giảng để thăm hỏi bà lão tội nghiệp.

Rõ ràng, ông là, hoặc đã trở thành, người không có ân nghĩa. Người đem cả sinh mạng mình giúp ông mà ông còn quên, nói chi đến đồng chí.

Vô ơn là một thói thường của những người cách mạng khi xong việc.

Chẳng cứ Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh được cha tôi dẫn đi giấu ở nhà bạn là ông Trần Văn Vần ở Phúc Yên để trốn cuộc tổng khủng bố 1939, ở đấy gần hai năm, được nuôi nấng, được bảo vệ chu đáo, nhưng khi cách mạng thành công ông ta không đến thăm ân nhân của mình lấy một lần. Khi ông Vần đến thăm Trường Chinh, ông ta ban cho ông Vần một gói kẹo.

Người ta coi sự đóng góp của nhân dân, kể cả những việc nguy hiểm đến tính mạng, là việc đương nhiên.

Bây giờ thì ai cũng biết chính quyền cách mạng đối xử với ông bà Trịnh Văn Bô, người đã hiến nhà cửa, tài sản cho cách mạng như thế nào, đến cả ngôi nhà thờ tự cũng chiếm lấy không muốn trả. Hoặc với ông bà Đỗ Đình Thiện hiến cả đồn điền Cố Nghĩa ở Phủ Lý (đồn điền Borel), nơi chính phủ kháng chiến lấy làm nơi trú chân đầu tiên khi rời khỏi Hà Nội, nơi đặt nhà in giấy bạc đầu tiên cho nền tài chính non trẻ, cũng thế. Sau khi về tiếp quản Hà Nội, ông bà còn có ngôi nhà lớn bên hồ Thiền Quang, người ta chỉ cho gia đình ông bà ở tầng dưới, tầng trên thì cấp cho báo Ảnh Việt Nam. Tôi làm việc trong tờ báo ấy, tôi biết gia đình ông bà Thiện phải ở tầng dưới ẩm thấp ra sao.

Bệnh “diễn” cũng vậy. Nhà cầm quyền luôn miệng nói về cái gọi là lập trường công nông, cứ như thể họ chiến đấu vì quyền lợi công nông. Trong thời kỳ hoạt động bí mật, mẹ tôi sát cánh cùng ông và bà Điền, vợ ông Đỗ Đình Thiện, làm công tác kinh tài cho đảng, Nguyễn Lương Bằng thừa biết chị Tường là người ở trong gia đình tôi, đã được cha mẹ tôi giác ngộ để bảo vệ cán bộ. Thế nhưng trong lần đầu tiên có cuộc diễu binh ở Hà Nội vừa được tiếp quản, Nguyễn Lương Bằng sai người đánh ô tô đến nhà tôi để đón chị Tường đến lễ đài, còn mẹ tôi, người làm công việc lo kinh tài cho đảng cùng với ông, người huấn luyện chị Tường biết giúp đỡ những cán bộ cách mạng thì ra hè đứng ngó đoàn quân cuối cùng của cuộc diễu binh đi qua nhà.

Lẽ ra ngay từ đó tôi đã phải biết Nguyễn Lương Bằng đã trở thành người thế nào. Khi cả hai cha con người bạn thân thiết của mình bị tống ngục, ông thừa biết họ không có tội, nhưng ông đã không hề động ngón tay út để can thiệp, đã thế còn hùa theo mấy tên lãnh tụ độc tài.

Hiểu được con người thật không dễ.

Cha tôi quý Nguyễn Lương Bằng vì cùng tù với nhau, ông biết bạn mình là người cách mạng kiên định, không gì có thể lay chuyển. Ông còn quý bạn ở chỗ là người trong sạch, rất liêm khiết, ngay cả khi nắm quyền lực. Trong hoạt động bí mật, Nguyễn Lương Bằng tiết kiệm từng xu cho quỹ đảng. Có lần cha tôi phát bực, to tiếng với ông, bắt ông phải xé ngay những trang sổ tay ghi tỉ mỉ những khoản chi tiêu, từng xu tiền đò, từng hào tiền trọ:

– Ông mà bị bắt với những ghi chép này thì Tây nó biết hết ông đi đâu, liên lạc với ai. Dở hơi vừa vừa chứ!

Đức liêm chính của ông còn ảnh hưởng đến vợ con. Khi ông qua đời, vợ ông trả ngay biệt thự ông được cấp, chỉ xin có một chỗ ở vừa đủ cho gia đình.

Ông liêm, là điều có thực. Ông không chính cũng là điều có thực.

Sau sáu năm bị giam, khi được thả cha tôi còn phải chịu biệt xứ ở Nam Định hai năm nữa rồi mới được trở về nhà mình ở Hà Nội. Nhân dịp ấy ông Nguyễn Lương Bằng có đến thăm, ấp úng nói lời xin lỗi.

Cha tôi phẩy tay:

– Chuyện đã qua, tôi không để bụng. Anh cũng không phải là kẻ gây ra tội.

Từ nhà tù trở về, tôi viết thư cho ông “Chuyện của cháu hãy để đấy cho lịch sử. Nhưng nỗi oan của dân thì cần giải quyết ngay. Cháu đề nghị bác hãy tới các nhà tù để nghe những người tù oan ức. Cháu tình nguyện làm người dẫn đường cho bác… “

Bức thư không có hồi âm.

Trong lần cuối gặp ông khi ông tới nhà tôi, tôi còn cố vật nài:

– Cháu qua bốn nhà tù trong chín năm, được biết rất nhiều chuyện. Oan ức nhiều lắm, bác ơi! Không phải chỉ ở trong nhà tù có những người bị oan, ở mọi nơi đều có những nỗi oan không được giải. Thôi thì chuyện dân để sau, từ từ làm. Nhưng những người tù oan đã nhiều năm thì khổ sở lắm. Bác nghe cháu, bác hãy đến để giải quyết cho họ. Khi nào có thời giờ đến với dân, bác đừng đi ô tô nhà nước để đến với dân bác cứ đi với cháu như ngày xưa bác hoạt động bí mật ấy, cháu sẽ chở bác đi bằng xe máy, cháu lái vững, bác yên tâm, bác sẽ thấy cháu không nói sai đâu.

Đáp lại, ông im lặng.

Tôi hiểu, ông không nói vì ông không thể làm.

Ông không đủ can đảm đối mặt với những gì mà cuộc cách mạng thế hệ ông làm ra đã mang lại cho nhân dân, cho đất nước. Ông không phải không biết, nhưng ông sợ sự đối mặt ấy. Nghĩ được thế còn là tốt. Tôi cho rằng ông còn sợ cái khác, cái lớn hơn, cái ông chắc chắn sẽ nhận được nếu dám trái ý bề trên. Ông biết những người cầm lái bộ máy cai trị là người thế nào.

Nguyễn Lương Bằng được ngành tuyên truyền tung hô như một Bao Công. Tôi nhìn rõ ông – ông đã trút bỏ sạch sành sanh tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.

Ông hài lòng sắm vai một Bao công giả. Bộ cánh quan lớn chẳng những vừa vặn mà còn hoàn toàn dễ chịu với ông. Nó không đòi ông phải dũng cảm chống lại cái xấu, cái ác, để trốn tránh hậu quả của sự dũng cảm ấy.

Ông đã học được cách tồn tại.

Tiếc thay! Một con người tốt như thế mà đã đọa ra như thế.

Năm 1835, trong vở kịch Cái Chết Của Danton, nhà văn người Đức Georg Buchner viết: “Cách mạng giống như thần Saturn trong truyện thần thoại ăn thịt những đứa con của mình”. Câu này, như một lời tiên tri, được trích dẫn nhiều.

Khởi đầu, mọi cuộc cách mạng đều hứa hẹn một ngày mai tươi sáng. Nó biến chất khi một thiểu số cơ hội lợi dụng thắng lợi của cách mạng chiếm lấy đỉnh cao quyền lực. Thiểu số này tự cho mình là “duy nhất đúng đắn và vô cùng sáng suốt”, tiêu diệt không nương tay mọi bạn đồng hành không chịu điều hoà với cách quản trị xã hội độc tài (hay chuyên chính cùng một nghĩa). Số còn lại bị biến thành (hoặc tự nguyện biến thành) tay sai trung thành để được quyền tự do đè nén và cướp bóc nhân dân. Số khác thì biết đấy, biết rõ, nhưng vì biết mà cúi đầu tuân theo chỉ để được tồn tại bên ngoài những nhà tù.

Năm 1979, Nguyễn Lương Bằng qua đời.

Buổi sáng, cha tôi gọi tôi:

– Hôm nay đưa tang bác Cả. Con mặc quần áo rồi chở bố đi tiễn bác.

Cùng với tuổi già và bệnh tật mang về từ những nhà tù, cha tôi yếu đi rất nhiều. Đến xe đạp ông cũng không đi được, ngồi được lên yên là ngã. Khi ông muốn đi đâu tôi phải chở ông bằng xe máy.

Tôi nhìn vào mắt bố:

– Con là đứa con luôn vâng lời bố, bố biết. Nhưng lần này thì con xin không nghe.

Tôi biết tôi hẹp hòi, tôi không có được đức độ lượng của cha tôi. Nhưng tôi phải cho cha tôi biết thái độ của mình.

Phải cố gắng lắm tôi mới nói được điều biết trước sẽ làm ông đau lòng:

– Con sẽ bỏ cả ngày để tiễn chân một người anh hùng. Nhưng con sẽ không bỏ một phút để đưa ma một thằng hèn.

Cha tôi im lặng.

Rồi thở dài.   

Áo cưới chàng may còn mùi vải

Mai-Agnetha Pham  is with Mai-Agnetha Pham

  Nguồn: Fb Tim Hoang

BÌNH THỦY 1969

Áo cưới chàng may còn mùi vải

Rượu hồng thiếp uống còn cay môi

Xa nhau một phút ngàn thu vắng

Nỗi buồn này biết làm sao nguôi

Đấy là 4 câu thơ trên mộ anh Thái Hoàng Cung, do người vợ trẻ Trần Mộng Tú khắc lên khi anh còn dùng địa chỉ tại nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi.

-o0o-

Buổi tối của một ngày đầu tháng 8 năm 1969, khi tôi đang ngồi xem những tấm ảnh màu đám cưới gửi từ Mỹ về, xắp xếp để làm một cuốn album, thì nghe tiếng chuông cửa. Tôi ra mở cửa, hết sức ngạc nhiên khi thấy Carl và anh Huân là hai người ở Sở trước mặt. Anh Huân làm phòng tối, phụ trách về rửa phim, in hình và Carl vừa là phóng viên vừa là nhiếp ảnh viên. Cả hai người này chẳng bao giờ đến nhà tôi vào giờ này, càng chắc chắn là không phải gọi tôi đi làm. Tôi lúc đó làm thư ký cho hãng Thông Tấn The Associated Press, công việc của tôi là lo tất cả những việc linh tinh cho hãng: Từ phát lương cho nhân viên, giữ sổ chi thu, mua bán hình ảnh, thư ký cho ông chánh văn phòng, đi nghe họp báo bỏ túi, v.v. Những việc này không bao giờ phải làm cuối tuần, cũng như không bao giờ làm ca đêm.

Cả hai người bước vào buồng khách, cả hai nhìn tôi, rồi cả hai nhìn nhau, không ai muốn là mình nói trước. Tôi linh tính có điều không tốt, nhưng không hiểu chuyện gì.

Cuối cùng Carl nói:

– “Sở nhận được điện thoại từ Rạch Giá gọi về chiều nay, nói là Cung, chồng của cô đã tử trận.”

Tôi đứng ngẩn người, nhìn lại cả hai, không nói được tiếng nào.

Carl nói tiếp:

– “Suốt từ chiều, chúng tôi liên lạc được với Rạch Giá (Kiên Giang), xác định tin rõ ràng, có gọi điện thoại nói chuyện với bà Giám thị của đại học xá Trần Quý Cáp, mẹ Cung, cụ cũng nhận được tin rồi.”

Tôi ngồi xuống hai gót chân mình, không nghe được gì tiếp, ngoài tiếng xôn xao của cha, mẹ và gia đình.

-o0o-

Chúng tôi mới cưới nhau sau lễ Phục Sinh vào tháng Tư, Cung tử trận 30 tháng 7, năm 1969.

Cung không phải là quân nhân chính gốc, anh tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, ban Pháp Văn và đã đi dạy được 1 năm, anh bị gọi trong chương trình Tổng Động Viên.

Khi nhận giấy báo phải nhập ngũ, anh đến xin cha mẹ tôi cho làm hôn thú, vì sợ sau này sẽ khó khăn khi ở quân đội. Trên giấy tờ, tôi có chồng từ tháng 6-1968. Lúc làm đám hỏi chú rể tương lai không có mặt (đang đóng ở Chi-khu Trà Bồng) chỉ có mẹ chồng mang trầu cau sang. Nghĩ cũng tủi thân, nhưng thời chiến mà, làm sao được.

Sau đám cưới, Cung về đơn vị, tôi vẫn ở nhà với cha mẹ, đợi Cung được biệt phái về dạy học lại, (Bộ Giáo Dục hứa sẽ cho các giáo chức được về vào tháng 10/1969) rồi sẽ ra ở riêng.

-o0o-

Chiếc máy bay vận tải Mỹ đáp xuống phi trường Bình Thủy, Cần Thơ.

Người phi công phụ quay xuống nói với anh trai của Cung và tôi, đang ngồi cạnh chiếc quan tài.

“Chúng tôi rất tiếc là phải thả hai người và quan tài xuống đây, vì đây là máy bay quân đội Mỹ chở dầu, chúng tôi chỉ đi tới Cần Thơ chứ không về đến Sàigòn.”

Đuôi máy bay mở ra, một chiếc forklift tiến đến trục quan tài ra khỏi máy bay để giữa lòng phi đạo.

Anh chồng tôi dặn:

– “Em đứng đây, anh vào gặp ông xếp của phi trường này may ra được giúp đỡ.”

Buổi trưa tháng Tám, mặt trời tóe những chùm nắng rát bỏng, chói chang trên sân bay, cái sân bay rộng lớn chổng chơ một chiếc áo quan có phủ xộc xệch lá quốc kỳ, mấy giọt nến đóng thành mảng khô cứng trắng đục trên màu vàng của lá cờ, một vài chiếc lá quăn queo sót lại của vòng hoa chiều qua còn dính ở đó.

Tôi tự thấy mình bé nhỏ, mỏng manh trong chiếc áo dài màu xanh nhạt, áo nhầu nát, tóc bơ phờ, mặt ngơ ngác đứng nhìn chung quanh mình. Cái sân bay trông sao mênh mông thế mà cái áo quan thì bé tí, tôi đứng bên cạnh trông lại càng bé hơn. Sân bay không một bóng người, vài ba chiếc máy bay quân sự đậu rải rác bên cạnh những phuy dầu chưa kịp xếp vào kho. Hình như đã có mùi hôi bốc ra từ áo quan, tôi đứng lui ra một tí nữa, xoa tay lên ngực, thấy mình nghẹt thở, ngực nặng và đau buốt, đau thấu xuống tận bụng, tôi muốn ngất đi.

Hai ngày, một đêm ở Kiên Giang đã làm tôi đuối sức. Tôi có làm gì đâu. Tôi chỉ không ăn, không ngủ, không khóc, không cả vệ sinh. Chắc trong người tôi không còn nước. Bà mẹ chồng một bên, ông anh chồng một bên, họ đổ sữa ông Thọ cho tôi. Bà mẹ chồng tôi thật giỏi, bà có kinh nghiệm với chiến tranh, kinh nghiệm với chết chóc, nên đi đón xác con mà bà còn nhớ đem theo hộp sữa ông Thọ cho cô con dâu tiểu thư, cô con dâu còn mới như vuông lụa chưa thêu.

– “Con uống đi. Con mà gục xuống đây nữa thì mẹ biết nói làm sao với cha mẹ con.”

Tôi không uống được, cái mùi tử khí trưa nay của mấy chục cái xác xếp chất lớp trước cửa nhà xác vẫn ràn rụa trong thân thể tôi. Nó phủ chụp từ đỉnh đầu xuống hai bàn chân, khi tôi len lỏi bước qua những xác lính bên ngoài để vào bên trong chỗ người ta để xác sĩ quan. Tôi đã phải bước qua từng cái túi có bọc thây người ở trong, có cái thòi hai bàn chân còn nguyên đôi giầy sau ra một đầu, có cái thì lòi ra ở đầu kia một đỉnh tóc bết đất, có cái thò nguyên một khuôn mặt tái mét vàng khè có mấy con ruồi đậu trên đôi mắt chưa khép kín hẳn. Tôi đi theo bàn tay dắt của người anh chồng, xúc động và kinh hoàng đã làm tôi không còn cảm giác nữa. Không biết tôi có dẫm phải ai không. Tôi cố gắng không dẫm lên những người đàn ông nằm đây. Vào được đến bên trong thì tôi có nhìn thấy gì đâu. Tôi chỉ nghe tiếng bật khóc của mẹ chồng, tiếng anh chồng bảo:

– “Đúng là Cung rồi.”

Tôi thấy hình như tôi được bế lên, được đặt ngồi xuống một cái bậc thềm, gió ở sông thổi vào mặt tôi, giúp tôi tỉnh lại, tôi mở mắt ra, nhìn xuống. Tôi thấy một giòng nước đục chẩy lờ đờ bên dưới. Thì ra nhà xác của bệnh viện Kiên Giang nằm sát cạnh bờ sông. Tôi không dám nhìn vào những người đàn bà đang đi lật từng cái poncho quấn thây người để tìm chồng, tìm con họ trước cửa nhà xác. Tôi thấy tôi còn may mắn hơn họ.

Người ta đem xác Cung về trại gia binh tiểu khu để làm lễ. Tôi được bày đứng cạnh áo quan cho ông Phó Tỉnh Trưởng đọc diễn văn, trong khi ông đọc thì tôi đứng nhìn mấy cây nến chẩy, nhìn vòng hoa đã bắt đầu héo, có cả chén cơm đã khô và quả trứng luộc có mấy con ruồi bay lên bay xuống, tàn nhang rơi phủ đầy trên đó. Ông Phó Tỉnh đọc diễn văn xong, hấp tấp ra về. Chắc ông hơi thất vọng vì không thấy tôi khóc để có dịp nói lời an ủi. Mấy người vợ lính trong trại gia binh, chạy sang thăm hỏi, mấy đứa nhỏ con lính chạy loanh quanh áo quan với mấy con chó gầy trơ xương, trụi cả lông, cái áo chúng mặc ngắn cũn, bụng ỏng ra ngoài, mũi thò lò cũng chẳng chùi. Chúng tròn mắt nhìn mấy người Sài Gòn, mặt mũi có vẻ khang khác với nhưng người trong trại lính nầy. Có người cũng từ xa đến chưa tìm ra xác chồng, xác con đến hỏi han bà mẹ chồng tôi với con mắt nặng trĩu và gương mặt thất thần.

Tôi đứng đó lơ mơ nghe lao xao những tiếng nói chồng lên nhau, mỗi người kể một cách, giống như ở nhà tôi mỗi khi đi xem một cuốn phim về, chị em tôi vẫn thường tranh nhau nói như thế. Hình như họ nói về trận đánh ngay ở xã Vĩnh Thanh Vân. Xã này, tôi không biết ở đâu nhưng chắc là rất gần. Họ nói đánh ba bốn hôm rồi, và vẫn còn đánh nên xác không kéo ra hết được, phải ngồi chờ thôi. Cứ ngồi chờ thế nào cũng gặp, họ bảo nhau:

– “Không thấy người thì thấy xác. Thế nào cũng gặp mà!”

Người anh chồng thì thỉnh thoảng lại biến mất, không biết đi đâu, chắc là đi tìm cách đưa mọi người về nhà. Tôi thấy trong những người đi nhận xác chỉ có 3 người trong gia đình này ít khóc nhất.

Bà mẹ chồng tôi thì vừa mếu máo vừa lo xin nước sôi pha sữa cho con dâu uống. Con bé này vốn đã gầy, hai hôm rồi nó chẳng ăn, chẳng nói gì làm bà phát hoảng, giá nó cứ khóc sướt mướt như mấy người vợ lính đang khóc ngoài kia thì bà lại đỡ lo. Không biết còn kẹt ở đây đến bao giờ? Bằng vốn liếng tiếng Pháp bà nói chuyện với một ông sĩ quan Mỹ cho bà quá giang máy bay quân sự về Sàigòn, rồi bà sẽ thuê máy bay dân sự xuống đây đón mấy đứa con.

Bà giỏi lắm. Mấy chục năm trước, còn trẻ măng mà bà đã một mình thuê đò ở Nam Định đi tìm chồng. Chồng bà đang đêm được Việt Minh đập cửa mời đi, rồi cả tháng không thấy về. Ông được mời vì lúc đó ông có một ngôi trường nhỏ dạy học tiếng Pháp ở Nam Định. Bà đi đò, đi bộ cả bao nhiêu cây số, đến tận chỗ không ai dám bén mảng đến hỏi tin tức chồng. Họ bảo về đi, bắn chết rồi. Bà lại thuê đò về, tính ngày đi của chồng dùng làm ngày giỗ vì bà không biết ông bị xử bắn vào hôm nào. Mấy hôm sau bà bỏ nhà ở Nam Định, dắt ba thằng bé, đứa lớn nhất chưa quá 10 tuổi tìm đường ra Hà Nội.

Đi làm, nuôi con ăn học. Rồi lại dắt con di cư vào Nam. Ai làm được gì thì bà cũng làm được như vậy. Bà cũng khóc chứ. Nhưng nước mắt thì vốn chóng khô vì nó không chảy hết ra một lúc, nó chảy rỉ rả ít một. Chảy suốt một đời. Cô con dâu bà mới cưới được có ba tháng, còn trẻ lắm, lại chưa có con, đi đón xác chồng lại có mẹ chồng, anh chồng bên cạnh. So với bà cô còn may mắn chán.

Mà đúng thật, bà mẹ chồng tháo vát của tôi số khổ hơn con dâu. Bà xin lên được máy bay về trước các con một hôm thì cũng bị thả xuống phi trường Bình Thủy đêm hôm đó, máy bay không về đến Sài Gòn. Một cơn mưa tháng Tám bất chợt ập xuống làm bà ướt sũng, thất thểu tìm một nhà thờ vào xin ngủ qua đêm, bà không cần khóc nữa, trời đất khóc hộ bà rồi. Sáng hôm sau bà đi xe đò về Sàigòn. Trong khi đó thì các con của bà: Con sống, con chết cũng bị thả xuống chỗ mẹ ngày hôm qua, nhưng không phải buổi tối mưa sũng nước mà một buổi trưa đầy nắng.

Cuối cùng thì cũng đưa được quan tài về Sài Gòn. Khi xuống đến phi trường Tân Sơn Nhất thì cả người và cảnh trông thật bắt mắt. Nếu có cần quay một cảnh phim cho chiến tranh thì hay quá. Cái quan tài cũng không cần phải trang trí cho ra vẻ tang thương hơn nữa. Lá cờ phủ trên nó nhầu nát, xộc xệch, cô đơn, đã đủ vẻ tang thương.

Hai nhân vật thất thểu xác xơ đứng cạnh không cần phải hóa trang hay diễn xuất, họ đi đứng như người mất hồn, ngơ ngác, thất lạc, rơi ra từng mảnh như những người lính vừa bại trận trở về. Cứ dựng máy quay phim lên, quay họ như thế vào phim cũng tuyệt lắm rồi.

Sau nầy tôi nghĩ lại vẫn tự hỏi. Tại sao lúc đó mà mình tỉnh khô như vậy, sao mình không phát rồ, phát điên, không đập đầu vào tường?

Cả trăm câu hỏi cứ chạy lung tung trong đầu tôi bao nhiêu năm trời.

Một chiếc xe nhà binh đón chở áo quan từ phi trường đến nhà xác bệnh viện Grall. Đã bảo bà mẹ chồng tôi là người tháo vát mà! Bà còn xin được miếng đất chôn Cung trong Mạc Đĩnh Chi để bà thăm viếng cho tiện, chứ lên tận Nghĩa Trang Quân Đội thì làm sao bà có thể đi thăm thường xuyên được.

Họ cho Cung đi qua nhà, dừng lại cho Cung nhìn chỗ mình đã sống, đã lớn lên một lần chót. Chẳng biết ai là người nghĩ ra cái tục không được chết ở nhà thì phải ghé qua nhà trước khi ra đi hẳn mà hay thế! Tôi thấy những người lân cận và một vài người họ hàng đã đứng chờ sẵn trước cửa nhà. Họ nhìn tôi, nhìn quan tài như xem phim chiếu chậm, họ quen quá rồi cái cảnh nầy những năm gần đây. Tôi còn trẻ quá, họ nghĩ. Thế nào rồi cũng quên đi, cũng lại lấy chồng, chỉ tội cho bà mẹ anh ta.

Họ nghĩ cũng chẳng sai mấy. Khi tôi bị đẩy ra khỏi nước, gia đình chồng cũng bỏ đi, chỉ có Cung là người ở lại. Cung cũng chẳng khác gì những người còn sống, cũng bị đuổi nhà, bị chiếm đoạt tài sản. Người anh họ ở lại tìm cho anh một nơi cư ngụ mới trong nhà thờ Tân Định.

—–

Tôi trôi mãi rồi cũng phải dạt vào một chỗ. Bảy năm sau tôi lấy chồng, sanh con, tôi sống bình thường như tất cả mọi người đàn bà khác trên một đất nước không có chiến tranh. Tôi cũng vui, cũng buồn với những thăng trầm của đời sống.

Ở đời sống hàng ngày, tôi quên dần cái bất hạnh của tôi mấy mươi năm về trước. Nhưng tôi nhớ rất rõ ràng là cái bất hạnh đó nó có hiện diện trong kiếp người của mình. Thỉnh thoảng Cung vẫn về trong giấc mơ, dù suốt ngày hôm trước tôi không hề nghĩ đến. Cung về như còn sống hay về như đã chết thì khi tỉnh dậy, nước mắt tôi vẫn lặng lẽ trào ra trên gối. Tôi cố gắng không làm giao động người nằm bên cạnh đang ngon giấc. Buổi sáng, thức dậy, tôi thay áo gối, rồi lại thản nhiên bước vào đời sống trước mặt: Giặt giũ cho chồng, cơm bánh cho con.

Thời gian cứ thản nhiên trôi, buồn và vui đầy ắp hai tay. Ngày trắng tóc rồi cũng đến.

-o0o-

Lần đầu tiên về thăm lại Việt Nam năm 1998, sau 23 năm, tôi đi tìm Cung ở nhà thờ Tân Định. Tôi đi len lỏi giữa những dẫy kệ, đọc từng cái tên, đi đến vần “T” là họ của Cung. Tôi nhìn thấy một cái hộc nhỏ, không có hình chỉ có ghi Họ, Tên, Ngày sinh, Ngày mất. Tôi đứng lặng người, run rẩy chạm những ngón tay mình lên mặt chữ. Cái cảm giác chạm tay vào đầu áo quan của năm 1969 bỗng hiện ra dưới những ngón tay tôi. Một tiếng nấc đưa lên thanh quản, vỡ òa ra, tôi khóc như chưa bao giờ được khóc. Nước mắt của bao nhiêu năm tụ lại một ngày, nước mắt của những ngày đi đón xác ở Kiên Giang khô lại bây giờ nứt ra như một mạch ngầm của suối bật lên trên mặt đất nứt nẻ. Tôi khuỵu chân ngồi xuống giữa lối đi của hai hàng kệ, khóc như chưa bao giờ được khóc.

Chung quanh tôi vắng lặng. Tôi trầm mình vào nước mắt, vào bất hạnh, vào nỗi cô độc của mình. Cái hộc nhỏ đựng tro than bên trên đầu tôi vẫn thản nhiên, im lìm nhìn như trước khi tôi đến.

(Trần Mộng Tú)

Hình 1: Trần Mộng Tú và Thái Hoàng Cung trong ngày cưới, ba tháng sau anh tử trận.

Hình 2: Phi trường Bình Thủy (Cần Thơ)

Hình 3: Nhà thơ Trần Mộng Tú hiện tại

CHUYỆN TÂM LINH KHÓ LÝ GIẢI

CHUYỆN TÂM LINH KHÓ LÝ GIẢI

Seniors,

Trước khi đọc “Chuyện tâm linh khó lý giải”, tôi kể quý seniors nghe câu chuyện người chết có linh hồn không?

Sau tháng 4 năm 1975, tôi trình diện đi học tập cải tạo. Trại tù đầu tiên là ở khu gia binh Long Giao, Long Khánh. 

Ở đây chừng hai tháng thì có một người bạn tù nằm chết ở ngoài sân, lúc bấy giờ chưa có khoá phòng để nhốt tù. Nửa đêm anh đi tiểu và nằm chết ở tư thế co ro nằm nghiêng, hai chân co lên ngực và hai tay nhét vào giữa hai đầu gối. Đặc biệt đôi dép lại để ở trên đầu. Vào thời điểm này các trại tù do bộ đội VC quản lý, trại trưởng nghi ngờ anh em trong tù sát hại lẫn nhau, phải chờ Bác Sĩ từ Sài Gòn lên khám nghiệm tử thi mới cho chôn. Anh chết từ lúc nửa đêm đến 5 giờ chiều mới đưọc chôn nên cơ thể anh cứng đơ. Trưởng trại cho một cái hòm gỗ, khi bỏ xác anh vào nằm ngửa thì không đậy nắp được vì hai đầu gối nhô lên, bỏ nằm ngang xác anh không lọt vô hòm. Trại tù không nhang, không đèn, không rượu để bóp cho thân thể mềm lại. Loay hoay mãi có một anh bạn tù, cấp bậc Đại úy là con rể của Tướng Lê Minh Đảo, anh là người có đạo Công Giáo đứng ra van vái:

– Anh sống khôn thác thiêng, phò hộ cho chúng tôi đưa thân xác anh đi cho được thanh thản, nhẹ nhàng.

Vái xong anh đến kéo tay chân người bạn tù xấu số, tay chân nó mềm nhũn ra như người còn sống. 

Mấy tên vệ binh mang súng đứng chung quanh ngạc nhiên, thảng thốt:

– Sao nạ thế nhỉ.

Hồn của anh bạn có lẽ lẩn quất đâu đó, anh nghe, anh thấy chúng tôi, nhưng chúng tôi chẳng thấy được anh.

Kính mời Quý Seniors xem tiếp câu “Chuyện tâm linh khó lý giải” của Nguyễn Quang Phúc

Thân mến,

Đồng

   CHUYỆN TÂM LINH KHÓ LÝ GIẢI

 Nguyễn Quang Phúc

 Cách nay 15 năm vì thất bại trong công việc, tôi phải quay lại nghề cũ: Sửa đồng hồ tại 18 Lê Công Kiều quận 1 để mưu sinh.

Vào một buổi chiều tối có người đàn ông lại bán cái bình bằng đồng. Bình vuông vức, cao hơn gang tay chạm trổ rất tinh xảo nhìn bắt mắt. Tôi quyết định mua cái bình giá vài trăm ngàn (khoản 5 phân vàng thời điểm đó) với ý định sáng mai sẽ bán lại kiếm lời.

Qua hôm sau tôi đem bình đi bán. Anh Bảo Tâm (tiệm 20 Nguyễn Thái Bình) trả tôi có lời nhưng tôi chưa bán vì hy vọng sẽ bán được giá cao hơn.

Một lát sau tôi lấy bình ra mời anh Sơn đầu bạc (chủ tiệm đồ cổ 5 Lê Công Kiều). Sau một lúc xem xét anh Sơn bảo:

– Đây là cái hũ cốt mày xem liệu mà bán đi.

Tôi ngạc nhiên trả lời:

– Đừng giỡn đại ca, nếu thật thì anh chứng minh đi 

Anh Sơn chỉ tay vào góc bình rồi lặng lẽ quay đi. Tôi lấy kính nghề đeo vào và bàng hoàng khi thấy ở góc bình có hàng chữ rất mờ do đã có ai đó cố tình bôi:

Dương Văn Út sanh 1963 ngày mất….. hưởng dương……

Tôi chết lặng vội cất cái bình vào tủ miệng lâm râm vái: Anh Út ở tạm đây đi để từ từ tôi tính (dù tôi chưa biết tính thế nào).

– Đem vào chùa thì tôi không có tiền.

– Đem bán thì vật này không phải để bán.

– Lén vứt đi thì lý trí muốn làm nhưng lương tâm không cho phép.

– Đem về nhà ư? Tôi không dám và không muốn việc đó.

Tôi như người mất hồn làm việc không nổi, ăn không ngon ngủ không yên hai ba ngày. Mặt không có nổi nụ cười trong lòng buồn và rối rắm.

Vợ tôi nhận ra sự khác lạ của chồng nên gặng hỏi mãi. Cuối cùng tôi cũng kể cho vợ nghe sự việc, hai vợ chồng ngao ngán nhìn nhau vì không có số tiền nhỏ để giải quyết việc nhỏ.

Thời gian đó vợ tôi bán mướn quần áo ở chợ An Đông sạp 214. Sáng ra đi làm vợ tôi kể cho chị em tiểu thương câu chuyện của tôi và cô Thủy chủ sạp 214 ra tay giúp đỡ.

Thủy điện thoại cho tôi:

– Anh Phúc, em đã nghe sự việc của anh. Giờ thì anh hãy đem hũ cốt đến tịnh xá Ngọc Vân (ngay chân cầu vượt Suối Tiên hướng đi về cầu Sài Gòn) gửi mọi chi phí em lo hết.

Nghe như người chết đuối vớ được phao. Ngay chiều hôm đó tôi cùng vợ sắm một ít hương hoa và đem hũ cốt đi gửi.

Xong việc trên đường về trong lòng rất sảng khoái vì dù mất một số tiền nhưng tự an ủi là mình đã làm được một việc tốt.

Quay lại cuộc sống hàng ngày tôi dần quên việc đó cho đến 6 tháng sau vào một buổi sáng.

Tôi có cuộc điện thoại trên mà hình hiển thị số nước ngoài gọi đến. Đầu bên kia là giọng nữ Việt

– Chào anh, anh có phải là anh Phúc sửa đồng hồ không?

– Ok Phúc đây. Chị gọi tôi có việc gì vậy?

– Dạ tôi nghe anh có mua được hũ cốt. Không biết anh có biết tên người trong   hũ cốt không?

Tim tôi bắt đầu loạn nhịp nhưng vẫn trấn tĩnh:

– Dương Văn Út ngày sanh…. ngày mất…… hưởng dương…. và tôi hỏi lại chị ta:

– Vì sao chị có số ĐT của tôi và làm sao chị biết tôi mua hũ cốt

Người phụ nữ đó bỗng nấc lên vừa khóc vừa nói:

– Dạ tôi là chị ruột của thằng Út đây. Gia đình tôi định cư ở CANADA từ lâu không may em tôi vắn số. Tôi đã hỏa táng và gởi cốt về VN theo ý nguyện của em. Tôi gởi vào chùa ở Gò Vấp (ngay ngôi chùa bị lùm xùm về tro, cốt) không hiểu sao lại thất lạc hũ cốt. Tôi đã cố tìm kiếm, đăng báo rất nhiều lần nhưng không tìm được. Nay tôi tìm được anh đúng là người mua hũ cốt chắc là em tôi linh thiêng mách bảo.

Tôi rất là ngạc nhiên và sợ, tay chân đã ra mồ hôi nhưng vẫn bình tĩnh nói với chị ta:

– Hũ cốt của ông Út tôi đã gởi vào chùa chị hãy nhờ người thân tới liên hệ nhưng làm sao chị biết tôi mua nhầm hũ cốt.

Chị ta chậm rãi kể (thì ra sự việc như vầy).

Khi vợ tôi kể chuyện hũ cốt cho cô Thủy thì câu chuyện lan truyền ra nên nhiều tiểu thương ở chợ An Đông biết

Tình cờ có một chị tiểu thương du lịch CANADA rồi gặp chị ông Út trong siêu thị.

Hai bà Tám VN gặp nhau trên đất khách họ nói với nhau đủ việc trên đời. Vô tình chị ông Út than thở về việc thất lạc hũ cốt ở VN.

Nghe thế chị tiểu thương bảo: Ở An Đông tôi có nghe việc người ta mua nhầm hũ cốt để tôi gọi về VN xin số cho chị rồi chị hỏi thăm thử xem sao? Biết đâu may thầy, phước chủ……

Từ nửa vòng trái đất chỉ một cuộc ĐT chị ta đã tìm được hũ cốt của em mình sau 2 năm thất lạc.

Từ một người thợ sửa đồng hồ ở lề đường (lại đang thiếu nợ) 3 năm sau tôi đã trở thành chủ tiệm đồ cổ khá lớn ở Lê Công Kiều quận 1.

Mỗi lần cô Thủy chủ sạp 214 gặp tôi đều nói:

– Từ khi anh Phúc mua hũ cốt đến nay em thấy anh làm ăn rất khá. Thay đổi từng tháng đó anh, có lẽ ông Út phù hộ anh đó.

Tôi cười và bảo với Thủy:

– Chuyện tâm linh thì khó lý giải nhưng khi anh mua hũ cốt gởi vào chùa thì ở LCK và chợ An Đông nhiều người biết. Họ mến việc làm của mình nên họ giúp đỡ làm ăn. Trong cuộc sống mà nhiều người giúp thì công việc thuận lợi hơn.

Qua câu chuyện này tôi xin nhắn gởi tới những bạn đang khó khăn hoặc chưa thành công:

– Hãy cố gắng hết sức và luôn sống đúng lương tâm, đạo đức. Trời không phụ người tốt.

Sài Gòn 10-2020

From: TU-PHUNG

CUỘC ĐỜI ĐAU THƯƠNG CỦA LOÀI CHIM YẾN

  
Image may contain: text

 Chuyện tuổi Trung Niên

  CUỘC ĐỜI ĐAU THƯƠNG CỦA LOÀI CHIM YẾN

Có 1 lần lâu lắm rồi tôi có gặp người bạn nói ngày xưa ở VN trước năm 75 có lần ông trúng thầu để lấy tổ yến…

Sau lần đó ông giải nghệ luôn vì thấy ác độc quá…Ông nói tội lắm cô ơi…đôi khi phải vứt trứng yến hay chim non xuống biển để lấy tổ…Chim mẹ bay về quanh quẩn nơi tổ yến đã mất kêu thảm thiết lắm…Nghe ông nói mà tôi ứa nước mắt thương cho chim mẹ…

CHUYỆN CỦA CHIM YẾN

Câu chuyện ray rức lòng người.Xé gió biển, đôi cánh nhỏ dang rộng hết cỡ, lượn lên mất hút trên không trung rồi bất thần lao xuống hết tốc lực. Chẳng có gì ngăn cản nổi, Yến mẹ lao đầu vào vách đá dựng đứng. Để lại trên vách núi vệt máu tươi uất nghẹn và tiếng kêu khản đặc xé lòng của chim trống…Cảnh tượng đó lặp đi lặp lại trong những ngày vào mùa, mùa mà một loài hân hoan trên sự chết chóc đau thương của một loài khác. Mùa khai thác Tổ Yến.Yến, sống trung thành – chết thuỷ chung. Một đôi Yến khi đã sống cùng nhau là trọn đời trọn kiếp. Khi đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi nữa. Tập tính đó giết hại Yến. Người vẫn thầm ngưỡng mộ và tự hỏi: Trong hàng ngàn chim Yến bay rợp biển kia mà vì sao các cặp đôi không bao giờ nhầm lẫn, không đời nào lang chạ? Hàng vạn tổ Yến ken đặc trên vách đá đó mà Yến luôn về đúng nhà của mình. Không bao giờ chiếm tổ chim khác? Rồi người lợi dụng triệt để đặc tính này để dụ Yến, nuôi Yến, lấy tổ Yến và vô tâm nhìn xác Yến…Nếu không may gặp một thợ hái tổ không chuyên hay thiếu kinh nghiệm. Không chừa lại một phần tổ, hoặc lấy đúng chiếc tổ của Yến sắp sinh. Chim mẹ trở về trong tình trạng mất tổ, không chịu nỗi đau đớn vì cơn chuyển dạ. Yến sẽ quẩn và chọn cách gieo mình vào vách núi, chính nơi đã xây mái ấm để quyên sinh.

Đa số chim Yến trống sau đó bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào đúng chỗ vợ chết. Nên các vệt máu khô buồn in lại trên vách đá lạnh lẽo thường là vệt đôi bên nhau, thậm chí là chồng lên nhau. Nếu không tự tử, chim Yến trống sẽ sống cô độc suốt quảng đời còn lại.

Xưa, kẻ cùng đinh mạt vận mới phải ra nơi heo hút, leo trèo nguy hiểm tìm hái tổ Yến để mong đổi đời. Thường thì khi có chút vốn họ bỏ nghề và ăn năn sám hối. Họ không đời nào muốn con cái tiếp tục cái việc quá sức mạo hiểm, quá sức thất đức. Và đó là lý do không có “nghề lấy tổ Yến gia truyền” là vậy.

Nay, lòng tham con người vô cùng vô tận.

Tạo hoá không ban phát cho ai tất cả. Loài chim hiền hoà xinh đẹp và thuỷ chung đó lại có đôi chân cực ngắn và mềm yếu. Yến dường như không thể đậu trên mặt đất, Yến treo thân trên vách cheo leo lúc đêm về. Còn lại gần như bay suốt, liên tục từ 12-15 giờ mỗi ngày. Săn mồi và ăn trong khi đang bay, ngủ trong lúc bay, thậm chí là “làm chuyện vợ chồng” trên không luôn.

Bù lại, Mẹ Thiên Nhiên dạy Yến cách sinh tồn, mách bảo Yến sống trên cao, làm tổ nơi vách núi thẳng đứng, hẻo lánh và trơn trượt. Hòng tránh loài ăn thịt hiểm ác như rắn hay cú vọ. Có điều, ngay cả thiên nhiên cũng không biết được có loài ăn…tạp còn tàn độc hơn thú dữ. Loài có thể chinh phục bất cứ núi cao vực sâu hiểm trở nào hầu nhét cho đầy lòng tham tanh tưởi. Loài đã làm những cuộc tàn xác đẫm máu mang tên “Yến Sào”.

Yến chống chọi để tồn tại, tạo hoá không đành lòng diệt vong một biểu tượng của tình yêu, tình mẫu tử. Trong thiên nhiên hoang dã, chắc Yến là loài duy nhất được mệnh danh “rút ruột cho con” nhờ đặc tính làm tổ bằng nước dãi. Cả chim mẹ và chim cha cùng nhau xây tổ. Nước dãi kết dính cây cỏ và chính những chiếc lông rứt ra đau đớn thành chiếc tổ kỳ diệu. Con người ranh mãnh khi lấy tổ yến đã cố tình chừa một ít. Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây. Tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ. Cho đến chết đi rồi Yến vẫn không thể hiểu được một số giống người man rợ hoan hỉ gọi đó là “Hồng Yến”…

Cuộc đời loài chim yến hiện nay thật quá thương tâm, vì lòng tham và sự tàn nhẫn của con người chưa từng giảm bớt…Hãy dừng lại việc nuôi yến, bán tổ yến cho đến tiêu thụ các sản phẩm từ chim yến.

Nhân nào quả đấy, nếu mình phá hoại nhà cửa của người ta, chia rẽ gia đình người ta, cướp đoạt cái mà chẳng phải thuộc về mình, ăn nuốt vật phẩm dựa trên máu, nước mắt và sinh mạng của chúng sanh thì tương lai gia đình mình, con cháu mình, và cá nhân mình chẳng lẽ không bị quả báo tương tự hay sao?

Vì vậy: Trước khi làm điều gì, hãy nghĩ đến hậu quả của nó.

(st.)