Tìm tình yêu.

Câu chuyện có cái châm biếm nhưng khá thực và buồn của nó là ngay ở thiên đàng God phải mất bốn năm mới kiếm ra một linh mục. Tìm ra một luật sư? Coi bộ không biết bao nhiêu năm!

Tìm tình yêu.

Một người đàn ông sống cả đời trong cô đơn, không tìm được tình yêu.

Lúc 96 tuổi ông ấy mất và được lên thiên đàng.

Cùng lúc ấy, một người đàn bà cũng sống cả đời cô độc, không có tình yêu.

Lúc 102 tuổi bà ấy mất và được lên thiên đàng.

Như một sự tình cờ, cả hai gặp nhau tại thư viện trên thiên giới, nhận ra cả hai đều có chung một đam mê đối với sách vở, họ bắt đầu kể chuyện cho nhau nghe và tuyệt vời thay, sau cả cuộc đời sống không có niềm vui, họ đã tìm được tình yêu.

Hai ông bà đến gặp Chúa để xin được cưới nhau. ” Cho Ta một thời gian”, Chúa bảo, “và Ta sẽ trở lại với các con. Chuyện này quá bất thường”.

Bốn năm trôi qua, sau khi ông bà đã kiên nhẫn chờ đợi, cuối cùng Chúa trở lại nói với người đàn ông và người đàn bà rằng Ngài có thể cho họ lấy nhau.

Vài thế kỷ sau người đàn ông và người đàn bà không còn thấy yêu nhau nữa.

Họ đến gặp Chúa và buồn rầu xin được phép ly dị.

Chúa trả lời: Ta đã mất bốn năm để kiếm ra được một linh mục trên thiên đàng. Các con nghĩ Ta phải mất bao lâu nữa mới tìm ra được một luật sư ở chốn đây?!

———–
Finding love
A man spent all his life alone, finding no love.
At age 96, he dies and goes to heaven.
At the same time, a woman spent all her life alone, finding no love.
At age 102, she dies and goes to heaven.
As chance has it, they both meet at the heavenly library, discovering they both have a deep love for books, they start talking and amazingly enough, after a lifetime of unhappiness, fall in love.
They walk up to God and ask to be married. “Give me some time,” Says God, “and I’ll get back to you. This is quite extraordinary.”
Four years pass, and after the couple waited patiently, God finally tells the man and woman that he can have them married.
A few centuries pass and the man and woman fall out of love.
They approach God once more and this time they ask, sadly, for a divorce.
God responds: “It took me four years to find a priest in this place. How long do you think it’ll take me to find a lawyer?!
Image may contain: outdoor and nature

QUÍ KHÁCH ĐẶC BIỆT

QUÍ KHÁCH ĐẶC BIỆT

Một ông lão ăn mày quần áo rách rưới, đầu tóc bù xù, bốc mùi hôi khó chịu, dừng chân trước một tiệm bánh ngọt. Những vị khách mua hàng đứng bên cạnh đều bịt mũi, nhíu mày, tỏ vẻ vô cùng khó chịu với ông lão.

Nhân viên bán hàng quát to: “Đi ngay chỗ khác! Đi ngay đi!”.

Người ăn mày lập cập lấy ra mấy đồng tiền lẻ cáu bẩn: “Tôi đến mua bánh ngọt! Xin hỏi loại nào là nhỏ nhất?”.

Từ bên trong, ông chủ tiệm rảo bước ra ngoài, niềm nở lấy một chiếc bánh ngọt nhỏ xinh từ trong tủ kính, đưa cho người ăn mày. Sau đó, ông chủ cúi gập người: “Cảm ơn quý khách đã chiếu cố mua hàng! Hoan nghênh quý khách lần sau lại tới!”.

Người ăn mày đón chiếc bánh từ ông chủ, mặt hiện rõ vẻ kinh ngạc, vội quay người rời khỏi tiệm bánh. Trong đời mình, dường như ông chưa từng được đối xử tôn trọng đến vậy!

Cháu trai ông chủ tiệm bánh chứng kiến toàn bộ sự việc, vô cùng thắc mắc, bèn hỏi: “Ông nội! Sao ông lại niềm nở với người ăn mày bẩn thỉu đó như vậy ạ?”.

Ông chủ tiệm bánh mỉm cười hiền từ: “Một người ăn mày cũng vẫn là khách hàng của chúng ta. Để mua bánh ngọt của cửa hàng chúng ta, ông ấy đã không tiếc tiêu những đồng tiền phải trải qua bao nhiêu vất vả mới kiếm được. Nếu ông không tự mình phục vụ ông ấy thì sao có thể xứng với sự ưu ái người ăn mày ấy dành cho chúng ta đây?”.

Cháu trai ông chủ lại hỏi: “Đã vậy thì vì sao ông vẫn còn lấy tiền của ông ăn mày ấy ạ?”.

Ông chủ cười đáp: “Hôm nay, ông ấy đến đây với tư cách là khách, chứ không phải đến để ăn xin cháu ạ! Đương nhiên, chúng ta phải tôn trọng ông ấy chứ! Nếu như ông không lấy tiền thì chẳng phải đã làm nhục ông ấy rồi sao? Nhất định cháu phải nhớ kỹ điều này, hãy tôn trọng từng khách hàng, bất kể họ là ai, ngay cả đó là một người ăn mày. Bởi tất thảy những thứ chúng ta có được hôm nay đều là do khách hàng mang lại”…

Chủ tiệm bánh nọ chính là ông nội của tỷ phú Nhật Bản Yoshiaki Tsutsumi. Về sau, Tsutsumi đã kể lại rất nhiều lần câu chuyện này cho nhân viên.

Sưu tầm

Image may contain: 1 person, standing and outdoor

THẾ NÀY THÌ CÒN DÁM LY HÔN NỮA KHÔNG?

Image may contain: 3 people, people standing

Xuân Thu to CHIA SẺ NIỀM VUI NỖI BUỒN TRONG CUỘC SỐNG ✅

THẾ NÀY THÌ CÒN DÁM LY HÔN NỮA KO 🤣🤣

Sáng nay em đi dự phiên tòa xét xử ly hôn và cái kết thật bất ngờ cả nhà ạ..
Chuyện là anh chồng có bồ và muốn cưới cô bồ nên làm đơn ly hôn vợ …cô vợ không có tài sản gì và cũng không có việc làm ổn định nên không được quyền nuôi con… Tòa hỏi cô vợ…
– Chị có ý kiến gì không..?
Cô vợ vừa khóc vừa nói…
– thưa tòa , em không có ý kiến gì , chỉ xin tòa bắt anh ấy trả tiền cho em thôi..
– Tiền gì..?
– Dạ… Thứ nhất là tiền cái màng mỏng mỏng ạ…
Vào thời điểm đó cái màng ấy có giá năm mươi triệu …còn bây giờ giá bao nhiêu em chưa cập nhật nên chưa biết ạ…
Thứ hai là tiền tăng ba … Ảnh là mối ruột lại là khách hàng thân thiện nên em tính giá hữu nghị cho ảnh 200k một đêm thôi ạ… Với thời gian là hai mươi năm …
Thứ ba là tiền đẻ thuê… Thời điểm đó bé gái có giá một trăm triệu… Bé trai một trăm năm mươi triệu ạ… Em đẻ cho ảnh ba đứa ạ…
Thứ tư là tiền osin. ..tiền lương o sin bây giờ là sáu triệu một tháng, bao ăn ở… Em được thuê lâu năm với lại có trước có sau nên em tính đổ đồng cho ảnh ba triệu một tháng thôi ạ… Với thời gian hai mươi năm… Dạ bi nhiêu đó thôi ạ .🌺
Anh chồng nhẩm tính toát mồ hôi hột…Vội xin tòa rút đơn ly hôn rồi quay sang vợ .
– Mình về thôi em…
Vừa đi anh chồng vừa lẫm bẫm… Hú hồn… Hú vía… Mém tí nữa là bán hết tài sản ông nội ông ngoại để lại củng không đủ trả.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

MẸ

Liên Trà is with Cecilia Trà.
. .MẸ

Năm tôi vừa ra trường đi dạy ở miền quê hẻo lánh xa xôi …

Vào một chiều cuối thu Mẹ đã khăn gói đến thăm con . Trên tay gầy yếu của Mẹ là 1 con gà , một giỏ đựng thức ăn , (muối mè,muối sả và ít cá cơm khô )…..
Đêm hôm đó Mẹ ở lại với tôi . Trời cuối thu se lạnh . Hai mẹ con chỉ có 1 mảnh vải mỏng để làm chăn , tôi lấy đắp cho Mẹ , tôi biết rằng với thời tiết này thì mảnh vải không đủ ấm …

Tôi nằm bên Mẹ lòng ấp áp … Mẹ nói Mẹ không lạnh lắm con đắp đi , tôi vừa đùa vừa thật ,”nằm bên Mẹ con ấm lắm rồi ”

Trời vừa sáng thì Mẹ chuẩn bị về trước lúc về mẹ dúi vào tay tôi tờ 5 ngàn đồng và nói ” con mua một cái chăn mà đắp cho đủ ấm”, tôi từ chối nhưng vẫn không được…

Mẹ dắt chiếc xe đạp ra trước sân quay lại tôi mẹ nói :
Con có tiền lẽ không đưa mẹ 2 đồng lỡ xe hư mà sửa…
Tôi dạ rồi đưa mẹ 5 đồng .(lúc đó tôi cũng chỉ còn đúng tờ 5 đồng).

Mẹ lên chiếc xe đạp, dáng mẹ gầy gầy ……… Mẹ về, tôi đứng đó nhìn theo mẹ mũi tôi cay xè, nước mắt rưng rưng…
………….
Mẹ ơi
Con nhớ mẹ quay quắt ….
Cám ơn mẹ luôn bên con những lúc con khó khăn nhất trong cuộc đời …..

Liên Trà

Image may contain: sky, outdoor and nature

ĐỨC CHA VÀ CÔ TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG XINH ĐẸP

ĐỨC CHA VÀ CÔ TIẾP VIÊN HÀNG KHÔNG XINH ĐẸP

 

   Vào một ngày cuối năm 1965. Trên một chuyến máy bay đưa các Giám Mục người Mỹ trở về từ Ý sau khi đã dự Công Đồng Vatican 2, có một nữ tiếp viên hàng không rất xinh đẹp, tận tình và nhã nhặn phục vụ hành khách. Thế nhưng, trong suốt hành trình, cô tiếp viên hàng không trẻ đẹp này rất bực bội và rất mất tự nhiên vì có một người đàn ông, xem ra thiếu đứng đắn, cứ liên tục đảo đôi mắt chăm chú nhìn mình.

Càng đáng bất bình hơn, khi đó là một người đàn ông đã lớn tuổi. Cô lại càng khó chịu hơn, vì ngay sau đó cô được biết, người đàn ông ấy chính là Đức cha Fulton Sheen, Tổng Giám Mục thành New York, một con người nổi tiếng về khoa ăn nói, giảng dạy và đạo đức. Ngài là một Giám Mục tông đồ lừng danh nước Mỹ. Thật là quái gở không thể tưởng tượng! Một kẻ xem ra thiếu tư cách ấy, lại là con người của thành công, của sự nổi tiếng sao? Cô không hiểu nổi và thầm chê trách coi khinh vị Giám Mục già kia. Đến lúc chiếc phi cơ hạ cánh, kỳ quái thật, vị Giám Mục già bị coi là “thiếu đứng đắn” kia lại không xuống cùng lúc với các hành khách. Không hiểu ngài có toan tính gì mà lại đợi mọi người trên máy bay xuống hết, chỉ còn mỗi mình ngài là vị khách xuống sau cùng. Đã vậy, khi đến cầu thang máy bay, Đức Cha Fulton Sheen còn ghé sát mặt mình vào tai cô tiếp viên hàng không nói thầm thì những lời gì đó, ngoài cô gái, chẳng ai có thể nghe thấy…

   Câu chuyện đến đó, tưởng chừng kết thúc. Những tưởng sự khó chịu của cô gái tiếp viên hàng không rồi cũng trôi qua, cái nhìn tưởng như khiếm nhã của vị Giám Mục già rồi cũng chẳng còn ai nhớ, có chăng một ánh mắt dù khiếm nhã (theo như ý nghĩ của cô gái), thì cũng chỉ là một ánh mắt thoáng qua như bao nhiêu ánh mắt mà cô gái bắt gặp trong đời mình? Không phải thế. Mọi sự không trôi đi, không mất. 

   Bởi vào một buổi trưa, Đức Cha Fulton Sheen nghe tiếng gõ cửa, và sau đó là sự bất ngờ của Đức Cha khi ngài mở cửa. Trước mặt ngài là cô gái tiếp viên hàng không trẻ tuổi có sắc đẹp mặn mà trên chuyến bay hôm nào, đã từng có ánh mắt thiếu thiện cảm với ngài. 

  Cô gái lên tiếng chào Đức Cha và hỏi: “Thưa Đức Cha, Đức Cha có nhớ con không?” Đức Cha Fulton Sheen từ tốn trả lời: “Cha nhớ chứ. Con chính là cô gái tiếp viên hàng không trên chiếc máy bay đưa chúng tôi trở về từ Công Đồng Vatican II”. Cô gái nói tiếp: “Vậy Đức Cha có nhớ Đức Cha đã nói nhỏ vào tai con điều gì không?” Đức Cha trả lời: “Nhớ! Cha nhớ, Cha đã khen con đẹp lắm. Và cha hỏi con rằng, có bao giờ con đã cảm tạ Chúa vì Chúa đã ban cho con sắc đẹp tuyệt vời kia chưa?” Cô gái sung sướng nói tiếp: “Kính thưa Đức Cha, điều Đức Cha nói đã làm con băn khoăn nhiều. Cũng chính vì điều đó mà hôm nay con đến gặp Đức Cha. Vậy, theo ý Đức Cha, con phải làm gì để tạ ơn Chúa?” Hơi bất ngờ, Đức Cha Fulton Sheen lặng người suy nghĩ một chút. Sau đó Đức Cha dẫn cô gái tới trước tấm bản đồ thế giới treo trên tường, vẫn giọng nói ôn tồn, Đức Cha hỏi: “Có bao giờ con nghe nói tới một trại phong cùi nào ở Việt Nam mang tên là trại phong Di Linh chưa?” Cô gái ngước đôi mắt xanh như dò hỏi: “Kính thưa Đức Cha, có lần con đã đọc được trên báo. Con cũng đã được nghe ai đó kể một vài chuyện về trại cùi Di Linh.”

Đức Cha Fulton Sheen

  Đức Cha dõi mắt nhìn vào khoảng xa xăm trước mặt: “Này con, cách đây chưa lâu, cha nghe nói Đức Giám mục giáo phận Sài Gòn tên là (Maire Pierre Jean) Cassaigne (mất năm 1982 tại VN) đã từ chức Giám Mục Sài Gòn để đến phục vụ anh chị em trại phong Di Linh. Con có muốn cảm tạ Chúa bằng cách thử một lần đến trại phong Di Linh, gặp Đức Giám Mục Sài Gòn và ở lại với anh chị em bệnh phong khoảng sáu tháng không?” Quá bất ngờ trước lời đề nghị của Đức Giám Mục thành New York, cô gái không thốt lên một lời, lặng lẽ cúi chào Đức Cha rồi rút lui trong sự bàng hoàng của chính nội tâm của cô…

   Một lần nữa, người ta cứ tưởng rằng câu chuyện thật nhẹ nhàng, nhưng cũng thật mãnh liệt của Đức Cha Fulton Sheen và cô tiếp viên hàng không kia đã chấm dứt. Nhưng thật lạ lùng, chỉ bằng ấy lời đề nghị nhẹ nhàng, nhưng dứt khoát của Đức Cha, đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của cô tiếp viên hàng không xinh đẹp.

  Những tháng đầu năm 1966, người ta đọc thấy một bảng tin đáng khâm phục trên các phương tiện truyền thông của Sài Gòn: Một nữ tiếp viên hàng không rất trẻ, rất đẹp của một hãng hàng không Hoa Kỳ đã xin nghỉ nghề làm tiếp viên hàng không để đến trại phong Di Linh của Việt Nam, tình nguyện chăm sóc các bệnh nhân phong.

  Thật đẹp, đẹp làm sao. Chỉ chừng ấy lời của một vị Giám Mục khả kính thôi, tâm hồn quả cảm của một cô gái lãng du thích phiêu bồng khi chọn cho mình nghề tiếp viên, rày đây mai đó, đã có thể chấp nhận trút bỏ tất cả tương lai đẹp như chính cái vẻ đẹp của cô để sống, không phải sáu tháng, nhưng là suốt đời cho một lý tưởng cũng đẹp không kém: TẠ ƠN THIÊN CHÚA. Chỉ chừng ấy thôi, lời của một vị Giám Mục khả kính đã biến một cô chiêu đãi viên hàng không xinh đẹp thành một nữ tu. Bởi chính cô, sau một thời gian phục vụ anh chị em phong, đã tự nguyện khoác lấy chiếc áo nữ tu trong Hội Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn Việt Nam.

   Từ nay, bước vào đời sống tu trì, Người Nữ Tu, cô gái xinh đẹp ấy đã hoàn toàn trút bỏ mọi vướng bận của đời thường để yên tâm sống lý tưởng cảm tạ Chúa bằng việc phục vụ anh chị em phong Việt Nam. Người nữ tu đã từng làm tiếp viên hàng không ấy, đẹp quá. Chị đẹp, không chỉ là một sắc đẹp thân xác, mà chính là một vẻ đẹp lộng lẫy của tâm hồn. Người Nữ Tu ấy, không ai khác hơn, nhưng đó chính là Chị Louise Bannet. Chị đã tình nguyện ở lại trại phong Di Linh suốt đời. Nhưng biến cố của năm 1975 gây ra nhiều biến động, khiến Chị không thể tiếp tục ý nguyện của mình. Sau mười năm phục vụ người phong, Chị đã phải lên đường về nước. Một thời gian sau, Chị lại xin Nhà Dòng cho đi phục vụ bệnh nhân phong ở Tahiti.

Năm 1982, sau nhiều ngày bị căn bệnh ung thư quái ác hoành hành, Chị Louise Bannet đã qua đời giữa sự tiếc thương vô cùng của cộng đoàn anh chị em phong tại Tahiti. Và trong tình liên đới, cũng như trong lòng biết ơn của mình, cũng là chính lòng tiếc thương của các bệnh nhân phong Việt Nam nói chung và tất cả những ai từng sống tại trại phong Di Linh nói riêng,

VỌNG CỔ BUỒN.

… “Trong vô số người Việt Nam lưu vong hôm nay, còn được bao nhiêu người khi nhìn trong gương vẫn nhận ra mình là người Việt Nam?” (Tiểu Tử)

VỌNG CỔ BUỒN.

(Tiểu Tử)

Tôi vượt biên một mình rồi định cư ở Pháp. Năm đó tôi mới 49 tuổi, vậy mà đi tìm việc làm đến đâu người ta cũng chê là tôi già! Vì vậy, một hôm, khi chải tóc, tôi nhìn kỹ tôi trong gương. Tôi bỗng thấy ở đó có một người có vẻ như quen nhưng thật ra thì rất lạ: mắt sâu, má hóp, mặt đầy nếp nhăn trên trán, ở đuôi mắt, ở khóe môi, mái tóc đã ngả bạc cắt tỉa thô sơ như tự tay cắt lấy. Từ bao lâu nay tôi không để ý, bây giờ soi gương vì bị chê già, tôi mới thấy rằng tôi của hồi trước “Cách mạng thành công” và tôi của bây giờ – nghĩa là chỉ sau có mấy năm sống dưới chế độ gọi là ưu việt – thật không giống nhau chút nào hết. Tôi già thiệt, già trước tuổi. Cho nên, tôi nhìn tôi không ra. Từ đó, mỗi ngày tôi tập nhìn tôi một lần, nhìn kỹ, cho quen mắt!

Một người bạn làm việc lâu năm ở Côte d’ Ivoire (Phi Châu) hay tin tôi đã qua Pháp và vẫn còn thất nghiệp, bèn giới thiệu tôi cho Công ty Đường mía của Nhà nước. Không biết anh ta nói thế nào mà họ nhận tôi ngay, còn gởi cho tôi vé máy bay nữa!

Xưa nay, tôi chưa từng quen một người da đen gốc Phi Châu nào hết. Và chỉ có vài khái niệm thô sơ về vùng Phi Châu da đen như là: ở đó nóng lắm, đất đai còn nhiều nơi hoang vu, dân chúng thì da đen thùi lùi, tối ngày chỉ thích vỗ trống, thích nhảy tưng tưng v.v.. Vì vậy, tôi hơi ngán. Nhưng cuối cùng rồi tôi quyết định qua xứ da đen để làm việc, danh dự hơn là ở lại Pháp để tháng tháng vác mặt Việt Nam đi xin trợ cấp đầu nọ, đầu kia

Nơi tôi làm việc tên là Borotou, một cái làng nằm cách thủ đô Abidjan gần 800km! Vùng này toàn rừng là rừng. Không phải là rừng rậm rì cây cao chớn chở như ở Việt Nam. Rừng ở đây cây thấp lưa thưa, thấp thấp cỡ mươi, mười lăm thước coi khô hóc. Không có núi non, chỉ có một vài đồi trũng, nhưng đồi không cao và trũng không sâu

Nhà nước phá rừng trồng mía. Ruộng mía ngút ngàn! Nằm ở trung tâm là khu nhà máy, khu cơ giới, khu hành chánh, khu cư xá v.v.. Khu này cách khu kia cỡ vài cây số.

Muốn về thủ đô Abidjan, phải lái xe hơi chạy theo đường mòn xuyên rừng gần ba chục cây số mới ra tới đường cái tráng nhựa. Từ đó chạy đi Touba, một quận nhỏ với đông đảo dân cư. Từ đây, lấy máy bay Air Afrique về Abidjan, mỗi ngày chỉ có một chuyến.

Phi trường Touba nhỏ xíu, chỉ có một nhà ga xây cất sơ sài và một phi đạo làm bằng đất đỏ, mỗi lần máy bay bay lên đáp xuống là bụi bay đỏ trời !

Tôi hơi dài dòng ở đây để thấy tôi đi “làm lại cuộc đời” ở một nơi hoang vu hẻo lánh mà cảnh trí thì chẳng có gì hấp dẫn hết! Thêm vào đó, tôi là người Á Đông duy nhứt làm việc chung với Tây trắng (chỉ có năm người) và Tây đen (đông vô số kể). Ở đây, thiên hạ gọi tôi là ” le chinois” – thằng Tàu – Suốt ngày, suốt tháng tôi chỉ nói có tiếng Pháp. Cho nên, lâu lâu thèm quá, tôi soi gương rồi nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt, trông giống như thằng khùng! Chưa bao giờ tôi thấy tôi cô đơn bằng những lúc tôi đối diện tôi trong gương như vậy.

Một hôm, sau hơn tám tháng ” ở rừng” , tôi được gọi về Abidjan để họp (Đây là lần đầu tiên được về thủ đô!).
Anh tài xế đen đưa tôi ra Touba. Chúng tôi đến phi trường lối một giờ trưa.

Sau khi phụ tôi gởi hành lý, anh tài xế nói:

– Tôi ra ngủ trưa ở trong xe. Chừng Patron (ông chủ) đi được rồi tôi mới về.

Ở xứ đen, họ dùng từ “Patron” để gọi ông chủ, ông xếp, người có địa vị, có tiền, người mà họ nể nang v.v Nghe quen rồi, chẳng có gì chói lỗ tai hết!

Tôi nói:

– Về đi! Đâu cần phải đợi!

Hắn nhăn răng cười, đưa hàm răng trắng toát:

– Tại Patron không biết chớ ở đây lâu lâu họ lại hủy chuyến bay vào giờ chót, nói tại máy bay ăn-banh ở đâu đó. Máy bay cũng như xe hơi vậy, ai biết lúc nào nó nằm đường.

Rồi hắn đi ra xe. Tôi ngồi xuống một phô-tơi, nhìn quanh : hành khách khá đông, nhiều người ngồi với một số hành lý như thùng cạc-tông, bao bị, va-ly v.v Không phải họ không biết gởi hành lý, nhưng vì những gì họ đã gởi đã đủ số ký-lô giành cho mỗi hành khách, nên số còn lại họ xách tay, cho dầu là nhiều món vừa nặng vừa cồng kềnh!

Không khí nóng bức. Mấy cái quạt trần quay vù vù, cộng thêm mấy cây quạt đứng xoay qua xoay lại, vậy mà cũng không đủ mát. Thiên hạ ngủ gà ngủ gật, tôi cũng ngã người trên lưng ghế, lim dim

Trong lúc tôi thiu thiu ngủ thì loáng thoáng nghe có ai ca vọng cổ. Tôi mở mắt nhìn quanh rồi thở dài, nghĩ: “Tại mình nhớ quê hương xứ sở quá nên trong đầu nghe ca như vậy” . Rồi lại nhắm mắt lim dim. Lại nghe vọng cổ nữa. Mà lần này nghe rõ câu ngân nga trước khi “xuống hò” : “Mấy nếp nhà tranh ẩn mình sau hàng tre rũ bóng đang vươn lên ngọn khói á lam à chiều”

Đúng rồi ! Không phải ở trong đầu tôi, mà rõ ràng có ai ca vọng cổ ngoài kia. Tôi nhìn ra hướng đó, thấy xa xa dưới lùm cây dại có một người đen nằm võng. Và chỉ có người đó thôi. Lạ quá ! Người đen đâu có nằm võng. Tập quán của họ là nằm một loại ghế dài bằng gỗ cong cong. Ngay như loại ghế bố thường thấy nằm dưới mấy cây dù to ở bãi biển họ cũng ít dùng nữa.

Tò mò, tôi bước ra đi về hướng đó để xem là ai vừa ca vọng cổ lại vừa nằm võng đong đưa. Thì ra là một anh đen còn trẻ, còn cái võng là loại võng nhà binh của quân đội Việt Nam Cộng Hòa hồi xưa. Tôi nói bằng tiếng Pháp:

– Bonjour!

Anh ta ngừng ca, ngồi dậy nhìn tôi mỉm cười, rồi cũng nói ” Bonjour” . Tôi hỏi, vẫn bằng tiếng Pháp:

– Anh hát cái gì vậy?

Hắn đứng lên, vừa bước về phía tôi vừa trả lời bằng tiếng Pháp :

– Một bài ca của Việt Nam. Còn ông? Có phải ông là le chinois làm việc cho hãng đường ở Borotou không?

Tôi trả lời, vẫn bằng tiếng Pháp:

– Đúng và sai! Đúng là tôi làm việc ở Borotou. Còn sai là vì tôi không phải là người Tàu. Tôi là người Việt Nam.

Bỗng hắn trợn mắt có vẻ vừa ngạc nhiên, vừa mừng rỡ, rồi bật ra bằng tiếng Việt, giọng đặc sệt miền Nam, chẳng có một chút lơ lớ:

– Trời ơi! Bác là người Việt Nam hả?

Rồi hắn vỗ lên ngực:

– Con cũng là người Việt Nam nè!

Thiếu chút nữa là tôi bật cười. Nhưng tôi kềm lại kịp, khi tôi nhìn gương mặt rạng rỡ vì sung sướng của hắn. Rồi tôi bỗng nghe một xúc động dâng tràn lên cổ. Thân đã lưu vong, lại “trôi sông lạc chợ” đến cái xứ “khỉ ho cò gáy” này mà gặp được một người biết nói tiếng Việt Nam và biết nhận mình là người Việt Nam, dù là một người đen, sao thấy quý vô cùng. Hình ảnh của quê hương như đang ngời lên trước mặt

Tôi bước tới bắt tay hắn. Hắn bắt tay tôi bằng cả hai bàn tay, vừa lắc vừa nói huyên thuyên:

– Trời ơi! Con mừng quá! Mừng quá! Trời ơi! Bác biết không? Bao nhiêu năm nay con thèm gặp người Việt để nói chuyện cho đã. Bây giờ gặp bác, thiệt con mừng ” hết lớn” bác à!

Rồi hắn kéo tôi lại võng:

– Bác nằm đi! Nằm đi!

Hắn lại đống gạch “bờ-lóc” gần đấy lấy hai ba viên kê bên cạnh võng rồi ngồi lên đó, miệng vẫn không ngừng nói:

– Con nghe thiên hạ nói ở Borotou có một người Tàu. Con đâu dè là bác. Nếu biết vậy con đã phóng Honda vô trỏng kiếm bác rồi! Đâu đợi tới bây giờ

Hắn móc gói thuốc, rút lòi ra một điếu, rồi đưa mời tôi:

– Mời bác hút với con một điếu.

Hắn đưa gói thuốc về phía tôi, mời bằng hai tay. Một cử chỉ mà từ lâu tôi không còn nhìn thấy. Một cử chỉ nói lên sự kính trọng người trưởng thượng. Tôi thấy ở đó một “cái gì” rất Việt Nam.

Tôi rút điếu thuốc để lên môi. Hắn chẹt quẹt máy, đưa ngọn lửa lên đầu điếu thuốc, một tay che che như trời đang có gió. Tôi bập thuốc rồi ngạc nhiên nhìn xuống cái quẹt máy. Hắn nhăn răng cười:

– Bác nhìn ra nó rồi hả?

Tôi vừa nhả khói thuốc vừa gật đầu. Đó là loại quẹt máy Việt Nam, nho nhỏ, giẹp lép, đầu đít có nét cong cong. Muốn quẹt phải lấy hẳn cái nắp ra chớ nó không dính vào thân ống quẹt bằng một bản lề nhỏ như những quẹt máy ngoại quốc. Hắn cầm ống quẹt, vừa lật qua lật lại vừa nhìn một cách trìu mến:

– Của ông ngoại con cho đó! Ổng cho, hồi ổng còn sống lận.

Rồi hắn bật cười:

– Hồi đó ổng gọi con bằng “thằng Lọ Nồi”.

Ngừng một chút rồi tiếp:

– Vậy mà ổng thương con lắm à bác!

Hắn đốt điếu thuốc, hít một hơi dài rồi nhả khói ra từ từ. Nhìn cách nhả khói của hắn tôi biết hắn đang sống lại bằng nhiều kỷ niệm Tôi nói:

– Vậy là cháu lai Việt Nam à?
– Dạ. Má con quê ở Nha Trang.
– Rồi má cháu bây giờ ở đâu?

Giọng của hắn như nghẹn lại:

– Má con chết rồi. Chết ở Nha Trang hồi Việt cộng vô năm 1975.
– Còn ba của cháu?
– Ổng hiện ở ParisTụi này nhờ có dân Tây nên sau 1975 được hồi hương. Con đi quân dịch cho Pháp xong rồi, về đây ở với bà nội. Con sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn, về đây, buồn thúi ruột thúi gan luôn!

Tôi nhìn hắn một lúc, cố tìm ra một nét Việt Nam trên con người hắn. Thật tình, hắn không có nét gì lai hết. Hắn lớn con, nước da không đến nỗi đen thùi lùi như phần đông dân chúng ở xứ này, nhưng vẫn không có được cái màu cà phê lợt lợt để thấy có chút gì khác khác. Tóc xoắn sát da đầu, mắt lồi môi dầy

Tôi chợt nói, nói một cách máy móc:

– Thấy cháu chẳng có lai chút nào hết!

Hắn nhìn thẳng vào mắt tôi, giọng nghiêm trang:

– Có chớ bác. Con có lai chớ bác.

Hắn xòe hai tay đưa ra phía trước, lật qua lật lại:

– Bên nội của con là nằm ở bên ngoài đây nè.

Rồi hắn để một tay lên ngực, vỗ nhè nhẹ về phía trái tim:

– Còn bên ngoại của con, nó nằm ở bên trong. Ở đây, ở đây nè bác.

Bỗng giọng hắn nghẹn lại:

– Con lai Việt nam chớ bác!

Trong khoảnh khắc, tôi xúc động đến quên mất màu da đen của hắn, mà chỉ thấy trước mặt tôi, một thanh niên Việt Nam, Việt Nam từ cử chỉ tới lời lẽ nói năng. Tôi vói tay vỗ nhẹ lên vai hắn mấy cái, gật đầu nói:

– Bác thấy. Bây giờ thì bác thấy !

Hắn mỉm cười:

– Ở đây người ta nói con không giống ai hết, bởi vì con hành động cư xử, nói năng không giống họ. Bà nội con cũng nói như vậy nữa! Còn con thì mỗi lần con nhìn trong kiếng, con vẫn nhận ra con là người Việt Nam. Bác coi có khổ không?

Rồi nó nhìn tôi, một chút trìu mến dâng lên trong ánh mắt:

– Bây giờ con gặp bác rồi, con thấy không còn cô đơn nữa. Gặp một người giống mình, ở cái xó xa xôi hẻo lánh này, thiệt là Trời còn thương con quá!

Tôi im lặng nghe hắn nói, nhìn hắn nói mà có cảm tưởng như hắn đang nói cho cả hai: cho hắn và cho tôi. Bởi vì cả hai cùng một tâm trạng

Hắn vẫn nói, như hắn thèm nói từ lâu:

– Nhớ Sài Gòn quá nên con hay ca vọng cổ cho đỡ buồn. Hồi nãy bác lại đây là lúc con đang ca bài ” Đường về quê ngoại ” đó bác.
– Bác không biết ca, nhưng bác rất thích nghe vọng cổ.

Giọng nói của hắn bỗng như hăng lên:

– Vọng cổ là cái chất của miền Nam mà bác. Nó không có lai Âu lai Á gì hết. Nó có cái hồn Việt Nam cũng như cá kho tộ, tô canh chua. Bác thấy không? Bởi vậy, không có gì nhắc cho con nhớ Việt Nam bằng bài ca vọng cổ hết.
– Bác cũng vậy.

Tôi nói, mà thầm phục sự hiểu biết sâu sắc của hắn. Và tôi thấy rất vui mừng có một người như vậy để chuyện trò từ đây về sau

Có tiếng máy bay đang đánh một vòng trên trời. Chúng tôi cùng đứng lên, hắn nói:

– Nó tới rồi đó. Con phải sửa soạn xe trắc-tơ và rờ-mọt để lấy hành lý. Con làm việc cho hãng Air Afrique, bác à.

Rồi hắn nắm tay tôi lắc mạnh:

– Thôi, bác đi mạnh giỏi. Con tên là Jean. Ở đây ai cũng biết ” Jean le vietnamien ” hết. Chừng về bác ghé con chơi, nghen.

Bỗng, hắn ôm chầm lấy tôi siết nhẹ, rồi giữ như vậy không biết bao nhiêu lâu. Tôi nghe giọng hắn lạc đi:

– Ghé con nghe bác Ghé con

Tôi không còn nói được gì hết. Chỉ vừa gật gật đầu, vừa vỗ vỗ vào lưng hắn như vỗ lưng một người con

Khi hắn buông tôi ra, tôi thấy hai má của hắn ướt nước mắt. Tôi vội vã quay đi, lầm lũi bước nhanh nhanh về nhà ga mà nghĩ thương cho “thằng Jean le vietnamien” . Hồi nãy, nó ôm tôi, có lẽ nó đã tưởng tượng như là nó đang ôm lại được một góc trời quê mẹ

Trên máy bay, tôi miên man nghĩ đến “thằng Jean” rồi tự hứa sẽ gặp lại nó thường. Để cho nó bớt cô đơn. Và cũng để cho tôi bớt cô đơn nữa!

Bây giờ, viết lại chuyện thằng Jean mà tôi tự hỏi:
“Trong vô số người Việt Nam lưu vong hôm nay, còn được bao nhiêu người khi nhìn trong gương vẫn nhận ra mình là người Việt Nam?”
“Và có được bao nhiêu người còn mang mểnh trong lòng bài ca vọng cổ, để thấy hình ảnh quê hương vẫn còn nằm nguyên trong đó?”

Tiểu Tử

Ông Thầy Dạy Võ Đáng Phục

Ông Thầy Dạy Võ Đáng Phục

 

Hình minh họa 

Một hôm tại lớp võ của tôi tập có chuyện không vui xảy ra, đây là lần đầu tiên có cô võ sinh đã bị mất tiền từ phòng chứa đồ dành chung cho tất cả mọi thành viên của võ đường.

Nạn nhân là một huyền đai tên Cheng, nữ sinh viên năm cuối, du học sinh từ Singapore, cuối ngày hôm ấy cô đã ghé qua ngân hàng rút một số tiền lớn (khoảng $5000 Mỹ Kim) để sáng ngày mai sẽ đóng tiền cho trường cô đang theo học và lo một số việc cho gia đình. Có thể cô quá chủ quan vì suốt 3 năm theo tập tại võ đường chúng tôi chưa bao giờ có vấn đề tệ hại này xảy ra.

Trong giờ giải lao 5 phút, cô phát hiện ví tiền còn nguyên trong ngăn kéo nhưng tất cả số tiền không cánh mà bay. Hoảng hốt cô liền lớn tiếng hô mất trộm và quyết định kêu Cảnh sát và đề nghị Thầy giữ tất cả mọi người trong lớp chờ điều tra cho ra lẽ.

Lúc đó Thầy tôi – Một võ sư gốc Nhật 70 tuổi, đăm chiêu suy nghĩ. Chờ mọi người xung quanh lắng xuống ông mới ôn tồn nói:

– “Đây là lần đầu tiên trong 50 năm dạy võ của Thầy, 20 năm võ đường chúng ta được thành lập mới xảy ra chuyện không vui này, Thầy rất buồn về sự việc đã xảy ra nhưng Thầy hiểu rằng con người ai cũng có những lúc sai trái và sa đà trong việc mình làm. Là người Thầy dạy các em thì Thầy phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thầy xin cam đoan với các em nếu hôm nay không tìm ra được số tiền đó thì Thầy xin đứng ra gởi lại số tiền cho người mất. Tuy nhiên nếu có người lấy cắp số tiền trên tại võ đường này thì chắc chắn phải là học trò thương yêu nào đó của Thầy… Thầy xin em Cheng cho Thầy giải quyết theo cách của Thầy nhé”.

Trong đám võ sinh lố nhố, người im lặng, có người buồn, có đứa giơ tay đề nghị phải làm cho ra lẽ, cứ việc gọi Cảnh sát đến điều tra ra trắng đen v.v.. Thầy đưa tay đề nghị mọi người giữ im lặng để Thầy nói:

– “Thầy xin lỗi tất cả trước và đây là cách giải quyết của Thầy, không cần gọi Cảnh sát làm gì. Xin tất cả ra sân đứng sắp hàng không thiếu một ai. Chút nữa từng người một bước vào võ đường một mình trong vài phút, nếu ai lỡ mượn tiền bạn mình mà chưa xin phép thì cứ lấy ra bỏ lại vào ví cho bạn và tất cả ra đây sắp hàng lại nhé. Người cuối cùng vào xem lại ví tiền sẽ là em Cheng. Tuy nhiên trước hết xin cho Thầy, cô Cheng cùng một võ sinh lớn tuổi nhất trong lớp chúng ta vào xem nơi mất tiền vài phút nhé”.

Thầy và cô gái mất tiền, vị võ sư đàn anh của chúng tôi cùng vào nơi để chiếc ví trở ra, sau đó từng tự người một đi lặng lẽ vào bên trong võ đường. Hơn 1 giờ mọi người đi vào và ra, đúng như dự kiến của Thầy số tiền đã được ai đó trả lại ngay vào trong ví của người mất, cô gái mất tiền cũng thở phào khi tìm lại được đầy đủ những gì cần thiết.

Mọi người cảm thấy nhẹ nhàng, nhưng nhìn sâu trong mắt mọi người dường như ai đó cũng có chút tâm trạng.

Trong suy nghĩ của tôi: Nếu như Thầy đồng ý gọi sở cảnh sát thì người bạn lấy trộm số tiền từ chiếc ví kia chắc chắn sẽ phải nhận sự trừng phạt của pháp luật. Việc trừng trị tội phạm không có gì là sai, nhưng nó lại khiến một người nào đó mãi mất đi cơ hội sửa sai, chuộc lại lỗi lầm, làm lại từ đầu. Những gi Thầy làm đã giúp tìm được tài sản của học trò mình mà còn cho người học trò khác một cơ hội hoàn lương. Nhận được sự tha thứ, khoan dung, kẻ trộm kia có lẽ từ đây cũng sẽ hồi tâm chuyển ý, sống cuộc đời ý nghĩa hơn.

Tuy nhiên – Tại sao trong ánh mắt mọi người có chút lệ? Tôi tin là mọi người cũng như tôi, ai cũng đã thấy khi vào nơi mất tiền. Một bao thư đóng kín còn nguyên đã được đặt trên ghế có ghi chú bằng mực đen bên ngoài và một tờ giấy ai đó viết vài chữ nguệch ngoạc cũng bằng tiếng Anh.

“ĐÂY LÀ SỐ TIỀN THU PHÍ THÁNG NÀY, TRONG CÁC CON AI KẸT TIỀN CỨ LẤY, KHÔNG CẦN TRẢ LẠI THẦY…” trên bao thư.

Tờ giấy bên cạnh: “CON XIN LỖI THẦY & MỌI NGƯỜI, CON KHÔNG DÁM NHẬN SỐ TIỀN CỦA THẦY. NHƯNG CON HỨA SẼ KHÔNG BAO GIỜ LÀM NHƯ THẾ NỮA…”.

@ OSU 

  • Vũ Nguyên Đặng Công Hùng

Xin cám ơn cuộc đời

Xin cám ơn cuộc đời

Pham Duc Than

Bố tôi từng là một tài xế lái xe đường dài, từng là một người xởi lởi và tự tin. Nhưng năm tháng trôi qua, lần đầu tiên không nhìn thấy rõ đường đi, ông vẫn nói đùa rằng đường nhiều bụi quá. Và cũng ngày hôm đó, tôi bắt gặp bố đang lặng lẽ đeo thử cặp kính lão.

Bố tôi sẽ nổi cáu khi ai đó bảo rằng ông đã đến tuổi phải nghỉ ngơi! Không lâu sau, bố bị đau tim, phải trải qua việc mổ xẻ. Khi qua khỏi, ông yếu hẳn đi và không thể đi làm được nữa!

Bố tôi vẫn sống-nhưng có một thứ, bên trong sâu con người ông thì không-Niềm vui sống!

Bố cũng không chịu làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Và không muốn gặp mọi người. Bạn bè đến thăm rồi cũng thưa dần…,bố còn lại một mình!

Càng ngày ông càng bẳn tính, bố chỉ trích mọi việc tôi định làm hay đã làm. Hằng ngày, tôi đều mong ước, có một ai đó để bầu bạn được với bố. Nhưng ước mong của tôi chưa biết đến khi nào, được trở nên hiện thực!

Một người bạn chỉ cho tôi, nên thử tìm một vật nuôi để bố khuây khỏa, và đã dẫn tôi tới một tổ chức chăm sóc vật nuôi vô chủ. Sau khi điền vào một tờ đơn, tôi được người hướng dẫn đưa đi xem những dãy chuồng lớn với rất nhiều chó. Chúng đều mừng rỡ khi thấy có người tới. Nhưng tôi chưa vừa ý con nào, có con nhỏ quá, con to quá, hay con thì lông dài quá…

Khi tôi đến gần chuồng nhốt cuối cùng, tôi thấy một con chó từ góc xa của chuồng, đang nặng nhọc bước về phía tôi và lặng lẽ ngồi xuống. Nó rất gầy, nhưng đôi mắt của nó rất lạ: Bình thản và trong veo!

Khi tôi hỏi thăm về nó, người hướng dẫn diễn tả:

– Nó buồn cười lắm! không hiểu nó từ đâu tới, cứ ngồi thơ thẩn trước cổng. Chúng tôi đành mang nó vào và chờ đợi có ai đến tìm, nhưng hoài mãi mà không thấy ai, ngày mai là nó hết hạn…

– Hết hạn?…là anh định giết nó hay sao? – tôi hốt hoảng!

– Cô ơi, đó là quy định. Chúng tôi không thể nuôi dưỡng hết số chó vô chủ đến khi chúng già được!

….

 Tôi gọi ầm lên khi vừa vào đến cửa:

– Bố! bố ơi, xem con đem gì về này!

– Nếu tao cần một con chó, tao sẽ tự kiếm, và tao đã kiếm được một con chó tốt hơn là con chó gầy trơ xương này!

Ông phẩy tay: Mày giữ lấy nó, tao không cần!

Tôi tức nghẹn, vả lại bố cứ nhìn tôi bằng ánh mắt thách thức. Đúng khoảnh khắc ấy, con chó lặng lẽ đi lại phía bố, và ngồi xuống ngay cạnh ông. Một cách chậm chạp, nó giơ một chân trước lên. 

Bố tôi, lúc này ông lúng túng thật sự…Rồi ông cúi xuống, nắm lấy chân trước của chú chó như bắt tay, và rồi ông ôm con chó gầy vào lòng…

Đó là mở đầu của một tình bạn thân thiết. Bố đặt tên cho nó là Cheye. Họ cùng đi dạo mỗi buổi chiều. Họ ngồi trên bờ sông hàng giờ liền cùng nhau. Không nơi nào mà bố không cho Cheye đi cùng. Bố và Cheye không rời nhau trong suốt ba năm sau đó. Bố không còn khó tính như trước, ông và Cheye gặp gỡ nhiều người, cả hai cùng có thêm nhiều bạn mới. Nụ cười đã trở lại trên môi và trong ánh mắt của bố. Cùng với đó là niềm vui sống…

Rồi một đêm khi đang ngủ, tôi cảm thấy cái mũi ươn ướt của Cheye cọ vào chân. Chưa bao giờ nó làm phiền giấc ngủ của mình, tôi bật dậy, vội vã chạy sang phòng bố. Bố vẫn nằm trên giường, thanh thản. Ông ra đi lặng lẽ, nhẹ nhàng như vậy!

Năm ngày sau, tôi lại khóc một lần nữa, khi trông thấy Cheye nằm chết bên cái giường bỏ không của bố.

Tôi chôn nó ở gần bờ sông, nơi mà bố tôi và nó hay ngồi câu cá. Đám tang của bố được tổ chức ở nhà thờ, rất nhiều người bạn của ông và Cheye đến dự, họ nhớ bố tôi và cả Cheye nữa, chú chó bất ngờ xuất hiện trong đời của bố, sự bình thản của nó khi đối diện với cuộc sống, dù khó khăn hay bất hạnh thể nào…, và giữ lại cho những năm tháng cuối đời của bố tôi là niềm vui và sự thanh thản.

Và tôi nhận ra được, cuối cùng thì mong ước của tôi cũng đã trở thành hiện thực. Xin cảm ơn cuộc đời!

Pham Duc Than

From: TU-PHUNG

NGÀY 7-8 TƯỞNG NIỆM NGÀY BA TÔI MẤT(của Bùi Chí Vinh)

Image may contain: 3 people
Image may contain: 21 people, people standing and outdoor
Tâm Trần

NGÀY 7-8 TƯỞNG NIỆM NGÀY BA TÔI MẤT.

Ba tôi mất ngày 7-8-1971 tại bệnh viện Sài Gòn. Ông họ tên Bùi Văn Trình sinh năm 1914 tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Thời trẻ ông từng sang Paris học nghề thợ giày dành cho người tàn tật và gia nhập Đảng Cộng Sản Pháp.

Lúc về nước ông tiếp tục hoạt động trong Đảng Lao Động Việt Nam và là thành viên Ban Tuyên Truyền Thi Hành Hiệp Định Geneve do ông Mai Văn Bộ làm Trưởng ban.

Ông bị bắt dưới chế độ Ngô Đình Diệm, bị tịch thu cửa hiệu mặt tiền “Tiệm giày tàn tật Bùi Văn Trình” trên đường Yên Đỗ (tức đường Lý Chính Thắng bây giờ).

Năm 1961, ông được Ngô Đình Diệm thả về, trên lưng và ngực đầy những vết thương tím bầm do bị tra tấn bằng roi điện, roi cá sấu. 10 năm sau (1971) ông chết vì hậu quả những vết thương từ nhà tù nhưng không hề oán hận chế độ Ngô Đình Diệm.

Đối với ông, chính trị là một cuộc đối đầu sòng phẳng, mạnh được yếu thua, được ăn cả ngã về không và không có gì để thù vặt nhau.

Bằng chứng là ra tù, ông chấp nhận bị “tịch biên gia sản” để được là một người thợ giày thông thái trong căn nhà tồi tàn dưới chân cầu Công Lý, cùng với vợ nuôi 6 đứa con nên người.

Sở dĩ tôi gọi ông là “thông thái” vì những cựu chiến binh Pháp, Đức, Áo mò đến Xóm Lách đặt giày của cha tôi đều được ông đối thoại bằng sinh ngữ nước ngoài trôi chảy.

Sở dĩ tôi gọi ông là “thông thái” vì tôi từng chứng kiến ông và bà Dương Quỳnh Hoa (Bộ Trưởng Y Tế Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam) nói chuyện bằng tiếng Pháp với nhau trong căn nhà ngay ngã ba Hai Bà Trưng – Trần Quang Khải để tránh sự dò xét của mật thám lúc cha tôi vừa mới ra tù.

Nói chung, cha tôi là một người biết kính trọng “kẻ thù” của mình. Trong phạm vi bài viết này thiết tưởng cũng cần nói luôn sự ưu việt của nền giáo dục thời đó dành cho trẻ em nghèo.

Tuy đất nước trong thời chiến, nhưng những đứa trẻ con chúng tôi mỗi buổi sáng đến trường không cần phải lấy tiền của cha mẹ, bởi trước khi vào lớp đều được nhận một phần ăn bánh mì phô mai và ly sữa bột nóng miễn phí.

Đứa nào trốn xếp hàng nhận phần ăn sẽ bị cấm vào lớp học. Cha tôi biết điều đó sau khi ra tù. Ông biết chỉ có dưới thể chế nền Đệ Nhất Cộng Hòa, con nít không bao giờ có chuyện thiếu dinh dưỡng, bị còi xương.

Thanh niên trưởng thành đều phát triển chiều cao sức khỏe đúng tiêu chuẩn khoa học, hợp với câu thành ngữ:

– “Một tinh thần minh mẫn trong một thân xác khỏe mạnh”.

Chưa kể nhà trường còn chăm sóc đến cuối năm đứa nào nghèo quá thì được lãnh phần thưởng “CÂY MÙA XUÂN” gồm quần áo sách vở, không hề phân biệt gia đình có hoạt động chống lại chế độ hay không.

Cụ thể là gia đình “tù chính trị” nghèo mạt hạng của tôi luôn có thêm phần thưởng ấy.

Chưa kể học tiểu học được dạy môn Đức Dục, lên trung học có môn Công Dân đều là những môn dạy căn bản đạo lý làm người.

Chính nhờ những môn học nhân văn bắt buộc ấy mà từ trẻ em đến người lớn khi ra đường thấy đám ma đi ngang đều dừng lại cúi đầu chào, nghe tiếng quốc ca vang lên đều đứng yên phăng phắc, đến ngã tư thấy đèn đỏ đều tự động dừng lại trước vạch vôi trắng, phát hiện người già người tàn tật băng qua đường đều tự giác dẫn họ qua.

Ở quận, phường khóm nào cũng có nhà thương thí, trạm y tế, nhà dưỡng lão, nhà nuôi trẻ mồ côi, nhà nghỉ cho đồng bào bệnh hoạn hoặc bất hạnh có chỗ nương thân.

Và đặc biệt những nơi này hoàn toàn miễn phí không thu một cắc. (Nếu tôi không quá chủ quan trong nhận định thì có thể nói thời điểm ông Diệm cầm quyền là thời kỳ vàng son nhất của miền Nam trên trường quốc tế).

Thời điểm ấy nền kinh tế và dân trí Việt Nam Cộng Hòa sánh ngang với Nhật Bản, hơn Đại Hàn và tất nhiên hơn xa các nước vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương Quần Đảo. Thời điểm ấy Sài Gòn sạch sẽ như Singapore và được mệnh danh là HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG cũng không có gì thái quá!

Ông cũng kính trọng Tổng Thống Ngô Đình Diệm khi Tổng Thống đích thân mời người đối kháng với chế độ ông là cha tôi Bùi Văn Trình (từng bị ông nhốt tù chính trị) dẫn tôi vào Dinh Độc Lập nhận giải thưởng Hội Họa Thiếu Nhi Châu Á với sự có mặt của các vị Đại Sứ nước ngoài.

Lúc đó tôi còn quá nhỏ nhưng cũng đủ bày tỏ lòng ngưỡng mộ ông, một vị Tổng Thống có tinh thần mã thượng biết quý trọng hiền tài không phân biệt xuất thân, lý lịch.

Một Tổng Thống có vẻ ngoài hiền hậu nhưng lại có tầm nhìn xa thấy rộng, không cho phép người Mỹ can thiệp quân sự vào hiện tình đất nước Việt Nam.

Đáng tiếc là một Tổng Thống anh minh như thế lại bị chết oan ức, chết thảm khốc trong cuộc đảo chính quân sự 1-11-1963 do chính người Mỹ giật dây theo kịch bản của họ.

Ông Diệm chết vài tháng sau khi đọc diễn văn khai mạc Trại Hè Thiếu Nhi Xuất Sắc Toàn Miền Nam tại Bà Rịa Vũng Tàu mà tôi là một đại biểu thiếu nhi được mời tham dự.

Hôm nay viết những dòng này tôi lại nhớ đến những ngày đắp mộ ông năm 1971. Năm ấy tôi mới 17 tuổi cũng nối gót ông tập làm cách mạng.

Cuộc cách mạng “impossible” mà hậu quả đến bây giờ là dân miền Nam vẫn cứ luyến tiếc hoài thời thịnh trị của nền Đệ Nhất Cộng Hòa ngày xưa.

Hôm nay viết những dòng này không biết cha tôi, ông Bùi Văn Trình có lên trời hay chưa?

Tôi chỉ thấy ông đứng giữa khu rừng bưng mặt khóc trước một lý tưởng hoàn toàn sụp đổ bởi những kẻ lừa thầy phản bạn, liếm gót ngoại bang Tàu Cộng. Khu rừng ảo ảnh đó được tôi ghi lại bằng khúc thơ ngắn như sau:

Cánh rừng khô, lá khô, máu khô
Ba đứng đó một mình hiu quạnh
Trắng, xám, xanh, đen… màu địa y
Ba khoanh tay, hất hàm ương ngạnh

Những nếp nhăn nửa đời, cả đời
Trên trán ba, trên trán thảo mộc
Thôi, quên đi chính trị, thi ca
Ba mím môi, lặng người, đứng khóc !

BÙI CHÍ VINH.

Nghề… (phần 5)

Nghề… (phần 5)

Châu Đình An

Dù sao, cuối cùng, ngày vui cũng tàn phai nhanh chóng, tôi phải trở về trại cải tạo để tiếp tục sống một quãng đời vô định tương lai, thỉnh thoảng tôi phá hư cái chén dầu, hoặc ống dẫn hơi vào dàn chảo, thế là tôi lại được phép lái máy cày về thị xã sửa chữa. Ông quản giáo Hai Thì bực mình ra mặt vì máy hư làm nông xuất bị chậm trễ vụ mùa. Có lẽ chỉ tiêu ông ta hứa với cấp trên cung cấp bao nhiêu khoai, bao nhiêu sắn, bao nhiêu bắp mà không làm kịp.

Khi sửa máy cày chưa kịp xong và tối phải ở lại thị xã Phan Rang, tôi bị đưa vào ty Công An Phan Rang và bị nhốt chung với đám hình sự đang bị tạm giam, phòng giam bẩn thỉu, chật chội không có chỗ ngả lưng qua đêm, và thiếu sự bình an với đám tù xì ke ma tuý đâm chém cướp giật. Một thằng chân cà thọt, da trắng bủng, nó nói giọng Bình Định đặc sệt đến doạ tôi, nó hất hàm bảo mày tên gì, vì sao vào đây. Tôi chẳng thèm trả lời thì nó thụi vào bụng tôi một cái cùi chỏ làm tôi thốn muốn ói. Tôi la lên, sao mày đánh tao, thì nó nhảy lên đá vào ngực tôi. Tôi phải tự vệ chứ, né qua một bên, nó mất đà chúi đầu ngả vào vách một cái rầm.

Cả bọn tù ồ lên một tiếng, nó bị nằm xuống nền xi măng nhơ nhớp, mặt nó tái xanh với hai con mắt ốc nhồi trắng phếu, giận dữ, nó gầm lên, đứng dậy với cái chân cà thọt, và nó chửi thề “Đm mày tới số rồi”. Nó tiến đến định thoi tôi vào mặt, tôi cũng không vừa, định dợm chân đá cho nó một phát, nhưng có hai thằng đồng bọn của nó ôm cứng tay tôi từ phía sau, và nó chơi đòn hèn đánh tôi cú thôi sơn vào mặt, đau quá tôi hét vang và công an chạy vào thổi tu huýt liên hồi. Bọn nó dạt ra, công an đưa tôi đến phòng chấp pháp, là cái phòng điều tra, ở đấy tôi gặp thằng Việt vệ binh, nó nhìn tôi với cái môi đang bị chảy máu không nói gì.
Nó đưa tôi miếng bông gòn thấm máu mồm, và bảo tôi ngủ trên tấm phản cuối phòng tối nay ở đây, sáng mai ra xem máy cày sửa xong sẽ về.

Mỗi khi đi sửa máy, là tôi được ăn cơm trắng với một miếng gà nướng, và vài lát cà chua cũng như dưa leo. Ôi chao! Ngon nhất trần gian là thế. Phần ăn này do ông chủ tiệm sửa xe máy cày mời cho. Ông ta biết tôi là dân miền Nam bị tù cải tạo nên thương cảm, và đã thế ông còn cho tôi đường đen, thịt heo kho ruốc khô để tôi mang vào trại cải tạo ăn. Những thứ này rất xa xỉ phẩm trong giai đoạn cả nước đang đói vì thiếu ăn.

Về lại trại cải tạo tự dưng ý định bỏ trốn trại thoáng trong đầu, nhất là mỗi 5 giờ sáng đang lơ mơ ngủ là nghe cái loa chỉa vào nhà một, nhà hai, nhà ba với giọng phát thanh chua chát của nữ xướng ngôn viên, đã thế còn phải tập họp hát chào cờ “mặt trận giải phóng” mỗi sáng.

Cái bài hát của ông Lưu Hữu Phước, cũng là tác giả của bài quốc ca VNCH (cái này lạ thiệt) với những câu:
“giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước. Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước…”

Trong trại cải tạo, anh em cải biên thành ca khúc mang tựa đề “những món ăn chơi”.
“Hủ tiếu bò kho bánh canh bò tái cháo huyết, một dĩa bánh cuốn, với lại một chén nước mắm.
Ôi nhân tôm, bánh căng, thịt bò xào cháo lòng, cơm tấm hay patê bánh mì.
Măng cụt, sầu riêng, chôm chôm hay chuối già, ăn trái cây xong rồi uống nước trà.
Cà phê, sô đa, trà chanh đá đường (Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng)
Mình uống nước xong rồi, mình kiếm điếu thuốc lào, giờ đây mang thuốc ra hút.
Mình không có thuốc lào, thì vấn điếu thuốc rê, còn sang hơn điếu cáp tăng (capstan), con mèo”

Đói quá nên dân gian tưởng tượng những món ăn chơi, hát lên là thèm nhỏ rãi để nhạo lại cái bài chào cờ. Nhưng, chỉ có môt vài tên thân thiết hát cho nhau nghe rồi cười khúc khích, nhìn ngang dọc kẻo quản giáo, vệ binh nghe được thì chết xác!

Mỗi khi đứng trong hàng chào cờ, ai hát mặc ai, tôi nhấp môi và nghĩ đến mấy món ăn chơi mà không khỏi thầm cười trong bụng. Nhưng cũng có lúc tôi quen mồm nghêu ngao hát khi cày đất, hát trong tiếng máy cày nổ vang nào ai nghe được. Kể cả thằng vệ binh Việt canh giữ tôi, nó chẳng nghe gì, chỉ thấy tôi hát vui và nó hỏi tôi hát bài gì thế? Tôi bảo bài hát Xuân này con không về. Nó nói thích bài này lắm, và xin tôi chép hộ. Tôi hứa.

Những ngày mưa lớn thì tôi lại “thất nghiệp” nghề lái máy cày, quản giáo bắt tôi vào đội văn nghệ do ông Nguyễn Đình Kim làm trưởng ban, ông Kim nguyên là Trưởng Ty Kinh Tế Phan Rang thời VNCH. (Hiện nay ông Kim đang định cư ở Minnesota, Hoa Kỳ). Ông giỏi nhạc lý, biết sư phạm chỉ dẫn, do vậy quản giáo bắt ông tập dợt cho ban văn nghệ của trại tù. Cái ban này được tuyển chọn đàng hoàng, nghĩa là phải biết đàn địch hát xướng thì mới vào được. Ưu tiên khỏi phải làm lao động trong thời gian tập dợt. Mục đích của ban này là phải “biểu diễn” nhân ngày lễ quân đội nhân dân, lễ sinh nhật Hồ Chí Minh, lễ lao động…

Vì công “chùa” nhiều nên quản giáo bắt cả trại dựng một hội trường rộng dài, lợp bằng tranh và chung quanh bao bọc bằng thân cây dầu ghép lại. Sân khấu khá “hoành tráng” thời bấy giờ, cũng có màn kéo màu đỏ, và bạn biết mà, dân miền Nam mình khéo tay nên vẽ đẹp, viết cắt chữ khéo và trang trí hết ý. Vì có cán bộ cấp cao trên tỉnh xuống để thăm và xem anh em “nguỵ quân, nguỵ quyền” học tập đến đâu, do vậy phải có văn nghệ văn gừng với những bài hát cách mạng!

Có chị Thiếu Uý trong ban quản giáo tên là Hường, người Bắc, tóc kết đuôi dài xuống mông, người khá đẹp với nước da trắng là có vẻ cảm tình với tôi sau khi nghe tôi hát bài “gặp em trên cao lộng gió, đường trường sơn ào ào lá đỏ” trên sân khấu trại. Cảm tình thế thôi chứ làm sao được khi một thằng tù “nguỵ” và một cô cán bộ cộng sản. Chị này chắc là cũng lãng mạn, vì là Thiếu Uý lo về kế toán của trại tù nên chị ta có một căn phòng nằm sát bờ sông Cái, bên hông căn phòng là cái cửa sổ nhỏ, mỗi khi tôi lái máy cày lao động trở về phải đậu nơi nhà chứa xe đối diện với cái khung cửa sổ của chị Hường. Tôi vẫn thấy thấp thoáng đôi mắt đen của chị ta nhìn thằng tôi mỗi lần như thế.

Trong khu vực sân của dãy nhà ban quản giáo rất rộng lớn, ông Hai Thì có thả một con heo nọc. Đây là loại heo chuyên đi nhảy mái, do vậy nó to, và mồm nó lúc nào cũng chảy nước dãi trắng, là giống heo sung sức chuyên gầy giống, nên nó phá lắm, vồng khoai nào vừa lên vồng với khoai lang lú đọt là nó “dớt” hết.

Một hôm chị Hường đến nói với tôi là, chị muốn tôi làm giúp cho chị cái giàn mướp, vì con heo nọc của ông Hai Thì dùng mỏ hất tung cái giàn mà chị cất công làm. Tôi ngần ngại bảo là phải xin phép giám thị Hai Thì, nhưng chị ta bảo đây là lệnh của chị, tôi phải thi hành.

Thế là qua hôm sau, không hiểu chị thiếu uý Hường nói gì với giám thị Hai Thì, mà tôi được nghỉ nhà một ngày để làm giàn mướp cho chị ta. Trước khi bắt tay vào việc, chị thiếu uý Hường “bồi dưỡng” tôi bằng một ổ bánh mì kẹp thịt. Chị bảo tặng tôi, ăn xong rồi làm.

Ông bà cha mẹ ơi! ở tù trong rừng sâu nước độc, đói ăn thiếu mặc mà có ổ bánh mì thịt do “người nữ có chút nhan sắc” tặng cho, thì bạn thử nghĩ làm sao mà không lên mây nhỉ? Ngồi bệt xuống đất dựa lưng vào vách nhà và vừa nuốt miếng bánh đầu tiên, chị Hường bỗng xuất hiện, đứng trước mặt tôi nhoẻn miệng cười, và hỏi tôi là ăn có ngon không.

Tôi ngồm ngoàm chưa nói kịp, thì chị bảo, ăn xong vào phòng làm việc của chị, để chị nhờ tí việc…
(Còn tiếp)

Ghi chú: Hình có tính cách minh hoạ

Image may contain: 1 person, hat, outdoor and closeup

CÔ GÁI BÁN (DON)

Chau Nguyen Thi
CÔ GÁI BÁN (DON)

Đến định cư tại miền Bắc California Hoa Kỳ hơn nửa năm, bỗng một hôm, tôi nhận được cú điện thoại của Thung từ Texas gọi qua. Thung là bạn học, cũng là chiến hữu của tôi ngày xưa. Hắn đề nghị gởi vé máy bay mời tôi qua Houston chơi. Nhân tiện thăm viếng khu vực dễ làm ăn và giá nhà cửa cũng dễ thở hơn nhiều so với San Jose. Tôi đồng ý. Một tuần lễ sau, một vé máy bay và một cái check 300 Mỹ kim trong bì thư gởi đến. Đây là một món quà khá hậu hỉ ở đất lạ quê người. Ba ngày sau, tôi lên máy bay của hãng Continental Airlines đi Texas. Bay suốt bốn tiếng đồng hồ, chiếc Boeing mới hạ cánh xuống phi trường Houston. Thung đón tôi tại lối ra của khu hành khách. Lần gặp nhau cuối cùng ở quê nhà vào năm 1973, tại Đại Học CTCT Đà Lạt. Ngày ấy, trông hắn rắn rỏi, khuôn mặt sạm nắng mà hôm nay, sau mười sáu năm định cư tại Mỹ, hắn hoàn toàn lột xác. Nước da trắng hồng đỏ au, cái bụng căng tròn, dáng người bệ vệ trông “rất ông chủ”. Mà chủ thực. Thung làm chủ cái chợ bán đồ biển. Vợ và con quản lý còn Thung lo chạy vòng ngoài.

Ngày hôm sau Thung đưa tôi đến thăm cơ sở làm ăn của gia đình. Nào phòng mạch nha sĩ của đứa con trai đầu lòng, phòng dịch vụ về bảo hiểm của đứa con gái. Sau đó Thung mời tôi đi ăn trưa.

Nhà hàng có tên Cổ Lũy Restaurant tọa lạc tại khu sầm uất nhất của người Việt và Hoa tại thành phố Houston. Vào giờ xế trưa, nhà hàng vắng khách nên chúng tôi chọn chiếc bàn đặt gần quầy thu tiền. Người bồi bàn trao cho chúng tôi bản thực đơn. Cái tên Cổ Lũy nghe quen thân quá. Tôi nghĩ, có lẽ chủ nhà hàng là người Quảng Ngãi. Bởi Cổ Lũy là tên một cửa biển từ hai dòng sông Trà Khúc và Sông Vệ nhập vào. Nơi đây thuyền bè tấp nập ra vào bến tàu Phú Thọ. Trong tờ thực đơn có món “Hến xúc bánh tráng”. Nhìn thấy hến mình lại nhớ đến món don. Chẳng cần xem tiếp tờ thực đơn, tôi gọi ngay một tô don. Cô bồi bàn giọng miền Nam nhìn tôi ngạc nhiên hỏi:

– Don là món gì vậy, nghe lạ quá hỡ ông? Thực đơn nhà hàng này không có món đó.

– Cái món “Hến xúc bánh tráng” trong thực đơn có ghi, tại sao lại không có món don ?

Tôi vừa cự nự (kiểu Quảng Ngãi hay co) vừa chỉ cho cô chạy bàn cái món ruột hến, rồi tiếp:

– Nếu không có don thì cho tôi cái món số 15 này.

Cô gái bồi bàn đi vào bếp. Ngay sau đó, một phụ nữ đứng tuổi ăn mặc sang trọng từ quầy thu tiền đi thẳng đến bàn chúng tôi. Bà có mái tóc ngắn làm nổi bật khuôn mặt trái soan đầy đặn với làn da trắng mịn. Thung khều chân tôi nói nhỏ : “Bà chủ”

– Chào hai anh. Người đàn bà nở nụ cười thân thiện.

– Chào bà chủ, Thung đáp lễ.

– Vị nào thích món don ? bà chủ tươi cười hỏi.

– Thưa bà, tôi ạ.

– Xin lỗi, anh người quê Quảng Ngãi ?

– Tại sao bà biết ?

– Tôi chỉ đoán thôi, bởi vì chỉ có dân sống tại Quảng Ngãi mới thấy thích thú món don. Thế bà cũng là người Quảng Ngãi, đúng không?

– Anh nghĩ sao mà đoán ra thế?

– Chỉ nhìn cái tên hiệu Cổ Lũy của nhà hàng là biết ngay.

– Nầy ông anh, trước kia ở Quảng Ngãi, anh sống ở huyện nào vậy?

– Tôi ở thị xã, trên đường Quang Trung.
Ngã Tư Chính Quảng Ngãi

Người đàn bà nhìn tôi một chặp lâu rồi quay vào bên trong nhà hàng. Lát sau, món ăn được bưng ra. Một tô bún chả cá cho Thung và một dĩa ruột hến xúc bánh tráng cho tôi. Lâu lắm rồi tôi mới nghe lại mùi hến. Hến ở quê nhà ruột nhỏ, dai và thơm. Còn hến đóng hộp nhập cảng con lớn, mềm lại mất hết mùi vị. Ngày xưa, mỗi lần đi Huế, tôi nhất định phải ăn cho được một lần cơm hến. Đi đâu xa trở về Quảng Ngãi, tôi không thể nào quên ăn một bữa don cho đã cơn ghiền.

Cô bồi bàn bưng hai ly nước cam vắt đến bàn chúng tôi nói của bà chủ mời, có kèm theo một tấm danh thiếp trao cho tôi. Mặt sau danh thiếp là chữ viết của bà chủ nhà hàng mời riêng tôi đến nhà vào chiều Thứ Bảy. Đặc biệt, bà khoản đãi món don do bà nấu. Phần dưới là số phone và địa chỉ nhà riêng. Trên đường về, tôi hỏi Thung:

– Cậu nghĩ sao cái trường hợp lạ lùng này ?

– Ở quê người, nhớ cố hương, gặp người Việt đã mừng rồi huống chi lại là đồng hương Quảng Ngãi. Bà ấy mời cậu đến nhà có lẽ để hỏi thăm tin tức bà con ở quê nhà. Cứ nhìn dáng dấp bà ấy với cái cơ ngơi nầy là cậu hiểu ngay bà ta là dân trụ ở đây khá lâu. Biết đâu cơ may đem đến cho cậu công ăn việc làm ở thành phố này. Bạn tôi suy luận như thế. Riêng tôi, vì lạ đất lạ người nên có phần bồn chồn, áy náy.

hến xúc bánh tráng

Hương vị của món hến xúc bánh tráng làm tôi nhớ đến kỷ niệm ngày mới lớn nơi quê nhà. Tôi từ trên quê xuống tỉnh học, ở trọ nhà người chị thứ Tư trên đường Quang Trung Thị xã Quảng Ngãi. Anh chị dành cho tôi căn phòng trên căn gác lửng. Có ban-công nhô ra làm mái hiên cho tầng dưới. Thông thường mỗi sáng, tôi thức dậy học bài rất sớm. Đường phố vẫn còn sương mù vướng mắc đó đây. Hàng cây bên đường trĩu nặng những hạt sương khuya, dấu kín bóng đêm trong vòm lá sum sê. Khi chân trời vừa rựng đỏ khuất sau hàng tre hướng Đông, là tiếng rao hàng ăn buổi sáng bắt đầu râm ran trước đường nhựa. Nào xôi, bánh bột lọc, cháo gà, bánh canh, bánh mì… đủ các loại hàng ăn vặt, và cũng đủ các loại âm thanh. Tiếng trầm, tiếng bổng, tiếng hơi khàn, giọng Huế, giọng Bắc, giọng Nam… Duy có tiếng rao: “Ai ăn don ho..o..o.. ông” là khiến tôi để ý. Tiếng “ho..o..o..ông” sau cùng kéo dài không đủ hơi chứng tỏ người rao hàng không phải giọng của người đứng tuổi. Tiếng rao nghe lánh lót như chim non mới tập hót, âm điệu ngây thơ rời rạc. Tôi ngồi học mà vẫn để ý đến tiếng rao bán don vang lên trước nhà. Tiếng rao như bị sương lạnh buổi sáng sớm làm đông lại không thoát ra được, nó nhỏ dần, nhỏ dần rồi hút mất ngoài xa.

Một hôm, tôi đang đứng tập mấy động tác hít thở trên ban-công, chợt tiếng rao “Ai ăn don ho..o..ông” quen thuộc vang lên phía dưới đường. Tôi vạch bức mành nhìn xuống thấy một người con gái mặc chiếc áo bà ba trắng thân hình mỏng mảnh với gánh don trên vai.

“Ê don”, tôi gọi cô nàng đứng lại rồi vộï vàng xuống thang gác.

Gánh don đã được đặt trước hiên nhà, nàng đứng đó chờ tôi mở cửa.

– Anh ăn don? Nàng hỏi khi tôi nhẹ nhàng lách mình qua cánh cửa sắt. Là một cô bé ước chừng mười mười bốn, mười lăm. Mái tóc vừa chấm vai che một bên khuôn mặt trái soan còn măng tơ. Tôi nhìn vào ngực cô bé, đôi nhũ hoa hồng hồng như hai núm quả cau nhú bên trong làn vải mỏng không áo lót, khiến cô bé cúi mặt thẹn thùng. Bạn học của tôi, những cô nữ sinh cùng cỡ tuổi đã bắt đầu chưng diện se sua, áo ngoài áo trong, phần trên phần dưới đủ cả, không khác chi người lớn. Còn cô bé, với chiếc quần đen, áo bà ba trắng mộc mạc nổi bật nét đẹp của người con gái chân quê.

– Anh ăn don?

Cô bé nhắc lại lần nữa, tôi sực tỉnh trả lời :

– Không ăn don, kêu cô lại làm gì?

Cô bé chợt hiểu nở miệng cười chữa thẹn khoe hàm răng trắng đều như những hạt bắp nếp. Nụ cười hồn nhiên khiến người đối diện cũng thấy lòng dạt dào, xao xuyến. Cô bé hai tay thoăn thoắt múc don. Mùi don thơm nồng pha chút hương biển từ ui don bay lên ngào ngạt. Cô bé trao cho tôi tô don còn bốc hơi cùng với chiếc bánh tráng nướng và hai trái ớt xiêm tươi xanh. Ăn don đâu cần phải bàn ghế. Tôi đặt bát don xuống nền xi măng, bẻ bánh tráng bỏ vào tô giằm luôn hai trái ớt. Nước don ngọt và béo. Cái ngọt độc đáo không phải vị ngọt của thịt, cá mà vị ngọt rất đậm đà hương vị quê hương. Lại thêm vị nồng cay của ớt, mùi thơm của bánh tráng nướng nó quyện vào lưỡi, ngấm vào chân răng, kích thích tận cùng tế bào vị giác. Nước don nuốt tới đâu ấm tới đó. Trời lạnh mà ta ăn don vào buổi sáng thì mới thưởng thức được hết cái thú ăn don ở quê nhà. Miếng don cuối cùng để lại trong miệng, trong cổ của ta vị ngọt ngọt, cay cay, nồng nồng, béo béo quyến rũ lạ kỳ. Nó khiến người ăn don không muốn dừng ở tô thứ nhất.

Tôi ăn ngon lành. Miệng hít hà vì ớt cay. Cái lưỡi tê tê mùi cay nồng của loại ớt xiêm vô cùng hấp dẫn làm cho nước mắt nước mũi tuôn ra. Nhìn cách ăn rất thật tình của tôi, cô bé cứ che miệng cười. Một tô, hai tô rồi ba tô. Cô bé trợn trừng đôi mắt, đôi mắt bồ câu đen lay láy. Cô kêu lên :

– Coi chừng bể bụng đó, anh Hai !

Ô, lần đầu tiên tôi được một người con gái gọi bằng anh. Anh Hai. Mười sáu tuổi, học lớp đệ Tứ rồi đấy nhé. Thế mà cha mẹ, anh chị cứ gọi tôi là Út Đẹt. Mẹ tôi thường nhắc chuyện hồi tôi còn nhỏ. Đã bốn, năm tuổi rồi mà vẫn còn bú và ăn cháo. Các bà chị tôi chế nhạo hoài mỗi lần tôi ôm vú mẹ. Chị Hai tôi hay trách mẹ tôi nhiều nhất :

– Mẹ ơi, mẹ cưng chiều nó quá làm sao nó thành người lớn. Mẹ tôi cười, nhỏ nhẹ bảo :

– Các chị lớn cả rồi còn em nó út ít mà”. Chị tôi bực mình bảo:

– Chừng đó tuổi mà chưa chịu dứt sữa. Chẳng lẽ đến khi đi học, mẹ phải mang vú đến trường cho Út sao?

Chị Hai nói xong bỏ đi. Mẹ vò đầu tôi, tóc còn ướt nhẹp mồ hôi, âu yếm :

– Giàu út ăn, khó út chịu, Mẹ có sữa con nhờ.

Cái hòn đá bàn dưới bến sông, nơi để giặt áo quần là chỗ ngủ của tôi trong những buổi trưa hè. Nền nhà lót gạch trước bàn thờ là giường ngủ của tôi trong những đêm nóng bức. Các chị tôi thường hay đùa cợt:

– Thằng Út cứ ăn chay nằm đất kiểu nầy, lớn lên nó trở thành thầy chùa là cái chắc.
học sinh

Tôi là đứa con thứ bảy trong gia đình. Những tá điền, người làm cho cha mẹ tôi đều gọi tôi là cậu Bảy Út. Thế mà bác Tám Đang ở xóm dưới dám đặt cho tôi biệt danh “Bảy Thưa” chỉ vì mấy cái răng cửa của tôi mọc hơi sưa một chút. Cái thân hình của tôi hồi đó mỏng như thân con nhái bén. Da dẻ sần sùi khô khốc bởi suốt ngày cứ để lưng trần chạy ngoài nắng. Mỗi lần bạn bè rủ tôi đá banh trên ruộng lúa mới cắt, chúng nó cứ la oang oang cái tên “Bảy Thưa” nghe chẳng đẹp tý nào ấy:

– Ê, Bảy Thưa đưa banh qua cho tao. Nào, Bảy Thưa banh đây sút vào…

Tức lắm, tôi bèn ra một điều kiện:

– Nếu bọn bay còn gọi cái tên “Bảy Thưa” nữa là tao bỏ chơi. Nhóm thằng Thới xóm Thọ Đông đang chiêu dụ tao đó. Liệu hồn!…

– Nầy cô bé, sao không múc tiếp một tô nữa?

– Anh à, em chưa hề thấy người nào ăn đến ba tô don mà còn kêu thêm nữa, ăn no quá mất ngon, thôi để ngày mai nghe anh,

Tiếng “nghe anh” của cô bé sao mà êm đềm quá, ngọt ngào quá. Bỗng nhiên tim tôi đập rộn ràng. Tôi muốn hỏi tên cô bé nhưng cứ ngại ngùng, đành phải móc tiền ra trả. Cô bé đi rồi, tiếng rao “Ai ăn don ho..o..ông” đã văng vẳng ngoài xa mà tôi vẫn còn đứng nhìn theo thẫn thờ. Sáng hôm sau, cô bé cất tiếng rao hàng rồi đặt gánh don trước hiên nhà chờ đợi. Tôi lại vội vàng mở cửa :

– Nầy, đằng ấy tên gì vậy ?

– Em tên Thuyền

Cô bé trả rồi dạn dĩ nhìn tôi hỏi:

-Thế còn tên anh ?”

– Hạo. Hạo, cái tên lạ quá ! Cô bé nhắc lại tên tôi rồi cười bẽn lẽn. Đôi tay Thuyền múc don lẹ làng, vén khéo không hề rơi rớt. Tôi để ý lần này, cô bé đem theo một cái tô cỡ lớn hơn, khác hẳn với những cái tô khác chồng trên miệng ui. Cô tự ý bẻ bánh tráng cho vào tô trước khi đổ don vào. Vừa làm cô bé vừa giải thích :

– Làm thế nầy don còn giữ được độ nóng, và hương don không bị loãng.

Cô bé trao tô don cho tôi, vô tình tôi đặt bàn tay chạm phải tay nàng. Bé cúi mặt thẹn thùng khiến hai tai nàng rựng đỏ, Thuyền bảo :

– Mỗi sáng anh ăn hai tô nầy là đủ rồi.

Từ đó, sáng nào tôi cũng ăn don của cô bé Thuyền. Thỉnh thoảng chị tôi mua ốc don tươi về nấu. Thông thường chị thêm vào nồi don cả thịt bằm, tóp mỡ, nhưng tôi ăn một cách lơ đãng chẳng thấy hấp dẫn tý nào. Chị tôi chế giễu :

– Thằng Út nó đâu có mê don, chỉ mê con nhỏ bán don.

Có lần tôi cố tình giữ bàn tay Thuyền bên dưới tô don, cô bé cứ để nguyên nhìn tôi với ánh mắt long lanh tình tứ.

Chặp lâu sau, nàng rút tay về hối thúc:

– Người ta thấy kìa, ăn đi kẻo nguội.

Thế là suốt mùa don, cô bé Thuyền ít có buổi sáng nào vắng mặt. Ăn hoài tôi đâm ghiền. Ngày nào Thuyền không đến là suốt ngày đó tôi thấy trống vắng lạ thường. Tôi nhớ hương vị của don, tôi nhớ khuôn mặt của Thuyền. Suốt ba tháng hè tôi không về quê lấy cớ học bài thi. Có lẽ nhờ ăn don mà thân thể tôi đẫy đà. Da dẻ tôi thêm hồng hào trắng mịn. Bà chị tôi phát giác sự “thay da đổi thịt” của thằng em út. Chị chế nhạo: “Nghèo nghèo, nợ nợ kiếm cô vợ bán don. Mai sau có chết cũng còn cặp ui”.

Năm đó tôi đậu bằng Trung Hoc Đệ Nhất Cấp, cha mẹ tôi cho tôi theo người anh họ vào Sài Gòn tiếp tục học. Tôi từ biệt Quảng Ngãi mà nghe lòng mình buồn tê tái. Tôi ra đi lúc trời chớm Thu, những cơn mưa đầu mùa đã làm cho nước sông dâng cao. Tôi còn nhớ lời Thuyền dặn: “Khi nào nước sông dâng cao thì don không còn nữa. Chừng ấy em sẽ không còn dịp gặp anh, chỉ còn biết hẹn anh vào mùa don tới đầu tháng Hai âm lịch”.

Biết như thế nhưng sáng nào tôi cũng trông tiếng rao của Thuyền. Tôi mong gặp nàng để nói lời từ biệt. Giờ phút chót ngồi trên xe đò mà tôi vẫn dõi mắt đợi chờ, hy vọng Thuyền xuất hiện. Khi xe chuyển bánh, mẹ và chị tôi mắt rưng rưng lệ nắm tay tôi từ giã. Tôi không cầm được xúc động đã òa khóc. Lần đầu tiên tôi xa mẹ xa chị, xa gia đình cách gần ngàn cây số. Tôi cảm thấy nỗi cô đơn như đè nặng lên lồng ngực mình. Tôi thương mẹ, thương chị. Nhưng tình của tôi đối với Thuyền vừa nồng nàn vừa xót xa. Tôi xót thương vì cuộc sống của nàng quá lam lũ. Tuổi vừa lên ba, cha Thuyền đã tử nạn theo tàu đánh cá ngoài khơi khi bị cơn bão bất ngờ ập tới. Mồ côi cha, mẹ ở vậy nuôi Thuyền ăn học hết bậc Tiểu học. Mới chừng ấy tuổi mà phải từ giã ghế nhà trường, lăn lộn vào trường đời. Mẹ nấu don, Thuyền gánh bán dạo hàng ngày đi về trên mười cây số.

* * *

Những đêm đầu tiên ở Sài Gòn, tôi nhớ day dứt nụ cười rạng rỡ của Thuyền. Nhớ đôi bàn tay nhỏ nhắn của nàng run run trong bàn tay tôi. Nhớ đến hương vị thơm lừng của tô don với chất béo của ruột don trộn mùi cay nồng của ớt, mùi bánh tráng nướng, mùi hành lá tươi. Nó tổng hợp thành hương vị không có món ăn nào so sánh được. Don Quảng Ngãi chiếm lĩnh cương vị độc tôn đối với người dân Quảng Ngãi bởi nó là món ăn quê hương. Và đối với riêng tôi có pha cả mùi hương con gái của Thuyền.
mỏ than lộ thiên

Xa nơi chôn nhau cắt rún lần đầu, tôi nhớ nhất là những chuyến đi chơi với bạn bè trên núi Thiên Ấn. Sau một hồi leo giốc mệt bở hơi tai, khát nước khô cả cổ chỉ cần uống mấy ngụm nước giếng của nhà chùa là cơn mệt cùng mồ hôi tan đi hết. Có người bảo đó là nước của Tiên Phật độ trì. Một truyền thuyết kể rằng có một vị sư đến đào giếng này suốt cả năm trời, khi giếng có nước thì vị sư ấy biến mất. Ngôi chùa Thiên Ấn tọa lạc trên đỉnh núi có mặt bằng vuông vức, cao hơn mặt nước biển trên trăm mét, nhưng nước giếng trong và ngọt cung cấp cho chùa không bao giờ cạn. Quả là điều rất hiếm. Đây là “Đệ nhất thắng cảnh” của quê nhà có tên là “Thiên Ấn Niêm Hà” do quan Tuần Vũ Nguyễn Cư Trinh đặt tên trong mười hai bài thơ Đường Luật. Mỗi bài ca ngợi một thắng cảnh của tỉnh Quảng Ngãi. Đứng trên đỉnh núi nhìn bao quát ta thấy dòng sông Trà Khúc óng ánh bạc uốn mình theo những lũy tre xanh đến tận cùng cửa Cổ Lũy trước khi nhập vào biển Đông. Nơi đây ta có thể thưởng ngoạn thêm “Đệ nhị Thắng cảnh” của quê hương, đó là “Cổ Lũy Cô Thôn” nằm im lìm nơi cửa biển, nước bủa mênh mông. Nhìn chệch qua bên trái là mũi Ba-Tâng-Gâng phơi mình với sóng bão đại dương. Để hồn trải rộng đến cuối chân trời, ta có cảm tưởng như người được thoát tục về nơi tiên cảnh. Kẻ nào có tham vọng, mang ý đồ đen tối mà đối diện với cảnh sắc nầy, trong thoáng chốc cũng tạm thời quên đi.

Vào những ngày sắp nghỉ Hè, tôi nhận được thư của chị tôi : “…Đầu mùa don năm nầy, con bé bán don trở lại. Sáng nào nó cũng đặt gánh don trước cửa nhà chị. Lâu lâu nó rao lên “Ai ăn don hông” rồi đứng đó đợi chờ. Người ta không biết nó đợi chờ ai, nhưng chị, thì chị đoán biết. Thời gian kéo dài cả tháng trời, chị thấy tội nghiệp nên thỉnh thoảng kêu don của nó cho cả nhà ăn buổi sáng. Đôi mắt nó thật buồn, cứ lén nhìn sâu vào trong nhà mà không dám hỏi. Một hôm, cầm lòng không được, chị cho nó biết là em vào Sài Gòn học đã gần một năm. Sau đó chị không còn thấy con bé bán don trên con đường nầy nữa…”

Đêm đó tôi nằm mơ nghe thấy tiếng rao: “Ai ăn don ho..o..ông” như tiếng chim cuốc lẻ đôi khắc khoải gào khan suốt mùa Hè thương nhớ rồi cuối cùng chết khô theo con trống, chung tình. Thuyền ơi, hãy tha thứ cho tôi. Những rạo rực tình yêu đầu đời đã làm cho con tim em phải se thắt vì phân ly.

Rồi thời gian trôi qua, ba năm miệt mài đèn sách đã giúp tôi quên hình ảnh cô gái bán don ngày nào. Sau khi lấy xong bằng Tú Tài toàn phần, tôi về thăm Quảng Ngãi. Vào buổị sáng, tôi dậy sớm cùng chị tôi chuẩn bị về quê thăm cha mẹ. Đang xếp áo quần vào va-li chợt tôi nghe tiếng rao “Ai ăn don ho..o..ông”. Tôi vội vàng chạy ra ban-công gọi :

– Ê ! Cô bán don.

Tôi nhanh chân xuống thang gác mở cửa. Cô bán don đứng đợi dưới mái hiên nhà. Thoáng nhìn, tôi tưởng một thiếu phụ nào khác không phải Thuyền. Nhưng không, làm sao tôi nhầm lẫn được. Âm thanh tiếng rao của Thuyền như mọc rễ trong ký ức của tôi. Cũng thân hình mảnh khảnh đó nhưng cao hơn và già dặn hơn. Chính là Thuyền của ba năm về trước.Tôi hỏi:

Thuyền phải không? Nàng nhìn tôi đăm đăm, rồi những giọt nước mắt lăn tròn trên má. Tôi thấy loáng thoáng trên ngực áo nàng vết ố của những giọt sữa đã khô. Đứng sát vào Thuyền, tôi đặt tay lên vai nàng bảo:

– Em để gánh xuống đây, múc don cho anh ăn nhé.

– Không. Don em đã cuối mùa, gặp luồng nước bạc (nước lụt), em không bán cho anh đâu.

Nói xong, nàng đưa tay áo quệt nước mắt, trở gánh quay lại con đường cũ. Tôi đứng nhìn theo nàng mà nghe hồn trĩu nặng. Tôi cố lắng nghe tiếng rao “ai ăn don ho..o..ông” lần cuối cùng của Thuyền lẫn lộn với tiếng rao hàng khác nhưng tuyệt nhiên im lặng, chỉ còn sót lại hương don thoảng bay trong gió.

* * *

Chiều Thứ Bảy, Thung bỏ tôi trước căn nhà số 28… trên đường White Forge thành phố Sugarland. Căn nhà lầu ở khu mới xây khá đồ sộ. Vách tường áp gạch màu nâu đỏ trông thật mát mắt. Tôi đứng tần ngần một hồi lâu mới bấm chuông. Người phụ nữ ở quán Cổ Lũy hôm trước mở cửa, gục đầu chào rồi mời tôi vào khu phòng khách trang hoàng lộng lẫy. Bộ sô-pha da màu vàng nhạt choán cả một góc phòng. Chiếc TV cỡ lớn cùng dàn karaoke với hệ thống âm thanh chiếm trọn góc phòng đối diện. Bà chủ rót trà :

– Mời anh dùng nước, nàng trao tôi tách nước rồi tự giới thiệu:

– Tôi tên là Mary, chồng tôi là người Mỹ đưa tôi sang đây từ năm 1972. Xa quê mình lâu quá, nay gặp người đồng hương tôi mừng lắm. Và đặc biệt là dân ở Quảng Ngãi mà lại thích ăn don như anh.

– Bà ở huyện nào ? tôi tò mò hỏi :

– Huyện Tư Nghĩa xã Tư Nguyên.

Bà Mary nhìn tôi định hỏi tiếp điều gì, nhưng bà lại đổi thế ngồi, xoay người sang hướng khác bưng bình trà rót thêm nước vào tách cho tôi. Bà nói :

– Thôi, để lát sau mình nói chuyện tiếp, giờ mời anh dùng món ăn quê nhà kẻo nguội mất.

Tôi theo nàng đến phòng ăn. Mùi don từ trên bếp bốc hơi thơm lừng. Bà chủ nhà bưng hai tô don hơi lên nghi ngút đặt trên bàn có cả bánh tráng nướng, đĩa ớt xiêm và lá hành xắt nhỏ.

Bà tươi cười bảo :

– Đây là don chính hiệu từ Quảng Ngãi đấy nhé. Người ở ngoài tỉnh cứ hiểu lầm don là hến. Thực ra don và hến là hai loại ốc khác nhau. Ốc don dài, vỏ mỏng, ruột don có tua màu hồng thoạt trông như cái đuôi. Nước don ngọt và ít nồng hơn hến vì don chỉ sống nơi vùng sông nước lợ gần cửa biển. Tôi bưng tô don ăn ngon lành, ăn thật tình. Ớt cay, don nóng, tôi hít hà, nước mắt nước mũi chảy ra. Bà chủ nhà đưa tissues cho tôi với ánh mắt đầy xúc động. Một tô rồi hai tô, bà ngồi nhìn tôi ăn và khuyến khích thêm tô nữa nhưng tôi vỗ bụng lắc đầu từ chối. Nàng bảo :

– Anh sợ vỡ bụng đấy à?

Quảng Ngãi

Câu nói của bà chủ khiến tôi sực nhớ đến Thuyền, cô gái bán don thời tôi còn trung học ở Quảng Ngãi. Cô bé đã từ chối bán cho tôi tô thứ tư với câu : “Coi chừng bể bụng”. Tôi ngước nhìn bà Mary, tâm sự:

– Ăn don hôm nay khiến tôi nhớ đến kỷ niệm thời niên thiếu ở quê nhà. Tôi là khách ăn thường xuyên của cô gái bán don tên Thuyền. Tôi thương nàng và tội nghiệp hoàn cảnh cô ấy. Mới mười mấy tuổi đầu đã phải bỏ học thay Mẹ đi bán don dạo. Buổi sáng nào Thuyền cũng gánh don đến trước nhà tôi trọ học và chăm sóc tô don cho tôi như người chị lo cho em. Sau nầy tôi vào Sài Gòn học đã quên bẵng cô bé bán don. Ba năm sau trở về Quảng Ngãi, tôi tình cờ gặp lại nàng cũng với gánh don trên vai, nhưng cô bé đã trở thành thiếu phụ. Thuyền đã từ chối không bán don cho tôi còn bảo… Vừa nói đến đây, chợt bà Mary cướp lời tôi, lên tiếng :

– Em không bán cho anh đâu, don em cuối mùa lại gặp luồng nước bạc!

Bà chủ nhà đã nói lên nguyên văn câu nói của Thuyền ngày xưa, ẩn chứa sự trách móc giận hờn, khiến tôi giật mình sửng sốt. Tôi nhìn vào mắt bà Mary, hình như long lanh ánh nước. Tôi kêu lên:

– Thuyền phải không?

Thuyền ngày xưa không trả lời câu hỏi của tôi chỉ đưa tay áo lau dòng lệ. Mary bây giờ với giọng ngậm ngùi:

– Vâng, em là Thuyền của 37 năm về trước. Em đã nhận ra anh ngay khi anh cho biết chỗ ở trước kia là đường Quang Trung. Đó là con đường dạt dào hạnh phúc trên mỗi bước đi của em hồi đó, mà cũng là con đường mang đầy xót xa thương nhớ ngày anh rời xa. Thuyền đứng dậy đến ôm vai tôi :

– Cảm ơn anh đã cho em một tình cảm trân quý, dù là đối với một cô gái bán don nghèo hèn. Suốt quảng đời đen tối về sau này, tình anh là ngọn đèn thắp sáng cho em trong những đêm mịt mù sương tuyết. Hạo ơi – cái tên nghe lạ quá – ngày đó em đã nói với anh như thế. Nhưng sau nầy mỗi khi gặp những đau khổ chất chồng, chính cái tên Hạo trở nên thân thương sưởi ấm lòng em.

Tôi nắm lấy tay nàng, nói như một triết gia:

– Đời như một dòng sông, chuyển đổi không ngừng. Xưa kia Thuyền là cô gái bán don, ngày nay Mary là chủ một nhà hàng lớn nhất nhì ở đây. Chúc mừng em. Chúc mừng người đồng hương Quảng Ngãi đã nắm bắt được cơ hội vươn lên trên xứ người.

Sau buổi hàn huyên, Thuyền đưa tôi ra tận xe khi bạn tôi đến đón. Lên xe rồi, tôi thấy nàng còn quyến luyến nhìn theo, đưa mấy đầu ngón tay áp vào môi hôn. Tôi hít một hơi thật sâu vào lồng ngực, chợt nghe hương don còn nồng trong hơi thở.

Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

Ảnh: Tác giả Hạo Nhiên Nguyễn Tấn Ích

Image may contain: people standing
Image may contain: 1 person, suit and closeup

CHUYỆN TRAI GÁI

No photo description available.

Phạm Minh Luân to Những câu chuyện thú vị

Fb nhắc, nên đăng lại câu chuyện vui để giảm stress trong lúc mọi người đang lo âu vì con Virus Wuhan tái xuất giang hồ.

CHUYỆN TRAI GÁI

Tg: Võ Tòng Đánh Mèo

Tôi có 3 đứa con, nhưng buồn thay, toàn là con gái! Còn cái nhà hàng xóm – cách nhà tôi mỗi cái dậu mồng tơi – cũng có 3 đứa, mà lại toàn con trai. Thật mỉa mai!

Biết tôi không có con trai, tôi buồn là vậy, thế mà cái lão hàng xóm vô tâm thi thoảng lại trêu ngươi, cho 3 thằng con lão xếp hàng đái vào dậu mồng tơi, chĩa thẳng chim sang nhà tôi. Chúng đái vào dậu mồng tơi mà như đang đái vào lòng tôi vậy: xót xa vô cùng! Hình ảnh cái “dậu mồng tơi xanh rờn” đã trở nên quá đỗi quen thuộc trong thơ, trong nhạc, nhưng cái dậu mồng tơi giữa nhà tôi và nhà hàng xóm đó thì là “dậu mồng tơi đen sì” do bị tưới quá nhiều đạm, phốt pho, kali và khoáng chất đậm đặc.

Có con trai đúng là sướng thật! Những ngày lễ tết, bố con trở thành bạn nhậu, nâng chén cà kê – chứ con gái, chúng nó cắm đầu hùng hục ăn, vừa ăn vừa lèo bèo:

“Bố uống ít thôi! Ăn cơm, ăn thịt đi!”. Có con trai cũng rất tiện: đi tắm quên quần sịp, gọi con trai nó mang cho, rồi mở toang cửa nhà tắm, tồng ngồng, hiên ngang đón lấy – chứ con gái thì phải nép sát vào tường, cửa hé tin hin, thò vài đầu ngón tay ra ngoài, rụt rè nhón lấy. Có con trai cũng yên tâm: trộm cướp vào nhà, mấy bố con nhảy ra đánh hội đồng – chứ con gái, vừa một mình mình kháng cự, vừa lo nếu mình gục, con gái mình sẽ bị chúng nó hiếp dâm…

Nói vậy thôi, chứ tôi và con gái cũng có một thứ có thể dùng chung, ấy là cái dao cạo râu. Hôm trước, tìm cái dao cạo râu mãi không thấy đâu, tôi cáu, quát um lên, thì đứa con gái lớn chạy từ trong buồng ra, cầm cái dao cạo trên tay, bảo: “Con trả bố đây!”. Tôi nhìn chiếc dao cạo vẫn còn vương mấy sợi lông đen sì, quăn tít thì nhăn mặt hỏi: “Mày vừa cạo cái gì đấy?”. “Dạ! Con cạo lông nách thôi mà!”. “Đúng là lông nách chứ?”. “Dạ đúng! Con thề!”. Là bố con, chẳng lẽ nó thề mình lại không tin, nhưng quả thực, tôi chưa bao giờ cạo râu mà thấy lòng hoang mang như thế…

Nhà toàn đàn bà con gái, nên cái dây phơi, dài từ đầu đến cuối sân, lúc nào cũng lủng lẳng toàn xì-líp với coóc-sê, hồng đỏ xanh vàng, đủ cả! Nhiều khi vội đi, không để ý, bị xì-líp nó đập vào mặt, coóc-sê nó quấn quanh đầu. Rồi những khi rầu rầu, bên ấm trà tầu, nhìn cái mớ xì-líp coóc-sê ấy phất phơ theo gió hiu hiu, hệt như những chiếc lá bàng già nua lay lắt trên những cành khô gầy guộc khẳng khiu trong buổi chiều đông giá rét… Buồn chẳng để đâu cho hết…

Chiều nay, tôi qua bên nhà lão hàng xóm chơi, tiện thể xin đoạn dây thép, về gia cố lại cái dây phơi (chắc treo nhiều xì-líp quá nên nó chuẩn bị đứt đến nơi). Vào nhà, tôi thấy lão hàng xóm một mình nằm rầu rĩ trên giường, mặt quay vào tường, rên hừ hừ, nghe rất đáng thương! Tôi hỏi sao thế, lão bảo bị cảm cúm mấy hôm nay, vợ lại vắng nhà, chả ai mua thuốc, nấu cháo cho ăn, nên mệt lả…

– Ông ốm mà vợ ông còn đi đâu? – Tôi hỏi bằng giọng đầy bức xúc.

– Vợ lên Hà Nội, chuộc xe cho thằng cả!

– Nó lại cắm à? Mới tuần trước thấy vợ ông lên chuộc rồi mà?

– Tuần trước là nó cắm để bắt trận Ngoại hạng Anh, tuần này, nó cắm để bắt trận C1!

– Thế bao giờ vợ ông về?

– Vợ tôi định về hôm nay, nhưng nghĩ đã là thứ 5 rồi, hai ba hôm nữa lại là cuối tuần, lại có giải Ngoại hạng Anh, nên ở lại luôn, đỡ mất công đi đi về về!

Tôi thở dài, nhìn quanh, rồi hỏi thế thằng con thứ hai nhà lão đâu, thì lão ngán ngẩm lắc đầu, bảo rằng thằng hai vừa về cạy tủ, vơ hết tiền của lão mang đi đá phò. Lão tiếc tiền lao tới, ôm chặt nó lại, nào ngờ, nó hất tay lão ra, túm lấy cổ áo lão, rồi giơ nắm đấm lên dọa. Lão điên tiết quá, quát to: “A! Thằng này láo! Mày định đánh cả bố mày hả? Đây! Bố đứng im đây! Mày có giỏi thì đánh đi!”. Kể đến đó, lão dừng lại, nhăn nhó véo một miếng bông gòn, chấm chấm lên cái môi còn đương rướm máu, sưng vều, tím bầm như dái chó…

– Thế thằng út nhà ông đâu?

– Nó đi cùng thằng hai rồi!

– Thằng út mới tí tuổi đầu, sao đã chơi được phò mà đi cùng?

– Nó đi theo xem thôi!

Đúng lúc này, có tiếng xe máy rú ga inh ỏi ngoài ngõ. Tôi hốt hoảng ngó cổ ra, thì thấy phải đến chín mười gã cởi trần, xăm trổ, ngồi trên bốn năm cái xe máy hùng hổ phóng vào: đứa vác dao, người cầm gậy, kẻ khiêng quan tài… Chúng vứt xe giữa sân, quẳng cái quan tài ngay trước cửa kêu cái “rầm”, rồi quát tháo ầm ầm:

– Thằng con trai mày vay tiền của tao, giờ nó trốn biệt rồi! Mày giấu nó ở đâu, đưa ra đây mau, không tao chém chết cả nhà!

Tôi hoảng quá, mặt mũi tái nhợt, tay chân rụng rời. Thế nhưng lão hàng xóm thì chả có biểu hiện gì cả. Lão bình thản đi ra, đứng trước mặt bọn chúng, chắp tay trước ngực, rồi quỳ thụp xuống cạnh cái quan tài, giọng bi ai:

– Trăm sự nhờ các anh! Em cũng đang muốn tìm thằng con em để chém chết bà nó đi đây, mà tìm hoài không thấy! Giờ có các anh tìm và chém nó giúp em thì tốt quá rồi! Em xin đa tạ! Chém nó xong em cũng sẽ tự tử luôn!
Đang lo không có tiền mua quan tài thì các anh lại mang đến cho! Đội ơn các anh quá!

Nói rồi, lão hàng xóm nhảy luôn vào quan tài, nằm duỗi dài. Mấy thằng cởi trần xăm trổ ngơ ngác nhìn nhau, rồi chúng lao tới chỗ quan tài, ra sức lôi lão hàng xóm ra. Nhưng lão hàng xóm chơi lầy, cứ bám chặt, nằm lì ở đó.

Thấy thế, thằng cầm đầu của lũ xăm trổ mới tiến tới, chắp tay trước ngực, rồi quỳ thụp xuống cạnh cái quan tài, giọng bi ai:

– Em xin anh! Anh làm ơn ra ngoài giúp để bọn em còn vác quan tài đi nhà khác, kẻo tối không xong việc thì về đại ca bọn em chém chết ạ!

Khi ấy, lão hàng xóm mới chịu lồm cồm bò ra. Mấy thằng xăm trổ vừa nãy hung hăng là thế, giờ ngoan ngoãn, cum cúp như mèo, lầm lũi bỏ đi. Ấy vậy mà lũ đó vừa đi được một lúc thì đã lại nghe tiếng xe máy rú ga ngoài ngõ, tôi lại hốt hoảng quay ra: may quá, không phải bọn chúng, mà là hai thằng con trai lão hàng xóm vừa đi đá phò về. Tuy vậy, vẻ mặt hai đứa nó cũng hung hăng không kém lũ xăm trổ vừa rồi. Chúng vứt cái xe đổ cái “rầm” ngoài sân, hùng hổ chạy vào nhà. Thật kỳ lạ, lúc này, tôi lại rất bình thản, còn lão hàng xóm thì đâm ra cuống cuồng, hoảng loạn. Tôi hỏi sao vậy, lão bảo:

“Bọn xăm trổ chỉ dọa thôi! Còn hai thằng này, chúng nó làm thật đấy!”.

Quả đúng vậy! Lão hàng xóm vừa nói dứt lời thì hai thằng con lão đã xông tới, đè nghiến lão xuống giường, thằng ghì chân, thằng ấn cổ…

– Ông già! Biết điều thì nôn tiền ra!

– Mày vừa cạy tủ lấy hết rồi! Ở đâu nữa mà nôn?

– Ông tưởng tôi ngu à? Trong tủ đó chỉ là vài đồng lẻ thôi! Tôi biết ông còn tiền! Mau nôn ra!

Lão hàng xóm bị ấn cổ thì hình như khó thở, mặt lão tím bầm. Rồi bất ngờ lão vùng lên, hất ngửa hai thằng con ra, cắm đầu chạy thẳng. Hai thằng con lão sau tích tắc ngỡ ngàng thì cũng lập tức chồm dậy, tiện tay vơ luôn cái gậy, hùng hục đuổi theo…

Còn lại mỗi mình, tôi chán quá, lững thững đi về. Vừa tới nhà, tôi đã nghe tiếng ai đó thều thào gọi tôi vọng ra từ gian buồng. Tôi lò dò bước vào: thì ra là lão hàng xóm, lão đã may mắn cắt đuôi được hai thằng con, trốn vào trong đó, nằm bẹp dí chỗ góc buồng, như một con chó…

Tôi vội vàng bế lão lên giường. Mấy ngày ốm mệt, không ăn uống gì, bị đấm sưng mồm, lại vừa vẫy vùng, chạy thục mạng, nên có lẽ sức lão đã kiệt. Đứa con gái lớn nhà tôi, thấy quần áo lão bẩn, hôi hám quá, thì lột trần lão ra, lấy đồ của tôi cho lão mặc, rồi đem mớ quần áo bẩn của lão ra giếng giặt; đứa con gái thứ hai chạy đi mua dầu thoa cho lão; đứa út xuống bếp bắc nồi, nấu vội cho lão bát cháo cầm hơi…

Đón bát cháo từ tay con bé út, lão run rẩy đưa lên miệng, húp soàn soạt một hơi hết sạch. Từ khóe mắt lão chảy ra hai hàng lệ long lanh. Tôi hỏi: “Sao thế? Cháo cay quá à?, thì lão lắc đầu, bảo: “Không, cháo ngon! Chưa bao giờ được ăn bát cháo nào ngon như thế!”.

Tôi nghe vậy thì mỉm cười, thong thả bước ra sân, gió nhè nhẹ, nắng lung linh, khiến những chiếc xì-líp, coóc-sê trên dây phơi như ánh lên, phấp phới, dập dình theo gió rung rinh…

Chưa bao giờ thấy mớ xì-líp, coóc-sê nào đáng yêu như thế!

https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=294036988545002&id=100038161083648