Chuyện ngắn cuối tuần: MÁNG CỎ CỦA CU TÝ – Duyên Anh

Duyên Anh

Cu Tý học trường Lasan Taberd từ lớp hai. Và ngay từ lớp hai, cu Tý đã được các sư huynh dạy giáo lý. Tâm hồn tuổi thơ là tâm hồn thánh. Tâm hồn ấy học những lời thánh thiện thì nhớ mãi và chỉ muốn làm những điều Chúa khuyên răn. Bố cu Tý không theo tôn giáo nào. Ông tự cho mình sung sướng và thích nói: “Hồn lưu lạc thờ chưa riêng một Chúa”. Nhưng ông đã không thích cu Tý để hồn nó lưu lạc. Trẻ con cần thiết có niềm tin. Chúa bảo mọi người là anh em, mọi người phải thương yêu nhau, mọi người làm việc lành, tránh điều dữ.

tỉnh tâm 20 ngày tại Saigon năm

Cu Tý tuân lời Chúa và rất buồn bã nếu bố cu Tý cứ đi đánh bài. Cu Tý nghĩ rằng bố thua thì mẹ khổ, bố thắng thì mẹ những đứa trẻ khác khổ. Gây khổ cho người ta là phạm tội. Hễ ai phạm tội, chết sẽ bị xuống địa ngục. Cu Tý tưởng tượng ra một địa ngục toàn lũ quỷ độc ác sẽ đánh đập bố. Đôi bận bố vui vẻ, cu Tý hỏi bố những câu hát liên hệ tới Chúa, bố trả lời tử tế, cu Tý quả quyết bố sẽ lên thiên đường.

– Bố ơi, tại sao Chúa thiên tòa lại giáng sinh thấp hèn?
– Vì Chúa sinh ra đời ở máng lừa. Chúa không được đặt trên một chiếc nôi êm ái. Chúa không được bú sữa Guigoz. Bấy giờ nhằm mùa đông, trời đầy tuyết. Con biết tuyết chưa? Giống lớp bông mỏng trong ngăn đá tủ lạnh và lạnh như đá.
– Ai đã sưởi ấm Chúa?
– Những vì sao trên trời. Đó là mắt của Thượng Đế.
– Ai đã nuôi Chúa?
– Đức Mẹ.
– Nuôi bằng gì?

Glossy full-color print of the Madonna of the Streets image suitable ...
– Tình thương. Tất cả những bà mẹ đều nuôi con bằng tình thương. Ai được nuôi bằng tình thương, lớn lên sẽ biết thương yêu ông bà, cha mẹ, họ hàng, bạn bè, người tàn tật, người gặp hoạn nạn, người giúp việc và cả trâu bò, lợn gà, chim muông… Và biết tha thứ mọi người, tha thứ cả kẻ định giết mình.
– Rồi Chúa có đi học không?
– Bố không thấy nói trong kinh Cựu Ước.
– Kinh Cựu Ước là gì ?
– Là sách viết truyện cuộc đời Chúa. Để bố nói tiếp: Chúa là con nhà nghèo. Người ta thường đối xử không tốt với những người nghèo. Chắc thuở bằng tuổi con, Chúa cũng đi học và bị bạc đãi. Nên Chúa mới phó thác cho các sư huynh, các nữ tu lo việc giáo dục cả trẻ con có đạo lẫn ngoại đạo và làm cho trẻ con bình đẳng bằng cách mặc đồng phục. Ở sân trường, Chúa muốn thế, trẻ con nhìn bạn bè mình giống mình thì chúng không tủi thân, không buồn bã. Con nên nhớ rằng, Chúa đã có thời thơ ấu nghèo nàn, khổ sở.
– Chúa có chơi đùa không?
– Có.
– Chúa có đánh lộn không?
– Chắc chắn không. Chúa chỉ bị đánh chứ không đánh lại. Nên Chúa dạy: Kẻ nào tát ta má bên trái, ta chìa má bên phải cho nó tát thêm.
– Con là con tát lại liền.
– Vì vậy mới có một Chúa. Ngay cả một số linh mục bị người đời bình phẩm còn hằn học phẩm bình lại người đời, nữa là con.

– Bị bắt nạt, hẳn Chúa buồn lắm, bố nhỉ?
– Tuổi thơ của Chúa buồn như tuổi thơ Việt Nam. Chúa không muốn tuổi thơ buồn bã. Chúa muốn tuổi thơ hồn nhiên, sung sướng. Ngày sinh của Chúa đã là ngày vui của trẻ con. Và người vâng lệnh Chúa đem niềm vui đến cho trẻ con trong ngày Giáng Sinh là ông già Nô-en.
– Ông già Nô-en bao nhiêu tuổỉ
– Một tuổi.
– Bố kỳ quá, ông già mà một tuổi !
– Đó là tuổi vui.
– Bố ơi !
– Ơi…
– Có phải Chúa ở khắp mọi nơi, Chúa thương hết mọi ngườị
– Ừ, Chúa ở khắp mọi nơi nhưng Chúa chỉ thương người thành thật, nghèo khổ. Chúa ghét bọn giầu sang.
– Sao bố biết ?
_ Cu Tý thấy cái lỗ kim khâu áo rồi chứ ?
– Dạ.
– Cu Tý thấy con lạc đà chưa ?
– Ở ti vi, bố ạ ! Nó to gồ ghề.
– À, Chúa nói, con lạc đà có thể chui qua cái lỗ kim (vì nó hiền lành thành thật, chịu khó làm việc) nhưng bọn nhà giầu thì khó lên thiên đường (vì ham ăn diện và lo cách bóc lột nhà nghèo).
– Bố tin Chúa ở khắp mọi nơi không?
– Con tin không?

– Tin.
– Vậy bố tin con.
– Chúa đang ở trên đầu con, Chúa đã nghe hết chuyện bố kể về Chúa cho con nghe, bố hén ?
– Ừ
– Chúa sẽ thương con.
– Cu Tý sẽ lên thiên đường.
Câu chuyện về Chúa của bố con cu Tý khác hẳn những câu chuyện về Chúa của các linh mục. Và không giống kinh sách. Điều ấy, cu Tý chẳng cần hiểu. Cu Tý chỉ biết Chúa là chúa tể của muôn loài, muôn vật. Chúa đủ quyền uy, phép Tích. Chúa ở khắp mọi nơi. Chúa thương người nghèo và không ghét người giầu. Chúa thương nhất trẻ con. Thuở thơ ấu, Chúa nghèo hèn, cô đơn. Chúa ra đời ở máng lừa, khóc chào đời trên cỏ khô. Chúa thương người nghèo nên cu Tý thương người nghèo. Cu Tý theo mẹ đi lễ ở nhà thờ thường bỏ vào hộp tiền “cứu giúp người nghèo” mười đồng. Mẹ cu Tý ngoại đạo. Đến nhà thờ nào cũng dâng hoa cung kính Đức Mẹ và xin đủ ân huệ. Cu Tý thì không xin gì. Chỉ mong được lên thiên đường. Đó là những năm tháng cu Tý học lớp hai, lớp ba, lớp tư. Năm nay, cu Tý học lớp năm. Vẫn bé nhỏ, loắt choắt, khờ khạo và có vẻ… nghệ sĩ. Vì có vẻ nghệ sĩ, thành thử, tâm hồn thường đi đá cầu, đá dế, đá cá, quên lời mẹ dặn, bị đánh đòn hoài. Cu Tý bị đánh đòn hay kêu cầu cứu bố thảm thiết lắm. Nhắc lại, năm nay, cu Tý học lớp năm, đứng hạng bình liên tiếp bốn tháng. Trường của cu Tý tổ chức cuộc thi làm máng cỏ. Sư huynh giám học bảo máng cỏ nào đẹp nhất sẽ được phần thưởng và máng cỏ được bầy trong tủ kính ở văn phòng nhà trường. Cu Tý dự cuộc thi liền. Dự thi với niềm tin trúng giải một cách ngây thơ và với hy vọng nhìn máng cỏ của mình bầy trong tủ kính và các sư huynh khen giỏi và Chúa mỉm cười trìu mến.

Mê Chúa vô cùng nhưng, buổi tối, khi vào giường ngủ, cu Tý quên cầu nguyện. Có lẽ, cu Tý mệt với bài vở. Trường Lasan Taberd bắt trẻ con học thật nhiều. Tiểu học, học buổi chiều, đến trường lúc hai giờ trưa. Tối về thường làm thêm, ít nhất, hai bài toán. Nhiều hôm, cu Tý loay hoay với bài làm ở nhà tới mười một giờ đêm. Nên vào giường, cu Tý lăn ra ngủ. Hai đứa em của cu Tý chăm chỉ cầu nguyện hơn cả trẻ con có đạo. Con Ki và cu Đốm học trường nữ tu Công giáo. Con Ki cầu nguyện Chúa giúp mẹ ngủ được, hết bệnh, hết càu nhàu. Cu Đốm nghiêng tình thương về bố, cầu nguyện Chúa giúp bố… đánh bài “ăn” và muỗi đừng đốt chân cu Đốm vì cu Đốm sợ chân có sẹo. Bây giờ mới là mười hai tháng chạp. Miền Nam không có mùa đông. Nhưng tuyết đang rơi trong tâm hồn cu Tý. Hễ hai em cầu nguyện trước giờ ngủ, cu Tý vội bỏ bài vở, vô cầu nguyện với em. Và nó cầu Chúa giúp nó làm cái máng cỏ đẹp nhất. Cu Tý đã nhớ cầu nguyện. Vì cái máng cỏ.

Mỗi ngày, bố cho cu Tý hai chục uống nước. Cu Tý uống chai xá xị mất mười đồng. Từ hôm “ghi tên dự thi” làm máng cỏ, cu Tý nhịn uống. Cu Tý dành tiền mua “vật liệu” kiến trúc cái máng cỏ đầu tiên trong đời cu Tý. Trước hết là những tấm hình in rô nê ô về sự tích Giáng Sinh bán ở nhà sách trong trường. Cu Tý “thanh toán” bài vở rất nhanh để loay hoay tô mầu lên hình Chúa và các thánh. Cu Tý hỏi bố cách tô mầu. Bố dốt về mầu sắc. Cu Tý hỏi mẹ. Cu Tý có cái tật đáng ghét ghê đi. Là làm hỏng cái gì thì ngồi khóc, ngồi khóc. Cu Tý cắt hình bị lẹm, ngồi khóc. Y như cu Tý làm bài, học bài. Bố cu Tý hỏi han, rõ chuyện phải an ủi :
– Con làm đi làm lại nhiều lần mới đẹp. Giải thưởng thường về tay những người kiên nhẫn. Nước chảy đá món, cu Tý ạ !
Cu Tý lau nước mắt. Hôm sau, mua về một xấp hình. Cu Tý ngỏ ý nhờ bố mẹ tô mầu giúp. Bố nói :
– Bố tô cũng được và sẽ đẹp nhưng con sẽ bớt vinh dự nếu máng cỏ của con trúng giải nhất. Hãy tự con làm một máng cỏ đẹp nhất như tự bố, bố đã làm lấy cuộc đời bố .

– Chúa có giúp con không ?
– Con cứ giúp con trước đã, Chúa sẽ giúp sau.
Cu Tý học lớp năm, sắp lên trung học rồi, nên hiểu lời bố. Cu Tý không nhờ vả bố mẹ nữa. Cu Tý thức khuya tô mầu hình Chúa và các vị vua từ phương Đông. Hỏng. Xé bỏ. Khóc. Nín. Tô hình mới. Cuối cùng cu Tý đã có những tấm hình có chân dán tô mầu thật đẹp, cắt thật hay, cần thiết cho sự trang trí bên trong máng cỏ. Cu Tý hài lòng. Cu Tý cười nói huyên thuyên. Để đền ơn hai em không phá nghịch, cu Tý mua xí muội tặng cu Đốm và đậu phụng da cá tặng con Ki. Đã đến lúc cu Tý lo cái nền máng cỏ. Cu Tý nhờ bố bắc thang leo lên gác xép kiếm miếng gỗ mỏng. Cu Tý lục lọc tung cả gác xép. Bị mẹ cho ăn roi. Mông cu Tý nổi hình con lươn đỏ. Bố vắng nhà không “can thiệp” kịp. Cu Tý dấu chuyện ăn đòn. Chờ bố về, cu Tý tán bố:
– Bố ạ, nhà mình chẳng có miếng gỗ mỏng nào. Đằng sau cái khung ảnh của con là miếng các tôn dầy cộm, con lén mẹ gỡ ra làm cái nền máng cỏ được không hả, bố :
– Rồi lấy gì thay thế ?
– Dự thi xong con đem về, gỡ ra, lắp vô như cũ.
– Con sẽ trúng giải nhất mà.
Cu Tý ngây người ra giây lát. Bố xoa đầu cu Tý :
– Thì gỡ đi. Bố nhận tội giùm con.
Cu Tý cười:
– Con chịu nổi năm roi, bố ạ !
Cu Tý tháo miếng các tông sau khung ảnh chụp cu Tý đứng ở bãi biển Vũng Tầu làm cái nền máng cỏ. Cu Tý cuốc bộ lên Tân Định mua giấy bạc làm hang đá, mua cỏ nhuộm nhân tạo làm cỏ máng lừa nơi hang Bê lem. Cu Tý mua cả cây “sa panh” nhỏ xíu lốm đốm tuyết trắng. Cu Tý “sáng tác” thêm cái cột trên nóc hang đá và cột thêm nhiều cành để máng sao và các thiên thần do cu Tý vẽ và tô mầu. Bố cu Tý ngạc nhiên:

– Hang đá và máng cỏ của con lạ thật.
Cu Tý nói :
– Con làm theo bài hát, bố ơi : “Nghe trên không trung, tiếng hát thiên thần vang lừng…”
Bố khen máng cỏ đẹp, mẹ không có ý kiến. Con Ki chê dở ẹt. Cu Đốm bảo máng cỏ sẽ chiếm giải bét ăn bánh tét. Cu Tý buồn lắm. Khi cu Tý bảo mẹ.

Dâng Chúa Hài Đồng - Youtube: Phạm Văn Quân - YouTube
– Con sẽ chiếm giải nhất, mẹ ạ !
Mẹ xua tay:
– Con sẽ chả được cái giải gì đâu.
Cu Tý càng buồn hơn. Và càng buồn thì buổi tối cu Tý cầu Chúa càng lâu hơn. Cu Tý tin tưởng máng cỏ của cu Tý sẽ nhất. Bố đã nói lời Chúa dạy với cu Tý: “Kẻ nào có niềm tin bằng hạt cát sẽ di chuyển được trái núi từ chỗ này qua chỗ khác”. Cu Tý có niềm tin to bằng cái máng cỏ của cu Tý.
Trước ngày đem máng cỏ nộp sư huynh giám học, cu Tý hỏi ý kiến bố :
– Bố nói thật đi, máng cỏ của con xấu lắm phải không bố ?
Bố gật đầu:
– Máng cỏ của con không đẹp.
– Con thôi dự thi nhé ?
– Con nên đem dự thi. Bố có thể nhờ thợ làm hay đi đặt cho con một cái máng cỏ thật đẹp, thật đắt tiền, thật lộng lẫy; bố cũng có thể làm giúp chon chiếm giải. Nhưng bố đã nói với con về cuộc đời ấu thơ của Chúa. Chúa đâu có ra đời ở chỗ giầu sang lộng lẫy. Mà Chúa ra đời ở chỗ thấp hèn, ở cái máng cỏ đơn sơ hơn cái máng cỏ của con. Cu Tý, nhà mình không theo đạo Công giáo nhưng mẹ con và các em đều thờ phụng Chúa. Và con đã làm cái máng cỏ đúng ý Chúa nhất. Con đã làm cái máng cỏ bằng tấm lòng của con, bằng cả sự… chịu đòn vọt. Con đã học giáo lý, đã biết Chúa ở khắp mọi nơi. Chúa đã ở nhà ta, đang ở nhà ta. Chúa đã nghe bố con mình nói về Chúa, đã theo dõi con làm cái máng cỏ kỷ niệm sinh nhật Chúa, đã thấy con khóc khi tô mầu hình Chúa, đã thấy con cười khi cắt hình Chúa, đã thấy con bị đòn đau vì tâm hồn con để hết vào cái máng cỏ. Cuối cùng, Chúa thấy một điều làm Chúa sung sướng là, đứa trẻ ngoại đạo làm cái máng cỏ đơn sơ tặng Chúa, đồng thời, nó biết làm sáng danh Chúa. Và bố tin chắc cái máng cỏ của con sẽ chiếm giải nhất. Chúa phát giải cho con.

Cu Tý mở tròn mắt, há hốc miệng nghe bố nó. Cu Tý ngồi bất động. Tâm hồn cu Tý bay lên trời cùng với chiếc máng cỏ. Tâm hồn cu Tý gặp thiên thần. Và các thiên thần dẫn cu Tý mang quà sinh nhật dâng lên Chúa. Chúa xúc động. Chúa khóc…
(13-12-1972)

From: NGOC PHAN & KimBang Nguyen


 

CHUYỆN THẬT KỂ VỀ “TẤM THẺ BÀI” CỦA NGƯỜI CHA- Truyện ngắn

Kimtrong Lam – Lương Văn Can 75.

Con gái 9 tuổi lạc qua Mỹ ngày 30 tháng 4 năm 1975, trở thành bác sĩ về Việt Nam chửa bệnh từ thiện, ra Nha Trang tìm lại cha mẹ các em, tình cờ xe hết xăng ngay chỗ mẹ ruột và hai đứa em đang cải táng mộ cha là một quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cấp bậc Trung Sĩ tử thương vào ngày 30/04/1975, sau đó cô đã bảo lãnh cả mẹ và các em qua định cư tại Hoa Kỳ.

Câu chuyện được bắt đầu vào sáng ngày 23-3-1975

Sau khi chồng và con trai bị chết vì đạn pháo kích của Việt Cộng đồng thời bị thất lạc đứa con gái trong ngày di tản tại bãi biển Chu Lai tại Quảng Tín, chị Buôn tất bật chạy khắp nơi để hỏi thăm về đứa con gái của mình…chị đã được một người chạy nạn cho biết:

“Con bé khoảng 9 hay 10 tuổi mặc cái áo xanh, quần đen, cổ có đeo cái thẻ bài của lính là con chị sao?

Nó được một người trên ca-nô nhào xuống nước bơi vào vớt nó đưa lên ca-nô ra tàu lớn rồi.

Thật là may mắn cho nó!”…

Lệ, đứa con gái thất lạc của chị Buôn được đưa lên tàu Hải quân với chiếc thẻ bài đeo tòng teng nơi ngực.

Người ta thấy có khắc tên:

Lê văn Buôn Số quân: …. Họ hỏi Lệ.

Lệ nói đó là tên ba nó, ba Buôn của nó, bị lọt lại với má và ba đứa em tại bãi biển Chu Lai.

Mới đầu Lệ sụt sùi khóc nhưng có người đàn bà ngồi gần bảo nó khóc không ích gì.

Nó cắn răng nghe lời bà này, làm theo những gì người ta chỉ bảo. Tiếng nổ làm cho nó ù tai nhưng cái sợ làm nó quên cả.

Kể từ lúc quả lựu đạn nổ, nó gần như mê đi cho đến khi có người vớt nó đưa lên ca-nô rồi lên tàu.

Người vớt nó lên ca-nô và đưa nó lên tàu, nhận nó là con nuôi là một Thiếu Uý Hải quân.

Sau thời gian huấn luyện dài đằng đẳng, tim anh còn đầy ắp tình người dành cho đồng hương và cả nhân loại.

Ước mơ của anh là những chuyến hải hành xa, đi đến chân trời góc biển, đi đến những đô thị lớn hoa lệ, nguy nga, ngợp ánh đèn về đêm và nườm nượp xe cộ, người đi bộ trên hè phố ban ngày.

Anh tên Lê trọng Nghĩa, 28 tuổi, quê quán ở miệt Thủ Dầu Một, ra trường với hạng cao trong số hơn 60 sinh viên tốt nghiệp trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang và hiện là một sĩ quan ưu tú của Giang đoàn 240 đóng ở miền Trung.

Chiếc tàu Nghĩa và đứa con nuôi là Lệ về đến bến Bạch đằng Sàigòn vào tuần đầu tháng 4-1975, đang lúc Sàigòn lên cơn sốt y như miền Trung mấy tuần trước.

Nghĩa đưa Lệ đến gửi tại nhà vợ một người bạn trong trại Sĩ quan bến Bạch đằng, lại gửi tiền và nhờ Xuân Hà, tên vợ người bạn, đi mua sắm quần áo và những thứ cần thiết hàng ngày cho Lệ.

Xuân Hà nhìn Nghĩa rồi nhìn Lệ và hỏi nhỏ Nghĩa:

“Con bé xin được ở đâu mà xinh quá vậy?

Tốn vài tạ gạo nữa là đã ra dáng tiểu thư rồi.

Anh lựa hay lắm.”

Nghĩa nghiêm nét mặt bảo Xuân Hà:

“Chị đừng nghĩ vậy.

Ba má nó và ba đứa em còn kẹt lại Chu Lai.

Chỉ có mình nó được tôi cứu lên tàu. Tôi nhận nó làm con nuôi.”

Xuân Hà tính đùa thêm một câu nhưng thấy mặt Nghĩa lạnh như tiền nên không dám cợt nhả nữa.

Ngày 28-4-1975, Nghĩa lại mang Lệ lên một chiếc tàu Hải Quân HQ lớn để chạy sang Guam.

Nghĩa con một, cha mẹ Nghĩa đã lớn tuổi muốn sống và chết ở Thủ dầu Một nên không đi mặc dù trong thời gian ở Sàigòn, Nghĩa đã cải trang về thăm và mời ông bà đi.

Sau 5 tháng ở trong trại tạm cư ở Guam, Nghĩa và Lệ được một nhà thờ bảo trợ đi định cư tiểu bang South Carolina.

Từ đây, Nghĩa xin Basic Grant của tiểu bang để vào Đại học học Kỹ sư cơ khí.

Ngoài giờ học, Nghĩa đi làm part time cho tiệm Sears ở downtown để lấy tiền chi phí ăn ở cho hai cha con. Nghĩa xin cho Lệ vào học ở trường tiểu học địa phương, có xe bus nhà trường đưa đón mỗi ngày và ăn sáng, ăn trưa miễn phí vì hai cha con Nghĩa chưa có lợi tức.

Nghĩa chỉ thêm bài vở cho Lệ mỗi buổi tối sau khi cơm xong.

Lệ thông minh nên học rất nhanh.

Để giúp ba Nghĩa, nó biết đặt nồi cơm điện, luộc rau, luộc trứng, làm những món giản dị rồi chờ ba Nghĩa về ăn cơm.

Mặc dầu vào ngang thiếu căn bản 4 lớp đầu (học trình Hoa Kỳ), nhưng Lệ đã học xong lớp 5 Việt Nam, Lệ học lại với ba Nghĩa và một cô giáo Mỹ dạy kèm (tutor) tất cả những gì cần thiết chưa được học ở các lớp dưới, nhất là Anh ngữ, vì vậy Lệ tốt nghiệp Trung học lúc mới 17 tuổi với điểm trung bình 4.0, một thành tích vượt mức ngay với học sinh bản xứ.

Nhiều lúc Lệ nhớ ba má, nhớ các em day dứt nhưng nghe ba Nghĩa khuyên, Lệ phải cố quên.

Lệ cũng nghĩ và tự nhủ lòng, có khóc, có nhớ ba má và các em cũng không làm được gì, chỉ cản trở việc học.

Đã từng ở trong cảnh nghèo của cha mẹ ở Việt Nam, Lệ biết được đi học thế này là một diễm phúc vì vậy Lệ cố gắng và chăm chỉ hết mức.

Ba Nghĩa cũng khuyên Lệ, sau này có thể có bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, khi ấy Nghĩa sẽ tìm cách hỏi thăm tìm ra tung tích ba má và các em Lệ. Lệ nghe thế lại tạm yên lòng và hy vọng.

Mùa Thu năm đó, Lệ vào trường Đại học Y khoa South Carolina.

Sau 3 năm, Lệ lấy Cử nhân Sinh Vật học với lời khen của Hội đồng Giám Khảo. Lệ chuyển qua học ngành Nhãn Khoa (Opthalmology).

Năm 1990, Lệ đậu bằng Bác sĩ Nhãn Khoa hạng tối Ưu với lời ngợi khen của Ban Giám Khảo.

Lệ được mời dạy môn Nhãn Khoa cho sinh viên cùng trường.

Lệ hỏi ý kiến ba Nghĩa, sau đó Lệ xin khất cho đến khi trở về từ Việt Nam.

Tốt nghiệp xong, Lệ bàn với ba Nghĩa, lúc này đã có vợ và một đứa con trai 2 tuổi, ba Nghĩa đồng ý, Lệ đi mua vé máy bay về Việt Nam tìm cha mẹ và các em.

Sau hơn 10 năm bế quan toả cảng cả nước sắp chết đói, lúc này (từ 1985) chế độ bắt buộc phải mở cửa cho kinh tế thị trường nên cũng dễ dàng cho Lệ đi lại.

Lệ và một người bạn thân về đến Chu Lai vào một buổi chiều mùa Hạ năm 1990 sau khi đã lặn lội đi bằng đủ thứ xe từ Sàigòn ra miền Trung.

Sau 15 năm, quang cảnh cũ đã thay đổi nhiều.

Có những căn nhà mới mọc lên nhưng cũng có nhiều căn trại cũ biến mất.

Chỉ có bãi biển, trông vẫn như trước mặc dù có nhiều hàng quán mọc lên bán thức ăn, thức uống cho du khách.

Trại Gia binh ngày nào không còn. Lệ muốn được gặp lại những người hàng xóm của ba má Lệ ngày xưa như vợ chồng bác Sáu, vợ chồng chú Đàm, vợ chồng cô Bé để hỏi thăm về cha mẹ và các em nhưng đi quanh quanh làng xóm, Lệ không kiếm ra một người quen cũ.

Lệ đeo cái thẻ bài vào cổ như ngày 23-3-1975 ra bãi biển Chu Lai, nhà nào Lệ cũng vào hỏi thăm và cho con cái họ quà bánh Lệ đem từ Hoa Kỳ về, giơ chiếc thẻ bài cho họ coi và hỏi thăm xem có ai biết ba má và các em Lệ không?

Nhưng tuyệt nhiên không ai biết. Vốn đã có định kiến, Lệ xin phép chính quyền sở tại, không quên quà cáp cho họ, để mở phòng mạch khám mắt miễn phí cho mọi người.

Một nữ bác sĩ Hoa Kỳ, cô Ruthie O’Brien, bác sĩ gia đình, vốn là bạn thân và cùng ra trường một ngày với Lệ, cùng đi với Lệ về chơi thăm miền Trung Việt Nam, nhân dịp cũng bỏ đồ nghề ra khám bệnh và cho thuốc cùng những lời khuyên hữu ích để phòng ngừa bệnh tật.

Các gia đình đến khám mắt và khám tổng quát, nhất là những ông già bà cả đều được hỏi về Trung sĩ Lê văn Buôn, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1, Sư đoàn 2 Bộ binh vào tháng 3 năm 1975 nhưng không một ai biết.

Mỗi buổi chiều khi khám bệnh xong, Lệ và Ruthie thường ra bãi biển Chu Lai ngồi ngắm sóng và ngắm hoàng hôn trên biển, nghe những tiếng rì rào của sóng biển chạy vào bờ rồi lại trườn ra xa.

Thấy bạn buồn vì không tìm ra gia đình, Ruthie lựa lời khuyên nhủ và hỏi Lệ có còn muốn đến nơi nào khác để kiếm không?

Lệ nghĩ chỉ có hai nơi khác ba má Lệ có thể ở là Nha Trang, quê của ba và Trà Vinh, quê của má. Lệ nói cho Ruthie nghe những nơi Lệ hy vọng nhiều nhất, sau đó Ruthie khuyên Lệ nên đi Nha Trang.

Nha Trang không hứa hẹn nhiều cho việc tìm kiếm vì Lệ đã đến đây gần một tuần, đi khắp nơi hỏi nhưng không ai biết cựu Trung sĩ Lê văn Buôn và vợ con.

Lệ thất vọng hoàn toàn, thầm nghĩ chỉ còn một nơi nữa là Trà Vinh.

Nếu tại Trà Vinh cũng không có tung tích thì coi như gia đình Lệ đã bị tiêu tán trong hoặc sau ngày 23-3-1975. Nghĩ đến đó, Lệ cảm thấy buồn muốn khóc.

Ba má và các em đi hết chỉ để lại mình con thôi sao, thế thì con có sống cũng mang mối u hoài đau khổ ấy suốt đời!

Thà con ở lại nhà chia sẻ những đau khổ với ba má và các em rồi chết chung một huyệt cũng là xong một kiếp người.

Lệ buồn khôn tả và khóc mỗi đêm về nhưng không dám cho Ruthie biết.

Một buổi sáng, Lệ cùng Ruthie mướn một chiếc xe hơi với tài xế để đi thăm Hòn Chồng, nơi thắng cảnh đẹp có tiếng của Nha Trang.

Thật ra Lệ không còn tâm trí đâu ngoạn cảnh vì “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nhưng để chìu Ruthie, Lệ cho Ruthie đi nơi này nơi kia chụp hình lưu niệm và dọc đường có thể tìm vào các quán ăn ngon, các khách sạn sang trọng mướn phòng ngủ qua đêm.

Lẽ ra trong chuyến đi này, Lệ mang theo vị hôn phu là bác sĩ Vĩnh quang Dũng, chuyên khoa bệnh tiêu hoá, tốt nghiệp trước Lệ 3 năm và hai người quen nhau khi cùng làm việc trong một bệnh viện nhưng Dũng phải đi Á căn Đình dự một Đại Hội Y Khoa toàn cầu về bệnh tiêu hóa, đại diện cho Bộ Y Tế Hoa Kỳ.

Còn vị hôn phu của Ruthie có cha già đang nằm bệnh viện chữa trị bệnh tiểu đường nên anh cũng không thể theo Ruthie đi du lịch Việt Nam được.

Sau khi đã dạo chơi bãi biển hơn hai tiếng đồng hồ, Lệ đề nghị tài xế chở vòng qua con đường phía sau, nơi đây lưa thưa có dăm cái nhà trên bãi cỏ hoang.

Phong cảnh quá tiêu sơ và u buồn, không có bóng một đứa trẻ.

Lệ và Ruthie bàn với nhau đi xuống cuối con đường rồi trở lại, trở về thành phố Nha Trang.

Mới đi thêm một khoảng ngắn, đột nhiên chiếc xe bốc khói ở máy.

Tài xế vội cho xe ngừng lại và kiểm soát máy thấy máy cạn khô không còn một giọt nước.

Anh ta hoảng hồn tắt máy và ngơ ngáo đi tìm xung quanh để kiếm nước châm vào máy.

Đó đây, ngoài con lộ đắp bằng đất đỏ thì toàn là gò đống và bụi cây mọc lưa thưa, tít tắp xa mới thấy vài mái tranh hiện trên nền trời xanh lơ.

Lệ và Ruthie phải ngồi chờ dưới gốc cây cho bớt nắng trong khi bác tài lội bộ đi tìm nước.

Chợt Lệ trông thấy một đám người lố nhố trên một cái gò, cách xa Lệ khoảng 400 mét.

Lệ chợt nghĩ hay là họ đào huyệt chôn người chết như hồi còn bé Lệ đã thấy ở Chu Lai nhưng sao không nghe tiếng khóc cũng không thấy quan tài.

Trí tò mò thúc đẩy Lệ vào đó coi xem sao. Lệ cũng có ý nghĩ giúp đỡ công việc họ đang làm, nếu họ quá nghèo, cần đến một, vài chục đô-la của Lệ.

Lệ nói cho Ruthie nghe ý nghĩ của mình, bảo Ruthie ngồi đó chờ mình nhưng Ruthie không chịu, đứng lên cùng đi với Lệ.

Hai cô gái cứ tưởng gần và ruộng khô, nào ngờ coi vậy nhưng khoảng cách khá xa và có những chỗ nước ngập mắt cá, hai cô phải tháo giầy cầm trên tay để đi.

Khoảng sáu, bảy người vừa đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ cắm cúi nhìn vào một cái lỗ huyệt đang đào do 4 thanh niên khoẻ mạnh, người cầm xẻng xúc đất đổ vào mê tre, kẻ bê đất đổ lên bờ, để dần dần hiện ra tấm nắp thiên bằng gỗ đen sì một cái quan tài.

Từ xa lội tới, hai cô gái đã bị những cặp mắt tò mò của đám người trên gò nhìn thấy và theo dõi.

Khi hai cô tới gần, tất cả đều ngừng tay nhìn chằm chằm như nhìn một hiện tượng lạ.

Họ quá lạ lùng bởi từ xưa đến nay chưa có người ngoại quốc nào ăn mặc đẹp đẻ thế kia – đám người cho rằng cả hai cô là gái Mỹ, Pháp, Anh, Úc chi đó, lại lội ruộng vào cái gò này để coi cải mả.

Phải, họ đang cải mả.

Họ đào cốt người thân chết đã lâu năm, bỏ sang một cái tiểu sành, kiếm chỗ thuận tiện, gần gũi hơn đặt xuống.

Lệ mở lời khi nhìn một người đàn bà lam lũ, già yếu, mặt mày nhăn nheo:

“Chào các bác, các chú, các anh, các chị.

Cháu là người Việt sống tại Hoa Kỳ về thăm quê hương.

Các bác, các chú đang cải táng cho thân nhân, phải không ạ?”

Nghe cô con gái nói tiếng Việt, cả đám người thật ngạc nhiên.

Sao cô gái trông như Mỹ này, chỉ khác mớ tóc đen, lại là người Việt, nói tiếng Việt thạo quá.

Họ bỏ xẻng cuốc đứng vây xung quanh hai cô gái.

Người đàn bà lớn tuổi trả lời: “Phải, người ở dưới huyệt là chồng tôi, chết từ năm 1975.”

Lệ nghe giọng nói người đàn bà có điều ngờ ngợ nhưng chưa dám tin là mình có thể đúng.

Nhân tiện, cứ hỏi thăm xem có ai biết được ba mình không?

Lệ chìa tấm thẻ bài đeo trong ngực áo ra cho họ coi, nói:

“Tấm thẻ bài này của ba tôi. Tôi không biết gia đình ông còn sống không và nay ở đâu.

Ông tên là Trung sĩ Lê văn Buôn.”

Người đàn bà trân trối nhìn Lệ xong ngập ngừng nói:

“Thế này thực không phải.

Xin lỗi…Có phải tấm thẻ bài này của lính Việt Nam Cộng hoà và cô là …Lệ phải không?”

Điều Lệ nghi ngờ đã đúng.

Giọng nói người đàn bà và nhìn kỹ từ đầu đến chân, Lệ thấy đúng là má Lệ, không còn sai vào đâu được.

Lệ ôm chầm lấy bà khóc rưng rức:

“Má ơi! Con đây, Lệ của má đây.

Má còn nhận ra con không?”

Bà Buôn, phải, vì người đàn bà đó chính là vợ goá của Trung sĩ Lê văn Buôn, càng ôm chặt Lệ hơn.

Bà rên rỉ:

“Lệ ơi, má đâu có ngờ Trời Phật còn cho gia đình mình ngày hôm nay. Người nằm dưới huyệt kia chính là ba con đó.

Quả lựu đạn ngày 23-3 đã giết ba và thằng Chưởng.

Còn lại hai đứa đứng kia, thằng Tung, con Bi giờ đã lớn từng đó.”

Lệ quay ra ôm hôn đứa em gái và thằng em trai.

Chúng cũng xúc động nhưng không xúc động bằng má Lệ và Lệ vì khi xẩy ra biến cố tan nát gia đình, chúng còn quá nhỏ.

Bà Buôn hỏi Lệ:

“Con đeo tấm thẻ bài này 15 năm nay để đi tìm ba má và các em phải không?”

“Dạ, đúng thế má.

Con đi tìm ba má và các em vì con đâu biết ba đã hy sinh ngày hôm đó.”

Ruthie đứng ngó mấy mẹ con ôm nhau cũng xúc động nhưng trong ánh mắt cô đọc thấy những tia sáng hân hoan vô bờ của bạn và của mẹ của bạn.

Chuyến đi hoàn toàn thành công quá sức mong mỏi, cô lẩm bẩm.

Bốn thanh niên lại tiếp tục đào.

Họ cậy tấm nắp thiên.

Bộ xương người đen sì lõng bõng nước.

Ruthie nhìn thấy sợ quá phải đứng tránh ra xa.

Cô đã quen với xác chết trong các bệnh viện nhưng không phải là bộ xương đã rữa mục này.

Lần đầu tiên Lệ nhìn thấy bộ xương cải táng nhưng Lệ không sợ mà Lệ muốn đứng thật gần để nhìn cho rõ hình hài của người cha đã sinh ra mình.

Khi má Lệ hỏi Lệ vì sao biết mà vào đây.

Lệ thuật lại từ đầu tới cuối, vì sao xe phải ngưng lại, bác tài xế phải đi kiếm nước đổ vào máy xe để đi tiếp v.v…

Bà Buôn thắp lên mấy cây nhang và hai ngọn nến trong khi mấy người đàn ông đổ rượu trắng ra cái chậu sành và rửa từng khúc xương cho sạch, lấy giấy bản lau khô xong xếp vào một cái tiểu sành mầu đất nung đỏ quạch.

Trong số người lo chuyện cải táng, có chú Năm thợ hồ có nhiều kinh nghiệm.

Chú vừa làm vừa chỉ dẫn cho mấy anh thanh niên làm. Chú nói:

“Tôi học nghề cải táng từ năm mới 16 tuổi mà năm nay đã 55, coi như 39 năm trong nghề mà tôi chưa thấy một vụ nào lại linh thiêng như Trung sĩ Buôn đây.

Nghe cháu Lệ vừa nói thì cháu đã để tâm tìm ba má cháu nhiều năm nhưng không ra tung tích; đến bữa nay hồn thiêng Trung sĩ dun dủi làm cho chiếc xe hơi đang chạy ngon lành bỗng hết nước ở ngay khúc đường này, xe bốc khói xuýt cháy máy và từ đó cháu Lệ mới có cơ hội lặn lội vào cái gò này vì tính tò mò và cũng vì tính thương người, muốn giúp đỡ người nghèo.

Vì thế mà Trời Phật không bỏ cháu.”

Bác tài xế đã lặn lội đi xin được một bình nước đổ vào xe.

Thay vì hai thanh niên phải khiêng chiếc tiểu sành, giờ này chiếc tiểu sành được bỏ lên xe, mọi người về nghĩa trang gần nơi cư ngụ của gia đình bà Buôn.

Nghe Lệ kể sơ lược từ lúc được ba Nghĩa nuôi vớt lên tàu và được học hành ở Hoa Kỳ, hiện đã là một bác sĩ Nhãn khoa Hoa Kỳ, tiền bạc dư dã, tương lai sáng lạn, bà Buôn quá sung sướng lại khóc.

Bà chạnh lòng nghĩ đến người chồng bạc phước đã chẳng được sống thêm để nhìn thấy sự thành công của đứa con gái ông yêu quý nhất đời.

Huyệt mộ cho cái tiểu sành đựng nắm xương của người cha bạc số của bác sĩ Vivian Le đã đào xong, nhỏ và nông nên đào rất nhanh.

Lần này nó không nằm trên gò đất chung quanh là sa mạc sỏi đá, cây cỏ hoang vu mà ở trong một nghĩa trang đẹp đẽ bên ngoài thành phố Nha Trang.

Khoảng 4 giờ chiều, mọi việc hoàn tất, bà Buôn, Lệ và hai đứa em của Lệ thắp hương, sụp quỳ, vái lậy, khấn khứa.

Lệ cố hết sức giữ cho khỏi quá xúc động nhưng khung ảnh trắng đen của cha Lệ trước mặt lúc nào cũng như đang nhìn Lệ âu yếm làm Lệ tràn nước mắt và cái ngày độc địa 23-3-1975, tại bãi biển Chu Lai, lại hiện rõ mồn một như Lệ đang đứng sát bên cha Lệ, bám vào tay ông cho khỏi sóng đánh ra xa.

Nỗi buồn năm xưa dù chưa quên được nhưng hiện tại vẫn là đáng sống. Mẹ con bà Buôn đành phải khép lại trang sử đẫm máu của gia đình và của xóm giềng, thân thuộc để xây dựng ngày mai tươi sáng hơn.

Lệ đã đưa tiền cho má và em đi chợ mua các thức ăn về làm một bữa cơm đãi đằng chòm xóm và những người thân thuộc, trả công hậu hỉnh cho những người cải táng hôm đó. Ai cũng tấm tắc khen sao lại có cái thần giao cách cảm đó để mà đến đúng chỗ, đúng lúc, gặp lại mẹ và em và nhìn được hài cốt của cha. Chuyện thực mà khó tin, xẩy ra như trong một giấc mơ.

Nhờ có nghề nghiệp cao và lợi tức vững vàng lại công dân Mỹ của Lệ, hơn hai năm sau bà Buôn và Tung, Bi đã đoàn tụ với Lệ ở Hoa Kỳ.

Bà Buôn lập một bàn thờ, một bên để di ảnh cuối cùng của thằng Chưởng khi nó 3 tuổi, một bên treo tấm thẻ bài, ở giữa bàn thờ là bát hương, có bài vị và di ảnh đen trắng của Trung sĩ Lê văn Buôn, người Chiến sĩ kiêu dũng VNCH đã hy sinh vì Tổ quốc, người chồng, người cha thân yêu vẫn luôn luôn như đang mỉm cười với vợ và các con!

Đây là câu chuyện thật mà người viết đã lấy từ bài viết “Tấm Thẻ Bài”

ST

FB: Hoa Nguyen


 

Câu chuyện về Jacky Ly – Em nhỏ vượt biên bằng thuyền gỗ trở thành Đại Tá Tùy Viên Quân Sự vùng Đông Nam Á

Nhà báo Mạnh Kim – Saigon Nhỏ

 

Ảnh Jacky Ly cùng người cha và em gái

Khó có thể biết Lý Vĩnh Thắng – tên tiếng Việt của Jacky Ly – sẽ trở thành người như thế nào nếu Thắng và gia đình vẫn còn ở một ngôi làng nghèo miền núi ở Phó Bảng, Hà Giang.

Có thể Thắng là một “học sinh nghèo vượt khó” xuất sắc nhưng cũng có thể Thắng chỉ là một anh nông dân chăn bò, làm nương rẫy, như thời niên thiếu, và chôn cuộc đời ở một ngôi làng nhỏ đến mức thậm chí gần như “không có tên” trên bản đồ các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam.

Câu chuyện về Jacky Ly là trường hợp điển hình của vô số gia đình Việt Nam trong đó việc quyết định tìm kiếm tự do bằng con đường vượt biên là chọn lựa duy nhất và quyết định đó đã mang lại những bước ngoặt thay đổi khó có thể ngờ…

Băng rừng vượt biên

Việc chuẩn bị được thực hiện chu đáo và cẩn thận. Trước khi đưa cả nhà đi, ông Lý Hội Quyền – cha của anh Lý Vĩnh Thắng – đã một mình lẻn sang Vân Nam-Trung Quốc để dò xét và tìm chỗ ở tạm.

Một đêm năm 1987, Thắng – lúc đó 10 tuổi – cùng hai chị và đứa em gái được bố mẹ chở trên xe đạp. Hành lý mang theo chỉ là vài bộ đồ và ít thức ăn. Họ bắt đầu cuộc hành trình bí mật. Phải kín đáo và thận trọng tuyệt đối. Chỉ một dấu hiệu đáng ngờ, họ cũng có thể bị hàng xóm trình báo và bị công an bắt.

Đây là lần thứ hai họ vượt biên. Lần thứ nhất, đi từ Hải Phòng, trước đó vài năm (1979), đã thất bại. Sau chuyến đi không thành đó, gia đình ông Lý đến sống ở Tân Mỹ, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Họ lầm lũi sinh nhai bằng nghề nông. Tuy nhiên, ông Lý vẫn âm thầm tìm cách thoát. Hành trình vượt biên lần thứ hai khởi hành từ đây, cách biên giới Việt-Trung đến 400 km.

Băng qua biên giới một cách an toàn là điều không đơn giản. Vết tích cuộc chiến Việt-Trung 1979 vẫn còn in đậm. Cả hai bên biên giới đều đầy mìn và bẫy chông. Để tránh bị phát hiện bởi lính biên phòng của cả hai bên, gia đình ông Lý phải len lỏi đi trên những con đường mòn nhỏ, xuyên rừng. Có những đoạn ông Lý phải cõng đứa con gái sáu tuổi gần như suốt ngày lẫn đêm (sau này khi kể lại, ông nói rằng nếu không phải là cô con gái của ông mà là khối vàng thì ông cũng sẵn sàng vất bỏ vì quá cực nhọc).

Sau 14 ngày, gia đình ông Lý vào đất Vân Nam-Trung Quốc. Thở phào. Nhưng chưa nhẹ nhõm. Không giấy tờ tùy thân, họ có thể bị nghi ngờ, tố giác và bị công an Trung Quốc bắt đuổi trở về Việt Nam. Cả nhà ông Lý phải di chuyển liên tục và có khi phải chia ra ở rải rác. Họ chỉ tá túc một chỗ trong vài tuần rồi lại tìm nơi khác. Cuối cùng, họ đến Phòng Thành, Quảng Tây. Tại đây, ông Lý cùng một số người Việt khác, cũng vượt biên trốn khỏi Việt Nam, tìm cách đi khỏi Trung Quốc. Họ tìm được một đầu mối giới thiệu mua thuyền và thuê tài công. Họ dự tính thoát đến Macau. Nếu Macau từ chối nhận tỵ nạn, họ sẽ đi Hong Kong. Nếu Hong Kong khước từ, họ sẽ đi Nam Triều Tiên. Nếu lại bị từ chối, họ sẽ đi Nhật Bản!

Ngày 18-6-1988, 72 người tỵ nạn, trong đó có sáu thành viên gia đình ông Lý, lục tục xuống chiếc thuyền đánh cá cũ nát. Con thuyền dài 12m-rộng 3m chỉ có mái che sơ sài cho khoang động cơ. Mọi người mang theo lương thực cho khoảng 30 ngày và phó mặc số phận cho hai tài công. Sau vài ngày lênh đênh, giữa cái nắng lột da và những cơn đói dữ dội, họ bị một trận bão dập tơi bời, những tưởng thuyền bị lật úp và tất cả chết đuối giữa biển. Khi đến Bắc Hải, thành phố phía Tây Nam Trung Quốc, họ lại bị một “cú sét đánh” thậm chí choáng váng hơn: qua radio, họ biết tin Macau lẫn Hong Kong vừa tuyên bố ngưng nhận người tỵ nạn Việt Nam. Bất kỳ người tỵ nạn Việt Nam nào đến Hong Kong sau ngày 16-6-1988 đều bị đưa vào trại tập trung để trả lại quê nhà. Không lẽ quay về? Họ liều mạng đi tiếp.

Sau 13 ngày “nướng” mình dưới nắng biển, họ đến gần Macau. Hai tài công rời thuyền. Họ được thuê chỉ để đưa mọi người đến đây, như thỏa thuận. Một người Việt, tên Thái, bất đắc dĩ trở thành người lái thuyền. Sự thiếu kinh nghiệm đi biển lập tức được “trả giá” sau đó khi thuyền va vào đá ngầm. Hỗn loạn và sợ hãi. Thật may là họ được cảnh sát biển Macau phát hiện và cứu. Sau khi giúp sửa thuyền, cảnh sát Macau yêu cầu tất cả rời đi. Mọi người lại ra khơi, gần như trong vô vọng. Cuối cùng, ngày 1-7-1988, thuyền đến Hong Kong. Đây là con thuyền thứ 47 của người tỵ nạn Việt Nam đến sau khi Hong Kong ban bố chính sách mới dành cho người tỵ nạn kể từ ngày 16-6-1988.

undefined

Một chiếc thuyền vượt biên tiêu biểu của Hoa Kiều từ miền Bắc, ảnh của Wiki

Những năm tháng ở trại tỵ nạn Hong Kong in sâu ký ức Thắng. Nếu không được bố mẹ và hai chị dạy bảo và che chở, Thắng rất có thể đã trở thành đứa bé hư hỏng đi theo đám băng nhóm giang hồ thuộc thành phần tỵ nạn đến từ các tỉnh khác của Việt Nam.

Ảnh ID của Vĩnh Thắng-Jacky tại trại tỵ nạn Hong Kong (ảnh nhân vật cung cấp)

Trại tỵ nạn chật chội, đông đúc, với đủ thành phần phức tạp, đã tạo thành một xã hội Việt Nam thu nhỏ nơi người ta không chỉ giành giật miếng ăn mà còn gây ra những hành vi tội phạm. Hãm hiếp và đâm chém xảy ra như cơm bữa. Sau hơn hai năm sống trong cảnh nhốn nháo, gia đình ông Lý cuối cùng được Chính phủ Mỹ đồng ý cho tỵ nạn. Họ được đưa qua Philippines sáu tháng để học tiếng Anh trước khi đến Mỹ…

Bắt đầu từ tay trắng

Nước Mỹ. North Carolina. Cuộc hành trình dài đã đến đích. Tuy nhiên, một chặng mới lại bắt đầu. Tất cả đều chỉ có hai bàn tay trắng. Họ đã rời con thuyền rách nát số 47. Họ đã rời khu ổ chuột tỵ nạn Hong Kong. Họ đang đặt chân đến một vùng đất xa lạ và tiếp tục đi trên những con đường thậm chí khó khăn và khó lường hơn cả những con đường mòn vượt rừng xuyên bóng đêm băng qua Vân Nam ngày nào. Phần tiếp theo của câu chuyện là chuỗi nỗ lực điển hình của gần như mọi người Việt tỵ nạn giai đoạn đó. Chen chúc trong căn nhà nhỏ được cấp tạm cho người tỵ nạn, gia đình ông Lý lao vào xã hội Mỹ với vốn liếng tiếng Anh gần như bằng không. Ông Lý phải làm ba “job” để giúp gia đình. Ban ngày ông làm thợ hàn. Ban đêm ông làm công nhân xưởng lắp ráp. Và cuối tuần ông làm nhân viên phục vụ nhà hàng. Trong khi đó, vợ ông lãnh quần áo gia công về nhà may; và hai chị của Thắng-Jacky đi làm nail sau khi học xong trung học. Jacky cũng phải đi làm thêm vào cuối tuần, từ chạy bàn đến rửa chén, cho đến khi vào đại học và vào quân đội…

Khó có thể biết ông Lý Hội Quyền nghĩ gì về tính mạng của mình cũng như vợ con vào thời điểm ông quyết định đưa cả nhà đi vượt biên. Nhưng có điều chắc chắn rằng ông không thể tưởng tượng có ngày mà cậu con trai duy nhất của ông, Vĩnh Thắng – Jacky, lại thành đạt hơn cả sự mong đợi, với không chỉ hai bằng master (từ National War College và Đại học Johns Hopkins), mà còn trở thành một sĩ quan cấp cao quân đội Hoa Kỳ. Ông Lý Hội Quyền (từ trần năm 2012) – người mà Jacky luôn xem như là tấm gương vĩ đại đối với mình – cũng khó có thể tưởng tượng một ngày mà con trai ông trở về lại Phó Bảng với tư cách một sĩ quan quân đội Mỹ, ở cương vị Chánh Văn phòng hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt, thực hiện các dự án hợp tác và tìm kiếm cơ hội hỗ trợ những gia đình nghèo miền núi Việt Nam, nơi có bóng dáng những đứa trẻ lếch thếch hệt Vĩnh Thắng ngày nào…

Jacky Ly bên cạnh một xe tăng Liên Xô ở chiến trường Afghanistan (ảnh nhân vật cung cấp)

 

Tôi phải cố gắng, luôn cố gắng, phải “work extra hard” – Jacky nói. Ngày 1-1-2021, Jacky Ly trở thành đại tá quân đội Hoa Kỳ (lễ gắn lon chính thức được tổ chức chiều ngày 23-4-2021).

Sau hơn 20 năm phục vụ quân đội Mỹ, Jacky Ly vẫn muốn tại ngũ. 42 tuổi, Jacky sẽ còn đi xa, thậm chí có thể xa hơn cả những điểm đến mà người cha không bao giờ có thể nghĩ tới, khi ông cõng cô em gái của Jacky lên đường trong đêm tối cùng gia đình ra đi chỉ với một thôi thúc: tìm kiếm tự do và một tương lai sáng sủa hơn cho các con của mình.

Jacky Ly (đi hàng đầu) vào thời điểm chỉ huy một đại đội nhảy dù (ảnh nhân vật cung cấp)

******

Đại tá Jacky Ly

Từng chỉ huy đại đội lính nhảy dù mũ đỏ (thuộc 82nd Airborne Division) và tham gia chiến trường Afghanistan, Iraq, cũng như công tác tại Hàn Quốc, Hawaii, … cuộc đời Jacky Ly gắn liền với binh nghiệp.

Jacky Ly và Bộ trưởng Quốc phòng (lúc đó) James Mattis (ảnh nhân vật cung cấp)

Nhập ngũ năm 18 tuổi khi vào Vệ binh North Carolina với dự tính ban đầu chỉ phục vụ quân đội ba năm nhưng sau đó Jacky không rời bộ quân phục.

Jacky tốt nghiệp bằng cử nhân quản trị doanh nghiệp về hệ thống thông tin máy tính từ Đại học Appalachian State. Trong thời gian quân ngũ, ngoài những khóa đào tạo chuyên biệt trong quân đội, Jacky còn học National War College, Đại học Johns Hopkins, và Trường tham mưu quân sự Malaysia.

Jacky Ly trong lễ tuyên thệ và gắn lon đại tá, với sự chủ trì của Thiếu tướng Lương Xuân Việt (qua màn hình video từ Nhật) vào chiều 23-4-2021 (ảnh MK)

Từng là Chánh Văn phòng Hợp tác Quốc phòng (Chief of the Office of Defense Cooperation) trực thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Jacky còn là cố vấn quân sự cấp cao và chánh Văn phòng Hợp tác An ninh trực thuộc Phái bộ Hoa Kỳ tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Jakarta, Indonesia.

(Trái sang) Đại tá Jacky Ly cùng mẹ vợ, chị của mẹ vợ và Phó Đề đốc Nguyễn Từ Huấn trong lễ gắn lon của Jacky (ảnh MK)

Đại tá Jacky Ly sắp nhận nhiệm vụ mới tại Đông Nam Á với tư cách tùy viên quốc phòng.

Đại tá Jacky Ly cùng vợ và con (ảnh MK)

 

Nhà báo Mạnh Kim


 

Chuyện đời bèo bọt của các bà “chế độ cũ”

Ba’o Saigon nh

Ảnh minh họa: Unsplash/Bady-abbas

Mấy bà thuộc “chế độ cũ” ở quê tôi là vợ sĩ quan, con lai, nhà có của để dành trong thể chế Việt Nam Cộng Hòa. Sau năm 1975, có bà thì lặng lẽ nuôi con trong khi chồng đi cải tạo, có bà thì lầm lũi, có bà thì hóa điên vì chế độ mới tịch thâu gia sản.

Dù rời xa làng quê để lên Sài Gòn tìm kế sinh nhai đã lâu nhưng tôi vẫn còn nhớ rõ mấy bà thuộc “chế độ cũ” trong xóm. Đó là bà Mười Tiều, dì Năm Thiếu Úy, dì Tám Quyện, dì Bảy, chị Lệ. Hồi tôi khoảng 9 tuổi thì bà Mười Tiều ngoài 70 tuổi, dì Năm Thiếu Úy, dì Tám Quyện và dì Bảy ngoài 30 tuổi, chị Lệ ngoài 20 tuổi.

Trước hết là câu chuyện về bà Mười Tiều. Hàng xóm láng giềng kể lại là trước năm 1975 bà Mười Tiều giàu có lắm. Việt Cộng vô một cái, tịch thâu hết vàng bạc. Cho dầu bả giấu vàng trong cái nồi, bỏ vào cái rế, treo lên giàn bếp nhưng Việt Cộng vẫn tìm ra được.

Khi tôi lớn lên, bả đã hóa điên rồi. Ban ngày, bả đóng cửa im ỉm ở trong nhà với ông chồng; còn con cái sống ở xa, lâu lâu mới về. Thỉnh thoảng tôi nghe tiếng cãi lộn của ông bà.

Chiều xuống, bả bắt đầu ra khỏi nhà trong bộ dạng nguyên bộ đồ trắng, đi chùa. Khi bả đi chùa xong thì trời đã sụp tối. Lúc đó bả chui vô mấy cái bụi tầm vông, bụi tre, bụi trúc, canh me có ai đi ngang qua, phóng ra hù người ta cho hết hồn chơi.

Ông Chín Rô trong xóm – người làm ruộng trong hợp tác xã, kể là có hôm ổng vác cuốc ngoài ruộng về nhà, đi ngang qua bụi tầm vông thì bị bả phóng ra hù. Ổng tưởng ma nên mém xáng cán cuốc xuống đầu bả. Tức thời bả la làng lên: “Tui đây!  Mười Tiều Đây!”. Ông Chín Rô kịp dừng tay lại.

Có lần tôi đi thả diều về ngang qua bụi tầm vông ngay góc trường học, bả mặc nguyên bộ đồ trắng phóng ra hù mà hết cả hồn. Rồi chắc nhờ bả đi chùa nhiều nên một thời gian sau bả tịnh tâm lại, hết hù người ta và sống thọ hơn 100 tuổi. Tui chắc hẳn đã có khoảng thời gian dài dằng dặc bả sống trong tiếc nuối vì mất của cải một cách lãng xẹt.

***

Tiếp đến là câu chuyện về dì Năm Thiếu Úy. Sở dĩ mọi người gọi dì là bà Năm Thiếu Úy vì hồi trước dì là vợ một sĩ quan thiếu úy trong chế độ cũ. Sau Tháng Tư 1975, ông thiếu úy bị đưa đi cải tạo nên dì lấy ông Phèo – một người Hoa, để nương tựa.

Ông Phèo thì không có con riêng, hơn dì khoảng 20 tuổi, tạng người bự chảng, không có hai hàm răng, cái miệng lúc nào cũng ngồm ngoàm như đang nhai một thứ gì đó.

Dì Năm Thiếu Úy có hai đứa con trai riêng với ông thiếu úy. Một đứa lớn hơn tôi vài tuổi, đứa kia thì bằng tuổi tôi. Cả hai đứa đều học chung với tôi từ năm lớp 1 đến năm lớp 3 thì tụi nó nghỉ học. Nhà dì Năm Thiếu Úy ở ven chợ. Hằng ngày dì bán gạo.

Gạo của dì có hai loại: gạo cũ và gạo mới. Gạo cũ là loại gạo khi được nấu lên thì nở tét bét cho ra nhiều cơm. Những gia đình đông con thì mua loại gạo này để nấu được nhiều cơm, đặng chia đủ cơm cho tất cả thành viên trong gia đình. Gạo mới là loại gạo khi đem nấu lên thì không nở mấy nhưng được cái là cơm dẻo và ngon hơn.

Trong khi đó, ông Phèo hằng ngày bán bánh mì. Ổng có cái tủ bánh mì đựng tùm lum thứ như là bánh mì, thịt ba rọi xắt nhỏ, ngò gai, ngò rí, dưa leo, dao rạch bánh mì, thớt để xắt thịt, nước tương, giấy báo cũ để gói bánh mì v.v.

Sáng sáng và xế xế ổng chở cái tủ bánh mì trên xe đạp lượn vòng quanh xóm. Có điều ngộ là thay vì rao hàng thì ổng dùng một cái kèn có trái bóng bóp phát ra tiếng kêu “tò tí toe”. Ai muốn ăn bánh mì thì chạy ra trước cổng kêu “ông Phèo”.

Dì Năm Thiếu Úy đếm thời gian qua từng lần đong gạo bằng cái lon 1 lít (lon 1 lít bằng ba lon sữa Ông Thọ) để bán cho dân quê, còn ông Phèo đếm thời gian qua từng lần bóp kèn “tò tí toe”.

Cho đến khi tôi 18 tuổi mà vẫn chưa thấy ông Năm Thiếu Úy về, có thể là ổng đã chết trong tù hoặc là ổng đã ra tù nhưng không về xóm tôi, vì dì Năm Thiếu Úy lúc bấy giờ đã là vợ người ta?!

Kế đến là câu chuyện về dì Tám Quyện. Tui không chắc tên dì là Quyện hay Huyện vì ở quê người ta phát âm phụ âm “h” giống như phụ âm “qu” thành ra “quờ” hết trơn hết trọi. Nhà dì Tám Quyện ở sát bên nhà dì Năm Thiếu Úy.

Dì Tám Quyện có hai đứa con gái. Đứa đầu lai Mỹ. Tui không biết tên thật của nó là gì nhưng mà mọi người cứ gọi nó là “con Mỹ”. Con Mỹ không đi học vì nó sợ đám con nít trêu chọc nó bằng những từ bậy bạ.

Sáng nào nó cũng phụ dì Tám Quyện đổ bánh kẹp để bán ở chợ. Dì Tám Quyện và con Mỹ ngồi chèm bẹp dưới đất, sát bên mấy cái thúng gạo của dì Năm Thiếu Úy.

Khi con Mỹ độ chừng đâu 12 tuổi thì dì Tám Quyện cho nó đi ở đợ xa nhà. Mấy năm sau đó tôi có thấy nó trở về xóm, đi bộ ngang qua nhà tôi vài lần. Có lần nó banh hàng rào chui qua sân nhà tôi cốt để đi tắt từ phía sau nhà tôi ra con đường lộ, hòng tránh đám con nít trêu chọc nó bằng những từ bậy bạ. Sau cái lần đó thì tôi không thấy nó nữa.

Không biết là nó có đi Mỹ theo diện con lai hay không?! Liệu rằng nó còn trốn đám con nít cho khỏi nghe những lời chọc ghẹo?!

Chị Lệ ngoài 20 tuổi cũng lai Mỹ. Mọi người thường gọi chị là “Lệ Khùng”. Thật ra chị không có hành vi nào bất thường và cũng không la hét quấy phá ai. Chỉ vì trên người chị lúc nào cũng lấm lem bùn đất, chị không bao giờ cười hay nói chuyện với bất cứ ai, có lẽ vì thế người ta gọi chị là “Lệ Khùng”?

Hằng ngày chị cùng chồng đi bộ quanh xóm để đào giếng hay vét giếng cho người ta. Vai chị vác cuộn dây thừng, tay cầm cái nón cối của lính Mỹ. Ông chồng thì vác cuốc, xẻng, xà beng.

Tui xin phép dừng chuyện của chị Lệ một chút để giải thích thêm về cách lấy nước từ giếng lên. Quê tôi thuộc vùng cao nên người ta phải đào giếng sâu xuống khoảng 20 mét thì mới có nước ngầm.

Hồi ấy, tụi tôi kéo nước từ giếng lên bằng cái thùng cột sẵn vào dây mũi (loại dây được bện bằng sợi nylon, và người ta thường dùng loại dây này để cột mũi con bò mà dắt đi).

Cứ mỗi lần muốn lấy nước, người ta dùng dây mũi cột sẵn thùng nhôm hay thùng mủ vào, thả thùng xuống giếng, kéo từng đoạn dây lên. Có khi cái thùng lên khỏi miệng giếng thì trong thùng không còn miếng nước nào, do thùng bị lủng hoặc bị lắc lư cho nên nước tạt hết ra ngoài rồi.

Đến mùa nắng, giếng bắt đầu cạn nước. Khi đó người ta phải mướn vợ chồng chị Lệ vét giếng sâu xuống nữa thì mới có nước lên trở lại. Tui chưa từng tận mắt thấy vợ chồng chị Lệ đào giếng nhưng vài lần tôi có thấy họ vét giếng cho nhà tôi.

Họ thay phiên nhau đu dây thừng xuống đáy giếng đã cạn nước. Một người ở dưới đáy giếng đào, múc đất sét bỏ vào cái nón cối lính Mỹ được cột vào dây thừng. Người ở trên miệng giếng kéo nón đất sét lên, bỏ đất qua một bên.

Người ở dưới đáy giếng được một lúc sẽ bị ngộp thở nên người kia phải thay phiên đu dây xuống đáy giếng. Họ vét từ trưa đến chiều thì mạch nước ngầm sẽ phún lên. Chị Lệ chỉ làm việc mà không nói cười, còn ai muốn nói gì thì nói với chồng của chị.

Nhà chị Lệ ở trong một con hẻm. Mà đúng hơn là chòi. Cái chòi được cất tạm bợ bằng tre trúc lá dừa. Người ta cho anh chị ở đậu trong khoảnh sân phía trước nhà. Khi anh chị sinh được một bé trai, họ lại ẵm con theo, đặt thằng nhỏ nằm trên tấm nylon ở chỗ mát trong khi họ làm việc.

Khi độ chừng đâu 8 tuổi, thằng nhỏ đi lẽo đẽo theo sau họ để phụ giúp công việc. Đến bây giờ tôi cũng không biết là chị Lệ đã thoát khỏi cái hố sâu dìm phận đời đứa con lai trong chế độ mới chưa?!

Liệu rằng chị đã gột rửa sạch lớp bùn đất lấm lem trên người và có thể cười nói để người đời không còn gọi chị bằng cái tên “Lệ Khùng”?!

***

Khác với vẻ mặt âu sầu của chị Lệ, dì Bảy luôn luôn lúc nào cũng tươi cười nói chuyện hoạt bát. Chồng dì Bảy cũng bị đưa đi cải tạo giống như chồng của các bà vợ sĩ quan khác.

Dì Bảy có hai đứa con: thằng con trai nhỏ hơn tôi một tuổi, đứa con gái thua tôi ba tuổi. Dì Bảy mở một sạp bán bánh kẹo và đồ chơi cho con nít bên trong trường học. Con nít bên ngoài trường hay con nít học trong trường đều có thể đến sạp của dì để mua mấy thứ mà chúng thích.

Hồi thời ấy, dì Bảy có bán xổ số đồ chơi: đồ chơi được treo trên một tấm bìa giấy cứng, bên dưới là những miếng giấy nhỏ có ghi số được gấp lại, con nít muốn chơi thì đưa dì Bảy 50 xu, rồi rứt một miếng giấy, mở ra thấy số nào thì lấy món đồ chơi có đánh dấu số đó; mở ra trống trơn không có số thì coi như trật lất, mất toi 50 xu.

Hai đứa con của dì Bảy học rất giỏi, năm nào tụi nó cũng được lãnh thưởng. Có lần tụi nó khoe với tôi rằng mẹ nó nói ba nó giỏi tiếng Anh lắm, bất cứ từ vựng tiếng Anh nào mới, ba nó đều đọc được. Hồi đó tụi tôi học dở tiếng Anh lắm vì ngay cả thầy cô giáo dạy tụi tôi còn đọc sai bét thì tụi con nít chúng tôi làm gì mà đọc đúng được?

Khoảng đâu thời gian thằng con trai dì Bảy học hết lớp 9 thì ba tụi nó về. Chồng dì Bảy về trong dáng vẻ gầy guộc, nước da xanh lè xanh lét, mặt hóp xọp trơ xương hai bên gò má. Đùng một cái, tụi nó bỏ học, cả nhà nó dọn nhà đi đâu mất tiêu. Cái thời đó cho dù có học giỏi thì hai con của dì Bảy cũng không học lên cao được với lý do “con của sĩ quan ngụy không được đi thi đại học”.

Tuy mỗi bà “chế độ cũ” xóm tôi có hoàn cảnh riêng nhưng tất cả họ đều có điểm chung là chịu đựng phận đời bèo bọt trong chế độ mới sau Tháng Tư 1975. Và ngay cả con cái của họ cũng gánh chung phận đời bị chế độ mới trù dập cho te tua tơi tả!

Cảm ơn Chúa đã cho con gặp Randy – Truyện ngắn

Nộp thuế cho Cesar ( Mt 22, 15-21)

“ …của Cesar trả về cho Cesar, của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa”

Life of Jesus Christ: Tribute to Caesar

Câu kinh thánh này tôi đã nhớ từ lúc còn nhỏ và tôi hay dùng nó để an ủi mỗi khi tôi bị mất đồ hay tôi  nói với người khác mỗi khi họ tiếc nuối vì mất một món đồ gì đó. Mặc dù lúc đó tôi chưa đi học kinh thánh và không hiểu sâu sắc ý nghĩa của câu này nhưng tôi đặc biệt rất thích nó . Tôi cũng đã sử dụng câu này trong bài bài bình luận của kỳ thi Tasp Test với chủ đề thật hóc búa. Đó là chủ đề bàn luận về luật trợ tử( Euthanasia) có nên ban hành trên các tiểu bang của nước Mỹ. Nếu bạn đồng ý chính quyền ban hành luật đó thì bạn phải đưa ra ba lý do tại sao bạn đồng ý, còn nếu bạn không đồng ý cũng phải đưa ra ba lý do tại sao bạn không đồng ý.

Lúc đó, tôi còn quá nhỏ , ăn chưa no lo chưa tới, đâu có thèm để ý đến những vấn đề của xã hội to tát như vậy nên tôi không biết phải viết gì đây. Thậm chí cái chữ tiếng Anh đó tôi còn không phát âm được và không hiểu nghĩa chính xác của nó, cũng may bên dưới có ghi chú ngắn giải thích nghĩa của nó. Đồng ý hay không đồng ý? Câu chấm hỏi to tướng lẫn quẩn trong đầu của tôi. Tôi chợt nhớ đến câu kinh thánh “ Của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa” có nghĩa là sự sống của con người là doThiên Chúa tạo ra thì sự chết của con người cũng phải để Thiên Chúa lấy đi, con người đâu có quyền quyết định. Thế là tôi đặt bút viết phần mở bài với câu khẳng định là tôi không đồng ý với luật trợ tử này và đưa ra ba lý do để biện minh cho sự chọn lựa của mình.

Lý do thứ nhất là như tôi đã viết ở trên .

Lý do thứ hai là con người sống phải có hy vọng. Bệnh nhân sẽ không có hy vọng để sống mà chỉ hi vọng để chết vì lúc đó bệnh nhân rất đau đớn và chỉ nghĩ đến cái chết. Như vậy vô tình nếu luật này được thi hành thì nó khuyến khích con người ta tìm đến cái chết nhiều hơn.

Lý do thứ ba là vì nếu có luật này , một số bác sĩ sẽ không còn nổ lực cố gắng giúp bệnh nhân sống sót thêm để làm gì nữa và theo thời gian, các nhà khoa học cũng không cần cố gắng nghiên cứu biện pháp hay chế thuốc để kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Viết xong phần kết luận, tôi thở phào nhẹ nhõm nhưng trong lòng cũng rất lo âu . Vì nếu xui xẻo giáo viên chấm bài thi là một người đang rất ghét hay không tin có Thượng đế thì sẻ không đồng ý với lý luận thứ nhất của tôi thì sao? . Thôi kệ đi, tôi phó mặc kết quả của bài luận văn này cho Chúa nhưng thật là Chúa đã thương tôi, sau ba tuần tôi được biết kết quả là tôi đã đậu và được con B cho bài luận văn này.

*****

Introducing the new UF Health Internal Medicine at the Medical Plaza ...

Mười một năm sau , khi  tôi làm phụ tá cho một Clinic của một tổ hợp bác sĩ chuyên về trị giảm đau , tôi  được dịp gặp một người bệnh nhân đã bị bất tỉnh nằm ba năm trong bệnh viện. Anh tên là Randy P. Giây phút đầu tiên anh ta bước vào văn phòng bác sĩ, tôi nhận thấy có một cái gì đó rất khác lạ của người bệnh nhân này. Anh ta khoảng 31 tuổi, là một chàng thanh niên với nước da xanh xao, người cao ráo ,  gầy gò , khuôn mặt dễ mến với chiếc mũ màu xám tro. Nhưng cử chỉ của anh ta thì cứ luôn quan sát mọi thứ một cách tò mò giống như người từ hành tinh khác mới vừa tới mặt đất vậy. Bước vào phòng khám bệnh gặp tôi, anh ta mừng rỡ ra mặt và hỏi đủ thứ chuyện như anh ta đã quen tôi lâu lắm rồi.

Thấy tôi mở Computer và bắt đầu đánh máy những câu assessment về bệnh nhức đầu của anh , Randy ngạc nhiên hỏi  :

“  bây giờ người ta không dùng giấy bút nữa sao ?”

Tôi trả lời: “ Vâng , các văn phòng bây giờ đều dùng Computer để lưu trữ thông tin không chi riêng văn phòng bác sĩ đâu đã lâu rồi.”

Đến phiên Randy cười vì sự ngạc nhiên của tôi khi anh ta hỏi câu hỏi này. Randy nói hãy để anh giải thích, rồi anh ta mở nón ra để lộ ra cái đầu có một chút tóc rồi cho tôi xem một vết sẹo dài phía sau ót của anh. Anh bảo anh vẫn còn bị nhức đầu sau khi tai nạn xãy ra ba năm trước. Anh  là một kiến trúc sư đang làm việc ở downtown. Một buổi chiều đi làm về, vừa bước ra chỗ đậu xe thì anh ta bị một người lạ từ phía sau đập đầu anh ta bằng một một vật gì đó rất nặng và lấy đi cặp táp của anh. Thật ra cặp táp đó chi đựng giấy tờ nhưng có lẽ tên trộm tưởng lầm là cặp táp có tiền nên đã tấn công anh. Anh ta ngã xuống bất tỉnh và không còn biết gì nữa. Sau này, khi tỉnh dậy,  cảnh sát cho anh biết là có một người đàn bà đã nhìn thấy anh nằm dưới đất và gọi xe cứu thương. Người ta không biết anh đã bất tỉnh bao lâu nhưng khi xe cứu thương đến thì đầu anh đầy máu. Từ lúc đó, anh đã nằm trong nhà thương ba năm và ba tháng trước anh mới mở mắt tỉnh dậy trước sự mừng rỡ của nhiều người trong bệnh viện. Nghe y tá và bác sĩ kể lại họ đã họp bàn với nhau quyết định giữ ống thở cho anh sống sau ca mỗ và chăm sóc ba năm liên lĩ. Họ cũng đã nhờ cảnh sát  tìm người thân cho anh nhưng không ai đến bệnh viện để thăm anh. Bây giờ , sau khi anh tỉnh dậy, anh phải học lại tất cả, từ học lái xe cho đến đường xá và từ ngữ. Anh nói anh  không có người thân ở thành phố này và bây giờ anh cũng không nhớ rõ anh còn người quen nào.

Randy nói rằng anh  rất cảm ơn tất cả những bác sĩ và y tá trong bệnh viện đã chăm sóc cho anh ta ngần ấy năm. Bây giờ tất cả mọi thứ đều mới lạ đối với Randy nhất là về technology đã tiến bộ quá xa so với thời gian anh ta chưa bị coma. Đôi mắt Randy long lanh ánh lên những tia nhìn tinh nghịch và nụ cười hồn nhiên như một đứa trẻ, Randy nói anh như mới vừa sinh ra một lần nữa và anh thật vô cùng tạ ơn Chúa đã để cho anh ta sống .

Tôi đã hỏi lại anh : “ 3 years ?”  để chắc chắn là mình không nghe lộn rồi xúc động nói: “ Congratulation, Randy. I am so glad you told me your story. That’s is miracle.” Anh gật đầu : “ Các bác sĩ cũng bảo tôi như vậy.”

Tôi xem lại hồ sơ medical record của anh. Thật đúng là những gì anh ta đã kể cho tôi nghe.

Chỉ đường tới nhà thuốc Walgreen gần nhất cho anh ta xong, tôi đưa tay ra bắt tay anh ta nhưng anh ta nói muốn ôm tôi để tỏ lòng biết ơn tôi. Tôi nói tôi đâu có làm gì cho anh đâu nhưng anh nói rằng từ khi anh ta tỉnh dậy, mỗi lần anh ta nhìn thấy bác sĩ và y tá thì anh ta xem những người này là thiên thần vì đã cứu mạng anh ta cho nên anh xem tôi cũng thuộc trong số họ.

Lời nguyện:

Lạy Chúa , con cảm ơn Ngài đã cho con gặp được Randy để con tin trên đời này vẫn có phép màu xảy ra trong bàn tay của Ngài. Ngài đã cho con người đặc ân lớn nhất đó là quyền tự do chọn lựa . Con không biết khi đến giờ lâm chung, con có thể còn đủ nghi lực và ý chí để phó thác đời con trong sự quan phòng của Ngài trong cơn hấp hối hay là con yếu đuối chọn cái chết trợ tử vì không chịu nổi sự đau đớn của thể xác. Đến lúc đó, xin cho con thực hành đúng như bài luận văn con đã viết với sự trợ giúp của Ngài. Amen.

H.T.L.

 From: TRANG HUYNH


 

Đọc chuyện cuối tuần: Nước Mắt Giữa Trùng Dương -Truyện ngắn

(Viết theo lời kể của một thuyền nhân, tên nhân vật đã được thay đổi.)

Trong cuộc đời của một con người, hẳn ai cũng có những lần gặp nhiều sự việc quan trọng xảy ra trong cuộc sống của mình. Những sự việc đó đã được khối óc ghi nhận và lưu giữ lại ở một chỗ nào đó trong đầu mà chúng ta gọi là ký ức. Tuy vậy có những việc, nó chỉ lưu giữ trong ký ức một khoảng thời gian rồi phai mờ dần, nhưng có những điều lại như hằn sâu, như khắc đậm, muốn quên mà không thể quên được. Câu chuyện sau đây trong cuộc đời tôi là một minh chứng cho sự huyền diệu của khối óc: Tôi đã nhớ và đã nhớ cả một đời.

Tôi là đứa con gái út trong một gia đình đông con, mẹ tôi mất năm tôi 12 tuổi, vì thế bao nhiêu tình thương yêu của Bố và các anh chị đều đổ dồn cho tôi. Tôi được nuông chiều như một cô công chúa, từ nhỏ cho đến khi tốt nghiệp đại học, mọi việc đều do các anh chị tôi lo lắng, sắp xếp cả, chính vì vậy mà khi ra đời, không có kinh nghiệm sống, lại ngu ngơ, không biết cách ứng xử, tôi luôn bị thua thiệt, bị bắt nạt. Nhưng có lẽ ông trời thương hại kẻ khù khờ nên đã cho tôi một khuôn mặt khá xinh xắn, để bù lại những thiếu sót của tôi. Với khuôn mặt xinh xắn này, tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ cũng như chiếm được cảm tình của rất nhiều người trong đó có anh. Anh Bằng là sinh viên đại học Bách Khoa năm cuối cùng, tôi quen anh trong lúc tham gia công tác đổi tiền của nhà nước, một công việc mà sinh viên phân khoa các đại học bắt buộc phải có mặt, làm việc theo sự phân bổ của chính quyền CS. Chính anh là người đã giúp đỡ và bảo vệ tôi trong suốt thời gian đổi tiền và cũng từ đó chúng tôi quen nhau rồi yêu nhau.

36 hình ảnh về Sài Gòn năm 1990 của Jean-Michel Gallet - Redsvn.net

Yêu nhau một thời gian dài, anh xin với bố tôi cho cưới. Bố không bằng lòng vì nghĩ tôi còn quá trẻ, sau anh nài nỉ mãi và cũng vì thấy chúng tôi quá thương nhau, bố động lòng, nhưng chỉ bằng lòng cho làm đám hỏi, còn cưới thì phải chờ tôi trưởng thành hơn nữa .

Đám hỏi chưa kịp làm, đột nhiên anh biệt tăm cả tháng trời, không thấy đến tìm tôi. Lo lắng, tôi đến gia đình anh để hỏi thăm thì được biết anh và anh trai ra miền Trung thăm bà nội bị bệnh. Ba ngày sau anh đến nhà tôi với cái đầu trọc lóc, anh kể:

– Anh vừa mới được thả về, anh nhấc mũ ra, đưa tay xoa xoa cái đầu, em biết tại sao rồi chứ?

– Làm sao em biết được? Tôi trố mắt lên nhìn anh, bộ anh bị bắt hả, mà làm gì bị bắt thế?

Anh nhéo mũi tôi nói nhỏ:

-Trời ơi, em tôi đúng là một cô bé khờ. Thì anh đi vượt biên bị bắt chớ sao?

– Vượt biên? Sao anh đi mà không nói cho em biết? Chuyện quan trọng như vậy mà lại giấu em.

– Chính anh còn không biết, mọi việc ba anh sắp xếp hết, giờ cuối cùng, ba gọi anh về để đi cùng anh hai, và đi gấp trong đêm, nên đâu thể nào báo cho em biết được. Chuyến đi thất bại, tụi anh bị bắt, lúc được thả về, anh quyết liệt với ba là anh sẽ không đi đâu nếu không có em đi cùng. Ba đã đồng ý. Nói trước cho em biết để chuẩn bị tinh thần, lần sau nhất định có đi thì hai đứa mình cùng đi, bé hết giận anh chưa?

Dien Bien Phu by Võ Nguyên Giáp

Cứ tưởng anh nói để dỗ ngọt tôi, ai dè một tháng sau, vào buổi tối ngày 24 tháng 5 năm 1981, anh đến nhà xin phép bố tôi cho tôi đi vượt biên cùng anh ngay đêm ấy, bố tôi hơi ngỡ ngàng,và có ý không bằng lòng. Bố ngần ngừ và trầm ngâm rất lâu:

– Bác biết con rất thương Ngọc, nhưng vượt biên không phải là chuyện chơi, biết bao nhiêu hiểm nguy, bất trắc đang chờ đón, hơn nữa, Ngọc là con gái, các con chưa chính thức là gì với nhau, ra đi như vậy có hợp với lễ giáo hay không?

Nghe bố nói vậy, Bằng kéo tay tôi, hai đứa cùng quỳ xuống trước mặt bố, giọng anh thiết tha:

-Thưa bố, chính vì điều này mà con cúi xin bố thành toàn cho chúng con, cho chúng con được thành vợ, thành chồng. Sự cho phép của bố sẽ giá trị hơn bất cứ một lời cam kết nào trong cuộc đời này. Con xin thề với bố, con sẽ thương yêu và đối xử thật tốt với Ngọc, khi qua được bên kia đại dương, con sẽ làm đám cưới với Ngọc đúng theo lễ giáo. Mong bố toại nguyện cho chúng con.

Ôm lấy đầu gối của bố, tôi tiếp lời của Bằng:

– Bố ơi, Bằng nói thật đó, anh ấy rất yêu con, không bỏ con đâu, hơn nữa bố ơi, bố làm việc trong chính quyền cũ, các anh con thì đều bị đi học tập cải tạo, sống trong một gia đình bị gọi là ngụy quân, ngụy quyền, tương lai chúng con sẽ ra sao? Bố để con đi, qua bên đó biết đâu con còn có thể giúp đỡ phần nào cho gia đình mình, giúp các cháu đỡ đói khổ. Nhìn chúng nheo nhóc bố đành lòng sao? Bây giờ có cơ hội, bố cho con theo anh ấy nhe bố, Con xin bố, cho con đi nhe.

Có lẽ, nhận thấy những lời của chúng tôi nói không sai và cũng cảm động trước sự chân thành tha thiết của hai đứa, bố đã đồng ý và chúc lành cho chúng tôi.

Ở lại nhà anh một ngày, chiều 25 chúng tôi đón xe đi Bà Rịa để 9 giờ tối hôm đó đón “taxi” ra “tàu” lớn. Tiếng là tàu nhưng thực sự đó chỉ là một con thuyền đánh cá không lớn lắm mà tôi từng được trông thấy khi ra Vũng Tàu chơi thời còn dưới chế độ VNCH

Thuyền nhân vượt biển sau biến cố 1975 - P2 (Ảnh tư liệu) - Trí Thức VN

Khi tàu ra xa, đã vào được vùng an toàn thì mọi người mới phát giác ra sự lừa đảo của bọn chủ tàu, chúng không hề mua nước cũng như đồ ăn để dự trữ cho chuyến đi của 66 người. Khi bị chất vấn, chúng đổ thừa tại bến bị động nên không thể chuyển lương thực được. Một số người không nhịn được sự tức giận đã nhẩy lên đòi đánh tên này, nhưng cuối cùng, vì sự đã rồi và cũng vì nhóm người của chủ tàu quá đông, nên mọi người đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt. Nhóm chúng có phòng hờ đem theo đồ ăn nhưng cũng không nhiều, một chút gạo và khoai lang, chỉ đủ cho chúng dùng trong vài ngày thế thôi. Từ đó ai có chút đồ ăn đều phải giữ kỹ để phòng thân.

Riêng vợ chồng tôi (chúng tôi xưng vợ chồng để tránh những rắc rối sẽ xảy ra) còn sui xẻo hơn, ngoài bọc đồ ăn nho nhỏ và một số thuốc phòng thân chồng tôi buộc ở trên vai, lúc ra taxi, hỗn độn, chen lấn đã bị ai đó giựt mất, anh Bằng lại đạp phải cái gai dừa trên bãi biển, lên đến tàu anh mới thấy đau. Nếu ngay khi mới đạp phải gai, lấy ra ngay thì còn được, nhưng vì lo chạy đi ra taxi để không bị bỏ lại, nên cái gai càng ngày càng đâm sâu vào chân hơn, không có cách nào lấy ra nữa. Mấy hôm sau chỗ bị gai đâm bị sưng tấy lên, mưng mủ, nó đã bị nhiễm trùng. Chồng tôi đã bắt đầu bị sốt. Mới đầu chỉ hơi nóng nhẹ, anh còn chịu đựng được, vẫn còn có thể hứng nước mưa cho hai đứa uống, nhưng vì nhịn đói và khát cả hơn một tuần lễ, cơ thể không có sức đề kháng, cơn sốt càng ngày càng tăng và kéo dài hơn. Gói bánh nhỏ tôi lấy vội trước khi đi còn sót trong túi áo lạnh, đã cho anh ăn dần, cầm cự được vài ngày rồi cũng hết. Sau đó, tôi có hỏi xin thuốc và đồ ăn cho anh nhưng không ai cho, họ còn phải thủ cho mình vì ai cũng tưởng chỉ một hai ngày thì sẽ gặp được tầu vớt, nên thực phẩm mang theo rất hạn chế, không ai muốn bị chết đói cả. Đồ ăn mang theo hầu như đã gần hết, lần đầu tàu chúng tôi có gặp khoảng 40 chiếc tàu, có những chiếc bỏ đi luôn, có những chiếc dừng lại nhưng không chịu vớt mà chỉ chấp nhận tiếp tế lương thực thôi, nhưng vì tàu của chúng tôi quá bé, không thể lại gần vì sợ bị lật tàu, nên đành đau đớn nhìn tàu lớn bỏ đi mà không nhận được gì. Tất cả chúng tôi trên con tàu này đều đã phải nhịn đói và hứng nước mưa uống để sống sót.

Thuyền nhân vượt biển sau biến cố 1975 (Ảnh tư liệu) - Tri Thức - Tài ...

Ngay mấy ngày đầu, khi tàu vừa ra tới hải phận quốc tế, thì vợ tên chủ tàu ngồi phía trên gần cái máy, không biết loay hoay thế nào mà đạp vào cái cần điều khiển, thế là máy tắt luôn. Tên tài công không biết cách sửa để máy chạy lại vì chính hắn chỉ là tên tài công dỏm, nhận bừa để được cho đi thôi chứ có biết tí gì về máy móc đâu, vì vậy con tàu cứ lênh đênh trôi trên biển cả mặc sóng cuốn về đâu thì hay đó. Sinh mạng 66 con người giờ phó mặc cho trùng dương chỉ vì lời nói dối của một kẻ bất tài.

Con thuyền không được điều khiển, cứ trôi không biết đâu là bến bờ, khi thủy triều xuống, thuyền mắc cạn vào một hòn đảo san hô nào đó, chỉ thoát ra được khi thủy triều lên sóng đánh, kéo tàu ra xa. Một niềm hy vọng cho mọi người là tại những đảo san hô này, trứng chim biển rất nhiều, thấy vậy, có mấy thanh niên nhảy xuống, bơi vào đảo hy vọng sẽ lấy được trứng thì sẽ không còn bị đói nữa, nhưng bất hạnh thay, đá trên đảo san hô lại rất nhọn, sắc cạnh và trơn trượt, trứng không lấy được mà còn bị té đập đầu vào đá sắc mà chết, trong số người chết có anh Tư là người dẫn chúng tôi ra tàu.

Con tàu lại lênh đênh trên biển như chiếc lá giữa dòng, và người chết vì đói đã bắt đầu có. Trước hết là những em bé, các em mới đầu còn khóc vì đói, sau đó cứ lịm dần và ra đi trong lòng mẹ. Tiếng khóc thương con thảm thiết vang lên như át cả tiếng sóng vỗ của đại dương. Sau đó là một vài người lớn, cơ thể yếu đuối, không chịu được cơn đói và lại thêm bị sóng nhồi, nên đã ra đi, xác bị thả trôi trên biển.

Sinh Hoạt và Đời Sống: THUYỀN ĐẮM GIỮA KHƠI - Tràm Cà Mau

Lúc này chồng tôi khi tỉnh, khi mê. Đang là một thanh niên khỏe mạnh, cường tráng, nhưng vì nhịn đói nhiều ngày, lại thêm vết thương ở chân bị nhiễm trùng, không có thuốc chữa, khiến anh lên cơn sốt, vì thế sức khỏe anh càng ngày càng suy kiệt. Đã mười mấy ngày rồi, cơn sốt vẫn không thuyên giảm, tôi bất lực chỉ biết ôm anh trong lòng mà khóc, nhiều khi nước mắt không còn để mà chảy ra nữa. Ôm anh trong tay, lúc nào lòng tôi cũng nơm nớp lo sợ anh sẽ bỏ tôi mà đi như những người kia. Một vài người thấy tình cảnh của vợ chồng tôi, họ cũng thương nhưng cũng không thể làm được gì cho chúng tôi, họ chỉ có thể hứng dùm chút nước mưa để cho tôi thấm vào đôi môi khô và tím lịm của anh thế thôi. Ngồi trong lòng tôi, đầu anh tựa vào vai vợ, mắt nhắm nghiền, hơi thở nóng hổi, mặt ửng đỏ, lâu lâu anh lại rên khe khẽ. Tôi biết anh đau lắm, mệt lắm, mà không thể giúp gì được cho anh, nghiêng mặt qua, hôn lên vầng trán nóng bỏng của chồng, nước mắt của tôi rỏ trên má anh, anh thều thào:

-Anh yêu em, đừng khóc Ngọc ơi, con tàu này bị ếm rồi, khó qua lắm. Anh hé cặp mắt lờ đờ nhìn tôi, rồi lại nhắm lại, anh xin lỗi em, đừng khóc nữa, anh muốn được nghe em hát, hát lên đi em, hát cho anh nghe…

Tôi có linh tính đây là lần cuối anh nói với tôi. Để môi mình trên trán anh, tôi xiết người anh trong vòng tay tôi chặt hơn và tôi bắt đầu hát nho nhỏ:

– …ngủ đi anh, ngủ đi anh. Ngủ đi, mộng vẫn bình thường, à ơi, sẵn tiếng thùy dương đôi bờ, cây dài bóng xế ngẩn ngơ, hồn em đã chín, mấy mùa buồn đau. Tay em, anh hãy tựa đầu, cho em nghe nặng trái sầu rụng rơi. Ngủ đi anh… ngủ đi anh…Bằng ơi

Tiếng hát của tôi hòa lẫn trong tiếng sóng rì rào của đại dương bát ngát, mặc những cơn nức nở làm nghẹn lời, tôi vẫn cứ hát, cứ miên man hát cho chồng tôi nghe lần cuối trong đời và nước mắt tôi vẫn cứ chảy, chảy ràn rụa trên khuôn mặt tái dần, tái dần của anh. Tôi cứ hát trong nước mắt mà không cảm thấy người anh như đang nhẹ hẳn đi, bàn tay anh đặt trên bàn tay tôi đã lơi ra và rơi xuống sàn tàu. Bất chợt tôi nắm lấy bàn tay anh, sao tay anh lại lạnh như thế này Anh đã đi, anh đã ra đi rồi sao, anh đã bỏ tôi thật rồi sao. Tôi hốt hoảng lay lay anh thật mạnh, anh Bằng ơi, anh Bằng ơi… Anh vẫn bất động, tôi ôm lấy đầu anh, hôn lên khuôn mặt giá lạnh của anh trong tiếng khóc ngất.

Tiếng khóc của tôi làm người ngồi bên cạnh chú ý, anh là người luôn giúp đỡ chúng tôi, chắc anh cũng đoán trước được sự ra đi của chồng tôi nên khi nghe tôi khóc lớn, anh liền sờ vào mũi Bằng và bảo:

– Cậu ấy đi rồi, cô không nên ôm như vậy, cái lạnh cơ thể của cậu ẩy sẽ không tốt cho sức khỏe của cô đâu và tập tục ở miền biển, chúng tôi phải thủy táng cậu ấy như những người trước.

Lúc này tôi không còn nghe thấy gì hết, chỉ biết ôm chặt thể xác anh trong tay và khóc. Tôi cứ ôm chặt lấy anh, không cho người ta lấy anh ra. Tôi biết nếu tôi buông anh, tôi sẽ mất anh vĩnh viễn kể cả về nghĩa bóng lẫn nghĩa đen. Rồi sau cùng mọi người phải dùng sức kéo tay tôi để lấy anh ra mang thả xuống biển vì, theo tập tục của dân đi biển, thì khi một người đã chết thì phải làm lễ thủy táng trước khi mặt trời lặn. Qua làn nước mắt, nhìn thân xác của anh nằm sấp mặt trên sóng nước bồng bềnh, trái tim tôi thắt lại, buốt nhói, tôi nhào ra cạnh thuyền hai tay với với về phía anh một cách tuyệt vọng, giọng tôi khản đặc:

– Anh ơi, Bằng ơi, đừng bỏ em, đừng trôi đi, đừng trôi đi mà, em xin anh đấy, Bằng ơi, em xin anh mà, đừng trôi anh ơi!!!

Mặc cho tôi kêu khóc, xác anh trôi về cuối thuyền. Tôi cố len qua mọi người để bò về cuối tàu, thì anh lại trôi về đầu tàu, tôi vừa khóc, vừa bò ngược lại, mọi người lại tránh chỗ cho tôi. Thấy tình cảnh đáng thương của tôi, không nhịn được, một số người ôm tôi lại và khấn to:

– Cậu Bằng ơi, cậu sống khôn thác thiêng thì trôi xa đi, đừng làm khổ vợ nữa.

Và kỳ lạ thay, sau lời khấn ấy, xác anh không trôi quanh tàu nữa mà trôi ra xa rất nhanh, càng ngày càng xa tàu đến khi mất hút. Tôi chới với nhìn theo, lồng ngực chợt như bị bóp lại, như muốn vỡ toang ra, tôi cố gào lên, cố kêu tên chồng tôi, nhưng không được, tiếng kêu như bị tắc nghẹn trong cổ họng, không thở được nữa và tôi ngất đi. Không biết thời gian bao lâu, khi tỉnh lại, tôi thấy mình đang được một bác gái, nhỏ vào miệng vài giọt nước mưa đựng trong một cái nắp chai, thấy tôi mở mắt, bác mừng rỡ:

– Cô ấy tỉnh lại rồi, vừa nói bác vừa đỡ tôi ngồi dậy, và đút vào miệng tôi một miếng đường thẻ nhỏ xíu, con ăn chút đường cho lại sức.

Tôi ngậm miếng đường, cám ơn bác. Bỗng như sực nhớ điều gì, tôi bật ngồi thẳng dậy, mắt dáo dác nhìn quanh, miệng lẩm bẩm:

– Anh Bằng? Anh đâu rồi, chồng tôi đâu rồi?

Vừa nói, tôi vừa tính bò ra mạn tàu, nhưng cánh tay tôi đã bị một bàn tay giữ lại kèm theo là một giọng nói đàn ông:

– Cậu ấy đã mất, chúng tôi cũng đã thủy táng cho cậu ấy rồi, trời tối thế này, cô không thể nhìn thấy cậu ấy nữa đâu. Nghe lời tôi đi, cố gắng mà sống để còn có người báo tin cho người nhà biết chứ, chết hết rồi thì làm sao.

Quay nhìn người ngăn tôi lại, tôi lí nhí nói trong giòng nước mắt:

– Cám ơn anh, tôi hiểu.

Và kể từ đây, không còn người để nương tựa, tôi phải tự mình bảo vệ lấy mình. Tôi lùi vào một bên mạn tàu, ngồi bó hai gối lại, nước mắt lại trào ra, tôi nghĩ về Bằng. Tôi yêu Bằng nhận làm vợ anh và nghĩ hai đứa sẽ hạnh phúc bên nhau trọn đời. Bây giờ, bao nhiêu dự tính tốt đẹp về tương lai đã bị sụp đổ hoàn toàn, trước mắt tôi là một khoảng tối đen, mù mịt. Ai ngờ, cuộc đời tôi lại bất hạnh như thế này đây, cứ tưởng mình sẽ là cứu cánh của gia đình, thế mà, ngay đến bản thân mình không biết sẽ ra sao nói gì đến lo cho ai được. Bằng đã bỏ tôi bơ vơ trong một hoàn cảnh éo le, ngặt nghèo. Tôi sẽ không bao giờ quên Bằng cả, tôi yêu anh, yêu anh thật nhiều, Bằng ơi, em nhớ anh quá, em mãi mãi muốn được ôm anh trong vòng tay nhỏ bé của mình, muốn được hát cho anh nghe, muốn được có anh bên em suốt đời, nhưng làm sao khi định mệnh đã ngăn cách chúng mình để giờ đây, một mình em bất lực ngồi đây mà nhớ anh, mà thương anh. Bằng ơi, em xin khấn nguyện Phật Trời cho linh hồn anh mau được siêu thoát về nơi cõi an bình nhe anh. Tôi ngồi trong bóng tối và thì thầm cầu nguyện cho anh:

– Nam Mô, Đại Từ Đại Bi, Tầm Thinh ,Cứu Khổ Cứu Nạn, Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y, Quan Thế Âm Bồ Tát

Câu chú này là do chị Cả của tôi dạy, chị bảo tôi khi nào gặp nguy hiểm hãy đọc chú này thì sẽ được cứu. Từ đây cho đến suốt cuộc đời, tôi sẽ luôn niệm chú này và tôi cũng đã thoát qua nhiều hiểm nguy nhờ đọc chú Quan Thế Âm. Chỉ cần một câu thôi.

Từ ngày tàu ra khơi tính tới hôm nay là đúng 19 ngày và chồng tôi mất đúng vào ngày thứ 19. 19 ngày lênh đênh trên biển cả, những chiếc tàu lớn chúng tôi gặp đều không chịu vớt, ngay cả sau khi chồng tôi qua đời, và những ngày sau đó cũng vậy. Với tình trạng không có nước, không có thực phẩm như thế này, không biết mọi người có còn thể cầm cự được bao lâu nữa đây, nhất là mấy đứa nhỏ. Tên chủ tàu này quả thật là đồ khốn nạn và bỉ ổi. Đói còn có thể chịu đựng được một thời gian ngắn nhưng với cơn khát thì làm sao mà kéo dài sự sống được. Thời gian dần trôi qua, ngày rồi đêm, số người bị bệnh, bị mất sức, bị chết vì đói ăn, vì khát nước càng ngày càng nhiều. Mới đầu tiếng khóc tiễn người thân ra đi còn vang vọng trên biển cả, nhưng dần dần, cả người còn sống cũng không đủ sức để thở, thì còn hơi đâu để khóc cho người ra đi.

Trong đời sống của chúng ta, chắc hẳn không ít người đã gặp phải những chuyện lạ lùng, đôi khi huyền bí mà không thể giải thích, nhất là khi chuyện xảy ra liên quan đến những người đã khuất. Mọi người đều bảo đó là những chuyện thuộc về tâm linh, mà đã là vấn đề tâm linh thì không thể cắt nghĩa được. Truyện tâm linh tưởng như khó có thể gặp, nhưng những sự kiện này đã đặc biệt lại xuất hiện nhiều lần xuyên suốt trong chuyến vượt biên trên con tàu chở chúng tôi.

Chồng mất, tôi bơ vơ không người che chở, bị bọn chủ tàu bắt nạt, chửi mắng tôi, vì chúng nghĩ tôi là dân “canh me”. Tôi đã hết lời giải thích là tôi đi với chồng, không thể nào tôi là người đi lậu được, hơn nữa anh Tư, người chết trên đảo san hô, là người đưa chúng tôi xuống thuyền biết rõ mà. Chúng nhất định không tin vì cả hai người chứng của tôi đều đã không còn, thậm chí chúng còn xông đến đòi ném tôi xuống biển. Mặc cho tôi khóc lóc van xin thế nào, không một ai chung quanh tôi lên tiếng bênh vực cho tôi cả. Họ phải tự giữ lấy thân, không muốn vì kẻ khác mà rước họa vào người. Giữa lúc tuyệt vọng nhất, khi đã nắm chắc cái chết trong tay, tôi chợt nhớ đến Mẹ Quan Thế Âm và niệm khẽ: “Nam mô…”. tiếng nam mô còn chưa dứt trên môi, thì mọi người đều giật mình vì một tiếng đàn ông hét lớn vang lên từ đầu thuyền:

– Dừng lại.

Tất cả chúng tôi đều quay nhìn về nơi có tiếng quát phát ra, vợ của người tài công đang đứng đó, mắt bà long lên sòng sọc, tay chỉ thẳng vào bọn chủ tàu:

– Đứa nào đụng vào con bé đừng trách tao, tao là người đưa nó lên tàu, nghe rõ chưa.

Nói xong bà khuỵu người nằm xuống mắt nhắm lại như đang ngủ. Cái ngạc nhiên và sợ hãi của mọi người là tiếng nói phát ra từ miệng bà là tiếng của một người đàn ông, tiếng của anh Tư, đúng là tiếng của anh, không ai là không biết. Người tài công cũng sợ, anh ta không dám lại đỡ vợ. Một lúc sau bà ngồi dậy, và ngạc nhiên khi thấy mình nằm ở đầu tàu, bà hỏi chồng lúc đó đang nhìn bà mà sự sợ hãi vẫn chưa tan đi trên khuôn mặt của hắn:

– Sao tôi ngủ ở đây vậy ?

– Phải là…là…bà không vậy? Sao lúc nãy tiếng nói của bà …khác, giống tiếng của …

– Ông có điên không vậy. Không là tôi thì là ai.

Biết chắc là vợ mình, người tài công kể cho bà nghe mọi việc, bà có vẻ như không sợ mà chỉ nói:

– Lúc nãy ngủ, tôi có mơ thấy anh Tư, anh nói sắp có bão lớn, mọi người nên cầu Trời, khấn Phật cho qua tai nạn đi.

Tuy bán tín, bán nghi, nhưng bọn chủ thuyền cũng không làm gì đến tôi nữa vì chúng còn đang bàng hoàng về sự việc vợ tài công nói giọng của anh Tư.

Đúng như lời vợ tài công nói, gió bắt đầu nổi lên, mây đen kéo đến, rồi mưa đổ xuống như trút nước. Những ngọn sóng lớn dần và đập mạnh vào thành tàu, con tàu nhỏ bé, chao qua, chao lại như chiếc lá trong cơn cuồng phong. Tiếng la hét, tiếng cầu kinh vang lên giữa cơn giông bão. Run sợ ngồi trong góc tàu, tôi nghĩ với những ngọn sóng mạnh như thế này chả mấy chốc, con tàu nhỏ bé mong manh này sẽ vỡ ra từng mảnh, rồi sẽ bị sóng cuốn trôi, rồi sẽ bị sóng nhấn chìm tất cả, đem những sinh mạng trên con tàu này xuống lòng đại dương thôi. Sự sợ hãi này chồng lên sự sợ hãi cũ làm đầu óc tôi như mê đi. Tôi lẩm bẩm trong miệng một cách vô thức câu niệm chú Quan Thế Âm, trong khi đầu óc lại nhớ đến bố tôi, đến các anh chị em, các cháu, các người thân. Nước mắt cứ trào ra, trào ra mãi trong tiếng “ Nam mô……” đột nhiên con tàu hơi chao nghiêng, rồi như bị nâng cao lên, và vùn vụt lướt trên mặt biển, dần xa vùng bão tố. Mọi người hoang mang nhìn nhau, không biết chuyện gì đã xảy ra. Mãi cho đến khi cảm thấy con tàu như dừng lại và dập dình như cũ, một vài người mới lần ra ngoài xem và hét lên trong niềm vui sướng:” Chúng ta thoát rồi, thoát khỏi cơn bão rồi” Tất cả mọi người đều vội vàng quỳ xuống khấn tạ ơn Trời Phật, tạ ơn Thiên Chúa, Đức Mẹ, Phật Bà, mà không hiểu tại sao tàu lại trôi đi một cách lạ kỳ như có người nâng tàu lên và kéo đi để thoát khỏi cơn nguy biến như một phép lạ vậy. Người đoán thế này, kẻ nói thế khác, họ nhắc lại việc vợ tài công bị anh Tư nhập, tất cả, tựu trung sự huyền bí vẫn mãi chỉ là huyền bí mà thôi, không ai giải thích được và cũng từ đó mọi người tin là tôi có người âm phò trợ nên không ai dám đụng đến tôi nữa.

Đã hơn một tháng trôi qua, số người chết trong thời điểm này đã hơn một phần ba, con nít thì chết gần hết chỉ còn lại một hai bé thôi, trong đó có một bé gái 10 tuổi tên Dương, em đi với bố và anh trai. Khi bố và anh trai bị thủy táng, em khóc đòi theo họ, tôi đã ôm em lại. Từ đó hai chị em nương tựa vào nhau.

Con tàu cứ trôi dật dờ như thế, ngày rồi đêm, đêm lại đến ngày, người chết, rồi lại người chết, người còn lại thì sống dở chết dở. Đã vậy, ba ngày nay, tàu lại bị mắc cạn vào sâu trong đảo san hô, thủy triều lên, sóng cũng không kéo nổi tàu ra. Tối nay, có lẽ nỗi sợ hãi nếu tàu không thoát ra khỏi bãi san hô này thì cơ hội sống cũng không có, nên mọi người nổi cơn lên chửi bới nhau, đổ lỗi lẫn cho nhau ầm ĩ. Thấy vậy, sợ bị liên lụy, tôi kéo bé Dương trốn vào một góc tàu, hai chi em thì thầm niệm chú Quan Thế Âm, cầu mong Phật Bà cứu mọi người. (Chú này tôi đã dạy lại cho bé Dương như ngày trước chị tôi đã dạy cho tôi).

Bên ngoài, giữa lúc mọi người vẫn còn đang chí chóe cãi nhau mãi chưa dứt, thì có tiếng của một người đàn bà lanh lảnh vang lên giữa màn đêm, bà nói nếu mọi người muốn Mẹ Nam Hải cứu thì hãy cầu nguyện với Mẹ, ai có đạo nào thì cầu theo đạo nấy, đừng cãi nhau nữa

Nghe giọng nói lạ, tôi ló đầu ra, ngay chỗ đầu tàu, lại thấy vơ người tài công ngồi đó, ngay chỗ lần trước khi anh Tư nhập vào bà, bà tiếp tục nói và tự nhận mình là bà Mầu, chủ quán cây xăng Esso ở Ngã tư Phú Nhuận. Bà kể, bà vượt biên cùng con gái, tàu gặp cướp Thái Lan, chúng nó lấy hết tiền bạc rồi giết mọi người quăng xác xuống biển. Bà thấy thuyền này có vài người nhân đức nên muốn cứu dùm, bà còn dặn hãy cầu nguyện đi, Mẹ Nam Hải sẽ giúp.

Lần này thì mọi người không còn nghi ngờ gì nữa, tất cả quỳ xuống và cầu nguyện xin Đức Mẹ, xin Phật Bà, Mẹ Nam Hải, sáng mai khi thủy triều lên, mong tầu sẽ được cứu thoát ra khỏi vùng san hô này.

Lại một lần nữa, chúng tôi được cứu thoát nhờ giòng nước thủy triều dâng rất cao và cũng nhờ những lời cầu nguyện của mọi người, sóng đã kéo con tàu bất hạnh của chúng tôi ra khỏi vùng san hô .

Qua những điều kỳ lạ xảy ra, lần này, mọi người trên tàu đều tin có thần linh ở đâu đây, nên ai nấy không còn chửi bới, cãi cọ nhau nữa, nhưng trong lòng tất cả đều rất lo lắng và sợ hãi khi thấy con tàu cứ lênh đênh trên mặt sóng nước mênh mông, không thấy đâu là bến bờ. Ban đêm, biển trông thật dễ sợ. Vài người chúng tôi bảo nhau ra đầu tàu cầu nguyện, thấy vậy cả tàu quỳ xuống cầu theo. Đang cầu nguyện bỗng bé Dương kêu lên:

– Ngôi sao đỏ, chị ơi, có ngôi sao đỏ trên trời kìa.

Ngẩng nhìn lên, quả nhiên một ngôi sao màu đỏ rực hiện giữa bầu trời đen thẫm. Mọi người lại bàn tán và cho là đấng thiêng liêng hiện ra để cứu mình, thế là tiếng cầu nguyện lại vang lên. Những người quá yếu, không thể ngồi dậy được cũng cố gắng chắp tay lại miệng thì thầm van vái. Cả tàu hầu như không ngủ, chúng tôi cầu nguyện suốt đêm, và tàu cứ trôi không định hướng, theo ngôi sao đỏ trên trời. (Chúng tôi nghĩ thế)

Bình minh đã ló dạng, mặt biển như rực sáng lên. Một cảnh tượng tuyệt vời hiện trước mắt mọi người, một quả cầu vàng chói lói, nằm giữa những tia rẻ quạt rực rỡ đủ màu, dưới mặt biển đang từ từ nhô lên. Ôi, đẹp vô cùng! Hơn một tháng qua, bao nhiêu lần mặt trời mọc, thế mà có lần nào tôi được xem đâu, vì biết bao nhiêu biến cố đau buồn xảy ra, tôi cứ thu mình dưới hầm tàu mong tránh những tai họa, những phiền phức vô cớ cho mình. Lần này vô tình được nhìn cảnh bình minh trên biển quá đẹp, làm tôi quên mất hoàn cảnh cùng quẫn của mình. Nhưng với bọn chủ tàu, cảnh sắc đó có lẽ chẳng xa lạ gì, chúng chẳng để tâm, chính vì vậy mà chúng đã phát giác ra gần đó, bóng dáng một chiếc tàu đánh cá của dân chài. Thế là mọi người la hét để kêu gọi họ, những chiếc áo được dùng làm tín hiệu cấp cứu, vẫy vẫy tới tấp. Chiếc tàu kia, có lẽ họ đã thấy, nên chạy về phía chúng tôi. Không nỗi sung sướng nào hơn, như vừa chết đi lại được sống lại, không cần biết chiếc tàu này có phải là của bọn cướp biển như cướp Thái Lan không, chúng tôi cũng vẫn vui mừng, kẻ khóc, người cười, ai nấy đều quỳ xuống tạ ơn Thiên Chúa, tạ ơn Trời Phật, tạ ơn những người khuất mày, khuất mặt, đã giúp chúng tôi.

Lần này, thần may mắn đã mỉm cười với chúng tôi, đây là tàu đánh cá của dân chài Philippin, họ bằng lòng giúp đưa chúng tôi về hòn đảo Mangsee nơi họ sinh sống.

Sau khi đã ngồi yên trên tàu mới. Tôi đưa mắt lên nhìn trời, ngôi sao đỏ đã biến mất từ bao giờ. Không biết có phải ngôi sao đỏ là thiên sứ dẫn đường đưa tàu chúng tôi đến nơi này để gặp được tàu Philippin không, nhưng trong lòng tôi vẫn thầm cám ơn Trời Phật đã không bỏ chúng tôi, bất giác tôi niệm thầm câu chú Quan Thế Âm:

– Nam Mô Đại Từ Đại Bi, Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn, Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y, Quan Thế Âm Bồ Tát.

 

Chúng tôi ở lại Mangsee ba ngày, sau đó được chuyển qua thủ đô Manila bằng tàu chiến của Philippin và cuối cùng là đảo Palawan, tại đây chúng tôi chờ để làm thủ tục đi đến những quốc gia nơi họ chấp nhận người tị nạn vượt biên.

Thế là chuyến hành trình vượt biên bão táp, lênh đênh trên biển của tôi chấm dứt sau gần hai tháng trời. Số người bước chân xuống tàu là 66 và số người được bước lên đất liền chỉ còn 25. Nhìn những con số mà thấy đau lòng chỉ vì sự tham lam và bất lương của lũ vô sỉ, lũ sát nhân mà hại chết nhiều người trong đó có những đứa bé vô tội.

Chuyện đã qua, nhưng nỗi đau vẫn còn đó. Xin nguyện cầu cho các linh hồn sớm tiêu diêu nơi cõi phúc.

Có lẽ, chẳng mấy người tin những điều tôi kể, bởi họ không được chứng kiến tận mắt những gì tôi đã thấy, đã nghe. Vâng, vì họ không thấy được cảnh thi thể của chồng tôi sau khi nghe mọi người khuyên đừng làm tôi khổ và lúc đó anh đã trôi nhanh ra xa như thế nào. Cảnh vợ người tài công đứng lên đầu tàu hét lên với giọng đàn ông, giọng của anh Tư đã chết, mà cứu tôi khỏi bị ném xuống biển. Cảnh chiếc tàu được Cá Ông( chúng tôi tin thế) đưa ra khỏi vùng bão tố. Cảnh bà Mầu nhập vào vợ tài công kể rõ tên tuổi, địa chỉ, cùng hoàn cảnh của mình lúc vượt biên ra sao. Cảnh ngôi sao đỏ ở đâu lại xuất hiện đúng lúc để dẫn đưa tàu chúng tôi đến vùng biển của Philippin mà để được cứu như vậy.Sau này khi ở lại Mangsee ba ngày, chúng tôi đã được anh chủ tàu kể lại và bảo là chúng tôi thật may mắn, vì tàu của anh chưa bao giờ đi vào vùng biển này để đánh cá, vì đây là vùng biển chết, vùng biển các anh thường đi không hiểu sao mấy hôm nay đánh không được cá, nên các anh đánh bạo, quyết định chuyển hướng về vùng biển này, và đã gặp được tàu của chúng tôi. Nghe xong câu chuyện tất cả chúng tôi đều nghĩ đến ngôi sao đỏ. Không lẽ lại có những sự trùng hợp quá diệu kỳ như vậy à?

Như tôi đã nói, những chuyện về tâm linh, hay những chuyện huyền bí, thì muôn đời vẫn không ai giải thích nổi. Tin hay không là tùy từng người, riêng tôi, tôi nghĩ phải có duyên mới có cơ may được gặp những điều huyền bí mà ít người được gặp, vậy đã được thấy, được nghe, được sống trong hoàn cảnh đó tại sao lại không tin nhỉ? Tin để sống cho thật tốt vì Thượng Đế luôn ở quanh để giúp chúng ta.

Tường Thúy

Tucson – AZ – 23 / 3 / 2022.      Share Lại Hoài Niệm T.TT

From: Tu-Phung sưu tầm

EM BÉ TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG NĂM XƯA.

Em bé Trần thị Ngọc Bich trên đại lộ Kinh Hoàng năm xưa

Thanh Phong – Thời Báo

Đại lộ kinh hoàng ở Quảng Trị Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Highway of Horror in ...

 

Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới .

 

EM BÉ TRÊN ĐẠI LỘ KINH HOÀNG NĂM XƯA.

Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.

Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.

Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.

 

Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH, luôn đặt Tổ Quốc – Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết.

 

 

 

     

Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt.

Trân khắc Báo khi còn là một người lính trẻ miền Nam Việt Nam.

Ảnh của BAO TRAN / ANH DO

Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn: “Trần Khắc Báo. Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”.
Ông cố nài nỉ: “Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”
Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa: “Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”

Vietnam War 1972 - MỸ CHÁNH - Photo by Richard Blystone | Flickr

Người ôm vòng chiếc nón lá nói: “Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”

Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho thiếu úy Báo.
Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi: “Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’ nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: ‘Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.’”

Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao?

Người tài xế tên Tài trả lời: “Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói: “Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”

Ông này nhìn ông Báo cười và nói: “Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”. Ông Báo thanh minh: “Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.”

Thiếu tá Nhiều bảo: “Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông: “Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”

Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.

Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được thả về. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuquerque, tiểu bang New Mexico…

EM BÉ MỒ CÔI GẶP MAY MẮN

Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.

Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.
Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào cuối năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.

James Mitchell cùng sơ Angela Nguyễn và em bé Trần Thị Ngọc Bích (Precious Pearl). Mitchell đã nhận nuôi đứa trẻ sơ sinh và đưa cô bé đến Hoa Kỳ vào năm 1972. Ảnh Kimberly Mitchell.

James Mitchell cùng sơ Angela Nguyễn và em bé Trần Thị Ngọc Bích (Precious Pearl). Mitchell đã nhận nuôi đứa trẻ sơ sinh và đưa cô bé đến Hoa Kỳ vào năm 1972. Ảnh Kimberly Mitchell.

Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?

                                Ông Báu diễn tả lại hoàn cảnh lúc cứu em bé sơ sinh cho Kimberly Mitchell nghe.

Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.
Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố: “Con muốn biết con là người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”

Bố nuôi James giải thích cho cô: “Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”

Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.

Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương với tư cách một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:

“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”

Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website về câu chuyện của mình.

GẶP LẠI CỐ NHÂN

Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:

“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”

Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.

Ở nhà ở Albuquerque, Bảo Trần xem album ảnh Kimberly Mitchell làm cho anh và gia đình (Anh Đỗ / Los Angeles Times)

Ở nhà ở Albuquerque, Bảo Trần xem album ảnh Kimberly Mitchell làm cho anh và gia đình (Anh Đỗ / Los Angeles Times). Ảnh của:THỜI BÁO LA

Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy người sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.

Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8.2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào Thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.

GIÂY PHÚT XÚC ĐỘNG

Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell: “Cô đến đây tìm ai?”. Cô trả lời: “Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”

Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu: “Đây là ông Trần Khắc Báo.”

Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.

Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo: “Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”

Ông Trần Khắc Báo nói: “Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.” Và Kimberly Mitchell đã gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi: “Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”

Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.

Graduating from USNA

Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi. Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”

Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.

THANH PHONG

Nguồn: THỜI BÁO (The Vietnamese Newspape)

From: Phi Phuong Nguyen

Lời Bàn của Kẻ đi tìm:

Chính nghĩa VNCH và tinh thần cao cả của Quân Lực VNCH được minh họa rõ ràng qua câu chuyện của Trần Thị Ngọc Bích – Kimberly Mitchell

 

 

 

 

 

 

1

Tấm lòng bảo vệ dân chiến đấu vì dân của một chiến sĩ trong QLVNCH đã cớ kết quả tốt đẹp trong câu chuyện này. Em bé sơ sinh trên đại lộ “Kinh Hoàng” được cứu sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng của cuộc rút lui di tản chiến thuật từ Quảng Trị về Mỹ Chánh, Đông Hà. Dù quá khó khăn nguy hiểm nhưng tấm lòng nhân của thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến Trần khắc Báo còn lơn hơn sự an nguy của chính mình.

 

2

Một người lính Hoa Kỳ khi mãn hạn về nước đã cưu mang em bé mồ côi xuất xứ từ đại lộ Kinh Hoàng.

Tấm lòng quảng đại vô vị lợi của người dân Hoa Kỳ sát cánh bên người dân Miền Nam, vốn lúc đó, đang chịu sự xâm lấn của chủ nghĩa ngoại lại Cộng Sản Marx – Lenin qua bàn tay nhuốm máu của lính Bắc Việt. 

 

 

 

3

Mong cho một ngày chính nghĩa VNCH được rạng ngời trên quê hương còn đang trong quá trình hòa giải, khi mà vào lúc này đang có một bộ phận cán bộ trong đảng Cộng Sản Việt Nam, nhất là cán bộ ở Miền Nam như ông Võ văn Kiệt, họ bắt đầu coi cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến ý thức hệ Quốc Cộng, huynh đệ tương tàn chứ không phải là cuộc chiến đấu thần thánh chống thực dân mới như họ từng lầm lẫn.

 

Made in Việtnam- tác giả Tiểu Tử

Made in Vietnam

Tiểu Tử

Guide to use telephone services in Danang city, Vietnam ...

Lẽ ra bữa nay bác sĩ Lê không nhận bịnh nhân vì là ngày nghỉ trong tuần của ông. Nhưng hôm qua, trong điện thoại, nghe giọng cầu khẩn của người bịnh ông không nỡ từ chối. Người đó – ông đoán là một cô gái còn trẻ – nói chuyện với ông bằng tiếng Mỹ. Cô ta hỏi ông nhiều lần :
– Có phải ông là bác sĩ Lee không ?

Tên ông là Lê. Cái tên Việt Nam đó ở xứ Mỹ này người ta viết là ” Lee “, nên ông được gọi là ” ông Lee ” ( Li ).
Ông ôn tồn trả lời nhiều lần :
– Thưa cô, phải. Tôi là bác sĩ Lee đây.
– Phải bác sĩ Lee chuyên về châm cứu và bắt mạch hốt thuốc theo kiểu á đông không?
– Thưa cô phải.
– Có phải phòng mạch của bác sĩ ở đường Green Garden không ?

Bác sĩ Lê, đã ngoài sáu mươi tuổi, tánh rất điềm dạm, vậy mà cũng bắt đầu nghe bực ! Tuy nhiên, ông vẫn ôn tồn :
– Thưa cô phải. Xin cô cho biết cô cần gì ?

Giọng cô gái như reo lên :
– Vậy là đúng rồi ! Con Cathy bị bịnh suyễn nói bác sĩ chữa bịnh hay lắm. Cả nhà nó, kể luôn ba má ông bà nó đều đi bác sĩ hết.

Đến đây thì ông bác sĩ già đó không kềm được nữa, ông xẵng giọng :
– Cám ơn cô. Bây giờ xin dứt khoát cho tôi biết coi cô muốn cái gì ?

Giọng bên kia đầu dây như lắng xuống :
– Tôi xin lỗi bác sĩ. Xin lỗi. Tôi muốn xin bác sĩ cái hẹn cho ngày mai. Tôi bịnh…
– Mai là ngày nghỉ trong tuần, phòng mạch không có mở cửa. Ngày khác vậy.
– Ngày mai cũng là ngày nghỉ của tôi nữa, bác sĩ à.
– Cô đã bịnh thì cứ xin nghỉ để đi bác sĩ, ngày nào lại không được !

Một chút im lặng ở đầu dây bên kia rồi giọng người con gái bỗng nghe thật buồn :
– Họ đâu có cho nghỉ, bác sĩ. Họ nạt vô mặt :” Mầy muốn nghỉ thì mầy nghỉ luôn đi. Thiếu gì đứa muốn vào làm chỗ của mày. Mày biết không ?”

Giọng nói như nghẹn ngang ở đó, rồi tiếp :
– Không có việc làm là chết, bác sĩ à…

Ông bác sĩ già làm thinh, suy nghĩ. Đầu dây bên kia, cô gái van lơn :
– Xin bác sĩ thông cảm. Tôi sợ bịnh nặng hơn, không đi làm nổi nữa là mất việc. Xin bác sĩ thông cảm. Xin thông cảm.
– Ờ thôi, để tôi ráng giúp cô. Sáng mai, chín giờ. Phòng mạch của tôi ở số…
– Cám ơn bác sĩ. Cám ơn ! Con Cathy có chỉ phòng mạch của bác sĩ rồi.
– Xin lỗi. Cô tên gì ?
– Kim. K, I, M.

Bác sĩ Lê vừa ghi vào sổ hẹn vừa nghĩ :” Tội nghiệp ! Chắc lại đi làm lậu nên mới bị người ta hâm he như vậy. Theo cách phát âm thì cô này có vẻ là người á đông. Tên Kim chắc là Đại Hàn. Để mình phải phone lại cô Cathy hỏi cho chắc ý kẻo gặp thứ lưu manh thừa dịp ngày nghỉ không có cô phụ tá, nó ‘su’ mình thì khổ ! “

 

8 địa chỉ khám và phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng Phaco uy tín ở Hà Nội

 

 

 

Đúng chín giờ, chuông cửa phòng mạch reo. Ông bác sĩ già bước ra mở cửa. Đứng trước mặt ông là một cô gái á đông còn trẻ, ăn mặc theo kiểu ” punk ” : quần áo có tua có tụi, tóc dựng đứng hỗn loạn như con gà xước, đeo nhiều vòng sên bằng bạc to như dây lòi tói, đầy cổ đầy hai cườm tay, mang cái xắc đỏ cũng có tua có tụi. Bác sĩ Lê, quá đỗi ngạc nhiên, chưa kịp hỏi gì, thì cô gái nói bằng tiếng Mỹ rất lưu loát :

– Chào bác sĩ. Tôi là Kim, bịnh nhân đã gọi điện thoại cho ông hôm qua. Tôi có làm cho bác sĩ chờ không ?

Bác sĩ Lê chưa hết ngạc nhiên, trả lời một cách máy móc :” Không ! Không !”. Rồi ông bước tránh qua một bên :” Mời cô !”

Vào phòng mạch, ông đưa cho cô cái áo blouse trắng ngắn tay :
– Cô đến phía sau bình phong bỏ hết quần áo chỉ mặc quần lót thôi, rồi khoác ngược áo blouse này, lưng áo nằm về phía trước.

Trong lúc cô gái loay hoay làm theo lời dặn, ông bác sĩ già gọi phone về nhà, nói bằng tiếng Việt :
– Bịnh nhân của anh tới rồi, đang thay đồ. Chắc một giờ nữa là xong. Em đợi anh về rồi mình đi chợ.

Cô gái bỗng ló đầu ra khỏi bình phong mỉm cười nhìn ông, gương mặt thật rạng rỡ, định nói gì nhưng rồi không nói, thụt đầu vào tiếp tục cởi quần áo.
Một lúc sau cô ta bước ra, mắt ngời lên sung sướng, nói bằng tiếng Việt, giọng như reo lên :
– Bác sĩ là người Việt Nam mà con cứ tưởng là người Tàu ! Tên ” Lee ” nghe Tàu trân !
– Ủa ! Vậy mà tôi cứ nghĩ cô là người Đại Hàn chớ !

Rồi cả hai cùng cười, cái cười rất sảng khoái. Tình đồng hương trên đất khách bỗng thấy thật ấm, thật đầy…Ông bác sĩ già nhìn cô bịnh nhân trẻ mặc áo blouse trắng đứng trước mặt ông mà không còn thấy cô gái ” punk” hồi nãy nữa !
Ông đưa cho cô cái dĩa, rồi vừa chỉ cái giường cao vừa nói :
– Cô cởi hết đồ nữ trang để vào đây, rồi lên nằm trên này để tôi chẩn mạch.

Cô gái làm theo như cái máy.
Phòng mạch được trang trí rất đơn sơ, nhưng thật yên tịnh. Trong không khí có mùi thơm dìu dịu của moxa ( ngải cứu, đốt lên để hơ huyệt ). Cái giường khám bịnh cao ngang tầm tay của bác sĩ. Ở một đầu giường có gắn thêm một vòng bằng da để chịu cái đầu của bịnh nhân, và khi bịnh nhân nằm sấp để châm cứu trên lưng thì mặt người bịnh nằm trọn trong vòng da. Như vậy, người bịnh không cảm thấy khó chịu nhờ khoảng trống ở giữa vòng da giúp người bịnh vẫn thở đều đặn và mắt được nhìn thoải mái xuống sàn nhà.

Bác sĩ đặt hai bàn tay lên cánh tay trần của cô gái, ôn tồn hỏi :
– Cô bịnh làm sao ? Nói tôi nghe.
– Con ngủ không được, đêm nào cũng trằn trọc tới khuya. Hay bị chóng mặt.

Đang đứng làm việc, tự nhiên muốn sụm xuống làm sợ toát mồ hôi. Con lo quá, bác sĩ. Mất việc làm chắc con chết quá, bác sĩ !

Ông Lê bóp nhẹ cánh tay bịnh nhân :
– Cô yên tâm. Có tôi đây. Mà…cô có uống rượu không ?
– Không. Dạ thưa không.
– Cô có hút thuốc không ?
– Dạ thưa có. Hút cũng nhiều…
– Cô có xì ke ma túy gì không ? Nói thiệt tôi nghe.
– Mấy thứ đó con không dám rớ. Hồi ở bên nhà thằng anh con chết vì ba cái thứ ôn dịch đó, bác sĩ à. Vì vậy, con sợ lắm !
– Cô le lưỡi tôi coi.
– Ùm. Được rồi. Bây giờ cô nằm yên, để hai tay xuôi theo thân mình, nhắm mắt, thở đều đặn.

Ông bác sĩ già đứng cạnh giường đặt mấy đầu ngón tay lên cườm tay cô gái, chăm chú bắt mạch. Một lúc sau, ông bước vòng qua phía đối diện bắt mạch tay bên kia. Bộ mạch nói lên một sự rối loạn tâm thần. Cô gái này chất chứa quá nhiều ẩn ức nên sanh bịnh. Ông nhìn cô gái đang nhắm mắt thở đều : gương mặt Việt Nam đó, bỏ đi món tóc “punk”, vẫn toát ra nét nhu mì dễ thương. Ông cảm thấy tội nghiệp cô bịnh nhân trẻ này và thắc mắc không biết hoàn cảnh nào đã đưa đẩy cô ta trôi qua xứ Mỹ để có một cuộc sống mà ông đoán là thật bấp bênh, qua cuộc nói chuyện trong điện thoại. Ông nói :
– Bây giờ, cô nằm sấp xuống để tôi châm trên lưng.

Cô gái mở choàng mắt nhìn ông, mỉm cười, một nụ cười đầy tin tưởng. Ông bác sĩ nói tiếp :
– Cô đừng sợ. Châm không có đau. Còn nhẹ hơn kiến cắn nữa.

Cô gái trở mình nằm sấp, hai vạt áo blouse rớt xuống hai bên, bày ra cái lưng thon thon với nước da ngà ngà. Theo thói quen, trước khi châm, bác sĩ vuốt lưng bịnh nhân vài lần để bịnh nhân đỡ bị stress. Lần này, khi vuốt xuống thắt lưng, ông để ý thấy dưới làn vải mỏng của quần lót có một vết bầm nằm vắt ngang phía trên của mông. Ngạc nhiên, ông hỏi :
– Cô bị ai đánh hay sao mà bầm vậy ?

Cô gái cười khúc khích :
– Bác sĩ coi đi !

Ông già kéo quần lót xuống một chút, thì ra không phải vết bầm mà là hàng chữ xâm màu chàm : Made In VietNam ! Ông bật cười, vừa kéo lưng quần lót lên vừa nói :
– Cha…Bạo quá há !

Cô gái hơi rút cổ cười khúc khích vài tiếng nữa rồi im. Chắc cô đang sống lại với một vài kỷ niệm nào đó. Ông bác sĩ già áp hai lòng bàn tay lên lưng bịnh nhân, nhưng bây giờ sao ông không còn thấy cười được nữa. Hàng chữ ” Made In VietNam” nhắc cho ông rằng con người nằm đây là sản phẩm của quê hương ông, cái quê hương đã mấy chục năm xa cách, cái quê hương mà ở đó ông không còn ai để nhớ, nhưng ông còn quá nhiều thứ để nhớ. Những thứ cũng mang dấu ấn ” Made In VietNam “, từ con trâu cái cày, từ mảnh ruộng vườn rau, từ hàng cau rặng dừa, từ con đường đất đỏ đến con rạch nhỏ uốn khúc quanh quanh…Chao ơi ! Bỗng nhiên sao mà nhớ thắc thẻo đến muốn trào nước mắt…
Ông bác sĩ vuốt lưng cô bịnh nhân thật chậm để cho niềm xúc động lắng xuống tan đi. Ông có cảm tưởng như ông đang sờ lại được quê hương, có chỗ cao chỗ thấp, có phù sa đất mịn…Tự nhiên, ông muốn nói lên một tiếng ” cám ơn “. Ông muốn cám ơn cô bịnh nhân đã mang quê hương đến với ông bằng hàng chữ nhỏ xâm trên bờ mông, chỉ vỏn vẹn có một hàng chữ nhỏ. Và ông cũng muốn nói với cô, nói một cách thật tình, không văn chương bóng bẩy, nói như ông nói cho chính ông, vỏn vẹn chỉ có một câu thôi :” Tôi cũng made in VietNam đây !”.

Nhưng rồi ông làm thinh tiếp tục vuốt lưng người bịnh. Ông biết rằng cô gái không thể nào hiểu được ông, một bác sĩ già vừa quá sáu mươi, đã gần nửa tuổi đời lưu vong trên xứ Mỹ, có đầy đủ tiền tài danh vọng mà cũng xâm hàng chữ ” Made In VietNam”, xâm ở trong lòng…

Bác sĩ im lặng dò huyệt châm kim. Bỗng cô bịnh nhân nói, giọng buồn buồn, làm như cô vừa xem lại hết một đoạn phim đời nào đó :
– Thằng bồ của con xâm cho con để làm kỷ niệm hồi tụi này còn ở Louisiana.

Ảnh là thợ xâm…
– Ủa ! Rồi sao bây giờ cô ở đây ?
– Con theo ba má con dọn về Cali, ổng bả nói ở Cali bạn bè nhiều làm ăn dễ.
– Ờ…người Việt mình thích ở miền nam Cali lắm.

Ngừng một chút bác sĩ lại nói, trong lúc hai tay vẫn tiếp tục châm kim :
– Ở Cali khí hậu tốt hơn nhiều tiểu bang khác. Mà…ba má cô làm gì ?
Cô gái làm thinh một lúc mới trả lời, giọng ngang ngang :
– Qua đây rồi ổng bả đá đít nhau. Bả lấy thằng Mễ chủ pressing , còn ổng thì chó dắt ổng ôm được một bà Mỹ goá chồng có tài sản.
– Vậy rồi cô ở với ai ?
– Với ba con. Bà Mỹ cho con đi học college, ba con lái xe đưa rước.
– Vậy mà sao hôm qua, trong phone, cô nói cô đi làm ?

Giọng cô gái như nghẹn lại :
– Khổ lắm bác sĩ.

Cô ngừng một chút để nén xúc động rồi nói tiếp :
– Ba con ỷ có bà Mỹ nuôi, không chịu đi làm. Tối ngày cứ đi nhậu với bạn bè, rồi nay đổi xe, mai đổi xe…Con nói ổng, chẳng những ổng không nghe mà còn chửi con: “Tiên Tổ mày ! Tao đem mày qua đây đặng mày dạy đời tao hả !”

Lại ngừng một chút mới nói được, nói như trút hết ẩn ức còn lại :
– Có lần ổng xáng cho con mấy bạt tay đau điếng…
Rồi nghẹn ngào :
– Lần đó, con bỏ nhà đi hoang…
Nói xong, hít một hơi thật sâu rồi thở hắt ra một cái như vừa làm xong một việc gì thật khó !

Ông bác sĩ im lặng, tiếp tục châm, mà nghe thương hại cô bịnh nhân vô cùng. Cô ta cỡ tuổi con gái út của ông. Con gái út của ông đang học đại học, còn cô này thì đang sống trong hoàn cảnh quá bấp bênh. Cả hai đều Made In VietNam hết !

Châm xong, ông đặt tay lên cánh tay trần của bịnh nhân, vuốt vuốt như vuốt tay một đứa con đang cần được vỗ về an ủi :
– Cô cứ nằm yên như vầy độ mười lăm phút, nghen.
Tiếng ” dạ ” bỗng nghe như đầy nước mắt.

Ghim của Thuy Chung Trinh trên Nhiệt Ba ciu | Phong cách thời trang ...

Sau khi gỡ kim, ông bác sĩ bóp tay bóp chân bịnh nhân một lúc rồi nói :
– Bây giờ thì cô mặc quần áo vào được rồi.
Cô gái ngồi lên nói ” cám ơn ” mà đôi mắt vẫn còn mọng nước. Cô bước vào sau bình phong, chậm rãi mặc quần áo, làm như cô muốn những xúc cảm hồi nãy có thời gian để thấm sâu vào lòng…

Khi cô bước ra, gương mặt cô đã trở lại rạng rỡ. Cô mỉm cười nhìn ông bác sĩ, rồi, vừa mở cái xắc đỏ vừa hỏi :
– Bao nhiêu vậy, bác sĩ ?
– Không có bao nhiêu. Chừng chữa xong rồi cô hãy trả.
– Bác sĩ cho con trả mỗi lần, chớ đợi hết bịnh, tiền đâu con trả. Cái thứ đi làm lậu như con…

– Cô yên tâm. Rồi mình tính.
Ông bác sĩ đưa dĩa  nữ trang :
– Cô đừng quên mấy thứ này.
Cô gái phì cười, không đeo vào người mà trút hết vào xắc, rồi hỏi :
– Chừng nào con trở lại nữa, bác sĩ ?
– Tuần tới, cũng ngày này giờ này.

Bác sĩ mở tủ thuốc, chọn lấy ra hai chai có dán nhãn sẵn, trao cho bịnh nhân :
– Trên nhãn có ghi liều lượng: mỗi ngày, cô uống sáng trưa chiều, mỗi thứ hai capsule.

Ra đến cửa phòng mạch, ông bác sĩ già cầm bàn tay cô bịnh nhân trong hai bàn tay của ông, lắc nhẹ :
– Bớt hút thuốc đi, nghen ! Từ từ rồi tôi sẽ chữa cho cô vụ ghiền thuốc nữa.

Ngập ngừng một chút rồi ông nói, giọng ôn tồn :
– Tôi muốn nói với cô điều này…

Cô gái chớp chớp mắt chờ. Chắc là lần đầu tiên cô được một ông già cầm tay một cách ân cần như vậy. Bác sĩ nói :
– Mình là người Việt Nam, ăn mặc theo ” punk ” không hạp với con người với bản chất của mình chút nào hết. Cô đâu có xấu mà cô làm cho xấu đi, uổng lắm ! Mình phải xứng đáng là Made In VietNam, chớ cô.

Cô gái nhìn vào mắt ông bác sĩ, không nói gì hết, chỉ siết tay ông già một cái thật mạnh, rồi bước ra xe, một chiếc xe hơi cũ mèm phải đề tới bốn lần mới nổ máy !

 

Ông bác sĩ Lê ngồi uống cà phê với tôi ở khu Phước Lộc Thọ ( Orange County – Nam Cali ). Ông kể tiếp :
– Anh biết không, lần sau cô Kim đến phòng mạch, ăn mặc chải gỡ rất dễ thương. Chẳng có chút gì ” punk ” hết ! Lần khám bịnh đó, tôi có hỏi cổ sao không về sống với thằng bồ ở Louisiane có phải hơn là sống cù bơ cù bất ở Cali.

Cổ nói như mếu :” Ảnh có vợ rồi “. Tôi biết : như vậy là cổ kẹt thiệt. Tôi đem chuyện này kể cho vợ tôi nghe. Bả cảm động lắm nên đề nghị giúp tiền cho cổ học một cái nghề gì đó, uốn tóc, làm nail chẳng hạn, để có công ăn việc làm  vững chắc hơn là đi làm lậu tầm bậy tầm bạ.

Tôi nói chen vào :
– Chắc gì cổ chịu. Nghe anh kể, tôi đoán chị này cũng tự ái lắm.
– Anh nói đúng. Cổ từ chối hoài. Sau nhờ vợ tôi mời cổ về nhà khuyên nhủ, coi như là trong thân tình, cổ mới chịu. Hôm đó, cổ ôm vợ tôi vừa khóc vừa nói :”

Con cám ơn ông bà. Cám ơn ông bà “.
– Sau đó cổ có đi học thiệt không ?
– Có. Học làm nail. Học giỏi nữa là khác.
– Cổ bây giờ ra sao rồi ?
– Mới đầu làm thợ, làm công cho người ta. Bây giờ vừa làm thợ vừa làm chủ. Khá lắm !
– Mừng cho cổ, há !
– Cổ xách đồ nghề tới làm nail cho vợ tôi, con út và hai con dâu tôi thường lắm.

Làm không lấy tiền. Cổ cứ nói với mấy con tôi :” Tôi chịu ơn ông bà bác sĩ biết đời nào mới trả cho hết, mấy cô biết không ? Tôi không dám nói ra, chớ mỗi lần tôi cầm bàn tay của bà bác sĩ để làm nail, tôi vẫn nghĩ không có bàn tay này thì làm gì tôi thoát ra khỏi hoàn cảnh của tôi hồi đó để có những gì tôi có hôm nay…”
– Dễ thương quá !
– Noel, ngày Tết…cổ đều mang quà đến tặng vợ chồng tôi.
– Con người ở có tình có nghĩa quá, anh há !
– Đã hết đâu ! Cổ còn nhớ đến ngày giỗ của ba má tôi nữa. Mấy ngày đó tụi con tôi có đứa quên chớ cô ta không bao giờ cô ta quên. Ngày đó, cô đem đồ tới cúng và ở lại phụ vợ tôi nấu nướng dọn giẹp nữa. Cho nên vợ tôi quí cô ta lắm !

Phuoc Loc Tho - a photo on Flickriver

Nói xong, bác sĩ Lê vỗ vai tôi, cười :
– Anh thấy không ? Cô ta mới đúng là ” Made In VietNam ” đó ! Còn nguyên chất, hè !

Ông Lê vui vẻ cầm tách cà phê vừa nhâm nhi vừa nhìn quanh. Người Việt Nam đi đầy trong thương xá. Cung cách có hơi khác nhưng nói năng thì y hệt như ở bên nhà. Một vài tiếng chửi thề rớt rơi đâu đó, nghe rất tự nhiên. Bỗng ông quay sang hỏi tôi mà nghe như ổng tự hỏi ổng :
– Không biết ở xứ Mỹ này, đồng hương lưu vong, có ai lâu lâu nhớ lại rằng mình “Made In VietNam “, không ?

– Có chớ anh ! Nhưng cũng có người chẳng những không nhớ mà còn tự đóng cho mình con dấu ” Made In USA ” nữa, anh à. Thứ đó bây giờ thấy cũng nhiều !
Tôi đưa tách lên môi uống ngụm cà phê cuối cùng, bỗng nghe cà phê sao mà thật đắng…

Câu chuyện kể có thật của Buu Nguyen

Nguyễn Hoành

Ba tôi qua đời bất ngờ năm 1964, nhỏ em út còn trong bụng Má. Tôi phải nghỉ học, tìm việc làm ngày đêm để phụ giúp Má tôi nuôi sáu đứa em còn nhỏ dại.

Đầu năm 1965, tôi được mời đến dạy kèm Toán cho cô con gái lớn một gia đình người Việt ở Nam Vang. Mỗi ngày 2 tiếng, từ 7 đến 9 giờ tối, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Em học trường Providence, còn gọi là trường Bà Phước, lúc đó chỉ dành cho nữ sinh. Em nhỏ hơn tôi một tuổi nhưng mới ở lại Cinquième, trong khi tôi đã đậu Brevet d’Études du Premier Cycle hai năm trước.

Có lẽ vì là con gái nhà khá giả nên em hơi… làm biếng học, nhất là toán, géometrie và algèbre. Lúc đầu, tôi hơi nản lòng vì… em nhìn bài vở như thấy ma, tôi thường phải làm bài giùm em, nhưng từ từ em nghe lời tôi khuyên, chịu làm bài, chịu học bài, và được lên lớp mỗi năm.

Đầu năm 1968, em học Troisième, chuẩn bị thi Brevet. Tôi kèm em từng môn, giúp em làm những bài vở mà đúng ra tôi không cần giúp. Em trả ơn bằng cách mời tôi ở lại ăn cơm tối.

Tôi cho em mượn những quyển sách mà tôi đã học qua, trong một lần trả sách, em kèm theo tấm giấy chỉ viết một câu “cho moi làm amie intime của toi nha”. Tôi gật đầu vì sợ em giận, em không thèm học nữa. Từ đó, em hẹn tôi đi chơi cuối tuần, tôi cũng gật đầu với điều kiện là em phải xin phép Ba Má đàng hoàng và phải ráng học.

Tôi biết em thương tôi, tôi cũng thương em. Tôi gọi em là “cô Tiên” vì em có dáng dấp qua cầu gió bay, có bước đi lả lướt nhẹ nhàng như các nàng tiên nữ trong vũ khúc nghê thường, vì em đã mang đến cho tôi những cảm xúc mà người trần gian chưa từng cho tôi trước đó.

Những ngày mưa, không đi chơi được thì tôi ngồi hát em nghe bên mái hiên nhà:

Một chiều cuối tuần mưa bay lất phất và mây trắng giăng giăng

Em đến thăm anh vì trời mưa mãi nên không kịp về

Bên anh, em lặng nhìn bầu trời và ánh mắt mộng mơ

Sợ người yêu khóc, khe khẽ bên tai anh kể chuyện ngày xưa.

Chuyện xưa kể rằng trên thiên giới ấy ngày vui kết hoa đăng

Thiên Quốc đang vui một nàng tiên nữ làm rơi ly ngọc ngà

Đang say nên trời bèn đọa đày nàng tiên xuống trần gian

Làm người dương thế không biết bao lâu mới được quay về trời.

Em ơi nàng tiên ấy xuống dương trần một chiều mưa bay nhiều

Và vì thương trần thế, thương kiếp sống phong sương

Nên dù rằng một hôm Thiên Quốc trời sai

Gom mây hồng làm xe đưa tiên về

Tiên nói dối tiên còn đang giận trời nên tiên chẳng về đâu.

Nàng tiên giáng trần không đôi cánh trắng giờ đang ngắm mưa bay

Đang đứng bên anh thầm cầu mưa mãi cho tiên đừng về

Anh ơi lỡ mà trời gọi về thì tiên chẳng về đâu

(Bài hát “Huyền Thoại Một Chiều Mưa”)

Nhưng tôi luôn nhớ mình là con trai nhà nghèo, chỉ có chiếc Mobylette cà tàng làm chân đi kiếm cơm mỗi ngày. Em là con gái nhà khá giả, đi học có xe đưa rước, về nhà không làm động móng tay vì đã có chị bếp, chị bồi, chị vú lo toan mọi việc. Nếu hai đứa thành vợ thành chồng, em cực thân là cái chắc.

Trong một lần kề vai nhau đi quanh công viên Chùa Tháp, trời bỗng dưng mưa. Tôi bật dù che hai đứa nhưng mưa càng lúc càng nặng hột, em bỗng xoay người lại ôm hôn tôi dưới mưa. Tôi than thầm trong bụng “gặp oan gia truyền kiếp rồi”.

Năm đó, em thi đậu Brevet và tôi nghỉ dạy vì vừa xin được cái job thư ký kế toán ở hãng L’UCIA, Nam Vang.

Lúc trước gặp nhau 5 ngày mỗi tuần, có nhiều thì giờ để nói với nhau những gì muốn nói. Giờ phải chờ đến cuối tuần mới được gặp nhau vài tiếng, nhớ ơi là nhớ. Tôi bắt đầu làm thơ “nhớ em”…

Nhớ lúc xưa kia mới biết nhau

Rồi thương rồi nhớ suốt đêm thâu

Ðêm nào cũng vái cho mau sáng

Nhớ quá trời ơi! Nhớ phát rầu.

Nhớ những chiều em qua phố vắng

Dáng hồng xen lẫn bóng hàng cau

Mân mê vạt áo, em e lệ

Những lúc anh nhìn, má đỏ au.

Nhớ lúc mình đan tay đếm bước

Em run run hỏi: – Sẽ ra sao ?

Anh cười, anh nói như đinh đóng:

– Anh sẽ yêu em đến bạc đầu!

Đưa bài thơ cho em, em bỏ túi nói sẽ về nhà đọc. Tuần sau gặp nhau, em không nhắc gì về bài thơ của tôi mà hỏi tôi nghĩ gì về cuộc sống hai đứa sau này.

Tôi nói là nhà tôi nghèo, em nói em biết rồi, tôi phải đi làm giúp Má nuôi các em còn nhỏ, em nói em cũng biết rồi, nếu mình cưới nhau thì em sẽ cực thân hơn là sống với Ba Má em…

Em trả lời làm tôi chưng hửng “hiện nay, cái khổ nhất mà “moi” phải chịu đựng hàng ngày là nhớ “toi”, cái cực nhất mà moi phải chịu đựng hàng ngày là làm sao để gặp toi sớm hơn, nên moi không sợ gì cả. Trời sanh voi sanh cỏ”.

Tôi khuyên em nên kiên nhẫn, nói cho em hiểu lúc này là thời gian đẹp nhất trong cuộc tình hai đứa, cái nhớ cái thương bây giờ sẽ làm mình gắn bó nhau hơn sau này…

Em nghe lời tôi và chuyện hẹn hò của chúng tôi kéo dài cho tới đầu năm 1970.

Tướng Lon Nol lật đổ vua Sihanouk, tự phong là tổng thống xứ Kampuchea (Cao Miên).

Một số người Miên quá khích thừa nước đục thả câu, “cáp duồn” (nghĩa là chặt người Việt) lẻ tẻ. Đang đêm, họ đến gõ cửa nhà người Việt ở những vùng thôn quê hẻo lánh. Một số người Việt không may đã bị họ chặt đầu, xác thả trôi sông về tới Tân Châu, Hồng Ngự… Nhiều người Việt có chút của ăn của để ở Cao Miên bán tháo tài sản để về Miền Nam Việt Nam lánh nạn. Ba Má em cũng không ngoại lệ.

Em gặp tôi bàn chuyện này. Tôi đem việc này hỏi ý kiến ông giám đốc hãng L’UCIA. Ông giám đốc đưa hai đứa tôi về biệt thự do hãng mướn cho ổng ở trên đại lộ Norodom, ngay trung tâm thủ đô Nam Vang. Ổng nói: “nhà tao có 2 người bồi bếp, có 2 con chó berger giữ nhà. Nhà có 5 phòng, tao ở chỉ một phòng. Nếu hai đứa thấy ở nhà mầy không an toàn thì đến đây ở với tao. Tao tin tưởng và cần thằng B. giúp tao giữ gìn sổ sách của hãng nên hai đứa mầy muốn ở phòng nào, muốn ở bao lâu cũng được”.

Nghe vậy, chúng tôi yên tâm và quyết định ở Nam Vang dù Ba Má em có về Sàigòn.

Em về xin Ba Má cho hai đứa làm đám cưới. Má em có cảm tình với tôi nên gật đầu. Ba em im lặng vì biết tôi nghèo, sợ con gái cưng của ông sẽ cực khổ khi về làm vợ tôi. Em nói với Ba Má em “nếu Ba Má không tổ chức đám cưới cho hai đứa con, tụi con sẽ tự lo. Con muốn làm vợ anh B. danh chánh ngôn thuận”.

Và hai đứa tôi tự tổ chức lễ cưới của mình.

Sáng ngày 24/02/1970, Má tôi và tôi mang trầu cau và phẩm vật đến xin cưới em. Chúng tôi lạy bàn thờ tổ tiên nhà em, xin quý ngài chứng giám cho chúng tôi thành vợ thành chồng. Tôi mướn xe Mercedes để rước “cô Tiên” xuống trần.

Tối đến là tiệc cưới tại nhà hàng La Lune, đối diện State Olympic, với 200 quan khách, họ hàng và bạn bè nhà trai, nhà gái. Dĩ nhiên là có nhạc sống do mấy tên bạn tôi tự mang đồ nghề đến giúp vui. Đêm đó, hai đứa tôi khiêu vũ và cụng ly với bạn bè gần tới sáng.

Sau ngày chúng tôi thành hôn thì tình hình chính trị giữa hai nước Kampuchea và Miền Nam Việt Nam biến chuyển dồn dập. Ông bà nhạc tôi và gia đình bay về Sàigòn vài ngày sau đó. Vợ chồng tôi vẫn ở Nam Vang. Tôi vẫn đi làm ở L’UCIA .

Khi xác nhiều người Việt trôi về tới Hồng Ngự, Tân Châu, ông Nguyễn Cao Kỳ – lúc đó là Phó Tổng Thống VNCH – ra lệnh cho Quân-đoàn 3 tràn qua biên giới, lấy cớ là để “bảo vệ kiều bào VN”. Trung tướng Đỗ Cao Trí nhận lệnh với lời tuyên bố làm chấn động chính phủ Cao Miên: “Cho tôi 24 tiếng, tôi sẽ chiếm Nam Vang”.

Ông Lon Nol nghe muốn té đái. Mới làm tổng thống có mấy ngày, nếu để QLVNCH chiếm Nam Vang thì mất mặt bầu cua. Ông gọi điện năn nỉ chính phủ VNCH đừng chiếm Nam vang nên Quân-đoàn 3 dừng lại ở Neak Luong (người Việt mình gọi là Hố Lương), một bến phà chỉ cách Nam vang 60 cây số.

Nghe tin QLVNCH tràn qua biên giới, cả trăm ngàn kiều bào VN ở Cao Miên, trong đó có vợ chồng tôi, bỏ tất cả tài sản, dắt díu nhau vào các trại tị nạn. Các sân trường trung học, chùa, nhà thờ bỗng trở thành những trại tị nạn khổng lồ. Vợ chồng tôi vào trường Seminaire, nơi tôi đã học năm cuối chương trình Tú tài Pháp hai năm trước.

Trong trại Seminaire, người ta chia ra nhiều nhóm, mỗi nhóm 10 gia đình, trước hết là để lãnh nước uống, sau là thức ăn, lúc đó chỉ có khô cá lóc do Red Cross cung cấp. Tôi làm trưởng nhóm 31.

Đầu tháng 5/1970, ông Nguyễn Cao Kỳ bay lên Nam Vang, nói là thăm xã giao tướng Lon Nol nhưng thật sự là đi thanh tra các trại tị nạn. Tối đêm trước, tôi và các trưởng nhóm được lệnh phải thu tất cả những những gì có thể coi như là vũ khí gồm dao, gậy,… và cùng nhiều người thức gần sáng đêm để dựng cái sân khấu dã chiến.

Khi ông Kỳ vào trại Seminaire, ông đến từng lều, bắt tay và hỏi thăm từng người. Điều làm mọi người chú ý là 2 anh đại-úy cận vệ. Họ cao hơn ông Kỳ 1 cái đầu, mặc đồ bay, mang súng ngắn dưới nách, nhưng không cản trở khi kiều bào đến bắt tay, thậm chí ôm hôn ông Kỳ.

Ông Kỳ lên sấn khấu, nói vài lời thăm hỏi xã giao rồi hứa: “Tôi sẽ đưa tất cả đồng bào về quê hương!”

Ông nhận được những tràng pháo tay như sấm động của mấy ngàn người trong trại Seminaire. Nhiều bà lão bò ra khoảng trống trước sân khấu lạy ông Kỳ như tế sao.

Vài ngày sau, chúng tôi được phát thịt heo lần đầu, dù không ai biết ai cho nhưng mọi người nghĩ là từ chính phủ VNCH. Tuần sau, một đoàn “tàu há mồm” của Hải quân VNCH cặp bến sông Mekong.

Danh sách từng nhóm được gọi để rời trại xuống tàu về nước. Vợ chồng tôi thuộc danh sách thứ 31 nên gần cuối tháng 5/1970 mới được rời trại. Sau 1 ngày lênh đênh trên sông Tiền (hay sông Hậu?) thì về tới trại Đồng Tâm, Mỹ Tho, lúc đó là hậu cứ của Sư-đoàn 7 BB.

Vợ chồng tôi chỉ ở trại Đồng Tâm 5 ngày. Làm giấy tờ nhập cảnh xong thì Ba em lái xe xuống rước về Sàigòn.

Cuộc sống chúng tôi từ ngày về Sàigòn không còn… tà tà như lúc ở Nam Vang. Cũng như tất cả Việt kiều hồi hương lúc đó, tôi được hoãn dịch 18 tháng. Thời gian không nhiều nên tôi làm ngày làm đêm. Em cũng đi làm. Cuối tuần hai đứa đưa nhau đi ăn mì xào dòn, hay ăn nghiêu luộc.

Mỗi tối đi đàn về, tôi chạy thẳng vô Chợ Lớn mua cho em cái bánh bao Ông Cả Cần của Bà Năm Sa-Đéc. Lúc này em không còn thơ thẩn, mà ngược lại… em ăn rất bạo. Dù không nói ra, tôi biết em đang chuẩn bị cái bụng cho đứa con đầu lòng của chúng tôi, dù không biết lúc nào nó sẽ tượng hình.

Nhiều người trong gia tộc hai bên thường trề môi nói “thằng B. con nhà lính tính nhà quan, mới ở Nam Vang về tay trắng mà vợ nó muốn gì được nấy”….

Mấy người này không biết là lúc còn độc thân, tôi đã đọc một câu định nghĩa “người phụ nữ lý tưởng” của một người đàn ông như sau: “Người phụ nữ lý tưởng của một người đàn ông là người bạn, người tình và là người vợ của người đàn ông đó”.

Hồi đọc câu đó, tôi chưa gặp cô Tiên nên tôi đã tự hỏi ngược lại là “tôi có thể vừa là người bạn, vừa là người tình, và là chồng của vợ tôi không”. Ông nào muốn biết cái vụ này nó khó cỡ nào cứ thử cua một cô bạn gái rồi cưới cổ về làm vợ thì sẽ hiểu câu… “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”.

Nhưng khi gặp rồi thương yêu cô Tiên, cái định nghĩa xưa tự nó cho tôi lời giải đáp.

Lúc mới thương nhau, tôi thường kể em nghe chuyện bồ bịch của tôi lúc trước. Em chẳng những không ghen hờn, mà còn góp ý đôi khi rất tiếu lâm, rồi hai đứa cười hí hí. Lúc hai đứa đi chơi, gặp cô nào có “ngực tấn công, mông phòng thủ” là tôi hay quay lại nhìn, em im lặng nắm tay tôi, đợi cô đó đi khỏi tầm mắt mới hỏi “bộ toi hổng thấy cổ đi hai hàng hả?”. Khi vào tiệm bán sách, tôi có cái tật (hổng biết xấu hay tốt) là đứng hơi lâu trước mấy cái đặc san người lớn như PlayBoy. Em im lặng đứng bên tôi, đến khi rời tiệm sách em mới phê bình… “nhỏ này vú đẹp, cô kia mông teo…”. Chỉ khi đến kệ bày mấy cuốn Salut les Copains, em mới thò tay lựa cuốn mới nhất và tự ra quầy trả tiền.

Em chưa bao giờ bắt tôi trả tiền những gì em mua cho riêng em. Em chưa bao giờ lớn tiếng hay dùng lời lẽ không lịch sự với bất cứ ai, dù đôi khi tôi hay ai đó vô tình hoặc cố ý làm em giận.

Ba em nói với em “Ba thấy nó đi nhảy đầm, tay trái một con, tay mặt một con”. Em trả lời “những gì ảnh làm lúc còn độc thân là quyền của ảnh, con không cần biết (thật ra tôi đã kể em nghe hết rồi). Chỉ cần biết hiện giờ hai đứa con thương nhau thật lòng là được rồi”.

Em có cách hôn, chỉ phớt nhẹ, làm tôi hồn phi phách tán. Khi thấy tôi buồn, em cầm tay tôi, xoa nhè nhẹ lên mu bàn tay, khiến tôi quên hết mọi phiền não. Sau này thành vợ thành chồng, em vẫn là người tình tuyệt vời. Em biết cách làm tôi quên những nghiệt ngã mà tôi đã trải qua trong ngày hôm đó.

Em biết tiết kiệm, vén khéo với số tiền mà chúng tôi kiếm được. Em không se sua, dù luôn ăn mặc thanh lịch. Mỗi lần hai đứa ra đường là tôi phải ngó trước nhìn sau, coi có tên nào nhìn lén em không. Khi đứa con đầu lòng của chúng tôi chào đời năm 1972, em tự nguyện bỏ bớt chuyện mua sắm cho riêng mình, để có đủ tiền cho con chúng tôi bú sữa Guigoz 3 năm liên tục.

Cô Tiên đã là một người bạn, một người tình và là người vợ tuyệt vời của tôi.

Được một người vợ như cô Tiên, em muốn gì được nấy không có gì quá đáng.

Bán nhà cho em cũng được, huống chi là ba cái lẻ tẻ.

Tháng 4/1972, tôi hết hạn hoãn dịch, phải đi lính cho tới ngày tan hàng.

Sau 75, có ngày hai đứa phải ăn sáng bằng… cơm nguội, nhưng em luôn dành 1 hoặc 2 đồng cho con chúng tôi có gói xôi nóng hay tô cháo huyết.

Cực nhất là lúc chúng tôi về quê tôi sống từ năm 1976 đến năm 1979. Má tôi cho hai công ruộng và nửa công vườn, đủ cho gia đình chúng tôi sinh sống, không cần phải đi làm mướn, làm thuê. Nhưng không may là hai năm 77-78, lũ lụt tràn vào ngập ruộng trước khi lúa chín. Nông dân vùng Tân châu đói thể thảm. May mà tôi cất nhà sàn, cao khoảng 1.5m, nên nước ngập lé đé sàn nhà.

Nhiều nông gia ở nhà đất, phải kê tủ giường lên cao, có người kê giường tới gần đụng nóc nhà.

Mỗi ngày, cô Tiên ngồi trên sàn nước, miệt mài câu từng con cá chốt, cá sặc, cá lòng tong. Tôi không dám nhìn lâu. Đến bữa ăn chỉ có món cá kho thập cẩm vậy mà thằng con khen “má kho cá ăn ngon”. Tôi mắc nghẹn từng hồi. Rồi cũng qua.

Ở quê, em không cho con đi học, nói mấy ổng dốt mà dạy cái gì! Vợ chồng tôi thay nhau dạy con nói và viết tiếng Việt, tiếng Pháp. Bài học tiếng Việt đầu tiên là bốn câu thơ của ngài Lý Thường Kiệt :

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Tiếng Pháp thì chúng tôi dạy con nói và viết những câu chào hỏi thông thường, không ngờ khi qua Úc nó học tiếng Anh nhanh hơn những bạn tị nạn khác nhờ tiếng Pháp và tiếng Anh có nhiều chữ giống nhau.

Qua năm 79, tôi trúng mùa. Bán mấy chục giạ lúa, thêm chút tiền dành dụm, mua được cái ghe nhỏ, tính chuyện lớn. Khoang ghe chỉ vừa đủ cho hai người lớn và một đứa nhỏ chen vai nhau ngủ. Tôi không biết chèo, tập cả tháng sau mới chèo được hai chèo. Em không biết lội nhưng nhất quyết đòi đi đến những nơi có thể cho chúng tôi thấy được tương lai. Em nói “mình đã sống mấy năm ‘có miệng không nói lại câm, hai hàng nước mắt chan dầm như mưa’. Đủ rồi, phải đi tìm tương lai cho mình và cho con”.

Vậy là đi. Chèo từ Tân châu tới Long xuyên mất hai ngày. Nghỉ xả hơi một ngày rồi chèo tiếp tới Ô Môn, Cần Thơ, Ngã 7, Sóc Trăng, Hộ Phòng, Gành Hào, và sau cùng là ngã 3 cây Tàn. Ở ngã 3 cây Tàn hơn một tháng vì có người mướn tôi đào ao nuôi cá. Đào ao một tháng được hai giạ gạo và một mớ tiền. Chúng tôi trở ra Gành hào vì thấy nơi này là nơi lý tưởng để ra đi. Tôi giấu dưới khoang ghe cái máy đuôi tôm, thường ngày không dám sử dụng, sợ người ta dòm ngó, định khi nào đi mới xài.

Ở Gành Hào đêm trước, thì đêm sau bị bão.

Mưa như trút nước, sấm chớp đầy trời. Chiếc ghe tôi lắc lư như người say rượu, nửa đêm đứt dây buộc sào trôi ra giữa sông. May là lúc đó nước lớn, nước từ ngoài biển đổ vô sông, nếu ngược lại thì có thể bão đã đưa chúng tôi qua Thái Lan hay hổng chừng… vô bụng cá. Tôi cột sợi dây quanh bụng, cố gắng lội vô bờ.

Hình như… lúc không còn cái gì để sợ nữa thì mình mạnh hơn bình thường nên tôi đã kéo chiếc ghe tới dưới dạ cầu chợ Gành hào. Buộc dây ghe lại đàng hoàng là tôi ngã lăn ra thở dốc, lạnh run cầm cập. Em lau mình cho tôi và đưa tôi cái bánh bía, hổng biết em mua lúc nào, đúng là cô Tiên. Ăn cái bánh bía đêm đó, hương vị thơm ngon còn phảng phất tới bây giờ.

Bye bye Gành hào, tôi gắn máy đuôi tôm chạy về Long Xuyên. Chúng tôi ở Long Xuyên gần ba năm. Tôi làm bất cứ chuyện gì, miễn là lương thiện, để có tiền nuôi vợ con. Có lúc đạp xe lôi, có lúc vác lúa gạo ở các nhà máy xay lúa, có lúc làm tạp nhạp.

Đến tháng 2/1982, em tìm được đường dây ra nước ngoài vừa với khả năng của vợ chồng tôi lúc đó. Cái may là chúng tôi chỉ đi một lần là tới Mã Lai. Ở Bidong một tháng rưỡi là được phái đoàn Úc nhận. Qua trại chuyển tiếp Sungei Besi2, ngoại ô Kuala Lumpur để khám bệnh, bổ túc hồ sơ. Ba tháng rưỡi sau là chúng tôi có list đi Úc.

Vài ngày sau khi đặt chân lên đất Úc, lúc đó chúng tôi chỉ biết tiếng Pháp chưa biết tiếng Anh. Em nói với tôi “moi không thích nhờ thông dịch, nhà mình phải có một người giỏi tiếng Anh, toi phải đi học. Moi sẽ đi làm nuôi toi và con”! Nghe ghê chưa?

Mà em cũng không biết tiếng Anh thì đi làm cái gì? Em quên mình từng là một tiểu thơ được cơm bưng nước rót, em quên mình từng đi học có xe đưa rước, em quên mình là… cô tiên của tôi. nên ai mướn gì làm nấy. Quét dọn nhà cửa cho người Úc, chăm sóc con em của đồng hương, làm chả giò bán sĩ (không biết em học ở đâu mà làm chả giò và đổ bánh xèo ngon nhất Darwin).

Tôi cũng đi làm ban ngày, đi học ban đêm. Bảy năm ròng rã, tôi lấy được 2 cái Certificates về kế toán và quản trị địa ốc và xin được cái job “Security Administrator” tại trường đại học Charles Darwin University ở Darwin đầu năm 1985. Tôi làm việc tại CDU liên tục hơn 27 năm, đến khi nghỉ hưu cuối năm 2012.

Em không đi học tiếng Anh một ngày nào nhưng sau này… lại làm thông dịch cho bạn bè, nhiều nhất là mấy cô lấy chồng Úc, mới qua Úc chân ướt chân ráo, tìm đến em nhờ giúp đỡ. Em chở họ đi làm hồ sơ nhập cư, điền đơn xin tiền an sinh xã hội… Bà xã tôi thương đồng hương nên ai nhờ thì giúp, cứ ăn cơm nhà vác ngà voi, không đòi hỏi ai phải trả đồng bạc nào dù biết làm thông dịch cũng được trả tiền. Mấy cô vợ Úc thương em lắm, cuối tuần là ghé nhà tôi xào xào nấu nấu … thật vui.

Hỏi em mới biết, em học tiếng Anh bằng cách theo dõi các chương trình Play School trên TV. Chương trình này dạy con nít Úc nói/viết tiếng Anh để chuẩn bị vô mẫu giáo. Em đọc báo tôi mang về mỗi ngày. Không hiểu chữ nào, đoạn nào thì em hỏi tôi hay tra tự điển.

Tiếu lâm nhất là khi bà hàng xóm nhờ em làm thông dịch. Bà này gốc Ý (Italy), có chồng gốc Tây Ban Nha (Spain). Bà ta đến Úc theo diện vợ chồng năm 1978 và không đi học ngày nào. Khi rảnh rỗi bà ta qua nói chuyện với bà xã tôi. Bà ta nói “broken english” với giọng Ý nên tôi và mọi người không ai hiểu cả. Vậy mà bà xã tôi hiểu nên mỗi lần bà hàng xóm cần đi bác sĩ, hay bất cứ cơ quan công quyền nào ở Darwin là qua năn nỉ nhà tôi theo làm thông dịch.

Một năm sau ngày đến Úc, tôi được bầu làm tổng thư ký Hội Người Việt Tự Do tại Darwin, sau đổi tên thành CĐNVTD Bắc Úc cho tới bây giờ. Tôi dính với các sinh hoạt của CĐ mình cho tới năm 2017 mới rút chân ra được. Suốt thời gian này, bất cứ tôi làm cái gì đều có sự giúp đỡ, yểm trợ khi công khai khi âm thầm của cô Tiên.

Đứa con thứ hai của chúng tôi chào đời năm 1984 tại Darwin. Nhìn em cho con bú, tắm rửa cho con, nâng niu thằng nhỏ như vàng như ngọc, tôi nhớ lại những ngày hai đứa mới thương nhau, mỗi lần bên nhau là bàn chuyện mai này… tôi viết bài thơ tặng em.

Bí quyết treo tranh trong phòng ngủ để vợ chồng hoà thuận - Vatlieu.info

Một chiều lãng đãng ánh tà dương

Em kể anh nghe chuyện mộng thường

Đôi mắt em nhìn xao xuyến quá

Như sao lấp lánh một trời thương.

Từ đó đời mình hết lẻ loi

Đan tay qua phố bước chung đôi

Em cười rạng rỡ như tiên nữ

Tiên nữ của anh – cũng được rồi.

Từ đó đời mình ươm ước mơ

Từng đêm anh cắn bút làm thơ

Mỗi dòng ôm ấp ngàn thương nhớ

Thương nhớ lớn theo nổi đợi chờ.

Từ đó mình bàn chuyện lứa đôi

Mai này, mình có hai con thôi

Trưởng nam, phần nó lo hương hỏa

Em nó, cô Ba – có rượu mời.

Từ đó mình bàn chuyện cưới nhau

Anh giành chọn áo cưới cô dâu

Màu vàng, hoàng hậu lòng anh đó

Em nói : – Màu hồng, áo cô dâu!

Từ lúc về làm vợ của anh

Âm thầm mình kết mộng ngày xanh

Trưởng nam bật khóc, cưng như ngọc

Đứa kế trai luôn, quý tựa vàng.

Nhiều đêm nằm gác tay lên trán

Anh cám ơn Trời, cám ơn em

Bảy nổi ba chìm mình chẳng ngán

Vì em có anh, anh có em.

 

Từ năm 2005 đến năm 2015, chúng tôi tổ chức những bữa ăn cứu trợ Thương Phế Binh còn sống khổ sở nơi quê mình bằng cách… tổ chức BBQ tại nhà tôi. Thức ăn do bà xã tôi và vài người bạn thân cùng chung sức nấu nướng, tôi bỏ tiền túi mua bia và nước giải khát. Ăn uống free. Tôi để 1 cái “Thùng Cứu trợ” trên bàn, ai cho bao nhiêu, tôi gởi về VN giúp anh em thương phế binh bấy nhiêu, theo tiêu chuẩn mỗi người 100 Úc kim.

Cây Mùa Xuân Thương Phế Binh VNCH: Cám Ơn Anh người Thương Phế Binh ...

Vì số người Việt ở Darwin rất khiêm nhường, chỉ có vài trăm người, nên lúc đầu chỉ được vài ngàn. Từ từ, bà con tin tưởng nên khi có dịp đi ngang nhà tôi là họ bỏ tiền vô thùng thơ, không đợi đến Bữa ăn Cứu trợ.

Gõ máy tới đây, bỗng nhiên làm biếng… không muốn gõ máy nữa, vì đang nhớ cô Tiên, nhớ quá xá nhớ.

Cô Tiên của tôi đã về trời sau khi đã cùng sống chung với cha con tôi 43 năm, 3 tháng, 27 ngày hạnh phúc. Em quy tiên sau một cơn bạo bệnh. Từ một người mạnh khỏe bình thường, đúng 5 tuần sau thành người thiên cổ.

Trong những ngày cuối của cuộc sống nơi dương thế, khi thấy hai con đứng nhìn em, nước mắt lưng tròng, em cầm tay con lắc lắc, mỉm cười nói: “Chúa cũng chết, Phật cũng chết, thì Má cũng chết. Má đã trả xong món nợ ân tình với Ba con và các con thì Má đi. Con trai khóc… xấu lắm”. Con tôi quẹt nước mắt… miệng cười méo xẹo.

Trong Hospice Hospital, nơi dành cho những bệnh nhân… “terminally ill”, mỗi ngày có y tá đến đánh răng và lau mình cho em. Có một lần em cám ơn họ “Thanks so much for keeping my body clean. I know it’s shutting down”. Cô y tá người Úc trợn mắt nhìn em, rưng rưng nước mắt. Sau này, cô nói với tôi “Tao chưa thấy ai sắp chết mà còn lịch sự và tỉnh táo như vợ mầy”.

Khi biết mình sắp trả xong cái nghiệp ở dương gian, em nắm tay tôi dặn dò phải tổ chức tang lễ em như thế nào. Thỉnh vị tăng ni nào chủ trì tang lễ, xong phải hỏa thiêu và chỉ giữ tro cốt 100 ngày. Sau đó mang tro cốt em rải trên sông Parramatta, đoạn gần Opéra House ở Sydney, là nơi em thích đi dạo mỗi lần đi thăm con. Em nói nhỏ nhẹ như đang lo tang lễ của ai khác. Tôi chỉ biết im lặng gật đầu, ráng kềm cho nước mắt đừng chảy ra. Tôi đã làm đúng theo lời em dặn.

Từ ngày cô Tiên về trời, cha con tôi đứt ruột đứt gan, tan nát trong lòng. Tôi đã sống những ngày như người chết chưa chôn.

Câu chuyện kể có thật của Buu Nguyen

Levanquy(st)


 

 TRÁI TIM BỒ TÁT – Truyện ngắn-Pha Le

 Xin đọc bài viết này cho đến cuối để thấy mình quá may mắn và tự nghĩ mình có thể làm gì để giúp vơi đi một phần rất nhỏ đau khổ của những người bất hạnh.

****

Jenny, cô phóng viên Mỹ tuổi đời chưa quá 30.

Ra trường đại học Stanford với số điểm khá cao, sau vài năm lăn lóc với những tờ báo địa phương, Jenny được thâu nhận làm phóng viên tại một tòa báo nổi tiếng tại Chicago.

Chuyến đi xa làm phóng sự đầu tiên của cô là bay sang Nhật, để viết về sự hồi sinh và công cuộc trùng tu của thành phố Miyako, một thành phố đã phút chốc bỗng trở thành bình địa khi cơn sóng thần Tohoku Tsunami khủng khiếp ập tới vào tháng 3, 2011.

Cô đã đi lòng vòng khắp nơi, điều làm cô sửng sốt nhất, là ở nhiều nơi, từ trong thư viện cho đến các nhà hàng, trên những bức tường, người ta vẽ hình một cậu bé Nhật với câu chuyện về nghĩa cử cao đẹp của cậu trong những ngày tang thương của thành phố.

Jenny vẫn còn nhớ đó là chuyện một cậu bé khoảng trên 10 tuổi, trong khi cậu bé đang xếp hàng chờ đợi tới phiên mình được lãnh hàng cứu trợ thì bỗng một người lính cứu hỏa đến bên cạnh và đưa cho cậu một gói khá to với dấu Red Cross đóng bên trên, Đó là một gói hàng cứu trợ nhưng có đầy đủ những đồ gia dụng cần thiết và có cả một ít hiện kim cho một cá nhân. Khẽ nghiêng mình kính cẩn cám ơn, và trước đôi mắt ngạc nhiên của người lính cứu hỏa, cậu bé bước tới góc phố, nơi người ta đã đặt sẵn một thùng giấy to để quyên góp những phẩm vật sẽ được gởi đi cho những người kém may mắn khác. Nhón chân đặt gói quà vào trong thùng, cậu bé lặng lẽ bước về chỗ cũ và kiên nhẫn sắp hàng chờ đợi.

Câu chuyện thật đơn giản nhưng vô cùng xúc động đó đã nhanh chóng được loan truyền trên khắp thế giới. Hằng trăm hằng ngàn ý kiến, những lời cảm thông chia xẻ, cùng những câu ca ngợi nghĩa cử của cậu bé đã được gởi tới tấp trên internet, trên truyền thông truyền hình như những lời an ủi động viên trước những bất hạnh và khổ đau sau thảm họa sóng thần Tohoku Tsunami.

Sau một ngày lang thang trên đường phố Miyako, Jenny cảm thấy thật phí công khi cô phải viết bài phóng sự về sự hồi sinh và công cuộc xây dựng tái thiết của thành phố Miyako, Jenny thầm nghĩ: “Người Nhật rất quật cường và dũng cảm, họ là một dân tộc biết biến đau thương thành sức mạnh, viết lời ca ngợi hoặc tán dương họ cũng bằng thừa. “cho nên cô chợt nẩy ra ý tưởng mới, là viết về tầm ảnh hưởng từ hành động cao cả của cậu bé đó với những người trẻ hôm nay.

Kết quả: Bài viết của Jenny khi phổ biến làm người đọc xúc động, tòa báo hài lòng. Ông chủ bút vui vẻ gợi ý cô có thể viết thêm về những người trẻ ở khắp nơi trên thế giới. Wow, cô mừng rỡ và quyết định cô sẽ tới Việt Nam.

Việt Nam, một đất nước tuy xa mà lại rất “gần” với cô. Rất gần vì Brittney Nguyen, người bạn thân nhất của cô trong 4 năm đại học, là người Việt Nam. Năm đầu tiên cô và Brittney cùng chia sẻ chung một phòng trong đại học xá. Brittney rất giỏi và rất lanh lẹ, nhưng điều mà Jenny cảm phục ở cô không phải sự thông minh, mà chính là tinh thần lạc quan của Brittney. Trong bất cứ tình huống nào, cô bạn này luôn tin rằng “Tomorrow will be better than today / ngày mai sẽ tốt hơn hôm nay”! Lỡ tình trạng vẫn chưa “khá” hơn, thì Brittney lại cắt nghĩa hoặc bằng một câu khôi hài nào đó, hay bằng một câu chuyện tiếu lâm mà cô luôn có sẵn trong đầu.

Brittney thì dễ thương như vậy, mà gia đinh cô thì càng tuyệt vời hơn nữa. Những ngày cuối tuần Jenny vẫn theo Brittney về nhà cô, một căn hộ chung cư 3 phòng ngủ cho 5 người! Dù căn nhà khá chật chội và hơi thiếu tiện nghi nếu so với căn nhà rộng thênh thang của Jenny ở Chicago, nhưng chính nơi đây Jenny mới hiểu được thế nào là tình gia đình. Cô đã được thưởng thức những món ăn Vietnam, được hưởng những sự thương yêu, chăm sóc, lo lắng từ những người thân của Brittney. Cô đã rưng rưng nước mắt khi gọi gia đình Brittney là gia đình thứ hai của cô.

Khi nghe Jenny nói như thế, Brittney trả lời với một nụ cười tươi tắn trên môi:

– Nếu đây là gia đình thứ hai, thì Jenny sẽ có thêm một đất nước thứ hai, đó là Vietnam, right?

Đúng như vậy, và bây giờ Jenny đang ngồi trên một chuyến bay, bay về Vietnam, một đất nước tuy xa xôi, nhưng lại rất gần gũi với cô. Trước ngày đi, ông chủ bút tờ báo đã nhấn mạnh là cô chỉ có một tuần. Trừ ngày bay đi, bay về, chỉ còn đúng ba 3 ngày thôi đấy nhé.

***

Sau gần 2 tiếng đồng hồ chờ đợi thủ tục để lấy được hành lý, Jenny chậm chạp kéo lê chiếc vali bước ra phía cổng phi trường. Cô thắc mắc tại sao mọi người cứ phải xô đẩy, chen lấn không sắp hàng, chính điều này càng khiến mọi công việc trở nên phức tạp và mất nhiều thời gian hơn.

Khi cánh cửa phi trường vừa bật mở, Jenny gần như dội ngược về phía sau bởi hơi nóng hừng hực từ bên ngoài như táp vào mặt cô. Ngần ngừ vài giây, cô bước ra, bên ngoài khung cảnh thật tấp nập, xô bồ, mọi người bước đi vội vã như ma đuổi!

Hình như 24 tiếng đồng hồ vẫn không đủ cho người VN, đó là cảm nhận đầu tiên của Jenny về đất nước này. Cảm thấy thật mệt mỏi vì chuyến bay quá dài, cộng với sự chờ đợi không cần thiết nơi cửa phi trường, Jenny giơ tay vẫy chiếc taxi, cô quyết định về nghỉ tại khách sạn đêm nay, ngày mai sẽ bắt đầu một ngày mới cho bài phóng sự của cô về những người trẻ Vietnam.

Bây giờ Jenny đang ngồi trong phòng ăn của khách sạn để dùng bữa điểm tâm với một người thông dịch.

Trước khi lên đường sang Việt Nam, cô bạn Brittney đã khăng khăng bắt Jenny phải có một hướng dẫn viên, vừa phải là người bản xứ, vừa phải biết tiếng Anh, để giúp cô đi thăm viếng thành phố, và Brittney đã giúp bạn tìm được người đó. Bà Hằng, một phụ nữ trung niên tuổi trên 50, khuôn măt khả ái với nụ cười dịu dàng đằm thắm trên môi, và nhất là cách phát âm tiếng Anh của bà khá chính xác khiến Jenny thật hài lòng. Khi Jenny nói điều này, bà Hằng chỉ mỉm cười khiêm tốn khẽ đáp:

– Tôi là giáo sư Anh văn của một trường đại học thành phố.

Jenny ngạc nhiên:

– Giảng sư dạy đại học mà tại sao bà lại làm thêm công việc này?

Hơi bất ngờ vì câu hỏi của Jenny, bà Hằng ngập ngừng vài giây rồi nói:

– Thật ra đây là cơ hội cho những người dạy Anh văn như chúng tôi luyện giọng. Ngày xưa, khi tôi còn là học sinh, ngoài giờ học chính, chúng tôi thường ghi danh học thêm những course Anh Văn bên ngoài. Trước đây trung tâm Hội Việt Mỹ thường có những phòng thính thị cho chúng tôi luyện giọng, bây giờ thì khộng còn nữa.

Rồi bà bỗng đổi giọng vui vẻ nói:

– Dù sao đi nữa đây là một công việc vừa giúp tôi trau giồi nghiệp vụ, vừa được trả lương, còn gì bằng!

Vừa nghe xong câu đó, Jenny bật cười thoải mái.

Khi nắng chiều đã nhạt dần và cái nóng đã bớt gay gắt, Jenny và bà Hằng đang ngồi nơi quán ăn ở một góc đường. Cô đã đi lang thang qua nhiều dãy phố, đã thu vào ống kính của cô nhiều hình ảnh của đất nước này. Là một phóng viên, cô đã đi nhiều nơi trên thế giới, nhưng điều làm cô kinh ngạc hơn hết là sự tương phản rất rõ nét giữa cái giàu và cái nghèo tại đây.

Trên đường phố chật hẹp, cô luôn nhìn thấy vài chiếc xe hơi thật đắt giá sang trọng đang cố luồn lách, chèn lấn để vượt qua những dòng xe hai bánh, lẫn lộn cả những chiếc xe đạp trầy sơn cũ kỹ. Ở đây tất cả mọi người đều hối hả, hấp tấp, vội vàng khiến Jenny cảm thấy chóng mặt, và cổ họng cô thật khô rát, Jenny quay lại nhờ bà Hằng gọi cho mình một “ly chanh đường”. Cô phát âm bằng tiếng Việt 3 chữ đó khá rõ ràng khiến bà Hằng thoáng ngạc nhiên. Có gì đâu, Jenny mỉm cười kể:

– Nhiều lần Brittney vẫn nói nếu có dịp trở về Saigon, cô sẽ gọi một ly chanh đường vì cô vẫn thường nghe các ông nhạc sĩ rên rỉ “…uống ly chanh đường, uống môi em ngọt…” nên cô muốn thử xem sao!

Bà Hằng bật cười thành tiếng, nhưng hình như trong đáy mắt bà chợt thoáng hiện một chút tiếc nuối xót xa.

Jenny nhìn quanh quan sát, cũng vẫn chỉ là khung cảnh cũ với những cụ già hay những em bé mệt mỏi với xấp vé số trên tay đang cố mời chào mọi người mua giúp. Những người hành khất già nua, bệnh hoạn ngồi la liệt chờ sự bố thí của người qua lại, chợt Jenny bắt gặp hình ảnh khiến cô khựng lại. Nơi cuối dãy bàn sát tường, một cậu bé đang ngồi bó gối im lìm, cạnh cậu bé là một chú chó nhỏ.

Hình ảnh này khiến Jenny chợt nhớ đến phim Charlie Chaplin cô vẫn coi ngày còn bé. Cái anh chàng Charlie này thường đóng cảnh nghèo khổ với một khuôn mặt rầu rĩ, thiểu não, bên cạnh cũng có một chú chó con. Đua máy ảnh lên chụp cậu bé qua vài góc cạnh, Jenny quay sang bà Hằng ngỏ ý cô muốn gặp cậu bé. Khẽ gật đầu, bà Hằng lặng lẽ bước về hướng cậu nhỏ đang ngồi.

***

Bước tới và đứng sát cạnh bàn Jenny, nhưng cậu bé vẫn cúi gằm mặt và hai tay buông thõng, chỉ có chú chó con vẫn hồn nhiên vẫy đuôi chạy loanh quanh. Jenny lặng lẽ kín đáo quan sát, cô thấy tim mình nhói đau khi nhìn thân hình gầy gò của cậu bé trong chiếc áo thun rộng thùng thình và rách lỗ chỗ. Cậu bé chắc chỉ khoảng trên 10 tuổi, Jenny thầm nghĩ, cô khẽ rút trong túi áo một khoản tiền và nhẹ nhàng nhét vào tay cậu bé. Cô nhờ bà Hằng nói với cậu những câu vỗ về an ủi. Bây giờ cậu bé mới ngẩng mặt lên lý nhí cám ơn, Jenny thoáng giật mình, vì trên khuôn mặt lem luốt xanh xao, là đôi mắt sáng, trong veo, đen láy toát lên sự linh hoạt, thông minh. “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn“, Brittney thường hay đùa nói với cô như thế.

Sẵn trên bàn còn vài chiếc bánh bao, Jenny với tay đưa cho cậu bé hai chiếc bánh, đưa hai tay đón nhận, cậu cúi đầu thật thấp thay cho lời cám ơn và quay bước trở về góc tối nơi cậu ngồi lúc nãy. Jenny đưa máy hình lên, cô đã sẵn sàng chụp những bức hình cậu bé và chú chó nhỏ cùng ngẫu nghiến ăn chiếc bánh, nhưng ô kìa, Jenny bỏ máy hình xuống sững người nhìn.

Cậu bé mở chiếc túi ny lông cậu vẫn đeo bên hông, bỏ một chiếc bánh vào. Tần ngần vài giây, cậu lại bẻ chiếc bánh còn lại làm đôi, bỏ trở lại bao và cột lại cẩn thận. Còn nửa chiếc bánh trên tay, cậu bé vừa ăn vừa đút cho chú chó nhỏ nãy giờ vẫn ngoan ngoãn đứng chờ.

Bây giờ Jenny cảm thấy thật tức giận, tại sao cậu bé có thể “ăn chận” phần bánh của chú chó bé nhỏ như vậy. Cô nhớ tới bên Mỹ, nhà cô có hai chú chó, hằng tuần mẹ cô vẫn phải khệ nệ bưng về những bao thức ăn được biến chế đặc biệt cho từng loại chó khác nhau với những “khẩu vị” khác nhau, khi thì cá, lúc thì bò hay gà. Rồi cứ hai tuần một lần, mẹ cô phải chở hai chú chó nhỏ này đến những trung tâm để họ chăm sóc, o bế bộ lông và cắt tỉa bộ móng của chúng, “Pets are people too! Thú vật cũng là con người!” Jenny luôn đươc nhắc nhở và bảo ban như vậy.

Nhìn chú chó vẫn đang liếm láp thèm thuồng, không dằn lòng nổi, Jenny cầm nguyên chiếc bánh bước về phía cậu bé, trước đôi mắt ngỡ ngàng của bà Hằng và cái nhìn sững sờ của cậu, cô đút cho chú chó trọn vẹn chiếc bánh, nhưng Jenny cũng kịp nhìn thấy đôi môi mím chặt của cậu bé, trước khi cậu quay mặt nhìn về hướng khác.

Trời đã bắt đầu tối đen, Jenny vẫn ngồi nói chuyện với bà Hằng, nhưng cô mơ hồ cảm thấy bà trở nên tư lự và khép kín hơn, giọng nói của bà không còn cởi mở, vồn vã như lúc ban đầu. Bây giờ cậu bé đang đứng trước mặt Jenny, cậu nhờ bà Hằng cám ơn cô về những cái bánh, và nhất là cô đã cho chú chó nhỏ của cậu một bữa tối no nê, đêm nay chắc chắn nó sẽ ngủ yên không làm phiền cậu.

Khẽ mỉm cười, Jenny giảng nghĩa cho cậu bé hiểu chó là người bạn vừa thân thiết, vừa trung thành với con người, cho nên cậu phải thương yêu và đối xử vừa đặc biệt, vừa công bằng với chúng. Bà Hằng thông dịch những câu nói đó cho cậu bé, nhưng đôi mắt bà xót xa như muốn nói thật nhiều những ý nghĩ trong đầu bà, nhưng bà đành khẽ thở dài cúi mặt.

Cúi đầu chào Jenny, cậu bé và chú chó quay bước, hối hả băng qua đường. Chăm chú nhìn theo bóng dáng vội vã của cậu bé, bỗng Jenny nẩy ra một ý định táo bạo, cô quay sang vắn tắt nói với bà Hằng cô sẽ đi theo và tìm xem chỗ ở của cậu bé và chú chó nhỏ. Không kịp chờ ý kiến của bà, Jenny đã đứng bật dậy và phóng theo cậu bé.

Khẽ thở dài, bà Hằng đành lật đật tất tả bước theo bóng Jenny. Không mấy khó khăn, Jenny đã bắt kịp cậu bé, nhưng không muốn cậu biết có người theo dõi, cô cố giữ một khoảng cách khá xa.

Sau khi băng qua hai góc phố, vài con đường, cuối cùng cậu bé và chú chó nhỏ dừng lại dưới mái hiên của một tiệm sách đã đóng cửa. Jenny và bà Hằng vội nép mình sau một gốc cây cách đó không xa, cô cố nhướng mắt nhìn về phía trước. Hình như cậu bé đang tìm ai, cậu nhớn nhác ngó quanh, chú chó cũng sủa lên vài tiếng.

Bỗng từ trong góc tối một bóng người xuất hiện, đúng ra là một người đàn ông, nhưng ông “lê bước” ra bằng hai bàn tay, bởi đôi chân ông đã cụt qua quá khỏi đầu gối. Bên cạnh ông là một bé trai nhỏ khoảng 3, 4 tuổi. Cậu bé vội bước tới khẽ dìu ông và dắt tay người em trai nhỏ. Họ cùng ngồi xuống bên vệ đường, cậu mở vội chiếc túi và lôi ra chiếc bánh cậu để dành ban nãy đưa cho người đàn ông, xong cậu quay sang ôm người em nhỏ vào lòng, cậu từ tốn đút từng mếng bánh nhỏ cho em. Điều kỳ lạ là chú chó nhỏ vẫn đứng yên lặng vẫy đuôi, dường như đây là hình ảnh rất quen thuộc mà nó thấy mỗi ngày.

Jenny gần muốn như ngã khụyu khi nhìn hình ảnh đó, cô phải ngồi bệt ngay xuống bên vệ đường. Cô chợt nhớ lại lời khuyên của cô với cậu bé khi nãy là hãy thương yêu loài vật, rồi cô lại liên tưởng những tháng ngày cô còn bé. Chỉ một bữa ăn sáng không đúng ý, chỉ vì không có đôi giầy đồng mầu với chiếc váy, cô đã giận mẹ cô cả tuần, không nói năng, thậm chí có lúc cô còn muốn “run away from home”, bỏ nhà đi bụi đời! Những lời cô vừa cao giọng giảng giải cho cậu bé thật lố bịch biết bao. So sánh với cậu bé, Jenny cảm thấy mình chỉ như là một giọt nước trước một đại dương bao la.

Thò tay vào túi vét hết tất cả những đồng tiền cuối cùng, Jenny quay sang bà Hằng. Bà vẫn ngồi bó gối im lìm, đầu cúi thấp, bóng tối che khuất nên Jenny không thể nhìn thấy khuôn mặt bà cũng đang nhạt nhòa nước mắt.

Vừa dúi vào tay bà những tờ tiền, có tờ còn hơi ướt vì thấm nước mắt của cô, Jenny thổn thức nói:

– Hãy nói với cậu bé ấy là tôi xin lỗi, hãy tha thứ cho tôi.

Trước khi bà Hằng kịp trả lời, cô đã vụt đứng lên và chạy ngược về phía khách san.

Suốt ngày hôm sau, Jenny và bà Hằng đã ngồi chờ cậu bé tại quán ăn, cô cũng quay lại góc phố đêm qua, đi loanh quanh mong sao gặp lại được cậu bé và chú chó, nhưng cậu bé vẫn biệt tăm.

Sáng nay khi chia tay với bà Hằng, cô đã để lại số phone riêng của cô, hy vọng bà sẽ tìm ra cậu nhỏ và chú chó.

Khi nghe Jenny hứa sẽ quay lại đây và sẽ ở lại lâu hơn, bà Hằng nhẹ nhàng nói:

– Đến với VN, đôi khi một ngày cũng quá đủ, nhưng lắm lúc một trăm ngày vẫn cảm thấy thiếu!

Nói xong bà khẽ xiết chặt tay cô và chúc lời thượng lộ bình an.

Đưa tay cột lại giây an toàn, Jenny khẽ tựa đầu vào ghế. Cô chợt nhớ đến hình ảnh cậu bé người Nhật của Miyako, và cậu bé Vietnam của Saigon. Cả hai đều có một tấm lòng vị tha bao la, nghĩ đến người khác hơn nghĩ đến mình, cả hai đúng là có trái tim thật nhân ái tuyệt vời. Nhưng rồi cô bỗng so sánh, cùng bằng nhau số tuổi, nhưng 2 hình ảnh, 2 cuộc đời sao quá khác biệt.

Cậu bé người Nhật rất có thể ngay ngày hôm đó, cậu sẽ được đưa tới một nơi tạm trú, cậu có thể vẫn có những bữa ăn nóng sốt, chăn ấm nệm êm, từ những trung tâm cứu trợ, hay từ chính những người hàng xóm tốt bụng đầy lòng nhân ái.

Có thể cậu phải hứng chịu những sự đau thương, mất mát những người thân yêu của cậu, nhưng chắc chắn Cậu bé vẫn được sống lại trong vòng tay che chở, ấp ủ thương yêu của những người thân còn lại trong gia đình. Cậu rồi sẽ vẫn chân sáo đến trường, những khổ đau rồi cũng sẽ chìm dần vào quá khứ. Cậu bé vẫn có một tương lai tươi sáng trước mặt.

Còn cậu bé VN đáng thương kia, đừng nói đến tương lai với cậu, với cậu chỉ có ngày mai là làm sao kiếm đủ thức ăn cho người cha già tàn tật và cho cậu em nhỏ dại.. Cậu bé là cần câu cơm cho cái gia đình khốn khổ dù cậu chỉ mới hơn 10 tuổi, cái tuổi mà đáng lẽ cậu chỉ biết học hành vui chơi. Đôi mắt trong sáng đầy ắp tình thương kia liệu có biến đổi trước những tàn bạo khắc nghiệt của đường phố, hay những bầm dập của cuộc đời.

Jenny cảm thấy như có bàn tay ai đang bóp nát trái tim cô. Nước mắt đoanh tròng, Jenny khẽ kéo tấm che cửa sổ máy bay lên, bên ngoài mặt trời vừa ló dạng, ánh lên những tia sáng ban mai trên những đám mây vàng rực rỡ, chợt Jenny nhớ đến một bài nhạc mà cô đã hát bao lần trong đại học:

We are the World,
We are the children,
We are the ones who’ll make a righter day,
So let’s start giving
. . .
It’s true we’ll make a better day
Just YOU and ME

Phải, chính bạn và tôi, chúng ta sẽ tạo nên những ngày tươi đẹp hơn. Jenny cảm thấy như chợt có một làn hơi ấm áp đang len nhẹ vào hồn cô. Cô chưa biết mình sẽ phải viết thế nào về cậu bé Việt Nam nhưng biết rõ đây là nơi cô sẽ còn trở lại. Chắc phải rủ cô bạn thân Brittney cùng trở lại và ở lại lâu hơn.

Jenny nhè nhẹ khép đôi mắt và chìm dần vào giấc ngủ thật êm đềm có lẽ vì “con tim đã vui trở lại!

Thật ra khi Jenny ca ngợi cậu bé người Nhật và cậu bé VN, cô gọi đó là những người có trái tim nhân ái tuyệt vời, nhưng cô đâu biết, chính cô cũng là người có trái tim thật từ bi. Cô cũng không biết người Việt chúng ta thường gọi những tấm lòng nhân ái, từ bi là ‘Trái Tim Bồ Tát.”

PHA LÊ.

From: ctkd-k & NguyeNThu