Lời cầu nguyện thiên đàng cũng phải rơi lệ

Lời cầu nguyện thiên đàng cũng phải rơi lệ

nguồn: Thanhlinh.net

LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CHỊ VERONICA PHONG CÙI:

Một lời cầu nguyện thiên đàng cũng phải rơi lệ.

Một lời cầu nguyện hay nhất mùa Lễ Tạ Ơn.

Kính mời Quí vị đọc, nghe hay xem trên Youtube dưới đây
và xin giới thiệu với bạn bè.

httpv://www.youtube.com/watch?v=RYggna7hSHs&feature=youtu.be

Youtube link: http://youtu.be/RYggna7hSHs

Biết ơn là dấu chỉ làm người và cũng là dấu chỉ của người Kitô hữu trước những hồng ân bao la của Thiên Chúa ban cho. Nhân mùa Lễ Tạ Ơn và Năm Đức Tin, anh chị em thanhlinh.net xin gởi đến Quí vị và các bạn lời cầu nguyện của chị Veronica phong cùi. Một lời cầu nguyện tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa hay nhất, tuyệt vời nhất, và cũng là lời bày tỏ Đức tin sâu đậm nhất của một người mang căn bệnh phong cùi ngặt nghèo, dù mất mát tất cả nhưng vẫn tin
tưởng tuyệt đối vào tình yêu của Thiên Chúa. Xin Quí vị cùng chúng tôi dâng lên
Thiên Chúa lời cảm tạ, tri ân khi nghe lời cầu nguyện này.

 

CHỊ VERONICA PHONG CÙI

Hai linh mục Raymond và Pierre Jaccard – hai anh em ruột – cũng là hai bác sĩ hội viên của tổ chức “Frondations Follereau” tại Ba Lê đã từ nhiều năm hiến đời mình phục vụ “người cùi”. Do đó các ngài đã quen biết chị Veronica và đã tới hàn thuyên với chị nhiều lần. Là một linh hồn rất đặc biệt, chị không muốn hai cha tiết lộ danh tính, nhưng bằng lòng cho hai cha phổ biến lời cầu nguyện sau đây của chị. Hồi xưa, Veronica là một cô gái kiều diễm, ngày nay chị đã mất tất cả: sắc đẹp duyên dáng, tay chân mịn mà, hai con mắt huyền ảo. Nhưng để bù lại sự mất mát phần xác bề ngoài, chị đã được Chúa đền đáp cho một tâm hồn trong sáng, quảng đại, phó thác hoàn toàn, vì ở trong đó tràn đầy ân sủng và sống tiêu tan trong đại dương tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu Thiên Chúa được chị diễn tả trong một lời cầu nguyện tuyệt vời.

Lời cầu nguyện này là bản toát yếu đời sống bên trong của chị, là tấm gương sáng lạn phản chiếu một nội tâm sâu đậm, phong phú vì đã được lọc luyện qua đau khổ, qua một chứng bệnh bên ngoài thật ghê gớm, nhưng chị Veronica đã chấp nhận sống trong suốt 60 năm trời đằng đẵng, và chị cho đó là một sứ mệnh cá nhân: “Lạy Chúa, suốt bằng ấy năm chịu bệnh, con ý thức Chúa đã chiếm đoạt con cho một mình Chúa: thật sự cho một mình Chúa. Con đã chấp nhận, do đó hồn con đầy tràn thanh bình và hoan lạc”. Để cống hiến quí cha, quí tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân Việt Nam Lời Cầu Nguyện Này, chúng tôi gửi đến như là một đóng góp khiêm tốn – nhưng chân thành – ghi nhớ ngày đại hội ngàn năm một
thuở, nhân dịp lễ tôn phong Hiển Thánh các chân phước Tử Đạo Tiên Tổ tại giáo đô La Mã (19.6.1988).

 

LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CHỊ VERONICA PHONG CÙI

(Bài “Avec Une Infinie Tendresse”)

 

Lạy Chúa, Chúa đến đòi con tất cả,

Và con đã tận hiến cho Chúa toàn thân.

Hôm xưa con mê đọc sách, nhưng giờ này con đã mù loà.

Con thích chạy nhảy trong khu rừng hoang vắng,

Nhưng hiện nay hai chân con đã thành bất toại!

Con thích đi hái những bông hoa dại dưới nắng trời xuân,

Nhưng ngày nay hai bàn tay ấy không còn nữa!

Là phụ nữ, con ưa nhìn mái tóc mây mượt mà óng ả,

Nhìn những ngón tay mềm mại xinh đẹp,

Nhìn tấm thân liễu đào kiều diễm.

Nhưng giờ này trên đầu con không còn một sợi tóc,

Những ngón tay mịn mà của tuổi giai nhân ngày xưa,

Hôm nay chỉ là những thanh gỗ nhỏ khô cứng!

Lạy Chúa, xin nhìn đến thân con hồi nào mỹ lệ,

Hôm nay đã tàn tệ, nhưng con không dám trách than:

Con tạ ơn Chúa, và ngàn đời con sẽ hát lời ca ngợi.

Và giả như con có chết đêm nay đi nữa,

Con tin chắc đời mình đã được sung mãn dồi dào.

Là vì sống bằng tình yêu, con được quá những gì lòng con ước nguyện.

Lạy Cha chí nhân,

Với đứa con Veronica, Cha đã quá nhân từ hiền hậu.

Quỳ hôm nay, con cầu cho những ai phong cùi trong thể xác,

Nhưng nhất là những ai “phong cùi” trong tâm linh nội diện:

Vì họ có thể đổ xô, gục ngã, tàn phế, tiêu tan:

Chính những lớp người này con càng thành tâm yêu mến,

Và trong âm thầm con nguyện hiến đời mình cho họ,

Bởi vì họ với con là anh chị em một nhà!

Lạy Chúa của lòng con yêu mến thiết tha,

Con dâng lên Chúa tấm thân phong cùi thể xác này,

Để cho họ không còn phải nếm phiền muộn, đắng cay,

Không còn phải lạnh lẽo và khổ đau chua xót,

Vì chứng phong cùi ghê gớm xâu xé tâm linh họ!

Lạy Cha chí nhân,

Con vẫn là đứa con gái bé bỏng thân tình,

Xin cầm tay dẫn con đi, như người mẹ dẫn đứa con thơ dại;

Xin xiết chặt con vào trái tim Cha đang rộng mở,

Như người Cha ấp ủ đứa con nhỏ bé hồi nào!

Xin cho con chìm sâu trong đáy huyệt lòng Cha,

Ở mãi trong đó với những người con yêu thương trìu mến,

Vì ở đó là hạnh phúc thiên đàng trường sinh vĩnh cửu!

Cảm ơn Cha.

Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ (dịch)

 

Truyện ngắn…. đọc sao …cay mắt quá….


Truyện ngắn…. đọc sao …cay mắt quá….
Lính thủy sưu tầm ,minh họa và kèm youtube.
Nuôi mẹ
(Nguyễn Thị Thao) .
Con ở Đức về, giàu có, đón mẹ ra nuôi.Con dâu hồ hởi, cơm quà cho mẹ chu đáo.
Giường mẹ màn mới, quạt riêng.
Mẹ như vàng.
Chồng biếu mẹ mọi thứ. Thương mẹ, anh hay gần gũi, trò chuyện, lại gởi quà về
quê. Vợ nhìn soi mói. Bữa ăn thiếu đậm đà. Tối đến màn chẳng mắc. Lạnh nhạt…
Mẹ thành bạc.
Mẹ ốm, nằm một chỗ, khó ăn, khó ngủ, ho… Chồng chăm mẹ. Một mình vất vả mọi
việc, vợ bực bội và lạnh lùng : “Xem thế nào đưa mẹ về quê…”
Mẹ thành rác vứt bờ tre.
http://img.photo.yume.vn/photo/pictures/20110617/thanchu_daibi/thumbnail/604x604/nguoi_me_1013585089.jpg

Xót xa .

Tần tảo dành dụm những đồng tiền lẻ từ mớ rau, củ khoai, con cá con tôm bắt được để gởi lên cho chị Hai ăn học. Tốt nghiệp Đại học Văn hóa – Nghệ thuật – Du lịch, chị Hai ở luôn trên Thành phố làm Phó giám đốc cho một công ty Đầu tư và phát triển Du lịch tại Sài Gòn. Mãi đến hôm nay – dễ chừng gần ba năm – chị Hai mới về. Cả nhà khôn xiết vui mừng. Má lật đật chèo xuồng đến chợ nổi mua đồ về làm bữa cơm thịnh soạn:
– Tội nghiệp chị Hai tụi bay, hồi giờ có được bữa ăn nào đàng hoàng, tử tế đâu?
Đang ăn, chị Hai bỗng giật mình, lấy đũa khều một sợi tóc từ trong đĩa lòng xào ra:
– Ai làm bê bối và cẩu thả thế này? Kiểu này ở nhà hàng họ đã đổ vào thùng nước cơm! Khách du lịch mà biết, chỉ có nước đóng cửa dẹp tiệm! Sạt nghiệp là cái chắc!
Nói xong, chị Hai đứng dậy, nhanh chân bước lên nhà trên.
Từ nãy giờ, má ngồi đó, im lìm như tượng đá. Thằng Út cầm sợi tóc lên săm soi một lúc rồi la to lên, giọng còn ngọng nghịu:
– Sợi tóc bạc hơn một nửa rồi má ơi!
Những bà Mẹ cô đơn

Chuyện có thật.

Photobucket
Trong giờ lễ Chủ Nhật, nhằm ngày Lễ Mẹ, tại nhà thờ Saint Columban, linh mục T. đã làm nhiều người nghe phải nhỏ lệ khi ông kể một câu chuyện về một người Mẹ đã nuôi cả mười đứa con thành công về tài chánh, đứa Bác Sĩ, đứa Kỹ Sư, Dược Sĩ, nhưng rồi cả mười đứa con ấy, không nuôi nổi một bà Mẹ già. Đứa nào cũng có lý do để từ chối không muốn ở với Mẹ. Linh mục T. cũng kể lại lúc ông còn ở Chicago, có một lần trong thời tiết lạnh giá, đến thăm một bà Mẹ, thấy căn nhà rộng mông mênh, không có ai, vì hai vợ chồng đứa con đi làm cả. Điều ông quan tâm là thấy trong nhà rất lạnh, bà Mẹ phải mặc hai áo nhưng vẫn lạnh cóng. Ông có hỏi bà mẹ tại sao không mở máy sưởi, thì bà Mẹ cho biết là không dám mở vì sợ khi con đi làm về, sẽ càm ràm là “tốn tiền điện quá!” Những đứa con sang trọng kia, có thể chờ đến ngày Lễ Mẹ, thì đưa mẹ ra ăn tô phở, hoặc gọi điện thoại về nhà, nói: “I
love you, mom ” Thế là đủ bổn phận của một đứa con thành công ở Mỹ đối với người mẹ yêu dấu của mình.
Những Bà Mẹ ở đây là hiện thân của Mẹ Việt Nam đau khổ, đã hy sinh cả cuộc đời cho con cái, nhưng khi con cái phụ rẫy, bỏ bê, cũng im lặng chấp nhận cho đến hết cuộc đời.
Có biết bao nhiêu trường hợp như thế trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại? Biết bao nhiêu bà mẹ âm thầm, lặng lẽ chịu đựng tất cả những đau khổ từ khi lấy chồng, sinh con, rồi ráng
nuôi dậy con nên  người, sau đó lại chấp nhận những đứa con bất hiếu như một định mệnh mà không hề thốt lời than vãn?
Một bà mẹ đã dành dụm bao năm buôn gánh bán bưng để cho con vượt biên một mình, sau đó, khi qua đến Mỹ, thằng con sợ vợ quá, không dám để mẹ ngủ trong phòng, mà bảo mẹ
phải ngủ dưới đất trong phòng khách. Một lần, con chó xù của hai vợ chồng đứngnđái ngay vào đầu mẹ. Bà mẹ kêu lên, thì đứa con dâu cười ha hả trong khi thằng chồng đứng yên, chẳng dám nói gì.
Bà mẹ khác, không được ở chung với con trai, phải thuê một phòng của người bạn, vì sức khoẻ yếu, lúc nào cũng lo là chết không có ai chôn. Khi nghe nói về bảo hiểm nhân thọ, bà có năn nỉ thằng con trai đứng tên mua giùm, để bà bớt chút tiền già và đóng hàng tháng
để mai sau, con có tiền lo hậu sự cho bà, nhưng đứa con dâu nhất định không chịu, cho rằng “tốn tiền vô ích, chết thì thiêu, liệng tro xuống biển là xong, chôn làm quái gì cho mất thời giờ đi chăm sóc.” Bà cụ uất quá, phát bệnh và qua đời. Không biết rồi bà có được chôn cất đàng hoàng theo ý muốn, hay lại bị cô con dâu vứt tro ra biển.
Không thiếu những bà mẹ khi đến thăm con trai, phải ngồi nhìn vợ chồng chúng nó ăn uống ríu rít với nhau, vì con dâu không chịu dọn thêm một chén cơm mời mẹ. Một bà
mẹ nhớ con nhớ cháu quá, đến thăm con, nhưng sợ con dâu sẽ nhiếc móc thằng chồng, nên vừa vào tới cửa đã vội thanh minh: “Mẹ không ăn cơm đâu! Mẹ vừa ăn phở xong, còn no đầy bụng. Mẹ chỉ đến cho thằng cháu nội món quà thôi!”
Không thiếu những bà mẹ vì lỡ đánh đổ một chút nước trên thảm mà bị con nhiếc móc tơi bời. “Trời đất ơi! Cái thảm của người ta cả vài ngàn bạc mà đánh đổ đánh tháo ra thế thì có chết không?” Có bà mẹ bị bệnh ung thư, biết là sắp chết, mong được con gái đưa về Việt Nam, nhưng con đổ thừa cho chồng không cho phép về, rồi biến mất tăm, sợ trách nhiệm. Mẹ phải nhờ người đưa ra phi trường, nhờ người dưng đi cùng chuyến bay chăm sóc cho đến khi về tới nhà. Từ lúc đó đến lúc mẹ mất, cả con gái lẫn con rể, cháu chắt cũng chẳng hề gọi điện thoại hỏi thăm một lần.
Một bà mẹ già trên 70tuổi rồi, có thằng con trai thành công lẫy lừng, bốn năm căn nhà cho thuê, nhưng bà mẹ phải lụm cụm đi giữ trẻ, nói đúng ra đi ở đợ vì phải lau nhà, rửa chén, nấu cơm, để có tiền tiêu vặt và để gộp với tiền già, đưa cả cho.. con trai, một thanh niên ham vui, nhẩy nhót tung trời, hai, ba bà vợ. Mỗi khi gặp bà con, chưa cần hỏi, bà đã thanh minh: “Ấy, tôi ngồi không cũng chả biết làm gì, thôi thì đi làm cho nó qua ngày, kẻo ở nhà rộng quá, một mình buồn lắm!”
Trong một cuộc hội thoại, một bà mẹ đã khóc nức nở vì chỉ đứa con gái phụ rẫy, bỏ bà một mình cô đơn. Bà chỉ có một đứa con gái duy nhất, chổng chết trong trại cải tạo. Trong bao nhiêu năm, bà đã gồng gánh nuôi con, rồi cùng vượt biên với con, tưởng mang hạnh phúc
cho hai mẹ con, ai ngờ cô con chờ đúng 18 tuổi là lẳng lặng sắp vali ra đi.Nước mắt bà đã chẩy cho chồng, nay lại chẩy hết cho con.
Tại những nhà dưỡng lão gần trung tâm Thủ Đô Tị Nạn, có biết bao nhiêu bà mẹ ngày đêm ngóng con đến thăm nhưng vẫn biệt vô âm tín. Một bà cụ suốt ba năm dài, không bao giờ chịu bước xuống giường, vì biết rằng chẳng bao giờ có đứa con nào đến thăm. Bà đã lẳng lặng nằm suốt ngày trên giường như một sự trừng phạt chính mình vì đã thương yêu con cái quá sức để đến tình trạng bị bỏ bê như hiện tại. Sau ba năm, bà mất vì các vết lở, vì nỗi u uất, mà những người chăm sóc bà vẫn không biết gia cảnh bà như thế nào, vì bà không hề nhắc đến. Có điều chắc chắn là khi bà còn là một thiếu nữ, bà phải là một mẫu người làm cho nhiều người theo đuổi, quyến luyến, tôn sùng. Chắc chắn bà đã trải qua bao năm tháng thật tươi đẹp, vì cho đến khi mất, khuôn mặt bà, những ngón tay bà, và dáng dấp bà vẫn khoan thai, dịu dàng, pha một chút quý phái. Nhưng tất cả những bí ẩn đó đã được bà mang xuống mồ một cách trầm lặng.
Một buổi chiều tháng 5, tại một tiệm phở Việt Nam, một mẹ già đứng tần ngần bên cánh cửa. Khi được mời vào, mẹ cho biết mẹ không đói, nhưng chỉ muốn đứng nhìn những khuôn mặt vui vẻ, để nhớ đến con mình, đứa con đã bỏ bà đi tiểu bang khác, để mẹ ở với đứa cháu
là một tên nghiện rượu, đã hăm doạ đánh mẹ hoài. Hắn đã lấy hết tiền trợ cấp của mẹ, lại còn xua đuổi mẹ như cùi hủi. Hôm nay, hắn lái xe chở mẹ đến đầu chợ, đẩy mẹ xuống và bảo mẹ cút đi! Mẹ biết đi đâu bây giờ?
Trong một căn phòng điều trị tại bệnh viện Ung Thư, một bà cụ đã gào lên nức nở khi người bệnh nằm bên được chuyển đi nơi khác. “Bà ơi! Bà bỏ tôi sao? Bà ơi! Đừng đi! Đừng bỏ tôi nằm một mình! Tôi sợ lắm, bà ơi!” Những tiếng kêu, tiếng khóc nấc nghẹn đó lặp đi lặp lại làm người bệnh sắp chuyển đi cũng khóc theo. Người y tá cũng khóc lặng lẽ. Anh con trai của người sắp đi xa, không cầm được giọt lệ, cũng đứng nức nở. Cả căn phòng như ngập nước mắt. Mầu trắng của những tấm trải giường, mầu trắng của tấm áo cánh của bà cụ như những tấm khăn liệm, tự nhiên sáng lên, buồn bã. Bà cụ nằm lại đó đã không có đứa con nào ở gần đây. Chúng đã mỗi đứa mỗi nơi, như những cánh chim không bao giờ trở lại.
Trên đại lộ Bolsa, thỉnh thoảng người ta thấy một bà mẹ già, đẩy chiếc xe chợ trên chứa đầy đồ linh tinh. Mẹ chỉ có một cái nón lá để che nắng che mưa. Khuôn mặt khắc khổ của mẹ
như những đường rãnh bùn lầy nước đọng, đâu đó ở chợ Cầu Ông Lãnh, Thủ Thiêm, gần bến Ninh Kiều, Bắc Mỹ Thuận hay ở gần cầu Tràng Tiền, Chợ Đông Ba? Mẹ đi về đâu, hỡi Mẹ? Những đứa con của mẹ giờ chắc đang vui vầy trong nhà hàng nào đó, đón mừng ngày Lễ Mẹ.
Khuyết Danh

Mẹ Tôi – Như Quỳnh

nguồn: Anh Bùi Phương gởi

Bữa cơm của Khổng Tử

Bữa cơm của Khổng Tử

Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là 2 học trò yêu của Khổng Tử.

Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và
cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi đảm nhận việc thổi cơm.

Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho
Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất.

Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ.

Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ. Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh rồi từ từ đưa cơm
lên miệng.

Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài… ngửa mặt lên trời mà than rằng:

“Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như
thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!”

Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về. Nhan Hồi lại luộc rau. Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ.

Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên: tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm.

Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng:

Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước.

Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm.
Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy, cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?”

Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!” Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?”

Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa:

Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.”

Khổng Tử hỏi: “Tại sao?”

Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã  nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra định vất
đi nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình chung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em.

Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi. Bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!”

Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng:

Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành
mà vẫn không hiểu được đúng sự thật !.
Chao ôi!. Suýt tí nữa là Khổng
Tử nầy trở thành kẻ hồ đồ rồi !.

Muốn hiểu biết tường tận một vấn đề gì, cần phải là người trong cuộc.

nguồn: Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

Lời nói dối . . .


Lời nói dối . . .

http://1.bp.blogspot.com/-Apyx0pr48yQ/TcDHJbLxXbI/AAAAAAAAABc/61Br8xWPkjc/s1600/ChiecLaCuoiCung.jpg

 

Thửa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung  thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.

Khi đó, tôi chưa hiểu thế nào là trung thực, thế nào là dối trá mà chỉ biết rằng những hành động nào  của tôi làm vừa lòng người lớn, được khen là ngoan ngoãn thì đấy là những hành
động trung thực. Nhưng đến một hôm, tôi đã biết sự thật trong những lời khen ấy.

Tôi bắt đầu biết nói dối, những lời nói dối chân thành nhất của đời mình. Tôi có ngừơi bạn quanh năm lênh đênh trên con tàu nhỏ, đã cũ, đi câu mực, đánh cá trên biển, vài tháng mới trở lại đất liền vài ngày.

Một lần, anh đi biển và thời tiết thay đổi đột ngột khiến biển động dữ dội.

Nhà anh chỉ còn người mẹ già ốm yếu. Vì quá lo lắng cho con trai, bệnh tim tái
phát khiến bà phải vào viện trong tình trạng hôn mê. Khi đó gió biển gào thét
dữ dội.

Các bác sĩ quyết định phải mổ ngay nhưng họ không thể tiến hành ca mổ trong lúc
bà mẹ lâm vào tình trạng hôn mê, suy kiệt tinh thần hoàn toàn.

Trong những lúc tỉnh táo ngắn ngủi, bà thều thào hỏi bảo đã tan chưa, con trai
bà đã về chưa? Khi đó có một người làng bên cho biết đã tìm thấy mãnh vỡ của
con tàu nhà bà dạt vào bờ biển. Bà hỏi các bác sĩ nhưng không ai trả lời.

Tôi đứng ở đó và thật rồ dại khi trung thực kể cho bà nghe rằng con bão khủng
khiếp lắm, kéo dài vài ngày nữa mới thôi, con tàu đã bị vỡ, sóng sô vài mãnh
vào bờ, con trai bà (bạn thân của tôi) không biết số phận ra sao?

Các bác sĩ không kịp cản tôi.

Câu chuyện tôi vừa kể đã đánh gục những sức lực yếu ớt cuối cùng của bà. Bà nấc
nhẹ và thiếp đi. Bác sĩ bó tay. Tôi tình cờ phạm phải một tội ghê ghớm mà suốt
đời tôi không tha thứ cho mình. Sau khi tan bão người bạn tôi sống sót trở về
do một chiếc tàu khác cứu.

Anh không trách tôi mà chỉ gục bên mộ mẹ khóc nức nở. Sự trung thực ngu ngốc đã
vô tình khiến tôi phạm sai lầm khủng khiếp.

Trong truyện ngắn nổi danh “Chiếc lá cuối cùng” của O.Henrry, một bệnh nhân tin chắc mình sẽ chết. Cô đếm từng chiếc lá rụng của tán cây ngoài cửa sổ và tin rằng đó là
chiếc lá đồng hồ số phận của cô.

Khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống, cô sẽ chết. Nhưng chiếc lá cuối cùng không bao giờ rụng xuống. Cô gái bình phục, sống khỏe mạnh mà không biết rằng chiếc lá cuối cùng đó chỉ là một chiếc lá giả do một họa sỹ muốn cứu cô vẽ lên vòm cây trơ trụi.(Nhưng sau đó chính người họa sỹ đã chết vì bạo bệnh do suốt đêm đã vẽ chiếc lá ấy trong một đêm mưa gió…)

Như vậy sự thật không phải được nhìn thấy bằng mắt, được cảm nhận bằng tri thức. Nếu tôi không kể về cơn bão tôi thấy, mãnh ván tàu vợ tôi được nghe thì có lẽ người mẹ ốm yếu ấy không chết.

Nếu như không có chiếc lá giả kia, cô gái sẽ chết vì bệnh tật và vì tuyệt vọng. Sự thật trong đời sống con người phải đồng nghĩa với tình yêu nữa. Chỉ có điều gì cứu giúp con người, làm cho con người mạnh mẽ lên, hướng con người về ánh sáng…điều đó mới là sự thật.

Còn tất cả những hành động, những lời nói cho dù đúng với mẳt mình thấy, tai mình nghe, tri thức của mình hiểu nhưng chúng khiến cho người khác, hoặc cho niềm tin cuộc sống, mất đi sức mạnh tinh thần dẫn đến việc hủy hoại đời sống thì đều không phải là trung thực. Nếu chúng là sự thật, đó là sự thật của một con quỷ không biết yêu thương con người.

Một lời nói dối trong tình yêu có thể cứu người và một lời nói thật phũ phàng có thể giết ngừơi. Tất nhiên chúng ta sẽ chọn lời nối dối chân chính.

Tuy vậy để phân biệt khoảng cách giữa những lời nói này cũng là một điều khó khăn và tùy thuộc vào  từng hoàn cảnh đặc biệt. Bạn có biết nói dối thế nào để lời nói dối ấy là lời nói dối chân thành, chứa đầy tình yêu thương con người?

Đơn giản thôi. Bạn hãy giữ lấy một trái tim tha thiết với cuộc đời và đồng loại.

Theo Internet

http://vnca.cand.com.vn/Uploaded_VNCA/Honghai/28_bia169.jpghttps://mobifone3g.com.vn/forum/upload/1402/07-06-2010/Chiec_la_cuoi_cung.jpg

 

nguồn: Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

ĐÂY LÀ MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT XẢY RA VÀO NĂM 1892 TẠI ĐẠI HỌC STANFORD

ĐÂY LÀ MỘT CÂU CHUYỆN CÓ THẬT XẢY RA VÀO NĂM 1892 TẠI ĐẠI HỌC STANFORD

Có một cậu học sinh 18 tuổi đang gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Cậu ta là một đứa trẻ mồ côi, và cậu ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền. Thế là anh chàng này bèn nảy ra một sáng kiến. Cậu ta cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.

Họ tìm đến người nghệ sĩ dương cầm đại tài Ignacy J Paderewski . Người quản lý của
Paderewski yêu cầu một khoản phí bảo đảm $2000 để cho ông ấy được biểu diễn.
Sau khi họ thoà thuận xong, hai người sinh viên ấy bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị để cho buổi trình diễn được thành công.

Ngày trọng đại ấy cuối cùng đã đến. Paderewski cuối cùng cũng đã buổi diễn tại tanford. Thế nhưng không may là vé vẫn chưa được bán hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé lại, họ chỉ có được $1600. Quá thất vọng, họ đến chỗ của của Paderewski để trình bày hoàn cảnh của mình. Hai người sinh viên ấy đưa Paderewski toàn bộ số tiền bán vé, cùng với 1 check nợ $400, và hứa rằng họ sẽ trả số nợ ấy sớm nhất có thể.

“KHÔNG”, Paderewski nói. “Cái này không thể nào chấp nhận được.” Ông ta xé tờ check, trả lại $1,600 cho hai chàng thanh niên và nói : “Đây là 1600 đô, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn thì còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu thì hãy đưa cho tôi”. Hai cậu sinh viên ấy vô cùng bất ngờ, xúc động cảm ơn Paderewski..

Đây chỉ là một làm nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của
Paderewski.

Tại sao ông ấy có thể giúp hai người mà ông ấy thậm chí không hề quen biết. Chúng ta tất cả đều đã bắt gặp những tình huống như vậy trong cuộc sống của mình. Và hầu hết chúng ta đều nghĩ : “Nếu chúng ta giúp họ, chúng ta sẽ được gì ?”. Thế nhưng, những người vĩ đại họ lại nghĩ khác: “Giả sử chúng ta không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp khó khăn ấy?”. Họ không mong đợi sự đền đáp, Họ làm chỉ vì họ nghĩ đó là việc nên làm, vậy thôi.

Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski hôm nào sau này trở thành Thủ Tướng
của Ba Lan. Ông ấy là một vị lãnh đạo tài năng. Thế nhưng không may chiến tranh thế giới nổ ra, và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Có hơn một triệu rưỡi người Ba Lan đang bị chết đói, và bây giờ chính phủ của ông không còn tiền để có thể nuôi sống họ được nữa. Paderewski không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ. Ông ta bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ sự trợ giúp.

Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng
tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy.

Thảm họa cuối cùng cũng đã được ngăn chặn. Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới
cảm thấy nhẹ nhõm. Ông bèn quyết định đi sang Mỹ để tự mình cảm ơn ông Hoover
vì cử chí cao quý của ông ấy đã giúp đỡ người dân Ba Lan trong những lúc khó khăn. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói : “Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu, thưa ngài Thủ Tướng. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy ”

THẾ GIỚI NÀY ĐÚNG THẬT LÀ TUYỆT VỜI, KHI BẠN CHO ĐI THỨ GÌ, BẠN SẼ NHẬN LẠI ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU TƯƠNG TỰ.

 

Hoa Thạch Thảo

Hoa Thạch Thảo

Tím Ngát Một Màu Yêu Thương

 

Hoa Thạch Thảo (Aster amellus L) thuộc họ Cúc (Asteraceae). Tại Việt Nam, người miền Nam hay gọi là Cúc Sao, Cúc Cánh mối, người Bắc gọi là Thạch Thảo.

 

 

Thạch Thảo hay mọc thành bụi, nhiều bông với cánh nhỏ xíu xoè rộng ra. Hoa Thạch Thảo có ba màu chính: tím, hồng, trắng. Thạch Thảo có nguồn gốc từ nước Ý, ngày nay được lai tạo thêm thành loại hoa cánh kép rất đẹp. Tại châu Âu, Thạch Thảo tượng trưng cho tình
yêu và vẻ đẹp mềm mại, thanh tú, nữ tính. Đôi khi Thạch Thảo cũng tượng trưng cho sự chính chắn vì nó thường nở vào cuối Thu, khi mà đa số các loại hoa khác đã tàn.

 

Chẳng biết từ khi nào tôi đã yêu loài Thạch Thảo, loài cúc dại dễ thương này. Lần đầu tiên gặp một cụm thạch thảo ở nhà người bạn tôi đã thích ngay. Có lẽ, bởi màu tím dịu dàng
của loài hoa này đã Thu hút tôi.

Sau này, một lần vô tình tôi nghe được Elvis Phương ca:

 

“Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo,

Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi”

Tò mò, tại sao người ta nhắc hoa Thạch Thảo trong bài hát “Thu buồn” này nhỉ? Sao
không là hoa Cúc? là hoa hồng hay hoa gì khác mà là loài hoa bé nhỏ, loài hoa
đồng nội này?

Và thật sự bởi có một truyền thuyết buồn mà lãng mạn về hoa Thạch Thảo:

 

Kể rằng ngày xưa ở một ngôi làng vùng ngoại ô có một đôi trai gái là Ami và Edible. Hai
người này sống cạnh nhà nhau từ nhỏ và họ chơi với nhau rất thân.Ngày tháng dần trôi, cô bé và cậu bé của ngày ấy nay đã trưởng thành. Edible giờ đây là một người có gương mặt khôi ngô, tuấn tú, dáng người cao cao và là tầm ngắm của biết bao cô gái trong làng. Nhưng anh không để ý tới ai cả vì trong lòng anh đã có hình bóng của người ấy, người con gái mà anh yêu chính là cô bé hồi đó bây giờ cũng đâu còn bé nữa đâu. Với làn da trắng, đôi môi mỏng, nho nhỏ, hồng hồng, xinh xinh cùng với mái tóc bồng bềnh màu gỗ nâu, những đường cong xoăn ôm lấy bờ vai nhỏ bé và khuôn mặt khả ái của Ami làm bao nhiêu chàng trai say đắm và mong ước có được trái tim nàng. Nhưng Ami chỉ đồng ý lấy ai thoả mãn được yêu cầu đó là đem về cho nàng một loài hoa lạ và nàng cảm thấy thích. Biết bao
nhiêu chàng trai đã thử và đều lắc đầu bỏ cuộc. Không ai có thể tìm ra loài hoa mà nàng thích kể cả Edible người hiểu rõ tính cách của nàng nhất.

Ami và Edible thường hay cùng nhau vào rừng. Ami hái nấm còn Edible săn thú.

Vào cái ngày hôm ấy, lúc hoàng hôn khi mà giỏ nấm của Ami đã đầy và Edible cũng đã săn được một chú nai rừng. Hai người cùng nhau đi về, nhưng hôm nay họ ko về đường cũ như mọi khi nữa mà họ đã rẽ sang đường khác. Trên đường về, họ cùng nhau trò chuyện và ngắm cảnh rừng núi. Bỗng Ami nói lớn, gọi Edible và chỉ cho anh bụi hoa dại màu tim
tím mọc trên vách núi cao: “Chính là nó, loài hoa ấy, Ami thích, rất thích”.

Edible nhìn lên bụi hoa rồi nói với Ami:

– Ami đứng đây chờ tôi, tôi sẽ hái xuống cho Ami

– Không, không được. Edible vách núi cao và nguy hiểm lắm

– Nhưng đó là loài hoa Ami thích, Edible sẽ lấy xuống cho Ami.

– Không, Ami không cho Edible đi.

Lúc đó, Edible nhìn Ami mỉm cười rồi dùng ngón tay trỏ cốc nhẹ vào trán Ami:” Ami ngốc, đứng đây chờ anh, anh sẽ quay trở lại, sẽ mang nó xuống cho Ami, sẽ mang hạnh phúc đến cho Ami mãi mãi”.

 

Nói xong anh từ từ leo lên vách núi ấy. Mặc cho Ami ngăn cản. Vách núi cao dựng đứng thật nguy hiểm không cẩn thận trượt chân thôi là mất mạng ngay.

“Được rồi, cuối cùng thì Edible cũng làm được” –  Edible nắm được bụi hoa trong tay
quay xuống nói với Ami nhưng tại sao tự nhiên anh lại cảm thấy chóng mặt quá.

Sao dưới mặt đất bây giờ lại có nhiều Ami thế. Anh bình tĩnh lại, quay xuống nói với Ami: “Ami! Edible làm được rồi, anh làm được rồi nhé!”

Anh thả bụi hoa xuống cho Ami rồi sau đó tìm cách leo xuống. Lạ quá, đầu anh đau lắm, mắt không còn nhìn thấy gì nữa chóng hết cả mặt. Đau quá, anh không thể minh mẫn được nữa. Tay anh mỏi dần, chân mềm nhũn ra…

– Edible…..KHÔNG…..Ami hét lên khi thấy Edible đang rơi xuống, thả người trong không trung.

Anh quay mặt về phía Ami nói: “xin đừng quên tôi” rồi nở nụ cười mãn nguyện và anh đã đi xa xa mãi.

 

Ami ngồi đó, ngồi bên bờ vực thẳm, ngồi như người mất hồn, không nói, không cười tay cầm lấy bụi hoa tim tím ấy. Cô ngồi đó cho đến khi người trong làng vào tìm kiếm và đưa cô về.

Một mình cô về được thôi còn Edible thì giờ đã không về được nữa rồi. Ami không khóc, cô không ăn uống gì cả, suốt ngày chỉ lặng lẽ ngồi trong vườn chăm sóc cho bụi hoa tim tím ấy, bụi hoa khiến cho Edible không về được nữa.

 

Cứ như thế trong suốt một thời gian, cho đến một ngày cô đã chìm vào giấc ngủ dài, dài đến nỗi không bao giờ tỉnh lại và trong giấc ngủ đó chắc chắn 1 điều rằng cô và Edible đã gặp được nhau và họ là của nhau mãi mãi.

 

Sau khi Ami chết đi loài
hoa tim tím ấy được người dân trong làng chăm sóc cẩn thận. Ai ai cũng thương
xót cho đôi tình nhân trẻ.

 

Ban đầu họ đặt tên cho
nó là Forget me not, sau nhiều năm và qua được trồng ở nhiều nước nó lại có
những cái tên khác nhau như Muget De Mai (Pháp), Thạch Thảo (Việt Nam)…

Và những đôi tình nhân
trẻ thường tặng cho nhau loài hoa này để rồi sẽ mãi mãi không quên nhau, sẽ
luôn ở bên nhau cho dù là chết.”

 

Đó là câu chuyện tôi đọc
được trên mạng. Giờ chẳng thể tìm ra đâu tình yêu lãng mạn như thế nhưng sao
vẫn cứ thích.

Bài hát “Mùa thu
chết” có lẽ cũng dựa vào truyền thuyết này mà viết nên chăng? Cả bài hát
là sự chia ly mãi mãi, là sự đau buồn.

“Mùa thu đã chết, em nhớ cho mùa thu đã
chết

Em nhớ cho mùa thu đã chết…

Đã chết rồi, em nhớ cho

 

 

“Em nhớ cho đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn
nhau nữa

Trên cõi đời này, trên cõi đời này.

Từ nay mãi mãi không thấy nhau,

Từ nay mãi mãi không thấy nhau,

Từ nay mãi mãi không thấy nhau.”

 

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo,

Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi

Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo,

Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.

Vẫn chờ em, vẫn chờ em, vẫn chờ em,

Vẫn chờ, vẫn chờ… đợi em”

 

 

 

Chuyện Tình LÝ QUANG DIỆU

Chuyện Tình LÝ QUANG DIỆU

Thục Minh Câu truyện đẹp như mơ.

Tuyệt vời yêu thương.

Tuyệt vời tình nghĩa.

Thấm thía ân tình chồng vợ.

Gửi những người mến thương.

Gia Đình Nazareth.

 

Nhiều người trên thế giới biết đến ông Lý Quang Diệu như một chính khách, một bộ óc kinh tế lỗi lạc. Nữ văn sĩ, nhà phê bình tiếng tăm của Singapore Catherine Lim từng miêu tả ông
Lý như một người độc đoán, khô cằn. Ít ai biết rằng, hằng đêm ông Lý đến ngồi bên người vợ nằm liệt từ hơn 2 năm qua, kể chuyện và đọc thơ cho bà nghe.

Chỉ có cái chết mới chia lìa lứa đôi

12.5.2008 là một ngày tôi nhớ mãi. Ngày đó, cha con cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu và đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long sẽ ra tòa án đối chất với chủ tịch Đảng Dân chủ Singapore đối lập, tiến sĩ Chee Soon Juan, trong vụ kiện xúc phạm danh dự mà cha con ông Lý là nguyên đơn. Đây là một sự kiện cột mốc trong lịch sử Singapore. Cánh phóng viên nước ngoài như tôi thì háo hức lắm, có mặt tại phiên tòa từ sáng sớm. Nhưng đến 6 giờ chiều cha con ông Lý vẫn không đến.

Về sau mới có tin, hôm đó vợ ông Lý, bà Kha Ngọc Chi, bị một loạt cơn đột quỵ gây xuất huyết não. Kể từ đó, bà nằm liệt giường, không nói được, dù vẫn còn tri giác. Tôi đồ rằng sự
biến đó đã khiến cha con ông Lý không đến tòa theo kế hoạch.

Tuổi già nước mắt như sương

Con gái ông Lý, bác sĩ Lý Vỹ Linh trong bài xã luận có tựa đề “My dear Mama” (Người mẹ yêu quý của tôi) đăng trên báo Straits Times hôm 29.8 vừa qua có đoạn viết: “Nhưng tôi không thể làm được gì để giúp mẹ tôi trở lại như trước khi bà bị cơn đột quỵ khủng khiếp quật ngã vào ngày 12.5.2008. Từ đó đến nay, bà vật vã liệt giường. Ba tôi cũng vật vã không kém”. Bà Linh cũng thừa nhận rằng trong đại gia đình họ Lý, cha bà là người đau khổ nhất trước tình cảnh của bà Chi: “Người đau khổ nhất và lặng lẽ chịu đựng mỗi ngày chính là ba tôi”.

Hồi năm 2009, bà Linh cũng viết một bài khác kể rằng, khi mẹ bà lâm cảnh “chân mỏi tay run”, mỗi bữa cơm ông Lý ngồi bên cạnh, nhặt từng hạt cơm bà đánh rơi, bỏ vào chén mình, ăn ngon lành.

Trong cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng 9 năm nay với nhà báo Seth Mydans của tờ New York Times, ông Lý lần đầu tiên kể về tình trạng hiện tại của người vợ nay gần bước sang tuổi 90: “Bà ấy nằm tại nhà và được các y tá chăm sóc. Trước đây, chúng tôi ở chung phòng, nay thì tôi chuyển sang phòng kế bên. Tôi đã quen với âm thanh khò khè và tiếng rên mỗi khi cổ họng bà ấy bị khô và người ta phải bơm chất Biothene vào để hút đàm ra. Bà ấy không thể ngồi dậy, nên thở rất khó khăn. Thỉnh thoảng các y tá đỡ bà ngồi lên, đập đập vào lưng cho bà dễ chịu”. “Thật là đau đớn”, ông Lý buồn bã.

Chọn cho bà một sự ra đi nhẹ nhàng hay cứ tồn tại trong đớn đau là điều dằn vặt ông: “Tôi có thể đuổi hết các y tá đi. Khi đó những người giúp việc không biết cách làm cho bà ấy thở được, khiến bà sưng phổi, và kết thúc mọi đau đớn”. Nhưng, “một bác sỹ nói với tôi: Có thế ông nghĩ rằng ông sẽ thấy nhẹ nhàng hơn khi bà ấy ra đi, nhưng rồi ông sẽ buồn và cảm thấy trống vắng. Vì ít ra, bà vẫn là một con người ở đây, một người mà hằng ngày ông có thể trò chuyện cùng và hiểu được những gì ông nói”.

Ông Lý đồng tình với lời khuyên đó: “Đã 2 năm, rồi tháng 5, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 9, tổng cộng là 2 năm 4 tháng. Điều đó đã trở thành một phần trong cuộc sống của tôi”. Và ông nói rằng ông chỉ có thể làm những gì tốt nhất cho bà cảm thấy dễ chịu mà thôi, như là tìm những y tá giỏi, biết cách đỡ bà ngồi và xoa bóp cho bà; trang bị giường bệnh viện có túi hơi, để lưng bà không bị lở.

Vẫn đẹp như ngày đầu

Nhưng ông Lý không để nỗi đau vì người phụ nữ mà ông yêu thương nhất quật ngã mình: “Tôi phải làm gì? Tôi không thể ngã quỵ. Cuộc sống phải tiếp diễn. Tôi cố làm cho mình bận rộnsuốt ngày”. Dù ở tuổi 87, ông Lý vẫn giữ chức Bộ trưởng Cố vấn trong nội các với lịch làm việc dày đặc các chuyến công du, đón tiếp chính khách, học giả nước ngoài, nói chuyện trước công chúng Singapore và doanh nhân, chính khách trên thế giới.

Và hằng đêm, ông đến bên giường nói chuyện với bà: “Tôi kể cho bà ấy nghe công việc tôi làm trong ngày và đọc những bài thơ mà bà ấy yêu thích. Bà ấy hiểu và cố thức để nghe tôi”. Kiêu hãnh và Định kiến, Lý trí và Tình cảm của Jane Austen, truyện thơ The Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer, Kim của Rudyard Kipling, thơ Shakespeare… là những tác phẩm và tác giả mà ông Lý chọn trong tủ sách của vợ và đọc cho bà nghe. Thời trẻ, bà Chi học chuyên văn và đặc biệt yêu thích văn chương Anh.

“Thi thoảng trong những khoảnh khắc lặng yên, ký ức những ngày đẹp đẽ mà chúng tôi bên nhau lại trở về”, ông Lý tâm sự với Seth Mydans. “Có phải mỗi khi ông đến thăm bà thì ký ức ngày xưa quay trở lại?”, Seth hỏi. “Ồ không, không phải lúc đó đâu. Con gái tôi vừa tìm được hàng chục bức ảnh cũ và ảnh kỹ thuật số lưu trữ tại tập đoàn báo chí Singapore Press Holdings. Khi tôi nhìn lại chúng, tôi nghĩ tôi may mắn làm sao. Tôi đã có 61 năm hạnh phúc bên bà ấy. Chúng tôi rồi sẽ phải ra đi. Tôi không chắc ai sẽ ra đi trước, bà ấy hay là tôi. Vì vậy tôi nói với bà ấy, rằng tôi đang nhẩm lại lời nguyền lứa đôi của tín đồ Cơ đốc giáo. Tôi nhớ nó thế này: Hãy yêu, gìn giữ và vun đắp, trong đau ốm hay khỏe vui, lúc thuận lợi, khi khó khăn, chỉ có cái chết mới chia lìa chúng ta”.

Thuở ban đầu

Lý Quang Diệu chỉ có một cuộc tình duy nhất, cuộc tình với Kha Ngọc Chi, nữ
sinh con nhà giàu học giỏi nhất trường Đại học Raffles cách đây 2/3 thế kỷ.

Tiểu thơ con gái nhà ai?

Năm 1940, khi Thế chiến thứ 2 đã tràn lan khắp châu Âu, ước mơ sang Anh quốc du học của các học sinh thuộc địa như Lý Quang Diệu tạm gián đoạn. Quang Diệu nhậnhọc bổng  Anderson danh giá nhất trong nước và học luật tại Đại học Raffles. Cuối học kì đầu tiên của năm nhất, Quang Diệu xếp đầu trường về môn toán. “Nhưng tôi bàng hoàng nhận ra rằng tôi không chiếm vị trí số 1 cả môn tiếng Anh lẫn môn kinh tế. Tôi xếp sau một cô tên Kha Ngọc Chi. Tôi thất vọng và cảm thấy khó chịu”, Quang Diệu kể trong Hồi ký Câu chuyện Singapore: 1923 – 1965 xuất bản năm 1998. Quang Diệu thất vọng vì sợ không lấy được học bổng Nữ hoàng để du học ở Anh.

“Tôi đã gặp cô Kha này hồi năm 1939. Khi ấy cô ta là nữ sinh duy nhất ở trường
Trung học Raffles toàn là con trai. Cô ta được hiệu trưởng mời phát phần thưởng
cuối năm cho các học sinh giỏi. Lần đó, tôi nhận được từ tay cô ta 3 quyển sách”,
Quang Diệu viết trong Hồi ký.

Rồi cuộc chiếm đóng của người Nhật ở Singapore ập đến vào đầu năm 1942. Trường
lớp đóng cửa. Ngọc Chi về nhà phụ giúp gia đình. Quang Diệu, con trai cả trong một gia đình có 4 trai 1 gái, đi làm công, rồi lao ra chợ đen kinh doanh để giúp đỡ gia đình. Rượu ngoại, thuốc lá, nữ trang… thứ gì có lời là anh buôn tất. Ở chợ đen, anh gặp Yong Nyuk Lin, một cựu sinh viên ở Đại học Raffles khi đó đang làm việc tại một công ty bảo hiểm quốc tế.

Ngày nọ có một công ty kinh doanh văn phòng phẩm hỏi Quang Diệu tìm nguồn cung
cấp hồ dán. Quang Diệu trao đổi với Nyuk Lin, rồi cả hai mở xưởng sản xuất hồ, một cái đặt ở nhà Quang Diệu, một cái đặt ở nhà Nyuk Lin do vợ và em vợ anh ta trông coi. Em vợ Nyuk Lin chính là cô Kha Ngọc Chi một thời lừng lẫy ở Đại học Raffles!

Chính thương vụ hồ dán mà Quang Diệu gặp lại Ngọc Chi vào lần đầu tiên anh đến
nhà Nyuk Lin ở khu Tiong Bahru trên chiếc xe đạp cà tàng. Lúc đó, Ngọc Chi đang
ngồi nơi mái hiên bên hè nhà. “Khi tôi hỏi Nyuk Lin đâu, cô ta mỉm cười và chỉ chiếc cầu thang ngay góc nhà. Giờ đây, tôi gặp cô ta trong một bối cảnh khác. Cô ta đang ở nhà, ăn mặc thoải mái, tự tay làm việc nhà vì không còn người giúp việc nữa”, Quang Diệu kể. Tình cảm đầu đời giữa họ đã nảy sinh từ đó.

“Tháng 9.1944, chúng tôi đã trở nên đủ gần gũi để tôi mời Nyuk Lin, vợ anh ta và Ngọc Chi (từ nay tôi gọi là Chi thôi) đi dự sinh nhật thứ 21 của tôi tại một nhà hàng Tàu ở khu
Great World. Đó là lần đầu tiên tôi mời nàng ra ngoài”, Quang Diệu kể. Vào thời đó ở Singapore, một cô gái chấp nhận ra ngoài cùng một chàng trai, dẫu là có anh chị của cô đi cùng, thì điều đó không thể không mang một thông điệp nhất định!

Môn đăng hộ đối

Cuối năm 1945, cuộc chiếm đóng của người Nhật đã chấm dứt, Ngọc Chi đi làm thủ thư ở Thư viện Raffles. Ngày ngày, Quang Diệu cuốc bộ đưa cô về nhà. Có lần, anh chở Chi về bằng xe gắn máy của mình, khiến mẹ cô nổi giận. Gia đình cô vốn giàu có, cha làm ngân hàng, ở nhà biệt thự và có xe hơi đưa rước đến trường hằng ngày. Vì thế, ngồi sau xe gắn máy của một người đàn ông là điều không thể chấp nhận đối với một tiểu thư như cô. “Thiên hạ sẽ nghĩ sao? Ai mà dám lấy con chứ!”, mẹ cô đay nghiến.

Đêm Giao thừa năm 1946, Quang Diệu thổ lộ với Ngọc Chi rằng anh không có ý định quay lại Đại học Raffles để hoàn thành chương trình cử nhân luật của mình mà sẽ đi Anh du học, và hỏi cô có thể chờ đợi anh quay lại sau 3 năm. “Chi hỏi tôi có biết Chi lớn hơn tôi hai tuổi rưỡi. Tôi nói rằng tôi biết và đã cân nhắc kỹ điều này. Rằng tôi đã đủ chín chắn. Hơn nữa tôi muốn làm bạn với một người bằng vai phải lứa và khó lòng tìm được một người khác có cùng hoài bão với tôi như  Chi. Chi nói sẽ chờ đợi tôi”, Quang Diệu viết trong Hồi ký. Nhưng họ quyết định không nói với cha mẹ hai bên, bởi “quá khó để các bậc cha mẹ đồng ý một sự hứa hẹn dài đăng đẳng như vậy”.

Khi biết con có ý định du học, mẹ Quang Diệu muốn anh hứa hôn với một cô gái gốc Hoa, để chắc rằng sau khi học xong và về nước, anh không dẫn theo một cô mắt xanh tóc vàng. Đã có nhiều sinh viên đi du học, lấy vợ Anh, khi về nước thì ly hôn hoặc phải chuyển về Anh sống vì cô vợ không thích nghi được với văn hóa xứ thuộc địa. Vì thế, mẹ anh đã lần lượt dẫn về ra mắt anh 3 cô gái gốc Hoa, dung nhan tươi thắm, gia đình tử tế, khá giả. “Nhưng tôi chẳng có chút rung động nào. Tôi thấy hạnh phúc với Chi”, Quang Diệu kể.

Và để mẹ đỡ lo, Quang Diệu quyết định thổ lộ với mẹ về Ngọc Chi. Gia đình Chi và gia đình Quang Diệu có nhiều nét tương đồng: cha họ đều là người Hoa sinh ra trên đảo Java của Indonesia; mẹ họ cũng là những người gốc Hoa sinh ra quanh eo biển Singapore. Từng gặp Ngọc Chi trong thương vụ hồ dán và từng nghe chuyện cô nữ sinh đứng đầu Đại học Raffles, mẹ Quang Diệu ưng bụng lắm. “Cử chỉ của bà đối với Chi chuyển sang hướng thân thiện trong tâm thế một mẹ chồng tương lai”, Quang Diệu ghi nhận.

Đám cưới bí mật ở Anh quốc

Giáng sinh năm 1947, Lý Quang Diệu và Kha Ngọc Chi bí mật kết hôn tại thị trấn
Stratford-on-Avon, quê hương đại văn hào William Shakespeare, khi cả hai đang
là du học sinh.

Mấy núi cũng trèo

Hồi ký Câu chuyện Singapore: 1923-1965 kể rằng: Đúng vào sinh nhật thứ 23 của mình, ngày 16.9.1946, Quang Diệu bước lên con tàu Britannic, rời Singapore sang Anh du học. Ngọc Chi đứng trên bến cảng, nước mắt chảy dài, vẫy tay tạm biệt người yêu. Chàng trai Quang Diệu cũng không cầm được nước mắt. Họ chẳng biết bao giờ mới được gặp lại nhau. Vài tháng trước đó, họ đã quấn quýt bên nhau thật nhiều. Họ đã có những bức ảnh chung do một người em họ chụp giùm, để làm kỷ niệm khi xa nhau.

Quang Diệu đi du học bằng chính tiền dành dụm và nữ trang của mẹ, cùng với tiền tự kiếm được nhờ kinh doanh ngoài chợ đen. Nếu không có cuộc chiếm đóng kéo dài gần 4 năm của người Nhật trên đảo sư tử, cả Quang Diệu và Ngọc Chi đã có thể liên tục chương trình cử nhân luật của họ ở Đại học Raffles, và giành những suất học bổng danh giá của Nữ Hoàng để sang Anh học. Giờ đây, Quang Diệu đi du học tự túc vì không muốn mất thêm thời gian chờ đợi ở Đại học Raffles nữa, thì Ngọc Chi cũng quyết tâm trở lại trường học tiếp và sẽ giành lấy học bổng để sang Anh cùng người yêu.

Cuối tháng 7.1947, một cú điện báo từ Singapore cho biết Ngọc Chi đã dành được học bổng của Nữ hoàng. Quang Diệu vui mừng khôn xiết trước viễn cảnh cùng người yêu ở ambridge. Nhưng lúc ấy đã quá muộn để Ngọc Chi có thể tìm được trường vì đầu tháng 10 năm học
mới đã bắt đầu. Thay vì chấp nhận chờ một năm nữa, Quang Diệu vắt giò lên cổ chạy khắp Đại học Cambridge nhờ vả. Vì tài thuyết phục và lòng nhiệt thành của Quang Diệu, cộng với thành tích học tập sáng chói của Ngọc Chi từ thập niên 1930 mà Hội đồng khảo thí Anh quốc còn lưu giữ, hiệu trưởng trường Girton đã chấp nhận dành cho Ngọc Chi chiếc ghế dự phòng cho những trường hợp đặc biệt ở khoa luật.

Trong vòng một tháng, Ngọc Chi đã thu xếp xong và theo tàu chở binh lính Anh rời Singapore vào cuối tháng 8. Đầu tháng 10, Ngọc Chi đến Liverpool, Quang Diệu đã chờ sẵn ở bến cảng tự bao giờ. Họ lên xe lửa về London, chơi ở đó 5 ngày, rồi xuôi về Cambridge.

Vượt qua lễ giáo

Có Ngọc Chi, hạnh phúc cũng đi kèm với rắc rối. Chi học trường Girton phía bắc thành phố Cambridge. Quang Diệu học trường Fitzwilliam và được phân cho một căn phòng ở phía nam thành phố. Nỗ lực tìm một căn phòng gần chỗ người yêu không thành, Quang Diệu phản ánh lên giám thị nhà trường, vốn là người đã hết lòng giúp trong việc xin được một chỗ học cho Ngọc Chi. Dù vậy, không những bị nghi ngờ về tinh thần “xả thân” cho người yêu, Quang Diệu còn “được” vị giám thị nhắc nhở rằng trường Girton sẽ không ủng hộ chuyện sinh viên nhận học bổng kết hôn ngay khi đang học.

Thế nhưng Quang Diệu và Ngọc Chi vẫn quyết tâm kết hôn vào tháng 12 năm ấy. “Chúng tôi quyết định lặng lẽ kết hôn vào dịp nghỉ lễ Giáng sinh, và giữ điều đó bí mật. Ba mẹ Ngọc Chi sẽ vô cùng thất vọng nếu chúng tôi xin phép họ. Trường Girton có thể sẽ phản đối như lời khuyến cáo của ngài giám thị. Hội đồng quản trị học bổng Nữ Hoàng có thể sẽ gây khó khăn”, Quang Diệu viết trong Hồi ký.

Một người bạn đã chỉ cho họ một khách sạn nhỏ ở Stratford-on-Avon để họ nghỉ lễ và tham quan nhà hát Shakespeare. Tại đó, họ đã bí mật kết hôn sau khi thông báo cho nhân viên hộ tịch địa phương. “Trên đường từ Cambridge đến Stratford-on-Avon, chúng tôi ghé London, tôi mua cho Chi một chiếc nhẫn bạch kim ở phố Regent. Sau 2 tuần ở Stratford-on-Avon, chúng tôi trở về Cambrigde, Chi tháo nhẫn ở ngón tay và treo vào sợi dây chuyền đeo ở cổ”, Quang Diệu kể.

Mặc dù đã cưới nhau, hai người vẫn “ai ở nhà nấy”, vẫn học hành chăm chỉ và “có hệ thống”. “Vào cuối tuần và một vài buổi tối khác, tôi đạp xe lên trường Girton. Ngọc Chi nấu cho
tôi những món ăn Singapore bằng cái bếp gas ở đầu hè”, Quang Diệu viết. Và họ mời những người bạn Singapore đoạt học bổng Nữ hoàng đến ăn chung. Phần thịt tiêu chuẩn cả tuần của Quang Diệu sẽ được nấu thành cà ri, hoặc Ngọc Chi sẽ làm món phở xào truyền thống với những nguyên liệu “không giống ai”: mì spaghetti sợi mảnh thay cho sợi phở, thịt gà thay vì thịt heo, ớt ngọt thay cho ớt hiểm…

Họ tiếp tục như thế cho đến kì thi cuối cùng vào tháng 5.1949. Khi kết quả được thông báo vào tháng 6, Quang Diệu xếp hạng nhất, đoạt được ngôi sao danh dự duy nhất cho những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc của khóa học. Ngọc Chi cũng đạt hạng nhất. Họ gọi điện về Singapore báo cáo thành tích học tập cho gia đình, nhưng chuyện kết hôn thì vẫn giấu biệt.

Trong một cuộc đối thoại với các doanh nhân năm 2009, ông Lý kể rằng đó là cuộc điện thoại duy nhất mà ông gọi về Singapore trong suốt mấy năm ở Anh, tốn 5 bảng Anh, giá trị bằng 100 bảng bây giờ.

Đẹp duyên cưỡi rồng

Khi ông Lý Quang Diệu chọn con đường chính trị và trở thành người đứng đầu đất
nước, bà Kha Ngọc Chi trở thành một nội tướng thâm hậu.

Tháng 8.1950, sau khi hoàn thành khóa huấn luyện hành nghề luật sư tại trường Middle Temple, Quang Diệu và Ngọc Chi trở về nước trước sự cổ vũ của báo chí. Tìm việc làm xong, Quang Diệu đến nhà Ngọc Chi xin phép làm đám cưới. Cha Ngọc Chi đùng đùng nổi giận. Ông chờ đợi thân phụ của Quang Diệu đến ngỏ lời xin phép chứ không phải là một cậu thanh niên 27 tuổi. Nhưng cuối cùng, đám cưới chính thức của họ cũng diễn ra tốt đẹp tại khách sạn Raffles vào ngày 30.9.1950. Ngọc Chi về làm dâu nhà họ Lý ở số 38 phố Oxley. Hai vợ chồng cùng đi làm cho công ty luật Laycock & Ong.

Ngày 10.2.1952, đứa con đầu lòng của họ ra đời. Lý Quang Diệu tham vấn một chuyên gia phiên dịch tại Tòa án tối cao Singapore để tìm cái tên hay nhất cho con. Vị chuyên gia phán rằng đứa bé ra đời vào ngày mầu nhiệm nhất trong năm theo lịch Trung Hoa – ngày thứ 15 của nguyệt kỳ đầu tiên trong năm con rồng. “Vì thế chúng tôi quyết định đặt tên con là Hiển Long, tức con rồng vinh hiển. Thằng bé rất dài, trông gầy guộc nhưng nặng hơn 8 cân Anh. Nó đem lại cho chúng tôi niềm hạnh phúc vô biên”, ông Lý viết trong Hồi ký.

Sau đó, họ sinh thêm con gái Vỹ Linh (1955) và con trai út Hiển Dương (1957). Cả 3 đều học rất giỏi và thành đạt. Hiển Long nay là đương kim thủ tướng Singapore, Vỹ Linh là bác sỹ thần kinh nhi khoa nổi tiếng, còn Hiển Dương là một doanh nhân giỏi.

Tháng 9.1955, Lý Quang Diệu cùng vợ và em trai kế Lý Kim Diệu thành lập công ty luật Lee & Lee do ông đứng đầu. Trước đó, cuối năm 1954, ông cùng các cựu du học sinh tại Anh quốc thành lập Đảng Hành động Nhân dân (PAP), ra tranh cử nghị viên và chính thức bước vào con đường chính trị mà ông đã có tham vọng khi còn rất trẻ. Tháng 6.1959, ông thắng cử và trở thành thủ tướng Singapore, trao quyền điều hành công ty luật Lee & Lee lại cho vợ và em trai. Hơn 6 thập niên qua, Lee & Lee không ngừng lớn mạnh và là một công ty tầm cỡ ở Singapore hiện nay.

Nội tướng

Trong chương áp cuối với chủ đề “Gia đình tôi” của tập hồi ký thứ hai Từ Thế giới thứ ba lên Thế giới thứ nhất – Câu chuyện Singapore: 1965-2000 xuất bản năm 2000, ông Lý viết: “Những người (Không dùng từ này) khiến tôi có ấn tượng bởi sự quan trọng mà họ đặt vào người phụ nữ sẽ gắn bó với một cán bộ triển vọng. Họ biết người vợ có ảnh hưởng lớn như thế nào đến sự dấn thân vì lý tưởng của người chồng… Tôi thật sự may mắn. Chi chưa bao giờ nghi ngờ hay do dự về lý tưởng chiến đấu của tôi, bất chấp kết cục thế nào”.

Với ông Lý, bà Chi là chỗ dựa của gia đình: “Bởi tôi biết Chi có công việc của một luật sư, và nếu cần bà ấy có thể tự lo cho mình và các con, nên tôi không phải lo lắng về tương lai của bọn trẻ”. Điều đó giúp ông toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp chính trị của bản thân và tương lai của đất nước. Với các con, bà Kha là một người mẹ mẫu mực, tuyệt vời. Thủ tướng Lý Hiển Long từng kể trong nhiều cuộc nói chuyện trước công chúng: “Khi chúng tôi còn nhỏ, mẹ tôi là một luật sư bận rộn. Nhưng thay vì ăn trưa với khách hàng, hôm nào bà cũng về nhà ăn cơm với chúng tôi, chăm sóc và bảo ban anh em tôi chu đáo”.

Trong sự nghiệp chính trị của mình, ông Lý thừa nhận bà Kha là “một tòa tháp sức mạnh”. Suốt 31 năm ông làm thủ tướng (1959 – 1990), bà lặng lẽ làm người hỗ trợ đắc lực trong quan hệ đối nội lẫn đối ngoại của ông: “Bà ấy giúp tôi hàng đống công việc, giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian, như sửa bản thảo các bài diễn văn mà tôi sắp phát biểu, sửa đề cương tôi sẽ trình trước Quốc hội hoặc trả lời phỏng vấn. Bà ấy quen thuộc với ngôn ngữ của tôi nên dễ dàng đoán ra từ ngữ tôi dùng mà các nhân viên tốc ký của tôi không thể lần ra được”.

Trong các chuyến công cán cùng chồng, bà Chi tiếp xúc với phu nhân của các chính khách mà ông Lý gặp gỡ. Sau đó, bà đưa ra nhận định khá chính xác về vị chính khách thông qua cách hành xử và giao tiếp của vợ ông ta. “Bà ấy có một trực giác rất tinh anh khi đánh giá một con người. Trong khi tôi đưa kết luận dựa trên phân tích và lý lẽ, thì bà ấy lại dựa vào cảm giác mà bà cảm nhận được đằng sau nụ cười, những lời nói thân tình, nét mặt, và ngôn ngữ cơ thể của người đối diện”, ông Lý viết.

Trong những lần thăm Trung Quốc, sau một ngày làm việc bận rộn, ông bà trở về phòng khách sạn và đem những cuốn băng ghi âm các cuộc tiếp xúc ra nghe lại. Khi đó, bà Kha giảng giải cho chồng hàm ý trong từng từ ngữ, từng cử chỉ mà các lãnh đạo Trung Quốc thể hiện, bởi bà rất giỏi tiếng Hoa và hiểu sâu sắc văn hóa Trung Quốc.

Ông Lý cũng tiết lộ rằng, khi ông đàm phán để sát nhập Singapore với Malaysia vào năm 1962, bà Kha đã dự cảm được một kết cục không như mong muốn, nhưng ông không nghe theo. Thực tế đã chứng minh bà đúng: Sau 2 năm nhập chung, ngày 9.8.1965, Singapore buộc phải tách khỏi Malaysia…

Bóng tà

Tôi gặp bà Kha Ngọc Chi lần duy nhất vào ngày 11.1.2008 tại Trung tâm hội nghị Suntec. Ở tuổi 87 và từng trải qua bao cơn bạo bệnh, bà vẫn theo chồng đến dự buổi đối thoại về tuổi già. Khi đó bà đã yếu rồi, bước đi phải có người dìu đỡ. Ông Lý cũng yếu, dù không cần người dìu, nhưng mỗi bước ông đi, 2-3 cận vệ luôn kèm sát. Ngồi ở hàng ghế cử tọa, bà nhìn ông ở trên sân khấu và móm mém cười mỗi khi ông nhắc đến chuyện nhà. Đó có lẽ là lần cuối cùng bà xuất hiện trước công chúng, trước khi ngã bệnh liệt giường sau đó đúng 4 tháng.

Trong cuộc đối thoại ngày 11.1.2008, ông Lý nói rằng: “Mẹ tôi mất ở tuổi 74 vì đột quỵ. Ba tôi mất ở tuổi 94. Vì vậy, tôi tính toán mình có thể ra đi trong khoảng 74 đến 94 tuổi.
Nhưng tôi đã nhỡ mất cái hạn 74 rồi! Hạn tiếp theo sẽ là 87, ba tôi ngã bệnh ở tuổi đó”. Ông Lý vừa bước sang tuổi 87 được nửa tháng.

Lý Quang Diệu – Kha Ngọc Chi rồi sẽ ra đi, nhưng câu chuyện tình đẹp đẽ của họ sẽ mãi mãi được ghi nhớ.

Biệt ly

Tôi viết xong và gửi về Việt Nam loạt bài 4 kỳ này vào sáng thứ Bảy 2.10.2010.
Chiều đó, bà Kha Ngọc Chi đã vĩnh viễn ra đi.

29.9, ngay trước kỷ niệm 60 năm ngày cưới chính thức, ông Lý phải nhập viện vì bị viêm phổi.

5 giờ 40 phút chiều 2.10, bà Kha Ngọc Chi nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng tại nhà bên cạnh con gái Vỹ Linh. Lúc đó, ông Lý Quang Diệu vẫn nằm trong bệnh viện; con trai út Hiển Dương đến thăm mẹ buổi sáng và đã ra về; con trai cả, Thủ tướng Lý Hiển Long, vừa đến thành phố Antwerp, Vương quốc Bỉ, để dự Hội nghị Á-Âu (ASEM8). Thủ tướng Lý đã bay về nước ngay trong đêm.

Khoảng 15,000 người đã đến viếng linh cữu bà Kha quàn tại biệt thự Sri Temasek – vốn dành cho gia đình thủ tướng nhưng không ai ở – nằm ngay trong dinh thự Istana trong hai ngày 4-5.10.

Đêm 4.10, sau khi khách đã ra về hết, ông Lý bước từng bước chậm chạp đến bên bà. Gần như bất động, ông đứng nhìn vào bức ảnh đặt ở chân quan tài trong vòng chừng 1 phút, rồi quay đi. Trông ông yếu hơn hẳn hôm 1.10 khi tiếp Tổng giám đốc Hiệp hội hàng không quốc tế Giovanni Bisignani ngay tại Bệnh viện đa khoa Singapore. Người ta đang lo lắng cho sức khỏe của ông Lý sau sự mất mát này.

Chiều 6.10, linh cữu bà Kha Ngọc Chi được đưa về nhà hỏa táng Mandai bằng quân xa dành cho lãnh đạo cao cấp, dù đám tang bà không được theo chế độ quốc tang. Ông Lý Quang Diệu, 3 người con, con gái đầu của Lý Hiển Long – Lý Tú Kỳ, con trai trưởng của Lý Hiển Dương – Lý Sinh Vũ lần lượt đọc điếu văn ngợi ca và tiễn biệt người vợ, người mẹ, người bà của họ.

Ông Lý kết thúc điếu văn bằng một câu mà không ai cầm được nước mắt: “Tôi thấy an ủi rằng bà ấy đã sống một cuộc đời 89 năm đầy ý nghĩa. Nhưng trong giây phút biệt ly cuối cùng này, trái tim tôi nặng trĩu buồn đau”.

Người ta không thấy nước mắt ở người đàn ông 87 tuổi này.

Trước khi nắp quan tài được đóng lại để đưa lên giàn hỏa táng, ông Lý nhoài người đặt lên ngực vợ một bông hồng đỏ, và bước thêm mấy bước đến gần hơn, tay trái bấu vào thành quan tài, tay phải đặt lên môi, rồi rướn người đặt các đầu ngón tay lên trán bà. Ông lặp lại nụ hôn biểu tượng đó thêm một lần nữa rồi khó nhọc đứng thẳng dậy, quay người đi.

Nguồn:

Michelle Phạm sưu tầm
Sơn Đỗ gởi

 

AI LÀ THẦY CỦA NGÀI ?

AI LÀ THẦY CỦA NGÀI ?

 

Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông:

“Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?”

Hasan đáp: “Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của
các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian
của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.

Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm
đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối
cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng.
Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời:

“Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông
không ngại ở chung với một tên trộm.”

Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm
ông ta lại bảo: “Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!” Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: “Có trộm được gì không?” và ông ta đều đáp: “Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ”. Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.

Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được
một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết:

“Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!”

Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó
xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng
của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác.

Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối
cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta
hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta:  Con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé
trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé:

“Con tự thắp cây nến này phải không?”

Đứa bé đáp:

“Thưa phải.”

Đoạn ta hỏi:

“Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy
con có biết ánh sáng từ đâu đến không?”

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói:

“Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?”

Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp
đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả
những tự hào về kiến thức của mình.

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta
không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy.

Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia.

Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò.

Điều này có nghĩa là gì?

Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.

nguồn: Chị Nguyễn Kim Bằng gởi

 

Bị tù vì hành động si tình

Bị tù vì hành động si tình

                                                                                                                 PT. Nguyễn Mạnh San
 
                                                                                    nguồn: http://baomai.blogspot.com
 
Người ta vẫn thường nói nửa đùa nửa thật với nhau rằng lấy vợ là đi ở tù hay lấy vợ là lãnh bản án chung thân khổ sai. Câu nói đùa này có thể đúng với ông chồng hiền lành lấy phải bà vợ thuộc loại phù thủy. Chứ ở trên đời này, nếu muốn đạt được tình yêu chung thủy trọn vẹn và một niềm hạnh phúc lâu bền thì không hẳn có tiền mua tiên cũng được, mà người ta phải trả bằng mồ hôi nước mắt, bằng sự hy sinh, nhẫn nại, và chịu đựng.
Tình yêu là một vấn đề rất phức tạp, đôi khi trở nên vòng lẩn quẩn không lối thoát. Bằng cớ là có trường hợp người ta yêu mình thì mình lại không yêu người ta, mà lại đi yêu một người khác không yêu mình. Rốt cuộc, người thứ nhất chạy theo người thứ hai, người thứ hai chạy theo người thứ ba… Và nếu cứ để tình trạng này kéo dài hoài mà không chinh phục được con tim của người mình yêu, thì tình yêu dễ trở thành tình tuyệt vọng. Trong giây phút quẫn trí, tình tuyệt vọng có thể đưa đến chỗ tự kết liễu đời mình hoặc thúc đẩy mình có những hành động điên cuồng, đe dọa đến tính mạng của người mình yêu, vì không muốn thấy người mình yêu đi yêu người khác.
Tuy nhiên, trong trường hợp dưới đây, một nam sinh viên yêu say đắm một nữ sinh viên cùng lớp. Anh không hề có lời nói hăm dọa, hay hành động nào nguy hại đến tính mạng của người anh yêu cho dù anh không được cô này yêu lại. Nhưng thật không may cho anh, chỉ vì một vài hành động si tình của anh đối với cô mà anh đã bị coi là vi phạm đến điều luật tiểu hình nên đã bị tống giam. Câu chuyện xảy ra như sau:
Hình minh họa
Chàng sinh viên trẻ tuổi này, tính tình rất dễ thương, hiền lành với giọng nói thật truyền cảm. Anh ta đang theo học gần hết năm thứ 4 tại một trường đại học tư và anh đã yêu thầm một nữ sinh viên cùng học chung với anh trong một vài lớp, trong khi cô sinh viên này hoàn toàn không hay biết gì. Vài tháng trước ngày ra trường của hai người, anh mạnh dạn yêu cầu cô ở lại lớp học vài phút để anh có chuyện muốn nói với cô.
Thế là ngay buổi chiều tan học học hôm ấy, anh đã mạnh dạn bày tỏ nỗi lòng của anh yêu cô từ ngày đầu tiên khi anh nhìn thấy cô bước vào trong lớp học, và tình yêu đó càng ngày càng bùng cháy trong tim anh, đến nỗi anh không thể nào giữ kín trong lòng được nữa, mà hôm nay anh phải nói cho cô biết là đời anh sẽ vô nghĩa nếu không lấy được cô làm vợ. Vậy mong cô hãy chấp nhận tình yêu chân thành này của anh. Anh cũng hứa với cô là ngay sau lễ ra trường của hai người, anh sẽ mua tặng cho cô chiếc nhẫn đính hôn tuyệt đẹp để chờ tới ngày anh tìm được việc làm thì anh sẽ tổ chức lễ cưới trọng thể tại Nhà Thờ, mời bà con bạn bè hai họ đến tham dự thánh lễ và chung vui tiệc cưới.
Nghe anh tâm sự xong, cô bạn ôn tồn trả lời rằng cô rất cảm động được nghe thấy những lời nói chân thành, phát xuất từ con tim của anh, và cô rất cám ơn anh về tình cảm cao quý dành cho cô trong suốt 3 năm qua; nhưng rất tiếc, cô phải nói lên sự thật là cô đã có người yêu rồi, xin anh thông cảm cho tình trạng hiện tại của cô. Mặc dầu tin và hiểu rõ những lời cô bạn vừa giải thích là sự thật, chàng sinh viên vẫn nuôi hy vọng có thể thuyết phục được cô lìa bỏ người yêu, để đáp lại tình yêu của anh một ngày nào đó.
Thế rồi, vào những buổi chiều có lớp học chung với cô, sau giờ tan học, anh đều lái xe theo sau xe cô và cho tới khi nhìn thấy xe cô chạy vào lối đậu xe riêng của nhà cô, thì anh mới lái xe về nhà anh. Còn những buổi chiều nào không có cô học chung lớp, thì ngay sau khi tan học, anh cũng lái xe qua nhà cô để xem cô đã về tới nhà hay chưa? Đã có vài lần cô bất chợt nhìn vào kính xe chiếu hậu thì thấy anh đang lái xe theo sau xe của cô về tới nhà cô và lần này cô không thể kiên nhẫn chịu đựng lâu hơn nữa cái cảnh anh cứ theo dõi cô như theo dõi kẻ gian, làm cô rất bực mình, nên cô điện thoại báo cho cảnh sát biết tình trạng như thế để nhờ cảnh sát can thiệp dùm. Ngày hôm sau, khi cô vừa lái xe về tới nhà thì cô trông thấy một xe cảnh sát đang đậu sẵn ở đầu đường nhà của cô và khi xe của anh vừa đi qua ngã tư nhà của cô thì xe cảnh sát chạy theo sau xe anh, hú còi báo hiệu cho anh phải ngừng xe lại. Cảnh sát đến giải thích cho anh biết là kể từ hôm nay anh không được quyền lái xe theo sau xe cô bạn học của anh và không được lái qua nhà của cô ta. Nếu anh còn tái phạm hành động này nữa thì anh sẽ bị tống giam và bị truy tố. Sau khi nghe những lời cảnh báo của cảnh sát, anh không còn dám lái xe theo sau xe cô và cũng không còn dám lái xe qua nhà cô nữa, và một tuần lễ sau, anh cũng nhận được án của Tòa là kể từ nay cấm anh không được bén mảng đến gần hoặc bất cứ có một hành động hay lời nói nào làm phiền hà đến đương cáo. Nếu vi phạm án lệnh này, bị cáo sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc trước pháp luật.
Hình minh họa
Tuy nhiên, đúng là ma đưa lối quỷ đưa đường, anh đã tìm ra được số điện thoại nhà của cô và anh đã gọi điện thoại phân trần với cô rằng anh không hề có bất cứ một âm mưu nào nhằm ám hại cô mà chỉ vì quá yêu cô, quá nhớ cô, nên anh mới dám có hành động như thế. Cô trả lời anh là cô không cần biết, cũng không muốn nghe thêm những điều anh giải thích và kể từ nay anh phải chấm dứt ngay việc gọi số điện thoại này. Khổ một nỗi, khi con người si tình thì cũng giống như một kẻ điên không biết nhớ nhưng vẫn nhớ tới người mình yêu và như một kẻ say không biết buồn nhưng vẫn biết thốt ra những điều phiền muộn ở trong lòng. Nên, chỉ một tuần lễ sau, anh lại gọi điện thoại cho cô lần thứ hai. Lần nay, cô liền báo cho cảnh sát biết sự việc vừa xảy ra và cảnh sát đã đến nhà còng tay anh đưa vào trại giam.
Theo một số điều khoản qui định trong các Bộ Luật Tiểu Hình của nhiều tiểu bang, hành động liên tiếp theo đuổi một người dưới mọi hình thức khác nhau, gây phiền hà cho người ta, cho dù vì tình yêu đi chăng nữa, làm cho người ta bị hồi hộp, lo sợ, tinh thần bị căng thẳng, và cảm thấy tính mạng của mình đang bị đe dọa bởi hành động như vậy, thì bất cứ ai vi phạm điều khoản này, sẽ bị lãnh án tù ở hay tù treo cộng thêm tiền phạt vạ. Hai hành động vừa kể trên của anh chàng si tình đã làm cho người anh yêu cảm thấy bị phiền hà lẫn lo sợ, nên anh đã bị bỏ tù 1 năm cộng 5 năm tù treo, mà may mắn anh không bị đóng tiền phạt vạ. Nhưng trong thời gian án treo, nếu anh còn tái phạm những hành động tương tự như vậy nữa thì anh có thể bị phạt vạ từ hai ngàn năm trăm đến mười ngàn Mỹ kim và có thể bị ở tù từ 5 đến 10 năm.
Hình minh họa
Trong suốt thời gian anh ở tù, cứ mỗi lần tôi gặp riêng anh, anh lại tâm sự cho tôi biết thêm chi tiết là anh không hề cảm thấy hối hận gì về hành động của anh đối với cô bạn học này. Việc anh lái xe theo dõi và gọi điện thoại cho nàng, trước tiên là vì anh quá yêu, quá nhớ nàng, sau nữa là mong tìm một cơ hội để cố gắng thuyết phục được con tim của nàng về cho anh. Anh nhấn mạnh, chính nhờ ở tù mà anh đã có những đêm thức tới sáng để suy ngẫm lại cuộc đời của anh, giúp anh tự hiểu lòng mình nhiều hơn và cảm thấy tình yêu của anh đối với nàng càng cao đẹp bao nhiêu thì lại càng làm anh nhớ nàng bấy nhiêu. Cao hứng, anh đã đọc cho tôi nghe 4 câu thơ do anh mới sáng tác đêm trước:
“Yêu em trên hết mọi điều.
Yêu em anh bị ở tù vẫn yêu.
Số em là số đào hoa.
Số anh là số nhà pha mới về.”
Anh còn cho tôi biết là sau khi ra khỏi tù, anh sẽ không bao giờ đi tìm kiếm nàng nữa, sẽ luôn luôn nhớ nàng trong lời cầu nguyện của anh và anh sẽ hiến dâng cuộc đời của anh cho Chúa. Tôi quên đi mất không hỏi xem anh hiến dâng cuộc đời anh cho Chúa như thế nào?
Gần 4 năm sau ngày ra khỏi tù, anh có viết cho tôi một lá thư khá tỉ mỉ. Kể rằng anh đang theo học môn Thần Học tại một trường Đại Học Tin Lành để trở thành một Mục sư, và anh rất vui mừng được tin giáo phái nhà thờ của anh sẽ sai anh đi truyền giáo cho những người mắc bệnh AIDS tại Phi Châu sau ngày anh được chịu chức Mục sư.
Câu chuyện si tình trên đây nhắc tôi nhớ lại cách đây hơn 2 năm, cũng có một thanh niên đẹp trai, dáng người cao ráo, ăn nói rất có duyên. Anh si mê một cô gái rất thùy mỵ, duyên dáng và cô là một trong những học trò cũ của lớp dự bị hôn nhân do tôi giảng dạy trước đây. Anh gặp cô này tình cờ trong bữa tiệc cưới của người em gái bạn anh. Lẽ dĩ nhiên, cô em gái bạn anh đã cho anh biết rõ cô này đã có người yêu rồi nhưng chưa làm đám hỏi. Mặc dầu biết được như thế, anh vẫn tìm cơ hội để tỏ tình với cô, nhưng bị cô từ chối bằng những lời lẽ cảm ơn ngọt ngào, vì rất tiếc cô đã có bồ rồi, và sắp sửa làm đám hỏi.
Người si tình thì cũng tương tự như người điên hay người say rượu, trí óc đâu còn đủ minh mẫn để nhận xét điều nào nên làm và điều nào không nên làm? Cũng cùng một niềm hy vọng thuyết phục được người mình yêu như anh chàng si tình vừa kể ở trên, chỉ có khác nhau cách thức. Thay vì lái xe theo dõi và gọi điện thoại, anh này lại gửi thư 2 lần cho người anh yêu với những lời lẽ van xin, kèm theo những bông hoa tươi thắm đến nàng ở sở làm.
Lần thứ nhất anh gửi hoa đến qua bưu điện, nàng từ chối không nhận hoa, còn lá thư nàng mở ra đọc, rồi xé bỏ. Lần thứ hai, anh tận tay mang hoa đến với lá thư tình, nhưng đã được dặn trước nên người tiếp đãi viên của sở nàng đã từ chối không nhận cả hai thứ. Lần này, cô được ông xếp của cô ở sở khuyên nên thông báo cho cảnh sát biết sự việc để ngăn ngừa những điều bất lợi có thể xảy ra cho cô trong tương lai. Ông còn cho cô biết là theo một thống kê của một hãng tư nhân, cứ 1 trong 12 người trong số 8 triệu người đàn bà Mỹ là nạn nhân của những vụ bị hành hung bằng vũ lực, bị quấy nhiễu tình cảm, bị hăm dọa tính mạng, bị quấy nhiễu tình dục v.v… và ông khuyên cô nên đề phòng.
Trước khi gọi điện thoại cho cảnh sát, cô có điện thoại hỏi ý kiến tôi xem có cách nào khác giúp cô để giải quyết vấn đề này được không? Tôi khuyên cô đừng vội gọi điện thoại cho cảnh sát, hãy để tôi giúp cô bằng cách nói chuyện riêng với anh chàng về vấn đề này trước đã. Nếu không có hiệu quả thì khi đó báo với cảnh sát cũng chưa muộn. Ngay ngày hôm sau, anh ta và tôi gặp nhau tại một địa điểm hẹn trước, và tôi đã kể lại cho anh nghe những gì tôi biết được câu chuyện của anh với cô nàng mà anh đang yêu. Nghe xong, anh xác nhận với tôi những gì tôi vừa kể ra là đúng sự thật, và anh yêu cầu tôi cho anh một lời khuyên.
Tôi liền kể lại cho anh nghe về câu chuyện si tình ở trên, và tôi khuyên anh nên chấm dứt ngay vấn đề gửi thư, gửi hoa cho người anh yêu, nếu anh muốn tránh không bị liên lụy đến pháp luật như anh chàng si tình kia đã bị. Anh cần nên nhớ rằng bất cứ hành động nào để tỏ bày tình yêu với đối tượng mình yêu mà không được chấp nhận, thì phải nên chấm dứt ngay, bằng không người thực hiện hành động sẽ bị chế tài theo luật pháp Hoa Kỳ, nếu có lời khiếu nại của đối tượng.
Luôn tiện đây, tôi có dẫn chứng một câu chuyện tình yêu của một thanh niên khác cho anh này thấy rằng tình yêu chỉ nên cho đi mà không cần nhận lại, vì nhận lại chưa chắc đã có hạnh phúc, mà đôi khi chỉ chuốc lấy nhiều nỗi phiền muộn cho riêng mình hoặc cho cả hai người, và có một điều đừng quên rằng lấy được người mình yêu về làm vợ hay làm chồng, có thể trở nên rất hối tiếc nếu không chiếm được trái tim của người mình yêu.
Như một anh thanh niên kia yêu say đắm một nữ sinh trung học duyên dáng. Khi anh ta ngỏ ý muốn cưới cô ta về làm vợ, cô trả lời anh là hãy chờ đợi cô thêm một năm nữa để cho cô học xong rồi hãy tính đến chuyện trăm năm. Trong suốt một năm chờ đợi, anh đã chiều chuộng cô đủ mọi thứ từ tinh thần đến vật chất để làm vừa lòng cô. Đúng một năm sau, cô ra trường, đám cưới của hai người được tổ chức trọng thể tại Nhà Thờ, với sự có mặt đông đủ họ hàng, bạn bè của cả hai bên đến tham dự Thánh Lễ. Nhưng ba năm sau, tình cờ tôi gặp lại anh ta, anh tâm sự với tôi rằng: “Thầy ơi, con rất buồn vì con được biết vợ con yêu thương một người khác trước khi lấy con. Mặc dầu nàng đã có một đứa con với con rồi, thân xác nàng thì ở bên cạnh con thật đấy, nhưng con tim nàng thì vẫn gửi lại cho người nàng yêu ở một phương trời xa cách. Con chẳng biết phải giải quyết tình trạng này ra sao? Về mặt tôn giáo thì không được phép ly dị vợ, còn về đời sống lứa đôi thì nhiều lúc con cảm thấy như con đang sống với một người vợ là người máy chỉ biết nói, nhưng không biết xúc động vì không có trái tim; chứ không phải là người vợ bằng xương bằng thịt, có trái tim biết rung động để hòa nhịp với trái tim của người chồng nữa.”
Hình minh họa
Nghe xong câu chuyện này, anh chàng tặng hoa nói với tôi rằng anh sẽ chấm dứt, không còn dám tìm cách này hay cách khác để liên lạc với cô gái nữa và trong tương lai, anh sẽ đi tìm một lẽ sống hướng thượng, có ý nghĩa hơn đối với cuộc sống hiện tại của anh để cố quên đi mối tình tuyệt vọng này. Trước khi chia tay với anh, tôi nhắc nhở cho anh nhớ lại một câu mà người ta thường nói:
“Thời gian là một liều thuốc nhiệm màu, sẽ làm cho người ta quên dần đi những kỷ niệm đau buồn trong quá khứ.”
Nhất là khi người ta biết hy sinh thì giờ của mình để làm những công việc hữu ích chung cho tha nhân, như tình nguyện đi làm những công tác xã hội, hoạt động cho những cơ quan thiện nguyện, làm những công việc tông đồ mục vụ cho Nhà Thờ hay cho Nhà Chùa thì họ đâu còn có thì giờ rảnh rang để ngồi ôn lại những dĩ vãng đau buồn, xa xưa của đời mình nữa.
Hơn một năm sau, tôi gặp lại anh chàng tặng hoa, anh cho tôi biết anh đang tình nguyện làm công tác xã hội cho một Nhà Thờ vào cuối tuần, để đưa đồ ăn đến tận nhà cho những cụ già ở một mình trong những căn nhà riêng, không có họ hàng, con cháu đến trông nom chăm sóc, và ngoài ra anh còn đi thu góp những đồ đạc, quần áo cũ của người ta, mang về cho Nhà Thờ để phân phát cho những người nghèo khổ. Nhờ vậy, anh không còn thì giờ để nghĩ đến chuyện xưa của anh nữa và đôi lúc nếu có nghĩ tới thì chỉ biết cầu nguyện cho người anh yêu được sống hạnh phúc bên chồng con của nàng, chứ không như trước kia, tối ngày anh chỉ ngồi nghĩ đến mưu kế, làm thế nào chinh phục được con tim của nàng. Giờ đây, anh xin cúi đầu tạ ơn Chúa đã ban cho anh bình an trong tâm hồn, để anh tiếp tục làm những công việc ích lợi cho tha nhân và cho chính bản thân anh nữa.
Quả thật, tình yêu chỉ biết cho đi mà không cần nhận lại thì bao giờ cũng cao đẹp, đáng được quý trọng nhất trên đời vì nó biểu tượng cho tấm lòng vị tha, chỉ biết thương yêu tha nhân một cách bất vụ lợi, giống như một đại dương tràn đầy sóng nước bao la, trôi đi không thấy bến bờ. Hơn thế nữa, tình yêu còn là món ăn tinh thần vô giá, để bồi bổ và nuôi dưỡng tâm hồn lẫn thể xác con người được sống vui vẻ về phần hồn và khoẻ mạnh về phần xác. Chả thế mà một bản nhạc tình ca lãng mạn, nổi tiếng khắp Năm Châu qua nhiều thế hệ, đã vang lên những lời ca yêu đương thắm thiết, cộng với những âm điệu trầm bổng thánh thót, rót vào tận lòng người nghe, để ngợi khen tình yêu với tựa đề “Tình Yêu Là Vật Đẹp Muôn Màu.”
Cho dù màu sắc có bị phai lạt theo dòng thời gian trôi mau, nhưng tình yêu muôn đời vẫn là một báu vật hữu hình, luôn luôn ngự trị ở trong mọi trái tim con người và ngay cả ở trong mọi trái tim những sinh vật nào sống trên trái đất, biết yêu thương, biết nhớ nhung và biết giận hờn. Tình yêu làm cho người ta cảm thấy sung sướng nhất khi yêu cũng như khi được yêu, nhưng đồng thời nó cũng làm cho người ta cảm thấy đau khổ nhất khi tình yêu bị khước từ. Vậy tình yêu cao thượng nhất trên đời là tình yêu vị tha, có nghĩa là khi mình yêu ai thì không đòi hỏi người ấy phải yêu lại mình mà sẵn sàng chấp nhận sự đau khổ để người mình yêu được hạnh phúc, và hãy coi hạnh phúc của người mình yêu cũng là hạnh phúc của mình.
Những hành động si tình của hai người vừa mới được kể ở trên nếu xảy ra ở Việt Nam, có lẽ hai đương sự sẽ không hề bị liên lụy đến pháp luật. Vì tôi còn nhớ hồi tôi ở Việt Nam, tôi được biết có một vài cô em gái của bạn tôi, mỗi lần nhận được thư bày tỏ tình yêu của người ta gửi đến cho các cô thì các cô mở thư ra đọc một cách thích thú và còn mang khoe những lá thư đó cho bạn bè cùng đọc, lấy làm hãnh diện là có nhiều kẻ yêu say đắm mình mà mình chẳng thèm để ý đến họ, hoặc còn khoe với bạn bè là tao có nhiều thằng cứ lẽo đẽo mỗi ngày đạp xe đạp theo sau xe tao về đến tận cửa nhà như những tên giữ an ninh cho tao, và mặc dù chẳng yêu thương gì người ta, nhưng vẫn nhận hoa, nhận quà gửi đến, rồi mang đi khoe với bạn bè để ra cái điều là ta xinh đẹp đến nỗi có nhiều kẻ phải si mê và tặng quà cho ta.
Ngược lại ở Hoa Kỳ, người ta luôn phải tôn trọng đời sống riêng tư của mỗi cá nhân, không ai có quyền dòm ngó hay xâm phạm đến đời tư của người khác, cho dù sự xâm phạm đó không hại gì nhau.
Để kết thúc, si tình là một trong những hiện tượng thường thấy xảy ra trong mọi thời đại và ở khắp mọi nơi trên hoàn cầu. Có phải vì con tim quá yêu một người mà trở thành si tình chăng? Vậy nếu cảm thấy tình yêu cứ mỗi ngày mỗi gia tăng mạnh mẽ ở trong tâm hồn, thì người si tình cần phải thận trọng những dự tính hành động của mình đối với người mình yêu, để tránh khỏi bị liên lụy đến pháp luật.

PT. Nguyễn Mạnh San

Cha và con

Cha và con

 

Hắn ra tù. Tự biết không có ma nào đến đón, đành dứt khoát bước đi. Xe Honda ôm vào giờ này không thiếu, nhưng hắn thích đi bộ. Lững thững đi hoài như người rảnh rang lắm, trời tối mịt mới đến thị xã. “Khách sạn công viên” trước Cung thiếu nhi, khi xưa là chỗ ngủ tốt nhất của dân bụi đời. Trong một năm hắn ở tù, khu vực này đã sửa sang, trồng trọt đủ thứ hoa kiểng. Lại thêm nhiều đèn chùm đầy màu sắc, đứng xếp hàng nối dài khoe đẹp khoe sáng.

10 giờ đêm. Hắn lại quảy túi đi… Rồi cũng phát hiện ra chỗ ngủ lý tưởng. Cái thềm xi măng sát tường rào bệnh viện, có tàn cây phượng vĩ che khuất ánh đèn, giúp lại khoảng thềm tôi tối cỡ ánh sáng đèn ngủ. Hắn nghĩ: “Chỗ này chắc nhiều muỗi, nhưng ngủ rất êm không bị xe cộ ồn ào”. Moi từ cái túi ra tấm vải xanh cũ bèo nhèo, có thể gọi tạm là mền, trải ra, kê túi gối đầu lên, hắn nhắm mắt. Đi bộ mệt mỏi cả ngày nên hắn ngủ rất ngon.

 

Gần sáng, hắn giật mình tỉnh giấc, lạnh toát với cảm giác nghĩ có con gì đó quấn quanh cổ. Hắn nằm im định thần. Sát ngực hắn là một làn hơi thở nhẹ và một trái tim ai đó đập đều nhịp, cánh tay của người ấy vòng quanh cổ hắn. Hắn lẩm bẩm:

Con mẹ nào đây?

Hắn nhè nhẹ ngồi lên, nheo mắt nhìn. Hoá ra là một thằng nhỏ chừng hơn 10 tuổi. Mặc cái áo rách bươm bày ra bộ ngực lép kẹp, đã giành muốn hết cái mền của hắn. Nó cũng thuộc dạng không nhà như hắn, đang ngáy pho pho ngon lành, chẳng hay biết thằng cha nằm kế bên đã thức giấc, đang nhìn mình chăm chăm.

Hắm dợm người đứng lên, định bỏ đi tìm chỗ khác ngủ. Nhưng nghĩ gì đó, hắn nằm trở xuống, xoay lưng về phía thằng nhỏ, đưa tay kéo lại cái mền. Hắn nhắm mắt cố dỗ giấc nhưng không tài nào ngủ lại được. Hắn ngồi dậy móc thuốc hút, chợt thấy cái mền bỏ không, trong khi thằng bé bị sương xuống lạnh, càng lúc càng co tôm lại. Hắn bất giác chửi thề, rồi kéo mền đắp lên người thằng nhỏ.

Hút hết điếu thuốc, hắn nằm xuống thiếp được một lúc, tới khi thức dậy thằng nhỏ bỏ đi mất tiêu. Hắn hốt hoảng thọc tay vào túi quần kiểm tra, số tiền vẫn còn nguyên. Hắn thở phào, xếp mền bỏ vào túi, quàng lên vai bước đi.

Cả ngày hắn đi tìm việc làm nhưng không ai mướn, đành xài thật dè xẻn từng đồng. Xong, trở lại nơi tối qua nằm ngủ.

Hắn còn hút thuốc thì thằng nhỏ lại về. Nó thò lõ mắt nhìn, trách hắn:

– Sao ông giành chỗ ngủ của tui hoài vậy?

– Chỗ nào của mầy?

– Thì đây chứ đâu?

– Vậy hả? Thôi để tao ngồi chơi một chút rồi đi, trả chỗ cho.

Thằng nhỏ thấy người đàn ông vạm vỡ nhưng có vẻ biết điều, liền tới ngồi cạnh hỏi chuyện. Bỗng nhiên hắn trút hết tâm sự với thằng nhỏ. Từ chuyện bỏ làng ra đi, đến chuyện ở tù hai lần, cả việc từng ăn ở với đàn bà lang thang và bây giờ là không tìm được việc làm.

Nghe xong, thằng nhỏ phán một câu xanh rờn:

– Dám chừng tui là con ông lắm à?

– Nói bậy! – Hắn nạt thật sự – Mầy con của ai?

– Má tui làm gái, gặp ông nào đó ở với bả. Bả có bầu thì đẻ ra tui. Bả bệnh chết rồi. Mấy năm trời tui sống với một bà già mù, dắt đi ăn xin lay lất. Rồi bả cũng chết luôn. Còn mình tui.

– Vậy mà nói là con tao?

– Biết đâu được?

– Mầy làm nghề gì mà lúc nào cũng về muộn?

– Buổi sáng tui đi khiêng cá biển, tiếp bà chủ làm khô. Buổi chiều tui đi bán thêm vé số, tới khuya mới về đây ngủ.

– Sao mầy hổng ngủ ở chỗ làm khô luôn, từ bến cảng đi tới đây xa bộn?

– Ông khờ quá! – Thằng nhỏ đập muỗi cái bộp, rồi nói tỉnh queo – Muốn kiếm được việc làm bộ dễ lắm sao, mình cù bơ cù bất ai muốn? Phải nói dóc: Nhà ở xóm Bánh Tằm, có ba má đàng hoàng, tại nghèo mới đi kiếm việc làm tiếp gia đình, tối về nhà chớ bộ.

– Mầy giỏi hơn tao – Hắn buột miệng khen, hỏi tiếp – Mầy làm đủ sống không?

– Dư! Cho ông biết tui lấy vé số bằng tiền mặt đàng hoàng. Còn tiền gởi cho ông chủ thầu cất giùm một số nữa.

– Quá xạo!

– Hổng tin thì thôi – Thằng nhỏ nằm xuống, ngáp vắn ngáp dài – Ông ngủ đây với tui cũng được, ngủ chung với ông ấm hơn.

Tự dưng hắn cảm thấy mình bị xúc phạm khi phải ngủ nhờ thằng nhỏ, dù rằng thềm xi măng là của bệnh viện. Nhưng rõ ràng thằng nhỏ oai hơn hắn ở chỗ đầy vẻ tự tin và có việc làm đủ sống. Hắn ôm túi đứng lên bỏ đi. Thằng nhỏ vòng tay ra sau ót, nhóng cổ nói:

– Dân bụi đời mà còn bày đặt tự ái.

 

Hắn đảo một vòng nhỏ, kết cuộc đành trở lại. Thằng nhỏ cười hi hi:

Tui nói rồi. Chỗ này là ngon lành nhất thị xã, ngủ lạng quạng tổ bảo vệ lôi về khu phố phạt tiền là chết – Nó lăn người xích qua, nhường phần cho người đàn ông nằm xuống bên cạnh, thì thào – Tôi chỉ cho ông chỗ ngủ ngon lắnm.

– Ở đâu?

Trong bệnh viện. Vô ngủ ngoài hành lang người ta tưởng đâu mình đi nuôi bệnh, hổng ai thèm đuổi.

Hắn thở dài trong bóng tối:

– Sao mầy hổng vô đó ngủ, xúi tao?

– Tui ghét mùi thuốc sát trùng.

– Tao cũng vậy.

Sáng ra, thằng nhỏ lại thức sớm đi trước, hắn tiếp tục quẩn quanh với một ngày không có việc làm. Hắn không dám ăn cơm chỉ ăn bánh mì, uống một bọc trà đá, dành tiền cho những ngày sau.

Đêm nay, phố thị buồn mênh mang theo tâm trạng. Hắn bắt đầu chùn ý chí, nghĩ thầm: “Lúc mới ra tù còn ít tiền, giá cứ tìm nơi nào đó gần trại giam ở lại, lầm thuê làm mướn chắc dễ dàng hơn”.

Hắn nghe sống mũi cay cay, hình như một vài giọt nước đòi rơi ra từ mắt, hắn không kiềm giữ cứ để nó tuôn trào.

Bàn tay thằng nhỏ sờ vào mắt hắn:

– Ngủ rồi hả? Ý trời, sao ông khóc, chưa kiếm được việc làm phải không?

Hắn gượng cười:

– Tao khóc hồi nào? Tại ngáp chảy nước mắt thôi.

Thằng nhỏ ra vẻ sành sỏi:

– Má tui nói bụi đời mà còn biết khóc là bụi đời lương thiện. Tui khoái ông rùi đó, ngồi dậy “hưởng xái” với tui cái bánh bao nè.

Hắn ngồi lên sượng sùng:

– Mầy sang quá.

– Ờ! Tui ăn sang lắm, hổng ăn sao đủ sức đi làm suốt ngày! – Nó ngừng lời ngoạm một miếng lớn bánh bao, rồi nói nhẹ xều – Ông chịu để tui giúp, chắc sẽ tìm được việc làm.

– Làm gì? – Hắn có vẻ không tin, thờ ơ hỏi.

– Trước tiên, ông chịu làm ba tui nghen?

Hắn lắc đầu nguầy nguậy:

– Thân tao lo chưa xong, làm sao nuôi mầy?

– Ai bắt ông nuôi tui, tui nuôi ông thì có. Tui giới thiệu với bà chủ ông là ba tui. Nếu được nhận vô làm khô cho bả, sức ông mạnh, kiếm tiền nhiều hơn tui là cái chắc.

– Làm gì?

– Khiêng cá, gỡ khô ngoài nắng, vác khô lên xe – Thằng nhỏ ngừng lời đưa tay nắm cổ tay hắn bóp bóp – Ông bụi đời mà sao hổng ốm, lại khoẻ mà còn hiền nữa chứ!

Một năm ở tù, tao lao động tốt mà – Hắn tự hào khoe, nói tiếp – Ai mới ở tù ra mà hổng hiền, có người sau khi được cải tạo thành tốt luôn, có người hiền được vài ba bữa.

– Nè! Ông nhớ việc cần thiết là: Nhà mình ở xóm Bánh Tằm, vợ ông bán bún cá, tui còn hai đứa em gái đang đi học. Mà ông có bộ đồ nào mới hơn bộ này không, ngày đầu đi xin việc phải đẹp trai, ít te tua một chút.

Hắn vỗ vỗ tay vào cái túi du lịch:

– Có, tao còn một bộ hơi mới. Mầy tên gì, sao má mầy ở xóm Bánh Tằm mà bán bún?

– Thì nói mẹ nó vậy. Tui tên Tèo nghe ba?

– Tao chịu cách xin việc của mầy, nhưng tao ghét có con lắm. Ở chỗ làm mầy kêu tao bằng ba, ngoài ra thì xưng hô như bây giờ.

– Ông cà chớn chết mẹ, người ta giúp cho mà còn làm phách – Thằng Tèo nhe răng cười hì hì – Ăn bánh bao vô khát nước quá ta.

– Tao mua cho – Hắn đứng lên đi lại quán mua hai bọc Pepsi.

Thằng Tèo nhăn mặt:

– Chưa có việc làm mà sài sang quá vậy ba?

Hắn nghiêm mặt:

– Mầy còn kêu như vậy, tao không nói chuyện đâu. Đây là tao đãi mầy, cảm ơn công giúp tao có việc làm.

– Biết đâu người ta hổng nhận thì sao?

– Thì kệ, coi như phá huề cái bánh bao với mầy.

 

Đêm đó hắn khó ngủ, lầm thầm nghiền ngẫm cái hoàn cảnh gia đình và địa chỉ do thằng Tèo đặt ra giúp hắn.

Vóc dáng khoẻ mạnh của hắn làm vừa mắt bà chủ. Hắn có việc làm, lương tháng kha khá, bèn bàn với thằng Tèo hùn nhau kiếm một chỗ trọ, thằng Tèo đồng ý.

Cái chỗ ở nhỏ xíu như cái hộp, ban ngày nắng nóng một ngộp thở, nhưng cũng sướng hơn ngủ ở thềm rào bệnh viện. Hơn nữa, ban ngày “cha con” nó có ở nhà đâu mà sợ nóng. Hắn và thằng Tèo có vẻ thương nhau nhiều hơn, nhưng không ai chịu bày tỏ điều đó. Nếu không phải ở chỗ làm khô mà thằng Tèo lỡ miệng kêu ba, là hắn cau mày khó chịu. Thằng Tèo không ưa cái kiểu bực bội của hắn, nên nói chuyện với hắn trống không, hổng ông hổng ba gì hết.

Hắn những tưởng cuộc sống êm trôi với công việc tanh tưởi cá biển. Nhưng sự đời thật không đơn giản, tới tháng làm thứ năm thì có chuyện xảy ra.

Sáng nay mới vác cần xé cá từ tàu lên bờ, thấy xôn xao trên nhà chủ, hắn vội đi lên.

Thằng Tèo đang bị bà chủ nắm áo. Bà ngoác cái miệng tô môi son đỏ chót gào lên:

– Nó ăn cắp bóp tiền, tui mới để đây xoay lưng đi vô, quay ra đã mất. Có mình nó đứng đây, ai vào lấy chớ?

Thằng Tèo nước mắt ngắn nước mắt dài, mũi dãi lòng thòng quẹt lấy quẹt để:

– Tui không ăn cắp đâu. Tui tốt nào giờ bà chủ biết mà?

– Nghèo mà tốt gì mày? Ba mầy hổng biết dạy con, tao tốt với cha con mầy quá, sao trả ơn vậy hả?

Hắn đứng im không thanh minh, mặc cho bà chủ xỉa xói chửi không ra gì cái thằng cha là hắn. Hắn đi lại bên thằng Tèo hỏi ngọt ngào:

– Mầy có lấy tiền của bà chủ không?

– Tui thề có trời, tui không lấy.

Một bên bà chủ sang trọng nói mất, một bên là thằng con hờ bảo không lấy. Hắn còn đang lúng túng thì hai anh công an phường tới. Mỗi lần gặp công an hắn lại nhớ tới trại giam. Hắn nghĩ thằng Tèo mới hơn mười tuổi mà phải chịu tiếng tù tội, sẽ ảnh hưởng tới tương lai sau này của thằng nhỏ không ít và hằn sâu trong ký ức nó khó nguôi quên. Như bản thân hắn đây! Có thể nó lỡ dại một lần, nhưng làm sao nỡ để nó bị bắt, khi thực bụng hắn thương nó như con.

Hắn vẹt đám người hiếu kỳ bu xung quanh, đi tới trước mắt hai anh công an thú tội:

– Tui ăn cắp tiền của bà chủ, lỡ tay đánh rơi xuống nước, chắc là trôi ra biển mất rồi.

Hắn im lặng đi theo đà đẩy của người công an, không thèm nhìn thằng Tèo đang há hốc miệng trông theo hắn. Lòng hắn nặng trĩu nhớ tới tiền án có sẵn. Nhưng rồi hắn chuyển sang niềm hy vọng: “Chắc chắn các anh công an sẽ tìm ra thủ phạm và mình được trả về”.

Thằng Tèo thấy niềm thương cảm dâng lên đầy ứ ngực, nó tốc chạy theo, hai tay đưa về phía trước chới với. Giọng nó khàn đục, gào tha thiết:

– Ba ơi, ba bỏ con sao ba?

Bất giác hắn xúc động tột cùng, cảm giác thương yêu chạy dọc sống lưng làm ớn lạnh. Hắn giật phắt người, quay lại hỏi bằng giọng âu yếm:

– Con kêu ba hả Tèo?

Công an đưa hắn lên xe. Thằng Tèo chạy theo, luồn lách trong dòng xe cộ, hụp hử trong khói bụi sau xe. Nó chạy luôn tới trụ sở công an, lảng vảng đứng ngoài chờ mà không biết chờ cái gì. Không thể làm gì hơn, thằng Tèo chửi cha chửi mẹ kẻ nào ăn cắp bóp tiền của bà chủ và nó tin tưởng các chú công an sẽ bắt được thằng ăn cắp.

 

Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, thằng Tèo đang ngồi dựa lưng vào tường, nhắm mắt ngủ gà ngủ gật, thì một bàn tay ai đập mạnh vào vai. Nó giật mình dụi mắt. Bà chủ nách kẹp cái bóp, đứng ngó nó cười toe toét:

– Đi vô lãnh ba mầy ra. Cái bóp dì mang theo lúc đi tiểu, bỏ quên trong toa lét mà tưởng mất. Dì đãng trí quá.

Vậy là “ba” thằng Tèo được thả. Nó nhào tới thót lên cổ ba để ba cõng nó tưng tưng trên lưng miệng liến thoắng:

– Ba thấy chưa? Ở hiền gặp lành mà!

Bà chủ đi sát bên, đưa tặng cha con nó chút tiền với thái độ của người có lỗi. Hắn lắc đầu không nhận vì đây chỉ là sự hiểu lầm. Thằng Tèo đột ngột dùng cả hai tay giật phắt nắm tiền, nói gọn hơ:

– Con cảm ơn bà chủ. Tiền này cha con mình xài cả tháng đó ba.

Trước hành động đường đột của thằng Tèo, hắn còn biết làm gì hơn là cảm ơn bà chủ. Rồi quay sang rầy “con””

– Con thiệt mất dạy quá, chắc phải cho đi học thôi.

– Ông nói cái gì? – Thằng Tèo khom người xuống nhìn hắn hỏi gằn.

Hắn lặp lại:

– Ba nói con phải đi học để cô giáo dạy những điều hay lẽ phải mới mong lên người.

Thằng Tèo đang ngồi trên lưng đột ngột tụt xuống. Nó lặng im đi miết lên phía trước. Hắn đuổi theo nó, hỏi:

– Sao vậy? Bộ con hổng muốn đi học hả?

Không quay người lại, thằng Tèo chúm chím cười, trả lời:

– Ba hổng biết gì hết trơn, tui đang khoái chớ bộ.

Gió từ biển thổi lộng vào mát rượi. Hắn mỉm cười nhủ thầm: “Gió nhiều thật dễ thở”


Nhân dịp

Father’s Day 2012

BA TÔ MÌ

BA TÔ MÌ

 

 Những người khách này đang chờ đợi bên ngoài cửa tiệm để được ăn món mì ramen truyền thống. 

Câu chuyện cuối năm: Ba bát mì

                                                                             Línhthủy,sưu tầm và minh họa.


Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là “Câu chuyện bát mì”.Chuyện xảy ra cách đây khoảng năm mươi năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản. Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ. Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào, đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời. – Xin mời ngồi! Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói: – Có thể… cho tôi một… bát mì được không?

 

 Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú. – Đương nhiên… đương nhiên là được, mời ngồi vào đây. Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to: – Cho một bát mì. Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. “Ngon quá” – thằng anh nói. – Mẹ, mẹ ăn thử đi – thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ. Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: “Thật là ngon ! Cám ơn !” rồi cúi chào và bước ra khỏi quán. – Cám ơn các vị ! Chúc năm mới vui vẻ – ông bà chủ cùng nói. Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái. – Có thể… cho tôi một… bát mì được không? – Đương nhiên… đương nhiên, mời ngồi! Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp: – Cho một bát mì. Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời: – Vâng, một bát mì! Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng: – Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không? – Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý. 

 

  Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: “Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!” Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán. – Thơm quá! – Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá! – Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy! Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình. – Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ! Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu. Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là “200đ/bát mì” và thay vào đó giá của năm ngoái “150đ/bát mì”. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy “Đã đặt chỗ”. Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều. – Mời vào! Mời vào! – bà chủ nhiệt tình chào đón. Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói: – Làm ơn nấu cho chúng tôi…hai bát mì được không? – Được chứ, mời ngồi bên này! Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy “Đã đặt chỗ” đi, sau đó quay vào trong la to: “Hai bát mì” – Vâng, hai bát mì. Có ngay. Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi. Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây. – Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con! – Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ? – Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng. – Chuyện đó thì chúng con biết rồi – đứa con lớn trả lời. Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe. – Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi! – Hả, mẹ nói thật đấy chứ? – Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi. – Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé. – Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên! – Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều! – Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự. – Có thật thế không? Sau đó ra sao? – Thầy giáo ra đề bài: “Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?” Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: “Ba bị tai nạn xe, mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc”. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: “Vào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn”. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: “Cố gắng lên ! Chúc hạnh phúc ! Cám ơn !” Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài. – Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời. – Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao? – Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: “Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vả về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được… Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.” Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo: – Cám ơn! Chúc mừng năm mới! Lại một năm nữa trôi qua. 

 

 Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy “Đã đặt chỗ” nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện. Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ. “Việc này có ý nghĩa như thế nào?” Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai “cũ” trở thành “cái bàn hạnh phúc”, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này. Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua. Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn… Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà. Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên. Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm: – Làm ơn… làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?   Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói: – Các vị… các vị là… Một trong hai thanh niên tiếp lời: -Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này. Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói: – Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên! Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói: – Ồ phải… Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì. Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời: – Có ngay. Ba bát mì. Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm. Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng : chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt ,nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả. Có người nhận xét rằng : “Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt.” Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động (*).  

Línhthủy,

sưu tầm và minh họa.

LÒNG TIN

 

                                    LÒNG TIN

       Thứ bảy,ngày 7 tháng 7 năm 2012,một ngày nắng đẹp như bao ngày thứ bảy khác…

       Tôi đang lúi húi trong phòng áo Nhà thờ,có ba người hớt hơ hớt hải đến gặp tôi, nhìn hai người phụ nữ với một cháu gái khoảng chừng 14 tuổi,tôi đoán chừng có việc chi hệ trọng đây. Chị trẻ tuổi hơn rụt rè lên tiếng :

-Thưa Cha, tụi con muốn gặp Cha để trình bày một việc…

Tôi vội vàng đính chính:

-Thưa chị, chị nhầm rồi, tôi chỉ là người giúp việc trông coi Nhà thờ ở đây thôi, các chị có điều gì xin trình bày, tôi sẽ nói thưa lại với Cha vì các Ngài không có ở đây.

       Nhìn nét mặt vừa lo lắng vừa xa lạ của ba người,tôi mời họ ngồi vào bàn nước cạnh mái hiên Nhà thờ và họ kể câu chuyện như sau:

-Thưa chú, tụi con là người không có đạo, chị đây là Phật tử, vừa rồi con của con bị một thanh niên tên là Hiếu 17 tuổi, chết nhập vào nó- chị nói và chỉ vào bé gái. Cháu đưa nó đi khắp nơi để chạy chữa nhưng không hiệu quả, có người mách bảo đưa đến đài Đức Mẹ, chúng con vội vàng đưa cháu đi và Đức Mẹ đã chữa lành cho cháu, hồn anh thanh niên kia đã xuất khỏi con của cháu, trước khi ra khỏi anh ta cho biết anh là người Công giáo, linh hồn còn mắc tội nên chưa được siêu thoát, anh ta nhờ mọi người cầu nguyện cho anh ta…con nhờ chú nói với Cha xin Chúa tha thứ cho anh ta…

       Nói xong chị này xin một phong bì và bỏ tiền vào xin lễ rồi đưa cho tôi, tôi hỏi anh ấy có nói tên Thánh là gì không? Chị ta trả lời con sợ quá nên không dám hỏi gì,với lại con không phải là người trong đạo nên không biết.

       Tôi quay sang hỏi cháu gái,cháu có biết việc này như thế nào kể cho bác nghe, cháu lắc đầu và nói:con không biết gì hết,con bị bất tỉnh không biết bao lâu, sau đó tỉnh lại thấy mình đang đứng ở đài Đức Mẹ…tôi hỏi thêm cháu tên gì? học lớp mấy,trường nào? cháu trả lời rất mạch lạc.

       Tôi nhận giúp chị chiếc phong bì để chiều nay chuyển cho Cha dâng Thánh lễ cầu cho một linh hồn không biết tên Thánh, chỉ biết tên là Hiếu.

      Câu chuyện còn dài nhưng tôi tạm dừng ở đây,chợt nhớ trong tuần qua rất nhiều bài Phúc Âm nói về “Lòng tin”, nhất là lòng tin của viên Đại đội trưởng,của người đàn bà bị băng huyết…cả sự trừ quỷ của Chúa Giêsu…được Linh mục chia sẻ thật thấm thía…

      Rồi tôi ngẫm lại, nhiều người tin Chúa tin Mẹ nhưng không biết chạy đến cùng Mẹ, trái lại nhiều người bên ngoại kể tôi nghe hằng ngày, họ được ban ơn của ĐứcMẹ, của Thánh cả Giuse vì họ biết chạy đến kêu cầu với lòng xác tín chân thành xuất phát từ trong lòng họ…và họ vẫn thường lui tới với một bó hoa tươi, một nén hương tạ ơn bằng cách của họ.

     Còn những người Công giáo thì sao? Có người hỏi tôi: “Đài Đức Mẹ, đài Ông Thánh nào linh nhất để họ đến cầu xin”.Tôi chỉ cho họ:” Đấy! tại Giáo họ Giuse có cả hai nơi linh thiêng sao chị không không đến?”chợt nghĩ câu tục ngữ:” Bụt nhà không thiêng”…thiêng hay không do lòng tin được tín thác ,bởi lẽ chúng ta chỉ có một Chúa, một Mẹ mà thôi.

     Thánh lễ chiều thứ bảy hôm nay sao thật ấm lòng khi nghe Cha chủ tế dâng lời cầu nguyện cho một linh hồn chỉ có tên thật ngoài đời, do một người ngoại đạo xin, tôi tự xét lại lòng mình, có mấy lúc mình nhớ đến các linh hồn của người thân mình, trừ ngày giỗ để xin lễ cho họ.Tối nay tôi sẽ đọc kinh cầu cho các linh hồn…

                                                          Đaminh Nguyễn Ngọc Hiên