50 Năm & Những Tờ Lịch Mới – Trần Mộng Tú 

– Trần Mộng Tú 

50 năm như một giấc ngủ dài, thức dậy vẫn còn lãng đãng giữa chiêm bao.

 Từ những cái Tết đầu tiên còn độc thân, còn cha mẹ, anh em chưa mất người nào. Cả gia đình ngơ ngác đất lạ, quê người … nén nhang thắp lên cành hoa ngoài vườn cắt vào, cùng với bao nhiêu xúc động.

 Đốm nhang cháy đỏ như quầng mắt

 Khói có bay về tận cố hương

 Vườn người tôi chiết cành xuân thắm

 Nhớ quê vết cắt trượt xuống hồn. (tmt)

 Như bao nhiêu người Việt lưu vong khác, chúng tôi làm lại cuộc đời mình, và bằng một cách nào đó, chúng tôi chấp nhận thích nghi với đời sống như hoa cỏ thích nghi với khí hậu, như cây quýt ở Giang Nam bên Tàu, mang sang vùng khác vẫn ra hoa kết trái tuy vị ngọt đã khác đi, nhưng cây vẫn sống và sinh hoa, kết quả hàng năm.

 Thời gian đã một phần nào chữa lành những vết thương và giúp những vết sẹo lên da non, mờ dần. Trong mấy chục năm làm người di tản, chúng ta, chắc ai cũng hơn một lần thay đổi nhà cửa, thay thành phố hay sang hẳn một tiểu bang khác, và mỗi một lần thay đổi là một lần hoang mang, một lần nén nỗi ngậm ngùi, cho dù nhà có đẹp hơn, thành phố có thích nghi hơn. Bởi vì đi đâu cũng thấy mình là “Người Di Tản”

 Trong 50 năm, thế hệ hậu duệ của “Người Di Tản” đã làm nên bao nhiêu kỳ tích. Cái xấu cũng có xảy ra nhưng so với cái tốt thì quả thực hậu duệ của Việt Nam Cộng Hòa xứng đáng cho những quốc gia cưu mang mình không thất vọng.

 Thời gian cứ thản nhiên trôi qua, Cha Mẹ chúng tôi và một vài người thân đã nằm im nơi đất khách, thế hệ của chúng tôi đã nhiều bạn bè bỏ đi biền biệt, họ chơi trò trốn tìm nhau dưới những đám cỏ xanh. Họ có tìm được nhau không?

 Những người chưa chơi trò “Trốn Tìm” còn lại … Sáng thức dậy cùng mặt trời thấy mình hiện hữu, soi gương mắt đã rạn chân chim, tóc mỏng và trắng như sương mù, sương muối, biết là mình đã ở đây lâu lắm rồi. Lòng hoài hương nhớ về cố quận thì ai mà không có, nhưng họ vẫn sống với tất cả những gì họ có để gây dựng cho một thế hệ tương lai tốt đẹp hơn trong khả năng của mỗi người. Người Việt là một trong những số người Á Đông có sức chịu đựng bền bỉ, thông minh và chăm chỉ.

 Hậu duệ của những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã có mặt ở mọi nơi, từ quân đội, chính trị, văn học, tôn giáo. Họ cống hiến và được đánh giá cao. Cái xấu đôi khi cũng có, nhưng so với cái tốt gặt hái được trên mọi lãnh vực, từ các nơi trên thế giới, giúp cho những người Quốc Gia đã hy sinh nằm xuống cũng được an ủi đôi phần.

 Sau 50 năm nước Việt hoàn toàn về tay Cộng Sản, Cộng Sản vẫn sợ bóng, sợ vía lá cờ VNCH. Chỉ cần lá cờ mà họ đã khinh miệt, chà đạp đó xuất hiện dưới bất cứ hình thức nào, nhà cầm quyền Cộng Sản đã ầm ầm báo động và bắt phạt những người vô tình đứng cạnh. Mặc dù sau 50 năm khi có thiên tai xảy ra, trong nước vẫn không quên kêu gọi người Việt hải ngoại đóng góp. “Tình Đồng Bào” vẫn được ân cần nhắc tới.

 50 năm, Nick Út, cựu nhiếp ảnh viên của AP rủ tôi về Hà Nội, nơi hiện thời AP có chi nhánh văn phòng ở đó. Tôi đã từ chối và nói cho Nick Út hiểu rằng, trong văn phòng đó không có một cựu phóng viên Mỹ nào của Saigon ngày cũ làm việc cùng chúng tôi nữa. Họ phần đông đã qua đời vì tuổi tác, nếu chúng tôi có về thì toàn gặp những nhân viên mới, cả Mỹ lẫn Việt, và những người Việt nếu có trong văn phòng đó, chắc chắn không phải là người quốc gia, nên đâu có thể gọi là re-union được, nó sẽ mang lại cho chúng tôi sự lạc lõng và  … buồn.

 Thời gian của tôi trôi về đâu

 Năm mươi năm lòng vẫn còn đau

 Tay vuốt tóc tay gày như tóc

 Một nhánh hổ ngươi vạn nhánh sầu. (TMT)

 Những tháng cuối năm, tôi hay mong ngóng những cuốn lịch mới. Từ những cuốn Lịch của nhà thờ, họ đạo ở thành phố tôi cư ngụ, có ghi những ngày Lễ các Thánh, Lễ quan trọng như Phục Sinh, Giáng Sinh… để nhắc nhở mình sửa soạn một tâm hồn nhẹ nhàng thanh sạch đến Thánh Đường dự lễ, tôi cũng tìm đến những cuốn lịch ở các siêu thị Á Đông có ghi những ngày tháng âm lịch để tiện theo dõi những Mồng Một, ngày Rằm, của tháng âm lịch. Tôi cũng hay lang thang vào tiệm sách để tìm mua Lịch mới, loại lịch xé mỗi ngày một tờ là loại tôi thích nhất, loại này hiếm, không phải dễ tìm.

 Tôi thích những tờ Lịch mỗi ngày này. Tôi có thể ghi xuống đó những công việc sắp tới và khi ngày đó đi qua, tờ lịch được xếp sang một bên và tôi có thể xếp nỗi buồn vui của mình như xếp lại một tờ lịch đã hoàn tất. Những tờ lịch xé ra tôi để ngay vào một cái hộp bên cạnh đó.

 Thỉnh thoảng lại nhìn xem đã phung phí hết mấy phần thời gian trong đời sống và cuối năm có thể đếm được bao nhiêu giọt nước mắt với bao nhiêu tiếng cười.

 Việc mua Lịch xé từng tờ này tôi yêu thích từ khi còn trẻ ở quê nhà. Bây giờ nhớ lại thời gian đã xé “Những Tờ Lịch Cũ” và đã thả chúng bay như bươm bướm từ văn phòng làm việc ở lầu 4 của Thương Xá Eden xuống dưới đường vào những ngày cuối năm trong một thành phố thơ mộng của ngày xa xưa đó chỉ còn là kỷ niệm …

 Bây giờ ở quê người, tôi vẫn thích có cuốn lịch rơi từng tờ mỗi ngày, nhưng không phải năm nào tôi cũng tìm được. Cuốn lịch xé mỗi ngày năm nay của tôi là cuốn lịch có 365 tấm hình “Chim Trong Vườn Sau” đầy màu sắc. Cuốn này tôi có được do nhân dịp chị bạn thân Trùng Dương, ghé chơi vài ngày. Hai chị em lang thang trong một tiệm sách gần nhà, tôi tìm thấy lịch xé từng tờ mỗi ngày, mừng quá, reo ầm lên, Chị thấy tôi vui quá, vội vàng mua tặng.

 Hình con chim đầu tiên trên cuốn lịch là con Northern Cardinal và con cuối năm là Western Tanager. Cả hai con chim này đều màu sắc rực rỡ.

 Trong năm mới sắp tới này, hơn 300 con chim đầy màu sắc của vùng Tây Bắc nước Mỹ trên bàn viết, sẽ là niềm vui của tôi mỗi ngày. Mỗi lần mở một ngày mới, sẽ có hình một con chim mới khác nhau hiện ra, tôi sẽ đọc Thơ cho những con chim trong lịch nghe:

 Ngày xưa anh đón em

 Nơi gác chuông chùa nọ

 Con chim nào qua đó

 Còn để dấu chân im

 Anh một mình gọi nhỏ

 Chim ơi biết đâu tìm.

 (Phạm Thiên Thư)

 Như những con chim để lại dấu chân trên gác chuông, chúng tôi những người di tản đã để lại nhiều dấu tích tốt đẹp: đó là thành công của con cháu người Việt gần như hầu hết trên mọi lãnh vực trên những quốc gia, những thành phố họ định cư.

 Chúng tôi dù ở tuổi nào, luôn có niềm tự hào của những con chim bé nhỏ: Tự tin, xoải cánh trên bầu trời bát ngát.

 Trần Mộng Tú –  Xuân Ất Tỵ  2025

From: dominhtam9238 & NguyenNThu


 

Không còn được thấy ca sĩ Trung Chỉnh trên sân khấu- Tuấn Khanh

Ba’o Nguoi-Viet

February 17, 2025

Tuấn Khanh

Tin từ gia đình cho hay, ca sĩ, bác sĩ quân y Trung Chỉnh đã tạ thế lúc 9 giờ tối (giờ California) ngày 15 Tháng Hai năm 2025, hưởng thọ 82 tuổi.

Nhà báo Trần Quốc Bảo cho biết ca sĩ Trung Chỉnh rất kiên cường, ông đau suốt mấy ngày cuối với căn bệnh ung thư vòm họng, nhưng quyết tâm không cho bơm thuốc và thức ăn, vì nói đã chọn sự ra đi thanh thản chứ không kéo dài tuổi già và bệnh tật làm gì.

Tiểu sử của ông được ghi lại, ông tên thật là Huỳnh Văn Chỉnh sinh ngày 4 Tháng Giêng năm 1943 trong một gia đình nghèo khó tại Mỹ Tho. Ông có hai người anh ruột nhưng cả hai đều mất sớm, cha ông qua đời vào năm 1950. Thuở nhỏ ông học không giỏi nên phải theo học ở một trường tư thục nhỏ tên Trúc Giang trong vòng bốn năm, nhưng từ khi ông vào học tư thục thì ông đã tốt nghiệp đệ Nhất cấp với thành tích xuất sắc.

Năm 1963, ông ghi danh học dự bị Y khoa 2 năm sau khi tốt nghiệp trường Nguyễn Đình Chiểu và tốt nghiệp Quân y khóa 18 năm 1971. Trong thời gian là sinh viên Y khoa, ông đã phát triển niềm đam mê ca hát và bắt đầu đi hát một cách chuyên nghiệp kể từ năm 1966 và không chú tâm học hành nên nhà trường kỷ luật, gửi ông lên thụ huấn tại trường Bộ binh Thủ Ðức, từ đó ông trở thành một bác sĩ quân y làm việc trong Thủy quân lục chiến từ năm 1972 cho đến năm 1975.

Vào thời điểm khốc liệt của chiến tranh tại những khu vực biên giới hai miền Nam – Bắc tại Quảng Trị, ông đã phục vụ trong những trận chiến ở đây và có một tờ báo tại Sàigòn đăng tin ông đã tử trận. Phải đến năm ngày sau khi tin tức đó được đăng tải, vào ngày 17 Tháng Tư, có hai phóng viên chiến trường đến khu vực đó để đưa tin và được tin ông vẫn còn sống, và chính vị quân y nọ sau đó được cấp trên cho về Sài Gòn để cải chính lại tin tức sai sự thật. Sau này, được biết là tòa soạn đó đã nhầm ông với nhạc sĩ Dzũng Chinh (tác giả ca khúc Những Đồi Hoa Sim), người đã tử trận ba năm trước khi Trung Chỉnh tham chiến tại Quảng Trị.

(Facebook ca sĩ Trung Chỉnh)

Nhà Báo Trần Quốc Bảo được ca sĩ Trung Chỉnh cho biết, là Bác Sĩ Trung Chỉnh tốt nghiệp Quân Y khóa 18 cũng là vào lúc chiến cuộc tại Việt Nam đang ở những giai đoạn khốc liệt cuối năm 1971. Gặp ngay lúc “Mùa Hè Đỏ Lửa” 1972, đơn vị của bác sĩ Chỉnh được điều ra Quảng Trị và liên tục đứng ở phòng tuyến đến năm 1975. Bác sĩ Chỉnh được thăng chức đại úy nhưng chưa kịp lãnh thẻ căn cước thì Việt Nam Cộng Hòa thất trận 30 Tháng Tư 1975.

Trong một phỏng vấn về cuộc đời của ông, bác sĩ Chỉnh kể lại hành trình vượt biên: “Chúng tôi về Mỹ Tho để đi, tại vì họ tổ chức ở đó. Từ Mỹ Tho, vào nửa đêm chúng tôi đi ra biển. Con đường đi nó thiên nan vạn nan, chúng tôi đi một lần mà thành hai. Chúng tôi không được may mắn vì thứ nhất là cái tàu của chúng tôi, họ định đi chỉ 200 người thôi. Thế nhưng người chủ tàu tham lam, họ lấy tới 338 người tức là chở thêm một trăm mấy chục người nữa. Tất nhiên người lớn thì trả tám cây vàng, con nít bốn cây. Họ chở đông người thành ra cái tàu không vững, ra khơi có khi nó muốn chìm. Thế nhưng cũng may mắn là trời tháng 5, thực tình mà nói, cuối Tháng Năm qua Tháng Sáu thì biển êm lắm. Biển êm lắm nhưng người tài công là trung úy hải quân nhưng anh không có kinh nghiệm về hải hành… Chúng tôi cứ đi lạc mãi cho đến nỗi bị cướp Thái Lan ăn cướp 2 lần. Cho tới ngày thứ 8 chúng tôi đi vô tới địa phận của Mã Lai. Lúc bấy giờ chúng tôi vô cái tỉnh đó gọi là Kotabaru, tức là nó nằm ở miền nam Thái Lan, miền bắc của Mã Lai, cách biên giới Thái Lan 10 cây số. Thực ra, không dễ dàng vô đâu. Lính nó canh bờ biển mà. Họ biết người Việt Nam lúc bấy giờ đổ vào rất nhiều. Mà lúc đó đổ vào nhiều thật. Khi vô tới nơi đó thì mấy người mà gọi là trưởng ban tổ chức của tàu bị lính Mã Lai nó đánh, nó đánh dữ lắm. Sau đó thì chúng tôi phải đục tàu vì (như vậy) nó không có lý do nó đuổi mình trở ra tàu được.”

“Tàu cập được vào Mã Lai, mọi người được đưa lên bờ cho chích ngừa, hồi sức tạm thời rồi lại dồn lên các chiếc tàu, đẩy trở ra khơi, mà theo lời giới hữu trách ở đó nói gạt rằng sẽ đưa qua trại tị nạn Pulau Bidong. Nhưng thực ra, họ kéo các chiếc tàu khốn khổ, mỗi tàu chứa hàng trăm người tị nạn ra khơi rồi cắt dây bỏ mặc cho trôi tiếp.”

https://www.youtube.com/watch?v=ZyRmPeZpJSg&t=2s

Hoàng Oanh, Trung Chỉnh, Duy Khánh – LK Tình Ca Quê Hương

Ông Chỉnh kể lại, chuyến đi đó đúng là định mệnh vì số người trên tàu đi cùng với gia đình ông từ Việt Nam bị chia làm hai. Hai chiếc tàu cùng bị tàu Mã Lai kéo ra khơi, bị bỏ rơi, nhưng một chiếc không may gặp tàu Liên Xô bị kéo về Việt Nam. Còn chiếc chở gia đình ông thì suốt nửa tháng lây lất trên biển khơi, thêm một số người nữa thiệt mạng. Một kỷ niệm mà ông Chỉnh nhớ mãi là cơ hội đỡ đẻ cho một sản phụ ngay trên tàu, không một dụng cụ y khoa. ông dùng chỉ may và kéo sát trùng bằng cồn, đỡ được một cậu bé kháu khỉnh ra đời.

Đến Tháng Bảy năm 1979, tàu tấp vào đảo Pulau Luot của Nam Dương. Đây là một đảo nhỏ, thiếu thốn tiện nghi, thực phẩm, thuốc men, lại thêm chục người bỏ xác nơi này. Cả gia đình ông Chỉnh bị sốt rét. Giới chức trên đảo cầu cứu Liên Hiệp Quốc. Cao Ủy Tị Nạn LHQ cho tàu đến chở người tị nạn qua trại ở Galang.

Từ trại tị nạn, gia đình ông Chỉnh được một người bà con xa bảo lãnh đi Denver, Colorado. Cả nhà đến Mỹ ngày 30 Tháng Mười Một năm 1979. Ba năm đầu cơ cực trên xứ người, nhưng được hít thở không khí tự do, ông Chỉnh đi học Anh văn ở đại học cộng đồng và học luyện thi để trở lại ngành y, trong khi bà Kim Phượng, vợ ông, đi làm công nhân một hãng sản xuất ribbon cho máy đánh chữ, lương khi đó 2.75 Mỹ kim/giờ. Tháng Tám năm 1981, bà thi đậu vô ngành bưu điện.

Năm 2004, Trung Chỉnh về nghỉ hưu ở California nhưng vì nhớ nghề nên đã mở một phòng mạch tư nhân ở địa chỉ 9411 đại lộ Bolsa, Westminster. Ông ấp ủ xây dựng một nghĩa trang cho những người cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa tại hải ngoại, lấy tên là Nghĩa trang Biên Hòa hải ngoại tại California và ông hiện đang là Chủ tịch Ủy ban Xây dựng nghĩa trang. Cũng trong năm này, ông xuất hiện lần đầu song ca cùng với Hoàng Oanh, khi ấy đã trở thành cặp song ca nhạc vàng được yêu mến nhất ở các sân khấu lớn.

Theo Tuần báo Thế giới Nghệ Sĩ của nhà báo Trần Quốc Bảo, năm 2004, ca sĩ Trung Chỉnh xuất hiện trở lại trên sân khấu, trong chương trình Thúy Nga Paris By Night số 73 cùng với Hoàng Oanh trong liên khúc Chuyện Chúng Mình (Trúc Phương), Ngày Sau Sẽ Ra Sao (Vân Tùng). Ông còn thu hình thêm 2 cuốn nữa cho Trung Tâm Thúy Nga số 76 và 85, cũng song ca với Hoàng Oanh.

Năm 2006, Ca sĩ Trung Chỉnh hát trong Asia số 50 với Hoàng Oanh bài Chuyến Đi Về Sáng (Trần Thiện Thanh) và liên tục thu hình những năm sau đó trong các cuốn băng nhạc số 52, 54, 58, 61, 66, 67, 73, 74, 75… những sáng tác của Trầm Tử Thiêng, Song Ngọc, Hoài Linh, Duy Khánh, Trúc Phương… hát chung với Chế Linh, Thanh Lan, Phương Dung, Ngọc Minh, Ngọc Đan Thanh, Doanh Doanh… do Trung Tâm Asia thực hiện.

Ngày 13 Tháng Mười Một năm 2011, ca sĩ Trung Chỉnh tổ chức thành công một chương trình kỷ niệm 45 năm ca hát và 40 năm hành nghề y khoa tại một nhà hàng ở Westminster, California. Ông là hình ảnh của một quân nhân tận tụy, một người tìm tự do vượt khó và thành đạt, cuối cùng là một người chiếm trọn sự thương mến của những khán giả hâm mộ di sản văn hóa của nước Việt Nam tự do một thời.

11 người Việt di dân lậu bị bắt cóc đòi tiền chuộc ở Mexico

Ba’o Nguoi-Viet

February 18, 2025

EL PASO, Texas (NV) – Mười một người di dân Việt Nam trong số 49 di dân lậu gồm nhiều quốc tịch đã bị bọn băng đảng bắt cóc đòi tiền chuộc ở Mexico mới đây.

Theo bản tin của Lực lượng Biên phòng Mỹ phổ biến trên trang mạng BorderReport.com hôm Thứ Hai dẫn lại tin của chính phủ Mexico, cảnh sát thành phố Juarez cho hay họ đã giải cứu tất cả 49 di dân hôm Chủ nhật 16 Tháng Hai. Những người này đã bị các tay băng đảng canh giữ bằng súng trường Carbine M-1 trong một căn nhà.

Di dân gồm nhiều quốc tịch khác nhau cả Turkey, Jordan, Guatemala, Nicaragua, Trung Quốc sau khi tim cách vượt biên ở khu vực Jacumba Hot Springs, California, đi bộ dọc theo hàng rào sắt chia biên giới với Mexico. (Hình: Frederic Brown/AFP/Getty Images)

Cảnh sát địa phương phối hợp với Vệ binh Quốc gia của quân đội đã bắt giữ 3 người của nhóm băng đảng ở khu vực Colonia Hidalgo, cáo buộc họ với tội bắt cóc. Trong số 49 nạn nhân được giải thoát, có 28 người là công dân Guatemala, 11 người Việt Nam, ba người Brazil, 2 người Bolivia và 5 người là dân Mexico.

“Những người tìm đường vào nước Mỹ bị các nhóm người (hiểu là băng đảng) bắt giữ ngay khi họ tới vùng biên giới (Mỹ và Mễ) để liên lạc với những ai đó (nhờ dẫn đường vượt biên) vào Mỹ.” Ông Luis Aguirre, tham mưu trưởng Cảnh sát tiểu bang Texas cho hay trong bản tin kể trên. “Một khi họ đã lọt vào tay những nhóm người đó là bị đòi thêm tiền.”

Như các tin tức từ trước đến nay, các người muốn nhập lậu vào nước Mỹ thường liên lạc với những nhóm băng đảng kiếm tiền từ dịch vụ dẫn đường vượt biên bất hợp pháp. Hành trình của họ quanh co từ đi máy bay bắt đầu ở quê nhà, đi xe đò, đi bộ gian nan trên những chặng đường qua nhiều quốc gia từ nam Mỹ, trung Mỹ, trước khi đến được biên giới Mexico và Mỹ.

Số tiền mà người ta phải trả cho dịch vụ này không phải là ít nhưng rất nhiều người khắp nơi từ Á châu, Trung Đông, Phi châu, trung và nam Mỹ và ngay cả người dân Mexico, vẫn chấp nhận để có cơ hội đến Mỹ kiếm tiền nhiều hơn. Những năm gần đây, người ta thấy trong số đó, có nhiều người Trung Quốc và Việt Nam lên đến hàng trăm.

Theo ông Aguirre cho báo giới biết hôm Thứ Hai, cảnh sát của thành phố Juarez, đối diện với thành phố El Paso của Mỹ, đã giải thoạt 200 di dân khỏi tay các nhóm băng đảng bắt giữ họ đòi thêm tiền chuộc nội trong Tháng Giêng 2025. Ông cho hay chính phủ hai nước Mỹ và Mễ đã gặp nhau thường xuyên, trao đổi tin tức để bắt giữ những tay buôn người nhằm xác định những nhóm tội phạm ở khu vực. Những nhóm này săn bắt di dân để kiếm tiền.

Di dân gồm nhiều quốc tịch khác nhau cả Turkey, Jordan, Guatemala, Nicaragua, Trung Quốc sau khi tim cách vượt biên ở khu vực Jacumba Hot Springs, California, đi bộ dọc theo hàng rào sắt chia biên giới với Mexico. (Hình: Frederic Brown/AFP/Getty Images)

Di dân gồm nhiều quốc tịch khác nhau cả Turkey, Jordan, Guatemala, Nicaragua, Trung Quốc sau khi tim cách vượt biên ở khu vực Jacumba Hot Springs, California, đi bộ dọc theo hàng rào sắt chia biên giới với Mexico. (Hình: Frederic Brown/AFP/Getty Images)

Theo bản tin trên, cảnh sát Mễ đã đưa các di dân được giải thoát đến trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe. Các người dân Mễ thì được lựa chọn thả ra tại chỗ hoặc được cấp vé xe đò giá rẻ để về quê quán. Không thấy bản tin cho hay những ngươi thuộc nhiều quốc tịch khác, gôm cả 11 người Việt, sẽ bị giữ ở đâu và đưa đi đâu.

Tuần trước, ngày Thứ Năm 13 Tháng Hai, một máy bay quân sự Mỹ đã chở 119 người di dân lậu bị chính phủ Mỹ trục xuất, đến Panama theo thỏa thuận của hai nước. Trong số những người bị trục xuất đó có 9 người Việt Nam. Các thành phần khác bị trục xuất đợt này là từ Afghanistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan.

Cũng trong ngày 13 Tháng Hai, người ta thấy phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSVN nói trong cuộc họp báo hàng tuần là Hà Nội “sẵn sàng tiếp tục hợp tác chặt chẽ với phía Mỹ về nhận trở lại công dân” trên tinh thần thỏa hiệp đã ký giữa hai nước.(NTB)


 

Vì sao những người thường xuyên cầu nguyện có sức khỏe tốt hơn?

Để có được sức khỏe tốt nhất, dưới đây là một vài điều mà bạn cần làm: Thường xuyên vận động/tập thể dục, ăn thực phẩm lành mạnh/sạch và thô (ít chế biến), đưa cân nặng về ‘chuẩn’ – và cầu nguyện. Đúng vậy, cầu nguyện và thiền định thường xuyên sẽ mang lại lợi ích không ngờ, điều này đã được các nghiên cứu khoa học chứng minh.

Cầu nguyện được xem là giải pháp điều trị thay thế phổ biến nhất ở xã hội Mỹ ngày nay. Có hơn 85% những người phải đương đầu với bệnh nặng đã cầu nguyện, theo một nghiên cứu của Đại học Rochester. Tỉ lệ này cao hơn nhiều so dùng thảo mộc hoặc theo đuổi phương thức chữa bệnh phi truyền thống khác. Và đó là bằng chứng cho thấy việc cầu nguyện mang lại hiệu quả.

Không kể là bạn cầu nguyện cho chính mình hay cho người khác, để chữa lành bệnh hay vì hòa bình trên thế giới, hoặc đơn giản là ngồi trong im lặng và yên tĩnh tâm – những tác động dường như là tương tự. Nhiều phương pháp tinh thần loại này đã có khả năng giúp làm giảm bớt mức độ căng thẳng (stress) – vốn là một trong những yếu tố nguy cơ chính yếu gây bệnh cho con người, đồng thời chúng cũng là công cụ mạnh mẽ giúp người ta có cái nhìn tích cực, vượt qua những thử thách khó khăn trong cuộc sống.

Mối quan hệ giữa cầu nguyện và sức khỏe là chủ đề của nghiên cứu trong vòng nhiều chục năm qua. Tiến sĩ Herbert Benson, một chuyên gia tim mạch tại Trường Y Harvard và một người tiên phong trong lĩnh vực y học tâm – thân, đã phát hiện điều gọi là “phản ứng thư giãn” (response of relaxation) xảy ra trong thời gian cầu nguyện và thiền định. Vào những lúc như vậy, sự trao đổi chất của cơ thể giảm xuống, nhịp tim chậm, huyết áp giảm xuống, và hơi thở của chúng ta trở nên bình ổn và đều đặn hơn.

Trạng thái sinh lý này đi cùng với hiện tượng sóng não chậm hơn, và cảm giác kiểm soát sự tỉnh táo yên tĩnh và yên tâm. Điều này có ý nghĩa quan trọng vì theo TS Benson, có hơn một nửa những người đến thăm khám bác sĩ ở Mỹ ngày nay có vấn đề bệnh tật, như trầm cảm, huyết áp cao, viêm loét và đau nửa đầu… phân nửa gây ra bởi căng thẳng và lo lắng.

Tiến sĩ Andrew Newberg, Giám đốc Trung tâm cho Tâm linh và Tâm học tại Đại học Pennsylvania đã tiến hành một nghiên cứu về thiền định và cầu nguyện, cho thấy chúng làm giảm hoạt động trong não, làm tăng mức độ dopamine – vốn gắn liền với trạng thái hạnh phúc và niềm vui.

Ken Pargement của Đại học Bowling Green hướng dẫn một nhóm người bị chứng đau nửa đầu thiền 20 phút mỗi ngày lặp đi lặp lại lời cầu nguyện, chẳng hạn như “Chúa là bình an. Chúa là tình yêu thương“. Các nhóm khác sử dụng một câu không có ý nghĩa tâm linh, như: “Cỏ là màu xanh lá cây. Cát mềm.” Kết quả là những người thiền định và cầu nguyện (nhóm I) ít bị đau đầu hơn và chịu được các cơn đau tốt hơn so với nhóm còn lại.

Trong một nghiên cứu được tài trợ bởi National Institutes of Health, nhóm những người cầu nguyện hàng ngày ít bị huyết áp hơn đến 40% so với những người không một thực hành cầu nguyện thường xuyên. Nghiên cứu tại trường Y Dartmouth cho thấy những bệnh nhân phẫu thuật tim có niềm tin tôn giáo mạnh mẽ khả năng phục hồi hơn hẳn so với những người ít liên hệ tới tôn giáo. Một số nghiên cứu khác cho thấy cầu nguyện cải thiện hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc (hoặc mức độ nghiêm trọng) nhiều bệnh, sống thọ hơn .

Nhưng câu hỏi đặt ra là: Cầu nguyện tác động lên sức khỏe thông qua cơ chế nào? Những nghiên cứu gần đây nhất TS. Herbert Benson cho rằng thực hành tâm linh hàng ngày lâu dài giúp vô hoạt các gen kích hoạt viêm và làm chết tế bào nhanh chóng. Như vậy là tâm linh/tinh thần có thể tác động để sự hoạt hóa/biểu hiện các gen trong cơ thể chúng ta, và cầu nguyện có thể ảnh hưởng đến các chức năng của cơ thể ở cấp cơ bản và quan trọng nhất.

Tất nhiên, theo các nhà nghiên cứu thì không thể nói là cầu nguyện có thể thay thế hoàn toàn các biện pháp điều trị y tế hiện đại, nhất là khi đang trong tình trạng cấp bách, nhưng rõ ràng đây là các kết quả chân thực, các con số đã thống kê được về lợi ích sức khỏe khi người ta thành tâm cầu nguyện.

Kiên Thành
(Theo Huffington Post)

https://songhanhphuc.net/tin-tuc/vi-sao-nhung-nguoi-thuong-xuyen-cau-nguyen-co-suc-khoe-tot-hon

Bà cụ New York mừng sinh nhật 104 tuổi bằng cách đi thăm nhà tù

Ba’o Nguoi-Viet

February 13, 2025

AVON, New york (NV) – Bà cụ ở New York mừng sinh nhật 104 tuổi bằng việc hiếm có ai làm: Đi thăm nhà tù, cảnh sát cho hay hôm Thứ Hai, 10 Tháng Hai.

Bà Loretta sống ở nhà dưỡng lão Avon Nursing Home ở Avon, Sở Cảnh Sát Livingston County (LCSO) cho biết trên Facebook.

Bà Loretta thăm nhà tù Livingston County, New York, nhân dịp sinh nhật 104 tuổi. (Hình: Livingston County Sheriff’s Office)

Thứ Bảy tuần trước, nhân dịp sinh nhật bà Loretta, nhân viên nhà dưỡng lão hỏi bà muốn làm gì. Bà đáp bà “muốn coi bên trong nhà tù của chúng tôi” vì bà chưa bao giờ đi tù, theo LCSO.

LCSO chấp thuận mong muốn của bà Loretta, và bà được mời tới thăm nhà tù quận hạt.

“Trước khi bà đi thăm, chúng tôi mừng sinh nhật bà bằng cà phê và bánh kem,” LCSO viết trên Facebook. “Và bà cho cảnh sát trưởng hay bí quyết sống lâu là ‘chỉ lo chuyện của mình!’”

Bà Loretta “rất vui khi đi thăm nhà tù của chúng tôi,” LCSO cho biết.

“Chúng tôi rất vui vì có thể biến ước mơ sinh nhật của bà trở thành sự thật,” LCSO thêm. “Cảm ơn bà vì giúp chúng tôi cười suốt ngày.” (Th.Long) [qd]


 

Nguồn cơn của một va chạm giao thông…

Bạch Hoàn

Cái mũ bảo hiểm bị vỡ trong hình là bởi nó được dùng làm hung khí để đập vào đầu, vào mặt một anh shipper, sau khi kẻ hành hung đã dùng tay, dùng chân đấm đá nạn nhân.

Vâng, nạn nhân là một anh shipper đi xe máy. Vâng, anh shipper đi xe máy ấy là người chỉ còn một tay.

Kẻ ra tay là người lái chiếc xe Lexus. Nguồn cơn của sự việc là một va chạm giao thông đã xảy ra ở khu vực đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội.

Thay vì gọi cơ quan chức năng giải quyết sự việc, người đi xe Lexus tự cho mình quyền xâm phạm thân thể, gây thương tích cho người khác. Điều này bộc lộ bản tính vô pháp vô thiên, bộc lộ thói côn đồ, thói chà đạp người yếu thế và coi thường nhân phẩm người khác.

Nó cũng cho thấy, người ta có thể có tiền nhưng chưa chắc đã có đạo đức.

Người ta có thể có chiếc xe đẹp nhưng tâm tính xấu xí.

Người ta có thể xài chiếc xe đắt tiền nhưng nhân phẩm thì rẻ mạt và rách nát.

Những kẻ như vậy, và cả những kẻ ngồi hưởng thụ trên xe nhìn thói côn đồ coi thường pháp luật lộng hành, cần được bế.


 

GỬI CÁC BẠN GIÀ…

Đọc và Ngẫm

Hỡi các bạn già của tôi ơi!

Đừng có tủi thân, hoặc trách đời

Thời gian, năm, tháng, qua nhanh lắm

Hãy sống từng giây phút tuyệt vời.

 

Bao năm lăn lóc, cũng đủ rồi

Bôn ba thời vận, sống nổi trôi

Nhục vinh, sướng khổ, đều có cả

Giờ chỉ mình ta, với đất trời.

 

Cuộc đời là thế đó bạn ơi

Có trách, có than, cũng đã rồi

Chỉ gây mâu thuẫn, thêm buồn khổ

Chẳng ích lợi chi, lúc cuối đời.

 

Buông bỏ hết đi, cất làm gì

Để hồn thư thả, lúc ra đi

Tiền bạc, lo âu, giờ vô nghĩa

Hận thù, xung đột, chẳng ích chi.

 

Thời gian còn lại, có là bao

Hãy cố vui lên, chớ u sầu

Thực hiện những gì mình mơ ước

Để đừng hối tiếc, lúc lìa nhau.

 

Sức khoẻ, là niềm vui lúc tuổi già

Là liều thuốc bổ, chẳng gì qua

Tình thương, tha thứ là sức mạnh

Hạnh phúc, bình an, đến mọi nhà!

 


 

Hoàng tử Anh Harry chưa bị trục xuất khỏi Mỹ nhờ “người vợ kinh khủng”

RFI

Hoàng tử Anh Harry vẫn có thể tiếp tục sống ở Mỹ cho dù đang bị rắc rối về vấn đề thị thực. Ngày 08/02/2025, báo New York Post đăng trả lời của tổng thống Trump rằng ông sẽ không trục xuất Harry vì thông cảm với hoàng tử Anh phải sống với vợ là người “kinh khủng”.

Đăng ngày: 09/02/2025

Hoàng tử Anh Harry và vợ người Mỹ Meghan. Ảnh ngày 25/09/2021.

Hoàng tử Anh Harry và vợ người Mỹ Meghan. Ảnh ngày 25/09/2021. AP – Stefan Jeremiah

Thu Hằng

Những nghi vấn về khả năng hoàng tử Harry bị trục xuất đã chấm dứt sau câu trả lời của chủ nhân Nhà Trắng với New York Post : “Tôi không thể làm việc đấy. Tôi sẽ để cậu ấy yên, cậu ấy đã có khá nhiều rắc rối với vợ rồi. Cô ấy thật kinh khủng”.

Harry sống với Meghan và hai con Lilibet và Archie từ năm 2020 ở khu phố Montecito giầu có, bang California. Họ đến đó định cư trùng với thời điểm bầu cử tổng thống Mỹ giữa hai đối thủ Donald Trump và Joe Biden. Ứng viên đảng Cộng Hòa không ít lần bực dọc vì cặp vợ chồng Harry -Meghan nhiều lần thể hiện không ủng hộ ông, nhất là trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Time, họ đã kêu gọi người dân Mỹ “bỏ phiếu chống lại những phát biểu gây thù hận và thông tin thất thiệt”, ám chỉ đến ông Donald Trump. Những chỉ trích đã làm bùng nổ một cuộc chiến thực sự giữa hai bên, theo bài viết trên Le Figaro ngày 08/02.

Từ 2023-2024, nhóm bảo thủ The Heritage Foundation bắt đầu tìm cách trục xuất cặp vợ chồng hoàng tử Anh nhờ dựa vào những lời tâm sự của hoàng tử Harry trong cuốn hồi ký Spare (Kẻ dự bị). Con trai út của công nương Diana thú nhận từng hút cần sa khi còn trẻ và hít liều cocain đầu tiên vào năm 17 tuổi. Theo nhóm này, Harry có lẽ đã giấu những thông tin đó khi xin nhập cảnh vào lãnh thổ Mỹ. Họ cũng đòi công bố hồ sơ nhập cư của hoàng tử Anh để nếu cần, có thể hủy thị thực của Harry. Tuy nhiên, bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã bác yêu cầu này.

Trường hợp của Harry lại bị Donald Trump lật lại vào tháng 02/2024 khi tranh cử tổng thống trước các đối thủ Joe Biden rồi tiếp theo là với Kamala Harris. Ông khẳng định với Daily Express rằng thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ giúp ông xem lại tỉ mỉ hồ sơ di trú của Harry. Nhưng hiện giờ, hoàng tử Anh có thể tạm thở phào vì nhờ “có khá nhiều rắc rối với vợ” mà được tổng thống Trump thông cảm và “để yên”.


 

Hospice, nơi nghỉ chân cuối đời – Hà Vũ – VOA

Hà Vũ – VOA

Tiến sĩ Cao Thị Lễ, giáo sư trường đại học George Mason nay đã nghỉ hưu, trong một bài nghiên cứu về Hospice với tựa đề ‘An dưỡng cuối đời’ đăng trên tạp chí “Hành chánh Miền Đông” số 18 năm 2013, cho biết:

“Thường có quan niệm sai lạc về Hospice cho rằng Hospice là một nơi vào để chờ ngày ra đi, để bỏ cho chết. Điều đó không đúng. Hospice ngược lại là nơi săn sóc những người bệnh ở vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đời, tức là chỉ còn 6 tháng trở lại. Những người này đã bị các bệnh viện từ chối điều trị. Bệnh viện yêu cầu đưa về nhà để lo việc hậu sự. Khi đem về nhà nếu không có Hospice hay dịch vụ Hospice thì con cái phải thay phiên nhau săn sóc, phải mời bác sĩ tới rồi thành ra có nhiều rắc rối, lại gây ra nhiều công việc cho người nhà. Khi có hậu sự người nhà cũng phải tự lo liệu lấy. Các cơ sở Hospice sẽ săn sóc hết, một cách toàn diện, một cách nhân bản, tức là săn sóc về thể xác bằng cách làm bớt đau đớn, săn sóc về tình cảm, an ủi, săn sóc về tâm linh, có đại diện của các tôn giáo đến để nói chuyện, để an ủi. Ngoài việc giúp gia đình khỏi phải chăm sóc 24/24 mà còn giúp gia đình lo về hậu sự nữa.”Chia sẻ trên Tw

Ông Vũ Bá Hoan có mẹ trong chương trình Hospice. Mẹ ông mất cách đây 10 năm lúc bà cụ 99 tuổi. Ông xác nhận:

“Bà cụ tôi vẫn nằm trong viện dưỡng lão nhưng lúc đó, lúc cuối đời, bà cụ sắp sửa đi, bác sĩ biết là chữa không được, nên bác sĩ, y tá của Hospice đến chăm sóc giúp bà cụ ra đi thoải mái, dễ dàng không thấy đau đớn.”

Tuy nhiên, cũng có những người không chấp nhận thực tế là người thân của mình sắp mất với quan niệm là còn nước còn tát, như trường hợp cô Ann Phạm. Bố cô mất lúc hơn 90 tuổi.

“Hospice rất ngạc nhiên, họ nói ông già tôi chịu khoảng một tuần lễ là sẽ chết. Rồi họ cho những người lại kiếm chỗ mai táng nhưng ông già tôi kéo được 2 tháng, chính tay tôi săn sóc ổng. Lần thứ hai tôi đổi công ty khác tôi nghĩ là tốt hơn. Công ty này để người săn sóc ông bố tôi cả đêm ở trong nhà. Tôi mệt quá tôi ngủ. Tôi không hiểu suốt cả đêm đó họ cho uống thuốc gì, có lẽ có chất morphine gì đó. Chỉ có hai ngày ông bố tôi càng yếu, ông bị ho. Rồi sáng đó, họ cho uống thêm một chút nữa thì tim ông ngừng đập.”

Cô Lê Thi, người chăm sóc bệnh nhân trong các Viện Dưỡng Lão và Hospice đã 15 năm nay tại thành phố Charlotte, tiểu bang North Carolina, cho rằng:

“Cái đó là tùy vào mỗi một trường hợp và trong di chúc của ông cụ đó ông muốn cái gì. Tôi biết có nhiều người không muốn sống. Tôi chăm sóc một cụ bị ung thư. Mỗi lần tôi đi vào thay đồ hay thay tã cụ đều nắm tay tôi và nói cụ muốn chết. Cụ nói với tôi rằng tôi không biết cụ đau đớn như thế nào đâu, nhưng người con của cụ được ủy nhiệm toàn quyền quyết định sự chết và sự sống của cụ theo di chúc của cụ. Người con của cụ không muốn cho cụ chết thì chúng tôi phải chăm sóc.”

Hospice cung cấp dịch vụ 24/24, 7 ngày một tuần. Hiện có 3 loại Hospice. Một là chăm sóc tại nhà. Cơ sở Hospice sẽ gởi người đến tận nhà, nhưng trong trường hợp này phải có một người trong gia đình đứng làm người săn sóc chính. Ngoài ra, có một số viện dưỡng lão cũng có khu dành riêng cho Hospice. Một dạng nữa là có những cơ sở Hospice biệt lập, chuyên về Hospice.

Giáo sư Lễ cho biết thêm:

“Thật ra họ không chú trọng đến việc chữa trị, chỉ làm sao cho người bệnh được có một khoảng thời gian thỏai mái cuối đời thôi. Thường thường trong việc chăm sóc có một toán chuyên viên gồm có bác sĩ để theo dõi, để kiểm soát chương trình chăm sóc. Có y tá để chích thuốc, để cho thuốc giảm đau. Có phụ tá lo về vệ sinh cá nhân. Có nhân viên xã hội để khuyến khích, giúp đỡ gia đình tìm các phương tiện tài trợ hay giúp đỡ gia đình trong việc an táng. Có đại diện tôn giáo. Có nhân viên vật lý trị liệu để xoa bóp hay tập cho người bệnh. Có cố vấn về tang lễ để giúp việc tang lễ. Ngoài ra còn các tình nguyện viên để giúp đỡ. Nếu ở nhà thì họ có thể giúp đỡ đi mua sắm, mua thức ăn, làm công việc nhà hay nấu ăn.”

Điều kiện vào Hospice không phân biệt tuổi tác, miễn là có hai bác sĩ chứng nhận là bệnh nhân không còn điều trị được nữa và bệnh viện yêu cầu đem về. Khi bệnh viện từ chối không chữa trị nữa thì công ty bảo hiểm y tế không trả viện phí, do đó phải đem bệnh nhân về nhà. Và khi đem về nhà cũng không sử dụng chương trình chăm sóc tại nhà (home care) được. Nếu có Medicare thì được sử dụng trong 20 ngày. Sau 20 ngày, Medicare không chi trả nữa. Tuy nhiên, nếu vào chương trình Hospice thì Medicare trả.

Giáo sư Lễ giải thích rõ về chi phí Hospice:

Chi phí của Hospice rất cao, nhưng nếu săn sóc tại nhà thì Medicare đài thọ chi phí, còn Medicaid thì tùy tiểu bang, nhưng đa số tiểu bang có đài thọ. Nhưng nếu tại cơ sở Hospice thì Medicare không trả tiền phòng và tiền ăn, chỉ trả những chuyện khác thôi. Cũng có nhiều công ty bảo hiểm sức khỏe có đài thọ khoảng này. Ngoài ra, các nhân viên xã hội có thể giúp gia đình tìm các nguồn tài trợ khác. Thường thường họ cũng giúp được chớ không phải khó khăn lắm.”

Những người bệnh đến giai đoạn cuối của cuộc đời và chỉ còn sống trong một thời gian ngắn, nếu còn sáng suốt thì tự lựa chọn, hoặc do thân nhân trong gia đình chọn hay ủy nhiệm cho luật sư chọn được chăm sóc Hospice tại nhà hay trong viện dưỡng lão.

Cô Lê Thi tiếp lời:

“Hospice sẽ đem một cái giường dành cho người sắp mất, còn sống một hai tháng nữa. Đây là một cái giường đặc biệt có thể nâng lên hạ xuống tùy theo trường hợp của từng người. Có những người không thể nằm ngủ được, phải ngủ ngồi vì lưng hay cổ có vấn đề. Hoặc những người ăn bằng ống chuyền vào bụng thì bắt buộc phải ngồi lên để bơm thức ăn vào. Giường bình thường, giường gỗ không sử dụng được. Hospice có thể đem giường đến nhà hoặc viện dưỡng lão. Đó là quyền lựa chọn của mình, người ta không bắt buộc mình. Nếu đầu óc của mình còn minh mẫn hoặc tất cả những gì mình viết trong di chúc thì người ta cứ như vậy, người ta làm theo.”

Thường người ta cho rằng những người vào Hospice hay được chăm sóc Hospice chỉ sống được một thời gian ngắn từ 3 đến 6 tháng, nhưng theo cô Thi, nhiều khi việc này tùy thuộc vào tinh thần của người bệnh:

“Tôi chăm sóc một cụ đó, cụ không ăn được nữa, và Hospice nói cụ chỉ sống được 3 tháng, nhưng mà rồi tui thấy bà sống 2 năm, rất là vui vẻ. Việc này tùy thuộc vào tinh thần của người đó đối diện với hoàn cảnh. Tôi cũng chăm sóc một bà cụ không đi được nữa, bà chỉ nằm một chỗ, nhưng bà vẫn vui vẻ. Tôi hỏi bí quyết nào, cách nào mà tôi thấy lúc nào bà cũng vui vẻ, mặc dù bà không đi được, nhiều khi bà phải chờ đợi để được chăm sóc. Bà nói bà cầu nguyện, bà có Chúa, Chúa biết điều gì tốt nhất cho bà.”

Khái niệm về Hospice được du nhập từ Anh quốc vào Mỹ trong những năm 1970 và phát triển rất nhanh. Theo phúc trình năm 2012 của Tổ chức National Hospice and Palliative Care, có đến 66% bệnh nhân sử dụng Hospice tại nhà và 26,1% nằm trong các cơ sở Hospice. Thống kê này cho thấy cứ ba người Mỹ thì có một người lìa đời qua dịch vụ này.

From:TU-PHUNG


 

Phá lấu- Tác giả: Đoàn Xuân Thu

 Diễn Đàn Nhân Bản- Re:Phá lấu- Tác giả: Đoàn Xuân Thu

Phá Lấu

Phá lấu là một món ăn ở Miền Nam Việt Nam nhưng có nguồn gốc từ bên Tàu. Dân Sài Gòn, trong đó có tui, ít nhứt có một lần trong đời hẩu xực phá lấu gần hãng xuất nhập cảng Viễn Đông, ngã tư Lê Lợi và Pasteur, Quận Nhứt, gần bót Cảnh sát Lê Văn Ken trên đường phố thủ đô VNCH thân yêu ngày chưa bị bọn CSBV vâng lịnh quan thầy Nga Hoa cưỡng chiếm.

Phá lấu có nhiều loại như phá lấu gà, phá lấu vịt. Nhưng ngon bá chấy bù chét là phải kể tới phá lấu heo (mấy đứa theo đạo Hồi không ăn). Còn phá lấu bò, Mohamad đều quất láng! Món phá lấu xuất phát từ ẩm thực của người Triều Châu (Chaozhou) hay Tiều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc có “r” (rờ hay không rờ cũng rứa). Trong tiếng Tiều, từ “phá lấu” với “lấu” mang nghĩa là kho hoặc hầm; còn “phá” ám chỉ bộ đồ lòng của động vật như lòng, ruột, bao tử. CSBV vô gọi bộ đồ lòng nầy là nội tạng. Nội tạng là các cơ quan bên trong cơ thể của động vật, bao gồm các bộ phận như gan, tim, phổi, dạ dày, ruột, thận … Gan làm món gan xào, pate gan. Tim nấu canh hoặc xào. Phổi hầm hoặc xào. Dạ dày (bao tử) như phá lấu, bao tử hầm tiêu. Ruột (lòng) trong các món như lòng xào dưa, lòng nướng.

Thủ tướng CS Phạm Văn Đồng đã từng nhiều lần kêu la thảm thiết các đồng chí hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ đó mới có vụ Bảo sanh viện Từ Dũ thành Xưởng Đẻ, “Thuỷ quân lục chiến”, là tiếng Hán Việt, biến thành “Lính thuỷ đánh bộ” nửa hán (không g) và tiếng Nôm. Bộ đồ lòng heo, bò nói bà con Miền Nam mình ai cũng hiểu là: tim, gan, tì, phế, thận. Bày đặt nội tạng rồi Tây Tạng? Món ăn này đã được người Quảng Đông (Cantonese) thêm thắt và phổ biến khi họ di cư đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, phá lấu đã trở thành một món ăn đường phố quen thuộc và được nhiều người khoái khẩu, đặc biệt ở miền Nam.

Món này thường được làm từ bộ đồ lòng của heo, bò, hoặc vịt, bao gồm lưỡi, tai, ruột, và bao tử. Các nguyên liệu được ướp với ngũ vị hương, quế, hồi, và các loại thảo mộc, sau đó hầm trong nhiều giờ để tạo hương vị đậm đà. Phá lấu ăn với bánh mì, cơm, hoặc bún. Em yêu của tui vốn Tiều lai (mười hai … bến nước) thường làm phá lấu, mồi nhắm cho tui những ngày nước rong, nước lớn, dịp trăng 16, rủng rỉnh xu hào, uống rượu mạnh, whiskey hoặc bourbon của Scotland, Ireland. Bourbon được sản xuất tại Mỹ, chủ yếu ở khu vực Kentucky. Còn trong những ngày nước kém, ít xu, tui uống beer lon. Dù rượu mạnh hay beer lon nếu gặp bữa ông lên bà xuống, uống nhiều đều phát biểu linh tinh.

Ngã Tư Lê Lợi – Pasteur 

Cách chế biến phá lấu.

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Lưỡi heo, sách bò rửa sạch với nước muối để khử mùi hôi. Sau đó, chà với 1 muỗng bột baking soda và rửa lại nhiều lần cho đến khi nước trong. Ngâm nguyên liệu trong nước có pha 2 muỗng canh giấm khoảng 30 phút, rồi rửa sạch. Gừng cạo vỏ, giã nhỏ, trộn với 3 muỗng canh rượu. Lưỡi heo được rửa sạch và cạo hết phần nhớt. Gan bò cũng rửa sạch và để ráo.

– Bước 2: Luộc nguyên liệu. Đun sôi nước, cho sách bò vào luộc cùng một ít gạo để sách giòn ngon. Thêm nửa hỗn hợp rượu gừng và lưỡi heo, luộc trong 15 phút. Sau đó, vớt ra và ngâm trong nước đá lạnh. Gan bò cũng được luộc trong 15 phút rồi vớt ra.

– Bước 3: Ướp nguyên liệu. Lưỡi heo và gan bò được thái miếng vừa ăn. Trộn đều sách bò, gan, và lưỡi heo với hành, tỏi băm, bột ngũ vị hương, bột nghệ, ớt bột, cùng các gia vị khác (muối, đường, bột nêm, tiêu). Ướp ít nhất vài giờ để gia vị thấm đều.

– Bước 4: Hầm phá lấu. Phi thơm hành khô, sau đó cho nguyên liệu vào đảo đều. Thêm 1 lít nước dừa và 1 lít nước lọc, đun sôi. Có thể thêm hoa hồi hoặc quế để tăng hương vị. Hạ nhỏ lửa, hầm trong 1 giờ cho đến khi mềm. Cuối cùng, thêm 1 lít nước cốt dừa, nêm nếm lại và đun thêm 10 phút.

– Bước 5: Làm mắm me. Phi hành tỏi, sau đó trộn cùng đường, nước me, nước mắm, khuấy đều. Có thể thêm ớt và rau răm tùy khẩu vị. Nước mắm me dùng để chấm phá lấu khi ăn.

Chuyện phá lấu ở Melbourne.

Ở Footscray, Melbourne, tiểu bang Victoria, Úc Châu, nơi tôi đang sinh sống, đang ăn, đang nhậu và đang nói dóc có một tiệm bán phá lấu của chú Tiều, người chuyên chặt thịt quay và vịt quay. Chú bán phá lấu heo trong một khay inox hình chữ nhật. Tiếc rằng cô bán hàng ở tiệm chú Tiều chẳng bao giờ cười, dù tôi là khách quen hay dê sảng!

Thỉnh thoảng, tôi mua một hộp phá lấu 10 đô để làm món nhắm với bia VB (Victoria Bitter), mà dân mình hay gọi vui là ‘Bia Vợ Bỏ”. Tôi không hiểu sao nhiều người sợ vợ bỏ đến vậy? Riêng tôi, nếu vợ bỏ, tui còn mừng! Về Việt Nam rước một em bằng tuổi con mình qua cho nó ỏn ẻn nâng khăn móc túi tiền già còm cõi của mình hỏi không sướng lắm ru? Nhưng khổ nỗi, vợ tôi lại không chịu bỏ tôi mới “chết cửa tứ”.

Nhớ về phá lấu Sài Gòn. Nhớ lại, tôi thường ghé chú Tiều bán phá lấu gần ngã tư Lê Lợi và Pasteur ở Sài Gòn. Đã 30 năm trôi qua mà tôi chưa thể về quê để thưởng thức lại món ăn quen thuộc ấy. Tâm hồn tôi vẫn bùi ngùi, lưu lạc, nhớ nhung những ký ức xưa.

Nếu có ngày trở lại, tôi e rằng không tìm được chỗ bán phá lấu cũ, hoặc nếu có, khẩu vị của tôi cũng đã đổi thay rồi. Tôi thấy mình như Từ Thức (trong văn học Việt Nam) và Rip Van Winkle (trong văn học phương Tây) trở lại trần thế. Từ Thức sống trong tiên cảnh, còn Rip Van Winkle chìm vào giấc ngủ thần kỳ. Khi trở về, cả hai đều thấy mình không còn thuộc về nơi chốn cũ, tượng trưng cho sự phù du của thời gian và nỗi bất lực trước những thay đổi của cuộc đời. Thôi thì, tôi sẽ nhịn ăn phá lấu để giữ lại trong tâm hồn mình cái “hồn ma cũ” ấy. Phá lấu ơi!

Tác giả: Đoàn Xuân Thu

From: TU-PHUNG


 

Vụ nổ súng gây chấn động tại Hội Chợ Xuân Ất Tỵ ở New Orleans

Ba’o Dat Viet

February 5, 2025

Tại hội chợ Xuân Ất Tỵ diễn ra ở New Orleans East, thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ, một vụ nổ súng đã xảy ra vào tối thứ Bảy, ngày 1 tháng 2, khiến hai người đàn ông phải nhập viện với các vết thương nghiêm trọng. Theo thông tin từ các đài truyền hình địa phương như Fox 8, WDSU và NOLA, hai nghi phạm gốc Việt đã bị bắt giữ liên quan đến vụ việc này.

May be an image of fireworks and text that says 'NewOrleans New Orleans Today 6:36PM Today6:36PM PM M o O o o O'

Vụ nổ súng được báo cáo xảy ra khoảng 9h30 tối tại khuôn viên nhà thờ giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam trên Đại lộ Dwyer. Trong một bài đăng trên Facebook, giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam đã xác nhận sự việc và bày tỏ nỗi đau trước vụ việc. Họ cho biết: “Chắc hẳn mọi người đều đã nghe về vụ việc xảy ra tại hội chợ Tết của chúng tôi tối nay. Chúng tôi vô cùng đau buồn trước những gì đã xảy ra và đã tổ chức hội chợ Tết tại MQVN hơn 40 năm như một cách giới thiệu cộng đồng và văn hóa của mình ở New Orleans.”

May be an image of 8 people

Theo cảnh sát New Orleans, hai nghi phạm và một nạn nhân đã xảy ra xô xát, dẫn đến việc một nghi phạm, Timothy Nguyen, 19 tuổi, rút súng và bắn hai nạn nhân. Nghi phạm thứ hai, Christopher Nguyen, 25 tuổi, cũng đã bị bắt giữ với hai tội danh hành hung cấp độ 2 nghiêm trọng.

Hai nạn nhân hiện vẫn đang được điều trị tại bệnh viện, tuy nhiên cảnh sát chưa tiết lộ tình trạng sức khỏe cụ thể hay danh tính của họ. Vụ việc được cho là đã xảy ra gần cổng vào lễ hội, trước một trong các gian hàng của hội chợ.

May be an image of 4 people, crowd and text

Sau vụ nổ súng, giáo xứ đã quyết định tiếp tục tổ chức hội chợ Tết vào ngày 2/2 với các biện pháp an ninh được tăng cường, bao gồm việc bổ sung nhân viên an ninh, kiểm tra túi xách và sử dụng máy dò kim loại cho mọi người tham gia hội chợ.

May be an image of 6 people

Hội chợ xuân hàng năm tại giáo xứ Maria Nữ Vương Việt Nam là một sự kiện lớn, thu hút hàng ngàn người tham gia với nhiều tiết mục văn nghệ mừng xuân, múa lân và trò chơi dân gian, cùng các gian hàng ẩm thực mang đậm văn hóa Việt.