Nhà báo Phạm Đoan Trang được Văn Bút Hoa Kỳ vinh danh tại Hội luận Ngày Nhà văn Bị Cầm Tù

Ba’o Dat Viet

November 17, 2024

Nhân Ngày Nhà văn Bị Cầm Tù (15/11), PEN America đã tổ chức một hội luận đặc biệt nhằm tôn vinh các nhà văn và nhà báo trên thế giới bị giam cầm vì bảo vệ tự do ngôn luận. Năm nay, sự kiện tập trung vào trường hợp của Phạm Đoan Trang, nhà báo và nhà hoạt động nổi tiếng đang thụ án chín năm tù tại Việt Nam. Bà vừa được trao Giải thưởng Tự do Viết PEN/Barbey năm 2024 để ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi trong việc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận.

Theo thông cáo báo chí từ PEN America, trường hợp của bà Phạm Đoan Trang được chọn để làm nổi bật cam kết mạnh mẽ của bà đối với quyền tự do ngôn luận bất chấp sự đàn áp khắc nghiệt.

Ông Mike Abramowitz, Giám đốc PEN America, nhấn mạnh:

“Bà Trang là biểu tượng của lòng can đảm và ý chí kiên cường trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, nơi mà tiếng nói độc lập phải đối mặt với sự đàn áp không ngừng nghỉ”.

Nhà báo Phạm Đoan Trang bị Công an Việt Nam bắt giữ vào năm 2020 và bị kết án chín năm tù vào năm 2021 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”. Trước khi bị bắt, bà từng là phóng viên cho nhiều tờ báo lớn tại Việt Nam và là tác giả của các cuốn sách bị cấm như Chính Trị Bình Dân và Cẩm Nang Nuôi Tù.

Hội luận của PEN America năm nay có sự tham gia của hai diễn giả gốc Việt nổi bật là Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập của Luật Khoa Tạp Chí, và Trần Quỳnh Vi, đồng sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Sáng kiến Pháp lý cho Việt Nam (LIV).

Ông Trịnh Hữu Long chia sẻ:

“Phạm Đoan Trang không chỉ là một nhà báo dũng cảm, mà còn là người tiên phong phá bỏ các rào cản trong việc đưa tin về bất công xã hội và nhân quyền tại Việt Nam. Bà đã biết trước những rủi ro nhưng vẫn kiên định theo đuổi lý tưởng của mình”.

Trong đoạn video được chiếu tại hội luận, bà Phạm Đoan Trang từng nói:

“Làm báo mà không theo định hướng, vượt ra ngoài khuôn khổ là có hậu quả. Trở thành nhà hoạt động thì hậu quả càng lớn hơn nữa”.

Bà Trần Quỳnh Vi thì gọi bà Trang là “người tự do nhất Việt Nam” dù đang bị giam giữ:

“Trang đã giải phóng tâm trí mình và mong muốn mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, hiểu rằng tự do là điều cần đấu tranh để bảo vệ”.

Các diễn giả tại hội luận cũng lên án tình trạng đàn áp ngày càng tồi tệ đối với các nhà báo, blogger và người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Họ cảnh báo rằng tình trạng bất ổn chính trị trong nước có thể khiến môi trường hoạt động tự do ngôn luận trở nên khó khăn hơn.

Bà Trần Quỳnh Vi nhấn mạnh:

“Năm 2024, Việt Nam có Chủ tịch nước thứ tư chỉ trong thời gian ngắn. Trong một hệ thống chính trị bất ổn, tôi không chắc mọi thứ sẽ tốt hơn hay tồi tệ hơn đối với những người viết lách, nhưng tôi hy vọng chính phủ hiểu rằng quyền tự do ngôn luận là một giá trị được bảo vệ trên phạm vi quốc tế”.

Ông Dinaw Mengestu, nhà văn và Phó Chủ tịch PEN America, cũng khẳng định tầm quan trọng của sự kiện này:

“Đây là cách chúng tôi gửi thông điệp rằng các nhà văn bị cầm tù trên thế giới không bao giờ cô đơn. Chúng tôi sát cánh cùng họ”.

Trước khi bị bắt, Phạm Đoan Trang đã có một sự nghiệp đầy ấn tượng với nhiều giải thưởng quốc tế uy tín, bao gồm:

Giải Người Phụ nữ Can đảm (2022) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Giải Tự do Truyền thông (2022) của Anh và Canada.

Giải Homo Homini (2017) của People In Need, Cộng hòa Séc.

Giải Tự do Báo chí Quốc tế (2019) của Phóng viên Không Biên Giới (RSF).

Giải thưởng Martin Ennals (2022).

Tại đêm gala trao giải PEN/Barbey 2024 ở New York, PEN America gọi bà là “một nhà văn, nhà hoạt động tiêu biểu trong cuộc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam”.

Thông qua hội luận, PEN America và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã một lần nữa kêu gọi trả tự do cho bà Phạm Đoan Trang và các nhà văn, nhà báo đang bị giam cầm trên khắp thế giới.

Sự kiện không chỉ tôn vinh lòng dũng cảm của bà Trang mà còn nhắc nhở cộng đồng quốc tế về trách nhiệm bảo vệ những giá trị tự do cơ bản.

5 người Việt bị nhóm đồng hương bắt cóc, tra tấn, giết chết ở Cambodia

Ba’o Nguoi-Viet

November 11, 2024

AN GIANG, Việt Nam (NV) – Năm người Việt Nam sau khi bị lừa sang Cambodia đã bị nhóm đồng hương bắt cóc, tra tấn dã man buộc gia đình gửi tiền sang “chuộc mạng.”

Theo báo VNExpress hôm 11 Tháng Mười Một, Công An Tỉnh An Giang đã đề nghị truy tố bị can Lê Duy Cường, 24 tuổi, ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, về tội “giết người, cướp tài sản và bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.”

Các bị can trong vụ bắt cóc tống tiền đồng hương. (Hình: VNExpress)

Ngoài ra, các bị can Nguyễn Khắc Mạnh, 34 tuổi, quê Nghệ An; Nguyễn Văn Khoa, 29 tuổi, quê Nghệ An; Hoàng Văn Thanh, 24 tuổi, quê Thanh Hóa, và Nguyễn Ngọc Thảo, Phan Sỹ Dũng (cùng 27 tuổi) cũng bị đề nghị truy tố về tội “cướp tài sản” và “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.”

Liên quan vụ án, một số nghi can đang bỏ trốn, công an đang truy bắt để tiếp tực xử lý sau.

“Đây là vụ án có tính chất ‘đặc biệt nghiêm trọng,’ kẻ gây án và nạn nhân đều là người Việt Nam. Các nghi can đã tra tấn nạn nhân bằng cách thức dã man, tàn độc,” Công An Tỉnh An Giang cho biết.

Theo điều tra, chiều 24 Tháng Tám, 2023, nhóm năm người quê Hải Dương, Ninh Bình, Bắc Giang, Thanh Hóa, được đưa xuất cảnh lậu sang Cambodia bằng đường mòn ở khu vực biên giới cửa khẩu Long Bình, tỉnh An Giang.

Họ bỏ ra số tiền $6,500 một người để đi theo đầu mối đã liên hệ từ trước với lời hứa qua Cambodia sau đó “đi chui” sang Đài Loan kiếm việc làm.

Tuy nhiên, ngay khi đặt chân tới Cambodia, cả năm người trên bị nhóm Khoa, Mạnh, Thanh lên kế hoạch khống chế, bắt giữ.

Các nạn nhân sau đó bị gí súng, dao, gậy vào người lấy hết tài sản gồm tiền, điện thoại di động… rồi trói tay đưa về nhà trọ của ông Thanh thuê tại xã Sampeou Poun, huyện Kaoh Thom, tỉnh Kandal, Cambodia.

Tại đây, nhóm Thanh, Dũng, Thảo cùng một số người đã tra tấn, đánh đập dã man các nạn nhân.

Toàn bộ việc này được ông Thanh dùng điện thoại quay clip ghi hình, gửi cho người nhà các nạn nhân, yêu cầu họ chuyển tiền “chuộc mạng” người thân.

Quá hoảng sợ, người thân của các nạn nhân đã nhiều lần chuyển tiền với tổng số tiến gần 500 triệu đồng ($19,752) nhưng nhóm côn đồ này vẫn không thả người.

Hình ảnh cắt từ video mà nhóm bắt cóc quay cảnh tra tấn, hành hạ nạn nhân để gửi về cho gia đình đòi tiền “chuộc mạng.” (Hình: An Ninh Thế Giới)

Riêng nạn nhân HVM, quê Hải Dương, do gia đình không chuyển tiền chuộc nên bị nhóm bắt cóc dùng báng súng đánh vào đầu gây chấn thương sọ não và chết sau đó.

Đến hôm 25 Tháng Tám, 2023, sau khi gia đình của ba trong số năm nạn nhân chuyển gần 500 triệu đồng, nhóm của Khoa bỏ đi. Bốn nạn nhân còn lại tự cởi trói rồi bỏ chạy, nhập cảnh lậu ngược về Việt Nam qua khu vực tỉnh An Giang, cầu cứu lực lượng hữu trách.

Qua điều tra, công an xác định nghi can Khoa và đồng phạm đã chiếm đoạt gần 500 triệu đồng của người thân các nạn nhân và hơn 70 triệu đồng ($2,765) tài sản bị cướp.

Liên quan vụ án, trước đó, hồi Tháng Bảy vừa qua, nhóm năm người khác vì đưa các nạn nhân vượt biên trái phép đã bị Tòa Án Tỉnh An Giang tuyên phạt từ năm đến sáu năm rưỡi tù về tội “tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.” (Tr.N) [kn]


 

ĐỪNG NÓI GÌ KHI NÓNG GIẬN

Thao Teresa

  1. Nhiều người cho rằng bộc lộ hết những gì suy nghĩ là thẳng tính nhưng nhớ rằng bộc lộ hết ra không phải thẳng tính mà là thiếu giáo dục.
  2. Lời nói ra như bát nước hất đi không bao giờ lấy lại được, đừng nói cho sướng mồm rồi tự mình làm khổ mình, tự mình làm mất cơ hội của bản thân, tự mình hủy hoại đi mối quan hệ của mình.
  3. Cũng đừng xuề xòa nghĩ rằng người ta sẽ mau quên thôi mà thích nói gì thì nói. Có thể bạn mau quên nhưng chạm vào nỗi đau thì chẳng ai quên được đâu. Đừng vô tư thái quá mà thiếu tế nhị.
  4. Ngàn vạn lần đừng quyết điều gì khi nóng giận. Bình thường chẳng chuyện gì còn chẳng nghĩ suy thấu đáo huống chi là khi con tim đang “to mồm”. Hành động ngu xuẩn khi nóng giận chả khác nào đặt não xuống mông đâu.
  5. Người bản lĩnh sẽ biết chế ngự được cảm xúc biết điều gì phải điều gì là không nên, còn người mà nóng giận dễ dàng bộc lộ ra ngoài, dễ dàng buông lời mạt sát người khác thì suy cho cùng cũng chỉ đang thể hiện bản năng phần “con” của mình thôi.
  6. Học cách ngậm miệng, lắc não trước khi nói hay hành động bất kỳ điều gì không bản thân không vui. Đừng để tay nhanh hơn não mà đẩy mọi chuyện đi xa, rồi than thở xin lỗi. Nhiều cái lỗi không xin được nổi đâu.

Đừng nghĩ xin lỗi là xong chuyện, và cũng đừng nghĩ cứ bù đắp là được. Nó không thể hiện bạn hối lỗi đâu mà chỉ thể hiện bạn là người thiếu nhẫn nại.

  1. Nếu cảm thấy mình không thể kiềm chế được mà dễ nói ra những lời không hay thì đứng lên đi ra ngoài, thoát ra khỏi không gian khiến bản thân ngột ngạt. Thay đổi trạng thái sẽ khiến bạn tốt hơn.
  2. Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công, đừng biến mình thành nô lệ của cảm xúc, chế ngự được cảm xúc mới là bản lĩnh. Còn nếu không có được bản lĩnh đấy thì hãy nghĩ đến hậu quả sau khi nói. Và cũng nhớ rằng bạn không phải cái tâm của vũ trụ mà thích phát ngôn gì cũng được.

(Theo HBR Business School)


 

 Dì ghẻ’ Nguyễn Phương Hằng phá nát tương lai chính trị của con chồng-Trần Anh Quân/SGN

Ba’o Nguoi-Viet

November 7, 2024

Trần Anh Quân/SGN

Ông Huỳnh Uy Dũng có được ngày hôm nay hoàn toàn là nhờ mối quan hệ bên nhà vợ cũ. Con trai cả của ông Dũng và vợ cũ cũng đang đi theo con đường bên nhà ngoại vạch ra: một chân kinh doanh, một chân chính trị. Đây cũng là cách mà ông Dũng từng được bên vợ dẫn dắt. Nhưng có lẽ con ông Dũng sẽ gặp nhiều trắc trở với bà dì ghẻ Nguyễn Phương Hằng.

Chiến thuật chân trái chính trị, chân phải làm kinh doanh của Huỳnh Trần Uy Long

Với căn bệnh vĩ cuồng, hoang tưởng của bà Nguyễn Phương Hằng, có lẽ không còn gì để bàn nữa. Cũng đừng mong một kẻ trọc phú biết nhục nhã hay tự thấy được liêm sĩ là gì. Ông Huỳnh Uy Dũng cũng không hơn gì vợ. Nhưng các con của ông Dũng với người vợ cũ thì khác.

Vợ cũ ông Dũng là bà Trần Thị Tuyết, con gái của ông Ba Thu, giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương và Bình Phước). Cũng nhờ cưới được con nhà quan lớn nên ông Dũng đã tiến thân thần tốc. Từ một kẻ chưa học xong trung học, được cha vợ giới thiệu vô làm ở phòng hậu cần Công An Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Sông Bé, mà ông Dũng một bước lên trời.

Chính từ các mối quan hệ của bên vợ cũ, đầu thập niên 90 ông Dũng được điều làm Giám đốc Công ty sơn mài Thành Lễ (Thalexim – công ty nhà nước). Sau đó Dũng còn được bầu làm chủ tịch Hiệp Hội Điều Việt Nam Khóa II Nhiệm kỳ 1994 – 1996, rồi trở thành đại biểu Quốc Hội Việt Nam khoá 1997-2002. Có thông tin Dũng được chủ tịch nước thời đó là ông Nguyễn Minh Triết nhận làm con nuôi. Từ giai đoạn này ông Dũng hầu như thao túng toàn bộ nền kinh tế Bình Dương với việc xây dựng lần lượt ba khu công nghiệp Sóng Thần 1, 2, 3, và Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến.

Con trai cả của ông Dũng với bà Tuyết là Huỳnh Trần Phi Long, sinh năm 1982, bây giờ cũng đang một chân chính trị, một chân kinh doanh, là đại biểu Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) tỉnh Bình Dương, thành viên Ban Kinh Tế – Ngân Sách HĐND tỉnh (nhiệm kỳ 2021 – 2026); kiêm chủ tịch Hội Doanh Nhân Trẻ tỉnh Bình Dương (2022-2027); phó chủ tịch Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Đồng thời, ông Hội Đồng Long này còn đang làm kinh doanh với các chức vụ gồm: chủ tịch Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) Công ty TNHH Huyndai Bình Dương; chủ tịch HĐQT Công ty Cổ Phần Phát Triển KCN Sóng Thần; phó tổng giám đốc Công ty TNHH Hoàng Gia Cát Tường.

Huỳnh Trần Phi Long và cha, Huỳnh Uy Dũng. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Huỳnh Trần Phi Long được gia đình nhà ngoại vạch rõ con đường kinh doanh phải đi song song với đường chính trị để cân bằng và tiến thân một cách bền vững. Đây cũng là chiến thuật mà nhiều đảng viên CSVN đang đi, khi vừa là chính trị gia, vừa có doanh nghiệp làm kinh tế bên ngoài.

Như trường hợp ông Huỳnh Uy Dũng, hoặc bà Châu Thị Thu Nga, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập Đoàn Đầu Tư Xây Dựng Nhà Đất. Bà Nga từng khai trước toà rằng đã bỏ $1.5 triệu mua chức đại biểu Quốc Hội (nhiệm kỳ 2011-2016) để tiện bề làm ăn, xây dựng mối quan hệ. Bà Đặng Thị Hoàng Yến, chủ tịch Tập Đoàn Tân Tạo cũng từng kiêm chức đại biểu Quốc Hội khoá 2011-2016.

Quốc Hội khoá này thì có Nguyễn Như So, ĐBQH kiêm chủ tịch Tập Đoàn Dabaco; ĐBQH Nguyễn Quang Huân, chủ tịch HĐQT Halcom; Phạm Đức Ấn (Agribank), Lê Minh Chuẩn (TKV), Đỗ Thị Thu Hằng (Sonadezi),… Và hàng ngàn doanh nhân khác trên khắp Việt Nam cũng vừa làm kinh tế, vừa có chân trong Quốc Hội, Hội Đồng Nhân Dân tỉnh/thành, quận/huyện, phường/xã…

Bà mẹ ghẻ gây đại hoạ cho Đại Nam

Chân trái chính trị, chân phải làm ăn, cứ ngỡ là vững, nhưng với tình thế hiện nay thì Huỳnh Trần Phi Long đang bị bà mẹ kế làm rối tung con đường quan lộ. CSVN vốn là một tổ chức coi trọng lý lịch, hình thức, thể diện, bộ mặt cán bộ đảng viên. Các quan chức cộng sản thường kín tiếng và che giấu rất kỹ chuyện đời tư để tránh ảnh hưởng tới sự nghiệp. Vì hầu như ông nào cũng có sai phạm, tham nhũng, hối lộ, vợ bé, con ngoài giá thú… Nhứt là những ông vừa làm chính trị vừa có doanh nghiệp kinh doanh.

Thêm nữa là công ty Đại Nam, khu công nghiệp Sóng Thần, hoặc hệ thống doanh nghiệp dưới tay Huỳnh Uy Dũng, Huỳnh Trần Phi Long thì có sạch sẽ gì đâu. 30 năm nay đã bị lộ ra nhiều tình tiết vi phạm pháp luật, bị rất nhiều bài báo nhà nước đã vạch trần vô số sai phạm. Từ vi phạm luật đất đai, sử dụng đất sai mục đích, tới trốn thuế, làm từ thiện để rửa tiền, phá hoại môi trường, không xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ người dân…

Vậy mà Nguyễn Phương Hằng nổi tiếng tới mức tai tiếng. Để rồi đi đâu người ta cũng biết bà này là mẹ kế của ông Hội Đồng Long. Gà chết bởi tiếng gáy, bà Hằng rõ ràng là vật cản lớn nhất trong sự nghiệp của Phi Long. Có lẽ không phải phía công an, hay những người bị bà Hằng bôi nhọ, mà chính ông Hội Đồng Long này mới là người đầu tiên muốn bà mẹ ghẻ phải vô tù, hoặc làm mọi cách để bà ta im lặng, chẳng hạn bỗng dưng bà Hằng đổ bệnh không rõ nguyên nhân.

Đại hoạ mà bà Hằng tạo ra cho gia tộc Huỳnh Trần đó là gây thù chuốc oán với các thế lực chính trị hiện nay. Mặc dù bà này cố ra vẻ nịnh bợ nhà cầm quyền cộng sản không khác gì dư luận viên, nhưng phải hiểu rằng nội bộ đảng cộng sản hiện nay đã chia ra rất nhiều phe phái, có nhiều phe phía bắc vốn dĩ chẳng ưa gì cái thói khoe khoang lươn lẹo của bà Hằng. Mà Đại Nam và khu công nghiệp Sóng Thần lại là món mồi béo bở mà thế lực nào cũng muốn nuốt chửng.]

Lúc trước thì ông Huỳnh Uy Dũng và thế lực Nguyễn Minh Triết vẫn còn mạnh, nội bộ đảng cộng sản cũng chưa chia rẽ như bây giờ. Nhưng với tình hình chính trị diễn biến bất thường như thời gian gần đây, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Càng khoe của, càng gây chướng mắt thiên hạ, càng tạo nhiều kẻ thù thì càng dễ lâm nạn. Kiếp nạn này có khi Huỳnh Trần Phi Long lãnh đủ! 


 

“Bà Nguyễn Phương Hằng Phát Trực Tiếp, Công Kích Ông Minh Tuệ và Công Ty Thiên Định Tuệ”

Ba’o Dat Viet

November 3, 2024


Sáng nay, như đã nói từ trước, bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện trong một video phát biểu nhắm vào ông Minh Tuệ. Trong phiên phát trực tiếp buổi sáng, bà Hằng tỏ ra xúc động, giọng điệu trầm buồn và không lớn tiếng như thường lệ. Bà khóc nhiều, chia sẻ ý định muốn rời khỏi Việt Nam để định cư ở nước ngoài. Cuối phiên livestream, bà để lại một đoạn “trailer” ngắn, hẹn sẽ trở lại vào lúc 3 giờ chiều để tiếp tục nói về ông Minh Tuệ.

Buổi phát trực tiếp chiều: Lời kêu gọi sao kê và các cáo buộc

Đúng 3 giờ chiều, buổi phát trực tiếp thứ hai của bà Hằng thu hút đông đảo sự chú ý, với nhiều YouTuber tham gia tường thuật và bình luận. Trong video, bà Hằng yêu cầu gia đình ông Minh Tuệ phải công khai sao kê tài chính và sau đó tiếp tục đưa ra yêu cầu tương tự đối với công ty Thiên Định Tuệ – doanh nghiệp có liên quan đến ông Tuệ. Tuy nhiên, suốt buổi phát biểu, bà Hằng không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh các cáo buộc cá nhân nhắm vào ông Tuệ. Thay vào đó, bà dùng nhiều lời lẽ nặng nề, chỉ trích ông bằng những từ ngữ xúc phạm như “thằng miệng hô” hay “ôm nồi cơm điện hại đất nước”.

Phản ứng từ phía công ty Thiên Định Tuệ

Hai ngày trước, công ty Thiên Định Tuệ cùng ông Lê Anh Tuấn – một nhân vật được cho là liên quan đến vụ việc – đã gửi đơn kiến nghị đến Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an, và PA05 tỉnh Gia Lai. Đơn kiến nghị này yêu cầu cơ quan chức năng xử lý các cá nhân và tổ chức có hành vi đưa tin ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của họ. Sau khi bị bà Hằng nhắc đến trực tiếp trong buổi livestream hôm nay, công ty này có thể sẽ tiếp tục các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình.

Tương tác từ phía người xem

Trong suốt phiên livestream, khán giả tham gia đông đảo, để lại rất nhiều bình luận. Đáng chú ý, một lượng lớn người xem đã liên tục gửi bình luận với nội dung “T30”, được cho là ám chỉ việc bà Hằng vừa mới ra tù cách đây không lâu. Hành động này cho thấy một bộ phận khán giả đang có phản ứng tiêu cực đối với bà Hằng, đồng thời nhấn mạnh rằng sự quan tâm của công chúng dành cho bà không hoàn toàn mang tính ủng hộ.

Với những phát ngôn và hành động trực tuyến ngày hôm nay, bà Nguyễn Phương Hằng tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận, nhưng không đưa ra bằng chứng cụ thể cho các cáo buộc. Trong khi đó, phía công ty Thiên Định Tuệ có thể sẽ gia tăng các động thái pháp lý nhằm bảo vệ uy tín và quyền lợi của mình, đặc biệt sau khi bị bà Hằng nhắc tên công khai. Diễn biến vụ việc cho thấy sự phức tạp của những xung đột cá nhân được công khai trên mạng xã hội, và khả năng sẽ có những hệ quả pháp lý kéo dài.

Xem thêm:

Youtuber Phương Hằng xấc lược gọi sư Minh Tuệ là ‘Cu Tuệ’

(Báo Nguoi-Viet)


 

Bất chấp rủi ro, hàng đoàn người Việt vẫn rời bỏ đất nước

RFA

Năm năm trước, cái chết của 39 người Việt di cư ở Anh đã làm cả thế giới bàng hoàng. Nhưng thảm kịch này vẫn không ngăn được bước chân của nhiều người.

Bài viết của Allegra Mendelson cho Chuyên mục Điều tra của RFA
2024.10.26

Những người di cư từ Việt Nam và các nước khác rời tàu của Viện Cứu hộ Quốc gia Hoàng Gia ở Anh. Họ được giải cứu ở eo biển Manche sau khi rời Pháp ngày 4/8/2021

 Peter Nicholls/Reuters

Đọc bản tiếng Anh

Nghệ An/London: Năm năm trước, anh Cường rời nhà của mình ở Nghệ An, một tỉnh bắc Trung bộ của Việt Nam, để đi lao động ở nước ngoài. Trong đầu anh chỉ có một mục tiêu duy nhất, đó là: kiếm thêm tiền để nuôi vợ và ba con.

Đầu tiên, anh đi tới Romania – nơi người ta nói là người Việt Nam dễ xin được visa (thị thực) cũng như kiếm được việc có thu nhập khá. Nhưng từ khi đặt chân đến đây anh phải chuyển qua một loạt các công việc lao động chân tay khác nhau nhưng lương anh nhận được cũng chỉ ở mức 500 USD – chưa bằng 1/3 số tiền người ta đã hứa hẹn với anh trước  đây.

Vì phải trang trải chi phí sinh hoạt và trả tiền hối lộ cho mỗi lần chuyển việc, sau bốn năm, anh thậm chí đã không kiếm đủ số tiền gần 7.000 USD mà anh đã vay ngân hàng để trả cho công ty môi giới ngay từ đầu để được đưa tới Romania.

“Trong khoảng thời gian đó, tôi nhận được một cuộc gọi từ một nhóm đưa người di cư bất hợp pháp. Họ nói rằng họ có thể đưa tôi tới Anh” – người đàn ông 39 tuổi kể lại với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua một người phiên dịch viên vào đầu tháng 9 vừa qua.

“Tôi đã e sợ nhưng sau khi một nhóm người di cư khác đi với họ và đến nơi được, tôi nghĩ như vậy là an toàn nên cũng đã đồng ý đi”.

Trong một tuần trời, anh bị nhồi vào ngồi ở thùng của nhiều xe tải và ngủ ở các nhà kho, nơi mà 20 người con người chỉ được ăn chung một ổ bánh mỳ.

Khi cả nhóm đến được “đích” – một khu vực bờ biển dọc eo biển Manche, anh Cường đã mất phương hướng tới mức anh thậm chí không hề biết mình đang ở nước nào.

Và đây là cảm nhận của anh trong một buổi tối tháng 6/2023 khi chứng kiến “ít nhất 60 người” được chất lên một chiếc thuyền nhỏ oanh liệt.

“Trong suốt chuyến đi tôi đã cầu xin Chúa cho tôi được sống sót. Tôi đã rất sợ và quanh quẩn với ý nghĩ rằng ‘thuyền này bị chở nặng quá và tôi sẽ không đến nơi được’ ” – anh chia sẻ.

Tôi đã quyết định rằng sẽ không bao giờ làm việc gì như thế này nữa. Nếu sau này có ai đó rủ tôi đi như vậy, tôi sẽ nói không”.

Hoàn cảnh của anh Cường cũng không khá hơn nhiều sau khi lên bờ. Anh lại rơi vào cảnh nợ nần, nợ những kẻ đưa anh tới Anh hơn 26.000 USD. Anh đã đồng ý làm việc tại một trang trại cần sa để trả nợ nhưng đã bị sa thải trong năm nay và trở thành người vô gia cư, không việc làm và rỗng túi hơn so với hồi anh mới rời Việt Nam.

Mặc dù vậy, anh tự thấy mình may mắn. “Ít nhất tôi vẫn còn sống” – anh nói với RFA từ Luân Đôn – nơi anh đã sống kể từ khi mất việc.

Không phải tất cả những người dấn thân vào hành trình này đều được như vậy.

Cùng năm anh Cường rời Việt Nam, 39 người Việt khác cũng bắt đầu cuộc hành trình đến Anh. Vào tối ngày  22/10/2019, nhóm người này đã ngồi trong thùng của một chiếc xe đông lạnh tại Bỉ hướng đến Essex, một quận hạt nằm ở bờ biển phía đông nam nước Anh. Mười hai giờ sau, tất cả họ đều chết vì ngạt thở và hạ thân nhiệt.

Cảnh sát áp tải chiếc xe đông lạnh đã bị phát hiện có chứa thi thể của 39 người Việt di cư tại Thurrock, miền nam nước Anh. Ảnh chụp ngày 23/10/2019. Nguồn ảnh: Alastair Grant/AP

Ảnh 2: Cảnh sát áp tải chiếc xe đông lạnh đã bị phát hiện có chứa thi thể của 39 người Việt di cư tại Thurrock, miền nam nước Anh. Ảnh chụp ngày 23/10/2019. Nguồn ảnh: Alastair Grant/AP

Vụ việc này – vào thời đó là thảm kịch di cư tồi tệ nhất ở Anh trong vòng hơn hai thập kỷ – đã gây chấn động cả thế giới. Mặc dầu vậy, nó vẫn không ngăn được những người ở Việt Nam đi ra nước ngoài để tìm kiếm những cơ hội tốt hơn.

Cho dù họ đi bằng đường biển hay đường bộ, hàng ngàn người như anh Cường, kể từ đó, đã tiếp tục đánh cược sinh mạng và những đồng tiền chắt chiu tiết kiệm của mình với những kẻ môi giới xấu xa, tìm cách kiếm tiền từ những con người tuyệt vọng và dễ tổn thương.

Trong tháng 8 và tháng 9 năm nay, phóng viên RFA đã đến Việt Nam, Anh và Canada để nói chuyến với những người di cư và những nạn nhân của nạn buôn người, gia đình của họ cũng như các nhà nghiên cứu và các tổ chức hỗ trợ để tìm hiểu tại sao rất nhiều người vẫn rời Việt Nam ra đi,  quá trình này thực sự như thế nào, và điều gì thường xảy đến với những người cuối cùng đã sang được nước ngoài.

Những sự thôi thúc

Nhiều người trong số người Việt ra đi có quê ở Nghệ An –  tỉnh lớn nhất cả nước, giáp ranh với Hà Tĩnh. Hầu hết trong số 39 nạn nhân trong vụ việc tại Essex đều xuất thân từ hai tỉnh này.

Nghệ An có vai trò quan trọng trong lịch sử của đất nước. Ông Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo được kính trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam đồng thời là Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam, được sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở xã Kim Liên, cách Vinh, thủ phủ của tỉnh 15 km về phía tây.

Nhưng di sản đó đã không giúp tỉnh tránh được việc trở thành một trong những địa phương nghèo nhất cả nước. Không có đủ việc để nuôi sống toàn bộ dân số 3,3 triệu người, vì vậy người dân “muốn đi nước ngoài để kiếm thêm tiền” – anh Mau, một kỹ sư điện từ Nghệ An, người quản trị nhóm Facebook ‘Người Nghệ An’ với hơn 44.000 thành viên cho biết.

Một biệt thự mới mọc lên phía sau một ngôi nhà truyền thống cũ trong một ngôi làng ở tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 10/10/2020. Nguồn ảnh: Nhac Nguyen/AFP

Làm ruộng– nguồn thu nhập chính của hầu hết cư dân – luôn gặp thách thức vì thời tiết nổi tiếng bấp bênh, khắc nghiệt của tỉnh. “Khi nóng thì rất nóng. Khi mưa thì mưa rất nhiều, còn gây ra cả lũ lụt” – anh Mau giải thích. Những diễn biến thời tiết cực đoan này dự kiến sẽ còn tồi hơn trong 20 năm tới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nhiệt độ gia tăng.

Công ăn việc làm ngoài lĩnh vực nông nghiệp rất ít. Một dúm nhà máy được xây dựng ở các khu vực nông thôn không đủ tương xứng với nguồn cung lao động, đặc biệt là khi dân số của tỉnh vẫn tiếp tục tăng.

Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở Nghệ An vào năm 2022 là 3,639 triệu đồng (khoảng 150 USD) – thấp hơn hơn 1 triệu đồng so với mức trung bình quốc gia. Thu nhập từ lương và tiền công có liên quan tới các loại việc làm chính thức, thậm chí còn thấp hơn, chỉ ở mức 1,758 triệu đồng mỗi tháng (khoảng 71 USD).

Ngoài ra, áp bức về chính trị cũng là một lý do khiến người dân ra đi.

Về mặt giấy tờ, văn bản, một số quyền tự do đã được ghi trong Hiến pháp của Việt Nam, nhưng trên thực tế, Chính phủ duy trì sự kiểm soát chặt chẽ quyền lực bằng cách ngăn chặn quyền tiếp cận thông tin, hạn chế không gian dân sự và giới hạn mọi hình thức bất đồng, đối lập về chính trị.

Bối cảnh này cũng là một phần trong những lý do khiến anh Cường quyết định rời Việt Nam ra đi.

Vài năm trước khi sang Romania, anh đã tham gia cuộc biểu tình phản đối một tập đoàn sản xuất nước ngoài đã xả thải hóa chất ra biển, làm chết hàng triệu con cá và lấy đi công ăn việc làm của các cộng đồng địa phương mà không bồi thường. Đây là một trong những cuộc biểu tình công khai lớn nhất ở Việt Nam trong những năm gần đây.

Các nhà hoạt động Việt Nam cầm biểu ngữ với nội dung “Hủy hoại môi sinh là giết người” và “Trả lại nước biển sạch cho chúng tôi” trong một cuộc biểu tình tại Đài Bắc, kêu gọi Công ty Thép Formosa Hà Tĩnh phải chịu trách nhiệm làm sạch môi trường sau vụ xả thải hóa chất ra biển. Ảnh chụp ngày 10/8/2016. Nguồn ảnh: Chiang Ying-ying/AP

Ít nhất 41 nhà hoạt động tham gia các cuộc biểu tình này đã bị bỏ tù và 31 người đến nay vẫn còn bị giam giữ. Anh Cường nói với RFA rằng trên đường từ cuộc biểu tình về, anh đã bị công an mặc thường phục theo dõi. Mặc dù sau đó anh chưa từng phải trực tiếp gặp chính quyền về vấn đề này nhưng trải nghiệm này luôn làm anh ám ảnh, sợ hãi.

“Tôi cảm thấy rằng họ luôn để mắt tới tôi. Điều đó làm tôi sợ hãi khi phải rời khỏi nhà, thậm chí để đi làm và kiếm tiền” – anh chia sẻ.

Chủ động tìm kiếm cơ hội

Những người dân ở các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trò chuyện với phóng viên RFA đã mô tả ba cách thức/con đường mà hầu hết người dân có ý định ra nước ngoài thường sử dụng. Cách thứ nhất là thông qua các chương trình của Chính phủ, chủ yếu được thực hiện bởi hơn 500 công ty có giấy phép xuất khẩu lao động. Các công ty này lo việc tuyển dụng, nhập cư, đi lại và sắp xếp công việc cho người lao động Việt Nam khi ở nước ngoài.

Chính phủ Việt Nam từ lâu đã ủng hộ và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động, thường xuyên khuyến khích công dân của mình làm việc ở nước ngoài để nâng cao “chất lượng lực lượng lao động quốc gia” và thúc đẩy “hội nhập quốc tế”.

Hai chị phụ nữ đang lao động trên cánh đồng lúa – công việc phổ biến nhất ở khu vực phía  nam tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 19/8/2024. Nguồn ảnh: Allegra Mendelson/RFA

Trong năm 2023, đã có 160.000 công dân Việt Nam ra nước ngoài làm việc thông qua các chương trình được Chính phủ bảo trợ, tăng từ mức 142.000 người của năm 2022. Phần lớn các chương trình này đưa công nhân đi làm việc ở khu vực Đông Á, với hơn 90% số lao động sang Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc trong năm ngoái.

Tuy nhiên, Việt Nam không có thỏa thuận xuất khẩu lao động với hầu hết các nước châu Âu và Bắc Mỹ – nơi nhiều người dân muốn đến vì họ tin rằng, ở những nơi đó, họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

Thay vì dựa vào các chương trình của Chính phủ, những người có ý định di cư này thường trông cậy vào các công ty tư nhân giống như công ty mà anh Cường đã sử dụng. Các công ty này không phải là pháp nhân hợp pháp ở Việt Nam nhưng người muốn đi lao động nước ngoài thường trả tiền dịch vụ cho họ để được chỉ dẫn và hỗ trợ đi qua các kênh di cư hợp pháp, nghĩa là có được visa và việc làm hợp pháp.

Mặc dù sử dụng dịch vụ của các công ty độc lập này, những người có ý định di cư vẫn có thể gặp các trở ngại, ở khía cạnh ngôn ngữ hoặc các kỹ năng khác, khiến họ không đủ tiêu chuẩn để được cấp visa. Trong những trường hợp này, họ chỉ có một lựa chọn duy nhất là ra nước ngoài bất hợp pháp với visa du lịch hoặc hoàn toàn không có visa và làm điều này thông qua các kế hoạch thường do các nhóm buôn người và đưa người di cư bất hợp pháp thực hiện.

Một văn phòng cung cấp dịch vụ hỗ trợ du học và việc làm ở nước ngoài nằm trên một con đường ở phía bắc xã Đô Thành, tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 19/8/2024.  Nguồn ảnh: Allegra Mendelson/RFA

Dù đi bằng con đường nào đi chăng nữa, động lực chính của việc ra đi vẫn là để kiếm được nhiều tiền hơn để gửi về hỗ trợ gia đình. Năm 2023, lượng kiều hối ghi nhận ở Việt Nam đạt tổng cộng 14 tỷ USD – chiếm hơn 3% Tổng Thu nhập Quốc nội  (GDP) của nước này – và dự kiến sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm tới, theo Tổ chức Đối tác Tri thức Toàn cầu về Di cư và Phát triển (Knomad) – một nền tảng theo dõi tình hình di cư.

Nước duy nhất ở Đông Nam Á vượt qua Việt Nam về mặt kiều hối là Philippines – một quốc gia cũng có tỷ lệ di cư ra nước ngoài đạt mức cao hàng năm. Theo Knomad, cả hai quốc gia này có tới 40% đến 60% lao động xuất khẩu đến Mỹ và Anh, nơi có mức lương cao hơn.

Làng Tỷ Phú

Nằm ngay phía bắc thành phố Vinh (Nghệ An), Đô Thành là một xã có rất nhiều người dân rời quê để đến Bắc Mỹ và châu Âu làm việc, cả bằng con đường hợp pháp lẫn bất hợp pháp.

Được gọi là “Làng tỷ phú”, thị trấn này, trong những năm gần đây, đã lột xác nhờ lượng kiều hối hào phóng được thân nhân từ nước ngoài gửi về. Khi đến thăm vào giữa tháng 8, phóng viên RFA đã được đích mục sở thị sự trù phú của thị trấn này – nơi các con phố được bao bọc bởi những cánh cổng mạ vàng lớn quây quanh các ngôi nhà nhiều tầng vừa được chỉnh trang.

Những ngôi nhà mới xây mọc lên phía sau những ngôi nhà cũ tại xã Đô Thành, tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 29/10/2019. Nguồn ảnh: Kham/Reuters

“Ở thị trấn này, mỗi gia đình đều có ít nhất một người thân đã đi nước ngoài làm việc” – ông Ninh, một người dân sống lâu năm ở đây cho biết. Ông và những người khác trò chuyện với phóng viên RFA và được dẫn lời trong bài báo này, đã yêu cầu chúng tôi chỉ sử dụng tên gọi (không phải tên đầy đủ) hoặc biệt danh của họ vì tính nhạy cảm của vấn đề di cư ở Việt Nam.

Ông Ninh, một người đàn ông có nét mặt tươi cười ở độ tuổi 50, đón nhận và tự hào về tiếng tăm của quê hương mình. Bốn trong số năm người con của ông đã đi làm xây dựng và làm nail (làmmóng chân, móng tay)  ở Canada và châu Âu. Khi phóng viên RFA trò chuyện với ông Ninh, con út của ông, người gần đây vừa bước sang tuổi 20, đang chuẩn bị bay sang Canada để làm việc tại một nông trại.

Để đưa các con ra nước ngoài, ông Ninh đã sử dụng dịch vụ của một công ty tư nhân để họ lo việc xin cấp visa, sắp xếp việc đi lại và việc làm ở nước ngoài. Ông nói với RFA rằng các con của ông đều ra nước ngoài một cách hợp pháp và đều có visa làm việc hai năm.

Mặc dù thấp hơn đáng kể so với mức lương tối thiểu theo tiêu chuẩn phương Tây, số tiền họ nhận được vẫn cao hơn nhiều so với thu nhập họ có thể kiếm được ở Việt Nam.

“Nếu các con tôi ở lại Việt Nam, chúng chỉ có thể làm những công việc chân tay và sẽ không được trả nhiều tiền” – ông Ninh giải thích rồi dừng lại để rít một hơi từ cái điếu cày của mình.

“Cách tôi nhìn việc này là: đi ra nước ngoài với chúng có khi còn tốt hơn. Chúng có thể làm cùng một công việc nhưng được trả lương cao hơn”.

Một con phố được bao bọc bởi những cánh cổng trang trí công phu và những ngôi nhà nhiều tầng ở xã Đô Thành, tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp ngày 19/8/2024.  Nguồn ảnh: RFA

Đánh cược bằng tiền tiết kiệm cả đời

Mặc dù động lực ra đi rất lớn, việc đưa một người thân ra nước ngoài đòi hỏi nhiều tháng lên kế hoạch cũng như một sự đầu tư tiền bạc khổng lồ từ toàn bộ gia đình.

Ông Ninh đã phải trả 30.000 đô la để đưa mỗi người con của mình ra nước ngoài – số tiền này lớn hơn 200 lần thu nhập trung bình hàng tháng của người dân ở Nghệ An. Để có được số tiền này, ông phải vay nhiều khoản từ ngân hàng, cầm cố ngôi nhà của mình và vay mượn từ bạn bè, gia đình. Mỗi lần các con ông gửi tiền về – vài ngàn đô la mỗi tháng – số tiền đó được để dành để lo cho người con tiếp theo ra nước ngoài.

Và giờ đây khi người con út của ông đi ra nước ngoài, gia đình ông sẽ có đủ tiền để bắt đầu trả nợ, nhưng sẽ mất nhiều thời gian [để trả hết nợ] – ông nói.

Bà Hồng, một người bán hàng ăn ở xã Đô Thành, cũng phải trả 30.000 USD để đưa con trai sang Canada.

Bà nói với RFA rằng con trai bà đã thu xếp hầu hết mọi việc và tất cả những gì bà biết là số tiền này đã được trả cho một “công ty có trụ sở tại Canada chuyên hỗ trợ những người Việt có ý định di cư”. Nhưng cũng giống như trường hợp của ông Ninh, khoản chi phí này có ảnh hưởng rất lớn đối với [kinh tế của] gia đình bà.

“Chúng tôi đã phải thế chấp ngôi nhà của mình nhưng cũng chỉ trang trải được khoảng 70% khoản phí. Vì vậy chúng tôi phải vay mượn từ gia đình, họ hàng số tiền còn lại” – bà Hồng giải thích.

Mặc dù nói rằng đã sử dụng dịch vụ của một công ty môi giới độc lập và các con ông đều ra nước ngoài một cách hợp pháp, ông Ninh lưu ý rằng ban đầu rất khó phân biệt giữa môi giới tốt và môi giới lừa đảo.

“Tôi đã rất sợ sẽ trở thành nạn nhân của việc lừa đảo. Chúng tôi đã trả rất nhiều tiền và phải hy sinh rất nhiều để có được số tiền đó trong khi chỉ có một trong 10 trường hợp như vậy là thành công” – ông Ninh chia sẻ.

Ông có lý do chính đáng để lo sợ. Năm ngoái, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam đã phát hiện ra ngày càng nhiều vụ lừa đảo thực hiện bởi các công ty giả danh là cơ quan xuất khẩu lao động hợp pháp.

Một số công ty chỉ muốn kiếm lời, lừa những người có ý định di cư để lấy tiền tiết kiệm cả đời của họ. Trong khi đó, những công ty khác lại tham gia mạng lưới lừa đảo lao động cưỡng bức nham hiểm hơn nhiều, đưa những người lao động dễ bị tổn thương vào các cơ sở ở Campuchia và Myanmar và bắt họ thực hiện các hoạt động lừa đảo trên không gian mạng.

Một báo cáo gần đây của Viện Hòa bình Mỹ cho thấy các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh là “điểm nóng của nạn buôn người”, phục vụ cho các cơ sở và sòng bạc lừa đảo đang ngày càng phổ biến ở hai quốc gia nói trên.

Một phụ nữ chở hàng bằng xe máy ở huyện Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 29/10/2019. Nguồn ảnh: Nhac Nguyen/AFP

Minh, một thợ ảnh trẻ ở Vinh đã tránh được việc trở thành nạn nhân của nạn buôn người nhưng lại bị lừa mất tiền tiết kiệm. Anh nói với RFA rằng khi anh đang vật lộn để tìm việc ở Việt Nam thì nghe về một cặp vợ chồng sống tại Nghệ An cung cấp các dịch vụ hợp pháp để hỗ trợ người muốn đi Canada.

“Khi đó, tôi chỉ nghe thấy những câu chuyện thành công của những người đã ra nước ngoài và kiếm được rất nhiều tiền. Vì thế, tôi nghĩ rằng mình không có gì phải lo sợ”- anh nói.

Anh đã trả cho cặp vợ chồng này khoản phí ban đầu là 90 triệu đồng (3.650 USD) nhưng sau một năm vẫn chưa hề nhận được tin tức gì.

“Họ nói với tôi rằng các giấy tờ chứng minh của tôi không đầy đủ nhưng tôi chắc chắn rằng họ thậm chí chưa bao giờ gửi hồ sơ của tôi đi. Họ chỉ lấy tiền của tôi và không làm gì cả” – anh nói.

Anh cho biết anh đã dành phần lớn số tiền tiết kiệm của mình vào khoản tiền đặt cọc này. Với lượng công việc ít ỏi có được ở Việt Nam, anh đã mất hơn một năm để kiếm lại số tiền đó.

Các công ty môi giới

Mặc dù sử dụng dịch vụ của các công ty môi giới có rủi ro nhưng họ vẫn là một phần không thể thiếu của thị trường xuất khẩu lao động.

Các công ty hợp pháp và bất hợp pháp thường có trụ sở hoặc chi nhánh/công ty con ở những khu vực có tỷ lệ di cư cao. Tại Thiên Lộc, một xã ở phía đông bắc tỉnh Hà Tĩnh – nơi có nhiều người đã di cư ra nước ngoài trong những năm gần đây – có một số công ty môi giới được biết đến là đã giúp đưa lao động sang Hungary và sau đó là những nơi khác ở châu Âu. Trước khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, hầu hết người lao động thường bay đến Nga trước.

Chị Hà, một chủ tiệm làm đẹp trẻ tuổi ở Thiên Lộc, nói với RFA rằng đây là cách chồng chị lúc đầu dùng để rời quê đi nước ngoài vào năm 2018.

“Ban đầu, chồng tôi bay đến Nga bằng visa du lịch. Sau đó, anh ấy được đưa bằng đường bộ đến Đức và làm việc tại một nhà hàng có sử dụng người lao động không có giấy tờ” – chị Hà nói với RFA thông qua một phiên dịch viên tại tiệm của chị hồi giữa tháng 8.

“Anh ấy muốn ở lại Đức nhưng không xin được visa, vì vậy anh ấy đã đi sang Pháp, nhưng lại gặp vấn đề tương tự ở đó nên anh ấy lại sang Anh – nơi anh ấy hy vọng sẽ có thể ở lâu dài”.

Chị Hà không biết cụ thể tình hình của chồng mình, chỉ biết rằng anh đã tìm được việc làm tại một tiệm làm móng và đã nộp hồ sơ xin ở lại Anh lâu dài.

“Giờ anh ấy làm móng còn giỏi hơn cả tôi” – chị nói đùa trước khi nét mặt trở nên nghiêm nghị và đôi mắt ngấn lệ.

Chị và chồng thường trò chuyện trên điện thoại khi có thể và anh ấy đã gửi tiền về cho gia đình. Tuy nhiên, khoảng cách địa lý và việc không biết khi nào được đoàn tụ là những trở ngại không dễ vượt qua với chị và các con.

“Đã sáu năm rồi kể từ khi tôi ở bên anh ấy lần cuối và tôi không biết lần gặp tiếp theo sẽ là khi nào” – chị nói.

Nhưng chị cảm thấy may mắn vì chồng chị vẫn được an toàn, đặc biệt là khi các gia đình khác ở huyện Can Lộc cũng có người thân đi nước ngoài nhưng đã không bao giờ còn được nhìn thấy người thân của mình nữa.

Ảnh chân dung cô Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, một trong 39 người di cư Việt Nam được tìm thấy đã chết trong một chiếc xe tải ở Anh, trên bàn thờ của gia đình cô ở Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 26/10/2019. Nguồn ảnh: AFP

Bà Nguyễn Thị Phong cùng chồng sống ở thị trấn Nghèn, gần xã Thiên Lộc, đã trở thành một trong những gia đình như vậy khi con gái họ, cô Phạm Thị Trà My, đã chết một cách oan nghiệt trong thùng của một chiếc xe tải ở Essex ở tuổi 26.

Háo hức đi Anh, Trà My đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ một công ty môi giới địa phương. Trong khi gia đình giúp thu xếp số tiền 40.000 USD để chi trả tiền đi lại và phí môi giới, Trà My đã tự mình sắp xếp hầu hết mọi việc.

“Nó đã tự mình sắp xếp mọi thứ, vì thế, chúng tôi không biết nhiều về hành trình này cho đến khi sự việc xảy ra” – mẹ cô, bà Nguyễn Thị Phong, nói với RFA vào giữa tháng 8.

Từ Việt Nam, đầu tiên Trà My đi sang Trung Quốc. Cô ở lại đó vài ngày rồi tiếp tục đến Pháp và cuối cùng là Bỉ, nơi cô lên chiếc xe tải đi đến Essex.

Trà My là người đã báo động về tình hình bên trong chiếc xe tải. Buổi tối trước ngày các thi thể được tìm thấy, cô đã gửi tin nhắn dưới đây cho bố mẹ mình: “Con xin lỗi bố mẹ. Đường đi nước ngoài của con không thành. Con chết vì không thở được. Con thương bố mẹ rất nhiều”. Nhưng mọi nỗ lực đã trở nên quá muộn. Chiếc xe tải được tìm thấy vào ngày hôm sau nhưng tất cả những người bên trong đều đã chết.

“Ít nhất nhờ có tin nhắn đó mà các thi thể đã được tìm thấy và cuối cùng được đưa trở về nhà với chúng tôi” – bà Phong nói.

Hai mươi chín người ở Anh và Pháp đã bị kết án liên quan đến vụ việc kinh hoàng này và một số công ty môi giới, trong đó có công ty mà Trà My sử dụng, đã bị đóng cửa – mẹ cô cho biết.

Ông Phạm Văn Thìn, bố của cô  Phạm Thị Trà My, ngồi ở nhà tại tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh chụp ngày 27/10/2019. Nguồn ảnh: Kham/Reuters

Nhưng những tác động lâu dài của vụ việc này ở Việt Nam lại không đáng kể.

Bà Nga, một giáo viên ở Đô Thành, giải thích rằng dù vụ việc đã gây chấn động nhưng nó không ngăn được cuộc di cư ồ ạt theo cách mà nhiều người đã nghĩ.

“Người dân có chút sợ hãi nhưng vẫn rất háo hức đi ra nước ngoài. Họ biết làm vậy là rủi ro, đặc biệt là những người đi trái phép nhưng họ ở thế tuyệt vọng nên tiếp tục mạo hiểm” – bà Nga nói.

Trở ngại duy nhất trong những năm gần đây là các hạn chế mà các nước áp dụng trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Nhưng giờ đây những hạn chế này đã được dỡ bỏ và làn sóng di cư một lần nữa lại tăng vọt.

Từ tháng một đến tháng tư năm nay, Anh đã ghi nhận 1.060 chiếc thuyền nhỏ chở công dân Việt Nam vượt qua eo biển Manche để đến bờ biển nước này – đây là con số cao nhất trong tất cả các quốc gia và gần bằng tổng số thuyền ghi nhận được trong cả năm 2023. Hàng ngàn người Việt Nam khác cũng đã tiếp tục đi đến các nước khác ở châu Âu cũng như châu Á và Bắc Mỹ.

“Kinh tế hiện không được tốt, không có nhiều việc làm. Người ta nhìn thấy tất cả các trường hợp thành công và tiếp tục chọn đi ra nước ngoài nhưng tôi hy vọng họ sẽ nhớ những gì đã xảy ra với con gái tôi và dừng việc mạo hiểm” – bà Phong nói.

Các cây nến được sắp xếp thành số “39” trong một buổi lễ cầu nguyện và tưởng nhớ 39 nạn nhân được tìm thấy chết trong thùng xe tải ở Essex. Ảnh chụp ngày 2/ 11/ 2019. Nguồn ảnh: Yui Mok/AP

Cô đơn và cô lập

Lần đầu tiên anh Quan Tranh, một điều phối viên tại Cộng đồng Người tị nạn từ Việt Nam (CRV) ở Luân Đôn, nhìn thấy anh Cường khi anh đang nằm ngủ bên ngoài văn phòng làm việc mình.

Anh đã tìm cho anh Cường một căn phòng tại một khách sạn do Bộ Nội vụ Anh điều hành đồng thời đã và đang giúp anh nộp đơn xin tị nạn chính thức.

Đạo luật Chống Nô lệ thời Hiện đại của Anh, được thông qua vào năm 2015, đã giúp các nạn nhân của nạn buôn người dễ dàng xin tị nạn hơn. Tuy nhiên, nhiều người như anh Cường không hề biết điều này và do đó đã trở thành nạn nhân của các phi vụ lừa đảo. Họ phải trả tới 17.000 USD để thuê “người kể chuyện” để “chế ra” một câu chuyện tị nạn mà những người kể này cho là sẽ được các cơ quan chính quyền chấp nhận.

Đã phải vay nợ để trả tiền cho các công ty môi giới cho chuyến đi từ Việt Nam, những người di cư còn buộc phải nhanh chóng gom góp, tập hợp thêm một khoản tiền mặt lớn khác để trả cho những người kể chuyện này.

Tiếp theo, họ lại phải chờ đợi khá lâu. Trong khi chính phủ Anh tuyên bố mỗi hồ sơ xin tị nạn sẽ được xử lý trong vòng sáu tháng nhưng anh Tranh cho biết, trên thực  tế, việc xét hồ sơ thường phải mất gần ba năm. Nếu người tị nạn sau đó muốn xin thường trú, sẽ mất thêm năm đến 10 năm nữa.

Chị Hồng vẫy tay chào khi đang bán thịt cho khách từ một tại con đường chính ở Đô Thành. Ảnh chụp ngày 19/8/2024. Nguồn ảnh: Allegra Mendelson/RFA

Tại Mỹ, tình hình cũng tương tự. Một luật sư về nhập cư, trong một cuộc trao đổi với RFA trước đây, giải thích rằng người di cư có thể có tới chín năm cư trú hợp pháp trong khi chờ hồ sơ xin tị nạn của họ được xử lý.

Tại Canada, một điểm đến được ưa chuộng khác, thường mất 3-4 năm để hồ sơ tị nạn được xử lý và thêm vài năm nữa để có được quyền cư trú –  ông Lê, một người làm việc tại Trung tâm Cộng đồng người Việt ở Canada cho biết.

Để ứng phó với số lượng lớn người di cư, Anh và Việt Nam đã ký một thỏa thuận vào tháng tư năm nay, cam kết tăng cường chia sẻ thông tin tình báo, thuận lợi hóa hơn việc hồi hương những người “không có quyền ở lại Anh” và thúc đẩy di cư bằng các con đường hợp pháp.

Mặc dù còn quá sớm để thấy được tác động rõ rệt từ thỏa thuận này nhưng anh Tranh nghi ngại rằng nó sẽ dẫn đến việc tỷ lệ người bị trục xuất về Việt Nam cao hơn. Tuy nhiên, khi nói đến việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến các cuộc di cư ồ ạt, người dân Nghệ An và Hà Tĩnh nói với RFA rằng những gì đang được làm vẫn chưa đủ: hầu hết các nỗ lực của Chính phủ vẫn tập trung vào khuyến khích di cư ra nước ngoài hơn là cải thiện nền kinh tế địa phương.

Những yêu cầu bình luận của RFA gửi tới giới chức phụ trách lao động quốc gia và các sở ban ngành ở Hà Tĩnh và Nghệ An, chưa có được hồi đáp vào thời điểm đăng tải bài báo này. Các quan chức địa phương đã công bố kế hoạch thúc đẩy phát triển và kinh tế và lần gần đây nhất là một nỗ lực cải thiện giáo dục và cơ hội việc làm đến năm 2030. Nhưng ngay cả khi chính sách này thành công, sẽ mất nhiều năm để nhìn thấy tác động của chúng thực tế.

Anh Quan Tranh xem bức ảnh chân dung anh Cường – bức ảnh được chụp ngay sau khi anh Tranh phát hiện ra anh Cường nằm ngủ ở phía ngoài văn phòng làm việc của mình – đây cũng là lần đầu tiên họ gặp nhau ở Luân Đôn. Ảnh chụp ngày 4/9/2024 bởi Alastair McCready cho RFA

Trong khi đó, đối với nhiều người di cư, việc trở về Việt Nam là không thể.

“Hồi đầu, khi rời Việt Nam, tôi đã phải vay tiền ngân hàng để trả cho công ty môi giới và tôi vẫn chưa thể hoàn trả số tiến này kể từ khi ra nước ngoài” – anh Cường nói. “Nếu tôi trở về Việt Nam trước khi trả nợ [ngân hàng], tôi e rằng họ sẽ báo tôi ra công an”.

Anh Cường cảm thấy mình không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục chờ đợi việc xét duyệt hồ sơ xin tị nạn ở Anh với hy vọng rằng hồ sơ của anh sẽ được chấp thuận và anh sẽ sớm tìm được việc làm.

“Tôi ước rằng tôi đã chưa bao giờ đến châu Âu thông qua các công ty môi giới xấu xa, lừa đảo” – anh nói và thêm rằng: “Nếu biết mọi việc trở nên thế này, tôi đã không làm như vậy”.

* Biên tập bởi Abby Seiff và Boer Deng. 


 

Nhiều người Việt Nam bị lừa đóng tiền tham gia show ‘Hẹn Hò Tại Mỹ’

Ba’o Nguoi-Viet

October 24, 2024

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Diễn viên, MC Cát Tường, vừa lên tiếng cảnh báo về chuyện nhiều người ở Việt Nam bị lừa đóng hàng chục ngàn đô la “lệ phí” để được tham gia chương trình “Bạn Muốn Hẹn Hò Tại Mỹ.”

Cô Cát Tường được biết đến là người từng dẫn show “Bạn Muốn Hẹn Hò” phát sóng trên kênh HTV ở Sài Gòn trước năm 2019.

Trang Facebook “Hẹn Hò-Nên Duyên ở USA Hoa Kỳ” chạy quảng cáo trên mạng xã hội để thu hút nhiều con mồi. (Hình: Chụp qua màn hình)

Hiện cô đang bị mạo danh và dùng hình ảnh trong show cũ để dụ dỗ các nạn nhân tham gia chương trình “Bạn Muốn Hẹn Hò Tại Mỹ.”

Theo tờ Thanh Niên hôm 24 Tháng Mười, nữ MC viết trên trang cá nhân: “Trời ơi khổ quá cả nhà ơi, Tường cảnh báo và đính chính biết bao nhiêu lần rồi. Tường không bao giờ làm gì trên mạng mà kêu mọi người đóng tiền. Hiện tại rất nhiều người bị gạt, xin khán giả tìm hiểu kỹ thông tin. Cái gì đụng đến tiền thì phải hết sức tỉnh táo. Cám ơn vì quý khán giả đã yêu quý Tường nhưng vì quý Tường mà bị gạt tiền thì thật sự Tường rất buồn và cảm thấy rất bất lực.”

Theo lời cô Cát Tường, trang Facebook “Hẹn Hò-Nên Duyên ở USA Hoa Kỳ” chạy quảng cáo trên mạng xã hội để thu hút nhiều con mồi.

Có một số nạn nhân bị lừa tiền, chuyển khoản hơn $26,000.

Diễn viên, MC Cát Tường được biết đến là người từng dẫn show “Bạn Muốn Hẹn Hò” phát sóng trên kênh HTV ở Sài Gòn. (Hình: Thanh Niên)

Một số nạn nhân sau khi nhận ra mình bị lừa đã yêu cầu cô lên tiếng để tránh việc nhiều người khác rơi vào bẫy của kẻ xấu.

Cùng thời điểm, MCV group, nhà sản xuất của show “Bạn Muốn Hẹn Hò” cũng đưa khuyến cáo trên Facebook: “Các đối tượng [người] này giả mạo là người thuộc ê kíp chương trình ‘Bạn Muốn Hẹn Hò’ để lừa đảo nhằm mục đích dụ dỗ người dùng tham gia các nền tảng mạng xã hội, trang web, app hẹn hò không chính thống. Các đối tượng này yêu cầu người tham gia phải chuyển tiền để đăng ký qua trang web của họ, và số tiền phải đóng lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng để hoàn tất thủ tục tham gia chương trình.”

Thông cáo nêu trên cũng cho biết rằng những kẻ đứng sau chương trình “Bạn Muốn Hẹn Hò Tại Mỹ” không chỉ nhắm đến các nạn nhân tại Việt Nam mà còn thực hiện hành vi lừa đảo tại Mỹ. (N.H.K)


 

Chí Sỹ Hà sĩ Phu tiếp lời Ông TBT Tô Lâm về thể chế

Trân trọng tiếp lời của Tổng Bí Thư:
THẾ THÌ TA VỨT THỂ CHẾ ẤY VÀO SỌT RÁC !
TBT Tô Lâm vừa tuyên bố “Thể chế là Điểm nghẽn của Điểm nghẽn” ! Vậy muốn cho mọi mặt của nước nhà được trôi chảy, hanh thông thì phải vứt cái thể chế CS ấy vào sọt rác. Thế giới đã vứt nó vào sọt rác từ lâu, nghị quyết 1481 của Liên minh châu Âu đã lên án Chủ nghĩa CS là chống nhân loại, đã giết oan 100 triệu người. Trong nước thì hầu hết cán bộ cao cấp đều là tội phạm.
Đường đi đúng đắn của nhân loại văn minh hiện nay đã quá rõ. Thêm nữa, VN muốn Thoát Trung phải ra khỏi chế độ CS!
Cá nhân tôi đã dùng nửa cuộc đời (từ 1988 đến nay) để chứng minh học thuyết ấy là ngu dốt, bất nhân, dối trá và lừa đảo, nên đã bị Thể chế ấy quy tội PHẢN BỘI TỔ QUỐC, và nhà nước CS đã tự nhận thấy là sai, nên cuối cùng phải hủy vụ án !
Ông Tô Lâm mà nghĩ đúng như bài viết này thì Dân tung hô Ngài Vạn tuế !?
Tài liệu lý luận để chứng minh CNCS là một tà giáo phi lý, phi nhân đã quá đủ, không cần nhắc lại. Nhân đây chỉ xin minh họa bằng 1 bài thơ cho thấy Thể chế phi nhân ấy đã khiến một người có tên tuổi chửi thẳng vào mặt người mẹ vô tội của mình như thế nào thôi:
 
 
*
SÔNG CÓ THỂ CẠN
Trong “Đèn Cù” có đoạn
Nói về Chu Văn Biên,
Trùm cải cách Nghệ Tĩnh,
Bắc ghế ngồi trên thềm.
Hắn chỉ vào mặt mẹ
Chắp tay đứng dưới sân:
“Mày là đứa bóc lột,
Kẻ thù của nhân dân.
Không mẹ con gì hết.
Tao phải tiêu diệt mày.”
Vì cái thành tích ấy
Chu Văn Biên sau này
Được đề bạt thứ trưởng
Bộ nông nghiệp nước nhà.
Mẹ cắn lưỡi tự tử.
Thật tội nghiệp bà già.

Tiểu sử Hà sĩ Phu trích từ thư viện Hà sĩ Phu

  • 1979-1982:  Phó Tiến Sĩ tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Tiệp Khắc năm 1982 về ngành Sinh Học Tế Bào. (Về sau học vị này chuyển thành Tiến Sĩ theo quy định mới của nhà nước).
  • Viện Khoa Học Việt Nam, phó Giám Đốc Phân Viện Khoa Học Đà Lạt, về hưu năm 1993.
  • Tham gia Hội Văn Học Nghệ Thuật Lâm Đồng năm 1987

 

2. Những Bài và Tác Phẩm:

  • Dắt Tay Nhau, Đi Dưới Tấm Biển Chỉ Đường của Trí Tuệ (1988)
  • Đôi Điều Suy Nghĩ của Một Công Dân (1993)
  • Chia Tay Ý Thức Hệ (1995)
    (3 bài lý luận này đã được người Việt hải ngoại gộp lại trong Tuyển Tập Hà Sĩ Phu)
  • Tuyển tập Sáng Trăng ( tuyển các bài thơ, văn xuôi và Câu đối)
  • Về văn học, ngoài các bài đã gom trong tuyển tập còn các bài viết rải rác như: Sức Nén của Ngôn Từ, Văn Hoá Chửi, Chuyện “Lan” và “Điệp”, Ất Dậu, Lại Nghĩ Về Tú Xương …v…v…
  • Về lý luận và chính trị, ngoài 3 bài chính luận đã kể trên, còn nhiều bài phỏng vấn của các đài VOA, BBC, RFI, RFA, VNCR, Chân Trời Mới…và các bài bình luận chính trị như: Thư gửi tiến sĩ Phan đình Diệu, Thư gửi bác Hoàng Minh Chính, thư gửi ông Lê Hồng Hà, Chia vui với bác Trần Độ, Kính viếng hương hồn tướng Trần Độ, Phát biểu với Hội nghị bảo toàn đất tổ, thư ngỏ gủi cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, Phương Nam và khát khao trong lành của tuổi trẻ, Một người bạn quý của Dân chủ vừa qua đời, Thư ngỏ gửi các thân hữu…v…v…. 
  • 3 lần bị Công an khám nhà (có đọc lệnh khám), hai lần khám người. Lần nào cũng thu giữ máy vi tính và tất cả các tài liệu, tác phẩm, bản thảo, thư từ, kể cả các kỷ niệm của cá nhân và gia đình.Chính thức bị tịch thu 2 dàn vi tính, cả printer (năm 1999 và 2002).
  • Năm 1990, ở Hà nội, bị An ninh Văn hoá của Bộ Công an bắt về đồn rồi hỏi cung 10 ngày vì liên quan đến nhà văn Dương Thu Hương.
  • Năm 1991 bị công an mời lên làm việc vì liên quan đến tác phẩm “Quan điểm và cuộc sống” của ông Nguyễn Hộ.
  • Cuối năm 1995 bị tông xe, giật túi, bị bắt, giam 9 tháng ở trại giam B14 để hỏi cung về bài Chia Tay Ý Thức Hệ, về quan hệ với các ông Nguyễn Hộ, Đỗ Trung Hiếu, Hoàng Minh Chính, Trần Độ…, sau đó ra toà và chịu án tù 1 năm.
  • Hết hạn tù, về Đà Lạt, cuối năm 1996 đến1998 liền bị Công an gọi lên làm việc, cắt điện thoại, và canh gác trước nhà (một kiểu quản chế không có giấy tờ quyết định gì hết).
  • Năm 1999, vì viết thư trao đổi với các ông Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Trần Độ lại bị thẩm vấn 45 ngày liền, cuối cùng bị quy tội vi phạm luật xuất bản, bị đấu tố 2 lần tại phường và tại tổ dân phố (bị tịch thu một dàn vi tính trong đợt này).
  • Mọi bài viết lớn nhỏ, chính trị hay văn học, đều nhằm quảng bá tinh thần dân chủ và nhân văn, thiết tha đổi mới đất nước và phát triển dân tộc; vạch trần và nhạo báng sự ngụy biện, giả trí tuệ, giả đạo đức.
  • Năm 2000, do viết thư trao đổi với 2 ông Nguyễn Gia Kiểng và Đỗ Mạnh Tri mà bị khởi tố tội “phản bội Tổ quốc” cùng với ông Mai Thái Lĩnh, bị giam tại nhà và bị thẩm vấn 7 tháng liền. Dư luận trong và ngoài nước can thiệp rất mạnh, cuối cùng không xét xử được, vụ án phải đình chỉ, nhưng chuyển thành một lệnh quản chế 2 năm (và tịch thu thêm một dàn vi tính trong đợt này). Đặc biệt khi hết đợt 2 năm quản chế này, Hà Sĩ Phu lại bị đấu tố một lần nữa tại khu phố hòng tiếp tục kéo dài quản chế.

  • Trong những đợt bắt các ông Phạm Quế Dương, Trần Khuê hoặc câu lưu Đỗ Nam Hải thì Hà Sĩ Phu đều bị liên quan, bị công an mời lên làm việc.

  • Do các bài phỏng vấn bình luận về các bài góp ý của ông Võ Văn Kiệt, Hà Sĩ Phu cũng bị công an mời lên làm việc.

  • Ngoài những việc đàn áp chính thức ấy, Hà Sĩ Phu còn bị liên tục gây phiền nhiễu bằng 3 kiểu phiền nhiễu triền miên như sau: Đi đến đâu cũng bị công an nơi đó tiếp cận, gây phiền nhiễu, thậm chí đi chữa bệnh (có trình báo rồi) vẫn bị hạch sách về trình báo hộ khẩu, ra lệnh phạt tiền cả 2 vợ chồng một cách hết sức vô lý (công an viện dẫn luật pháp rằng bất cứ người Việt nam nào cũng phải có phép của công an mới được rời nhà ở của mình quá 24 tiếng). Nhiều khi bạn bè đến chơi cũng bị công an xộc đến “thăm hỏi”. Riêng điện thoại của gia đình thì bị cắt suốt từ năm 1997 đến nay (10 năm, và còn tiếp tục), nhiều lần yêu cầu nối lại vẫn kiên quyết không cho dùng điện thoại, nên không tiếp xúc được với mạng Internet hay Email, cốt để cô lập Hà Sĩ Phu cả về quan hệ lẫn thông tin.

Thượng Viện California vinh danh bà Khúc Minh Thơ, ân nhân cựu tù nhân chính trị và thuyền nhân-Văn Lan/Người Việt

Ba’o Nguoi-Viet

October 18, 2024

Văn Lan/Người Việt

SANTA ANA, California (NV) – Lễ vinh danh bà Khúc Minh Thơ, ân nhân của cựu tù nhân chính trị, được Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Hải Ngoại tổ chức vào Chủ Nhật, 13 Tháng Mười, tại nhà hàng White Palace 2, Santa Ana.

Cựu Trung Úy Trần Ngọc Vinh, cựu tù nhân chính trị, chứng minh hồ sơ ký hiệu R.123 do bà Khúc Minh Thơ can thiệp để gia đình ông được qua Mỹ theo chương trình H.O. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Tại buổi lễ, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã trao bằng tưởng lục của Thượng Viện California vinh danh bà Khúc Minh Thơ vì những công lao của bà đã ròng rã trong hơn 30 năm để thiết lập hồ sơ “Tù Cải Tạo,” vận động các cơ quan hành pháp và lập pháp Hoa Kỳ để chấp nhận cho các cựu tù nhân chính trị và gia đình được định cư tại Hoa Kỳ theo chương trình H.O.

Bà Khúc Minh Thơ đã từng gõ cửa các vị dân cử các cấp ở Quốc Hội Mỹ để nhờ can thiệp cho không những trường hợp tù chính trị Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) được qua Mỹ theo diện H.O, mà bà cũng là ân nhân của những thuyền nhân vượt biển ở các trại tị nạn sau năm 1975 cũng được xét định cư tại Mỹ.

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn, con của một trong những gia đình thuyền nhân năm xưa, sau khi đã vận động, được Thượng Viện California chấp thuận, đã trao một bằng tưởng lục đến bà Khúc Minh Thơ để vinh danh bà.

MC Thanh Tùng (phải) và MC Đỗ Thanh, hậu duệ của đại gia đình H.O., cầm một bức vải trắng lớn có chữ ký của những thuyền nhân năm xưa tại trại tị nạn Hồng Kông, ngày 14 Tháng Mười, 1989, phản đối bị trả lại Việt Nam, và được định cư Mỹ. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Dược Sĩ Cao Xuân Thanh Ngọc, một trường hợp tiêu biểu cho lớp hậu duệ của đại gia đình H.O., cha của cô là một người tù “cải tạo,” khổ sai suốt 10 năm trong các trại tù cộng sản từ Nam ra Bắc, trong khi mẹ cô vất vả trăm bề để nuôi năm người con.

Cô xúc động nói: “Gia đình chúng tôi được định cư tại Hoa Kỳ theo chương trình H.O. là một sự nỗ lực thật không dễ chút nào đối với nhiều nhân sĩ trong Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam. Người tôi muốn vinh danh nhiều nhất là bà Khúc Minh Thơ, người đã thấu hiểu những thảm cảnh của những người tù ‘cải tạo,’ khi bà đã làm việc không ngừng nghỉ.”

Tiếp đến, hai MC Thanh Tùng và MC Đỗ Thanh cầm một bức vải trắng lớn có chữ ký của những thuyền nhân năm xưa tại trại tị nạn Hồng Kông, ngày 14 Tháng Mười, 1989, phản đối bị trả lại Việt Nam, và được định cư Mỹ nhờ công lao của bà Khúc Minh Thơ đã can thiệp. Bức vải này sau đó được trao lại cho ký giả Triều Giang, người tiếp nhận hồ sơ cựu tù chính trị từ bà Khúc Minh Thơ, để chuyển giao cho thư viện Lubbock tại đại học Texas Tech University.

Bác Sĩ Phạm Đức Vượng, chủ tịch Hội Đồng Điều Hành Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại, phát biểu trong buổi lễ vinh danh bà Khúc Minh Thơ. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Ông Trần Ngọc Vinh, Khóa 6/69 Trường Bộ Binh Thủ Đức, về Sư Đoàn 25 Bộ Binh với cấp bậc trung úy, kể lại sau khi ra tù bảy năm “cải tạo,” ông gửi trực tiếp hồ sơ của gia đình qua cho người anh ở Mỹ, để gửi qua nhờ bà Khúc Minh Thơ can thiệp.

Ông kể: “Khi hồ sơ ở Mỹ gửi về, chỉ có tôi, vợ tôi và con gái được qua Mỹ, cháu nội tôi bị ở lại. Vì cha nó mất sớm nên tôi nuôi cháu từ lúc mới 2 tháng tuổi, tôi nghĩ nếu gia đình đi Mỹ hết thì cháu nội ai nuôi nên gửi tiếp một thư.”

“Đến 1998 thì phía Mỹ đồng ý cho cháu nội tôi đi theo hồ sơ R13, số thứ tự R.123, là số hồ sơ đặc biệt do bà Khúc Minh Thơ vận động tại Mỹ, nếu hồ sơ H.O. làm tại Việt Nam chắc là không đi được. Gia đình tôi mang ơn bà Khúc Minh Thơ hết sức, nhờ bà vận động can thiệp với chính phủ Mỹ nên tất cả bốn người trong gia đình tôi được ra đi, lúc đó cháu nội tôi mới 5 tuổi,” ông xúc động kể.

Dược Sĩ Cao Xuân Thanh Ngọc, một trong những trường hợp thành công tiêu biểu của hậu duệ đại gia đình H.O., cám ơn bà Khúc Minh Thơ. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

“Cháu nội tôi nay đã tốt nghiệp đại học và thành tài trong xã hội Hoa Kỳ. Xin hết lời cám ơn bà, một vị đại ân nhân của các cựu tù ‘cải tạo,’ nếu không có bà có lẽ chúng tôi cũng tàn tạ như bao nhiêu người tù chính trị VNCH nghèo đói khác còn ở lại quê nhà,” ông nghẹn ngào nói.

Bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch Hội Gia Đình Cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, từ năm 1989 và trước đó nữa, chỉ ngủ được bốn giờ một ngày, thì giờ còn lại dành hết cho chương trình H.O.

Mỗi ngày bà nhận hàng bao bố thư của bưu điện gửi đến, đọc và lựa lọc lại những trường hợp đặc biệt như can thiệp cho vợ con, gia đình những người tù chính trị đã chết trong tù cũng được định cư, rồi đến những hồ sơ con lai, rồi đến chương trình ODP.

Bà đã hoạt động hết mình để chính phủ Mỹ can thiệp với nhà cầm quyền Việt Nam, để một là trả tự do cho những người tù “cải tạo,” hai là cho họ cùng gia đình được định cư tại Hoa Kỳ, để cứu vớt những người tù đang bị giam cầm, tra tấn, tù đày áp bức hành hạ trong lao tù Cộng Sản.

Hợp ca “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” trong lễ vinh danh bà Khúc Minh Thơ. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Sau cuộc chiến Việt Nam, hàng chục ngàn sĩ quan, công chức VNCH bị đi tù “cải tạo,” vợ con họ bị đẩy vào đường kinh tế mới, không được học lên cao, hàng ngàn gia đình con lai bị kỳ thị và bạc đãi, cuộc sống không hy vọng và không tương lai.

Gần 300,000 cựu tù nhân chính trị, gồm những cựu quân nhân Quân Lực VNCH và các viên chức dân sự, cùng gia đình đến được xứ sở tự do theo chương trình H.O., đến hôm nay con số ấy đã lớn lên đến hàng triệu người Việt, để con cháu thành công nơi hải ngoại trong mọi lãnh vực.

Buổi lễ vinh danh bà Khúc Minh Thơ như một “Bà Tiên,” còn có tên gọi thân thương là “Cô Bảy Sa Đéc,” một vị nữ lưu đáng kính, dù tuổi cao đã không đến dự được nhưng với trái tim nhân ái, vẫn lưu lại trong lòng những người được cứu và sống cuộc đời đáng sống nơi xứ người. [qd]


 

 Việt Nam vô địch về số tu nghiệp sinh ‘biến mất’ tại Nhật Bản

 BBC

Nguồn hình ảnh,Robert Gilhooly/Bloomberg/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,Xét về ngành nghề, số lao động nước ngoài bỏ trốn nhiều nhất ở Nhật Bản là trong lĩnh vực xây dựng, tiếp theo là nông nghiệp, chế biến thực phẩm, cơ khí ép kim loại

20 tháng 9 2024

Nhật Bản đã ghi nhận số tu nghiệp sinh “biến mất” tăng kỷ lục trong năm 2023, trong đó Việt Nam chiếm hơn 50%.

Theo số liệu từ chính phủ Nhật Bản, trong hơn 9.700 tu nghiệp sinh lao động nước ngoài “biến mất” khỏi nơi làm việc tính trong năm 2023 thì có 5.481 người Việt Nam, tiếp theo là Myanmar với 1.765 người, Trung Quốc với 816 người và Campuchia là 694 người.

Xét về ngành nghề thì số lao động biến mất nhiều nhất là trong lĩnh vực xây dựng, xếp tiếp theo là nông nghiệp, chế biến thực phẩm, cơ khí ép kim loại.

Theo Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản, số lao động nước ngoài bỏ khỏi nơi làm việc đã tăng thêm 747 người trong năm 2023 so với năm 2022, tỷ lệ là cứ 50 người thì có một người bỏ trốn.

Vì sao phải bỏ trốn?

Nguồn hình ảnh,Fred Mery/Bloomberg/Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Công nhân tại một nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử của công ty Hinoden Electric Industries tại Nhật Bản vào ngày 12/7/2024

Theo thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động–Thương binh và Xã hội Việt Nam), trong bảy tháng đầu năm 2024, Việt Nam có hơn 45.000 lao động tới Nhật Bản làm việc.

Tại thời điểm cuối năm 2023, có khoảng 203.000 tu nghiệp sinh Việt Nam làm việc ở Nhật Bản – đứng đầu về số lượng so với tu nghiệp sinh các nước khác tới Nhật Bản làm việc, theo Nikkei Asia.

Năm 2023, có 1.608 người Việt bị bắt ở Nhật Bản, chiếm khoảng 28% tổng số người nước ngoài bị bắt giữ và là con số cao nhất tính từ năm 2019, báo Asahi Shimbun dẫn thông tin từ Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (Nhật Bản) cho biết.

Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản: ‘Tôi gửi tiền ăn trộm về cho gia đình’29 tháng 8 năm 2024

Các chuyên gia nhận định với đài NHK rằng các tu nghiệp sinh đã quyết định bỏ trốn vì không có sự lựa chọn nào khác, sau khi gặp các vấn đề tại nơi làm việc.

Theo chương trình hiện tại thì các tu nghiệp sinh không thể chuyển chỗ làm, trừ những trường hợp rất cấp bách.

Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản cho biết các tu nghiệp sinh có thể chuyển công ty nếu bị bạo hành hoặc xâm hại, hoặc nếu công ty của họ hoặc tổ chức giám sát vi phạm pháp luật nghiêm trọng, theo NHK.

Cơ quan này còn cho biết nếu có tu nghiệp sinh bị chủ lao động ngược đãi thì các tu nghiệp sinh đồng hương cũng được phép chuyển nơi làm việc.

Hiện tại các tu nghiệp sinh không được phép làm việc kiếm tiền trong thời gian chờ giải quyết thủ tục chuyển sang chỗ làm mới.

Trong thời gian qua, đã xảy ra những vụ bạo hành lao động nhằm vào các tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản.

Một bài viết trên báo Mainichi vào tháng 10/2023 có nội dung kể về câu chuyện của Nguyen (không phải tên thật), một tu nghiệp sinh Việt Nam phải làm việc trên giàn giáo tại những công trình nhà cao tầng từ lúc hơn 5 giờ sáng đến tối mịt, sau đó còn bị bắt nạt, bị đánh gãy xương sườn… và đã tiến hành kiện công ty của mình.

Hồi tháng 4/2023, BBC News Tiếng Việt đã trao đổi với ba tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản để hiểu về những góc tối của chương trình này và những trường hợp vươn lên thành công nhờ nghị lực.

Lẩn trốn cảnh sát khi đi trên phố, không được phép ngã bệnh, làm những việc người Nhật “không thèm làm” là tình cảnh của một số lao động bất hợp pháp Việt Nam tại Nhật Bản khi họ kể lại với BBC.

Các chuyên gia cho rằng gánh nặng nợ nần từ những khoản vay để trả phí môi giới khiến nhiều tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản phạm tội, chẳng hạn ăn cắp.

Chương trình tu nghiệp sinh mới sẽ có gì?

Nguồn hình ảnh,PHILIP FONG/AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,Nhật Bản cần lao động nước ngoài trước thách thức già hóa dân số

Những yêu cầu đối với các tu nghiệp sinh muốn thay đổi chỗ làm dự kiến sẽ được nới lỏng vào năm 2027 khi Nhật Bản có một chương trình mới.

Theo đó, Tổng cục Quản lý xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản dự kiến sẽ cho phép các tu nghiệp sinh có thể làm việc lên đến 28 giờ mỗi tuần trong quá trình chờ chuyển sang chỗ làm mới.

Về thủ tục giấy tờ cũng sẽ bao gồm các ngôn ngữ mẹ đẻ để cho các tu nghiệp sinh có thể nắm chắc thông tin.

Trước đó, chính phủ Nhật Bản, hồi tháng 2, đã chính thức quyết định loại bỏ chương trình tu nghiệp sinh nước ngoài hiện tại, được xem là một bước chuyển biến đáng kể của Nhật Bản trong vấn đề thu hút lao động nước ngoài.

Thay vào đó sẽ có một hệ thống mới cho phép lao động nước ngoài có thể lưu trú dài hạn.

Hệ thống này có mục tiêu mang những lao động nước ngoài có trình độ và kỹ năng nhất định đến Nhật Bản trong vòng ba năm.

Hệ thống mới này cũng cho phép người lao động chuyển sang nơi làm khác trong cùng lĩnh vực, sau một thời gian nhất định. Đây là điểm khác biệt so với trọng tâm của chương trình cũ, vốn tập trung vào việc chuyển giao kỹ năng công nghệ cho quốc gia đang phát triển.

Với chương trình mới, trọng tâm là đảm bảo và phát triển lực lượng lao động thiết yếu ở nước ngoài, giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động tại Nhật Bản, vốn đang trở nên trầm trọng thêm do tình trạng dân số già.


 

Trại họp mặt “Nối Vòng Tay Tỵ Nạn”, thành phố Denton, Texas

 
Dân Tỵ Nạn bằng thuyền thật là hăng hái, can đảm và đều có những chấn thương ít hay nhiều từ chuyến hải hành tìm cái sống trong gian nguy, chết chóc.
 
Đã 50 năm vấn đề vẫn còn đó di sản phải truyền thụ cho con cháu, bắt chước người Do Thái không bao giờ bị mất văn hóa và truyền thống dù có nhiều khi bị mất nước.
Tất cả mọi người dự trại “Nối Vòng Tay Tỵ Nạn” đều nhìn ra nhu cầu phải giữ gìn di sản tỵ nạn nếu không thì con cái sẽ suy thoái giống như người bản xứ, sa đà vào trụy lạc và hưởng thụ vật chất rồi mất đi tinh thần tranh đấu, sống còn của di dân vốn là sức mạnh cốt lõi của Hoa Kỳ.
Tinh Thần bền bĩ này được minh họa bằng các câu chuyện của Doanh Nhân thành đạt nhất Hoa Kỳ, Giáo Sư ĐH Yale, và các đại học Y Khoa, ĐH Kỹ Thuật, … Trại có sự hiện diện của các ân nhân của thuyền nhân: 3 mục sư người Mỹ đã sát cánh với Việt Tộc trong suốt 50 năm qua.
Trại thật tuyệt vời, không ai muốn nhổ trại về nhà … thôi thì hẹn đến sang năm ở Washington DC hay là một tiểu bang nào đó !!!
Cuộc Vui còn dang dở!