ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan

ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan

Đăng bởi  lúc 11:08 Sáng 29/03/13

VRNs (29.03.2013) – Gia Lai – Đức Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận Kontum, chủ tế lễ rửa chân tại làng cùi Đăk Pnan xã Konthup, Huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai, chiều hôm qua, lúc 18 giờ thứ năm ngày 28 tháng 03 năm 2013 cùng hai Linh mục đồng tế là cha Nguyễn Văn Công CSsR quản hạt Mang yang và cha Trần Thành Tâm, dòng Ngôi Lời

Chúng tôi cùng với Đức Cha Micae rời Thành phố Pleiku từ 16 giờ vượt qua khoảng 60 km, về phía Đông, tới làng cùi Đăk Pnan. Nơi đây bà con dân làng đã đến đông đủ và đang cùng với cha Công tập hát chuẩn bị lễ và chào đón Đức Cha Micae. Khi Đức Cha tiến vào khu vực dâng lễ thì bà con cùng vỗ tay và ùa ra chào đón Đức Cha thấm tình cha con.

Đức cha Micae đội nón giám mục lên đầu cháu bé – Ảnh VRNs

Làng cùi Đăk Pnan trước kia có nhà nguyện, nhưng năm vừa qua nhà cầm quyền đã phá nhà nguyện và tháp chuông của dân làng, nên bà con dân làng phải dời tạm ra nhà dệt của làng để làm nơi đọc kinh và tham dự thánh lễ. Sau sự kiện đó thì bà con đồng bào có làm đơn xin nhà cầm quyền cho che bạt để bà con có nơi tham dự lễ và đọc kinh không bị mưa, nắng nhưng không được. Vì vậy hiện nay bà con làng cùi phải dự lễ ở ngoài trời.

Trong phần chia sẻ lời Chúa Đức Cha nói bằng tiếng Bahnar, đề cập đến Đạo yêu thương, bác ái, phục vụ mà tất cả mọi người chúng ta bất kể lương hay giáo, chúng ta đều là anh em với nhau, đã là anh em với nhau thì phải yêu thương nhau.

ĐGM Kontum giáo huấn cộng đoàn – Ảnh VRNs

Cộng đoàn Bahnar và Kinh lắng nghe chia sẻ Lời Chúa

Sau phần chia sẻ lời Chúa là nghi thức rửa chân tưởng nhớ lại việc Chúa Giêsu đã rửa chân cho các tông đồ và lập bí tích Thánh Thể và chức Linh mục. Đức Cha đã đến cúi xuống rửa chân cho 12 người đồng bào dân tộc Bahnar và dân tộc Kinh.

ĐGM Kontum rửa chân cho dân làng cùi Đăk Pnan – Ảnh VRNs

Cha Công, CSsR và cha Tâm, SVD đồng tế với Đức cha Micae

Sau phần nghi thức Thánh thể là giờ chầu chung của đồng bào, trước đó Đức Cha nói với đồng bào là vì chúng ta không có nhà nguyện nên chúng ta không có kiệu mình Thánh, nên chúng ta cùng quì chầu Thánh thể tại đây sau đó chúng tôi sẽ để ở trên phòng bà con đến chầu Thánh thể ở đó.

Một giáo dân người Bahnar nói với chúng tôi: “Chúng con rất cảm động và vui mừng vì Đức Cha đến làng Đăk Pnan dâng lễ trọng đại này, giúp cho bà con nhớ lại việc làm của Chúa khi xưa, bà con vui lắm và cũng cầu  xin sao cho chính quyền cấp phép dựng nhà nguyện cho đàng hoàng để bà con xem lễ không bị mưa nắng vì mùa mưa đến rồi không biết sao đây?”

Một chị khác thì nói: “Ôi bà con ở đây mừng lắm vì hôm nay Ông đến dâng lễ rửa chân cho bà con ở đây. Chúng tôi nhớ lời của Ông giảng khi nãy là yêu thương nhau và tất cả là anh em”.

Một anh khác nói tôi rất xúc động khi Đức Cha quì xuống rửa chân cho đồng bào làng cùi chúng tôi, chân chúng tôi dơ lắm làm rẫy mà chú. Bà con dân làng xin tất cả anh chị em ở xa có điều kiện hơn cầu nguyện cho dân làng Đăk Pnan chúng tôi để chúng tôi sớm được chính quyền cho dựng nhà nguyện để có cái chổ mà đọc kinh xem lễ.

PV. VRNs tại Pleiku

Anh chị Thụ & Mai gởi

Văn thư của UBCLHB và TGM Hải Phòng về vụ xét xử ông Đoàn Văn Vươn

Văn thư của UBCLHB và TGM Hải Phòng về vụ xét xử ông Đoàn Văn Vươn

Đăng bởi lúc 1:08 Sáng 31/03/13

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (31.03.2013) – UB CL-HB – Ngày 29/3/2013, Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tòa Giám mục Hải Phòng đã ra một văn thư gửi Tòa án Nhân dân Hải Phòng, đề cập đến vụ án xét xử anh em ông Đoàn Văn Vươn và gia đình.

Văn thư nói anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn vô tội và đề nghị “trả tự do và bồi thường thiệt hại” cho họ.

Văn thư có đoạn viết: “Rõ ràng là ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng đã vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, và hành vi phòng vệ chính đáng là không có tội. Họ phải được trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng.”

Vụ ông Vươn: ‘Chính quyền sai hoàn toàn’

Vụ ông Vươn: ‘Chính quyền sai hoàn toàn’

Thứ bảy, 30 tháng 3, 2013

nguồn:BBC

Nhà của gia đình ông Vươn bị chính quyền phá.

Một luật sư khuyến cáo giới chức tòa án Việt Nam xét xử công minh cho phiên xử mà ông mô tả là sẽ đi vào lịch sử.

Luật sư Trần Vũ Hải, người không tham gia bào chữa trong vụ xử theo dự kiến diễn ra vào tuần tới, khuyến cáo giới thẩm phán cần xem xét các tình tiết được cho là sai trái về phía chính quyền huyện Tiên Lãng vốn dẫn tới việc gây ức chế và hành vi phản kháng của ông Vươn và người thân khi bị cưỡng chế đất.

Ông Vươn và gia đình gồm sáu người sẽ bị đưa ra xét xử vì tội “giết người và chống người thi hành công vụ.”

Luật sư Hải cũng so sánh vụ án ở Cống Rộc, Tiên Lãng này với Bấm vụ án Nọc Nạn xảy ra ở tỉnh Bạc Liêu từ thời Pháp thuộc mà trong đó các bị cáo chính, là nông dân người Việt đã phản kháng đàn áp, cưỡng bức ruộng đất và giết chết năm người của chính quyền thực dân Pháp và phong kiến ở Nam Kỳ, đã được tha bổng.

“Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng.

“Đây là phiên xử thể hiện tính công minh của hệ thống tư pháp Việt Nam và là dịp để so sánh với hệ thống tư pháp của chế độ cũ”, luật sư Hải nói với BBC hôm 30/03.

Tin cho hay gần một chục luật sư có thể được chấp nhận tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và người thân trong phiên tòa dự kiến từ ngày 2-5/4 xử vụ người dân nổ súng chống cưỡng chế đất đai ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đầu tháng 1/2012, theo báo trong nước.

Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Tờ Bấm Người Lao Động hôm thứ Sáu cho hay tám luật sư có thể được tham gia bào chữa cho sáu anh em trong gia đình ông Vươn trong phiên sơ thẩm, nếu không có gì thay đổi.

Trước phiên tòa tuần sau, một số ý kiến của giới quan sát cho hay chính quyền Hải Phòng có thể sẽ muốn xét xử vụ án trong một động thái đa mục tiêu, vừa tiếp tục qua đó răn đe khả năng lặp lại các vụ phản kháng chống cưỡng chế vốn thu hút chú ý của công luận, vừa có thể muốn xoa dịu dư luận.

“Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng”

Luật sư Trần Vũ Hải

Nhà báo Huy Đức vào tuần này viết trên Bấm Facebook về điều ông gọi là “tội và công” của anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn.

“Về tội, anh Vươn chỉ làm “trầy da, tróc vảy” mấy cán bộ công an. Về công, anh thức tỉnh được ở tầm cao nhất.

“Tòa nên chiểu theo khoản 4, điều 8 của Bộ Luật Hình sự (Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác) để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các thành viên trong gia đình anh.

“Rồi lịch sử sẽ còn nhắc lại vụ Đoàn Văn Vươn. Bản án là sự lựa chọn để lại tiếng thơm hay để lại vết nhơ trăm năm cho Chế độ”, nhà báo Huy Đức bình luận.

‘Ân giảm nếu nhận tội’?

“Con người ai cũng có quyền tự vệ khi bị kẻ khác đe dọa tính mạng hoặc lợi ích chính đáng của mình. Tự vệ, trước hết đó là quyền cơ bản của con người”

Nguyễn Thị Ánh Hiền, Dân luận

Có dự đoán từ giới quan sát cho rằng các bị can là thành viên gia đình của ông Vươn có thể phải đối mặt với mức án tù khoảng dưới mười năm, hoặc có thể chỉ khoảng 7 năm trở xuống, một số có thể sẽ được giảm án qua các hình thức ân giảm qua các đợt ân xá hàng năm, nếu chịu nhận tội.

Tuy nhiên, trên truyền thông tự do trên mạng Internet, nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị tha bổng cho các bị can, và đặt vấn đề các ông Vươn, Quý và những người thân chỉ “tự vệ chính đáng.”

Các phiên xử được dự đoán sẽ diễn ra trong vòng bảo vệ an ninh, trật tự nghiêm ngặt của chính quyền và các lực lượng cảnh sát, an ninh.

Ngay sau phiên xử ông Vươn và người thân tuần sau, từ 8-10/4 sẽ bắt đầu phiên tòa sơ thẩm xử vụ án “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với 5 bị can nguyên cán bộ huyện Tiên Lãng.

Đó là các ông Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Phạm Xuân Hoa, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Tiên Lãng; ông Lê Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang; và ông Phạm Đăng Hoan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã, theo tờ Người Lao Động.

‘Tự vệ chính đáng’

Từ 8-10/4 sẽ xử cựu quan chức Tiên Lãng, Hải Phòng trong đó có cựu Chủ tịch Lê Văn Hiền

Hôm 30/3, bài báo trên tờ Bấm Dân Luận của tác giả Nguyễn Thị Ánh Hiền với tựa đề “Đi tìm sự hợp lý trong lý do biện minh “tự vệ” ở vụ án Đoàn Văn Vươn” đặt vấn đề:

“Con người ai cũng có quyền tự vệ khi bị kẻ khác đe dọa tính mạng hoặc lợi ích chính đáng của mình. Tự vệ, trước hết đó là quyền cơ bản của con người.

“Biện pháp tự vệ được sử dụng khi phải đối mặt với tình huống sắp bị tấn công hoặc sắp bị đe dọa. Nếu không tự vệ thì nguy cơ xảy ra thiệt hại rất nghiêm trọng.”

Tác giả nhận đang là sinh viên Luật ở một đại học tại Sài Gòn khẳng định: “Một hành vi không làm cho một người có tội trừ phi tâm của họ có tội.”

“Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở VN sẽ bị chà đạp”

Nhà báo Hồng Ngọc

Trước đó, trên BBC Việt ngữ trong bài viết “Đoàn Văn Vươn – từ công lý đến bạo lực”, tác giả Bấm Hồng Ngọc, cựu nhà báo của VietnamNet và Văn hóa – Thể thao đưa ra quan điểm:

“Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm,

“Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn,” nhà báo tự do Hồng Ngọc cảnh báo.

Những đứa trẻ với ước muốn thoát nghèo

Những đứa trẻ với ước muốn thoát nghèo

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2013-03-28

nguồn:RFA

thanhhoa.gov.vn-305.jpg

Một lớp học ở trường tiểu học Trung Lý I, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh minh họa.

Photo courtesy of thanhhoa.gov.vn

Nghe bài này

Tải xuống – download

Chiềng, một bản xa và nghèo nhất xã Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, nơi phần đông cư dân sống bằng nghề cuốc đất trồng khoai bao đời nay.

Trường học quá xa

Để đến trường mỗi ngày, các em học sinh ở bản Chiềng phải vất vả lội bộ năm cây số ra bản Cò Cài, nơi có trường  tiểu học Trung Lý 2.

Thầy Phạm Đăng Dung, hiệu trưởng trường tiểu học Trung Lý 2, cho biết:

“Bản Cò Cài thuộc địa bàn vùng sâu vùng xa và đặc biệt khó khăn của tỉnh và của huyện. Đồng bào nghèo ở khu vực, căn bản dân tộc Thái là chủ yếu, Thái trắng, thì làm nương làm rẫy thôi.”

Thấy con đội nắng đội mưa đi học xa, cha mẹ ra Cò Cài dựng lán cho con ở gần trường để đi học:

“Gọi là làm nhà tạm cho hai em học sinh ấy ở, bố mẹ thì ở trên nương cách nơi các em 5 kilômét để lao động sản xuất. Thứ Bảy và Chủ Nhật các em lại về với bố mẹ, chiều Chủ Nhật lại vào khu trường. Hàng tuần như vậy gia đình cũng hỗ trợ ít thức ăn để các em tự túc, lo toan  cuộc sống.”

Hai em học sinh mà thầy hiệu trưởng Phạm Đăng Dung vừa nhắc tới là Phạm Thị Nguyệt và Ngân Thị Đòa, mười một tuổi, học lớp Năm trường Trung Lý 2. Từ mấy năm nay, cả hai ở ngoài lán do cha mẹ dựng gần trường, mang theo em nhỏ vào để trông và dẫn em đi học cùng.

Bản Cò Cài nằm ngoài vùng phủ sóng nên muốn nói  chuyện qua điện thoại thì mấy thầy trò phải ra một nơi có thể  bắt sóng liên lạc. Đây cũng là lần đầu Phạm Thị Nguyệt cầm đến cái điện thọai di động để  nói với Thanh Trúc. Năm bảy tuổi, còn học Lớp Một, Nguyệt đã ra lán ở với đứa em trai năm tuổi rồi:

Bố mẹ thấy trường xa quá nên bố mẹ vào dựng lều cho đi học. Cái lều bằng tre và gỗ lấy ở trên rừng. Em ở với hai em, em nhỏ của em học Lớp Ba và một em học Mẫu Giáo.
-Ngân Thị Đòa

Đêm đầu tiên ở một mình, Nguyệt nhớ lại, Kiên khóc vì thiếu bố mẹ, Nguyệt dỗ dành mãi em mới nín:

“Nhà của cháu lợp bằng tre, cháu là người dân tộc Thái, cháu học Lớp Năm trường tiểu học Trung Lý 2. Vì cháu muốn học mà bố mẹ ở xa  nên bố mẹ vào lợp nhà cho, nhà chỉ có một phòng thôi, không có bếp.”

Khi được hỏi ăn uống ra sao thì Nguyệt cho biết thêm là hai chị em tự nấu cơm ăn với rau hái trên rừng chứ không có tiền mua thịt.

Ước mơ của Nguyệt là “lớn lên làm bác sĩ vì mấy năm nay mẹ em ốm nên em muốn làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ, nhà em nghèo. Em cũng không thích đồ chơi, Kiên thì thích xe ô tô.”

Đó là cô bé Phạm Thị Nguyệt mà chừng như khôn lớn trước khi kịp hồn nhiên tuổi nhỏ. Cứ mỗi chiều tan trường, Nguyệt về lán chuẩn bị nhóm lửa bắt cơm, giao cho Kiên trông giúp rồi mang quần áo xuống giặt dưới suối. Thực sự trước đó vì thấy con ham học, vả lại muốn con quen với cuộc sống tự lập, cả nhà Nguyệt dọn ra  Cò Cài một thời gian.

Được một năm, bố mẹ Nguyệt về lại dưới Chiềng để đi nương, còn hai chị em ở lại lán trên Cò Cài để tiếp tục đi học.

Theo thầy Phạm Đăng Dung cho biết, Vì lán ở cạnh suối, nước thường lên cao những ngày mưa, chị em Nguyệt dắt díu nhau trên chiếc cầu ghép bằng cây ngang giòng suối, có khi đến trường thì đã ướt ngoi ngóp. Vậy mà cô học trò siêng năng này không nghỉ học buổi nào.

Cách đó không bao xa là lán của Ngân Thị Đòa. Đòa vào Cò Cài đã hai năm. Ngày trước, Đòa đi học bên xã Mường Lý, mỗi lần đến trường thì phải ngồi bè qua sông Mã. Cảm giác hồi hộp mà Đòa nhớ lại là khi trời mưa nước dâng cao và chiếc bè  cây chở các em trở thành mong manh hơn bao giờ hết. Đòa phải nắm chặt lấy tay hai em và chỉ hết sợ khi bè tấp vào bờ bên kia. Những ngày mưa to quá thì ba chị em đều nghỉ học:

“Bố mẹ thấy trường xa quá nên bố mẹ vào dựng lều cho đi học. Cái lều bằng tre và gỗ lấy ở trên rừng. Em ở với hai em, em nhỏ của em học Lớp Ba và một em học Mẫu Giáo.

Bố mẹ ở ngoài Chiềng, làm nương rẫy để nuôi ba chị em ăn học. Ăn rau rừng và măng. Măng thì hái trên rừng, còn rau thì đi hái ở dưới suối. Gạo thì cuối tuần em ra ở ngoài Chiềng bố mẹ lại lấy cho, chiều Chủ Nhật lại vào. Thường thì ăn rau thôi, không có thịt, có lần bố đi săn được thì bố gởi vào cho.

Ước mơ của Đòa là lớn lên “làm công an, vì em muốn thế giới này không còn kẻ xấu.”

Phải ở lán mà đi học

PIC2-200.jpg

Pham Thi Nguyet va em trai ten Kien trong lan cua hai em. Photo courtesy of Hoang Phuong

Nhà của Đòa trong bản Chiềng có tất cả bốn chị em. Khi Đòa học xong Lớp Ba, bố mẹ muốn em nghỉ học vì sợ có lúc em sẽ bị  rơi xuống sông khi đi bè tới trường, hơn nữa tiền đi bè mảng xem ra còn nhiều hơn cả học phí. Đứa em gái kế Đòa đã phải nghỉ học để phụ bố mẹ đi nương. Sợ hai em sau thất học, Đòa khóc lóc năn nỉ bố mẹ cho ba chị em ra ở lán ngoài Cò Cài như bạn Nguyệt. Đó là lý do thúc đẩy em phải chăm em giúp em học cho giỏi để sau này hai em trở thành bác sĩ và giáo viên như mơ ước:

“Em phải cố gắng học thật giỏi để có thể đạt được ước mơ của mình. Em ao ước những giấc mơ của chúng em sẽ thành hiện thực.”

Thương quá các em tôi, những đứa bé  sớm hiểu biết trong  một góc khuất vùng xa  nghèo khó kia, nơi mà thầy hiệu trưởng  Phạm Đăng Dung  của trường Trung Lý 2  thường hãnh diện khi nhắc tới  hai tấm gương  hiếu học,  ngoan ngoãn và chăm chỉ của trường:

“Từ Lớp Một đến Lớp Bốn Nguyệt là học sinh tiên tiến, một trong những học sinh hàng đầu của trường về cả hạnh kiểm lẫn học lực. Vừa rồi em có đi thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện và cũng đoạt giải. Nói chung Nguyệt rất chăm chỉ học tập.”

Đòa cũng vậy, mới đây em cũng được đại diện trường cùng với Nguyệt góp mặt trong chuyến đi giao lưu học sinh giỏi từ các trường tiểu học trong địa bàn huyện Mường Lát:

“Đòa thì mới chuyển sang trường hai năm nay, học lực của Đòa  khá. Nguyệt là giỏi nhưng mà Đòa thì khá. Em Đòa được bố mẹ quan tâm hơn một chút vì bố mẹ có điều kiện hơn.”

Được cái dân tình ở bản Cò Cài  hiền lành và chơn chất, mọi người đều biết nhau và biết cảnh sống xa nhà của các học sinh nhỏ trong những ngôi nhà tạm của các em, thầy hiệu trưởng Phạm Đăng Dung nói:

“Đã nói nhà tạm thì không kiên cố được, nhà tạm cho em ở nói chung chỉ ở mức đảm bảo ở được thôi. Hầu hết dân trên địa bàn đều làm nhà sàn, mô hình nhà sàn của người dân tộc. Khí hậu cũng tương đối khắc nghiệt, mùa đông rất lạnh, mùa hè thì nóng mặc dù ở trên rừng nhưng giáp Lào. Điều kiện ở thì cũng có chăn có nệm, tương đối là đảm bảo cuộc sống”

Chăn mền, vài bộ quần áo và sách vở, là tất cả những gì đáng giá trong lán của Nguyệt và Đòa. Mỗi cuối tuần hai chị dẫn các em băng rừng về bản Chiềng, được bố mẹ gom góp cho ít  gạo và thức ăn, chiều Chủ Nhật dắt  nhau trở về lán ở bản Cò Cài.

Nhờ học giỏi, hai em được trường miễn mọi khoản đóng góp. Thấy cô cũng thường đến lán thăm nom khuyến khích các em học, xin điện từ nhà dân bắt vào lán để các em có ánh sáng học bài.

Học sinh trường Trung Lý 2  huyện Mường Lát hầu hết là người Thái và người H’mông, nhà nào cũng hoàn cảnh khó khăn, con cái không học đến nơi đến chốn, kịp đến tuổi thanh thiếu niên thì đi làm rẫy với bố mẹ rồi lập gia đình sớm:

“Về thực chất, trước nhất là xuất phát điểm thấp, hai nữa lực học của các em không được cao, thứ ba là điều kiện gia đình rồi cái quan tâm của gia đình còn nhiều hạn chế, nên  việc để học và thi đỗ vào các trường đại học hoặc là các trường cao đẳng trong cả nước là hơi ít.

Cái thực tế của địa phương là khi các em học hết Cấp Một thì lên học Cấp Hai trên xã. Đường lên xã là băng qua hai mươi lăm cây số đường rừng nữa. Qua Cấp Hai thì có thể vào học Cấp Ba, còn nếu như em nào không theo được thì nghỉ ở nhà, xây dựng gia đình, tiếp tục cuộc sống làm nương rẫy như bố mẹ hoặc đi làm công nhân viên miền Nam miền Bắc chẳng hạn.

Chính vì thế  dù như cha mẹ có cho con ra ở lán, ở trong nhà tạm gần trường để đi học như Nguyệt và Đòa , thầy Phạm Đăng Dung nói tiếp, tưởng cũng là những tấm  gương vượt khó tiêu biểu  và rất đáng kỳ vọng:

“Ở góc độ người giáo dục và người thầy cái vui nhất là các em đã vượt hoàn cảnh khó khăn và biết vươn lên trong cuộc sống của mình của gia đình, biết vươn lên trong học tập. Các em biết suy nghĩ, biết lo lắng, biết hướng tới một tương lai để sau này giúp ích được điều gì đó cho quê hương cho làng xã của các em, nơi đang còn rất nghèo.”

Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi với câu chuyện ở lán nuôi em ăn học của Phạm Thị Nguyệt và Ngân Thị Đòa tại bản Cò Cài, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, chấm hết ở đây.

Xin liên lạc và  góp ý qua địa chỉ:  nguyent@rfa.org

Giận con dâu, châm lửa đốt nhà

Giận con dâu, châm lửa đốt nhà

28/03/2013

nguồn:tuoitre.vn

TTO – Chỉ vì một phút tức giận con dâu, người đàn ông 62 tuổi đã phải trả giá bằng 9 năm tù với hai tội: “giết người và hủy hoại tài sản”.

Theo cáo trạng, năm 2010 ông Lê Văn Chấn từ huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai lên TP.HCM ở với gia đình con trai là anh Lê Văn Sinh tại khu phòng trọ số 36 đường số 10 phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân. Ông Chấn xin đi làm bảo vệ cho Công ty Bạch Đằng Giang.

Trong quá trình chung sống, giữa ông Chấn và con dâu là chị Ngô Thị Hải Nguyệt phát sinh mâu thuẫn nên khoảng tháng 1-2012, ông Chấn dọn đi chỗ khác ở. Tối 28-1-2012, ông Chấn đi xe đạp về nhà Sinh để thăm cháu nội. Thấy ông Chấn đến nhưng chị Nguyệt đóng cửa phòng không cho ông vào. Tức giận, ông Chấn đi về chỗ làm lấy một ổ khóa, một can nhựa và đi mua 150.000 đồng xăng (khoảng hơn 7 lít).

Nửa đêm, ông Chấn xách can xăng đến trước phòng trọ của con trai, con dâu. Sau khi quan sát, ông Chấn rót xăng ra hai bịch nilông (tổng cộng khoảng 5 lít) rồi ném hai bịch xăng trên vào phòng của anh Sinh qua lỗ thông gió. Số xăng còn lại ông tự tưới lên người mình với mục đích tự tử. Sau đó, ông Chấn lấy ổ khóa khóa cửa phòng của anh Sinh lại rồi châm lửa đốt. Khi lửa cháy nóng quá, ông Chấn cởi áo dập lửa rồi bỏ về công ty, sau đó đón xe về Đồng Nai và được gia đình đưa đến bệnh viện chữa trị vết bỏng (kết luận giám định ông Chấn bị thương tật 38%)

Việt Nam phản đối Trung Quốc bắn cháy tàu cá của ngư dân

Việt Nam phản đối Trung Quốc bắn cháy tàu cá của ngư dân

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ở Lý Sơn, Quảng Ngãi.

25.03.2013

nguồn :VOA

Việt Nam ngày 25/3 một lần nữa tố cáo Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và đi ngược lại Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông khi tàu tuần tra Trung Quốc nổ súng tấn công một tàu cá của ngư dân Việt hôm 20/3.

Tàu cá của thuyền trưởng Bùi Văn Phải, một ngư dân ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, bị tàu tuần tra Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy cabin cùng nhiều đồ đạc khi tàu đang đánh bắt cá trong vùng biển Hoàng Sa.

Phát ngôn nhân Lương Thanh Nghị của Bộ Ngoại giao Việt Nam nói “Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.”

Vẫn theo lời ông Nghị, Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc xử lý hành động sai trái và vô nhân đạo, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Người phát ngôn cho biết cùng ngày 25/03, đại diện Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.

Việt Nam nói trong vài năm gần đây, giới hữu trách Trung Quốc đã bắt giữ hàng trăm đội đánh bắt cá của Việt Nam.

Tin Trung Quốc một lần nữa nổ súng vào ngư dân Việt đã khiến cộng đồng mạng phẫn nộ với nhiều lời kêu gọi tiếp tục các cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc.

Nguồn: AFP, Global Post

 

Gia đình hiếm ở VN: Dạy con bằng bó đũa

Gia đình hiếm ở VN: Dạy con bằng bó đũa

Gia ình hi¿m ß VN: D¡y con b±ng bó ia, Tin téc trong ngày, dai gia dinh viet nam, dai gia dinh hiem co nhat viet nam, gia dinh truyen thong, gia dinh da the he, tin tuc, tin nhanh, tin hot, vn

Ông bà Giáo cùng con cháu

Thứ Sáu, 15/03/2013

Một lần, nghe phong thanh có một người con có ý định muốn tách ra ở riêng, trong bữa cơm, ông Nguyễn Văn Giáo đã cầm cả bó đũa và lấy hết sức mạnh để bẻ nhưng không gãy cái nào. Sau đó, ông Giáo đặt bỏ bó đũa xuống và bẻ gẫy từng chiếc dễ dàng. Người con hiểu ý của bố và từ bỏ luôn ý định ra riêng.

Việc to, nhỏ, bố mẹ đều xin ý kiến từng người con

Theo ông Nguyễn Văn Giáo, nguồn kinh tế chính để cho đại gia đình vận hành là công ty sản xuất và kinh doanh Thành Đạt (chuyên về đồ gỗ, nội thất). Ngoài ra, còn có thêm một cửa hàng kinh doanh quần áo đồ dùng thể thao và một cửa hàng buôn bán vật liệu xây dựng đều mang tên Thành Đạt. Mọi công việc ở công ty, cửa hàng, việc bếp núc nội trợ trong gia đình đều được ông bà Giáo phân công dựa trên ưu, nhược điểm của mỗi người.

Kể về việc này, ông Giáo ví dụ: Anh Nguyễn Văn Thầm – con trai thứ 3 là người nhanh nhạy, có nhận định rất sát với thị trường được cử làm Giám đốc Công ty sản xuất và kinh doanh Thành Đạt. Con trai thứ tư Nguyễn Văn Thì có mặt mạnh về chính trị thì làm Xã đội trưởng ở xã Yên Phú và được giao quản lý cửa hàng bán đồ thể thao. Anh Nguyễn Văn Thúy làm quản đốc phân xưởng sản xuất mộc, anh út Nguyễn Văn Trà trông coi việc kinh doanh ở xưởng mộc. Chị dâu cả quán xuyến việc bếp núc và sinh hoạt của cả nhà. Còn bốn chị em dâu người thì làm ở xưởng mộc, người quản lý buôn bán cửa hàng vật liệu xây dựng, người được giao quản lý cửa hàng bán quần áo đồ dùng thể thao… Cứ như vậy, mọi người không ai bảo ai cứ tự giác làm công việc của mình. Ngay trong mỗi gia đình nhỏ đều phải có một người đứng đầu tự bảo ban nhau và chịu trách nhiệm trước ông bà.

Trả lời cho câu hỏi việc phân công công việc khó tránh khỏi sự tị nạnh ở mỗi người, ông Giáo giải thích: “Phân rõ ràng như vậy chỉ để quản lý cho dễ, chứ không có ý là phân cao thấp giữa các con. Mọi người trong nhà đều có trách nhiệm giúp đỡ bảo ban nhau. Đứa nào cũng là con nhưng mỗi đứa mỗi tính, chẳng ai giống ai. Bởi vậy, phải tùy người mà răn dạy và giao việc, nhưng phải luôn đảm bảo công bằng. Trước khi quyết định việc gì gia đình cũng phải bàn bạc, xin ý kiến của từng người. Con dâu, cháu dâu mới về cũng đều coi như con đẻ của mình và đều có bổn phận như nhau”.

Ông Giáo kể: “Năm nào cũng vậy, bữa cơm tất niên được coi như buổi “tổng kết năm”, cả gia đình đoàn tụ ăn với nhau trong bữa cơm cuối cùng của năm cũ để nhìn lại những gì đã và chưa làm được. Mỗi người báo cáo việc làm ăn và chia sẻ chuyện gia đình. Người nào được giao quản lý việc gì sẽ đứng lên báo cáo về công việc của năm, làm ăn được – thua thế nào, nợ ra sao… Các cháu thì báo cáo việc học hành của mình. Rồi sau đó cả gia đình ngồi lại bàn bạc với nhau hướng làm ăn năm tới”.

Truyền thống “ăn chung nồi, tiêu chung túi” đã có từ đời trước

Truyền thống “Ăn chung một nồi, tiêu chung túi” của gia đình ông Giáo đã có từ thời bố ông Giáo. Ông đã gây dựng thành nếp nhà và dày công gìn giữ, vun đắp trong suốt cuộc đời.

Ông Giáo nhớ lại: “Hồi ấy nhà tôi nghèo lắm, bố mẹ làm lụng quần quật vẫn không kiếm đủ cái ăn cho 8 đứa con. Để lo cho các con có cuộc sống tươm tất, cả nhà đã phải xoay đủ nghề từ làm ruộng, công nhân bốc xếp đến làm thợ xây, thợ mộc… Suốt quá trình đó, ông cụ luôn tâm niệm, sức mạnh tổng lực của các thành viên trong gia đình cùng nỗ lực lao động mới đem lại cơm no, áo ấm. Vì thế, sau này các con khôn lớn, lấy vợ sinh con, ông đều vận động họ không ra riêng, sống quây quần bên nhau”.

Với vợ chồng ông Giáo, phương châm để các con sống hòa thuận là sai đâu bảo đó. Với con cháu không hài lòng ở ông điều gì hoặc thấy ông có điều gì chưa phải, chưa đúng thì gặp ông để trao đổi lại. Tất nhiên muốn có được quan hệ “biện chứng” này, ông Giáo cũng luôn là người biết quan tâm, chăm sóc đến mọi người. Có lẽ vì thế mà trong gia đình ông không có chuyện chừa việc cho người khác. Không lườm nguýt hoặc bằng mặt không bằng lòng, càng không có cảnh sợ bố mẹ chia cho người này nhiều của để dành hơn người kia. Mọi thứ trong gia đình từ những thứ nhỏ nhất, ông bà Giáo đều phân chia cân bằng.

Trước đây cũng có gia đình có ý định ra ở riêng. Trong bữa ăn tối, nghe thấy bóng gió chuyện này, ông Giáo đã khôn khéo nhắc nhở các con bằng việc vận dụng truyện ngụ ngôn “Câu chuyện bó đũa”. Ông cầm cả nắm đũa lấy hết sức bình sinh bẻ nhưng không thể làm gãy một cái đũa nào. Rồi ông bỏ nắm đũa xuống mâm, nhặt từng cái một và bẻ gãy rất dễ dàng. Sau đó, ông gọi riêng người đó đến nhắc nhở: Ông bà, cha mẹ như cái gốc, con cháu như cái cành. Gốc có vững, cành lá mới xanh. Nghe những lời nhắc nhở của ông người con ấy đã  tự nhận ra. Cũng từ đó, lần lượt những đứa con của ông Giáo xây dựng gia đình nhưng tuyệt nhiên không ai tính chuyện ra ở riêng.

Ông Giáo tâm sự: “Tách chén còn có lúc va nhau sứt vòi, mẻ quai huống chi là con người. Sống chung nhiều thế hệ dưới một mái nhà sẽ có những va chạm về quan niệm sống. Nhà tôi có 4 thế hệ với 24 con người, đủ cả người già, trẻ nhỏ. Mỗi người mỗi tính và quan điểm sống của mỗi thế hệ khác nhau nên đôi lúc cũng xảy ra chuyện này chuyện nọ. Dù vậy, vợ chồng tôi luôn cố gắng giữ cân bằng qua cách sống cởi mở và trách nhiệm. Chỉ cần thấy ai trong bữa cơm bình thường cười nói vui vẻ mà bữa đó lại ít nói, buồn buồn là phải tìm hiểu ngay. Tôi phải đảm nhiệm vai trò của một người cầm còi, tìm hiểu rõ ngọn ngành rồi đưa ra phán quyết cuối cùng. Được cái, tất cả con cháu đều nghe theo. Mọi người sống chan hòa, yêu thương nhau nên chín bỏ làm mười, chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ thành không có gì”.

Từ những năm 1999, gia đình ông Giáo đã được UBND tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Yên Mỹ tặng danh hiệu “Gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền”.

Anh chị Thụ & Mai gởi

Việt Nam: ‘Thời của khiếu kiện đất đai’

Việt Nam: ‘Thời của khiếu kiện đất đai’

Thứ sáu, 15 tháng 3, 2013

nguồn:BBC

 

Các vụ khiếu kiện đất đai ở ngoại vi Hà Nội và các thành phố lớn xảy ra liên tiếp

Đến nay, những tuyên bố hùng hồn của Đảng Cộng sản Việt Nam khi lên nắm quyền, hứa hẹn thực hiện cải cách ruộng đất toàn diện, vẫn chỉ là những lời rỗng tuếch, và vấn đề đất đai vẫn chiếm phần lớn trong các khiếu kiện tới chính quyền trung ương, tạp chí Anh Bấm The Economist ấn bản Á châu ngày 16/3 có bài bình luận.

Bài báo mở đầu với việc mô tả đơn từ khiếu kiện của 57 trong tổng số 63 tỉnh thành ở Việt Nam được gửi tới đầy ắp phòng khách nhà cụ bà Lê Hiền Đức, một người đấu tranh chống tiêu cực năm nay đã ngoài 80 tuổi.

Bà Đức được dẫn lời nói “Chính phủ thu đất và nói là để đầu tư vào các dự án an sinh xã hội, nhưng tôi thì gọi đó là hành động đi cướp đất”.

Về mặt lý thuyết, nhà nước vẫn chính thức sở hữu đất đai, nhưng từ năm 1993, nhiều nông dân đã được trao quyền sử dụng đất trong thời hạn 20 năm, là một bước đột phá so với thời kỳ trước đó, thời hợp tác xã nông nghiệp.

Bài báo cho hay nhiều quan chức địa phương thu đất cho các dự án phát triển, bồi thường người dân với mức thấp hơn nhiều so với giá thị trường, và việc khiếu kiện ngày càng tăng, không khác gì Bấm tình hình ở Trung Quốc.

Giá bất động sản đã giảm, kèm theo đó là tình trạng kinh tế chững lại và các cuộc khủng hoảng ngân hàng, nhưng cuộc xung đột đất đai vẫn nhức nhối.

Tình hình đặc biệt cấp bách ở các vùng ngoại vi Hà Nội và các thành phố lớn.

Theo tạp chí The Economist thì sự chênh lệch giữa giá bất động sản và giá tiền đền bù ở những nơi này là cao nhất, khiến nhiều dân làng tiến hành biểu tình bên ngoài các trụ sở công quyền.

Thậm chí có người còn tuyệt vọng bảo vệ đất của mình bằng gạch đá, hay các vũ khí thô sơ tự tạo, như trong trường hợp gia đình ông Bấm Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng.

Lý do thu hồi

Việc chính quyền huy động lực lượng mạnh trấn áp gia đình ông Vươn gây phản ứng khác nhau trên mạng.

Đầu tháng Năm tới đây, Quốc hội sẽ phải quyết định về hướng xử lý khi thời hạn 20 năm được quyền sử dụng đất bắt đầu hết hạn. Người ta cho rằng quyền này sẽ được gia hạn thành 50 năm.

Trong khi đó, các tổ chức cấp viện đang thúc giục chính phủ phải thu hẹp phạm vi các loại đất mà giới chức được phép thu hồi một cách hợp pháp để sử dụng cho các dự án phát triển.

Lấy đất để làm các dự án cơ sở hạ tầng thường là lý do được xem là có thể chấp nhận được, trong bối cảnh Việt Nam đang rất cần có thêm các cảng, các con đường có chất lượng.

Nhưng quy định hiện hành cho phép giới chức địa phương Bấm thu hồi đất với các lý do tù mù và chung chung là nhằm phát triển kinh tế.

Tạp chí Economist dẫn nguồn kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới nói người dân Việt Nam coi việc quản lý đất đai là lĩnh vực tham nhũng thứ nhì, chỉ sau cảnh sát giao thông mà thôi.

Thế còn nhà nông cao tuổi ở miền bắc thì nói rằng đất đai mà họ đã bỏ công sức ra bảo vệ trước quân lính Pháp, rồi quân đội Mỹ, đã bị uổng phí bởi những thử nghiệm thất bại của Đảng Cộng sản và nay lại tiếp tục bị cắt xét để người ta xây nhà chung cư.

Nhiều vụ thu hồi đất được thực hiện với lý do chung chung là nhằm phát triển kinh tế

Công an tại Hà Nội bất đắc dĩ mới để các lão nông kéo lên biểu tình bên ngoài Phủ Chủ tịch.

Nhưng các cuộc phản đối đông người ở những khu vực ngoại vi thủ đô thường trở nên bạo lực, được bàn tán rộng rãi và biến thành chủ đề chỉ trích chính phủ trên mạng.

Tại Dương Nội, ngoại thành Hà Nội, người dân đã Bấm đụng độ với cảnh sát hồi cuối tháng Giêng nhằm không cho xe ủi vào san phá mồ mả tổ tiên. Một số người đã lên văn phòng tại Hà Nội của một tờ báo của nhà nước, đề nghị họ đưa tin.

Họ cũng đã gửi hồ sơ khiếu nại tới nhờ sự giúp đỡ từ cụ bà Lê Hiền Đức, một nhà hoạt động chống tham nhũng.

The Economicst trích lời nông dân Trần Văn Sang của Dương Nội, nói ông không chấp nhận khoản đền bù nhỏ nhoi 9.000 đô la Mỹ cho mảnh đất 720 mét vuông của ông. “Đất là nguồn sống của chúng tôi,” ông nói. “Chúng tôi sẽ quyết chết để giữ đất.”

Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi VN cải cách

Thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi VN cải cách

Thứ sáu, 15 tháng 3, 2013

nguồn: BBC

Ông John McCain thăm bảo tàng về chiến tranh Việt Nam

Ông John McCain là cựu binh cuộc chiến Việt Nam

Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain nói Việt Nam vẫn chưa nỗ lực trong lĩnh vực nhân quyền và pháp quyền.

Ông McCain vừa có Bấm bài viết trên tờ Wall Street Journal, trong đó ông kêu gọi Việt Nam có những bước đi cải cách về hướng dân chủ.

Bài viết tựa đề “Cựu tù nhân chiến tranh nói về Việt Nam, 40 năm sau” bắt đầu bằng hồi ức của ông về ngày cuối cùng ở Việt Nam, 14/3/1973, khi ông được trả tự do về Mỹ qua đường Philippines.

Lúc đó ông McCain và các bạn tù không cho rằng họ sẽ có ngày quay trở lại Việt Nam.

Thế nhưng ông thượng nghị sỹ đã quay lại đất nước từng cầm tù ông nhiều lần.

“Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, và người Việt Nam thật hiếu khách,” McCain nhận xét.

“Tôi hài lòng thấy rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong tiến trình xây dựng một quan hệ tốt, hai bên cùng có lợi…”

‘Hy vọng chỉ là hy vọng’

Tuy nhiên, vị thượng nghị sỹ tiểu bang Arizona nhận định: “Khi nói tới các giá trị mà nước Mỹ tôn thờ – như tự do, nhân quyền và pháp quyền – các hy vọng lớn của chúng tôi cho Việt Nam nói chung vẫn chỉ là hy vọng”.

“Chính quyền Hà Nội vẫn bỏ tù và ngược đãi các nhân vật bất đồng chính kiến hòa bình, các nhà báo, blogger và các nhóm thiểu số về sắc tộc và tôn giáo vì lý do chính trị.”

Theo ông McCain, Việt Nam vẫn duy trì các điều luật, như Điều 88 Bộ Luật Hình sự, vốn cho chính quyền “quyền lực gần như vô biên đối với các công dân của mình”.

“Chính phủ Việt Nam vẫn chưa có hành động dù nhỏ để chứng tỏ Việt Nam tuân thủ các quyền con người mà quốc tế công nhận, thí dụ như thông qua và thực hiện Công ước Quốc tế chống việc tra tấn.

Ông John McCain khi bị bắt ở Hà Nội

Ông John McCain đã bị bắt làm tù nhân ở Hà Nội

Dù vậy, ông thượng nghị sỹ cũng thừa nhận rằng đã có một bước tiến tích cực, khi chính phủ Việt Nam bắt đầu đối thoại với tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và đang có nỗ lực sửa đổi Hiến pháp để bào vệ quyền công dân tốt hơn.

Ông viết: “Các quan hệ tốt, như quan hệ Mỹ-Việt lúc này, thường dựa trên cơ sở lợi ích chung, nhưng tôi tin rằng các quan hệ đối tác tuyệt vời và lâu dài nhất lại dựa trên nền tảng của các giá trị chung”.

Thượng nghị sỹ McCain bày tỏ hy vọng rằng Việt Nam và Hoa Kỳ đang trên con đường “từ hòa giải tới tình bạn thực sự”.

“Triển vọng này là một trong những sự ngạc nhiên lớn nhất và hài lòng nhất cuộc đời tôi,” ông nói, đồng thời hứa sẽ là người bạn trung thành của Việt Nam trước các thách thức.

Mới đây, Việt Nam lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ vinh danh một blogger và nói Washington can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Nỗi trăn trở của Chúa

Nỗi trăn trở của Chúa

TRẦM THIÊN THU

nguồn:chuacuuthe.com

VRNs (15.03.2013) – Lâm Đồng – Thánh Faustina cầu nguyện: “Lạy Chúa, niềm hy vọng duy nhất của con, con xin đặt trọn niềm tín thác vào Ngài, và con biết con sẽ không thất vọng” (Nhật Ký, số 317).

Ngày 11 và 12-3-2013, Cộng đoàn LCTX Giáo hạt Gia Định đã tổ chức chuyến bác ái mùa Chay tại Trung tâm Tâm thần Trọng Đức (1), cũng gọi là Cơ sở Tình thương Trọng Đức, thuộc Gx Thanh Bình, Giáo hạt Đức Trọng, GP Đà-lạt, tọa lạc tại ấp Thánh Bình 1, xã Bình Thạnh, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Tôi chỉ là “khách mời” được cùng tham dự.

Khởi hành từ Nhà thờ Hàng Xanh lúc 6 giờ 30, chúng tôi đến Cơ sở Tình thương Trọng Đức lúc 12 giờ 30. Được biết, Trại tâm thần Trọng Đức được thành lập năm 2006, được chia thành 2 khu – khu nam và khu nữ. Số bệnh nhân 2 khu có tới gần 400 người, độ tuổi từ 14-70, đủ hoàn cảnh éo le, kể cả thất tình, và đủ dạng bệnh từ nhẹ tới nặng. Các bệnh nhân được “quy tụ” từ khắp miền trên Việt Nam, đa số là ngoại giáo, tỷ lệ bệnh nhân Công giáo chỉ chiếm 5% mà thôi. Trong số bệnh nhân tâm thần có 2 tu sĩ Công giáo và 1 ni cô. Hiện có 2 tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế đang thực tập tại đây, các Dòng và các Tu hội thường xuyên thay phiên nhau cử các tu sĩ đến đây thực tập “sống” với người điên.

Trước đây, hai vợ chồng anh Phanxicô Bùi Văn Thu và chị Maria Trần Thị Tươi, cả hai vợ chồng mới ngoài 50 tuổi, đã băn khoăn “nỗi trăn trở của Chúa” nên tự nguyện làm “chuyện bao đồng”. Thấy người tâm thần lang thang không nơi nương tựa, dù gia cảnh nghèo khó, nhưng anh chị Thu-Tươi động lòng trắc ẩn nên đã bàn nhau đưa họ về nuôi. Mới đầu chỉ vài người, số bệnh nhân cứ tỷ lệ thuận tăng dần theo thời gian. Một số ít bệnh nhân nặng phải “biệt giam” vì “quậy” quá!

Khi chúng ta tới thăm, chỉ gặp được chị Tươi. Chị cho biết anh Thu bận đi Đaklak để nhận một số xe lăn của các nhà hảo tâm trao tặng. Thật tiếc vì không gặp được anh vào lúc này! Chị tâm sự rằng LM NS Gioan Nguyễn Văn Minh (Gx Hiển Linh, Giáo hạt Gia Định, TGP Saigon) là linh hướng của anh chị.

Tục ngữ Việt Nam nói: “Đồng vợ, đồng chồng, tát bể Đông cũng cạn”. Thật là đúng quá! Anh chị Thu-Tươi đã có trái tim của Chúa khi “chạnh lòng thương” những người điên sống vất vưởng, và họ đang cố gắng cùng nhau “tát cạn bể khổ” để có thể bơm vào đó đầy “nước yêu thương”. Đó là thực hiện một trong Tám Mối Phúc: “Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Chúa Trời xót thương” (Mt 5:7).

Đặc biệt là trong số những người phục vụ có cô ruột, chị ruột, vài người con và cháu của chị Tươi. Nhìn họ thì biết họ có vẻ lam lũ, chắc chắn không là đại gia, nhưng họ có trái tim của Chúa. Tôi cảm thấy họ là những vị thánh đang sống giữa cuộc đời trần gian này. Xin Chúa luôn chúc lành cho họ!

Khu bệnh nhân nam có hơn 10 người phục vụ, khu bệnh nhân nữ cũng vậy. Gần 30 người phục vụ đều tự nguyện, không một đồng lương. Mà “phục vụ là tôn vinh Thiên Chúa, vâng phục và tuyên xưng Tin Mừng của Đức Kitô” (2 Cr 9:13). Trò chuyện với họ, tôi thấy “nổi gai ốc” và khâm phục họ, vì họ thực sự can đảm, có lẽ tôi không đủ can đảm như họ. Tôi thấy mình còn dở lắm!

Những người phục vụ cho biết rằng, mỗi sáng đều phải dọn và rửa phòng vì “xú uế” được “xả” ra tứ tung, ngày nào cũng phải giặt mùng, mền, chiếu, quần áo,… Mỗi tối họ phải tắm rửa và giặt giũ cho các bệnh nhân. Một ngày như mọi ngày, những người phục vụ phải làm đủ thứ việc, nhất là phải “chịu đựng” mùi tanh tưởi và hôi thối của những “chất thải từ trong ra”. Cứ tưởng tượng cũng đủ phải khâm phục sức chịu đựng dẻo dai của những người phục vụ ở đây. Không yêu Chúa thì không thể làm được như vậy. Yêu người bình thường đã khó, yêu người điên lại càng khó gấp bội. Không khó sao được vì người điên “nóng, lạnh” thất thường hơn mưa, nắng thì tất nhiên phải chịu đựng lắm mới có thể dịu dàng với những người lúc “hiền” lúc “dữ”. Không tức giận họ cũng là một nhân đức rồi. Bạn có chịu nổi không? Tình “mến Chúa, yêu người” của những người phục vụ tại trại tâm thần này hẳn là phải là vượt trội!

Hoàng hôn buông dần. Nắng vàng võ cuối trời. Đà-lạt dần phủ sương tím lam chứa đầy mộng mơ, nhưng là mơ ước thánh thiện, và mang sắc tím của mùa Chay Thánh. Hoa cà-phê nở rộ màu trắng tinh khiết và tỏa hương thơm ngào ngạt, đó là sự thanh khiết của tình yêu thương, nhưng bên cạnh đó lại có sắc Phượng tím trầm tư khiến lòng người trăn trở về cuộc đời, về số phận con người, nhất là về cuộc Khổ Nạn của Đức Kitô, và sắc tím hoa Pensée cũng khiến người ta không thể không suy tư về một điều gì đó cao thượng, vượt lên khỏi tầm thấp của trần tục.

Xe bon nhẹ nhàng lăn bánh nhưng lại trĩu nặng nỗi niềm mùa Chay và cái lạnh của tâm hồn mới thấm hơn cái lạnh của khí hậu Đà-lạt.

Chúng tôi nghỉ đêm tại Gx Thiện Lâm (Giáo hạt Đà-lạt, GP Đà-lạt), tọa lạc trên đường Nguyên Tử Lực, P. 8, Đà-lat, Lâm Đồng (hướng từ Vườn Hoa Đà-lạt vào Thung Lũng Tình Yêu). Quản xứ là LM Giuse Trần Minh Tiến (khoảng gần 70 tuổi, nhưng vẫn khỏe mạnh), từ 31-5-1975 tới nay. LM Tiến đã chọn khẩu hiệu “Phục Vụ Trong Tin Yêu” làm kim chỉ nam theo tinh thần phục vụ của Chúa Kitô, Vị Mục Tử Tối Cao. LM Tiến luôn nêu gương trong việc xả thân phục vụ hết mình theo tinh thần công đồng Vatican II. Trò chuyện với ngài, tôi thấy có nét chân chất, cởi mở và hòa đồng.

Hôm sau, 12-3-2013, sau khi tham dự Thánh lễ, chúng tôi tới thăm các em mồ côi tại Dòng Mến Thánh Giá Khiết Tâm (gần Nhà thờ Dân tộc Camly – 1A Nguyễn Khuyến, P. 5, Đà-lạt). Hiện có 55 em mồ côi, 75% các em bị cha mẹ bỏ rơi, không nhìn nhận, nhưng các em vẫn được các Nữ tu chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo. Buổi sáng, hầu hết các em đi học ở trường (cấp II và cấp III) của nhà nước nên chúng tôi không gặp được.

Nhà thờ Camly có kiến trúc nhà Rông, được xây dựng năm 1960, thời ĐGM Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền (*), với cấu trúc mái ngói đặc trưng. Đặc biệt trong nhà thờ có một tượng Đức Mẹ được đưa từ Pháp qua từ năm 1875.

Sau đó, chúng tôi về lại Trại tâm thần Trọng Đức để tham dự Thánh lễ lúc 10 giờ 30. Dâng lễ hôm nay là LM Phaolô Nguyễn Thanh Sơn (sinh 1974), phó xứ An Hòa (chính xứ là LM Giuse Nguyễn Văn Bảo). Cuối lễ có lãnh ơn toàn xá, vì Trại tâm thần Trọng Đức là nơi lãnh ơn toàn xá của GP Đà-lạt mỗi khi có Thánh lễ.

Dù đại đa số các bệnh nhân tâm thần không là Công giáo, nhưng họ vẫn tham dự Thánh lễ có thể nói là khá “nghiêm túc”, chỉ có vài bệnh nhân “đi ra, đi vô”. Cả nam và nữ, các bệnh nhân đều biết làm dấu, thuộc lòng nhiều kinh và nhiều bài thánh ca, đặc biệt là họ đọc Kinh Lạy cha rất “sành điệu”.

Chị Tươi cho biết giờ sinh hoạt của trại: Hằng ngày, các bệnh nhân đọc kinh 4 lần. Sáng dậy lúc 4 giờ 30, sau đó lần Chuỗi Mân Côi mùa Vui rồi ăn sáng, 10 giờ lần Chuỗi Mân Côi mùa Thương; buổi trưa ăn rồi đi ngủ; 14 giờ lần Chuỗi LCTX, 17 giờ lần Chuỗi Mân Côi mùa Mừng; sau đó tắm rửa và ăn, 20 giờ đi ngủ.

Năm nào cũng có những bệnh nhân xuất trại, nhiều người khỏi hẳn, chỉ một số ít phải trở lại để được “điều trị”. Thuốc men nào có là bao, chẳng đáng gì, chủ yếu là “thuốc thánh” mà thôi.

Phúc Âm của Thánh lễ ngày thứ Ba sau Chúa nhật IV mùa Chay là trình thuật Tin Mừng theo Thánh sử Gioan, nói về một người đau ốm đã 38 năm được Chúa Giêsu chữa lành.

Gần Cửa Chiên, có một hồ nước, tiếng Híp-ri gọi là Bết-da-tha. Nhiều người đau ốm, đui mù, què quặt, bất toại nằm la liệt ở đó, chờ cho nước động, vì thỉnh thoảng có thiên thần Chúa xuống hồ khuấy nước lên. Khi nước khuấy lên, ai xuống trước, thì dù mắc bệnh gì đi nữa, cũng được khỏi. Có một người đau ốm đã 38 năm. Đức Giêsu thấy anh ta nằm đấy và biết anh sống trong tình trạng đó đã lâu, Ngài lại gần và hỏi: “Anh có muốn khỏi bệnh không?” (Mt 5:6). Nghe vậy, chắc hẳn anh sướng rơn nên đáp ngay, nhưng với giọng buồn buồn: “Thưa Ngài, khi nước khuấy lên, không có người đem tôi xuống hồ. Lúc tôi tới đó, thì đã có người khác xuống trước mất rồi!” (Mt 5:7). Thật tội nghiệp! Đức Giêsu bảo: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!” (Mt 5:8). Khỏe re, khỏi phải lết xuống hồ. Thế là anh ta liền được khỏi bệnh, vác chõng và đi ngon lành.

Chắc chắn những bệnh nhân tâm thần kia cũng muốn được lành, nhưng họ điên nên chẳng phân biệt được điều gì. Chúa cũng hỏi chính mỗi chúng ta, và hẳn là chúng ta cũng muốn khỏi bệnh – tinh thần và thể lý. Nhưng vấn đề là chúng ta có thành tâm và cố gắng hay không, như nhà ngụ ngôn La Fontaine (La Phông-ten) nói: “Hãy tự giúp mình trước, rồi trời sẽ giúp sau”. Thiên Chúa muốn tạo cơ hội cho chúng ta lập công, chứ Ngài chữa thì được ngay, chỉ là “chuyện nhỏ”.

Chúng ta không điên khùng theo nghĩa bệnh thể lý, nhưng đôi khi chúng ta lại điên khùng về nghĩa bệnh tâm linh, bệnh linh hồn. Người Do-thái thấy Chúa Giêsu chữa bệnh trong ngày Sa-bát, họ tìm cách bắt bẻ và muốn hại Ngài. Nhưng Ngài đã lánh đi. Tình trạng ghen ghét vì thấy người khác hơn mình cũng thường xảy ra trong chúng ta, ngay trong các hội đoàn và giáo xứ. Hãy cẩn trọng!

Sau đó, Đức Giêsu gặp người ấy trong Đền Thờ và nói: “Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước!” (5:15). Đó cũng là lời cảnh báo với mỗi chúng ta, không trừ ai. Quả thật, trong mỗi chúng ta vẫn còn những “núi đồi” kiêu ngạo, những “thung lũng” tham lam, những “hố sâu” ghen ghét,… Đó là những thứ khiến chúng ta xa cách Thiên Chúa và không thể đến với tha nhân.

Xin mở ngoặc: Khi ở bên khu nam, chúng tôi thấy có một số Phật tử cũ góp chung tiền của để cho các bệnh nhân mỗi người một tô lớn đầy bún chay. Các bệnh nhân vừa ăn vừa trò chuyện rất vui vẻ, có em còn ca cải lương rất “mùi”, xuống xề rất điệu nghệ, giọng ca khỏe và khá hay.

Cũng nên nói thêm, trong chuyến đi bác ái mùa Chay lần này có 2 nữ Phật tử cùng đồng hành với Cộng đoàn LCTX Giáo hạt Gia Định. Họ tâm sự: “Tôi không có đạo, nhưng tôi tin có Chúa ngự trên cao. Tôi làm việc bác ái vì những người nghèo và bệnh nhân là hiện thân của Chúa, giúp họ là giúp Chúa, mai mốt Chúa sẽ rước tôi về”. Những lời chia sẻ thật thâm thúy, chắc chắn Chúa rất hài lòng và chúc lành cho họ.

Luật Chúa rất đơn giản và ngắn gọn: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga 15:12). Chữ “nhịn nhục” của Công giáo hay thật. Khi “nhịn” thì “nhục” lắm, nhưng là “cái nhục thánh thiện”, chính Chúa Giêsu đã “nhịn” và bị “nhục” đến tột cùng. Luật yêu xem chừng đơn giản mà thực hành lại quá nhiêu khê và khó khăn lắm! Do đó mới cần phải không ngừng nỗ lực, và “xé lòng chứng đừng xé áo” (Ge 2:13). Yêu tha nhân là yêu Chúa, đến với tha nhân là đến với Chúa. Đó cũng là sống đức tin và sống mùa Chay vậy!

TRẦM THIÊN THU

(1) Quý vị hảo tâm có thể liên lạc qua email: cstinhthuongtrongduc@gmail.com

(2) ĐGM Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền (1906-1973), giám mục tiên khởi của GP Đà-lạt, thụ phong linh mục tại Rôma ngày 21-12-1935, tấn phong giám mục ngày 30-11-1955, giám mục chính tòa Đà-lạt ngày 24-11-1960.

Nguyễn Hoàng Vi là một trong bảy phụ nữ của thế giới được IFEX vinh danh

Nguyễn Hoàng Vi là một trong bảy phụ nữ của thế giới được IFEX vinh danh

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-03-09

nguyen-hoang-vi-305.jpg

Blogger Nguyễn Hoàng Vi

Photo courtesy of Dân Làm Báo

Tổ chức IFEX, chữ viết tắt của International Freedom of Expression Exchange network, có trụ sở tại Canada, vừa vinh danh 7 phụ nữ của nhiều quốc gia vì đã có những nỗ lực tranh đấu cho quyền tự do phát biểu. Blogger Nguyễn Hoàng Vi của Việt Nam vinh dự là người thứ năm có tên trong danh sách này.

Đứng đầu danh sách là Tanya Lokshina, một phụ nữ hoạt động nhân quyền nổi tiếng của Nga. Người thứ hai là luật sư Quinsayas của Philippines. Thứ ba là nhà hoạt động của Bahrain, chị Khawaja. Thứ tư là Suprani, nữ họa sĩ biếm họa người Venezuela. Thứ năm là blogger Nguyễn Hoàng Vi của Việt Nam. Thứ sáu là nhà báo Lima của Colombia; và thứ bảy là Iryna Khalip, nhà báo, nhà hoạt động của Belarus.

Trả lời IFEX, Nguyễn Hoàng Vi nói về những thách thức của bản thân mình như sau:

“Chúng tôi không cho phép nỗi sợ hãi làm tê liệt bản thân mình. Trong tận cùng tâm thức, chúng tôi nhận ra rằng nên tha thứ tất cả những gì họ đã làm trên thân xác của chúng tôi. Tuy nhiên tha thứ không có nghĩa là chấp nhận.

Chúng tôi phải cho họ biết rằng những gì chúng tôi làm không dựa trên hận thù của cá nhân đối với kẻ gây ra; chúng tôi hành động chỉ để bảo vệ những quyền căn bản của chúng tôi, những quyền mà họ đang có cũng như tất cả chúng tôi phải có.”

“Khi chấp nhận đấu tranh không ai nghĩ mình đấu tranh để được vinh danh hay giải thưởng nào đó cho nên có hay không có mình vẫn tiếp tục con đường mình đã chọn. Giải này giống như một sự cổ động thêm tinh thần để mình tiếp tục khẳng định con đường mình đi.”

Nguyễn Hoàng Vi

Trả lời về cảm tưởng của mình Nguyễn Hoàng Vi cho đài Á Châu Tự Do biết:

“Khi biết mình được vinh danh như vậy thì tôi rất vui và cảm thấy phần nào được an ủi vì đã đánh đổi, trả giá những gì mình đã trải qua. Nhưng còn rất nhiều người phải trả giá hơn mình nữa. Khi chấp nhận đấu tranh không ai nghĩ mình đấu tranh để được vinh danh hay giải thưởng nào đó cho nên có hay không có mình vẫn tiếp tục con đường mình đã chọn. Giải này giống như một sự cổ động thêm tinh thần để mình tiếp tục khẳng định con đường mình đi.”

Blogger Nguyễn Hoàng Vi là người từng bị cơ quan công an xâm phạm thân thể rất nặng nề khi cô cố gắng tới phiên tòa xử ba blogger Tạ Phong Tần, Điếu Cày và Anh Ba Sài gòn.

Trong vài ngày qua thế giới liên tiếp có những vinh danh cho các blogger Việt Nam vì những đóng góp và hy sinh của họ. Trước tiên là blogger Tạ Phong Tần, vào ngày 3 tháng 3 bà được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh là một trong 10 phụ nữ can trường. Ngày 7 tháng 3 blogger Huỳnh Ngọc Chênh được tổ chức Phóng Viên không biên giới vinh danh là công dân mạng Internet vì những đóng góp của ông trong việc tranh đấu cho tự do ngôn luận, và hôm nay là blogger Nguyễn Hoàng Vi được vinh danh là người phụ nữ dấn thân tranh đấu cho quyền tự do phát biểu.

Bến Tre: Nhà 4 Người Tự Tử; Hà Tĩnh: 2 HS Lớp 7, 11 Tự Tử

Bến Tre: Nhà 4 Người Tự Tử; Hà Tĩnh: 2 HS Lớp 7, 11 Tự Tử

(03/08/2013)                   nguồn:vietbao.com

HANOI — Tự tử đang trở thành nan đề tại Việt Nam. Những bản tin mới đây cho biết nhiều trường hợp tự tử rất đau lòng đã xảy ra: báo Người Lao Động hôm Thứ Năm kể chuyện một gia đình 3 người ở Bến Tre đã tự tử cùng lúc, trong đó người phụ nữ đang mang thai tháng thứ 7; và VietnamNet hôm Thứ Tư kể chuyện một học sinh lớp 7 ở Hà Tĩnh đã treo cổ tự tử trong nhà, và cũng ở Hà Tĩnh một nữ sinh lớp 11 nhảy sông tự tử.

Báo Người Lao Động ghi nhận rằng vào khoảng 10 giờ ngày 7-3, người nhà ông Lê Thành Trung (36 tuổi ngụ ấp 1 xã Sơn Đông, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre) phát hiện ông chết trong tư thế treo cổ. Vợ ông Trung là bà Nguyễn Thị Kim Phượng (35 tuổi, đang mang thai tháng thứ 7) và con là Lê Huy Phát (7 tuổi) nằm chết trên giường.

Khám nghiệm các nạn nhân, Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (bệnh viện tỉnh Bến Tre) kết luận bà Phượng và cháu Phát chết do uống thuốc rầy.

Bản tin cũng nói, Công an tỉnh Bến Tre cho biết cả hai vợ chồng ông Trung là nhân viên ngân hàng, nguyên nhân dẫn đến bi kịch có thể do nợ nần.

Trong khi đó, thông tấn VietnamNet hôm Thứ Tư ghi nhận tin từ Phó Trưởng Công an xã Cẩm Thạch Trần Duy Thiệu cho biết, theo như người nhà kể lại, khoảng 18h tồi ngày 06/3, chị Nguyễn Thị Tiến (mẹ cháu, trú thôn 4) đi làm về thì phát hiện con trai là Đinh Văn Tuấn (SN 2000, đang học lớp 7 trường THCS Cẩm Thạch) treo cổ ngay bên cửa sổ.

Bản tin nói, lúc đó, người nhà tháo dây ra, gỡ người xuống để sơ cứu nhưng đã quá muộn. Cậu bé đã tử vong, người bầm tím, co cứng.

Viên chức Trưởng xóm 4 nói rằng: “Cháu bé này rất ngoan, học giỏi, gần đây không có biểu hiện gì bất thường. Chỉ nghe bạn học kể lại là lúc chiều cháu vi phạm lỗi nên bị cô phạt lau nhà.”

Cũng tin VietnamNet, nói rằng trước đó, rạng sáng ngày 6/3, tại huyện Thạch Hà cũng đã xẩy ra một vụ học sinh chết đuối thương tâm do tự tử. Nạn nhân là nữ sinh đang học lớp 11 Trường THPT Nguyễn Trung Thiên.

Bản tin viết: “Nhiều dấu hiệu cho thấy, nữ sinh này đã bị ức chế tâm lý do bị thầy chủ nhiệm truy chuyện mất ghế nhựa trong lớp.”

Nếu những chuyện học sinh tự tử xảy ra tại Mỹ, Bộ Giáo Dục hẳn là phải điều tra các giáo viên liên hệ, có thể sẽ truy to hình sự nếu có yếu tố bạo hành bằng ngôn ngữ hay kỳ thị, đồng thời sẽ khiển trách ban giám hiệu. Tuy nhiên tại VN, ban giám hiệu và thầy cô đều đứng chung dưới “lá cờ của đảng lãnh đạo,” cho nên không ai bận tâm gì.