Dân biểu Châu Âu lên tiếng về nhân quyền Việt Nam

Dân biểu Châu Âu lên tiếng về nhân quyền Việt Nam

Đại diện Cấp cao phụ trách chính sách ngoại giao và an ninh của Liên hiệp Châu Âu, bà Catherine Ashton.

Đại diện Cấp cao phụ trách chính sách ngoại giao và an ninh của Liên hiệp Châu Âu, bà Catherine Ashton.

Trà Mi-VOA

15.07.2013

Hàng chục dân biểu quốc hội Châu Âu yêu cầu Đại diện cao cấp phụ trách an ninh-đối ngoại kiêm Phó Chủ tịch Ủy hội EU lưu ý những vi phạm trầm trọng về quyền con người tại Việt Nam và thúc đẩy Hà Nội cải thiện nhân quyền.

Thư đề ngày 11/7 của 34 dân biểu Châu Âu gửi bà Catherine Ashton nêu lên những quan ngại về thực trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ của Việt Nam với khoảng 50 nhà đấu tranh dân chủ và bảo vệ nhân quyền đã bị kết án hoặc giam cầm trong năm nay.

Thư tố cáo các nhà hoạt động này bị bắt tùy tiện, bị đe dọa, thẩm vấn, và bị tước đoạt các quyền pháp lý giữa lúc chính phủ Việt Nam tiếp tục sách nhiễu các quyền tự do tôn giáo cũng như tăng cường trấn áp giới blogger.

Các dân biểu EU đồng ký tên trong thư chỉ ra rằng các tổ chức tôn giáo độc lập tại Việt Nam vẫn bị đàn áp, bị đập phá cơ sở thờ tự, bị tịch thu tài sản, và bị tù tội.

Thư nêu rõ bất chấp nhiều lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế, Việt Nam vẫn giới hạn quyền tự do ngôn luận và kiểm duyệt internet gắt gao, nhắm mục tiêu các hoạt động trên mạng như theo dõi người dùng net, khóa chặn và đánh phá các trang web độc lập.

Các nhà lập pháp Châu Âu cho rằng tại Việt Nam đang diễn ra “một sự sụp đổ về pháp trị” với việc sử dụng các cáo buộc mơ hồ về tội “lật đổ chính quyền” và “tuyên truyền chống nhà nước” để bắt bớ những nhà cổ xúy nhân quyền, giam người không cần xét xử, và dùng các tội danh như “trốn thuế” để bỏ tù các nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng.

Theo dẫn chứng của các dân biểu EU, nhiều trường hợp giam cầm các nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam đã được Nhóm Hành động của Liên hiệp quốc Chống Giam giữ Tùy tiện xác định là vi phạm luật quốc tế.

34 dân biểu Châu Âu ký tên trong thư yêu cầu Đại diện cấp cao của Liên hiệp EU kêu gọi Hà Nội phóng thích các tù nhân chính trị như blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Paulus Lê Sơn, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Quốc Quân, nhạc sĩ Việt Khang, mục sư Nguyễn Công Chính, hòa thượng Thích Quảng Độ, nhà hoạt động đất đai Trần Thị Thúy, sinh viên Nguyễn Phương Uyên hay Đinh Nguyên Kha.

Thư cũng đề nghị bà Catherine Ashton phát huy vai trò của Liên hiệp Châu Âu tích cực hơn trong việc hỗ trợ xã hội dân sự tại Việt Nam, thúc đẩy Hà Nội thực hiện cải cách pháp lý, dỡ bỏ các điều luật tiếp tay cho việc bắt giữ tùy tiện các nhà cổ xúy nhân quyền, cũng như thúc giục Việt Nam thông qua luật bảo vệ quyền phản kháng ôn hòa, quyền tụ tập, thực thi tự do ngôn luận, và thành lập các tổ chức chính trị xã hội.

Mặt khác, các dân biểu này cũng đòi hỏi EU phải tăng cường đưa vấn đề nhân quyền vào các cuộc đối thoại với Việt Nam, buộc Hà Nội phải chứng tỏ tiến bộ nhân quyền trước khi có bất kỳ phái đoàn cấp cao nào đến thăm Việt Nam. Họ đồng thời cũng yêu cầu Liên hiệp Châu Âu phải tái khẳng định điều kiện nhân quyền trong các mối quan hệ ngoại giao, kể cả các mối quan hệ thương mại, của EU với các nước thứ ba bao gồm Việt Nam.

Trước lá thư của 34 dân biểu Châu Âu, trên chục tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế hồi đầu tháng này cũng đã gửi thư cho Đại diện cấp cao phụ trách an ninh-đối ngoại của EU, Catherine Ashton, lưu ý bà về vụ án của luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân, người sắp bị đưa ra xét xử về tội danh “trốn thuế”.

Áp lực quốc tế về thành tích nhân quyền của Việt Nam đang gia tăng giữa chiến dịch leo thang đàn áp của Hà Nội đối với những người chỉ trích nhà nước.

Chính phủ Hà Nội nhất mực khẳng định tại Việt Nam không có tù nhân chính trị hay tù nhân lương tâm, mà chỉ có những người phạm pháp bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.

Tuy nhiên, Hà Nội thừa nhận còn nhiều khác biệt quan điểm giữa Việt Nam với quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền.

Vấn đề nhân quyền theo dự kiến sẽ được nêu lên trong cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ với Chủ tịch nước Việt Nam khi ông Trương Tấn Sang công du Hoa Kỳ vào ngày 25/7 tới đây.

Nguyễn Hiến Lê: kẻ sĩ thời đại!

Nguyễn Hiến Lê: kẻ sĩ thời đại!

Nguyễn Hiến Lê, một tác giả của hơn một trăm cuốn sách, một nhà biên khảo có nhiều công trình to lớn, một dịch giả chuyển ngữ được những tinh túy văn chương ra Việt ngữ, một học giả được nhiều nể trọng của văn giới, và cũng là một người đã trung thực khi viết hồi ký. Đọc những tác phẩm về văn học, về triết học, về xã hội học, về sử học, về ngôn ngữ học, hay các sách học làm người, chúng ta mới thấy được sự sâu sắc phong phú nhưng lại được diễn tả bằng một văn phong rõ ràng chính xác nhưng đơn giản nên nhiều vấn đề khúc mắc phức tạp trở thành dễ hiểu.

Thế mà, ông lại khiêm tốn nói rằng ông cầm bút viết để tự học hỏi. Không biết có phải đó là một điển hình kẻ sĩ để mấy vị hay cao ngạo khoe khoang phải suy nghĩ?

Đọc hồi ký “Đời Viết Văn của Tôi”, chúng ta thấy được gì? Có phải qua những tác phẩm, ông muốn bày tỏ tấm lòng của mình với văn chương chữ nghĩa. Nhìn và quan sát người khác dễ hơn là quan sát nhận định về chính mình. Ông cũng hiểu rất rõ điều ấy và trong phần mở đầu cuốn hồi ký ông đã rất khiêm nhượng :

“… Chép hồi ký về đời mình, lại càng dễ bị nhiều người chê là chỉ nêu lên những cái hay của mình mà giấu những cái xấu; ngay khi tự vạch những cái xấu của mình ra thì nếu không phải do lòng tự cao cũng là để tự biện hộ. Dù là tập Confessions của JJ Rousseau hay tập Autobiography của Bertrand Russel thì cũng chỉ đáng tin một phần nào mà thôi.

Tôi lại nhận thấy bây giờ chép lại tuổi thơ và thiếu niên, tôi bỏ đi gần hết những điều tôi đã chép năm 1935; mà tập tôi mới viết xong đây nếu chép lại từ 1974, đầu năm 1975, thì nội dung tất khác bây giờ nhiều, nếu trái lại tôi được sống đến năm 1985-1990 và lúc đó mới chép thì nội dung cũng lại khác, có thể khác xa nữa.

Tôi đã ghi tình cảm suy tư của tôi lúc này về một số ciệc đã xảy ra trong đời tôi mà tôi đã được nghe và thấy. Có nhiều chỗ tôi đã vô tình chép sai sự thực, hoặc bỏ sót, điều đó không sao tránh được. Lỗi ở lý tính con người, nó bị tình cảm sai khiến, lại thêm ở tuổi bảy mươi như tôi, nó suy giảm nhiều rồi..”

Ở trong nước vừa in Tuyển Tập Nguyễn Hiến Lê, gồm bốn cuốn bìa cứng toàn bộ gần bốn ngàn trang với Tập 1 : Triết học, Tập 2 : Sử học, Tập 3 : Ngữ học và Tập 4 : Văn học. Thật ra, như vậy vẫn chưa đầy đủ lắm với văn nghiệp của ông. Vẫn còn nhiều thiếu sót, dù bộ sách đã có bề dầy. Những công trình của ông, là những tài liệu khả tín cho những người lớp sau để có thể phác họa ra được một thực tế văn học của một thời đại nhiều đặc biệt.

Nguyễn Hiến Lê sinh năm 1912 và trong suốt cuộc đời đã trải qua rất nhiều biến cố của đất nước và dân tộc Việt Nam. Ông lớn lên khi lối học cổ điển “chi hồ dã dã“ bị suy vi và trường học đã dạy bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Ông cũng có một thời học chữ Nho và sau đó vào trường học. Người cha mất sớm nên trong gia đình mẹ góa con côi có lúc ông đã lêu lổng trốn học nhưng sau đó lại tu tỉnh và học hành tiến bộ hơn. Có lẽ, ông chịu ảnh hưởng của hai nền giáo dục và đó cũng là một điểm đặc biệt của ông.

Nguyễn Ngu Ý trong ‘Sống và Viết“ đã có nhận định về Nguyễn Hiến Lê:

“Trong làng văn nước nhà, có lẽ không ai dự bị vào nghề lâu như anh : trên mười năm trời và thời hậu chiến chưa có tác giả nào viết, dịch đều và có sách xuất bản nhiều như anh; bốn mươi bốn quyển đã in và có độ một chục cuốn đang in hoặc sẽ in. Anh cũng lại là nhà văn mà nhiều người thắc mắc. Đã có hơn một người hỏi tôi :

– Anh Lê thuộc về lớp cổ hay lớp mới?

Quen anh trên mười năm mà tôi chưa từng tự hỏi như vậy bao giờ và tôi đã lúng túng không trả lời được.

Cứ xét lối làm việc thì anh là người mới : có tổ chức, có phương pháp như một nhà khoa học; nhưng xét lối sống, lối cư xử thì lại như một người cổ : thanh bạch, giản dị, chỉ ưa sách và hoa, ghét sự ồn ào, nhất là sự ồn ào của danh vọng ; tính tình có vẻ như hơi nghiêm ; đối với bạn bè thì chân thành nhưng cũng có cái vẻ đạm bạc của nhà Nho. Sách anh viết và dịch thì có những cuốn về tân kiến thức như thuật về Tổ Chức, về Tân Giáo Dục, về ngữ pháp, về kinh tế (học thuyết Fourastié); về Chính Trị (cuốn Xung Đột trong Đời Sống Quốc Tế) ; mà lại có những cuốn về cổ học như Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc hay Đại Cương Triết Học Trung Quốc. Anh rất trọng cái thực học mà có lúc đề cao đạo học; trọng lối tổ chức làm việc của Âu-Mỹ mà lại ghét lối sống Âu-Mỹ thích cái tinh thần tri túc, thanh đạm của phương Đông. Trong cuốn Một Niềm Tin anh khuyên thanh niên phải xằn tay áo và thắt bụng lại, sản xuất gấp đôi mà tiêu pha bớt đi để nước nhà mới có cơ thịnh vượng được ; nhưng riêng anh có nhiều cơ hội làm giàu một cách lương thiện thì anh lại gạt đi. Anh viết cuốn ”Tổ Chức Công Việc theo Khoa Học” rồi lại dịch cuốn “The Importance of Living” (Một quan niệm sống đep) của Lâm Ngữ Đường. Anh rất thích ít bài cổ văn Trung Quốc như A phòng Cung phú, Đằng Vương Các Tự, Bắc Sơn Di Văn mà lại cũng rất thích các tác giả mới như Marcel Proust. Anh theo dõi những trào lưu tư tưởng mới cuả thế giới mà cũng vẫn đọc những tác phẩm của cổ nhân, đọc cả sách về Đông Y, về Tử Vi, Tử Bình, bói Dã Hạc, về Địa lý (môn phong thủy hồi xưa, mà đọc trong bản chữ Hán, đọc để biết. Văn anh viết có bài nửa biền nửa tản như bài Hương Sắc Trong Vườn Văn, có đoạn lại làm gợi nhớ tới lối hành văn của Michel Butor như đoạn cuối bài Đuổi Bắt Ảo Ảnh, nhưng xét chung thì anh rất ưa sự bình dị.

Cho nên bảo anh là cổ thì không đúng, mà bảo anh là mới thì anh cũng không mới hẳn. Anh có mâu thuẫn với anh chăng? Trong con người anh có hai phần chăng? Một phần chịu ảnh hưởng của gia đình, một phần chịu ảnh hưởng của học đường chăng? Nhưng bảo là mâu thuẫn thì có đúng không? Thế nào là mâu thuẫn? Thế nào là dung hòa? Tôi không biết được mà có lần đem ra hỏi lại anh, thì anh cũng không trả lời được, cho rằng đó là tùy theo nhận xét của mỗi người.,,”

Với tôi, tôi ngưỡng phục tác phẩm của ông. Với cách trình bày trong sáng, đơn giản nhưng không qua loa, người đọc dễ lãnh hội được những điều mà tác gỉa gửi gấm trong chữ viết. Và bàng bạc, trong chữ nghĩa, trong ý tưởng là cái tâm thẳng thắn và ý hướng giúp những người muốn học hỏi có dịp để đạt cho bằng được những kiến thức cần thiết cho đời sống.

Nhưng, tôi không thích ông ở ý hướng chính trị. Sống ở miền Nam nhưng lòng ông lại hướng về miền Bắc. Trong hồi ký ông viết :

“Cho tới năm 1974 tôi đã được biết ba xã hội : xã hội nông nghiệp của ông cha chúng ta, xã hội tư bản của Tây phương do ảnh hưởng của Pháp và vài nét xã hội tiêu thụ (societé de consommation) ở htời hậu kỹ nghệ (post-industriel) của Mỹ; ba xã hội đó tôi đã phác qua trong các phần trên. Từ năm 1975 tôi lại được biết thêm một xã hội nữa mà người ta gọi là xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa.

Tôi vốn có cảm tình với Việt Minh, với Cộng Sản, ghét thực dân Pháp, Mỹ, nhất là từ 1965 khi Mỹ đổ quân ào ạt vào miền Nam, tôi khinh những chính phủ bù nhìn của Pháp, Mỹ. Tôi phục tinh thần hy sinh có kỷ luật của anh em kháng chiến và mỗi lần có htể giúp họ được gì thì tôi sẵn lòng giúp..”

Ông Nguyễn Hiến Lê đã viết thẳng thắn ra như vậy. Ông vẫn còn bị chiêu bài kháng chiến chống thực dân lôi cuốn mà không nhìn ra cái nguyên do của cuộc chiến ủy nhiệm của các thế lực cường quốc trên thế giới gây ra cuộc nội chiến tương tàn nối da xáo thịt. Cái tâm lý ấy khá thông thường với người miền Nam chưa bị nếm mùi cải cách ruộng đất, chưa bị đảng trị một cách lộ liễu như ở miền Bắc.

Một hành động chống đối bất hợp tác với chính quyền VNCH là ông đã từ chối Giải Tuyên Dương Sự Nghiệp Văn học Nghệ Thuật năm1973 của Phủ QuốcVụ Khanh Văn Hóa. Cũng như trước đó ông đã từ chối Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc năm 1967 khi ông được giải cùng với ông Giản Chi Nguyễn Hữu Văn. Ông từ chối với lý do là dùng hiện kim ấy để giúp đỡ nạn nhân chiến cuộc và bản thân ông không tham dự giải…

Nhưng, sau khi đã sống với chế độ Cộng sản từ sau năm 1975. Ông nhận ra được sự thực và trong cuốn hồi ký đã giành ra một phần khá quan trọng nhận xét về thực trạng xã hội Việt Nam. Phần viết trong hồi ký ấy chỉ có bản in ở hải ngoại do nhà xuất bản Văn Nghệ của ông Từ Mẫn Võ Thắng Tiết là có, còn bản in ở trong nước của nhà xuất bản Hội Nhà Văn thì bị cắt xén và “biên tập” tơi bời…

Trong Tự Điển Văn học (bộ mơi) xuất bnả ở Sai Gòn năm 1992, Nguyễn Q. Thắng đã tóm gọn sự nghiệp văn học của ông Nguyễn Hiến Lê như sau :

“Ngòi bút Nguyễn Hiến Lê đề cập đến nhiều lĩnh vực mà ở lĩnh vực nào cũng có căn cứ khoa học, am tường cặn kẽ về cácd đối tượng, sâu sắc về các vấn đề được nhắc tới và không thiếu tính nghệ thuật.

Tác phẩm của ông bao gồm nhiều chủ đề như :

1- Văn học : Gồm một số tác phẩm đặc sắc và công phu như Hương Sắc Trong Vườn Văn ( 2 cuốn, 1962) Luyện Văn (3 cuốn, 1953), Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc (3 cuốn, 1954-1966), Tô Đông Pha (1970).. giới thiệu được những tinh hoa của văn học Trung Quốc cũng như nghệ thuật văn chương Việt Nam.

2- Ngôn ngữ học : Để Hiểu Văn Phạm (1952), Khảo Luận về ngữ pháp Việt Nam (1963) Chúng Tôi Tập Viết Tiếng Việt.. có nhiều phát kiến mới về ngôn ngữ học Việt Nam đồng thời vận dụng được những tiến bộ mới nhất của ngữ học hiện đại vào ngữ pháp tiếng việt.

3- Triết Học : Đại Cương Triết Học Sử Trung Quốc (2 cuốin 1966) Nho Giáo Một Triết Lý Chính Trị (1958), Liệt Tử và Dương Tử (1972) một Lương Tâm Nổi Loạn (1970), Bertrand Russel (1971).. trình bày được một hệ thống triết học cổ điển Trung Hoa cũng như những tấm gương lớn về chân dung các triết gia Tây Phương hiện đại.

4- Sử Học : Gồm một số tác phẩm về lịch sử và văn minh sử thế giới như : Lịch Sử Thế Giới (4 cuốn, 1955), Bài Học Isarael (1968), Bán Đảo Ả Rập (1969), Bí Mật Dầu Lửa (1969) Bài Học Của Lịch Sử (19720, Nguồn Gốc Văn Minh(1974), Văn Minh Ả Rập (1969) Sử ký Tư Mã Thiên (1970), Chiến Quốc Sách (1968), Đông Kinh Nghĩa Thục (1954), Sử Trung Quốc (3 cuốn, 1982).. là những cái nhìn xuyên suốt về lịch sử văn minh sử thế giới và lịch sử cận đại Việt Nam.

5- Gương Danh nhân : gồm có một số tác phẩm viết về Gương hy Sinh (1962), Gương Kiên Nhẫn (1964) Gương Chiến Đấu (1966) Ý Chí Sắt Đá (1971), Những Cuộc Đời Ngoại Hạng (1970), Einstein (1971).. là những bài học thiết thực cho nhiều lớp người nhất là thành phần thanh thiếu niên đang ở ngưỡng cửa của cuộc đời.

6- Giáo Dục : trình bày những quan điểm về giáo dục về các lớp tuổi trong đời sống gia đình Việt Nam. Loại này gồm : Thế Hệ Ngày Mai (1953), Tìm Hiểu Con Chúng Ta (1966) Tự Học Để Thành Công (1954) Tự Học Một Nhu Cầu Của Thời Đại (1964), Làm Con Nên Nhớ (1968), Sống 24 Giờ (1956)

7- Tự luyện đức trí : Tác giả vừa dịch vừa nghiên cứu về các chuyên đề giáo dục có tính cách xã hội như Tương lai Trong Tay Ta (1962), Luyện Lý Trí (1965), Rèn Nghị Lực (1956), Ý Cao Tình Đẹp (1967) Loại này có trên hơn 20 cuốn có giá trị. Trước năm 1975 số ấn bản lên đến hàng vạn cuốn. Hiện nay các nhà xuất bản trong toàn quốc đang tiếp tục tái bản.

8- Cảo luận : là một số chuyên đề về văn chương, văn hóa, văn nghệ như Nghề Viết Văn (1956), Vấn Đề Xây Dựng Văn Hóa (1967), Mười Câu Chuyện Văn Chương (1975), Con Đường Hòa Bình (1971) là những đóng góp sáng giá của ông vào văn chương đạo đức và cảm thụ học thuật cho độc giả yêu mến văn nghệ.

9- Dịch thuật : Nguyễn hiến Lê có một khả năng dịch thuật rất sung mãn. Từ khi bắt đầu cầm bút cho đến khi cuối đời ông có hằng chục công trình dịch thuật sáng giá nhất là các bộ tiểu thuyết lớn phương Tây như Chiến Tranh và Hòa Bình (4 cuốn, 1968), cầu trên Sông Drina (1972),Câu Chuyện Thương Tâm (1956) Kiếp Người (1962), Một Mùa Hè Vắng Bóng Chim (1990), Cổ Văn Trung Quốc.. và một số lượng tác phẩm biên khảo viết bằng chữ Pháp, chữ Hán cổ cận thế giới.

10- Du Ký : gồm một số quyển ghi chép lại các lần đi thực địa ở các địa phương. Loại này không phải là những tác phẩm thuần túy văn chương mà là những đóng góp thiết thực cho khoa học tự nhiên, xã hội, văn học nữa như Bảy Ngày trong Đồng Tháp Mười (1954), Đế Thiên Đế Thích.. cùng một số sách về Quản Trị công nghiệp, kinh tế, gióa khoa toán, Bên cạnh ông còn viết hơn 300 chuyên đề trên các tạp chí chuyên ngành (trong các tạp chí ở Sài Gòn trước 1975)..”

Thật là một công trình văn học nghệ thuật đồ sộ. Ông là một học giả có nhiều uy tín trong giới trí thức và sau năm 1975, chế độ Cộng sản cũng có nhiều cư xử đặc biệt với ông. Những người như ông, như Bình Nguyên Lộc được níu kéo để tham gia vào sinh hoạt văn học nhưng đều bị cự tuyệt một cách khéo léo.

Năm 1981, ông Nguyễn Hiến Lê viết xong bộ hồi ký. Ở trong nước, nhà xuất bản Văn học in năm 1993. Ở hải ngoại, nhà xuất bản Văn nghệ của ông từ mẫn Võ Thắng Tiết in ra làm ba tập. Tập 1 xuất bản năm 1990, tập 2 xuất bản năm 1990, và tập 3 xuất bản năm 1988. So sánh hai bản in ở trong nước và ở hải ngoại, thấy sự khác biệt rất lớn. Bản in ở hải ngoại thì tôn trọng bản thảo không sửa chữ nào quan trọng trong khi bản in ở trong nước thì bị cắt xén và “biên tập “ tơi bời, nhất là những nhận định trung thực của tác giả Nguyễn Hiến Lê về tình trạng văn hóa, xã hôi, chính trị, kinh tế ở trong nước. Ông phê phán chính xác, nói có sách mách có chứng và bằng chứng là chính thực tế của cuộc sống. Do đó, bản ở trong nước không có những phần ấy là một điều cố nhiên của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Trước 1975, ông đã đọc những bài tố Cộng cũng như đã nghe những người từ Bắc di cư vào Nam kể lại thời cải cách ruộng đất. Hay đã đọc những cuốn sách viết về đời sống ở Nga, với sự kềm kẹp của mật vụ và những vụ khủng bố trắng thời Stalin. Hoặc biến cố tết Mậu Thân năm 1968 với vụ thảm sát ở Huế. Cũng như ông đã đọc những lời chỉ trích chế độ Cộng sản của nhà văn Soljenitsyne và nhà bác học Sakharov cha đẻ ra bom nguyên tử của nga. Rồi những André Gide, Bertrand Russel, mới đầu thiên Cộng nhưng sau lại chỉ trích nặng nề, hay những Koestler, Georghiu, Djilas,.. mới đầu là đảng viên trung kiên nhưng sau phản tỉnh chống đối gay gắt.

Dù vậy nhưng Nguyễn Hiến Lê vẫn thiên về miền Bắc và hy vọng rằng sau hiệp ước Paris sẽ có hòa bình và sẽ có chính phủ ba thành phần.

Nhưng, khi đã sống với Cộng sản, ông đã nhìn ra tất cả những khuyết điểm của một chế độ vô sản chuyên chính. Ông có những nhận xét rất xác thực, về đời sống người dân trong thời kỳ đó. Ông phân tích rõ ràng từ hệ thống hành chánh phường khóm, từ tinh thần làm việc bê trễ đến hệ thống giấy tờ phiền nhiễu phức tạp, cũng như nạn nhũng lạm, ức hiếp dân chúng. Ông kể chuyện những ngày đổi tiền, biết bao nhiêu người trở thành tay trắng vì thủ đoạn ăn cướp tài sản người dân một cách công khai. Rồi ông nhận xét về kinh tế, về công nghiệp, nông nghiệp, … mặt nào cũng đều thất bại thê thảm. Những công ty quốc doanh không tạo được sản phẩm, lại lối quản trị, làm việc lề mề, nên trở thành gánh nặng cho quốc gia. Những nông trường khai hoang, hoặc vùng kinh tế mới, làm theo chỉ thị và lấy có nên không có kết quả, và có thể là nơi lưu đày của những người sống ở thành phố. Về phân phối hàng hóa, thì ngăn sông chắn chợ, gây phiền hà cho dân. Rồi chiến dịch đánh tư sản, kiểm kê tài sản, những cuộc vơ vét, tịch thu của cải. Tóm lại, là cả một xã hội xuống cấp trầm trọng, tự do hạn chế, dân chúng nghèo khổ,..

Đọc Hồi ký Tập 3 của Nguyễn Hiến Lê, tôi có cảm giác như đang đọc một bản cáo trạng buộc tội chế độ Cộng sản một cách rất nặng nề. Trong hơn 200 trang giấy, ông viết thật chân thành, nêu lên những sự thực và gửi theo những nỗi niềm đau lòng của một người đã thức tỉnh dù hơi muộn màng. Dù được kể vào hàng nhà văn tiến bộ, và được chế độ mới dành cho nhiều ưu đãi cũng như mời mọc để tham dự các buổi lễ cũng như các sinh hoạt văn hóa nhưng ông tránh né và luôn luôn làm người đứng ngoài.

Đọc những đoạn văn, viết thẳng thắn, không sợ sệt, không né tránh sự thực, tôi mới thấy cái tư cách kẻ sĩ vòi vọi của ông. Có những người, hồi trước thiên Cộng, nay muốn thay đổi suy tư mà vẫn chưa dám mạnh dạn, vẫn còn nói quanh nói co, không dám chấp nhận cái sai sót của mình. Còn với ông Nguyễn Hiến Lê, nghĩ gì viết nấy, không có áp lực nào làm ông thay đổi được thái độ.

Hãy đọc đoạn ông viết về phong trào vượt biên :

“Từ năm 1977, người ta dùng đường biển, phong trào vượt biên phát triển rất mạnh tới mức một bà già nông dân miền Tây phải nói ”Cây cột đèn nếu đi được thì cũng đi” Dù phải gian lao khổ cực tới mức nào hễ ra khỏi được nước là sướng rồi, làm mồi cho cá mập vẫn còn hơn ở lại trong nước mà chết lần chết mòn, người ta nghĩ vậy..” (trang 109)

Hay : ”Người ta nhận định sai về tình trạng miền Nam.Trước ngày 30 – 4 -1975, miền Nam rất chia rẽ, nhiều giáo phái đảng phái nhưng tiến bộ hơn miền Bắc nhiều về mức sống, kỹ thuật, nghệ thuật, văn hóa nhờ ngôn luận được tương đối tự do, nhờ được đọc sách báo ngoại quốc, biết tin tức thế giới, du lịch ngoại quốc, tiếp xúc với người ngoại quốc.., cả về đạo đức nữa, vì đủ ăn, người ta ít thèm khát mọi thứ, ít gian tham ( tôi nói số đông) ít chịu làm cái công việc bỉ ổi là tố cáo người hàng xóm chứ đừng nói tới người thân, nói chung là không có hành động nhơ nhớp như nhiều cán bộ ở Bắc tôi đã kể ở trên. Tôi còn nhận thấy vì người Nam bị coi là ngụy hết nên càng đoàn kết với nhau, thương nhau : cùng là ngụy với nhau mà!..” (trang 115)

Hoặc : ” làm cho người dân tưởng rằng chỉ phải đi cải tạo nửa tháng mà rốt cuộc là phải đi 5-6 năm, có thể là 10 năm, bảo là cho họ đi học tập, cải tạo tinh thần mà sự thật để hành hạ, để trả thù, như vậy làm sao dân tin được chính quyền. Lệnh trung ương ban hành, địa phương không theo, làm ngược hẳn lại, lương hưu trí không phát, tiền tiết kiệm gửi ngân hàng không cho rút ra mà không thẳng thắn cho họ biết lý do, cứ làm thinh để dân chờ hết ngày này qua năm khác, chờ chán thì tuyệt vọng thôi không đòi hỏi nữa; cho người ta vượt biên bán chính thức, thu của mỗi người bao nhiêu lượng vàng rồi bỗng nhiên ngưng lại hết mà không trả đủ vàng lại cho người ta; thâu thuế của người ta và cho phép bán ở chợ trời rồi đột nhiên bao vây cả một khu, tịch thu hết hàng hóa; khi chưa nắm chính quyền thì hứa sẽ bỏ hết các thuế chợ, chia đất cho dân cày,, nắm chính quyền được ít lâu thì thuế chợ còn nặng hơn trước, mới chia đất cho dân thì đã bắt đầu vào hợp tác xã nông nghiệp, bỏ quyền làm chủ miếng đất của họ mà làm chủ tập thể ; tuyên bố với quốc dân và thế giới rằng miền Nam theo chế độ dân chủ, trung lập, rồi một năm sau đã thống nhất quốc gia, hủy bỏ chế độ đó, bắt miền Nam theo chế độ xã hội chủ nghĩa như miền Bắc; báo chí, các đài phát thanh chỉ thông tin một chiều, không cho dân biết sự thực, đến nỗi chính các cán bộ ở bưng về cũng phàn nàn rằng báo chí nói láo hết, như vậy làm sao dân tin chính quyền được..” (trang 119-120)

Và rất nhiều những đoạn tương tự như thế trong tập hồi ký. Viết hồi ký có phải là ghi lại trung thực những sự kiện. Tôi nghĩ như thế. Và xa xôi hơn, trong hoàn cảnh lúc đó, trong sự theo dõi nghặt nghèo như vậy, ông Nguyễn Hiến Lê đã viết được những trang sách để đời. Những người lớp sau, đọc những trang sách ấy, không còn bị che dấu bởi những lối viết mập mờ của những người viết không dám nói lên sự thực. Ngay như một người đi theo Cộng sản đến cuối đời như Thiếu Sơn Lê Sĩ Quí mà còn nói : “Thời trước mình viết, ngụy nó bỏ tù mình cũng không sao, bây giờ mà viết để cho cách mạng bắt giam mình thì kỳ quá mà lại kẹt cho họ nữa”

Tôi là một người đọc rất nhiều sách của tác gỉa Nguyễn Hiến Lê, hầu như trên lãnh vực nào tôi cũng học hỏi được rất nhiều. Với tôi, ông là một ông thầy lớn, một học giả uyên bác, một người khảo cứu sâu sắc và cẩn trọng. Nhưng, còn một điều quan trọng hơn nữa là tôi kính phục cái tư cách kẻ sĩ của ông. Qua bộ hồi ký, ông tỏ lộ được cá tính của mình, của một người trí thức không bẻ cong sự thực. Và, ông đã can đảm nói lên cái nhầm lẫn của mình khi chưa sống với Cộng Sản. Ông là một trí thức đúng nghĩa trí thức …

Tu Cam Tran

Đất đai thuộc về giai cấp mới – giai cấp cộng sản

Đất đai thuộc về giai cấp mới – giai cấp cộng sản

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-07-14

Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ.

Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ.

AFP

Nghe bài này

Tầng lớp nông dân Việt Nam hiện đang bị mất đất, bị bóc lột trong chính một chế độ mệnh danh là đấu tranh cho giai cấp công nông. Một giai cấp mới đã được hình thành sau khi cuộc cách mạng cộng sản thành công.

Cờ đỏ búa và liềm

Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và nông dân, xưa cũ gần 100 năm. Biểu tượng này được cho là có một hiệu quả vô song trong việc thu hút tầng lớp dân cày trong những năm đầu tiên của cuộc cách mạng Nga năm 1917.  Những người dân cày vốn ít học, không thể hiểu những triết lý phức tạp về kinh tế chính trị của các ông Karl Marx, Engel,…khi thấy cái liềm gặt thiết thân của cuộc đời họ, bèn đứng lên đi theo đảng Bolsevik lúc ấy ở Nga, và những đảng cộng sản sau này trên khắp thế giới.

Về nguyên tắc, các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam, nếu không xuất thân từ hai giai cấp công nhân và nông dân, thì cũng là đại diện cho họ, đấu tranh cho quyền lợi của họ. Đặc biệt trong tình hình cụ thể của xã hội Việt Nam, với đại đa số dân chúng là nông dân thì hình ảnh cái liềm trên lá cờ đảng càng có giá trị lớn lao, ngay từ khi đảng cộng sản Đông Dương mới thành lập hồi năm 1930 cho đến nay.

“Biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền vẫn là lá cờ búa và liềm màu vàng trên nền đỏ, một biểu tượng cho liên minh công nhân và nông dân…Biểu tượng này được cho là có một hiệu quả vô song trong việc thu hút tầng lớp dân cày”

Bên cạnh biểu tượng lưỡi liềm, các đảng cộng sản cũng đề ra các khẩu hiệu dễ hiểu rất dân túy để cổ vũ tầng lớp nông dân. Năm 1930 được biết đến cuộc nổi dậy của nông dân tại Nghệ Tĩnh với khẩu hiệu nổi tiếng, Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ, tức là tiêu diệt hết những giai cấp khác ngòai nông dân; hay sau đó là Ruộng đất cho dân cày. Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản tiến hành cuộc chiến tranh giai cấp cho Đảng, với hy vọng có được ruộng đất để mà sử dụng cái liềm vàng đẹp đẽ trên lá cờ đỏ màu máu cách mạng.

Ruộng đất cho dân cày. Người nông dân khắp nơi đã kéo nhau theo đảng cộng sản với hy vọng có được ruộng đất

Với một đảng chính trị có tổ chức chặt chẽ, cùng với sự hậu thuẫn của hàng triệu nông dân, những người cộng sản đã nắm chính quyền, nắm một cách độc tôn. Và ở Việt Nam, họ đã thực hiện lời hứa với những người dân cày bằng cuộc cải cách ruộng đất diễn ra sau năm 1954. Trong trận chiến giai cấp này, các khái niệm trừu tượng của kinh tế chính trị Marxism đã biến thành các con số phần trăm trong dân chúng là địa chủ ở mỗi làng để cách mạng tiêu diệt. Nhiều người đã chết dù không có một tấc đất nào trong tay. Người địa chủ nổi tiếng ở miền Bắc là bà Nguyễn Thị Năm, người ủng hộ tiền tài nhân lực cho đảng của ông Hồ Chí Minh, nằm trong những người bị xử bắn đầu tiên.

Những người chết rồi cũng bị quên đi trước những khó khăn vất vả của đời thường, của hợp tác xã nông nghiệp, và của các tập đòan sản xuất tại miền Nam sau ngày đất nước được thống nhất. Tất cả mọi người dường như đã trở thành chung một giai cấp công nông, dường như cuộc đấu tranh giai cấp đã thành tựu.

Giai cấp cộng sản và những đặc quyền

Nhưng giai cấp đã không mất đi. Milovan Djilas, nhân vật số hai của đảng cộng sản Nam Tư, đã viết vào năm 1957 rằng: Một giai cấp mới đã hình thành, và cả hệ thống cộng sản được xây dựng để bảo đảm cho quyền làm chủ và bóc lột của giai cấp mới này. Đó chính là giai cấp cộng sản cầm quyền.

“Một giai cấp mới đã hình thành, và cả hệ thống cộng sản được xây dựng để bảo đảm cho quyền làm chủ và bóc lột của giai cấp mới này. Đó chính là giai cấp cộng sản cầm quyền”

Nếu đặc quyền của giai cấp mới vào những năm chiến tranh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa chỉ là vài cân thịt ngon ở cửa hàng Tôn Đản, hay vài thước vải đẹp cung cấp theo tiêu chuẩn, thì từ năm 1986 trở đi, năm mà đảng cộng sản quyết định kết hôn ý thức hệ công nông của mình với kinh tế thị trường tự do, nó đã trở nên trù phú hơn. Bây giờ là nhà xưởng sản xuất công nghiệp để thu lợi trên sự bóc lột giá trị thặng dư của người công nhân theo lý thuết của Karl Marx, và đất đai.

Milovan Djilas viết tiếp, Dù về mặt pháp lý tài sản là của xã hội, của quốc gia, nhưng trên thực tế chỉ có một nhóm nhỏ kiểm sóat và thu lợi từ đấy.

Khi người cộng sản lấy lại đất từ người nông dân...

Khi người cộng sản lấy lại đất từ người nông dân…Files photos

Tài sản quan trọng nhất đối với đại đa số dân chúng Việt Nam chính là đất đai, và nay nó thuộc sỡ hữu tòan dân, tức là do cái nhóm nhỏ cộng sản cầm quyền kiểm sóat.

Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục nhưng không được hô hào nữa. Hàng đòan nông dân mất đất đi khiếu nại, thưa kiện từ Nam ra Bắc, vì đất đai của họ bị tịch thu, dưới danh nghĩa dùng cho các dự án phát triển kinh tế xã hội của những công ty, mà trên thực tế nhiều đảng viên cộng sản, hoặc những người có quan hệ chặt chẽ với bộ máy quyền lực của đảng, nắm giữ. Các cuộc biểu tình này thường xuyên bị chính quyền cộng sản của giai cấp công nông Việt Nam dẹp đi. Chưa có thống kê nào về số lượng các cuộc biểu tình đòi đất hàng năm, nhưng chỉ trong vài năm gần đây, có thể nêu nhiều vụ xảy ra liên tiếp, vụ nông dân lõa thể giữ đất ở Cần Thơ, vụ Văn Giang, vụ Dương Nội, rồi đỉnh cao là vụ Đòan Văn Vươn ở Hải Phòng nơi mà súng đã nổ thay cho luật pháp. Và trong khi những dòng chữ này đến với quý độc giả thì hàng trăm nông dân làng Trịnh Nguyễn, Từ Sơn Bắc Ninh đang dầm mưa giải nắng giữ đất.

Luật gia Lê Hiếu Đằng, người từng trải qua kinh nghiệm với đảng cộng sản suốt mấy mươi năm đã phát biểu,

“Chưa có cuộc cách mạng nào hứa hẹn nhiều và thực hiện ít như cuộc cách mạng cộng sản

Milovan Djilas”

“Trước kia nông dân nghe theo Đảng để mong có ruộng đất. Cái chuyện nông dân ly tán, khổ đâu vì mất đất là do đâu? Là do cái quy định đất đai là sở hữu tòan dân!”

Lời phát biểu của ông Lê Hiếu Đằng như một bức tranh tổng kết những gì những người cộng sản đã hứa hẹn khi họ còn hàn vi ngày xưa đến khi họ trở thành giai cấp mới ngày nay.

Còn những người nông dân đã tự nguyện đứng dưới lá cờ của giai cấp công nông thì nghĩa gì?

Bà Ngô Thị Đức, một nông dân ở làng Trịnh Nguyễn, có 47 tuổi đảng và bị đảng của bà khai trừ vì bà đấu tranh cho quyền lợi của những người nông dân, nói với chúng tôi,

“Tôi nhiều năm phấn đấu để vào đảng, nay họ làm sai, tôi thấy cũng chả cần. Sợ mất dân hơn là mất Đảng. Phần mình mình phải lo, ai mà lo tới mình thì mình đã toi rồi.”

Có phần chắc là bà Ngô Thị Đức và những người nông dân làng Trịnh Nguyễn không biết Milovan Djilas là ai, chỉ biết rằng… “họ” tức những người cộng sản cầm quyền đã làm sai. Họ đã trở thành một giai cấp mới, cũng bóc lột như trong những cuốn sách lý thuyết cộng sản mà đảng cộng sản phát cho các đảng viên của mình.

Điều khá mỉa mai, là khi những người nông dân Trịnh Nguyễn giữ đất chống giai cấp mới, họ vẫn trương cờ đỏ búa liềm, và khi Đòan Văn Vươn nghe lời tuyên án vẫn nói lời cảm ơn đảng cộng sản, đảng của một giai cấp mới.

Có lẽ để kết thúc, chúng tôi mượn lời cựu phó chủ tịch đảng cộng sản Nam Tư, Milovan Djilas, “Chưa có cuộc cách mạng nào hứa hẹn nhiều và thực hiện ít như cuộc cách mạng cộng sản.”

Hậu trường báo chí xã hội chủ nghĩa

Hậu trường báo chí xã hội chủ nghĩa

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-07-13

000_Hkg7508717-305.jpg

Một sạp báo ở Hà Nội hôm 26 tháng 6 năm 2012.

AFP

Ngày báo chí Việt Nam năm nay có hàng trăm giải thưởng trao cho các nhà báo được xem là xuất sắc trong số hàng chục ngàn nhà báo các tỉnh thành, địa phương khắp nuớc. Mặc Lâm tìm hiểu thêm hiện trạng báo chí Việt Nam qua nhà thơ và cũng là nhà báo Vi Thùy Linh để biết thêm những gì thật sự đang xảy ra phía sau hậu trường của nền báo chí xã hội chủ nghĩa.

Gần 2 vạn nhà báo

Nhà báo Vi Thùy Linh cho biết nhận xét của chị về giải thưởng lần này qua cái nhìn tỉnh táo của một người yêu nghề và có hệ lụy với nó gần hai mươi qua, chị cho biết:

Vi Thùy Linh: Tôi đã tham gia làng báo 17 năm. Bằng những quan sát của mình, tôi  nhận thấy rằng thực ra ở đâu cũng vậy thôi, tinh hoa luôn thuộc vào số ít, tinh hoa không thể là một đám đông được. Tôi thích tinh hoa trong bối cảnh của sự thi đua hăng say, sự yêu nghề. Độ lệch giữa tinh hoa và đối tượng không tinh hoa phải ít thôi, khả dĩ để cho ta hy vọng.

Tôi đã từng viết thẳng và nói thẳng: có nhiều bài phát biểu viết trước khi sự kiện được diễn ra thì bao giờ cũng có cụm từ “thành công tốt đẹp”. Thực tế không phải lúc nào cũng thành công tốt đẹp và tôi thấy có 3 điều như thế này:

Thứ nhất là về khoa học. Chúng ta có quá nhiều các giáo sư, tiến sĩ là những nhà nghiên cứu có công trình khoa học và giảng dạy. Đấy là những định nghĩa khái lược nhất nhưng nền khoa học của  chúng ta lại rất thấp. Chỉ riêng hình ảnh này thôi đã gắn đến bao nhiêu đời nay rồi. Bà con vẫn còn phải cắm tay, cắm chân trong bùn lạnh để cấy lúa. Hằng nghìn năm nay vẫn không  thay đổi được hình ảnh ấy. Tôi chỉ ví dụ một điều đó thôi. Bao nhiêu đời nay rồi, ở Việt Nam có bao nhiêu nhà khoa học, bao nhiêu giáo sư tiến sĩ không nghĩ được cái gì đó để thay đổi. Người nông dân quá vất vả mà đây là một đất nước nông nghiệp.

Thứ hai: có quá nhiều các danh hiệu nghệ sĩ. Tôi đi dự lễ trao danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân ở Nhà hát lớn vào ngày 19 tháng 5 năm 2012, đông kinh khủng, hàng mấy trăm nghệ sĩ được phong”ưu tú” và hàng trăm người được phong “nhân dân”. Vậy mà nền nghệ thuật Việt Nam thì vẫn còn rất thấp trên bản đồ thế giới. Đặc biệt  điện ảnh là ngành tôi rất tâm huyết thì nó gần như bị bỏ rơi. Giờ chỉ còn phim thị trường. Dòng phim chính thống và phim nghệ thuật đại diện Việt Nam mang ra thi quốc tế, như là một hộ chiếu văn hóa của Việt Nam thì đã bị bỏ mặc rồi.

“Nền báo chí phải nói là đông kinh khủng. Hội nhà báo hiện nay đã có 17 ngàn nhà báo có thẻ hành nghề của bộ Báo chí và Tuyên truyền  và 1.900 nhà báo được cấp thẻ hôi viên của hội nhà văn VN.
-Vi Thùy Linh”

Cuối cùng là báo chí. Nền báo chí phải nói là đông kinh khủng. Hội Nhà văn là một hội rất khó vào. Trong lịch sử tồn tại 56 năm của hội vẫn chưa có được 1.000 hội viên. Một năm trong 500 đơn xin phép thì chỉ có hơn 20 người được vào. Hội nhà báo hiện nay đã có 17 ngàn nhà báo có thẻ hành nghể của bộ Báo chí và Tuyên truyền  và 1.900 nhà báo được cấp thẻ hôi viên của hội nhà văn Việt Nam.

Như vậy là gần 2 vạn nhà báo và chưa kể số lượng các lực lương khác tham gia viết báo và số lượng các đầu báo của mỗi một ngành, một cơ quan, một tổ chức. Đến mức tôi cảm thấy khái niệm nhà báo không oai như hồi trước nữa, nhiều quá, nhàm quá. Trong cái bối cảnh đông như vậy, tôi lại không thấy trăm hoa đua nở mà lại bị tình trạng hỗn tạp phong trào và số lượng bài vở hàng chợ đã trở thành phổ biến. Nhiều tờ báo, nhất là những báo mạng, trở thành những trang để giải quyết cho giới show biz rất rẻ tiền, giật gân, thấp kém về cả từ lẫn tít và trình độ đưa tin nhưng mà vẫn tồn tại.

Mặc Lâm: Người ta thuờng cho rằng báo chí Việt Nam không thể vượt qua rào cản kiểm duyệt của nhiều cơ quan trong đó có chính bản thân nhà báo, họ phải tự kiểm duyệt mình trước khi giao số phận bài viết cho Tổng biên tập quyết định. Chị chia sẻ sự thật này ra sao?

Vi Thùy Linh: Có quá nhiều người viết nhưng có quá ít người tâm huyết  thì việc đầu tiên không phải tại chính thể hay sự chỉ đạo của đảng hay của ban Tuyên giáo trung ương. Tôi nghĩ không phải lý do như vậy mà chính trong nội tại của những người cầm bút. Anh cứ viết hay đi cái đã nhưng anh có viết hay được đâu! Việc anh không viết hay, anh không lăn lộn vào nghề, trước hết là ở chính anh chứ không phải tại ai khác. Tất nhiên cũng có một số các yếu tố, ví dụ như tôi đã nói ở trên.

Anh biết rồi, để viết những phóng sự hay là người ta phải chấp nhận những nguy hiểm –nào là đóng vai để lọt vào sào huyệt của những giới xã hội đen hay là đường dây ma túy hoặc là đường dây mua bán gái … Tất cả những cái đấy đều nguy hiểm. Họ đều phải kỳ công, mà giờ người ta không muốn kỳ công, người ta muốn nhanh.

_MG_1652-250.jpg

Một sạp báo ở Saigon. RFA photo

Mặc Lâm: Nếu vậy thì còn đâu ngọn lửa yêu nghề thôi thúc một nhà báo có các bài viết làm dậy làn sóng sư luận xã hội…Theo chị nguyên nhân nguội lạnh bắt đầu từ đâu?

Vi Thùy Linh: Bọn chúng tôi là 8X đời đầu hay 8X đời sau và 9X thì gần như không còn những người lửa nghề nữa vì nó có những nguyên nhân sau đây. Ngay những ngày đầu vào trường báo chí không phải là do yêu nghề, như tôi đã viết trong bài đã đăng “Khi nào có làn sóng phóng viên tài năng”. Họ vào là do tài cắm, vào do quan hệ, vào do tính đường khi ra trường xin việc, vào do mode thời thượng, vào do ý nghĩ “ừ làm báo cũng ninh nhỉ,  bây giờ giới show biz nó sôi động như thế mình vào thì thiếu gì chuyện để đưa  tin cho nó nhanh”. Tức là họ ngộ nhận về nghề- dễ dàng làm việc và nhanh nổi tiếng; Được vui vì đi dự cái này cái kia trong giới show biz.

Hiện nay ở Việt Nam báo chí cũng đang là ngành thời thượng vì sự bùng nổ của truyền thông, thông tin cao. Ở một mặt nào đó thì hào quang của nghề phóng viên mặc dầu không còn “oai oách” như thời xưa nhưng ở Việt Nam số lượng người háo danh ngày càng đông và đông đến mức bệnh hoạn cho nên bằng mọi giá không cần giữ danh dự, người ta sẵn sàng làm mọi thứ để được nổi tiếng.

Thiếu lương tâm nghề nghiệp

Mặc Lâm: Chị nhắc đến sự ham nổi tiếng làm tôi chợt nghĩ đến những cái tít rất gây hấn, nếu không muốn nói chính xác là quái dị…phải chăng giật một cái tít như thế cũng nằm trong mục đích muốn nổi tiếng của một thành phần nhà báo nào đó?

Vi Thùy Linh: Những cái tít ở trên báo nó man rợ quá. Chẳng hạn tôi đọc cái vụ giết người của  thằng Lê Văn Luyện, “thằng ấy” không thể gọi là con người được mà phải gọi là thú cần phải loại ra khỏi đời sống của cánh rừng chứ không phải là đời sống của loài người. Tôi là một trong những người rất phẫn nộ mà máy móc theo luật khi chưa đủ 18 thì không thể tử hình.

Loại đấy thì tiếc nuối gì mà không loại bỏ ra khỏi xã hội loài người mà bảo vì thiếu vài tháng cho nên nó qua được khung tử hình. Rất nhiều báo phản ánh nó chứ không phải là không nhưng phản ánh theo cái hướng  khai thác con người đó để thấy nó hoang lạc, khoái cảm, khoái chí khi miêu tả chi tiết của một thằng bệnh hoạn, man rợ vì lấy mạng sống của cả một gia đình ở Bắc Giang.

Tôi thấy cái đấy không phải tại ai chỉ huy, chỉ đạo cả mà do lương tâm và trình độ làm nghề rất thấp cũng như sự quản lý của các tổng biên tập của các tờ báo mạng đăng những cái bài mà dập những cái tít man rợ, khoái trá. Anh biết rồi, người ta có những video đen, xã hội đen, băng đen đọc những bài báo như thế với những hàng tít như thế và hàng triệu, hàng trăm người đọc. Trong những người đọc ấy có bao nhiêu người bản lĩnh, có đủ tri thức để không bị lôi kéo khi đọc những bài miêu tả rùng rợn như bị kích thích, như là cổ súy cho những việc đó. Còn lại là những số phận con người.

Mặc Lâm: Không lẽ chẳng còn một nhà báo có lương tâm nào sống sót trong cái mớ bòng bong báo chí ấy hay sao?

“Do lương tâm và trình độ làm nghề rất thấp cũng như sự quản lý của các tổng biên tập của các tờ báo mạng đăng những cái bài mà dập những cái tít man rợ, khoái trá.
-Vi Thùy Linh”

Vi Thùy Linh: Có, tôi thấy như anh Đỗ Doãn Hoàng đã chịu khó đi lên Mường Nhé, Mường Tè… rồi những vùng sâu, vùng xa để viết về những đứa bé ăn mặc mong manh đi học. Cơm không đủ ăn (cơm bây giờ vẫn còn đựng trong túi nylon, buổi trưa có mùi, moi ra ăn cơm không), trèo đèo lội suối. Bao nhiêu nhà văn, bao nhiêu những người có trách nhiệm vẫn còn nghèo đã huy động nhau cùng giúp đỡ.

Những bài báo mang tính xây dựng xã hội như thế về những thân phận, những người bị oan sai, bị tù oan, bị chèn ép thậm chí là bị mổ nhầm, thậm chí bị cắt nhầm quả thận…những đối tượng ấy đều được phản ánh cả. Thế nhưng trong một cái guồng ăn xổi, chụp giật làm tôi thấy buồn vì giờ thì những chuyện giật gân lá cải gần như bằng với chính thống mặc dầu không ai tôn vinh nó cả nhưng nó đang nhiều đến mức độ nếu tính theo thói quen ở Việt Nam thì đa số hơn thiểu số. Cái đa số này đang gần như trở thành dòng chủ lưu rẻ tiền. Nó trở thành chủ lưu vì nó không bị tiểu trừng, không bị lên án và nó cứ hoành hành như thế.

Mặc Lâm: Bên cạnh những mảng xã hội tôi thấy báo chí rất thiếu thông tin về hoạt động chính trị của người dân, đặc biệt báo chí tỏ ra dị ứng với các cuộc biểu tình chống Trung Qúôc hay dân oan các tỉnh thành…

Vi Thùy Linh: Đúng là có hiện tượng ấy. Trong luật pháp Việt Nam thì được biểu tình nhưng những người biểu tình yêu nước, biểu tình lành mạn không có ném đất đá, không bạo động gì cả; Biểu tình đi qua đại sứ quán Trung quốc ở Hà Nội ở đường Hoàng Diệu thì công an Việt Nam cũng  ra chặn, không muốn điều đấy. Cũng có những bà con mất hết đất đai đi thất thểu tôi đã nhìn thấy khi đi qua vườn hoa Mai Xuân Thưởng. Họ cầm băng rôn, biểu ngữ, ngồi thất thểu trong nắng nôi mệt mỏi. Tất nhiên là họ không bao giờ được vào bên trong cả, chỉ ngồi ở vườn hoa đối diện. Những hình ảnh đó hay thông tin đó thì ít khi được đưa trên báo chí. Chính những hình ảnh đó làm tôi suy nghĩ, thấy thương vì họ chính là dân đen theo đúng nghĩa như ngày xưa các cụ vẫn nói là “ phận áo ngắn”. Những người lao đông thì tội thật, khổ thật.

Mặc Lâm: Trước khi từ giã thính giả chị có kết luận gì trong buổi nói chuyện hôm nay, thưa chị?

Vi Thùy Linh: Đây là câu kết của tôi. Viện Báo chí tuyên truyền là nơi tôi được học từ năm 1997-2001. Tôi học ở phân viện và là lò đào tạo báo chí lớn nhất Việt Nam và chuyên nghiệp nhất hơn 50 năm rồi. Mỗi năm ra trường hơn 200 cử nhân, gần như không  ai bị trượt. Đã làm luận văn thì được 9,10, mà đã thi tốt nghiệp thì hầu như đều qua hết. Thầy cô không nỡ cho em nào trượt cả.

Tuy nhiên 200 em sinh viên ấy ra trường thì bản thân từ khi tốt nghiệp đã có sự giả dối rồi. Chúng ta không  có những  phần mềm để đọc, dò những luận văn ăn cắp. Có rất nhiều luận văn được viết bằng sự xào xáo của nhiều trường đại học khác chứ không riêng gì báo chí. Đi học thì có những em sinh viên tôi được biết vì chính những em đó nhờ tôi viết bài để các em mang về nộp cho đủ vì khi đi thực tập nhiệm vụ của em phải có 10 bài nhưng giờ chỉ mới có 5. Nhuận bút thì của chị nhưng chị cho em đứng tên!

Giả dối từ lúc đi thực tập. Gỉả dối từ luận văn xào xáo. Những cử nhân ấy đúng là những cử nhân giấy; Ra trường thì làm sao đủ bản lĩnh và tri thức để tác nghiệp?

Mặc Lâm: Xin cám ơn nhà thơ, nhà báo Vi Thùy Linh về buổi nói chuyện hôm nay.

Bị tạt acid vì giúp dân giữ đất

Bị tạt acid vì giúp dân giữ đất

Gia Minh, RFA
2013-07-04

RFA

victim

Bà Nguyễn thị Thiêm bị bỏng toàn bộ phần ngực và hai tay

Photo by Blog Nguyễn Tường Thuỵ

Người đấu tranh tích cực

Nạn nhân là bà Đỗ Thị Thiêm. Bà là một trong những người hăng hái giúp dân trong việc giữ đất ruộng đồng Lỗ Vó,  khu phố Trịnh- Nguyễn, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.

Bà bị kẻ lạ mặt tạt acid vào người hồi sáng nay, 4 tháng 7, khi đang đi trên Quốc lộ 1A tuyến Bắc Ninh- Hà Nội. May mắn, bà còn đủ sức kêu cứu bằng điện thoại, và đượcngười thân đưa vào khoa bỏng, bệnh viện Saint Paul.

Một người dân địa phương cho biết tình tiết dẫn đến việc bà Đỗ Thị Thiêm bị tạt acid như sau:

“Họ vào nhà  bà mấy hôm nay rồi. Họ nói con bà đi làm mái ngã, bị tàn tật không đi được. Họ từ Hội Chữ Thập Đỏ muốn giúp bà đưa con vào cơ sở ở bên Đông Anh, Hà Nội để sống cho khỏi cô đơn vì bệnh tật. Họ nói họ không liên quan gì đến Dự án nước thải cả. Họ cũng nói nếu muốn đưa vào Đông Anh thì bà phải sang nói chuyện với Giám Đốc. Con bà cũng muốn đi. Thế là chúng lừa được bà đi sang và tạt acid vào bà.”

Việc giữ ruộng của đối tượng thương binh- liệt sỹ, không để cơ quan chức năng địa phương lấy giao cho công ty tư nhân triển khai dự án mà được nói là xây dựng nhà máy xử lý nước thải, lâu nay được người dân địa phương đồng tình, ủng hộ.

Người dân nêu lý do là dự án xử lý nước thải xây dựng quá gần khu nhà dân như thế sẽ tác động ô nhiễm trực tiếp đến cho dân chúng. Thêm vào đó kế hoạch xây dựng dự án này có nhiều khuất tất chưa được làm rõ, và dân chúng tiến hành khiếu kiện lâu nay nhưng vẫn chưa được cơ quan chức năng địa phương giải thích rõ ràng.

Người dân đề nghị cơ quan chức năng dời dự án xử lý nước thải xuống phía dưới cánh đồng, giữ ruộng lại cho những gia đình chính sách được tiếp tục canh tác để có nguồn thu nhập. Vùng đất đồng này là đất tốt cho việc canh tác không nên phá bỏ đi.

acid-bottle

Côn đồ để lại chai để hăm doạ, sau khi chặt phá cây của dân – photo by blog Nguyễn Tường Thuỵ

“Ác hơn phát xít”

Thế nhưng tất cả những yêu cầu, lập luận và đơn từ của dân chúng địa phương không được giải quyết. Suốt ba tuần lễ qua, người dân phải tập trung dựng lều bạt để giữ đất.

Hôm ngày 18 tháng 6, một lực lượng gồm công an và những thành phần lạ đã đến và ra tay đánh đập người dân giữ đất mà chủ yếu là những người già, phụ nữ và trẻ em.

Tiếp sau đó những cây cối quanh nơi bà con giữ đất bị chặt phá và có hai chai hóa chất được bỏ lại hiện trường.

Dân rất căm phẫn, họ vẫn đi động viên dân. Trời mưa gió mà dân cứ phải ngủ trong lều để giữ đất. Ngủ đất khổ lắm gần cả 20 ngày nay. Họ còn đánh cả trẻ con và phụ nữ. Họ ác hơn cả phát- xít. Đất của thương binh liệt sĩ để ‘uống nước nhớ nguồn’, mà chúng uống cạn nước thôi.

Đầu gấu đánh người, xe công ty đưa đến toà

Cho đến lúc này dù chưa có kết luận chính thức của cơ quan chức năng, nhưng người dân cho rằng có một âm mưu sử dụng những thành phần bất hảo lừa bà Đỗ Thị Thiêm đi sang Đông Anh, Hà Nội rồi trên đường tạt acid vào bà.

Lâu nay tình trạng người dân vì quyền lợi và sự bất minh trong việc thu hồi đất phải bảo vệ đất đai, tài sản của họ đã bị những thành phần bất hảo tấn công một cách vô cớ gây thương tích nặng nề và có khả năng mất mạng. Một trường hợp được nhiều người biết đến là hồi ngày 12 tháng 7 năm ngoái tại Văn Giang ba người gồm cụ ông ngoài 70 tuổi Lê Thạch Bàn, và hai anh em ông Đàm Văn Nghiệp, Đàm Văn Đồng bị những thành phần bất hảo đuổi đánh đến thương tích nặng.

Tuy nhiên, khi ra tòa những kẻ thủ ác chỉ bị án nhẹ. Người dân còn cho biết chính xe nhà đầu tư là Công ty Việt Hưng đưa những tội phạm đến tòa. Từ sự việc đó dân chúng tỏ ra hết sức bất mãn và họ chắc chắn là những thành phần bất hảo được sử dụng nhằm trấn áp người nào phản đối các dự án thu hồi đất.

Chuyện những thành phần bất hảo được sử dụng trong những trường hợp cưỡng chế đất của dân như ở Văn Giang không phải cá biệt, mà tại nhiều nơi khác cũng từng xảy ra tương tự như thế.

Vẫn phải đúng pháp luật

Sáng nay, ngày 4 tháng 7, mấy trăm người dân Văn Giang vẫn phải tiếp tục đến tại trụ sở tiếp dân của Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ở 41 Tràng Thi Hà Nội để khiếu nại về những sai phạm trong việc thu hồi đất ruộng của dân để giao cho Công ty Cổ phần Việt Hưng tiến hành dự án gọi là Khu đô thị Sinh Thái Văn Giang.

“Hôm nay đông lắm. Chúng tôi sang để đưa hai đơn tố cáo UBND huyện Văn Giang vì việc chưa xong đường mà đã thu hồi đất. Chúng tôi có giấy tờ liên quan cho biết ai lấy tiền là giao đất, còn chúng tôi chưa nhận tiền nên phải giữ đất thôi. Quá trình đấu tranh cho thấy là làm đúng pháp luật, đòi đúng quyền lợi và họ thấy dùng nhiều thủ đoạn nhưng không đạt mục đích.”

old-lady-injured

Một người già bị đánh trọng thương ở làng Trịnh Nguyễn, tháng 6-2013 – photo by blog Nguyễn Tường Thuỵ

Nhiều người dân sau khi thấy rõ những sai phạm trong việc thu hồi đất đai của họ phải đi khiếu kiện từ năm này qua năm khác; nhưng rồi đơn thư của họ bị đùn đẩy từ nơi này qua nơi khác. Cơ quan chức năng không giải quyết; trái lại nhiều trường hợp trong số họ còn phải gánh chịu đòn thù nặng nề như trường hợp của bà Đỗ Thị Thiêm.

Ngoại trưởng Úc đặt vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam

Ngoại trưởng Úc đặt vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam

VOA

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Bob Carr.

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Bob Carr.

02.07.2013

Ngoại trưởng Australia Bob Carr yêu cầu chính phủ Việt Nam phóng thích 3 nhân vật hoạt động cho quyền của người lao động đã bị giam cầm trong 3 năm qua.

SBS, Hệ thống phát thanh đặc biệt của Australia, trích tin của hãng tin AAP hôm nay tường trình rằng Ngoại trưởng Australia Bob Carr đã yêu cầu Hà Nội phóng thích 3 nhà hoạt động bênh vực quyền của người lao động Việt Nam ra khỏi nhà tù.

Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương và Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị kết án hồi năm 2010 vì vai trò của họ trong một cuộc đình công tại một xưởng sản xuất giầy dép tại Việt Nam.

Trong một thông báo, Bộ trưởng Ngoại giao Úc phát biểu:

“Chúng tôi nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền tự do lập hội, và quyền tự do thành lập công đoàn. Hôm nay tôi đã yêu cầu Việt Nam trả tự do cho những cá nhân này.”

Hồi đầu tháng 6 vừa rồi, cả ba nhà hoạt động trẻ tuổi này đã được nêu tên trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, khi Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao Động Daniel Baer nhắc tới 120 tù nhân chính trị bị giam cầm tại Việt Nam chỉ vì đã hành sử quyền tự do ngôn luận.

Theo tin của AAP, Ngoại Trưởng Carr đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh bên lề hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Brunei.

Nguồn tin cũng cho hay trong dịp này ông Bob Carr còn nêu lên trường hợp của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Luật sư  Lê Quốc Quân, người sẽ ra tòa về tội trốn thuế vào ngày 6 tháng 7 sắp tới.

Ngoại trưởng Carr thuật lại rằng Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết ông sẽ yêu cầu điều tra 5 trường hợp đã được Ngoại trưởng Carr nêu ra.

Nguồn: AAP, Bloomberg, Vnexpress

Sài Gòn: Chè Khúc Bạch Chế Biến Từ Keo Công Nghiệp

Sài Gòn: Chè Khúc Bạch Chế Biến Từ Keo Công Nghiệp

(07/01/2013)

nguồn: Vietbao.com

SAIGON — Gần đây, tại Sài Gòn đâu đâu cũng thấy dựng bảng bán món chè khúc bạch. Hầu hết những điểm bán “trà chanh chém gió” nay cũng bán thêm món này… Chủ yếu làm từ nguyên liệu rẻ tiền, đáng ngờ của Trung Quốc, món chè ưa chuộng này của giới trẻ đã dễ dàng đem lại lợi nhuận cao cho người kinh doanh.

Theo báo Tuổi Trẻ, chị Hạnh – tiểu thương chợ An Đông, quận 5, Sài Gòn – tiết lộ là nguyên liệu chính để nấu chè khúc bạch “vừa ngon, vừa rẻ” đang được hầu hết các quán sử dụng chính là chất gelatine, nhờ có chất này mà sữa tươi và kem sữa mới kết dính với nhau và cho ra màu trắng sáng. Giá bán lẻ gelatine là 20,000 đồng/100gr., mua sỉ thì giá chỉ 100,000 đồng/kg.

Một xe chè khúc bạch trên vỉa hè đường Lê Quang Định (Bình Thạnh).

Gelatine là một loại chất keo công nghiệp chiết xuất từ da động vật sau khi ngâm thối rữa rồi nấu nhừ, đa số là hàng Trung Quốc. Và trên thị trường hiện nay rất hiếm có gelatine đúng là dùng trong thực phẩm, hoặc loại gelatin không phải của Trung Quốc. Như ở một cửa hàng có tiếng chuyên bán nguyên liệu làm bánh trên đường Bùi Viện (quận 1), người bán giới thiệu loại gelatine giá 24,000 đồng/100gr., quảng cáo là hàng Mỹ nhưng chỉ được đóng trong bịch ni-lông sơ sài, tuyệt nhiên không nhãn mác gì.

Bên cạnh đó, muốn lời nhiều, hầu hết chủ quán đều dùng sữa tươi và kem sữa tươi trôi nổi trên thị trường. Ngay cả hạnh nhân dùng “trang điểm” cho chè khúc bạch cũng xuất xứ từ Trung Quốc.

Theo báo Tuổi Trẻ, thông tin về công nghệ chế biến gelatine siêu bẩn đã bị phát giác ở Trung Quốc năm 2012. Loại gelatine công nghiệp này được sản xuất từ da phế thải nhưng lại được nhiều công ty ở nước này dùng để chế biến vỏ nang cho nhiều loại thuốc, dùng sản xuất kem, sữa chua và nhiều loại đồ uống khác… Loại chất này, nếu dùng trong thực phẩm, sẽ trở thành hóa chất độc hại có khả năng gây suy thận, suy gan và ung thư.

Việt Nam điều tra về vụ nổi loạn ở trại Xuân Lộc

Việt Nam điều tra về vụ nổi loạn ở trại Xuân Lộc

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thanh Phương

RFI

Công an Việt Nam thông báo sẽ điều tra về vụ hàng trăm phạm nhân phân trại I, trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai nổi dậy ngày 30/06/2013, giữ làm con tin giám thị trại, để đòi thực hiện những yêu sách của họ về điều kiện giam giữ.

Thông tin từ các tù nhân đưa ra hôm Chủ nhật cho biết vụ nổi loạn ở trại giam Xuân Lộc là để phản đối việc ngược đãi, đánh đập tù nhân, cắt xén các phần ăn của tù nhân. Theo báo chí trong nước ngày 02/07/2013, Tổng cục trưởng Tổng cục 8 (Tổng cục Thi hành án và hỗ trợ Tư pháp), tướng Cao Ngọc Ánh đã phủ nhận thông tin nói trên. Quan chức này khẳng định cán bộ trại giam Xuân Lộc vẫn « tôn trọng nhân phẩm, quyền con người » đối với tù nhân. Ông còn cho rằng các phạm nhân cần đầu vụ « gây rối » trong trại giam Xuân Lộc đều là « lưu manh chuyên nghiệp, không có quyết tâm cải tạo ».

Về phần tướng Hồ Thanh Bình, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục 8, thì cho biết sẽ « sàng lọc » những người cầm đầu và tham gia vụ nổi loạn, để xử lý theo luật hoặc xử lý theo kỷ luật trại. Đại tá Hồ Phi Thắng, giám thị trại giam Xuân Lộc thì thông báo là công an tỉnh Đồng Nai sẽ khởi tố vụ án « gây rối trật tự, phá hũy tài sản » tại trại giam Xuân Lộc.

Trại giam Xuân Lộc cũng là nơi giam giữ khoảng 10 tù chính trị, trong đó có Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Ngọc Cường, Phan Ngọc Tuấn, Việt Khang…. Chính Nguyễn Ngọc Cường đã dùng điện thoại di động gọi ra ngoài để thông báo về vụ nổi loạn của phạm nhân trại Xuân Lộc. Anh Cường cùng với bốn tù chính trị khác là Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Ngọc Trí ngay trong đêm 30/06/2013, tức là sau vụ nổi loạn, đã bị chuyển sang trại khác.

Facebook, nỗi sợ của đảng cộng sản Việt Nam

Facebook, nỗi sợ của đảng cộng sản Việt Nam

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-06-26

nguồn:RFA

1b1f4abe6920e0a58dc7cb39e2688de1-305.jpg

Sau khi vượt tường lửa mới có thể truy cập trang facebook tiếng Việt tại Việt Nam.

Screen capture

Việt Nam sẽ ngăn chận mạng xã hội Facebook là điều mà giới chơi facebook quan tâm nhất hiện nay. Liệu lo ngại này có trờ thành sự thật?

Ảnh hưởng an ninh quốc gia?

Cộng đồng mạng đang chuyền nhau một công văn của cơ quan công quyền Việt Nam về việc ngăn chặn Facebook. Trước đây ít lâu, một nhân viên của Viettel, công ty cung cấp dịch vụ Internet lớn tại Việt Nam có cho thông tín viên An Nhiên của chúng tôi biết rằng:

Hiện giờ, đối với trang mạng facebook đang có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên cơ quan có chức năng đã chặn…”

Hưởng ứng mộp cách nhiệt tình với những tin này, một nhà báo lề phải là Đỗ Doãn Hoàng tuyên bố rằng, muốn trở thành nhà báo tử tế thì phải bỏ Facebook đi.

Từ khi trang mạng Facebook ra đời đã có nhiều lời đồn đoán rằng nó bị nhà cầm quyền Việt Nam ngăn chặn, tới mức có lần cựu chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phải đối diện với một câu hỏi của truyền thông nước ngoài rằng tại Việt Nam Facebook có bị chặn hay không. Trên thực tế việc truy cập Facebook trong nước thường xuyên gặp khó khăn.

Ông Triết, cũng như nhiều nhà chính trị Việt nam đương đại, đã không trả lời câu hỏi đó một cách trực tiếp. Công luận không lạ gì cách trả lời không trực tiếp của các nhà lãnh đạo Việt Nam, cũng như những chuyện kiểm duyệt, ngăn cấm không bao giờ được công khai.

Hiện giờ, đối với trang mạng facebook đang có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia nên cơ quan có chức năng đã chặn.
-Một nhân viên cty Viettel

Thế nào là ảnh hưởng đến an ninh quốc gia?

Những facebooker có thể làm gì để có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia?

Có hai điều mà các chế độ toàn trị rất sợ khi thống trị xã hội. Thứ nhất là thông tin mà đảng cầm quyền muốn giấu bị tiết lộ ra ngoài. Thứ hai là sự tập hợp lại của các công dân mà họ cai trị. Và đó chính là an ninh quốc gia của họ.

Về điều thứ nhất, dưới sự che dấu thông tin của đảng cộng sản, những tin đồn, những câu chuyện khôi hài chế giễu chế độ, từ lâu vẫn tồn tại, trước khi Facebook ra đời, và thậm chí trước cả Internet. Nhưng trong một cơ cấu cai trị với những tế bào cơ bản là chi bộ đảng bám rễ đến tận làng xã, đảng cộng sản hoàn toàn có thể kiểm soát những tin đồn ấy. Nay với Facebook, nó vượt tầm kiểm soát của đảng, đến từng cá nhân riêng lẻ với tốc độ ánh sáng.

Nhưng tin đồn, ngay cả khi nó là sự thật mà chỉ tồn tại trên màn hình máy tính, hay qua cửa miệng người dân, thì cũng chẳng gây được tác hại gì. Tin đồn ấy chỉ có nghĩa khi được nghe và hiểu bởi một tập hợp con người. Và đó chính là nỗi sợ thứ hai của đảng cộng sản, và có lẽ là nỗi sợ lớn nhất.

Những người tù tiềm năng

IMG_6778-250.jpg

Công văn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông chỉ đạo các công ty trực thuộc tại các tỉnh phải chặn truy cập trang Facebook.

Từ khi nắm chính quyền đến nay, đảng cộng sản đã dẹp tan hết các nhóm chính trị hay nghề nghiệp mang tính dân sự mà họ không thể kiểm soát. Nhóm Nhân văn giai phẩm ở miền Bắc trước kia và nhóm Câu lạc bộ những người kháng chiến cũ ở miền Nam là những tập hợp như vậy. Tương tự, các hội nghề nghiệp cũng được đảng cộng sản chăm sóc kỹ càng, và trên thực tế không có một hiệp hội thực sự nào ở Việt Nam. Điều đó được minh chứng qua nỗi gian truân của Luật Lập Hội, cho đến ngày hôm nay cũng chưa được ra đời.

Sự thành lập các hiệp hội, tập hợp những con người giống nhau, cùng chia sẻ những giá trị chung, chính là nền tảng của xã hội dân sự hiện đại. Xã hội dân sự ấy góp phần thúc đẩy một tiến trình đối thoại hài hòa trong xã hội, cân bằng quyền lực với giai tầng cầm quyền cũng như giới tài phiệt mà bây giờ được định hình là nhóm lợi ích.

Luật lập hội vẫn chưa bao giờ đuợc thông qua tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và hơn thế nữa, bất cứ một cuộc tập hợp nào từ năm người trở lên đều phải xin phép nơi công cộng, một điều luật làm cho mọi công dân Việt Nam có thể trở thành những người tù tiềm năng.

Nay Facebook, ngoài khả năng truyền tin như ánh sáng của nó, lại thúc đẩy sự tập hợp. Các tập hợp hơn năm người nơi công cộng không được phép, nhưng Facebook lại tạo điều kiện thành lập những tập hợp hàng trăm, hàng ngàn người.

Nhà văn Mỹ gốc Việt Andrew Lâm, có nhận xét về sự giành lại không gian công của giới văn nghệ sĩ Việt Nam như sau:

“Có một không gian công cộng trên mạng. Bên ngoài thì là của nhà cầm quyền, nhưng trên Internet thì người ta có thể nói thật cái gì người ta nghĩ.”

Từ sự chiếm lĩnh lại không gian công cộng, không gian bày tỏ ý kiến, cho đến sự thành lập các nhóm dân sự là không bao xa. Và đảng cộng sản chắc sẽ không thích thú điều đó.

Có một không gian công cộng trên mạng. Bên ngoài thì là của nhà cầm quyền, nhưng trên Internet thì người ta có thể nói thật cái gì người ta nghĩ.
-Andrew Lâm

Năm 2013 đã chứng kiến Nhóm kiến nghị 72 của các nhân sĩ trí thức ra đời với sự trợ giúp của internet. Sự đòi hỏi thẳng thắn của nhóm này về việc bãi bỏ Điều Bốn trong Hiến pháp, qui định đảng cộng sản là đảng duy nhất cầm quyền, đã làm cho nó mang hình ảnh, bản chất đúng nghĩa của một nhóm dân sự, đó là cân bằng quyền lực, đấu tranh quyền lực với giới cầm quyền.

Hỗ trợ cho việc lan truyền ý tưởng của nhóm 72 chính là Facebook. Sau đó, một loạt các nhóm khác cũng được hình thành trên sự kết nối mênh mông và hiệu quả của Facebook, một trong những nhóm đó là Nhóm các công dân tự do, cũng đòi viết lại Hiến Pháp.

Nếu không có Facebook thì vẫn có những trung tâm phát tán tư tưởng, ý kiến trái chiều với đảng cộng sản, đó là các trang mạng, các blog vô cùng đa dạng trong cuộc sống hiện đại. Nhưng Facebook lại tạo điều kiện cho các trung tâm ấy kết nối, trao đổi. Trước đây thì chỉ có người quan tâm đến các trang mạng, các blog mới theo dõi những ý tưởng của chúng rồi truyền bá cho nhau. Nay sự kết nối của Facebook cũng có thể khiến kẻ bàng quan cũng phải chú ý, đánh thức những quan điểm tiềm ẩn trong con người họ, và từ đó họ tự nguyện đi đến chia sẻ với những người đồng điệu, đồng lý tưởng với mình trong xã hội dân sự. Cứ như thế mà những nhóm độc lập trên Facebook được hình thành và phát triển.

Và biết đâu những nhóm ấy sẽ xuất hiện một lúc nào đấy trên dường phố. Lúc đó, nỗi ám ảnh của đảng cộng sản sẽ thành hiện thực.

Nếu chỉ có internet, mà khả năng tiếp cận của số đông dân chúng là không cao, nó sẽ không làm đảng cộng sản lo ngại. Nhưng đứa con lanh lợi của internet là Facebook thì lại thúc đẩy sự tiếp cận, và điều quan trọng là nó làm cho người ta tập hơp lại, hình thành xã hội công dân.

Đã có hai blogger bị bắt trong thời gian gần đây, vì lý do này hay lý do khác mà người ta tha hồ đồn đoán. Rồi lại có cả tin đồn rằng một danh sách 20 người khác sẽ bị bắt. Nhưng có vẻ như theo quan điểm của đảng cộng sản thì cũng phải cầm tù luôn cả kẻ đồng lõa của các blogger là Facebook.

Những người “ăn xin” cao cả

Một cô bé bán khoai, một chị bán cơm hộp, cùng cậu học trò thường ngày “buôn thúng bán bưng” ở bệnh viện đã không vô cảm khi thấy một sản phụ gần như bị bỏ rơi, nằm mê man bất tỉnh với vết thương sâu vào tận xương, dòi bọ lúc nhúc.

Thế rồi, một ngày nọ Hải Phòng nóng như đổ lửa, họ tạm gác công việc hằng ngày để “đi xin”, chỉ trong vài tiếng, họ đã xin được hơn 10 triệu đồng giúp sản phụ.
Con số tiếp tục lên tới hàng chục lần khi cảnh đời bất hạnh của người sản phụ ấy được đưa lên diễn đàn mạng, để rồi viết nên câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
Vác rổ xin tiền cứu người
Ngày 9.6, trên facebook cá nhân của tôi hiện “lời hiệu triệu” của một người bạn: “Hãy cứu giúp chị Hà Thị Ngân bị bệnh viêm não trong khi đang mang thai 8 tháng”. Lời lẽ thống thiết miêu tả chị này đang nằm ở Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp (Hải Phòng) thiếu sự chăm sóc của gia đình, bị bỏ bê dẫn tới những vết thương hoại tử. Trong khi người nhà dường như coi sản phụ như đã chết, thì có những người không hề quen biết dang tay giúp đỡ. Nhìn bức ảnh chụp 5 người tay giơ cao tấm biển, mang theo chiếc rổ, khóc nức nở mong mọi người thể hiện lòng từ tâm, tôi tự nhủ: Mình phải gặp những người này.
Người nằm trên giường bệnh là Hà Thị Ngân- sinh năm 1986, ở phố Thiên Lôi, quận Lê Chân (Hải Phòng). Chuyện đời của cô là chuỗi dài bất hạnh. Ngân người dân tộc Tày, ở vùng núi tỉnh Tuyên Quang. Mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, 13 tuổi Ngân xuống Hà Nội, rồi Hải Phòng rửa bát thuê cho các hàng ăn kiếm sống. Ở thành phố cảng, số phận run rủi cô yêu rồi về sống như vợ chồng với một thanh niên có tên Khoa ở phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng. Không một lần được mặc áo cô dâu, may mắn lắm cách nay 3 tháng cô được đăng ký kết hôn với người đàn ông này khi cái thai trong bụng đã được 5 tháng. Nhưng rồi tai họa ập xuống, bỗng dưng cô bị co giật liên hồi, các bác sĩ chẩn đoán cô bị viêm não. Sau vài lần đưa cô đi điều trị tại bệnh viện, chồng và gia đình dường như… quên luôn.
Nửa tháng trước, khi Ngân được đưa đi điều trị tại Bệnh viện Sản Trung ương thì sức khỏe của cô cùng đứa con trong bụng đã yếu lắm rồi. Vì quá mệt mỏi hay thiếu tình yêu thương vợ con, chồng lên chăm vợ dường như chăm cho có vì. Bằng chứng là sau 15 ngày nằm viện, Ngân chẳng được vệ sinh sau mỗi lần tiểu tiện, đại tiện, sản phụ đã bị viêm nhiễm vùng hông. Vết thương ngày một lan rộng và tới ngày 7.6, khi các bác sĩ tiến hành tiểu phẫu, vệ sinh thì vết thương đã lan rộng to như cái bát, hoại tử sâu, nhìn thấy cả xương cùng xương cụt, dòi bọ lúc nhúc xung quanh vết thương.
Có lẽ sản phụ Hà Thị Ngân cùng đứa con trong bụng sẽ vẫn nằm đó, chết dần chết mòn với vết thương lở loét, ăn dần vào da thịt nếu không có một phép màu. Phép màu đó không đến từ cô tiên, ông bụt, mà đến từ một chị bán cơm hộp, cô gái bán khoai ở Bệnh viện Việt-Tiệp (Hải Phòng), một bác bệnh nhân nằm điều trị cùng khoa và một em học sinh lớp 10.
Trong những ngày xách cơm hộp, mang khoai lang, bánh mì đi bán dạo ở Bệnh viện Việt-Tiệp, chị Nguyễn Thị Hương cùng em trai là Nguyễn Quang Hào (học sinh lớp 10C6 Trường THPT Đồng Hòa) và chị Vũ Thị Hường- đều ở khu đường tàu quận Lê Chân- thấy cảnh tượng thương tâm: Sản phụ Hà Thị Ngân nằm bất động trên giường bệnh với vết thương lở loét mà thỉnh thoảng mới thấy người nhà đến chăm sóc. Trong một lần hiếm hoi, chị Hương gặp bà mẹ chồng sản phụ, hỏi sao lại để con dâu nằm đáng thương như vậy, bà mẹ chồng lạnh lùng: “Nhà nghèo, hết tiền”.
Như một định mệnh, ngày 6.6 chị Hương, chị Hường và em Hào cùng gặp một bệnh nhân chuẩn bị xuất viện là bác Xuân ở phòng 304 khoa Thần kinh, Bệnh viện Việt-Tiệp, chuyện của 4 người xoay quanh hoàn cảnh thương tâm của Hà Thị Ngân. Chị Hương kể: “Một quyết định “đi xin” được cả 4 người chúng tôi đưa ra một cách chóng vánh. Thằng Hào chạy về lấy tấm bìa cáctông viết dòng chữ: “Làm ơn!!! Mọi người hãy giúp một cô gái ở phòng 308 khu C, Bệnh viện Việt-Tiệp. Cô gái ấy đã bị bại não nhưng trong bụng là đứa bé 8 tháng tuổi. Không có tiền để phẫu thuật cứu đứa bé. Nếu không phẫu thuật nhanh thì cả hai người sẽ chết”. Hương lấy cái rổ thường ngày bán khoai làm rổ đựng tiền, và chúng tôi đi xin”.
Nhiều người đến thăm, giúp đỡ sản phụ Ngân sau hiệu ứng của mạng Internet.
Nhiều người đến thăm, giúp đỡ sản phụ Ngân sau hiệu ứng của mạng Internet.
Một bức ảnh người dân chụp được rồi đưa lên Facebook, trong ảnh có cô gái xinh xắn, nước mắt thấm ướt cả ngực áo – cô gái ấy tên Hường – người ta thường gọi là Hường khoai vì cô ấy bán khoai. “Chắc em mất nhiều nước mắt lắm nhỉ?” – tôi hỏi. “Em cũng chẳng biết vì sao mà lúc đó em lại khóc… như trẻ bị đòn đến thế. Khóc nức nở, khóc đến mức 2 ngày sau mắt vẫn còn sưng vù anh ạ. Em cũng chẳng biết người ta chụp ảnh mình rồi đưa lên mạng lúc nào nữa. Thật buồn cười nhưng vui lắm, vui nhất là khi đọc những dòng trên Facebook: “Cảm ơn em, vậy là chị Ngân được cứu rồi”.
Chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ 2h chiều đến 11h ngày 6.6, họ đã xin được 10,5 triệu đồng giúp sản phụ Hà Thị Ngân. Không chỉ có vậy, một bức ảnh đắt giá đã được một người dân vô danh nào đó chụp rồi đưa lên mạng Internet, để rồi hàng trăm người xúc động kéo đến giúp sản phụ này, viết nên một câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Khi bạn đọc bài này, các chị Hường, Hương đã quay lại công việc thường ngày: Bán cơm, bán khoai ở cổng Bệnh viện Việt-Tiệp, em Hào cắp sách đến trường, còn bác Xuân nằm nhà dưỡng bệnh. Tuy vậy, trong mắt nhiều người, họ đã là những ông bụt, cô tiên giữa đời thường.
“Cơn sốt nhân đạo” tái hiện ở đất cảng
Hai bạn tôi- một gã đeo quân hàm đại úy, công tác tại một tờ báo trong ngành công an Hải Phòng, gã kia là bác sĩ chuyên khoa Mắt của Trường Đại học Y Hải Phòng. Cả hai đều có một “sở thích” là, hễ rảnh rỗi là đi làm từ thiện, nên cùng một số người lập một nhóm từ thiện tự phát mang cái tên lạ hoắc: “Mặc ấm Hải Phòng”. Tấm ảnh chụp nhóm người mang rổ xin tiền để giúp sản phụ Ngân, một ngày sau đã đến với gã bác sĩ. Một cú điện thoại và 2 gã lập tức lên đường tới khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt-Tiệp.
Với những gì tận mắt chứng kiến, lời “hiệu triệu” với những lời lẽ thống thiết được 2 gã tung lên mạng Internet. Lập tức, thông tin lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Hàng ngàn bình luận đẫm nước mắt cùng những câu khẳng định sẽ đồng hành, giúp đỡ sản phụ Ngân được đưa ra. Và họ đã làm như đã hứa.
Chỉ trong vòng 3 ngày – từ 7 đến 10.6 – hàng trăm người nườm nượp đổ về khoa Thần kinh, Bệnh viện Việt-Tiệp thăm Ngân. Những đồng tiền 100, 200, 500 nghìn; có đồng tiền đặt trang trọng trong phong bì, có đồng tiền nhàu nhĩ được rút ra từ túi bà bán thịt, em sinh viên, anh công nhân… gom góp giúp Ngân. Số người đến quá đông khiến Bệnh viện Việt-Tiệp phải cử ra một ban để tiếp nhận ủng hộ, tiếp nhận số tiền này để điều trị cho Ngân và đứa con trong bụng cô.
Đến nay đã có gần 120 triệu đồng được gửi đến sản phụ Ngân. Nằm bất động trên giường bệnh, Hà Thị Ngân không biết tới vết thương ăn sâu vào tận xương tủy, cũng không biết tới những tấm lòng nhân ái đang cố giúp cô duy trì sự sống. Cô cũng không biết tới những chuyện buồn về gia đình, về những việc mà họ đã đối xử với mình, với những người hảo tâm đã giúp mình. Có lẽ sau khi tỉnh dậy, cô nên quên hết những bạc bẽo, thờ ơ, mà chỉ nên để đọng lại hơi ấm của “tình người dưng”…
Cháu bé sinh ra trong hạnh phúc vô bờ

Ngày 10.6, gia đình sản phụ Hà Thị Ngân đã quyết định xin chuyển viện cho bệnh nhân từ Bệnh viện Việt-Tiệp (Hải Phòng) lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Có 5 người thay mặt các nhóm tình nguyện theo xe từ Hải Phòng lên Hà Nội để chăm sóc cho Ngân. 20h ngày 11.6, Ngân được đưa lên bàn mổ lấy thai nhi.
Trao đổi với chúng tôi trước khi tiến hành ca mổ, bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Tình trạng của mẹ con sản phụ tiên lượng rất xấu, bệnh viện chỉ hy vọng khả năng sống sót của cháu bé là 50%, còn Ngân thì không hy vọng gì. Tuy vậy, sau gần 1 giờ, con của Ngân đã chào đời, nặng 2kg, được chuyển sang nuôi trong lồng kính. Riêng Ngân thì đang hôn mê, nhưng vẫn còn nhiều hy vọng sống.
Theo Việt Hoà
Lao Động

Việt Nam vẫn ở Bậc 2 về tình trạng buôn người

Việt Nam vẫn ở Bậc 2 về tình trạng buôn người

Nạn nhân của nạn buôn người Trần Mai Hoa, 17 tuổi, nói chuyện trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AFP tại Việt Nam. (Ảnh tư liệu). Báo cáo cho thấy phụ nữ và trẻ em Việt Nam thường bị bán vào các đường dây mãi dâm xuyên Châu Á.

Nạn nhân của nạn buôn người Trần Mai Hoa, 17 tuổi, nói chuyện trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AFP tại Việt Nam. (Ảnh tư liệu). Báo cáo cho thấy phụ nữ và trẻ em Việt Nam thường bị bán vào các đường dây mãi dâm xuyên Châu Á.

nguồn:VOA

20.06.2013

Chính phủ Việt Nam chưa tuân thủ hoàn toàn các chuẩn mực tối thiểu về bài trừ nạn buôn người dù có nỗ lực đáng kể, theo đánh giá của phúc trình thường niên về tình trạng buôn người trên thế giới 2013 do Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố ngày 19/6.

Việt Nam năm nay vẫn tiếp tục bị xếp vào Bậc 2, tức các nước có vấn đề, chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu, nhưng có nỗ lực phòng chống buôn người.

Phúc trình nói Việt Nam là xuất phát điểm và cũng là đích đến của tệ nạn buôn người vào hoạt động mãi dâm và cưỡng bức lao động.

Báo cáo cho thấy phụ nữ và trẻ em Việt Nam thường bị bán vào các đường dây mãi dâm xuyên suốt Châu Á, bị lừa gạt với các hứa hẹn về công ăn việc làm tốt, nhưng rốt cuộc bị bán vào các ổ mãi dâm ở các nước láng giềng.

Vẫn theo phúc trình, các công ty xuất khẩu lao động của Việt Nam mà đa phần có liên hệ với các cơ sở nhà nước và các trung gian môi giới thường buộc những người muốn đi lao động nước ngoài phải trả các chi phí quá mức, khiến lao động Việt khi ra nước ngoài thường bị lâm vào cảnh nợ nần và dễ trở thành nạn nhân của nạn cưỡng bức lao động.

Khảo sát do UNICEF tài trợ năm 2012 cho thấy Việt Nam cũng là điểm đến của kỹ nghệ du lịch tình dục trẻ em với các khách hàng chủ yếu từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, hay Châu Âu, Mỹ, Anh quốc, Australia.

Trong số các khuyến nghị Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa ra đối với Việt Nam có đề nghị ban hành các nghị định hay hướng dẫn cần thiết để thực thi đầy đủ luật mới năm 2011 về phòng chống buôn người, truy tố hình sự và trừng phạt mạnh tay những ai dính líu đến tệ buôn người trong lĩnh vực mãi dâm và cưỡng bức lao động, cũng như ngưng ngay việc cưỡng bức công dân vào các trung tâm cai nghiện của nhà nước.

Tại buổi điều trần hôm 18/4 ở Hạ viện Hoa Kỳ về tình trạng buôn người do dân biểu Christopher Smith triệu tập, dân biểu Smith cho rằng Bộ Ngoại Giao Mỹ đã vội vã khi rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách Bậc 2 Cần theo dõi và đưa lên Bậc 2 vào năm ngoái. Ông nói đáng ra Việt Nam nên bị đẩy xuống vị trí Bậc 3.

Các nước trong danh Sách Bậc 2 Cần theo dõi quá 2 năm sẽ tự động rớt xuống Bậc 3 trừ khi được Tổng thống Hoa Kỳ đặc miễn.

Những nước bị xếp vào Bậc 3 trong phúc trình hằng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ là các nước không đạt các tiêu chuẩn tối thiểu mà cũng không có nỗ lực đáng kể trong lĩnh vực phòng chống buôn người.

Hàng loạt người ‘bỗng dưng lăn ra chết’ sau khi nhậu

Hàng loạt người ‘bỗng dưng lăn ra chết’ sau khi nhậu

nguồn:vietnam.net

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/127446/hang-loat-nguoi–bong-dung-lan-ra-chet–sau-khi-nhau.html

Hàng loạt đàn ông là trụ cột trong các gia đình ở thôn Liên Sơn 2 (xã Phước Vinh, Ninh Phước, Ninh Thuận) lăn ra chết đột ngột sau khi uống phải thứ rượu không rõ nguồn gốc bán trên địa bàn xã.

Trong những ngày đầu tháng 5 vừa qua, hàng loạt đàn ông là trụ cột trong các gia đình ở thôn Liên Sơn 2 (xã Phước Vinh, Ninh Phước, Ninh Thuận) lăn ra chết đột ngột sau khi uống phải thứ rượu không rõ nguồn gốc bán trên địa bàn xã.

Sự việc xảy ra đến nay đã hơn 2 tuần nhưng vẫn khiến cho hàng ngàn người dân sống trong cảnh hoang mang, lo sợ.

Vợ mất chồng, con mồ côi cha vì rượu

Người chết,  uống rượu, 1700 lần

Di ảnh của Mang Cạch

Trở lại thôn Liên Sơn vào một chiều tháng 5/2013, từ đầu đến cuối thôn bao trùm cờ trắng lẫn trong tiếng khóc than ai oán bởi chỉ trong vòng mấy ngày đã có tới 9 người chết do ngộ độc rượu.

Nạn nhân được xác định là Mang Cạch (51 tuổi), Mang Phớ (53 tuổi), Mang Hơn (54 tuổi), Mang Hoa (46 tuổi), Mang Xoai (57 tuổi), Mang Hiệu Bơi (61 tuổi), Bay Ngọc Dũng (37 tuổi), Katơ Dáng (25 tuổi), Mang Xanh Bái (47 tuổi) và hai nạn nhân đang được cấp cứu gồm: Nguyễn Văn Ngà (SN 1966), Trần Ngọc Đen (SN 1988).

Anh Nguyễn Văn Ngà, người vừa qua cơn nguy kịch trong Bệnh viện Ninh Thuận run rẩy cho biết: “Tôi và mấy người bạn khi có tiệc vui hay liên hoan thường mua rượu ở quán Năm Mùa (ngay cuối thôn Liên Sơn 2). Hôm 2/5, tôi cùng Mang Cạch, Mang Dương sang mua mấy lít rượu, khi uống được mấy ly thì thấy nôn nao, ói mửa nên về trước.

Về đến nhà, tôi bỗng dưng sùi bọt mép và co giật từng cơn, may nhờ gia đình đưa vào viện cấp cứu kịp thời nên mới thoát chết”. Khi anh Ngà nhập viện xong thì cũng chính là lúc Mang Cạch, Mang Dương chết.

Thoát chết cùng ngày với anh Ngà còn có Trần Ngọc Đen, chỉ vào bụng mình, Đen bảo: “Các bác sĩ rửa ruột rồi mà tôi vẫn còn cồn cào lắm. Hôm đó, tôi mua rượu ở quán tạp hóa bà Hường cùng thôn về nhậu tại nhà, mới chỉ uống đến ly thứ 6, thứ 7 thì xây xẩm mặt mày, ói mửa, chân tay co giật”.

Người chết,  uống rượu, 1700 lần

Đám tang Mang Xanh Bái

Trước sự việc trên, bà Thu Hường, chủ quán tạp hóa cho hay: “Chúng tôi chỉ biết nhập rượu từ nơi khác về chứ không tự nấu nên không biết trong rượu đó chứa những gì. Khi biết những người dân bị ngộc đốc chết, tôi rất bất ngờ và sợ hãi!”.

Tại nhà Mang Cạch, người thứ 9 bị chết trong đầu tháng 5 vừa qua, không khí tang tóc bao trùm từ ngoài ngõ.

Ông Nguyễn Văn Đường, người dân đến phúng viếng chia buồn: “Chỉ trong có mấy ngày mà hàng chục bà vợ ở xóm này phải sống góa bụa, nhiều đứa trẻ phải mồ côi cha, đau đớn quá!”.

Ngay sát vách nhà Mang Cạch là nhà Mang Hơn, chôn cất chồng xong đã 2 hôm nay nhưng bà Mang Hút vẫn nằm bẹp trên giường vì buồn bã.

Bà nói trong nghẹn ngào: “Hôm đó là ngày nghỉ lễ nên ông ấy mới cùng hàng xóm mua ít rượu về uống cho vui, ngờ đâu uống xong thì hộc máu ra chết. Mới ngoài 50 tuổi, giờ bỏ lại đàn con nheo nhóc, tôi thì bị bệnh phổi chẳng biết những ngày tới sẽ sống ra sao!”.

Rượu độc bày bán tràn lan

Trao đổi với PV về sự việc trên, ông Nguyễn Mông, Chủ tịch UBND xã Phước Vinh cho biết: “Từ trước đến nay trên địa bàn xã chưa từng xảy ra cùng một lúc 9 đám tang thế này nên ngay khi nhận được tin báo, chúng tôi đã đề nghị Trạm y tế xã kiểm tra, xác minh làm rõ”.

Người chết,  uống rượu, 1700 lần

Trần Ngọc Đen đang điều trị ở Bệnh viện Ninh Thuận

Sáng ngày 6.5 vừa qua, Sở Y tế Ninh Thuận cho biết thứ rượu mà những người dân ở thôn Liên Sơn 2 uống và bị ngộ độc chết đã được Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm và kết quả là cả 4 mẫu rượu đều chứa hàm lượng methanol – là loại cồn công nghiệp tuyệt đối không được uống – cao gấp 1.500-1.700 lần so với mức cho phép.

Cũng theo Sở Y tế Ninh Thuận, loại rượu nồng độ methanol cao thế này, khi uống vào sẽ bị phá hủy khả năng kiểm soát của hệ thần kinh, gan và não bộ.

Theo ông Lê Minh Định – Giám đốc Sở Y tế Ninh Thuận, hiện kết quả xét nghiệm các mẫu rượu đã được chuyển cho cơ quan công an tiến hành truy tìm nguồn gốc cũng như xác định ai là người đứng ra pha chế cồn công nghiệp vào rượu gây chết người hàng loạt ở Phước Vinh.

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Ninh Thuận, methanol có thể gây ra tử vong khi nồng độ cồn trong máu đạt tới 0,5%; nồng độ 0,3 – 0,4% gây ra tình trạng hôn mê.

Tài liệu y khoa cũng chỉ ra mối liên quan tỷ lệ thuận giữa methanol và sự phát triển của vi khuẩn acinetobacter baumannii gây viêm phổi, viêm màng não và viêm nhiễm hệ bài tiết. Vì vậy khi pha methanol vào rượu thì người uống vào sẽ rất nguy hiểm.

Theo ghi nhận của chúng tôi, mặc dù đã có 9 người chết, nhiều người đang được cấp cứu trong Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận nhưng quan sát trên nhiều trục đường chính ở khu vực Phước Thiện, Bảo An (nơi nhập rượu không rõ nguồn gốc cho xã Phước Vinh) vẫn nườm nượp người đi chở những can rượu dạng 45 lít nhập vào các đại lý.

Một chủ đại lý thú nhận: “Dân ở đây ưa rẻ nên chấp nhận uống rượu trôi nổi không rõ nguồn gốc trên thị trường. Rượu này nấu bằng gạo hay cái gì thì cũng không biết được, chúng tôi chỉ nhập về và bán vào Phước Vinh thôi”.

Người chết,  uống rượu, 1700 lần

Một góc Liên Sơn 2 với trẻ con nheo nhóc

Theo bà Hường và chủ quán Năm Mùa cho biết đầu mối nhập rượu cho họ là ông Nguyễn Đình Toàn (xã Phước Sơn).

Hiện tại, Công an xã Phước Vinh đã thu giữ toàn bộ số rượu còn lại của ông Toàn. Bước đầu ông Toàn khai với cơ quan chức năng rượu của ông hoàn toàn được nấu từ gạo nguyên chất.

Tuy nhiên, theo nhiều người dân địa phương cũng như hàng xóm nhà ông Toàn cho biết rất ít khi thấy ông nấu rượu. Có thể ông đã dùng loại men đặc biệt của Trung Quốc hay pha thêm methanol.

Ông Nguyễn Huy Hùng, một người từng có nhiều năm làm trong ngành chế biến thực phẩm và pha chế cồn ở thị trấn Phước Dân, Ninh Phước, cho biết thêm: “Nếu một lít rượu bình thường bỏ thêm 300ml methanol và pha thêm 4 lít nước lã nữa thì sẽ có ngay 5 lít rượu, có đầy đủ mùi vị mà người bình thường khó phát hiện được!”.

Sau khi vụ việc đau lòng xảy ra, ngày 3.5, ông Võ Đại, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đã trực tiếp đến thôn Liên Sơn 2 chỉ đạo các ngành chức năng cần sớm tìm ra nguồn gốc loại rượu mà các nạn nhân đã uống. Đến thăm hỏi, chia buồn với thân nhân những người chết, ông Đại đã dùng tiền cá nhân hỗ trợ 1 triệu đồng/gia đình.

Cùng với đó, ông Đại cũng cho biết đã chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Ninh Thuận khẩn trương xem xét hỗ trợ các gia đình này theo quy định.

Cùng với đó, UBND huyện Ninh Phước cũng hỗ trợ chi phí mai táng cho 9 người chết với số tiền 1 triệu đồng/trường hợp và gấp rút đưa ra các phương án tuyên truyền tác hại của các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc cho người dân trên địa bàn huyện.

(Theo Dòng Đời)