Blogger Điếu Cày được giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013 của CPJ

Blogger Điếu Cày được giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế 2013 của CPJ

Blogger Điếu cày (G) biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh tư liệu (Nguồn rsf.org)

Blogger Điếu cày (G) biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh tư liệu (Nguồn rsf.org)

Thụy My

RFI

Ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày đã được Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) quyết định trao tặng giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2013, cùng với ba nhà báo của Ecuador, Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Tin này được loan trên trang web của tổ chức CPJ có trụ sở tại New York vào hôm qua 26/09/2013.

Ông Joel Simon, giám đốc điều hành của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tuyên bố : « Vào thời điểm mà thông tin đã trở thành tài nguyên toàn cầu, bốn nhà báo trên đây đã bất chấp nạn kiểm duyệt và trấn áp để mang lại thông tin cho chúng ta. Chúng tôi nhìn nhận lòng can đảm, sự dấn thân và sự chối từ im lặng của họ ».

Thông cáo của CPJ cho biết, bốn nhà báo được giải – Janet Hinostroza ( đài Teleamazonas, Ecuador), Bassem Youssef (đài Capital Broadcast Center, Ai Cập), Nedim Sener (báo Posta, Thổ Nhĩ Kỳ) và Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày, Việt Nam) – đang phải đối mặt với những sự trả thù do công việc của họ, kể cả quấy rối về luật pháp, đe dọa về thân thể và bắt giam.

Cũng theo thông cáo trên, bà Janet Hinostroza đã buộc phải tạm ngưng một chương trình truyền hình sau khi bị đe dọa, ông Youssef bị điều tra về các bản tin châm biếm, ông Sener bị quy tội hoạt động khủng bố vì các bài điều tra mang tính chỉ trích và có thể bị lãnh án 15 năm tù.

Ông Nguyễn Văn Hải, một trong các blogger nổi tiếng nhất Việt Nam, đã thành lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do trong một đất nước mà báo chí đều do Nhà nước kiểm soát, và đã bị 12 năm tù kèm theo 5 năm quản chế theo một điều luật mơ hồ về « tuyên truyền chống Nhà nước ».

Các bài viết trên blog của ông dưới bút danh Điếu Cày đề cập đến những vấn đề nhạy cảm về chính trị, trong đó có những bài phản đối Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa và Trường Sa, và chống giới chức tham nhũng. Ông Nguyễn Văn Hải cũng kêu gọi xuống đường phản đối rước đuốc Olympic Bắc Kinh đến Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2007.

CPJ nhắc lại, ông Nguyễn Văn Hải bị giam giữ 5 tháng vào năm 2008 trong khi không bị cáo buộc tội danh nào, đến tháng 9/2008 bị kết án hai năm rưỡi tù giam vì tội « trốn thuế ». Sau khi mãn án, ông vẫn phải tiếp tục ở tù vì lại bị lãnh thêm một bản án mới, và tháng 7/2013 blogger này đã tuyệt thực hơn một tháng để phản đối các điều kiện giam giữ. Theo một nghiên cứu của CPJ, đến cuối năm 2012 tại Việt Nam có ít nhất 14 nhà báo bị giam cầm, đứng thứ nhì trên thế giới chỉ sau Trung Quốc.

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động độc lập với mục tiêu bảo vệ tự do báo chí trên toàn thế giới. Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế được thành lập từ năm 1991, mỗi năm trao giải cho bốn nhà báo đã tỏ ra dũng cảm trước mọi đe dọa.

Bốn nhà báo đoạt giải năm nay sẽ được vinh danh tại lễ trao giải thưởng niên của CPJ và được mời dự ăn tối tại New York ngày 26/11/2013. Trong quá khứ, có những nhà báo bị cầm tù nhiều năm sau đó khi được trả tự do đã đến dự lễ, và có ba phóng viên được truy tặng giải.

BANDITO

BANDITO

Ngày xửa ngày xưa, có 1 họa sĩ trẻ, không có tiếng tăm, sống trong 1 căn phòng chật hẹp, cũ kỷ, chuyên đi vẽ chân dung cho người khác kiếm sống qua ngày.

Một ngày nọ, có 1 nhà phú hộ, thấy những bức tranh của chàng họa sĩ trẻ rất sống động, nên đến nhờ chàng vẽ cho 1 bức chân dung. Đôi bên đồng ý với giá là 10000 đồng.

Sau 1 tuần lễ, bức tranh đã hoàn thành, nhà phú hộ đến đúng hẹn để lấy tranh. Đến lúc đó, ông nhà giầu đó sanh lòng phản phúc, vì thấy chàng họa sĩ vừa trẻ, vừa nghèo vừa chả tiếng tăm gì, nên đã không chịu trả đúng số tiền đã thỏa thuận từ trước. Vì Ông ta nghĩ bụng rằng: Bức tranh là chân dung của mình, nếu ta không mua, thì chả có ai bỏ tiền ra mua cả! Thế thì tại sao ta lại phải trả đến giá cao như thế cho bức tranh này? Nghĩ thế ông ta bèn trở mặt, không chịu trả đúng 10000 như đã giao hẹn nữa, mà chỉ chịu trả 3000 đồng thôi.

Chàng hoạ sĩ trẻ choáng váng, vì chưa gặp chuyện như thế bao giờ, nên đã kiên nhẫn, cố gắng giải bầy cặn kẽ cho ông khách đó rằng, đây là đã giao hẹn rồi, xin ông hảy nên làm người giữ chữ Tín. Ông khách thấy thế, biết là mình đã chiếm thượng phong, bèn dứt khoát: Thôi anh đừng dài dòng lôi thôi, tôi hỏi anh, 3000 có chịu hay không??

Chàng hoạ sĩ nghe thế, biết là cha này chơi xỏ lá, tay trên, bèn cố nén cơn giận, trả lời người khách với 1 giọng kiên quyết: Không bán! Tôi thà thí công vẽ, chứ nhất định không chịu để ông làm nhục tôi như thế! Hôm nay ông nuốt lời, bất tín với tôi, thì tương lai chắc chắn ông phải trả giá gấp 20 lần!!

-Cái gì? Anh nói giỡn chơi! 20 lần là 200000, tôi đâu có ngu mà trả đến 200000 để mua bức tranh này!!

– Rồi ông sẽ biết!  –Chàng họa sĩ nói theo khi người khách bỏ đi!

Trải qua câu chuyện đau lòng như thế, chàng họa sĩ đã dọn đi, đến 1 nơi khác, tầm sư học nghề, khổ công luyện tập.

Trời không phụ lòng người, mười mấy năm sau, chàng đã dành được 1 chỗ đứng khá quan trọng trong giới hội họa, trở nên 1 họa sỉ khá nổi tiếng. Còn nhà phú hộ? Ngay ngày hôm sau thì ông ta đã quên mất câu chuyện chơi xỏ thằng họa sĩ trẻ đáng thương đó rồi.

……………………………………..

Cho đến 1 ngày, có mấy người bạn thân đã đến kễ cho ông ta nghe cùng 1 câu chuyện lạ:

-Này ông! có 1 câu chuyện lạ ghê! mấy ngày nay, chúng tôi có đi xem 1 buổi triển lãm tranh của 1 ông họa sĩ nổi tiếng, ở đó có treo 1 bức tranh đề giá chắc nịch, mà trong tranh là 1 nhân vật trông y hệt như Ông, giá đề: không thương lượng: 200.000 đồng! Mà cái buồn cười là, tiêu đề của bức tranh là: BANDITO!! ( Đạo tặc!! ).

BANDITO

Như bị trời giáng, ông nhà giầu nhớ ngay đến câu chuyện năm xưa!

Lúc đấy, ông mới biết là việc mình làm ngày trước đã tổn thương người họa sĩ trẻ đến mức nào. Ngay tối hôm đó, ông ta đã tìm ngay đến chàng họa sĩ, thành thật xin lỗi, và ngỏ lời xin mua lại bức tranh đó với giá 200000 đồng .

Chàng họa sĩ trẻ đó tên là: Pablo Ruiz Picasso.(1881—1973)

Không ai có thể đánh bại và làm nhục ta ngoại trừ chính ta. . … Đó là tâm niệm của Ổng !!

Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực?

Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực?
24.09.2013
Hiện trạng kinh tế Việt Nam đã được đưa ra mổ xẻ tại một cuộc hội thảo có tên gọi “Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015 và những điều chỉnh chiến lược” hôm 23/9.

Nhiều học giả, kinh tế gia và giới chức Việt Nam đã phát biểu tại hội thảo này, trong đó có Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Phúc được báo chí trong nước trích lời nói rằng Việt Nam có khả năng không đạt được nhiều mục tiêu của kế hoạch 5 năm.
So với một số nước đi trước thì Việt Nam trên một số lĩnh vực đang ngày càng tụt hậu ngày càng xa hơn, chứ không phải chỉ là tụt hậu. Cái người ta muốn nhấn mạnh là ở chỗ ấy. Ví dụ như tụt hậu xa hơn khoảng cách về thu nhập GDP trên đầu người chẳng hạn…
Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
Còn theo Trưởng Ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ, việc nhiều chỉ tiêu không đạt kế hoạch ‘dẫn đến nguy cơ Việt Nam ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực’.

Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết rằng giới chuyên gia kinh tế đề cập tới việc Việt Nam tụt hậu ngày càng xa.

“So với một số nước đi trước thì Việt Nam trên một số lĩnh vực đang ngày càng tụt hậu ngày càng xa hơn, chứ không phải chỉ là tụt hậu. Cái người ta muốn nhấn mạnh là ở chỗ ấy. Ví dụ như tụt hậu xa hơn khoảng cách về thu nhập GDP trên đầu người chẳng hạn hoặc là chỉ số về năng lực cạnh tranh thì Việt Nam bị tụt hạng. Cái này là một thực tế mà Việt Nam hiện nay đang phải nhìn nhận rất nghiêm túc để có những giải pháp khắc phục. Không nhìn thấy sự thực ấy thì sẽ không có chính sách tốt để vượt qua nó”.

Trong số các ý kiến nêu lên tại hội thảo, phát biểu của cựu Phó thủ tướng Vũ Khoan đã thu hút nhiều chú ý.

Trong khi các chuyên gia cho rằng kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng chính từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì ông Khoan lại không đồng tình với ý kiến đó.
Bên ngoài nó chỉ tác động thôi, còn chủ yếu những gì Việt Nam đang gặp vấn đề là do chính Việt Nam nguyên nhân chủ quan là chính. Cần phải nhận thức như thế thì sửa nó mới dễ được…Việt Nam tụt xuống mà lại bảo là do bên ngoài cả thì nó rất là buồn cười…
Tiến sỹ Trần Đình Thiên.
Cựu Phó thủ tướng được trích lời nói rằng ông không tin khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân chủ yếu vì ‘nhiều quốc gia cũng bị ảnh hưởng nhưng đâu đến nỗi như Việt Nam’.

Ông Khoan cho rằng ‘sai lầm chủ quan dẫn tới bất ổn vĩ mô mới là nguyên nhân chính’.

Tiến sỹ Trần Đình Thiên tán đồng quan điểm này.

“Bên ngoài nó chỉ tác động thôi, còn chủ yếu những gì Việt Nam đang gặp vấn đề là do chính Việt Nam nguyên nhân chủ quan là chính. Cần phải nhận thức như thế thì sửa nó mới dễ được. Ví dụ như là những việc chuẩn bị cho những điều kiện, có một chiến lược công nghiệp phù hợp, cơ sở hạ tầng tốt để mà hội nhập. Đó là do mình cả. Không thể nói rằng cả một thế giới người ta phát triển hơn, Việt Nam tụt xuống mà lại bảo là do bên ngoài cả thì nó rất là buồn cười”.

Trước ý kiến đề nghị như giảm mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,5% tới 7% xuống 5,4% hay mục tiêu lạm phát năm 2015 từ 5-7% lên 7%, cựu Phó thủ tướng Vũ Khoan cho rằng ‘điều chỉnh thì dễ nhưng chẳng để làm gì khi các yếu kém vẫn chưa được giải quyết’.

Tiến sỹ Nguyễn Đình Thiên thì cho rằng ‘nên đặt vấn đề tích cực theo kiểu khác’.

“Tức là đây là cơ hội để cải cách thể chế, chuẩn bị cho các bước sau nó mạnh lên, chứ không phải bây giờ cứ chăm lo vào mấy cái chỉ tiêu tăng trưởng. Quan trọng hơn là cải thiện chất lượng, đổi mới, lo tái cơ cấu để chuẩn bị nền tảng cho các bước tăng trưởng tốt hơn”.

Bản tin trên báo điện tử của chính phủ Việt Nam về cuộc hội thảo kinh tế viết rằng ‘chính phủ và các cấp, các ngành đã thực hiện nhiều biện pháp, cả cấp bách tình thế, cả dài hạn, để ổn định tình hình kinh tế – xã hội’.
Tuy nhiên, bản tin này không trích dẫn các ý kiến phản biện của cựu Phó Thủ tướng Vũ Khoan.

Nguồn: VnExpress, chinhphu.vn, VOA’s interview

Việt Nam: Cái chết biết trước của tự do thông tin

Việt Nam: Cái chết biết trước của tự do thông tin

23.09.2013

Một hôm trước ngày Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng thăm Pháp, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF có trụ sở ở Pháp đã công bố phúc trình “Cái chết biết trước của tự do thông tin” tại Việt Nam.

Phúc trình xét đến những phương pháp mà chính phủ của ông Dũng đã sử dụng để kiểm duyệt truyền thông, gây rối các blogger và các người bất đồng chính kiến trên mạng.

RSF đã trình bày những kết luận của mình trong buổi họp báo hôm thứ Hai tại trụ sở của hội của Paris.

Thay vì đưa ra chi tiết nhiều vụ truy bức các blogger, phúc trình xét đến cơ chế đàn áp một cách tổng thể, ảnh hưởng đến tất cả người dân Việt Nam, không riêng gì con số độ 40 blogger.

RSF nói họ định lợi dụng chuyến đi Pháp của Thủ tướng Dũng để nói lên tình trang kinh khiếp về tự do thông tin tại Việt Nam, và để ông lưu ý về tình trạng của 35 blogger còn đang bị tù.

RSF cũng định trao cho Thủ tướng Dũng kiến nghị có 25.000 chữ ký kêu gọi trả tự do cho các blogger này, nhưng đáng tiếc sau nhiều lần tiếp xúc vẫn chưa có câu trả lời.

RSF kêu gọi chính phủ Pháp đừng làm ngơ về quyền tự do báo chí và thông tin tại Việt Nam, đừng quên những vụ hành hung nhà báo và blogger vào lúc Pháp và Việt Nam đang củng cố quan hệ.

Nguồn: Reporters Without Borders

RSF bi quan về tự do thông tin tại Việt Nam

RSF bi quan về tự do thông tin tại Việt Nam

RFI

Ảnh chụp blogger Điếu Cày trước khi anh bị bắt năm 2008 (@AnhBaSG)

Ảnh chụp blogger Điếu Cày trước khi anh bị bắt năm 2008 (@AnhBaSG)

Thanh Hà

Một ngày trước chuyến viếng thăm nước Pháp của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố báo cáo về tình trạng thiếu tự do thông tin tại Việt Nam. Báo cáo mang tựa đề « Cái chết được báo trước của tự do thông tin » tại quốc gia này.

Trong buổi họp báo tại trụ sở ở quận 2 Paris, Phóng viên Không Biên giới (RSF) cho biết là tổ chức này đã căn cứ vào những phương pháp được chính quyền Việt Nam sử dụng để kiểm duyệt báo chí, đàn áp các blogger và các nhà ly khai sử dụng internet.

Sau khi đã « nghiên cứu một cách toàn diện về những biện pháp kiểm duyệt đó, RSF đưa ra kết luận là chính sách bóp nghẹt thông tin của Việt Nam không chỉ giới hạn ở khoảng 40 nhà ly khai đang trong tầm ngắm của chính quyền. Chính sách kiểm duyệt của Việt Nam được chính quyền áp dụng đối với tất cả mọi công dân Việt Nam ».

Vấn đề lại càng nổi cộm lên mỗi lần có một tiếng nói tố cáo hoặc đưa ra ánh sáng những bất công trong xã hội hay những vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

RSF tuyên bố muốn nhân chuyến viếng thăm nước Pháp của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để trình bày với thủ tướng Việt Nam về tình trạng thảm hại của tự do thông tin tại quốc gia này, đề cập đến hoàn cảnh của 35 blogger Việt Nam đang bị giam cầm.

Phóng viên Không Biên giới nhắc lại là bản kiến nghị đòi tự do cho các nhà viết blog của Việt Nam do tổ chức này đề xướng đã nhận được 25 000 chữ ký ủng hộ.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới kêu gọi chính phủ Pháp không nên tránh né vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận, tự do thông tin khi tiếp lãnh đạo Việt Nam.

Trong bản xếp hạng của RSF về tự do báo chí năm 2012, Việt Nam đứng hạng thứ 172 trên tổng số 179 quốc gia. Theo Phóng viên Không Biên giới, Việt Nam là nhà tù lớn thứ nhì trên thế giới đối với các blogger và cư dân mạng.

Việt Nam: Bê bối Vinashin buộc cắt giảm 14.000 nhân viên

Việt Nam: Bê bối Vinashin buộc cắt giảm 14.000 nhân viên

Nhân viên bảo vệ tại ụ nổi 83M tại cảng Gò Dầu, tỉnh Ðồng Nai
19.09.2013
Vinashin, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang nợ ngập đầu cho biết họ sẽ cắt giảm 14.000 lao động để tái cấu trúc, coi như giảm 70% số nhân viên.

Vinashin hiện nay có 26.000 lao động, chưa tới phân nửa con số của năm 2008, và trên trang mạng của mình hôm thứ Hai, Vinashin nói họ “có kế hoạch chỉ giữ lại độ 8.000 người.”

Tập đoàn này nói rằng hiện nay trả lương cho lao động “không đơn giản” vì không có ngân khoản.

Vinashin sụp đổ năm 2010 vì mắc nợ 4 tỉ đôla, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về tình trạng lành mạnh của các xí nghiệp quốc doanh khác và khiến cho Việt Nam bị tụt hạng về chỉ số tín dụng.

Báo Lao Động của Việt Nam hôm thứ Năm nói rằng việc cắt giảm này là một chuyện buồn cho các lao động có kỹ năng vì họ không có trách nhiệm gì trong sự sụp đổ của tập đoàn.

Trước khi sụp đổ, Vinashin được xem là một mô hình mới của xí nghiệp quốc doanh để đưa Việt Nam lên tầm cạnh tranh với thế giới.

Gần một chục lãnh đạo của Vinashin đã bị phạt tù vào năm 2012, tạo sức ép lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, là người đã bổ nhiệm người đứng đầu tập đoàn và sau đó ông Dũng phải nhận trách nhiệm về sự thất bại của tập đoàn.

Ông Jonathan Pincus, Hiệu trưởng trường Kinh tế Fulbright ở thành phố Hồ Chí Minh nói rằng nếu bây giờ Vinashin tập trung vào chuyện đóng tàu và dẹp bỏ các ngành khác thì có lẽ đó là một hướng tốt.

Nguồn: foxnews.com, vnexpress

Người siêu giàu ở Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á?

Người siêu giàu ở Việt Nam đứng thứ hai Đông Nam Á?

17.09.2013

Tỉ lệ người siêu giàu ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, với tài sản từ 30 triệu đôla trở lên vẫn tăng trong năm 2012.

Đó là kết luận của một phúc trình của công ty tư vấn và đánh giá tài sản cá nhân Wealth-X và ngân hàng UBS có trụ sở ở Thụy Sĩ.

Trong số 6 nước Đông Nam Á được nêu trong phúc trình, Thái Lan có số người siêu giàu tăng cao nhất, tiếp đến là Việt Nam với tỷ lệ tăng 14.7% và sau đó là Indonesia.

Phúc trình nói số người siêu giàu ở Việt Nam hiện nay là 195 người với tổng tài sản ước tính là khoảng 20 tỷ đôla.

Con số một năm trước ở Việt Nam là 170 triệu phú.

Phúc trình cho rằng Việt Nam và Miến Điện tiếp tục là những thị trường triển vọng với giới tiêu dùng tăng trưởng ổn định và tầng lớp người giàu gia tăng.

Đánh giá của Wealth-X và UBS không nêu rõ số người siêu giàu ở Việt Nam có khối tài sản khổng lồ như vậy nhờ các hoạt động kinh doanh như thế nào.

Năm nay, trong danh sách tỉ phú thế giới do tạp chí Forbes công bố, lần đầu tiên có một người Việt Nam.

Ông Phạm Nhật Vượng, chủ tập đoàn Vingroup, đứng thứ 974 với tài sản là 1,5 tỷ đôla.

Nguồn: WSJ, Wealth-X, UBS

Đăk Lăk xả đập, hàng chục người mắc kẹt trong lũ

Đăk Lăk xả đập, hàng chục người mắc kẹt trong lũ

vnexpress.net

Mưa lớn nhiều ngày khiến nước ở các đập dâng cao kết hợp với việc xả lũ lưu lượng lớn đã khiến nhiều nhà bị cuốn trôi, hàng chục người dân mắc kẹt.

Do ảnh hưởng bão số 8 kết hợp với hoạt động của gió mùa Tây nam cường độ mạnh, tại Đăk Lăk, mưa diễn ra trên diện rộng kéo dài nhiều ngày qua. Đến ngày 18/9, lượng mưa phổ biến đạt 150-250 mm, cá biệt tại huyện Ea H’leo có khi lên đến 516 mm. Mực nước các sông trong tỉnh đang dao động theo xu thế tăng và xuất hiện lũ tại một số địa phương. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh hiện nay mực nước đã tràn qua.

lu-lut-1-8695-1379487621.jpg

Lũ cuốn trôi nhiều ngôi nhà chiều 17/9. Ảnh: Việt Linh

Trên địa bàn huyện Ea H’leo mưa lớn đã gây lũ trên các sông, suối và nhiều địa bàn khu dân cư. Sáng 17/9, hồ chứa nước Ea Drăng (thuộc địa bàn thị trấn) có dung tích 1,2 triệu m3 nước hồ tràn qua đập gây xói mái hạ lưu đập. Để đảm bảo an toàn công trình, UBND huyện đã cho xả lũ qua tràn với lưu lượng lớn nhất để hạ thấp mực nước hồ, do đó gây lũ lớn cho vùng hạ du.

Thống kê sơ bộ, trên địa bàn huyện đã có 11 nhà dân bị cuốn trôi, 3 nhà sập và 71 nhà ngập úng. Lũ quét cũng cuốn hết tài sản những ngôi nhà này. Ngoài ra, nhiều công trình giao thông, thủy lợi trên địa bàn hư hỏng nặng; hàng trăm héc ta hoa màu của người dân bị ngập chìm trong nước lũ

Trên địa bàn huyện Ea Súp, do mưa lớn vùng đầu nguồn, hiện lượng nước đổ về hồ EaSúp đang rất lớn, lượng nước xả qua tràn là 200 m3/s, đã gây ngập úng nhiều điểm trên địa bàn huyện.

Vào chiều tối 17/9, 38 người xã Cư Kbang và 12 người ở xã Ea Rốc đi làm rẫy do nước suối lên nhanh không kịp về đã bị cô lập. Ban chỉ huy PCLB huyện này đã tổ chức lực lượng ứng cứu và đưa về nơi an toàn 37 người, hiện còn kẹt lại 13 người chưa tiếp cận được. Trên địa bàn xã Ea H’leo cũng có 43 người dân bị mắc kẹt trong rẫy vì nước suối lên nhanh…

Tại xã Ya Tmốt, nước lũ gây ngập hơn 10 thôn và buôn M’tha ở xã Ea Rốc. Tại xã Cư Kbang, một số tuyến đường bị ngập gây chia cắt các vùng như: tỉnh lộ 1 đoạn từ xã Ea Lê sang Ea Rốc, đường liên xã Ea Bung – Ya Tmốt, đường liên huyện EaSúp – CưM’gar ngập sâu trên 0,5m ách tắc giao thông. Tại công trình thủy lợi đập Ia Jlơi đã xuất hiện sự cố rò rỉ.

lu-lut-3210-1379487622.jpg

Nhiều tuyến đường tại Đăk Lăk bị chia cắt. Ảnh: Việt Linh

Tại huyện Krông Búk, theo dự báo của Ban chỉ huy PCLB tỉnh, nếu mưa lớn kéo dài thì nhiều công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn gồm: Đập Ea Gin xã Cư Né mực nước dâng lên nhanh, tràn xả lũ thoát nước không kịp, hiện tại mực nước đã dâng lên khá cao; Đập Buôn Thia, xã Cư Né hiện tại nước đã tràn qua thân đập; Đập Thủy điện, xã Chứ Kbô, do công trình đang thi công tràn xả lũ dở dang, nên việc thoát nước chậm, có nguy cơ mất an toàn nếu mưa lớn kéo dài.

>> Video: Lũ tràn về Krông Buk, Đăk Lăk

Việt Linh

Bất bình đất đai : Nổ súng giết cán bộ ở UB Thái Bình

Bất bình đất đai : Nổ súng giết cán bộ ở UB Thái Bình

Di ảnh của ông Đặng Ngọc Viết, thủ phạm vụ xả súng tại trụ sở chính quyền Thái Bình. Ảnh : Báo trong nước

Di ảnh của ông Đặng Ngọc Viết, thủ phạm vụ xả súng tại trụ sở chính quyền Thái Bình. Ảnh : Báo trong nước

Thụy My

Theo tin từ báo chí trong nước, chiều ngày 11/09/2013, tại trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Thái Bình, một người đàn ông đã xông vào Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố và nhắm bắn thẳng vào các cán bộ đang họp. Kết quả là một người chết, ba người bị thương nặng, kẻ nổ súng sau đó trở về quê và tự sát. Nguyên nhân vụ việc được cho là do đền bù giải tỏa không hợp lý.

Cụ thể, báo mạng Dân Trí dẫn nguồn tin từ người nhà của hung thủ Đặng Ngọc Viết (42 tuổi) cho biết, căn nhà ông Viết đang ở có diện tích khoảng 200 mét vuông, nếu muốn chuyển sang tái định cư phải bù thêm tiền nhưng ông Viết không xoay sở được. Sau khi nhận ba đợt tiền đền bù, ông Viết muốn chuyển sang nhận đất và trả lại tiền nhưng không được chấp nhận.

Cũng theo báo chí Việt Nam, Đặng Ngọc Viết đã tự sát bằng viên đạn cuối cùng trong khẩu súng colt dùng để gây án, để lại hai con nhỏ. Trước đó, hung thủ đã chuẩn bị sẵn di ảnh : Tự đi chụp ảnh và treo lên khung. Do bị can duy nhất đã tự sát nên cơ quan điều tra sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án.

Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam có việc một người dân dám nổ súng bắn vào cán bộ ngay tại trụ sở ủy ban một thành phố, vì bất bình trong vấn đề giải tỏa đất đai. Khác với vụ anh em Đoàn Văn Vươn chống cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng, lần này người dân có liên quan đến giải tỏa đất đã chủ động tấn công một cách kiên quyết.

Do luật pháp quy định đất đai tại Việt Nam là « sở hữu toàn dân », trong những năm gần đây liên tiếp xảy ra những vụ cưỡng chế đất của dân một cách tùy tiện để lấy đất làm dự án, gây phản ứng nơi những người dân bị giải tỏa nhưng cho rằng không được đền bù thỏa đáng.

Người Việt ở nước ngoài rút ra khỏi thị trường địa ốc Việt Nam

Người Việt ở nước ngoài rút ra khỏi thị trường địa ốc Việt Nam

11.09.2013

Người Việt hải ngoại đã rút lui khỏi thị trường địa ốc Việt Nam, vì những lo ngại do tình trạng suy thoái kinh tế gây ra.

Trang mạng Property Report cho biết trong năm 2013, đầu tư vào địa ốc của Việt kiều đã giảm đi phân nửa, so với năm 2011.

Lượng kiều hối do Việt kiều cư ngụ ở nước ngoài chuyển về nước đạt 2 tỉ rưỡi đôla trong năm nay.

Phần lớn đến từ Hoa Kỳ, Nam Triều Tiên, một số nước Đông Nam Á và Âu Châu.

Trang tin địa ốc quốc tế Property Report tường thuật rằng Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam dự kiến lượng kiều hối sẽ tăng từ 10% đến 15% vào cuối năm nay.

Trang mạng xaluan.com nói rằng trong 8 tháng đầu năm 2013, lượng kiều hối chuyển về thành phố HCM qua các ngân hàng thương mại đạt khoảng 2,5 tỉ đôla, dự báo cuối năm sẽ đạt khoảng 4,5 tới 4,8 tỉ đôla.

Kiều hối chuyển về Việt Nam đến từ người Việt sinh sống ở hải ngoại, kể cả lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

Tin của Property Report nói trong khi Việt kiều rút ra khỏi thị trường địa ốc Việt Nam, người nước ngoài lại đang toan tính đầu tư vào thị trường này.

Các nhà phát triển địa ốc đã bị thiệt hại nặng khi giá nhà sụt giảm cách đây 2 năm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Một cuộc khảo sát do Giaó sư Graeme Newell thực hiện cho Hội Địa Ốc Á Châu-Thái bình dương nói rằng Việt Nam có thị trường địa ốc nhỏ nhất trong khu vực.

Tuy nhiên, một số tập đoàn địa ốc lớn lại có mặt trên thị trường nhỏ bé này, kể cả Warburg Pincus, một quỹ đầu tư toàn cầu đã mua cổ phần trong công ty địa ốc tư nhân lớn nhất Việt Nam, là Vingroup.

Nguồn: Property Report, Thanh nien

Đau thương át cả niềm vui

Đau thương át cả niềm vui

Lm. VĨNH SANG, DCCT

Tháng Chín 9, 2013 – Blog Thành Viên

VRNs (09.09.2013) – Ephata – Tôi trở về Sàigòn trong trạng thái mệt mỏi và âu lo, một tuần lễ cho hành trình “xuyên Việt” với nhiều cảm xúc đối nghịch, những bâng khuâng muộn phiền, những trăn trở dằn vặt… Tất cả đã không cho tôi một giấc ngủ sâu thư giãn…

Tôi rời Sàigòn đến Vinh tham dự lễ thụ phong Giám Mục của Đức Cha Phụ Tá Giáo phận Vinh. Giáo Dân Vinh khoảng 500.000 người, quy tụ phần lớn ở tỉnh Nghệ An, một phần còn lại ở hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Dân Vinh xưa nay vẫn “máu lửa”, cứ nhìn những trận bóng đá có câu lạc bộ Sông Lam Nghệ An tham dự thì biết, vàng rực cả một sân bóng, dù trận cầu đá ở bất cứ đâu, xa đến mấy thì các cổ đông viên vẫn tìm đến, ủng hộ hết mình.

Tòa Giám Mục Xã Đoài ngày 4 tháng 9 hôm ấy cũng vậy, một ngày trước đó, lớp lớp người đã ùn ùn kéo về, Ban Trật Tự đã phải làm việc cật lực, đường dẫn vào Tòa Giám Mục vừa trải đá đã được tưới nước liên tục để tiếp đón trên dưới 20.000 người về dự. Lễ xong, thoát ra khỏi khu vực hành lễ quả là một kỳ tích. Thánh Lễ kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ hết sức chu đáo và trang trọng cả hình thức lẫn nội dung.

Nhưng ngay sau một niềm vui thánh thiện của Giáo Phận, lúc 14g00 cùng ngày, trên các mạng xã hội đã nhanh chóng loan tin tức và hình ảnh về cuộc tấn công vào Giáo Dân tại Mỹ Yên, Nghi Phương, Nghệ An. Chiều hôm ấy chúng tôi như ngồi trên lửa, nỗi lo lắng muộn phiền bàng hoàng, lấn át cả niềm vui, lòng dạ đau như cắt khi nhìn thấy cảnh máu chảy lênh láng, từng thân người đổ xuống, tiếng la hét vang trời. Ở nơi nghỉ đêm, tôi nhớ đến vị tân Giám Mục vừa thụ phong, ngài nghĩ gì khi con cái của ngài bị đánh tan tác? Những lẵng hoa tươi thắm và hoành tráng đắt tiền mà nhà cầm quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể, mang đến mừng ngài có còn ý nghĩa gì nữa không? Ngay từ chiều hôm trước ngày thụ phong, ngài nói chuyện với chúng tôi với những nét băn khoăn trên gương mặt, ngài buồn buồn ngỏ lời tha thiết xin chúng tôi cầu nguyện cho Giáo Phận, cho anh chị em ở Mỹ Yên.

1

Rời Vinh, chúng tôi ra Hà Nội rồi đi Hưng Hóa, cơn mưa tầm tã cả ngày 5 tháng 9 khiến Ban Tổ Chức lễ thụ phong Giám Mục phải quyết định cử hành Thánh Lễ bên trong Nhà Thờ Chính Tòa Giáo Phận. Những trận mưa làm lở núi đất, tắc nghẽn giao thông. Có một cha trên đường về tham dự Lễ bị đất đá bít đường, núi sạt lở, trong khi ngồi bên đường chờ giải tỏa, ngài nhìn thấy ngay trước mắt mình chiếc xe có container đậu lại, bị lún đường, nghiêng dần và lăn xuống vực. Mưa và lũ đã ngăn trở các Giáo Dân Giáo Phận Hưng Hóa về tham dự Lễ thụ phong Giám Mục của mình. Lời cám ơn cùng với những lời chúc tụng trong ngày tấn phong vị tân Giám Mục có khẩu hiệu “Mang lấy mùi chiên” lập tức có… “mùi” thật. Chiều hôm đó, tin tức loan đi cùng với số thiệt hại về của cải cũng như nhân mạng không nhỏ.

2

Chuyện lũ chuyện lụt gây chết người, mất mát của cải năm nào cũng xảy ra. Vỗ ngực xưng mình là tiến bộ, cách mạng công nghiệp, từng bước đi lên vững chắc, vậy mà có mỗi cái chuyện “cỏn con” là ngăn chặn phá rừng, ngăn chặn khai thác khoáng sản, đào bới núi rừng, quy hoạch hợp lý và khoa học hệ thống thủy điện cũng không làm nổi, để rồi cứ thế hàng năm cứ có người chết, cứ có thiệt hại lên đến con số hằng chục tỷ. Ai chết cứ chết, ai đau đớn cực khổ cứ cực khổ, kẻ giàu có cứ phát lên, thu tóm của cải đầy túi, ngông nghênh giữa bàn dân thiên hạ. Học trò lớn bé cứ phải nhai đi nhai lại mãi bài học về chiến thắng của Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa, về vinh quang của giai cấp vô sản… Điểm dưới trung bình mấy loại bài này thì đừng mong tốt nghiệp!

Ngày lễ đã trôi qua, trong cái mệt mỏi sau đó, hẳn Đức Cha Phụ Tá Giáo Phận Hưng Hóa đã không thể ngủ được, khi ngay trên địa bàn ngài được giao nhiệm vụ coi sóc đã xảy ra những chuyện thê lương như vậy. “Mùi chiên” thánh thiêng của Con Chiên mang tên Giêsu ngay lập tức được hòa vào mùi tử khí, mùi tan hoang, mùi đau khổ của đàn chiên nghèo 10 tỉnh miền Tây Bắc.

Tôi đã hứa cầu nguyện và đồng hành với các ngài, lòng tôi cũng chẳng được nghỉ yên.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 8.9.2013

Nguồn: Ephata 578

GM. Nguyễn Thái Hợp lên tiếng vụ Mỹ Yên

GM. Nguyễn Thái Hợp lên tiếng vụ Mỹ Yên

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-09-05

RFA

thanhnienconggiao-305.jpg

Lực lượng công an, côn đồ đang chấn giữ tất cả các ngã đường khu giáo xứ Mỹ Khê

Photo courtesy of thanhnienconggiao

Công an bao vây, dùng côn đồ tấn công giáo dân thuộc xứ Mỹ Yên, Huyện Nghi Lộc, Nghệ An đã bước sang ngày thứ ba. Hàng chục giáo dân bị thương nặng và ít nhất 4 người có thương tích trầm trọng đã được cấp cứu tại Phòng khám Đa khoa Tòa Giám Mục Vinh. Mặc Lâm phỏng vấn Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng là Giám mục chính tòa của Địa phận Vinh nơi đang xảy ra những vụ đàn áp thô bạo này.

Mặc Lâm: Xin Đức cha cho biết hiện tình của các giáo dân đang đựơc chữa trị tại Phòng khám của Giáo phận cũng như giải pháp nào mà Giáo phận Vinh sẽ đưa ra về việc công an tiếp tục đàn áp giáo dân một cách thô bạo trong những ngày vừa qua?

GM. Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi sẽ có những phản đối và cũng có những lá thư cho giáo dân để phản đối quyết liệt hành động bạo lực đó. Gíao hội chúng tôi chủ trương đối thoại, không chủ trương dùng bạo lực. Tuy nhiên chúng tôi vẫn can đảm để bênh vực cho những nạn nhân, những người bị đàn áp; Những nạn nhân của bạo quyền cũng như là của thế lực mà dùng quyền lực của mình để đàn áp dân đen.

Mặc Lâm: Thưa Đức cha, cho tới giờ phút này, dĩ nhiên là giáo phận đã có những lên tiếng cụ thể rồi nhưng về phía chính quyền thì họ có phản hồi nào hay nói chuyện với giáo phận chưa, thưa Đức cha?


“Chúng tôi sẽ có những phản đối và cũng có những lá thư cho giáo dân để phản đối quyết liệt hành động bạo lực đó. Giáo hội chúng tôi chủ trương đối thoại, không chủ trương dùng bạo lực.
– GM. Nguyễn Thái Hợp”

GM. Nguyễn Thái Hợp: Hành động của họ như là tạm cắt đứt đối thoại, đó là hành động mà chúng tôi không thể chấp nhận. Như vậy có lẽ trong vụ kiện vừa rồi, nhiều giáo dân bị tổn thương về thể lý. Có 3 người bị nặng nhất: một em 18 tuổi, học sinh bị tụ máu não, có thể phải đi mổ một thời gian. Gia đình họ đang muốn đưa đi Sài Gòn hay ra Hà Nội. Hai người nữa cũng bị não, sọ não. Những vết tích chứng tỏ là công an đã dùng bạo lực một cách thô bạo để đánh phá những người dân thường đến vì tin vào lời của nhà cầm quyền sẽ có giải pháp. Trước 4 giờ họ đến có sự ngụy tạo, dàn cảnh để dẫn người dân vào. Một số người đã lấy đá và ném công an. Những người đó, theo giáo dân cho biết thì không phải là người công giáo. Họ nhìn ra thì không phải mà hình như là có một nhóm nào đó được gài vào để ném, để tạo cơ hội cho công an trấn áp giáo dân. Đó là điều mà chúng tôi thấy.

Mặc Lâm: Thưa Đức cha, như Đức cha vừa nói là chính quyền đã cắt đứt đối thoại với giáo phận Vinh, vậy Đức cha có được thông tin gì về Hội đồng Gíam mục Việt Nam trước sự việc xảy ra cho giáo phận Vinh hay không, thưa cha?

GM. Nguyễn Thái Hợp: Các giám mục vẫn hợp thông và rất hiểu hoàn cảnh này nhưng đây là những chuyện nhỏ thì mỗi giám mục cũng có thể giải quyết được, không cần đến Hội đồng Giám mục. Hôm qua  các Đức cha đến thì rất băn khoăn và cảm thông về những gì mà giáo phận Vinh đang phải trải qua.

Mặc Lâm: Vâng con xin được hỏi Đức cha một câu cuối là trước hiện tình như vậy thì Đức cha có thấy một hướng nào đó để giải quyết một cách ổn thỏa: vừa giữ an toàn cho giáo dân và chính quyền bớt đi những chuyện đàn áp. Có một giải pháp nào hiện nay mà Đức cha cho rằng có thể giải quyết được tình trạng này hay không ạ?

GM. Nguyễn Thái Hợp: Chúng tôi tin là một xã hội càng ngày càng văn minh hơn; Một xã hội càng ngày càng tôn trọng quyền con người hơn; Một xã hội mang tính cách pháp trị hơn; Một xã hội dùng đối thoại chứ không dùng đối thủ hay dùng dùi cui để đàn áp và để đánh đập những con người bị thương tích như vậy. Bài học rút ra trong vụ việc này thì tất cả những người bị thương là giáo dân của công giáo, bị thương nặng. Bây giờ có 4 người bị thương nặng và có 15-16 người bị thương vẫn còn đang nằm điều trị. Gíáo dân bị nỗi đau thể lý, nỗi thất vọng đối với nhà cầm quyền hôm nay.

Không hiểu câu nói “Công an là bạn dân” trong hoàn cảnh này thì công an có là bạn dân không. Trong thời gian ít lâu nay chúng ta thấy hành động của công an là quá bạo tàn đối với người dân không chỉ ở đây mà nhiều chuyện đã xảy ra. Con đường mà mọi người mong đợi là đi đến một nhà nước pháp trị, một nhà nước dân chủ, một nhà nước đối thoại, một nhà nước văn minh nhân ái, có lẽ đang bị giật lùi chăng. Tôi thấy hình ảnh của nhà nước bị mất, bị thiệt hại chứ không phải nỗi đau về thể xác của một số nạn nhân đó.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn Đức cha.