Luật sư trong vụ 5 công an đánh chết người: “Tôi không sợ vì mình làm đúng”

Luật sư trong vụ 5 công an đánh chết người: “Tôi không sợ vì mình làm đúng”

Tấn Lộc thực hiện

Tại phiên tòa xử năm công an ở Phú Yên đánh chết người, Luật sư Võ An Đôn (người bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại) liên tục đưa ra đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa.

Ngay sau khi phiên tòa tạm dừng để nghị án, phóng viên PLO có cuộc trao đổi với luật sư Đôn.

Tôi không sợ vì mình làm đúng

. Phóng viên: Vì sao luật sư nhận bảo vệ cho gia đình bị hại trong vụ này?

+ Luật sư Võ An Đôn: Sau khi anh Ngô Thanh Kiều chết, vợ anh Kiều đang mang thai sắp sinh bế theo cháu nhỏ đến trình bày với tôi. Tôi hướng dẫn gia đình anh Kiều cách chụp ảnh khi khám nghiệm tử thi để tìm hiểu sự việc, sau đó giúp gia đình anh Kiều làm đơn khiếu nại, yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ.

clip_image001

Luật sư Võ An Đôn phát biểu tại phiên tòa. Ảnh: Tấn Lộc

Tôi quá xót xa, đau lòng trước cảnh hai đứa trẻ mồ côi, trong đó cháu bé sinh ra mà chưa bao giờ được nhìn thấy mặt cha, trong khi gia đình lại quá nghèo. Hơn nữa, tôi rất bức xúc trước hiện tượng có nhiều nghi can, bị can chết bất thường tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ.

clip_image002

Luật sư Võ An Đôn và gia đình người bị hại. Ảnh: Tấn Lộc

Trong khi đó, hầu hết các vụ này đều không xác định nguyên nhân, chủ yếu nói người bị tạm giam, tạm giữ tự tử; cũng không có cơ quan nào quan tâm đến, làm rõ. Khi người dân bức xúc phản ứng thì lại bị quy là chống người thi hành công vụ và lại bị ở tù. Để người dân khỏi chết oan và bị tù oan, tôi quyết định làm rõ vụ án này, đưa ra ánh sáng. Mục đích của tôi là tìm ra công lý, xử lý những người thi hành công vụ mà làm sai luật pháp. Chính vì thế, tôi nhận làm vụ này hoàn toàn miễn phí.

. Khi nhận làm vụ này, luật sư có lo ngại không?

+ Tôi bị rất nhiều áp lực. Trước hết là áp lực từ những người thân trong gia đình, bạn bè, kể cả đồng nghiệp nói rằng không nên làm vụ này vì công việc rất khó khăn, vì đụng đến lực lượng công an, tính mạng cũng nguy hiểm. Tuy nhiên, tôi không lo sợ những điều đó vì động lực lớn nhất của tôi là bảo vệ công lý.

Mặt khác, tôi được người dân ủng hộ, pháp luật bảo vệ. Nếu lỡ có ai trả thù, đe dọa tính mạng thì tôi cũng không sợ vì tôi đang làm việc đúng.

Có dấu hiệu phạm ba tội

. Vì sao tại phiên tòa này, luật sư liên tục đưa ra đề nghị khởi tố ông Lê Đức Hoàn, Phó Công an TP Tuy Hòa?

+ Trong vụ án, ông Hoàn là chủ mưu, mọi sai phạm của các cán bộ khác đều bắt đầu từ ông Hoàn.

Thứ nhất, ông Hoàn chỉ đạo cấp dưới bắt anh Kiều lúc 3g sáng trong khi không có lệnh bắt, không có căn cứ gì để bắt anh Kiều vì anh Kiều không phạm tội quả tang, không thuộc trường hợp bắt khẩn cấp, không thuộc đối tượng bị truy nã. Việc còng tay, dẫn giải anh Kiều đến Công an TP Tuy Hòa không hề có bất kỳ văn bản pháp lý nào mà chỉ do ông Hoàn chỉ đạo bằng miệng. Khi phân công (bằng miệng) cán bộ lấy lời khai là những người không phải là điều tra viên, làm việc không hề có biên bản ghi lời khai.

Thứ hai, tại thời điểm các bị cáo dùng dùi cui đánh anh Kiều, ông Hoàn đều có mặt ở đó, ra vào phòng đó, liên tục chỉ đạo cấp dưới đến lấy lời khai anh Kiều. Việc ông Hoàn biết các cán bộ cấp dưới dùng dùi cui đánh bị hại Ngô Thanh Kiều từ 8g đến 13g ngày 13-5-2012 nhưng không có ý kiến gì đã thể hiện ông Hoàn đồng ý với việc dùng nhục hình đối với anh Kiều.

Từ đó, có cơ sở cho thấy ông Hoàn phạm tội dùng nhục hình với vai trò là đồng phạm nhưng không bị khởi tố là bỏ lọt tội phạm.

Hôm qua (28-3), tôi đề nghị khởi tố ông Hoàn hai tội bắt người trái pháp luật và dùng nhục hình. Nhưng VKS không đồng ý vì cho rằng ông Hoàn có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; mặt khác ông Hoàn có thời gian dài công tác trong ngành Công an, có nhiều thành tích.

Với đề nghị khởi tố ông Hoàn tội dùng nhục hình, VKS cho rằng khi các bị cáo đánh anh Kiều thì ông Hoàn không có mặt đó và không biết các bị cáo đánh anh Kiều nên không phải là đồng phạm. Tuy nhiên, lời khai của các bị cáo, nhân chứng tại phiên tòa cũng như lời khai của ông Hoàn trước đây tại cơ quan điều tra cho thấy ông Hoàn có mặt từ đầu đến cuối để trực tiếp chỉ đạo cấp dưới xét hỏi anh Kiều vì ông Hoàn là trưởng ban chuyên án.

Hôm nay (29-3), qua tranh luận tại tòa, tôi thấy ông Hoàn còn phạm vào tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285 Bộ luật Hình sự. Bởi lẽ, ông Hoàn là phó Công an TP Tuy Hòa đồng thời là trưởng ban chuyên án 312T trực tiếp chỉ đạo các cán bộ cấp dưới lấy lời khai anh Kiều nhưng dùng nhục hình đánh anh đến chết, thuộc trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nên ông Hoàn phải chịu trách nhiệm.

. Khi đưa ra đề nghị trên, luật sư có lo ngại không?

+ Tôi hoàn toàn không lo sợ gì cả bởi đây là sự thật, tôi làm vì công lý, vì lương tâm, đạo đức của người luật sư chân chính.

. Nếu các đề nghị trên đều bị HĐXX bác bỏ, sắp tới luật sư sẽ làm gì để bảo vệ quan điểm của mình?

+ Nếu HĐXX không chấp nhận thì tôi sẽ kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục làm sáng tỏ vụ việc.

T.L.

Luật sư Võ An Đôn năm nay 37 tuổi, thuộc Đoàn Luật sư Phú Yên. Tháng 4-2003, sau khi tốt nghiệp cùng lúc hai trường đại học là Đại học Luật TP.HCM và Khoa Xã hội học Trường ĐH KHXH &NV TP.HCM, ông Võ An Đôn về làm chuyên viên Phòng Nội chính Văn phòng Tỉnh ủy Phú Yên. Sau khi tốt nghiệp khóa đào tạo luật sư, ông Đôn nghỉ làm công chức nhà nước và làm luật sư đến nay.

 

Nguồn: plo.vn

 

Vì sao du khách nước ngoài không bao giờ quay lại Việt Nam?

Vì sao du khách nước ngoài không bao giờ quay lại Việt Nam?

Nomadic Matt

4/1/2014

Nomadic Matt, người Mỹ, là một tay du lịch “phượt” chuyên nghiệp. Từ năm 2006, anh bỏ việc để trở thành một người lữ hành. Anh lập ra website cùng tên để cổ vũ và đưa ra những lời khuyên cho những ai thích cuộc sống rong ruổi. Những kinh nghiệm du lịch của anh đã được giới thiệu trên các hãng tin, tờ báo lớn của thế giới như CNN, BBC, Yahoo!, Times, New York Times… Dưới đây là bài viết “Tại sao tôi không bao giờ quay trở lại Việt Nam” của Nomadic Matt.

Nomadic Matt và trang Web du lịch
Nomadic Matt trong chuyến du lịch
Nomadic Matt đang họp báo

Năm 2007, tôi đi du lịch đến Việt Nam và khi quay về, tôi thề sẽ không bao giờ trở lại. Chỉ khi gặp một cô gái thực sự muốn đi hoặc phải đi công tác, tôi mới quay lại Việt Nam lần hai. Ai biết trước tương lai thế nào nhưng hiện tại tôi không hề muốn quay trở lại. Điều tệ hại nào ở Việt Nam – đất nước duy nhất tôi yêu thích?

Vâng, tôi nghĩ thời gian sẽ trả lời cho bạn.

Câu trả lời đơn giản là chẳng ai muốn quay lại nơi mà mình bị đối xử tệ bạc Khi ở Việt Nam, tôi liên tục bị dân địa phương chèo kéo, chặt chém, lừa gạt và xử tệ.

Người bán hàng rong cố chặt chém tôi. Cô bán bánh mì không trả lại tiền thối, người bán đồ ăn “chém” đắt gấp ba lần dù tôi thấy rõ người khách trước mặt trả bao nhiêu tiền, hay các tài xế taxi gian lận quãng đường đến trạm xe buýt. Khi mua áo thun ở Hội An, ba phụ nữ giữ cửa hàng lại, kéo áo sơ mi đến lúc tôi mua một món gì đó.

Du ngoạn Vịnh Hạ Long, những nhà điều hành tour quá số khách và không có nước uống trên thuyền, do đó, những khách phòng đơn đột nhiên thấy mình có thêm bạn cùng phòng … thỉnh thoảng cùng giường!

Một trong những trải nghiệm tệ nhất là đến đồng bằng sông Cửu Long. Tôi đang bắt xe buýt về thành phố Hồ Chí Minh. Tôi khát nên đi mua một món đồ uống phổ biến ở Việt Nam – nước, chanh, phụ gia và đường trong một túi nilon, nhưng cô bán nước đã lừa dối trước mặt tôi.

“Cô ấy nói với bạn bè sẽ chặt chém và lừa gạt vì anh là người da trắng”, anh bạn Mỹ gốc Việt mới quen nói. “Cô ấy nghĩ anh không để ý”. “Thứ này thực ra giá bao nhiêu? ” Tôi hỏi anh. Tôi trả đúng số tiền, nói cô là người xấu và bỏ đi. Thứ tôi quan tâm là lời nói thiếu tôn trọng, không phải tiền.

Chắc chỉ mình tôi có trải nghiệm tệ hại và Việt Nam thực sự tuyệt diệu. Chỉ mình tôi xui xẻo, gặp những người đó vào ngày nghỉ. Tuy nhiên, vô số du khách khác gặp chuyện giống tôi. Khó ai có chuyện hay có lẽ đã giải thích tại sao 95% du khách không quay lại. Tất cả đều kể chuyện bị lừa đảo hoặc bịp bợm. Họ cũng cảm thấy không được chào đón.

Tôi chứng kiến nhiều người gặp rắc rối ở Việt Nam. Bạn tôi mua chuối và người bán hàng bỏ đi mà không trả tiền thối. Tại siêu thị, họ trả sô-cô-la thay tiền thối. Hai bạn tôi đã ở Việt Nam 6 tháng, dù thành “dân địa phương” vẫn cứ nói Việt Nam thô lỗ. Hàng xóm không thân tình. Họ luôn là người ngoài cuộc. Thậm chí những người gặp gỡ hàng ngày cũng là xa lạ. Trải nghiệm của tôi hầu như không phải ngoại lệ, dù đi đến đâu đi nữa.

Rất nhiều người nghĩ người Việt Nam thực sự tốt. Họ rất thích chuyến đi làm tôi tự hỏi tại sao trải nghiệm lại khác biệt nhau đến thế. Điểm chú ý là đa số du khách trải nghiệm tốt đi du lịch sang trọng, còn lại là khách ba lô và khách bình dân. Sự kỳ lạ đó củng cố câu chuyện tôi nghe

Ở Nha Trang, tôi gặp một giáo viên tiếng Anh sống tại Việt Nam nhiều năm. Ông nói người Việt được dạy rằng tất cả các vấn đề đều do người Tây gây ra, đặc biệt là Pháp và Mỹ, và người phương Tây “nợ” người Việt Nam. Họ mong khách Tây tiêu tiền ở Việt Nam, nên khi thấy du khách tiết kiệm từng xu, họ buồn bã và nhìn vào trên ba-lô và đối xử tệ. Những người tiêu tiền, tuy nhiên, có vẻ được đối xử khá tốt. Tôi không biết điều này có đúng hay không nhưng với những gì tôi thấy, nó có ý nghĩa nhất định.

Tôi không đánh giá về đất nước hay con người Việt Nam. Tôi không tin mọi người dân đều xấu xa, thô lỗ. Tôi chỉ phản ánh trải nghiệm du lịch. Ba tuần tôi ở Việt Nam không thể nói lên tất cả. Tại sao tôi muốn ở lại đất nước đối xử như thế với tôi? Tại sao tôi lại muốn quay lại? Tôi không quan tâm mình bị chặt chém. Không phải về tiền. Tôi rất vui khi trả nhiều tiền hơn – một đô la giúp ích chọ họ nhiều hơn cho tôi.

Nhưng tôi là một khách ba lô không có nghĩa tôi đáng được tôn trọng ít hơn người khác. Tôi không mong được tiếp đãi như ông hoàng, chỉ cần tôn trọng cơ bản mà thôi. Và tôi chưa thấy mình được tôn trọng ở Việt Nam. Họ nhìn tôi như thể “một con lừa” để lừa bịp. Người thô lỗ ở khắp mọi và sự bất lương cũng vậy, song tôi không bao giờ trở lại Việt Nam để mình khỏi phải cảm thấy nó quá tồi tệ.

Momadic Matt họp báo Traveller Magazine về VN đánh đàn bà nơi chổ hiểm.

Điều quan trọng là tôi nhìn thấy công an Việt Nam rất thích đánh người biểu tình, phản đối một điều gì đó với chính phủ.

Như tại Hà Nội, tôi nhìn thấy một đám đông đang la ó, chống đối Trung Quốc chiếm hải đảo gì đó ngoài khơi Việt Nam. Tôi hỏi vụ gì thì người kế bên nói là chống Trung Quốc lấn chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Chừng vài phút sau thì ba xe công an chạy đến. Họ bao vây đám đông, có vài công an mặc thường phục lẩn vào đám đông.

Họ lôi kéo một số người đang cầm bảng ghi lớn là Chống Trung quốc chiếm đảo Việt Nam…

Công an đánh phụ nữ vào hạ bộ đến chết

Một anh công an thường phục, đằng sau đi tới, danh dùng sức mạnh thoi vào âm hộ của một phụ nữ trong đám biểu tình.

Cú thoi mạnh vào âm hộ của tên công an, làm phụ nữ ôm bụng đau đớn vô cùng, còn anh công an ấy mặt rất vui, lẩn vào đám đông mất dạng.

Đây là một hành động của một người bị bệnh cuồng dâm, thích gây đau đớn cho đàn bà trước khi giao hợp.

Người cuồng dâm ấy lại là công an khu vục bờ Hồ Hoàn Kiếm.

Tôi không biết có nhiều công an Việt Nam có chứng bệnh nầy hay không, nhưng tôi thấy báo chí có đăng hình nạn nhân bị công an tra tấn tàn bạo. Họ đánh nạn nhân vào bắp đùi và hạ bộ rất thường xuyên. Nhiều phụ nữ ấy, bị tra tấn không dám trưng bày cho báo chí hay thân nhân để chụp hình thưa kiện công an. Họ sợ xấu hổ với xóm làng vị bị công an đánh vào âm hộ của mình.

Công an đánh người có thể bị xâm phạm tình dục

Công an Việt Nam đa số mang hội chứng cuồng dâm khi tra tấn phụ nữ, đều được cấp trên bỏ qua không truy tố ra pháp luật.

Hầu hết những phụ nữ nạn nhân, khoảng 80 % đều bị công an Việt Nam hãm hiếp hay đánh vào âm hộ phụ nữ lấy làm vui sướng.

Chưa thấy công an nào bị ra tòa án xử phạt cả.

Vậy bạn đi du lịch Việt Nam, nếu là phụ nữ thì rất cẩn thận chuyện công an Việt Nam bị hội chứng cuồng dâm như kể trên.

Nhưng đừng thấy tôi không thích Việt Nam mà bạn không đi. Đây là trải nghiệm của tôi, còn bạn nên tự mình đi thử để trải nghiệm. Và nếu bạn không đi vì bài báo này, tôi sẽ tìm và lôi bạn đến đó!

(T. Ito dịch từ web site của Normadic Matt)

” Sản phẩm” của giáo dục Việt Nam

” Sản phẩm” của giáo dục Việt Nam

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-04-01

000_Hkg1252741-600.jpg

Sinh viên Nguyễn Tiến Nam bị an ninh mặc thường phục bắt ở Hà Nội hôm 29/4/2008 do tập trung phản đối Trung Quốc

AFP photo

Trong thời gian gần đây, người Việt mình bị nhiều tai tiếng ở hải ngọai, cụ thể là tại Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, trong khi ở trong nước, người mình cũng bị mang tiếng hôi của của những người lâm nạn.

Đó là chưa kể một anh “Tây ba lô” người Mỹ tên Nomadic Matt bực bội rằng “năm 2007, tôi đi du lịch ở VN và khi trở về, tôi thề sẽ không bao giờ quay trở lại” vì “bị đối xử tồi tệ”. Thực trạng đó khiến có ý kiến cho rằng “hệ thống nào thì có sản phẩm đặc trưng đó”.

Giữa lúc giới lãnh đạo giáo dục VN bàn sọan, quảng bá và thậm chí thực sự tiến hành các hoạt động như sửa đổi, cải cách, đổi mới giáo dục, thì TS Nguyễn Vân Nam từ Saigòn lưu ý rằng “Người ta không thể bàn về đổi mới, nếu trước hết không trả lời được câu hỏi: mục tiêu của nó là gì?”.

Nhận thấy “hệ thống giáo dục VN hiện tại, về cơ bản, là khác thường” – nghĩa là “học để trở thành công cụ, điều đó trái với bản tính của con người, xu thế lịch sử và bản chất giáo dục”, TS Nguyễn Vân Nam phân tích rằng “Hệ thống giáo dục hiện nay với những cơ sở nền tảng, nguyên tắc, triết lý và mục tiêu giáo dục vốn có, sẽ chỉ có thể sản sinh những sản phẩm giáo dục không thích hợp cho dân tộc, cho đất nước và cá nhân, nếu không muốn nói đó là những sản phẩm góp phần gây nên hiện trạng phát triển đau lòng hiện nay của đất nước. Các biện pháp cải cách giáo dục (không thích hợp) đang được áp dụng hay dự kiến áp dụng có thể làm cho hệ thống ấy hoạt động hiệu quả hơn. Nghĩa là càng tạo ra nhiều sản phẩm giáo dục đau lòng hơn mà thôi”.

” Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc.
– GS Nguyễn Thanh Giang “

Khi nhớ lại từ cái thuỡ trong trắng của tuổi học trò, blogger Nguyễn Đình Dũng tâm sự rằng “ cũng như bao nhiêu người trẻ tuổi khác ở đất nước VN này, tôi sinh ra trong môi trường mà đâu đâu cũng là hào quang của đảng”, “từ cấp một, tôi học bài đầu tiên là năm điều Bác Hồ dạy”, “rồi thì buổi tập thể dục nào cũng kết thúc là ‘ tay trong tay múa ca chào đón công ơn Bác’”. Nhưng khi lên tới đại học, nhà báo Nguyễn Đình Dũng xem chừng như “vỡ lẽ” ra mà không dằn được bực tức khi ông “ không thể chịu đựng nổi với những lời dối trá mà thầy giáo, bà giáo dạy”. Tại sao ? Nhà báo Nguyễn Đình Dũng giải thích:

Tôi không nghĩ một dân tộc nào mà ca ngợi chiến tranh huynh đệ tương tàn là hay ho, và bày dạy cho trẻ em chưa hiểu chuyện đời cách bắn giết, cách đánh nhau và tinh thần đấu tranh giai cấp là đáng biểu dương. Tâm hồn con người luôn có thể hướng đến cái thiện, cái đáng yêu. Và mỗi người đều có cái đáng yêu đó trong mình. Tại sao phải tạo ra một môi trường huỷ diệt cái đáng yêu trong con người đó đi và thay bằng một môi trường đề cao tính đáng sợ của con người ?

Lỗi tại ai?

000_Hkg8090527-200.jpg

Công an đàn áp người dân biểu tình chống TQ tại Hà Nội hôm 09/12/2012. AFP photo

Theo nhà báo Lê Nguyên, CS “nhào nặn” ra con người VN “không giống ai” trong thế giới nhân văn đương đại với bản chất nói chung “xấu và ác” của “con người mới XHCN” – thực trạng mà đảng CS không bao giờ thừa nhận. Thực trạng đó khiến nhà báo không khỏi so sánh một cách “điển hình” rằng phẩm chất con người nói riêng, nhân cách nói chung của những người được giáo dục từ hệ thống giáo dục của ‘đế quốc’ Pháp vẫn tốt hơn con người và nhân cách của những người “thấm nhuần đạo đức cách mạng”.

Về vấn đề này, GS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội cho biết:

Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính trị và của tổ chức xã hội.

Rồi nhà báo Lê Nguyên vừa nêu nhân tiện đem so sánh với “nhân cách và phẩm chất con người được hấp thụ nền giáo dục của chế độ VNCH ở Miền Nam trước đây, và nhận thấy rằng nó “ vẫn nổi trội nhân văn hơn con người được đào tạo dưới chế độ VN Dân chủ Cộng hòa ở Miền Bắc”.

Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng nhận xét:

Tình trạng này xuất phát từ vấn đề là mọi cái đều do nền giáo dục sinh ra. Thí dụ như ở Miền Nam hồi trước năm 1975, nền giáo dục Miền Nam đào tạo con người rất là đàng hòang. Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó lọan quá. Vấn đề cũng đều là con người VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu kia thì họ như vậy?

” Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó loạn quá. Vấn đề cũng đều là con người VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu kia thì họ như vậy?
– GS Nguyễn Thế Hùng “

Khi bàn đến “thủ đọan đổ thừa” của CS, nhà báo Lê Nguyên khẳng định rằng những ai “càng thấm nhuần đạo đức cách mạng, càng được cộng sản chiếu cố đề bạt chức vụ quyền hạn trong hệ thống tổ chức đảng cộng sản thì càng mất đi phẩm chất con người và trở nên thiếu tư cách lẫn nhân cách, sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì, kể cả “mãi quốc cầu vinh”.

Nhắc đến “ chức vụ quyền hạn”, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh từ Hà Nội lên tiếng:

Tôi khẳng định rằng cái lớp người hiện đang sống phè phỡn trên xương máu của người dân này là lớp người gọi là “con cháu HCM”. Thì chúng ta thấy đau xót ở điểm là nền giáo dục mà hồi năm 1945, HCM gọi là nền giáo dục hòan toàn VN, thì cái nền giáo dục đó đã tạo ra lọai người như vậy. Những người đó hiện đang lãnh đạo đất nước này, thế hệ đó hiện đang tạo ra một đất nước như hiện nay.

Đất nước ngày hôm nay ấy – cũng như mọi đất nước khác – hẳn có người thiện, người ác. Nhưng, nhà báo Nguyễn Đình Dũng lưu ý, trên quê hương chúng ta ngày nay, “ phần nhiều người ta chọn cách sống im lặng. Mà rất nhiều khi im lặng trước cái ác !”. Nên ông chỉ mong rằng “một ngày kia đất nước VN trở thành một đất nước có môi trường tạo ra những con người lương thiện và vô cùng đáng yêu”.

Vụ vaccine: Y tá ‘tiêm nhầm’ thuốc mê?

Vụ vaccine: Y tá ‘tiêm nhầm’ thuốc mê?

Thứ tư, 2 tháng 4, 2014

Vụ vaccine ở Quảng Trị đã gây chấn động dư luận trong nước hồi năm ngoái

Y tá Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa đã tiêm nhầm thuốc do không làm đúng quy trình chuyên môn, dẫn đến cái chết của ba trẻ sơ sinh ở Quảng Trị hồi tháng Bảy năm ngoái, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được dẫn lời cho biết.

Thông tin trên được bà Tiến đưa ra tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội hôm 1/4, các báo trong nước đưa tin.

Trước đó, công an tỉnh Quảng Trị đã khởi tố vụ án “vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp” hồi tháng 10 năm ngoái và đến ngày 26/3 đã khởi tố và bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Thuận, người trực tiếp thực hiện tiêm chủng cho các nạn nhân.

Ngày 30/3, bà Thuận đã được cơ quan điều tra đưa trở lại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa, báo Dân Trí cho biết.

Cũng theo Dân Trí, bà Thuận sau đó đã chỉ ra nơi đã giấu ba vỏ lọ thuốc được tiêm nhầm.

Cả ba lọ thuốc này sau đó được xác định là thuốc gây mê Esmeron, có chức năng hỗ trợ gây mê toàn thân trong phẫu thuật.

“Y tá nhìn lọ thuốc đó giống lọ vaccine viêm gan B nên bị nhầm. Bản thân y tá đó đã không làm đúng quy trình tiêm chủng,” bà Tiến được VTC News dẫn lời nói.

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ ngày 2/4 dẫn một nguồn tin riêng cho biết loại thuốc gây mê này do một cán bộ của bệnh viện gửi nhờ bảo quản ở tủ thuốc của khoa sản.

BBC đã liên lạc với ông Lê Công Dung, giám đốc công an tỉnh Quảng Trị để tìm hiểu thêm, nhưng được cho biết là phía cơ quan điều tra chưa thể công bố thêm thông tin vì công tác điều tra vẫn đang được tiến hành.

‘Sai quy trình’

Hai lọ thuốc vaccine và thuốc gây me Esmeron

Trả lời BBC ngày 2/4, ông Trần Văn Thành, giám đốc Sở Y tế Quảng Trị, cho biết cơ quan của ông chưa nhận được thông tin chính thức về kết luận mới này.

Tuy nhiên, ông cũng nói nếu kết luận này là đúng thì “đây là một sơ suất rất đáng tiếc”.

“Trong bệnh viện, theo quy trình chuyên môn thì thuốc được bảo quản rất kỹ,” ông nói.

“Vaccine có nơi bảo quản riêng của vaccine, còn thuốc gây mê thì được nhận trực tiếp từ phòng dược để lên gây mê cho bệnh nhân cần mổ.”

Theo ông Thành, nếu có chuyện tiêm nhầm thuốc, thì” trách nhiệm trực tiếp là của người tiêm thuốc và người nhận thuốc gây mê.”

“Còn liên quan đến công tác quản lý thì đầu tiên là bệnh viện phải có trách nhiệm, và ở cấp ngành thì chúng tôi cũng sẽ phải có trách nhiệm,” ông nói.

Ông Thành cũng cho biết cơ quan điều tra của công an tỉnh Quảng Trị đã có công văn yêu cầu Sở và Bệnh viện Đa khoa Hướng hóa đình chỉ công tác đối với ông Lê Đình Sơn, cán bộ phòng kế hoạch và bà Trần Hải Vân, điều dưỡng viên khoa sản của Bệnh viện Đa khoa Hướng hóa, để phục vụ công tác điều tra.

Trang Facebook kêu gọi Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức đã thu hút hơn 100 nghìn thành viên

Trả lời BBC trong cùng ngày 2/4, ông Nguyễn Đức Cường, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, nói ông chưa nhận được thông báo chính thức từ cơ quan điều tra về kết luận mới vì thông tin được cơ quan điều tra ưu tiên cung cấp cho Bộ Y tế trước.

Tuy nhiên, ông cho biết “về phía UBND thì trước hết chúng tôi có trách nhiệm ủng hộ cơ quan điều tra và tạo điều kiện cho họ thực thi theo đúng pháp luật.”

“Còn về những vấn đề khác trong củng cố đội ngũ, về mặt hành chính thì chúng tôi cũng sẽ có trách nhiệm thực hiện.”

Trong hai ngày 19/7 và 20/7 năm ngoái, ba trẻ sơ sinh được cùng tiêm vaccine trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra tại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa và tử vong ngay sau đó.

Ba bé sơ sinh đều khỏe mạnh bình thường khi chào đời.

Vụ việc nói trên đã gây chấn động dư luận trong nước, đồng thời hướng nhiều ý kiến chỉ trích về chất lượng y tế tại Việt Nam.

Cũng kể từ sau vụ việc, Bấm một trang Facebook đã được cư dân mạng thành lập để kêu gọi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức. Trang này cho đến nay đã thu hút hơn 100 nghìn thành viên.

Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác

Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác

– Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ… khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.

Mới đây, tờ Sankei Shimbun của Nhật đã đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật cũng có xu hướng gia tăng.

Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty tên tuổi ở TP.HCM, vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cũng cảm thấy xấu hổ.

người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Biển cánh báo tại một siêu thị ở Nhật Bản.

Nhiều siêu thị ở Nhật vì thế đã ghi biển “nhắc nhở”, cảnh báo bằng tiếng Việt. Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt, cụ thể: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”, đã được đưa lên mạng.

Không chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt.

người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Cảnh báo ăn cắp của người Việt ở Đài Loan

Ngoài ra, một thói quen xấu khác của người Việt Nam trước đây đã từng được cảnh báo qua một bức ảnh chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan.

Bức ảnh này ghi lại hình ảnh một tấm biển có dòng chữ Việt chưa chuẩn cú pháp, nội dung như sau: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.

người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Biển tiếng Việt cảnh báo việc lấy thức ăn thừa ở một nhà hàng buffet Thái Lan

Nhiều thành viên cho rằng đây không phải là một chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan.

người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Cảnh báo của người Việt ở khắp nơi

 

người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Bức ảnh tại một nhà hàng ở Singapore là minh chứng đáng buồn cho thói quen ăn uống thiếu văn minh của người Việt.

Cư dân mạng cũng lan truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi trên tấm biển: ‘Khu vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (khoảng 19 triệu đồng)’.

người-việt-xấu-xí, ăn-cắp, nhật-bản, vietnam-airlines, tiêu-dùng, du-lịch, khách-du-lịch, biển-cảnh-báo, tiếng-việt
Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại liên lạc.

Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên, tại nhiều quốc gia đã khiến không ít người cảm thấy buồn và xấu hổ khi hình ảnh, đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngoài.

Khánh Chi(tổng hợp)

‘Dậy sóng’ với tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam

‘Dậy sóng’ với tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam

(Tệ nạn xã hội) – Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao.

Bài viết về văn hóa con người Việt Nam của một bạn du học sinh Nhật. Nội dung bài viết như sau:

“Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan

Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục – ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào


image

Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất”.

Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.

Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.

Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào

Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa…Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.

Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy.

Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?

Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.

Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.

image

Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi…Vì đâu nên nỗi?

Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?

Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?”.

image

Thêm 10 quan chức Bộ giao thông vận tải ‘giải trình’ ăn hối lộ

Thêm 10 quan chức Bộ giao thông vận tải ‘giải trình’ ăn hối lộ
March 26, 2014

nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) .- Bảy ông bà đương chức và 3 ông đã nghỉ hưu là các xếp lớn tại Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN được yêu cầu “giải trình” về tai tiếng nhận hối lộ của một công ty Nhật Bản.

Phối cảnh tuyến đường sắt số 1, nơi đặt nhiều nghi vấn “ông anh” ăn 16 tỷ yen tiền hối lộ của công ty Nhật.(Hình: kienthuc.net)

Theo tin được nhiều báo ở Việt Nam đăng tải, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT và 9 cá nhân đã phải “giải trình” vụ việc công ty tư vấn kiều lộ JTC của Nhật Bản nhìn nhận “lại quả” hơn 16 tỷ đồng (hay hơn 782,000 USD) để trúng thầu dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội. Dự án này được sự tài trợ tín dụng ưu đãi của chính phủ Nhật nên luôn luôn được trao cho các công ty Nhật Bản thầu từ tư vấn thiết kế đến xây dựng.

Những ông bà đương chức gồm có ông Nguyễn Đức Thắng, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông); ông Trần Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (nguyên Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông); bà Nguyễn Minh Tuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, ông Lê Quyết Tiến, Trưởng phòng Pháp chế – Đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, ông Phan Hữu Biên, Chuyên viên Phòng Pháp chế – Đấu thầu, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, ông Vũ Nam Nguyên, chuyên viên chính Vụ Kế hoạch – Đầu tư, ông Triệu Khắc Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ cao tốc thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (nguyên Phó Trưởng phòng Thẩm định 1, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông).

Những người đã nghỉ hưu phải “giải trình” gồm ông Lê Mạnh Hùng, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, ông Nguyễn Hữu Bằng, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ông Hà Khắc Hảo, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Đầu tư.

Ngày Chủ Nhật 23/3/2014 vừa qua, Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN vội mở một cuộc họp khẩn rồi “tạm đình chỉ công tác” 3 ông xếp ngành đường sắt gồm hai ông phó tổng giám đốc Tổng Công Ty Đường Sắt Việt Nam là Ngô Anh Tào và Trần Quốc Đông, giám đốc ban quản lý dự án đường sắt Trần Văn Lục. Trước đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt (thuộc Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam) đẵ bị ngưng chức 15 ngày “để làm rõ thông tin quanh vụ việc này”.

Vụ việc chỉ trở nên ồn ào bất ngờ khi nhật báo Yomiuri Shimbun tiết lộ hôm Thứ Sáu tuần qua rằng chủ tịch công ty Japan Transportation Consultants, Inc., (JTC) thú nhận với viên chức điều tra của chính phủ Nhật là họ đã hối lộ tổng cộng 80 triệu yen (hay $782,640 USD) cho viên chức Việt Nam để trúng thầu dự án đường sắt trị giá 4.2 tỉ yen (hay khoảng $41,088,600 USD) do chính phủ Nhật cấp tín dụng ưu đãi ODA cho Việt Nam.

Hôm Thứ Hai, báo chí cho hay thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông được cử sang Nhật để “xác minh danh tính cán bộ nhận tiền”. Dự án bị tố giác là Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (hay còn gọi là đường sắt trên cao Hà Nội, đoạn Ngọc Hồi – Yên Viên), vốn vay ODA của Nhật Bản mà Công ty JTC là nhà thầu.

Theo tin tức loan tải, dự án này được nhà cầm quyền trung ương “phê duyệt” năm 2004 và được chia làm các giai đoạn đầu tư xây dựng để phù hợp với nhu cầu khai thác sử dụng, thu xếp nguồn vốn vay ODA. Theo đó, trong giai đoạn 1, dự án có quy mô xây dựng đường sắt đôi trên cao điện khí hóa đoạn Giáp Bát – Gia Lâm dài 15.36 km và khu Tổ hợp ga Ngọc Hồi dài 3.85 km. Tổng mức đầu tư là 19,460 tỉ đồng (13,972 tỉ vay của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), còn lại là đối ứng của Việt Nam; chương trình dự tính từ năm 2008 đến năm 2017. Theo Bộ GTVT Hà Nội, đến nay đã ký hiệp định vay JICA lần 1 với 4.683 tỉ yen cho công tác thiết kế kỹ thuật và hỗ trợ đấu thầu.

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức đấu thầu, tuyển chọn tư vấn từ tháng 4-2008, báo cáo Bộ GTVT phê duyệt kết quả đấu thầu cho liên danh tư vấn do JTC đứng đầu, liên danh với các công ty Nhật Bản khác và các công ty tư vấn Việt Nam. Giá trúng thầu tính đến tháng 10-2012 (sau khi điều chỉnh thời gian thực hiện thêm 11 tháng) là trên 3.6 tỉ yen và trên 236 tỉ đồng Việt Nam.

Giai đoạn 2a với phạm vi tiểu dự án từ Giáp Bát đến Ngọc Hồi dài 5.649 km và kết nối với giai đoạn 1, tổng mức đầu tư trên 24,825 tỉ đồng. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức đấu thầu gói thầu tư vấn thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2a, đang thương thảo tài chính với liên danh do JTC đứng đầu, dự trù sẽ ký kết hợp đồng trong tháng 7-2014.

Theo Bộ GTVT cho biết đến nay, dự án đã tiếp nhận 2 khoản vay JICA với tổng giá trị 21.271 tỉ yen, các giai đoạn của dự án đã bắt đầu triển khai từ năm 2008. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn phải tuân thủ các quy định của nhà tài trợ và Luật Đấu thầu của Việt Nam. Dịch vụ tư vấn đã hoàn thành công tác thiết kế kỹ thuật giai đoạn 1 và đang lựa chọn và thương thảo hợp đồng tư vấn giai đoạn 2a, công tác đấu thầu xây lắp chưa được khai triển.

Theo nhận xét của ông Nguyễn Mại, nguyên thứ trưởng Bộ Kế Hoạch – Đầu Tư CSVN, nói trên báo Vietnamnet hôm Thứ Tư 26/3/2014 thì vụ hối lộ để thầu 16 tỉ yen “đã ăn thua gì”. Theo ông “còn nhiều đồng chí chưa bị lộ” cuộc điều tra hối lộ dự án 16 tỉ yen này “mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”.

Hồi năm 2008, chính phủ Nhật Bản đã loan báo ngưng tháo khoán các ngân khoản tài trợ ODA cho Việt Nam vì chế độ Hà Nội tránh né điều tra quan chức ăn hối lộ của nhà thầu Nhật Bản để cho trúng thầu Dự án đại lộ Đông Tây ở Sài Gòn. Khi ông Huỳnh Ngọc Sỹ, Trưởng ban quản lý dự án này bị bắt giam và truy tố thì tín dụng mới được tái tục.

Vụ án Huỳnh Ngọc Sỹ cũng không phải do nhà cầm quyền CSVN  điều tra khám phá mà cơ quan điều tra của chính phủ Nhật đã truy tố 4 viên chức của nhà thầu tư vấn PCI được báo chí Nhật đưa tin dẫn đến áp lực của chính phủ Nhật buộc Hà Nội phải hành động. Vụ án này cũng chỉ được “chốt” giới hạn ở cá nhân ông Huỳnh Ngọc Sỹ cùng một vài thuộc cấp dù có những chứng cớ nhiều ông lớn ở Hà Nội được chia tiền hối lộ như lời khai của PCI.

Trong mợt bản phúc trình hồi Tháng Bảy 2013, Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International) nói hơn 55% người Việt Nam tin rằng tình trạng tham nhũng hối lộ ở Việt Nam ngày càng tồi tệ hơn. Khi ông Nguyễn Tấn Dũng vừa mới lên làm thủ tướng hồi Tháng Sáu 2006, ông trả lời trong một cuộc phỏng vấn truyền hình là nếu ông không diệt được tham nhũng, ông sẽ từ chức. Bây giờ, sau gần chục năm và ở giữa nhiệm kỳ thứ hai, ông vẫn còn ngồi đó.

Liệu 14 ông bà đương chức và đã nghỉ hưu ở Bộ GTVT có bị ‘kỷ luật’ gì không? Hiện người ta mới thấy ông nguyên thứ trưởng Lê Mạnh Hùng chối bay chối biến. Khi xảy ra vụ điều tra Dự Án đại lộ Đông Tây ở Sài Gòn, ông Huỳnh Ngọc Sỹ cũng chối không biết gì về số tiền hơn 800,000 USD tiền mặt mà đại diện nhà thầu PCI khai đã đưa cho ông làm nhiều lần. (TN)

 

Tiếp viên Vietnam Airlines bị Nhật bắt

Tiếp viên Vietnam Airlines bị Nhật bắt

Thứ tư, 26 tháng 3, 2014

Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia của Việt Nam – hình minh họa

Văn phòng của hãng hàng không quốc gia Việt Nam tại Tokyo bị cảnh sát Nhật lục soát, trong khi một tiếp viên bị bắt.

Hãng tin Kyodo của Nhật dẫn lời cảnh sát Tokyo nói về vụ bắt giữ nữ tiếp viên 25 tuổi của Vietnam Airlines hôm 26/3.

Cô Nguyễn Bích Ngọc bị nghi ngờ chuyển quần áo ăn cắp trị giá 125.000 yen lên một chiếc xe buýt đi từ một khách sạn ra sân bay quốc tế Kansai tháng Chín năm ngoái.

Cô bị cáo buộc có dự tính chuyển lậu đồ theo yêu cầu của một phụ nữ 30 tuổi sống tại Nhật, người đã bị truy tố vì tội mua hàng ăn cắp.

Theo cảnh sát, cô Ngọc phủ nhận mọi cáo buộc, nói rằng cô không biết quần áo đã bị đánh cắp.

Cô cũng được dẫn lời nói nhiều đồng nghiệp tại Vietnam Airlines đã chuyển lậu hàng về Việt Nam để có thêm thu nhập.

Theo hãng tin Kyodo, cảnh sát Tokyo còn nghi ngờ khoảng 20 nhân viên khác của Vietnam Airlines có liên quan việc buôn lậu.

Cảnh sát yêu cầu năm người đến trình báo, nhưng tất cả – gồm một cơ phó và bốn tiếp viên – đều đang không có mặt tại Nhật.

Cấm mang vali to

Mới trong tháng Ba, Vietnam Airlines đã cấm tổ bay mang vali to ra nước ngoài sau các cáo buộc nhân viên mang hàng lậu về Việt Nam.

Vietnam Airlines muốn cải thiện hình ảnh

Chỉ thị của Tổng giám đốc Phạm Ngọc Minh yêu cầu từ ngày 17/3, tất cả tổ bay khi thực hiện nhiệm vụ trên các đường bay ngắn/trung chỉ được mang cặp bay hay vali xe kéo nhỏ.

Ông Minh yêu cầu nhân viên “tuân thủ nghiêm ngặt quy định của nước sở tại trong việc mua và vận chuyển hàng hóa đặc biệt đối với các đường bay đi Nhật Bản, Nga và châu Âu. Nghiêm cấm việc mang hành lý, vận chuyển hàng hóa sai quy định.”

Chỉ thị cũng nói các trung tâm khai thác của Vietnam Airlines tại Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Nội Bài, chi nhánh Vietnam Airlines tại nước ngoài, đặc biệt tại Nhật Bản, Nga, Úc và châu Âu phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định này.

Năm 2009, phi công Đặng Xuân Hợp của Vietnam Airlines bị tòa án ở Nhật phạt 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, với thời gian thử thách là 4 năm.

Người này còn bị phạt 500.000 yen Nhật và bị trục xuất về Việt Nam vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam.

Nhật-Việt cùng phối hợp điều tra nghi án đưa hối lộ

Nhật-Việt cùng phối hợp điều tra nghi án đưa hối lộ

Báo chí Nhật Bản đưa tin về vụ đưa hối lộ.

Báo chí Nhật Bản đưa tin về vụ đưa hối lộ.

VOA Tiếng Việt

25.03.2014

Thông tin ngắn gọn này mới được Đại sứ quán Nhật ở Hà Nội xác nhận với VOA Việt Ngữ hôm 25/3.

Cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật cho biết chính phủ nước này ‘đang tích cực phối hợp với chính phủ Việt Nam điều tra thu thập thông tin để làm rõ điều gì đã xảy ra’.

Tờ Yomiuri Shimbun trước đó đưa tin, chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC khai nhận rằng công ty đã ‘lại quả’ cho quan chức Việt Nam 80 triệu yen (tương đương hơn 16 tỷ VND) để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen.

Theo truyền thông trong nước, Bộ Công an Việt Nam đã vào cuộc, điều tra nghi án. Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã được cử sang Nhật để ‘để tiếp cận các nguồn thông tin về nghi án nhận hối lộ’.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh.

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh.

Trao đổi với VOA Việt Ngữ, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho biết ông ‘rất buồn và xấu hổ’ khi nghe tin.

Ông Doanh nhận định rằng vụ đút lót của JTC ‘ảnh hưởng tới mối quan hệ Nhật – Việt đang được nâng cao’ cũng như ‘ảnh hưởng tới việc giải ngân ODA của Nhật’.

“Theo như lần trước [vụ ông Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ của công ty Nhật PCI], Quốc hội Nhật đã có phản ứng và chính phủ Nhật tạm thời đình chỉ việc giải ngân ODA trong vòng sáu tháng. Tôi cũng nghĩ rằng, trong tình hình hiện nay, mặc dầu quan hệ hai bên hết sức là tốt đẹp, rất có thể phía Nhật sẽ phản ứng bởi vì đây là tiền của người dân Nhật đóng thuế và trong quốc hội Nhật thì người ta cũng muốn là điền đóng thuế đó phải được sử dụng một cách có hiệu quả. Cho nên tôi e rằng là trong công luận của Nhật và của nghị viện Nhật sẽ có những phản ứng không thuận lợi đối với việc giải ngân tức thời số vốn của Nhật đối với Việt Nam.”

Hồi năm 2008, tờ Yomiuri Shimbun cũng từng đưa tin về việc ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải đồng thời là Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây thành phố Hồ Chí Minh khi ấy, nhận hối lộ từ công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương của Nhật để cho công ty này thắng thầu dự án.

Vụ việc đã khiến ông Sĩ phải nhận án tù chung thân vì tội ‘nhận hối lộ’, và Nhật tạm thời đóng băng việc cấp vốn ODA cho Việt Nam.

Theo kinh tế gia Lê Đăng Doanh, Nhật là nguồn cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Việt Nam và số vốn này đóng góp vào sự phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam.

Nghi án hối lộ mới nhất đã thu hút được sự quan tâm của dư luận ở trong nước, và trở thành một đề tài ‘nóng’ trong mấy ngày qua.

Nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức.

Nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức.

Cụ bà chống tham nhũng Lê Hiền Đức nói với VOA Việt Ngữ rằng bà hy vọng vụ việc sẽ được điều tra rốt ráo.

“Không có lửa thì không thể có khói được. Khi đã có thông tin, chắc chắn là có tham nhũng. Bây giờ phải có những người công tâm mà điều tra ra và trả lời công khai với người dân trong nước Việt Nam và trên toàn thế giới. Thế thì mới có thể tin được”.

Báo chí trong nước hôm 24/3 đã đăng tải tên và chức vụ của một số giới chức ngành đường sắt bị đình chỉ công tác để làm rõ vụ việc liên quan tới công ty JTC.

Trả lời báo điện tử VnExpress về việc xử lý vi phạm nếu việc đưa và nhận hối lộ là đúng, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Nguyễn Đạt Tường nói rằng ‘đây là việc lớn, liên quan đến sinh mệnh chính trị của người khác nên không thể vội vàng đưa ra đánh giá được’.

Tiến sỹ Doanh nói ông hy vọng sự việc ‘sẽ lại soi rọi một ánh sáng nữa, một tia sáng nữa vào việc chống tham nhũng và Việt Nam sẽ rút ra những bài học nghiêm chỉnh để sửa đổi luật pháp và tăng cường sự giám sát để tránh những vụ việc sẽ diễn ra, lặp lại trong tương lai’.

Mùa đói Tây Bắc khởi sự

Mùa đói Tây Bắc khởi sự

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-03-20

RFA

tay-bac-305.jpg

Một ngôi nhà của người dân tộc thiểu số ở vùng đồi núi Tây Bắc.

RFA

Với đồng bào thiểu số Tây Bắc, đặc biệt là ở các tỉnh Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, chuyện đói hằng năm vào mùa giáp hạt đã thành chuyện thường niên, đến hẹn lại lên. Và để đối phó với nạn đói, người đồng bào thiểu số Tây Bắc nghĩ ngay đến chuyện vào rừng hái củ mài hoặc đi lượm rác ở các khu vực du lịch để sống vật vờ qua ngày. Suốt bao nhiêu năm nay, cái vòng lẩn quẩn bươn chải quanh năm trên rẫy, trên ruộng bậc thang để rồi đến tháng hai, tháng ba, lại đói vật vờ.

Đói ăn, thiếu đất canh tác

Bà Bạch, người dân La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, chia sẻ: “Một mùa được một bao lúa. Rồi gắng làm thứ khác rồi mua một cân, hai cân mang về cả nhà ăn. Rồi húp một tý cháo, cả nhà ăn. Sau rồi, không có lúa, không có ruộng làm ăn. Phải đi làm, rồi lại mua một cân, hai cân mang về cả nhà nấu cháo ăn.”

Theo bà Bạch, phần đông đồng bào thiểu số các dân tộc H.Mong, Thái, Dao Đỏ… đều rơi vào nạn đói vì diện tích đất canh tác của họ tuy có nhiều chăng nữa cũng quá cằn cỗi bởi ảnh hưởng của núi đá vôi và nguồn nước không ổn định. Có nhiều gia đình muốn đến vùng đất canh tác phải lội cả ngày dài đường đá tai mèo, đến nơi chặt lá rừng che láng tạm qua đêm để sáng mai làm ruộng. Thế nhưng có khi đến nơi rồi phải quay trở về vì không có mưa, đất quá khô cằn hoặc trời quá lạnh, không thể tỉa hạt lúa xuống đất, lại phải cuốc bộ cả ngày trời để về nhà, đợi trời mưa.

La Pán Tẩn là một trong những xã nghèo nhất của huyện nghèo Mù Cang Chải. Xã có 621 hộ thì 90,7% trong số đó là hộ nghèo, mỗi năm thiếu ăn định kỳ mùa giáp hạt từ 3- 5 tháng. Cái đói, cái nghèo bao vây, hoành hành La Pán Tẩn một phần bắt nguồn từ điều kiện quá khắc nghiệt, phần khác bởi chính sách không thiết thực, qua loa lấy lệ của nhà cầm quyền.

Trồng trọt thì đất bạc màu, chăn nuôi thì dịch bệnh, những người dân La Pán Tẩn đang phải nuôi gà theo kiểu treo lồng trên ngọn cây để chống dịch cúm. Bảy bản nhưng chỉ có 235 hecta ruộng một vụ nên vụ nào tốt thì sản lượng lúa được một tạ rưỡi mỗi sào, nhưng đa phần chỉ được một tạ mỗi sào, thấp bằng 25% so với ruộng miền xuôi. Với 235 hecta ruộng chia cho 621 hộ nên hộ nào nhiều cũng chỉ được vài tạ gạo một năm.

tay-bac-2-250.jpg

Một phiên chợ chiều của người dân tộc thiểu số Tây Bắc. RFA PHOTO.

Chung cảnh ngộ với La Pán Tẩn là các xã Mường Khoa và Phúc Khoa, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Những nơi mà đói tháng ba như một nỗi ám ảnh thường xuyên, dai dẳng đến mức nghe có đoàn cứu trợ về bà con bỏ hết mọi thứ để đi nhận gạo, để ngồi chờ từ sáng tinh mơ, đến chiều tà lại nhuễ nhại mồ hôi gùi gạo về nhà.

Tiêu biểu và cùng cảnh ngộ với nhiều người dân nghèo khác, bà Lò Thị Lọ ở bản Nà Cại là một người đàn bà bị xem như không có tuổi. Một phần vì bà không nhớ mình sinh năm bao nhiêu, phần nữa là vì vẻ hốc hác, khắc khổ trên gương mặt, trên bộ quần áo cũ nát trong một căn nhà rách nát chẳng khác nào cái chòi vịt miền xuôi. Mà hình như không riêng gì căn nhà của bà giống cái chòi vịt, hầu như nhà cửa ở các bản làng nơi đây đều thế.

Một số nơi ở tỉnh Hà Giang, chuyện đói kém cũng tương tự và cho dù người dân có nỗ lực bao nhiêu, đói vẫn cứ đói. Xóm Hạ Sơn có 39 hộ với trên 200 nhân khẩu. Sau nhiều năm về nơi ở mới, đường đã dễ đi hơn, điện đã về làng nhưng cuộc sống của bà con vẫn cứ cơ cực. Sau mười bốn năm mà chưa có hộ nào thoát khỏi cảnh nghèo, thậm chí còn rất nhiều hộ thiếu đói lương thực cần phải trợ cấp.

Bà con về đây cũng được giao đất để khai hoang làm nương, ruộng bậc thang, hộ nào cũng chịu khó nên chẳng mấy chốc đã hoàn thành việc khai hoang, tạo nên những nương, thửa ruộng bậc thang quanh thôn để trồng ngô, lúa. Tuy nhiên, diện tích phân cho bà con được ít quá, đến nay 39 hộ dân với gần trên 200 nhân khẩu chỉ có tổng cộng trên 22 hecta đất sản xuất.

Bà con muốn khai hoang nữa cũng không còn đất bởi đất đồi, rừng quanh thôn đều đã bị quản lý từ trước rồi. Không những thế, 22 hecta đất sản xuất đều là đất bạc màu ven đồi, trước kia là những bãi cỏ may, trồng cây gì cũng còi cọc nhưng điều kiện kinh tế của bà con quá khó khăn nên cây ngô, cây lúa ở đây năm nào cũng có năng suất thấp nhất xã.

Trẻ em đối diện nguy cơ mù chữ

tay-bac-250.jpg

Nhà của người dân tộc thiểu số ở vùng đồi núi Tây Bắc. RFA PHOTO.

Chuyện có đủ cái ăn, no bụng để đến trường, ngồi trong lớp mà không bị ngáp đói, không bị buồn ngủ đối với trẻ em Tây Bắc nghe ra quá xa vời. Trường La Pán Tẩn có gần 800 học sinh nhưng chỉ có vỏn vẹn 60 em được ở nội trú nhờ nhà trường tận dụng phòng học mà dựng lên. Số còn lại phải trọ học trong những căn lều của người dân địa phương dựng tạm để trông coi thóc lúa khi thu hoạch. Từ bốn đến năm em loay hoay trong một túp lều như thế. Không điện, không nước, không nhà vệ sinh, không có gì cả ngoài sự gian khổ và đói.

Kể từ khi có đề án hỗ trợ của nhà nước, mỗi học sinh được nhận 332 nghìn đồng một tháng. Chia bình quân ngày 2 bữa, mỗi bữa 5.500 đồng cho mỗi học sinh.

Nhưng không hiểu khoản tiền ấy được sử dụng như thế nào mà cô hiệu trưởng nhà trường lại phàn nàn rằng khó khăn lắm, tiếng là nội trú dân nuôi, nhưng mùa giáp hạt hầu hết các gia đình đều không lo nổi gạo để ăn thì lấy gì mà đóng góp, lấy gì nuôi các em! Và các em đói vẫn cứ đói, bữa ăn của các em không có gì ngoài cơm, muối và rau rừng.

Trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở xã Mường Khoa, nơi 100% học sinh nội trú người dân tộc thiểu số, dù đã chuyển đổi theo mô hình hỗ trợ từ tháng 8 năm 2011 nhưng đến nay, hơn 3 năm sau, học sinh vẫn phải ở ghép, chưa có bếp ăn, thiếu thốn mọi bề.

Riêng tiền mua gạo cho học sinh, hiệu trưởng trường đã chỉ ra hàng loạt khó khăn: Vào mùa giáp hạt người dân địa phương hầu như chẳng đóng góp được gì, học sinh đi học nhưng cứ nghĩ đến gia đình đang đói quay đói quắt nên chữ nghĩa cũng chẳng vào được bao nhiêu. Hơn nữa, thiếu ăn, các em đến lớp cứ gật gù, vật vờ, học cả ngày mà hiểu chẳng được bao nhiêu, điều này làm cho nhiều giáo viên đâm ra nản chí, muốn bỏ nghề.

Với đà người lớn luôn thiếu đói, trẻ em thì không có cơ hội đến lớp bởi còn phải lo phụ giúp gia đình kiếm cái ăn, hầu như đời sống vẫn còn đầy bóng tối nguyên thủy, e rằng, Tây Bắc sẽ còn đối diện với cái đói rất dài, mặc dù hiện tại, đang là thế kỷ 21!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Thân phận nông dân Việt Nam

Thân phận nông dân Việt Nam

Thanh Quang, phóng viên RFA
2014-03-25

000_Hkg9232650-600.jpg

Thu hoạch bắp cải trên một cánh đồng ở ngoại ô Hà Nội ngày 26 tháng 11 năm 2013

AFP photo

Người nông dân VN tự ngàn xưa đã phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Rồi kể từ ngày Bác Hồ ra sức mang lại “người cày có ruộng” để “ai cũng có cơm ăn, áo mặc”, thì thân phận người trồng lúa hiện giờ có khá hơn không?

Đời nào cũng khổ

Giữa lúc người nông dân VN, như công luận đã rõ, trên thực tế, hầu như “đời nào cũng khổ” dù được “tôn lên” là thuộc “liên minh công-nông tiên tiến” “đưa đất nước ta vững bước vào thiên niên kỷ thứ ba trong sự lãnh đạo tài tình của đảng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, thì tại ĐBSCL, “vựa lúa gạo, trái cây, thủy sản lớn nhất nước” – nói theo lời Vụ trưởng Vụ Kinh tế Trần Hữu Hiệp của Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, một nông dân than rằng:

Nói chung, thu nhập nông dân hiện rất thấp trong bối cảnh vật giá leo thang, mọi mặt hàng tiêu dùng đâu có hạ giá trong khi nông dân bán lúa bị hạ giá. Mà một phần cũng tại “ông Hiệp hội” cứ ép giá khiến nông dân phải bán lúa rẻ, nên chịu khổ. Nông dân giờ ở đâu cũng đều khổ hết !

Một nông dân ở An Giang cũng than về thân phận người trồng lúa:

Làm ruộng mấy năm trước, cái giá lúa có thì nông dân cũng đỡ. Chớ còn mấy năm nay, cái giá lúa nó không có đó. Hầu như là tòan bộ nông dân cũng khổ lắm. Rốt cuộc thì nông dân chịu thiệt thòi !

Theo Vụ trưởng Trần Hữu Hiệp vừa nói thì “Người nông dân không định được từ giá thành đến giá bán các sản phẩm nông nghiệp của mình. Thực tế là, thu nhập của những người tạo ra kỳ tích cho nền nông nghiệp Việt Nam vẫn đang bấp bênh theo giá cả thị trường. Một kết quả nghiên cứu về ‘Chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo’ cho thấy, với bình quân đất sản xuất hiện tại, một gia đình thuần nông không thể làm giàu. Sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, nên 30% lợi nhuận của nông dân (nếu có) chia cho số nhân khẩu trong hộ còn thấp hơn mức thu nhập một đô la Mỹ/người/ngày !”.

Hồi tháng Giêng vừa rồi, nông dân Hồ Thị Kim Phượng thuộc xã Long Sơn, huyện Cần Đước, tỉnh Long An có viết bài “Làm người nông dân sao khổ thế!”, tâm sự rằng “ có lẽ ở VN ta không nghề nào cực khổ, đen đủi hơn nghề nông. Từ lúc làm ra hạt giống để gieo sạ là đã khổ rồi…Hạt giống lên rồi thì phải vay mượn tiền ngân hàng mà trả tiền cày xới, mua phân bón, thuốc trừ sâu rầy…. với cái giá đại lý hét bao nhiêu chúng tôi phải trả bấy nhiêu, không có quyền cò kè trả giá thêm bớt đồng một đồng hai”.

“  Nói chung, thu nhập nông dân hiện rất thấp trong bối cảnh vật giá leo thang, mọi mặt hàng tiêu dùng đâu có hạ giá trong khi nông dân bán lúa bị hạ giá.
Nông dân giờ ở đâu cũng đều khổ hết !
– Ông Trần Hữu Hiệp ”

Ngòai tình trạng mà báo chí trong nước gọi là những “cú sốc giá”, hay nói như lời người nông dân Kim Phượng, “điệp khúc (muôn đời) trúng mùa mất giá”, thì người nông dân hết bị thiên tai lại gặp “nhân tai”, như nạn thủy điện xã lũ làm thiệt hại hoa màu, thậm chí chết người, rồi đèn đường cao tốc làm cây lúa không trổ bông…

Lên tiếng với báo Dân Trí,  TS Nguyễn Lân Dũng từ Hà Nội lưu ý rằng trong khi người nông dân VN, “họ khổ như vậy nhưng chúng ta có những chính sách làm họ khổ thêm” !

Sau khi “thấm thía” tình cảnh người nông dân qua tác phẩm “Chân trời vỡ đôi” báo động “thực trạng đau lòng về nông dân VN từ hơn nửa thế kỷ này là giai cấp luôn bị lợi dụng và lạm dụng”, “vẫn không thoát khỏi bi kịch khốn khổ, buồn đau bởi nghèo đói và đủ thứ đè nén, lừa gạt”, như một “điềm báo” cho thân phận dân oan Đòan Văn Vươn, nhà văn Nguyễn Hiếu không quên lưu ý rằng “ Gần hai mươi năm qua kể từ khi hội nhập và đổi mới, cơn bão các dự án công nghiệp tràn ngập vào nước ta huỷ hoại một cách tàn khốc những cánh đồng và môi trường Việt Nam…Những sản vật tôm cá đặc sản của các dòng sông, dòng kênh của cả nứơc ta đang chết dần chết mòn đi đến huỷ diệt vì chất thải công nghiệp, vì cách đánh bắt không nghĩ đến ngày mai …”.

Bị bóc lột thậm tệ

000_APH2002010775969-250.jpg

Nông dân cuốc đất chuẩn bị cho vụ mùa mới. AFP photo

Qua bài “ Nông dân – người khổ nhất nước ta hiện nay ?”, nhà văn Nguyễn Hiếu mô tả:

Những cánh đồng mầu mỡ, thẳng cánh cò bay bị tàn sát không thương tiếc thì người đón nhận thiệt hại đầu tiên là nông dân. Một thủa người nông dân vui mừng được chia ruộng, rồi lại thu lại bị lùa vào hợp tác để rồi đẻ ra tình trạng “mỗi người làm việc bằng hai để cho chủ nhiệm mua đài mua xe”. Và ngày nay giá đất đền bù cho mỗi mét đất màu mỡ trong mảnh ruộng nuôi sống người nông dân hàng ngàn đời chỉ bằng một phần trăm giá khi người ta dựng lên những khu đô thị, khu công nghiệp.

Người nông dân mất ruộng và mất luôn hi vọng trước những lời hứa về khu định cư, về việc làm…Cuối cùng chỉ là những lời hứa hão trước những khu tồi tàn, và con cái họ đã trở thành đội quân thất nghiệp trên chính quê hương, mảnh đất của mình. Bi kịch của người nông dân xuất hiện từ đây !

Cái “bi kịch nông dân” ấy được nhà văn Phạm Đình Trọng từ Saigòn bổ sung thêm:

Cái khổ lớn nhất của nông dân bây giờ là họ bị mất đất đai. Đó mới là điều nguy hiểm ! Tức là trong số người dân VN hiện nay, thì giới nông dân là khổ nhất và cuộc sống của họ bị đe dọa đến tận cùng rồi. Người nông dân phải thay trâu cày cũng đã là khổ rồi, nhưng cái nguy hiểm hơn là đất của họ có thể bị tước mất vào bất cứ lúc nào. Đó mới là điều đen tối, nguy hiểm và bi đát của người nông dân ngày nay.

Nhà báo Trúc Lê trong nước nhận thấy “ người nông dân cho dù cố bảo vệ ruộng đồng của họ thì cuối cùng vẫn bị phá vỡ. Họ không có khả năng chống cự lâu dài được. Đến lúc đó, có những điều tồi tệ sẽ đến. Và vụ việc ở Tiên Lãng, Hải Phòng là một trong những điều tồi tệ đó…, cho thấy một cách xử lý bất hợp lý ( và vô nhân) của chính quyền với người nông dân. Song điều hệ trọng hơn là chính quyền đã không hiểu và không có cảm xúc về lịch sử và công lao của người nông dân với đồng ruộng của họ”.

“ Người nông dân ngày nay bị bóc lột thậm tệ nhất chủ yếu là do các nhóm lợi ích cấu kết với các thế lực, quyền lực. Pháp luật hiện hành cùng chính quyền hòan tòan không đứng về phía người nông dân.
– Nhà văn Phạm Đình Trọng”

Nhà văn Phạm Đình Trọng xem chừng như không dằn được bực tức:

Bây giờ là cái thời của các nhóm lợi ích. Và các nhóm này cấu kết với giới quyền lực để cướp bóc người nông dân. Hiện giờ không có gì để bảo vệ người nông dân cả. Người nông dân ngày nay bị bóc lột thậm tệ nhất chủ yếu là do các nhóm lợi ích cấu kết với các thế lực, quyền lực. Pháp luật hiện hành cùng chính quyền hòan tòan không đứng về phía người nông dân.

Nói đến đây, có lẽ người ta không khỏi liên tưởng đến nguyện vọng tột cùng của Bác Hồ dành cho người dân Việt là “Ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, nên Bác đã nỗ lực mang lại cảnh “người cày có ruộng”. Cái cảnh đó hiện giờ ra sao công luận đã rõ; nhưng nếu có, thì đó lại là hình ảnh “khổ nhất nước’ của giới chân lấm tay bùn – mà nói theo nhà thơ Trần Ngọc Thụ:

Ông lão dắt trâu đi bừa

Là con ông lão ngày xưa đi cày.

 

Sáu cán bộ ngân hàng bị tạm giam

Sáu cán bộ ngân hàng bị tạm giam

RFA 25.03.2014

Sáu cán bộ ngân hàng Phát triển VN bị tạm giam hồi sáng hôm qua để điều tra. Đây là những cán bộ có chức danh từ Giám đốc cho tới cán bộ phòng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh tại tỉnh Cà mau.

Theo bản tin của báo mạng VNexpress thì những người này bị tạm giam để điều tra việc một số vốn lớn của ngân hàng phát triển VN lên đến hàng ngàn tỉ đồng bị dùng sai mục đích thay vì cho các doanh nghiệp thủy sản địa phương vay với lãi suất thấp.

Bản tin không nói rõ việc dùng sai mục đích là như thế nào, nhưng có đề cập đến một vài công ty xí nghiệp thủy hải sản có vay tiền nhưng không hoàn trả lại theo đúng qui định là từ 5 đến 10 năm.

Hệ thống ngân hàng Việt nam được cho là có nhiều sai phạm với các món nợ xấu chồng chéo lên nhau. Vào năm 2012 Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại lớn là Ngân hàng Á châu là ông Nguyễn Đức Kiên đã bị bắt giam để điều tra.