Hà Nội muốn tăng cường quan hệ giữa Quốc hội Mỹ-Việt

Hà Nội muốn tăng cường quan hệ giữa Quốc hội Mỹ-Việt

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng.

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng.

21.04.2014

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng đề nghị cơ quan lập pháp hai nước Việt-Mỹ nên tăng cường trao đổi-hợp tác để Mỹ sớm công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường.

Đề nghị được ông Hùng đưa ra tại buổi tiếp đón Chủ tịch Thường trực Thượng viện Hoa Kỳ, Patrick Leahy, tại Hà Nội hôm 17/4 nhân dịp phái đoàn nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thuộc lưỡng viện Quốc hội Mỹ tới thăm Việt Nam từ ngày 16 đến ngày 20 tháng này.

Truyền thông trong nước ngày 21/4 dẫn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nói rằng Quốc hội Việt-Mỹ nên tăng cường trao đổi các phái đoàn, tìm cơ chế đối thoại thích hợp, chia sẻ thông tin, và trao đổi kinh nghiệm.

Ông Hùng đề nghị hai nước bắt tay cùng làm việc trong các các cuộc thương lượng về Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP để đảm bảo các thỏa thuận mang lại lợi ích cho cả đôi bên, tránh những điều có thể ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế-thương mại song phương.

Ông Nguyễn Sinh Hùng cũng bày tỏ mong muốn Quốc hội Mỹ dành ngân sách thỏa đáng để giải quyết các vấn đề nhân đạo tại Việt Nam.

Tờ Thanh Niên thuật lại lời Thượng nghị sĩ Leahy cho biết Hoa Kỳ đang tìm các cơ hội tăng cường quan hệ giữa hai nước cũng như quan hệ giữa Quốc hội đôi bên.

Trong các cuộc tiếp xúc dịp này, lãnh đạo Việt Nam khẳng định Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn tăng cường quan hệ với Mỹ ở các cấp cũng như thúc đẩy Hoa Kỳ giảm các hàng rào thuế với hàng hóa Việt Nam, sớm đúc kết các cuộc đàm phán TPP.

Hoa Kỳ và Việt Nam đang tham gia các cuộc thương lượng giữa 12 quốc gia về Hiệp định TPP do Mỹ dẫn đầu.

Hà Nội muốn Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam vào TPP giữa lúc xuất hiện các lời kêu gọi từ các nhà lập pháp trong Quốc hội Mỹ yêu cầu đặt nặng vấn đề quyền của người lao động, cải thiện nhân quyền, và phóng thích tù nhân lương tâm trong các cuộc thương lượng với Việt Nam.

Trước chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Thường trực Thượng viện Mỹ, Hà Nội, trong một đợt ‘ân xá’ tù nhân lương tâm hiếm thấy, đã trả tự do trước thời hạn cho 5 nhà đấu tranh dân chủ bao gồm các ông Đinh Đăng Định, Vi Đức Hồi, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tiến Trung, và tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ.

Nguồn: ThanhNien, Vietnam Briefing

 

Những cái chết ở Bắc Phong Sinh

Những cái chết ở Bắc Phong Sinh

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-04-21

04212014-vn-guar-kil-uighu.mp3

Bộ đội Biên phòng Việt Nam bàn giao nhóm đối tượng cho phía Trung Quốc.

Bộ đội Biên phòng Việt Nam bàn giao nhóm đối tượng ăn mặc theo kiểu Hồi giáo cho phía Trung Quốc.

Nguồn báo Tiền Phong

Nghe bài này

16 người Duy Ngô Nhĩ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà ngày 18 tháng 4 và gây ra cái chết cho  7 người cùng 4 người bị thương, trong đó, phía bộ đội biên phòng VN có 2 chết, 4 bị thương, phía nhóm người Tân Cương có 5 người chết.

Cái chết của 2 bộ đội biên phòng Việt Nam và 5 người Duy Ngô Nhĩ đang làm dư luận nóng lên trên báo chí. Việc cướp súng và bắn vào biên phòng là hành vi xâm phạm luật pháp Việt Nam với mức độ cao nhất. Giết người, xâm phạm lãnh thổ bất hợp pháp và cố ý gây thương tích cho người thi hành công vụ là các tội danh mà những người Duy Ngô Nhĩ này phải trả lời trước pháp luật Việt Nam.

Vội vã trục xuất không xét xử nghi phạm tấn công đồn biên phòng

Tuy nhiên dư luận rất bất bình khi tất cả những người Duy Ngô Nhĩ gồm 5 đàn ông 4 phụ nữ và 2 trẻ em cùng cả 5 xác chết đã nhanh chóng được trao trả về bên kia biên giới khi đích thân cán bộ cửa khẩu Trung Quốc sang Việt Nam dẫn độ họ.

Câu hỏi đặt ra, tại sao Việt Nam không có những hành xử đúng pháp luật như tất cả các nước khác trên thế giới? Bất cứ vụ án lớn nhỏ nào xảy ra trên đất nước mà người vi phạm là công dân ngoại quốc cần phải được xét xử trước khi có quyết định trao trả họ về nguyên quán dưới hình thức trục xuất, hoặc bắt buộc họ phải thi hành án tại nước họ gây án rồi sau đó mới trục xuất.

” Sự việc đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì trước hết phía Việt Nam phải xử lý đã. Có thể bàn giao thi thể của người đã chết về cho phía Trung Quốc sau khi đã khám nghiệm, đã lập biên bản còn những người còn lại thì phải xử lý theo pháp luật Việt Nam. Mình không thể trả một cách vội vàng như vậy

GSTS Nguyễn Minh Thuyết”

Hành động tống khứ những người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc chỉ trong 12 tiếng sau khi vụ án xảy ra được GSTS Nguyễn Minh Thuyết nguyên đại biểu quốc hội Việt Nam phân tích:

Tôi cũng rất thắc mắc với việc này bởi vì khi mà sự việc đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì trước hết phía Việt Nam phải xử lý đã. Có thể bàn giao thi thể của người đã chết về cho phía Trung Quốc sau khi đã khám nghiệm, đã lập biên bản còn những người còn lại thì phải xử lý theo pháp luật Việt Nam. Mình không thể trả một cách vội vàng như vậy. Sau khi xử lý xong ở phía Việt Nam thì trả họ về hay không hoặc là phía Trung Quốc có tiếp tục xử lý họ hay không thì đấy lại là chuyện khác.

Một thiếu tá và một thiếu úy thuộc lực lượng biên phòng Việt Nam đã thiệt mạng trong vụ nổ súng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà. Source zing.vn/ttre

Một thiếu tá và một thiếu úy thuộc lực lượng biên phòng Việt Nam đã thiệt mạng trong vụ nổ súng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà. Source zing.vn/ttre

Hiện tượng người Duy Ngô Nhĩ đào tỵ khỏi đất nước không phải là điều mới lạ. Đất đai, văn hóa, tài nguyên kể cả tôn giáo của họ đã và đang tiếp tục bị Trung Quốc chiếm dụng, tha hóa và cấm đoán. Họ sống trong sợ hãi và luôn phải đối diện với bạo lực xảy ra trong bất cứ lúc nào. Người Duy Ngô Nhĩ cùng với Tây Tạng là hai sắc dân bị Trung Quốc đàn áp mạnh mẽ không hề ngưng nghỉ và sự chống đối của hai dân tộc này đang làm nhức nhối thế giới trước những cái chết thương tâm của họ

Chính sách Hán hóa vùng Tân Cương của Trung quốc lên tới cực điểm đã nổ ra xung đột đẫm máu làm cho gần 200 người chết tại Urumqi, thủ phủ của Tân Cương và sau đó kéo theo các vụ sách nhiễu, trả thù và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ một cách dã man đã làm cho sắc dân này bùng lên phản kháng mạnh mẽ. Các vụ tấn công công an Trung Quốc và những nhóm dân quân do Trung Quốc lập ra đã khiến hàng trăm người chết cùng hàng trăm người khác bị bắt giam vẫn liên tiếp làm cho người Duy Ngô Nhĩ tháo chạy ra khỏi vùng đất của tổ tiên họ.

Nếu người dân Tây Tạng chống lại Trung Quốc bằng hình thức tự thiêu thì người Duy Ngô Nhĩ chấp nhận dùng máu của mình ra để đổi lấy tự do. Bạo động chống lại người Hán tại Tân Cương đã khiến Trung Quốc có cơ hội lên án họ là khủng bố, tuy nhiên với kết quả điều tra của các tổ chức nhân quyền quốc tế thì chính nhà nước Trung Quốc mới là tác nhân gây ra các vụ bạo động đó.

Điển hình cho các tranh cãi này là vụ 213 người Duy Ngô Nhĩ xin tỵ nạn chính trị tại Thái Lan vào tháng 3 vừa qua đã gây tranh luận về vấn đề này và quốc tế trong đó có Hoa Kỳ đã buộc Thái Lan không được trục xuất họ về Trung Quốc. Cao Ủy tị nạn UNHCR tại Thái Lan đang giải quyết tình trạng di dân của họ thông qua ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có cùng tiếng nói như người Duy Ngô Nhĩ.

Giới chức Thái Lan nói với RFA về vụ này rằng họ đang xác minh xem những người Duy Ngô Nhĩ đó có bị buôn bán hay là chạy trốn do bị đàn áp. Một khi hồ sơ hoàn tất họ sẽ được di dân sang nước thứ ba. Hiện nay đa số đã được công nhận bởi Cao ủy tị nạn Liên hiệp quốc.

Khác với Thái Lan, các nước Campuchia, Lào và Malaysia đã không chấp nhận cho người Duy Ngô Nhĩ được sự bảo vệ của Cao Ủy LHQ. Tháng 12 năm 2009 Campuchia trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ ngay cả khi họ nhận được giấy công nhận của UNHCR và sau đó Lào cũng giải giao cho Trung Quốc hai người còn lại. Malaysia thì trục xuất 6 người về lại Trung Quốc vào năm 2012 bất kể UNHCR đã cấp quy chế cho họ.

” Trung Quốc rất sợ khi những người Duy Ngô Nhĩ vượt thoát ra nước ngoài họ sẽ tiếp tục tổ chức việc chống Trung Quốc và họ sẽ tố cáo những hành động của TQ tại Tân Cương cho thế giới biết. Họ trốn sang Việt Nam là để tiếp tục sang một nước khác … vì vậy cần phải mang họ về Trung Quốc gấp

Giáo sư Calr Thayer”

Để trả công cho những hành động này, Campuchia nhận được hơn 1 tỷ đô la viện trợ của Trung Quốc, Lào được hứa sẽ nhận đầu tư cho đường sắt, chỉ có Malaysia là không nhận được gì khi trả họ về lại đất nước mà họ chạy trốn. Đổi lại Malaysia đã nhận không ít lời lên án của quốc tế trong đó có EU và Hoa kỳ.

Giáo sư Calr Thayer nói về việc Campuchia trục xuất người Duy Ngô Nhĩ về lại Trung Quốc như sau:

-Trường hợp này cũng giống như Cambodia trước đây, Trung Quốc muốn trừng phạt những người này. Trung Quốc rất sợ khi những người Duy Ngô Nhĩ vượt thoát ra nước ngoài họ sẽ tiếp tục tổ chức việc chống Trung Quốc và họ sẽ tố cáo những hành động của Trung Quốc tại Tân Cương cho thế giới biết. Họ trốn sang Việt Nam là để tiếp tục sang một nước khác và nếu để lâu tại Việt Nam không có gì bảo đảm rằng tin tức sẽ không lọt ra ngoài và vì vậy cần phải mang họ về Trung Quốc gấp.

Việc bảo vệ biên giới

Phản ứng của người Duy Ngô Nhĩ tại cửa khẩu Bắc Phong Sơn là điều dễ hiểu khi họ biết rằng bị trao trả cho Trung Quốc đồng nghĩa với trở về địa ngục và sẽ chết trong địa ngục ấy. Cướp súng bắn lại biên phòng, nhảy lầu chạy trốn là phản ứng tuyệt vọng, không ai muốn. Chỉ có bộ đội Việt Nam thiếu kinh nghiệm khi làm hồ sơ trục xuất mà không hiểu cảm giác của nạn nhân như thế nào.

Bộ đội biên phòng Việt Nam lơ là đến nỗi bị cướp mất vũ khí là sai lầm rất lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam. Giống với năm 1979, quân đội không ngờ được sự tấn công của Trung Quốc vào Lạng Sơn vì cứ nghĩ tình nghĩa hai đảng sẽ không có chiến tranh xảy ra và cơn đột biến tình nghĩa ấy đã lấy đi sinh mạng của hàng chục ngàn người.

Giấu diếm các tin tức xấu của Trung Quốc, không cập nhật tình hình chính trị, xáo trộn và bất mãn của người dân Duy Ngô Nhĩ cũng như Tây Tạng đến với toàn quân đã khiến quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục ngủ quên trên tư duy bạn bè đồng chí một lần nữa.

Khi vụ việc cướp súng giết bộ đội đã bùng ra trên hệ thống truyền thông đại chúng nhưng người trách nhiệm vẫn không công nhận họ là người Duy Ngô Nhĩ mặc dù quần áo, tướng mạo của họ đã cho biết điều ấy. Tuyên bố này cho thấy hai điều: nếu người phát ngôn không thể phân biệt người Duy Ngô Nhĩ và Trung Quốc khác nhau thế nào chứng tỏ hệ thống tình báo Việt Nam quá chủ quan. Ngược lại nếu biết nhưng vẫn cố tình đánh đồng sự việc nhằm nhanh chóng bàn giao những người này cho Trung Quốc để lấy điểm thì Việt Nam đã tán đồng hành vi đàn áp người Duy Ngô Nhĩ trong đất nước của họ.

Hai bộ đội bị giết do sự khủng hoảng của người Duy Ngô Nhĩ không phải là nhiều nhưng bức tranh đổ máu vì chủ quan ấy cần phải được sửa sai triệt để nếu không sẽ còn nhiều vụ Duy Ngô Nhĩ khác khi họ tràn vào Việt Nam mà không mang trang phục của người Hồi giáo.

Những bài hát về Sài Gòn được viết sau 1975 từ hải ngoại

Những bài hát về Sài Gòn được viết sau 1975 từ hải ngoại

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2014-04-20

ANCT04202014.mp3

sg2-305 

Sài Gòn trước năm 1975. 

File photo

Chỉ còn ít ngày nữa sẽ đến ngày đánh dấu cuộc ra đi lớn nhất của những người Việt tị nạn sau biến cố 30/4. Và cũng kể từ thời điểm này, nhiều sáng tác viết về miền đất mẹ của những nhạc sĩ hải ngoại mang âm hưởng bi tráng, trầm buồn pha lẫn những nỗi niềm đau đáu, chất chứa về một tương lai bất định ra đi để trở về hay ra đi là mãi mãi?

Và trong chương trình âm nhạc kỳ này, chúng tôi mời quí vị cùng nghe lại một số nhạc phẩm tiêu biểu viết về Sài Gòn của các nhạc sĩ hải ngoại sau năm 1975.

Sài Gòn niềm nhớ không tên

Sài Gòn là chủ đề lớn trong âm nhạc Việt Nam, nhất là sau biến cố 30/4, khi hàng triệu người Việt lưu lạc khắp năm châu bốn bể, khi nỗi nhớ quê nhà càng da diết thì những kìm nén càng dễ tuôn trào, để từ đó có những nhạc phẩm nói lên sự thống thiết, buồn thương về một quá khứ ai cũng từng yêu, từng nhớ. Những ca khúc ghi đậm một quãng đường lịch sử mà chắc hẳn nhiều người Việt xa xứ đều ghi khắc trong tâm khảm, pha chút chạnh lòng, bồi hồi, khắc khoải, tiếc thương như: Khi Xa Sài Gòn của Lê Uyên Phương, Đêm Nhớ Về Sài Gòn của Trầm Tử Thiêng, Nắng Paris, Nắng Sài Gòn của Ngô Thụy Miên, Mưa Sài Gòn Còn Buồn Không Em của Nguyệt Ánh, hay Cho Thành Phố Mất Tên của Phạm Đình Chương và Sài Gòn Sáng Nắng Chiều Mưa, Sài Gòn Vĩnh Biệt Tình Ta của Ngọc Trọng và nhiều series khác viết về Sài Gòn của Phạm Duy hay Trần Chí Phúc… Còn nhiều nhiều lắm những nhạc phẩm để đời, nhưng hình như vang vọng trong ký ức về một khoảng trời xa vắng vẫn là những nỗi nhớ, niềm thương, ray rứt không gọi thành tên:

Nắng bên này buồn lắm anh ơi
Một mình em lê bước trên đời
Nắng nơi đây cũng là nắng ấm
Nhưng ấm sao bằng nắng ấm quê hương

Mưa Sài Gòn còn buồn không Em?

nam_loc-250

Nhạc sĩ Nam Lộc trong một lần trình diễn tác phẩm Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt. Screen capture.

Sài Gòn hai mùa mưa nắng, Hòn Ngọc Viễn Đông một thuở xa vời… những ngày tháng tư, nhớ về Sài Gòn, nhiều người Việt tị nạn hẳn sẽ nhớ về những cơn mưa đến đi bất chợt mỗi chiều hè, nhớ cái nắng hoe vàng trên những con phố nhộn nhịp tiếng còi xe, nhớ những con đường đã đi vào văn thơ, tiểu thuyết: Nguyễn Du, Duy Tân, Lê Lợi… thơ mộng và phồn hoa… nhưng có lẽ hơn cả là nhớ giọng nói của người dân ngọt ngào, mềm mại đến nao lòng.

Với những người Sài Gòn, sẽ rất nhớ nhung khi không còn sống ở Sài Gòn… vẫn biết tương lai tháng ngày còn rất dài nơi đất mới, nhưng lòng vẫn đau đáu, âm ỉ về một quá khứ vàng son. Sau cuộc chiến kéo dài hơn 20 năm, bao người đã ngã xuống trên đất mẹ, bao người đã bỏ mình trên biển cả, bao nhiêu cuộc đời tưởng chừng sẽ là dĩ vãng… nhưng không, chính dòng nhạc viết về Sài Gòn của những nhạc sĩ hải ngoại đã khơi gợi, đã nhắc nhở, đã để cho thế hệ sau biết rằng từng có một trang sử buồn. Và trong dòng nhạc đó, tác phẩm Sài Gòn Ơi Vĩnh Biệt của nhạc sĩ Nam Lộc được xem là đánh dấu cột mốc đầu tiên viết về chủ đề đó.

Sài Gòn ơi tôi đã mất người trong cuộc đời.

Sài Gòn ơi thôi đã hết thời gian tuyệt vời.

Giờ còn đây những kỷ niệm sống trong tôi.

Những nụ cười ngắt trên môi.

Những giọt lệ ôi sầu đắng

Sài Gòn ơi vĩnh biệt

Viết về Sài Gòn sau ngày 30/4, thường các nhạc sĩ trước hết nói lên chính những suy tâm, hồi tưởng của mình về Sài Gòn, nhưng qua đó các tác phẩm của họ lại đủ sức lay động con tim của những người cùng cảnh ngộ, hầu như những ca từ mà các nhạc sĩ khắc khoải nhớ về cũng chính là những chất chứa mà nhiều người Việt xa xứ, tị nạn muốn thốt lên cho thỏa nỗi niềm, vì thế, những bài hát viết về Sài Gòn sau ngày 30/4 luôn mang giá trị lan tỏa thật lớn trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

Thực sự có sống trong những tháng ngày li loạn ấy mới thấu hiểu được vì sao những nhạc phẩm viết về Sài Gòn sau ngày 30/4 có giá trị đến như vậy, bởi với những nhạc sĩ như Nam Lộc, Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Phạm Duy… họ đã kinh qua những giây phút đau thương, được chứng kiến sự sống còn, và thấu hiểu được giá trị thực của sự tự do là thế nào.

Khi quá khứ đã khép lại, cuộc sống của người Việt dù là hải ngoại hay tại quê nhà đều hướng đến tương lai, nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn.

Vâng, trong những ngày tháng 4, một lần nữa chương trình âm nhạc xin được gửi tới quí vị một chút lắng đọng, một chút hồi tưởng, để tri ân, để nhớ về quá khứ và cũng để vui buồn cùng nhân tình thế thái, thời cuộc hôm nay…

Khi đảng tế trời

Khi đảng tế trời
Sunday, April 20, 2014

Nguoi-viet.com

Tạp ghi Huy Phương

Cho đến năm 1982 khi tôi trở về Huế, đi qua đàn Nam Giao, thấy nơi đây đã dựng lên một đài liệt sĩ với bốn chữ “Tổ Quốc Ghi Công,” ngang cửa Ngọ Môn thì thấy chốn này đã thành nơi chiếu phim Liên Xô và Tiệp Khắc. Cộng sản cũng đã san bằng nghĩa địa Ba Tầng, nơi cải táng nạn nhân bị thảm sát trong Tết Mậu Thân để xoá dấu tích tội ác của chúng!

Tôi có cảm tưởng lăng đình miếu mộ đã bị phá nát vì sự hung hãn của những người thắng trận, vốn xuất thân từ giai cấp tiểu nông, khi giành được chính quyền đã nhân danh cách mạng để đập phá, đổi xóa những di tích văn hoá trở thành những nơi chốn gọi là phục vụ nhân dân. Ở miền Bắc cho đến gần thập niên 1990, đình chùa được phục vụ cho chỗ phơi lúa, văn phòng hay kho đụn của hợp tác xã, thậm chí phá bỏ để khuân gạch về xây trại heo cho làng xã.

Festival Huế năm 2008. (Hình: Frank Zeller/AFP/Getty Images)

Học giả Trần Văn Giáp kể lại (theo tài liệu của Ba Sàm) thì vào khoảng năm 1972, đã có một quyết định cho phá bỏ Văn Miếu Quốc Tử Giám, để lấy địa điểm xây dựng nhà máy xe đạp Thống Nhất. Học giả Trần Văn Giáp đã phải vội vã khẩn thiết can gián với Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng, cương quyết cho rằng nếu chính phủ vẫn giữ ý định đó thì ông sẽ xin tự sát ngay tại chỗ, do đó quyết định này phải huỷ bỏ.

Sau khi chiếm Huế, chính quyền cộng sản đã dựng một đài liệt sĩ của bộ đội tại Phú Văn Lâu bằng tôn và gỗ, nhưng sau đó đã bị bọn “phản cách mạng” cho mìn nổ tan. Ðài này được xây dựng lại ngay chỗ cũ, nhưng cộng sản địa phương cho rằng địa điểm này không an toàn nếu có giới chức lớn đến dặt vòng hoa tưởng niệm nên cần xây dựng tại một nơi khác. Hai “đỉnh cao trí tuệ” của Bình Trị Thiên lúc bấy giờ là Bùi San, uỷ viên Trung Ương Ðảng CSVN, bí thư Tỉnh Ủy Bình Trị Thiên, và Trần Hoàn, tỉnh ủy viên, trưởng ty Văn Hóa Tỉnh, đã họp bàn với nhau để tìm địa điểm, cuối cùng “nhất trí’ chọn đàn Nam Giao của triều Nguyễn để xây đựng đài liệt sĩ. Những người hiểu biết tỏ ra bất bình với hành động “vô văn hoá” này nên ca dao XHCN mới có câu:

“Trần Hoàn cùng với Bùi San,
Hai thằng hợp tác phá đàn Nam Giao!”

Như chúng ta đã biết Tế Nam Giao hay tế Giao là lễ tế Trời trên đàn Nam Giao, thuộc hạng đại tế, quan trọng hàng đầu của triều Nhà Nguyễn (1802-1945) do vua đứng chủ tế, trong trường hợp vì một lý do nào đó vua không chủ tế được thì cử một quan đại thần có uy tín và đức độ thay mặt, gọi là quan Khâm Mạng Ðại Thần. Trải các triều Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Ðức và Ðồng Khánh (từ 1802 đến 1889,) việc tế Nam Giao diễn ra hàng năm vào mùa Xuân, từ năm Thành Thái thứ 2 (1890) đổi lại, ba năm mới tế một lần.

Qua các triều vua, tế Nam Giao thay đổi thời gian, vì phải chọn ngày lành, tháng tốt và nghi thức diễn ra rất long trọng. Vua và các quan tham dự đều phải chay tịnh ba ngày trước lễ tế, khi tế có lễ phục riêng. Lễ tế diễn ra lúc nửa đêm về sáng. Ðạo ngự vua đi tế Giao thì huy hoàng, đông đảo nhưng tuyệt đối giữ im lặng để bày tỏ lòng cung kính. Chỉ đến khi tế xong, vua trở về cung thì mới chiêng trống âm nhạc nổi lên, tỏ sự vui mừng đã hoành thành tốt đẹp một ngày lễ lớn của quốc gia.

Lễ Tế Nam Giao cuối cùng của triều Nguyễn do Vua Bảo Ðại chủ lễ, diễn ra lúc nửa đêm về sáng của ngày 23 Tháng Ba, 1945. Sau năm 1945, mặc dù không còn chế độ quân chủ nữa, nhưng khi làm quốc trưởng Quốc Gia Việt Nam, cựu Hoàng Ðế Bảo Ðại, vâng theo lời khuyên của mẹ là bà Từ Cung, đã tổ chức một lễ tế vào năm 1953, tại đất Hoàng Triều Cương Thổ (cao nguyên Trung phần Việt Nam,) làng Boun Trap, cách thị xã Ban Mê Thuộc 10 cây số, với lễ đàn đặc biệt bằng hàng chục con voi dàn hầu.

Sau năm 1945, đàn Nam Giao thành nơi hoang phế, hai triều đại cộng hoà miền Nam xem như đó là chuyện của một thời phong kiến đã qua. Sở dĩ từ năm 1945 đến 1975, trong thời gian chiến tranh khốc liệt, miền Nam phải lo cơm no áo ấm cho dân, những nghi thức tế lễ cổ truyền nếu làm cũng phải tốn kém, mỗi năm chỉ có nghi lễ cầu cho “quốc thái dân an,” vả lại chuyện trời đất thiêng liêng không phải trò đùa, vá víu, đem kịch sĩ đóng vai vua, nhếch nhác như ngày nay.

Từ thời “mở cửa” đến nay, cộng sản vì lợi nhuận, đã cho phục hồi tất cả đền chùa miếu mạo, lăng tẩm của chế độ phong kiến, thống trị, sơn đỏ quét vàng quê hương, áo quần loè loẹt như phường chèo, moi tìm những lễ hội xa xưa tưởng chừng đã quên lãng để làm cảnh mua vui, một là để cho dân quên nạn mất nước, hai là để chiêu dụ những ông Tây, bà đầm không hiểu gì về văn hoá Việt Nam, đến bỏ tiền mua vui.

Cộng Sản Bắc Việt, một đảng vô thần, thì không tin trời mà chẳng kiêng đất, lại miệt thị nhà Nguyễn, không bao giờ phục hồi những gì thuộc về triều đại này. Nhưng năm 2006, khi bắt đầu tổ chức Festival Huế để kiếm khách du lịch, cộng sản cho sửa sang lại đàn Nam Giao, tổ chức tế trời đất, nhưng không có vua chủ tế mà chỉ có người đóng vai vua. Tương truyền ở Huế lâu nay cho rằng, nếu không phải vua mà đứng chủ lễ tế trời, dù là quan Khâm Mệnh Ðại Thần, thì thế nào cũng gặp chuyện không may mà chết. Vì vậy quan chức cộng sản không ai dám đứng ra tế Nam Giao để câu khách, cuối cùng phải nhờ kịch sĩ đóng vai vua, do đó “Nghệ Sĩ Ưu Tú” Ngọc Bình được đề cử. Ông này cũng đã nghe chuyện “bất đắc kỳ tử,” nhưng lệnh đã ban thì phải vâng dạ, nhưng trước khi lên đàn, Ngọc Bình đưa điều kiện: “Tôi không phải vua, nếu tế Nam Giao xong mà bị chết, thì chính quyền phải nuôi vợ con tôi!”

Cuối cùng người “thế mạng” không chết, năm 2012, vào ngày 8 Tháng Tư, trong Festival Huế. Ông Trần Phùng, ủy viên Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy , chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc, đứng ra làm chủ tế. Và cuối cùng, năm nay, ngày 17 Tháng Tư, ông Nguyễn Ngọc Thiện, bí thư Tỉnh Uỷ Thừa Thiên-Huế, làm chủ tế Ðàn Nam Giao, cầu cho quốc thái dân an.

Theo tài liệu của nhà Nguyễn từ khi xuất cung và trong khi tế lễ, phải tuyệt đối giữ im lặng, chỉ khi tế xong, chiêng trống âm nhạc nổi lên, thì bây giờ tế Nam Giao phải có chuông lớn, khánh lớn, đánh lên, hợp với kèn trống inh ỏi. Ðây là một loại “phục hồi văn hoá cổ truyền” một cách vá víu, vô văn hoá.

Thay vì người đứng đầu nước là nhà vua chủ tế Nam Giao, Cộng Sản Việt Nam lại dùng hề thay vua, cuối cùng dùng cấp nhỏ thay vua. Mặt khác, những người chủ tế là cấp cao, mà dưới chế độ này đảng cao hơn dân, nên thay vì dùng chủ tịch UBND là người thay cho dân, lại dùng tỉnh uỷ là người đại diện cho đảng. Huế đưa ra một nhân vật “cố vấn” là ông Vĩnh Cao, nói là con cháu hoàng tộc triều Nguyễn, nhiều năm là cán bộ nghiên cứu của Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Ðô Huế, có kiến thức trong lĩnh vực nghi lễ triều Nguyễn hiện nay ở Huế. Nếu vậy thì ông này chẳng biết gì phép tắc của cha ông ngày trước cả.

Xưa nay cộng sản đả kích triều Nguyễn không tiếc lời, xem những chế độ trước là tay sai của thực dân, lại chẳng coi trời đất ra gì, đảng thay cả trời, như Tố Hữu đã viết:

“Nghiêng đồng đổ nước ra sông,
Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa!”

Từ khi chiếm được miền Nam, cộng sản vô thần không những biến thành hữu thần, mà còn trở thành những bộ lạc đầy mê tín dị đoan. Ở con đường Minh Mạng, quận 10, Sài Gòn, những gian hàng mộc, nơi làm trang thờ làm ăn rất phát đạt, anh cộng sản có chức có quyền nào cũng đem về nhà một bàn thờ ông Công, bàn thờ ông Ðịa hay Thần Tài để sì sụp cúng vái. Khi đeo theo bên mình chỉ có cái chén, đôi đũa, đôi dép râu… thì có gì để mất, nhưng khi có chức, có quyền, có nhà, có xe, có hầu non, bồ nhí…thì phải có Thần Tài, Thổ Ðịa hộ mạng giữ gìn.

Theo lời trối trăn của ông Hồ Chí Minh, khi chết sẽ đi tìm ông Mác, bác Lê, chứ không hề nói tìm về với tổ tiên, cội nguồn, nay con cháu bác lại kiêng trời sợ đất, nghề làm nhang đèn trở thành một nghề thịnh đạt, hôm nay rõ ràng mười mươi là đảng đang đứng ra tế trời!

Giờ đây đảng đã biết sợ trời!

Ðiềm lành của đất nước đang đến chăng?

 

Cà phê nhân quyền sẽ kiện CA Nha Trang’

Cà phê nhân quyền sẽ kiện CA Nha Trang’

Chủ nhật, 20 tháng 4, 2014

Cà phê nhân quyền lần thứ II ở Hà Nội

Cuộc cà phê nhân quyền lần thứ II được nhóm sáng kiến tổ chức ở Hà Nội.

Các nhà hoạt động trong nhóm sáng kiến Cà phê Nhân quyền vừa được công an thả tự do ở Nha Trang hôm thứ Bảy nói với BBC họ sẽ ‘khiếu kiện’ công an ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, vì đã ‘hành hung’ và ‘bắt giữ, câu lưu’ họ trái phép.

Trao đổi với BBC hôm 20/4, các blogger Mẹ Nấm (tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) và Paulo Thành Nguyễn (tức Nguyễn Hồ Nhật Thành nói với BBC trong khi đang chuẩn bị tổ chức bàn tròn với chủ đề “Công ước chống Tra tấn và vấn nạn công dân chết trong đồn công an” vốn được dự định diễn ra ở một quán cà phê ở Nha Trang hôm 19/4, thì họ bị an ninh ‘hành hung’ và ‘bắt giữ’.

Các nhà hoạt động nói họ đã bị ngăn cản tiếp cận hội thảo ở quán cà phê Swing ở số 20 đường Trần Phú, phường Thọ Lộc, ở thành phố biển du lịch miền Trung Việt Nam và sau đó bị an ninh bắt buộc rời địa điểm nói trên.

“Một an ninh của thành phố yêu cầu chúng tôi giải tán, nhưng chúng tôi nói là chúng tôi không làm gì để phải giải tán, nên anh ta đã quay đi,” blogger Paulo Thành Nguyễn nói với BBC.

“Sau đó, một nhóm côn đồ đầu gấu đã tới gây sự với chúng tôi, họ vu cáo chúng tôi “đi xe ôm” không trả tiền, điều mà chúng tôi khẳng định là không có, rồi họ tiến vào hành hung chúng tôi.”

“Ở trên xe taxi họ tiếp tục đánh, đấm chúng tôi, vợ tôi bị tát, bị bịt mồm, bị bẻ tay, và khi vào tới đồn công an, người ta tiếp tục đánh đấm tôi và một thành viên nam giới tham dự sự kiện,” Paulo Thành Nguyễn”

Blogger Paulo Thành Nguyễn

Theo lời blogger này, sau khi vụ ‘lộn xộn’ diễn ra mà phía những nhà hoạt động không có động thái nào chống cự lại, một nhóm đông cảnh sát mặc sắc phục, công an giao thông và an ninh tiến vào và đẩy bốn người trong nhóm lên một xe taxi.

“Ở trên xe taxi họ tiếp tục đánh, đấm chúng tôi, vợ tôi bị tát, bị bịt mồm, bị bẻ tay, và khi vào tới đồn công an, người ta tiếp tục đánh đấm tôi và một thành viên nam giới tham dự sự kiện,” Paulo Thành Nguyễn đưa ra lời cáo buộc.

“Những côn đồ lui ra, và an ninh mặc thường phục xông vào đánh đấm chúng tôi, vợ tôi bị tát vào mặt và chị Như Quỳnh, blogger mẹ Nấm cũng bị tấn công.”

‘Sẽ tiếp tục tọa đàm’

Hôm Chủ Nhật, blogger Mẹ Nấm khẳng định với BBC đã xảy ra sự việc này như blogger Paulo Thành Nguyễn tường thuật và cho hay mặc dù bị hành hung, nhóm sáng kiến Cà phê Nhân quyền sẽ vẫn tiếp tục tổ chức các cuộc tọa đàm, trong đó có chủ đề về công an hành hung và làm tử vong thường dân trong các đồn, trụ sở cảnh sát, cơ quan công quyền.

Blogger Paolo Thành Nguyễn nói với BBC anh đã bị bất ngờ vì không ngờ sau hai lần tổ chức ‘khá suôn sẻ’ ở Sài Gòn và Hà Nội, thảo luận cà phê nhân quyền và các thành viên ban tổ chức hoặc khách mời lại bị ‘hành hung, trấn áp quyết liệt’ tại một thành phố biển vốn được nhiều du khách trong nước và quốc tế biết đến là ‘hiền hòa’.

Cuộc cà phê nhân quyền ở Sài Gòn

Cuộc cà phê nhân quyền lần đầu được tổ chức ở Sài Gòn đã không bị ngăn cản.

“Họ đẩy chúng tôi lên xe như con vật, khi vào đồn, họ tự tiện tước đoạt, lục soát các đồ đạc, tư trang của chúng tôi, từ ví, bóp, tới điện thoại, máy tính v.v…,

“Họ còn bắt chúng tôi phải cởi áo phông đang mặc ra vì cho rằng chúng tôi không có quyền mặc những chiếc áo in những dòng chữ đề nghị chấm dứt việc công an đánh và giết dân trong đồn cảnh sát.”

Cũng hôm Chủ Nhật, một nhân chứng đi theo nhóm bị bắt giữ, ông Hải, một lập trình viên tự do ở Nha Trang có mặt ở trong đồn Công an phường Lộc Thọ, số 17 Yersin, phường Vạn Thạnh, nói ông chứng kiên cả ba blogger Mẹ Nấm, Trịnh Kim Tiến và Paulo Thành Nguyễn bị đánh đập ‘thô bạo.’

‘Đánh, tát phụ nữ’

Ông Hải nói với BBC: “Ngay cả khi có các cảnh sát mặc cảnh phục ở trong đồn Công an, những người là an ninh mặc thường phục đã đánh anh Thành Nguyễn, ngay khi chị Kim Tiến xuống xe vào đồn, có người đã nhảy ra tát thẳng vào mặt chị Tiến,

“Khi ở trên xe, chị Tiến còn bị bóp cổ, bẻ quặt tay, chị Như Quỳnh cũng bị đánh đập, xô đẩy.”

Những nhà hoạt động khẳng định với BBC, từ đầu tới cuối sự việc, họ đã ‘không hề’ có bất cứ hành động nào để chống cự lại bạo hành.

“Ngay cả khi có các cảnh sát mặc cảnh phục ở trong đồn Công an, những người là an ninh mặc thường phục đã đánh anh Thành Nguyễn, có người ngay khi chị Kim Tiến xuống xe vào đồn, đã nhảy ra tát thẳng vào mặt chị Tiến”

Một nhân chứng có mặt ở Đồn Công an

Blogger Mẹ Nấm nói an ninh đã bắt buộc cô phải đưa máy vi tính cá nhân cho họ kiểm tra, và dù không có sự đồng ý của cô, an ninh tiếp tục tước máy và in từ đó ra các dữ liệu ‘phục vụ điều tra’, theo lời của nhà hoạt động này.

Chiều hôm Chủ Nhật, blogger Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, nạn nhân trong một vụ bị công an hành hung tới chết ở một đồn Cảnh sát ở Hà Nội vài năm về trước, nói với BBC cô đã bị ‘đánh đập, bẻ tay, bịt miệng’, ngay khi cô bày tỏ ý định muốn rời xe taxi cho con mới sinh được ‘bú mẹ’.

Blogger này cũng khẳng định lại lời cáo buộc về bạo lực của công an và an ninh là có cơ sở khi nói rằng cô đã bị đánh đập, bóp cổ, bẻ quặt tay trên xe, bị tát và đánh đập tiếp tại đồn cảnh sát.

‘Chồng che đòn cho vợ’

Blogger Paulo Thành Nguyễn nói với BBC: “Ở trong đồn, các an ninh và công an thường phục vẫn hành hung vợ tôi, và tôi đã phải lao vào để lấy thân mình che chắn cho Tiến và gánh các trận đòn của họ,

“Chúng tôi không kháng cự và chống lại, họ thực sự đã đánh đập chúng tôi rất dã man và thẳng tay, chúng tôi bị đối xử như những con vật.”

Blogger Mẹ Nấm

Blogger Mẹ Nấm (đứng) là một trong hai phụ nữ cáo buộc bị công an Nha Trang hành hung.

Nhân chứng Hải ở Nha Trang nói với BBC: “Họ đã đánh đập vợ chồng anh Paulo Thành Nguyễn, Kim Tiến rất thô bạo, là phụ nữ nhưng họ cũng không nương tay, tuy nhiên khi họ thẩm vấn thì họ lại lập biên bản ‘gây mất trật tự trị an.”

Blogger Mẹ Nấm, Thành Nguyễn và Kim Tiến cũng nói với BBC họ rất bức xúc và không ký bất cứ một giấy tờ nào được coi là biên bản vì công an sau khi hành hung nhóm bị bắt, lại lập biên bản họ về việc ‘gây rối trật tự’ mà họ không hề gây ra với nhóm ‘côn đồ giả danh xe ôm’ trước khi vào đồn, buổi sáng ngày thứ Bảy.

“Họ tra hỏi chúng tôi lý do vì sao lại chọn chủ đề thảo luận về Công ước chống Tra tấn, rồi chủ đề Công an hành hung hoặc đánh chết thường dân trong đồn cảnh sát,

“Họ đặc biệt bực mình vì chúng tôi mặc các áo phông trên phố mang dòng chữ ‘chấm dứt việc công an đánh chết thường dân’, và tôi nghĩ đây là những lý do vì sao họ ngăn cản chúng tôi tổ chức buổi Cà phê nhân quyền, cũng như bày cớ hành hung, đánh đập chúng tôi.”

‘Xuyên tạc, vu khống’

“Họ đặc biệt bực mình vì chúng tôi mặc các áo phông trên phố mang dòng chữ ‘chấm dứt việc công an đánh chết thường dân’, và tôi nghĩ đây là những lý do vì sao họ ngăn cản chúng tôi tổ chức buổi Cà phê nhân quyền, cũng như bày cớ hành hung, đánh đập chúng tôi”

Blogger Paulo Thành Nguyễn

Theo lời các nhà hoạt động, hôm Chủ Nhật, một tờ báo của chính quyền địa phương đã đăng một bài báo ‘xuyên tạc’ sự việc và vu khống cho nhóm Cà phê Nhân quyền đã vi phạm pháp luật, gây rối trật tự xã hội và đồng thời ‘lừa dối’ lôi kéo các gia đình nạn nhân tham gia ‘chống phá chính quyền’.

BBC chưa có điều kiện kiểm chứng nội dung bài báo cũng như liên hệ với chính quyền địa phương trong dịp cuối tuần.

Trong khi đó, các bloggers đưa ra lời cáo buộc với chính quyền nói với BBC họ sẽ có các hình thức từ khiếu nại tới khiếu kiện công an, an ninh và chính quyền thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa vì các hành vi ‘ngược đãi, hành hung’ mang tính ‘khủng bố, trấn áp’ trái phép nói trên.

Thảo luận nhân quyền lần thứ II tại Hà Nội

Blogger Paulo Thành Nguyễn (thứ hai, từ phải) tại cà phê nhân quyền lần II ở Hà Nội.

Được biết hai sự kiện Cà phê Nhân quyền lần trước của nhóm sáng kiến là thành viên của Tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam đã được tổ chức hai lần ở Hà Nội trong quý đầu năm 2014.

Trong sự kiện gần nhất ở Hà Nội, cuộc thảo luận đã có sự tham dự với tư cách khách mời của các đại diện ngoại giao của một số sứ quán và đoàn ngoại giao Bắc Âu và Liên Minh Châu Âu.

Một số trí thức, nhân sỹ cũng đã tham gia sự kiện ở Hà Nội, như Giáo sư Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, TS Chu Hảo, nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách độc lập (IDS đã giải thể), ông Trần Tiến Đưc, nguyên Vụ trưởng Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình.

Ngay sau cuộc cà phê ở Hà Nội, một thành viên tham dự sự kiện đã cáo buộc với BBC anh bị các nhân viên ‘an ninh hiện diện’ trước đó tại quán cà phê đi theo và hành hung trên đường anh về nhà.

 

Việt Nam ‘mất chủ quyền’ trong vụ đấu súng ở biên giới

Việt Nam ‘mất chủ quyền’ trong vụ đấu súng ở biên giới
Saturday, April 19, 2014

Nguoi-viet.com


QUẢNG NINH 19-4 (NV) –
Bảy người chết ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh tỉnh Quảng Ninh là hậu quả của một vụ vượt biên tỵ nạn chính trị bất thành của nhóm người Hồi Giáo gốc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương?

Tấm hình này trên tờ Tiền Phong được chú thích: “Bộ đội Biên phòng Việt Nam bàn giao nhóm đối tượng cho phía Trung Quốc” hiện đã bị lấy xuống. Các người phụ nữ che mặt và trang phục thường thấy của người Hồi giáo. (Hình: Tiền Phong)

Đây là nghi vấn được một số bloggers ở Việt Nam nêu ra và cũng là nhận xét của báo New York Times khi viết về vụ nổ súng xảy ra tại cửa khẩu nói trên của Việt Nam với Trung Quốc vào trưa 18 tháng Tư, 2014, gây sửng sốt dư luận.

Báo chí nhà nước tại Việt Nam đăng tải tin tức và hình ảnh nói rằng 16 người quốc tịch Trung Quốc vượt biên vào Việt Nam bất hợp pháp, gồm 10 đàn ông, 4 phụ nữ và 2 trẻ em. Phía Trung Quốc thông báo cho biên phòng Việt Nam về nhóm người này từ 5 giờ 30 phút sáng, theo tờ Thanh Niên, và họ đã bị lực lượng biên phòng Việt Nam bắt đưa về đồn, chuẩn bị thủ tục trao trả cho Trung Quốc. Tuy nhiên, TTXVN thuật lời viên chức tỉnh Quảng Ninh nói rằng lực lượng biên phòng đã thấy những người đó xâm nhập khoảng một giờ trước đó.

“Khoảng 12 giờ cùng ngày, trong khi đang chờ làm thủ tục để bàn giao cho phía Trung Quốc, bất ngờ vài người đàn ông trong nhóm trên cướp súng của một chiến sỹ biên phòng xả đạn vào lực lượng biên phòng Việt Nam, khiến 1 chiến sỹ hy sinh tại chỗ. Lập tức, lực lượng Biên phòng Việt Nam buộc phải bắn chỉ thiên nhưng các đối tượng vẫn lao vào tấn công và khống chế văn phòng làm việc tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh.” Báo Tiền Phong tường thuật, và cho hay rằng “Mặc dù lực lượng chức năng phía Việt Nam và Trung Quốc kêu gọi, thuyết phục các đối tượng giao nộp vũ khí và đầu hàng nhưng các đối tượng vẫn quyết cố thủ, đập phá trụ sở. Lực lượng chức năng phải dùng các biện pháp nghiệp vụ tiếp cận, khống chế và bắt giữ. Các đối tượng đã chống trả lực lượng biên phòng, đồng thời tự gây sát thương, một số tự sát và nhảy lầu tự tử.”

Hệ quả của vụ đấu súng là 7 người thiệt mạng, gồm có 2 sĩ quan Biên phòng CSVN, 5 người đàn ông Trung Quốc và nhiều người bị thương, trong đó có 4  lính Biên phòng Việt Nam. Không thấy nói 5 người đàn ông Trung Quốc còn sống có bị thương không và có bị còng hay không. Báo chí Việt Nam cho hay tất cả 5 thi hài và 11 người còn sống đều được giao trả cho phía Trung Quốc ngay trong buổi chiều 18 tháng Tư.

Tuy nhiên, nhìn tấm hình của tờ Tiền Phong về trao trả người “vượt biên trái phép” cho Trung Quốc, người ta chỉ thấy có 4 phụ nữ và 2 trẻ em. Bốn người phụ nữ đều có mạng che mặt và mặc trang phục quen thuộc của người Hồi Giáo. Tất cả đều được hướng dẫn di chuyển thong thả và không bị còng. Hiện tấm hình này đã bị lấy xuống. Chỉ còn trên internet tấm hình trên báo điện tử VNExpress cảnh trao trả người cho phía Trung Quốc mà người ta chỉ nhìn thấy từ phía sau lưng các người phụ nữ.

Sau sau vụ việc xảy ra, ông Đặng Duy Hậu, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh vội vã lên tiếng cho hay “Vụ gây mất an ninh trật tự ở khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh vào trưa cùng ngày không phải là vụ tấn công khủng bố mà chỉ là phản ứng manh động của các đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam,” TTXVN tường thuật.

Không có thông tin chắc chắn, nhưng nhìn những tấm hình của hai tờ Tiền Phong và VNExpress, nhiều người tin rằng nhóm người “vượt biên trái phép” nói trên là người tìm đường tị nạn chính trị thuộc sắc tộc Uighurs (Duy Ngô Nhĩ) ở khu vực Tân Cương (Xinjiang) bị người Hán Trung Quốc cướp đất và đang tiến hành kế hoạch đồng hóa diệt chủng.

Các phụ nữ có vẻ là dân Ngô Duy Nhĩ (Uighurs), được Biên phòng CSVN vội vã trả cho Trung quốc sau vụ nổ súng, chỉ nhìn thấy từ phía sau lưng hiện còn trên báo điện tử VNExpress. (Hình: VNExpress)

Người Uighurs theo đạo Hồi hệ phái Sunny và nói ngôn ngữ giống người Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Tân Cương, những năm gần đây xảy ra rất nhiều cuộc đụng độ đẫm máu giữa người Hán nắm giữ quyền cai trị và người Uighurs, hậu quả của chính sách cai trị hà khắc của Bắc Kinh. Còn người Hán di cư tới đây cũng ra sức chèn ép, khủng bố, kỳ thị người Uighurs làm cho xung đột chủng tộc ngày càng leo thang.

Các nỗ lực vùng vẫy của người Uighurs chống áp bức, bất công bị nhà cầm quyền Bắc Kinh gọi là “khủng bố” và ra lệnh đàn áp thẳng tay. Một số người Uighurs cảnh cáo rằng các thành phần cực đoan sẽ hành động nếu như nhà cầm Trung quốc không thay đổi chính sách kìm kẹp người Uighurs.

Những biến cố gần đây khiến người Hán cảm thấy bất an. Đầu Tháng Ba vừa qua, một nhóm người cầm dao đã sát hại ít nhất 29 người và làm bị thương khoảng 150 người khác tại một trạm xe lửa ở thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam. Báo chí chính thức của Trung Quốc nói 9 người đã bị bắt và gọi đó là những phần tử “khủng bố” dù khong chính thức nói đó là người Uighurs.

Nhiều nhóm người Uighurs đông đảo đã tìm cách đi khỏi Tân Cương và Trung Quốc. Các đường bộ tới một số quốc gia Đông Nam Á là một lộ trình ngày càng có nhiều nhóm người này tìm cách vượt biên. Trong Tháng Ba vừa qua, một nhóm khoảng hơn 400 người di dân bất hợp pháp bị bắt giữ tại một đồn điền cao su của miền nam Thái Lan mà người ta tin họ là người Uighurs. Tin tức cho hay nhóm người này tìm cách đến Malaysia, xứ có nhiều người Hồi giáo, rồi từ đó tìm cách đến Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong bản thông cáo công bố hôm 26/03/2014, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch lên tiếng tố cáo Cambodia đã câu lưu rồi trục xuất qua Thái Lan một nhóm 15 người Uighurs. Đây chính là số người bị Thái Lan bắt giữ sáng Chủ nhật 23/03 tại tỉnh Sakaeo sát biên giới Cambodia.

Việc nhà chức trách Việt Nam bàn giao cho phía Trung Quốc mà không thông qua điều tra, xét xử, có thể đã bỏ qua một các nguyên tắc về ‘độc lập chủ quyền quốc gia’, ‘tôn trọng nhân quyền’ và ‘nhân đạo’, theo luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội CSVN  nói với đài BBC trong cuộc phỏng vấn.

“Trao trả một cách gấp gáp như thế, tôi nghĩ cũng là một vấn đề phải suy nghĩ, bởi vì phải coi những người đó lý do tại sao họ sang Việt Nam, lý do là gì, bởi vì trong Hiến pháp của Việt Nam cũng nói rằng những người tị nạn chính trị vì lý do này khác, đôi khi cũng có thể xem xét, chứ không phải là tất cả những người nước ngoài chạy vào Việt Nam thì mình (Việt Nam) bắt và mình trao trả liền.” Ông Thuận nói.

Bản tin Tân Hoa Xã tường thuật vắn tắt biến cố tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh và cho hay Bộ Ngoại Giao Trung Quốc “đang kiểm chứng” sự việc. Ông Trần Quốc Thuận chỉ trích hành động giao trả người vội vã cho Trung quốc là “không đúng quy trình, không đúng thủ tục về hoạt động tư pháp. Nghĩa là “không phù hợp với quy định của luật pháp Việt Nam”.

Một số bloggers tại Việt Nam tỏ vẻ ngạc nhiên trước cách hành sử của nhà cầm quyền Việt Nam. Nhà báo Huy Đức viết trên mạng xã hội facebook: “Sẽ không có 7 người chết (trong đó có 2 bộ đội biên phòng Việt Nam) và nhiều người khác bị thương nếu những người (có thể là) Duy Ngô Nhĩ “vượt biên trái phép” đó được giữ lại điều tra và trước khi trao trả, chính quyền hai bên đàm phán các điều kiện đảm bảo an toàn cho họ”.

Ông Huy Đức viết tiếp rằng “Đành rằng, vẫn biết Hà Nội và Bắc Kinh là hai nhà nước có thể “chia sẻ” với nhau cách đối xử với những người bất đồng với chính quyền. Đành rằng, tiêu diệt một nhóm người có vũ trang thì không ai trách cứ được mình. Nhưng, nếu 16 người vượt biên (có 4 phụ nữ và 2 trẻ em) này không bị đối xử quá lạnh lùng thì người Việt đã không phải đổ máu và bàn tay người Việt đã không phải dính máu người Duy Ngô Nhĩ.” (TN)

Xin xem thêm:

‘VN muốn bị coi là đồng lõa với TQ?’ (BBC )

Nạn xì ke, số đề ở Long Xuyên

Nạn xì ke, số đề ở Long Xuyên

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-04-18

lx-305

Một địa điểm nghi vấn có ghi số đề ở Long Xuyên, An Giang.

RFA

Ở thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, hiện tại, nạn lô đề và xì ke đang là vấn nạn vượt ngoài khả năng kiểm soát của ngành an ninh và hậu quả của nó thì miễn bàn. Hàng ngàn gia đình lao động rơi vào cảnh thiếu đói vì ma đề và xì ke. Hình thức mua bán lô đề cũng như xì ke ở đây khá tinh vi và diễn ra một cách bùng phát.

Lô đề, những con ma nghiện

Một người lái xe ôm ở Long Xuyên, An Gang, chia sẻ: “Trong này nó vô tư chỗ đó, nó đủ thành phần, dân lao động cũng có, dân đi làm cũng có, công nhân… nó chung là đủ thành phần, mà đa số là công nhân, dân lao động, mà em thấy là dân đi làm nó cũng đánh tá lả… Mà cái vấn đề tệ nạn số đề số đuôi ở đâu cũng có, ảnh hưởng ghê gớm lắm, gia đình tan nát, mất nhà mất cửa cũng nó. Nó đâu có tha cho ai, dính vô nó thì không chết cũng bị thương.”

Theo người lái xe ôm này, hiện tượng xì ke, ma túy và lô đề ở thành phố Long Xuyên đang bùng phát dữ dội, từ nhà giàu cho đến người nghèo, từ người lái xe taxi, xe ôm, xe lôi cho đến bà giáo viên, thậm chí những người nông dân chân lấm tay bùn vốn làm ăn chất phát ở vùng ven Long Xuyên cũng đang bị ma đề ám, hầu như nhà nhà chơi đề, người người chơi đề.

Có nhiều trường hợp cầm cố nhà cửa, xe cộ để đánh đề. Như một đồng nghiệp xe ôm của người kể chuyện chẳng hạn, anh này đánh thắng liên tục hai tuần lô đề, số tiền thắng lên đến gần một chục tỉ đồng, sau đó anh mua nhà, sắm xe hơi và bắt đầu ăn chơi, sống dựa hoàn toàn vào số đề, anh bắt đầu thua nhiều hơn thắng, thi thoảng vẫn thắng lai rai và đến ba tháng sau thì thua từ thua đến thua, phải cầm căn nhà để chơi đề, sau đó không lâu, anh ta bán tháo căn nhà và bán nốt chiếc xe hơi để đánh mà vẫn thua, cuối cùng phải mua một chiếc xe gắn máy để chạy xe ôm, nhưng máu đánh đề thôi thúc mỗi chiều, anh bán nốt chiếc xe gắn máy và mua một chiếc xe lôi đạp. Và kết cục của anh ta là cầm chiếc xe lôi để đánh, vợ con chịu không nổi, bỏ đi biệt xứ.

” Vấn đề tệ nạn số đề số đuôi ở đâu cũng có, ảnh hưởng ghê gớm lắm, gia đình tan nát, mất nhà mất cửa cũng nó. Nó đâu có tha cho ai, dính vô nó thì không chết cũng bị thương.
-Người lái xe ôm ở Long Xuyên”

Chuyện anh bạn của người xe ôm vừa kể chỉ là một ví dụ không có tính điển hình trong nạn lô đề ở Long Xuyên, vẫn còn hàng loạt câu chuyện mà khi anh kể ra, người nghe chỉ biết cảm nhận sự hãi hùng đang xâm chiếm. Nhiều cô gái chấp nhận làm gái đứng đường chỉ vì nợ lô đề. Nhưng đáng sợ hơn là ở một số quán cà phê, các cô gái phục vụ cà phê luôn tìm cách gạ gẫm khách đi nhà trọ chỉ để kiếm tiền đánh đề.

Người xe ôm này nói rằng sở dĩ ông khẳng định là các cô gái luôn tìm cách gạ gẫm khách chỉ để đánh đề là vì chuyện này xãy ra một cách có chu kì và quen thuộc hằng ngày, cứ từ 3h chiều trở đi, các cô gái bắt đầu lượn lờ khắp các bàn cà phê và chỉ chờ khách nhìn liếc mình một cái thì sà đến đặt vấn đề bán dâm một cách thẳng thắng, không cần nói khéo hay nói tránh những từ ngữ tế nhị. Và nếu như khách có vẻ xiêu lòng nhưng còn ngần ngừ vì giá tiền hơi cao, các cô sẽ đưa ra giá rẻ bèo để bắt cho được khách đó. Có nhiều cô chấp nhận đi khách với giá 100 ngàn đồng gồm cả tiền nhà trọ.

Đương nhiên là với mức giá vừa nói, sau khi trả tiền phòng trọ, các cô gái sẽ còn dư được từ 20 ngàn đồng đến 30 ngàn đồng, khoản tiền vừa đủ để ăn một dĩa cơm tối. Nhưng với các cô gái thì đây là khoản tiền rất lớn mặc dù đó là khoản tiền công lao động tình dục bị ép đến mức mạt hạng nhưng nó lại là niềm hy vọng đổi đời trong cơn nghiện lô đề của các cô. Chính vì quá nghiện lô đề nên các cô gái mới chấp nhận bất kì giá mạt hạng nào để kiếm tiền kịp đánh con số mình nuôi trước giờ nhà nước quay mở thưởng xổ số.

Và hầu như chuyện người ta bán nhà, bán tài sản, bán thân để chơi đề đã quá quen thuộc ở thành phố này. Nếu ngành an ninh có vào cuộc thì cũng chỉ đủ khả năng đi lướt trên bề mặt của nó là cùng chứ không tài nào kiểm soát được một cao trào đã đến tận ngóc ngách từng nhà, vả lại, nếu cấm lô đề thì ngành xổ số kiến thiết sẽ đóng cửa bởi vì người mua xổ số kiến thiết nhiều nhất ở đây thường là người thất nghiệp, dân lô đề, dân xì ke, ma túy và một số người dư tiền và dư cả thời gian. Mà những bà vợ quan chức dư tiền, dư thời gian cũng là những con ma đề, hoặc là cầm cái, hoặc là chơi như một con thiêu thân.

Ma túy, những con thiêu thân

lx-250

Bến phà An Hòa ở Long Xuyên, An Giang về đêm. RFA PHOTO.

Một người tên Duy ở gần bến phà An Hòa, cho chúng tôi biết: “Ở Long xuyên là nó nhiều lắm, cái đường dây của nó buôn bán ma túy, sida… ở Long Xuyên nó rất nhiều, nó phức tạp hơn tỉnh khác, nó buôn bán, hoạt động đủ các kiểu. Ví dụ như những nhà buôn (thương gia) nó vẫn hoạt động cho đàn em nó bán. Có nghĩa là như tiệm vàng nó vẫn bán”.

Theo người này, vấn đề ma túy cũng phát triển tràn lan không kém gì lô đề, và giữa lô đề và ma túy có mối liên hệ khá đặc biệt, người nghiện lô đề một thời gian sẻ chuyển qua nghiện ma túy và những nhà cái lô đề đều dính dán đến chủ buôn ma túy.

Cách buôn ma túy hiện tại ở thành phố Long Xuyên diễn ra rất tinh vi, ở những đường dây lớn, dường như không thể nào đoán được hành tung của họ, riêng ở đường dây nhỏ, dạng cò con cũng đã có những chiêu trò như kẹp trong tờ tiền mua vé số, đóng vai người đi bán vé số và trao vé số cho khách, khách trả tiền, đến khi thối tiền lại, ma túy đã được kẹp trong đó. Nhưng đó chưa phải là chiêu đáng kể.

Chiêu gần đây nhất là kẹp giữa tờ tiền theo kiểu quấn thuốc pháo, chạy hai xe ngược chiều và chìa tiền ra, người kia nhận lấy, nếu có công an phát hiện truy đuổi, chỉ cần chạy xe nhanh hơn công an chừng vài giây, thời gian đủ để vừa chạy vừa mở đồng tiền trải ra cho thuốc rơi bay xuống đường và phủi sạch tờ tiền, khi bị bắt, không còn dấu vết nào.

Còn một chiêu nữa là đóng vai người đi câu cá, hẹn nhau ở một đoạn sông, đứng cách nhau chừng mươi thước rồi móc gói nilon thuốc hình chiếc phao câu vào dây cước thả xuống nước, cho nó trôi về phía người kia, người kia dùng cần câu khều nhẹ vào bờ và mang đi. Đương nhiên, cách này tưởng khó phi tang nhưng trên thực chất nó dễ phi tang nhất vì chiếc phao câu đã thiết kế sẵn sợi dây tự hủy, nghĩa là thấy động, chỉ cần giật sợi dây đó thì thuốc sẽ rơi xuống dòng nước, việc còn lại là thả cái bao xuống nước, mọi việc coi như êm xuôi!

Còn rất nhiều câu chuyện về ma túy ở Long Xuyên, và điều mà người ta dễ nhận biết ở đây là dường như số lượng thất nghiệp quá nhiều và cái thành phố từng mệnh danh giàu có bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long vào những năm trước 1975 này, hiện tại đang có đời sống rất thấp, sự sung túc và giàu có chỉ dành cho một số nhóm nhỏ có chức quyền, tiền bạc. Đa số người dân nghèo khổ và tuyệt vọng vì không tìm thấy tương lai, không tìm thấy hy vọng đổi đời sau ngày dài, tháng dài, năm dài lao động vất vả!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

 

Dấu vết nhục hình của người ‘tự tử” ở trụ sở Công an

Dấu vết nhục hình của người ‘tự tử” ở trụ sở Công an
Friday, April 18, 2014

Nguoi-viet.com

ĐÀ NẴNG (NV) .- “Con ơi, chính mẹ đã giết con.” Đó là lời vật vã kêu khóc của bà Lê Thị Thu, mẹ của thanh niên Đỗ Văn Bình chết tại trụ sở Công an huyện Hòa Vang với dấu hiệu bị nhục hình.

Bà mẹ nạn nhân Đỗ Văn Bình kêu khóc, mong mọi người giúp tìm công lý cho con trai bị giết chết oan ở đồn Công an huyện Hòa Vang. (Hình: FB Ha Thanh)

Bà Thu cho hay bà đã khuyên con trai đi đầu thú vì bị Công an truy nã với nghi vấn cùng nhiều người khác “hành hung, bắt giam người trái pháp luật”. Tuy nhiên, bà cho hay lý do con bà bị bắt giam là “nghe theo lời bạn bè đi đánh nhau với con trai của một cán bộ Công an huyện”.

Facebooker Ha Thanh thuật lại trên mạng xã hội như trên khi cùng với một số người tới chia buồn và an ủi bà và gia đình. FB Ha Thanh kể rằng “Công an huyện Hoà Vang, Đà Nẵng đến đưa cho gia đình em 35 triệu đồng. Gia đình không nhận thì họ vứt lại giữa bàn và đe doạ gia đình em. Mẹ em than khóc đến hết cả hơi, lạc cả giọng. Bà cứ khẩn nài: “Xin ai giúp con tôi với, ai đòi công lý cho đứa con vô tội của tôi với. Xin hãy giúp tôi!”

Các đầu ngón tay của Đỗ Văn Bình bầm tím, chứng tỏ bị tra tấn rất dã man. (Hình: Facebook Ha Thanh)

Fcaebooker Ha Thanh đưa ra một số tấm hình do gia đình cung cấp với các dấu vết bầm tím, tụ máu trên thân thể của Đỗ Văn Bình, chứng tỏ đây là các chứng cứ của tra tấn nhục hình dẫn đến chết người chứ không phải “hoen ố tử thi” khi chết vì “tự tử” như lời thượng tá  công an CSVN Trần Phước Hương lấp liếm.

Ngày 10/4/2014, bà Lê Thị Thu chở con trai là Đỗ Văn Bình, 18 tuổi, tới trụ sở Công an trình diện thay vì trốn tránh lệnh truy nã. Ngày 14/4/2014, gia đình được thông báo là Bình đã “tự tử”. Một số báo ở Việt Nam tường thuật theo lời chánh văn phòng công an Đà Nẵng là Trần Phước Hương cho hay “Chiều 14/4, khi đưa cơm, cán bộ trại phát hiện Đỗ Văn Bình (SN 1996, trú huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) treo cổ tự tử bằng dây cột màn trong phòng giam.”

Ông thượng tá Công an Hương được thuật lời: “Sau khi xảy ra sự việc, cơ quan công an, pháp y công an TP.Đà Nẵng và thân nhân phạm nhân Bình đã tiến hành các thủ tục khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và kết luận, nạn nhân chết ngạt do treo cổ tự tử, trùng khớp với nhiều biểu hiện bên ngoài.”

Không những vậy, ông này giải thích: “Tiếp tục khám nghiệm chuyên sâu và các dấu vết trên cơ thể, cơ quan công an không phát hiện dấu vết bị đánh đập hay dấu vết lạ như một số nguồn tin đã đưa. Các dấu vết tím tái là do hoen ố tử thi gây nên do nạn nhân treo cổ tự tử”.

Ngang lưng của Đỗ Văn Bình đầy những bầm của tra tấn. (Hình: Faceboo Ha Thanh)

Một tấm hình có giá trị bằng ngàn lời nói. Đối chiếu các tấm hình trên thi thể của Đỗ Văn Bình của gia đình chụp được với lời chống chế của ông thượng tá  Công an Trần Phước Hương, người ta nhìn ra ngay ông công an này đã chống chế gượng gạo lấy được, bất chấp sự thật.

Đỗ Văn Bình là nạn nhân thứ 7 chết dưới bàn tay hung ác của Công an  dù chưa hết 4 tháng đầu năm 2014. Trong số này, có 3 nạn nhân bị Công an vu cho người ta “tự tử” dù thân thể của họ đầy vết bầm tím, ứa máu vì bị tra tấn liên tục nhằm ép người ta nhận tội, kể cả tội không có.

Mông, đùi và chân của Đỗ Văn Bình từ trên xuống dưới đều bầm tím, dấu hiệu của nhục hình. (Hình: Facebook Ha Thanh)

CSVN ký kết tham gia Công Ước Quốc Tế Chống Tra Tấn từ tháng 11-2013 nhưng từ đó đến nay đã có ít nhất 10 người dân đã chết khi bị tạm giam tại các trụ sở Công an với các chứng cớ bị tra tấn nhục hình. Vu cho nạn nhân “tự tử” hay chết bệnh dù trước khi bị bắt ít giờ hay ít ngày, người ta vẫn khỏe mạnh, bình thường, là cách chối tội giết người rất quen thuộc của công an.

Tại Việt Nam, không có nền tư pháp độc lập, không có pháp y độc lập. Đảng CSVN nắm trọn mọi quyền lực từ trên xuống dưới nên người dân dù oan ức cũng không thể tìm thấy công lý ở đâu. (TN)

 

RFA Breaking News: 3 nhà hoạt động từ Việt Nam đến Mỹ vận động tự do báo chí

RFA Breaking News: 3 nhà hoạt động từ Việt Nam đến Mỹ vận động tự do báo chí

2014-04-18

kimchi-305.jpg

Nữ Nghệ sĩ Kim Chi

RFA file photo

Theo tin từ các tổ chức vận động cho nhân quyền Việt Nam, ba nhà hoạt động gồm nữ nghệ sĩ Kim Chi, cùng các ông Ngô Nhật Đăng và Nguyễn Đình Hà đang trên đường từ Việt Nam đến Hoa Kỳ nhằm vận động cho quyền tự do báo chí trong nước.

Tin tức do Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do có được cho biết, 3 nhà hoạt động này sẽ đặt chân đến phi trường quốc tế Dulles của thủ đô Washington DC vào lúc 5:50 chiều nay thứ Sáu 18/04/2014.

Được biết, chuyến đi được thực hiện theo lời mời của các dân biểu Hoa Kỳ và một số tổ chức cổ súy cho quyền tự do thông tin, nhân Ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới.

Nhóm các nhà hoạt động Việt Nam bao gồm các nhà báo độc lập và blogger đến Hoa Kỳ lần này sẽ tham gia vào một chuỗi sinh hoạt để thảo luận về những thử thách đồng thời đưa ra những đề nghị cho việc khởi động một nền báo chí độc lập tại Việt Nam.

Theo chương trình, phái đoàn sẽ có các cuộc tiếp xúc trực tiếp với các viên chức thuộc Bộ Ngoại Giao, Liên Hiệp Quốc, các văn phòng dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ, một số tổ chức nhân quyền và một số công ty internet. Các nhà hoạt động cũng sẽ tham dự khóa huấn luyện về truyền thông và an ninh điện tử.

Các nguồn tin thân cận với hoạt động này cũng cho biết thêm là ngoài 3 nhà hoạt động đến được Hoa Kỳ là nghệ sĩ Kim Chi, Ngô Nhật Đăng và Nguyễn Đình Hà, một số nhà hoạt động khác đã bị ngăn chận không cho xuất cảnh sang Mỹ đợt này gồm Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, blogger Nguyễn Lân Thắng ở Hà Nội, và  cô Anna Huyền Trang, phóng viên truyền thông Dòng Chúa Cứu Thế.

Ngân hàng VN ‘dư tiền chẳng ai muốn vay’

Ngân hàng VN ‘dư tiền chẳng ai muốn vay’

Thứ ba, 15 tháng 4, 2014

Báo Hà Nội Mới dẫn lời Ngân hàng Nhà nước cho biết tăng trưởng tín dụng trong tháng Ba chỉ đạt 1.35%, trong đó phần lớn xuất phát từ việc bán trái phiếu chính phủ. Tăng trưởng tín dụng đã giảm 0.55% và 0.65% trong hai tháng đầu năm, trong khi đó mục tiêu của chính phủ là 12-14% trong năm 2014.

Báo trong nước trích lời đại diện của các ngân hàng nói rằng vốn đang dư thừa do tiền tiết kiệm từ dân cư và như tổ chức vẫn tăng, trong khi các doanh nghiệp thì không dám vay vì sợ “nợ lại chồng nợ” bởi cầu của nền kinh tế còn quá yếu.

Ngân hàng Nhà nước đã hạ trần lãi suất huy động từ 7% xuống 6% và lãi suất tái cấp vốn từ 7% xuống 6.5% vào tháng trước, trong một nỗ lực vực dậy tăng trưởng tín dụng.

Tuy vậy, một báo cáo của Ngân hàng Anh Quốc HSBC cho biết lãi suất “không phải là vấn đề” vì đã được đưa về khung hợp lý và “tiền đồng đang trong tình trạng dư thừa”.

“Một khi các khoản nợ xấu vẫn còn chưa được giải quyết, ngân hàng sẽ khó có thể thúc đẩy tăng trưởng cho vay được. Điều đó có nghĩa rằng nhu cầu nội địa ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục trì trệ khiến cho tăng trưởng sẽ vẫn nằm dưới mức khuynh hướng chỉ khoảng 5,6% trong năm 2014,” HSBC cho biết.

‘Cố tình giấu nợ xấu’

“Các ngân hàng và doanh nghiệp cố tình giấu đi rất nhiều vì sợ mất uy tín và quỹ dự phòng. Chính vì vậy có nhiều con số khác nhau về nợ xấu”

PGS. TS Phạm Quý Thọ

Trao đổi với BBC hôm 10/4/2014, PGS. TS Phạm Quý Thọ, Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển (ADP) thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư nói ở nhiều nơi tỷ lệ nợ xấu chỉ được kê khai ở mức bằng 50% con số mà chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá.

Chuyên gia về chính sách khẳng định đang có việc ‘né tránh nợ xấu’ trong các ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và đề xuất Chính phủ có những biện pháp để xử lý.

“Nợ xấu của Việt Nam vẫn còn chưa minh bạch, chưa đi theo các tiêu chuẩn quốc tế như của IMF và World Bank. Các ngân hàng và doanh nghiệp cố tình giấu đi rất nhiều vì sợ mất uy tín và quỹ dự phòng. Chính vì vậy có nhiều con số khác nhau về nợ xấu. Ngân hàng thì nói là 3-4%, Thống đốc (Ngân hàng Nhà nước) nói là 7-9%, còn các tổ chức quốc tế như Moody’s lại cho rằng ít nhất là 15%,” ông Thọ cho biết.

“Sau khi thành lập công ty xử lý‎ nợ xấu thì đến nay đã mua lại một số nợ nhưng hướng giải quyết vẫn chưa rõ ràng. Kế hoạch thì nhiều, nhưng khả năng làm vẫn còn hạn chế.”

Hồi tháng Hai Ngân hàng Nhà nước và hãng đánh giá tín nhiệm Moody’s đã có cuộc tranh cãi xung quanh con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Moody’s lúc đó ước tính tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng Việt Nam ít nhất là 15%, hơn gấp ba lần so với con số chính thức 4.7% của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng này sau đó đã ra thông báo phản bác, cho rằng nhiều lắm nợ xấu toàn hệ thống “chỉ là 9%” nếu “tính toán thận trọng.”

Nếu ước tính của Moody’s là chính xác, con số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam gần bằng với quốc gia đang chìm trong khủng hoảng của Châu Âu là Hy Lạp (17%), và cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan (2.7%), Indonesia (2.1%), hay Trung Quốc (0.9%), theo số liệu của World Bank.

Nhiều tổ chức tài chính quốc tế khác cũng có chung nhận định với ước tính của Moody’s.

Rabobank, tập đoàn tài chính-ngân hàng của Hà Lan, cho rằng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam rơi vào khoảng 8-16%.

Chuyện Sâu & Trùng Ở Bến Tre

Chuyện Sâu & Trùng Ở Bến Tre

RFA

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

“Phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng.”

Đại Biểu Quốc Hội Lê Như Tiến

Bằng giờ này tháng 4, mấy năm về trước, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (“một mình, đất lạ, đường xa”) đã lên đến tận Hà Giang. Trong blog saurieng, bà có viết đôi dòng chữ ngắn về chuyến đi “ấn tượng khủng khiếp” này:

”Người ta nói, đi qua một khu chợ sẽ biết đời sống của cư dân ở đó. Mình tin điều đó. Và nhìn món hàng bày trước mặt những người phụ nữ vùng cao, mình hình dung được nồi cơm, căn bếp, cuộc đời… “

Những sản phẩm mà Nguyễn Ngọc Tư ghi nhận qua ống kính – ở chợ Hà Giang – chỉ là nụm nịu một hai nải chuối, lèo tèo mấy mớ rau xanh, ủn ỉn vài ba rọ lợn, hay đôi ba bó củi co ro …

Ảnh: Nguyễn Ngọc Tư

Ngó mà thương muốn đứt ruột luôn!

Để có thể ra “hình dung được nồi cơm, căn bếp, cuộc đời…” của cư dân ở một địa phương, nhà báo Văn Quang lại có một sáng kiến khác. Ông đưa chúng ta đi xem dinh thự của những vị quan đầu tỉnh:

Hà Giang luôn được coi là một tỉnh nghèo vùng núi rừng ở VN với hơn quá nửa là những gia đình thuộc “diện nghèo”. Nhưng đối nghịch lại tình cảnh này lại là sự hiện hữu của những ngôi nhà sàn “khủng”, phần lớn làm bằng gỗ “tứ thiết” của các lãnh đạo tỉnh.

Nhà của chủ tịch UBND Hà Giang Đàm Văn Bông

– Ngôi nhà “khủng” bắt mắt và có tiếng nhất hiện nay ở Hà Giang, đầu tiên phải nhắc đến nhà của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông. Hiện ngôi nhà sàn này đang “hùng cứ” tại thôn Cao Bành, xã Phương Thiện (TP. Hà Giang). Đây là nơi ông Bông vẫn thường xuyên đi về trong ngày. Vật liệu làm ngôi nhà này hầu hết là gỗ trai, gỗ nghiến, một trong những gỗ nằm trong nhóm 2B nghiêm cấm khai thác, vận chuyển và được bảo tồn nghiêm ngặt theo quy định của Chính phủ.

– Sang gần bằng nhà chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông là ngôi nhà của phó bí thư thường trực, chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Vương Mí Vàng.

Nằm trên đường đi 4 huyện nghèo, thuộc diện 30a là Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, ngôi nhà “tọa” tại địa bàn Tổ 8, phường Quang Trung, Thành phố Hà Giang. Theo người dân, muốn có ngôi nhà này phải có vài chục tỷ, chưa kể các trang thiết bị đi cùng. Ngôi nhà này độc đắc bởi nó chỉ làm bằng… một loại gỗ: Gỗ nghiến!

– Ngoài 2 ngôi nhà sàn nổi tiếng của 2 quan chức này, ngôi nhà sàn của ông giám đốc Sở Nội vụ Hà Giang Hoàng Đức Tiến tại xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) cũng nổi danh và được nhiều người biết đến.

Ngôi nhà này “độc” vì nó được làm hoàn toàn bằng gỗ trai. Một thứ gỗ hiện nay đang cạn kiệt ở tỉnh Hà Giang, nó chỉ còn ở khu vực xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang. Theo cánh thợ, để có ngôi nhà như thế này ước chừng cũng phải “vứt xuống” vài tỷ đồng… Chỉ ở một tỉnh xa xôi “hẻo lánh” mà nhà quan đã bề thế như vậy thì các nơi khác, các thành phố khác còn “loạn” đến đâu!

Rảnh, nên tui ghé luôn qua một thành phố khác – ở dưới miền xuôi: Bến Tre. Địa danh này, hơn mười năm trước, cũng đã khiến dư luận người Việt (ngoài nước)  “nóng” lên chỉ vì đôi dòng chữ ghi thêm dưới một bài thơ của nhà sư Nhất Hạnh – in trên trang quảng cáo của báo New York Times, số phát hành hôm 24 tháng 9 năm 2001:

“I wrote this poem during the Vietnam war after I heard about the bombing of Ben Tre city. The city of 300,000 was destroyed because seven guerrillas shot several rounds of unsuccessful anti-aircraft gunfire and then left. My pain was profound.” (“Tôi viết bài thơ này trong thời gian chiến tranh Việt Nam sau khi nghe Bến Tre bị bỏ bom. Thành phố 300,000 người đã bị hủy diệt vì bẩy du kích quân bắn vài tràng súng phòng không vu vơ rồi bỏ đi. Nỗi đau của tôi sâu lắng.”)

Sơ sót, lỗi lầm nơi con số 300,000 chắc (chắn) là  do cái cậu đánh máy chứ ai. Dù vậy, Nhất Hạnh vẫn cứ bị dư luận lùm xùm trách cứ (“oan ức”) về chuyện vọng ngôn hay vọng ngữ.

Cơn bão dư luận ấy đã qua từ lâu. Bến Tre, một trong những nơi được mệnh danh là thành đồng tổ quốc, đâu có dễ gì bị suy suyển hay sứt mẻ bởi bom đạn Mỹ. Tuy thế, phần đất này đang có nguy cơ bị “hủy diệt” bởi chính những kẻ đã bỏ chạy (sau khi bắn vài tràng súng, không trúng đâu vô đâu) hồi năm 1968.

Gần năm mươi năm đã qua, những cô cậu bé du kích dũng sĩ diệt Mỹ của tỉnh Bến Tre nay đều đã trở nên những vị cán bộ lão thành cách mạng. Họ đang cùng con cháu nắm giữ hầu hết những chức vụ, cũng như nguồn lợi béo bở ở tỉnh lỵ này. Theo như cách nói ví von của ông Trương Tấn Sang thì họ đã trở thành những “bầy sâu,” đang ngày đêm (ngoem ngoém) đục khoét và làm ruỗng mục “Chủ Nghĩa Mac Xít Lê Nin Nít Bách Chiến Bách Thắng Vô địch Muôn Năm.”

Năm 2007, phó chủ tịch UBND Bến Tre, bà Nguyễn Thị Thanh Hà cho biết tỉnh đã thanh tra 108 cuộc, phát hiện sai phạm về tài chính 4,46 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2005. Dù số tiền được “phát hiện” chỉ là phần nổi của một tảng băng sơn nhưng cứ theo cái đà tăng “gấp đôi” hàng năm như thế nên đến nay, năm 2014, Bến Tre lại làm dư luận “nóng” lên lần nữa – sau khi “những dinh thự ngất ngưởng, bề thế, nguy nga” của ông Trần Văn Truyền (cựu Bí Thư tỉnh ủy Bến Tre, cựu Tổng Thanh Tra Chính phủ Việt Nam) được phơi bầy trên mặt báo Người Cao Tuổi.

Dinh thự của ông Trần Văn Truyền. Ảnh: Người Cao Tuổi

Ông Trần Văn Truyền, tất nhiên, không phải là quan chức duy nhất bị tai tiếng như vậy ở vùng đất này, vẫn theo như thông tin cơ quan ngôn luận vừa nêu:

Kì này, mời bạn đọc đến thăm “Vườn hoa phố Thường vụ” nằm ngay Khu Trung tâm Thương mại (TTTM) thành phố Bến Tre của hàng chục “quan tri phủ” hầu hết là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre. Nhiều năm nay người dân địa phương và cán bộ lão thành, cán bộ nghỉ hưu ở đây bức xúc về quá nhiều dinh thự của “Tập đoàn quan tỉnh” tại khu vực chợ TTTM của thành phố chiếm đất, làm nhà lầu mặt tiền thông thoáng làm của riêng rồi cho thuê hoặc đem bán giá cao thu lợi lớn.

Đi đầu “phong trào” này là ông Huỳnh Văn Be (Ba Phương Hùng), cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Gia đình ông đã có “dinh thự” tọa lạc trong khu đất vườn rộng hàng chục nghìn mét vuông nằm cạnh con sông gió lộng tứ bề. Hằng ngày, ông tự lái xe hơi đi ăn sáng, uống cà-phê, dạo mát…

Ông Trần Công Ngữ (Bảy Hoàng), cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre đã có nhà và đất ở rộng rãi, nhưng cũng được “bán rẻ” một căn nhà lầu hai mặt tiền nằm ngay ngã tư đường Chi Lăng – Nguyễn Du thuộc phường 2, kế bên TTTM. Do không có nhu cầu ở nên ông Hoàng đã bán thu lợi 7 tỉ đồng. Các trường hợp còn lại như ông Trần Văn Cồn, cựu Phó Bí thư Tỉnh ủy; ông Phan Văn Láng, cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; ông Nguyễn Thái Xây (Chín Tâm), cựu Chủ tịch UBND tỉnh; ông Lê Văn Sang (Tư Sang), cựu Giám đốc Công an tỉnh; ông Nguyễn Văn Tuấn, hiện là Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Hồ Quốc Việt, Giám đốc Công an tỉnh đều là những thành viên được làm giàu theo gương ông Huỳnh Văn Be. Hàng chục căn nhà lầu nằm ở vị trí đắc địa mặt tiền đường, xoay quanh khu TTTM thành phố Bến Tre được “bán rẻ” cho “Tập đoàn quan tỉnh” này…

Cùng lúc, trên báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh (phảt hành hôm 30 tháng 3 năm 2014) người ta đọc được lời kêu gọi “những nhà hảo tâm xa gần giúp đỡ” để làm một con đường nho nhỏ – cũng ở Bến Tre:

Do điều kiện ngân sách eo hẹp nên đến nay chính quyền địa phương vẫn chưa thể đáp ứng được mong muốn của người dân. “Chúng tôi hi vọng các nhà hảo tâm xa gần chung tay giúp đỡ kinh phí xây dựng tuyến lộ Bờ Gồng để bà con không còn phải lặn lội vất vả mỗi ngày, nhất là những lúc mưa gió trở trời!” Ông Trần Văn Chận – Chủ tịch UBND xã An Hiệp chia sẻ.

Sự kiện những quan chức Việt Nam thản nhiên, sống trên nỗi khốn cùng (“phải lặn lội vất vả mỗi ngày”) của bà con – thực ra – không chỉ giới hạn ở Hà Giang hay ở bến Tre, và cũng chả phải là chuyện mới mẻ gì ráo trọi. Hơn hai mươi năm trước tác giả Thái Như đã nói đến hiện tượng “Sư tử thân trung trùng thực sư tử nhục: Chỉ có loài sâu trong thân con sư tử mới ăn được thịt của con sư tử!”

Cựu đại tá Nguyễn Đăng Quang lại vừa nhắc lại điều này, trên blog của tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện:

“Trong vòng 25 năm qua, bọn sâu bọ tham nhũng ngày một đông, ngày mỗi mạnh và đã trở thành bầy đàn! Nó như căn bệnh ung thư đã di căn tới nhiều bộ phận của cơ thể con sư tử. Nếu Đảng không quyết tâm chữa trị, không dũng cảm cắt bỏ những bộ phận cơ thể đã thối muỗng thì quốc nạn tham nhũng này, đến một lúc nào đó sẽ có kết cục như nhà báo Thái Như đã cảnh báo 23 năm về trước:’Đương nhiên điều không tránh khỏi là con sư tử đó nó sẽ ngã quỵ một khi những con sâu trong cơ thể ngày một nhiều và lớn mạnh!’ Vâng, nếu Đảng không quyết tâm diệt trừ tận gốc (giết sạch) bọn sâu bọ tham nhũng của Đảng thì chính bọn này, một ngày nào đó không xa – có thể là cuối năm nay,có thể là sang năm hoặc sang năm sau nữa(2016)- sẽ là thủ phạm “giết sống” Đảng Cộng sản Viêt Nam!

Tôi thấy tình thế đã rất cấp bách! Thời gian không còn nhiều. Rất mong Đảng hãy dũng cảm, thực tâm và kiên quyết cứu vãn tình thế trước khi nó trở nên quá muộn!”

Khác với đại tá  Nguyễn Đăng Quang, tôi e rằng tình thế đã muộn màng rồi. Vấn đề chỉ còn là chuẩn bị sao để mồ yên mả đẹp mà thôi. Sau hai phần ba thế kỷ phạm hết tội ác này sang tội ác khác, gây oán hận cho muôn dân trăm họ, chuyện “an táng” đảng Cộng Sản trong tương lai gần (rõ ràng)  không phải là việc dễ dàng chi. Với truyền thống lấy nhân nghĩa chống bạo tàn của dân tộc Việt, chỉ mong sao mọi người đều đồng thuận với nhau là oán thù – nghĩ cho cùng –  chỉ nên cởi, chứ không nên buộc.

 

Thống kê sơ về người treo cổ trong trụ sở công an.

Thống kê sơ về người treo cổ trong trụ sở công an.

Người Buôn Gió

Xứ sở lạ đời, dân thích chọn đồn công an để tự tử?

Chỉ cần một sinh viên Bouazizi phải đi bán rau, bị phạt và hành hung nên đã tự thiêu mà toàn dân Tunisia phẫn nộ, biểu tình khiến cho Tổng thống Ben Ali phải chạy biệt xứ. Mạng một con người thiêng liêng như vậy đấy (xin nhấn mạnh là Bouazizi tự thiêu chứ không bị đánh chết).

Lại so thời thực dân phong kiến, chỉ vì để cấp dười đánh chết người mà ông quan trong triều Nguyễn Sinh Sắc bị cách tuột hết chức tước và phải biệt xứ vào nơi tận cùng đất nước! Trong khi ở một xứ “hạnh phúc thứ nhì thế giới”, “dân chủ gấp vạn lần”, “luôn lấy con người là trung tâm, là mục đích” mà hàng chục trường hợp công dân bị chết ngay trong tay “thanh kiếm và lá chắn”, trong tay những người được nhân dân nuôi và vũ trang đến tận răng để bảo vệ nhân dân, thì cái giá đáng lý phải trả là gì? Nếu cả 13-14 ông Tổng thống phải chạy biệt xứ thì chắc chắn vẫn chưa tương xứng.

Vậy mà hệ thống không mảy may suy suyển, những chiếc ghế vua quan ở đây chỉ càng thêm lì, thêm chắc, kẻ giết người không bị trừng trị thích đáng, trừng trị qua loa thì khác chi khuyến khích giết người? Mà khuyến khích thật khi còn dự kiến cho phép công an bắn chết ngay kẻ nào chống người thi hành công vụ! Thế nào là chống? Công vụ sai thì có được chống không? Dân có quyền tự vệ không? Chết rồi thì còn đâu mà cãi.

Với mười ba trường hợp thống kê “sơ sơ” dưới đây, là con người ai cũng phải giật mình, giật mình về cái khoảng cách giữa tuyên ngôn và thực tế đối lập nhau như thiên đàng và địa ngục. Biết đâu sẽ chẳng đến lượt mình, nhỡ lơ đãng mà phạm luật giao thông thôi chẳng hạn… Luật chống tra tấn chỉ trên giấy thôi sao? Mười ba nhân mạng chết tức tưởi trong tay công quyền liệu đã đủ làm mười ba tiếng nổ để rút ngắn bớt cái khoảng cách kinh hoàng giữa lời nói và việc làm chưa, hay cần nhiều thêm?

Hà Sĩ Phu

Và đây câu trả lời…

Điểm danh 1 số vụ án xảy ra sau khi bị giải lên đồn công an

2014.04.14 Đỗ Văn Bình – Đà Nẵng – treo cổ

2014.03.18 Bùi Thi Hương – Bình Phước – treo cổ

2014.03.18 Nguyễn Minh Dũng – trọng thương

2013.12.24 Đỗ Duy Việt – Thanh Hóa – treo cổ

2013.12.20 anh Đinh Ngọc H – Bình Duơng – treo cổ

2013.10.10 Trần Thị Hải Yến – Phú Yên – treo cổ

2013.08.19 Lê Hoàng Triệu Khang (15 tuổi) – Lâm Đồng – treo cổ

2013.01.02 Trần Văn Tân – Hải Dương – treo cổ

2012.09.14 Hồ Long Giang – Long Khánh – treo cổ

2012.05.13 Ngô Thanh Kiều – Phú Yên – bị đánh chết

2012.03.19 Lê Quang Trọng – Hà Tĩnh – treo cổ

2012.02.15 Nguyễn Công Nhựt – Bình Dương – treo cổ

2011.03.15 Đặng Ngọc Trung – Bình Phước – treo cổ

….

Đây chỉ là thống kê sơ bộ, chưa phải đầy đủ, nhưng cũng đủ làm giật mình bất cứ ai. Hãy nhớ đến câu nói của người tù oan 10 năm Nguyễn Thanh Chấn: “lúc đó tôi sợ họ đánh chết” – “tôi không chịu nổi nữa” – nếu nhìn vào số những nạn nhân TREO CỔ trong nhà tạm giam kia thì phải rùng mình mà công nhận ông Chấn đã quyết định đúng, nếu ông treo cổ chết rồi thì cần gì phải đau đầu với vụ án oan 10 năm của ngày hôm nay.

N. B. G.