Hội thảo về Tự do thông tin dưới ánh sáng của GHCG tại Dòng Chúa Cứu thế

Hội thảo về Tự do thông tin dưới ánh sáng của GHCG tại Dòng Chúa Cứu thế

RFA-01-05-2014

Tự do thông tin ở Việt Nam dưới ánh sáng của Giáo huấn xã hội Công giáo

Thông báo Hội thảo Tự do thông tin ở Việt Nam dưới ánh sáng của Giáo huấn xã hội Công giáo ở Dòng Chúa Cứu Thế

Dòng Chúa Cứu Thế

Vào lúc 3 giờ 30 chiều hôm nay 1 tháng 5 năm 2014 cuộc Hội thảo chuyên đề Tự do thông tin dưới ánh sáng của Giáo hội Công giáo được nhà thờ Dòng Chúa Cứu thế tổ chức với sự tham dự đông đảo của những người quan tâm.

Linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh người điều hợp chương trình cho chúng tôi biết lý do cuộc hội thảo này thành hình như sau:

Ngày hôm nay truyền thông Chúa Cứu thế tổ chức hội thảo chuyên đề về tự do thông tin dưới ánh sáng của Giáo Hội Công giáo. Thứ nhất ngày mùng 3 tháng 5 tới là ngày tự do báo chí thế giới và trong tháng 6 này Hội thánh cũng có kỷ niệm ngày Truyền thông xã hội lần thứ 48. Sở dĩ chúng tôi không chọn đúng ngày mùng 3 hay vào dịp tháng Sáu là do hôm nay là ngày nghỉ lễ nên mọi người dễ dàng sắp xếp thời gian hơn.

Cuộc hội thảo bắt đầu với phần dẫn nhập chủ đề của linh mục An tôn Lê Ngọc Thanh sau đó là bài tham luận của luật sư Lê Công Định với đề tài: Ở Việt Nam có tự do báo chí hay không. Bài tham luận của luật sư Định được gửi đến buổi hội thảo bởi ông còn bị quản chế không ra khỏi khu vực cư trú được. Một người nữa cũng có chung tình trạng tương tự như luật sư Định là giảng viên Phạm Minh Hoàng, ông cũng có bài tham luận nhưng do công an không cho phép nên ông cũng chỉ có thể gửi tới đóng góp bằng một video clip.

Người thứ ba đọc tham luận trong buổi hội thảo là TS nhà báo Phạm Chí Dũng, với đề tài “Thực trạng và kiến nghị về một nền báo chí tự do tại Việt Nam”.

Phát biểu cuối do một đại diện của Article 19 từ Hoa Kỳ gửi về một Video đóng góp ý kiến của một người quan tâm về tự do báo chí cho Việt Nam.

Linh mục Lê Ngọc Thanh cho biết thêm về cách thức góp ý trao đổi giữa những người tham dự hôm nay:

Phòng tổ chức chúng tôi chỉ khoảng 100 người thôi nhưng bây giờ đã đầy. Chúng tôi có dành sẵn khoảng 1 tiềng đồng hồ để cho mọi người. Thảo luận nhóm chia từng nhóm nhỏ để ai cũng có thể nói được và sau đó chúng tôi có hẳn một tiếng để đúc kết nên chắc chắn có giờ để trao đổi ý kiến.

Hội thảo này là hoạt động ý nghĩa và rất cần thiết cho một nền báo chí tự do tại Việt Nam. Hai người trong buổi hội thảo hôm nay vừa được tổ chức Phóng viên không biên giới công nhận là anh hùng thông tin trong danh sách 100 người toàn thế giới là linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh và TS nhà báo Phạm Chí Dũng.

 

Công an ‘ăn’ hối lộ trước mặt chuyên viên chống tham nhũng của LHQ

Công an ‘ăn’ hối lộ trước mặt chuyên viên chống tham nhũng của LHQ
Wednesday, April 30, 2014

Nguoi-viet.com
ÐẮK LẮK (NV) Các giới chức công an Việt Nam đang điên đầu vì vụ hai cảnh sát giao thông tỉnh Ðắk Lắk “ăn” tiền “mãi lộ” ngay trước mặt chuyên viên Liên Hiệp Quốc chống tham nhũng. Nạn nhân là tài xế lái chiếc xe taxi của hãng Quyết Tiến đưa ông chuyên viên Liên Hiệp Quốc đi từ phi trường Buôn Ma Thuột đến trung tâm tỉnh lỵ Ðắk Lắk.

Ông Jairo Accuna Alfaro, cố vấn chính sách về Cải Cách Hành Chính và Chống Tham Nhũng của Liên Hiệp Quốc chứng kiến từ đầu đến cuối việc hai cảnh sát giao thông Buôn Ma Thuột đòi tiền “mãi lộ” một cách trắng trợn.



Ông cố vấn Liên Hiệp Quốc vô tình làm nhân chứng cho một vụ đòi tiền hối lộ trắng trợn của cảnh sát giao thông Buôn Ma Thuột. (Hình: báo Tiền Phong)

Người phụ tá của ông cố vấn đi cùng trên xe cũng tròn mắt ra nhìn cảnh ông tài xế taxi móc 200,000 đồng, tương đương 10 đô la ra nộp cho hai cảnh sát giao thông, mà không biết mình đã phạm lỗi gì.

Ðã vậy, ông tài xế không nhận được cả biên lai thu tiền.

Sự kiện trên xảy ra vào đêm 20 tháng 4, 2014. Ðến ngày 22 tháng 4, 2014, toàn bộ câu chuyện được tung lên báo Tiền Phong với tiêu đề “Mãi lộ trước mặt chuyên gia chống tham nhũng.” Ðến đây thì mọi thứ mới nóng một cách bất ngờ.

Chỉ một ngày sau khi bài báo được phát hành, ông đại tá phó văn phòng Bộ Công An Việt Nam ra một văn bản, chỉ thị giám đốc Công an tỉnh Ðắk Lắk “kiểm tra, xử lý thông tin trên.”

Ngày 26 tháng 4, 2014, tức ba ngày sau khi nhận được chỉ thị của cấp trên, ông Trần Hiếu, phó chủ tịch chính quyền tỉnh Ðắk Lắk yêu cầu công an tỉnh phối hợp với Sở Thông Tin và Truyền Thông “điều tra, làm rõ, phản hồi cho cơ quan báo chí và xử lý các nội dung thuộc thẩm quyền.”

Ngày 29 tháng 4, 2014, ông Trần Hiếu mở cuộc họp báo khẩn cấp nói rằng, vì sự việc liên quan đến danh dự của tỉnh nên phải được “xử lý sớm, đúng và nghiêm khắc.”

Báo Tiền Phong cho biết, cuộc điều tra được xúc tiến sau đó đã xác định được danh tính của hai cảnh sát giao thông nọ. Hai người này đã nhận lỗi, nhưng cho rằng hành vi nhận tiền mãi lộ “không hoàn toàn đúng” như lời kể của viên tài xế taxi.

Báo Tiền Phong cho hay, công an tỉnh Ðắk Lắk hứa hẹn “sẽ thông báo kết quả xử lý sự việc” ngay trong tuần lễ đầu tháng 5 này. Người ta đang chờ xem liệu hai “anh” cảnh sát giao thông nọ sẽ được “xử” đến cỡ nào. (PL)

 

GS Stephen Young kể chuyện đưa người Việt tị nạn vào Mỹ

GS Stephen Young kể chuyện đưa người Việt tị nạn vào Mỹ
Tuesday, April 29, 2014

Nguoi-viet.com


Hà Giang/Người Việt


LTS:
Cách đây gần 40 năm, trong thời gian gần 30 Tháng Tư, khi chiến tranh Việt Nam sắp chấm dứt, viễn ảnh miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản ngày càng gần, Giáo Sư Stephen Young, một người có vợ Việt Nam, yêu quê hương của vợ, cùng một nhóm thanh niên trẻ làm việc trong nhiều vị trí quan trọng tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, qua Việt Nam sinh sống, đã băn khoăn về việc Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam, và tìm cách vận động chính phủ cho phép một số người Việt Nam được vào Hoa Kỳ tị nạn. Sự vận động thành công của họ mở đầu cho quy chế tị nạn vào thập niên 1980. Nhân một dịp đến thăm tòa soạn, Giáo Sư Stephen Young kể lại cho nhật báo Người Việt về thời gian này, qua một cuộc phỏng vấn, tóm lược dưới đây.



Giáo Sư Stephen Young trả lời phỏng vấn tại tòa soạn nhật báo Người Việt. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Hà Giang (NV): Kính chào Giáo Sư Stephen Young, được biết trong thời gian gần 30 Tháng Tư năm 1975, giáo sư là một trong những người đóng vai trò quan trọng trong việc vận động chính quyền Mỹ đón nhận người tị nạn Việt Nam. Ông có thể kể lại câu chuyện hầu như rất ít người biết này?

GS Stephen Young: Tôi không phải là một chuyên viên về luật di trú nhưng đại khái theo tôi nhớ trước năm 1980, Hoa Kỳ không có một quy chế về người tị nạn gì hết. Thỉnh thoảng vì nhu cầu chính trị hay vì nhu cầu ngoại giao, thì chính phủ cho phép một số người của một nước nhập vào nước Mỹ nhưng họ không có Visa, vì luật của nước Mỹ là không có Visa cho người di cư trước năm 1980. Lúc đó thì họ gọi là Parole Authority, là một cái phép đặc biệt là bên Bộ Tư Pháp phải thương lượng với Quốc Hội, thì họ định là sẽ cho vào bao nhiêu người không có Visa. Theo tôi nhớ thì sau Thế Chiến Thứ Hai thì Mỹ đón một số người Ðông Âu, Do Thái, bị Hitler muốn tiêu diệt, sau đó có một nhóm người Hungary, hình như là ba mươi mấy ngàn người thôi, sau đó nữa thì có người Cuba đến sau khi Castro lên, áp dụng chế độ Cộng Sản ở nước họ, những người Cuba họ lấy tầu thủy họ trốn qua Florida.

Ðến năm 1975, thì thoạt đầu chính phủ Mỹ không có luật nào để đón người di cư từ Việt Nam, và như thế trên nguyên tắc, trừ những người được cấp Visa, Mỹ không nhận người di cư nào hết sau ngày 30 Tháng Tư, 1975.

NV: Vào khoảng cuối Tháng Năm, 1975, Quốc Hội cho ra đời một đạo luật gọi là “Indochina Immigration and Refugees Act,” thì vai trò của giáo sư trong việc dự luật này ra đời, và được Tổng Thống Ford phê chuẩn là gì?

GS Stephen Young: Theo tôi nhớ thì việc cho người Việt vào Mỹ đã được quyết định cuối Tháng Tư rồi, 30 Tháng Tư thì đã có phép rồi, nhưng hồi đó có hai trại lớn là Fort Chaffee ở Florida và Indiantown Gap ở Pennsylvania, thì phải có một chương trình nào đó có người giúp họ mua thức ăn, lo cho họ lúc ban đầu. Chế độ bảo trợ qua những tiểu bang, chính phủ cần một đạo luật để chi tiền. Chính phủ Mỹ không thể chi tiền nếu không có Quốc Hội chấp thuận.

Không ai ngờ sẽ mất miền Nam trong vòng một tháng, hình như Ðà Nẵng mất cho Cộng Sản ngày 30 Tháng Ba, nhà tôi là người Việt, nên tôi rất quan tâm đến tình hình Việt Nam, lúc đó tôi nhớ rõ là một ngày Chủ Nhật, nghe đài phát thanh thấy mất Ðà Nẵng thì hết hồn, vì tôi biết là mất Ðà Nẵng tức là uy tín của Tướng Ngô Quang Trưởng mất rồi, và thứ nhì thì ông Thiệu không còn giữ được miền Nam nữa, chỉ có thể hy vọng là ông Trưởng lên thay thế ông Thiệu. Thành ra ngày Thứ Hai, tôi không đi làm, tôi đi Washington, DC, để nhờ một số người bạn phát động một phong trào di cư, vì tôi thấy là bây giờ người Mỹ có bổn phận vì danh dự, vì quyền lợi, nhất là vì danh dự một nước Hoa Kỳ tranh đấu cho tự do và nhân quyền cho thế giới, mà đã có mấy triệu người Việt Nam nhờ vào Mỹ để giúp họ, mà nếu mình không giúp được họ thì mình cũng không được bỏ quên luôn, vì bỏ quên luôn thì là một hành động hèn quá, không thể chấp nhận được. Mà tôi biết là cứ để yên thì ông Kissinger và ông Ford sẽ không cứu được người nào, bằng chứng là Cambodia, chị nhớ mà, nước Mỹ không mang ai ra. Tôi nhớ là vào giờ chót, khoảng 15, 16 Tháng Tư thì khi ông đại sứ Mỹ rời Phnom Penh đem ra 17 gia đình, còn mấy người Miên kia thì cứ để lại cho bị bắt.

NV: Vâng trở lại vào cái ngày Thứ Hai sau khi ông nghe tin Ðà Nẵng đã mất, lúc đó ông đang làm gì?

GS Stephen Young: Lúc đó tôi khoảng 30 tuổi, đang là luật sư, đang làm việc cho một hãng luật, mới làm việc được năm đầu tiên, thành ra là tôi đi Washington, DC. Tôi nhớ là mình đến đó mới gọi điện thoại cho một người bạn là Paker Borg. Parker với tôi học tiếng Việt cùng với nhau một năm trước khi đi qua Việt Nam để cùng làm việc cho chương trình Bình Ðịnh Phát Triển Nông Thôn, nhưng lúc đó Parker là phụ tá của Ngoại Trưởng Henry Kissinger, thì tôi nghĩ là tôi phải nói chuyện với Parker, gợi ý cho Parker, rồi Parker nhờ có ảnh hưởng trong Bộ Ngoại Giao xin vận động cho một chương trình tị nạn Việt Nam. Ông Parker lúc đó nói với tôi rằng: “Xin lỗi tôi không thể giúp được.” Tôi hỏi: “Tại sao anh lại không giúp?” Parker nói rằng ông đã từ chức Thứ Sáu vừa rồi, vì không thể tiếp tục làm việc với ông Henry Kissinger, vì “ông ta là người không tốt.”

Parker hơn tôi hai tuổi. Chị phải hiểu là một thanh niên cỡ 32, 33 tuổi, làm việc trong ngành ngoại giao mà lúc đó được làm phụ tá cho ngoại trưởng là đường công danh rộng mở lắm, nhưng nếu mình từ chức, mà nhất là sếp của mình là Kissinger nữa, thì coi như là tàn sự nghiệp rồi, bởi vì ông Kissinger sẽ “nhớ đời” cái việc này. Tôi nghe chuyện vừa thấy phục Parker mà vừa tức. Tôi năn nỉ Parker, nói chúng ta không thể buông xuôi được, ít nhất chúng ta cũng phải giúp một số gia đình qua, nếu không thì họ sẽ bị giết chết. Bởi vì một người thầy của tôi là Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, bị chính Lê Duẫn ra lệnh là phải ám sát ông ấy. Nói tóm lại, tôi nói một hồi thì Parker nói: “Steve, việc này tốt nhưng khó quá, nhưng chính phủ không làm thì mình làm. Tối nay mình sẽ đi gặp ông Lionel Rosenblatt.” Lionel Rosenblatt hồi đó cũng làm ở Bộ Ngoại Giao, phụ tá cho phó ngoại trưởng. Thế là tối hôm đó ba chúng tôi vừa uống rượu vừa tìm cách giúp người Việt Nam.

NV: Rồi sau đó thì làm sao thưa giáo sư?

GS Stephen Young: Sau đó thì Thứ Ba chúng tôi một nhóm thanh niên gặp nhau, toàn những người cùng tuổi, cùng làm việc ở Việt Nam, toàn ghét Cộng Sản, trong đó có ba người là con rể Việt Nam (có vợ Việt Nam). Có lẽ vì thế chúng tôi không thể dửng dưng với những gì sẽ xảy ra cho quê hương của vợ. Ngoài ra gia đình của vợ tôi cũng gặp nhiều khó khăn vì liên hệ với tôi.

Nói tóm lại, nhóm thanh niên chúng tôi, hăng hái nhất là ba người con rể Việt Nam, gồm tôi, Ken Quinn và Al Adams, viết thư đi khắp nơi nhờ mọi người giúp. Rồi chúng tôi bầu Parker Borger làm người lãnh đạo, vì Parker từ chức rồi, không có việc làm (cười), nhưng Parker quen biết nhiều, lại dùng điện thoại trong Bộ Ngoại Giao từ phòng làm việc của Lionel Rosenblatt để liên lạc, vận động. Chúng tôi may mắn được Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy tích cực tiếp tay vận động hộ, cuối cùng thì chúng tôi có được một “Administrative Action” đồng ý cho phép khoảng 150,000 người, bằng số người Cuba trước đó được nhận vào Mỹ. Và đó là khởi đầu của việc chính quyền Hoa Kỳ cho phép người Việt Nam được vào nước Mỹ, dẫn đến đạo luật gọi là “Indochina Immigration and Refugees Act” sau này, mà khi rảnh hơn chúng ta sẽ nói chuyện rõ thêm.

NV: Cảm ơn ông đã dành thì giờ cho chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn.

 

440 thương phế binh VNCH dự “Tri ân” ở Sài Gòn

440 thương phế binh VNCH dự “Tri ân” ở Sài Gòn
Monday, April 28, 2014

Nguoi-viet.com

SÀI GÒN (NV) .- Buổi “Tri ân Quý ông Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa” lần thứ hai vừa diễn ra ở Tu viện Dòng Chúa Cứu thế, nằm trên đường Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.

Sân Hiệp Nhất của Tu viên Dòng Chúa Cứu thế, nằm trên đường Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn trong buổi “Tri ân Quý ông Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa”. (Hình: website chuacuuthe.com)

Đây là hoạt động do Hội đồng Liên Tôn Việt Nam tổ chức, theo sáng kiến của Thượng tọa Thích Không Tánh (Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất). Buổi “Tri ân Quý ông Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa” lần đầu, diễn ra hồi tháng 8 năm ngoái.

Năm ngoái, khi tổ chức “Tri ân Quý ông Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa” lần đầu, Ban Tổ chức giải thích, thương phế binh và tử sĩ Việt Nam Cộng hòa cũng cần được tri ân và tưởng nhớ giống như ngày 27 tháng 7 hàng năm, nhà cầm quyền CSVN tổ chức các hoạt động “nhớ ơn” những thương binh, liệt sĩ đã hy sinh tính mạng, xương máu của họ cho việc áp đặt chính thể cộng sản trên toàn cõi Việt Nam.

Năm ngoái, số thương phế binh Việt Nam Cộng hòa ghi danh tham dự “tri ân” chỉ có hơn 100 vị. Năm nay, do tài chính eo hẹp, Ban Tổ chức dự tính chỉ nhận 200 thương phế binh Việt Nam Cộng hòa ghi danh tham dự. Nhưng giờ chót, số thương phế binh Việt Nam Cộng hòa ghi danh lên đến hơn 400 vị. May mắn là giờ chót, nhiều ân nhân ở cả trong và ngoài Việt Nam nhiệt tình tiếp sức nên Ban Tổ chức không phải từ chối vị nào.

Có 60 tình nguyện viên là thanh niên, sinh viên của một số tổ chức tôn giáo, dân sự ở Sài Gòn đã ghi danh hỗ trợ Ban Tổ chức phục vụ các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa. Một thương phế binh Việt Nam Cộng hòa cho biết, gần 40 năm qua, ông và bạn bè sống bên lề xã hội, ông không ngờ sẽ có ngày được giúp đỡ để hội ngộ với nhau, Không ngờ sự hy sinh của mình sẽ còn được nhắc đến, chứ không bị lãng quên.

Tình nguyện viên giúp đỡ các vị là thương phế binh Việt Nam Cộng hòa đến dự buổi “tri ân”. (Hình: website chuacuuthe.com)

Ông Nguyễn Hữu Cầu, cựu đại úy Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cựu tù chính trị vừa được trả tự do, tâm tình, ông bị “cải tạo” 5 năm, ở tù thêm 32 năm nữa. Đôi khi ông thấy sự khốn khổ, nhục nhằn mà ông phải gánh chịu rất lớn lao nhưng khi biết đến những cay đắng, tủi nhục, gian khổ mà các thương phế binh Việt Nam Cộng hòa gánh chịu gần 40 năm qua, ông thấy sự khốn khổ, nhục nhằn của ông chẳng đáng gì. Đặc biệt là dù tàn phế, kiếm sống khó khăn nhưng những thương phế binh Việt Nam Cộng hòa vẫn ngẩng mặt, can đảm để sống phần đời còn lại của mình.

Ngoài việc nghe chia sẻ tâm tình tri ân vì đã đóng góp xương máu cho dân tộc và xứ sở, xem văn nghệ, dùng cơm và hàn huyên với nhau, mỗi vị trong 440 vị là thương phế binh Việt Nam Cộng hòa được tặng một phần quà trị giá một triệu đồng. Sự hỗ trợ của các ân nhân còn đủ để hỗ trợ một phần chi phí di chuyển cho những vị ở xa.

Giờ chót có hai nhân viên của Văn phòng Caritas thuộc Tổng Giáo phận Sài Gòn tìm đến, thông báo, Văn phòng có nhã ý ráp chân giả miễn phí cho những quý ông là TPB thương phế binh Việt Nam Cộng hòa có nhu cầu.

Theo tường thuật của truyền thông Dòng Chúa Cứu thế, có một vài trường hợp không phải là thương phế binh nhưng vẫn đòi tham dự “tri ân” và bộ phận tiếp tân đã giải thích cặn kẽ để từ chối đón tiếp. (G.Đ)

Một số hình ảnh ngày Tri ân quý ông thương phế binh (Dòng Chúa cứu thế)

DSC_0040 Một thương phế binh được người nhà bế từ nơi để xe vào khu vực họp mặt

DSC_0036 Bloger Hoàng Dũng giúp một thương phế binh

DSC_0252

Một số ông thương phế binh tranh thủ chụp tấm hình trước hàng chữ “Tri ân quý ông thương phế binh”

 

Bộ công an Việt Nam đòi truy tố phóng viên Ban Việt Ngữ BBC

Bộ công an Việt Nam đòi truy tố phóng viên Ban Việt Ngữ BBC
Friday, April 25, 2014

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) .- Bộ Công an CSVN qua ông Trung tướng Hoàng Kông Tư tuyên bố đã “khởi tố vụ án” để truy tố một phóng viên của Ban Việt Ngữ đài BBC London về tội “vu khống.”

Trung tướng Công an Hoàng Kông Tư, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an CSVN tại một buổi lễ ở Hải Dương. (Hình báo Hải Dương)

“Ngày 25/4/2014, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự về tội Vu khống theo Điều 122 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Ông Hoàng Kông Tư nói trong cuộc phỏng vấn của tờ Công An Nhân Dân (CAND) như vậy trong một phản ứng nhanh chóng bất ngờ và không che giấu sự tức giận cao độ đối với một bài viết của ký giả Nguyễn Hùng trên blog của đài BBC Tiếng Việt.

Ông Tư nói tiếp trong cuộc phỏng vấn đó là “Quá trình điều tra, nếu xác định phóng viên Nguyễn Hùng đang làm việc ở Ban Việt ngữ đài BBC ở Vương quốc Anh là tác giả bài báo thì Cơ quan An ninh điều tra sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết yêu cầu cơ quan tư pháp Vương quốc Anh hỗ trợ triệu tập phóng viên Nguyễn Hùng về Việt Nam để điều tra làm rõ những vấn đề liên quan đến vụ án Vu khống và xử lý theo quy định của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Ngày 24/4/2014, phóng viên Nguyễn Hùng viết một bài có tựa đề: “Dương Chí Dũng và những triệu đô la”. Trong đó, ông thuật lại những lời khai của ông Dương Chí Dũng trong phiên tòa hồi tháng Giêng vừa qua mà ông khai ra những số tiền ông đã phải hối lộ cho thượng tướng Công an Phạm Quý Ngọ tổng cộng hai lần $510,000 đô la.

Không những vậy, ông còn khai là chuyển số tiền 1 triệu đô la là tiền mà bà Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn nhờ ông cầm đến trao cho tướng Ngọ. Bà Mỹ Lan không trao tiền trực tiếp cho ông Dương Chí Dũng mà lại nhờ một người khác tên Tiệp cầm đến nhà ông Dũng để mang đến cho ông Ngọ.

Trong những lời của Dương Chí Dũng tại tòa, còn thấy thập thò khuôn mặt và lời phán của ông đại tướng Bộ trưởng Bộ Công An khuyên nhủ ông Dương Chí Dũng yên tâm. Ông Dương Chí Dũng hối lộ dùm bà Lan có lợi gì cho ông ta không là một chuyện khác, cũng như số tiền 1 triệu đô la đó là một vụ khác không dính gì đến vụ án mua ụ nổi. Nhưng lại được ông khai ở tòa được hiểu như lời tố cáo những ông trùm ở Bộ Công An ăn hối lộ của ông và những người khác các số tiền rất lớn mà người ta “tiền mất tật mang”.

Ký giả Nguyễn Hùng viết lại lời khai ở tòa của ông Dương Chí Dũng, được đánh máy lại từ audio của báo Tuổi Trẻ, trong bài nói trên rằng “Anh Tiệp có nói là “Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa. Thì sau đó ít ngày, sau một thời gian tôi không nhớ bao nhiêu ngày, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Và ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo lại với anh Quang là “Anh Ngọ có giới thiệu công ty như thế…”

Ông Nguyễn Hùng viết rằng những số tiền hối lộ cho ông Phạm Quý Ngọ và một số ông lớn ở Bộ Công An “đều không được công khai điều tra”, một phần hiểu là không thấy báo chí tại Việt Nam đưa tin gì cả đối với một loại tin dư luận quan tâm như thế này. Ông Nguyễn Hùng cũng viết “Theo ông Dũng, người đưa tiền của bà Lan cho ông tên Tiệp. Các nguồn tin nói đây là ám chỉ Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, trợ lý Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang”.

Trong bài phỏng vấn của tờ CAND ông Hoàng Kông Tư nói rằng “Trước hết, tôi khẳng định thông tin này là hoàn toàn bịa đặt, vì trong quá trình điều tra, Dương Chí Dũng có khai người đưa tiền của bà Lan cho ông tên là Tiệc. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã xác minh, làm rõ và xác định người tên Tiệc như Dương Chí Dũng khai là ông Ngô Xuân Tiệc, sinh năm 1961, thường trú tại 277 Phạm Văn Hải, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, là Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã làm việc với ông Ngô Xuân Tiệc và ông Ngô Xuân Tiệc đã viết bản tường trình cam đoan, khẳng định hoàn toàn không có sự việc như Dương Chí Dũng khai.”

Trên tờ báo lề trái Dân Quyền của Diễn đàn Xã hội Dân sự, một bài bình luận đặt một số câu hỏi và nghi vấn : “bỗng nhiễn lôi ông doanh nhân Ngô Xuân Tiệc nào đó vào cuộc, trong lúc toàn bộ hai phiên tòa xử Dương Chí Dũng chưa hề đề cập và làm rõ có hay không nhân vật này, thay vì “anh Tiệc” nào đó mà Dương Chí Dũng khai. Vậy thì liệu vị lãnh đạo cơ quan điều tra, mà ở đây là tướng Hoàng Kông Tư có vi phạm khi để lộ bí mật điều tra hay không? Tại sao toàn bộ quá trình điều tra xác minh này không được đưa vào hồ sơ vụ án để xét xử trước tòa, làm rõ có phải Dương Chí Dũng đã khai man để chạy tội?”

“Lợi bất cập hại thứ hai là ông Ngô Xuân Tiệc có thể kiện vì đã bị tiết lộ bí mật đời tư, nhân thân của ông, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của ông, gây dư luận nghi ngờ không đáng có với ông là có liên quan tới tội trạng của Dương Chí Dũng.”

“Lợi bất cập hại thứ ba, có ý nghĩa “chính trị” là bỗng nhiên đặt ra một khả năng sẽ phải diễn ra một phiên tòa gồm Dương Chí Dũng, ông Thiếu tướng Trần Quang Tiệp – Trợ lý của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và ông Ngô Xuân Tiệc kia. Và cho dù phiên tòa đó chưa hoặc không diễn ra, thì vụ này sẽ được thổi bùng lên trên hệ thống báo chí, mạng xã hội. Cái “án” chưa được làm rõ này sẽ treo lở lửng trên đầu thầy trò Thiếu tướng Trần Quang Tiệp rất lâu, có thể qua cả Đại hội 12. Bất lợi vô cùng cho “công tác nhân sự”!”

Ông Hoàng Kông Tư viện cớ “ám chỉ thiếu tướng Trần Quang Tiệp” đê hô hoán “khởi tố” phóng viên Nguyễn Hùng về tội vu khống. Từ Tháng Giêng đến nay, người ta không hề thấy có một nhân vật nào tên Ngô Xuân Tiệc lên tiếng trên mặt báo đòi cải chính chuyện ông ta bị lôi vào vụ án của anh em ông Dương Chí Dũng, cho đến hôm thấy báo CAND dẫn lời ông tướng Tư.

Trên một trang mạng có tên “nguyentandung.org” mà lâu nay không ai biết đích xác chính thức của ai nhưng các bài viết trên đó đều phục vụ cho “lề phải” thì cũng có ngay một bài viết sỉ vả ký giả Nguyễn Hùng và đài BBC “cố tình đánh lận con đen”.

Ngay từ đầu bài viết có tựa đề “Lợi dụng vụ Dương Chí Dũng, BBC và Nguyễn Hùng cố tình đánh lận con đen” đã cáo buộc “BBC đã cho đăng tải bài viết với nội dung xuyên tạc, bịa đặt trắng trợn: “Dương Chí Dũng và những triệu đô la” mà người chấp bút là Nguyễn Hùng, một kẻ phản động lưu vong, tư tưởng phá hoại đặc sệt. Điều nguy hại là, khi bài viết này đăng tải, người ta “rất tin” vào những gì được “đẻ” ra từ tay Nguyễn Hùng.

Bài viết của nguyentandung.org đó viết thêm một số chi tiết về công ty kinh doanh và cá nhân của ông Tiệc nào đó rồi sỉ vả “Tư cách, phẩm chất đạo đức của người cầm bút Nguyễn Hùng như thế nào, có lẽ thông qua việc này đã rõ!”

Có nhiều lời bình luận của độc giả trên tờ Dân Quyền và trên Dân Làm Báo. Có lời bênh các ông Công an thì ít mà lời dè bỉu thì nhiều.

“Quẫn trí, điên khùng, ngu dốt, dại dột quá rồi. Để bào vệ một Đại tướng CA nghi can có tội Bộ CA lại điên rồ đòi khởi tố cả thế giới văn minh. Lời khai của Dương Chí Dũng liên quan đến việc đưa nhận hối lộ cho bộ trưởng Trần Đại Quang phải được điều tra độc lập. Kết luận của cơ quan điều tra bộ CA dưới quyền của bộ trưởng đương chức là hoàn toàn không khả tín.” Một độc giả của Dân Quyền viết. “Việc dùng các kết quả đó để truy bức phóng viên và những người liên quan là ngờ nghệch, ngu ngốc. Việc đưa tin bài của phóng viên BBC là thận trọng khách quan sẽ được cả thế giới truyền thông bảo vệ. Bộ trưởng Trần Đại Quang còn liên quan trách nhiệm không thể thoái thác về hàng chục cái chết của người dân trong đồn công an, việc này có thể bị khởi kiện quốc tế… Khi đã vấy máu người sẽ đến ngày phải bị trừng phạt. Lưới trời bao là sợi lông không lọt.”

Cả guồng máy Công an nổi tiếng là tham nhũng nhất của chế độ độc tài đảng trị tại Việt Nam, nhưng với chế độ thì nó là chỗ dựa để tồn tại. Liệu ông Hoàng Kông Tư và chế độ của ông có đưa được ký giả Nguyễn Hùng về Hà Nội để hành tội hay không?  Không mấy ai tin. (TN)

 

Về cấm xuất cảnh và hủy hộ chiếu

Về cấm xuất cảnh và hủy hộ chiếu

Chuacuuthe.com

VRNs (26.04.2014) – Sài Gòn – VN Tuần qua – Thưa quý vị, trong thời gian vừa qua, nhà cầm quyền đã và đang lạm quyền, bất chấp pháp luật cấm xuất cảnh các nhà hoạt động đấu tranh Dân chủ ở VN như Nhà báo Phạm Chí Dũng, Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhiều Bloggers như Blogger Hoàng Vi, Blogger Châu Văn Thi, Blogger Huỳnh Trọng Hiếu… cũng như nhiều vị Chức sắc Tôn Giáo… Tất cả những người bị nhà cầm quyền không cho xuất cảnh thì không hề nhận được một thông báo nào cho biết họ bị nhà cầm quyền cấm xuất cảnh, lý do vì sao họ bị cấm xuất cảnh, và họ bị cấm xuất cảnh từ khi nào. Tất cả những người này, chỉ được biết họ không được xuất cảnh khi họ khi làm thủ tục ở sân bay, khi mà họ đã chuẩn bị cho công việc làm ăn của họ, cũng như mua vé máy bay…

Để quý vị hiểu rõ hơn những quy định cấm xuất cảnh của nhà cầm quyền được quy định như thế nào, đặc biệt nhà cầm quyền đã “tùy tiện” áp dụng pháp luật, “tùy tiện” cấm xuất cảnh… công dân VN. Sau đây, VNTQ rất hân hạnh được tiếp chuyện với cha Giuse Đinh Hữu Thoại về chủ đề này.

Con xin chào cha.

Pv.VRNs: Thưa Cha, với tư cách Hội trưởng Hội những người bị cấm xuất cảnh, Cha có thể cho mọi người rõ về các qui định cấm xuất cảnh của nhà cầm quyền Việt Nam?

Lm Đinh Hữu Thoại: Thực ra, cũng nói rõ, Hội trưởng chỉ là để các anh chị em liên lạc, thông tin khi cần thiết, không phải chức vụ gì ghê gớm…Trước khi đi vào trả lời câu hỏi của HT, tôi hỏi ngược lại, HT có thể chia sẻ lại sự kiện HT bị cấm xuất cảnh thời gian gần đây như thế nào?

Pv.VRNs: Dạ, như Cha và nhiều người đã biết, con bị nhà cầm quyền ngăn chặn xuất cảnh đi Hoa Kỳ để thực hiện sứ vụ truyền thông của Truyền thông Chúa Cứu Thế vào tối ngày 13.04.2014. Tại Sân bay Tân Sơn Nhất, Thượng tá Vũ Xuân Ái và nhiều công an, an ninh và những người mặc thường phục khác đã giữ con trái phép tại căn phòng nhỏ, cưỡng bức không cho con rời khỏi phòng, tịch thu hộ chiếu mà không chiu lập Biên bản tịch thu mặc dù con yêu cầu. Sau khi đạt mục đích ngăn chặn xuất cảnh, nghĩa là khi máy bay đã bay, họ lại cưỡng bức con rời khỏi căn phòng…bằng nhiều “biện pháp nghiệp vụ” như dọng thẳng tay vào cổ của con, lôi kéo, lăng mạ…xúc phạm thân thể, danh dự nhân phẩm công dân…đối xử như tội phạm trước mặt nhiều hành khách trong và ngoài nước.

Lm Đinh Hữu Thoại: Trở lại vấn đề, phải nói là nhà cầm quyền Việt Nam có “tài” trong cách dùng từ ngữ. Về xuất – nhập cảnh, Điều 13 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền khẳng định: 1. Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia. 2. Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở. Điều 23 Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng qui định giống như vậy là: .Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Có điều họ thêm cụm từ: Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Chính đây là cái mà nhà cầm quyền cần để vận dụng khi cần thiết. Họ có thể tùy tiện đưa ra các văn bản gọi là “qui định pháp luật” do chính họ ban hành, chỉ nhằm bảo vệ nhà cầm quyền, tùy tiện hạn chế quyền tự do của công dân, mà đối với nhà cầm quyền, chỉ đơn giản là “không thích”, “không muốn” cho người này, người kia xuất cảnh. Cũng vậy, để tránh né cụm từ “cấm xuất cảnh” dễ bị lên án, họ dùng cụm từ “chưa được xuất cảnh”, mà thực tế còn nặng hơn cấm xuất cảnh. Bởi vì, nếu cấm, công dân sẽ biết rõ để tránh né… Đằng này, họ “chưa cho” mà không thông báo nên nhiều khi công dân chuẩn bị công việc làm ăn, mua vé máy bay… và chỉ biết mình không được xuất cảnh khi làm thủ tục ở sân bay.

Pv.VRNs: Cha có nói đến việc “tùy tiện” áp dụng pháp luật, “tùy tiện” cấm xuất cảnh…Cha có thể nói rõ hơn không ạ?

Lm Đinh Hữu Thoại: Tại Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt nam qui định 7 trường hợp Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh là:

1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

Như vậy cái tùy tiện nằm ở khoản 6 này. Tất cả các trường hợp kia đều rõ ràng, phải có các quyết định, bản án…xác định, còn khoản 6 thì không rõ ràng. Hành vi thế nào, mức độ ra sao, cần phải có dấu hiệu, chứng cứ cụ thể nào để xác định là chưa được xuất cảnh vì để “bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”? Không có một tiêu chí rõ ràng, dẫn đến tùy tiện của cơ quan chức năng…nhà cầm quyền có thể “thích” hoặc không “thích”, thấy “cần” hoặc “chưa cần” cấm người này, người kia…hoàn toàn dựa theo suy đoán riêng cá nhân mà không dựa theo bất kỳ nguyên tắc pháp luật nào. Cái tùy tiện khác nữa nằm ở chỗ thực thi việc cấm xuất cảnh.Theo qui định, thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh, đối với trường hợp “vì lý do an ninh…” thuộc về Bộ trưởng Bộ Công an (theo qui định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định 136/2007/NĐ-CP).Thế nhưng, tôi được biết, chưa có trường hợp bị cấm xuất cảnh nào được cho xem quyết định của Bộ trưởng bộ công an, thậm chí, nhà cầm quyền còn trắng trợn vi phạm pháp luật khi ghi rõ trong Biên bản cấm xuất cảnh là “theo đề nghị” của công an này, công an kia…

Pv.VRNs: Còn việc thu giữ hộ chiếu, như trường hợp công an cửa khẩu Tân sơn nhất tịch thu hộ chiếu số B7395142 của con thì sao ạ?

Lm. Đinh Hữu Thoại: Đây cũng là việc làm tùy tiện, không tuân thủ qui định pháp luật. Cụ thể, Điều 24 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP qui định: Người thuộc diện chưa được xuất cảnh, thì chưa được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam. Trường hợp đã cấp thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an thực hiện việc hủy giá trị sử dụng giấy tờ đó.Như vậy, không thể tịch thu hộ chiếu đã cấp, vì lẽ đơn giản đây là giấy tờ giá trị, hợp pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp cho công dân.Không thể bị “tịch thu” mà chỉ có thể “hủy giá trị sử dụng” và cơ quan có thẩm quyền làm việc này là “Cục quản lý xuất nhập cảnh, bộ công an.” Công an cửa khẩu tịch thu hộ chiếu công dân là tùy tiện, trái pháp luật.

Thượng tá Vũ Xuân Ái luôn tùy tiện cấm công dân xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu, với câu nói cũng rất tùy tiện "Tôi là luật!"

Thượng tá Vũ Xuân Ái – công an cửa khẩu TSN- luôn tùy tiện cấm công dân xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu, với câu nói cũng rất tùy tiện “Tôi là luật!”

Cũng cần nhắc đến Chỉ thị số 29/2007/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc thực hiện cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của cán bộ, công chức, công dân có qui định: Giữ gìn và sử dụng hộ chiếu phổ thông đúng pháp luật là quyền và trách nhiệm của cá nhân được cấp hộ chiếu. Các cơ quan, đơn vị không thu giữ hộ chiếu phổ thông của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài.

Hộ chiếu phổ thông của công dân chỉ bị thu giữ trong trường hợp người mang hộ chiếu vi phạm pháp luật Việt Nam, bị cơ quan có thẩm quyền quyết định thu giữ.

Ngay tại chỉ thị này, chúng ta cũng có thể thấy sự tùy tiện ra chỉ thị của ông thủ tướng.Trong khi Nghị định qui định “hủy giá trỉ sử dụng” hộ chiếu thì Ông ta tùy tiệnchỉ thị “thu giữ” hộ chiếu.Trong khi Điều 52 Hiến pháp 1992 và Điều 16 Hiến pháp 2013 qui định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thế nhưng Ông ta lại tùy tiện chỉ thị: Các cơ quan, đơn vị không thu giữ hộ chiếu phổ thông của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài, còn hộ chiếu phổ thông của công dân thì … bị thu giữ. Thế cán bộ, công chức, viên chức không phải là công dân à? Hay họ là công dân “siêu hạng”?

Nhưng cũng cần ghi nhận, tại chỉ thị này nói rõ “chỉ bị thu giữ khi vi phạm pháp luật và có quyết định thu giữ của cơ quan có thẩm quyền” mà trong trường hợp chúng ta đang đề cập, cơ quan có thẩm quyềnphải là “cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an”.

Pv.VRNs:Vậy thưa Cha, trường hợp như của con, bị công an tùy tiện cấm xuất cảnh, tùy tiện tịch thu hộ chiếu thì con phải làm gì?

Lm Đinh Hữu Thoại: Thế HT đã làm gì?

Pv.VRNs: Thưa Con đã thực hiện quyền khởi kiện Thượng tá Vũ Xuân Ái về hành vi hành chính trái phép ngăn chặn con xuất cảnh và tịch thu hộ chiếu. Song song đó, con cũng đòi ông ta phải bồi thường vật chất và tinh thần đối với hành vi trái pháp luật do ông ta gây ra. Đồng thời, con cũng tố cáo hành vi vi phạm pháp luật hình sự tội “lạm quyền trong khi thi hành công vụ” theo Điều 282 BLHS do Ông ta không có quyền mà ngăn chặn con xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu của con; tội “giữ người trái pháp luật” theo Điều 123 BLHS khi không có lệnh, quyết định gì mà công an cửa khẩu dưới quyền của ông Vũ Xuân Ái ra lệnh buộc con không được rời khỏi phòng làm việc của Ông Ái, cũng như lệnh cho thuộc cấp dùng các biện pháp cưỡng chế buộc con phải ở lại trong phòng…; và tội “làm nhục người khác” theo Điều 121 BLHS vì Ông ta ra lệnh cho thuộc cấp dùng các “biện pháp nghiệp vụ” dọng thẳng tay vào họng con, có lời lẽ và hành động xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm con- như khống chế, đè cổ như tội phạm- trước mặt hành khách trong và ngoài nước…

Lm Đinh Hữu Thoại: HT đã thực hiện đúng quyền của mình khi bị xâm phạm tự do. “Chúng ta có quyềnvì chúng talà con người”. Dĩ nhiên, nhà cầm quyền sẽ không dám công khai xét xử, nhưng việc làm của chúng ta là cần thiết để phản kháng trước hành vi tội ác ngày càng công khai, trắng trợn…của những người nhân danh pháp luật.Chào mừng HT, một thành viên mới của Hội những người bị cấm xuất cảnh.

 

Hai người đi cấp cứu vì bị công an tra tấn

Hai người đi cấp cứu vì bị công an tra tấn
Thursday, April 24, 2014

Nguoi-viet.com

SÀI GÒN (NV) .- Hai người đàn ông, một ở Gia Lai, một ở An Giang, đã được thân nhân đưa vào bệnh viện cấp cứu sau khi bị công an tra tấn với các thương tích trầm trọng.

Ông Lê Thanh Hồng chỉ vết thương thủng màng nhĩ tai trái vì bị Công an tra tấn. (Hình: Tuổi Trẻ)

Theo tin báo Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Minh, cư dân thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum, đã được chuyển từ bệnh viện huyện lên Bệnh viện Quân y 211 (Thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai) để tiếp tục điều trị “trong tình trạng sức khỏe yếu”.

Nguồn tin trên viết rằng “Kết quả chẩn đoán của Bệnh viện Quân y cho thấy anh Minh bị chấn thương ngực kín, đa chấn thương phần mềm do bị đánh” không biết có thể thoát chết hay không. Hiện chưa thấy có tin tức tiếp theo.

Theo tờ Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Minh thuật lại là sáng 21-4-2014, khi ông đang ở nhà thì Công an huyện Ngọc Hồi mời ông đi “làm việc về vụ ẩu đả giữa hai nhà xe”. Ông khai rằng sự việc hôm xảy ra ẩu đả ông “có đến hiện trường nhưng khi đó tất cả đã xong xuôi, không tham gia đánh nhau với ai nên anh khai trong tờ khai mình không liên quan”.

Tuy nhiên, tờ Tuổi Trẻ nói, điều tra viên liên tiếp ép ông phải “khai thật”. Hơn một tiếng sau, có một điều tra viên khác đến và cầm trên tay roi điện dọa nạt, yêu cầu ông phải khai nhận đã tham gia ẩu đả.

“Tôi nói là tôi có đến nhưng không có đánh nhau với ai, nhưng hai điều tra viên liên tiếp ép cung, rồi một người cầm roi điện gí thẳng vào cánh tay khiến tôi ngất xỉu. Sau đó, người này còn nhảy qua thúc mạnh vào hông, dùng chân tay đấm đá khiến tôi choáng váng” , ông Minh kể trên tờ Tuổi Trẻ.

Bà Lê Thị Kim Phượng – vợ của ông Minh – cho biết đến khoảng 13giờ cùng ngày, bà “nhận được điện thoại của cán bộ điều tra Công an Ngọc Hồi yêu cầu lên đưa anh Minh về. Khi lên đến nơi thì thấy anh Minh rã rời, thân thể bầm giập, vừa rời trụ sở công an thì anh Minh ngất lịm, phải cấp tốc đưa đến Bệnh viện huyện Ngọc Hồi cấp cứu. Đến tối thì bệnh viện yêu cầu phải chuyển lên tuyến trên.

Trong một bản tin khác, báo Tuổi Trẻ cho biết, một người dân tên Lê Thanh Hồng, 35 tuổi đã phải nằm bệnh viện suốt một tuần lễ qua điều trị thương tích sau khi bị đưa tới trụ sở Công an xã Bình Hòa huyện Châu Thành (An Giang) để thẩm vấn.

Vào đêm 17/4/2014, ông Hồng và cha của ông là Lê Văn Bay “xảy ra xô xát” với người hàng xóm tên Chải làm ông này “rách mày trái”. Vì vậy, công an xã đã “mời” cha con ông Lê Thanh Hồng về trụ sở “làm việc”.

“Đến khoảng 24 giờ cùng ngày, công an báo cho người thân anh Hồng đến chở đi bệnh viện. Sau khi sơ cứu tại Bệnh viện Đa khoa Châu Thành, anh Hồng được chuyển đến Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang nằm viện điều trị đến nay.” báo Tuổi Trẻ kể. “Anh Lê Thanh Hồng khai bị công an đánh đa chấn thương, sưng bầm hốc mắt trái. Kết quả nội soi tai trái bị thủng nhĩ trung tâm”.

Chỉ từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 7 người dân bị công an tra tấn đến chết, trong đó, ba người bị họ đổ cho là “tự tử” dù trên thân thể đầy dấu vết tra tấn nhục hình. Điều đáng nói là nhà cầm quyền CSVN ký vào bản Công Ước Quốc Tế về Chống Tra Tấn từ tháng 11 năm ngoái. (TN)

 

Con buôn Trung Quốc lừa dân, nhà thầu gạt nhà nước

Con buôn Trung Quốc lừa dân, nhà thầu gạt nhà nước
Thursday, April 24, 2014

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) .- Dư luận chỉ trích gia tăng khi nhà thầu Trung Quốc thực hiện dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, đòi nâng vốn đầu tư của dự án lên gần gấp đôi (từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD).

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông “chưa đâu vào đâu” và nhà thầu Trung Quốc thản nhiên để đó rồi đòi tăng vốn. (Hình: Bộ Giao Thông – Vận Tải CSVN)

Đáng ngạc nhiên là Bộ Giao thông – Vận tải CSVN tỏ ra rất dễ dãi khi tán thành yêu cầu đó. Lý do phía nhà thầu Trung Quốc đòi tăng vốn đầu tư dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vì có nhiều “khoản phát sinh” trong chi phí xây dựng (tăng thêm 221 triệu USD), chi phí giải phóng mặt bằng (tăng thêm 25 triệu USD), chi phí thiết bị (tăng thêm 20 triệu USD)…

Trong khi một viên Phó Thủ tướng của Việt Nam tên là Hoàng Trung Hải, chỉ yêu Bộ Giao thông – Vân tải Việt Nam thẩm định, quyết định và chịu trách nhiệm vụ chi thêm 339 triệu USD cho nhà thầu Trung Quốc, đồng thời yêu cầu các cơ qan có liên quan khác như Bộ Kế hoạch – Đầu tư làm việc với Trung Quốc để “bổ sung nguồn vốn ODA của Trung Quốc cho phần vốn tăng thêm của dự án” thì nhiều chuyên gia khẳng định, đáp ứng yêu cầu này của nhà thầu Trung Quốc là “không thể chấp nhận được”.

Ông Nguyễn Đình Thám, một tiến sĩ làm việc tại Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng của Đại học Xây dựng Hà Nội cả quyết là “Không có cơ sở để tính “giá đội thầu” lên tới gần 100% tổng mức đầu tư ban đầu của dự án”.

Ông Thám dẫn Luật Xây dựng (quy định nhà thầu chỉ được điều chỉnh vốn đầu tư dự án với mức tăng tối đa 10% tổng mức đầu tư) để chứng minh cho nhận định của ông. Theo ông Thám, nếu việc điều chỉnh vốn đầu tư dự án tăng quá 10% tổng mức đầu tư, phải thẩm định lại dự án và việc tăng thêm vốn chỉ được chấp nhận khi điều đó có lợi cho nhà đầu tư (trong dự án này là phía Việt Nam).

Lúc đầu, tổng vốn đầu tư cho dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông là 552 triệu USD và Việt Nam vay của Trung Quốc 419/552  triệu USD. Nếu chấp nhận tăng thêm 339 triệu USD theo đòi hỏi của nhà thầu Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải vay thêm Trung Quốc khoản này. Theo thông lệ, nợ càng nhiều thì sức ép càng lớn và càng dễ phải nhượng bộ.

Nhận xét về lý do khiến nhà thầu Trung Quốc yêu cầu tăng vốn  trong dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, ông Nguyễn Đình Thám cho rằng, việc xin điều chỉnh tổng vốn đầu tư với lý do chi phí thiết bị xây dựng tăng là “không thể chấp nhận” bởi chi phí đó đã được tính khi bỏ thầu, thành ra không thể điều chỉnh.

Theo dự kiến, tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông có 13 cây số nằm trên cao và 1,7 cây số dẫn vào khu depot. Trên tuyến này có 12 ga trên cao và có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn bốn toa, mỗi toa chở khoảng 300 người, tần suất vận chuyển tối đa 2 phút/chuyến, tương đương lưu lượng 1 triệu người/ngày. Dự án này khởi công vào tháng 11 năm 2008 và lẽ ra phải hoàn tất hồi tháng 11 năm 2013 nhưng đến nay vẫn “chưa đâu vào đâu’ và nhà thầu Trung Quốc đòi tăng vốn đầu tư để có thể “khai thác vào… tháng 6 năm 2015”!

Ngoài ông Nguyễn Đình Thám, còn có một giảng viên đại học khác là ông Trần Hải Minh, làm việc tại Khoa Vận tải kinh tế của Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, tham gia cảnh báo về thực trạng bỏ thầu giá thấp để trúng thầu, sau đó đòi nâng chi phí đầu tư.

Một chuyên gia giao thông tên là Nguyễn Xuân Thủy, công khai bày tỏ thắc mắc vì chi phí thực hiện dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông quá đắt. Ông Thủy bảo rằng, trên thế giới, chi phí đầu tư trung bình cho đường sắt chạy ở trên cao trong đô thị chỉ khoảng 20 triệu đến 30 triệu USD/km. Nếu tổng vốn đầu tư được nâng lên theo yêu cầu của nhà thầu Trung Quốc thì mỗi cây số đường sắt trong dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông ngốn gần 70 triệu USD, hơn gấp đôi là quá phi lý.

Các chuyên gia không đồng tình còn vì chính quyền vay nhưng dân chúng phải trả và họ cùng thắc mắc là tại sao lại có “cơ sự thế này” nhưng không ai màng đến trách nhiệm.

“Cơ sự thế này” không chỉ xảy ra với dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Trên thực tế, khi tham gia tranh thầu tại Việt Nam, nhà thầu Trung Quốc chỉ bỏ thầu với giá tương đương 20% đến 30% so với các nhà thầu khác và gần như luôn luôn thắng thầu. Từng có một thống kê cho biết, 90% các “dự án trọng điểm” tại Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Sau đó, nhà thầu Trung Quốc chỉ thi công cầm chừng rồi đòi gia hạn thời gian thực hiện, kế đó đòi tăng vốn, thậm chí đòi thay đổi các yêu cầu của dự án.

Tuy điều này xảy ra thường xuyên ở khắp mọi nơi, trong một thời gian dài nhưng nhà thầu Trung Quốc vẫn tiếp tục thắng thầu. Tiếp tục có cơ hội đưa dân Trung Quốc tràn vào Việt Nam, với lý do cần nhân lực thực hiện các dự án mà họ nhận thầu. Tiếp tục đưa máy móc, thiết bị, vật liệu vào Việt Nam để thi công, bóp chết ngành công nghiệp Việt Nam vì không tiêu thụ được sản phẩm, khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu, vật liệu, phụ liêu của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc ngừng xuất cảng chúng sang Việt Nam, sẽ có hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam hấp hối vì không kịp ứng phó.

Chưa kể đó cũng là lý do làm cho nhập siêu từ Trung Quốc tăng liên tục. Chỉ trong 10 năm (2001 đến 2012) nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng 76 lần, từ 210 triệu USD hồi 2001, thành 16 tỷ USD vào năm 2012. Đẩy kinh tế Việt Nam đến tình trạng càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc.

Tại sao chính quyền Việt Nam không hành động?

Một số chuyên gia kinh tế giải thích, đó là do sự câu kết rất chặt chẽ giữa các thế lực kinh tế mà chủ yếu là các doanh nghiệp lớn của nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân lớn, với các thế lực chính trị, để các bên đạt tới lợi ích lớn nhất mà Việt Nam thường gọi là nhóm lợi ích. (G.Đ)

 

THƯ TỪ NƯỚC MỸ GỬI BẠN BÈ

THƯ TỪ NƯỚC MỸ GỬI BẠN BÈ

Nguyễn Thị Kim Chi

Chúng tôi được lời mời tới Mỹ dự hội thảo về vấn đề tự do báo chí  Việt Nam của hai vị dân biểu Hoa Kì là bà Loretta Sanchez và Joe Lojgren. Ban tổ chức gửi vé bay, đưa đón chúng tôi ở các sân bay và lo mọi chuyện ăn ở đi lại trong nước Mỹ.

Vậy là các dư luận viên bắt đầu tấn công chúng tôi rằng: “Bọn họ là những kẻ vì những đồng đôla mà bán rẻ Tổ Quốc…”.

Những lời thóa mạ vô căn cứ đó của những  người “trung thành” chỉ khiến tôi  tức cười. Họ nguyền rủa, kết tội  chúng tôi vì lòng họ yêu nước và đang ra sức bảo vệ đất nước thật ư? Họ nói rằng lịch sử VN sẽ phán xét chúng tôi – những kẻ đi bêu xấu tổ quốc.

Tôi thì nghĩ khác họ. Những kẻ nào bòn rút đất đai tiền của của dân để đem ra nước ngoài giấu vào các ngân hàng thì mới là kẻ có tội với dân. Những kẻ nào cậy đứng trên đỉnh cao quyền lực đã dùng bộ máy chuyên chính bịt mắt, bịt miệng và đàn áp thẳng tay những người lương thiện dám đấu tranh thì mới là kẻ có tội. Những kẻ chạy theo bám đít bọn tham nhũng và  bưng bít sự thật để được chủ thưởng thì mới có tội với dân với nước. Đây xin mọi người hãy xem bản tổng kết của nhà báo nào đó mà Oanh Bùi đã gửi cho tôi thì mọi người sẽ biết rõ thêm tình trạng VN.

Thấy chúng tôi dám nói, dám viết sự thật hiện trạng của VN trên các trang mạng nên các dân biểu quốc hội Mỹ đã mời chúng tôi tới Hoa Kỳ. Đoàn hiện chỉ có 5 người, năm người đã bị chặn lại ở các sân bay. Còn nếu nhà nước cử người đi đại diện cho VN thì bọn tôi chẳng bao giờ tới lượt. Những người đang biểu diễn lập trường chắc chắn sẽ được cử đi để “bảo vệ danh dự của đảng cộng sản VN và nhà nước”. Lúc đó các nhà lý luận sẽ viết sẵn cho họ những bài tham luận đầy tự hào rằng: “Việt Nam tuy còn khó khăn, nhưng đang phát triển và dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản”…

Việt Nam “dân chủ” mới có những người như Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết phải đem cả mạng sống của mình ra giành lại đất đai…

Việt Nam tự do nên các bloger và những người dám xuống đường  đấu tranh chống Trung Quốc bành trướng đã bị đàn áp và lần lượt vào tù.

Họ làm trò gắp lửa bỏ tay người chẳng mấy ai tin. Chúng tôi dẫu biết sẽ rất nhiều hệ lụy trong  ngày trở về,  chúng tôi sẵn sàng đón nhận tất cả. Tù đày ư, tra tấn đánh đập ư? Chúng tôi sẵn sàng dấn thân cho một Việt Nam ngày mai được TỰ DO, DÂN CHỦ, GIÀU MẠNH, VĂN MINH, KHÔNG THÙ HẬN.

N.T.K.C.

Washington ngày 23.4.2014

Nhân viên thô lỗ bị khách đi xe buýt đánh chết

Nhân viên thô lỗ bị khách đi xe buýt đánh chết
Wednesday, April 23, 2014

Nguoi-viet.com

SÀI GÒN (NV) Cuộc xung đột giữa nhân viên xe buýt vận chuyển công cộng và hành khách tiếp tục tái diễn có phần trầm trọng hơn, với vụ mới xảy ra hôm 20 tháng 4, 2014 làm nhân viên bán vé xe buýt thiệt mạng.

Vụ ẩu đả giữa người này và một hành khách diễn ra ngay trên đường phố giữa chốn đường người, thuộc phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, Sài Gòn.



Hành khách tố bị nhân viên xe buýt đánh bầm mặt. (Hình: báo Tuổi Trẻ)

Cuộc điều tra của công an Sài Gòn cho biết, khoảng 3 giờ chiều ngày 20 tháng 4, 2014, nạn nhân là Trần Hoàng Lâm, 22 tuổi, cư dân tỉnh Kiên Giang, đứng bán vé trên chiếc xe buýt mang số 32 chạy tuyến đường nối liền Bến xe miền Tây và bến xe Ngã tư Ga, Hóc Môn. Khi xe đang chạy trên đường Văn Cao, quận Tân Phú, một nam hành khách chưa rõ lai lịch, xin dừng xe để xuống vì lỡ đi nhầm chuyến.

Yêu cầu của người khách lạ này làm ông Trần Hoàng Lâm bực bội. Khi xe dừng lại trước một căn nhà ở đường Văn Cao, ông Lâm ném hành lý của người khách nọ xuống đường. Hành động này khiến ông khách nổi giận, thách ông Lâm xuống xe để “thử sức hơn thua.”

Ðoạn đường nơi xảy ra vụ ẩu đả làm một nhân viên xe buýt tử thương. (Hình: báo Lao Ðộng)

Sau cuộc đánh võ mồm kịch liệt, cả hai xông vào nhau đánh đấm loạn xạ. Không may, ông Lâm bị té đập đầu xuống đường bất tỉnh nhân sự. Người khách nọ thừa cơ hội bỏ chạy mất, hiện chưa rõ danh tính. Ông Trần Hoàng Lâm được đưa vào bệnh viện cứu cấp, nhưng đã chết dọc đường, nghi bị chấn thương sọ não.

Công an quận Tân Phú có mặt đã lập biên bản nội vụ và mở cuộc điều tra, truy lùng người khách nọ.

Thời gian qua, xảy ra liên miên nhiều vụ đánh nhau giữa hành khách và nhân viên xe buýt, kể cả tài xế. Có người tài xế ở Hà Nội đã buộc hành khách phải quỳ xin mới chịu dừng xe cho xuống. Hồi cuối năm 2012, một nữ hành khách chuyến xe buýt ở Ðồng Nai bị nhân viên đánh u đầu, bầm mặt sau vụ cãi vã dẫn đến xô xát. (PL)

 

Truyền thông lề phải, câu chuyện Tân cương và cà phê nhân quyền

Truyền thông lề phải, câu chuyện Tân cương và cà phê nhân quyền

Kính Hòa, phóng viên RFA
2014-04-22

04222014-kinhhoa.mp3

Tan_Cuong-vtc.vn-305.jpg

Quang cảnh phía ngoài cửa khẩu Bắc Phong Sinh hôm 18/4/2014

Courtesy of vtc.vn

Vì lý do “nhạy cảm”, đôi khi truyền thông chính thống của nhà nước Việt nam không loan tải những gì thực sự xảy ra, thậm chí có khi còn viết khác đi. Hai câu chuyện minh chứng trong tháng tư này là chuyện những người Duy Ngô Nhĩ ở biên giới phía Bắc, và câu chuyện Cà phê nhân quyền ở Nha Trang.

Tin quốc gia

Trung tuần tháng tư 2014, một tin đặc biệt được loan tải trong vài ngày, gây chú ý nhiều trên báo chí “chính thống” ở Việt nam. Đó là chuyện 16 người Trung quốc vượt biên trái phép vào Việt nam, khi bị cơ quan công quyền Việt nam giao trả về Trung quốc thì họ đã cướp súng bắn chết hai bộ đội biên phòng Việt nam. Một chi tiết đặc biệt trong sự kiện này là những người nhập cảnh trái phép này là những người thuộc sắc tộc Duy Ngô Nhĩ, đến từ vùng tự trị Tân Cương miền Bắc Trung quốc. Nhưng chi tiết đặc biệt này không được một tờ báo nào đưa ra, một việc mà truyền thông phải làm để báo cho mọi người biết là có điều gì khác biệt trong sự kiện ấy.

Tin đặc biệt này khi được truyền thông nước ngoài đưa lại từ Bắc Kinh hay Hà nội thì ghi rằng căn cứ vào sắc phục và nhân dạng của những bức ảnh chụp được thì họ là những người Duy Ngô Nhĩ, khác xa những người Hán đa số ở Trung quốc. Nhưng báo chí Việt nam thì không đưa như thế, mặc dù chính họ đã chụp những bức ảnh thể hiện rõ phụ nữ Hồi giáo che mặt, nét Âu Á trong gương mặt những người đàn ông.

Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từng là nhà báo kỳ cựu của tờ Thanh niên cho chúng tôi biết về việc đưa tin này:

Lúc đầu thì các báo có đưa là những người Tân cương nhập cảnh trái phép, rồi có liên quan đến bạo động gì đó rồi sau đó có lẽ là được nhắc nhở nên họ sửa thành người Trung quốc hết.”

Một nhà báo về hưu ở Đà Nẵng nói rằng ông không lạ về cách đưa tin như vậy của truyền thông Việt nam. Ông nói thêm rằng khi thấy những bức hình ông rất xúc động vì thấy rằng từ Tân Cương tới Việt nam là cả ngàn dặm đường, những con người ấy phải bị một cái bức bách cùng quẫn lắm nên mới phải đi như vậy. Ông rất mong là tin về những người Tân Cương phải được nổi lên. Nhưng theo ông Huỳnh Ngọc Chênh thì chuyện đó là nhạy cảm vì nó có liên quan đến Trung quốc.

Nói chung những vấn đề có liên quan đến Trung quốc là những vấn đề nhạy cảm. Khi đưa tin phải xin ý kiến từ bên trên. Hầu hết những vấn đề đó thì phải đưa theo thông tấn xã chứ không đưa theo tin mình có. Liên quan đến Trung quốc là như vậy, mà Tân cương thì nhạy cảm hơn nữa nên phải có sự chỉ đạo từ bên trên.”

Tin địa phương

1911776_608119962590192_544545600_n-250.jpg

Các thành viên thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam đã tổ chức buổi Cafe Nhân quyền lần thứ nhất tại Cafe Starbucks Sài Gòn hôm 28/2/2014.

Tin về người Tân Cương là tin quan trọng trên bình diện quốc gia. Trong cùng thời gian đó, một sự kiện diễn ra ở Nha Trang, cũng được báo chí chính thống đưa tin. Lần này là báo địa phương của tỉnh Khánh Hòa.

Một số bloggers trong đó có Paulo Thành Nguyễn, Mẹ Nấm tổ chức một buổi gặp mặt để bàn về Nhân quyền, khách mời thì có chị Trần Thị Tâm và Ngô Thị Ánh Tuyết là vợ và chị của anh Ngô Thanh Kiều  bị công an dùng nhục hình đánh chết ở Phú Yên. Mục đích của các bloggers, như họ thông báo một cách công khai là muốn cải thiện tình trạng vi phạm nhân quyền, sử dụng bạo lực của lực lượng trị an.

Mấy bloggers bị bắt ngay trước khi họ gặp hai chị Tâm và Tuyết tại một quán cà phê tại Nha Trang. Họ được trả tự do vài giờ sau đó, nhưng cuộc gặp mặt đã không diễn ra.

Những tin tức loại này thường thì không được báo chí chính thống đưa tin. Nhưng lần này lại được báo Khánh Hòa loan tải. Báo này loan tải rằng ba bloggers đã hứa với chị Tâm và chị Tuyết sẽ giúp đỡ tiền bạc, mua bò cho họ, nhưng trong buổi họp thì chỉ đọc những văn bản khó hiểu mà không có tiền. Điều này dẫn đến xô xát và đó là lý do mà ba bloggers bị cầm giữ trong vài giờ. Báo Khánh Hòa loan tin như thế.

Chúng tôi nói chuyện được với chị Tuyết. Chị cho biết:

Thưa anh họ nói sai sự thật. Họ nói rằng em với lại Tâm vô đó nghe những cái chuyện khó hiểu, nhưng mà thực chất thì tụi em chưa gặp những người này mà chỉ mới gặp Thành và được Thành mời ăn sáng thì công an bắt những người này hết rồi, chưa kịp nói kịp thảo luận cái gì hết. Người ta nói em với lại Tâm gây gỗ là một chuyện sai sự thật hoàn toàn. Em đang viết đơn kiện đây anh.”

Chị Tuyết cho biết thêm là số tiền mà báo Khánh Hòa đề cập là số tiền mà các bloggers chi ra để trả chi phí đi lại cho hai chị Tuyết và Tâm.

Các bloggers trong cuộc cũng đã làm rõ vấn đề bằng cách đưa đoạn ghi âm với chị Tâm lên mạng Internet.

Hai trường hợi vừa nêu một lần nữa cho thấy cách thức đưa tin của báo chí chính thống của nhà nước mà cư dân Internet gọi là “truyền thông lề phải.”

VN coi tử vong vì sởi như bị thiên tai?

VN coi tử vong vì sởi như bị thiên tai?

Nguyễn Giang

Thứ ba, 22 tháng 4, 2014

Dư luận rùng mình vì dịch sởi gây tử vong cao ở Hà Nội

Câu chuyện cả trăm trẻ em chết vì dịch sởi ở Việt Nam cho thấy một xu hướng rất đáng ngại tại quốc gia đông dân đang trên đà phát triển này: tính chịu trách nhiệm của giới chức rất yếu, gần như không có.

So với một nước như Ả Rập Saudi thì làm quan ở Việt Nam là nghề dễ hơn nhiều: quyền chức lớn, lợi ích cao nhưng tính giải trình thật thấp.

Vì cùng thời gian, Bộ trưởng Y tế của Ả Rập Saudi, nước vẫn còn theo chế độ phong kiến, đã bị cách chức chỉ vì virus Mers làm 81 người dân nước này tử vong.

Theo tin tức từ Trung Đông hôm nay 22/4/2014, chỉ vài ngày sau khi thăm các bệnh viện ở Jeddah để “trấn an dư luận” về vụ virus đường hô hấp gây chết người, Bộ trưởng Bấm Abdullah al-Rabiah đã bị nhà vua cách chức.

Cho đến nay, có 261 vụ nhiễm virus này được ghi nhận ở Vương quốc Hồi giáo gần 30 triệu dân.

Đổ tại thời tiết

Còn tại Việt Nam, báo chí đưa tin hôm 21/4 Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng “đi thị sát một số bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc sởi tại Hà Nội”.

Bà chẩn thật đúng bệnh:

Bộ trưởng Y tế của Ả Rập Saudi bị cách chức vì dịch virus làm chết hơn 80 người dân

“Bệnh nhi dồn vào một chỗ, thời tiết miền Bắc ẩm ướt thuận lợi cho virus phát triển là hai trong số nguyên nhân khiến dịch sởi bùng phát mạnh.”

Nhưng sự chẩn bệnh quá đúng này nghe lại cứ như từ miệng một người ngoài cuộc, không hề liên quan gì tới nạn quá tải ở các bệnh viện vốn không phải là chuyện mới và những gì Bộ Y tế đã có thể làm những tuần qua.

Bà Tiến còn nói: “Giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt,” theo trang VnExpress tường thuật lại câu chuyện.

Như thế, lỗi hóa ra là ở chỗ báo chí chưa đưa tin nhanh kịp để Bộ Y tế có hướng giải quyết, giãn các ca nhập viện ồ ạt vào vài bệnh viện chính ở Hà Nội.

Bộ Y tế hóa ra vô can và lỗi chính nay chỉ còn thuộc về thời tiết.

Quan chức né trách nhiệm trong ngành của mình không phải là chuyện gì mới nhưng điều đọng lại là vị đắng của câu chuyện hơn 100 trẻ em chết vì dịch sởi ở Hà Nội.

Đắng vì cả sự bất lực của nhiều người không làm gì để thay đổi cơ chế và thái độ coi mạng người không ra gì kiểu như vậy.

Thông thường, ngoài lỗi chuyên môn, quan chức ở đâu cũng còn phải chịu trách nhiệm để uy tín của ngành mình, của chính quyền bị tổn hại.

Và ở cả hai điểm này, không chỉ so với Ả Rập Saudi mà so với Trung Quốc, tính chịu trách nhiệm của quan chức Việt Nam cũng quá thấp.

Chẳng hạn Bộ trưởng Y tế Trương Văn Khang và Thị trưởng Bắc Kinh, Mạnh Học Nông đều bị cách chức hồi tháng 4/2003 vì “xử lý kém” các diễn biến của dịch SARS, gây ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền.

Còn so với các nước như Anh thì ngành y tế ở Việt Nam ngay từ nền tảng đã thiếu một số tiêu chuẩn cơ bản để tăng tính chịu trách nhiệm của cả hệ thống.

Chuyện bệnh nhân chết ở đâu cũng xảy ra.

Nhưng theo những gì tôi biết ở Anh thì các vụ chết trong bệnh viện và chết sau khi xuất viện 30 ngày đều được thống kê đầy đủ, công khai.

Các ngành khác cũng có quyền giám sát ngành y tế.

Chẳng hạn như ở Anh, sau vụ bệnh nhân chết tại bệnh viên Stafford, giới chức tư pháp đã mở cuộc điều tra vì lợi ích công chúng và đã ra một loạt khuyến nghị bắt buộc hệ thống bệnh viện phải thống kê đầy đủ những vụ chết tương tự.

Các bệnh viện cũng được xếp hạng ‘rủi ro’ theo bảng mà trang Bấm BBC News đăng tải dưới ở đây.

Anh Quốc có bảng thống kê các vụ tử vong ở tất cả các bệnh viện

Việt Nam rất cần những số liệu như thế và trách nhiệm của quan chức y tế, giới bác sỹ cần được ràng buộc vào những con số cụ thể như vậy.

Ngoài ra, thân nhân người bệnh cũng cần được nói rõ rằng họ hoàn toàn có quyền kiện dân sự đòi bồi thường trong trường hợp có người nhà tử vong.

Ở Anh cũng mới trong tháng này có thêm một vụ như vậy.

Gia đình bà Bấm Sheila Acott , 67 tuổi vừa kiện ngành y tế sau vụ bà chết vì bị ngã mà không được trợ giúp kịp thời khi đang ở trong bệnh viện Maidstone, quận Kent hồi tháng 2/2013.

Bò cừu và báo chí

Cũng tại Anh, không chỉ chuyện con người mà dịch bệnh xảy ra với bò và cừu cũng tạo trách nhiệm cho chính quyền.

Hồi năm 2001, bệnh lở mồm long móng (foot and mouth disease – FMD) đã khiến chính phủ Tony Blair gặp khủng hoảng.

Về mặt chính trị, đảng Lao Động cầm quyền khi đó phải cho hoãn bầu cử toàn quốc vì nhiều vùng nông thôn Anh bị phong tỏa, và nền kinh tế bị thiệt hại hàng tỷ bảng vì 3,5 triệu đầu cừu, bò và lợn bị chết.

Nhưng về cơ chế, tổ chức, Anh Quốc cũng đã có những quyết định cụ thể, dứt khoát.

Bộ Nông nghiệp – Ngư nghiệp và Thực phẩm (Ministry of Agriculture, Fisheries and Food – MAFF) bị giải thể và chính phủ lập ra Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (Defra) để thay thế.

Nhiều nhân vật cao cấp trong ngành thú y bị cách chức và một hệ thống giám sát hoàn toàn mới được đưa vào áp dụng.

Giới y tế và đại học cho đến nay vẫn có các nghiêm cứu về chuyện chỉ liên quan đến gia súc này.

Dù ở Việt Nam, bà Bộ trưởng Y tế có vẻ trách cứ báo chí, tôi nghĩ truyền thông đã đóng vai trò tốt trong việc báo động về vụ dịch sởi ở Hà Nội.

“Vụ Hoài Đức làm mất mặt ngành y tế nhưng các quan chức cao cấp của ngành này vẫn không sao”

Thực ra chính phủ nào cũng khó chấp nhận ‘tin dữ’ nhưng nghề báo ở đâu cũng thế, người đưa tin luôn cần nhìn nhận lợi ích của công chúng cao hơn của quan chức.

Chẳng hạn như BBC hồi 2001 đã có vai trò lớn trong việc buộc chính phủ Anh vào cuộc ngăn khủng hoảng bệnh dịch lở mồm long móng.

Vào lúc nhà chức trách vẫn nghĩ số bò và cừu ‘chết chính thức’ mới chỉ có 773 ca nên chuyện chưa nghiêm trọng, phóng viên BBC Robert Hall đã bay trực thăng qua vùng nông thôn ‘tan hoang vì dịch’ và phóng sự truyền hình của anh hôm 29/3/2001 đã làm thay đổi toàn bộ cách nhìn của dân Anh và chính phủ về chuyện này.

Không có báo chí Việt Nam, người dân cũng không thể biết được vụ nhân bản kết quả xét nghiệm máu tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức.

Cũng chính báo chí trong nước viết rõ ra rằng vụ Bấm Hoài Đức làm ‘mất mặt ngành y tế’ nhưng các quan chức cao cấp của ngành này vẫn không sao và các bị cáo cấp thấp chỉ bị án treo hoặc cảnh cáo.

Cứ như thế, vấn đề ở Việt Nam không phải là báo chí không nói đủ, mà là vì có một hệ giá trị coi nhẹ các chuyện gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng con người.

Không thể để các chuyện ‘nhân tai’ được coi như thiên tai, rơi vào ai thì ráng chịu.

Nếu như quan chức y tế vẫn tiếp tục bình chân như vại, giới chức các ngành khác ở Việt Nam vẫn có thể vào cuộc như tại Anh Quốc vì sự an toàn chung của cộng đồng.