Tại sao phải bắt chủ trang blog Basam?

Tại sao phải bắt chủ trang blog Basam?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-05-06

ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang blog Basam

Ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang blog Basam

Courtesy blog Mõ Làng

Nghe bài này

Sáng ngày hôm qua 5-5-2014 cổng thông tin điện tử của Bộ công an chính thức loan tin ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang blog Basam và bà Nguyễn Thị Minh Thúy cùng bị bắt vì vi phạm điều 258 Bộ luật Hình sự. Việc bắt giữ này gây ra một làm sóng rộng khắp trên các trang mạng trong và ngoài nước.

Việc bắt ông Nguyễn Hữu Vinh chủ trang blog Basam và người cộng sự tại Hà Nội khiến cư dân mạng đưa ra rất nhiều câu hỏi bởi công an đã chọn thời điểm Trung Quốc đặt giàn khoan HD 981 trên vùng biển của Việt Nam để bắt giữ ông.

Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh và blog Basam

Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh là con của công thần Nguyễn Hữu Khiếu, nguyên Bộ trưởng, từng giữ chức Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền tại Liên Xô cũng là một sỹ quan an ninh kỳ cựu. Bản thân của Nguyễn Hữu Vinh từng là thiếu tá an ninh của A25 và sau đó bỏ ngành an ninh để thành lập một doanh nghiệp “thám tử tư” lần đầu tiên của Việt Nam.

TS Nguyễn Quang A nhận xét việc bắt giữ này:

-Không biết vì một lý do gì họ lại bắt anh Nguyễn Hữu Vinh một blogger thực sự nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Đây là trang điểm tin rất hay, rất nhiều người đọc. Họ viện cớ điều 258 nhưng tôi theo dõi thì thấy anh ấy có viết gì đâu, toàn điềm tin và bài của người khác đưa lên thôi.

Ông Nguyễn Hữu Vinh lập trang blog Basam vào năm 2007 và không lâu sau đó trang blog này trở nên nổi tiếng nhất Việt Nam.

Càng nổi tiếng người đọc trong và ngoài nước càng nghi ngờ cho nhân thân của ông hơn. Với lý lịch như thế lại đang sống giữa lòng Hà Nội, công khai đưa tin các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và đàn áp dân oan đã làm nhiều người nghi ngờ ông là an ninh đội lốt hoạt động dân chủ.

“Khi chú ý kỹ người ta sẽ thấy chủ đề chính quan trọng nhất mà trang Basam đưa lên đầu trang mỗi ngày luôn luôn là các bài viết có yếu tố Trung Quốc, đặc biệt là Biển Đông”

Ông Nguyễn Hữu Vinh không những viết trên trang Basam mà còn xuất hiện công khai trong các sự kiện quan trọng. Tại cuộc Hội thảo “Tác động của truyền thông xã hội lên tác nghiệp báo chí” vào ngày 24-12-2012, tại Hà Nội ông và nhà báo Phạm Viết Đào đã đọc tham luận tại đây.

Nhà báo Phạm Viết Đào sau đó bị bắt còn ông thì không.

Mới đây không lâu ông lại xuất hiện tại cuộc hội thảo mang tên: “Bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử của các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại” do Hội Khoa học Lịch sử tổ chức vào ngày 9 tháng 3 năm 2014. Hình ảnh cuộc hội thảo này đã được ông tường thuật chi tiết trên trang mạng Basam sau đó.

Trang blog Bsam ngày 6 tháng 5, 2014

Trang blog Bsam ngày 6 tháng 5, 2014 (RFA screen cap.)

Sự công khai của ông có lẽ cũng là ý muốn của công an nhằm gây nghi ngờ trong cộng đồng mạng. Họ để ông tự do đưa bất cứ tin tức gì lên trang Basam với chiến thuật tung hỏa mù và tự diễn biến chia rẽ lẫn nhau.

Trang Basam điểm tất cả các loại tin tức trong cũng như ngoài nước có liên quan đến Việt Nam. Tin lấy từ báo chí lề phải cũng như người viết blog, thậm chí những bài viết hay trên Facebook. Dù vậy khi chú ý kỹ người ta sẽ thấy chủ đề chính quan trọng nhất mà trang Basam đưa lên đầu trang mỗi ngày luôn luôn là các bài viết có yếu tố Trung Quốc, đặc biệt là Biển Đông.

Có lẽ đây cũng là một thế mạnh mà an ninh Việt Nam ngần ngại không bắt chủ trang blog Basam khi người dân đã phản ứng trước vấn đề này ngày càng công khai và gay gắt hơn.

Vậy tại sao lại bắt người chống Trung Quốc mạnh mẽ và hiệu quả nhất trong khi giàn khoan HD 981 công khai chiếm đóng hoạt động trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam? Câu hỏi này có nhiều cách giải thích trong đó nhà báo Phạm Đình Trọng đưa ra hai yếu tố sau đây:

“Chính vì trong lúc này có một việc nghiêm trọng như thế mà Ba Sàm bị bắt thì tôi nghĩ có hai ẩn ý của chính quyền. Ẩn ý thứ nhất là răn đe những người phản đối Trung Quốc. Ẩn ý thứ hai là phân tán sự chú ý

nhà báo Phạm Đình Trọng”

-Có thể đây là một ẩn ý của chính quyền bởi vì Trung Quốc đưa giàn khoan vào mình là một việc rất lớn và việc này cũng diễn ra lâu rồi vì trước khi đưa giàn khoan đến thì nó phải khảo sát thăm dò, đóng cọc. Rõ ràng những chuẩn bị như thế đã diễn ra giữa thanh thiên bạch nhật và lực lượng hải quân tuần tra biển của mình phải biết. Thế nhưng cũng không công bố đến khi nó vào rồi thì bộ Ngoại giao mới phản đối như một thông lệ thôi.

Chính vì trong lúc này có một việc nghiêm trọng như thế mà Ba Sàm bị bắt thì tôi nghĩ có hai ẩn ý của chính quyền. Ẩn ý thứ nhất là răn đe những người phản đối Trung Quốc. Ẩn ý thứ hai là phân tán sự chú ý của người dân đối với Trung Quốc khi nó đưa giàn khoan vào Việt Nam.

Từ trang Basam đến trang Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Chị Ngọc Thu, người phụ trách trang Basam hiện nay xác nhận là ông Nguyễn Hữu Vinh không còn dính gì tới trang này ngược với những gì mà cơ quan công an cáo buộc. Khi được hỏi phải chăng ông Nguyễn Hữu Vinh đã biết trước việc mình sẽ bị bắt chị Thu cho biết:

-Chúng tôi không thể trả lời chính xác nhưng chuyện bắt anh Vinh không liên quan gì tới trang Basam vì đã từ lâu anh Vinh không còn điều hành trang Basam nữa, anh không giữ quyền Admin và không thể mở hay đóng trang Basam được cho nên tôi nghĩ chuyện bắt anh ấy không liên quan gì tới nội dung của trang Basam.

“Dường như có sự liên quan gì đó. Không rõ ràng lắm việc bắt anh Vinh có liên quan tới trang Chép sử Việt bị đóng hay không nhưng ngay khi tin anh Vinh bị bắt thì cả hai trang Chép sử Việt và Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự đều bị đóng ngay lúc đó

Chị Ngọc Thu”

Ngay khi trang Basam tạm ngưng điểm tin, trang Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự làm tiếp công việc của nó tuy chưa công phu và rộng lớn bằng. Thêm vào đó là sự xuất hiện của blog mang tên Chép sử Việt đã khiến người theo dõi ngạc nhiên hơn mặc dù không ai biết chắc trang blog này có phải do Nguyễn Hữu Vinh thực hiện hay không. Chị Ngọc Thu người hiện là BTV của trang Basam chia sẻ:

-Dường như có sự liên quan gì đó. Không rõ ràng lắm việc bắt anh Vinh có liên quan tới trang Chép sử Việt bị đóng hay không nhưng ngay khi tin anh Vinh bị bắt thì cả hai trang Chép sử Việt và Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự đều bị đóng ngay lúc đó

TS Nguyễn Quang A người có vai trò trên trang Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự cho biết việc trang này bị hacker chiếm tên miền, ông nói:

-Tôi không rõ trang Chép sử Việt ấy là của ai, có thể nó có liên quan nhưng cũng có thể nó độc lập với nhau. Chuyện trang Dân Quyền bị hack xảy ra trước khi anh Vinh bị bắt. Anh em kỹ thuật của chúng tôi đang tìm cách phục hồi và khôn g biết bao giờ mới xong và cũng có thể làm thêm một trang thứ hai hay thứ ba gì đấy nữa.

Nhà giáo Phạm Toàn, người từng cộng tác, dịch bài trên trang Basam có cái nhìn sâu hơn, ông cho rằng đàng sau việc bắt giữ này là kết quả của tranh chấp giữa phe phái:

-Ba Sàm ghê lắm nếu không bắt Ba Sàm thì có thể anh ấy kêu gọi biểu tình chống Biển Đông sắp tới thì nguy lắm. Tôi vẫn thấy anh Ba Sàm phải là cùng một phe nào đó. Có thể phe ấy thông minh hơn nhưng lại yếu thế hơn

Hình ảnh công an bắt giam Nguyễn Hữu Vinh có thể do phe thân Trung Quốc hay ai đó gián tiếp gửi đi thông điệp tới cho Hoa Kỳ trước khi đối thoại nhân quyền Hoa Kỳ-Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 12 và 13 tháng Năm sắp tới. Thông điệp ấy rõ ràng cho thấy sức ép làm cho Việt Nam phải thực hiện nhân quyền theo ý của quý vị đã hoàn toàn phá sản.

Tuy nhiên nếu xoay vấn đề sang một góc khác, câu hỏi dựa theo kinh nghiệm của người xưa: “phải chăng đây là động tác mượn dao giết người của các phe phái trong nội bộ?” không phải là không có lý của nó.

 

Blogger Anh Ba Sàm bị khám nhà, bắt khẩn cấp

Blogger Anh Ba Sàm bị khám nhà, bắt khẩn cấp

RFA
2014-05-05

ba-sam

Blogger “Anh Ba Sàm” Nguyễn Hữu Vinh

Courtesy of blog Phước Béo

Công an Việt Nam vừa thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp và bắt giữ ông Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang tin Ba Sàm, vào ngày hôm qua tại nhà riêng của ông này ở Hà Nội.

Báo Thanh Niên trích thông báo từ Cơ quan Anh ninh điều tra, Bộ Công an, cho biết, ông Nguyễn Hữu Vinh bị bắt vì có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, vi phạm điều 258, Bộ luật hình sự.

Cơ quan an ninh cũng tiến hành khám xét khẩn cấp và bắt giữ Nguyễn Thị Minh Thúy vào cùng ngày tại nhà riêng của cô này ở Hà Nội. Cô Nguyễn Thị Minh Thúy cũng bị cáo buộc tội vi phạm điều 258, bộ luật hình sự.

Các bản tin trong nước không cho biết vụ bắt giữ hai người này có liên quan gì với nhau hay không.

Ông Nguyễn Hữu Vinh là người sáng lập trang tin Ba Sàm nổi tiếng với những bài viết, và bài dịch được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, theo bà Đinh Ngọc Thu, người điều hành trang Ba Sàm hiện tại, thì ông Nguyễn Hữu Vinh đã ngừng tham gia vào các hoạt động của trang từ vài năm nay. Theo thông tin trong giới bloggers Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Vinh sau đó có tham gia và các trang blog nổi tiếng khác là Diễn đàn xã hội dân sự và Chép sử Việt mặc dù ông chưa bao giờ xác nhận thông tin này. Những trang blog này hiện đã ngừng hoạt động.

Trung Quốc bác bỏ phản đối của Việt Nam về giàn khoan ở Biển Đông

Trung Quốc bác bỏ phản đối của Việt Nam về giàn khoan ở Biển Đông

Hình ảnh các hoạt động khoan dầu ở nước ngoài trước trụ sở Công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc CNOOC tại Bắc Kinh.

Hình ảnh các hoạt động khoan dầu ở nước ngoài trước trụ sở Công ty Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc CNOOC tại Bắc Kinh.

05.05.2014

Trung Quốc ngày 5/5 lên tiếng bác bỏ phản đối của Việt Nam về việc Bắc Kinh đưa một giàn khoan nước sâu tới khu vực Biển Đông đang có tranh chấp.

Trước đó một ngày, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên án hành động của Bắc Kinh cho giàn khoan Hải dương 981 khoan và tác nghiệp tại khu vực Biển Đông từ ngày 2/5 đến ngày 15/8 là phi pháp, xâm phạm chủ quyền Việt Nam.

Phát ngôn nhân Lê Hải Bình nói động thái này ‘xâm phạm vào Lô 143 trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam’, ‘nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 130 hải lý.’

Ông Bình khẳng định ‘Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối.’

Ông Bình nhắc lại ‘Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.’

Đáp lại, tại cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, nhấn mạnh giàn khoan trị giá 1 tỷ đô la do công ty CNOOC Trung Quốc làm chủ ‘hoạt động hoàn toàn trong vùng biển của quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc.’

Phản đối chính thức của chính phủ Việt Nam được đưa ra hai ngày sau khi Cục Hải Sự Trung Quốc loan báo về việc đưa giàn khoan khổng lồ Hải dương 981 tới hoạt động tại Biển Đông.

Công ty dầu khí quốc doanh PetroVietnam ngày 4/5 đã gửi thư phản đối tới công ty CNOOC của Trung Quốc, yêu cầu chấm dứt ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và kéo giàn khoan Hải dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam, Cục Hải Sự Trung Quốc hôm nay mở rộng phạm vi khu vực cấm xung quanh giàn khoan thêm thành 4,8 km. Trước đó, trong thông cáo ngày 3/5, Cục này yêu cầu các tàu bè phải tránh xa giàn khoan Hải dương 1,6 km.

Báo Dân Trí của Việt Nam ngày 5/5 nói giàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc là một ‘hàng không mẫu hạm dầu mỏ’ ‘phục vụ cho toan tính hiện thực hóa đường lưỡi bò cũng như chiến lược khai thác dầu khí Biển Đông.’

Năm 2012, công ty CNOOC đã mời thầu các công ty nước ngoài cùng hợp tác phát triển 9 lô dầu khí ở phía Tây Biển Đông.

Lần đó, Việt Nam đã lên tiếng phản đối với lời tố cáo rằng đây là hành động bất hợp pháp vì một số lô dầu khí này nằm trong các vùng biển Hà Nội nói thuộc chủ quyền Việt Nam.

Giới phân tích cho rằng các hoạt động thăm dò dầu khí của Trung Quốc ở Biển Đông một phần nhằm khẳng định chủ quyền trên hầu hết toàn bộ vùng biển giàu tài nguyên này.

Ngoài ra, tin cho hay hải quân Trung Quốc cũng  đang chuẩn bị xây một sân bay trên Đảo Xích Qua mà Việt Nam gọi là đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.

Nguồn: Reuters, Wall Street Journal

TQ đưa giàn khoan vào gần đảo Lý Sơn

TQ đưa giàn khoan vào gần đảo Lý Sơn

Thứ hai, 5 tháng 5, 2014

Giàn khoan 981 là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc

Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Đáp lại, Trung Quốc tăng phạm vi cấm tiếp cận giàn khoan 981 thêm 2 hải lý nữa.

Báo trong nước dẫn thông báo trên website của Cục Hải sự Trung Quốc nói trong thời gian hơn ba tháng từ ngày 2/5 đến ngày 15/8, giàn khoan Hải Dương 981 của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) sẽ hoạt động tại tọa độ 15 độ 29′ N/111 độ 12’E.

Đây là vị trí nằm sâu trong EEZ của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn chừng 119 hải lý (221km), thuộc lô 143 trên bản đồ dầu khí của Việt Nam.

Vị trí mà Trung Quốc đặt giàn khoan cũng cách bãi ngầm, hay còn gọi là đảo Tri Tôn (tên tiếng Trung là Trung Kiến) thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc hiện đang kiểm soát tuy Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, 18 hải lý.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói tối hôm Chủ nhật 4/5: “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982″.

Ông Bình nói: “Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối”.

Cùng ngày 4/5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã gửi thư tới chủ tịch và tổng giám đốc của CNOOC phản đối hành động của Trung Quốc và yêu cầu CNOOC “dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam”.

Khẳng định đường chín đoạn

Cảnh báo của Cục Hải sự Trung Quốc còn cấm các loại phương tiện “không được xâm nhập” vào khu vực giàn khoan nói trên hoạt động trong phạm vi bán kính 1 hải lý.

Sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối, nhà chức trách Trung Quốc tăng phạm vi bán kính này lên thành 3 hải lý.

Hành động của Trung Quốc, theo Tiến sỹ Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, “là chỉ dấu rằng Trung Quốc đang khẳng định quyền thăm dò và khai thác tài nguyên trong đường chín đoạn của mình cho dù nguồn tài nguyên đó có nằm trong EEZ của quốc gia khác hay không”.

“Nếu như Tòa Trọng tài Quốc tế phán quyết rằng đường chín đoạn của Trung Quốc không hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam sẽ có cơ sở vững chắc hơn để phản đối những hoạt động như thế này của Trung Quốc.”

Tiến sỹ Ian Storey

Vị trí giàn khoan 981 nằm bên trong đường yêu sách chủ quyền còn được gọi là đường ‘lưỡi bò’.

Ông Storey cảnh báo rằng sự kiện này có thể dẫn tớ́i một đợt bùng phát căng thẳng mới về chủ quyền Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà trong năm 2013 dường như đã lắng xuống đáng kể.

Ông cũng cho rằng Việt Nam sẽ có cơ hội phản đối mạnh mẽ hơn nếu như Philippines thắng trong vụ kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Quốc tế.

“Nếu như Tòa Trọng tài Quốc tế phán quyết rằng đường chín đoạn của Trung Quốc không hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam sẽ có cơ sở vững chắc hơn để phản đối những hoạt động như thế này của Trung Quốc.”

Giàn khoan 981 là giàn khoan dạng nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoan tối đa 12.000m.

Giàn khoan này dài 114m, rộng 90m, gồm năm tầng cao 136m và có trọng tải tịnh hơn 30.000 tấn.

Đây là giàn khoan siêu sâu đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất.

Vị trí mà Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào hoạt động

Nguy cơ căng thẳng mới?

Giàn khoan 981 đã được đưa xuống Biển Đông từ năm 2011, gây quan ngại cho các nước trong khu vực.

Tốn gần 1 tỷ đôla để xây dựng, giàn khoan này có thể được sử dụng để phục vụ nhiều mục đích như kho học, dầu khí và quân sự.

Lúc đó, các chuyên gia Việt Nam đã cảnh báo về ý đồ dần dần chiếm hữu Biển Đông thông qua hoạt động dầu khí của Trung Quốc, nhất là khi vị trí đặt giàn khoan nằm trong vùng EEZ của các nước xung quanh.

Họ gọi đây là “thách thức chủ quyền” mà Trung Quốc “ngang ngược” áp đặt.

Trong một bài viết năm 2011, nhóm Nghiên cứu Biển Đông cho rằng việc Trung Quốc mang giàn khoan xuống Biển Đông là cách thức “thực hành chiếm cứ biển và từ đó khẳng định sự chiếm hữu thật sự Biển Đông qua hình lưỡi bò”.

Họ cho rằng giàn khoan 981 còn đặt ra một tiền lệ mới “ai đến trước, được hưởng trước” đối với các tài nguyên không tái tạo tại Biển Đông và từ đó Trung Quốc sẽ dần dần ép buộc các quốc gia Biển Đông phải tuân theo chiến lược “gác tranh chấp, cùng khai thác” theo kiểu Trung Quốc.

Thực tế, Trung Quốc đã tiến hành khảo sát địa chấn tại khu vực đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa và tại các lô dầu khí 141, 142 và 143 trên thềm lục địa Việt Nam từ tháng 5/2010.

Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng phản đối, nhưng các hoạt động dầu khí của Trung Quốc vẫn tiếp tục diễn ra.

Năm 2011 là năm có nhiều căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí. Liệu với sự kiện giàn khoan 981, hai nước có lâm vào một đợt căng thẳng mới?

Hà Nội phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan nổi vào vùng biển Việt Nam (RFI)

Giàn khoan dầu của China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) ngoài khơi tỉnh Liêu Đông, vịnh Bột Hải, Trung Quốc. Ảnh này chụp trong tháng  03/2005

Giàn khoan dầu của China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) ngoài khơi tỉnh Liêu Đông, vịnh Bột Hải, Trung Quốc. Ảnh này chụp trong tháng 03/2005

REUTERS/China Daily/Files

TS Hà Vũ sẽ dự họp báo nhân quyền ở Mỹ

TS Hà Vũ sẽ dự họp báo nhân quyền ở Mỹ

Thứ bảy, 3 tháng 5, 2014

Ông Cù Huy Hà Vũ được phóng thích hồi đầu tháng Tư

Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ sẽ ‘tham gia phát biểu’ tại buổi họp báo nhân quyền ở Washington, gần một tháng sau khi ông được chính quyền Hà Nội phóng thích và xuất cảnh sang Mỹ.

Cuộc họp báo được Dân biểu Christopher Smith triệu tập tại trụ sở Quốc hội Mỹ với mục đích “đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm vô hiệu hoá những công cụ đàn áp của nhà nước Việt Nam và đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm”, thông cáo báo chí của Ủy ban Cứu trợ Thuyền nhân (BPSOS) ngày 2/5.

Tham gia phát biểu tại họp báo, dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 6/5 tới, còn có cựu Dân biểu Cao Quang Ánh và ông Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS, thông cáo nói thêm.

Buổi họp báo được tổ chức gần một tuần trước thềm cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt lần thứ 18 được nhóm trong hai ngày 12 và 13/5 tại Washington.

“Chúng tôi muốn nhấn mạnh với nhà cầm quyền Việt Nam rằng tự do ngôn luận và tôn trọng nhân quyền là những điều tối cần cho sự bình ổn, thịnh vượng và an ninh của một đất nước”

Ông Scott Busby, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ

Trong tuyên bố chính thức sau cuộc đối thoại nhân quyền lần thứ 17 hồi năm ngoái, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói hai bên đã “thẳng thắn” trao đổi về những vấn đề liên quan đến “nhà nước pháp quyền, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền của người khuyết tật, người đồng tính, việc thực hiện khuyến nghị cơ chế báo cáo UPR, tình hình thực thi và bảo vệ các quyền con người ở Việt Nam và Hoa Kỳ.”

“Phía Việt Nam cũng đã chủ động cung cấp thông tin, làm rõ sự thật về những thông tin sai lệch, không phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam,” trang web Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị khi đó nói.

Việt Nam năm ngoái cũng nói trong thời gian ở Việt Nam, đoàn của Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Baer đã ‘được tạo điều kiện gặp một số cá nhân phía Hoa Kỳ quan tâm’.

Hoa Kỳ ‘cố gắng rất nhiều’

Phát biểu bên lề một hội thảo hôm 1/5 tại Washington, ông Scott Busby, Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, được đài RFA dẫn lời nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nêu lên sự quan tâm trong cuộc đối thoại nhân quyền thương niên sắp tới với Việt Nam.

“Chúng tôi muốn nhấn mạnh với nhà cầm quyền Việt Nam rằng tự do ngôn luận và tôn trọng nhân quyền là những điều tối cần cho sự bình ổn, thịnh vượng và an ninh của một đất nước,” ông nói.

Ông Cù Huy Hà Vũ

Ông Cù Huy Hà Vũ tới Washington DC, Hoa Kỳ, hôm 7/4/2014.

“Về mặt thăng tiến nhân quyền cho Việt Nam tôi nghĩ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cố gắng rất nhiều.”

“Chúng tôi đã thành công trong việc thuyết phục Việt Nam trả tự do cho một số người bất đồng chính kiến”, quan chức ngoại giao Mỹ được trích thuật nói thêm.

Ông Cù Huy Hà Vũ, sinh năm 1957, là tiến sỹ luật được đào tạo tại Pháp và là con trai của nhà thơ Huy Cận, một công thần của chế độ, ông Vũ cũng là con nuôi của thi sỹ Xuân Diệu.

Ông bị bắt ngày 5/11/2010 tại Sài Gòn và bị khởi tố trong cùng tháng về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ông Hà Vũ được nhà cầm quyền phóng thích hôm 7/4/2014 và tới Washington trong cùng ngày. Trước khi xuất cảnh, ông đang thi hành án tù 7 năm theo phán quyết của tòa sơ thẩm ngày 4/4/2011.

Ngay sau diễn biến, Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã hoan nghênh quyết định này của phía Việt Nam, theo hãng tin AP.

Blogger Điếu Cày được đề cử nhận giải nhân quyền Vaclav Havel

Blogger Điếu Cày được đề cử nhận giải nhân quyền Vaclav Havel

Blogger Điếu cày (G) từng biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh tư liệu (Nguồn rsf.org)

Blogger Điếu cày (G) từng biểu tình tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007, phản đối Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa. Ảnh tư liệu (Nguồn rsf.org)

Thụy My

Blogger Điếu Cày tức Nguyễn Văn Hải hiện đang thụ án 12 năm tù giam về tội tuyên truyền chống Nhà nước. Ngày 01/05/2014, ông đã được đề cử tặng thưởng giải Vaclav Havel. Trong khi đó thân nhân ông Nguyễn Văn Hải hôm nay 03/05/2014 cho biết, ông đang bị bệnh tật đe dọa nặng nề mà không được chữa trị trong nhà tù.

Giải Vaclav Havel là giải thưởng của Hội nghị các Nghị viện Hội đồng châu Âu dành cho các hoạt động kiệt xuất của xã hội dân sự trong việc bảo vệ nhân quyền tại châu Âu cũng như các châu lục khác, được đặt ra từ năm 2013.

Năm nay trong số những người được đề cử có ông Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày, một tù nhân lương tâm đã bị lãnh án 12 năm tù giam vào tháng 9/2012 vì tội danh tuyên truyền chống Nhà nước. Tháng 3/2013, ông đã tuyệt thực đến một tháng để phản đối điều kiện giam giữ.

Trong số các cá nhân và tổ chức đứng ra đề cử ông Nguyễn Văn Hải, có sáu cựu thành viên nhóm Hiến chương 77 của Cộng hòa Séc, và bảy tổ chức của người Việt trong và ngoài nước. Đó là nhóm Văn Lang ở Praha với tôn chỉ « Vì một xã hội dân sự », nhóm Đàn Chim Việt ở Ba Lan, và các tổ chức tại Việt Nam là Diễn đàn Xã hội Dân sự, Hội Tù nhân Lương tâm Việt Nam, Mạng lưới Blogger Việt Nam, nhóm No-U FC và Nhà xuất bản Giấy Vụn.

Trả lời RFI Việt ngữ, anh Nguyễn Trí Dũng, con ông Nguyễn Văn Hải cho biết :

Nguyễn Trí Dũng tại Việt Nam

 

03/05/2014
by Thụy My

 

Nghe (03:01)

 

 

 

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á đến Hà Nội vào tuần tới

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Á đến Hà Nội vào tuần tới

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel (www.state.gov)

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel (www.state.gov)

Trọng Nghĩa

Bộ Ngoại giao Mỹ vào hôm qua 02/05/2014 thông báo : Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Thái Bình Dương Daniel Russel sẽ dẫn đầu một phái đoàn Mỹ ghé Hà Nội trong hai ngày 07-08/05. Mục tiêu được loan báo là tham gia cuộc họp của cơ chế Đối thoại Mỹ-Việt vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Giới quan sát cho rằng vấn đề Biển Đông chắc chắn sẽ được hai bên thảo luận.

Trong bản thông cáo báo chí ngắn gọn về chuyến công du Việt Nam của ông Russel, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm là Trợ lý Ngoại trưởng sẽ tiếp xúc với các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, đồng thời giao lưu với các cựu sinh viên từng tham gia các chương trình trao đổi cấp chính phủ.

Theo giới quan sát, chuyến công du Việt Nam của người trực tiếp nắm hồ sơ Đông Nam Á tại Bộ Ngoại giao Mỹ diễn ra chỉ ít lâu sau khi đích thân Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm hai nước Đông Nam Á khác là Malaysia và Philippines.

Điều này phản ánh mối quan tâm của Hoa Kỳ đối với khu vực Đông Nam Á, đặc biệt trong bối cảnh lãnh đạo 10 quốc gia trong khối ASEAN chuẩn bị họp Hội nghị Thượng đỉnh tại Miến Điện trong hai ngày 10-11/05.

Trong thời gian qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Á – Thái Bình Dương đã không ngần ngại có những lời lẽ rất cứng rắn đối với các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, nêu bật một số hành vi sách nhiễu của Trung Quốc nhắm vào Philippines chẳng hạn, đặc biệt là tại hai bãi ngầm đang tranh chấp là Scarborough và Second Thomas ngoài Biển Đông.

Ví dụ cụ thể nhất là bản điều trần của ông Daniel Russel trước Tiểu ban Châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 05/02 vừa qua, trong đó ông đã cảnh cáo Trung Quốc về những yêu sách lãnh thổ đáng quan ngại ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Về Biển Đông, ông Russel là một nhà ngoại giao Mỹ hiếm hoi công khai phê phán tính chất không phù hợp với luật pháp quốc tế của tấm bản đồ « Chín đường gián đoạn » mà Trung Quốc sử dụng để đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông.

Ông cũng đã chỉ trích các quy định mới đây của Trung Quốc về đánh đánh bắt cá trên một phần Biển Đông, và cảnh cáo Bắc Kinh về ý đồ muốn thiết lập một vùng nhận dạng phòng không mới trên Biển Đông.

30-4: Để tang, ăn mừng, hay cơ hội để hòa hợp hòa giải?

30-4: Để tang, ăn mừng, hay cơ hội để hòa hợp hòa giải?

Hoài Hương-VOA

02.05.2014

Ngày 30 tháng Tư là một dấu mốc lịch sử đối với người Việt Nam, cả ở trong lẫn ở ngoài nước. Tại Việt Nam, ngày này thường được đánh dấu với những lễ mừng chiến thắng, nhưng ở hải ngoại, các cộng đồng người Việt khắp nơi tụ tập để đánh dấu Ngày Quốc Hận, biến cố đau thương khi Sài Gòn sụp đổ đưa đến sự cáo chung của chính phủ Việt nam Cộng hòa. Năm nay, các lễ lạc ấy dường như đượm thêm một số sắc thái phức tạp hơn.

“Ngày một triệu người vui, một triệu người buồn”, theo lời cố Thủ Tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, một tiếng nói lạc lõng đi trước thời đại, chủ trương cải cách hướng tới hòa hợp hòa giải. Năm nay, lại có thêm hai quan chức Việt Nam khác lên tiếng theo cách riêng của họ, tỏ thái độ hòa hoãn hơn nhân cơ hội ngày 30 tháng Tư.

Một bà mẹ và ba người con miền Nam Việt Nam chạy khỏi Việt Nam trên một chiếc tàu của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, 29/4/1975 (Ảnh tư liệu.)

Một bà mẹ và ba người con miền Nam Việt Nam chạy khỏi Việt Nam trên một chiếc tàu của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, 29/4/1975 (Ảnh tư liệu.)

Quan chức thứ nhất là Thứ Trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn, cách đây vài ngày ông Sơn đã đưa ra những phát biểu tỏ ý muốn “xóa hố sâu thù hận” giữa hai bên, và lần đầu tiên nói tới những người bỏ nước ra đi là “những nạn nhân chiến tranh”, thay vì mô tả những người vượt biên vượt biển ra nước ngoài tỵ nạn cộng sản sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 là những kẻ phản động, đi theo đế quốc.

Mặc dù rất nhiều người không đồng ý với ông Nguyễn Thanh Sơn đã gán cho họ cái nhãn “nạn nhân chiến tranh” vì cho rằng họ không phải là nạn nhân bởi vì chiến tranh lúc đó đã chấm dứt, mà họ là những người tỵ nạn không thể, hoặc không muốn sống dưới chế độ cộng sản.

Quan chức thứ nhì là ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương Mại, người đã dẫn đầu cuộc thương thuyết để Việt Nam gia nhập WTO. Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân ở Hạ Long hôm 29 tháng Tư, ông Trương Đình Tuyển nói “Đã đến lúc nên thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước là quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự.”

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA-Việt ngữ, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng nói phát biểu của ông Trương Đình Tuyển, mà báo chí Việt Nam cho là khá táo bạo vì đã đề cập tới xã hội dân sự, một đề tài lâu nay vẫn cấm kỵ, có liên hệ tới hiệp ước thương mại xuyên Thái bình dương TPP mà Việt Nam đang ráo riết thương thuyết với Hoa Kỳ và các đối tác khác để vực dậy nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nói:

“Ngày hôm qua (29/04) tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân ở Hạ Long, chính ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương Mại Việt Nam, đã phải nói rằng vòng đàm phán TPP đang có vẻ như vẫn bế tắc. Khó khăn lớn nhất tại vòng đàm phán này chính là Việt Nam. Ông Tuyển cũng kêu gọi đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Xã hội dân sự là cái gì, chính là quyền đi lại, quyền được xuất cảnh tự do, được nhập cảnh tự do của các công dân. Nếu nhà nước Việt Nam chưa tôn trọng điều đó, thì làm sao có thể nghĩ tới một quy chế thị trường để có thể vào TPP được.”

Nhà báo Phạm Chí Dũng, người vừa được Tổ chức Ký Giả Không Biên giới vinh danh là một trong 100 “Anh Hùng Thông Tin” của thế giới, đã bị nhà nước tịch thu hộ chiếu, không cho sang Hoa Kỳ dự buổi điều trần tại Quốc hội về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam.

Lời bình luận của hai quan chức Việt Nam ngay trước ngày 30 tháng Tư tuy khác biệt về đối tượng nhắm tới- người Việt ở hải ngoại hay giới hoạt động dân chủ trong nước; về nội dung, cũng như về động cơ -chính trị hay kinh tế, nhiều người cho là những thông điệp đó có thể được coi là để bày tỏ thiện chí, muốn hàn gắn những chia rẽ sau thời chiến, và hòa giải với những người không đồng quan điểm với chính quyền, tham gia các tổ chức xã hội dân sự để đấu tranh cho các quyền tự do căn bản của công dân.

Điển hình như blogger Ngô Nhật Đăng, đang có mặt tại Washington trong cuộc quốc tế vận về tự do báo chí cho Việt Nam, anh chia sẻ trải nghiệm về ngày 30 tháng Tư:

Xe tăng quân đội miền Bắc Việt Nam tiến vào cổng Dinh Độc Lập, 30/4/1975 (Ảnh tư liệu.)

“Ngày 30 tháng Tư năm 75, khi đó chúng tôi mới 17 tuổi, ở Hà Nội sau một đêm rất là vui mừng vì đất nước được hòa bình, lúc đó chúng tôi cảm thấy nhẹ nhõm, chúng tôi không phải cầm súng bắn giết nhau và không phải bị chết nữa. Đó là cảm giác đầu tiên vào ngày 30 tháng Tư, cách đây đã 39 năm. Sau đó có một thời gian tôi đi làm, vào trong miền Nam có rất nhiều bạn bè, thậm chí những người anh rất thân là những người trong quân lực Việt nam Cộng hòa, qua đó tôi hiểu được rất nhiều.

Còn về vấn đề hòa hợp hòa giải thì ý kiến của tôi như thế này, là nhân dân không có thù hận, cho nên tôi không nghĩ tới việc hòa giải giữa nhân dân, giữa trong nước và nước ngoài. Sang đây tôi càng thấy rõ điều đó. Tôi gặp rất nhiều người, tình cờ gặp ở ngoài đường thì tất cả mọi người rất là gần gũi như là anh em. Chúng tôi đều đồng ý rằng là những người anh em chưa được gặp nhau vì những ngăn cản do nhà cầm quyền ngăn cản. Vấn đề hòa hợp hòa giải, cái gốc sâu xa của vấn đề là ai gây ra những mối hận thù, thì người đó phải đứng ra mà xin lỗi nhân dân, chứ còn nhân dân từ xưa và đến cả bây giờ đều không có chuyện thù hận lẫn nhau.”

Cũng có mặt trong phái đoàn đi vận động tự do báo chí tại Quốc hội Hoa Kỳ, nghệ sĩ Kim Chi trả lời câu hỏi của Ban Việt ngữ VOA:

“Bây giờ trong lòng tôi nó lạ lắm. 30 Tháng Tư thì tôi cũng thương nhớ đồng đội của tôi vô cùng, nhưng mà tôi cũng thương những người lính Việt nam Cộng hòa, và tôi nhận ra rằng cái cuộc chiến này người thắng người thua cũng đều đau, đều mất mát, đều đổ máu hết cho nên thật lòng mà nói thì tôi cảm thấy nó rưng rưng mà xót xa lắm chị à.”

Ttrong khi đó tại Việt Nam đã diễn ra một cuộc biểu tình vào đúng ngày 30 tháng Tư. Cuộc biểu tình đó do Phong trào Liên đới Dân Oan Tranh đấu tổ chức tại Sài Gòn đã bị công an thẳng tay đàn áp. Tin tải lên trang mạng của Danlambao.com cho biết đoàn biểu tình khởi hành từ công viên Lê Văn Tám đến hết đường Hai Bà Trưng thì một số người tham gia bị công an hành hung.

Cô Hồ Giang Mỹ Lệ, dân oan quận 4 Sài Gòn, là nạn nhân bị hành hung mạnh tay nhất, theo những hình ảnh và những chia sẻ của cô trên YouTube.

Nhưng một số người cho rằng ngày 30 tháng Tư có thể là một cơ hội để khởi sự tiến trình hòa hợp hòa giải, không những giữa những người dân thường ở cả ba miền Bắc Trung Nam, mà còn giữa những người đã cầm súng ở cả hai bên cuộc chiến. Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân, chia sẻ quan điểm của ông:

“Tôi tin là trong số hơn ba triệu đảng viên cộng sản cũng có rất nhiều người yêu nước, muốn nhìn thấy đất nước Việt Nam phát triển một cách vững mạnh, muốn nhìn thấy một xã hội công bằng hơn, một đất nước không có tham nhũng, một xã hội lành mạnh. Tôi nghĩ rằng cái ước mơ đó là ước mơ chung của tất cả mọi con dân Việt Nam, bất kể thuộc đảng phái nào. Và cũng nhân ngày 30 tháng Tư đánh dấu 39 năm, tôi nghĩ đây là cái khởi điểm để tất cả mọi người Việt chúng ta cố gắng đoàn kết lại với nhau, cố gắng làm sao để tranh đấu trong tinh thần ôn hòa để đem lại một sự thay đổi tốt đẹp cho đất nước.”

 

Lời kêu gọi Bộ trưởng Y tế Việt Nam từ chức

Lời kêu gọi Bộ trưởng Y tế Việt Nam từ chức

Chuacuuthe.com

VRNs (03.05.2014) – Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam xác nhận lập trường: Không tin tưởng rằng việc từ chức của một bộ trưởng trong thể chế độc tài có thể thay đổi diện mạo nền y tế tồi tệ ở Việt Nam.

Nhưng về nguyên tắc phân chia quyền lực và phân công nhiệm vụ trong Nội các chính phủ của một quốc gia, những thất bại của ngành y tế Việt Nam tất nhiên được quy vào trách nhiệm của Bộ trưởng Y tế đương nhiệm là bà Nguyễn Thị Kim Tiến.

Tuy dịch sởi lan tràn khắp cả nước nhưng hiện nay Bộ Y tế Việt Nam vẫn chưa cho công bố dịch một cách chính thức. Nhiều trẻ em đã chết và rất nhiều số khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; ngay cả người lớn cũng mắc bệnh. Sự hoang mang và căm phẫn đang dâng cao.

Nhiều nhà hoạt động Nhân quyền, nhà báo tự do, những người dùng mạng xã hội đã thể hiện sự bức xúc của mình bằng những hình ảnh và lời kêu gọi Bộ trưởng Y tế từ chức vì sự thất bại của bà trong việc nhiều trẻ em đã chết vì bị tiêm vaccine không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và tình trạng dịch sởi lan tràn không thể kiểm soát do các giới, các ngành vẫn chủ quan khi dịch sởi chưa được công bố.

Là những người phụ nữ đang hoặc sắp có con nhỏ, tất cả thành viên Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam rất bất bình vì tình trạng nêu trên và yêu cầu chính quyền Việt Nam nên áp lực bà Nguyễn Thị Kim Tiến phải hành xử như một người văn minh và có tri thức đúng như địa vị và học vị mà bà đang mang.

Mọi sự ngoan cố, tham quyền cố vị và coi thường dân chúng sẽ càng tạo nên sự bất mãn trong lòng người dân Việt Nam, và tất nhiên đưa đến hệ lụy bất ổn xã hội. Chính nhà cầm quyền Việt Nam là tác nhân gây ra bất ổn xã hội khi giới cầm quyền đã và đang hành động một cách bất xứng như thế.

Ban Điều hành Hội PNNQVN

Ngày 1 tháng 5 năm 2014

 

Hội Dân Oan Việt Nam có Ban Đại Diện

Hội Dân Oan Việt Nam có Ban Đại Diện
Thursday, May 01, 2014

Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) .- Sau nhiều tháng xin phép hành chính để hoạt động và bị cản trở, Hội Dân Oan Việt Nam vừa loan báo thành phần Ban Đại Diện gồm các tỉnh thành từ Bắc đến Nam.

Dân oan thuộc nhiều tỉnh phía Nam đi biểu tình ngày 29/4/2014 tại Sài Gòn với băng rôn “30-4 dân Việt mất quyền con người”. (Hình: Dân Làm Báo)

Một bản thông báo mới phổ biến trên nhiều diễn đàn và các trang mạng xã hội cho biết Hội Dân Oan Việt Nam ra đời với thành phần gồm ông Nguyễn Xuân Ngữ làm trưởng ban đại diện Dân Oan Việt Nam kiêm đại diện phía Nam.

Có 6 phó ban là đại diện dân oan ở Sài Gòn, Bình Dương, Cần Thơ, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, đều là những nơi có số lượng các vụ khiếu kiện và biểu tình tập thể về đất đai lớn, gây xôn xao dư luận thời gian qua. Bà Lê Hiền Đức, 82 tuổi, một người nổi tiếng về bênh vực dân oan tại Việt Nam, được mời làm chủ tịch danh dự.

Đây là hội đoàn dân sự mới nhất ra đời, một trong những hội đoàn độc lập tự quyết định thành lập và tuyên bố hoạt động mà không cần sự chấp thuận của nhà cầm quyền CSVN vốn cấm cản những tổ chức tư nhân.

Theo bản thông báo đề ngày 30/4/2014, của Hội nói trên “Ngày 24/4/ 2014 ông Nguyễn Xuân Ngữ đại diện Dân Oan phía Nam đã đến Văn Giang, Hưng Yên theo lời mời của nông dân Văn Giang, Hưng Yên để kỷ niệm 2 năm ngày nông dân Văn Giang bị cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật. Đại diện dân oan phía Nam đã gặp gỡ nhiều dân oan các tỉnh phía Bắc, có bàn về ý định thành lập Hiệp hội dân oan Việt Nam và chọn ngày dân oan Việt Nam. Mọi người nhất trí tiếp tục đấu tranh để thành lập hợp pháp Hiệp hội dân oan Việt Nam, trước mắt nhất trí cử Ban Đại Diện Dân Oan Việt Nam.”

Theo đó “Để ghi nhớ sự kiện ngày 24/4/2012 tại Văn Giang, một trong những vụ cưỡng chế thu hồi đất lớn nhất đối với dân oan Việt Nam và hoan nghênh tinh thần đoàn kết, đấu tranh bền bỉ của nông dân Văn Giang, mọi người nhất trí lấy ‘Ngày 24/4 hằng năm sẽ là Ngày Dân Oan Việt Nam’.

Ngày 28/2/2014, Bộ Nội Vụ CSVN gửi cho bà Lê Hiền Đức và ông Nguyễn Xuân Ngữ văn thư từ chối cho họ vận động thành lập Hội dân Oan Việt Nam, lấy cớ “không phù hợp quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của chính phủ quy dịnh về tổ chức, hoạt động và quản lý hội”.

Tuy nhiên, ngày 7/3/2014, bà Lê Hiền Đức và ông Nguyễn Xuân Ngữ gửi đơn khiếu nại nói rằng văn bản của Bộ Nội Vụ CSVN “có nội dung cấm hoặc hạn chế công dân thực hiện quyền tự do lập hội” mà như thế “trái với Hiến pháp 2013 và trái Thông điệp đầu năm 2014 của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.

Đơn khiếu nại dẫn điều 25 của bản Hiến pháp CSVN 2013 nói “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp và lập hội”.

Khi đọc bản thông điệp đầu năm 2014, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói trong đó rằng “…Người dân có quyền làm tất cả những gì luật pháp không cấm và sử dụng luật pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”, thư khiếu nại trích dẫn.

Ông Trịnh Bá Khiêm, một dân oan phường Dương Nội quận Hà Đông, bị đám người cưỡng chế hành hung trước khi bị đẩy lên xe Công an đưa đi nhốt. (Hình: Dân Làm báo)

Hiện Hội Dân Oan Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu thành lập nên đại diện các địa phương sẽ được bổ túc trong những ngày sắp tới. Bản thông báo số 12 của Hội dân Oan Việt Nam nói rằng nhiệm vụ trước mắt của Ban Đại diện Dân Oan Việt Nam gồm: “A/.Tập hợp các hồ sơ về dân oan để gửi các lãnh đạo Đảng và Nhà Nước, gửi công luận trong và ngoài nước để công luận biết rõ tình trạng dân oan VN. B/. Lên tiếng về các vụ việc đàn áp, cưỡng chế dân oan VN. C/. Đấu tranh chống tham nhũng trong những lĩnh vực liên quan đến dân oan. D/. Giới thiệu cho dân oan các luật sư, luật gia, chuyên gia trợ giúp trong việc khiếu nại, giải quyết các vấn đề của dân oan.”

Các cơ quan nhà nước CSVN từng nhìn nhận 70% các đơn từ khiếu kiện trong số hàng ngàn vụ khiếu kiện tập thể diễn ra hàng năm là về đất đai cưỡng chế, giải tỏa đền bù theo kiểu cướp ngày, đẩy người dân vào đói khổ trong khi làm giầu cho một số ít cán bộ đảng viên nhà nước cùng với đám công ty xí nghiệp tay sai của họ.

Mới đây nhất, khoảng gần một chục người đã bị công an bắt giam khi họ chống lại vụ cưỡng chế đất ngày 24 và 25/4/2014 tại phường Dương Nội quận Hà Đông, Hà Nội. Một số người dân đã bị hành hung trước khi bị tống lên xe của công an. (TN)

 

Những câu chuyện về ngày 30 tháng 4

Những câu chuyện về ngày 30 tháng 4

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
2014-04-29

000_Hkg2309681-305.jpg

Tranh ảnh cổ động cho ngày 30 tháng 4 diễn ra hàng năm trên khắp nước Việt Nam.

AFP photo

Sau 39 năm, thời gian đủ để một đứa bé ra đời, lớn lên, có vợ và sinh con, và đó cũng là thời gian đủ để một đứa bé từ chỗ vô tư, hồn nhiên, ngây thơ đến chỗ trưởng thành, biết suy tư về thân phận con người cũng như thân phận một quốc gia. Hơn nữa, thời gian 39 năm đủ để làm lành mọi vết thương nếu như thịt da trên cơ thể lành tính, ngược lại, đó cũng là thời gian quá đủ để một vết thương cắn xé làm đau nhức và dẫn đến hoại thư. Câu chuyện sau 39 năm của một đời người, một dân tộc cùng những nỗ lực hòa giải, hòa hợp cũng chính là câu chuyện làm lành vết thương trên cơ thể Việt Nam.

Những thế hệ lớn lên

Một người bạn yêu cầu giấu tên, sinh đúng vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, anh ra đời trong lúc mẹ anh đang trên đường di chạy từ Xuân Lộc vào Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung là mình chưa thấy đó là một thiện ý thật sự cho những người muốn đặt ra vấn đề hòa hợp hòa giải, tức là đặt vấn đề với những người có quyền lực ấy. Mà mình thấy cái thiện ý đó chưa chân thành, người ta chỉ nói cái gì đó để tuyên truyền là chính thôi. Mình cứ nghe ti vi, đài ra rả đó, đại khái là những vết tích xưa cũ như là tự hào ấy. Cái đó mình cho rằng hòa hợp hòa giải khó mà đạt được, người ta chưa tin. Với những người Sài Gòn cũ thì còn lâu mới đạt được, nói nôm na ví dụ như Sài Gòn, hãy đổi hãy trả lại cái tên Sài Gòn đi sẽ thấy hòa hợp hòa giải liền.”

Theo người bạn này, sau ba mươi chín năm, sau một quá trình gia đình anh vất vả để cưu mang người cha bệnh tật sau khi rời trại cải tạo và sau đó không lâu ông qua đời, anh nhận ra rằng cuộc đời anh buồn nhiều hơn vui. Và khái niệm quê hương, đất nước gắn trong ký ức anh cùng với mùi khoai mì, mùi hạt kê độn và bánh tráng sắn thời thơ ấu. Tuổi thơ của anh bị ám ảnh bởi tiếng kẻng họp đội, tiếng loa phát thanh ngoài đầu xóm và tiếng gõ mõ liên hồi báo động an ninh… Dường như tất cả những ký ức tuổi thơ của anh đều mang mang một thanh âm đượm buồn trong sắc màu trầm, nặng của nó.

Khi lớn lên, anh phải bỏ học sớm và bươn bả ngoài cuộc đời với cái lý lịch không được tốt cho mấy bởi vì cha của anh là “ngụy quyền”. Mặc dù anh học rất giỏi và ước mơ được học đại học như bao bạn khác nhưng hoàn cảnh nghèo túng của gia đình đã khiến anh phải bỏ học, theo làm bốc vác ở bến xe, sau đó sắm xe ba gác để chở hàng và hiện tại, anh đã có xe tải để chở rau cho chợ đầu mối nhưng anh vẫn thấy tiếc nuối thời đi học của mình. Bởi ngày từ nhỏ, anh luôn tâm niệm rằng không có vốn liếng nào tốt hơn vốn liếng tri thức.

Và anh cũng cay đắng nhận ra rằng nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, trong đó có thế hệ của anh đã không có được thứ vốn liếng quí giá của tri thức mà có chăng chỉ là cơ hội để làm việc cật lực và tích lũy tiền bạc. Nhưng rất tiếc, một khi nền tảng tri thức của con người bị hạn chế thì kéo theo vốn văn hóa cũng có nguy cơ bị hạn chế. Có nhiều tiền trên tay nhưng hạn chế về văn hóa là một tai họa. Anh đã nhìn thấy tai họa đó ngay trong thế hệ của anh cũng như nhiều thế hệ khác khi con người, xã hội mỗi ngày thêm lạnh lùng, vô cảm và tham lam.

Anh nói rằng nếu như có một cơ hội làm trẻ thơ trở lại, anh sẽ tìm đến một chân trời khác để trưởng thành, bởi vì sự trường thành mà mẹ anh đã dạy chính là phải tích lũy văn hóa, phải biết chia sẻ cùng đồng loại và phải tôn trọng quyền con người. Anh luôn dạy cho con cái mình điều này nhưng anh cũng luôn lo lắng trước môi trường giáo dục quá ư thực dụng hiện tại. Đó là anh chưa muốn nghĩ đến một xã hội đầy rẫy thù hận, tham lam, tranh giành… Như vậy, ít có sự hòa hợp hay hòa giải nào giữa con người với con người một khi quyền làm người không được tôn trọng đúng mức.

Chuyện hòa giải, hòa hợp dân tộc

Một bạn trẻ khác, tên Dũng, có người thân là thuyền nhân của những năm 1980 thế kỉ trước, chia sẻ: “Sau năm 1975 có sự sai lầm là người Việt với người Việt đối xử tàn khốc với nhau, rồi từ đó sinh ra những người trung lập, họ yêu đất nước, họ muốn hòa bình không muốn có chiến tranh gì nữa. Nhưng sự thật là người Việt với người Việt đối xử quá tàn khốc sau chiến tranh. Sau ba mươi tháng tư năm bảy lăm thì có sự thay đổi về văn hóa, chính trị… Tức nước thì vỡ bờ thôi!”

000_HKG2005042754750-305.jpg

Bộ đội cộng sản Việt Nam dẫn giải lính VNCH trên đường phố Saigon sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975.

Theo Dũng, vấn đề hòa giải hòa hợp giữa người Việt trong nước và người Việt hải ngoại là cả một câu chuyện dài không có hồi kết thúc. Vì lẽ, sự khác nhau về phông văn hóa và ý thức hệ cũng như hằng ngàn mối trở ngại xuất phát từ ý thức hệ đã dẫn đến hệ quả nếu có chăng hòa giải hòa hợp thì cũng chỉ trên hình thức chứ khó mà có sự hòa hợp về mặt nội tâm.

Giải thích thêm, Dũng cho rằng mọi sự hòa hợp đều phải có qui trình hòa giải của nó, mà muốn có hòa giải, người ta phải biết lắng nghe nhau và phải biết tôn trọng giá trị cũng như quyền lợi của nhau. Hiện tại, chỉ riêng những ngôi mộ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa với thành quách xiêu vẹo, tượng đài bị giật sập, bảng ghi công bị đập nham nhở. Điều này cho thấy có sự phân biệt quá lớn giữa ta và thù, kẻ chiến thắng và người chiến bại cũng như sự tồn tại mọi biểu tượng của đối phương đều không được chấp nhận.

Nhưng, riêng vấn đề người đã khuất, mọi biểu tượng ghi công, nhớ ơn chỉ đóng vai trò thể hiện và biểu cảm những giá trị văn hóa đương đại dành cho người đã khuất, điều này không mảy may đụng chạm đến sự tồn vong của một chế độ nào nếu không muốn nói là là còn nâng tầm cho chế độ hiện tại bởi nét nhân văn và tính tôn trọng quá khứ của họ. Nhưng rất tiếc, điều này thật là khó khăn. Và đáng nói hơn là chính những đồng đội, những cha anh trong chế độ cũ không được mồ yên mả đẹp trong hiện tại sẽ là một bức rào cản rất lớn đối với tiến trình hòa giải để đi đến hòa hợp.

Một bạn trẻ khác, yêu cầu giấu tên, chia sẻ, sự hòa giải, hòa hợp dân tộc như bạn vẫn thường thảo luận với bạn đồng lứa phải đến từ hai hướng, hòa giải giữa người trong nước với nhau và hòa giải giữa người trong nước với người Việt ở nước ngoài. Trục chính của hòa giải gồm những ai? Cũng theo nhận định của bạn trẻ này, ranh giới hòa giải ở đây không phải là đường biên giới quốc gia mà là đường biên ý thức hệ và đường biên quyền lợi.

Về đường biên ý thức hệ, chỉ cần trả lời được câu hỏi rằng liệu mọi đảng viên đảng Cộng sản có thể cùng “người phía bên kia” ngồi chơi, cùng làm việc và cùng chia sẻ trách nhiệm cũng như quyền lợi về quốc gia, dân tộc với nhau hay không? Nếu câu trả lời là có thì mọi việc sẽ dễ dàng đi đến hòa hợp. Về đường biên quyền lợi, chỉ cần trả lời rằng mọi người dân Việt Nam có ai không bị oan, có ai bị ức chế, uất ức hay không? Nếu câu trả lời là không thì vấn đề hòa hợp dân tộc sẽ diễn ra nhanh chóng bởi vì lúc đó, mọi quyền lợi đã được chia đều trên toàn cõi, con người không bị chặn đứng nếp nghĩ trong biên kiến quyền lợi phe nhóm và nhân dân thấp cổ bé miệng.

Một bạn khác tên Ngọc, hiện là giảng viên đại học kinh tế Đà Nẵng thì tỏ ra lạc quan hơn khi bạn nói rằng sau 39 năm, con người đủ trưởng thành và chín chắn hơn để vượt qua mọi định kiến, đi đến hòa giải, hoàn hợp dân tộc. Và đương nhiên, muốn có điều này, mọi nỗ lực phải xoay quanh trục con người và quyền của con người!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Nhìn lại lần nữa hậu quả của ngày 30-4-1975

Nhìn lại lần nữa hậu quả của ngày 30-4-1975

Hồng Trung, gửi RFA từ VN
2014-04-27

Bộ đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn ngày 30 tháng Tư, 1975

Bộ đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn ngày 30 tháng Tư, 1975

Files photos

30-4-1975 ghi dấu ngày chấm dứt cuộc nội chiến vũ trang, huynh đệ tương tàn của hai miền Nam – Bắc sau hơn 20 năm chia cắt bởi hiệp định Giơ-Ne-Vơ 1954. Nhưng thời điểm này cũng là một trang lịch sử tang thương đau buồn và mất mát chung cho cả dân tộc Việt Nam.

Triệu người vui, triệu kẻ buồn

Khi ông Lê Duẩn đã nói: “Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô và Trung Quốc.” thì rõ ràng danh nghĩa phát động chiến tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước chỉ là phụ, mà mục đích chính là để thỏa vọng quốc tế hóa CS thế giới của Liên Xô, Trung Cộng. Hậu quả là dân tộc đã phải trả giá cho cuộc chiến tranh bằng xương máu của hơn 3 triệu sinh linh và sự tàn phá của bom đạn trên đất mẹ.

Như lời của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt nói về ngày 30-4-75: “là ngày có triệu người vui, triệu kẻ buồn”. Bên Cộng sản Miền Bắc vui vì thắng cuộc, thống lĩnh sự cai trị và được thu lợi những khối tài sản vật chất từ nền văn minh tư bản của chế độ VNCH. Bên Quốc gia ở Miền Nam buồn vì thua cuộc, phải chịu chính sách hà khắc của chế độ mới dưới các mỹ từ “cải tạo, chính sách kinh tế mới, cải tạo công thương nghiệp, quốc hữu hóa. ..” khiến bao nhiêu người không chịu nổi phải tìm đường vượt biên, liều mình trên biển, bỏ xứ ra đi bằng sự đánh đổi mạng sống với tỷ lệ sinh tồn rất thấp.

Ba mươi chín năm trôi qua, cứ mỗi tháng tư về là báo chí truyền thông lề phải trong nước được chỉ đạo ca ngợi tiếp tục sự tài tình của Đảng CS trong chiến dịch HCM giải phóng miền Nam song trong thực tế, chữ “giải phóng” đó có quá nhiều mâu thuẫn và cay đắng.

Xin trích lời thơ của anh Trần Trung Đạo viết tặng em gái tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh:

“Bom đạn đã thôi rơi nhưng tiếng khóc vẫn không ngừng,

Câu hát hòa bình nhưng nước mắt vẫn cứ rưng rưng.”

Chiến tranh vũ trang đã chấm dứt nhưng hòa bình vẫn chưa thực sự trọn vẹn. Vẫn còn đó một mặt trận tranh đấu giằng co quyết liệt từng ngày của những con người đi đòi công lý, nhân quyền, tự do dân chủ. Vẫn còn đó trên khắp ba miền Trung – Nam- Bắc phong trào đấu tranh của những người nông dân biểu tình, khiếu kiện tập thể đòi đất. Và vẫn còn đó những làn sóng bất mãn của giáo dân, tín hữu, đạo hữu của các hội đoàn tôn giáo đòi quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng. Nhà nước CSVN đã dùng vũ lực để trấn áp và qui kết bỏ tù rất nhiều người trong thời gian qua: bằng chứng sống động của sự bất ổn chính trị đương thời. Nhưng công cụ bạo lực của bất cứ nhà cầm quyền nào cũng chỉ là biện pháp trấn áp, đè nén người dân tạm thời chứ không phải là giải pháp chính trị ưu việt để tháo gỡ các bế tắc to lớn của một đất nước.

DSC00315-250.jpg

Băng rôn cho ngày 30 tháng 4 và 1 tháng 5 tại Hà Nội. RFA photo

Ba mươi chín năm là khoảng thời gian dài đủ để Việt Nam có thể tái thiết, khôi phục đất nước, phát triển phồn vinh ngang hàng với các nước Nam Hàn, Thái Lan, Đài Loan, Singapore sau chiến tranh. Nhưng dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, đất nước vẫn trong tình trạng chậm tiến, suy thoái kinh tế mặc dù đã vắt cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước cũng đã thâm lạm, lãng phí vô số viện trợ nhân đạo, kinh tế của nước ngoài, chưa kể mấy trăm tỷ đô la kiều hối từ cộng đồng người Việt ở ngoài nước gửi về nước trong bốn thập niên qua.

Sự tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công vẫn tung hoành gây nhức nhối cho toàn xã hội, làm nóng trên diễn đàn Quốc hội và căn bệnh ấy như trở thành thứ bệnh nan y bất trị. Hậu quả là sự nghèo khó cùng với món nợ quốc gia khổng lồ mà “dân chịu” như lời chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu. Theo ước tính của các chuyên gia, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 80,070 tỷ USD; bình quân nợ công theo đầu người là 886,36 USD (gần 20 triệu VND/người. Vẫn còn bỏ ngõ một nền công nghiệp hóa dang dở, đang trên đà phá sản. Việt Nam phải nhập siêu các trang thiết bị, nguyên vật liệu trong công nghệ lắp ráp ô tô và trong ngành xây dựng từ các nhà thầu nước ngoài nên tỉ lệ nội địa hóa rất thấp; trong khi đó Cam-Pu-Chia đã qua mặt Việt Nam trong ngành sản xuất ô tô và cho ra đời dòng sản phẩm AngKor EV 2014 khiến các tiến sĩ giấy của VN phải ngượng ngùng

Dậm chân tại chỗ?

Cùng lúc đó, đến hôm nay nền giáo dục vẫn phải còn loay hoay trong nhu cầu cải cách hầu như toàn bộ với số tiền 34.000 tỷ đồng khiến mọi người dân nghe phải giật mình. Việt Nam có con số hơn 24 ngàn tiến sĩ (đông bậc nhất thế giới) nhưng lại là nước nghèo đội sổ trên thế giới. Những phát minh khoa học, những tác phẩm văn học lớn cũng rất ít có trên đăng ký bản quyền trong nước và quốc tế. Chất lượng đào tạo Đại học kém nên hầu hết các sinh viên thất nghiệp hay làm việc trái ngành chuyên môn. Đáng ưu tư nhất là ngành y tế, với vô số đề tài sôi nổi trên mặt báo, truyền thông trong suốt thời gian qua, đặc biệt là trong tháng tư này. Nạn dịch sởi đã lan tràn trên khắp cả nước cướp đi 118 sinh mạng trẻ em và gây quá tải trong các bệnh viện nhi trung ương ở Sàigòn, Hà Nội cũng chỉ vì một thứ văc-xin. Vì muốn giấu nhẹm những yếu kém, tắc trách trong ngành y tế mà bà bộ trưởng Tiến không dám công bố dịch và ngăn cấm các phóng viên nhà báo vào bệnh viện tác nghiệp.

Song song với những vấn nạn xã hội quốc nội là ngoài biên ải là sự hiểm họa đe dọa xâm lăng của Trung Quốc. Biển đảo, lãnh hải đang nguy cơ mất dần vào tay của “người bạn láng giềng 4 tốt –16 chữ vàng” bởi sự dung túng yếu hèn của đảng cầm quyền. Những dự án lớn trong ngành khai thác xây dựng là những nhịp cầu để đưa người và hàng hóa Trung Quốc vào sâu trong lãnh thổ VN một cách hợp pháp. Từ Cà Mau, Tây Nguyên, Miền Trung (Vũng Áng), Đà Nẳng đến Quảng Ninh đi đâu cũng gặp người Tàu cùng với những khu phố mang bảng hiệu chữ Tàu như một điềm báo nguy cơ cho cả dân tộc.

Lịch sử dựng nước và giữ nước là khoảng dài thời gian trước và sau công nguyên gần 4 ngàn năm, chứa đựng biết bao nhiêu công lao của các bậc tiền nhân anh hùng qua các triều đại của Việt Nam. Triều đại này suy vong, buộc phải nhường chỗ cho triều đại khác thay thế để nối tiếp sứ mạng bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Ngày 30-4-1795 chỉ là một cái mốc lịch sử. Đảng CS cũng chỉ được xem như là một triều đại trong nhiều triều đại trước đây. Đảng CSVN không phải là tổ quốc VN. Vì vậy, không thể bắt buộc QĐND, CAND và ND phải trung thành với đảng CSVN. Công hay tội chỉ có lịch sử mới có quyền phán xét, và chắc chắn sẽ được phán xét công bằng trong một thời gian không xa.

Đảng CS VN cần dừng lại ngay hành động tung hô quá khứ để tự tôn vinh chính mình, và hãy nhìn vào thực trạng hiện tại của đất nước. Đảng CSVN có khả năng gây chiến tranh để chiến thắng miền Nam nhưng đã không chứng tỏ được khả năng xây dựng nên hòa bình trong lòng dân tộc, và ổn định, phát triển đất nước trong suốt bốn thập niên qua. Hãy nhìn kỹ những vấn nạn của đất nước để trả lại quyền lãnh đạo cho dân tộc.

Viết từ Gia Lai (VN) ngày 26-4-2014

Hồng Trung