Chiến thuật biểu tình du kích, đánh nhanh rút gọn làm vô hiệu hoá lực lượng CA đàn áp

Chiến thuật biểu tình du kích, đánh nhanh rút gọn làm vô hiệu hoá lực lượng CA đàn áp

httpv://www.youtube.com/watch?v=mrmjzD2xOdQ

Bạn đọc Danlambao – Bất chấp mọi hành vi săn đuổi và đàn áp của lực lượng CA cộng sản, nhà hoạt động Đinh Quang Tuyến vẫn thực hiện thành công các cuộc biểu tình ngay tại Sài Gòn nhờ một chiến thuật sáng tạo.

Theo facebook Trần Bang, tại khu vực cầu Sài Gòn lúc hơn 9 giờ sáng, một mình anh Đinh Quang Tuyến đã biểu tình yêu cầu chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phải minh bạch và chịu trách nhiệm về thảm hoạ cá chết miền Trung.

Chiến thuật biểu tình du kích, đánh nhanh rút gọn như trên đã làm vô hiệu hoá khả năng đàn áp, bắt bớ của bộ máy CA cộng sản.

Làm sao để ngăn chặn tình trạng nước giải khát mất vệ sinh?

Làm sao để ngăn chặn tình trạng nước giải khát mất vệ sinh?

Hoàng Dung, thông tín viên RFA
2016-06-04

c2-rong-do-622.jpg

Nước C2, Rồng đỏ do công ty trách nhiệm hữu hạn URC sản xuất.

Courtesy photo

Lâu nay, ở Việt Nam tình trạng các loại nước giải khát không đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một mối đe dọa cho người dân. Tình trạng đó như thế nào và chính quyền cần có những giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng trên?

Sự việc mới

Vào ngày 31 tháng 5 năm 2016 phó chánh thanh tra y tế Nguyễn Văn Nhiên đã ra công bố xử phạt công ty trách nhiệm hữu hạn URC với số tiền là 5,82 tỷ đồng về một số sai phạm, trong đó có sai phạm sản xuất 2 lô  nước C2, Rồng đỏ có hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép, đây được nói là mức xử phạt cao nhất từ trước đến nay.

Trước đó vào ngày 22 tháng 5 năm 2016 công ty trách nhiệm hữu hạn URC cũng đã phải tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với sản phẩm trà xanh hương chanh và nước tăng lực hương dâu cũng mang hiệu Rồng đỏ.

Vụ việc lần này khiến nhiều người nhớ lại vào cuối năm 2015 dư luận dậy sóng với chuyện ruồi trong chai nước Number One do công ty Tân Hiệp Phát sản xuất. Chuyện người phát hiện bị đưa ra tòa với cáo buộc tống tiền nhiều người đã đồng loạt tẩy chay sản phẩm của công ty Tân Hiệp Phát.

Ý kiến của người tiêu dùng

Giờ người ta cứ chạy theo lợi nhuận mà không biết đến lương tâm là gì, giờ ăn gì cũng chết, uống gì cũng chết không biết phải sống sao. Có thể lượng chì trong đó thấp đi chăng nữa, nhưng sau 1 năm, 2 năm hay hơn nữa thì sẽ có biểu hiện của nó mà.
-Chị Thu

Lần này, sau khi phát hiện hàm lượng chì vượt quá giới hạn trong chai C2, mà trong số đó chỉ có 1.200 thùng nước giải khát C2, tăng lực rồng đỏ được thu hồi, còn hơn 40.000 đã được tiêu thụ trên thị trường, dư luận người tiêu dùng cũng hoang mang và bất bình.

Dù rằng nước giải khát là chọn lựa trong những ngày nắng nóng vào mùa hè. Hiện nay nhiệt độ ở khu vực miền Bắc và miền Trung luôn xấp xỉ 40 độ C và có thể hơn.

Chị Thu một người tiêu dùng ở Nghệ An cho biết, chị rất bức xúc trước thông tin đó, vì nhà chị luôn có nước C2 trong nhà, nhất là trong mùa hè nắng nóng này, chị cũng cho biết là mỗi khi đi làm về gia đình chị đều luôn lấy uống trong đó có đứa con nhỏ của chị.

Chị Thu chia sẻ thêm:

“Giờ người ta cứ chạy theo lợi nhuận mà không biết đến lương tâm là gì, giờ ăn gì cũng chết, uống gì cũng chết không biết phải sống sao. Có thể lượng chì trong đó thấp đi chăng nữa, nhưng sau 1 năm, 2 năm hay hơn nữa thì sẽ có biểu hiện của nó mà.”

Anh Nguyễn Văn Viên một người tiêu dùng ở thành phố Hà Nội chia sẻ:

rong-do-400.jpg

Nước tăng lực hương dâu Rồng đỏ. Photo courtesy of NLĐ.

“Thực ra về vấn đề vệ sinh thực phẩm nói chung ở Việt Nam mình cảm thấy nản lắm rồi, giờ động vào cái gì ăn cũng cảm thấy lo ngay ngáy. Còn vấn đề nước quá nồng độ chì cho phép ngày trước cũng C2, Dr thanh có ruồi với cặn ở trong chai nước nó là một cái chấn nhỏ cho những chuyện xảy ra quá thường xuyên ở Việt Nam rồi. Người dân bọn tôi thì hầu như là thấy chán ngán chuyện này rồi, ăn cũng chết không ăn cũng chết, uống cũng chết không uống cũng chết. Giờ nói chung là có một chương trình nó nói là không từ thời gian nào từ cái dạ dày ra nghĩa đĩa gần như thời gian này.”

Anh cũng cho biết thêm là để những tình trạng đó xảy ra là do cách quản lý của chính quyền không chặt chẽ nhất là của bộ y tế.

Anh Viên chia sẻ:

“Thực ra mà nói thì người dân người ta nói nếu mà người ta không uống nước ngọt thì không biết uống cái gì nữa, cũng như người ta nói rau cỏ, tôm, cá, thịt người ta không ăn thì người ta không biết ăn cái gì nữa. Mà vấn đề thật ra ở đây là cách quản lý của các cấp chính quyền nó chưa đúng với nhu cầu cần thiết của đời sống người dân nó không theo kịp được vấn đề mà nhu cầu của người dân hiện nay.”

Giải thích của cơ quan chức năng

Để tìm hiểu thêm thông tin cũng như tác hại của nước uống C2 có hàm lượng chì vượt quá giới hạn, chúng tôi có liên lạc với ông tiến sĩ Nguyễn Hùng Long phó cục trưởng cục an toàn thực phẩm của bộ y tế thì tiến sỹ cho biết, nếu uống nhiều, uống liên tục trong một thời gian dài thì sẽ ảnh hưởng đến gan, thận, não…

Uống nhiều thì sẽ tích lũy trong cơ thể, còn nếu uống ít thì nó chưa đến mức gây ra ảnh hưởng sức khỏe ngay đâu, gan, thận, não các thứ nó tích, uống nhiều, chứ còn còn uống ít thì nó bị thải ra thôi, dùng ít thì chưa bị ảnh hưởng đến sức khỏe đâu.
-TS Nguyễn Hùng Long

Tiến sĩ Nguyễn Hùng Long cho biết:

“Nếu mà dùng nhiều, uống nhiều thì sẽ tích lũy trong cơ thể, còn nếu uống ít thì nó chưa đến mức gây ra ảnh hưởng sức khỏe ngay đâu, gan, thận, não các thứ nó tích, uống nhiều, chứ còn còn uống ít thì nó bị thải ra thôi, dùng ít thì chưa bị ảnh hưởng đến sức khỏe đâu.”

Mạng báo New Zing dẫn lời của bác sỹ Phạm Duệ nguyên giám đốc trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai cho biết: Nếu thận tốt thì việc đào thải chì tốt, còn nếu đào thải không tốt, chì sẽ đọng trong cơ thể, ngấm vào máu, vào xương và gây ngộ độc. Chì có tác hại rất lớn nên các nhà sản xuất cần phải tuyệt đối tuân thủ quy định hàm lượng chì trong ngưỡng cho phép trong các sản phẩm như nước có màu, đồ chơi.

Giải pháp hạn chế

Trong thời gian qua tình trạng nước giải khát không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm rất nhiều, để tìm hiểu về những giải pháp để hạn chế tình trạng đó chúng tôi liên lạc với ông tiến sỹ Nguyễn Hùng Long phó cục trưởng cục an toàn thực phẩm của bộ y tế thì tiến sỹ lại giới thiệu qua người phát ngôn của bộ.

Chúng tôi liên lạc với thạc sỹ Trần Thị Nga người phát ngôn của bộ thì thạc sỹ này cho biết, tất cả những giải pháp để đã được đăng tải trên mạng Internet.

Thạc sỹ Nga cho biết:

“Các tài liệu các thông tin trên mạng đã có rồi đấy, ở cục an toàn thực phẩm cũng đã đưa tin.”

Tại điều 51 chương IV của pháp lệnh an toàn thực phẩm qui định: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có hành vi vi phạm quy định của Pháp lệnh này hoặc các quy định khác của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Sáng nay 5/6 cuộc biểu tình vì môi trường đã nổ ra tại Hà nội.

nguồn: Dũng Mai added 5 new photos — with Trần Bang and 11 others.

Sáng nay 5/6 cuộc biểu tình vì môi trường đã nổ ra tại Hà nội. Khá nhiều nhóm không kết nối được và sớm bị an ninh bắt giữ đưa đi các nơi tạm giữ. Một nhóm khoảng 10 người hiện bị giam ở số 6 Quang Trung và khoảng 30 anh em bị đưa sang Trụ sở công an quận Long Biên.

HA NOI 1H NOI 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

H N 3

Nhạc sĩ Tạ Trí Hải bị đem vào trại xã hội

Nhạc sĩ Tạ Trí Hải bị đem vào trại xã hội

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-06-04

ta-tri-hai-622.jpg

Nghệ sĩ Tạ Trí Hải

Citizen photo

Một hình thức đàn áp mới

Tối hôm qua, Nhạc sĩ đường phố Tạ Trí Hải bị đem đi giam giữ tại Trung tâm bảo trợ xã hội 1 của Lao động thương binh xã hội Xã Dục Tú, thôn Đồng Dầu huyện Đông Anh cách bờ Hồ Hà Nội 11 cây số.

Nhạc sĩ nói với chúng tôi về việc này đang khi ông còn ngồi trong trại Xã hội Dục Tú:

Tôi xuất trình chứng minh thư nhưng nó vẫn bắt tôi về phường, nó đẩy lên xe với cả xe đạp nó mang tôi về phường nó nhốt tôi một đêm ở đấy. Tới sáng hôm sau nó tống tôi vào trại đón người lang thang ăn mày ăn xin ở Hà Nội nhưng tôi đâu phải cái diện đó?
-Tạ Trí Hải

“Tối hôm qua tôi vẫn chơi đàn bình thường ở bờ hồ đến hơn 11 giờ vì khuya quá nên không về được chỗ ở nên tôi mới ra ngồi ở đài phun nước đến 1 giờ khuya. Lúc ấy hơn một chục tay an ninh nó đến nó vây quanh hỏi chứng minh thư của tôi, tôi xuất trình chứng minh thư nhưng nó vẫn bắt tôi về phường, nó đẩy lên xe với cả xe đạp nó mang tôi về phường nó nhốt tôi một đêm ở đấy. Tới sáng hôm sau nó tống tôi vào trại đón người lang thang ăn mày ăn xin ở Hà Nội nhưng tôi đâu phải cái diện đó? Nó nhốt tôi trong ấy mà thực tế khi vào đây thì toàn là lang thang cơ nhỡ. Tôi mới hét lên tôi bảo chúng mày đã biến tao vào đây là một nhà tù trá hình.

Tôi vào đây ở chung với một ông cụ cũng là cựu chiến binh đấu tranh chống tham nhũng cũng bị nhốt ở đây cùng một số người khác và chúng nó bảo phải ở đây một tháng. Ông cụ nói là nếu ngày mai có người đến đón về thì nó phải thả.

Nó nhốt vào một cái phòng như thế 5-6 người mà vệ sinh cũng ở trong phòng không khác nào một nhà tù trá hình. Về tới Hà Nội tôi sẽ lên tận chủ tịch để tôi chất vấn xem.”

Nhạc sĩ Tạ Trí Hải từ vài năm qua luôn có mặt và đồng hành cùng với dân oan trong các lần xuống đường đòi đất. Ông cũng là hình ảnh quen thuộc đối với người biểu tình chống Trung Quốc với cây đàn violin trên vai với các nhạc phẩm hùng tráng Việt Nam từ nhiều năm nay.

Việc mang ông nhốt vào trại xã hội khiến nhiều người tranh đấu lo ngại đây là một hình thức mới nhằm khống chế không cho ông góp tiếng đàn đấu tranh của mình vào phong trào tranh đấu.

 

NGƯỜI VIỆT ĐANG LẶNG LẼ CÚI ĐẦU CHỜ CHẾT?

NGƯỜI VIỆT ĐANG LẶNG LẼ CÚI ĐẦU CHỜ CHẾT?

FB Lê Quang Trung

Giao Phạm

3-6-2016

Càng ngày, tôi càng thấy người dân Việt Nam, đi vào bước bánh xe đổ của cuộc thảm sát người Do Thái, mà Hitler và bọn độc tài Phát Xít Đức thực hiện trong kỳ Đệ Nhị Thế Chiến.

Những nỗi sợ hãi, những niềm hi vọng hoang tưởng, những ước mơ sống sót cho cá nhân mình và gia đình đã dẫn người dân Việt N…am e ngại, lo sợ nhưng lại thẳng bước xuống vũng lầy diệt vong.

Sáu năm kể từ khi Đức Quốc Xã bắt đầu cuộc thanh trừng vào mùa thu năm 1939, bằng hi vọng, bằng ước mơ, bằng cách né tránh, bằng sự từ chối, bằng những ảo tưởng được thế giới ra tay cứu, và nhất là sự bằng lòng từ chối chính những lời kêu gọi của các nạn nhân như mình, đứng lên trong giai đoạn cuối để chống lại Phát Xít, họ cứ thế âm thầm, lặng lẽ bước vào lò hơi ngạt.

Việt Nam ngày nay cũng không khác, dân chúng tự tạo ra những niềm tin mơ hồ, những ảo tưởng viễn vông, những hi vọng hão huyền, những niềm vui giả dối bằng cách tự nhủ rằng, sẽ có Hoa Kỳ, sẽ có lòng nhân đạo của thế giới tự do hòa bình, sẽ có người ra tay giải cứu.

Và cứ như thế, họ vẫn âm thầm, lặng lẽ ăn uống, hít thở và tìm đường sống trong cái chết, trong cái lò hơi ngạt khổng lồ, cam chịu mà không chống cự dù chỉ là trong tư tưởng.

Cuộc chiến mà Trung Quốc chụp xuống Việt Nam thật hết sức là tàn khốc và dã man. Nó tận diệt bất cứ một nguồn sống nào, từ con người cho đến con vật, từ cây cối cho đến hệ thống sinh thái, từ đất đai cho đến nguồn nước, chính quyền Bắc Kinh ra tay tận diệt không cần chọn lựa.

Ngày xưa 6 triệu dân Do Thái bị giết trước sau chỉ trong vòng 6 năm.

Ngày nay 90+ dân Việt Nam đang bị giết hại một cách dã man và không ai có thể tiên đoán được là trong bao lâu.
Vài năm?
5-7 năm?
Chục năm hay hơn?
Không ai biết, nhưng ai cũng thừa biết rằng những sự hủy hoại đó thật là dai dẳng và đau đớn.

Người Do Thái vẫn còn sót lại được 35% dân số sau cuộc thanh trừng. Ngoài vết thương tinh thần ra, họ không phải chịu đựng bất cứ một vết thương nào khác về thể lý. Họ hoặc chết rồi, hoặc sống sót để bắt đầu làm lại, bắt đầu xây dựng lại các thế hệ tiếp theo.

Người Việt Nam không có cơ hội đó. Họ sẽ, hoặc chết đi trong bịnh tật, hoặc chết đi vì chất độc. Và số còn lại, nếu còn sót lại, thì chắc chắn sẽ mang theo trong mình biết bao nhiêu sự tàn phá của nhiễm thể DNA, tế bào gốc. Họ không có cơ hội sống sót để làm lại. Họ chỉ có cơ hội sống sót để gieo rắc thêm những nỗi kinh hoàng về bệnh tật cho con cháu, cho các thế hệ mai sau nếu có, phải gánh chịu hậu quả.

Những chất độc từ Bô Xít Tây Nguyên, từ Formosa và từ hàng ngàn nhà máy khác mà Trung Quốc xây dựng ở VN, sẽ chậm chạp thẩm thấu vào lòng đất, rồi ngấm qua các mạch nước. Sau đó gom tụ lại ở các ao hồ, ở các kinh lạch, ở các nhánh sông và cứ thế, người dân tiếp tục nhắm mắt xử dụng cho tới hàng chục năm sau này. Không cần phải nghiên cứu, ai dám quả quyết rằng nạn ung thư sẽ không tăng vọt gấp nhiều lần trong vài năm tới?

Hitler và Phát Xít Đức phải dầy công, phải chịu vô cùng tốn phí để lùa người dân Do Thái ở khắp nơi trên toàn cõi Âu Châu lại để giết. Bởi vì người Do Thái đã định cư hàng ngàn năm trên nhiều quốc gia. Nó được ví dụ như nhiều cái hồ, tuy có gần nhau nhưng khi thả lưới bắt thế nào cũng phải sa sẩy, có nhiều cá thoát được.

Trung Quốc thì không cần phải quá tốn phí công sức đến thế. Họ đầu độc và giết người Việt Nam ngay trên chính cái tổ ấm mà họ đã và đang sinh sống. Đất nước VN như một cái hồ lớn. Họ chẳng cần phải tung lưới bắt. Họ chỉ việc thả thuốc độc xuống hồ. Mọi sinh vật ở trong đấy sẽ cùng chết, từ bé đến lớn, từ già đến trẻ, chỉ có khác biệt là trước và sau chứ không ai thoát được.

Lại nữa, ngày xưa khi dân Do Thái bị tàn sát, họ không có đất nước riêng của mình. Họ không có quân đội riêng của họ. Họ không có thể chế và quyền lợi giống như công dân của một đất nước, trong khi đó … Việt Nam có một quê hương, có một đất nước, có một dân tộc, và nhất là lại còn có cả một “quân đội hùng mạnh”.

CHẲNG LẼ BẰNG ĐÓ CON NGƯỜI, TỪ NGƯỜI DÂN ĐẾN QUÂN NHÂN LẠI CÚI ĐẦU NHẮM MẮT CHỜ CHẾT?

KHÔNG LẼ MỘT ĐẠO QUÂN OAI HÙNG ĐƯỢC THẾ GIỚI CÔNG NHẬN ĐÓ LẠI KHOANH TAY CHẤP NHẬN BỊ TẬN DIỆT?

CHỈ CẦN VÀI NGÀN NGƯỜI, MỘT CÁI FORMOSA, CHỨ MỘT CHỤC CÁI FORMOSA, CŨNG BỊ TAN NÁT THÀNH MỘT ĐỐNG SẮT VỤN CHỈ TRONG MỘT NGÀY.

H1P/S: Tôi chọn tấm hình này vì nó nói lên 1 điều muốn nói: Sống chung trong hồ, không một con cá nào sống sót. Độc chất không chọn nạn nhân. Tất cả đều cùng chết. Ảnh: afamily.vn

Hai chủ tịch xã nghi tham ô vẫn lên chức huyện ủy

 Hai chủ tịch xã nghi tham ô vẫn lên chức huyện ủy
Nguoi-viet.com
KIÊN GIANG (NV) – Từ phản ánh của truyền thông Việt Nam, ông bí thư huyện ủy Hòn Đất buộc phải lên tiếng “sẽ kỷ luật hai chủ tịch xã làm sai rồi cùng lên chức,” gây bất bình dư luận.

Người dân xã Bình Giang bất bình về việc hai đời chủ tịch tham ô vẫn lên đến huyện ủy viên. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)

Báo Tuổi Trẻ dẫn tin, ngày 2 Tháng Sáu, ông Trần Đức Mậu, bí thư Huyện Ủy Hòn Đất tỉnh Kiên Giang, cho biết ban thường vụ huyện ủy đã tiếp nhận và xử lý thông tin báo chí phản ánh chuyện hai ông Phạm Văn Lý và Cam Anh Dũng, đều nguyên là chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Bình Giang, làm sai nhưng vẫn được đại hội đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020 bầu vào ban chấp hành.

Cụ thể, từ năm 2010 đến cuối năm 2014, Ủy Ban Nhân Dân xã Bình Giang đã ký bán 91 lô nền trên tuyến dân cư T5 cho 61 cá nhân, thu về tổng số tiền 685 triệu đồng trên tổng số 1.555 tỷ đồng. Trong đó, ông Phạm Văn Lý ký 11 hợp đồng bán 17 lô thu 250 triệu đồng. Ông Cam Anh Dũng ký 50 hợp đồng bán 74 lô thu 435 triệu đồng.

Số tiền 685 triệu đồng thu được, ủy ban xã Bình Giang tự in phiếu thu rồi giữ lại 260.5 triệu đồng để chi xài, không nộp cho nhà nước. Trong đó, ông Lý chi hết 19.351 triệu đồng và ông Dũng chi hết 241.149 triệu đồng “không rõ mục đích.”

Mặc dù sai phạm như vậy, nhưng kết luận thanh tra chỉ đề nghị “kiểm điểm rút kinh nghiệm” đối với hai ông này. Ông Lý hiện đã lên chức huyện ủy viên, làm chủ tịch Liên Đoàn Lao Động huyện; còn ông Dũng hiện giữ chức huyện ủy viên, phó trưởng Ban Tổ Chức huyện ủy Hòn Đất. (Tr.N)

Lao động Trung Quốc ở Formosa – Vũng Áng hiện nay

Lao động Trung Quốc ở Formosa – Vũng Áng hiện nay

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2016-06-04

000_9U22R-622.jpg

Lao động Trung Quốc tại Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) hôm 03/12/2015.

AFP

Hiện đang có rất nhiều lao động Trung Quốc đang làm việc tại Vũng Áng, trong đó có tới 3.000 lao động không có giấy phép làm việc. Họ là ai và đang sinh sống và làm việc ra sao?

Người lao động Việt Nam trong khu công nghiệp Formosa và người dân Vũng Áng nói gì nói gì về họ?

Cục cằn và keo kiệt

Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh, tổng số lao động nước ngoài tại Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là 5.321 người trong đó lao động Trung Quốc là 3.680 người. Theo thông tin của VNN online cho biết, hiện có trên 3.000 lao động Trung Quốc chưa có giấy phép.

Công nhân Trung Quốc phần lớn là đàn ông, phụ nữ ít, họ là những thanh niên, trung niên tuổi từ 25 đến 50. Phía Trung Quốc mua đất ở bên ngoài ở gần đó để làm nhà cho công nhân ở chứ họ không ở bên trong (Formosa).
-Chị Ngoan

Nói về số lượng công nhân người Trung Quốc hiện làm việc tại Formosa Vũng Áng, anh Bằng, một người dân ở thị xã Kỳ Anh đã từng làm công nhân tại khu công nghiệp Formosa nói với chúng tôi:

“Tôi từng làm công nhân của Formosa từ năm 2013, lúc đó số lượng công nhân Trung Quốc có khoảng 10.000 người.”

Chị Ngoan, một công nhân hiện làm việc trong khu vực Formosa cho biết, lao động Trung Quốc làm việc trong Formasa rất đông, họ được bố trí ở tại các ký túc xá xây dựng bên ngoài khu công nghiệp Formosa trên một vùng rất rộng. Chị khẳng định:

“Tôi là công nhân thuộc C19 trong khu công nghiệp Formosa. Công nhân Trung Quốc phần lớn là đàn ông, phụ nữ ít, họ là những thanh niên, trung niên tuổi từ 25 đến 50. Phía Trung Quốc mua đất ở bên ngoài ở gần đó để làm nhà cho công nhân ở chứ họ không ở bên trong (Formosa). Nghĩa là cả ngày họ làm việc ở trong đó và sáng đi, chiều về. Họ mua nguyên cả một vùng đất để làm nhà ở ở đó.”

Trả lời câu hỏi về tính cách và thái độ của các công nhân Trung Quốc đang làm việc tại Formosa?

Theo chị Ngoan họ là những người cục cằn và keo kiệt, họ không biết nói tiếng Việt. Tuy nhiên hiện tượng công nhân Trung Quốc ăn nhậu say xỉn hay đánh lộn là rất ít. Chị bày tỏ:

“Họ đưa công nhân của họ sang đa phần là không có giấy phép, 1 phần 3 là những người tù tội, bụi đời. Vì thế hồi có bạo loạn, em làm ở C19 có 2 người Trung Quốc chết mà không ai nhận xác vì họ không có giấy tờ tùy thân. Để đó 4-5 ngày thì xác trương sình lên. Vậy không biết họ làm thế nào để đưa xác chết về nước.”

Anh Bằng cho rằng, vào năm 2013 lúc mới sang Việt Nam các lao động Trung Quốc tỏ ra coi khinh người Việt Nam ra mặt, điều đó có thể dẫn đến các hiểu lầm của mọi người. Tuy vậy sau vụ bạo loạn tháng 5/2014 tại Vũng Áng những lao động Trung Quốc này đã biết và thay đổi thái độ. Anh giải thích:

“Nhìn chung họ cũng vẫn quan hệ bình thường với người Việt mình và chẳng có sự phân biệt gì cả. Đấy là nói rất thật mà chẳng thiên gì về Việt Nam hay Trung Quốc. Phải thừa nhận hồi trước khi có bạo loạn (5/2014) thì họ cũng có coi thường người Việt mình, nhưng sau đó đến bây giờ thì họ rất tôn trọng.”

000_9U22S-400.jpg

Người Trung Quốc trong một nhà hàng ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh hôm 03/12/2015. AFP PHOTO.

Chị Ngoan cho biết, có một số lao động Trung Quốc lấy vợ người Việt Nam, song đó chỉ là việc tạm thời mang tính mua vui. Theo chị các phụ nữ Việt Nam cũng xác định trước như vậy, vì thế đó không phải là chuyện bất thường. Chị tiếp lời:

“Ở trong đó thấy phụ nữ người Việt Nam mình cặp bồ, cặp bịch với bọn họ rất là đông. Cũng có những người lập gia đình với người Trung Quốc, song có ít người đưa nhau về ở bên Trung Quốc lắm, chứ không phải anh nào lấy vợ rồi cũng đưa họ về bên kia đâu, ít lắm.”

Nói về sinh hoạt của các lao động Trung Quốc trong khu vực Vũng Áng. Theo anh Bằng ngoài phố cũng có nhiều người Trung Quốc và Đài loan mở cửa hàng kinh doanh bên cạnh các cửa hàng của người địa phương. Anh cho biết quan hệ giữa người Việt ở Vũng Áng và các lao động Trung Quốc bình thường và thân thiện. Anh cho biết:

“Thu nhập bình quân của công nhân Trung Quốc vào khoảng 30-35 triệu VNĐ/tháng, nói chung họ cực kỳ tiết kiệm. Cửa hàng của người Trung Quốc cũng có nhiều, của người Đài Loan cũng có nhiều. Đó là các quán ăn, tiệm tạp hóa hay cửa hàng bán quần áo. Công nhân Trung Quốc vẫn ra phố chơi, mua bán và tiêu dùng bình thường, theo tôi nhận định họ vẫn sống thoải mái và không có gì khác biệt cả.”

“Chỉ 36% lao động Trung Quốc ở Vũng Áng có phép”

Dưới nhan đề “Chỉ 36% lao động Trung Quốc ở Vũng Áng có phép”, báo VNN cho biết, liên quan đến tình trạng lao động Trung Quốc trái phép tại Formosa Vũng Áng, báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, chỉ có 1.400/4.154 lao động Trung Quốc được cấp phép, chỉ đạt 36%.

Nói về tình trạng lao động Trung Quốc làm việc trái phép trong khu công nghiệp Formosa, anh Bắc cho biết về số lượng cụ thể thì khó mà xác định được cụ thể là bao nhiêu người. Theo anh các cấp chính quyền ở Kỳ Anh – Hà tĩnh đã buông lỏng quản lý. Anh Bằng tiếp lời:

Khi tôi còn làm việc trong Formosa thì chỉ riêng trong Công ty tôi làm việc cũng đã có khoảng hơn 200 người Trung Quốc làm việc trái phép, những người này họ không ở trong ký túc xá mà ở lại ngay tại công trường.
-Anh Bằng

“Khi tôi còn làm việc trong Formosa thì chỉ riêng trong Công ty tôi làm việc cũng đã có khoảng hơn 200 người Trung Quốc làm việc trái phép, những người này họ không ở trong ký túc xá mà ở lại ngay tại công trường. Rõ ràng như vậy là chứng tỏ họ làm việc bất hợp pháp, vì tại sao họ không về ở tại các ký túc xá hay khách sạn của Công ty? Và tôi xác nhận là không bao giờ thấy công an kiểm tra họ.”

Chị Ngoan cho biết rằng hết sức ngạc nhiên về việc công an ở Vũng Áng hiện nay chỉ lo bảo vệ cho lao động Trung Quốc, kể cả số lao động trái phép. Ngược lại họ lại bắt nạt lao động người Việt Nam. Chị nói:

“Không biết công an có kiểm tra giấy tờ của công nhân Trung Quốc ở trên chỗ họ ở hay không? Nhưng trong khu vực Formosa thì không thấy họ kiểm tra bao giờ, mà chỉ thấy họ kiểm tra và bắt người Việt nam mình. Công an chỉ bảo vệ cho người Trung Quốc chứ không bảo vệ cho người Việt Nam, mà hắn còn hành người Việt Nam. Em cảm thấy buồn vì bất công quá.”

Tác giả Nguyễn Hữu Qúy viết trên báo Người Việt gần đây có đánh giá rằng: “Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm, nhưng quyết liệt và hiệu quả vào lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp, có sự tiếp tay của quan chức Việt Nam ở cấp cao, thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng. Mà Vũng Áng quả là một vị trí lý tưởng không chỉ để khống chế Việt Nam về mặt đường bộ, mà toàn bộ đường biển đi vào Vịnh Bắc Bộ.”

Liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng, anh Bằng cảnh báo:

“Cái tin ấy thì tôi có được nghe, nhưng theo sự nhìn nhận của tôi thì hệ thống tường rào của Formosa họ làm kiên cố như kinh thành của Vua chúa. Gỉa sử bây giờ ở bên ngoài xe tăng của mình có đâm vào, tường có sập xuống thì cũng không thể lên được. Bởi vì hệ thống tường ấy có hào sâu 8 m, rộng 8m bao xung quanh. Xe tăng đâm vào cũng không thể lên nổi.”

Đại biểu quốc hội Trần Tiến Dũng thấy rằng, việc lao động Trung Quốc không hợp pháp đang cư trú và làm việc trong dự án Formosa đã vi phạm điểm B, khoản 5, điều 17, nghị định 167/2013 về việc “Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có các hoạt động khác ở Việt Nam nhưng không được cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam” với mức xử phạt sẽ từ 15-25 triệu đồng/ngườicông. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, một sai phạm có thể sẽ phải chịu nhiều hình thức xử lý khác nhau.

Ngân hàng “xiết nợ” ngư dân – Chó cắn áo rách

Ngân hàng “xiết nợ” ngư dân – Chó cắn áo rách

GNsP (03.06.2016) – Đời sống của bà con ngư dân ở các tỉnh Miền Trung rơi vào bế tắc sau vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển do nhân tai gây ra. Cơ nghiệp của bà con ngư dân bị mất sạch, không chuyển đổi được nghề nghiệp khi nghề truyền thống của gia đình là ngư nghiệp. Rơi vào ngõ cụt, không hướng giải quyết, còn nhà chức trách vô cảm và phủi trách nhiệm.

Nhiều con thuyền phơi nắng dọc các bờ biển, nằm chết một chỗ. Trong những ánh mắt của người già, người cha, người mẹ là nỗi lo lắng cho tương lai của những đứa con khi gia đình mất “nghiệp”. Miếng ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, nơi sống bị ô nhiễm, không nghề không nghiệp thì việc cho con cái đi học là một chuyện ngoài tầm tay của nhiều bậc cha mẹ, và họ đã chua xót khi nghĩ đến chuyện cho con nghỉ học để tìm kế sinh nhai.

Đã nghèo nhưng lại khổ hơn khi nhiều gia đình ngư dân rơi vào tình trạng bị ngân hàng xiết nợ do họ vay mượn vốn đóng tàu thuyền ra khơi.

Đó là thực trạng của các ngư dân thuộc giáo xứ Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Mất “nghiệp”

Đa phần bà con giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ sống chủ yếu là ngư nghiệp lâu đời. Giáo xứ Cồn Sẻ nằm ở giữa đất bồi ở hạ lưu Sông Gianh. Hằng năm, cứ vào tháng 10, họ gánh chịu những cơn bão, mưa giông đổ về làm ngập lụt cả giáo xứ và các vùng lân cận. Đã khốn khổ nay lại phải cam chịu lãnh tất cả các hậu quả ô nhiễm môi trường biển do nhân tai gây ra.

Quản xứ giáo xứ Cồn Sẻ là Lm Phêrô Maria Hoàng Anh Ngợi. Ngài là một trong những vị linh mục thao thức về người nghèo, dấn thân hết mình vì người nghèo và mạnh mẽ đấu tranh các quyền tối thiểu của người dân trong thời gian vừa qua.

06.-Gao-gup-Gx.-Con-Se-5.2016-768x576

13245358_1068111306569904_6445317339838836490_n

Lm Phêrô Maria Hoàng Anh Ngợi là một trong những vị linh mục thao thức về người nghèo, dấn thân hết mình vì người nghèo và mạnh mẽ đấu tranh các quyền tối thiểu của người dân trong thời gian vừa qua.

Căn nhà tềnh toàng của ngư dân.

Trong chuyến từ thiện chia sẻ gạo vào cuối tháng 05.2016 với mục đích thăm hỏi các gia đình ngư dân tại giáo xứ Cồn Sẻ của Nhóm Fiat do Lm Giuse Lê Quang Uy, DCCT thành lập, Nhóm đã có dịp trò chuyện và gặp gỡ nhiều ngư dân. Qua sự quan sát, Lm Giuse chia sẻ về đời sống của bà con ngư dân hiện tại:

“Ý chí của bà con rất mạnh nhưng gần như họ đang bị trói tay trói chân bởi vì biển bị nhiễm độc và cá đã chết, thậm chí bà con ngư dân đánh lưới xuống biển thì vớt lên chỉ còn có xương cá thôi. Nhiều bà con ở đây không phải là những ngư dân đi đánh bắt xa bờ nên không có những phương tiện hiện đại, họ chỉ có thuyền nhỏ và ghe. Đánh bắt gần bờ thì không còn cá, do đó họ phải liều lĩnh bằng những chiếc tàu nhỏ, những chiếc ghe để đi đánh bắt xa bờ nên họ sẽ gặp nguy hiểm rất nhiều nếu như gặp sóng lớn, hoặc gặp tàu Trung Cộng. Và, ngư dân ở đây cũng cho biết, khi đánh bắt xa bờ thì cá cũng không còn nhiều. Trong khi đó chi phí đánh bắt xa bờ rất cao mà lượng cá đánh bắt được ít quá thì sẽ lỗ, nhưng bản năng của người đánh cá họ không thể ngồi yên được, họ vẫn có niềm hy vọng nên họ muốn đi đánh bắt để được tí nào hay tí đó.”

Tuy rơi vào hoàn cảnh thiếu thốn đủ mọi bề sau vụ thảm họa, tiền thiếu trước hụt sau nhưng nhiều ngư dân ở đây kiên quyết từ chối những lời dụ ngon dụ ngọt của các thương lái khi họ đến hỏi mua số cá chết về để tiêu thụ. Lm Giuse nói:

“Nhiều thương lái đã dụ dỗ bà con bán lại cá ở đây kể cả cá đã chết và đang ngáp ngáp với giá rẻ, để về chế biến và bán như là cá tươi cho người ta làm nước nắm hoặc cá khô. Những người dân ở đây họ có lương tâm nên họ không tiếp tay với các thương lái này. Nếu nhà nước mà không mạnh tay thì các sản phẩm này sẽ trôi nổi và không chừng chúng ta sẽ ăn nhằm các loại sản phẩm này.”

Ngân hàng xiết nợ

Khi “nghiệp” đánh bắt thủy hải sản chết chân tại chỗ thì tất cả các dịch vụ vệ tinh khác xoay quanh nghề biển đều dừng lại và đứng yên như vá lưới, làm phao… Trong tình cảnh khốn đốn của các ngư dân không biết xoay sở công việc làm ăn thế nào, thì cơ hội mong manh duy nhất của họ là chỉ còn biết bám víu vào nhà chức trách với hy vọng có phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, để cuộc sống gia đình được ổn định hơn, nhưng niềm hy vọng ấy bị nhà cầm quyền chà đạp một cách nhẫn tâm khi họ dùng hệ thống ngân hàng xiết nợ các ngư dân. Linh mục Giuse cho hay:

“Cha xứ [giáo xứ Cồn Sẻ] chia sẻ rằng, UBND Huyện trong lúc này không cứu trợ cho bà con ngư dân mà lại dùng ngân hàng để xiết nợ. Đáng lẽ ra [họ] phải giảm nợ hoặc xóa nợ cho bà con ngư dân. Đời sống của bà con rất éo le, họ vay nợ ngân hàng rất nhiều nhưng số tiền đó không đủ để đóng một cái ghe, nhiều người hùn lại vẫn không đủ. Do đó, họ vay thêm tiền của nhà nước để xây nhà, sau đó thế chấp căn nhà để vay thêm một khoản khác thì mới có đủ vốn để đóng một con tàu, nhưng bây giờ con tàu nằm một chỗ, không làm ra tiền thì nhà nước đến siết nợ và chồng chất thêm những nỗi thống khổ cho  ngư dân nơi đây.”

Trẻ em có nguy cơ thất học

Sự bế tắc ấy không có hướng giải quyết bởi vấn đề quá lớn, quá tầm tay của bà con ngư dân và trách nhiệm này thuộc về nhà cầm quyền buộc họ phải can đảm, mạnh mẽ dõng dạc công khai nguyên nhân dẫn đến biển bị ô nhiễm trầm trọng như hiện nay. Nếu nhà cầm quyền làm được điều đó thì bà con ngư dân sẽ chung tay góp sức giải quyết vấn đề, nếu không, sẽ là “án tử” cho đời sống bà con ngư dân và là một “tương lai chết” của cả dân tộc VN. Linh mục Giuse bật khóc và chia sẻ:

“Người dân họ chia sẻ với chúng tôi rằng, những đứa con của họ đang đi học sẽ bỏ học, một em học sinh lớp 4 một năm học phải đóng học phí 1,4 triệu. Bây giờ không có tiền ăn thì lấy tiền đâu đóng học phí cho con, thì chắc chắn cháu bé này nghỉ học sẽ tham gia vào lực lượng những đám trẻ không được học hành và có thể đi bán vé số, bưng bê, bán hàng… Những người trẻ [ở đây] đã nghĩ đến chuyện họ sẽ phải dời đi. Đây là một thảm họa cho những ngư dân đang gắn bó với biển, họ đang sống an lành… bây giờ bị đánh bật ra khỏi mảnh đất của họ, họ đi sang nơi khác thì dù là đồng bào có cưu mang, có che chở, có nâng đỡ thì họ vẫn là những người tha phương và nỗi đau không thể hàn gắn được các vết thương ấy về lâu về dài.”

Nhà nước hỗ trợ gạo xấu và ẩm

Sau khi xảy ra thảm họa ô nhiễm môi trường biển, nhà chức trách hứa hẹn hỗ trợ 15kg gạo cho một người, nhưng cho đến thời điểm hiện tại, họ chỉ hỗ trợ 10kg gạo xấu và ẩm cho một hộ gia đình, mỗi hộ có ít nhất 5 nhân khẩu nhiều nhất là 15 nhân khẩu.  Linh mục Giuse cho hay:

“Nhà nước tuyên truyền, vận động và hứa hẹn có gạo cho dân. Theo như lời cha Sở kể, họ nói sẽ hỗ trợ 15 ký gạo cho một người, nhưng bây giờ họ chỉ hỗ trợ 10 ký gạo cho một hộ gia đình mà đây là gạo xấu và ẩm, họ không thể ăn được. Nhiều người dân Cồn Sẻ đang ở trong tình trạng rất khốn đốn, không biết nên đổi nghề gì đây, có lẽ họ phải bỏ quê đi tha phương cầu thực vào các thành phố lớn để làm ăn.”

Giải thoát nào cho ngư dân?

Lm Giuse cũng cho hay, từ lời kêu cứu “hết đường sống” của của Lm Phêrô Maria khi tàu về neo đậu kín cả sông và cho đến nay không được một lời giải thích nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt vào tháng 4.2016 từ phía nhà cầm quyền, thì Lm Giuse đã cấp tốc đưa ra lời kêu gọi cứu trợ cho bà con nơi đây.

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi vài ngày, Lm Giuse đã nhận được hơn 1 tỷ rưỡi của các tấm lòng hảo tâm trong và ngoài nước gửi về, đặc biệt trong số đó Hội Bác Ái Phanxicô đã chung sức đóng góp 20.000 USA (gần 500.000.000 VNĐ). Số tiền này, Lm Giuse đã chuyển hết cho Lm Phêrô Maria để mua gạo, phân phối cho bà con ngư dân đang thiếu thốn.

Lm Giuse mong muốn: “Khi trở về cùng lúc được biết Caritas của HĐGMVN đã bắt đầu nhập cuộc thì chắc chắn họ sẽ làm mạnh hơn, nhanh hơn nên tôi muốn mời gọi các Đức cha, Dòng tu, các giáo xứ và anh chị em giáo dân hướng lòng mình về Miền Trung, để hiểu được nỗi khổ của họ và giúp được họ cái nào hay cái đó. Chúng ta phải liên đới với nhau thì mới tạo được một sức mạnh và làm cho phía nhà nước phải rục rịch, phải thay đổi và phải làm một cái gì đó cho bà con ngư dân.”

Tuy nhiên, phương án cứu trợ gạo hoặc các nhu yếu phẩm không phải là kế hoạch dài lâu bởi người nghèo có lòng tự trọng, họ muốn tự lực cáng sinh và phát triển bằng ý chí, sức mạnh của họ. Lm Giuse băn khoăn:

“Chúng tôi băn khoăn một điều là chả lẽ chúng ta cứ tiếp tục quyên góp, chả lẽ chúng ta cứ tiếp tục giúp cho họ bát cơm bát gạo trong khi đó vấn đề là giải quyết là cái nghề của họ, họ có sức, có ý chí và có tay nghề nhưng tất cả đã sụp đổ hết thì bây giờ họ sẽ sống làm sao đây. Họ có lòng tự trọng để không tiếp tục ngửa tay xin chúng ta cứu trợ. Họ chờ đợi trước hết là nhà nước có phương án chuyển đổi nghề nghiệp cho họ. Đa số [ngư dân ở đây] là những người Công giáo và họ mong muốn Giáo hội Công giáo thay họ là tiếng nói đủ mạnh để nói chuyện với các cấp lãnh đạo cao hơn về nỗi thống khổ của họ.”

Nếu cứ cứu trợ mãi thì đất nước không thể phát triển. Đất nước chỉ hồi sinh khi người dân đứng trên đôi chân của họ làm chủ đất nước.

Nếu nhà cầm quyền xác định Fomosa có lỗi xả thải, họ sẽ phải bồi thường cho ngư dân. Đây là bài học của Vedan khi bị xác đinh xả thải gây ô nhiễm và phải bồi thường, phải chăng đây cũng là “động cơ” khiến nhà cầm quyền chưa thể “minh bạch” nguyên nhân cá chết?

Huyền Trang, GNsP

Tội phạm Vũng Áng…

Tội phạm Vũng Áng…

“Phải truy tìm cho ra ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Võ Kim Cự đã nhận của Formosa bao nhiêu tìền, trong số tiền đó có bao nhiêu xuất phát từ Trung Quốc cộng sản. Số tiền này tuồn sang Quỹ đầu tư của cô Nguyễn Thanh Phượng bằng con đường nào. Phải truy tố bằng được ông Dũng ra Toà. Trước một thảm hoạ cho quốc gia như vậy, trước một nguy cơ tiêu diệt nguồn sống của hàng triệu người, có hàng nghìn bà con đang đói và nguy cơ chết vì nhiễm độc, không thể để cho Dũng có quyền thoát tội”.

______

Bùi Quang Vơm

3-6-2016

Ngư dân Quảng Bình xuống đường biểu tình, đòi chính phủ công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt. Ảnh: Facebook.

Tội phạm Vũng Áng là ai?

Cho dù đến tận bây giờ, nguyên nhân cá chết xuất phát từ vùng biển Vũng Áng, Hà Tĩnh, vẫn chưa được nhà nước Việt Nam công bố, thậm chí có ý định không bao giờ công bố qua việc mượn lời chuyên gia Nhật Bản lấp lửng rằng, “có thể phải cần một năm”.

Nhưng trước áp lực của xã hội, ngày hôm qua, 02/06/2016, trong cuộc họp báo của Chính phủ, bộ trưởng Truyền Thông Trương Minh Tuấn nói “Về nguyên nhân cá chết chưa thể công bố, các nhà khoa học nỗ lực tìm ra nguyên nhân và đã sớm tìm ra nguyên nhân. Nhưng việc điều tra cá chết là nhiệm vụ của nhiều cơ quan nên còn nhiều ý kiến khác nhau vì thế cần phải rốt ráo xác định nguyên nhân.

Các cơ quan phải điều tra đầy đủ các bằng chứng pháp lý về môi trường xem các tổ chức, cá nhân có vi phạm không. Quan điểm của Chính phủ là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh. Cho nên, cần phải có thời gian kỹ lưỡng để có kết luận xác thực”.

Theo cách trả lời có phần ỡm ờ này, thì người ta “mười phần đã đoán ra được chín”. Chẳng có gì là khó hiểu. Vì kết luận khoa học xác định nguyên nhân cá chết đã có ngay từ ngày 20/04/2016, theo Giáo sư Tiến Sĩ Giáo sư Nguyễn Tác An, nguyên viện trưởng Viện Hải Dương Học Nha Trang “Ở Vũng Áng sau khi xảy ra sự cố như thế thì (các) nhà khoa học đã ra rất nhiều phương án để tiến hành và những phương án đều thu được những kết quả.

Theo tôi nghĩ có cái gì đó mà người ta không muốn nói. Chứ tìm cả năm cũng vậy vì người ta đã biết nguyên nhân rồi. Như thế thôi, không được ai phát biểu hết: chỉ Tổng Cục Môi Trường và Bộ Tài nguyên – Môi trường mới được phát biểu, ai muốn phát biểu cũng không được. Người ta đã nói như vậy rồi thì thôi!”

Dư luận của cả xã hội, cả tập thể các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế không thể nói ra, nhưng thừa biết không ai khác ngoài nhà máy thép Formosa. Dẫu Chính phủ kết luận là ai, thì người ta vẫn tin rằng chỉ có nhà máy thép. Nếu thủ phạm Chính phủ nói không phải là Formosa thì dứt khoát có chuyện khuất tất được che đậy phía sau.

Chỉ có những kẻ ngớ ngẩn mới che đậy một sự thật hiển nhiên như vậy.

Bất chấp thủ đọan nhả tin từ từ của chính phủ Việt Nam, bất chấp phía sau chứa đựng âm mưu hay mục đích gì, bất chấp kết quả công bố thế nào, thủ phạm là ai, điều mà tất cả chúng ta, tất cả dân chúng, tất cả những người làm khoa học hay không làm khoa học, cả trong nước và cả trên thế giới đều nhất trí một điều là cần phải đóng cửa nhà máy thép Formosa. Vì nó còn nằm đấy thì còn xả thải và nguy cơ cá chết, dân chết và nguy cơ huỷ hoại môi trường sống của con cháu muôn đời vẫn còn nguyên đấy.

Nguyên nhân gây ra nạn cá chết không cần phải có các nhà khoa học nghiên cứu để kết luận. Truy ra nguyên nhân, để truy ra thủ phạm. Đó là việc của công lý, xử đúng người đúng tội. Nhưng vấn đề không chỉ đơn thuần nằm ở việc xử ai. Mục đích chính là bảo vệ môi trường và đời sống của con người.

Không cần biết có phải chính do nhà máy thép Vũng Áng xả thải không qua xử lý hay không, điều chúng ta đã không còn tranh cãi là sản xuất thép là một loại sản xuất gây ra độc hại, huỷ hoại môi trường. Và đặt nhà máý thép tại vị trí nhạy cảm này là hoàn toàn sai.

Vậy giải pháp cho nó rõ ràng là:

1- Bắt buộc nhà máy thép phải xử ký triệt để đúng quy định của pháp luật Việt Nam và quy chuẩn quốc tế về bảo vệ môi trường.

2- Sửa lại luật về quy trình và chế độ giám sát xử lý trước xả thải ra biển.

3- Đóng cửa từng bước và tiến tới đóng cửa hoàn toàn nhà máy thép tại Vũng Áng.

4- Xác minh thông tin tàu đánh cá Trung quốc thả những thùng chứa hoá chất độc, được đục thủng trước cho thoát ra từ từ, tại vùng biển ngoài khơi Vũng Áng, tiến hành trục vớt và nạo rửa đáy biển nếu có.

5- Xử lý tẩy rửa vùng biển khu vực xả thải của nhà máy thép Formosa ngay. Thủ phạm là Trung Quốc phía sau người Đài Loan, không có gì phải che giấu.

Vậy tại sao có sự ra đời và tồn tại của nhà máy này?

– Theo tất cả các phân tích khoa học, cả về mặt kinh tế, thảm họa môi trường lẫn an ninh quốc phòng, việc tồn tại một nhà máy thép tại thời điểm chính “Bắc Kinh hiện đã ra lệnh cấm các dự án mới trong lĩnh vực sản xuất thép, ximăng, nhôm điện phân, kính và đóng tàu cho tới năm 2017”. Sản lượng thép từ lâu đã vượt qua nhu cầu thị trường.“Đường Sơn, được xem như là “kinh đô” của ngành luyện thép, nay chỉ còn là cái bóng của chính họ với những nhà kho bị bỏ trống và bàn ghế bỏ không”.

“Các chuyên gia môi trường nhận định, nếu tất cả các dự án thép được cấp phép và triển khai đúng cam kết thì đến năm 2020, ngành thép sẽ thải ra 174 triệu tấn CO2 và lúc đó, riêng ngành thép sẽ “giáng” lên đầu mỗi người dân Việt Nam thêm 1,5 tấn khí CO2”.

Và chính Formosa “Năm 2009, Formosa “vinh dự” nhận giải “Hành tinh đen” – do Ethecon, tổ chức bảo vệ môi trường Đức dành cho những cá nhân/tổ chức “đóng góp” vào việc phá hủy môi trường”.

Vậy ai là người ký duyệt cho Formosa thực hiện đầu tư?

Trong thư ngỏ gửi Bộ trưởng tài nguyên môi trường Trần Hồng Hà, ngày 01/05/2016, Tiến sĩ Tô Văn Trường cũng nêu ra câu hỏi vì sao lại phải kêu gọi đầu tư nhà máy thép. Ông nhắc lại chi tiết vào “ngày 15 tháng giêng năm 2008, Formosa mới có thư trình thủ tướng về dự án thép thì ngay ngày hôm sau 16 tháng giêng, vị quan chức đứng đầu của Hà Tĩnh lúc bấy giờ là ông Võ Kim Cự bí thư kiêm chủ tịch HĐND Hà Tĩnh có thư trình xin Thủ tướng ‘cho phép’, mặc dù Formosa không hề gửi thư đó cho ông Cự”.

Tại sao ngày 15/01/2008, Formosa có thư trình thủ tướng xin đầu tư dự án, thì ngày 16/01/2008 đích thân bí thư chủ tịch Hà Tĩnh Võ Kim Cự làm tờ trình xin Thủ tướng cho phép Formosa đầu tư. Võ Kim Cự tiên tri trước ý định đầu tư của Formosa?

“Thủ tướng Chính phủ có ý kiến tại Văn bản số 323/TTg-QHQT ngày 4/3/2008 với nội dung: đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa (Đài Loan) lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp thép tại Khu kinh tế Vũng Áng và Dự án cảng nước sâu Sơn Dương, tỉnh Hà Tĩnh”.

Ngay trong ngày 4/03/2008, Hoàng Trung Hải ký công văn 323/Ttg đồng ý cho tập đoàn Formosa lập Dự án Nhà máy thép Vũng Áng.

Ba tháng sau, ngày 6/06/2088, Hoàng Trung Hải ký tiếp công văn 869/Ttg thực hiện Dự án đầu tư khu liên hợp Gang thép và cảng sâu Sơn Dương tại Vũng Áng. Trên cơ sở công văn này, ngày 21/5/2008, Công ty Formosa có đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư; ngày 12/6/2008 Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 282023000001 cho Công ty với thời hạn hoạt động của dự án là 70 năm.

Chưa bao giờ một Dự án có tổng vốn đầu tư 22 tỷ đôla, chiếm dụng 3,300ha đất, di dời hàng nghìn hộ dân, mà từ ngày trình tờ xin tới ngày lập luận chứng Dự án, trình duyệt Dự án tổng thể, lập và trình duyệt Dự án chi tiết, cấp giấy phép đầu tư, chỉ có thời gian 4 tháng, trong khi thông thường không thể dưới ba năm.

Tháng 1/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định cấp cho Formosa 300 tỷ đồng từ ngân sách, xây nhà ở cho công nhân người Trung quốc.

Thủ tướng Dũng dự lễ động thổ nhà máy thép Vũng Áng, ngày 02/12/2012, 17/09/2015 khánh thành tổ máy số 1 nhà máy nhiệt điện Vũng Áng.

Như vậy, chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người quyết định và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự có mặt của công ty thép Formosa tại Vũng Áng.

Tại sao. Vì không đủ trình độ. Vì tiền. Hay vì một thế lực nào khác.

Ông Nguyễn Gia Kiểng, chủ tịch Tập Hợp dân chủ đa nguyên nhận định “đã có sự câu kết bất chính giữa chế độ cộng sản và các thế lực tài phiệt nước ngoài, ở đây là công ty Formosa”.

Chế độ cộng sản mà ông Kiểng đề cập là bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam mà trực tiếp là ông cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cũng lưu ý một điều rằng, ban đầu, dự án được phê duyệt trên danh nghĩa là cho tập đoàn Formosa làm chủ đầu tư, nhưng hiện nay, cổ phần của tập đoàn Formosa đã được nhượng lại tới 25% cho tổng công ty thép Trung Quốc, Chine Steel, và lao động của công ty thép Vũng Áng hiện tại gồm10.000/16.000 là người Trung Quốc lục địa.

Phải truy tìm cho ra ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Võ Kim Cự đã nhận của Formosa bao nhiêu tìền, trong số tiền đó có bao nhiêu xuất phát từ Trung Quốc cộng sản. Số tiền này tuồn sang Quỹ đầu tư của cô Nguyễn Thanh Phượng bằng con đường nào. Phải truy tố bằng được ông Dũng ra Toà. Trước một thảm hoạ cho quốc gia như vậy, trước một nguy cơ tiêu diệt nguồn sống của hàng triệu người, có hàng nghìn bà con đang đói và nguy cơ chết vì nhiễm độc, không thể để cho Dũng có quyền thoát tội. Hãy xem, trong khi dân đói, cá chết, ông Dũng đi thăm chùa Thiên Hưng tại Bình Định và nghe Đàm Vĩnh Hưng hát “Thành phố buồn” tại Sài Gòn. Phải là loại người như thế nào mới có thể nhẫn tâm như vậy.

Có liên hệ gì giữa Trung Nam Hải và cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng không? Chắc chắn an ninh chính trị của đảng đã có câu trả lời. Ông Võ Kim Cự đã buộc phải thôi chức bí thư Hà Tĩnh trước khi có đại hội đảng, tháng 10/2015. Ông Dũng bị buộc phải bàn giao cho ông Phúc trước tháng tư năm 2016.

Có gì liên hệ gì giữa vụ cá chết tại Vũng Áng với chuyến thăm của Tổng thống OBAMA không.

Cẩn tắc vô áy náy, tốt nhất là nên rà soát lại tất cả những dự án do ông Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt, và tiến hành kiểm tra, loại bỏ các yếu tố Trung Quốc ra khỏi các dự án đó.

TT Obama tặng cần câu và gởi hai thông điệp quan trọng

TT Obama tặng cần câu và gởi hai thông điệp quan trọng

Hai thông điệp quan trọng nhấn mạnh hai mặt của một vấn đề
Tổng thống Obama tặng cần câu
Nguyễn Phú Trọng có biết dùng cần câu không?

Âu Dương Thệ

3-6-2016

TT Obama phát biểu tại Mỹ Đình, Hà Nội. Nguồn: Nhà Trắng
TT Obama phát biểu tại Mỹ Đình, Hà Nội. Nguồn: Nhà Trắng

Trên đường sang Nhật dự Hội nghị cấp cao G7 vào cuối tháng 5 Tổng thống (TT) Hoa kì Obama lần đầu tiên đã ghé thăm VN từ 23. tới 25.5. Trong các cuộc hội đàm với những người cầm đầu chế độ toàn trị TT Obama đã thông báo, từ nay Mĩ bãi bỏ cấm vận võ khí sát thương cho VN với những điều kiện nhất định. Ông cũng lưu ý họ là phải tôn trọng những giá trị phổ cập về nhân quyền: “Tôi cho rằng việc thúc đẩy các quyền này [tự do kinh tế, tự do ngôn luận, tự do chính trị, tự do tôn giáo và tự do lập hội và hội họp] không phải là mối đe dọa đối với sự ổn định, mà thực ra là củng cố sự ổn định và là nền tảng cho sự tiến bộ.” [i]

Hướng về nhân dân VN, đặc biệt những người trẻ và trí thức VN, TT Obama nhận là người bạn của VN, đã chân thật gởi gấm tấm lòng tới dân tộc ta: “Cuối cùng, tương lai của Việt Nam sẽ được quyết định bởi chính người dân Việt Nam.”[ii] Ông rất tin tưởng là một tương lai không xa VN sẽ đồng hành cùng với các nước văn minh, các xã hội Dân chủ đa nguyên và Hoa kì là bạn đồng hành của VN: “Việt Nam đã có có tất cả những thành tố cần thiết để phát triển. Vận mệnh của bạn là trong tay của bạn. Đây là thời điểm của bạn. Và khi bạn theo đuổi tương lai mà bạn muốn, tôi muốn bạn biết rằng, Hoa Kỳ sẽ ở đó bên bạn như là đối tác của bạn và là bạn của bạn.” [iii]

Hai thông điệp quan trọng với nhiều ý nghĩa của TT Obama, một gởi cho những người cầm đầu chế độ toàn trị và một gởi tới toàn thể nhân dân VN, được truyền hình trực tiếp ngày 24.5 nói lên những điều gì? Và việc siêu cường Mĩ hủy bỏ cấm vận võ khí sát thương với VN có thể ví như người tặng cần câu. Cần phải hiểu ý nghĩa của việc quan trọng này như thế nào?

Hai thông điệp quan trọng nhấn mạnh hai mặt của một vấn đề

Trong buổi nói chuyện tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình ngày 24.5.16 trước 2000 thính giả đa số là người trẻ -trong đó có cả chuyên viên, trí thức và doanh nhân VN- được truyền hình trực tiếp[iv], TT Obama đã đưa ra phản biện chống lại những lập luận của nhóm cầm đầu chế độ toàn trị vẫn khăng khăng bào chữa là, nếu để tự do dân chủ sẽ đưa đến hỗn loạn làm bất ổn định chinh trị! Bằng những dẫn chứng ở Mĩ và nhiều nơi trên thế giới, ông Obama đã chứng minh, chính ở những nơi nào các quyền tự do dân chủ căn bản, như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do chính trị (tranh cử và bầu cử), tự do tôn giáo, tự do hội họp và lập hội thì những nơi đó sự ổn định chính trị được củng cố, kinh tế phát triển và xã hội văn minh. Vì khi đó những người cầm quyền luôn luôn phải ý thức trách nhiệm về những việc mình làm, không dám lạm quyền và tham nhũng, không dám đàn áp dân; đồng thời khiến cho các công dân thuộc mọi giới, mọi thành phần trong xã hội quan tâm theo dõi và tham gia trực tiếp vào cộng đồng. Nhờ đó xã hội mở ra những cơ hội đồng đều, minh bạch, tạo ra những cạnh tranh lành mạnh từ trong kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Mọi người đều cảm thấy và tự hào có phần đóng góp của mình. Đó là chìa khóa cho phát triển liên tục và ổn định bền vững của toàn xã hội:

“Khi có quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận, và khi người dân có thể chia sẻ ý tưởng và tiếp cận internet và mạng xã hội mà không bị cấm đoán, điều đó sẽ tạo đà cho đổi mới sáng tạo mà các nền kinh tế cần để có thể vươn lên. Đó là nơi nảy ra những ý tưởng mới. Đó chính là cách thức khởi đầu của Facebook. Đó chính là cách thức mà nhiều trong số những công ty vĩ đại nhất của chúng tôi đã khởi nghiệp – nhờ ai đó có ý tưởng mới. Ý tưởng khác biệt. Và họ có thể chia sẻ ý tưởng đó. Khi có tự do báo chí – khi nhà báo và blogger có thể vạch trần những bất công và lạm dụng – điều đó sẽ buộc các quan chức phải có trách nhiệm và sẽ xây dựng niềm tin của người dân để hệ thống có thể hoạt động. Khi các ứng viên có thể chạy đua vào các vị trí và tranh cử tự do, và cử tri có thể lựa chọn những người lãnh đạo của mình trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng thì điều đó sẽ làm cho các quốc gia ổn định hơn, bởi vì người dân biết rằng tiếng nói của họ được lắng nghe và rằng những thay đổi một cách hòa bình là điều có thể. Và điều đó sẽ đưa những con người mới vào hệ thống.

Khi có quyền tự do tôn giáo, thì điều đó không chỉ cho phép người dân được bày tỏ đầy đủ tình yêu và đam mê vốn là giá trị cốt lõi của tất cả mọi tôn giáo lớn, mà còn cho phép các nhóm đức tin phục vụ cộng đồng của họ thông qua trường học và bệnh viện, và chăm sóc người nghèo và người dễ bị tổn thương. Và khi có quyền tự do hội họp – khi người dân được tự do tổ chức xã hội dân sự – thì các quốc gia sẽ giải quyết tốt hơn các thách thức mà chính phủ đôi khi không thể tự mình giải quyết. Do vậy, tôi cho rằng việc thúc đẩy các quyền này không phải là mối đe dọa đối với sự ổn định, mà thực ra là củng cố sự ổn định và là nền tảng cho sự tiến bộ.”[v]

Bằng một sự khiêm nhường rất quí, TT Obama xác nhận là, mặc dầu nền Dân chủ đa nguyên của Hoa kì đã trải qua trên 200 năm, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết; và ngay chính ông vẫn phải nghe những lời chí trích và phê bình từ nhiều phía. Nhưng ông không cảm thấy khó chịu, trái lại còn coi đó là động lực để cải thiện và phát triển cho chính ông và xã hội Mĩ:

“Nhưng chính sự giám sát đó, những cuộc tranh luận công khai, chỉ ra những điểm không hoàn hảo của chúng tôi, và cho phép tất cả mọi người có tiếng nói đã giúp chúng tôi phát triển mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn và công bằng hơn.”[vi]

Ông nhấn mạnh thêm, “những quyền mà tôi nói đây, tôi tin rằng không phải các giá trị Mỹ, tôi nghĩ đó là giá trị phổ quát được minh định trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.”

Nội dung của hai thông điệp này TT Obama cũng đã lập lại sau cuộc gặp một số Nhà lãnh đạo xã hội dân sự Việt Nam. Mặc dầu chế độ Nguyễn Phú Trọng đã tỏ ra thiếu ngoại giao với quốc khách và thiếu văn hóa với dân mình khi ra lệnh cấm cản, thậm chí bắt cóc một số người được mời, nhưng TT Obama vẫn nhã nhặn và nghiêm túc nhắn nhủ:

“Tôi hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam…sẽ ngày càng tin tưởng hơn rằng, người dân muốn được phối hợp với nhau, nhưng cũng muốn có khả năng được tụ họp và tham gia vào đời sống xã hội theo cách thức đem lại những điều tốt đẹp cho tất cả mọi người về lâu về dài.”[vii] Hướng về các công dân VN đang can đảm dấn thân tranh đấu cho một nước VN mới, vì họ ý thức rằng “không phải đương nhiên sẽ xảy ra” [viii] , TT Mĩ tỏ lòng ngưỡng mộ:

“Tôi cảm ơn tất cả các bạn vì đã thực hiện những công việc đầy dũng cảm và tôi muốn các bạn biết rằng, các bạn sẽ tiếp tục có một người bạn là Hoa Kỳ, bởi vì chúng tôi cho rằng, những công việc mà các bạn đang làm là quan trọng ở tất cả mọi nơi.” Và “Tôi đánh giá rất cao việc làm của các bạn” [ix]

Như vậy thật là rất rõ ràng, trong các cuộc tiếp xúc với những người cầm đầu chế độ toàn trị, nói chuyện với nhân dân VN và gặp gỡ những người hoạt động dân chủ trong chuyến thăm VN, TT Obama đã nhắc nhở nhóm cầm đầu CSVN phải tôn trọng các quyền tự do căn bản của nhân dân và tỏ lòng ngưỡng mộ dân tộc VN – đi đầu là trí thức, thanh niên và cả những đảng viên tiến bộ- đang can đảm dấn thân đấu tranh cho một nước VN mới. Điều này cho thấy mặc dù phát biểu bằng ngôn ngữ ngoại giao, nhưng thiện cảm và lập trường của TT Obama rất rõ ràng là đứng về phía nhân dân VN đang bị đàn áp và ngưỡng mộ trước thái độ không ngồi chờ sung rụng, hay “không phải đương nhiên sẽ xảy ra” mà là ý chí quyết xé rào chính trị độc tài, đang quyết tâm tranh đấu cho một VN dân chủ, tự do và phú cường!

TT Obama tặng cần câu

Trong những năm gần đây nhiều chiến lược gia trên thế giới đều có một nhận định chung, từ khi Tập Cận Bình cầm đầu ĐCS Trung quốc và Chủ tịch nước Trung quốc (2012), do tham vọng quyền lực ông đã theo đuổi chính sách, bên trong đàn áp địch thủ ngay trong đảng và đàn áp trí thức và nhân dân, bên ngoài thực hiện chủ trương dân tộc quá khích với việc giương cao khẩu hiệu “Thực hiện giấc mơ vĩ đại Trung quốc” và ru ngủ các nước láng giềng bằng “Đường tơ lụa trên biển”!

Ngay trên biển Đông, trái với những sự khờ khạo và thái độ nhu nhược của nhóm cầm đầu CSVN, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, đã từng tuyên bố ngớ ngẩn và cực kì thiếu trách nhiệm là “tình hình biển Đông không có gì mới”, Tập Cận Bình càng lấn áp thêm, ngang ngược thực hiện công khai coi biển Đông như cái ao của Trung quốc. Từ cho các tầu hải quân Trung quốc đánh phá và ngăn cản các tầu thăm dò dầu khí của VN ngay trên thềm lục địa VN (2011-2012 )[x], tới việc coi thường VN và thách đố khu vực và thế giới qua việc cho hàng trăm tầu hải quân và hải giám Trung quốc hộ tống giàn khoan khổng lồ HD 981 ngay trên lãnh hải VN (2014). Chẳng những thế Tập Cận Bình còn không thèm nói chuyện với Nguyễn Phú Trọng. Bất chấp những phản đối của các nước trong khu vực và quốc tế, trong vài năm gần đây họ Tập còn nỗ lực cải tạo các đảo chiếm đóng của VN, Phi luật tân… thành những căn cứ quân sự, lập phi trường và hải cảng, biến các đảo này thành những “hàng không mẫu hạm không chìm” của Trung quốc để khống chế và kiểm soát toàn biển Đông, con đường hàng hải quốc tế rất quan trọng của thế giới!

Trước khi Hoa kì trở thành một siêu cường về quân sự và kinh tế, nước này đã từng là cường quốc về hải quân. Để bảo vệ tự do hàng hải nên Mĩ đã phải nhẩy vào Thế chiến I và II. Từ trước tới nay Hoa kì có quyền lợi sinh tử về an ninh và kinh tế trên Thái bình dương. Ngoài ra, Hoa kì còn có trách nhiệm với các đồng minh chính trong khu vực như Nhật, Nam Hàn, Phi luật tân, Úc…Trước chủ trương bành trướng phiêu lưu bằng quân sự để thực hiện chủ nghĩa dân tộc quá khích của Bắc kinh, nên từ 2011 chính quyền Obama đã đưa ra chủ thuyết an ninh mới ở Châu Á-Thái bình dương, đó là chủ trương xoay trục an ninh của Hoa kì từ Âu châu sang Cháu Á-Thái bình dương. Sách lược chuyển trục mới của Hoa kì có mục tiêu ưu tiên là bảo vệ đường hàng hải quốc tế xuyên qua biển Đông, bảo vệ các đồng minh của Mĩ trong khu vực và răn đe, ngăn chặn chính quyền Bắc kinh không được phiêu lưu quân sự…!

Nằm dọc trên biển Đông với khoảng 3000 km duyên hải, nên về mặt địa lí chính trị VN như cái xương sống trong chiến lược an ninh xoay trục sang châu Á-Thái bình dương của Hoa kì. Nếu Bắc kinh khống chế được VN thì chủ thuyết an ninh châu Á-Thái bình dương của Obama khó thực hiện được. Nhưng VN dưới chế độ CS từng là cựu thù của Mĩ. Mặt khác, chế độ toàn trị ở VN là trở ngại rất lớn trong việc hợp tác an ninh chiến lược giữa hai nước. Đó là những khó khăn lớn để Việt-Mĩ trở thành đồng minh với nhau trong lúc này. Nhưng những đe dọa trực tiếp và liên tiếp của Bắc kinh ngay trên thềm lục địa VN và trên toàn biển Đông gây ra áp lực ngày càng mạnh trong đảng và trong nhân dân đòi phải có thái độ độc lập về chính trị và kinh tế với Bắc kinh. Vì thế giữa năm 2015 Nguyễn Phú Trọng đã sang thăm Hoa kì lần đầu để thảo luận với TT Obama hai chủ đề quan trọng là tham gia Hiệp ước Hợp tác xuyên Thái bình dương (Trans-Pacific Partnership, TPP) và yêu cầu Mĩ bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương cho VN. Nhưng mục tiêu của chuyến đi này của Nguyễn Phú Trọng là gây lại uy thế để mong được tái cử làm Tổng bí thư và loại Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội 12 vào đầu năm 2016 [xi]

Để chứng tỏ ý chí quyết ngăn chặn ý đồ đen tối và nguy hiểm của Bắc kinh, trong thời gian qua chính Hoa kì đã cho một số chiến hạm và máy bay quân sự trực tiếp tiến vào các đảo Bắc kinh chiếm giữ. Không những thế, Mĩ cũng đang tăng cường sự hiện hiện quân sự ở khu vực này, đồng thời cùng với các nước đồng minh và thân hữu tổ chức các cuộc thao diễn quân sự. Đáng chú ý nữa là sau khi rời VN TT Obama đã tham dự Hội nghị Cấp cao G7 ở Nhật để cùng 6 cường quốc khác bàn về tình hình kinh tế tài chính, làn sóng tị nạn từ Bắc phi sang Âu châu… và đặc biệt cả tình hình an ninh căng thẳng ở biển Hoa Đông và biển Đông do chính sách phiêu lưu của Bắc kinh. Đây là lần đầu tiên vấn đề biển Đông trở thành một nghị trình tại Hội nghị Cấp cao G7 và như vậy cuộc tranh chấp này đã thực sự được quốc tế hóa, trái với yêu sách của Bắc kinh là chỉ muốn thảo luận song phương. Chính vì thế Bắc kinh rất bối rối và tức giận.[xii]

Trong khuôn khổ đó, nên ngay ngày đầu tiên tới VN TT Obama đã thông báo, Hoa kì bãi bỏ cấm vận vũ khí cho VN. Nhưng trong cuộc họp báo ông đã nói rõ thêm, Mĩ sẽ xét trong từng trường hợp. Nghĩa là bãi bỏ cấm vận vũ khí có điều kiện. “Cũng giống như với tất cả các đối tác quốc phòng của chúng tôi, việc bán vũ khí sẽ vẫn cần phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe, bao gồm các yêu cầu liên quan tới nhân quyền.”[xiii] TT Obama đã nhấn mạnh, tại sao Hoa kì đã đi tới quyết định này. Đó là bảo vệ tự do hàng hải trên biển Đông chống lại sự bành trước của Bắc kinh:

“Hoa Kỳ và Việt Nam cùng đoàn kết ủng hộ một trật tự khu vực, trong đó có biển Nam Trung Hoa [biển Đông], nơi các quy tắc và luật lệ quốc tế được đề cao, nơi có quyền tự do hàng hải và hàng không, nơi thương mại hợp pháp không bị cản trở, và nơi mà các tranh chấp được giải quyết hòa bình, thông qua luật pháp, phù hợp với luật pháp quốc tế. Tôi muốn nhắc lại rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng hải, hàng không và hoạt động ở bất kỳ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi sẽ ủng hộ quyền của các quốc gia được làm tương tự như vậy.” [xiv]

Trong một số dịp TT Obama còn nhắc lại lịch sử VN, ông nhắc cả tới câu nói oai hùng của Lý Thường Kiệt, “Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời”.[xv] Qua đó ông gián tiếp trách nhóm cầm đầu CSVN rằng, từ ngàn năm trước người dân VN đã biết trân trọng và gìn giữ độc lập chống xâm lược từ phương Bắc, chứ không phải mới từ thời Hồ Chí Minh. Đối với đa số người Việt, thực ra nhà cầm quyền hiện nay không đưa VN tới độc lập, tự chủ thực sự mà lại đã và đang dẫn VN vào lệ thuộc phương Bắc, cụ thể nhất là từ sau Hội nghị Thành đô 1990! Qua đó TT Obama còn gợi ý với những người cầm đầu CSVN hiện nay, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng: Hãy từ bỏ thái độ khúm núm trước Bắc kinh, đi ngược lại lòng dũng cảm của tổ tiên; phải biết bảo vệ biên cương, hải đảo và biển Đông! Hãy tôn trọng các quyền chính đáng của nhân dân VN trong việc đấu tranh chống bành trướng của phương Bắc!

Nguyễn Phú Trọng có biết dùng cần câu không?

Như vậy trong thâm tâm khi TT Obama tuyên bố bãi bỏ cấm vận võ khí sát thương cho VN là Hoa kì muốn giúp nước ta có thêm điều kiện và phương tiện ngăn cản sự bành trướng của phương Bắc. Việc làm có ý nghĩa này có thể ví như TT Obama muốn tặng nhân dân VN cái cần câu. Nhưng hiện nay ĐCSVN, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, đang nắm vận mệnh dân tộc. Vì thế câu hỏi rất quan trọng là, liệu Nguyễn Phú Trọng có biết sử dụng cái cần câu của Hoa kì tặng không? Nghĩa là có biết dùng uy quyền và sức mạnh của siêu cường Mĩ để ngăn chặn hữu hiệu chính sách bành trướng của Bắc kinh không? Tất nhiên việc này không nhất thiết phải mở chiến tranh với Trung quốc, đây chỉ là hạ sách. Nhưng vấn đề ở đây là, làm thế nào để Bắc kinh phải ngưng và không dám tiếp tục chủ nghĩa phiêu lưu xâm chiếm biển Đông của VN, xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của VN, đồng thời đe dọa đường hàng hải quốc tế quan trọng?

Muốn mượn sức mạnh của Hoa kì thì phải có hai điều kiện ắt có và đủ. Đó là được sự hậu thuẫn của cả Hành pháp, Lập pháp cũng như dư luận của Hoa kì. Đồng thời được sự ủng hộ mạnh mẽ của các thành phần dân tộc ở VN. Muốn đạt hai điều kiện này thì chế độ Nguyễn Phú Trọng phải ngừng ngay các biện pháp đàn áp nhân dân, chấm dứt cho công an côn đồ đe dọa, bắt cóc và hành hung các thanh niên và những trí thức, chuyên viên. Hiện nay Hoa kì bán võ khí cho 96 nước.[xvi] Do đó không thể lạc quan tếu là mặc nhiên Hoa kì trở thành đồng minh. Nguyễn Phú Trọng chớ lầm lẫn, Mĩ bỏ cấm vận võ khí cho VN không phải để ủng hộ chế độ độc tài toàn trị, đàn áp những người dân chủ, mà là ủng hộ dân tộc VN có thêm phương tiện tối tân để bảo vệ biển đảo, chủ quyền và độc lập.

Ý nghĩa về quyết định của Washington trong việc này là mong muốn Hà nội chấm dứt “tâm lí Thành đô” chỉ mong làm kiếp “trâu vàng”[xvii] cho phương Bắc, quị lụy, nhờ vả. Chủ trương coi thù là “bạn”, “bạn khuyên”, “tình hình biển Đông không có gì mới” và “chỉ đàm phán song phương”.[xviii] Đó là những phát biểu công khai của chính Nguyễn Phú Trọng trong các Hội nghị trung ương, Quốc hội và các cuộc gặp với những người cầm đầu Bắc kinh trong suốt thời gian làm Chủ tịch Quốc hội (2006-11) và Tổng bí thư từ đầu 2011!

Nếu chế độ Nguyễn Phú Trọng dùng vũ khí của Hoa kì đàn áp nhân dân thì rõ ràng là một tội ác, nhân dân VN không thể tha thứ; chính phủ, lưỡng viện và dư luận Mĩ không thể làm ngơ và sẽ có những biện pháp tức thời. Điều này chính TT Obama đã tuyên bố rất rõ trong cuộc họp báo ngày 23.5 tại Hà nội với tân Chủ tịch nước Trần Đại Quang, một người từng là bộ trưởng Công an và đã biến công an thành lực lượng côn đồ bạo hành nhân dân. Ngày nay nhiều giới ở VN -đi đầu là trí thức, thanh niên và các đảng viên tiến bộ- đã trải qua nhiều thử thách, biết rõ tâm đen của Nguyễn Phú Trọng và những người chung quanh, nên quyết không ngồi chờ sung rụng, đã quyết phá rào chính trị độc tài. Gần đây nhất là hàng ngàn học sinh, sinh viên, chuyên viên và nhiều giới khác cùng nhau xuống đường ở nhiều nơi trong suốt ba Chủ nhật từ đầu tháng 5 vừa qua để đòi “Cá cần nước sạch”, “Nước cần minh bạch”!

Nguyễn Phú Trọng tuy không mang tiếng tham nhũng tiền bạc, nhưng lại là người tham nhũng quyền lực rất quỉ quyệt. Cao điểm nhất trong tham nhũng quyền lực của ông Trọng là Đại hội 12, tháng 1.2016.[xix] Tham nhũng quyền lực, trên nhiều mặt, còn nguy hiểm hơn cả tham nhũng tiền bạc. Ở chỗ những người này vì muốn giữ quyền lực cao tiếp tục, nên sẵn sàng thỏa hiệp với các phần tử tham nhũng tiền bạc trong đảng và nhà nước từ trung ương tới địa phương!

Trong suốt những năm làm Tổng bí thư từ 2011 mọi hứa hẹn với đảng và nhân dân của Nguyễn Phú Trọng đều thất bại và bị thực tiễn chứng minh là giả dối. Điều rất chớ trêu là, ông ta vẫn đại thắng trong việc tranh giành quyền lực tại Đại hội 12. Điều này chứng minh: Chế độ toàn trị hiện nay chỉ toàn những phần tử tham nhũng quyền lực và tham nhũng tiền bạc. Họ liên kết và bao che cho nhau như các bọn Mafia!

Một số dẫn chứng quan trọng: Từ nhiều năm qua đứng đầu Ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng, hết tự phê bình và phê bình ở các các cấp cao tới phong trào chỉnh đảng, cử các đoàn gồm các ủy viên BCT đi thanh tra các địa phương và các cơ quan[xx], nhưng cuối cùng chính ông Trọng phải xác nhận tình trạng tham nhũng càng trở nên bất trị và còn thở dài “đánh chuột đừng để vỡ bình!” Đề cao “tập trung dân chủ”, nhưng trước Đại hội 12 chính Nguyễn Phú Trọng đã lợi dụng chủ trương này để biến các Hội nghị trung ương và Đại hội trở thành cánh tay dài cho phe cánh của ông ta để chia nhau nắm giữ quyền lực.[xxi] Kêu gọi mọi người đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp 1992 nhưng khi nhiều chuyên viên và trí thức thành thực kêu gọi bỏ Điều 4 giữ độc quyền cho ĐCS thì Nguyễn Phú Trọng hồ đồ và cao ngạo chụp mũ họ là “suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Vừa qua, chế độ Nguyễn Phú Trọng hô hoán bầu cử dân chủ và khuyến khích sự ứng cử của các công dân độc lập vào Quốc hội khóa 14 . Nhưng trong các cuộc “họp hiệp thương” ở các phường, nhiều nhân sĩ dân chủ ra ứng cử đã bị tố khổ, chụp mũ và bị loại!

Nguyễn Phú Trọng thường hô hoán các khẩu hiệu “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra” và “Lấy dân làm gốc”. Nhưng mới đây trong vụ thảm họa môi trường hàng trăm tấn cá bị chết hàng loạt từ đầu tháng 4.16 chạy từ khu công nghiệp sản suất thép Formosa ở Vũng áng, Hà tĩnh tới Quảng bình, Quảng trị, Thừa thiên và Đà nẵng đã làm bàng hoàng và xúc động trong nhiều giới, kể cả nhiều báo chí lề đảng. Nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn tỉnh bơ và vô cảm tới thăm Ban giám đốc Formosa và khen ngợi công ti này. Nguyễn Xuân Phúc hứa công bố kết quả điều tra và nghiêm trị thủ phạm.[xxii] Nhưng hai tháng đã trôi qua, mọi sự vẫn im lặng một cách đáng sợ đến ghê tởm, báo chí lề đảng lại bị bịt miệng cấm đăng các tin về thảm họa cá chết. Các cuộc biểu tình ôn hòa đòi rất chính đáng “Cá cần nước sạch”, “Nước cần minh bạch” của thanh niên, trí thức ở Hà nội, Sài gòn và nhiều thành phố bị đàn áp và chụp mũ là “kẻ xấu”, “người phá rối”![xxiii]

Chỉ tính những năm Nguyễn Phú Trọng cầm đầu chế độ đã biết bao nhiêu Hội nghị trung ương, Hội nghị cán bộ toàn quốc, bao nhiêu Nghị quyết của Bộ chính trị… về chống tham nhũng, chống suy thoái đạo đức, chống quan liêu cửa quyền…Nhưng trong Hội nghị Dân vận toàn quốc ngày 27.5.16 Nguyễn Phú Trọng đã phải nhìn nhận các thất bại trong mọi lãnh vực:

“Nhiều năm qua, những hiện tượng cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất, thoái hoá có chiều hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng. Không ít đảng viên vào Đảng không phải để phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng, cho hạnh phúc của nhân dân, mà là để mưu cầu danh lợi. Một số người chẳng những không gương mẫu mà còn nêu gương xấu trước quần chúng. Một số người vô tổ chức, vô kỷ luật, kéo bè kéo cánh, nịnh bợ cấp trên, chèn ép quần chúng và cấp dưới, cơ hội, thực dụng, gây mất đoàn kết nội bộ. Nhiều người có quan hệ trực tiếp với vật chất, tiền tài, đã lợi dụng chức quyền và điều kiện công tác để tham ô, trục lợi, ăn cắp của công, ăn hối lộ, thông đồng với kẻ xấu để làm giàu bất chính. Điều nghiêm trọng là có không ít cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ cao cấp, bị những ham muốn vật chất cám dỗ, cũng chạy theo tiền tài, địa vị, sống ích kỷ, buông thả, tự do chủ nghĩa, không còn tư cách đảng viên.”[xxiv]

Chả lẽ ông Trọng không hiểu rằng, chính chế độ toàn trị đang là mụ đỡ tích cực cho các tệ trạng xã hội trên? Nhưng tại sao ông vẫn hết lòng cổ súy và bảo vệ nó? Như thế chính ông là thủ phạm gây ra những tệ trạng này. Vì vậy, nếu còn chút lòng tự trọng thì ông nên rút lui ngay! Vì cớ gì mà trong Hội nghị này, một mặt ông nhắc lời cảnh cáo của Nguyễn Trãi “chở thuyền là nước và lật thuyền cũng là nước” để nói về nguy cơ thực sự hiện nay của chế độ toàn trị; nhưng mặt khác ông vẫn lập lại những khẩu hiệu suông và vô ích từ nửa thế kỉ nay, và vẫn vô cảm trước những bức xúc của nhân dân, như vụ cá chết hàng loạt từ đầu tháng 4?

Trong nhiệm vụ bảo vệ biển Đông và gìn giữ chủ quyền, hơn 5 năm làm Tổng bí thư ông Trọng cũng đã hoàn toàn thất bại. Đáp lại lời tuyên bố nhu nhược và khờ khạo “Tình hình biển Đông không có gì mới” khi Nguyễn Phú Trọng còn làm Chủ tịch Quốc hội và không cho Quốc hội được thảo luận về chủ trương bành trướng của phương Bắc, nên Bắc kinh đã công khai lấn lướt biến biển Đông thành cái hồ của Trung quốc, biến các đảo chiếm của VN thành các căn cứ quân sự trực tiếp đe dọa an ninh và chủ quyền VN, gia tăng ngăn cản và giết hại ngư dân VN. Nếu trong một xã hội Dân chủ đa nguyên thì Nguyễn Phú Trọng đã phải chịu hoàn toàn trách nhiệm và phải từ chức!

Nói tóm lại, tư duy và hành động của Nguyễn Phú Trọng trong nhiều năm qua trong vai trò đứng đầu chế độ chứng tỏ ông là người bị bệnh mộng du, lấy giả làm thực! Khúm núm coi Tập Cận Bình, người ra lệnh giết hại và gây thương tích hàng trăm ngư dân mình, chiếm đóng các đảo của mình là đồng chí. Chủ nghĩa Marx-Lenin đã bị thực tiễn chứng minh là không tưởng và tàn bạo, nhưng ông Trọng vẫn thần tượng hóa! Và coi thực là giả: Tập Cận Bình đang cho nổ phong ba trên biển Đông, nhưng ông Trọng vẫn bảo, “tình hình biển đông không có gì mới!”

Trong khi ấy, Nguyễn Phú Trọng còn tỏ thái độ xỏ lá, láu cá với quốc khách và thô lỗ, thiếu văn hóa với dân. Mặc dù Nguyễn Phú Trọng biết danh sách những người TT Obama mời tham dự trong cuộc họp “Các Nhà lãnh đạo xã hội dân sự Việt Nam” ngày 24.5, nhưng lại ra lệnh cho công an giở các trò xỏ lá, láu cá ngăn cản, bắt cóc nhiều người. Sau cuộc họp này TT Obama đã nói thẳng thói lừa đảo này: “Tôi cũng nhấn mạnh rằng, có một số nhà hoạt động khác đã được mời song lại bị ngăn cản không được đến”. [xxv] Thử hỏi trong chuyến thăm Hoa kì năm trước, khi ông Trọng gặp đại diện ĐCS Mĩ hay hội đàm với Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain, đối lập với đảng Dân chủ của TT Obama, có bị cảnh sát Mĩ cản trở không?

Với tư duy, tư cách và hành động như thế của Nguyễn Phú Trọng trong những năm qua trong vai trò làm Tổng bí thư cho thấy, ông Trọng thiếu tầm nhìn sâu rộng thích hợp của thời đại, thiếu lòng bao dung cởi mở của một chính khách có tầm vóc quốc gia và quốc tế. Cuối cùng ông tự chứng tỏ chỉ là một thủ lãnh của một nhóm độc tài bảo thủ, đầy tự ti mặc cảm; tham vọng cao, nhưng khả năng thấp nên phải vận dụng mọi tiểu xảo để thực hiện bằng được trong tham nhũng quyền lực!

***

Đa số nhân dân ngày càng thấy rất rõ là, “Tâm lí Thành đô” đầy tự ti mặc cảm, chỉ biết cúi đầu thần phục phương Bắc vẫn là nền tảng suy nghĩ và hành động của Nguyễn Phú Trọng. Như thế làm sao có thể chờ đợi Nguyễn Phú Trọng biết sử dụng cái cần câu của TT Obama! Chúng ta biết rằng, quyết định bãi bỏ cấm vận vũ khí cho VN là cái cần câu TT Hoa kì tặng nhân dân VN để có thêm phương tiện thích hợp ngăn chặn chủ trương xâm lăng của tân đế quốc Bắc kinh. Vì thế, để sử dụng cần câu, nghĩa là biết dùng uy quyền, sức mạnh và hậu thuẫn của siêu cường Hoa kì, thì nhân dân phải biết xé rào chính trị độc tài để chặn đứng xâm lấn từ phương Bắc. Nghĩa là phải thay đổi chế độ Nguyễn Phú Trọng, một người cầm đầu chỉ biết qụy lụy kẻ thù Bắc kinh, nhưng lại gian ác với nhân dân, đánh lừa cả đảng viên!

Trái với chuyến thăm của Tập Cận Bình vào đầu tháng 11.15 đã diễn ra rất tẻ nhạt, mặc dầu Nguyễn Phú Trọng đã giành những nghi lễ thượng khách trịnh trọng, nhưng đại đa số nhân dân VN rất lạnh lùng và lo âu. Trong khi ấy chuyến thăm của TT Obama cuối tháng 5.16 đã được dân chúng VN đón chào nồng nhiệt, mặc dầu ông Trọng đã cho công an tìm mọi cách cản trở. Hàng chục ngàn người ở Hà nội và Sài gòn đã chào đón và hàng triệu người đã theo dõi trên truyền hình đầy thiện cảm cuộc nói chuyện của TT Obama với nhân dân VN ngày 24.5. Qua hai chuyến thăm của Tập Cận Bình và Obama, mọi người đã chứng kiến thật rõ lòng dân và ý đảng đã hoàn toàn đi ngược chiều nhau, như đêm với ngày, như đen với trắng! Đại đa số nhân dân VN muốn kết bạn chân thành với nhân dân Hoa kì, muốn được hưởng các quyền tự do căn bản trong chính trị, kinh tế, tôn giáo, văn hóa và xã hội như công dân Mĩ; muốn có một VN mới dân chủ, độc lập và phồn vinh!

Đa số nhân dân VN -đi đầu là từ trí thức, thanh niên và cả những đảng viên tiến bộ- hiểu rất rõ các thông điệp của TT Obama “Tương lai của VN sẽ được quyết định bởi chính người dân VN!” “Đây là thời điểm của bạn…Khi bạn theo đuổi tương lai mà bạn muốn, tôi muốn bạn biết rằng, Hoa kì sẽ ở đó bên bạn như là đối tác của bạn và là bạn của bạn!”[xxvi] và “Tôi đánh giá rất cao việc làm của các bạn”.[xxvii] Dân tộc VN đang can đảm và kiên trì muốn xây dựng một nước VN mới, chân thành cám ơn những chia sẻ lo âu và kinh nghiệm, cũng như các lời khuyến khích nhiệt tình của TT Hoa kì Obama!

3.6.16

Ghi chú:

Các phần trong [ ] là ghi chú của người viết

[i] . https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2016/05/24/remarks-president-obama-address-people-vietnam +Tiếng Việt: http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/obama-ncc240516.html

[ii] . Như 1

[iii] . Như 1

[iv].file:///C:/Users/User/Downloads/2016/5.2016/20.5.16/TRỰC%20TIẾP%20Tổng%20thống%20Obama%20phát%20biểu%20về%20quan%20hệ%20Việt%20Nam%20-%20Mỹ-Dateien/video-tong-thong-obama-phat-bieu-ve-quan-he-viet-nam-my-20160524005846973.htm

[v] . Như 1

[vi] . Như 1

[vii] . Phát biểu của Tổng thống Obama sau cuộc gặp gỡ các Nhà lãnh đạo xã hội dân sự Việt Nam, http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/obama-csl240516.html ; https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2016/05/24/remarks-president-obama-after-meeting-vietnamese-civil-society-leaders

[viii] . Như 1

[ix] . Như 7

[x] . Cùng tác giả, Hai năm làm Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng lẫn lộn giữa bạn và thù, http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2013/adt1.htm

[xi] . Cùng tác giả, Nguyễn Phú Trọng đi Mĩ: Đồng sàng dị mộng, mượn gió bẻ măng, http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2015/adt317.htm; Con đường của chúng ta, những người dân chủ vững bước tiến lên – Nguyễn Phú Trọng quyết dùng cả giải pháp bạo lực để thanh toán đối thủ trong đảnghttp://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2016/adt901.htm; Đường ta ta cứ đi, quyền ta ta cứ làm! http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2016/adt503.htm

[xii] . Đài Bắc kinh 28.5.16

[xiii] . https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2016/05/23/remarks-president-obama-and-president-quang-vietnam-joint-press; http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/obama-jointpress-230516.html

[xiv] . Như 13

[xv] . Như 1

[xvi]. BBC 24.5.16

[xvii] . Tại Hội nghị Thành đô ở Trung quốc đầu 9.1990 Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng đã được Giang Trạch Dân và Lý Bằng tiếp đón ở khách sạn Kim ngưu (trâu vàng)

[xviii] . Như 10

[xix] . Cùng tác giả, Đại hội 12 Con đường của chúng ta, những người dân chủ vững bước tiến lên – Nguyễn Phú Trọng quyết dùng cả giải pháp bạo lực để thanh toán đối thủ trong đảng http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2016/adt901.htm; Đường ta ta cứ đi, quyền ta ta cứ làm! http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2016/adt503.htm

[xx] . Mới đây sau Hội nghị 9 của Ban chỉ đao trung ương phòng chống tham nhũng ông Trọng lại cho thành lập 7 Đoàn thanh tra mới để kiểm tra tại các cơ quan trung ương và địa phương, Cộng sản 26.5

[xxi] . Như 19

[xxii] . Cùng tác giả, Trong khi nhân dân duyên hải miền Trung và cả nước đau buồn và cực kì uất ức trước việc cá chết hàng loạt thì tại sao Nguyễn Phú Trọng vẫn đủng đỉnh lại thăm Ban giám đốc Formosa? http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2016/adt304.htm. Ngày 2.6 Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng hô hoán đã tìm ra nguyên nhân cá chết, nhưng vẫn câu giờ không chịu công bố, Infonet2.6.16

[xxiii] . Chính phủ 3.5.16

[xxiv] . Nguyễn Phú Trọng, Diễn văn tại Hội nghị Dân vận toàn quốc, Chính phủ 27.5.16

[xxv] . Như 7

[xxvi] . Như 1

[xxvii] . Như 7
Về quảng cáo

CHÚNG TA ĐỂ LẠI VIỆT NAM NÀO CHO CON CÁI?

CHÚNG TA ĐỂ LẠI VIỆT NAM NÀO CHO CON CÁI?

FB Vì Môi Trường Xanh

2-6-2016
MOI TRUONG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh: Green Trees

Đã qua rồi ngày nô nức bầu cử toàn dân.
Đã lắng đọng rồi cơn cuồng nhiệt Tổng thống.
Chỉ còn lại cho chúng ta, gia tài của mẹ là một nước Việt buồn!

Thưa những ông bố, bà mẹ đang hằng đêm mất ngủ không biết giấu con cái mình đi đâu cho thoát khỏi bầu không khí đầy bụi bẩn và thủy ngân ở Hà Nội, bụi chì tại TP Hồ Chí Minh.

Thưa những bạn sinh viên ngày ngày phơi mình dưới cái nắng 42 độ C đến trường và tự hỏi vì trái đất đang nóng lên hay vì hàng nghìn cây xanh đã bị chặt mùa hè trước?

Thưa những người nông dân hết ngoảnh ra đồng ruộng hạn hán lại ngoảnh vào nhìn lũ con thơ. Năm nay mất mùa, năm sau ra sao?

Thưa các chị, các cô nội trợ mỗi sáng đứng tần ngần trước hàng cá mà đành quay lưng bỏ đi dù đã nhớ hương vị cá biển suốt hai tháng nay hoặc cả trăm lần cầm trong tay nắm muối, đưa lên nhìn, ngửi và làm đủ các thí nghiệm không chuyên chỉ để chắc rằng muối nhà mình có còn đủ an toàn?

Và thưa, các bác, các chú, các anh ngư dân, các tiểu thương, các buôn lái cá ở miền Trung.

Thưa các em nhỏ trước vẫn bì bõm nghịch cát ngoài bãi biển và phụ cha mẹ bắt thêm vài con cua, con ốc.

Thật khó khăn và đau đớn khi phải nhắc lại đây những điều mà mỗi người dân ven biển miền Trung đã phải gánh chịu. Ánh mắt đau đáu nhìn ra biển như nhìn vào tương lai bất định, hay nhìn vào rổ cá, vào ghe thuyền tìm kiếm câu trả lời mà sự nhỏ bé của mỗi người nào có đủ khả năng. Càng khó khăn hơn để hình dung ánh mắt của những đứa con khi nhìn lên bàn thờ cha/mẹ chúng đã qua đời chỉ vì ăn phải tôm cá độc hay do lặn xuống vùng biển Vũng Áng.

Có lẽ chưa bao giờ nỗi sợ hãi trong mỗi chúng ta lại hiện hình rõ vậy, nó hiện hình mỗi khi chúng ta ăn, mỗi khi chúng ta đi ra đường, mỗi lần chúng ta có ý định đến một bãi biển để tắm. Nó còn hiện hình rõ hơn nữa mỗi lần chúng ta ngắm nhìn lũ trẻ của mình, tương lai nào đang chờ đợi chúng?

Chúng ta đã từng nghĩ rằng chúng ta sống lương thiện, không động chạm đến ai, cố gắng kiếm tiền lo cho con cái, vun vén cho gia đình, cho những mục tiêu cá nhân là đủ.

Nhưng thời gian qua, tai họa xộc thẳng vào trong biết bao gia đình, bao giờ đến gia đình ta? Mọi người ạ, đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại.

Có lẽ chúng ta có thể bảo nhau cách phân loại rác thải, chúng ta có thể chỉ cho nhau xem nên trồng thêm cây ở đâu, như thế nào để lớn nhanh và nhanh chóng cho bóng mát. Chúng ta cũng có thể từ chối sử dụng túi nilon, hạn chế đi xe máy, ô tô nhiều nhất có thể,… Có rất nhiều việc mà chúng ta có thể làm và chúng đều tốt cả. Nhưng đã đủ chưa?

Chúng ta có thể làm tốt, nhưng hàng ngàn doanh nghiệp, nhà máy vẫn đang thải ra môi trường cả tấn chất độc mỗi ngày. Ta có thể chăm chút cho vài cái cây ta trồng, nhưng chỉ bằng một con dấu, nguyên cả khu rừng, nguyên cả thành phố có thể trụi lụi chỉ trong một tháng. Còn vô số điều khác nữa mà ta tốt thôi cũng chưa đủ.

Môi trường là vấn đề không của riêng ai, bởi lẽ chúng ta hít chung một bầu không khí, dùng chung một biển Đông, dùng chung một nguồn nước. Chúng ta đứng chung dưới một mặt trời mà nếu chẳng may có một lỗ thủng nhỏ, 94 triệu người dân Việt Nam ta đều có xác suất ngang nhau để mắc phải ung thư da, ung thư mắt.

Hơn nữa, môi trường không chỉ là vấn đề của hiện tại. Chúng ta yêu nhau, cưới nhau, sinh con đẻ cái và đặt biết bao yêu thương và kỳ vọng vào chúng. Nhưng chúng ta thực sự để lại được gì cho chúng? Những dòng sông khô cạn? Những bãi rác khổng lồ? Các khu rừng trơ trụi? Hàng loạt làng ung thư? Hay một vùng biển chết?

Hẳn là không ai trong chúng ta muốn điều đó, dù chỉ là trong suy nghĩ. Và vì vậy, đã đến lúc chúng ta cần ngồi lại với nhau để quyết định xem ta sẽ để lại gì cho con cháu mình. Đã đến lúc chúng ta thúc giục nhau bảo vệ môi trường như thể bảo vệ mạng sống. Đã đến lúc chúng ta nhắc nhở nhau gìn giữ môi trường trong từng câu chuyện, từng bữa cơm. Đã đến lúc chúng ta cùng nhau chống lại kẻ hủy hoại môi trường như thể chống giặc ngoại xâm.

Mọi người ơi, đã đến lúc chúng ta cần hành động!

Bởi lẽ đó, Green Trees với tư cách là một tổ chức xã hội dân sự về môi trường, bất chấp các thách thức, quyết định đứng ra kêu gọi và tổ chức một cuộc tuần hành rộng khắp cả nước nhân ngày Quốc tế Môi trường – ngày 5/6/2016.

Ngày Quốc tế Môi trường ra đời cũng nhằm mục đích cùng nhau hành động vì môi trường trên Trái Đất. Được ấn định từ năm 1972 bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, mà trong đó Việt Nam là một thành viên. Đây là ngày kỷ niệm lớn nhất về môi trường hàng năm. Và vì vậy mà nó là dịp tốt nhất, đẹp nhất, phù hợp nhất để chúng ta làm những việc chúng ta nhắc tới ở trên.

Cuộc tuần hành có tên: Vì Một Việt Nam Xanh – Cần hành động.

Dù bạn là người Việt Nam hay người nước ngoài và thuộc bất cứ tổ chức xã hội nào. Hãy cùng nhau mặc trang phục có hai màu xanh lá cây và xanh đại dương thanh thản dạo bước xuống đường. Nếu vì lý do bất khả kháng không thể ra ngoài, các bạn có thể chụp ảnh ở nhà rồi gửi lên Fanpage Green trees để hiệp thông với mọi người.

Thông điệp: OUR FUTURE IN OUR HANDS – Tương lai nằm trong tay chúng ta.

Cuối cùng, mọi người ơi! Vì hôm nay và vì mai sau, chúng ta cần hành động!

HÀ NỘI: A) Đài phun nước Bờ Hồ; B) Nhà Hát Lớn (dự phòng nếu điểm A ko tập kết đc)

SÀI GÒN: Công viên 30/4, phố đi bộ Nguyễn Huệ, Q1. Các tỉnh khác: Bất cứ địa điểm công cộng nào.

ĐÀ NẴNG: Công viên 29-3

Hải Phòng: Nhà hát lớn TP

Tại các tỉnh: Ở bất cứ đâu với bất cứ ai có thể xuống đường với trang phục hay biểu ngữ về môi trường

Nguồn : Green Trees

Biển Đông: Hai năm, 4,000 tàu cá Việt Nam ‘gặp nạn’

Biển Đông: Hai năm, 4,000 tàu cá Việt Nam ‘gặp nạn’

Người Việt

2-6-2016

Ngư dân đưa thi thể ông Trương Đình Bảy ngụ tại Bình Sơn, Quảng Ngãi ngư dân tàu QNg 95861 bị bắn chết tại Trường Sa hồi cuối Tháng Mười Một, 2015, lên bờ. (Hình: VOV)

HÀ NỘI (NV) – Một thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn của Việt Nam cho hay, chỉ trong hai năm đã có 4,000 tàu cá Việt Nam “gặp nạn” trên Biển Đông và đây là nguyên nhân khiến 2,300 ngư dân Việt Nam thiệt mạng, bị thương hay mất tích.

Việt Nam có hơn một triệu ngư dân và 28,000 tàu đánh bắt xa bờ. Dù chính quyền Việt Nam thường xuyên hứa hẹn hỗ trợ, thậm chí khẳng định, ngư dân là lực lượng giữ vai trò tiên phong trên biển, song ngư dân Việt Nam luôn phải tự lực cánh sinh. Họ phải tự vay nóng, trả lãi cao để có vốn thực hiện các chuyến đi biển. Nếu gặp nhân tai (tàu có vũ trang của ngoại quốc bắt giữ, đâm chìm hay phá hỏng), hoặc thiên tai (gió bão), thì chủ tàu phá sản.

Trong một phóng sự được đặng hồi cuối tuần vừa qua, tờ Người Lao Động kể rằng, cả chủ tàu đánh cá KH 96640 lẫn chủ tàu đánh cá KH 95797 cùng ở Khánh Hòa đều đang kêu trời. Tàu KH 96640 bị một con tàu “không rõ quốc tịch” đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa và tàu KH 95797 bị một con tàu “không rõ quốc tịch” khác đâm chìm ở vùng biển Trường Sa. Hai chủ tàu cùng xin ngân hàng khoanh nợ (tạm ngưng thu cả vốn lẫn lãi) nhưng cùng bị từ chối. Họ phải vay nóng với lãi suất cao để trả tiền cho ngân hàng và giờ thì chìm trong nợ.

Những chủ tàu đánh cá bị các tàu đã được xác định là của Trung Quốc tấn công, đập phá, cưỡng đoạt ngư cụ cũng không thoát khỏi tình trạng vừa kể.

Theo một thống kê do chính quyền tỉnh Quảng Ngãi công bố thì trong năm 2015, riêng Quảng Ngãi đã có 100 tàu đánh cá của ngư dân tỉnh này bị những con tàu “không rõ quốc tịch” tấn công, xua đuổi khi đang hành nghề ở những vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Dù ngập trong nợ, các nạn nhân vẫn cố vay mượn, sửa chữa tàu, sắm lại ngư cụ, tiếp tục ra khơi vì không còn biết làm gì để sống.

Để sống, nhiều tàu đánh cá đành tránh xa ngư trường truyền thống để đến đánh cá ở những vùng biển khác và trở thành đối tượng cho các lực lượng vũ trang của nhiều quốc gia khác (Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei…) săn đuổi, bắt giữ do xâm nhập và đánh bắt trái phép.

Số tàu đánh cá và ngư dân Việt bị các quốc gia khác bắt giữ với cáo buộc xâm nhập và đánh bắt trái phép đang tăng rất nhanh. Đó là hậu quả của tình trạng Việt Nam mất biển.

Hồi đầu năm nay, Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau công bố một thống kê, theo đó, từ 2010 đến 2015, riêng Cà Mau có 248 tàu đánh cá và 2,269 ngư dân bị “nước ngoài bắt giữ.” Trong đó có một tàu bị bắn chìm, 187 tàu bị tịch thu, 9 tàu bị tịch thu ngư cụ. Chỉ mới có 51 tàu và 481 ngư dân được thả. Thống kê này cho biết, nếu tính theo quốc gia thì có 159 tàu và 1,753 ngư dân bị Thái Lan bắt giữ. 35 tàu và 358 ngư dân bị Malaysia bắt giữ. 18 tàu bị Campuchia bắt giữ,…

Thống kê vừa kể là những số liệu liên quan đến tàu đánh cá và ngư dân Cà Mau bị “nước ngoài bắt giữ.” Nếu tính số lượng tàu đánh cá và ngư dân các tỉnh khác bị “nước ngoài bắt giữ” thì con số chắc chắn sẽ gây choáng nhưng không có cơ quan hữu trách nào của Việt Nam làm chuyện đó.

Dựa trên thông tin do một số quốc gia khác công bố, người ta biết rằng, riêng năm ngoái, Indonesia đã bắt giữ 59 tàu đánh cá và 659 ngư dân Việt Nam vì xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải Indonesia. Con số ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ tăng gấp ba lần so với năm 2014.

Trước đó, Malaysia cảnh báo, Việt Nam là quốc gia có nhiều tàu đánh cá xâm phạm lãnh hải Malaysia nhất. Từ 2010 đến 2015, Malaysia đã bắt giữ 273 tàu đánh cá ngoại quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải Malaysia và 252 trên 273 tàu đánh cá này là của Việt Nam.

Chính quyền Việt Nam thường im lặng, không xác nhận đúng-sai trong tất cả các vụ tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam bị “nước ngoài bắt giữ,” trừ vụ hải cảnh Thái Lan xả súng vào các tàu đánh cá của Việt Nam ở vịnh Thại Lan hồi tháng chín năm 2015, khiến một ngư dân chết, hai trọng thương.

____

VOA

Hàng nghìn ngư dân Việt Nam ‘mất tích, thương vong trên biển’

2-6-2016

Ngư dân Việt Nam đánh cá ngoài khơi Biển Đông. Ngư dân Việt Nam đánh cá ngoài khơi Biển Đông. Ảnh: EPA

Một quan chức phụ trách các vấn đề liên quan tới ngư dân mới cho biết rằng “hơn 4.000 tàu cá Việt Nam gặp nạn với hơn 2.300 ngư dân thương vong, mất tích trên biển” chỉ trong hơn hai năm qua.

Trả lời báo Người lao động mới đây, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, còn cho rằng “cần phải thiết lập đường dây nóng giữa các quốc gia trong khu vực” để bảo vệ ngư dân.

Ông Tám cho biết rằng Việt Nam hiện đã lập một đường dây với Philippines, nhưng muốn có thêm với Thái Lan, Campuchia, Brunei, Malaysia và Indonesia.

Ông Bùi Văn Cu, một ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông ủng hộ đề xuất này.

“Cũng ưng có đường dây nóng lắm chứ, để khi mình gặp chuyện rủi ro, hay bị tông tàu, mình có thể liên lạc được để mà kịp thời cứu vớt.”

Hồi cuối năm ngoái, xảy ra một vụ xả súng ở quần đảo Trường Sa làm một ngư dân thiệt mạng trên chiếc tàu đánh cá của ông Cu.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với Thứ trưởng Tám để hỏi về con số trên.

Trả lời về việc vì sao số ngư dân gặp nạn trên biển lại lớn như vậy, ông Nguyễn Ngọc Đức, Chánh văn phòng Hội Nghề cá Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ rằng hành động của Trung Quốc ở biển Đông cũng là một yếu tố tác động. Ông nói tới một lý do khác:

“Trong quá trình đánh bắt, ngư dân chưa hiểu hết về luật quốc tế, chưa am hiểu về luật pháp khi khai thác trên biển và các vùng biển mà không được phép đánh bắt hoặc hợp tác giữa các bên với nhau nhưng mà ngư dân đánh lấn ra. Chính vì vậy, sắp tới, Hội Nghề cá chúng tôi báo cáo Bộ Nông nghiệp xin phép tổ chức một chương trình phổ biến để tuyên truyền cho ngư dân đi biển, tăng hiểu biết về luật pháp quốc tế.”

Sau sự cố trên biển, ngư dân Cu cho biết đã ra khơi sau khi được hỗ trợ đi đánh bắt trở lại để “bám biển, bảo vệ chủ quyền”.

Viên thuyền trưởng tàu cá này từng nói với VOA Việt Ngữ rằng ông muốn được phép “mang súng” lúc ra khơi để tự phòng thân.

Khi được hỏi là có sợ khi vẫn tiếp tục ra khơi dù Trung Quốc đang áp dụng lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông, và trong khi có nhiều ngư dân tiếp tục gặp nạn, ông Cu nói:

“Nghe như vậy thì mình cũng sợ, nhưng mà vẫn phải làm, phải bám biển thôi. Phải làm chứ, vì mình là dân lao động, nếu không làm, ở nhà thì lấy gì mà ăn? Đánh ở Hoàng Sa đấy. Thằng Trung Quốc nó đuổi, nó ‘dí’ mình miết. Cảnh sát biển có sọc đỏ, sọc xanh. Nó đuổi thì mình chạy.”

Ông Cu cho biết thêm rằng ông “chưa thấy” các tàu chấp pháp của Việt Nam ra ngoài hỗ trợ ngư dân trên biển.

Mới đây, Việt Nam đã “kiên quyết phản đối” lệnh đánh bắt cá hiện thời của Trung Quốc kéo dài gần 3 tháng ở biển Đông, gọi đó là “quyết định vô giá trị”.

Người phát ngôn Lê Hải Bình nói rằng “việc làm này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam, đi ngược lại tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông”.

Hội Nghề cá Việt Nam cũng đã từng nhiều lần lên tiếng phản đối lệnh cấm mà tổ chức bảo vệ ngư dân này nói là “đơn phương” và “phi lý” này.

Ông Đức cho hay rằng Hội đang tổ chức tuyên truyền cho các ngư dân “hiểu và đánh bắt tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam”, cũng như đi khai thác theo hình thức “tổ đội, để hỗ trợ khi gặp sự cố”.

Ông nói Hội ủng hộ việc lập đường dây nóng vì nó sẽ giúp “giải quyết các tranh chấp”, và “can thiệp, hỗ trợ cho ngư dân”.

Trong một diễn biến khác có liên quan, một đường dây nóng quốc phòng nối các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ đi vào hoạt động cuối năm nay.

Đường dây, do Brunei đề xuất năm 2013, sẽ cho phép các quan chức quốc phòng của khối gồm 10 quốc gia “trực tiếp trao đổi nhằm tìm ra quyết định chung để xử lý các cuộc khủng hoảng”, “hóa giải hiểu lầm” và “ngăn chặn các sự cố ngoài ý muốn”.

Tin cho hay, Việt Nam và Trung Quốc hiện cũng có một đường dây nóng, nhưng chưa rõ nó hoạt động ra sao.

Tổng thống sắp từ nhiệm của Philippines, ông Benigno Aquino, từng tiết lộ rằng khi phía Việt Nam tìm cách liên lạc với Trung Quốc về vụ giàn khoan dầu năm 2014 thì ‘không có bất kỳ sự hồi đáp nào ở bất kỳ cấp độ nào’.