CON THUYỀN VINALINES CHÌM DẦN, AI SẼ LÀ NGƯỜI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM?

CON THUYỀN VINALINES CHÌM DẦN, AI SẼ LÀ NGƯỜI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM?

Phóng viên Độc lập

25-6-2016

Những "tàu ma" của Vinashin đang chìm dần ngoài Vịnh Hạ Long. Ảnh: internet

Thời gian gần đây hàng loạt bài báo đã đề cập đến việc làm ăn thua lỗ, thất thoát tại Vinalines và đỉnh điểm là việc chuẩn bị bán một số con tàu với giá bằng một phần mười lúc mua sau khi làm lỗ hơn 20.000 tỷ đồng. (Tàu Vinalines: Mua giá “cắt cổ”, thanh lý….bèo bọt – Dân Trí, ngày 9/06/2016; Vinalines lỗ gần tỷ USD, phải giám sát đặc biệt – PLTP ngày 24/11/2015)

Theo thông báo mới nhất, Vinalines có ý định bán 6 con tàu với mức thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng nữa để “tái cơ cấu”. Vậy ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm cho những thất bại đau đớn này? Liệu vụ việc có được đưa ra ánh sáng hay lại chìm xuồng như những vụ khác theo đó doanh nghiệp lỗ cứ lỗ, còn lãnh đạo doanh nghiệp, người phải chịu trách nhiệm chính thì vẫn tiếp tục không những bình an vô sự, mà còn leo cao chui sâu vào chức vụ cao hơn, để lại hậu quả cho không ai khác là nhân dân phải gánh chịu.

Người đầu tiên mà chúng tôi muốn nói tới là ông Nguyễn Cảnh Việt, người đã được bổ nhiệm vào chức vụ tổng GĐ của Vinalines từ năm 2011 đến năm 2014 sau khi đã có “thành tích” làm lỗ hơn 1000 tỷ đồng tại Công ty Nosco (một công ty con của Vinalines). Việc bổ nhiệm ông vào chức vụ Tổng GĐ Vinalines đã được rất nhiều cán bộ công nhân viên của Nosco đặt nghi vấn nhưng chưa có hồi đáp thì ông này đã kịp điều hành Vinalines gây ra khoản lỗ hơn 20.000 tỷ đồng đã nói ở trên (Cuộc “vượt vũ môn” ngoạn mục của tân tổng GĐ Tổng Cty hàng hải Việt Nam – Công Luận, ngày 7/01/2011).

Người thứ hai là ông Lê Anh Sơn, với cương vị là tổng GĐ Vinalines từ năm 2014, ông Sơn góp phần quan trọng vào “gói lỗ” hơn 20.000 tỷ và phải chịu trách nhiệm về việc đã và đang phá sản của hàng loạt các công ty con thuộc Vinalines như Ilaco Saigon, Ilaco Haiphong, Nosco, Vitranchart , Viconship Saigon, Vinashinlines, Công ty cổ phần vận tải dầu khí Việt Nam (Falcon), Dong Do Marine… cũng như tình trạng thua lỗ kéo dài tại các cảng liên doanh của Vinalines như Cái Lân, SSIT, SPPSA, CMIT… Nhưng rồi bất chấp kết quả kinh doanh thê thảm như vậy, ông vẫn được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn là Chủ tịch HĐTV của Vinalines.

Điều lạ lùng hơn là ông Nguyễn Cảnh Việt, sau khi gây ra con số lỗ khủng trên, không những đã thoát hiểm ngoạn mục bằng một chức vụ cao hơn mà còn cơ cấu được ông em họ Nguyễn Cảnh Tĩnh thay mình để điều hành Vinalines thông qua một “qui trình” mà chắc chắn nhiều người muốn đặt dấu hỏi.

Nói về qui trình để đưa ông em họ từ nhân viên kế toán của một Công ty TNHH trở thành quyền tổng GĐ của một ngành quan trọng của nhà nước, xin tham khảo bài báo “Lựa chọn tổng GĐ của Vinalines: không hẳn phải có chuyên môn hàng hải” trên báo Tin Tức, ngày 26/09/2015.

Theo thông tin chúng tôi, được biết ông Cảnh Tĩnh học ngành tài chính, không có nghiệp vụ và kinh nghiệm gì về ngành hàng hải, một thuật ngữ chuyên ngành ông cũng không nắm được nhưng nhờ ông anh biết “vận dụng qui trình” nên ông chễm trệ ngồi ghế quyền tổng GĐ mà ra lệnh cho hàng nghìn cán bộ công nhân viên có hàng mấy chục năm đóng góp cho ngành. (Nghi vấn bổ nhiệm quyền tổng giám đốc Vinalines không theo qui trình –Tiền Phong, ngày 2/10/2015)

Dư luận không thể không đặt ra câu hỏi việc hai anh em cùng tiến thân này với sự tham gia đắc lực của tổng GĐ thua lỗ Lê Anh Sơn, có hay không nằm trong một kế hoạch tinh vi để dễ bề che chắn những sai phạm trước đó của nhóm lợi ích này, vì với năng lực hạn chế về chuyên môn, ông Cảnh Tĩnh chẳng thể làm gì hơn ngoài việc lên kế hoạch bán tàu.

Trong bài “Nghi vấn bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Vinalines không theo qui trình” trên báo Tiền Phong, ngày 02/10/2015, khi phóng viên báo Tiền Phong trao đổi với ông Nguyễn Ngọc Huệ, chủ tịch HĐTV Vinalines tại thời điểm đó về vấn đề bổ nhiệm cán bộ, ông cho rằng việc bổ nhiệm cán bộ của ông xuất phát từ ban điều hành. “Ban điều hành đưa lên, cứ đủ điều kiện là tôi bổ nhiệm chứ không quan tâm số lượng nhiều hay ít”. Thì ra qui trình là như vậy. Không biết ông đã đọc điểm c, khoản 2, điều 38 Điều lệ của Vinalines (ban hành kèm theo Nghị định của Chính phủ số 184/2013/NĐ-CP) hay chưa mà ông ngang nhiên ký quyết định đề nghị bổ nhiệm một người không có chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh chính của Vinalines cũng như không có một ngày kinh nghiệm nào tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành (trong khi điều lệ đòi hỏi 3 năm) làm quyền tổng GĐ Vinalines. Có hay không một đường dây chạy chức chạy quyền ở Vinalines với sự chống lưng của cấp cao hơn nữa thì chỉ có cơ quan chức năng mới trả lời được.

Chúng tôi cũng không thể không nói đến trách nhiệm của các thành viên trong HĐTV Vinalines trong “qui trình” bổ nhiệm nói trên. Với vai trò là đại diện vốn của nhà nước trong Vinalines, từng thành viên trong HĐTV Vinalines phải có trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát, định hướng ban điều hành Vinalines trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như về mặt nhân sự. Nhưng vì lý do nào đó, những thành viên này hoàn toàn không có phản ứng gì trước những vi phạm có hệ thống nêu trên. Họ đã bị vô hiệu hóa hay cũng nằm trong nhóm lợi ích tại Vinalines? Chúng ta hãy chờ kết luận từ cơ quan có thẩm quyền.

Với quyết định dứt khoát của Tổng Bí thư về sự việc của ông Trịnh Xuân Thanh, người đã được lên chức theo “qui trình” sau khi làm thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng tại Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC), chúng tôi tin rằng Đảng và Nhà nước sẽ xử lý dến nơi đến chốn vụ việc với mức độ nghiêm trọng gấp nhiều lần xảy ra tại Vinalines.

Nhà Trắng trả lời thỉnh nguyện thư cá chết

   Nhà Trắng trả lời thỉnh nguyện thư cá chết

FB TRINH MINH HIEN

Những người biểu tình mong mỏi chính phủ công bố nguyên do gây cá chết

Nhà Trắng vừa có phản hồi thỉnh nguyện thư được hơn 142.000 người ký trên website của họ về thảm họa cá chết hàng loạt tại miền Trung Việt Nam.

Thư phản hồi viết: “Chúng tôi bày tỏ sự cảm thông sâu sắc tới người dân các tỉnh ven biển miền Trung trong lúc người dân nỗ lực vượt qua thiệt hại về hải sản ảnh hưởng đến sinh kế của họ.

Khi Việt Nam đối phó cuộc khủng hoảng môi trường này, Chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius đã tiếp cận các quan chức chính phủ cấp cao ở Hà Nội để ngỏ lời trợ giúp của chúng tôi, và hai chính phủ đang thảo luận về các lĩnh vực có thể hợp tác.

Sự tham gia của công chúng là một phần quan trọng trong việc giải quyết những thách thức về môi trường. Tương tự như kinh nghiệm tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nới có thể giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết, đảm bảo trách nhiệm và tính minh bạch trong các nỗ lực làm sạch vùng biển, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai.”

‘Thành tố quan trọng’

Thư phản hồi viết tiếp rằng khi thăm Việt Nam tháng 5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã trao đổi với chính phủ Việt Nam, giới doanh nhân, và các đại diện xã hội dân sự, cũng như sinh viên.

Lá thư dẫn lại lời Tổng thống Obama phát biểu khi đó: “Một khi người dân được quyền tự do tổ chức trong xã hội dân sự, quốc gia có thể giải quyết tốt hơn những vấn nạn mà chính quyền đôi khi không thể tự giải quyết”.

WHITE HOUSE

Thỉnh nguyện thư gửi tới Nhà Trắng về vụ cá chết nhận được hơn 142.000 chữ ký

Thư của Nhà Trắng viết tiếp: “Việc hợp tác về môi trường là một thành tố quan trọng trong mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ – Việt. Trong chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, hai nước đã khởi động Quan hệ Đối tác Khí hậu Mỹ – Việt, nhằm giúp hai nước thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu”.

“Chúng tôi đang trợ giúp các nỗ lực bảo tồn môi trường giúp đưa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự lại gần nhau, chẳng hạn như Sáng kiến Liên minh Hạ Long – Cát Bà nhằm bảo vệ những kho báu quốc gia của Việt Nam”.

“Chúng tôi cũng đồng thời tăng cường mối cam kết chung đối với cuộc sống biển thế giới qua những chuẩn mực môi trường cao được định ra trong TPP, một hiệp ước cam kết bảo vệ môi trường thiết thực nhất trong các hiệp ước giao thương trong lịch sử.”

Trịnh Bá Phương: Chế độ cộng sản này sắp sụp đổ rồi

Trịnh Bá Phương: Chế độ cộng sản này sắp sụp đổ rồi

FB Trịnh Bá Phương

24-6-2016

Trịnh Bá Phương (mặc quần jeans, đứng giữa) cùng bà con dân oan. Nguồn: FB

Tường trình diễn biến khi tôi bị bắt vào đồn công an Chương Dương.

Sáng nay lúc 10h, tôi tuần hành ra đến bờ hồ, tầm khoảng 20 phút thì tôi bị bắt lên xe buýt, 5 phút sau, một nhóm an ninh lại khống chế đưa tôi lên một chiếc xe 7 chỗ, chở về đồn công an Chương Dương.

Khi đến đây họ đưa tôi vào 1 chiếc phòng nhỏ, người đầu tiên vào làm việc với tôi là bà Minh, bí danh Minh Dao. Cuộc thoại giữa tôi và MD khá ngắn.  Để tiếp chuyện bà MD đã chào hỏi tôi, và chủ động tranh luận với tôi.

Câu đầu tiên bà MD nói: mệt quá em ạ, cứ như thế này khổ bọn chị.

– Tôi: Chế độ cộng sản này sắp sụp đổ rồi, chị cũng không còn việc mà làm nữa đâu.

MD: Em cứ nói thế, chứ giả sử chế độ này sụp đổ thì ai lên thay?

– Tôi: Các chị cứ trả quyền lực cho nhân dân đi, để bầu cử tự do đi, dân sẽ tự bầu lên những người tài đức ra lãnh đạo đất nước.

MD: Chị chưa thấy ai có khả năng lãnh đạo thay thế.

– Tôi: Chị nhầm rồi, trong dân không thiếu người có tâm đức, chính trong đảng của chị cũng có người có tâm, nhưng số ít người này lại bị trù dập, bị cô lập.

MD: Em cứ đánh đồng chữ nhân dân, chị cũng là dân đây, em nhìn xem có bao nhiêu người ngoài kia họ vẫn sống tốt và đang phát triển.

– Tôi: Chị đừng nói dân sống tốt, nợ công vượt ngưỡng an toàn, lòng dân ai oán, ruộng đất bị cướp đoạt, biển miền Trung chết, đồng bằng Sông Cửu Long thì bị hạn hán, ngập mặn, kỳ bầu cử vừa qua cả triệu người không đi bầu cử là minh chứng rõ ràng nhất, đảng cộng sản này mà không có công an làm thanh kiếm bảo vệ chế độ thì sụp rồi, có thể lúc này dân chịu lùi, nhưng lòng dân đang như quả bom, có thể nổ bất cứ lúc nào.

Nói đến đây viên chỉ huy nháy MD ra ngoài trao đổi, lát sau MD vào chào ra về. Trước khi ra về, viên chỉ huy nói với ông Đỗ Tuấn Anh (TA), phó đội trưởng và Lê Duy An (DA) đội trưởng đội CS điều tra công an quận Hoàn Kiếm là kiểm tra kỹ tư trang, xem có dao lam ko, đừng để nó xây sát gì kẻo mệt lắm.

Lúc này hai viên an ninh TA và DA bắt đầu làm việc với tôi. Ông Tuấn Anh lập biên bản, ông Duy An cố vấn. Tôi không trả lời bất kỳ câu hỏi nào, biên bản họ tự ghi không có chữ ký của tôi. Sau đó ông Duy An tranh luận với tôi là, em đi đòi đất lại đi những việc khác làm gì. Tôi hỏi lại: việc khác là việc gì?

DA: Như vụ Nguyễn Viết Dũng đó, nó lập Đảng Cộng hòa mà lại ủng hộ là sao?

– Tôi: Tôi đi tham dự phiên tòa là vì Dũng cũng là nạn nhân như chúng tôi, Dũng đang ngồi ở quán nước thì các ông xông vào bắt. Mà tại sao các ông lại sợ hãi họ, các ông đừng nghĩ chỉ có đảng phái mới đe dọa quyền lực của các ông, các ông xem lòng dân kia kìa, ông tướng Tô Lâm của các ông đăng stt trên Facebook cả làng cả nước vào chửi đó. Các ông xem video của chị Trang Le đó, mỗi video có hàng nghìn lượt share, hàng triệu người xem là đủ biết lòng dân nhé. Việc các ông bắt mẹ tôi chỉ khiến cho bộ mặt của các ông càng thêm nhơ nhuốc với quốc tế thôi.

DA: Làm gì có quốc tế nào, Obama sang VN thì em biết.

– Tôi: Các ông nhầm rồi, Obama không phải là người duy nhất can thiệp nhân quyền VN nhé, đã có bang ở Hoa Kỳ ban luật cấm đảng cộng sản nhập tịch rồi đó, và nhiều cơ quan khác họ đang ban hành luật chế tài quan chức cộng sản vi phạm nhân quyền và tham nhũng.

Nói đến đây DA nghe điện, sau đó bảo Tuấn Anh dọn dẹp phòng để an ninh TP Hà Nội xuống. Khoảng 1h sau, một đội an ninh TP sộc vào phòng, đặt chân máy, lắp máy quay phim chuyên dụng, giống như quay phim, chụp chân dung tội phạm nguy hiểm, sử dụng vào mục đích đưa lên truyền hình để dẹp đường dư luận và đấu tố. Và đặt trước mặt tôi 1 chiếc micro. Cùng lúc DA đặt ra các câu hỏi, anh đi đâu sáng nay, chúng tôi phát hiện anh gây rối trật tự…

– Tôi: Tôi bất hợp tác với các ông, những kẻ bắt tôi về đây mới là hành vi phạm pháp, vi phạm nhân quyền.

DA: Mời anh ký vào biên bản xử phạt hành chính.

Tôi: Các ông đừng có mơ mà tôi ký vào cái biên bản phi pháp này nhé.

Lát sau nhóm an ninh TP cất máy quay, họ nói với nhau “như vậy là được rồi, chỉ cần nó thể hiên sự ngoan cố bất hợp tác”. Tiếp đó DA ra ngoài cùng với đội an ninh TP. và trở vào buông lời đe dọa. Tôi nói cho anh Phương biết nhé, anh đã chạm đến ngưỡng rồi đó, vào tù khổ lắm, không sướng đâu, tới đây tôi và anh nếu gặp nhau sẽ gặp với tư cách khác (ý nói là gặp với tư cách công an và phạm nhân).

– Tôi: Các ông có còng số 8, có nhà tù, còn tôi chỉ có cái mạng này, các ông muốn làm gì thì làm. Vì Quốc tế đang ủng hộ chúng tôi, nên chúng tôi đấu tranh theo phương pháp ôn hòa. Nhưng các ông đừng nghĩ chúng tôi đấu tranh ôn hòa là sợ các ông, mẹ tôi tuyệt thực đến mức nôn ra máu, bố tôi hai lần ôm xăng đó, sự căm phẫn đó xá gì mà không dám ôm bom cảm tử, nhiều người phụ nữ phải khỏa thân để giữ đất, có người tự thiêu… họ cũng dám ôm bom chết chung với các ông đấy. Đất nhà tôi đó, tôi đố các ông, tôi thách các ông dám ở trên đất nhà tôi, muốn ở phải giết được 5 thành viên trong gia đình tôi.

DA: im lặng.

Khoảng 5h họ thả tôi ra.

Khi vừa mở máy đã thấy bà con gọi điện cho tôi, tôi bảo họ về nghỉ sau một ngày vất vả, nhưng bà con nhất quyết phải nhìn thấy tôi thì mới chịu rời khỏi đồn công an HN.

Về đến đồn số 6 Quang Trung, rất đông bà con đang chờ tôi ở đó, lòng dân khí thế, và họ thể hiện sự lo lắng cho tôi. Tôi đã nói với bà con rằng, với sự đoàn kết và quyết tâm của bà con, chúng nó đã bắt mẹ tôi, và cho dù chúng có bắt thêm tôi thì chúng cũng không thể cướp được đất của bà con.

Sau khi thông báo tình hình cho bà con, chúng tôi tiếp tục biểu tình tại chỗ, hô vang các khẩu hiệu:

Đả đảo chế độ công an trị.
Đả đảo chế độ thối nát.
Đả đảo lũ hèn với giặc, ác với dân.

Xem thêm video biểu tình sau khi tôi về đến đồn công an Hà Nội số 6 Quang Trung:https://www.facebook.com/chubang.nguyen.1/videos/1739615372985401/

Đường Hẹp, Xe To & Đầu Nhỏ

  Đường Hẹp, Xe To & Đầu Nhỏ

 S.T.T.D Tưởng năng Tiến –

tuongnangtien's picture

tuongnangtien

Cũng như nhiều nơi khác ở Á Châu, vào mùa này, Cambodia … thường có những trận mưa xối xả. Tuy thế, mức độ cũng như tần suất lụt lội ở Phnom Penh chắc cũng chỉ có thể xếếp vào hàng thứ ba của Đông Nam Á mà thôi.

Hạng nhất và nhì vẫn phải nhường (đứt) cho Sài Gòn hay Hà Nội. Người dân Nam Vang chưa bao giờ được hưởng cái niềm vui hồn nhiên và chan hoà (bắt cá ngay trước cửa nhà) như ở “thủ đô mến yêu của ta.”

Bù lại sự “thua kém” này, Phnom Penh – theo nhận xét của nhiều người – là nơi có đông xe Lexus nhất trên thế giới.  Và toàn là xe thứ dữ – LX, RX, NX, GX … – ngó rất bề thế – chớ không phải compact (gọn gàng) như loại LS làng nhàng đâu.

Một góc Phnom Penh. Ảnh tư liệu: Hà Trung Liêm

Ngay trung tâm thủ đô của xứ Chùa Tháp (nơi mà đường xá tương đối rộng rãi) thì hình ảnh những chiếc Lexus láng bóng – trên những con phố bầy hầy – trông chỉ hơi chương chướng thôi, chứ không gây phiền hà cho ai cả. Nhưng ở ngoại ô, vào giờ cao điểm, chỉ cần hai cái Lexus (dềnh dàng) đi trái chiều nhau cũng đủ khiến cho vô số xe tuk tuk, gắn máy, ba gác, xe đạp, và khách bộ hành bị ùn tắc phía sau.

Phần lớn giới trí thức ở Cambodia đều đã bị đập đầu, và chết thảm, trong thời gian vài năm mà Khmer Đỏ nắm quyến. Đất nước này hồi sinh chưa được bao lâu. Thời gian chưa đủ để có thể tái tạo được một tầng lớp trung lưu nền nã.

Đa số người dân vẫn sống ở thôn quê, với lợi tức trung bình không hơn 100 Mỹ Kim hàng tháng. Lớp thị dân, phấn lớn thuộc thành phấn lao động, với thu nhập tuy khá hơn chút đỉnh nhưng phải chi phí đắt đỏ hơn nhiều.

Chủ nhân của những chiếc Lexux ở Phnom Penh thường  là giới quan chức, thương gia, đại gia … – thành phần có đặc quyền về kinh tế hay chính trị, hoặc cả hai. Họ có tiền, tất nhiên, nhưng thiếu văn hóa và thiếu sự đồng cảm với những người dân cùng khổ.

Cambodia – vì thế – là xứ sở của đường hẹp, xe to, và những  chủ nhân ông có cái đầu (cùng tấm lòng) rất nhỏ. Họ nghênh ngang lái những chiếc xe sang trên những con đường nắng bụi mịt mù, hay lếnh bếnh rác rưới (giữa mưa) trong một đất nước mà nhiều đứa bé vẫn còn thiếu ăn và thất học.

Cách thể hiện đẳng cấp (bằng xe) của giới quan chức hay đại gia ở Cambodia, tuy thế, chưa gây ra điều tiếng ì sèo gì – như ở Việt Nam. Tuần qua, báo Vnexpress đi tin:

Tổng bí thư yêu cầu kiểm tra việc Phó chủ tịch Hậu Giang sử dụng xe Lexus…

Ông Trần Công Chánh – Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang – cho biết đã nhận được công văn chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc kiểm tra Phó chủ tịch tỉnh Trịnh Xuân Thanh sử dụng xe tư nhân gắn biển xanh.

“Ủy ban kiểm tra Trung ương đang vào làm việc. Địa phương sẽ phối hợp tốt các đoàn công tác trung ương để thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tổng bí thư. Khi có kết quả, chúng tôi sẽ cung cấp cho báo chí”, ông Chánh nói.

Về quá trình công tác của ông Thanh hơn một năm qua tại tỉnh Hậu Giang, ông Chánh cho biết: “Chưa phát hiện anh ấy có gì xấu. Hiện nay, anh em tập thể UBND tỉnh phối hợp điều hành tốt công việc, dù tình hình chung của tỉnh còn nhiều khó khăn”.

Theo kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội của tỉnh Hậu Giang, ông Trịnh Xuân Thanh được cử tri bầu với số phiếu cao (75,28%), là một trong những người đứng đầu danh sách 6 đại biểu trúng cử ở địa phương.

Thời gian qua, chiếc Lexus LX570 trị giá hơn 5 tỷ đồng, đeo biển số xanh 95A-0699, chở ông Thanh chạy trên đường phố miền Tây gây nhiều chú ý do giá trị ôtô vượt tiêu chuẩn Nhà nước bố trí cho cán bộ cấp tỉnh.

Ông Trịnh Xuân Thanh (trái). Ảnh: bizlive

Ông Thanh cho biết, ôtô này do ông mượn của người bạn, biển kiểm soát 29A-79093. Một năm trước khi được phân công về Hậu Giang làm Phó chủ tịch nhiệm kỳ 2011-2016, ông đã mang từ Hà Nội vào sử dụng.

Sau đó, ông Thanh nói chủ xe là Nguyễn Đặng Toàn, em bà con bên vợ. Khi biết anh rể vào miền Tây công tác, Toàn đã cho ông Thanh mượn xe để đi lại nhằm tiết kiệm cho ngân sách của Hậu Giang trong việc mua xe công phục vụ Phó chủ tịch tỉnh. Đồng thời, chủ nhân xe Lexus LX570 cũng vào Hậu Giang làm tài xế cho ông Thanh.

Lời “giải bầy” của ông Trịnh Xuân Thanh làm cho độc giả giả của Vnexpress được một phen vui cười thoả thích:

Duc Le – Câu chuyện hài hước nhất năm. Ông Toàn em họ bên vợ cho mượn xe để ông có phương tiện đi lại, vừa tiết kiệm được ngân sách của tỉnh. Thật là vĩ đại.

HT7 – Huyền thoại một đại gia mua xe 5 tỷ chỉ để cho anh rể mượn. Vẫn chưa yên tâm, anh còn từ bỏ sự nghiệp ở Hà Nội vào miền Tây làm lái xe đưa đón người thân. Thật là một nghĩa cử cao đẹp. Khóc mất.

Minh Nguyễn Đăng – Ban đầu nói xe mượn của bạn, giờ là của em họ bên vợ. Kể ra ông Toàn này có lòng tốt vô biên. Cho mượn xe vì sợ tốn kinh phí của tỉnh phải mua xe công để cấp cho ông Thanh sử dụng. Trong khi ông Toàn ở tận ngoài bắc.

Vtuyen – Có hơn 5 tỷ mua Lexus LX570 mà đi làm tài xế, cũng hơi khó tin

muaban76000 – Mà tài xế lương có 2 3 triệu / tháng mới đau đấy chứ…đây có thể chuyện lạ nhất 2016.haha…

Riêng giới blogger thì có vẻ xét nét hơn chút xíu .

Huỳnh Ngọc Chênh:

Việc lập 7 đoàn thanh tra cao cấp mới đây của TBT cũng chỉ là một kiểu trang điểm cho nhiệm kỳ mới của TBT. Số phận của 7 đoàn này cũng sẽ như số phận của 7 đoàn thanh tra mà ông Trọng thành lập trước kia: Ông chủ (là người dân) cũng sẽ không được biết đầy tớ của mình thanh cha thanh mẹ được cái gì!  

Phạm Hùng Vỹ: Muốn thăng quan thì phải trong hệ thống, phải thuộc qui hoạch tức phải có nhiều đạn, rồi phải được ban tổ chức trung ương chấp nhận… vậy, ông tổng bí thư yêu cầu làm rõ cái gì? Khi ban tổ chức, ban kiểm tra, ban tuyên giáo đều là cánh tay mặt của ông? Thôi đừng diễn nữa ông tổng.

Bùi Thanh Hiếu:

Và trong cuộc truy kích, thanh trừng toàn diện nhằm vào Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng không dại gì mà bỏ qua bất cứ kẻ nào liên quan đến Dũng. Ngay cả những kẻ vô tội như Đỗ Bá Tỵ, Nguyễn Thiện Nhân còn bị hất đi vào những chỗ ngồi không, thì một kẻ có tội như Trinh Xuân Thanh lẽ nào Nguyễn Phú Trọng bỏ qua…

Qua những sự việc lên quan đến các cá nhân trên, cho thấy sự thù hận của Nguyễn Phú Trọng với Nguyễn Tấn Dũng cực kỳ khủng khiếp. Sự thù hận này ám ảnh Nguyễn Phú Trọng đến mức suốt cả nhiệm kỳ trước lẫn nhiệm kỳ này, Trọng chỉ nhăm nhăn thực hiện những biện pháp để triệt hạ Dũng bằng được. Đến mức khi Dũng đã thất thế về hưu, im lặng và tỏ vẻ vô hại như Dũng đi chùa, đi bộ tới nơi bầu cử…Trọng vẫn quyết không tha.

Nguyễn Hồn Việt:

Vụ cá chết, biển chết ảnh hưởng tới cuộc mưu sinh của hàng chục triệu người dân ven biển thì chẳng thấy tổng Trọng lên tiếng lấy một câu… Ấy vậy mà vụ cái xe biển xanh bé tí thì ngài lại nhanh nhảu tới mức, hôm trước báo đăng thì hôm sau:“Ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư nêu “đây là việc cần làm ngay…”

Cứ theo như lời của những bloggers thượng dẫn thì thì ông Nguyễn Phú Trọng là một người giả dối, nhỏ nhen, hay là kẻ (vụ nhỏ bỏ lớn) thiếu suy xét!

Sao mà khó dữ vậy, mấy cha?

Ông Trọng chả qua – và chả may – có cái đầu hơi nhỏ nên không thể giải quyết chuyện lớn (và nhậy cảm vì có “liên quan đến yếu tố nước ngoài”) như chuyện “mưu sinh của hàng chục triệu người dân ven biển.” Còn trong khả năng của mình, ông đã chỉ đạo phải làm ngay “vụ cái xe biển xanh bé tí” đấy thôi.

Thế mới thấy là Việt Nam cũng giống y chang như nước bạn láng giềng, cũng là một quốc gia mà đường hẹp, xe to, với những chủ nhân ông có cái đầu (cùng tấm lòng) rất nhỏ.

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhận giải thưởng nhân quyền Gwangju

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nhận giải thưởng nhân quyền Gwangju

Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ
2016-06-24

 

NguyenDanQue-1000.jpgBác sĩ NGuyễn dan Quế, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Việt Nam

Photo courtesy of vietnamhumanrightsdefenders.net

Giải thưởng nhân quyền Gwangju năm nay được trao cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Việt Nam do hoạt động kiên trì vì nền dân chủ tại Việt Nam suốt mấy chục năm qua.

Chính quyền Hà Nội lên tiếng yêu cầu phía Hàn Quốc rút lại giải thưởng; tuy nhiên ban tổ chức giải thưởng Gwangju vào ngày 18 tháng 5 vừa qua vẫn trao giải cho bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Ông cho Gia Minh của đài Á Châu Tự Do biết:

Ngày 18 tháng 5 giải thưởng đã được trao với sự vắng mặt của tôi, nghĩa là chiếc ghế để trống. Tôi có gửi sang một video phát biểu về hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cũng gửi cho họ một số hình ảnh về hoạt động đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam.

Gia Minh: Nhiều người cùng chí hướng với bác sĩ rất hoan nghênh điều đó và ông thấy giải thưởng có sức mạnh động viên như thế nào đối với những người tham gia đấu tranh tại Việt Nam?

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Tôi thấy nó có sức động viên mạnh. Trong cuộc tranh đấu cho dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam, nhiều người thấy rằng hiện nay lực lượng các người trẻ rất giỏi Internet, ứng phó như một lực lượng phản ứng nhanh đang tham gia rất đông mặc dầu sự đàn áp là ghê gớm.

Tinh thần 18 tháng 5 ở Gwangju thì quí vị đã biết: một tinh thần rất bốc lửa chiến đấu và mặc dù bị chính quyền Chun Doo-hwann đàn áp rất mạnh nhưng tình thần đó đã hướng dẫn cho nước Đại Hàn đi đến thịnh vượng như ngày hôm nay. Tôi thấy tinh thần đó đang khích lệ anh em trẻ rất nhiều tại Việt Nam. Đó là một dấu ấn.

Một điều nữa là trong tất cả các giải mà tôi được trước đây, chỉ có một giải này là là tôi nhận được khi tôi ở ngoài nhà tù, còn tất cả những giải khác đều trong nhà tù. Đặc biệt nữa giải này là lần đầu tiên do các anh em hoạt động ở trong nước đề cử, mà cụ thể cụ thể là Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đề cử; còn tất cả những giải khác đều do Tây Phương đề cử.

Giải thường này có tầm vóc Á châu, tầm vóc Đông Nam Á thôi; nhưng đó là giải mà tôi yêu thích vì những đặc điểm mà tôi vừa nói.

Còn đối với phong trào thì tôi thấy nó có sức động viên mạnh mẽ ở thời điểm sôi động này.

Vai trò của giới trẻ

Gia Minh: Như bác sĩ nói hiện nay có rất nhiều bạn trẻ có tinh thần dấn thân, họ có tiếp xúc với bác sĩ và khi tiếp xúc như thế ông truyền đạt những kinh nghiệm gì cho họ?

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Rất nhiều anh em đến thăm tôi không phải bây giờ mà từ trước, mặc dù khi tôi ra khỏi tù tôi bị quản thúc tại gia rất mạnh mẽ.

Tôi ủng hộ tất cả các phong trào của sinh viên, của giới trẻ, của các giáo sư đại học. Nói chung giới trẻ giỏi Internet phải là động lực, lực lượng phản ứng nhanh để đưa đến một thay đổi quyết định vào một thời điểm sắp tới.
– Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

Tổng quát tôi có thể nói đối với những anh em trẻ viết blog thì tôi khuyến cáo nên tiến đến thành lập một mạng lưới của những người viết blog. Thế rồi Hội Phụ nữ Việt Nam đến thăm tôi, dân oan… đông lắm.

Thế thì khi một hướng đi ngày càng rõ nét mà tôi nghĩ nó đang rõ nét cho đường lối mới ra đời, thì tất cả mọi người dân, tất cả giới trẻ trong đó có các xã hội dân sự, trong đó có công đoàn độc lập.

Đường lối mới đó đánh thẳng vào khả năng tham mưu của bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam sẽ đưa đến thay đổi dứt khoát tại Việt Nam.

Gia Minh: Cám ơn Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

Những bạn trẻ tôi có khuyến cáo hai điểm: điểm thứ nhất là phải bỏ hẳn tinh thần ‘trọng nam, khinh nữ’. thứ hai tôi nói với các chị em rằng phụ nữ chiếm trên 50% dân số thế giới; đương nhiên các hoạt động của họ trong xã hội, trong kinh tế, trong chính quyền, trong xã hội dân sự… thì dần dần chúng ta phải tiến đến con số tương đương chứ không thể nào như hiện tại được.

Tôi nói phải tham gia vào cuộc đấu tranh dân chủ ngay từ thời điểm bắt đầu này; ít nữa khi một chính quyền mới ra đời thì vai trò của phụ nữ sẽ rất mạnh.

Đối với các anh em tù nhân lương tâm thì từ trong tù cho đến khi ra ngoài tôi cũng khuyến cáo các anh em tù nhân phải ngồi lại với nhau, họp lại mặc dù thuộc các tổ chức khác nhau. Khi anh em ra (tù) thì phải có một hội và ngày hôm nay đã có hội đó – Hội Cựu Tù nhân Lương tâm ra đời năm 2014.

Hiện bây giờ trong tình hình rất sôi động này, các anh em sinh viên họ đang phản ứng trong các đại học, không chịu các luật lệ của chính quyền, không chịu sự đàn áp của những cán bộ giáo dục. Hiện họ tiếp xúc với tôi và yêu cầu ủng hộ việc thành lập (dù hiện nay tên chưa có) tổng hội sinh viên hay hình thức liên đoàn sinh viên tại khắp các tỉnh trên toàn quốc, thì tôi đồng ý khuyến khích thành lập. Tôi ủng hộ ý kiến đó để cho anh em làm. Nói chung các anh em trẻ muốn có một nền giáo dục nhân bản hơn, đàng hoàng hơn chứ không thể nào như thế này được nữa.

Nay có một số giáo viên, một số giáo sư đại học đang tại chức có tiếp xúc với tôi cũng không chịu chuyện đó nữa.

Tôi ủng hộ tất cả các phong trào của sinh viên, của giới trẻ, của các giáo sư đại học. Nói chung giới trẻ giỏi Internet phải là động lực, lực lượng phản ứng nhanh để đưa đến một thay đổi quyết định vào một thời điểm sắp tới.

Gia Minh: Có ý kiến nói hiện có nhiều xã hội dân sự hình thành nhưng không thống nhất, không đoàn kết được với nhau; ông là người hoạt động lâu năm và tiếp xúc nhiều thì thấy nhận định đó thế nào?

Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Vấn đề như thế này: đây là cuộc chiến đấu xuất phát do phản ứng của người dân.

Tôi  nói rõ thế này: sau năm 1975 nhân dân hai miền Nam Bắc hòa làm một hình thành một cuộc chiến đấu mới chứ không phải cuộc chiến đấu cũ quốc- cộng nữa đâu; đánh thẳng vào bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam, đánh thẳng vào khả năng tham mưu từ sức mạnh quần chúng từ dưới lên… đối với đảng cộng sản Việt Nam về đường lối, về những sai lầm kinh tế xuất phát từ chủ nghĩa Mác- Lê nin.

Đây là một cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện, cài răng lược, không còn chiến tuyến cũ nữa và bất bạo động. Thế thì một thời gian dài, rất dài mấy chục năm rất gian khổ, bị đàn áp. Nay các xã hội dân sự ra đời được rồi, cứ để ra đời đi, cùng một mục đích, cùng một mục tiêu tranh đấu cho quyền lợi tập thể của mình, rồi tình hình sẽ còn biến nữa.

Điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về nhân quyền Việt Nam

Điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về nhân quyền Việt Nam

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-06-23

RFA

Untitled-1.jpg

Buổi điều trần về sự vi phạm nhân quyền ở Việt Nam tại Hạ viện Mỹ dưới sự chủ trì của dân biểu Christopher Smith chiều 22/6/2016.

RFA photo

03:19/05:55

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

“Tổng Thống Obama Đến Việt Nam: Lỡ Một Cơ Hội Thúc Đẩy Việt Nam Cải Thiện Quyền Con Người” là tiêu để buổi điều trần này.

Với sự chủ trì và điều hợp của  dân biểu Christopher Smith, thành viên  cao cấp Ủy Ban Đối Ngoại kiêm chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền Toàn Cầu tại hạ viện, buổi điều trần còn có sự tham dự của đại diện các tổ chức Ân Xá Quốc Tế, Boat People SOS cùng thành viên các tôn giáo đang bị bách hại tại Việt Nam như Tin Lành và Cao Đài.

“Tôi là mục sư Rmah Loan tại Budak, từ Việt Nam mới qua đây. Hôm nay tôi sẽ nói Việt Nam đối xử với tôn giáo như thế nào. Tôi rất mừng quí vị cho phép tôi nói chuyện về nhân quyền tại Việt Nam, về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam Việt Nam, đối xử về tôn giáo khác biệt lắm. Tôi sẽ nói với dân biểu ở đây những mục sư truyền đạo người dân tộc thiểu số có hơn 20 người đang ở trong tù.”

Đây là buổi điều trần được coi là nghiêm  khắc nhất  để một lần nữa trình bày về thực trạng nhân quyền sa sút và tồi tệ ở Việt Nam.
– DB Christopher Smith 

 “Tôi là Katie Dương đến từ Dallas, Texas, đại diện cho Cao Đài là một tôn giáo thành lập ở Việt Nam năm 1926. Lý do tôi đến đây là bởi vì Cao Đài đã bị nhà nước xóa sổ kể từ sau 1975 và nhà nước đã thành  lập một Cao Đài mới dưới sự quản lý của nhà nước cộng sản năm 1977 mà chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi muốn nói lên sự đàn áp  Cao Đài như thế nào, đặc biệt như trường hợp của ba tôi bị ở tù, bị bắt và bị truy nã phải trốn tị nạn.”

Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do trước khi bắt đầu cuộc  điều trần, dân biểu Christopher Smith nói bất kể bao áp lực từ bên ngoài yêu cầu Việt Nam cải thiện nhân quyền nhưng các quyền căn bản của người dân Việt Nam như tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do bày tỏ chính kiến, tự do lập hội vân vân … vẫn bị vi phạm một cách nghiêm trọng. Đặc biệt sau chuyến viếng thăm của tổng thống Obama thì Việt Nam đã không có sự nhượng bộ nào cũng như không có sự thăng tiến đáng kể về mặt nhân quyền. Dân biểu Christopher Smith nói:

Đây là buổi điều trần được coi là nghiêm  khắc nhất  để một lần nữa trình bày về thực trạng nhân quyền sa sút và tồi tệ ở Việt Nam. Chỉ một chi tiết như vụ luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt bớ  tù tôi hồi tháng 12 đủ cho thấy Việt Nam chẳng khác gì Bắc Hàn hay những đất nước không có quyền tự do ngôn luận khác, Việt Nam đang là  mối đe dọa chống lại những gì tốt đẹp nhất về quyền con người mà nhân loại hướng tới.

Untitled-2.jpg

Dân biểu Christopher Smith (phải) tại buổi điều trần. RFA photo

Thế nhưng tổng thống Obama lại nhìn sự việc một cách khác, ông chẳng những đã nêu vấn đế nhân quyền một cách hời hợt mà còn loan báo quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Xét kỹ thì ta có thể thấy Mỹ đang bán khí giới cho một quốc gia mà chính sách tiên quyết của quốc gia đó là cường quyền, kiểm soát, hạn chế mọi quyền tự do căn bản của người dân. Mỹ đang  bán vũ khí cho một đất nước mà ở đó luôn có sự bất dung tôn giáo, luôn có sự kiểm duyệt và cấm đoán, luôn có sự đàn áp, bắt bớ  và bịt miệng đối lập.

Hãy nhớ  tương lai Việt Nam nằm trong tay giới trẻ là những người thực sự muốn có dân chủ, tụ do. Người trẻ  muốn đạo giáo được tôn trọng,  các  nhà báo,các  bloggers và  các nhà  hoạt động môi trường được bảo vệ. Những ước muốn đó không thể xảy ra dưới một chế độ chuyên dùng sức mạnh và sự đàn áp để cai trị như chính quyền hiện hành ở Việt Nam.

Không tiến bộ sau chuyến thăm của Tổng thống Obama

Vẫn lời dân biểu Christopher Smith, trước khi tổng thống Obama lên đường sang Việt Nam thì một số nhà lập pháp đã yêu cầu ông lên tiếng đòi hỏi Việt Nam cải thiện nhân quyền. Thế nhưng đáng tiếc một tháng sau chuyến công du Việt Nam chẳng những không thay đổi mà còn mạnh tay đàn áp, bắt giữ hoặc bắt cóc những người biểu tình ôn hòa vì muốn một câu trả lời minh bạch về  thảm họa ô nhiễm môi sinh đang ảnh hưởng lên đời sống của họ.

Hiện diện trong buổi điều trần hôm thứ Tư còn có dân biểu Dana Rohrabacher, người đã đặt nhiều câu hỏi xác đáng với các thuyết trình viên về nhân quyền, nhất là sinh hoạt tôn giáo và sự thờ phượng của người Tin Lành sắc tộc ở vùng cao.

Tôi thực sự thất vọng vì ngài tổng thống khi đến Việt Nam chỉ chú trọng đến hợp tác kinh tế và thương mại hơn là cải tổ chính trị, vấn đề Việt Nam cần thực hiện hầu tạo niềm tin trong quan hệ song phương.
– DB Christopher Smith

 

Tôi thực sự thất vọng vì ngài tổng thống khi đến Việt Nam chỉ chú trọng đến hợp tác kinh tế và thương mại hơn là cải tổ chính trị, vấn đề Việt Nam cần thực hiện hầu tạo niềm tin trong quan hệ song phương.

Việt Nam không thể trở thành một thành viên của TPP Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương nếu một thể chế độc tài như thế còn tồn tại. Người ta không thể biết tin tức trung thực vì Việt Nam làm gì có tự do báo chí cũng như không có báo chí độc lập và không có đảng đối lập. Làm sao chúng ta có thể ủng hộ một chính phủ giống như vậy. Muốn có chỗ đứng trong một cơ chế mậu dịch  tự do thì Việt Nam phải tự thay đổi và đáp ứng những điều kiện cần phải có. Rõ ràng là Việt Nam không đủ khả năng để tự thay đổi và chúng ta phải tìm cách tiếp cận với họ, đưa họ ra khỏi cái gọi là một chế độ được điều khiển bằng những kẻ bất lương đang nắm mọi quyền hành cho tới lúc này.

Buổi điều trần chấm dứt bằng  kết luận của dân biểu Christopher Smith, rằng những điều mắt thấy tai nghe hôm nay chứng tỏ chuyến đi Việt Nam của tổng thống Obama đã không thăng tiến nhân quyền được cho Việt Nam  như  kỳ vọng của các nhà lập pháp, của người Mỹ gốc Việt cũng như người Việt trong nước. Ông nói buổi điều trần cũng là  dịp để quốc hội rà soát lại xem chuyến đi Việt Nam vừa rồi của hành pháp đạt kết quả bao nhiêu và cần thiết bao nhiêu để Quốc hội nhập cuộc bằng những hành động lập pháp tích cực.

NẾU TRỞ THÀNH MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC THÌ VIỆT NAM SẼ RA SAO?

NẾU TRỞ THÀNH MỘT KHU TỰ TRỊ CỦA TRUNG QUỐC THÌ VIỆT NAM SẼ RA SAO?

FB Trần Đình Sử

6-8-2015

TC BINH

 

 

 

 

 

 

 

Hình ảnh ĐCS đón Tập Cận Bình với cờ 6 sao năm 2011. Nguồn: internet

Trước hết tên nước bị xóa mất. Dân Tàu tràn sang ta. Chữ Hán là ngôn ngữ chính, tiếng Việt như tiếng Chuang bây giờ.

Người Việt sẽ bị di dời đi qua nhiều nơi hẻo lánh của Trung Quốc, bị phân tán triệt để để không còn tập trung, không có sức để khôi phục lại nước cũ.

Quân đội Việt Nam sẽ sang trấn thủ phía biên giới Ấn Độ, Pakistan, Duy Ngô nhĩ, đánh nhau, chết ở đó, còn quân Tứ Xuyên Quý Châu, Quảng Đông sang bảo vệ các thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, …

Các nhân sĩ yêu nước bị đàn áp. Các sách vở quý hiếm trong viện Hán Nôm sẽ bị thủ tiêu dần cho đến khi không còn dấu tích.

Lịch sử sẽ bị viết lại hoàn toàn. Các cuộc chiến tranh anh hùng của ông cha ta với các thống lĩnh như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi Quang Trung bị viết thành các cuộc nổi loạn chống lại trung ương. Bọn Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan là những nhà yêu nước vĩ đại, đâu đâu cũng có tượng đài của chúng.

Có một bọn văn nô viết bài ca ngợi: Lạc Việt lại trở về trong lòng Bách Việt. Bọn khác thì khảo chứng mối quan hệ thân thiết giữa vua Hùng với các hoàng đế Trung Hoa, rồi các mục trên báo “Chuyện bây gờ mới kể” nở rộ.

Dải đất hình chữ S vẫn còn mà giống người Việt, văn hóa Việt không còn nữa …

Thật đau lòng!

Trần Đình Sử

Giáo sư – Nhà Giáo Nhân Dân.

Đời làm chó, người làm báo

Đời làm chó, người làm báo

Tuấn Khanh

22-6-2016

Bao chi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tự do báo chí. Ảnh: internet

Một ngày 21/6 nữa đã bước qua, thêm một vạch kỷ niệm về báo chí Việt Nam thật ảm đạm. Có lẽ là lần đầu tiên trong lòng Báo chí Cách mạng, người ta nói trắng ra, việc làm nghề báo được coi như đời của chó. Và rồi thì báo giới rúng động, nói với nhau về chuyện húy kỵ chữ nghĩa, khiến người thì bị rút thẻ, người mất chỗ. Và quan trọng hơn là cả một năm dài, ngoài các đỉnh điểm trên, nghề báo không có gì tỏa sáng hơn được trên đất nước này, bao gồm cố rườm rà các câu chuyện lịch sử ẩn khuất, cá nhiễm độc, biển chết, cho đến việc tử nạn trên biển lạ thường của các sĩ quan quân đội.

Kỷ niệm nền báo chí cách mạng, người ta còn rút ra được một bài học lớn của báo chí Việt Nam: làm báo hôm nay, không phải để mở rộng biên giới của thông tin và ngôn luận. Làm báo phải học cách chuyên sâu tay nghề, rằng có viết ngàn con chữ, cũng phải luyện đủ công phu để khiển bao nhiêu ngôn từ ấy phải tự trói mình vô nghĩa, vô thanh.

Nghề báo bị ví với chó. Thậm chí được khuyên là đừng buồn nếu bị coi là chó, vì bởi dù sao cũng có sự cao quý của nó, do biết vâng lời và trung thành.

Chuyện làm báo biết vâng lời, gợi nhớ về vụ án Slansky (1952) tại Prague, thủ đô Tiệp Khắc cũ, bây giờ là Cộng hòa Czech. Đó là vụ án các nhà lãnh đạo CS Tiệp xử nhau, mà có đến 11 người bị xử treo cổ, 3 người tù chung thân. Trong số đó, Rudolf Slansky (1901-1952) là nguyên Tổng bí thư Đảng cộng sản đồng Phó chủ tịch Quốc hội. Một trong những lý do ngầm của việc thanh trừng, do ông Slanksy là một người gốc Do thái.

Cũng từ phiên tòa này, “phát minh” có một không hai của tòa án Cộng sản Tiệp đã trở thành sách giáo khoa về truyền thông thú tội trong thế giới tòa án và báo chí của Cộng sản. Tội nhân được cho thu sẳn lời thú tội vào băng nhựa, sau đó, khi ra tòa, thì băng được mở rì rì thay cho phần tội nhân tự nói (tội nhân mặt đối với quan tòa, quay lưng lại người đến dự phiên tòa với một khoảng cách xa). Nếu tội nhận có ý muốn phản cung, băng sẽ bị ngắt, tội nhân sẽ bị cho ngồi xuống với 2 công an kề bên cặp nách, kiểu như vì mệt quá hay do bị tạm ngất đi.

Nhiều thập niên liền, phương thức “nhận tội” hiện đại ấy lan rộng các phiên xử của chế độ cộng sản, được bổ sung bằng bản viết tay, video cắt xén qua thẩm vấn. Các buổi xử “công khai” ấy chỉ truyền thanh hay truyền hình qua phòng bên cạnh, chứ không cho vào xem trực tiếp, dù chỉ nhau cách một cánh cửa. Sau khi Liên Xô và cộng sản Đông âu sụp đổ, hiện còn một vài quốc gia áp dụng hình thức thô bỉ này.

Nói về chuyện này, để nhắc cho các bạn tôi nhớ rằng nhiều thập niên trước, không ít “con chó” của các triều đại cộng sản vẫn chép lại trên báo các nội dung ghi âm đẫm máu và nước mắt đó, chép lại các bản tin do công an gửi đến, và gọi đó là nghề làm báo thời sự – tường thuật. Họ vẫn được vinh danh, được thưởng không khác gì đã khó nhọc đi săn tin. Quả là không có gì so sánh sống động hơn nghề làm báo trong các triều đại cộng sản như vậy, là thời huy hoàng những loài chó săn tin và báo tin, trung thành và cao quý.

Thế còn những người làm báo tự do?  Tôi nghĩ có bổng lộc đến mấy, chắc họ cũng không nhận mình là chó. Vì chó thì phải có chủ và được cho ăn. Còn người làm báo tự làm chủ tư duy của mình, họ kiếm sống lương thiện để phục vụ cho sự thật, cho con người nói chung.

Trong Luận ngữ viết vào năm 2015 của ông Lưu Hiểu Ba: “Hôm qua chó nhà tang, hôm nay chó gác cửa”, người nhận giải Nobel Hòa bình năm 2010 này có nói về những loại chó học đòi một lý tưởng nhưng lại không có nổi một quê hương tinh thần trong đời mình, vì vậy chỉ còn cách chọn chủ để sủa hay cắn xé một ai đó theo lệnh. Nếu xui rủi mất chủ thì cũng chỉ là một loài chó lang thang hèn hạ, chứ không thể nào có được sự tự do kiêu hãnh của một con chó sói trên đồng hoang hay núi cao.

Nói chuyện chó, chợt thấy ngạc nhiên vì trùng hợp đến lễ ăn thịt chó hàng năm ở Ngọc Lâm (Quảng Tây, Trung Quốc), cũng vào cuối tháng Sáu hàng năm. Nơi đó, chó trung thành hay cao quý cũng đều bị đem làm thịt. Vì bản chất nuôi và tuyển chọn chó ở một số nơi, rốt cuộc chỉ là để mua vui và kiếm lợi cho kẻ làm chủ. Chó có được tuyển chọn và huấn luyện tốt như nào, cũng là phần để hy sinh cho mục đích cuối cùng của lễ hội. Phần ăn hôm qua, luôn bị trả giá cho hôm nay.

Chắc chắn chó thì không thể có nỗi đau như của con người, nên trong vụ án Slansky 1952, người ta chỉ thấy giá trị phục vụ chứ không thấy giá trị đạo đức truyền thông của ngành báo chí. Nói đến đây, tôi lại muốn kể với bạn rằng những ngày biểu tình của người dân đòi minh bạch lý do cá chết, có những nhà báo âm thầm xuống đường ghi nhận mọi thứ dù không được tòa soạn phái đi. Những con người đó bị thúc đẩy bởi tính đạo đức nghề nghiệp nên xông vào chỗ mà họ cũng không có quyền được đến. Họ cũng bị bắt, bị đánh, bị nhốt vào sân Hoa Lư đến tận đêm, chỉ vì muốn chia sẻ mọi hiện trạng khốn cùng của người dân. Có những nhà báo bị đuổi việc, mất chỗ làm khi cùng đứng với nhân dân. Dù có bị ví hay răn đe là phải sống như “chó”, họ cũng không thể là vậy.

21 tháng 6 năm nay, chẳng có ai vinh danh các nhà báo không ăn lương nhà nước. Nhưng nếu nhiều năm nay, không có họ, những con người làm báo tự nguyện ấy, không biết người dân sẽ sống sao với đất nước đang dẫy đầy chuyện mù mờ. Chính họ là người đã điều chỉnh mọi thứ về cái đúng. Từ chuyện giải dịch đúng “tàu lạ” thành “tàu Trung Quốc” cho đến “sai quy trình” thành “vấn nạn.” Bóc trần từ ngữ “công trình thế kỷ” thành “bê-tông cốt tre” hay “ra văn bản” rõ thành “lạm quyền.” Những nhà báo đó góp phần tố cáo những kẻ đạp trên luật pháp, minh bạch những án oan và giải cứu cả tử tù.

Biển nhiễm độc, cá chết, các loại quan tham giấu mặt bằng ngôn từ mị dân… kể cả các loại quan lớn luôn thích tuyên ngôn mà không giữ được lời đều bị đưa ra trước ánh sáng và nhân dân. Video về biển miền Trung của Nguyễn Lân Thắng có lẽ là tường trình duy nhất minh bạch hiện trạng môi trường và con người khốn cùng lúc này, trong buổi truyền thông chung bị khép chặt mọi thứ, cùng tiếng sỉ vả “với động cơ nào?.” Nhờ truyền thông tự do của con người – dành cho con người – như trang Ba Sàm hay trang Nguyễn Xuân Diện…, mà nhân dân mới biết được kẻ mang lon tướng như Phạm Xuân Thệ, cướp công đồng đội Bùi Văn Tùng, đã đạo đức giả như thế nào khi lên giọng về tình chiến hữu. Và âu cũng là dịp để người người được biết về đức phục vụ và trung thành như thế nào của ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, khi mau mắn rút thẻ của nhiều nhà báo như Đỗ Hùng, Mai Phan Lợi… giúp chứng minh rõ hơn những gì người ta ví von về đời làm báo ở Việt Nam.

Ngày kỷ niệm nhà báo cách mạng nghe mỗi lúc càng nhạt. Chính làng báo chí nhà nước cũng cảm thấy ngại ngùng khi tự ca hát về mình trong ngày này. Không còn cách mạng trong truyền thông. Mà chỉ còn nẹp lưng vào tường, lần mò theo định hướng, lần mò tự kiểm duyệt để không ốm đau từ các con chữ mang dấu sắc cho đến lúc tan xác.

Thật buồn cho một nền báo chí mà từ thời khai sinh, đã luôn xiển dương ý thức tự do. Buồn cho một nền truyền thông chỉ còn sứ mạng xô đẩy các phong trào cảm xúc đời sống, để tiện che chắn cho những điều mà nhân dân cần được biết, cần được nói tới. Buồn cho những nhà báo dẫu có ăn lương nhà nước nhưng trái tim trong sáng, vẫn phải lặng nghe miệng kẻ ví von mình là chó.

Hãy mơ đến một ngày mới. Tôi và bạn nhất định phải ước mơ đến, nhé. Ngày của người làm báo bình thường và chân chính chỉ muốn tận hiến cho sự thật và cho quê hương. Ngày đó chẳng có ai sẽ phải bị gọi tên là “chó”. Và dù có bị khoác áp lên mình bộ lông sặc sỡ đến đâu, họ cũng sẽ rũ sạch và đứng lên, bắt đầu lại với một sứ mạng duy nhất: chuyển tải sự thật và lẽ phải. Ngày đó, mới thật sự là của những con người làm báo.

Người Việt ở Đài Loan biểu tình phản đối Formosa

Người Việt ở Đài Loan biểu tình phản đối Formosa

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-06-21

RFA

000_C00Z1-622.jpg

Biểu tình tại Đài Loan phản đối công ty Formosa xả nước thải khiến cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung Việt Nam. Ảnh chụp ngày 18 tháng 6 năm 2016.

AFP PHOTO

00:00/00:00

Liên quan đến thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam mà nghi phạm là công ty Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, thì tại Đài Loan liên tiếp 2 ngày 15-16 tháng 6 đã có một cuộc họp báo ở quốc hội và một ngày họp tiếp sau của các cổ đông Formosa, trong lúc bên ngoài thì một cuộc biểu tình phản đối Formosa với sự góp mặt của một số người Việt.

Gây ảnh hưởng môi trường sống

Được mời tham dự và góp tiếng tại buổi họp báo ở quốc hội cũng như có mặt trong cuộc biểu tình ngày hôm sau, linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt ở Đài Loan, thuật lại diễn biến sự việc. Đầu tiên, ông trình bày những thông tin về Formosa Việt Nam mà ông biết được:

Cái huy hiệu gắn trên con đường vào công ty Formosa thì quốc huy đó là quốc huy của Trung Quốc chứ không phải của Đài Loan. Thứ hai là hiện nay trong công ty Formosa cò rất nhiều công nhân lao động người Trung Quốc.
-LM Nguyễn Văn Hùng

LM Nguyễn Văn Hùng: Công ty Formosa ở Hà Tĩnh có vốn đầu tư là 75% của công ty Formosa Plastic Đài Loan, 25% của công ty gang thép là công ty quốc doanh của Đài Loan, và 5% của công ty Nhật Bản. Tính ra vốn đầu tư hết 95% là của Đài Loan.

Những gì tôi vừa mới nói là dựa trên tư liệu được công khai trên trang mạng của công ty Formosa Plastic ở bên Đài Loan. Còn ở trong Formosa Plastic có bao nhiêu cổ đông là người Trung Quốc thì chúng tôi không biết, tuy nhiên nhìn cái huy hiệu gắn trên con đường vào công ty Formosa thì quốc huy đó là quốc huy của Trung Quốc chứ không phải của Đài Loan. Thứ hai là hiện nay trong công ty Formosa cò rất nhiều công nhân lao động người Trung Quốc.

Thanh Trúc: Thưa linh mục Nguyễn Văn Hùng, được biết hôm thứ Năm 16 tháng Sáu 2016 có một cuộc họp báo ở quốc hội Đài Loan để nêu vấn đề Formosa, Văn Phòng Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Lao Động Việt Nam tại Đài Loan, mà linh mục làm giám đốc, có được mời?

LM Nguyễn Văn Hùng: Cuộc họp báo được tổ chức bởi các dân biểu quốc hội Đài Loan cộng với các tổ chức phi chính phủ gồm Liên Minh Theo Dõi Và Thực Thi Công Ước Nhân Quyển, Hiệp Hội Luật Sư Về Môi Trường và Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân Và Cô Dâu Việt Nam . Phia văn phòng có tôi và một người lao động, anh Lê Quang Đông, xuất thân từ huyện Kỳ Anh. Gia đình của họ cũng là một trong những gia đình bị bắt di dời khỏi vùng Đông Yên. Anh ấy đã trình bày những gì đã thấy, đã nghe và đã biết.

Thanh Trúc: Xin linh mục cho biết nội dung những phát biểu của ba nhà lập pháp Đài Loan về Formosa tại cuộc họp báo ở quốc hội?

LM Nguyễn Văn Hùng: Dân biểu Ngô Công Dụ, một giáo sư đại học, nói về vấn đề hóa chất có thể gây nên thảm trạng ô nhiễm môi trường. Dân biểu Tô Trị Phân, đến từ tỉnh Vân Lâm, là tỉnh mà ở đó cũng có một công ty Formosa lọc dầu. Chính công ty này đã gây nên ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống chung quanh của người dân Đài Loan cũng như các loài cá sống trong vùng biển mà họ thanh lập công ty.

SAM_0825-400.jpg

Biểu tình tại Đài Loan phản đối công ty Formosa xả nước thải khiến cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung Việt Nam.

Sau cùng là dân biểu Vu Mỹ Nữ đã nói lên quyền được sống, được an cư lạc nghiệp, được chọn nơi mình ở, được giáo dục… Thì những quyển đó đã bị tước đoạt khi mà công ty Formosa đền Hà Tĩnh, đã bắt cả ngàn hộ dân ở vùng Đông Yên phải di dời mà hiện nay còn 180 hộ từ chối không di dời vì mức bồi thường không công bằng. Vì vậy cho nên để tạo áp lực, nhà nước Việt Nam không cho con em của họ đi học ở trường quanh đó mà bắt các em phải đến cái trường nơi đó họ yêu cầu gia đình các em phải di dời đến.

Thanh Trúc: Thưa linh mục, đại diện các tổ chức NGO đã trình bày những gì?

LM Nguyễn Văn Hùng: Sau đó, đến những phát biểu của đại diện Hiệp Hội Luật Sư Về Môi Trường. Lý do là năm 2009 công ty Formosa cũng đã đệ trình dự án thành lập một công ty như công ty Formosa ở Hà Tĩnh nhưng đã bị chính quyền Đài Loan yêu cầu làm lại những việc họ nghĩ chưa tốt và sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống, Sau đó công ty Formosa đã rút lui dự án đó và đưa dự án đó qua Việt Nam.

Sau đó, đến phần báo cáo của một nhân viên cao cấp trong Bộ Môi Sinh, là khi biến cố cá chết xảy ra ở Hà Tĩnh thì chính họ có đề nghị với chính phủ Việt Nam là hợp tác để điêu tra nhưng bên phía Việt Nam từ chối.

Yêu cầu Formosa Đài Loan phải điều tra

Thanh Trúc: Về phần linh mục thì ông đã nói điều gì thưa ông?

LM Nguyễn Văn Hùng: Tôi nhấn mạnh đến vấn đề quan tâm của giáo hội Công Giáo. Năm ngoái Đức Giáo Hoàng Francis đã ra một công huấn liên quan đến môi sinh, Ngài có nói đến một yếu tố rất quan trọng là sự liên hệ việc tàn phá môi trường sống mà những công ty kinh doanh trong đó có công ty của nước ngoài, làm ô nhiễm môi trường sống là tội lỗi chống lại tự nhiên, chống lại chúng ta và chống lại Thiên Chúa.

Công ty Formosa Đài Loan phải điều tra và phải giải trình một cách công khai cho người Đài Loan, cho chính phủ Đài Loan và cho người Việt Nam biết được nguyên nhân gây tác hại môi trường sống như vậy.
-LM Nguyễn Văn Hùng

Tôi cũng yêu cầu chính phủ Đài Loan nghiêm túc yêu cầu công ty Formosa Đài Loan phải điều tra và phải giải trình một cách công khai cho người Đài Loan, cho chính phủ Đài Loan và cho người Việt Nam biết được nguyên nhân gây tác hại môi trường sống như vậy.

Thanh Trúc: Thưa linh mục, được biết là bước sang ngày thứ Sáu 17 tháng Sáu 2016 lại có cuộc họp các cổ đông Formosa, linh mục cũng có tham dự?

LM Nguyễn Văn Hùng: Vâng, ngày 17 tháng Sáu các tổ chức phi chính phủ đã có cuộc họp báo biểu tình tại khách sạn Vương Triều là bởi vìu công ty Formosa có một cuộc họp cổ đông tại khách sạn này. Mục tiêu của cuộc biểu tình là để nói cho những cổ đông của công ty Formosa biết họ giúp vốn làm ăn để kiếm lợi nhưng họ có biết là công ty Formosa đã đến những quốc gia, trong đó có Việt Nam, và nơi họ đầu tư đã xảy ra tình trạng cá chết hàng trăm tấn, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Dân không đi biển được  vì sợ không an toàn, có những người đi biển bắt cá về thì dân không dám ăn và những vấn đề liên quan khác đến nước mắm, đến muối, hệ quả của việc thải chất độc kim loại nặng trong lòng biển.

Buổi họp báo biểu tình hôm nay có rất đông báo chí , truyền thanh, truyền hình đến lấy thông tin. Số người Việt Nam chúng tôi khoảng chừng 30 người, chúng tôi in hình ảnh cá chết, hình ảnh người thợ lặn chết là anh Lê Văn Ngày, hình ảnh những gia đình vì không muốn di dời thành ra nhà họ bị phá, con em không được đi học. Chúng tôi dùng những hình ảnh đó dơ lên cao, hô khẩu hiệu bằng tiếng Việt và tiếng Hoa để những người cổ đông họ thấy và mong là họ hiểu được tại sao chúng tôi có mặt ngày hôm đó.

Trong khi biểu tình ở ngoài này thì một vài người trong ban tổ chức đã vào được bên trong buổi họp cổ đông. Họ đã lên phát biểu, nêu những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường sống, họ đặt vấn đề với công ty Formosa.

Thanh Trúc: Thưa linh mục, phản ứng của các cổ đông trong công ty Formosa như thế nào?

LM Nguyễn Văn Hùng: Phải nói là công ty Formosa phủ nhận, nói là không có chuyện cưỡng bức di dời ở vùng Hà Tĩnh ở ngay Vũng Án. Họ nói họ không biết chuyện con em những gia đình không đồng ý di dời không được đi học. Rồi họ nói họ hiện đã và đang hợp tác với chính phủ Việt Nam, đã thành lập một nhóm đặc biệt để mà điều tra vụ cá chết này bởi vì đến cuối tháng Sáu họ sẽ công bố kết quả. Sau đó họ cũng nói luôn là họ đã bồi thường cho những người di dời vân vân và vân vân… họ không chấp nhận những nghi ngờ họ chính là nguyên nhân.

Tôi nghĩ cuộc họp báo biểu tình ngày hôm nay đã tạo nên sự chú ý của dư luận cũng như các cơ quan truyền thông Đài Loan. Những điều mà công ty Formosa Đài Loan tự biện bạch cho mình, nói là họ không làm sai thì tôi nghĩ tối thứ Hai tới đây một đài truyền hinh công cộng sẽ cho trình chiếu đề tài liên quan đến sự kiện cá chết và vấn đề cưỡng bách di dời người dân sống tại Vũng Án. Tại vì phai đoàn của đài TV này đã về tới Việt Nam sau khi có sự cố cá chết. Tôi nghĩ họ đã có được một số thông tin chính xác hoặc những hình ảnh có thể chứng minh được là những cái phủ nhận của công ty Formosa trong buổi họp cổ đông ngày hôm nay là thiếu sự thành thật.

Thanh Trúc: Xin cảm ơn linh mục Nguyễn Văn Hùng.

Nhà báo bị rút thẻ ngành và thực trạng nghề làm báo tại Việt Nam

Nhà báo bị rút thẻ ngành và thực trạng nghề làm báo tại Việt Nam

Gia Minh, PGĐ Ban Việt Ngữ RFA
2016-06-21
gt363.jpg

Nhà báo Mai Phan Lợi và quyết định của Bộ Thông tin – Truyền thông về việc rút thẻ nhà báo của ông Lợi.

Courtesy of cand.com.vn
Đề tài được bàn tán trong Ngày Nhà báo Việt Nam năm nay là chuyện một nhà báo bị rút thẻ do đăng trên diễn đàn Nhà Báo Trẻ thăm dò về nguyên nhân máy bay CASA 212 đi cứu nạn lại bị rơi khiến 9 phi công trên đó thiệt mạng.

Mở đầu cuộc phỏng vấn dành cho RFA về vụ việc này cũng như một số thông tin liên quan nghề làm báo ở trong nước, nhà báo tự do Đoan Trang tóm tắt lại vụ việc khiến nhà báo Mai Phan Lợi bị rút thẻ.

Nhà báo tự do Đoan Trang: Trước hết tôi muốn sơ lược lại sự việc này để khán thính giả và độc giả của RFA có thể hiểu rõ hơn.

Cụ thể vào ngày 17 tháng 6 năm 2016, nhà báo Mai Phan Lợi – trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội, với tư cách của facebooker và quản trị của Diễn đàn Nhà báo Trẻ, đưa một (poll) khảo sát ý kiến các thành viên của Diễn đàn Nhà báo Trẻ lên diễn đàn. Tên của khảo sát (poll) đó là ‘Vì sao máy bay CASA 212 tan xác’. Và câu hỏi đặt ra là thật đau xót khi những người phi công đi cứu hộ lại chết. Theo bạn nguyên nhân của sự việc này là gì? Khảo sát đưa ra một số nguyên nhân: máy bay bị bắn, bị lốc xoáy, bị trục trặc máy do trang thiết bị trong máy bay (tức về mặt kỹ thuật) không đảm bảo bởi tham nhũng trong Bộ Quốc Phòng.

Chương trình thời sự của VTV – kênh truyền hình phủ sóng lớn nhất nước, phát một phóng sự tiếp tục đấu tố ông Lợi, đưa tin về việc rút thẻ nhà báo của ông Lợi.
– Nhà báo tự do Đoan Trang

Khảo sát đó được đưa lên và gặp phản ứng của một số thành viên trong Diễn đàn Nhà báo Trẻ. Họ cho rằng cách dùng từ tan xác không ổn, hay việc đưa ra khảo sát như thế vào thời điểm này không có lợi. Lẽ ra nên thể hiện sự đau xót các chiến sĩ hy sinh hơn là tìm hiểu nguyên nhân tại sao máy bay bị rơi.

Sau đó ông Lợi có xin lỗi và rút khảo sát (poll) đó xuống; thế nhưng đã muộn. Bởi vị một số nhà báo thành viên của Diễn đàn Nhà báo Trẻ làm cho tờ Petro Times (tổng biên tập Nguyễn Như Phong) của Công an đã ‘chỉ điểm’. Báo này có một số bài ‘đấu tố, chỉ điểm’ kêu gọi rút thẻ ông Mai Phan Lợi, tố cáo ông Phan Lợi không có đạo đức nghề nghiệp.

Vụ việc căng đến mức mà sau khi ông Lợi xin lỗi, Petro Times và một loạt những báo khác liên tiếp đưa bài. Tiếp đó Bộ Thông tin – Truyền thông tuyên bố rút thẻ nhà báo của ông Lợi. Tối đó chương trình thời sự của VTV- kênh truyền hình phủ sóng lớn nhất nước, phát một phóng sự tiếp tục đấu tố ông Lợi, đưa tin về việc rút thẻ nhà báo của ông Lợi. Thậm chí có những kêu gọi phải chấn chỉnh hoạt động của Diễn đàn Nhà báo trẻ, xem xét, thanh tra toàn diện diễn đàn này.

Ông Lợi còn bị tố cáo nói sai sự thật; thế nhưng họ không nói sai gì!

Thực sự khảo sát của ông Mai Phan Lợi đưa lên không khẳng định điều gì cả về nguyên nhân rơi. Nhưng đối với một số người thì họ cho từ ‘tan xác’ là phản cảm. Thế nhưng thật ra chiếc CASA 212 vỡ tan tành thật.

Gia Minh: Là người từng làm báo ở Việt Nam với những nhà báo khác, thì nhà báo Đoan Trang thấy vì sao có những người phản ứng dữ dội với một thăm dò như thế?

Lmp.jpg
Hình chụp cuộc khảo sát ‘Vì sao máy bay CASA 212 tan xác’ của nhà báo Mai Phan Lợi.


Nhà báo tự do Đoan Trang: Tôi cho rằng những nhà báo phản ứng với một khảo sát mà ông Phan Lợi đưa lên mạng như thế có thể vì một trong hai nguyên nhân. Thứ nhất những nhà báo Việt Nam thực sự là những tuyên truyền viên; tức họ tốt nghiệp trường báo chí ra những được đào tạo để trở thành những tuyên truyền viên. Họ nghĩ nhiệm vụ của báo chí là phản ánh đường lối của đảng và nhà nước đến dân chúng theo đúng định hướng. Họ không có ý niệm gì về quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin hay tự do biểu đạt. Cho nên khi ông Mai Phan Lợi đưa một khảo sát lên như thế thì họ cho rằng đó là một nốt nhạc chệch trong dòng nhạc đang ‘đau xót, đang ca tụng các chiến sĩ bỏ mình vì đất nước, hy sinh khi đang làm nhiệm vụ’. Trong khi đó thì ông Lợi lại đi tìm hiểu nguyên nhân, ai đó trong diễn đàn đưa ra một số nguyên nhân như máy bay bị bắn rơi, do tham nhũng trong Bộ Quốc Phòng… Đối với những nhà báo quen suy nghĩ theo lối tuyên truyền viên thì như vậy là chệch hướng, phản cảm không phù hợp với dư luận, không đúng thời điểm.

Nguyên nhân thứ hai khiến cho các nhà báo phản ứng dữ đội đối với khảo sát đó là họ có ‘mối thù’ với ông Mai Phan Lợi và Diễn đàn Nhà báo Trẻ đã lâu. Chắc các bạn biết Diễn đàn Nhà báo Trẻ có trao giải  thưởng thuần túy dân sự: giải Vành Khuyên cho các tác phẩm báo chí tốt trong tháng và giải Kển Kền cho những tác phẩm báo chí độc hại trong tháng. Thế thì không phải ngẫu nhiên mà những tờ báo gồm Petro Times, Đới sống & Pháp luật, VTV và Người Đưa tin (4 tờ công kích ông Mai Phan Lợi dữ nhất) là những tờ nhận được giải Kền Kền của Diễn đàn Nhà báo Trẻ nhiều nhất!

Gia Minh: Nhưng gần đây có những tờ như Tuổi Trẻ có những tranh biếm họa mà người ta nói mang tính phản biện chân thật, vậy trong làng báo Việt Nam tỉ lệ những người ‘lách’ thế nào và việc lách có hiệu quả ra sao không?

Nhà báo tự do Đoan Trang: Tỉ lệ ‘lách’ rất thấp. Tôi không nhớ rõ lắm nhưng trong làng báo Việt Nam có chừng 20 ngàn nhà báo. Nhưng không phải ai cũng viết về chính trị, xã hội; chỉ có một tỉ lệ nhất định viết về chính trị và xã hội thôi. Trong tỉ lệ nhỏ viết về chính trị – xã hội thì chỉ mốt tỷ lệ rất nhỏ ý thức được về quyền của người đọc, dân chủ, cần phải có nền chính trị tốt, minh bạch, nhà nước có trách nhiệm giải trình… Trong tỷ lệ thấp có nhận thức được thì một tỷ lệ rất nhỏ nữa dùng biện pháp lách để vượt qua hàng rào kiểm duyệt đưa thông tin trung thực đến bạn đọc.

Hiện tượng biếm hoạt nổi lên trong những năm gần đây là có thật; nhưng các bạn cũng nên biết số lượng tranh biếm họa không lọt qua được kiểm duyệt là khá nhiều.
– Nhà báo tự do Đoan Trang

Hiện tượng biếm hoạt nổi lên trong những năm gần đây là có thật; nhưng các bạn cũng nên biết số lượng tranh biếm họa không lọt qua được kiểm duyệt là khá nhiều. Tôi tin rằng có những họa sĩ, nghệ sĩ những tờ báo bị xử lý vì những bức tranh biếm họa đó.

Gia Minh: Nhiều nhà báo trẻ bây giờ họ được tiếp cận những công cụ mạng xã hội, thì khả năng mở ra diễn tiến dám nói lên sự thật thế nào?

Nhà báo tự do Đoan Trang: Tôi không nghĩ việc các nhà báo (Việt Nam) dám lên tiếng nói lên sự thật sẽ trở thành một xu hướng. Tôi không nghĩ lực lượng nhà báo Việt Nam sẽ trở thành lực lượng đi đầu hay dẫn dắt, lãnh đạo xã hội hay có suy nghĩ cải cách đâu!

Nhà báo Việt Nam mà phản ánh đúng thực tế khách quan, đúng sự thật là giỏi lắm rồi. Còn nếu họ mạnh mẽ đi đầu, lên tiếng thì tôi không nghĩ sẽ thành xu hướng đâu!

Gia Minh: E rằng hơi bi quan phải không?

Nhà báo tự do Đoan Trang: Tôi nghĩ những người lên tiếng trong xã hội nhiều, nhưng nhất thiết những người đó không phải là nhà báo. Theo tôi lực lượng nhà báo không phải là lực lượng dẫn đạo!

Gia Minh: Trong đợt biểu tình thảm họa cá chết vừa qua có một vài nhà báo tham gia, họ có thể được xem là nhân tố tích cực không?

Nhà báo tự do Đoan Trang: Thực ra họ tham gia từ thời biểu tình chống Trung Quốc năm 2011. Tôi cho rằng cả nước có được 20 nhà báo chính thống lề phải tham gia. Họ tham gia nhưng có trở thành điểm sáng, gương cho người khác nhìn vào hay không thì tôi nghĩ là không. Bởi vì chính sách cây gậy và củ cà rốt của đảng cộng sản (của tuyên giáo và công an) đối với báo chí vẫn có tác dụng. Một mặt họ đàn áp thực lực, đe dọa, khủng bố những nhà báo dám lên tiếng rất mạnh; đồng thời những nhà báo ngoan ngoãn nghe lời họ thì cơ hội sống rất tốt. Ít nhất là sống an lành, ngoài ra còn có điều kiện làm kinh tế và nhiều thứ khác… rất nhiều. Nếu suy nghĩ một cách duy lý thì các nhà báo không dại gì – đúng là không dại gì lên tiếng đấu tranh. Rất ít!

Gia Minh: Cám ơn nhà báo tự do Đoan Trang.

Nhà báo mất chức vì thăm dò dư luận vụ rớt máy bay

Nhà báo mất chức vì thăm dò dư luận vụ rớt máy bay
Nguoi-viet.com

HÀ NỘI (NV) – Một nhà báo thuộc dòng “chính thống” ăn lương nhà nước vừa bị nhà nước rút “thẻ nhà báo” và đồng thời bị tờ báo “tạm đình chỉ chức vụ” vì thăm dò dư luận trên mạng xã hội về vụ hai máy bay quân sự bị rớt ở Việt Nam trong tuần qua.

Truyền thông tại Việt Nam đều nhất loạt loan tin nhà báo Mai Phan Lợi, 45 tuổi, phó tổng thư ký tòa soạn và cũng là trưởng văn phòng đại diện của báo “Pháp Luật TP.HCM” tại Hà Nội, bị Bộ Thông Tin-Truyền Thông CSVN rút “thẻ nhà báo.”


Nhà báo Mai Phan Lợi phát biểu tại cuộc hội thảo về báo chí do Ngân Hàng Thế Giới tổ chức. (Hình: FB Mai Phan Lợi)

Tiếp theo ngay đó, tổng biên tập của tờ “Pháp Luật TP.HCM” liền ra quyết định “tạm đình chỉ chức vụ, công việc đối với ông Mai Phan Lợi, phó tổng thư ký tòa soạn, trưởng văn phòng đại diện báo Pháp Luật TP HCM tại Hà Nội.”

Diễn biến xảy ra nhanh chóng sau khi có sự tố cáo và chửi bới ký giả Mai Phan Lợi trên hai tờ “Petro Vietnam” và “Người Ðưa Tin,” quy chụp ông này “hả hê tung ra những phát ngôn bậy bạ, quy chụp thiếu căn cứ, gây hoang mang dư luận.”

Hai báo “Petro Vietnam” và “Người Ðưa Tin” còn đem mấy ông tướng nghỉ hưu ra lời bình luận, đả kích Mai Phan Lợi cũng như đòi “kỷ luật thật nặng” Mai Phan Lợi.

Tiếp tay với hai báo này là đài truyền hình Việt Nam (VTV) quốc doanh cũng đổ lên đầu Mai Phan Lợi cái tội thiếu “đạo đức nghề nghiệp” và đưa tin “sai sự thật.”

Quyết định ngày 20 tháng 6, 2016 rút thẻ nhà báo của ông Bộ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn, vu cho ông Mai Phan Lợi là “xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam, gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng đội của những cán bộ, chiến sĩ gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ; làm tổn hại đến uy tín của đội ngũ những người làm báo.”

Cũng như rất nhiều nhà báo khác, ngoài chuyện kiếm sống tại tờ báo chỉ chuyên tuyên truyền một chiều cho chế độ, Mai Phan Lợi còn có trang Facebook, trước kia thì có blog, để viết những gì liên quan đến thời sự, nghiệp làm báo nhưng không thể đưa lên mặt báo.

Ðụng đến thế lực quân đội

Cái tội của Mai Phan Lợi là đưa vào trang facebook của “Diễn đàn nhà báo trẻ” mà ông là người sáng lập một cuộc thăm dò dư luận riêng tư về nguyên nhân “vì sao Casa tan xác?”

Người được thăm dò sẽ trả lời 8 câu hỏi mà một số câu số hỏi “nhạy cảm” với chế độ độc tài. Ðó là những “giả thuyết” để người được thăm dò trả lời thế nào tùy sự suy nghĩ của mình.

Trong đó đáng chú ý là các câu hỏi: Máy bay bị tác động từ bên ngoài nên vỡ (câu 1). Bị bắn (câu 4). Không loại trừ bị bắn vỡ (câu 6) và Máy bay chất lượng kém do tham nhũng trong ngành quốc phòng luôn bị đóng dấu mật (câu 7).

Chiếc máy bay Casa 212 là máy bay tuần tra, tìm kiếm hạng nhẹ mà Việt Nam mới mua gần đây của liên doanh chế tạo máy bay Châu Âu, trang bị cho Cảnh Sát Biển. Nó rớt xuống biển ngày 16 tháng 6, 2016 ở khu vực có thể ở phía Ðông Nam đảo Bạch Long Vĩ phân chia Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, khi được đưa đi tìm viên phi công khu trục Sukhoi SU30-MK2 còn mất tích.

Không những tự tìm kiếm, Hà Nội còn xin Trung Quốc tiếp tay tìm kiếm cả 9 người phi hành đoàn lẫn chiếc Casa 212 mất tích. Hiện mới chỉ vớt được một số mảnh vỡ của chiếc máy bay này, còn 9 nạn nhân thì vẫn chưa thấy tung tích. Nguyên nhân tại sao nó rớt vẫn là điều bí mật.

Hai ông cựu tướng lãnh CSVN Phạm Xuân Thệ (trên báo Người Ðưa Tin) và Lê Mã Lương (trên báo báo Petro Vietnam) bắt bẻ ký giả Mai Phan Lợi dùng từ “tan xác” là “quá phản cảm” hay “rất phản cảm và vô trách nhiệm” đối với một “tai nạn kép” đang làm cả chế độ rúng động.

Chỉ vì thiếu “nhậy cảm” mà bị rút thẻ nhà báo và bị đuổi ra khỏi nghề báo theo sự chủ quan của mấy ông? Người ta ngờ rằng lý do nó nằm ở những thông tin và hình ảnh “ngoài luồng” hoặc riêng tư trên mạng xã hội của Mai Phan Lợi lâu nay bị đưa vào “tầm ngắm” mà cái cuộc thăm dò dư luận “Casa tan xác” chỉ là đỉnh điểm để người ta ra tay.


Bảng thăm dò của nhà báo Mai Phan Lợi về vụ máy bay Casa 212 rớt ngày 16 tháng 6, 2016. (Hình: Petro Vietnam chụp lại FB Mai Phan Lợi)

Vi phạm quyền tự do phát biểu

Mạng xã hội dậy lên những lời bình luận và thẳng tay ném đá vào vào quyết định bị coi là vi phạm quyền tự do phát biểu, quyền tự do thông tin của công dân.

Một trong những người ở “lề trái,” nhà báo tự do Phạm Ðoan Trang viết trên trang facebook rằng “Ban Tuyên Giáo, Bộ 4T, Bộ Công An Việt Nam, các người nên hiểu rằng:

“1. Những gì ông Mai Phan Lợi làm trên tư cách nhà báo, cũng như admin của Diễn Ðàn Nhà Báo Trẻ, hoàn toàn không vượt ra ngoài phạm vi quyền tự do ngôn luận của công dân, quyền tự do báo chí của nhà báo, không vi phạm đạo đức báo chí. (Ở đây, đạo đức báo chí là những nguyên tắc nghề nghiệp phổ quát của nhà báo trên toàn thế giới, tất nhiên nhà báo cách mạng thì khác, nhà báo cách mạng là “phải như con chó ấy” – theo tiêu chí do Nguyễn Như Phong tự đặt ra).

“2. Việc các cơ quan truyền thông quốc doanh đồng loạt, phồng mang trợn mắt tấn công cá nhân ông Mai Phan Lợi, chính là vi phạm quyền tự do báo chí. Ngoài ra, lợi dụng địa vị, lợi thế nghề nghiệp để tấn công một cá nhân, là hành vi chà đạp nhân quyền của công dân.

“3. Trên giác độ nghề báo, các nhà báo vu khống ông Mai Phan Lợi ‘nói sai sự thật’, cùng một loạt đồng nghiệp của ông theo đóm ăn tàn, xúm vào đấu tố ông, mới đúng là những kẻ vô đạo đức. Nên nhớ, đạo đức nhà báo nghiêm cấm việc vu khống, bôi nhọ người khác.”

Phạm Ðoan Trang cũng từng là ký giả tại tờ “Pháp Luật TP.HCM” và đã bị mất việc vì những bài viết “nhậy cảm” trên blog “Trang Ridiculous” nhiều năm trước.

Còn cựu nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên cũng viết trên facebook rằng, “Nếu còn một chút tôn trọng quyền tự do báo chí, ngôn luận, tôi nghĩ Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cần ngay lập tức cách chức ông Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn. Với việc ký quyết định rút thẻ nhà báo Mai Phan Lợi, trước đó là đình bản ấn phẩm Thế Giới Tiếp Thị, rút thẻ nhà báo Ðỗ Hùng… ông Tuấn thể hiện là người chống lại quyền tự do báo chí, ngôn luận một cách có hệ thống.”

Nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên đã bị đuổi việc hồi đầu năm 2013 khi ông làm cho tờ Gia Ðình & Xã Hội phản bác phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng rằng những ai đòi bỏ Ðiều 4 Hiến Pháp quy định sự độc tôn lãnh đạo của đảng Cộng Sản, muốn đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, và phi chính trị hóa quân đội là “suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức.”

Các lời bình luận kèm theo những ý kiến vừa kể ném đá cả chế độ Hà Nội mà tóm tắt lại, họ đều cho là nhà cầm quyền độc tài “sợ sự thật.”

Theo nhà báo tự do Phạm Ðoan Trang, ký giả Mai Phan Lợi bị công an CSVN thẩm vấn liên tục sau khi bị hệ thống truyền thông nhà nước “chỉ điểm.” Rất có thể ông này còn bị tai kiếp nặng hơn là mất việc làm.

Theo Phạm Ðoan Trang cho biết, “Nhà báo Mai Phan Lợi, sinh năm 1971, chính là blogger Bút Lông nổi tiếng với nhiều bạn đọc từ thời Yahoo! 360. Ông là sáng lập viên Trung Tâm Nghiên Cứu Truyền Thông Phát Triển RED Communication, sáng lập viên và giám đốc Trung Tâm Truyền Thông Giáo Dục Cộng Ðồng MEC, và cũng là một trong những người hoạt động xã hội dân sự gặp Tổng Thống Mỹ Barack Obama hôm 24 tháng 5 vừa qua tại Hà Nội.”

Năm ngoái, nhà báo Kim Quốc Hoa đã bị rút thẻ nhà báo và mất chức tổng biên tập của báo Người Cao Tuổi chỉ vì hăng say vạch lưng những ông quan chức cấp cao tham nhũng. (TN)

CÔNG AN, TUYÊN GIÁO HÃY CHẤM DỨT ĐE DỌA ÔNG MAI PHAN LỢI VÀ KHỦNG BỐ BÁO CHÍ

. CÔNG AN, TUYÊN GIÁO HÃY CHẤM DỨT ĐE DỌA ÔNG MAI PHAN LỢI VÀ KHỦNG BỐ BÁO CHÍ

FB Phạm Đoan Trang

20-6-2016

Ngày 17/6, nhà báo Mai Phan Lợi, Trưởng văn phòng đại diện báo Pháp luật TP.HCM tại Hà Nội, có đưa lên Diễn đàn Nhà báo trẻ một khảo sát (poll) nho nhỏ về nguyên nhân “vì sao CASA tan xác?”.

Ngay sau đó, tờ báo kền kền của “nhà báo cách mạng” Nguyễn Như Phong đã liên tiếp ra đòn chỉ điểm, tố cáo ông Mai Phan Lợi, thậm chí hô hào thanh tra toàn diện Diễn đàn Nhà báo trẻ. Nối gót Petro Times là tờ Người Đưa Tin, và đến tối nay là chương trình thời sự “giờ vàng” 19h của VTV. Quan báo Hoàng Hữu Lượng, nhà báo Lê Quang Vinh, và một loạt đồng nghiệp của ông Lợi ở các kênh truyền hình quốc doanh đồng loạt lên sóng chỉ trích ông không giữ đạo đức nghề nghiệp, đưa tin “sai sự thật”, nhưng sai sự thật chỗ nào thì chẳng thấy ai chỉ ra được một từ.

Ông Mai Phan Lợi đã bị tước thẻ nhà báo, đình chỉ chức vụ ở tòa soạn, đồng thời, vài hôm nay, ông liên tục bị cơ quan công an thẩm vấn; cả gia đình sống trong tâm trạng lo sợ.

Ban Tuyên giáo, Bộ 4T, Bộ Công an Việt Nam, các người nên hiểu rằng:

  1. Những gì ông Mai Phan Lợi làm trên tư cách nhà báo, cũng như admin của Diễn đàn Nhà báo trẻ, hoàn toàn không vượt ra ngoài phạm vi quyền tự do ngôn luận của công dân, quyền tự do báo chí của nhà báo, không vi phạm đạo đức báo chí. (Ở đây, đạo đức báo chí là những nguyên tắc nghề nghiệp phổ quát của nhà báo trên toàn thế giới, tất nhiên nhà báo cách mạng thì khác, nhà báo cách mạng là “phải như con chó ấy” – theo tiêu chí do Nguyễn Như Phong tự đặt ra).
  2. Việc các cơ quan truyền thông quốc doanh đồng loạt, phồng mang trợn mắt tấn công cá nhân ông Mai Phan Lợi, chính là vi phạm quyền tự do báo chí.
  3. Trên giác độ nghề báo, các nhà báo vu khống ông Mai Phan Lợi “nói sai sự thật”, cùng một loạt đồng nghiệp của ông theo đóm ăn tàn, xúm vào đấu tố ông, mới đúng là những kẻ vô đạo đức. Nên nhớ, đạo đức nhà báo nghiêm cấm việc vu khống, bôi nhọ người khác.
  4. Ai cũng biết Petro Times và Người Đưa Tin vốn là hai cơ quan báo chí thường xuyên nhận giải Kền Kền của Diễn đàn Nhà báo trẻ vì các sản phẩm báo chí vô bổ, độc hại của họ. Việc họ lớn tiếng đấu tố ông Mai Phan Lợi và kích động công an vào cuộc “thanh tra toàn diện” Diễn đàn Nhà báo trẻ, chẳng qua là một hành vi trả thù bẩn thỉu.

————-

Một số nhà báo lo sợ, không hiểu ông Mai Phan Lợi có bị bắt không. Xin nhắc để Tuyên giáo và an ninh nhớ, nhà báo Mai Phan Lợi là đảng viên – và Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị hẳn vẫn có tác dụng. Ngoài ra, các người không định bắt một nhà báo lề phải chỉ vì… một cái poll trên facebook đấy chứ?