Đảng sợ chính mình: “Tự diễn biến – Tự chuyển hóa”

Đảng sợ chính mình: “Tự diễn biến – Tự chuyển hóa”

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-10-11

RFA

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 4 ngày 9/10/2016 ở Hà Nội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 4 ngày 9/10/2016 ở Hà Nội.

Courtesy vov

Đảng sợ chính mình: “Tự diễn biến – Tự chuyển hóa”

07:43/07:49

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Vấn đề gọi là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang trở thành mối đe dọa sự tồn vong của chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam. Nguy cơ ấy được Đảng Cộng sản nhận diện như thế nào, tác hại ra sao?

Nguy cơ tồn vong của Đảng?

Ngay khi khai mạc Hội nghị Trung ương 4 ngày 9/10/2016 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm nóng dư luận khi cảnh báo tình trạng suy thoái, “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gây hậu quả khôn lường.

Theo báo chí chính thức, ông Tổng Bí thư nhấn mạnh, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; ngăn chặn; đẩy lùi những biểu hiện gọi là “tự diễn biến,” “tự chuyển hóa”; coi đây là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này.

TS Hà Sĩ Phu, một nhà phản biện chính trị độc lập thuộc thế hệ tiên phong từ Đà Lạt nhận định:

Gần đây bài viết của ông Hoàng, nguyên Phó ban tư tưởng của Đảng, ông có nhắc rằng việc tập trung quyền lực mà không kiểm soát sẽ là nguy cơ của sự sụp đổ…
-LS Trần Quốc Thuận

“Bản thân Đảng của các ông ấy nó chuyển biến theo hướng bất lợi cho Đảng. Trước đây chuyện tự diễn biến, tự phân hóa được hiểu theo nghĩa, các đảng viên ngày càng thấy rằng, con đường đi độc tài chuyên chế của Đảng là phi khoa học là không đúng, mà phải tiến dần sang phía dân chủ pháp trị theo ý kiến nhân dân. Trước đây cụm từ ấy chỉ có nghĩa như vậy thôi, nhưng gần đây cụm từ ấy có thêm một nghĩa mới là, bộc lộ sự mâu thuẫn trong nội bộ đảng về mặt nhân sự, chẳng những về mặt tư tưởng mà con về mặt nhân sự có thể dẫn đến lật đổ nhau, như ở Đại hội Đảng lần thứ 12 và thậm chí như vụ ở Yên Bái và đến vụ Trịnh Xuân Thanh nữa…”

Trao đổi với chúng tôi vào ngày 10/10/2016, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hiện hoạt động như một luật sư nhân quyền ở Saigon nói rằng, vấn đề tự diễn biến, tự chuyển hóa đã được nêu ra từ các Đại hội Đảng trước đây. Theo đó tự diễn biến, tự chuyển hóa được hiểu là chuyển biến từ chủ nghĩa xã hội sang một chủ nghĩa khác. Tự diễn biến trong nội bộ có thể là diễn biến từ đường hoàng trở thành tha hóa, tham nhũng, nó có dấu hiệu nguy cơ tồn vong của Đảng. Luật sư Trần Quốc Thuận tiếp lời:

“Việc đó thì trong Đảng đã nhiều lần cảnh báo và nhất là trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 vừa qua đã nêu rất là đậm chuyện đó. Gần đây bài viết của ông Hoàng, nguyên Phó ban tư tưởng của Đảng, ông có nhắc rằng việc tập trung quyền lực mà không kiểm soát sẽ là nguy cơ của sự sụp đổ…”

ong_Thanh_1_1.jpg

Ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.Photo courtesy of zing

Đối với sự kiện cán bộ lãnh đạo giết nhau ở Yên Bái hay vụ Trịnh Xuân Thanh cùng phản ứng khác thường của đương sự, Luật sư Trần Quốc Thuận cho rằng chưa đủ căn cứ để xem đó là những biểu hiện tự diễn biến trong nội bộ Đảng. Theo lời ông, mặc dù Thủ tướng đã giao Bộ Công an, nhưng đến nay chưa có kết luận điều tra nguyên nhân dẫn tới cái chết của 3 cán bộ ở Yên Bái.

Riêng vụ Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, đại biểu Quốc hội trúng cử nhưng bị loại vì vấn đề tư cách, ông này bị truy nã quốc tế vì làm thất thoát hơn 3.000 tỷ đồng trong thời gian làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty xây lắp dầu khí trước kia, Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định:

“…Còn vụ Trịnh Xuân Thanh đó là một vụ án, cũng không thể nói ngay đó là tự diễn biến được…Nhưng nếu Trịnh Xuân Thanh mà có liên kết với nhóm lợi ích nào và tạo nên những sự thất thoát hư hại, kể cả trốn đi nước ngoài thì đó cũng là sự tự diễn biến…”

Tha hóa sa đọa thì sụp đổ

Trong mấy chục năm liền, sau khi thống nhất Việt Nam, Đảng Cộng sản luôn gắn kết mọi bất ổn của đất nước với điều gọi là “diễn biến hòa bình”, do các thế lực phản động ở nước ngoài giật dây. Tuy nhiên, trong những năm sau này, ít còn nghe cụm từ “diễn biến hòa bình” mà thay bằng các nhóm từ mới là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định:

“Trước đây người ta cứ ngỡ rằng ở Đông Âu, ở Liên Xô cũ là do sự tác động từ bên ngoài. Nhưng mà gần đây người ta nói là không phải, theo như bài viết của ông Vũ Ngọc Hoàng tôi mới xem, thì đó là diễn biến sa đọa, thoái hóa ở trong đảng dẫn tới sụp đổ. Đó là quy luật tất yếu, còn tự diễn biến ở đây là từ những doanh nghiệp tốt, những người tốt, từ những người đường hoàng trở thành những kẻ xấu, kẻ tham nhũng, kẻ ăn cắp của công, kẻ lừa đảo để chiếm đoạt của công…cái đó là diễn biến phẩm chất, phẩm giá…hai cái đó có cự ly cuối cùng mục đích của nó là làm thay đổi chế độ. Một bên là thay đổi chế độ do tác động bên ngoài, một bên là tự làm thay đổi, bởi vì nếu mà sự tha hóa, tham nhũng tràn lan không ngăn chặn được, thì mất niềm tin người dân không ủng hộ nữa, mà không ủng hộ nữa thì cơ sở tồn tại của Nhà nước còn lại rất là thấp.”

Nếu mà sự tha hóa, tham nhũng tràn lan không ngăn chặn được, thì mất niềm tin người dân không ủng hộ nữa, mà không ủng hộ nữa thì cơ sở tồn tại của Nhà nước còn lại rất là thấp.
-LS Trần Quốc Thuận

Thời sự diễn ra ở Việt Nam mới đây cho thấy báo chí do Nhà nước quản lý có thể đã lâm vào điều gọi là tự diễn biến, tự chuyển hóa. Nhiều tờ báo bị kỷ luật, bị đình bản, Tổng biên tập bị cách chức thu hồi thẻ nhà báo. Điển hình là trường hợp ông Như Phong và báo Petro Times. Ngoài ra tờ Lao Động phải chấm dứt các diễn đàn bạn đọc là hai mục “Tin khó tin” và “Đừng im lặng”.

Luật sư Trần Quốc Thuận nhận định:

“Vấn đề này người ta nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau. Bởi vì trong Đảng cũng có hai Nghị quyết 297, 298 về giám sát, phản biện. Cho nên người ta kêu gọi các đoàn thể nhân dân nên thực hiện quyền của mình là quyền phản biện, quyền giám sát, do vậy họ đã mở những diễn đàn như thế. Nhưng diễn đàn của họ có những điều làm vượt quá quy định, cho nên người ta phải quản. Ở Việt Nam tất cả mọi chuyện đều có sự kiểm soát. Hãy hình dung báo chí cũng như làm việc, là tất cả mọi người đều có cái vòng kim cô ở trên đầu, nếu mà lôi thôi người ta sẽ xiết, sẽ cấm, sẽ cách chức, khai trừ…”

Tại Hội nghị Trung ương 4 khóa 12 diễn ra ở Hà Nội từ ngày 9 tới 15/10/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị Trung ương Đảng cần nhận diện rõ hơn vấn đề “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, xác định rõ ý nghĩa của nó, mức độ đến đâu, nguyên nhân là gì và tác hại ra sao. Từ đó tìm ra các biện pháp chấn chỉnh hữu hiệu.

Giới phản biện cho rằng, Đảng Cộng sản đã nhận thức nguy cơ diệt vong của Đảng và chế độ, như nhận định công khai trên báo chí của ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng, tập trung quyền lực mà không kiểm soát được sẽ dẫn tới sụp đổ.

Mỹ kêu gọi phóng thích blogger Mẹ Nấm

Mỹ kêu gọi phóng thích blogger Mẹ Nấm

VOA

12-10-2016

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Photo Courtesey

Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Courtesy Photo.

Chính phủ Mỹ ngày 11/10 kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội phóng thích một blogger nổi tiếng về các hoạt động ôn hòa cổ súy cho nhân quyền tại Việt Nam.

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm) bị công an khám xét nhà và bắt khẩn cấp ở Nha Trang hôm 10/10 với tội danh vi phạm điều 88 ‘tuyên truyền chống phá nhà nước.’

Truyền hình Công an Nhân dân nói Quỳnh ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’ viết bài trên mạng xã hội và trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài để ‘xuyên tạc đường lối chính sách của đảng’, ‘kích động hận thù dân tộc giữa Việt Nam với một số quốc gia láng giềng’, ‘nói xấu’ lãnh đạo Việt Nam, ‘phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc’ và ‘gây phương hại đến an ninh quốc gia.’

Đoạn video truyền thông nhà nước chiếu cảnh bắt giữ blogger Mẹ Nấm cho thấy trong số các tang vật bị xem là ‘tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội’ thu giữ tại nhà blogger này có những biểu ngữ chống Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông và yêu cầu khởi tố Formosa, thủ phạm gây thảm họa môi trường miền Trung, cùng các khẩu hiệu ‘Cá cần nước sạch,’ ‘Dân cần minh bạch.’

Bộ Ngoại giao Mỹ nói cùng với các vụ bắt giữ gần đây, trường hợp mới nhất này làm lu mờ tiến bộ nhân quyền của Việt Nam, yếu tố lâu nay gây trở ngại bang giao Việt-Mỹ và khơi mào những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.

Đáp yêu cầu bình luận của đài VOA, phát ngôn nhân phụ trách khu vực Đông Á-Thái Bình Dương, Katina Adams, nhấn mạnh:

“Chúng tôi hết sức quan ngại về vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích cô Quỳnh cùng tất cả những tù nhân lương tâm khác, cho phép tất cả mọi người dân ở Việt Nam được tự do bày tỏ quan điểm chính trị trên mạng và ngoài đời mà không sợ bị trả thù. Xu hướng gần đây bắt bớ và tuyên án các nhà hoạt động ôn hòa [tại Việt Nam] rất đáng ngại và đang đe dọa che phủ tiến bộ về nhân quyền của Việt Nam.”

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, thành viên chủ chốt của Mạng lưới Blogger Việt Nam, là phụ nữ châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng của tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Civil Rights Defenders có trụ sở tại Thụy Điển hồi năm ngoái vì những đóng góp bảo vệ dân quyền, nhân quyền trong nước.

Cô bắt đầu viết blog với bút danh Mẹ Nấm từ năm 2006, dùng truyền thông xã hội để lên tiếng phản đối bất công, tham nhũng, và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Những hình ảnh của cô trên các trang mạng xã hội gần đây đều kèm theo biểu tượng, khẩu ngữ kêu gọi bảo vệ môi trường và xử lý minh bạch vụ Formosa.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ai sẽ nói thay em?

 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ai sẽ nói thay em?

Trần Trung Đạo (Danlambao) – “Nếu bạn im lặng rồi ai sẽ nói” (who will speak if you do not) là câu nói mà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Blogger Mẹ Nấm, dùng để kết luận cho buổi phỏng vấn của phái viên CNN Andrew Stevens ngày 18 tháng 6, 2010 tại Sài Gòn. Chương trình Viet Nam Internet Crackdown được chiếu ở Mỹ và phát đi nhiều quốc gia trên thế giới.
Câu nói là một danh ngôn khá phổ biến từ lâu trong xã hội Tây Phương. Người viết đọc đâu đó rằng chính triết gia Đức gốc Ba Lan Friedrich Nietzsche đã nói mặc dù trong danh sách những câu danh ngôn của ông lại không có câu này. Câu“Nếu bạn im lặng rồi ai sẽ nói” còn là tựa của bài hát của nhạc sĩ Marty Haugen sáng tác năm 1993 và thường được hát trong các lễ nhà thờ đạo Tin Lành.

Thật ra, ai là tác giả câu danh ngôn đó có lẽ không cần thiết để bàn mà quan trọng ở chỗ Như Quỳnh đã dùng đúng lúc để nói lên một thực tế đau lòng đã và đang đè nặng lên xã hội Việt Nam suốt mấy mươi năm, đó là sự im lặng của đa số người Việt trước các bất công mà chính họ đang chịu đựng.

Trong buổi phỏng vấn của CNN, Như Quỳnh thừa nhận với phái viên Andrew Stevens em rất sợ. Sợ khủng bố, sợ đe dọa, sợ theo dõi, sợ hành hung, sợ đánh đập, sợ tù đày và sợ bị giết chết. Những nỗi sợ đó ám ảnh ngày đêm ngay cả những người dân vô tội đừng nói chi là người lúc nào cũng bị rình rập, đe dọa như Như Quỳnh.

Năm đó, cháu Nguyễn Bảo Nguyên mới vừa lên bốn tuổi. Cánh chim nhỏ trong khu vườn đời của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bắt đầu tập hót. Mùa xuân đang về trong căn nhà nhỏ dù bên ngoài trời vẫn còn mưa lớn.

Chắc chắn không phải một lần mà có thể hàng trăm lần Như Quỳnh nhìn con và tự hỏi, phải chăng mình nên dừng lại để sống với con, với gia đình, ít ra cũng không hổ thẹn vì đã ít nhiều đóng góp được phần mình, chuyến tàu lịch sử sẽ tiếp tục và sẽ có người khác bước lên để tiếp tục hành trình, đất nước của chín chục triệu người dân chứ đâu của riêng mẹ con mình.

Đồng thời, chắc đã có một hay hai lần Như Quỳnh tắt máy vi tính dắt con ra biển Nha Trang, nhìn con đùa vui theo từng đợt sóng và hy vọng ngày mai sẽ không lo ai rình rập ngoài cửa nhà. Một cuộc sống bình thường sẽ trở lại với mẹ con Như Quỳnh.

Nhưng không, tiếng gọi của đất nước trong tâm hồn Như Quỳnh lớn hơn tiếng hót của chim. Lý tưởng góp phần xây dựng một quê hương tốt đẹp hơn cho thế hệ của Nguyễn Bảo Nguyên thúc giục hơn tiếng cười giòn giã của con. Lý tưởng tuổi trẻ dấn thân vì một Việt Nam tốt đẹp đã là một phần không thể tách khỏi cuộc đời Như Quỳnh.

Như Quỳnh có một đời sống đầy ý nghĩa. Nếu đặt qua một bên niềm tin tôn giáo hay sự giải thích dựa vào niềm tin tôn giáo, một người sống không lý tưởng, cuộc sống sẽ vô vị biết bao. Chẳng qua chỉ là sự lập lại một cách nhàm chán những công việc, những ngày, những tháng, những năm, những tiếng cười và nước mắt, những hơn thua và tranh chấp, cho đến cuối cùng một hơi thở hắt ra. Nhưng với một người sống có mục đích như em, những khoảnh khắc dù chỉ một vài giây phút cũng đáng sống. Em không chỉ sống cho hôm nay mà cho ngày mai và nhiều ngày mai sẽ tới. Như Quỳnh tiếp tục lên đường dù biết có thể phải trả một giá vô cùng đắt mà một bà mẹ nào cũng run rẩy khi nghĩ đến, đó là xa con một thời gian dài.

Đêm nay ở một nhà tù nào đó trên quê hương nỗi nhớ con đang cắt từng phần da thịt của Như Quỳnh và đêm nay trong căn nhà nhỏ ở Nha Trang, hai con chim non Bảo Nguyên và Nhật Minh không hót nữa, hai cháu đang khóc vì nhớ mẹ.

Tội ác của chế độ CS không phải vì bắt một người dân mà độc ác hơn là chia cắt tình thiêng liêng của mẹ con, cha con, vợ chồng, anh em, chị em như họ đã làm từ 1954 tại miền Bắc và suốt 41 năm trong phạm vi cả nước. Những người chết trong Cải Cách Ruộng Đất, trong Thảm Sát Mậu Thân có thể đã nằm yên trong lòng đất nhưng nước mắt của gia đình, thân nhân họ chảy dài theo lịch sử.

Lý do nhà cầm quyền CS bắt Như Quỳnh cũng không quá khó để hiểu.

Trong lúc CSVN không dám thẳng tay đàn áp các cuộc biểu tình chống Formosa của dân chúng các tỉnh miền Trung trong đó đa số là đồng bào Thiên Chúa Giáo, họ tìm mọi cách cô lập, ngăn chặn không cho các cuộc biểu tình mang màu sắc tôn giáo phát triển thành một phong trào quần chúng rộng lớn với sự tham gia của các thế hệ và các thành phần dân tộc.

Đặc điểm chung của các phong trào xã hội là tự phát, thiếu tổ chức và thiếu kiên trì với mục đích. Hiểu được điều đó, các lãnh đạo CSVN tập trung đắp đập ngăn bờ, chờ cho phong trào từ từ lắng dịu và tìm cách vuốt ve thỏa hiệp.

Con số ba chục ngàn đồng bào biểu tình chống Formosa là con số lớn. Phải nói là rất lớn. Cuộc biểu tình của đồng bào Vinh lớn hơn nhiều so với cuộc biểu tình của nhân dân Rumani tại thành phố Timișoara chống chính quyền Nicolae Ceaușescu cũng dưới màu sắc tôn giáo khi nhà cầm quyền CS này trục xuất Linh mục gốc Hungary László Tőkés ra khỏi Rumani. Điều khác nhau là cuộc biểu tình tại thành phố Timișoara đã nhanh chóng trở thành phong trào toàn dân lật đổ chế độ độc tài CS Ceaușescu.

Bài học cách mạng dân chủ Rumani, Ba Lan, Philippines, Haiti cho thấy một khi lời kêu gọi của các lãnh đạo tôn giáo được mọi thành phần quần chúng lắng nghe và hưởng ứng, ngày cáo chung của chế độ độc tài có thể được đếm trên đầu ngón tay.

Tiếng nói của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một trong những tiếng nói trẻ có thái độ dứt khoát chống Formosa, do đó, bắt Như Quỳnh không chỉ giới hạn một tiếng nói mà giới hạn khả năng của một chiếc cầu liên kết giữa phong trào chống Formosa tại Vinh, Nghệ An và Hà Tĩnh với các mạng lưới khác đang hoạt động trong nhiều lãnh vực từ nhiều năm nay.

So với khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh than “Nếu bạn im lặng rồi ai sẽ nói” vào sáu năm trước, cục diện đã nhiều thay đổi. Đại đa số người dân, ở mức độ khác nhau, đều thấy những bất công phi lý đang diễn ra hàng ngày trên đất nước, đều thấy rõ sự sai lầm của chế độ, đều có trong lòng chung một khát vọng tự do.

Những ngày tháng tới là thời gian đầy thách thức và có tính quyết định không phải chỉ đối với ngư dân Hà Tĩnh, Nghệ An, không phải chỉ của riêng một tôn giáo nào mà của cả dân tộc. Lịch sử nhân loại và đặc biệt sự sụp đổ của hệ thống CS châu Âu cho thấy, dù sức chuyển động âm ỉ nhiều năm, ngày sang trang đều diễn ra nhanh chóng.

Việc bắt giam Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và hành hung các nhà hoạt động dân chủ trong mấy ngày qua chỉ là những hành động vá víu, tuyệt vọng của nhà cầm quyền CS, không làm thay đổi tiến trình dân chủ Việt Nam mà chỉ đun nóng thêm lòng công phẫn. Tiếng nói của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tạm thời bị chặn nhưng hàng triệu đồng bào sẽ nói thay em.

11.10.2016

Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com

Sau Mẹ Nấm là ai?

Sau Mẹ Nấm là ai?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA 

RFA

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Courtesy photo

Sau Mẹ Nấm là ai?

 00:00/00:00

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Chỉ là mở đầu?

Tin blogger Mẹ Nấm bị bắt tại nhà riêng cho tới giờ này vẫn là tin được quan tâm nhiều nhất trên mạng xã hội bởi nó liên quan trực tiếp tới vụ kiện Formosa cũng như các tiếng nói xã hội dân sự độc lập. Những người hoạt động dân chủ nhân quyền biết rằng việc Mẹ Nấm bị bắt chỉ là mở đầu cho một loạt các vụ đàn áp khác sắp tới và họ đã chuẩn bị cho tình trạng xấu nhất.

Bắt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức Mẹ Nấm và tạm giam theo khoản 1, điều 88 Bộ luật Hình sự về hành vi “tuyên truyền chống nhà nước” và tiếp theo là bản án nếu nhẹ nhất là 3 năm và nặng nhất có thể lên tới 20 năm tù, cho thấy quyết tâm của chính quyền trong việc ngăn cản những tiếng nói phản biện về các vấn đề mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang phải lo đối phó trong giai đoạn hiện nay đó là thảm họa Formosa cùng những hệ lụy mà nó để lại.

Ngay sau khi Mẹ Nấm bị bắt, nhiều kênh TV nhà nước đã quay phim tại chỗ và tang vật được trình chiếu lên là những tờ giấy in các khẩu hiệu công an thu được như: “Khởi tố Formosa”, “Formosa gets out”, “Cá cần nước sạch, nước cần minh bạch”.

Sắp tới sẽ có những cuộc biểu tình càng lúc càng căng thẳng và đông đảo người tham gia. Chính vì vậy cho nên chính quyền mới tìm cách trấn áp những người hoạt động xã hội dân sự.
-Blogger Huỳnh Ngọc Chênh

Những hình ảnh ấy như cỗ xe bị đổi hướng đi, ngược với ý muốn thuyết phục dân chúng về tội trạng của Mẹ Nấm.

Mẹ Nấm có thể nói là một blogger nổi tiếng nhất hiện nay, chị được nhiều cơ quan truyền thông nước ngoài phỏng vấn trong đó có CNN để phản biện tình hình Việt Nam ra với thế giới.

Mẹ Nấm cũng vinh dự đoạt giải “Người bảo vệ nhân quyền 2015” của tổ chức Civil Rights Defenders (CRD) Giải thưởng này có lẽ là mối quan tâm sâu xa nhất của nhà nước đối với Mẹ Nấm bởi danh tiếng của chị đã vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và được quốc tế thừa nhận.

Nhà báo công dân, cũng là một blogger nổi tiếng Huỳnh Ngọc Chênh nhìn trường hợp của Như Quỳnh là một tất yếu khi lò lửa Formosa cần được che đậy để sức nóng của nó không tràn ra ngoài:

“Do tình hình Formosa càng lúc càng căng thẳng mà mọi người cho đó là điểm “tử” của chế độ, thì đấu tranh của người dân ở 3 tỉnh miền Trung càng lúc lên càng mạnh bởi đối phó của nhà cầm quyền không thỏa đáng với yêu cầu của người dân. Những vấn đề tiền đền bù và vụ kiện Formosa ra tòa. Sắp tới sẽ có những cuộc biểu tình càng lúc càng căng thẳng và đông đảo người tham gia. Chính vì vậy cho nên chính quyền mới tìm cách trấn áp những người hoạt động xã hội dân sự.”

Chuyện họ bắt nhóm của Luật sư Lê Công Định sinh hoạt xã hội dân sự ở Vũng Tàu và mới đây nhất họ bắt Mẹ Nấm thì tôi nghĩ nó nằm trong loạt trấn áp trước, đề phòng trước chuyện biểu tình nổ ra càng lúc càng đông và mạnh ở miền Trung.

TS kinh tế Phạm Chí Dũng, thành viên sáng lập Hội nhà báo độc lập Việt Nam cùng cái nhìn của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, ông nói:

“Có khả năng đây là chiến dịch tấn công cả giới báo chí quốc doanh lẫn các blogger lề dân và chắc chắn trong đó cũng nhằm làm loãng đi cái không khí phẫn nộ của người dân, giáo dân biểu tình ở Formosa. Tôi cho rằng đây là một chiến dịch trấn áp và đặc biệt chiến dịch này được khởi động bằng cái thông báo của Bộ công an liên quan tới tổ chức Đảng Việt Tân. Có thể trong thời gian tới không khí trấn áp sẽ gia tăng.”

Tin Mẹ Nấm bị bắt được nhà báo Trương Duy Nhất chia sẻ, trước tiên qua điều 88 rất phi lý mà ông là người từng có kinh nghiệm:

“Các anh em chúng tôi đấu tranh làm sao để dần dần từng bước những điều luật mơ hồ như 88, như 258 mà trường hợp của tôi và Ba Sàm, những điều luật mơ hồ như thế phải loại bỏ. Hồi xưa ông Nguyễn Sinh Hùng khi còn đương chức Chủ tịch quốc hội khi bàn về sửa Bộ luật tố tụng hình sự khi đề cập đến điều này ông ta đã nói rằng: không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung như vậy, muốn bắt ai thì bắt đâu có được? Tiếc rằng trong việc xây dựng luật của chúng ta thì những người cấp tiến dám nói lên làm tác động chỉnh sửa theo xu hướng cởi mở thì nó chưa thắng thế. Cơ bản một điều luật mơ hồ muốn bắt ai thì bắt cho nên thế nào nó cũng bắt được hết.”

Blogger Phạm Thanh Nghiên, với tư cách đồng sáng lập Mạng lưới blogger Việt Nam với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết việc Mẹ Nấm bị bắt:

“Trước nhất về mặt tình cảm con người thì đối với tôi bất cứ một ai bị bắt, những người tranh đấu ôn hòa nào bị bắt thì nói chung là cũng buồn, rất xúc động và lo lắng cho họ mặc dù sự lo lắng của mình không giải quyết được vấn đề gì cả nhưng rất đồng cảm. Riêng trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thì là một cộng sự, người mà hai chị em chúng tôi có thời gian dài làm việc với nhau, chia sẻ với nhau trong Mạng lưới blogger Việt Nam thì việc bắt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đương nhiên là thử thách rất lớn cho Mạng lưới blogger Việt Nam.

Hỏi tôi có lo sợ không cho các thành viên khác của Mạng lưới hay cho cá nhân thì tôi khẳng định rằng diều đó không gây bất cứ một tổn hại nào về tinh thần đối với chúng tôi cả nếu hiểu theo cái nghĩa lo sợ bị bắt bởi vì dù cho bị bắt thì điều ấy cũng không có gì phải khiến cho mình hoang mang hay quá lo lắng, sợ hãi. Xác quyết một điều rằng chúng tôi đang có những nổ lực, đấu tranh để có được tự do cho bản thân mình, mặc dù sự tự do ấy có thể đánh đổi bằng nhà tù. Tự do cho bản thân mình cũng như cho Việt Nam, tất cả đều phải được hưởng quyền con người mà lẽ ra chúng ta phải được hưởng.”

Sau Mẹ Nấm là ai?

Đó là câu hỏi mà hầu như ai cũng muốn biết tuy không người nào trả lời chính xác được câu hỏi này, kể cả an ninh, người phụ trách việc phân loại và bắt giữ những ai bị đưa vào danh sách đen vì chống nhà nước. Nhà báo Trương Duy Nhất cho biết:

Bất cứ ai cũng có thể thành Mẹ Nấm cả. Cơ bản làm thế nào để mà loại bỏ những điều luật mơ hồ đó, còn cái việc họ bảo Mẹ Nấm là chống phá tuyên truyền làm ảnh hưởng lợi ích của nhà nước, nhưng mà lợi ích gì chứ?
-Nhà báo Trương Duy Nhất

“Cỡ như chị Quỳnh Mẹ Nấm mà còn bắt được thì khả năng sắp tới ai cũng có thể bị bắt có thể vào vòng lao lý được. Cách ứng xử, cách xây dựng pháp luật như thế tới cách người ta ứng dụng pháp luật như thế thì mọi công dân có thể thành tù nhân dự khuyết. Bất cứ ai cũng có thể thành Mẹ Nấm cả. Cơ bản làm thế nào để mà loại bỏ những điều luật mơ hồ đó, còn cái việc họ bảo Mẹ Nấm là chống phá tuyên truyền làm ảnh hưởng lợi ích của nhà nước, nhưng mà lợi ích gì chứ?”

Ông Phạm Chí Dũng, một cán bộ đảng viên của UBND thành phố Hố Chí Minh từng bị bắt giữ vì các bài viết khác với lập trường của Đảng, cũng không thể trả lời cho chính các thành viên của Hội nhà báo độc lập mà ông là người sáng lập trước câu hỏi này:

“Thực sự ra ở Việt Nam không thể biết rõ được ai là người tiếp theo tại vì nó tùy thời điểm, tùy tính chất và tùy từng người nữa. Tùy từng người và tổ chức thành thử đối với Hội nhà báo độc lập thì tôi không có bình luận gì.”

Blogger Phạm Thanh Nghiên bên cạnh vai trò là một đồng sự với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh còn là một người đàn bà tranh đấu nên chị hiểu rõ hoàn cảnh gia đình của Quỳnh khó khăn thế nào khi bị bắt:

“Bất cứ sự hy sinh nào cũng có cái giá của nó đặc biệt trong một đất nước như ở Việt Nam không có quyền con người. Qua đây xin gửi đến mẹ của Như Quỳnh là bà Tuyết Lan cũng như hai đứa con của Như Quỳnh, một bé 10 tuổi và một cháu mới hơn 2 tuổi phải xa con xa mẹ trong hoàn cảnh chia lìa đấy tôi cũng từng trải qua rồi phải nói rất ngậm ngùi tuy nhiên tôi tin chắc rằng một người mạnh mẽ như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bất thử thách nào thì Quỳnh cũng sẽ vượt qua thôi.”

Nhà báo Phạm Chí Dũng chia sẻ sự quan tâm của ông:

“Cũng giống như trường hợp cô Minh Thúy trong vụ anh Ba Sàm, cô Minh Thúy cũng có hai con và người mẹ vào trong tù hai con bơ vơ không biết như thế nào. Trước anh em cũng góp được một số tiền để giúp gia đình cô Minh Thúy. Trong trường hợp này tôi cũng có nêu ra đề nghị với anh em để giúp cho gia đình cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đẻ nuôi hai đứa nhỏ bởi có khả năng nếu công an khởi tố điều 88 thì cổ sẽ phải nằm hơi lâu. Tôi cũng mong qua đài RFA để nhờ bà con trong nước cũng như hải ngoại, những người quan tâm tới dân chủ nhân quyền và tình cảnh của Mẹ Nấm có đóng góp giúp dỡ cho gia đình Mẹ Nấm.”

Người dân chú ý tới một điều rất cơ bản đó là những người tranh đấu bị bắt sau khi ra khỏi tù họ càng hoạt động hăng say hơn, chủ động hơn và nhất là nỗi sợ lao tù hầu như không làm chùn ý chí đấu tranh của họ. Giải pháp bắt người phản biện trong một giai đoạn nào đó chẳng những không hiệu quả mà còn làm nóng hơn tình thế nhất là hiện trạng bờ biển miền Trung trong lúc này.

Nhờ người đứng tên, nhiều Việt kiều mất cả nhà lẫn tình

Nhờ người đứng tên, nhiều Việt kiều mất cả nhà lẫn tình

Nguoi-viet.com

Người nước ngoài, Việt kiều đang tìm hiểu mua căn hộ tại một dự án ở Sài Gòn. (Hình: báo điện tử VietNamNet)

SÀI GÒN (NV) – Nhiều Việt kiều chuyển tiền nhờ người thân, người quen ở Việt Nam đứng tên mua nhà đất ở Việt Nam, để rồi mất cả tiền lẫn tình cảm.

Báo Tuổi Trẻ, ngày 9 tháng 10, loan tin, “Năm 2008, bà N.N.K., Việt kiều Mỹ, về nước thăm người thân, sau đó chuyển 3 tỉ đồng Việt Nam cho người cháu mua và đứng tên căn nhà ở quận Bình Thạnh để khi về Việt Nam có nơi ăn ở.”

Một thời gian sau, do mâu thuẫn nên người cháu đuổi bà K. ra khỏi nhà và cho rằng, nhà là của mình. Bà K. kiện người cháu ra tòa.

Tại tòa, bà K. chứng minh được số tiền gửi về tương đương số tiền mua căn nhà. Nhưng khi xét xử, giá trị ngôi nhà tăng, phát sinh số tiền chênh lệch tòa án yêu cầu người cháu trả lại đúng số tiền mà bà K. gửi về, còn số chênh lệch là công sức của người cháu.

Bà K. không đồng ý vì cho rằng nhà do bà bỏ tiền ra mua, giá trị tăng hay giảm là do bà tự chịu. Cuối cùng, tòa để hai bên tự thỏa thuận phần giá trị tăng thông qua hòa giải chia đôi phần này, còn phần tiền gốc tòa buộc người cháu phải trả cho bà K. Vụ kiện kéo dài gần hai năm, gây không ít phiền toái cho bà K.

Còn vợ chồng ông N.B.T., Việt kiều Ðức, mua một căn nhà tại quận Tân Bình từ năm 2000. Ông T. nhờ cha mẹ đứng tên và cho gia đình anh trai trông coi. Năm 2010 do mâu thuẫn, vợ chồng ông T. có ý định yêu cầu phân chia tài sản nhưng anh trai của anh T. không đồng ý bàn giao căn nhà.

Sau đó, ông T. nhờ luật sư tư vấn rồi giải quyết bằng cách hỗ trợ ông anh một khoản tiền để mua đất ở ngoại thành, tránh tình trạng “huynh đệ tương tàn” khi đưa nhau ra tòa.

Theo Luật Sư Vũ Mạnh Quỳnh, trước khi Luật Nhà Ở năm 2014 ra đời, pháp luật Việt Nam không cho phép người Việt định cư ở nước ngoài đứng tên sở hữu nhà. Vì vậy nhiều trường hợp chuyển tiền nhờ người thân mua rồi đứng tên hộ, dẫn đến khó khăn khi xảy ra tranh chấp.

 

Ngay cả trường hợp Việt kiều chứng minh có giao dịch chuyển tiền thì việc công nhận quyền sở hữu nhà cũng khó khăn vì chưa có quy trình cụ thể.

Tuy nhiên hiện nay, luật nhà ở đã cho phép người nước ngoài và Việt kiều được quyền mua căn hộ và nhà ở riêng lẻ với số lượng theo quy định. Việt kiều có toàn quyền như người Việt Nam khi sở hữu nhà ở, “không quá 50 năm hoặc lâu dài tùy trường hợp,” nhưng nhiều người không hiểu rõ được thông tin này.

Theo ông Quỳnh, một số trường hợp khó chứng minh nguồn gốc quốc tịch, không có giấy khai sinh, không có chứng từ hộ tịch… có thể sử dụng thông tin trên căn cước, hộ chiếu của nước sở tại cấp cho người Việt ở nước ngoài có ghi rõ nơi sinh là Việt Nam.

Việc trả tiền mua nhà có thể thực hiện qua ngân hàng hoặc tiền mặt tùy theo thỏa thuận. Giao dịch mua bán nhà phải được lập hợp đồng tiếng Việt và được công chứng.

“Việt kiều không nên nhờ người khác đứng tên mua nhà vì dễ xảy ra tranh chấp. Người đứng tên có thể bán nhà, muốn đòi lại phải khởi kiện, nhưng nếu người đứng tên không còn tài sản thì cũng khó lấy lại tiền,” ông Huỳnh cảnh báo.

“Hình như tất cả mọi hoạt động của người Việt trong nước bây giờ là tìm cách làm sao cho tiền trong túi Việt kiều chạy vào túi mình. Người ta không ngại dùng mọi thủ đoạn để lừa nhau, người ta không còn phân biệt cha mẹ, anh em, bà con, có cơ hội là ra tay,” bà K. chua xót nói. (Tr.N)

THẾ LÀ CỬA KHẨU VIỆT – TRUNG ĐÃ MỞ TOANG TOÀNG TOÀNG !

THẾ LÀ CỬA KHẨU VIỆT – TRUNG ĐÃ MỞ TOANG TOÀNG TOÀNG !

Cả trăm xe cá nhân Trung Quốc
sẽ vào Việt Nam mỗi ngày

Pháp luật TP HCM
Thứ Ba, ngày 11/10/2016 – 11:53

(PLO)-Ông Lê Quang Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ký phê duyệt phương án thí điểm quản lý xe du lịch tự lái hoạt động qua lại giữa thành phố Móng Cái (Việt Nam) và TP. Đông Hưng (Trung Quốc) qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái.

Theo đó, từ ngày 30-9-2016 đến 11-1-2017, UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ cho phép ô tô con 9 chỗ ngồi trở xuống, thuộc sở hữu cá nhân, doanh nghiệp đi tham quan du lịch của Trung Quốc nhập cảnh và tham quan du lịch ở Việt Nam và ngược lại.

UBND tỉnh chỉ định việc tổ chức đoàn xe tự lái vào du lịch được giao cho Công ty Cổ phần du lịch và dịch vụ Hồng Gai. Doanh nghiệp này sẽ thực hiện quản lý khai thác thí điểm loại hình xe du lịch tự lái hoạt động qua lại giữa hai TP. Móng Cái và Đông Hưng.

Tỉnh Quảng Ninh cũng quy định phạm vi khách du lịch được phép di chuyển ở TP Móng Cái không vượt quá Trạm kiểm soát liên hợp Km 15, bến tàu Dân Tiến. Đặc biệt, xe không được hoạt động trên tuyến quốc lộ 18C (đường vành đai biên giới) và các khu vực quân sự.

Đối với các đoàn Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp phải bố trí nhân viên thông thạo tiếng Trung ngồi trên xe đầu tiên để dẫn đường trong quá trình tham gia giao thông tại Móng Cái. Đoàn xe này phải có logo hoặc cờ biểu tượng của đơn vị lữ hành.

Đơn vị lữ hành phải ký hợp đồng trọn gói theo chương trình du lịch với đối tác trong việc tổ chức cho đoàn khách du lịch sử dụng ô tô du lịch tự lái xuất cảnh và nhập cảnh Việt Nam.

Đặc biệt, thời gian nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam, khách Trung Quốc được ở lại không quá 3 ngày/lần cấp phép, nếu bất khả kháng như tai nạn, hư hỏng phương tiện thì cấp gia hạn thêm 1 ngày.

Số lượng tối thiểu là 5 xe và không quá 20 xe cho mỗi đoàn. Tổng số xe nhập cảnh vào Việt Nam không quá 100 xe/ngày. Xe ô tô vào Việt Nam phải thực hiện thủ tục hải quan tại cửa khẩu theo quy định.

Trước đó, tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị Chính phủ cho phép cá nhân người Trung Quốc – Việt Nam được điều khiển ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống qua lại hai thành phố để phát triển du lịch, giao thương. Đề nghị này mới đây đã được Chính phủ chấp thuận và Bộ Giao thông vận tải cũng đã có văn bản hướng dẫn.

Thời gian thí điểm bắt đầu từ ngày 30-9-2016 đến 11-1-2017. Trong thời gian thí điểm, Sở GTVT có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các sở, ngành địa phương đơn vị có liên quan tổ chức triển khai quản lý xe du lịch tự lái hoạt động qua lại giữa TP Mong Cái và TP Đông Hưng (Trung Quốc).

VIẾT LONG – CHÂN LUẬN

Tại sao họ thô bạo với phụ nữ?

Tại sao họ thô bạo với phụ nữ?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-10-10
Bà Hoàng Mỹ Uyên và con gái trong vụ xô xát giữa an ninh Việt Nam với người biểu tình vì thảm họa môi trường tháng 5/2016.

Bà Hoàng Mỹ Uyên và con gái trong vụ xô xát giữa an ninh Việt Nam với người biểu tình vì thảm họa môi trường tháng 5/2016.

facebook

Ngày 9 tháng 10 một nhóm người gặp nhau tại khách sạn Herra Palace để bàn thảo về vấn đề xã hội dân sự đã bị công an, an ninh thành phố Vũng Tàu bắt và đối xử thô bạo, nhất là đối với những phụ nữ tham dự buổi họp mặt này.

Họp mặt một nhóm người cùng chung mục đích nào đó là điều mà hiến pháp cho phép. Tuy nhiên trong thể chế hiện nay vấn đề họp mặt nếu không phải trong các dịp hội hè, quan hôn tang tế đều nằm trong sự theo dõi của an ninh, đặc biệt nếu những người tham dự được chú ý một cách khác thường.

Hơn hai mươi người tổ chức gặp nhau tại khách sạn Herra Palace vào ngày 9 tháng 10 vừa qua đã bị đàn áp mạnh mẽ hơn mọi lần cho thấy chính quyền không còn tôn trọng quyền con người của từng cá nhân, ngay cả khi họ không có bất cứ một hành vi phạm pháp nào mà chỉ xử dụng quyền mà hiến pháp dành cho họ.

Vấn đề được mang ra bàn thảo trong buổi gặp gỡ gói ghém trong xã hội dân sự, một chủ đề hoàn toàn vô hại tới an ninh trật tự mà công an thường trưng dẫn để truy tố những người họ không thể kềm chế hay kiểm soát.

Công an và an ninh thành phố Vũng Tàu tỏ ra nhạy bén trong khi giải tán họ và lý do đưa ra là họp mặt không có giấy phép của Sở Văn hóa thông tin.

Bà Ngô Thị Hồng Lâm, một trong những người bị bắt khi vô tình đi ngang qua và tham dự buổi họp kể lại:

Các em nó căng lên cái băng rôn có ghi “Tuổi trẻ với xã hội dân sự” thế rồi em Định (LS Lê Công Định) nó giới thiệu buổi đó tính cách là một buổi nói chuyện về luật thôi. Khi em đang nói đến đó thì an ninh họ mới vào, trong đó có ông chủ khách sạn ông ấy vào thì ổng yêu cầu ngưng lại. Sau đó cảnh sát cơ động đi tới đi lui ngoài hè nhiều lắm, họ bắt đầu họ chụp từng người, từng người. Họ vào và yêu cầu tất cả người trong phòng trong đó có tôi tự giác đi ra xe chứ không thì họ cưỡng chế. Ba bốn người ngoặc tay ông Lê Công Định ra đàng sau, khiêng ông ấy lên trên xe sau đó họ còn chia nhỏ mọi người ra, mỗi người về một nơi, tôi và một cô bé nữa họ đưa hai người về công an quận 8 Vũng Tàu.

Cô Trang Nhung, một người từng phản ứng dữ dội khi bị an ninh sách nhiễu trước đây khi cô tự ứng cử Quốc hội, có mặt và bị bắt tại Vũng Tàu, Trang Nhung kể lại việc cô và Thúy Quỳnh bị tạm giữ:

Khi mọi người về đồn công an thì họ để tôi và Thúy Quỳnh ngồi không một lúc rất lâu. Chúng cử một số người từ đâu đến để làm việc, chúng tách hai người ra làm việc ở hai phòng khác nhau. Với tôi thì chúng hỏi, chúng khám xét đồ đạc còn với Quỳnh thì Quỳnh đã phản kháng mạnh mẽ cho nên cô ấy bị chúng đánh đập. Tôi nghe tiếng la hét từ phòng của cô ấy và cả tiếng tranh cãi giữa hai bên và sau đấy có lẽ là Quỳnh đã khóc

Thúy Quỳnh, cùng chung vụ với bà Bùi Minh Hằng bị cáo buộc tội danh gây rối trật tự công cộng tại Lấp Vò Đồng Tháp,  vừa ra khỏi trại giam Z30D không lâu, có mặt và bị bắt tại Vũng Tàu kể lại với chúng tôi:

Người an ninh tên Đỗ Thuận, người này là phụ nữ, đã táng vô mặt tôi hai cái và tôi mới vùng dậy tôi đứng lên tôi nói: “Mày là con côn đồ mày dám đánh người tại đồn công an phường”. Các người mặc sắc phục công an ở ngay trong đồn công an này lại bảo kê cho những tên côn đồ.

Hành xử của an ninh

Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh, nạn nhân của một quyết định sai trái của ngành giáo dục trước đây khi sa thải cô vì tội khuyên học sinh nên tìm hiểu thêm trên Internet những vấn đề liên quan tới văn học Việt Nam. Cô bị bắt tại Vũng Tàu cùng với con trai, bị tịch thu điện thoại, phá hỏng bằng cách ngâm chúng vào nước, sau đó an ninh chở cô và con trai còn rất nhỏ bỏ xuống một nơi hoang vắng trong đêm tối. Trước khi bỏ đi an ninh còn nói là họ không cho phép cô trú ngụ tại bất cứ khách sạn nào tại Vũng Tàu mặc dù cô là công dân Việt Nam với đầy đủ giấy tờ hợp pháp:

Khoảng độ 11 giờ thì họ thả tôi và một chị cùng hai bạn nam nữa. Giống như kịch bản của các bạn khác đó là đưa chúng tôi đến một con đường rất vắng. Khi đưa chúng tôi về họ bảo là sẽ đưa chúng tôi về lại Sài Gòn, bây giờ chúng tôi trục xuất anh chị không được ở bất cứ một nhà nghĩ nào trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.

Thúy Quỳnh cũng được cảnh cáo là không được tới Vũng Tàu nếu không sẽ bị giết, sau khi cô bị chính viên an ninh tên Xuân, tự xưng là trưởng an ninh của thành phố Vũng Tàu sau khi hăm dọa, đánh đập và bỏ cô xuống nơi hoang vắng như những người khác, Thúy Quỳnh kể lại:

Một người tên Xuân tự xưng là đội trưởng đội an ninh nói là “Chúng tôi không hoan nghênh các chị tới thành phố Vũng Tàu của chúng tôi, nếu các chị còn tới thành phố Vũng Tàu của chúng tôi chúng tôi sẽ giết các chị.”
– Thúy Quỳnh

Lúc đó thì nó mới chở tất cả mọi người đi ra một cái đồng trống, không nhà cửa không người qua lại, không đèn đường họ mới buộc chúng tôi xuống tôi mới nói là trả chứng minh nhân dân cho tôi thì tôi mới xuống xe còn không thì tôi không xuống. Lúc đó tụi nó mới bắt đầu đánh tôi, nó kéo và quăng tôi xuống sát bờ sông luôn. Chị Hồng Lâm chị mới cản lại chỉ nói là sức đàn ông 4 người đánh một phụ nữ với một bà già! Xong rồi tụi nó mới ngưng. Một người tên Xuân tự xưng là đội trưởng đội an ninh nói là “Chúng tôi không hoan nghênh các chị tới thành phố Vũng Tàu của chúng tôi, nếu các chị còn tới thành phố Vũng Tàu của chúng tôi chúng tôi sẽ giết các chị”.

Trang Nhung nhận xét sự việc xảy ra và cô đưa những lời khuyên với những hội nhóm khác cho những lần tổ chức tương tự sắp tới:

Tôi thấy qua sự việc này có thể rút ra một số điều như sau, đó là cách ứng xử của an ninh họ ngày một thô bạo hơn. Những cá nhân hay hội nhóm muốn tổ chức những sự kiện như hôm nay thì phải có sự chuẩn bị hơn nữa. Thứ nhất là thông tin không bị lộ ra, thứ hai là tổ chức cần phải kín đáo và không phải là những nơi phụ thuộc, những nơi không thể tổ chức được. Những khâu khác cũng cần chuẩn bị ví dụ như về mặt pháp lý, cần có sẵn những người hỗ trợ pháp lý khi cần thiết, có sẵn những mối liên lạc đề phòng trong trường hợp khẩn cấp. Tôi nghĩ trong lần tổ chức khác thì mọi người cần có kinh nghiệm hơn.

Cho tới giờ này trên trang mạng Facebook vẫn chưa ngớt những ý kiến về việc công an Vũng Tàu bắt, đánh, bỏ rơi những phụ nữ này trong lúc họ không có một vi phạm cụ thể nào. Hàng trăm comment cho rằng cách hành xử tùy tiện và trái pháp luật kể cả ngăn cấm không cho họ tới Vũng Tàu là lạm quyền và coi thường dư luận.

CẦN KHỞI ĐỘNG LỘ TRÌNH KIỆN FORMOSA RA TÒA ÁN QUỐC TẾ

CẦN KHỞI ĐỘNG LỘ TRÌNH KIỆN FORMOSA RA TÒA ÁN QUỐC TẾ

Hãy vô hiệu hóa các thỏa thuận giữa chính phủ VN và Formosa trước khi kiện Formosa ra tòa án quốc tế!

Trương Nhân Tuấn
10-10-2016

Hôm 30-9 tôi có viết một status ngắn nói về “Vấn đề kiện Formosa”, trong đó có nói rằng những đơn kiện của bà con Hà Tĩnh sẽ đi vào “ngõ cụt pháp lý. Việc Tòa án Kỳ Anh trả lại trên 500 đơn kiện hôm qua cho thấy điều tôi nói là đúng.

Lý lẽ của các luật sư VN cố vấn vụ kiện Formosa, đặt trên giả thuyết cho rằng chính phủ không có thẩm quyền thay mặt nhân dân để thương lượng bồi thường với Formosa. Điều này tôi đã nói là không đúng. Chính phủ (là định chế quyền lực) đại diện nhà nước, có thẩm quyền về mọi vấn đề liên quan đến lãnh thổ và người dân, đối nội và đối ngoại.

Vì vậy việc biểu tình (làm áp lực với nhà nước) để Tòa nhận đơn kiện Formosa, đòi bồi thường lần nữa là không thuyết phục. Trong khi văn bản vừa mới công bố (quyết định số 1888) cho thấy nhà nước lên lịch trình bồi thường cho những nạn nhân bị thiệt hại.

Theo tôi, để việc bồi thường thỏa đáng, thay vì biểu tình trước cổng Formosa, bà con nên tụ tập trước văn phòng các đại biểu quốc hội để đạt nguyện vọng: yêu cầu quốc hội hủy bỏ các văn bản đã ký kết giữa đại diện chính phủ và Formosa. Lý do, số tiền bồi thường 500 triệu là không tương xứng với sự thiệt hại lâu dài về môi trường biển cũng như những mất mát, thất thu trước mắt của người dân làm kinh tế. Trong khi những hệ quả dài lâu lên sức khỏe con người thì chưa dự toán được.

Chỉ khi nào quốc hội hủy bỏ những văn bản ký kết về bồi thường giữa chính phủ và Formosa thì việc đệ đơn kiện tập đoàn này, để đòi bồi thường (hay yêu sách đóng cửa) mới đúng theo trình tự tố tụng dân sự.

Tôi nghĩ rằng, nếu bà con làm đúng thủ tục pháp lý thì công an không có lý do để đàn áp.

___

Đăng lại status ngày 30-9

Vấn đề kiện FormosaTừ lúc nhà nước VN chấp nhận số tiền bồi thường 500 triệu đô la của Formosa, tôi có nói rằng nếu muốn kiện Formosa, trước hết là kiện nhà nước VN. Sau đó kiện Formosa tại Đài Loan, nếu không được, kiện Formosa ra một Tòa án quốc tế.

Hôm qua, trả lời báo chí nước ngoài về vụ dân Hà Tĩnh đi kiện, đại diện Formosa nói rằng “vấn đề đó sẽ do chính phủ VN giải quyết”.

Điều này cho thấy rằng, “hợp đồng” bồi thường giữa nhà nước VN và Formosa bao hàm điều khoản xí nghiệp này “phủi tay” mọi trách nhiệm, được “miễn nhiễm” đối với pháp luật VN.

Chiếu theo Luật về Tổ chức chính phủ, ta thấy đại diện chính phủ (có thể là một hay nhiều bộ trưởng) có thẩm quyền đại diện để thỏa thuận với Formosa để đòi bồi thường. Tức là, dựa theo luật này thì những lý lẽ “nhà nước không có thẩm quyền đại diện quyền lợi của nhân dân” phải xét lại.

Vì vậy, tôi e ngại là những đơn kiện hôm qua của bà con mình ở Hà Tĩnh sẽ “đi vào ngõ cụt pháp lý”. Nhưng nếu chiếu theo Luật về Trách nhiệm Bồi thường của nhà nước, khi nhà nước làm sai thủ tục “giải quyết bồi thường thiệt hại”, thì người dân có quyền đi kiện để đòi nhà nước bồi thường.

Rõ ràng đại diện nhà nước đã sai trong vụ Formosa. Thương lượng để được bồi thường 500 triệu đô la, trong khi chính cửa miệng của một vị bộ trưởng, là thành viên trong nhóm đại diện nhà nước thương lượng với Formosa, cũng nói là số tiền này “quá nhỏ” so với thiệt hại. Trong khi những thiệt hai chưa hề được tính toán kỹ lưỡng, đúng mức. Vì thiệt hại lên môi trường hàng vài chục năm, lên sức khỏe của người dân cũng vài chục năm, lên nền kinh tế ít ra cũng 10 năm… đại diện nhà nước làm sao kiểm toán được?

Theo tôi, có hai con đường:

Một là yêu cầu Quốc hội tuyên bố vô giá trị các thỏa thuận giữa đại diện chính phủ và Formosa. Sau đó thì mọi người có quyền đi kiện Formosa tại các tòa án của VN. Tức là phải làm cho Formosa chịu chi phối dưới pháp quyền (tức là quyền tài phán – juridiction) của VN, thay vì pháp quyền của một nhà nước khác (như Đài Loan hay Cayman).

Hai là phải kiện nhà nước VN, chiếu theo Luật về “Trách nhiệm bồi thường của nhà nước”. Đồng thời kiện Formosa tại tòa Đài Loan. Nhưng về lâu dài là phải nghiên cứu hồ sơ kiện Formosa ra một Tòa Quốc tế.

Bắt Mẹ Nấm: CSVN đã tự đóng đinh cho quan tài của họ

Bắt Mẹ Nấm: CSVN đã tự đóng đinh cho quan tài của h

Trần Nhật Phong (Danlambao)Trong những lần tôi tiếp xúc với những nhà tranh đấu xã hội dân sự trên BBC hay phỏng vấn, Quỳnh luôn là người nắm rõ những con số bao nhiêu tù nhân lương tâm, nhà tranh đấu xã hội dân sự đang bị CSVN cầm tù, bao nhiêu vụ công an đánh đập người bị bắt rồi vu vạ rằng nạn nhân “tự tử trong trại giam”. Trong tranh đấu xã hội dân sự, Quỳnh luôn luôn là một trong những người đi đầu, từ những biểu ngữ phản đối bạo lực bất chấp luật lệ của an ninh CSVN, cho đến những sự cố gắng tham gia vào những cuộc biểu tình chống hủy hoại môi trường, thậm chí là những bài viết báo động về sự khai thác vô tội vạ của các “quan chức” đối với sinh thái môi trường nơi địa phương mà Quỳnh đang sinh sống. Những lần Quỳnh bị đánh đập, bị sách nhiễu, thậm chí bị bắt rồi thả ra, tôi tỏ ý lo ngại cho sinh mạng của Quỳnh, Quỳnh thản nhiên trả lời “Đó chỉ là ghi thêm vào những tội ác của họ, em đã quen với những đòn thù này”…

*

Đang họp với khách hàng tối Chủ Nhật, bỗng nhiên Facebook báo rằng tôi có inbox quan trọng, thông thường tôi đợi đến lúc rảnh rỗi sẽ check xem ai đã gởi cho mình rồi reply, nhưng có gì đó thúc dục khiến tôi bấm máy xem tin nhắn: Chúng đã bắt Quỳnh rồi anh ơi!

Bản tin nhắn ngắn gọn khiến tôi giật mình, dù rằng trước đó tôi vẫn có suy nghĩ rằng, trước sau Quỳnh cũng sẽ bị bắt, vì hoạt động xã hội dân sự mà cô đang tranh đấu. Bất kể người khách đang ngỡ ngàng nhìn tôi khó hiểu, tôi xin phép vài phút bước ra khỏi phòng họp.
Lật đật vào Facebook của Quỳnh để kiểm tra, post cuối cùng mà Quỳnh Post lên là video live stream, khi cô cùng mẹ ruột tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Quốc Duy đến trại giam Sông Lô (Nha Trang), để tranh đấu cho Duy được gặp người nhà. Mở Message lên thì không thấy Quỳnh online. Tôi vẫn hy vọng chắc chỉ như các lần trước, bắt vài tiếng rồi thả ra, khi Quỳnh bị ngăn chặn đi biểu tình Formosa hay đến gặp các đại sứ nước ngoài.
Sáng nay thức dậy, trang Dân Làm Báo đã có đầy đủ sự kiện Quỳnh bị bắt, và an ninh CSVN sẽ truy tố Quỳnh theo điều 88 bộ luật hình sự, tôi không còn gì để nói thêm ngoài trừ 2 chữ: Khốn nạn.
Tôi quen biết Quỳnh là qua những lần hội thoại với cô em gái này trên BBC, những lần phỏng vấn Quỳnh về những vấn đề tranh đấu xã hội dân sự trong nước, về việc cô được Thụy Điển trao giải thưởng Bảo Vệ Quyền Dân Sự (Civil Rights Defender 2015) kể cả lần cô tuyệt thực để đồng hành cùng Tạ Phong Tần.

 

Những gì Quỳnh viết hoặc post trên Facebook, kể cả những lần trò chuyện với tôi qua inbox, tôi cảm nhận được nơi cô em gái này là một phụ nữ quả cảm, kiên quyết và có chủ kiến rõ ràng.
Quỳnh có lý luận rất vững chắc, hiểu rõ cách thức nuôi dạy con cái, và rất can đảm, đã không ít lần tôi tôi chứng kiến những ngôn ngữ của Quỳnh đối phó với sự sách nhiễu của an ninh CSVN, qua những audio mà cô đã thu âm lại bằng điện thoại cầm tay. Với tôi, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là điển hình của một nhà tranh đấu xã hội dân sự đúng nghĩa, không tham gia tổ chức nào, không liên hệ với bất kỳ đảng phái nào, thậm chí có những lần cô biết rõ sẽ bị sách nhiễu, bị đàn áp, bị đánh đập những vẫn sẵn sàng đón nhận.
Trong những lần tôi tiếp xúc với những nhà tranh đấu xã hội dân sự trên BBC hay phỏng vấn, Quỳnh luôn là người nắm rõ những con số bao nhiêu tù nhân lương tâm, nhà tranh đấu xã hội dân sự đang bị CSVN cầm tù, bao nhiêu vụ công an đánh đập người bị bắt rồi vu vạ rằng nạn nhân “tự tử trong trại giam”.
Trong tranh đấu xã hội dân sự, Quỳnh luôn luôn là một trong những người đi đầu, từ những biểu ngữ phản đối bạo lực bất chấp luật lệ của an ninh CSVN, cho đến những sự cố gắng tham gia vào những cuộc biểu tình chống hủy hoại môi trường, thậm chí là những bài viết báo động về sự khai thác vô tội vạ của các “quan chức” đối với sinh thái môi trường nơi địa phương mà Quỳnh đang sinh sống.
Những lần Quỳnh bị đánh đập, bị sách nhiễu, thậm chí bị bắt rồi thả ra, tôi tỏ ý lo ngại cho sinh mạng của Quỳnh, Quỳnh thản nhiên trả lời “Đó chỉ là ghi thêm vào những tội ác của họ, em đã quen với những đòn thù này”. 
Nhìn một dọc các sự kiện đang diễn ra, từ vụ sách nhiễu linh mục Đặng Hữu Nam sau cuộc biểu tình, chụp mũ một tổ chức chính trị ở hải ngoại là ‘khủng bố”, dùng bạo lực để ngăn chặn cuộc hội họp xã hội dân sự ở Vùng Tàu, và nay bắt giữ Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cho thấy sự sợ hãi của chính quyền CSVN.
Với các biến động gần đây, từ những tin tức môi trường bị ô nhiễm nặng nề, cho đến các mặc hàng xuất cảng bị trì trệ, sự thua lỗ của nhiều công ty quốc doanh, nợ công cao đến đụng trần, mà không có khả năng trả nợ, nhiều nhà đầu tư bỏ chạy ra khỏi Việt Nam, giới trung lưu cũng tìm cách chuyển tài sản ra nước ngoài, CSVN đang đương đầu với nhiều bế tắc, xã hội có tiềm năng dẫn đến một cuộc thay đổi lớn, nếu không nói rõ là có nguy cơ bị lật đổ quyền cai trị, do đó để bảo vệ quyền cai trị, việc ngăn chặn phát tán các thông tin, đàn áp những tiếng nói xã hội dân sự, bỏ tù, sách nhiễu hay có hành động bạo lực đối với những người bất đồng chính kiến vốn sẽ là chuyện mà những chính quyền độc tài, độc đảng hay gia đình trị thường làm.
Nhưng càng có động thái cứng rắn, thì chế độ càng trở nên co cụm hơn và mất lòng dân dẫn đến các cuộc lật đổ một thời gian ngắn sau đó, năm 1997, bất mãn trước xã hội tham nhũng, không có việc làm và khủng hoảng kinh tế, sinh viên Indonesia xuống đường biểu tình, dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Suharto sau 32 năm cầm quyền.
Tại Miến Điện, sau nhiều năm đàn áp, bắt bớ, thủ tiêu nhiều nhà bất đồng chính kiến, kể từ khi hủy bỏ kết quả bầu cử đầu thập niên 90, cuối cùng chế độ quân phiệt phải nhượng bộ, tổ chức bầu cử tự do và kết quả, đảng của bà Aung San Su Kyi đã lọt vào quốc hội, bất kể cá nhân bà từng bị tù đày và giam lỏng nhiều năm. Khi thành công bầu cử tự do, hàng loạt các dự án đầu từ của cộng đồng quốc tế đã tăng mạnh ở Miến Điện, chính phủ quốc gia này đã có những động thái cứng rắn với các nguồn đầu tư của Trung Quốc.
Các quốc gia độc tài, độc đảng, gia đình trị thông thường đều có một kết cuộc giống nhau, nếu như xảy ra ở khu vực Á châu, Âu Châu, nơi có nền dân trí tương đối, thì hậu quả nhẹ nhàng hơn, bị truy tìm, tịch thu tài sản, bị đưa ra tòa xét xử tương tự như Suharto hay gia đình của cựu tổng phố Philippines ông Marcos. Còn nếu ở những quốc gia như Trung Đông hoặc Phi Châu, nơi có nền dân trí thấp thì những kẻ này đã bị xử quyết tại chỗ khi bị dân chúng bắt được như trường hợp của đại tá Gadafi.
Trước khi xảy ra cuộc thay đổi hay lật đổ, những chính quyền độc tài, độc đảng hay gia đình trị, đều có những động thái cứng rắn quyết liệt, thẳng tay đàn áp những phong trào đòi dân quyền hay thay đổi, và kết quả ai cũng nhìn thấy, đây chính là cái giá phải trả của những xã hội không tôn trọng quyền con người.
CSVN cũng đã và đang đi vào các con đường kết thúc triều đại của họ, các dấu hiệu cho thấy sự sụp đổ không khác gì những quốc gia nói trên. Sưu cao, thuế nặng, địa phương lạm quyền, thao túng đất đai, mua quan bán chức, xây dựng các biểu tượng để củng cố chế độ, quyền hạn của công an, quân đội bao trùm cả nước, kinh tế bế tắc, môi trường sống bị đe dọa, bạo lực về hình sự lẫn dân sự xảy ra ở khắp nơi, báo chí bị ngăn cấm, sinh mạng con người trở nên mong manh hơn, tất cả đều đã xảy ra ở Indoneisa, Nam Hàn, Miến Điện cho đến Lybia, Iraq, Tunisia hay gần đây nhất là Ukraine và đang diễn ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Khi quyền cai trị bị uy hiếp, những kẻ nắm quyền luôn sống trong sợ hãi và liên tục ban hành nhiều đạo luật để bảo vệ cho họ, thậm chí thỏa hiệp với ngoại bang như Trung Quốc, để giữ quyền cai trị, giữ sinh mạng và tài sản.
Những tác động gần đây sẽ khiến cho bánh xe thay đổi toàn bộ xã hội ở Việt Nam sẽ chạy nhanh hơn, vụ bắt giữ Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ là những động lực thúc đẩy những người dân nghèo bất mãn can đảm hơn, vì họ biết nếu tiếp tục im lặng, thụ động, bản thân họ, con cháu họ cũng sẽ không khác gì với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà tù và sự nghèo khó sẽ đeo đẳng họ cho đến đời con cháu của họ.
Bắt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chính quyền CSVN đã tự đóng thêm một cây đinh vào chiếc quan tài của họ, và sẽ khiến cho thời gian tồn tại của họ ngắn ngủi hơn, và hệ quả dành cho họ sẽ khốc liệt hơn, cộng đồng quốc tế có thể chưa chắc can thiệp trực tiếp được trong việc trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhưng chắc chắn họ có những cách khác khiến chính quyền CSVN phải nhượng bộ, vì cho đến thời điểm hiện tại, CSVN đã không còn gì để đổi chác ngoại trừ sinh mạng của những con người tranh đấu xã hội dân sự như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

#FreeMeNam, #FreeQuynh, #FreeNguyenNgocNhuQuynh,
11/10/2016

Blogger Mẹ Nấm bị bắt khẩn cấp

Blogger Mẹ Nấm bị bắt khẩn cấp

10.10.2016

Blogger Me Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Blogger Me Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

 

Một trong những blogger nổi tiếng của Việt Nam vừa bị bắt vì điều 88 ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’, trường hợp mới nhất trong loạt bắt bớ và tuyên án các nhà hoạt động khiến hồ sơ nhân quyền của Hà Nội tiếp tục bị lưu ý.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, bị công an khám xét nhà, thu giữ một số tài sản, và giải đi trưa nay từ nhà riêng ở Nha Trang.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Quỳnh, cho VOA Việt ngữ biết:

’11giờ rưỡi trưa nay, chúng tôi vừa dọn cơm ăn thì rất đông công an ập vào. Họ khám nhà và đọc lệnh bắt con tôi theo khoản 1, điều 88, tội ‘tuyên truyền chống phá nhà nước’, lệnh tạm giam đầu tiên 4 tháng. Họ lấy đi điện thoại, iPad, máy vi tính, kể cả đầu ổ cứng camera an ninh của gia đình.’

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), đang cầu nguyện cho con mình sau khi blogger này bị bắt khẩn cấp. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (blogger Mẹ Nấm), đang cầu nguyện cho con mình sau khi blogger này bị bắt khẩn cấp. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Blogger Mẹ Nấm bị bắt khi đang đấu tranh cho mẹ một tù nhân lương tâm được thăm gặp con mình.

Bà Lan cho hay trước khi lên xe công an, cô Quỳnh nhờ bà liên lạc với luật sư và nói rằng cô sẽ giữ quyền im lặng đến khi được gặp luật sư.

Bà Lan nói con bà bị nhắm mục tiêu trấn áp, đe dọa kể từ khi công khai thể hiện quan điểm trái chiều với nhà nước về vấn đề chủ quyền biển đảo, và lệnh bắt cô Quỳnh hôm nay có liên quan đến các hoạt động đòi xử lý minh bạch thảm họa ô nhiễm môi trường miền Trung do Formosa gây ra.

Bà Tuyết Lan:

‘Điều làm họ khó chịu nhất là con tôi đòi họ phải nói lên sự thật, phải công bố cho mọi người biết biển nhiễm độc bao nhiêu, bao giờ biển sạch. Đòi hỏi của con tôi là chính đáng cho mọi người, mà ngược lại, họ đánh con tôi, họ ép xe, họ không từ một thứ gì từ dằn mặt, dọa chết, cho tới gọi điện tới nhà hăm bắt cóc…Chúng tôi luôn phải sống trong tình trạng này từ ngày 2/9/2009 tới nay khi con tôi kêu gọi bảo vệ Hoàng Sa-Trường Sa và không khai thác bauxite Tây Nguyên.’

Điều 88 Bộ luật Hình sự Việt Nam không xa lạ với giới bất đồng chính kiến trong nước và giới bảo vệ nhân quyền trên thế giới với rất nhiều bản án hạ uy tín nhân quyền của Hà Nội.

Theo các nhà quan sát, vụ bắt giữ Như Quỳnh có thể là một tín hiệu cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đang vực dậy các điều luật bị chỉ trích lâu nay như 88 hay 79 sau vài năm tạm ngưng do áp lực quốc tế.

Một nhà vận động xã hội dân sự trong nước nói chiến thuật này của Hà Nội chẳng thể làm nao núng những tiếng nói khao khát tự do.

Anh Hoàng Dũng, thành viên phong trào Con đường Việt Nam:

‘Với những người hoạt động như chị Quỳnh, họ cảm thấy chuyện bị bắt thế này là chuyện hết sức bình thường. Tất nhiên sẽ đến, chậm hay sớm mà thôi, chẳng hạn mai mốt tôi bị bắt, tôi cũng chẳng thấy có gì lạ. Chuyện bắt bớ này chỉ sẽ dừng lại khi Việt Nam thay đổi, tức là cộng sản độc tài không còn nữa. Nhân vụ việc này, tôi nghĩ rằng những nhà hoạt động trong nước cần tiếp tục tập trung yêu cầu xóa bỏ những điều luật bất công trong Bộ luật Hình sự chuyên dùng để bắt người. Chính vẫn là thức tỉnh những người trong nước và lan tỏa tinh thần đấu tranh cho càng nhiều người càng tốt. Những áp lực bên ngoài chỉ mang tính hỗ trợ.’

Mẹ của Như Quỳnh nói nguyện vọng của bà lúc này cũng chính là trăn trở của người dân Việt Nam về một xã hội tôn trọng nhân quyền:

‘Tôi chỉ mong thế giới hãy giúp cho chúng tôi được quyền làm con người thật sự, chứ đừng bắt chúng tôi phải sống câm nín, chịu nhục nữa. Hãy cho chúng tôi được quyền nói. Chúng tôi không làm gì phạm luật hết. Những gì chúng tôi nói là ích lợi cho mọi người. Xin hãy giúp chúng tôi được làm người, được phát biểu những suy nghĩ của mình. Xin đài VOA chuyển những lời khẩn thiết của tôi đến với mọi người trên thế giới để họ biết rằng chúng tôi đang sống trong sự sợ hãi và khủng bố.’

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một thành viên chủ chốt trong Mạng lưới Blogger Việt Nam, năm ngoái được tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Civil Rights Defenders có trụ sở tại Thụy Điển vinh danh vì những đóng góp bảo vệ dân quyền, nhân quyền trong nước.

Cô bắt đầu viết blog với bút danh Mẹ Nấm từ năm 2006, dùng truyền thông xã hội để lên tiếng phản đối bất công, tham nhũng, và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Ngư dân nói gì khi tòa án Hà Tĩnh trả lại đơn kiện

Ngư dân nói gì khi tòa án Hà Tĩnh trả lại đơn kiện

Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam cùng 600 ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã đến tòa án thị xã Kỳ Anh gửi đơn kiện vào ngày 26 và ngày 27 tháng 09 năm 2016.

Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam cùng 600 ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã đến tòa án thị xã Kỳ Anh gửi đơn kiện vào ngày 26 và ngày 27 tháng 09 năm 2016.

Hình: facebook

Vào sáng ngày 08 tháng 10 năm 2016, ông Nguyễn Văn Thắng, Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh, đã quyết định trả lại 506 lá đơn của ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An về việc kiện Formosa và yêu cầu Formosa bồi thường.

Trả lại đơn kiện

Tại cuộc họp giao ban báo chí tháng 09 năm 2016, vào sáng ngày 08 tháng 10 năm 2016 ông Nguyễn Văn Thắng – Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh, đã quyết định trả lại 506 lá đơn của ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An về việc kiện Formosa và yêu cầu Formosa bồi thường. Trong 506 lá đơn thì có 296 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong đánh bắt hải sản, 137 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong sản xuất muối, 68 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong nghề sản xuất nước, 3 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại về nghề nuôi trồng thủy hải sản, 2 đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại nghề kinh doanh thủy sản ven biển. Tổng số tiền các hộ dân yêu cầu bồi thường thiệt hại là 56 tỉ đồng.

xem ra chính phủ và Formosa là một và chúng đang đứng về phía Formosa và quyết tâm để bảo vệ Formosa và bỏ rơi dân của mình.
– Linh mục Đặng Hữu Nam

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Thắng cho biết lý do trả lại đơn kiện của TAND tỉnh Hà Tĩnh cho ngư dân: “Việc trả lại đơn căn cứ vào các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể tại khoản 5 Điều 189 kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh lợi ích quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm. Điểm C khoản 1 Điều 192, sự việc đã được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong việc này, Chính phủ đã có Quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ”

Trong quyết định bồi thường đó, chỉ có ngư dân 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế được bồi thường, còn ngư dân Nghệ An thì không được bồi thường.

Phản ứng với việc tòa án trả đơn?

Vào ngày 26 và ngày 27 tháng 09 năm 2016, hơn 600 ngư dân huyện Quỳnh Lưu đã đến tòa án thị xã Kỳ Anh gửi đơn kiện, và tòa án thị xã Kỳ Anh đã tiếp nhận đơn, và họ hứa trong vòng 10 ngày sẽ trả lời cho việc những lá đơn đó có được chấp nhận hay không.

Trao đổi với chúng tôi, linh mục Antôn Đặng Hữu Nam cho biết ông không bất ngờ trước việc mà tòa án tỉnh Hà Tĩnh trả lại đơn kiện của ngư dân, nhưng ông rất buồn và phẫn nộ trước hệ thống tư pháp của Việt Nam.

LM Nam chia sẻ:

Thứ nhất khi nhận lại đơn này tôi không bất ngờ, tôi không bất ngờ không phải vì phía tôi cũng không phải phía người ngư dân là chúng tôi làm sai, mà tôi không bất ngờ bởi vì hệ thống phi pháp Việt Nam ngày hôm nay cũng như là hiện tình của nhà nước ngày hôm nay, xem ra chính phủ và Formosa là một và chúng đang đứng về phía Formosa và quyết tâm để bảo vệ Formosa và bỏ rơi dân của mình. Vì điều đó mà tôi không chấp nhận tuy tôi cũng rất là buồn và phận nỗ khi mà một lần nữa họ ninh định một điều chắc chắn rằng nhà cầm quyền này đang đứng về phía Formosa và mọi sự thuộc về Formosa.

Điều này chúng tôi đã thấy được rằng là có nhiều cái mà cơ sở này chính tòa án huyện Kỳ Anh căn cứ không đúng. Thứ nhất là thủ tướng chính phủ theo luật của các cấp chính phủ thì thủ tướng không có quyền ra quyết định như thế. Thứ hai là khoản 2 điều 307 bộ luật tố tụng nhân sự đã qui định trách nhiệm bồi thường cả vật chất cũng là trách nhiệm bồi thường trên những cơ sở vật chất hiện tình, hiện thực chứ không phải định mức ghi là thủ tướng ra quyết định. Và điều thứ ba là công ty Formosa không có ủy quyền cho chính phủ là giải quyết việc bồi thường thiệt hại cho người dân.

Và nói như vậy thì tòa án Hà Tĩnh đã lồng ghép điều này và bảo rằng nếu xét như vậy thì thứ nhất là đã có quyết định của thủ tướng về vấn đề xử lý vụ việc. Thứ hai là trong quyết định của thủ tướng đó thì cũng không nói đến những nạn nhân là những người ngư dân ở Nghệ An

Thực sự rất bất ngờ, vấn đề nó (chính quyền) trả đơn nhanh quá, kèm ra trả lời kết quả thì họ trả đơn luôn, thứ 2 tòa án thị xã Kỳ Anh không đủ thẩm quyền để thụ lý những lá đơn đó, thứ 3 bây giờ họ đang thách thức người dân.
– Chị Xoan, Kỳ Anh

Trong khi LM Nam không bất ngờ thì bà con ngư dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An rất bất ngờ và họ không nghĩ rằng, chính quyền Hà Tĩnh lại bao che cho Formosa làm khổ ngư dân như vậy.

Anh Nguyễn Quốc Phi một ngư dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An buồn bã chia sẻ:

“Dân ở đây rất bất ngờ và xôn xao về vấn đề đó”

Trước thông tin những lá đơn kiện của ngư dân bị tòa án tỉnh Hà Tỉnh trả về, thì nhiều ngư dân ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết họ rất bất ngờ với quyết định trên của tòa án Hà Tĩnh.

Chị Xoan ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh chia sẻ:

“Thực sự rất bất ngờ, vấn đề nó (chính quyền) trả đơn nhanh quá, kèm ra trả lời kết quả thì họ trả đơn luôn, thứ 2 tòa án thị xã Kỳ Anh không đủ thẩm quyền để thụ lý những lá đơn đó, thứ 3 bây giờ họ đang thách thức người dân”

Trong khi trả lại đơn kiện cho ngư dân thì tòa án tỉnh Hà Tĩnh nói rằng, ngư dân không chứng minh được thiệt hại do Formosa gây nên. Anh Phi ngư dân ở Nghệ An cho rằng, trong khi làm đơn kiện thì ngư dân ở đây đã thống kê thu nhập, thiệt hại trước và sau thảm họa đó.

“Đơn kiện thì có hết, những vấn đề trước khi hành nghề và sau khi hành nghề thiệt hại bao nhiêu thì họ đề ra hết”

Luật sư Trần Quốc Thuận cũng cho rằng, nhà nước đã nhận tiền đền bù của Formosa là 500 triệu Mỹ kim, trong khi chưa chứng minh được thiệt hại, nay ngư dân làm đơn chứng minh được thiệt hại để kiện Formosa thì tòa án lại không đồng ý, đó là điều vô lý:

“Nguyên tắc của đơn kiện theo luật dân sự, phải chứng minh mình bị thiệt hại lý do ra sao, nguyên nhân, mối quan hệ logic của vấn đề tạo ra”

Tiếp tục kiện tiếp?

LM Nam cũng cho biết bà con ngư dân ở Quỳnh Lưu sẽ tiếp tục làm đơn khiếu nại vào tòa án Kỳ Anh, Hà Tĩnh, nếu tòa án Kỳ Anh tiếp tục trả đơn thì LM và bà con ngư dân ở Quỳnh Lưu sẽ gửi đơn kiện lên tòa án cao hơn.

LM Nam cho biết:

Thứ nhất là trong luật cho phép là chúng ta kháng án và chúng ta khiếu nại đó nhưng mà khiếu nại quá thì chúng ta tiếp tục đưa vào trong tòa án Kỳ Anh để chúng ta nạp lại một lần nữa. Và có thể nếu tòa án Kỳ Anh một lần nữa trả đơn không có căn cứ của pháp luật thì chúng ta có thể làm phương pháp khác tức là để đơn lên tòa án cấp cao hơn hay là đi sang viện kiểm soát.

Anh Phi khẳng định, ngư dân ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An sẽ tiếp tục làm đơn khởi kiện, vì ngay từ đầu nhà nước đã làm sai, khi chưa biết thiệt hại của ngư dân thế nào mà lại nhận tiền đền bù của Formosa, thứ 2 trong quyết định 1880 của chính phủ về đền bù cho ngư dân, thì ngư dân ở Nghệ An lại không nhận được đền bù, trong khi ngư dân ở Nghệ An cũng bị thiệt hại, cá đánh về không ai dám ăn, không ai mua:

“Đi tiếp chớ, tại vì nhà nước làm sai mà bây giờ dân đi tiếp mới được chớ. Mà vùng đánh bắt thì đánh bắt chung, Hà Tĩnh với lại Nghệ An lại càng gần lại càng thiệt hại hơn nữa”

Chị Xoan ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nói rằng nếu chính quyền không trả lời cũng như không đền bù thỏa đáng cho ngư dân thì các giáo xứ trong hạt Kỳ Anh sẽ tiếp tục biểu tình và sẽ làm đơn kiện Formosa

“Nếu nhà nước không trả lời thỏa đáng và đền bù thỏa đáng cho chúng tôi, thì những giáo xứ ở hạt Kỳ Anh này sẽ tiếp tục biểu tình khi nào nhà nước đuổi Formosa ra khỏi, trả lại ngư trường biển cho chúng tôi làm ăn. Chúng tôi sẽ làm đơn, chứ không phải không làm nhưng để xem nhà nước hỗ trợ như thế nào”

Dự luận cho rằng, việc trả lại đơn của ngư dân kiện Formosa là thêm 1 bằng chứng cho việc chính quyền Cộng Sản đang bao che, dung túng cho Formosa.

Vào chiều ngày 08 tháng 10 năm 2016 có rất nhiều công an, cảnh sát cơ động được huy động về để bảo vệ cho Formosa, vì chính quyền lo sợ sẽ có biểu tình của người dân Kỳ Anh vào ngày 09 tháng 10 như Chúa Nhật tuần trước.

về cảnh khám xét nơi ở của Blogger Mẹ Nấm.

Suong Quynh shared Phạm Lê Vương Các‘s post.
Phạm Lê Vương Các

Bản tin thời sự của đài Truyền hình An ninh tối nay đưa tin về cảnh khám xét nơi ở của Blogger Mẹ Nấm.
Trong bản tin cho biết: “Khám xét nơi ở của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cơ quan An ninh Điều tra đã thu giữ được nhiều tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội”.
Tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội mà tôi chụp lại được theo bản tin này chỉ là những tờ giấy có nội dung: “Khởi tố Formosa”; “Formosa Get Out!”; “Cá cần nước sạch, Nước cần minh bạch”.

Phạm Lê Vương Các's photo.
Phạm Lê Vương Các's photo.
Phạm Lê Vương Các's photo.
Phạm Lê Vương Các's photo.

Phạm Lê Vương Các added 4 new photos — with Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Bản tin thời sự của đài Truyền hình An ninh tối nay đưa tin về cảnh khám xét nơi ở của Blogger Mẹ Nấm.

Trong bản tin cho biết: “Khám xét nơi ở của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cơ quan An ninh Điều tra đã thu giữ được nhiều tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội”.
Tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội mà tôi chụp lại được theo bản tin này chỉ là những tờ giấy có nội dung: “Khởi tố Formosa”; “Formosa Get Out!”; “Cá cần nước sạch, Nước cần minh bạch”.