Tình cảnh ‘dân oan’

Tình cảnh ‘dân oan’

httpv://www.youtube.com/watch?v=2inaf676710

Những người khiếu kiện về đất đai đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau, từ Nam ra Bắc. Họ ngày qua ngày “ăn trực nằm chờ” trên con phố Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội – nơi đặt trụ sở “Ban tiếp công dân” của Thanh tra Chính phủ và các cơ quan trung ương của nhà nước.

Khi phải sống nhiều ngày ở Hà Nội chờ các cơ quan trung ương giải quyết, đời sống của họ ra sao?

Tỉnh Thừa Thiên Huế “hợp thức hóa” phần đất cướp của Đan viện Thiên An

Tỉnh Thừa Thiên Huế “hợp thức hóa” phần đất cướp của Đan viện Thiên An

 GNsP (27.10.2016) – Phần đất – nhà – rừng thông của Đan viện Thiên An có từ những năm 1940 bị nhà cầm quyền “mượn” sau năm 1975, đã bị “chiếm dụng” và “biến” thành đất tư, cho phép doanh nghiệp kinh doanh trái phép trên các khu đất này. Kẻ mượn không những không trả lại đất cho chủ nhà, mà còn chà đạp lên pháp luật để “hợp thức hóa” các phần đất đã mượn với mục đích không thừa nhận quyền quản lý và sở hữu của chủ nhà. Thậm chí, nhà chức trách còn lạm dụng quyền lực để lăm le “chiếm” phần đất còn lại của Đan viện.

b6c79699-e87b-4b80-84d9-1d146b11e7a8

“Hợp thức hóa” phần đất tiếp quản, mượn, chiếm dụng, chiếm, cướp…

Sự lạm dụng quyền lực, ngồi xổm lên Pháp luật của nhà cầm quyền nhằm thực hiện “ý đồ” hợp thức hóa phần đất đã mượn của Đan viện Thiên An thông qua văn bản số 1062/TB-ĐKCG của Sở Tài Nguyên và Môi trường Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Văn bản này được gửi đến Đan viện Thiên An vào ngày 12.10.2016. Nội dung thông báo: về việc đăng ký, kê khai lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo.

Mục đích của văn bản này là yêu cầu quý Đan sĩ “đăng ký, kê khai” những tài sản hiện có mà Đan viện Thiên An đang sử dụng. Còn những tài sản của Đan viện bị giới chức cộng sản tiếp quản, mượn, chiếm dụng, chiếm, cướp… sau năm 1975 sẽ không được “đăng ký, kê khai”, bao gồm: ngôi trường Thánh Mẫu do Công ty TNHH MTV Lâm Trường Tiền Phong (trước đây là Ty Nông Lâm Huế) chiếm dụng; Bệnh xá; Trung tâm khu vui chơi giải trí Hồ Thủy Tiên – đồi Thiên An; Khu biệt thự – nhà hàng Bội Trân, Khu biệt thự Cát Tường Quân…

Nội dung văn bản của Sở Tài Nguyên và Môi trường Tỉnh Thừa Thiên Huế còn đe nẹt rằng, nếu quý Đan sĩ “không thực hiện việc đăng ký, kê khai lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” từ ngày nhận thông báo cho đến hết ngày 28.10.2016, thì sẽ “xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định số: 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ”.

Giả sử quý Đan sĩ “đăng ký, kê khai” những tài sản hiện có theo yêu cầu của văn bản số 1062/TB-ĐKCG Sở Tài Nguyên và Môi trường Tỉnh Thừa Thiên Huế, mà bỏ qua không “đăng ký, kê khai” những tài sản bị nhà cầm quyền tiếp quản, mượn, chiếm dụng, chiếm, cướp… sau năm 1975 thì với “đỉnh cao trí tuệ” của giới chức cộng sản sẽ hiểu rằng những tài sản không “đăng ký, kê khai” này sẽ thuộc về tay các ông quan tham.

Vì vậy, hình thức “đăng ký, kê khai” tài sản của Sở Tài Nguyên và Môi trường Tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm “tước đoạt” quyền quản lý và sở hữu các tài sản của Đan viện Thiên An có từ những năm 1940, đã bị nhà cầm quyền cộng sản tiếp quản, mượn, chiếm dụng, chiếm, cướp…

Trong khi đó, suốt một thời gian dài đi tìm kiếm công lý, kiên cường bảo vệ tài sản của Giáo hội, quý Đan sĩ đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại đến Văn phòng Chính phủ, văn thư cho nhà cầm quyền địa phương, cũng như văn bản cho Công ty TNHH MTV Lâm Trường Tiền Phong… yêu cầu “hoàn trả nguyên trạng” các tài sản mà nhà chức trách đã “mượn” sau năm 1976, nhưng chỉ nhận được những văn bản phản hồi với nội dung “bao che, bảo kê, tiếp tay” cho kẻ cướp. Thậm chí Văn phòng chính phủ còn “né tránh và chỉ đạo” cho cấp dưới giải quyết các khiếu nại của các Đan sĩ (Quyết định số 577/QĐ-XKT của Tổng Thanh Tra Nhà Nước vào năm 2002).

Theo Điều 102 Luật Đất đai và Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP Cơ sở Tôn giáo sẽ được “tự kê khai, rà soát” các nội dung sử dụng đất, mà trong đó có nội dung kê khai “diện tích đất đã bị người khác lấn, chiếm”. Còn phần diện tích đất bị “nhà cầm quyền mượn, cướp, chiếm…” thì nạn nhân bị cướp đất không được “tự kê khai”!

1

Phần đất tiếp quản, mượn, chiếm dụng, chiếm, cướp… phải trả lại cho Đan viện Thiên An

Chính vì vậy, quý Đan sĩ cương quyết không chấp nhận lời đề nghị khiếm nhã ngồi xổm trên pháp luật của nhà cầm quyền, nếu như UBND tỉnh Thừa Thiên Huế không “giải quyết thỏa đáng các kiến nghị của Đan viện Thiên An liên quan đến phần nhà – đất – rừng Thông, do Đan viện Thiên An sở hữu và sử dụng từ năm 1940”.

Bởi lẽ, “pháp luật – qua các thời kỳ – đều qui định mượn tài sản không thể là chuyển quyền sở hữu hay sử dụng, cũng không làm mất đi các quyền năng này của bên cho mượn; và “mượn thì phải trả” chẳng những là đạo lý mà còn là pháp lý”. Cha Antôn Nguyễn Văn Đức, Bề trên Đan viện Thiên An nhấn mạnh trong Bản kiến nghị gửi đến Văn phòng Đăng ký Đất đai Tỉnh thừa Thiên Huế.

“Chính sách đất đai, quản lý, cải tạo… tài sản là nhà – đất của nhà nước qua các thời kỳ không có bất kỳ qui định nào quản lý tài sản “mượn” của tổ chức Tôn giáo. Trái lại, Điều 17 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 qui định: “Nếu trong hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn thực hiện hợp đồng, thì các bên có quyền thực hiện hoặc yêu cầu thực hiện hợp đồng vào bất cứ lúc nào”. Điều 517 và Điều 520 Bộ luật Dân sự 1995; Điều 514 và Điều 517 Bộ luật Dân sự 2005 đều qui định nghĩa vụ của bên mượn tài sản là phải “giữ gìn, bảo quản tài sản mượn…”, “trả lại tài sản mượn đúng thời hạn…” và phải “bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn”. Còn quyền của bên cho mượn tài sản là “đòi lại tài sản cho mượn…” và “yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do người mượn gây ra”.” Cha Bề trên Đan viện Thiên An giải thích.

Do đó, Đan viện Thiên An chỉ đồng ý “đăng ký, kê khai lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng” với tổng diện tích 107 hécta đất – nhà – rừng thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện từ năm 1940.

Huyền Trang, GNsP

Xem thêm: Tinmungchonguoingheo.com

‘Đâm thuê chém mướn, truy sát’ diễn biến phức tạp

‘Đâm thuê chém mướn, truy sát’ diễn biến phức tạp

Nguoi-viet.com

Một trong những vụ thảm sát giết 4 bà cháu hồi Tháng Chín, 2016, ở Quảng Ninh gây chấn động dư luận. (Hình: Người Lao Động)

HÀ NỘI (NV) – “Tội phạm đâm thuê chém mướn, truy sát diễn biến phức tạp,” ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công an đã thừa nhận như vậy trước Quốc Hội CSVN trong báo cáo đánh giá tội phạm có tổ chức hiện nay ở Việt Nam.

Truyền thông Việt Nam dẫn phúc trình nghị trường kỳ họp thứ 2, Quốc Hội khóa 14, sáng ngày 28 Tháng Mười của ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An, thừa ủy quyền của thủ tướng CSVN, trình bày, qua thống kê cho thấy, việc vi phạm pháp luật chưa giảm, diễn ra khá phổ biến, đa dạng, phức tạp, nhất là vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, phòng chống cháy nổ, môi trường, tài chính… Chưa hết năm 2016, nhưng Việt Nam đã khởi tố mới 70,430 vụ án, với 102,440 bị can.

Báo Người Lao Động dẫn lời ông Tô Lâm cho hay: “Theo đánh giá của Bộ Công An, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ở nhiều tỉnh, thành diễn biến phức tạp, nổi lên là các thế lực chống đối chính trị trong nước tiếp tục liên kết trong ngoài, tăng cường lôi kéo, kích động, tập trung đông người gây rối an ninh trật tự.

Đặc biệt, tội phạm có tổ chức, nhất là đâm thuê chém mướn, truy sát nhau, tổ chức đánh bạc, cá độ bóng đá có dấu hiệu phức tạp trở lại. Giết người do mâu thuẫn, thù tức cá nhân xảy ra nhiều, xảy ra một số vụ thanh thiếu niên giết người do ảnh hưởng của trò chơi điện tử, mâu thuẫn trên mạng xã hội. Số vụ chống người thi hành công vụ ngày càng manh động, liều lĩnh,” ông Lâm đánh giá.

Cũng theo phúc trình, diễn biến tình hình tội phạm do nhiều nguyên nhân: kinhtế còn khó khăn, tình trạng thiếu việc làm tạo áp lực lớn, tác động tiêu cực từ các ấn phẩm đồi trụy, các trò chơi bạo lực trên mạng Internet, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống trong thanh thiếu niên, đáng báo động. (Tr.N)

Phát triển kinh tế bằng mọi giá: Ai được? Ai mất?

Phát triển kinh tế bằng mọi giá: Ai được? Ai mất?

Cát Linh, RFA
2016-10-28
Hình ảnh nhà máy luyện gang thép Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh ở thị xã Kỳ Anh. Photo AFP

Hình ảnh nhà máy luyện gang thép Formosa Vũng Áng, Hà Tĩnh ở thị xã Kỳ Anh. Photo AFP

Photo AFP

Vấn nạn ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, nhóm lợi ích …Tất cả phơi bày sau một quá trình tăng trưởng kinh tế bị cho là bằng mọi giá. Ai là người phải gánh chịu tác hại của những tình trạng đó? Và ai hưởng lợi?

Từ tháng 4 năm nay, sau sự cố thảm hoạ môi trường biển do công ty gang thép Formosa Vũng Áng gây ra, các nhà quan sát và các chuyên gia trong và ngoai nước lại gióng lên quan ngại về chính sách phát triển kinh tế thiếu bền vững, bất chấp mọi trả giá kể cả môi trường của chính phủ Việt Nam.

Không đáp ứng về môi trường 

Dự án xây dựng nhà máy luyện thép ở Vũng Áng, Hà Tĩnh từng được cảnh báo có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thế nhưng,  cảnh báo đó đã không thuyết phục được giới thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Việc cấp giấy phép 70 năm cho Formosa vẫn được thực hiện.

Nói về điều này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ Hà Nội nhận định rằng:

“Ông Cự thật sự đã phạm pháp về chuyện cấp giấy phép 70 năm cho Formosa. Vì theo đúng luật thì ông ấy chỉ được quyền, và bất kể ai cũng chỉ được cực đại là 50 năm. Và chính phủ thì mới có quyền cấp trên 50 năm. Ông Võ Kim Cự đã cấp 70 năm rồi.”

Sau khi xảy ra thảm họa môi trường hồi tháng tư, đến cuối tháng sáu, chính phủ phải thừa nhận hóa chất mà nhà máy Formosa Hà Tĩnh thải ra biển giết chết hải sản, san hô tác động đến cuộc sống của hơn 200 ngàn người dân.

TS Nguyễn Quang A trong lần trả lời Đài Á Châu Tự do đã kêu gọi:

“Tai họa môi trường này phải là một bài học cảnh tỉnh đối với các nhà chức trách Việt Nam, phải cân nhắc rất là kỹ. Các chuyên gia thực sự đã cảnh báo về vấn đề phát triển bền vững, về vấn đề hủy hoại môi trường, về những dự án nhất là dự án công nghiệp nặng. Từ lâu lắm rồi từ vụ bauxite Tây nguyên…hoặc ở IDS chúng tôi 8-9 năm trước thì anh Trần Vĩnh Nguyên đã đặt ra khái niệm GDP bẩn, việc chỉ chú trọng tăng trưởng mà không chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường thì có thể được một cái trước mắt, nhưng mà hại một cái vô cùng lâu dài và sẽ rất tốn kém để sửa lại những lỗi lầm đó…rất đáng tiếc những hậu quả ấy nay đã hiển hiện lên rồi.”

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, trong lần trả lời phỏng vấn qua điện thoại với chúng tôi nói rằng:

“Có lẽ việc này thì theo tôi nghĩ rằng cần phải xem xét lại toàn bộ cái sai trái mà ta vẫn hay gọi là qui trình trong việc cấp phép cho một dự án lớn.”

Tai họa môi trường này phải là một bài học cảnh tỉnh đối với các nhà chức trách Việt Nam, phải cân nhắc rất là kỹ. Các chuyên gia thực sự đã cảnh báo về vấn đề phát triển bền vững, về vấn đề hủy hoại môi trường, về những dự án nhất là dự án công nghiệp nặng – TS Nguyễn Quang A

Tiếp tục những dự án tương tự

Ngay sau đó. trong buổi phát biểu trước cử tri Thành phố Hải Phòng vào tháng tư năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng sẽ không phát triển kinh tế bằng mọi giá.

Thêm vào đó báo chí trong nước dẫn lời Thủ tướng rằng “Không thể để tình trạng như Formosa vừa rồi tái diễn trên đất nước ta. Tất cả các dự án đều phải được kiểm soát, kiểm tra, không thể để tái diễn tình trạng ô nhiễm môi trường như vậy được. Chúng ta không phát triển kinh tế bằng mọi giá”

Thế nhưng ngay sau đó, thông tin về dự án nhà máy thép tại Cà Ná do Tôn Hoa Sen thực hiện thêm một lần nữa khiến người dân sợ hãi sau những gì Formosa gây ra và để lại vẫn chưa được giải quyết.

Gần đây nhất, ngày 20 tháng 10 vừa qua, Bộ Công thương Việt Nam đưa ra một danh sách khoảng 30 dự án nhiệt điện, hóa chất, thủy điện, khai thác khoáng sản có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc có những tồn tại trong chấp hành luật bảo vệ môi trường.

Tất cả những dự án, tập đoàn đó đều là những cơ sở lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tập đoàn công nghiệp than-khoáng sàn Việt Nam, tập đoàn hoá chất Việt Nam, tổng công ty thép Việt Nam.

Trong một lần trả lời đài Á Châu Tự Do về những quyền và trách nhiệm của chính phủ trong việc cấp phép cho các dự án lớn như thế này, chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành đưa ra nhận xét:

“Tình hình Việt Nam bây giờ nó cũng dễ mua chuộc các cơ quan nhà nước. Đảng với nhà nước cũng rất nhức nhối đã đưa ra bao quyết định phòng chống tham nhũng này nọ nhưng mà có giải quyết được đâu? Vẫn tham nhũng vẫn bị mua chuộc, do đó cái khả năng các nhóm lợi ích nó đem tiền ra ảnh hưởng quyết định của các cơ quan là điều mà có nguy cơ xảy ra.

Trong các bộ các ngành, trong các tổ chức gọi là tư vấn hay tham mưu cho các bộ nó có nhiều vấn đề lắm. Có nhiều khi tổ chức tham mưu cho chính phủ nói một đường nhưng chính phủ làm một nẻo. Chúng ta đã biết các nhà máy điện của Việt Nam bây giờ ngay các nhà máy đang xây dựng lên thì 100% do Trung Quốc thầu và trúng thầu. Công nghệ của Trung Quốc thì lạc hậu làm nhà máy điện chưa xong thì đã lạc hậu rồi thì tại sao nhà nước, tập đoàn điện lực Việt Nam lại chấp nhận cho công ty Trung Quốc thầu hết các nhà máy điện lớn của Việt Nam thì đó là cả vấn đề mà chúng ta phải suy nghĩ, tại làm sao như thế?

Vấn đề này nó sẽ áp dụng vào các dự án lớn khác ở Việt Nam với số tiền to. Tiền to chừng nào thì dự án bị mua chuộc càng lớn chừng ấy.”

Tình hình Việt Nam bây giờ nó cũng dễ mua chuộc các cơ quan nhà nước. Vấn đề này nó sẽ áp dụng vào các dự án lớn khác ở Việt Nam với số tiền to. Tiền to chừng nào thì dự án bị mua chuộc càng lớn chừng ấy – Bùi Kiến Thành

Hậu quả và người nhận hậu quả

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng từng lên tiếng với Đài Á Châu Tự do rằng “Đã đến lúc phải lên tiếng, phải cảnh báo và phải bằng áp lực xã hội để buộc những người có quyền quyết định phải lắng nghe ý kiến của người dân và phải cân nhắc những vấn đề môi trường, không thể có chuyện đánh đổi tăng trưởng lấy môi trường, hủy hoại môi trường… Hiện bây giờ rất đáng tiếc là những hậu quả ấy đã hiển hiện lên rồi.”

Sau một loạt những sự việc diễn ra liên quan đến vấn đề môi trường, mà cụ thể nhất là vụ Formosa Vũng Áng, cho đến nay, tất cả hình ảnh và tường trình từ báo chí chính thống cho đến truyền thông mạng đều cho thấy người dân đang gánh chịu hậu quả và tổn thất rất nặng nề.

Hệ luỵ khác

Không chỉ dừng lại ở đó, cách xử lý hậu quả và đền bù tổn thất cho người dân trong thời gian qua của chính quyền nhà nước lại gây thêm hệ luỵ khác, đó là mất lòng tin, lòng tin đối với người lãnh đạo cao nhất của đất nước, lòng tin đối với những chính sách cụ thể của chính quyền.

Sự mất niềm tin này theo Giáo sư Chu Hảo “là đỉnh điểm của việc mất lòng tin, đi đôi với việc an sinh xã hội, sự bất an trong lòng dân.”

Theo ông, qua sự kiện cá chết hàng loạt và biển ô nhiễm, người dân đã cảm thấy bất an trong cuộc sống. và  càng ngày họ càng còn cảm thấy khủng hoảng niềm tin và mất hết sự kiên trì vào việc chờ đợi phương hướng giải quyết từ chính quyền và những người lãnh đạo cao nhất.

Báo, đảng, mắm

Báo, đảng, mắm

Blog RFA

Trương Duy Nhất

29-10-2016

Không dám (không được) viết điều cần viết, đã đành. Hàng loạt nhà báo bị tước thẻ hành nghề, rồi hàng loạt Tổng biên tập bị cách chức, bắt giam. Phận phóng viên, đến mức bị mấy thằng công an du côn đấm hộc máu mồm cũng không dám “ẳng” lên một tiếng.

Thằng lươn lẹo sống được thì hết bám đít lãnh đạo, chồm hổm nhai cá mực Formosa biểu diễn, đến… hốc mắm Masan. 

Hết thời “đảng là đạo đức, đảng là văn minh”. Giờ còn viết vậy, nói như Ngọc Trinh “cạp đất mà ăn”. Ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin – Truyền thông chẳng đã thừa nhận đó sao: “Biểu hiện rõ nhất là các bài viết liên quan chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, hoạt động của các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước thường được đưa tin một cách hời hợt, khô khan, thiếu sinh khí, lấy số lượng thay chất lượng, mục đích như để “đúng định hướng” một cách hình thức” (nguồn: Nhân Dân).

Tác giả Phạm Trần thì cụ thể hơn: “Báo chí cũng muốn thoát đảng” (nguồn: Ba Sàm).

Thời ăn nhờ mùi váy vú Ngọc Trinh cũng qua rồi. Giờ là mùi mắm. Chưa bao giờ, cả cái làng báo này khẳm một mùi mắm khủng kinh đến vậy.

Chưa xong. Mấy ngày nay, lại bắt đầu nghe loảng xoảng tiếng gươm đao của các nhà báo. Họ đang tự phang nhau, hắt tạt mắm vào nhau, dường như để cố chứng minh “tao lương thiện hơn mày”!

Nghe đến mà thương!

Ông Tuấn Bộ trưởng bảo: Đó là xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, là báo chí “tách rời đảng, hư vô về chính trị”.

Anh em bề dưới thì không nín nổi, nặng lời: Báo chí đang vào cơn bĩ cực – không phải, vào thời… khốn kiếp! Tôi thì cười, nhại lời ông Tuấn: Báo chí nhạt xa mùi đảng rồi, giờ chỉ toàn mùi mắm!

Mà chắc gì chỉ vây trong làng báo. Biết đâu, cái mùi mắm ấy đã chẳng vấy lây đến các nhà quản cai… tư tưởng?

Chúng tôi bị cộng sản tuyên truyền những điều tệ hại về Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Chúng tôi bị cộng sản tuyên truyền những điều tệ hại về Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Paulus Lê Sơn

29-10-2016

h1

Giới trẻ chúng tôi thật bất hạnh vì những trang sử đen tối và dối trá mà cộng sản Hà Nội bịa đặt viết nên để nhồi nhét và làm tha hóa tư tưởng tâm hồn của cả một thế hệ, không, có lẽ là vài thế hệ. Nhưng khi sự thật lịch sử được phơi bày thì chính những gian dối đó sẽ là phát súng lục bắn vào chính họ.

Cộng sản tuyên truyền dối trá về tất cả mọi lĩnh vực nhằm mục đích ngu hóa và dẫn đưa con người ta tới sự nghi kị, thù hằn và sai lầm trong ngu muội để dễ bề cai trị và đánh tráo các giá trị tốt đẹp phổ quát của con người.

Trong đó có những nhân vật lịch sử, những con người mà cộng sản cho là đối chọi với họ. Tôi muốn nói đến hình ảnh của Cụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm đệ nhất Việt Nam Công Hòa.

Cộng sản đã bịa đặt, tuyên truyền nhồi sọ vào đầu chúng tôi những gì về TT Ngô Đình Diệm?

Tháng 04.2011, tôi bị bắt vào công an Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, một người tự xưng là kiểm sát viên gặp tôi để hỏi cung, sau đó ông ta nói: “Thằng Diệm đã lê máy chém khắp miền Nam để giết người”.

Trong chiêu bài tuyên truyền của cộng sản có những khái niệm bị đánh tráo. Họ viên vào Luật 10-59 để xuyên tạc và bóp méo nhằm quy chụp cho TT Diệm và Việt Nam Cộng Hòa.

Trong khi đó, không tìm thấy tài liệu lưu trữ văn khố nào của chính thể Việt Nam Cộng Hòa lẫn của cộng sản Hà Nội đề cập về việc áp dụng án tử hình từ luật 10-59 để chém được bao nhiêu người bị tòa án kết tội “Trừng phạt sự phá hoại, sự xâm phạm an ninh quốc gia, sự xâm phạm sanh mạng hay tài sản của nhân dân và thiết lập tòa án quân sự đặc biệt”.

Trong “luật 10-59” cũng không có điều khoản nào buộc dùng máy chém cho án tử hình. Hình ảnh lưu trữ về nội dung của “luật 10-59” cho thấy không đề cập đến chuyện “trả thù những người kháng chiến cũ” như lâu nay vẫn được tuyên truyền từ phía Hà Nội. Ngoài ra, “luật 10-59” cũng không thấy mô tả về hành vi phạm tội nào giúp có thể liên tưởng đến chuyện “tạm đình chiến 2 năm, chờ ngày tổng tuyển cử hai miền”, như sách giáo khoa của Hà Nội dựng nên khi cáo buộc chính quyền Ngô Đình Diệm đã vi phạm đình chiến, “lê máy chém” để trả thù “những người kháng chiến cũ”.

Tại sao một chuyện tày trời như vậy mà cho đến ngày nay cũng chưa thấy cộng sản công bố giải mật bất kỳ tài liệu nào, kể cả văn thư lưu trữ cho biết những ai đã bị thi hành án tử bằng máy chém? Ngoại trừ một nhân vật duy nhất được sách giáo khoa mô tả là ông cán bộ cộng sản nằm vùng Hoàng Lê Kha, Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh.

Cộng sản nói: “Quân Mỹ và Diệm ăn thịt người”? Ấy thế nhưng, tôi lại được nghe những nhân chứng sống kể lại rằng: “Người Mỹ và chế độ Việt Nam Cộng Hòa họ ‘ác lắm’ nên họ rất chăm lo tới đời sống của người dân, trẻ em đến trường được uống sữa, ăn bánh mì, được học hành tử tế, được hưởng nhiều chính sách an sinh xã hội tốt đẹp”.

Ngày nay, nhờ Facebook chúng ta thấy nhiều hình ảnh người lính Mỹ QL VNCH vui đùa bồng bế trẻ con, chăm sóc người già, họ xả thân cứu người bị bom rơi đạn lạc của quân đội Bắc Việt.

Cộng sản tuyên truyền: “Diệm chỉ là con chốt thí và là tay sai của Mỹ”. Thế nhưng, trên thực tế Cụ Diệm là một người chống Pháp và cũng chẳng tin Mỹ.

Theo lời ông Bùi Kiến Thành, cộng sự thân cận của Tổng thống Ngô Đình Diệm thì đến năm 1962, Tổng thống Ngô Đình Diệm không muốn Mỹ đưa quân vào Việt Nam mà muốn đàm phán với chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa, chính vì điều này mà người Mỹ đã chỉ đạo các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa khởi động cuộc đảo chính lật đổ Chính phủ Ngô Đình Diệm.

“Khi Mỹ muốn vào Việt Nam năm 1962, ông Diệm nói với người Mỹ rằng các ông nên nhớ trên đất nước tôi trong 4.000 năm lịch sử không có một chế độ nào đi theo quân đội nước ngoài mà có thể được nhân dân ủng hộ. Vì vậy ngày nào quân đội Mỹ đặt chân lên đất nước này chúng tôi sẽ mất chính nghĩa, mà khi mất chính nghĩa thì các ông không thể nào thắng được và chúng tôi (Việt Nam Cộng Hòa) cũng phải thua theo. Vì vậy ngày nào quân Mỹ đổ bộ lên đất nước này thì kể như ngày đó chính nghĩa Việt Nam đã mất rồi, chúng tôi không thể chấp nhận được”.

Với cộng sản nói người nào xấu xa là người đó có phước và tốt lành, nếu người nào được cộng sản khen ngợi, nịnh đầm thì thật là vô phước.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được dân tộc Việt Nam chọn và Cụ cũng đã chọn dân tộc Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử. Lịch sử cần phải được sáng tỏ và trả lại sự thật, danh dự cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

AI CHO NGƯỜI DÂN LƯƠNG THIỆN

Hằng Lê added 2 new photos.
AI CHO NGƯỜI DÂN LƯƠNG THIỆN

Đây là người đàn ông đã bắn đạn hoa cải vào đoàn cưỡng chế của công ty Long Sơn ở Đăk Nông khiến 3 người chết và 16 người khác bị thương. Sau vài hôm trốn trong rừng, ông đã biết nhờ luật sư và cả nhà báo để dẫn ra đầu thú mà không phải bởi một lực lượng đại diện nào khác.

Điều đáng nói ở đây, trong bài báo trên báo Danviet đã nêu rõ, tình trạng hàng trăm hộ dân ở đây đã bị chèn ép, cướp phá và có người bị chém đến cảnh phải sống thực vật. Và có một cô giáo đã nói, khi rất đông dân làng đang thương xót để tiễn người đàn ông này đi, rằng, anh ấy đã hành động thay và vì hàng trăm người dân ở đây trong suốt nhiều năm qua.

Lý do gì mà doanh nghiệp lại có thể thực hiện việc cưỡng chế? Lý do gì mà các doanh nghiệp kiểu này lại có thể hoành hành và chèn ép, đánh đập người dân đến mức kinh hoàng như thế mà không bị xử lý?

Chắc hẳn, chúng phải được bảo kê và bao che bởi những tên có quyền chức và tham lam, nếu không thì điều gì mà có thể khiến những doanh nghiệp lộng hành, cướp đất, phá hoại cuộc sống và cả tấn công những người dân ở đây liều lĩnh đến nhường ấy?

Tình trạng thu hồi đất, về thực chất chính là hành vi cưỡng bức một quyền dân sự đối với tài sản của một người thông qua một mệnh lệnh áp đặt hành chính. Và hiện tượng thu hồi đất rẻ mạt thông qua những dự án đầu tư, dù với bất kỳ danh nghĩa nào, cũng đều dễ dẫn đến những bất công trong chính sách bồi thường vì không thông qua thoả thuận giữa bên có tài sản với bên có nhu cầu, mà lại thông qua bên thứ ba có quyền lực để áp đặt lên nhằm tước bỏ tài sản của công dân thông qua thủ tục “thu hồi”.

Những người dân rất hiền lành và chân chất, không tự nhiên cầm súng để bắn ai nếu không cầm cuốc, xẻng lên nương, rẫy làm vườn tược, trang trại. Nhưng chỉ khi đã thực sự bị dồn đến đường cùng, không những thế, cả những tiếng kêu cứu đã bị bỏ mặc nhiều năm trong vô vọng trước sự nguy hiểm của những kẻ cướp đất, họ mới phải ra tay, để bảo vệ phương tiện sống cuối cùng mà cứu gia đình của mình trong sự không được lựa chọn.

Những tiếng súng vang lên trên rẫy mấy ngày qua, chắc chắn là tiếng súng trái ngược với những đường đạn lạnh lùng trên Yên Bái của những ngăn tủ chứa hàng trăm tỷ đồng được bung ra sau khi vài mạng quan chức gục xuống.

Một bên là để bảo vệ tài sản, tính mạng bị xâm hại bất hợp pháp một cách công nhiên và vô pháp, một bên là những lợi ích trong phòng kín không thể hoà giải bằng những thoả thuận ngầm.

Tiếng súng ở Hải Phòng đã từng vang lên, ở Hưng Yên thì bằng những mạng người lặng lẽ, ở Dương Nội cũng đầy những tiếng kêu oán than, ở Thái Bình đã từng bật lên sự tàn khốc.

Kẻ cướp, rồi cũng chết vì lòng tham không được chia đều, kẻ lương thiện, cũng khó tránh khỏi tù tội và rơi vào cảnh tan nát, khốn cùng.

Tôi đành phải lấy câu hỏi của cụ Nam Cao đã đặt vào miệng Chí Phèo, để ném tung nó vào giữa cái lòng xã hội chó chết này mà gần như tất thảy mọi người đang cố gắng lặng im để tìm lấy sự bình an né tránh nào đó: ai, cho tao lương thiện bây giờ?

(Luan Le)

Hằng Lê's photo.
Hằng Lê's photo.

Chống tham nhũng: Đánh chuột đã ra khỏi bình

Chống tham nhũng: Đánh chuột đã ra khỏi bình

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2016-10-28

Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.

Cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.

Courtesy photo

Chống tham nhũng: Đánh chuột đã ra khỏi bình

03:34/10:55

Phần âm thanh Tải xuống âm thanh

Báo chí do Nhà nước quản lý đang thực hiện điều gọi là “dội bom tấn” lên cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, để vận động truy tố hình sự nhân vật đã về hưu này. Ông cựu Bộ trưởng bị cáo buộc thực hiện các phi vụ mua bán chức quyền gây hậu quả nghiêm trọng. Thế nhưng toàn cảnh bức tranh chống tham nhũng ở Việt Nam lại cho thấy tình hình không kết quả, tham nhũng ngày càng nghiêm trọng hơn và đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Đảng đứng trên pháp luật

Ngày 27/10/2016 tại Hà Nội, Ông Trương Hòa Bình Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực nhìn nhận là, vấn đề chống tham nhũng trong những năm qua hoàn toàn chưa thể đạt mục tiêu ngăn chặn, từng  bước đẩy lùi tham nhũng lãng phí. Tình trạng tham nhũng và lãng phí hiện nay đang đe dọa đến sự phát triển của đất nước, sự tồn vong của chế độ.

Khi nào Đảng vẫn đứng trên pháp luật, Đảng chỉ huy pháp luật thì chắc chắn không thể có được sự gọi là minh bạch và rõ ràng để mà xử lý tham nhũng hết.
-Nguyễn Trung Dân

 Theo báo điện tử Chính phủ và VietnamNet, lên tiếng tại một Hội nghị chuyên đề tổng kết 10 năm chống tham nhũng, ông Trương Hòa Bình cho rằng, cần xác định tiêu chí công khai, minh bạch phải là giải pháp đột phá cho phòng chống tham nhũng, đồng thời cần có cơ chế giám sát quyền lực nằm trong điều gọi là “giỏ” pháp luật.

Điều gì khiến Đảng và Nhà nước Việt Nam gần như bất lực trong cuộc chiến chống tham nhũng. Phải chăng vì tham nhũng dầy đặc từ trên xuống dưới khiến “đánh chuột sợ vỡ bình”, một phát biểu thời thượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trả lời chúng tôi vào tối 27/10/2016, ông Nguyễn Trung Dân cựu Phó Tổng Biên Tập phụ trách Báo Du lịch, người bị cách chức vào năm 2009 vì đăng một bài viết khích lệ tinh thần yêu nước trước họa bá quyền Trung Quốc, từ Saigon nhận định:

“Bao giờ mà pháp luật không được thượng tôn, luật pháp làm ra không bình đẳng vẫn có sự phân biệt giữa người này người khác, phân biệt nhân thân giữa người này người kia… tóm lại một câu, khi nào Đảng vẫn đứng trên pháp luật, Đảng chỉ huy pháp luật thì chắc chắn không thể có được sự gọi là minh bạch và rõ ràng để mà xử lý tham nhũng hết.”

Nhân vật xếp thứ 15/19 về vai vế trong Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình được VGP News và VietnamNet cùng nhiều báo khác dẫn lời nói rằng, trong 10 năm qua, trên toàn quốc có 918 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý vì thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng; hơn 300.000 lượt cán bộ công chức bị chuyển đổi vị trí công tác. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình còn đề cao điều gọi là tới 99,5% viên chức, công chức cán bộ đã kê khai tài sản và thu nhập hằng năm.

Những con số mà Phó Thủ tướng Trương Hoa Bình liệt kê trở nên một loại hỏa mù thông tin vì ngay trong bài phát biểu, ông lại tái xác định là tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, tham nhũng có tính “lợi ích nhóm” đã xuất hiện trong một số lĩnh vực. Một số vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước và xã hội.

Thể chế tạo tham nhũng

ongtruonghoabinh-400.jpg

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình. Courtesy NLD.

Trong bài phát biểu được Báo điện tử Chính phủ Việt Nam trích đăng,  Phó Thủ tướng Trương Hoa Bình nhấn mạnh rằng, tham nhũng vẫn đang là lực cản sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, vẫn là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

Nhận định về phát biểu của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, ông Nguyễn Đăng Quang một cựu đại tá ngành Công an hiện nghỉ hưu ở Hà Nội cho biết ý kiến:

“25 năm đã qua 5 kỳ Đại hội Đảng, mỗi một kỳ Đại hội Đảng thì tình trạng tham nhũng càng nặng nề hơn, mức độ càng nghiêm trọng hơn và đối tượng phạm tội càng cao cấp hơn. Cho nên có thể nói là càng chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển. Theo tôi cơ chế này ở Việt Nam đẻ ra tệ nạn tham nhũng và bọn tham nhũng lại ra sức bảo vệ cơ chế này. Do vậy nếu giao phó cho Đảng Cộng sản Việt Nam độc quyền chống tham nhũng thì tham nhũng càng phát triển.”

Hội nghị chuẩn bị đề án tổng kết 10 năm chống tham nhũng theo Nghị quyết Đảng diễn ra ngày 27/10/2016 ở Hà Nội, trong bối cảnh báo chí nhà nước mở tổng chiến dịch, đòi truy tố cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.

Nhân vật này về hưu sau Đại hội Đảng XII và mới bị Ban Kiểm tra Trung ương cảnh cáo về mặt Đảng. Lý do vì trong hai nhiệm kỳ Bộ trưởng thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Vũ Huy Hoàng đã thực hiện một số vụ bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ mờ ám gây hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt trong vụ ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, người đã bỏ trốn qua Âu châu và bị truy nã quốc tế. Ông này bị cáo buộc chịu trách nhiệm cao nhất làm thất thoát 3.300 tỷ, trong thời gian làm Chủ tịch Tổng Công ty xây lắp dầu khí PVC.

Nếu như cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sau kỷ luật Đảng sẽ bị truy tố,  thì có lẽ ông là nhân vật cao cấp nhất bị truy tố hình sự, dù đã là cựu Ủy viên Trung ương Đảng, cựu Bộ trưởng. Câu chuyện này làm nhiều người nhớ lại vụ tài sản bất minh của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh Tra Chính phủ, ông này bị bêu xấu nhưng không bị truy tố.

Sợ uy con hổ già

Trong 10 năm qua, các vụ án chống tham nhũng liên quan tới Đảng viên, cán bộ cao cấp đang tại chức là rất hiếm. Ông Nguyễn Trung Dân cựu Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Du Lịch nhận định:

Ông Tổng Bí thư nói rồi, đánh con chuột ở trong bình sợ nó vỡ bình thì sao… cho nên con chuột nó phải ra khỏi bình thì ông ấy mới đánh thôi…
-Nguyễn Trung Dân

 “Ông Tổng Bí thư nói rồi, đánh con chuột ở trong bình sợ nó vỡ bình thì sao… cho nên con chuột nó phải ra khỏi bình thì ông ấy mới đánh thôi…con chuột đó dù là ông Bộ trưởng hay Thủ tướng thì phải ra khỏi bình thì ông ấy đánh…còn trong bình thì ông ấy phải bảo vệ thôi…Thực chất là không thể đánh vì bởi vì có những luật riêng, ông Minh Phó Giám đốc Công an TP.HCM nói có luật riêng đảng viên không được đưa ra xử…Thành ra chỉ khi nào ông Tổng Bí thư bật đèn xanh thì mới đánh, mấy ông không bật đèn xanh thì thôi…”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được mô tả là người giơ cao ngọn cờ chống tham nhũng làm trong sạch Đảng, để tìm kiếm hậu thuẫn của lớp đảng viên trung kiên. Giới quan sát cho rằng, hoặc là ông Trọng chưa tập trung quyền lực đủ mạnh, hoặc là tham nhũng, lợi ích nhóm đã trở thành căn bệnh trầm kha bắt rễ trong hệ thống chính trị, cho nên ông Tổng Bí thư hành xử rất thận trọng và vì thế quá chậm chạp trong vấn đề làm trong sạch Đảng.

Điển hình là để “đả” một con hổ già nanh vuốt đã cùn như cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, mà đường đường một ông Tổng Bí thư phải mấy lần trực tiếp ra lệnh đánh một anh Phó Chủ tịch tỉnh là Trịnh Xuân Thanh. Ông Tổng Bí thư được cho là đã huy động toàn bộ công cụ truyền thông Nhà nước để moi móc việc ông Phó Chủ tịch Hậu Giang đi xe tư tiền tỷ gắn biển số công. Rồi từ đó mới có cớ điều tra làm rõ các vấn đề chạy quyền, chạy chức và vấn đề cựu Bộ trưởng Công thương nhắm mắt làm ngơ sai phạm lớn của ông Trịnh Xuân Thanh ở Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí.

Trong dịp trả lời chúng tôi, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon cho rằng, Tổng Bí thư phải có hành động thực sự quyết liệt để chống tham nhũng tới nơi tới chốn, chứ không phải chỉ làm một vài vụ để tuyên truyền. Ông nói:

“Đòi hỏi của xã hội, của nhân dân kể cả trong nội bộ Đảng cũng mong muốn là những vụ án gần đây cần phải làm tới nơi tới chốn. Như vụ AGV Mobiphone, vụ Núi Pháo, vụ Formosa rồi vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ Vinaconex …Nếu không làm tới nơi tới chốn thì có lẽ uy tín của Đảng sẽ thiệt hại vô cùng lớn…”

Ngày 17/10/2016 khi tiếp xúc cử tri Thành phố Hà Nội, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được báo Dân Trí online dẫn lời nói rằng, cần thiết cơ chế kiểm soát quyền lực và về điều gọi là “ Phải nhốt quyền lực vào lồng cơ chế lập pháp”.

Phát biểu đáng chú ý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có khả năng hiện thực hay không. Cựu Đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang từ Hà Nội nhận định:

“Tôi cho rằng tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng chỉ có tác dụng làm khích lệ tinh thần một số đảng viên. Nó không có giá trị thực tiễn, bởi vì ở Việt Nam giữa bộ khung quyền lực với những qui định của pháp luật và việc thực thi nó là có sự khác nhau rất xa.”

Sự độc tài, thối nát, thoái hóa, thực hiện kinh tế Xã hội Chủ nghĩa thất bại, đã khiến các đảng Cộng sản từng cai trị hàng chục thập niên ở Đông Âu bị xóa sổ. Rồi chính cái nôi khai sinh ra chế độ Xã hội Chủ nghĩa là Liên Xô cũng đã bị tan rã vào năm 1991. Đảng Cộng sản Việt Nam tất nhiên ý thức điều này rất rõ.

Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một nhà lý luận chủ nghĩa Mác Lê sẽ có được sức mạnh thần kỳ nào, để sống mái với các nhóm quyền lực và lợi ích đang xâu xé nền kinh tế Việt Nam. Hay là ông sẽ phải dựa vào uy lực của nhóm lợi ích mạnh nhất, hầu có thể thực hiện kế hoạch đả hổ diệt ruồi.

Tại sao tù nhân trốn trại cai nghiện ở Việt Nam?

Tại sao tù nhân trốn trại cai nghiện ở Việt Nam?

Tư liệu- Một người nghiện heroin làm việc tại 1 trung tâm cai nghiện bên ngoài Hà Nội.

Tư liệu- Một người nghiện heroin làm việc tại 1 trung tâm cai nghiện bên ngoài Hà Nội.

Vụ 600 tù nhân trốn trại cai nghiện tập thể gần đây ở Việt Nam là vụ “vượt ngục” tập thể thứ 4 ở Việt Nam trong vòng 2 năm qua. Nguyên nhân được truyền thông trong nước đưa tin là do các trại cai nghiện bị quá tải.

Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Nhân quyền Quốc tế (HRW) có trụ sở ở New York, các trung tâm này không có các phương pháp cải tạo hợp lý cho những người nghiện bị giam giữ.

Trong vụ trốn trại tập thể mới nhất diễn ra hôm 23/10, 600 học viên cai nghiện đã chạy khỏi Trung tâm Cai nghiện Đồng Nai. Nhà chức trách bắt lại được 300 người và cảnh sát vẫn tiếp tục truy tìm số còn lại. Gần 1.500 người cũng đã trốn trại tập thể trong 3 lần trước đó ở Hải Phòng và Bà Rịa Vũng Tàu.

Mặc dù truyền thông trong nước đưa tin trung tâm Cai Nghiện Đồng Nai bị quá tải vì phải chứa gấp đôi số lượng người cho phép, nhưng báo cáo của HRW nhận định điều kiện trong các trại cải tạo ở miền Nam không phù hợp với mục đích cải tạo. Theo ghi nhận của tổ chức này từ lời kể của các phạm nhân đã từng qua trại cải tạo, họ phải ở trong trại ít nhất 5 năm và bị đánh đập hoặc biệt giam nếu không tuân lệnh. Không ai trong số họ nói họ đã qua một cuộc điều trị mang tính khoa học và y học để bỏ thói nghiện thuốc.

Ông Richard Pearshouse, nhà nghiên cứu cao cấp của HRW nói trên trang web của HRW rằng những người nghiện bị giam trong trại phải làm việc 8 tiếng 1 ngày trong suốt 5 năm, công việc chủ yếu là bóc vỏ hạt điều. Họ nói với HRW rằng nếu họ không bóc đủ 5kg hạt điều 1 ngày thì sẽ bị đánh đập. HRW cho rằng ép buộc lao động không phải là phương pháp điều trị cai nghiện.

VOA Tiếng Việt đã không thể liên lạc được với ông Pearshouse để tìm hiểu thêm về cuộc nghiên cứu này.

Liên Hiệp Quốc năm 2012 đã kêu gọi Việt Nam và các quốc gia khác đóng cửa các trại cai nghiện và cho người nghiện sự tiếp cận tự nguyện các chương trình điều trị tại địa phương. Nhưng các trung tâm cai nghiện ở Việt Nam vẫn tiếp tục giam giữ người nghiện và cải tạo họ bằng lao động.

Theo báo cáo của chương trình HIV/AIDS của Liên Hiệp Quốc, ước tính có khoảng 450.000 người bị giam giữ tại các trại cải tạo ở các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc. Theo báo cáo này, hơn 20.000 người, bao gồm cả trẻ em, đang bị cải tạo trong các trại ở Việt Nam.

Liên Hiệp Quốc nói phải chấm dứt việc giam giữ và trừng trị người nghiện, viện cớ “cai nghiện”. Liên Hiệp Quốc nói hình thức cai nghiện đó vi phạm luật nhân đạo và quyền của những người bị nghiện.

Báo Tầm nhìn bị đình bản ‘vì tin tức nước mắm’?

Báo Tầm nhìn bị đình bản ‘vì tin tức nước mắm’?

  • BBC      
  • Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn cũng là Phó trưởng ban Tuyên giáo
  • Bộ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn cũng là Phó trưởng ban Tuyên giáo

Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Việt Nam quyết định đình bản tạm thời báo điện tử Tầm nhìn vì ‘vi phạm mặc dù đã được nhắc nhở’.

Bản tin đăng trên trang web của bộ này mô tả quyết định đình bản tạm thời trong thời gian ba tháng có hiệu lực kể từ ngày 27/10/2017.

“Theo quyết định này, Bộ trưởng Bộ TT&TT quyết định đình bản tạm thời Báo điện tử Tầm nhìn trong thời gian 03 tháng vì Báo đã vi phạm quy định trong giấy phép hoạt động báo chí điện tử; không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, mặc dù đã đuợc cơ quan quản lý nhà nước về báo chí nhắc nhở, yêu cầu khắc phục nhưng Báo tiếp tục vi phạm,” bản tin viết.

Trong khi đó báo VietnamNet trực thuộc Bộ Thông tin Truyền thông mô tả báo Tầm nhìn “đang bị xem xét xử lý do sai phạm trong thông tin về nước mắm thời gian gần đây”.

Báo điện tử Tầm nhìn thuộc Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam và hiện đăng tên Phó Tổng biên tập phụ trách báo này là ông Huỳnh Văn Nam.

VietnamNet nói báo Tầm nhìn đang bị xem xét xử lý do sai phạm trong thông tin về nước mắm thời gian gần đây.

VietnamNet nói báo Tầm nhìn đang bị xem xét xử lý do sai phạm trong thông tin về nước mắm thời gian gần đây.

Cho tới 10 giờ tối ngày 27/10 giờ Việt Nam vẫn có thể truy cập được báo này.

Một số báo tại Việt Nam gần đây đã phải gỡ bài với nội dung nước mắm chứa asen vượt ngưỡng.

Hôm 21/10, báo Tuổi Trẻ tường thuật Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn gọi vụ thông tin “nước mắm chứa asen vượt ngưỡng” là “sự cố truyền thông” và “không bình thường”.

“Ai cũng biết thạch tín là một chất cực độc, thường được sử dụng làm thuốc diệt chuột, nên sự sợ hãi, hoang mang đối với nước mắm bao trùm lên người tiêu dùng. Nếu không xóa tan nỗi sợ hãi này thì ngành sản xuất nước mắm truyền thống đứng trước nguy cơ bị phá sản hàng loạt”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn được báo này dẫn lời.

Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng (Vinastas) hôm 22/10 gỡ bản công bố ‘nước mắm chứa asen vượt ngưỡng’ gây tranh cãi khỏi website của họ và từ chối trả lời BBC.

Bốn hôm trước, ngày 18/10, trang web của Vinastas viết: “Chỉ có 25 trong tổng số 150 mẫu nước mắm được lấy thử nghiệm (tương ứng 16,67%) đạt theo TCVN 5107:2003, 104 (69%) mẫu nước mắm không đạt chỉ tiêu về asen (thạch tín) – một loại á kim cực độc.”

Truyền thông Việt Nam đưa tin hôm 22/10 là hạn chót để Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế có kết quả thanh tra chất lượng nước mắm báo cáo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. BBC chưa tiếp cận được tài liệu này.

Vào đầu tháng 10, Báo điện tử Năng lượng mới (PetroTimes) bị đình bản ba tháng vì ‘để xảy ra những sai phạm’ và Tổng Biên tập bị cách chức và thu thẻ nhà báo.

THƯ NGỎ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN, MẸ BLOGGER NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH

THƯ NGỎ CỦA BÀ NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN, MẸ BLOGGER NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH

FB Phạm Thanh Nghiên

27-10-2016

Mẹ và hai con cô Quỳnh. (Hình: Internet)

Tôi tên là Nguyễn Thị Tuyết Lan, là mẹ của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger Mẹ Nấm.

Ngày 10.10.2016, con tôi đã bị công an tỉnh Khánh Hoà bắt giam và bị buộc tội “Tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88 của Bộ luật hình sự. Hiện con tôi đang bị giam ở Trại giam Công an tỉnh Khánh Hoà.

Sau khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt, gia đình chúng tôi đã nhận được sự chia sẻ, đồng cảm, quan tâm của nhiều anh em, bạn bè trong nước cũng như quốc tế. Một số các cơ quan quốc tế về nhân quyền, truyền thông cũng lên tiếng về vụ việc của con tôi. Với cương vị là một người mẹ có con bị bắt bỏ tù chỉ vì chống lại bất công, tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ môi trường, tôi thực sự cần thêm rất nhiều sự hỗ trợ của quý vị cùng lên tiếng đòi tự do và công lý cho Quỳnh.

Thưa quý vị!

Ngày 17/10, tôi có lên trụ sở cơ quan an ninh điều tra công an tỉnh Khánh Hòa để hỏi thăm về tình trạng con gái tôi, đồng thời gửi đơn đề nghị cho con tôi được gặp luật sư. Sau đó tôi có tiếp tục gửi hồ sơ yêu cầu sự có mặt của luật sư trong quá trình công an tỉnh Khánh Hòa lấy cung con tôi. Tuy nhiên công an Khánh Hòa đã trả lời miệng rằng con tôi không được gặp luật sư vì họ “chưa hoàn tất hồ sơ” (?).

Ngày 25 tháng 10, cơ quan an ninh điều tra tỉnh Khánh Hòa đã có giấy mời tôi đến làm việc. Vì quá lo lắng cho sức khoẻ của con gái và hy vọng sẽ được biết thông tin về Quỳnh nên tôi đã đến đúng giờ theo như thông báo trong giấy mời.

Cũng xin nhắc lại là trước khi bị giải đi, con tôi đã dặn tôi phải mời luật sư cho cháu. Quỳnh cũng nói rằng sẽ nhịn ăn đến khi nào được gặp luật sư để được bảo vệ pháp lý. Nhưng thật đau lòng khi công an đã hoàn toàn không cho tôi biết tin tức gì về con tôi. Họ cũng chỉ thông báo bằng miệng rằng con tôi “không được quyền gặp luật sư”. Tôi đã vô cùng thất vọng và càng thêm lo lắng cho sức khoẻ của con tôi. Hôm nay đã bước sang ngày thứ .17 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt và tôi hoàn toàn không được biết tình trạng của con gái mình ra sao. Quyền được có luật sư là một trong những nhân quyền căn bản và con tôi không thể bị xem là một trường hợp ngoại lệ.

Con gái tôi, blogger Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ không có tội nếu đựơc sống ở một quốc gia tự do. Chỉ vì lên tiếng cho quyền làm người, bảo vệ môi trường trong sạch và giúp đỡ những người cô thế đang bị bỏ tù oan trái mà họ đã bắt nhốt con tôi, để lại hai đứa con thơ bốn tuổi và mười tuổi đang nhớ thương mẹ. Từ ngày công an ập vào nhà bắt Quỳnh, cả gia đình tôi luôn sống trong sợ hãi. Mẹ tôi, tức là bà ngoại của Quỳnh năm nay ngoài 90 tuổi, luôn giật mình hoảng hốt mỗi khi nghe tiếng động ngoài cổng. Nấm, con gái của Quỳnh trở nên ít nói, cháu thường nhốt mình trong phòng mỗi khi đi học về. Còn đứa con trai út của Quỳnh năm nay mới bốn tuổi, cháu liên tục khóc đòi mẹ và hỏi tôi những câu hỏi như dao cứa vào lòng. Tôi không biết con gái tôi sẽ phải ở tù trong bao lâu, sức khỏe của con tôi sẽ ra sao sau khi ra tù. Nhưng nạn nhân của cuộc bắt bớ này không chỉ có con gái tôi, mà hậu quả của nó vô cùng nặng nề đã đè nặng lên hai đứa trẻ. Bản thân tôi và mẹ tôi (bà ngoại của Quỳnh) cũng luôn sống trong sự lo lắng, sợ hãi. Cuộc sống của chúng tôi thật sự khó khăn và bị đe dọa khi thiếu vắng Quỳnh.

Thưa quý vị, tôi viết thư này để kêu gọi quý vị hãy quan tâm đến tình trạng bị bắt giam của con gái tôi, Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Hãy lên tiếng cùng bà cháu tôi đòi công lý cho Mẹ Nấm.

Con tôi cần luật sư!

Cháu tôi cần có mẹ!

Cho dù nếu Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không được trả tự do, nhưng sự góp sức, lên tiếng, đồng hành và ủng hộ của quý vị đối với chúng tôi là vô cùng quý giá. Điều đó sẽ giúp sức cho Quỳnh, cho bà cháu tôi vượt qua mọi khó khăn, thử thách lớn lao này.

Cuối cùng, xin quý vị nhận từ tôi tấm lòng biết ơn chân thành. Tôi không biết nói gì hơn là gửi tới quý vị lời chúc sức khỏe, bình an.

Nha Trang ngày 27-10-2016

Nguyễn Thị Tuyết Lan.

Có bốn loại rường cột của một quốc gia…

From:   Quế Tâm shared Khanh Nguyen‘s post.
Image may contain: text and one or more people
Khanh Nguyen

Có bốn loại rường cột của một quốc gia mà nếu dính phải:

1. Nhà báo: nói láo hoặc bị điều khiển (bởi quyền lực và lợi ích);
2. Luật sư: chạy án hoặc đứng ngoài lề tố tụng (không còn công lý và lẽ phải);
3. Nhà giáo: thành tích và áp đặt (mất tự do và sự khai sáng);
4. Bác sỹ: phong bì và vô trách nhiệm (dễ dẫn đến giết người);
Thì chắc chắn đất nước đó đang ở thời kỳ tồi tệ và tăm tối nhất.

Và cả bốn cái thứ đó đều đáng để được nguyền rủa và khinh rẻ.

Tất nhiên, nguồn cơn của tất thảy những điều ấy, chắc chắn, phía sau là một chính phủ hết sức tồi (vô dụng, vô pháp) và bất minh.

Ls Lê Luân
Khanh Lam Nguyen