Mỹ kêu gọi phóng thích ông Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng

Mỹ kêu gọi phóng thích ông Trần Anh Kim, Lê Thanh Tùng

Hình tư liệu - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (giữa) phát biểu trước truyền thông tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 26/1/2015.

Hình tư liệu – Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius (giữa) phát biểu trước truyền thông tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội, ngày 26/1/2015.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius hôm 19/12 ra tuyên bố bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc Việt Nam vừa tuyên án hai nhà hoạt động ôn hòa Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng tổng cộng 25 năm tù giam.

Tòa án tỉnh Thái Bình hôm 16/12 tuyên án ông Kim 13 năm tù và ông Tùng 12 năm tù về tội danh ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo Điều 79, Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Cáo trạng nói cựu trung tá Trần Anh Kim, 67 tuổi, có ý tưởng thành lập tổ chức ‘Lực lượng quốc dân dựng cờ dân chủ’, với thành viên nòng cốt là sĩ quan và hạ sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội Việt Nam Cộng hòa, có mục đích lật đổ chế độ hiện nay để thành lập một nhà nước dân chủ.

Ông Kim tự xưng là chủ tịch của lực lượng và đề cử ông Lê Thanh Tùng, cũng là một cựu sĩ quan quân đội, làm phát ngôn viên. Hai ông chưa kịp cho ra mắt tổ chức này thì đã bị công an Việt Nam bắt hôm 21/9/2015.

Trong tuyên bố trên website sứ quán Mỹ tại Việt Nam, đại sứ Mỹ nói tất cả mọi người cần phải có quyền tự do ngôn luận và hiệp hội. Ông chỉ ra rằng “Xu hướng gần đây của các vụ bắt giữ và kết tội các nhà hoạt động ôn hòa là đáng lo ngại và đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền. Khoảng thời gian án tù dài cũng mang ý nghĩa về mức độ nghiêm trọng của chúng”.

Đại sứ Osius nhấn mạnh: “Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam thả những cá nhân này và các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tất cả cá nhân tại Việt Nam thể hiện quan điểm chính trị của mình mà không lo sợ bị trừng phạt”.

Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ cũng thúc giục chính phủ Việt Nam “đảm bảo các đạo luật và hành động của họ thống nhất với các điều khoản về nhân quyền trong Hiến pháp của Việt Nam, và các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của Việt Nam”.

Việt Nam chưa phản hồi chính thức về tuyên bố của đại sứ Mỹ.

Các chính phủ và tổ chức quốc tế đã nhiều lần lên án Việt Nam về việc kết án người bất đồng chính kiến bằng các điều luật 79 và 88 và kêu gọi Hà Nội hủy bỏ những điều luật bị cho là vi phạm nhân quyền này.

Hà Nội trước nay khẳng định chỉ xử lý những người phạm pháp, không bỏ tù ai vì bất đồng chính kiến.

Có thể bạn chưa biết.

From Facebook :Hằng Lê
Có thể bạn chưa biết.

Hiện nay 10 đơn vị tiền tệ có giá trị thê thảm nhất thế giới là:

1. Iranian Rial (1 USD = 29739.00 IRR)
2. Vietnam Dong (1 USD = 22065.00 VND)
3. São Tomé & Príncipe Dobra (1 USD = 21963.50 STD)
4. Belarusian Ruble (1 USD = 15994.50 BYR)
5. Indonesian Rupiah (1 USD = 13732.50 IDR)
6. Lao Kip (1 USD = 8196.95 LAK)
7. Guinean Franc (1 USD = 7242.85 GNF)
8. Paraguayan Guarani (1 USD = 5212.50 PYG)
9. Sierra Leonean Leone ( 1 USD = 4640.00 SLL)
10. Cambodia Riel (1 USD = 4106.90 KHR)

– Iran Rial đứng đầu bảng tệ hại vì Iran bị cấm vận gần như toàn cầu do tinh luyện uranium. Bởi thế, kinh tế và tiền tệ của Iran bị rớt mạnh trong vài năm gần đây.

– Việt Nam, trái lại hoàn toàn không bị cấm vận mà còn là một trong những quốc gia nhận viện trợ nhân đạo và số tiền vay nhẹ lãi cao nhất châu Á và là một trong 20 quốc gia nhận tiền viện trợ không hoàn trả + kiều hối cao nhất thế giới. Việt Nam được Hoa Kỳ tháo bỏ cấm vận từ 1994 (ngoài trừ cấm vận mua bán vũ khí), có nghĩa là không còn cấm vận đã 21 năm qua.

– Cuối bảng là Campuchia. Tiền Riel của Campuchia có giá trị hơn Việt Nam đồng 5 lần.

Nên biết rằng, hối xuất chính thức đầu năm 1975 ở miền Nam là: 1 USD = 700 đồng bạc VNCH. Trong khi đó, 1 đồng bạc cụ Hồ = 500 đồng bạc VNCH, điều này có nghĩa 1 USD tròm trèm bằng 1.5 đồng bạc cụ Hồ thời đó.

Cho đến nay, hối xuất chính thức: 1 USD = 22065.00 VND. Có nghĩa từ giá trị 1.5 rớt xuống 22065.00 VND tương đương với bị rớt 14710 lần.

(Hoàng Ngọc Diêu)

 hinh-hcm

Bị bắt vì video clip ‘bôi nhọ’ lãnh tụ đảng, nhà nước

Bị bắt vì video clip ‘bôi nhọ’ lãnh tụ đảng, nhà nước

Nguoi-viet.com

Nguyễn Danh Dũng. (Hình: Dân Trí)

THANH HÓA (NV) – Một thanh niên 29 tuổi mới bị bắt và bị tố cáo tội làm các video clip tung lên youtube “có nội dung phản động, xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo đảng, nhà nước.”

Một số báo ở trong nước nói Nguyễn Danh Dũng, năm nay 29 tuổi, cư trú tại phường Tào Xuyên, thành phố Thanh Hóa, “là chủ tài khoản và quản trị, điều hành kênh Youtube ‘ThienAn TV’ đăng tải video có tiêu đề xuyên tạc, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo đảng, nhà nước và phát tán trên mạng Internet.”

Đả kích hay trình bày quan điểm đi ngược với chính sách chủ trương của chính phủ hay cá nhân các lãnh tụ là một việc bình thường ở các nước tôn trọng quyền tự do phát biểu của công dân.

Nhưng tại xứ “dân chủ đến thế là cùng” mà Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng từng đề cập thì bị tố cáo tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” ghi trong diều 258 của Bộ Luật Hình Sự CSVN mà bản án có thể đến 7 năm tù.

Nguyễn Danh Dũng bị bắt ngày 14 Tháng Mười Hai khi “đang đăng tải các video có nội dung phản động” tờ Dân Trí hôm chủ nhật thuật theo tin của công an Thanh Hóa. Khám xét nhà, công an lấy đi “hai máy tính xách tay, hai điện thoại di động và nhiều tài liệu khác có liên quan.”

Tờ Dân Trí thuật lại theo lời công an rằng “Dũng khai khoảng Tháng Mười, 2015, đối tượng đã trực tiếp tạo lập và quản trị các tài khoản Youtube ThienAn TV; Facebook “ThienAn,” “quachthienan” và blog “tinhhinhdatnuocvietnam.blogspot.com.”

Cách hoạt động của Dũng là “biên tập các video clip với lời bình là bài viết được Dũng thu thập từ trang mạng phản động hoặc sử dụng các video clip được thu thập từ các trang mạng xã hội; sau đó, biên tập lại nội dung bằng cách chèn logo ThienAn TV, thêm hình ảnh đại diện, điều chỉnh lại giọng điệu, thay đổi các tiêu đề có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín các lãnh đạo đảng, nhà nước để gây sự chú ý, thu hút được nhiều lượt người xem.”

Ông Dũng bị cáo buộc đã “đăng hơn 700 video clip, thu hút hàng triệu lượt xem” nên đã bị khởi tố, chờ ra tòa để nhận án tù.

Bình luận về việc bắt thanh niên Nguyễn Danh Dũng, một facebooker phẫn nộ viết rằng: “Ở đất nước mà người dân thực sự làm chủ thì sẽ không bao giờ có chuyện người dân bị bắt vì chỉ trích, thậm chí chửi bới lãnh đạo chính phủ. Vì thực ra lãnh đạo chính phủ cũng chỉ là người làm thuê cho nhân dân và được trả lương bằng tiền thuế của dân…”

Ở Việt Nam thì hoàn toàn khác, bạn có thể sẽ bị ngồi tù chỉ vì bạn muốn thể hiện quan điểm yêu ghét ai đó có quyền chức trong bộ máy cầm quyền. Thực sự, người dân hoàn toàn trở thành những con cừu dưới bộ máy cai trị này. Và họ sẵn sàng lôi chúng ta ra thịt bất cứ khi nào họ muốn. Bạn biết rồi đấy, mặt lãnh đạo cộng sản thì ai cũng như ai, nhọ như đuýt nồi, cần gì bôi thêm.”

Hai ngày trước, ông Trần Anh Kim và ông Lê Thanh Tùng bị tòa án tỉnh Thái Bình kết án 13 năm và 12 năm tù với cáo buộc “hoạt động lật đổ…” chế độ Hà Nội dù hai ông chỉ thực thi quyền lập hội đoàn chính trị mà hiến pháp CSVN công nhận. (TN)

NHỮNG NGÀY TÀN PHÁ

NHỮNG NGÀY TÀN PHÁ

FB Luân Lê

Lũ lụt nhấn chìm nhà dân ở miền Trung trong biển nước. Nguồn: internet

Lũ lụt nhấn chìm nhà dân ở miền Trung trong biển nước. Nguồn: internet

Lũ lụt xảy ra trên diện rộng và quá lớn như vừa rồi phần nhiều do chặt phá rừng bừa bãi, nên không còn rừng đầu nguồn để có thể chống lũ khi vào mùa nước lớn. Hàng loạt thuỷ điện lại xả cùng lúc nên miền Trung chìm trong biển nước.

Biển bị đầu độc một cả một vùng trải dài gần 300km cũng vì chúng ta mải mê đầu tư hay thu hút đầu tư và chấp thuận những dự án mà đánh đổi môi sinh, không tính đến sự an toàn cũng như tính bền vững hay bảo vệ môi trường cho cuộc sống của chính mình. Nước hồ, sông, kênh, rạch chúng ta cũng cạn và lâm vào cảnh hạn hán một vùng rộng lớn mà rồi không có cách nào đối phó. Nhiều nơi nguồn nước ô nhiễm nặng nề gây chết hàng loạt thuỷ sản trên khắp cả nước thời gian qua. Không khí cũng độc hại không kém bởi khói bụi, do các ống khói nhà máy công nghiệp, do những khí thải dân sinh. Chúng ta được đánh giá là quốc gia có không khí ô nhiễm độc hại nhất thế giới.

Chúng ta không phải chịu những cảnh khắc nghiệt kiểu các sự kiện bất thường ngoài tầm kiểm soát như sóng thần, động đất giống như Nhật Bản, Philippines hay Nepal, nhưng có lẽ những hậu quả mà chúng ta phải gánh chịu liên tiếp thời gian qua bởi các biến động thiên nhiên như xâm lấn ngập mặn, hạn hán, lũ lụt càn quét chắc chắn rằng không thể nào thiếu trách nhiệm của con người trong việc tàn sát rừng để lấy gỗ để tìm kiếm lợi ích hay duy trì những dự án đầy rủi ro và với sức tàn phá môi trường một cách khủng khiếp.

Thiên nhiên ưu đãi chúng ta quá nhiều, nhưng chúng ta lại ỷ lại mà tàn phá và hủy hoại nó chỉ để đáp ứng và thoả mãn nhu cầu tức thì nhưng đầy tính tham lam một cách vô hạn định của mình. Nhưng thật đau đớn thay, hầu hết những hậu quả kinh hoàng của nó thì phần lớn là nhân dân trên những vùng đất khốn khổ ấy lại phải gánh chịu.

Theo thống kê, 235 người đã chết, thiệt hại tới 1.7 tỷ đô la được gây ra bởi cơn lũ vừa qua mà có một phần lũ chồng lên là bởi hàng loạt các thuỷ điện xả ra cùng lúc.

Chưa bao giờ thiên nhiên lại dữ dội và khắc nghiệt đến thế, như lúc này, nhất là tại dải đất miền Trung đầy khổ hạnh và nghèo khó quanh năm.

Sự đau khổ và bất hạnh bao giờ sẽ dừng lại, trên mảnh đấy này? Bàn tay con người tham lam và độc ác, bao giờ biết run sợ?

Không có Tết, nơi này!

 Không có Tết, nơi này!

FB Ngô Nguyệt Hữu

Nguồn ảnh: FB Ngô Nguyệt Hữu

Nguồn ảnh: FB Ngô Nguyệt Hữu

Sáu tuần nữa là Tết, Bình Định vẫn ngập trong lũ. Từ thành phố Quy Nhơn tỏa đi các huyện, đều bắt gặp những con đường đầy nước. Thị xã An Nhơn, có đoạn nước lên đến ngực người lớn.

Hôm Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào thị sát lũ, địa phương không thể đưa Phó Thủ tướng vào điểm ngập nặng để thăm dân. Nhiều khu vực ngoài tầm kiểm soát, thủy điện vẫn báo tin xả lũ.

Năm cơn lũ chồng lũ kéo dài trong hơn tháng qua đã khiến Bình Định không còn sinh khí, không còn hoa màu, mai Tết. Những chậu cúc đã vào chậu chờ tháng Chạp rệu rã, úng, rũ lá.

Chín giờ sáng, nhà trường cho học sinh về sớm vì lũ. Cậu học trò tuổi 11 đã vĩnh viễn không được gặp mặt cha mẹ nữa.

17 giờ chiều, tan ca. Cô công nhân tuổi 23 đã không còn được ôm con thơ vào lòng nữa. Con của cô vừa tròn hai tuổi, chồng được tin báo lặng lẽ đưa thi thể vợ về.

Rạng sáng, người đàn ông mưu sinh bằng nghề mò cua nuôi gia đình vùi mình trong lũ..

Những phận người lặng lẽ rời bỏ cõi tạm này theo cái cách mà chúng ta quen miệng gọi là hậu quả của lũ lụt.

Năm nay, tôi đi công tác nhiều hơn so với mọi năm, những vùng lũ, những nơi hạn. Tôi thật sự hoảng sợ vì đã chứng kiến sự bất thường của thiên nhiên, thứ mà bao nhiêu năm chính chúng ta tiêu pha phung phí, từ rừng cho đến nguồn nước. Câu chuyện này sẽ không có hồi kết, khi mà lãnh đạo Bộ Công thương vẫn đang quyết liệt làm thép, thứ đang khiến Bắc Kinh đau đầu vì hệ lụy môi trường.

Trên rừng đầy có thủy điện, dưới biển đặc nhà máy thép, đồng bằng chen chúc nhiệt điện. Bức tranh về thảm họa không thể nào rõ hơn được nữa. Tiếc rằng cho đến giờ, vẫn quá ít người lên tiếng về nguy cơ ấy. Dẫu rằng tác động ngay trước mắt đấy thôi.

Nhưng đó là chuyện khác còn trong status này, chỉ mong các anh chị nghĩ về Bình Định với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Nhất là khi còn mấy mươi hôm nữa, Tết đã về.

Nỗi sợ hãi của Đảng Cộng sản Việt Nam

From facebơk :  Inna Lyna shared Kèn Ấu‘s post.

“Họ không muốn có chính trị đa đảng vì họ sợ là nếu có những đảng phái độc lập thì đảng cộng sản sẽ thua. Họ không có dũng cảm để tham gia vào một cuộc bầu cử tự do với các đảng phái độc lập khác.”
——————————–

Ông Brad Adams, Giám đốc Phân ban Á Châu của tổ chức Human Rights Watch, nhận định chính xác về nỗi sợ hãi của Đảng Cộng sản Việt Nam như sau:
“Họ không muốn có chính trị đa đảng vì họ sợ là nếu có những đảng phái độc lập thì đảng cộng sản sẽ thua. Họ không có dũng cảm để tham gia vào một cuộc bầu cử tự do với các đảng phái độc lập khác.”
Nếu xét từ cuộc bầu cử tự do đầu tiên và duy nhất vào năm 1946, có thể thấy nỗi sợ này bộc lộ qua hai khía cạnh, mà giới trẻ ngày nay cần phải biết:
Thứ nhất, trong những năm sau khi giành chính quyền, đảng cộng sản đã che giấu thân phận mình và nấp dưới danh nghĩa mặt trận quốc gia giành độc lập là Mặt trận Việt Minh. Điều này được thừa nhận trong các giáo trình về lịch sử đảng cộng sản, nhưng với lý do đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, như cụ Trần Trọng Kim, vị Thủ tướng Việt Nam đầu tiên, đã nhận định trong quyển hồi ký “Một cơn gió bụi”, họ phải che đậy bản chất cộng sản để thu hút phiếu bầu, vì giới bình dân không ai biết cộng sản là gì, còn giới trí thức thì hiểu quá rõ đấy là ai.
Thứ hai, trong khoảng thời gian ngắn từ 19/8/1945 đến cuối năm 1946 khi chạy lên Việt Bắc, họ đã liên tục bí mật tổ chức các cuộc ám sát và đánh đập những thủ lĩnh và nhân vật có ảnh hưởng của các đảng phái khác, khiến tất cả mọi người – như cựu Đại sứ VNCH tại Mỹ Bùi Diễm mô tả trong quyển hồi ký “Trong gọng kiềm lịch sử” – không ai dám trú ngụ trong cùng một đêm tại một nơi, vì người ta phải di chuyển liên tục để tránh bị phát hiện và ám hại.
Lê Công Định

Thủy điện để làm gì !?

From facebook Phan Thị Hồng added 2 new photos.
Thủy điện để làm gì !?

Từ giữa tháng 10 đến nay, có 111 người thiệt mạng và mất tích.

Nếu tính từ đầu năm, có 235 người đã bỏ mạng vì thủy điện

Thiệt hại về kinh tế ước tính đã lên đến 37.600 tỉ đồng.

Cài gọi là xả lũ đúng quy trình để giết người này là lợi ích của ai?
Thủy điện có đáng tồn tại hay chăng !?

Bài trên báo Tiền Phong của đảng cộng sản.
235 người chết và mất tích, thiệt hại 1,7 tỷ USD do thiên tai
11:10 ngày 17 tháng 12 năm 2016
TPO – Từ đầu năm đến nay, thiên tai đã làm 235 người chết và mất tích, ước tính về kinh phí trên 37.650 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD).

Image may contain: mountain, sky, outdoor, nature and water
Image may contain: outdoor and nature

KẾT QUẢ PHIÊN TÒA: HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN

KẾT QUẢ PHIÊN TÒA: HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN

FB Võ An Đôn

17-12-2016

Nguồn: internet

Hôm qua 16/12/2016, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng, phạm tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo khoản 1, Điều 79 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ 12 năm đến tử hình.

Mở đầu phiên tòa, chủ tọa hỏi các bị cáo có đề nghị thay đổi ai trong hội đồng xét xử không ? bị cáo Lê Thanh Tùng đề nghị thay đổi toàn bộ hội đồng xét xử, vì Tòa án nhân dân nhưng toàn là đảng viên xét xử bị cáo.

Bị cáo Lê Thanh Tùng thừa nhận những nội dung nêu trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát tỉnh Thái Bình là đúng, nhưng nói mình vô tội “Tôi chỉ chống chính quyền của Đảng, chứ không chống chính quyền nhân dân”.

Các luật sư bào chữa chứng minh bị cáo vô tội: bị cáo mới có ý tưởng thành lập Hội “Lực lượng quốc dân dựng cờ dân chủ” không hề vi phạm pháp luật, vì Điều 25 Hiến pháp nước Việt Nam qui định “Công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội”. Không có điều luật nào qui định truy cứu trách nhiệm hình sự ý tưởng, suy nghĩ của một người. Các bị cáo chưa có một hành vi cụ thể nào được cho là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền.

Hội “Lực lượng quốc dân dựng cờ dân chủ” chỉ là một Hội ảo trên mạng Internet, Hội này có 6 người nhưng thực tế chỉ có 2 bị cáo là có thật, 4 người còn lại là ảo, các thành viên trong Hội không quen biết nhau, bị cáo Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng khi ra tòa mới biết mặt nhau.

Cuối cùng các luật sư đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng vô tội và trả tự do cho hai bị cáo ngay tại phiên tòa.

Hội đồng xét xử không chấp nhận lời bào chữa của các luật sư, tuyên phạt bị cáo Trần Anh Kim 13 năm tù, bị cáo Lê Thanh Tùng 12 năm tù. Đây là mức án thấp nhất trong khung hình phạt của Điều 79 Bộ luật hình sự.

Cháy nhà ở Sài Gòn, 6 người trong gia đình thiệt mạng

Cháy nhà ở Sài Gòn, 6 người trong gia đình thiệt mạng (VOA)

Cháy nhà ở Sài Gòn, 6 người trong gia đình thiệt mạng

Hôm 16/12, Đại tá Lê Tấn Bửu, Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) TP.HCM xác nhận với VOA có 6 người trong một gia đình ở Sài Gòn đã bị thiệt mạng trong ngôi nhà phát hỏa vào lúc nửa đêm 15/12.

Theo thông tin từ Đại tá Lê Tấn Bửu, ngôi nhà bị cháy nằm trong một con hẻm trên đường Lê Văn Sỹ, Q.3, TP.HCM. Ngôi nhà có 2 tầng nhưng chỉ có một cửa ra vào, vừa được sử dụng để ở vừa kinh doanh buôn bán.

Đại tá Bửu nói với VOA:

“Khi xảy ra sự cố cháy nửa đêm, nhà thì diện tích nhỏ, số người thì đông, chật hẹp, không có lối thoát nạn nên dẫn đến chết 6 người và 2 người bị thương. Đây là vụ cháy mà chết chủ yếu do ngạt khói và không có lối thoát, không kịp thoát ra từ ban đầu”.

Nạn nhân là hai vợ chồng chủ nhà và 3 con gái từ 1 – 7 tuổi, cùng với một cô cháu của chủ nhà.

Tin cho hay sau khi phát hiện có khói bốc ra từ ngôi nhà, một số người dân đã tìm cách dập lửa và giải cứu những người bên trong. Nhưng do hỏa hoạn xảy ra vào lúc người trong nhà đang say ngủ, ngôi nhà lại bị khóa trái nên chỉ có vài người ở tầng trên thức giấc và đã nhảy từ lan can xuống đất để thoát thân.

Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM cho biết thêm rằng có khá nhiều xe gắn máy trong ngôi nhà bị cháy đêm 15/12. Ông nói:

“5, 6 xe gắn máy nhưng để cùng một nơi, cạnh cửa ra vào. Khi xảy ra cháy thì có lượng xăng dầu từ các xe này. Hiện nay về nguyên nhân thì cơ quan chức năng chúng tôi đang điều tra làm rõ, nhưng xuất phát cháy là từ chỗ khu vực này”.

Đại diện cơ quan PCCC cho biết nhiều ngôi nhà trong địa bàn TP.HCM đã tồn tại từ rất nhiều năm, không tuân thủ các quy định về an toàn cháy nổ. Thêm vào đó, vì nhu cầu cuộc sống, nhiều người dân đã tự cải tạo nhà ở để sử dụng vào mục đích kinh doanh. Điều này dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ rất cao do các vật liệu, hàng hóa dễ cháy chứa trong nhà, cộng với việc sinh hoạt, bếp núc diễn ra trong một diện tích chật hẹp.

Đại tá Lê Tấn Bửu nói:

“Những ngôi nhà xây dựng sau này theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, thì tốt. Nhưng những ngôi nhà tồn tại từ trước thì cái này cần phải có sự cảnh báo và có các giải pháp”.

Giải pháp đầu tiên, theo Đại tá Bửu, là mỗi ngôi nhà nên trang bị các thiết bị chữa cháy tại nhà, học các kỹ năng thoát hiểm và kiểm tra thường xuyên những khu vực có các vật liệu dễ cháy, nhất là khi ngôi nhà được dùng thêm vào mục đích kinh doanh.

Ngoài ra, ông Bửu đề nghị với mỗi hộ dân:

“Phải có lối thoát nạn, thoát hiểm khẩn cấp. Lối thoát nạn khẩn cấp nghĩa là gì? Là trong bất kỳ điều kiện nào khi xảy ra sự cố, có thể anh trổ lên mái nhà để thoát đi. Có thể anh nhảy qua ban công sang nhà người kế bên. Có thể anh có một cái thang, thang cuốn hay thang dây…, để có thể từ trên thoát xuống, nhanh chóng ra khỏi vùng nguy hiểm”.

Về phía cơ quan chức năng, Giám đốc Cảnh sát PCCC TP.HCM nói sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc phòng cháy chữa cháy ở các hộ dân, đặc biệt là trong dịp cuối năm có nhiều tiệc tùng, lễ hội. Ông Bửu hứa sẽ kiên quyết xử phạt nặng đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm các tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy.

Ngoài ra, Đại tá Bửu khuyên người dân nên ghi nhớ số 114 và gọi vào số này càng sớm càng tốt khi phát hiện có hỏa hoạn.

Cũng tại TP.HCM ngày 16/12, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại một cây xăng gần chợ Hạnh Thông Tây, Q. Gò Vấp, khiến các tiểu thương và người dân xung quanh bỏ chạy tán loạn.

Thống kê của Cục PCCC cho biết chỉ trong 6 tháng đầu năm 2016, tại Việt Nam đã xảy ra hơn 1500 vụ cháy khiến 31 người tử vong, 181 người bị thương và gây thiệt hại về tài sản hơn 8 tỷ đồng.

Lời Qua Tiếng Lại

Lời Qua Tiếng Lại

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

Ảnh của tuongnangtien

tuongnangtien

 L.T.ĐTôi cùng vài đồng nghiệp (Phạm Trần, Ngô Nhân Dụng, Kami, Bùi Thanh Hiếu …) vừa bị Báo Nhân Dân – số ra ngày 2 tháng 12 năm 2016 –hài tội là “… xuyên tạc, vu cáo, vu khống, dựng chuyện … để gieo rắc thông tin bịa đặt, từng bước gây mơ hồ, hoang mang, làm xói mòn niềm tin vào Đảng, Nhà nước Việt Nam.”

Những lời cáo buộc nặng nề vừa nêu khiến tôi vô cùng lo sợ. Bị cơ quan ngôn luận chính thức của một quốc gia tầm cỡ (“kẻ thù nào cũng đánh thắng”) mang ra đấu tố mà không lo sao được? Phen này nếu không bị quần chúng nhân dân ném đá cho đến chết (e) cũng la lết, và hết đường về quê mẹ.

Đêm rồi sợ tới mất ngủ luôn. Nằm suy nghĩ miết tôi mới nhớ ra là mình có một bài viết cũ – trên trang talawas – lỡ ghi lại vài ba sự kiện về báo Nhân Dân, cùng với những lời bình hết sức vô tư và khách quan, chứ không hề “dựng chuyện” hay “vu cáo” gì (ai) ráo trọi. Xin phép được ghi lại trên diễn đàn này để rộng đường dư luận, cùng với hy vọng sẽ được công luận minh oan.

Trân Trọng

Tờ New York Times sống dở (chết dở) ở đâu không rõ, chớ ở xứ sở chúng em thì báo Nhân Dân vẫn in ấn đều đều, và vẫn sống hùng sống mạnh như thường lệ. Không tin cứ thử đọc qua “vài nét” về tờ Nhân Dân, qua http://www.nhandan.org.vn/vainet/ coi:

“Hiện nay, báo Nhân Dân có 5 ấn phẩm (sic) gồm: Nhân Dân hằng ngày, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hằng tháng, Nhân Dân điện tử tiếng Việt, Nhân Dân điện tử tiếng Anh.”

“Báo Nhân Dân hằng ngày có số phát hành khoảng 220.000 nghìn bản/ngày.”

“Báo Nhân Dân cuối tuần 16 trang  ra hằng tuần  khoảng 110.000 bản/kỳ. Báo Nhân Dân cuối tuần in tại Hà Nội, chuyển bằng máy bay, xe lửa, ô-tô đến các tỉnh, thành phố trong cả nước.”

“Báo Nhân Dân hằng tháng ra hằng tháng, mỗi số 48 trang, số lượng phát hành khoảng 130.000 bản/kỳ. Báo Nhân Dân hằng tháng in ở 2 nhà in: Nhà in báo Nhân Dân tại Hà Nội và Công ty in  Tạp chí Cộng sản, được vận chuyển bằng máy bay, xe lửa, ô-tô đi các tỉnh, thành phố trong cả nước.”

“Trụ sở chính Bộ Biên tập báo Nhân Dân đóng  tại: Nhà số 71, phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh, tại TP Đà Nẵng, tại TP Cần Thơ…”

“Ngày 21-8-1997, Thường vụ Bộ Chính trị T.Ư Đảng CS Việt Nam đã đồng ý cho phép báo Nhân Dân đặt cơ quan thường trú nước ngoài tại Paris (Pháp), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Bangkok (Thailand).”

“Báo Nhân Dân in tại 8 điểm in (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Định, Đác Lắc, Điện Biên), phát hành trên phạm vi toàn quốc và một số lượng nhất định được gửi ra nước ngoài.”

“Báo Nhân Dân phát hành theo cả hai kênh: Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPT) và hệ thống bán lẻ. Năm 1996 đạt 57,85 triệu tờ. Năm 2007 đạt 82,74 triệu tờ.”

Tờ báo bề thế và tầm vóc (tới) cỡ đó mà giáo sư Nguyễn Ngọc Lan, thuở sinh thời, trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFI, dám biểu là thiên hạ không ai thèm đọc báo Nhân Dân. Họ chỉ dùng nó vào những việc gia dụng khác: “I was reminded of the time when there was a severe shortage of paper across the country. People literally lined up daily to buy the inexpensive Nhan Dan for household uses.” (Robert Templer, Shadows And Wind. Penguin Group. New York:1988, 165). Dùng vô chuyện gì khác thì (dù có bị ra tấn) ổng cũng nhất định không chịu nói.

Người phương Tây thì khác. Họ không có thói quen nói năng úp/mở, hay “bóng và gió” như vậy. Tác giả cuốn sách dẫn thượng, Robert Templer – sau ba năm làm đặc phái viên cho A.F.P. tại Việt Nam, từ 1994 đến 1997 –  đã thản nhiên tuyên bố :

“Dân Việt dùng báo Nhân Dân để đi cầu, chớ còn tin tức thì họ nghe từ chương trình phát thanh tiếng Việt của đài BBC, RFI và VOA.” (Vietnamese may have found Nhan Dan useful in the bathroom, but for information they turned to their radios and the Vietnamese language services of BBC, RFI and VOA).

Những ý kiến vừa ghi, tất nhiên, chỉ là cái nhìn phiến diện và chủ quan của những cha nội thuộc loại phản động, hay bá vơ nào đó – kiểu như Nguyễn Ngọc Lan, Robert Templer… mà thôi. Báo Nhân Dân, chắc hẳn, phải có tác dụng và giá trị (đặc biệt) của nó mà “kẻ ngoại đạo” khó lòng nhìn ra được.

Cách đạy chưa lâu, qua BBC, tôi nghe nhà văn Đào Hiếu kể một chuyện vui và (chả hiểu sao) lại nghĩ ngay đến ông Tổng Biên tập của báo Nhân Dân:

“Có thằng nhà báo Pháp gặp tao nó hỏi: ‘Việt Nam hiện nay có mấy tờ báo và tạp chí?’ Tao đáp: ‘ Có chừng 700.’ ‘Ô thế thì báo chí Việt Nam thực là phong phú.’ Tao nói: ‘Coi vậy mà không phải vậy. Vì có 700 tờ báo nhưng chỉ có một ông tổng biên tập.’ Thằng Tây nó cười gần chết.”

Còn “mấy thằng làm báo Việt Nam” thì cũng gần chết (dù không cuời) khi phài làm việc với một ông TBT khổng lồ cỡ đó. Tuy có tên là ND nhưng (thiệt ra) đây là tờ báo của Đảng CSVN. Nó có nhiệm vụ chính là định hướng tư tưởng cho đảng viên và chỉ đạo nhận thức cho cả nước. Ngoài ra, nói một cách hoa mỹ, báo ND cũng là “kim chỉ nam” hay “ngọn hải đăng” cho cả ngàn tờ báo khác.”

Phải mở lại những chồng báo cũ – kể từ năm 1951 đến nay, trải qua những đời TBT Trường Chinh, Tố Hữu, Hoàng Tùng …  – mới thấy được hết công dụng của báo Nhân Dân trong công việc xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội ở… nước ta! Khi thì báo Nhân Dân cổ động chính sách Cải cách Ruộng đất hay Cải tạo Công Thương Nghiệp, lúc thì hô phong hoán vũ (”thay trời làm mưa,” “nghiêng đồng cho nước chẩy ra ngoài”) để đẩy mạnh phong trào Hợp tác xã Nông nghiệp …

Báo Nhân Dân còn đảm nhiệm một vai trò quan trọng khác nữa mà cỡ thường dân như ông Nguyễn Ngọc Lan, hay ngoại nhân như ông Robert Templer, còn lâu mới khám phá ra. Ông Bùi Tín, cựu phó Tổng Biên tập của tờ báo này cho biết: “Đây là một nền báo chí quan liêu, chuyên lên lớp, răn dạy, đe nẹt người đọc.” (Hoa Xuyên Tuyết, 2nd ed. Turpin Press. California: 1994, 42).

Nói tóm lại là răn/đe. Xin đơn củ một thí dụ về thứ ngôn ngữ đanh thép, đe doạ và qui chụp – theo tiêu chí “gắp lửa bỏ tay người” – của của báo Nhân Dân đối với những những đồng nghiệp (hay đồng chí) lỡ thò chân ra khỏi… lề bên phải:

“Năm 1956, Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, Phan Khôi lập thành một nhóm. Tháng 9-1956, dựa vào tiền bạc của những phần tử tư sản phản động, bọn chúng xuất bản tờ báo Nhân Văn… Báo Nhân Văn là tờ báo chính trị phản động. Mục đích của tờ báo này là nhằm khích động quần chúng chống lại chế độ dân chủ nhân dân… Sau khi báo Nhân Văn bị đóng cửa, bọn Nguyễn Hữu Đang và Thụy An vẫn cấu kết chặt chẽ với nhau và tiếp tục hoạt động gián điệp phá hoại.”

(Nguồn: Nhân Dân, Hà Nội, 21/01/1960, tr. 1, 6. Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn).

Nửa thế kỷ sau, vào ngày 27 tháng 4 năm 2009, trên báo Nhân Dân xuất hiện bài viết “Chung quanh vấn đề khai thác bô – xít ở Tây Nguyên” (của một ông hay bà Xuân Quang nào đó) để cổ vũ cho chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên – cũng cùng với cái giọng điệu “ngậm máu phun người” cố hữu:

Cần cảnh giác và có thái độ rõ ràng, kiên quyết với những mưu toan chính trị hóa vấn đề của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, muốn chia rẽ nội bộ chúng ta; xuyên tạc sự thật, lợi dụng những tình cảm thiêng liêng trong trái tim, khối óc mỗi người để kích động hòng thực hiện những mưu đồ xấu xa của họ.”

Lập trường của báo Nhân Dân rõ ràng (và hoàn toàn) không thay đổi nhưng thế thời thì đã đổi thay… tự lâu rồi. Cùng ngày 27 tháng 4 năm 2009, trên Blog Osin xuất hiện một bài viết ““Bauxite & Báo Nhân Dân” (của tác giả Huy Đức) để  đáp lại cái thứ ngôn ngữ lu loa, ngoa ngoắt của  Xuân Quang. Xin được trích dẫn đôi ba phản hồi ngăn ngắn, đọc được sau bài báo này:

– TRUNG NGÔN// 27/04/2009 3:03 am

Tôi rất bàng hoàng khi đọc ý kiến của tác giả Xuân Quang. Một tiếng nói lạc lõng cất lên giữa những tiếng lòng đang từng giờ lo lắng cho vận nước.

– cù nèo // 27/04/2009 // 3:10 am

Thằng Xuân Quang từ ngày hôm nay sẽ chính thức được gọi là thằng

bán nước cầu vinh.

– Hồ Quốc // 27/04// 4:37 am

Đừng tìm cách giữ đặc quyền đặc lợi cho mình và cho một nhóm người. Lòng dân đã không còn tin vào “Nhân dân” từ lâu rồi. Ít ai thích đọc, còn phát hành được chỉ vì không biết xấu hổ.

Cây gậy có tên gọi là báo Nhân Dân của Đảng CSVN, với thời gian, đã trở thành một… cây củi mục! Nó không còn có thể gây sợ hãi hay gây tai hại cho bất cứ  ai nữa.

Chuyện “báo hại” tới đây kể như đã (hoàn toàn) chấm dứt nhưng chuyện “báo cô” hay còn gọi là cách sống ký sinh thì ngó bộ còn lâu. Coi:

“Trụ sở chính Bộ Biên tập báo Nhân Dân đóng  tại: Nhà số 71, phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cơ quan thường trực tại TP Hồ Chí Minh, tại TP Đà Nẵng, tại TP Cần Thơ…”

“Ngày 21-8-1997, Thường vụ Bộ Chính trị T.Ư Đảng CS Việt Nam đã đồng ý cho phép báo Nhân Dân đặt cơ quan thường trú nước ngoài tại Paris (Pháp), Bắc Kinh (Trung Quốc) và Bangkok (Thailand).”

“Báo Nhân Dân in tại 8 điểm in (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Định, Đác Lắc, Điện Biên), phát hành trên phạm vi toàn quốc và một số lượng nhất định được gửi ra nước ngoài.”

Sản xuất giấy để… chùi thì chỉ cần nhà máy in là đủ. Chớ mắc mớ chi phải có trụ sở trung ương, cơ quan thường trực tại những thành phố lớn, và những cơ quan thường trú ở Paris, Bangkok, Bắc Kinh…?  Đã thế, còn khoe rằng báo Nhân Dân có “một số lượng nhất định được gửi ra… nước ngoài” nữa cơ! Nghe mà ớn chè đậu. Nói sợ ông Đinh Thế Huynh (đương kim TBT báo Nhân Dân) buồn lòng chớ ngoài những nước bạn bè thân thiết như Cu Ba,  Bắc Hàn ra, người dân ở bất cứ một quốc gia khác – kể cả dân Tầu –  không ai có đủ can đảm (dám) đụng tay vào tờ báo (thổ tả) này đâu!

Miền Trung hứng chịu nhiều trận lũ lụt lớn bất thường

Miền Trung hứng chịu nhiều trận lũ lụt lớn bất thường

Thanh Trúc, RFA

Nhiều khu vực của tỉnh Bình Định chìm trong nước lũ.

Nhiều khu vực của tỉnh Bình Định chìm trong nước lũ.

Courtesy of tintuc24h
Những cơn mưa lớn cộng thêm với nước xả lũ từ 14 đập thủy điện ơ thượng nguồn khiến nhiều nơi ở miền Trung bị ngập nặng, khiến nhiều người chết, giao thông tắc nghẽn, trường học công sở phải đóng cửa, lúa và hoa màu bị hư hại.

Nước ngập khắp nơi

Liên tiếp trong mấy ngày qua, các tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, Phú Yên, Gia Lai bị ngập sâu nghiêm trọng trên diện rộng.

Và đến ngày 14/12 vừa qua, các hồ chứa của các đập thủy điện miền Trung đạt dung tích nước 80 đến 100%. Báo chí trong nước đưa tin 14 hồ thủy điện ở Quảng Trị , Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngải, Bình Định  đang đồng loạt tháo nước khiến nhiều khu vực ở hạ lưu bị ngập nặng.

Mưa lớn kéo dài trong đêm 14/12 cũng làm quốc lộ 40B đoạn qua huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam bị sạt lở nghiêm trọng, đời sống cư dân bị đe dọa.

Ban chỉ huy Phòng chống Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn khu vực miền Trung – Tây Nguyên cho biết mưa lũ từ ngày 11/12 đến nay đã khiến ít nhất 9 người chết.

Bước sang ngày 15/12, dự báo khí tượng và thủy văn  khuyến cáo  mưa lớn vẫn tiếp tục. Tại Bình Định, Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã có cuộc họp khẩn, yêu cầu các địa phương triển khai phương án chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Thời gian di đời được chỉ thị phải kết thúc trước 7 giờ tối cùng ngày.

Trả lời Đài Á Châu Tự Do về tình hình tại chỗ, một nông dân ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, nói rằng nơi nào cũng ngập nước:

“Các xã đều ngập hết, ngập nhiều, chết người cũng có, hoa màu ngập rất nhiều. Hiện giờ nước ở mức báo động 3, từ Nghĩa Hành, Mộ Đức chỗ nào cũng bị ảnh hưởng lụt.”

Một cư dân khác ở Quảng Trị so sánh mức độ ngập sâu, ngập nông như sau:

“Ở Quảng Trị đợt này mưa cũng khá nhiều, các tỉnh khác thì có xả lũ nhưng Quảng Trị đợt này không xả lũ thanh không bị ngập lụt, chỉ các tỉnh phía Trung Bộ mới bị tình trạng vừa mưa mà vừa xả lũ.

Tại Quảng Trị nước bây giờ là nước ứ chứ nó không hẳn là nước lũ, chỉ sâm sấp mặt ruộng thôi, ruộng đã khái thác đó. Tình trạng nặng như vào trong Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Nha Trang. Ở Huế thì thành phố cũng bị ngập luôn, hai bên bờ sông Hương đều ngập cả. Nếu tình hình mưa cứ giữa mức cao như vậy thì có lẽ các đập sẽ tiếp tục xả lũ.”

Đồng loạt xả lũ

Việc 14 đập thủy điện miền Trung đồng loạt xả lũ càng khiến cho lũ lụt thêm nặng nề, người dân các vùng ngập lụt ở hạ du thêm khốn khổ.  Theo người dân địa phương, mực nước đang tiếp tục dâng cao tại Bình Định, Quảng Ngãi và Quảng Nam, hậu quả là thời vụ trồng trọt cũng như chăn nuôi mùa Đông của bà còn bị mất trắng.

xalu-622.jpg
Nước từ các cập thủy điện ở thượng nguồn xả lũ, cuồn cuộn đổ về hạ lưu gây ngập nặng. Courtesy of NLD

Một viên chức ở Quảng Nam, không muốn nêu tên, cho Đài Á Châu Tự Do biết:

“Xả đập trên sông Vu Gia tới 9 thủy điện luôn, từ A Vương, Sông Tranh 1, Sông Tranh 2, Sông Bung 1, Sông Bung 2, Đak Min 1, Đak Min 2.  Đủ các loại thủy điện hết nên dân bị nặng, mất trắng hết giống, khổ lắm.”

Đối phó cùng lúc với mưa lũ và lượng nước xả ra từ các đập thủy điện không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà của nhiều nước trên thế giới,  là giải thích của Giáo sư Tiến sĩ khoa học Phạm Hồng Giang, nguyên thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chủ tịch Hội đập lớn Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đập lớn thế giới, giảng viên Đại Học Thủy Lợi Hà Nội:

“Trân website của Hội Đập Lớn tôi đã có trao đổi một số lần, chỉ nói thêm rằng đối với các hồ, nhất là các hồ lớn, đều đã có qui trình vận hành trong mùa mưa lũ. Khi vận hành phải đảm bảo làm sao giảm nhẹ mức lũ dưới hạ du khi một con nước về, đồng thời cũng phải đảm bảo được lượng nước sử dụng trong mùa khô, thì qui trình đó đã có.

Thế thì  giữ nước rồi xả nước như thế nào thì theo qui trình, đồng thời có thông báo và có dự báo của khí tượng thủy văn, để biết trong thời gian sắp tới mưa lũ như thế nào.

Như vậy mình phải theo qui trình đó để vận hành cái đập. Thế còn việc kiểm tra trong thời gian vừa qua chặc chẻ đến đâu thì cũng phải chờ có thông tin hay số liệu đầu đủ đã.”

Đối với các đập thủy điện lớn có hồ chứa lớn, Giáo sư Tiến sĩ Phạm Hồng Giang nhấn mạnh, quan trọng nhất là phải có dự báo tốt, phải có sự tính toán xả lũ trong hồ trước để có dung tích trống cho đợt lũ tiếp theo:

“Theo đánh giá chủ quan của tôi  lượng lũ lớn và dồn đập cũng là  ảnh hưởng nhất định của sự thay đổi khí hậu. Nhưng dù sao sự an toàn của hồ cũng là quan trọng, có những biểu hiện không an toàn thì phải xả.   Đập mà không an toàn sẽ là thảm họa lớn ở hạ du.”

Theo dự báo từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ nay đến ngày mai 17/12, các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Ninh Thuận sẽ còn có mưa vừa và to, nhưng từ Đà Nẵng đến Phú Yên sẽ có mưa rất to khiến mực nước dâng cao trên các con sông những nơi này  và gây ra lũ quét cũng như đất truồi.

Hiện mức nước trên các sông ở Thừa Thiên Huế và Phú Yên cũng đang lên nhanh.

ĐỔI MỚI

ĐỔI MỚI

FB Vũ Thành Tự Anh

15-12-2016

Đúng ngày này 30 năm trước – 15/12/1986* – Đại hội Đảng VI chính thức khai mạc, mở ra vận hội đổi mới cho đất nước. Ngẫm lại thời đó, rào cản đổi mới chủ yếu nằm ở nhận thức giáo điều – giáo điều về “con đường đi lên CNXH”, về “làm chủ tập thể”, về “cải tạo công thương nghiệp” v.v. Vì vậy, đổi mới thời đó hay được quy giản thành “đổi mới tư duy”.

Ngày nay, cụm từ “đổi mới” vẫn thường xuyên được nhắc đi nhắc lại. Đến hẹn lại lên, cứ vào các năm chẵn chục, người dân lại nghe mỏi tai về thành tựu “mười năm đổi mới”, “hai mươi năm đổi mới”, “ba mươi năm đổi mới”. Song tinh thần đổi mới thực sự đã đi vào dĩ vãng. Cứ “đổi mới” theo kiểu phong trào và hô khẩu hiệu như hiện nay chỉ càng khiến “đổi mới” trở nên cũ kỹ, thậm chí phản tác dụng.

Cũng cần nói thêm rằng cải cách ở Việt Nam giờ đây rất khó vì nhất định sẽ phải trả giá – có cuộc đại phẫu nào mà lại không khó khăn, đau đớn. Nếu như trước đây khó khăn chủ yếu nằm ở thay đổi tư duy thì ngày nay, khó khăn còn nằm ở sự trỗi dậy càng ngày càng mạnh mẽ của các nhóm lợi ích bất chính hùng hậu, được hưởng đặc quyền và đua nhau tranh giành đặc lợi, với cái giá phải trả của đa số dân chúng và toàn nền kinh tế; và rồi không thể không kể đến những can thiệp và uy hiếp khôn lường của người láng giềng phương Bắc, kiên trì mục tiêu vì một nước Việt Nam nghèo hèn và nhược tiểu.

Cải cách chắc chắn sẽ rất gian truân, song cái giá phải trả cho sự trì hoãn cải cách còn lớn hơn gấp bội. Những tuyên bố cải cách đã có, không những thế còn khá đồ sộ. Vấn đề còn lại là hành động, là cải cách một cách thực chất, chỉ như vậy mới có thể khôi phục niềm tin của xã hội và củng cố tính chính đáng vốn đang bị xói mòn.

*Ghi chú: Đại hội đã họp trù bị từ ngày 5 đến 14/12/1986.

____

Đại Kỷ Nguyên

Có một thời như thế: cái đói thời bao cấp

Hà Phương Linh

7-8-2015

“Có 1 thời như thế” là chuyên mục của Thời Báo Đại Kỷ Nguyên phác họa lại một giai đoạn lịch sử đặc biệt của Việt Nam: thời bao cấp, với mong muốn thế hệ trẻ có cái nhìn sinh động và chân thực về quá khứ của nước nhà và cùng thế hệ trung niên, lão niên ôn lại thời dĩ vãng không thể quên của mình… 

Thời bao cấp với niềm mơ ước sinh tồn “Ăn no mặc ấm” thay vì “Ăn ngon mặc đẹp”

Ở thời nay, ăn mặc “sành điệu”, ăn uống “sành điệu”, chọn nhà hàng nào, thời trang nào… là thứ mà mọi người phải đau đầu suy nghĩ, người đơn giản hơn một chút thì phải là “ăn ngon mặc đẹp”…

Nhưng cách đây 30, 40 năm, vào những năm 70, 80 của thế kỷ 20, các thế hệ người Việt chỉ ước ao đủ ăn đủ mặc. Cái đói trường kỳ gặm nhấm tâm can và dạ dày khiến mọi suy nghĩ của một ngày chỉ xoay quanh vấn đề miếng ăn.

Thế nào là thời bao cấp?

h1                                                            (Ảnh: internet)

Thời bao cấp, với cách gọi nôm na trong người dân là “thời đặt gạch xếp hàng”, diễn ra từ năm 1957 tại miền Bắc, tới sau 4/1975 thì triển khai trên toàn quốc, mãi tới 4/1989 mới thực sự kết thúc. Giai đoạn này nằm trong ký ức không thể quên của thế hệ đầu 8X, 7X, 6X… Đây là một giai đoạn mà hầu hết hoạt động kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa do nhà nước kiểm soát, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản, không chấp nhận kinh doanh tự do.

Câu thơ lảy Kiều thời đó là một mô tả sinh động về thời bao cấp:

Bắt ở trần phải ở trần
Cho may-ô mới được phần may-ô

h1Áo may ô thời bao cấp đây! Mỗi năm được 2 chiếc!

Đối với các bạn trẻ hiện nay, làm sao có thể tưởng tượng được áo may-ô, một loại áo lót dùng cho nam giới, cũng thuộc loại hàng hóa cung cấp cho “nhân dân”. Vì thế mới gọi là… bao cấp.

Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê giải thích về định nghĩa “bao cấp”: “Bao cấp là cấp phát phân phối, trả công bằng hiện vật và tiền mà không tính toán hoặc không đòi hỏi hiệu quả kinh tế tương ứng”.

Đối với người dân, định nghĩa này đơn giản là:

Bao cấp là tất cả đều do nhà nước đứng ra bao hết, từ cây kim, sợi chỉ, que diêm cho đến lương thực hằng ngày… Lương hàng tháng của công chức nhà nước chỉ nhận được một phần tiền rất nhỏ, còn lại quy vào hiện vật thông qua chế độ cấp phát tem phiếu và sổ gạo.

Tất cả mọi hình thức kinh doanh đều được quản lý theo ‘mô hình xã hội chủ nghĩa’, hoàn toàn do nhà nước nắm giữ.

Nhà nước phân phối vài chục mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống như gạo, thực phẩm, chất đốt, vải vóc, pin, cho đến các tiêu chuẩn phân phối được mua bổ sung như xà phòng giặt, giấy dầu, xi măng, khung, săm, lốp xe đạp…

Cái đói đến “mờ mắt” thời bao cấp

Vì sao được nhà nước lo cho toàn bộ mà lại đói?

Toàn bộ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm và nhu thiết yếu cuộc sống là thông qua chế độ tiêu chuẩn tem phiếu có định mức cho từng đối tượng. Điểm đặc biệt là định mức này chỉ đáp ứng một phần cực nhỏ nhu cầu sinh tồn của 1 con người, cho nên mới tạo thành cái đói dai dẳng và trường kỳ tháng này qua năm khác.

Điển hình là một người dân tự do được tiêu chuẩn 1,5 lạng (150gr) thịt/tháng, tương đương với mức tiêu thụ thịt trung bình trong 1 ngày hiện nay của người trưởng thành.

Các cấp bậc cán bộ nhà nước được tiêu chuẩn cao hơn, từ 3-5 lạng/tháng (300gr-500gr), tùy cấp bậc.

Thông thường nếu chọn thịt thì thôi mỡ, vì chỉ được chọn 1 trong 2. Thời đó không có dầu ăn, phải dùng mỡ để xào, nấu nên mỡ rất quý. Các gia đình vì vậy thường hay chọn “mỡ” thay vì “thịt”, như vậy sẽ có tích cóp được 1 hũ mỡ dùng để chiên xào nấu một thời gian dài hơn là 3 lạng thịt tiêu chuẩn trong tháng.

Tuy nhiên, cán bộ cao cấp lại có tiêu chuẩn gấp 40 lần “nhân dân”: 6kg thịt/tháng. Nhiều người cũng thắc mắc vì sự chênh lệch quá lớn này.

Rau có tiêu chuẩn 3-5kg/người/tháng, trong khi nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cần từ 300gr-500gr/ngày.

Em bé dưới 1 tuổi cũng đói, vì tiêu chuẩn của em tất cả là 4 lon sữa đặc có đường “Ông Thọ” trong 1 tháng. Nên mới có cảnh các em bú “nước đường”, một điều mà thời nay dường như không thể tin nổi. Nếu mẹ của các em có giấy tờ chứng minh mất sữa hoàn toàn, thì em bé có khả năng sẽ nhận được 8 lon.

h14 lon 1 tháng thôi các bé nhé! Mẹ muốn pha sữa cho em sao thì pha…

Thậm chí có tiền vẫn phải chịu đói… vì không ai dám bán để mà mua!

Hàng hóa thời đó không được mua bán tự do trên thị trường như bây giờ, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác.

Trao đổi bằng tiền mặt bị hạn chế, nên có người thậm chí có tiền vẫn đói, vì không ai được phép “kinh doanh”. Không có những cái tên mỹ miều như bây giờ là “doanh nhân”, “hộ kinh doanh”, mà chỉ là “phe phẩy” hay “tư thương”, “chợ đen” … những từ mang hàm nghĩa rất tiêu cực và khinh miệt, nếu bị phát hiện sẽ bị công an bắt và tịch thu toàn bộ hàng hóa. “Siêu thị” hay “chợ” là những khái niệm gần như không tồn tại.

Câu nói “Có tiền mua tiên cũng được” ít nhất cũng không thể đúng ở thời bao cấp. Thời này, sổ gạo mới là thứ quan trọng nhất.

Từ sau 30/4/1975 – khi nền kinh tế đặc thù này áp dụng trên toàn quốc, những ai sống ở khu vực phía nam vốn quen với nền kinh tế tự do, chưa quen với cái “đói” trường kỳ của nền kinh tế bao cấp như ngoài bắc, bỗng đột ngột chịu “đói” đến hoảng hốt!

Sự thiếu thốn đi kèm chất lượng “thê thảm”

Sự thiếu thốn cũng đi kèm chất lượng “thê thảm”: gạo mốc xanh đen, gạo hẩm, bột mỳ mốc, rau vàng héo, thịt “bèo nhèo” (phần thịt “ngon” đã được chia chác cho mậu dịch viên và những “mối quan hệ” quen thân của mậu dịch viên).

Gạo thiếu, gạo mốc đen nên cơm thường xuyên là những bữa cơm độn mỳ sợi mốc, bột mì tồn kho (viện trợ từ Liên Xô), sắn khô xắt lát, ngô (bắp), bo bo (hạt lúa mì) hay gạo vỡ (gạo tấm)

Thịt quá ít, có cũng như không, nên thường đổi thành mỡ, để có cái xào nấu rau ăn dần. (Thời đó không có dầu ăn như bây giờ, thi thoảng cũng chỉ có chút dầu lạc (dầu đậu phộng) hôi khét).

Những câu vè thời đó nói lên giá trị của những mặt hàng trong thời bao cấp:

Nhất gạo nhì rau
Tam dầu tứ muối
Thịt thì đuôi đuối
Cá biển mất mùa
Đậu phụ chua chua
Nước chấm nhạt thếch
Mì chính có “đếch”
Vải sợi chưa về
Săm lốp thiếu ghê
Cái gì cũng thiếu…

Thảm họa “mất sổ gạo”

Tuy “phàn nàn” thiếu thốn như vậy, nhưng thời đó nếu để mất tem phiếu sẽ là thảm họa, so thảm họa này với cảnh thiếu thốn thường nhật thì thiếu thốn vẫn còn là “thiên đường”. Các thế hệ thời đó sẽ đứng trước nguy cơ nhịn đói cả tháng, đi xin, đi vay mượn lương thực, hoặc mua chui lại của “phe tem phiếu” (người tích trữ đầu cơ trái phép tem phiếu).

Vì vậy thành ngữ “Mặt như mất sổ gạo” trở nên vô cùng nổi tiếng thời bấy giờ, dùng để mô tả một  khuôn mặt ủ ê não nề không thể đau khổ hơn. Bởi vì thời đó, mất sổ gạo là cầm chắc nhịn đói! Nhịn đói không phải là một ngày hay một tháng mà có khi đến vài ba tháng. Bởi hành trình, thủ tục xin cấp lại cuốn “bảo bối quý giá” này khổ sở vô cùng. Suốt những ngày còn lại sẽ chạy vạy, vay mượn khắp nơi để sống sót qua ngày đoạn tháng.

Nạn ăn cắp diễn ra phổ biến và rất tinh vi, cũng khiến việc mất tem phiếu, mất sổ gạo diễn ra lại càng thường xuyên hơn.

Cảnh xếp hàng như chơi trò rồng rắn lên mây….

Muốn mua được lương thực thực phẩm, các thế hệ thời đó cần đi xếp hàng 3, 4 giờ sáng để giữ chỗ, phòng khi cửa hàng bán nửa chừng hết lương thực, thực phẩm. Người ta dùng những cục gạch, chiếc dép, mảnh gỗ để ‘xí chỗ’ khi cửa hàng chưa mở cửa và người thật sẽ đứng vào hàng khi mở cửa.

Thậm chí nếu xếp hàng đầu, nhưng cũng không bảo đảm là sẽ được mua trước, bởi vì nếu có những sổ thuộc dạng ‘ưu tiên’ hoặc ‘chen ngang’ do có móc ngoặc với nhân viên thương nghiệp, hoặc đơn giản là xếp hàng tới nơi mới biết đã bị ăn cắp tem phiếu hay sổ rồi.

Rất nhiều khi, mỏi mệt rã rời vì xếp hàng cả đêm, nhưng tới gần lượt, thì cánh cửa hàng mậu dịch sẽ sập xuống phũ phàng trước mặt cùng với câu nói lạnh băng của cô mậu dịch viên “HẾT HÀNG”… Vậy là lê bước về nhà để hôm sau đi xếp hàng tiếp…

Sáng kiến vĩ đại thời bao cấp: nuôi lợn trong nhà tắm hoặc 1 góc bếp căn hộ tập thể 20m2. h1Mậu dịch viên thời bao cấp- nghề đáng mơ ước nhất thời bấy giờ, vì đảm bảo có đủ miếng ngon cho nhu cầu sinh tồn của gia đình, và có thể mang “quyền lực” phân phát này để làm mưa làm gió….

Bụng đói cật rét: Không những đói mà còn rét, bụng càng đói thì lại càng rét

Không những đói, các thế hệ thời đó còn chịu rét, vì một năm tiêu chuẩn của một người được 5-7m vải để may quần áo, tương đương với định mức 2-3 bộ quần áo/năm. Nên cảnh mặc quần áo vá chằng vá đụp là điều hết sức thông thường.

h1                                        Hạnh phúc chờ đợi để được phân phát vải…

Đây được coi như một giai đoạn thất bại, yếu kém và tù đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20

h1                                  Chiếc xe đạp Favorit – niềm tự hào thời bao cấp.
h1                                                Bà mẹ và em bé thời bao cấp.
                            h1Bám thành tàu điện thời bao cấp, khỏi mất tiền mua vé.

“Cái nghèo” sinh ra “cái hèn”: Cái đói gặm nhấm mất lương tri và những điểm sáng sót lại của tình người thời nghèo đói..

Thế hệ trẻ thời nay sẽ không thể tưởng tượng nổi cảnh thìa nhôm ở cửa hàng mậu dịch ngày xưa của ông cha mình phải bị đục lỗ, và đĩa nhôm ở cửa hàng cũng phải bắt vít chết xuống bàn chứ không thể để tự do. Vì sao vậy?

Ở thời đó, người ta đã phải chấp nhận một nghịch cảnh của xã hội là: Cái đói dai dẳng, thật tàn nhẫn, đã gặm nhấm mất lương tri của nhiều người. Nạn ăn cắp vặt trở nên phổ biến toàn dân, nên các cửa hàng mậu dịch chỉ còn cách đó để tránh bị mất mát đồ đạc.

Ăn cắp thời đó đã trở nên rất tinh vi, tới nỗi hình thành nên một khái niệm là “nghệ thuật móc túi siêu đẳng”… Rất nhiều kẻ cắp lão luyện thường xuyên trà trộn vào các dãy xếp hàng rồng rắn lên mây, vờ như xô đẩy người khác hay bị xô đẩy, để rồi lợi dụng lúc xô đẩy đó mà áp sát đối tượng để “móc túi” một cách “nghệ thuật”.  Có quá nhiều người thời đó xếp hàng, mặc dù rất cẩn thận giữ chặt phiếu rồi, mà tới khi đến lượt mua hàng thì phiếu đã không cánh mà bay… Khuôn  mặt đầy nước mắt của họ vào thời khắc đó khốn khổ đáng thương hơn bất cứ điều gì… nhịn đói rồi…

Căn bệnh ganh tỵ và kèn cựa cũng trở nên trầm kha hơn ở các cơ quan đoàn thể vì sống theo chế độ tập thể khiến ai cũng coi sự công bằng tuyệt đối là một chân lý, họ bị méo mó tính cách vì tin vào điều đó.

Nhưng một điểm sáng của thời đó so với thời nay mà người ta vẫn nhận thấy đó là tình người, tuy có ganh tỵ và kèn cựa nhau vì miếng cơm manh áo, nhưng người với người cũng vẫn thường hay đối xử tốt bụng, nâng đỡ nhau, sẵn lòng giúp đỡ nhau và “coi việc của bạn như việc của mình…” Nhờ giữ chỗ xếp hàng, nhờ đặt gạch, nhờ bơm xe vá xe đạp, nhờ trông hộ nhà, nhờ trông con nhỏ …vv, nhiều cái nhờ vả thời bao cấp mà không còn tồn tại ở thời nay trong cuộc sống hiện đại mà ai cũng quay cuồng với các vấn đề riêng của cá nhân….

h1

Cặp lồng cơm- vật bất ly thân phổ biến của các công chức khi đi làm.

Những câu chuyện không thể tin nhưng có thật thời bao cấp về cái đói: Xin lỗi lợn!

Các câu chuyện bi hài có thực 100% về cái đói thời bao cấp do bác Trần Thị Thúy Nga ở Hà Nội kể lại cho phóng viên Đại Kỷ Nguyên:

Ở một đơn vị quân đội, giống như mọi đơn vị khác, có tình trạng nuôi lợn để tăng gia thời bao cấp. Thời đó chưa có cám công nghiệp, toàn bộ thức ăn cho lợn phải dựa vào nguồn cơm thừa canh cặn của bếp ăn tập thể. Thông lệ là phần “cơm cháy” ở đáy nồi cơm của bếp ăn tập thể là để dành cho lợn. (Thời đó không có nồi cơm điện chống dính, nên nồi cơm luôn có cháy)

Nhiều lần nhà bếp bỗng thấy cháy nồi cơm cứ bị “biến mất”, nên đã quyết định “điều tra”, “rình” để bắt kẻ tội phạm.

Cuối cùng kẻ tội phạm là một anh lính trẻ đã bị bắt. Vì quá đói trường kỳ, nên anh đã làm liều, đi ăn vụng cháy dành cho lợn hết lần này đến lần khác.

Hình thức kỷ luật áp dụng cho anh là: Tới chuồng lợn và xin lỗi lợn nhiều lần..

1 con vịt cỏ 7 lạng cho 200 người ăn và phương châm “Sống cùng sống, chết cùng chết” thời bao cấp

Đó là câu chuyện thời sinh viên của bác Nga. Bếp ăn tập thể sinh viên thời đó lâu lâu có bữa gọi là “cải thiện”, tức là có “thịt” chứ không chỉ rau và muối như thường lệ. Các sinh viên năng động phải tham gia vào công tác hậu trường nhà bếp. Lần ấy bài toán nhà trường đưa ra quá khó khăn cho bác. Món cải thiện cho bếp ăn của trường là một chú vịt cỏ bảy lạng gồm cả xương sau khi bỏ lông. Bài toán là số thịt này nhất định phải được chia đều cho các suất ăn của 200 sinh viên. Làm thế nào đây để đạt được sự công bằng? Các phương án luộc, xào, nấu… đều không thể khả thi.

Vắt óc mãi không thể tìm ra phương án phân chia công bằng, cuối cùng 1 tia sáng cũng phải lóe lên: băm (bằm) toàn bộ con vịt cỏ nhỏ bé đó, bằm cả xương, tới mức li ti như vụn bột, sau đó cho vào nấu canh toàn bộ. Cuối cùng các sinh viên không thể nào nhận ra một dấu tích gì của món “Thịt vịt cải thiện” của nhà trường trong suất ăn tập thể, vì đã bị bằm quá li ti và tan biến mất trong một nồi canh quá lớn cho 200 người ăn… Các sinh viên không phải tranh giành hay kèn cựa, kiện cáo nhau nữa…

Mời độc giả cùng Đại Kỷ Nguyên ôn lại những kỷ niệm khó quên thời bao cấp, bằng cách chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện bi hài của mình qua hòm thư: contact@daikynguyenvn.com

Loạt ảnh về cửa hàng và tem phiếu thời bao cấp

Xếp hàng gửi xe trước khi vào mua hàng.
Cảnh mua bán tại  một quầy hàng mậu dịch Nhà nước.
Các mậu dịch viên chuẩn bị hàng hóa, giá cả trước khi phục vụ người dân.
Mua đồ gia dụng.
Quầy bán vải.
Khu vực bán dép, guốc nhựa.

Tiền mặt hạn chế sử dụng ở thời kỳ này, thay vào đó là hình thức tem phiếu.
Đài phát thanh là một thứ hàng xa xỉ ngày đó.
Phiếu mua thịt.
Phiếu mua vải. Mức mua giới hạn nhiều nhất là 1 mét, và tối thiểu là 10 cm.
Tem lương thực có thể đổi lấy các loại lương thực như: gạo, sắn, ngô, khoai tây, hạt lúa mỳ… với trọng lượng tương đương ghi trên tem.

 

Có thể mua các phụ tùng xe đạp bằng tấm phiếu này.
Tem lương thực trị giá mua cho 25 gram lương thực.

  

Phiếu mua chất đốt và tem đường. Với phiếu mua chất đốt thì có thể sử dụng để mua: dầu hỏa, củi, than… Mỗi lần sử dụng, mậu dịch viên sẽ cắt bỏ một ô trên tờ phiếu tương ứng với số lượng mua.
Sổ mua lương thực hay còn gọi là sổ gạo, thời kỳ này viên chức Nhà nước chỉ được mua 13,5kg/1 tháng. Thuật ngữ ‘buồn như mất sổ gạo’ xuất hiện từ đây: Mất sổ gạo còn quan trọng hơn cả việc mất tiền vì có tiền cũng không mua được gạo, dù là gạo đỏ, đầy thóc và sạn!

 

Quy định của Nhà nước trong việc dùng tem phiếu.
Một bài báo về chỉ dẫn mua hàng tết bằng tem phiếu.