Nguyễn Anh Tuấn, chính khách tương lai của Việt Nam.

From facebook:  Hoang Le Thanh added 4 new photos — with Phan Thị Hồng and 13 others.
Nguyễn Anh Tuấn, chính khách tương lai của Việt Nam.

Trong muôn ngàn câu chuyện của người đấu tranh cho Việt Nam tự do, dân chủ và nhân quyền thì thời gian qua có một chàng thanh niên đã dấn thân cho lý tưởng này một cách thầm lặng nhưng đầy quyết liệt và hiệu quả.

Sinh năm 1990 tại miền Trung của Việt Nam, Nguyễn Anh Tuấn lớn lên tại vùng đất anh hùng của con sông Hàn thơ mộng, nơi có những dãy núi trập trùng Tiên Sa, nơi có Ngủ Hành Sơn kỳ vỹ.

Với tư chất thông minh và bản lĩnh của một thanh niên, cùng với tư tưởng tiến bộ của một thế hệ tri thức trẻ suy tư trước “nỗi nước nhà”, chàng trai ấy đã tự thắp sáng cho mình ngọn đuốc tìm đường giải phóng cho quê hương, cho Dân tộc trước những thực trạng bất công của xã hội, những vi phạm nhân quyền trắng trợn của chế độ cộng sản đang cai trị độc tài trên quê hương, những tụt hậu kinh tế xã hội, những yếu kém về an sinh cộng đồng.

Nói về Nguyễn Anh Tuấn phải nói đến tư chất của một người con miền Trung đầy nghị lực, kiên cường và thông minh khi mà năm 2008 Tuấn đã thi đậu thủ khoa Học Viện Hành Chính Quốc Gia. Trong suốt quá trình học tập, Nguyền Anh Tuấn đã khẳng định mình với khả năng hùng biện, thái độ điềm đạm,… điều mà một chính khách thực thụ phải hội đủ.

Nhận thấy điều này, Đảng CSVN muốn kết nạp Đảng cho Nguyễn Anh Tuấn, nhưng dường như cái nhận thức trong tư duy ấy đã nâng tầm hơn cho Nguyễn Anh Tuấn khi quyết định làm “đơn tự thú” đề nghị Viện kiểm sát bắt Tuấn với lý do “Lưu trử tài liệu tuyên truyền chống nhà nước CSVN”.

Gạt bỏ những ích kỷ hẹp hòi cho bản thân, gạt bỏ những tư tưởng củ kỷ, vượt qua những sợ hãi thông thường,… Nguyễn Anh Tuấn cương quyết thách thức với điều luật 88 BLHS của Nhà nước XHCN Đảng CSVN để đương đầu với một điều luật vô lý đã dẫm đạp lên “xu thế Dân chủ” của Thế giới. Nhận thấy rằng chỉ có một đất nước Dân chủ với nhà nước Pháp quyền mới có thể mang lại một Việt Nam cường thịnh, và Nguyễn Anh Tuấn đã hành động cương quyết.

Năm 2012 sau khi tốt nghiệp xuất sắc với chuyên ngành Hành chính công, chàng trai trẻ mang một nhiệt huyết và lên đường bôn ba khắp Thế giới nhằm tìm kiếm sự trải nghiệm cũng như học hỏi thêm con đường đấu tranh Dân chủ cho Việt Nam. Qua 20 Quốc gia trong suốt 3 năm, Nguyễn Anh Tuấn nhận được nhiều sự nể trọng của các chính khách Quốc tế và kể cả những người đấu tranh trong nước.

Con đường Dân chủ quả thực gian nan, khi mà ngày trở về với mong muốn xây dựng một tiến trình Dân chủ cho Đất nước thì Nguyễn Anh Tuấn lại bị bắt trên chính quê hương xứ sở của mình. Việc bắt bớ câu lưu của những người CSVN cho thấy rõ thái độ kiên quyết và dứt khoát của Nguyễn Anh Tuấn trước bạo quyền và độc tài cộng sản là một hành động đáng được lưu vào lịch sử đấu tranh chống độc tài cộng sản của Việt Nam.

Khi viết những dòng này, chúng tôi những người luôn mong muốn một quê hương tươi đẹp, một Việt Nam cường thịnh để “cho mai sau cháu con muôn đời, lòng tự hào hai tiếng Việt Nam” cảm thấy thán phục và biết rằng Dân tộc Việt Nam sẽ chẳng bao giờ chịu đầu hàng khuất phục trước những bất công, những bạo quyền, độc tài cũng như giặc ngoại bang, và cũng muốn nói với Thế giới rằng “Dân tộc Việt phải là một Dân tộc oai hùng, yêu hoà bình”

— Dân Trí Việt —

Ảnh 1: Nguyễn Anh Tuấn tham dự và phát biểu tại các cuộc hội thảo quốc tế.

Ảnh 2: Nguyễn Anh Tuấn tại Hội thảo Geneva tháng 2/2014. Ảnh VietnamUPR.

Ảnh 3: Một status tố cáo sự dối trá bằng chính trải nghiệm bôn ba của mình.

Ảnh 4: Giấy Chứng chỉ Thành tích từ Hiệp hội Văn phòng Luật sư Australia (nước Úc).

http://dantriviet.org/…/nguyen-anh-tuan-chinh-khach-tuong-l…

Image may contain: 1 person
Image may contain: 1 person, sitting
Image may contain: text
Image may contain: 1 person, text

CÁ CHẾT: CÀNG CÔNG BỐ CHẬM…CÀNG CHẾT

From facebook :Hoang Le Thanh added 2 new photos.

 CÁ CHẾT: CÀNG CÔNG BỐ CHẬM…CÀNG CHẾT

BBC, 2 tháng 6 2016

Càng trì hoãn công bố nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt, thì người dân càng sẽ càng ‘uất ức’ và chính quyền càng bất lợi, một nhà hoạt động xã hội từ Việt Nam nói với BBC vào thời điểm gần tròn hai tháng xảy ra vụ thảm họa ô nhiễm nghiêm trọng.

“Thời gian càng kéo dài như thế này, người khổ nhất vẫn là người dân và những uất ức này nó vẫn cứ dồn nén lại dần, thì có thể nó còn gây ra những hệ lụy còn nghiêm trọng hơn. Do đó trước sau gì, tôi nghĩ họ cũng phải công bố nguyên nhân nào đó”.
Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn

Bình luận về ý kiến của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam về nguyên nhân vụ cá chết tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ hôm 02/6/2016, ông Nguyễn Anh Tuấn, một nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam, người vừa có một tháng tới huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, miền Trung Việt Nam để điều tra độc lập, nói:

“Tôi thấy rằng, kể từ khi ông Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Võ Văn Tuấn trả lời một phóng viên của VTV, khi chị phóng viên này nhắc đến chuyện kim loại nặng, ông bảo rằng hỏi như thế là gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, thì tôi đoán rằng có thể có một sự thật nào đó rất là lớn.

“Nó có thể gây ra những ảnh hưởng, những biến động lớn và như vậy họ (chính quyền) kiên quyết, họ giữ đến cùng, dĩ nhiên là thời gian không đứng về phía họ.

“Thời gian càng kéo dài như thế này, người khổ nhất vẫn là người dân và những uất ức này nó vẫn cứ dồn nén lại dần, thì có thể nó còn gây ra những hệ lụy còn nghiêm trọng hơn. Do đó trước sau gì, tôi nghĩ họ cũng phải công bố nguyên nhân nào đó”.

“Chưa có ngay niềm tin”

Theo nhà hoạt động, ngay cả khi chính quyền ngưng ‘trì hoãn’ và công bố nguyên nhân, thì có thể người dân chưa ‘có ngay một niềm tin’, ông Nguyễn Anh Tuấn nói:

“Tuy nhiên với cách làm của họ như hiện nay tôi nghĩ sẽ rất là khó để họ (người dân) có thể có một niềm tin ngay khi mà họ (chính quyền) công bố kết quả, bởi vì những chuyện đã qua, những chuyện cấm tin nhắn, những từ khóa nhạy cảm, ví dụ như là chặn Facebook, rồi chuyện như là chỉ đạo không cho báo chí về thực địa để khai thác những hướng thông tin liên quan tới thảm họa, dần nó xói mòn niềm tin trong công chúng.

“Cho nên tôi nghĩ là ngay cả khi bây giờ người ta công bố nguyên nhân thì cũng khó có thể thuyết phục được người dân cho lắm và thêm nữa ngay trong lý do mà họ đưa ra để trì hoãn việc công bố, thì tôi thấy nó cũng không ổn.

“Tức là nếu như anh cần sự phản biện, nếu như anh nghĩ rằng mỗi bộ ngành có những hướng phân tích khác nhau, thì vì sao anh không đưa hết tất cả những thông tin đó, buổi phản biện đó, anh tổ chức những buổi phản biện công khai, để cho báo chí vào dự, để cho mỗi bộ được trình bày quan điểm của họ, những hướng phân tích của họ?

“Tất cả mọi thứ công khai lên, dưới ánh sáng của sự công khai minh bạch thì nó mới có thể có niềm tin, còn bây giờ anh bảo rằng có nhiều quan điểm khác nhau cần phản biện, mà anh không công khai tất cả những quan điểm đó ra, thì tôi nghĩ đó chỉ là một cách nói để câu giờ, để kéo dài thời gian.”

Trì hoãn, câu giờ?

Theo nhà hoạt động, người vừa công bố hàng loạt clips mà ông và nhóm điều tra độc lập đã thực hiện khi phỏng vấn người dân ở huyện Kỳ Anh trong một tháng, thì chính quyền vẫn đang muốn ‘trì hoãn, câu giờ’ hay là ‘kéo dài thời gian’, ông Nguyễn Anh Tuấn nói tiếp:

“Mà thực sự từ lúc cá chết đến bây giờ, mọi hành động đều có ý nghĩa là kéo dài thời gian. Khi mà họ càng dùng những cụm từ như là quyết liệt, thì cuối cùng mục đích cũng chỉ là trì hoãn càng lâu càng tốt thôi,” nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn nói với BBC.

Hôm thứ Năm, truyền thông Việt Nam đưa tin về cuộc họp báo của Chính phủ, trong đó có nội dung trả lời câu hỏi của truyền thông Việt Nam về vụ cá chết hàng loạt, báo Tuổi trẻ Online ngày 02/6 tường thuật:

“Về nguyên nhân cá chết chưa thể công bố, Bộ trưởng Thông tin – truyền thông Trương Minh Tuấn nói rõ thêm: các nhà khoa học nỗ lực tìm ra nguyên nhân và đã sớm tìm ra nguyên nhân. Nhưng việc điều tra cá chết là nhiệm vụ của nhiều cơ quan nên còn nhiều ý kiến khác nhau vì thế cần phải rốt ráo xác dịnh nguyên nhân.

“Các cơ quan phải điều tra đầy đủ các bằng chứng pháp lý về môi trường xem các tổ chức, cá nhân có vi phạm không. Quan điểm của Chính phủ là bất kỳ tổ chức, cá nhân nào vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh. Cho nên, cần phải có thời gian kỹ lưỡng để có kết luận xác thực.

“Vụ cá chết là một sự cố môi trường nghiêm trọng. Dư luận quan tâm là hoàn toàn chính đáng. Chính phủ cầu thị lắng nghe ý kiến và có trách nhiệm minh bạch thông tin”, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn được tờ báo mạng trích lời, nói.

Ảnh 1: Nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn cho rằng càng chậm công bố nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt thì càng bất lợi cho chính quyền. Nguồn: BBC

Ảnh 2: dân Việt Nam phản đối vụ ô nhiễm làm cá chết hàng loạt. Ảnh: internet

http://www.bbc.com/…/…/06/160602_nguyenanhtuan_massfishdeath

Image may contain: 1 person, screen and indoor
Image may contain: one or more people, tree and outdoor

 

6 PHÁT BIỂU “BẤT HỦ” CỦA CỰU TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÊ DUẨN.

From facebook :  Inna Lyna shared Like cho VIỆT NAM‘s photo.
Image may contain: 1 person, text
Like cho VIỆT NAM

[Có thể bạn không biết] 6 PHÁT BIỂU “BẤT HỦ” CỦA CỰU TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÊ DUẨN.

1/ Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước do dân và vì dân chứ không phải là nhà nước tư bản của giai cấp tư sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà nước XHCN chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ.

2/ Tôi hỏi thì nói không có tiền. Kìa, không có thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ?

3/ Chế độ ta là chế độ chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết phải là đường lối của giai cấp vô sản. Cốt tủy của chuyên chính vô sản là ở đó chứ không phải là ở chỗ sử dụng bạo lực. Đường lối đó là sự kết hợp lý luận Mác – Lê Nin với thực tiễn cách mạng của nước mình. Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và hợp tác với ai cả. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là: nhất thiết phải xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa bỏ chế độ sản xuất cá thể, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhất thiết phải làm thế, không cho phép ai đi ngược lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó nhất thiết phải là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Không ai được chống lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bị bắt. Đó là chuyên chính.

4/ Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể.

5/ Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta.

6/ Chúng ta cứ việc khai thác rừng nay mai đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc trồng rừng dễ như­ trở bàn tay. Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, họ trồng rừng chỉ trong mấy năm mà cây to như thế này này.

Nguon: Bộ trưởng Bộ Y tế hãy từ chức
@botruongytetuchuc

BẠO LỰC KHÔNG LÀM TA KHUẤT PHỤC

From facebook:  Nguyễn Hồ Nhật Thành

BẠO LỰC KHÔNG LÀM TA KHUẤT PHỤC

“Anh ơi, công an đứng ngoài đập cửa đòi kiểm tra”- Đây là lời nhắn của bạn trẻ đang tham gia chương trình đào tạo nhà hoạt động xã hội trẻ do tôi quản lý. Ngay lập tức, tôi chạy đến gần khu vực các bạn ở để theo dõi tình hình, vừa ngồi trong quán cà phê được 15 phút thì bất ngờ tôi bị một nhóm hơn 10 người tấn công từ phía sau, tay tôi bị bẻ ngược ra sau cùng lúc với những đòn đánh đá liên hồi vào đầu, ngực và lưng. Một kẻ cao lớn rút súng ra chỉa vào màng tang bên phải đầu tôi, xoáy sâu khẩu súng trên tay và nói: “Mày mà chống cự là tao bắn mày, ĐM mày dám đào tạo hả!”. Tiếp đó anh ta đập đầu tôi vào mặt bàn và lôi ra, lấy một cái áo khoát trùm kín mặt tôi lại và đưa lên xe chở đi. Đó là vào lúc 15h30 ngày 26/12/2016.

Họ đưa tôi đến một đồn công an phường, vì bị trùm kín mặt nên tôi không biết là phường nào. Sau khi họ thả ra vào nửa đêm cùng ngày thì tôi mới biết đó là công an phường Tân Mỹ, quận 7.

Nhân viên an ninh tên Bình, người luôn theo dõi tôi từ năm 2011, kể từ những cuộc biểu tình chống sự bành trướng Trung Quốc mà tôi tham gia, cũng là thời điểm khiến tôi thay đổi nhận thức của tôi về tình hình đất nước. Bình nhận bàn giao tôi từ tay nhóm đã bắt cóc tôi về đây và đưa tôi lên lầu 2 cùng với hai thanh niên trong dáng vẻ côn đồ, lăm le cây gậy làm bằng nhựa dẻo, loại hung khí đánh người gây nội thương mà không để lại nhiều vết tích bên ngoài. Tôi đoán chắc đây cũng một trong nhóm hơn 10 người đánh hội đồng tôi lúc nãy.

Bình ra vẻ quan tâm hỏi han về sức khỏe, gia đình tôi. Theo phép lịch sự tôi cũng trả lời, khi tôi im lặng trước những câu hỏi lãng xẹt thì tên côn đồ cầm cây nhựa dẻo đưa lên tỏ vẻ hăm họa sẽ đánh nếu tôi không nói. Máu nóng trong người tôi trỗi dậy, tôi nhìn thẳng vào mặt tên côn đồ đang hăm dọa và nhấn mạnh giọng nói theo ngôn ngữ của họ: “Tao thích thì tao nói, còn đéo thích thì tao sẽ im lặng, mày ngon thì đánh tao đi, loại tụi mày chỉ được cái ăn hôi đánh hội đồng. Nếu bản lĩnh thì mày với tao đánh tay đôi!”. Sau đó, hai tên côn đồ bị đuổi ra ngoài, hai an ninh khác vào phòng tỏ vẻ xoa dịu. Vậy là dùng tính cương trong những tình huống này là hợp lý, từ đây tôi giành lại thế chủ động trong hoàn cảnh này, ít nhất là làm chủ cái miệng của mình.

Một nhân viên an ninh khác vào phòng, người này xưng tên là Đại, có thể thuộc Bộ công an vì theo Bình nói thì vụ đào tạo này của tôi Bộ trực tiếp chỉ đạo. Ngay từ đầu Đại đã phủ đầu bằng cách chụp mũ bằng giọng điệu rằng tôi nhận tiền từ các “thế lực thù địch nước ngoài” nhằm âm mưu xây dựng lực lượng để lật đổ chế độ. Đại nói liên hồi tầm 20 phút trong khi tôi vẫn giữ quyền im lặng. Sau cùng Đại nài nỉ tôi nói về quan điểm của mình sau những gì Đại trình bày về nhận định đối với tôi của Bộ công an qua lời diễn giải của Đại. Lúc này, tôi mới bắt đầu nghĩ đến việc nói.

Tôi mở đầu bằng việc hỏi Đại có gia đình chưa?

Có rồi – Đại trả lời.

Vậy anh có con chưa? – Tôi hỏi tiếp

Có một đứa – Đại trả lời

Tôi cũng có một đứa con giống anh, và tôi không muốn tương lai của con tôi phải sống trong tình trạng xã hội như tôi đang sống. Tôi muốn tương lai của con tôi phải sống trong một môi trường bình đẳng và tự do, nơi mà mọi người đều có cơ hội tiếp cận giáo dục và công việc bằng nhau mà không phải bị phân biệt bởi sự giàu nghèo, bởi quan hệ, bởi lý lịch gia đình. Tôi nghĩ anh cũng muốn như vậy mà phải không? Đại hơi lựng khựng một lúc và không trả lời.

Đất nước này phải thay đổi tốt hơn, đó là điều chắc chắn. Anh muốn sự thay đổi đó sẽ diễn ra trong hòa bình hay bạo động và hỗn loạn? Tôi không chờ anh trả lời và tiếp tục nói, hơn ai hết tôi thực sự muốn sự thay đổi của đất nước mình diễn ra trong hòa bình, không ai muốn đi chống phá đất nước của tổ tiên, của nơi mình sinh ra như các anh thường quy chụp. Và đó là những lý do chính khiến tôi muốn hoạt động, tôi muốn góp chút sức mình vào sự thay đổi xã hội thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức mà tôi đã trải qua với những người quan tâm và muốn hành động. Đây là việc đào tạo những kiến thức nền tảng về lịch sử, hiến pháp, pháp luật và dân quyền chứ đâu phải huấn luyện bắn súng hay ôm bom đâu mà mấy anh phải lo? Với lại, hạng tép riu thân thế không có như tôi thì làm gì ảo tưởng đến mức có thể lật đổ được một chế độ với lực lượng hùng hậu công an và quân đội với vũ khí bạo động trong tay? Các anh ảo tưởng về tôi quá rồi!

Đại nói rằng đó không phải là bản chất vấn đề. Bản chất vấn đề là tôi đã làm sai luật. Tôi nhấn mạnh rằng tôi không hề sai luật, đó là quyền tự do hội họp và học tập được quy định trong phần Dân quyền được ghi trong hiến pháp. Lỗi là do quốc hội của các anh đã không luật hóa và thi hành. Nếu anh nói tôi sai thì tôi sai ở đâu, luật nào? Việc tôi âm thầm hoạt động đào tạo chẳng qua là vì sợ các anh phá hoại thôi. Như tôi đã từng thực hiện chương trình Khơi Nguồn Tri Thức vào đầu năm 2012 bị các anh phá không thương tiếc.

Thấy không còn gì để nói với tôi nên Đại nói ngang rằng mày không muốn sống đất nước này thì mày đi đi chứ đừng làm tay sai bán nước, chống phá đất nước. Tôi nhìn thẳng mặt Đại và nói: Tại sao tôi phải đi? Đây là nhà tôi, là đất nước tôi, và tôi sẽ sống chết ở đây, tôi phải được tự do trên đất nước của mình!

Không khí trở nên căng thẳng thì tôi chốt lại một câu cuối rằng đó là tất cả những quan điểm của tôi để các anh hiểu rõ, còn từ giờ phút này trở đi tôi sẽ im lặng, nếu các anh muốn bắt giam, cầm tù thì cứ việc lập hồ sơ rồi tự làm án.

Tôi bắt đầu ngồi thiền và thinh lặng.

Đến 11h30 tối thì Bình yêu cầu tôi đứng dậy đi, tôi tưởng sẽ đưa về Bộ nhưng không phải, họ để tôi về nhà. Trước khi về thì một an ninh cầm điện thoại quay phim và hỏi tôi tự về được không. Tôi trả lời được nhưng trong lòng gợi lên một điều gì hơi bất an, vì tôi biết họ sẽ không đơn giản thả ra như vậy.

Tôi đứng đón taxi hơn 30 phút, đúng 12h lên xe, định lấy điện thoại liên lạc báo cho bạn bè biết để an tâm mới phát hiện là điện thoại không mở nguồn được. Sáng hôm sau đi sửa thì mới biết là điện thoại tôi bị ngâm nước rất lâu đến nổi pin nở phình ra. Có lẽ họ thù vặt vì không xâm nhập được điện thoại tôi nên phá hoại cho bỏ tức.

Ngồi trên taxi tôi vẫn cảm nhận được điều xấu gì đó đang đến. Xe đi đến đoạn đường Nguyễn Văn Linh, khu vực Phú Mỹ Hưng thì có một thanh niên đi xe máy Air Black lên đánh võng trước đầu xe buộc xe phải chạy chậm lại. Đến đoạn đèn đỏ thì một nhóm gần 20 người đi trên 10 xe máy áp sát vào taxi, 5 xe máy dàn hàng ngang để chặn người đi đường từ xa, 5 xe còn lại đến gần xe taxi đập cửa yêu cầu taxi mở cửa và lao vào tấn công tôi. Họ lôi tôi ra khỏi xe và đánh đập hội đồng. Lúc này tôi chỉ kịp ôm đầu và mặt để bảo vệ phần chính và đành chịu những đòn hiểm của họ vào phần ngực và lưng. Họ đánh tôi trong khoảng 10 phút đến khi tôi nằm giữa đường mới bỏ đi. Tôi ngồi dậy nhìn trong đoàn người đi qua thì thấy hai công an sắc phục và dân phòng lướt ngang như không có chuyện gì. Tôi đã rướm nước mắt, không phải vì đau, mà vì đây là thực trạng cai trị bằng bạo lực của chế độ này mà cả ngày hôm nay tôi đã trực tiếp trải nghiệm.

Ngay lúc này, tôi biết tôi sẽ còn phải nổ lực nhiều hơn để tương lai không còn những tình trạng tương tự với những người quan tâm đến tình hình đất nước và mong muốn hoạt động để thay đổi xã hội như tôi.

Tôi đã định im lặng không viết về điều này vì ngại nhiều người sẽ sợ hãi như điều mà nhà cầm quyền này muốn thông qua việc khủng bố tinh thần tôi bằng bạo lực. Cũng như trường hợp đã im lặng khi nhóm chúng tôi bị nhóm côn đồ có bảo kê của công an tấn công, đánh đập ở ga Nha Trang khi đi thăm gia đình nhà hoạt động Mẹ Nấm với cảnh báo “đừng đến Nha Trang”. Nhưng tôi nghĩ, tôi cần phải viết, phải nói về tình trạng dùng bạo lực để trấn áp nhằm tiêu diệt những hy vọng tích cực nhất nhằm vào những người muốn hoạt động cho một xã hội tự do hơn. Đây là thực trạng chúng ta cần nhìn rõ, chấp nhận trả giá để phá lằn ranh do nhà cầm quyền này tạo ra nhằm nô lệ hóa con người. Và bạo lực, chắc chắn sẽ không làm chúng ta khuất phục!

Sài Gòn ngày 28/12/2016

Thêm một dữ kiện cho thấy hung thủ trong án mạng Yên Bái là một người thứ 4

Thêm một dữ kiện cho thấy hung thủ trong án mạng Yên Bái là một người thứ 4

 

 
Thêm một dữ kiện cho thấy hung thủ trong án mạng Yên Bái là một người thứ 4 (Ảnh tư liệu)

Trong vụ đồng chí giết nhau vì… “bức xúc”, khẩu súng của kẻ được cho là hung thủ lại được tìm thấy trong ngăn tủ làm việc của nạn nhân!!! Điều này được an ninh điều tra giải thích như sau:

Sau khi đội trưởng Kiểm lâm Đỗ Cường Minh bắn chết Bí thư tỉnh uỷ Phạm Duy Cường bằng 4 phát súng K59 thì Minh đi bộ đến văn phòng của Chủ tịch HĐND Ngô Ngọc Tuấn. 4 tiếng nổ nhưng chẳng ai nghe, biết! Trên đường đi độ 150 mét, Minh vẫn cười nói và chào hỏi khi gặp các cán bộ ban tổ chức tỉnh ủy!

Đến phòng Ngô Ngọc Tuấn thì Đỗ Cường Minh gặp Âu Văn H. ở ngoài cửa. Minh còn hỏi thăm H. về công việc và gia đình, rồi sau đó mới vào phòng Tuấn và bắn 3 phát đạn vào đầu Ngô Ngọc Tuấn.

Sau đó, Đỗ Cường Minh “bắn 1 viên đạn vào đầu mình để tự sát.”

Theo an ninh thì Âu Văn H. khai rằng khi nghe súng nỗ, H. đã chạy vào và thấy Minh vẫn đang thở dốc, tay phải áp lên trên khẩu súng. Sợ Minh bắn tiếp nên H. đã cầm khẩu súng cất vào tủ phòng làm việc của Tuấn!

Một lần nữa, cần nhắc lại tuyên bố của ông Vàng À Sàng, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Yên Bái “Riêng ông Đỗ Cường Minh bị một viên đạn xuyên từ sau gáy ra trước, nhập viện trong tình trạng tim ngừng đập.” để thấy rằng “lời khai” của H. do an ninh điều tra công bố là chuyện bịa đặt:

– Một người bị bắn vào đầu xuyên qua gáy mà vẫn còn sống và thở dốc!?

– Và “nếu” Minh vẫn còn sống, tay đang giữ khẩu súng mà H. vẫn dám đến lấy súng trên tay của Minh thì không thể tin được. Phản ứng bình thường là bỏ chạy ra ngoài hô hoán. Khó tin nữa là sau khi lấy súng, thay vì vất ngay ra xa và chạy ra ngoài thì H. lại cất súng vào tủ.

Kết hợp xác nhận của Giám đốc bệnh viện – Minh chết với viên đạn xuyên từ gáy ra phía trước, và khẩu súng nằm trong tủ của nạn nhân Ngô Ngọc Tuấn cho thấy Đỗ Cường Minh không phải là hung thủ giết Bí thư tỉnh uỷ và Chủ tịch HĐND Yên Bái. Hung thủ là một người thứ 4 đã thanh toán cả 3 người Cường, Tuấn và Minh.

27.12.2016

DLB

Top ten phát ngôn ấn tượng 2016

Trương Duy Nhất
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trương Duy Nhất.
1- “Nhìn tổng quát, đất nước ta có bao giờ được thế này không?” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phát biểu tại ngày hội đại đoàn kết thôn Phật Tích (Tiên Du, Bắc Ninh), 13/11/2016.

2- “Chúng ta hoàn toàn tin tưởng, 5 năm tới đất nước sẽ phát triển thịnh vượng, nhân dân được ấm no” – Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ, 21/6/2016.

3- “Chúc các đồng chí kỳ này nghỉ chính sách, và chúc cho cả tôi nữa, làm sao ráng làm người tử tế, sống tử tế” – Nguyễn Tấn Dũng, phát biểu chia tay chính phủ trong phiên điều hành cuối cùng trên cương vị Thủ tướng, 26/3/2016.

4- “Mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác của khu vực như: tiểu vùng Mê Kông, Ác Mét, Cờ Lờ Mờ Vờ và Cờ Lờ Vờ…” – Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và 20 năm mở cơ quan đại diện ADB tại Việt Nam, 2/12/2016.

5- “Chúng tôi đang xây dựng “cái lồng” để nhốt quyền lực. Lồng này là do ta thiết kế, do ta làm” – Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính, trao đổi với báo chí quanh sự kiện Trịnh Xuân Thanh và Vũ Huy Hoàng, 30/10/2016.

6- “Tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn. Chúng tôi chống lại có khi chết trước!”- Cục trưởng cục Chống tham nhũng (Thanh tra chính phủ) Phạm Trọng Đạt, phát biểu tại hội nghị tổng kết 10 năm thi hành luật Phòng chống tham nhũng 4/3/2016.

7- “Nghề phóng viên phải như con chó ấy!” – Nguyễn Như Phong, cựu Tổng Biên tập báo Năng Lượng Mới (Petro Times), 10/6/2016.

8- “Nói là xả lũ nhưng thực tế là thủy điện cho nước lũ đi qua hồ mà thôi. Mà cho chảy qua là nước của trời, không phải nước của thủy điện” – Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn khoa học công nghệ & quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng điện – điện tử- tin học EEI, nói về hiện tượng xả đập thuỷ điện gây lũ ở miền Trung, 18/10/2016.

9- “Xin hội đồng xét xử miễn hoặc giảm nhẹ hình phạt để tôi ở ngoài xã hội tiếp tục cống hiến cho quê hương” – Lời nói sau cùng của bị cáo, cựu Chủ tịch huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh Nguyễn Văn Bổng, phiên toà ngày 30/11/2016 xử ông và các đồng phạm trong vụ án cố ý làm trái, thất thoát hơn 10,4 tỉ đồng giải phóng mặt bằng dự án Formosa.

10- “Không mở đường, cứ để kẹt xe. Người dân chịu hết nổi sẽ chuyển sang dùng phương tiện công cộng” – Tiến sĩ Huỳnh Thế Du hiến kế giảm ùn tắc giao thông cho TP Hồ Chí Minh, 29/3/2016.

Cứu trợ lũ lụt: Mất lòng tin hay mệt mỏi vì thiên tai quá nhiều?

Cứu trợ lũ lụt: Mất lòng tin hay mệt mỏi vì thiên tai quá nhiều?

Thanh Trúc, RFA
2016-12-26
Lũ lụt tại 4 tỉnh miền Trung

Lũ lụt tại 4 tỉnh miền Trung

RFA

Nhiều tỉnh thành tại khu vực miền Trung chịu thiệt hại nặng nề do ngập nặng vì nhiều đợt mưa lớn và thủy điện xả lũ. Rất nhiều người dân hiện cũng đối mặt với khó khăn, thiếu thốn mọi bề cần cứu trợ.

Thế nhưng dường như hoạt động  này không còn như hồi tháng Mười tại khu vực bắc Trung bộ. Phải chăng lòng từ tâm chia sẻ của người Việt đang mệt mỏi dần đi?

Lũ lụt tàn phá nặng nề

Đợt cứu trợ thu hút chú ý của nhiều người và được đánh giá thành công lúc đầu là đợt 500 triệu đồng “Nói Là Làm” do MC Phan Anh phát động  để rồi chỉ sau 24 tiếng đã có 10 tỷ đồng rót vào tài khoản của anh.

Sự ủng hộ nồng nhiệt này chứng tỏ lòng đồng cảm và mức độ tin cậy đối với nghĩa cử của một người nổi tiếng như Phan Anh.

Đáng tiếc, bên cạnh lời khen cũng có lời ong tiếng ve của chê bai, nghi ngờ, thậm chí chính trị hóa công việc từ thiện đó khiến người quan tâm suy nghĩ không ít.

Trên trang blog cá nhân của mình, blogger Song Chi viết rằng từ thiện là việc không dễ dàng khi mà những tiêu chuẩn đạo đức căn bản trong xã hội đang xuống cấp.

cuu-tro-quang-binh-622.jpg
Người dân Ba Đồn Quảng Bình trong một đợt nhận hàng cứu trợ. RFA

Đến lúc này lũ chưa rút khỏi các vùng hạ du miền Trung, trong lúc mưa dầm tiếp tục đổ xuống  cộng thêm lượng nước xả từ 12 hồ thủy điện ở Quảng Trị, Thưa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.Ông Sáng, phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Du lịch Hà Tĩnh, nói rằng ông thấy có những chương trình hướng về miền Trung đang được phát động:

“Tôi thấy có nhiều người đang hướng về miền Trung, có những chương trình quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung đấy. Truyền hình đưa tin là với mức độ thiệt hại hiện nay thì người dân đang rất quan tâm.”

Người Việt đã mệt mỏi và chai sạn?

Đây là trận lụt nặng nhất ở miền Trung tính từ 3 năm qua, mà chừng như những lời kêu gọi cứu trợ cũng không thấy đồng loạt gióng lên như đã vang vọng vừa qua  là cảm tưởng của một con dân miền Trung, MC Trần Thiện Tùng:

“Sáng nay một người bạn của tôi ở Hà Nội gọi điện và chia sẻ rằng khi  xảy ra lụt lội ở Quảng Bình – Hà Tĩnh thì dư luận thể hiện trên facebook  rất nhiều chương trình quyên góp làm từ thiện rồi các đoàn cứu trợ, kể cả những người nổi tiếng cũng tổ chức rất nhiều chương trình.

Thế mà đến khi xảy ra ra  vụ lụt rất lớn, mà theo thống kê nhà nước chỉ riêng vùng Bình Thuận Phú Yên đã hơn 100 người chết và mất tích 111 người, rất  nhiều người bị thương và số tiền thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng, thì  có vẻ không còn tạo được tiếng vang và sự chú ý của dư luận thông qua facebook nữa.

Theo tôi biết thì cũng có nhiều nhóm nhiều cá nhân vẫn đứng ra quyên góp nhưng dường như sự lan tỏa không được như đợt lụt ở Hà Tĩnh và Quảng Bình nữa. Tôi không rõ sao nhưng chỉ cảm giác mơ hồ, tôi và bạn tôi chia sẻ là rất buồn.

Ở đây tôi không nói là lòng tốt bị cạn kiệt mà bưồn vì phải chăng người dân đã thực sự mệt mỏi, phải chăng hàng năm đối mặt với thiên tai và cả nhân tai chồng chất lên thì họ đã thực sự mệt mỏi rồi.

Tôi cảm giác người Việt Nam bây giờ đang bị rối tung rối mù lên và không biết làm thế nào nữa.”

phan-anh
MC Phan Anh trực tiếp đi cứu trợ lũ ở miền Trung. Courtesy photo

Với câu hỏi anh có nghĩ từ câu chuyện MC Phan Anh quyên góp giúp nạn nhân lũ lụt ở Bắc Trung Bộ mà bị chê bai, dè bỉu và thậm chí bị dọa kiện, đã tác động phần nào lên tình hình cứu trợ lụt lội cho các tỉnh duyên hải miền Trung, MC Trần Thiện Tùng trả lời:

“Nó cũng xảy ra nhiều chuyện nhưng tôi nghĩ rằng đấy cũng chỉ là bề nổi thôi, tôi và người bạn tôi chia sẻ nỗi buồn sâu sắc là dường như người ở những vùng may mắn hơn đồng bào duyên hải miền Trung đã có phần mệt mỏi và chai sạn rồi.

Tôi nghĩ là không quá lời đâu, đành rằng lụt lội là do thiên nhiên, đành rằng  phong trào từ thiện chia xẻ với người kém may mắn là tốt nhưng cái mà người dân gánh chịu ở những vùng lụt lội không hẳn do thiên tai, không hẳn là bất khả kháng mà về cách quản lý điều hành người ta hoàn toàn có thể giảm bớt điều đó.

Không ai ngở năm nay vùng Bình Định, Phú Yên và vùng Nam Trung Bộ lại bị lũ lụt kinh khủng như vậy.”

Mất lòng tin hay mệt mỏi vì thiên tai quá nhiều?

Một người dân vùng lũ Phú Yên, may mắn không bị tổn thất nhiều, đồng ý rằng đợt này phong trào cứu lụt có vẻ thầm lặng hơn:

“Cái vụ của Phan Anh làm cho người ta mất lòng tin rồi, giờ mà nói quyên góp thì có những nhóm mạnh thường quân họ tự động liên hệ với nhau và một người đại diện cầm tiền đi tới nơi trao tận tay những người thật sự cần giúp đỡ. Những hoạt động đó có diễn ra, không rầm rộ nhưng mà có diễn ra.”

Hiện tại bây giờ các đoàn từ thiện chưa tới tại vì nước chưa rút hết. Cho tới ngày  hôm qua là nắng lên thôi, nước vừa rút nhưng hôm nay lại mưa lại.  Hiện tại đường ra Phú Yên đã bị sát lỡ rồi, xe không đi được thì không một đoàn từ thiện nào có thể tới hỗ trợ được vào thời điểm này. Tình hình căng thẳng như vậy mà nó lại quá cận Tết nữa.

Em thấy những chị bạn của em, vài chục chị với nhau, góp tiền mua băng vệ sinh, mua đồ lót phụ nữ rồi gởi về vùng lũ lụt, một người đại diện đi thôi để tránh tốn kém. Họ tin tưởng nhau, mua cái gì cũng có hóa đơn hết, về trình bày lại với nhau.

Thay vì thể hiện ra một cách rầm rộ thì người ta thể hiện bằng một cách khác chứ không phải là người ta không làm.”

Một người dân khác ở Quảng Ngãi, cho rằng không có chuyện lòng từ thiện đối với nạn nhân lũ lụt vơi cạn hay mệt mỏi đi mà vì tình trạng lũ chồng lũ khiến không ai có thể đáp ứng kịp:

“Họ cũng có làm nhưng không rầm rợ như kiểu khoảng hơn một tháng trước tại Hà Tĩnh. Qua theo dõi thông tin báo chí thì được biết họ chia sẻ nhiều, có điều lòng nhiệt huyết nói chung không được như Hà Tĩnh hay Quảng Trị . Họ vẫn chia sẻ đấy còn mệt mỏi thì chắc là không,theo  em nghĩ là như thế.”

Ông Trịnh Hòa Bình, nguyên giám đốc Trung tâm Dư luận Xã hội, nay là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa kọc Kỹ thuật Việt Nam, nhận định:

“Cũng khó để phân tích nhưng chắc chắn là nếu như liên miên lúc nào cũng từ thiện thì không cứ người phát động mà ngay cả người thực hiện người ta cũng không biết lúc nào sẽ kết thúc.

Theo lý mà nói thì từ thiện chỉ có tính cách là cú hích, là trực tiếp tạm thời cứu giúp thôi. Nếu đặt vấn đề chỉ trông chờ vào từ thiện thì nó cũng chả đi đến đâu.

Nói điều đấy thì xem như mâu thuẫn với truyền thống tương thân tương ái lá lành đùm lá rách của người Việt, nhưng cái xu hướng nhấn quá mạnh như thế này tôi cho cũng là nói lấy được.

Còn đương nhiên những hoạt động cứu giúp dân ở những vùng bị thiên tai, thậm chí nhân tai, người dân vẫn sẵn lòng một khi được tổ chúc tốt.

Thực ra mà nói các  hoạt động làm thường xuyên liên tục thì người bị thiên tai đương nhiên mệt nỏi rồi, người làm từ thiện thì không biết lúc nào dừng, thành ra có khi người ta dừng lại người ta nghỉ, tất cả cùng dừng.

Cho nên là cắt nghĩa về chuyện bây giờ từ thiện thưa vắng thì chắc chắn có nhiều lý do. Có điều với tất cả chiều cạnh như tôi vừa nói, những hoạt động từ thiện bộc phát sẽ tốt hơn nếu được tổ chức tốt hơn từ qui mô của cộng đồng xã hội.

Nhưng mà như chúng ta thấy, có thể xem như niềm tin xã hội nay rất là có hạn. Đấy là cái câu chuyện.”

Sáng 20/12 vừa qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan ngoại vi của đảng cộng sản, lên tiếng kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt  miền Trung vào khi chỉ còn 36 ngày nữa là đến Tết cổ truyền của dân Việt.

THAM NHŨNG KHÔNG TỪ MỘT THỨ GÌ

THAM NHŨNG KHÔNG TỪ MỘT THỨ GÌ

Phạm Đình Trọng

Từ Lê Phước Hoài Bảo đến Vũ Quang Hải, Vũ Minh Hoàng, đều là những cậu ấm còn ham chơi, học hành dang dở. Cậu ấm Lê Phước Hoài Bảo còn ham chơi chim kiểng. Cậu ấm Vũ Minh Hoàng còn học hành chưa xong. Những cậu ấm, những “em chã” * chưa tự lo được cho bản thân. Tiền ăn, tiền học, đến cả vài đồng tiền lẻ cắt tóc còn phải ngửa tay xin bố mẹ. Những “em chã” chưa thoát khỏi sự bao bọc của bố mẹ, chưa lo được cuộc sống và sự nghiệp của bản thân, mọi việc của cuộc đời còn phải do người lớn dẫn dắt, hoạch định. Bố mẹ phải lo liệu, sắp đặt cho từ chỗ ngồi học ở nước ngoài đến chỗ ngồi trong công sở ở trong nước.

Chưa tự lo được cho bản thân nhưng là con cháu nhà quan, được quan qui hoạch, “em chã” liền sỗ sàng nhảy tót lên ngồi vào chiếc ghế quan đầu sở của tỉnh, cả gan nhảy cả lên chiếc ghế quan cấp vụ của nước khi học hành còn dang dở. Quan đầu sở của tỉnh, quan cấp vụ của nước đều là những vị trí phải lo cuộc sống, lo sự nghiệp cho cả tỉnh, cả nước lại được phó thác cho những “em chã” chưa lo được cho bản thân! Đó là tai họa cho dân, nguy khốn cho nước.

Bổ nhiệm những “em chã” đó thực chất là tham nhũng quyền lực của dân được cả bộ máy tham nhũng nhà nước đóng dấu bảo hành “bổ nhiệm đúng qui trình”. Những “em chã” đó có được chiếc ghế quyền lực cao chót vót thực chất chỉ là chạy chức, chạy quyền tinh vi, “đúng qui trình” mà thôi. “Đúng qui trình” nên tham nhũng quyền lực của dân cứ ngang nhiên tiếp diễn, tràn lan phát triển như một chính sách cán bộ méo mó, bệnh hoạn, biến cơ quan nhà nước ở nhiều nơi, từ địa phương đến trung ương, những viện, vụ, ban, bệ đầy quyền uy và danh giá thành những “nhà trẻ không có bô” cho những cậu ấm cô chiêu chiếm ghế để tiến thân, như truyện ngắn Nhà Trẻ Không Có Bô của nhà văn Vũ Bão đã phát hiện và cảnh báo từ hơn ba mươi năm trước.

Ở cái thời về pháp luật là đảng trị, ngoài xã hội là công an trị, trong các cơ quan nhà nước là gia đình trị, người dân lao động bình thường khổ một thì người hiền muốn mang kiến thức, tài năng và tấm lòng trung thực ra cống hiến cho dân, cho nước khổ gấp trăm, gấp ngàn lần. Tràn lan cảnh tham nhũng quyền lực của nhân dân, người hiền không có chỗ đứng trong xã hội, tài năng, kiến thức bị mai một, phí hoài, thôi đành bỏ nước ra đi, mang tài ra đóng góp cho xứ người!

Tham nhũng quyền lực chưa đã lòng tham. Tham nhũng quyền lực mới chỉ giúp được cho lũ con cháu đang tấp tểnh bước vào đời cái vốn liếng quyền lực nhà nước, đưa các “em chã” lên bệ phóng quyền lực. Những ông quan quyền cao chức trọng, đường đường phương diện quốc gia, ngồi ở vị trí lo việc quốc gia nhưng tầm vóc nhân cách chưa vượt khỏi gia đình, tầm nhìn chưa vượt ra ngoài khung cửa ngôi nhà của mình thì thấy chưa chu toàn với gia đình khi quyền lực lớn mà chưa làm được gì cho đấng sinh thành, dù đấng sinh thành đã về già, đã khuất núi.

Người đã về già, đã khuất núi không thể và cũng không cần có quyền lực nữa thì phải kiếm cho họ cái danh. Và bố của ông quan truyền thông cả đời hì hục tập tọng viết ca khúc, viết kịch bản sân khấu nhưng không có ca khúc nào được phổ biến đến công chúng, không có kịch bản nào được dàn dựng, công diễn trên sân khấu chuyên nghiệp.

Chỉ là người làm văn nghệ nghiệp dư, văn nghệ quần chúng và đã chết già nhưng quần chúng làm văn nghệ nghiệp dư đó lại là bố của ông quan đứng đầu bộ máy khổng lồ truyền thông nhà nước. Vậy là cả bộ máy truyền thông khổng lồ của nhà nước liền được vận hành rầm rộ tán tụng người đã khuất một thời làm văn nghệ nghiệp dư chưa ghi nổi cái tên vào thời sự văn nghệ đất nước dù chỉ trong khoảnh khắc, chốc lát, bỗng trở thành “một nghệ sĩ đa tài nhưng lặng lẽ”, “xứng đáng là một trong những nghệ sĩ xuất sắc, tiêu biểu cho nền văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21”. Một ông giáo sư nô lệ quyền lực còn bán mình cho quyền lực rẻ mạt đến mức hùng hổ đòi trao giải thưởng nhà nước cho người hoạt động văn nghệ quần chúng ở cấp thôn xóm đó!

Cả một bộ máy quyền lực nhà nước chỉ chăm chăm xài quyền lực nhà nước vào việc chiếm đoạt những giá trị của đất nước, từ giá trị vật chất đến giá trị văn hóa, tinh thần thì đất nước, nhân dân trông chờ được gì ở bộ máy quyền lực tham lam và vô liêm sỉ đó!

Gia đình trị, cha tham nhũng quyền lực cho con, con lại tham nhũng quyền lực cho cháu. Mấy thế hệ sâu dân mọt nước, bòn rút, vơ vét của dân của nước từ cái danh đến cái quyền, làm sao đất nước không xơ xác, nhân dân không trắng tay. Và hiện thực đất nước hôm nay là hậu quả tất yếu: Đất nước tụt lại sau ngày càng xa và người dân đều trở thành dân oan. Dân oan kinh tế. Dân oan chính trị. Dân oan cả trong đời sống văn hóa tinh thần.

Người dân đã điêu đứng, cay đắng vì tham nhũng cố kết thành những nhóm lợi ích bòn rút vơ vét tài nguyên của cải của nước, chiếm đoạt những giá trị văn hóa của dân. Người dân càng tủi hổ, xót xa vì đám người vẫn được người dân coi là kẻ sĩ, là lương tâm, khí phách, tâm hồn của nhân dân, là tinh hoa của đất nước nhưng tâm hồn lại tối tăm, nhân cách lại thấp hèn, điếm đàng đến mức trơ trẽn bán linh hồn cho quyền lực bất chính khi cam tâm đề cao những giá trị văn hóa giả, lừa dân, hại nước.

Trong họa có phúc. Trong cái mất nào cũng có cái được. Phải chứng kiến bộ máy quyền lực nhà nước ào ạt cướp đoạt từ mọi quyền của dân đến những cái danh cao quí của nước, người dân càng nhận ra đầy đủ thực chất nhà nước đang cai trị họ, một nhà nước đạo tặc với dân chứ không phải nhà nước của dân – do dân – vì dân như bộ máy tuyên truyền của ông quan truyền thông có bố là “nghệ sĩ đa tài nhưng lặng lẽ” vẫn ra rả tuyên truyền. Nhận ra để thức tỉnh. Người dân cũng nhận ra cả những chân dung văn hóa thảm hại của những giáo sư, nhạc sĩ, văn sĩ, những công cụ lừa dối dân của nhà nước đạo tặc đó. Nhận ra để không bị lừa nữa.

____

* Em chã: Một cậu ấm trong Số Đỏ, tiểu thuyết hay nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Tình đồng chí Việt Trung.!!!

From:  Facebook: Maria Ngoc‘s post.
Image may contain: one or more people and text

Maria Ngoc

 Khi Trung cộng đánh giết những người lính VNCH để xâm chiếm Hoàng Sa thì Việt Cộng không phản ứng mà lại đồng tình…..họ còn lừa nhân dân là bạn giải phóng Hoàng Sa thì sau này sẽ trả lại….nhưng mình còn nhớ rõ. Sau khi Việt cộng chiếm được miền nam thì Trung cộng lại phát động chiến tranh biên giới tây nam và tàn sát rất nhiều nhân dân và bộ đội Việt nam…và năm 1988 Trung cộng tàn sát 64 bộ đội để chiếm Gạc Ma .ôi. Tình đồng chí Việt Trung.!!!

Dân Việt ‘rất thuần’ nên tiền trở thành rác

Dân Việt ‘rất thuần’ nên tiền trở thành rác

Nguoi-viet.com

Nhà máy Ðạm Ninh Bình, một trong bảy dự án trị giá hàng ngàn tỉ nhưng đã mất hết vốn và đang sinh thêm nợ. (Hình: VietNamNet)

HÀ NỘI (NV) – Dân chúng Việt Nam lặng thinh trước tin chính phủ Việt Nam “bổ sung” thêm bảy dự án vào danh sách các dự án trị giá hàng ngàn tỉ nhưng đã mất hết vốn và đang sinh thêm nợ.

Tính ra danh sách này nay đã là 12 và tất cả đều do Bộ Công Thương làm chủ đầu tư.

Tháng trước, chính phủ Việt Nam công bố danh sách năm dự án sau khi ngốn hết 30,000 tỉ thì hết thuốc cứu.

Năm dự án đó bao gồm: Nhà máy Ðạm Ninh Bình (Ninh Bình) do Tập Ðoàn Hóa Chất (Vinachem) làm chủ đầu tư. Sau khi ngốn hết 12,000 tỉ đồng, từ 2013 đến nay, mỗi năm nhà máy Ðạm Ninh Bình lỗ thêm khoảng 2,000 tỉ đồng và vì vậy đã tạm ngưng hoạt động.

Dự án thứ hai là nhà máy xơ sợi Ðình Vũ (Hải Phòng) do Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư. Sau khi ngốn hết 7,000 tỷ đồng. Nhà máy sản xuất xơ sợi Ðình Vũ không hoạt động vì nếu ráng vận hành sẽ gây thiệt hại trầm trọng hơn.

Dự án thứ ba là nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi) do Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư. Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất cũng đang trong tình trạng tương tự không hoạt động sau khi ngốn hết 2,200 tỉ đồng để tránh thua lỗ lớn hơn. Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất chỉ là một trong ba nhà máy sản xuất ethanol được xem là “trọng điểm quốc gia” do PVN làm chủ đầu tư.

Dự án thứ tư là công trình mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (Thái Nguyên) do công ty gang thép Thái Nguyên (TISCO), trực thuộc Bộ Công Thương làm chủ đầu tư. Công trình này này ngốn hết 8,000 tỉ đồng rồi bỏ dở suốt mười năm qua. Tập Ðoàn Xây Lắp Luyện Kim Trung Quốc (MCC) – nhà thầu chính đang đòi chủ đầu tư thanh toán 1,200 tỉ đồng do vi phạm hợp đồng.

Dự án thứ năm là nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An) do công ty phát triển công nghiệp và vận tải thuộc Tổng Công Ty Xây Dựng Công Trình Giao Thông làm chủ đầu tư. Sau khi ngốn hết 3,000 tỉ đồng, công trình này bị bỏ hoang suốt mười năm qua vì không thể vận hành.

Khi được yêu cầu giải trình trước Quốc Hội Việt Nam, ông Trần Tuấn Anh, bộ trưởng Công Thương chỉ cho biết là cả năm dự án đều đã hoặc đang được thanh tra và vì nhiều lý do nên chưa thể đề cập chi tiết về vấn đề trách nhiệm. Lúc đó, bộ trưởng Công Thương Việt Nam thú nhận, “còn một số dự án khác tiềm ẩn nguy cơ không hiệu quả, mất vốn đầu tư từ nguồn lực của nhà nước cũng như của xã hội.”

Nay, chính phủ Việt Nam chính thức loan báo, bảy dự án: Ðạm Hà Bắc, Ðạm DAP 1 Lào Cai, DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, Liên doanh khai thác mỏ Quý Sa, nhà máy gang thép Lào Cai cũng đang trong tình trạng như năm dự án đã kể. Ông Vương Ðình Huệ, một trong các phó thủ tướng Việt Nam, xác nhận, cả bảy dự án cũng thua lỗ trầm trọng do các quyết định đầu tư hoặc sai lầm trong quản lý.

Ông Huệ chỉ tiết lộ dự án nào cũng đã ngốn hàng ngàn tỉ của công quỹ chứ không cho biết chi tiết về thiệt hại của từng dự án, cũng như tổng số thiệt hại.

Giống như tháng trước, đại diện chính phủ Việt Nam không hề đề cập đến trách nhiệm cá nhân của giới lãnh đạo. Giống như tháng trước, đa số dân chúng Việt Nam chỉ thở dài, rồi tiếp tục móc túi trả các khoản thuế, phí mỗi ngày một cao để chính phủ Việt Nam trả nợ. (G.Ð)

Đi tìm con “dê tế thần” trong vụ Formosa

Đi tìm con “dê tế thần” trong vụ Formosa

Nam Nguyên, RFA
2016-12-25
Hàng trăm người dân tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho gia đình họ. Ảnh chụp hôm 26/9/2016.

Hàng trăm người dân tại Tòa án Thị xã Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa vì đã hủy hoại môi trường và gây thiệt hại cho gia đình họ. Ảnh chụp hôm 26/9/2016.

Citizen photo
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sốt ruột về việc cho đến nay chưa xử lý kỷ luật được bất kỳ viên chức của Đảng hoặc Chính quyền có trách nhiệm trong việc cấp phép xả thải, đánh giá tác động môi trường, quy trình xử lý của Dự án Khu Liên hợp Gang Thép Formosa Hà Tĩnh mà hậu quả dẫn tới thảm họa môi trường biển miền Trung hồi tháng 4/2016.

Đối tượng nặng ký

Nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh, người được tổ chức Phóng viên không biên giới vinh danh là Công dân mạng toàn cầu 2013, từ Saigon trình bày ý kiến về việc những ai thực sự phải chịu trách nhiệm trong việc đưa dự án gang thép Formosa về Hà Tĩnh và làm ngơ với những dễ dãi làm tổn hại môi trường:

“ Không một quốc gia nào chấp nhận việc gây ra thảm họa môi trường lớn như vậy mà đến bây giờ vẫn chưa kỷ luật được những người nào chịu trách nhiệm, chưa chỉ ra đích danh những người chịu trách nhiệm.

Theo tôi, chịu trách nhiệm chính vẫn là ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Thủ tướng thời đó và trên ông ta là Đảng đã có chủ trương cho phép Formosa vào Hà Tĩnh và tiếp theo đó nữa là Bộ Tài nguyên Môi trường đã cho phép xả thải, rồi không kiểm tra kỹ chuyện trong hợp đồng ký kết đã không có ràng buộc bảo vệ môi trường.

Ai liên quan đến trách nhiệm đó thì cần làm rõ. ”

Sự mất kiên nhẫn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được thể hiện qua sự kiện ngày 21/12/2016, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, yêu cầu Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo tiến độ kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân hoặc tập thể liên quan đến sai phạm của Formosa.

Ý kiến của Thủ tướng là việc này để lâu quá ảnh hưởng không tốt đến công tác chỉ đạo và Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cần thực hiện lời hứa với Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 vừa qua.

Theo báo điện tử Chính phủ, trả lời Tổ Công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang cử đoàn xuống làm việc để xác định những dấu hiệu vi phạm.

000_9U22K.jpg-400.jpg
Hai bảo vệ người Trung Quốc bên trong khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh hôm 3/12/2015. AFP photo

Bộ Tài nguyên Môi trường đang phối hợp và sẽ căn cứ kết luận của Ủy ban Kiểm tra, Bộ Chính trị Trung ương Đảng để xử lý.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà thêm rằng nhưng vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ xử lý trong năm 2016. Còn sau khi có ý kiến Bộ Chính trị về tập thể, cá nhân nào nữa có liên quan, Bộ Tài nguyên Môi trường sẽ tiếp tục xử lý.

Formosa và lợi ích nhóm

Lật lại hồ sơ phê duyệt đại dự án Formosa là một việc làm nhiêu khê vì nó nằm trong hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đại dự án khu Liên hợp Gang thép Formosa và Cảng nước sâu Sơn Dương tới nay đã kéo dài gần 10 năm.

Từ những xem xét ban đầu năm 2007 thời Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Mai Ái Trực, rồi chính thức phê duyệt các văn  kiện trong năm 2008 dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang và xảy ra thảm họa môi trường từ tháng 4/2016 với Bộ trưởng tân nhiệm Trần Hồng Hà.

Báo chí dòng chính, cụ thể là tờ Lao Động từng có phóng sự điều tra bật mí những bê bối khó tưởng tượng trong quá trình đưa dự án Formosa về Hà Tĩnh. Theo đó, cựu Thứ trưởng Tài nguyên Môi trường Bùi Cách Tuyến tiết lộ đã có sự dính líu của những nhóm lợi ích mà ông gọi là ghê gớm liên quan đến dự án Formosa.

Ông Bùi Cách Tuyến nhấn mạnh, tuy ông ký quyết định cho phép Formosa xả thải ra biển, nhưng đó là quyết định tập thể của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên Môi trường gồm rất nhiều người.

Bên cạnh các giới chức lãnh đạo của Bộ Tài nguyên Môi trường, vai trò đặc biệt quan trọng là ông Võ Kim Cự, nguyên Chủ tịch, nguyên Bí thư tỉnh Hà Tĩnh.

Nhân vật này được cho là người trực tiếp vận động đưa dự án Formosa về Hà Tĩnh, cấp phép cho thuê  đất 70 năm vượt thẩm quyền nhưng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc đó hợp thức hóa.

Ông Võ Kim Cự sau khi bình yên rời Hà Tĩnh cuối năm 2015 đã tiếp tục đắc cử Đại biểu Quốc hội khóa 14, đắc cử Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.

Với một hệ thống chính trị song trùng Đảng – Chính phủ, vấn đề kết luận ai là người trách nhiệm trong vụ Formosa hầu như nằm trong tay Ban Kiểm tra Trung ương, cơ quan nắm cây roi kỷ luật của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó mới có thể có biện pháp xử lý về mặt chính quyền hoặc xử lý pháp luật.

Dư luận trong những ngày qua bàn tán về việc sẽ phải có con dê tế thần trong vụ Formosa. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định:

“Chưa biết con dê đó là con dê nào, đó là những lời bình luận, cần phải có chứng cứ rõ ràng. Bởi vì việc Formosa không phải ông Võ Kim Cự mà làm được, ông cự đã từng nói có các Bộ ngành ở Trung ương đồng ý và có phê duyệt của người đứng đầu chính phủ. Như vậy chia xẻ trách nhiệm đi tới đâu thì xử lý tới đấy.

Nếu nghiêm trọng thì hình thức xử lý cao nhất là khai trừ Đảng, nếu mà đã nghỉ rồi thì như thế, còn nếu dính tới của cải vật chất, nhận tiền nhận hối lộ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Gần đây Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyết tâm chống tham nhũng, làm trong sạch Đảng. Nỗ lực này được mở ra với những phanh phui sai phạm nghiêm trọng ở Bộ Công Thương, liên quan tới cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.

Nhân vật này bị cảnh cáo về mặt Đảng bị làm cho mất danh dự, nhưng về mặt pháp luật nếu muốn xử lý hình sự ông cựu Bộ trưởng, thì cần phải có chứng cớ về tham nhũng hối lộ mà đây là điều rất khó chứng minh.

Câu chuyện xử lý kỷ luật cá nhân, tổ chức liên quan tới thảm họa môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra chưa biết sẽ có kết quả như thế nào, đặc biệt đối với các quan chức mà cao nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tới các Bộ trưởng và Thứ trưởng, các Tổng Cục trưởng, Cục trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường các thời kỳ và đặc biệt nguyên Chủ tịch, nguyên Bí thư Hà Tĩnh Võ Kim Cự.

Theo Luật sư Trần Quốc Thuận, xử lý về mặt Đảng thì cứ xử lý nhưng về mặt pháp luật cần có những chứng cớ cụ thể liên quan tới ăn tiền nhận, hối lộ thì mới có thể xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự.