Trở lại quê nhà (Bài 5): Thay đổi hay là chết-Nguyễn Thọ

Ba’o Tieng Dan

13/01/2025

Nguyễn Thọ

Tiếp theo bài 1 — bài 2 — bài 3 và bài 4

Phản hồi bài trước của tôi, có bạn lạc quan cho rằng: “Việt Nam cứ vững bước tiến lên, ai than thở cứ than thở”. Hoặc ngược lại: “Cải cách gì cũng chằng hóa rồng được”.

Lịch sử không đơn giản chỉ có trắng-đen.

Tình hình thế giới hiện nay đang đặt Việt nam trước những lựa chọn khác hẳn. Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraina nhằm vẽ lại đường biên giới là một cú sốc. Không chỉ lo ngại một hành động tương tự từ Trung Quốc, mà thái độ đối với Nga, nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Việt Nam cũng thay đổi. Một nhà báo trẻ ở Hà Nội nói: “Việc báo chí thiên vị cho Nga, chỉ đưa tin từ nguồn thân Nga không phải vì họ không biết là ai xâm lăng, mà vì những định kiến xấu với phương Tây ăn sâu lâu nay trong đầu. Nhưng vũ khí phương Tây sẽ dần thay thế hàng Nga và nguyên thủ ta đã bắt tay Zelensky rồi đó”.

Số phận bi thảm của Ukraina là bài học đắt giá cho những nước cùng chung số phận sống bên một đế quốc hung hãn. So với Việt Nam, Ukraina có tiềm lực mạnh hơn nhiều, nhất là công nghiệp quốc phòng, lực lượng trí thức và đội ngũ kỹ sư tin học. Ukraina có một hậu phương nông nghiệp bao la và quan trọng nhất là được cả một liên minh phương tây hậu thuẫn (Nhóm Ramstein hội tụ 50 nước ủng hộ Kiev).

Bất chấp tất cả những thuận lợi đó, Ukraina vẫn bị tàn phá tan hoang, 1/5 lãnh thổ bị mất, hàng trăm ngàn người chết, hàng triệu người tha hương.

Tổn thất này là do đất nước mạnh thứ hai trong liên bang Xô Viết đã ngủ quên hơn 20 năm, không cải cách kinh tế, xã hội, chỉ sống bám vào quan hệ kinh tế với ông bạn láng giềng. Sau khi tách ra khỏi Liên Xô, Ukraina vẫn copy Nga trong mọi việc, từ nền kinh tế đến cách tổ chức quân đội, công an, hậm chí đã trao vũ khí hạt nhân cho Nga. Còn gián điệp Nga thì nằm ở mọi ngõ ngách.

Có người coi những lỗi lầm đó do các chế độ thân Nga trước năm 2014 gây ra. Nhưng dù là ai thì họ cũng là người Ukraina. Lịch sử sẽ chỉ nói là Ukraina bị mất Crimea và một phần Donbas năm 2014, chứ không nói là Ukraina nào. Trung Quốc cũng đã cướp Hoàng Sa 1974 và Gạc Ma 1988 của Việt Nam, không kể Việt Nam nào.

Nếu không mau chóng có một nền công nghiệp mạnh, một thiết chế xã hội hiệu quả, nếu không có đủ đồng minh tin cậy, nếu không mau chóng thoát khỏi vòng cương tỏa của Nga và Trung thì cơ hội sống sót của Việt Nam khi Bắc Kinh gây hấn là bao nhiêu?

Nước Mỹ sau Trump 1 và trước Trump 2 đang đẩy thế giới vào trật tự “Cùi chỏ’, “Mạnh nuốt yếu”. Ý đồ nuốt chửng Canada, Panama và Groenland khuyến khích cho Putin khôi phục lại Liên Xô cũ, giúp Tập quyết tâm chiếm Đài Loan và các đảo Biển Đông. Thương mại xuất siêu sang Mỹ, bao năm qua đã góp phần đáng kể cho Việt Nam tăng trưởng, liệu có giữ được trước một tổng thống chỉ thích chơi “Áp thuế”? Đối với MAGA, đồng minh kiểu gì cũng chỉ là gánh nặng.

Cách duy nhất để không bị mạnh nuốt yếu là mình phải mạnh, phải thành một thế lực mà ai nhìn vào cũng phải nể.

Vậy thì không thể cứ rung đùi ca ngợi tốc độ tăng trưởng 5%-6%/năm được mãi nữa. Đã đến lúc phải thoát nhanh khỏi cái cái bẫy “Thu nhập trung bình” mà mãi mới đạt được. Mục tiêu tăng trưởng hai con số đã chính thức được đặt ra. Việc Singapore trước kia nghèo hơn Sài Gòn, nay chạy xa tít mù tắp đã trở thành lời than thở chính thức. Thể chế chính trị tắc nghẽn xưa nay thường được gọi chệch là “cơ chế vận hành”, nay đã được thẳng thắn gọi đích danh để cải cách. Cỗ xe cồng kềnh, không hiệu quả, chỉ dựa vào cán bộ chuyên môn “đủ giỏi” để tiến từ từ nay trở thành bước cản. Kế hoạch tinh giảm bộ máy nhà nước, cắt bỏ nhiều cơ quan, tổ chức ký sinh, với hàng chục ngàn biên chế đã bắt đầu được thực hiện. Triển lãm “Quốc phòng Việt Nam” tổ chức ở sân bay Gia Lâm tháng trước là một nỗ lực rõ ràng để quốc tế hóa và nội hóa vũ khí cho quân đội, thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga.

Những biểu hiện của nhận thức “Cải tổ hay là chết” này là chính đáng và tạo hy vọng cho rất nhiều bạn bè mà tôi gặp. Nhưng điều đó không dễ. Sau gần 40 năm “đổi mới” trong hòa bình, cải cách lần này thực chất là phá bỏ các rào cản do chính mình tạo ra. Vượt qua mình mới khó.

Ai cũng biết giao thông đô thị ở Việt Nam là sự hỗn loạn có một không hai. Bao nhiêu tiền đổ vào các hệ thống đường cao tốc, hầm chui, cầu vượt đều không có kết quả. Vậy mà kỳ diệu thay, chỉ một đêm sau khi ban bố mức phạt sáu triệu đồng cho xe máy vượt đèn đỏ, trật tự đã được thiết lập. Nhưng bi kịch mới xuất hiện, nạn ùn tắc! Ùn tắc đến mức kinh hoàng (nguyên văn), nhiều hoạt động đình trệ. Người đi xe bỗng nuối tiếc tình trạng vô luật trước đây.

Thì ra xưa nay ta đi lại được, tuy chậm, là nhờ cái mà du khách nước ngoài gọi là “Sự hỗn loạn hợp lý”. Hợp lý vì trong nền giao thông đó, hỗn loạn như vậy mới được việc. Nay cố gắng lập lại trật tự giao thông mong giảm thời gian chết trên đường, bớt khí thải v.v. mới té ra là hệ thống giao thông hiện hành phù hợp hơn với sự hỗn loạn, vô luật pháp.

Tương tự, người ta chưa tưởng tượng được điều gì sẽ xảy ra trong ngành giáo dục, nếu việc dạy ngoài giờ và lạm thu các loại “Tiền bóng đèn” bị cấm tiệt. Nhà nước chỉ nuôi giáo viên một phần, kiếm đâu ra phần còn lại từ dân?

Tương tự, đầu tư nhà nước sẽ đình trệ, nếu qui định đấu thầu hiện tại bị xóa bỏ. Dù thất thoát, nhưng luôn có một bên B nào đó đã được A ngầm cam kết cho thắng và dự án vẫn được giải ngân, công trình vẫn hoàn thành.

Các ví dụ trên cho thấy: Lĩnh vực nào cũng vậy, sự “hỗn loạn hợp lý” đã giúp cỗ máy không hiệu quả này hoạt động.

Giờ đây phải tiến nhanh, phải hiệu quả để khỏi bị tụt hậu, nhưng không đơn giản bỏ cỗ máy đó, mua cỗ máy khác. Đã đến lúc cần những người “rất giỏi” điều hành, để tháo gỡ những gì các bạn “ít giỏi hơn” để lại.

Điều này không dễ, vì đầu tiên nó sẽ mâu thuẫn với chính sách cán bộ xưa, vì phải tát cạn cái hố trũng đạo đức mà tôi nêu trong phần trước.

Điều quyết định là xã hội phải sản sinh và đào tạo con người mới. Phạm Thanh Vân, sáng lập viên của “Dự án Đại Sự Ký Biển Đông” nói với tôi trong một tiệm cà phê nhỏ. “Có nhiều con đường để canh tân đất nước. Nhưng không con đường nào thoát khỏi việc phải tạo ra một tầng lớp trí thức có trình độ sâu sắc, có phương pháp làm việc chuyên nghiệp”.

Tâm đắc vô cùng với Vân. Nhưng tôi băn khoăn một điều. Thanh niên Việt Nam hiện nay có nhiều không gian hơn để hoạt động, có nhiều nguồn thông tin hơn để tìm hiếu hơn chúng tôi. Vậy mà xã hội vẫn thiếu nhân tài. Năm 2010 tôi được vào thăm nhà máy Intel ở Khu công nghệ cao TP.HCM cùng một số trí thức Việt kiều khác. Nhà máy này chủ yếu đóng vỏ chíp, kiểm tra và đóng gói chip Intel. Cho đến nay, đầu tư 1,5 tỷ USD này của Itel vẫn không tạo ra kích thích nào khác cho công nghiệp bán dẫn nước nhà. Việt Nam thiếu những trí tuệ đủ sức xây dựng ngành này. Trong các ngành khoa học xã hội sự thiếu hụt này còn trầm trọng hơn

Trí tuệ cao cấp chỉ có được trong một nền giáo dục có đẳng cấp, được bảo vệ bằng tự do học thuật. Có bạn tiết lộ rằng: vụ tấn công đại học Fulbright là do tình báo Hoa-Nam giật dây [1]. Tôi không dám khẳng định điều đó, nhưng tin rằng dù do ai xui thì trong nước vẫn có rất nhiều kẻ sợ cách mạng mầu, sợ dù vàng nên mới có những bài báo cố tình nhầm lẫn “Tự do học thuật” với “Diễn biến hòa bình”.

Trở ngại lớn nhất cho những cố gắng cải cách chính là lực lượng âm binh đông như quân Nguyên.

Nhìn tấm hình ông Jensen Huang chủ tịch Nvidia nhậu với Thủ tướng, tôi thầm mong hai ông tranh thủ lúc bù khú đã giải thích rõ sự nhầm lẫn tai hại nọ.

(Còn tiếp)

[1] https://fulbright.edu.vn/…/thu-ngo-tu-truong-dai-hoc…/


 

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG và TỔNG HỢP ở SÀIGÒN-CHỢ LỚN và GIA ĐỊNH trước năm 1975

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG và TỔNG HỢP ở SÀIGÒN-CHỢ LỚN và GIA ĐỊNH trước năm 1975 :

Lời mở đầu (cập nhật 03/05/2023)

Posted on October 27, 2020 by Lê Thy

(TM tổng hợp và bổ túc)

LỜI MỞ ĐẦU
(xem thêm phần bổ túc LỜI MỞ ĐẦU ngày 3/5/2023 tại đây)

Đây là một tổng hợp và bổ túc lược sử các trường trung học ở Sàigòn, Chợ Lớn và Gia Định trước năm 1975.

Những lý do thúc đẩy thực hiện bài này là như sau :

  1. Thứ nhứt : Tình cảm riêng tư. Người viết và các bằng hữu đã may mắn được theo học bậc trung học tại vài trường tọa lạc trong địa bàn Sàigòn và Gia Định . Nay muốn ghi lại để bảo tồn kỷ niệm về những ngôi trường này và tri ân các thầy cô đã dầy công đào tạo chúng tôi nên người ;
  2. Thứ hai : Khoảng thời gian ở bậc trung học, một cách tổng quát, là khoảng thời gian đẹp nhất trong đời học trò. Thật vậy ,trong bảy năm trung học, đặc biệt bậc đệ nhất cấp, học trò nam cũng như nữ ở vào cái tuổi ‘’Ăn không no, lo chưa tới’’ , gần như hoàn toàn vô tư vì chuyện thi cử và chuyện lính tráng còn mờ mờ xa xa, chuyện ăn mặc sinh sống đã có cha mẹ lo, chuyện chiến tranh bảo vệ an ninh hậu phương và bờ cõi đã có các chiến sĩ can trường ngày đêm giết giặc , bắt đầu mơ mộng biết vui, biết buồn, biết nhớ tới cô bạn (hay anh bạn) học ngồi cùng lớp, cùng trường hay trường lân cận hay cô láng giềng bên nhà. Đây cũng là khoảng thời gian gặp gỡ , kết bạn để cùng nhau chia sẻ những mối bận tâm của lứa tuổi niên thiếu , từ đấy nảy nở những mối lương duyên hay tình bằng hữu chân thật , thân thiết , bền bỉ tới lúc bạc đầu ;
  3. Thứ ba : Những trường trung học lớn, lâu đời và danh tiếng của miền Nam Việt Nam thành lập từ cả trăm năm trước , đều tọa lạc ở Sàigòn và Chợ Lớn.

Bậc trung học của hệ thống giáo dục miền Nam trước 1975 có thể được coi là quan trọng nhất trong ba bậc học : tiểu học, trung học và đại học, bởi vì theo tài liệu [1] : ‘’ Ở bậc trung học ,sự xã hội hóa nhắm vào việc thích nghi con người vào tình trạng văn hóa mà người ta muốn có. Thường khi người ta (các nhà làm chính trị, những nhà lãnh đạo) muốn có xã hội thế nào thì người ta nhắm vào lớp người vào trung học để đào luyện họ trở thành những công dân kiểu mẫu cho xã hội người ta muốn có. Những người này sẽ được xã hội hóa để bảo tồn những gì đã có. Các trường trung học của Việt Nam Cộng Hòa cũng đóng vai trò xã hội hóa học sinh giống như bao nhiêu trường trung học khác trên thế giới. Việc xã hội hóa ở đây là thích nghi con người vào trong xã hội Miền Nam nước Việt vào giữa thế kỷ XX’’.

Theo tài liệu [2,3] :

Thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, năm học 1960 miền Nam có 112.129 học sinh trung học.

Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học sinh trung học, tức hơn 20% tổng số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18 và có 534 trường trung học.

Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có 1.091.779 học sinh trung học.

Đến năm 1975, có khoảng 900.000 học sinh ở các trường trung học công lập.

Mặc dù chỉ tồn tại trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục), nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển.

Theo tài liệu [4] : Nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã đạt được những thành công quan trọng nhất và rõ rệt nhất, đồng thời cũng là một nét vàng son đáng trân quý trong nếp sống và sinh hoạt ở Miền Nam thời trước năm 1975.

Các tài liệu [1,2,3,4,5,] là những tài liệu căn bản và tổng quát viết về nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa với các chủ đề chính yếu : Lịch sử nền giáo dục ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc đến thời Đệ Nhị Cộng Hòa, triết lý giáo dục Việt Nam Cộng Hòa , hệ thống tổ chức giáo dục của ba cấp bậc tiểu học, trung học và đại học, nhân sự giáo chức sư phạm, chương trình giảng dạy , tài liệu và dụng cụ giáo khoa, hệ thống thi cử và bằng cấp, và những lý đó đưa đến những thành công to tác của nền giáo dục này. Vì vậy, các chi tiết về các trường trung học ngay cả các trường lâu đời nổi tiếng ở Miền Nam và đặc biệt ở Đô Thành Sàigòn và vùng phụ cận không được đề cập nhiều .

Những dữ kiện về lịch sử của các trường trung học ở Sàigòn, Chợ Lớn và Gia Định trước năm 1975 trên mạng Internet rất ít ỏi , hiếm hoi hoặc không có sẵn. Gần như chỉ có những trường trung học lớn nổi tiếng , nhất là các trường công lập hay trường công giáo có các hội ái hữu cựu học sinh thành lập ở hải ngoại, là có phổ biến lược sử của trường. Các trường trung học nhỏ hoặc là trường tư thục không có hội cựu học sinh gần như không có tin tức , và nếu có thì lại nằm rải rác trong nhiều bài vở với nhiều chủ đề khác nhau của nhiều cá nhân. Những ai còn lưu tâm đến các tin tức này có thể mất rất nhiều thời giờ tìm kiếm trên mạng.

Các trường trung học ở Sàigòn, Chợ Lớn và Gia Định trước năm 1975 , được tổng hợp, bổ túc và trình bày trong bài này rất đa dạng :

  • Trường trung học được thành lập từ thời Pháp mới vào miền Nam cho tới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa;
  • Trường trung học đệ nhất cấp với lớp đệ thất đến lớp đệ tứ , trường đệ nhị cấp bao gồm các lớp từ đệ thất tới đệ nhứt, trường đệ nhị cấp nhưng chỉ có từ đệ tam tới đệ nhứt và trường đệ nhị cấp nhưng chỉ có lớp đệ nhứt thôi. Nhiều trường trung học còn có các lớp tiểu học trong khuôn viên trường ;
  • Trường trung học giảng dạy chương trình Việt , chương trình Pháp và chương trình dành riêng cho học sinh người Việt gốc Hoa ;
  • Trường trung học công lập và trường trung học cộng đồng ;
  • Trường trung học tư thục thành lập và quản trị bởi giáo hội Công giáo, hay Phật giáo hay tư nhân ;
  • Trường trung học phổ thông, kỹ thuật , mỹ thuật ,kiểu mẫu và tổng hợp.

Bài này là một tổng hợp thực hiện với những dữ kiện trích từ các nguồn sau đây :

  1. Một số tài liệu nghiên cứu lịch sử, địa lý và văn hóa vùng Sàigòn, Chợ Lớn và Gia Định từ thế giữa thế kỷ thứ 18 cho tới những năm 1970, được ấn hành vào thời chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ;
  2. Những tin tức, tài liệu và hình ảnh về một số trường học được viết hay kể lại theo trí nhớ hay được cung cấp bởi các cựu học sinh ;
  3. Ký ức của người viết bài này;
  4. Các tài liệu sưu tầm trên mạng Internet đặc biệt là các địa chỉ mạng của các hội ái hữu cựu học sinh ở hải ngoại.

Các dữ kiện từ những tài liệu tham khảo trên Internet đã được kiểm soát chéo (cross check) lẫn nhau trước khi được xử dụng để tổng hợp.

Tuy vậy, dù đã cố gắng tối đa nhưng chắc chắn bài viết vẫn còn thiếu sót.Tác giả rất vui đón nhận những phê bình, chỉ dẫn để có thể hoàn thiện bài này.

Tổng cộng chín mươi bảy (97) trường trung học riêng rẻ ở Sàigòn, Chợ Lớn và Gia Định và một (1) tập hợp các trường trung học công lập không chi tiết ở Gia Định, đã được tổng hợp và bổ túc.

Ngoài ra, bài này còn thêm vào ba (3) cơ sở không hoàn toàn thuần túy là trường trung học vì những lý do sau :

– Chủng viện (Séminaire) Sàigòn : Chủng viện là gốc nguồn xuất phát của vài trường trung học trong bài này. Chủng viện cũng được xử dụng như trường học tạm thời trong một thời gian ngắn cho học sinh của vài trường trung học khác;

– École Normale d’Instituteurs (École Normale) : Chuyên đào tạo thầy cô giáo bậc sơ học và tiểu học khởi đầu cho nền giáo dục ở miền Nam. Cơ sở của École Normale đã được xử dụng làm 2 trường trung học trong bài này;

– Trường Sư Phạm Nam Việt : Trường này đã được ghi dẫn trong lược sử một vài trường trung học .

Và sau cùng là một Phụ trang về các trường chuyên dạy Sinh Ngữ.

Để dễ dàng cho việc tìm kiếm và tham khảo, người viết đã sắp xếp và phân loại các ngôi trường liệt kê trong danh sách dưới đây theo thứ tự như sau :

  1. a) Trường phổ thông, kiểu mẫu và tổng hợp theo địa bàn : Sàigòn – Chợ Lớn và sau đó là Gia Định ;
  2. b) Trường kỹ thuật và mỹ thuật trong chung địa bàn Sàigòn – Chợ Lớn và Gia Định;
  3. c) Trong mỗi thể loại trên, các ngôi trường được sắp theo năm thành lập và tiếp theo đó là thứ tự mẫu tự tên trường . Những ngôi trường mà năm thành lập không xác định sẽ được xắp sau cùng theo thứ tự mẫu tự tên trường .

Danh sách các ngôi trường trình bày trong bài gồm có :

Trường trung học phổ thông & tổng hợp ở Sàigòn-Chợ Lớn :

  1. 1850- Chủng viện (Séminaire) Sàigòn – Quận 1
    (xem thêm phần bổ túc ngày 3/5/2023tại đây)
  2. 1861- Collège d’Adran – Quận 1
    (xem thêm phần bổ túc ngày 3/5/2023tại đây)
  3. 1864- Trường Saint Paul Sàigòn – Quận 1
  4. 1874- Trường Chasseloup Laubat-JJ Rousseau- Lê Quý Đôn – Quận 3
  5. 1874- Trường La San Taberd – Quận 1
    (xem thêm phần bổ túc ngày 3/5/2023tại đây)
  6. 1877- Trường Thiên Phước – Quận 3
  7. 1908- Trường Bác Ái – Quận 5
  8. 1910- Institution municipale des jeunes filles à Saigon – Quận 1
  9. 1915- Trường Gia Long – Quận 3
  10. 1918- Trường Marie Curie Sàigòn – Quận 3
  11. 1922- École Normale d’Instituteurs – Quận 1
    (xem thêm phần bổ túc ngày 3/5/2023tại đây)
  12. 1922- Trường Huỳnh Khương Ninh – Quận 1
    (xem thêm phần bổ túc ngày 3/5/2023tại đây)
  13. 1923- Trường Lasan Đức Minh – Quận 3
  14. 1927- Trường Petrus Ký
  15. 1933- Trường Hồng Bàng – Quận 5
  16. 1940- Trường Bồ Đề – Quận 2
  17. 1945- Centre scolaire Saint Exupéry
  18. 1947- Trường Huỳnh Thị Ngà – Quận 1
  19. 1947- Trường Thánh Linh – Quận 5
  20. 1948- Trường Colette – Quận 3
  21. 1948- Trường Lamartine – Quận 1
  22. 1950- Trường Couvent des Oiseaux – Quận 1
  23. 1950- Trường Les Lauriers – Quận 1
  24. 1950- Trường Sư Phạm Nam Việt – Quận 1
  25. 1950- Trường Vương Gia Cần – Quận 1
  26. 1953- Trường Charles de Gaulle – Quận 3
  27. 1953- Trường Đức Trí – Quận 2
  28. 1954- Trường Chu Văn An – Quận 5
  29. 1954- Trường Nguyễn Trãi – Quận 4
  30. 1954- Trường Trần Lục – Quận 3 (1971 trở thành Nguyễn Du- Quận 10)
  31. 1954- Trường Trưng Vương – Quận 1
  32. 1955- Trường Võ Trường Toản – Quận 1
  33. 1956- Trường La San Hiền Vương – Quận 3
  34. 1956-Trường Nguyễn Bá Tòng (Sàigòn) – Quận 2
  35. 1956- Trường Văn Lang – Quận 1
    (xem thêm phần bổ túc ngày 3/5/2023tại đây)
  36. 1957- Trường Mạc Đĩnh Chi – Quận 6
  37. 1957- Trường Trung Thu – Quận 5
  38. 1958- Trường Văn Hóa Quân Đội – Sàigòn và Gia Định
  39. 1959- Trường Hưng Đạo – Quận 2
    (xem thêm phần bổ túc ngày 3/5/2023tại đây)
  40. 1960- Trường Regina Pacis – Quận 3
  41. 1962- Trường La San Chánh Hưng – Quận 8
  42. 1963- Trường Nữ Thánh Anna – Quận 9
  43. 1963- Trường Phan Sào Nam – Quận 3
  44. 1966- Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 – Quận 8
  45. 1967- Trường Saint Martin – Quận 1
  46. 1968- Trường Trung học Cộng đồng Quận 6 – Quận 6
  47. 1970- Trường Đồng Tiến – Quận 10
  48. 1971- Trường tổng hợp Nguyễn An Ninh – Quận 10
  49. 1971- Trường tổng hợp Sương Nguyệt Anh – Quận 10
  50. 1972- Trường Phục Hưng – Quận 3
  51. Khoảng thập niên 1950 hay trước – Trường Kiến Thiết – Quận 3
  52. Khoảng thập niên 1950 hay trước – Trường Thánh Têrêxa – Quận 5
  53. Khoảng thập niên 1950 – Trường Trường Sơn – Quận 3
    (xem thêm phần bổ túc ngày 3/5/2023tại đây)
  54. Khoảng thập niên 1950 – Trường Việt Nam Học Đường – Quận 1
  55. Khoảng thập niên 1960 hay trước – Institution Phan Van Hue – Quận 2
  56. Khoảng thập niên 1960 hay trước – Trường Nguyễn Khuyến – Quận 3
  57. Khoảng thập niên 1960 – Lycée Cửu Long – Quận 3
  58. Khoảng thập niên 1960 – Trường Đông Tây Học Đường – Quận 1
  59. Khoảng thập niên 1960 – Trường Nguyễn Công Trứ – Quận 1
  60. Khoảng thập niên 1960 – Trường Tân Thạnh – Quận 1
  61. Khoảng thập niên 1960 – Trường Văn Hiến – Quận 1
  62. Khoảng thập niên 1960 – Trường Văn Học – Quận 3
  63. Khoảng trước năm 1964 – Trường Thánh Tâm – Quận 10
  64. Năm không xác định – Trường Tân Văn – Quận 3

Trường trung học phổ thông & kiểu mẫu ở Gia Định

  1. 1939- Trường Lasan Mossard Thủ Đức
  2. 1954- Trường Hồ Ngọc Cẩn
  3. 1955- Trường Chu Mạnh Trinh
  4. 1956- Trường Lê Bảo Tịnh
  5. 1956- Trường Nguyễn Duy Khang
    (xem thêm phần bổ túc ngày 3/5/2023tại đây)
  6. 1957- Trường An Lạc
  7. 1957- Trường Lê Văn Duyệt
  8. 1957- Trường Lý Thường Kiệt
  9. 1959- Trường Đạt Đức
    (xem thêm phần bổ túc ngày 3/5/2023tại đây)
  10. 1959- Trường Hoàng Gia Huệ
  11. 1959- Trường Thánh Thomas
  12. 1960- Trường Notre Dame des Missions
  13. 1960- Trường Thánh Liêm
  14. 1961- Trường Chân Phước Liêm
  15. 1963- Trường Quốc Gia Nghĩa Tử
  16. 1965- Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức
  17. 1966- Trường Bình Chánh
    (xem thêm phần bổ túc ngày 3/5/2023tại đây)
  18. 1966- Trường Nhà Bè
  19. 1966- Trường Phụng Sự Thánh Minh
  20. 1968- Trường Vinh Sơn Liêm
  21. 1969- Trường Tân Bình (1973 trở thành Nguyễn Thượng Hiền)
  22. 1970- Trường Lasan Thạnh Mỹ
  23. 1970- Trường Nguyễn Bá Tòng (Gia Định)
  24. Khoảng trước năm 1960 – Trường Trung Mỹ Tây
  25. Khoảng trước năm 1968 – Trường Quang Trung
  26. Năm không xác định – Trường Phước An
  27. Khoảng thập niên 1960-1970 – Tập hợp các trường công lập không chi tiết ở Gia Định

Trường trung học kỹ thuật & Mỹ Thuật ở Sàigòn & Gia Định

  1. 1898- Trường kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ – Sàigòn
  2. 1906- Trường kỹ thuật Cao Thắng – Sàigòn
    (xem thêm phần bổ túc ngày 3/5/2023tại đây)
  3. 1913- Trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật Gia Định – Gia Định
  4. 1956- Trường kỹ thuật Don Bosco – Gia Định
  5. 1959- Trường kỹ thuật Régina Pacis – Sàigòn
  6. 1960- Trường kỹ thuật Việt Đức – Thủ Đức – Gia Định
  7. 1965- Trường kỹ thuật Quốc Gia Nghĩa Tử – Gia Định
  8. 1968- Trường kỹ thuật Gia Định – Gia Định
  9. Năm không xác định – Trường kỹ thuật Cao Đạt – Sàigòn
  10. Năm không xác định – Trường kỹ thuật Dương Châu Minh- Sàigòn

Phụ trang

  1. Các trường chuyên dạy Sinh Ngữ27/5/2021

103-Danh sách bổ túc các trường trung học27/5/2021

104-Bổ túc Lời Mở Đầu và chi tiết các trường Trung Học

Để dễ dàng việc định vị các ngôi trường trên, bản đồ Đô Thành Sàigòn và vùng phụ cận , và bản đồ tỉnh Gia Định ấn hành trước năm 1975, được đính kèm dưới đây.

Vì lý do rất hiển nhiên là tất cả các trường trung học trình bày trong tài liệu này đều được xây lên và hoạt động từ trước năm 1975, bài này chỉ dùng các danh từ, ngữ vựng, thành ngữ và các tên đường và địa chỉ đã được đặt ra và xử dụng trước năm 1975 của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Từ những kết quả cụ thể đạt được ,những điểm nổi bậc đáng chú ý được ghi nhận như sau :

  • Các trường trung học công lập thành lập bởi người Pháp vào đầu thế kỷ 20 như Chasseloup-Laubat (Jean Jacques Rousseau), Gia Long , Petrus Ký và Chu Văn An… có thể được coi là những nôi đầu tiên đào tạo nhân tài trí thức ưu tú cho xã hội miền Nam Việt Nam;
  • Sau hiệp định Genève năm 1954 , bên cạnh những việc tái định cư và ổn định đời sống cho hơn một triệu người Bắc di cư vào Nam, chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa đã nhanh chóng thiết lập lại các trường trung học di cư để cho việc học của các học sinh không bị gián đoạn;
  • Sau khi người Pháp về xứ, chính phủ Việt Nam đã chuyển tiếp một cách êm thấm chương trình Pháp sang chương trình Việt trong hai trường Gia Long , Petrus Ký. Đến thập niên 1960, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thêm môn Việt Văn vào trong chương trình giảng dạy của các trường Pháp ở Sàigòn, quản trị và điều hành bởi chính phủ Pháp hay các tổ chức tư nhân;
  • Vào năm 1958 và nhiều năm kế tiếp sau đó,chính phủ Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đã thành lập trên 4 vùng chiến thuật toàn cõi miền Nam Việt Nam, một hệ thống trường trung học Văn Hóa Quân Đội để giúp đỡ các con em quân nhân tại ngũ, có nơi chốn học hành ở hậu phương;
  • Năm 1963 và nhiều năm kế tiếp sau đó, để tỏ lòng tri ân của quốc gia đối với những người đã cống hiến xương máu hoặc hy sinh cho tổ quốc, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã mở một hệ thống trường Quốc Gia Nghĩa Tử trên toàn quốc cho các cô nhi, con cái của tử sĩ và thương phế binh. Các trường này có các lớp đến đệ nhị cấp, giảng dạy theo ba chương trình giáo dục phổ thông, kỹ thuật và tổng hợp;
  • Nền giáo dục thành lập và để lại bởi người Pháp đã có một ảnh hưởng to lớn và sâu đậm trong nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa. Các trường trung học phổ thông và cả kỹ thuật miền Nam vẫn theo mô hình giáo dục trung học phổ thông Pháp.Tuy nhiên vào đầu thập niên 1960, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thử nghiệm một hệ thống giáo dục Tổng Hợp theo mô hình giáo dục Hoa Kỳ. Thành công của cuộc thử nghiệm này đã dẫn tới việc thành lập một hệ thống trường Trung Học Tổng Hợp (còn được gọi là trường Trung Học Dẫn Đạo) trên khắp toàn quốc Việt Nam Cộng Hòa;
  • Giáo dục kỹ thuật cũng có những bước tiến đáng kể. Trước năm 1960, Sàigòn chỉ có 2 trường kỹ thuật công lập Nguyễn Trường Tộ và Cao Thắng, xây vào đầu thế kỷ 20 bởi người Pháp. Đến năm 1970, số trường đã tăng lên tới 9 với 7 trường kỹ thuật công lập và tư thục. Nhiều bộ môn chuyên nghiệp mới như Thương Mại, Kế Toán, Doanh Thương, Nữ Công Gia Chánh, Kinh tế gia đình, Dinh Dưỡng… đã được thêm vào trong học trình kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu nhân lực do sự phát triển của kinh tế , thương mại và kỹ nghệ. Vì vậy, trường Nguyễn Trường Tộ ,truyền thống chỉ nhận nam sinh, vào năm 1973 đã mở cửa đón nhận nữ sinh.Vào năm 1971, trường mỹ thuật Gia Định và năm 1973 trường Nguyễn Trường Tộ đã được nâng lên thành trường trung học đệ nhị cấp;
  • Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, mặc dầu phải để dành gần như hết tài lực và nhân lực để đối phó với chiến tranh xâm lược liên tục bởi cộng sản miền Bắc, đã thành công gầy dựng được rất nhiều trường trung học công lập mới. Chính phủ đã đặc biệt chú ý tới các quận nghčo của đô thành Sàigòn và các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh của tỉnh Gia Định.Nhiều ngôi trường mới đã được khởi đầu từ các trường tiểu học có sẵn. Một số trường mới khác , gian nan hơn ,đã bắt đầu từ con số không và được xây dựng trên những khu đất không được dự trù để xây cất hay trú ngụ.

Trước năm 1954, Sàigòn- Chợ Lớn và Gia Định chỉ có 5 trường công lập: Hai trường phổ thông Gia Long, Petrus Ký, hai trường kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ , Cao Thẳng và một trường mỹ thuật Gia Định để lại bởi người Pháp. Chỉ trong một thời gian ngắn 18 năm từ năm 1954 đến năm 1972, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã thành lập được bảy mươi bốn (74) trường trung học công lập;

  • Sau năm 1954 và vào đầu thập niên 1960, một hệ thống trường trung học tư thục hình thành và phát triển rất nhanh tại Sàigòn- Chợ Lớn và Gia Định để bổ khuyết cho khả năng giới hạn của các trường công lập không đáp ứng được hết nhu cầu gia tăng khối lượng học sinh quá nhanh chóng.Tài liệu [4,6,7]đã có ghi nhận điều này. Đô thành Sàigòn, Chợ Lớn và tỉnh Gia Định có 63 trường trung học tư thục Việt, Pháp và Hoa .

Các trường tư thục được thành lập bởi giáo hội Công Giáo , Phật Giáo và tư nhân. Tuy nhiên chương trình đào tạo học sinh trung học phổ thông của các trường công giáo như trường La San , Nguyễn Bá Tòng ,Chân Phước Liêm, Don Bosco … có thể được coi là hoàn hảo nhất bởi vì ngoài phần văn hóa còn có thêm các sinh hoạt hiệu đoàn ,hướng đạo , văn nghệ, thể thao,công tác xã hội từ thiện.

Nhiều trường tư thục tư nhân như Văn Lang,Trường Sơn, Hưng Đạo, Văn Học, Phục Hưng… đã mời được những giáo sư đầy kinh nghiệm tới từ các trường công lập. Vì vậy phẩm chất giảng dạy của các trường này rất tốt và số học sinh đậu tú tài 2 rất cao chẳng kém trường công lập;

  • Các trường trung học Việt ở Sàigòn, Chợ Lớn và Gia Định trước năm 1975 liệt kê trong danh sách trên , đều được đặt bằng tên :

– Của các anh hùng dân tộc thời trước hay danh nhân, được mọi người từ lâu công nhận như: Trưng Vương, Lý Thường Kiệt ,Hưng Đạo, Gia Long ,Nguyễn Trãi , Lê Văn Duyệt , Mạc Đỉnh Chi, Lê Quý Đôn, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Cao Thắng, Nguyễn Trường Tộ, Petrus Ký, Phan Sào Nam v.v … ;

– hoặc những tên có ý nghĩa tôn giáo như tên các Thánh Công giáo, Thiên Phước, Phước An, Bồ Đề… ;

– hoặc các danh xưng văn hóa ,văn học xứ sở như Hồng Bàng, Văn Lang, Văn Hiến, Văn Học, Tân Văn, Tân Thạnh, Bác Ái ,Kiến Thiết, Phục Hưng…

Tuyệt nhiên không hề có một trường trung học công lập nào mang tên của các lãnh tụ đương thời dù đó là Bảo Đại, Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, kể cả Trần Văn Hương gốc nhà giáo, như đã ghi trong tài liệu [4,5].

Từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các trường trung học kể trên bị bọn ngụy quyền cộng sản tịch thu. Một số trường bị phá hủy để xây cao ốc thương mại, condos, một vài trường trở thành trường dành riêng cho bọn cán bộ đảng, phần còn lại bị đổi quy chế và trách nhiệm giáo dục và bị đổi tên trường với những tên hoàn toàn xa lạ như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai hay tên của những kẻ khủng bố như Lê Thị Hồng Gấm và cả những khủng bố vị thành niên như Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng …hay tệ hơn nữa, là ngụy tạo Lê Văn Tám, không có thật, đối với quảng đại quần chúng miền Nam là “ngoài giáo dục” (kiêm luôn vô giáo dục ) hay vài cái tên vọng âm hưởng cải tạo ruộng đất đấu tố tràn đầy máu và nước mắt ngoài Bắc ngày xưa như Bổ Túc Công Nông, Đuốc Sống hay cái tên Đồng Khởi dính liền với đặt bẫy, gài mìn , ném lựu đạn khủng bố , đào đường, đắp mô, phá cầu, đòi tiền mãi lộ, ám sát, chặt đầu, trấn nước thả sông, đốt nhà, phá ấp, pháo kích bừa bãi vào trường tiểu học và nhà dân … chính vì nó mà biết bao người dân vô tội vùng thôn quê miền Nam đã mất mạng sống và sau năm 1975, toàn dân Việt Nam mất luôn Tự Do.

Tài liệu tham khảo :
1. Nguyễn Thanh Liêm – Nền giáo dục miền Nam trước 1975 (trích lược) – 01/07/2019.
2. Nam Sơn Trần Văn Chi – Đạo và Đời Qui Nguyên- Viện Nghiên Cứu Đạo Cao Đài – Giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa.
3. Nguyễn Võ Phương Nam – Tiếc nuối nền giáo dục Việt Nam Cộng Hoà (2) – 06/09/2018.
4. Phạm Cao Dương – Sau 44 năm : Nhìn lại thời vàng son của giáo dục VNCH trước năm 1975 – 06/05/2019.
5. Phạm Cao Dương – Những đặc tính truyền thống cơ bản của nền giáo dục miền Nam trước 75.
6. Huỳnh Minh– Gia Ðịnh xưa và nay – Nhà xuất bản Khai Trí -1973.
7. Lê Nguyễn -Ký ức vụn về chuyện học ở miền Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa..


 

Nghị định 168: Tính toán sai lầm của ông Tô Lâm (RFA)

RFA

Trung Khang
2025.01.11

Tổng Bí thư Tô Lâm

 REUTERS

Nghị định 168 (ban hành vào ngày 26 tháng 12) và Nghị định 176 (ban hành vào ngày 30 tháng 12) cùng có hiệu lực ngày 1/1/2025, với mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao ý thức chấp hành luật pháp… đến nay đã có tác dụng ngược, khi tạo ra ùn tắc kéo dài, và gây phẫn nộ trong dân chúng vì hàng loạt bất cập.

Vai trò của ông Tô Lâm trong việc ra Nghị định 168 

“Vai trò của Tổng Bí thư lớn nhất nước, nếu không có sự đồng ý của ông Tô Lâm thì không thể có nghị định 168 đó. Còn về mặt thời gian, ra một quy định gấp rút áp dụng như vậy, điều đó thể hiện vai trò đảng lãnh đạo tuyệt đối và đó là sự lãnh đạo độc tài toàn trị.” – Cựu đại úy công an Nguyễn Doãn Tú bình luận với RFA.

Trong hệ thống bộ máy chính quyền Việt Nam hiện nay, Quốc hội, tuy là cơ quan lập pháp, nhưng lại không thực hiện vai trò chính của mình là soạn thảo luật. Thay vào đó, các quyết sách quan trọng đều do Bộ Chính trị chỉ đạo, sau đó việc soạn thảo luật pháp do các bộ-ngành đảm nhiệm, rồi Quốc hội hay Chính phủ sẽ thông qua theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Một ví dụ dễ thấy nhất là vào năm 2018, khi Quốc hội Việt Nam thảo luận về Luật đặc khu, Chủ tịch Quốc hội khi đó là bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh “Bộ Chính trị đã kết luận rồi, phải ra luật chứ không không thể không ra luật.”

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay gồm 14 người, do Tổng Bí thư Tô Lâm đứng đầu sau khi ông được bầu nắm giữ vai trò người đứng đầu Đảng vào ngày 3 tháng 8 năm 2024.

Chắc chắn ông Tô Lâm ít nhất phải được tham vấn, nếu không muốn nói là người đưa ra quyết định cho nghị định 168 này.
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ

Nghị định 168, vốn được đề nghị và chắp bút bởi Bộ Công an, sau đó trình Chính phủ và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký phê chuẩn vào ngày 26/12/2024, và được áp dụng chỉ vỏn vẹn vài ngày sau đó.

Với tác động to lớn về mặt kinh tế, chính trị, và xã hội, Nghị định 168 rất có khả năng đã được Bộ Chính trị, và người đứng đầu là ông Tô Lâm, phê duyệt.

“Có thể các vị cấp cao can thiệp, hay Bộ chính trị, Trung ương đảng… thì tôi nghĩ đó là nằm ngoài quy trình thông thường. Nếu thấy sai trái hay chưa phù hợp thì có lẽ trong trường hợp này, tiếng nói của một người được coi là cấp cao nhất trong hệ thống chính trị sẽ rất quan trọng. Ông Tô Lâm mà không đồng ý, thì có lẽ các cơ quan hay các cá nhân khác không thể nào mà bỏ qua chỉ đạo và khuyến cáo của ông Tô Lâm được.” Cựu trung tá công an Vũ Minh Trí giải thích với RFA về vai trò của vị Tổng Bí thư xung quanh việc ra Nghị định 168.

Đồng tình với hai vị cựu sĩ quan công an, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, cũng cho rằng với tư cách là người đứng đầu, nên “chắc chắn ông Tô Lâm ít nhất phải được tham vấn, nếu không muốn nói là người đưa ra quyết định cho nghị định 168 này.”

******

Ông Tô Lâm lợi gì khi cho Bộ Công an ban bố Nghị định 168?

Bộ Công an là cơ quan trình Chính phủ Nghị định 168. Người chịu trách nhiệm đứng đầu Bộ này là Bộ trưởng Lương Tam Quang, là người cùng quê Hưng Yên, và được cho là thân tín của ông Tô Lâm.

Cũng chính ông Tô Lâm vào ngày 20/10/2024 đã thăng cấp đại tướng cho Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang.

Bộ Công an cũng chính là công cụ được ông Tô Lâm sử dụng để hạ bệ nhiều đối thủ chính trị, mở đường lên nắm giữ chức vụ Tổng Bí thư.

Nghị định 168 với mức phạt cao gấp hàng chục lần so với trước, cộng với việc phần lớn tiền phạt sẽ được phân bổ cho ngành công an, đây rõ ràng sẽ đem đến nguồn lợi khổng lồ cho Bộ Công an.

“Ai cũng thấy là một nghị định như vậy nó sẽ giúp gia tăng thu nhập cho những cá nhân của Bộ Công an. Sự gia tăng thu nhập sẽ đến từ hai nguồn. Nếu người dân đóng tiền phạt, đa số tiền phạt này sẽ ở lại Bộ Công an. Ngược lại, nếu người dân chịu chung chi cho công an thì mức chung chi cũng phải tăng lên.”– Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nhận định.

Thông qua một hành động như vậy, ông Tô Lâm muốn lấy lòng Bộ Công an và muốn dùng Bộ Công an như một đồng minh chính trị của mình. Trong kỷ nguyên của Tô Lâm, công an lúc này là cánh tay quyền lực nhằm duy trì trật tự xã hội.
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ

Theo Tiến sĩ Vũ, khi đồng ý cho Bộ Công an ban bố điều này, ông Tô Lâm thực hiện một hành động như thể ông đang giúp tăng thêm thu nhập cho các cá nhân trong Bộ Công an.

“Thông qua một hành động như vậy, ông Tô Lâm muốn lấy lòng Bộ Công an và muốn dùng Bộ Công an như một đồng minh chính trị của mình. Trong kỷ nguyên của Tô Lâm, công an lúc này là cánh tay quyền lực nhằm duy trì trật tự xã hội.”– Ông Vũ nói thêm.

Chỉ tính riêng Hà Nội, sau một tuần áp dụng Nghị định 168, địa phương này đã phạt 14 tỷ đồng vi phạm giao thông. Nếu tính chung cả nước, số tiền Bộ Công an thu về là không hề nhỏ, chưa kể những khoản chung chi mà cảnh sát giao thông bỏ túi riêng.

Điều này, theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, sẽ củng cố lòng trung thành của Bộ Công an đối với ông Tô Lâm.

Trong bối cảnh Đại hội 14 của đảng Cộng sản Việt Nam chỉ còn một năm nữa sẽ diễn ra, và ông Tô Lâm được cho là đang nuôi tham vọng tiếp tục ở lại ngôi vị Tổng Bí thư. Rõ ràng, việc nắm chắc Bộ Công an trong tay, sẽ giúp tham vọng của chính trị gia quê Hưng Yên dễ thực hiện hơn rất nhiều.

Các phương tiện dừng đèn đỏ tại một ngã tư ở Hà Nội vào ngày 8 tháng 1 năm 2025. Nhac NGUYEN / AFP.

Nghị định 168 ảnh hưởng thế nào đến uy tín chính trị của ông Tô Lâm?

Chỉ sau 10 ngày Nghị định 168 có hiệu lực, làn sóng phẫn nộ đã xuất hiện tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội. Nhiều người đã bày tỏ sự phẫn nộ vì những bất cập do nghị định này mang lại.

Việc ban hành và thực thi Nghị định 168 một cách vội vã cho thấy sự thiếu phán đoán trên nhiều mặt.

Giáo sư Carl Thayer ở Đại học UNSW Canberra khi trả lời RFA cho rằng, chính phủ nên tiến hành một chiến dịch thông tin rộng rãi cho cả các cấp có thẩm quyền được giao nhiệm vụ thực thi Nghị định và công chúng nói chung.

“Rõ ràng là một số điều khoản của Nghị định 168 yêu cầu phải cải thiện cơ sở hạ tầng an toàn giao thông trước, chẳng hạn như đèn đỏ hoạt động bình thường.” – Giáo sư Carl Thayer cho biết đã không có sự chuẩn bị tốt trước khi ban hành Nghị định 168.

Tổng Bí thư Tô Lâm, theo cách diễn đạt của người Mỹ, là “where the buck stops”, có nghĩa ông phải chịu trách nhiệm hoàn toàn vì ông là người có thẩm quyền tối cao.
– Giáo sư Carl Thayer

Các khoản tiền phạt được quy định trong Nghị định 168 rất nghiêm khắc. Nhiều người vi phạm sẽ không thể trả các khoản tiền phạt này. Phúc lợi xã hội của toàn bộ gia đình sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng, nếu một người làm chủ kinh tế gia đình bị phạt.

“Tổng Bí thư Tô Lâm, theo cách diễn đạt của người Mỹ, là “where the buck stops”, có nghĩa ông phải chịu trách nhiệm hoàn toàn vì ông là người có thẩm quyền tối cao.”– Giáo sư Carl Thayer nhấn mạnh.

Theo Ông Carl Thayer, nếu sự hỗn loạn hàng loạt xảy ra trong những tuần tới và nếu công chúng phẫn nộ, ông Tô Lâm sẽ phải vào cuộc và ra lệnh đình chỉ Nghị định.

Tổng Bí thư Tô Lâm mới lên nắm quyền và còn đang tìm cách xóa bỏ hình ảnh Nguyễn Phú Trọng. Vậy mà đã khiến dân chúng phẫn nộ vì Nghị định 168. Nếu mọi việc diễn ra như Giáo sư Carl Thayer dự đoán, trong khi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14 chỉ còn 1 năm nữa sẽ diễn ra, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ông Tô Lâm.

“Việc này nó cho thấy một điều mà nhiều người, trong đó có tôi, đã nhận định từ rất lâu đó là Tô Lâm, với kinh nghiệm của một công an chuyên bắt bớ và đàn áp, không thể dẫn dắt quốc gia và xã hội.” – Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ nói.

Theo Tiến sĩ Vũ, Tổng Bí thư Tô Lâm không những không có kinh nghiệm mà hơn nữa còn không có kiến thức cần thiết để quản trị quốc gia.

“Những hô hào kỉ nguyên mới sẽ sớm tắt lịm vì người dân sẽ từ từ nhận ra những chính sách do Tô Lâm đưa ra cuối cùng sẽ gây hại cho đất nước nhiều hơn là đem lại bất cứ lợi ích gì.” – Ông Vũ cho biết thêm.

Ông Vũ cho rằng, cuối cùng thì những người trong đảng Cộng sản cũng sẽ nhận ra Tô Lâm không có khả năng dẫn dắt quốc gia và cần phải thay thế. Vấn đề theo ông Vũ, là thay thế ai vì đảng Cộng sản không còn người lãnh đạo có khả năng nữa.


 

Công an tấn công đẫm máu làng Đồng Tâm, 5 năm sau nhìn lại

Ba’o Nguoi-Viet

January 11, 2025

*Chuyên Vỉa Hè

*Đặng Đình Mạnh

5 năm trước, vào những ngày đầu năm 2020 là thời điểm râm ran về cơn dịch Covid 19 mà sau đó, trở thành cơn đại họa kinh hoàng cho cả thế giới, khiến cho cả hàng mấy chục triệu gia đình từ nhiều quốc gia trở nên tang tóc vì mất người thân.

Cũng vào thời điểm này, khi đất nước vẫn đang trong thời bình, khi cơn dịch vẫn còn ở bên kia biên giới, thì dân làng Đồng Tâm đã đối diện với tang tóc trước cả thế giới.

Released policemen (wearing dark uniforms) walk out from the communal house at Dong Tam commune, My Duc district in Hanoi on April 22, 2017.
More than a dozen police and officials held hostage by Vietnamese villagers over a land dispute were released on April 22, state media reported, ending a week-long standoff that had gripped the country. / AFP PHOTO / STR (Photo credit should read STR/AFP via Getty Images)

Tác giả câu chuyện tang tóc ấy là Bộ Công An.

Rạng sáng ngày 09 Tháng Giêng 2020, một đội quân với hơn 3 ngàn Công an từ đủ các lực lượng: Cảnh sát Chống Bạo động, Cảnh sát Cơ động, Cảnh sát Hình sự, Cảnh sát Điều tra, Cảnh sát Phòng Cháy Chữa cháy, công an địa phương các loại… tất cả đều được trang bị vũ khí tận răng, kể cả cả drone không người lái, chó nghiệp vụ đã được tổ chức tấn công vào dân làng Đồng Tâm.

Những ngày sau trận tấn công đẫm máu gây 4 người chết tại chỗ. Để giải thích điều gì đã xảy ra tại Đồng Tâm, 3 lần gồm cả ông Lương Tam Quang, người bây giờ là Bộ Trưởng Bộ Công An đã thông tin cho truyền thông trong nước về sự việc với 3 kịch bản hoàn toàn khác nhau. Cho dù, vụ tấn công chỉ là một.

Ban đầu, ông Lương Tam Quang thông tin rằng vụ tấn công xảy ra tại khu vực Miếu Môn, nơi cách Đồng Tâm hơn 2km. Những lần thông tin sau, ông thay đổi dần và lần cuối cùng ông Lương Tam Quang đã phải thừa nhận khu vực tấn công là vào tư gia gia đình cụ Lê Đình Kình tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Vụ tấn công Đồng Tâm đã thể hiện rõ nhất là chính sách công an trị hết sức dã man vốn đã chi phối toàn bộ đất nước trong một thời gian rất dài, thậm chí, nó càng khốc liệt cho đến tận ngày nay.

Để trả đũa cho việc bị mất mặt năm 2017 khi dân làng Đồng Tâm tạm giữ 38 cảnh sát cơ động vì bắt người vô pháp, cho nên, từ một việc tranh chấp đất đai thông thường, chế độ đã biến chúng thành một vụ đàn áp đẫm máu dẫn đến cái chết của 4 sinh mạng và tuyên án tử hình 2 sinh mạng khác. Trong đó, người chết tại chỗ gồm cả một cụ già hơn 80 tuổi bị Thượng Tá Đặng Việt Quảng, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an thành phố Hà Nội dùng súng bắn thẳng ngực trong cự ly gần.

Bằng cách đó, chế độ công an trị đạt được nhiều mục đích. Một mặt trả đũa được vụ mất mặt, mặt khác, dập tắt được vụ tranh chấp đất đai dai dẵng mà xét về lý, chẳng khác nào một vụ cướp đất đai của người dân. Ngoài ra, vụ trấn áp cũng để làm gương cho nhiều vụ tranh chấp đất đai đông người khác đang xảy ra trên nhiều địa phương.

Nhưng theo đó, mọi thiết chế pháp lý căn bản của một quốc gia, tiền đề cho một nhà nước pháp quyền đều đã bị lực lượng công an vô hiệu hóa hoàn toàn. Thay thế vào đó, sự việc được giải quyết bằng bạo lực, bằng súng đạn, bằng lực lượng công an khát máu được tạo dựng hoàn toàn bằng chính tiền thuế của người dân.

Vì lẽ, không có luật pháp nào cho phép hoặc dung thứ cho một cuộc tấn công như vậy của lực lượng công an vào nhân dân cả, nhất là trong những ngày giáp tết, ngày truyền thống đoàn viên gia đình.

Sau cuộc tấn công, công an đã phong tỏa hiện trường, tự tạo dựng chứng cứ giả mạo để đổ thừa, làm cơ sở kết án nhiều người dân Đồng Tâm và chạy tội giết người. Kể cả sử dụng hệ thống truyền thông trong nước để tường thuật lại diễn biến một cách sai lạc nhiều lần, lúc thế này, lúc thế khác một cách giả dối.

Sau vụ tấn công ngày 9 Tháng Giêng 2020, có 29 bị dân làng xã Đồng Tâm bị lôi ra tòa 9 tháng sau. Hai người bị kết án tử hình đều là các con cụ Lê Đình Kình, người bị bắn chết ngay khi xảy ra vụ tấn công. (Hình: Tuổi Trẻ)Song song đó, với những chứng cứ còn sót lại tại hiện trường mà nhóm luật sư đã trực tiếp xem xét tại chỗ, cùng sự phản biện đầy khoa học của cả xã hội đã cho thấy bản án của chế độ đối với người dân Đồng Tâm chỉ là một vở kịch tàn ác, nhưng vụng về.

Chính chế độ Cộng Sản trong nước mới là tổ chức tội phạm trong vụ án Đồng Tâm.

Thế nên, vụ tấn công Đồng Tâm năm 2020 sẽ vĩnh viễn là câu chuyện tội ác mà chế độ Cộng Sản gây ra đối với người dân. Trong đó, trách nhiệm cao nhất là ông Nguyễn Phú Trọng với tư cách là Tổng Bí Thư, người đứng đầu chế độ và ông Tô Lâm, nguyên Bộ Trưởng Bộ Công an đã trực tiếp tổ chức cuộc tấn công khi ấy.

Sau 5 năm, có thể chế độ đã thành công trong việc trấn áp, dẹp yên được cuộc tranh chấp đất đai với người dân ở Đồng Tâm và cho rằng vụ án đã kết thúc.

Thế nhưng, với người dân Đồng Tâm và với dân tộc này, món nợ công lý nhuốm máu dân lành vẫn còn nguyên đó. 2 bản án tử hình đầy oan khuất vẫn còn tồn tại… Vụ án Đồng Tâm chưa bao giờ kết thúc để có thể đóng lại.

DC, ngày 8 Tháng Một 2025

Đặng Đình Mạnh


 

Vì giáo dục và cơ chế chính trị mục rã…

Huỳnh Thị Tố Nga

Làn đường ở Việt Nam nhỏ hẹp, tín hiệu đèn giao thông quá nhiều, kiến trúc đô thị lộn xộn dẫn đến đường xá cũng lộn xộn không có hệ thống. Đây là những hệ lụy xuất phát từ nguyên nhân quy hoạch đô thị không có nền tảng cơ bản.

Trách nhiệm này nhà cầm quyền Việt Nam phải chịu. Muốn sữa chữa hệ thống lổn nhổn này rất khó khăn, muốn sửa chữa triệt để, phải có các chính sách quy hoạch đô thị toàn diện, điều này đối với nhà cầm quyền Việt Nam giống như bệnh nan y, họ không bao giờ dám đặt ra vấn đề để thay đổi.

Người dân Việt Nam đang phải chịu đựng một hệ thống giao thông tồi tệ, kẹt xe quanh năm, mùa mưa thì ngập nước, khói bụi ô nhiễm,… ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế, sinh hoạt và sức khỏe. Người dân không phản ánh thì thôi, nhà cầm quyền Việt Nam lại đặt ra luật nặng nề để phạt kiếm tiền. Không chỉ ở một phương diện này, tất cả các phương diện khác như giáo dục, chính trị đều mục rã.

Chính vì giáo dục và cơ chế chính trị mục rã, nên mới dẫn đến những phương diện khác bị trì trệ, tụt hậu như vậy. Ý thức về lối sống văn hóa và đạo đức ứng xử của người dân Việt ngày càng tệ hại. Nhân tài lần lượt bỏ đi, kinh tế đất nước bị nhà nước thâu tóm, khoa học kỹ thuật không được đầu tư mạnh mẽ, vậy thì Việt Nam lấy nguồn lực nào để phát triển?

Ở Việt Nam, mọi thứ được xử lý từ cái ngọn để đối phó với dân, trong khi cái gốc thể chế chính trị mục rệu thì không bỏ đi, cứ ra sức chăm bón và che đậy cái mục rã đó thì người dân Việt Nam còn phải sống trong cảnh gồng mình im lặng và chịu đựng.


 

80% VẪN AN TOÀN

Xuyên Sơn

80% VẪN AN TOÀN

Bước xuống xe tù hắn đã cười…

Hắn vừa đi vừa cười.

Hắn không ngờ một thằng bị bạn bè vẫn chê là đồ mặt hãm tài lại có một thời khuynh đảo được cả thiên hạ,

cả trăm triệu người sống dở, chết dở, sấp mặt …vì hắn.

Hắn cười vì cả một cái viện quân y to đùng, hoành tráng với một lô một lốc tướng tá có lúc phải nấp dưới váy vợ hắn…

Hắn cười, hắn muốn cười thật to cho sảng khoái, cuộc đời hắn thế mà cũng đã có một vai diễn lớn trong tấn trò đời, mà cả đống nhà báo, cả mớ quan chức …từng ngóng theo mỗi cảnh diễn của hắn. Ồ hắn từng được trao cả huy chương lao động nữa đấy!

Hắn cười vì hắn thấy lạ…

hắn chỉ nắm có 20% cổ phần cái

công ty lừa đảo ấy, vậy mà hình như, hình như người ta quên mất…quên mất chủ nhân của 80% còn lại…

Hắn cười khi nhìn lên cái mặt tiền của toà án, nhìn mấy vị quan toà mũ mão

uy nghi, à hắn đọc được ở đâu:

xét xử công bằng, không có vùng cấm… vậy mà hắn nhìn quanh thấy hình như còn thiếu, thiếu bị cáo…

Hắn cười vì tội hắn, hắn có bị tùng xẻo cũng chưa hết tội: kiếm tiền trên cái chết của đồng loại, kiếm tiền trong đại dịch…thì chỉ có lũ kền kền ăn xác sống…nhưng không ngờ hắn chỉ bị kêu án mấy chục năm tù thì toà nhân đạo quá!

Hắn cười vì hắn biết chưa bao giờ lời nói của hắn quan trọng đến thế, nặng cân đến thế…một lời khai của hắn trước toà cũng khiến cho bao kẻ mất ăn,

mất ngủ…

Hắn cười ………

Nguồn fb Nguyen Manh Đuc


 

Chủ tịch xã ở Nghệ An vận chuyển 35 kg ma túy tổng hợp

Ba’o Nguoi-Viet

January 9, 2025

NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Nghi can Mùa Bá Vừ, 41 tuổi, chủ tịch xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, bị bắt quả tang lái xe hơi chở 35 kg ma túy tổng hợp và bốn bánh heroin.

Theo báo VNExpress hôm 9 Tháng Giêng, nghi can Vừ bị bắt cùng đồng phạm Lê Hoàng Cường, 35 tuổi, quê Hà Nội.

Nghi can Mùa Bá Vừ (thứ ba từ phải) lúc bị bắt. (Hình: Hùng Lê/VNExpress)

Bản tin cho hay, vào sáng cùng ngày, một nhóm Công An Tỉnh Nghệ An phối hợp với Công An Thành Phố Vinh cầm súng mật phục tại xã Hưng Chính, để chặn một chiếc xe pickup truck nghi chở hàng cấm.

Thời điểm đó, trên xe có hai nghi can Vừ và Cường.

Khi thấy công an, hai người đàn ông định nhấn ga bỏ chạy nhưng bị trinh sát siết vòng vây, bắn chỉ thiên để chặn bắt.

Khám xét chiếc xe, nhà chức trách tịch thu 35 kg ma túy tổng hợp và bốn bánh heroin được cất giấu tại nhiều vị trí, ngụy trang trong vỏ gói trà khô.

Sau khi công an xác nhận vụ bắt giữ, huyện Kỳ Sơn làm các thủ tục để ra quyết định đình chỉ công tác ông Mùa Bá Vừ.

Liên quan vụ này, báo Tuổi Trẻ cho biết thêm, nghi can Vừ tận dụng “vỏ bọc” là chủ tịch xã ở huyện miền núi biên giới để câu kết với các nghi can buôn ma túy từ Lào về Việt Nam.

Nghi can Vừ bị cho là lợi dụng thông thạo địa bàn, với vỏ bọc là người có chức vụ tại địa phương, câu kết với các nghi phạm bên kia biên giới để mua bán ma túy, sau đó gửi “hàng trắng” đi các địa phương khác trong cả nước để tiêu thụ.

Chiếc xe pickup truck được chủ tịch xã dùng để chở ma túy. (Hình: Thanh Niên)

Theo báo Pháp Luật TP.HCM, nghi can Vừ bị cáo buộc là người cầm đầu đường dây ma túy, còn nghi can Cường là “mắt xích quan trọng” trong đường dây.

Trước khi được bầu làm chủ tịch xã Na Ngoi, nghi can Mùa Bá Vừ có nhiều năm giữ ghế phó chủ tịch xã này và được “tín nhiệm cao.”

Đáng nói, trước vụ bắt nghi can Mùa Bá Vừ, hồi giữa Tháng Mười Hai năm ngoái, ông Mùa Dua Thái, 55 tuổi, cựu bí thư, chủ tịch xã Na Ngoi, đã bị Công An Thành Phố Vinh, Nghệ An, bắt giữ với cáo buộc cùng ba đồng phạm mua bán hơn 28,000 viên ma túy tổng hợp xuyên quốc gia. (N.H.K) [qd]


 

Việt Nam: Luật sư Trần Đình Triển bị kết án 3 năm tù vì các bài phê phán ngành tòa án (RFI)

RFI

Theo AFP, hôm nay, 10/01/2025, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên án 3 năm tù với luật sư Trần Đình Triển, nguyên phó chủ nhiệm đoàn Luật sư Hà Nội, do ông đã đăng trên Facebook nhiều bài viết chỉ trích ngành tòa án Việt Nam. Giới bảo vệ nhân quyền lên án « bước lùi » về quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam.

Đăng ngày: 10/01/2025 – 13:20  Sửa đổi ngày: 10/01/2025 – 13:45

Lawyer Tran Dinh Trien

Luật sư Trần Đình Triển. © hrw.org

Trọng Thành

Lý do tòa án đưa ra để khép tội luật sư Trần Đình Triển là ông đã đưa lên mạng một số bài viết « không có chứng cứ xác thực kiểm chứng », « làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành tòa án nói chung và cá nhân Chánh án Tòa Án Tối cao »

AFP dẫn lại Thông tấn xã Việt Nam, theo đó, Hội đồng xét xử nhận thấy hành vi của ông Trần Đình Triển là « rất nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho an ninh, trật tự, an toàn xã hội ».

Bà Elaine Pearson, giám đốc Châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch ( HRW ), bày tỏ quan điểm : « Thật bàng hoàng khi thấy luật sư Trần Đình Triển bị kết án ba năm tù chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình một cách ôn hòa trên mạng. Đây là điều thậm chí không nên bị coi là tội ». Còn đối với ông Ben Swanton, đồng giám đốc của nhóm Project88, tổ chức bảo vệ quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam, bản án với ông Trần Đình Triển là « một ví dụ khác về làn sóng đàn áp mới của nhà cầm quyền Hà Nội ». Theo đồng giám đốc Project88, « bằng cách siết chặt mối quan hệ với nhà cầm quyền Việt Nam trong bối cảnh đàn áp này, Mỹ và các đồng minh đã chứng minh rằng họ không hề quan tâm đến nhân quyền ».  

Tổ chức bảo vệ nhân quyền HRW lưu ý, trong năm 2024, chính quyền Việt Nam đã liên tục có các hành động trấn áp những người chỉ trích nhà nước, với ít nhất 24 người đã bị kết án. Theo HRW,  trong năm 2023 và 2024, ít nhất bốn luật sư đã xin tị nạn tại Hoa Kỳ vì sợ bị bắt ở Việt Nam.


 

TikTok: Mặt trận kiểm duyệt không gian mạng mới của Cộng Sản – Bình Thiên

Ba’o Nguoi-Viet

January 9, 2025

Bình Thiên

Trong thế giới số ngày nay, mạng xã hội đã trở thành một đấu trường quan trọng, nơi các chính phủ tìm cách kiểm soát và định hình dư luận.

Các nền tảng này không chỉ là nơi kết nối, chia sẻ thông tin mà còn là một chiến trường, đặc biệt là đối với các chế độ cộng sản. Hai câu chuyện đối lập về biểu tượng gấu trên mạng xã hội ở Trung Quốc và Việt Nam là một minh chứng rõ nét về cách các chính phủ này sử dụng internet để phục vụ mục đích của mình. Một bên là sự xóa bỏ hình ảnh gấu vì bị coi là một mối đe dọa, một bên là sự tôn vinh hình ảnh gấu để củng cố quyền lực. Cả hai đều cho thấy một xu hướng chung: sự kiểm duyệt ngày càng gia tăng và sự kiểm soát chặt chẽ của các chính phủ cộng sản đối với không gian mạng.

Ở Trung Quốc, câu chuyện về Winnie the Pooh, chú gấu hoạt hình đáng yêu, đã trở thành một bài học sâu sắc về sự nhạy cảm của các nhà lãnh đạo và sự kiểm duyệt khắt khe của chính phủ. Winnie the Pooh, với hình ảnh mũm mĩm và tính cách hiền lành, vốn là một nhân vật quen thuộc và được yêu thích trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, hình ảnh chú gấu này đã bị cấm trên mạng xã hội, sau khi các meme so sánh Winnie the Pooh với Chủ Tịch Tập Cận Bình lan truyền rộng rãi.

Các bức ảnh chế ghép mặt của ông Tập với chú gấu, khiến nhiều người bật cười vì sự tương đồng về ngoại hình, đặc biệt là khuôn mặt tròn trịa. Tuy nhiên, đối với chính phủ Trung Quốc, những hình ảnh này không chỉ là một trò đùa vui vẻ, mà còn là một sự xúc phạm đến vị thế và uy quyền của nhà lãnh đạo. Chính vì vậy, Winnie the Pooh đã trở thành một nhân vật “cấm kỵ” trên internet Trung Quốc, các hình ảnh, video và thậm chí cả những bình luận liên quan đến chú gấu đều bị gỡ bỏ. Sự việc này cho thấy sự nhạy cảm thái quá của chính phủ Trung Quốc trước những lời chỉ trích, dù là dưới hình thức hài hước, và sự kiểm duyệt không khoan nhượng đối với những nội dung bị coi là đe dọa đến chế độ.

Ở phía nam biên giới, Việt Nam lại có một câu chuyện khác về gấu. Trên TikTok, một nền tảng video ngắn đang rất phổ biến với giới trẻ, Thủ Tướng Phạm Minh Chính được biết đến với biệt danh trìu mến “Gấu Ú”. Các video clip ngắn ghi lại hình ảnh thủ tướng trong các hoạt động thường ngày, các buổi làm việc, hay những khoảnh khắc đời thường, thường được chỉnh sửa với các hiệu ứng bắt mắt, kèm theo nhạc nền vui tươi. Nội dung những video này thường tập trung vào việc ca ngợi sự lãnh đạo tài tình của thủ tướng, thể hiện sự quan tâm, gần gũi của ông với người dân.

Các tài khoản ủng hộ lãnh đạo, chủ yếu là các bạn trẻ, không ngần ngại bày tỏ sự yêu mến và ngưỡng mộ đối với thủ tướng bằng những lời bình luận tích cực, những biểu tượng cảm xúc đáng yêu. Điều này cho thấy một sự đối lập hoàn toàn với câu chuyện về Winnie the Pooh ở Trung Quốc. Thay vì cấm đoán và xóa bỏ, chính phủ Việt Nam đang tận dụng hình ảnh gấu để xây dựng một hình tượng lãnh đạo gần gũi, dễ mến, và thân thiện với giới trẻ.

Tuy nhiên, sự thật đằng sau những câu chuyện về gấu này không đơn giản như vẻ bề ngoài. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều đang sử dụng internet như một công cụ để kiểm soát và định hình dư luận.

Ở Trung Quốc, chính phủ đang sử dụng công nghệ để kiểm duyệt thông tin, gỡ bỏ những nội dung bị coi là không phù hợp hoặc đe dọa đến chế độ. Ở Việt Nam, chính phủ cũng đang thực hiện một chiến dịch kiểm duyệt tương tự, đồng thời sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền và quảng bá hình ảnh lãnh đạo.

Trong hai thập niên qua, Việt Nam đã xây dựng một hệ thống luật pháp internet ngày càng khắt khe, nhắm vào bất kỳ nội dung nào bị coi là “chống phá nhà nước,” “làm suy yếu uy tín quốc gia” hoặc “bôi nhọ lãnh đạo.” Các điều luật này thường được diễn giải một cách mơ hồ, cho phép chính quyền có thể tùy tiện trừng phạt những người dùng mạng xã hội bất đồng chính kiến.

Hàng loạt vụ việc đã xảy ra để chứng minh cho điều này. Vào đầu Tháng Mười Hai, một TikToker có sức ảnh hưởng đã bị phạt 30 triệu VNĐ (tương đương $1,181) vì hành vi so sánh ông Hồ Chí Minh với các ngôi sao giải trí khác. Trong một vụ việc khác vào Tháng Tám năm 2024, một người dùng Facebook ở tỉnh Bắc Giang bị phạt 7.5 triệu VNĐ (tương đương $300) vì bình luận xúc phạm Tổng Bí Thư Tô Lâm. Trước đó, vào Tháng Ba, một cựu thí sinh hoa hậu đã bị phạt 37.5 triệu VNĐ (tương đương $1,500) vì các buổi phát trực tiếp trên Facebook đề cập đến “Bác Hồ” theo một cách gây tranh cãi. Những con số này không chỉ thể hiện sự gia tăng các vụ xử phạt mà còn cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề kiểm duyệt ở Việt Nam.

Sự kiểm soát không chỉ giới hạn ở việc xử phạt người dùng. Việt Nam còn thể hiện khả năng tận dụng các nền tảng mạng xã hội nước ngoài để phục vụ các mục tiêu chính trị của mình. Mối quan hệ giữa Việt Nam và TikTok là một minh chứng rõ ràng cho điều này.

TikTok, một nền tảng video ngắn có nguồn gốc từ Trung Quốc, với hàng trăm triệu người dùng trên toàn cầu, đang nhanh chóng trở thành một công cụ tuyên truyền mạnh mẽ trong tay chính phủ Việt Nam.

Một mặt, chính quyền Việt Nam tiến hành kiểm duyệt nội dung một cách nghiêm ngặt, gỡ bỏ bất kỳ video clip nào bị coi là không phù hợp hoặc đe dọa đến chế độ. Mặt khác, họ chủ động khuyến khích và quảng bá các nội dung ủng hộ chính phủ, lãnh đạo, và các chính sách của đảng, thông qua các tài khoản chính thống và cả những tài khoản ngầm được chính phủ hậu thuẫn. Điều này cho thấy một sự kết hợp giữa kiểm duyệt và tuyên truyền, nhằm tạo ra một không gian thông tin “sạch” và “thuận chiều” trên TikTok.

Điều đáng chú ý là TikTok có xu hướng dễ dàng chấp nhận và tuân thủ các quy tắc kiểm duyệt của chính phủ Việt Nam hơn so với các nền tảng mạng xã hội khác như Facebook và YouTube. Trong khi Facebook và YouTube, với văn hóa tự do ngôn luận mang hơi hướng phương Tây, đôi khi gặp khó khăn trong việc tuân thủ các yêu cầu kiểm duyệt của chính phủ các nước cộng sản, thì TikTok lại cho thấy sự hợp tác chặt chẽ hơn. Điều này không chỉ phản ánh sự khác biệt về văn hóa doanh nghiệp mà còn cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ.

TikTok được cho là có đội ngũ kiểm duyệt nội dung đặc biệt, được đào tạo để nhận diện và gỡ bỏ các nội dung nhạy cảm về chính trị, vi phạm các quy tắc của chính phủ các nước, bao gồm cả Việt Nam. Điều này đặt ra những câu hỏi về sự độc lập và khách quan của các nền tảng công nghệ trong bối cảnh chính trị phức tạp.

Tuy nhiên, sự hợp tác này không có nghĩa là Facebook và YouTube hoàn toàn thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam. Theo số liệu chính thức từ chính phủ Việt Nam, các nền tảng này đều tuân thủ các yêu cầu kiểm duyệt ở mức độ cao, với tỷ lệ gỡ bỏ nội dung “chống nhà nước” lên đến trên 90%. Cụ thể, Facebook được cho là đã tuân thủ 94% yêu cầu kiểm duyệt, YouTube là 91%, và TikTok là 93%. Những con số này cho thấy một thực tế đáng lo ngại: các tập đoàn công nghệ lớn, dù có nguồn gốc từ phương Tây, vẫn đang ngày càng nhượng bộ trước áp lực của các chính phủ độc tài, chấp nhận xóa bỏ các nội dung mà các nhà cầm quyền không muốn thấy. Điều này gây quan ngại về vai trò và trách nhiệm của các tập đoàn công nghệ trong việc bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên toàn cầu.

Bên cạnh việc gỡ bỏ nội dung, Việt Nam còn tăng cường việc xóa các tài khoản vi phạm. Số lượng tài khoản bị xóa trên TikTok đã tăng từ 0 trong nửa đầu năm 2022 lên đến 258 trong nửa đầu năm 2024. Việc xóa tài khoản không chỉ làm mất đi những nội dung đã đăng tải mà còn gây khó khăn cho người dùng trong việc tiếp cận thông tin và bày tỏ quan điểm, đặc biệt là những người bất đồng chính kiến.

Sự gia tăng của các nội dung ủng hộ lãnh đạo trên TikTok không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên. Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện một chiến dịch tuyên truyền có hệ thống, thông qua việc tạo ra và quảng bá các video clip ca ngợi lãnh đạo, thể hiện sự đồng tình với các chính sách của đảng.

Các video này thường được sản xuất với chất lượng cao, sử dụng các công cụ chỉnh sửa video phổ biến như CapCut, và được lan truyền rộng rãi trên TikTok thông qua các tài khoản chính thống của chính phủ và các tổ chức đoàn thể, cũng như các tài khoản ngầm được hậu thuẫn. Các kênh này sử dụng một công thức chung: video ngắn, hiệu ứng bắt mắt, nhạc nền thịnh hành, và được thiết kế để thu hút giới trẻ, đối tượng người dùng chính của TikTok.

Tuy nhiên, việc chính phủ Việt Nam quá tập trung vào việc xây dựng hình ảnh lãnh đạo trên TikTok cũng có thể gây ra những rủi ro. Với các chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc từ chính quyền mới của Hoa Kỳ, sự phụ thuộc vào một nền tảng mạng xã hội có nguồn gốc từ Trung Quốc như TikTok có thể khiến Việt Nam trở nên dễ bị tổn thương. Làn sóng tẩy chay các ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc có thể dấy lên, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và uy tín của chính phủ Việt Nam. Hơn nữa, việc sử dụng một nền tảng vốn gây nhiều tranh cãi về tính minh bạch và khả năng lan truyền thông tin sai lệch cũng có thể phản tác dụng, làm xói mòn lòng tin của công chúng.

Việt Nam vừa trấn áp TikTok vì những lo ngại về an toàn trẻ em, vừa sử dụng chính nền tảng này để quảng bá hình ảnh lãnh đạo, cho thấy một sự mâu thuẫn trong chính sách. Nếu chính phủ Việt Nam chỉ tập trung vào việc xây dựng hình ảnh mà bỏ qua những vấn đề khác như bảo vệ trẻ em, tự do ngôn luận, hay thông tin sai lệch, họ có thể làm mất đi sự tin tưởng của công chúng, và cuối cùng, những hình ảnh được cố gắng xây dựng cũng sẽ trở nên vô nghĩa.

Tóm lại, câu chuyện về gấu trúc và gấu ú là một biểu tượng cho sự kiểm soát không gian mạng của các chính phủ cộng sản trong thời đại kỹ thuật số. Câu hỏi đặt ra là liệu sự kiểm soát này có mang lại kết quả như mong đợi, hay sẽ chỉ phản tác dụng, làm xói mòn lòng tin của công chúng và làm suy yếu các giá trị dân chủ? Các tập đoàn công nghệ toàn cầu, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội, sẽ ứng xử như thế nào trước áp lực của các chính phủ độc tài trong việc kiểm soát thông tin?


 

“Căn bệnh mãn tính” của các ngân hàng tư nhân Việt Nam có bao giờ được chữa khỏi?

Ba’o Tieng Dan

08/01/2025

Fulcrum

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Cù Tuấn chuyển ngữ

6-1-2025

Tóm tắt: Bản án tử hình dành cho Trương Mỹ Lan vì tội tham ô nghiêm trọng là một lời cảnh báo khiến mọi người kinh sợ, nhưng Việt Nam cần giải quyết tận gốc vấn đề sở hữu chéo và tham nhũng trong hoạt động cho vay của ngành ngân hàng.

Ngày 3 tháng 12 năm 2024, tòa phúc thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh đã giữ nguyên bản án tử hình của tòa sơ thẩm đối với Trương Mỹ Lan, chủ sở hữu phần lớn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và cựu chủ tịch Tập đoàn phát triển bất động sản Vạn Thịnh Phát (VTP).

Trong ba tội danh chính đối với bà Lan, tội biển thủ tài sản của SCB đã dẫn đến án tử hình. Trên thực tế, Trương Mỹ Lan là doanh nhân tư nhân đầu tiên tại Việt Nam bị kết án tử hình về tội biển thủ.

Trong gần một thập kỷ, bà Lan coi SCB như “con heo đất” của mình, thường xuyên rút tiền bất hợp pháp khỏi ngân hàng này để đầu cơ vào thị trường bất động sản. Hồ sơ tòa án cho thấy, từ tháng 10/2018 đến tháng 10/2022, Trương Mỹ Lan đã chủ mưu lập 2.527 hồ sơ cho vay giả để rút 1.066 ngàn tỷ đồng (44,4 tỷ đô la Mỹ) khỏi ngân hàng. Đến tháng 10/2022 khi bị bắt, bà Lan và các đồng phạm vẫn còn nợ ngân hàng 677,28 ngàn tỷ đồng (28,2 tỷ đô la Mỹ), tất cả đều được phân loại là nợ xấu.

Một phán quyết của tòa án vào tháng 4/2024 tuyên bố rằng, hành vi của bà Lan đã gây ra thiệt hại hơn 677 ngàn tỷ đồng (27 tỷ đô la Mỹ) cho SCB. Tòa phúc thẩm gần đây đã giữ nguyên yêu cầu bà Lan phải bồi thường cho SCB số tiền 673,8 ngàn tỷ đồng (26,52 tỷ đô la Mỹ). Cần lưu ý rằng, để ngăn chặn ngân hàng này sụp đổ và gây ra tác hại tiềm tàng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được cho là đã bơm 24 tỷ đô la Mỹ vào SCB, tính đến tháng 4 năm 2024.

Về mặt pháp lý, án tử hình đối với Trương Mỹ Lan là hợp lý vì mức độ biển thủ của bà. Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, biển thủ tài sản trị giá 1 tỷ đồng (40.000 đô la Mỹ) có thể dẫn đến án tử hình. Bản án tử hình của bà Lan cũng tạo động lực mạnh mẽ cho bà và gia đình giao lại ít nhất ba phần tư tài sản biển thủ cho ngân hàng. Theo luật, nếu nỗ lực này thành công, bà Lan có thể tránh được án tử hình.

Về mặt quản lý, bản án tử hình đối với Trương Mỹ Lan cũng gửi đi một thông điệp mạnh mẽ đến các chủ ngân hàng tư nhân về hậu quả khủng khiếp mà họ có thể phải đối mặt nếu họ thao túng ngân hàng của mình để trục lợi cá nhân. Điều này đặc biệt quan trọng vì những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhằm giảm tình trạng sở hữu chéo giữa các tập đoàn và ngân hàng trong nước đã không mang lại kết quả như mong muốn.

Sau khi Việt Nam tự do hóa lĩnh vực ngân hàng vào năm 1990, số lượng ngân hàng tư nhân trong nước đã tăng lên đáng kể. Vào cuối thập niên 1980, lĩnh vực ngân hàng vẫn do bốn ngân hàng nhà nước thống trị, không có ngân hàng tư nhân nào hoạt động. Tuy nhiên, đến năm 1996, đã có 52 ngân hàng thương mại cổ phần có sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân, nhiều người trong số họ đã trở về từ Liên Xô cũ và Đông Âu để thành lập các ngân hàng mới hoặc tiếp quản các ngân hàng hiện có. Mục tiêu của họ không chỉ là khai thác một ngành công nghiệp có lợi nhuận mà còn là tiếp cận các khoản vay giá rẻ từ các ngân hàng mà họ kiểm soát để tài trợ cho các doanh nghiệp khác của mình. Trong một số trường hợp, những nhà đầu tư này đã sử dụng những người được ủy quyền để vay vốn từ các ngân hàng mục tiêu, sau đó sử dụng chính số tiền đó để mua cổ phiếu và cuối cùng là giành quyền kiểm soát các ngân hàng.

Hiện nay, một số lượng lớn các ngân hàng tư nhân ở Việt Nam vẫn nằm dưới sự kiểm soát của một số ít chủ sở hữu cũng sở hữu các doanh nghiệp khác. Các chủ sở hữu ngân hàng tiếp tục chuyển tiền từ các ngân hàng mà họ kiểm soát cho các thực thể kinh doanh liên quan của họ. Điều này gây ra sự rủi ro cố hữu cho hệ thống ngân hàng của Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước có ít lựa chọn vì chủ sở hữu ngân hàng không muốn từ bỏ quyền kiểm soát, và các cơ quan quản lý có thể lo ngại rằng các biện pháp quá khắc nghiệt sẽ phản tác dụng và gây bất ổn cho nền kinh tế.

Để ứng phó, Quốc hội Việt Nam đã sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng vào tháng 1 năm 2024, đưa ra các quy định chặt chẽ hơn để giảm thiểu những rủi ro này. Luật giới hạn cổ đông cá nhân ở mức sở hữu tối đa 5% vốn điều lệ của ngân hàng, trong khi cổ đông tổ chức bị giới hạn ở mức 10%. Đồng thời, cổ đông và những người hoặc thực thể có liên quan của họ bị giới hạn ở mức sở hữu kết hợp là 15%. Luật cũng yêu cầu các cổ đông sở hữu 1% hoặc nhiều hơn vốn điều lệ của ngân hàng phải tiết lộ thông tin cá nhân của họ và tỷ lệ cổ phần do những người thân của họ sở hữu.

Các quy định chặt chẽ hơn về hoạt động cho vay cũng có hiệu lực từ tháng 7 năm 2024. Đến năm 2029, tổng dư nợ chưa thanh toán của khách hàng không được vượt quá 10% vốn chủ sở hữu của ngân hàng và các khoản cho vay cho một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Tuy nhiên, việc thực thi luật này tỏ ra đầy thách thức vì chủ sở hữu ngân hàng vẫn có thể sử dụng người được đề cử và người ủy quyền — hoặc thậm chí là các công ty vỏ bọc — để nắm giữ cổ phiếu thay mặt họ, khiến các cơ quan chức năng khó có thể truy tìm quyền sở hữu thực sự của họ. Họ cũng có thể sử dụng các cấu trúc người được đề cử tương tự để vay vốn từ chính ngân hàng của mình, lách luật hạn chế cho vay đối với các khách hàng liên quan.

Vấn đề sở hữu chéo và cho vay liên quan có thể được coi là một “bệnh mãn tính” trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hậu quả như đã thấy trong trường hợp của SCB, có thể là rất nghiêm trọng và tốn kém, với khả năng làm rung chuyển toàn bộ hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có các lựa chọn hạn chế vì chủ sở hữu ngân hàng không muốn từ bỏ quyền kiểm soát và các cơ quan quản lý có thể lo ngại rằng các biện pháp khắc nghiệt sẽ phản tác dụng và làm mất ổn định nền kinh tế. Hành động tốt nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại thời điểm này là cảnh báo chủ sở hữu ngân hàng không vượt qua ranh giới đỏ. Do đó, bản án tử hình được đề xuất đối với Trương Mỹ Lan có thể đóng vai trò răn đe.

Tuy nhiên, việc điều trị bệnh nhân với bệnh mãn tính mà chỉ dựa vào sự sẵn lòng lắng nghe lời khuyên của bác sĩ mà không giải quyết nguyên nhân gốc rễ của căn bệnh thì khó có thể là giải pháp hiệu quả và lâu dài. Các cuộc cải cách ngân hàng của Hàn Quốc, nơi phải đối mặt với các vấn đề tương tự về sở hữu chéo giữa các tập đoàn tài phiệt và ngân hàng, có thể mang lại những bài học hữu ích cho các cơ quan quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sự xuất hiện của một vụ bê bối giống như SCB khác có thể chỉ là vấn đề thời gian trừ khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý chí chính trị mạnh mẽ hơn và các phương tiện hiệu quả để loại bỏ vấn đề sở hữu chéo và những hậu quả tai hại của nó.


 

Cuộc chiến quyền lực phủ trùm bóng tối ngành y tế Việt Nam -Đàm Chính Sự

Ba’o Nguoi-Viet

January 8, 2025

Đàm Chính Sự

Một thông tin gây chấn động trong giới chính trị và y tế Việt Nam được công bố vào ngày cuối năm 2024: hai dự án bệnh viện lớn là Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam sẽ bị thanh tra. Đây là yêu cầu của Tổng Bí Thư Tô Lâm, do ông Đặng Văn Dũng, Phó Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương truyền đạt.

Đây không chỉ là đợt thanh tra, kiểm tra thông thường, mà còn là một đòn đánh mạnh vào Bộ Trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong thời gian từ 2011 đến 2019. Việc chỉ đạo thanh tra vào thời điểm cuối năm càng cho thấy sự quyết liệt và tính toán kỹ lưỡng trong chiến lược của ông Tô Lâm.

Sự việc này nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận, đặt ra nhiều câu hỏi về mục đích thực sự của cuộc thanh tra và những hệ lụy có thể xảy ra. Liệu đây chỉ là một biện pháp làm trong sạch bộ máy, hay là một phần trong cuộc chiến quyền lực đang âm ỉ trong nội bộ Đảng?

Bóng đen tham nhũng và những bất cập

Cả hai dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đều được phê duyệt và khởi công xây dựng dưới thời Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai, hai dự án này đều rơi vào tình trạng chậm tiến độ, đội vốn và thậm chí là bỏ hoang. Dư luận phẫn nộ, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống y tế công đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thiếu thốn.

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, được khởi công xây dựng vào năm 2014 tại huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, với tổng mức đầu tư ban đầu là gần 5,000 tỷ VNĐ. Dự án được kỳ vọng sẽ giảm tải cho Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nội, đồng thời nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân khu vực.

Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn chưa hoàn thiện, nhiều hạng mục bị bỏ dở, trang thiết bị y tế không được lắp đặt hoặc bị xuống cấp nghiêm trọng. Theo một số nguồn tin, lý do chậm trễ là do sự chồng chéo trong quản lý, thiếu vốn và đặc biệt là các sai phạm trong đấu thầu, chỉ định thầu.

Cùng thời điểm với Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, Dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 khởi công tại thị xã Phủ Lý, Hà Nam, được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, cu4ngd 9ang dở dở dang dang.

Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 vẫn còn dang dở. (Hình minh họa: Tiền Phong)

Nguyễn Thị Kim Tiến: Từ ‘ghế nóng’ đến mục tiêu thanh trừng?

Việc ông Tô Lâm chỉ đạo thanh tra hai dự án bệnh viện lớn dưới thời bà Nguyễn Thị Kim Tiến khiến nhiều người đặt câu hỏi về mối quan hệ giữa hai người và động cơ thực sự của ông Tô Lâm. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến từng là một trong những bộ trưởng có thời gian tại vị lâu nhất trong chính phủ. Dù không còn là Ủy viên Trung ương Đảng từ năm 2016, bà vẫn được giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế, một trường hợp hiếm gặp và gây nhiều tranh cãi lúc bấy giờ.

Nhiều ý kiến cho rằng sự ưu ái dành cho bà Tiến đến từ sự can thiệp của nhóm lợi ích Hà Tĩnh, quê hương của bà. Nhóm này được cho là có mối quan hệ thân thiết với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đã bảo đảm cho bà Tiến một vị trí trong chính phủ.

Tuy nhiên, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, phe Hà Tĩnh đã suy yếu đáng kể trong cuộc chiến quyền lực nội bộ, bà Tiến cũng không tránh khỏi những sóng gió chính trị. Việc thanh tra hai dự án bệnh viện có thể là một đòn giáng mạnh vào uy tín và sự nghiệp của bà Tiến, nhất là khi những người từng bảo trợ cho bà đã không còn đủ sức để che chở. Nó không chỉ là một cuộc kiểm tra về tài chính, mà còn là một phép thử về quyền lực và sự ảnh hưởng của bà trong bối cảnh chính trị hiện tại. Theo một số nguồn tin nội bộ, bà Tiến có thể sẽ bị xử lý nghiêm khắc, chứ không có chuyện “hạ thủ lưu tình” từ ông Tô Lâm.

Một trong những điểm đáng chú ý trong câu chuyện này là sự mâu thuẫn trong ngân sách giữa các bộ ngành. Trong nhiều năm qua, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục chỉ được phân bổ một phần nhỏ ngân sách, khoảng 7 nghìn tỷ đồng mỗi bộ, trong khi Bộ Công an lại được ưu tiên với con số khổng lồ lên đến 100 nghìn tỷ đồng. Sự chênh lệch này đặt ra câu hỏi về chính sách ưu tiên của nhà nước, và đặc biệt là về sự ảnh hưởng của Bộ Công an.

Trong khi Bộ Công an được “vung tay” chi tiêu cho các dự án không thiết yếu như nhà hát và sân bay riêng, thì Bộ Y tế lại phải chật vật xoay sở với nguồn kinh phí hạn hẹp. Chính điều này được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng các bệnh viện xây xong không có kinh phí để hoạt động. Ngoài ra, còn có nghi ngờ về sự tham nhũng và lãng phí trong quá trình thực hiện các dự án, làm cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.

Tuy bà Tiến có nhiều tai tiếng trong nhiệm kỳ của mình, một số nhận định cho rằng nếu xét công bằng, thì các sai phạm của ông Tô Lâm lớn hơn rất nhiều so với bà. Tuy nhiên, ông Tô Lâm đang nắm trong tay quyền lực tối cao, có thể quyết định số phận của bất kỳ ai.

Việc thanh tra các dự án bệnh viện không chỉ là một động thái kiểm tra thông thường mà còn là một phần trong chiến lược “công an trị” của ông Tô Lâm. Từ khi lên nắm quyền, ông Tô Lâm đã cho thấy sự quyết liệt trong việc củng cố quyền lực và thanh trừng những đối thủ tiềm tàng. Ông sử dụng hai công cụ mạnh mẽ là “lò đốt” chống tham nhũng và chính sách tinh giản bộ máy để loại bỏ những người không “cùng phe” hoặc có dấu hiệu chống đối.

Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, một người đã về hưu và không còn quyền lực, có thể là một mục tiêu “dễ xơi” trong chiến dịch này. Việc trừng phạt một quan chức đã mất quyền lực có thể không mang lại lợi ích chính trị lớn, nhưng nó có thể là một cách để ông Tô Lâm “dằn mặt” những người khác, đặc biệt là những người từng có ảnh hưởng lớn trong hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng ông Tô Lâm có thể không “trong sạch” như ông thể hiện. Việc ông Tô Lâm chỉ đạo thanh tra bà Tiến có thể là một chiêu trò để “bịt miệng” và loại bỏ một đối thủ tiềm tàng, chứ không phải là một hành động vì công lý.

Việc ông Tô Lâm ra tối hậu thư, yêu cầu việc thanh tra phải xong trước ngày 31 Tháng Ba năm 2025, cho thấy sự quyết liệt và tính toán kỹ lưỡng trong chiến lược của ông. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến còn ba tháng để “lo liệu” cho số phận của mình. Trong bối cảnh chính trị hiện tại, nhiều người cho rằng bà Tiến sẽ khó tránh khỏi một kết cục không mấy tốt đẹp.

Một số đồn đoán cho rằng bà Tiến có thể tìm cách “hạ cánh an toàn” giống như trường hợp của Trần Tuấn Anh và Nguyễn Xuân Phúc. Tuy nhiên, việc liệu bà có đủ khả năng để “mua” được sự “tha thứ” của ông Tô Lâm hay không, vẫn còn là một ẩn số.


 

MỘT NGƯỜI ĐI…NGƯỜI HÀ NỘI KHÓC THƯƠNG CHINH NHÂN VNCH…- Võ Khánh Tuyên

Việt Luận – Viet’s Herald

Võ Khánh Tuyên

Tối 18/11/2024, Đài Truyền hình Kỹ thuật Số VTC kết hợp cùng 1 Trung Tâm tổ chức đêm chung kết Giọng Ca Vàng Bolero 2024 ngay tại Thủ Đô Hà Nội.

Kết quả cuối cùng: Quán quân cuộc thi là cô giáo dạy Âm nhạc đến từ Hà Nội QUỲNH HÀ đã đoạt Quán Quân với nhạc phẩm MỘT NGƯỜI ĐI của Nhạc sĩ Mai Châu, sáng tác tại Saigon năm 1967.

Trong phần dự thi của Cô giáo Quỳnh Hà, có diễn viên múa minh họa mặc quân phục ..”Giải Phóng Quân”, trong khi nguyên mẫu của MỘT NGƯỜI ĐI hoàn toàn ngược lại.

MỘT NGƯỜI ĐI ban đầu là một thi phẩm mang tên “Tiễn Một Người Đi” do Mai Châu- khi đó đang là Sinh viên Dược Khoa Năm 3 Saigon- sáng tác khi người bạn thân từ thuở nhỏ là Chuẩn Úy Tiểu đoàn 31 Biệt Động Quân Nguyễn Ngọc Lân tử trận tại chiến trường Bình Long ngày 27-10-1967. Ở tuổi 24 trẻ măng!

Chuẩn Úy Biệt Động Quân Nguyễn Ngọc Lân trong một lần trợ y cho toán Quân Y cứu đồng đội đã bị trọng thương sau ót và hy sinh. Do mẹ anh ở xa, tận Sóc Trăng và lớn tuổi nên Mai Châu đã thay mặt đi nhận xác bạn, đưa tiễn, chôn cất và lập mộ.

Lúc đi sau xe tang tiễn bạn về nơi an nghỉ sau cùng, trời mưa lất phất, Mai Châu đầy cảm xúc: ”Tôi tiễn anh lên đường, chiều hôm nay mưa buồn lắm, mưa thấm ướt vai gầy, mưa giá buốt con tim”.

Bài thơ “Tiễn Một Người Đi” ban đầu được phổ biến trong Tiểu Đoàn, rồi Liên Đoàn, rồi ra dân chúng, trở thành nổi tiếng, không kém gì bài thơ “Đồi Tím Hoa Sim” của Hữu Loan ngày xưa. Sau một thời gian sửa soạn, với sự phụ giúp của một số bạn bè thân thiết, Mai Châu đã lấy bài thơ phổ vào nhạc, tạo nên ca khúc “Một Người Đi”. Từ đó về sau, nhạc phẩm “Một Người Đi” được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng trình diễn, và sống trong lòng dân chúng suốt gần 60 năm qua.

Hiện mộ phần của Thiếu úy Biệt động quân Nguyễn Ngọc Lân ở quê nhà Sóc Trăng.

“Tôi tiễn anh lên đường trời hôm nay mưa nhiều…lắm…

Mưa thấm ướt vai gầy, mưa giá buốt con tim

Mình cầm tay nhau chưa nói hết một câu

Thôi đừng buồn anh nhé, tiếng còi đã ngân dài.

Chinh nhân ơi! Xin anh chớ buồn

Chinh nhân ơi! Xin anh chớ buồn

Người yêu anh còn đó, người yêu anh bé nhỏ …

Hứa thương…anh trọn đời.

Đếm lá thu rơi mười bốn thu tàn tôi đã biết tên anh

Nay cách xa rồi, anh khoác chinh y tôi còn ở lại

Đưa tiễn một người đi

Tôi đứng trông theo

Đoàn tàu đi xa xa thành phố

Tôi thấy dáng anh buồn

Đôi mắt thoáng xa xăm

Vì ngàn yêu thương

Anh xếp bút mực xanh

Băng mình vào sương gió

Sống trọn kiếp trai hùng…”

Tác giả Mai Châu là chồng của nữ Ca sĩ Hoàng Oanh, hiện đang định cư tại Hoa Kỳ.

Võ Khánh Tuyên