Có hai tù nhân lương tâm vừa lặng lẽ trở về

Tác Giả: Đàn Chim Việt

22/02/2025

Nhà hoạt động nhân quyền Vũ Quang Thuận

Ông Trần Phi Dũng (sinh năm 1966), thành viên nhóm Ân Đàn Đại Đạo (còn được gọi là Hội đồng Công Luật Công Án Bia Sơn hay Công Án Bia Sơn) vừa mãn án hôm 10/2/2025, sau 13 năm tù.

Ông Trần Phi Dũng

Ông Dũng bị bắt tháng 2/2012 cùng với 21 thành viên khác với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”- điều 79-BLHS năm 1999. Trong vụ án này, tòa án Phú Yên đã kết án 21 người tổng cộng 299 năm tù giam, chưa kể hàng chục năm bị quản chế sau án tù. Riêng ông Phan Văn Thu, người sáng lập Ân Đàn Đại Đạo, bị tuyên án “Chung thân” và đã qua đời trong nhà tù Gia Trung vào năm 2022, sau 10 năm thụ án.

Ân Đàn Đại Đạo xây dựng khu sinh thái Đá Bia rộng 48 héc-ta tại khu vực Suối Lớn, Đèo Cả, thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên theo hướng “tiền sinh thái, hậu tổ đình”. Khu sinh thái Đá Bia được chính Nhà nước công nhận là khu “sinh thái quốc gia”. Tuy nhiên, hồi tháng 2 năm 2012, nhà cầm quyền bất ngờ lùa công an đột nhập vào khu sinh thái và bắt giữ hàng chục người, đương nhiên cướp trắng tài sản mà họ đã gầy dựng được.

Ngoài ông Phan Văn Thu, hai người khác cũng đã qua đời trong tù do bị ngược đãi và bệnh tật là ông Đoàn Đình Nam (qua đời năm 2019) và ông Phan Thanh Ý (năm 2022).
Ông Trần Phi Dũng ra tù trong tình trạng sức khỏe suy kiệt với một số căn bệnh nan y như tiểu đường, viêm khớp và huyết áp…

Do hoàn cảnh nghèo khó nên trong suốt 13 năm ở tù, gia đình ông chỉ đi thăm nuôi khoảng một năm từ một đến hai lần. Vì thế, con đường tù đày của ông Trần Phi Dũng càng trở nên khắc nghiệt. Hiện ông Dũng vẫn chưa thể đi bệnh viện để khám bệnh vì kinh tế quá khó khăn và việc đi lại của ông gặp khó khăn do án quản chế.

Trong một diễn biến khác, nhà hoạt động nhân quyền Vũ Quang Thuận, còn được biết tới với biệt danh “Võ Phù Đổng” vừa được trả tự do vào sáng 22/2/2025. Thông tin được xác nhận bởi trang facebook Huỳnh Nghĩa. Ông Thuận được trả tự do sớm 9 ngày so với bản án 8 năm tù giam ông đã bị tuyên.

Tin cho hay, sáng ngày 22, cán bộ trại giam Nam Hà đã chở ông Thuận từ nhà tù này tới một bệnh viện tại Hà Nội để khám bệnh. Khám bệnh xong, công an đã chở ông về Thái Bình, là nơi ông có hộ khẩu thường trú, thay vì đưa ông về Hà Nội theo nguyện vọng, nơi trước khi bị bắt ông đã sống cùng mẹ và em trai trong một căn nhà trọ.

Ông Vũ Quang Thuận sinh năm 1966, người sáng lập phong trào Chấn Hưng Nước Việt, bị bắt vào đầu tháng 3 năm 2017 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88-Bộ luật Hình sự 1999, cùng với hai đồng sự khác là Nguyễn Văn Điển và sinh viên Trần Hoàng Phúc. Ông Thuận bị kết án 8 năm tù giam, 5 năm quản chế. Trong thời gian ở tù, ông Thuận đã phải chiến đấu chống lại bệnh tật và sự ngược đãi của cai tù. Ông Thuận bị bệnh phổi nặng và sức khỏe ngày càng suy kiệt, đặc biệt là 3 năm trở lại đây.

Chính phủ Mỹ và nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế đã phản đối bản án dành cho Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc và ca ngợi họ như những công dân can đảm, chiến đấu vì các giá trị tự do.

Phạm Thanh Nghiên


 

Tô Lâm bị dư luận viên chỉ trích vì nói dân Singapore ‘mơ ước sang BV Chợ Rẫy’ chữa bệnh hồi 60 năm trước

Ba’o Nguoi-Viet

February 15, 2025

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Tô Lâm, tổng bí thư đảng CSVN, bất ngờ bị giới dư luận viên chỉ trích về phát ngôn cho rằng khoảng 50, 60 năm trước, người Singapore “mơ ước sang bệnh viện Chợ Rẫy chữa bệnh.”

Trang Facebook “Tifosi” có hơn 300,000 lượt follow, chuyên định hướng thông tin và tuyên truyền theo ý đảng, hôm 15 Tháng Hai bỗng nhiên đăng một bài dài phản bác phát ngôn nêu trên là “không chính xác.”

Ông Tô Lâm, tổng bí thư đảng CSVN. (Hình: Sài Gòn Giải Phóng)

Bài đăng trên trang này liệt kê rằng trong giai đoạn cuối thập niên 1960, Singapore có tới tám bệnh viện lớn và lượng bác sĩ tính bình quân trên đầu người lớn nhất Đông Nam Á.

“Trong giai đoạn 1969-1972, Singapore là quốc gia có ít trẻ sơ sinh thiệt mạng nhất ở Đông Nam Á với chỉ khoảng 15 trên 1,000 trẻ em, chi tiêu y tế bình quân đầu người lớn nhất Đông Nam Á, số giường bệnh bình quân cao nhất…,” trang “Tifosi” viết.

Việc một trang của giới dư luận viên dám bình luận rằng phát ngôn của ông Tô Lâm “không chính xác” khiến công luận ngạc nhiên.

Đáng nói, bên dưới bài đăng có nhiều ý kiến tranh cãi, tán đồng bình luận cho rằng các phát ngôn gần đây của ông Tô Lâm “có vấn đề” và khen Facebook “Tifosi” “rất can đảm.”

Facebooker “Đinh Dôn” đặt câu hỏi: “Page nay ‘chơi lớn’ thế. Muốn bị bế [bắt] à?”

Facebooker “Tran Van Tuan” thì nói dạo gần đây thấy ông Tô Lâm “phát biểu nhiều cái khiến mình không thích lắm,” như “đem một số tỉnh thành của Trung Quốc ra so sánh với Việt Nam” và sau vụ trao huân chương [Sao Vàng] cho “đồng chí X” [Nguyễn Tấn Dũng, cựu thủ tướng].

Facebooker này nhấn mạnh rằng nếu được bầu tổng bí thư thì “mình sẽ bầu cho bác [Phạm Minh] Chính vì ông này thực sự là người nghĩ cho đất nước.”

Facebooker Trần Khoa nói: “Chuẩn luôn. Đôi lúc chả hiểu lãnh đạo mình đang bị nhét chữ hay là đúng không hiểu về lịch sử đất nước thật. Thấy có những tít rất mị dân!”

Bệnh viện Chợ Rẫy tại Sài Gòn. (Hình: Tài Nguyên và Môi Trường)

Một số ý kiến khác thì bày tỏ sự nghi ngờ về trình độ “không tới đâu” của các thư ký, trợ lý của ông Tô Lâm.

Ngoài phát ngôn liên quan Singapore, ông Tô Lâm cũng gây tranh luận khi thừa nhận Sài Gòn trước đây là thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa, là “Hòn Ngọc Viễn Đông,” khái niệm mà giới dư luận viên thường tỏ vẻ bực tức mỗi khi có ai đó nhắc đến để so sánh với thực trạng của TP.HCM sau 1975. (N.H.K) [qd]


 

NỀ NẾP CỦA NGƯỜI MIỀN NAM CẦN GÌN GIỮ – Nguồn: Nguyễn An Chi

Nguồn: Nguyễn An Chi

Trước 1975 ở miền Nam, vợ chồng thường gọi nhau là “mình”.

Khi giới thiệu vợ với người khác thì người chồng thường nói:

  • Xin giới thiệu với anh, đây là nhà tôi.

Ngược lại trong trường hợp khách đến tìm thì người vợ lại nói:

Thưa anh, nhà tôi đi vắng. Nếu cần việc gì thì anh có thể nhắn lại.

Đạo vợ chồng nghĩa phu thê thời đó có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng. Những chuyện ly thân ly hôn rất hiếm khi xảy ra. Thậm chí có nhiều trường hợp chỉ mới là người yêu chưa hề được nắm bàn tay nhưng vẫn chờ đợi nhau hàng chục năm với tất cả sự nhớ nhung trung trinh chung thủy.

Miền Nam trước 1975 , không có chuyện giấy tờ nhà đất xe cộ đứng tên cả 2 vợ chồng như thời nay . Chỉ 1 người đại diện, thường là người chồng, vì xã hội miền Nam trước 1975 hiếm có chuyện vợ chồng lừa gạt nhau , tranh giành tài sản. Hồi đó, nếu có ly hôn ,cũng không có chuyện phân xử tranh giành quyền nuôi con và chu cấp. Tất cả đều là tự nguyện thu xếp của 2 vợ chồng ….

Người lớn đã như vậy nên đối với con cái thì người miền Nam rất chú trọng vấn đề giáo dục.

Thông thường mấy đứa nhỏ gọi Ba – Má, Cha – Mẹ, vùng thôn quê thì có nhà gọi là Tía – Vú. Có nhiều gia đình lại gọi Papa – Maman theo Tây.

Khi người Bắc di cư vào Nam năm 1954 thì mới nghe những cách xưng hô Thầy – U, Bố – Đẻ, Cậu – Mợ

Nhà của người miền Nam xưa không bao giờ có chuyện phơi quần áo phía trước mặt tiền. Trước nhà là bộ mặt của gia đình, không có chuyện phơi bày những thứ sinh hoạt riêng tư như vậy.

Con cái trong nhà của người miền Nam thường được dạy dỗ rất kỹ theo lễ giáo.

Đi thưa về trình, trước khi đi đâu thì phải nói Thưa Ba, con đi tới nhà bạn… Lúc về thì cũng nói Thưa Ba, con mới về…

Có khách đến thăm nhà thì phải bước ra khoanh tay cúi đầu chào Thưa Bác, Thưa Chú, Thưa Cô, Thưa Dì…

Khi đã thưa gửi đàng hoàng thì vào trong lấy ly nước đem ra mời khách, làm gì cũng bằng cả hai tay.

Trong khi khách nói chuyện với Cha Mẹ thì tuyệt đối tránh mặt không lai vãng, không được phép đùa giỡn hay nói chuyện lớn tiếng.

Trong lúc đang ăn không được nói chuyện, uống nước hay làm cho chén đũa kêu thành tiếng, nhai thức ăn không được phát ra tiếng sì sụp sột soạt, không ợ hơi vì như vậy là bất lịch sự..

.Con gái đến tuổi cập kê khi ngồi thì phải khép hai chân lại, không được phép nằm ngửa ở bất cứ đâu nếu không phải là trong buồng riêng đã đóng kín cửa. Các cô ấy cũng không được phép tự ý ra nhà trước chào khách nếu không được Cha Mẹ gọi.

Trò chuyện với bất cứ ai cũng phải dùng lời lẽ chuẩn mực, không được nói những từ ngữ dung tục không thanh tao đứng đắn.

Đi mà kéo lê chiếc dép kêu lẹt xẹt: bị đòn. Người lớn đang nói chuyện mà chen vào một câu thì gọi là ăn cơm hớt: bị đòn. Buổi trưa ăn cơm xong mà không chịu ngủ cứ đùa giỡn hoặc nói lớn tiếng: bị đòn… Con nít ngày xưa rất dễ ăn chổi lông gà với những tội trạng như vậy.

Chỉ cái chuyện ăn uống đi đứng nằm ngồi sinh hoạt thôi mà ngày xưa ta đã được ông bà cha mẹ giáo huấn rất kỹ. Qua đó đã hình thành nên nhiều thế hệ người miền Nam có tính cách lễ phép gia giáo khiêm cung khoan hòa như đã thấy…

Được thụ hưởng cung cách dạy dỗ của ông bà cha mẹ như vậy mà nếu ngày hôm nay mỗi người cố gắng truyền lại những điều tốt đẹp đó cho thế hệ con cháu thì đó chính là đã góp một phần quan trọng để giữ gìn danh tiếng cao quý đáng hãnh diện nhất của chúng ta: NGƯỜI MIỀN NAM !

Nguồn: Nguyễn An Chi

From: taberd-6 & NguyenNThu


 

Leo Thang Bạo Lực Tại Việt Nam: Hai Vụ Án Giết Người Gây Chấn Động

Ba’o Dat Viet

February 12, 2025

Hai vụ án giết người nghiêm trọng đã diễn ra tại Việt Nam, thu hút sự chú ý của dư luận và cơ quan chức năng, làm dấy lên lo ngại về tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng trong xã hội.

Tại tỉnh Bình Phước, vào rạng sáng ngày 10 Tháng Hai, một cuộc xô xát nghiêm trọng đã xảy ra tại xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp. Công an tỉnh đã bắt giữ Nguyễn Hữu Nghĩa, 42 tuổi, với cáo buộc giết người. Vụ việc bắt đầu từ mâu thuẫn gia đình giữa bà Hoàng Thị Thương và chồng cũ tên Hải, dẫn đến một cuộc hỗn chiến đẫm máu. Trong lúc xô xát, Nghĩa đã dùng dao làm bếp chém ông Phạm Văn Nhu, chồng mới của bà Thương, khiến ông Nhu tử vong do vết thương quá nặng. Nghĩa sau đó đã đến đầu thú tại Công An Huyện Bù Đốp.

Một vụ việc khác tại Sài Gòn cũng gây rúng động không kém, khi Nguyễn Hoài Sơn, 23 tuổi, bị bắt giữ với cáo buộc tương tự sau khi đã giết anh Phong, 19 tuổi, trong một cuộc ẩu đả tại quán cà phê. Theo điều tra ban đầu, mâu thuẫn phát sinh từ việc anh Phong mượn điếu cày nhưng không đi mà còn đứng gần đó nói khích. Căng thẳng gia tăng khi hai bên to tiếng và sau đó xảy ra xô xát. Ông Sơn đã dùng dao đâm trực tiếp vào tim anh Phong, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ. Sơn đã cố gắng trốn chạy bằng cách phi tang hung khí và di chuyển đến Đà Lạt, nhưng cuối cùng cũng bị bắt tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Những vụ việc này không chỉ là bi kịch cá nhân mà còn là dấu hiệu của những vấn đề sâu xa hơn trong xã hội, nơi mà các tranh chấp và mâu thuẫn cá nhân có thể dễ dàng biến thành bạo lực. Các vụ án mạng như vậy càng làm dấy lên nhu cầu cấp thiết về sự can thiệp của cơ quan chức năng để ngăn chặn tình trạng này, đồng thời củng cố hệ thống pháp luật và tăng cường công tác giáo dục pháp luật để giảm thiểu những hành vi tương tự trong tương lai.


 

Nhân cách hoá và nội địa hoá-Mai Bá Kiếm

Ba’o Tieng Dan

Mai Bá Kiếm

10-2-2025

Nguyên thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất khoái “nhân cách hóa” đồ vật thành con người. Đến thăm tỉnh nào, anh “Bãi” đều chỉ đạo tỉnh đó phải là đầu tàu để kéo nền kinh tế cả nước đi lên. Không chỉ “nhân cách hóa” 63 đầu tàu trong nước, anh “Bãi” còn “nhân cách hóa” cột đèn tuốt bên Mỹ bằng câu ví von linh ứng “Cột đèn bên Mỹ nếu có chân sẽ đi về Việt Nam hết”. Và y như trong kinh – in như trong ky, tổng thống Trump đã trả đợt “cột đèn” đầu tiên về Ấn độ, sắp tới sẽ có “cột đèn về Việt Nam” đúng tâm tư của anh “Bãi”.

Cho dù, có nhiều hãng xe hơi (vốn FDI) lắp ráp ở Việt Nam, nhưng tỷ lệ nội địa hóa các linh kiện rất thấp, đến con ốc, vít còn chưa làm được, thậm chí bác Tổng bí thư Tô Lâm còn chỉ ra “hàng dệt may, túi xách, giày da xuất khẩu mấy tỷ đô, nhưng vải, da, cây kim, sợi chỉ của người ta hết, mình chỉ bỏ công thôi”, nhưng thủ tướng Phạm Minh Chính đã đặt hàng các công ty trong nước “nội địa hóa” thép đường ray, “nội địa hóa” toa tàu điện mới ớn chứ!

Việt Nam có nhiều tập đoàn thép rất hoành tá tràng, doanh số hàng chục ngàn tỷ đồng nhưng chỉ luyện được thép CT.3, cao lắm là thép carbon C.45, chưa luyện được thép cứng hơn như nhíp xe hay thanh tà vẹt nói gì đến thép hợp kim? Ai ở Hà Nội đều bết huyện Thạch Thất còn kỹ nghệ nấu sắt vụn bằng than đá, dầu cặn, để đúc ra phôi sắt, cán thành sắt xây dựng; và những nhà nấu sắt thủ công này đều phất lên giàu có, thì Hòa Phát không là đại tỷ phú sao được?

Ai ở TP.HCM đều thấy hàng ngày có nhiều xe container chở một cuộn thép chạy từ cảng Bến Nghé ra, vì Việt Nam chưa cán được sắt tấm, Tôn Hoa Sen phải nhập sắt tấm 3 zem – 5 zem về đưa vào máy cán sóng thành tole. Nếu Hòa Phát “nội địa hóa” đúc đường ray, chắc chắn phải nhập phôi thép về đúc, mà chưa chắc đã khử được bọt khí!

Khoảng năm 1996, khi thủ tướng Võ Văn Kiệt họp với các chủ tịch tỉnh tại dinh Thống Nhất, tôi có hỏi Bộ trưởng Công nghiệp Đặng Vũ Chư “Tại sao trong 6 ngành mũi nhọn để Việt Nam thành nước “hiện đại hóa – công nghiệp hóa” có “cơ khí chế tạo máy”, có “vật liệu mới” mà không có mũi nhọn “luyện kim”, mà Việt Nam chỉ sản xuất CT.3 và C.45 thì lấy thép hợp kim đâu mà chế tạo máy và dụng cụ cắt gọt?” Suy nghĩ một hồi Bộ trưởng Đặng Vũ Chư nói “Thôi ông ơi, ông báo Phụ Nữ mà hỏi chi chuyện chuyên môn sâu?”

Vì không xem luyện kim là ngành mũi nhọn, nên kỹ nghệ thép Việt Nam đến giờ còn nhập phôi cán sóng, đúc thành sắt hộp, sắt ống…. Nước mình quá vui khi có hai đời thủ tướng “nhân cách hóa” rồi “nội địa hóa”. Hy vọng chỉ đạo “Nội địa hóa” sẽ thành hiện thực để ngành luyện kim Việt Nam sánh vai cùng Đức, Anh, Mỹ, Nhật…


 

Lộ clip Phạm Minh Chính dẫn đoàn xe 100 chiếc đi thị sát cao tốc ở Cao Bằng

Ba’o Nguoi-Viet

February 9, 2025

CAO BẰNG, Việt Nam (NV) – Một tuần sau khi ông Phạm Minh Chính, thủ tướng Việt Nam, đi thị sát công trường thi công tuyến cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh, tại tỉnh Cao Bằng, một đoạn video clip cho thấy đoàn xe của ông này lên đến cả trăm chiếc.

Trong đoạn clip được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội hôm 9 Tháng Hai, đoàn xe của ông Chính dài cả cây số, hú còi inh ỏi và bật đèn ưu tiên trước khi rẽ vào một đoạn đường đất đỏ, nơi có hàng trăm công nhân thi công cao tốc.

Ông Phạm Minh Chính (người cầm cây), thủ tướng Việt Nam, và bầu đoàn thê tử tại công trường thi công cao tốc ở huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. (Hình: Cao Bằng)

Khi xuống xe, ông Chính được một người đàn ông đi theo sau chải đầu giùm, trước khi bước vào khu vực có hai hàng người đang xếp hàng chờ.

Facebooker Lê Duy Khương bình luận bên dưới đoạn clip: “Một ông thủ tướng đi thị sát mà một đội quân đi hộ tống đông vậy? Hèn chi một đất nước đầy tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý thuận lợi, có một đảng sáng suốt lãnh đạo mà mãi sau khi giành được Sài Gòn gọi là thống nhất đất nước, mãi 50 năm rồi mà không chịu phát triển, biết đến bao giờ thì dân Việt Nam mới không qua Thái Lan làm thuê nữa.”

Một ý kiến khác bày tỏ thắc mắc: “Sao quan chức nào đi đến đâu cũng huy động một lực lượng công an và xe cộ nhiều đến như vậy trong khi lãnh đạo luôn tự hào Việt Nam an ninh và an toàn nhất thế giới, không có khủng bố này nọ như một số quốc gia khác.”

Trong khi đó, báo Lạng Sơn đăng bộ ảnh cho thấy ông Phạm Minh Chính “diễn” cảnh chỉ chỏ trên công trường và chỉ đạo nhà thầu “tăng năng suất, tăng ca kíp, tăng tốc hơn nữa để thông tuyến cao tốc huyết mạch từ hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn đến tỉnh Cà Mau trong năm 2025.”

Đoàn xe hộ tống ông Phạm Minh Chính hôm 2 Tháng Hai tại tỉnh Cao Bằng được nhìn thấy cả trăm chiếc. (Hình: Chụp qua màn hình)

Ông Chính được dẫn lời yêu cầu nhà thầu thi công tuyến cao tốc “phấn đấu thi công vượt tiến độ, tích cực áp dụng kinh tế tuần hoàn, đào chỗ này, đắp chỗ kia, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần.”

Ngoài ra, ông Chính yêu cầu lãnh đạo tỉnh Cao Bằng “tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, trong đó có các lực lượng cựu chiến binh, phụ nữ, thanh niên… hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc…”

Vụ đoàn xe 100 chiếc của Thủ Tướng Chính được ghi nhận cùng lúc với đoàn xe 45 chiếc của ông Tô Lâm, tổng bí thư CSVN, đi viếng nghĩa trang Vị Xuyên ở tỉnh Hà Giang trong lúc đảng hô hào “tinh gọn bộ máy” và “chống lãng phí.” (N.H.K)


 

Trần Đức Thảo sống và chết như thế nào qua “Những lời trăng trối”?

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Nguyễn Văn Lục

01/02/2025

Tôi đã đọc Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối của Tri Vũ Phan Ngọc Khuê với nhiều trăn trở, nhiều đêm mất ngủ, buồn cũng có và thương tiếc cũng có và cuối cùng đi đến một thái độ thở dài với một thứ triết lý bi quan:

Quả đúng là một kiếp người!!!

Quả đúng là một hành trình chữ nghĩa đầy gian lao và khổ cực phải đối đầu với nỗi sợ thường trực hầu như suốt đời. Cái đói no vốn là thiết thân với sự sinh tồn, vậy mà so với nỗi sợ hãi bị theo dõi và ám hại xem ra chả thấm thía gì.

Cuộc đời triết gia Trần Đức Thảo là khổ trăm chiều: Nỗi khổ giữa lý tưởng và thực tế, giữa nhân cách và quyền lực, giữa ta và người, giữa mình và chính mình. Đó là cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ.

Và cuối cùng ông đã vượt thắng được tất cả, vật ngã kẻ thù – vật ngã biểu tượng của trục của điều xấu là: chính Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác xít.

Nhưng nhiều lúc tôi tự hỏi phải chăng ông sinh ra nhầm thời đại và chọn nhầm chỗ cư ngụ, nhầm chế độ do ảo tưởng trí thức, lý tưởng hóa chủ nghĩa cộng sản?

Giả như ông cứ ở Paris trong một bầu khí tự do suy tưởng của giới thượng lưu trí thức Pháp?

Hoặc cùng lắm, ông về Sài Gòn thì cuộc sống và tương lai chữ nghỉa của ông sẽ như thế nào?  Đã hẳn là ông sẽ được kính trọng và ông sẽ có 10 cuốn Phénomologie thay vì một cuốn.

Nếu ông ở lại bên Pháp, ông sẽ được chào đón bởi  những người trí thức hàng đầu của Pháp về triết học như J.P Sartre và nhóm Les Temps modernes, hay nhóm chủ thuyết Hiện tượng luận như Merleau Ponty hay nhóm cộng sản trong Les enjeux, Révolution và nhất là người học trò đã nhận ông là bậc thầy duy nhất về triết thuyết cộng sản là Althusser.

Sau nữa, ông còn được chào đón và nối tiếp bởi các thế hệ trí thức Việt Nam bậc đàn em như Phạm Trong Luật, Phan Huy Đường, Nguyễn Ngọc Giao sau này.

Nếu đối đế lắm ông về Sài gòn, ông sẽ có chỗ ngồi xứng đáng của một trí thức hàng đầu, ung dung ngồi thao diễn lưu loát bằng tiếng Pháp cho đám môn sinh triết học mà không có mối e ngại họ không hiểu tiếng Pháp.

Và sẽ có những người nối nghiệp ông về triết thuyết Hiện Tượng Luận của Husserl.

Chuyện đó đâu có gì là khó ở Sài Gòn- nơi quy tụ gió bốn phương-. Aristote sẽ có dịp gặp Hégel để bàn về tri thức luận, Karl Marx gặp Boris Pasternak để tranh luận về giai cấp và vấn đề thân phận người.  Bụt gặp Suzuki để trao đổi về con đường giải thoát. Jésus ngồi đối luận với Khổng Tử về Nước Trời và trật tự trần thế.

Sẽ là chuyện bình thường có Sartre ở Paris và Sartre ở giữa Sài gòn với hiện sinh chủ nghĩa và Trần Đức Thảo với triết thuyết Hiện tượng luận.  Không chỉ có 5 buổi trao đổi giữa đôi bên mà sẽ có những giao lưu tư tưởng thường trực công khai và dân chủ.

Rất tiếc là cuối cùng Sài gòn chỉ còn là mảnh đất rao truyền triết lý hiện sinh một cách rầm rộ chẳng những đối vời J.P Sartre mà còn của Martin Heidegger, Gabriel Marcel và A. Camus nữa..

Và những điều vừa trình bầy trên không phải là chuyện vu vơ về Sài Gòn.

Khi được Trần văn Giàu và Trần bạch Đằng thu xếp vận động cho ông Thảo vào sống ở Sài Gòn. Ông đã ngạc nhiên không ít, ông viết:

Mới đặt chân xuống cái thủ đô của miền Nam này, mọi sự đã làm tôi kinh ngạc. Qua bao nhiêu năm chiến tranh gian khổ mà sao Sài Gòn nó lại khang trang hiện đại như vậy? Tôi cứ ngỡ cả miền Nam đói khổ vì bị Mỹ-Ngụy bóc lột đến nỗi miền Bắc đã phải ‘cắn hạt gạo làm tư’ để cứu giúp miền Nam cơ mà.. Và mọi người ở đây nói năng cởi mở thoải mái như vậy? Ngay những cán bộ Đảng ở đây cũng có thái độ tự do quá. Họ đãi đằng, giễu cợt tôi, coi tôi cứ như anh mán, anh mường ở rừng mới được về thành phố. Phải nói thẳng ra là có một điều của Sài Gòn đã làm tôi bàng hoàng đến cùng cực.

 Đó là những bài hát của một anh chàng nhạc sĩ trẻ của miền Nam, nói đúng ra là của Mỹ-Ngụy chứ không phải của Đảng.

 Tên anh ta là Trịnh Công Sơn. Các bài hát của anh ta mang nỗi niềm day dứt, oán trách chiến tranh. Cứ như anh ta khóc than thay cho cả dân tộc ở cả hai miền Nam Bắc.

 Giữa những năm tháng chiến tranh một mất một còn ác liệt như thế mà sao anh ta dám cất lên tiếng kêu than như vậy. Những lời ca của những bản nhạc đã làm tôi xúc động bồi hồi không cầm được nước mắt. [1].

 Ở đây, xin ghi nhận thêm, khi vào Saigòn, ông có ghé thăm ông Nguyễn Văn Trung nhiều lần. Theo ông Trung, ông Thảo ngỏ ý mượn ông Trung sách của Hegel để tham khảo và nói chuyện do Đại học Tổng hợp thành phố mời.Cũng theo ông Trung, ông  Thảo luôn cảnh giác có người theo dõi ông. Ông cho biết: “ tôi bị một nhóm người, ông kể tên từng người- có chức có quyền ở  Hà Nội, luôn luôn theo sát tôi từng bước.”

 Dư luận cho hay là ông bị bệnh. Ông ghi trong sổ tay là ông T. vị lãnh đạo là nhân viên Phòng II, nhưng không gửi đơn đi. Ông cũng tố cáo hai bạn học cũ  ở Pháp  làm tay sai cho Pestain trong một bức thư có gửi đi. Ông cũng ngây ngô gửi những thư về Triết học cho Trung Ương Đảng.

Nói cho cùng, điều gì ông còn đáng được trân trọng là những điều ông đã viết khi còn công khai viết, nghiên cứu trong nhiều năm. Và đó là những điều làm ông nổi tiếng ở Âu Châu, đặc biệt là Paris. Nó đóng góp vào gia tài của giới trí thức Pháp vào những năm 1945-1946.

Khi về Việt Nam, Hồ Chí minh đã không trọng dụng và cứ thế khiến ông suy tàn đi..

Trở lại cuốn Hồi Ký, có thể nói trong toàn bộ  cuốn Những lời trăng trối, đây là lần duy nhất chỉ một lần thôi ông bày tỏ niềm xúc động và những lời khen trân trọng đối với miền Nam Việt Nam!! Miền bắc cộng sản hầu như tuyệt đối không có trong mắt của Trần Đức Thảo.

Và nếu sự việc xảy ra chỉ khác một chút thôi- cái giây phút gặp Hồ Chí Minh-ông đã nhận ra được con người ấy trong lần tiếp xúc đầu tiên- ông sẽ tránh được những nghịch cảnh đau lòng sau này.

 Làm gì còn cái cảnh chuột và người. Cả một đàn chuột rúc, rỉa ông. Ở Hà Nội vào những năm ấy, họ nhất loạt tố cáo ông như trường hợp Phạm Huy Thông với bài:  Mặt thật của Trần Đức Thảo.

Ông Trần Đức Thảo với nhân cách cao vời đã không chấp đám học trò. Nhưng nói về trường hợp Phạm Huy Thông, ông bày tỏ như sau:

Anh chàng ấy hồi ở Pháp thì tôi có biết, nhưng không thân..Sau này nhân vụ đấu tố nhóm Nhân Văn Giai Phẩm thì Phạm Huy Thông đã ngả theo phe Tố Hữu để tố khổ tôi một cách hằn học thật là tồi tệ bất ngờ. Cách thức tố cáo, buộc tội tôi như thế đã làm cho y sau này bị xấu mặt cả đám văn nghệ sĩ cán bộ. Bởi lúc ấy, những gì mà mỗi trí thức đã viết ra, thì đều phơi bầy cái mặt trái, mặt thật xấu xa, hèn kém của họ’.[2]

 Hay bội bạc hơn nữa, cảnh trò tố cáo thầy như trường hợp nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến.[3] Nguyễn Đình Chú.

Và chua chát nhất là bài của của một môn sinh phản thầyKhắc Thành trong bài Quét sạch nọc độc Trần Đức Thảo trong việc giảng dạy triết học.

 Cảnh chuột và Người chỉ có thể xảy ra ở Hà Nội- Và chỉ ở Hà NộiAi là chuột ai là Người trong những tên tuổi sau đây:

 Có cả một chiến dịch nhằm đánh phá vào một mình ông với các tên tuổi như: Bác sĩ Hồ Đắc Di, giáo sư Phạm Hữu Tước, giáo sư Nguyễn Lân, giáo sư Nguyên Hoán. Trường Giang, Thiều Quang, Ngô Vi Luật, Chu Thiên, Lê Dân.

Cả một danh sách dài biên niên mà Lại Nguyên Ân đã ghi lại[4]

Đấy là món nợ của trí  thức Hà Nội mà không một ai trả nổi dù đây đó đã gióng lên những lời xin lỗi. Bởi vì ai là kẻ gây ra món nợ này? Cứ hỏi và câu hỏi cứ trèo lên cao mãi, phải chăng là Tố Hữu? Cũng không phải, Trường Chinh cũng không nốt mà trèo lên đến đỉnh điểm thì còn trơ trọi có một người.

Người đó là Hồ Chí Minh- Đẹp mãi tên Người-.

Vì thế trả nợ cho Trần Đức Thảo không đơn giản và nhẹ nhàng thoải mái như khi trả nợ cho Lê Đạt, Trần Dần..Với Lê Đạt, Trần Dần, chỉ cần cho họ trở lại biên chế, lương bổng, vài cái bằng khen và cho cầm bút thì họ đủ bằng lòng và xóa nợ tất cả.

Nhưng đối với Trần Đức Thảo khi ông đã nhiều lần gọi tất cả lãnh đạo cộng sản là chúng nó- chúng nó tính từ Hồ Chí Minh trở xuống đến Phạm Văn Đồng- thì những nhân sĩ, trí thức, nhà văn lấy tư cách gì mà đòi trả nợ cho Trần Đức Thảo? Cho dù nay ông còn sống, ông cũng không cần ai trả vì theo ông những kẻ tố cáo ông thì tự họ làm xấu mặt họ..

Kẻ tố cáo bỗng nhiên trở thành kẻ bị cáo.

Nói cho cùng, cái dại của ông là chỗ đáng sống ông không chọn như Paris hay Saigon lại chọn Hà Nội. Chọn Hà Nội là tự chọn vào cái chỗ chết. Nhưng đối với ông chết để sống trung thực.

Con đường Paris-Luân Đôn-Praha-Moscou—Bắc Kinh- Việt bắc là con đường không bằng phẳng-chông gai, gập ghềnh ngay từ đầu- mà ông đã tự chọn, cậy cục đảng cộng sản Pháp đến cả lãnh đạo Liên Xô để được về. Chọn nhầm chế độ- một chế độ của tội ác và đọa đầy.

Chọn ai không chọn lại chọn một người mà sau này chính ông gọi là một thứ gian hùng chẳng khác gì Tào Tháo..

Ông đã sống như thế- sống vất vưởng, tủi nhục- vì chính những chọn lựa của mình. Khó mà trách ai được.

Nhiều lúc tưởng ông như một người đi trên mây, dở khùng, dở dại.

Nhiều lúc tưởng chừng bộ máy nghiền cộng sản đã bẻ gẫy ông. Trong vụ Nhân Văn Giai phẩm, rõ ràng đảng sai ông đúng. Vậy mà ông cũng đã có lần cúi đầu thú tội: Ông đã xin lỗi trước đảng và trước nhân dân. Ông cũng đã thú nhận là trong nhiều lần học tập, ông cũng đã phải dơ tay như mọi người hô: Nhất trí, nhất trí.

 Ông cũng biết nhẫn nhục, cũng biết sợ chết và hầu như cả đời ông bị ám ảnh về nỗi sợ hãi bị ám sát.

Nhưng khi chết, ông đã để lại một di sản tinh thần vô cùng quý báu- không phải những sách như Phénomologie et matérialisme dialectique(1951)- Sách này đã làm nên danh phận ông- mặc dầu vậy nó có cũng được không có cũng không sao.

Bời vì, thứ chủ nghĩa mà ông đeo đẳng gần như suốt cả cuộc đời nay ông đã rũ sạch. Nó chỉ còn là một món hàng bị phá sản mà chính chủ nhân của nó đã tìm cách bán tống bán táng đi rồi.

Cuối cùng một điều tối quan trọng. Sống có thể ông không làm được gì-. Ông tỏ ra vô ích. Nhưng cái chết của ông chỉ đến lúc ông nằm xuống. Đảng tưởng rằng đã loại trừ được một tên cộng sản quấy rầy- un communiste dérangeant-.

 Đảng mới bật ngửa ra đã không khai trừ được ông.

  Lúc ông chết  mới thật sự là lúc ông sống thật với ván bài lật ngửa.

Ông đã có thể thất bại suốt cuộc đời- dù rất có thể, ngay cả cái cái chết của ông đã bị nghi ngại là người ta đã ám toán ông bằng thuốc độc.

Cứ như đọc diễn tiến mấy ngày cuối đời trong Những lời trăng trối của ông thì phải đi đến kết luận là ông đã bị đầu độc đến thượng thổ, hạ tả và đưa vào bệnh viện cấp cứu thì ngày hôm sau, ông đã tắt thở.

Mặc dầu vậy, vượt mọi toan tính đê tiện của những kẻ thù, ông đã để lại được chúc thư cuối đời qua cuốn Những lời trăn trối.

Đây là sự bất ngờ vượt mọi dự đoán của kẻ thù ông. Ông đã đánh lừa được tất cả mọi người..

Nay tất cả mọi người đều ngỡ ngàng về tập sách Những lời trăng trối…

 Ngỡ ngàng là phải, vì những lời trăng trối chết người này- những lời tâm huyết có thể quyết định sinh mạng Trần Đức Thảo- đáng nhẽ phải trao và tín nhiệm những trí thức thiên tả như Nguyễn Ngọc Giao-. Người đã giúp đỡ ông nhiều trong thời gian trước đây ở Sài gòn cũng như sau này ở Paris, Nguyễn Ngọc Giao đã tìm nơi ăn chốn ở và tiền tài trợ mỗi tháng 10.000 fr cho Trần Đức Thảo- một mối giao tình vừa là tình bạn vừa theo nghĩa đồng chí. Hoặc chị X, cũng cánh tả thường đến thăm ông thường xuyên tại phố Le Verrier..

Không!! Trần Đức Thảo không tin ai cả, dù là những thành phần cánh tả, dù có liên hệ bạn bè..

Trớ trêu và oái ăm thay! Ông lại tin và trút hết tâm sự cho hai người xa lạ, kể như chưa quen biết. Những người trí thức này, Nguyễn Văn Canh và Tri Vũ Nguyễn Ngọc Khuê chỉ vì có một tấm lòng quý mến ông và đã được ông tin cẩn và trút hết tâm sự mỗi tuần trong suốt 6 tháng trời, chạy đua với thời gian.

Tự quý vị tìm câu trả lời họ là ai? Người cộng sản- người thiên tả- người quốc gia như hàng ngàn hàng vạn người quốc gia hiện đang sống ở Paris…

 Trí thức thiên tả ở Paris muốn tìm ở Trần Đức Thảo một con người thông minh sắc sảo của thập niên 1950.[5] Nhưng sau khi nghe ông Thảo thuyết trình về Triết học của Staline ở trường đại học Denis Diderot thì mọi người đều thất vọng. Ông Lê Thành Khôi bỏ về nửa chừng. Nguyễn Ngọc Giao, một người có lòng muốn giúp đỡ ông Thảo nhiều trong việc tìm chỗ ăn, chỗ ở cho ông Thảo than:

‘Ông trình bày xong thì tôi ra về, không ở lại nghe phần hỏi đáp..(…) Nghe ông nói bữa ấy, tôi buồn quá. Dường như tôi không phải là người duy nhất cảm thấy buồn..[6].

 Nay nếu có dịp đọc Những lời trăng trối thì Nguyễn Ngọc Giao sẽ buồn hay vui, hay cảm thấy bẽ bàng?

Bẽ bàng hơn cả có thể là viên Đại sứ Trịnh Ngọc Thái ở Pháp đã bị Trần Đức Thảo qua mặt sau cái chết có thể do chính y đạo diễn..tưởng rằng đã tịch thu được mọi tài liệu tại ngôi nhà số 2 Le Verrier ngay sau khi ông Thảo chết vào 2 giờ sáng ngày 24 tháng tư năm 1993..

Và tại Sài gòn, một nhân vật quyền thế nắm sinh mạng Trần Đức Thảo là Sông Trường, y chính là người đã trục xuất Trần Đức Thảo ra khỏi Việt Nam với một vé máy bay aller mà không có retour.

Hãy nghe y nói với Trần Đức Thảo:

‘Chúng tôi đã bố trí, đã chuẩn bị cho anh một lối thoát vừa danh dự vừa lý tưởng. Vì anh chưa nghĩ thấu đáo đấy thôi. Tất cả đã sẵn sàng rồi! Nhất định là anh không thể lưu lại cái đất Sài Gòn này như vậy nữa đâu! Đảng đã quyết định, nhất định là anh sẽ phải ra đi thôi!!![7]

 Và một người cuối cùng là tiến sĩ Cù Huy Chử. Ông này tự cho mình là người được ông Trần Đức Thảo  tín nhiệm và đã trao hết di sản tinh thần cho ông nắm giữ. Và mới đây, vì chưa có cơ hội đọc cuốn Những lời trăng trối, ông đã tổ chức vinh danh Trần Đức Thảo theo kiểu ‘nhổ ra rồi lại liếm’…Cho đến ngày hôm nay thì ông vẫn giữ im lặng.. Phần tôi thì vì tôn trọng sự trung thực, tôi bắt buộc vạch trần những gian dối  của ông thôi. Xin ông hiểu cho và từ nay nhớ chừa cho đến chết: Đừng bao giờ làm như thế nữa.

Nội dung cuốn sách Những lời trăng trối bàng bạc từng chi tiết, từng sự việc, dù là chuyện lớn, chuyện nhỏ, dù là chuyện liên quan đến Trần Đức Thảo hay không chỉ tóm tắt vào hai chủ đề lớn:

Hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh bằng chứng minh, bằng lý luận, bằng những nhận xét sâu sắc để vạch trần bộ mặt thật của Hồ Chí Minh.

 Về điểm này, từ xưa đến nay, chưa ai có đủ tư cách cũng như can đảm làm như ông.

Điểm thứ hai, ông chứng minh và cho thấy rằng Marx sai lầm. Staline sai lầm và trong chuỗi lý luận ấy Hồ Chí Minh chỉ là kẻ ăn theo hiển nhiên là sai lầm.

Với hai quan điểm nhìn ấy, dù ông không còn nữa, ông đã một cách nào đó gián tiếp xóa sổ đảng cộng sản Việt Nam!!

[1] Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối, trang 210

[2] Trần Đức Thảo, Những lời trăng trối, trang 346, Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa Kỳ.

[3] Hoàng Ngọc Hiến, Cách cho của giáo sư Trần Đức Thảo, phần chót của bài viết, ông thú nhận:Năm 1958, trong đợt  đấu tranh tư tưởng ở trường Đại Học Tổng Hợp, tôi đã phê phán Trần Đức Thảo hết sức gay gắt trong một bài tham luận. Cũng như mọi triết gia, ông Trần Đức Thảo là người đọ lượng. Ở nhà trí thức lỗi lạc này, tôi còn cảm nhận một điều gì đó lớn hơn sự độ lượng, trích trong báo Văn Nghệ, số 1, Bộ mới, tháng 7-1993, trang 2

[4] Lại Nguyên Ân, Món nợ với giáo sư Trần Đức Thảo, 5-5-2013

[5] Đám trí thức thiên tả này đã chót bám theo Đảng. Nay biết rõ bộ mặt thật thối tha của Đảng. Bỏ thì không nỡ, chống thì chống nửa vời thành ra một đám người lạc loài, một loại trí thức ‘cánh tả Caviar’ con nhà giàu ngồi nói thánh nói tướng, bất kế thực tại đất nước bên nhà ra sao..

[6] Nguyễn Ngọc Giao, Với Trần Đức Thảo, một chút duyên nợ, Diễn Đàn Xuân Tân Mão

[7] Trần Đức Thảo, Ibid, trang 236


 

Thủ phạm gây ra chiến tranh Việt Nam- Tác Giả: Nguyễn Tường Tâm

Ba’o Dan Chim Viet

Tác Giả: Nguyễn Tường Tâm

30/01/2025

Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua, tháng 12/1920.

 

Trong suốt 20 năm chiến tranh Việt Nam cả thế giới lên án miền Nam và đòi miền Nam phải chấm dứt chiến tranh, tạo lập hòa bình. Ngoài các cuộc biểu tình đòi hòa bình diễn ra trên thế giới, nhiều phong trào đòi hòa bình diễn ra tại miền Nam. Trong khi đó tuyệt nhiên không một phong trào hòa bình nào diễn ra tại miền Bắc, đòi chính quyền miền Bắc chấm dứt chiến tranh. Bây giờ thì ai cũng hiểu chính quyền độc tài vô sản ở miền Bắc không cho ai được thành lập hội nhóm, phong trào và nhất là không được công khai bày tỏ chính kiến khác với đảng. Ngày nay, thời gian 50 năm sau chiến tranh đã đủ dài để bình tâm nghiên cứu xem ai là thủ phạm gây ra chiến tranh trên đất nước Việt Nam, đẩy toàn dân vào khổ đau.

Sau khi củng cố được chính quyền tại Liên Xô, Stalin cũng như Lê Nin và Trostky, theo đuổi chủ trương của Karl Marx phát động chiến tranh liên tục qua cái gọi là “Lý thuyết Cách mạng Thường Trực” (Theory of Permanent Revolution). Mục tiêu của Karl Marx là phải xây dựng một phong trào cộng sản toàn cầu (global movement) để “nhuộm Đỏ” thế giới. Thế chiến thứ II bùng nổ, nương theo đà thắng lợi của Đồng Minh Anh Mỹ trước Phát xít Đức, Liên Xô tiến chiếm các nước Đông Âu và nhuộm Đỏ các nước này (Mãi 44 năm sau, 1989, các nước Đông Âu mới thoát khỏi ách thống trị của Liên Xô.) Sau khi nhuộm Đỏ Đông Âu, Liên Xô gia tăng bước tiến của Lê Nin, gieo mầm cộng sản sang Châu Á, nơi đó Trung quốc là quốc gia thích hợp nhất vì dân số đông mà tuyệt đại đa số là nông dân nghèo. Từ 1924 Lê Nin đã gửi Borodin sang Trung Hoa làm cố vấn cho ông Tôn Dật Tiên, rồi sau này cho Tưởng Giới Thạch. Liên Xô cũng gửi ông Hồ Chí Minh sang Trung quốc làm thư ký cho Borodin. Hai hạt giống cộng sản này đã thành công trong việc phát triển phong trào cộng sản tại Trung quốc và cuối cùng, vào năm 1949, ông Mao Trạch Đông đã thành công trong việc xây dựng chính quyền cộng sản tại Trung Hoa. Vẫn tiếp tục lý thuyết Cách mạng Thường trực, Cộng sản Trung hoa tìm cách phát triển phong trào cộng sản tại ba nước Đông Dương, Việt-Mên-Lào.

Với sự giúp sức của Trung Cộng, đảng cộng sản Việt Nam (Việt Minh) đã đánh bại Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Theo lý thuyết Domino, Hoa Kỳ e rằng nếu Việt Nam và toàn thể ba nước Đông Dương rơi vào tay cộng sản thì các quốc gia Thái Lan, Miến Điện rồi Indonesia và cuối cùng là Ấn độ, tất cả sẽ rơi vào cộng sản. Vì vậy Hoa Kỳ phải nhẩy vào Hội nghị Geneve 1954 ngăn chặn cộng sản nhuộm Đỏ trọn Việt Nam. Liên Xô khi đó cũng chưa phục hồi hoàn toàn sau thế chiến Thứ II; Trung cộng còn mệt mỏi sau đụng độ với Hoa Kỳ trong chiến tranh Triều Tiên năm 1953, cho nên cả hai đều tránh đụng độ trực diện với Anh Mỹ; và miễn cưỡng ép buộc Việt Minh phải chấp nhận chia đôi Việt Nam ở Vĩ Tuyến 17. Bài Phong trào Đồng khởi miền Nam 1960 – Bước ngoặt chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên báo Quân đội nhân dân ngày 19-12-2019 đã viết, “do mưu đồ của các thế lực phản động quốc tế cũng như tương quan lực lượng và tình hình chính trị phức tạp của thế giới lúc đó, nên nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị-xã hội khác nhau.”

Nhưng theo lý thuyết Cách Mạng Thường Trực của Cộng sản thì việc ngưng chiến năm 1954 chỉ là tạm thời để rồi sớm muộn gì cũng phải tiếp tục gây chiến nhuộm Đỏ trọn vẹn miền Nam. Marx viết, Cách mạng không bao giờ ngừng cho tới khi tất cả giới giầu có đều bị đánh đổ và giai cấp vô sản lên nắm quyền, xây dựng nhà nước “Độc tài vô sản” (the dictatorship of the proletariat) [The revolution shall become unceasing until all the more or less wealthy classes have been removed from power and until the proletariat has captured political power. (Karl Marx and Friedrich Engels, Volume 3, Gosizdat, 1921, p 501)] Ở đây tôi thấy phải giải thích thêm nhóm từ Chuyên Chính Vô Sản. Đây là sự dịch thuật bịp bợm của Ban Tuyên Giáo Trung Ương, thay vì phải dịch theo đúng chữ của Marx dùng là chế độ Độc tài vô sản thì họ đã tránh chữ Độc tài bằng chữ Chuyên Chính mặc dù dân chúng cả miền Bắc, kể cả những cán bộ cộng sản, kể cả thành phần giáo viên triết học Mác Lê, trong mấy chục năm họ cứ “tụng” xây dựng chế độ Chuyên Chính Vô Sản mà chẳng hiểu “Chuyên Chính” là gì.

Để chuẩn bị cho cuộc chiến, cộng sản thực hiện hai việc, gài cán bộ nằm vùng ở lại miền Nam và chôn giấu vũ khí. Để gài cán bộ nằm vùng ở lại, cộng sản lập danh sách chỉ định những cán bộ phải ở lại và những cán bộ được phép ra Bắc. Trái lại, chính quyền Miền Nam không có nhu cầu gây chiến (và cũng không có khả năng gây chiến) nên đã chở tất cả những ai muốn di cư vào Nam, kể cả toàn bộ gia đình con cháu họ. Hầu hết những cán bộ được phép tập kết ra Bắc phải để vợ và con nhỏ ở lại để khi cán bộ Tập kết được đưa trở lại vào Nam hoạt động bí mật thì có cơ sở vợ con làm chỗ dựa. Cán bộ cao cấp nhất được đảng chỉ đạo bí mật ở lại miền Nam để lãnh đạo cuộc nổi dậy trong tương lai là ông Lê Duẫn, sau này làm Tổng Bí Thư Đảng.

Sau hai năm dự trù cuộc bầu cử trên cả nước không thành vì miền Nam không chấp nhận kiểu bầu cử phản dân chủ của miền Bắc (như hiện nay đang diễn ra trên cả nước), tức thì miền Bắc chỉ thị cho các cơ sở nằm vùng ém sẵn tại miền Nam đồng loạt nổi lên chống chính quyền. Sau đó, để gia tăng tấn công phá hoại miền Nam, đảng cộng sản miền Bắc, trong Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II tháng 1-1959, “đã vạch ra đường lối, phương pháp cách mạng miền Nam. Nghị quyết xác định: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là “giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”. Về phương pháp cách mạng, báo điện tử quân đội nhân dân viết, “Được ánh sáng Nghị quyết 15 soi đường, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam…diễn ra mạnh mẽ theo phương châm “hai chân, ba mũi”, với sự phối hợp nhịp nhàng giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang (LLVT), giữa chính trị, quân sự và binh vận, đập tan từng mảng lớn bộ máy chính quyền tay sai ở cơ sở, giành quyền làm chủ hàng nghìn xã, thôn, giải phóng khoảng 5,6 triệu dân khỏi ách áp bức, kìm kẹp của địch.” (Báo điện tử Quân đội nhân dân ra ngày Thứ năm, 19/12/2019 – https://www.qdnd.vn/cuoc-thi-viet-quan-doi-anh-hung-quoc-phong-vung-manh/phong-trao-dong-khoi-mien-nam-1960-buoc-ngoat-chien-luoc-cua-cuoc-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc-605650

Tháng 1-1959 Đảng cộng sản công bố nghị quyết 15 phát động chiến tranh. Bốn tháng sau, miền Bắc mở đường xuyên rừng núi Trường Sơn xâm nhập người và khí tài vào miền Nam. Báo điện tử Bộ quốc phòng ngày 17-04-2015 viết, “Ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng Quân ủy Trung ương đã chính thức giao nhiệm vụ cho “Đoàn công tác quân sự đặc biệt” – Đoàn 559 có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn, chi viện cho chiến trường miền Nam. Với khẩu hiệu có tính chất mệnh lệnh: “Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”, ngày 13/8/1959, chuyến hàng đầu tiên vượt Trường Sơn bằng phương pháp thồ gùi đã được cán bộ, chiến sỹ Đoàn 559 đưa tới Tà Riệp – địa danh ở vùng Bắc A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế), khẳng định quyết định lịch sử của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, đánh dấu những bước tiến thành công cho chiến trường miền Nam trên con đường huyết mạch 559.)  cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, 17/04/2015, “Tiếp lửa” trên đường 559 huyền thoại).

Năm 1960, Đảng cộng sản họp Đại hội toàn quốc lần thứ III thành lập 2 cơ quan lãnh đạo cuộc chiến tranh tại Miền Nam: 1-Thành lập Trung ương Cục miền Nam và 2-thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. “Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng được triệu tập. Đại hội chủ trương thành lập Trung ương Cục ở miền Nam để giúp Trung ương Đảng, Bộ Chính trị chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam. Đại hội III của Đảng cũng chủ trương phải xây dựng tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất ở miền Nam.” (Bài: 20-12-1960: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập) và ngày 20-12-1960, tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập.

Đến đây lịch sử đã rõ. Chạy theo lý thuyết “Cách mạng Thường Trực” của Karl Marx, được hướng dẫn và hỗ trợ bởi Liên Xô và Trung Hoa cộng sản, đảng cộng sản Việt Nam đã phát động chiến tranh huynh đệ tương tàn bằng các biện pháp 1-cắm cài cơ sở nhân lực và vũ khí tại miền Nam sau 1954. 2-Tháng 1-1959 công bố nghị quyết 15 chính thức phát động chiến tranh tại miền Nam, khởi đầu bằng các hoạt động khủng bố, phá hoại, bắt cóc, ám sát nhằm “đập tan từng mảng lớn bộ máy chính quyền tay sai ở cơ sở, giành quyền làm chủ hàng nghìn xã, thôn.” 3-Ngày 19/5/1959, đảng chính thức bắt buộc (tình nguyện kiểu cộng sản) nam nữ thanh niên vượt sông Bến Hải vào Nam mở đường Trường Sơn để đưa người và khí tài tấn công miền Nam. 4-Để lừa bịp thế giới, đảng đã che dấu hành động xâm lăng miền Nam, bằng cách cho thành lập ở miền Nam một tổ chức bình phong là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam vào ngày 20-12-1960. 5-Cũng đồng thời trong nghị quyết 15 phát động chiến tranh, đảng cộng sản đã thành lập Trung ương Cục miền Nam để trợ giúp bộ Chính trị giám sát, lãnh đạo cuộc chiến tranh tại miền Nam. Sau 1975, với sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật thông tin, nhiều thành phần có trình độ của miền Bắc đã nhận định sự phát động chiến tranh tại miền Nam của đảng cộng sản miền Bắc là một sai lầm. Facebooker Bùi Công Tự (cựu cán bộ miền Bắc) đã viết một stt như sau:

Vài hình ảnh về thành phố Tours (Tua) nước Pháp – nơi mà nhà văn Nguyên Ngọc cho rằng là điểm khởi đầu những sai lầm lịch sử của chúng ta!

Toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua, tháng 12/1920.

Ghi chú của Nguyễn Tường Tâm lấy từ Wikipedia: Nguyên Ngọc (sinh năm 1932), là một nhà văn, nhà báo, biên tập, dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục nổi tiếng của Việt Nam. Ông còn được xem là một nhà văn quân đội, gắn bó mật thiết với chiến trường Tây Nguyên, từng được phong hàm Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tham khảo:
(1) Nikolai Bukharin (1924). The Theory of Permanent Revolution
(2)- [Book] Lenin and Trotsky – What they really stood for.


 

Xe VinFast ‘tự động chạy,’ gây náo loạn Tân Sơn Nhất, báo Việt Nam ‘im lặng’

Ba’o Nguoi-Viet

January 26, 2025

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Mạng xã hội dấy lên hàng ngàn bình luận về một video clip cho thấy một chiếc xe điện mang nhãn hiệu VinFast của hãng Xanh SM “tự động chạy” mà không cần tài xế tại phi trường Tân Sơn Nhất vào đêm 25 Tháng Giêng (26 Tháng Chạp).

Trong đoạn video clip, chiếc xe màu đen là loại VF 8, trị giá hơn 1 tỷ đồng ($39,872), mất kiểm soát, chạy hơn cả trăm mét trong lúc ít nhất hàng chục người, gồm người dân và nhân viên bảo vệ của Tân Sơn Nhất đuổi theo, tìm cách chặn chiếc xe.

Chiếc xe điện VinFast của hãng Xanh SM “tự động chạy” tại phi trường Tân Sơn Nhất vào đêm 25 Tháng Giêng. (Hình: Chụp qua màn hình)

Thậm chí, một số người đàn ông được nhìn thấy “dũng cảm” chạy trước đầu xe trong lúc những người khác đứng la hét, hoảng loạn.

Chiếc xe điện chỉ dừng lại khi bị chặn bởi các xe đẩy hành lý, khiến nhiều người chứng kiến thở phào.

Vụ việc thu hút sự hiếu kỳ của hàng trăm người ra đón hoặc tiễn người thân. Nhiều người trong số này dùng điện thoại phát livestream trên mạng xã hội.

Đoạn clip đăng trên Facebook Hoàng Dũng thu hút hơn 3,000 lượt bình luận, đa phần là cười nhạo tính năng “tự động chạy” bất ngờ xuất hiện trên xe điện VinFast.

Tính đến sáng 26 Tháng Giêng, không thấy bất kỳ tờ báo ở Việt Nam đưa tin này.

Trong khi đó, các diễn đàn, hội nhóm chuyên về công nghệ, xe hơi, kinh tế cũng tuyệt đối giữ im lặng.

Hàng chục người tìm cách chặn chiếc xe VinFast. (Hình: Chụp qua màn hình)

Đây không phải là ngoại lệ. Hầu hết các vụ xe gây tai nạn mang nhãn hiệu Vinfast tại Việt Nam đều được báo chí nhà nước tránh nêu tên hãng xe này.

Facebooker Hoàng Dũng bình luận trên trang cá nhân: “[Các báo] tiếp tay cho Phạm Nhật Vượng – xét cho cùng, cũng là một dạng tội ác. Đừng dạy nhà giàu cách tiêu tiền. Câu này tuyệt đối đúng. Nhưng phải chỉnh nhà giàu cách tôn trọng mạng sống người khác. Điều đó là cần thiết. Xin đừng lôi mạng người Việt ra để thử nghiệm xe nữa, Vượng à!”

Vụ xe điện VinFast tự chạy ở phi trường Tân Sơn Nhất diễn ra chỉ một ngày sau khi báo chí trong nước đồng loạt đăng bài “Doanh thu mảng sản xuất của Vingroup lần đầu chạm mốc tỷ đô la mỗi quý.”

Trong khi đó, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) hôm 23 Tháng Giêng đưa tin, cổ phiếu Vingroup gần chạm đáy, áp lực lên VinFast trong khi nhà đầu tư ngoại quốc bán tháo.

Xe đẩy hành lý được đem ra chặn chiếc xe VinFast. (Hình: Chụp qua màn hình)

Bản tin dẫn lời ông Leif Schneider, người đứng đầu công ty luật quốc tế Luther tại Việt Nam cho biết năm 2025 “có thể là chỉ báo về sức khỏe tài chính nói chung của Vingroup”.

“Vingroup có thể phải đối mặt với tình trạng sụt giảm tài chính hơn nữa nếu hiệu suất của VinFast không được cải thiện. Voệc cắt giảm hỗ trợ của Vingroup cho các công ty con có thể giúp giảm bớt căng thẳng tài chính,” ông Schneider nói.

Dữ liệu mới nhất cho thấy VinFast đã lỗ gần $2 tỷ trong ba quý đầu năm ngoái, nhưng đang thu hẹp khoản lỗ khi doanh thu tăng nhờ doanh số bán xe vượt mục tiêu đã điều chỉnh giảm xuống. (N.H.K) [kn]


 

Mâm Ngũ Quả – Nguyễn Gia Việt

Nguyễn Gia Việt

Người Miền Nam mà nói “chưng mâm ngũ quả” nghe kỳ cục!

Một bạn hỏi rằng, “ngũ quả” là cách của Miền Bắc trăm phần trăm, vì chữ “quả”. Bạn nói nếu trúng Nam Kỳ phải kêu là “chưng 5 thứ trái cây”

  1. Người Miền Nam không có “quả”, kêu trái hết.

Ca dao Nam Kỳ thì có câu:

“Đưa em cho tới Đông Hồ

Em trả trái mít, em bù trái thơm.”

Nam Kỳ kêu trái,  Bắc Kỳ kêu “quả”. Người Miền Bắc kêu bưởi, đào, táo, cam, quýt…đều là “quả”hết. Chữ quả là chữ Hán Việt, 果quả là trái cây.

“Đôi ta ăn một quả cau

Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng

Bao giờ cho gạo bén sàng

Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh.”

Nhưng người Miền Nam lại không kêu quả, mà kêu là “trái”. Chữ “trái” là chữ bổn địa Miền Nam.

“Nghe vẻ nghe ve, nghe vè trái cây

Dây ở trên mây là trái đậu rồng,

Có vợ có chồng là trái đu đủ,

Chặt ra nhiều mủ là trái mít ướt

Hình tựa gà xước, vốn thiệt trái thơm

Cái đầu chơm bơm, thiệt là bắp nấu

Hình thù xâu xấu, trái cà dái dê

Ngứa mà gãi mê là trái mắt mèo

Khoanh tay lo nghèo là trái bần ổi

Sông sâu chẳng lội là trái mãng cầu.”

Người Bắc đọc “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thì Nam Kỳ dạy “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây.”

Sơn Nam trong “Cá tính của Miền Nam” viết về “Đào mương lên liếp” của Miệt Vườn. Miệt Vườn là văn minh Miền Nam, là nơi trồng nhiều trái cây.

Cây ổi thì cho ra trái ổi và trái bưởi, trái cam, trái nho, trái lựu, trái bòn bon, trái dâu, trái măng cụt, trái cà chua, trái dưa leo, trái nhãn …đều là trái hết

Hãy đọc những câu ca dao của người Nam Kỳ:

“Đói lòng ăn trái ổi non

Nhịn cơm nuôi mẹ cho tròn nghĩa xưa.”

Và:

“Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng nhồi biết tấp vào đâu?”

Nam Kỳ là xứ sở của vườn trái cây, của những vựa trái cây, chành trái cây.

Bài vè “Bậu lỡ thời” so sánh con gái quá lứa như trái cây chín rục:

“Bậu lỡ thời như trái chín cây

Trái chín cây người ta làm mứt

Bậu lỡ thời như giấy trôi sông

Giấy trôi sông không ai thèm ngó.”

Miền Nam có quả, nhưng là “quả phụ” tức đàn bà góa chồng còn kêu là “cô phụ”, “sương phụ”. Ngoài ra còn có “nhơn quả” , “công quả” trong nhà Phật .

Trong thể thao môn túc cầu hay còn kêu là môn “đá banh” , các cầu thủ giành nhau “trái banh”. Người Miền Nam không kêu quả banh.

  1. Chưng trái cây Miền Nam:

Tết thấy nhiều bạn viết “trưng bông”, ”trưng trái cây”.

Nếu bạn là người Nam Kỳ viết “trưng bông” là sai. Người Bắc hay viết “trưng diện” và ‘trưng ngũ quả”.

Nam Kỳ phải là chưng bông và chưng trái cây.

Chưng trái cây xuất xứ từ chữ chưng diện.

Hồ Biểu Chánh viết vầy:

”Còn cô Hai Phục thì cô chưng diện theo cái phẩm “hoa khôi sắc đẹp.”

-Bàn thờ Nam Kỳ mình sao ta?

Nhà Nam Kỳ có cái tủ thờ ở giữa, hai bên mé chái tả hữu là hai bộ ván (bộ ngựa), giữa nhà là cái bàn dài có chừng 10 cái ghế dựa, khách tới nhà thường được gia chủ mời ngủ ở hai bộ ngựa này.

Người Lục Tỉnh chưng trên tủ thờ có bộ tam sự gồm hai chưn đèn, cái đỉnh trầm vuông trái đào, cái lư hương (vùa hương), bên trái là cái bình bông, bên phải là bàn thang chưng trái cây, giữa ngay cái vùa hương là ba chung nước, để cái đèn hột vịt nhỏ xíu hoặc sau này có thêm cây đèn điện màu đỏ để suốt ngày đêm.

Người Miền Nam khác Miền Bắc là chưng trái cây trên cái chò cây cao cao, trên cái chò là dĩa lớn kêu là dĩa bàn thang hay dĩa chưng trái cây.

Người Bắc kêu là “dĩa quả tử”, trên bàn thờ người Bắc chỉ có dĩa trái cây mà không có cái chò.

-Nghệ thuật chưng trái cây Miền Nam:

Nhà giàu, nhà quý tộc:

Trái cây Nam Kỳ mình nhiều không kể hết nên ông bà mình có nghệ thuật chưng trái cây, kêu chính xác là “Chưng nghi ở Nam Kỳ.”

Nam Kỳ mình hồi xưa ở những nhà điền chủ, quý tộc không có chưng trái cây trên bàn thờ bình thường, họ xếp trái cây thành hình tứ linh Long, Lân, Qui, Phụng trên cái dĩa bàn thang lớn.

Đó là chưng nghi, kêu là tạo hình mâm quả.

Đám cưới nhà giàu có mâm chưng nghi, họ sẽ lấy những thứ trái cây như bưởi, khóm, dừa, xoài, nhãn, ớt, đậu đũa, đậu que, cà tím, đậu bắp hòa cùng đinh lăng, nha đam, mạch môn, lưỡi cọp …mà tạo thành hình rồng phụng.

Thí dụ mâm đám cưới tên là mâm “Loan phụng hòa minh” có hình con rồng quấn quít bên con phụng thì ớt hiểm, ớt sừng trâu đỏ chót thành móng rồng, lá thiên tuế kết thành hình đuôi rồng, trái muối đỏ xỏ kẽm xen kẽ với bông vẹt làm đuôi phụng, trái đậu bún làm miệng rồng, đậu bắp làm mặt phụng, vỏ trái cám, trái cóc kèn làm vảy rồng, trái mận làm mắt rồng…

Bàn thờ chưng mâm quả lớn này cũng phải rộng, lớn mới đủ, kết hợp với hai cặp chưn đèn và cái lư hương cũng lớn.

Với trung lưu và bình dân:

Tết nhứt, các gia đình Miền Nam ngày xưa chứng rất nhiều loại trái cây và xếp lên trên dĩa bàn thang. Hồi xưa chưng tuỳ thích, tức là có gì chưng nấy, ba loại cũng được, chục loại cũng xong.

Có nhà chưng hai thứ là bưởi và quýt. Có nhà chưng bưởi và mãng cầu. Có nhà chưng chuối sứ và trái bưởi trên bàn thờ cũng xong.

Thuật ngữ “Mâm ngũ quả” rõ ràng không phải của người Miền Nam xưa.

3.Tại sao Miền Nam lại có “mâm ngũ quả”?

Chữ “quả” chỉ trái không phải của Miền Nam. Người Miền Nam rất tự do không gò bó trong chưng trái cây thì làm sao có “chưng mâm ngũ quả” trong năm thứ?

Trong truyện Hồ Biểu Chánh không thấy dòng nào “mâm ngũ  quả”. Và đương nhiên đọc Trương Vĩnh Ký cũng không thấy nói.

Sao mờ thấy vì dân Lục Tỉnh Nam Kỳ tánh tự do chưng bao nhiêu trái là tuỳ thích, tuỳ hòan cảnh, không bó buộc.

Nhưng đọc Hồ Trường An thấy viết rằng: ”chưng ngũ huê ngũ quả”.

Có thể hiểu, chưng “ngũ quả” có lẽ ảnh hưởng từ người Bắc di cư vào trong Miền Nam. Nhưng từ trước 1975 không ảnh hưởng nhiều lắm trong Miền Nam vì người Miền Nam vẫn có gì chưng nấy.

Người Miền Bắc thích áp đặt này nọ, trong chưng trái cây cũng vậy. Thí dụ trái Phật thủ như bàn tay Đức Phật nhưng chưng thôi, không ăn được.

Con số 5 là tượng trưng cho “ngũ hành ”kim – mộc – thủy – hỏa – thổ” là năm thứ tạo ra thế gian.

Mâm ngũ quả ở Bắc Kỳ phải có chuối và bưởi là không thể thiếu vì nó tượng trưng cho âm-dương. Ngoài  ra còn có thứ không thể thiếu là trái sung hoặc trái mây, rồi thêm trái “quất” (tắc).

Cái chữ “mâm ngũ quả” xuất hiện rầm rộ ở Miền Nam sau 1975 sau khi “giải phóng Miền Nam”, khi mà truyền thông, tuyên truyền là do người Miền Bắc nắm hết.

Trên báo người ta đọc được những bài về “Nghệ thuật trưng ngũ quả Miền Nam”.

Chưng ngũ quả của người Nam Kỳ theo truyền thông thường là : Mãng cầu Xiêm. – Sung. – Dừa. – Đu đủ. – Xoài. ngụ ý “cầu sung túc vừa đủ xài”.

Kinh tế bao cấp, cuộc sống khó khăn, vượt biên, đi kinh tế mới, đánh tư sản đói rách nên làm người ta mơ về bàn thờ ngày Tết kêu là “mâm ngủ quả” kiểu “Cầu Dừa Đủ Xoài Sung” hay “Cầu Vú Dừa Đủ Sung”.

Trái sung là trái vô dụng trong các loại trái cây Miền Nam vì không ăn được. Xóm làng Nam Kỳ sung chín rục đỏ đất không ai dòm. Trước 1975 không ai chưng trên bàn thờ trái sung, chưng cho ông bà quở à? Sau 1975 nghèo quá, đói quá, mơ quá nên bắt chước người Bắc lôi trái sung lên bàn thờ luôn.

Thiệt ra chưng hơn 5 loại hoặc ít hơn 5 loại trái cây cũng được.

  1. Trái chuối trong văn hoá chưng trái cây của người Nam Kỳ. 

Ngày xưa, trước 1975 người Miền Nam chưng trái cây luông tuồng, tự do. Nhà có bụi chuối sứ, chuối cau cứ ra chặt đem chưng lên dĩa bàn thang.

Chuối cúng ở Miền Bắc phải là chuối già lớn trái  và cong vút lên. Còn Nam Kỳ thì không cúng chuối già vì nó giống cái kia. Nam Kỳ chưng chuối sứ và chuối cau thôi.

Ngày thường, đám giỗ, đám cưới Nam Kỳ hồi xưa chưng chuối thoải mái.

Nhưng cũng sau 1975, sau những năm đói khát bao cấp, người Miền Nam bắt đầu “sợ phong long”.

Tết người Nam Kỳ không cúng chuối vì sợ chúi nhủi, chúi lúi.

Dân Miền Nam Tết chưng chuối sẽ bị phản ứng liền, nhứt là những nhà làm ăn, nhà thượng lưu, đó là quy tắc hình thành theo năm tháng.

Ông bà mình từ từ loại chuối ra khỏi cái dĩa bàn thang ngày Tết và đám cưới, chuối chỉ còn trong đám ma, đám giỗ và chưng ngày thường.

Từ trước do ảnh hưởng người Tàu, Tết và đám cưới người Miền Nam cũng kiêng chưng bông trắng. Bông huệ trắng được xem là bông đám ma.

Tết Nam Kỳ kiêng cử từ đó.

Xin khẳng định chữ “kiêng cử”, “kiêng kị” không phải là mê tín dị đoan, phạm trù mê tín dị đoan nó qua cái nghĩa sùng kiểu thần thánh và u mê, đôi khi lạc hậu và có hậu quả, kiêng kị thì chẳng hậu quả chi hết.

“Có thờ có thiêng

Có kiêng có lành”

Ngày Tết người Nam Kỳ kiêng kị chưng bông trắng, mặc đồ đen. Nếu Tết mặc áo dài trắng mà màu trắng là màu tang tóc và màu đen cũng tốc tang, người Tàu cũng kiêng hai màu này.

Nam Kỳ chưng bông vạn thọ và bông mai, bông cúc vàng, mặc áo dài xanh, vàng, đỏ, xanh đậm và có hoa văn.

Cái đỏ lòm đáng yêu của người Nam Kỳ ngày Tết là dưa hấu, dưa hấu ngon ngọt và đỏ xẻ ra cát mịn nguyên trái, màu đỏ của quê nhà làm người ta yêu thương xứ sở.

Cây chưng ngày Tết, Bắc Kỳ chưng tắc vì nó là cây quất, quất Tết sướng quíu. Tàu thích chưng tắc vì nó vàng vàng tròn tròn giống vàng, rồi 稷子 tắc tử có nghĩa hạt kê là sung túc. Nhưng người Nam Kỳ lại có “Tắc tử” có nghĩa là “Thì chết” trong câu “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử”( Đau bụng uống nhân sâm thì chết).

Nhưng Nam Kỳ cũng không quan niệm hết về cây tắc.

Bắc Kỳ kêu cây tắc là cây quất, Trung Kỳ kêu cây tắc là cây quật, vùng Sài Gòn xung quanh tới Mỹ Tho kêu cây tắc, xuống miệt dưới Miền Tây né kêu là cây hạnh.

Nam Kỳ kiêng chưng cam trên bàn thờ vì nó cam phận, chỉ chưng quýt chưng bưởi. Nhưng nghĩ vầy, cam là trái nuôi người bịnh, Tết nhứt thấy trái cam là nghĩ tới cái cảnh lê lết ở bịnh viện nên kiêng nó chăng?

Tết Nam Kỳ có một món nhà nào cũng có, đi chung thịt kho hột vịt, đó là nồi khổ qua nhồi cá thát lát hầm.

Vì sao nó tên khổ qua thì không ai biết, nhưng làm nồi khổ qua xả xui là tâm lý dân Nam Kỳ ta ngày Tết.

Mà ngẫm cũng rất khoa học, ăn đồ Tết rất nóng táo bón -nổi ghèn muốn chết, ăn khổ qua vô cho mát, dù nó có vị đắng nhưng đâu ai nói nó đắng nghét cuộc đời đâu.

Tết Nam Kỳ không ăn vịt, có người nói vịt lẹp bẹp chậm, cũng có thể, nhưng thịt vịt có tính hàn, khó tiêu, có lẽ kiêng bị Tào Tháo rượt chăng?

From: haiphuoc47 & NguyenNThu

 


 

“Điểm nghẽn” việc shipper Trần Thành bị đánh chết -Hồ Phú Bông

Ba’o Tieng Dan

Hồ Phú Bông

25-1-2025

Anh Trần Thành, người đi giao món hàng có giá trị 375.000 đồng (khoảng 15 đô la Mỹ) cho công tyTiền công giao món hàng đó là 4.000 đồng (khoảng 16 xu Mỹ).

Khoảng 11 giờ ngày 17/1, anh Thành shipper đến nhà bà Trần Thanh Thảo giao hàng nhưng bà đi vắng. Người nhà nhận thay. Anh gọi bà Thảo chuyển khoản để công ty hoàn tất đơn giao hàng. Vì lý do gì đó bà Thảo không làm. Anh Thành hối thúc rồi lời qua tiếng lại. Công ty bán hàng cũng trực tiếp giải thích với bà Thảo nhưng 10 tiếng đồng hồ vẫn không xong.

Trong thời gian đó anh Thành có nhậu và cùng vợ lo làm thịt gà tại nhà để kịp giao cho khách đặt trước vì cận Tết. Đến 11 giờ đêm có phone gọi, anh quay lại nhà bà Thảo, lại cãi với người nhà của bà. Một lúc sau bà Thảo về cùng hai người thân, trực tiếp cự cãi nhau. Thấy vậy hai người thân (cũng có bia rượu) nhào vô đánh anh Thành, rồi gọi người thứ ba về, dùng cả nón bảo hiểm cùng nhau đánh, “đa số vào vùng đầu của anh Thành”.

Anh shipper tơi tả về nhà cho biết mình bị đánh, lên giường nằm đến 00:30 phút ngày 18/1 thì chết.

Vấn đề chính của cuộc cãi là anh Thành sẽ bị công ty phạt 500.000 đồng theo điều lệ công ty, vì bị bà Thảo ghi điểm xấu (đánh giá một sao). Điều mà chính công ty đã giải thích với bà trước đó.

Thử đặt mình vào trường hợp anh Thành shipper: Giao một món hàng với tiền công 4.000 đồng sau 10 tiếng đồng hồ vẫn không được bà Thảo giải quyết lại còn bị công ty phạt 500.000 ngàn đồng!

Ở đây chỉ nói về quyền lợi và công sức của shipper, chưa bàn đến vấn đề shipper với luật riêng của công ty. Công ty có đăng ký hợp pháp, có vi phạm luật lao động hay không là chuyện khác.

***

Báo chí tường thuật không mấy khác nhau về nội vụ và gia cảnh anh Thành shipper. Nghèo đến “rớt mùng tơi” lại bị đánh chết vào những ngày bận rộn kiếm ăn nhứt trong năm nên dư luận phản ứng khá mạnh.

Vấn đề là, ba nghi can đánh chết anh Thành, hoàn toàn không phải vì căm thù hay chủ mưu. Họ đánh chỉ là phản ứng nóng giận mất kiểm soát, nhất thời, để bảo vệ bà Thảo bị xúc phạm mà không hề nghĩ gì xa hơn. Nói khác đi, đánh rồi chết xảy ra không phải cố tình (!)

Phần chắc họ không phải là giang hồ đường phố. Cũng không phải là an ninh của chế độ. Vì, nếu là an ninh, họ đã được dạy cách đánh mà không để lại dấu vết, nói gì đánh đến chết. Trường hợp an ninh đánh chị Phạm Đoan Trang nhiều lần (hiện chị Trang đang bị tù với bản án 9 năm vì tội tuyên truyền chống nhà nước) đến độ tàn tật chỉ là một ví dụ rất nhỏ!

Đánh có chủ mưu trả thù mang tính cá nhân, đương nhiên là tội nặng. Nhưng đánh không có chủ mưu, không phải để trả thù mà gây chết người là nan đề nghiêm trọng của xã hội.

Mọi người đều biết xã hội Việt Nam hiện tại là một xã hội hung dữ. Mạnh được, yếu thua, đánh nhau, giết nhau trở thành chuyện bình thường đôi khi chẳng vì lý do gì đáng gọi là “nguyên nhân”.

Va quẹt xe trên đường, ghét nhau vì một câu nói, giành hát karaoke hay vì một cái nhìn khó ưa… đưa đến đánh, giết nhau. Đặc biệt ngay tại môi trường giáo dục, thầy cô đánh học trò, học trò đánh thầy cô, học sinh đánh nhau xé áo quần, phát tán videos không còn là chuyện lạ.

Có hơn trăm nghi can bị chết ngay tại đồn công an khi mới bị bắt. Người thì chết vì “dùng dao rọc giấy tự cắt cổ”, người thì “dùng dây điện thoại để bàn thắt cổ”, đã thế có người còn “viết thư cảm ơn công an đối xử tốt nhưng tự tử vì ân hận”…

Vụ 6 sĩ quan công an trói nghi can Lê Thanh Kiều vô ghế rồi cùng nhau đánh đến chết ở Phú Yên năm 2014 được xử quá nhẹ, là ly nước tràn. Bị phản ứng dữ dội, chủ tịch nước phải can thiệp, là tiêu biểu việc công an dùng bạo lực.

Công an là người thực thi pháp luật, tòa án là nơi xét xử mà như thế thì xã hội không tràn lan bạo lực mới là chuyện lạ.

Con người sống trong xã hội giống như sinh vật sống trong nước. Khi nước bị ô nhiễm thì đương nhiên sinh vật sống trong đó không thể nào thoát khỏi được.

20 năm nội chiến người phía Bắc có “văn hóa chửi”, “văn hóa chỉ điểm”. Rình mò, nịnh bợ, báo cáo để lập công là thứ văn hóa truyền thống XHCN! Vì thế không ai tin ai. Nghi ngờ đưa đến ganh ghét. Điểm chính là chương trình giáo dục cổ vũ sự căm thù để khích lệ lòng yêu nước, đưa người vô Nam đánh “Mỹ – Ngụy”.

Trong khi đó, phía Nam lại hình thành được một nếp sống văn minh. Lấy nhân bản và khai phóng làm trọng tâm giáo dục. Dù trong chiến tranh con người vẫn cư xử với nhau tử tế. Tử tế với cả tù binh phía Bắc, với người hồi chánh. Trọng năm chữ Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí và Tín. Sống nhân ái, hiền hòa.

50 năm sau, từ 30/ 4/ 1975, nền văn hóa văn minh mới chớm nở ở miền Nam bị giẫy chết. Tròn nửa thế kỷ qua nền “văn hóa XHCN” vẫn hừng hực căm thù và bạo lực thống trị cả nước.

***

Ba người đánh chết shipper nghèo “rớt mùng tơi” trong những ngày kiếm sống cuối năm có thể sẽ bị những bản án không nhẹ. Nhưng liệu có bản án nào dành cho một chế độ tàn độc biến người Việt Nam thành man rợ, hung dữ như hiện tại hay không?

Ba người Toàn, Tùng và Thiên đánh chết shipper Trần Thành. Nguồn: VnExpress


 

Viết để những oan nghiệt như thế này đừng bao giờ lặp lại trên quê hương-Phan Thuý Hà

Ba’o Tieng Dan

25/01/2025

Phan Thuý Hà

Viết để những oan nghiệt như thế này đừng bao giờ lặp lại trên quê hương. Nếu vẫn lặp lại, việc viết chỉ có tác dụng an ủi cho những số phận kiếp người. Viết cho những hồn ma và cả cho người còn sống.Quê tôi, mấy ngôi làng nhỏ, mờ nhạt, bảy mươi năm trước. Hôm nay nhìn lại để suy ngẫm.

_____

Bấy giờ đang mưa lụt, nước dâng lên trắng đục cánh đồng và con đường đi từ làng nọ sang làng kia. Ở Châu Hạ, có mấy gia đình cố nông được chọn ra làm nơi ở cho các ông đội. Mỗi ngày, ông đội và cốt cán đi sang Hương Đồng làm việc phải đi bằng bè. Mùa lụt năm đó nước dâng cao. Nước lụt trắng xóa đồng Cồn Cừa, Cồn Chạo.

Một ông đội cải cách đến từ huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sau buổi đấu tố tại hội quán Hương Đồng, ông đội và hai cốt cán lên bè về nhà bên Châu Hạ.

Ông đội và chị dân quân lên một bè. Hai ông cốt cán lên bè đi trước.

Ông đội quàng tấm nylon che mưa. Loại nylon màu cánh gián này ở làng quê chưa ai có nên người ta nhớ mãi.

Mưa xối xả, gió mạnh. Bè mới lướt được một đoạn đã gặp sự cố. Đầu chiếc sào đẩy bè cắm sâu trong bùn, bị những thân rạ quấn chặt, giữ lại. Ông đội cố sức rút sào lên. Bè trôi nhanh theo gió. Ông đội chới với giữa mặt nước, tấm nylon trùm lên người. Ông đội không biết bơi. Cô dân quân kêu cứu. Hai ông cốt cán quay bè lại thì thấy ông đội đâu nữa.

Hai ngày sau xác ông đội mới được tìm thấy đưa lên bờ.

Ai đã giết ông đội? Đoàn cải cách, cán bộ huyện về làng Châu Hạ họp gấp. Rễ, chuỗi được gọi đến. Ban điều tra vụ án được thành lập.

Hai ông cốt cán đi bè lướt trước bị kết tội đã giết ông đội.

Một trong hai ông cốt cán là người bà con với ông Hóa. Một bà nông dân đứng lên nói: Chính mắt tôi đã nhìn thấy ông Hóa làm cho thật nhọn cái sào tre để bẫy chết ông đội.

Làm cho cái sào thật nhọn để khi sào cắm xuống mắc sâu vào trong bùn không nhấc lên được.

Ô Hóa bị vu cho là chủ mưu vụ giết người.

Người ta dựng lại hiện trường tại con sông làng. Ông đội là hình nộm ngồi trên bè. Hai ông cốt cán diễn cảnh đẩy ông đội rơi xuống bè, nhấn chìm ông đội xuống nước. Nhà báo ở Tỉnh lên chụp ảnh, viết bài.

Ông Hóa là cha tôi.

Cha tôi ngày thường vào rừng lấy măng, lấy nứa. Đợt này mưa lụt nên ở nhà. Cha đang ngồi bên bàn hút thuốc lào thì một đoàn người đến.

Hôm đội về họp phân chia thành phần. Gia đình tôi là “trung nông lớp dưới”. Nghĩa là khá hơn bần nông một chút và dưới mức trung nông. Với xếp thành phần như thế, gia đình tôi ở ngoài cuộc đấu tranh cải cách. Không đi kể khổ, đấu tố ai và cũng không là đối tượng bị đấu tố.

Nhưng xảy ra cái chết của ông đội.

Cha tôi bị bắt.

Nhà tôi chẳng có của cải gì mà tịch thu. Trong bếp có vài cái nồi. Mở vung nồi ra thấy có ít cơm nguội. Là phần cơm chiều mẹ để dành cho tôi nhưng bây giờ là cơm của nông dân. Mỗi người một vốc ăn hết ngay trong bếp. Ngoài vườn có cái sành đựng nước tiểu, họ đổ nước tiểu, lấy sành.

Chúng tôi đến ở dưới mái nhà hoang. Nửa tháng sau, thêm một gia đình cũng bị đuổi ra ở mái nhà bên cạnh. Gia đình tôi bị quy là phản động. Gia đình kia là địa chủ. Hai gia đình địa chủ và phản động ở sát nhau sẽ câu kết tạo sức mạnh chống phá. Gia đình tôi bị đuổi ra ở một căn lều gần ngoài đường tàu.

Tôi đi men theo đường tàu chọt rau má, kiếm lá tàu bay. Mẹ và chị đi bắt cua. Ngày hôm nay đi bắt cua, ngày hôm sau đi chợ. Tôi đang ngủ say thì mẹ thức dậy, con đi ra đầu đường cho mẹ gặp lấy may. Gặp lấy may là trên đường đi chợ không bị dân quân bắt. Đã có lần giỏ cua bị giật khỏi tay mẹ. Họ đổ cua ra bên đường, giẫm nát. Tôi nghe mẹ gọi, bật dậy, vừa đi vừa dụi mắt. Gọi là đường nhưng chỉ là lối đi giữa đồng lên đường tàu. Chờ một lúc chưa thấy mẹ đi ra, tôi ngủ lăn trên bãi cỏ. Tỉnh dậy mặt trời đã lên. Tôi đi vào nhà xem có gì ăn. Hôm thì mẹ để cho củ khoai hoặc đọi ngô, hôm chẳng có gì, nhịn đói chờ mẹ về. Chờ mãi, quá trưa rồi sang chiều, mẹ chưa về, chị cũng chưa về, tôi đói, tôi khóc. Mẹ và chị mỗi người đã xong việc nhưng về đến gần làng thì trốn trong núi, đợi tối mịt, đoán chừng dân quân không chặn nữa thì mới dám về nhà.

Sau mỗi phiên chợ, mẹ dành được một chút tiền, mẹ giấu tiền trong cái bạng tre. Bạng tre là cái ống tre, thông hết các mắt tre, mỗi buổi tối người ta mang vào nhà đi tiểu, sáng mai ra tưới cây, tưới rau hoặc đổ vào cái sành tích lại để dành tưới rau.

Mẹ đi chợ, dân quân đến nhà dỗ dành tôi, hỏi tôi mẹ giấu gạo, giấu tiền ở đâu không, có phải mẹ dắt tiền tiền trên cặp tranh không. Tôi lắc đầu, không phải trên cặp tranh đâu, mẹ giấu trong cái bạng. Họ đổ bạng ra, lấy hết rồi đi.

Tối mẹ về nghe tôi kể lại, mẹ buồn vì con còn dại quá.

Anh trai tôi đi chăn trâu cho một gia đình công giáo ở dưới Phương Mỹ, làng ven sông Ngàn Sâu. Ở Hương Mỹ chuyện đấu tố địa chủ cũng có nhưng không ghê gớm như ở Hương Châu. Anh trai tôi được nhà người ta thương. Khi anh về thăm mẹ, họ gửi cơm nếp, gạo, mắm. Nhận được quà của người giáo dân, đêm hôm mẹ lén lút mang chia cho mấy gia đình cùng cảnh ở lân cận.

Buổi chiều hôm đó mẹ và chị ra đồng chặt sim. Mẹ bị đau bụng. Cơn đau khiến mẹ nằm vật vã giữa đồng sim. Chị dìu mẹ về. Một người đi qua lều ném vào một nắm chè xanh. Chị vò chè đun sôi, rót nước ra cho mẹ một bát. Uống bát nước chè nóng, mẹ thấy ấm bụng, cơn đau dịu bớt.

Sáng hôm sau, chị tôi đi qua ngõ nhà người chị họ, nghe tiếng khóc. Chị lén vào nghe ngóng xảy ra chuyện gì. Thoáng thấy bóng chị, chị họ khóc to. Chú Hóa bị bắn chiều qua rồi.

Chị tôi đưa tay lên bịt miệng lao về nhà.

Chiều qua, khi mẹ tôi đang chặt sim.

Nơi bắn cha tôi là trường cơ bản ở bên Hương Đồng. “Oan quá trời ơi”. Cha kêu lên một tiếng. Một nắm giẻ nhét vào mồm. Cha không kêu chi được nữa.

Phát súng đầu tiên không nổ. Phát thứ hai không nổ.

Thứ ba không nổ.

Chỉnh lại súng. Thay một bà nông dân khác lên bắn. Cha tôi gục xuống. Tràng vỗ tay hoan hô. Có người sợ quá nhắm tịt mắt lại.

Một đoạn dây thừng tròng vào cổ. Xác cha tôi bị kéo đi từ trường cơ bản xuống Bến Nại. Đoạn đường đá lởm chởm sắc nhọn. Đá chọc vào da thịt. Da thịt găm vào mỏm đá sắc. Con mương dài là lối trâu đi ra đồng. Xác cha nằm đó. Trong lối trâu đi. Xác ông Long cũng nằm đó, ông mới bị bắn chết hôm qua.

Trong con mương lối trâu đi. Xác cha tôi và ông Long, hai người làng Châu Hạ. Úp mặt xuống đất.

Chị gái tôi điên dại khi nghe kể lại. Chị lên cơn đau tim. Chị ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ.

Ông Thành, một trong hai ông cốt cán bị đưa ra nhà tù ngoài huyện Thanh Chương. Khi được ra tù, ông Thành mang một cơi trầu xuống gặp mẹ tôi. Ông khóc. Bác tha tội cho con. Con sợ bị bắn nên con khai bác Hóa là chủ mưu.

Ông Thành đã thuật lại cho chúng tôi biết buổi chiều mưa lụt ngày năm đó.

Đội đi rồi, những người tù còn sống về làng. Mẹ con tôi được về vườn cũ, dựng lại nhà. Anh trai tôi không đi ở nữa, anh đi học, hết lớp bảy, anh ra Hà Nội học in tráng phim, khóa học 1964-1967. Năm 1968 anh nhập ngũ đi B. Trên đường hành quân, qua nhà, anh và đoàn quân nghỉ một đêm ở làng, đêm đó anh về nhà, giữa đêm anh gánh cho mẹ đầy chum nước. Sáng sớm anh đi, tôi chạy theo anh một quãng đường, các anh trong đoàn quân bảo em gái về đi, đôi chân tôi vẫn không ngừng được, tôi cứ chạy theo, cho đến con dốc dài, tôi đứng dưới nhìn theo. Mười năm không có tin tức gì về anh. Chiến tranh xong rồi, ba năm sau giấy báo tử đến nhà. Mẹ không đi làm đồng được nữa. Đêm đêm mẹ tôi ngồi bó gối trên giường. Mẹ không tin anh đã chết. Một buổi sáng tôi đi làm đồng về thấy mẹ nằm bất động. Mẹ đã bay cao đi tìm anh.