CPJ: Việt Nam dẫn đầu ASEAN về giam giữ nhà báo

CPJ: Việt Nam dẫn đầu ASEAN về giam giữ nhà báo

Luật Khoa

Tô Di

9-1-2017

h1

Với 8 nhà báo đang bị giam giữ, Việt Nam là quốc gia dẫn đầu ASEAN trong năm 2016, theo thống kê thường niên của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (Committee to Protect Journalists – CPJ).

CPJ thống kê có 259 nhà báo đang bị chính phủ các nước giam giữ, tập trung ở Trung Đông, Tây Á và một số quốc gia Đông Nam Á. Gần 1/2 các nhà báo bị giam giữ vì chống tại nhà nước (anti-state).

Theo CPJ đây là năm tồi tệ nhất về tình trạng giam giữ nhà báo, kể từ khi họ bắt đầu thống kê vào năm 1990.

Sau cuộc đảo chính thất bại hồi năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có số nhà báo bị giam giữ nhiều nhất với con số lên đến 81. Nhà quan sát Thổ Nhĩ Kỳ Elif Safak tin rằng con số này có thể lên đến 140 nhà báo.

Trung Quốc là quốc gia xếp tiếp theo, với khoảng 38 nhà báo đang bị chính quyền Tập Cận Bình giam giữ. Xếp thứ ba là Ai Cập với ít nhất 25 nhà báo đang bị giam giữ và 12 nhà báo bị giết hại kể từ năm 1992.

Việt Nam là quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, với ít nhất 8 nhà báo đang bị giam giữ vì tội chống lại nhà nước. Tiếp theo là Myanmar (2), Singapore (2) và Thái Lan (1).

Dưới đây là thông tin của 8 nhà báo Việt Nam đang bị giam giữ theo CPJ.

h1Trần Huỳnh Duy Thức

Thời gian bị bắt: tháng 5/2009

Kết án: 16 năm tù giam và 5 năm quản chế vì “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, theo điều 79 của Bộ luật Hình sự.

Thông tin khác: Tháng 8/2012, Nhóm Công tác Liên hợp quốc về Giam giữ tùy tiện cho rằng việc giam giữ ông Thức là tùy tiện và yêu cầu Chính phủ Việt Nam tôn trọng Tuyên Ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước về các quyền nhân dân sự chính trị (ICCPR) mà Việt Nam đã thông qua.

h1Đặng Xuân Diệu

Thời gian bị bắt: tháng 7/2011

Kết án: 13 năm tù và 5 năm quản chế, với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, “phá hoại đoàn kết dân tộc” và “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Bộ luật Hình sự.

Thông tin khác: Ông Diệu là nhà hoạt động tôn giáo. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, ông Diệu bị biệt giam, thiếu thốn về điều kiện vệ sinh và bị bạn tù đánh đập. (Ảnh: Internet).

h1Hồ Văn Hòa

Thời gian bị bắt: Tháng 7/2011

Kết án: 13 năm tù và 5 năm quản chế, với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”, “phá hoạt đoàn kết dân tộc” và “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Bộ luật Hình sự

Thông tin khác: Theo luật sư vận động cho ông Hòa Allen Weiner trong cuộc điều trần tại Quốc hội Mỹ, ông Hòa đã không được tiếp xúc với các tài liệu sinh hoạt tín ngưỡng trong trại giam. (Ảnh: Internet).

h1Nguyễn Hữu Vinh (Blogger Anh Ba Sàm)

Thời gian bị bắt: tháng 5/2014

Kết án: 5 năm tù theo điều 258, Bộ luật Hình sự “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”.

Thông tin khác: Ông Vinh là cựu an ninh và Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cáo trạng buộc tội ông tập trung vào 24 bài viết với nội dung bóp méo chính sách của nhà nước, giảm lòng tin của nhân dân trên hai trang blog Dân Quyền và Chép Sử Việt. Luật sư của ông Vinh đã đệ đơn lên chủ tịch nước để xin viếng thăm và khám sức khỏe cho ông nhưng đã bị từ chối. (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ).

h1Nguyễn Thị Minh Thúy

Thời gian bị bắt: tháng 5/2014

Kết án: 5 năm tù theo điều 258, Bộ luật Hình sự “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”.

Thông tin khác: Bà Thúy là cộng sự của ông Vinh. Tháng 3/2016, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OCHR) và Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch) tại Thái Lan đã liên tục ra thông báo kêu gọi trả tự do cho ông Vinh, bà Thúy cũng như các blogger khác. Đồng thời kiến nghị Việt Nam không nên áp dụng điều 258, Bộ luật Hình sự để đàn áp tự do ngôn luận và tôn trọng Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, Công ước về các quyền dân sự, chính trị. (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ).

h1Nguyễn Đình Ngọc (Blogger Nguyễn Ngọc Già)

Thời gian bị bắt: tháng 12/2014

Kết án:  4 năm tù giam và 3 năm quản chế theo điều 88, Bộ luật Hình sự. Tháng 10/2016, Tòa phúc thẩm đã giảm án xuống còn 3 năm tù giam.

Thông tin khác: Ông  bị cáo buộc đã viết 22 bài viết, trong đó có 14 bài xuất bản online có nội dung tuyên truyền trái sự thật về Đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước.  Tổ chức Human Rights Wacth đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho blogger này và cho rằng việc thể hiện quan điểm phê phán chính phủ không phải là một tội. (Ảnh: Dân Làm Báo)

h1Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm)

Thời gian bị bắt: tháng 10/2016

Kết án: chưa kết án

Thông tin khác: Khi bắt bà, công an đã tiến hành khám xét nhà và mang đi máy tính xách tay, ipad, một số khẩu hiệu về trách nhiệm giải trình của nhà nước trong vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung và một báo cáo về tình trạng công an tra tấn. nhục hình. Bà Quỳnh được trao giải thưởng Người bảo vệ nhân quyền năm 2015 của tổ chức Civil Rights Defeders.

h1Hồ Văn Hải (Hồ Hải)

Thời gian bị bắt: tháng 11/2016

Kết án: chưa kết án

Thông tin khác: Cơ quan Công an cáo buộc ông tuyên truyền và phát tán các tài liệu chống lại Chính phủ Việt Nam. Công an cho rằng các bài viết của ông Hải có thể vi phạm điều 88, Bộ luật Hình sự về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Trang blog và facebook cá nhân của ông đã không thể truy cập sau khi ông bị bắt. Đến cuối năm 2016, CPJ không thể biết được ông Hải đang bị giam ở đâu. (Ảnh: Tạp chí Ngày Nay).

Ủy ban bảo vệ nhà báo (Committee to Protect Journalists CPJ) là tổ chức độc lập và phi lợi nhuận, đã hoạt động trên 30 năm để bảo vệ quyền tác nghiệp của nhà báo khỏi sự sợ hãi và trả thù. Trụ sở của CPJ được đặt tại New York. CPJ bắt đầu thống kê các nhà báo đang bị giam giữ kể từ năm 1990 và công bố mỗi năm. Năm 2013, CPJ đã phản đối Nghị định 72 của Chính phủ Việt Nam về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin mạng trên mạng.

Tài liệu tham khảo:

Sử gia Nguyễn Đình Đầu buồn vì sách Petrus Ký bị thu hồi

Sử gia Nguyễn Đình Đầu buồn vì sách Petrus Ký bị thu hồi

BBC

Gs Nguyễn Đình Đầu buồn vì cuốn “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” do ông chủ biên bị cấm.

Cuốn “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” do nhà nghiên cứu lão thành Nguyễn Đình Đầu chủ biên, một công trình tập hợp các bài viết của nhiều tác giả xưa và nay, nói về học giả Trương Vĩnh Ký (1837-1898), hiện đang bị thu hồi khỏi các hiệu sách và bị cấm phát hành ở Việt Nam

Sách vốn được Cục Xuất bản cấp giấy phép với đầy đủ các thủ tục giấy tờ và đã qua thời hạn lưu chiểu theo luật định đủ một tháng rưỡi, tức được phép lưu hành, được dự trù ra mắt tại Đường Sách Sài Gòn vào sáng Chủ nhật 8/1/2017.

Thế nhưng buổi ra mắt sách này đã bị hủy theo “một chỉ thị miệng” và báo chí được tin nhận cảnh báo không đưa tin về cuốn sách này.

BBC Tiếng Việt đã hỏi nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, chủ biên cuốn sách, về phản ứng của ông trước việc này.

Trước hết ông cho biết ông không biết l‎ý do của việc thu hồi và ngưng phát hành này và cho tới nay cũng không hề có một văn bản hay giải thích chính thức nào.

Ông nói: “Tôi nghĩ có lẽ do một hiểu lầm nào đó, cho là cuốn sách cần phải có một sự điều chỉnh nào đó mà tôi cũng không biết.”

Được biết cuốn sách đã được giới thiệu rộng rãi tại thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản cũng cho biết đã làm đầy đủ các thủ tục nhưng ông Nguyễn Đình Đầu nói thêm “có lẽ chính Nhà xuất bản cũng không rõ nội dung cuốn sách có gì không hợp ý cho nên mới có chỉ thị ra miệng là tạm không cho phát hành” như vậy.

Được biết Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh cho tới phút cuối còn nói với nhà nguyên cứu rằng sẵn sàng giúp đỡ ông trong ngày ra mắt sách nếu cần giúp đỡ gì.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho biết ông rất buồn trước việc này vì ông là người bắt đầu nghiên cứu về ông Petrus Ký, tức Trương Vĩnh Ký, từ năm 1960 khi là Hội viên Hội nghiên cứu Đông Dương (nay là Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh).

Phần lớn các nhà nghiên cứu Việt Nam hay nước ngoài thường dựa vào cuốn Tiểu sử Trương Vĩnh Ký, xuất bản vào các năm 1925-27, của Jean Bouchot, Giám đốc lưu trữ của Nam Kỳ, một người rất có cảm tình với Trương Vĩnh Ký nên đã viết khá đầy đủ “về cuộc đời con người có rất nhiều cống hiến cho Việt Nam, chứng tỏ ông Trương Vĩnh Ký là một người yêu nước Nam Kỳ, một nhà bác học”, ông Đầu nói.

Phát hiện thêm về Trương Vĩnh Ký

Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho biết cuốn sách về Petrus Ký có những phát hiện mới về học giả này.

Nhưng sau này ông Nguyễn Đình Đầu cho biết ông đã phát hiện được một tư liệu nói về sự hợp tác của ông Trương Vĩnh Ký với người Pháp không có suôn sẻ từ đầu đến cuối như là người ta tưởng, như ông Bouchot đã trình bày.

“Trong những lời đối đáp khi chính quyền Pháp yêu cầu Trương Vĩnh Ký làm thông ngôn, có những văn thơ chứng tỏ là Trương Vĩnh Ký rất bất mãn trong chuyện người Pháp cư xử với người Việt Nam, cho nên ông không muốn hợp tác. Tôi viết ra sau khi xin được những tài liệu mà Trương Vĩnh Ký còn chưa xuất bản mà mới chỉ là nháp”.

Ông cũng nói đang chuẩn bị thêm để chứng minh đã viết dựa trên những tư liệu ông khám phá được trong lần sang Pháp năm 1991 ba tháng khi nghiên cứu tại một bảo tàng ở Pháp.

“Nói tóm lại đây là một công trình mà đối với tôi, đến tuổi đã cao như thế này, không có thể kiếm tìm thêm hơn được nữa, nhưng với những hiểu biết của tôi, với những tài liệu mà tôi có cho đến bây giờ thì tôi nghĩ là tôi đã có phần đóng góp không những về cá nhân một nhân vật như ông Trương Vĩnh Ký, nó thuộc về lịch sử, mà cả giai đoạn lịch sử biến chuyển khi ông Trương Vĩnh Ký còn sống, làm việc với xã hội và cho đến khi qua đời”, ông Nguyễn Đình Đầu chia sẻ.

Hy vọng sách được phát hành

Là một người tự cho rằng đã có đóng góp trong vấn đề chủ quyền của Việt Nam tại Trường Sa, Hoàng Sa trong một thời gian dài và còn tiếp tục trong thời gian tới ông hy vọng cuốn sách sẽ được chính quyền nghiên cứu kỹ, làm sáng tỏ và được phát hành trở lại.

Có thể người đó đọc không kỹ. Đó chính là điều cần thiết nhất để đánh giá lại Trương Vĩnh Ký thì lại thắc mắc. Cho nên tuy rất là buồn nhưng tôi yên tâm là sẽ được giải quyết

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu

Ông Đầu cũng cho biết có lẽ đang có những điều đình giữa công ty Nhã Nam chịu trách nhiệm xuất bản cuốn sách này “với những người tạm gọi là có ý kiến ngưng phát hành cuốn sách” liên quan tới khoảng hai chục trang của cuốn sách nhưng nhà nghiên cứu nói rằng đó chính là những điều mới mẻ có giá trị về phương diện sử học của cuốn sách.

“Có thể người đó đọc không kỹ. Đó chính là điều cần thiết nhất để đánh giá lại Trương Vĩnh Ký thì lại thắc mắc. Tôi cho là đọc không có kỹ. Cho nên tuy rất là buồn nhưng tôi yên tâm là sẽ được giải quyết,” ông Nguyễn Đình Đầu nói.

Trong lời giới thiệu cuốn sách, giáo sư Phan Huy Lê viết: “Học giả Nguyễn Đình Đầu là người đã dày công nghiên cứu về Petrus Ký, đã thu thập được nhiều tư liệu về Trương Vĩnh Ký trong Thư viện Hội Nghiên cứu Đông Dương (Société des Études indochinoises), Trung tâm lưu trữ Hội Thừa sai Paris (Société des Missionsétrangères de Paris) và đã dịch, chú thích, xuất bản một số tác phẩm của Trương Vĩnh Ký.

“Trên cơ sở chuẩn bị nhiều năm, học giả Nguyễn Đình Đầu đã hoàn thành một công trình như một hồ sơ Trương Vĩnh Ký mang tên Petrus Ký – Nỗi oan thế kỷ.

“Cuốn sách của học giả Nguyễn Đình Đầu không chỉ là một công trình khảo cứu về Trương Vĩnh Ký mà còn là một công trình tổng hợp bao gồm các trước tác tuyển chọn của Trương Vĩnh Ký và hệ thống theo thời gian các sách, báo nghiên cứu, phê bình Trương Vĩnh Ký kể cả khen và chê.

“Trong sách, tác giả còn sưu tập và công bố một số tư liệu mới về Trương Vĩnh Ký, đóng góp thêm cơ sở tư liệu về nhân vật lịch sử này.”

Việt Nam đã “hết cửa” rồi

Việt Nam đã “hết cửa” rồi

Trần Nhật Phong (Danlambao) – Một vài bạn trẻ ở Sài Gòn lại inbox cho tôi, nói rằng kể từ ngày có mạng xã hội, họ được tiếp cận khá nhiều thông tin, và trở nên hoang mang trước hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam, từ chuyện chính quyền CSVN nhu nhược với chủ quyền biển đảo cho đến sự phát triển kinh tế èo uột, khác hẳn với những gì họ được học hỏi từ mái trường xã hội chủ nghĩa, câu hỏi của những người bạn trẻ là Việt Nam sẽ đi về đâu trước nhũng vấn nạn xã hội, công quyền không thể giải quyết.

Tôi không phải là một kinh tế gia, có thể giải đáp được thắc mắc của các bạn, tuy nhiên tôi rất mừng là các bạn đã bắt đầu biết hoang mang, tức là các bạn đã nhìn ra được sự “bất ổn” trong hệ thống tư duy của đảng cộng sản, ở đây tôi chỉ nói với các bạn trên quan điểm của một người sống qua nhiều quốc gia, đi nhiều nơi, và từ những ghi nhận trong cuộc sống, chia sẻ lại với các bạn góc nhìn của tôi mà thôi.

Tôi sinh hoạt lâu năm với các anh chị em trong giới nghệ sĩ, đặc biệt là những nghệ sĩ trình diễn văn hóa cổ truyền như Cải Lương, Hồ Quảng, trong số này có một nam nghệ sĩ là đàn em của bà xã tôi, chuyên môn thủ “vai ác” trong các tuồng cải lương từ xã hội cho đến tuồng cổ.

Có một lần ngồi ăn nhậu với nhau, tôi hỏi anh rằng, sao chuyên môn chọn những “vai phản diện” mà không tranh thủ những vai chánh, anh cười đáp “Anh biết rồi, trong ngành của mình hiện nay, có 2 ông thần đã ôm trọn vai chánh trên hàng ngàn cuốn video là Vũ Linh và Kim Tử Long, nếu em chọn vai chánh đó nữa thì cạnh tranh… mệt lắm, còn đóng vai “kép nhì” thì làm sao khán giả nhớ đến em là ai? Trong một vở tuồng, khán giả chỉ luôn nhớ đến ông kép chánh và ông kép ác thôi, nên thay vì chọn vai chánh để cạnh tranh với 2 ông thần kia, em chọn vai “phản diện” cho chắc ăn”.

Lúc đó tôi khá ngỡ ngàng, nhưng rồi hiểu ngay, đây chính là nguyên tắc mà ngạn ngữ Trung Hoa đã từng có “tri kỷ tri bỉ, bách chiến bách thắng”, biết rõ bản thân của mình, biết rõ sở trường của mình, biết rõ đối phương thì sẽ thành công.

Tôi kể câu chuyện này cho các bạn nghe, là muốn nói đến Việt Nam, đất nước có truyền thống văn hóa “lúa nước” kể từ ngày lập quốc đến nay, so với Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan, rõ ràng về địa lý Việt Nam hơn hẳn những quốc gia hay vùng lãnh thổ này, một bên là biển, một bên là rừng và cao nguyên bao la bát ngát, có thể nói lá một thế mạnh và sở trường về nông, hải sản.

Theo các bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc, kể từ cuối thập niên 90 (bắt đầu từ 1999) đến nay, hầu như năm nào cơ quan này cũng báo động về tình trạng thiếu thực phẩm trên thế giới, nhất là đối với những quốc gia đông dân như Ấn Độ, Trung Quốc thì nạn thiếu thực phẩm càng trầm trọng, và năm nào họ cũng nhập cảng hàng trăm tỷ Mỹ kim các mặt hàng nông sản và hải sản, để cung ứng cho nhu cầu của dân chúng.

Nếu là một cơ chế lãnh đạo quản lý đất nước tốt, có tầm nhìn và hiểu rõ đất nước mình có lợi thế gì, thì tôi nói với các bạn Việt Nam hôm nay đã trở thành một cường quốc về kinh tế dựa trên nông, hải sản xuất cảng, nhưng đáng tiếc, Việt Nam hôm nay đã sắp sửa thua cả Lào và Cam Bốt chỉ vì những kẻ cai trị “ngu dốt, ích kỷ và tham lam”.

“Ngu dốt” là không hiểu rõ đất nước mình có thế mạnh gì? sở trường gì? Chỉ nhìn thấy Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore hay Nhật Bản giàu có nhờ công nghiệp thì vội vã chạy theo và “đòi” biến Việt Nam thành quốc gia công nghiệp. Các quốc gia và vùng lãnh thổ trên chỉ là những đảo quốc, hoặc hàng năm phải đương đầu với động đất, sóng thần, nên họ không còn lựa chọn nào khác là chọn công nghiệp để phát triển, ngay cả Nhật Bản còn phải tạo ra những đảo nhân tạo để trồng lúa, thì các bạn đủ hiểu thực phẩm chính là nguồn gốc cho sự an toàn đời sống của người dân, và ở những nơi này, nếu các bạn có dịp đi qua sẽ thấy rằng giá cả thức ăn luôn mắc mỏ hơn những thứ khác.

Thay vì dùng nguồn vốn ODA hay FDI để phát triển hạ tầng cơ sở cho nông nghiệp, thay vì “thua lỗ ngàn tỷ” cho các dự án thép, Boxite, ngân hàng, tốn cả ngàn tỷ cho những tượng đài vô bổ, số tiền đó hàng năm đầu tư vào máy móc hiện đại cho ngành nông sản và hải sản của Việt Nam, giúp nông dân và ngư dân có phương tiện thay cho sức người, sức trâu, khai thác gổ và trồng thêm rừng, thì có phải Việt Nam ít nhất đã trở thành một quốc gia cung cấp thực phẩm trong khu vực quan trọng, và hôm nay Việt Nam đâu có bị tan hoang vì phá rừng, vì ô nhiễm môi sinh, vì nước sông ở đồng bằng sông Cữu Long đâu có tình trạng bị “ngập mặn”. Cái “ngu dốt” của những kẻ cầm quyền chính là điểm này.

“Tham lam” là vì những kẻ mang thẻ đảng từ trung ương đến địa phương, nếu phát triển đúng hướng thì làm sao họ có tiền sắm xe hiệu cho bản thân và gia đình, làm sao có đất đai bán “quyền sử dụng” cho “nhà đầu tư”, và biến tài sản của dân tộc thành tài sản riêng của từng đảng viên. Việt Nam hiện nay nằm trong tình trạng “cha chung không ai khóc”, mỗi một kẻ lên nhiệm đều vơ vét cho đủ “sở hụi” trước khi “thuyên chuyển” qua nơi khác, có tên đảng viên nào chịu nhận trách nhiệm đâu, từ bộ công thương, bộ công an, bộ quốc phòng cho đến cái gọi là mặt trận tổ quốc, cứ lấy đất đai xây resort, xây sân goft xây nhà máy thép và xây… tượng đài để dục khoét, thu tiền bỏ túi riêng, “ai chết mặc bay”, tao thu tiền bỏ túi, đây chính là hiện trạng của Việt Nam, cai trị đất nước chỉ là những kẻ “tham lam”.

“Ích kỷ” là biết bản thân ngu dốt, không có khả năng quản lý và lãnh đạo đất nước, nhưng vẫn bám vào cái “hiến pháp thổ tả” để độc quyền cai trị đất nước, độc quyền dành những món lợi cho gia đình của đảng viên, còn mọi thứ nợ công, nghèo đói thì đạp cho… dân đen lãnh. Chỉ vì “ích kỷ” cho nên Việt Nam hôm nay, những người có khả năng đều bỏ chạy ra khỏi đất nước, khi họ không có cơ hội đóng góp trong các vị trí lãnh đạo chỉ vì họ không có thẻ đảng, thì họ đem cái học và khả năng của họ đóng góp cho quốc gia khác, để bản thân và gia đình của họ được thăng tiến, được hãnh phúc vì họ đóng góp đúng khả năng của họ và họ được quyền hưởng thụ cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nếu các bạn hỏi tôi với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, do độc đảng nên “quota” xuất cảng bị hạn chế, ô nhiễm môi trường khiến cho các mặc hàng nông, hải sản bị trả về, dệt may cạnh tranh không nổi với Indonesia, Miến Điện và Trung Quốc, từ nam chí bắc môi trường bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân vì rừng bị tàn phá, vì biển bị nhiễm kim loại vì nước sông bị “ngập mạn”, thì chừng nào Việt Nam mới khắc phục được tình trạng này, tôi có thể nói với các bạn rằng, ngay cả bây giờ cộng sản sụp đổ, thì cứu vãn lại môi trường của Việt Nam, cũng phải mất từ 70 năm đến cả trăm năm chứ không phải chỉ vài năm là có thể làm được.

Ngay cả nơi tôi đang sinh sống là tiểu bang California, từ thập niên 70, chính phủ tiểu bang đã dự đoán mức ô nhiễm sẽ tăng cao với mực độ dân số ngày càng tăng và xe cộ nhiều, đã ra nhiều đạo luật và chính sách để gìn giữ môi trường, mà đến hôm nay so với Việt Nam đương nhiên chúng tôi sống trong bầu không khí sạch sẽ hơn, nhưng nếu so với Hawaii hay một số tiểu bang nông nghiệp khác, thì chỉ số ô nhiễm của California vẫn cao hơn, chúng tôi mất hơn 40 năm mà chỉ giữ được vậy, huống hồ chi Việt Nam chính sách bảo vệ môi trường không có, không rõ ràng, thiếu dụng cụ, thiết bị bảo vệ môi trường, thiếu cả “người lãnh đạo có tầm nhìn” thì các bạn nghĩ Việt Nam sẽ mất bao nhiêu năm để phục hồi?

Đừng để những kẻ cầm quyền “bịp bợm” các bạn về những ngôn ngữ tô hồng, “nổ” và “lấp liếm” nữa, cứu được các bạn và gia đình của các bạn, chỉ có bản thân các bạn thôi, còn nếu không đủ khả năng, bản lãnh để đứng lên thay đổi xã hội nơi các bạn ở, thì cách tốt nhất là tìm đường… chạy, nghèo chạy theo kiểu nhà nghèo, có tiền chạy theo kiểu có tiền, vì với cơ chế lãnh đạo hiện nay, Việt Nam đã không còn lối thoát nào khác, chỉ cho người dân có bầu không khí trong sạch và ăn no thôi cũng chưa được, đừng nói chi đến cái gọi là “cường quốc công nghiệp”, suy nghĩ gẩm cho thật kỷ rồi quyết định cho chính bản thân các bạn nhé, chúc các bạn một năm mới “rung chuông” ăn tết một cách “hạnh phúc với đảng và nhà nước” nhé.

Trần Nhật Phong

danlambaovn.blogspot.com

Làm sao thu hút nhân tài về nước?

Làm sao thu hút nhân tài về nước?

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Tiến sĩ Nguyễn Thượng Vũ (trái) và Chương trình Đào tạo Liên tục tại Đại học Y Dược TPHCM.

Tiến sĩ Nguyễn Thượng Vũ (trái) và Chương trình Đào tạo Liên tục tại Đại học Y Dược TPHCM.

Photo: Tiến sĩ Nguyễn Thượng Vũ

Hội nghị do các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức, thảo luận vấn đề thu hút trí thức người Việt ở nước ngoài về nước để làm việc trong các lãnh vực giáo dục đào tạo và phát triển công nghệ.

Thủ tục hành chánh rườm rà

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự, điển hình như đại biểu của Bộ Khoa Học Công Nghệ, nêu lên những bất cập, những trở ngại  trong việc thực thi các chính sách thu hút mời gọi trí thức từ nước ngoài về tham gia làm việc trong nước.

Còn khi đưa tin về hội nghị này, báo Tuổi Trẻ Online đã chạy tựa bài là “ Môi Trường Sạch Mới Thu Hút Trí Thức Người Việt Nước Ngoài”

Anh Nguyễn Giang, đang là nghiên cứu sinh ngành Vật Lý tại một đại học ở California, nhận định:

Đồng ý, nói chung đấy là một vấn đề. Nhìn trong tổng thể thì có nhiều yếu tố để gọi là môi trường sạch. Tạo điều kiện cho mọi người làm việc tốt, mọi người làm nghiên cứu mà được hỗ trợ công bằng, phù hợp. Thế mà môi trường Việt Nam bây giờ có đạt được mong muốn đấy không? Em vẫn nhìn thấy những người bạn em về Việt Nam họ cũng làm nghiên cứu tương đối tốt, cũng có nhiều người về mà không tìm được vị trí tốt. Em tin là kể cả nhiều nơi trên thế giới cũng thế, không phải nơi nào cũng có hướng nghiên cứu phù hợp, Việt Nam mà không làm được là chuyện hiển nhiên.

Một trong những ý kiến điển hình được mổ xẻ là việc thu hút không đúng đối tương, không sử dụng hiệu quả nên không giữ chân được trí thức.

Nhiều đại biểu còn khẳng định về mặt chính sách thì Việt Nam không thiếu nhưng cái mà Việt Nam thiếu là công cụ và môi trường làm việc tốt, thiếu các biện pháp cụ thể nên chính sách không đi vào cuộc sống.

Làm công việc y tế thì đưa bằng chuyên môn đã đành, nhưng làm hội thảo thí dụ ở thành phố Hồ Chí Minh thì càng phải xin phép nhiều tầng lớp,đòi hỏi nhiều  thời gian.
– Bác sĩ Quỳnh Kiều

Một người ở Mỹ, thường cùng những phái đoàn y tế về Việt Nam, bác sĩ Quỳnh Kiều, nhận xét rằng công tác y tế thiện nguyện ở Việt Nam mà còn gặp khó khăn huống chi là về ở luôn để làm việc:

Mỗi lần về rất khó khăn, thủ tục càng ngày càng khó càng ngày càng rườm rà. Chuyện đó làm những người đi với chúng tôi kêu ca lắm. Làm công việc y tế thì đưa bằng chuyên môn đã đành, nhưng làm hội thảo thí dụ ở thành phố Hồ Chí Minh thì càng phải xin phép nhiều tầng lớp,đòi hỏi nhiều  thời gian. Tất nhiên khó khăn và thủ tục rườm rà để làm những công việc đóng góp chuyên môn thì nhiều chuyên gia họ rất là ngại.

Việt Nam đã ban hành và phổ biến Nghị Định 87, có hiệu lực từ tháng Mười Một 2014, bao gồm  những qui định thu hút người Việt nước ngoài là những cá nhân chuyên môn hoặc là những chuyên gia trong hai lãnh vực khoa học và công nghệ. Nghị Định 87 cũng nói rõ về chính sách ưu đãi cho trí thức Việt kiều như nhà cửa, lương hướng, điều kiện làm việc vân vân….

Những vấn đề vừa nói chẳng có gì mới, là nhận xét của giáo sư Việt kiều Hà Tôn Vinh, tổng giám đốc Tổ Hợp Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Lực Stella Management ở Sài Gòn, cũng là người giảng dạy những chương trình chuyên đề tại các đại học trong nước 20 năm nay:

Đó là những vấn đề được đề cập nhiều lần giữa các hội nghị và qua những buổi hội thảo của Bộ Chính Trị cũng như của chính phủ. Đưa nhân tài về nước hay mời nhân tài về nước là nhu cầu cần thiết, nhưng mời thế nào để họ ở lại cũng như mời thế nào để họ có thể đóng góp được thì đó là vấn đề còn bỏ ngỏ.

Trí thức, chuyên gia cũng như nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài thì rất là nhiều. Để cho họ có thể đóng góp được ở Việt Nam thì họ phải thấy rằng có một cơ hội thực mà họ có thể về được, họ có thể làm việc được lâu dài và sự đóng góp của họ có ý nghĩa thì họ mới về. Chứ còn nếu chỉ về chơi hoặc về để tìm hiểu tình hình thì rất nhiều người về. Tôi nghĩ số lượng trí thức Việt kiều cũng như những người nghiên cứu chuyên môn mà đất nước cần có về hay không thì cái đó rất hạn chế.

Nhiều khó khăn

Untitled-1-400.jpg
Một lớp Đào tạo Liên tục tại Đại học Y Dược do chuyên gia nước ngoài hướng dẫn. Photo: TS Nguyễn Thượng Vũ

Tại buổi hội nghị  ngày 28 vừa qua, tiến sĩ Tạ Bá Hưng thuộc ban quản lý dự án của Bộ Khoa Học Công Nghệ  nhìn nhận một thực tế là hơn hai năm từ lúc có Nghị Định 87 đến nay vẫn chưa một chuyên gia nào được chính thức mời về làm việc. Giáo sư Hà Tôn Vin phân tích:

Không phải trong 2 năm vừa qua mà trong 10 năm trong 15 năm vừa qua số lượng trí thức Việt kiều cũng như nhà khoa học ở nước ngoài về Việt Nam rất là khiêm tốn, sự thật như vậy. Có 3 vấn đề, vấn đề của các chuyên gia hay những nhà trí thức, vấn đề của các tổ chức mời và vấn đề của chính phủ.

Các chuyên gia hay các trí thức bận nhiều thứ ở nước mà họ đang sống, cho họ về tìm hiểu cơ hội thì họ rất ít thời giờ, mà khi về thì chắc chắn họ gặp những khó khăn ở Việt Nam. Thứ nhất là cách làm việc và những cơ hội để hợp tác. Có thể có nhiều nhưng không một tổ chức nào dám đứng ra mời là vì trí thức cũng như nhà khoa học đều có lập trường riêng, có những tư duy rất thoáng mà nhiều khi không phù hợp với các tổ chức của Việt Nam  hay không phù hợp với nhu cầu chính trị của Việt Nam thì có thể họ không được mời hay không ai dám mời. Chỉ có một vài đại học, một vài tổ chức mời một số rất ít chuyên gia về giảng dạy. Chính vì thế số lượng Việt kiều chính thức được mời làm việc ở Việt Nam lâu dài rất là ít.

Tôi nghĩ nếu chính phủ có tầm nhìn sâu hơn rộng hơn chính xác hơn thì họ phải có phương pháp tốt hơn để thực sự mời  trí thức về chứ không phải chỉ nói suông.
– Tiến sĩ Nguyễn Thượng Vũ

Điều giáo sư Hà Tôn Vinh vừa trình bày có thể được coi là trường hợp tiêu biểu gần đây nhất của một khoa học gia ở Hoa Kỳ, tiến sĩ y khoa bệnh học Nguyễn Thượng Vũ, được một số y bác sĩ mời về giảng dạy tại Đại Học Y Dược Sài Gòn:

Tháng Sáu năm nay thực sự trong một chuyến đi  về thăm nhà thì sẵn dịp như vậy trường Đại Học Y Dược mời tôi tới nói chuyện . Đây là chương trình đào tạo cao cấp  Continued Medical Education , bên Việt Nam gọi là Chương Trình Đào Tạo Liên Tục Những vị giáo sư thấy cái nhu cầu rất cần thiết  nên nhân tiện họ mời mình. Những  người tới là những bác sĩ đã ra hành nghề lâu năm, khoảng vài trăm bác sĩ. Tôi có một nhận định là các bác sĩ rất thích những đề tài mà chúng tôi nói tại đó là những nghiên cứu rất cập nhật. Tôi làm nghiên cứu về ngành da khá lâu nên tôi lựa  những đề tài tôi nghĩ rất quan trọng về y khoa, thí dụ vấn đề “Tế Bào Gốc”. Đó là một trong những đề tài mà tôi nói chuyện ở Việt Nam.

Thú thật là tôi không thấy cái gì để mà nói rằng có một chính sách rõ ràng là mời chuyên gia  nước ngoài về để mà nói chuyện. Điểm thứ hai, có những vấn đề khoa học kỹ thuật rất cần thiết nhưng người ta không chú tâm lắm, trong khi đó những gì có tính cách tạo được nguồn lợi về tài chánh thì có lẽ người ta chú tâm nhiều hơn.

Chỉ có những vị giáo sư trong các trường đại học thấy được điều đó nhưng vì họ  không có điều kiện để chiêu dụ thành ra họ mời những người quen biết mà họ thấy có khả năng. Thành ra khi nói về vấn đề mời người có khả năng có kiến thức từ nước ngoài về thì phải có một chính sách thành thật, thực tế.

Đôi khi những kiến thức chưa đem lại cái lợi tức kinh tế ngay tức thì. Tôi nghĩ nếu chính phủ có tầm nhìn sâu hơn rộng hơn chính xác hơn thì họ phải có phương pháp tốt hơn để thực sự mời  trí thức về chứ không phải chỉ nói suông.

Hiện có trên dưới 200 chuyên gia người Việt nước ngoài đang tham gia giảng dạy tại Việt Nam. Theo tiến sĩ Tạ Bá Hưng của Bộ Khoa Học Và Công Nghệ, so với chừng 400.000 trí thức người Việt đang sinh sống ở nước ngoài thì con số 200 người về làm việc trong nước thật quá ít ỏi và quá lãng phí.

Và nếu không khai thác được nguồn lực đáng quí này là một điều thiệt thòi cho Việt Nam, ông Tạ Bá Hưng kết luận.

Sài Gòn có những căn ‘nhà siêu nhỏ’

 Sài Gòn có những căn ‘nhà siêu nhỏ’

Bình Lâm/Người Việt

Nguoi-viet.com

“Ngôi nhà” số 9 Lê Thạch (màu xanh lá cây) chiều ngang 80 cm, nằm giữa khe hở của 2 nhà hàng xóm cao tầng. (Hình: Bình Lâm/Người Việt)

SÀI GÒN (NV) – Đất chật người đông, Sài Gòn xuất hiện rất nhiều ngôi nhà nhỏ đến kỳ dị trong lòng thành phố, mà người ta gọi là “nhà siêu nhỏ.”

Những căn nhà này có thể mọc lên trên lề đường, một phần hẻm, trên khoảng không của hẻm, thậm chí là tận dụng khoảng hở rất hẹp giữa 2 ngôi nhà cạnh nhau. Đây hầu hết là nhà lấn chiếm do người nghèo xây dựng trong khoảng thập niên 90 đến nay. Người dân phải nghĩ ra rất nhiều cách để phù hợp với điều kiện sống quá chật chội.

Có thể nói, những ngôi “nhà siêu nhỏ” ở Sài Gòn là ví dụ gần nhất và đầy hình ảnh cho câu nói “tấc đất tấc vàng.” Một trong những ngôi nhà kỳ nhất Sài Gòn nằm tại số 9, đường Lê Thạch, quận 4. Bề ngang của căn nhà chỉ chừng 80 cm nhưng nó cao đến 3 tầng. “Bất động sản” này được hình thành giữa khe hở của 2 ngôi nhà cao tầng kề nhau. Dù vậy, trông nó khá khang trang với vẻ kiên cố, nhiều cửa sổ và lại còn có cả cửa cuốn bấm điện.

Sài Gòn có những căn ‘nhà siêu nhỏ’

Ngôi nhà (bên phải) của ông Huỳnh Quang Trung trên đường Nguyễn Thị Minh Khai. (Hình: Bình Lâm/Người Việt)

Lụp xụp hơn nhưng cũng cao đến 3 tầng, ngôi nhà của ông Trương Minh Tuấn ở hẻm số 178, đường Đoàn Văn Bơ, quận 4, chỉ đủ đi lọt 1 người đi vào. Phần tầng trệt có mỗi nhà vệ sinh, cái bếp và diện tích còn lại dành cho chiếc thang gỗ bắc lên phòng trên.

“Tui đi bán vé số cả ngày bên ngoài, tối về đây chỉ để ngả lưng ngủ. Chật quá, vô nhà là hết đụng cái này sang cái kia. Ngủ thì chỉ nằm dọc, xoay đi xoay lại cũng có một chỗ một,” ông Tuấn kể.

Nơi tập trung hàng loạt ngôi “nhà siêu nhỏ” san sát nhau là đường Nguyễn Thượng Hiền, quận 3. Dọc theo vị trí của đường rầy xe lửa nội ô cũ, từ hàng chục năm qua đã xuất hiện một dãy nhà có kiến trúc kiểu như… chùa một cột hay là hình cây!

Sài Gòn có những căn ‘nhà siêu nhỏ’

Dãy nhà có kiến trúc kiểu “chùa một cột” trên đường Nguyễn Thượng Hiền. (Hình: Bình Lâm/Người Việt)

Do khoảng đất trống quá hẹp, chiều sâu của nền nhà chỉ chừng 1 mét. Và khi xây lầu trên, chủ nhà cho nó phình to ra gấp đôi để có thể làm cái phòng ngủ.

Tuy vậy, phần lớn các sinh hoạt làm ăn, buôn bán thì phải diễn ra ở bên dưới, trên một diện tích bé tí. Đi ngang con đường này, chúng ta có thể thấy cảnh một người nằm trong nhà nhưng chân thì duỗi ra tận… mặt đường. Võng, xe gắn máy, xe đạp và nhiều vật dụng khác cũng phải nằm nửa trong nửa ngoài như vậy.

Người dân ở đây đa số không có nghề nghiệp, họ phải tận dụng lợi thế “mặt tiền” để mưu sinh bằng buôn bán đồ ăn, quán cóc. Nhà dù rất nhỏ, nhưng vừa là nơi ở, vừa là nơi kinh doanh nên cuộc sống đã chật chội lại càng chật chội hơn. Có cảm giác như phần lớn gia sản, vật dụng của họ đều được đưa ra để trên lề đường. Phần dành cho người đi bộ bị chiếm trọn, và lòng đường cũng bị chiếm một phần. Đặc biệt là vào buổi tối, khi nơi này biến thành phố ăn nhậu bình dân, thì thật khó khăn cho những ai qua lại đây bằng xe hơi hay xe gắn máy.

Sài Gòn có những căn ‘nhà siêu nhỏ’

Rất nhiều con đường hẻm chỉ đủ đi lọt 1 chiếc xe 2 bánh. (Hình: Bình Lâm/Người Việt)

Nằm rất gần với nơi này, phía bên kia đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, cũng có hàng loạt ngôi nhà tương tự. Gia đình ông Huỳnh Quang Trung có 4 người trưởng thành sống trong diện tích vỏn vẹn 5 mét vuông. Ngôi nhà được cất lên trên một con hẻm, nép vào hông nhà người khác. Ban ngày, các thành viên trong gia đình luôn tìm cách đi ra khỏi nhà cho bớt chật, chỉ có mỗi ông Trung ở nhà trông coi và làm việc vặt.

“Đồ dùng như ti vi, tủ lạnh, thau chậu, rá rổ… thì mình luôn chọn sắm cái loại nhỏ nhất. Ban ngày tui bỏ giường ra đặt bàn làm việc. Ban đêm thì ưu tiên chỗ ngủ và cất chiếc xe gắn máy. Hai đứa con trai đã đến tuổi lập gia đình, nhưng tui không biết làm sao. Thêm người là không thể ở đủ,” ông Trung nói.

Từ những quận trung tâm cho đến các vùng lân cận, rất nhiều con hẻm bị lấn chiếm đến mức chỉ còn lại bề ngang tối thiểu cho nhu cầu… đi lọt. Có những con đường xe hơi có thể chạy qua, nhưng đã bị ai đó xây nhà chặn gần hết lối. Mọi người vẫn tặc lưỡi vì đã quen thuộc với những kiểu cản trở giao thông như vậy.

Sài Gòn có những căn ‘nhà siêu nhỏ’

Một “căn nhà” làm trên khoảng không của con hẻm. (Hình: Bình Lâm/Người Việt)

Không chỉ chiếm mặt hẻm, có những nơi người ta còn chiếm nốt khoảng không. Dân làm nhà kiểu bắc cầu trên cao, và đi qua những con hẻm như vậy sẽ có cảm giác như lọt vào đường hầm!

Nhiều căn “nhà siêu nhỏ” được làm nên bởi những người Sài Gòn sau khi bị bắt ép đi “kinh tế mới” sau đó bỏ về lại thành phố những năm 80-90 của thế kỷ trước. Cũng có một thời gian, loại nhà lấn chiếm hình thành hàng loạt do chính quyền gần như cho phép hợp thức hóa để tồn tại sau khi đóng tiền phạt.

Dân số Sài Gòn nay đã xấp xỉ 10 triệu người cộng làn sóng di cư ồ ạt và thường xuyên từ khắp các tỉnh đổ về khiến thành phố này đã đông lại càng đông thêm. Và trong hoàn cảnh đó, có một chỗ để trú ngụ hay đơn giản là ngả tấm lưng sau một ngày mưu sinh mệt nhoài cũng là niềm hạnh phúc lớn của người nghèo thành thị.

Thủ tướng VN: ‘Đất đai là tâm điểm tham nhũng’

Thủ tướng VN: ‘Đất đai là tâm điểm tham nhũng

BBC

Ông Phúc cảnh báo về "sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia".
CHINHPHU.VN
Ông Phúc cảnh báo về “sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia”.

Thủ tướng Việt Nam nói nguồn lực công trong đó có đất đai chưa được định giá chính xác, gây tham nhũng và lợi ích nhóm.

Thông điệp được đưa ra tại một hội nghị đánh giá kết quả tài chính ngân sách năm 2016 hôm 6/01 tại Hà Nội.

Cải cách thể chế ở VN: Dấu ấn 2016

“Nguồn lực công lớn nhất là nguồn lực từ trụ sở, đất đai có quy mô rất lớn nhưng chưa được định giá chính xác, sử dụng có phần tùy tiện, là tâm điểm của tham nhũng, của lợi ích nhóm và cũng là điểm nghẽn tăng trưởng của nền kinh tế,” ông Nguyễn Xuân Phúc nói.

Hội nghị của Bộ Tài chính cũng được nghe Thủ tướng Phúc yêu cầu công khai, minh bạch, làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể gây thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước và tài sản công và xử lý nghiêm các sai phạm.

“Chúng ta làm điều này là thể hiện tinh thần trách nhiệm với từng đồng tiền thuế của dân.

“Có chuyên gia cảnh báo, nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ của nền tài khóa quốc gia là không thể tránh khỏi”, Thủ tướng Phúc nói.

Bàn về thực trạng chi thường xuyên là gánh nặng lớn nhất cho ngân sách, ông Nguyễn Xuân Phúc nói việc “Chi thường xuyên liên tục tăng lên thì phải hãm phanh lại dứt khoát chứ không phải dự toán rồi cứ chi”.

“Xe công cũng chỉ là một hạt ngọc trong kho châu báu là khối tài sản công khổng lồ đang quản lý rất phân tán, kém hiệu quả của chúng ta”.

Nợ công nếu tính đủ, theo Thủ tướng Phúc, đã “vượt trần” và rằng nợ công trong 5 năm qua tăng trung bình gấp ba lần tốc độ tăng trưởng.

Nói về chiến lược cổ phần hóa, ông Phúc mô tả điều ông gọi là “giảm và bán toàn bộ vốn nhà nước ở các doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối”.

Lực Lượng C.S.C.Đ & Hội Nhà Văn

Ảnh của tuongnangtien

Dịch giả Phạm Nguyên Trường ví von giới người cầm bút hiện nay “là những anh mù sờ voi,” và chia họ ra làm bốn loại:

1. Đáng trọng là những người sờ được chỗ nào thì mô tả trung thực chỗ đó, to nói là to, dài nói là dài, cứng nói là cứng, mềm nói là mềm… tập hợp mô tả của những người đó có thể cho người ta hình ảnh tương đối trung thực về con voi.
2. Sợ nhất là những người mới sờ được cái chim hay cái bướm voi liền la toáng lên và bắt mọi người tin rằng đấy là cả con voi. Họ là những người thích độc quyền chân lí. Marx, Lenin… thuộc loại những người như thế.
3. Đáng ghét nhất là bọn, ví dụ, sờ được cái tai hay cái vòi, nhưng không chịu mô tả cái mình sờ được mà lại ngoạc mồm ra chửi những người đang mô tả một cách trung thực cái ngà hay cái đuôi voi rằng đấy không phải là voi.
4. Đáng khinh nhất là bọn kí-sinh-trùng-văn-nô-bồi-bút sống bằng mồ hôi nước mắt của các bà nông dân một nắng hai sương, chủ muốn con voi như thế nào thì mô tả như thế ấy.

Ảnh từ FB Phạm Nguyên Trường

Cái “bọn đáng khinh nhất, kí-sinh-trùng-văn-nô-bồi-bút sống bằng mồ hôi nước mắt của các bà nông dân một nắng hai sương” (ngó bộ) hơi đông, và sắp sửa “tan rã” tới nơi rồi – theo như nguyên văn lời than van của ông Hữu Thỉnh, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, vào hôm 16 tháng 12 năm 2016:

“… thông thường mỗi nhiệm kỳ năm năm các hội văn học nghệ thuật được nhận khoảng 400 tỉ đồng tiền hỗ trợ sáng tác từ ngân sách nhà nước, trong đó riêng Hội Nhà văn Việt Nam mỗi năm được nhận 4,8 tỉ đồng.

Nhưng năm nay Hội Nhà văn chỉ nhận được một nửa số tiền là 2,4 tỉ đồng và đã phải chi ra 2/3 số tiền đó để trả nợ cho báo Văn Nghệ, tạp chí Thơ, Hồn Việt… (mỗi số ra của mỗi đầu báo, Hội Nhà văn đặt mua 1.000 tờ cho khoảng 1.000 hội viên của mình).

Vì chưa đủ tiền nên hiện Hội Nhà văn vẫn còn nợ lại một số đơn vị tiền mua báo từ đầu năm đến nay.

“Nếu kỳ họp vừa rồi mà Quốc hội nhấn nút thông qua Luật về hội thì không biết chúng ta sẽ khốn đốn thế nào bởi khi đó Hội Nhà văn cũng như các hội khác sẽ không có trụ sở, không biên chế, không được cấp kinh phí. Vậy thì còn gì để hoạt động nữa?

Nếu chúng ta không được cấp kinh phí, không có trụ sở, tự đóng góp hội phí mà nuôi nhau thì Hội Nhà văn sẽ chỉ còn con đường tan rã mà thôi.

Trước viễn tượng đen tối này, ông Hữu Thỉnh bèn có một “đề xuất đột phá” như sau:

Sắp tới Hội Nhà văn sẽ xin ý kiến để tổ chức hội nghị hòa hợp văn học dân tộc với sự tham gia của các nhà văn trong nước và sự trở về của các nhà văn Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài. Cho đến nay, việc hòa hợp dân tộc trong lĩnh vực văn nghệ vẫn dè dặt và lạc hậu nhất so với các lĩnh vực khác”.

Nói các khác là nếu được tiếp tục tài trợ hào phóng như cũ thì Hội Nhà Văn sẽ “tình nguyện” đảm nhận thêm một nhiệm vụ mới nữa: “hòa hợp dân tộc trong lĩnh vực văn nghệ.” Đây là lãnh vực mà N.Q 36 của Bộ Chính Trị (về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài) đã quên lãng hơn chục năm nay.

Ông Hữu Thỉnh quả là một người biến báo, và có tài xoay trở. Tuy thế, “đề xuất” của ông có được chấp nhận hay không thì vẫn còn phải chờ. Trong khi chờ đợi, thử nghe xem giới cầm bút (trong cũng như ngoài nước) nói ra sao về Hội Nhà Văn Việt Nam:

Nguyễn Đức Tùng: Nếu Hội Nhà văn không thể tự mình thay đổi, cứ mãi già nua , bảo thủ, cũ kỹ, trở thành gánh nặng cho xã hội, trở thành lực cản của các nhà văn, thì nên giải tán nó đi và thành lập các hội khác.

Tạ Duy Anh: “Chưa khi nào nhà văn xứng đáng coi thường như hiện nay.”

Thận Nhiên: “Ăn bám, mua vui bằng tiền của nhân dân.”

Hoàng Xuân Sơn: Không có “đảng”, đố mầy làm văn!

Đỗ Trung Quân: “Nói thật nhá! Hội Nhà văn Việt Nam và báo Văn Nghệ đã thành cái ao làng lâu rồi. Tôi ước: Lấp đi cái ao làng. Cái ao làng phải thật sự bị lấp để thách thức chính những kẻ quen sống trong ao.”

Nguyễn Viện: “Tôi chỉ ước một điều thôi: Cái hội ấy (cũng như một số hội khác) biến cho nhanh. Uổng tiền nhân dân quá.”

Võ Thị Hảo: “Hội Nhà văn Việt Nam ngày càng có thêm nhiều hành động tỏ ra thù địch với quyền tự do tư tưởng, tự do sáng tác và nhân quyền của nhà văn.”

Nguyễn Duy: “Ở đây nó có những gương mặt rất là lộn xộn. Cái thứ hai là trong cương lĩnh của nó có cái là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng nên tôi thấy nó thế nào ấy!”

Trần Mạnh Hảo: “Về mặt tinh thần những nhà văn bị bắt thì Hội có bao giờ đứng ra nói một lời nào đâu. Gần một chục ông trong Hội Nhà văn bị giam cầm, tù tội mà Ban lãnh đạo hội đâu có nói gì chỉ có điều là họ vỗ tay tán thành bắt thằng đó là đúng thôi chứ họ có nói một lời nào bênh vực cho hội viên của họ bao giờ đâu.

Phạm Thành: “Hội nhà văn Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hội là người đã sử dụng tác phẩm dự thi của tôi là cuốn ‘Cò hồn xã nghĩa’ để giao nộp cho cơ quan công an thành phố Hà Nội”

Sống dưới thể chế công an trị thì việc không ai dám lên tiếng bênh vực cho ai (vốn) là chuyện tất nhiên, và đã trở thành truyền thống nên cũng không có gì đáng để phàn nàn hay trách móc nhưng “giao nộp” tác phẩm của hội viên cho công an thì e là ông Hữu Thỉnh đã đi quá xa phần vụ của mình. Với thành tích (bất hảo) này thì việc “tổ chức hội nghị hòa hợp văn học dân tộc với sự tham gia của các nhà văn trong nước và sự trở về của các nhà văn Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài” e hơi bị khó.

Khối cán bộ chiến sĩ thuộc Trung đoàn cảnh sát cơ động, Công an Hà Nội được trang bị súng tiểu liên AK đảm nhận nhiệm vụ triển khai phương án bảo vệ các sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao…và bắt kẻ khủng bố, giải cứu con tin, phòng chống bạo loạn, tụ tập trái pháp luật. Ảnh & chú thích: news.zing

Điều khó khăn hơn nữa là chế độ hiện hành đang “chuyển đổi” chính sách để đáp ứng với tình thế mới. Giữa Thời Đại Thông Tin, và ở giai đoạn số đông quần chúng đã có điều kiện tiếp cận với internet, mặt trận truyền thông (kể như) đã vỡ. Việc viết lách tuyên truyền trí trá chỉ mang lại tác dụng ngược thôi nên Đảng và Nhà Nước đã chuẩn bị chuyển sang “khâu” trấn áp – theo như tin của Báo Dân Trí, số ra ngày 8 tháng 9 năm 2016:

Trong buổi triển khai mô hình tổ chức bộ máy mới sáng nay, 8/9, Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CATP Hà Nội) đã diễu binh, diễu hành, phô diễn sức mạnh. Tổ chức bộ máy của Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ – Công an TP Hà Nội) gồm 10 đầu mối trực thuộc, trong đó có 5 Tiểu đoàn CSCĐ (Ban Tham mưu, Ban Chính trị, Ban Hậu cần, Ban Huấn luyện, Đội Nghi Lễ Công an Thủ đô, Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm và 4 Tiểu đoàn CSCĐ). Đặc biệt, Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm (CSĐN) được tập trung đầu tư trang thiết bị, phương tiện, vũ khí… đủ mạnh để chủ động ngăn chặn, trấn áp các vụ gây rối.

Các loại xe vũ khí, phương tiện hiện đại cũng được phô diễn. Ảnh & chú thích: news.zing

Cái thời trị an bằng cách huy động bộ đội đến Quỳnh Lưu, và xe tăng vào Budapest hay Thiên An Môn (nay) đã qua. Bây giờ chỉ riêng Hà Nội mà phải cần đến “5 Tiểu đoàn CSCĐ … được tập trung đầu tư trang thiết bị, phương tiện, vũ khí đủ mạnh để chủ động ngăn chặn, trấn áp các vụ gây rối” thì kể như là sắp tàn cuộc đến nơi.

Hơn nữa, quốc khố cũng cạn kiệt rồi. Dành để mua sắm dùi cui, cho nó chắc ăn, chứ bút viết giờ đã hết thời. Chả còn sơ múi gì nữa đâu, ông Hữu Thỉnh ạ. Thôi về đi, cứ nấn ná làm chi, cho chúng nó khi!

Lệnh miệng

Lệnh miệng

FB Nguyễn Thông

7-1-2017

Ảnh cụ Trương Vĩnh Ký. Nguồn: internet

Mấy bữa ni, thiên hạ đồn rầm chuyện cuốn “Trương Vĩnh Ký – nỗi oan thế kỷ” của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu bị cấm lưu hành trên đường sách Sài Gòn, xuất phát từ một cái lệnh miệng.

Tôi chưa rõ đầu đuôi việc này (có bị cấm hay không) nhưng thiên hạ đồn ran như thế mà chả thấy nhà chức việc có trách nhiệm nào lên tiếng, chứng tỏ các bố chỉ ăn ngủ là giỏi, khi có việc cần đến thì lẩn như trạch, mất hút con mẹ hàng lươn.

Nếu thực sự có cấm, thì ai ra lệnh cấm, vì sao cấm. Một cuốn sách nói chung, một công trình của nhà nghiên cứu có uy tín nói riêng, để được ra đời thường phải trải qua rất nhiều khâu thẩm định, xét duyệt, cho phép, cấp phép, vậy khi nó đã thành sản phẩm hoàn chình rồi, lại cấm là cớ làm sao. Làm gì cũng phải có pháp luật, chứ muốn cho xuất bản thì xuất bản, muốn cấm thì cấm, thứ đâu có thứ lạ đời, nhố nhăng thế.

Phải làm rõ thứ lệnh miệng ấy xuất phát từ kẻ nào. Tất cả phải được rõ ràng theo pháp luật. Chấm dứt ngay cái thói lệnh miệng ba vạ, tào lao; đến khi cần truy ra lại không biết là ai, cứ đổ qua đổ lại, lờ tít tìn tịt, không biết con ma nào.

Vụ cấm sách của cụ giáo sư Đầu làm tôi nhớ đến vụ Z30 hồi năm 1983. Tự dưng có một thứ chỉ thị, bảo là tối mật, chỉ đạo bí thư các thành phố lớn phải đánh tư sản, tịch thu nhà cửa, tài sản của những gia đình có nhà 2 tầng trở lên (2 tầng ở miền Bắc, tức là 1 trệt 1 lầu ở miền Nam). Sau này rất nhiều bài viết, kể cả sách của ông Đoàn Duy Thành, lời kể của ông Nguyễn Văn An… đều tường thuật vụ này, nhưng đều nói đó là lệnh miệng. Lệnh miệng là thế đéo nào, lời nói gió bay, phải có chỉ thị cụ thể từ ai đó thì các bố mới dám làm chứ. Mà giả dụ lệnh miệng có thực, thì phải của kẻ rất có thế lực, nó nói mà không làm là nó giết, thì mới sợ thế chứ. Các bố biết tỏng tòng tong đó là kẻ nào, lại còn dập dờn như lúa xuân trước gió, nửa kín nửa hở. Sao không nói toẹt ra. Phải chỉ mặt đặt tên những kẻ làm hại đất nước cho dân chúng lên án, cho nó chừa cái thói tùy tiện làm khổ dân chứ không thể nhân nhượng, bao che cho chúng mãi được.

Đề nghị các nhà nghiên cứu, nhà báo tìm hiểu cặn kẽ, phanh phui kẻ cụ thể nào đã ra cái lệnh miệng khốn nạn Z30 cướp đoạt trắng trợn tài sản mồ hôi nước mắt của nhân dân. Ai chưa rõ chuyện này, cứ đến hỏi gia đình ông vua lốp Nguyễn Văn Chẩn, gia đình ông Núi Điện ở Hà Nội, hoặc hỏi nhà văn Trần Huy Quang, cùng rất nhiều người còn sống là rõ ngay.

Tôi không bao giờ tin chuyện có lệnh miệng. Kẻ nắm quyền khi biết mình tà đạo thì mới sợ sự công khai chứ thực ra nó cũng biết không có văn bản chỉ thị cụ thể thì cấp dưới nó không thi hành. Bọn chúng bao che, giấu cho nhau thôi.

Theo tôi, mọi thứ lệnh miệng đều không có giá trị. Người dân cần dứt khoát với mọi thứ lệnh miệng, không có gì phải sợ nó cả.

Chảy máu chất xám – bao giờ chấm dứt?

Lan Hương, phóng viên RFA

Sinh viên cầm bằng cử nhân mới nhận tại Hà Nội ngày 20 tháng 11 năm 2014.

Sinh viên cầm bằng cử nhân mới nhận tại Hà Nội ngày 20 tháng 11 năm 2014.

AFP photo
 Nhiều bạn trẻ Việt Nam không muốn công tác trong nước mà tìm cách định cư ở nước ngoài để sinh sống, làm việc.

Số liệu thống kê mới nhất của bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy hiện có khoảng 60.000 du học sinh Việt Nam trên khắp thế giới. Trong số này có đến khoảng 70% không trở lại Việt Nam để làm việc mà quyết định phát triển sự nghiệp của bản thân nơi xứ người.

Về tình trạng này, chuyên gia kinh tế- tiến sĩ Lê Đăng Doanh, lý giải nguyên nhân:

Tình hình chảy máu chất xám và những học sinh giỏi ở Việt Nam khi đi học ở nước ngoài thì tỷ lệ quay trở lại Việt Nam là thấp. Lý do thì có thể có nhiều, có thể nêu vài lý do như sau: thứ nhất là tiền lương cho người trí thức quá thấp, tiền lương cho một ông tiến sĩ ở nước ngoài học về thì cũng chỉ khoảng 3,5 – 4 triệu, không thể đủ sống ở những thành phố như Hồ Chí Minh và ở Hà Nội. Đấy là một lý do.

Việc quản lý tiền lương không thể áp dụng được cho tất cả mọi nơi bởi vì nguồn nhân sách không cho phép.
– Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Cũng có những người thì sẵn sàng chấp nhận tiền lương thấp, họ vẫn sẵn sàng làm việc, nhưng lý do thứ hai có thể nghiêm trọng hơn, đó là khả năng phát triển và phát huy kiến thức và tài năng của họ là thấp. Có những trường hợp những người tiến sỹ đó về không được phân công, không được tận dụng, không được cho phát huy năng lực để giảng dạy. Có người thì được phân công làm thư ký khoa, tức là một chức hành chính chỉ nhận công văn giấy tờ, thế rồi những người đó sau đó cũng bỏ đi. Thứ ba, là điều kiện vật chất cũng như điều kiện nghiên cứu chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu của họ. Phòng thí nghiệm thì chưa được trang bị đáp ứng nhu cầu, còn tài liệu và cách tiếp cận thông tin, khả năng đi dự các hội thảo nước ngoài, tiếp xúc các hội nghị quốc tế cũng hạn chế.

Nhà hoạt động xã hội, tiến sĩ Nguyễn Quang A bổ sung thêm rằng Việt Nam cũng như các nước chậm phát triển khác ở châu Á đều bị nạn chảy máu chất xám gây ảnh hưởng rất nhiều. Nguyên nhân một phần còn là do những người có tài không được trọng dụng.

Thực tế ở các nước phát triển, chính phủ luôn khuyến khích những người tài giỏi và tạo điều kiện cho họ phát triển thêm kỹ năng, thậm chí là khuyến khích những người như vậy nhập cư vào đất nước của họ.

Chủ trương chưa thành công

000_HW88V-400.jpg
Sinh viên Việt Nam đi ngang một tấm áp phích trong đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội ngày 09 tháng 11 năm 2016. AFP photo

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh ghi nhận chính phủ Việt Nam đã nhận rõ được tình trạng chảy máu chất xám và đưa ra nhiều chủ trương, chính sách để thu hút nhân tài, đưa ra những đặc cách hấp dẫn hơn chẳng hạn như mức lương cao vượt hơn hẳn mức bình thường, sẵn sàng trả lương ngàn đô cho những nhân tố tài năng, hay những người từng du học nước ngoài. Tuy nhiên việc thực hiện những biện pháp như thế đến nay có thể nói là chưa thực sự hiệu quả bởi nguồn ngân quỹ của Nhà nước hạn hẹp; trong khi đó thì quá trình để phát triển hệ thống phục vụ nghiên cứu cho nhân tài đòi hỏi nhiều thời gian:

Việc quản lý tiền lương không thể áp dụng được cho tất cả mọi nơi bởi vì nguồn nhân sách không cho phép. Điều quan trọng là khả năng phát triển, tức là những người đó phải được sử dụng vào đúng vị trí, tạo điều kiện có phòng thí nghiệm, có cơ sở nghiên cứu, có cộng tác viên, có một môi trường nghiên cứu khoa học dân chủ, cầu thị, tôn trọng ý kiến khác nhau, không quy chụp, thành kiến với những người có ý kiến khác mình. Tất cả những cái đó cần phải có thời gian, và quan trọng nhất là cần phải có người đứng đầu đơn vị khoa học đó có trình độ, thái độ cầu thị, ủng hộ tranh luận dân chủ, ủng hộ ý kiến đa chiều. Đó là điều quan trọng hơn rất nhiều.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng có nhận định về các chủ trương, chính sách khuyến khích nhân tài của chính phủ Việt Nam:

Việt Nam nói thì nhiều nhưng mà họ làm thì không được mấy cả. Chúng ta nhìn thấy từ thời Hồ Chí Minh, những người tài như Trần Đại Minh, Lý Đức Thảo, theo phục vụ cho chính quyền thì hoạt động cũng luôn cầm chừng. Những người có tư tưởng độc lập, nhất là về vấn đề xã hội. Đấy là sáu, bảy chục năm trước cũng như thế. Cho đến thời gian vừa rồi họ cũng hô hào nhiều nhưng mà bản thân nhà nước về cơ bản không làm được cái gì cả. Cải thiện môi trường là một việc, họa chăng ra thời gian vừa qua hoặc trong thời gian tới thì khu vực tư nhân là khu vực có thể thu hút nhân tài. Chứ còn bản thân khu vực nhà nước với một chính quyền như thế này thì tôi nghĩ không thể thu hút được nhân tài bởi vì những nhà khoa học người ta không quen với kiểu của các quan chức nhà nước là, thường ăn bổng lộc là chính chứ không phải bằng thù lao hay lương.

Mong mỏi gì trong tương lai

Trước vấn nạn chảy máu chất xám của Việt Nam, các chuyên gia chỉ ra rằng rằng cần phải có những chuyển biến, đổi mới trong chính sách đãi ngộ nhân tài của Chính phủ, và những thay đổi trong hệ thống doanh nghiệp trong nước để biến Việt Nam thành một môi trường thực sự hấp dẫn, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp cho những con người tài năng. Ông Lê Đăng Doanh đề ra một số gợi ý:

Nhà nước và doanh nghiệp phải vận dụng khoa học công nghệ nhiều hơn, vận dụng các chất xám của các chuyên gia, nhà trí thức nhiều hơn, do đó có thể sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa.
– Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Hiện nay đã có một số nhà khoa học về nước và thành lập một số doanh nghiệp tư nhân như các công phần mềm hay các công ty về khoa học. Ví dụ như tiến sĩ Nguyễn Thành Mỹ đã thành lập công ty Mỹ Lan hoạt động rất có kết quả ở Trà Vinh, rồi ở Hà Nội thì có công ty cổ phần phích nước Rạng Đông đã thiết lập một trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ và đã thu hút được nhiều giáo sư, các chuyên gia trong nước và đã mời các giáo sư Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc sang làm việc.

Tôi nghĩ rằng trong thời gian tới đây, yêu cầu phải phát triển một cách bền vững, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động sẽ đòi hỏi nhà nước và doanh nghiệp phải vận dụng khoa học công nghệ nhiều hơn, vận dụng các chất xám của các chuyên gia, nhà trí thức nhiều hơn, do đó có thể sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa.

Môi trường làm việc là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc quyết định nơi sinh sống, công tác của đội ngũ nhân tài. Nhận thấy môi trường làm việc ở Việt Nam chưa thực sự thân thiện, cởi mở để thu hút nguồn chất xám, chuyên gia Lê Đăng Doanh đã cho đó là một điểm yếu mà chính phủ, doanh nghiệp Việt Nam cần xem xét để thay đổi tình hình trong tương lai.

Tin chấn động: Wikileaks tiết lộ có tới 65% lãnh đạo VN chuẩn bị đủ điều kiện bỏ chạy ra nước ngoài

Tin chấn động: Wikileaks tiết lộ có tới 65% lãnh đạo VN chuẩn bị đủ điều kiện bỏ chạy ra nước ngoài

Một Báo cáo mật của Wikileak vừa rò rỉ đã cho biết, hiện nay đã có khoảng 65% lãnh đạo Nhà nước Việt Nam cũng như những người làm giàu bất chính đã chuẩn bị mọi điều kiện để có thể bỏ trốn ra nước ngoài để định cư bất cứ lúc nào.

Điều này trùng hợp với một báo cáo tuyệt mật của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội – Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, kết quả điều tra nội bộ đã cho thấy, có tới 65% quan chức lãnh đạo cấp tỉnh và tương đương ở Việt Nam đã chuẩn bị mọi điều kiện để chạy trốn bất cứ lúc nào.

httpv://www.youtube.com/watch?v=a2uOcdbv_00

Những đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam

Những đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam

Gia Minh, RFA
2017-01-05
Từ trái qua: ông Đinh thế Huynh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong ngày cuối cùng Đại hội đảng lần thứ 12 hôm 27/1/2016 tại Hà Nội.

Từ trái qua: ông Đinh thế Huynh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong ngày cuối cùng Đại hội đảng lần thứ 12 hôm 27/1/2016 tại Hà Nội.

AFP photo

Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam lại lên tiếng kêu gọi toàn dân đoàn kết chung quanh Đảng, trong khi đó nội bộ giới lãnh đạo chóp bu lại không thống nhất, thậm chí còn đấu đá tranh giành quyền lực.

Kêu gọi đoàn kết

“Đoàn kết”, “nhất trí”, v.v… lại được chính người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra vào sáng ngày 4/1/2017 khi phát biểu tại hội nghị lần thứ 6 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam ở Cần Thơ.

Lời kêu gọi của ông Nguyễn Phú Trọng nhắm đến các tầng lớp khác nhau trong xã hội được giao cho Mặt trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản, tập hợp lại.

Tương tự phát biểu của những người tiền nhiệm kể từ thời ông Hồ Chí Minh cho đến nay, Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc lại nhiệm vụ được cho là bao trùm và quan trọng hàng đầu; đó là “Tiếp tục tăng cường, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm sự đồng thuận, thống nhất cao về tư tưởng và hành động.”

Vì sao ông tổng bí thư của đảng cộng sản Việt Nam nhắc lại kêu gọi đồng thuận như thế? Giáo sư Nguyễn Đình Cống, một người từng công khai tuyên bố ra khỏi đảng cộng sản Việt Nam lý giải:

“Phải kêu gọi vì chứng tỏ hiện đang không thống nhất!

Một điều trong nước người ta nói là dân, phần lớn chứ tôi không dám nói toàn bộ  đâu, mất lòng tin vào đảng rồi. Thế thì người ta phải kêu gọi thôi.

Thực tế cho thấy bây giờ cán bộ nói một đằng mà làm một nẻo. Người ta phát hiện ra được những lời hứa hẹn của Đảng là không thực tế. Người ta phát hiện thấy những việc làm của các quan chức đảng biên là không hợp với điều mà đảng đã tuyên bố, không hợp với lòng dân.

Đảng nói một lòng do dân, vì dân; nhưng người ta thấy dân khổ bị lụt lội, hạn hán thế mà quan chức của đảng thì ngày càng giàu có.

Người ta nhìn thấy thực tế cuộc sống nên họ mất lòng tin!

Lý do cơ bản nhất là người ta so sánh giữa những lời nói, tuyên truyền, hứa hẹn của đảng với thực tế và thấy khác nhau xa quá nên mất lòng tin.”

Tranh giành quyền lực

Vào ngày 23 tháng 12 vừa qua, một giáo sư trường Cao đẳng Quân sự Quốc gia ở Washington DC – ông Zachary Abuza, có bài viết đăng trên mạng Diplomat, với tựa đề được một nhà hoạt động trong nước dịch “Rạn nứt trong cuộc đấu đá chính trị trước Đại hội giữa nhiệm kỳ ở Việt Nam”.

Trong bài phân tích của mình, Giáo sư Zachary Abuza nhắc lại vị trí Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam có thể được thay thế vào giữa nhiệm kỳ 12 này.

Hai nhân vật được nhắc đến đang tranh chức vị đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam là ông Đinh Thế Huynh, ủy viên Bộ Chính Trị-thường trực Ban Bí Thư, và ông Trần Đại Quang, hiện là Chủ tịch nước Việt Nam.

Tác giả Zachary Abuza nêu ra cơ sở để suy luận về tình trạng đấu đá trong tầng lớp lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hiện nay là công tác điều tra tham nhũng nhắm vào một số nhân vật cao cấp trước đây như cựu bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, nguyên Phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh…

Giáo sư Ngô Vĩnh Long hiện giảng dạy tại Khoa Sử, Đại học Maine, Hoa Kỳ có nhận định về tình trạng đấu đá trong nội bộ chóp bu lãnh đạo Việt Nam:

“Các phe phái gần đây có đánh nhau rất nhiều! Xin lỗi có nhiều ‘cái đánh nhau cũng hơi bẩn’. Nói bẩn thì chính trị ở Mỹ cũng thế nên không thể chê người ta được; nhưng đúng là thế!”

Theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống thì khó có thể đưa ra ý kiến gì về tình trạng đấu đá nội bộ trong giới lãnh đạo Hà Nội vì đó là chuyện ‘bí mật cung đình, thâm cung bí sử’. Người ta chỉ căn cứ vào những thông tin được rõ rĩ cho báo chí chính thống rồi ‘đoán già, đoán non’:

“Ví dụ như vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ ông Duy, vụ ông Hoàng… người ta chỉ dựa vào bề ngoài rồi đoán. Chứ còn muốn khẳng định được thì phải có điều tra, nghiên cứu, có chứng cớ.”

Việc phải làm

Trong thực tế hiện nay, Việt Nam gặp nhiều thách thức về chủ quyền như hoạt động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc tại Biển Đông, hàng hóa độc hại, kém phẩm chất từ Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam…

Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng đó là một mối nguy mà lãnh đạo Hà Nội cần thấy và đoàn kết để giải quyết:

“Tôi mong họ sắp xếp được; chứ nếu không thì… Việt Nam bây giờ không phải đấu đá với nhau mà có thể nói bị tê liệt trước bao nhiêu đe dọa của Trung Quốc trên đất liền: đe dọa về vấn đề kinh tế, đe dọa về vấn đề môi trường, đe dọa về vấn đề an ninh mạng …

Do đó sau khi giải quyết vấn đề phe phái với nhau phải để ý đến những đe dọa vừa nêu. Ví dụ vấn đề đe dọa mạng nay Mỹ mới nói nhưng ở Việt Nam 10 năm trước người ta đã nói với tôi rồi.

Sau khi chỉnh đốn đảng, Việt Nam phải có những chính sách đàng hoàng đối với Trung Quốc. Không thể nói làm bạn với tất cả mọi người đã, đang và sẽ đe dọa Việt Nam. Do vậy phải có những ưu tiên điều gì phải cứng rắn, phải mạnh để bảo vệ an ninh đất nước, bảo vệ Việt Nam.”

Đối với một người cao niên như Giáo sư Nguyễn Đình Cống thì chính quyền Hà Nội hiện vẫn còn duy trì được quyền lực của họ vì chưa có lực lượng đủ mạnh đưa đến chuyển biến.

Theo ông này thì số người không còn tin vào đảng cộng sản ngày càng tăng lên; thế nhưng chưa xuất hiện một nhân vật đủ tài năng tập hợp người dân để làm nên đại cuộc.