Facebook ‘không có ý kiến về chặn thông tin xấu’

Facebook ‘không có ý kiến về chặn thông tin xấu’

facebookBản quyền hình ảnh AFP
 Hơn 1/3 dân số Việt Nam sở hữu tài khoản Facebook

Facebook từ chối bình luận sau khi quan chức Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam lên tiếng Facebook, YouTube cần có nghĩa vụ “hợp tác chặn thông tin xấu”.

Ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông được VietnamNet hôm 13/1 dẫn lời nói: “Các thông tin xấu, độc tràn lan hiện nay trên mạng xã hội, gây nhiễu loạn, sai, xuyên tạc, bịa đặt cung cấp gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh – chính trị, trật tự an toàn xã hội, thậm chí đe doạ đến lợi ích quốc gia.”

“Đối với thông tin xấu đe dọa đến lợi ích quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Việt Nam thì chúng ta có biện pháp để ngăn chặn ngay, sau đó mới yêu cầu họ có biện pháp khắc phục.”

“Hiện chúng ta đang cần cơ chế phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài khi cung cấp các dịch vụ, đặc biệt như dịch vụ mạng xã hội và các trang web vào Việt Nam.”

“Họ phải phối hợp với Việt Nam để xử lý các thông tin xấu độc đó. Thông tư 38 giải quyết vấn đề này.”

Trang mạng này nói trong tiêu đề bài báo rằng ông Tự Do ám chỉ “họ” ở đây cụ thể là Facebook và YouTube.

Thông tư 38 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới nhằm “quản lý chặt chẽ hơn các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước.”

Hôm 17/1, BBC nhận được email phản hồi của bà Đào Thùy Linh, công ty T&A Ogilvy, đơn vị đại diện truyền thông cho Facebook tại Việt Nam.

“Chúng tôi cảm kích vì quý đài hỏi ý kiến của chúng tôi về sự việc liên quan Thông tư 38 gần đây của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam,” email viết.

“Tuy nhiên, chúng tôi không có bất kỳ ý kiến hoặc thông tin để chia sẻ vào thời điểm này.”

mạng xã hộiBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Việt Nam trong top 10 nước xem YouTube nhiều nhất thế giới

‘Mạnh miệng

Trả lời BBC từ TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hồng Phúc, một chuyên gia công nghệ thông tin, nói: “Mỗi lần có một quan chức truyền thông mới lên thì lại có phát biểu mạnh miệng về việc chặn thông tin xấu trên mạng.”

“Thông tin xấu ở đây có thể hiểu là những nội dung mà lãnh đạo Việt Nam xem là nhạy cảm, không muốn thấy trên mạng xã hội.”

“Tuy vậy, những nội dung này không được các hãng Facebook hay Google [hãng thâu tóm YouTube] tạo ra mà do người dùng và được hiển thị theo thuật toán riêng của các hãng.”

“Vì thế, chính quyền muốn chặn nội dung thì buộc các hãng phải thay đổi thuật toán.”

“Điều này khó về mặt kỹ thuật.”

“Hơn nữa, thị trường Việt Nam quá nhỏ bé không đủ giá trị thương mại như Trung Quốc để những hãng này phải làm theo yêu cầu đó.”

“Mặt khác, cũng cần lưu ý rằng đến nay, cả Facebook lẫn Google đều không có văn phòng chính thức ở Việt Nam mà chỉ thông qua một số cá nhân nên mức độ chế tài họ rất ít.”

Facebook ‘giúp TQ công cụ kiểm duyệt’

Trao đổi với BBC từ Hà Nội, ông Nguyễn Đình Hà, luật gia, cựu ứng viên tự đề cử đại biểu Quốc hội, nói: “Theo tôi, Thông tư 38 chỉ mang tính quản lý hành chính trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, chứ khó có hiệu lực với các hãng có trụ sở ở nước ngoài, không đặt máy chủ trong lãnh thổ Việt nam như Facebook, Google trên thực tế.”

“Có thể quan chức đưa ra thông tin này chủ yếu để tạo cái cớ nhằm xử lý một số cá nhân hoạt động dân chủ đang có tài khoản Facebook và YouTube.”

“Cơ quan an ninh và Ban Tuyên giáo biết những người này và muốn các hãng tác động đến tài khoản mạng xã hội của họ để chặn những post và clip bị chính quyền cho là bất lợi, phản động.”

“Cho nên Thông tư 38 cũng giống như Điều 258 Bộ luật Hình sự thôi.”

“Đó là chưa kể xét ở khía cạnh khác, chặn thông tin của người dùng cũng là việc vi phạm nhân quyền.”

Theo luật nước ngoài, tài khoản mạng xã hội thuộc nhóm bí mật đời tư của cá nhân, được bảo vệ và bất khả xâm phạm.”

“Nếu muốn chặn thông tin của người dùng mạng xã hội, Việt Nam đang xâm hại quyền của khách hàng các hãng Facebook, Google.”

“Tôi nghĩ chính quyền nên bãi bỏ những luật, điều mơ hồ ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận của người dân.”

“Thay vào đó, họ nên đối thoại để tiếp nhận những tiếng nói phản biện, đóng góp cho xã hội tốt đẹp hơn,” ông Hà nói với BBC.

Nhà máy Đạm Ninh Bình thua lỗ nặng

Nhà máy Đạm Ninh Bình thua lỗ nặng

RFA
2017-01-17
Công nhân nhà máy Đạm Ninh Bình.

Công nhân nhà máy Đạm Ninh Bình.

Photo courtesy of enternews
Bộ Công Thương Việt Nam vừa công bố kết luận thanh tra tại dự án Nhà máy Sản xuất Đạm Ninh Bình thuộc tập đoàn Hóa chất – Vinachem là chủ đầu tư. Kết luận nêu rõ dự án đã thua lỗ hàng chục triệu đô la kể từ khi đi vào hoạt động từ năm 2012 đến nay.

Theo kết luận của thanh tra, nhà máy đạm Ninh Bình do công ty trách nhiệm hữu hạn MTV Đạm Ninh Bình quản lý đã liên tục thua lỗ ở mức ghi nhận là 1.719 tỷ đồng.

Báo cáo khả thi của Vinachem xác định từ năm thứ 4 trở đi nhà máy sẽ có lãi. Tuy nhiên, kết luận của thanh tra cho thấy trong năm 2015, công ty lỗ thêm 364 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, dự án không có hiệu quả về kinh tế, dẫn đến tình trạng tạm dừng sản xuất.

Dự án đạm Ninh Bình được dầu tư với số vốn là 667 triệu đô la với công suất 560.000 tấn ure cung cấp cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh phía bắc để thay thế phân đạm nhập khẩu. Vốn chủ sở hữu của công ty do Vinachem đóng góp là 100 triệu đô la.  Phía Eximbank của Trung Quốc cho vay 250 triệu đô la với lãi suất 4% một năm với điều kiện phải do phía Trung Quốc làm tổng thầu. Tuy nhiên theo kết luật của Bộ Công thương, nhà thầu Trung Quốc (HQC) đã thi công chậm tiến độ so với hợp đồng đã ký là 420 ngày gây phát sinh chi phí. Số lãi vay phải trả do sự chậm trễ này lên đến 527 tỷ đồng.

Cách thức quỵt nợ của “đảng ta”: cộng sản tự phá sản

Cách thức quỵt nợ của “đảng ta”: cộng sản tự phá sản

Tư nghèo (Danlambao) – Dưới sự luôn luôn được lãnh đạo toàn diện bởi đảng, Bộ Tài chính đã mở đường cho các đồng chí (hướng làm giàu) trong các doanh nghiệp nhà nước cách thức chạy làng, chạy nợ, chạy được bảo kê.

Theo Bộ Tài chính, doanh nghiệp Nhà nước nếu không trả được nợ có thể thực hiện phá sảnNợ của doanh nghiệp quốc doanh sẽ không tính vào khoản nợ công. (1)

Trước hết nợ công là gì?

Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Gồm:

– Nợ trong nước (vay từ người trong nước) và nợ nước ngoài (vay từ người ngoài nước).

  • Nợ ngắn hạn (dưới 1 năm), nợ trung hạn (1-10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm). (2)

Kế đến Doanh nghiệp nhà nước là gì?

Đây là những tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (3)

Do đó các quan chức của đảng đang nắm giữ các ghế trong chính phủ tha hồ tự mở các doanh nghiệp nhà nước. Khi mở thì tiền đâu?

Thì cũng chính các quan lấy ngân sách quốc gia và tự cho mình mượn. Ngân sách này bao gồm tiền thuế của nhân dân và tiền các quan nhân danh chính phủ của nước Việt Nam đi mượn.

Sau khi tự mở, tự cho vay thì các quan trở thành người đại diện sở hữu chủ công ty.

Lấy thí dụ ngân sách quốc gia gồm tiền dân cộng tiền mượn là 100.

Các quan lấy ra 50 để làm ăn và làm giàu.

Làm được 10 các quan bỏ túi, làm không được các quan tìm cách thanh toán cái vốn 50 và bỏ vào túi 30.

Tổng cộng các quan bỏ túi 40.

Sau đó khai phá sản.

Con số 50 không cánh mà bay và quốc gia vẫn phải nợ 100.

Sau đó các quan về hưu, hạ cánh an toàn, tên của các quan không phải là “nhà nước” nên vô can với món “nợ công” – chỉ “liên quan” như 90 triệu dân đen khác.

Các quan cộng sản khác chui vào nhà nước với con số nợ cũ 100 thuộc quyền… sở hữu của nhân dân phải trả và lại mượn tiếp 100, tự cho vay tiếp và mở doanh nghiệp nhà nước, tự hốt liền hốt hết và sau đó tự phá sản.

17.01.2017

Tư nghèo

danlambaovn.blogspot.com

‘Người tù thế kỷ’ chấp nhận bồi thường 10 tỷ

‘Người tù thế kỷ’ chấp nhận bồi thường 10 tỷ

Ông Huỳnh Văn Nén và vợ đi kêu oan
Bản quyền hình ảnhFACEBOOK
Ông Huỳnh Văn Nén ngồi tù oan gần 18 năm

Sau 7 lần thương lượng, ‘người tù thế kỷ’ Huỳnh Văn Nén vừa chấp nhận mức bồi thường trên 10 tỷ đồng cho 18 năm ngồi tù oan.

Ông Huỳnh Văn Nén (sinh năm 1962, Bình Thuận) bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận kết án, xử phạt tù chung thân về 3 tội: “Giết người”, “Cướp tài sản công dân”, “Cố ý hủy hoại tài sản của công dân” (tại bản án hình sự sơ thẩm ngày 31/8/2000).

Ông được tuyên vô tội ngày 28/11/2015, sau đó làm đơn yêu cầu bồi thường án oan với số tiền là 18 tỷ đồng cho gần 18 năm ngồi tù oan.

Đồng thời ông cũng nộp đơn yêu cầu xử lý 14 cán bộ công an, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát tỉnh Bình Thuận thiếu trách nhiệm gây oan sai cho ông cũng như các thành viên gia đình.

Trong phiên thương lượng thứ 7 hôm 12/1/2017, ông Nén chấp nhận số tiền 10.001.335.000 đồng. Tuy nhiên, kết quả này chỉ có giá trị pháp lý khi được Tòa án Nhân dân Tối cao thẩm định.

Đây là tiền bồi thường tổn thất tinh thần và bồi thường tiền thu nhập thực tế bị mất trong những ngày ông Nén bị giam; Bồi thường tổn hại về sức khỏe của ông Nén và thu nhập của ông từ khi ra tù đến khi ông đủ 60 tuổi; Bồi thường thiệt hại danh dự, uy tín của cha, vợ và các con ông Nén; Bồi thường chi phí thăm nuôi và kêu oan cho ông Nén…

Không thấy   tòa nhắc tới đơn yêu cầu xử lý cán bộ trong phiên này.

Trước vụ ông Nén, đã có tiền lệ vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn. Ông Nguyễn Thanh Chấn được bồi thường 7,2 tỷ đồng sau khi được xác nhận bị oan.

Ngành tòa án sẽ mời giáo viên đến dạy.. chính tả

From facebook:  Minh Nguyen shared Lê Công Định‘s post.
Image may contain: 1 person, text

Lê Công ĐịnhFollow

Thẩm phán và thư ký toà đều là những người tốt nghiệp đại học, mà còn phải học viết câu chữ và chính tả, thì thật hết biết!

Ai có dịp đọc các bản án của toà Việt Nam, từ địa phương đến tối cao, đều nhận ra rằng tất cả (tôi nhấn mạnh là tất cả) án văn đều viết sai chính tả, sai văn phạm, thậm chí nhiều câu tối nghĩa đến mức ngu ngơ, khiến người đọc phải đoán ý.

Còn tình trạng án một đằng tuyên một nẻo, như Chánh án tối cao Nguyễn Hoà Bình thừa nhận, là chuyện thường ngày ở pháp đình cộng sản.

Thay vì trau dồi kiến thức pháp luật và năng lực xét xử, đa phần thẩm phán ngày nay chỉ chú trọng moi tiền từ người vô phúc đáo tụng đình. Vì vậy, thực trạng bê bối của toà án Việt Nam mà ông Chánh án tối cao mô tả hoàn toàn có thật.

Bi quan và lạc quan trong năm mới

Bi quan và lạc quan trong năm mới

Kính Hòa, phóng viên RFA

clip_image002

Một người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long tươi cười và vẫy tay chào Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khi tàu chở ngoại trưởng đi ngang túp lều của ông hôm 14/1/2017. AFP photo

Những việc mới

Hai sự kiện văn hóa và cả chính trị, bùng nổ trên không gian mạng Việt Nam trong những ngày đầu năm 2017 là quyển sách về học giả Trương Vĩnh Ký bị thu hồi, và con rồng Hải Phòng.

Học giả Trương Vĩnh Ký vốn không được các nhà làm sử chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam xem là quan trọng vì lý do ông là một trong những người có quan hệ với người Pháp từ sớm. Tuy nhiên ông lại được nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ vì kiến thức uyên bác của ông, cùng những tác phẩm về ngôn ngữ, về văn hóa Việt Nam mà ông để lại cho đời.

Với tựa đề rất khiêm tốn “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” của tác giả Nguyễn Đình Đầu những tưởng sẽ được ra mặt công chúng trong thời điểm cách xa đến hơn 30 năm sau cuộc cải cách thể chế kinh tế xã hội đầu tiên của Đảng Cộng sản. Nhưng “ai đó” đã ra lệnh thu hồi cuốn sách. Và “Ai đó” cũng là tựa đề của bài viết về câu chuyện văn hóa chính trị này của blogger, nhạc sĩ Tuấn Khanh.

Trong bài viết này tác giả giới thiệu cho độc giả khái niệm “ai đó” trong xã hội cộng sản, một quyền lực thực sự, không mang tên, và tất nhiên không mang một trách nhiệm nào cả. Và “ai đó” không chỉ là nguyên nhân của việc rút bỏ tác phẩm “Petrus Ký, nỗi oan thế kỷ” mà còn là quyền lực đã ra tay xóa bỏ nhiều nhân vật lịch sử của Việt Nam.

“Ai đó” đã xóa từng phần lịch sử Việt Nam chống giặc phương Bắc ra khỏi trí nhớ các thế hệ một cách rất hệ thống, âm mưu bỏ phần giáo dục lịch sử của quê hương, ghép vào môn Công dân. Và “ai đó” cũng cổ vũ việc in sách ca ngợi các kẻ xâm lược khát máu Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình… cho các thế hệ mới. “Ai đó” cũng dựng nên các câu chuyện dối trá như Lê Văn Tám nhưng không quên trừng mắt chà đạp các nhân vật có thật như Phạm Quỳnh, Trương Vĩnh Ký. Lê Văn Duyệt, Bá Đa Lộc…

Tuấn Khanh cũng kể lại câu chuyện của ông năm xưa khi đi thăm tượng đài cụ Phan Thanh Giản tại một ngôi trường, một nhân vật cũng bị “ai đó” muốn xóa bỏ khỏi lịch sử. Tuấn Khanh và các bạn bè của ông phải bỏ đi khi bị các nhân viên bảo vệ hung hăng cản trở.

Về học giả Trương Vĩnh Ký, nhà văn Mạnh Kim viết:

Dường như người ta vẫn còn “sợ” những vĩ nhân thật sự như cụ Trương? Hay là chân dung vĩ đại của một học giả thông kim bác cổ như cụ Trương có thể làm mờ nhạt đi hình ảnh một bọn học lóm mà xét về học thuật lẫn nhân cách khi so với cụ Trương chỉ đáng là một đám hạ tiện? Mà cần gì phải cấm ở thời mà không gian mạng có thể cho biết đâu là một bậc chân học giả và đâu là phường tiểu nhân vô học luôn tự nhận mình là cha thiên hạ!

Câu chuyện Petrus Ký mang tính chính trị đã rõ, nhưng tại sao con rồng Hải Phòng cũng mang tính chính trị. Mà con rồng Hải Phòng là gì?

Đó là một công trình hoa lá màu vàng, hình rồng được thành phố Hải Phòng dùng hàng tỉ đồng để trang trí cho thành phố nhân dịp đầu xuân. Công luận chê con rồng này quá xấu. Blogger Đoan Trang thì gọi nó là con rồng đầu Pikachu, một quái thú truyện tranh Nhật Bản.

Hãy nghe blogger Cánh Cò để hiểu tại sao con rồng Hải Phòng mang tính chính trị. Cánh Cò nói rằng con rồng là một con vật không có thật, nó cũng không có thật như xã hội chủ nghĩa. Nó đã được tưởng tượng ra vào thời phong kiến, và lạ kỳ thay nó vẫn tồn tại tới ngày nay dưới chế độ cộng sản vốn tự mệnh danh là đả thực bài phong.

Trước sức ép của công luận, người ta đã dở bỏ con rồng Hải Phòng:

Nhưng trước khi tự biến mất vào không gian vô tận con rồng “tạp giống” này là một câu chuyện hay ho nói về quyền lực và quần chúng. Nó nằm chễm chệ tại một con đường đẹp nhất Hải Phòng bởi sự cho phép của quyền lực. Quyền lực từ thể chế Đảng, âm ỉ và luôn có xu hướng phò “phong kiến” tuy âm thầm nhưng chưa bao giờ vắng bóng trong mọi sinh hoạt của người cộng sản. Phong kiến thờ rồng, lấy kiểu dáng của nó làm chủ đạo. Vua luôn mặc áo màu vàng vì đó là màu của rồng theo hình ảnh mà dân gian tạo ra từ hàng ngàn năm trước.

Con rồng vàng đất cảng không ra ngoài ước vọng âm thầm của lãnh đạo Hải Phòng khi tự cho phép mình một ảo vọng về “cửu trùng” ngay trong triều đại mà cộng sản chỉ tôn sùng màu đỏ.

Con rồng vàng Hải Phòng suy cho cùng chỉ là sản phẩm dị hình của một thể chế hợm hĩnh. Nó không những điển hình cho sự dốt nát về tính thẩm mỹ mà còn phần nào chứng minh tính cách của hệ thống cầm quyền: thờ phụng thứ lý luận tạp nham dưới nhãn mác con rồng Xã hội chủ nghĩa.

Những việc cũ

Một chuyện đã cũ của năm 2016, nhưng chưa chấm dứt trong năm 2017, đã vậy nó còn được các giới chức vô tình xới lên làm công luận tức giận. Đó là chuyện Bộ Tài nguyên và Môi trường không xếp thảm họa Formosa Vũng Áng nằm trong những sự việc nổi bật trong lĩnh vực môi trường trong năm 2016. Bạch Hoàn viết trên mạng xã hội:

clip_image004

Công nhân trang trí cho Tết Nguyên đán sắp tới tại Hà Nội, ảnh chụp hôm 13/1/2017. AFP photo

Ông Trần Hồng Hà làm quan rất to. Nhưng chắc là ông chưa được dạy rằng, làm quan là lo trước cái lo của thiện hạ, vui sau cái vui của thiên hạ.

Thế nên, trong con mắt của ông Trần Hồng Hà, hàng trăm ngàn người dân miền Trung khốn khổ phải tha hương cầu thực, chẳng thể nào có sức nặng bằng vài hoạt động của cán bộ của ngành này.

Thế nên, trong con mắt ông Trần Hồng Hà, hàng ngàn lá đơn của ngư dân miền Trung kiện Formosa cũng chẳng thể nào có sức nặng bằng những thứ mang lại thành tích cho ngành này.

Ông Trần Hồng Hà là đương kim Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường của Việt Nam.

Câu chuyện cũ hơn, kéo dài từ rất lâu mà dường như chưa có lối ra là chuyện dân chủ hóa Việt Nam.

Có những cái nhìn tuyệt vọng về câu chuyện này.

Tác giả Định An dẫn lời một đại tá về hưu trên trang Dân Luận:

Việt Nam bây giờ như thế này có sự góp phần của thế hệ như tôi, nhưng lúc đó không ai cho rằng nó sai, con đường đó là không đúng. Thế hệ trước tôi và tôi đã say mê lý tưởng cộng sản và chết bởi nó. Đến bây giờ nhiều người vẫn không thức tỉnh, họ vẫn sống với ảo vọng từ quá khứ huy hoàng, và những kẻ thức tỉnh lại chọn cách sống im lặng mặc cho đất nước bị tàn phá.

Blogger Người Buôn Gió cũng có cái nhìn tương tự khi ông nhìn lại năm 2016. Ông viết rằng Môt sự xuống sức dần dần, mòn mỏi, từ từ, theo thời gian ngấm vào thể trạng đất nước Việt Nam là điều đang diễn ra và sẽ diễn ra tiếp tục. Điều này thật đáng tiếc lại phản ánh đúng hiện thực hơn.

Trong bài viết và cũng là câu hỏi rằng nền chính trị độc tài của Việt Nam có tồn tại dài lâu hay không, blogger Nguyễn Thị Từ Huy đưa ra bốn nguyên nhân có thể làm chế độ hiện nay sụp đổ, đó là tha hóa chính trị, khủng hoảng xã hội, thảm họa môi trường, khủng hoảng kinh tế. Bà cũng nhìn về năm 2016, nhưng với ánh mắt lạc quan hơn:

Một số hiện tượng xã hội tiêu biểu diễn ra trong năm 2016 khiến người ta có thể hình dung một năm 2017 cũng sẽ không kém phần sôi động. Lần đầu tiên các ứng viên độc lập tham gia ứng cử Quốc hội tạo thành một phong trào, thu hút không chỉ các nhà hoạt động xã hội mà cả các nghệ sĩ và các thành phần tự do trong xã hội. Lần đầu tiên hơn mười ngàn người dân đã xuống đường bảo vệ môi trường sống trong tinh thần ôn hoà bất bạo động, trong tình yêu cuộc sống và trong tình yêu của Thiên chúa. Lần đầu tiên xảy ra hiện tượng một MC truyền hình kêu gọi hỗ trợ đồng bào vùng bão lụt chỉ sau ba ngày nhận được 16 tỷ đồng, gợi lên nhiều phân tích bình luận, nhưng có lẽ bình luận đáng ghi nhớ nhất là : hiện tượng này trả lại ý nghĩa cho hai từ “minh bạch” trong một xã hội đặc trưng bởi sự tham nhũng.

Trước tình hình như vậy, nhà hoạt động dân quyền trẻ tuổi Nguyễn Hồ Nhật Thành viết:

Đừng trông chờ một lãnh tụ hay một đảng phái nào có thể làm điều này giúp chúng ta vì nếu một lãnh tụ hay một đảng phái nào có khả năng giải phóng chúng ta thì họ cũng sẽ có khả năng trói chúng ta lại lần nữa. Cuộc chuyển đổi trong tương lai phải là cuộc chuyển đổi từ sức mạnh quần chúng thông qua nền tảng của các hội, nhóm xã hội dân sự độc lập.

Dân quyền không chỉ là những quyền tự do cơ bản mà còn là một kiểu thức văn hóa. Khi mỗi người ý thức và thực hành được quyền của mình thì họ sẽ trở nên tôn trọng quyền của người khác. Xã hội sẽ tốt đẹp hơn nếu mỗi người có thể tự do sống với quan điểm của mình mà không cần phải “đeo mặt nạ”, không sợ bị gọi là “phản động” hay những sự miệt thị khác.

Nguyễn Thị Bích Ngà cũng có niềm lạc quan như vậy trong một đoạn văn tự phán trên facebook:

Tôi không xuống đường, tôi không đi làm phóng sự, tôi chẳng dám mạnh mẽ, tôi cũng chẳng chi đồng chó nào để giúp họ đấu tranh thì tôi làm đếch gì cho phép mình cái quyền phê phán hay bảo họ phải làm gì. Nếu tôi có chi tiền thì tôi cũng không được phép chờ đợi ở họ vì tôi phải biết con số tôi bỏ ra là quá nhỏ so với những gì họ đã bỏ ra. Chờ đợi và thúc giục đến khi chưa được như ý thì phê phán và phủ nhận là hành động vô duyên, không tử tế. Và, nhiều người đang bị mắc lỗi tâm lý chờ đợi này rất nặng, trong đó có tôi.

Thay vì chờ đợi vào người khác, mình hãy tự làm được gì thì làm, không làm được thì hãy giúp người đang làm trong khả năng tốt nhất mà mình có thể. Vậy thôi. Đừng để tâm lý chờ đợi làm mình trở thành người vô duyên, kỳ cục và mất niềm tin!

Đó cũng là niềm tin của nhà hoạt động dân sự trẻ tuổi Nguyễn Anh Tuấn, khi anh nhớ lại những ngày phải cải trang trốn tránh nhà cầm quyền trong vụ bê bối môi trường Formosa. Anh đã nghe những vị chức sắc tôn giáo vùng Hà Tĩnh khuyên bảo giáo dân không bán hải sản nhiễm độc dù rằng có thể không còn phương tiện sinh nhai nào khác. Nguyễn Anh Tuấn viết rằng ngay lúc đó tôi biết rằng tôi, gia đình tôi, người thân của tôi nợ những người dân nơi đây một lời cảm ơn, vì họ thà chịu đói chứ không đẩy cá độc ra thị trường gây hại cho chúng tôi. Và cũng lúc đó, tôi biết, dân tộc mình vẫn còn hy vọng.

K.H.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/pessimism-n-optimism-in-the-new-year-kh-01162017073053.html

HỊCH TƯỚNG SĨ thế kỷ 21.

From facebook :  Hoàng Vũ‘s post.

Image may contain: 1 person, text

Hoàng Vũ with Nguyễn Công Lý and 43 other

 HỊCH TƯỚNG SĨ thế kỷ 21.

Ta cùng các ngươi
Sinh ra phải thời bao cấp
Lớn lên gặp buổi thị trường.
Trông thấy:
Mỹ phóng Con thoi lên vũ trụ chín tầng
Nga lặn tàu ngầm xuống đại dương nghìn thước
Nhật đưa rô bốt na nô vào thám hiểm lòng người
Scôtlen dùng công nghệ gen chế ra cừu nhân tạo.
Thật khác nào:
Đem cổ tích mà biến thành hiện thực
Dùng đầu óc con người mà thay đổi thiên nhiên!
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
Chỉ giận chưa thể đuổi kịp nước Nga, vượt qua nước Mỹ, mà vẫn chỉ hơn Lào, hao hao Băng la đét.
Dẫu cho trăm thân này phơi trên sao Hỏa, nghìn xác này bọc trong tàu ngầm nguyên tử, ta cũng cam lòng.
Các ngươi ở cùng ta,
Học vị đã cao, học hàm không thấp
Ăn thì chọn cá nước, chim trời
Mặc thì lựa May Mười, Việt Tiến
Chức nhỏ thì ta… quy hoạch
Lương ít thì có lộc nhiều.
Đi bộ A tít, Cam ry
Hàng không Elai, Xi pic.
Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dô dô”.
Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít.
Lại còn chính sách khuyến khoa
Doanh nghiệp, giáo viên, trí thức, nông dân nhận cúp, nhận bằng còn thêm tiền thưởng.
Thật là so với:
Thời Tam quốc bên Tàu, Lưu Bị đãi Khổng Minh,
Buổi hiện đại bên Nga, Pu tin dùng Mét vê đép,
Ta nào có kém gì?
Thế mà, nay các ngươi:
Nhìn khoa học chậm tiến mà không biết lo
Thấy công nghệ thụt lùi mà không biết thẹn
Giáo sư ư? Biết “Thần đèn” chuyển nhà mà chẳng chạnh lòng
Tiến sỹ a? Nghe “Hai lúa” chế tạo máy bay sao không tự ái?
Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
Ham mát xa giống nghiện “u ét đê”
Ghét ngoại ngữ như chán phòng thí nghiệm
Chỉ lo kiếm dự án để mánh mánh mung mung
Không thích chọn đề tài mà nghiên nghiên cứu cứu
Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
Bệnh háo danh lây tựa vi rút com pu tơ
Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi.
Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện na niếc na nô?
Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì có ham gì bút bút nghiên nghiên.
Cho nên:
“Tạp chí hay” mà bán chẳng ai mua
“Công nghệ tốt” mà không người áp dụng.
Đề tài đóng gáy cứng, chữ vàng, mọt kêu trong tủ sắt
Mô hình xây tường gạch, biển xanh, chó ị giữa đồng hoang.
Hội nhập chi, mà ngoại ngữ khi điếc, khi câm?
Toàn cầu chi, mà kiến thức khi mờ, khi tỏ?
Hiện đại hóa ư? vẫn bám đít con trâu
Công nghiệp hóa ư? toàn bán thô khoáng sản
Biển bạc ở đâu, để Vi na shin nổi nổi chìm chìm?
Rừng vàng ở đâu, khi bô xít đen đen đỏ đỏ?
Thật là:
“Dân gần trăm triệu ai người lớn
Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con”!
Nay nước ta:
Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
Nội lực cũng nhiều, đầu tư cũng mạnh
Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!
Chỉ e:
Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu.
Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
Tài cờ bạc không địch nổi hắc cơ quốc tế.
Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ.
Hỡi ôi,
Biển bạc rừng vàng, mà nghìn năm vẫn mang ách đói nghèo
Tài giỏi thông minh, mà vạn kiếp chưa thoát vòng lạc hậu.
Nay ta bảo thật các ngươi:
Nên lấy việc đặt mồi lửa dưới ngòi pháo làm nguy;
Nên lấy điều để nghìn cân treo sợi tóc làm sợ
Phải xem đói nghèo là nỗi nhục quốc gia
Phải lấy lạc hậu là nỗi đau thời đại
Mà lo học tập chuyên môn
Mà lo luyện rèn nhân cách
Xê mi na khách đến như mưa
Vào thư viện người đông như hội
Già mẫu mực phanh thây Gan ruột, Tôn Thất Tùng chắc cả trung đoàn
Trẻ xông pha mổ thịt Bổ đề, Ngô Bảo Châu cũng dăm đại đội
Được thế thì:
Kiếm giải “Phiu” cũng chẳng khó gì
Đoạt Nô ben không là chuyện lạ
Không chỉ các ngươi mở mặt mở mày, lên Lơ xút, xuống Rôn roi
Mà dân ta cũng hưng sản, hưng tâm, vào Vi la, ra Rì sọt.
Chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu
Mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng,
Chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí,
Mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm.
Chẳng những tên tuổi ta không hề mai một,
Mà thương hiệu các ngươi cũng sử sách lưu truyền.
Trí tuệ Việt Nam thành danh, thành tiếng
Đất nước Việt Nam hóa hổ, hóa rồng
Lúc bấy giờ các ngươi không muốn nhận huân chương, phỏng có được không?
Nay ta chọn lọc tinh hoa bốn biển năm châu hợp thành một tuyển, gọi là Chiến lược
Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này theo lời ta dạy bảo thì suốt đời là nhà khoa học chính danh.
Nhược bằng không tu thân tích trí, trái lời ta khuyên răn thì muôn kiếp là phường phàm phu tục tử.
Vì:
Lạc hậu, đói nghèo với ta là kẻ thù không đội trời chung
Mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn trừ hung, không lo rửa nhục
Chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà thua giặc.
Nếu vậy rồi đây khi nước Việt hóa hổ, hóa rồng, ta cùng các ngươi há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất này nữa?
Cho nên mới thảo hịch này
Xa gần nghiên cứu
Trên dưới đều theo!

Fb Nguyễn Đình Đức

CHÂN DUNG DLV

Thảo Tâm and Tuong Dang shared Tòng Thanh Phạm‘s post.
Image may contain: 1 person, sitting and text
Tòng Thanh Phạm with Bùi Huy Nhiễm and 3 others.

CHÂN DUNG DLV

Bọn côn đồ xã hội đen do CSVN nuôi dưỡng và xử dụng để làm gì?
Bọn côn đồ xã hội đen này được dùng đơn lẻ như những tên chém mướn, đòi nợ thuê, nhưng khi cần thì sẽ được biến thành lực lượng “quần chúng phẫn nộ tự phát”!
Lực lượng này tự nguyện lòn lách, lèo lái con người trong xã hội theo ý muốn của cộng sản một cách vô tình. Có nghĩa là họ bị lợi dụng mà không hề biết rằng mình đã bị lợi dụng. Họ chỉ biết nhắm mắt hả họng mà ca những giáo điều sáo rỗng, bênh vực những kẻ đã tước đoạt mọi quyền tự do mà con người sinh ra phải đương nhiên được hưởng; bảo vệ những kẻ đã ăn chận, vơ vét mồ hôi nước mắt của người dân; tôn thờ những tên gian ác đã một thời tàn sát đồng loại chỉ vì những chủ thuyết ngoại lai; truyền bá những cái “gương đạo đức” của một kẻ cực kỳ gian manh xảo quyệt suốt một đời ném đá dấu tay, giả nhân giả nghĩa.
Những kẻ này theo dõi từng lời nói, hành động của đồng bào để báo cáo chỉ điểm mà điển hình là những Đoàn viên đã đến trường chỉ để theo dõi báo cáo bạn học, giúp công an dập tắt ngay từ trong trứng nước ý muốn biểu tình để biểu lộ lòng yêu nước của sinh viên học sinh vừa qua!
Những kẻ này phỉ báng bất cứ ai nói lên sự thật, thóa mạ bất cứ ai nói lên những sai trái của CHỦ mà không cần biết thế nào là lẽ phải, đúng sai…
Nhưng một sự thật hiển nhiên là những việc làm đó CHỈ KHẢ THI Ở VN MÀ THÔI, đơn giản chỉ vì người dân các nước khác không bao giờ cho phép nhà cầm quyền của họ làm như thế, họ không bao giờ chấp nhận bị biến thành cái loại người như thế!

Đông Phương

Nghịch lý trong bài Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Trung

From facebook:  Phan Thị Hồng with Hoang Le Thanh.
Nghịch lý trong bài Tăng cường quan hệ hợp tác Việt Trung

GS. Nguyễn Khắc Mai
Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam

Bài này, Tuổi Trẻ đăng lại của đặc phái viên VNTTX, tháp tùng Anh Trọng, đưa tin.

Nghịch lý thứ nhất,

“…đưa quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Trung phát triển lành mạnh, ổn định theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt”. Ai cũng biết, vành ngoài 16 chữ, vành trong 4 tốt là gì trong những năm qua.

Nếu không phải là sự bịp bợm vĩ đại do Trung quốc đưa ra làm hỏa mù cho những hành động kẻ cướp trên biển và cả trên đất liền của họ đối với Việt Nam, thì là một thứ thòng lọng mềm mại và khá lợi hại để quàng vào cổ, trước hết là của ban lãnh đạo Việt Nam, để biến ban lãnh đạo Việt Nam như một con ngựa chạy lẻo đẻo bên cổ xe “bá quyền đại Hán” của Trung Hoa.

Nhiều năm qua người Việt Nam đã từng phỉ nhổ, vạch trần cái phương châm mà ông Lê Khả Phiêu từng gọi là vàng ấy. Tưởng nó phải được quên đi. Ai ngờ tổng bí thư Trọng lại “trân trọng “nó đến thế.

Đây là một nghịch lý kép. Nó vừa là sự bịp bợm Trung Hoa vừa là thái độ chư hầu không thể chấp nhận.

Nghịch lý thứ hai

Ngay trong bài này, ”phía Việt Nam bày tỏ ủng hộ Trung quốc tổ chức thành công Diễn đàn thượng đỉnh hợp tác quốc tế về “Một vành đai, một con đường””. Ủng hộ Trung quốc thành công “Một vành đai, một con đường” là gì? Nếu không phải là ủng hộ Trung quốc tung tiền dự trữ ra để mua chuộc các quốc gia trên vành đai và con đường thực dân hóa của Trung quốc? Vấn đề là không thể ủng hộ một cách ngờ nghệch, khờ khạo những chủ trương lợi dụng sự nghèo túng của các nước để mưu lợi cho Trung quốc theo “màu sắc” bá quyền đại Hán, thực dân của Trung quốc.

Trong quyển sách “Chết dưới tay Trung quốc”, tác giả cũng giành những ý tình muốn cổ vũ cho Trung quốc hưng phát, giàu mạnh lên, nhưng phải theo tinh thần văn minh, tiến bộ của nhân loại là minh bạch, công bằng và dân chủ. Việt Nam phải biết “ăn kẹo mút” tức là biết ngậm kẹo và vứt cái que đi!

Thứ ba là về Biển Đông.

Cái nghịch lý là “lập trường nhất quán” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ là ”vũ như cẩn”, không có gì khác. Những lập luận cũ rích, nhàm chán, và họ Tập không mong gì hơn thế. Nó ru ngủ nhân dân và để mặc cho phía Trung quốc một mình một chợ, tung hoành, hết 981, thì bồi đắp các bãi đá cướp được ở Trường Sa của Việt Nam thành căn cứ hải quân và không quân uy hiếp ngay con đường hàng hải và hàng không của Việt Nam, mặc sức cho dân quân đội lốt ngư dân để làm hải tặc cướp bóc và xua đuổi ngư dân Việt Nam bám biển làm ăn sinh sống trong vùng biển chủ quyền của mình!

Nguyễn Phú Trọng không phân biệt được tư tưởng của giải pháp là hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế. Còn giải pháp thì phải cụ thể, kể cả giải pháp tranh luận tay đôi với Trung quốc, chưa nói đến việc đưa ra nhờ các thiết chế khu vực và quốc tế phân xử. Điều mà Trung quốc sợ là Việt Nam tìm ra những giải pháp cụ thể để vận dụng cái phương châm hợp lý kia. Phải nói rõ với Trung quốc, nếu không tiến tới đươc giải pháp thỏa đáng, song phương, nhất định phải tiến hành giải pháp đa phương để phân xử. Dẫu có soạn được COC, thì Việt Nam và từng nước trong ASEAN cũng không thể chỉ song phương với Trung quốc, mà nhất thiết phải vận dụng cho đặng sự tham gia của cộng đồng quốc tế, nhất là với những cường quốc khu vực và thế giới.

Trung quốc và họ Tập cũng không mong gì hơn là những người lãnh đạo Việt nam hiện nay cứ nói phương châm cho hay ho. Chúng mở cờ trong bụng.

“Việt Nam cứ lú lấp thế này, không phân biệt nỗi phương châm và giải pháp, xua nó vào rọ Thành Đô là cái chắc!”

Nguyễn Khắc Mai
trích trong bài: Những nghịch lý trong một số báo
http://www.boxitvn.net/bai/46513

Ảnh: GS. Nguyễn Khắc Mai, người đã từng viết thư kiến nghị bắt giam ông Nguyễn Phú Trọng, thư đề ngày 21-1-2016.

Image may contain: 1 person, eyeglasses

Chính quyền TP.HCM đang cho thấy vì tiền họ có thể cạn tàu ráo máng với lịch sử như thế nào.

From facebook :    Hoang Le Thanh added 2 new photos — with Suong Quynh and 4 others.
Chính quyền TP. HCM rõ ràng đang vì tiền mà bất chấp, sẵn sàng phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc

Nguyễn Anh Tuấn

Trước thì san bằng Chùa Liên Trì, nay lại định giật sập Tu viện và Nhà thờ Thủ Thiêm có lịch sử tới 177 năm trước cả khi thực dân Pháp đến Việt Nam, chính quyền TP.HCM đang cho thấy vì tiền họ có thể cạn tàu ráo máng với lịch sử như thế nào.

Tệ hơn, việc phá hoại có tính hệ thống như trên cũng đã gián tiếp thể hiện tầm nhìn của họ về các khu đô thị mới là hoàn toàn không có chỗ cho cơ sở tôn giáo, bất luận là chùa chiền hay nhà thờ – nơi nâng đỡ và an ủi tinh thần con người (và cũng là một trong những nhu cầu thiết yếu của công dân). Trong khi đó, không khó để bắt gặp ngay trong những đô thị hiện đại văn minh bậc nhất thế giới – New York, Sydney hay Tokyo – những nóc giáo đường, đền, chùa nằm hài hòa giữa dày đặc các cao ốc và được nâng niu gìn giữ như là những nơi nắm giữ linh hồn đô thị.

Chẳng những thế, ở phương diện tinh thần, kéo sập di sản trăm năm của người Công giáo thì khác nào thách thức lòng tự tôn của họ. Chính quyền TP. HCM rõ ràng đang vì tiền mà bất chấp, sẵn sàng phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và làm xói mòn mối quan hệ giữa nhà nước với tôn giáo.

‘Có nên phá hủy một di sản còn lâu đời hơn cả Canada?’ hẳn chỉ là một câu hỏi tu từ của Tổng lãnh sự quán Canada. Họ, đúng hơn, đang muốn diễn ra sự kinh ngạc của mình trước lòng tham của những người đang điều hành quốc gia này, theo một cách ngoại giao nhất có thể mà thôi.

PS: Lẽ ra nếu có một nền pháp trị nghiêm cẩn nơi quyền sở hữu đất đai của người dân và các tổ chức tôn giáo được bảo vệ thì khi xây dựng đô thị mới ở Thủ Thiêm, chính quyền TP.HCM và nhà đầu tư sẽ phải ngồi xuống với Giáo hội để tìm giải pháp làm sao vẫn giữ lại được tu viện và nhà thờ mà vẫn hài hoà với cảnh quan đô thị mới, hướng tới lợi ích cộng đồng. Đằng này, với việc cướp lấy quyền sở hữu đất đai của người dân, chính quyền có thể muốn đập là đập, muốn chiếm là chiếm bất kỳ mảnh đất, căn nhà, giáo đường, chùa chiền nào mà họ muốn. Liên Trì hay Thủ Thiêm chưa phải là cái tên cuối cùng.

N.A.T.

Ảnh 1: Tổng lãnh sự quán Canada tại TP. Hồ Chí Minh đã thêm 2 ảnh mới lúc 11 h00 ngày 14/1.2017

Bạn nghĩ có nên phá hủy một di sản còn lâu đời hơn cả Canada?

Theo kế hoạch phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm tại Quận 2, chính quyền TP Hồ Chí Minh có dự định phá dỡ Tu viện Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Nhà thờ Thủ Thiêm để nhường chỗ cho khu đô thị mới. Tu viện được thành lập tại Thủ Thiêm vào năm 1840, nghĩa là đã ở đó được 177 năm (trong khi Canada vừa bước sang tuổi 150 năm nay). Bạn nghĩ thế nào nếu chúng ta hòa nhập những công trình mang tính lịch sử như thế này vào các khu đô thị mới thay vì phá dỡ chúng?

Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn nhé!

Image may contain: sky and outdoor
Image may contain: one or more people, people standing, plant, tree, outdoor and nature