Người nghèo Việt Nam mắc bệnh thận chỉ biết ‘bó tay’

Người nghèo Việt Nam mắc bệnh thận chỉ biết ‘bó tay’

Nguoi-viet.com

Một bệnh nhân đang được lọc thận ở Việt Nam. (Hình: dieuduongngoai.com)

HÀ NỘI (NV) – Một bản tin gần đây của tổ chức quốc tế Oxfam cho hay, bị bệnh tiểu đường giai đoạn cuối, chỉ những người giầu có mới có khả năng tiền bạc để thay thận, kéo dài cuộc sống.

Oxfam nêu ra sự bất bình đẳng xã hội này khi dẫn trường hợp một phụ nữ tên Oanh, 27 tuổi, cư ngụ ở vùng nhà quê huyện Mê Linh, Hà Nội, gặp rất nhiều khó khăn tài chánh trong đời sống hàng ngày và phải dọn nhà tới khu vực gần trung tâm thành phố để thuận tiện cho việc “chạy thận nhân tạo” mỗi tuần lễ 3 lần.

Tuy có bảo hiểm y tế trả cho phí tổn chạy thận nhưng tiền mua thuốc uống thì phải tự túc. Vì quá nghèo, chị không có tiền thay ghép thận vì tốn phí ít nhất phải từ trên 180 triệu đồng Việt Nam (khoảng $9,000) trở lên, chị không đào đâu ra được.

“Tôi cảm thấy buồn cho hoàn cảnh của tôi vì thấy không có khả năng trả tiền mua thuốc. Những ai có thể trả được phải là những người khỏe mạnh hơn. Tôi cảm thấy đời tôi quá khó khăn và tôi bị kẹt. Thật bất công.” Lời chị Oanh được dẫn lại trên bài viết của Oxfam.

Chị Oanh chị kiếm được khoảng một triệu đồng một tháng nhờ đi vòng quanh bán nước trà ở ngay trong bệnh viện, số tiền dùng cho các chi phí chữa bệnh. Nhưng nếu bị bắt và bị cấm bán thì chị sẽ không biết xoay xở ra sao.

Lợi tức của người bạn trai của chị cũng chỉ đủ để trả các chi phí cần thiết như tiền thuê nhà, tiền ăn. Cha mẹ của chị đã phải bán hết ruộng đất lấy tiền giúp con đối phó với chứng bệnh, nhất là khi có chuyện khẩn cấp.

“Khi nào trong nhà có người bị bệnh, tất cả các gia đình đều phải vay tiền. Nếu nhà cầm quyền hỗ trợ khi người ta ốm đau, tôi có thể ít khó khăn hơn. Đời tôi không đến nỗi quá khó khăn.” Chị Oanh tâm sự.

Theo lời chị Oanh kể, cả chị và gia đình đều kẹt cứng trong vòng xoay nợ nần. Chị cũng như người bạn trai không dám nghĩ tới kết hôn hoặc có con vì vừa bệnh tật hiểm nghèo lại không có nguồn lực tài chính như đang vây chặt lấy họ. Thay thận để gia tăng phẩm chất cuộc sống cũng như khả năng kéo dài cuộc sống còn không có, nghĩ thế nào được những cái khác.

Mỗi năm, khoảng hơn 10,000 người ở Việt Nam cần được thay ghép thận. Hai năm trước, từng có một số bài viết nói về những người nghèo tại một làng thuộc tỉnh Cần Thơ đã theo nhau đi bán bớt một trái thận để giải quyết các khó khăn tiền bạc trong đời sống.

Tuy các bản thống kê hàng năm đều nói nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng, lợi tức đầu người trung bình được tới 2,000 đô la/năm, nhưng không có tên chị Oanh và gia đình chị trong đó. Hiện vẫn còn khoảng 13 triệu người Việt Nam sống bên dưới mức nghèo khó, phần lớn sống tại các khu vực nông thôn hoặc các miền núi.

Theo bản tường trình mới được Oxfam công bố, nhà cầm quyền hô hào công bằng xã hội, “tiến lên Xã Hội Chủ nghĩa” nhưng khoảng cách về thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nghèo nhất ở Việt Nam ngày càng lớn.

Người giàu nhất Việt Nam có thu nhập trong một ngày cao hơn thu nhập của người nghèo nhất Việt Nam trong 10 năm. Trong một giờ, người giàu nhất Việt Nam có thu nhập từ nguồn tài sản cao hơn gần 5,000 lần thu nhập của nhóm 10% nghèo nhất Việt Nam.

Theo Oxfam, thu nhập trong một năm của nhóm 210 người siêu giàu ở Việt Nam dư sức để đưa 3.2 triệu người thoát nghèo. (TN)

Vong ân bội nghĩa

Vong ân bội nghĩa

Blog RFA

Nguyễn Tường Thụy

19-1-2017

Tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa tại Hà Nội. Ảnh: FB Lê Anh Hùng

Mỗi lần đi tưởng niệm các tử sĩ bỏ mình vì Tổ quốc trong các cuộc chiến đấu với quân xâm lược Trung Quốc, tôi mang theo một cảm xúc rất thiêng liêng, đặc biệt là đối với những tử sĩ Hoàng Sa. Cũng là vị quốc vong thân, nhưng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh Biên giới năm 1979 hay liệt sĩ trong trận Gạc Ma so với tử sĩ Hoàng Sa thì có một sự khác nhau rất đáng kể. Đó là sự phân biệt rất khó san bằng từ phía nhà cầm quyền vì họ vẫn coi các anh là ngụy quân. Lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa ở quốc nội mới chỉ diễn ra trong những năm gần đây, có thể lấy mốc từ cuộc biểu tình ngày 24/7/2011. Cuộc biểu tình đã tôn vinh các chiến sĩ đã ngã xuống Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988.

Những tưởng đi tưởng niệm các tử sĩ bỏ mình vì Tổ quốc, một việc làm đúng đạo lý thì sẽ suôn sẻ, đó là sự đương nhiên. Vậy mà chúng tôi vừa bước ra khỏi nhà đã có một đám 6, 7 an ninh chực sẵn ngăn cản, chưa kể số canh vòng ngoài.

Tôi không đi được, quay vào lên mạng thấy Nguyễn Trung Lĩnh, một nhà hoạt động dân chủ nhắn tin anh cũng bị chặn. Lại thấy thông tin Nhà báo Nguyễn Vũ Bình cũng bị tình trạng tương tự.

Rồi những thông tin về những người bị bắt lần lượt được đưa lên. Chị Trần Thị Thảo nhắn tin chị bị bắt từ nơi tưởng niệm đưa về công an phường Bách Khoa. Buổi trưa, tới tận 1 giờ chiều công an vẫn không cho người nhà đem cơm cho chị và cũng không cho chị xuống lấy. Tới 4 giờ chiều chị mới được thả.

Trịnh Bá Phương cũng bị bắt về công an phường Dương Nội. Tại đây, anh bị dọa giết. Theo băng ghi âm anh công bố lên mạng xã hội cho thấy công an dọa nạt, nói năng với anh như kẻ chợ búa.

Chị Vũ Thị Hải, dân oan Ninh Bình gọi điện cho biết, chính mắt chị thấy Vũ Quang Thuận và Điển Ái Quốc bị bắt, bị đánh tại chỗ trước khi chúng bắt đem về đồn công an.

JB Nguyễn Hữu Vinh, Trương Văn Dũng và nhiều người khác bị bắt sang đồn công an bên quận Long Biên. Tôi gọi điện hỏi thăm thì Trương Văn Dũng cho biết, anh bị đánh rất đau, JB Nguyễn Hữu Vinh cũng bị đánh.

Fb Hồng Thắm Phạm kể trên trang facebook của mình: Sau buổi lễ, chị và chị Gia Đức Hoài còn đứng lại chứng kiến cảnh anh em trẻ bị rượt đuổi, đánh, dồn ép lên xe buýt. Chị thấy cảnh anh em bị đánh, uất quá, không nén được, hét lên: “Đánh người”. Một thanh niên bị 4-5 tên khỏe mạnh đuổi theo, đè cổ xuống và đánh rất đau.

Như vậy, các buổi lễ tưởng niệm mảnh đất Hoàng Sa và tử sĩ Hoàng Sa năm nay so với các năm trước bị đàn áp mạnh hơn cả. Việc tưởng niệm một vùng đất đã bị mất vào tay quân xâm lược và tưởng niệm các tử sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc, bị nhà cầm quyền đàn áp và ngăn cản có lẽ chỉ có ở Việt Nam. Miệng họ thường nói đến hòa giải dân tộc, nhưng với những việc làm như thế thì ai tin được họ thực tâm hòa giải?

Việc này chỉ có thể nói là hành động vong ân bội nghĩa.

Cần để ý rằng, buổi tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa năm nay diễn ra trong bối cảnh ông Nguyễn Phú Trọng vừa đi Trung Quốc về.

Ngày 19/1/2017

Nguyễn Tường Thụy

Phụ lục:

Danh sách số bị bắt tại Lễ tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa tại Hà Nội.

– Dân Hoàng (từ SG ra).
– Điển Ái Quốc;
– Đỗ Thanh Vân;
– Dung Truong;
– Hoàng Bình;
– Lê Dũng;
– Lê Mỹ Hạnh;
– Lê Trọng Hùng;
– Lưu Quang Pháp;
– Mộc Tiên Sinh;
– Nguyễn Tuấn Nghĩa;
– Trần Hải Hoàng Anh;
– Trần Thị Thảo;
– Trịnh Bá Phương;
– Vũ Quang Thuận.

Tổng hợp từ các nguồn tin (15 người, có thể chưa đầy đủ)

Công an ngăn cản, trấn áp các cuộc tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa.(RFA)

From facebook:  Hoang Le Thanh added 3 new photos — with Suong Quynh and 4 others.
Các báo quốc tế BBC, RFA, RFI lên tiếng.

Về việc công an Việt Nam đàn áp, ngăn chặn buổi lễ tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hoà hy sinh trong trận Hoàng Sa tháng 01/1974 và biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược.

Tin và Ảnh đăng trên các báo: BBC, RFA, RFI ngày 19/1/2017

Ảnh 1: BBC Người biểu tình tụ tập tại trung tâm Hà Nội hôm 19/1/2017 để kỷ niệm 43 năm trận hải chiến Hoàng Sa. Ảnh: AFP PHOTO / HOANG DINH NAMHOANG DINH NAM/AFP/GETTY

Ảnh 2: RFI Biểu tình tưởng niệm trận Hoàng Sa, tại Hà Nội, ngày 19/01/2017. Ảnh: REUTERS/Kham

Ảnh 3: RFA Người dân với băng rôn Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về Việt Nam trong một cuộc tưởng niệm lần thứ 42 trận hải chiến năm 1974 giữa Trung Quốc và Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp hôm 19/1/2017 tại Hà Nội. AFP photo

*****
BBC 19 tháng 1 2017
Cảnh sát chặn, bắt người biểu tình chống TQ tại Hà Nội

Cảnh sát hôm thứ Năm đã chặn cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, chỉ vài phút sau khi có buổi tưởng niệm vụ hải chiến Hoàng Sa giữa quân Trung Quốc và lính Việt Nam Cộng hòa hồi hơn 40 năm về trước.

Cuộc biểu tình tại Hà Nội khởi đầu bằng một lễ kỷ niệm ôn hòa nhằm tưởng nhớ hơn 70 binh sỹ Việt Nam Cộng hòa đã ngã xuống trong cuộc đối đầu hồi 19/1/1974, là sự kiện qua đó Trung Quốc chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa.

Kể từ đó, Trung Quốc đã thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Có khoảng 100 người tụ tập tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trung tâm Hà Nội. Tin tức nói cảnh sát đã lôi khoảng 20 người biểu tình lên xe buýt sau khi họ phớt lờ yêu cầu giải tán và bắt đầu tuần hành với các biểu ngữ, hô vang nhiều khẩu hiệu.
Các phóng viên có mặt được yêu cầu rời khỏi hiện trường và tắt máy quay, theo AFP.

Truyền thông trong nước không đưa tin về vụ việc, trong lúc chính quyền và cảnh sát từ chối bình luận, hãng tin Reuters nói.

*****
RFI 19-01-2017 14:22
Việt Nam: Tưởng niệm trận Hoàng Sa, nhiều người bị bắt tại Hà Nội.

Ngày 19/01/2017 nhiều người dân Hà Nội và Sài Gòn tổ chức lễ tưởng niệm trận Hoàng sa 1974 và lên án Trung Quốc xâm lược. Công an Việt Nam đàn áp thô bạo cuộc biểu tình tại thủ đô, theo tin của AFP.

Nhiều phóng viên của AFP có mặt tại công viên Lý Thái Tổ, Hà Nội, cho biết vào ngày thứ Năm 19/01/2017, khoảng 100 người Việt Nam đã tập hợp cùng với biểu ngữ « chống kẻ thù truyền kiếp » và lên án « quân xâm lăng ». Cuộc biểu tình, không được chính quyền cho phép, được tổ chức để ghi dấu 43 năm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm.

Công an ra tay nhanh chóng, xé nát các biểu ngữ của đoàn biểu tình, bắt đi một số người và ra lệnh cho phóng viên tắt máy quay phim, rời hiện trường.

Một người biểu tình tên Phạm Văn Trội nói với AFP rằng « chính quyền Việt nam nên tỏ ra cương quyết với Trung Quốc để lấy lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ».

Các mạng xã hội cung cấp thêm thông tin và hình ảnh biểu tình. « Phản đối Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988 », « Đường lưỡi bò của Trung Quốc là vô lý và phi pháp » là nội dung một số biểu ngữ bằng tiếng Việt trong cuộc biểu tình ngày hôm nay.

Tại Sài Gòn, tuy bị kiểm soát gắt gao, nhưng hơn một chục người đã làm lễ tưởng niệm tại tượng đài Trần Hưng Đạo, bến Bạch Đằng.

Tại Nghệ An, hàng chục thanh niên mang vòng hoa và biểu ngữ ra biển tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hoà hy sinh trong trận Hoàng Sa tháng 01/1974.

*****
RFA 2017-01-19
Công an ngăn cản, trấn áp các cuộc tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa.

Người dân mang vòng hoa, khẩu hiệu, băng rôn với những dòng chữ như “Anh hùng tử – khí hùng bất tử”, “Trường Sa – Hoàng Sa- Việt Nam”, “Quyết tử đòi Trung Quốc trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam”,…

Các nghi lễ tri ân diễn ra sôi nổi, bất chấp sự phản đối, đàn áp của chính quyền, công an. Từ 2 ngày trước, tư gia của các nhà tranh đấu nhân quyền trên khắp cả nước đã bị công an canh gác, ngăn chặn. Từ Hà Nội anh Nguyễn Hữu Vinh cho biết:

Sáng nay một số người chúng tôi tập trung tại tượng đài Lý Thái Tổ để tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974. Mọi việc diễn ra bình thường cho tới khi chúng tôi ra về thì bị một đám người mà sau này công an ở đấy xác nhận là công an mặc thường phục xông vào bắt bớ, cướp giật điện thoại, bắt một số người đưa lên xe buýt đánh đập một số người và đưa họ về công an Long Biên. Họ bỏ đói chúng tôi đến khoảng 2 giờ chiều thì họ cho công an phường lên chở chúng tôi về nhà. Tôi đã yêu cầu họ lập biên bản về việc bắt giữ chúng tôi cũng như những hành động, lời nói lỗ mảng, chửi bới hay hành hạ chúng tôi nhưng họ lơ chuyện ấy đi và vẫn làm công việc của họ.

Tại Sài Gòn nhà báo Sương Quỳnh ghi nhận lại buổi lễ kỷ niệm sáng hôm nay:

Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng khi đưa ra thông báo để người dân Sài Gòn đến tưởng niệm 75 tử sĩ Hoàng sa thì ngay tối hôm qua rất nhiều người đã bị chặn không cho ra khỏi nhà như các anh Kha Lương Ngãi, Phan Đắc Lữ, Phạm Đình Trọng, bị canh gác gay gắt nhất. Sáng nay thì nhà báo Lê Phú Khải, anh Lê Công Giàu trong ban chủ nhiệm, nhà thơ Hoàng Hưng, anh Hoàng Dũng, anh Trần Minh Phước, chị Kim Chi, chị Ánh Hồng đã có mặt được cùng với hơn một trăm người dân đến được và buổi lễ đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Chính quyền không tổ chức, đưa tin bất cứ buổi lễ tưởng niệm nào tại Việt Nam trong ngày 19 tháng Giêng năm nay. Cách đây 43 năm hải quân Trung Quốc đã tấn công chiếm các đảo tại Hoàng Sa do quân lực VNCH trấn giữ.

Image may contain: 8 people, people standing, outdoor and text
Image may contain: 3 people, people standing, crowd and outdoor
Image may contain: 3 people, people standing and outdoor

Để biết đâu mới là Thiên Đường…

Để biết đâu mới là Thiên Đường…

Phan Huy, một thi nhân nổi tiếng ở miền Bắc: Phan Huy đã viết môt bài thơ có tựa đề là “Cảm Tạ miền Nam” rất cảm động. Ngay trong phần mở đầu ông viết:
“Đã từ lâu, tôi có điều muốn nói
Với miền Nam, miền đất mới thân quen
Một lời cảm ơn tha thiết chân tình
Của miền Bắc, xứ ngàn năm văn vật.”
Sau cái gọi giải phóng và thống nhất, ông Huy đã có dịp vào miền Nam và ông đã nhận ra miền Nam không tồi tệ như bác và đảng đã tuyên truyền và nhồi nhét vào đầu ông và khi đã nhận ra một sự thật phũ phàng, ông Huy đã bật khóc:
VC01
Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động
“Tôi đã vào một xứ sở thần tiên
Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền
Cơm áo no lành, con người hạnh phúc.
Tôi đã ngạc nhiên với lòng thán phục
Mở mắt to nhìn nửa nước anh em
Mà đảng bảo là bị lũ nguỵ quyền
Áp bức, đoạ đày, đói ăn, khát uống.
Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động
Đất nước con người dân chủ, tự do
Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô
Giận đảng, giận đoàn bao năm phỉnh gạt.”
30thang475
Phan Huy cũng không quên mô tả cuộc sống ở miền Bắc cs, nơi ông đã sinh ra và lớn lên, vô cùng tồi tệ. Đời sống của nhân dân miền Bắc nghèo khó đến nỗi phải kéo cầy thay trâu và nhân phẩm của nhân dân miền Bắc bị xô đẩy xuống tới mức ngang hàng với bèo dâu:
010 Hanoi1954Xedap

Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều

“Sinh ra lớn lên sau bức màn sắt
Tôi chẳng biết gì ngoài bác, đảng “kính yêu”
Xã hội sơ khai, tẩy não, một chiều
Con người nói năng như là chim vẹt.
Mở miệng ra là: “Nhờ ơn bác đảng
Chế độ ta ưu việt nhất hành tinh
Đuốc soi đường chủ nghĩa Mac Lenin
Tiến nhanh, tiến mạnh lên thiên đường vô sản.
Hai mươi mốt năm trên đường cách mạng
Xã hội thụt lùi người kéo thay trâu
Cuộc sống xuống thang tính bằng tem phiếu
Nhân phẩm con người chẳng khác bèo dâu.” 

Trong phần cuối bài thơ, ông Huy kết luận rằng, ngày 30-04-1975 thật sự không phải là ngày cộng sản miền Bắc “giải phóng” miền Nam thoát khỏi sự kìm kẹp của Mỹ Ngụy, mà ngược lại là ngày miền Nam đã phá màn u tối, đã khai đường chỉ lối, đã khai sáng cho nhân dân miền Bắc thấy được bộ mặt gian trá và độc ác của bè lũ cộng sản, thật sự chúng chỉ là một bầy ác quỷ và ông đã không tiếc lời cảm tạ nhân dân miền Nam:

VC04

Giải phóng tháng tư đen

“Cảm tạ miền Nam phá màn u tối
Để tôi được nhìn ánh sáng văn minh
Biết được nhân quyền, tự do dân chủ
Mà đảng từ lâu bưng bít dân mình.

Cảm tạ miền Nam khai đường chỉ lối
Đưa tôi trở về tổ quốc thiêng liêng
Của Hùng Vương, quốc tổ giống Rồng Tiên
Chớ không là Cac Mac và Le nin ngoại tộc.

Cảm tạ miền nam mở lòng khai sáng
Đưa tôi hội nhập cùng thế giới năm châu
Mà trước đây tôi có biết gì đâu
Ngoài Trung cộng và Liên sô đại vĩ

Cảm tạ miền Nam đã một thời làm chiến sĩ
Chống lại cộng nô cuồng vọng xâm lăng
Hầu giúp cả nước thoát bầy ác quỷ
Dù không thành công cũng đã thành danh.”

Trong một bài thơ khác có nhan đề là “Tâm sự một đảng viên” ông Phan Huy đắng cay bộc lộ rằng, sở dĩ ông theo đảng cộng sản là vì ông quá tin nghe theo lời hồ già dạy bảo:
VC05

“Rằng đảng ta ưu việt nhất hành tinh
Đường ta đi, chủ nghĩa Mac Lê nin
Là nhân phẩm, là lương tri thời đại.” 

Và sở dĩ ông đã xung phong đi cứu miền Nam ruột thịt là vì ông tin vào lời tuyên truyền của hồ già và đảng cs: 

Giaiphong4

Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn

“Rằng tại miền Nam, ngụy quyền bách hại
Dìm nhân dân dưới áp bức bạo tàn
Khắp nơi nơi cảnh đói rách cơ hàn
Đang rên siết kêu than cần giải phóng” 

Khi dự tính vào miền Nam thăm viếng một người bà con họ hàng, vì tin vào lời tuyên truyền của bác và đảng là người dân miền Nam đói khổ, nên ông đã chẳng quản đường xa diệu vợi mang theo một mớ gạo mà ông đã phải, dành dụm trong nhiều ngày mới có được, để biếu người bà con đói khổ:

“Chẳng quên mang theo ký gạo để dành
Biếu người bà con trong nầy túng thiếu”
“Đến Sài Gòn, tưởng say men chiến thắng
Nào ngờ đâu sụp đổ cả niềm tin
Khi điêu ngoa, dối trá hiện nguyên hình
Trước thành phố tự do và nhân bản.”

Khi đến và đứng trước nhà người bà con, ông Phan Huy mới nhận ra rằng, mớ gạo mà ông nâng niu mang từ miền Bắc thiên đường cộng sản, với hảo ý để biếu người bà con miền Nam bị Mỹ Ngụy kìm kẹp đói khó là một điều điều “lăng mạ” người bà con này:

 Mộng miền Nam

“Tôi tìm đến người bà con trong xóm
Nhà xinh xinh, đời sung túc tiện nghi
Ký gạo đem theo nay đã mốc xì
Tôi vội vã dấu vào trong túi xách.
Anh bà con tôi- một người công chức ngụy
Nét u buồn nhưng cũng cố làm vui
Đem tặng cho tôi một cái đồng hồ
Không người lái, Sei-ko, hai cửa sổ.
Rồi anh nói: “Ngày mai đi cải tạo
Cái đồng hồ tôi cũng chẳng cần chi
Xin tặng anh, mong nhận lấy đem về
Một chút tình người bà con Nam bộ.”

Sau khi đã nhận ra đời sống thật sự của toàn dân miền Nam và sự gian trá, phỉnh gạt của hồ già và đảng cs, ông Huy cảm thấy hổ thẹn với lương tâm nên đã than khóc:

V07PhanHuy
Tác giả Phan Huy

“Trên đường về, đất trời như sụp đổ
Tôi thấy mình tội lỗi với miền Nam
Tôi thấy mình hổ thẹn với lương tâm
Tôi đã khóc, cho mình và đất nước”

Bị chất vấn lạm thu, hiệu trưởng vung dao chém người

Bị chất vấn lạm thu, hiệu trưởng vung dao chém người

Nguoi-viet.com

Hàng trăm phụ huynh tập trung tại trường chất vấn, bao vây ông Khai. (Hình: Báo Dân Trí)

QUẢNG BÌNH (NV) – Bị phụ huynh học sinh chất vấn vì lạm thu phí, ông hiệu trưởng một trường tiểu học ở xã Quảng Lộc đã vung dao chém làm bị thương một phụ huynh phải đưa đi cấp cứu.

Ngày 18 Tháng Giêng, nói với phóng viên báo điện tử Dân Trí, ông Phạm Thanh Minh, trưởng Phòng Giáo Dục thị xã Ba Đồn cho biết, đã tạm đình chỉ công tác ông Nguyễn Minh Khai, hiệu trưởng trường tiểu học Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc để làm rõ việc “đã vung dao làm một phụ huynh học sinh bị thương khi bị vây ‘nói chuyện’ về việc lạm thu tiền của nhà trường.”

Theo cơ quan này, sự việc xảy ra vào ngày 16 Tháng Giêng. Hàng chục phụ huynh thấy ông Khai tại trường tiểu học Cồn Sẻ nên đã xúm vào “nói chuyện” liên quan đến các khoản thu đầu năm học không hợp lý, mà nhà trường không thông báo hay tổ chức họp phụ huynh, hay được các cơ quan chức năng cho phép trong nhiều năm làm hiệu trưởng.

Ngoài ra, tại sao ông Khai đã có quyết định điều chuyển công tác và kỷ luật nhưng vẫn xuất hiện và điều hành mọi hoạt động tại trường tiểu học Cồn Sẻ như cũ. Chưa hết, ông này còn có những phát ngôn “gây bất bình dư luận.”

Thấy nhiều người tức giận vây quanh, ông Khai tìm cách rời khỏi trường thì bị đám đông ngăn lại. Lập tức ông này đã rút một con dao thủ sẵn trong người rồi vung lên dọa chém, song bị một số người ngăn cản lao vào giật dao. Thế nhưng, ông Khai đã vung dao chém làm ông Mai Lưu (56 tuổi), trú thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc đứt 2 ngón tay phải đưa đến bệnh viện sơ cứu và điều trị.

Công an thị xã Ba Đồn sau đó phải huy động lực lượng đến “giải vây” thì ông Khai mới rời được khỏi trường. (Tr.N)

Ông Nguyễn Phú Trọng quyết tâm ‘Hán hoá’ đội ngũ lãnh đạo Việt Nam?

Ông Nguyễn Phú Trọng quyết tâm ‘Hán hoá’ đội ngũ lãnh đạo Việt Nam?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

18-1-2017

Tại tiệc trà, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã giới thiệu và mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thưởng thức các loại trà nổi tiếng của tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc).

Từ đào tạo cán bộ đến đào tạo cán bộ cấp cao

Lãnh đạo quốc gia thường là người ghi dấu ấn lớn nhất, thậm chí trong nhiều trường hợp là quyết định, đến tiến trình đất nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì vậy, chuyến thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo số 1 Việt Nam từ ngày 12 – 15/1/2017 đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng bộc lộ cuồng vọng bá quyền, thách thức ngôi vị bá chủ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, còn cường quốc số 1 thế giới này thì sắp sửa chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực giữa Tổng thống Barack Obama và người kế nhiệm Donald Trump.

Mặc dù mới chỉ làm Tổng Bí thư 6 năm, nhưng chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông Nguyễn Phú Trọng đã là chuyến thứ ba trên cương vị đó. Chừng ấy đủ cho thấy mức độ thần phục của ông ta đối với thiên triều trong mắt công chúng. Hai lần thăm Trung Quốc trước của ông Nguyễn Phú Trọng là vào tháng 10/2011 và tháng 4/2015, với kết quả là hai bản Tuyên bố chung Việt – Trung vô cùng tai hại, đẩy nước nhà ngày càng rơi vào vòng kiềm toả của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, chừng ấy xem ra vẫn chưa đủ nên lần này quyết tâm của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc biến Việt Nam thành “một bộ phận không thể tranh cãi của Trung Quốc” lại càng mãnh liệt hơn. Điều đó thể hiện qua các văn kiện hợp tác được ký kết giữa hai bên trong chuyến thăm này. Trong số 15 văn kiện hợp tác thì văn kiện đầu tiên là “Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”, cùng hàng loạt văn kiện nguy hại khác như “Công thư trao đổi về việc hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng” hay “Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc đến năm 2025”, v.v.

Trong bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 11 – 15/10/2011, việc hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai bên chỉ được ghi chung chung là “mở rộng và đi sâu hợp tác đào tạo cán bộ Đảng, chính quyền” và “tăng cường hợp tác đào tạo cán bộ và giao lưu sĩ quan trẻ [giữa hai Bộ Quốc phòng]”.

Bản Thông cáo chung Việt Nam – Trung Quốc nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ ngày 7 – 10/4/2015 cũng ghi chung chung là “đi sâu hợp tác về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Đảng và chính quyền” và “tăng cường hợp tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ [giữa hai Bộ Quốc phòng]”.

Ngày 5/11/2015, tại Trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư/Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết nhiều văn bản, thoả thuận hợp tác giữa hai bên, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016 – 2020”.

Trong bản Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc ngày 14/9/2016 nhân chuyến thăm cấp nhà nước của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Trung Quốc có nội dung “thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa hai Đảng (2016 – 2020)” mà hai bên đã ký kết ngày 5/11/2015.

Như vậy, dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, việc hợp tác đào tạo cán bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đi từ những chỉ đạo chung chung tháng 10/2011 và tháng 4/2015, đến “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020” tháng 11/2015, và cuối cùng là “Thoả thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao” tháng 1/2017.

Thỏa thuận hợp tác đào tạo năm 2017 khác với kế hoạch hợp tác đào tạo năm 2015. Tức là, những cán bộ Việt Nam được đưa sang Trung Quốc đào tạo theo thoả thuận hợp tác mới nhất này thuộc diện cán bộ cấp cao, hoặc là cán bộ nguồn cho những vị trí chủ chốt trong bộ máy.

Bàn tay lông lá của tình báo Hoa Nam

Cựu tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội là người bị bắt ngày 11/9/2008 và bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội kết tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 88 Bộ luật Hình sự ngày 8/10/2009 với bản án bốn năm tù giam, bốn năm quản chế. Thời gian bị giam ở trại giam Nam Hà, anh được tiếp xúc với rất nhiều tù nhân phạm tội làm gián điệp cho Trung Quốc bị giam giữ ở đây. Thành phần làm gián điệp cho Trung Quốc rất đa dạng, có người là bộ đội biên phòng, có người làm trong ngành hải quan, có người là gián điệp của Việt Nam đánh sang Trung Quốc nhưng bị phát hiện rồi quay sang làm gián điệp cho địch, có người hoạt động kinh doanh, v.v. Đặc biệt nhất trong số tù nhân này là Phạm Minh Đức, sinh năm 1957, quê quán Hà Nội, từng là Phó ban Tổ chức Trung ương Đảng. Với sự can thiệp từ phía Trung Quốc, ông ta chỉ phải nhận bản án 5 năm tù dù là “gián điệp loại 1”.

Tìm hiểu từ các đối tượng từng làm gián điệp cho Trung Quốc, anh Phạm Văn Trội cho biết: “Từ năm 1993 đến 2008 có 632 đoàn cán bộ Việt Nam sang Trung Quốc học tập mô hình ‘chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Quốc’. Mỗi đoàn khoảng 20 đến 30 người, từ các ngành như quân đội, công an, hành chính, y tế, giáo dục, đặc biệt là hải quan, v.v. Tuần đầu sang Trung Quốc, họ được đưa đi thăm thú các danh lam thắng cảnh trên đất nước Trung Quốc. Sau đó, người của Cục Tình báo Hoa Nam dưới những vỏ bọc khác nhau sẽ tham gia đào tạo họ. Ngày thì học tập, tối thì mỗi cán bộ Việt Nam ở một phòng VIP và có mỹ nữ phục vụ. Dĩ nhiên, họ sẽ bị ghi hình lén để rồi rơi vào vòng khống chế của Trung Quốc lúc nào không hay. Chương trình đi học tập này do Ban Tổ chức Trung ương tổ chức. Khi về nước, thông qua bàn tay chỉ đạo của Bắc Kinh, họ sẽ được đề bạt vào các chức vụ rồi dần dần vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Đây là một hình thức cài cắm người của Tình báo Hoa Nam.”

Với bản chất “thâm như Tàu”, không cần phải nói thì ai cũng biết Trung Quốc là “bậc thầy” trong việc dụ dỗ, mua chuộc, gài bẫy… đối tượng, hoặc thậm chí là lung lạc, đe doạ đối tượng khiến họ đi đến chỗ bị thu phục.

Nguy cơ đội ngũ lãnh đạo cấp cao bị ‘Hán hoá’

Việc cử cán bộ sang Trung Quốc để được họ “đào tạo” rõ ràng là rất nguy hiểm, tiềm ẩn những hệ lụy khôn lường không chỉ về chính trị mà đặc biệt là về an ninh quốc gia. Trong trường hợp những người được “đào tạo” là cán bộ cấp cao thì mức độ nguy hiểm lại càng lớn.

Việt Nam thì không thể “đào tạo cán bộ cấp cao” cho Trung Quốc được – đó là điều không cần phải bàn cãi. Vì vậy, thông qua văn kiện “hợp tác đào tạo” mới được ký kết ngày 12/1 vừa qua, đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam sẽ dần dần bị Trung Quốc kiểm soát, khống chế và thao túng, trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho mưu đồ thôn tính Việt Nam của Bắc Kinh.

Với quyết tâm “Hán hoá” đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ thấp đến cao như vậy, lịch sử rồi đây sẽ “vinh danh” ông Nguyễn Phú Trọng như thế nào?

Bơi trong lý thuyết kinh tế mù mờ

Bơi trong lý thuyết kinh tế mù mờ

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2014-07-17

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 24/03/2014.

Ảnh minh họa chụp tại Hà Nội hôm 24/03/2014.

AFP PHOTO
 Sau gần ba mươi năm đổi mới đi theo điều gọi là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lần đầu tiên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hàm ý nhận thức về lý thuyết này còn quá mù mờ. Câu hỏi đặt ra là có thể tiếp tục phát triển đất nước khi nền kinh tế phải bơi trong hỏa mù lý thuyết hay không.

Sự vớt vát từ quá khứ?

Mặc dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từng nói: “…Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Nhưng Việt Nam vẫn đang bươn chải với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành hiện sống và làm việc ở Hà Nội nhận định:

“Cho tới giờ tôi chưa nghe ông lãnh đạo nào, hay chuyên gia nào định nghĩa định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ thời kỳ 1985 ra chính sách đổi mới Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến bây giờ cũng chẳng ai biết được cái định hướng xã hội chủ nghĩa nó là cái gì. Cho nên sắp tới đây các vị lãnh đạo đảng và nhà nước nên nói rõ hơn nữa định hướng xã hội chủ nghĩa là làm sao. Vừa rồi Thủ tướng Chính phủ có nói sơ sơ định hướng xã hội chủ nghĩa là phục vụ cho những công ích xã hội. Nhưng như thế cũng không đủ vì nền kinh tế đâu phải chỉ là để phục vụ công ích xã hội.”

Cho đến bây giờ cũng chẳng ai biết được cái định hướng xã hội chủ nghĩa nó là cái gì. Cho nên sắp tới đây các vị lãnh đạo đảng và nhà nước nên nói rõ hơn.
-Bùi Kiến Thành

Tại Hà Nội ngày 14/7/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò Trưởng ban Chỉ đạo đã chủ trì cuộc họp triển khai công tác sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa 10 về “tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.” Cổng thông tin Chính phủ đưa tin về việc này cho thấy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ sẽ có bản báo cáo lên Bộ Chính Trị với những vấn đề rất nhạy cảm. Thí dụ như: “ Nhận thức về phạm trù, nội hàm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa đủ rõ; chưa có đột phá lớn trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội theo cơ chế thị trường; môi trường kinh doanh, vẫn chưa thực sự đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh giữa doanh nghiệp, thành phần kinh tế…”

000_Hkg8239642-250.jpg
Một người bán hàng rong đi qua một tấm áp phích đánh dấu kỷ niệm 83 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội hôm 03/2/2013 AFP photo

Những trích dẫn vừa nêu cho thấy lý thuyết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một áp đặt khác thường do đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, một sự cứu chữa nửa vời trước sự phá sản của nền kinh tế tập trung theo mô hình cộng sản Liên Xô cũ.

Cố Giáo sư Đặng Phong (1939-2010) một chuyên gia kinh tế đồng thời là nhà nghiên cứu lịch sử kinh tế có uy tín của một số trường Đại học ở Hà Nội, từng nhận định về vấn đề này với Đài ACTD:

“Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nó nữa, nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giã từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mà mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu. Cái nội dung thật của nó là cái gì thì không tìm thấy đâu. Nó là một món nợ của lịch sử. Người Việt Nam chưa bao giờ xây dựng chủ nghĩa xã hội như Liên Xô, nhưng Việt Nam đã đi theo con đường đó mà ngày nay chưa ai dám thẳng thắn tuyên bố rằng con đường đó là sai lầm. Bởi vì tuyên bố như thế rất nguy hiểm về mặt tâm lý xã hội.”

Doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo

Tại cuộc họp ngày 14/7/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thể hiện thái độ cầu thị, khi ông mạnh dạn lập lại những ý kiến của chuyên gia, nhân sĩ, trí thức của hàng loạt các cuộc hội thảo kinh tế trong ba năm vừa qua. Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Thủ tướng đã lưu ý việc tổng kết Nghị quyết cũng cần phải làm rõ thêm một bước về vấn đề Nhà nước và thị trường; Nhà nước làm tới đâu, làm những gì; cái nào là thị trường phải theo quy chế kinh tế thị trường, đồng thời cũng phải làm rõ vấn đề dân chủ trong kinh tế; vấn đề hội nhập quốc tế và độc lập tự chủ.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định về vấn đề liên quan:

Vấn đề này tư duy chưa rõ ràng, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì làm gì có nền kinh tế thị trường được.
-Bùi Kiến Thành

“Vừa rồi Thủ tướng nói rất rõ, Nhà nước không có quyền đi ra kinh doanh mà cạnh tranh với nhân dân. Nhà nước tạo ra mọi điều kiện, cơ chế chính sách môi trường để cho dân doanh phát triển làm cho nền kinh tế phát triển. Thủ tướng nói rất rõ nhưng Thủ tướng một mình không quyết định được phải trình lên Bộ Chính trị, tại vì mọi chuyện trên đất nước Việt Nam này phải được Bộ Chính trị quyết định. Thủ tướng có một tư duy rõ ràng về vai trò của Chính phủ trong vấn đề phát triển kinh tế nhưng Thủ tướng không thể một mình quyết định được.”

Theo ông Bùi Kiến Thành Đảng và Nhà nước Việt Nam cần thay đổi tư duy một cách tích cực, nếu không muốn đất nước tụt hậu so với khu vực và thế giới. Ông nói:

“Các vị lãnh đạo đi ra nước ngoài cũng vẫn nói  Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, yêu cầu Mỹ yêu cầu Châu Âu và khắp mọi nơi mà các vị đến, yêu cầu công nhận chúng tôi là nền kinh tế thị trường. Như vậy rõ ràng chúng ta muốn hội nhập vào nền kinh tế thị trường của thế giới. Nhưng mà nó có sự không ăn khớp tức là doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Vấn đề này tư duy chưa rõ ràng, doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì làm gì có nền kinh tế thị trường được. Mong rằng trong những tháng, năm tới các lãnh đạo nhà nước có một tư duy rõ ràng hơn nữa thì nền kinh tế mới phát triển được.”

30 năm mở cửa, áp dụng kinh tế thị trường nửa vời với cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa đã giúp Việt Nam vượt qua khủng hoảng của giai đoạn ngăn sông cấm chợ, lạm phát 800%. Đất nước đã tự túc lương thực và dư thừa để xuất khẩu, nhưng một nền kinh tế thị trường nửa vời đã chỉ có thể giúp Việt Nam thoát nghèo chứ không thể giàu lên được. Việt Nam đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình, trong khi kinh tế các nước trong khu vực vốn dĩ đã cách biệt khá xa với Việt Nam sẽ tiếp tục tiến lên đẩy lùi Việt Nam về phía sau.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành nói với chúng tôi, sẽ là thảm họa cho Việt Nam nếu đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam không sớm thay đổi tư duy, chấp nhận cải tổ dân chủ và áp dụng nền kinh tế thị trường thực sự.

Vì sao từ bỏ Chủ nghĩa Xã hội?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2017-01-19
Những tấm bảng tuyên truyền cho đảng, cho chủ nghĩa xã hội tại Tp Hồ Chí Minh.

Những tấm bảng tuyên truyền cho đảng, cho chủ nghĩa xã hội tại Tp Hồ Chí Minh.

AFP photo
Dư luận mấy ngày vừa qua bàn cãi, tranh luận lẫn cười cợt một cách ầm ĩ xoay chung quanh bài viết đăng trên tờ Quân Đội Nhân Dân của tác giả Hà Đăng, nguyên Ủy viên Trung ương đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, có tựa đề: “Đòi từ bỏ Chủ nghĩa xã hội là sai lầm lớn”. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với anh Nguyễn Tiến Trung, một người hoạt động đấu tranh dân chủ để làm sáng tỏ chủ đề này.

Mô hình mù mờ

Mặc Lâm: Trong bài viết này ông Hà Đăng cho là: “Sự sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không phải sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội nói chung”, Anh có ý kiến gì về nhận định này?

Nguyễn Tiến Trung: Vậy cho tôi hỏi lại ông Hà Đăng là theo ông, mô hình Chủ nghĩa xã hội nào là đúng? Cuba, Venezuela, Trung Quốc, Triều Tiên, hay Việt Nam đúng?

Ông Bùi Quang Vinh – nguyên  bộ trưởng bộ kế hoạch – đầu tư, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khi được hỏi về mô hình kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa đã nói thẳng: Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm?”

Nghị quyết Trung ương khoá 12: nhiều vấn đề mới, phức tạp phát sinh từ thực tiễn nhưng chưa được lý giải và xử lý kịp thời, hiệu quả.

Bà Nguyễn Thị Bình đã phát biểu: Từ lâu, các đồng chí lãnh đạo cũng đã nêu ra phương thức của Đảng là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, nhưng đến nay chưa được thể chế hóa, chưa có một văn bản nào quy định rõ ràng về phương thức lãnh đạo nói trên.

Như vậy có thể thấy là bản thân Đảng Cộng sản hiện tại không hề có bất cứ mô hình nào mà chỉ là sự chắp vá giữa kinh tế tư bản hoang dã không theo luật pháp và chính trị thì độc quyền.

Như vậy có thể thấy là bản thân Đảng Cộng sản hiện tại không hề có bất cứ mô hình nào mà chỉ là sự chắp vá giữa kinh tế tư bản hoang dã không theo luật pháp và chính trị thì độc quyền.
– Nguyễn Tiến Trung

Sở dĩ Đảng Cộng sản Việt am không dám nói rõ về mô hình “dân làm chủ, Đảng Cộng sản lãnh đạo, nhà nước quản lý” vì bản thân câu đó mâu thuẫn nhau. Dân làm chủ là dân có quyền bầu lãnh đạo, nhưng việc Đảng Cộng sản tự nhận là lãnh đạo đã khiến quyền làm chủ bầu lãnh đạo quốc gia của người dân bị tước bỏ. Do đó sẽ không bao giờ có mô hình nào thoả mãn hai chuyện mâu thuẫn như vậy.

Nếu ông Hà Đăng cho rằng mô hình Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam là ưu việt thì tại sao lúc nào Đảng Cộng sản cũng nơm nớp lo sợ bị “diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ”, nhìn đâu cũng thấy thế lực thù địch? Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại vừa tuyên bố “Không đổi mới là chết”. Vậy nếu anh đúng và ưu việt sao còn phải sợ chết?

Mặc Lâm: Như anh vừa nói thì trong bài viết cũng khẳng định rằng nguyên nhân làm cho Chủ nghĩa xã hội tại Liên Xô sụp đổ vì âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đế quốc chủ nghĩa” Anh có đồng ý không?

Nguyễn Tiến Trung: Đảng cộng sản Liên bang Nga vẫn hoạt động ở Nga và vẫn theo đuổi chủ nghĩa xã hội thì tại sao dân Nga không bầu cho Đảng Cộng sản Liên bang Nga lên nắm quyền? Chẳng lẽ chính người dân Nga lại là thế lực thù địch của Đảng Cộng sản Nga? Tại sao khi Gorbachov tuyên bố giải tán ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng nghĩa với việc giải tán Đảng Cộng sản LX thì gần 20 triệu đảng viên Đảng Cộng sản LX hầu như không có phản ứng gì?

Rõ ràng chế độ một đảng độc quyền nhà nước, đứng trên pháp luật gây bất công xã hội gây ra sự chán ghét chế độ ngay trong hàng ngũ Đảng viên Cộng sản. Và điều đó cũng đúng ở Việt Nam khi lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam liên tục lo sợ đảng viên “tự diễn biến, tự chuyển hoá”, thể hiện ngay ở nghị quyết hội nghị Trung ương 4, khoá 12 vừa qua. Và bài viết của ông Hà Đăng cũng nằm trong loạt bài chống tự diễn biến, tự chuyển hoá đó.

Cái cớ để độc quyền cai trị

034_2372211-400.jpg
Những pano tuyên truyền cho đảng cộng sản ở Việt Nam. AFP photo

Mặc Lâm: Tác giả Hà Đăng khẳng định Việt Nam học tập kinh nghiệm của Liên Xô nhưng hoàn toàn không có sự sao chép trong xây dựng Chủ nghĩa Xã hội. Theo anh điều này đúng hay sai?

Nguyễn Tiến Trung: Trước năm 86 thì Đảng Cộng sản VN hoàn toàn sao chép mô hình của Liên Xô thể hiện ở những điểm sau: về pháp luật thì điều 4 hiến pháp sao chép điều 6 hiến pháp liên xô để xác lập mô hình độc đảng toàn trị, coi nhà nước là công cụ chuyên chính vô sản để trấn áp các giai cấp và các thành phần khác trong xã hội; về sở hữu tài sản thì chỉ có 2 hình thức là sở hữu toàn dân và tập thể, về kinh tế thì chỉ có hai thành phần kinh tế là nhà nước và tập thể; chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng…

Chính do sao chép Liên Xô một cách mù quáng nên đã dẫn đến khủng hoảng toàn diện, sụp đổ kinh tế nên Đại hội 4 năm 86 bắt buộc phải sửa sai khi cởi trói quyền tự do kinh doanh cho người dân sau đó. Tuy nhiên, việc sửa sai này vẫn còn nửa vời khi vẫn còn cái đuôi xã hội chủ nghĩa, vẫn lấy kinh tế quốc doanh là chủ đạo, sở hữu đất đai toàn dân, chính trị thì vẫn độc quyền nhà nước nghĩa là chế độ đảng trị, hiến pháp áp đặt… dẫn đến tham nhũng tràn lan, nợ công thì như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói là gây nguy cơ sụp đổ nền tài khoá quốc gia, dân oan mất đất khiếu kiện khắp nới, quyền làm chủ – quyền công dân – quyền con người của dân vẫn bị tước đoạt như quyền tự do báo chí – ngôn luận, lập hội – lập đảng, ứng cử – bầu cử.

Mặc Lâm: Nhưng ông Hà Đăng lại cho là “87 năm qua, những chặng đường phát triển của cách mạng Việt Nam và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã chứng minh sự đứng đắn của đường lối này, cớ sao vì sự sụp đổ củ Liên Xô và Đông Âu mà phải từ bỏ nó?” Nghe có hợp lý và thuyết phục không?

Bản thân Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng cũng mù mờ về Chủ nghĩa Xã hội khi thừa nhận không biết đến cuối thế kỷ này đã có Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam hay chưa?
– Nguyễn Tiến Trung

Nguyễn Tiến Trung: Trong các nước Đông Nam Á thì Việt Nam chỉ được xếp cùng nhóm với Lào, Campuchia, dưới rất xa các nước ASEAN khác như Singapore, Malaysia, Indonesia. Theo bảng xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2014 thì thậm chí Lào, Campuchia đã vượt mặt Việt Nam ở nhiều lãnh vực.

Nhiệm vụ cực kỳ quan trọng khi đảng cộng sản tự cho mình độc quyền chính trị là để tập trung nguồn lực quốc gia vào công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá quốc gia vào năm 2020. Tuy nhiên, các chuyên gia và kể cả các quan chức đã công khai thừa nhận chuyện này là không thể.

Nguyên bộ trưởng bộ công thương Vũ Huy Hoàng đã thừa nhận doanh nghiệp Việt Nam không đủ khả năng sản xuất con ốc vít cho Samsung. Ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Sinh Hùng đều cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ dẫn đến sụp đổ chế độ.

Bản thân Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng cũng mù mờ về Chủ nghĩa Xã hội khi thừa nhận không biết đến cuối thế kỷ này đã có Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam hay chưa? Dân Việt Nam không phải là chuột bạch để các lãnh đạo Đảng Cộng sản có thể thử nghiệm những lý thuyết của họ.

Đảng Cộng sản lãnh đạo với lý thuyết Chủ nghĩa Xã hội cũng không bảo vệ được chủ quyền quốc gia khi để mất đảo Gạc Ma vào tay Trung Quốc năm 1988.

Điểm sơ qua vài nét để thấy đất nước ngày càng lụn bại chứ không hề có những thành tích gì có ý nghĩa lịch sử.

Lý thuyết Chủ nghĩa Xã hội cuối cùng thực ra chỉ là cái cớ để lãnh đạo Đảng Cộng sản tiếp tục độc quyền chính trị. Đảng Cộng sản theo chủ nghĩa xã hội không đem lại quyền làm chủ cho người dân khi dân mất quyền tự do ngôn luận, lập hội, ứng cử – bầu cử… Đảng Cộng sản không đem lại được nền tảng quốc gia là pháp luật chuẩn mực, bắt đầu từ bản hiến pháp do toàn dân phúc quyết. Đảng Cộng sản cũng gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc khi liên tục nhìn dân như “thế lực thù địch”. Từ việc dân tộc bị chia rẽ dẫn đến nước yếu, Trung Cộng lăm le xâm lược và chiếm biển Đông.

Không ai yêu cầu Đảng Cộng sản phải từ bỏ Chủ nghĩa Xã hội. Các lãnh đạo Đảng Cộng sản thích Chủ nghĩa Xã hội thì cứ thích và không ai có quyền áp đặt họ. Tương tự, Đảng Cộng sản không có quyền áp đặt bất kỳ chủ nghĩa hay ý thức hệ nào lên đầu dân tộc Việt Nam, họ cũng không có quyền áp đặt hiến pháp và bắt cả dân tộc phải tuân theo, và họ phải cầm quyền một cách chính danh, qua bầu cử tự do và công bằng, với sự tham gia của nhiều thành phần, đảng phái trong xã hội.

Mặc Lâm: Xin cám ơn anh.

Đổi mới 30 năm, VN thu nhập vẫn thua Kosovo

Đổi mới 30 năm, VN thu nhập vẫn thua Kosovo

Tuần hành thời Đông Đức còn theo chủ nghĩa xã hội
Tuần hành thời Đông Đức còn theo chủ nghĩa xã hội

Số liệu Ngân hàng Thế giới cho thấy các nước XHCN cũ ở Đông Âu và Cuba có thu nhập bình quân hơn Việt Nam mặc dù nước này đã thực hành công cuộc Đổi mới trên ba thập niên, từ 1986.

Sau chuyển đổi thể chế, các quốc gia Đông Âu tiếp tục có nền kinh tế tốt hơn Việt Nam, tính cả bằng tổng thu nhập quốc dân (GDP) và thu nhập bình quân đầu người (per capita), theo trang GDP Ranking của World Bank.

Không tính nước Đức gồm cả phần Đông Đức (DDR) có nền kinh tế khổng lồ (3,3 nghìn tỷ USD), ví dụ về GDP và dân số một số nước ở khu vực Đông Âu hậu cộng sản như sau:

Ba Lan: 545 tỷ USD; 38 triệu dân

Slovakia: 87,2 tỷ USD; 5,4 triệu dân

Hungary: 121 tỷ USD; 9,8 triệu dân

Cả ba nước này đều có thu nhập từ 13 nghìn đô la Mỹ mỗi đầu dân một năm trở lên.

Số liệu của World Bank về thu nhập bình quân của Romania, Albania và Việt Nam
Bản quyền hình ảnhWORLD BANK
Số liệu của World Bank về thu nhập bình quân của Romania, Albania và Việt Nam

Nhóm nước thu nhập thấp hơn:

Romania: 177 tỷ USD; 19,8 triệu dân

Bulgaria: 50 tỷ USD; 7,1 triệu dân

Nước thuộc hàng nghèo nhất châu Âu là Albania cũng có GDP 11,3 tỷ USD cho 2,8 triệu dân.

Việt Nam có GDP 193,5 tỷ USD là con số khá lớn nhưng dân số lại đông gấp bội (91,7 triệu) nên thu nhập bình quân đầu người mới đạt 1.990 USD, chưa bằng một nửa Albania (4.280 USD năm 2015).

Quốc gia nhỏ bé chỉ có 1,8 triệu dân là Kosovo sau khi tách ra khỏi Albania vì cuộc chiến tàn khốc hiện có thu nhập bình quân đầu dân 3.970 USD.

‘Động đất chính trị’

Nhân kỷ niệm sự tan rã của Liên Xô (25/12/1991-2016) và quá trình giải thể chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu, một số tác giả Việt Nam tiếp tục coi đây là sự kiện xấu.

Việt Nam có nền kinh tế năng động trong khu vực nhưng dân số cao khiến thu nhập bình quân thấp
Bản quyền hình ảnhXINHUA
Việt Nam có nền kinh tế năng động trong khu vực nhưng dân số đông khiến thu nhập bình quân thấp xuống

Họ cũng khẳng định con đường của Việt Nam những thập niên qua là đúng đắn hơn.

Nguyên Trưởng ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Hà Đăng, viết hôm 16/01/2017 rằng khối Đông Âu tan rã đầu thập niên 1990 như ‘cơn động đất chính trị’ của thế kỷ 20.

Trước đó, TS Hà Ngọc Tấn viết trên Quân đội Nhân dân rằng sự sụp đổ của Liên Xô và khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa là “bài học đau đớn không chỉ cho những người cộng sản, mà còn cho nhân loại tiến bộ”.

Nhưng có vẻ như ý thức hệ cộng sản không phải là lý do chính khiến Việt Nam còn có thu nhập thấp.

Tại Tây Bán Cầu, nước cộng sản Cuba dù bị cấm vận vẫn có thu nhập bình quân 5.880 USD đầu người một năm.

Còn tại châu Á, thu nhập bình quân đầu dân của Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với nước láng giềng Trung Quốc do đảng cộng sản lãnh đạo (7.930 USD).

Việt Nam hiện có nền kinh tế năng động và nhiều tiềm năng trong khu vực Đông Nam Á.

Ralph Jennings gần đây có bài trên trang Forbes (05/01) nêu ra nhiều lý do khiến kinh tế Việt Nam tiếp tục có đà phát triển tích cực trong năm 2017.

Đường phố Kosovo

Đường phố Kosovo

Nhưng có vẻ như dân số đông khiến thu nhập bình quân của nước này bị kéo thấp hẳn xuống so với các nước nghèo nhất trong khối Đông Âu cũ.

Thị trường lao động thiếu việc làm tạo hiện tượng không ít người Việt Nam vẫn tiếp tục tìm đường sang vùng thuộc Liên Xô cũ, Đông Âu và cả Tây Âu để kiếm sống.

VÔ CẢM

Chuyên có thật 100% ( sau hơn 41 năm dưới sự cai trị của cộng sản vô thần)

 VÔ CẢM

 MINH DIỆN

Trời bừng sáng sau cơn mưa đêm… Bầu không khí tươi mát ùa vào căn phòng trực cấp cứu của bệnh viện. Cô y tá trẻ mặc bộ blue trắng nhận ca trực, cô vừa lật cuốn sổ ghi chép của ca trước vừa sửa lại bình hoa tươi trên bàn. Hai má cô ửng hồng, đôi mắt long lanh và làn môi xinh tươi như hoa hồng mới nở.
Cách đó không xa, ông bác sĩ tuổi trung niên ngồi trước bàn làm việc của mình, mỉm cười nhìn dòng chữ “Thầy thuốc như mẹ hiền” uốn bằng đèn huỳnh quang màu đỏ tươi rực rỡ vừa mới sắm.

Bỗng một chiếc xe gắn máy phóng thẳng tới cửa phòng cấp cứu. Gã lái xe mặt mày bậm trợn, ngồi sau là cô gái mặc mỗi chiếc áo nịt, phấn son nhòe nhoẹt. Cô ta đang ôm một thằng bé chừng mười tuổi được quấn trong cái áo khoác phụ nữ loang máu.

Gã lái xe giật thằng bé trên tay cô gái rồi bồng vào trong phòng, nói với cô y tá:

– Bác sĩ ơi cấp cứu!…

Cô y tá rời mắt khỏi cuốn sổ:

– Sao vậy?

– Thằng bé bị tai nạn giao thông!

– Anh là bố nó à?

– Không, tôi lái xe ôm…

– Thế còn cô kia?

Cô y tá liếc mắt về phía cô gái ăn mặc hở hang đứng ngoài cửa rồi bĩu môi cau mặt! Nước mưa đã cuốn trôi lớp son phấn rẻ tiền trên mặt cô ta để lộ ra lớp da nhợt nhạt. “Trông chẳng khác gì gái điếm đứng đường mạt hạng. Vào nơi công cộng mà dám phô ra như thế à!?…” -Cô y tá nghĩ.

Quả thật cô gái mặc áo ngực ấy là một gái điếm nghèo, sáng sớm nay cô đang đi xe ôm của gã kia về phòng trọ thì gặp thằng bé bị tai nạn nằm ngất bên đường. Chiếc xe nào đã quẹt phải nó rồi bỏ chạy luôn. Thương hại, cô cởi áo khoác quấn cho thằng bé rồi cùng anh xe ôm đưa nó đến đây.

Gã xe ôm bối rối liếc qua cô gái, ấp úng trả lời cô y tá:

– À!  Cô này…

Cô y tá xinh đẹp không thèm nhìn hai người, cất giọng lạnh lùng:

– Sang bên kia làm thủ tục nhập viện.

Gã xe ôm đặt thằng bé xuống thềm, rồi chạy sang dãy nhà đối diện. Người bảo vệ chỉ cho gã cái lỗ hình vuông bằng hai bàn tay trên tấm kính dày, chung quanh bịt lưới sắt. Gã khom lưng nhìn vào trong ô vuông đó, thấy gương mặt hồng hào của người nữ nhân viên ngồi sau chiếc bàn chất đầy sổ sách. Gã nhũn nhặn:

– Chị ơi, cho tôi làm thủ tục nhập viện…

Người phụ nữ không ngẩng mặt lên, nói máy móc:

– Tên gì? Hộ khẩu? Chứng minh nhân dân?…

– Dạ… thằng nhỏ mà!…

– Thằng nhỏ à?… Anh là gì của nó?

– Tôi lái xe ôm… Thấy nó bị tai nạn nên chở tới đây.

– Rắc rối đây! Sao anh không gọi bố mẹ nó tới làm thủ tục nhập viện?

Gã xe ôm nói lắp bắp:

– Tôi đâu biết bố mẹ nó… Với lại gấp quá! Cấp cứu mà!

– Thôi được! Nộp tiền tạm ứng viện phí.

– … Bao nhiêu chị?

– Hai triệu.

Gã xe ôm ngẩn ra, hắn biết trong túi mình có chưa tới hai trăm ngàn. Gã móc hết tiền ra rồi nói với chị nhân viên:

– Tôi chỉ có bi nhiêu… Chị làm ơn cho thằng bé nhập viện, rồi tôi sẽ tìm bố mẹ nó tới thanh toán.

– Không được! Anh không biết bố mẹ nó thì làm sao mà tìm?

– Chị làm ơn… Thằng bé sắp chết!…

– Đã bảo không được! – Chị nhân viên gắt, cộc cằn máy móc – Bệnh viện đã quy định.

Gã xe ôm đành chạy trở lại lại phòng cấp cứu, hỏi cô gái điếm:

– Cô có tiền không?…

Cô gái khẽ quay đi, moi trong chiếc áo nịt ra mấy tờ bạc được xếp cuốn chặt rồi đưa cho anh xe ôm. Anh ta mở ra: Chưa tới trăm ngàn!…

– Bi nhiêu nhằm nhò gì? – Anh xe ôm lắc đầu cau mặt.

Mặt anh xe ôm xám ngắt, mắt đỏ ngầu, hai hàm răng nghiến chặt của anh ta như muốn nhai nát cái gì đó… Cô gái điếm nhìn bộ mặt cau có của anh ta mà phát sợ, nói như phân trần:

– Đêm qua mưa… tôi không có khách…

Thằng bé nằm dưới thềm kêu khóc thảm thiết. Nhìn nó thật thê thảm: Chiếc quần đùi rách tướp để lộ ra cẳng chân dập nát, da thịt chỗ đó bầy nhầy. Máu vẫn chảy từ vết thương chưa được băng bó. Da thằng bé bợt nhớt như con cá ươn, ngực thoi thóp và đôi mắt long lanh đảo nhìn mọi người như cầu cứu. Trong túi áo ngực của nó còn thò ra xấp vé số ướt nhẹp.

Gã xe ôm nhìn thằng bé mà ứa nước mắt. Gã chợt quỳ mọp xuống trước mặt ông bác sĩ, hai tay cầm mấy tờ bạc cô gái điếm vừa đưa đội lên đầu:

– Tôi lạy bác sĩ! Bác sĩ làm ơn cứu thằng bé!…

Khuôn mặt đen sạm của gã xe ôm méo mó khổ sở. Ông bác sĩ ngoảnh mặt đi chỗ khác, nhịp nhịp chân phải…

Gã xe ôm biết có quỳ xin cũng không được. Gã đứng dậy nói với cô gái điếm:

– Thôi được! Cô trông thằng bé, để tôi đi cầm đỡ chiếc xe vậy.

Cô gái điếm lau nước mắt:

– Hay anh… để em qua phòng bên kia… bán máu?

Gã xe ôm nhìn lướt qua thân hình gầy gò của cô gái, lắc đầu:

– Cô thì có bao nhiêu máu mà bán? Chưa chắc họ đã chịu mua…

Gã nói xong hấp tấp chạy ra cửa bệnh viện.

Lúc ấy phòng cấp cứu tiếp nhận thêm mấy bệnh nhân: Một cô gái tự tử vì thất tình, một anh chàng say rượu bị trúng gió và một người đàn ông bị nhồi máu cơ tim – ông này được đưa tới bằng xe hơi Mercedes kèm hai Honda @ hộ tống. Người thân của ông nhà giàu đứng chật phòng cấp cứu. Bà vợ mập mạp của ông ta nhanh nhẹn dúi vào tay bác sĩ và cô y tá mỗi người một phong bao:

– Tốn kém bao nhiêu cũng được, bác sĩ mau mau cứu sống chồng tôi.

Ông bác sĩ vội vã rời cái bàn như bị bắt vít từ sáng, cô y tá cuống quýt đẩy băng ca… Ông bệnh nhân “đại gia” được đưa thẳng vào phòng chăm sóc đặc biệt không cần qua thủ tục nào.

Trong khi đó, thằng bé bị bỏ quên ngoài thềm cùng cô gái điếm.

… Ánh mặt trời rực rỡ chiếu xuống sân bệnh viện. Ba lá cờ phấp phới tung bay trên đỉnh cột thép không rỉ, trên cùng là cờ đảng,giữa lá cờ tổ quốc và dưới cùng là cờ bệnh viện với hình con rắn mổ cái cốc thủy tinh. Cuộc chào cờ buổi sáng thứ hai của cán bộ nhân viên bệnh viện vừa kết thúc. Người thân của những bệnh nhân nghèo kéo nhau tụ tập dưới chân cột cờ để nhận cơm, nhận cháo từ thiện của một sư bà mang tới.

Đang múc cơm cháo cho mọi người, sư bà bỗng nghe tiếng kêu rên của thằng bé từ phòng cấp cứu vọng ra. Bà ngừng tay lắng nghe… tiếng kêu rên càng lúc càng rõ hơn… Bằng tâm thức của một người tu hành, sư bà thấu hiểu tiếng kêu tuyệt vọng của một sinh linh. Bà vội trao công việc phát cơm cháo cho người khác rồi chạy tới.

Thằng bé đã kiệt sức, mắt nhắm nghiền… Cô gái điếm bất lực ngồi bên cạnh. Sư bà cúi sát xuống khuôn mặt trẻ thơ trắng bệt:

– Nam mô A Di Đà Phật!…

Thằng bé mở mắt nhìn bà sư, nước mắt nó ứa ra. Sư bà nhìn chiếc áo phụ nữ vấy máu, rồi liếc qua cô gái ốm yếu ăn mặc hở hang phong phanh… Bà hiểu ngay sự tình, liền quay lại chỗ phát cơm cháo từ thiện, nói với mọi người:

– Thưa quý vị! Trong kia có một đứa trẻ đang hấp hối vì không có tiền nhập viện. Tôi biết quý vị ở đây cũng không giàu có gì…

Sư bà chỉ nói được như vậy. Những người nghèo khó lại có trái tim nhạy cảm – họ hiểu ngay điều sư bà muốn nói và việc cần làm. Thế là chiếc vung nồi cháo từ thiện biến thành thùng công đức…

Vừa lúc đó gã xe ôm trở về, mặt mướt mồ hôi. Gã đã cầm được chiếc xe gắn máy là cần câu cơm của gia đình, phải năn nỉ mãi mới được triệu rưỡi, cộng với số tiền của gã, của cô gái và lòng hảo tâm của nhiều người nghèo, may quá được hơn hai triệu! – Đủ ứng tiền nhập viện cho thằng bé.

Mọi người thở phào nhẹ nhõm, ngồi quây quần bên nhau ở góc sân chia nhau húp những bát cháo từ thiện.

Bỗng cô y tá xăm xăm đi tới nói với gã xe ôm:

– Thằng bé cần phải tiếp máu. Nhóm máu O…

– Trời! – Gã xe ôm thốt lên! Thẩn thờ đặt bát cháo đang húp dở xuống nền gạch…

Bầu không khí như chết lặng trước tình huống bất ngờ. Cô gái điếm bỗng lên tiếng:

– Máu O à!?… Tôi nhóm máu O!…

Nói xong, cô nhanh chóng theo y tá vào phòng hiến máu. Gã xe ôm cũng vội vã bước theo…

Nửa giờ sau gã xe ôm dìu cô gái điếm ra. Trên gương mặt nhợt nhạt của cô hé nở nụ cười.

Minh Diện

Thư gửi bà con bị cháy nhà tại Nha Trang!

Thư gửi bà con bị cháy nhà tại Nha Trang!

Đêm 17-01-2017 quả là thời khắc kinh hoàng của bà con cồn Nhất Trí. Ngọn lửa đã cướp đi mọi tài sản và nơi sinh sống của bà con. Chúng tôi đau buồn khi đọc những dòng  thông tin trên mạng về vụ cháy kinh hoàng quét sạch 70 căn nhà của bà con. Không đau sao được khi ngôi nhà và tài sản của bà con giờ đây không còn nữa. Vùng Cồn của bà con vốn là nơi từ nhiều thế hệ gắn bó sinh sống, nay bỗng chốc hoang tàn sau ngọn lửa. Cuộc sống vùng biển mặn vốn cơ cực nay lại càng khó khăn hơn với bà con.

Khi ngọn lửa bốc cháy, dĩ nhiên hệ thống cứu hỏa chẳng thể tiếp cận kịp thời vì thôn xóm của bà con nằm giữa biển. Hơn nữa từng con đường quá nhỏ nên xe cứu hỏa cũng chẳng thể tiếp cận. Thay vào đó, bà con dùng sức người để chống chọi với ngọn lửa kinh hoàng. Do lửa cháy nhanh quá nên bà con chỉ còn biết bỏ nhà mà chạy. Ai cố lắm chỉ có thể kịp đem theo một số giấy tờ. Lửa đã thắng và hệ quả là bà con giờ đây trong cảnh khó khăn trăm bề.

Chúng tôi chia buồn với bà con trong những ngày sắp tết. Chúng tôi cảm nhận được cảnh bà con phải đối diện với cảnh màn trời chiếu đất. Chúng tôi không biết phải làm sao ngoài những lời cầu nguyện với Thượng Đế. Xin Ngài ban cho mỗi người nơi vùng đất thân thương này sớm khắc phục hậu quả và trở lại cuộc sống bình thường. Dù phía trước còn muôn vàn gian khổ, nhưng chúng tôi mong sao bà con sớm vực dậy để vui sống.

Sáng nay khi đọc báo “lề trái, lề phải” về vụ cháy nhà của bà con, điều đọng lại trong tôi là nguyên nhân của vụ cháy này là gì? Dĩ nhiên chưa ai biết chính xác nguyên nhân; nhưng ai cũng biết cuối năm 2014, UBND tỉnh Khánh Hòa đã thông báo thu hồi đất Cồn Nhất Trí của bà con để giao cho một công ty thực hiện dự án tổ hợp khách sạn 5 sao. Trước giờ thành phố biển Nha Trang luôn là nơi hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong lãnh vực vui chơi giải trí và nhà ở thương mại. Trong những năm qua, việc giải tỏa trắng gặp phải sự phản đối của nhiều người dân trong vùng dự án này.

Khi chờ cơ quan chức năng điều tra vụ việc, ai cũng cảm thông cho những khó khăn mà bà con đang gặp phải. Chỉ mong xã hội có thể cho bà con sự công bằng và dành cho bà con một nơi ở xứng đáng. Nơi ấy mỗi người trên Cồn Nhất Trí được sống bình an hạnh phúc, được phát triển về mọi phương diện. Mong thay!

Sau cùng, qua biến cố này, chúng tôi lần nữa chia buồn với quý bà con và hằng cầu mong cho qúy bà con sớm tìm được giải pháp khắc phục những khó khăn.

18-01-2017

Phạm Đình Ngọc SJ