Phong trào dân chủ bị đe dọa

Phong trào dân chủ bị đe dọa

Kính Hòa, phóng viên RFA
2017-01-30
Người dân biểu tình trước Tòa án nhân dân Hà Nội, nơi diễn ra phiên xử blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh ngày 23 tháng 3 năm 2016. Ảnh minh họa.

Người dân biểu tình trước Tòa án nhân dân Hà Nội, nơi diễn ra phiên xử blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh ngày 23 tháng 3 năm 2016. Ảnh minh họa.

AFP photo

Cuộc trấn áp vẫn tiếp tục

Thêm một người phụ nữ hoạt động dân sự nữa bị bắt. Bà Trần Thị Nga bị công an ập vào nhà bắt giữ vào ngày 21 tháng giêng, chỉ vài ngày trước Tết nguyên đán để lại hai con còn nhỏ.

Bà Nga được biết đến là người đấu tranh chống những sai trái trong việc đưa công nhân ra nước ngoài đi làm thuê, và đấu tranh cho những nông dân bị mất đất.

Blogger Châu Đoàn đặt ra câu hỏi tại sao nhà cầm quyền lại bắt giam một người phụ nữ không một tấc sắt trong tay:

Bắt để đe doạ những người đấu tranh khác? Có thể đấy là tư duy của những người đưa ra quyết định nhưng đấy là một sai lầm. Những người đã tham gia vào đấu tranh, nếu sợ họ đã không làm từ đầu. Việc bắt bớ một người với lý do thiếu thuyết phục sẽ chỉ khiến họ phẫn nộ hơn và có thể sẽ khiến cả những người không quan tâm tới chính trị sẽ ít thiện cảm hơn với chính quyền.

Những người đã có đủ dũng khí để đấu tranh đều hiểu một điều đơn giản là đời chỉ có một lần, thời gian sống thực ra cũng không là bao nhiêu, sống làm sao cho có ý nghĩa nhất và để được thế thì họ cần phải sống đúng là mình. Nỗi sợ, nếu có chỉ là thoáng qua và sẽ bị chôn vùi bởi khát vọng đẹp đẽ. Do vậy mà càng sống, nỗi sợ trong họ càng ít đi, và nếu đã đấu tranh, họ sẽ ngày càng quyết liệt hơn mà thôi.

Bắt để đe doạ những người đấu tranh khác? Có thể đấy là tư duy của những người đưa ra quyết định nhưng đấy là một sai lầm.
– Blogger Châu Đoàn

Hình ảnh gương mặt không sợ hãi của bà Nga được lan truyền khắp các trang blog và mạng xã hội, bên cạnh những nét mặt mà blogger Cánh Cò mô tả là hoàn toàn thiếu tự tin, đầy tự ti của các nhân viên công an, điều mà Cánh Cò cho rằng thể hiện rõ ràng sự nhỏ mọn của nhà cầm quyền:

Sự nhỏ mọn mà chính quyền Việt Nam dung dưỡng cho công an các cấp biểu hiện trên từng khuôn mặt của những cán bộ thi hành lệnh bắt giam chị. Mỗi ánh mắt hay từng cái nhếch mép, hành động đều toát lên vẻ ác độc và đầy tự ti. Chiếc còng số 8 tra vào tay chị trong khi kẻ cầm nó lại không dám nhìn vào mắt người mà chúng cho là phản động. Chị Nga đúng là phản động theo ngữ nghĩa tích cực nhất: Thay đổi tư duy nhỏ mọn của bọn cầm quyền.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh nhìn thấy trong cuộc bố ráp vây bắt bà Nga của lực lượng an ninh, có một điều gì đó mỉa mai khi so với những cuộc tìm kiếm vô vọng, cũng của cơ quan an ninh, đối với các quan chức cao cấp của nhà nước phạm tội tham nhũng,

Cuộc vây bắt rầm rập và quá chuyên nghiệp đến mức người ta nhớ đến các cuộc ra đi khỏi Việt Nam một cách thư thả, của các quan tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh, mà tiếng hô vang truy tìm giống như một trò chơi trốn tìm của trẻ con.

Thật dễ nhận ra, ở đâu cũng vậy, khi một nhà nước kinh sợ công lý và sự thật, tìm cách trấn áp, thì chắc chắn đó là một nhà nước tăm tối và vô luân.

image-400.jpg
Truyền hình Việt nam đưa tin vụ bắt bà Trần Thị Nga hôm 21/1/2017Screen shot

Đề cập tới công lý, Thiên Luân nhắc lại câu chuyện một quyển sách về pháp luật Việt Nam in hình một diễn viên hài mặc quần ngắn cách đây đã lâu, tác giả viết trên trang Dân Luận về sự bế tắc của ngành tư pháp Việt Nam dưới sự lãnh đạo tòan diện của đảng cộng sản Việt Nam:

Tòa án theo nghĩa là biểu tượng của Công lý, là nơi công dân gửi gắm niềm tin rằng bất kỳ vi phạm pháp luật nào cũng bị xử lý nghiêm minh. Nhưng tòa án ở nước ta không làm được như vậy. Các tranh tụng tại tòa không được coi trọng, vai trò luật sư thì mờ nhạt – phiên tòa như “đấu tố”. Nên nói không ngoa rằng, tòa án chỉ là cơ quan hợp thức hóa các khâu trước của cơ quan điều tra và viện kiểm sát.

Chiếc còng số 8 tra vào tay chị trong khi kẻ cầm nó lại không dám nhìn vào mắt người mà chúng cho là phản động.
– Blogger Cánh Cò

Nói thêm rằng, với cơ chế hiện nay, tòa án khó mà độc lập khi xét xử và người thẩm phán khó có thể có đủ bản lĩnh để độc lập. Tòa án như một cơ quan hành chính và người thẩm phán như là một công chức trong hệ thống hành chính và họ điều là Đảng viên mà Đảng viên phải chịu sự chỉ đạo cấp ủy. Cho nên chỉ có ở xứ ta mới những quy tắc “bất thành văn” như báo cáo án, thỉnh thị án, duyệt án… Nhà văn Vũ Thư Hiên nhận xét: “Cái này thì rõ ràng, rằng là những gì tôi biết tới nay thì đảng đều có sự can thiệp vào công việc của tòa án.”

Trở lại với vụ bắt giữ bà Trần Thị Nga, đây là vụ mới nhất trong một loạt vụ bắt bớ các nhà hoạt động xã hội dân sự và bất đồng chính kiến trong một thời gian rất ngắn. Giải thích hiện tượng này, tác giả Trương Nhân Tuấn nhắc lại nhận định của ông cách đây không lâu rằng bây giờ giới đấu tranh dân chủ ở Việt Nam rất đơn độc, vì các quốc gia dân chủ phương Tây vốn chống lưng cho phong trào dân chủ khắp nơi trên thế giới đang phải lo toan những việc khác trong đất nước của họ.

Xã hội công an trị bị tháo ra từng mảnh

Những hành động trấn áp bất đồng chính kiến được blogger Nguyễn Anh Tuấn cho là nằm trong cách hành xử của những kẻ chưa kịp khôn lớn nhưng đã lên cầm quyền. Những người cầm quyền này áp dụng một tiêu chuẩn đạo đức mà Nguyễn Anh Tuấn gọi lại là một thói quen đạo đức nước đôi:

Liên tục dẫn lời tiền bối cách mạng của chính họ: ‘Dân chủ là để cho dân được mở miệng ra’, song họ lại thường xuyên xuyên tạc ý nghĩa câu nói này bằng cách thêm thắt, phân loại lời nói của dân lúc thì ‘mang tính xây dựng’, khi thì ‘có ý phá hoại’, tùy vào ý thích chủ quan của họ. Dán nhãn ‘phá hoại’ xong thì cứ theo đó mà trấn áp người dân, họ như đứa trẻ ngông cuồng hành xử theo cảm tính yêu ghét cá nhân nhưng lại được giao quá nhiều quyền lực nên bỗng dưng trở thành mối đe dọa đối với ổn định xã hội.

Nếu chúng ta trung thực với chính mình thì chúng ta sẽ phải nói thật rằng: hiện nay dân chủ hoá chưa phải là nhu cầu của đa số chúng ta.
– Blogger Nguyễn Thị Từ Huy

Nhưng cũng xin nhắc lại rằng những người cộng sản luôn quan niệm rằng cơ quan công an là một công cụ trấn áp của họ chống lại những lực lượng đối lập trong xã hội, tạo nên một xã hội mà nhiều người trong đó có blogger Đoan Trang gọi là xã hội công an trị.

Đoan Trang viết rằng lực lượng này sử dụng những biện pháp lừa đảo và khủng bố để gieo rắc nỗi sợ trong dân chúng, từ đó trấn áp, cô lập những người đối lập trong xã hội.

Nhưng những biện pháp như vậy được cho là đã tạo nên một xã hội chia rẽ, bị tháo rời ra từng mảnh, theo lời của blogger Viết Từ Sài Gòn:

Lẽ ra, Việt Nam đã tốt đẹp hơn nhiều và dân chủ hơn nhiều nếu như không có sự can thiệp thô bạo bằng những chính sách xóa bỏ dân tộc, xóa bỏ văn hóa và tâm linh nhằm sáp nhập vào cái giáo điều gọi là “quốc tế Cộng sản”. Nhưng không, đất nước đã không được như thế, dân tộc không những không đoàn kết, tình yêu thương bị mất mà qua thời gian, những chính sách gắt máu, công an trị và bóp chết tự do của người dân, để giới cán bộ, quan chức lộng hành đã nhanh chóng đẩy xã hội Việt Nam đến vực thẳm của lòng thù hận, sự mạt sát và máu lạnh.

Tác giả viết thêm rằng sự chia rẽ đó có cả trong nội bộ những người mong muốn có một xã hội Việt Nam dân chủ hơn.

000_D28R1-400.jpg
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng bị côn đồ hành hung hôm 10/7/2016. AFP photo

Sự chia rẽ đó lại càng trầm trọng hơn khi số đông người Việt Nam hiện nay vẫn chưa có một nhu cầu về một xã hội dân chủ. Blogger Nguyễn Thị Từ Huy viết rằng:

Nếu chúng ta trung thực với chính mình thì chúng ta sẽ phải nói thật rằng: hiện nay dân chủ hoá chưa phải là nhu cầu của đa số chúng ta. Đa số vẫn chỉ đang dừng lại ở nhu cầu thoát nghèo và nhu cầu tiêu dùng. Tầng lớp trung lưu chủ yếu vẫn đang bị cuốn vào lô gic của xã hội tiêu thụ, và đặt mục tiêu kiếm tiền, nhưng chưa tự đặt cho mình nỗi băn khoăn về việc kiếm tiền theo cách nào và kiếm tiền để làm gì.

Đoạn văn trên đây được bà viết trong bài cảm ơn Giáo sư người Mỹ Jonathan London khi ông vừa công bố một bức thư giửi cho tất cả những người Việt Nam, và tự nhận mình là một người bạn thân. Bức thư vạch ra những khó khăn của tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam trên nhiều lãnh vực, trong tình hình thế giới biến động nhiều bất an, mà cả một nền dân chủ lớn như nước Mỹ cũng bị đe dọa.

Tuy nhiên ông London vẫn cho rằng dân chủ vẫn là nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người, trong đó có người Việt Nam:

Muốn Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn, hãy chọn con đường chính đại. Hãy dũng cảm và sáng suốt để bảo vệ người lao động Việt Nam.
– Jonathan London

Muốn Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn, hãy chọn con đường chính đại. Hãy dũng cảm và sáng suốt để bảo vệ người lao động Việt Nam. Hãy dứt khoát nói không với những dự án không đảm bảo môi trường. Hãy hiểu và biết quý trọng giá trị câu “dân cần nước sạch”. Làm như thế thì Việt Nam mới có lực để ‘chịu phát triển’ bền vững, và có chất lượng hơn so với những năm gần đây.

Tinh thần sẵn sàng đầu tư cho giáo dục của con cái sẽ vô cùng lãng phí nếu chúng ta (tức là cộng đồng nhà giáo và người dân) không đòi hỏi và xây dựng được một hệ thống giáo dục thực sự phản ánh tinh thần cởi mở, phản biện khoa học. Nếu không thế, chúng ta không có cơ sở gì để kỳ vọng đất nước Việt Nam cất cánh.

Hiện nay người dân Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến số phận của đất nước mình. Và đây chính là lúc để cởi trói cho những giá trị chính trị quan trọng nhất đối với người dân Việt Nam từ thời Pháp đến nay: tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí, tự do tư duy chính trị. Nếu bạn hỏi tại sao tôi lại lạc quan khi những giá trị này chưa được tôn trọng đúng mức? Bởi vì tôi thấy ngày càng nhiều người Việt nhìn nhận rằng những quyền này là cần thiết hơn bao giờ hết.

Trong tình trạng bất an hôm nay, tôi tin rằng người dân Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực học hỏi, tham gia đóng góp và ra sức thúc đẩy một xã hội dân chủ hơn, văn minh, minh bạch, công bằng, và có trật tự. Tôi nghĩ rằng dù ở Việt Nam hay ở Mỹ hay bất cứ ở nơi nào trên trái đất, những nỗ lực phát triển xã hội thể theo nguyện vọng dân chủ và nhân dân vẫn là vấn đề cốt lõi và cần được khuyến khích hơn bao giờ hết.

Nhà báo Trần Phong Vũ nhận xét bức thư của Giáo sư London:

Đấy là sự đồng nhất trong quan điểm của một trí thức luôn tỏ ra quân bình trong mọi phê phán, nhận định về đường lối, chính sách của đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam cũng như khát vọng sâu xa của người dân, các nhà đấu tranh cho dân chủ và các tổ chức Xã hội Dân sự ở Việt Nam lâu nay.

Ông Trần Phong Vũ cho rằng đây là một bức thư thẳng thắn và đầy thiện chí, một cái phao để đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam tìm ra một sinh lộ, tránh điều mà blogger Nguyễn Anh Tuấn lo ngại rằng Bất ổn xã hội như một lẽ tự nhiên nếu không có gì thay đổi.

Hơn 100 người chết do tai nạn giao thông trong dịp Tết

RFA
2017-01-30
Một người bị tai nạn giao thông đang được chăm sóc tại bệnh viện. Ảnh minh họa.

Một người bị tai nạn giao thông đang được chăm sóc tại bệnh viện. Ảnh minh họa.

AFP photo

Tai nạn xe cộ tăng trong dịp nghỉ Tết với 118 người chết trong vòng 5 ngày qua.

Báo cáo từ Cục Cảnh Sát Giao Thông  thuộc Bộ Công An cho thấy 23 người tử vong trong ngày mồng Một Tết . Riêng ngày hôm nay, mùng 3 Tết, 60 vụ tai nạn  xảy ra khiến 38 người chết, 69 người bị thương. Đây là ngày có số vụ tai nạn và có số người chết cao nhất tính từ ngày đầu của Tết Nguyên Đán.

Tin nói nếu so với cùng thời gian này năm ngoái thì số vụ tai nạn không thay đổi. Tính chung toàn quốc đã có tất cả 192 vụ tai nạn, 118 người thiết mạng và trên 190 người bị thương. Chuyện đáng nói là số vụ tai nạn cũng như số người chết hôm sau cao hơn hôm trước, nguyên nhân là vì say rượu, coi thường luật và không đội nón bảo hiểm.

Tết! Vì sao con không có Mẹ?

Tết! Vì sao con không có Mẹ?

Cát Linh, RFA
2017-01-27

Tết này 2 đứa con thơ của chị Trần Thị Nga không có mẹ, vì chị vừa bị công an bắt giam hôm 21/1/2017 vừa qua.

Tết này 2 đứa con thơ của chị Trần Thị Nga không có mẹ, vì chị vừa bị công an bắt giam hôm 21/1/2017 vừa qua.

Photo: RFA
Hằng triệu gia đình Việt Nam đang hân hoan đón Tết Nguyên Đán Đinh Dậu theo truyền thống của dân tộc; tuy nhiên có một số gia đình vắng tiếng cười nhân dịp xuân về chỉ vì có người thân bị giam tù bởi dám công khai lên tiếng đòi dân chủ, nhân quyền cho toàn thể dân chúng đất Việt.

Xuân này con vắng Mẹ!

Con phải xa mẹ là nội dung bài hát ‘Xuân này con không về’ được nhiều người ngâm nga mỗi độ tến đến khi phải xa người thân trong dịp tết cổ truyền của dân tộc.

Nỗi buồn đó là của những người đã trưởng thành, rắn rỏi. Trong khi đó đối với những đứa trẻ thơ ngây thì việc bị dứt ra khỏi vòng tay người mẹ hằng này chăm chút hẳn là nỗi đau khôn xiết.

Vào ngày 21 tháng giêng vừa qua có thêm hai đứa bé phải lìa xa mẹ: đó là hai cháu Phú, Tài con bà Trần thị Nga, thường được biết đến với bút danh Trần Thúy Nga ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Bé Phú năm nay 6 tuổi, bé Tài năm nay chưa đầy 3 tuổi kể lại ngày công an đến bắt mẹ đi.

“Cả một đám công an” “đông lắm à” “đông” “khi họ bắt mẹ Nga có nói gì không?” “có” “mẹ nói gì?” “ăn cướp, ăn cướp” “giết người, giết người”.

Bà Trần Thị Nga bị lực lượng chức năng đến bắt vào hôm 24 âm lịch trước Tết Nguyên đán với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự do chính quyền Hà Nội hiện nay ban ra.

Những bài viết trên facebook cũng như những phát biểu trong các clip đưa lên kênh Youtube của bà Nga phơi bày những bất công hiện nay tại Việt Nam do phía cơ quan chức năng gây nên.

Sau khi vợ bị bắt như vừa nêu, anh Phan Văn Phong, cha của 2 đứa bé con bà Nga cho biết:

“Năm nay gia đình nhà cô Nga, thứ nhất ông bố già yếu ốm, đi chống gậy quanh nhà, rất yếu.  Thứ hai gia đình nhà cô có chị gái ở bên Pháp mấy năm nay mới về, em trai trong Sài Gòn cũng mấy năm mới ra đây ăn Tết, thế thì năm nay là năm xum họp gia đình rất quan trọng.

Thế nhưng cộng sản lại nhằm đúng ngày trước Tết để bắt, tôi nghĩ họ biết, nhưng vẫn bắt thì đó là đòn quá thâm hiểm quá dã man tàn ác và bẩn thỉu mà có lẽ chỉ có cộng sản mới nghĩ ra”.

Chỉ vì lên tiếng cho Tự do, Nhân quyền

Ngoài trường hợp hai cháu bé Phú- Tài, ở Nha Trang có hai đứa con nhỏ của blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tế năm nay cũng không được gần mẹ vì bà này cũng bị bắt vào ngày 10 tháng 10 năm ngoái với cáo buộc tương tự như đối với bà Trần Thị Nga.

Rồi hai đứa con của chị Nguyễn thị Minh Thúy ở Hưng Yên. Chị là người cộng sự cho blogger Anh Basam Nguyễn Hữu Vinh bị kết án 3 năm tù với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ làm hại đến quyền lợi của Nhà nước, tổ chức và công dân…’ theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Chị cùng Anh Basam Nguyễn Hữu Vinh bị bắt vào tháng 5 năm 2014.

Những bà mẹ trẻ phải ở trong trại giam khi con của họ ở ngoài còn quá nhỏ không hiểu vì sao chúng phải xa mẹ!

Trong khi đó tại một vùng quê ở Long An, một bà mẹ cũng phải xa đứa con trai chỉ vì con bà dám kêu gọi người khác cùng lên án những bất công trong xã hội  cũng như lên tiếng phản đối Trung Quốc xâm lấn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.

Đó là trường hợp bà Nguyễn thị Kim Liên nhớ thương đứa con út Đinh Nguyên Kha phải thụ án 4 năm tù giam tại nhà tù Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Bà Liên cho biết: “Cứ mỗi lần con điện thoại về “mẹ ơi năm nay Tết mẹ đừng thăm con, mẹ để đó mẹ phụ giúp các bà con lối xóm nghèo, các chú thương phế binh, nghe con dặn mình cũng xốn sang, biết con mình lúc nào cũng nghĩ tới người khác, đã vậy năm nay nghe thêm cháu Thúy Nga bị bắt, tâm trạng tôi không muốn ăn tết là gì”.

Bà Nguyễn thị Kim Liên chia sẽ không cảm thấy Tết khi con vẫn còn nằm trong nhà tù và nhất là vừa nghe tin một nhà hoạt động là bà Trần Thị Nga mới bị bắt hôm 24 Tết.

Dù buồn nhưng vào dịp Tết, bà gói bánh tét, làm mức bán kiếm tiền giúp cho gia đình các nhà hoạt động khác cũng như những Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa khổ cực trong nước.

Tết năm nay có những bà mẹ gần con nhưng chắc chắn niềm vui Tết khó đến với họ như gia đình bà Trần Thị Hồng tại Gia Lai. Bà là vợ của mục sư Tin Lành Lutheran Nguyễn Công Chính và mẹ 4 đứa con, cháu lớn tuổi chưa đến 15.

Ông Nguyễn Công Chính đang phải thụ án 11 năm tù ở Xuân Lộc, Đồng Nai. Bản thân bà Trần Thị Hồng phải vất và nuôi con, thăm chồng; thế nhưng bà thường xuyên bị chính quyền địa phương sách nhiễu, đánh đập và bốn đứa con nhỏ phải chứng kiến cảnh lực lượng chức năng vây ráp quanh nhà, ngăn trở mẹ đưa chúng đi học hay chợ búa cũng như hành hung mẹ các cháu.

Những trường hợp vừa được nhắc đến nằm trong số phải chịu hy sinh, thua thiệt bởi người thân can đảm chỉ ra những bất công trong xã hội và mạnh mẽ lên tiếng đòi hỏi đổi thay cho tất cả mọi người.

THỜI ĐẠI BỊP

From facebook:  Tran Dat shared Hung Le‘s post.
Image may contain: 2 people, text
Hung Le

THỜI ĐẠI BỊP

——

Lịch sử Việt Nam đã và đang tồn tại một thời đại như vậy, điều mà chúng ta gọi là: Thời Đại Bịp. Mới hay rằng, thế gian này chuyện ngược đời đến mấy cũng có thể xẩy ra, sự thể đã 70 năm nay rồi. Có thể nói, dân ta đã chịu đựng nổi bất công nhiều như sao trên trời, dân tộc ta phải hứng chịu một cơn đại hồng thủy phá hủy văn hóa ngàn năm.

Nhà nước hiện nay nói rằng, họ đang xây dựng sự nghiệp “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Thực tế thì như thế nào?

Họ (nhà nước) lấy của dân 10 đồng, rồi lại chia cho dân 2 đồng. Sau đó hệ thống truyền thông làm rùm beng lên, cho đó là công lao trời biển của đảng. Người dân cho dù nhìn thấy bất công, có phát hiện ra trò bịp thì cũng đành phải im lặng. Đảng sẽ giành một thái độ trìu mến cho những người biết sợ và phục tùng, và đàn áp bất cứ ai dám phản đối. Lâu dần xã hội hình thành một thói quen ứng xử: Nếu người dân chịu để cho đảng bóc lột và lừa dối thì mới được đảng tôn trọng.

Theo họ lý luận, đảng là người đầy tớ trung thành, nhân dân là chủ, nhưng người chủ đó phải chấp nhận các nguyên tắc sau: Đảng nói gì, dân cũng không được cãi lại, đó mới là một công dân tốt. Khi nhà nước ban hành các chủ trương chính sách, dân chỉ việc ngoan ngoãn làm theo, không phản đối và thắc mắc, có như vậy mới không phải là “phản động”. Trung ương bao giờ cũng đúng, chỉ có cấp dưới làm sai và ý thức chấp hành pháp luật của người dân chưa tốt, vì vậy mà đảng không bao giờ phải chịu trách nhiệm. Đảng còn nói rằng, mọi việc người dân không cần phải quan tâm, đã có đảng và nhà nước lo tất cả.

Người dân cúi đầu sợ hãi mà tuân thủ các nguyên tắc do đảng đặt ra, kết quả là dân tình khốn khổ, mất hết nhân quyền, nước mất nhà tan.

Với một sự vô lý to lớn như vậy, đảng biết rằng sẽ có ngày người dân nổi lên để mà đòi tự do đa đảng. Nhằm ngăn chặn quy luật tất yếu đó, đảng tung ra luận điệu “đảng nào cũng giống nhau mà thôi, rồi cũng tham nhũng cả. Thôi thì cứ để cho đảng Cộng Sản lãnh đạo mãi mãi cho khỏe chuyện. Vả lại, đa đảng thì lộn xộn và phức tạp lắm, khủng bố suốt ngày”. Để minh chứng cho nhận định trên, đảng cho chiếu trên truyền hình nhà nước tin tức khủng bố ở các nước dân chủ, để người dân xem đó thấy sợ mà không dám đòi tự do nữa.

Trong thời đại bịp này, báo chí, truyền hình, phát thanh tư nhân không có, tất cả đều là của nhà nước. Vì vậy mà tiếng nói của người dân vô cùng nhỏ bé, có muốn phản đối cũng không thắng nổi truyền thông của chế độ. Với một hệ thống truyền thông độc quyền hùng hậu như vậy, bao giờ đảng cũng đúng, cũng tốt và vĩ đại, chỉ có nhân dân là có tội. Đảng nắm phần cán dao, nhân dân thì nắm phần lưỡi dao, vì vậy không thể nào mà xoay chuyển tình thế được.

Tình cảnh đó khiến người ta luôn phải sống trong dối trá và bưng bít. Một xã hội không biết đến sự thật thì cũng giống như con người ta bịt mắt cho kẻ khác dắt đi. Dân tộc Việt Nam đã bị đảng Cộng Sản bịt mắt và dẫn dắt theo ý muốn của họ. Người dân không được biết gì khác ngoài những điều mà đảng cho phép biết, những điều mà đảng tuyên truyền.

Quay lại 70 năm về trước, đó là câu chuyện của những tầng lớp người thấp nhất vùng lên cướp chính quyền và sau đó lãnh đạo toàn bộ xã hội. Một nhà nước “vô sản” được dựng nên, và những người trí thức, bác học, nhà khoa học, kỹ sư, luật sư, giáo viên….phải phục tùng tuyệt đối những người Công Nhân và Nông Dân. Đó là một mô hình nhà nước hoang tưởng và ngược đời nhất mà nhân loại từng được chứng kiến, nó hoàn toàn đi ngược lại quy luật tự nhiên. Đó là một chế độ độc tài toàn trị, là kẻ thù không đội trời chung của các giá trị tự do, dân chủ. Là nơi mà con người bị đày đọa và trói buộc một cách có hệ thống nhất, nơi mà cái phí lý trở nên có lý. Và rồi những người công nhân và nông dân cũng bị lừa, bị chính chế độ đại diện cho họ phản bội, bị bóc lột và đàn áp hơn xưa.Từ đó mới dẫn đến một thời đại bịp như ngày hôm nay.

Đảng không bao giờ nhận lỗi, mà luôn có những đối tượng chịu trách nhiệm thay, đó là: Các thế lực thù địch, thiên tai, nhận thức yếu kém của người dân, đế quốc Mỹ, bệnh dịch…

Lừa dối nhân dân, biến sai thành đúng, biến trắng thành đen, cho nên nó thật xứng với danh xưng: Thời Đại Bịp.

Không có bất cứ luận điệu nào có thể biện minh cho một chế độ độc tài toàn trị, vì sự tồn tại của nó đã là một tội ác tày trời. Bởi nó tồn tại bằng cách lừa bịp, đàn áp, tham nhũng, và cướp đi các quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Minh Văn.

CPJ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà báo

CPJ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho các nhà báo

RFA
2017-01-27
Truyền hình Việt Nam đưa tin vụ bắt blogger Mẹ Nấm hôm 10/10/2016.

Truyền hình Việt Nam đưa tin vụ bắt blogger Mẹ Nấm hôm 10/10/2016.

ANTV

Tổ chức Bảo Vệ Ký Giả CPJ hôm qua công bố chiến dịch thường niên về tự do báo chí 2017, nêu tên 10 nhà báo trên thế giới đang bị cầm tù, trong đó có blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang bị chính phủ Việt Nam giam giữ vì tội tuyên truyền chống phá nhà nước.

Giám đốc CPJ, bà Courney Radsch, nói rằng những nhà  báo được nêu tên đang bị giam giữ theo các  điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia hoặc luật chống khủng bố trong lúc họ thực sự  chỉ là những phóng viên chứ không phải những kẻ khủng bố.

Bà nói CPJ khẩn cấp kêu gọi chính phủ các nước phải trả tự do cho các nhà báo đang bị giam giữ, đồng thời cải tổ luật dẫn đến việc lạm dụng quyền hành để tùy tiện bắt giữ những người làm báo không đồng quan điểm với nhà nước.

Trong danh sách 10 ký giả đang ngồi tù mà CPJ nêu ra có tên blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, bị bắt hồi tháng Mười 2016, bị khởi tố tội tuyên truyền chống phá nhà nước, vi phạm Điều 88 Bộ Luật Hình Sự.

Trả lời đài Á Châu Tự Do, ông Steven Butler, điều hợp viên chương trình của Tổ Chức Bảo Vệ Ký Giả, cho biết:

Mục đích chính của CPJ là nhắc đến những nhà báo trên thế giới đang bị cầm tù vì không muốn tên tuổi những người này bị chìm vào quên lãng, cũng đồng thời muốn tăng cường áp lực để nhà cầm quyền trả tự do cho họ.

Về blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ông Steven Butler nói :

Cô nổi tiếng nhanh chóng trong vai trò một blogger từ nhiều năm qua, từ khi bắt đầu viết năm 2008. Đại diện CPJ tại Đông Nam Á, ông Shawn Crispin, từng đến Việt Nam với cô hai năm về trước, từng nghe cô tường thuật và cung cấp tài liệu về phương cách cô sử dụng để làm sao khỏi bị bắt bớ vì những hoạt động có tính cách xã hội của cô cũng như khi cô tìm cách đi và đưa những tin tức đáng chú ý lên mạng cho mọi người cùng biết.

Được biết cùng ngày thứ Năm vào khi CPJ phát động chiến dịch Tự Do Báo Chí 2017 ở DC, đại diện CPJ đặc  trách Đông  Nam Á tại Bangkok, ông Shawn Crispin, cũng kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho hai nhà hoạt động trong nước là anh Nguyễn Văn Hóa và chi Trần Thị Nga. Anh Trần Văn Hóa bị bắt ngày 11 tháng Giêng 2017, bà Trần Thị Nga bị bắt khẩn cấp ngày 24 tháng Giêng. Cả hai bị cáo buộc tội lợi dụng quyền tự do dân chủ làm hại quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân, vi phạm Điều  258 Bộ Luật Hình Sự .

HRW yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay cho bà Trần Thị Nga

HRW yêu cầu Việt Nam trả tự do ngay cho bà Trần Thị Nga

RFA
2017-01-27
Truyền hình Việt nam đưa tin vụ bắt bà Trần Thị Nga hôm 21/1/2017

Truyền hình Việt nam đưa tin vụ bắt bà Trần Thị Nga hôm 21/1/2017

Screen shot
Việt Nam phải trả tự do ngay tức khắc cho nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga, xóa bỏ mọi cáo buộc về động cơ chính trị liên quan đến việc làm của bà.

Đó là lời kêu gọi mới nhất được Human Rights Watch, Giám Sát Nhân Quyền đưa ra hôm nay qua một văn bản có nội dung nhấn mạnh đến đợt bắt giữ mới các nhà hoạt động và các blogger ở Việt Nam trong thời gian qua.

Ngoài bà Trần Thị Nga, bị bắt ngày 21 tháng 1 năm 2017 và bị cáo buộc tội tuyên truyền chống chính phủ bằng cách truy cập mạng Internet đưa một số video, clip, bài viết có nội dung chống phá nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Giám Sát Nhân Quyền còn nêu tên những nhà hoạt động khác cũng bị bắt giữ trong tháng 1 năm 2017 này như cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Oai, bị bắt ngày 19, nhà hoạt nhân quyền Nguyễn Văn Hóa, bị bắt ngày 11, ông  Nguyễn Danh Dũng, bị bắt hồi tháng Mười Hai 2016 vì liên quan đến Thiên An TV là một kênh trên YouTube có nội dung phê phán chính phủ.

Human Rights Watch cũng nhắc đến tên blogger Hồ Hải, tức bác sĩ Hồ Hải, hai nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ, bị bắt hồi tháng Mười Một 2016, và blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt hồi tháng Mười 2016.

Ông Brad Adams, giám đốc phân ban Á Châu của Human Rights Wath, chỉ trích chuyện Việt Nam coi việc truy cập Internet và đăng tải quan điểm có ý phê phán là một tội hình sự là một điều khôi hài. Ông nói các nhà tài trợ và đối  tác thương mại quốc tế cần nói thẳng và rõ ràng rằng họ sẽ xem lại quan hệ đối với Việt Nam nếu chính phủ nước này tiếp tục bỏ tù những tiếng nói ôn hòa.

Ba Nhân cách LỚN của Cụ Trần Văn Hương

Ba Nhân cách LỚN của Cụ Trần Văn Hương

1 – Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Đại sứ Hoa Kỳ, ông Martin đến tư dinh đường Công Lý với một tham vụ sứ quán nói tiếng Pháp. Đại khái Đại sứ Martin nói:

– Thưa Tổng Thống, tình trạng hiện nay rất nguy hiểm. Nhân danh chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi đến mời Tổng Thống rời khỏi nước, đi đến bất cứ xứ nào, ngày giờ nào với phương tiện nào mà Tổng Thống muốn. Chính phủ chúng tôi cam kết bảo đảm cho Ngài một đời sống xứng đáng với cương vị Tổng Thống cho đến ngày TT “trăm tuổi già”.

Tổng Thống Trần Văn Hương mỉm cười trả lời:

Cu Tran V Huong

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Thưa Ngài Đại sứ, tôi biết tình trạng hiện nay rất là nguy hiểm. Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó. Nay ông đại sứ đến mời tôi ly hương, tôi rất cám ơn Ông Đại sứ. Nhưng tôi đã suy nghĩ và quyết định dứt khoát ở lại nước tôi. Tôi cũng dư biết cộng Sản vào được Sài Gòn, bao nhiêu đau khổ nhục nhã sẽ trút xuống đầu dân chúng miền Nam. Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu của họ, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ với họ một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nổi thống khổ của người dân mất nước. Cám ơn ông Đại sứ đã đến viếng tôi.

Khi nghe câu “Les États-Unis ont aussi leur part de responsabilités (Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó), đại sứ Martin giật mình nhìn trân trân Cụ Trần Văn Hương. Năm 1980, Cụ Hương thuật lại: Dứt câu chuyện, “on se sépare sans même se serrer la main” (GS Nguyễn Ngọc An. Cụ Trần Văn Hương, đăng trên Thời Luận không rõ ngày).

2 – Vào năm 1978, khi việt cộng trả lại “quyền công dân” cho ông Dương Văn Minh, các anh em đang bị tù “học tập cải tạo” đều bị đi xem hình ảnh và phim chiếu lại cảnh cựu “Tổng Thống” Dương Văn Minh đang “hồ hỡi phấn khởi” đi bầu quốc hội “đảng cử dân bầu” của cộng sản.

Cụ Trần Văn Hương cũng được cộng sản trả lại “quyền công dân” nhưng Cụ đã từ chối. Cựu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Trần Văn Hương đã gửi bức thư sau đây đến các cấp lãnh đạo chính quyền cộng sản:

“…hiện nay vẫn còn có mấy trăm ngàn nhân viên chế độ cũ, cả văn lẫn võ, từ Phó Thủ Tướng, Tổng Bộ Trưởng, các Tướng Lãnh, Quân Nhân Công Chức các cấp các Chính Trị Gia, các vị Lãnh Đạo Tôn Giáo, Đảng Phái đang bị tập trung cải tạo, rĩ tai thì ngắn hạn mà cho đến nay vẫn chưa thấy được được về. Tôi là người đứng đầu hàng lãnh đạo Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, xin lãnh hết trách nhiệm một mình. Tôi xin chính phủ mới thả họ về hết vì họ là những người chỉ biết thừa hành mệnh lệnh cấp trên, họ không có tội gì cả. Tôi xin chính phủ mới tha họ về sum họp với vợ con, còn lo làm ăn xây dựng đất nước. Chừng nào những người tập trung cải tạo được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi.”

3 – Sau cùng, trong hoàn cảnh cơ cực của thời đất nước bị đô hộ bởi miền bắc xã hội chủ nghĩa, các Ðại sứ của các nước Pháp, Úc cho người đến thăm Cụ và cho biết họ có thể can thiệp với cộng sản cho Cụ ra khỏi nước với lý do đi trị bệnh, nhưng cụ tiếp tục từ chối, cương quyết ở lại chia sẻ cùng dân quân Miền Nam sự tủi nhục và nghèo đói dưới gông cùm cộng sản

Xin nghiêng mình trước tiết tháo của một nhân sĩ miền Nam Việt Nam!

Khi Cụ qua đời, đám tang được tổ chức tại nhà do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cấp trong hẻm 210 đường Phan Thanh Giản, bên cạnh trường Marie Curie. Có một sự kiện thú vị cũng cần nên kể ra nơi đây là anh con trai trưởng của Cụ là Trần Văn Dõi đi ra phường để xin phép mua một cái hòm quốc doanh, nhưng bị người tài xế trung thành của Cụ chận ngang, và anh này chạy vào Chợ Lớn mua một cổ quan tài gỗ với giá 10.000 Ðồng (tiền việt cộng bấy giờ). Anh Tàu nghe nói là mua cho Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa nên bớt xuống còn 5.000 đồng mà thôi.

Một trong những ước nguyện của Cụ là khi chết được chôn ở Nghĩa trang Quân Ðội với lễ nghi quân cách của một binh nhì; nhưng việc nầy cũng không thành. Tuy nhiên một an ủi cho Cụ là được hỏa táng tại Lò thiêu Thủ Ðức, xéo bên cạnh bức tượng Tiếc Thương, trước sự hiện diện đông đủ của học trò cùng hầu hết thân hào nhân sĩ miền Nam không quản ngại mạng lưới công an chằng chịt chung quanh lò thiêu.

Hôm nay, nhân ngày giỗ Cụ Trần Văn Hương, cúi xin đốt nén hương lòng tưởng niệm một người con Việt chân chính miền Nam với niềm tin chắc chắn rằng Tuổi trẻ Việt Nam sẽ tiếp nối bước đường Cụ đi và chắc chắn sẽ thành công trong công cuộc dành lại quê hương từ tay bạo quyền Cộng sản.

Thành kính xin Cụ phò hộ cho Tuổi Trẻ Việt Nam trong công cuộc giành lại Quê Hương.
Tết Đinh Dậu – 2017

Người con Việt miền Nam

Hoa Tết ế ẩm, nông dân lỗ nặng

Hoa Tết ế ẩm, nông dân lỗ nặng

RFA
2017-01-26
Một nông dân chở hoa đào bán Tết ở Hà Nội hôm 23/1/2017.

Một nông dân chở hoa đào bán Tết ở Hà Nội hôm 23/1/2017.

AFP photo
Những ngày trước tết Đinh Dậu, những người bán hoa tết gặp phải tình cảnh hoa ế ẩm, lỗ nặng.

Tại nhiều địa phương, người bán hoa tết gặp phải tình cảnh người mua thưa thớt khiến một số tiểu thương phải bán tống bán tháo các loại hoa cây cảnh trước tết để thu hồi vốn.

Tại Đà Nẵng, mưa liên tục được cho là nguyên nhân khiến cây cảnh tết ế ẩm. Vào sáng 28 tết, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Huỳnh Đức Thơ đã phải đi khảo sát chợ hoa Đà nẵng để tìm cách hỗ trợ người bán. Lãnh đạo địa phương cho biết sẽ tìm cách hỗ trợ tiền thuê mặt bằng cho các hộ bán hoa, cây cảnh ở chợ.

Trong khi đó, vào ngày 28 tết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng cũng gửi thư kêu gọi người dân, công nhân viên chức trong tỉnh mua giúp dân. Ông Căng viết trong thư rằng người trồng hoa đã thiệt hại nặng nề, tỉnh đã dùng nhiều phương pháp hỗ trợ nhưng cuộc sống của người trồng hoa vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tỉnh Phú Yên hôm nay cũng đã quyết định giảm 50% tiền thuê vị trí bán hoa tết vì trời mưa kéo dài. Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Tuy Hoa cho biết đến ngày 29 tết, cơ quan chức năng thành phố Tuy Hòa đã chi trả lại số tiền giảm giá cho người bán hoa tết là 220 triệu đồng.

RSF tố cáo việc bắt giữ ba blogger và nhà đấu tranh nhân quyền Việt Nam

RSF tố cáo việc bắt giữ ba blogger và nhà đấu tranh nhân quyền Việt Nam

Thụy My

h1Từ trái qua: Nguyễn Văn Oai, Trần Thị Nga và Nguyễn Văn Hóa, ba nạn nhân mới nhất trong các vụ bắt giữ gần đây. Ảnh: internet

Phóng viên Không biên giới (RSF) phẫn nộ trước làn sóng bắt bớ « dự phòng » của chính quyền Việt Nam đối với ba blogger và nhà báo công dân, xảy ra vài ngày trước Tết cổ truyền. RSF đòi hỏi trả tự do ngay lập tức cho ba blogger và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với họ.

Blogger Trần Thị Nga (còn được biết với tên Thúy Nga) đã bị bắt hôm 21/01/2017 tại nhà ở tỉnh Hà Nam (miền bắc). Bị cáo buộc đã công bố các nội dung chống Nhà nước trên internet, Trần Thị Nga bị khởi tố theo điều 88 Luật hình sự Việt Nam, có khung hình phạt từ 3 đến 20 năm tù cho các hành động « tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ». Là mẹ của hai đứa con, bà Trần Thị Nga được biết tiếng vì bảo vệ những người lao động nhập cư, và nạn nhân các vụ cưỡng chế đất của chính quyền.

Nhà báo công dân Nguyễn Văn Oai bị bắt hai ngày trước đó tại tỉnh Nghệ An (miền trung) vì bị cho là chống người thi hành công vụ, và rời khỏi địa phương không xin phép khi đang còn trong thời gian thử thách. Nguyễn Văn Oai bị bắt năm 2011 và bị kết án bốn năm tù giam kèm theo ba năm quản chế, theo điều 79 Luật hình sự – một điều luật cùng với điều 88 thường được chính quyền sử dụng để làm im tiếng các blogger và nhà đấu tranh trên mạng. Ông Oai được trả tự do tháng 8/2015 sau khi đã thụ án.

Ông Nguyễn Văn Hóa, bị bắt hôm 11/1 và bị biệt giam hơn một tuần lễ. Gia đình ông chỉ được thông báo về vụ bắt giữ hôm 23/1. Nhà báo công dân này bị cáo buộc theo điều 258 Luật hình sự, quy định các bản án tù vì « lợi dụng tự do dân chủ xâm hại lợi ích Nhà nước ». Nguyễn Văn Hóa gần đây đã đưa tin về các vụ biểu tình của người dân chống lại nhà máy thép Formosa Ha Tinh Steel Corporation của Đài Loan, là thủ phạm gây ra nạn ô nhiễm công nghiệp làm chết hàng ngàn tấn cá hồi tháng 4/2016.

Ông Benjamin Ismaïl, phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của Phóng viên Không biên giới tuyên bố : « Làn sóng bắt bớ trước dịp Tết Việt Nam chứng tỏ sức ép của chính quyền, mỗi khi xã hội dân sự có dịp bày tỏ một cách tự do về việc vi phạm các quyền của mình và nhân quyền nói chung. Các blogger và nhà báo công dân trên chỉ làm công việc đưa tin về các cuộc biểu tình của người dân, và phát biểu ý kiến về tình trạng vi phạm quyền của đồng bào mình. Tóm lại, các hoạt động của họ nhấn mạnh đến lợi ích công cộng, và thật đáng buồn khi nhận thấy ở Việt Nam, lợi ích chung và nhân quyền lại bị coi là tuyên truyền chống Nhà nước. Chúng tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế gây sức ép để họ được trả tự do trong thời hạn sớm nhất ».

Các vụ bắt bớ dự phòng trước khi diễn ra các sự kiện tầm cỡ quốc gia, thường là dưới dạng ép buộc phải mất tích, và quấy nhiễu, đe dọa, tấn công các blogger cũng như người thân của họ, là cách thức mà đảng Cộng sản Việt Nam không ngần ngại sử dụng để dập tắt những tiếng nói độc lập, phê phán. Tháng 10/2016, RSF đã tố cáo chiến lược cô lập các nhà báo công dân và blogger của chính quyền, dẫn đến việc những ai dám tiếp xúc với người ngoại quốc đều có thể bị trả thù.

Việt Nam đứng thứ 175/180 nước trong bảng xếp hạng tự do báo chí thế giới năm 2016.

Vụ Formosa: Kỷ luật bốn quan chức không lộ tên

Vụ Formosa: Kỷ luật bốn quan chức không lộ tên

Lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh đã nhận lỗi về vụ cá chết, và cam kết bồi thường cho Việt Nam 500 triệu đô la
Bản quyền hình ảnhAFP
Lãnh đạo Formosa Hà Tĩnh nhận lỗi về vụ cá chết, và cam kết bồi thường cho Việt Nam 500 triệu đô la

Có bốn quan chức bị phạt liên quan tới thảm họa cá chết ở miền Trung, Việt Nam tuyên bố.

Đây là quyết định phạt đầu tiên được áp dụng với các quan chức chính phủ trong suốt chín tháng qua, sau sự cố môi trường xảy hồi tháng Tư 2016.

Một phó tổng cục trưởng của Bộ Tài nguyên Môi trường bị cách chức ủy viên Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Môi trường nhiệm kỳ 2015-2020.

Quan chức này còn bị hạ chức và chuyển sang làm việc ở đơn vị khác.

Ngoài ra, có hai trưởng phòng và một phó phòng của Tổng cục bị khiển trách, cảnh cáo, đồng thời bị điều chuyển công tác.

Tên của bốn người này không được tiết lộ.

Trước đó, hồi tháng Mười Một, một cựu lãnh đạo Hà Tĩnh bị Đảng Cộng sản ‘kiểm tra sai phạm’.

Ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, khi đó bị cho là có những sai phạm liên quan tới việc chấp thuận thời hạn đầu tư của Formosa tại địa phương ‘không đúng thẩm quyền’.

Ông Võ Kim Cự bị ‘kiểm tra sai phạm’ vụ Formosa

Sau nhiều tháng cá chết một cách bí ẩn, gây giận dữ cho công chúng, chính phủ và một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, Formosa Hà Tĩnh, hồi tháng Năm 2016 đã đạt thỏa thuận bồi thường 500 triệu đô la (tương đương khoảng 11 nghìn tỷ đồng).

Bắt đầu từ hồi tháng Mười, giới chức đã tiến hành bồi thường lần một cho các nạn nhân sự cố cá chết tại bốn tỉnh miền Trung.

Trang tin VietnamNet nói số được chi trong đợt này là 3 nghìn tỷ đồng.

Mới đây, trong những ngày giáp Tết, chính phủ chỉ đạo tạm cấp kinh phí bồi thường đợt hai, với tổng số tiền khoảng gần 1.700 tỷ đồng.

Sự cố cá chết hàng loạt đã làm dấy lên các cuộc biểu tình phản đối trong dân chúng tại nhiều nơi.

Hồi trung tuần tháng Mười Hai, một số ngư dân tại huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã biểu tình bằng cách chặn đường tại Quốc lộ 1.

Những người phản đối Formosa nói rằng tính đến thời điểm đó họ vẫn chưa nhận được tiền đền bù.

VÔ THẦN HAY ĐA THẦN

From facebook:  Nguyễn Đức Minh

VÔ THẦN HAY ĐA THẦN

Nói không biết có đúng không chứ tôi thấy 90% người Việt trong nước là rất mê tín dị đoan. Điều này thật lạ vì 80 năm ở với cộng sản và hàng ngày bị nhồi sọ chủ nghĩa vô thần mà bệnh mê tín có mòi nặng hơn.

Nặng nhất là đám quan chức các cấp và đảng viên. Họ tin tướng số, họ tin thánh thần, họ tin cầu may giải hạn, cầu sang giàu thăng quan tiến chức.

Điều này cho thấy người dân có tâm lý bất an, mất lòng tin vào bản thân, mất lòng tin vào xã hội, đảng và chính quyền. Dĩ nhiên chỉ còn biết tin vào thánh thần. Do đó xa hội Việt Nam thật mĩa mai, đích thị là xã hội đa thần chứ không vô thần.

Ngược lại xã hội phương Tây càng lúc lại càng có khuynh hướng vô thần. Số người có tín ngưỡng tôn giáo càng lúc càng giảm. Thanh niên càng ít người đi tu.

Thế là bởi vì cuộc sống xã hội quá an ninh, quá bảo đảm, quá công bằng…cho nên người dân tin vào bản thân, tin vào xã hội, tin vào chính quyền và tin các công ty bảo hiểm hơn là tin vào may rủi và thánh thần.

Nhưng nói như thế không có nghĩa là người phương Tây hết tin Chúa. Chỉ có điều là người ta tin vào việc thực hành lời Chúa hơn là tin vào những phép lạ. Nếu người phương Tây không tin và thực hành lời Chúa dạy thì đất nước của họ đâu có như ngày hôm nay?

Fb Minh Đức Lê

Những con gà chỉ biết ăn nhậu và tự sướng!

From facebook:  Hoang Le Thanh added 2 new photos.
Đinh Dậu – 2017

Những con gà chỉ biết ăn nhậu và tự sướng!

Chính quyền sợ ai nhất ???

Chính quyền sợ nhất là người dân không sợ hãi.

Sự sợ hãi là nhà tù vô hình giam giữ bọn người sợ hãi.

Khi người dân không còn sợ hãi, họ sẽ sống xứng đáng với quyền làm người, cái quyền mà khi mới sinh ra, họ đương nhiên được hưởng.

Khi người dân không còn sợ hãi, thì nhà cầm quyền phải sợ hãi người dân.

*****

Nhà cầm quyền thích hạng công dân nào nhất ???

Đó là hạng ngưòi chỉ biết ăn no, nhậu say, ngủ kỹ, tự sướng, tự xưng anh hùng và cuối cùng … bệnh và chết như loài súc vật.

Cái loại người không cần biết giá xăng, giá điện, giá bệnh viện, … tăng ngút trời cao !!!

Hạng người này, chúng chết như những con chó chết.

*****

Chúng là bầy cừu Việt Nam.

Xã hội chỉ tạo ra các con gà trống chỉ biết ăn nhậu & tự sướng.

Đất nước còn độc tài toàn trị dài dài bởi cái sự tự sướng của chúng!

Hỡi bầy cừu! Biết bao giờ các bạn mới thoát kiếp loài súc vật!

Image may contain: one or more people and people sitting
Image may contain: outdoor