Giáo phận Vinh phản đối đàn áp giáo dân kiện Formosa

Giáo phận Vinh phản đối đàn áp giáo dân kiện Formosa

RFA
2017-02-17
Giáo dân Song Ngọc, Nghệ An đi kiện Formosa bị đàn áp, đánh đập hôm 14/2/2017.

Giáo dân Song Ngọc, Nghệ An đi kiện Formosa bị đàn áp, đánh đập hôm 14/2/2017.

Photo courtesy of wordpress.com
Ban Công Lý và Hòa bình Giáo phận Vinh hôm 15 tháng 2 vừa qua ra thông cáo lên án hành động đàn áp người dân biểu tình ôn hòa đi khởi kiện công ty Formosa hôm 14 tháng 2 vừa qua.

Thông cáo của giáo phận Vinh viết rằng chính quyền tỉnh Nghệ An đã vi phạm nghiêm trọng các quyền dân sự của con người đã được Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 và Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị 1966 ghi nhận và Việt Nam đã ký kết tham gia, vi phạm quyền khởi kiện của công dân là quyền đã được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận.

Lãnh đạo tôn giáo thuộc giáo phận Vinh trong thông cáo của mình cũng phản đối hành vi sử dụng vũ lực thô bạo đối với những người tuần hành khởi kiện Formosa, lên án việc tấn công gây thương tích cho linh mục Nguyễn Đình Thục, người dẫn đầu đoàn người.

Ngoài ra bản thông cáo cũng lên án nhà cầm quyền Nghệ An sử dụng các phương tiện truyền thông để bóp méo sự thật.

Khoảng gần 1.000 người công giáo thuộc giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh hôm 14 tháng 2 vừa qua khởi hành đến tòa án nhân dân huyện Kỳ Anh để nộp đơn kiện công ty Hưng nghiệp Formosa vì đã xả thải hóa chất gây thẩm họa môi trường biển ở 4 tỉnh miền trung vào tháng 4 năm ngoái. Chính quyền địa phương đã huy động công an và lực lượng an ninh để đàn áp, đánh đập và bắt giữ người tuần hành.

Đây không phải là lần đầu tiên giáo dân Song Ngọc tuần hành phản đối Formosa. Hồi tháng 5 năm ngoái, linh mục Nguyễn Đình Thuc và hàng ngàn giáo dân tại đây cũng đã tuần hành yêu cầu nhà nước phải công bố nguyên nhân ô nhiễm môi trường gây cá chết ở các tỉnh miền trung.

Tin nhanh Việt Nam

From facebook:  Lm. Lê Ngọc ThanhFollow

Tin nhanh Việt Nam cho biết sau 30 ngày chiến tranh, từ 17.02.1979 đến 18.03.1979 như sau:

Ngày 18/3, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân. Trước khi rút, chúng còn tàn phá một số làng mạc, phá hoại công trình di tích, bệnh viện, trường học, giết hại nhiều người dân vô tội.

Trận chiến kéo dài 30 ngày đã hủy diệt 4/6 thị xã dọc biên giới Việt Nam, hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. 400.000 gia súc bị giết, hoa màu bị tàn phá, một nửa trong số 3,5 triệu dân 6 tỉnh biên giới mất nhà cửa, tài sản.

Phía Trung Quốc bị diệt 62.500 tên, 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy…

Giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã nhận lấy bài học quân sự đắt giá.

“NHỮNG NGƯỜI SẴN SÀNG CHỊU CHẾT”

“NHỮNG NGƯỜI SẴN SÀNG CHỊU CHẾT”

Liên tiếp trong mấy ngày liền, tại Phòng Công Lý và Hòa Bình DCCT, tôi được gặp chị Bùi Thị Minh Hằng vừa được thả tù về, rồi cha Đặng Hữu Nam cùng với một đoàn Giáo Dân ngược chuyến xe vào Nam. Và hôm qua hôm kia xem các clip video “chuyến đi vạn hành” của cha Nguyễn Đình Thục và bà con Song Ngọc từ Nghệ An vào Hà Tĩnh để kiện Formosa. Tất cả những anh chị em ấy đều có chung một tinh thần: không sợ tù tội, không sợ bị tấn công, không sợ bị vu khống xỉ nhục, không sợ cả cái chết !

Công bằng mà nói, họ chỉ là những Linh Mục thấp mập hoặc gầy gò, những bà mẹ, những chị em, những bạn trẻ giản dị bình thường ta có thể gặp ngoài đường,trong khu xóm, ngay bên cạnh nhà của ta. Không có một miếng võ nào để hộ thân, không có một mẩu vũ khí nào để tự vệ. Trên tay một xâu chuỗi Mai Khôi, trên miệng một lời Thánh Ca da diết “Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam…” Vậy mà sao họ lại có thể thẳng thắn nói lời cám ơn cán bộ nhà tù đã rèn luyện họ thêm “chân được cứng, đá phải mềm” ? Vậy mà sao họ lại có thể sẵn sàng để cho hàng trăm kẻ hung hăng và trang bị dữ dằn lừa gọn vào bẫy, vây lại như một đàn cừu non, hè nhau xông đến tấn công, họ chỉ í ới gọi bảo nhau “ngồi xuống, ngồi xuống” rồi bật lên tiếng cầu nguyện đau đến chảy máu bên ngoài, xé lòng bên trong ?

Có bài báo nào đó đã viết về họ như là một “hành trình đòi quyền sống trong nỗi chết”. Nghe kinh khủng quá, nhưng đó là sự thật ! Họ làm cho chúng ta rưng rưng kính phục và tự hào, rồi như được khơi lên sâu trong lòng một sự can đảm cần thiết để hiệp thông, để sát cánh với họ chứ không thể tiếp tục tụ thủ bàng quantrong một nỗi e sợ ngấm ngầm âm ỉ được khéo léo che giấu cho đỡ xấu hổ !

Hôm nay, xem lại các video cảnh bà con Song Ngọc quây quần trong sân Nhà Xứ Đông Tháp, tôi thấy nghèn nghẹn trong cổ họng và ứa nước mắt, từ cha xứ đến bà con Giáo Dân đều bảo nhau cúi đầu vâng lời Bề Trên để trở về nhà. Vâng, họ đã đành phải trở về nhà cho dẫu họ tỏ ra không hãi sợ chút nào những gì vừa trải qua, họ bảo nhau sẽ có cách đấu tranh khác với chính quyền, với Formosa, vẫn hoàn toàn bất bạo động, vẫn sẵn sàng chịu bách hại kinh khiếp hơn nữa, chỉ để cho cả nước, cho cả thế giới thấy họ có chính nghĩa, và họ quyết sống chết vì Công Lý và Sự Thật…

Tin mới nhất nhận được từ Tin Mừng cho Người Nghèo, cha già Lê Đăng Niêm của Giáo Xứ Thủ Thiêm báo tin ngày mai nhà nước cho xe đến ủi sập ngôi trường học của Giáo Xứ, cha mời gọi lúc 7g sáng ngày 17 tháng 2, mọi người hãy kéo đến hiệp thông với cha, với các Nữ Tu Mến Thánh Giá và bà con Giáo Dân. Cha già bảo “sẽ mặc áo chùng thâm, ngồi xe lăn ngay tại vị trí mà nhà cầm quyền muốn bình địa”…

Đến đây thì tôi nhớ lại biến cố năm 1975, ngược dòng thời gian đến 42 năm. Mùa Chay năm ấy, một Linh Mục Dòng Đa Minh giảng thuyết nhiều ngày liền thật hùng hồn thu hút tại Nhà Thờ Đức Bà Paris. Rất nhanh, các bài giảng được in ra xuất bản với tựa đề “Contre toute espérance”. Có ai đó cầm được một bản từ Pháp về tới Sàigòn trong những ngày đạn bom không còn ở vùng hỏa tuyến xa xôi, nhưng đã tràn về đến ngoại ô, đến cửa ngõ thủ đô miền Nam.

Cha Jean Marie Trần Văn Phán, Dòng Phanxicô ở Đakao, đã dịch rất nhanh tập sách với tựa đề “Tuyệt vọng mà vẫn một niềm cậy trông”. Câu này lấy từ Thư Rôma chương 4 câu 8, bản dịch tiếng Anh là: “Who in hope believed against hope”, bản dịch tiếng Pháp là:“Espérant contre toute espérance, il crut”, bản dịch tiếng Việt của Nhóm CGKPV là: “Mặc dầu ông Abraham không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin”. Xem ra cách dịch thoát ý của cha Phán tuy không theo sát các bản dịch Tân Ước nhưng lại lột tả được tinh thần toàn bộ bài giảng của tác giả Bernard Bro.

Tập sách được quay “roneo chui”, phổ biến ngay trong giới Linh Mục Tu Sĩ Sàigòn dạo ấy. Dù vậy, hình như cha Phán chưa hài lòng, ngay sau ngày mất Sàigòn, khi mọi người còn đang ngơ ngác, thậm chí có phần hoảng loạn vì diễn tiến lịch sử quá nhanh, quá bi đát và tàn bạo, cha sang nhà chúng tôi chỉ cách Nhà Thờ khoảng 300m, gặp ba tôi, ông Lê Văn Lộc, để bàn về một bản dịch mới, chu đáo cẩn trọng hơn. Chỉ trong khoảng mấy tháng, ba tôi đã dịch xong, nhanh nhưng rất kỹ lưỡng. Và thật bất ngờ cho tôi là thằng bé út 17 tuổi, học giỏi môn Văn, được ba tôi giao một trách nhiệm hết sức nặng nề mà vinh dự là giúp ông biên tập câu văn lại cho nó ra văn phong tiếng Việt, xuôi chảy mà không phản nghĩa nguyên tác. Ba tôi chọn dịch tựa đề ngắn hơn, mạnh hơn, lúc đầu là “Niềm cậy trông bất chấp tuyệt vọng”, rồi sau ông lại đổi ngắn hơn nữa, mạnh hơn nữa “Niềm cậy trông bất khuất”.

Và tôi đã may mắn được tiếp cận với một bộ bài giảng tuyệt vời, không chỉ về ý nghĩa Thần Học sâu xa độc đáo mà còn về cả những minh họa sống động của cuộc đời cho những giá trị Tin Mừng Chúa Giêsu đem đến cho nhân loại khốn khổ bi thương ở mọi thời và ở mọi nơi, ám hợp ngay cả với hoàn cảnh đất nước quê hương Việt Nam chúng ta vừa lọt vào tay những người CS vô thần.

Bản dịch được chính ba tôi đánh máy lưu giữ trong nhà như một di sản trong khoảng năm 1978. Sau khi ba tôi mất năm 1988, tôi đi TNXP để đủ điều kiện vào Đại Chủng Viện Giuse, nhưng rồi cũng không xong, tôi xin chuyển sang DCCT. Tôi đã mang theo 6 tập sách đánh máy chữ này vào Nhà Tập năm 1991 để dùng như sách thiêng liêng. Đến 1998, làm Phó Tế về phục vụ ở vùng quê Vĩnh Long và Đồng Tháp, tôi bắt đầu mỗi ngày một chút, lọ mọ gõ mổ cò bằng bàn phím computer rồi đem đi photo, đóng bìa như một cuốn sách ấn hành đẹp.

Hôm nay, tôi xin trích một đoạn ngắn trong tập sách dịch tuyệt vời ấy để tỏ lòng biết ơn và để tôn vinh những con người Việt Nam nhỏ bé, gầy gò, hiền hòa, bình dị, đàn ông và đàn bà, còn trẻ hay đã già, còn nhanh nhẹn đi lại hay đã phải ngồi xe lăn, ở khắp mọi miền đất nước quê hương trong nhiều năm qua, và đặc biệt trong những ngày tháng đầu xuân này, đã hầu như “tuyệt vọng mà vẫn một niềm cậy trông”, phải nói họ đã có được một “niềm cậy trông bất khuất” trước mặt Thiên Chúa và trước mặt người đời, để trở thành “những người sẵn sàng chịu chết” cho Lẽ Phải.

.

Xin trích bài giảng của cha Bernard Bro:

Văn hào Nga hiện đại Andrei Siniavski ( 1925 – 1997 ) đã từng mang án khổ sai, phải sống lưu vong và dạy học tại Pháp. Với nhãn quan của một người không có tín ngưỡng, ông đã viết về niềm tin Kitô giáo của các tín hữu xuyên qua các cuộc bách hại mọi thời và mọi nơi trên thế giới như sau:

Trong đội ngũ của họ, hạng người khôn ngoan không có là bao. Tiểu sử của họ là một chuỗi dài những cuộc tuẫn đạo và tử vong nặng nề của một đoàn quân chỉ biết noi gương Thiên Chúa của họ. Đó là những chiến sĩ phô bày trước thế gian những vết sẹo và thương tích như những dấu hiệu hiên ngang, tự hào và vinh quang.

Họ thuộc đủ mọi thành phần trong xã hội, cả giới hạ lưu bần cùng, cả bọn trọng phạm. Thế nhưng, họ đều đã nhận lấy thập giá. Bất cứ ai cũng đều có thể gia nhập đội ngũ của họ, người dốt nát cũng như kẻ đã từng phạm tội, chỉ với một điều kiện là sẵn sàng nhảy vào lửa.

Đó là thứ tôn giáo của một niềm hy vọng lớn nhất phát sinh từ cảnh tuyệt vọng. Không một tôn giáo nào trên thế giới này lại có được sự tiếp cận mật thiết nhất với tử thần nhiều như Kitô giáo. Mà không phải là họ không biết sợ hãi đâu ! Họ không hề chiêm ngưỡng sự vĩnh cửu, nhưng họ chiếm lấy sự vĩnh cửu bằng cách phấn đấu với một thứ vũ khí duy nhất; đó là sẵn sàng chịu chết !”

Lm. QUANG UY, DCCT, đêm 16.2.2017

Dân chúng tưởng niệm chiến tranh biên giới với Trung Quốc, bị công an bắt giữ

Dân chúng tưởng niệm chiến tranh biên giới với Trung Quốc, bị công an bắt giữ

Người dân tham dự buổi tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979 dâng hương tại tượng đài Lý Thái Tổ sáng 17/2/2017. (Hình: FB Sơn Văn Lê)

HÀ NỘI 17-2 (NV) – Nhà cầm quyền CSVN đã cản trở, gây rối, và bắt giữ một số người ở Sài Gòn và Hà Nội khi người dân tổ chức tưởng niệm cuộc chiến tranh biên giới Tháng Hai năm 1979 với Trung Quốc.

Rất nhiều tin tức cập nhật kèm theo hình ảnh và video clips phổ biến trên môt số trang mạng xã hội về người dân ở Hà Nội, Sài Gòn tổ chức tưởng niệm cuộc chiến kéo dài một tháng suốt dọc 6 tỉnh Việt Nam giáp giới Trung Quốc mà Đặng Tiểu Bình tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”.

Vì có nhiều người bị Công An canh giữ và ngăn chặn ngay tại nhà, nhìn qua các video clip, chỉ có khoảng dưới 100 người tham dự buổi tưởng niệm tại tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, trong khi lực lượng công an đông đảo canh chừng.

Một số người đã đặt vòng hoa, thắp hương tưởng nhớ những người lính và người dân đã chết trong cuộc xâm lăng của hàng trăm ngàn quân Trung Quốc nổ ra từ ngày 17/2/1979 suốt dọc 6 tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh.

Trên một đoạn video clip, người ta thấy mấy công an thường phục xông tới giật một tấm biểu ngữ cầm tay của một người dân. Tiếng loa quấy rối của một cảnh sát sắc phục oang oang từng chập nhưng không làm cho những người tham gia sợ hãi.

“Họ sử dụng loa tuyên truyền giải tán đoàn người, xúi dục và kích động một số phần tử côn đồ phá rối buổi tưởng niệm, một số kẻ nhảy múa trên khu vực sân trước tượng đài Lý Thái Tổ. Có kẻ phá rối các hãng thông tấn nước ngoài săn tin và thách thức họ.” Facebooker Sơn Văn Lê kể trên mạng xã hội. “Đoàn người tưởng niệm vẫn kiên trì, ôn hòa để thành kính dâng lên những bông hoa, nén nhang cho các vị anh hùng dân tộc, ” Facebooker Sơn Văn Lê nói.

Trong những người bị bắt tại Hà Nội có nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Xuân Diện nhưng các ông đã được thả ra mấy giờ sau đó.

Tại Sài Gòn, cuộc tưởng niệm được tổ chức tại khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo, bến Bạch Đằng, quận Một. Theo tường thuật của trang mạng Tin Mừng cho Người Nghèo thì “từ sáng sớm, rất đông công an, cảnh sát giao thông mặc sắc phục, an ninh chìm nổi vây xung quanh khu vực tượng đài Trần Hưng Đạo, Bến Bạch Đằng, Sài Gòn. Các rào chắn barrier, hàng rào kẽm gai được đặt tại các ngả đường đi vào khu vực nơi tưởng niệm.”

Theo nguồn tin vừa kể, nghệ sĩ Kim Chi, những người có tiếng nói khác nhà cầm quyền và nhiều dân oan các tỉnh đã đến được nơi tưởng niệm. Nhưng chỉ ít phút sau đó, họ đã bị lực lượng công an đưa lên xe buýt, đưa về các đồn. Đến trưa cùng ngày, họ đã được trả tự do.

Ông Kha Lương Ngãi, nguyên phó tổng biên tập tờ Sài Gòn Giải Phóng nay trở thành người đấu tranh dân chủ thông báo trên mạng xã hội là “tôi và hầu hết thành viên chủ chốt của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng đều đã bị an ninh ngăn chận tại nhà từ 13 giờ chiều hôm nay (16/2/2017).”

Các khẩu hiệu ông giao cho người khác chuẩn bị đem tới chỗ tổ chức tưởng niệm đã bị công an tịch thu. Ông Ngãi giận dữ viết trên mạng xã hội là “họ đã cố tình ngăn cản và gây khó cho buổi lễ tưởng niệm. Họ vong ơn, họ sợ kẻ thù, nhưng họ lại quyết liệt không cho chúng ta nhớ ơn đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh bảo vệ tổ quốc. Và họ cũng không muốn cho chúng ta lên án kẻ thù Trung Quốc xâm lược.”

Tuy cuộc chiến biên giới Việt- Trung 1979 kéo dài chưa tới một tháng nhưng đã có những tổn thất nặng nề cho cả hai bên. Các con số thật sự về tổn thất hiện còn bị che giấu nhưng thương lên hàng chục ngàn người, gồm cả thường dân.

Cách đây một năm, trong cuộc phỏng vấn với VnExpress, ông Vũ Dương Ninh, đồng chủ biên cuốn sách Lịch sử lớp 12 của Bộ giáo dục CSVN, đã tiết lộ về phần biên soạn lịch sử cuộc chiến biên giới 1979 “đã bị cắt gọt từ thời lượng 4 trang được biên soạn ban đầu xuống còn vỏn vẹn 11 dòng”. (TN)

Nhà chức trách Nghệ An bỏ lửa sang tay người

Nhà chức trách Nghệ An bỏ lửa sang tay người

Blog RFA

Nguyễn Tường Thụy

17-2-2017

Một số nạn nhân trong vụ đàn áp ngày 14/2/2017 ở Nghệ An:

h1

Trong dân gian có nhiều thành ngữ gần nghĩa nhau như “gắp lửa bỏ tay người”, “ngậm máu phun người”, “đổi trắng thay đen”, “vừa ăn cướp vừa la làng” v.v… Nhưng tội của mình nhưng lại đổ vấy cho người khác thì chưa có thành ngữ nào có thể diễn đạt chính xác nên tạm gọi là “bỏ lửa sang tay người” với ý nghĩa là lửa đang trên tay mình lại bỏ sang tay người khác (chứ không phải gắp từ chỗ khác bỏ vào).

Sau khi đánh giáo dân xứ Song Ngọc đi khiếu kiện bầm dập, nhà chức trách Nghệ An cho truyền thông địa phương mở chiến dịch vu cáo Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân đi khiếu kiện, đẩy giáo dân tới hành vi vi phạm pháp luật. Báo Nghệ An còn kiếm ra đâu được ông Tiến sĩ luật sư quốc doanh Nguyễn Trọng Hải nào đó đe rằng “Nếu không tỉnh táo, lựa chọn cách hành xử như diễu hành tụ tập, gây rối hoặc có những hành vi khác ảnh hưởng đến trật tự chung thì những người tham gia dễ rơi vào những hệ lụy pháp lý như cấu thành “Tội gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự (1999) hoặc “Tội chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự (1999) cũng như những tội danh khác được quy định trong Bộ luật Hình sự”.

Truyền hình Nghệ An cho một phát thanh viên nữ trẻ, cáo buộc Linh mục Nguyễn Đình Thục và xuyên tạc việc giáo dân Giáo xứ Song Ngọc đi khiếu kiện với giọng xách mé, rằng “Cuối và chiều nay, Nguyễn Đình Thục cùng một số phần tử cực đoan đã kích động đoàn người đi khiếu kiện tấn công lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ….”

Phụ họa với truyền thông Nghệ An thấy có Vietnamnet. Một số trang báo đưa tin dè dặt hơn. Ngoài ra còn một vài trang mạng khác. Có trang mạng còn đòi “bắt và xử lý linh mục Nguyễn Đình Thục và đồng bọn”.

Không rõ vì sợ công luận lên án hay có âm mưu đối với Linh mục Nguyễn Đình Thục từ trước mà nhà chức trách Nghệ An tìm cách đổi trắng thay đen, xuyên tạc trắng trợn sự việc. Từ tội đàn áp, đánh đập người dân đi khiếu kiện hết sức dã man, họ tìm cách xoay ngược 180 độ, đổ cho linh mục và Giáo dân xứ Song Ngọc.

*

Tội đầu độc biển Miền Trung của tập đoàn formosa bị phát lộ từ tháng 4/2016. Việc xả chất thải một cách bừa bãi, không được kiểm soát làm hủy hoại môi trường biển không chỉ khoanh lại 4 tỉnh nhà cầm quyền thừa nhận mà còn ở nhiều tỉnh ven biển khác trong đó có Nghệ An. Còn với tư duy của nhà cầm quyền thì chỉ 4 tỉnh bị thảm họa thôi. Nếu biển tỉnh khác bị nhiễm độc thì không được kiện.

Ngư dân Nghệ An bị thiệt hại nặng nề vì Formosa là một thực tế. Linh mục Nguyễn Đình Thục chia sẻ:

Là một linh mục, tôi đau xót cho nỗi đau của đồng bào, khi ngư dân phải hứng chịu thiệt hại.

Cả một quãng thời gian dài sau khi Formosa xả chất độc xuống biển hồi tháng 4/2016, cá đánh bắt lên không thể bán được, ngư dân bị mất nghề, cho đến nay, đã có 18/40 con thuyền của ngư dân đã phải bán đi để trang trải nợ nần.

Quyết định 1880 của TTCP lại quy định chỉ đền bù cho bà con ngư dân của 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chứ không có Nghệ An đã đánh mất đi niềm hy vọng cuối cùng của bà con ngư dân, khiến bà con vô cùng phẫn nộ” (FB Dũng Phi Hổ)

Ngày 14/2/2017 nhà chức trách tỉnh Nghệ An đã đàn áp thô bạo những người dân Giáo xứ Song Ngọc (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đi khiếu kiện. Chưa rõ là 500 người hay hơn nữa được huy động vào cuộc đàn áp này, gồm cảnh sát các loại, an ninh mật vụ và không thể thiếu hình bóng của họ là côn đồ. Theo thống kê chưa đầy đủ, ít nhất có 22 người bị bắt, bị đánh đập, bị đập vỡ hoặc cướp điện thoại. Người thì bị đánh gãy sống mũi, phải điều trị tại bệnh viện, người gãy đến 4 chiếc răng cửa liên tiếp. Những hình ảnh, lời tố cáo của những nạn nhân này tràn ngập trên những trang mạng. Linh mục Nguyễn Đình Thục bị đánh toạc môi. Ông cầm loa, động viên, khuyên bảo bà con giáo dân trong khi máu miệng ông đang chảy.

Tối ngày 13 và cả ngày 14, tất cả những người yêu Công Lý trong và ngoài nước căng mình lên theo dõi tình hình bà con Giáo xứ Song Ngọc, vừa phẫn nộ, vừa xót xa cho những người dân lương thiện đi tìm công lý bị công an và côn đồ đánh đập. Những người làm truyền thông tại chỗ được chú ý đặc biệt. Họ bị đánh, bị bắt dần nhưng vẫn gan góc đưa những thông tin nóng bỏng từ hiện trường.

Nhà chức trách Nghệ An đã chặn đứng đoàn người đi khiếu kiện khi họ mới đi được 1/10 quãng đường.

Vậy mà truyền thông Nghệ An quay quắt, tìm cách đổ ngược cho Cha Thục và giáo dân. Không ai có lỗi khi khi đi khiếu kiện vì quyền lợi chính đáng bị xâm phạm. Không ai có lỗi khi lưu thông trên đường bằng xe máy hay đi bộ trong trật tự. Mà cứ cho rằng ảnh hưởng đến giao thông đi chăng nữa thì kẻ nào gây nên? Nếu nhà chức trách không gây sức ép đối với nhà xe, yêu cầu nhà xe không được chở người dân đi khiếu kiện thì làm gì có người đi bộ hay xe máy rồi đổ cho dân gây cản trở giao thông. Mục tiêu của họ là không cho dân đi khiếu kiện để bảo vệ Formosa, kẻ đã gây tội ác đối với nhân dân và đất nước Việt Nam.

Họ đổ cho Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân. Giọng này đã quá quen thuộc. Người dân đâu phải là trẻ con mà bảo là bị kích động, bị mua chuộc. Mỗi công dân đều có năng lực hành vi và phải chịu trách nhiệm trước việc làm của mình. Nói họ bị kích động là coi thường người dân, cho người dân không có suy nghĩ. Sao họ không tự hỏi, mấy tờ báo nói trên bị ai kích động, mua chuộc mà ăn nói tráo trở như vậy?

Có cả một số màn kịch bày đặt ra rồi vu cho Cha Thục và giáo dân khá lộ liễu. Hình ảnh chiếc xe được cho là giáo dân ném đá đã bị nhiều người phân tích và vạch ra sự vô lý của nó, cho rằng công an tự thương để ăn vạ. Ai là người ném đá về phía cảnh sát? Có phải là giáo dân hay là những tên tay sai đóng giả giáo dân, hoặc công an cởi bỏ sắc phục? Những video phát trực tiếp cho thấy vào giờ phút căng thẳng nhất khi bà con bị cảnh sát tấn công, Cha Thục kêu gọi mọi người bảo nhau hãy bình tĩnh, không manh động, không mắc mưu cộng sản. Và tất cả ngồi xuống đọc kinh cầu nguyện. Đấy mới là sự thật về cách hành xử của giáo dân xứ Song Ngọc ngày hôm đó.

Có câu chuyện khá khôi hài. Nghe họ nói Giám đốc công an Nghệ An bị ném trọng thương nhưng không thấy hình ảnh nào. Có trang đưa hình anh Hoàng Đức Hảo bị côn đồ chém trọng thương trước đó, bảo đấy là Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An bị giáo dân chém. Báo Nghệ An còn đăng “Tâm thư của giáo dân gửi ông Nguyễn Đình Thục” ký tên “Người anh em cùng đức tin” mà ai đọc cũng cho rằng đó là sản phẩm sáng tác. Ngày hôm nay, 16/7, Đài truyền hình Nghệ An vẫn còn dựng cảnh giáo dân đập phá xe của cảnh sát giao thông từ hai hôm trước, bị người dân phát hiện và ghi hình được. Có tờ báo đưa tin lập lờ rằng “lãnh đạo tỉnh Nghệ An có mặt để giải thích, vận động người dân quay về. Sáng 15.2, người dân đã quay về nhà”. Họ viết thế để người đọc hiểu rằng, người dân do nhẹ dạ cả tin bị kích động nhưng sau khi được lãnh đạo giải thích, vận động họ đã thông và quay trở về. Còn thực tế thì họ nghe lời Cha của họ, chứ đâu phải là do được lãnh đạo vận động, giải thích. Kiểu đưa tin này cũng là cách qui thêm “tội” kích động cho Cha Thục.

Các bài viết qui chụp Linh mục Nguyễn Đình Thục loanh quanh chỉ là kích động giáo dân đi kiện rồi suy diễn ra đủ thứ.  Không có một dòng nào nói đến việc họ  ép nhà xe không cho chở giáo dân. Không có lời hay hình ảnh nào về mấy chục giáo dân bị đánh.

Máu giáo dân Song Ngọc và Cha xứ của họ đổ do công an Nghệ An gây nên, điều này không thể chối cãi. Chính họ mới là kẻ gây bạo loạn.

Hành vi của nhà chức trách Nghệ An vi phạm nhiều điều khoản của pháp luật:

Theo điều Điều 96 của Luật Khiếu nại tố cáo thì:

– Người giải quyết khiếu nại, tố cáo nếu có hành vi “Gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo” thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Suy rộng ra thì những ai lợi dụng chức vụ, quyền hạn “Gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo” đều bị xử lý theo điều này.

-Theo điều 132 Bộ Luật Hình sự “Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo” thì Người nào có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

-Điều 104 Bộ Luật Hình sự: “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác”, khoản e “phạm tội có tổ chức”

-Họ còn vi phạm điều 245 Bộ Luật Hình sự “Gây rối trật tự công cộng” và có thể còn nhiều điều khác nữa.

Tuy nhiên, luật thì như vậy nhưng không riêng gì Nghệ An, ở tất cả các địa phương khác trong cả nước, nhà chức trách vẫn chọn cách hành xử theo luật rừng. Họ vẫn chọn cách đối đầu với dân, rạch ròi ranh giới kẻ cai trị và người bị trị. Họ sẵn sàng đàn áp nhân dân nếu không làm theo ý muốn của họ, bất kể có đúng pháp luật và đạo lý hay không chứ không chịu hành xử theo cách của loài người văn minh. Họ không bao giờ thừa nhận, và mỗi lần như vậy, họ lại dùng hệ thống truyền thông khổng lồ tìm cách đổ tội cho người khác.

Cần tôn vinh những con người dũng cảm, không sợ bạo quyền, sẵn sàng dấn thân để bảo vệ giá trị con người, xác định rõ trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và đất nước. Giáo dân Giáo xứ Song Ngọc là những người như thế.

ĐUỔI TẤT CẢ GIÁO VIÊN

From facebook:  VănThịnh Hà

ĐUỔI TẤT CẢ GIÁO VIÊN

trường Tiểu học Nam Trung Yên, Quận Cầu Giấy, Hà Nội ra khỏi ngành giáo dục, là đòi hỏi tối thiểu về Nhân phẩm, yêu cầu bắt buộc của Công lý, nguyên tắc cơ bản của Đạo đức…, và là điều nhất thiết phải làm trong một xã hội mà sự tha hóa đã đến mức tận cùng!

“CẢ TRƯỜNG KÝ xác nhận không có xe ô tô nào đi vào sân trường ngày hôm đó”; “Bà hiệu trưởng nói rằng nếu có bị tai nạn chắc là bị đâm ngoài trường”; “Có cô giáo nói rằng cháu Kiên tự ngã”!!!

Trời hỡi trời!

Chẳng còn gì để nói khi cả trường không có lấy một mẩu nhân cách tối thiểu để làm người.
Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ trả lời sao đây khi bà hiệu trưởng hành xử còn thấp hèn hơn cả những kẻ sống dưới đáy xã hội; còn các thầy giáo, cô giáo thì đúng là một lũ dơ dáy, tệ tàn…
Bây giờ thì hết đường chối cãi, hết cả sự trơ tráo tận cùng!

Khủng khiếp nhất là ở chỗ: Vụ việc xẩy ra từ 1.12.2016; tức là đã 75 ngày trôi qua mà không có bất kỳ sự ân hận, hối lỗi nào; không có một mảy may thức tỉnh nào!?
Dối trá và bỉ ổi như thế làm sao xứng đáng đứng trên bục giảng để dạy dỗ cho trẻ thành người?

Tất nhiên, trừ phi cái cơ chế này muốn tạo ra những thế hệ nửa người nửa khỉ…

Theo thông tin từ gia đình cháu Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2A4, Trường tiểu…
VIETNAMNET.VN|BY VIETNAMNET.VN
Ghi thêm :
42 năm xây dựng XHCN ưu việt???  đã và đang đào tạo những con người yêu mến sự thật, không nói dối để làm gương. Nhưng than ôi!!! Trong ngành dạy dỗ cần làm gương lại không tôn trọng sự thật. Làm sao làm gương đây.??? Ngày nay rất cần những người làm gương, những người tôn trọng sự thật. Sự thật sẽ giải thoát anh em (Thánh kinh). Nói dối sẽ không bao giờ bình an. Phải không các thầy, cô giáo và Hiệu trưởng???

NGĂN KIỆN Ở TOÀ ÁN QUỐC GIA, TA KIỆN RA TOÀ ÁN QUỐC TẾ

From facebook: Phạm Lê Vương Các
NGĂN KIỆN Ở TOÀ ÁN QUỐC GIA, TA KIỆN RA TOÀ ÁN QUỐC TẾ

Sự kiện hàng ngàn hộ dân ở vùng biển Quỳnh Lưu (Nghệ An) thực hiện quyền khởi kiện Formosa ra tòa trong một hành trình đẫm máu và nước mắt, buộc những người có lương tri phải tự hỏi rằng: “pháp luật ở đâu, công lý ở đâu?”

Việc ngăn cản và đàn áp người đi khởi kiện của nhà cầm quyền Nghệ An vào ngày hôm qua có phải đã gửi đi thông điệp khuyến khích người dân tự tìm kiếm công lý bằng các hành động “tự xử” ngoài vòng pháp luật?

Tiếp cận dưới góc độ này, thật tình tôi lo cho số phận của nhà cầm quyền hơn là lo cho người dân khởi kiện.

Nhu cầu thể hiện quyền lực và bảo vệ quyền lực có vẻ đã làm cho nhà cầm quyền mất tỉnh táo trong cách nhìn nhận sự việc và giải quyết vấn đề.

Nhưng tiếp cận ở góc độ khác, đối với người dân khởi kiện, công lý môi trường vẫn chưa bế tắc trong vụ việc này, mà vẫn còn con đường pháp lý khác.

Ngăn chặn khởi kiện ở tòa án quốc gia, ta kiện ra tòa án quốc tế.

Khởi kiện Formosa ra Toà Hình Sự Quốc Tế trước đây đã được nhiều luật sư thảo luận, nhưng có vẻ các ý kiến đều cho rằng việc này là rất khó và gần như là bất khả thi, vì trở ngại chính quyền Việt Nam vẫn chưa công nhận thẩm quyền xét xử của Toà án Hình sự Quốc tế, dẫn đến việc Toà án quốc tế sẽ nhanh chóng từ chối thụ lý đơn kiện.

Vấn đề khởi kiện Formosa ra Tòa án Hình sự Quốc tế, giờ đây không phải nằm ở điểm thụ lý hay không. Cũng giống như người dân Nghệ An đi khởi kiện, họ đã nhìn thấy trước việc sẽ bị chặn đường, bị đánh đập, và tòa án Việt Nam cũng sẽ bác đơn kiện của họ, nhưng đã không làm họ dừng bước đến toà án. Vậy điều gì đã thôi thúc họ đi kiện?

Câu trả lời cũng là thông điệp họ gửi tới tất cả người dân Việt Nam: Họ đã không im lặng và bất động trước tội ác môi trường của Formosa.

“Hãy giúp chúng tôi kiện Formosa”- là lời thỉnh cầu của những con người văn minh, đang tìm kiếm công lý bằng con đường luật pháp. Một nhu cầu đòi hỏi công lý như vậy xứng đáng nhận được đồng hành của tất cả chúng ta, đặc biệt là giới luật sư.

Giới luật sư Việt Nam hãy tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các nạn nhân Formosa khởi kiện ra Tòa án quốc tế. Toà án Hình sự Quốc tế có thụ lý vụ việc hay không là không quan trọng nhưng chúng ta vẫn cứ kiện.

Khởi kiện Formosa ra Toà án Hình sự Quốc tế giờ đây như là một mệnh lệnh không thể không thực hiện vì đây là bộ mặt của quốc gia Việt Nam, thể hiện bộ mặt của cả một thế hệ người Việt Nam, và thể hiện bộ mặt của giới Luật sư Việt Nam. Hơn hết, nó thể hiện tinh thần yêu chuộng công lý dựa trên nền tảng pháp luật của người dân Việt Nam.

Qua việc xây dựng hồ sơ khởi kiện này, chúng ta sẽ cho thế giới thấy rõ tội ác môi trường của Formosa và những kẻ đang bao che cho tội ác này. Cho dù Toà án quốc tế không có thẩm quyền xử lý, nhưng cộng đồng quốc tế yêu chuộng công lý sẽ đồng hành cùng chúng ta có biện pháp xử lý khác.

Bỡi lẽ, chúng ta vẫn chưa thể hiện hết quyền lực của mình. Quyền lực của chúng ta-những người không có vũ khí: “hãy nói không với sản phẩm của Formosa trên toàn cầu”!

Image may contain: 3 people, people smiling, outdoor

Ngưng cuộc tuần hành khiếu kiện Formosa

Ngưng cuộc tuần hành khiếu kiện Formosa

RFA
2017-02-15
Các linh mục đã dẫn đầu phái đoàn tuần hành từ giáo xứ của họ từ sáng sớm thứ Hai.

Các linh mục đã dẫn đầu phái đoàn tuần hành từ giáo xứ của họ từ sáng sớm thứ Hai.

Courtesy of vienDongDaily.Com

Cuộc tuần hành đi nộp đơn kiện Công ty Formosa gây thảm họa môi trường do giáo dân xứ Song Ngọc bắt đầu từ hôm 14 tháng 2 được ngưng lại trong ngày hôm nay 15 tháng 2.

Lý do được vị linh mục quản xứ Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục cho biết là theo chỉ chị của bề trên giáo phận Vinh yêu cầu giáo dân đi về và vị linh mục quản xứ cùng một số đại diện đi nộp đơn tại tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh mà thôi.

Vào chiều ngày 15 tháng 2, linh mục Nguyễn Đình Thục cho Đài Á Châu Tự do biết như sau:

Buổi sáng hôm nay Đức cha ngài gọi điện cho tôi và ngài khuyên tôi là đưa bà con giáo dân về rồi chúng ta sẽ thực hiện việc khiếu kiện vào một dịp khác. Lúc đó tôi và một số bà con giáo dân sẽ có đại diện của Tòa Giám mục đi nộp đơn kiện. Hôm nay chưa thực hiện việc này và giáo dân họ đã về nhà vào sáng hôm nay chỉ còn một người đang nằm bệnh viện từ ngày hôm qua và một người khác vào chiều hôm nay thấy rất đau nên đã đến bệnh viện, tôi cũng chưa gọi lại nên chưa biết họ có cần nằm lại để điều trị hay không.

Tin vừa nêu cũng được những người tham gia trong đoàn người đi kiện ngày hôm qua xác nhận. Bên cạnh đó, theo lời linh mục Nguyễn Đình Thục sau khi khỏe lại ông sẽ đến gặp đại diện tỉnh Nghệ An là ông chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh; sau đó đi thăm các nạn nhân đang điều trị trong bệnh viện do lực lượng chức năng đánh đập, hành hung vào chiều hôm qua.

Sáng hôm qua 14/2, chừng 1.000 người là giáo dân thuộc Giáo xứ Song Ngọc, giáo phận Vinh bắt đầu hành trình đến Tòa án Nhân dân huyện Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện công ty Hưng nghiệp Formosa, đơn vị xả thải hóa chất gây thảm họa môi trường biển kể từ tháng tư năm ngoái.

Cùng lúc lực lượng công an, an ninh, cảnh sát cơ động cũng xuất hiện trên lộ trình bộ hành của đoàn người khiếu kiện.

Các video clip và hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy lực lượng công an đông đảo đã sử dụng đến lựu đạn cay để trấn áp đoàn người.

Lai Châu: 7 người chết, 15 cấp cứu, có thể trúng độc kẹo lạc Trung Quốc

 Lai Châu: 7 người chết, 15 cấp cứu, có thể trúng độc kẹo lạc Trung Quốc

Nguoi-viet.com

Một nạn nhân bị ngộ độc thức ăn được cấp cứu tại bệnh viện. (Hình: VOV)

LAI CHÂU, Việt Nam (NV) – Sau khi ăn kẹo lạc của Trung Quốc và uống rượu tại đám tang, bảy người dân xã Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu bị chết. Ngoài ra, còn có 15 người khác phải nhập viện cấp cứu.

Ngày 14 Tháng Hai, báo Người Lao Động dẫn lời ông Nguyễn Văn Đối, giám đốc Sở Y Tế Lai Châu, cho biết, có ít nhất bảy người chết, 15 người khác đang được bệnh viện huyện cấp cứu, trong đó ba người bị ngộ độc nặng đã phải chuyển lên bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị.

Trước đó, ngày 10 Tháng Hai, gia đình ông Phù Văn Lèng (60 tuổi), ở bản Tả Chải, xã Ly Chải, mời nhiều người đến nhà ăn cơm uống rượu. Tối cùng ngày, ông Lèng có triệu chứng đau đầu, buồn nôn rồi chết.

Sau khi ông Lèng qua đời, gia đình tổ chức đám tang, dân bản đến ăn cơm, uống rượu theo phong tục của địa phương. Liên tiếp các ngày sau đó, nhiều người trong số những người đến ăn uống trong đám tang ông Lèng có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, giãn đồng tử.

Ông Lò Văn Nguyệt, chính trị viên phó đồn biên phòng Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, cho biết, theo lời khai của các nhân chứng, các nạn nhân có uống rượu và ăn kẹo lạc do Trung Quốc sản xuất mua tại xã Sì Lở Lầu cùng huyện tại đám tang ông Lèng, sau đó thì bị ngộ độc.

Đồn Biên Phòng đang phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành thu giữ các mẫu thực phẩm để xét nghiệm điều tra, giảo nghiệm tử thi. Theo nhận định ban đầu của lực lượng công an và pháp y, các nạn nhân chết có thể là do ngộ độc thực phẩm. (Tr.N)

Tôi và bạn, chúng ta là những kẻ đần độn ở một đất nước thất bại!

Tôi và bạn, chúng ta là những kẻ đần độn ở một đất nước thất bại!

Lê Hoàng

NHAU

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết dành cho tôi và những thanh niên kém cỏi và đang lạc lối khác.

  1. Bức hình này đã được lan truyền trên mạng, nó bình thường đến nỗi người ta nhìn vào nó rồi sẽ hỏi:”Rồi sao nữa ? Bức hình này có vấn đề gì à ? Mấy đứa này bạn mày hả ? Chúng nó bị ung thư gan chết hết rồi à ?”
  1. Người ta nói, ở Việt Nam, đâu đâu cũng thấy đầy rẫy những chỗ nhậu nhẹt. Người ta vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, đám cưới cũng nhậu, đám ma cũng nhậu, thậm chí không biết làm gì cũng phải nhậu. Bởi thế cho nên chẳng mấy ngạc nhiên khi lượng rượu bia ở Việt Nam lại nằm trong tốp những nước tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Tôi đã nghe ai đó đã nói, rượu bia, thuốc lá và ma túy là những thứ mà ngày xưa những nước thực dân khi đi xâm chiếm các thuộc địa đã sử dụng những thứ này để làm suy yếu nội lực, tinh thần phản kháng của dân tộc đó. Việt Nam mình có lẽ cũng đang may mắn và tình cờ bị như thế ? Ai đang cố làm suy yếu dân tộc ta ?
  1. Người ta nói, có một câu châm ngôn ở Việt Nam mà ai cũng thuộc và làm theo “Vì cuộc sống là không chờ đợi”. Đúng, chúng tôi không quen chờ đèn đỏ chuyển qua xanh để được đi. Chúng tôi không đủ kiên nhẫn xếp vào hàng để chờ đến lượt mua đồ ăn hay tấm vé xem một chương trình nào đó. Khi chúng tôi xảy ra va vẹt xe trên đường, chúng tôi không đợi người có thẩm quyền đến giải quyết, mà chúng tôi sẽ rút dao, mã tấu xông vào đối phương quyết một phen sống mái, để mọi ân oán được giải quyết bằng máu và nước mắt cho thỏa chí nam nhi, đầu đội trời chân đạp đất ung dung tự tại chả khác gì các vị hảo hán anh hùng Lương Sơn bạc.
  1. Người ta nói ở Việt Nam người ta đi làm gái nhiều lắm. Ừ thì không làm gái thì biết làm gì bây giờ. Rừng đã mất, biển đã chết, sông đã cạn thì lấy gì làm để mà nuôi thân.
  1. Người ta nói ở Việt Nam để được nổi tiếng dễ lắm. Chỉ cần bạn có mông to và ngực bự thì bạn đã có được 50% cơ hội được nổi tiếng rồi. 50% còn lại thì phụ thuộc vào độ chai của da mặt bạn, và sản phẩm make up mà bạn đang tin dùng để che đi lớp da mặt bị chai đó.
  1. Người ta nói ở Việt Nam làm quan dễ lắm. Bạn chỉ cần có bố hoặc mẹ đang là quan, hoặc cô dì chú bác, hoặc thậm chí là ông hàng xóm là tình cũ của mẹ bạn cũng có thể giúp bạn trên con đường quan lộ. Xin vào làm quan mới khó, chứ đã là quan rồi thì dễ í mà. Chức cao thì ăn cái to, chức nhỏ thì ăn nhỏ, quan trọng là có “vẽ” thì mới có ăn, và ăn chia sòng phẳng lúc nào cũng phải là điều kiện tiên quyết. Thành công thì chia cho trên, sẻ ở dưới. Thất bại thì rút kinh nghiệm, kiểm điểm, cảnh cáo thôi cũng đã đủ nghiêm khắc rồi.
  1. Người ta nói, sống ở Việt Nam vui lắm. Ừ thì suốt ngày trên tivi ra rả đủ chương trình thi hài, game show hài này nọ thì bảo sao không vui. Ở một đất nước, mà những diễn viên hài với những câu nói “hài là phải nhảm, phải xàm, càng nhảm càng xàm thì càng vui, thì mới là hài”. Tôi chưa thấy ở một đất nước nào, mà diễn viên hài lại được tôn vinh, được là thần tượng, là lấy làm mẫu chân lý sống cho giới trẻ như ở Việt Nam. Họ, những diễn viên hài đâu biết rằng hài là môn nghệ thuật lên án và châm biếm những mặt xấu xa của xã hội, và qua đó đằng sau những tiếng cười là để lại sự trăn trở về xã hội trong lòng người xem. Thay vì chúng ta tổ chức các chương trình kích thích sự tự học, rèn luyện sức khoẻ, ý chí vươn lên trong cuộc sống hay giúp các bạn trẻ khởi nghiệp thì chúng ta lại tổ chức các chương trình thi tuyển trở thành diễn viên hài. Dường như cái hài nhảm, hài xàm nó đang giúp người dân Việt quên đi cái nghèo, cái đói cái tủi nhục khi sống dưới cái xã hội này ? Cái đất nước này vốn đã là một sân khấu hài lớn, và dường như cả xã hội ai cũng muốn được là một diễn hài trong cái sân khấu lớn đó ?
  1. Người ta nói làm giới trẻ ở Việt Nam sướng lắm. Chỉ có “ăn, ngủ, phịch, ị”. Trong khi, giới trẻ các nước khác như Hong Kong, Hàn Quốc…ừ thì mà là…trong khi giới trẻ chúng ta…là mà thì ừ.
  1. Người ta nói…ừ thì cứ kệ người ta nói đi mà. Biết thì biết thế thôi chứ mình có thay đổi được gì đâu. Kệ đi!
  1. Việt Nam chúng ta luôn tự hào là Con Rồng, Cháu Tiên thông minh xuất chúng, minh chứng hùng hồn nhất là chúng ta chiến thắng được mọi kẻ thù xâm lược. Ừ thì giỏi đó, nhưng hậu thế lại biết đến những trận đánh là những cuộc nướng quân “quân địch chết ba, quân ta chết hết” hoặc qua những kế hoạch mang đậm dấu ấn cá nhân của anh Tám, chị Chín, thím Sáu nào đó: “chúng ta đã làm tiêu hao sinh lực địch đáng kể”, nhưng thật ra là những trận khủng bố kinh hoàng chẳng khác gì IS với “quân địch chết ba dân ta chết tá”. Ngoài những chiến tích đó ra, dường như chúng ta không có một thành công nào để minh chứng chúng ta là một dân tộc thông minh, không một công trình khoa học hay phát minh sáng chế nào đóng góp cho nhân loại.

Nếu tổ tiên ta thông minh, thì ngày xưa ba Quân mẹ Cơ đã ngồi xuống cùng giải quyết vấn đề, hoà hợp hoà giải chứ không phải phải đi đến quyết định ly thân, gia đình chia cắt kẻ dắt 50 con lên rừng, người dẫn 50 con xuống biển. Nếu vua Hùng thông minh, thì khi nghe câu nói của Mai An Tiêm thay vì sẽ ngồi suy nghĩ đúng sai về câu nói đó chứ không cố chấp đày chàng trai trẻ ra biển. Nếu An Dương Vương thông minh, thì đã không nhận đứa con của kẻ thù về làm rể, chứ không để con gái rượu cuối cùng phải thốt lên “Trái tim lầm lỡ để trên đầu/ Nỏ thần vô ý trao tay giặc”. Tuy đã là quá khứ, dân tộc nào cũng có sai lầm, nhưng chúng ta cần phải nhìn nhận, đối diện sự thật rằng dân tộc Việt Nam chúng ta không thông minh, và khi đã nhận thức được điều đó chúng ta cần phải mở mang đầu óc, tăng cường học hỏi những điều mới mẻ từ bên ngoài. Nhưng tiếc là thay vì chịu nhận ra điểm yếu và chịu khó học hỏi thì chúng ta lại cố chấp giữ gìn cái cũ với những sân si, hoang tưởng. Điều này thực sự là một bất hạnh cho dân tộc Việt. Tôi và bạn, chúng ta là những kẻ đần độn ở một đất nước thất bại !

Kỳ Anh

Giáo sư Nguyễn Phi Phượng gởi

VẠCH MẶT NHỮNG LUẬN ĐIỆU XẢO TRÁ VU KHỐNG CỦA CÔN AN

From facebook: Thuong Phan and 3 others shared Emily Page-Le‘s post.
Image may contain: car, meme, text and outdoor

Emily Page-LeFollow

VẠCH MẶT NHỮNG LUẬN ĐIỆU XẢO TRÁ VU KHỐNG CỦA CÔN AN

Rất nhiều bài báo đưa tin, giáo dân đi kiện đã gây ùn tắt cản trở giao thông, mất an ninh trật tự, dùng đá tấn công Côn an, nghe lời xúi giục… Bla bla

Vậy hỏng lẽ, giáo dân tưa đầu, đổ máu là họ tự dùng đá đập vào đầu họ à hay là tự dưng té vào dùi cui ?!? Đi đòi quyền lợi và bảo vệ sự sống cho chính họ thì rõ ràng là lương tâm họ xúi giục rồi, miễn bàn cãi hen !

Internet bây giờ rộng rãi lắm, mấy chú nên đổi phương án mị dân đi, cách này xưa quá rồi diễm ơi 😀

Nguồn ảnh: Sun Nguyen

Họ nhận được lệnh đánh cho dã man làm sao cho hết đi được,

From facebook: Đài Á Châu Tự Do

“Họ nhận được lệnh đánh cho dã man làm sao cho hết đi được, đặc biệt là đánh vào chân và đầu gối. Hai người hai bên hai cái dùi cui, cứ thế họ đánh đập. Em chỉ biết co chân lên che ngực, lấy tay ôm đầu và chịu đòn như thế. Khoảng 10 phút họ mới dừng tay.

Họ đi một lúc rồi quay lại lấy điện thoại của em và đánh 1 trận nữa. họ cứ đè đầu mà đánh, em chỉ biết dùng tay che đầu. Họ đánh dã man lắm. Khoảng 30 phút sau họ chuyển em sang 1 cái xe thùng khác và đánh đập tiếp.

Họ đánh thì em ôm đầu, họ bảo che chỗ nào thì đánh chỗ đấy. Về sau họ thả tất cả anh em ra, còn em thì họ giữ lại. Sau họ cho vào đồn công an của trạm cảnh sát giao thông. Ở đó em tiếp tục bị đánh đập tiếp. Gần tối thì công an huyện Đông Thành xuống và đánh tiếp.”

Xem tiếp: http://www.rfa.org/…/protesters-repression-never-makes-us-s…