Nền giáo dục không biết xấu hổ

Nền giáo dục không biết xấu hổ

VOA Tiếng Việt

clip_image002

Ảnh minh họa: Học sinh trong một lớp học ở Việt Nam.

Có một câu chuyện như thế này: tại một trường học, cô hiệu trưởng đi taxi vào thẳng trong sân trường đâm phải một học sinh khiến em học sinh ngã gãy xương đùi phải vào viện. Tuy nhiên thay vì lắng nghe, trực tiếp giải quyết vấn đề thì cô hiệu trưởng này lại chối biến bằng cách đi phát phiếu thăm dò. Kết quả: 100% giáo viên, cán bộ, công nhân viên nhà trường cùng các em học sinh khác đều khẳng định không có chiếc taxi nào chạy vào sân trường. Vụ em học sinh lớp 2 bị thương là do em chạy chơi và tự ngã. Dù công an Hà Nội đã vào cuộc điều tra và tìm được chiếc taxi gây tai nạn cùng nhận được lời khai của một số nhân chứng, cho đến nay vẫn chưa có một lời giải thích chính thức nào từ phía hiệu trưởng về vụ này.

Một câu chuyện khác, xuất phát từ Facebook của một nhóm tâm sự giấu mặt (hay còn gọi là Confession) tại một trường học cấp 3 có tiếng ở Hà Nội, khi học sinh này kể về việc mình bị chấn thương trong một vụ nổ phòng thí nghiệm, dẫn đến bỏng cấp độ 3, không thể đến trường dù đang trong giai đoạn ôn thi vào đại học. Vấn đề là vụ nổ được em nhắc tới bị nhà trường giấu nhẹm và không một ai dám đả động đến. Câu chuyện này đã gây hoang mang và nhận được nhiều sự chú ý quan tâm từ cộng đồng học sinh trung học tại Hà Nội. Tuy nhiên cũng không có một tin tức chính thức nào từ đại diện của trường.

Trong khi đó, một tờ báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng bài phát hiện một điểm dạy thêm học sinh cấp 1 tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Bài báo được viết dưới dạng điều tra chụp lén từ ngoài cửa với hình ảnh nhiều đôi dép học sinh để ở tầng trệt, hay đôi khi có phụ huynh thả con cái trước cửa nhà bị nghi là địa điểm dạy thêm không giấy phép. Tác giả bài báo còn đề nghị UBND Q1 vào cuộc để chấn chỉnh, ngăn chặn tình trạng tiêu cực trong giáo dục như thế này. Cũng cần phải nhắc lại luật cấm dạy, học thêm mới được Sở giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh ban hành vào năm ngoái để tránh việc thầy cô và học sinh lơ là, coi nhẹ thời gian học chính thức trên trường lớp.

Nhìn vào thực trạng chìm nổi của giáo dục Việt Nam mà cảm thấy hoang mang vô cùng. Nguyên nhân gốc ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của giáo viên, học sinh như chương trình học chính quy, các hình thức thi tuyển hay môi trường giáo dục thì không bao giờ được quan tâm và tìm cách giải quyết. Trong khi đó luôn luôn thấy những câu chuyện đáng kinh ngạc như vừa kể xuất hiện. Nền giáo dục Việt đang xuống cấp trầm trọng không phải ở riêng việc thiếu chuyên môn, thiếu tổ chức mà là thiếu tư cách đạo đức – một nhân phẩm cần có nhất của nghề dạy học. Những câu chuyện mà phụ huynh phàn nàn về trường lớp những thập niên về trước mới chỉ xoay quanh việc đổi mới chương trình học, lo ngại con cái mình trở thành “chuột bạch” cho các dự án cái cách giáo dục thất bại. Đến nay, chúng ta còn phải đặt thêm câu hỏi về đạo đức và trách nhiệm của thầy cô. Nhớ lại cách đây không lâu cả nước phẫn nộ với những đoạn clip cô giáo trông trẻ dọa nạt, đánh mắng trẻ nhỏ tại nhà mẫu giáo tư thục Lan Anh tại Sài Gòn, nhớ những cái tát trời giáng hay véo rách tai hoặc khía thước vào tay học trò khi phạm lỗi đã từng được đồng loạt đưa lên báo cách đây 5,7 năm về trước. Cho đến bây giờ, có khác chăng là cách ngược đãi tinh vi hơn, và những kẻ mang danh “thầy” danh “cô” ấy không còn màng đến trách nhiệm và sự xấu hổ về hành vi của mình. Và từ đó từng lứa học trò trẻ Việt Nam khi bước ra đời, khi sống với thế giới xung quanh, làm sao để chúng biết xấu hổ khi chối bỏ trách nhiệm là việc duy nhất mà những kẻ làm nghề giáo đã từng dạy dỗ? Mà cũng chẳng biết hy vọng sao đây khi ở đất nước Việt trong thời đại mới, cha mẹ cũng lo chăm chăm đi tìm một trung tâm du học có uy tín thay vì đấu tranh để xây dựng cho con một ngôi trường có môi trường học tốt. Con đi du học nước nào cũng đều được cả, vì chắc chắn là vẫn tốt hơn Việt Nam. Và những kẻ đã đi, thì chẳng khi nào muốn quay trở về, buồn thay, bởi họ biết xấu hổ!

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/a/nen-giao-duc-khong-biet-xau-ho/3729562.html

Thảm họa Formosa: Đỏ chọi Xanh ở Việt Nam

Thảm họa Formosa: Đỏ chọi Xanh ở Việt Nam

Thời Mới/ The Economist

Khương An dịch

16-2-2017

Ảnh: Michael Morgenstern

Việc đảng Cộng sản không thể kiểm soát ô nhiễm đang bào mòn quyền lực của đảng

Tàu đánh cá ở Đồng Hới, một tỉnh lỵ thanh bình ở vùng biển miền trung Việt Nam, được trang trí bằng những nhánh xương rồng. Những miếng bùa đầy gai này được cho là bảo vệ thủy thủ trước bão tố và những mối hiểm họa khác, nhưng chúng không trừ được vận rủi ập xuống thành phố này mùa xuân năm ngoái. Vào tháng Tư, thủy triều tống hàng ngàn xác cá chết lên các bờ biển của Đồng Hới. Chính quyền chần chừ hàng tháng trời mới chịu nêu tên thủ phạm: một nhà máy thép mới gần biển có những đường ống xả chất thải độc hại xuống biển.

Gần một năm sau, Đồng Hới—giống như tất cả khu dân cư dọc vùng biển dài 200 cây số bị ảnh hưởng—vẫn còn tính thiệt hại của thảm họa này. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ngư dân của vùng này, với những chiếc thuyền đỏ và xanh dương túm tụm neo đậu lặng lẽ trên con sông rộng của thành phố này. Dân địa phương có người không chịu ăn cá do ngư dân đánh bắt, vì sợ độc tố còn sót lại; có người hứa chỉ ăn cá đánh bắt ngoài khơi xa, hay ở những độ sâu được cho là tránh được chất độc. Kho đông lạnh của nhiều nhà hàng hải sản nay trữ thịt gà và thịt heo.

Thảm họa này cũng đã phá hoại du lịch. Thành phố này bị san bằng trong cuộc chiến với Mỹ (ngoại trừ một mặt chính nhà thờ cháy sạm, nay được bảo tồn thành một đài tưởng niệm), nhưng đã hưởng lợi từ những hang động khổng lồ được khám phá ngay tại địa phương. Trong những hang động đó có Sơn Đoòng, được xem là hang lớn nhất thế giới, chỉ mới bắt đầu đón du khách từ năm 2013. Nhưng mùa hè năm ngoái, rất nhiều người hủy chuyến du lịch của họ vì sợ xoải chân trên đất nhiễm độc. Những khách sạn và căn hộ xây dở dang nằm rải rác vùng ngoại ô thành phố, bị những nhà đầu tư lo ngại nên bỏ rơi.

Nạn ô nhiễm tàn phá nhiều phong cảnh đẹp sững sờ của Việt Nam. Việc xây đập, đào giếng và canh nông với cường độ cao đang bào mòn Đồng bằng Sông Cửu long, nơi trồng khoảng một nửa lượng lúa của quốc gia. Mỗi năm đất đai vùng này mỗi mặn hơn do nước biển giạt vào ngập những dòng nước ngày càng yếu dần của vùng này. Màn khói bụi bức bách làm ngột ngạt thủ đô Hà Nội. Theo một số ước tính gần hai phần ba nước thải công nghiệp của Việt Nam xả xuống các sông hồ. Năm 2015 chính quyền đã xác định nhiều làng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao khác thường, có lẽ là do nước máy nhiễm chì.

Trong danh sách này sẽ sớm có thêm một loại vấn nạn môi trường khác không hẳn là do Việt Nam gây ra. Với bờ biển dài hơn 3.200 cây số, Việt Nam đặc biệt dễ bị tác hại của sự biến đổi khí hậu. Theo một số ước tính, một phần năm Sài Gòn, đại đô thị miền nam đang mở rộng nhanh chóng, có thể nằm dưới nước vào cuối thế kỷ này. Thời tiết khắc nghiệt hơn và nạn lũ lụt trầm trọng hơn có thể phá hoại các khu dân cư dọc bờ biển dài.

Những mối lo ngại như vậy đang ngày càng ngấm dần vào chính trị Việt Nam, gây ra những thách thức cho chế độ cai trị đàn áp của Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN). Một báo cáo của chính phủ nói rằng ít nhất 200.000 người đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa năm ngoái. Một số người trong số họ cả gan biểu tình phản đối tại nhà máy chịu trách nhiệm—thuộc sở hữu của công ty Đài Loan—hoặc trước tòa án địa phương. Họ nói rằng số tiền 500 triệu đô-la mà công ty này phun ra để đền bù là quá ít ỏi, và đòi quyền kiện. Càng đáng ngạc nhiên hơn nữa là sự phẫn nộ của những người Việt mà bản thân họ không bị ảnh hưởng của vụ nhiễm độc này. Ngay sau khi thảm họa xảy ra, một phát ngôn viên của Formosa nói ám chỉ rằng không thể cùng lúc vừa chọn công nghiệp và ngư nghiệp. Người biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn phản đòn: “Tôi chọn cá.”

Tinh thần dân tộc khuếch đại nỗi phẫn nộ về môi trường. Năm 2014, nhà máy thép của Formosa bị đốt bởi những người nổi loạn phản đối quyết định của Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu vào vùng biển đang tranh chấp cách bờ biển Việt Nam không xa (bất chấp thực tế Formosa là công ty Đài Loan). Phần lớn người Việt nghĩ rằng giới lãnh đạo đất nước mềm yếu với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam nhưng cũng là nước cựu thù và nước đang tranh chấp nhiều đảo nhỏ ở Biển Đông. Việc CSVN cho phép một công ty (đại loại là) Trung Quốc làm nhiễm độc vùng biển là điều vô cùng nhục nhã.

Tất cả những điều này quả là đáng sợ đối với CSVN, vốn đã chứng kiến các phong trào môi trường ở Đông Âu vùi dập các chế độ cộng sản ở đó, và CSVN xưa nay đã đối xử một cách côn đồ với những người đứng đầu các cuộc biểu tình. Việc chụp mũ những người đấu tranh dân quyền là tay sai của các chính phủ nước ngoài nay khó hơn khi chính CSVN bị tố cáo là bảo vệ những kẻ gây ô nhiễm ngoại quốc. Trong lúc tìm kiếm những nước bạn mới để giúp giảm bớt sự lệ thuộc vào giao thương với Trung Quốc, giới lãnh đạo ở Hà Nội cũng lo lắng về uy tín của Việt Nam. CSVN muốn người ngoại quốc xem Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, chứ không phải là một nước cổ hủ tôn thờ một lãnh tụ quá cố trong một lồng kính.

Vì vậy giới lập pháp Việt Nam đang có thiên hướng bảo vệ môi trường hơn. Việt Nam có luật lệ môi trường khá toàn diện, theo nhận định của Stephan Ortmann, tác giả của một cuốn sách mới về chủ đề này—nghiêm ngặt hơn luật lệ do giới cầm quyền Trung Quốc soạn cẩu thả, và được ban hành với tốc độ nhanh hơn. Việt Nam đã hứa cắt giảm carbon khỏi nền kinh tế của mình (dù chả ai hiểu nổi chuyện này ăn khớp ra sao với những kế hoạch xây dựng hàng chục nhà máy nhiệt điện). Hồi tháng 11/2016, nhà nước tổ chức một lễ rình rang trình diễn nỗ lực bảo tồn động vật hoang dã, loại bỏ hàng tấn ngà voi bị tịch thu trong một đống lửa cháy rừng rực trông rất mãn nguyện.

Sương khói mịt mù chẳng biết đâu mà lần

Tuy nhiên vẫn còn nói nhiều hơn làm, và két tiền cạn của nhà nước chỉ là một phần nguyên nhân. Tăng trưởng kinh tế—vốn là yếu tố duy nhất để CSVN có được tính chính danh do không có những cuộc bầu cử có ý nghĩa—lấn át mọi thứ khác. Giới chức uy quyền ở các tỉnh thành phớt lờ các luật lệ được đặt ra ở Hà Nội, và các công ty quốc doanh uy quyền thường dường như bất khả xâm phạm. Một hệ thống tư pháp xử lý những người bất đồng một cách nhanh chóng và tàn nhẫn nhưng lại thất bại thảm hại trong việc thực thi luật lệ thông thường. Trong khi giới chức chống nạn khói bụi ở Bắc Kinh đã bắt đầu đóng cửa các nhà máy và hạn việc sử dụng xe hơi, giới tai to mặt lớn ở Hà Nội vẫn chật vật ngăn cản người đi xe máy đậu xe trên lề đường. Tâm lý bất bình âm ỉ về nạn ô nhiễm sẽ khiến CSVN khó đương đầu với các cú sốc chính trị hay kinh tế hơn.

Trong khi đó, các triển vọng của Đồng Hới tùy thuộc vào việc du khách có trở lại vào mùa hè năm nay. Chính quyền nói rằng vùng biển này đã an toàn để tắm biển trở lại, nhưng không phải ai cũng tin họ. Một ngư dân nói rằng ông đã đi biển trở lại một thời gian, nhưng trong 5 hay 10 năm tới sẽ không cho mấy đứa con nhỏ của mình ăn cá do chính ông đánh bắt.

Nguồn: Red v green in Vietnam, The Economist, 16/2/2017.

Tân Sơn Nhất: Sao mãi vòng vèo, không dám nói thẳng là do quân đội chiếm dụng đất?

ân golf của ông Dương Công Minh làm chủ đầu tư bên trong sân bay Tân Sơn Nhất đang trở thành biểu tượng cho sự mâu thuẫn lợi ích giữa lợi ích quân đội này và lợi ích người dân ngày càng gay gắt

Năm 2016, sân bay này đã chính thức được dân gian đặt tên “sân bơi Tân Sơn Nhất.” Nếu những năm trước sân bay này còn chưa bị ngập sau những trận mưa lớn, thì vào năm nay chỉ sau một trận mưa khoảng 150 mm, Tân Sơn Nhất đã biến thành một biển nước mênh mông.

Nói về nạn “tắc sân bay”, việc cùng lúc 9 chuyến bay phải bay vòng trên trời để chờ hạ cánh do sân bay quá tải không hề hiếm mà thường xuyên lặp lại hàng ngày, trong tổng số 670 -750 chuyến bay trong và ngoài nước cất cánh/hạ cánh mỗi ngày. Ai cũng biết nguyên nhân tắc trên trời trước hết là do tắc ở dưới mặt đất.

Mới đây, Cục hàng không VN vừa gửi văn bản yêu cầu các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco lên kế hoạch đưa máy bay “trú đêm” về sân bay Cần Thơ. Quyết định này nghịch lý ở chỗ, trong khi sân bay Tân Sơn Nhất ùn tắc cục bộ, không đủ chỗ cho máy bay đậu, phải tính đến việc đưa đi “đậu nhờ” ở Cần Thơ và các sân bay phụ cận thì hơn 157 ha đất sân bay giao cho đại gia Dương Công Minh “tận dụng” xây sân golf, xây khách sạn phục vụ giải trí cho giới đại gia lắm tiền nhiều của lại không hề được đá động gì, thậm chí, những người ra quyết định còn cố tình “làm ngơ”, cứ như trên đời này chả tồn tại cái sân golf nào chiếm đất của sân bay và nằm trong lòng TP.HCM, đe dọa tính mạng của người dân thành phố cả.

Bi kịch sân bay Tân Sơn Nhất: khi nhóm lợi ích (Tập đoàn Him Lam được quân đội hậu thuẫn) mâu thuẫn với lợi ích người dân Trước

Mặc kệ cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có nguy cơ “chết chìm” trong biển nước mỗi khi mưa về, mặc kệ hàng triệu hành khách nằm la liệt vì hàng chục chuyến bay phải dời / hủy mỗi khi mưa lớn khiến sân bay ngập như một bể chứa nước khổng lồ của thành phố, mặc kệ ngành hàng không Việt Nam vừa chớm phát triển đã đối mặt với nguy cơ “chết yểu” vì gia tăng chi phí khi phải “đậu qua đêm” ở một sân bay cách đó vài trăm cây số, trở nên yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt với các hãng bay nước ngoài. Biết đâu đấy, một ngày không xa sẽ không còn ai nhắc đến Vietjet Air, Jetstar Pacific nữa.

Ấy vậy mà, LẠ LÙNG THAY, các cuộc tranh luận để tìm ra giải pháp giảm kẹt xe cho sân bay Tân Sơn Nhất vẫn một mực xoay quanh các vấn đề.. kỹ thuật, loay hoay tính đường “vẽ” thêm các dự án cầu vượt, mở đường vài nghìn tỷ, vài chục nghìn tỷ, mà lờ đi căn nguyên chính của vấn đề. Không một tờ báo chính thống nào dám nói thẳng về nguyên nhân chính gây kẹt Tân Sơn Nhất chính là việc ông Dương Công Minh, đứng sau là nhóm lợi ích quân đội, đã từ nhiều năm qua ăn chia, chiếm dụng đến 157 ha đất của sân bay này để làm sân golf và đủ thứ công trình dịch vụ kinh doanh.

Ngay cả ông Nguyễn Bách Phúc – Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TP HCM HASCON cũng chỉ khẳng định nguyên nhân gây tắc nghẽn giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất không phải do hành khách tăng lên, mà là do những bất cập về phân bố trục giao thông, để cuối cùng chỉ dám đề xuất “cớ sao không mở một đoạn đường vài ba chục mét để nối bãi xe quốc nội trước đây với bãi xe quốc tế, mà lại bắt xe hơi đi vòng vèo để gây thêm ùn tắc trên đường Trường Sơn?”… Không rõ đề xuất của ông sẽ giải quyết tình trạng sân bay thiếu chỗ đậu máy bay, thiếu đường băng cất/hạ cánh dành cho máy bay, sân bay ngập nặng sau mỗi cơn mưa vì lượng nước khổng lồ đổ từ sân golf bên cạnh thế nào? Xin nhờ ông giải thích rõ.

Ảnh chụp vệ tinh của khu đất được Bộ Quốc phòng “tận dụng”. Quy mô vượt hẳn Tân Sơn Nhất

Dự án sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất do tập đoàn Him Lam của ông Dương Công Minh làm chủ đầu tư. Tập đoàn nổi tiếng với loạt scandal như: xây không phép sân tập golf và nhà hàng Him Lam; tự ý lấn chiếm hành lang sông Sài Gòn, xây vượt tầng trái phép; coi thường pháp luật, ngang nhiên cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp khác; lọt vào danh sách đen cưỡng chế nợ của Bộ Tài Chính với số tiền nợ lên tới 34.8 tỷ đồng… Nổi tiếng với những bê bối tày đình như thế, nhưng không hiểu sao tập đoàn này vẫn được “bảo kê” để lập lãnh địa riêng trên 157 ha đất trong sân bay. Thậm chí chủ tập đoàn này còn nhẫn tâm đầu độc người dân thành phố bằng 200 tấn thuốc trừ sâu đổ xuống sân golf Tân Sơn Nhất mỗi năm nhưng vẫn không bị truy cứu trách nhiệm.

Gần đây, đã có nhiều sự thay đổi trong dàn lãnh đạo của Tổng công ty 319, đơn vị quản lý nhiều khu đất vàng ở nhiều địa phương trên toàn quốc, trong đó có đất ở sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng vẫn không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ông Dương Công Minh chịu “nhả” phần đất đã chiếm dụng của sân bay. Thay vào đó, tất cả đều đổ cho vướng mắc kỹ thuật, thậm chí có doanh nghiệp đã mưu tính xin thêm tiền ngân sách để mở đường và làm cầu vượt… Vụ việc gây ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, an toàn của người dân nhưng đang có dấu hiệu “chìm xuồng”, như bao điều bất công, “chướng tai gai mắt” đang diễn ra hàng ngày trên đất nước này, khu sân golf vẫn nằm đó thách thức dư luận, sự sống còn của các hãng hàng không. Sức mạnh dư luận, sự phẫn nộ của người dân đến thời điểm này vẫn lọt thỏm giữa không trung, không thể lay chuyển được cái sân golf “chết tiệt” kia. Đau đớn thay!!!

Nam Anh

Long An: Bệnh viện gây chết người rồi chối tội

Long An: Bệnh viện gây chết người rồi chối tội

Nguoi-viet.com

Bệnh viện nơi mổ ruột thừa làm chết người. (Hình: Báo Sài Gòn Giải Phóng)

LONG AN (NV) – Một bà ở huyện Đức Hòa, Long An, bị đau bụng được bệnh viện chuẩn đoán bị ruột thừa và tiến hành mổ nhưng thất bại làm chết người. Tuy nhiên, bệnh viện đổ thừa cho rằng bà này chết là do “vỡ mạch máu não.”

Báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 16 Tháng Hai dẫn lời, ông Phan Văn Sanh (79 tuổi), xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tức giận cho biết: Khoảng 17 giờ chiều ngày 7 Tháng Hai, con gái ông là bà Phan Thị Mao (31 tuổi), bị đau bụng kéo dài nên gia đình chở đến bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa để khám bệnh.

Tại đây, sau khi chẩn đoán, bác sĩ cho biết bà Mao bị đau ruột thừa nên ngày hôm sau tiến hành mổ nội soi.

Không rõ ca phẫu thuật tiến hành ra sao, nhưng ngay sau khi mổ bệnh nhân chuyển biến nặng phải chuyển lên bệnh viện Trưng Vương, Sài Gòn điều trị. Thế nhưng, sáng ngày 9 Tháng Hai, bà Mao qua đời.

Thấy bà Mao chết không rõ nguyên nhân, người thân trong gia đình đã kéo đến bệnh viện Hậu Nghĩa yêu cầu gặp Ban Giám Đốc để làm rõ, nhưng những người có trách nhiệm không trả lời cụ thể mà cho biết bà Mao chết vì vỡ mạch máu não!

Ông Sanh cho biết, chiều 10 Tháng Hai, đại diện của ngành y tế huyện Đức Hòa tìm đến gia đình “hỗ trợ” 50 triệu đồng, nói là 20 triệu đồng lo mai táng, 30 triệu đồng phụ nuôi con bà Mao. Do nhà quá nghèo, ông Sanh đã nhận để lo hậu sự, nhưng cho biết: “Nếu bệnh viện và ngành y tế huyện không trả lời thỏa đáng vì sao con gái tôi bị chết, thì gia đình sẽ kiện lên cơ quan cấp trên,” ông Sanh khẳng định.

Nói với phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng, bà Võ Thị Dễ, phó giám đốc Sở Y Tế tỉnh Long An xác nhận “Sở Y Tế đã chỉ đạo cho ngành y tế huyện Đức Hòa rà soát kỹ lại sự việc, sau đó báo cáo về nguyên nhân vì sao bệnh nhân này chết.”

Tin cho biết, bà Mao chết bỏ lại con chưa đầy 2 tuổi và người chồng thì bị bệnh thần kinh từ nhỏ. Hoàn cảnh gia đình thuộc diện nghèo ở địa phương. (Tr.N)

Giám đốc Nguyễn Hữu Cầu “bị trọng thương” hay Công an Nghệ An tạo hiện trường giả?

Giám đốc Nguyễn Hữu Cầu “bị trọng thương” hay Công an Nghệ An tạo hiện trường giả?

VNTB

Phạm Chí Dũng

19-2-2017

Giám đốc công an tỉnh Nghệ An, đại tá Nguyễn Hữu Cầu.

Cuộc xung đột giữa chính quyền với nhân dân và người Công giáo ở Việt Nam, nếu không còn lối thoát nào khác, sẽ tiến vào một chương đen tối và khôn lường biến cố.

“Ngày lễ máu” – tuyên truyền đen

14 tháng Hai năm 2017, đúng vào “ngày lễ máu” khi có đến vài chục giáo dân bị công an Nghệ An dùng dùi cui và lựu đạn cay để đàn áp cuộc tuần hành khiếu kiện Formosa, của bà con, một trang dư luận viên giật tít “Linh mục Nguyễn Đình Thục chỉ đạo giáo dân ném đá trọng thương giám đốc công an tỉnh Nghệ An”, cùng tấm hình một người không rõ mặt với vết nứt toang hoác đọng máu đen trên trán.

Ngay sau đó, hàng loạt trang dư luận viên đã lấy lại tin này và còn đòi “máu phải trả bằng máu”, “phải nghiêm trị bọn giáo dân” và “phải bắt giam ngay linh mục Nguyễn Đình Thục”… Rốt cuộc, 21 người tuần hành đã bị công an Nghệ An bắt, rất nhiều người khác bị công an đánh đập đến thảm thương. Cuộc tuần hành tạm ngừng.

h1

Nhưng chỉ ít ngày sau “ngày lễ máu”, người dân phát hiện rằng tấm hình người bị vết thương toang hoác trên trán hoàn toàn không phải là Giám đốc công an Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu, mà chính là một trong những giáo dân bị công an đánh đến bất tỉnh.

“Tuyên truyền đen” của chế độ, một lần nữa, đã đen đúa đến thế.

Cho đến nay, điều quái lạ là Giám đốc công an Nguyễn Hữu Cầu vẫn không hề xuất hiện để công luận được chứng kiến ông bị “ném đá đến trọng thương” như thế nào.

Chỉ với một bằng chứng về “tuyên truyền đen” như trên, toàn bộ tuyên giáo của bộ máy công an và chính quyền Nghệ An về “âm mưu bạo loạn của giáo dân” đã đổ sông đổ biển.

Sau cuộc đàn áp dã man giáo dân, một số nhân chứng đã đứng ra tố cáo về nhiều nhân viên an ninh đã trà trộn vào đoàn tuần hành khiếu kiện và đã ném đá vào lực lượng sắc phục, tạo cớ cho lực lượng này xông vào trấn áp đoàn tuần hành.

Nhiều giáo dân khác cũng lên tiếng tố cáo về việc công an Nghệ An đã dựng hiện trường giả với một chiếc xe bị đá ném vỡ loác choác cùng hàng trăm cục đá lổn nhổn xung quanh.

Trong khi đó, lựu đạn cay và dùi cui để dẹp biểu tình là hai chi tiết hoàn toàn không được báo Nghệ An nhắc tới trong bản tin ngày 15/2. Còn giám đốc công an Nguyễn Hữu Cầu vẫn… biến mất.

Thẳng tay đối đầu

Gần một năm đã vụt qua từ ngày đầu tiên cá chết nổi trắng biển 4 tỉnh miền Trung. Nhưng cho tới nay thì đã rõ: thay vì đối thoại và làm tối thiểu vài động tác bồi thường thỏa đáng, chính quyền trung ương và địa phương đã thẳng tay đối đầu với dân, với nạn nhân môi trường.

Và với người Công giáo.

Từ trước tết nguyên đán 2017, nhiều bài viết trên mạng xã hội (chứ không phải trên báo nhà nước bị cấm khẩu) đã trần thuật chua chát về một cái tết lạnh lẽo và hết sức thiếu thốn của các gia đình ngư dân miền Trung. Kể từ ngày xảy ra hậu quả xả thải ra biển của Formosa, nhiều gia đình ngư dân đã phải ly hương vào Nam tìm kế sinh nhai. Những người còn lại ở quê hầu như đều rơi vào cảnh thất nghiệp.

Cũng đã rõ là không thể tin lời Nguyễn Xuân Phúc – thủ tướng của một chính phủ đang được xem là “kiến tạo – liêm chính – hành động”. Tháng Tám năm ngoái, ông Phúc hứa chắc như đỉnh đóng cột rằng đến tháng Chín năm 2017 sẽ bồi thường thỏa đáng và bồi thường hết cho dân. Nhưng sang tháng Chín vẫn chẳng thấy món bồi thường nào. Mãi đến tháng Mười Một, Mười Hai, các chính quyền địa phương mới bắt đầu bồi thường nhỏ giọt.

Nhưng làm thế nào để ngư dân sống sót với giá trị bồi thường chỉ đủ cho từ 3- 6 tháng? Sau đó họ biết làm gì với biển chết và lòng người cũng dần chết? Rõ là chính quyền trung ương và địa phương đã hoàn toàn không hề đoái hoài đến cái chết ấy, nếu không nói là ngược lại.

Sự ngược ngạo bắt đầu bằng việc chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã bí mật thỏa thuận với Formosa khoản bồi thường 500 triệu USD mà chẳng nêu ra một cơ sở nào đủ thuyết phục. Sau cái chuyện đã rồi ấy mà tưởng như có thể khiến người dân thỏa mãn, đến lượt các chính quyền địa phương miền Trung lại tìm cách câu kéo tiền bồi thường, chưa kể những dấu hiệu về gạo “hỗ trợ” cho dân bị mốc xanh mà gà vịt còn không ăn được…

Bây giờ thì trái ngược với thái độ ban ơn mưa móc của giới quan chức chính phủ, con số 500 triệu USD mà Formosa “thỏa thuận ngầm” với chính phủ để bồi thường cho Việt Nam đã không thể khiến nguôi ngoai làm sóng phẫn nộ của người dân.

Sau cá chết là người chết. Bóng đen tử thần đang lảng vảng nơi vùng biển sẫm màu. Cái chết lại đang lừng lững xô tới hệt những con sóng thần bứt lên từ cơn động kinh khởi phát từ đáy sâu chế độ.

Một chương đen tối

Não trạng xem Công giáo như một loại “kẻ thù”, hoặc gần như thế, được tích tụ từ cuộc xung đột giữa Cộng sản và Công giáo hơn nửa thế kỷ trước, vẫn còn nặng nề trong đầu giới quan chức chính quyền và công an trị. Từ ngày vụ biểu tình chống Formosa nổ ra, nhiều lần giới dư luận viên của đảng lại tung ra những bài viết với những đoạn trích dẫn giống hệt văn phong báo cáo nội bộ với văn phong mạt sát người Công giáo và đánh giá Công giáo là mối họa khủng khiếp của chế độ.

Đã từ quá lâu, não trạng và lề thói hành xử phi văn hóa của nhiều quan chức công an đã biến ranh giới giữa chính quyền và cộng đồng công giáo trở thành một chiến tuyến tiệm cận với xung đột và đối kháng. Ý thức hệ chủ quan đến mức cực đoan về quyền lực càng làm các viên chức chính quyền sa đọa vào tâm thế mà người đời cho là không còn biết đến trời cao đất dày là gì nữa.

Sau sáu chục năm tạm yên ả, mồi lửa Công giáo lại có cơ rực đốt trong lòng chế độ. Thay cho cái nhìn khoan dung giữa những người cùng dòng máu Lạc Hồng và quê cha đất tổ, lại là truyền thống thâm thù “công giáo – cộng sản” có nguy cơ tái hiện, tiếng la hét bạc lòng chới với của dân tình giữa hai làn đạn…

Những phản ứng chính đáng và mãnh liệt của giáo dân Cồn Dầu ở Đà Nẵng, Cầu Rầm, Con Cuông và Mỹ Yên, Đông Yên ở Nghệ An đối với chính quyền mới chỉ là khúc dạo đầu của bản giao hưởng có tên “Định mệnh”. Với cung cách chỉ đạo đầy ác ý của giới quan chức thiếu tầm và quá thiếu tâm, chẳng mấy chốc người công giáo sẽ bị đẩy vào thế đối nghịch.

“Ngày lễ máu” 14 tháng Hai năm nay. Súng đã nổ và máu đã đổ. Thay vì bồi thường thỏa đáng ngay từ đầu và đóng cửa nhà máy Formosa, quyền lực và lợi ích chính quyền đã được đặt lên trên tất cả.

Ngư dân – giáo dân đã sắp đến đường cùng tuyệt diệt!

Cuộc xung đột giữa chính quyền với nhân dân và người Công giáo ở Việt Nam, nếu không còn lối thoát nào khác, sẽ tiến vào một chương đen tối và khôn lường biến cố.

Bức thư tự thú của một “cảnh sát cơ động” (CSCĐ) Việt Cộng

Bức thư tự thú của một “cảnh sát cơ động” (CSCĐ) Việt Cộng

(Hiếu Bùi) www. ethongluan.org

“…Đó là tất cả những gì cháu biết và cháu nói ra hy vọng 1 ngày khi thời thế thay đổi thì cũng mong bác đưa bức thư này ra xin cho cháu được khoan hồng trở về với gia đình, tránh được sự trừng phạt của nhân dân…”

Tôi (Bùi Hiếu) vừa nhận được bức thư của một cháu CSCĐ tham gia đàn áp dân Quỳnh Lưu ngày 14/2/2017 gửi qua inbox cho facebook của mình. Để bảo mật nên tôi không chụp ảnh bức thư đưa lên mạng, chỉ chép lại nội dung trung thực, không thêm bớt …mong bà con share rộng rãi bức thư này:

*****

“Kính gửi bà con cộng đồng mạng:

Cháu là 1 trong những CSCĐ tham gia đàn áp bà con đi kiện Formosa ngày hôm qua tại huyện Diễn Châu – Nghệ An. Cháu gửi bức thư này cho bà con mong bà con đọc và suy nghĩ về những việc mà cháu phải làm để sau này khi thời thế thay đổi thì cũng mong bà con rộng lòng tha thứ cho cháu và gia đình cháu.

Cháu sinh năm 1996, chỉ còn mấy tháng nữa là bước sang tuổi 21 và hiện nay vẫn chưa có người yêu. Năm 2014 cháu tốt nghiệp cấp 3 và thi không đủ điểm vào Đại học. Cháu chỉ đủ điểm đi học trung cấp nhưng cháu muốn ở nhà thêm 1 năm nữa để năm sau ôn thi lại, tuy cháu biết sức học cháu vào loại trung bình non nên con đường vào đại học là quá xa vời …

Điểm yếu của cháu là rất mê chơi Game, cháu có thể ngồi ở phòng nét suốt ngày không mệt, không chán và còn không thấy đói nên chiều nào mẹ cháu cũng phải ra phòng nét kêu cháu về.

Nhà cháu chỉ là nông dân nghèo, bố cháu trước đi bộ đội sau về mua được cái thẻ thương binh nên được nhận 2 triệu/tháng và ông chỉ ở nhà suốt ngày không làm gì cả. Ông nói cuộc đời tao đi bộ đội gian khổ nhiều rồi tiền lương thương binh vậy gần bằng 2 tạ gạo đủ nấu cơm cho cả nhà rồi nên tao phải nghỉ ngơi.

Rượu thì nhà nấu được nên lúc nào ông cũng là ngà, không say, không tỉnh. Mẹ cháu thì làm ruộng và nhà cháu có mở thêm cái quán bán tạp hoá đầu làng cho bố cháu trông coi. Những ngày nông nhàn thì mẹ cháu đi mua chuối, đu đủ và các loại trái cây khác lặt vặt …của mấy nhà trong vùng và đi xe máy đem xuống Vinh bán nên thu nhập cũng chỉ đủ nuôi cả nhà 6 miệng ăn.

Tết năm 2015 có ông Trung tá công an trên huyện người cùng làng đến nói đưa ông 300 triệu rồi ông xin cho đi công an nghĩa vụ 3 năm, xong đó ông chạy tiếp cho vào công an chuyên nghiệp.

Mẹ cháu mừng lắm vay mượn các cậu, các dì bên ngoại và mang sổ đỏ cầm Ngân hàng đủ 300 triệu đưa cho ông ta. Bố cháu nói phải làm cái biên nhận không lỡ không được thì làm sao? Ông Trung tá nói anh chị tin thì làm, không tin thì tôi trả lại tiền, còn biên nhận thì không bao giờ ghi …nói thật với anh chị ngoài thị trấn thì hàng trăm đứa muốn đi suất này mà không được. Em làm cho cháu là cũng để giữ tiếng cho em nữa, mong anh chị kín đáo cho, đừng kể với ai.

Cháu được vào công an nghĩa vụ 3 năm và biên chế vào CSCĐ của bộ đóng quân tại Nghệ An.

Bọn cháu chỉ được học nghiệp vụ 3 tháng rồi về đơn vị luôn, vừa làm việc vừa tập luyện rất vất vả phải đi công tác thường xuyên xuống các điểm nóng, nhiều lúc cũng phải thay nhau tăng gia trồng rau  nuôi lợn, gà, vịt … Đặc biệt là từ khi xảy ra vụ Formosa thì bọn cháu bị cấm trại hoàn toàn, lúc nào cũng trong tư thế trực báo động để đi.

Về thu nhập thì nói ra không ai tin nhưng mỗi tháng cháu chỉ được khoảng hơn 3 triệu phải gửi về cho mẹ cháu 2 triệu để trả lãi Ngân hàng . Chỉ được cái là ăn uống khá đầy đủ, đủ no, đủ chất để tập luyện. Các loại tiền thu được do nuôi lợn hay trồng rau và các tiền bồi dưỡng khác hầu như là các sếp lấy hết, bọn cháu không biết được bao nhiêu , phát bao nhiêu thì biết bấy nhiêu thôi .

Trong đơn vị chia thành 2 loại. Những người con ông cháu cha, con cán bộ trong ngành thì họ vào đây để nằm chờ vài năm là được đi học rồi vào công an chuyên nghiệp còn loại chạy tiền như cháu thì sau 3 năm là ra quân.

Nếu nhà nào có tiền lo từ 800 triệu đến 1 tỷ thì may ra mới có cửa đi học và vào công an chuyên nghiệp. Ngay cả trung đội trưởng của cháu là thượng uý mà muốn xin chuyển về huyện cho gần nhà cũng phải mất 500 triệu.

Bọn con ông cháu cha thì đứa nào cũng hào hứng đi công tác, đàn áp, đánh đập dân, còn bọn chạy tiền như bọn cháu thì đứa nào cũng lo nếu nhà kiếm đủ tiền chạy tiếp thì may ra còn có thể kiếm ăn được còn không ra quân thì mang nợ.

Nói về ngày hôm qua bọn cháu được điều ra Quỳnh Lưu – Nghệ An để giải tán đoàn người đi kiện Formosa. Lệnh trên đưa ra là bằng bất kỳ giá nào cũng không được để dân đi đến Vinh, vì vào đó thành phố đông người ra ủng hộ thì sẽ biến thành biểu tình lớn.

Công an cả chìm cả nổi hơn 500 người, huy động cả 2 huyện Diễn Châu và Quỳnh Lưu, cả công an xã và dân phòng cùng đoàn thanh niên. Ngoài ra còn 2 tiểu đoàn đặc công đã nằm chờ sẵn ở Huyện đội Quỳnh Lưu, Diễn Châu .

Tất cả công an và huyện đội các huyện dọc đường QL 1A đều báo động sẵn sàng chiến đấu. Lúc đầu bọn cháu định ngăn đoàn người tại thị trấn Cầu Giát-Quỳnh Lưu nhưng không được. Sau đó Ban chuyên án quyết định đánh tại Yên Lý-Diễn Châu …( Còn tiếp )
———————————————
THƯ CỦA CSCĐ ( tiếp theo ):

….Kế hoạch đàn áp đoàn khiếu kiện Formosa được quyết định vào buổi sáng sau khi công an chặn tất cả các nhà xe không cho chở đoàn đi nên Cha Thục hỏi ý kiến giáo dân và dân quyết định đi bộ.

Đoàn giáo dân đi kiện có Cha Thục chỉ huy nên đi rất nề nếp, đi sát vào lề đường, họ lặng lẽ đi không la hét, không chen lấn …Một số người đi bộ, một số chạy xe máy theo chở đồ đạc, nước uống, thức ăn … , ai mệt mỏi thì lên xe đi, còn người trên xe lại xuống đi bộ. Nói chung là không có cớ gì để đàn áp họ khi xung quanh dân đổ ra xem rất nhiều.

Giáo dân các vùng 2 bên đường chuẩn bị sẵn nước uống, sữa, bánh …tiếp tế cho họ. Nếu cứ để họ đi như vậy và nếu dân 2 bên đường nhập cuộc đi theo thì sẽ thành đoàn biểu tình vô cùng lớn làm tắc nghẽn quốc lộ 1 lúc đó không thể kiểm soát được .

Để đàn áp được đoàn người này thì phải tìm cách tách rời , cách ly họ với nhân dân đang đi theo và những người dân đang lưu thông trên quốc lộ.

Bãi đất được chọn gần ngay quốc lộ 1 nơi đang san lấp mặt bằng của thị trấn Yên Lý huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An là nơi để đàn áp, giải tán đoàn người khiếu kiện Formosa .

Sau bữa ăn trưa của giáo dân tại 1 nhà thờ ở Mỹ Lý thì Phó chủ tịch tỉnh cho người đến gặp Cha Thục và điều đình nói là cho giáo dân vào đây họp để bàn kế hoạch đi như thế nào, tránh làm tắc nghẽn giao thông, còn quan điểm của tỉnh là vẫn để cho đoàn đi nộp đơn, thực hiện quyền khiếu kiện là quyền của công dân .

Và Cha Thục đã bị mắc bẫy. Đám đất trống đó là đất ruộng rất thấp và bên phải là 1 đám đất khác đã được san lấp cao hơn mặt đường.

Đất san lấp có rất nhiều đá cục bằng nắm tay rất thuận tiện cho việc bạo động.

Chính quyền biết rằng giáo dân rất có kỷ luật và phương châm của nhà thờ là tuyệt đối không được bạo động, không khiêu khích …nếu bị đánh thì phải chịu trận không được đánh lại. Họ còn dạy cho giáo dân phải biết yêu thương kẻ thù. Họ thừa biết rằng chỉ cần có 1 xô xát nhỏ thì đó sẽ là cái cớ rất lớn cho chính quyền đàn áp đẫm máu như Quỳnh Lưu 1956 hay Thiên An Môn 1988.

Nhiều công an mặc thường phục nhặt đá ở bãi đất đút túi quần và chiếc xe Công an BMW được đậu sát mép đường phía trước bãi đất đang san lấp, nơi có xe ben ra vào rất nhiều làm vương vãi đất đá khắp nơi.

Khi đoàn giáo dân đi kiện được CA dẫn xuống bãi đất nói đứng chờ để đồng chí Phó chủ tịch tỉnh ra nói chuyện thì ngay lập tức gần 100 công an mặc thường phục trà trộn vào đám đông chen lẫn từng nhóm một trong giáo dân.
Khi các máy quay phim của công an đã chờ sẵn ở mọi góc độ thì bỗng 1 tiếng pháo lệnh vang lên thế là tất cả CA thường phục đang chen lấn trong đoàn khiếu kiện nhất loạt lấy đá trong túi ra ném tới tấp vào hàng rào CSCĐ.

Chỉ chờ có thế là tất cả CA cầm dùi cui xông vào đánh loạn xạ vào đoàn người khiếu kiện. Lệnh của trên ban ra là phải tập trung đánh vào những người cầm điện thoại đang ghi hình và phải cướp điện thoại đập nát ngay tại chỗ.

Lúc này những CA thường phục ném đá vội vàng chạy tách ra khỏi đoàn người. Vì có sẵn khiên che, và được chuẩn bị trước nên không có ai là CA bị thương tích.

Chiếc xe BMW đã thay kính chống đạn mấy ngày trước đó, đã bị đập vỡ kính sau, đèn hiệu trên nóc ngay khi pháo lệnh nổ. Rất nhiều giáo dân bị đánh thương tích, máu me be bét nhìn rất kinh hãi. Sự việc chỉ dừng lại sau khi hầu hết các điện thoại mà giáo dân đang cầm trên tay đã bị đập nát, một số giáo dân bị đánh gục tại chỗ, một số chạy ra ngoài cũng bị đuổi theo đánh, hầu như không sót 1 ai.

Dùi cui của CA là bằng thép bọc cao su nên đánh ít gây chảy máu ngoài nhưng rất đau đặc biệt là chảy máu trong, gây nội thương ảnh hưởng lâu dài. Một cuộc đàn áp rất dã man nhưng kín đáo mà báo chí nhà nước loan tin là bọn phản động giáo dân làm loạn, ném đá gây thương tích cho giám đốc sở CA tỉnh mà không hề có 1 bức ảnh nào ngoài 2 bức ảnh chiếc xe BMW bị bể kính sau và đèn hiệu trên nóc, xung quanh vương vãi đất, đá cục do xe ben đổ xuống .

Tối về họp rút kinh nghiệm thì chỉ huy CSCĐ đã khen ngợi anh em và nói “nuôi quân 3 năm dùng 1 giờ , hôm nay các đồng chí làm rất tốt, lâu nay chúng ta học nhưng chưa được hành và hôm nay bọn giáo dân phản động là những cái bia sống để các đồng chí thực hành …” nghe thật là đau xót.

Rất nhiều chiến sỹ hả hê vui sướng , nhưng cháu thấy có 1 số người không nói gì chỉ thở dài, không hiểu trong đầu họ nghĩ gì.

Quả thật nếu có ai đó thương xót dân cũng không thể, vì hơn 20 máy quay chuyên nghiệp của CA ở mọi góc độ nên nếu có chiến sỹ nào nương tay không đánh dân hay đánh nhẹ đều bị phát hiện và kỷ luật ngay , thậm chí bị loại ngũ, đuổi ra khỏi ngành.

Bọn con ông cháu cha thì không việc gì còn bọn chạy tiền vào CA như cháu mà bị đuổi thì vừa nhục nhã với xóm làng vừa mang khoản nợ không biết bao giờ mới trả được. Vì vậy ai cũng phải đánh thẳng tay, người tốt thì nhằm vào bắp tay, mông mà đánh hy vọng là họ ít bị chấn thương còn bọn khát máu thì chúng cứ nhằm vào đầu vào cổ mà vụt . Thật là vô cùng đau xót …

Lâu nay cháu cũng theo dõi trên mạng thấy cách mạng ôn hoà ở các nước khác thì sau đó cảnh sát vẫn được ở lại làm việc, chỉ có cấp chỉ huy ai ác quá thì mới bị ra toà . Nhưng lãnh đạo CA thì nói các đồng chí phải hết lòng bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ còn khi chế độ bị sụp đổ thì chắc chắn các đồng chí sẽ bị dìm trong biển máu vì họ nói người Việt Nam luôn sống với thù hận nên sẽ không bao giờ tha thứ như ở phương Tây.

Quả thật cháu rất hoang mang và lo lắng nhưng không dám nói ra. Nếu mất việc thì biết lấy gì trả nợ, nếu không vào được CA chuyên nghiệp thì ước mơ cũng vĩnh viễn chấm dứt vì cháu chẳng có nghề ngỗng gì cả, cũng chẳng có bằng cấp gì để có thể xin được việc làm. Thôi thì đành để mặc cho số phận đưa đẩy thôi, ngày nào biết ngày đó .

Cháu viết thư này chỉ xin nói với cô chú mấy điều như sau:

1, Khi đi khiếu kiện phải đội nón bảo hiểm loại tốt , và mặc đồng phục theo từng giáo xứ để tránh CA thường phục trà trộn vào gây rối

2, Các đoàn phải đi sát nhau, khi bị đánh thì ngồi thụp xuống tay ôm che gáy, nách sườn .

3, Những người quay live stream thì nên dùng camera bí mật gắn ở cổ tay hay trên đầu mũ bảo hiểm với điện thoại I-phone trong túi quần để khi bị đánh thì tách ra giơ tay giả vờ xin hàng nhưng vẫn tiếp tục quay và phát hình được .

4, Cần nhất là sự đoàn kết của người dân. Nếu hôm qua mà đoàn khiếu kiện đông đến hàng trăm ngàn người thì chắc chắn không có 1 ai dám xông vào đánh cả còn nếu đi rải rác hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn người thì vẫn bị đàn áp như thường.

Đó là tất cả những gì cháu biết và cháu nói ra hy vọng 1 ngày khi thời thế thay đổi thì cũng mong bác đưa bức thư này ra xin cho cháu được khoan hồng trở về với gia đình, tránh được sự trừng phạt của nhân dân.

Cháu xin cảm ơn bác trước.

Hieu Bui đăng trên facebook.com/permalink

*****

Xin đồng bào hãy nhìn kỹ 2 bức ảnh này và xem kỹ Clip mà công an đang đánh người biểu tình ôn hoà kèm theo đây thì sẽ thấy rõ màn kịch mà bọn CA diễn thô bỉ, độc ác như thế nào …

1, Khu đất nằm bên phải chiếc xe này là khu đất đang được san lấp, chưa xây dựng nên xe ben chở đất đá vào vương vãi rất nhiều, đặc biệt là có nhiều cục đá cỡ bằng 4×6 bằng nắm tay .

2, Bên cạnh khu đất này về phía sau chỗ 2 cây cau cảnh (Xem Clip) là chưa được san lấp nên thấp hơn so với mặt đường rất nhiều.

3, Theo bức thư mà cháu CSCĐ gửi cho mình thì bọn CA đã lừa người khiếu kiện Formosa xuống khu đất này nói là để họp điều đình.

Hà Nguyễn gởi

THĂM NGHĨA TRANG CŨNG BỊ LÀM KHÓ DỄ, ĐCSVN SỢ GÌ???

From facebook:  Hằng Lê
THĂM NGHĨA TRANG CŨNG BỊ LÀM KHÓ DỄ

ĐCSVN SỢ GÌ???

Vào ngày 14 Tháng Hai 2017, một số người dân ở Bắc Giang đến Nghĩa trang Liệt sĩ tại Lạng Sơn để viếng mộ các liệt sĩ bỏ mình trong cuộc chiến biên giới phía bắc năm 1979.

Tuy nhiên việc thăm viếng này cũng bị nhà cầm quyền ngăn cấm.
Bà Ngô Thị Lộc, một trong số người bị ngăn cản cho phóng viên Thùy An biết sự việc này.

Nguồn : https://chantroimoimedia.com/…/nha-cam-quyen-csvn-ngan-can…/

Công an phá lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới phía Bắc

Công an phá lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới phía Bắc

Việt gian phá lễ tưởng niệm Chiến tranh Biên giới phía Bắc

CTV Danlambao – Các hoạt động tưởng niệm 37 năm chiến tranh biên giới phía Bắc đã bị nhà cầm quyền CSVN dùng mọi thủ đoạn ngăn chặn và phá hoại. Tại Hà Nội và Sài Gòn, lực lượng công an đã tiến hành giam lỏng và bắt cóc những người hoạt động tham gia buổi lễ tưởng niệm.

Tai Hà Nội, vào lúc 9 giờ sáng ngày 17/2/2017, khoảng 100 người dân đã có mặt tại khu vực công viên Tượng đài Lý Thái Tổ để thắp hương tưởng niệm 6 vạn đồng bào và chiến sĩ đã ngã xuống trong cuộc Chiến tranh Biên giới 1979.

clip_image002

Ảnh: Facebook Trung Nghĩa

Anh Trung Nghĩa, một người có mặt tại buổi tưởng niệm cho biết: Nhà cầm quyền huy động rất đông các lực lượng “chìm và nổi” đứng tại đây. Nhưng buổi tượng niệm vẫn diễn ra rất tốt đẹp.

Tuy nhiên, sau buổi tượng niệm thì chính quyền lại âm thầm bắt giữ và câu lưu anh Nguyễn Lân Thắng, chị Lê Mỹ Hạnh, Bạch Hồng Quyền.

Video phổ biến trên các mạng xã hội cũng cho thấy sự xuất hiện của một số người mặc thường phục và có những hành vi phá rối buổi lễ.

Trong khi đó, buổi tưởng niệm tại Sài Gòn đã không thể diễn ra như dự kiến. Nhà cầm quyền đã ngăn chặn không cho những người đi tưởng niệm được tiếp cận khu vực Tượng đài Trần Hưng Đạo, Bến Bạch Đằng (Quận 1) và bắt giữ nhiều người lên xe bus.

Ngày từ sáng sớm thì khoảng hàng chục lực lượng Thanh Niên Xung Phong, CSCĐ, CSGT, công an mang sắc phục, an ninh thường phục đã bao vây kín khu vực tượng đài. Nhiều hàng rào sắt được dựng lên quanh các con đường nhỏ dẫn vào khu vực tưởng niệm.

clip_image004

Nghệ sỹ Kim Chi bị ngăn chặn. Ảnh: Huy Trần

Trước đó, trong ngày 16/2/2017, nhiều thành viên câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng như nhà báo Kha Lương Ngãi, nhà báo Sương Quỳnh, kỹ sư Trần Bang và các nhà hoạt động xã hội như Đỗ Thị Minh Hạnh, Hoàng Dũng, Đỗ Đức Hợp đều bị lực lượng an ninh “giam lỏng” tại nhà.

Nghệ sĩ Kim Chi, một người bị đưa lên xe bus cùng hàng chục người khác khi vừa đến gần khu vực Tượng đài Trần Hưng Đạo phẫn nộ: “Thật là một hành động bán nước và vô ơn. Chúng tôi đi tưởng niệm đồng bào mình nhưng lại bị chính người Việt Nam của mình bắt giữ”.

Chị Nguyễn Thanh Loan, một trong 5 người  “hiếm hoi” có thể đi vào chân tượng đài thắp hương và dâng hoa thì đã nhanh chóng bị lực lượng an ninh bao vây. Thấy chị cầm điện thoại trên tay thì họ lao vào giật và đập vỡ máy của chị.

Chị Loan cho biết: “Những nhân viên cấp dưới này đang làm theo lệnh cấp trên và cấp trên cùng là Trung cộng. chỉ người Trung cộng mới ra lệnh ngăn cản tưởng niệm của người Việt chúng ta”

Hàng chục nguời như Nghệ sĩ Kim Chi, Nhà Thơ Hoàng Hưng, Phan Đắc Lữ, em Huỳnh Thành Phát, và một số dân oan ngay sau đó đã được trả tự do sau đó.

clip_image006

CTV Danlambao

Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2017/02/cong-pha-le-tuong-niem-cuoc-chien-bien.html

Chuyện Đoàn Huy Chương & Lê Trí Tuệ

Ảnh của tuongnangtien

Cuối thế kỷ trước, có lần, tôi nghe ông Hà Sĩ Phu cằn nhằn: ”Ý thức xã hội rất thấp, trước một khó khăn chung thì phản xạ ứng xử là tìm lối nhỏ để thích nghi riêng. Lâu ngày nhược điểm ấy phát triển thành thói vị kỷ, vô cảm và trơ trơ trước nỗi đau chung.

Nói như thế, về “nhược điểm” của đồng bào mình, nghe (e) hơi nặng. Dù thế, dường như, có người vẫn chưa đã miệng nên – qua đầu thế kỷ này – một nhân sĩ khác, Ông Lái Gió lại (“bong”) thêm câu nữa, nặng hơn thấy rõ:” Chúng ta sống như một bầy gà, người ta vồ con nào con đấy chịu. Số phận đổ lên đầu gia đình nào, gia đình đó chịu. Chưa phải gia đình mình, mà có phải gia đình mình thì chúng ta tự nhủ là nhiều nhà khác còn bị như vậy.

Nghe xong, tôi (trộm) nghĩ thêm rằng: ”Nhiều nhà khác không những cũng bị như vậy mà còn bị phiền hơn như vậy rất nhiều.” Trường hợp của gia đình ông Đoàn Huy Chương, a.k.a Nguyễn Tấn Hoành, là một nhà (lôi thôi) như thế.

Câu chuyện, có thể, bắt đầu từ ngày 20 tháng 10 năm 2006. Hôm đó, ông Nguyễn Tấn Hoành – với tư cách là một thành viên của Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, cùng với ba đại diện công nhân khác – đã gửi đến Bộ Chính Trị Trung Ương (TW) Đảng CSVN Đảng Cộng Sản Việt Nam “nỗi niềm khóc hận thương tâm” – cùng với “8 điểm đề nghị” của họ. Xin trích dẫn một đoạn, ngăn ngắn:

“Chúng tôi có quyền hội họp riêng tư, có quyền lập hội, gây quỹ, có quyền đấu tranh, có quyền đình công đòi hỏi các quyền lợi chính đáng, phù hợp mức lương, tương xứng với công sức lao động…”

Những “quyền” kể trên (đều) có vẻ hơi thừa đối với giới công nhân ở những quốc gia bình thường khác. Việt Nam, tiếc thay, không phải là một xứ sở bình thường. Do đó, Nguyễn Tấn Hoành đã bị bắt giam. Sau gần hai năm tù, và sau khi bị hành hạ đến bầm dập, ông được phóng thích cùng với một bản cam kết là  từ nay về sau không đấu tranh nữa nhưng ông không đồng ý”– theo như tường thuật của phóng viên Việt Hùng (RFA) nghe được vào hôm 18 tháng 5 năm 08.

Ông bị bắt lại lần thứ hai vào ngày 23 tháng 2 năm 2010, cùng với hai người bạn cùng chí hướng: Nguyễn Hoàng Quốc Hùng (30 tuổi) và Đỗ Thị Minh Hạnh (26 tuổi). Tám tháng sau, cả ba bị toà án tỉnh Trà Vinh kết án tổng cộng 23 năm tù vì tội “phá rối an ninh nhằm chống lại chính quyền nhân dân.

Chưa hết, qua RFA, phóng viên Tường An còn cho biết thêm rằng “cả nhà ông đều bị bắt, trong đó có cha ông Chương là ông Đoàn văn Diên bị bắt từ năm 2006, hiện giam tại Hố Nai. Anh cả ông Chương là ông Đoàn Huy Tâm cũng bị bắt, em út ông Chương là Đoàn Huy Kha thì bị công an gọi lên thường xuyên vì bị nghi ngờ có liên quan đến những họat động của ông Đoàn Huy Chương.”

Hình chụp anh Hoành tức Đoàn Huy Chương tại SG ngày 15/05/08. Nguồn: RFA

Mục sư Thân Văn Trường mô tả hoàn cảnh của “nhà” ông Nguyễn Tấn Hoành là “một gia đình đang sống trên bờ vực!” Điều an ủi, nghĩ cho cùng, là cả nhà vẫn còn sống sót – dù đa số đều sống trên bờ vực hay sống trong tù!  Tôi biết một “nhà” khác hiện không ai biết đang sống dở, hay chết dở ra sao, ở phương Trời hoặc ngục thất nào: nhà dân chủ Lê Trí Tuệ.

Câu chuyện bi đát về nhân vật này xin được (tạm) bắt đầu vào ngày 20 tháng 11 năm 2006. Hôm đóm, ông Lê Trí Tuệ đã gửi đến tất cả những cơ quan, cũng như mọi giới chức có thẩm quyền ở Việt Nam một lá đơn tường trình và tố cáo dài 1438 chữ. Phần đầu – và cũng là phần chính, gồm 444 chữ –  nguyên văn như sau:

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

Đơn Tường Trình và Tố Cáo

V/v Công An TP. Hồ Chí Minh, liên tục đàn áp, thẩm vấn, tạm giữ người tại cơ quan công an quận 4, TP. Hồ Chí Minh chỉ vì tôi thực thi những nhân quyền cơ bản của mình.

Tôi tên là: Lê Trí Tuệ

Sinh ngày 26/07/1979 Tại Hải Phòng.

Đăng ký Hộ khẩu thường trú: 942 Tôn Đức Thắng – Sở Dầu – Hồng Bàng – TP. Hải Phòng.

Điện thoại: 0982.152.619, 0912.530.615

Chức vụ:

 Hội Viên Hội cựu chiến binh Việt Nam

 Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Cổ Phần Trí Tuệ.

 Phó Chủ Tịch Công Đoàn Độc Lập Việt Nam.

Kính thưa các quý vị lãnh đạo Nhà nước CHXHCN Việt Nam và các cơ quan truyền thông, báo chí trong và ngoài nước,

 Căn cứ vào Tuyên Ngôn quốc tế về Nhân quyền của Liên Hiệp quốc năm 1948

 Căn cứ vào Tuyên Ngôn Nguyên tắc Tổng Liên Đoàn Lao Công Thế Giới [Tuyên ngôn này đã được chấp thuận chung, trong Đại hội kỳ thứ 16 của Tổng liên đoàn lao động Thế Giới ILO (International Labor Organizations), họp tại Luxembourg, từ ngày 1 đến 04 tháng 10 năm 1968].

 Căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992. Điều 53 và điều 69.

Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) nêu rõ:

“Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.”

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ vào những viện dẫn trên đây, làm cơ sở pháp lý dẫn tới sự ra đời và cơ sở Thành Lập công Đoàn Độc Lập Việt Nam, tuyên bố thành lập vào ngày 20/10/2006 tại Hà Nội.

Hiện nay chúng tôi đang làm thủ tục đăng ký, để từng bước hợp Hiến và hợp pháp theo quy định. Nhưng đáng tiếc thay tôi thường xuyên phải bị triệu tập lên cơ quan công an Quận 4, TP. Hồ Chí Minh để làm việc,bị cản trở quyền tự do đi lại của công dân, cản trở hoạt động khiếu nại tố cáo, ngăn cấm hoạt động xã hội, bảo vệ quyền con người cho nhân dân Việt Nam.

Hai ngày sau, sau khi đơn tường trình được gửi đi, Lê Trí Tuệ đã bị công an VN bắt giữ (từ 22/10/2006 đến 26/10/2006) để tra hỏi về việc ông đã tham gia Ban Vận Động Thành Lập Công Đoàn Tự Do ở Việt Nam.

Đến ngày 07/12/2006, trong khi Lê Trí Tuệ còn đang bị lưu giữ tại trụ sở công an Quận IV (Sài Gòn) nhân viên an ninh đã lục lọi đồ đạc, và kiểm tra máy vi tính của ông tại nhà trọ.

Sau đó – vào ngày 14/03/2007 – ông Lê Trí Tuệ đã bị một số công an mặc thường phục đánh đập dã man, ngoài đường phố.

Kế tiếp, trong hai ngày ngày 29 và 30 tháng 03 năm 2007, ông Lê Trí Tuệ lại bị bắt giữ và ép buộc tuyên bố công khai giải tán Công Đoàn Độc Lập, và làm một bản cam kết sẽ từ bỏ tất cả những hoạt động bị nhà đương cuộc Việt Nam cáo buộc là phản động …

Cuối cùng, ông Lê Trí Tuệ đã trốn khỏi Việt Nam – theo như tin loan của BBC, nghe được hôm 16 tháng 4 năm 2007: “Một nhà bất đồng chính kiến Việt Nam vừa lánh nạn sang Campuchia … ông cho biết ông bị nhà chức trách tại TP HCM chuẩn bị đưa ra xét sử.

Câu chuyện của Lê Trí Tuệ, nếu tạm ngưng ở đây, cũng đã đủ não lòng. Sự việc, tiếc thay, đã tiếp tục diễn ra một cách tồi tệ hơn như thế. Chỉ vài tháng sau, ông đột nhiên biến mất. Bản tin của VOA, phát đi ngày ngày 18 tháng 5 năm 2007, cho biết:” Một nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam đang được Liên Hiệp quốc bảo trợ ở Campuchia, ông Lê Trí Tuệ, đã bị mất tích. … Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn đã đề nghị chính phủ Campuchia tìm kiếm ông Tuệ và họ vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Người phát ngôn Bộ Nội vụ Campuchia, Thượng tướng Khieu Sopheak nói rằng ông có biết về vụ việc nhưng ông không thể cung cấp thêm thông tin về vụ mất tích hay liệu bộ nội vụ có tiến hành điều tra hay không. Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, ông Trịnh Bá Cầm cũng nói rằng ông không có thông tin gì về ông Lê Trí Tuệ.

Theo bản tin của HRW, gửi đi vào ngày 4 tháng 5 năm 2009: Người ta nghĩ rằng công an Việt Nam đã bắt cóc ông Lê Trí Tuệ, một trong những sáng lập viên của Công Đoàn Độc Lập Việt Nam. Ông Lê Trí Tuệ mất tích vào tháng Năm năm 2007 sau khi đào thoát sang Căm-Bốt để xin tị nạn. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã long trọng ghi nhận trong bản báo cáo 2008 về tình trạng nhân quyền Việt Nam rằng : ông Lê Trí Tuệ hiện vẫn biệt tích… và theo một số lời đồn mật vụ của chính quyền Việt Nam đã giết ông ta.’”

Sau đó, dường như, không ai – không một ai – nhắc nhở hay quan tâm gì về Lê Trí Tuệ nữa. Đương sự biến mất khỏi cuộc đời này y như cảnh của một con gà bị cáo vồ, trước sự vô cảm và trơ trơ  của cả bầy còn lại – nếu nói theo như cách ví von của Ông Lái Gió, và cách xử dụng từ ngữ của ông Hà Sĩ Phu.

Còn ông giáo Đỗ Việt Khoa (sau khi xem thấy cảnh một đàn trâu chiến đấu với cả bầy đàn sư sử để cứu một con nghé) thì phẫn uất nói rằng: ”Loài trâu ngu si còn biết làm như thế: vừa biết đấu tranh sinh tồn cho bản thân, nhưng cũng biết đấu tranh vì đồng loại. Loài người có được như loài trâu đó không?”

Phải trả lời sao cho câu hỏi vừa nêu?

Phải giải thích ra sao với phần nhân loại còn lại, cũng như với chính mình, và con cháu mai sau, về thái độ dửng dưng (“người ta vồ con nào con đấy chịu”) của chúng ta hiện tại?

Ảnh Lê Trí Tuệ (April 2007) khi vừa sang đến Campuchia. Nguồn: BBC

Cứ theo lời của một người bàng quan thì “thái độ thụ động về chính trị của phần lớn người Việt Nam có thể được giải thích là do không hiểu biết về thế giới bên ngoài.” (Adam Boutzan.” Vietnam as Tunisia in waiting “Asia Times, Jan 29, 2011. Trans. Đan Thanh).

Ồ, thì ra thế!

Nhưng thế thì giải thích thế nào về “thái độ thụ động về chính trị tương tự của mấy triệu người Việt đang tị nạn (chính trị) ở nước ngoài? Tôi không tin rằng có bất cứ một tổ chức, một hội đoàn hay đảng phái nào của người Việt hải ngoại đã lên tiếng đòi Cao Ủy Tị Nạn, chính phủ Cambodia và nhà đương cuộc Hà Nội phải làm sáng tỏ trường hợp (“mất tích”) của Lê Trí Tuệ.

Chủ nghĩa mặc-kệ-nó, thứ mackeno-ism ấy, theo nguyên văn lời của ông Nguyễn Hưng Quốc “là một trong những chứng bệnh hiểm nghèo nhất của dân tộc ta hiện nay.”

Ông Đào Hiếu thì mô tả hiện tượng “im thin thít” này là một cách “đầu hàng tập thể”! Cũng theo ông đây là chuyện “thật đáng sợ, mà cũng đáng trách. Nhưng không biết trách ai?”

Trách thì không nhưng buồn (và buồn muốn chết luôn) thì có!

Đất Nước Nhìn Từ Quán Nhậu Ba O Hà Tĩnh .

  Đất Nước Nhìn Từ Quán Nhậu Ba O Hà Tĩnh .

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến –

Ảnh của tuongnangtien

 tuongnangtien

Cuối cùng, Miến Điện cũng đã mở cửa với thế giới bên ngoài. Họ hơi bị chậm nên thực đơn trong hàng quán ở đất nước này – phần lớn – vẫn chỉ cứ in những dòng chữ Miến (ngoằn nghoèo, bí hiểm) và tuyệt nhiên không hề có hình ảnh gì minh hoạ đi kèm ráo trọi.

Thực khách, bởi thế, thường rất cô đơn (và vô cùng hồi hộp) khi phải đối diện với những lựa chọn khó khăn. Gọi lầm thức ăn là chuyện tự nhiên, và cũng thường xuyên, y như … cơm bữa.

Dĩ thực vi tiên

Và (chắc) vì vậy nên sân bay Mandalay và Yangon trông đìu hiu thấy rõ, so với sự tấp nập và ồn ào của phi trường Don Mueang hay Suvarnabhumi của Thái.

Thực phẩm của Thái Lan thì khó ai có thể phàn nàn, nhất là người Việt. Gừng, nghệ, sả, riềng, tiêu tỏi, ớt hành, mắm muối … đều là những gia vị thân thuộc đối với khẩu vị của cả hai dân tộc này.

Nhiều tiệm ăn bình dân ở thủ đô Bangkok còn thuê người Việt nữa. Loanh quanh Vọng Các, tôi thử óc quan sát (cùng trực giác) của mình nhiều lần, và rất ít khi bị trật:

  • O là dân Hà Tĩnh, đúng không?
  • Dạ!

Tiếng “dạ” rụt rè, với nụ cười hiền lành và niềm vui (không dấu) trên nét mặt người đối diện khiến cho kẻ tha hương chợt cảm thấy có cảm giác ấm lòng. Đôi khi, tôi cũng trật nhưng chưa bao giờ xa quá:

  • Dạ không, con ở Diễn Châu mà.

Hoặc:

  • Cháu người Quảng Bình, chú à.

Hay:

  • Không phải mô, quê con ở Huế tề.

Theo Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Lan (Học Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á – The Institute of Southeast Asian Studies) có hơn năm trăm ngàn lao động Việt Nam ở nước ngoài, trong số này khoảng 50 ngàn người đang làm việc tại Thái Lan. Tất nhiên,  chưa kể số người “làm chui” được gọi một cách lịch sự là những công nhân không có giấy tờ – undocumented workers.

Tuy là một lực lượng lao động đáng kể và cần thiết cho nước Thái, người Việt đến xứ sở này chưa bao giờ được đón nhận một cách đàng hoàng tử tế.  Không những thế “nhiều kẻ còn bị bạc đãi bởi giới chủ nhân với đồng lương bóc lột, đến mức gần như phải làm việc trong môi trường nô lệ, và thường bị bắt bớ bởi giới chức có thẩm quyền” (many workers are underpaid, even to the point of almost slave labour conditions, mistreated byemployers and often arrested by authorities) theo như nhận xét (“Vietnamese workers in Thailand: lesser known but valuable labour source”) của Christopher F. Bruton –  Executive Director of Dataconsult Ltd – đọc được trên Bangkok Post hôm 21 tháng 7 năm 2016.

Mặt tiền quán Ba O Hà Tĩnh. Ảnh chụp tháng 02/2017

Ở ngoại ô Vọng Các, trong khu Yung Chalearn, có một cái quán (không biết tên gì) mà cả ba cô giúp việc đều là người Hà Tĩnh nên tôi gọi là “Quán Ba O.” Chúng tôi hay đến đây vì gần chỗ trọ, vì giá cả vừa phải, và vì được “cố vấn” về những món nhậu (ngon rẻ) cùng với thái độ thân thiện của những o đồng hương rất hiền ngoan và vô cùng chân chất.

Cứ nhìn thấy Ba O Hà Tĩnh, cùng nụ cười rất tươi tuy hơi bẽn lẽn là tôi lại nhớ đến bốn câu thơ của Hồ Dzếnh:

Cô gái Việt Nam ơi
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi

Quán mở cửa từ 11 giờ sáng đến tận khuya. Nhiều đêm không làm việc được, tà tà ra quán uống vài ly, chúng tôi vẫn thấy “Ba O Hà Tĩnh” đang tất bật với những công việc chả nhẹ nhàng gì: lau dọn, rửa chén, chạy bàn …  Hỏi thăm mới biết là dù làm việc đủ bẩy ngày một tuần, mỗi ngày trên 12 tiếng, hàng tháng cả ba chỉ được trả số tiền vô cùng khiêm tốn (200 Mỹ Kim) chỉ bằng nửa số lương tối thiểu – theo qui định hiện thời của Bộ Lao Động Thái.

Điều an ủi là chủ quán cho ở trọ không phải trả tiền nhà, và chuyện ăn uống tại chỗ – tất nhiên – cũng hoàn toàn miễn phí.  Nhờ vậy, tiền công của cả ba o đều gửi hết về quê để nuôi mấy đứa em và bố mẹ già. Ở Hà Tĩnh, theo lời của họ: “Biết làm chi cho ra tiền được!” 

 Hà Tĩnh Không chỉ nổi tiếng về đói nghèo, và “hầu như năm nào chính quyền cũng than thở là phải ‘còng lưng’ xin gạo.” Địa phương này còn được cả thế giới biết đến “về sự cố môi trường biển” và là nơi chôn lấp chất phế thải của công ty Formosa.

Tuy thế,  Báo Hà Tĩnh (số ra ngày 24 tháng 10 năm 2016) vẫn hớn hở cho hay:

“Các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ mới, những nhân sự đứng đầu Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… đều là người Hà Tĩnh.

Người Hà Tĩnh không chỉ vinh quang bởi các Bộ trưởng, tư lệnh ngành mà Hà Tĩnh còn được biết đến là tỉnh có nhiều ủy viên Trung ương nhất trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, với số lượng 16 người.”

Giới tinh hoa của Hà Tĩnh, rõ ràng, hơi đông. Số người dân lưu lạc của tỉnh này cũng thế, cũng đông hơn rất nhiều nơi khác. Dường như có tỉ lệ thuận giữa con số “bộ trưởng, tư lệnh ngành, và ủy viên Trung ương trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng” của Hà Tĩnh với đám con dân của địa phương này đang phải sống đời lưu lạc.

Thảo nào mà dịch giả Phạm Nguyên Trường đã rất cẩn thận với hạn từ “tinh hoa” khi chuyển ngữ:

Nghĩa của từ ELITE: the richest, most powerful, best-educated, or best-trained group in a society cho nên nếu luôn luôn dịch là TINH HOA thì e rằng không đúng. Ví dụ, người nước ngoài khi nói về giới viết lách ở VN có thể sẽ coi Đoàn Hương, Hữu Thỉnh, Hồng Thanh Quang, Tạ Bích Loan …là nhóm elite trong văn giới, hay Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng là nhóm elite trong chính trị…, nhưng nếu mình dịch lại thì mình chỉ viết “thuộc giới ăn trên ngồi trốc” mà thôi.

Dịch thuật như thế e  hơi thiếu phần “thanh lịch” nhưng thực khó mà gọi đám người hiện đang cầm quyền ở Việt Nam (nói chung) và mười mấy  vị Ủy Viên Trung Ương Đảng của Hà Tĩnh (nói riêng) bằng một hạn từ khác được. Tiểu luận (“Những Cơ Hội & Thách Đố Cho Lao Động Di Dân Việt Nam Tại Thái Lan”) của Linh Mục Antôn Lê Ngọc Đức, SVD, còn cho thấy rằng họ không chỉ là “bọn ăn trên ngồi trốc” mà còn là “đám ăn không ngồi rồi” nữa:

“ … hầu hết đến từ các tỉnh miền bắc và miền trung, trong đó Hà Tĩnh và Nghệ An chiếm phần đa số. Ngoại trừ một số trường hợp, hầu hết xuất thân từ những gia đình nông thôn…

Tính chất của một số công việc mà các lao động di dân Việt Nam làm tại Thái Lan lệ thuộc phần nào về tuổi tác và giới tính. Những công việc như xây dựng (cọ xang), trông bãi xe (rắp rốt), tẩm quất trong phòng vệ sinh nam (nuad hong nám) chỉ dành cho lao động nam. Các công việc giúp việc nhà (mae ban), chăm sóc người già trẻ con trong gia đình chủ thuê, bán hoa hồng dạo…thường dành cho lao động nữ.

Ngoài ra những công việc như may quần áo (yep pha), bán dạo (kem, trái cây, nước giải khát), mở quầy hàng (áo quần, thức ăn, hoa quả…), bán hàng trong các cửa tiệm bán lẻ… thì cả lao động nam và nữ đều tham gia…

Đối với lao động từ các nước như Lào và Miến Điện được đăng ký hợp pháp, mỗi người được cấp một thẻ bảo hiểm sức khỏe để được điều trị tại bệnh viện chính phủ với những quyền lợi tương đương với công dân Thái. Tuy nhiên đối với công nhân Việt Nam thì mỗi khi lâm bệnh hoặc gặp tai nạn và đi điều trị tại bệnh viện thì phải tự túc hoàn toàn.”

Bên trong quán Ba O. Ảnh chụp tháng 02/2017

Hà Tĩnh có nhân sự đứng đầu Bộ Y Tế, Bộ Kế Hoạch/ Đầu Tư, Bộ Tài Nguyên/ Môi Trường, Ngân Hàng Nhà nước và cả đống Ủy Viên Trung Ương Đảng mà năm nào cũng ngửa tay đi xin gạo, và con dân địa phương thì phải tha phương cầu thực khắp nơi (làm việc như nô lệ ở xứ người) để có tiền gửi về nhà cứu đói thì có hãnh diện chi mà khoe khoang về cái “bọn ăn trên ngồi trốc” và cái “đám ăn không ngồi rồi” này!

Cuộc chiến 1979 thực sự đã ‘bắt đầu từ trước’

Cuộc chiến 1979 thực sự đã ‘bắt đầu từ trước’

BBC

Quốc Phương

17-2-2017

Ông Hà Văn Thịnh cho rằng thực ra cuộc chiến 1979 trên Biên giới Việt - Trung đã khởi thủy từ năm 1974 khi Trung Quốc tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: FB Hà Văn Thịnh.

Cuộc chiến nổ ra ngày 17/2/1979 trên biên giới Việt – Trung thực ra đã nổ ra từ lâu trước đó, theo một sử gia từ Đại học Huế của Việt Nam.

Bình luận với BBC hôm thứ Sáu nhân 38 năm đánh dấu cuộc chiến đẫm máu trên biên giới phía Bắc của Việt Nam sau khi Trung Quốc khởi binh tấn công trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước, nhà sử học Hà Văn Thịnh nói:

“Tôi quan niệm hơi khác mọi người một chút, tôi cho rằng cuộc chiến tranh năm 1979 đã thực sự bắt đầu từ 19/01/1974 khi Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa, đó là bắt đầu cuộc chiến tranh Việt Nam.

“Bắt đầu năm 1979 là đỉnh cao, năm 1988 nó biến thái, ngày 14/3/1988 chiếm Gạc Ma, một phần của Trường Sa, rồi tiếp đó, chúng ta biết đầu thế kỷ 21, nào là thành phố Tam Sa, nào là đường lưỡi bò (bản đồ đường chín đoạn).

“Rõ ràng là cuộc chiến tranh năm 1979 tôi nhấn mạnh là nó bắt đầu từ năm 1974, đến bây giờ nó vẫn đang tiếp diễn…

“Theo quan điểm quả tôi, chừng nào mà đất đai, biển đảo, máu thịt của Tổ quốc vẫn bị xâm lược Trung Quốc chiếm đóng, thì chừng đó chưa thể coi là bạn được”.

Sử gia từ Huế chia sẻ một thống kê riêng của ông theo đó chỉ 5-10% sinh viên không thuộc ngành sử mà ông đã giảng dạy trong những dịp đánh dấu sự kiện biết được ngày 17/2/1979 là ngày gì và có ý nghĩa ra sao.

Khi được hỏi ông có tư vấn gì cho giới soạn thảo sách giáo khoa, giảng dạy, nghiên cứu và phổ biến lịch sử ở Việt Nam liên quan sự kiện trên và cuộc chiến Việt – Trung bắt nguồn từ đó, ông Hà Văn Thịnh nói:

“Trong hội đồng soạn thảo sách giáo khoa, có không ít các thầy của tôi, bây giờ bảo khuyên các thầy thì nó không đúng, nhưng với tư cách một học trò, tuy lớn tuổi rồi và cũng am hiểu đôi chút, tôi rất muốn góp ý là kính đề nghị các thầy, kính đề nghị các đồng nghiệp bằng tuổi tôi hoặc ít hơn tuổi tôi là cần phải tôn trọng lịch sử, cần phải tôn trọng sự thật.

“Chứ không thể nào chung chung, rồi mơ hồ, nửa biết, nửa không như vậy, trắng không ra trắng, đen không ra đen…,” ông Hà Văn Thịnh, người có nhiều thập niên giảng dạy và nghiên cứu sử học tại Đại học Huế nêu quan điểm với BBC.

Phải tạo áp lực

Cũng hôm 17/2/2017, BBC đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quang Thạch, nhà chủ xướng chương trình Sách hóa Nông thôn ở Việt Nam, ông cho BBC hay, hiện tại trong sách giáo khoa phổ thông ở nhà trường Việt Nam chí có vỏn vẹn ’11 dòng’ nói về cuộc chiến Việt – Trung năm 1979 với sự kiện mà ông gọi đích danh là ‘Trung Quốc xâm lược Việt Nam’.

Về ý nghĩa của việc người dân, nhất là giới trẻ, cần nắm được sự kiện 17/2/1979 nói riêng và những trang sử của quốc gia, kể cả những thăng trầm của dân tộc, nhà vận động văn hóa sách ở nông thôn Việt Nam nói:

“Những năm tháng, giai đoạn, những tấm thảm sử của đất nước, nếu người dân không biết, chúng ta phải luôn luôn nhắc nhở chính mình là một đất nước đánh lại, chống lại được ngoại xâm, trước hết chúng ta phải tự cường, tự lực, phải có sức mạnh và phải biết đến những tấm thảm sử của dân tộc để chúng ta cùng nhau lao động, học tập, cùng nhau đặt nền tảng cho sự phát triển của quốc gia, để chúng ta có một sức mạnh…

“Bản thân sức mạnh là sự tự kháng đối với những thế lực mà muốn bành trướng, xâm chiếm quốc gia, thành ra việc chúng ta phải nhắc lại những câu chuyện của lịch sử là nghiễm nhiên và mỗi chúng ta phải nỗ lực.

“Nếu trường hợp sách giáo khoa thời gian tới người ta chưa làm, thì chúng ta phải tạo áp lực xã hội, tạo dư luận để buộc người ta phải đưa vào. Đấy là chuyện đương nhiên.

“Còn một mặt nữa, với tư cách công dân, những người hiểu biết… phải biết phổ biến nó, nói với những người xung quanh mình, nói với những đứa trẻ, với đồng nghiệp, với bạn bè của mình để sự nhận biết về lịch sử được lan truyền trong dân chúng là việc nghiễm nhiên,” ông Nguyễn Quang Thạch nói với BBC hôm thứ Sáu.

Quý vị có thể bấm vào đường dẫn này để theo dõi toàn văn cuộc trao đổi giữa BBC với ông Nguyễn Quang Thạch hôm 17/2/2017.