Sắp xét xử vụ án Oceanbank

Sắp xét xử vụ án Oceanbank

2017-02-24
Giao dịch tại ngân hàng Oceanbank.

Giao dịch tại ngân hàng Oceanbank.

Photo courtesy of baophapluat
Đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Dương- Oceanbank, sẽ được Tòa án Hà Nội đưa ra xét xử vào ngày 27 tháng 2 tới đây.

Tin cho biết trong vụ án này có gần 600 đương sự bị triệu tập vì có cáo buộc liên quan. Sẽ có 40 luật sư tham gia tranh tụng tại tòa và bào chữa cho 48 bị cáo. Tin cũng nói dự kiến phiên xử sẽ kéo dài trong vòng 1 tháng.

Nhân vật đứng đầu trong vụ án này là ông Hà Văn Thắm, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị Oceanbank. Ngoài ra còn có một số lãnh đạo khác của Oceanbank.

Những người phải ra tòa bị cáo buộc các tội danh ‘vi phạm về cho vay trong các hoạt động của các tổ chức tín dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, và cố ý làm trái qui định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát Nhân dân tối cao thì ông Hà Văn Thắm đã có hàng loạt hành vi sai phạm như  đã cùng đồng bọn khiến nợ xấu của ngân hàng này đến thời điểm 31/3/2014 tăng đến 15.000 tỷ đồng, lỗ hơn 10.000 tỷ đồng.

Năm 2012 ông Thắm là một đại gia nổi tiếng trên sàn chứng khoán và đứng thứ 8 trong danh sách những người giàu nhất thời điểm bấy giờ, với tổng tài sản lên đến hơn 1.800 tỷ đồng.

Vào ngày 22 tháng 2 vừa qua tòa Hà Nội cũng vừa tuyên án tử hình với hai bị cáo Giang Kim Đạt và Trần Văn Liêm trong vụ án tham ô tài sản tại Vinashinlines.

Chết trong đồn công an bao giờ được nhận xác?

Chết trong đồn công an bao giờ được nhận xác?

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-02-24
Bà Nguyễn Thị Ái đầm đìa nước mắt ôm di ảnh con trai, anh Phạm Ngọc Nhung.

Bà Nguyễn Thị Ái đầm đìa nước mắt ôm di ảnh con trai, anh Phạm Ngọc Nhung.

RFA photo

Những ngày vừa qua trên các trang mạng xã hội, hình ảnh một bà mẹ ôm di ảnh của con trai bị chết trong đồn công an, kêu gọi cộng đồng giúp đỡ vì những lá đơn gửi đến các cơ quan chức năng liên quan cái chết khuất tất của con bà chỉ được hồi đáp bằng sự im lặng.

Chết không báo gia đình

“Cháu bị bắt ngày 15 tháng 1 năm 2017. Khi bị bắt thì con trai tôi đang khỏe mạnh mà 2 ngày sau bị chết trong đồn công an.”

Bà Nguyễn Thị Ái kể về cái chết của người con trai duy nhất, Phạm Ngọc Nhung, 26 tuổi, nhân viên kỹ thuật của trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, như thế. Bà Ái nói trong nước mắt rằng bà nhận được tin dữ từ Công an Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1 thông báo vào ngày 18 tháng 1 năm 2017.

Anh Phạm Ngọc Nhung bị bắt giữ tại đồn Công an Phường Cầu Ông Lãnh vào sáng ngày 15 tháng 1, do bị tình nghi về tội đánh nhau với người khác. Đến sáng hôm sau, anh Nhung bị nôn mửa và tiểu ra quần và ngất xỉu. Người bị bắt giữ cùng vụ việc, tên Lâm, đập cửa phòng giam kêu cứu và anh Nhung được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Sài Gòn. Sau đó, anh Nhung được chuyển qua Bệnh viện 115 và tử vong lúc 22 giờ 50 phút, tối 16 tháng 1.

Cháu bị bắt ngày 15 tháng 1 năm 2017. Khi bị bắt thì con trai tôi đang khỏe mạnh mà 2 ngày sau bị chết trong đồn công an.
– Bà Nguyễn Thị Ái

“Anh em thân hữu cùng các thầy cô với nhà trường đi tìm thì 4 ngày sau công an mới bảo là con tôi bị chết rồi. Người ta đã đem ra nhà xác mổ rồi. Người ta bảo con trai tôi bị chấn thương sọ não.”

Bà Ái được Đại úy Trần Đình Huy cho biết anh Nhung bị chấn thương sọ não do té ngã. Mẹ của anh Nhung thắc mắc sau khi nghe đọc kết quả khám nghiệm tử thi của con trai mình:

“Té ngã thế nào lại chấn thương sọ não mà bị gãy xương quai hàm, bị lõm sọ, bị gãy sườn, trên người có 9 vết thương, chân cẳng đều bị xước hết.”

Bà Ái xin biên bản giám định tử thi của anh Nhung nhưng phía công an yêu cầu phải làm đơn. Tuy nhiên sau hơn một tháng bà vẫn không nhận được biên bản này. Chúng tôi liên lạc với đồn Công An Phường Cầu Ông Lãnh vào sáng ngày 22 tháng 2 và được cho biết:

“Cái đó chị lên trên đội điều tra ngay chổ 73 Yersin. Toàn bộ hồ sơ đã chuyển lên đó hết rồi.”

Vì quá đau lòng trước cái chết đầy uẩn khúc của con trai, bà Ái đã đến rất nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền cầu cứu xem xét trường hợp tử vong của anh Phạm Ngọc Nhung. Thế nhưng, không một cơ quan nào thụ lý đơn giải quyết.

Chưa biết bao giờ nhận xác

Untitled-12-400.jpg
Bà Nguyễn Thị Ái ôm di ảnh con trai, anh Phạm Ngọc Nhung. Bà Nguyễn Thị Ái ôm di ảnh con trai, anh Phạm Ngọc Nhung.

Hơn một tháng sau khi anh Nhung thiệt mạng, hồ sơ và đơn từ được chuyển đến Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh (PC 44) vào ngày 23 tháng 1. Tại đây, bà Ái nhận được câu trả lời về đơn xem xét cho giảo nghiệm tử thi lần thứ hai với sự chứng kiến của người thân, luật sư cùng báo chí:

“Để làm như vậy thì họ bảo phải chờ thêm một thời gian nữa, không biết lâu mau thế nào, có khi một-hai tháng trở lên, khi nào có thì trả lời. Cứ hỏi ‘Có câu trả lời chưa? Thì bảo là ‘Chưa. Có hàng ngàn vụ án chứ có phải một mình con bà đâu’. Con tôi chết giờ nằm ở đó hơn một tháng rồi. Tôi đau lòng lắm!”

Gia đình của nạn nhân Phạm Ngọc Nhung cũng đã làm đơn tố cáo vụ việc gửi đến Cục Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Đơn thư được thụ lý và tức tốc điều tra vỏn vẹn trong 3 ngày. Vào ngày 20 tháng 1, Cục Điều tra cho biết vụ án không thuộc thẩm quyền xử lý vì Công an Quận 1 bắt được hai hung thủ gây ra cái chết cho anh Nhung.

Hai hung thủ Võ Hữu Tài và Lê Ngọc Thạch bị bắt khẩn cấp vào ngày 20 tháng 1 và được thả liền trong ngày 21 với lý do sau khi xem xét hình ảnh trích xuất từ camera do người dân cung cấp và qua lời khai của hai nghi can cho thấy không có dấu hiệu của hành vi gây ra chấn thương sọ não cho nạn nhân Phạm Ngọc Nhung.

Để làm như vậy thì họ bảo phải chờ thêm một thời gian nữa, không biết lâu mau thế nào, có khi một-hai tháng trở lên, khi nào có thì trả lời.
– Bà Nguyễn Thị Ái

Đáp câu hỏi của RFA về luật pháp quy định như thế nào đối với yêu cầu xin khám nghiệm thử thi lại trong trường hợp gia đình nạn nhân không đồng ý với kết luận giám định, Luật sư Võ An Đôn, từng tham gia vụ án đòi công lý cho nạn nhân Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên bị 5 công an dùng nhục hình đến chết, cho biết tùy theo mức độ phức tạp của vụ việc mà thời gian có thể kéo dài từ 1 tuần cho đến 1 tháng hay thậm chí sẽ kéo dài rất lâu:

“Theo luật khi gia đình nạn nhân không đồng ý với kết luận giám định thì có thể khiếu nại lên cấp trên. Luật quy định vậy, nhưng thực tế khó lắm bởi vì bên Giám định của Trung tâm Pháp y của tỉnh, thành phố trực thuộc cấp trên thì cũng vậy thôi, bao che hết. Như trường hợp này mà cố tình kéo dài để gây khó khăn hoặc là cố tình không muốn làm rõ vụ án thì không biết chờ đến khi nào.”

Trong thời gian vụ việc anh Phạm Ngọc Nhung tử vong lúc bị tạm giam tại đồn công an, Bộ Công An Việt Nam lần đầu tiên công bố báo cáo về chống tra tấn kể từ khi Việt Nam ký Công ước Chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc hồi năm 2013 và phê chuẩn vào năm 2014. Theo đó, Việt Nam không có nhiều vụ án liên quan đến bức cung, dùng nhục hình và mỗi vụ án phát hiện có bức cung, dùng nhục hình đều được xử lý nghiêm minh.

Về án mạng chết người vừa xảy ra trong gia đình, bà mẹ Nguyễn Thị Ái khẩn thiết van xin cơ quan chức năng nhanh chóng làm rõ nguyên nhân gây ra cho con trai Phạm Ngọc Nhung.

“Tôi đi lên văn phòng ông Đinh La Thăng mà người ta bao bọc bên ngoài, không cho tôi vào. Đi hết chỗ này đến chỗ khác thì người ta cứ bảo đợi chờ mà chờ cái gì nữa…Tôi chỉ biết ôm ảnh con mà khóc. Bây giờ tôi chả biết làm sao cả.

Cho đến giờ này người nhà của anh Nhung vẫn không nhận được xác của anh. Phong tục tập quán người Việt không thể chấp nhận việc trì hoãn này và càng kéo dài nỗi đau thì sự oán hận càng sau thêm trong lòng gia đình nạn nhân bất hạnh.

Văn phòng TGM: Thông báo về việc hiệp thông với những người dân bị đàn áp

20.02.2017

Văn Phòng Tòa Giám Mục Giáo phận Vinh mời gọi toàn thể Quý Cha, Quý Tu Sỹ, Quý Chủng Sinh và cộng đồng Dân Chúa trong toàn Giáo phận thể hiện tình liên đới, nâng đỡ qua việc hiệp thông cầu nguyện cho các nạn nhân được chóng bình phục, nhất là cho công lý sớm được thực thi trên quê hương đất nước Việt Nam và cho những người cầm quyền biết bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.


 

Cựu tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu điều trần trước Hội nghị Thượng đỉnh về nhân quyền tại Geneva, Thụy Sĩ

From facebook: Phan Thị Hồng added 2 new photos

Cựu tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu điều trần trước Hội nghị Thượng đỉnh về nhân quyền tại Geneva, Thụy Sĩ
Đăng ngày 22.02.2017

GNsP – “Riêng tôi, nếu không có cộng đồng quốc tế lên tiếng bảo vệ, can thiệp thì chắc chắn tôi đã bỏ mạng trong nhà tù.” là lời bộc bạch chua xót của cựu TNLT Đặng Xuân Diệu trước Hội Nghị Thượng Đỉnh Geneva về Nhân Quyền và Dân Chủ lần thứ 9 tổ chức tại Thụy Sĩ vào tối 21.02.207.

Anh Đặng Xuân Diệu là diễn giả người Việt duy nhất trong hội nghị mang tầm quốc tế này để chia sẻ về thực trạng lao tù và nhân quyền tại Việt Nam.

“Tôi có mặt ở đây để trình bày về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam qua sự trải nghiệm của chính bản thân tôi sau 6 năm lao tù”, anh Diệu đã nêu lên tư cách và trách nhiệm của anh khi tham dự hội nghị này.

Ngay từ những câu đầu tiên của bài phát biểu, anh Đặng Xuân Diệu đã khái quát: “Tôi bị bắt vào ngày 30/07/2011, bị xử 13 năm tù và bị trục xuất khỏi Việt Nam vào ngày 12/01/2017. Tôi đã bị bắt và bị xử tù vì sự dấn thân vào con đường đấu tranh nhằm thay đổi đất nước tôi.”

“Bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động để xóa bỏ chế độ độc tài và xây dựng dân chủ.”

Nói về sự tàn bạo của lao tù, anh Diệu ngậm ngùi nói: “Tôi xin kể vắn tắt một vài mẩu chuyện về chế độ lao tù Việt Nam. Khi vào tù, tôi hy vọng sẽ có thời gian để học vẽ, học nhạc, học đàn và nhất là học ngoại ngữ. Nhưng vào trại giam được ba ngày, người ta cho một côn đồ với án tù chung thân do giết người vào ở chung với tôi. Anh ta được chỉ đạo để hành hạ và chà đạp đức tin của tôi, Anh ta đối xử với tôi như một nô lệ và nhiều lần đánh tôi, đe dọa giết tôi với mục đích bắt tôi phải viết đơn xin nhận tội và mặc áo tù của trại giam. Sau ba tháng chịu đựng, tôi đã yêu cầu cho tôi được chuyển buồng giam khác, nhưng họ không giải quyết. Tôi phải chịu đựng ba tháng nữa cho đến khi cơ thể suy sụp hoàn toàn, thần kinh suy nhược thì họ mới dừng lại.”

Anh Diệu đã phơi bày những thủ đoạn để ép buộc các tù nhân chính trị nhận tội, và từ bỏ lý tưởng, bị khuất phục. Vì lý tưởng của mình, anh Diệu nói: “tôi đã tuyệt thực nhiều lần tổng cộng hơn 100 ngày và nhịn ăn chịu đói (ngày chỉ ăn một lần) trong thời gian gần 300 ngày liên tục. Khi thấy tôi sẵn sàng chịu chết thì họ không ép tôi nhận tội nữa. Sau đó họ chuyển tôi vào trại giam ở phía Nam, cách gia đình tôi hơn 1500km. Đây là thủ đoạn hành hạ gia đình tôi trong việc thăm nuôi.”

Anh Diệu vẫn quặn thắt khi mường tượng về những cay đắng phải trải qua như bị khinh miệt, chà đạp phẩm giá và đức tin tôn giáo, bị đánh đập và nhục hình, bị đối diện với bệnh tật và nguy cơ tử vong, tuyệt thực và thiếu ăn uống…

Cựu TNLT nổi tiếng này cho biết nguyên nhân mình bị trăm vàn cơ cực là vì: “ Cá nhân tôi trước tòa đã không hề nhận tội, vì đơn giản là tôi không thấy mình có tội gì khi hoạt động một cách ôn hòa cho sự thay đổi của đất nước.”

Anh Diệu cũng không quên nhân cơ hội này kêu gọi thế giới nhớ đến những người khác dấn thân vì công lý và sự thật mà nay đang bị đọa đày trong lao tù.

“Những người như ông Hồ Đức Hoà, Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh Nguyên Kha… và các bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Trần Thị Thuý, hay những người mới bị bắt như Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Hoá, Trần Thị Nga… Tất cả họ đã mất quyền làm người ngay khi còn sống. Họ rất cần, vô cùng cần tiếng nói hỗ trợ của quý vị.”

Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu cũng nhanh chóng cập nhật hiện tình của người dân Việt qua vụ trấn áp vừa qua của nhà cầm quyền cộng sản đối với linh mục Nguyễn Đình Thục và những người đi nạp đơn khởi kiện Formosa.

“Hơn 100 người bị đánh trọng thương, trong đó có LM Nguyễn Đình Thục, hàng chục người bị bắt. Cá nhân tôi đã khóc khi nghe tin này, vì trong số các nạn nhân, có những người thân và bạn hữu của tôi.”

Vì điều kiện thời gian không cho phép anh Diệu chỉ sơ lược qua về hiện tình đất nước từ chính trải nghiệm của mình.

Như anh đã nói là “tôi nói thay cho những người bị bịt miệng”, cựu TNLT Đặng Xuân Diệu gửi gắm:

“tôi chỉ muốn kết luận một điều là: con đường đi đến tự do, dân chủ và công bằng trên đất nước chúng tôi còn rất nhiều chông gai, đe dọa đến sự sống còn của nhiều người tranh đấu. Nhưng có sự sống còn nào quan trọng hơn sự sống còn của cả dân tộc đang bị chìm đắm trong độc tài và khủng bố? Do đó, chúng tôi sẽ phải hy sinh rất nhiều mới mong tương lai của dân tộc chúng tôi tốt đẹp hơn.”

Minh Nhật, GNsP

Image may contain: 5 people, text
Image may contain: 1 person, suit and text

Từ bị tông xe thành ngã gãy chân

Từ bị tông xe thành ngã gãy chân

Lan Hương, phóng viên RFA
Học sinh bị gãy xương đùi vì taxi chở Hiệu trưởng đi vào trường.

Học sinh bị gãy xương đùi vì taxi chở Hiệu trưởng đi vào trường.

Courtesy of phunuvietnam.vn
Những ngày qua dư luận xôn xao vụ việc em bé Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2 bị gia đình tố cáo là bị xe taxi có chở cô Hiệu trưởng đâm gãy chân. Tuy nhiên cô này dửng dưng trước vụ tai nạn, bỏ mặc em nằm đó và bình thản mở cửa xe bước đi. Sau một thời gian điều tra, hôm 22/2 Chủ tịch Thành phố Hà Nội đã ra lệnh cách chức giáo viên này. Tuy nhiên, sự việc không chỉ dừng lại ở đây, mà trong quá khứ vị giáo viên này còn mắc rất nhiều lỗi lầm khác.

Hiệu trưởng dửng dưng

Ngày 19/12, anh Trần Chí Dũng, phụ huynh cháu Trần Chí Kiên (lớp 2A, trường Tiểu học Nam Trung Yên) đã gửi đơn cầu cứu tới các cơ quan chức năng và báo chí trình bày việc con trai mình bị xe taxi tông gãy xương đùi trong sân trường. Nhà trường có cho gia đình anh biết là cháu chơi và tự ngã nhưng cháu Kiên một mực nói là bị xe taxi đâm và cháu nhìn thấy cô Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc ngồi trong xe.

Tuy nhiên khi bị hỏi điều tra, cô Hiệu trưởng nói là trong ngày hôm đó không hề có chiếc xe nào vào trường, thậm chí khi cơ quan chức năng tìm ra người lái xe taxi vào ngày 10/2 và vợ của anh này có đến thăm hỏi, xin lỗi gia đình anh Dũng nhưng bà Ngọc vẫn khẳng định lời nói của vợ anh lái taxi là sai.

Hơn thế nữa, Ban giám hiệu trường còn cho thực hiện một cuộc khảo sát để các giáo viên, học sinh xác nhận là hôm đó không có chiếc taxi nào vào trường và việc em Kiên ngã là do sơ ý trong giờ ra chơi. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy 100% giáo viên và học sinh cho biết họ không nhìn thấy em Kiên bị xe đâm trúng. Tuy nhiều giáo viên trong trường cho biết kết quả khảo sát không chính xác vì lúc đó rất nhiều giáo viên không có mặt tại trường.

Đài Á Châu Tự Do có liên lạc hỏi thăm tình hình sức khỏe của em Kiên thì được anh Trần Chí Dũng, cha của em Kiên, cho biết như sau:

Cháu giờ sức khỏe tốt rồi em ạ. Cháu đang tập đi bằng nạng. Cháu bị gẫy xương đùi.

Giọt nước tràn ly

Sau nhiều ngày cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, ngày 21/2 vừa qua bà Ngọc bị cách chức vì lý do vi phạm nghĩa vụ của công chức trong thực hiện công việc. Tuy nhiên theo ghi nhận của chúng tôi, vụ việc em Kiên bị xe tông gãy chân giống như giọt nước làm tràn ly, vì trước đó, khi còn công tác ở trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc, bà Ngọc đã vi phạm nhiều lỗi khác nhưng không biết vì nguyên do gì bà này không hề bị kỷ luật. Trước thắc mắc đó chúng tôi liên lạc với bà Lê Hiền Đức, 86 tuổi, là một nhà giáo đã nghỉ hưu lâu năm nhưng vẫn tích cực tham gia vào công tác chống tham nhũng, đòi lại công lý cho người dân. Bà Hiền Đức cho chúng tôi biết bà tham gia đấu tranh vụ việc liên quan đến Tạ Thị Bích Ngọc đã hơn chục năm nay, và bà rất vui mừng vì cuối cùng sự thật cũng được đưa ra ánh sáng. Bà có dành cho Lan Hương cuộc trao đổi như sau:

hieu-truong-truong-tieu-hoc-nam-trung-yen-1486630303981-400.jpg
Hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên, Tạ Thị Bích Ngọc. Photo courtesy of giadinh.net

Lan Hương: Thưa bà, chúng tôi được biết bà là người đứng ra đấu tranh đòi công bằng cho học sinh trường Nhuyễn Khả Trạc suốt từ năm 2005, khi bà Tạ Thị Bích Ngọc về làm hiệu trưởng. Vậy xin bà cho biết chuyện gì đã xảy ra trong suốt những năm đó?

Bà Lê Hiền Đức: Nó tổ chức ăn bớt tiền ăn của hơn 500 học sinh trong suốt 2 năm học từ 2004 đến 2006, mà từ bấy đến nay 11 năm tôi đấu tranh nhưng đằng sau nó có rất nhiều thế lực bảo kê.

Nó nói với phụ huynh và giáo viên nguyên văn như thế này: Ai thích kiện tôi ở đâu thì tôi chỉ đường cho đi mà kiện, bởi vì đằng sau tôi có một hậu phương vững chắc. Con này phụ huynh và giáo viên người ta gọi là yêu tinh, rắn độc, có người gọi là mụ phù thủy, bởi vì nó ác lắm với học sinh.

Nộp tiền để con mình ăn trưa nhưng có những cháu không đủ chất, suy dinh dưỡng. Mấy trăm phụ huynh, mấy chục giáo viên người ta tìm đến tôi.

Năm 2006 xảy ra chuyện đó, thì Nguyễn Thi Vân Khanh lúc đó là Phó chủ tịch nói u ơi u con đã điếu nó đi Xi-bê-ri của quận Cầu Giấy. Ngày xưa vợ chồng Lê-nin bị đày ra Tây Bá Lợi Á, gọi là Xi-bê-ri. Vậy Xi-bê-ri của quận Cầu Giấy là đâu? Trường Tiểu học Nam Trung Yên, mà trường này nằm ở khu gọi là nhất Hà Nội, không ai là không biết. Vậy mà Vân Khanh nó gọi là Xi-bê-ri của quận Cầu Giấy, nó ngay cạnh tòa nhà Keangnam, 72 tầng đó.

Khi nó mới đến nhận nhiệm vụ hiệu trưởng trường Nguyễn Khả Trạc, bắt giáo viên mỗi người một ngày, hết lượt lại quay vòng lại, làm cỗ ở nhà chứ không được làm ở trường vì Nguyễn Khả Trạc nhỏ lắm không được như Nam Trung Yên. Ví dụ hôm nay đến cô giáo A thì làm một mâm cỗ ở nhà, bê đến, bày biện ra, thắp hương cúng. Mà giáo viên phải bỏ tiền túi ra mà làm, mang đến cúng đủ 100 ngày nó nhận chức hiệu trưởng trường Nguyễn Khả Trạc.

Nó thu tiền ăn của giáo viên, nhưng tiền ăn đó vào túi nó, và nó cho học sinh ăn ghé vào suất ăn của học sinh. Mà tôi còn có cả hóa đơn ngày mùng mấy tháng mấy, hóa đơn mua mấy cân thịt, cân sườn,… nhưng hóa đơn là giả. Học sinh không được ăn hết chỗ đó, mà hơn 20 giáo viên ăn vào phần của học sinh. Vậy là các cháu bị ăn bớt 2 lần, lần một là ăn bớt thực đơn, lần 2 là giáo viên ăn với học sinh, nên các cháu không đủ dinh dưỡng. Có cháu đợt đó bị suy dinh dưỡng.

Nó thuê một người Nguyễn Thị A đến học để điểm danh nhưng thực tế là không học. Tôi mới gọi là thạc sĩ không đến trường.

Lan Hương: Chúng tôi được biết là số tiền bà Ngọc gian lận khi ở trường Nguyễn Khả Trạc là 49 triệu tiền ăn của học sinh, có đúng vậy không thưa bà?

Bà Lê Hiền Đức: 49 triệu đồng là do cô Đức, phụ huynh và giáo viên phát hiện ra, nhưng bí thư quận ủy quận Cầu Giấy Nguyễn Đức Hướng bao che cho nó. Chủ tịch là Bùi Chương Luân cũng bao che cho nó suốt cho đến năm 2009, tôi có đầy đủ chứng cứ rằng nó bỏ túi 49 triệu đồng nhưng thanh tra thành phố lại phát hiện thêm 18 triệu nữa là 67. 67 triệu này to cũng không to nhưng bé cũng không bé vì đối với học sinh một ngày có ăn có mấy ngàn, mà trong 2 năm nó ăn bớt tưng đó thì hỏi các cháu còn gì để mà ăn.

Lan Hương: Khi có quyết định của UBND quận Cầu Giấy yêu cầu cách chức bà Ngọc thì chúng tôi có đọc được nhiều bình luận trên mạng xã hội nói họ rất mãn nguyện, nhưng một số khác nói xử lý như vậy là quá nhẹ với những tội danh của bà Ngọc. Vậy cá nhân bà nghĩ thế nào về quyết định này ạ?

Bà Lê Hiền Đức: Ngày mùng 6, ông chủ tịch thành phố đã lệnh tạm đình chỉ chức vụ để giúp cho việc điều tra được khách quan bởi vì nếu nó còn làm hiệu trưởng ngồi đó thì công an điều tra rất khó. Xong rồi đến hôm qua là lệnh cách chức nhưng bây giờ ông chủ tịch yêu cầu công an tiếp tục điều tra, cách chức để giúp công an điều tra khách quan, chứ chưa dừng lại ở chỗ cách chức. Có thể khởi tố hình sự, ra tòa. Ông Trần Chí Dũng, là bố của cháu Kiên có nói là đang nhờ những luật sư đáng tin và có tâm để giúp anh ấy kiện ra tòa.

Lan Hương: Xin cám ơn bà!

Cựu trưởng phòng Vinashin bị án tử hình

Cựu trưởng phòng Vinashin bị án tử hình

Hình minh họa
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Hình minh họa

TAND Hà Nội hôm 22/2 tuyên án tử hình với ông Giang Kim Đạt, nguyên quyền trưởng phòng kinh doanh của công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Tập đoàn Vinashin (gọi tắt Vinashinlines).

Một bị can khác, Trần Văn Liêm, nguyên tổng giám đốc Vinashinlines, cũng bị án tử hình.

Cả hai người bị kết tội Tham ô tài sản.

Ông Giang Kim Đạt, sinh năm 1977, đã bỏ trốn sang Campuchia và sau đó là Singapore vào năm 2010, khi công an Việt Nam khởi tố vụ án tại tập đoàn Vinashin.

Đến tháng Bảy 2015, ông Đạt bị bắt và được đưa về Việt Nam.

Tại phiên tòa, ông Trần Văn Khương, nguyên kế toán trưởng Vinashinlines, án tù chung thân.

Theo cáo trạng, các bị cáo của Vinashinlines đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, để chiếm đoạt số tiền lớn trong việc mua tàu, thuê tàu.

Cáo trạng nói ông Giang Kim Đạt lấy 260 tỷ đồng hoa hồng của Vinashinlines, đưa 150.000 USD cho ông Liêm. Phần tiền còn lại được chuyển vào 22 tài khoản của bố để mua 40 bất động sản, mua đi bán lại 13 chiếc ôtô.

Người bố, Giang Văn Hiển, cũng bị ra tòa và chịu án 12 năm về tội Rửa tiền.

Đây là một trong sáu vụ án tham nhũng, kinh tế được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trưởng ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, chỉ đạo đưa ra xét xử cuối năm 2016 và đầu 2017.

Người VN sống lạc quan đứng thứ 5 thế giới ???.

From facebook:  Suong Quynh
VTV1 vừa đưa tin niềm tin người tiêu dùng của người VN rất cao , từ đó suy ra người VN sống lạc quan đứng thứ 5 thế giới. …. Cái vụ suy ra này rất láo khoét. Không biết kẻ biên tập có não không mà dám đưa lên TV nhận định như vậy?

Chính vì niềm tin của người VN vào các sản phẩm bày bán trên thị trường không quan tâm đến xuất xứ, hạn xử dụng và thành phần của sản phẩm, cứ vô tư mua. Bạ cái gì cũng ăn, bạ cái gì cũng uống mà năm qua một ngày có 350 người chết vì ung thư. Một năm có 10 ngàn người chết vì ung thư, trong đó 32 ngàn chết vì ngộ độc thực phẩm. Số người mắc bệnh ung thư cao nhất thế giới.
Vậy đứng thứ 5 thế giới về lạc quan hay đứng thứ 5 trên thế giới về ngu xuẩn nhất ???

* Hình chỉ mang tính chất minh họa.

Image may contain: food

VỤ ÁN XÂM HẠI 9 TRẺ EM Ở VŨNG TÀU CÓ NGUY CƠ BỊ CHÌM XUỒNG

From facebook: Suong Quynh shared Bảo Nhi Lê‘s post.
Image may contain: 1 person, closeup
Bảo Nhi LêFollow

VỤ ÁN XÂM HẠI 9 TRẺ EM Ở VŨNG TÀU CÓ NGUY CƠ BỊ CHÌM XUỒNG

Theo nguồn tin mà chúng tôi được biết, có thể vụ án xâm hại trẻ em ở Vũng Tàu sẽ bị “chìm xuồng”, nghĩa là không khởi tố bị can với ông lão 76 tuổi (Nguyên Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – CN Bà Rịa Vũng Tàu) do có thế lực quá mạnh…

Cách đây mấy ngày, tôi có ngồi trao đổi và tâm sự với một quan chức lớn, người này biết và theo dõi không bỏ sót 1 tình tiết nào về vụ án này và ông rất bức xúc khi chính quyền kéo dài quá lâu. Với dáng vẻ phẩn uất, ông nói, khả năng chính quyền sẽ bất chấp và đạp trên dư luận để nhấn chìm vụ án này, dù nạn nhân có là trẻ em đi chăng nữa.

Tôi hỏi lý do vì sao anh lại bi quan và đưa ra nhận định đó thì ông trả lời: “Luật sư hãy nhìn vào vụ Fomosa sẽ rõ…”.

Mạn phép đăng lại nhận định của Thượng tá Nguyễn Đức Trịnh – Nguyên Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Vũng Tàu (người trực tiếp chỉ đạo vụ án này từ đầu và mới nghỉ hưu):

“Viện Kiểm sát tỉnh xin ý kiến VKS tối cao cho khởi tố ông T, VKS tối cao không đồng ý, nhưng không ai viết biên bản gì là đồng ý hay không cả. Còn VKS tỉnh thì nói là có cơ sở nhưng phải làm thêm một số vấn đề. Công an hỏi làm thêm vấn đề gì, đề nghị VKS cho biết làm thêm gì thì cần có văn bản trả lời, công an sẽ làm theo yêu cầu nhưng lại chẳng thấy VKS nói gì nữa.

Thế là công an chịu cứng luôn ! Tôi bàn giao lại vụ việc có thủ trưởng. Còn công văn tôi đã yêu cầu Viện Kiểm sát yêu cầu làm cái gì thì đề nghị viết rõ là cái gì đó mà người ta chẳng nói cái gì, chẳng cho ý kiến gì. Thế thì công an chỉ có chào thua thôi, Viện Kiểm sát không phê chuẩn thì mình cũng làm gì được ! Mấy tháng rồi cũng chẳng có ý kiến gì…”.

Theo suy luận của tôi, CQĐT nhận định đủ cơ sở pháp lý để khởi tố bị can đối với ông T nhưng hiện “bị chặn đứng” ở VKS.

Dù kết quả vụ án này thế nào, tôi và cộng sự của mình sẽ làm tất cả để bảo vệ cho các cháu.

P/s: Nếu CQĐT không khởi tố bị can đối với ông T, tôi sẽ chính thức công bố toàn bộ chứng cứ (lời khai chỉ điểm, đích danh mà người làm chứng, các nạn nhân mô tả hành vi của ông lão) để mọi người và chính quyền đánh giá.
Luật sư LS Lê Ngọc Luân

CÔNG TRƯỜNG QUÁCH THỊ TRANG: “TÌNH CŨ LÀM SAO QUÊN”

From facebook:  Hoang Le Thanh added 5 new photos.
Thật tiếc nuối khi chính quyền TP. HCM lần lượt phá hủy những không gian xưa của Sài Gòn.

Người dân Sài Gòn xưa cảm thấy đau xót, đắng cay cho những kỷ niệm êm đềm xa xưa đầy nhung nhớ.

Người Sài Gòn xưa, xa vắng Tp lâu ngày, khi trở về thăm chốn cũ sẽ bùi ngùi, ngẫn ngơ !

Xin giới thiệu cùng các bạn đã từng là cư dân của Sài Gòn xưa:

CÔNG TRƯỜNG QUÁCH THỊ TRANG: “TÌNH CŨ LÀM SAO QUÊN”

Nhà báo Ngô thị Thu Vân
21 Tháng Hai, 2017

Sau Thương xá Tax, đến cầu Nhị Thiên Đường rồi bây giờ là Công Trường Quách Thị Trang… sẽ không còn nữa. Có lẽ đã là người Sài Gòn chắc không ai không có một chút ngậm ngùi trước những cuộc chia ly như thế.

Tôi có thói quen đi làm từ rất sớm để nhìn Sài Gòn tinh mơ vắng vẻ, thoáng đảng và yên bình. Bởi vì đó mới chính là Sài Gòn của tôi, của những người Sài Gòn mà giọt máu từ cuống nhau thai đã hòa tan vào mảnh đất này.

Tuột xuống xe buýt, công việc đầu tiên của tôi là nhìn về phía cái vòng xoay (đơn giản là để canh xe đặng băng qua đường). Nói vậy cho vui, cho bớt nỗi niềm trước một cuộc chia ly.

Cái vòng xoay (chứ không phải vòng xuyến) ấy cho đến hôm nay có thể được xem như địa chỉ cuối cùng còn giữ được cái nét rất riêng của Sài Gòn mà tôi đoan chắc rằng không có người Sài Gòn nào không đặt chân hoặc ít nhất là một lần đi ngang qua nơi đây.

Ảnh1: Vòng xoay Quách Thị Trang đang được phá dỡ để xây dựng nhà ga ngầm ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Trong ký ức tuổi thơ của nhiều người, đây còn là điểm dạo chơi vào dip Tết, ngày lễ hay đơn giản chỉ là để ngồi đó, ngắm người ta qua lại, ngắm những con đường hun hút bóng cây, những tòa nhà xưa cũ mang đậm dấu ấn của một dòng kiến trúc phương Tây.

Còn trong ký ức tuổi thơ tôi thì khoảng không gian dưới chân tượng đài Trần Nguyên Hãn và tấm thảm hoa rực rỡ kia… luôn luôn trỗi dậy mỗi khi qua đây.

Cũng giống như rất nhiều tượng đài được đặt giữa các vòng xoay ở Sài Gòn dùng để tôn vinh các vị anh hùng dân tộc nhưng tượng đài Trần Nguyên Hãn uy nghi lẫm liệt, trên tay cầm con chim bồ câu, mặc áo giáp sắt phi ngựa giữa sa trường với tôi còn có một tình cảm đặc biệt.

Hồi đó, ba tôi vốn là một chiến sĩ thuộc binh chủng Truyền tin. Nhiều lần, ba đã kể cho tôi nghe chuyện về ông Trần Nguyên Hãn được lấy làm thủy tổ của binh chủng Truyền tin. Ba kể chuyện ông bị quân Minh vây hãm tại thành Võ Ninh. Nhờ có con chim bồ câu mang thư cầu cứu đến Bình Định Vương Lê Lợi mà ông và binh lính được quân tiếp viện đến phá vỡ vòng vây giải cứu. Mặc dù chi tiết này tôi đã được học trong môn Lịch sử ở nhà trường nhưng tôi vẫn thích thú, say sưa ngồi nghe ba kể.

Cuối năm 2014, trong khi tượng đài Trần Nguyên Hãn được đưa về công viên Phú Lâm, thì pho tượng nữ liệt sĩ Quách Thị Trang được chuyển về công viên Bách Tùng Diệp.

Khi đó cơ quan tôi nằm kề sát bên Bách Tùng Diệp, mỗi ngày qua đây cà phê, nhìn bức tượng bán thân nằm trong một góc công viên giữa hanh hao nắng gió, tôi vẫn hay nghĩ về thân phận, về lòng bao dung… Lẩn thẩn mà rằng nhờ có lòng bao dung của người Sài Gòn, bức tượng mới được tạc nên. Và không biết ở thiên đường (tôi tin những người còn trinh trắng sẽ được lên thiên đường), chị sẽ nghĩ gì về thân phận của một… tượng đá.

Sài Gòn mất đi tượng đài Trần Nguyên Hãn, mất đi tượng Quách Thị Trang là mỗi người Sài Gòn như mất đi một phần đời , một hình ảnh đầy ắp kỷ niệm, khiến cho hàng triệu con tim người Sài Gòn thổn thức, huống hồ nay cả một cái công trường Quách Thị Trang – cái bùng binh Sài Gòn – cái vòng xoay Bến Thành – cũng phút chốt mà biến mất.

Trước một cuộc chia ly, người ta thường tự an ủi mình: Đó là quy luật cuộc sống. Thôi thì cứ xem như đây là quy luật khắc nghiệt của sự phát triển. Hãy nhìn về viễn cảnh một bộ mặt Sài Gòn đổi mới với một nhà ga ngầm hiện đại để nguôi ngoai .

Cuối cùng, cũng giống như mọi khi, tôi thường hay mượn lời một ai đó để kết thúc câu chuyện của mình vì tôi chỉ giỏi lan man dây cà dây muống. Lần này tôi xin mượn câu nói của một đồng nghiệp để nói lên nỗi lòng của người Sài Gòn với công viên Quách Thị Trang: “tình cũ – làm sao quên?”. Ừ! Tình cũ làm sao quên. Mà người Sài Gòn thì nhiều tình cũ lắm.

Ảnh 2&3: Tượng đài Trần Nguyên Hãn – danh tướng của Bình Định Vương Lê Lợi, thủy tổ binh chủng Truyền tin – uy nghi lẫm liệt, trên tay cầm con chim bồ câu, mặc áo giáp sắt phi ngựa giữa sa trường. Tượng đài được dựng tại bùng binh trước chợ Bến Thành. Đến cuối năm 2014, tượng đài Trần Nguyên Hãn được đưa về công viên Phú Lâm.

Ảnh 4&5: Từ cuối năm 2014, tượng liệt nữ Quách Thị Trang dựng trước bùng binh chợ Bến Thành được dời về công viên Bách Tùng Diệp.

NGÔ THỊ THU VÂN

http://2saigon.vn/…/cong-truong-quach-thi-trang-tinh-cu-lam…

Image may contain: outdoor
Image may contain: sky, tree and outdoor
Image may contain: sky and outdoor
Image may contain: 1 person, plant, tree, sky, flower, outdoor and nature
Image may contain: plant, tree, sky and outdoor

Báo chí trong nước Việt Nam bưng bít những sự kiện quan trọng nhất trong tuần – SBTN

Báo chí trong nước Việt Nam bưng bít những sự kiện quan trọng nhất trong tuần – SBTN

Báo chí trong nước Việt Nam bưng bít những sự kiện quan trọng nhất trong tuần

Nghi can Đoàn Thị Hương (Ảnh: The Sun)

 

Mặc dù quan chức về truyền thông của chế độ từng nhiều lần khoe khoang là báo chí Việt Nam ngày nay không còn “vùng cấm”, những sự kiện đáng chú ý nhất trong tuần vừa qua đối với người Việt Nam đã bị báo chí trong nước bưng bít toàn bộ, kiểm duyệt một phần, hoặc bóp méo đáng kinh ngạc.

Báo chí trong nước đã đưa tin rất ít, hoặc đưa tin phiến diện theo kiểu vu khống về sự kiện cuộc tuần hành của gần 1,000 giáo dân xứ Song Ngọc, đi nộp đơn kiện Formosa, bị công an hành hung dã man. Và hiện nay, báo chí trong nước Việt Nam hầu như không nhắc đến nữ nghi can Đoàn Thị Hương trong vụ ám sát ông Kim Jong Nam, người anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un.

Theo hãng tin Reuters sáng nay, người có thể là anh ruột của cô Hương được nêu tên là nông gia Joseph Đoàn ở tỉnh Nam Định, miền Bắc Việt Nam, cũng chỉ nghi ngờ nghi can mặc chiếc áo mang ba chữ ‘LOL’ trong vụ ám sát có thể là em gái mình, sau khi ông đọc tin tức trên mạng Internet.

Ông Joseph Đoàn nói với Reuters rằng mọi người chung quanh ông giờ đây cũng chỉ dựa vào Internet để nhận những thông tin có phần cụ thể về vụ án đang gây chú ý trên toàn thế giới. Họ không tìm thấy gì trên báo chí do nhà cầm quyền cộng sản kiểm soát.

Hiện chưa có giới chức nào ở Việt Nam đưa ra một lời giải thích cho quyết định bưng bít này.

Theo giới quan sát, việc bưng bít người dân trong nước cũng chẳng bảo vệ được Việt Nam trước một cuộc khủng hoảng ngoại giao với Bắc Hàn.

Huy Lam / SBTN

90 triệu người bị móc túi nhưng chỉ 1 người đàn ông lên tiếng?

From facebook:   Suong Quynh and 2 others shared Nguyễn Nữ Phương Dung‘s post.
Image may contain: 2 people, people dancing and people standing
Nguyễn Nữ Phương DungFollow

90 triệu người bị móc túi nhưng chỉ 1 người đàn ông lên tiếng?

Trưa nay 20/2/2017 anh Hoàng Huy Vũ 1 công dân hành nghề tài xế tại SG, đã căng biểu ngữ tại Bộ Công Thương chi nhánh phía Nam với nội dung: TĂNG GIÁ XĂNG LÀ CƯỚP CƠM DÂN NGHÈO.

Biểu ngữ được căng lên vài giây thì đã bị bảo vệ giật lấy và vò nát.

Hiện tại giá xăng tại VN đã gánh hơn 7000₫/lít tiền thuế phí. Lần tăng giá xăng gần đây nhất là tăng 504₫/lít.

Được biết giá xăng tại Mỹ hiện nay tương đương khoảng 10,000₫/lít, xăng VN hơn 18,000₫/lít. Vậy so với Mỹ, giá xăng ở VN đắt gần gấp đôi.