Việt Nam thuộc nhóm có tỷ lệ hối lộ, tham nhũng cao nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Việt Nam thuộc nhóm có tỷ lệ hối lộ, tham nhũng cao nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương

to chuc minh bach quoc te tham nhung o viet nam 4
(Ảnh minh họa: Shutterstock.com)

Tổ chức Minh bạch Quốc tế vừa công bố kết quả khảo sát về tình trạng tham nhũng tại 16 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cuộc khảo sát được thực hiện từ tháng 7/2015 đến tháng 1/2017 với sự tham gia của 21.861 người dân.

Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, bản báo cáo được công bố vào thời điểm quan trọng khi rất nhiều quốc gia trong khu vực đang chuẩn bị chương trình nghị sự của mình theo Các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc – chương trình đưa ra các ưu tiên phát triển quốc gia cho năm 2030 bao gồm rất nhiều lĩnh vực, trong đó có cả mục tiêu giảm tham nhũng và hối lộ.

Việt Nam là 1 trong 2 quốc gia có tỷ lệ hối lộ cao nhất khu vực

Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho hay cứ 4 người tham gia khảo sát thì có hơn 1 người cho biết họ phải đưa hối lộ để tiếp cận với các dịch vụ công. Dựa trên tỷ lệ hối lộ của từng quốc gia và vùng lãnh thổ cũng như quy mô dân số, tỷ lệ này tương đương với con số có khoảng 900 triệu người dân châu Á (28%) phải chi hối lộ để bôi trơn 6 dịch vụ công thiết yếu là: trường học, bệnh viện, văn bản nhà nước, các dịch vụ công cộng, cảnh sát và tòa án.

Trong đó, hai quốc gia có tỷ lệ hối lộ cao nhất là Việt Nam và Ấn Độ. Tại Việt Nam, có gần   2/3 số người tham gia khảo sát cho biết họ phải hối lộ khi tiếp cận với các dịch vụ công (65%), tỷ lệ hối lộ của Ấn Độ là 69%.

Trong khi đó, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Úc là các quốc gia có tỷ lệ hối lộ thấp nhất, trong đó, Nhật Bản chỉ có 0,2%.

Sau vụ Thương Xá Tax bị san bằng, nhiều người trẻ ‘đấu tranh bảo tồn di tích’

Sau vụ Thương Xá Tax bị san bằng, nhiều người trẻ ‘đấu tranh bảo tồn di tích’

Thương Xá Tax trước đây (Hình: dating.venturingout.org)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Một trong những kiến trúc lâu đời của Sài Gòn từ thời Pháp đô hộ, Thương Xá Tax, quận 1, nay chỉ còn là đống gạch vụn bỏ đi, theo báo USA Today.

Báo này cho hay, mặc dù có nhiều đơn khởi kiện của những nhóm bảo tồn di tích lịch sử, nhưng Thương Xá Tax vẫn bị phá trong vài tháng gần đây và thay thế tòa nhà này là một dự án cao ốc 43 tầng được kết nối với hệ thống tàu điện ngầm lần đầu tiên được xây ở Sài Gòn.

 Thương Xá Tax, xây vào năm 1924, là một trong những tòa nhà lâu năm trong vòng 20 năm nay bị san bằng và bị thay đổi khác trước, theo một nhóm nghiên cứu Pháp-Việt ghi nhận.

Những nhà bảo tồn di tích cho biết, phía nhà đầu tư và chính quyền muốn làm thành phố trông văn minh hơn và không đếm xỉa đến việc giữ gìn những di tích xưa. Ngoài ra, họ cũng cảnh báo rằng, việc san bằng những tòa nhà lâu năm sẽ làm mất “sức sống” của thành phố và thu hút ít du khách hơn dẫn đến việc kinh tế đi xuống, một điều trái ngược với những gì chính quyền mong gặt hái được qua chiến dịch này.

“Vì càng có nhiều người rơi vào lối sống thực dụng nên việc khuyến khích mọi người giữ những di tích lịch sử sẽ khó khăn hơn.’ Kiến trúc sư Trần Hữu Khoa, 27 tuổi, người đứng đầu việc đấu tranh giữ gìn Thương Xá Tax, cho biết. “Nhưng tôi lạc quan rằng, phong trào cải cách xã hội đang phát triển mạnh tại Việt Nam.”

Ông Khoa là người thành lập Đài Quan Sát Di Sản Sài Gòn (Saigon HeritageObservatory) thành lập vào đầu Tháng Giêng, một nhóm tập hợp những ai có mong muốn bảo tồn di tích Sài Gòn. Những thông tin tại đây được gom lại và đưa đến chính quyền, các tổ chức dân sự và những cơ sở liên quan.

Sau vụ Thương Xá Tax bị san bằng, nhiều người trẻ 'đấu tranh bảo tồn di tích'
Trang facebook của Đài Quan Sát Di Sản Sài Gòn (Saigon Heritage Observatory). (Hình: NV)

Ngoài ra các nhà nghiên cứu, sử gia và những người liên quan trong việc bảo tồn kiến trúc lâu năm, tất cả nhận định rằng một bản tóm tắt chi tiết là bước khởi đầu quan trọng trong việc kêu gọi và thuyết phục mọi người về những giá trị của những kiến trúc lâu đời này.

“Chúng ta không thể bảo tồn những di tích này nếu chúng ta không biết chúng ở đâu,” ông Daniel Caune, một người phát triển phần mềm cho trang mạng Đài Quan Sát Di Sản Sài Gòn và làm việc tại Việt Nam trong bảy năm qua, cho biết. Hiện nay, trang web có khoảng 130,000 ảnh và chú thích hình được trang này lưu trữ.

Ngoài ra, ông Caune đang trong quá trình tạo một phần mềm điện thoại (iPhone app) khuyến khích du khách chụp lại những hình ảnh tại những di tích họ đến thăm, cùng lúc đưa thông tin và dùng vị trí của họ để ghi nhận lại vị trí của di tích ấy.

Hiện nay, ông Caune dựa vào mạng xã hội Facebook như “Saigon Chợ Lớn: Then & Now” với khoảng 5,500 thành viên để ghi nhận những hình ảnh trước và này của những di tích tại Sài Gòn. Ông Caune và ông Tim Doling, một sử gia người Anh kiêm người sáng lập trang Facebook trên, nhận định rằng thế hệ người Việt trẻ sẽ là những người đi đầu trong việc bảo tồn những di tích này.

Ông Kevin Đoàn, một kiến trúc sư tại Sài Gòn và là người đứng ra tổ chức sự kiện cho Đài Quan Sát Di Sản Sài Gòn cho biết, thức ăn và nơi ở là những thứ người dân quan tâm sau khi chiến tranh kết thúc. “Nay kính tế đang phát triển và những người từ những thế hệ trước hiện có điều kiện kinh tế, nên họ muốn ‘nâng cấp’ qua việc xây nhà lớn hơn.”

“Nhưng hiện nay, càng có nhiều người trẻ tuổi tham gia những nhóm đấu tranh bảo tồn di tích lịch sử,” ông Kevin cho biết.

Ông Caune hi vọng rằng trang web do ông lập ra sẽ trở thành một danh mục đầy đủ thông tin về những di tích và những tòa nhà lâu đời, bất chấp những kiến trúc này có bị san bằng trong tương lai hay không.

Ông Mark Bower, người điều hành trang web Rustycompass và từng có những bài viết về chuyên sâu về ngành du lịch Việt Nam, cho biết, “Đây không chỉ là vấn đề văn hóa, mà còn là vấn đề kính tế.”

“Những hành động liều lĩnh của trong việc san bằng những di tích và kiến trúc lâu đời sẽ làm thiệt hại nền du lịch của Sài Gòn. Tệ hơn hết, là điều này lấy đi ‘sức sống’ của thành phố, và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Việt Nam sẽ mất điểm mạnh của mình trước du khách nước ngoài,” ông Bower nói.

Trong khi đó, một dự luật về xây dựng từ Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Sài Gòn sẽ đưa ra những luật về việc phá dỡ những nơi mang tính chất lịch sử và giá trị văn hóa tại những khu biệt thự tư nhân và phải nhận được sự đồng ý từ chính quyền.

Ngoài Thương Xá Tax, nhà thờ Thủ Thiêm, nhà thờ lâu đời nhất tại Sài Gòn được xây vào năm 1875, cũng đang nằm trong dự tính sang bằng cho một dự án trị giá $1.2 tỷ.

Vì đề nghị giữ nguyên Thương Xá Tắc nhận được 3,500 chữ ký và nhiều chú ý từ dư luận, phía đầu tư hứa rằng sẽ giữ một số nét tiêu biểu của tòa nhà, như gạch mosaic và những kiến trúc cần bảo tồn, và thêm một số chi tiết cho mặt tiền của dự án cao ốc sắp tới. (Kh.L.)

BỘ SƯU TẬP CÓ MỘT KHÔNG HAI TRÊN THẾ GIỚI

From facebook:  Tran Dat and 2 others shared Linh Nguyen‘s post.
Image may contain: 1 person, sitting
Image may contain: one or more people and closeup
Image may contain: 1 person, closeup
Image may contain: 1 person, outdoor
Image may contain: 1 person, standing and outdoor
+26
Linh Nguyen added 30 new photos — with Linh Ngoc Nguyen and 6 others.

BỘ SƯU TẬP CÓ MỘT KHÔNG HAI TRÊN THẾ GIỚI

Hình ảnh côn an – côn đồ đàn áp, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.

Nếu đây là những người phụ nữ của mấy chục năm về trước, chắc hẳn họ sẽ là những huyền thoại mẹ, người mẹ cầm súng, cô gái vót chông, cô gái mở đường, cô gái Lam Hồng, o du kích nhỏ… và được ca ngợi như những thánh nữ bất tử trong sự nghiệp cách mạng của “đảng ta”. Ngày hôm nay sau “giải phóng”, họ đã bị giải phóng ra khỏi kiếp người và bị cộng sản hành hạ, đối xử không thua gì súc vật…

*

Đức Quốc Xã chỉ tồn tại trong 12 năm (1933-1945) và nhân loại đã có hơn 60 năm để công khai lên án về tội ác của chúng mà không sợ bị trả thù. Không con người nào, không thể chế nào không nguyền rủa Hitler và chủ nghĩa phát xít, kể cả những tên đồ tể và thể chế độc tài sau thời Hitler. Có nghĩa rằng, không chỉ trên các nước tiến bộ, mà ngay cả những nước độc tài, không có tự do thì người dân cũng được tự do lên án và nguyền rủa Phát xít. Nhắc đến điều này để chúng ta so sánh và hình dung về tội ác của đảng cộng sản gây ra cho nhân dân Việt Nam suốt chiều dài lịch sử.

Đảng cộng sản Việt Nam vẫn đang cai trị đồng nghĩa với việc mọi tội ác của chế độ này luôn là điều cấm kỵ và hiểm nguy cho những ai nhắc đến nó. Chỉ mới một phần nhỏ trong muôn trùng tội ác của CSVN được vạch trần, cũng đủ làm cho con người kinh hoàng và rùng rợn. Xin tri ân những con người quả cảm, bất chấp hiểm nguy, thậm chí đánh đổi bằng chính sinh mạng của mình để giúp cho đồng loại, đồng bào hình dung thế nào là cộng sản.

Sau này nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam sụp đổ, thì loài người cần bao nhiêu năm, cần bao nhiêu giấy mực để viết về tội ác của chế độ độc tài này?

Hôm nay, xin gửi đến quý bạn đọc trong thôn một vài hình ảnh trong muôn ngàn tội ác cộng sản.

Đây là những hình ảnh tập trung vào tội ác của cộng sản đối với những người mẹ, người chị, người em Việt Nam.

Đây chỉ là bước khởi đầu để chúng ta cùng góp phần bổ sung thêm hình ảnh và theo thời gian sẽ làm nên một bộ dữ liệu sống thực về bản chất, hành vi của chế độ đối với phụ nữ Việt Nam.

Mọi lời bình xin nhường lời cho các bạn. Chúng tôi chỉ xin chia sẻ một suy nghĩ nhỏ rằng: Nếu đây là những người phụ nữ của mấy chục năm về trước, chắc hẳn họ sẽ là những huyền thoại mẹ, người mẹ cầm súng, cô gái vót chông, cô gái mở đường, cô gái Lam Hồng, o du kích nhỏ… và được ca ngợi như những thánh nữ bất tử trong sự nghiệp cách mạng của “đảng ta”. Ngày hôm nay sau “giải phóng”, họ đã bị giải phóng ra khỏi kiếp người và bị cộng sản hành hạ, đối xử không thua gì súc vật.

https://youtu.be/DhIwpGdg_Go

12.03.2017

Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

TẠI SAO LẠI CẤM 5 BÀI HÁT ĐÃ ĐƯỢC CẤP PHÉP?

From facebook: Thuong Phan shared Nguyễn Phú Yên‘s post.
No automatic alt text available.

Nguyễn Phú Yên  

Câu chuyện âm nhạc (3):

TẠI SAO LẠI CẤM 5 BÀI HÁT ĐÃ ĐƯỢC CẤP PHÉP?

Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) vừa quyết định tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975. Các ca khúc bị tạm dừng phổ biến dù đã được cấp phép trước đó bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh – Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương). Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết đã xem xét nội dung ca từ 5 bài hát trên, đối chiếu với bản nhạc gốc, đã thẩm định lại và quyết định tạm thời dừng việc lưu hành các bài hát này  (tuoitre.vn, ngày 11-3).

Cục NTBD đã sai khi viết bài “Đừng gọi anh bằng chú” là của Diên An, đúng ra đó là bài hát của NS Anh Thy! Có gì đằng sau việc “nhỏ như con thỏ” này để một hội đồng nghệ thuật lao tâm khổ tứ đi soi mói các bài hát mà nhiều người đã biết từ mấy chục năm nay để rồi phải ra quyết định dừng lưu hành? “Tạm dừng” chỉ là cách nói để mọi người phải hiểu là cấm, không lẽ sau này lại ra quyết định dừng hẳn hoặc là được phép xài tiếp? Trong luật học, người ta gọi việc này là hồi tố. Vậy là Cục NTBD tự cho rằng trước đây mình làm ẩu vì thấy các bài hát này vô hại nên đã cấp phép, bây giờ phải sửa sai? Chuyện tức cười giống như chuyện con nít! Tôi đã từng xem nhiều danh sách các bài hát trước 1975 được phép sử dụng và nhận ra cách làm việc bất cẩn của Cục NTBD vì có rất nhiều bài hát có sau 1975 và nhiều bài hát nước ngoài được nêu ra ở các văn bản này. Điều đó minh chứng trình độ kém hiểu biết của những người thẩm định, chỉ biết dựa vào quyền uy để phán xét và ban ơn với não trạng của phe thắng cuộc. Tôi thật sự nghi ngờ khả năng thẩm định của những quan chức này; họ có đủ thẩm quyền và hiểu biết để nói về 20 năm âm nhạc của miền Nam trước đây không?

Trở lại với 5 bài hát kể trên, Cục NTBD dựa trên cơ sở nào để dừng các bài hát này? Không lẽ chỉ một lý do “đối chiếu với bản nhạc gốc, xem lại ca từ”? Từ năm 1976, phe thắng cuộc đã có quyết định xóa bỏ nền văn hóa miền Nam, trong đó quan trọng nhất là hai lĩnh vực văn chương và âm nhạc, mà họ phán xét các tác phẩm đó với ngôn từ vô cùng cay nghiệt: “chống cộng, phản động, đồi trụy”. Hãy chứng minh đi! Ủa, vậy sao bây giờ cho in lại sách cũ, đấu giá sách cũ, cấp phép phổ biến bài hát cũ chi vậy? Năm bài hát trên có tội tình gì mà đem ra “thẩm vấn” rồi ra “tòa phúc thẩm”?

Ta thử xem ca từ bài “Cánh thiệp đầu xuân” (trích): “Tôi chúc muôn người mọi điều ước muốn/ Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình… Tôi chúc yên lành người người khắp chốn/ Mong gió đưa duyên cho cô gái xuân thì… Tôi chúc ngày mai dù đường xa vời/ Trai gái bền duyên đẹp tình lứa đôi…”. Toàn là những lời chúc tốt đẹp ngày đầu xuân đối với mọi người, thậm chí trong bài không có từ “binh sĩ” như trong bài “Ly rượu mừng” đã được cấp phép mới đây.
(Hương Lan hát https://www.youtube.com/watch?v=rtrB7yLtj9Q)

Bài “Rừng xưa” chỉ là chuyện tình của đôi lứa lúc chia xa: “Người về đâu hỡi người về đâu/ Có nhớ chăng một chiều bên suối mơ/ Nghe gió cuốn mây trôi về nơi xa tít chân trời/ Tình đã trao không lời/ Rồi mùa thu thương tiếc quá/ Anh nỡ đi trong lòng hoa xác xơ/ Ôi thắm thoát trôi qua mười năm quá xa rồi mà tình mãi còn vương/ Bao năm qua người ơi mang tin yêu cho đời/ Mong có ngày đoàn viên giữa suối reo triền miên/ Về với em nghe nắng mai chan hòa, nghe lúa vàng dâng tràn đầy hương yêu/ Người về đâu hỡi người về đâu/ Đây ước mơ của miền Nam mến yêu/ Tha thiết đến tin anh về bên mái ấm gia đình tìm hạnh phúc ngày qua”.
(Hoàng Oanh hát: https://www.youtube.com/watch?v=R10wxL9WiEQ)

Bài “Chuyện buồn ngày xuân” là bài hát tình buồn của người con gái lúc chia tay người yêu: “Sao anh đành bỏ em để ra đi một mình/ Giữa đêm xuân lạnh lùng/ Chim xa bầy còn thương tổ ấm/ Huống chi người tội lắm anh ơi/ Xuân năm nào có nhau mình bên ly rượu đào/ Mùi quê hương ngọt ngào nhưng bây giờ người đi kẻ nhớ/ Đến bao giờ lòng hết bơ vơ/ Trùng dương sóng gào đưa anh vào tương lai mờ tối/ Em biết anh vì xôn xao trong phút giây kinh hoàng/ Đời anh đâu muốn phụ phàng nhưng tình vẫn ngăn đôi/ Khi bước chân lên tàu là ngàn năm ta chia phôi/ Thương anh em mới biết đêm dài/ Mới hay nước mắt tuôn trào vì ai/ Em xin dành trái tim để yêu anh trọn đời/ Khắc tên anh ngàn lời để mai này ngàn năm còn nhớ/ Đến câu chuyện buồn của đôi ta”.
(Thanh Tuyền hát https://www.youtube.com/watch?v=xYr_R779opY)

Bài “Đừng gọi anh bằng chú” là tâm tình vui tươi của anh lính trẻ khi đi tán gái (trích): “Em ơi đừng gọi anh bằng chú/ Khi em em chín thơm hoa mộng/ Chưa vấn vương gì em lúc xuân thì/ Còn anh mới đôi mươi/ Đừng gọi anh bằng chú sợ ngăn cách đôi ta/ Em làm công chúa nhé anh tráng sĩ hiên ngang/ Tung hoành trên bốn biển khi tàu anh trở về quà anh sẽ cho em/ Xin em đừng gọi anh bằng chú/ Ô hay sao chú ưa mơ mộng/ Sao chú hay nhìn, sao chú hay cười làm con bé bâng khuâng…”.
(Trung Chỉnh & Phương Hoài Tâm hát https://www.youtube.com/watch?v=GPFOPiLkgdQ)

Bài “Con đường xưa em đi” nói về tình buồn của chàng trai khi chia tay người yêu (trích): “Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê/ Anh làm thơ vu quy, khách qua đường lắng nghe chuyện tình ta đã ghi/ Những mùa trăng vu quy, vì mưa gió không về chiến trường anh bước đi/ Có nàng hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng hoe hỏi còn ai cố tri/ Em ơi nhìn gió lên khơi, lòng có trông vời một người xa cuối trời/ Nơi đây phiên gác canh dài, e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài…”.
(Đan Trường hát https://www.youtube.com/watch?v=B0pgSXCwEjY)

Nếu xem lại ca từ các bài hát này, ta thấy chẳng có bài nào vi phạm các tiêu chí “chống cộng, phản động, đồi trụy” ở đây cả! Đó là những giai điệu gợi lên tình cảm nhân văn và quý giá mà người nhạc sĩ đã thể hiện được trong hoàn cảnh chiến tranh. Trong khi bộ mặt văn hóa hiện nay rơi vào thảm trạng tệ hại, cần bỏ công sức để chấn chỉnh và phát huy những giá trị tốt đẹp thì các quan “rách việc” đi xét lại việc cấp phép mà chính mình đã đặt bút ký tên vào đó!
(11-3-2017)

Ghi chú thêm:

Có khi nào có ai đó chạy chọt để được cấm không ha? Vì được cấm là hình thức quảng cáo không công làm cho các bản nhạc này nổi tiếng hơn nữa. Người ta chẳng có ai để ý đến nó, bây giờ nhiều người lại để ý đến các bản nhạc này hơn nữa. Do đó cấm là hình thức quảng cáo không công cho các bản nhạc này? Có lý không các bạn ???

Truyền thông bẩn về biểu tình

From facebook:  Suong Quynh and Chuong Tieng shared Dương Đại Triều Lâm‘s post.
Image may contain: one or more people, tree, plant, outdoor and nature
Dương Đại Triều LâmFollow

Truyền thông bẩn về biểu tình

Đây là hình ảnh tại công viên 30/4, bên cạnh Nhà thờ Đức Bà vào sáng 12/3. Hàng chục “người mang thường phục” đang ngồi, quan sát nhằm ngăn cản việc người biểu tình tập trung. Bên cạnh đó là đông đảo các lực lượng mang sắc phục khác ở phía bên ngoài.

Mọi người đi qua đây đều bị dò xét rất kỹ lưỡng và bị áp sát nếu họ có nghi ngờ.

Đã không có cuộc biểu tình nào nổ ra tại đây sáng nay.

Tuy nhiên trên mạng xã hội, có một số người sử dụng và đăng tải các hình ảnh, clip cũ của sự kiện xảy ra hồi 1/5. Đồng thời loan tải thông tin sai trái rằng Saigon đang có biểu tình rất đông, mọi người đang trong vòng vây…

Việc cố ý đưa thông tin sai sự thật như vậy là một hành động không thể chấp nhận và cần phải bị lên án.

Niềm tin và nhiệt huyết, phải được tạo dựng từ sự thật.

Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị đánh đập và bị biệt giam

From facebook :  Phan Thị Hồng and 3 others shared Loi Minh‘s post.
Image may contain: 1 person, standing, hat and outdoor
Loi Minh with Son Van.

TIN KHẨN

Hôm nay ngày 12/3/17 tôi vừa nhận được điện thoại do chồng tôi gọi về từ trại giam số 5 Thanh hoá lúc 10 giờ sau buổi thăm nuôi Nguyễn Đặng Minh Mẫn theo định kỳ hàng tháng .

Minh Mẫn cho bố biết tầm khoảng 15/2/17 bị một phạm nhân tên ” Lan ” không biết ở đội nào và tội gì đã vào đánh Minh Mẫn gây thương tích rất nhiều . Như thế Mẫn còn bị ban giám thị trại giam số 5 tống giam kỷ luật biệt giam 10 ngày .

Tù nhân chính trị đã bị tách rời và giam giữ cách ly với các tù nhân khác thì thữ hỏi có con tù nào vào đây được NẾU không có sự cho phép của cán bộ trại giam.

Gia đình tôi cực lực phản đối lên án hành động hèn hạ đê tiện trả thù con tôi một cách gián tiếp của những con cai tù và cả BGT trại giam số 5 cho những con tù lập công chuộc tội vào khu kiếm chuyện và đánh Minh Mẫn .

Hiện tại tính mạng của Mẫn đang bị đe dọa từng giờ , từng ngày . Gia đình tôi khẩn thiết kêu gọi sự can thiệp và giúp đỡ của các tổ chức đấu tranh nhân quyền trong và ngoài nước cùng lên tiếng hầu cứu Minh Mẫn sớm thoát khỏi ngục tù cộng sản .

Gia đình tôi xin trân trọng cảm ơn , tôi sẽ cập nhật thêm thông tin khi bố Mẫn về tới nhà .

  •  Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị đánh đập và bị biệt giam

    Theo tin của bà cựu TNLT Đặng Ngọc Minh
    (@Loi Minh) là mẹ của tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn đang thụ án tù tại Trại giam số 5 Thanh Hóa.

    Theo quy định của trại giam, khu giam giữ tù nhân chính trị, nơi Minh Mẫn thụ án,̣ không thể có bất cứ́ phạm nhân khác vào được, kể cả nhân viên Y tế, Vệ sinh, căng tin, … nếu không có sự cho phép của Ban Giám thị trại giam.

    Thế nhưng Minh Mẫn vẫn bị đàn áp, đánh đập và bị biệt giam.

    Xin mọi người cùng lên tiếng để ngăn chận hành vi độc ác của BGT trại giam số 5 Thanh Hóa.

    *

    Mời các bạn đọc bài viết: NGUYỄN ĐẶNG MINH MẪN – người con gái trẻ yêu nước – sinh nhật trong tù.

    https://m.facebook.com/story.php…

    Để biết thêm về cô gái bé nhỏ, tù nhân lương tâm Nguyễn Đặng Minh Mẫn.

Tin BT chiều muộn ngày 12-3-2017, tại Sài Gòn:

From facebook:  Trần Bang added 2 new photos — with Nguyen Thanh Loan and Võ Hồng Ly.
Tin BT chiều muộn ngày 12-3-2017, tại Sài Gòn:

Dù từ chiều qua, đêm, sáng chiều nay bạn Loan bị 6 ” bánh canh” nhưng khi chúng rút thì Thanh Loan vẫn ra đường Nguyễn Oanh trước UBND phường 6, Gò Vấp đòi:

” cá cần nước sạch , dân cần minh bạch” ( ảnh 1)

Bạn Hồng Ly, sáng bị truy đuổi, bị giả đánh ghen, khi thoát vẫn xuống đường ( ảnh 2) bờ sông Sài Gòn giăng biểu ngữ ” Formosa cút”!

Bánh canh vừa rút
Truy đuổi kết thúc
Sài gòn lên tiếng
Fomosa cút!

Thanh Loan tuyệt vời
Hồng Ly can đảm
Khen hai bạn trẻ
Sống không vô cảm
Không cam cúi đầu
Không để giặc Tàu
Cùng lũ bán nước
Đầu độc Dân Nam!

P/s ảnh FB Võ Hồng Ly và Nguyễn Thanh Loan

Image may contain: 1 person, outdoor
Image may contain: 1 person, standing, sky and outdoor

Trao đổi Thư tín: “Ông Nguyễn Phú Trọng hãy kỷ luật chính ông”

Trao đổi Thư tín: “Ông Nguyễn Phú Trọng hãy kỷ luật chính ông”

Hòa Ái, phóng viên RFA
2017-03-11
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

AFP photo

Đấu tranh bảo vệ môi trường

Hình ảnh dây kẽm gai vây kín nhà máy thép Hưng Nghiệp-Formosa tại Hà Tĩnh với sự bảo vệ của lực lượng chức năng, ngư dân và giáo dân ở miền Trung tuần hành cùng rất nhiều gương mặt trẻ biểu tình tại Sài Gòn vào hôm mùng 5 tháng 3, phản ảnh rõ nét sự không đồng thuận giữa chính phủ và người dân trong việc giải quyết hậu quả sự cố thảm họa môi trường biển xảy ra gần tròn 1 năm.

Cuộc biểu tình bị giải tán chóng vánh với sự đánh đập và bắt bớ. Tuy nhiên Đài Á Châu Tự Do ghi nhận những tiếng nói vì một môi trường sống trong sạch của dân chúng tại Việt Nam không bị dập tắt mà càng hun đúc tinh thần bảo vệ môi trường mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Những tiếng nói đó lại cất lên phản biện chủ trương của chính phủ Hà Nội qua chỉ thị vừa được Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, ban hành vào ngày 8 tháng 3, cần phải giám sát chặt chẽ trong cam kết về môi trường của Formosa đến khi nào bảo đảm an toàn mới cho xả thải. Một thính giả từ trong nước nói rằng thật khó hiểu với những chỉ thị như thế “Chất thải lỏng, chất thải rắn của Formosa vẫn thải ra đều đều. Biển vẫn ô nhiễm, cá vẫn còn chết đều đều…Còn nhà nước thì cũng đều đều ra chỉ thị giám sát chặt chẽ hoạt động xả thải của Formosa. Sao mà khó hiểu vậy?” Thính giả Dong Le lý giải cần phải hiểu chỉ thị này có ý nghĩa là “Giám thị chặt chẽ người dân, đừng làm lớn chuyện nữa, mọi việc đã có nhà nước lo”. Trong khi đó, qua trang Facebook RFA, rất nhiều ý kiến khẳng định Chính phủ Việt Nam phải đóng cửa Formosa theo ý nguyện của đa số người dân. Thính giả Michael Tran bày tỏ “Chẳng cần phải giám sát làm gì. Tốt nhất theo ý dân là đóng cửa Formosa vì gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường biển. Tôm cá chết. Dân cũng sắp chết theo rồi. Yêu cầu dẹp ngay Formosa”.

Hô hào chống tham nhũng

Tôi đề nghị ông Nguyễn Phú Trọng hãy kỷ luật chính ông bằng cách bỏ Điều 4 Hiến Pháp để 90 triệu người dân bầu chọn những người lãnh đạo có tài, có đức mà họ tin cậy
-Thính giả RFA

Kể từ khi thảm họa môi trường xảy ra tại khu vực biển 4 tỉnh Bắc Trung bộ do Formosa gây nên hồi đầu tháng 4 năm ngoái, dư luận cho rằng công cuộc chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát động càng có bằng chứng cho thấy đây chỉ là những lời hô hào sáo rỗng dù Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tuyên bố điều tra, kỷ luật quan chức vi phạm liên quan và chính ông Nguyễn Phú Trọng vừa phát biểu “Kỷ luật một vài người để cứu muôn người”. Sau đây, Hòa Ái trích đăng một vài ý kiến của quý khán thính giả và độc giả xoay quanh lời phát biểu vừa rồi của ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam:

“Thưa ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi chỉ nêu ra một trường hợp của cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, trong 2 năm cuối nhiệm kỳ, đã ký quyết định bổ nhiệm 97 người vào các chức vụ lãnh đạo của Bộ này. Tôi không biết rõ mỗi chức vụ cao cấp đáng giá bao nhiêu, nhưng người dân chúng tôi tin rằng ông Vũ Huy Hoàng thu về một số tiền rất lớn qua việc bổ nhiệm đó. Một con sâu tham nhũng khổng lồ như thế mà ông Tổng Bí thư cứ loay hoay mãi không xử lý một cách dứt điểm, công tâm và thỏa mãn đúng mức theo sự mong đợi của dân chúng. Hay là ông sợ bứt dây động rừng? Cuối cùng, ông chống cái gì, vậy ông?”

“Hệ thống đã mục nát thì khiển trách vài người làm gì mà cứu được muôn người, thưa ông Nguyễn Phú Trọng! Lời ông nói thiếu thực tế quá đi! Thêm 5 năm nữa, tôi cam đoan ông cũng chẳng làm được gì khá hơn bây giờ đâu.”

image-400.jpg
Từ trái qua: bà Trần Thi Nga, bà Cấn Thị Thêu, cô Nguyễn Thị Minh Thúy, blogger mẹ Nấm. RFA

“Chào quý vị! Tôi nghe tin tức từ Đài Á Châu Tự Do nói quý vị đang cầm quyền trong nước cổ súy, cổ động diệt trừ tham nhũng. Nhưng quý vị kiếm những tham nhũng đó không ra đâu. Nếu có ra thì cũng chỉ là le ke, lục chốt mà thôi.

Nếu quý vị thật tình, thật tâm thì quý vị yêu cầu đồng hương hải ngoại cung cấp các tài liệu của những tay tham nhũng trong nước chuyển tiền ra quốc ngoại mua từng khu thương mại ở các nơi trên toàn thế giới.

Nếu quý vị muốn, quý vị cứ nói lên đi. Đồng hương quốc ngoại, họ sẽ cung cấp các tài liệu nhà cửa, phố xá, khu thương mại làm ăn như thế nào của những cán bộ tham nhũng ở trong nước. Rồi họ cho con, cho cháu của họ ra nước ngoài du học để về lại trong nước tiếp tục tham nhũng.

Khi muốn đả hổ thì phải đả cho đến nơi đến chốn. Thành ra, hy vọng ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng nếu thật tình các ông thương dân thương nước thì các ông hãy thực hiện điều này đi.”

“Tôi đề nghị ông Nguyễn Phú Trọng hãy kỷ luật chính ông bằng cách bỏ Điều 4 Hiến Pháp để 90 triệu người dân bầu chọn những người lãnh đạo có tài, có đức mà họ tin cậy; chứ dân tộc Việt không phải mất thời gian một cách vô bổ vào việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cứ lẩn quẩn trong cái vòng ‘thấy sai thì sửa mà càng sửa thì lại càng sai’.”

“Giờ này tại Việt Nam, bất cứ người dân nào yêu quê mẹ cũng phải xót xa đau lòng. Người dân đói ăn vì biển chết do Formosa. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thì tham nhũng. Công an thì gia tăng bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ, trong đó có các bà mẹ đơn thân như Thúy Nga-Trần Thị Nga, Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.”

Những phụ nữ can trường

Giờ này tại Việt Nam, gười dân đói ăn vì biển chết do Formosa. Nhà cầm quyền Cộng sản thì tham nhũng. Công an thì gia tăng bắt bớ các nhà đấu tranh dân chủ, trong đó có các bà mẹ đơn thân như Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
-Thính giả RFA

Trong ngày kỷ niệm 8/3-Ngày Quốc tế Phụ nữ, những cái tên: Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cấn Thị Thêu, Lê Thu Hà, Nguyễn Thị Minh Thúy được nhiều người Việt trân trọng nhắc đến. Họ bị chính quyền Hà Nội giam giữ vì những hoạt động cho dân quyền-nhân quyền và xã hội tại Việt Nam. Trong chương trình hôm nay, Hòa Ái chuyển lời tri ân của quý thính giả Đài RFA đến những người phụ nữ can trường này cũng như tất cả nhà hoạt động nữ giới vì tự do, dân chủ cho Việt Nam với thông điệp “Lòng can đảm của quý vị vì sự đổi thay cho quê hương, đất nước luôn được sự ủng hộ của những người yêu nước Việt Nam”.

XỨ SỞ NÀY NỢ ÔNG ẤY LỜI TRI ÂN

XỨ SỞ NÀY NỢ ÔNG ẤY LỜI TRI ÂN

LS Đặng Đình Mạnh

12-3-2017

Khi đọc những dòng chữ Việt ngữ này, là bạn đang chiêm ngưỡng tác phẩm của các linh mục thừa sai Dòng Tên gồm các cha Gaspar De Amaral, cha Antonio Barbosa, cha Francisco De Pina và cha Alexandre De Rhodes, tất cả họ đều là tác giả của quốc ngữ mà người Việt ta đang sử dụng hàng ngày.

Với linh mục Gaspar De Amaral, cha đã soạn cuốn từ điển Việt – Bồ. Với linh mục Antonio Barbosa, cha soạn cuốn từ điển Bồ – Việt. Với linh mục Francisco De Pina, được cho là cha đã dựa vào cách phát âm tiếng Bồ để chuyển tự ghi chép tiếng Việt khi ông vào Đàng Trong (Từ sông Gianh trở vào Nam). Nhưng các cha đều mất khá sớm, tuy vậy, cùng với một số linh mục khác trong giai đoạn tiên khởi này, các cha đã giúp đặt nền móng đầu tiên cho quốc ngữ Việt Nam.

Với linh mục Alexandre De Rhodes, thì cha đã dựa vào hai công trình từ điển nêu trên và bổ sung thêm phần La tinh để hình thành nên cuốn từ điển Việt – Bồ – La.

Thực tế, chính việc bổ sung phần La tinh của cha Alexandre De Rhodes đã trở thành đóng góp quan trọng bậc nhất giúp hình thành nên chữ viết theo lối La tinh mà sau đó nhanh chóng trở thành quốc ngữ Việt Nam.

Đánh giá về vai trò của linh mục Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh nên quốc ngữ Việt Nam, tờ Nguyệt San MISSI do các linh mục Dòng tên người Pháp quản lý đã từng viết nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh của ông, đại lược như sau : “Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, cha Alexandre De Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ”.

Quả vậy, khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách in quyển từ điển và các sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ tại nhà in Vatican – Roma, thì cha Alexandre De Rhodes đã giải phóng cho nước Việt Nam về chữ quốc ngữ.

Bởi lẽ trước đó, tương tự như Nhật Bản và Cao Ly (Triều Tiên), thì người Việt Nam sử dụng lối chữ viết tượng hình, biểu ý của người Tàu hoặc chữ nôm do tự sáng chế và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Cao Ly mới chế biến ra chữ viết riêng của họ, nhưng vẫn không theo cách viết La tinh nên bị hạn chế nhiều. Còn người Nhật Bản thì sau nhiều lần thử nghiệm chế biến lối chữ viết khác, nhưng cuối cùng đã phải bó tay và đành trở về với lối viết tượng hình, biểu ý của người Tàu.

Trong khi đó, chính người Tàu dưới chế độ cộng sản của Mao Trạch Đông cũng đã từng tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Alexandre De Rhodes, đã tiến bộ trước người Tàu đến hơn ba thế kỷ rưỡi (1651 – 1017 – tính từ năm in cuốn từ điển Việt – Bồ – La đến thời điểm hiện nay.

Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Alexandre De Rhodes khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai Dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, chính cha Alexandre De Rhodes là người hệ thống hóa, hoàn tất công trình làm ra chữ quốc ngữ thành công vào năm 1651, tức là năm mà cuốn tự điển Việt – Bồ – La chào đời tại nhà in Vatican – Roma.

Thế nên, chính tại nhà in Vatican ở Roma là nơi mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình, và chính năm 1651 cũng là năm khai sinh chính thức của chữ quốc ngữ Việt Nam.

Theo đó, chữ viết theo lối La tinh ban đầu được các nhà truyền giáo đặt nền móng cho việc sử dụng trong cộng đồng Ki-tô giáo Việt Nam, đến khi được người dân Việt Nam chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, thì mặc nhiên nó đã tự mình được nâng cấp thành chữ quốc ngữ.

Ghi nhận công nghiệp của cha Alexandre De Rhodes đối với xứ sở, năm 1941, một tấm bia kỷ niệm nhân ngày sinh nhật thứ 350 của cha đã được dựng ở gần bên bờ Hồ Gươm trước cửa đền bà Kiệu – Hà Nội. Đến năm 1957, khi Hà Nội thuộc sự quản lý của chính quyền Cộng Sản thì bia đã bị gỡ bỏ.

Chính quyền Sài Gòn cũ đặt tên ông cho một con đường tọa lạc trước mặt Dinh Độc Lập, nay là Dinh Thống Nhất, đối xứng với phía bên kia là đường Hàn Thuyên, tên danh sĩ được ghi nhận có công phát triển và phổ biến lối chữ Nôm. Sau năm 1975, chính quyền cộng sản đổi tên đường thành Thái Văn Lung và bây giờ thì đã trả lại tên cũ là Alexandre De Rhodes cho con đường này.

Về tiểu sử : Nguyên, cha Alexandre De Rhodes (Đắc Lộ) sinh ngày 15/03/1591 (hay 1593 ?) tại vùng Avignon, miền nam nước Pháp. Gia đình ông thuộc gốc Do Thái ở thành phố Rhodes (bán đảo Iberia), tổ tiên sang tị nạn ở vùng Avignon là đất của Giáo Hoàng. Ông gia nhập Dòng Tên tại Roma năm 1612, thời kỳ công cuộc truyền giáo cho các dân tộc đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Đầu năm 1625, cha Alexandre De Rhodes đến Việt Nam bắt đầu từ Hội An. Cha bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của cha. Nhưng cuộc đời truyền giáo của cha ở đây rất gian nan, trong vòng 20 năm, cha bị trục xuất đến sáu lần. Đến năm 1645, cha bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam. Cha mất ngày 5/11/1660 ở Iran, thọ 69 tuổi.

Hiện nay, ở Việt Nam đã từng xuất hiện ý kiến phủ nhận công lao đóng góp của cha Alexandre De Rhodes trong việc khai sinh chữ quốc ngữ, một trong số họ nêu quan điểm : “Alexandre De Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện “gậy ông đập lưng ông” mà thôi. [1]

Riêng đối với công chúng, thì :

– Lối chữ viết đã trở thành quốc ngữ của xứ sở với chín mươi triệu đồng bào cả trong và ngoài nước cùng sử dụng;

– Lối chữ viết được dùng để thể hiện những dòng lịch sử oai hùng của dân tộc từ thuở hồng hoang đến nay;

– Lối chữ viết được dùng để thể hiện lời ru “Ầu ơ …” ân cần của mẹ từ ngày sinh ra ta làm kiếp người;

– Lối chữ viết được dùng để thể hiện sự yêu thương giữa những thành viên trong gia đình, giữa những đôi tình nhân, giữa những người tri kỷ …

– Lối chữ viết được dùng thể hiện ca từ những nhạc phẩm bất tử như Bạch Đằng Giang, Hội nghị Diên Hồng, Trưng Nữ Vương, Lòng mẹ, Tình ca …

– Lối chữ viết mà dân ta có thể tự hào là riêng biệt trong khi rất nhiều quốc gia khác, kể cả nhiều cường quốc vẫn còn phải vay mượn (Úc, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba, Ấn Độ, Gia Nã Đại, Nhật Bản, Đại Hàn …);

Thì người khai sinh của lối chữ viết ấy chắc chắn phải là ÂN NHÂN của xứ sở mình, bất kể đến quốc tịch của họ, bất kể đến tôn giáo của họ và bất kể đến động cơ của họ khi khai sinh lối chữ ấy !

Và với chế độ :

– Lối chữ viết được Ông Hồ Chí Minh dùng để viết lời Tuyên ngôn độc lập khai sinh chế độ;

– Lối chữ viết được dùng để thể hiện Hiến pháp quy định sự độc tôn chính trị của Đảng Cộng Sản;

– Lối chữ viết được dùng trong tất cả mọi sinh hoạt chính trị, hành chính, xã hội, kinh tế, giáo dục, văn hóa …

– Lối chữ viết mà hơn 700 tờ báo của chế độ đang dùng;

– Lối chữ viết mà hơn 24.000 vị tiến sĩ khoa bảng quốc gia đang dùng;

– Lối chữ viết mà hơn 400 trường Đại học, cao đẳng các loại và hàng vạn trường học các cấp đang dùng;

Nhưng lại không mấy ai trong số họ nhắc đến ngày sinh nhật của cha Alexandre De Rhodes, người có công khai sinh lối chữ viết mà nghiễm nhiên đã là quốc ngữ của xứ sở, như là một trong những ân nhân của dân tộc này thì thật là đáng thất vọng !

Tôi tin rằng, xứ sở này nợ ông ấy lời tri ân !

——————

[1] http://antg.cand.com.vn/vi-VN/ktvhkh/2010/9/73427.cand

Đất & Người Hà Nội- S.T.T.D Tưởng Năng Tiến –

Đất & Người Hà Nội- S.T.T.D Tưởng Năng Tiến

tuongnangtien's picture

Nếu buộc chỉ được giữ riêng cho mình một bản nhạc Việt thôi, có lẽ, tôi sẽ chọn “Giấc Mơ Hồi Hương” của Vũ Thành (Lìa xa thành đô yêu dấu/một sớm khi heo may về/lòng khách tha hương vương sầu thương/nhìn “em” mờ trong mây khói/ bước đi nhưng chưa nỡ rời/ lệ sầu tràn mi/ đượm men cay đắng biệt ly) dù chưa bao giờ được đặt chân đến “thành đô yêu dấu”!

Có lúc, tôi còn chợt nghĩ thêm rằng: “Nếu sáng mai mở mắt và chợt thấy mình đang đứng giữa Ba Mươi Sáu Phố Phường thì chắc chắn (sau một thoáng ngỡ ngàng) tôi sẽ hớn hở dạo quanh khắp Hà Thành, cứ như một chú cá hồi đang hăm hở tìm về sông xưa, bến cũ vậy.

Và nếu trong số bạn đồng hành có ai vui miệng, chỉ trỏ, liếng thoắng, giới thiệu chỗ này, nơi nọ (Tháp Rùa, Hồ Gươm, Văn Miếu, Chùa Một Cột, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Ô Quan Chưởng, Thành Cổ Loa …) dám tôi sẽ gắt: “biết rồi nói mãi!”

Mà sự thực thì đúng thế. Tui  biết hết trơn từ lâu. Mọi danh lam thắng cảnh ở đất Thăng Long nào có lạ gì. Tôi đều đã xem qua hình ảnh, ít nhất, cũng cả ngàn lần rồi chớ bộ.

Món ngon Hà Hội, tôi cũng đã được thưởng thức (đều đều) qua sách báo, chả thiếu thứ chi: chả cá Lã Vọng, bún chả Thăng Long, bánh tôm Cổ Ngư, bánh cuốn Thanh Trì, phở ghánh Hàng Trống, kem dừa hồ Gươm …

Cho mãi đến hôm nay, khi tóc đã đổi mầu, Hà Thành vẫn là nơi mà tôi ước ao được sống qua những ngày thơ ấu. Đối với một đứa bé sinh trưởng ở Á Châu thì có  nơi nào (và lúc nào) mà cuộc đời rộn rã, tưng bừng và hào hứng hơn ở  Hà Nội – vào một chiều mưa?

Đó là những buổi chiều vàng. Chỉ hình dung ra thôi cũng thấy sung sướng và thích thú đến run người. Coi: già, trẻ, lớn, bé đều hăm hở (và hớn hở) đổ túa hết ra đường với thau chậu, rổ rá, lưới vợt … cầm sẵn trong tay. Vui còn hơn Tết nữa!

Có vụng về lắm thì cũng vồ được một hai ký chớ. Ít nhất thì cũng phải đủ cho một ơ cá rô kho tộ, một tô canh chua cá lóc, và vài con cá chép chiên dòn. Ăn rồi (dám) nhớ cho tới chết!

Ảnh: vnexpress

Ngoài hương vị của thức ăn thanh khiết, phong cảnh hữu tình, và văn hóa nền nã, Hà Nội còn ghi đậm trong trí nhớ của tôi cả trang sách viết về những ngày tháng hào hùng (“ngoài sức tưởng tượng”) nữa. Đọc mà cứ thấy thương mãi những đứa con người dũng cảm của mảnh đất ngàn năm văn vật:

“Ba phát đại bác cách nhau một phút một, ba hỏa pháo xanh tím xanh, tám giờ mười chín phút tối 19-12, tất cả tự vệ chiến đấu bỏ chạy hết, lũ chúng tôi, Tự Vệ Thành mà người ta gọi là Tự Vệ Công Tử, lũ chúng tôi đã khởi đầu cuộc kháng chiến toàn quốc…

Người ta vẫn cho Tự Vệ Thành là chỉ biết ăn diện, mèo chuột, vì đã có tự vệ chiến đấu giữ thủ đô. Nhiều tiếng xì xào bi thử: Tiểu tư sản! Và dư luận khinh miệt chúng tôi đến nỗi chính chúng tôi cũng tưởng rằng chỉ cần nghe tiếng súng nổ, ấy là anh em tự vệ Thành đã kịp chạy lên đến trung tâm an toàn khu ‘lánh nạn’ rồi!

Thế mà khi nghe tiếng súng nổ lại chỉ thấy mặt toàn những thứ tự vệ tóc chải bóng, giầy còn bóng hơn tóc, và nếp quần thẳng tắp như xe chỉ…

Súng rộn lên hơn pháo tết. Cái tết oanh liệt nhất của thành Thăng Long, kể từ tết của vua Quang Trung năm Kỷ Dậu. Chúng tôi giữ thành được hơn 1 tháng, người biến thành chuột, chui rúc, leo trèo, hầm hố, cống rãnh, kẽ ngạch, gầm thang, vừa cố sống vừa chiến đấu.

Chiến đấu! Tiếng hét thất thanh đêm 19-12.

Chiến đấu, tiếng tự nhiên của những tâm hồn can trường, nhưng chiến đấu lại cũng là tiếng ngại ngùng, hỗn hợp, hay có khi sợ hãi, trong những kẽ không ngờ đã biến thành chiến sĩ vào 1 đêm lịch sử. Này cụ Ký già sở Địa ốc, này ông bác sĩ Th trắng, béo tròn, này em học sinh niên thiếu, giữa buổi họp tối 20, dưới hầm rạp ciné hàng Bạc, trong tia mắt mỗi người đều có cả 1 cơn sốt rét. Thế nhưng, nhưng đến lúc phải giơ tay xung phong vào những tiểu tổ liên lạc – liên lạc, trên một chiến trường chưa có giới tuyến rõ rệt có là gì khác sự dấn thân vào chỗ chết?

Những cử chỉ đẹp, xưa nay chỉ đọc thấy trong sách – mà chúng ta vẫn coi là những câu chuyện bịa đặt, nhằm mục đích tuyên truyền giáo lý, những cử chỉ đẹp, đẹp hơn trong sách nữa … đã khiến cho 2 giọt lệ chân thành cảm phục phải đọng trên khóe mắt của một bạn Hoa kiều:

– Dì oai ti! Dì oai ti!

Dì oai ti! Ý ngoại địa, ngoài sức tưởng tượng, người Hoa kiều thốt lên câu nói ấy là phải lắm!” (Nguyễn Kiên Trung. Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử . Sài Gòn: NXB Nguyễn Đình Vượng, 1958)

Nguyễn Kiên Trung là bút hiệu của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn. Ông sinh năm 1920 và đã mất năm 1979 trong lao tù cộng sản. Những người dân Hà Thành can trường (“ngoài sức tưởng tượng”) như thế hệ của ông, nay,  cũng không còn:

Nhưng người Hà Nội đến lạ! Họ biết Xã Hội Chủ Nghĩa là cái bánh vẽ cực kỳ thối tha mà cứ hớn hở ngồi vào lột lá bóc ăn và xơn xớt khen ngon khen ngọt đến nỗi người ngoài nhìn vào phát thèm.

Họ biết Hồ Chí Minh gian manh xảo trá mà cứ ngoác miệng ngợi ca lúc ông ta còn sống và khóc khô nước mắt khi ông chết. Họ biết bè lũ kế thừa đang đi tiếp con đường của ác quỉ mà vẫn tranh nhau làm tôi mọi, cúc cung tận tụy.

Họ biết lịch sử đang rao giảng là thứ cực kỳ giả dối nhưng học thuộc vanh vách, nếu có ai mạnh dạn đính chính thì phồng mang trợn mắt, cãi cối cãi chầy như sợ mất đi độc quyền làm thân sáo vẹt. Họ nhận quá nhiều đau khổ do độc tài đảng trị nhưng không dám đối mặt với kẻ thù cứ ươn hèn đổ vạ cho phong kiến, cho tư sản, cho địa chủ, cho Mỹ Ngụy, xua con em vào chết ở miền Nam mà không biết đang hiến máu cho hung thần và đang hy sinh cho một thiên đường mù.

 Ngoại trừ một số rất ít sớm thức tỉnh như Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Trần Xuân Bách, Phạm Quế Dương, Nguyễn Thanh Giang, Dương Thu Hương, Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc … tôi chưa thấy một tổ chức nào bi phẫn, chưa thấy một đoàn thể nào muốn nắm tay nhau liên kết xuông đường biểu tình, họp mít-tinh  vạch mặt chỉ tên bè lũ tay sai Nga – Hoa, tập đoàn phi nhân bản, phản nhân quyền, bọn bán nước cầu vinh(Vũ Điện Biền. Phiên Bản Tình Yêu. Fall Church, VA: Tiếng Quê Hương, 2013).

Ảnh: Dân Làm Báo

Cái nhìn thượng dẫn của một người cầm bút, xem ra, lại hoàn toàn trùng hợp với nhận định của một người cầm lái – theo như lời kể của Tiến Sĩ Mạc Văn Trang, vào hôm 23 tháng 2 năm 2017 vừa qua:

“Mỗi lần mình đi taxi hay gợi chuyện để anh tài nói cho nghe nhiều chuyện thực tế thú vị. Lần này, anh tài toàn nói lý lẽ…

– Cơ chế này tạo ra cho người lãnh đạo như vua, chức bé thì vua bé, chức to thì vua to; từ HT, chủ tịch phường, xã trở lên, ‘vua’ tất! Chủ trương, quyết định thì từ trên xuống, nhưng tiền bao giờ cũng chảy ngược từ dưới lên, bác biết không? Trên không cho chủ trương, không duyệt sao dưới dám làm? Bác nhìn 2 bên đường xem, nhà mấy chục tầng xây liền nhau san sát thế kia, có quy hoạch thành phố nào như vậy không? Nhưng trên vẫn ký cho dưới làm liều, và tiền chảy ngược lên. Bây giờ xử bắn mấy anh ở Vinashine, Vinaline hay kỷ luật mấy anh liên quan Formosa… chỉ là cái ngọn, để an dân thôi. Cái gốc là người ký chủ trương từ trên cao chứ. Và tiền cũng chảy ngược lên, càng cao càng chảy mạnh chứ… Cho nên nó dột từ nóc dột xuống…

          – Cậu phân tích hay thật. Nhưng liệu dân ta có nhiều người biết được như cậu không?

– Biết hết chứ bác! Dân ta ai chẳng biết chế độ này thối nát thế nào, nhưng không muốn nói ra. Nhất là dân Hà Nội, hèn lắm bác ạ. Cái gì họ cũng biết, nhưng họ sợ, họ ngại không dám thể hiện. Họ muốn thay đổi nhưng chờ ai đó làm giúp, chứ bản thân lại hãi! Dân miền Trung hay miền Nam họ bộc trực hơn, dũng cảm hơn và cũng đoàn kết, có tổ chức hơn.”

Câu nói của ông tài xế taxi khiến mặt tôi đỏ lên vì ngượng. Tất nhiên, tôi không dám ngượng thay cho dân Hà Nội. Cái thứ đàn ông bỏ chạy trong cơn quốc biến, như tôi, và chạy mất dép (luôn) cho mãi đến cuối đời thì còn dám ngượng “thay” cho ai nữa!

NỖI ĐAU SẼ KHÔNG DỨT NẾU KHÔNG BIẾT TẠI SAO ĐAU.

From facebook:   Hằng Lê‘s post.
Image may contain: one or more people, people sitting and text

Hằng Lê

NỖI ĐAU SẼ KHÔNG DỨT NẾU KHÔNG BIẾT TẠI SAO ĐAU.

Em học sinh Việt Nam nằm gối đầu lên cặp sách, im lìm như đang ngủ trưa trong một bức hình đăng trên một tờ báo Mỹ. Các nhân viên y tế cứu thương chỉ vì quá thương xót mà tưởng như em còn biết đau nên đặt đầu em cao trên chiếc cặp vậy thôi. Không, em không ngủ trưa, em chết rồi. Em là một trong 32 học sinh trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường, bị VC pháo kích chết lúc 2 giờ 55 chiều ngày 9 tháng 3, 1974. Em bị giết chỉ hơn một năm trước ngày chấm dứt chiến tranh để từ đó dân tộc Việt Nam chịu đựng trong độc tài đảng trị đến hôm nay.

Ai giết 32 em học sinh trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường?

Các em chết vì đạn pháo kích của Việt Cộng. Vâng. Nhưng đa số tuổi trẻ VN sinh ra và lớn lên sau 1975 không biết sự thật đó. Các em chỉ được nhồi sọ về cái chết của “10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc”.

Ngã ba Đồng Lộc thuộc xã Đồng Lộc, Hà Tĩnh, nằm trên con đường chiến lược nối vào dãy Trường Sơn nên trong thời chiến thường bị Mỹ ném bom. Ngã ba Đồng Lộc gắn liền với chuyện 10 nữ thanh niên xung phong bị bom của Không lực Hoa Kỳ ném trúng ngay miệng hầm. Tiểu đội gồm 10 cô gái trẻ. Tất cả đều cùng quê hương Hà Tĩnh và đều chết tức khắc. Người nhỏ nhất là Vũ Thị Hà chỉ mới 17 tuổi.

Ai giết 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc?

Nếu hỏi 100 em học sinh Việt Nam thì đúng 100 em sẽ trả lời do bom của “Đế quốc Mỹ”.

Nhưng nếu không có “Đế quốc Mỹ” rồi 10 cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc và hàng triệu thanh niên miền Bắc vô tội có chết hay không?

Nếu hỏi 100 em học sinh Việt Nam thì đúng 100 em sẽ trả lời “Không”.

Thật ra, không có Mỹ các cô gái thanh niên xung phong đó cũng có thể chết. Nếu không chết tại Ngã Ba Đồng Lộc rồi cũng một ngã ba khác, một con đường khác, một thôn làng Việt Nam khác. Mười phần trăm dân số Việt Nam đã chết để tham vọng CS hóa Việt Nam của lãnh đạo CSVN và Quốc Tế được hoàn thành.

Số phận Việt Nam vốn đã nằm trong sinh tử lịnh của Mao và các lãnh đạo Trung Cộng không chỉ trước Điện Biên Phủ, sau hiệp Geneve, hiệp định Paris, biến cố Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay từ khi đảng CSVN còn đang thai nghén trong nhận thức của Hồ Chí Minh.

Đường lối chiến tranh của Mao trong bài phát biểu tại Diên An: “Nhiệm vụ trung tâm và hình thức cao nhất của cách mạng là chiếm lấy quyền lực xuyên qua đấu tranh võ trang và giải quyết xung đột bằng chiến tranh. Đây là nguyên tắc cách mạng của chủ nghĩa Mác Lê-nin, và phải được thực hiện một cách toàn diện tại Trung Quốc và toàn thế thế giới”.

Đường lối đó chi phối toàn bộ chính sách của đảng CSVN. Quan hệ giữa hai đảng CS có khi nắng khi mưa, khi ấm khi lạnh nhưng đường lối đó chưa hề thay đổi.

Đáp ứng lời yêu cầu của Hồ Chí Minh trong chuyến thăm viếng Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ từ ngày 22 tháng 6 đến 22 tháng 7 năm 1955, các đảng CS đó đã bắt đầu gởi súng đạn ồ ạt đến miền Bắc Việt Nam. Tổng số viện trợ quân sự Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác giúp cho Hà Nội là 2 triệu 362 ngàn 581 tấn, trong đó bao gồm một danh sách dài của các loại vũ khí, từ 3 triệu 600 ngàn khẩu súng cá nhân cho đến 458 máy bay chiến đấu và hàng vạn đại pháo, hỏa tiễn nhiều loại.

Tài liệu đó không phải được trích dẫn từ các “thế lực thù địch” hay “thành phần phản động” nào mà là tài liệu của Viện Lịch sử Quân sự Hà Nội.

Trong tác phẩm Trung Quốc lâm chiến: Một bộ bách khoa (China at War: An Encyclopedia) tác giả Xiaobing Li liệt kê các đóng góp cụ thể của 320 ngàn quân Trung Cộng trong chiến tranh Việt Nam:

“Mặc dù đang mạnh dần, Trung Quốc vẫn lo ngại sự hiện diện ngày càng mở rộng của Mỹ tại Đông Nam Á. Trong chiến tranh Việt Nam giai đoạn năm 1964 đến năm 1973, quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã can thiệp một lần nữa. Tháng Bảy năm 1965, Trung Quốc bắt đầu đưa quân vào Bắc Việt, bao gồm các đơn vị hỏa tiễn địa-không (SAM), phòng không, làm đường rầy xe lửa, công binh, vét mìn, hậu cần. Quân đội Trung Quốc điều khiển các giàn hỏa tiễn phòng không, chỉ huy các đơn vị SAM, xây dựng và sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, nhà máy. Sự tham gia của Trung Quốc giúp cho Việt Nam có điều kiện gởi thêm nhiều đơn vị Bắc Việt vào Nam đánh Mỹ. Giữa năm 1965 và năm 1968, Trung Quốc gởi sang Bắc Việt 23 sư đoàn, gồm 95 trung đoàn, tổng số lên đến 320 ngàn quân. Vào cao điểm năm 1967, có 170,000 quân Trung Quốc hiện diện”.

Từ năm 1955 và nhất là từ 1959, khi giới lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam quyết định mở đường Trường Sơn “giải phóng miền Nam bằng phương tiện võ lực”, số lượng cố vấn Mỹ tại miền Nam cũng chỉ là những nhóm nhỏ và tập trung vào việc bảo vệ và xây dựng căn nhà dân chủ vừa được dựng lên.

Hơn bao giờ hết, các nền dân chủ non trẻ tại Á Châu cần sự giúp đỡ của thế giới tự do. Cũng vào thời điểm đó, các nước Cộng Hòa ở châu Á như Mã Lai, Nam Hàn, Singapore, Đài Loan đang vượt qua quá khứ thực dân hay chiến tranh Quốc Cộng để vươn lên cùng nhân loại. Trên cánh đồng miền Tây nước Việt, trên bến cảng Singapore, trong nhà máy ở thủ đô Seoul, những con người với niềm hy vọng mới đang hăng hái dựng lại căn nhà mới.

Niềm hy vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam vừa lóe lên đã vụt tắt vì đảng CSVN quyết định chiếm Việt Nam Cộng Hòa dù phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn”.

Người bình thường chỉ biết nhìn một biến cố từ hậu quả nhưng người có ý thức phải hiểu tận nguyên nhân, bởi vì mọi việc xảy ra trên đời, mọi sự vật có mặt trên đời đều có nguyên nhân.

Cả 32 em học sinh trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường và 10 người chị Việt Nam của các em chết ở Ngã Ba Đồng Lộc chỉ chết vì một nguyên nhân: Tham vọng CS hóa toàn cõi Việt Nam của lãnh đạo CSVN và CS Quốc Tế.

Dù có Mỹ hay không có Mỹ, dù bằng phương tiện hòa bình hay khủng bố thì chủ nghĩa cộng sản độc tài chuyên chính vẫn phải được thiết lập trên toàn cõi Việt Nam. Mục tiêu đó đã được đóng khung tô màu từ trong đề cương thành lập đảng CSVN 1930.

Do đó, không ai khác mà chính các lãnh đạo CSVN và CS Quốc Tế đích thực là thủ phạm đã giết 2.5 triệu dân Việt Nam trên hai miền Nam Bắc trong đó có 10 cô gái thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc và 32 em học sinh tiểu học Cai Lậy, Định Tường.

Giờ phút này, tôi tin rằng, trong căn phòng nhỏ ở Virginia, trong căn gác hẹp ở Paris, Santa Ana, Sydney, Berlin… bên những ngọn đèn heo hút ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn, hàng ngàn người Việt Nam quan tâm đến tiền đồ dân tộc vẫn còn canh cánh bên lòng một câu hỏi chưa tìm được cách trả lời trọn vẹn “Tại sao sau 40 năm CSVN vẫn còn tồn tại?”

Bởi vì dân tộc ta yếu hèn, phân hóa?
Bởi vì đảng CSVN còn quá mạnh?
Bởi vì cả hai lý do trên?

Thật ra, dân tộc ta không yếu hèn và đảng CS cũng không quá mạnh, nhưng chính vì các thành phần có khả năng thúc đẩy sự chuyển hóa xã hội không có một nhận thức và tầm nhìn đúng về bản chất của cuộc chiến Việt Nam.

Sau 40 năm, một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam vì bị tẩy não nên chưa nhận ra hay chỉ vì bàn tay dính máu đồng bào nên không đủ can đảm thừa nhận nguồn gốc sâu xa của cuộc chiến.

Không hiểu đúng tại sao chủ nghĩa CS đến Việt Nam sẽ không có một cách thích hợp để đẩy chủ nghĩa CS ra khỏi Việt Nam. Và tương tự, không hiểu đúng quá khứ sẽ không có hành động đúng vì tương lai đất nước.

Nỗi đau của dân tộc Việt Nam sẽ không dứt nếu không biết tại sao đau.

Trần Trung Đạo

TỪ KỶ LỤC GÁNH NƯỚC ĐẾN KỶ LỤC BÁN NƯỚC

TỪ KỶ LỤC GÁNH NƯỚC ĐẾN KỶ LỤC BÁN NƯỚC

Phạm Thanh Nghiên

10-3-2017

Từ phát minh…

Hầu hết những phát minh khoa học, những thành tựu thuộc về mọi lĩnh vực của đời sống mà loài người đang thụ hưởng đều là sản phẩm trí tuệ đến từ các nước tư bản.

Người Mỹ phát minh, chế tạo ra tàu ngầm, tàu thủy, thang máy, máy quay đĩa, xe mô tô, quạt điện, xe điện, máy bay, máy giặt, máy điều hòa không khí, radio, tên lửa, tàu vũ trụ, máy nghe nhạc, tivi màu, mạng xã hội.

Người Anh phát minh, chế tạo ra động cơ điện, vaxin trị bệnh đậu mùa, máy bơm nước, máy gieo hạt, máy dệt, động cơ điện, penicillium, rada, động cơ hơi nước…

Người Đức đóng góp cho nhân loại máy in, đồng hồ, nhiệt kế, xe đạp, điện kế, động cơ xe ô tô, động cơ Diesel, la bàn, máy bay trực thăng, kính hiển vi, tên lửa tầm xa…

Người Pháp cũng hãnh diện đóng góp cho nhân loại máy tính (phép cộng trừ), khinh khí cầu, bút chì, máy dệt, ống nghe khám bệnh, chữ nổi, phương pháp khử trùng…

Người Bồ Đào Nha, Nhật, Ý, Hà Lan, Ấn Độ, Phần Lan, Nhật Bản… và nhiều nước tư bản khác đều có những phát minh to lớn, góp phần làm nên một thế giới văn minh, tiến bộ và nhân văn.

Các nước cộng sản thường lên án các nước tư bản là dã man, tàn bạo. Thậm chí bộ máy tuyên truyền cộng sản có thời kỳ còn rêu rao rằng nhiều phát kiến của người Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý… tạo ra đều nhằm phục vụ cho mưu đồ thôn tính các nước khác. Thế nhưng nghịch lý thay, Việt Nam và những quốc gia có cùng thể chế chính trị đều đang sử dụng, thụ hưởng một cách đương nhiên sản phẩm trí tuệ của các nước mà họ chửi là bọn “tư bản giãy chết”. Có lẽ, vì sợ mang tiếng là “thôn tính các nước khác” nên nước CHXH có cái đuôi là Việt Nam phải xếp-hàng- cả-nước đứng sau đảng không thèm phát minh ra cái gì cho dù luôn tự nhận mình là “đỉnh cao trí tuệ của nhân loại”.

Tôi từng nói đùa rằng cả người Mỹ lẫn người Việt đều phát minh ra “bom”. Khác là người Mỹ phát minh ra “bom nguyên tử” còn cộng sản Việt Nam thì phát minh ra “bom bẩn” gồm phân người trộn với dầu nhớt, động vật chết để ném vào nhà những người dân mà họ coi là kẻ thù. Ngoài “bom bẩn”, chế độ cộng sản còn “phát minh” và “sáng tạo” ra nhiều thứ khác mà nhân loại tiến bộ khó có thể hình dung nổi.

Đến kỷ lục…

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: “Một kỷ lục thế giới thông thường là một thành tựu tốt nhất được ghi nhận lại và được chính thức xác nhận đối với một kỹ năng cụ thể hoặc một môn thể thao nào đó. Cuốn sách Kỷ lục Thế giới Guinness thu thập và công bố các kỷ lục nổi bật thuộc mọi thể loại, từ những cái đầu tiên trong lịch sử, những thành tựu tốt nhất và tệ nhất của con người cho tới những cái nhất của giới tự nhiên và hơn thế nữa.”

Tương tự, các kỷ lục của nhiều quốc gia (nhất là những nước tiến bộ) trên thế giới cũng thường ghi lại những thành tựu nổi bật thuộc mọi thể loại mà họ đạt được. Người đọc có thể dễ dàng tìm trên mạng các kỷ lục thế giới, hoặc kỷ lục trong phạm vi quốc gia cụ thể mà mình quan tâm.

Dò tìm các kỷ lục Việt Nam, vắng bóng hẳn những thành tựu được đánh giá là “tốt nhất” hay “nổi bật nhất” do con người tạo nên. Là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu nhưng người ta sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền của, công sức, thời gian, nhân lực để lập những kỷ lục kệch cỡm, ngớ ngẩn, lố bịch như chiếc bánh chưng to nhất, tô hủ tiếu lớn nhất, chiếc bánh xèo bự nhất Việt Nam. Khả năng sáng tạo hạn chế, bị kìm kẹp cộng thêm thói háo danh, đua đòi, bệnh thành tích đã khiến Việt Nam có những kỷ lục chẳng giống ai.

Một trong những kỷ lục không biết xếp vào hàng “tốt nhất” hay “tệ nhất” mới được trao cho cụ ông Nguyễn Đường ở thành phố Hội An với danh hiệu “người gánh nước thuê trong thời gian dài nhất Việt Nam”. Thông tin về cụ Nguyễn Đường – người lập kỷ lục mới này cho biết năm nay cụ 90 tuổi, sống với vợ là cụ bà Nguyễn Thị Mỹ 88 tuổi và người con bị bệnh tâm thần trong căn nhà chật chội 25m2. Cả hai ông bà đều quê ở Hội An nhưng “trước năm 1975 vào Sài Gòn làm ăn và gặp nhau nên duyên vợ chồng”. Sau khi Sài Gòn – Hòn ngọc Viễn Đông “bị” quân cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm năm 1975, ông bà trở về Hội An và làm nghề gánh nước thuê từ đó đến giờ. Khoảng 10 năm trở lại đây, cụ bà Nguyễn Thị Mỹ “bị bệnh viêm khớp, sức khỏe yếu dần nên đành nghỉ ở nhà”.

Cụ Nguyễn Đường (90 tuổi) và vợ là bà Nguyễn Thị Mỹ (88 tuổi) ở phường Minh An, TP Hội An làm nghề gánh nước thuê. Sáng sớm, cụ Đường với đôi gánh trên vai lại ra giếng Bá Lễ, cách nhà khoảng 50 m đưa nước đến cho khách hàng. Mỗi gánh nước cụ được trả 10.000 đồng, tất cả đều đưa cho người vợ cất giữ để chi tiêu gia đình. Dù cuộc sống nghèo khó nhưng ông bà thương yêu, chăm sóc lẫn nhau. Gánh nước thuê vắt qua hai thế kỷ, cụ Đường được tổ chức kỷ lục Việt Nam cấp chứng nhận: ”Cụ Nguyễn Đường, người gánh nước thuê trong thời gian dài nhất Việt Nam”. Ảnh và ghi chú: Sơn Thủy (VnExpress)

Có lẽ, tổ chức này nên trao cho cụ Đường thêm một kỷ lục nữa là “Người gánh nước thuê già nhất Việt Nam”. Hay trên đất nước này, vẫn còn những cụ ông, cụ bà gánh nước thuê khác già hơn cái tuổi 90 của cụ Đường?

Chính xác hơn nữa, cho đúng với tầm vóc vĩ đại của kỷ lục thì phải đặt tên cho kỷ lục ấy là “Người gánh nước thuê có thời gian dài nhất và già nhất hành tinh”.

Với những người còn mang ước vọng về một đất nước tự do, phồn thịnh, chắc hẳn sẽ không bao giờ vui, hãnh diện về những kỷ lục như thế này.

Nếu kỷ lục cho người gánh nước thuê với thời gian dài nhất được xác lập, có lẽ cũng nên trao danh hiệu tương tự cho các nghề khác như bán vé số, đánh giầy, hát dạo, bán hàng rong… Cả những kỷ lục về làng đói nghèo, làng ung thư mà báo chí đã phản ánh. Để cho bộ sưu tập kỷ lục Việt Nam được phong phú, nên trao kỷ lục cho gia đình hay làng-xã có nhiều người bị giết nhất trong Cải Cách Ruộng Đất. Tết Mậu Thân 1968, biến cố năm 1975 là những giai đoạn lịch sử với những “thành tích” bất tận, thừa khả năng đạt kỷ lục không riêng gì ở Việt Nam mà là Kỷ Lục… Hành Tinh để xứng với tầm cỡ thế giới về tội ác chế độ này đã gây ra.

Và nhớ, khi lập kỷ lục, đừng quên những cựu quân nhân cán chính của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Gì chứ về danh hiệu nhiều người bị bỏ tù nhất, đi tù với thời gian dài nhất thì chắc chắn những cựu sĩ quan VNCH không những đạt kỷ lục Việt Nam mà còn phá kỷ lục thế giới ấy chứ.

Kỷ lục về “người gánh nước thuê có thời gian lâu nhất Việt Nam” đã được xác lập. Nhưng kỷ lục này khó mà có được nếu đất nước không có nhiều kẻ đã “gánh nước đi bán” và làm hoang tàn mảnh đất lắm người nhiều ma này để cụ già 90 tuổi “bị” vinh danh vào kỷ lục trần ai.

Do đó, còn một kỷ lục khác không thể không bình bầu, không thể thiếu vắng trong kỷ lục toàn hành tinh. Đó là “Kỷ lục dành cho người gánh NƯỚC đi BÁN”. Hay tóm gọn: “Kỷ lục BÁN NƯỚC”.

Kỷ lục này nên dành cho ai nhỉ?

Các bạn cùng bình chọn nhé.