Khi Tàu xâm lược Việt Nam.

From facebook: Phan Thị Hồng added 2 new photos.
Khi Tàu xâm lược Việt Nam.

Đôi khi giựt mình tỉnh lại!
Làm ngơ trước những điều ác độc!
Không quan tâm chính trị.
Bạn và cả gia đình bạn sẽ cùng chung số phận.

Xin mời đọc bài:

Khi Tàu xâm lược Việt Nam.
của Hoang Le Thanh

Khoảng 60 triệu người (khoảng 2/3 dân số) VN, bắt buộc phải di cư – xây dựng kinh tế mới, mục đích là để xé nhỏ, cách biệt, không có cơ hội, điều kiện để phục hồi tổ quốc.

Thực chất là lưu đày và chết dần mòn tại các vùng rừng thiêng núi thẳm, rừng sâu nước độc, sương lam chướng khí giữa biên giới Trung cộng với Ấn Độ, Nga, Mông Cổ, Triều Tiên, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Nepal, Bhutan, …

Chỉ có một giới được ưu tiên: Phụ nữ trẻ – có nhan sắc, có khả năng sinh đẻ.

Quân đội, Công an, các lực lượng vũ trang: Đây là những đơn vị Trung cộng theo dõi rất sát, cần phải loại bỏ. Bắc buộc phải điều đi thật xa, trấn giữ biên cương Trung cộng, chiến đấu tại các vùng biên giới xa xăm, xa tổ quốc, chiến đấu và bỏ mạng trong các cuộc chiến với các quốc gia thù nghịch với Trung cộng.

Hầu hết, họ đêù bị chết trận, hoặc nếu đơn vị nào có ý phản kháng, cứng đầu, thì sẽ bị tiêu diệt (lập mưu xé nhỏ để tiêu diệt).

Tàu cộng sẽ gây ra các cuộc chiến quy mô nhỏ với các quốc gia láng giềng để giết chết hết lần mòn các lực lượng vũ trang VN, để đề phòng nuôi ong tay áo.

Công an, An ninh, Quân đội Tàu sẽ lo bảo vệ các thành phố và khu dân cư tại Việt Nam.

Tài sản quốc gia, công sức đồng bào làm ra của cải, hầu như đủ cho 50 triệu – 70 triệu dân Tàu di cư sinh sống, an cư lạc nghiệp.

Thế còn những quan chức cấp cao?

Tàu cộng sẽ tử hình một vài người trong số những quan chức cấp cao như Tổng Bí Thư, các UV Bộ Chính trị là những người trong danh sách bị tử hình đầu tiên. Tịch thu toàn bộ gia sản và tống giam để xoa dịu nỗi căm phẫn của dân tộc Việt Nam, để mỵ dân, lấy lòng đa số và dễ sai khiến dân tộc Việt Nam.

Còn đảng viên cộng sản cấp cao, cấp thấp khác đều bị điều tra tội tham ô, tham nhũng, hối lộ, tịch thu tài sản và tù đày, an ninh Hoa Nam đã nắm danh sách họ trước, nếu họ không sáng suốt, nhanh chân bỏ của chạy lấy người, họ cần mau lẹ chạy trốn hết sang các nước Âu, Mỹ, Úc, … để bảo toàn mạng sống.

Dân tộc VN sẽ bị tiêu vong.
Việt Nam sẽ mất tên trên bản đồ thể giới.

Tất cả đều nằm trong kịch bản đồng hóa của Tàu.

Bài viết Hoang Le Thanh

Image may contain: text
Image may contain: 1 person, text

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến

Sách giáo khoa thời VNCH

Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.

Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

1468720_354694488000497_1492264788_n

Tổng quan

Từ năm 1917, chính quyền thuộc địa Pháp ở Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc, và cả Lào cùng Campuchia. Hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc có ba bậc: tiểu học, trung học, và đại học. Chương trình học là chương trình của Pháp, với một chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ở Việt Nam, dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ là ngôn ngữ phụ. Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945, chương trình học của Việt Nam – còn gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời chính phủ Trần Trọng Kim – được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc.

Riêng ở miền Nam, vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục cho đến giữa thập niên 1950. Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa thì chương trình Việt mới được áp dụng ở miền Nam để thay thế cho chương trình Pháp. Cũng từ đây, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò lãnh đạo thực sự của mình.

PKý lễ

Ngay từ những ngày đầu hình thành nền Đệ Nhất Cộng Hòa, những người làm công tác giáo dục ở miền Nam đã xây dựng được nền móng quan trọng cho nền giáo dục quốc gia, tìm ra câu trả lời cho những vấn đề giáo dục cốt yếu. Những vấn đề đó là: triết lý giáo dục, mục tiêu giáo dục, chương trình học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập, vai trò của nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, đánh giá kết quả học tập, và tổ chức quản trị.

Nhìn chung, người ta thấy mô hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn.

Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh Trung học, và 101.454 sinh viên Đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Hành Chính Quốc Gia và ở các trường đại học cộng đồng).

Cảnh giờ rước học sinh.

Mặc dù tồn tại chỉ trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh và những bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ trên 40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ khoảng 7-7,5% cho giáo dục)nền Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển.

Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo có ý thức rõ ràng về sứ mạng giáo dục, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đã sống cuộc sống khiêm nhường để đóng góp trọn vẹn cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc phụ huynh đã đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia, và nhờ những nhà lãnh đạo giáo dục đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở Miền Nam Việt Nam.

750Thay_Co_truong_QGNT

Triết lý giáo dục

Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hựu Thế, Việt Nam Cộng Hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng ( liberalic) ” được chính thức hóa ở hội nghị này.

Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).

vnch-giao-duc6

1. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục nhân bản.

Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốclấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.

Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá conngười, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

vnch-giao-duc1 (1)

2. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục dân tộc.

Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

Sinh viên đại học Dược Khoa Sài Gòn gói bánh chưng để đem giúp đồng bào miền Trung bị bão lụt năm Thìn 1964

3. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục khai phóng.

Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

Từ những nguyên tắc căn bản ở trên, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đề ra những mục tiêu chính sau đây cho nền giáo dục của mình. Những mục tiêu này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại.

Xem thêm:

Mục tiêu giáo dục thời VNCH:

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Lòng Người Qua Một Cành Hoa

Ảnh của tuongnangtien

Nhiều người, hay nói cho chính xác hơn là tất cả mọi người, thường tưởng rằng bác sĩ Yersin là người đã tìm ra Đà Lạt – vào  năm 1891. Tưởng như vậy là tưởng tầm bậy, hay tưởng năng thối! Nghe tôi kể đầu đuôi (ngọn ngành) nè.

Vào một buổi chiều hè năm 1891, Yersin vừa lò dò bước chân đến thành phố Ðà Lạt thì ổng hết hồn hết vía – mặt mũi xanh lè, cắt không còn giọt máu – khi chợt thấy vợ chồng tôi đang ngồi (lù lù) câu cá ở hồ Xuân Hương. Kể ra nghe cũng hơi mắc cở nhưng thiệt tình thì lúc đó tụi tui đang cãi lộn, và hơi lớn tiếng. Thay vì ngồi im thưởng thức một buổi chiều vàng, đang rơi mênh man trên hồ vắng – giữa cao nguyên hoang vu và tĩnh lặng – vợ tôi cứ lải nhải nói không ngừng chỉ vì tôi đã lỡ làm xẩy một con cá chép.

– Sao honey biết là nó bự?

– Không bự sao cái đọt cần câu cong vòng như chữ “U” vậy?

– Cá nào xẩy mà không bự?

– Con này khác, con này bự thiệt và bự lắm lận.

– Thì từ từ để người ta câu con khác chớ làm gì mà nói hoài hà?

– Chớ rồi tối nay lấy cái gì ra mà nấu canh chua đây? Cá chưa câu được con nào mà đã lấy smart phone để chuẩn bị chụp hình, còn gọi lia lịa hết cha nội này tới cha nội khác, rủ cả đống tới nhà uống sương sương vài ly chơi … Không lẽ tui cứ phải đi cầm quần, cầm áo để mua mồi cho mấy người nhậu miết vậy sao?

Coi: tui làm xẩy có một con cá chép chừng vài ba ký (thứ cá này hồ Tuyền Lâm và hồ Xuân Hương ở Ðà Lạt thiếu mẹ gì) mà vợ tui nó đay nghiến như vậy đó. Nó còn nói hành nói tỏi, nhiều điều tàn tệ khác nữa nhưng tui vẫn ráng dằn cơn nóng.

– Nam vô tửu như kỳ vô phong mà honey, bạn bè tụi anh gặp nhau thì cũng phải uống vài ly chớ, thông cảm chút đi, chớ cứ nhằn nhằn hoài nghe nhức đầu quá hà.

– Xí! Hồi ruợu vào lời ra, cả đám dành nhau nói, ca hát um xùm, ói mửa tùm lum, sao không nghe anh than nhức đầu?

– Thôi, đủ rồi đó nha …

– Không có đủ thiếu gì hết trơn á. Tui có miệng tui cứ nói … Tui sẽ la lên cho cả nước biết anh là cái thằng …

Ðúng lúc này thì Alexander Yersin xuất hiện. Rõ ràng là nhờ vợ chồng tui lớn tiếng nên thằng chả mới khám phá ra được Ðà Lạt ngay bữa đó; chớ không, chắc cũng còn lâu hoặc (rất) có thể là không bao giờ cả.

Hồ Xuân Hương. Ảnh: Wikipedia

Và sau “bữa đó” tụi tui ly dị. Tôi không thể chấp nhận ở chung với một người đàn bà mà phu xướng phụ (nhất định) không tùy như vậy. Còn nàng cũng cương quyết (thôi) không chịu sống với một “thằng đàn ông rượu chè, bê tha, vũ phu, thô lỗ, vô học, độc đoán, làm tình và làm tiền đều dở, câu cá cũng dở khẹc luôn” nên chúng tôi đành (vĩnh viễn) chia tay.

Vậy là nhà ai nấy ở, tiền ai nấy sài, hồn ai nấy giữ, đường ai nấy đi.  Nàng đi đâu tôi không biết, cũng không hỏi làm chi. Còn tui thì bỏ xứ hoa anh đào mà đi mất tăm luôn đã mấy chục năm rồi.

Mối tình đầu (mầu hoa đào) và Đà Lạt mỗi lúc một thêm nhoà nhạt. Cứ tưởng đâu rằng người xưa, chốn cũ đã chết hết trong tôi … thì đột nhiên cả trăm cơ quan truyền thông (bỗng) đưa tin dữ về xứ hoa đào:

  • Công An Nhân Dân: Nữ du khách phá hoại mai anh đào khiến người Đà Lạt giận dữ
  • Thanh Niên: Yêu cầu Phó giám đốc Sở Tư pháp bẻ hoa anh đào giải trình trung thực
  • Người Lao Động: Phó Giám đốc Sở Tư pháp Bình Thuận tường trình về vụ bẻ hoa
  • Tiền Phong: Vì sao PGĐ Sở Tư pháp bẻ hoa anh đào chụp ảnh?
  • Vietnamnet: Nữ phó GĐ sở cãi bay vụ bẻ hoa, ‘tố’ báo chí quy chụp
  • Nhân Dân: Bình Thuận Yêu Cầu Phó Giám Đốc Sở Tư Pháp phải xin lỗi
  • Báo Mới: Nhục nhã chuyện cành hoa quả trứng
  • Công An TPHCM: Nữ du khách bẻ hoa Mai Anh Đào khiến dân mạng dậy sóng
    Hình ảnh bà Phạm Thị Minh Hiếu cầm nhành hoa anh đào được đăng tải trên Facebook N.A.T. Chú thích của báo Tuổi Trẻ

    Đúng là sóng gió trong … một tách nước trà. Và chính phạm tạo ra cơn giông bão này không ai khác hơn là những ông bà nhà báo quốc doanh. Họ vốn cũng chả ưa gì đám quan chức nhà nước nhưng vì ngòi viết bị chỉ đạo nên luôn phải né, không thể đụng chạm đến những vị lãnh đạo cấp cao, nhất là trong những lãnh vực nhậy cảm.

    Nay bỗng vớ được một vị không cao cấp gì cho lắm, và chuyện hoa hoè lại không thuộc vùng cấm nên cả làng báo Việt đã xúm vào bề hội đồng bà Phạm Thị Minh Hiếu – phó giám đốc sở tư pháp Bình Thuận – tơi bời hoa lá.

    Đây, tất nhiên, cũng là một dịp để “công luận lên tiếng” trút bao uất hận (vốn luôn luôn âm ỉ trong lòng) vào đám người – ăn trên ngồi trốc, ăn không ngồi rồi, ăn không từ một thứ gì – ở đất nước này. Bên dưới hằng trăm bài báo là hàng ngàn phản hồi, với những lời lẽ chua cay và hằn học:

  • Nguyễn Văn Ba: Vô liêm sỉ vô văn hoá.
  • Trần Sùng: Một con lợn không hơn không kém!
  • Hào Song Trần: ÔI, QUAN BÀ Tư pháp lại phạm pháp?
  • Dương Đông: Bà Hiếu là người thiếu văn hóa, lươn lẹo không xứng đáng là cán bộ lãnh đạo Sở.
  • Phan Bui :Con này ở dưới Bình thuận muốn làm gì nó làm quen rồi.
  • Chị Phương Hà Nội: Tôi thấy rằng ý thức của một nhóm người có địa vị trong xã hội, nhất là những người làm trong nhà nước, ý thức càng ngày càng đi xuống.Cùng lúc, giới blogger cũng “không quên” vào cuộc:
  • Trưởng phòng chôm trứng, phó sở bẻ hoa, làm “quan” xin chớ làm hề
  • Từ chuyện trộm trứng, bẻ hoa đào, nghĩ về tính trung thực của cán bộ thời nay
  • Công chức bẻ hoa chụp ảnh: Nhà dột từ nóc?Thái độ hung hãn, và hung dữ, của mọi người đối với bà Phạm Thị Minh Hiếu khiến tôi sửng sốt, và chợt nhớ đến ca từ trong một bản nhạc của Hoàng Nguyên: “Ai lên xứ hoa đào đừng quên mang về một cành hoa. Cho tôi bớt mơ mộng chiều chiều nhìn mây trôi xa xa.”

    Coi: “ai lên xứ hoa đào” cũng đều được nhắn nhủ “mang về một cành hoa” nhưng riêng bà phó giám đốc sở tư pháp tỉnh Bình Thuận thì mới chỉ lỡ bẻ một cành đào thôi (chớ chưa kịp “mang về” nữa) mà đã bị cả nước xúm vào rủa xả không tiếc lời, và toàn những lời lẽ nặng nề thái quá: quan bà lươn lẹo, vô liêm sỉ, vô văn hóa …

    Nếu có cơ hội, thiên hạ (dám) xúm vào ném đá bà Phạm Thị Minh Hiếu cho tới chết luôn nữa không chừng! Mà sao lại đến nỗi thế, hả Trời?

    Người Việt với nhau, chứ có phải là người Miên đâu, mà giết nhau dễ vậy? Vấn đề chắc chắn không chỉ vì một cành hoa gẫy. Đây, chả qua, là một dịp để người dân bộc lộ sự thù ghét của họ đối với giới quan chức của chế độ hiện hành thôi.

  • Bên ngoài công ty Formosa sáng 5/3. Chú thích: BBC. Ảnh: Lê Văn Sơn

    Khi nhìn những vòng giây kẽm gai bao quanh để bảo vệ Formosa, vào ngày 3 tháng 5 vừa qua, blogger Trương Duy Nhất đã thốt lên đôi lời cảm thán: “Dù hôm nay không máu đổ. Nhưng những hàng thép gai kia còn buốt đau hơn máu. Những hàng thép gai luôn khiến ta gợi nhớ… chiến tranh. Nhưng đây là cuộc chiến khác. Cuộc chiến mà chính quyền đã coi nhân dân như kẻ thù của họ.”

    Tương tự, blogger Cánh Cò kết luận rằng nhà nước đã lựa chọn chiến tuyến và thái độ: “Quyết chiến với dân.” Và đây mới đích thực là cuộc “chiến tranh nhân dân” mà người CSVN vẫn thường rêu rao nhưng đến nay họ mới có dịp nếm mùi.

    Dù đã muộn, tôi vẫn hy vọng rằng: chuyện thanh toán/toán thù/máu đổ (trong tương lai gần) vẫn có thể tránh khỏi, hoặc giảm thiểu tới mức tối đa, nếu những kẻ đang cầm quyền hiện nay còn đủ minh mẫn để nhìn ra được lòng người dân Việt – qua một cành hoa.

BÁN HÀNG RONG QUA MẠNG: TỘT CÙNG CỦA BI HÀI KỊCH

From facebook: Thuong Phan and Quân Hoàng shared Chu Mộng Long‘s post.
Image may contain: night and outdoor
Image may contain: 1 person, standing, hat and child
Image may contain: people standing and food
Image may contain: 2 people, people eating, people sitting and food
Image may contain: 1 person
Chu Mộng Long added 5 new photos.Follow

BÁN HÀNG RONG QUA MẠNG: TỘT CÙNG CỦA BI HÀI KỊCH

Nghe một ông quan nhớn nói về giải pháp tạo công ăn việc làm cho những người bán hàng rong mà cười nức nở. Đó là bán hàng rong qua mạng.
Ôi đúng là trái tim nhân văn vĩ đại do dân vì dân!

Giải pháp như vậy là trọn vẹn cả hai bề. Vừa giải phóng được vỉa hè cho người đi bộ để lấy thành tích, vừa tạo được công ăn việc làm cho người nghèo khổ.
Té ra gánh hàng rong còm cõi của mẹ lâu nay đã làm ngứa mắt các quan ăn nhà hàng, vì nó làm xấu bộ mặt thành phố, mẹ có biết không?

Bán hàng rong qua mạng là góp phần thực hiện thành phố văn minh đấy!
Vậy là mẹ hãy đến ngân hàng vay khoảng trăm triệu để thuê thiết kế một trang web kinh doanh và thuê người đi giao hàng.

Mẹ nhớ là phải nộp học phí theo học một khóa tin học nữa đấy! Mẹ yên tâm là Bộ Dục sẽ cộng điểm ưu tiên cho mẹ lấy bằng.

Không chỉ các mẹ bán hàng rong, dân nghèo mua hàng rong cũng phải sắm internet và học tin học để truy cập mạng mà mua hàng.

Con mừng cho các mẹ sắp đổi đời để gia nhập cuộc sống văn minh. Mẹ già nua lưng còng chân run nhưng vẫn “đại nhảy vọt” phải không mẹ? Vui quá là vui!
Nhớ năm lũ lụt ở Quảng Nam, cũng một quan nhớn lúc đi thăm các gia đình nghèo bị lũ cuốn trôi, quan đã kéo cà vạt chùi nước mắt và hỏi, rằng nếu người dân biết xây nhà cao tầng để chống lũ thì đâu đến nỗi này?

Đơn giản thế mà dân không cách nào nghĩ ra, nhờ quan đỉnh cao trí tuệ khai trí cho mới hiểu được!

Cụ Marx nói, cái hài là giai đoạn cuối cùng của một hình thái xã hội; và đó là lúc người ta cất lên tiếng cười để đưa nó xuống huyệt một cách vui vẻ! Marx thiêng thật! Ta cùng cười vui lên để đưa… cái nghèo của người dân ta xuống huyệt, mẹ nhỉ?

Muốn thắng Cộng Sản phải thua chúng trước.

From facebook:  Trung Minh Le shared Đạo Trời‘s post — with Tam Le.
Image may contain: 1 person, sunglasses
Đạo Trời with Tam Le.

“Muốn thắng Cộng Sản phải thua chúng trước” (Moshe DAYAN)

Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài, Hoa Kỳ mới hỏi tướng tài độc nhãn người Do Thái – Goshe Dayan, làm sao để thắng được CSVN.

Ông tướng độc nhãn bình thản trả lời: “Chiến trường Trung Đông có qui ước rõ địch và ta đối diện nhau và trận địa thẳng tắp, còn chiến trường Vietnam địa thế sông ngòi chằng chịt, núi non hiểm trở, lại còn người dân nông thôn miền Nam Vietnam chứa chấp bọn CS nằm vùng. Các anh không bao giờ thắng nổi Việt Cộng, mà chỉ có một cách duy nhứt là các anh rút ra khỏi VN để cho người dân họ nếm mùi CS một thời gian, sau đó các anh trở lại khỏi cần đánh cũng thắng!”

“Muốn thắng Cộng Sản phải thua chúng trước” (Moshe DAYAN)

Đó là phương châm của Tướng độc nhãn gốc Do Thái. Thắng một hiệp chưa chắc thắng cả ván cờ. Dân trí thấp, nói họ không nghe. Chỉ cần thả cho họ sống 40 năm với Cộng sản, họ đã tỉnh giấc rồi… SÁNG MẮT – SÁNG LÒNG.
Bây giờ thì họ tỉnh thật rồi. Nhưng cái giá sẽ phải trả là KHÁ ĐẮT.

VN: 66% Cơ Sở Kinh Doanh Phải Hối Lộ Quan Chức Để Làm Ăn

VN: 66% Cơ Sở Kinh Doanh Phải Hối Lộ Quan Chức Để Làm Ăn

Vietbao.com

Tham nhũng tại Việt Nam đã trở thành quốc nạn không thể chữa trị, mà cụ thể là có tới 66% các cơ sở kinh doanh phải hối lộ với quan chức để có thể làm ăn, theo bản tin hôm Thứ Ba của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết.

Bản tin VOA viết rằng, “Khoảng 66% doanh nghiệp tại Việt Nam phải trả phí bôi trơn cho quan chức địa phương, theo khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 vừa công bố tuần qua.

“Ngoài ra, PCI cho biết 66% doanh nghiệp tại Việt Nam phải sử dụng các mối quan hệ để tiếp cận thông tin.

“Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện hàng năm từ năm 2005.”

Bản tin VOA cho biết thêm rằng, “Theo khảo sát năm 2016 của PCI, khoảng 66% doanh nghiệp tại tỉnh trả các chi phí không chính thức, đây là các khoản “bôi trơn” cho các quan chức chính quyền Việt Nam. Chi phí không chính thức của doanh nghiệp giai đoạn 2014-2016 chưa có dấu hiệu cải thiện, thậm chí xu hướng tiêu cực hơn so với giai đoạn 2008-2013.

“Theo trang PCI, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế của VCCI cho biết một môi trường kinh doanh thiếu minh bạch sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho việc nhũng nhiễu, tham nhũng. Kết quả PCI nhiều năm qua khẳng định điều này.”

Hàng ngàn vụ tấn công mạng chỉ trong ba tháng

Hàng ngàn vụ tấn công mạng chỉ trong ba tháng

RFA
2017-03-22

Màn hình một computer yêu cầu người dùng nhập password.

Màn hình một computer yêu cầu người dùng nhập password.

AFP photo
Có gần 7.700 vụ tấn công nhắm vào các trang chủ tại Việt Nam trong ba tháng đầu năm nay.

Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính Việt Nam- VNCERT, cho biết như vừa nêu. Theo đó trong số gần 7700 vụ được ghi nhận thì có hơn 2800 vụ bị tấn công thay đổi giao diện, gần 3700 vụ bị cài mã độc và hơn 1 ngàn vụ bị đặt Phishing, tức lừa đảo.

Các số liệu được tiến sĩ Nguyễn Khắc Lịch, phó giám đốc VNCERT, công bố tại phiên khai mạc chương trình diễn tập ‘Các mối đe dọa tấn công từ chối dịch vụ mới’ với ba đầu cầu bắc, trung, nam ở Việt Nam.

Chương trình qui tụ 28 tổ chức từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam có 200 đại biểu và các kỹ thuật viên thuộc 100 đơn vị thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố, chủ quản các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Thứ trưởng Bộ Thông tin- Truyền thông Việt Nam, Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại phiên khai mạc là đã có những cuộc tấn công từ chối dịch vụ DDoS mới chiếm băng thông lên đến 400Gb tại Việt Nam. Diễn biến trong năm nay sẽ còn nhiều tinh vi hơn.

Còn ông Nguyễn Khắc Lịch dự báo xu hướng tấn công mạng trong thời gian tới. Trong đó có mã độc tống tiền, các cuộc tấn công có chủ đích nhắm vào cơ quan chính phủ và hệ thống hạ tầng trọng yếu, xu hướng sử dụng các mạng xã hội để phát tán mã độc, lừa đảo trúng thưởng, mạo danh đánh cắp thông tin.

httpv://www.youtube.com/watch?v=MDw6A00DviY

Bản tin RFA 22.03.2017

Việt Nam: Các ‘nhà đầu tư’ bắt đầu một cuộc tháo chạy khác

Việt Nam: Các ‘nhà đầu tư’ bắt đầu một cuộc tháo chạy khác

Một trong số vô số trạm thu phí ở Việt Nam. Các “nhà đầu tư” bắt đầu tháo chạy khỏi lĩnh vực BOT cầu đường. (Hình: Vietnam Finance)

HÀ NỘI (NV) – Ðó là nhận định của một số chuyên gia và tờ báo. Cuộc tháo chạy lần này xảy ra trong lĩnh vực cầu đường, vốn từng rất sôi động với các dự án BOT (đầu tư-khai thác-chuyển giao).

Nhiều chứ không phải một

 TASCO – một trong những doanh nghiệp tiên phong, “nhà đầu tư” nổi tiếng trong hàng loạt dự án BOT cầu đường vừa chính thức tuyên bố sẽ rút khỏi lĩnh vực này.

TASCO đã từng đầu tư vào hàng loạt dự án BOT cầu đường ở miền Bắc Việt Nam. Chẳng hạn: Nâng cấp quốc lộ 10 đoạn chạy ngang tỉnh Thái Bình. Tuyến tránh Ðông Hưng ở tỉnh Thái Bình. Tỉnh lộ 39B ở tỉnh Thái Bình. Tuyến tránh thành phố Nam Ðịnh từ quốc lộ 10 đến thị trấn Mỹ Lộc. Quốc lộ 21. Quốc lộ 1 đoạn chay ngang tỉnh Quảng Bình. Nâng cấp quốc lộ 10. Ðường Hồ Chí Minh đoạn từ quốc lộ 2 đến Hương Nộn. Nâng cấp Quốc lộ 32 đoạn từ Cổ Tiết đến cầu Trung Hà tỉnh Phú Thọ…

TASCO đã từng tạo ra cả thèm muốn lẫn nghi ngại khi chỉ trong quý 1 năm 2016lãi 84 tỉ đồng, tăng gấp… 14 lần so với cùng kỳ năm 2015. Theo giải trình của TASCO với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, trong thời điểm vừa kể, chỉ riêng doanh thu từ các dự án BOT cầu đường của TASCO đã là 99 tỉ đồng.

Vậy tại sao TASCO thối lui? Theo một số chuyên gia và những tờ báo chuyên về đầu tư, tài chính thì vì các dự án BOT cầu đường không còn giống như bò sữa nữa.

Vietnam Finance – một tờ báo điện tử chuyên về đầu tư, tài chính, nhận định, đa số các dự án BOT cầu đường mà TASCO đầu tư là “nâng cấp” (chỉ sửa chữa rồi tổ chức thu phí) nên không cần vốn lớn, đã vậy lại được vay vốn theo hình thức ưu đãi (lãi thấp, mức lãi cố định) thành ra hiệu quả đầu tư luôn “hết sức khả quan.”

Thời gian vừa qua, tại Việt Nam mọc ra rất nhiều “nhà đầu tư” vào những dự án BOT cầu đường như TASCO. Vốn của phần lớn những “nhà đầu tư” này chỉ tương đương 15% đến 20% giá trị công trình mà họ “đầu tư,” số còn lại được vay theo hình thức ưu đãi từ hệ thống ngân hàng rồi tổ chức thu phí.

Trong vòng mười năm gần đây, trạm thu phí do các “nhà đầu tư” vào những dự án BOT cầu đường mọc lên như nấm trên khắp Việt Nam. Sau hàng loạt vụ biểu tình, phản đối tình trạng phải trả quá nhiều phí khiến mọi giới điêu đứng khiến các loại chi phí tăng vọt, cả kinh tế lẫn đời sống dân chúng thêm khó khăn, chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Kiểm Toán Việt Nam xem lại một số dự án BOT cầu đường.

Cuối tháng trước, sau khi kiểm tra 27 dự án BOT cầu đường, Kiểm Toán Việt Nam cho biết, dự án BOT cầu đường nào cũng được phép thu phí dài hơn mức cần thiết. Tổng thời gian mà cơ quan này tính toán và đề nghị cắt bỏ, không cho các “nhà đầu tư” thu phí cộng lại chừng… 100 năm. Thậm chí Kiểm Toán Việt Nam còn đề nghị chấm dứt việc cho phép thu phí ngay lập tức một số dự án BOT cầu đường.

Tại buổi báo cáo kết quả kiểm toán 27 công trình cầu đường được đầu tư trong giai đoạn từ 2011 đến 2016 với Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội Việt Nam, Kiểm Toán Việt Nam cho biết, 27 dự án BOT cầu đường đều là chỉ định “nhà đầu tư” chứ không tổ chức đấu thầu để lựa chọn. Do vậy, các yếu tố để quyết định thời gian mà “nhà đầu tư” được phép thu phí như: Tỉ lệ vốn của chủ đầu tư, tỉ lệ vốn đi vay, lãi suất đối với vốn đi vay, chi phí quản lý, lợi nhuận,… đều mập mờ và không hợp lý.

Sự mập mờ và không hợp lý còn thể hiện ở chỗ nhiều trạm thu phí cầu đường được đặt bên ngoài dự án, thành ra không sử dụng cầu đường, các loại phương tiện vẫn bị buộc phải trả phí. Ða số dự án BOT cầu đường mà Kiểm Toán Việt Nam đã kiểm tra đều buộc các loại phương tiện trả chung một mức phí, bất kể những phương tiện đó di chuyển trên công trình cầu đường dài hay ngắn.

Kiểm Toán Việt Nam còn phát giác có sự nhập nhằng về bản chất của các dự án BOT cầu đường. Nhiều dự án trong số những dự án mà họ đã kiểm tra chỉ là “cải tạo, nâng cấp” chứ không phải “làm mới” theo đúng tinh thần BOT. Cũng vì vậy, dân chúng bị tước mất cơ hội lựa chọn, sử dụng hệ thống giao thông miễn phí.

Song song với Kiểm Toán Việt Nam, Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam bắt đầu buộc hệ thống ngân hàng thương mại phải siết việc cho các “nhà đầu tư” vào những dự án BOT cầu đường vay tiền bởi “tiềm ẩn nhiều rủi ro.”

Giống như TASCO, các “nhà đầu tư” vào những dự án BOT cầu đường bắt đầu thiếu vốn. Vietnam Finance mới thử điểm lại năng lực tài chính của một số “nhà đầu tư” được xem là có máu mặt.

Chẳng hạn vì chỉ “huy động” được 550 tỉ đồng nên UIDC – “nhà đầu tư” dự án cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn, trị giá 11,765 tỉ đồng đã phải “nhượng” dự án cho Geleximco. Geleximco gom cả vốn tự có với vốn đi vay ba ngân hàng cũng chỉ có 5,800 tỷ đồng nên đang định buông. Trước đó một chút Geleximco đã buông dự án cao tốc Hòa Lạc-Hòa Bình.

Nói cách khác, đã đến giai đoạn các “nhà đầu tư” những dự án BOT cầu đường không còn có thể muốn mượn bao nhiêu “đầu heo” để “nấu cháo,” tùy tiện ấn định mức phí là bao nhiêu và thu trong bao lâu cũng được, giống như trước nữa nên cuộc tháo chạy đang bắt đầu.

Tiểu lộ để thành đại gia

Ðây không phải là lần đầu tiên các “nhà đầu tư” tại Việt Nam đồng loạt tháo chạy khỏi một lĩnh vực sôi động.

Ðầu thập niên 2000, Việt Nam xuất hiện hàng loạt “nhà đầu tư” vào lĩnh vực thủy điện. Hệ thống công quyền các cấp đã phát ra hàng ngàn giấy phép đầu tư.

Do xây dựng cẩu thả, một số đập chắn nước của các hồ chứa bị vỡ làm nhiều người chết, nhà cửa, ruộng vườn liên tục bị hư hại. Do thiếu viễn kiến, các dự án thủy điện khiến hạn hán trong mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa trầm trọng hơn. Chưa kể các dự án thủy điện góp phần hủy diệt rừng. Chỉ tính riêng Tây Nguyên đã mất 80,000 héc ta rừng, sinh hoạt, sinh kế của 26,000 gia đình, phần lớn là người thiểu số bị đảo lộn.

Tình trạng nghiêm trọng đến mức, năm 2012, Ban Chỉ Ðạo Tây Nguyên (thuộc Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN) phải chính thức đề nghị “tạm dừng khởi công các dự án thủy điện ở khu vực Tây Nguyên cho đến hết năm 2014 để giải quyết các tồn đọng về môi trường và xã hội.” Những dự án thủy điện tại khu vực Tây Nguyên được xác nhận là nguyên nhân chính tăng thêm đói nghèo, đẩy người thiểu số tới tột đỉnh của sự bần cùng.

Sau đề nghị vừa kể, hồi Tháng Tám năm 2013, Tập Ðoàn Hoàng Anh Gia Lai tuyên bố đã bán xong sáu dự án thủy điện tại Tây Nguyên. Trong 6 dự án này có 4 đã vận hành và 2 đang xây dựng.

Tháng sau, Nam Trung – một tập đoàn tư nhân khác cũng thuộc loại tiên phong trong “đầu tư” vào các dự án thủy điện tại Việt Nam tuyên bố rút lui khỏi lĩnh vực thủy điện.

Lúc ấy, dù hai “nhà đầu tư” hàng đầu vào lĩnh vực thủy điện cùng giải thích, sở dĩ họ rút lui vì đầu tư vào thủy điện không mang lại tỷ suất lợi nhuận cao, họ lại đang cần tiền để cơ cấu lại nguồn vốn và tiếp tục đầu tư vào các dự án khác nhưng một số chuyên gia về năng lượng và kinh tế khẳng định, các “nhà đầu tư” thoái lui vì đã đạt được mục đích chính: Dùng các giấy phép đầu tư vào thủy điện để phá rừng, tận thu gỗ.

Hiệu quả kinh tế của các dự án thủy điện nhỏ vốn không đáng kể nhưng các “nhà đầu tư” mặn mòi với loại dự án này vì diện tích rừng được phép “dọn dẹp” không hề nhỏ. Trung bình mỗi MW điện ngốn khoảng 14 héc ta rừng, một dự án 10 MW điện đồng nghĩa với được “dọn dẹp” 150 héc ta rừng.

Cuộc tháo chạy khỏi lĩnh vực thủy điện khởi đầu từ cuối năm 2013. Không biết tất cả các “nhà đầu tư” đã kịp rút hết hay chưa vì đến trung tuần tháng này, thủ tướng Việt Nam mới chính thức ra lệnh “tạm dừng cấp giấy phép đầu tư cho các dự án thủy điện”!

Tuần trước, Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) công bố kết quả cuộc khảo sát “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2016” (PCI 2016). Theo đó có 72% đại diện các doanh nghiệp trong nhóm những tỉnh mà PCI 2016 không có thay đổi nào đáng kể so với PCI 2015, cùng cho rằng, các loại hợp đồng, đất đai và những nguồn lực khác tại Việt Nam vẫn chỉ rơi vào tay những doanh nghiệp “có liên kết chặt chẽ với chính quyền.”

Nhiều người vẫn thường tự hỏi, tại sao kinh tế lụn bại mà số đại gia, nắm trong tay nhiều triệu, thậm chí cả tỉ Mỹ kim tại Việt Nam vẫn tăng? Doanh giới Việt Nam đã trả lời thay: “Có liên kết chặt chẽ với chính quyền,” sắm vai “nhà đầu tư,” chọn những lĩnh vực còn sơ khai để thực hiện vô số dự án chính là tiểu lộ dẫn tới thành công. (G.Ð)

Thêm người bị bắt vì tuyên truyền chống nhà nước VN

Thêm người bị bắt vì tuyên truyền chống nhà nước VN

Phan Kim Khánh, sinh năm 1993, bị bắt tại Thái NguyênBản quyền hình ảnhCỔNG THÔNG TIN BỘ CÔNG AN
Phan Kim Khánh, sinh năm 1993, bị bắt tại Thái Nguyên.

Bộ Công an vừa bắt hai người để điều tra về tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Điều 88 bộ Luật Hình sự, website Bộ Công an đưa tin hôm thứ Tư ngày 22/3.

Bùi Hiếu Võ, sinh năm 1962, sống ở quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh bị bắt hôm 17/3. Theo trang tin của Bộ Công an, từ tháng 5/2015, người này đã lập tại khoản Facebook có tên “Hieu Bui” và đăng nhiều thông tin “có nội dung bịa đặt, xuyên tạc, phỉ báng” nhà nước.

Ông Võ bị cáo buộc đã “kích động sử dụng bom xăng và axit tấn công lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lực lượng Công an” và “móc nối” với thành viên của tổ chức Việt Tân tại Úc để trao đổi và quản trị trang facebook “Hieu Bui”.

Mới nhất, ông Phan Kim Khánh, sinh năm 1993, sống ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, bị Công an thành phố Thái Nguyên bắt hôm 21/3. Ông Khánh bị cáo buộc đã lập và quản trị một số trang blog, Facebook và YouTube với nhiều nội dung “bịa đặt, xuyên tạc nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Ông Khánh cũng bị cho là đã “móc nối với một số đối tượng phản động” trong và ngoài nước trong đó có ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), từng bị kết án ở Việt Nam và đã xuất cảnh sang Mỹ.

Chính phủ nói cả hai blogger này đều hợp tác với đảng Việt Tân ở hải ngoại, mà Hà Nội liệt vào danh sách tổ chức khủng bố.

Bùi Hiếu Võ, sinh năm 1962, bị bắt tại TP HMCBản quyền hình ảnhCỔNG THÔNG TIN BỘ CÔNG AN
Ông Bùi Hiếu Võ, sinh năm 1962, bị bắt tại TP HCM

Nhận tội

Trang tin của Bộ Công an cho biết tại cơ quan điều tra, cả hai người đã nhận tội. Họ sẽ bị đưa ra tòa xử sau khi cơ quan anh ninh hoàn tất của điều tra.

Đây chỉ là hai trong số nhiều vụ công an bắt người về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trong vài tháng qua.

Trước đó, blogger Nguyễn Danh Dũng, 29 tuổi, ở Thanh Hóa, hay bà Trần Thị Nga, 40 tuổi ở Hà Nam, đều bị bắt vì đăng tải các video chống chính phủ và bôi nhọ uy tín của lãnh đạo Việt Nam.

Từ tháng Hai, chính phủ Việt Nam cũng bắt đầu chính sách mới để gây sức ép với các doanh nghiệp hoạt động trong nước, đồng thời với YouTube và Facebook để đòi gỡ bỏ những clip có nội dung ‘độc hại’ chống nhà nước. Kết quả là nhiều thương hiệu lớn trong nước và quốc tế ở Việt Nam đã cam kết tạm ngừng quảng cáo trên YouTube.

Phạt nhạc cấm: Khởi đầu của ‘Cách mạng Văn hóa’ ở Việt Nam?

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định 28, xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Theo nghị định này thì ‘bán, cho thuê, lưu hành ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp phép; tàng trữ, phổ biến trái phép tác phẩm chưa được phép phổ biến sẽ bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng.” Mức phạt tăng đến 25 triệu đồng cho “hành vi nhân bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu bị cấm lưu hành.”

Nghị định 28 được ký ngày 20/3/2017 và sẽ có hiệu lực từ ngày 5/5/2017.

Được biết nhiều tác phẩm âm nhạc sáng tác trước 1975 đang được công chúng Việt Nam yêu thích cho đến nay vẫn chưa được cấp phép.

Nghị định này đang gây nhiều tranh cãi, đặc biệt chỉ hơn một tuần sau khi Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975.

Anh Nguyễn Bắc Truyển, nhà hoạt động nhân quyền tại thành phố Hồ Chí Minh nhận xét về nghị định này như sau:

“Họ ra một văn bản hướng dẫn phạt người phổ biến các bài hát bị cấm, và các vấn đề cấm khác nữa. Tôi cho rằng họ truy cùng diệt tận. Họ muốn tiếp theo việc tạm ngưng các tác phẩm về nghệ thuật thì phạt những người không tuân thủ. Tuy nhiên, họ nhắm vào các show tổ chức là chính, còn trong dân chúng thì chúng tôi thấy người ta vẫn hát và hát nhiều lắm. Những quán nhỏ hát cho nhau nghe, họ vẫn còn hát. Và hình như họ phớt lờ lệnh cấm này. Tôi cho rằng người ta sẽ tiếp tục hát, vì trên 40 năm qua, các bài hát dù bị cấm nhưng vẫn tồn tại. Nó có một sức sống mà càng ngày giới trẻ càng yêu thích.”

Anh Nguyễn Bắc Truyển

Anh Nguyễn Bắc Truyển

Vì sao công chúng yêu mến ca khúc trước 1975?

Nhiều nhạc sĩ cho rằng kiểm duyệt ca từ và dừng lưu hành 5 ca khúc là không cần thiết. Đồng thời có ý kiến cho rằng sự trở lại của dòng nhạc xưa này cho thấy nền âm nhạc Việt Nam đang có “nhiều vấn đề” vì cơ chế quản lý của nhà nước rất xa vời với thị hiếu nghe nhạc của công chúng.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, nhạc sĩ Lê Minh nhận định về sự trở lại của dòng nhạc sáng tác trước năm 1975:

“Hiện nay công chúng lưu ý đến các tác phẩm trước 1975 nhiều hơn. Các tác phẩm sau 1975 có nhiều bài có ngôn từ rất nhếch nhác và không bao giờ bị thỏi còi về vấn đề đó. Bây giờ nó tạp nham lắm mà không thấy nói, mà chỉ soi và mổ xẻ mấy chuyện xa xưa.”

Trước đó Cục Nghệ thuật biểu diễn ra quyết định tạm thời dừng lưu hành 5 ca khúc Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh – Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ – Hồ Đình Phương).

Nhạc bolero mà có người gọi là “nhạc vàng”, hay “nhạc sến” là dòng nhạc thịnh hành và được hâm mộ trước năm 1975. Nhưng gần đây bolero bỗng trở thành một “món ăn” tinh thần thời thượng của khán giả, nhất là sau sự quay trở về của rất nhiều nghệ sỹ hải ngoại thành danh với dòng nhạc này, như tờ An ninh Thủ đô nhận định.

Dòng nhạc bolero từ khi ra đời đến nay luôn tồn tại song song với dòng chảy âm nhạc Việt, cho dù xuất hiện nhiều xu hướng âm nhạc mới khi hội nhập với âm nhạc thế giới nhưng bolero vẫn có chỗ đứng riêng biệt trong lòng khán thính giả, đặc biệt ở lớp người cao tuổi, những người có tuổi trẻ gắn liền với dòng nhạc này.

Phát biểu trên VOV hôm 17/3, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, người từng làm công tác tuyên huấn, công nhận có một sự bùng nổ của dòng nhạc bolero trong mấy năm gần đây, nhưng ông nói thêm rằng “đây là một hiện tượng bình thường”. Theo nhạc sĩ Thụy Kha, nhạc bolero “là dòng nhạc bình dân, phù hợp với nhiều đối tượng khán giả. …Sự bùng nổ này không làm ảnh hưởng gì đến nền âm nhạc Việt Nam, cũng không khẳng định một điều gì. Sự xuất hiện của chúng là lẽ tự nhiên bởi đó là những phản ánh chân thực về thời cuộc. Bởi vậy cần để chúng tồn tại.”

Tuy nhiên, hôm 16/3, nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Lưu phát biểu trên trang VTC.vn rằng 5 bài hát này “có rất nhiều vấn đề về mặt tư tưởng”. Ông Lưu nói thêm với VTC như sau: “Những bài hát viết về người lính Cộng hòa sẽ khiến cho một bộ phận giới trẻ phân tâm, lo lắng. Họ sẽ đặt ra câu hỏi, liệu con đường mình đang bước đi có đúng không, hay cái kia mới đúng.”

Anh Nguyễn Bắc Truyển nhận xét về dòng nhạc xưa như sau:

“Nó nói lên cái tình, cái tấm lòng của người lính trong thời chiến tranh. Họ không có gì là hận thù, là sắt máu cả. Đó là tình cảm của họ trong thời chiến. Đó là tình yêu lứa đôi dành cho nhau. Vậy thôi.”

Nhạc sĩ Lê Minh nhận định rằng, khi công chúng, trong đó giới trẻ, không thấy cái mới hay thì họ quay về cái cũ:

“Thật ra khi cái mới không đáp ứng đủ nhu cầu, cái mới không hay hơn, không có cái gì đặc biệt hơn thì người ta quay về cái cũ. Vấn đề là có cung thì có cầu. Đó là vấn đề phát triển theo xu hướng của xã hội.”

Thật ra khi cái mới không đáp ứng đủ nhu cầu, cái mới không hay hơn, không có cái gì đặc biệt hơn thì người ta quay về cái cũ. Vấn đề là có cung thì có cầu. Đó là vấn đề phát triển theo xu hướng của xã hội

Ngoài ra, nhạc sĩ Lê Minh cho biết thêm thực tế tình hình âm nhạc Việt Nam rất khác với những gì báo chí Việt Nam nêu. Ông chia sẻ những điều ông từng quan sát tại Việt Nam:

“Nếu ở Việt Nam khi nghe các chương trình Hát với nhau hay tại các tụ điểm karaoke thì người ta hát cái gì? Người ta không hát nhạc ‘đang thời trang’ đâu, có chăng là một số ca khúc dân ca mới, bolero mới, còn đa số ‘sang’ thì họ hát nhạc của Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn…mà còn ‘bình thường’ thì người hát nhạc Trúc Phương, Lam Phương. Đa số là như vậy. Mình đi tới đó mình mới thấy rõ như vậy. Còn mình coi trên các phương tiện truyền thông thì có khi nó không phải như vậy. Tôi ủng hộ xu hướng sáng tác bằng tâm hồn, sáng tác không định kiến. Và để người nghe có quyền lựa chọn.”

Nhạc bolero tồn tại và giữ được giá trị là chính bởi tính “bình dân” của nó, bởi “giai điệu và ca từ của hầu hết các ca khúc thường là những câu chuyện về tình yêu, về cảm nhận xã hội, tâm tư tình cảm của con người,” trang Vietnammoi.vn nhận xét.

CD nhạc và sách của Khánh Ly đã được phát hành tại Việt Nam (ảnh Bùi Văn Phú)

CD nhạc và sách của Khánh Ly đã được phát hành tại Việt Nam (ảnh Bùi Văn Phú)


Ngoài các chương trình băng đĩa và công diễn, sự bùng phát những gameshow ca nhạc trên sóng truyền hình thời gian gần đây đã làm cho nhu cầu sử dụng các ca khúc xưa ngày càng trở nên bức thiết.

Báo Người Lao động nhận định về hiện tượng công chúng Việt Nam đam mê ca khúc xưa như sau: “Khi các ca khúc mới không đáp ứng được nhu cầu về nội dung lẫn nghệ thuật, nhiều ca sĩ trình diễn, nhà sản xuất chương trình lại tìm kiếm các ca khúc xưa. Sự bùng nổ của các chương trình boléro hiện nay là một minh chứng.”

Càng cấm đoán, người ta càng rủ nhau hát nhiều hơn, vì tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền.

Một cuộc cách mạng văn hóa ở Việt Nam?

Trả lời câu hỏi rằng liệu đây có phải là khởi đầu cho một ‘cuộc Cách mạng Văn hóa’ ở Việt Nam, anh Nguyễn Bắc Truyển cho biết:

“Tôi nghĩ là khó trong thời điểm này lắm. Ngày xưa thì có những vụ án như ‘Nhân văn Giai phẩm’ hay thời kỳ văn hóa của TrungCộng. Đối với tình hình hiện nay thì khác biệt rồi: đó là truyền thông Internet. Trước đây hoàn toàn không có. Nhà nước có thể dùng quy định hành chánh để đàn áp, cấm đoán, nhưng người dân có một kênh riêng để phổ biến. Hơn nữa, hàng ngày người ta đi hát dạo trên đường phố vào buổi tối. Họ hát những bài nhà cầm quyền không cho phổ biến. Nhưng họ vẫn hát, vẫn ca, vẫn trình diễn trên đường phố. Tôi nghĩ rằng nếu nói có một vụ ‘Nhân văn Giai phẩm’ hay một cuộc ‘Cách mạng Văn hóa’ giống như Trung Cộng thì khó xảy ra lắm.”

Phải chăng chính quyền Việt Nam đang lo lắng vì không ngăn được những giá trị văn hóa trước năm 1975 của chính quyền Sài Gòn nay bùng phát trở lại miền Nam và nhiều nơi khác, khởi đầu bằng âm nhạc? Ông Nguyễn Bắc Truyển cho VOA biết rằng “càng cấm đoán, người ta càng rủ nhau hát nhiều hơn, vì tài sản lớn nhất của con người là văn hóa chứ không là cường quyền.”

Ngư dân Kỳ Nam, Hà Tĩnh tiếp tục biểu tình

2017-03-21
Người dân biểu tình phản đối tập đoàn Formosa tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016.

Người dân biểu tình phản đối tập đoàn Formosa tại Hà Nội vào ngày 1 tháng 5 năm 2016.

AFP photo
Hằng trăm ngư dân tại xã Kỳ Nam, thuộc thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh  vào sáng ngày 21 tháng 3 biểu tình với lý do không được đền bù thỏa đáng do thảm họa môi trường biển mà Fomosa gây ra từ hồi tháng 4 năm 2016.

Tin tức ghi nhận được cho biết những người biểu tình mang theo lưới kéo nhau đến trước trụ sở Ủy ban Nhân dân xã Kỳ Nam. Người dân phản đối việc bồi thường không công bằng như có trường hợp người thân của cán bộ xã không làm nghề biển lại nhận được tiền bồi thường; trong khi chính những nạn nhân trực tiếp thì lại không.

Tin cũng nói cơ quan chức năng huy động cảnh sát cơ động, công an, an ninh ra trấn áp những người biểu tình.

Một số hình ảnh loan truyền trên mạng cho thấy có người biểu tình bị đánh đập.

Vào đầu tháng tư năm ngoái, thảm họa môi trường xảy ra do nhà máy Formosa tại khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh thải hóa chất độc hại trực tiếp ra biển. Nhà máy này sau đó thừa nhận hành vi xả thải và đồng ý bồi thường 500 triệu đô la để khắc phục cũng như bồi thường cho các đối tượng bị tác động.

Chính phủ Hà Nội nhận tiền và có ra thông báo về việc chi trả.